40
TINH DẦU THÔNG 1 .TỔNG QUAN: 1.1 TINH DẦU THÔNG: Tinh dầu thông (essence de térébenthine, turpentine) là một chất lỏng trong suốt, không màu, có mùi vị đặc trưng, không có cặn và nước. Tinh dầu thông (TDT) là một hỗn hợp của các cacbua hydro monotecpen (C10H16), ngoài ra còn có một lượng nhỏ các sesquitecpen và các dẫn xuất của các tecpen. Trong thành phần cơ bản của TDT, a-pinen (65-70%) và b-pinen (6-7%) có giá trị quan trọng nhất. Chất lượng của TDT tùy thuộc vào hàm lượng pinen trong TDT Dầu tùng bách (dầu thông) thu được ở phân đoạn sau khi lấy nhựa từ gỗ, toàn bộ quá trình chưng cất phân hủy hoặc cất hơi nước cặn dầu của cây tùng bách (cây thông). Dầu thông cũng thu được bằng phương pháp tổng hợp hóa học. (Ví dụ : Sự hydrat hóa học pinen), nhóm này chỉ bao gồm dầu thông chứa –Tecpineol như là thành phần chính.

BÀI TẬP TINH DẦU THÔNG 2008

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÀI TẬP TINH DẦU THÔNG 2008

TINH DẦU THÔNG

1 .TỔNG QUAN:

1.1 TINH DẦU THÔNG:

Tinh dầu thông (essence de térébenthine, turpentine) là một chất lỏng trong

suốt, không màu, có mùi vị đặc trưng, không có cặn và nước. Tinh dầu thông

(TDT) là một hỗn hợp của các cacbua hydro monotecpen (C10H16), ngoài ra

còn có một lượng nhỏ các sesquitecpen và các dẫn xuất của các tecpen.

Trong thành phần cơ bản của TDT, a-pinen (65-70%) và b-pinen (6-7%) có

giá trị quan trọng nhất. Chất lượng của TDT tùy thuộc vào hàm lượng pinen

trong TDT

Dầu tùng bách (dầu thông) thu được ở phân đoạn sau khi lấy nhựa từ gỗ, toàn

bộ quá trình chưng cất phân hủy hoặc cất hơi nước cặn dầu của cây tùng bách

(cây thông). Dầu thông cũng thu được bằng phương pháp tổng hợp hóa học.

(Ví dụ : Sự hydrat hóa học pinen), nhóm này chỉ bao gồm dầu thông chứa –

Tecpineol như là thành phần chính.

Trên thế giới, thông được chia thành hai nhóm chính: thông miền núi (pin

sylvestre) và thông miền duyên hải (pin maritime). Ngoài tác dụng cung cấp

gỗ và nhựa, thông miền duyên hải còn bảo vệ vùng đá ven biển, ngăn chặn

cát tiến sâu vào bên trong đất liền.

Thông Pinus

Họ thực vật Abietaceae có nhiều chi: Pinus, Sequola,

Agathis, Cryptomeria, Keteleeriav.v...

Page 2: BÀI TẬP TINH DẦU THÔNG 2008

Thông Pinus gồm 110 loài phân bố rộng rãi ở Bắc bán cầu, chủ yếu ở vùng ôn

đới, từ trung Mỹ đến Bắc Phi, Bắc Ấn Độ, Philippin.

Trên thế giới, thông được chia thành hai nhóm chính: thông miền núi (pin

sylvestre) và thông miền duyên hải (pin maritime). Ngoài tác dụng cung cấp

gỗ và nhựa, thông miền duyên hải còn bảo vệ vùng đá ven biển, ngăn chặn cát

tiến sâu vào bên trong đất liền.

1.2.THÔNG Ở VIỆT NAM

Ở Việt Nam, 3 loài thông có giá trị kinh tế về gỗ và nhựa là: thông 3 lá, thông

2 lá, thông đuôi ngựa.

Thông 3 lá đã được Auguste Chevalier đặt tên là Pinus langbianensis, nhưng

về sau được xem thuộc loại Pinus khasya Royle.

Thông 3 lá mọc ở độ cao từ 1.000 đến 2.300m. Tuy nhiên, người ta ghi nhận

sự hiện diện của loài thông này ở độ cao thấp hơn từ 800 đến 1.000m.

Về mặt phân bố tự nhiên, thông 3 lá có diện tích lớn nhất trong số các loài

thông ở nước ta. Thông 3 lá mọc nhiều ở Hà Giang, Sơn L`a, Gia Lai, Công

Tum... nhiều nhất trên cao nguyên Langbian.

Cây cao 20-35m, nhưng đường kính thân cây ít khi vượt quá 70cm. Các cây

thông 3 lá có đường kính trên 50cm rất hiếm, chỉ chiếm 2% quần cư, trong

khi các cây có đường kính từ 10 đến 50cm chiếm tỷ lệ 89%. Lá nhỏ, đều như

cây kim, màu xanh sẫm, chỉ có 1 gân nhỏ, 3 lá kim mọc cụm trong 1 bẹ. Trái

hình chóp nón dài khoảng 5-10cm, rộng 4-5cm. Trái tự khai phát tán những

hạt trần nhỏ màu nâu nhạt có cánh dài nhờ gió có thể bay đi rất xa. Rễ ở lớp

đất mặt hút nước trong khi rễ cọc bơm nước từ dưới lớp đất sâu khi lớp đất

mặt bị khô hạn. Hơn nữa, lá hình kim có diện tích hẹp phủ một lớp cutin giảm

sự thoát hơi nước giúp cho cây thông thích nghi với đất đai và khí hậu tương

đối khô.

Thông 2 lá (Pinus merkusii):

Page 3: BÀI TẬP TINH DẦU THÔNG 2008

Do Jungh và de Vries phát hiện ở Sumatra (nước Indonesia) vào cuối thế kỷ

XIX. Merkus là tên của viên toàn quyền người Hà Lan. Thông 2 lá mọc ở độ

cao dưới 900m, từ vùng ven biển, đồng bằng và trung du đến các vùng đồi núi

các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai, Công Tum, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa,

Quảng Ninh, Sơn La v.v... Cây cao khoảng 30m, đường kính có thể đạt 1,5-

1,6m, đôi khi tới 2m. Vỏ thân có vết nứt sâu và xù xì hơn thông 3 lá. Lá dài

hơn lá thông 3 lá và màu xanh lợt hơn, 2 lá mọc chung trong 1 bẹ. Trái, hột

lớn hơn thông 3 lá. Thông 2 lá còn gọi là thông nhựa được xếp vào loài thông

có sản lượng nhựa cao nhất thế giới. Thông 2 lá ít khi mọc thành quần thụ

đơn thuần mà thường mọc xen kẽ với các cây diệp loại như dâu trà ben, giẻ

đen, cà chí, trầm, cẩm lai ...

Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana Lambert) còn gọi là thông mã vĩ cuối

các nhánh có chùm lá cong lên như đuôi con ngựa.

Thông đuôi ngựa mọc ở khu vực đồi núi biên giới Việt-Trung như Hà Giang,

Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh và được trồng ở khu vực trung du, tiếp cận

với đồng bằng như Vĩnh Phú, Hà Bắc, Hà Tây, Hòa Bình..., các tỉnh Tuyên

Quang, Sơn La, Hải Hưng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh... Thân

cây cao 40m, đường kính thân cây hơn 1m. Vỏ cây mỏng, về già bong thành

mảng hay nứt giống như sợi dây thừng. Lá kim nhỏ và ngắn hơn lá thông 2 lá

và 3 lá, có màu sắc xanh sẫm hơn. Cây cho ít nhựa (2kg/cây/năm), thường

mọc xen kẽ với thông 2 lá. mục đích kinh doanh chính là gỗ, nhựa chỉ được

tận dụng khai thác trước khi chặt hạ gỗ.

Ngoài thông 3 lá và thông 2 lá, Lâm Đồng còn có một lượng nhỏ thông 5 lá

và thông 2 lá dẹp.

Thông 5 lá (Pinus dalatensis):

Page 4: BÀI TẬP TINH DẦU THÔNG 2008

Được bà Y.de Ferré, Giám đốc Viện khảo cứu lâm học Toulouse (Pháp)

chuyên về họ thông đặt tên và mô tả năm 1960. Thông 5 lá thuộc nhóm Pinus

excelsa trong dãy Hy Mã Lạp Sơn. Thông 5 lá (thực ra số lá không nhất định

lắm, từ 4 đến 6) mọc ở Trại Mát (cách Đà Lạt 8 km trên độ cao 1.500m), núi

Yang Sin (2.410m).

Thông 2 lá dẹp hay thông Sré ban đầu mang tên khoa học Pinus krempfii. M.

Krempf là một nhà thực vật học người Đức đã thu mẫu vật thông 2 lá dẹp ở

thượng nguồn sông Mao (1.350m). Về sau, A. Chevalier lấy tên là Ducamp -

người tổ chức Cục lâm nghiệp ở Đông Dương - đặt cho loài thông này tên

mới: Ducampopinus krempfii (Lec.) A.Chev.

Đây là loài thông cổ quý hiếm chỉ có độc nhất ở Việt Nam. Thông 2 lá dẹp

hình lưỡi kiếm, cao khoảng 30m, đường kinh có thể đạt 1,5-1,6m, đôi khi tới

2m. Thông 2 lá dẹp mọc ở vùng Cổng Trời (thuộc xã Lát, huyện Lạc Dương),

vùng núi Bi-đúp (xã Đạ Chay, huyện Lạc Dương), vùng Ankroet, đèo Ngoạn

Mục. Các nhà thực vật học còn tìm thấy thông 2 lá dẹp ở vùng ven Nha

Trang, núi Vọng Phu.

Từ năm 1952 đến năm 1968, các trạm thực nghiệm lâm nghiệp Lang Hanh và

Măng Linh đã trồng một số thông thuộc chi Pinus du nhập từ nước ngoài:

1952: Pinus patula.

1957: Pinus Taeda.

1961: Pinus massoniana, P. halepensis.

1962: Pinus pinaster, P. Strobus L.

1963: Pinus Thunbergii, P. insignis, P. caribaea, P. elliottii, P. longifolia, P.

Lambertiana, P.Canariensis, P. echinata, P. radiata, P. taiwanensis.

1964: Pinus tenuifolia.

1968: Pinus Pallustris, P. ayacahuite, P. montezumae, P. Leiophylla.

Page 5: BÀI TẬP TINH DẦU THÔNG 2008

Tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu đã trồng thành công thông Ca-ri-bê. Thông

Ca-ri-bê (Pinus caribaea) có nguồn gốc ở châu Mỹ, cho nguyên liệu giấy sợi

dài. Hàng năm, 1 ha thông Ca-ri-bê trồng với mật độ 2.250 cây có thể cung

cấp 200m3 gỗ làm nguyên liệu giấy.

(Pinus), chi cây gỗ họ Thông (Pinaceae), gồm 100 loài, phân bố khắp thế giới,

phổ biến nhất ở vùng ôn đới Bắc Bán Cầu. Ở vùng nhiệt đới, phân bố ở Trung

Mĩ (khu vực Caribê) và Đông Nam Á (Ấn Độ, Malaixia, Đông Dương,

Philippin, Inđônêxia...). Trên một cây T có hai loại chồi: chồi dài chỉ có lá vảy

màu nâu, chồi ngắn có 2 - 5 lá. Nón cái hình nón hay hình trứng gồm các vảy

hoá gỗ, dày, có 2 noãn có cánh nằm ở mặt bụng. Hạt có cánh lệch. Thường

được phân loại theo số lá ở chồi (loài hai lá, ba lá, năm lá) hoặc theo tính chất

của gỗ (nhóm gỗ cứng, nhóm gỗ mềm). Ở Việt Nam, có 6 loài: T hai lá hay T

nhựa (Pinus merkusii); T ba lá (P. kesiya); T đuôi ngựa (P. massoniana); T lá

dẹt (P. krempfii), T năm lá (P. dalatensis); T Pà Cò (P. kwangtungensis). T

chiếm khoảng 2% diện tích rừng hiện có ở Việt Nam, một số khu rừng đã được

trồng từ lâu, hiện nay T được trồng rộng rãi để phủ xanh đồi trọc và cung cấp

nguyên liệu làm giấy. Một số loài T vùng Caribê đã được nghiên cứu nhập

trồng từ những năm 70 thế kỉ 20, trong đó loài P. caribeae là loài có nhiều triển

vọng. T cung cấp bột giấy, nhựa và được dùng làm dược liệu, trồng làm cảnh

và cải thiện tiểu khí hậu. Bên cạnh những thuận lợi thì T nhập nội được trồng ở

Việt Nam cũng bị nhiều loài sâu bệnh, đặc biệt sâu róm T là đối tượng gây hại

nghiêm trọng. Những nước sản xuất bột giấy và giấy T nhiều nhất thế giới là

Canađa, Thuỵ Điển, Phần Lan. Từ nhựa T cất kéo hơi nước thu được tinh dầu,

phần còn lại là tùng hương (colophan). Thành phần hoá học chủ yếu trong tinh

dầu T là pinen; từ pinen có thể chế ra long não có tác dụng trợ tim, tecpin chữa

ho long đờm. Pinen kết hợp với oxi trong không khí giải phóng ra ozon có tác

dụng sát khuẩn. Vì vậy, không khí vùng rừng T chứa nhiều ozon, người ta

Page 6: BÀI TẬP TINH DẦU THÔNG 2008

thường xây dựng nhà điều dưỡng ở rừng T. T là loài cây quan trọng nhất trong

các loài cây lá kim được dùng để trồng rừng trên thế giới.

2. THÀNH PHẦN,TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CƠ BẢN:

2.1.THÀNH PH ẦN HOÁ HỌC CỦA THÔNG PA CÀO TẠI KHU BẢO

TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN NHA -HUYỆN MỘC CHÂU -TỈNH SƠN

LA

Đề tài do tác giả Trần Huy Thái, Phùng Thị Tuyết Hồng (Viện Sinh thái và tài

nguyên sinh vật) thực hiện nhằm tìm hiểu thành phần hóa học của tinh dầu từ

lá thông pà cò thu được tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, huyện Mộc

Châu, tỉnh Sơn La. Đây là loài được đánh giá là gần và đang tuyệt chủng vì

quần thể nhỏ, dễ bị chia cắt, thường bị người dânkhaithác.

Thông pa cào được thu tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha vào tháng

10/2005, nhóm tác giả tiến hành xác định hàm lượng tinh dầu bằng phương

pháp chưng cất hồi lưu trong thiết bị  Clevenger, định tính định lượng các

thành phần hóa học bằng phương pháp sắc kí khí- khối phổ. Kết quả cho thấy,

hàm lượng tinh dầu trong lá khoảng 0,03%. Tinh dầu là một chất lỏng, màu

vàng chanh, có mùi thơm nhẹ và có tỷ trọng nhẹ hơn nước. Đề tài đã xác định

được 31 hợp chất trong tinh dầu từ lá thông pà cò trong đó có những hợp chất

chính là: α- pinen (16,41%), ß-caryophyllen (14,50%), δ-cadinen (8,09%), α-

cadinol (7,59%), bicyclo [4.4.0] dec-1-en, 2-isopropyl-5-methyl-8-methylen

(6,77%) và 1-limonen (6,65%).

BH (Theo Tạp chí Sinh học, tập 29, số 4/07

2.2. T ÁCH α- PINEN T Ừ TINH DẦU THÔNG LÀM NGUYÊN LI ỆU

ĐẦU TỔNG HỢP BENZYL PINONAT VÀ MỘT SỐ DẪN XUẤT

HYDRAZON

Page 7: BÀI TẬP TINH DẦU THÔNG 2008

Tinh dầu thông đã được sử dụng trong y học để sát trùng, chống ngộ độc

phospho, chữa ho và lao v.v. Các chất có nhóm chức ester, hydrazon,

semicarbazon, thiosemicarbazon và isonicotinoyl hydrazon cũng đang được

sử dụng làm thuốc. Để góp phần nghiên cứu các thuốc chữa bệnh từ nguyên

liệu trong nước, chúng tôi đã tách α-pinen từ tinh dầu thông làm nguyên liệu

đầu tổng hợp benzyl pinonat và một số dẫn chất hydrazon, semicarbazon... dự

đoán có tác dụng sinh học, và sơ bộ thǎm dò tác dụng sinh học của chúng

* TổNG HợP Và KếT QUả

Phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau đây :

Dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau của α-pinen và β-pinen, chúng tôi đã cất phân

đoạn tách riêng α-pinen ra khỏi tinh dầu thông với hiệu suất 63,7%.

Page 8: BÀI TẬP TINH DẦU THÔNG 2008

Oxy hóa α-pinen bằng kali permanganat ở môi trường trung tính thu được

acid pinonic và oxy pinocamphon. Dùng dung môi chloroform để chiết acid

pinonic ra khỏi hỗn hợp các chất trên thu được hiệu suất 51,6%.

Ester hóa acid pinonic với alcohol benzylic, dùng xúc tác là acid sulfuric đã

thu được benzyl pinonat.

Từ tinh dầu thông Việt Nam, chúng tôi đã tách, bán tổng hợp và tổng hợp

được 7 chất, đó là α-pinen, acid pinonic, benzyl pinonat và sản phẩm của

phản ứng ngưng tụ giữa benzyl pinonat với semicarbazid, thiosemicarbazid,

isonicotinoyl hydrazin và 2,4-dinitrophenyl hydrazin, trong đó có 4 chất chưa

thấy nói tới trong các tài liệu tham khảo được.

Các phản ứng tổng hợp được theo dõi bằng sắc ký lớp mỏng. Các chất thu

được đã được kiểm tra độ tinh khiết và xác định cấu trúc bằng đo nhiệt độ sôi,

nhiệt độ nóng chảy, phổ hồng ngoại và tử ngoại, một số chất được phân tích

định lượng nitơ.

* TáC dụng sinh học

Cǎn cứ vào tác dụng của tinh dầu thông, cấu trúc phân tử của các chất tổng

hợp được dự đoán có tác dụng sinh học, chúng tôi đã tiến hành thử tác dụng

kháng khuẩn và tác dụng kháng nấm tại Phòng nghiên cứu kháng sinh và Bộ

môn thực vật Trường đại học Dược Hà Nội.

*. KếT LUậN

- Từ tinh dầu thông Việt Nam đã tách và bán tổng hợp được 7 chất trong đó

có 4 chất là những chất mới, chưa thấy có tài liệu nào mà chúng tôi tham khảo

nói đến đó là : semicarbazon, thiosemicarbazon, isonicotinoyl hydrazon,

2,4-dinitro phenyl hydrazon của benzyl pinonat.

Page 9: BÀI TẬP TINH DẦU THÔNG 2008

. Các dẫn chất của benzyl pinonat hydrazon của benzyl pinonat - Đã thử tác

dụng kháng nấm của 7 chất tổng hợp được, các chất này có tác dụng yếu với

Candida albicans. Đáng chú ý là tác dụng kháng nấm của benzyl pinonat.

Từ những kết quả thử tác dụng sinh học chúng tôi thấy đáng chú ý hơn cả là

tác dụng kháng nấm của benzyl pinonat và tác dụng kháng khuẩn của 2,4-

dinitro phenyl hydrazon của benzylpinonat.

SUMMARY

2.3. TỪ α-PINEN ĐIỀU CHẾ α- TERPINEOL

Trong dung dịch axít các pinen tạo thành terpin qua trung gian của các

cacbocation. Terpin dùng để diều chế tecpineol với chất lượng cao.

Tách loại nước terpin trong những điều kiện chọn lọc , thì đươc sản phẩm có

95% α- terpineol với hiệu xuất 99,5%

Thực tế, một lượng lớn α- terpineol được điều chế trực tiếp từ tinh dầu thông .

Tinh dầu thông cho tác dụng với axits hữu cơ (CH3COOH ),có mặt một lượng

nhỏ axit vô cơ làm xúc tác ( phản ứng Bertram-walbum) .Xà phòng hoá axetat

terpenyl thô và tinh cất lại thu được terpineol.

Page 10: BÀI TẬP TINH DẦU THÔNG 2008

2.4. PHẢN ỨNG NHIỆT PHÂN PINEN

Từ năm 1945 các phản ứng nhiệt phân pinen đã được phát triển. Khác với

phản ứng xúc tác axít , α- hoặc β- pinen đều cho cùng cacbocation trung

gian, phản ứng nhiệt phân α- hoặc β-pinen không cho cùng một sản phẩm .

Sự nhiệt phân chỉ tạo thành các hydrocacbon trong đó có limonen, mycren,

ocimen và allôcimen.Những chất này dùng làm nguyên liệu đầu tổng để hợp

một số lớn các tinh chất trong kỹ nghệ nước hoa.

2.5. PHẢN ỨNG TỔNG HỢP CAMPHOR TỪ PINEN

Trong thiên nhiên ,camphor tồn tại hai dạng (+) và (-) có trong tinh dầu cây

long não. Camphor tổng hợp thường ở dạng raxemic. Phương pháp thường

được sử dụng tổng hợp camphor trong công nghiệp gồm 5 bước có thể sơ

đồ hoá như sau:

Pinen → cloruabonyl → camphen → isobomeol →camphor

Page 11: BÀI TẬP TINH DẦU THÔNG 2008

3. PHƯƠN PHÁP CHIẾT TÁCH :

3.1 Cac dạng chưng cât tinh dâu: co 3 dạng chưng cât tinh dâu như sau:

* Chưng cât vơi nươc: Nguyên liệu và nước cùng cho vào một thiết bị. Khi

đun sôi, hơi nước bay ra sẽ cuốn theo tinh dầu, ngưng tụ hơi bay ra sẽ thu

được hỗn hợp gồm nước và tinh dầu, hai thành phần này không tan vào nhau

nên dễ dàng tách ra khỏi nhau.

Phương pháp này đơn giản, thiết bị rẻ tiền và dễ chế tạo, phù hợp với những

cơ sở sản xuất nhỏ, vốn đầu tư ít. Tuy nhiên, phương pháp này còn một vài

nhược điểm như hiệu suất thấp, chất lượng tinh dầu không cao do nguyên

liệu tiếp xúc trực tiếp với thiết bị nên dễ bị cháy khét, khó điều chỉnh các

thông số kỹ thuật như tốc độ và nhiệt độ chưng cất.

* Chưng cât băng hơi nươc không co nôi hơi riêng:

Page 12: BÀI TẬP TINH DẦU THÔNG 2008

Nguyên liệu và nước cùng cho vào một thiết bị nhưng cách nhau bởi một vỉ

nồi. Khi đun sôi, hơi nước bốc lên qua khối nguyên liệu kéo theo tinh dầu và

đi ra thiết bị ngưng tụ. Để nguyên liệu khỏi rơi vào phần có nước ta có thể

lót trên vỉ 1 hay nhiều lớp bao tải tùy theo từng loại nguyên liệu. Phương

pháp nay phù hợp với những cơ sở sản xuất có qui mô trung bình.

So với phương pháp trên, phương pháp này có ưu điểm hơn, nguyên liệu ít

bị cháy khét vì không tiếp xúc trực tiếp với đáy thiết bị, các nhược điểm

khác vẫn chưa khắc phục được. Phương pháp này thích hợp cho những loại

nguyên liệu không chịu được nhiệt độ cao.

* Chưng cât băng hơi nươc co nôi hơi riêng:

Phương pháp này phù hợp với những cơ sở sản xuất lớn, hơi nước được tạo

ra từ một nồi hơi riêng và được dẫn vào các thiết bị chưng cất.

Phương pháp này cùng một lúc có thể phục vụ được cho nhiều thiết bị chưng

cất, điều kiện làm việc của công nhân nhẹ nhàng hơn, dễ cơ khí hóa và tự

động hóa các công đoạn sản xuất, khống chế tốt hơn các thông số công nghệ,

rút ngắn được thời gian sản xuất. Ngoài ra, phương pháp này đã khắc phục

được tình trạng nguyên liệu bị khê, khét và nếu theo yêu cầu của công nghệ

thì có thể dùng hơi quá nhiệt, hơi có áp suất cao để chưng cất. Tuy nhiên,

đối với một số tinh dầu trong điều kiện chưng cất ở nhiệt độ và áp suất cao

sẽ bị phân hủy làm giảm chất lượng. Hơn nữa, các thiết bị sử dụng trong

phương pháp này khá phức tạp và đắt tiền.

3.2. Nhưng ưu nhươc điêm chung cua phương phap chưng cât:

* Ưu điêm:

- Thiết bị khá gọn gàng, dễ chế tạo, qui trình sản xuất đơn giản,

- Trong quá trình chưng cất, có thể phân chia các cấu tử trong hỗn hợp bằng

cách ngưng tụ từng phần theo thời gian,

Page 13: BÀI TẬP TINH DẦU THÔNG 2008

- Thời gian chưng cất tương đối nhanh, nếu thực hiện gián đoạn chỉ cần 5-10

giờ, nếu liên tục thì 30 phút đến 1 giờ,

- Có thể tiến hành chưng cất với các cấu tử tinh dầu chịu được nhiệt độ cao.

* Nhươc điêm:

- Không áp dụng phương pháp chưng cất vào những nguyên liệu có hàm

lượng tinh dầu thấp vì thời gian chưng cất sẽ kéo dài, tốn rất nhiều hơi và

nước ngưng tụ,

- Tinh dầu thu được có thể bị giảm chất lượng nếu có chứa các cấu tử dễ bị

thủy phân,

- Không có khả năng tách các thành phần khó bay hơi hoặc không bay hơi

trong thành phần của nguyên liệu ban đầu mà những thành phần này rất cần

thiết vì chúng có tính chất định hương rất cao như sáp, nhựa thơm...

- Hàm lương tinh dầu còn lại trong nưóc chưng (nước sau phân ly) tương đối

lớn,

- Tiêu tốn một lượng nước khá lớn để làm ngưng tụ hỗn hợp hơi.

3.3. Qui trinh công nghê chưng cât tinh dâu:

Tùy theo từng loại nguyên liệu mà qui trình chưng cất có những điểm khác

nhau nhất định. Nhìn chung, qui trình chưng cất tinh dầu phải có những

công đoạn cơ bản sau:

NGUYÊN LIÊU

XƯ LY

CHƯNG CẤT Hơi

HÔN HƠP HƠI

NGƯNGTU Nước

TINH DÂU + NƯƠC

PHÂN LY

NƯƠC CHƯNG TINH DÂU THÔ

Page 14: BÀI TẬP TINH DẦU THÔNG 2008

Nước thải XƯ LY TINH CHÊ

TD LOAI II TD THANH PHÂM

Trước khi sản xuất cần kiểm tra thật cẩn thận thiết bị chưng cất, chú ý xem

nắp, vòi voi có kín không, phần ngưng tụ có bị tắc, rò rỉ không, sau đó tiến

hành làm vệ sinh thiết bị.

Ba công đoạn cơ bản của quá trình chưng cất tinh dầu (chưng cất gián đoạn)

gồm: nạp liệu, chưng cất, tháo bả.

* Nap liêu: Nguyên liệu từ kho bảo quản được nạp vào thiết bị, có thể làm

ẩm nguyên liệu trước khi nạp vào thiết bị để thuận lợi cho quá trình chưng

cất. Việc nạp liệu có thể thực hiện bằng thủ công hoặc cơ giới, có thể nạp

trực tiếp vào thiết bị hoặc nạp gián tiếp qua một giỏ chứa rồi cho vào thiết bị

bằng tời hoặc cẩu. Nguyên liệu nạp vào thiết bị không được chặt quá làm

cho hơi khó phân phối đều trong toàn bộ khối nguyên liệu và không được

quá lỏng, quá xốp sẽ làm cho hơi dễ dàng theo những chỗ rỗng đi ra mà

không tiếp xúc với toàn khối nguyên liệu. Đối với nguyên liệu lá, cỏ khi cho

vào thiết bị có thể nén chặt, trước khi nén nên xổ tung để tránh hiện tượng

rỗng cục bộ. Nạp liệu xong đóng chặt mặt bích nối thiết bị với nắp, nên vặn

chặt theo nguyên tắc đối nhau để nắp khỏi chênh.

* Chưng cât: Khi bắt đầu chưng cất, mở van hơi cho hơi vào thiết bị, lúc

đầu mở từ từ để đuổi không khí trong thiết bị và làm cho hơi phân phối đều

trong toàn bộ khối nguyên liệu. Ngoài ra, mở từ từ van hơi để nguyên liệu

không bị cuốn theo hơi gây tắc ống dẫn hỗn hợp hơi.

Trong quá trình chưng cất, cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ dịch ngưng sao cho

nằm trong khoảng 30-400C (bằng cách điều chỉnh tốc độ nước làm lạnh) vì

nếu dịch ngưng quá nóng sẽ làm tăng độ hòa tan của tinh dầu vào nước và

làm bay hơi tinh dầu. Để kiểm tra quá trình chưng cất kết thúc chưa người ta

Page 15: BÀI TẬP TINH DẦU THÔNG 2008

có thể dùng một tấm kính hứng một ít dịch ngưng, nếu thấy trên tấm kính

còn váng dầu thì quá chưng cất chưa kết thúc.

* Tháo ba: Tháo nắp thiết bị, tháo vỉ trên rồi dùng tời kéo giỏ chứa bã ra,

kiểm tra và châm thêm nước nếu cần thiết (nước châm thường là nước sau

khi phân ly tinh dầu) rồi cất mẻ khác.

Hỗn hợp tinh dầu và nước được cho vào thiết bị phân ly. Sau phân ly ta được

tinh dầu thô và nước chưng. Tinh dầu thô được xử lý để được tinh dầu thành

phẩm, nước chưng cho ra bể tiếp tục phân ly để thu tinh dầu loại II

3.4. Hê thống thiêt bi chưng cât tinh dâu:

Gồm các bộ phận sau: thiết bị chưng cất, bộ phận tạo nhiệt cho TBCC, thiết

bị ngưng tụ, thiết bị phân ly.

Hệ thống thiết bị chưng cất phải đảm bảo sao cho quá trình chưng cất được

tiến hành nhanh chóng và thuận lợi, hỗn hợp hơi bay ra phải đảm bảo chứa

nhiều tinh dầu, vì thế hệ thống phải có cấu tạo sao cho để hơi nước tiếp xúc

đều trong toàn bộ khối nguyên liệu. Thiết bị phải có cấu tạo sao cho việc

thao tác được dễ dàng và tốn ít lao động. Trong thực tế sản xuất, người ta

thường dùng thiết bị chưng cất có dạng hình trụ, tỉ lệ giữa đường kính và

chiều cao thiết bị (D/H)© phụ thuộc vào loại nguyên liệu. Cụ thể như sau:

1,7 : Đối với loại nguyên liệu- D/H = 1 lá, cành, thân nhỏ, hoa,

2: Đối với nguyên liệu hạt.- D/H = 1

Trong công nghệ chưng cất tinh dầu, các thiết bị chưng cất thường có các

dạng sau:

Page 16: BÀI TẬP TINH DẦU THÔNG 2008

Loại I : Nguyên liệu được phân bố đều, hơi ra tập trung nhưng khó cho

nguyên liệu vào,

Loại II: Không phổ biến, thường dùng để chưng cất hoa hồng (do tạo bọt

nên phải có chiều cao), nguyên liệu cho vào dễ dàng nhưng diện tích đốt bé

(nếu đốt ngoài trực tiếp),

Loại III: Tiện lợi khi chưng cất với nước vì diện tích sôi lớn nhưng năng suất

không lớn lắm,

Loại IV: Dùng phổ biến nhất, có khả năng nâng cao năng suất thiết bị bằng

cách kéo dài thiết bị, mở rộng dung tích dễ dàng.

Thường thì thể tích của thiết bị chưng cất 15 m3. Tuy nhiên, nếu thể tích

thiết bị lớn quá thì việckhoảng 1,5 nạp liệu và tháo bả phải được cơ giới

hóa để tiết kiệm thời gian. Ở nước ta, hiện nay các thiết bị chưng cất có thể

tích < 3 m3 khối, do đó việc cung cấp nhiệt và vận hành khá dễ dàng.

Thiết bị chưng cất thường có các bộ phận sau:

Nắp: có thể là hình chóp (I), chỏm cầu (II) hoặc elip

Page 17: BÀI TẬP TINH DẦU THÔNG 2008

Nắp phải có cấu tạo sao cho hơi thoát ra được dễ dàng và nhanh chóng. Nếu

hỗn hợp hơi nằm lâu trong thiết bị sẽ sinh ra hiện tượng quá nhiệt làm tinh

dầu giảm chất lượng. Ngoài ra, nắp phải đảm bảo kín khi ghép với thân thiết

bị. Giữa nắp và thân thiết bị có thể vặn chặt bằng bu lông có đệm. Tuy

nhiên, cũng phải tốn thời gian để vặn khi tháo dỡ. Trong điều kiện chưng cất

ở áp suất dư 20-30 mmHg thì người ta thường dùng van nước (III) là thích

hợp hơn.

Cổ nồi, vòi voi: Cổ nồi và vòi voi có thể là hai bộ phận riêng biệt hay chung,

cổ nồi có hình dáng sao cho hướng hỗn hợp hơi ra nhanh. Đối với những

loại nguyên liệu tạo bọt hoặc bụi trong khi chưng cất thì cổ nồi phải có bộ

phận thay đổi tốc hơi và phải có thêm lưới chắn bụi. Các loại cổ nồi thường

có hình dáng sau:

Chiều dài của vòi voi thay đổi từ 1,5-3 m, nghiêng về phía thiết bị ngưng tụ

với độ dốc 1-3 độ, đường kính nhỏ dần để hỗn hợp hơi thoát ra dễ dàng.

Chiều dài của vòi voi phải thích hợp, nếu ngắn quá sẽ tạo áp suất dư trong

thiết bị, dài quá sẽ có hiện tượng ngưng tụ giữa chừng, hơi thoát ra chậm,

ảnh hưởng đến tốc độ chưng cất và giảm chất lượng tinh dầu.

Đáy nồi: Có cấu tạo giống nắp nồi, đáy nồi phải có cấu tạo sao cho việc tháo

nước ngưng tụ được dễ dàng (nếu chưng cất gián tiếp). Trong trường hợp

chưng cất trực tiếp thì đáy nồi phải có bộ phận phun hơi.

Page 18: BÀI TẬP TINH DẦU THÔNG 2008

Nếu chưng cất với hơi nước mà không có nồi hơi riêng thì đáy nồi là bộ

phận đốt nóng tạo hơi, do đó đáy nồi phải có cấu tạo sao cho diện tích truyền

nhiệt lớn nhất.

* Vỉ nồi: Để đỡ khối nguyên liệu, giữ cho nguyên liệu khỏi rơi xuống đáy

nồi làm tắc ống dẫn hơi, chiều dày 10 mm, mặt vỉ được đột hoặc khoan lổ

hoặc có thểcủa vỉ nồi từ 8 được làm bằng những thanh sắt đan. Thường

thì tiết diện các lổ vỉ bằng 1/2 diện tích của bề mặt vỉ.

* Ông phân phối hơi: Ông phân phối hơi thường có nhiều dạng khác nhau,

có thể hình tròn, xoắn ốc hay chữ thập. Các lổ phân phối hơi bố trí so le

thành 2 hàng hướng về phía đáy nồi cất để cho hơi phân phối đều và lổ khỏi

bị tắc do nguyên liệu rơi vào. Tổng tiết diện các lổ phân phối hơi bằng 2 lần

tiết diện ống phân phối hơi, tiết diện của ống phân phối hơi lấy bằng tiết

diện của ống dẫn hơi vào thiết bị và được xác định theo lượng hơi nước cần

thiết dùng để chưng cất trong 1 giờ. Tốc độ hơi ở đây thường là 20m/s.

Vật liệu làm nồi cất ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng tinh dầu thành phẩm,

nhất là về màu sắc, một số muối kim loại tác dụng với tinh dầu sẽ cho màu

khác với màu sắc tự nhiên của tinh dầu. Do đó vật liệu làm nồi cất phải

không tác dụng hóa học với tinh dầu nhất là ở các bộ phận tiếp xúc trực tiếp

với tinh dầu như cổ nồi, vòi voi..các bộ phận này phải được chế tạo bằng

thép không rỉ hoặc sắt tráng men, các bộ phận khác (thân, đáy..) có thể làm

bằng thép CT3.

Page 19: BÀI TẬP TINH DẦU THÔNG 2008

Ngoài ra, trong quá trình chưng cất cũng cần phải chú ý một số điểm như

sau:

- Tinh dầu dễ hấp thụ mùi lạ nên thiết bị chưng cất phải được làm vệ sinh

sạch sẽ, đặc biệt khi thay đổi nguyên liệu cần phải làm vệ sinh TB thật kỹ

lưỡng để không còn mùi của nguyên liệu trước, thường thì dùng hơi để xông

vào TB để đuổi hết mùi lạ. Tinh dầu chứa các axit hữu cơ sẽ gây ăn mòn TB,

do đó khi ngừng sản xuất phải tháo hết nước ngưng tụ và làm khô thiết bị,

- Thiết bị phải được cách nhiệt tốt để tiết kiệm năng lượng.

Thiết bị ngưng tụ: Hỗn hợp hơi tinh dầu và nước từ thiết bị chưng cất qua

vòi voi vào thiết bị ngưng tụ, ở đây hỗn hợp hơi sẽ truyền ẩn nhiệt bốc hơi

cho nước lạnh và ngưng tụ thành nước. Thiết bị ngưng tụ thực hiện hai

nhiêm vụ: ngưng tụ hỗn hợp hơi thành lỏng và hạ nhiệt độ hỗn hợp lỏng vừa

ngưng xong đến nhiệt độ yêu cầu. Hai quá trình này thường không có ranh

giới rõ rệt nhưng để tiện cho việc tính toán ta xem hai quá trình này nối tiếp

nhau. Theo thực tế sản xuất, người ta rút ra những số liệu thực nghiệm sau:

- 1 m3 thế tích của thiết bị chưng cất cần 2 2,5 m2 diện tích làm lạnh,

- 1 m2 diện tích làm lạnh sẽ ngưng tụ được 25 lít hỗn hợp TD + nước trong

1 giờ,

- 1 lít hỗn hợp TD + nước ngưng tụ được cần 28 lít nước dùng làm lạnh

(tính nhiệt độ nước làm lạnh 10 10 150C)

Trong sản xuất tinh dầu, người ta thường dùng các loại TB ngưng tụ kiểu

ống xoắn ruột gà, ống chùm, TB ngưng tụ loại đĩa.

Thiết bị truyền nhiệt loại đĩa có cấu tạo như sau:

Các đĩa được thường được chế tạo bằng đồng lá

hay nhôm, cách tính toán tương tự như đã học trong QTTB

Cần chú ý khi chọn nhiệt độ nước làm lạnh nên chọn nhiệt

độ nước ở mùa nóng nhất. Hỗn hợp lỏng sau ngưng tụ phải

Page 20: BÀI TẬP TINH DẦU THÔNG 2008

có nhiệt độ không lớn hơn 400C, nếu lớn hơn nhiệt độ

này thì khả năng hòa tan tinh dầu trong nước lớn, nếu nhiệt

độ hỗn hợp quá thấp thì sẽ tốn nước làm nguội đồng thời

một số tinh dầu sẽ bị đông đặc gây tắc ống 400C.truyền nhiệt, do đó nên

chọn trong khoảng 35

Khi làm việc với thiết bị ngưng tụ cũng cần phải tuân thu ­theo những chế độ

về vệ sinh và bảo dưỡng TB như đối với TB chưng cất. Ngoài ra, nước làm

nguội sau khi ra khỏi thiết bị ngưng tụ giảm độ cứng nên cho về nồi hơi để

tiết kiệm nước.

Thiết bị phân ly: Thiết bị này dùng để phân tinh dầu và nước thành từng lớp

riêng biệt, tùy thuộc vào khối lượng riêng của tinh dầu lớn hay nhỏ hơn so

với nước mà tinh dầu sẽ được lấy ra ở phần trên hay phần dưới của thiết bị

phân ly. Người ta thường dùng các thiết bị phân ly như sau:

I: TBPL tinh dầu nhẹ hơn nước

II: TBPL tinh dầu nặng hơn nước

III: TBPL có nhiều ngăn

Thể tích của thiết bị phân ly thường chọn 10% thể tích của thiết bị chưng

cất. Tỉ lệ giữa chiều caobằng 3 của thiết bị phân ly với đường kính của

thiết bị chưng cất thường là 1/2. Ông tháo tinh dầu và nước cần bố trí sao

Page 21: BÀI TẬP TINH DẦU THÔNG 2008

cho tinh dầu và nước chảy thành dòng riêng biệt (thường theo kinh nghiệm,

tùy thuộc vào hàm lượng tinh dầu trong nguyên liệu).

Khi tính toán, nếu thấy thể tích của thiết bị phân ly lớn hơn 80 lít thì nên

dùng loại thiết bị phân ly có nhiều ngăn hoặc nhiều thiết bị phân ly để quá

trình phân ly được thuận tiện hơn.

e. Xử lý tinh dầu thô sau khi chưng cất: Tinh dầu ra khỏi thiết bị phân ly là

tinh dầu thô, còn chứa nhiều tạp chất như nước, một số các hợp chất hữu cơ

như chất màu, nhựa, sáp hòa tan vào nên để nâng cao chất lượng tinh dầu và

tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình bảo quản tinh dầu phải tiến hành xử lý

tinh dầu, quá trình này gồm các công đoạn sau:

- Lắng: Mục đích của quá trình này là tách bớt các tạp chất vô cơ, hữu cơ và

một số tạp chất khác lẫn 48 giờ trong các thiết bị lắng cóvào tinh dầu.

Thời gian lắng 24 đáy hình côn

TD thô

TD sau lắng

Tạp chất

- Lọc: Mục đích của quá trình lọc cũng để tách các tạp chất vô cơ, hữu cơ có

kích thước nhỏ, thường dùng thiết bị lọc khung bản để thực hiện quá trình

lọc.

Sấy khô nước: Sau khi lắng lọc xong, trong tinh dầu vẫn còn lại một lượng

nước ở dạng phân tán hoặc hòa tan, vì vậy cần phải sấy khô nước trong tinh

dầu. Người ta thường dùng Natri sunphat khan 5,5% tùy theo hàm lượng

nước có trong tinh dầu. Đểvới hàm lượng 2,5 thực hiện việc sấy khô nước

trong tinh dầu có thể dùng phương pháp gián đoạn hoặc liên tục.

(I) (II)

I: Thiết bị làm việc gián đoạn, sau khi làm khô nước, đem lọc để tách

Na2SO4.

Page 22: BÀI TẬP TINH DẦU THÔNG 2008

II: Thiết bị làm việc liên tục, Na2SO4 nằm giữa 2 lớp lưới.

Sau khi tách nước xong, Na2SO4 được đem đi sấy khô để sử dụng lại.

Tinh dầu sau khi lắng lọc và sấy khô nếu có màu trong sáng thì nhập kho

bảo quản, nếu có màu sẩm, xấu thì dùng than hay đất hoạt tính để hấp phụ

màu. Tùy thuộc vào cường độ màu 2 %.mà có thể dùng lượng than từ 1

4. ỨNG D ỤNG

Nhờ khả năng hòa tan tốt, TDT được sử dụng phổ biến làm dung môi trong

công nghiệp sơn. Trong các xí nghiệp sản xuất chất dẻo và celluloid, TDT

được dùng để hòa tan cao su và các chất nhựa khác, TDT còn được dùng

làm nguyên liệu để tổng hợp ra các chế phẩm như long não, thuốc trừ sâu,

thuốc ho tecpincol, tecpin hydrat v.v...

Theo cac nghiên cứu hiên đại, tinh dâu thông co tac dụng ức chê sự phat

triên cua nhiều loài vi sinh vật gây bênh (trực khuẩn lao, lỵ, thương

hàn, tụ câu, liên câu và phê câu...). No cũng co khả năng chống co thắt

cơ trơn và chống viêm.

Một công trinh khoa học ở Nhật Bản cũng cho thây, cao quả bạch thông

giúp ức chê sự phat triên cua HIV trong cac tê bào bạch huyêt. Qua

nghiên cứu loài thông đỏ, cac nhà khoa học trên thê giơi đã chê tạo

đươc một loại thuốc co tên là Paclitaxel, dùng trong điều tri ung thư

buông trứng di căn và ung thư vú di căn.

Cây thông cũng đươc sử dụng rộng rãi trong nền y học cổ truyền cua

nhiều nươc. Cac lương y Ấn Độ dùng dâu thông làm thuốc long đờm, tri

viêm phê quản mạn tính, đau bụng do đây hơi, chảy mau nhẹ ở chân

răng và mũi. Người Ấn Độ còn dùng dâu này làm thuốc bôi ngoài da đê

điều tri đau lưng, viêm khơp và đau dây thân kinh. Tại Nhật Bản, cao

quả thông đươc sử dụng đê điều tri cac u ở dạ dày và bênh bạch câu.

Page 23: BÀI TẬP TINH DẦU THÔNG 2008

Trong y học cổ truyền Viêt Nam, tât cả cac bộ phận cua cây thông đều

đươc dùng làm thuốc, cụ thê là :

- Tinh dầu thông: Dùng làm thuốc bôi chưa cac bênh ngoài da như ghẻ

(chỉ bôi một lơp mỏng đê tranh bi rộp da). Co thê phối hơp tinh dâu

thông vơi côn long não đê xoa bop tri đau nhức.

- Tùng hương (nhựa thu đươc sau khi cât lây tinh dâu thông): Co tac

dụng chưa mụn nhọt, ghẻ lở, mu rò. Dùng tùng hương đắp lên vêt

thương, vêt thương sẽ cho chong lành. Tùng hương cũng đươc phối hơp

vơi cac vi thuốc khac (hoàng liên, hoàng câm, khổ sâm, đại hoàng, hạt

xà sàng, khô phàn) đê nâu cao dan nhọt.

- Tùng tiết (đốt mắt ở cành thông): Đê chưa đau nhức răng, co thê ngâm

tùng tiêt vơi rươu (tỷ lê 50%) rôi châm rươu thuốc vào nơi bi đau (hoặc

pha loãng vơi nươc đê ngậm). Tùng tiêt còn đươc dùng đê chưa tê thâp,

nhức mỏi, khơp sưng đau (mỗi ngày lây 12-20 g phối hơp vơi cac vi

thuốc khac, sắc hoặc ngâm rươu uống).

- Tùng mao (la thông): Co tac dụng chưa lở loét nêu kêt hơp vơi một số

loại la khac (long não, khê, thanh hao) đê nâu nươc tắm. Nêu bi đau cơ,

nhức mỏi gân xương, ứ mau bâm tím, co thê lây la thông tươi băm nhỏ,

ngâm vơi nươc, dùng nươc thuốc xoa bop chỗ đau.

- Tùng hoàng (phân hoa thông): Co tac dụng chưa đau đâu, choang

vang, chong mặt (ngày dùng 4-8 g sắc uống) hoặc tri mụn nhọt lở loét,

chảy nươc vàng (lây bột tùng hoàng rắc vào vêt thương).

- Qua thông: Co tac dụng chưa ho (quả thông 10 g, la hẹ và la kinh giơi

mỗi thứ 12 g sắc uống ngày 2 lân).

Page 24: BÀI TẬP TINH DẦU THÔNG 2008

- Vỏ thông: Đươc dùng đê chưa vêt thương lở loét (lây vỏ thông và vỏ cây sung lương băng nhau, đốt thành than, tan nhỏ, rây lây bột min, rắc vào chỗ tổn thương).

BS Đoàn Thị Nhu, Sức Khoẻ & Đời Sống

5. Ý NGH ĨA:

Tinh dầu thông - Tiềm năng về sản xuất tinh dầu tại Việt Nam là rất lớn,

song đáng buồn là sau khi sản xuất  ra tinh dầu thô, ta thường phải bán với

giá rẻ và nhập tinh dầu tinh chế với giá đắt vì thiếu công nghệ! TS Trịnh

Văn Dũng, Khoa Công nghệ Hóa, trường ĐH Bách khoa TP.HCM nhận xét.

Do thiếu công nghệ về tinh chế, sau khi bán tinh dầu thô, Việt Nam thường

phải nhập dầu tinh chế với giá cao gấp mấy lần để dùng trong mỹ phẩm,

thực phẩm, dược phẩm... Phương pháp được sử dụng khá phổ biến để tinh

chế tinh dầu là chưng cất. Để thực hiện được phương pháp này, người làm

tinh chế phải trải qua khá nhiều công đoạn phức tạp. 

Tinh dầu có trong mọi bộ phận của cây cỏ: hoa, lá, cành, thân, vỏ, rễ, củ...

Hiện ở Việt Nam có khoảng 20 loại cây cho tinh dầu đã được trồng và khai

thác. Hàm lượng tinh dầu có trong cây phụ thuộc các yếu tố:giống, thổ

nhưỡng, điều kiện canh tác, phương pháp thu hái và chế biến.

 Với kinh phí 25 triệu đồng, nhóm nghiên cứu do TS Trịnh Văn Dũng làm

chủ nhiệm đã nghiên cứu suốt ba năm để tìm ra các thông số thích hợp cho

quá trình chưng cất của ba loại tinh dầu xả, thông, tràm. Các số liệu nghiên

cứu từ phòng thí nghiệm cho thấy có thể hoàn toàn sản xuất tinh dầu có chất

lượng cao, đáp ứng các yêu cầu để được xuất khẩu. Trên cơ sở số liệu thu

được, nhóm đã tìm ra quy trình công nghệ phù hợp để tách các loại tinh dầu

nói trên.

Page 25: BÀI TẬP TINH DẦU THÔNG 2008

Thông là một trong những nguồn quan trọng cung cấp gỗ. Gỗ thông nhẹ,

mềm, dễ xẻ, dễ bào được dùng rộng rãi trong xây dựng, đóng thùng, đàn,

bàn ghế, chế tạo diêm quẹt, ván ép, làm sàn nhà, nhiều mặt hàng thủ công

mỹ nghệ (hộp, tranh chạm bút lửa...). Các loại gỗ thông cũng được dùng để

xây dựng cầu, sườn nhà máy. Thân thông dài và thẳng được dùng để làm trụ

điện, điện thoại, cột buồm ... Thông là nguyên liệu dùng làm bột giấy rất tốt

vì thông cho sợi dài, tỷ lệ xeluloza (cellulose) chiếm hơn 62%. Sau khi

chưng cất nhựa thông người ta thu được khoảng 20% tinh dầu và 60-70%

tùng hương.

Tùng hương (rosin) thường được gọi là cô-lô-phan (colophane). Cô-lô-phan

(CLP) là một chất rắn, dòn, màu vàng sáng (chất lượng tốt) hoặc sẫm (chất

lượng kém).

CLP hòa tan tốt trong các dung môi hữu cơ đặc biệt ở nhiệt độ cao. Khi đun

nóng kéo dài ở nhiệt độ 250-300oC trong điều kiện không có sự hiện diện

của không khí, CLP bị phân hủy tạo thành các sản phẩm lỏng gọi là dầu

CLP. Về thành phần hóa học, ngoài các axit nhựa (axit pimaric, levopimaric,

abietic ...), CLP còn chứa một khối lượng nhỏ các cacbua hydro (dipenten,

resen), các chất tan trong nước.

Cây thông mang đầy đủ tính chất của loài cây tiên phong. Ở nhiều lập địa

hầu như rất khắc nghiệt, thông vẫn sống và phát triển nhanh, làm thay đổi

dần môi trường theo hướng có lợi cho quần thụ - nhất là thông nhựa, mở

đường cho các loài cây khác có thể sinh tồn được. Cây thông có khả năng

phát triển trên đất nghèo kiệt, có lẫn nhiều đá, tầng mặt mỏng, đất chua.

Thông có tác dụng giữ đất, giữ nước, chống sói mòn rất tốt vì có bộ rễ

phát triển mạnh. ngay trên đất đồi núi trọc khô cằn rễ thông ăn lan rất

rộng từ 8-10m ở lớp đất mặt và rễ cọc đâm sâu xuống hơn 2m. Ở rễ lại có

nấm cộng sinh giúp cho rễ hấp thụ chất khoáng trong đất được tốt.

Page 26: BÀI TẬP TINH DẦU THÔNG 2008

CLP là một loại nguyên liệu được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công

nghiệp khác nhau:

Công nghiệp chất béo: do khả năng thấm ướt tốt, nhiều bọt, hòa tan tốt các

chất béo, giá thành vừa phải. CLP được sử dụng cùng với các chất béo khác

để nấu xà phòng.

Công nghiệp xây dựng: nâng cao tính chất cơ học của đá xây dựng và các

công trình bằng bê tông.

* Công nghiệp giấy: CLP được dùng để chế keo phủ lên bề mặt giấy giữ cho

giấy không bị nhòe mực và làm xấu màu sắc của mực.

* Công nghiệp điện: chế tạo các vật liệu điện, phối hợp với các loại nhựa

khác để chế tạo sơn ngâm tẩm cách điện cho các dụng cụ điện.

* Công nghiệp sơn: chế tạo chất làm khô cho các loại sơn dầu ...

* Công nghiệp dược: nấu cao dán nhọt.

* Công nghiệp cao su: chế vải sơn, phủ bóng cho các sản phẩm làm bằng

cao su, cho thêm vào cao su để tăng độ đàn hồi.

* Công nghiệp xây dựng: nâng cao tính chất cơ học của đá xây dựng và các

công trình bằng bê tông.

* Công nghiệp dầu mỏ: chế tạo chất bôi trơn đặc quánh.

* Công nghiệp dệt: chế tạo các chất cắn màu dùng cho quá trình nhuộm.