59
PHẦN I: MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập với cộng đồng quốc tế. Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước, đổi mới nền giáo dục là trọng tâm của sự phát triển. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế là con người. Công cuộc đổi mới này đòi hỏi nhà trường phải tạo ra những con người lao động năng động, sáng tạo làm chủ đất nước, tạo nguồn nhân lực cho một xã hội phát triển. Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 4 ( khoá VII) đã xác định: phải khuyến khích tự học, phải áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Đổi mới phương pháp học tập nhằm phát huy tối đa sự sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thí nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay…. Chính vì thế trong thời gian gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm hoạt động hoá người học. Năm học 2008 -2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai trên phạm vi toàn quốc năm học với nhiệm vụ được xác định là “Năm học đẩy mạnh công nghệ thông tin, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Hoá học là môn khoa học thực nghiệm và lý thuyết, vì thế

bài tập hóa hữu cơ 3

Embed Size (px)

DESCRIPTION

giúp các bạn tự tin hơn khi học Hóa

Citation preview

Page 1: bài tập hóa hữu cơ 3

PHẦN I: MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài

Nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập với cộng đồng

quốc tế. Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước, đổi mới nền giáo dục là trọng tâm

của sự phát triển. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá

và hội nhập quốc tế là con người. Công cuộc đổi mới này đòi hỏi nhà trường phải tạo ra

những con người lao động năng động, sáng tạo làm chủ đất nước, tạo nguồn nhân lực cho

một xã hội phát triển.

Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 4 ( khoá VII) đã xác định: phải khuyến

khích tự học, phải áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học

sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.

Đổi mới phương pháp học tập nhằm phát huy tối đa sự sáng tạo và năng lực tự

đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thí nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức

tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay…. Chính vì thế trong thời gian gần đây Bộ Giáo dục

và Đào tạo khuyến khích giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm hoạt

động hoá người học. Năm học 2008 -2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai trên phạm

vi toàn quốc năm học với nhiệm vụ được xác định là “Năm học đẩy mạnh công nghệ

thông tin, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Hoá học là môn khoa học thực nghiệm và lý thuyết, vì thế bên cạnh việc nắm vững

lý thuyết, người học cần phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo mọi vấn đề thông qua hoạt

động thực nghiệm, thực hành giải bài tập.Một trong những phương pháp dạy học tích cực

là sử dụng bài tập hoá học trong hoạt động dạy và học. Bài tập hoá học đóng vai trò vừa

là nội dung vừa là phương tiện để chuyển tải kiến thức, phát triển tư duy và kỹ năng thực

hành bộ môn một cách hiệu quả nhất. Bài tập hoá học không chỉ củng cố nâng cao kiến

thức, vận dụng kiến thức mà còn là phương tiện để tìm tòi, hình thành kiến thức mới. Rèn

luyện tính tích cực, trí thông minh sáng tạo cho học sinh, giúp các em có hứng thú học

tập, chính điều này đã làm cho bài tập hoá học giữ một vai trò quan trọng trong việc dạy

và học hoá học, đặc biệt là sử dụng hệ thống bài tập để phát huy tính tích cực của học

sinh trong quá trình dạy học.

Page 2: bài tập hóa hữu cơ 3

Với mong muốn tìm hiểu và sử dụng hiệu quả các bài tập hoá học, tôi đã lựa

chọn đề tài “Xây dựng và lựa chọn hệ thống bài tập tự luận và trắc nghiệm khách

quan về cacbohidrat để phát huy tính tích cực của học sinh”.

Đây là hệ thống bài tập tự luận và trắc nghiệm dùng để hình thành khái niệm mới,

củng cố kiến thức, nâng cao kiến thức rèn kỹ năng tư duy logic và để kiểm tra, đánh giá

kiến thức của học sinh trên lớp. Nội dung đề tài của tôi gồm ba chương :

Chương I: Cơ sở lý luận

Chương II : Các kiến thức cơ bản

Chương III: Xây dựng và lựa chọn hệ thống bài tập

Đề tài này có sự hướng dẫn của các thầy cô và sự đóng góp của các bạn học. Tôi

xin chân thành cám ơn thầy cô và các bạn đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.

Tuy nhiên trong quá trình làm bài không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong

được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.

II. Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu các phương pháp dạy học tích cực áp dụng trong môn hóa học.

-Thiết kế, xây dựng và tuyển chọn hệ thống bài tập tự luận và trắc nghiệm về

cacbohidrat dùng để phát huy tính tích cực của học sinh và dùng để củng cố, nâng cao

kiến thức, đánh giá kết quả học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học

hoá học trong giai đoạn hiện nay.

III. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về bài tập hóa học:

+ Trắc nghiệm tự luận.

+ Trắc nghiệm khách quan

- Tuyển chọn xây dựng hệ thống bài tập tự luận và trắc nghiệm khách quan dạng nhiều

lựa chọn về cacbohidrat dùng để phát huy tính tích cực của học sinh.

IV. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học ở trường trung học cơ sở.

- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống bài tập hoá học về cacbohidrat nhằm phát huy

tính tích cực của học sinh.

V. Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu lý luận

- Nghiên cứu thực tiễn

Page 3: bài tập hóa hữu cơ 3

PHẦN II: NỘI DUNG

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÀI TẬP HÓA HỌC

I.1. BÀI TẬP HOÁ HỌC TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC

I.1.1. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hoá học trong dạy học tích cực

Trong dạy học hoá học, bản thân bài tập hoá học đã được coi là phương pháp dạy

học có hiệu quả cao trong việc rèn luyện kỹ năng hoá học. Nó giữ vai trò quan trọng

trong mọi khâu, mọi loại bài dạy hoá học. Song tính tích cực của phương pháp này còn

được nâng cao hơn khi được sử dụng như là nguồn kiến thức để học sinh tìm tòi chứ

không phải để tái hiện kiến thức.

Với tính đa dạng của mình bài tập hoá học có tác dụng:

- Đối với học sinh, nó là phương pháp học tập tích cực, hiệu quả và không có gì

thay thế được giúp học sinh nắm vững kiến thức hoá học, phát triển tư duy, hình thành kĩ

năng, vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn, từ đó làm giảm nhẹ sự nặng nề căng

thẳng của khối lượng kiến thức lý thuyết và gây hứng thú say mê học tập cho học sinh.

- Đối với giáo viên, bài tập hoá học là phương tiện, là nguồn kiến thức để hình

thành khái niệm hoá học, tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình

dạy học. Cụ thể là:

+ Bài tập hoá học được sử dụng như là nguồn kiến thức để học sinh tìm tòi, phát

triển kiến thức, kỹ năng.

+ Bài tập hoá học dùng để mô phỏng một số tình huống thực tế đời sống để học sinh

vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề của thực tế đặt ra.

+ Sử dụng bài tập để tạo tình huống có vấn đề kích thích hoạt động tư duy tìm tòi

sáng tạo và rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề học tập, nâng cao hứng thú học tập bộ

môn.

Như vậy bài tập hoá học được coi như là một nhiệm vụ học tập cần giải quyết, giúp

học sinh tìm tòi, nghiên cứu đi sâu vận dụng kiến thức hoá học một cách sáng tạo từ đó

giúp học sinh có năng lực phát hiện vấn đề - giải quyết vấn đề học tập hoặc thực tiễn đặt

ra có liên quan đến hoá học.

I.1.2. Phân loại bài tập hoá học

I.2.2.1. Dựa vào nội dung có thể phân bài tập hoá học thành 4 loại

*Bài tập định tính: là các dạng bài tập có liên hệ với sự quan sát để mô tả, giải thích

các hiện tượng hoá học.

Page 4: bài tập hóa hữu cơ 3

Đặc biệt trong bài tập định tính có rất nhiều bài tập thực tiễn giúp học sinh giải

quyết các vấn đề thực tiễn có liên quan đến hoá học.

*Bài tập định lượng (bài toán hoá học): là loại bài tập cần dùng các kỹ năng toán

học kết hợp với kỹ năng hoá học để giải.

*Bài tập thực nghiệm: là dạng bài tập có liên quan đến kĩ năng thực hành như:

*Bài tập tổng hợp: là dạng bài tập có tính chất gồm các dạng trên.

I.1.2.2. Dựa vào hình thức thể hiện có thể phân bài tập hoá học thành 2 loại :

*Bài tập trắc nghiệm khách quan: là loại bài tập hay câu hỏi có kèm theo câu trả

lời sẵn và yêu cầu học sinh suy nghĩ rồi dùng 1 ký hiệu đơn giản đã quy ước để trả lời.

Các dạng bài tập trắc nghiệm khách quan:

- Điền khuyết.

- Đúng sai.

- Ghép đôi.

- Nhiều lựa chọn.

Ưu điểm nổi bật của bài tập trắc nghiệm khách quan là:

- Trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra được nhiều nội dung kiến thức, tránh

được tình trạng học tủ, học lệch.

- Việc chấm điểm là khách quan, không phụ thuộc vào người chấm nên độ tin cậy

cao hơn các phương pháp kiểm tra đánh giá khác.

- Rèn luyện cho học sinh khả năng nhận biết, khai thác, xử lý thông tin và khả năng

tư duy phán đoán nhanh.

- Giúp người học tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập kết quả của mình một cách

khách quan.

Tuy nhiên loại bài tập trắc nghiệm khách quan cũng có những nhược điểm đáng kể

như:

- Ít góp phần phát triển ngôn ngữ hoá học.

- Không thể dùng để kiểm tra kỹ năng thực hành hoá học.

- Giáo viên chỉ biết kết quả suy nghĩ của học sinh, rất khó đánh giá khả năng diễn

đạt, sử dụng ngôn ngữ và tư duy của học sinh để đi đến câu trả lời.

Trong 4 loại bài tập trắc nghiệm khách quan trên thì bài tập nhiều lựa chọn là loại

hay dùng nhất vì có nhiều ưu điểm hơn như xác suất đúng ngẫu nhiên thấp, dễ chấm.

*Bài tập tự luận.

Là dạng bài tập yêu cầu học sinh phải kết hợp cả kiến thức hoá học, ngôn ngữ hoá

Page 5: bài tập hóa hữu cơ 3

học và công cụ toán học để trình bày nội dung của bài toán hoá học, phải tự viết câu trả

lời bằng ngôn ngữ của chính mình.

Bài tập tự luận cho phép giáo viên kiểm tra kiến thức của học sinh ở góc độ hiểu và khả

năng vận dụng. Hình thành cho học sinh kỹ năng sắp đặt ý tưởng, diễn đạt, khái quát hóa, phân

tích, tổng hợp...phát huy tính độc lập, tư duy sáng tạo.

Trên thực tế, sự phân loại trên chỉ là tương đối. Có những bài vừa có nội dung thuộc

bài tập định tính lại vừa có nội dung thuộc bài tập định lượng hoặc trong một bài có thể

có phần trắc nghiệm khách quan cùng với giải thích, viết phương trình hóa học của phản

ứng xảy ra.

I.2. SỬ DỤNG BÀI TẬP HOÁ HỌC ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP

CỦA HỌC SINH

Trong dạy học tích cực, bài tập hoá học được sử dụng theo một số phương hướng sau:

I.2.1. Sử dụng bài tập hoá học để hình thành khái niệm hóa học

Sự hình thành các khái niệm hoá học phải dựa trên các kiến thức thực tiễn đơn

giản, vốn kiến thức hoá học mà học sinh có được từ trước hoặc từ các môn học khác

thông qua con đường quy nạp từ các hình mẫu - kiến thức, hay từ sự phân tích tính chất,

hoặc so sánh đối chiếu rồi tổng hợp. Các khái niệm được hình thành phải chính xác, nhất

quán để gây ấn tượng mạnh, nhớ lâu cho học sinh. Vì vậy khi hình thành khái niệm hoá

học, ta có thể xây dựng hệ thống các bài tập, câu hỏi về nội dung của khái niệm có liên

quan chặt chẽ với nhau để học sinh tìm hiểu một cách đầy đủ khái niệm đó.

I.2.2. Tăng cường sử dụng bài tập thực nghiệm hoá học

Trong mục tiêu môn học có nhấn mạnh đến việc tăng cường rèn luyện kĩ năng hoá

học cho học sinh, trong đó chú trọng đến kĩ năng thí nghiệm hoá học. Bài tập thực nghiệm

là một phương tiện có hiệu quả cao trong việc rèn luyện kĩ năng thực hành, phương pháp

làm việc khoa học, độc lập cho học sinh. Giáo viên có thể sử dụng bài tập thực nghiệm khi

nghiên cứu, hình thành kiến thức mới, khi luyện tập, rèn luyện kĩ năng cho học sinh, trong

giờ thực hành….

I.2.3. Tăng cường sử dụng bài tập thực tiễn

Theo phương hướng dạy học tích cực giáo viên cần tăng cường sử dụng, giúp học

sinh vận dụng kiến thức hoá học giải quyết các vấn đề thực tiễn có liên quan đến hoá học.

Thông qua việc giải bài tập thực tiễn sẽ tạo cho học sinh hứng thú, say mê trong học tập

hoá học. Các bài tập có liên quan đến kiến thức thực tế còn có thể dùng để tạo tình huống

có vấn đề trong dạy học hoá học. Các bài tập này có thể ở dạng bài tập lí thuyết hoặc bài

Page 6: bài tập hóa hữu cơ 3

tập thực nghiệm.

I.2.4. Sử dụng sơ đồ, đồ thị trong việc giải, chữa bài tập

Sử dụng bài tập có hình vẽ, mô hình, sơ đồ, đồ thị để tổ chức các hoạt động học

tập của học sinh có tác dụng phát triển năng lực quan sát tư duy trừu tượng và khả năng

vận dụng kiến thức một cách tổng hợp.

Có thể sử dụng sơ đồ ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình dạy học đặc biệt ở giai

đoạn ôn tập, củng cố, hoàn thiện, hệ thống hoá kiến thức.

I.2.5. Sử dụng các bài toán có nội dung biện luận để tăng cường tính suy luận cho

học sinh khi học tập hoá học

Nhiều bài toán có phần tính toán đơn giản nhưng có nội dung biện luận hóa học phong

phú, sâu sắc là phương tiện tốt để tích cực hóa hoạt động của HS trong quá trình dạy học

và rèn luyện tư duy hóa học cho học sinh.

CHƯƠNG II

HỆ THỐNG BÀI TẬP TỰ LUẬN VÀ TRẮC NGHIỆM DÙNG ĐỂ PHÁT HUY

TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VỀ CACBOHIDRAT

A – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT CẦN NẮM VỮNG• Cacbohiđrat (gluxit, saccarit) là những hợp chất hữu cơ tạp chức, thường có công thức chung là Cn(H2O)m

• Cacbohiđrat được phân thành ba nhóm chính sau đây:

- Monosaccarit: là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất, không thể thủy phân được. Ví dụ: glucozơ, fructozơ (C6H12O6)

- Oligosaccarit: là nhóm cacbohiđrat mà khi thủy phân sinh ra 2 đến 10 phân tử monosaccarit.Thuộc nhóm này có đisacrit , trisacarit , tetrasacarit,…Ví dụ: saccarozơ, mantozơ (C12H22O11)

- Polisaccarit: là nhóm cacbohiđrat phức tạp mà khi thủy phân đến cùng sinh ra nhiều phân tử monosaccarit. Ví dụ: tinh bột, xenlulozơ (C6H10O5)n

Page 7: bài tập hóa hữu cơ 3

A – I - GLUCOZƠ

1 – TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN

- Glucozơ là chất kết tinh, không màu, nóng chảy ở 146oC (dạng α) và 150oC (dạng β), dễ tan trong nước

- Có vị ngọt, có trong hầu hết các bộ phận của cây (lá, hoa, rễ…) đặc biệt là quả chín (còn gọi là đường nho)

- Trong máu người có một lượng nhỏ glucozơ, hầu như không đổi (khoảng 0,1 %)

2 – CẤU TRÚC PHÂN TỬ

Glucozơ có công thức phân tử là C6H12O6, tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng

2.1. Dạng mạch hở

Hoặc viết gọn là: CH2OH[CHOH]4CHO

2.2. Dạng mạch vòng

- Nhóm – OH ở C5 cộng vào nhóm C = O tạo ra hai dạng vòng 6 cạnh α và β

Page 8: bài tập hóa hữu cơ 3

                   α – glucozơ (≈ 36 %)                              dạng mạch hở (0,003 %)                               β – glucozơ (≈ 64 %)

- Nếu nhóm – OH đính với C1 nằm dưới mặt phẳng của vòng 6 cạnh là α -, ngược lại nằm trên mặt phẳng của vòng 6 cạnh là β –

- Nhóm – OH ở vị trí C số 1 được gọi là OH – hemiaxetal

3 – TÍNH CHẤT HÓA HỌC

Glucozơ có các tính chất của anđehit (do có nhóm chức anđehit – CHO) và ancol đa chức (do có 5 nhóm OH ở vị trí liền kề)

3.1. Tính chất của ancol đa chức (poliancol hay poliol)

a) Tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường:

Dung dịch glucozơ hòa tan Cu(OH)2 cho dung dịch phức đồng – glucozơ có màu xanh lam

2C6H12O6 + Cu(OH)   (C6H11O6)2Cu + 2H2O

b) Phản ứng tạo este:

C6H7O(OH)5 + 5(CH3CO)2O   C6H7O(OOCCH3)5 + 5CH3COOH

3.2. Tính chất của anđehit

a) Oxi hóa glucozơ:

Page 9: bài tập hóa hữu cơ 3

- Với dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng (thuốc thử Tollens) cho phản ứng tráng bạc

CH2OH[CHOH]4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

                                                 (amoni gluconat)

- Với dung dịch Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng (thuốc thử Felinh)

CH2OH[CHOH]4CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH CH2OH[CHOH]4COONa + Cu2O  + 2H2O 

                                                                                           (natri gluconat)             (đỏ gạch)

- Với dung dịch nước brom:

CH2OH[CHOH]4CHO + Br2 + H2O   CH2OH[CHOH]4COOH + 2HBr

b) Khử glucozơ:

CH2OH[CHOH]4CHO + H2  CH2OH[CHOH]4CH2OH                                                              (sobitol)

3.3. Phản ứng lên men

3.4. Tính chất riêng của dạng mạch vòng

- Riêng nhóm OH ở C1 (OH – hemiaxetal) của dạng vòng tác dụng với metanol có HCl xúc tác, tạo ra metyl glicozit.

- Khi nhóm OH ở C1 đã chuyển thành nhóm OCH3, dạng vòng không thể chuyển sang dạng mạch hở được nữa.

4 – ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG

Page 10: bài tập hóa hữu cơ 3

4.1. Điều chế (trong công nghiệp)

- Thủy phân tinh bột với xúc tác là HCl loãng hoặc enzim

- Thủy phân xenlulozơ với xúc tác HCl đặc

(C6H10O5)n + nH2O   nC6H12O6

4.2. Ứng dụng

- Trong y học: dùng làm thuốc tăng lực cho người bệnh (dễ hấp thu và cung cấp nhiều năng lượng)

- Trong công nghiệp: dùng để tráng gương, tráng ruốt phích (thay cho anđehit vì anđehit độc)

5 – ĐỒNG PHÂN CỦA GLUCOZƠ : FRUCTOZƠ

5.1. Cấu tạo

a) Dạng mạch hở:

Fructozơ (C6H12O6) ở dạng mạch hở là một polihiđroxi xeton, có công thức cấu tạo thu gọn là:

Hoặc viết gọn là: CH2OH[CHOH]3COCH2OH

b) Dạng mạch vòng:

- Tồn tại cả ở dạng mạch vòng 5 cạnh và 6 cạnh

- Dạng mạch vòng 5 cạnh có 2 dạng là α – fructozơ và β – fructozơ

         + Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng β vòng 5 cạnh

         + Ở trạng thái tinh thể, fructozơ ở dạng β, vòng 5 cạnh α – fructozơ β – fructozơ

Page 11: bài tập hóa hữu cơ 3

5.2. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên

- Là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước, có vị ngọt gấp rưỡi đường mía và gấp 2,5 lần glucozơ

- Vị ngọt của mật ong chủ yếu do fructozơ (chiếm tới 40 %)

5.3. Tính chất hóa học

- Fructozơ có tính chất của poliol và của OH – hemiaxetal tương tự glucozơ

- Trong môi trường trung tính hoặc axit, fructozơ không thể hiện tính khử của anđehit, nhưng trong môi trường kiềm, fructozơ lại có tính chất này do có sự chuyển hóa giữa glucozơ và fructozơ qua trung gian là một enđiol.

                          glucozơ                                                   enđiol                                             fructozơ

Page 12: bài tập hóa hữu cơ 3

( Chú ý: Fructozơ không phản ứng được với dung dịch nước brom và không có phản ứng lên men)

A – II - SACCAROZƠ

1 .TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN 

- Saccarozơ là chất kết tinh, không màu, dễ tan trong nước, ngọt hơn glucozơ, nóng chảy ở nhiệt độ 185oC

- Có nhiều trong cây mía (nên saccarozơ còn được gọi là đường mía), củ cải đường, thốt nốt…

- Có nhiều dạng sản phẩm: đường phèn, đường kính, đường cát…

2. CẤU TRÚC PHÂN TỬ

- Công thức phân tử: C12H22O11

- Trong phân tử saccaozơ gốc α – glucozơ và gốc β – fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi giữa C1 của glucozơ và C2 của fructozơ (C1 – O – C2)

- Công thức cấu tạo và cách đánh số của vòng:

                                                                          gốc α – glucozơ                                                gốc β – fructozơ

- Nhóm OH – hemiaxetal không còn nên saccarozơ không thể mở vòng tạo nhóm – CHO

3. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

3.1. Tính chất của ancol đa chức

Dung dịch saccarozơ hòa tan kết tủa Cu(OH)2 thành dung dịch phức đồng – saccarozơ màu xanh lam

 2C12H22O11 + Cu(OH)2   (C12H21O11)2Cu + 2H2O

3.2. Phản ứng của đisaccarit (thủy phân)

Page 13: bài tập hóa hữu cơ 3

Saccarozơ bị thủy phân thành glucozơ và fructozơ khi:

         + Đun nóng với dung dịch axit

         + Có xúc tác enzim trong hệ tiêu hóa của người

4. ỨNG DỤNG VÀ SẢN XUẤT ĐƯỜNG SACCAROZƠ

4.1. Ứng dụng

Saccarozơ được dùng nhiều trong công nghiệp thực phẩm, để sản xuất bánh kẹo, nước giải khát…Trong công nghiệp dược phẩm để pha chế thuốc.

4.2. Sản xuất đường saccarozơ

Các giai đoạn sản xuất saccarozơ từ mía:

(1) Ép mía để lấy nước mía (12 – 15 % đường)

(2) Đun nước mía với vôi sữa ở 60oC

      + Các axit béo và các protit có trong nước mía chuyển thành kết tủa và được lọc bỏ

      + Saccarozơ chuyển thành muối tan canxi saccarat

C12H22O11 + Ca(OH)2 + H2O   C12H22O11.CaO.2H2O

(3) Sục CO2 vào dung dịch và lọc bỏ kết tủa CaCO3 thu được dung dịch saccarozơ có màu vàng

C12H22O11.CaO.2H2O + CO2   C12H22O11 + CaCO3 + 2H2O

(4) Tẩy màu nước đường bằng khí SO2

(5) Cô đặc dung dịch nước đường (không màu và trong suốt) dưới áp suất thấp. Làm lạnh và dùng máy li tâm tách đường kết tinh.

5. ĐỒNG PHÂN CỦA SACCAROZƠ : MANTOZƠ

Mantozơ còn được gọi là đường mạch nha. Công thức phân tử C12H22O11

5.1. Cấu trúc

Page 14: bài tập hóa hữu cơ 3

- Ở trạng thái tinh thể, phân tử mantozơ gồm 2 gốc glucozơ liên kết với nhau ở C1 của gốc α – glucozơ này với C4 của gốc α – glucozơ kia qua một nguyên tử oxi

- Liên kết α – C1 – O – C4 được gọi là liên kết α – 1,4 – glicozit

- Trong dung dịch, gốc glucozơ thứ 2 có thể mở vòng tạo ra nhóm – CHO

Liên kết α – 1,4 – glicozit

5.2. Tính chất hóa học

a) Tính chất của ancol đa chức: giống như saccarozơ

b) Phản ứng của đisaccarit (thủy phân):

Mantozơ bị thủy phân thành 2 phân tử glucozơ khi:

- Đun nóng với dung dịch axit

- Hoặc có xúc tác enzim mantaza Glucozơ

Page 15: bài tập hóa hữu cơ 3

c) Tính khử của anđehit:

Mantozơ có 1 nhóm anđehit nên cho phản ứng tráng bạc, phản ứng khử Cu(OH)2 và phản ứng với dung dịch nước brom

5.3. Điều chế

Thủy phân tinh bột nhờ xúc tác enzim amilaza (có trong mầm lúa)

2(C6H10O5)n + nH2O  nC12H22O11

                                                                                  Tinh bột                                      Mantozơ

A – III - TINH BỘT

1. TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN

- Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội

- Trong nước nóng từ 65oC trở lên, tinh bột chuyển thành dung dịch keo (hồ tinh bột)

- Tinh bột có nhiều trong các loại ngũ cốc, củ (khoai, sắn), quả (táo, chuối)…

2. CẤU TRÚC PHÂN TỬ

2.1. Cấu trúc

Tinh bột là hỗn hợp của hai loại polisaccarit : amilozơ và amilopectin, trong đó amilozơ chiếm 20 – 30 % khối lượng tinh bột

a) Phân tử amilozơ

- Các gốc α – glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết α – 1,4 – glicozit tạo thành mạch không phân nhánh

Page 16: bài tập hóa hữu cơ 3

- Phân tử amilozơ không duỗi thẳng mà xoắn lại thành hình lò xo. Mỗi vòng xoắn gồm 6 gốc glucozơ

b) Phân tử amilopectin

- Các gốc α – glucozơ liên kết với nhau bằng 2 loại liên kết:

      + Liên kết α – 1,4 – glicozit để tạo thành một chuỗi dài (20 – 30 mắt xích α – glucozơ)

      + Liên kết α – 1,6 – glicozit để tạo nhánh

2.2. Đặc điểm

a) Phân tử khối của tinh bột không xác định do n biến thiên trong khoảng rộng

b) Tinh bột thuộc loại polime nên không có hai tính chất sau: hòa tan Cu(OH)2 (dù có nhiều nhóm –OH liền kề) và tính khử của anđehit (dù tận cùng phân tử vẫn có nhóm OH –hemiaxetal). Các nhóm – OH trong tinh bột có khả năng tạo este như glucozơ.

3. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

3.1. Phản ứng của polisaccarit (thủy phân)

a) Thủy phân nhờ xúc tác axit vô cơ: dung dịch thu được sau phản ứng có khả năng tráng bạc

(C6H10O5)n + nH2O  nC6H12O6

Page 17: bài tập hóa hữu cơ 3

b) Thủy phân nhờ enzim:

- Quá trình làm bánh mì là quá trình đextrin hóa bằng men và bằng nhiệt. Cơm cháy là hiện tượng đextrin hóa bằng nhiệt

- Ăn bánh mì, cơm cháy dễ tiêu và có vị hơi ngọt vì phân tử tinh bột đã được phân cắt nhỏ thành các đisaccarit và monosaccarit

3.2. Phản ứng màu với dung dịch iot (đặc trưng)

         - Hồ tinh bột + dung dịch I2   hợp chất màu xanh tím

         - Đun nóng thì thấy mất màu, để nguội thì màu xanh tím lại xuất hiện

Giải thích: Mạch phân tử của amilozơ không phân nhánh và xoắn thành dạng hình trụ. Các phân tử iot đã len vào, nằm phía trong ống trụ và tạo thành hợp chất bọc có màu xanh tím. Liên kết giữa iot và amilozơ trong hợp chất bọc là liên kết yếu. Ngoài ra, amilopectin còn có khả năng hấp thụ iot trên bề mặt các mạch nhánh. Hợp chất bọc không bền ở nhiệt độ cao, khi đun nóng màu xanh tím bị mất và khi để nguội màu xanh tím xuất hiện trở lại.

5. SỰ TẠO THÀNH TINH BỘT TRONG CÂY XANH (PHẢN ỨNG QUANG HỢP)

A- IV- XENLULOZƠ

1. TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN

 - Xenlulozơ là chất rắn hình sợi, màu trắng, không mùi, không vị, không tan trong nước và trong dung môi hữu cơ thông thường như benzen, ete

- Xenlulozơ là thành phần chính tạo ra lớp màng tế bào thực vật, bộ khung của cây cối

- Xenlulozơ có nhiều trong trong cây bông (95 – 98 %), đay, gai, tre, nứa (50 – 80 %), gỗ (40 – 50 %)

2. CẤU TRÚC PHÂN TỬ

2.1. Cấu trúc

Page 18: bài tập hóa hữu cơ 3

- Công thức phân tử: (C6H10O5)n

- Xenlulozơ là một polime hợp thành từ các mắt xích β – glucozơ bởi các liên kết β – 1,4 – glicozit

2.2. Đặc điểm

- Mạch phân tử không nhánh, không xoắn, có độ bền hóa học và cơ học cao

- Có khối lượng phân tử rất lớn (khoảng 1.000.000 – 2.400.000)

- Xenlulozơ thuộc loại polime nên không có hai tính chất sau: hòa tan Cu(OH)2 (dù có nhiều nhóm –OH liền kề) và tính khử của anđehit (dù tận cùng phân tử vẫn có nhóm OH –hemiaxetal).

- Trong mỗi mắt xích C6H10O5 có 3 nhóm – OH tự do, công thức của xenlulozơ có thể được viết là [C6H7O2(OH)3]n

3. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

3.1. Phản ứng của polisaccarit (thủy phân)

- Xảy ra khi đun nóng xenlulozơ với dung dịch axit vô cơ

(C6H10O5)n + nH2O  nC6H12O6

- Phản ứng cũng xảy ra nhờ enzim xenlulaza (trong dạ dày trâu, bò…). Cơ thể con người không đồng hóa được xenlulozơ

Page 19: bài tập hóa hữu cơ 3

3.2. Phản ứng của ancol đa chức

a) Với HNO3/H2SO4 đặc (phản ứng este hóa):

[C6H7O2(OH)3]n + nHNO3 (đặc)   [C6H7O2(OH)2ONO2]n + nH2O                                                                   Xenlulozơ mononitrat

[C6H7O2(OH)3]n + 2nHNO3 (đặc)   [C6H7O2(OH)(ONO2)2]n + 2nH2O                                                                   Xenlulozơ đinitrat

[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 (đặc)   [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O                                                                  Xenlulozơ trinitrat

- Hỗn hợp xenlulozơ mononitrat, xenlulozơ đinitrat được gọi là coloxilin. Coloxilin dùng để chế tạo chất dẻo xenluloit dùng để làm bóng bàn, đồ chơi…

- Hỗn hợp chứa chủ yếu xenlulozơ trinitrat được gọi là piroxilin (làm chất nổ), dùng để chế tạo thuốc súng không khói. Phản ứng nổ xảy ra như sau:

2[C6H7O2(ONO2)3]n   6nCO2 + 6nCO + 4nH2O + 3nN2 + 3nH2

b) Với anhiđrit axetic (có H2SO4 đặc)

[C6H7O2(OH)3]n + 3n(CH3CO)2O   [C6H7O2(OCOCH3)3]n + 3nCH3COOH

Xenlulozơ triaxetat là một loại chất dẻo, dễ kéo thành tơ sợi

c) Với CS2 và NaOH

[C6H7O2(OH)3]n + nNaOH   [C6H7O2(OH)2ONa]n + nH2O

[C6H7O2(OH)2ONa]n + nCS2   [C6H7O2(OH)2OCS–SNa]n

                                                            Xenlulozơ xantogenat

Xenlulozơ xantogenat dùng để điều chế tơ visco

d) Xenlulozơ không phản ứng với Cu(OH)2, nhưng tan được trong dung dịch [Cu(NH3)4](OH)2 (nước Svayde) tạo chất lỏng nhớt dùng để tạo tơ đồng - amoniac.

4. ỨNG DỤNG

Xenlulozơ có nhiều ứng dụng quan trọng trong sản xuất và đời sống như sản xuất giấy, tơ, sợi, ancol B - MỘT SỐ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC THƯỜNG GẶP

Page 20: bài tập hóa hữu cơ 3

1.CH2OH[CHOH]4CHO+5CH3COOH CH3COOCH2[CHOOCCH3]4CHO

(pentaaxetyl glucozơ) + H2O2. CH2OH[CHOH]4CHO + H2 CH2OH[CHOH]4CH2OH

Sobit (Sobitol)3. CH2OH[CHOH]4CHO + 2Cu(OH)2 CH2OH[CHOH]4COOH + Cu2O +

+2H2O4.

glucozơ amoni gluconat5. C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2

6. C6H12O6 2CH3–CHOH–COOH

Axit lactic (axit sữa chua)

7. (C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6

(Tinh bột) (Glucozơ)

8. (C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6

(Xenlulozơ) (Glucozơ)

9. 6H–CHO C6H12O6

10. metyl -glucozit

11. CH2OH[CHOH]3COCH2OH CH2OH[CHOH]4CHO

12. CH2OH[CHOH]4CHO + Br2 + H2O CH2OH[CHOH]4COOH + 2HBr13. CH2OH[CHOH]4COOH + Fe3+ tạo phức màu vàng xanh.

14. C12H22O11 + H2O C6H12O6(Glucozơ) + C6H12O6(Fructozơ)

15. C12H22O11 + Ca(OH)2 + H2O C12H22O11.CaO.2H2O16. C12H22O11.CaO.2H2O + CO2 C12H22O11 + CaCO3+ 2H2O

17. (C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6

tinh bột glucozơ

18. 6nCO2 + 5nH2O (C6H10O5)n

19. (C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6

xenlulozơ glucozơ

20. [C6H7O2(OH)3]n + 3nHONO2 [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O

Page 21: bài tập hóa hữu cơ 3

(HNO3) xenlulozơ trinitrat

C– HỆ THỐNG BÀI TẬP VỀ CACBOHIDRAT NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH

CỰC CỦA HỌC SINH.

1.Hệ thống bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào đúng?A.Tất cả các chất có công thức Cn(H2O)m đều là cacbohidrat.B. Tất cả các cacbohidrat đều có công thức chung Cn(H2O)m .C. Đa số các cacbohidrat có công thức chung là Cn(H2O)m . D. Phân tử các cacbohidrat đều có ít nhất 6 nguyên tử cacbon.Câu 2: Glucoz không thuộc loại :A. hợp chất tạp chức. B. cacbohidrat.C. monosaccarit. D.đisaccarit.Câu 3: Chất không có khả năng phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 ( đun nóng) giải phóng Ag là: A. axit axetic. B. axit fomic.C. glucoz. D. fomandehit.Câu 4: Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng ?A.cho glucoz và fructoz vào dung dịch AgNO3/NH3 (đun nóng) xảy ra phản ứng tráng bạc.B.Glucoz và fructoz có thể tác dụng với hidro sinh ra cùng một sản phẩm.C. Glucoz và fructoz có thể tác dụng với Cu(OH)2 tạo ra cùng một loại phức đồng.D.Glucoz và fructoz có công thức phân tử giống nhau.Câu 5: Để chứng minh trong phân tử glucoz có nhiều nhóm hydroxyl, người ta cho dung dịch glucoz phản ứng với :A Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.B. Cu(OH)2 ờ nhiệt độ thường.C. natri hidroxit.D. AgNO3 trong dd NH3 nung nóng.Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng ?A. Dung dịch glucoz tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng cho kết tủa Cu2O.B. Dung dịch AgNO3 trong NH3 oxi hóa glucoz thành amoni gluconat và tạo ra bạc kim loại.C.Dẫn khí hidro vào dd glucoz nung nóng có Ni xúc tác sinh ra sobitol.D.Dung dịch glucoz phản ứngvới Cu(OH)2 trong môi trường kiềm ở nhiệt độ cao tạo ra phức đồng glucoz [Cu(C6H11O6)2].Câu 7: Đun nóng dung dịch chưa 27g glucoz với dd AgNO3/NH3 thì khối lượng Ag thu được tối đa là:A. 21,6g. B. 10,8g. C. 32,4g D. 16,2g.Câu 8: Cho m gam glucoz lên men thành ancol etylic với hiệu suất 75%. Toàn bộ khí CO2 sinh ra được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 (lấy dư), tạo ra 80g kết tủa. Giá trị của m là?A. 72. B. 54. C. 108. D. 96.Câu 9: cho biết chất nào sau đây thuộc hợp chất monosaccarit?

Page 22: bài tập hóa hữu cơ 3

A. mantoz. B. glucoz.C. saccaroz. D. tinh bột.Câu 10: Người ta có thể dùng thuốc thử nào sau đây để xác định các nhóm chức trong phân tử glucoz?A. dd AgNO3/NH3. B. Cu(OH)2 C. quỳ tím D. kim loại Na.Câu 11: Từ glucoz, điều chế cao su buna theo sơ đồ sau đây : glucoz → rượu etylic → butadien-1,3 → cao su buna.Hiệu suất của quá trình điều chế là 75%, muốn thu được 32,4kg cao su thì khối lượng glucoz cần dùng là :A. 144kg B. 108kg. C. 81kg. D. 96kg.Câu 12: Hãy tìm một thuốc thử để nhận biết được tất cà các chất riêng biệt sau: glucoz, glixerol, etanol, etanal.A. Na. B. nước brom.C. Cu(OH)2/OH– D. [Ag(NH3)2]OH.Câu 13: Cho 50ml dd glucoz chưa rõ nồng độ, tác dụng với một lượng dư dd AgNO3/ NH3 thu được 2,16g kết tủa bạc. Nồng độ mol của dd đã dùng là:A. 0,2M B. 0,1M C. 0,01M. D. 0,02MCâu 14: Cho 2,5kg glucoz chứa 20% tạp chất lên men thành rượu. Tính thể tích rượu 40o thu được, biết rượu nguyên chất có khối lượng riêng 0,8g/ml và trong quá trình chế biến, rượu bị hao hụt mất 10%.A. 3194,4ml. B. 2785,0ml.C. 2875,0ml. D. 2300,0ml.Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng?A. Glucoz vzà fructoz là đồng phân cấu tạo của nhau .B. Có thể phân biệt glucoz và fructoz bằng phản ứng tráng bạc.C. Trong dung dịch, glucoz tồn tại ở dạng mạch vòng ưu tiên hơn dạng mạch hở.D. Metyl - glucozit không thể chuyể sang dạng mạch hở.Câu 16: Saccaroz và fructoz đều thuộc loại :A. monosaccarit. B. đisaccarit.C. polisaccarit. D. cacbohidrat.Câu 17: Glucoz và mantoz đều không thuộc loại:A. monosaccarit. B. disaccarit.C. polisaccarit. D. cacbohidrat.Câu 18: Loại thực phẩm không chứa nhiều saccaroz là :A. đường phèn. B. mật mía.C. mật ong. D. đường kính.Câu 19: Chất không tan trong nước lạnh là :A. glucoz. B. tinh bột.C. saccaroz. D. fructoz.Câu 20 : Cho chất X vào dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng, không thấy xảy ra phản ứng tráng gương. Chất X có thể là chất nào trong các chất dưới đây ?A. glucoz. B. fructoz.C. Axetandehit. D. Saccaroz.Câu 21: Chất không tham gia phản ứng thủy phân là :A. saccaroz. B. xenluloz.

Page 23: bài tập hóa hữu cơ 3

C. fructoz. D. tinh bột.Câu 22: Chất lỏng hòa tan được xenluloz là:A. benzen. B. ete.C. etanol. D. nước svayde.Câu 23: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:Tinh bột → X → Y → Axit axetic.X và Y lần lượt là:A. glucoz, ancol etylic. B. mantoz, glucoz.C. glucoz, etylaxetat. D. ancol etylic, axetandehitCâu 24: Nhóm mà tấtcả các chất đều tác dụng được với nước khi cómặt xúc tác trong điều kiện thích hợi là: A. Saccaroz, CH3COOCH3, benzen.B. C2H6, CH3COOCH3, tinh bột.C. C2H4,CH4, C2H2.D. tinh bột, C2H4, C2H2.Câu 25: Khi thủy phân saccaroz, thu được 270g hỗn hợp glucoz và fructoz. Khối lượng saccaroz đã thủy phân là:A. 513g. B. 288g. C. 256,5g. D. 270g.Câu 26: Cho các phản ứng sau:1) HOCH2-(CHOH)4-CHO + Ag2O HOCH2-(CHOH)4-COOH + 2Ag2) HOCH2-(CHOH)4-CHO + 2Cu(OH)2HOCH2-(CHOH)4-COOH + Cu2O + 2H2O3) HOCH2-(CHOH)4-CHO + H2 HOCH2-(CHOH)4-CH2OH4) HOCH2-(CHOH)4-CHO 2C2H5OH + 2CO2Hai phản ứng nào sau đây để phát hiện glucoz trong nước tiểu người bệnh đái tháo đường ?A. (1; 3) B. (1; 4) C. (2; 3) D. (1; 2)Câu 27: Các chất : glucoz, fomandehit, axetandehit, metylfomiat ; đều có nhóm –CHO trong phân tử. Nhưng trong thực tế để tráng gương , người ta chỉ dùng một trong các chất trên, đó là chất nào ?A. CH3CHO. B. HCHO.C. C6H12O6. D. HCOOCH3.Câu 28: Saccaroz có thể tác dụng với các chất nào sau đây ?A.H2/Ni,to ; Cu(OH)2 , đun nóng.B.Cu(OH)2, to ; CH3COOH/H2SO4đặc, to.C.Cu(OH)2, to ; ddAgNO3/NH3, to.D.H2/Ni, to ; CH3COOH/H2SO4 đặc, to.Câu 29: Cần bao nhiêu gam saccaroz để pha thành 500ml dung dịch 1M ?85,5g. B. 171g. C. 342g. D. 684g.Câu 30: khi đốt cháy một loại gluxit, người ta thu được khối lượng nước và CO2 theo tỉ lệ 33: 88. Công thức phân tử của gluxit là một trong các chất nào sau đây :A. C6H12O6 B. Cn(H2O)mC. (C6H10O5)n D. C12H22O11.

Page 24: bài tập hóa hữu cơ 3

Câu 31: Thông thường nước mía chứa 13% saccaroz. Nếu tinh chế 1 tấn nước mía trên thì lượng saccaroz thu được là bao nhiêu ? ( hiệu suất là 80%).A. 104kg B. 110kg C. 105kg D. 114kgCâu 32: Cacbohidrat Z tham gia chuyển hóa :Z dd xanh lam kết tủa đỏ gạchVậy Z không thể là chất nào trong các chất cho dưới đây?A. glucoz. B. fructoz.C. saccaroz. D. mantoz.Câu 33: Câu khẳng định nào sau đây đúng ?A. Glucoz và fructoz đều là hợp chất đa chức.B. Saccaroz và mantoz là đồng phân của nhau.C. Tinh bột và xenluloz là đồng phân của nhau vì đều có thành phần phân tử là (C6H10O5)nD. Tinh bột và xenluloz đều là polisaccarit, xenlluloz dễ kéo thành tơ nên tinh bột cũng dễ kéo thành tơ.Câu 34: Lý do nào sau đây là hợp lý nhất được dùng để so sánh cấu tạo của glucoz và fructoz ?A. đều có cấu tạo mạch thẳng và đều có chứa 5 nhóm chức –OH .B. Phân tử đều có 6 nguyên tử cacbon.C. Phân tử glucoz có 1 nhóm chức rượu bậc 1 (-CH2OH) và 4 chức rượu bậc 2 (-CHOH ); nhưng phân tử fructoz có 2 nhóm chức rượu bậc 1 và 3 nhóm chưc rượu bậc 2.D. Phân tử glucoz có nhóm chức –CHO ; còn phân tử fructoz có nhóm chức –CO–ở nguyên tử cacbon thứ 2.Câu 35: Điền cụm từ thích hợp vào khoảng trống ……trong câu sau đây : Saccaroz và mantoz có thành phần phân tử giống nhau , nhưng cấu tạo phân tử khác nhau nên là ……….của nhau .A. đồng đẳng. B.đồng phân.C. đồng vị. D. đồng khối.Câu 36: Điền cụm từ thích hợp vào khoảng trống ……..trong câu sau : Cấu tạo mạch phân tử của tinh bột gồm 2 thành phần là ……….và ………..A. glucoz và fructoz. B. glucoz vàmantoz.C. amiloz và amilozpectin.D. mantoz và saccaroz.Câu 37: Chọn một phương án đúng để điền từ hoặc cụm từ vào chổ trống của các câu sau đây :Tương tự tinh bột, xenluloz không có phản ứng ..(1)…, có phản ứng …(2)… trong dung dịch axit thành …(3)….(1) (2) (3)A. tráng bạc thủy phân glucozB. thủy phân tráng bạc fructozC. khử oxi hóa saccarozD. oxi hóa este hóa mantozCâu 38: Xenluloz không phản ứng với tác nhân nào dưới đây?A. HNO3đ/H2SO4đ,to. B. H2/Ni.C. [Cu(NH3)4](OH)2 D. (CS2 + NaOH).Câu 39: Chất không tan trong nước lạnh là:

Page 25: bài tập hóa hữu cơ 3

A. glucoz. B . tinh bột.C. saccaroz D. fructoz.Câu 40: Cho m gam tinh bột len men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng khí sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 lấy dư, thu được 75g kết tủa. Giá trị của m là:A. 75. B. 65. C. 8. D. 55.Câu 41: Xenluloz trinitrat được điều chế từ xenluloz và axit nitric đặc có xúc tác là axit sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7kg xenluloz trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric ( H%=90%). Giá trị của m là:A. 30. B. 21. C. 42. D. 10Câu 42: Xenluloz không thuộc loại :A. cacbohidrat. B. gluxit.C. polisaccarit. D.đisaccarit.Câu 43: Saccaroz, tinh bột, xenluloz đều có thể tham gia vào:A. phản ứng tráng bạc. B. phản ứng với Cu(OH)2.C. phản ứng thủy phân.D. phản ứng đổi màu iot.

Câu 44. Chất thuộc nhóm monosaccarit là

A. glucozơ. B. saccarozơ. C. tinh bột. D. xenlulozơ.

Câu 45. Chất thuộc nhóm đisaccarit là

A. glucozơ. B. saccarozơ. C. tinh bột. D. xenlulozơ.

Câu 46. Chất thuộc nhóm polisaccarit là

A. glucozơ. B. saccarozơ. C. xenlulozơ. D. mantozơ.

Câu 47. Cho 2, 5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất trơ lên men thành ancol etylic. Trong

quá trình chế biến, ancol bị hao hụt mất 10%. Khối lượng của ancol thu được là

A. 0,92 kg. B. 1,242kg. C. 0,828kg. D. 0,414kg.

Câu 48. Thuỷ phân m gam tinh bột, sản phẩm thu được đem lên men để sản xuất ancol

etylic, toàn bộ khí CO2 sinh ra cho đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 750 g kết

tủa, nếu hiệu suất mỗi quá trình là 80% thì giá trị m là

A. 949,2. B. 945,0. C. 950,5 . D. 994,2 .

Câu 49. Chỉ dùng một thuốc thử nào dưới đây phân biệt được các dung dịch riêng biệt

glucozơ, glixerol, metanal, propan-1-ol?

A. Cu(OH)2 / OH-. B. Dung dịch AgNO3 / NH3.

C. Dung dịch brom. D. Natri kim loại.

Câu 50 Xenlulozơ không phản ứng với tác nhân nào dưới đây?

Page 26: bài tập hóa hữu cơ 3

A. HNO3 đặc + H2SO4 đặc, to. B. Cu(OH)2 + NH3.

C. H2 / Ni. D. CS2 + NaOH.

Câu 51. Từ xenlulozơ sản xuất xenlulozơ trinitrat, quá trình sản xuất bị hao hụt 12%.

Từ 1,62 tấn xenlulozơ thì lượng xenlulozơ trinitrat thu được là

A. 2,975 tấn.B. 3,613 tấn. C. 2,546 tấn. D. 2,613 tấn.

Câu 52. Điểm giống nhau về cấu tạo giữa tinh bột và xenlulozơ là

A. được tạo nên từ nhiều gốc fructozơ.

B. được tạo nên từ nhiều gốc glucozơ.

C. được tạo nên từ nhiều phân tử glucozơ.

D. được tạo nên từ nhiều phân tử saccarozơ.

Câu 53. Thuốc thử để phân biệt các dung dịch riêng biệt saccarozơ, mantozơ, etanol và

anđehit fomic là

A. AgNO3 / NH3. B. Cu(OH)2 / OH-. C. H2 / Ni. D. vôi sữa.

Câu 54.Một cacbohiđrat X có phân tử khối 342, X không có tính khử. Cho 8,55 g X tác

dụng với dung dịch axit clohiđric rồi cho sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO3 trong

amoniac, đun nhẹ thu được 10,8 g Ag. X là

A. mantozơ. B. saccarozơ. C. glucozơ. D. fructozơ.

Câu 55. Cho chuỗi biến đổi sau:

Khí cacbonic tinh bột glucozơ ancol etylic

(1), (2), (3) lần lượt là các phản ứng

A. quang hợp, lên men, thuỷ phân. B. quang hợp, thuỷ phân, lên men.

C. thuỷ phân, quang hợp, lên men. D. lên men, quang hợp, lên men.

Câu 56. Cho các chất: sợi bông (1), cao su buna (2), protein (3), tinh bột (4). Các chất

thuộc loại polime thiên nhiên là

A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (4). C.(2), (3), (4). D.(1),(2),(3),(4).

Câu 57. Trong các phát biểu sau về gluxit:

(1). Khác với glucozơ( chứa nhóm anđehit), fructozơ(chứa nhóm xeton) không cho phản

ứng tráng bạc.

(2). Phân tử saccarozơ gồm gốc α-glucozơ liên kết với gốc β-fructozơ nên cũng cho phản

ứng tráng bạc như glucozơ.

(3). Tinh bột chứa nhiều nhóm -OH nên tan nhiều trong nước.

Phát biểu không đúng là

(1)_

(2)_

(3)_

Page 27: bài tập hóa hữu cơ 3

A.(1) B.(1), (2) C.(2), (3) D. (1), (2),(3)

Câu 58. Cho các chất được đánh số thứ tự như sau:

(1) H2/Ni, to (2) Cu(OH)2

(3) [Ag(NH3)2]OH (4) CH3COOH (H2SO4 đặc)

Saccarozơ có thể tác dụng được với chất thuộc số thứ tự

A. (1), (2). B. (2), (4). C. (2), (3). D. (1), (4).

Câu 59. Trong phân tử amilozơ

A. các gốc α-glucozơ nối với nhau bởi liên kết α-1,2-glicozit tạo thành chuỗi dài không

phân nhánh.

B. các gốc α-glucozơ nối với nhau bởi liên kết α-1,4-glicozit tạo thành chuỗi dài không

phân nhánh.

C. các gốc β-glucozơ nối với nhau bởi liên kết β-1,2-glicozit tạo thành chuỗi dài không

phân nhánh.

D.các gốc β-glucozơ nối với nhau bởi liên kết β-1,4-glicozit tạo thành chuỗi dài không

phân nhánh.

Câu 60. Đốt cháy hoàn toàn 0,171 gam một cacbohiđrat X thu được 0,264 gam CO2 và 0,

099 gam H2O. Biết Mx = 342 đvC và X có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. X là

A. glucozơ. B. mantozơ. C. saccarozơ . D. fructozơ.

Câu 61. Phát biểu đúng về cacbohiđrat là:

A. Phân tử saccarozơ còn nhóm OH hemiaxetal nên có khả năng mở vòng.

B. Phân tử mantozơ không còn nhóm OH hemiaxetal nên không có khả năng mở vòng.

C. Phân tử amilozơ không phân nhánh, do các mắt xích α-glucozơ nối với nhau bằng liên

kết α-1,4-glicozit.

D. Tinh bột và xenlulozơ có thể hiện tính khử vì phân tử còn nhóm OH hemiaxetal .

Câu 62. Thuỷ phân hoàn toàn 1kg mantozơ được

A. 1kg glucozơ. C. 2kg glucozơ.

B. 1,0526kg glucozơ. D. 1kg glucozơ và 1 kg fructozơ.

Câu 63. Dung dịch saccarozơ tinh khiết không có tính khử, nhưng khi đun nóng với

dung dịch H2SO4 lại có thể cho phản ứng tráng bạc do

A. tạo thành anđehit sau phản ứng.

B. saccarozơ có bị phân huỷ thành glucozơ.

C.saccarozơ cho được phản ứng tráng gương trong môi trường axit.

Page 28: bài tập hóa hữu cơ 3

D.saccarozơ đã cho phản ứng thủy phân tạo ra một phân tử glucozơ và một fructozơ.

2. Hệ thống bài tập tự luận

2.1. Glucozơ - fuctozơ

Bài 1. Nêu các thí nghiệm để xác định CTCT của glucozơ?

2. Viết các PT HH của các PƯ:

glucozơ + H2

glucozơ + [Ag(NH3)2] OH

glucozơ + Br2

fructozơ + H2

fructozơ + [Ag(NH3)2] OH

3. Bằng các thí nghiệm nào có thể chứng minh đặc điểm cấu tạo của glucozơ là:

a. Có nhiều nhóm OH.

b. Có 5 nhóm OH.

c. Có nhóm chức CHO.

4. a. Ở glucozơ nhóm OH hemiaxetal được hình thành như thế nào?

b.Nêu những điểm khác biệt của nhóm OH hemiaxetal so với các nhóm OH khác ở α

và β- glucozơ.

c. Ở α và β- fructozơ nhóm OH nào là nhóm hemiaxetal? Như thế nào gọi là dạng α ,

dạng β-fructozơ?

5. Cho glucozơ lên men thành ancol etylic, toàn bộ khí cacbonic sinh ra trong quá trình này

được hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư tạo ra 49,25g kết tủa.

a. Tính khối lượng của glucozơ biết hiệu suất lên men đạt 80%.

b. Nếu pha loãng lượng ancol thu được thành ancol 400 thì thu được bao nhiêu lít (biết

OHHC 52D = 0,8g/ml).

6. Trình bày phương pháp phân biệt các chất sau đựng trong các lọ không nhãn

a. Etanal, glucozơ, glixerol.

b. HCOOCH3, CH3COONa, HCOOH, glucozơ, fructozơ.

7. Cho 200ml dung dịch glucozơ phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu

được 10,8g Ag. Tính nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng.

8. Chia 200 gam dung dịch hỗn hợp glucozơ và fructozơ thành hai phần bằng nhau. Phần

một tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được 86,4 gam Ag kết tủa. Phần hai

Page 29: bài tập hóa hữu cơ 3

phản ứng vừa hết với 35,2 gam Br2 trong dung dịch. Tính nồng độ phần trăm mỗi chất

trong dung dịch A.

2.2. Saccarozơ - Mantozơ

1. Viết công thức cấu trúc của saccarozơ (có ghi số thứ tự của C) và nói rõ cách hình

thành nó từ phân tử glucozơ và phân tử fructozơ. Vì sao saccarozơ là đường không có

tính khử?

2. Nêu đặc điểm cấu tạo của mantozơ. Vì sao mantozơ có tính khử?

3. Một bình chứa saccarozơ có lẫn một lượng nhỏ mantozơ. Cho 34,2g hỗn hợp đó phản

ứng hoàn toàn với AgNO3 dư trong NH3 được 0,216g Ag. Tính độ tinh khiết của

saccarozơ, biết rằng khi khử phức bạc amoniăc 1 mol mantozơ tạo ra 2 mol Ag.

4. So sánh tính chất hoá học của saccarozơ và mantozơ. Viết PTHH minh họa.

5. Phân biệt các chất sau bằng phương pháp hóa học:

a. Dung dịch saccarozơ, dd glucozơ, etanol.

b.Dung dịch mantozơ, dd anđehit fomic, dd saccarozơ.

c. Dd fructozơ, glixerol, anđehit axetic.

d. Các dung dịch saccarozơ, glucozơ, fructozơ, mantozơ.

6. Đốt cháy hoàn toàn 3,42 g một cacbohiđrat X thu được 5,28g CO2 và 1,98g nước. Biết

rằng khối lượng mol phân tử X gấp 1,9 lần khối lượng mol phân tử của glucozơ và khi X bị

thuỷ phân sinh ra 2 gốc glucozơ. X có thể là chất nào?

2.3.Tinh bột, xenlulozơ

1. Nêu đặc điểm về cấu trúc của amilozơ, amilopectin. Vì sao chúng không có phản ứng

tráng bạc?

2. So sánh cấu tạo phân tử glucozơ và tinh bột.

3. Từ 100 kg gạo chứa 81% tinh bột có thể điều chế được bao nhiêu lít ancol etylic

nguyên chất (D = 0,8g/ml) và từ ancol nguyên chất đó sản xuất được bao nhiêu lít ancol

460, biết hiệu suất điều chế là 75%.

4. a. So sánh cấu trúc phân tử của xenlulozơ với glucozơ.

b. So sánh cấu trúc phân tử của xenlulozơ với amilozơ và amilopectin.

5. Nhận biết các chất sau ở dạng bột, riêng biệt: glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ.

6. Viết PTHH của phản ứng điều chế xenlulozơ triaxetat và xenlulozơ trinitrat.

7. Viết phương trình thực hiện chuyển hóa sau đây, cho biết các điều kiện phản ứng và

Page 30: bài tập hóa hữu cơ 3

tên của mỗi phản ứng:

Khí cacbonic tinh bột mantozơ glucozơ ancol etylic.

8. Cho axit nitric đặc (có mặt H2SO4 đặc) tác dụng với xenlulozơ thu được este X chứa

11,1% N. Xác định công thức cấu tạo của X.

9. Cho m gam xenlulozơ tác dụng vừa hết với 25,2 gam HNO3 có trong hỗn hợp HNO3

đặc và H2SO4 đặc tạo thành 66,6 gam hỗn hợp của xenlulozơ mononitrat và xenlulozơ

đinitrat. Tính m và % về khối lượng của xenlulozơ mononitrat và xenlulozơ đinitrat.

3.HỆ THỐNG BÀI TẬP TỰ LUYỆN

3.1- BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

3.1.1- BÀI TẬP CƠ BẢN

Câu 1 Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau:Ở dạng mạch hở glucozơ và fructozơ đều có nhóm cacbonyl, nhưng trong phân tử

glucozơ nhóm cacbonyl ở nguyên tử C số …, còn trong phân tử fructozơ nhóm cacbonyl ở nguyên tử C số…. Trong môi trường bazơ, fructozơ có thể chuyển hoá thành … và …

A. 1, 2, glucozơ, ngược lại. B. 2, 2, glucozơ, ngược lại.C. 2, 1, glucozơ, ngược lại. D. 1, 2, glucozơ, mantozơ.

Câu 2 Cacbohiđrat là gì?A. Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ đa chức và đa số chúng có công thức chung là Cn(H2O)m.B. Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức và đa số chúng có công thức chung là Cn(H2O)m.C. Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức.D. Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ đa chức và đa số chúng có công thức chung là Cn(H2O)n.

Câu 3 Có mấy loại cacbohiđrat quan trọng?A. 1 loại. B. 2 loại.C. 3 loại. D. 4 loại.

Câu 4 Những thí nghiệm nào chứng minh được cấu tạo phân tử của glucozơ?A. phản ứng với Na và với dung dịch AgNO3 trong amoniac.B. phản ứng với NaOH và với dung dịch AgNO3 trong amoniac.C. phản ứng với CuO và với dung dịch AgNO3 trong amoniac.D. phản ứng với Cu(OH)2 và với dung dịch AgNO3 trong amoniac.

Câu 5 Để tráng bạc một chiếc gương soi, người ta phải đun nóng dung dịch chứa 36g glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 trong amoniac. Khối lượng bạc đã sinh ra bám vào mặt kính của gương và khối lượng AgNO3 cần dùng lần lượt là (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn)

A. 68,0g; 43,2g. B. 21,6g; 68,0g.

C. 43,2g; 68,0g. D. 43,2g; 34,0g.

Câu 6 Phương án nào dưới đây có thể phân biệt được saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ ở dạng bột?

Page 31: bài tập hóa hữu cơ 3

A. Cho từng chất tác dụng với dung dịch HNO3/H2SO4.

B. Cho từng chất tác dụng với dung dịch iot.

C. Hoà tan từng chất vào nước, sau đó đun nóng và thử với dung dịch iot.

D. Cho từng chất tác dụng với vôi sữa Ca(OH)2.

Câu 7 Để phân biệt các dung dịch glucozơ, saccarozơ và anđehit axetic có thể dùng chất nào trong các chất sau làm thuốc thử ?

A. Cu(OH)2/OH. B. NaOH.

C. HNO3. D. AgNO3/NH3.

Câu 8 Có bốn lọ mất nhãn chứa: Glixerol, ancol etylic, glucozơ và axit axetic. Thuốc thử nào sau đây có thể dùng để phân biệt các dung dịch trong từng lọ trên ?

A. [Ag(NH3)2]OH. B. Na kim loại.

C. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. D. Nước brom.

Câu 9 Để phân biệt các chất: Glucozơ, glixerol, anđehit axetic, lòng trắng trứng và rượu etylic, có thể chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây?

A. dung dịch HNO3. B. Cu(OH)2/OH.

C. dung dịch AgNO3/NH3. D. dung dịch brom.

Câu 10 Chọn cách phân biệt các dung dịch sau đây: Lòng trắng trứng, hồ tinh bột, glixerol.

A. Iot làm hồ tinh bột hoá xanh, glixerol tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch xanh lam đặc trưng, còn lại lòng trắng trứng.

B. Glixerol tác dụng Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch xanh lam đặc trưng, lòng trắng trứng tác dụng Cu(OH)2 cho màu xanh tím, còn lại hồ tinh bột.

C. Iot làm hồ tinh bột hoá xanh, khi đun nóng lòng trắng trứng đông tụ, còn lại glixerol.

D. Cả B, C đều đúng.

Câu 11 Có 4 dung dịch loãng không màu gồm: Lòng trắng trứng, glixerol, KOH và axit axetic. Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây để phân biệt chúng.

A. dung dịch HCl. B. dung dịch CuSO4.

C. dung dịch KMnO4. D. dung dịch HNO3 đặc.

Câu 12 Chọn câu phát biểu sai:

A. Saccarozơ là một đisaccarit.

B. Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit, chỉ khác nhau về cấu tạo của gốc glucozơ.

C. Khi thuỷ phân đến cùng saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều cho một loại monosaccarit.

D. Khi thuỷ phân đến cùng, tinh bột và xenlulozơ đều cho glucozơ.

Câu 13 Cùng là chất rắn kết tinh, không màu, không mùi, dễ tan trong nước, có vị ngọt là tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của nhóm chất nào sau đây?

A. glucozơ và saccarozơ. B. glucozơ và tinh bột.

C. glucozơ và xenlulozơ. D. saccarozơ và tinh bột.

Page 32: bài tập hóa hữu cơ 3

Câu 14 Cho các chất glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ. Chất vừa có tính chất của ancol đa chức, vừa có tính chất của anđehit là

A. chỉ có glucozơ. B. glucozơ và fructozơ.

C. glucozơ, fructozơ và saccarozơ. D. tất cả các chất đã cho.

Câu 15 Để tráng bạc một số ruột phích, người ta phải dùng 100g saccarozơ. Khối lượng AgNO3 cần dùng và khối lượng Ag tạo ra lần lượt là (giả thiết rằng, sự chuyển hoá của fructozơ là không đáng kể và hiệu suất các phản ứng đều đạt 90%)

A. 88,74g; 50,74g. B. 102,0g; 52,5g.

C. 52,5g; 91,8g. D. 91,8g; 64,8g.

Câu 16 Khi đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ thu được hỗn hợp khí CO2 và hơi nước có tỉ lệ mol là 1:1. Chất này có thể lên men rượu (ancol). Chất đó là chất nào trong các chất sau ?

A. axit axetic. B. glucozơ.C. sacacrozơ. D. hex-3-en.

Câu 17 Khi thuỷ phân 1kg bột gạo có 80% tinh bột, thì khối lượng glucozơ thu được là bao nhiêu ? Giả thiết rằng, phản ứng xảy ra hoàn toàn.

A. 0,80kg. B. 0,90kg.C. 0,99kg. D. 0,89kg.

Câu 18 Tính khối lượng glucozơ tạo thành khi thuỷ phân 1kg mùn cưa có 50% xenlulozơ. Giả thiết hiệu suất phản ứng là 80%.

A. 0,555kg. B. 0,444kg.C. 0,500kg. D. 0,690kg.

Câu 19 Nhóm gluxit đều tham gia phản ứng thuỷ phân là

A. Saccarozơ, mantozơ, glucozơ. B. Saccarozơ, fructozơ, xenlulozơ.

C. Mantozơ, tinh bột, xenlulozơ. D. Saccarozơ, glucozơ, tinh bột.

Câu 20 Nhóm gluxit đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương là

A. Glucozơ, fructozơ, saccarozơ. B. Glucozơ, fructozơ, tinh bột.

C. Glucozơ, fructozơ, xenlulozơ. D. Glucozơ, fructozơ, mantozơ.

Câu 21 Cho glucozơ lên men tạo thành ancol, khí CO2 tạo thành được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư, thu được 50g kết tủa, biết hiệu suất lên men là 80%, khối lượng ancol thu được là

A. 23,0g.B. 18,4g.

C. 27,6g.D. 28,0g.

Câu 22 Chọn sơ đồ phản ứng đúng của glucozơ

A. C6H12O6 + Cu(OH)2 kết tủa đỏ gạch

B. C6H12O6 CH3–CH(OH)–COOH

C. C6H12O6 + CuO Dung dịch màu xanh

D. C6H12O6 C2H5OH + O2

Page 33: bài tập hóa hữu cơ 3

Câu 23 Nhóm gluxit khi thuỷ phân hoàn toàn đều chỉ tạo thành glucozơ là:

A. Saccarozơ, mantozơ, tinh bột.

B. Saccarozơ, mantozơ, xenlulozơ.

C. Mantozơ, tinh bột, xenlulozơ.

D. Saccarozơ, mantozơ, tinh bột, xenlulozơ.

Câu 24 Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Glucozơ và fructozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.

B. Metyl - glucozit không thể chuyển sang dạng mạch hở.

C. Trong dung dịch, glucozơ tồn tại ở dạng mạch vòng ưu tiên hơn dạng mạch hở.

D. Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc.

Câu 25 Biết CO2 chiếm 0,03% thể tích không khí, thể tích không khí (đktc) cần cung cấp cho cây xanh quang hợp để tạo 162g tinh bột là

A. 112.103 lít. B. 448.103 lít.

C. 336.103 lít. D. 224.103 lít.

Câu 26 Glucozơ tác dụng được với tất cả chất trong nhóm chất nào sau đây?

A. H2/Ni , nhiệt độ; Cu(OH)2; [Ag(NH3)2]OH; H2O/H+, nhiệt độ.

B. [Ag(NH3)2]OH; Cu(OH)2; H2/Ni, đun nóng; CH3COOH/H2SO4 đặc, đun nóng.

C. H2/Ni , nhiệt độ; [Ag(NH3)2]OH; NaOH; Cu(OH)2.

D. H2/Ni , nhiệt độ; [Ag(NH3)2]OH; Na2CO3; Cu(OH)2.

Câu 27 Chọn câu phát biểu sai:

A. Phân biệt glucozơ và saccarozơ bằng phản ứng tráng gương.

B. Phân biệt mantozơ và saccarozơ bằng phản ứng tráng gương.

C. Phân biệt tinh bột và xenlulozơ bằng I2.

D. Phân biệt saccarozơ và glixerol bằng Cu(OH)2.

Câu 2.28 Chọn câu phát biểu đúng:

A. Phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng gương.

B. Tinh bột có cấu trúc phân tử mạch không phân nhánh.

C. Dung dịch mantozơ có tính khử và bị thuỷ phân thành glucozơ.

D. Phân biệt saccarozơ và glixerol bằng phản ứng thuỷ phân.

Câu 29 Phương trình: 6nCO2 + 5nH2O (C6H10O5)n + 6nO2, là phản ứng hoá

học chính của quá trình nào sau đây?

A. quá trình hô hấp. B. quá trình quang hợp.

C. quá trình khử. D. quá trình oxi hoá.

Câu .30 Cho sơ đồ phản ứng: Thuốc súng không khói X Y sobit. Tên gọi X, Y lần lượt là

A. xenlulozơ, glucozơ. B. tinh bột, etanol.

C. mantozơ, etanol. D. saccarozơ, etanol.

Câu 31 Phản ứng khử glucozơ là phản ứng nào sau đây ?

Page 34: bài tập hóa hữu cơ 3

A. Glucozơ + H2/Ni , to. B. Glucozơ + Cu(OH)2.

C. Glucozơ + [Ag(NH3)2]OH. D. Glucozơ etanol.

Câu 32 Để điều chế 45g axit lactic từ tinh bột và qua con đường lên men lactic, hiệu suất thuỷ phân tinh bột và lên men lactic tương ứng là 90% và 80%. Khối lượng tinh bột cần dùng là

A. 50g.     B. 56,25g.    

C. 56g.     D. 60g.

Câu 33 Phản ứng chuyển glucozơ, fructozơ thành những sản phẩm giống nhau là

A. phản ứng với Cu(OH)2. B. phản ứng tráng gương.

C. phản ứng với H2/Ni. to. D. phản ứng với kim loại Na.

Câu 34 Thuốc thử phân biệt glucozơ với fructozơ là

A. [Ag(NH3)2]OH. B. Cu(OH)2.

C. dung dịch Br2. D. H2.

Câu 35 Cacbohiđrat (gluxit) là những hợp chất hữu cơ tạp chức và có công thức chung là

A. Cn(H2O)m. B. C.nH2O.

C. CxHyOz. D. R(OH)x(CHO)y.

Câu 36 Công thức phân tử và công thức cấu tạo của xenlulozơ lần lượt là

A. (C6H12O6)n, [C6H7O2(OH)3]n. B.(C6H10O5)n, [C6H7O2(OH)3]n.

C. [C6H7O2(OH)3]n, (C6H10O5)n. D. (C6H10O5)n, [C6H7O2(OH)2]n.

Câu 37 Một polisaccarit (C6H10O5)n có khối lượng phân tử là 162000u, n có giá trị là

A. 900. B. 950.

C. 1000. D. 1500.

Câu 38 Gluxit không thể thuỷ phân được nữa là

A. Glucozơ, mantozơ. B. Glucozơ, tinh bột.

C. Glucozơ, xenlulozơ. D. Glucozơ, fructozơ.

Câu 39 Cacbohiđrat khi thuỷ phân tạo ra 2 phân tử monosaccarit là

A. Saccarozơ, tinh bột. B. saccarozơ, xenlulozơ.

C. Mantozơ, saccarozơ. D.Saccarozơ, glucozơ.

Câu 40 Saccarozơ và glucozơ có đặc điểm giống nhau là

A. đều lấy từ củ cải đường.

B. đều tham gia phản ứng tráng gương.

C. đều hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch màu xanh đặc trưng.

D. đều có trong biệt dược “huyết thanh ngọt”.

Câu 41 Polisaccarit khi thuỷ phân đến cùng tạo ra nhiều monosaccarit là

A. Tinh bột, amilozơ. B. Tinh bột, xenlulozơ.

C. Xenlulozơ, amilozơ. D. Xenlulozơ, amilopectin.

Câu 42 Chất không phản ứng với glucozơ là

A. [Ag(NH3)2]OH. B. Cu(OH)2.

Page 35: bài tập hóa hữu cơ 3

C. H2/Ni. D. I2.

Câu 43 Trong máu người, nồng độ của glucozơ có giá trị hầu như không đổi là

A. 0,1%. B. 0,2%.

C. 0,3%. D. 0,4%.

Câu.44 Để xác định trong nước tiểu của người bị bệnh tiểu đường có chứa một lượng nhỏ glucozơ, có thể dùng 2 phản ứng hoá học là

A. phản ứng tráng gương, phản ứng cộng hiđro.

B. phản ứng tráng gương, phản ứng lên men rượu etylic.

C. phản ứng tráng gương, phản ứng khử Cu(OH)2.

D. phản ứng tráng gương, phản ứng thuỷ phân.

Câu 45 Sobit (sobitol) là sản phẩm của phản ứng

A. khử glucozơ bằng H2/Ni, to.

B. oxi hoá glucozơ bằng [Ag(NH3)2]OH.

C. lên men rượu etylic.

D. glucozơ tác dụng với Cu(OH)2.

Câu 46 Gluxit chuyển hoá thành glucozơ trong môi trường kiềm là

A. saccarozơ. B. mantozơ.

C. fructozơ. D. tinh bột.

Câu .47 Tinh bột trong gạo nếp chứa khoảng 98% là

A. amilozơ. B. amilopectin.

C. glixerol. D. alanin.

Câu 48 Phản ứng chứng tỏ glucozơ có nhiều nhóm OH ở các nguyên tử cacbon liên tiếp nhau là phản ứng với

A. dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3.

B. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.

C. tác dụng với axit tạo este có 5 gốc axit.

D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao.

Câu 49 Phản ứng chứng minh glucozơ có nhóm chức anđehit là

A. tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch có màu xanh đặc trưng.

B. tác dụng với axit tạo sobitol.

C. phản ứng lên men rượu etylic.

D. phản ứng tráng gương.

Câu 50 Phân tử glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 cho …, vậy trong phân tử … ở … Tương tự như glucozơ, … cộng với hiđro cho …, bị oxi hoá bởi … trong môi trường bazơ. Cacbohiđrat là những … và đa số chúng có công thức chung là …

(1) dung dịch màu xanh lam; (2) có nhiều nhóm OH; (3) vị trí kề nhau; (4) fructozơ; (5) poliancol; (6) phức bạc amoniac; (7) hợp chất hữu cơ tạp chức; (8) Cn(H2O)m.

Từ hay cụm từ thích hợp ở những chỗ trống trong các câu ở đoạn văn trên lần lượt là

Page 36: bài tập hóa hữu cơ 3

A. (2), (3), (1), (4), (5), (6), (7), (8).

B. (1), (2), (4), (5), (3), (6), (7), (8).

C. (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8).

D. (1), (2), (3), (4), (8), (6), (7), (5).

Câu 51 Khi nào bệnh nhân được truyền trực tiếp dung dịch glucozơ (còn được gọi với biệt danh “huyết thanh ngọt”).

A. Khi bệnh nhân có lượng glucozơ trong máu > 0,1%.

B. Khi bệnh nhân có lượng glucozơ trong máu < 0,1%.

C. Khi bệnh nhân có lượng glucozơ trong máu = 0,1%.

D. Khi bệnh nhân có lượng glucozơ trong máu từ 0,1% 0,2%.

Câu 52 Phương pháp điều chế etanol nào sau đây chỉ dùng trong phòng thí nghiệm ?

A. Lên men glucozơ.

B. Thuỷ phân dẫn xuất etyl halogenua trong môi trường kiềm.

C. Cho etilen tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, nóng.

D. Cho hỗn hợp etilen và hơi nước qua tháp chứa H3PO4.

Câu 53 Fructozơ không phản ứng với chất nào sau đây?

A. H2/Ni, to. B. Cu(OH)2.

C. dung dịch brom. D. AgNO3/NH3.

Câu 54 Phản ứng nào sau đây chứng tỏ glucozơ có dạng mạch vòng?

A. phản ứng với Cu(OH)2. B. phản ứng với AgNO3/NH3.

C. phản ứng với H2/Ni, to. D. phản ứng với CH3OH/HCl.

II- BÀI TẬP NÂNG CAO

Câu55 Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng là 2813kJ cho mỗi mol glucozơ tạo thành.

Nếu trong một phút, mỗi cm2 lá xanh nhận được khoảng 2,09J năng lượng mặt trời, nhưng chỉ 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ. Với một ngày nắng (từ 6h00 – 17h00) diện tích lá xanh là 1m2, lượng glucozơ tổng hợp được bao nhiêu?

A. 88,26g. B. 88.32g.

C. 90,26g. D. 90,32g.

Câu 56 Cho 10kg glucozơ chứa 10% tạp chất, lên men thành ancol etylic. Trong quá trình chế biến, ancol bị hao hụt 5%. Khối lượng ancol etylic thu được bằng bao nhiêu?

A. 4,65kg. B. 4,37kg.

C. 6,84kg. D. 5,56kg.

Câu 57 Lên men a g glucozơ, cho toàn bộ lượng CO2 sinh ra hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong tạo thành 10g kết tủa. Khối lượng dung dịch so với ban đầu giảm 3,4g. Biết hiệu suất của quá trình lên men là 90%, giá trị của a là

A. 12.B. 13.

Page 37: bài tập hóa hữu cơ 3

C. 14.D. 15.

Câu 58 Cho 4 chất hữu cơ X, Y, Z, T. Khi oxi hoá hoàn toàn từng chất đều cho cùng kết quả: Cứ tạo ra 4,4g CO2 thì kèm theo 1,8g H2O và cần một thể tích oxi vừa đúng bằng thể tích CO2 thu được. Tỉ lệ phân tử khối của X, Y, Z, T lần lượt là 6:1:3:2 và số nguyên tử cacbon trong mỗi chất không nhiều hơn 6. Công thức phân tử của X, Y, Z, T lần lượt là

A. C6H12O6, C3H6O3, CH2O, C2H4O2. B. C6H12O6, C3H6O3, C2H4O2, CH2O.

C. C6H12O6, CH2O, C3H6O3, C2H4O2. D. C6H12O6, CH2O, C2H4O2, C3H6O3.

Câu 59 Saccarozơ đều tác dụng được với nhóm chất nào sau đây ?

(1) H2/Ni, to; (2) Cu(OH)2; (3) [Ag(NH3)2]OH; (4) CH3COOH (H2SO4 đặc)

A. (1), (2). B. (2), (4).

C. (2), (3). D. (1), (4).

Câu 60 Một cacbohiđrat (Z) có các phản ứng diễn ra theo sơ đồ chuyển hoá sau

Vậy Z không thể là

A. glucozơ. B. saccarozơ.

C. fructozơ. D. mantozơ.

Câu 61 Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol một cacbohiđrat (X), thu được 5,28g CO2 và 1,98g H2O. Biết rằng, tỉ lệ khối lượng H và O trong X là 0,125:1. Công thức phân tử của X là

A. C6H12O6. B. C12H24O12.

C. C12H22O11. D. (C6H10O5)n.

Câu 62 Cho m g tinh bột lên men để sản xuất ancol etylic, toàn bộ lượng CO 2 sinh ra cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 750,0g kết tủa. Biết hiệu suất mỗi giai đoạn lên men là 80%. Giá trị m cần dùng là bao nhiêu ?

A. 940,0. B. 949,2.

C. 950,5. D. 1000,0.

Câu 63 Cho sơ đồ chuyển đổi sau (E, Q, X, Y, Z là hợp chất hữu cơ, mỗi mũi tên biểu thị một phản ứng hoá học). Công thức của E, Q, X, Y, Z phù hợp với sơ đồ sau là

E Q X Y Z

A. C12H22O11 C6H12O6 CH3COOH CH3COOC2H5 CH3COONa

B. (C6H10O5)n C6H12O6 CH3CHO CH3COOH CH3COOC2H5

C. (C6H10O5)n C6H12O6 CH3CHO CH3COONH4 CH3COOH

dung dịch xanh lam kết tủa đỏ gạch

Page 38: bài tập hóa hữu cơ 3

D. A, B, C đều sai.

Câu 64 Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được đều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Muốn điều chế 29,70kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 90%) thì thể tích axit nitric 96% (D=1,52 g/ml) cần dùng là bao nhiêu ?

A. 14,39 lít. B. 15,00 lít.

C. 15,39 lít. D. 24,39 lít.

Câu 65 Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối nhỏ.

B. Xenlulozơ có phân tử khối nhỏ hơn tinh bột.

C. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối gần bằng nhau.

D. Xenlulozơ và tinh bột đều có phân tử khối rất lớn, nhưng phân tử khối của xenlulozơ lớn hơn nhiều so với tinh bột.

Câu 66 Để sản xuất ancol etylic người ta dùng nguyên liệu là mùn cưa và vỏ bào từ gỗ chứa 50% xenlulozơ. Nếu muốn điều chế một tấn ancol etylic, hiệu suất quá trình là 70% thì khối lượng nguyên liệu xấp xỉ

A. 5031kg. B. 5000kg.

C. 5100kg. D. 6200kg.

Câu 67 Chọn phát biểu sai:

A. Có thể phân biệt mantozơ và đường nho bằng vị giác.

B. Tinh bột và xenlulozơ không thể hiện tính khử vì trong phân tử không có nhóm chức anđehit (–CH=O).

C. Tinh bột có phản ứng màu với iot do tinh bột có cấu tạo mạch ở dạng xoắn có lỗ rỗng.

D. Có thể phân biệt glucozơ và saccarozơ bằng phản ứng với Cu(OH)2/OH-, to.

Câu 68 Cho xenlulozơ phản ứng với anhiđrit axetic (xúc tác H2SO4 đặc), thu được 11,1g hỗn hợp X gồm xenlulozơ triaxetat, xenlulozơ điaxetat và 6,6g CH3COOH. Thành phần % theo khối lượng của xenlulozơ triaxetat và xenlulozơ điaxetat trong X lần lượt là

A. 77% và 23%. B. 77,84% và 22,16%.

C. 76,84% và 23,16%. D. 70% và 30%.

Câu 69 Lên men 1 tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ thành ancol etylic, hiệu suất của mỗi quá trình lên men là 85%. Khối lượng ancol thu được là

A. 400kg. B. 398,8kg.

C. 389,8kg. D. 390kg.

Câu 70 Pha loãng 389,8kg ancol etylic thành ancol 40o, biết khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/cm3. Thể tích dung dịch ancol thu được là

A. 1206,25 lít. B. 1246,25 lít.

C. 1218,125 lít. D. tất cả đều sai.

Câu 71 Khí cacbonic chiếm tỉ lệ 0,03% thể tích không khí. Muốn tạo ra 500g tinh bột thì cần bao nhiêu lít không khí (đktc) để cung cấp đủ lượng CO2 cho phản ứng quang hợp? Giả thiết hiệu suất quá trình là 100%

Page 39: bài tập hóa hữu cơ 3

A. 1382666,7 lít. B. 1382600 lít.

C. 1402666,7 lít. D. tất cả đều sai.

Câu 72 Đốt cháy hoàn toàn 0,0855g một cacbohiđrat X. Sản phẩm được dẫn vào nước vôi trong thu được 0,1g kết tủa và dung dịch A, đồng thời khối lượng dung dịch tăng 0,0815g. Đun nóng dung dịch A lại được 0,1g kết tủa nữa. Biết khi làm bay hơi 0,4104g X thu được thể tích khí đúng bằng thể tích 0,0552g hỗn hợp hơi ancol etylic và axit fomic đo trong cùng điều kiện. Công thức phân tử của X là

A. C12H22O11. B. C6H12O6.

C. (C6H10O5)n. D. C18H36O18.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHƯƠNG II

2.1A

2.2B

2.3C

2.4D

2.5C

2.6C

2.7A

2.8C

2.9B

2.10D

2.11B

2.12C

2.13A

2.14A

2.15A

2.16B

2.17D

2.18B

2.19C

2.20D

2.21A

2.22B

2.23C

2.24D

2.25B

2.26B

2.27D

2.28C

2.29B

2.30A

2.31A

2.32B

2.33C

2.34C

2.35A

2.36B

2.37C

2.38D

2.39C

2.40C

2.41B

2.42D

2.43A

2.44C

2.45A

2.46C

2.47B

2.48B

2.49D

2.50C

2.51B

2.52B

2.53C

2.54D

2.55A

2.56B

2.57D

2.58C

2.59B

2.60B

2.61C

2.62B

2.63B

2.64A

2.65D

2.66A

2.67A

2.68B

2.69C

2.70C

2.71A

2.72A

3.2.Bài tập tự luận.

Bài 1: Viết công thức chiếu Fisơ của D – glucozơ , D – mannozơ , D – fructozơ , D –

ribozơ , L – glucozơ , L – mannozơ , L– fructozơ .

Bài 2 : Viết phương trình các phản ứng của D – glucozơ , D – mannozơ (viết dạng công

thức chiếu Fisơ) với các chất phản ứng sau đây:

a) LiAIH4

b) Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH đun nóng

c) AgNO3 trong dung dịch NH3 đun nóng

d) Nước brom khi đun nóng

e) Axit nitric loãng, nóng.

f) Phenylhidrazin (dư) trong môi trường axit loãng, nóng

Page 40: bài tập hóa hữu cơ 3

Bài 3 : a) Giải thích tại sao D – glucozơ, D – mannozơ và D – fructozơ phản ứng với

phenylhidrazil dư cho một lượng osazon. Viết phương trình phản ứng minh họa.

b) Ngoài ba monosacarit nêu trên hãy tìm những thí dụ khác có hai D –

andohenxzơ và một D – xetohexozơ phản ứng với phenylhidrazil dư cho cùng một lượng

osazon.

Bài 4 : Giải thích các hiện tượng sau :

a. Tinh bột và xenlulozơ không tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng khử Fehlinh

b. Ăn bánh mì dễ tiêu hóa hơn ăn cơm

c. Khi ăn cơm nếu nhai thật kỹ sẽ có vị ngọt

d. Xenlulozơ và tinh bột đều là polisacarit cấu thành từ các gốc D – glucopiranozơ

nhưng chỉ xenlulozơ có khả năng chế biến thành sợi còn tinh bột thì không có khả

năng đó.

e. Quần áo may bằng sợi bông dễ bị đen và thủng ngay khi H2SO4 đặc rơi vào còn khi

bị dung dịch kiềm rớt vào thì không bị đen mà chỉ mủn dần.

Bài 5 : Monosacarit M có thành phần % nguyên tố là : C 40,0; H 6,7; O 53,3. Dung dịch

chứa 0,9 gam M trong 100 gam nước đong đặc ở - 0,930C .

a.Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của M, biết rằng chất này làm mất

màu nước brom.

b. Viết công thức Fisơ của M, biết rằng các nguyên tử C* đều có cấu hình R

c. Viết công thức Havooc các dạng tương đối bền của M.

Bài 6 : a. So sánh cấu trúc của amilozơ, amilopectin và glicogen

b. Khi metyl hóa rồi thủy phân amilozo thu được một lượng rất nhỏ 2,3,4,6 – O –

metyl – D – glucopiranozo .Hỏi sản phẩm này sinh ra từ đâu tại sao chỉ có một lượng rất

nhỏ?

c. Khi metyl hóa rồi thủy phân amilopectin sẽ thu được sản phẩm gì mới so với

trường hợp amilozo .

Bài 7 : Đisaccarit A không có tính khử. Khi thủy phân trong môi trường axit, a cho sản

phẩm duy nhất là pentozo B. Cũng có thể thủy phân A bằng ezim - glicozidaza, song

cũng không dùng được - glicozidaza. Từ B có thể tạo ra D – glucozo bằng cách cho

tác dụng với HCN rồi thủy phân( xúc tác axit ) và khử .

a. Viết coogn thức chiếu Fisơ và gọi tên B theo danh pháp hệ thống

Page 41: bài tập hóa hữu cơ 3

b. Viết sơ đồ phản ứng chuyển hóa B thành D – glucozo

c. Viết công thức cấu trúc của A, biết rằng a chỉ chứa một vòng 6 cạnh

Bài 8 : D – sobozo còn có tên gọi là (3R , 4S , 5R ) – 1,3,,45,6 – pentahidroxinhexan – 2

– on .Trong dung dịch nước tồn tại hệ cân bằng 5 dạng cấu trúc khác nhau. Dùng công

thức nói lên cấu hình của phân tử mô tả hệ cân bằng đó .

Bài 9 : Có hai tetrozo là D – threozo (A) và D – xetotetrozo (B)

a. Gọi tên A và B theo danh pháp hệ thống

b. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi cho mỗi chất trên tác dunhj với các hóa

chất : AgNO3 / amoniac ; C6H5NHNH2 dư ; HIO4

c. Viết sơ đồ các phản ứng chuyển hóa A thành B .

PHÀN III : KẾT LUẬN

Sau một thời gian tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu sử dụng hệ thống bài tập theo hướng dạy học

tích cực, tôi đã thực hiện được các nhiệm vụ đề ra, cụ thể là:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về các bài tập hóa học và tác dụng của nó trong dạy học

hóa học.

- Sử dụng bài tập hóa học theo hướng dạy học tích cực

- Xây dựng - tuyển chọn được hệ thống bài tập câu trắc nghiệm và bài tập tự luận

về cacbohidrat nhằm phát huy tính tích cực của học sinh

Đề tài nghiên cứu đã đem lại một số điểm mới là:

- Đã xây dựng- lựa chọn một hệ thống bài tập hoá học ở các mức độ nhận thức khác

nhau theo các dạng bài tập khác nhau.

- Bước đầu nghiên cứu sử dụng hệ thống bài tập này theo hướng phát huy tính tích

cực của HS trong các bài dạy học nghiên cứu kiến thức mới, trong bài luyện tập - vận

dụng kiến thức, trong bài dạy học tính chất của chất, rèn luyện kỹ năng thực hành, kiểm

tra đánh giá. Đây là những tài liệu cần thiết cho công tác giảng dạy của tôi trong thời gian

tới.

Một số kiến nghị:

Xu hướng dạy học hiện đại là tăng cường vai trò chủ động của HS trong quá trình

chiếm lĩnh kiến thức mới, nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo thông qua tổ chức

Page 42: bài tập hóa hữu cơ 3

thực hiện các hoạt động học tập của HS, giúp cho HS có một phương pháp tư duy logic,

sáng tạo.Vì vậy chúng tôi có một số ý kiến đề xuất đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền các

cấp, ngành giáo dục như sau:

- Đầu tư ngân sách để giúp các nhà trường có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện

dạy học (đặc biệt là khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa).

- Quan tâm xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

- Thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương

pháp dạy học.

Hướng phát triển của đề tài:

Trên cơ sở những kiến thức, phương pháp nghiên cứu, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu:

- Xây dựng, lựa chọn tiếp các dạng bài tập cho các phần khác của môn hóa rong chương

trình trung học cơ sở.

- Sử dụng các bài tập đã lựa chọn để xây dựng hệ thống giáo án các bài dạy hóa học

trong chương trình trung học cơ sở.

Trên đây là những nghiên cứu ban đầu, do thời gian có hạn nên không thể tránh

được những thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo, các bạn đồng

nghiệp để giúp chúng tôi tiếp tục công việc nghiên cứu đã đặt ra được thuận lợi và đạt kết

quả cao hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Quốc Sơn – Đặng Văn Liếu – Nguyễn Văn Tòng (2007) , Giáo trình Cơ

Sở Hóa Học hữu cơ – tập 3 , NXB Đại học Sư phạm.

2.Cao Thị Thiên An(2007), Bộ đề thi trắc nghiệm khách quan hóa học, NXB ĐHQG

Hà Nội.

3.Cao Thị Thiên An (2008), Hệ thống và ôn tập nhanh kiến thức hóa học THPT,

NXB ĐHQG Hà Nội.

4.ThS. Cao Thị Thiên An (2007), Phân loại và phương pháp giải các dạng bài tập

hóa học tự luận và trắc nghiệm - NXB ĐHQG Hà Nội

5. Lý Kiều Anh(2006), Xây dựng và lựa chọn hệ thống bài tập tự luận và trắc

nghiệm khách quan dùng để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học phần

Page 43: bài tập hóa hữu cơ 3

hoá học hữu cơ lớp 12 nâng cao trường THPT”, Luận án thạc sỹ khoa học giáo dục.