24
THÁNG 12 NĂM 2017 BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG

Bộ quy tắc ứng xử về phòng chống tham nhũng · xác, sử dụng tài sản của công ty sai mục đích, tống tiền, lạm dụng văn phòng làm việc, làm

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bộ quy tắc ứng xử về phòng chống tham nhũng · xác, sử dụng tài sản của công ty sai mục đích, tống tiền, lạm dụng văn phòng làm việc, làm

THÁNG 12 NĂM 2017

BỘ QUY TẮC

ỨNG XỬ VỀ PHÒNGCHỐNG THAM NHŨNG

Page 2: Bộ quy tắc ứng xử về phòng chống tham nhũng · xác, sử dụng tài sản của công ty sai mục đích, tống tiền, lạm dụng văn phòng làm việc, làm

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG2

MỤC LỤC

THÔNG ĐIỆP CỦA CHỦ TỊCH KIÊM TỔNG GIÁM ĐỐC 3

TẠI SAO CẦN CÓ BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG CỦA VINCI? 4

CÁC QUY TẮC CHUNG 5Định nghĩa về tham nhũng 5Khuôn khổ pháp lý 5Tham nhũng và các hành vi bất hợp pháp có liên quan 6Xung đột lợi ích 6Phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ của tất cả mọi người 7

NGUY CƠ THAM NHŨNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN 8Trong phạm vi dự án, hợp đồng 8Trong khuôn khổ quan hệ với các quan chức nhà nước 10Các tình huống khác 10

QUY TẮC ỨNG XỬ VÀ KHUYẾN NGHỊ 11Quan hệ khách hàng trong khuôn khổ hợp đồng 12Sử dụng nhà cung cấp dịch vụ 13Tiền bôi trơn 15Quà tặng và lời mời đối tác 17Đóng góp chính trị, từ thiện và tài trợ doanh nghiệp 20

THỰC HIỆN 22Vai trò của các công ty thành viên trong Tập đoàn 22Vai trò của nhân viên 22Cơ chế cảnh báo nội bộ 22Các biện pháp trừng phạt kỷ luật 22

Trong trường hợp có sự thiếu nhất quán giữa bản gốc tiếng Pháp và bản dịch, bản tiếng Pháp sẽ được ưu tiên áp dụng.

Page 3: Bộ quy tắc ứng xử về phòng chống tham nhũng · xác, sử dụng tài sản của công ty sai mục đích, tống tiền, lạm dụng văn phòng làm việc, làm

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG3

THÔNG ĐIỆP CỦA CHỦ TỊCH KIÊM TỔNG GIÁM ĐỐC

Tuyên ngôn của Tập đoàn VINCI khuyến khích việc tuân thủ các quy tắc đạo đức.Bộ quy tắc Đạo đức và Ứng xử của chúng ta đề ra các quy tắc ứng xử áp dụng đối với tất cả các công ty thành viên và nhân viên của của mình.Chống tham nhũng được đặt lên vị trí hàng đầu trong những nguyên tắc này. Điều này có nghĩa rằng, mỗi nhân viên của Tập đoàn VINCI không chỉ cần cư xử mẫu mực, mà còn cần tham gia vào cơ chế phòng chống tham nhũng trong khuôn khổ hoạt động của mình.

Những cơ chế này cơ bản dựa trên Bộ quy tắc ứng xử về phòng chống tham nhũng, sự nhận diện các nguy cơ tham nhũng và việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Mục đích của Bộ quy tắc ứng xử này là giải thích rõ hơn các quy tắc đã được nêu trong Bộ quy tắc Đạo đức và Ứng xử của chúng ta liên quan đến việc phòng chống các hình thức tham nhũng khác nhau.

Tôi yêu cầu lãnh đạo các tập đoàn trực thuộc phổ biến Bộ quy tắc này cho đội ngũ nhân viên của mình theo hình thức mà các bạn thấy hiệu quả nhất để đảm bảo tính tuân thủ và bổ sung nếu cần thiết tùy thuộc vào đặc thù của hoạt động kinh doanh và từng quốc gia liên quan.

Xavier Huillard,Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn VINCI

Page 4: Bộ quy tắc ứng xử về phòng chống tham nhũng · xác, sử dụng tài sản của công ty sai mục đích, tống tiền, lạm dụng văn phòng làm việc, làm

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG4

TẠI SAO CẦN CÓ BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG CỦA VINCI?

Tham nhũng là một hành vi làm tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế, sự phát triển bền vững và hiệu quả của thương mại quốc tế và quốc gia bằng cách bóp méo cạnh tranh dẫn đến thiệt hại cho người tiêu dùng và doanh nghiệp.Vì lí do này mà tham nhũng được coi là hành vi phi pháp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Tập đoàn VINCI đã thể hiện các cam kết nhằm đấu tranh chống tham nhũng:• Bằng cách tham gia Công ước toàn cầu của Liên hợp quốc từ năm 2003,

trong đó nguyên tắc thứ 10 của Công ước là: “Các doanh nghiệp được khuyến khích phòng chống tham nhũng dưới mọi hình thức, bao gồm cả hối lộ và nhận hối lộ.”

• Thông qua Bộ quy tắc Đạo đức và Ứng xử của VINCI, Bộ quy tắc quy định các quy tắc ứng xử mà mỗi nhân viên của Tập đoàn đều phải thực hiện. Những quy tắc này bao gồm việc tôn trọng pháp luật và đấu tranh chống tham nhũng.

• Thông qua Tuyên ngôn của Tập đoàn VINCI, trong đó Cam kết thứ 2 có nội dung: “Hành vi đạo đức là trọng tâm của các hợp đồng và mối quan hệ của chúng tôi với khách hàng. Các công ty thành viên của chúng tôi áp dụng Bộ quy tắc Đạo đức và Ứng xử này trên toàn thế giới.”

Tập đoàn VINCI hoạt động kinh doanh ở nhiều quốc gia thông qua các công ty thành viên. Mỗi công ty thành viên và nhân viên của Tập đoàn góp phần xây dựng nên danh tiếng của Tập đoàn, vì vậy họ phải tuân thủ các chuẩn mực khắt khe nhất.

Bộ quy tắc ứng xử về phòng chống tham nhũng này sẽ giúp nhân viên hiểu rõ và áp dụng các quy tắc đạo đức của Tập đoàn được nêu trong Bộ quy tắc Đạo đức và Ứng xử.

Nó giải thích tại sao các rủi ro liên quan đến tham nhũng có thể phát sinh trong các hoạt động của Tập đoàn. Đồng thời cung cấp câu trả lời cho các câu hỏi mà nhân viên có thể gặp phải khi đối mặt với các tình huống có thể được xem là tham nhũng. Bộ quy tắc ứng xử này quy định những điều bị cấm đoán và những điều được cho phép hoặc những trường hợp mà nhân viên phải tìm kiếm sự trợ giúp.

Tài liệu này không thể liệt kê hết tất cả các tình huống có thể gặp phải. Mỗi người trong chúng ta nên dùng khả năng phán đoán tốt hất và tham khảo một cách có hệ thống các quy tắc cụ thể do Tập đoàn hoặc công ty đưa ra khi cần thiết.

Trong trường hợp chưa hiểu rõ các quy tắc ứng xử được nêu trong Bộ quy tắc này, mỗi nhân viên được khuyến khích trao đổi với quản lý cấp trên, chuyên gia pháp lý và cán bộ phụ trách các vấn đề đạo đức của công ty hoặc Tập đoàn.

VINCI PHẢI GƯƠNG MẪU.

Tập đoàn VINCI không chấp nhận hành vi tham nhũng.

Mỗi nhân viên của Tập đoàn phải ứng xử mẫu mực trong công tác chống tham nhũng.

Page 5: Bộ quy tắc ứng xử về phòng chống tham nhũng · xác, sử dụng tài sản của công ty sai mục đích, tống tiền, lạm dụng văn phòng làm việc, làm

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG5

Định nghĩa về tham nhũngTham nhũng là(1) “đòi hỏi, tặng, cho hay chấp nhận một cách trực tiếp hay gián tiếp một khoản tiền hối lộ bất hợp pháp hoặc một lợi ích trái phép hay sự hứa hẹn về lợi ích trái phép, gây ảnh hưởng đến hành vi đúng đắn của người nhận hối lộ hoặc nhận lợi ích trái phép hay sự hứa hẹn về lợi ích trái phép đó.”

Đó là một hành vi không trung thực liên quan đến ít nhất hai người:• một người sử dụng quyền hạn hoặc tầm ảnh hưởng của mình một cách

sai trái để tạo thuận lợi cho bên thứ ba nhằm đổi lấy lợi ích;• và người đề xuất hoặc mang lại lợi ích này.

Ngoài ra, người tạo điều kiện cho hành vi tham nhũng là người đồng lõa và người hưởng lợi từ hành động này bằng cách nhận lợi ích trái phép là người nhận hối lộ. Những người này phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Pháp luật của nước Pháp coi việc mang ảnh hưởng của mình ra trao đổi là hành vi tham nhũng.

Hành vi tham nhũng tồn tại ngay cả khi:• người đề xuất lợi ích thực hiện hành vi của mình thông qua bên thứ ba

(trung gian, đại lý thương mại, nhà thầu phụ, nhà cung cấp, đối tác, v.v.);• người nhận lợi ích không phải là người hưởng lợi cuối cùng (người hưởng

lợi có thể là cha mẹ, bên thứ ba, v.v.);• hành động gian lận và việc đem lại lợi ích trái phép không diễn ra đồng

thời (lợi ích trái phép có thể nhận được trước hoặc sau);• lợi ích trái phép được thực hiện dưới các hình thức khác không phải bằng

tiền (có thể là hiện vật, dịch vụ, lợi ích danh tiếng, v.v.);• người hưởng lợi là nhân viên cơ quan nhà nước hoặc tư nhân.

Khuôn khổ pháp lýCác cơ chế hiện có:

• ở mỗi quốc gia đều có các điều luật định nghĩa về tham nhũng và đặt ra những hình phạt áp dụng cho hành vi phạm tội này, việc thực thi là trách nhiệm của chính quyền địa phương của quốc gia liên quan;

CÁC QUY TẮC CHUNG

(1) Nguồn: Công ước Luật dân sự Hội đồng Châu Âu về tham nhũng được thông qua ngày 04/11/1999 và có hiệu lực từ ngày 01/11/2003.

Page 6: Bộ quy tắc ứng xử về phòng chống tham nhũng · xác, sử dụng tài sản của công ty sai mục đích, tống tiền, lạm dụng văn phòng làm việc, làm

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG6

• và mặt khác, tại một số quốc gia (như Hoa Kỳ(2), Vương quốc Anh(3), Pháp(4)), các điều luật có hiệu lực ngoài lãnh thổ cho phép các cơ quan chức năng của các quốc gia này trừng phạt các hành vi tham nhũng của những công ty hoặc cá nhân vượt ra ngoài biên giới của họ. Do đó, những người vi phạm các quy tắc này có thể bị truy tố đồng thời ở nhiều quốc gia cho cùng một tội danh;

• các công ước quốc tế mà các quốc gia này đã tham gia ký kết.

Bộ quy tắc ứng xử về phòng chống tham nhũng này không thể bao quát hết mọi quy định tại các quốc gia, những gì có thể nghiêm ngặt hơn các quy tắc trong Bộ quy tắc này.Mỗi nhân viên của Tập đoàn nên tham vấn các phòng ban có liên quan tại công ty về pháp luật hiện hành tại quốc gia mình.

Tham nhũng và các hành vi bất hợp pháp có liên quanTham nhũng thường đi kèm với các hành vi bất hợp pháp, như mang ảnh hưởng của mình ra trao đổi, thiên vị, trình bày báo cáo tài chính không chính xác, sử dụng tài sản của công ty sai mục đích, tống tiền, lạm dụng văn phòng làm việc, làm giàu bất hợp pháp. Những hành vi này thực chất cấu thành các hành vi phạm tội ở hầu hết các quốc gia và có thể ám chỉ sự tồn tại của một hành vi tham nhũng. Do đó, mỗi nhân viên phải hết sức thận trọng.

Xung đột lợi íchBộ quy tắc Đạo đức và Ứng xử của VINCI đưa ra các quy tắc nhằm ngăn ngừa các xung đột lợi ích.

Nhân viên của Tập đoàn đôi khi có thể nhận được những lời gợi ý, đề nghị hoặc quà tặng từ bên thứ ba (ví dụ như nhà cung cấp, nhà thầu phụ...). Vì vậy, tùy thuộc vào hoàn cảnh sẽ có thể phát sinh tình huống xung đột lợi ích mà trong một số trường hợp được coi là hối lộ thụ động.

Nhiệm vụ chuyên môn của mỗi nhân viên không được mâu thuẫn với lợi ích cá nhân của người đó. Nếu tình huống này phát sinh, nhân viên liên quan phải thông báo ngay cho người quản lý cấp trên của mình.

(2) Đạo luật Chống Tham nhũng ở nước ngoài của Hoa Kỳ (FCPA) không chỉ áp dụng cho công dân hoặc cư dân Hoa Kỳ, mà còn cho các pháp nhân hoặc cá nhân sử dụng phương tiện liên lạc hoặc thanh toán chuyển qua Hoa Kỳ (sử dụng đồng tiền Đô la Mỹ, sử dụng thư điện tử, các chuyến du lịch đến Mỹ, v.v.) hoặc những người bị phát hiện đã tham gia vào một âm mưu (định nghĩa không đầy đủ).

(3) Đạo luật Chống hối lộ của Vương quốc Anh có các quy tắc, trong các điều kiện nhất định, cho phép truy tố công dân nước ngoài đối với các hành vi phạm tội ở nước ngoài. Điều này được áp dụng cho các công ty nước ngoài thực hiện toàn bộ hoặc một phần công việc kinh doanh của họ tại Vương quốc Anh.

(4) Luật số 2016-1691 ngày 9 tháng 12 năm 2016 của Pháp về sự minh bạch, đấu tranh chống tham nhũng và hiện đại hóa nền kinh tế (gọi là “Luật Sapin II”). Các cơ quan tư pháp của Pháp có thể truy tố công dân Pháp về việc phạm tội ở Pháp hoặc ở nước ngoài cũng như người nước ngoài phạm tội tại Pháp, hoặc người nước ngoài phạm tội ở nước ngoài nhưng thường trú tại Pháp hoặc thực hiện một phần hoạt động kinh doanh tại Pháp.

Page 7: Bộ quy tắc ứng xử về phòng chống tham nhũng · xác, sử dụng tài sản của công ty sai mục đích, tống tiền, lạm dụng văn phòng làm việc, làm

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG7

Phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ của tất cả mọi ngườiTham nhũng có nguy cơ khiến cho các công ty thành viên và nhân viên của mình bị xử phạt nghiêm trọng (án tù, phạt nặng, đình chỉ công tác, cấm tham gia vào hợp đồng công và/hoặc tài trợ quốc tế, v.v.) cũng như ảnh hưởng rất lớn đến danh tiếng.

Ngoài việc xử phạt hình sự, tham nhũng cũng có thể gây hậu quả về dân sự và hợp đồng (chấm dứt hợp đồng, bồi thường cho bên thứ ba đối với các tổn thất phát sinh, v.v.).

Mỗi nhân viên của Tập đoàn cần phải:

• nắm vững Bộ quy tắc Đạo đức và Ứng xử và Bộ quy tắc ứng xử về phòng chống tham nhũng;

• tham gia vào các hoạt động đào tạo về công tác chống tham nhũng được tổ chức tại công ty hoặc Tập đoàn (đặc biệt là các mô-đun đào tạo trực tuyến).

: Mỗi công ty thành viên của Tập đoàn và mỗi nhân viên phải thực thi Bộ quy tắc này để phòng chống tham nhũng.

THÁNG 12 NĂM 2017

BỘ QUY TẮC

ĐẠO ĐỨC VÀ ỨNG XỬ

: Bộ quy tắc Đạo đức và các mô-đun đào tạo trực tuyến (e-learning) có sẵn dành cho tất cả nhân viên trên mạng nội bộ của VINCI.

Page 8: Bộ quy tắc ứng xử về phòng chống tham nhũng · xác, sử dụng tài sản của công ty sai mục đích, tống tiền, lạm dụng văn phòng làm việc, làm

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG8

NGUY CƠ THAM NHŨNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN

Hoạt động kinh doanh của các công ty thành viên thuộc Tập đoàn VINCI bao gồm việc ký kết và thực hiện các loại hợp đồng về xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất cho các cơ quan nhà nước hoặc khách hàng tư nhân trên toàn thế giới.Khi thực hiện các hoạt động này, có nhiều tình huống khác nhau trong đó nhân viên có thể phải đối mặt với nguy cơ tham nhũng. Dưới đây là những ví dụ về các tình huống thường gặp có thể dẫn đến hành vi tham nhũng.

Trong phạm vi dự án, hợp đồng

: Tìm cách gây ảnh hưởng để giành được hợp đồng. : Tìm cách đặt mình vào một vị thế đặc quyền (các quy tắc có lợi

cho việc sơ tuyển, tiêu chí trúng thầu, cơ chế hợp đồng). : Tìm cách đạt được các quyết định thuận lợi (gia hạn thời gian

hoàn thành, hạng mục phát sinh, nghiệm thu khối lượng, thỏa thuận bổ sung, khiếu nại, tranh chấp, v.v.).

Các hình thức tham nhũngHứa hẹn một lợi ích trái phép có lợi cho người ký hợp đồng hoặc người tham gia vào quá trình này:

• tiền mặt;• quà tặng (vật phẩm xa xỉ, viện phí, học phí cho con cái, v.v.);• đài thọ cho các chi phí khác nhau;• hứa hẹn về công việc/thực tập ngay lập tức hoặc trong tương lai;• chi phí đi lại (các chuyến du lịch, lời mời dành cho người thân, lời mời với

chi phí rất cao);• các hoạt động từ thiện doanh nghiệp hoặc sáng kiến tài trợ có tác động

đến người ra quyết định;• v.v.

Ví dụ cụ thể

• Người thụ hưởng lợi ích có thể là: – đại diện của khách hàng; – người được khách hàng ủy quyền (kỹ sư tư vấn, quản lý dự án, v.v.); – hoặc một bên thứ ba do khách hàng chỉ định (họ hàng, trẻ em, người làm bình phong, công ty bình phong, v.v.).

CÁC LÝ TÌNH HUỐNG CÓ THỂ DẪN ĐẾN HÀNH VI

THAM NHŨNG:

Page 9: Bộ quy tắc ứng xử về phòng chống tham nhũng · xác, sử dụng tài sản của công ty sai mục đích, tống tiền, lạm dụng văn phòng làm việc, làm

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG9

• Sự hứa hẹn có thể được che giấu trong một hợp đồng có vẻ hợp pháp nhưng lại cung cấp các dịch vụ quá đắt đỏ. Do đó, các loại hợp đồng sau đây có thể đóng vai trò là phương tiện cho các hành vi tham nhũng (danh sách không đầy đủ):

– hợp đồng hỗ trợ thương mại; – hợp đồng học tập; – hợp đồng dịch vụ; – hợp đồng thầu phụ; – hợp đồng cung cấp.

Nếu lời hứa hoặc việc chuyển tiền được bên thứ ba thực hiện (đối tác trong liên doanh/liên danh, đồng nhà thầu, nhà cung cấp, đại lý, v.v.) thay mặt cho một công ty, hoặc với sự đồng ý của công ty, công ty đó có thể bị coi đồng phạm hoặc đồng lõa.

: Gây ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định trong việc giải quyết tranh chấp hoặc kiện tụng.

Các hình thức tham nhũngHứa hẹn một lợi ích trái phép đối với:

• thẩm phán;• trọng tài viên;• người hòa giải;• chuyên gia.

Ví dụ cụ thể

Như trên.

: Đẩy nhanh các hành động hoặc quyết định thông thường của khách hàng (ví dụ: đặt dịch vụ, thanh toán, nghiệm thu công việc v.v.).

Các hình thức tham nhũngHứa hẹn trả tiền hoặc thanh toán cho một lợi ích thậm chí là khiêm tốn (tiền mặt hoặc thứ khác) để khuyến khích người nhận thực hiện công việc của mình một cách nhanh chóng (còn được gọi là “tiền bôi trơn”).

Page 10: Bộ quy tắc ứng xử về phòng chống tham nhũng · xác, sử dụng tài sản của công ty sai mục đích, tống tiền, lạm dụng văn phòng làm việc, làm

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG10

Trong khuôn khổ quan hệ với các quan chức nhà nước

: Tìm cách có được/đẩy nhanh việc có được: – dịch vụ; – sự cấp phép hành chính; – giấy phép (giấy phép nhập khẩu, giấy phép lao động); – ưu đãi thuế thuận lợi; – giải quyết hậu quả các vi phạm; – bất kỳ quyết định có lợi nào khác.

Các hình thức tham nhũngHứa hẹn đưa tiền hoặc đưa một khoản tiền thậm chí là nhỏ để khuyến khích người nhận thực hiện công việc của mình một cách nhanh chóng (còn được gọi là “tiền bôi trơn”).

Các tình huống khác

: Tìm cách đạt được nguồn tài trợ.

Các hình thức tham nhũngĐưa tiền hoặc lợi ích vật chất khác cho người ra quyết định.

CÁC LÝ TÌNH HUỐNG CÓ THỂ DẪN ĐẾN HÀNH VI

THAM NHŨNG:

CÁC LÝ TÌNH HUỐNG CÓ THỂ DẪN ĐẾN HÀNH VI

THAM NHŨNG:

Page 11: Bộ quy tắc ứng xử về phòng chống tham nhũng · xác, sử dụng tài sản của công ty sai mục đích, tống tiền, lạm dụng văn phòng làm việc, làm

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG11

Nghiêm cấm mọi hành vi tham nhũng dưới mọi hình thức.

Không nhân viên nào của VINCI được phép trực tiếp hay gián tiếp nhận hoặc trao cho bên thứ ba bất kỳ lợi ích trái phép nào, dưới bất kỳ hình thức nào, thông qua bất kỳ phương tiện nào, với mục đích đạt được hoặc duy trì một giao dịch thương mại hoặc ưu đãi có lợi.Mỗi nhân viên phải tránh quan hệ với các bên thứ ba, những đối tượng có thể đặt nhân viên đó vào tình huống chịu ơn hoặc tạo ra sự nghi ngờ về sự liêm chính của mình. Ngoài ra, phải đảm bảo không đặt bất kỳ bên thứ ba nào vào tình huống tương tự khi cố gắng thuyết phục họ hợp tác với một công ty trong Tập đoàn VINCI.

Nhân viên của Tập đoàn không bao giờ được chủ động cung cấp bất kỳ lợi ích trái phép nào có thể bị coi là hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, họ có thể phải đối mặt với nhiều tình huống khác nhau, trong đó họ bị bên thứ ba tiếp cận. Bộ quy tắc ứng xử này làm rõ hành vi cần phải có trong những trường hợp như vậy.

Phần này liên quan đến các quy tắc ứng xử và khuyến nghị áp dụng trong các tình huống rủi ro sau đây:

• quan hệ khách hàng trong khuôn khổ hợp đồng;• sử dụng nhà cung cấp;• trả tiền bôi trơn;• quà tặng và lời mời;• đóng góp cho các hoạt động chính trị, tài trợ và từ thiện doanh nghiệp.

Do tính đa dạng của các tình huống và bối cảnh gặp phải, không thể đưa ra một danh sách đầy đủ các hành vi được cho phép hoặc bị cấm đoán. Mỗi nhân viên và mỗi công ty sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng và dùng khả năng phán đoán sáng suốt của mình. Các biểu tượng cảnh báo dưới đây sẽ hướng dẫn nhân viên đánh giá rủi ro.

Nói chung, bất kỳ nhân viên nào rơi vào tình huống lưỡng lự về hành vi cần thực hiện phải tuân theo quy tắc cơ bản sau:

MINH BẠCHKhông nên cố gắng giải quyết vấn đề một mình. Trao đổi với quản lý cấp trên hoặc những người đủ thẩm quyền để hỗ trợ nhân viên trong vấn đề này (bộ phận pháp lý hoặc đạo đức) của công ty hoặc Tập đoàn.

QUY TẮC ỨNG XỬ VÀ KHUYẾN NGHỊ

Các biểu tượng cảnh báo dưới đây sẽ hướng dẫn nhân viên đánh giá rủi ro:

RỦI RO TIỀM ẨN

RỦI RO NGHIÊM TRỌNG

Page 12: Bộ quy tắc ứng xử về phòng chống tham nhũng · xác, sử dụng tài sản của công ty sai mục đích, tống tiền, lạm dụng văn phòng làm việc, làm

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG12

Quan hệ khách hàng trong khuôn khổ hợp đồng

Việc đàm phán và thực hiện hợp đồng không được làm phát sinh hành vi hoặc việc làm có thể bị xem như là hối lộ chủ động hoặc thụ động, mang ảnh hưởng của mình ra trao đổi hoặc thiên vị.Không được thực hiện bất kỳ khoản thanh toán bất hợp pháp nào (hoặc trao bất kỳ hình thức lợi ích nào khác) trực tiếp hoặc gián tiếp cho đại diện của một khách hàng vì bất kỳ lý do gì.

Nguy cơ tham nhũng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào khi người nắm quyền hoặc có thẩm quyền ra quyết định quyết định thu lợi bất chính từ vị trí này. Trong mọi trường hợp, nhân viên VINCI phải phán đoán và cảnh giác để tránh bị rơi vào tình huống này và đấu chống lại nó.

: Tuân thủ tuyệt đối các điều cấm kị nêu trên.Không có ngoại lệ cho quy tắc này. Không ai được cấp phép:

• cho dù bởi là cấp trên của nhân viên;• hay phòng ban phụ trách các vấn đề đạo đức của công ty.

Khuyến nghịTrong trường hợp nhận được yêu cầu thanh toán trái phép, các hành động sau có thể hữu ích:

• giải thích rằng các quy tắc đạo đức của Tập đoàn nghiêm cấm thực hiện hành động này;

• nhắc lại rằng việc thanh toán như vậy có thể khiến người yêu cầu, nhân viên và công ty phải chịu hình phạt nặng nề, bao gồm cả tội hình sự;

• đề nghị người đó đưa ra một yêu cầu chính thức bằng văn bản, nêu rõ danh tính của anh ấy/cô ấy và các chi tiết của yêu cầu và đề nghị người quản lý trực tiếp của họ ký xác nhận; điều này có thể khiến người đó nản chí;

• thông báo cho quản lý cấp cao của khách hàng bằng cách chỉ ra rằng yêu cầu này có thể dẫn gây ảnh hưởng đến tiến độ của dự án và phải can thiệp để chấm dứt việc đó.

: Nghĩa vụ cảnh giác.Khuyến nghịNhân viên của tập đoàn phải cảnh giác và không được hỗ trợ bất kỳ hành vi bất hợp pháp nào liên quan đến các cộng sự, các nhà thầu hoặc đối tác mà họ có thể biết.

CÁC QUY TẮC ỨNG XỬ:

Page 13: Bộ quy tắc ứng xử về phòng chống tham nhũng · xác, sử dụng tài sản của công ty sai mục đích, tống tiền, lạm dụng văn phòng làm việc, làm

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG13

Sử dụng nhà cung cấp dịch vụ

Việc sử dụng nhà cung cấp dịch vụ phải tuân theo yêu cầu hợp lý phù hợp với loại hình dịch vụ và địa điểm thực hiện. Việc tuân thủ này liên quan đến tính liêm chính của nhà cung cấp dịch vụ, tính hợp pháp của hợp đồng được ký kết và tính thỏa đáng của việc thanh toán với dịch vụ được cung cấp.

Việc sử dụng một nhà cung cấp dịch vụ (nhà thầu phụ, nhà cung cấp, nhà tư vấn, đại lý thương mại, v.v.) để thực hiện một số dịch vụ là phổ biến, nhưng cũng có thể là phương tiện che giấu các hành vi tham nhũng. Tiền thù lao quá mức hoặc một hóa đơn có giá trị quá cao có thể gây nghi ngờ là hoa hồng bất hợp pháp. Do đó, mỗi nhân viên phải đặc biệt thận trọng.

: Việc sử dụng nhà cung cấp dịch vụ phải hợp pháp.Khuyến nghịTính hợp pháp của việc sử dụng nhà cung cấp dịch vụ có nghĩa là các dịch vụ dự kiến là hợp pháp và chính đáng và phù hợp với nhu cầu thực sự của công ty hoặc dự án, phù hợp với các quy tắc nội bộ của công ty với mức giá hợp lý so với các dịch vụ được cung cấp.

Ví dụ, việc sử dụng một nhà cung cấp dịch vụ không được xuất phát từ mong muốn có được thông tin bí mật từ một quan chức nhà nước đã thu thập chúng bất hợp pháp.

: Các điều kiện để nhà cung cấp thực hiện dịch vụ không gây ra hoài nghi về sự trung thực của công ty sử dụng dịch vụ.Khuyến nghịTrước khi sử dụng một nhà cung cấp cần thực hiện một số khâu kiểm tra và biện pháp phòng ngừa nhất định:

• tính liêm chính/uy tín của nhà cung cấp dịch vụ phải được xem xét hợp lý trước, dựa trên rủi ro có thể xảy đến. Tính chất của việc kiểm tra này được xác định bởi đơn vị kinh doanh dựa trên bản đồ rủi ro của mình. Khuyến khích nghiên cứu có hệ thống về các nhà cung cấp mới;

• phải kiểm tra trước năng lực tài chính và kỹ thuật của nhà cung cấp dịch vụ dự kiến thực hiện các dịch vụ đó, đặc biệt là so sánh với giá thị trường thu thập được trong quá trình kiểm tra các đề xuất tương tự;

• bối cảnh sử dụng các nhà cung cấp dịch vụ phải hợp pháp;• các dịch vụ dự kiến được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ phải được

quy định cụ thể trong hợp đồng (xem bên dưới).

CÁC QUY TẮC ỨNG XỬ:

Page 14: Bộ quy tắc ứng xử về phòng chống tham nhũng · xác, sử dụng tài sản của công ty sai mục đích, tống tiền, lạm dụng văn phòng làm việc, làm

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG14

: Mối quan hệ hợp đồng phải rõ ràng.Khuyến nghịHợp đồng giữa công ty và nhà cung cấp dịch vụ phải bao gồm:

• định nghĩa chính xác về các dịch vụ sẽ được cung cấp;• một khoản thù lao hợp lý phù hợp với những dịch vụ này. Một số dịch vụ

kỹ thuật nhất định (nghiên cứu, thầu phụ, v.v.) có thể bị tăng giá quá cao vì các mục đích bất hợp pháp. Các nhân viên của Tập đoàn phải đảm bảo không để xảy ra những việc này, cho dù chúng có biểu hiện hay không biểu hiện ra ngoài;

• các phương thức thanh toán minh bạch (thanh toán cho các hóa đơn thông qua tài khoản ngân hàng chính thức của nhà cung cấp tại quốc gia đóng trụ sở);

• cam kết rõ ràng tôn trọng các quy tắc đạo đức của Tập đoàn, kèm theo một điều khoản tự động chấm dứt hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ trong trường hợp nhà cung cấp dịch vụ vi phạm các quy tắc đạo đức của Tập đoàn;

• ghi chép sổ sách các dịch vụ được cung cấp;• quyền đánh giá thường xuyên các dịch vụ được cung cấp.

: Nâng cao tính minh bạch.Khuyến nghịTùy thuộc vào rủi ro liên quan đến việc sử dụng nhà cung cấp dịch vụ, nhân viên có liên quan phải nộp báo cáo cho quản lý trực tiếp và bộ phận phụ trách các vấn đề đạo đức của công ty.

Thù lao của nhà cung cấp dịch vụ phải được ghi chép một cách rõ ràng và chính xác trong sổ sách của công ty.

Page 15: Bộ quy tắc ứng xử về phòng chống tham nhũng · xác, sử dụng tài sản của công ty sai mục đích, tống tiền, lạm dụng văn phòng làm việc, làm

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG15

Tiền bôi trơn

Nghiêm cấm đưa tiền bôi trơn trừ khi việc tự do di chuyển hoặc tính mạng bản thân bị đe dọa.

“Tiền bôi trơn là khoản tiền nhỏ hoặc quà tặng được một đơn vị (cá nhân, công ty) tặng cho nhân viên công chức để nhận được một dịch vụ mà người yêu cầu được hưởng một cách hợp pháp, ví dụ như đẩy nhanh thủ tục hành chính, để nhận được giấy phép hoặc được cung cấp dịch vụ như lắp đặt đường dây điện thoại hoặc làm thủ tục hải quan.” (nguồn: Transparency International).

Đây là loại hành vi dẫn đến một vòng lẩn quẩn làm suy yếu các giá trị đạo đức của công ty và làm phát sinh các nhu cầu vi phạm ngày càng thường xuyên và quan trọng hơn. Vì vậy, các hành vi đó bị xem là tham nhũng và bị cấm tại nhiêu quốc gia.

Công ty không sử dụng hình thức thanh toán này để thực hiện các thủ tục hành chính vì đây không phải là thủ tục ưu tiên mà chỉ là các nhiệm vụ mà nhân viên công chức được Nhà nước được trả tiền để hoàn thành.

Ví dụ về tiền bôi trơn:

• một đại diện cơ quan chính quyền địa phương yêu cầu đưa một khoản tiền không chính thức để cấp hoặc đẩy nhanh quá trình cấp phép hoặc làm giấy phép lao động;

• một nhân viên công ty điện lực yêu cầu phải trả một khoản tiền để kết nối với lưới điện;

• một nhân viên hải quan hỗ trợ thông quan đòi phải trả một khoản thuế đặc biệt để được thông quan nhanh chóng.

: Nghiêm cấm trả tiền bôi trơn.Khuyến nghịPhải từ chối nếu được một nhân viên công chức yêu cầu đưa tiền bôi trơn.Giải thích cho người yêu cầu đưa số tiền này:

• rằng các quy tắc đạo đức của Tập đoàn không cho phép làm như vậy;• rằng yêu cầu đó là bất hợp pháp (tại hầu hết các quốc gia) và theo quy

định của pháp luật, hành động này có thể cấu thành một hành vi vi phạm khiến cho chính người yêu cầu, nhân viên và công ty phải nhận những hình phạt nặng, kể cả tội hình sự;

• rằng các thủ tục hành chính bạn yêu cầu không phải một thủ tục ưu tiên mà chỉ là nhiệm vụ mà nhân viên công chức được Nhà nước được trả tiền để hoàn thành. Trong trường hợp họ khăng khăng đòi, hãy đề nghị người đó phải đưa ra một yêu cầu bằng văn bản (điều này sẽ làm họ nản chí):

– văn bản yêu cầu đó phải ghi rõ danh tính của người yêu cầu; – được ký bởi một người được ủy quyền; – được soạn trên giấy có tiêu đề chính thức.

Nếu nhận được văn bản này, hãy thông báo cho người quản lý cấp trên của bạn biết. Công ty sẽ thực hiện các bước cần thiết để có được sự tôn trọng các quyền của mình bằng các biện pháp hợp pháp.

CÁC QUY TẮC ỨNG XỬ:

Page 16: Bộ quy tắc ứng xử về phòng chống tham nhũng · xác, sử dụng tài sản của công ty sai mục đích, tống tiền, lạm dụng văn phòng làm việc, làm

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG16

: Ngoại lệ: rủi ro về an toàn tính mạng và tự do di chuyển.Khuyến nghịTrong trường hợp hành động đưa tiền để bôi trơn là cần thiết để đảm bảo an toàn tính mạng và tự do di chuyển của nhân viên, việc này có thể được thực hiện.

: Lôi kéo khách hàng vào cuộc.Khuyến nghị

• thông báo cho khách hàng của bạn rằng những yêu cầu này có thể phát sinh vấn đề về tiến độ của dự án, trừ khi họ can thiệp để ngăn chặn chúng;

• trước khi ký hợp đồng, thương lượng với khách hàng và đưa vào trong hợp đồng các điều khoản cần thiết để có được sự hỗ trợ của họ trong việc xin cấp phép các thủ tục hành chính cần thiết khác nhau, hoặc để họ phụ trách toàn bộ các thủ tục này. Ngoài ra, việc không có giấy phép kịp thời cũng sẽ gây hậu quả cho tiến độ thực hiện công việc (trì hoãn việc khởi công v.v.). Quy định này phải được nêu cụ thể và đưa vào hợp đồng;

• đưa vào hợp đồng, tiến độ thực hiện công việc của bạn một khoảng thời gian càng lâu càng tốt để xin cấp các loại giấy phép hành chính khác nhau;

• trong trường hợp có thể, nên gom những đơn xin cấp phép hành chính của bạn lại với nhau để khiến cho các cán bộ công chức khó từ chối chúng hơn;

• thiết lập quan hệ tốt với các cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương;

• thảo luận với các cơ quan có thẩm quyền về các yêu cầu đưa tiền bôi trơn của các cán bộ địa phương và cách tránh các yêu cầu đó.

: Tính minh bạch.Khuyến nghịLập tức báo cáo các vấn đề khó khăn cho người quản lý cấp trên và bộ phận phụ trách các vấn đề đạo đức của công ty.

Page 17: Bộ quy tắc ứng xử về phòng chống tham nhũng · xác, sử dụng tài sản của công ty sai mục đích, tống tiền, lạm dụng văn phòng làm việc, làm

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG17

Quà tặng và lời mời đối tác

Chỉ được trao hoặc nhận quà tặng hoặc lời mời khi chúng chỉ mang tính biểu tượng hoặc có giá trị rất thấp phù hợp với hoàn cảnh cụ thể với điều kiện không gây nghi ngờ về tính trung thực của người tặng hoặc tính công minh của người nhận quà.

Quà tặngĐược định nghĩa là bất kỳ lợi ích nào bằng hiện vật có thể bị coi là hối lộ. Quà tặng có thể bao gồm:

• cung cấp các hiện vật (đồng hồ, bút, sổ, v.v.);• hoặc trả chi phí thay cho người hưởng lợi (chi phí du lịch và các loại chi

phí khác).

Lời mờiĐó là bất kỳ hoạt động quan hệ công chúng nào nhằm chia sẻ với người hưởng lợi một khoảng thời gian thú vị hoặc sự kiện dành riêng hoặc một phần cho mục đích kinh doanh.

Lời mời có thể là:

• một bữa ăn trong nhà hàng;• một chương trình biểu diễn;• một chuyến đi.

Mặc dù việc tặng quà cho đối tác thường được coi là một hành động lịch sự và phổ biến, nhưng cần đặc biệt cảnh giác để không gặp phải vấn đề tạo ra xung đột lợi ích hoặc bị coi là hành động tham nhũng.

Các nguyên tắc được nêu dưới đây áp dụng cho mọi loại quà tặng/lời mời được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp bởi bên thứ ba.

: Quà tặng hoặc lời mời được đề xuất phải được luật pháp địa phương hiện hành cho phép.Khuyến nghịĐảm bảo rằng quà tặng hoặc lời mời không bị pháp luật hiện hành cấm, đặc biệt là căn cứ vào tình trạng của người hưởng lợi.

: Quà tặng hoặc lời mời được đề xuất phải tuân theo chính sách của công ty.Khuyến nghịTuân thủ Bộ quy tắc này và các chính sách của công ty có liên quan.Các công ty thành viên của Tập đoàn có thể đặt mức trần cho mỗi sự kiện và mỗi giai đoạn, tùy thuộc vào luật hiện hành.

CÁC QUY TẮC ỨNG XỬ:

Page 18: Bộ quy tắc ứng xử về phòng chống tham nhũng · xác, sử dụng tài sản của công ty sai mục đích, tống tiền, lạm dụng văn phòng làm việc, làm

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG18

: Sự cẩn trọng là cần thiết liên quan đến bối cảnh/hoàn cảnh.Khuyến nghịMục đích duy nhất của quà tặng/lời mời phải là để thể hiện sự đánh giá cao hoặc lòng biết ơn.

Không được coi quà tặng/lời mời là một phần thưởng cho người hưởng lợi vì ký kết hợp đồng với công ty.

Giá trị hoặc tần suất của quà tặng/lời mời không được gây nghi ngờ về:

• tính trung thực của người tặng quà;• tính công minh của người nhận quà;• không tạo ra bất kỳ nghi ngờ nào, đặc biệt là xung đột lợi ích;• hoặc cũng không để bị hiểu là việc che giấu một hành vi tham nhũng.

: Quà tặng/lời mời bị nghiêm cấm khi công ty sắp ký hợp đồng với công ty nơi người nhận làm việc.Khuyến nghịLuật chống tham nhũng nghiêm cấm việc tặng quà cho bên thứ ba với mục đích đạt được lợi ích trái phép hoặc thực hiện bất kỳ việc nào gây ảnh hưởng đến việc ra quyết định chính thức.

: Mọi món quà/lời mời, trừ khi có giá trị rất thấp, đều cần cđược người quản lý trực tiếp của nhân viên cho phép trước.Khuyến nghị

• giá trị quà tặng/lời mời phải mang tính biểu tượng hoặc rất thấp phù hợp với hoàn cảnh;

• cần phải sáng suốt và suy xét kỹ. Món quà/lời mời có giá trị càng lớn thì càng phải nghi vấn;

• tránh những món quà và lời mời mà lẽ thường cho là không phù hợp.

: Cần phải làm gì trong trường hợp bị đòi hỏi quá mức và không phù hợp?Khuyến nghịBạn phải từ chối và giải thích:

• rằng các quy tắc đạo đức của Tập đoàn không cho phép bạn thực hiện yêu cầu này;

• rằng theo quy định của pháp luật, hành động này có thể cấu thành một hành vi phạm tội và khiến cho người yêu cầu, nhân viên và công ty phải nhận các biện pháp trừng phạt nặng nề, đặc biệt là tội hình sự.

: Lời mời chiêu đãi từ đại diện khách hàng phải liên quan đến hoạt động kinh doanh.Khuyến nghịCác bữa ăn phải phục vụ các cuộc thảo luận mang tính chất công việc. Chi phí của bữa ăn phải bằng giá trị một bữa tiếp khách thông thường theo tiêu chuẩn địa phương.

Page 19: Bộ quy tắc ứng xử về phòng chống tham nhũng · xác, sử dụng tài sản của công ty sai mục đích, tống tiền, lạm dụng văn phòng làm việc, làm

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG19

: Các bữa ăn không được có sự tham dự của những vị khách không liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh.Hai ngoại lệ đối với việc nghiêm cấm này:

• được sự cho phép trước của cấp trên;• một số trường hợp đặc biệt (kỷ niệm một sự kiện quan trọng hoặc ăn

mừng một thành tựu nhất định trong quá trình thực hiện một dự án chẳng hạn).

Khuyến nghịTrong mọi trường hợp, cần phải sáng suốt và suy xét kỹ.

: Lời mời tham gia các sự kiện phải có tính chất chuyên nghiệp và được thực hiện với sự có mặt của nhân viên VINCI tổ chức sự kiện.Khuyến nghịCác chủ đề được thảo luận phải có mối liên kết với doanh nghiệp (ví dụ: quảng cáo/trình bày các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty).

Đây có thể là những lời mời tham gia các triển lãm thương mại, hội thảo, hội nghị, thăm các cơ sở kinh doanh bao gồm hoặc không bao gồm chi phí đi lại và ăn ở hợp lý.

Sự kiện này có thể kết hợp một khoảng thời gian giải trí hoặc tham quan nhưng phải liên quan đến mục đích của chuyến đi.

: Các chuyến đi không được bao gồm bạn bè, người thân, đối tác, con cái của khách hàng hoặc bất kỳ bên liên quan nào khác.Có một ngoại lệ cho việc giới hạn này:

• nhân viên được cấp trên chấp thuận trước.

Khuyến nghịTrong mọi trường hợp, cần phải sáng suốt và suy xét kỹ.

: Nâng cao tính minh bạch.Khuyến nghịMọi quà tặng hoặc lời mời:

• các món quà và lời mời này, ngoại trừ những thứ có giá trị thấp, đều phải được nhân viên liên quan phải thông báo cho cấp trên và cho bộ phận phụ trách các vấn đề đạo đức của công ty;

• và phải được ghi rõ ràng và chính xác trong sổ sách kế toán của công ty.

Page 20: Bộ quy tắc ứng xử về phòng chống tham nhũng · xác, sử dụng tài sản của công ty sai mục đích, tống tiền, lạm dụng văn phòng làm việc, làm

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG20

Đóng góp chính trị, từ thiện và tài trợ doanh nghiệp

Bất kỳ đóng góp nào, cho dù là chính trị, tài trợ hay từ thiện doanh nghiệp, trước tiên phải được sự phê duyệt bởi Ban giám đốc công ty.

Mặc dù những hoạt động này là hợp pháp ở hầu hết các quốc gia, nhưng chúng có thể bị chỉ trích khi có liên quan đến các lợi ích bất hợp pháp mà doanh nghiệp có thể hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua một công ty khác của Tập đoàn). Nhìn chung, các khoản tài trợ cho các cán bộ nhà nước, bao gồm cả chi phí gián tiếp, có nguy cơ rủi ro đặc biệt cao và phải là đối tượng cần cảnh giác đặc biệt.

Những hoạt động như vậy bao gồm:

Đóng góp chính trịBao gồm các khoản đóng góp hoặc quà tặng cho các đảng phái, tổ chức chính trị, công đoàn, lãnh đạo các đảng phái chính trị, người đại điện hoặc ứng viên được bầu cho các chức danh chính trị hoặc nhà nước.

Những đóng góp này đều bị cấm hoặc được quy định nghiêm ngặt.

Từ thiện doanh nghiệpĐó là sự hỗ trợ tài chính, kỹ năng hoặc thiết bị từ của một công ty không nhằm mục đích đổi lại lợi ích kinh tế trực tiếp, cho một tổ chức phi lợi nhuận, nhằm hỗ trợ hoạt động vì lợi ích chung (các dự án nghệ thuật và văn hóa, nghệ thuật, khoa học, nhân đạo/xã hội, nghiên cứu, v.v.). Nhà từ thiện phải hoạt động với mục đích hào phóng, không vụ lợi cá nhân.

Tài trợĐây là một hoạt động truyền thông bao gồm đóng góp tài chính và/hoặc vật chất của một công ty cho một hoạt động xã hội, văn hóa hoặc thể thao nhằm đạt được lợi ích trực tiếp từ đó, ví dụ như tăng mức độ hiện diện các giá trị của công ty tài trợ và danh tiếng của công ty. Đóng góp của nhà tài trợ không được ghi nhận là một khoản đóng góp mà là một chi phí truyền thông; nhà tài trợ có mục đích thương mại.

Ví dụ về các tình huống rủi ro:

• công ty của bạn tham gia đấu thầu một dự án và cán bộ nhà nước phụ trách việc đấu thầu đề xuất với công ty của bạn thực hiện một hoạt động tài trợ để ủng hộ một tổ chức công do bạn bè họ đứng đầu;

• đại diện của một đảng chính trị cầm quyền ở một đất nước nghiêm cấm việc quyên góp cho các đảng phái chính trị, đặt vấn đề với doanh nghiệp của bạn về việc đóng góp nhằm chi trả kinh phí cho hoạt động của đảng. Công ty của bạn đã trúng thầu tại một cuộc đấu thầu quốc gia tại quốc gia đó.

Page 21: Bộ quy tắc ứng xử về phòng chống tham nhũng · xác, sử dụng tài sản của công ty sai mục đích, tống tiền, lạm dụng văn phòng làm việc, làm

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG21

: Bất kỳ khoản đóng góp/tài trợ/từ thiện được đề xuất nào đều phải hợp pháp.Khuyến nghịViệc đóng góp/tài trợ/từ thiện này phải được xác minh theo pháp luật hiện hành.

: Hoạt động đóng góp/bảo trợ/tài trợ dự kiến phải được sự cho phép theo chính sách của công ty.Khuyến nghịTuân thủ Bộ quy tắc này và các chính sách của công ty có liên quan. Mục đích của các hoạt động này phải phù hợp với chiến lược truyền thông của công ty.

: Mọi hoạt động đóng góp/tài trợ/từ thiện chỉ có thể được thực hiện với sự chấp thuận trước của Ban giám đốc công ty.Khuyến nghịMọi dự án đóng góp/tài trợ/từ thiện nào đều phải được nhân viên liên quan báo cáo lên cấp trên của mình, người này sẽ trình bày dự án với:

• ban giám đốc công ty;• bộ phận phụ trách các vấn đề đạo đức của công ty, và• bộ phận truyền thông của công ty.

: Mục đích của đề nghị hoặc yêu cầu đóng góp/tài trợ/từ thiện phải hợp pháp.Khuyến nghịLuật chống tham nhũng nghiêm cấm việc quyên góp/tài trợ/từ thiện doanh nghiệp nào cho bên thứ ba với mục đích đạt được bất kỳ lợi thế phi pháp nào hoặc gây bất kỳ ảnh hưởng phi pháp nào đối với bất kỳ vấn đề chính sự.

Các trường hợp quyên góp/tài trợ/từ thiện, số tiền hỗ trợ, tần suất hỗ trợ, không được gây nghi ngờ về:

• tính trung thực của người tặng quà;• tính công minh của người nhận quà;• không gây ra bất kỳ sự nghi ngờ nào;• hoặc cũng không để bị hiểu là việc che giấu một hành vi tham nhũng.

Cũng cần đặc biệt cảnh giác về bối cảnh/hoàn cảnh: nên tránh quyên góp/tài trợ/từ thiện khi công ty sắp ký kết hợp đồng với tổ chức nơi người đưa ra yêu cầu làm việc.

Ngoài ra, quyên góp /tài trợ/từ thiện cũng không được coi là phần thưởng cho việc ký kết hợp đồng với công ty.

: Nâng cao tính minh bạch.Khuyến nghịTất cả các khoản quyên góp/tài trợ/từ thiện doanh nghiệp phải được chính thức hóa và ghi chép vào sổ sách. Ví dụ, thông tin liên quan đến danh tính của người hưởng lợi và mục đích sử dụng khoản quyên góp/tài trợ/từ thiện phải được ghi rõ.

Tất cả các khoản quyên góp/tài trợ/từ thiện phải được nhân viên liên quan đánh giá và giám sát với sự giúp đỡ của quản lý cấp trên của họ và bộ phận phụ trách các vấn đề đạo đức của công ty.

Mọi khoản đóng góp/tài trợ/từ thiện phải được ghi chép rõ ràng và chính xác trong sổ sách của công ty.

CÁC QUY TẮC ỨNG XỬ:

Page 22: Bộ quy tắc ứng xử về phòng chống tham nhũng · xác, sử dụng tài sản của công ty sai mục đích, tống tiền, lạm dụng văn phòng làm việc, làm

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG22

Vai trò của các công ty thành viên trong Tập đoànMỗi công ty thành viên của Tập đoàn VINCI chịu trách nhiệm đảm Bộ quy tắc ứng xử về phòng chống tham nhũng này được áp dụng.

Mỗi công ty phải đánh giá các rủi ro tham nhũng đang đối mặt, tùy thuộc vào quốc gia (hoặc các quốc gia) nơi công ty đó hoạt động, bản chất của các hoạt động kinh doanh và các bên cùng ký kết hợp đồng. Đánh giá này dựa trên một phương pháp được phát triển liên quan đến cơ chế kiểm soát nội bộ.

Vai trò của nhân viênViệc tuân thủ và áp dụng các quy tắc này là bắt buộc đối với tất cả nhân viên, theo nghĩa vụ và trách nhiệm của họ. Mỗi nhân viên phải thận trọng với những vấn đề có liên quan đến bản thân mình, những người xung quanh mình, đồng nghiệp và cấp dưới của mình.

Trong trường hợp gặp vấn đề hoặc khó khăn liên quan đến các quy tắc này và việc thực hiện các quy tắc trong Tập đoàn, mỗi nhân viên phải thông báo cho quản lý cấp trên của mình hoặc những người có thẩm quyền giúp đỡ họ (bộ phận pháp lý hoặc bộ phận phụ trách các vấn đề đạo đức). Họ cũng có thể liên lạc với Ban phụ trách các vấn đề đạo đức của VINCI.

Cơ chế cảnh báo nội bộNếu một nhân viên cho rằng một điều khoản pháp lý/quy định, hoặc các quy tắc hiện tại không được tuân thủ hoặc sắp bị vi phạm, người đó phải ngay lập tức thông báo cho quản lý cấp trên của mình hoặc sử dụng cơ chế cảnh báo của công ty hoặc Tập đoàn, trong khuôn khổ tuân thủ các quy tắc liên quan, luật hiện hành và các quy tắc riêng của công ty trực thuộc.

Các biện pháp trừng phạt kỷ luậtBất kỳ hành vi nào vi phạm Bộ quy tắc ứng xử chống tham nhũng này đều có thể bị kỷ luật. Những hành vi như vậy sẽ cấu thành hành vi sai trái biện minh cho các biện pháp trừng phạt kỷ luật, mà không gây định kiến đối với bất kỳ sự truy tố nào có thể được khởi xướng bởi công ty.

Hơn nữa, bất kỳ hành vi vi phạm luật và quy định chống tham nhũng có thể làm phát sinh hình phạt kỷ luật và hình phạt hình sự đối với người lao động liên quan và người sử dụng lao động (ví dụ: phạt tiền, phạt tù, loại trừ khỏi lĩnh vực mua sắm đấu thầu công, v.v.).

Các biện pháp trừng phạt và tố tụng thích hợp sẽ là những quy định được pháp luật áp dụng cho nhân viên liên quan và sẽ tuân thủ các thủ tục pháp lý hiện hành, đặc biệt liên quan đến các quyền lợi và nghĩa vụ của họ.

Đặc biệt, trong khuôn khổ tuân thủ luật hiện hành, các biện pháp trừng phạt như vậy có thể bao gồm sa thải đối với hành vi sai trái và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quyết định của VINCI, ngay cả khi việc không tuân thủ các quy tắc này do Tập đoàn phát hiện trong quá trình kiểm soát nội bộ.

THỰC HIỆN

Các quy tắc trong Bộ quy tắc ứng xử phòng chống tham nhũng này là bắt buộc. Tất cả nhân viên Tập đoàn đều có nghĩa vụ tuân thủ, bất kỳ ở vị trí chức danh nào.

Page 23: Bộ quy tắc ứng xử về phòng chống tham nhũng · xác, sử dụng tài sản của công ty sai mục đích, tống tiền, lạm dụng văn phòng làm việc, làm
Page 24: Bộ quy tắc ứng xử về phòng chống tham nhũng · xác, sử dụng tài sản của công ty sai mục đích, tống tiền, lạm dụng văn phòng làm việc, làm

VINCI1, cours Ferdinand-de-LessepsF–92851 Rueil-Malmaison CedexĐiện thoại: + 33 1 47 16 35 00www.vinci.com

COR-

2017

-12-

VN –

Ấn

bản

thán

g 12

/201

7 –

Thư

viện

ảnh

VIN

CI v

à cá

c cô

ng ty

thàn

h vi

ên, D

R. –

Thi

ết k

ế: w

ww

.gco

mm

eune

idee

.com