273

BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,
Page 2: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

LAO ĐỘNG - XÃ HỘI -----------------------------

Chủ biên: TS. Nguyễn Thị Vân

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ PHẦN XÃ HỘI

CHO CÔNG CHỨC VĂN HÓA - XÃ HỘI PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Hà Nội, tháng 12 năm 2015

Page 3: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

i

TÀI LIỆU

BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ PHẦN XÃ HỘI CHO CÔNG CHỨC VĂN HÓA - XÃ HỘI

PHƯỜNG, THỊ TRẤN (Ban hành kèm theo Quyết định số 1906 /QĐ-LĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Chỉ đạo chung: Ts. Phạm Trường Giang

Nhóm tác giả tham gia biên soạn

Ts. Nguyễn Thị Vân (chủ biên) Ts. Phạm Trường Giang Ts. Lê Kim Dung Ts. Lê Quang Trung Ts. Phạm Thị Hải Hà Ts. Thái Phúc Thành Ts. Nguyễn Đức Hỗ Ths. Tạ Vân Thiều Ths. Bùi Đức Nhưỡng Ths. Nguyễn Tuấn Anh Ths. Nguyễn Thị Ngọc Thanh Ths. Hán Đình Hòe Ths. Vũ Khắc Sơn CN. Tạ Thị Thanh Thúy

Nhóm hỗ trợ kỹ thuật Ths. Vũ Thị Hải Hòa Ths. Trần Thị Phương Thúy Ths. Trần Thị Mai Phương Ths. Trần Tiến Thành Ths. Lê Thị Hồng Hạnh CN. Nguyễn Hữu Nội CV. Đỗ Thị Kim Huế CN. Đinh Thị Mai Hương CN. Nguyễn Thị Cẩm Vân CN. Hà Thị Nụ CN. Dương Thị Thùy Trang CN. Đỗ Đức Hiến CN. Phạm Thị Thu Hằng CN. Nguyễn Xuân Bách

Page 4: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

ii

LỜI NÓI ĐẦU Xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã) là đơn vị địa lý hành chính cấp cơ sở

trong hệ thống địa lý hành chính bốn cấp ở nước ta (cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã). Đơn vị cấp xã là nơi tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư. Đây cũng là cầu nối trực tiếp của toàn bộ hệ thống chính trị với người dân; là nơi tổ chức, vận động nhân dân thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Xã, phường, thị trấn còn là nơi triển khai chính sách đại đoàn kết dân tộc, tăng cường dân chủ cơ sở, phát huy quyền làm chủ của tập thể của nhân dân, tạo điều kiện khai thác mọi tiềm năng ở địa phương để phát triển kinh tế - xã hội.

Ủy ban nhân dân cấp xã là nơi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, đảm bảo cho đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đi vào cuộc sống. Tham mưu giúp việc cho UBND cấp xã là đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trong đó công chức văn hóa - xã hội.

Công chức văn hóa - xã hội xã, phường, thị trấn chuyên trách theo dõi mảng Lao động - Thương binh và Xã hội đóng vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các chủ trương, chính sách, các chương trình về lao động, người có công và xã hội tới người dân và các tổ chức ở cộng đồng, là người tham mưu cho UBND cấp xã huy động sức mạnh cộng đồng trong việc triển khai các hoạt động thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội ở địa phương. Vì vậy, việc trang bị đầy đủ các kiến thức, kỹ năng cũng như cập nhật hệ thống chính sách về lao động, người có công và xã hội để giúp cho đội ngũ công chức văn hóa - xã hội cấp xã thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ của mình là cần thiết và phải được tiến hành thường xuyên.

Năm 2012 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng và ban hành tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã chuyên trách công tác lao động, người có công và xã hội. Để hoàn thiện và cập nhật tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cho công chức văn hóa - xã hội cấp xã, Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội phối hợp với các chuyên gia thuộc các đơn vị trong và ngoài Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp phần xã hội cho công chức văn hóa - xã hội phường, thị trấn.

Tài liệu được xây dựng trên cơ sở rà soát các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cho công chức chuyên trách công tác lao động, người có công và xã hội trước đây và dựa vào kết quả điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng năng lực và nhu cầu đào tạo nghiệp vụ của công chức văn hóa - xã hội phường, thị trấn ở một số địa phương. Có thể nói đây là cuốn tài liệu được xây dựng với phương châm thực học - thực nghiệp cho cán bộ cơ sở và với sự tham gia của cán bộ cơ sở.

Cuốn tài liệu do Ts. Nguyễn Thị Vân chủ biên và các tác giả chịu trách nhiệm chính trong việc biên soạn các chuyên đề gồm:

Chuyên đề 1, 11, 12, 14 do Ts. Nguyễn Thị Vân biên soạn; Chuyên đề 2 do Ts. Nguyễn Đức Hỗ biên soạn;

Page 5: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

iii

Chuyên đề 3 do Ts. Lê Quang Trung biên soạn; Chuyên đề 4 do Ths. Tạ Thị Thanh Thuý biên soạn; Chuyên đề 5 do Ts. Phạm Trường Giang và Ths. Hán Đình Hòe biên soạn; Chuyên đề 6 do Ths. Bùi Đức Nhưỡng biên soạn; Chuyên đề 7 do Ths. Tạ Vân Thiều biên soạn; Chuyên đề 8 do Ts. Thái Phúc Thành biên soạn; Chuyên đề 9 do Ts. Nguyễn Tuấn Anh biên soạn; Chuyên đề 10 do Ts. Phạm Thị Hải Hà biên soạn; Chuyên đề 13 do Ts. Lê Kim Dung biên soạn; Chuyên đề 15, 16 do Ths. Nguyễn Thị Ngọc Thanh biên soạn; Chuyên đề 17 do Ts. Nguyễn Thị Vân và Ths. Hán Đình Hoè biên soạn; Chuyên đề 18 do Ths. Hán Đình Hoè biên soạn.

Để tiếp tục hoàn thiện tài liệu nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, giúp cho công chức văn hóa - xã hội phường, thị trấn thực thi có hiệu quả công vụ của mình trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội và tập thể ban biên soạn rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của cán bộ văn hóa - xã hội phường, thị trấn - những người trực tiếp sử dụng cuốn tài liệu này và của các nhà khoa học, các chuyên gia và quý độc giả.

Mọi ý kiến góp ý xin gửi về: Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội Địa chỉ: Tầng 17, Nhà làm việc liên cơ quan Bộ Lao động - Thương binh và

Xã hội, lô D25, ngõ 8b, Tôn Thất Thuyết, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Điện thoại: (+84-4) 3556 5067 Fax: (+84-4) 3556 6683 Email: [email protected]

TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

Page 6: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

iv

MỤC LỤC Trang

Phần I Nghiệp vụ quản lý nhà nước về lao động, người có công và xã hội ............. 1

Chuyên đề 1: Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường, thị trấn trong hệ thống quản lý nhà nước về lao động, người có công và xã hội .................................... 1

Chuyên đề 2: Lĩnh vực dạy nghề .............................................................................................. 18

Chuyên đề 3: Lĩnh vực Việc làm .............................................................................................. 28

Chuyên đề 4: Lĩnh vực Quản lý lao động ngoài nước .............................................................. 39

Chuyên đề 5: Lĩnh vực Bảo hiểm xã hội .................................................................................. 58

Chuyên đề 6: Lĩnh vực An toàn lao động ................................................................................ 69

Chuyên đề 7: Lĩnh vực Người có công ................................................................................... 89

Chuyên đề 8: Lĩnh vực Bảo trợ xã hội .................................................................................. 109

Chuyên đề 9: Lĩnh vực Giảm nghèo ...................................................................................... 129

Chuyên đề 10: Lĩnh vực Bảo vệ và chăm sóc trẻ em ............................................................ 154

Chuyên đề 11: Lĩnh vựcLĩnh vực Bình đẳng giới ................................................................. 171

Chuyên đề 12: Phòng chống tệ nạn xã hội ............................................................................ 182

Chuyên đề 13: Lĩnh vực Hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế .............................................. 197

Phần II Một số kỹ năng tác nghiệp chung ............................................................... 208

Chuyên đề 14: Kỹ năng giao tiếp và văn hóa ứng xử của công chức văn hóa - xã hội phường, thị trấn trong giao tiếp với nhân dân ................................................. 208

Chuyên đề 15: Kỹ năng lập kế hoạch ..................................................................................... 219

Chuyên đề 16: Kỹ năng thu thập, xử lý thông tin và viết báo cáo ......................................... 232

Chuyên đề 17: Kỹ năng huy động, kết nối và điều phối nguồn lực cộng đồng ..................... 249

Chuyên đề 18: Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính ................ 258

Phần III Ôn tập và viết báo cáo thu hoạch

Page 7: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

1

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ PHẦN XÃ HỘI CHO CÔNG CHỨC VĂN HÓA - XÃ HỘI

PHƯỜNG, THỊ TRẤN (Ban hành kèm theo Quyết định số… ngày… tháng 12 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh – Xã hội)

PHẦN I NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG,

NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI

CHUYÊN ĐỀ 1

Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường, thị trấn trong hệ thống quản lý nhà nước về lao động, người có công và xã hội

I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG, NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI

Theo Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thuật ngữ "lao động, người có công và xã hội" bao hàm đa lĩnh vực, bao gồm các lĩnh vực về: việc làm, dạy nghề, lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp), an toàn lao động, người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới và phòng chống tệ nạn xã hội.

Ở nước ta, hệ thống quản lý nhà nước về lao động, người có công và xã hội được thực hiện theo 4 cấp, tương đương với 4 cấp quản lý hành chính là cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

Ở cấp trung ương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động - người có công và xã hội trên phạm vi cả nước.

Ở cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội tại địa phương. Cả nước ta hiện có 63 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ở cấp huyện (gồm các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động, người có công và xã hội thuộc chức năng của các Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. Tính đến tháng 12/2015 cả nước ta có 713 đơn vị hành chính cấp huyện (Wikipedia, 2015a), tương ứng có 713 Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Ở cấp xã (gồm các xã, phường, thị trấn), các công chức văn hoá - xã hội có chức năng giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã trong quản lý nhà nước về lao động, người có công

Page 8: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

2

và xã hội. Tính đến tháng 12/2015, cả nước có 11.164 đơn vị hành chính cấp xã (Wikipedia, 2015b). Tuỳ theo loại đơn vị hành chính cấp xã (loại I, II hay III theo quy định tại Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ), số lượng công chức văn hoá xã hội cấp xã có thể là 1 - 2 người. Tuy nhiên, nếu có 2 công chức văn hoá - xã hội sẽ có một công chức chuyên về mảng văn hoá, một công chức chuyên về mảng xã hội (bao gồm cả lĩnh vực lao động và người có công). Như vậy, tương ứng với số đơn vị hành chính cấp xã hiện nay, trên toàn quốc 11.164 công chức văn hoá - xã hội cấp xã làm việc trong lĩnh vực lao động - người có công và xã hội.

Hệ thống quản lý nhà nước về lao động, người có công và xã hội còn thường được gọi là ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Theo quy định tại Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức như sau:

1. Vị trí và chức năng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức

năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn 2.1. Trình Chính phủ các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án

pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các nghị quyết, dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

2.2. Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia, chương trình hành động quốc gia và các văn bản khác về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ hoặc theo phân công.

2.3. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý.

2.4. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia, chương trình hành động quốc gia, các dự án, công trình quan trọng quốc gia sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

2.5. Về lĩnh vực việc làm và bảo hiểm thất nghiệp a) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách việc làm, chính

sách phát triển thị trường lao động, chỉ tiêu tạo việc làm mới và khuyến khích tạo việc làm mới; về tuyển dụng và quản lý lao động Việt Nam và lao động nước ngoài làm việc

Page 9: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

3

tại Việt Nam; về chính sách việc làm đối với đối tượng đặc thù, lao động dịch chuyển; về lao động bị mất việc làm trong sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước;

b) Hướng dẫn cơ chế thực hiện các dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm theo thẩm quyền;

c) Quy định cụ thể điều kiện thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức dịch vụ việc làm;

d) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động giao dịch việc làm; đ) Tổ chức hệ thống thông tin thị trường lao động; thu thập, cung cấp cơ sở dữ

liệu về thị trường lao động cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu; e) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo

hiểm thất nghiệp.

2.6. Về lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

a) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

b) Phát triển thị trường lao động ngoài nước; c) Xây dựng và hướng dẫn thực hiện kế hoạch đào tạo nguồn lao động đi làm

việc ở nước ngoài; quy định nội dung, chương trình và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;

d) Quy định về Giấy phép; quyết định việc cấp, đổi, thu hồi Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

đ) Tổ chức, hướng dẫn việc đăng ký hợp đồng của doanh nghiệp và người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân; giám sát việc thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp;

e) Phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức và chỉ đạo công tác quản lý, xử lý những vấn đề liên quan đến người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

g) Quản lý Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước.

2.7. Về lĩnh vực dạy nghề a) Tổ chức, kiểm tra và chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan hướng dẫn về

chính sách, chế độ dạy nghề và học nghề; b) Xây dựng quy hoạch mạng lưới trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung

tâm dạy nghề; quy định cụ thể điều kiện thành lập, tổ chức và hoạt động của cơ sở dạy nghề; điều lệ mẫu trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề; quy chế mẫu trung tâm dạy nghề; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề;

c) Quy định danh mục nghề đào tạo; chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề; quy chế tuyển sinh, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ nghề; mẫu bằng, chứng chỉ nghề;

d) Quy định nguyên tắc, quy trình và tổ chức việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; quản lý việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

đ) Quy định tiêu chuẩn, quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề;

Page 10: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

4

e) Quyết định thành lập trường cao đẳng nghề; công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng nghề tư thục theo thẩm quyền.

2.8. Về lĩnh vực lao động, tiền lương a) Hướng dẫn thực hiện về hợp đồng lao động, đối thoại tại nơi làm việc, thương

lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, giải quyết tranh chấp lao động và đình công;

b) Hướng dẫn thực hiện tiền lương tối thiểu, chế độ tiền lương đối với người lao động và người giữ chức danh lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp nhà nước; chế độ tiền lương trong doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật lao động;

c) Hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương đối với người lao động trong doanh nghiệp nhà nước đi học tập, công tác ở nước ngoài; chế độ tiền lương đối với lao động là người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước; chế độ ưu đãi đối với lao động đặc thù;

d) Quy định nguyên tắc xây dựng định mức lao động, tiêu chuẩn kỹ thuật công nhân, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước.

2.9. Về bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện a) Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc,

bảo hiểm xã hội tự nguyện và các hình thức bảo hiểm xã hội khác theo quy định của pháp luật;

b) Quy định chế độ thông tin, báo cáo về bảo hiểm xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.

2.10. Về lĩnh vực an toàn lao động a) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn lao động, điều

kiện lao động; bồi thường tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; chế độ làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động;

b) Phối hợp với Bộ Y tế quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại theo quy định của pháp luật; ban hành danh mục bệnh nghề nghiệp;

c) Ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; phương tiện bảo vệ cá nhân đối với người lao động; nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

d) Quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động;

đ) Quy định và hướng dẫn chung về kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;

e) Ban hành quy trình kiểm định đối với các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý;

g) Thẩm định để các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành quy trình kiểm định đối với các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; tiêu chí, điều kiện hoạt động của các tổ chức kiểm định;

Page 11: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

5

h) Quy định, hướng dẫn việc kiểm tra chất lượng các sản phẩm, hàng hóa đặc thù về an toàn lao động theo quy định của pháp luật;

i) Ban hành hệ thống Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động; k) Chủ trì và phối hợp hướng dẫn, tổ chức triển khai Chương trình quốc gia về

bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động; Tuần lễ quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động và phòng, chống cháy nổ;

l) Quản lý việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo về tai nạn lao động; tổng hợp và báo cáo các cấp có thẩm quyền về tai nạn lao động trong phạm vi cả nước.

2.11. Về lĩnh vực người có công a) Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện chính sách, pháp luật về ưu đãi đối với người

có công với cách mạng; b) Quy định chế độ, định mức, phương thức trang cấp dụng cụ chỉnh hình và

phương tiện trợ giúp cho người có công với cách mạng; c) Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, các đoàn thể chính trị - xã hội tổ

chức các phong trào đền ơn đáp nghĩa, quản lý “Quỹ đền ơn đáp nghĩa”; d) Quy hoạch và hướng dẫn quy hoạch mạng lưới cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng

người có công, công trình ghi công liệt sĩ; đ) Quy định việc quản lý các công trình ghi công liệt sĩ; e) Hướng dẫn công tác tiếp nhận, quy tập hài cốt liệt sĩ; thông tin về mộ liệt sĩ. 2.12. Về lĩnh vực bảo trợ xã hội a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về giảm nghèo

và trợ giúp xã hội; b) Tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và các chương

trình trợ giúp xã hội theo thẩm quyền; c) Hướng dẫn xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội; d) Quy định cụ thể điều kiện thành lập, tổ chức và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã

hội; đ) Quy định thủ tục nhận đối tượng vào các cơ sở bảo trợ xã hội và từ cơ sở bảo

trợ xã hội về gia đình, 2.13. Về lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc trẻ em a) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách bảo vệ, chăm

sóc trẻ em trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của Bộ; b) Quy định cụ thể điều kiện thành lập, tổ chức và hoạt động của cơ sở trợ giúp

trẻ em; c) Quy định thủ tục tiếp nhận trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt vào các cơ sở trợ giúp

trẻ em và từ cơ sở trợ giúp trẻ em trở về gia đình; d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội và

các tổ chức khác thực hiện Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em; Chương trình

Page 12: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

6

bảo vệ trẻ em, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và các chương trình, kế hoạch khác về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em;

đ) Quản lý, sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam. 2.14. Về lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội a) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách, giải pháp

phòng ngừa tệ nạn mại dâm; cai nghiện ma túy; quản lý sau cai nghiện; hỗ trợ nạn nhân bị mua bán;

b) Hướng dẫn xây dựng quy hoạch mạng lưới Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, cơ sở quản lý sau cai nghiện;

c) Quy định cụ thể điều kiện thành lập, tổ chức và hoạt động của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, cơ sở quản lý sau cai nghiện; cấp và thu hồi Giấy phép đối với các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện theo quy định của pháp luật;

d) Quy định chương trình giáo dục, dạy nghề và tái hòa nhập cộng đồng đối với người bán dâm và người nghiện ma túy;

đ) Quy định thủ tục đưa đối tượng vào Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, cơ sở quản lý sau cai nghiện.

2.15. Về lĩnh vực bình đẳng giới a) Hướng đẫn thực hiện về bình đẳng giới theo quy định của pháp luật; b) Tham gia đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn

bản quy phạm pháp luật; c) Tổng kết, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về thực hiện bình đẳng giới theo

quy định của pháp luật. 2.16. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác thống kê trong lĩnh vực lao

động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật; xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin thống kê của Bộ, Ngành.

2.17. Quản lý các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật.

2.18. Quản lý các hoạt động chuyên môn y tế trong các đơn vị thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội có hoạt động y tế theo quy định của pháp luật.

2.19. Về dịch vụ công a) Quản lý nhà nước cáC dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản

lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật; b) Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy trình, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ

thuật đối với hoạt động tổ chức cung ứng dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực; c) Hướng dẫn các tổ chức thực hiện dịch vụ công theo quy định của pháp luật.

2.20. Thực hiện hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật.

2.21. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Page 13: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

7

2.22. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, phần vốn nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp khác được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ.

2.23. Quản lý hội, tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật.

2.24. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.

2.25. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

2.26. Thanh tra; kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

2.27.Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước được phân bổ theo quy định của pháp luật.

2.28. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.

3. Cơ cấu tổ chức Về cơ cấu tổ chức, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có Bộ trưởng, tối đa

không quá 5 Thứ trưởng, 17 đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 7 đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ. Ngoài ra trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội còn có 24 đơn vị sự nghiệp công lập khác.

Các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gồm: 1. Vụ Lao động - Tiền lương. 2. Vụ Bảo hiểm xã hội. 3. Vụ Hợp tác quốc tế. 4. Vụ Bình đẳng giới. 5. Vụ Kế hoạch - Tài chính. 6. Vụ Pháp chế. 7. Vụ Tổ chức cán bộ. 8. Thanh tra Bộ. 9. Văn phòng Bộ.

10. Cục Quản lý Lao động ngoài nước 11. Cục An toàn lao động. 12. Cục Người có công. 13. Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội. 14. Cục Việc làm. 15. Cục Bảo trợ xã hội. 16. Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em. 17. Tổng cục Dạy nghề

Các đơn vị phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gồm:

Page 14: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

8

18. Trung tâm Thông tin. 19. Viện Khoa học Lao động và Xã hội. 20. Viện Chỉnh hình - Phục hồi chức năng.

21. Tạp chí Lao động và Xã hội. 22. Tạp chí Gia đình và Trẻ em. 23. Báo Lao động và Xã hội. 24. Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội

III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Theo quy định tại Thông tư 37/2015/TTLT-BNV-BLĐTBXH ngày 2/10/2015 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố có các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức như sau:

1. Vị trí và chức năng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban

nhân dân cấp tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn 2.1.Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh a) Dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng

năm; chương trình, đề án, dự án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về lao động, người có công và xã hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

b) Dự thảo văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

c) Dự thảo văn bản quy định điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh đối với Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Sở; Trưởng, Phó trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

2.2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh a) Dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân

dân cấp tỉnh về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; b) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể, tổ chức lại các

đơn vị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật. 2.3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế

hoạch, chương trình, đề án, dự án và các vấn đề khác về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến,

Page 15: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

9

giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.

2.4. Về lĩnh vực việc làm và bảo hiểm thất nghiệp a) Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, giải pháp về

việc làm, chính sách phát triển thị trường lao động của tỉnh theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền;

b) Hướng dẫn và thực hiện các quy định của pháp luật về: - Chỉ tiêu và các giải pháp tạo việc làm tăng thêm; - Chính sách tạo việc làm trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, các loại hình

kinh tế tập thể, tư nhân; - Chính sách việc làm đối với đối tượng đặc thù (người khuyết tật, người chưa

thành niên, người cao tuổi và các đối tượng khác), lao động làm việc tại nhà, lao động dịch chuyển và một số đối tượng khác theo quy định của pháp luật;

- Bảo hiểm thất nghiệp. c) Quản lý các tổ chức dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật; cấp, cấp

lại, gia hạn, thu hồi hoặc nhận lại giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

d) Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lao động cho lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật lao động.

2.5. Về lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác tuyển chọn người lao động đi làm việc ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở;

b) Hướng dẫn, tiếp nhận đăng ký hợp đồng của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân và của doanh nghiệp đưa người lao động đi thực tập nâng cao tay nghề ở nước ngoài có thời hạn dưới 90 ngày và kiểm tra, giám sát việc thực hiện đăng ký hợp đồng;

c) Thống kê số lượng các doanh nghiệp hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

d) Thông báo cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài trở về nước nhu cầu tuyển dụng lao động ở trong nước; hướng dẫn, giới thiệu người lao động đăng ký tìm việc làm;

đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết theo thẩm quyền các yêu cầu, kiến nghị của tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2.6. Về lĩnh vực dạy nghề a) Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát

triển dạy nghề ở địa phương sau khi được phê duyệt;

Page 16: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

10

b) Hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dạy nghề; tiêu chuẩn giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; quy chế tuyển sinh, quy chế thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp và việc cấp văn bằng, chứng chỉ nghề; chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề và học sinh, sinh viên học nghề theo quy định của pháp luật; quản lý việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia sau khi được phân cấp; cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề theo thẩm quyền;

c) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề; tổ chức hội giảng giảng viên, giáo viên dạy nghề, hội thi thiết bị dạy nghề tự làm cấp tỉnh, các hội thi có liên quan đến công tác học sinh, sinh viên học nghề.

2.7. Về lĩnh vực lao động, tiền lương a) Hướng dẫn việc thực hiện hợp đồng lao động, đối thoại tại nơi làm việc,

thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, giải quyết tranh chấp lao động và đình công; chế độ đối với người lao động trong sắp xếp, tổ chức lại và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp phá sản, doanh nghiệp giải thể, doanh nghiệp cổ phần hóa, giao, bán doanh nghiệp;

b) Hướng dẫn việc thực hiện chế độ tiền lương theo quy định của pháp luật; c) Hướng dẫn chế độ, chính sách ưu đãi đối với lao động nữ, lao động là người

khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên, lao động là người giúp việc gia đình và một số lao động khác;

d) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về cho thuê lại lao động tại địa phương;

đ) Thống kê số lượng các doanh nghiệp cho thuê lại lao động, thực hiện việc cho thuê lại lao động, bên thuê lại lao động và số lượng người lao động thuê lại.

2.8. Về lĩnh vực bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiến nghị các Bộ, ngành có liên

quan giải quyết những vấn đề về bảo hiểm xã hội thuộc thẩm quyền; b) Tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thẩm định số lượng lao động tạm thời nghỉ việc đối

với trường hợp doanh nghiệp xin tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; c) Thực hiện chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo phân cấp hoặc ủy

quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật.

2.9. Về lĩnh vực an toàn lao động a) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn lao động,

vệ sinh lao động; Tuần lễ quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng, chống cháy nổ;

b) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động trong phạm vi địa phương;

c) Hướng dẫn và triển khai công tác quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa đặc thù về an toàn lao động; tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa đặc thù về an toàn lao động tại địa phương;

Page 17: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

11

d) Hướng dẫn về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; tiếp nhận tài liệu và xác nhận việc khai báo, sử dụng các loại máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;

đ) Chủ trì, phối hợp tổ chức điều tra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng làm bị thương từ 02 người lao động trở lên; điều tra lại tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng đã được người sử dụng lao động điều tra nếu có khiếu nại, tố cáo hoặc khi xét thấy cần thiết;

e) Tiếp nhận tài liệu thông báo việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động trên địa bàn quản lý.

2.10. Về lĩnh vực người có công a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật đối với người

có công với cách mạng; b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi

dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng, các công trình ghi công liệt sĩ; quản lý các công trình ghi công liệt sĩ theo phân cấp trên địa bàn;

c) Chủ trì, phối hợp tổ chức công tác tiếp nhận và an táng hài cốt liệt sĩ; thông tin, báo tin về mộ liệt sĩ; thăm viếng mộ liệt sĩ, di chuyển hài cốt liệt sĩ;

d) Tham gia Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh về giám định thương tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật đối với người có công với cách mạng;

đ) Quản lý đối tượng, hồ sơ đối tượng và kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ;

e) Hướng dẫn và tổ chức các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; quản lý và sử dụng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” cấp tỉnh.

2.11. Về lĩnh vực bảo trợ xã hội a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm

nghèo, Nghị quyết đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và các chính sách giảm nghèo, Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi Việt Nam và các đề án, chương trình về bảo trợ xã hội khác có liên quan;

b) Tổng hợp, thống kê số lượng người cao tuổi, người khuyết tật, người rối nhiễu tâm trí, người tâm thần, đối tượng trợ giúp xã hội thường xuyên, đột xuất, hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội khác;

c) Tổ chức xây dựng mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội, tổ chức cung cấp các dịch vụ công tác xã hội, cơ sở chăm sóc người khuyết tật, cơ sở chăm sóc người cao tuổi và các loại hình cơ sở khác có chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội.

2.12. Về lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc trẻ em a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, mô hình, dự án

về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; b) Tổ chức, theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện các quyền trẻ em theo

quy định của pháp luật; các chế độ, chính sách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em;

Page 18: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

12

c) Quản lý và sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em cấp tỉnh.

2.13. Về lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội a) Thực hiện nhiệm vụ thường trực về phòng, chống mại dâm; hướng dẫn

chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức quản lý, triển khai thực hiện công tác phòng, chống mại dâm, cai nghiện bắt buộc, cai nghiện tự nguyện, quản lý sau cai nghiện, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán theo phân cấp, ủy quyền;

b) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức quản lý đối với các cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở cai nghiện tự nguyện, cơ sở quản lý sau cai nghiện, cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo phân cấp, ủy quyền.

2.14. Về lĩnh vực bình đẳng giới a) Hướng dẫn lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào việc xây dựng và tổ chức

thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương; tham mưu tổ chức thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương;

b) Là cơ quan thường trực của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ cấp tỉnh, có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban và sử dụng bộ máy của mình để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Ban.

2.15. Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và các tổ chức phi chính phủ thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

2.16. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội của địa phương.

2.17. Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2.18. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội đối với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.

2.19. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ; xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực được giao.

2.20. Triển khai thực hiện chương trình cải cách hành chính của Sở theo mục tiêu chương trình cải cách hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2.21. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2.22. Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở.

Page 19: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

13

2.23.Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2.24. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của các đơn vị thuộc và trực thuộc Sở, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở theo hướng dẫn của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ và theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2.25. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2.26. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2.27. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.

3. Cơ cấu tổ chức Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Giám đốc và không quá 03 Phó

Giám đốc. Về cơ cấu tổ chức Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có 10 phòng chuyên môn, bao quát toàn bộ lĩnh vực quản lý nhà nước về lao động - người có công và xã hội của địa phương, bao gồm:

- Văn phòng (bao gồm công tác pháp chế); - Thanh tra; - Phòng Kế hoạch - Tài chính; - Phòng Người có công; - Phòng Việc làm - An toàn lao động; - Phòng Lao động - Tiền lương - Bảo hiểm xã hội; - Phòng Dạy nghề; - Phòng (Chi cục) Phòng, chống tệ nạn xã hội; - Phòng Bảo trợ xã hội; - Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới. IV. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC

CỦA PHÒNG LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Theo quy định tại Thông tư 37/2015/TTLT-BNV-BLĐTBXH, Phòng Lao

động - Thương binh và Xã hội cấp huyện có các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức như sau:

Page 20: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

14

1. Vị trí và chức năng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy

ban nhân dân cấp huyện, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về 11 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân cấp huyện; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn 2.1. Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy

hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.

2.2. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được giao; theo dõi thi hành pháp luật.

2.3. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

2.4. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội, cơ sở dạy nghề, tổ chức dịch vụ việc làm, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở cai nghiện tự nguyện, cơ sở quản lý sau cai nghiện, cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cơ sở trợ giúp trẻ em trên địa bàn huyện theo phân cấp, ủy quyền.

2.5. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý các công trình ghi công liệt sĩ. 2.6. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực lao động, người có công

và xã hội đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.

2.7. Phối hợp với các ngành, đoàn thể xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc, giúp đỡ người có công với cách mạng và các đối tượng chính sách xã hội.

2.8. Theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

2.9. Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên địa bàn.

2.10. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

2.11. Quản lý vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Page 21: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

15

2.12. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

2.13. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức và biên chế Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có Trưởng phòng, không quá 03 Phó

Trưởng phòng và các công chức thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ.

V. CHỨC TRÁCH, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG VĂN HÓA – XÃ HỘI PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG, NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI

Phường, thị trấn là nơi tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư. Đây cũng là cầu nối trực tiếp toàn bộ hệ thống chính trị với người dân, là nơi tổ chức, vận động nhân dân thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Xã, phường, thị trấn còn là nơi triển khai và tăng cường chính sách đại đoàn kết dân tộc, tăng cường dân chủ cơ sở, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân, tạo điều kiện khai thác mọi tiềm năng ở địa phương để phát triển kinh tế - xã hội.

Uỷ ban nhân dân Phường, thị trấn là cơ quan hành chính nhà nước cấp cơ sở trong hệ thống chính quyền 4 cấp của Nhà nước ta: trung ương, tỉnh, huyện, xã. Uỷ ban nhân dân cấp phường, thị trấn có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, là nơi trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế, văn hoá, xã hội... ở địa phương, bảo đảm cho các đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật đi vào cuộc sống.

Để tham mưu giúp việc cho Uỷ ban nhân dân cấp phường, thị trấn thực hiện quản lý nhà nước tại địa phương một đội ngũ các công chức cấp phường, thị trấn. Theo Luật cán bộ, công chức, công chức cấp phường, thị trấn “là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp phường, thị trấn, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”.

Công chức phường, thị trấn có các chức danh sau: a) Trưởng Công an; b) Chỉ huy trưởng Quân sự; c) Văn phòng - thống kê; d) Tài chính - kế toán; đ) Tư pháp - hộ tịch; e) Văn hóa - xã hội. g) Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường.

1. Chức trách Công chức văn hoá xã hội phường, thị trấn có những chức trách chung của

công chức cấp xã, phường, thị trấn được quy định tại Theo Thông tư 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn, đó là: “có trách

Page 22: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

16

nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác được phân công và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân gia”.

2. Nhiệm vụ a. Nhiệm vụ chung: Tham mưu, giúp UBND cấp phường, thị trấn tổ chức

thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã trong các lĩnh vực: Văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, thông tin, truyền thông, lao động, thương binh, xã hội, y tế, giáo dục theo quy định của pháp luật.

b. Nhiệm vụ cụ thể về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội

• Thống kê dân số, lao động, việc làm, ngành nghề trên địa bàn.

• Theo dõi, tổng hợp, báo cáo về số lượng và tình hình biến động các đối tượng chính sách lao động, người có công và xã hội.

• Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và chi trả các chế độ đối với người hưởng chính sách xã hội và người có công.

• Quản lý nghĩa trang liệt sĩ và các công trình ghi công liệt sĩ.

• Thực hiện các hoạt động bảo trợ xã hội và chương trình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn cấp xã.

Page 23: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

17

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Tổ chức chính quyền địa phương (số: 77/2015/QH13). 2. Luật cán bộ, công chức (số 22/2008/QH12). 3. Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ Quy định

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

4. Thông tư 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn.

5. Thông tư 37/2015/TTLT-BNV-BLĐTBXH của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

6. Wikipedia (2015a). Danh sách đơn vị hành chính cấp huyện của Việt Nam. Truy cập từ ttps://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_sách_đơn_vị_hành_ch%C3%ADnh_cấp_huyện_của_Việt_Nam ngày 10.11.2015.

7. Wikipedia (2015b). Xã (Việt Nam). Truy cập từ https://vi.wikipedia.org/wiki/Xã_(Việt_Nam) ngày 10.11.2015.

Page 24: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

18

CHUYÊN ĐỀ 2

Lĩnh vực Dạy nghề

I. NHỮNG KIẾN THỨC, KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Khái niệm liên quan giáo dục nghề nghiệp Trong Luật giáo dục nghề nghiệp các từ ngữ dưới đây được thống nhất hiểu

như sau: a) Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm

đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.

b) Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp.

c) Đào tạo chính quy là hình thức đào tạo theo các khóa học tập trung toàn bộ thời gian do cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp) thực hiện để đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng.

d) Đào tạo thường xuyên là hình thức đào tạo vừa làm vừa học, học từ xa hoặc tự học có hướng dẫn đối với các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác, được thực hiện linh hoạt về chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm đào tạo, phù hợp với yêu cầu của người học.

e) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận là cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà phần lợi nhuận tích lũy hằng năm là tài sản chung không chia, để tái đầu tư phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp; các cổ đông hoặc các thành viên góp vốn không hưởng lợi tức hoặc hưởng lợi tức hằng năm không vượt quá lói suất trái phiếu Chính phủ.

f) Doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật hợp tác xã và các tổ chức kinh tế khác có tư cách pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.

g) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm:

− Trung tâm giáo dục nghề nghiệp;

− Trường trung cấp;

− Trường cao đẳng.

Page 25: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

19

h) Loại hình tổ chức cơ sở giáo dục nghề nghiệp - Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở

hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất; - Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở

hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm cơ sở giáo dục nghề nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

2. Mục tiêu giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề cho lao động nông thôn a. Mục tiêu giáo dục nghề nghiệp Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp

cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.

Mục tiêu cụ thể với từng trình độ đào tạo nghề nghiệp được quy định như sau: - Đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các công

việc đơn giản của một nghề; - Đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được các công

việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;

- Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc.

b. Mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn + Mục tiêu tổng quát - Bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn,

trong đó đào tạo, bồi dưỡng 100.000 lượt cán bộ, công chức xã; - Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu

nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn;

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý,

Page 26: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

20

điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

II. CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT 1. Chính sách, quy định của luật giáo dục nghề nghiệp - Phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt, đa dạng theo hướng

chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp và liên thông với các trình độ đào tạo khác.

- Đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp được ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nhân lực. Ngân sách cho giáo dục nghề nghiệp được ưu tiên trong tổng chi ngân sách nhà nước dành cho giáo dục, đào tạo; được phân bổ theo nguyên tắc công khai, minh bạch, kịp thời.

- Đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy hoạch; tập trung đầu tư hình thành một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp trọng điểm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, nhu cầu học tập của người lao động và từng bước phổ cập nghề cho thanh niên.

- Nhà nước có chính sách phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.

- Ưu tiên đầu tư đồng bộ cho đào tạo nhân lực thuộc các ngành, nghề trọng điểm quốc gia, các ngành, nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực, quốc tế; chú trọng phát triển giáo dục nghề nghiệp ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng ven biển; đầu tư đào tạo các nghề thị trường lao động có nhu cầu nhưng khó thực hiện xã hội hóa.

- Nhà nước thực hiện cơ chế đấu thầu, đặt hàng đào tạo đối với những ngành, nghề đặc thù; những ngành, nghề thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn; những ngành, nghề thị trường lao động có nhu cầu nhưng khó thực hiện xã hội hóa. Các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp không phân biệt loại hình đều được tham gia cơ chế đấu thầu, đặt hàng quy định tại khoản này.

- Hỗ trợ các đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, ngư dân đánh bắt xa bờ, lao động nông thôn là người trực tiếp lao động trong các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác và các đối tượng chính sách xã hội khác nhằm tạo cơ hội cho họ được học tập để tìm việc làm, tự tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp; thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục nghề nghiệp.

- Nhà nước tạo điều kiện cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Page 27: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

21

2. Chính sách, quy định của Chính phủ về Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

a. Chính sách đối với người học + Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có

công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế); hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khoá học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên;

+ Lao động nông thôn thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế);

+ Lao động nông thôn khác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 02 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế);

+ Lao động nông thôn học nghề được vay để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Lao động nông thôn làm việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất với khoản vay để học nghề;

+ Lao động nông thôn là người dân tộc thiểu số thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo học các khóa học trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề được hưởng chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú;

+ Lao động nông thôn sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.

+ Mỗi lao động nông thôn chỉ được hỗ trợ học nghề một lần theo chính sách của Đề án này. Những người đã được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nước thì không được tiếp tục hỗ trợ học nghề theo chính sách của Đề án này. Riêng những người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm theo chính sách của Đề án này nhưng tối đa không quá 03 lần.

b. Chính sách đối với giáo viên, giảng viên + Giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề thường xuyên phải xuống thôn, bản,

phum, sóc thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để dạy nghề với thời gian từ 15 ngày trở lên trong tháng được hưởng phụ cấp lưu động hệ số 0,2 so với mức lương tối thiểu chung như đối với Giáo viên thực hiện công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục thường xuyên phải xuống thôn, bản, phum, sóc;

Page 28: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

22

+ Giáo viên của các cơ sở dạy nghề công lập ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số được giải quyết nhà công vụ như đối với giáo viên ở các cơ sở giáo dục mầm non đến các cấp học phổ thông;

+ Người dạy nghề (cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và các trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề lao động nông thôn) được trả tiền công giảng dạy với mức tối thiểu 25.000 đồng/giờ; người dạy nghề là các tiến sĩ khoa học, tiến sĩ trong lĩnh vực nông nghiệp, nghệ nhân cấp tỉnh trở lên được trả tiền công giảng dạy với mức tối thiểu 300.000 đồng/buổi. Mức cụ thể do cơ sở dạy nghề quyết định;

+ Xây dựng các tiêu chuẩn, chế độ, cơ chế đãi ngộ phù hợp để thu hút những người giỏi, có năng lực giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; những người hoạt động trên các lĩnh vực, mọi thành phần tham gia vào công tác đào tạo, bồi dưỡng; thu hút những người có năng lực đang công tác tại các cơ quan, đơn vị tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm chức.

(Chi tiết các chính sách quy định của pháp luật xem tại Phụ lục 2.1 Danh mục các văn bản, chính sách về lĩnh vực dạy nghề và đào tạo nghề cho lao động nông thôn).

III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

1. Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp a) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp b) Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương chịu

trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp;

+ Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp;

+ Quy định mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo; danh mục nghề đào tạo ở các trình độ; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo; ban hành quy chế tuyển sinh, kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng, chứng chỉ đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp;

+ Quy định việc đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

+ Quản lý và tổ chức thực hiện việc kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; + Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động đào tạo nghề

nghiệp; + Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục nghề nghiệp;

Page 29: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

23

+ Quản lý và tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, người dạy các chương trình đào tạo thường xuyên;

+ Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục nghề nghiệp;

+ Quản lý, tổ chức công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ; sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về đào tạo nghề nghiệp;

+ Quản lý, tổ chức công tác hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp; + Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; giải

quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp. c) Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục

nghề nghiệp ở trung ương thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền và trực tiếp quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp của bộ, ngành mình (nếu có) theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.

d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo phân cấp của Chính phủ; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu nhân lực của địa phương; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục nghề nghiệp của các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, các tổ chức, cá nhân có tham gia giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn theo thẩm quyền; thực hiện Xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp; nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp tại địa phương.

e) Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền và nội dung quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.

Về việc “Hướng dẫn việc sáp nhập Trung tâm dạy nghề, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp công lập cấp huyện thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên”, Thông tư Liện tịch Số: 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV, ngày 19 tháng 10 năm 2015 Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành thông tư, trong đó hướng dẫn phân cấp quản lý như sau:

- Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp quản lý, chỉ đạo Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm quản lý và hướng dẫn về chuyên môn đối với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên theo thẩm quyền.

2. Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn 2.1. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Là cơ quan thường trực Đề án; chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn, Bộ Nội vụ tổng hợp nội dung và nhu cầu kinh phí hàng năm và từng giai đoạn của Đề án gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ;

Page 30: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

24

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành liên quan điều phối và hướng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách, giải pháp và hoạt động của Đề án;

- Hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn hàng năm, 5 năm; tổng hợp nhu cầu kinh phí gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ đưa vào dự toán ngân sách nhà nước;

- Dự kiến phân bổ kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn cho các địa phương, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - Xã hội có cơ sở dạy nghề liên quan gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp;

- Chủ trì tổ chức các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn; - Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn;

định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Đề án.

2.2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi của mình có trách nhiệm phối hợp

với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý Nhà nước về dạy nghề cho lao động nông nghiệp theo sự phân công của Chính phủ.

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp.

2.3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Phê duyệt và tổ chức thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh; quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề đến năm 2020, trong đó tập trung phát triển mạng lưới các trung tâm dạy nghề cấp huyện;

- Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án hàng năm; - Quy định cụ thể mức chi phí đào tạo cho từng nghề đào tạo phù hợp với thực

tế của địa phương; - Chỉ đạo các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo của địa phương có chuyên

mục tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; - Bố trí mỗi huyện có 01 cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý dạy nghề ở

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; - Theo dõi, đôn đốc, tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện Đề án và định kỳ

6 tháng, hàng năm báo cáo tình hình thực hiện Đề án gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2.4. Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp. - Hội Nông dân Việt Nam chủ trì tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, vận

động nông dân tham gia học nghề; tư vấn miễn phí về dạy nghề, việc làm, thành lập

Page 31: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

25

doanh nghiệp, trang trại và cơ sở sản xuất, kinh doanh; tham gia dạy nghề và giám sát tình hình thực hiện Đề án ở địa phương;

- Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, tư vấn về học nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn trong Đề án này vào các nội dung phù hợp của Đề án "Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm việc làm giai đoạn 2008 - 2015”;

- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các tổ chức chính trị - Xã hội khác; Hội Dạy nghề Việt Nam, Hiệp hội làng nghề Việt Nam và các hội nghề nghiệp khác tham gia vào các hoạt động phù hợp của Đề án.

IV. THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI PHƯỜNG, THỊ TRẤN

1. Quản lý nhà nước tại phường, thị trấn về giáo dục nghề nghiệp Ủy ban nhân dân cấp phường, thị trấn có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân

cấp huyện về phát triển dạy nghề triển địa bàn phường, thị trấn, có trách nhiệm sau đây:

- Phối hợp với Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện kế hoạch dạy nghề của huyện phù hợp với chương trình phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.

- Phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển địa bàn.

- Tổ chức thực hiện chủ trương xã hội hóa dạy nghề. - Phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan quản lý, kiểm tra hoạt động dạy,

học nghề theo hình thức cặp nghề trong các hộ gia đình, làng nghề tại địa phương. - Thống kê các đối tượng được hưởng chính sách người có công, quân nhân

xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, người tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, người trực tiếp lao động trong các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác và các đối tượng chính sách xã hội khác triển địa bàn quản lý đang trong độ tuổi lao động triển địa bàn chưa qua đào tạo nghề, có nhu cầu học nghề để xét tuyển vào các khóa học nghề theo quy định.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách dạy nghề cho các đối tượng được hưởng chính sách ở địa phương, bảo đảm chính sách được thực hiện đúng mục đích, đúng đối tượng.

2. Quản lý nhà nước tại phường, thị trấn về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

- Tổ chức Hội nghị quán triệt, phổ biến về Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ với cán bộ chủ chốt của phường, thị trấn.

- Tham mưu, đề xuất với Đảng ủy, Hội đồng nhân dân phường, thị trấn với với nghị quyết chuyên đề về Đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Hàng năm, xác định nội dung tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn và phân công cụ thể cho tổ chức của phường, thị trấn triển khai thực hiện.

Page 32: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

26

- Xây dựng kế hoạch triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn phường, thị trấn theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân huyện.

- Thành lập tổ triển khai Đề án 1956 ở cấp xã để giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện Đề án trên địa bàn phường, thị trấn.

- Chỉ đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn phường, thị trấn.

- Thực hiện các hoạt động tuyên truyền; điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và của thị trường lao động trên địa bàn; trên cơ sở đó xác định danh mục nghề đào tạo và kế hoạch dạy nghề của phường, thị trấn; thực hiện các hoạt động khác của Đề án do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao. Xây dựng kế hoạch, tổ chức điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn phường, thị trấn theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân huyện.

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Trình bày những khái niệm cơ bản liên quan tới giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề cho lao động nông thôn mà công chức văn hóa – xã hội phường, xã, thị trấn cần biết để thực hiện nhiệm vụ. Nêu một số công việc có liên quan gặp khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ của mình.

Câu 2: Nêu chính sách của nhà nước về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề cho lao động nông thôn mà công chức văn hóa – xã hội phường, xã, thị trấn cần biết để thực hiện nhiệm vụ. Nêu một số công việc gặp khó khăn khi triển khai chính sách này trong thực hiện nhiệm vụ.

Câu 3: Nêu chức trách và nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp xã và của công chức xã hội xã, phường, thị trấn trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nêu một số khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ về lĩnh vực này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nội vụ (2013). Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính (Ban hành kèm theo Quyết định số 2367 /QĐ-BNV, ngày 31/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ).

2. Đàm Hữu Đắc (2010). Cẩm nang nghiệp vụ Lao động - Thương binh và Xã hội cho cán bộ công chức xã, phường, thị trấn. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.

Page 33: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

27

PHỤ LỤC 2.1 Danh mục các văn bản, chính sách về lĩnh vực dạy nghề và đào tạo nghề

cho lao động nông thôn

1. Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 20120”; Quyết định số: 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Luật Giáo dục nghề nghiệp số: 74/2014/QH13; Quốc hội khóa 13, ngày 27/11/ 2014.

3. Nghị định số 48/2015/NĐ-CP, ngày 15/5/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của luật Giáo dục nghề nghiệp.

4. Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ Quy định về quy chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo quốc dân và chính sách mềm, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021.

5. Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV của liên Bộ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục đào tạo, Bộ Nội vụ ngày 19/10/2015, Hướng dẫn sáp nhập Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp công lập cấp huyện thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên.

6. Thông tư số 25/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 13/7/2015, Quy định về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đình chỉ giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp.

Page 34: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

28

CHUYÊN ĐỀ 3

Lĩnh vực Việc làm

I. KHÁI NIỆM, NGUYÊN TẮC VÀ PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH TRONG LĨNH VỰC VIỆC LÀM 1. Một số khái niệm liên quan tới Việc làm Liên quan tới lĩnh vực Việc làm, một số khái niệm cơ bản đã được quy định trong các quy định pháp luật cụ thể như sau:

Người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc. (Chương1, điều 3, khoản 1. Luật Việc làm 2013). Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm (Chương1, điều 3, khoản 2. Luật Việc làm 2013). Việc làm công là việc làm tạm thời có trả công được tạo ra thông qua việc thực hiện các dự án hoặc hoạt động sử dụng vốn nhà nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã). (Chương1, điều 3, khoản 5. Luật Việc làm 2013). Việc làm bền vững là "việc làm đầy đủ và năng suất cho phụ nữ và nam giới được thực hiện trong điều kiện tự do, bình đẳng, an sinh và tôn trọng nhân phẩm" (Decent work: Report of the Director - General, Geneva, 1999a). Việc làm bền vững được dựa trên 4 trụ cột cơ bản: tạo việc làm, mở rộng bảo hiểm xã hội, quyền tại nơi làm việc, đối thoại xã hội.

2. Nguyên tắc về việc làm ü Bảo đảm quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nơi làm việc; ü Bình đẳng về cơ hội việc làm và thu nhập; ü Bảo đảm làm việc trong điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động.

(Nguồn: Chương1, điều 4, Luật Việc làm 2013) 3. Phạm vi điều chỉnh lĩnh vực việc làm

ü Chính sách hỗ trợ tạo việc làm; ü Thông tin thị trường lao động; ü Đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; ü Tổ chức, hoạt động dịch vụ việc làm; ü Bảo hiểm thất nghiệp và quản lý nhà nước về việc làm.

(Nguồn: Điều 1, Luật Việc làm 2013.) II. CÁC NỘI DUNG VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VIỆC LÀM

1. Nội dung quản lý nhà nước về việc làm ü Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về việc làm. ü Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về việc làm. ü Quản lý lao động, thông tin thị trường lao động, đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ

năng nghề quốc gia và bảo hiểm thất nghiệp.

Page 35: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

29

ü Quản lý tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.

ü Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về việc làm.

ü Hợp tác quốc tế về việc làm. (Nguồn: Điều 6, Luật Việc làm 2013)

2. Chính sách của nhà nước về việc làm ü Chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo việc làm cho người lao

động, xác định mục tiêu giải quyết việc làm trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách về việc làm.

ü Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia tạo việc làm và tự tạo việc làm có thu nhập từ mức lương tối thiểu trở lên nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phát triển thị trường lao động.

ü Chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động và bảo hiểm thất nghiệp.

ü Chính sách đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gắn với việc nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

ü Chính sách ưu đãi đối với ngành, nghề sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc sử dụng nhiều lao động phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

ü Hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, lao động nữ, lao động là người dân tộc thiểu số.

(Nguồn: Điều 5, Luật Việc làm 2013) III. PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VIỆC LÀM 1. Thẩm quyền quản lý nhà nước về việc làm - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về việc làm trong phạm vi cả nước. - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ

thực hiện quản lý nhà nước về việc làm. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách

nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về việc làm.

- Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về việc làm tại địa phương.

(Nguồn: Điều 2, Luật Việc làm 2013)

2. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân về việc làm - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi chức

năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức và cá nhân tạo việc làm cho người lao động; tham gia với cơ quan nhà nước trong việc xây dựng và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về việc làm theo quy định của pháp luật.

Page 36: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

30

- Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về việc làm; tạo việc làm; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

- Cá nhân có trách nhiệm chủ động tìm kiếm việc làm và tham gia tạo việc làm. (Nguồn: Điều 8, Luật Việc làm 2013)

3. Trách nhiệm của Ủy ban Nhân dân cấp xã Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về việc làm tại địa phương như sau (Luật Việc làm 2013, Nghị định 03/2014/NĐ-CP):

ü Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về việc làm; ü Tạo việc làm; ü Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao

động theo quy định của pháp luật. ü Quản lý thông tin thị trường lao động tại địa phương ü Xây dựng và tổ chức thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm trong các

chương trình, dự án và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm, hằng năm.

IV. VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA CẤP XÃ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VIỆC LÀM 1. Đối với chính sách việc làm công 1.1 Chính sách việc làm công Các dự án, hoạt động theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Luật Việc làm được lựa chọn để thực hiện chính sách việc làm công bao gồm:

- Dự án, hoạt động bảo vệ, quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất, nước, rừng; phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu;

- Dự án, hoạt động bảo tồn, phát triển văn hóa và du lịch; - Dự án, hoạt động xây dựng, cải tạo và bảo dưỡng: Đường giao thông, trường

học, nhà trẻ, trạm y tế, chợ, công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa thể thao; công trình thủy lợi, tưới tiêu, đê điều; công trình cung cấp điện, nước sạch, vệ sinh môi trường;

- Dự án, hoạt động phục vụ cộng đồng khác. (Nguồn: Nghị định 61/2015/NĐ-CP ngày 09/07/2015 của Chính phủ)

1.2 Vai trò, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp xã - Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết công khai tại trụ sở, các nơi sinh hoạt cộng đồng và thông báo trên các phương tiện truyền thông của cấp xã về các nội dung thông báo về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện; chất lượng, tiến độ công việc cần đạt được và nhu cầu sử dụng lao động tham gia thực hiện chính sách việc làm công. (Điều 4, Nghị định 61, 2015);

- Ủy ban nhân dân cấp xã lập danh sách người lao động có nhu cầu tham gia chính sách việc làm công; niêm yết công khai tại trụ sở, các nơi sinh hoạt cộng đồng

Page 37: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

31

và thông báo trên các phương tiện truyền thông của cấp xã. (Điều 5, Nghị định 61, 2015);

- Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với nhà thầu (nếu có), các tổ chức chính trị - xã hội, đại diện cộng đồng dân cư hưởng lợi từ dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công lựa chọn người lao động tham gia chính sách việc làm công trong danh sách người lao động đăng ký tham gia theo thứ tự ưu tiên (Điều 5, Nghị định 61, 2015):

+ Các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 19 Luật Việc làm. + Người lao động thuộc hộ gia đình hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ

yếu. + Người lao động cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án, hoạt

động.

2. Đối với thông tin thị trường lao động Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện những việc sau :

- Thu thập thông tin ban đầu, cập nhật thông tin biến động của người lao động có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại các Điều 4, 5, 6 theo thôn, bản, ấp, tổ dân phố và tương đương vào sổ ghi chép thông tin thị trường lao động - phần Cung lao động vào sổ Cung lao động từ ngày 01 tháng 7 đến ngày 30 tháng 7 hằng năm. (Điều 7, khoản 1, Thông tư 27, 2015). - Nhận và bàn giao sổ Cung lao động phục vụ việc thu thập, nhập thông tin Cung lao động theo kế hoạch của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về xây dựng kế hoạch tổ chức thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin Cung lao động của địa phương.(Điều 7, khoản 1, Thông tư 27, 2015). - Ủy ban nhân dân cấp xã lưu trữ sổ Cung lao động. (Điều 18, khoản 1, Thông tư 27, 2015). - Ủy ban nhân dân cấp xã, có trách nhiệm quản lý, bảo mật thông tin của người lao động, người sử dụng lao động được ghi chép trong sổ Cung lao động, sổ Cầu lao động.(Điều 19, khoản 1, Thông tư 27/2015/TT-BLĐTBXH, 2015). - Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, giám sát việc thu thập thông tin Cung lao động; tổng hợp và báo cáo thông tin thị trường lao động của xã theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 27/2015/TT-BLĐTBXH gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện thông qua phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 10 tháng 8 hằng năm và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. (Điều 25, Thông tư 27/2015/TT-BLĐTBXH, 2015).

3. Đối với chính sách tạo việc làm ü Hằng năm, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm

tổng hợp kết quả thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm tại địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh.

ü Xác nhận đơn xin học nghề ngắn hạn dành cho lao động nông thôn. ü Xác nhận đơn xin việc.

Page 38: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

32

ü Xác nhận đơn đề nghị cho vay vốn và hỗ trợ người lao động đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài.

(Nguồn: Nghị định 03/2014/NĐ-CP , 2014)

4. Thực hiện chính sách tạo việc làm thông qua vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm 4.1 Quỹ quốc gia về việc làm

Quỹ quốc gia về việc làm được sử dụng cho các hoạt động sau đây (Điều 20, Nghị đị 61/NĐ-CP, 2015):

- Cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động để tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm;

- Cho vay ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

4.2 Chức năng, nhiệm vụ của cấp xã - Đối với trường hợp cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác

xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động, Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về việc cư trú hợp pháp đối với người lao động và nơi Dự án vay vốn để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh; (Điều 28, Nghị định 61/NĐ-CP, 2015)

- Đối với trường hợp cho người lao động vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về việc cư trú hợp pháp của người lao động vào Giấy đề nghị vay vốn ưu đãi để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho người lao động tại địa bàn xã quản lý. (Điều 40, mục a, Nghị định 61/NĐ-CP, 2015)

5. Thực hiện các chế độ hỗ trợ cho người lao động ở khu vực nông thôn tham gia chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm được hưởng các chế độ sau đây:

ü Hỗ trợ học nghề: thực hiện các thủ tục hỗ trợ chi phí học nghề theo quy định của Thủ tướng Chính phủ cho người lao động ở khu vực nông thôn học nghề dưới 03 tháng hoặc học nghề trình độ sơ cấp ở cơ sở đào tạo nghề.

ü Tư vấn miễn phí về chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, học nghề; ü Giới thiệu việc làm miễn phí; ü Vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định tại các điều 11, 12 và

13 của Luật Việc làm 2013: Quỹ này được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, và các nguồn hợp pháp khác. Đối tượng được hưởng lợi từ Quỹ bao gồm: doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh; người lao động. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, hay người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật sẽ được vay vốn từ Quỹ với mức lãi suất ưu đãi. Điều kiện để vay vốn từ Quỹ tùy theo từng đối tượng. VD: Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, điều kiện vay vốn là có dự án vay vốn khả thi tại địa phương, phù hợp với ngành, nghề sản xuất kinh doanh, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định, dự án vay vốn có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án, có bảo đảm tiền vay. Đối với các đối tượng được

Page 39: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

33

vay với mức lãi suất ưu đãi phải đảm bảo đủ các điều kiện sau đây:có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có nhu cầu vay vốn để tự tạo việc làm hoặc thu hút thêm lao động có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án, cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.

6. Trợ cấp thất nghiệp Trong hoạt động trợ cấp thất nghiệp, xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ trong việc hỗ trợ thủ tục hành chính về “Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp”, đó là: xác minh giấy tờ chứng minh người lao động định cư ở nước ngoài, hay cấp giấy chứng tử, xác minh người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chết. (Quyết định 1872/QĐ-LĐTBXH, 2015).

7. Giúp việc gia đình 7.1. Lao động là người giúp việc gia đình Lao động giúp việc gia đình bao gồm: người lao động sống tại gia đình người

sử dụng lao động; người lao động không sống tại gia đình người sử dụng lao động (Khoản 1 Điều 179 của Bộ luật Lao động 2012).

Công việc khác trong gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại quy định tại Khoản 1 Điều 179 của Bộ luật Lao động 2012, gồm các công việc: Nấu ăn cho các thành viên trong hộ gia đình mà không phải bán hàng ăn; trồng rau, hoa quả, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm phục vụ sinh hoạt của các thành viên trong hộ gia đình mà không phải để bán, trao đổi hàng hóa; lau dọn nhà ở, sân vườn, bảo vệ nhà cửa, tài sản của hộ gia đình mà không phải là nhà xưởng, cửa hàng, văn phòng, cơ sở sản xuất, kinh doanh; lái xe đưa đón các thành viên trong hộ gia đình hoặc vận chuyển các đồ đạc, tài sản của hộ gia đình mà không phải đưa đón thành viên trong hộ gia đình tham gia sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng hóa, vật tư, nguyên liệu cho sản xuất, kinh doanh; kèm cặp thành viên trong hộ gia đình học văn hóa; giặt quần áo, chăn màn của các thành viên trong hộ gia đình mà không phải kinh doanh giặt là hoặc không phải giặt quần áo bảo hộ lao động của những người được thuê mướn sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình; công việc khác phục vụ đời sống, sinh hoạt của hộ gia đình, các thành viên trong hộ gia đình và không trực tiếp hoặc góp phần tạo ra thu nhập cho hộ hoặc cá nhân trong hộ gia đình.

Làm thường xuyên các công việc gia đình là các công việc trong hợp đồng lao động được lặp đi lặp lại theo một khoảng thời gian nhất định (hằng giờ, hằng ngày, hằng tuần hoặc hằng tháng).

Người sử dụng lao động là hộ gia đình hoặc nhiều hộ gia đình có thuê mướn, sử dụng lao động là người giúp việc gia đình theo hợp đồng lao động.

7.2. Người ký kết hợp đồng lao động - Người ký kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người

thuộc một trong số các trường hợp sau đây: Chủ hộ; người được chủ hộ hoặc các chủ hộ ủy quyền hợp pháp; người được các thành viên trong hộ gia đình hoặc các hộ gia đình ủy quyền hợp pháp.

- Người ký kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong số các trường hợp sau đây: người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên; người lao động

Page 40: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

34

từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi và có văn bản đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

- Khi ký kết hợp đồng lao động với người lao động không biết chữ, người sử dụng lao động đọc toàn bộ nội dung hợp đồng lao động để người lao động nghe và thống nhất nội dung trước khi ký hợp đồng lao động; trường hợp cần thiết người lao động yêu cầu người sử dụng lao động mời người thứ ba không phải là thành viên của hộ gia đình làm chứng trước khi ký hợp đồng lao động.

- Trường hợp người sử dụng lao động có thuê mướn, sử dụng nhiều lao động là người giúp việc gia đình thì người sử dụng lao động ký kết hợp đồng lao động với từng người lao động.

- Hợp đồng lao động được lập ít nhất thành hai bản, người sử dụng lao động giữ một bản, người lao động giữ một bản.

- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người lao động làm việc về việc sử dụng lao động là người giúp việc gia đình.

- Người sử dụng lao động phải cung cấp cho người lao động thông tin cần thiết sau đây: thông tin theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 của Bộ luật Lao động, điều kiện ăn, ở của người lao động, đặc điểm của các thành viên, sinh hoạt của hộ gia đình hoặc các hộ gia đình.

- Người lao động phải cung cấp cho người sử dụng lao động thông tin cần thiết sau đây: thông tin theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 của Bộ luật Lao động, số, nơi cấp, ngày cấp chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú, hoàn cảnh gia đình; họ và tên, địa chỉ của người báo tin khi cần thiết.

- Hợp đồng lao động có những nội dung chủ yếu sau đây: + Các nội dung theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Bộ luật Lao động; + Điều kiện ăn, ở của người lao động (nếu có); + Tiền tàu xe về nơi cư trú khi chấm dứt hợp đồng lao động đúng thời hạn; + Thời gian và mức chi phí hỗ trợ để người lao động học văn hóa, học nghề

(nếu có); + Trách nhiệm bồi thường do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi

khác gây thiệt hại về tài sản của người sử dụng lao động; + Những hành vi bị nghiêm cấm đối với mỗi bên. - Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử,

quyền, nghĩa vụ hai bên trong thời gian thử việc và kết thúc thời gian thử việc theo quy định tại Điều 26, Điều 28 và Điều 29 của Bộ luật Lao động. Thời gian thử việc không quá 06 ngày làm việc.

- Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 32 của Bộ luật Lao động.

Page 41: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

35

Hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.

Sau thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc thời hạn mà hai bên đã thỏa thuận theo quy định tại Khoản 2 Điều này, nếu người lao động không có mặt thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

- Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động: + Hết hạn hợp đồng lao động. + Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. + Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. + Người lao động chết. + Người sử dụng lao động là cá nhân chết. + Người sử dụng lao động hoặc người lao động đơn phương chấm dứt hợp

đồng lao động. - Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người

lao động: + Báo trước 15 ngày khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường

hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này. + Báo trước ít nhất 03 ngày khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

trong các trường hợp sau đây: * Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc theo hợp đồng lao động; * Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng kỳ hạn theo hợp

đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác; * Không được bố trí chỗ ăn, ở sạch sẽ, hợp vệ sinh theo hợp đồng lao động; * Bị ốm đau, tai nạn không thể tiếp tục làm việc. - Không phải báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong

trường hợp sau đây: + Bị người sử dụng lao động hoặc thành viên trong hộ gia đình ngược đãi, xúc

phạm danh dự, nhân phẩm, quấy rối tình dục, dùng vũ lực hoặc cưỡng bức lao động; + Khi phát hiện thấy điều kiện làm việc có khả năng, nguy cơ gây tai nạn, đe

dọa an toàn, sức khỏe của bản thân, đã báo cho người sử dụng lao động biết mà chưa được khắc phục;

+ Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động.

- Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động:

+ Báo trước 15 ngày khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

Page 42: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

36

+ Báo trước ít nhất 03 ngày khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau đây:

* Người lao động vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này;

* Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 30 ngày liên tục. - Không phải báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các

trường hợp sau đây: + Người lao động có hành vi trộm cắp, đánh bạc, cố ý gây thương tích cho

thành viên trong hộ gia đình hoặc người lao động khác làm cùng, sử dụng các chất gây nghiện, mại dâm;

+ Người lao động có hành vi ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, quấy rối tình dục, cưỡng bức, dùng vũ lực đối với người sử dụng lao động hoặc thành viên trong hộ gia đình;

+ Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động.

- Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động:

+ Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại Điều 10 Nghị định 27/2014/NĐ-CP ngày 7/4/2014, người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên trong hợp đồng lao động. Trường hợp đặc biệt do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

+ Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều 10 và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 11, Khoản 1, Điểm b Khoản 2, Điểm c Khoản 3 Điều 12 Nghị định 27/2014/NĐ-CP ngày 7/4/2014, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động.

+ Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người lao động làm việc.

- Học văn hóa, học nghề của người lao động: Người sử dụng lao động bố trí thời gian để người lao động học văn hóa, học nghề khi người lao động yêu cầu. Thời gian cụ thể để người lao động tham gia học văn hóa, học nghề do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

7.3 Trách nhiệm của phường, thị trấn Ủy ban nhân dân phường, thị trấn có trách nhiệm tiếp nhận thông báo sử dụng

lao động là người giúp việc gia đình và chấm dứt hợp đồng lao động; hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động khi người lao động hoặc người sử dụng lao động yêu cầu; tiếp nhận, giải quyết tố cáo của người lao động khi người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc có những hành vi khác vi

Page 43: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

37

phạm pháp luật; tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện pháp luật về lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình trên địa bàn. 8. Tuyên truyền chính sách việc làm đối với Thanh niên

ü Dự án “Truyền thông nâng cao nhận thức của thanh niên và xã hội về học nghề lập nghiệp”.

ü Dự án “Tư vấn, hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp”. ü Đầu tư xây dựng các Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc

làm kiểu mẫu của Đoàn Thanh niên. ü Giám sát, đánh giá việc thực hiện các chính sách của Nhà nước về học

nghề và tạo việc làm cho thanh niên.

9. Tuyên truyền chính sách việc làm đối với lao động nữ ü Bình đẳng nam và ưu tiên trong tuyển dụng. ü Chính sách khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ.

10. Thực hiện chính sách việc làm đối với lao động là người khuyết tật ü Hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động là người khuyết tật: Mức chi tối đa

không quá 540.000 đồng/học viên/tháng. Trong đó: Chi hỗ trợ dạy nghề cho cơ sở dạy nghề tối đa không quá 300.000 đồng/học viên/tháng; Chi hỗ trợ ăn ở, đi lại cho học viên: 240.000 đồng/tháng cho mỗi học viên trong quá trình học nghề ngắn hạn.

ü Hỗ trợ cơ sở dạy nghề dành riêng cho người khuyết tật: cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật (thường xuyên có ít nhất 70% số học viên là người tàn tật) được giúp đỡ cơ sở vật chất ban đầu về nhà xưởng, trường lớp, trang bị, thiết bị và được miễn thuế, được vay vốn với lãi suất thấp; được ưu tiên giao đất hoặc cho thuê đất ở những địa điểm thuận lợi cho việc tổ chức dạy nghề và sản xuất kinh doanh cho người tàn tật.

ü Hỗ trợ chính sách nhận người khuyết tật vào làm việc tại các doanh nghiệp: Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật (sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật) được hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh; được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước và miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất, kinh doanh theo tỷ lệ lao động là người khuyết tật, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô doanh nghiệp.

CÂU HỎI THẢO LUẬN 1. Anh/chị hiểu như thế nào về việc làm và việc làm bền vững? 2. Theo anh/chị công chức văn hóa xã hội cấp xã thực hiện những nhiệm vụ gì trong hoạt động quản lý nhà nước cấp địa phương trong lĩnh vực việc làm?

Page 44: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Việc làm số 38/2013/QĐ ngày 16/11/2013 có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. 2. Nghị định 196/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định thành lập

và hoạt động của Trung tâm Dịch vụ việc làm. 3. Nghị định số 03/2014/NĐ-CP ngày 16/01/2014 của Chính phủ về việc quy định

chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm. 4. Nghị định 27/2014/NĐ-CP ngày 7/4/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi

hành một số điều của Bộ Luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình. 5. Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính

sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm. 6. Quyết định 1872/QĐ-LĐTBXH ngày 22/12/2015 của Bộ lao động - Thương binh

và xã hội về việc ban hành thủ tục hành chính về lĩnh vực Việc làm. 7. Thông tư 27/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24/7/2015 của Bộ Lao động về việc

hướng dẫn thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động.

Page 45: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

39

CHUYÊN ĐỀ 4 Lĩnh vực Quản lý lao động ngoài nước

I. NHỮNG KIẾN THỨC, KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Những khái niệm cơ bản - Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt

Nam cư trú tại Việt Nam, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này.

- Hợp đồng cung ứng lao động là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp của Việt Nam với bên nước ngoài về điều kiện, nghĩa vụ của các bên trong việc cung ứng và tiếp nhận người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp với người lao động về quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Doanh nghiệp dịch vụ ký hợp đồng với người lao động ít nhất năm ngày trước khi người lao động xuất cảnh và chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ của người lao động

- Hợp đồng cá nhân là sự thỏa thuận trực tiếp bằng văn bản giữa người lao động với bên nước ngoài về việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa người lao động và người sử dụng lao động về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động.

- Bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài là việc người thứ ba cam kết với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho người lao động trong trường hợp người lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là doanh nghiệp được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

2. Nội dung hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bao gồm các nội

dung: - Ký kết các hợp đồng liên quan đến việc người lao động đi làm việc ở nước

ngoài. - Tuyển chọn lao động. - Dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động; tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần

thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. - Thực hiện Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Page 46: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

40

- Quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Thanh lý hợp đồng giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp và người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Các hoạt động khác của tổ chức, cá nhân có liên quan đến người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

- Cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi là Giấy phép) cho doanh nghiệp không đủ điều kiện theo quy định của Luật này.

- Sử dụng Giấy phép của doanh nghiệp khác hoặc cho người khác sử dụng Giấy phép của mình để hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Giao nhiệm vụ điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho người đã quản lý doanh nghiệp bị thu hồi Giấy phép hoặc người đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên do vi phạm quy định của pháp luật về người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Đi làm việc hoặc đưa người lao động đi làm việc ở khu vực, ngành, nghề và công việc bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc không được nước tiếp nhận người lao động cho phép.

- Lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài.

- Lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của người lao động.

- Tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc khi chưa đăng ký hợp đồng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật này.

- Sau khi nhập cảnh không đến nơi làm việc hoặc bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng.

- Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động. - Lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy

định của pháp luật. - Gây phiền hà, cản trở, sách nhiễu người lao động hoặc doanh nghiệp, tổ

chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

4. Trách nhiệm quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở

nước ngoài.

Page 47: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

41

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo sự phân công của Chính phủ.

- Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo sự phân cấp của Chính phủ.

5. Các hình thức đi làm việc ở nước ngoài Theo quy định của Luật người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp

đồng, người lao động có thể đi làm việc ở nước ngoài theo 4 hình thức:

5.1. Thông qua doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Doanh nghiệp được Bộ LĐTBXH cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trực tiếp khai thác hợp đồng, đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, tổ chức tuyển chọn người lao động, đưa và quản lý người lao động ở ngoài nước. Đây là hình thức phổ biến nhất, được nhiều người lao động (gần 90% người lao động) lựa chọn nhất khi đi làm việc ở nước ngoài.

Ngoài ra, người lao động sẽ được tổ chức sự nghiệp tuyển chọn và đưa đi làm việc ở nước ngoài. Luật quy định tổ chức sự nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là tổ chức thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thành lập và giao nhiệm vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên hoặc theo thỏa thuận quốc tế do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ký với bên nước ngoài với mục đích phi lợi nhuận.

5.2. Thông qua doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu, hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ở nước ngoài

Đây là các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân Việt Nam, trúng thầu, nhận thầu ở nước ngoài, đưa người lao động của doanh nghiệp mình đi làm việc ở các công trình trúng thầu, nhận thầu ở nước ngoài hoặc là các tổ chức, cá nhân của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh do tổ chức, cá nhân này đầu tư thành lập ở nước ngoài.

Người lao động đi theo hình thức này phải là người lao động đã có hợp đồng lao động với doanh nghiệp và chỉ đi làm việc tại các công trình trúng thầu, nhận thầu hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh do tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập ở nước ngoài.

5.3. Thông qua doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề

Điều kiện để đi làm việc theo hình thức này là ngoài những điều kiện cơ bản đã nêu ở trên thì người lao động phải là người đã có hợp đồng lao động ký với doanh nghiệp đưa đi và ngành, nghề người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức này phải phù hợp với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Page 48: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

42

5.4. Người lao động tự đi theo hình thức hợp đồng cá nhân Đây là hình thức trước đây đã xuất hiện ở một số thị trường (CH Síp, Đài

Loan, LiBăng...) người lao động chủ yếu đi thông qua các mối quan hệ họ hàng giới thiệu, được bảo lãnh, hoặc chủ sử dụng lao động cũ tuyển dụng lại lần thứ hai, nhiều nhất là ở thị trường Đài Loan.

Người lao động ký Hợp đồng trực tiếp với chủ sử dụng, không thông qua bên trung gian môi giới và trực tiếp đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi thường trú để đăng ký hợp đồng cá nhân. Khi làm việc ở nước ngoài, người lao động có trách nhiệm đăng ký công dân với Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước sở tại.

Hình thức đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân được nhà nước khuyến khích do mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người lao động, gia tăng tính tự chủ và việc tự chịu trách nhiệm của người lao động. Tuy nhiên, do người lao động đi làm việc có tính chất đơn lẻ, phân tán ở nhiều vùng nên công tác quản lý cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ rất phức tạp. Vì vậy, đối với loại hình này, vai trò của cơ quan quản lý ở địa phương nơi cư trú của người lao động và Cơ quan đại diện ngoại giao tại nước sở tại trong công tác nắm thông tin và xử lý phát sinh khi xảy ra đối với người lao động là rất quan trọng.

6. Các quy định về tài chính 6.1. Tiền môi giới - Tiền môi giới là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho bên môi giới để

ký kết và thực hiện hợp đồng cung ứng lao động. - Mức trần tiền môi giới cho các thị trường không vượt quá một tháng

lương/người lao động cho một năm hợp đồng. - Người lao động có trách nhiệm hoàn trả cho doanh nghiệp một phần hoặc

toàn bộ tiền môi giới theo quy định của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (Xem thêm tại Phụ lục 2: Quyết định số 61/QĐ - LĐTBXH ngày 12/8/2008).

- Trường hợp người lao động phải về nước trước thời hạn vì lý do bất khả kháng (thiên tai, chiến tranh, doanh nghiệp bị phá sản) hoặc không phải do lỗi của người lao động thì doanh nghiệp có trách nhiệm yêu cầu bên môi giới hoàn trả lại cho người lao động một phần tiền môi giới người lao động đã nộp theo nguyên tắc: người lao động làm việc chưa đủ 50% thời gian theo hợp đồng thì được nhận lại 50% tiền môi giới đã nộp. Người lao động đã làm việc từ 50% thời gian theo hợp đồng trở lên thì không được nhận lại tiền môi giới.

6.2. Tiền dịch vụ - Tiền dịch vụ là khoản chi phí mà người lao động phải trả cho doanh nghiệp

để thực hiện hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. - Mức trần tiền dịch vụ: Người lao động nộp tiền dịch vụ cho doanh nghiệp

không quá một tháng tiền lương (hoặc tiền trợ cấp tu nghiệp) theo hợp đồng cho một năm làm việc; riêng sỹ quan và thuyền viên làm việc trên tàu vận tải biển không quá một tháng rưỡi tiền lương theo hợp đồng cho một năm làm việc. Tổng mức tiền dịch

Page 49: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

43

vụ tối đa không quá ba tháng lương theo hợp đồng/người/hợp đồng. Mức tiền dịch vụ phải được ghi rõ trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ký kết giữa doanh nghiệp và người lao động;

- Tiền lương theo hợp đồng (tính theo tháng) để làm căn cứ xác định mức tiền dịch vụ là tiền lương cơ bản không bao gồm: tiền làm thêm giờ, tiền thưởng và các khoản trợ cấp khác.

Doanh nghiệp dịch vụ chỉ được thu tiền dịch vụ và tiền môi giới của người lao động sau khi ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động và người lao động được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc hoặc cấp thị thực nhập cảnh (visa).

6.3 Tiền ký quỹ - Tiền ký quỹ của người lao động phải được ghi rõ trong hợp đồng đưa người

lao động đi làm việc ở nước ngoài và chỉ được thực hiện sau khi người lao động ký hợp đồng này với doanh nghiệp và được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc hoặc cấp visa;

- Thời hạn ký quỹ của người lao động tương ứng với thời hạn hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ký kết giữa doanh nghiệp và người lao động;

- Mức trần tiền kỹ quỹ được quy định tại Phụ lục kèm theo. II. CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT 1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật Sau khi Luật người lao động Việt Nam đi lao động ở nước ngoài (gọi tắt là

Luật 72) được ban hành, đã có 19 văn bản quy phạm pháp luật được ban hành để hướng dẫn các hoạt động này (Xem tại Phụ lục 4.1). Xét một cách tổng thể, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết một số điều của Luật 72 đã được xây dựng, ban hành tương đối đầy đủ. Nội dung những quy định cụ thể tại các văn bản hướng dẫn đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ với những quy định của Luật 72, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện pháp luật về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài một cách kịp thời, tạo cơ hội thuận lợi hơn không chỉ cho người lao động mà cả các doanh nghiệp được cấp phép tham gia hoạt động này và bước đầu đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

2. Chính sách đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Để khuyến khích, hỗ trợ và bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài,

Luật 72 quy định các chính sách của nhà nước như sau: - Tạo điều kiện thuận lợi để công dân Việt Nam có đủ điều kiện đi làm việc ở

nước ngoài. - Bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài

và của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Page 50: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

44

- Hỗ trợ đầu tư mở thị trường lao động mới, thị trường có thu nhập cao, thị trường tiếp nhận nhiều người lao động; hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý, dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động.

- Có chính sách tín dụng ưu đãi cho các đối tượng chính sách xã hội đi làm việc ở nước ngoài.

- Khuyến khích đưa nhiều người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài, đưa người lao động đi làm việc ở thị trường có thu nhập cao; khuyến khích đưa người lao động đi làm việc tại công trình, dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trúng thầu, nhận thầu, đầu tư thành lập ở nước ngoài.

Bên cạnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nêu trên, thời gian qua, Chính phủ cũng đã chỉ đạo các Bộ, ngành và các địa phương ban hành nhiều chính sách cụ thể hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là các đối tượng chính sách xã hội. Cụ thể là:

- Ngân hàng Nhà nước đã ban hành chính sách cho người lao động vay tín dụng để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, chính sách tạo thuận lợi cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài chuyển thu nhập về nước thông qua hệ thống Ngân hàng.

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành chính sách hỗ trợ người nghèo, người thuộc diện chính sách xã hội được học nghề đi làm việc ở nước ngoài; Bộ Công an đã ban hành chính sách đơn giản hóa thủ tục hành chính trong cấp hộ chiếu cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Bộ Ngoại giao đã đơn giản hóa các thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Ngoài chính sách chung của Nhà nước, nhiều địa phương như Phú Thọ, Thanh Hóa, An Giang, cần Thơ, Cao Bằng, Bắc Giang… còn có các chính sách cụ thể để hỗ trợ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là hỗ trợ lao động nghèo trên địa bàn để đi làm việc ở nước ngoài.

Để cụ thể hóa những quy định của Luật, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các Bộ ngành nghiên cứu trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền nhiều chính sách cụ thể, tạo điều kiện cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là các đối tượng chính sách xã hội.

Đặc biệt là ngày 29 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện nghèo, đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2008 - 2020. Với Quyết định này, chúng ta đã có một chính sách đặc biệt để hỗ trợ người nghèo, người dân tộc thiểu số và các đối tượng khác đang sinh sống tại 62 huyện nghèo được đào tạo vàđưa đi làm việc ở nước ngoài, góp phần giảm nghèo bền vững.

3. Chính sách cho vay các đối tượng chính sách đi làm việc ở nước ngoài 3.1. Hộ nghèo và hộ gia đình thuộc diện chính sách người có công được thực

hiện theo quy định tại Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác và Quyết định số 365/2004/QĐ-NHNN ngày 13/4/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Page 51: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

45

Đối tượng được vay, gồm: - Vợ (chồng), con của liệt sỹ; - Thương binh (kể cả thương binh loại B được xác nhận từ 31/12/1993 trở về

trước, nay gọi là quân nhân bị tai nạn lao động); người hưởng chính sách như thương binh, mất sức lao động 21% trở lên (gọi chung là thương binh);

- Vợ (chồng), con của thương binh; - Con của Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động; con của người

hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng được thưởng huân , huy trương kháng chiến; con của cán bộ hoạt động cách mạng trước tháng 8 năm 1945;

- Người lao động thuộc hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của Pháp luật. + Mức cho vay:tối đa 30 triệu đồng/lao động (áp dụng từ 5/2007). + Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay được áp dụng bằng mức lãi suất cho vay

hộ nghèo từng thời kỳ, cụ thể: từ khi bắt đầu triển khai đến ngày 31/12/2005 lãi suất cho vay là 0,5%/tháng và từ ngày 01/01/2006 đến nay là 0,65%/tháng.

3.2. Hộ gia đình tại các huyện nghè otheo Nghị quyết 30a/CP được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020 (cụ thể tại mục A, phần V).

3.3. Hộ dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện theo Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg ngày 9/6/2008 và hộ dân tộc thiểu số nghèo các tỉnh còn lại được thực hiện theo Quyết định số 1592/QĐ-TTg ngày 12/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

- Đối tượng được vay vốn:Là hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo có tên trong Danh sách hộ dân tộc thiểu số nghèo được UBND cấp huyện phê duyệt có lao động trong độ tuổi từ 16 đến 35 tuổi có nhu cầu đi xuất khẩu lao động.

+ Mức cho vay:Mức cho vay tối đa không vượt quá: i) 20 triệu đồng/lao động đi xuất khẩu đối với hộ đồng bào nghèo vùng đồng

bằng sông Cửu Long (Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg). ii) 30 triệu đồng/lao động đi xuất khẩu đối với hộ đồng bào nghèo không thuộc

vùng đồng bằng sông Cửu Long (Quyết định số 1592/QĐ-TTg). + Lãi suất cho vay:0%/ tháng.

4. Chính sách đối với lao động làm việc ở nước ngoài sau khi về nước Hiện nay, chính sách đối với người lao động làm việc ở nước ngoài sau khi về

nước mới dừng ở quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, gồm 2 điều:

Điều 59. Hỗ trợ việc làm 1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thông báo cho người

lao động về nước nhu cầu tuyển dụng lao động ở trong nước; hướng dẫn, giới thiệu người lao động đăng ký tìm việc làm phù hợp.

Page 52: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

46

2. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp tiếp nhận và tuyển dụng người lao động về nước vào làm việc hoặc đưa đi làm việc ở nước ngoài.

Điều 60. Khuyến khích tạo việc làm 1. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích người lao động về nước

đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho mình và cho người khác. 2. Người lao động gặp khó khăn thì được vay vốn ưu đãi theo quy định của

pháp luật để tạo việc làm. Để quy định này đi vào thực tiễn, cần có thêm các hướng dẫn cụ thể để hỗ trợ

người lao động đi làm việc ở nước ngoài về nước nhằm phát huy được những lợi thế mà người lao động đã học được trong quá trình làm việc ở nước ngoài.

III. VAI TRÒ CỦA UBND CẤP XÃ VÀ CÔNG CHỨC VĂN HÓA – XÃ HỘI TRONG CÔNG TÁC ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã a. Đối với công tác tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài Theo quy định tại điểm b, khoản 1, Mục V Thông tư số 21/2007/TT-

BLĐTBXH ngày 08/10/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Khi tuyển chọn lao động ở địa phương, doanh nghiệp dịch vụ và chi nhánh

doanh nghiệp dịch vụ phải xuất trình Giấy phép và thông báo với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, chính quyền cấp huyện, xã nơi doanh nghiệp dịch vụ tuyển chọn lao động về kế hoạch và các điều kiện tuyển chọn lao động gồm các nội dung: số lượng người lao động cần tuyển, giới tính, độ tuổi, công việc mà người lao động sẽ đảm nhận, nơi làm việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện về sức khoẻ, tay nghề, ngoại ngữ, các khoản chi phí người lao động phải đóng góp để đi làm việc ở nước ngoài, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động khi làm việc ở nước ngoài.

b. Công tác phối hợp giữa địa phương với doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước để giải quyết vấn đề phát sinh

Thực tế cho thấy, những điạ phương có cán bộ nhiệt tình với công tác xuất khẩu lao động thì địa phương đó có số lượng lao động tham gia đi xuất khẩu lao động nhiều. Lãnh đạo các địa phương cần coi vai trò của công tác tạo nguồn xuất khẩu lao động là trách nhiệm chính của địa phương chứ không phải hoàn toàn là của doanh nghiệp. Những địa phương có chính sách tốt và tạo hành lang thông thoáng cho các doanh nghiệp tham gia thì sẽ thành công trong lĩnh vực này.

Đối với những phát sinh của người lao động trong và ngoài nước sẽ giải quyết kịp thời khi doanh nghiệp và địa phương có quan hệ 2 chiều tốt. Đặc biệt phát sinh của người lao động ở nước ngoài thì doanh nghiệp phải trực tiếp giải quyết cùng đối tác là chính, sau đó thông báo cho địa phương kịp thời để cùng phối hợp với gia đình tư vấn, động viên, thuyết phục con em họ chấp hành kỷ luật.

Page 53: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

47

2. Vai trò của công chức văn hóa –xã hội trong thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

- Giúp người lao động và gia đình của họ tiếp cận các thông tin chính xác, khách quan, tin cậy và cập nhật để họ có thể đưa ra được các quyết định phù hợp liên quan đến vấn đề đi làm việc ở nước ngoài.

- Phối hợp với đơn vị, tổ chức tại địa phương (tỉnh, huyện, xã) trong việc tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp luật về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng như các văn bản cần thiết cho người lao động và gia đình họ để đi làm việc ở nước ngoài một cách hợp pháp và an toàn.

- Tư vấn để giải quyết những thắc mắc, khiếu nại phát sinh trong quá trình chuẩn bị, trước khi đi làm việc ở nước ngoài, làm việc ở ngoài và khi hết hạn hợp đồng trở về nước về các vấn đề:

+ Các kênh tuyển dụng hợp pháp và an toàn, chi phí, lợi ích tiềm năng của việc đi làm việc ở nước ngoài, những rủi ro có thể gặp phải, quy trình tuyển dụng và đi làm việc ở nước ngoài và làm thế nào để lao động di cư giữ an toàn được cho bản thân nếu họ lựa chọn hình thức đi ra nước ngoài làm việc;

+ Các loại hợp đồng có liên quan bao gồm hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, hợp đồng lao động

+ Các thủ tục, giấy tờ cần thiết để đảm bảo địa vị pháp lý hợp pháp khi đi và đến nước ngoài làm việc;

+ Cung cấp thông tin về các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, cách thức kiểm tra tính pháp lý của đơn vị tuyển dụng, cập nhật các hợp đồng tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài đã được chấp thuận.

- Hỗ trợ pháp lý: Khi có vấn đề phát sinh với người lao động, công chức xã có thể hỗ trợ giải quyết tranh chấp, tư vấn về quyền lợi và kênh để giải quyết vấn đề; trợ giúp pháp lý/tiếp cận cơ quan pháp luật thông qua việc liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Cục Quản lý lao động ngoài nước. Công chức xã cũng hỗ trợ để người lao động có thể nộp đơn thư khiếu nại tới các cơ quan chức năng và tòa án trong trường hợp cần thiết khi phát sinh các vấn đề như doanh nghiệp thu tiền nhưng không đưa được lao động đi làm việc ở nước ngoài, không thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng, gia đình mất liên lạc với lao động, doanh nghiệp thu phí cao, doanh nghiệp không thanh lý hợp đồng theo quy định.

3. Những lưu ý đối với công chức văn hóa xã hội trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

3.1. Những thủ đoạn, hành vi lừa đảo trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thường gặp tại địa phương

- Một số doanh nghiệp không có chức năng XKLĐ cũng làm công tác tư vấn, giới thiệu và cung ứng lao động đi xuất khẩu để lợi dụng thu tiền bất hợp pháp của người lao động dưới danh nghĩa đưa đi học và làm việc ở nước ngoài;

Page 54: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

48

- Một số tổ chức, cá nhân lợi dụng sự thông thoáng trong việc đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp mới, đã nhập nhằng lập nên những cái gọi là “trung tâm du học vừa học vừa làm” hoặc “công ty cung ứng lao động”; hoặc mạo danh các doanh nghiệp có chức năng XKLĐ để lừa người lao động. Trụ sở văn phòng làm việc của các tổ chức, cá nhân này thường đặt trong các ngõ nhỏ, khu đô thị mới xa trung tâm để tránh sự kiểm tra của cơ quan chức năng;

- Lợi dụng quy định đơn giản hoá các thủ tục ĐKKD, một số cá nhân lập công ty có nhiều chức năng kinh doanh, trong đó có dịch vụ đào tạo ngoại ngữ, giới thiệu cung ứng lao động xuất khẩu... để lập lờ với chức năng XKLĐ, sau đó chúng niêm yết tại trụ sở làm việc thông báo tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc qua cò mồi trung gian ở các địa phương;

- Lợi dụng nhu cầu cấp thiết của nhiều người lao động muốn đi Hàn Quốc làm việc, tại một số địa phương, đã xuất hiện nhóm lừa đảo bằng cách làm giả các phiếu dự thi, tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Hàn (EPS), làm giả chứng chỉ tiếng Hàn, thi hộ hoặc đưa tin đảm bảo thi đỗ để thu hàng ngàn USD của người lao động, chúng còn tổ chức các trung tâm đào tạo tiếng Hàn và quảng cáo nếu học qua các trung tâm này thì chắc chắn sẽ được đi XKLĐ ở Hàn Quốc…

- Một số cán bộ giả danh là cán bộ trong ngành Lao động -TBXH ở Trung ương và địa phương, hoặc tự phong là cán bộ doanh nghiệp XKLĐ hoặc có mối quan hệ với cỏn bộ của Bộ Lao động – TB&XH, Cục Quản lý lao động ngoài nước, làm thông báo và chữ ký giả của cơ quan chức năng để tạo lòng tin với người lao động, đứng ra tuyển và thu tiền của người lao động;

- Lợi dụng sự thiếu hiểu biết và tâm lý muốn đi lao động nước ngoài bằng mọi giá của người lao động, bọn tội phạm đã tự đặt ra các khoản thu khác nhau như tiền đặt cọc, tiền môi giới, tiền học ngoại ngữ ... để thu tiền của người lao động sau đó chiếm đoạt. Chúng thường hứa miệng sẽ đưa họ đi XKLĐ trong thời gian ngắn nhất và nếu không đi được sẽ trả lại toàn bộ số tiền đã thu. Nhưng khi người lao động phát hiện, đòi lại tiền thì chúng khất nhiều lần hoặc chỉ trả nhỏ rọt.

- Bọn lừa đảo còn móc nối với một số đối tượng người nước ngoài để quảng cáo hấp dẫn là “có các chương trình đi du học, đi lao động ở nước ngoài, có chủ sử dụng lao động trực tiếp tuyển lao động”. Có trường hợp còn tổ chức cho người nước ngoài đóng vai giám đốc trực tiếp tuyển hoặc thu tiền của người lao động để tạo lòng tin.

- Khi thu tiền của người lao động, bọn lừa đảo thường ghi giấy biên nhận với nội dung mập mờ như: Để góp vốn kinh doanh, vay tiền làm ăn, giữ hộ để làm thủ tục hoặc không ghi lý do thu tiền với chữ ký người nhận tiền không rõ ràng để đối phó với cơ quan pháp luật khi bị phát hiện.

Bên cạnh một số tổ chức, cá nhân hoạt động phi pháp cò mồi, môi giới, lừa đảo, còn có một số đối tượng người Hàn Quốc thông tin rằng họ có thể tác động tới các cơ quan có thẩm quyền của nước này để người lao động Việt Nam đã nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển sớm được lựa chọn và xuất cảnh đi làm việc tại Hàn Quốc. Rất nhiều người lao động do thiếu thông tin, nhẹ dạ đã tin vào những chiêu bài trên, chọn con đường tắt qua “cò”, với hy vọng “chạy” được suất sang Hàn Quốc với khoản tiền cao gấp rất nhiều lần so với chi phí quy định là 654 USD.

Page 55: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

49

3.2. Biện pháp phòng ngừa lừa đảo trong lĩnh vực XKLĐ Khi các doanh nghiệp XKLĐ về địa phương phối hợp tạo nguồn lao động để

đưa đi làm việc ở nước ngoài, công chức ở địa phương cần chú ý kiểm tra đầy đủ các tài liệu có liên quan sau:

- Giấy phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp; - Hợp đồng cung ứng lao động ký giữa doanh nghiệp XKLĐ với đối tác nước

ngoài kèm theo phiếu trả lời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cục QLLĐNN) về việc chấp thuận cho doanh nghiệp thực hiện hợp đồng trên.

- Tránh tình trạng doanh nghiệp về địa phương tuyển lao động tràn lan, làm thủ tục cho người lao động vay tiền ngân hàng, chuyển về tài khoản của Công ty (chi nhánh), không quản lý được, người lao động chờ đợi lâu không có hợp đồng, không được xuất cảnh, gây thiệt hại về kinh tế của người lao động.

IV. CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN DÀNH CHO CÔNG CHỨC VĂN HÓA – XÃ HỘI TRONG VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LĨNH VỰC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

1. Kỹ năng thu thập, xử lý thông tin Đối với công chức văn hóa xã hội, để thực hiện nghiệp vụ trong lĩnh vực đưa

người lao động đi làm việc ở nước ngoài cần có kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, bảo đảm luôn cung cấp kịp thời thông tin đến cho người lao động. Các thông tin cần thu thập và thường xuyên cập nhật gồm:

- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hoạt động; - Các chính sách áp dụng đối với người lao động địa phương; - Các doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động

đi làm việc ở nước ngoài; - Các thị trường tiếp nhận các loại hình lao động Việt Nam (ví dụ người lao

động đi Hàn Quốc theo Chương trình EPS chỉ đi qua Trung tâm lao động ngoài nước, không đi qua doanh nghiệp);

- Các quy định về mức thu hiện hành với từng thị trường tiếp nhận lao động; - Các giấy tờ cần thiết để người lao động đi làm việc ở nước ngoài; - Các hợp đồng người lao động cần ký và những nội dung cơ bản của hợp đồng; - Các địa chỉ để có thể liên hệ giải quyết thắc mắc cho người lao động của địa phương.

2. Kỹ năng quản lý, lưu trữ thông tin Mọi thông tin thu thập và cập nhật cần được công chức văn hóa xã hội lưu trữ

để bảo đảm thuận tiện cho công tác tra cứu, trả lời người lao động và người nhà của họ khi được hỏi. Công chức văn hóa xã hội có thể lưu trữ theo các đầu mục văn bản:

- Văn bản quy phạm pháp luật; - Các văn bản chỉ đạo điều hành đối với các thị trường;

Page 56: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

50

- Các công văn giới thiệu doanh nghiệp của Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội kèm Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cùng các thông báo tuyển dụng của doanh nghiệp đó. Trường hợp có vụ việc phát sinh, cần lưu vụ việc kèm vào hồ sơ để biết mức độ hợp tác giải quyết hay tần suất phát sinh vụ việc;

- Danh sách các doanh nghiệp tuyển dụng lao động trên địa bàn xã; - Danh sách người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo thị trường, theo thời

gian xuất cảnh, theo doanh nghiệp đưa đi; - Danh sách người lao động về nước; - Danh sách người lao động trở về và tìm được việc làm.

CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Anh/ chị hãy cho biết người lao động đi làm việc ở nước ngoài cần ký các

hợp đồng gì? Nêu một số nội dung cơ bản trong hợp đồng người lao động ký với doanh nghiệp dịch vụ để đi làm việc ở nước ngoài?

2. Anh/ chị hãy cho biết các quy định hiện hành về tiền môi giới và tiền dịch vụ đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài?

3. Theo anh/chị, công chức văn hóa xã cần làm gì để góp phần tăng cường nhận thức cho người lao động của địa phương có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài?

4. Anh/chị hãy cho biết các chính sách hiện hành của địa phương hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?

Page 57: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

51

PHỤ LỤC 4.1: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về quản lý lao động ngoài nước

1. Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2006 và có hiệu lực ngày 01/07/2007 2. Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định

chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

3. Nghị đinh số 144/2007/NĐ-CP ngày 10/09/2007 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trog hoat động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

4. Nghị định số 95/2013/NĐ – CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 88/2015/NĐ – CP sửa đổi một số điều của Nghị định 95.

5. Nghị định số 119/2014/NĐ – CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo

6. Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg ngày 31/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.

7. Quyết định số 18/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/07/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

8. Quyết định số 19/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/07/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành “Quy định về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài”.

9. Quyết định số 20/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 02/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

10. Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTP ngày 11/7/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Tư pháp hướng dẫn chi tiết một số vấn đề nội dung hợp đồng bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

11. Thông tư liên tịch số 16/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 04/09/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ tài chính quy định cụ thể về tiền môi giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

12. Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BLĐTBXH-NHNNVN ngày 04/09/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Ngân hàng Nhà nước quy

Page 58: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

52

định việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của Doanh nghiệp và tiền ký quỹ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

13. Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

14. Thông tư liên tịch số 11/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 21/07/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.

15. Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT – TANDTC – BLĐTBXH – VKSNDTC ngày 18/5/2010 của Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp luật trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Tòa án nhân dân.

16. Thông tư liên tịch số 32/2013/TTLT – BLĐTBXH – BNG ngày 06/12/2013 của liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Ngoại giao về hướng dẫn trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c Khoản 2 Điều 35 của Nghị định số 95/2013/NĐ – CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ.

17. Thông tư số 21/2013/TT – BLĐTBXH ngày 10/10/2013 của Bộ Lao động – Thương binh va Xã hội quy định mức trần tiền ký quỹ và thị trường lao động mà doanh nghiệp dịch vụ được thỏa thuận ký quỹ với người lao động.

18. Thông tư số 21/2013/TT – BLĐTBXH ngày 15/10/2013 của Bộ Lao động – Thương binh va Xã hội hướng dẫn mẫu và nội dung hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Page 59: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

53

PHỤ LỤC 4.2: Mức tiền môi giới tối đa người lao động hoàn trả cho doanh nghiệp

tại một số thị trường (Kèm theo Quyết định số 61/2008/QĐ-LĐTBXH ngày12/8/2008 của

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

TT THỊ TRƯỜNG/ NGÀNH NGHỀ MỨC TIỀN MÔI GIỚI TỐI ĐA/ NGƯỜI/ HỢP

ĐỒNG ĐÀI LOAN

1 Công nhân nhà máy, xây dựng 1.500 USD

2 GVGĐ, chăm sóc sức khỏe 800 USD

3 Thuyền viên tàu cá xa bờ Không

MALAYSIA

4 Lao động nam 300 USD

5 Lao động nữ 250 USD

6 Lao động làm cho Công ty Outsourcing 200 USD

7 Lao động làm việc tại gia đình Không

NHẬT BẢN

8 Mọi ngành nghề 1.500 USD

HÀN QUỐC

9 Thực tập viên trên tàu cá (gần bờ) 500 USD

BRUNEI

10 Công nhân nhà máy, nông nghiệp 250 USD

11 Công nhân xây dựng 350 USD

12 Dịch vụ 300 USD

13 Lao động làm việc tại gia đình 200 USD

MACAU

14 Công nhân xây dựng 1.500 USD

15 Lao động làm việc tại gia đình 400 USD

16 Dịch vụ bảo vệ, vệ sinh 700 USD

Page 60: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

54

17 Dịch vụ nhà hàng, khách sạn 1.000 USD

MALDIVES

18 Mọi ngành nghề 500 USD

Ả RẬP XÊ ÚT

19 Lao động không nghề 300 USD

20 Lao động có nghề 500 USD

21 Lao động làm việc tại gia đình Không

NHÀ NƯỚC QATAR

22 Lao động không nghề 300 USD

23 Lao động có nghề, bán lành nghề 400 USD

CÁC TIỂU VƯƠNG QUỐC Ả RẬP THỐNG NHẤT (UAE)

24 Lao động không nghề 300 USD

25 Lao động có nghề, bán lành nghề 400 USD

VƯƠNG QUỐC BAHRAIN

26 Lao động không nghề 300 USD

27 Lao động có nghề, bán lành nghề 400 USD

VƯƠNG QUỐC OMAN

28 Lao động không nghề 300 USD

29 Lao động có nghề, bán lành nghề 400 USD

VƯƠNG QUỐC JORDAN

30 Mọi ngành nghề 400 USD

NHÀ NƯỚC KWAIT

31 Lao động không nghề 300 USD

32 Lao động có nghề, bán lành nghề 400 USD

ALGERIA

33 Mọi ngành nghề 200 USD

AUSTRALIA

34 Mọi ngành nghề 3.000 USD

CỘNG HÒA CZECH

Page 61: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

55

35 Mọi ngành nghề 1.500 USD

CỘNG HÒA SLOVAKIA

36 Mọi ngành nghề 1.000 USD

BALAN

37 Mọi ngành nghề 1.000 USD

CỘNG HÒA BUNGARIA

38 Mọi ngành nghề 500 USD

LIÊN BANG NGA

39 Mọi ngành nghề 700 USD

UCRAINA

40 Mọi ngành nghề 700 USD

BELARUSIA

41 Mọi ngành nghề 700 USD

CỘNG HÒA LATVIA

42 Mọi ngành nghề 700 USD

CỘNG HÒA LITVA

43 Mọi ngành nghề 700 USD

CỘNG HÒA ESTONIA

44 Mọi ngành nghề 700 USD

CỘNG HÒA SÍP

45 Lao động làm việc tại gia đình 350 USD

Page 62: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

56

PHỤ LỤC 4.3: Mức trần tiền ký quỹ doanh nghiệp được thoa thuận ký quỹ với

người lao động tại một số thị trường (Kèm theo Thông tư số 21/2013/TT-LĐTBXH ngày 10 tháng10 năm 2013 của

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

TT Thị trường Ngành nghề Mức trần tiền ký quỹ

1 ĐÀI LOAN

Công nhân nhà máy, xây dựng 1000 USD

GVGĐ, chăm sóc sức khỏe 800 USD

Thuyền viên tàu cá xa bờ 900 USD

Ngành nghề khác 1000 USD

2 MALAYSIA Mọi ngành nghề 300 USD

3 NHẬT BẢN Thực tập sinh 3000 USD Thuyền viên tàu cá xa bờ, gần bờ, vận tải 1500 USD

4 HÀN QUỐC

Thực tập viên trên tàu cá (gần bờ) 3000 USD

Thuyền viên tàu cá xa bờ 1500 USD

Lao động thẻ vàng, visa E-7 3000 USD

5 BRUNEI Mọi ngành nghề 300 USD

6 MACAU Mọi ngành nghề 500 USD

7 MALDIVES Mọi ngành nghề 600 USD

8

CÁC NƯỚC KHU VỰC TRUNG ĐÔNG (Ả RẬP XÊ ÚT, UAE, KUWAIT, BARHAIN, OMAN, JORDAN, CATA…)

Mọi ngành nghề 800 USD

9 CÁC NƯỚC CHÂU PHI (LIBYA, ALGERIA, ANGOLA, SU ĐĂNG VÀ NAM SU ĐĂNG…)

Mọi ngành nghề 1000 USD

Page 63: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

57

10 AUSTRALIA và NEWZEALAND Mọi ngành nghề 2.000 USD

11 CỘNG HOÀ ITALIA Mọi ngành nghề 2.000 USD

12 CỘNG HOÀ PHẦN LAN Mọi ngành nghề 2000 USD

13 VƯƠNG QUỐC THUỴ ĐIỂN Mọi ngành nghề 2000 USD

14 VƯƠNG QUỐC ANH Mọi ngành nghề 2000 USD

15 LIÊN BANG ĐỨC Mọi ngành nghề 2000 USD

16 VƯƠNG QUỐC ĐAN MẠCH Mọi ngành nghề 2000 USD

17 CỘNG HÒA CZECH Mọi ngành nghề 1500 USD

18 CỘNG HÒA SLOVAKIA Mọi ngành nghề 1500 USD

19 CỘNG HOÀ BALAN Mọi ngành nghề 1500 USD

20 THỔ NHĨ KỲ Mọi ngành nghề 1000 USD

21 CỘNG HÒA BUNGARIA Mọi ngành nghề 1000 USD

22 CỘNG HOÀ RUMALIA Mọi ngành nghề 1000 USD

23 CỘNG HOÀ UKRAINA Mọi ngành nghề 1000 USD

24 CỘNG HOÀ LATVIA Mọi ngành nghề 1000 USD

25 CỘNG HOÀ SÍP Mọi ngành nghề 1000 USD

26 LIÊN BANG NGA Mọi ngành nghề 1000 USD

27 BELARUSIA Mọi ngành nghề 1000 USD

28 CÁC NƯỚC CHÂU MỸ Mọi ngành nghề 2000 USD

Page 64: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

58

CHUYÊN ĐỀ 5

Lĩnh vực Bảo hiểm xã hội

I. KHÁI NIỆM, NGUYÊN TẮC, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG BẢO HIỂM XÃ HỘI

1. Khái niệm bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội (BHXH) có thể hiểu khái quát"là sự bảo vệ của xã hội đối với

các thành viên của mình thông qua các biện pháp công cộng, nhằm chống lại các khó khăn về kinh tế, xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con".

Ở Việt Nam, bảo hiểm xã hội xuất hiện vào những năm 30 của thế kỷ XX. Đặc biệt, ngày 20/11/2014, Quốc hội Nước Cộng hòa XHXN Việt Nam thông qua Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Khi Luật bảo hiểm xã hội được ban hành, khái niệm về bảo hiểm xã hội cũng được quy chuẩn và chính thức hóa ở mức cao hơn so với giai đoạn trước đó.Như vậy, phát sinh từ nhu cầu của người lao động, bảo hiểm xã hội trở thành phương thức dự phòng để khắc phục hậu quả của các rủi ro xã hội, đảm bảo an toàn xã hội và tạo động lực hữu hiệu để phát triển kinh tế.

2. Nguyên tắc của bảo hiểm xã hội Các nguyên tắc cơ bản của BHXH bao gồm: a) Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng

bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội. b) Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng

của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.

c) Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

d) Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

e) Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.

3. Đối tượng áp dụng của bảo hiểm xã hội 3.1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo

hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm: a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng

lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc

Page 65: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

59

nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức; d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong

tổ chức cơ yếu; đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan

nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn. 3.2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có

giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

3.3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

3.4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

3.5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội II. CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

1. Chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm xã hội - Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm

xã hội. - Hỗ trợ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. - Bảo hộ quỹ bảo hiểm xã hội và có biện pháp bảo toàn, tăng trưởng quỹ. - Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động tham gia bảo hiểm

hưu trí bổ sung.

Page 66: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

60

- Ưu tiên đầu tư phát triển công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội.

2. Nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội - Ban hành, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật, chiến lược, chính sách bảo hiểm

xã hội. - Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội. - Thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội. - Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội; đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực

làm công tác bảo hiểm xã hội. - Quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội. - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội; giải quyết

khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội. - Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.

3. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội. - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ

thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội. - Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực

hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội. - Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham gia, phối hợp với Bộ Lao động – Thương

binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.

- Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.

- Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội.

+ Xây dựng chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản pháp luật về bảo hiểm xã hội.

+ Xây dựng và trình Chính phủ chỉ tiêuphát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.

+ Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội. + Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bảo

hiểm xã hội. + Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội, trừ quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật BHXH 2014

+ Trình Chính phủ quyết định biện pháp xử lý trong trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng về bảo hiểm xã hội của người lao động.

+ Thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội.

Page 67: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

61

+ Tổ chức tập huấn, đào tạo về bảo hiểm xã hội. + Tổ chức nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội. + Hằng năm, báo cáo Chính phủ về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội. - Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính về bảo hiểm xã hội + Xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành

theo thẩm quyền cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội; chi phí quản lý bảo hiểm xã hội.

+ Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo việc thực hiện quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội.

+ Hằng năm, gửi báo cáo về tình hình quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội cho Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp và báo cáo Chính phủ.

- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp về bảo hiểm xã hội + Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội. + Xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội trong kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. + Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội. + Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo

về bảo hiểm xã hội. + Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách,

pháp luật về bảo hiểm xã hội. 4.Quyền của cơ quan bảo hiểm xã hội - Tổ chức quản lý nhân sự, tài chính và tài sản theo quy định của pháp luật. - Từ chối yêu cầu trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế

không đúng quy định của pháp luật. - Yêu cầu người sử dụng lao động xuất trình sổ quản lý lao động, bảng lương

và thông tin, tài liệu khác liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

- Được cơ quan đăng ký doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy chứng nhận hoạt động hoặc giấy phép hoạt động gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận hoạt động hoặc quyết định thành lập để thực hiện đăng ký lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với doanh nghiệp, tổ chức thành lập mới.

- Định kỳ 06 tháng được cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cung cấp thông tin về tình hình sử dụng và thay đổi lao động trên địa bàn.

- Được cơ quan thuế cung cấp mã số thuế của người sử dụng lao động; định kỳ hằng năm cung cấp thông tin về chi phí tiền lương để tính thuế của người sử dụng lao động.

- Kiểm tra việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Page 68: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

62

- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

- Xử lý vi phạm pháp luật hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

5. Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội - Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm

thất nghiệp, bảo hiểm y tế. - Ban hành mẫu sổ, mẫu hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp sau khi

có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Tổ chức thực hiện thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y

tế theo quy định của pháp luật. - Cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động; quản lý sổ bảo hiểm xã hội khi

người lao động đã được giải quyết chế độ hưu trí hoặc tử tuất. - Tiếp nhận hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết chế độ bảo hiểm

xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn.

- Hằng năm, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho từng người lao động; cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

- Hằng năm, cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động để người sử dụng lao động niêm yết công khai.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội; lưu trữ hồ sơ của người tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

- Quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quyết định của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội.

- Thực hiện công tác thống kê, kế toán tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

- Tập huấn và hướng dẫn nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

- Định kỳ 06 tháng, báo cáo Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội và hằng năm, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; báo cáo Bộ Y tế về tình hình thực hiện bảo hiểm y tế; báo cáo Bộ Tài chính về tình hình quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

- Hằng năm, cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trong phạm vi địa phương quản lý.

Page 69: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

63

- Công khai trên phương tiện truyền thông về người sử dụng lao động vi phạm nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

- Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

6. Các hành vi bị nghiêm cấm - Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp. - Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. - Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. - Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. - Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật. - Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính

đáng của người lao động, người sử dụng lao động. - Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm

thất nghiệp. - Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm

xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

III. BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN 1. Khái niệm Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức

mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

2 Đối tượng áp dụng Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi

lao động, không thuộc diện áp dụng của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm: - Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng; - Cán bộ không chuyên trách ở cấp xã; - Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, kể cả xã viên

không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; - Người lao động tự tạo việc làm - Người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa tham

gia BHXH bắt buộc hoặc đã nhận bảo hiểm xã hội một lần; - Người tham gia khác.

Page 70: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

64

3. Nguyên tắc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện - Bảo hiểm xã hội tự nguyện thực hiện trên cơ sở tự nguyện của người tham

gia. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.

- Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội nhưng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung.

- Mức hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. - Người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

4. Quyền và trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 4.1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có các quyền sau đây:

- Được cấp sổ bảo hiểm xã hội; - Nhận lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội tự nguyện đầy đủ, kịp thời,

thuận tiện theo quy định; - Hưởng bảo hiểm y tế khi đang hưởng lương hưu; - Yêu cầu tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, quyền

được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội; - Khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền khi quyền lợi

hợp pháp của mình bị vi phạm hoặc tổ chức, cá nhân thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện có hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện;

- Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tự nguyện. 4.2 Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có trách nhiệm sau đây: - Đóng BHXH tự nguyện theo phương thức và mức đóng quy định - Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội tự nguyện - Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội theo đúng quy định.

5. Ưu việt của bảo hiểm xã hội tự nguyện so với các loại bảo hiểm kinh doanh - Bảo hiểm xã hội tự nguyện là chính sách của Nhà nước không nhằm mục

đích kinh doanh, không vì lợi nhuận. - Trong một số trường hợp, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nhận

được sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước. - Tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh hàng năm theo chỉ số

giá sinh hoạt để đảm bảo giá trị đồng tiền. - Thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính cộng nối với thời gian

đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để tính thời gian khi người lao động nghỉ hưu. - Khi hưởng lương hưu, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

không phải mua bảo hiểm y tế mà vẫn được hưởng bảo hiểm y tế.

Page 71: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

65

- Không có quy định khống chế thời gian hưởng lương hưu đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

IV. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG CHỨC VĂN HÓA XÃ HỘI TRONG THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

1.Tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội - Tôn chỉ, mục đích của BHXH, tính chất nhân đạo, nhân văn của BHXH. - Nội dung các chế độ BHXH theo quy định của pháp luật (khái niệm về chế

độ, đối tượng hưởng, mức hưởng, điều kiện hưởng…) và hướng dẫn thực hiện các chế độ BHXH.

- Giải đáp, hướng dẫn những vướng mắc, sự thiếu hiểu biết về chính sách, chế độ BHXH đối với người lao động và các đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH.

- Hoạt động của ngành BHXH, đặc biệt là các kinh nghiệm hoạt động tốt, các điển hình tiên tiến về thực hiện chính sách chế độ BHXH. Phê phán các hiện tượng tiêu cực, sai trái, vi phạm trong quá trình thực hiện các chế độ BHXH.

- Giới thiệu kinh nghiệm của các nước trên thế giới về BHXH (Các chế độ BHXH, cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động BHXH, cơ chế quản lý quỹ, hợp tác về BHXH…)

- Các vấn đề khác có liên quan đến BHXH, đặc biệt là những thông tin về các chính sách xã hội, về các vấn đề xã hội liên quan đến con người, lao động, việc làm, tiền lương, đảm bảo xã hội…

2. Vị trí, vai trò của công tác tuyên truyền trong tổ chức thực hiện chính sách chế độ bảo hiểm xã hội

2.1 Vị trí của công tác tuyên truyền trong tổ chức thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội

BHXH là một sản phẩm dịch vụ đặc thù, đặc biệt đối với Việt Nam bởi: - Dịch vụ BHXH ở Việt Nam chỉ do một người cung cấp, đó là Nhà nước, với

mục đích chính là an sinh xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận; - BHXH mang tính bắt buộc, các chủ thể phải mua dù muốn hay không, đặc

biệt, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng BHXH cho người lao động mà mình sử dụng.

Mục tiêu cuối cùng của BHXH là ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội, nhưng trên thực tế, không phải người lao động nào cũng hiểu biết về quyền lợi của mình, không phải người sử dụng lao động nào cũng thực hiện đúng trách nhiệm của mình. Vì vậy, công tác tuyên truyền giữ một vị trí quan trọng trong việc tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH.

2.2. Vai trò của công tác tuyên truyền trong tổ chức thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội

Hiệu quả của công tác này có tác động lớn đến các lĩnh vự quản lý khác. Vì vậy, nếu thực hiện tốt công tác tuyên truyền BHXH sẽ giúp cho các nhà quản lý nắm bắt nhanh, xử lý chính xác, kịp thời những mối quan hệ trong quản lý, các bên tham gia quan hệ BHXH hiểu được trách nhiệm phải thực hiện và quyền lợi mình được hưởng.

Page 72: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

66

V. KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG, KHUYẾN KHÍCH NGƯỜI DÂN THAM GIA BHXH TỰ NGUYỆN

4.1. Kỹ năng giới thiệu, quảng bá dịch vụ - Một trong những lỗi phổ biến nhất mà người đi quảng bá, giới thiệu sản

phẩm, dịch vụ thường hay mắc phải là họ thường đưa ra những thông điệp chung như nhau cho mọi khách hàng tiềm năng và hy vọng rằng sẽ có nội dung nào trong đó đó tạo sức hút đối với họ.

- Người đi quảng bá về sản phẩm dịch vụ phải lựa chọn sản phẩm dịch vụ thích hợp với từng đối tượng (nhóm đối tượng) tiếp cận, đưa ra những điểm đặc thù và độc đáo của sản phẩm, dịch vụ đối với họ

- Trước khi giới thiệu sản phẩm/dịch vụ cho một khách hàng tiềm năng, bạn cần lựa chọn và chuẩn bị đầy đủ thông tin về sản phẩm dịch vụ quảng bá. Nên nhớ xác định và khuếch trương những lợi ích của việc sử dụng sản phẩm, chứ không phải là những đặc điểm của sản phẩm.Cho khách hàng biết rõ cái mà họ sẽ được hưởng khi sử dụng sản phẩm của bạn.

- Ngày nay người ta thường quá bận rộn và có nhiều mối lo toan nên ít khi đủ kiên nhẫn để nghe những lời giới thiệu dài dòng. Cần xác định rõ đâu là những điểm then chốt muốn cho khách hàng biết về BHXH tự nguyện.

4.2 Kỹ năng thuyết phục - Để thuyết phục một người làm theo những điều chúng ta chúng ta mong

muốn thì trước hết cần làm cho khách hàng tin tưởng vào những thông điệp của người gửi là đúng đắn và cần phải làm theo.

- Để thuyết phục được đối tượng thì cần có nhiều kỹ năng phối hợp khác như làm quen, nói, hỏi, nghe và cần biết giải thích được cho đối tượng hiểu rõ hơn về vấn đề.

- Để vận động, thuyết phục khách hàng tham gia vào BHXH tự nguyện thì phải hiểu về họ:

+ Họ là ai? Họ có mối quan tâm, mong muốn, nguyện vọng gì khi tham gia BHXH tự nguyện

+ Họ có lợi ích gì khi tham gia BHXH tự nguyện? + Họ bị ảnh hưởng như thế nào khi tham gia BHXH tự nguyện? + Những khó khăn, thắc mắc của họ là gì khi tham gia BHXH tự nguyện? + Cần đặt mình vào vị trí của khách hàng để hiểu thấu tâm tư, tình cảm, mong

muốn nguyện vọng của họ và có sự phản hồi tích cực về họ hơn. - Người thuyết phục phải có:

+ Hiểu biết tốt về lĩnh vực chuyên môn về BHXH tự nguyện để đi vận động khách hàng

+ Hiểu biết về các lĩnh vực tuyên truyền, vận động, giáo dục + Có thái độ chân tình, cởi mở, thân thiện, gần gũi biết tôn trọng và chấp nhận người khác.

- Khi giải thích một vấn đề khách hàng hỏi cần:

Page 73: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

67

+ Nắm chắc vấn đề cần giải thích + Giải thích đầy đủ, rõ ràng + Giải thích ngắn gọn, súc tích + Sử dụng từ dễ hiểu + Giải thích mọi câu hỏi mà khách hàng ra (về lĩnh vực đang đi vận động, thuyết phục) + Thể hiện sự đồng cảm, tôn trọng khách hàng.

4.3. Kỹ năng nói trước công chúng Nói là công cụ trong giao tiếp thông thường hàng ngày của mọi người.Đặc biệt

trong truyền thông, vận động, lời nói trực tiếp thường mang lại hiệu quả nhất.Trên thực tế, không phải ai cũng biết sử dụng lời nói có hiệu quả.

- Khi nói, không chỉ nói bằng lời mà cần kết hợp với các giao tiếp không lời như ánh mắt, nét mặt, các động tác cơ thể...

- Trong lời nói, không phải chỉ cần quan tâm đến nói cái gì mà cả nói như thế nào: chuẩn bị tốt những nội dung cần nói, trao đổi theo những trật tự cần thiết, lựa chọn cách trình bày để đạt được mục đích của cuộc giao tiếp.

- Âm lượng, tốc độ giọng nói có thể ảnh hưởng đến giao tiếp: cần phải nói to vừa phải, rõ ràng, chú ý âm lượng trong những nội dung mấu chốt, không nên nói quá to, quá nhỏ.

- Ngôn ngữ sử dụng khi giao tiếp phải thống nhất: cần nói rõ ràng, mạch lạc, dùng ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu cho mọi đối tượng.

- Uyển chuyển trong âm điệu, tránh nói giọng đều đều, buồn tẻ. - Trong khi nói không nên dùng từ một cách cầu kỳ, hoa mỹ mà nên dùng từ

dễ hiểu. - Nói đúng lúc, đúng chỗ: chọn nội dung giao tiếp đã khó nhưng cũng rất thận

trọng nói khi nào, chỗ nào là hợp lý nhất. - Khi nói cần tránh các yếu tố có thể gây khó chịu cho người nghe như:

+ Lặp lại một số từ đệm quá nhiều + Nói sai văn phạm + Phát âm không chuẩn + Dùng từ khó hiểu, từ chuyên môn + Cử chỉ, động tác không phù hợp với lời nói + Không chú ý và tôn trọng người nghe

Page 74: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Thông tin truyền thông (2012). Hỏi đáp về thông tin – Truyền thông. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.

2. Quốc hội (2014). Luật số: 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 của Quốc hội: Luật Bảo hiểm xã hội.

3. Bộ Thông tin truyền thông (2012). Quản lý nhà nước về thông tin truyền thông. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị Quốc gia

4. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991). Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

5. Võ Thành Tâm (2005). Giáo trình Bảo hiểm. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

Page 75: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

69

CCHHUUYYÊÊNN ĐĐỀỀ 66 Lĩnh vực an toàn lao động

II.. TTỔỔNNGG QQUUAANN VVỀỀ AANN TTOOÀÀNN VVỆỆ SSIINNHH LLAAOO ĐĐỘỘNNGG 1. Một số khái niệm thường gặp

11..11.. BBảảoo hhộộ llaaoo đđộộnngg mmàà nnộộii dduunngg cchhíínnhh llàà aann ttooàànn,, vvệệ ssiinnhh llaaoo đđộộnngg llàà ccáácc hhooạạtt đđộộnngg ttrrêênn ccáácc mmặặtt:: lluuậậtt pphháápp,, kkhhooaa hhọọcc –– ccôônngg nngghhệệ,, ttổổ cchhứứcc –– hhàànnhh cchhíínnhh,, kkiinnhh ttếế –– xxãã hhộộii nnhhằằmm đđảảmm bbảảoo aann ttooàànn vvệệ ssiinnhh llaaoo đđộộnngg ((AATTVVSSLLĐĐ)),, ccảảii tthhiiệệnn đđiiềềuu kkiiệệnn llààmm vviiệệcc ((ĐĐKKLLVV)),, pphhòònngg cchhốốnngg ttaaii nnạạnn llaaoo đđộộnngg vvàà bbệệnnhh nngghhềề nngghhiiệệpp cchhoo nnggưườờii llaaoo đđộộnngg..

11..22.. ĐĐiiềềuu kkiiệệnn llaaoo đđộộnngg llàà ttổổnngg tthhểể ccáácc yyếếuu ttốố vvềề vvềề ttựự nnhhiiêênn,, xxãã hhộộii,, kkiinnhh ttếế,, kkỹỹ tthhuuậậtt đđưượợcc bbiiểểuu hhiiệệnn tthhôônngg qquuaa ccáácc ccôônngg ccụụ,, pphhưươơnngg ttiiệệnn,, đđốốii ttưượợnngg llaaoo đđộộnngg,, qquuyy ttrrììnnhh ccôônngg nngghhệệ,, mmôôii ttrrưườờnngg llaaoo đđộộnngg,, ssựự xxắắpp xxếếpp ttrroonngg kkhhôônngg ggiiaann,, tthhờờii ggiiaann vvàà ssựự ttáácc đđộộnngg qquuaa llạạii ccủủaa cchhúúnngg ttrroonngg mmốốii qquuaann hhệệ vvớớii nnggưườờii llaaoo đđộộnngg ttạạii nnơơii llààmm vviiệệcc..

11..33.. AAnn ttooàànn llaaoo đđộộnngg llàà ggiiảảii pphháápp pphhòònngg,, cchhốốnngg ttáácc đđộộnngg ccủủaa ccáácc yyếếuu ttốố nngguuyy hhiiểểmm nnhhằằmm bbảảoo đđảảmm kkhhôônngg xxảảyy rraa tthhưươơnngg ttậậtt,, ttửử vvoonngg đđốốii vvớớii ccoonn nnggưườờii ttrroonngg qquuáá ttrrììnnhh llaaoo đđộộnngg..

11..44.. VVệệ ssiinnhh llaaoo đđộộnngg llàà ggiiảảii pphháápp pphhòònngg,, cchhốốnngg ttáácc đđộộnngg ccủủaa yyếếuu ttốố ccóó hhạạii ggââyy bbệệnnhh ttậậtt,, llààmm ssuuyy ggiiảảmm ssứứcc kkhhỏỏee cchhoo ccoonn nnggưườờii ttrroonngg qquuáá ttrrììnnhh llaaoo đđộộnngg..

11..55.. YYếếuu ttốố nngguuyy hhiiểểmm llàà yyếếuu ttốố ggââyy mmấấtt aann ttooàànn,, llààmm ttổổnn tthhưươơnngg hhooặặcc ggââyy ttửử vvoonngg cchhoo ccoonn nnggưườờii ttrroonngg qquuáá ttrrììnnhh llaaoo đđộộnngg..

11..66.. YYếếuu ttốố ccóó hhạạii llàà yyếếuu ttốố ggââyy bbệệnnhh ttậậtt,, llààmm ssuuyy ggiiảảmm ssứứcc kkhhỏỏee ccoonn nnggưườờii ttrroonngg qquuáá ttrrììnnhh llaaoo đđộộnngg..

11..77.. SSựự ccốố kkỹỹ tthhuuậậtt ggââyy mmấấtt aann ttooàànn,, vvệệ ssiinnhh llaaoo đđộộnngg llàà hhưư hhỏỏnngg ccủủaa mmááyy,, tthhiiếếtt bbịị,, vvậậtt ttưư,, cchhấấtt vvưượợtt qquuáá ggiiớớii hhạạnn aann ttooàànn kkỹỹ tthhuuậậtt cchhoo pphhéépp,, xxảảyy rraa ttrroonngg qquuáá ttrrììnnhh llaaoo đđộộnngg vvàà ggââyy tthhiiệệtt hhạạii hhooặặcc ccóó nngguuyy ccơơ ggââyy tthhiiệệtt hhạạii cchhoo ccoonn nnggưườờii,, ttààii ssảảnn vvàà mmôôii ttrrưườờnngg..

11..88.. SSựự ccốố kkỹỹ tthhuuậậtt ggââyy mmấấtt aann ttooàànn,, vvệệ ssiinnhh llaaoo đđộộnngg nngghhiiêêmm ttrrọọnngg llàà ssựự ccốố kkỹỹ tthhuuậậtt ggââyy mmấấtt aann ttooàànn,, vvệệ ssiinnhh llaaoo đđộộnngg llớớnn,, xxảảyy rraa ttrrêênn ddiiệệnn rrộộnngg vvàà vvưượợtt kkhhảả nnăănngg ứứnngg pphhóó ccủủaa ccơơ ssởở ssảảnn xxuuấấtt,, kkiinnhh ddooaannhh,, ccơơ qquuaann,, ttổổ cchhứứcc,, đđịịaa pphhưươơnngg hhooặặcc lliiêênn qquuaann đđếếnn nnhhiiềềuu ccơơ ssởở ssảảnn xxuuấấtt,, kkiinnhh ddooaannhh,, đđịịaa pphhưươơnngg..

11..99.. TTaaii nnạạnn llaaoo đđộộnngg llàà ttaaii nnạạnn ggââyy ttổổnn tthhưươơnngg cchhoo bbấấtt kkỳỳ bbộộ pphhậậnn,, cchhứứcc nnăănngg nnààoo ccủủaa ccơơ tthhểể hhooặặcc ggââyy ttửử vvoonngg cchhoo nnggưườờii llaaoo đđộộnngg,, xxảảyy rraa ttrroonngg qquuáá ttrrììnnhh llaaoo đđộộnngg,, ggắắnn lliiềềnn vvớớii vviiệệcc tthhựựcc hhiiệệnn ccôônngg vviiệệcc,, nnhhiiệệmm vvụụ llaaoo đđộộnngg..

11..1100.. BBệệnnhh nngghhềề nngghhiiệệpp llàà bbệệnnhh pphháátt ssiinnhh ddoo đđiiềềuu kkiiệệnn llaaoo đđộộnngg ccóó hhạạii ccủủaa nngghhềề nngghhiiệệpp ttáácc đđộộnngg đđốốii vvớớii nnggưườờii llaaoo đđộộnngg..

11..1111.. QQuuaann ttrrắắcc mmôôii ttrrưườờnngg llaaoo đđộộnngg llàà hhooạạtt đđộộnngg tthhuu tthhậậpp,, pphhâânn ttíícchh,, đđáánnhh ggiiáá ssốố lliiệệuu đđoo llưườờnngg ccáácc yyếếuu ttốố ttrroonngg mmôôii ttrrưườờnngg llaaoo đđộộnngg ttạạii nnơơii llààmm vviiệệcc đđểể ccóó bbiiệệnn pphháápp ggiiảảmm tthhiiểểuu ttáácc hhạạii đđốốii vvớớii ssứứcc kkhhỏỏee,, pphhòònngg,, cchhốốnngg bbệệnnhh nngghhềề nngghhiiệệpp..

11..1122.. VVăănn hhooáá aann ttooàànn

Page 76: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

70

TThheeoo nnhhữữnngg kkếếtt lluuậậnn ttạạii hhộộii nngghhịị llaaoo đđộộnngg qquuốốcc ttếế ccủủaa ttổổ cchhứứcc llaaoo đđộộnngg qquuốốcc ttếế ((IILLOO)) vvààoo tthháánngg 66 nnăămm 22000033,, tthhìì vvăănn hhooáá aann ttooàànn đđưượợcc hhiiểểuu llàà vvăănn hhooáá mmàà ttrroonngg đđóó qquuyyềềnn đđưượợcc hhưưởởnngg mmộộtt mmôôii ttrrưườờnngg llààmm vviiệệcc aann ttooàànn vvàà vvệệ ssiinnhh ccủủaa nnggưườờii llaaoo đđộộnngg đđưượợcc ttấấtt ccảả ccáácc ccấấpp ttôônn ttrrọọnngg;; đđóó llàà vvăănn hhooáá mmàà ttrroonngg đđóó CChhíínnhh pphhủủ,, nnggưườờii ssửử ddụụnngg llaaoo đđộộnngg vvàà nnggưườờii llaaoo đđộộnngg ttíícchh ccựựcc tthhaamm ggiiaa vvààoo vviiệệcc bbảảoo đđảảmm mmộộtt mmôôii ttrrưườờnngg llààmm vviiệệcc aann ttooàànn vvàà vvệệ ssiinnhh,, tthhôônngg qquuaa mmộộtt hhệệ tthhốốnngg ccáácc qquuyyềềnn,, ttrráácchh nnhhiiệệmm vvàà nngghhĩĩaa vvụụ đđưượợcc xxáácc đđịịnnhh rrõõ rràànngg;; đđóó llàà vvăănn hhooáá mmàà nngguuyyêênn ttắắcc pphhòònngg nnggừừaa đđưượợcc đđặặtt vvààoo vvịị ttrríí ưưuu ttiiêênn hhàànngg đđầầuu..

2. MMụụcc đđíícchh ccôônngg ttáácc AATTVVSSLLĐĐ MMụụcc đđíícchh ccủủaa ccôônngg ttáácc AATTVVSSLLĐĐ llàà tthhôônngg qquuaa ccáácc bbiiệệnn pphháápp vvềề kkhhooaa hhọọcc --

ccôônngg nngghhệệ,, ttổổ cchhứứcc -- hhàànnhh cchhíínnhh,, kkiinnhh ttếế -- xxãã hhộộii đđểể llooạạii ttrrừừ ccáácc yyếếuu ttốố nngguuyy hhiiểểmm,, ccóó hhạạii pphháátt ssiinnhh ttrroonngg qquuáá ttrrììnnhh ssảảnn xxuuấấtt,, ttạạoo nnêênn mmộộtt đđiiềềuu kkiiệệnn llaaoo đđộộnngg aann ttooàànn vvàà vvệệ ssiinnhh.. NNhhưư vvậậyy ssẽẽ bbảảoo đđảảmm aann ttooàànn cchhoo nnggưườờii llaaoo đđộộnngg,, hhạạnn cchhếế đđếếnn mmứứcc tthhấấpp nnhhấấtt hhooặặcc kkhhôônngg đđểể xxảảyy rraa ttaaii nnạạnn,, cchhấấnn tthhưươơnngg hhooặặcc ttửử vvoonngg ttrroonngg llaaoo đđộộnngg,, đđồồnngg tthhờờii dduuyy ttrrìì,, pphhụụcc hhồồii ssứứcc kkhhooẻẻ vvàà kkééoo ddààii tthhờờii ggiiaann llààmm vviiệệcc cchhoo nnggưườờii llaaoo đđộộnngg đđếếnn ttuuổổii vvềề hhưưuu..

IIII.. CCHHÍÍNNHH SSÁÁCCHH,, QQUUYY ĐĐỊỊNNHH PPHHÁÁPP LLUUẬẬTT VVỀỀ AATTVVSSLLĐĐ 11.. CChhíínnhh ssáácchh ccủủaa NNhhàà nnưướớcc vvềề aann ttooàànn,, vvệệ ssiinnhh llaaoo đđộộnngg aa)) TTạạoo đđiiềềuu kkiiệệnn tthhuuậậnn llợợii đđểể nnggưườờii ssửử ddụụnngg llaaoo đđộộnngg,, nnggưườờii llaaoo đđộộnngg,, ccơơ

qquuaann,, ttổổ cchhứứcc,, ccáá nnhhâânn kkhháácc ccóó lliiêênn qquuaann tthhựựcc hhiiệệnn ccáácc bbiiệệnn pphháápp bbảảoo đđảảmm AATTVVSSLLĐĐ ttrroonngg qquuáá ttrrììnnhh llaaoo đđộộnngg;; kkhhuuyyếếnn kkhhíícchh nnggưườờii ssửử ddụụnngg llaaoo đđộộnngg,, nnggưườờii llaaoo đđộộnngg áápp ddụụnngg ccáácc ttiiêêuu cchhuuẩẩnn kkỹỹ tthhuuậậtt,, hhệệ tthhốốnngg qquuảảnn llýý ttiiêênn ttiiếếnn,, hhiiệệnn đđạạii vvàà áápp ddụụnngg ccôônngg nngghhệệ ttiiêênn ttiiếếnn,, ccôônngg nngghhệệ ccaaoo,, ccôônngg nngghhệệ tthhâânn tthhiiệệnn vvớớii mmôôii ttrrưườờnngg ttrroonngg qquuáá ttrrììnnhh llaaoo đđộộnngg..

bb)) ĐĐầầuu ttưư nngghhiiêênn ccứứuu,, ứứnngg ddụụnngg kkhhooaa hhọọcc vvàà ccôônngg nngghhệệ vvềề AATTVVSSLLĐĐ;; hhỗỗ ttrrợợ xxââyy ddựựnngg pphhòònngg tthhíí nngghhiiệệmm,, tthhửử nngghhiiệệmm đđạạtt cchhuuẩẩnn qquuốốcc ggiiaa pphhụụcc vvụụ AATTVVSSLLĐĐ..

cc)) HHỗỗ ttrrợợ pphhòònngg nnggừừaa ttaaii nnạạnn llaaoo đđộộnngg,, bbệệnnhh nngghhềề nngghhiiệệpp ttrroonngg ccáácc nnggàànnhh,, llĩĩnnhh vvựựcc ccóó nngguuyy ccơơ ccaaoo vvềề ttaaii nnạạnn llaaoo đđộộnngg,, bbệệnnhh nngghhềề nngghhiiệệpp;; kkhhuuyyếếnn kkhhíícchh ccáácc ttổổ cchhứứcc xxââyy ddựựnngg,, ccôônngg bbốố hhooặặcc ssửử ddụụnngg ttiiêêuu cchhuuẩẩnn kkỹỹ tthhuuậậtt ttiiêênn ttiiếếnn,, hhiiệệnn đđạạii vvềề AATTVVSSLLĐĐ ttrroonngg qquuáá ttrrììnnhh llaaoo đđộộnngg..

dd)) HHỗỗ ttrrợợ hhuuấấnn lluuyyệệnn AATTVVSSLLĐĐ cchhoo nnggưườờii llaaoo đđộộnngg llààmm vviiệệcc kkhhôônngg tthheeoo hhợợpp đđồồnngg llaaoo đđộộnngg llààmm ccáácc ccôônngg vviiệệcc ccóó yyêêuu ccầầuu nngghhiiêêmm nnggặặtt vvềề AATTVVSSLLĐĐ..

đđ)) PPhháátt ttrriiểểnn đđốốii ttưượợnngg tthhaamm ggiiaa bbảảoo hhiiểểmm ttaaii nnạạnn llaaoo đđộộnngg ttựự nngguuyyệệnn;; xxââyy ddựựnngg ccơơ cchhếế đđóónngg,, hhưưởởnngg lliinnhh hhooạạtt nnhhằằmm pphhòònngg nnggừừaa,, ggiiảảmm tthhiiểểuu,, kkhhắắcc pphhụụcc rrủủii rroo cchhoo nnggưườờii llaaoo đđộộnngg..

Page 77: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

71

22.. HHệệ tthhốốnngg vvăănn bbảảnn qquuyy pphhạạmm pphháápp lluuậậtt vvềề AATTVVSSLLĐĐ Hình 1- Sơ đồ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ATVSLĐ

22..11.. CCáácc vvăănn bbảảnn ddoo QQuuốốcc hhộộii bbaann hhàànnhh aa)) HHiiếếnn pphháápp nnưướớcc CCộộnngg hhooàà xxãã hhộộii cchhủủ nngghhĩĩaa VViiệệtt NNaamm nnăămm 22001133 KKhhooảảnn 22 ĐĐiiềềuu 3355 qquuyy đđịịnnhh:: ""NNggưườờii llààmm ccôônngg ăănn llưươơnngg đđưượợcc bbảảoo đđảảmm ccáácc đđiiềềuu

kkiiệệnn llààmm vviiệệcc ccôônngg bbằằnngg,, aann ttooàànn;; đđưượợcc hhưưởởnngg llưươơnngg,, cchhếế đđộộ nngghhỉỉ nnggơơii”” bb)) BBộộ lluuậậtt LLaaoo đđộộnngg nnăămm 22001122 NNggààyy 1188//66//22001122 QQuuốốcc hhộộii đđãã tthhôônngg qquuaa BBộộ LLuuậậtt LLaaoo đđộộnngg ggồồmm 1177 cchhưươơnngg,,

224422 đđiiềềuu,, ccóó CChhưươơnngg IIXX ggồồmm 2200 đđiiềềuu vvềề AATTVVSSLLĐĐ.. NNggooààii rraa ttrroonngg ccáácc cchhưươơnngg kkhháácc ccũũnngg ccóó mmộộtt ssốố đđiiềềuu lliiêênn qquuaann đđếếnn AATTVVSSLLĐĐ ((CChhưươơnngg VVIIII vvềề tthhờờii ggiiờờ llààmm vviiệệcc,, tthhờờii ggiiờờ nngghhỉỉ nnggơơii,, CChhưươơnngg XX vvềề nnhhữữnngg qquuyy đđịịnnhh rriiêênngg đđốốii vvớớii llaaoo đđộộnngg nnữữ;; CChhưươơnngg XXIIII vvềề BBảảoo hhiiểểmm xxãã hhộộii;; CChhưươơnngg XXVVII vvềề tthhaannhh ttrraa NNhhàà nnưướớcc vvềề llaaoo đđộộnngg,, xxửử pphhạạtt vvii pphhạạmm pphháápp lluuậậtt llaaoo đđộộnngg vv..vv......))

cc)) LLuuậậtt aann ttooàànn vvệệ ssiinnhh llaaoo đđộộnngg nnăămm 22001155 LLuuậậtt aann ttooàànn,, vvệệ ssiinnhh llaaoo đđộộnngg đđãã đđưượợcc QQuuốốcc hhộộii tthhôônngg qquuaa nnggààyy 2255//66//22001155,,

ttrrêênn ccơơ ssởở ccụụ tthhểể 2200 đđiiềềuu ttạạii CChhưươơnngg IIXX ccủủaa BBộộ lluuậậtt llaaoo đđộộnngg nnăămm 22001122,, kkếế tthhừừaa ccáácc qquuyy đđịịnnhh vvềề bbảảoo hhiiểểmm ttaaii nnạạnn llaaoo đđộộnngg,, bbệệnnhh nngghhềề nngghhiiệệpp ttạạii MMụụcc 33 CChhưươơnngg IIIIII ccủủaa LLuuậậtt bbảảoo hhiiểểmm xxãã hhộộii nnăămm 22001144.. LLuuậậtt nnààyy ggồồmm 77 cchhưươơnngg,, 9933 đđiiềềuu,, vvớớii ccáácc nnộộii dduunngg ccơơ bbảảnn ssaauu::

-- CChhưươơnngg II –– QQuuyy đđịịnnhh cchhuunngg ggồồmm 1122 đđiiềềuu.. TTrroonngg đđóó,, đđốốii ttưượợnngg đđiiềềuu cchhỉỉnnhh ccủủaa LLuuậậtt AATTVVSSLLĐĐ llàà nnggưườờii llaaoo đđộộnngg đđaanngg ccóó vviiệệcc llààmm bbaaoo ggồồmm ccảả nnggưườờii llaaoo đđộộnngg llààmm vviiệệcc tthheeoo hhợợpp đđồồnngg llaaoo đđộộnngg đđưượợcc qquuyy đđịịnnhh ttạạii BBộộ lluuậậtt llaaoo đđộộnngg,, nnggưườờii llaaoo đđộộnngg llààmm vviiệệcc kkhhôônngg tthheeoo hhợợpp đđồồnngg llaaoo đđộộnngg,, nnggưườờii ssửử ddụụnngg llaaoo đđộộnngg vvàà ccáácc ccơơ qquuaann,, ttổổ cchhứứcc,, ccáá nnhhâânn kkhháácc ccóó lliiêênn qquuaann đđếếnn ccôônngg ttáácc AATTVVSSLLĐĐ..

-- CChhưươơnngg IIII-- CCáácc bbiiệệnn pphháápp pphhòònngg cchhốốnngg ccáácc yyếếuu ttốố nngguuyy hhiiểểmm,, yyếếuu ttốố ccóó hhạạii cchhoo nnggưườờii llaaoo đđộộnngg,, ggồồmm 2211 đđiiềềuu ((ttừừ ĐĐiiềềuu 1133 đđếếnn ĐĐiiềềuu 3333))..

-- CChhưươơnngg IIIIII-- CCáácc bbiiệệnn pphháápp xxửử llýý ssựự ccốố kkỹỹ tthhuuậậtt ggââyy mmấấtt AATTVVSSLLĐĐ vvàà ttaaii nnạạnn llaaoo đđộộnngg,, bbệệnnhh nngghhềề nngghhiiệệpp,, ggồồmm 2299 đđiiềềuu ((ttừừ ĐĐiiềềuu 3344 đđếếnn ĐĐiiềềuu 6622))..

Nghị định của Chính phủ

Quyết định của Thủ tướng CP

Thông tư, Quy chuẩn kỹ thuật

QUỐC HỘI

CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC C.PHỦ

Hiến pháp (Điều 35)

Bộ luật lao động

Luật ATVSLĐ

Page 78: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

72

ĐĐểể đđảảmm bbảảoo ttíínnhh đđồồnngg bbộộ,, ttooàànn bbộộ nnộộii dduunngg QQuuỹỹ bbảảoo hhiiểểmm ttaaii nnạạnn llaaoo đđộộnngg,, bbệệnnhh nngghhềề nngghhiiệệpp đđưượợcc đđưưaa ttừừ MMụụcc 33 CChhưươơnngg IIIIII ccủủaa LLuuậậtt bbảảoo hhiiểểmm xxãã hhộộii ssaanngg LLuuậậtt nnààyy,, đđồồnngg tthhờờii qquuyy đđịịnnhh rrõõ vviiệệcc tthhuu,, cchhii vvàà qquuảảnn llýý qquuỹỹ vvẫẫnn ddoo ccơơ qquuaann bbảảoo hhiiểểmm xxãã hhộộii tthhựựcc hhiiệệnn;; đđồồnngg tthhờờii bổ sung thêm các nội dung chi hỗ trợ chuyển đổi nghề bổ sung thêm các nội dung chi hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ nghiệp và hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ qquuỹỹ..

-- CChhưươơnngg IIVV-- BBảảoo đđảảmm AATTVVSSLLĐĐ đđốốii vvớớii mmộộtt ssốố llaaoo đđộộnngg đđặặcc tthhùù,, ggồồmm 0088 đđiiềềuu ((ttừừ ĐĐiiềềuu 6633 đđếếnn ĐĐiiềềuu 7700))..

-- CChhưươơnngg VV-- BBảảoo đđảảmm AATTVVSSLLĐĐ đđốốii vvớớii ccơơ ssởở ssảảnn xxuuấấtt,, kkiinnhh ddooaannhh,, ggồồmm 1111 đđiiềềuu ((ttừừ ĐĐiiềềuu 7711 đđếếnn ĐĐiiềềuu 8811)) qquuyy đđịịnnhh vvềề bbộộ mmááyy ttổổ cchhứứcc vvàà nnhhữữnngg nnộộii dduunngg ccơơ bbảảnn tthhựựcc hhiiệệnn ccôônngg ttáácc AATTVVSSLLĐĐ ttrroonngg ccáácc ccơơ ssởở ssảảnn xxuuấấtt,, kkiinnhh ddooaannhh..

-- CChhưươơnngg VVII-- QQuuảảnn llýý nnhhàà nnưướớcc vvềề AATTVVSSLLĐĐ,, ggồồmm 1100 đđiiềềuu ((ttừừ ĐĐiiềềuu 8822 đđếếnn ĐĐiiềềuu 9911)) qquuyy đđịịnnhh vvềề nnộộii dduunngg,, ttrráácchh nnhhiiệệmm qquuảảnn llýý nnhhàà nnưướớcc vvềề AATTVVSSLLĐĐ ccủủaa BBộộ LLaaoo đđộộnngg –– TThhưươơnngg bbiinnhh vvàà XXãã hhộộii,, BBộộ YY ttếế,, ccáácc bbộộ,, ccơơ qquuaann nnggaanngg bbộộ vvàà ủủyy bbaann nnhhâânn ddâânn ccáácc ccấấpp..

-- CChhưươơnngg VVIIII-- ĐĐiiềềuu kkhhooảảnn tthhii hhàànnhh,, ggồồmm 22 đđiiềềuu ((ttừừ ĐĐiiềềuu 9922 đđếếnn ĐĐiiềềuu 9933)) qquuyy đđịịnnhh nnộộii dduunngg cchhuuyyểểnn ttiiếếpp ggiiữữaa LLuuậậtt bbảảoo hhiiểểmm xxãã hhộộii vvớớii LLuuậậtt AATTVVSSLLĐĐ..

2.2. Hệ thống các văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành

CCăănn ccứứ ccáácc qquuyy đđịịnnhh pphháápp lluuậậtt,, CChhíínnhh pphhủủ,, TThhủủ ttưướớnngg CChhíínnhh pphhủủ,, ccáácc BBộộ,, ccơơ qquuaann nnggaanngg BBộộ,, ccơơ qquuaann tthhuuộộcc CChhíínnhh pphhủủ đđãã bbaann hhàànnhh ccáácc TThhôônngg ttưư ccáácc QQuuyyếếtt đđịịnnhh,, TThhôônngg ttưư LLiiêênn ttịịcchh hhưướớnngg ddẫẫnn tthhựựcc hhiiệệnn ccáácc qquuyy đđịịnnhh vvềề AATTVVSSLLĐĐ vvàà BBảảoo hhộộ llaaoo đđộộnngg..

DDaannhh mmụụcc ccáácc qquuyy đđịịnnhh hhiiệệnn hhàànnhh vvàà ccáácc nnộộii dduunngg ccơơ bbảảnn đđưượợcc qquuyy đđịịnnhh ttrroonngg ccáácc vvăănn bbảảnn qquuyy pphhạạmm pphháápp lluuậậtt vvềề AATTVVSSLLĐĐ cchhii ttiiếếtt ttạạii PPhhụụ llụụcc 1133..11&&1133..22 ccủủaa ttààii lliiệệuu..

IIIIII.. CCHHỨỨ CC NNĂĂ NNGG,, NNHHIIỆỆ MM VVỤỤ CCỦỦ AA CCÔÔ NNGG CCHHỨỨ CC VVĂĂ NN HHÓÓ AA –– XXÃÃ HHỘỘ II

11.. TTrráácchh nnhhiiệệmm nnhhiiệệmm qquuảảnn llýý nnhhàà nnưướớcc vvềề AATTVVSSLLĐĐ ccủủaa ỦỦyy bbaann nnhhâânn ddâânn ccáácc ccấấpp ((ĐĐiiềềuu 8866 LLuuậậtt AATTVVSSLLĐĐ))

-- XXââyy ddựựnngg,, ttrrììnnhh ccơơ qquuaann nnhhàà nnưướớcc ccóó tthhẩẩmm qquuyyềềnn bbaann hhàànnhh hhooặặcc bbaann hhàànnhh tthheeoo tthhẩẩmm qquuyyềềnn vvăănn bbảảnn qquuyy pphhạạmm pphháápp lluuậậtt,, qquuyy cchhuuẩẩnn kkỹỹ tthhuuậậtt đđịịaa pphhưươơnngg..

-- CChhịịuu ttrráácchh nnhhiiệệmm qquuảảnn llýý AATTVVSSLLĐĐ ttạạii đđịịaa pphhưươơnngg;; xxââyy ddựựnngg vvàà ttổổ cchhứứcc tthhựựcc hhiiệệnn cchhíínnhh ssáácchh,, pphháápp lluuậậtt vvềề AATTVVSSLLĐĐ ttạạii đđịịaa pphhưươơnngg..

-- HHằằnngg nnăămm,, bbááoo ccááoo vvềề ttììnnhh hhììnnhh tthhựựcc hhiiệệnn cchhíínnhh ssáácchh,, pphháápp lluuậậtt AATTVVSSLLĐĐ ttạạii đđịịaa pphhưươơnngg vvớớii HHộộii đđồồnngg nnhhâânn ddâânn ccùùnngg ccấấpp hhooặặcc bbááoo ccááoo đđộộtt xxuuấấtt tthheeoo yyêêuu ccầầuu ccủủaa ccơơ qquuaann nnhhàà nnưướớcc ccóó tthhẩẩmm qquuyyềềnn tthheeoo qquuyy đđịịnnhh ccủủaa pphháápp lluuậậtt..

-- HHằằnngg nnăămm,, bbốố ttrríí nngguuồồnn llựựcc ttổổ cchhứứcc ttuuyyêênn ttrruuyyềềnn,, pphhổổ bbiiếếnn,, ggiiááoo ddụụcc pphháápp lluuậậtt vvềề AATTVVSSLLĐĐ ttrrêênn đđịịaa bbàànn pphhùù hhợợpp vvớớii đđiiềềuu kkiiệệnn ccụụ tthhểể ccủủaa đđịịaa pphhưươơnngg;; ưưuu ttiiêênn vviiệệcc ttuuyyêênn ttrruuyyềềnn,, pphhổổ bbiiếếnn,, ggiiááoo ddụụcc pphháápp lluuậậtt vvềề AATTVVSSLLĐĐ cchhoo nnggưườờii llaaoo đđộộnngg llààmm vviiệệcc kkhhôônngg tthheeoo hhợợpp đđồồnngg llaaoo đđộộnngg ttạạii đđịịaa pphhưươơnngg..

-- TThhaannhh ttrraa,, kkiiểểmm ttrraa,, xxửử llýý tthheeoo tthhẩẩmm qquuyyềềnn ccáácc hhàànnhh vvii vvii pphhạạmm pphháápp lluuậậtt vvềề AATTVVSSLLĐĐ ttạạii đđịịaa pphhưươơnngg..

Page 79: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

73

** LLuuậậtt AATTVVSSLLĐĐ qquuyy đđịịnnhh ccụụ tthhểể mmộộtt ssốố nnhhiiệệmm vvụụ ccủủaa ỦỦyy bbaann nnhhâânn ddâânn ccấấpp xxãã nnhhưư ssaauu::

-- HHằằnngg nnăămm,, cchhỉỉ đđạạoo,, ttổổ cchhứứcc tthhựựcc hhiiệệnn tthhôônngg ttiinn,, ttuuyyêênn ttrruuyyềềnn,, ggiiááoo ddụụcc vvềề AATTVVSSLLĐĐ cchhoo nnggưườờii llaaoo đđộộnngg llààmm vviiệệcc kkhhôônngg tthheeoo hhợợpp đđồồnngg llaaoo đđộộnngg ttrrêênn đđịịaa bbàànn xxãã pphhùù hhợợpp tthheeoo đđiiềềuu kkiiệệnn ccụụ tthhểể ccủủaa đđịịaa pphhưươơnngg;;

-- TThhựựcc hhiiệệnn kkhhaaii bbááoo,, đđiiềềuu ttrraa,, tthhốốnngg kkêê,, bbááoo ccááoo ttaaii nnạạnn llaaoo đđộộnngg đđốốii vvớớii nnggưườờii llaaoo đđộộnngg llààmm vviiệệcc kkhhôônngg tthheeoo hhợợpp đđồồnngg llaaoo đđộộnngg ttrrêênn đđịịaa bbàànn xxãã tthheeoo qquuyy đđịịnnhh ttạạii ĐĐiiềềuu 3344,, 3355 vvàà 3366 ccủủaa LLuuậậtt AATTVVSSLLĐĐ..

-- TTrrưườờnngg hhợợpp xxảảyy rraa ssựự ccốố kkỹỹ tthhuuậậtt ggââyy mmấấtt AATTVVSSLLĐĐ lliiêênn qquuaann đđếếnn nnggưườờii llaaoo đđộộnngg llààmm vviiệệcc kkhhôônngg tthheeoo hhợợpp đđồồnngg llaaoo đđộộnngg tthhìì nnggưườờii pphháátt hhiiệệnn ccóó ttrráácchh nnhhiiệệmm kkịịpp tthhờờii kkhhaaii bbááoo vvớớii UUBBNNDD ccấấpp xxãã ttạạii nnơơii xxảảyy rraa ssựự ccốố kkỹỹ tthhuuậậtt vvàà vviiệệcc bbááoo ccááoo tthhựựcc hhiiệệnn tthheeoo qquuyy đđịịnnhh ttạạii ĐĐiiềềuu 1199 vvàà ĐĐiiềềuu 3366 ccủủaa LLuuậậtt AATTVVSSLLĐĐ..

22.. CChhứứcc nnăănngg,, nnhhiiệệmm vvụụ ccủủaa ccôônngg cchhứứcc vvăănn xxãã CCăănn ccứứ vvààoo LLuuậậtt TTổổ cchhứứcc cchhíínnhh qquuyyềềnn đđịịaa pphhưươơnngg nnăămm 22001155,, LLuuậậtt AATTVVSSLLĐĐ

nnăămm 22001155 vvàà ccáácc vvăănn bbảảnn qquuyy pphhạạmm pphháápp lluuậậtt hhiiệệnn hhàànnhh,, ccôônngg cchhứứcc vvăănn xxãã ccóó cchhứứcc nnăănngg,, nnhhiiệệmm vvụụ cchhíínnhh ssaauu::

22..11.. GGiiúúpp ỦỦyy bbaann nnhhâânn ccấấpp xxãã ttrroonngg vviiệệcc xxââyy ddựựnngg,, ttrrììnnhh HHộộii đđồồnngg nnhhâânn ddâânn xxãã qquuyyếếtt đđịịnnhh ccáácc nnộộii dduunngg ssaauu::

-- BBaann hhàànnhh nngghhịị qquuyyếếtt vvềề nnhhữữnngg vvấấnn đđềề AATTVVSSLLĐĐ tthhuuộộcc nnhhiiệệmm vvụụ,, qquuyyềềnn hhạạnn ccủủaa HHộộii đđồồnngg nnhhâânn ddâânn xxãã..

-- QQuuyyếếtt đđịịnnhh bbiiệệnn pphháápp bbảảoo đđảảmm AATTVVSSLLĐĐ,, pphhòònngg,, cchhốốnngg ccáácc hhàànnhh vvii vvii pphhạạmm pphháápp lluuậậtt AATTVVSSLLĐĐ ttrroonngg pphhạạmm vvii đđưượợcc pphhâânn qquuyyềềnn;; bbiiệệnn pphháápp bbảảoo vvệệ ccáácc qquuyyềềnn vvàà llợợii íícchh hhợợpp pphháápp ccủủaa ccôônngg ddâânn lliiêênn qquuaann đđếếnn ccôônngg ttáácc AATTVVSSLLĐĐ ttrrêênn đđịịaa bbàànn xxãã..

-- QQuuyyếếtt đđịịnnhh cchhủủ ttrrưươơnngg đđầầuu ttưư cchhưươơnngg ttrrììnnhh,, ddựự áánn ccủủaa xxãã vvềề AATTVVSSLLĐĐ ttrroonngg pphhạạmm vvii đđưượợcc pphhâânn qquuyyềềnn ..

22..22.. GGiiúúpp ỦỦyy bbaann nnhhâânn ddâânn ccấấpp xxãã ttrroonngg vviiệệcc ttổổ cchhứứcc tthhựựcc hhiiệệnn ccáácc nngghhịị qquuyyếếtt ccủủaa HHộộii đđồồnngg nnhhâânn ddâânn xxãã vvàà ccáácc nnhhiiệệmm vvụụ,, qquuyyềềnn hhạạnn ddoo ccơơ qquuaann nnhhàà nnưướớcc ccấấpp ttrrêênn pphhâânn ccấấpp,, ủủyy qquuyyềềnn cchhoo UUBBNNDD ccấấpp xxãã vvềề AATTVVSSLLĐĐ,, vvớớii ccáácc nnộộii dduunngg ccơơ bbảảnn ssaauu::

aa)) TTổổ cchhứứcc vvàà hhưướớnngg ddẫẫnn tthhựựcc hhiiệệnn nnhhiiệệmm vvụụ ccôônngg ttáácc vvềề AATTVVSSLLĐĐ ttrrêênn đđịịaa bbàànn tthheeoo qquuyy đđịịnnhh ccủủaa pphháápp lluuậậtt vvàà nnộộii dduunngg đđưượợcc pphhâânn ccấấpp,, ủủyy qquuyyềềnn;;

bb)) TTuuyyêênn ttrruuyyềềnn,, ggiiááoo ddụụcc pphháápp lluuậậtt,, kkiiểểmm ttrraa vviiệệcc cchhấấpp hhàànnhh HHiiếếnn pphháápp,, lluuậậtt,, ccáácc vvăănn bbảảnn ccáácc ccơơ qquuaann nnhhàà nnưướớcc ccấấpp ttrrêênn vvàà nngghhịị qquuyyếếtt ccủủaa HHộộii đđồồnngg nnhhâânn ddâânn ccấấpp xxãã ttạạii ccáácc ccơơ qquuaann nnhhàà nnưướớcc,, ttổổ cchhứứcc kkiinnhh ttếế,, ttổổ cchhứứcc xxãã hhộộii,, nnggưườờii llaaoo đđộộnngg ttrrêênn đđịịaa bbàànn ccấấpp xxãã tthheeoo qquuyy đđịịnnhh pphháápp lluuậậtt..

IIVV.. QQUUYY TTRRÌÌNNHH TTHHỰỰCC HHIIỆỆNN NNHHIIỆỆMM VVỤỤ QQUUẢẢNN LLÝÝ NNHHÀÀ NNƯƯỚỚCC VVỀỀ AATTVVSSLLĐĐ TTẠẠII CCẤẤPP XXÃÃ

11.. XXââyy ddựựnngg vvàà bbaann hhàànnhh vvăănn bbảảnn qquuảảnn llýý nnhhàà nnưướớcc 11..11.. LLooạạii vvăănn bbảảnn qquuảảnn llýý nnhhàà nnưướớcc -- VVăănn bbảảnn qquuyy pphhạạmm pphháápp lluuậậtt ((ccấấpp xxãã ggồồmm ccóó 0022 llooạạii llàà nngghhịị qquuyyếếtt ccủủaa HHộộii

đđồồnngg nnhhâânn ddâânn ccấấpp xxãã,, qquuyyếếtt đđịịnnhh,, cchhỉỉ tthhịị ccủủaa ỦỦyy bbaann nnhhâânn ddâânn ccấấpp xxãã)).. -- VVăănn bbảảnn ccáá bbiiệệtt ccấấpp xxãã,, vvăănn bbảảnn hhàànnhh cchhíínnhh tthhôônngg tthhưườờnngg hhooặặcc vvăănn bbảảnn

cchhuuyyêênn mmôônn kkỹỹ tthhuuậậtt

Page 80: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

74

11..22.. TTrrììnnhh ttựự cchhuunngg xxââyy ddựựnngg vvàà bbaann hhàànnhh vvăănn bbảảnn aa)) BBưướớcc 11:: SSáánngg kkiiếếnn vvàà ddựự tthhảảoo vvăănn bbảảnn ((đđềề xxuuấấtt vvăănn bbảảnn;; llậậpp kkếế hhooạạcchh xxââyy

ddựựnngg,, ddựự tthhảảoo vvăănn bbảảnn......)) bb)) BBưướớcc 22:: LLấấyy ýý kkiiếếnn tthhaamm ggiiaa xxââyy ddựựnngg vvăănn bbảảnn (( hhọọpp,, hhộộii tthhảảoo,, ccôônngg vvăănn……)) cc)) BBưướớcc 33:: TThhẩẩmm đđịịnnhh ddựự tthhảảoo dd)) BBưướớcc 44:: XXeemm xxéétt,, tthhôônngg qquuaa VVềề ccơơ bbảảnn ccáácc bbưướớcc xxââyy ddựựnngg vvăănn bbảảnn llàà ttưươơnngg ttựự nnhhaauu.. TTùùyy tthhuuộộcc đđiiềềuu kkiiệệnn

ccụụ tthhểể ccủủaa ỦỦyy bbaann nnhhâânn ddâânn ccấấpp xxãã mmàà xxââyy ddựựnngg qquuyy ttrrììnnhh ccụụ tthhểể ((tthhaamm kkhhảảoo ssơơ đđồồ ttạạii pphhụụ llụụcc 1133..11))..

22.. KKhhaaii bbááoo,, đđiiềềuu ttrraa,, tthhốốnngg kkêê bbááoo ccááoo ttaaii nnạạnn llaaoo đđộộnngg đđốốii vvớớii nnggưườờii llaaoo đđộộnngg llààmm vviiệệcc kkhhôônngg tthheeoo hhợợpp đđồồnngg llaaoo đđộộnngg

aa)) BBưướớcc 11.. KKhhaaii bbááoo ttaaii nnạạnn llaaoo đđộộnngg KKhhii xxảảyy rraa ttaaii nnạạnn llaaoo đđộộnngg llààmm cchhếếtt nnggưườờii hhooặặcc bbịị tthhưươơnngg nnặặnngg đđốốii vvớớii nnggưườờii

llaaoo đđộộnngg llààmm vviiệệcc kkhhôônngg tthheeoo hhợợpp đđồồnngg llaaoo đđộộnngg tthhìì ggiiaa đđììnnhh nnạạnn nnhhâânn hhooặặcc nnggưườờii pphháátt hhiiệệnn ccóó ttrráácchh nnhhiiệệmm kkhhaaii bbááoo nnggaayy vvớớii ỦỦyy bbaann nnhhâânn ddâânn xxãã,, pphhưườờnngg,, tthhịị ttrrấấnn ((ssaauu đđââyy ggọọii cchhuunngg llàà ccấấpp xxãã)) nnơơii xxảảyy rraa ttaaii nnạạnn llaaoo đđộộnngg đđểể kkịịpp tthhờờii ccóó bbiiệệnn pphháápp xxửử llýý;;

bb)) BBưướớcc 22.. LLậậpp bbiiêênn bbảảnn vvàà bbááoo ccááoo --TTrrưườờnngg hhợợpp ttaaii nnạạnn llaaoo đđộộnngg llààmm bbịị tthhưươơnngg nnặặnngg mmộộtt nnggưườờii llaaoo đđộộnngg llààmm vviiệệcc

kkhhôônngg tthheeoo hhợợpp đđồồnngg llaaoo đđộộnngg tthhìì ỦỦyy bbaann nnhhâânn ddâânn ccấấpp xxãã nnơơii xxảảyy rraa ttaaii nnạạnn llaaoo đđộộnngg pphhảảii llậậpp bbiiêênn bbảảnn gghhii nnhhậậnn ssựự vviiệệcc vvàà bbááoo ccááoo ỦỦyy bbaann nnhhâânn ddâânn ccấấpp hhuuyyệệnn nnơơii xxảảyy rraa ttaaii nnạạnn;;

-- TTrrưườờnngg hhợợpp xxảảyy rraa ttaaii nnạạnn llaaoo đđộộnngg cchhếếtt nnggưườờii,, ttaaii nnạạnn llaaoo đđộộnngg llààmm bbịị tthhưươơnngg nnặặnngg ttừừ hhaaii nnggưườờii llaaoo đđộộnngg ttrrởở llêênn tthhìì ỦỦyy bbaann nnhhâânn ddâânn ccấấpp xxãã ccóó ttrráácchh nnhhiiệệmm bbááoo ccááoo nnggaayy vvớớii ccơơ qquuaann CCôônngg aann ccấấpp hhuuyyệệnn vvàà ccơơ qquuaann qquuảảnn llýý nnhhàà nnưướớcc vvềề llaaoo đđộộnngg ccấấpp ttỉỉnnhh nnơơii xxảảyy rraa ttaaii nnạạnn đđểể kkịịpp tthhờờii ccóó bbiiệệnn pphháápp xxửử llýý..

cc)) BBưướớcc 33.. CCôônngg bbốố ttaaii nnạạnn llaaoo đđộộnngg -- CCôônngg bbốố bbiiêênn bbảảnn đđiiềềuu ttrraa ttaaii nnạạnn llaaoo đđộộnngg vvàà ccáácc tthhôônngg ttiinn ccầầnn tthhiiếếtt kkhháácc

lliiêênn qquuaann đđếếnn ttaaii nnạạnn llaaoo đđộộnngg llààmm bbịị tthhưươơnngg nnặặnngg mmộộtt nnggưườờii llaaoo đđộộnngg llààmm vviiệệcc kkhhôônngg tthheeoo hhợợpp đđồồnngg llaaoo đđộộnngg;;

-- ĐĐốốii vvớớii ccáácc vvụụ đđiiềềuu ttrraa tthhuuộộcc tthhẩẩmm qquuyyềềnn ccủủaa ccáácc ccơơ qquuaann kkhháácc,, tthhìì ssaauu kkhhii nnhhậậnn đđưượợcc bbiiêênn bbảảnn đđiiềềuu ttrraa ttaaii nnạạnn llaaoo đđộộnngg vvàà bbiiêênn bbảảnn ccuuộộcc hhọọpp ccôônngg bbốố bbiiêênn bbảảnn đđiiềềuu ttrraa ttaaii nnạạnn llaaoo đđộộnngg xxảảyy rraa đđốốii vvớớii nnggưườờii llaaoo đđộộnngg llààmm vviiệệcc kkhhôônngg tthheeoo hhợợpp đđồồnngg llaaoo đđộộnngg,, ỦỦyy bbaann nnhhâânn ddâânn ccấấpp xxãã pphhảảii nniiêêmm yyếếtt ccôônngg kkhhaaii đđểể nnhhâânn ddâânn bbiiếếtt;;

dd)) BBưướớcc 44.. TThhốốnngg kkêê,, bbááoo ccááoo ttaaii nnạạnn llaaoo đđộộnngg ĐĐịịnnhh kkỳỳ 0066 tthháánngg,, hhằằnngg nnăămm,, ỦỦyy bbaann nnhhâânn ddâânn ccấấpp xxãã tthhốốnngg kkêê,, bbááoo ccááoo ttaaii

nnạạnn llaaoo đđộộnngg,, ssựự ccốố kkỹỹ tthhuuậậtt ggââyy mmấấtt AATTVVSSLLĐĐ nngghhiiêêmm ttrrọọnngg lliiêênn qquuaann đđếếnn nnggưườờii llaaoo đđộộnngg llààmm vviiệệcc kkhhôônngg tthheeoo hhợợpp đđồồnngg llaaoo đđộộnngg vvớớii ỦỦyy bbaann nnhhâânn ddâânn ccấấpp hhuuyyệệnn đđểể ttổổnngg hhợợpp,, bbááoo ccááoo ccơơ qquuaann qquuảảnn llýý nnhhàà nnưướớcc vvềề llaaoo đđộộnngg ccấấpp ttỉỉnnhh..

Page 81: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

75

33.. TThhôônngg ttiinn,, ttuuyyêênn ttrruuyyềềnn vvềề AATTVVSSLLĐĐ 33..11.. NNộộii dduunngg cchhủủ yyếếuu tthhôônngg ttiinn,, ttuuyyêênn ttrruuyyềềnn:: -- CCáácc cchhủủ ttrrưươơnngg,, cchhíínnhh ssáácchh,, ccáácc cchhếế đđộộ,, vvăănn bbảảnn pphháápp lluuậậtt hhiiệệnn hhàànnhh,, ccáácc qquuii

cchhuuẩẩnn,, ttiiêêuu cchhuuẩẩnn kkỹỹ tthhuuậậtt vvềề AATTVVSSLLĐĐ;; -- CCáácc kkiiếếnn tthhứứcc vvềề AATTVVSSLLĐĐ,, ccáácc nngguuyyêênn ttắắcc pphhòònngg nnggừừaa ttaaii nnạạnn llaaoo đđộộnngg,,

bbệệnnhh ttậậtt lliiêênn qquuaann đđếếnn llaaoo đđộộnngg,, xxửử llýý ttììnnhh hhuuốốnngg kkhhẩẩnn ccấấpp,, hhệệ tthhốốnngg qquuảảnn llýý AATTVVSSLLĐĐ,, qquuảảnn llýý rrủủii rroo ttạạii nnơơii llààmm vviiệệcc ......;;

-- TTuuyyêênn ddưươơnngg ccáácc ttổổ cchhứứcc,, ccáá nnhhâânn llààmm ttốốtt ccôônngg ttáácc AATTVVSSLLĐĐ;; pphhêê pphháánn ccáácc hhàànnhh vvii vvii pphhạạmm pphháápp lluuậậtt vvềề AATTVVSSLLĐĐ;; ……

33..22.. CCáácc hhììnnhh tthhứứcc tthhôônngg ttiinn,, ttuuyyêênn ttrruuyyềềnn:: aa)) TThhôônngg ttiinn ttrrêênn pphhưươơnngg ttiiệệnn tthhôônngg ttiinn đđạạii cchhúúnngg bb)) PPhháátt hhàànnhh ccáácc ấấnn pphhẩẩmm ttrruuyyềềnn tthhôônngg cc)) TTổổ cchhứứcc ccáácc ccuuộộcc tthhii vvềề AATTVVSSLLĐĐ:: dd)) TTổổ cchhứứcc ccáácc hhộộii tthhảảoo,, ttọọaa đđààmm đđ)) TTổổ cchhứứcc ccáácc hhooạạtt đđộộnngg hhưưởởnngg ứứnngg TTuuầầnn llễễ qquuốốcc ggiiaa//TThháánngg hhàànnhh đđộộnngg qquuốốcc

ggiiaa vvềề AATTVVSSLLĐĐ--PPCCCCNN.. ee)) MMộộtt ssốố hhììnnhh tthhứứcc ttuuyyêênn ttrruuyyềềnn kkhháácc ttổổ cchhứứcc ttưư vvấấnn pphháápp lluuậậtt nnggaayy ttạạii ccáácc

kkhhuu ccôônngg nngghhiiệệpp,, ddooaannhh nngghhiiệệpp;; tthhaaoo ddiiễễnn kkỹỹ tthhuuậậtt AATTVVSSLLĐĐ,, pphhòònngg cchhááyy cchhữữaa cchhááyy,, ttổổ cchhứứcc ttrrưưnngg bbààyy,, ttrriiểểnn llããmm vvềề ccôônngg ttáácc AATTVVSSLLĐĐ…… ……

33..22.. CCáácc bbưướớcc ttrriiểểnn kkhhaaii:: aa)) BBưướớcc 11.. LLậậpp kkếế hhooạạcchh -- XXáácc đđịịnnhh mmụụcc ttiiêêuu,, đđốốii ttưượợnngg,, kkiinnhh pphhíí -- LLựựaa cchhọọnn pphhưươơnngg pphháápp tthhôônngg ttiinn,, ttuuyyêênn ttrruuyyềềnn;; -- XXáácc đđịịnnhh tthhờờii ggiiaann,, đđịịaa đđiiểểmm,, ddựự kkiiếếnn pphhâânn ccôônngg,, bbốố ttrríí nnggưườờii nnăănngg llựựcc// llựựaa

cchhọọnn tthheeoo hhììnnhh tthhứứcc đđấấuu tthhầầuu,, đđặặtt hhàànngg,, ggiiaaoo nnhhiiệệmm vvụụ ...... bb)) BBưướớcc 22.. TTổổ cchhứứcc ttrriiểểnn kkhhaaii TTuuỳỳ tthheeoo ttừừnngg nnộộii dduunngg,, pphhưươơnngg pphháápp ttrruuyyềềnn tthhôônngg đđãã đđưượợcc llậậpp ttrroonngg kkếế hhooạạcchh

đđểể ttrriiểểnn kkhhaaii ((bbááoo ggồồmm ccảả kkếế hhooạạcchh đđấấuu tthhầầuu,, đđặặtt hhàànngg,, ggiiaaoo nnhhiiệệmm vvụụ ......)) cc)) BBưướớcc 33.. BBááoo ccááoo kkếếtt qquuảả -- ĐĐáánnhh ggiiáá kkếếtt qquuảả,, hhiiệệuu qquuảả ttrriiểểnn kkhhaaii ccôônngg vviiệệcc -- KKhhóó kkhhăănn,, ttồồnn ttạạii;; -- CCáácc bbààii hhọọcc kkiinnhh nngghhiiệệmm vvàà kkhhuuyyếếnn nngghhịị VV.. MMỘỘTT SSỐỐ KKỸỸ NNĂĂNNGG CCƠƠ BBẢẢNN ĐĐỂỂ TTHHỰỰCC HHIIỆỆNN TTỐỐTT CCÔÔNNGG TTÁÁCC

AATTVVSSLLĐĐ 11.. TThhôônngg ttiinn,, ttuuyyêênn ttrruuyyềềnn,, pphhổổ bbiiếếnn pphháápp lluuậậtt AATTVVSSLLĐĐ 11..11.. TTuuyyêênn ttrruuyyềềnn ttrrêênn ccáácc pphhưươơnngg ttiiệệnn tthhôônngg ttiinn đđạạii cchhúúnngg TTuuyyêênn ttrruuyyềềnn,, pphhổổ bbiiếếnn vvềề AATTVVSSLLĐĐ ttrrêênn ccáácc pphhưươơnngg ttiiệệnn tthhôônngg ttiinn đđạạii cchhúúnngg,,

ggồồmm:: bbááoo;; ttạạpp cchhíí;; ccáácc đđààii pphháátt tthhaannhh vvàà đđààii ttrruuyyềềnn hhììnnhh đđịịaa pphhưươơnngg;; ccáácc pphhưươơnngg ttiiệệnn pphháátt tthhaannhh ccôônngg ccộộnngg ttạạii xxãã,, pphhưườờnngg,, ddooaannhh nngghhiiệệpp..

Page 82: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

76

-- VViiệệcc mmởở ccáácc cchhuuyyêênn mmụụcc ttrrêênn đđààii pphháátt tthhaannhh vvàà đđààii ttrruuyyềềnn hhììnnhh vvớớii tthhờờii llưượợnngg pphháátt ssóónngg nnhhấấtt đđịịnnhh,, vvààoo mmộộtt tthhờờii ggiiaann ccốố đđịịnnhh ggiiúúpp nnggưườờii xxeemm,, nnggưườờii nngghhee ddễễ tthheeoo ddõõii vvàà ttạạoo rraa tthhóóii qquueenn nngghhee vvàà xxeemm cchhưươơnngg ttrrììnnhh tthhưườờnngg xxuuyyêênn,, lliiêênn ttụụcc.. CCáácc cchhưươơnngg ttrrììnnhh pphháátt ssóónngg ccầầnn pphhảảii đđưượợcc tthhôônngg bbááoo rrõõ vvềề llịịcchh vvàà tthhờờii ggiiaann pphháátt ssóónngg tthhôônngg qquuaa ccáácc bbááoo,, bbảảnn ttiinn,, ttrraanngg WWeebb…… đđểể ccáácc đđốốii ttưượợnngg tthhuuậậnn ttiiệệnn ttrroonngg vviiệệcc tthheeoo ddõõii..

-- NNộộii dduunngg ttuuyyêênn ttrruuyyềềnn tthhôônngg qquuaa hhììnnhh tthhứứcc nnààyy nnhhưư:: xxââyy ddựựnngg ccáácc cchhưươơnngg ttrrììnnhh cchhuuyyêênn đđềề pphhổổ bbiiếếnn kkiiếếnn tthhứứcc pphháápp lluuậậtt;; xxââyy ddựựnngg vvàà pphháátt tthhôônngg đđiiệệpp vvàà ccảảnnhh bbááoo TTNNLLĐĐ,, BBNNNN;; ttưư vvấấnn pphháápp lluuậậtt vvềề AATTVVSSLLĐĐ;; ggiiớớii tthhiiệệuu,, pphhảảnn áánnhh nnhhữữnngg mmôô hhììnnhh,, đđơơnn vvịị,, ccáá nnhhâânn llààmm ttốốtt ccôônngg ttáácc AATTVVSSLLĐĐ;; pphhêê pphháánn nnhhữữnngg ddooaannhh nngghhiiệệpp cchhưưaa llààmm ttốốtt..

-- ĐĐịịaa bbàànn ttuuyyêênn ttrruuyyềềnn ttậậpp ttrruunngg ccáácc ddooaannhh nngghhiiệệpp vvừừaa vvàà nnhhỏỏ ((nnhhưưnngg kkhhôônngg pphhảảii llàànngg nngghhềề)),, ưưuu ttiiêênn ttậậpp ttrruunngg ccáácc ddooaannhh nngghhiiệệpp ccóó nngguuyy ccơơ ccaaoo ttaaii nnạạnn llaaoo đđộộnngg,, bbệệnnhh nngghhềề nngghhiiệệpp nnhhưư kkhhaaii ttáácc đđáá,, tthhaann,, vvậậtt lliiệệuu xxââyy ddựựnngg;; xxââyy ddựựnngg ddâânn ddụụnngg;; ssảảnn xxuuấấtt hhóóaa cchhấấtt;; ggiiaa ccôônngg kkiimm llooạạii.. ĐĐốốii vvớớii ccáácc đđịịaa pphhưươơnngg ccóó ccáácc llàànngg nngghhềề,, ttrroonngg nnôônngg nngghhiiệệpp tthhìì vviiệệcc áápp dduunngg hhììnnhh tthhứứcc ttuuyyêênn ttrruuyyềềnn vvềề AATTVVSSLLĐĐ ttrrêênn ccáácc pphhưươơnngg ttiiệệnn ttrruuyyềềnn tthhaannhh ởở ccáácc xxãã,, pphhưườờnngg,, ccũũnngg nnhhưư hhììnnhh tthhứứcc ssửử ddụụnngg ccáácc xxee ttuuyyêênn ttrruuyyềềnn llưưuu đđộộnngg ccóó nngguuồồnn cchhii pphhíí tthhấấpp,, ttiiệệnn llợợii vvàà pphhùù hhợợpp vvớớii vviiệệcc ttuuyyêênn ttrruuyyềềnn đđếếnn NNLLĐĐ ởở ccáácc vvùùnngg nnôônngg tthhôônn,, vvùùnngg ssââuu,, vvùùnngg xxaa..

-- NNggooààii rraa,, ccáácc đđịịaa pphhưươơnngg,, llàànngg nngghhềề ccầầnn ssửử ddụụnngg hhooặặcc tthhaamm kkhhảảoo ccôônngg ccụụ ttuuyyêênn ttrruuyyềềnn ddoo TTrruunngg ưươơnngg hhỗỗ ttrrợợ đđểể đđưưaa bbảảnn ttiinn pphhùù hhợợpp ttớớii đđààii ttrruuyyềềnn tthhaannhh ccấấpp xxãã nnhhưư đđĩĩaa ccuunngg ccấấpp ccáácc nnộộii dduunngg ttuuyyêênn ttrruuyyềềnn ttrroonngg ccáácc llàànngg nngghhềề,, ttrroonngg ddooaannhh nngghhiiệệpp..

11..22.. PPhháátt hhàànnhh ccáácc ấấnn pphhẩẩmm ttrruuyyềềnn tthhôônngg -- CCáácc ấấnn pphhẩẩmm nnààyy ccóó tthhểể cchhứứaa đđựựnngg mmộộtt ccáácchh đđầầyy đđủủ,, cchhíínnhh xxáácc nnhhữữnngg tthhôônngg

ttiinn mmàà ccơơ qquuaann ccầầnn ccuunngg ccấấpp tthhôônngg ttiinn mmuuốốnn ttrruuyyềềnn ttảảii đđếếnn ccáácc đđốốii ttưượợnngg.. VVìì vvậậyy,, mmỗỗii đđốốii ttưượợnngg ccầầnn llựựaa cchhọọnn llooạạii ấấnn pphhẩẩmm vvàà nnộộii dduunngg ttuuyyêênn ttrruuyyềềnn pphhùù hhợợpp,, ccụụ tthhểể::

-- CCáácc ddooaannhh nngghhiiệệpp vvừừaa vvàà nnhhỏỏ,, tthhưườờnngg ssửử ddụụnngg ccáácc llooạạii ấấnn pphhẩẩmm ttuuyyêênn ttrruuyyềềnn nnhhưư hhệệ tthhốốnngg vvăănn bbảảnn lluuậậtt pphháápp AATTVVSSLLĐĐ;; ccáácc ttạạpp cchhíí,, bbảảnn ttiinn,, bbăănngg hhììnnhh,, đđĩĩaa CCDD--RROOMM,, ttờờ rrơơii,, ttờờ ggấấpp,, ttrraannhh áápp pphhíícchh vvàà ccáácc llooạạii ssổổ ttaayy,, ssáácchh hhưướớnngg ddẫẫnn AATTVVSSLLĐĐ..

-- CCáácc llàànngg nngghhềề,, hhợợpp ttáácc xxãã,, ccầầnn ssửử ddụụnngg ccáácc llooạạii ấấnn pphhẩẩmm ccóó nnộộii dduunngg nnggắắnn ggọọnn nnhhưưnngg ccóó đđủủ tthhôônngg ttiinn mmàà nnggưườờii ccầầnn ccuunngg ccấấpp tthhôônngg ttiinn ccóó tthhểể ccóó đđưượợcc kkèèmm tthheeoo ccáácc hhììnnhh ảảnnhh mmẫẫuu nnhhưư ttờờ rrơơii,, ttờờ ggấấpp,, ttrraannhh áápp pphhíícchh vvàà ccáácc llooạạii ssổổ ttaayy,, ssáácchh hhưướớnngg ddẫẫnn..

-- NNggưườờii llààmm ccáácc nngghhềề,, ccôônngg vviiệệcc ccóó yyêêuu ccầầuu nngghhiiêêmm nnggặặtt vvềề AATTVVSSLLĐĐ ccầầnn pphhảảii ccóó nnhhữữnngg kkiiếếnn tthhứứcc cchhuuyyêênn ssââuu vvềề AATTVVSSLLĐĐ pphhùù hhợợpp vvớớii yyêêuu ccầầuu ccôônngg vviiệệcc mmàà bbảảnn tthhâânn hhọọ đđaanngg tthhựựcc hhiiệệnn.. CCáácc ấấnn pphhẩẩmm pphháátt cchhoo ccáácc đđốốii ttưượợnngg nnààyy ggồồmm ccáácc vvăănn bbảảnn qquuyy đđịịnnhh ccủủaa pphháápp lluuậậtt vvềề AATTVVSSLLĐĐ,, ssổổ ttaayy,, ssáácchh hhưướớnngg ddẫẫnn AATTVVSSLLĐĐ,, đđĩĩaa gghhii hhììnnhh ((VVCCDD)) hhưướớnngg ddẫẫnn tthhựựcc hhàànnhh vvớớii ccáácc cchhuuyyêênn đđềề kkhháácc nnhhaauu nnhhưư hhưướớnngg ddẫẫnn aann ttooàànn ttrroonngg xxââyy ddựựnngg,, ssửử ddụụnngg mmááyy tthhiiếếtt bbịị,, ssửử ddụụnngg hhóóaa cchhấấtt……

Page 83: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

77

11..33.. TTổổ cchhứứcc ccáácc ccuuộộcc tthhii vvềề AATTVVSSLLĐĐ -- ĐĐịịaa pphhưươơnngg ccầầnn llêênn pphhưươơnngg áánn llựựaa cchhọọnn ccáácc nnhhóómm ddooaannhh nngghhiiệệpp ccóó ccùùnngg

nnggàànnhh nngghhềề ssảảnn xxuuấấtt vvàà tthhôônngg bbááoo đđểể ddooaannhh nngghhiiệệpp tthhaamm ggiiaa.. -- CCáácc hhììnnhh tthhứứcc ttổổ cchhứứcc:: TThhii ttììmm hhiiểểuu pphháápp lluuậậtt vvềề AATTVVSSLLĐĐ,, tthhii ssáánngg kkiiếếnn ccảảii

tthhiiệệnn đđiiềềuu kkiiệệnn llaaoo đđộộnngg,, tthhii ssáánngg ttáácc ttrraannhh,, áápp pphhíícchh…… -- QQuuyy mmôô:: CCấấpp ddooaannhh nngghhiiệệpp ((tthhii vvòònngg llooạạii)),, ccấấpp ttỉỉnnhh ((vvùùnngg cchhuunngg kkếếtt)).. MMỗỗii

ccuuộộcc tthhii pphhảảii ccóó íítt nnhhấấtt 33 đđộộii đđạạii ddiiệệnn tthhaamm ggiiaa.. -- TThhàànnhh pphhầầnn tthhaamm ggiiaa:: LLããnnhh đđạạoo ccáácc bbaann,, nnggàànnhh lliiêênn qquuaann đđịịaa pphhưươơnngg,, ddooaannhh

nngghhiiệệpp,, nnggưườờii llààmm ccôônngg ttáácc AATTVVSSLLĐĐ,, nnggưườờii ssửử ddụụnngg llaaoo đđộộnngg,, aann ttooàànn vvệệ ssiinnhh vviiêênn vvàà nnggưườờii llaaoo đđộộnngg..

-- PPhhạạmm vvii ttuuyyêênn ttrruuyyềềnn:: LLựựaa cchhọọnn ccáácc nnggàànnhh,, kkhhuu vvựựcc ccóó nngguuyy ccơơ ccaaoo vvềề ttaaii nnạạnn llaaoo đđộộnngg nnhhưư:: xxââyy ddựựnngg,, ccôônngg tthhưươơnngg,, nnôônngg nngghhiiệệpp......

-- TThhờờii ggiiaann:: TTừừ 11--55 nnggààyy ttùùyy qquuyy mmôô ttổổ cchhứứcc vvàà ssốố đđộộii tthhaamm ggiiaa.. -- KKiinnhh pphhíí:: ĐĐịịaa pphhưươơnngg pphhốốii hhợợpp vvớớii ddooaannhh nngghhiiệệpp ccùùnngg ttổổ cchhứứcc.. 11..44.. TTổổ cchhứứcc ccáácc hhộộii tthhảảoo,, ttọọaa đđààmm -- MMụụcc đđíícchh:: HHooạạtt đđộộnngg nnààyy nnhhằằmm ttrraaoo đđổổii tthhôônngg ttiinn,, kkiinnhh nngghhiiệệmm ttrriiểểnn kkhhaaii,,

đđưưaa rraa ccáácc ggiiảảii pphháápp đđểể tthhựựcc hhiiệệnn ttốốtt ccôônngg ttáácc AATTVVSSLLĐĐ ởở đđịịaa pphhưươơnngg.. -- NNộộii dduunngg:: cchhiiaa ssẻẻ kkiinnhh nngghhiiệệmm vvềề tthhựựcc ttrrạạnngg vvàà ggiiảảii pphháápp ccảảii tthhiiệệnn AATTVVSSLLĐĐ

ttrroonngg ddooaannhh nngghhiiệệpp;; tthhảảoo lluuậậnn ccáácc cchhuuyyêênn đđềề vvềề AATTVVSSLLĐĐ;; kkiiếếnn nngghhịị nnhhữữnngg ggiiảảii pphháápp đđểể ccảảii tthhiiệệnn đđiiềềuu kkiiệệnn llaaoo đđộộnngg ttrroonngg ddooaannhh nngghhiiệệpp..

-- TThhàànnhh pphhầầnn tthhaamm ggiiaa:: nnêênn llàà nnggưườờii llààmm ccôônngg ttáácc AATTVVSSLLĐĐ,, nnggưườờii ssửử ddụụnngg llaaoo đđộộnngg,, đđạạii ddiiệệnn ccáácc ccơơ qquuaann lliiêênn qquuaann đđịịaa pphhưươơnngg..

-- TThhờờii ggiiaann kkhhuuyyếếnn nngghhịị llàà 11 nnggààyy.. -- SSốố llưượợnngg đđạạii bbiiểểuu:: 5500 –– 110000 nnggưườờii//ccuuộộcc 11..55.. TTổổ cchhứứcc ccáácc hhooạạtt đđộộnngg hhưưởởnngg ứứnngg TTuuầầnn llễễ qquuốốcc ggiiaa vvềề AATTVVSSLLĐĐ--PPhhòònngg

cchhốốnngg cchhááyy nnổổ ĐĐââyy llàà ccáácc hhooạạtt đđộộnngg pphhoonngg ttrrààoo ccóó ttáácc đđộộnngg llaann ttooảả mmạạnnhh mmẽẽ đđếếnn nnhhậậnn tthhứứcc,, ýý

tthhứứcc ccủủaa mmọọii đđốốii ttưượợnngg,, tthhúúcc đđẩẩyy ccáácc hhooạạtt đđộộnngg vvềề AATTVVSSLLĐĐ ccủủaa ddooaannhh nngghhiiệệpp,, ccơơ ssởở;; ggóópp pphhầầnn pphháátt đđộộnngg pphhoonngg ttrrààoo tthhii đđuuaa ssôôii nnổổii,, rrộộnngg kkhhắắpp đđặặcc bbiiệệtt llàà hhuuyy đđộộnngg ssựự tthhaamm ggiiaa ccủủaa ttooàànn tthhểể nnhhâânn ddâânn llaaoo đđộộnngg,, ccáácc ccấấpp,, ccáácc nnggàànnhh.. CCáácc hhooạạtt đđộộnngg ccầầnn ttậậpp ttrruunngg ttrriiểểnn kkhhaaii ttrroonngg ddịịpp TTuuầầnn llễễ qquuốốcc ggiiaa vvềề AATTVVSSLLĐĐ:: TTổổ cchhứứcc mmíítt ttiinnhh hhưưởởnngg ứứnngg;; ccáácc hhooạạtt đđộộnngg ttuuyyêênn ttrruuyyềềnn ((ccấấpp pphháátt ttờờ rrơơii,, ttrraannhh áápp pphhíícchh,, ttààii lliiệệuu......));; ttổổ cchhứứcc kkiiểểmm ttrraa AATTVVSSLLĐĐ 2. Kiểm tra ATVSLĐ

2.1. Quy trình, nghiệp vụ kiểm tra Kiểm tra (được hiểu với nghĩa là xem xét thực tế việc chấp hành luật pháp lao

động, những quy định về chế độ chính sách, chuyên môn, kỹ thuật, quy phạm, tiêu chuẩn vệ sinh rút ra nhận xét, đánh giá, đưa ra giải pháp phòng ngừa, đảm bảo an toàn- sức khoẻ để phát triển sản xuất bền vững.

Page 84: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

78

Nhiệm vụ của những người kiểm tra là phải nhận dạng được các yếu tố có hại từ khâu đầu vào đến quá trình sản xuất phát sinh bằng trực quan: Nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy, ngửi thấy, phản ứng của cơ thể và kiểm chứng qua người tiếp xúc..., rồi tổng hợp lại phân tích đánh giá yếu tố có nguy cơ rủi ro về tính chất lý học, tính chất hoá học gây nguy hại, từ đó đề ra giải pháp can thiệp kịp thời và phù hợp, như sau: - Mặt bằng sản xuất, không gian nơi làm việc, khoảng cách từ nguồn phát sinh tới vị trí tiếp xúc

- Quan sát quy trình công nghệ sản xuất để nhận dạng các yếu tố có nguy cơ Ví dụ: Nhận dạng các yếu tố có hại trong công nghệ hàn hồ quang.

Hơi khí (CO, CO2, SO2, O3, NxOy, AsH3…) Oxít kim loại (FexOy, MgO, MnO2, ZnO,

PbO, CuO, Al2O3, Ni2O7 CrxOy…) Máy hàn Bụi Silíc (SiO2) Đầu vào Que hàn t0= 40000C Tia hồng ngoại, tia tử ngoại Sắt thép Phát sinh Nhiệt độ cao Điện Than lửa bắn ra Nguy cơ điện giật Tư thế làm việc

- Kiểm tra hệ thống thiết bị kiểm soát môi trường xem có hay không có, và nếu có thì áp dụng biện pháp nào ? Hiệu lực của nó.

- Kiểm tra việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân - Kiểm chứng những người tiếp xúc về bệnh lý liên quan đến công việc. - Kiểm tra hồ sơ quản lý môi trường, hồ sơ quản lý sức khoẻ ốm đau, bệnh tật - Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp y tế (khám sức khoẻ, cấp cứu tại chỗ)

2.2. Khuyến nghị sau kiểm tra Sau khi kiểm tra phát hiện được các yếu tố có nguy cơ, tổ chức thảo luận để

lựa chọn, giải pháp cho phù hợp, có khả thi, kiến nghị với người sử dụng lao động đó là:

- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật an toàn; kỹ thuật vệ sinh lao động - Áp dụng dụng các biện pháp tổ chức hành chính ...

3. Tư vấn các biện pháp chủ yếu cải thiện điều kiện lao động Để bảo vệ người lao động khỏi bị tác động bởi các yếu tố nguy hiểm, có hại,

với sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung, nhiều phương tiện kỹ thuật, biện pháp thích hợp đã được nghiên cứu áp dụng. Sau đây là một số biện pháp, phương tiện phổ biến nhất:

3.1. Các biện pháp kỹ thuật a) Thiết bị che chắn; thiết bị bảo hiểm hay thiết bị phòng ngừa b) Tín hiệu, báo hiệu c) Cơ cấu điều khiển, phanh hãm, điều khiển từ xa d) Phòng cháy, chữa cháy

Page 85: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

79

3.2. Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh lao động a) Khắc phục điều kiện vi khí hậu xấu b) Chống bụi, ồn và rung sóc c) Chiếu sáng hợp lý d) Phòng chống bức xạ ion hoá; điện từ trường đ) Cải thiện máy, thiết bị sản xuất, phương tiện, dụng cụ làm việc phù

hợp với nhân trắc và tư thế làm việc của người lao động 3.3. Các biện pháp tổ chức sản xuất, tổ chức lao động

a) Tổ chức đo kiểm môi trường lao động, xử lý chất thải, kiểm định kỹ thuật

b) Bố trí mặt bằng nhà xưởng, đường đi lại và vận chuyển hợp lý; vệ sinh nơi làm việc, diện tích nơi làm việc;

c) Tập huấn, thông tin về ATVSLĐ d) Tổ chức thời giờ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý; đ) Tổ chức khám sức khoẻ, khám bệnh nghề nghiệp, lực lượng cấp cứu

tại chỗ... e) Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động; g) Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân đảm bảo an toàn cho từng yếu

tố tiếp xúc và phải phù hợp với nhân trắc người sử dụng (quần áo, găng tay, mũ, giầy, kính, khẩu trang, mặt nạ, bịt tai...)

h) Tăng cường phúc lợi trong lao động (chỗ nghỉ ngơi, vui chơi...)./.

Page 86: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

80

PHỤ LỤC 6.1

Trách nhiệm Tiến trình thực hiện Mô tả/Tài liệu

Cấp trên/ các phòng Xác định nhu cầu

Tổng hợp nhu cầu trình Lãnh đạo

Phê duyệt

Phân công xây dựng văn bản

Lập kế hoạch tiến độ chi tiết

Thu thập tài liệu liên quan

Xây dựng dự thảo

01 Mẫu số 01

Văn phòng UBND

xã 02

Mẫu số 02

UBND Xã

03

UBNDXã, Lãnh đạo các Phòng

04

Cán bộ được phân công 05 Mẫu 03

Cán bộ được phân công 06

Mẫu 04

Cán bộ được phân công 07

Cơ quan chủ trì, các đơn vị liên quan

0.8 Mãu 05

Lấy ý kiến góp ý và hoàn thiện dự thảo

Thẩm định

Phê duyệt

Đề nghị cơ quan liên quan ký ban hành

điều chỉnh

Ký ban hành

Tổ chức triển khai

Theo dõi thực hiện và đánh giá hiệu

Chuyên viên được phân công 09

UBND Xã

10

Chủ tịch UBND Xã

11

Chuyên viên được phân công 12

Thủ trưởng các đơn vị liên quan

13

UBND huyện 14

UBND huyện

15

Page 87: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

81

PHỤ LỤC 6.2 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác ATVSLĐ

A. VĂN BẢN CỦA QUỐC HỘI 1. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2013 (Điều 35) 2. Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 ban hành ngày (có hiệu lực từ ngày 01/5/2013) 3. Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân số 21-LCT/HĐNĐNN8 năm 1989 4. Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13. 5. Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 năm 2001. 6. Luật số 40/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC năm 2001. 7. Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 năm 2013. 8. Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 năm 2014. 9. Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 năm 2006. 10. Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 năm 2007. B. VĂN BẢN CỦA CHÍNH PHỦ 1. Nghị định số 45/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/5/2013, quy định chi tiết

một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.

2. Nghị định số 35/2003/NĐ-CP, ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật phòng cháy, chữa cháy.

3. Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

4. Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 04/4/2003 quy định chi tiết một số Điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

5. Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

6. Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

7. Nghị định 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/08/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

8. Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

9. Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.

10. Nghị định số 67/2009/NĐ-CP ngày 03/08/2009 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định số 132/2008/NĐ-

Page 88: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

82

CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.

11. Quyết định số 40/2005/QĐ-TTg ngày 28/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng Quốc gia về bảo hộ lao động

12. Quyết định số 188/1999 /QĐ-TTg ngày 17/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ

13. Chỉ thị số 20/2004/CT-TTg ngày 08/6/2004 về việc tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện an toàn - vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp

14. Chỉ thị số 10/2008/CT-TTg ngày 14/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện công tác bảo hộ lao động, an toàn - vệ sinh lao động

15. Chỉ thị số 29/CT/TW ngày 18/09/2013 của Ban bí thư Trung ương về đẩy mạnh công tác ATVS, VSLĐ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

C. VĂN BẢN CỦA CÁC BỘ I. Quản lý chung về công tác ATVSLĐ 1. Chỉ thị số 01/CT-LĐTBXH ngày 10/06/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương

binh và xã hội về tăng cường quản lý chấn chỉnh công tác an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực có nhiều nguy cơ tai nạn lao động và an toàn trên công trình xây dựng tiếp giáp với khu dân cư, đường giao thông.

2. Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế hướng dẫn tổ chức việc thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động trong cơ sở lao động.

II. Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật 1. Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ Lao động - Thương

binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại.

III. Điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 1. Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 21/5/2012 của Liên Bộ

Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động.

2. Thông tư liên tịch số 01/2007/TTLT-BLĐTBXH-BCA-VKSNDTC ngày 12/1/2007 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn phối hợp trong việc giải quyết các vụ TNLĐ chết người, TNLĐ khác có dấu hiệu tội phạm

IV. Danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm 1. Quyết định số 1453/QĐ-LĐTBXH ngày 13/10/1995 của Bộ trưởng Bộ Lao động -

Thương binh và Xã hội ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Quyết định số 915/QĐ-LĐTBXH ngày 30/7/1996 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

3. Quyết định số 1629/QĐ- LĐTBXH ngày 26/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Page 89: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

83

4. Quyết định số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 3/3/1999 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

5. Quyết định số 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

6. Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm.

7. Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành bổ sung danh mục nghề, công việc NNĐHNH và đặc biệt NNĐHNH.

V. Huấn luyện 1. Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ Lao động - Thương

binh và Xã hội quy định về công tác huấn luyện ATVSLĐ. VI. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân 1. Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12/02/2014 của Bộ Lao động - Thương

binh và Xã hội quy định về hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. VII. Bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 1. Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH ngày 02/02/2015 của Bộ Lao động - Thương

binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

VIII. Quản lý sức khoẻ nghề nghiệp 1. Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 20/4/1998 của Liên Bộ

Y tế - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện các quy định về bệnh nghề nghiệp.

2. Thông tư số 09/2000/TT-BYT ngày 28/4/2000 hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

3. Thông tư số 07/2010/TT-BYT ngày 05/04/2010 của Bộ Y tế hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

4. Thông tư số 12/2006/TT-BYT ngày 10/11/2006 của Bộ Y tế hướng dẫn khám bệnh nghề nghiệp.

5. Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 05/6/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp.

6. Thông tư số 42/2011/TT-BYT ngày 30/11/2011 của Bộ Y tế bổ sung bệnh nhiễm độc Cadimi nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân, nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn tiêu chuẩn.

7. Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06/05/2013 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn khám sức khỏe.

8. Thông tư số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27/09/2013 của Liên Bộ Y tế - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp

Page 90: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

84

9. Thông tư số 44/2013/TT-BYT ngày 24/12/2013 của Bộ Y tế bổ sung bệnh bụi phổi - TALC nghề nghiệp vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định.

10. Thông tư số 21/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 12/06/2014 của Liên Bộ Y tế - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi Khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 9 năm 2013 quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp.

11. Thông tư số 36/2014/TT-BYT ngày 14/11/2014 của Bộ Y tế bổ sung bệnh bụi phổi - than nghề nghiệp vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định.

IX. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 1. Thông tư số 07/1998/TT-TCBĐ ngày 19/12/1998 của Tổng Cục Bưu điện hướng

dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với nguời lao động làm các công việc có tính chất đặc biệt thuộc ngành Bưu điện.

2. Thông tư số 23/1999/TT-BLĐTBXH ngày 04/10/1999 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ giảm giờ làm việc trong tuần đối với các doanh nghiệp nhà nước.

3. Thông tư số 31/2007/TT-BKHCN ngày 31/12/2007 của Bộ Khoa học công nghệ hướng dẫn chế độ TGLV - TGNN đối với NLĐ làm các công việc bức xạ, hạt nhân

4. Thông tư số 42/2011/TT- BGTVT ngày 01/06/2011 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc thù trong ngành hàng không.

5. Thông tư số 05/2012/TT-BGTVT ngày 06/03/2012 của Bộ Giao thông vận tải quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam.

6. Thông tư số 10/2014/TTLT-BYT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 26/02/2014 của Liên Bộ Y tế - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng chính phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch.

7. Thông tư số 21/2015/TT-BGTVT ngày 05/06/2015 của Bộ Giao thông vận tải quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc biệt trong vận tải đường sắt.

8. Thông tư số 24/2015/TT-BCT ngày 31/07/2015 quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển.

9. Thông tư số 54/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc sản xuất có tính thời vụ và công việc gia công theo đơn đặt hàng.

X. Điều kiện lao động đối với lao động đặc thù 1. Thông tư số 19/2014/TT-BLĐTBXH ngày 15/08/2014 của Bộ Lao động - Thương

binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 27/2014/NĐ-CP ngày 07/04/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về lao động là người giúp việc gia đình.

Page 91: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

85

2. Thông tư số 10/2013/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên.

3. Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH ngày 11/6/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc.

4. Thông tư số 26/2013/TTLT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục công việc không được sử dụng lao động nữ

XI. Kiểm định - Kiểm tra chất lượng sản phẩm 1. Quyết định 65/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 29/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -

Thương binh và Xã hội về việc sử dụng tạ thời tiêu chuẩn quốc tế làm căn cứ kiểm tra chất lượng các chai chứa khí bằng vật liệu composite.

2. Thông tư số 35/2012/TT-BLĐTBXH ngày 27/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Thông tư số 05/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

4. Thông tư số 06/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

5. Thông tư liên tịch số 35/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 16/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

XII. Quy chuẩn quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động 1. Quyết định số 64/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 27/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -

Thương binh và Xã hội ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực

2. Thông tư số 08/2011/TT-BLĐTBXH ngày 22/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy điện”.

3. Thông tư số 20/2011/TT-BLĐTBXH ngày 19/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với máy hàn điện và công việc hàn điện”.

4. Thông tư số 02/2012/TT-BLĐTBXH ngày 18/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia An toàn lao động trong khai thác và chế biến đá”

5. Thông tư số 04/2012/TT-BLĐTBXH ngày 16/2/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Mũ An toàn công nghiệp.”

6. Thông tư số 05/2012/TT-BLĐTBXH ngày 30/3/2012của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng”.

Page 92: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

86

7. Thông tư 07/2012/TT-BLĐTBXH ngày 22/04/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành“Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – Bộ lọc bụi”.

8. Thông tư 08/2012/TT-BLĐTBXH ngày 16/04/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy điện.

9. Thông tư 25/2012/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với bộ lọc dùng trong mặt nạ và bán mặt nạ phòng độc.

10. Thông tư số 32/2012/TT-BLĐTBXH ngày 19/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang cuốn và băng tải chở người.”

11. Thông tư số 34/2012/TT-BLĐTBXH ngày 24/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ.”

12. Thông tư số 34/2013/TT-BLĐTBXH này 30/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ.

13. Thông tư số 35/2013/TT-BLĐTBXH này 30/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với hệ thống cáp treo vận chuyển người.

14. Thông tư số 36/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với sàn thao tác treo.

15. Thông tư số 37/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với Pa lăng điện..

16. Thông tư số 38/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với ống cách điện có chứa bọt và sào cách điện dạng đặc dùng để làm việc khi có điện.

17. Thông tư số 39/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với giày hoặc ủng cách điện.

18. Thông tư số 40/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với máy vận thăng.

19. Thông tư số 41/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với công việc hàn hơi”.

20. Thông tư số 42/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với ống thang máy thủy lực”.

21. Thông tư số 35/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với hệ thống cáp treo vận chuyển người”.

Page 93: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

87

22. Thông tư số 36/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với hệ thống chống rơi ngã cá nhân”.

23. Thông tư số 37/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với găng tay cách điện”.

24. Thông tư số 48/2015/TT-BLĐTBXH ngày 8/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với Sàn nâng dùng để nâng người”.

25. Thông tư số 49/2015/TT-BLĐTBXH ngày 8/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với Hệ thống đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại”.

26. Thông tư số 50/2015/TT-BLĐTBXH ngày 8/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với hệ thống lạnh”.

27. Thông tư số 51/2015/TT-BLĐTBXH ngày 8/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với Xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên”.

Page 94: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

88

PHỤ LỤC 6.3 Sơ đồ nội dung công tác ATVSLĐ

QUY ĐỊNH VỀ ATVSLĐ

Kiểm định, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Quy chuẩn yếu tố MTLĐ (ánh sáng, ồn, rung, ...)

Quan trắc môi trường lao động

Vệ sinh lao động An toàn lao động

Quy chuẩn an toàn máy, thiết bị, hóa

chất...

Khen thưởng, kỷ luật

Thanh tra, kiểm tra

Trách nhiệm quản lý nhà nước

Tổ chức thực hiện tại doanh nghiệp, cơ sở

Tuyên truyền, huấn luyện

Điều tra, báo cáo

Kỹ thuật ATVSLĐ

TGLV, TGN

Nghề NNĐHNH

Trang bị PT BVCN

Bồi dưỡng hiện vật

Bồi thường TNLĐ, BNN

Quản lý sức khỏe (Khám sức khỏe,

khám BNN...)

Chế độ, chính sách cho NLĐ

Chế độ đối với lao động đặc thù

Page 95: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

89

CHUYÊN ĐỀ 7

Lĩnh vực người có công

I. NHỮNG KIẾN THỨC, KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Một số khái niệm về người có công và chính sách ưu đãi xã hội đối với

người có công. Trong hệ thống chính sách xã hội, chính sách ưu đãi người có công là một lĩnh

vực lớn, có ý nghĩa chính trị-xã hội và nhân văn sâu sắc. “Người có công” là một khái niệm xuất hiện trong lịch sử đấu tranh lâu dài,

anh dũng, bất khuất giành độc lập và bảo vệ tổ quốc của dân tộc ta. Khái niệm này xuất hiện rõ nét nhất cùng với sự ra đời của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và đề xuất. Ngay từ những ngày đầu năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào hàng năm chọn một ngày để đền ơn đáp nghĩa, ghi nhớ tri ân những người có công với Tổ quốc, với nhân dân.

Như vậy, có thể hiểu: Người có công là người không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, tuổi tác,... đã có cống hiến sức lực, tài năng, trí tuệ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định của Pháp luật.

Chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công là sự phản ánh trách nhiệm của Nhà nước, của cộng đồng thông qua các chế độ đãi ngộ đặc biệt để ghi nhận công lao đóng góp, sự hy sinh cao cả của người có công và bù đắp phần nào đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công.

Ưu đãi xã hội đối với người có công là một bộ phận lớn của hệ thống chính sách xã hội. Ưu đãi xã hội đối với người có công không chỉ là sự bảo vệ, sự giúp đỡ mà còn là sự thể hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của Nhà nước, của cộng đồng đối với người có công.

2. Sự hình thành và phát triển Chính sách ưu đãi người có công của nước ta đã được khởi đầu từ tư tưởng

Bác Hồ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân, gia đình liệt sĩ là những người có công với Tổ quốc với nhân dân, cho nên bổn phận của mỗi người chúng ta là phải quan tâm thương yêu giúp đỡ họ".

Sau khi giành được độc lập và đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, tư tưởng Hồ Chí Minh về ưu đãi người có công tiếp tục được thấm nhuần sâu sắc trong đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta với quan điểm bao trùm nhất là: “Tổ quốc và nhân dân đời đời nhớ ơn những người đã hy sinh, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Việc quan tâm đời sống vật chất, tinh thần người có công với nước và gia đình họ là trách nhiệm của Nhà nước và toàn thể xã hội”.

- Năm 1992, Nhà nước ban hành Hiến pháp của thời kỳ đổi mới. Ưu đãi xã hội đối với người có công trở thành một nguyên tắc Hiến định ghi nhận ở Điều 67: “Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Thương binh được tạo điều kiện phục hồi chức năng lao động, có việc làm phù

Page 96: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

90

hợp với sức khoẻ và có đời sống ổn định. Người và gia đình có công với nước được khen thưởng và chăm sóc”.

- Năm 2013, trong Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi), Điều 59 ghi nhận: “Nhà nước, xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với nước”.

Để phù hợp với thực tiễn khách quan, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của cuộc sống, trong quá trình nhận thức, đổi mới tư duy, hình thành hệ thống quan điểm về ưu đãi xã hội qua các giai đoạn phát triển của đất nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành các Pháp lệnh mới sửa đổi bổ sung chính sách chế độ ưu đãi đối với người có công.

Hơn nửa thế kỷ qua, cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, các chủ trương chính sách về ưu đãi xã hội đối với người có công đã được ban hành và ngày một hoàn thiện. Hệ thống chính sách đó luôn được bổ sung, sửa đổi nhằm từng bước cải thiện đời sống của những người có công với cách mạng, phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và đời sống chung của nhân dân.

3. Đối tượng Pháp lệnh ưu đãi người có công quy định các diện đối tượng người có công

với cách mạng số 01/VBHN- VPQH như sau: 3.1. Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (thường

được gọi tắt là cán bộ Lão thành cách mạng) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 là người được

cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đã tham gia tổ chức cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.

3.2. Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 (thường được gọi tắt là cán bộ Tiền khởi nghĩa)

Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đứng đầu một tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc thoát ly hoạt động cách mạng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

3.3. Liệt sĩ Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ

Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nhà nước truy tặng Bằng "Tổ quốc ghi công". Thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a. Chiến đấu hoặc trực tiếp chiến đấu; b. Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch; c. Hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không

chịu khuât phục,kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục hy sinh;

Page 97: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

91

d. Làm nghĩa vụ quốc tế đ. Đấu tranh chống tội phạm; e. Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an

ninh; dũng cảm cứu người, tài sản của Nhà nước và nhân dân. g. Do ốm đau, tai nạn khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có

điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. k. Thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh (quy định tại

Khoản 1 và 2 Điều 19 của Pháp lệnh người có công) chết vì vết thương tái phát.

3.4. Bà mẹ Việt Nam anh hùng Nhưng bà mẹ thuộc một trong nhưng trường hợp Theo quy định Pháp lệnh số

05/2012 ngày 20/10/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau đây được tăng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”

a. Có hai con trở lên là liệt sĩ; b. Chỉ có hai con mà một con là liệt sĩ và một con là thương binh suy giảm khả

năng lao động từ 81% trở lên; c. Chỉ có một con mà người con đó là liệt sĩ; d. Có một con là liệt sĩ và có chồng hoặc bản thân là liệt sĩ; đ. Có một con là liệt sĩ và bản thân là thương binh suy giảm khả năng lao động

từ 81% trở lên.

3.5. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân là người được Nhà nước tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” vì đã có những thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

3.6. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả

năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh”. Thuộc một trong trường hợp sau đây.

a. Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu. b. Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại

thương tích thực tế; c. Làm nghĩa vụ quốc tế; d. Đấu tranh chống tội phạm; đ. Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an

ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản Nhà nước và nhân dân; e. Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội

đặc biệt khó khăn.

Page 98: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

92

Người hưởng chính sách như thương binh là người không phải là quân nhân, công an nhân dân, bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thuộc một trong các trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh".

Thương binh loại B là Quân nhân, Công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên trong khi tập luyện, công tác đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993.

3.7. Bệnh binh Bệnh binh là quân nhân, Công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng

lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận bệnh binh". Thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; + Hoạt động liên tục ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

từ 15 tháng trở lên; + Hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chưa

đủ 15 tháng nhưng đã có đủ 15 năm công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân;

+ Đã công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đủ 15 năm công tác nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí;

+ Làm nghĩa vụ quốc tế; + Thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; + Khi đang làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan thẩm

quyền giao. Bệnh binh là Quân nhân, Công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng

lao động từ 41% đến 60% đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1994.

Bệnh binh là Quân nhân, Công an nhân dân mắc bệnh khi thực hiện nhiệm vụ thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điểm a,b và đ Khoản 1 Điều này đã xuất ngũ về gia đình, nay bị rối loạn tâm thần có liên quan đến bệnh cũ làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

3.8. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học - Đối tượng xác nhận: + Cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng

thuộc quân đội nhân dân việt nam; + Cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Công an nhân dân; + Cán bộ, công chức nhân viên trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ

chức chính trị - xã hội; + Thanh niên xung phong tập trung; + Công an xã, dân quân, du kích, tự vệ, dân công, cán bộ cấp thôn, ấp, xã, phường.

Page 99: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

93

- Điều kiện xác nhận. Đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ ngày 01/8/1961 đến 30/4/1975

tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học ở chiến trường B,C K (kể cả 10 xã Vĩnh Quang, Vĩnh Giang, Vĩnh Tân, Vĩnh Thành, Vĩnh Ổ, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà, Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn và Vĩnh Thủy thuộc huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị).

Do nhiễm độc hóa học dẫn đến một trong các trường hợp bệnh tật sau: + Mắc bệnh theo danh mục bệnh tật do Bộ Y tế quy định làm suy giảm khả

năng lao động từ 21% trở lên; + Vô sinh; + Sinh con dị dạnh, dị tật theo danh mục di dạnh, dị tật do bộ y tế quy định.

3.9. Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày là

người được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền công nhận trong thời gian bị tù, đày không khai báo có hại cho cách mạng, cho kháng chiến, không làm tay sai cho địch.

3.10. Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế

Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế là người tham gia kháng chiến được Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến, Huy chương kháng chiến.

3.11. Người có công giúp đỡ cách mạng Người có công giúp đỡ cách mạng là người đã có thành tích giúp đỡ cách

mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm, bao gồm: - Người được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công

với nước"; - Người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc

Bằng "Có công với nước" trước cách mạng tháng Tám năm 1945; - Người được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến; - Người trong gia đình được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương

kháng chiến.

3.12. Thân nhân của người có công. Theo quy định hiện hành, thân nhân của người có công gồm: cha đẻ,mẹ đẻ, vợ

hoặc chồng, con hoặc người khác được xác định theo quy định của pháp luật. Tuy từng chế độ ưu đãi xã hội cụ thể, thân nhân của người có công thuộc diện xen xét chế độ ưu đãi được xác định tương ứng.

II. CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT 1. Chính sách về đối tượng thụ hưởng 1.1. Ưu đãi xã hội đối với người có công với cách mạng là trách nhiệm của

Nhà nước, là trách nhiệm, tình cảm của toàn xã hội

Page 100: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

94

Đây là nguyên tắc hiến định ghi nhận ở Điều 67 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 1992) và được sửa đổi ở Điều 59 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: “Nhà nước, xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với nước”.

Ưu đãi Người có công với cách mạng là đạo lý của người Việt Nam, được kế thừa từ đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc, được phát huy, chiếu rọi tư bởi tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về vai trò, sự nghiệp của Cách mạng vô sản, nhưng trước hết đó là nét đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam – biết ơn, tôn vinh, đền ơn đáp nghĩa đối với người cống hiến, đóng góp, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng quang vinh của Đảng, của Dân tộc.

Nghị quyết Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định mục tiêu: “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển”. Huy động mọi nguồn lực xã hội của Nhà nước chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho những người và gia đình có công với cách mạng.

Trong chương trình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Toàn quốc của Đảng, ngày 01 tháng 06 năm 2012 – Ban Chấp Hành TW Đảng ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/06/2012 – một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020, mục tiêu chính sách ưu đãi người có công với cách mạng thể hiện: “Không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người có công là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị”. Chính sách ưu đãi người có công phải phù hợp với trình độ phát triển Kinh tế – xã hội và khả năng huy động, cân đối nguồn lực của đất nước trong từng thời kỳ. Nhà nước đảm bảo, giữ vai trò chủ đạo trong ưu đãi xã hội đối với người có công, đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc người có công.

1.2. Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng hiện nay và định hướng đến 2020

Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 1/6/2012 của Ban Chấp hành TW Đảng – một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020 đã chỉ rõ những nhiệm vụ trong thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công:

Thứ nhất: Tập trung triển khai thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng

Thứ hai: Tiếp tục hoàn thiện chính sách đối với người có công, chú trọng giải quyết những vấn đề tồn đọng.

Thứ ba: Nâng mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công phù hợp với lộ trình điều chỉnh mức lương tối thiểu.

Thứ tư: Có chính sách ưu đãi về kinh tế – xã hội phù hợp, giải quyết cơ bản chế độ nhà ở cho người có công.

Thứ năm: Đẩy mạnh việc xây dựng, bảo tồn các công trình ghi công, tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sỹ.

1.3. Ý nghĩa, vai trò của chính sách ưu đãi người có công Thứ nhất, chính sách ưu đãi người có công bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh

Page 101: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

95

chính sách của Đảng và Nhà nước. Thứ hai, thực hiện ưu đãi xã hội đối với người có công góp phần ổn định chính

trị-xã hội của đất nước. Thứ ba, thực hiện ưu đãi xã hội đối với người có công là bảo tồn, phát huy và

giáo dục truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Thứ tư, thực hiện ưu đãi xã hội đối với người có công góp phần không ngừng

ổn định và nâng cao đời sống người có công phù hợp với sự phát triển đi lên của đất nước trong từng thời kỳ.

Ưu đãi xã hội đối với người có công phản ánh, thể hiện chính sách xã hội của

Nhà nước trong từng thời kỳ phát triển của đất nước. Tuỳ từng điều kiện kinh tế-xã hội cụ thể, khả năng ngân sách của nhà nước, khả năng kinh tế của các địa phương trong từng giai đoạn lịch sử chung của đất nước, ưu đãi xã hội lại có nội dung, hình thức, đối tượng thuộc diện thụ hưởng và các biện pháp bảo đảm thực hiện khác nhau.

Chính sách ưu đãi người có công trong nhiều năm qua đã trở thành công cụ quản lý có hiệu lực mọi mặt về đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công. Chính sách ưu đãi người có công có nhiệm vụ và giữ vai trò đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, công bằng xã hội trong các thời kỳ cách mạng

2. Chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có công 2.1 Ưu đãi về trợ cấp và ưu đãi ngoài trợ cấp Chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công phù hợp với điều kiện kinh tế xã

hội của đất nước, đảm bảo mục tiêu ưu đãi xã hội gắn liền với tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội. Nghị định qui định rõ mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi được điều chỉnh theo qui định của Chính phủ, từ năm 2013-2015 đã được điều chỉnh theo lộ trình cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội tương ứng với mức tiêu dùng bình quân toàn xã hội, tăng mức chuẩn để xác định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi từ 1.220.000 đồng lên 1.318.000 đồng.

Ngoài chế độ trợ cấp, phụ cấp, người có công còn được hưởng các chế độ ưu đãi khác về kinh tế xã hội khá đầy đủ và toàn diện trong đời sống xã hội như: chế độ ưu đãi nhà, đất, thuế, tín dụng, lao động việc làm; chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khoẻ (bảo hiểm y tế, trang cấp dụng cụ chỉnh hình phục hồi chức năng, điều dưỡng…), đẩy mạnh công tác vận động xã hội tham gia thực hiện chính sách, pháp luật về người có công với cách mạng.

Chế độ ưu đãi ngoài trợ cấp khẳng định rõ tính ưu việt, sự công bằng xã hội trong quá trình phát triển hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam, đạt được sự đồng thuận xã hội.

Nhà nước đã bố trí nguồn lực đảm bảo cả trợ cấp và ưu đãi ngoài trợ cấp phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, phù hợp với tiến bộ và công bằng xã hội.

Page 102: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

96

2.2 Ưu đãi về kinh tế- văn hóa – xã hội Ưu đãi về Kinh tế - Văn hóa – Xã hội nói chung theo quan điểm của Đảng,

Nhà nước ta người có công với cách mạng tuy theo công lao và hoàn cảnh của từng diện đối tượng sẽ có chế độ ưu đãi phù hợp theo các phương diện của cuộc sống xã hội, không chỉ văn bản quy phạm Pháp luật điều chỉnh mà văn bản chính sách khác của Đảng, Nhà nước cũng hướng dẫn, chỉ dẫn thực hiện.

2.3 Ưu đãi về chăm sóc sức khỏe a. Đối tượng được bảo hiểm y tế: 13 loại đối tượng gồm: + Người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 thì ( cha đẻ,mẹ đẻ, vợ hoặc

chồng, trẻ con từ 6 tuổi đến 18 tuổi hoặc từ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt cũng được hưởng bảo hiểm y tế).

+ Người hoạt động cách mạng từ 1/1/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19/8/1945 thì (cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, trẻ con từ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt cũng được hưởng bảo hiểm y tế).

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ; + Bà mẹ Việt nam anh hùng; + Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; + Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; + Bệnh binh; + Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; + Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị bắt tù, đầy; + Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm

nghĩa vụ quốc tế; + Người có công giúp đỡ cách mạng; + Người được hưởng trợ cấp phục vụ thương binh, người hưởng chính sách

như thương binh, bệnh binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; + Được hưởng chế độ bảo hiểm y tế còn có cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng; con

đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỉ lệ 61%...

Nội dung ưu đãi: Theo quy định hiện hành mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng của đối tượng

trên bằng 3% mức lương tối thiểu chung. Cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội lập danh sách và đóng 3% từ nguồn ngân sách Nhà nước. Người có thẻ bảo hiểm y tế được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh theo quy định của bảo hiểm y tế

Page 103: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

97

b. Chế độ điều dưỡng Đối tượng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe mỗi năm một lần: người hoạt

động cách mạng trước 1/1/1945; người hoạt động cách mạng từ 1/1/1945 đến khởi nghĩa tháng 8/1945; cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con mà người đó là liệt sĩ hoặc cha đẻ, mệ đẻ hai con là liệt sĩ trở lên; bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và thương binh loại B, bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 81% trở lên; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do ảnh hưởng của chất độc hóa học từ 81% trở lên; người có công giúp đỡ cách mạng được Nhà nước tặng kỷ niệm chương Tổ quốc ghi công hoặc bằng Có công với cách mạng.

Đối tượng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần: cha đẻ, mẹ đẻ của liệt sĩ; người có công nuôi dương khi liệt sĩ còn nhỏ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ; con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng; anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động thời kỳ kháng chiến; thương binh, bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật dưới 81%; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc khóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do ảnh hưởng của chất độc hóa học dưới 81%; người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; người có công giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

Chế độ điều dưỡng - Thời gian điều dưỡng tối đa là 10 ngày (không kể thời gian đi về). - Mức chi điều dưỡng: + Điều dưỡng tại các cơ sở điều dưỡng: 2.200.000 đồng/người/lần + Điều dưỡng tại gia đình: 1.100.000đồng/người/lần (Mức điều dưỡng người có công sẽ được điều chỉnh phù hợp hàng năm) c. Chế độ cấp tiền mua phương tiện trợ giúp dụng cụ chỉnh hình và phục hồi

chức năng Đối tượng: + Người hoạt động cách mạng trước 1/1/1945 + Người hoạt động cách mạng từ 1/1/1945 đến tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 + Thân nhân của liệt sĩ đang hưởng trợ cấp hàng tháng + Bà mẹ Việt Nam anh hùng + Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong thời kỳ

kháng chiến. + Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, Thương binh B; + Bệnh binh + Người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp

hàng tháng;

Page 104: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

98

+Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày được Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến, Huy chương kháng chiến;

+ Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng kỷ niệm chương Tổ quốc ghi công hoặc bằng Có công với nước;

+ Con đẻ bị dị dạng, dị tật của người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

Đối tượng được phục hồi chức năng: + Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh B + Bệnh binh + Người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp

hàng tháng. Nội dung ưu đãi - Chế độ cấp tiền mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình: Tuy theo tình

trạng thương tật hoặc bệnh tật, người có công với cách mạng được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc bệnh viện cấp tỉnh trở lên (gọi tắt cơ sở y tế)

- Chế độ phục hồi chức năng thanh toán tiền lưu trú, tiền tàu xe khi đi làm dụng cụ chỉnh hình:

Người có công với cách mạng theo quy định khi đi điều trị phục hồi chức năng theo chỉ định của cơ sở y tế được:

+ Thanh toán tiền tàu, xe theo giá quy định của Nhà nước với phương tiện thông thường như xe khách, tàu hỏa, tàu thủy từ nơi cư trú đến cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng gần nhất đủ điều kiện về chuyên môn kỹ thuật.

+ Hỗ trợ tiền ăn theo quy định (được điều chỉnh hàng năm) trong thời gian điều trị, tập luyện tại cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng.

Người có công với cách mạng khi đi làm chân giả, tay giả, nẹp chỉnh hình, giầy chỉnh hình, dép chỉnh hình, răng giả, mặt giả (gọi tắt là dụng cụ chỉnh hình) được hỗ trợ kinh phí mỗi liên hạn hai lần, cụ thể như sau:

+ Thanh toán tiền tàu, xe theo giá quy định của Nhà nước với phương tiện thông thường như xe khách, tàu hỏa, tàu thủy từ nơi cu trú đến cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng gần nhất đủ điều kiện về chuyên môn kỹ thuật.

2.4 Ưu đãi về giáo dục, đào tạo Nội dung ưu đãi - Chế độ đối với học sinh thuộc diện ưu đãi đang học tại cơ sở giáo dục: + Miễn Học phí đối với học sinh tại các trường công lập + Hỗ trợ học phí đối với học sinh học tại các trường dân lập, tư thục theo mức

học phí của các trường công lập cùng cấp do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Quyết định.

Page 105: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

99

+ Mỗi năm học sinh được trợ cấp một lần tiền mua sách vở , đồ dùng học tập. - Chế độ đối với học sinh, sinh viên thuộc diện ưu đãi đang học tại cơ sở đào tạo. + Miễn học phí đối với học sinh, sinh viên học tại cơ sở đào tạo công lập + Hỗ trợ học phí đôií với học sinh, sinh viên học tại cơ sở đào tạo công lập + Mỗi năm học sinh, sinh viên được trợ cấp một lần để mua sách vở , đồ dùng

học tập. + Trợ cấp hàng tháng theo quy định. 2.5 Ưu đãi về nhà ở Gồm 11 diện đối tượng, bao gồm: + Người hoạt động cách mạng trước 1/1/1945 + Người hoạt động cách mạng từ 1/1/1945 đến tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 + Thân nhân của liệt sĩ; + Bà mẹ Việt Nam anh hùng; + Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; + Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; + Bệnh binh; + Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; + Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; + Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm

nghĩa vụ quốc tế; + Người có công giúp đỡ cách mạng. Nội dung ưu đãi - Người có công với đát nước có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt không thể tạo

lập nhà ở mà chưa được thuê nhà của Nhà nước hoặc bị mất nhà do thiên tai, hỏa hoạn,.. thì tùy theo điều kiện của địa phương , hoàn cảnh của công lao của từng người được xét tặng “ Nhà tình nghĩa”, được giao đất làm nhà hoặc được mua nhà trả góp, được hỗ trợ nhà ở.

- Người có công với cách mạng đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng nhà ở quá dột nát, chật chội, không bảo đảm điều kiện sống trung bình so với cộng đồng nơi họ cư trú mà không có khả năng khắc phục thì tuy theo hoàn cảnh của từng người và kha năng của địa phương mà hỗ trợ cải tao, sửa chữa nhà ở.

- Người có công với đất nước nếu mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước được hỗ trợ toàn bộ tiền sử dụng đất đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều hộ ở; được hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần tiền sử dụng đất đối với nhà ở một tầng và nhà ở nhiều tầng có một hộ ở.

Page 106: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

100

2.6 Ưu đãi về thụ hưởng văn hóa Theo quy định tại Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14/8/2003 của Thủ

tướng Chính phủ về chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa những hoạt động văn hóa để thực hiện chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa bao gồm:

+ Người hoạt động cách mạng trước 1/1/1945; + Người hoạt động cách mạng từ 1/1/1945 đến tổng khởi nghĩa tháng 8/1945; + Thân nhân của liệt sĩ; + Bà mẹ Việt Nam anh hùng; + Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; + Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; + Bệnh binh; + Người có công với đất nước được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở nuôi

dưỡng, điều dưỡng thương, bệnh binh và người có công. Nội dung ưu đãi: - Biểu diễn nghệ thuật, chiếu phim nhựa hoặc băng hình; - Thư viện; - Thông tin lưu động, triển lãm; - Bảo tàng, di tích; - Trong một năm các đối tượng trên được: + Sở Văn hóa – Thông tin (hoặc đơn vị ủy nhiệm) mời xem phim nhựa hoặc

băng hình, xem biểu diễn nghệ thuật 04 lần; tham quan bảo tàng, di tích, công trình văn do cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội thực hiện trên địa bàn 02 lần.

+ Giảm 50% giá vé hiện hành trong trường hợp tổ chức tập thể tham gia xem phim, biểu diễn nghệ thuật, tham quan bảo tàng, di tích do cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội thực hiện trên địa bàn.

+ Riêng đối với người có công với đất nước được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương, bệnh binh và người có công thì được tổ chức xem phim nhựa hoặc băng hình, xem biểu diễn nghệ thuật 04 lần; xem trưng bày chuyên đề lưu động của bảo tàng do cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội thực hiện trên địa bàn 02 lần.

2.7 Ưu đãi về kinh tế - lao động Theo quy định tại Mục III, Chương XI Bộ Luật lao động (từ Điều 125 đến

điều 128) thì người lao động là thương binh, bệnh binh, ngoài việc được hưởng quyền ưu đãi xã hội còn được hưởng một số quyền lợi khác trong lĩnh vực lao động như người tàn tật gồm 1 số điều cơ bản sau:

- Nhà nước bảo hộ quyền được làm việc của thương binh, bệnh binh và khuyến khích việc thu nhập, tạo việc làm cho họ. Hàng năm, Nhà nước dành một khoản ngân sách để giúp họ phục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng lao động, học

Page 107: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

101

nghề và có chính sách cho vay với lãi suất thấp để họ tự tạo việc làm và tự ổn định đời sống.

- Những nơi thu nhận thương binh, bệnh binh vào học nghề được xét giảm thuế, được vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp và được hưởng các ưu đãi khác để tạo điều kiện cho việc học nghề.

- Chính phủ qui định tỷ lệ lao động là người tàn tật (bao gồm cả thương binh, bệnh binh) đối với một số nghề và công việc mà doanh nghiệp phải nhận; nếu không nhận thì doanh nghiệp phải góp một khoản tiền theo quy định vào quỹ việc làm để góp phần giải quyết việc làm cho người tàn tật. Doanh nghiệp nào nhận người tàn tật vào làm việc vượt tỷ lệ quy định thì Nhà nước hỗ trợ hoặc cho vay với lãi suất thấp để tạo điều kiện làm việc thích hợp cho họ.

- Thời giờ làm việc không quá 7 giờ/ ngày hoặc 42 giờ/tuần - Bên cạnh đó theo quy định Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng

thì người có công và thân nhân của họ được ưu tiên trong việc tạo việc làm, được ưu tiên hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn giảm thuế, miễn nghĩa vụ lao động công ích theo quy định của Pháp luật và các ưu tiên khác trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp bằng hình thức ưu tiên giúp đỡ về giống, vật nuôi, cây trồng, thủy lợi phí, chế biên nông sản, lâm sản, áp dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất; ưu đãi trong khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến diêm và phát triển ngành nghề ở nông thôn.

- Năm 2012 Thủ tướng chính phủ ban hành Chỉ thị 31/2012/CT-TTg về việc giải quyết việc làm cho con liệt sĩ, con thương binh, bệnh binh nặng.

2.8 Ưu tiên người có công với cách mạng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống

Đối tượng: Thân nhân liệt sĩ, Anh hùng động, Anh hùng lực lượng vũ trang, thương binh, bệnh binh.

Nội dung ưu đãi: - Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước biển, mặt nước vay vốn ưu đãi để sản

xuất và được miễn giảm thuế. - Cơ sở sản xuất kinh doanh danh riêng cho thương binh, bệnh binh được Nhà

nước hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu bao gồm nhà xưởng, trường lớp, trang thiết bị và được miễn giảm thuế, vay vốn ưu đãi theo quy định của Pháp luật.

(Xem chi tiết các chính sách pháp luật về người có công tại phụ lục 7.1)

III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG CHỨC VĂN HÓA – XÃ HỘI TRONG THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LĨNH VỰC ƯU ĐÃI XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG.

1. Vị trí, chức năng của phường, thị trấn và công chức văn hóa – xã hội phường, thị trấn trong công tác ưu đãi xã hội đối với người có công

Phường, thị trấn là nơi trực tiếp thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng; đồng thời, động viên, khai thác mọi tiềm năng của địa phương nhằm đáp ứng những yêu cầu bức

Page 108: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

102

xúc trong đời sống hàng ngày của các gia đình chính sách và phát huy khả năng, kinh nghiệm của người có công vào việc xây dựng quê hương đất nước.

Phường, thị trấn có trách nhiệm trong việc thực hiện mục tiêu về công tác thương binh, liệt sỹ mà Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã xác định là: “Chăm lo tốt hơn đối với các gia đình chính sách và những người có công với cách mạng, bảo đảm tất cả các gia đình chính sách có cuộc sống bằng hoặc khá hơn mức sống trung bình của người dân địa phương trên cơ sở kết hợp ba nguồn lực: Nhà nước, cộng đồng và bản thân đối tượng chính sách tự vươn lên."

Cán bộ công chức văn hóa – xã hội phường, thị trấn là người tham mưu cho cấp uỷ về công tác đối với người có công, có trách nhiệm giúp cấp uỷ, chính quyền định ra chủ trương, đề ra kế hoạch, biện pháp và phối hợp với các ngành, đoàn thể để tổ chức thực hiện, để không ngừng chăm lo cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người có công với cách mạng. Cán bộ công chức văn hóa – xã hội giúp chính quyền thực hiện tốt việc khai thác các nguồn lực, các tiềm năng của cộng đồng để chăm sóc người có công.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn chính của công chức văn hóa- xã hội phường, thị trấn. 2.1. Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác ưu đãi xã hội đối

với người có công hàng năm Ngay từ đầu năm, cán bộ, công chức phải lập kế hoạch cụ thể chi tiết các hoạt

động ưu đãi đối với người có công, nguồn kinh phí cho cấp uỷ, chính quyền phê duyệt. Việc tổ chức ngày 27/7 hàng năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm giáo dục truyền thống anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam, để phát huy truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” và để huy động mọi tiềm năng của cộng đồng chăm sóc, nâng cao đời sống người có công tại địa phương mình; tổ chức thăm hỏi, tặng quà nhân các ngày lễ lớn, tết nguyên đán cổ truyền cho người có công trên địa bàn.

2.2. Thực hiện chế độ, chính sách Những nội dung cán bộ, công chức chính sách xã, phường, thị trấn cần thực hiện: - Thống kê, nắm tình hình đối tượng người có công trên địa bàn, bao gồm: + Số lượng đối tượng. + Những thay đổi của đối tượng có liên quan đến việc thực hiện chính sách

(đến tuổi hưởng hoặc hết tuổi hưởng tiền tuất, thương binh thay đổi tỷ lệ thương tật, người có công từ trần, di chuyển…).

+ Tình hình đời sống của gia đình chính sách gồm nhà ở, học tập, việc làm,… Trong từng vấn đề trên cần có số liệu cụ thể, nắm rõ hoàn cảnh của từng gia đình. Chẳng hạn, gia đình nào đủ ăn, gia đình nào thiếu ăn, gia đình nào nhà ở còn dột nát, con thương binh, con liệt sỹ nào không được đi học hoặc đang đi học đại học, cao đẳng mà gia đình gặp khó khăn.

+ Năng lực, sở trường, nghề nghiệp của người có công và gia đình họ. + Tâm tư, nguyện vọng: cần có sự giúp đỡ của chính quyền địa phương về vấn

đề gì, còn có vướng mắc gì về chế độ, chính sách của Nhà nước cũng như của địa phương.

Page 109: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

103

- Thực hiện chi trả trợ cấp cho đối tượng khi được giao theo mô hình chi trả do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ quyết định.

- Tham gia thực hiện kiểm tra việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tại xã, phường, thị trấn.

- Thường xuyên nắm rõ địa chỉ gia đình chính sách có nhiều khó khăn trong cuộc sống về đời sống vật chất, tình trạng thương tật, bệnh tật,… để tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện đề xuất biện pháp hỗ trợ (những tình hình đột xuất như: ốm đau, tai nạn rủi ro, có người thân qua đời hoặc thiên tai, hoả hoạn,…).

Cách nắm tình hình: + Thông qua danh sách quản lý đối tượng: Đây là tài liệu phải có và phải được

ghi chép đầy đủ theo mẫu biểu quy định. Đây là những yếu tố làm cơ sở cho việc quản lý và thực hiện chính sách. Vì vậy, cần bổ sung kịp thời khi có những thay đổi liên quan đến việc thực hiện chính sách và phải được quản lý theo đúng quy định: khi thay đổi cán bộ phải bàn giao đầy đủ cho cán bộ mới (số danh sách quản lý thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ… theo mẫu biểu thống nhất do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phát hành).

+ Thông qua các cuộc điều tra, khảo sát theo từng chuyên đề riêng hoặc các chuyên đề có liên quan (khảo sát về tình hình đời sống, tình hình việc làm, về xoá đói giảm nghèo…) của địa phương hoặc của các ngành, các đoàn thể.

+ Thông qua các nguồn tin khác: Các phương tiện thông tin đại chúng, các báo cáo sơ kết tổng kết của các ngành, đoàn thể…

+ Trực tiếp thăm hỏi, quan sát, phỏng vấn đối tượng. Trong khi nắm tình hình đối tượng, cán bộ chính sách cần quan tâm nắm chắc

những người có hoàn cảnh khó khăn, những người có công lao lớn như cán bộ lão thành cách mạng, thương, bệnh binh nặng, bố, mẹ, vợ liệt sỹ già yếu cô đơn, con liệt sỹ mồ côi, bà mẹ Việt Nam anh hùng… Cần có sổ tay, ghi chép đầy đủ và đặc biệt chú ý những trường hợp cần quan tâm, giúp đỡ.

2.3. Thực hiện tiếp nhận, hướng dẫn xác lập hồ sơ hưởng chính sách, chế độ ưu đãi của Nhà nước

- Giới thiệu, giải thích cho nhân dân trên địa bàn hiểu rõ các nội dung của chính sách ưu đãi đối với người có công, gồm:

+ Điều kiện được xác nhận là người có công với cách mạng. + Các khoản trợ cấp, phụ cấp (trợ cấp, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần…). + Các đảm bảo nhu cầu đời sống: phương tiện chuyên dùng đảm bảo y tế, giáo

dục và đào tạo nghề; tạo việc làm. + Các ưu đãi về ruộng đất, về thuế, vốn, nhà ở,… + Nắm chắc những nội dung chính sách, chế độ, những quy định về hồ sơ, thủ

tục. - Thực hiện đầy đủ chu đáo các chế độ chính sách của Nhà nước đối với

người có công sẽ đảm bảo ổn định đời sống của người có công trên địa bàn. Làm mọi

Page 110: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

104

người thấy sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những hy sinh vì dân vì nước. Trong cơ chế đổi mới hiện nay, chính sách ưu đãi không chỉ tăng thu nhập mà còn tạo điều kiện để các gia đình chính sách nỗ lực vươn lên trong cuộc sống nhất là những người có khả năng lao động. Để làm tốt công việc này cán bộ chính sách, cán bộ xã, phường cần:

+ Năm bắt nội dung chính sách, chế độ và thủ tục cần thiết. + Nắm chắc những nội dung chính sách, chế độ, những quy định về hồ sơ, thủ tục. + Báo cáo kịp tời với cấp trên nhưng thay đổi của đối tượng, liên quan đến

tăng hoặc giảm trợ cấp (đến hoặc hết tuổi trợ cấp thay đổi hạng thương tật, di chuyển hoặc người có công từ trần...)

2.4. Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, đoàn thể ở địa phương về tổ chức, hoạt động, sử dụng quỹ đền ơn đáp nghĩa, tổ chức đầy đủ, chu đáo, kịp thời các hoạt động chăm sóc người có công cùng các hoạt động đề ơn đáp nghĩa.

2.5. Thường trực cho cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác xây dựng bảo quản, duy trì, bảo trì các công trình ghi công liệt sĩ với các kế hoạch, công việc cụ thể (xây dựng, cải tạo, bảo tồn, tiếp đón, chuyển hài cốt liệt sĩ...).

2.6. Lắng nghe, nắm bắt kịp thời phản ánh cho cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan chức năng khác về những diễn biến ....ở địa phương trong lĩnh vực người có công, tập hợp ý kiến, kiến nghị gửi cơ quan cấp trên những vương mắc, đề nghị thực tế về chính sách.

IV. QUY TRÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI PHƯỜNG, THỊ TRẤN VỀ LĨNH VỰC ƯU ĐÃI XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG.

1. Nội dung chủ yếu về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực ưu đãi xã hội - Thống kê, kiểm soát số lượng sự biến động của đối tượng ưu đãi xã hội. - Hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi xã hội. - Tổ chức sơ kết, tổng kết, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách cho phù

hợp với tình hình chính trị, kinh tế, xã hội từng thời kỳ. - Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên tổ chức, hướng dẫn

thực hiện các phong trào toàn dân chăm sóc đời sống người có công với nước. - Giải quyết khiếu nại, tố cáo, thanh tra và xử lý vi phạm trong việc thi hành

pháp luật ưu đãi và các qui định có liên quan khác của pháp luật 2. Huy động và bố trí nguồn lực thực hiện chính sách ưu đãi người có

công. Ưu đãi xã hội là việc tôn vinh, trân trọng, biết ơn, đền ơn trả nghĩa đối với

những người đã cống hiến, đóng góp, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng quang vinh của Đảng, của dân tộc, xây dựng đất nước hoà bình độc lập phát triển như ngày nay. Ưu đãi người có công là thực hiện công bằng xã hội. Để phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội của đất nước, phù hợp với đặc điểm truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra phương châm thực hiện ưu đãi xã hội đối với người có

Page 111: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

105

công trên cơ sở kết hợp ba nguồn lực: Nhà nước, cộng đồng và cá nhân chính sách tự vươn lên. Đây chính là quan điểm huy động nguồn lực kinh tế thực hiện ưu đãi xã hội. Hạt nhân của nguồn lực đó là:

- Sự chăm lo (trách nhiệm của Nhà nước): Bằng hệ thống cơ chế, chính sách và việc đảm bảo thực hiện bằng Ngân sách Nhà nước.

- Phong trào chăm sóc người có công ở cộng đồng, của toàn xã hội (phong trào chăm sóc người có công với phương châm xã hội hoá)

- Sự tự chủ, tự lực ý chí tự cường vươn lên trong cuộc sống của người có công. Chưa có sự tính toán chính xác nào phân định cụ thể nguồn lực ưu đãi xã hội ở

nước ta có bao nhiêu phần trăm của Nhà nước, của cộng đồng hay nguồn lực của chính đối tượng chính sách. Giai đoạn hiện nay Đảng, Nhà nước ta đều khẳng định rõ trách nhiệm, vai trò của Nhà nước là chủ đạo trong việc thực thi ưu đãi xã hội. Chính vì vậy nguồn ngân sách Nhà nước cho thực hiện ưu đãi xã hội được điều chỉnh phù hợp với tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội. Ví dụ ngoài nguồn lực xã hội hoá và sự tự lực, tự cường của bản thân đối tượng chính sách, nguồn ngân sách nhà nước chi đảm bảo ưu đãi xã hội là rất lớn: Năm 2014-chi ưu đãi thường xuyên lĩnh vực ưu đãi người có công là 38.000 tỷ đồng. Năm 2015-chi ưu đãi thường xuyên 42.000 tỷ đồng.

3. Quan điểm và mục tiêu phát triển lĩnh vực ưu đãi xã hội - Ưu đãi xã hội đối với người có công phải thể chế được quy định của Hiến pháp

năm 2013; đưa chính sách, pháp luật của Đảng vào thực tiễn đời sống xã hội. - Ưu đãi xã hội đối với người có công phải thực thi tiến bộ và công bằng xã

hội, gắn liền với tăng trưởng kinh tế, với quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. (đảm bảo tính dân chủ, công khai, khoa học, công bằng xã hội).

- Tổ chức thực hiện ưu đãi xã hội – hoạt động quản lý Nhà nước phải phù hợp với tiến trình cải cách hành chính nhà nước, gắn liền với tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, đảm bảo được tính hiệu quả, trong sạch, vững mạnh của hành chính nhà nước (cần có thể chế hành chính, tổ chức bộ máy, công chức công vụ phù hợp).

Page 112: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

106

PHỤ LỤC 7.1: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực người có công

TT Số, tên, nội dung văn bản Đơn vị chủ trì

soạn thảo Thẩm quyền

ban hành 1 Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH 13 ngày

16/7/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng

Bộ LĐTBXTH Ủy ban thường vụ QH13

2 Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13 ngày 20/10/2012 quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “ Bà mẹ Việt Nam anh hùng”

Bộ Quốc phòng Ủy ban thường vụ QH13

3 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành 1 số điều Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng

Bộ LĐTBXH Chính phủ

4 Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành 1 số điều Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Bộ Quốc phòng Chính phủ

5 Nghị định số 101/2013/NĐ-CP ngày 4/9/2013 quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng

Bộ LĐTBXH Chính phủ

6 Nghị định số 20/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định mức trợ cấp phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng

Bộ LĐTBXH Thủ tướng chính phủ

7 Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 28/11/2012 về thực hiện công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho con liệt sĩ, con thương binh nặng, con bệnh binh năng

Bộ GDĐT Thủ tướng

8 Quyết định 150/QĐ-TTg ngày 14/1/2013 phê duyệt đề án xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu

Bộ LĐTBXH Thủ tướng chính phủ

9 Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc hỗ trợ nhà ở cho người có công

Bộ Xây dựng Thủ tướng chính chủ

10 Quyết định 1237/QĐ- TTg ngày 27/7/2013 về việc phê duyệt đề án tìm kiếm hài cốt liệt

Bộ LĐTBXH Thủ tướng Chính phủ

Page 113: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

107

từ nay đến 2020 và những năm tiếp theo

11 Quyết định số 75/QĐ-TTg ngày 6/12/2013 quy định về chế độ chính sách và công tác bảo đảm đối với tổ chức cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

Bộ Quốc phòng Thủ tướng chính phủ

12 Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT- BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương bình, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ

Bộ LĐTBXH Bộ LĐTBXH - BQP

13 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân

Bộ LĐTBXH Bộ LĐTBXH

14 Thông tư số 09/2013/TT-BXD ngày 01/7/2013 hướng dẫn thi hành Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Chính phủ

Bộ Xây dựng Bộ Xây dựng

15 Thông tư số 98/2013/TT-BTC ngày 24/7/2013 hướng dẫn quản lý, cấp phát và thanh quyết toán vốn hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ơ theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg

Bộ Tài chính Bộ Tài chính

16 Thông tư số 214/2013/TT-BQP, ngày 07/11/2013 hướng dẫn về trình tự, thủ tục xác nhận;tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

Bộ Quốc phòng Bộ Quốc phòng

17 Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT- BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương bình, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ

Bộ LĐTBXH Bộ LĐTBXH - BQP

18 Thông tư liên tịch số 41/2013/TTLT - BYT-BLĐTBXH ngày 18/11/2013 hướng dẫn khám giám định bệnh,tật, dị dạng, dị tật có liên quan đế phơi nhiễm chất độc hóa học đối với hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ

Bộ Y tế Bộ YT- BLĐTBXH

19 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT/BLĐTBXH-BTC, ngày 3/6/2014 hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ

Bộ LĐTBXH Bộ LĐTBXH -BTC

Page 114: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

108

giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cachhs mạng và thân nhân; Quản lý các công trình ghi công liệt sĩ

20 Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2014 hướng dẫn 1 số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cáh mạng

Bộ LĐTBXH Bộ LĐTBXH

21 Thông tư 36/2015/TT-BLĐTBXH ngày 28/9/2015 hướng dẫn hồ sơ; trình tự thủ tục thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ

Bộ LĐTBXH Bộ LĐTBXH

22 Thông tư số 148/2015/TT-BTC ngày 15/9/2015 quy định nội dung và mức chi thực hiện đề án xác định hài cốt liệt sĩ con thiếu thông tin

Bộ Tài Chính Bộ Tài chính

Page 115: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

109

CHUYÊN ĐỀ 8

Lĩnh vực Bảo trợ xã hội I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM, KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. An sinh xã hội/ bảo trợ xã hội - An sinh xã hội được hiểu là bảo đảm an toàn thu nhập ở mức tối thiểu thông

qua hệ thống các chính sách can thiệp nhằm quản lý rủi ro tốt hơn, bao gồm các rủi ro liên quan đến nhu cầu cơ bản nhất của con người: rủi ro về sức khỏe, thiếu hoặc mất việc làm, tuổi già, trẻ em, tàn tật…dẫn đến không có thu nhập tạm thời hoặc vĩnh viễn so với mức tối thiểu đủ sống

- Các chính sách an sinh xã hội do nhà nước tổ chức thực hiện là chính, ngoài ra còn có sự tham gia của các tổ chức xã hội, cộng đồng và thị trường trong việc tổ chức thực hiện và cung cấp dịch vụ an sinh xã hội. Các chính sách này hướng đến mọi thành viên trong xã hội, bảo đảm cho mọi thành viên được bình đẳng về tiếp cận và chất lượng dịch vụ; Bảo đảm an toàn cho mọi thành viên trong xã hội

2. Trợ giúp xã hội - Trợ giúp xã hội thường xuyên: Trợ cấp, trợ giúp hàng tháng - Trợ giúp xã hội đột xuất: Trợ cấp, trợ giúp một lần

3. Phúc lợi xã hội, dịch vụ xã hội: Là các chính sách, dịch vụ về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng; thông tin; giao

thông; hành chính; tư pháp; nhà ở; điện: nước sinh hoạt; vệ sinh môi trường; trợ giúp xã hội;…

4. Nghèo/đói: - Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có thể thoả mãn một phần nhu

cầu cơ bản của cuộc sống - Nghèo tuyệt đối/đơn chiều: Chuẩn nghèo được xác định dựa trên mức chi

tiêu cho nhưng nhu cầu tối thiểu và được quy ra bằng tiền; người nghèo hoặc hộ nghèo là những đối tượng có mức thu nhập hoặc chi tiêu thấp hơn chuẩn nghèo như ăn, mặc, ở, nước sạch, vệ sinh môi trường và chăm sóc y tế, giáo dục, đi lại.

- Nghèo đa chiều: Tình trạng còn người không đáp ứng ở mức dộ tối thiểu một số nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.

5. Xóa đói giảm nghèo - Giảm tình trạng dân cư chỉ có thể thoả mãn một phần nhu cầu cơ bản của

cuộc sống

6. Chuẩn nghèo - Chuẩn nghèo quốc gia là chuẩn nghèo do Chính phủ ban hành, quy định và

áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Chuẩn nghèo được dùng để xác định đối tượng nghèo để thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo của Chính phủ

- Người nghèo: Người mức sống thấp hơn hoặc bằng chuẩn nghèo

Page 116: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

110

- Hộ nghèo: Hộ có mức sống thấp hơn hoặc bằng chuẩn

7. Chính sách bảo trợ xã hội - Hệ thống chính sách quy định các vấn đề về bảo trợ xã hội: đối tượng, chế

độ, thủ tục, trách nhiệm,… 8. Đối tượng bảo trợ xã hội - Đối tượng dễ bị tổn thương, đối tượng yếu thế - Đối tượng nhận chế độ bảo trợ xã hội/trợ cấp bảo trợ xã hội 9. Vai trò, chức năng của an sinh xã hội/bảo trợ xã hội - Bảo đảm thu nhập ở mức tối thiểu - Nâng cao năng lực quản lý rủi ro - Phân phối thu nhập - Thúc đẩy việc làm bền vững và phát triển thị trường lao động - Nâng cao hiệu quả quản lý xã hội, thúc đẩy gắn kết xã hội và phát triển xã hội - Hỗ trợ người dân vượt qua khủng hoảng II. CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT (Xem chi tiết hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tại phụ lục 8.2) 1. Một số quan điểm và chủ trương của Đảng về ASXH/BTXH - Bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Ðảng,

Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. - An sinh xã hội phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và khả

năng huy động, cân đối nguồn lực của đất nước trong từng thời kỳ; ưu tiên người có công, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số.

- Hệ thống an sinh xã hội phải đa dạng, toàn diện, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ; bảo đảm bền vững, công bằng.

- Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức thực hiện chính sách an sinh xã hội; đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và người dân tham gia. Ðồng thời tạo điều kiện để người dân nâng cao khả năng tự bảo đảm an sinh.

- Tăng cường hợp tác quốc tế để có thêm nguồn lực, kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

2. Một số chính sách BTXH (Theo tinh thần Nghị quyết 15 của Ban chấp hành Trung ương)

- Việc làm (xem thêm chuyên đề việc làm) và thu nhập tối thiểu: Chuẩn nghèo, mức sống tối thiểu, mức sống trung bình; Chính sách lao động - việc làm đối với đối tượng yếu thế.

- Bảo hiểm xã hội: (xem thêm chuyên đề bảo hiểm xã hội)

Page 117: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

111

- Cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản: Bảo đảm mức tối thiểu về một số dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân, đặc biệt là người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Hỗ trợ giáo dục + Y tế: sức khỏe, dinh dưỡng + Nhà ở + Nước sạch, vệ sinh môi trường + Thông tin + Trợ giúp pháp lý + Đột xuất - Giảm nghèo: Xem thêm chuyên đề xóa đói giảm nghèo - Trợ giúp xã hội: + Thường xuyên/ hàng tháng

3. Các nhóm đối tượng BTXH - Người cao tuổi: 60-80, 80+; - Người khuyết tật: Đặc biệt nặng, nặng, nhẹ; - Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; - Người có HIV; - Người nghèo đơn thân nuôi con; - Người / gia đình chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng, người cao tuổi cô đơn; - Hộ cận nghèo; - Người nghèo/ hộ nghèo; - Hộ bị ảnh hưởng trực tiếp của thảm họa, thiên tai; - Người thiếu đói 4. Các chế độ trợ cấp xã hội cơ bản và mức trợ cấp. - Mức chuẩn trợ cấp xã hội/hệ số 1: 270.000 đồng

Page 118: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

112

4.1. Trợ cấp xã hội thường xuyên/ hàng tháng (Xem chi tiết tại phụ lục 8.1) 4.2. Trợ giúp đột xuất - Hỗ trợ lương thực:

+ Thiếu đói dịp Tết Nguyên đán: tống số thành viên x 15kg/thành viên + Thiếu đói do thiên tai, mất mùa… tổng số thành viên x 15 kg/thành

viên x 1/2/3 tháng - Hỗ trợ người bị thương: 10 x hệ số 1/chuẩn trợ cấp xã hội - Hỗ trợ mai táng phí: 20 x hệ số 1/chuẩn trợ cấp xã hội - Hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo/khó khăn

+ Nhà hỏng nặng: 15 triệu + Nhà hỏng hoàn toàn: 20 triệu + Di dời theo Quyết định: 20 triệu

4.3.Thẻ bảo hiểm y tế: Xem chi tiết tại các Nghị định 136, 06. III. HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC BẢO

TRỢ XÃ HỘI 1. Hệ thống tổ chức hành chính thực hiện bảo trợ xã hội - Chính phủ - Các Bộ liên quan: Bộ LĐTBXH/Cục bảo trợ xã hội - UBND Tỉnh/ Thành phố và cơ quan chuyên môn - UBND Huyện/Quận và các phòng ban chuyên môn - UBND Xã/ Phường

2. Chức năng, nhiệm vụ của UBND xã và công chức Văn hóa- Xã hội - UBND cấp xã: Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân dân

giúp đỡ các gia đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; tổ chức các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng chính sách ở địa phương theo quy định của pháp luật.

- Công chức văn hóa - xã hội: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: lao động, thương binh, xã hội. Trực tiếp thực hiện thống kê; theo dõi, tổng hợp, báo cáo về số lượng và tình hình biến động các đối tượng; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và chi trả các chế độ đối với người hưởng chính sách xã hội; thực hiện các hoạt động bảo trợ xã hội và chương trình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn cấp xã;

IV. QUY TRÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 1. Xác định đối tượng a. Người cao tuổi:

+ Giấy tờ/văn bản pháp lý liên quan đến tuổi, năm sinh

Page 119: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

113

b. Người khuyết tật: + Giấy xác định mức độ khuyết tật

c. Trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng

+ Thực hiện theo quy định tại Nghị định 136/2013/NĐ-CP

d. Người có HIV + Thực hiện theo quy định của Bộ Y tế

e. Người nghèo đơn thân nuôi con + Sổ/giấy xác nhận hộ nghèo

+ Giấy khai sinh của trẻ em

f. Người /gia đình chăm sóc NKT đặc biệt nặng, người cao tuổi cô đơn + Thực hiện theo quy định về thủ tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng

bảo trợ xã hội quy định tại Nghị định 136/2013/NĐ-CP

g. Người nghèo/ hộ nghèo/ hộ cận nghèo: + Quy trình xác định hộ nghèo + Danh sách hộ nghèo + Sổ hộ nghèo/giấy xác nhận hộ nghèo

h. Hộ bị ảnh hưởng trực tiếp của thảm họa, thiên tai: + Quyết định của Chủ tịch ủy ban nhân dân xã; thực hiện theo trình tự trợ

giúp đột xuất quy định tại Nghị định 136/2013/NĐ-CP. 2. Thủ tục hành chính: (xem phụ lục 8.3) 3. Thông tin, báo cáo: Xem thêm các phụ lục kèm theo các Thông tư và Nghị

định; hệ thống chỉ tiêu ngành, quốc gia.

V. MỘT SỐ KỸ NĂNG CƠ BẢN DÀNH CHO CÔNG CHỨC VĂN HÓA - XÃ HỘI TRONG VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BTXH

1. Thông tin và tư vấn chính sách: Hướng dẫn chi tiết về những kỹ năng cần thiết để tiếp cận và xử lý các trường hợp điển hình

2. Xác định đối tượng: Hướng dẫn chi tiết về những kỹ năng cần thiết để tiếp cận và xử lý các trường hợp điển hình về nhận diện, xác định (9 nhóm) đối tượng cơ bản.

3. Tổng hợp và lưu trữ: Hướng dẫn chi tiết về những kỹ năng cần thiết để tiếp cận và xử lý/phân loại, tổng hợp, lưu trữ các loại dữ liệu/thông tin

4. Làm báo cáo: Hướng dẫn chi tiết về những kỹ năng cần thiết để hoàn thành một báo cáo hành chính, báo cáo phân tích tình hình; làm quen với hệ thống mẫu biểu báo cáo định kỳ.

Page 120: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

114

CÂU HỎI THẢO LUẬN 1. Những khó khăn, bất cập gặp phải trong quá trình thực hiện chính sách, chế

độ về BTXH tại địa phương (có thể phân theo các nhóm đối tượng: người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em; hay chủ thể tham gia: Lãnh đạo UBND, công chức xã, trưởng thôn, đối tượng,...)? 2. Những giải pháp (đã thực hiện, cần đề xuất, khuyến nghị) để khắc phục, xử lý những khó khăn, bất cập nêu trên?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành trung ương, Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2012 Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương về một số chính sách xã hội đến 2020.

2. Hiến Pháp 2013; 3. Luật Tổ chức HĐND 4. Luật người cao tuổi ngày 23/ 11/ 2009; 5. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 15/ 6 /2004; 6. Luật người khuyết tật ngày 17/ 6 /2010; 7. Luật phòng chống thiên tai ngày 19/06/2013; 8. Luật bảo hiểm xã hội ngày 12/07/2006; 9. Luật việc làm ngày 16/11/2013; 10. Nghị định 67/2008/NĐ-CP ngày 13/4/2008; 11. Nghị định 13/2010/NĐ-CP ngày 27/3/2010; 12. Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 về chính sách

trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. 13. Nghị định 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ Quy định chi

tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người cao tuổi. 14. Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/ 2012 của Chính phủ về việc

quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.

Page 121: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

115

PHỤ LỤC 8.1: Bảng định mức trợ cấp xã hội thường xuyên/hàng tháng

Nhóm đối tượng Hệ số trợ cấp

1. Trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng - Dưới 4 tuổi - Từ 4 trở lên - Người từ 16 đến 22 đang đi học ++

2,5 1,5 1,5

3. Đối tượng nhiễm HIV ++ - Dưới 4 tuổi - 4 -16 tuổi - Từ 16 tuổi

2,5 2,0 1,5

4. Người thuộc hộ gia đình nghèo đơn thân đang nuôi con++ - Nuôi 1 con - Nuôi 2 con trở lên

1,0 2,0

5. Người cao tuổi - 60-80 tuổi nghèo, cô đơn ++ - Người từ đủ 80 tuổi không có lương hưu, trợ cấp

1,5 1,0

6. Người khuyết tật - Đặc biệt năng - Đặc biệt nặng + cao tuổi/trẻ em - Năng - Năng + cao tuổi/trẻ em - Nhẹ

2,0 2,5 1,5 2,0

7. Hỗ trợ kinh phí chăm sóc - 01 người khuyết tật đặc biệt nặng - 02 người khuyết tật đặc biệt năng - Trẻ em dưới 4 tuổi - Trẻ em 4-16 tuổi - Người cao tuổi

1,5 3,0 2,5 1,5 2,0

8. Tại trung tâm BTXH - Đối tượng - Đối tượng + cao tuổi/trẻ em

3,0 4,0

Page 122: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

116

PHỤ LỤC 8.2: Hệ thống văn bản liên quan

1. Hiến Pháp và Luật: - Hiến Pháp 2013; - Luật người cao tuổi ngày 23 tháng 11 năm 2009; - Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 15 tháng 6 năm 2004; - Luật người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm 2010; - Luật phòng chống thiên tai ngày 19/06/2013; - Luật bảo hiểm xã hội ngày 12/07/2006; - Luật bảo hiểm y tế; - Luật việc làm ngày 16/11/2013; 2. Các Nghị định/ Nghị quyết - Nghị định 67/2008; Nghị định 13/2010; Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21

tháng 10 năm 2013 về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng BTXH - Nghị định 06/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 Quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành một số ðiều của Luật Ngýời cao tuổi - Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính

phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật

3. Các Thông tư và văn bản hướng dẫn - Thông tư liên tịch 24/2010/TTLT-BLÐTBXH-BTC của Bộ Tài chính-Bộ

Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 67/2007/NÐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 và Nghị định số 13/2010/NÐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2010.

- Thông tư số 17/2011/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Quy định hồ sơ, thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội hằng tháng, hỗ trợ chi phí mai táng và tiếp nhận người cao tuổi vào cơ sở bảo trợ xã hội

- Thông Tư số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT, ngày 28 tháng 12 năm 2012: Quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện

-Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2012 Quy định chi tiết về việc xác định mức độ khuyết tật

-Thông tư liên tịch 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC, ngày 24/10/2014 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP

Page 123: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

117

PHỤ LỤC 8.3:

Thủ tục hành chính

1. Trợ cấp xã hội thường xuyên

Trình tự thực hiện

Bước 1: Công chức cấp xã hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn; Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ (yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ); chuyển Phòng Lao động Thương binh Xã hội; Bước 3: Công chức chuyên môn thẩm tra hồ sơ theo quy định và tổng hợp trình lãnh đạo phòng, trình UBND cấp huyện ký Quyết định giải quyết; Bước 4: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giao kết quả cho công chức cấp xã.

Cách thực

hiện

Hồ sơ nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND cấp huyện.

Thành phần,

số lượng,

hồ sơ

Thành phần hồ sơ: 1. Tờ khai của đối tượng (theo mẫu); 2. Bản sao sổ hộ khẩu của đối tượng hoặc văn bản xác nhận của công an xã, phường. 3. Bản sao giấy khai sinh đối với trường hợp trẻ em hoặc đối với trường hợp người đơn thân nghèo đang nuôi con. 4. Giấy tờ xác nhận bị nhiễm HIV của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp bị nhiễm HIV. 5. Giấy xác nhận hàng năm của nhà trường nơi đối tượng đang theo học (người từ đủ 16 tuổi đến 22 tuổi còn đang đi học văn hoá, học nghề); 6. Thông báo niêm yết công khai kết quả xét duyệt, trừ những thông tin liên quan đến HIV của đối tượng được lưu trữ tại UBND cấp xã (theo mẫu); 7. Biên bản của Hội đồng xét duyệt được lưu trữ tại UBND cấp xã (theo mẫu); * Trường hợp hỗ trợ kinh phí trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc đối với gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng hoặc đối với người khuyết tật đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, hồ sơ gồm: 1. Tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật (theo mẫu); 2. Bản sao giấy xác nhận khuyết tật; 3. Bản sao sổ hộ khẩu; 4. Giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế; 5. Bản sao giấy khai sinh của con đang nuôi dưới 36 tháng tuổi; * Trường hợp nhận nuôi dưỡng, chăm sóc hàng tháng đối tượng trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng, người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em và người khuyết tật đặc biệt nặng, hồ sơ gồm: 1. Tờ khai nhận chăm sóc, nuôi dưỡng (theo mẫu); 2. Tờ khai của đối tượng theo mẫu quy định (theo mẫu); 3. Bản sao sổ hộ khẩu của người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc hoặc văn bản xác nhận của công an cấp xã về việc cư trú của người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; 4. Bản sao giấy xác nhận khuyết tật; Riêng đối với hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi cô đơn bổ sung thêm sơ yếu lý lịch của

Page 124: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

118

người nhận chăm sóc người cao tuổi có xác nhận của Chủ tịch UBND cấp xã và đơn của người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng (theo mẫu) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

1. Tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: 07 ngày; 2. Tại Ủy ban nhân dân cấp huyện: 03 ngày Sau khi có quyết định giải quyết, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện có trách nhiệm trả kết quả cho UBND phường, xã trong thời gian không quá 0.5 ngày.

Đối tượng thực hiện

Theo quy định

Kết quả thực hiện

Quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc văn bản trả lời

Lệ phí Không có

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội theo các mẫu sau:

Mẫu số 1a – Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội

Mẫu số 1b – Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội- Áp dụng đối với đối tượng tại khoản 3 điều 5 Nghị định 136-NĐ-CP

Mẫu số 1c - Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội- Áp dụng đối với đối tượng tại khoản 4 điều 5 Nghị định 136-NĐ-CP

Mẫu số 1d - Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội- Áp dụng đối với đối tượng tại khoản 5 điều 5 Nghị định 136-NĐ-CP

Mẫu số 1đ - Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội- Áp dụng đối với đối tượng tại khoản 6 điều 5 Nghị định 136-NĐ-CP

Mẫu số 2 - Tờ khai nhận chãm sóc, nuôi dưỡng

Mẫu số 3 - Tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật

Mẫu số 4 - Đơn cửa người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng

Mẫu số 10 - Biên bản họp hội đồng xét duyệt

Mẫu số 19 - Thông báo niêm yết công khai

Yêu cầu, điều kiện thực hiện

Không có

Căn cứ

pháp lý

1. Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; 2. Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi; 3. Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật; 4. Thông tư Liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014

Page 125: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

119

của Liên Bộ Lao động-TBXH; Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng BTXH (gọi tắt là Thông tư 29/2014/TTLT).

Tên cơ quan

UBND quận/huyện

Lĩnh vực Bảo trợ xã hội (QH)

2. Tiếp nhận đối tượng xã hội vào cơ sở bảo trợ xã hội

Trình tự

thực hiện

Bước 1: Công chức cấp xã hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn;

Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính hợp lệ đầy đủ của hồ sơ; chuyển cho Phòng Lao động - Thương binh Xã hội;

Bước 3: Công chức Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội xử lý hồ sơ, trình lãnh đạo ký văn bản đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận;

Bước 4: Phòng Lao động thương binh và xã hội nhận kết quả từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội và chuyển kết quả cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trao cho công chức cấp xã.

Cách thực hiện

Hồ sơ nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND cấp huyện.

Thành phần, số lượng hồ sơ

Thành phần hồ sơ: * Đối với đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn : 1. Đơn của đối tượng hoặc người giám hộ (theo mẫu) 2. Sơ yếu lý lịch của đối tượng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (theo mẫu); 3. Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội (theo mẫu) 4. Bản sao giấy khai sinh đối với trẻ em, trường hợp trẻ em bị bỏ rơi phải làm thủ tục đăng ký khai sinh theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch; 5. Xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp bị nhiễm HIV; Giấy xác nhận khuyết tật đặc biệt nặng đối với người khuyết tật; 6. Biên bản kết luận của Hội đồng xét duyệt (theo mẫu); 7. Văn bản đề nghị của UBND cấp xã 8. Giấy tờ liên quan khác (nếu có: như CMND và sổ hộ khẩu..). * Đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp: 1. Đơn của đối tượng hoặc người giám hộ (theo mẫu) 2. Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội (theo mẫu) 3. Bản sao chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân của đối tượng (nếu có); 4. Biên bản đối với trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của đối tượng; 5. Văn bản đề nghị của Chủ tịch UBND cấp xã, nơi đối tượng đang ở hoặc nơi phát hiện thấy cần sự bảo vệ khẩn cấp

Page 126: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

120

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

1. Tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: 07 ngày; Riêng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Hòa Vang : 08 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi chuyển hồ sơ cho Sở Lao động, thương binh và xã hội, bao gồm cả thời gian luân chuyển hồ sơ ). 2. Tại Sở Lao động Thương binh Xã hội: 07 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi có kết quả xử lý hồ sơ) Trong thời gian không quá 01 ngày kể từ ngày có Quyết định trợ cấp, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội phải nhận kết quả từ Sở Lao động, thương binh và xã hội và chuyển cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, trả cho UBND phường, xã.

Đối tượng thực hiện

Các đối tượng thuộc quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 25, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

Kết quả thực hiện

1. Tại Phòng Lao động – Thương binh, Xã hội: Văn bản đề nghị. 2. Tại Sở Lao động Thương binh Xã hội: Quyết định tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội hoặc văn bản trả lời.

Lệ phí Không có

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Các mẫu ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014:

Mẫu số 1a: Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội

Mẫu số 1b – Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội – Áp dụng đối với đối tượng tại khoản 3 điều 5 Nghị định 136-NĐ-CP

Mẫu số 1d – Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội – Áp dụng đối với đối tượng tại khoản 5 điều 5 Nghị định 136-NĐ-CP

Mẫu số 1đ – Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội – Áp dụng đối với đối tượng tại khoản 6 điều 5 Nghị định 136-NĐ-CP

Mẫu số 08 – Đơn đề nghị tiếp nhận vào co sở BTXH

Mẫu số 09 – Sơ yếu lý lịch

Mẫu số 10 - Biên bản họp hội đồng xét duyệt

Yêu cầu, điều kiện thực hiện

Không có

Căn cứ pháp lý

1. Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; 2. Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi; 3. Thông tư Liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014

Page 127: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

121

của Liên Bộ Lao động-TBXH; Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng BTXH (gọi tắt là Thông tư 29/2014/TTLT); 4. Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật;

Tên cơ quan

UBND quận/huyện

Lĩnh vực Bảo trợ xã hội(QH)

3. Trợ giúp xã hội đột xuất (hỗ trợ lương thực cho hộ gia đình thiếu đói,

hỗ trợ người bị thương nặng)

Trình tự thực hiện

Bước 1: Công chức cấp xã hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn; Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ (yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ); Bước 3: Công chức chuyên môn thẩm tra hồ sơ theo quy định và tổng hợp trình lãnh đạo phòng, trình UBND cấp huyện thẩm định và phê duyệt Bước 4: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhận kết quả từ phòng chuyên môn và trả lại cho công chức cấp xã.

Cách thực hiện

Hồ sơ nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND cấp huyện.

Thành phần, số lượng hồ sơ

Thành phần hồ sơ: Danh sách hộ gia đình hoặc cá nhân cần được trợ giúp xã hội đột xuất do Trưởng thôn lập, được Hội đồng xét duyệt phường, xã phê duyệt. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

- Tại Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội quận, huyện: 01 ngày - Tại UBND cấp huyện: 02 ngày Sau khi có quyết định giải quyết, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND quận, huyện có trách nhiệm trả kết quả cho UBND phường, xã trong thời gian không quá 0.5 ngày

Đối tượng thực hiện

Theo quy định

Kết quả thực hiện

Quyết định trợ giúp xã hội

Lệ phí Không có

Tên mẫu Danh sách hộ gia đình hoặc cá nhân cần được trợ giúp xã hội đột xuất do

Page 128: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

122

đơn, mẫu tờ khai

Trưởng thôn lập, được Hội đồng xét duyệt phường, xã phê duyệt

Yêu cầu, điều kiện thực hiện

Không có

Căn cứ pháp lý

1. Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; 2. Thông tư Liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Liên Bộ Lao động-TBXH; Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng BTXH (gọi tắt là Thông tư 29/2014/TTLT); 3. Quyết định số 45/2012/QĐ-UBND ngày 06/10/2012 của UBND thành phố Đà Nẵng về chính sách trợ giúp đối với đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; 4. Hướng dẫn 07/HD-SLDTBXH ngày 12/8/2010 của Sở LĐ - TB&XH về thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn thành phố.

Tên cơ quan

UBND quận/huyện

Lĩnh vực Bảo trợ xã hội(QH)

4. Hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở đối với đối tượng được trợ giúp đột xuất

Trình tự thực hiện

Bước 1: Công chức cấp xã hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn; Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ (yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ) chuyển Phòng Lao động – Thương binh, Xã hội; Bước 3: Công chức chuyên môn thẩm tra hồ sơ theo quy định và tổng hợp trình lãnh đạo phòng, trình UBND cấp huyện ký Quyết định giải quyết; Bước 4: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giao kết quả cho UBND cấp xã để trả cho công dân.

Cách thực hiện

Hồ sơ nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND cấp huyện

Thành phần, số lượng hồ sơ

Thành phần hồ sơ: 1. Tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở (theo mẫu) 2. Văn bản đề nghị của UBND cấp xã Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

02 ngày làm việc. Sau khi có quyết định giải quyết, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND quận, huyện có trách nhiệm trả kết quả cho UBND phường, xã trong thời gian không quá 0.5 ngày

Page 129: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

123

Đối tượng thực hiện

Hộ gia đình

Kết quả thực hiện

Quyết định hỗ trợ hoặc văn bản trả lời

Lệ phí Không có

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở (theo mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC 24/10/2014)

Yêu cầu, điều kiện thực hiện

Không có

Căn cứ pháp lý

1. Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. 2. Thông tư Liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Liên Bộ Lao động-TBXH; Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng BTXH (gọi tắt là Thông tư 29/2014/TTLT)

Tên cơ quan

UBND quận/huyện

Lĩnh vực Bảo trợ xã hội(QH)

5. Điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên

Trình tự thực hiện

Bước 1: Công chức cấp xã hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn; Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ (yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ); chuyển Phòng Lao động Thương binh Xã hội; Bước 3: Công chức chuyên môn thẩm tra hồ sơ theo quy định và tổng hợp trình lãnh đạo phòng, trình UBND cấp huyện ký Quyết định giải quyết; Bước 4: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giao kết quả cho công chức cấp xã.

Cách thực hiện

Hồ sơ nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND cấp huyện.

Thành phần, số lượng hồ sơ

Thành phần hồ sơ: 1. Đơn đề nghị điều chỉnh hoặc thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng của đối tượng, người giám hộ của đối tượng hoặc tổ chức, cá nhân liên quan có kiến nghị về việc đối tượng không còn đủ điều kiện hưởng hoặc thay đổi điều kiện

Page 130: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

124

hưởng. 2. Văn bản đề nghị của UBND phường, xã; 3. Biên bản xét duyệt của UBND phường, xã. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

- Tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: 07 ngày (bao gồm cả thời gian luân chuyển hồ sơ giữa Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân cấp huyện); - Tại Ủy ban nhân dân cấp huyện: 03 ngày (bao gồm cả thời gian luân chuyển hồ sơ giữa Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân cấp huyện); Sau khi có quyết định giải quyết, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND quận, huyện có trách nhiệm trả kết quả cho UBND phường, xã trong thời gian không quá 0.5 ngày.

Đối tượng thực hiện

Đối tượng, người giám hộ của đối tượng hoặc tổ chức, cá nhân liên quan.

Kết quả thực hiện

Quyết định điều chỉnh hoặc quyết định thôi hưởng hoặc văn bản trả lời

Lệ phí Không có

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không có

Yêu cầu, điều kiện thực hiện

Không có

Căn cứ pháp lý

1. Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; 2. Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật; 3. Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi; 4. Thông tư Liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Liên Bộ Lao động-TBXH; Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng BTXH (gọi tắt là Thông tư 29/2014/TTLT).

Tên cơ quan

UBND quận/huyện

Lĩnh vực Bảo trợ xã hội(QH)

Page 131: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

125

6. Tiếp nhận hồ sơ của đối tượng bảo trợ xã hội khi thay đổi nơi cư trú giữa các quận, huyện trong TỈNH, thành phố

Trình tự thực hiện

Bước 1: Công chức cấp xã hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn; Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính hợp lệ đầy đủ của hồ sơ; chuyển cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (thông qua Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND cấp huyện). Bước 3: Công chức xử lý, trình lãnh đạo Phòng ký trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thôi chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng, và gửi văn bản kèm theo hồ sơ của đối tượng đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú mới của đối tượng. Đồng thời chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Quyết định thôi chi trả trợ cấp hàng tháng. Bước 4: UBND cấp xã nhận kết quả từ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND cấp huyện.

Cách thực hiện

Hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND cấp huyện

Thành phần, số lượng hồ sơ

Thành phần hồ sơ 1. Đơn đề nghị của đối tượng hoặc người giám hộ 2. Hồ sơ của đối tượng bảo trợ xã hội. 3. Quyết định thôi chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng tại nơi cư trú cũ. 4. Văn bản xác nhận của UBND cấp xã Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

1. Tại Phòng Lao động, thương binh và xã hội quận, huyện: 03 ngày 2. Tại UBND quận, huyện: 02 ngày Sau khi có quyết định giải quyết, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND quận, huyện có trách nhiệm trả kết quả cho UBND phường, xã trong thời gian không quá 0.5 ngày

Đối tượng thực hiện

Cá nhân, tổ chức

Kết quả thực hiện

Quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng

Lệ phí Không có

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không có

Yêu cầu, điều kiện thực hiện

Không có

Page 132: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

126

Căn cứ pháp lý

1. Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. 2. Thông tư Liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Liên Bộ Lao động-TB&XH; Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng BTXH (gọi tắt là Thông tư 29/2014/TTLT).

Tên cơ quan

UBND quận/huyện

Lĩnh vực Bảo trợ xã hội(QH)

7. Giải quyết hỗ trợ chi phí mai táng cho một số đối tượngđược trợ giúp đột xuất

Trình tự thực hiện

Bước 1: Công chức cấp xã hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn; Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ (yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ) chuyển Phòng Lao động Thương binh Xã hội; Bước 3: Công chức chuyên môn thẩm tra hồ sơ theo quy định và tổng hợp trình lãnh đạo phòng, trình UBND cấp huyện ký Quyết định giải quyết; Bước 4: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giao kết quả cho UBND cấp xã để trả cho công dân.

Cách thực hiện

Hồ sơ nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND cấp huyện

Thành phần, số lượng hồ sơ

Thành phần hồ sơ: 1. Tờ khai đề nghị hỗ trợ mai táng (theo mẫu) ; 2. Giấy báo tử (đối với hộ gia đình có người chết, mất tích) hoặc xác nhận của công an cấp xã (đối với trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng cho người chết không phải tại địa bàn cấp xã nơi cư trú của người đó); 3. Văn bản đề nghị của UBND cấp xã. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

03 ngày làm việc. Sau khi có quyết định giải quyết, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND quận, huyện có trách nhiệm trả kết quả cho UBND phường, xã trong thời gian không quá 0.5 ngày

Đối tượng thực hiện

1. Hộ gia đình có ngýời chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao ðộng ðặc biệt nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác; 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng cho người chết trong các trường hợp trên không phải tại địa bàn cấp xã nơi cư trú của người đó.

Page 133: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

127

Kết quả thực hiện

Quyết định hành chính

Lệ phí Không có

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng (mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014)

Yêu cầu, điều kiện thực hiện

Không có

Căn cứ pháp lý

1. Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. 2. Thông tư Liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Liên Bộ Lao động-TBXH; Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng BTXH (gọi tắt là Thông tư 29/2014/TTLT)

Tên cơ quan

UBND quận/huyện

Lĩnh vực Bảo trợ xã hội(QH)

8. Hỗ trợ chi phí mai táng đối với đối tượng hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên

Trình tự thực hiện

Bước 1: Công chức cấp xã hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn; Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ (yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ) chuyển Phòng Lao động Thương binh Xã hội; Bước 3: Công chức chuyên môn thẩm tra hồ sơ theo quy định và tổng hợp trình lãnh đạo phòng, trình UBND cấp huyện ký Quyết định giải quyết; Bước 4: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giao kết quả cho công chức cấp xã.

Cách thực hiện

Hồ sơ nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND cấp huyện

Thành phần, số lượng hồ sơ

Thành phần hồ sơ: 1. Văn bản hoặc đơn đề nghị của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân đứng ra tổ chức mai táng cho đối tượng; 2. Bản sao giấy chứng tử; 3. Bản sao quyết định hưởng trợ cấp xã hội của người đơn thân đang nuôi con và bản sao giấy khai sinh của người con bị chết đối với con của người đơn

Page 134: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

128

thân nghèo (người đơn thân nghèo là người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất); 4. Bản sao sổ hộ khẩu hoặc văn bản xác nhận của công an cấp xã, bản sao quyết định thôi hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp khác của cơ quan có thẩm quyền đối với người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác; 5. Văn bản đề nghị của UBND cấp xã. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

03 ngày làm việc. Sau khi có quyết định giải quyết, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND quận, huyện có trách nhiệm trả kết quả cho UBND phường, xã trong thời gian không quá 0.5 ngày

Đối tượng thực hiện

Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân đứng ra tổ chức mai táng cho đối tượng.

Kết quả thực hiện

Quyết định hỗ trợ hoặc văn bản trả lời.

Lệ phí Không có

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không có

Yêu cầu, điều kiện thực hiện

Không có

Căn cứ pháp lý

1. Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. 2. Thông tư Liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Liên Bộ Lao động-TBXH; Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng BTXH (gọi tắt là Thông tư 29/2014/TTLT).

Tên cơ quan

UBND quận/huyện

Lĩnh vực Bảo trợ xã hội (QH)

Page 135: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

129

CHUYÊN ĐỀ 9

Lĩnh vực Giảm nghèo

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN ĐO LƯỜNG NGHÈO ĐA CHIỀU

1. Khái niệm nghèo đa chiều Hiện nay có nhiều quan niệm về nghèo đói đang được các quốc gia thừa nhận: Theo Liên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu

quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được đi khám bệnh, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ của các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Nghèo có nghĩa là dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều kiện rủi ro, không được tiếp cận nước sạch và công trình vệ sinh an toàn” (Tuyên bố Liên hợp quốc, 6/2008).

Theo cách hiểu thông thường hiện nay, nghèo đa chiều có thể được hiểu là tình trạng con người không được đáp ứng ở mức tối thiểu một số nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.

2. Xu hướng chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đói trên thế giới

Trong những năm trước đây nghèo đói thường được đo lường thông qua thu nhập hoặc chi tiêu. Chuẩn nghèo được xác định dựa trên mức chi tiêu cho những nhu cầu tối thiểu và được quy ra bằng tiền. Người nghèo hay hộ nghèo là những đối tượng có mức thu nhập hoặc chi tiêu thấp hơn chuẩn nghèo. Cách thức đo lường này đã duy trì trong thời gian dài và bắt đầu bộc lộ những hạn chế, dẫn đến bỏ sót đối tượng, đồng thời nhận diện nghèo, phân loại đối tượng và xác định nguyên nhân nghèo đói chưa chính xác. Do đó, chính sách hỗ trợ mang tính cào bằng và chưa phù hợp với nhu cầu, chưa thực sự tác động đến nguyên nhân nghèo đói, nhất là các nguyên nhân có liên quan đến thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Từ năm 2007, cách thức đo lường mới về nghèo đói đã bắt đầu được nghiên cứu, đơn giản nhưng vẫn đáp ứng tính đa chiều của nghèo đói. UNDP đã sử dụng cách thức đo lường này để tính toán chỉ số Nghèo đa chiều (MPI) lần đầu tiên được giới thiệu trong Báo cáo Phát triển con người năm 2010 và được đề xuất áp dụng thống nhất trên thế giới sau năm 2015 để theo dõi, đánh giá đói nghèo. Chỉ số tổng hợp này được tính toán dựa trên 3 chiều nghèo Y tế, Giáo dục và Điều kiện sống với 10 chỉ số về phúc lợi. Chuẩn nghèo được xác định bằng 1/3 tổng số thiếu hụt.

Hiện nay, có 32 nước trên thế giới (như Mexico, Colombia, Brazil, Costa Rica, Trung Quốc...) đã nghiên cứu chuyển đổi và áp dụng phương pháp đo lường nghèo từ đơn chiều dựa vào thu nhập sang đa chiều trong đo lường và giám sát nghèo, xác định đối tượng nghèo, đánh giá và xây dựng các chính sách giảm nghèo và phát triển xã hội.

Page 136: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

130

3. Cơ sở thực tiễn Chuẩn nghèo thu nhập hiện hành được xác định dựa trên phương pháp tính

toán chi phí cho các nhu cầu tối thiểu của con người (đo bằng chi tiêu cho lương thực thực phẩm đáp ứng nhu cầu năng lượng tối thiểu cần thiết để duy trì sinh hoạt bình thường của con người, khoảng 2.100 Kcal/người/ngày và nhu cầu chi tiêu phi lương thực, thực phẩm). Đây là một trong các phương pháp tính chuẩn nghèo thu nhập được các tổ chức quốc tế khuyến nghị áp dụng cho các nước đang phát triển, cũng là phương pháp ở nước ta đã áp dụng từ trước đến nay.

Tuy nhiên, việc áp dụng duy nhất tiêu chí thu nhập để xác định đối tượng hộ nghèo, cận nghèo đã dẫn đến sự phân loại đối tượng, đánh giá mức độ và nguyên nhân nghèo đói chưa thực sự chính xác vì chuẩn nghèo hiện hành chưa phản ánh được đầy đủ các nhu cầu cơ bản cũng như thực trạng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, lại được duy trì trong cả giai đoạn trong điều kiện chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hàng năm đều tăng, dẫn đến giá trị chuẩn nghèo không còn phù hợp, không đáp ứng được nhu cầu đảm bảo mức sống tối thiểu của người dân. Đồng thời, các chính sách giảm nghèo được xây dựng dựa trên tiêu chí thu nhập chủ yếu nhằm xử lý vấn đề thiếu tiền và khả năng chi trả dịch vụ, do vậy chưa thực sự tác động đến các nguyên nhân khác của nghèo đói như vấn đề khó tiếp cận dịch vụ, dịch vụ không có sẵn hoặc không phù hợp, nhận thức chưa đúng và thiếu chủ động từ phía người dân. Phương pháp đo lường nghèo đa chiều sẽ khắc phục những hạn chế nói trên của phương pháp đo lường nghèo bằng thu nhập. Đặc biệt bối cảnh cơ cấu kinh tế - xã hội thay đổi, đô thị hóa và di cư tăng nhanh hiện nay đang tạo ra một bộ phận lớn người dân thuộc nhóm cận nghèo thu nhập hoặc chưa được tiếp cận đầy đủ với các dịnh vụ xã hội cơ bản, đang đối mặt với nhiều rủi ro khiến họ có thể rơi vào tình trạng nghèo đói.

4. Cơ sở pháp lý a) Nghị quyết số 15-NQ/TW Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung

ương khoá XI về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 đã đề ra các nhiệm vụ về đảm bảo an sinh xã hội, chú trọng đến việc làm, bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đáp ứng các nhu cầu tối thiểu về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và thông tin.

b) Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo hiệu quả, bền vững hơn, Quốc hội khóa 13, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Nghị quyết số 76/2014/QH13 về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020, trong đó nêu rõ: xây dựng chuẩn nghèo mới theo phương pháp tiếp cận đa chiều nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu và đáp ứng các dịch vụ xã hội cơ bản. Quyết định số 2324/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội đã xác định rõ nhiệm vụ “Xây dựng, trình ban hành Đề án tổng thể đổi mới phương pháp tiếp cận nghèo đói ở Việt Nam từ đơn chiều sang đa chiều nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu và tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản”.

c) Quyết định số 1614/QĐ-TTg ngày 15/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể chuyển đối phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020; Quyết định 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.

Page 137: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

131

II. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN ĐO LƯỜNG NGHÈO ĐA CHIỀU ÁP DỤNG CHO GIAI ĐOẠN 2016-2020

1. Quan điểm chỉ đạo và nguyên tắc tiếp cận phương pháp đo lường nghèo đa chiều

a. Quan điểm chỉ đạo - Không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người

dân, nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Ðảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

- Phương pháp đo lường nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và khả năng huy động, cân đối nguồn lực của đất nước trong từng thời kỳ.

- Từng bước để mọi người dân bảo đảm được mức sống tối thiểu và tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về kinh nghiệm, kỹ thuật và nguồn lực để từng bước hoàn thiện phương pháp tiếp cận đo lường nghèo theo hướng đa chiều, phù hợp với xu hướng chung của quốc tế.

b. Nguyên tắc tiếp cận phương pháp đo lường nghèo đa chiều - Đo lường nghèo đa chiều là phương pháp mới đang được các tổ chức quốc

tế, một số quốc gia trên thế giới nghiên cứu, chuyển đổi, chưa có hình mẫu và quy định chung. Vì vậy ở nước ta, việc áp dụng phương pháp này cần vận dụng để phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội cụ thể của đất nước;

- Trong quá trình chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều, chuẩn nghèo đa chiều và chuẩn nghèo chi tiêu, thu nhập sẽ được sử dụng kết hợp;

- Phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa chiều được xây dựng trên cơ sở khoa học, có thể so sánh với quốc tế và khu vực;

- Phù hợp với khả năng huy động, cân đối nguồn lực của đất nước trong từng thời kỳ.

(Xem chi tiết bảng chỉ số đo lường nghèo đa chiều tại phụ lục 9.1) 2. Mục đích của đo lường nghèo đa chiều ở Việt Nam - Đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ

xã hội cơ bản của người dân trên phạm vi cả nước và từng địa phương, nhằm đánh giá sự thay đổi, tiến bộ xã hội hàng năm và cả giai đoạn;

- Xác định đối tượng thụ hưởng các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội; các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng, lĩnh vực;

- Trên cơ sở thực trạng thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, các Bộ, ngành sẽ tham mưu cho Chính phủ ban hành các giải pháp, chính sách, lộ trình để cải thiện, nâng cao thu nhập và khả năng tiếp cận của người dân về các

Page 138: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

132

dịch vụ xã hội cơ bản theo lĩnh vực, địa bàn, bảo đảm sử dụng nguồn lực dành cho giảm nghèo hợp lý, tập trung và hiệu quả hơn.

3. Các tiêu chí trong tiếp cận đo lường nghèo đa chiều a. Các tiêu chí về thu nhập - Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và

900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị. - Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và

1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.

b. Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản - Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và

vệ sinh; thông tin; - Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số):

tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.

4. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016-2020

a) Hộ nghèo - Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: + Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; + Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000

đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

- Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: + Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; + Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến

1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

b) Hộ cận nghèo - Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên

700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

- Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

c) Hộ có mức sống trung bình - Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên

1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.

Page 139: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

133

- Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng.

d) Hộ chưa tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn mức sống tối thiểu và thiếu hụt từ 1/3 tổng điểm thiếu hụt (từ 3 chỉ số thiếu hụt) các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

5. Phân loại hộ dân cư khi tiếp cận đo lường nghèo đa chiều và định hướng giải pháp tác động

Khi tiếp cận phương pháp đo lường nghèo đa chiều, sử dụng kết hợp ngưỡng thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản và các chuẩn thu nhập, dân cư trong xã hội sẽ được phân loại và định hướng giải pháp tác động như sau:

a. Hộ nghèo, chia thành 3 nhóm: - Hộ nghèo nhóm 1: là nhóm hộ nghèo cùng cực, vừa thiếu hụt thu nhập vừa

thiếu hụt đa chiều, bao gồm các hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn, từ 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội trở lên. Đây là nhóm hộ ưu tiên nhất trong các hỗ trợ giảm nghèo và an sinh xã hội.

Đối với hộ nghèo nhóm 1, sẽ ưu tiên cả các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình và thành viên để cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và nâng cao mức thu nhập.

- Hộ nghèo nhóm 2: là những hộ nghèo về thu nhập nhưng không thiếu hụt đa chiều về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, bao gồm các hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người từ 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn, từ 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản.

Đối với hộ nghèo nhóm 2, giải pháp tác động là hỗ trợ trực tiếp, tập trung vào tạo các điều kiện sinh kế, tạo việc làm, tăng thu nhập, thông qua các chính sách hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi, đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ về sản xuất, tham gia thị trường lao động trong nước hoặc xuất khẩu lao động.

- Hộ nghèo nhóm 3: là nhóm hộ không nghèo về thu nhập nhưng thiếu hụt đa chiều về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, bao gồm những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo nhưng thấp hơn chuẩn cận nghèo, và thiếu hụt từ 03 chỉ số thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Đối với hộ nghèo nhóm 3, giải pháp tác động chủ yếu là hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình và thành viên để cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

b. Hộ cận nghèo: Thực hiện giải pháp tác động hỗ trợ một phần, có điều kiện một số chính sách về y tế, giáo dục, vay vốn tín dụng ưu đãi như nhóm hộ nghèo về thu nhập, nhưng mức độ ưu tiên thấp hơn (như về lãi suất, định mức hỗ trợ ngân sách).

c. Hộ chưa tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản: là nhóm hộ gia đình không nghèo về thu nhập (có thu nhập bình quân người/tháng cao hơn chuẩn cận nghèo) nhưng thiếu hụt từ 03 chỉ số thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Page 140: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

134

Đối với nhóm hộ gia đình chưa tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, giải pháp tác động gồm: tăng cường các chính sách hỗ trợ thường xuyên đối với lĩnh vực, vùng, vùng trọng điểm (y tế, giáo dục); tăng cường biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức của hộ gia đình trong việc tiếp cận các dịch vụ cơ bản (học nghề, tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, vệ sinh); tăng cường cơ sở vật chất và hạ tầng cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản (dịch vụ thông tin, khám chữa bệnh); mở rộng diện phổ cập chính sách (y tế, giáo dục)…

d) Hộ không nghèo: là những hộ không thiếu hụt thu nhập (có thu nhập bình quân đầu người trên mức chuẩn cận nghèo) và không thiếu hụt đa chiều về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (dưới 03 chỉ số): đây là nhóm dân cư có điều kiện tự bảo đảm cuộc sống, giải pháp tác động bằng các chính sách vĩ mô, chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo hành lang pháp lý để họ tự tổ chức cuộc sống gia đình.

6. Khung chính sách giảm nghèo Trên cơ sở xác định và phân loại đối tượng, các chính sách giảm nghèo và an

sinh xã hội trong thời gian tới dự kiến sẽ thiết kế theo hướng sau: a) Phân loại chính sách tác động đến từng nhóm đối tượng cụ thể: - Chính sách hỗ trợ cá nhân (người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo): như chính

sách hỗ trợ bảo hiểm y tế, hỗ trợ giáo dục đào tạo...; - Chính sách hỗ trợ hộ gia đình (hộ nghèo, hộ cận nghèo): như chính sách hỗ

trợ nhà ở, vay vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ đất sản xuất…; - Chính sách hỗ trợ nhóm hộ, cộng đồng: như chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng

thiết yếu thôn bản, hỗ trợ sinh kế dựa vào cộng đồng…; - Chính sách hỗ trợ vùng về hạ tầng, về quy hoạch phát triển sản xuất, quy

hoạch dân cư… b) Phân định rõ chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách đầu tư công,

chính sách phát triển ngành, lĩnh vực, chính sách an sinh xã hội với chính sách giảm nghèo.

c) Tăng cường lồng ghép nhiệm vụ giảm nghèo vào kế hoạch, chương trình, chính sách phát triển kinh tế xã hội thường xuyên của quốc gia, các ngành và địa phương, nhằm tăng cường tiếp cận đến các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân nói chung và nhóm hộ nghèo, cận nghèo, thiếu hụt đa chiều về tiếp cận các dịch vụ xã hội nói riêng.

(Các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách giảm nghèo xem phụ lục 9.3) 7. Đánh giá tác động và hiệu quả kinh tế - xã hội khi áp dụng phương

pháp đo lường nghèo đa chiều - Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo theo hướng đa chiều sẽ có

cơ sở để nhận dạng đối tượng nghèo chính xác, cụ thể hơn, không bỏ sót đối tượng, đảm bảo công bằng trong thực hiện chính sách, tăng cường tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân, đồng thời có giải pháp hỗ trợ phù hợp hơn nhu cầu và đặc tính của hộ nghèo, hộ cận nghèo.

- Thông qua tiếp cận đo lường nghèo đa chiều, sẽ đánh giá được mức độ thay đổi khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân, đồng thời giúp cho cơ

Page 141: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

135

quan quản lý nhìn nhận rõ hơn các khu vực có mức độ thiếu hụt cao, làm cơ sở xây dựng các chính sách vĩ mô, chính sách ngành để từng bước giảm dần mức độ thiếu hụt giữa các vùng, nhóm dân cư.

- Việc xác định mức độ thiếu hụt thông qua tiếp cận đo lường nghèo đa chiều sẽ góp phần tăng tính hiệu quả của chính sách hỗ trợ, hạn chế tình trạng trông chờ, ỷ lại của đối tượng thụ hưởng, đồng thời là cơ sở để xây dựng kế hoạch ngân sách thực hiện chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội phù hợp hơn.

- Việc chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo theo hướng đa chiều sẽ góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế, là một điểm sáng trong việc thực hiện khuyến nghị của cộng đồng quốc tế về áp dụng phương pháp đo lường nghèo đa chiều, góp phần thực hiện quyền con người một cách cụ thể, thiết thực nhất.

Tuy nhiên, khi thực hiện chuyển đổi phương pháp tiếp cận nghèo từ đơn chiều sang đa chiều sẽ gặp phải một số khó khăn, thách thức sau:

- Mặc dù tỷ lệ đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo không tăng so với giai đoạn trước, nhưng quy mô đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo sẽ tăng do quy mô dân số tăng lên. Do đó, ngân sách cần được cân đối, bố trí để thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ cho phù hợp.

- Tiếp cận nghèo đa chiều là khái niệm mới, khác hẳn quan niệm về nghèo thu nhập/chi tiêu như hiện nay, đòi hỏi cần có thời gian để chuyển đổi.

- Khi tiếp cận đo lường nghèo đa chiều, khái niệm hộ nghèo khác so với chuẩn nghèo thu nhập, trong khi hệ thống chính sách giảm nghèo hiện hành đang quy định tiêu chí hộ nghèo dựa vào thu nhập.

- Thông tin nghèo đa chiều với nhiều chỉ số và phân tổ sẽ yêu cầu tăng cường năng lực xử lý, phân tích, xây dựng chính sách, truyền thông và tham vấn chính sách của ngành lao động, các ngành khác ở cả trung ương và địa phương, nhằm thiết kế được các chính sách thường xuyên và đặc thù cho phù hợp với thực trạng nghèo đa chiều.

- Việc xác định các chiều, chỉ số, ngưỡng thiếu hụt đòi hỏi phải dựa trên nguồn dữ liệu sẵn có để đo từ số liệu điều tra mức sống hộ gia đình, nhưng hiện nay một số nhu cầu về số liệu chưa phản ảnh đầy đủ như việc làm, hoặc thiếu số liệu thống kê để xác định các chỉ số tiếp cận dịch vụ xã hội như y tế, thông tin...

- Để xác định được đối tượng thụ hưởng chính sách theo phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa chiều, đòi hỏi phải điều tra toàn bộ dân cư, khó thực hiện trong điều kiện hiện nay.

- Một số chính sách muốn thay đổi phải dựa trên việc sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật, đòi hỏi phải có thời gian, lộ trình, bước đi cụ thể.

- Việc áp dụng mức sống tối thiểu cho giai đoạn tới cần tính toán cân đối với các tiêu chí thực hiện các chính sách liên quan như tiền lương tối thiểu, chính sách người có công...

- Cần tạo được sự đồng thuận, thống nhất cao giữa các cấp, các ngành trong tiếp cận đo lường nghèo đa chiều.

Page 142: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

136

8. Trách nhiệm của cán bộ xã, phường, thị trấn - Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về mục đích, ý nghĩa việc

chuyển đổi phương pháp tiếp cận nghèo từ đơn chiều sang đa chiều. - Điều tra, xác định, phân loại đối tượng thụ hưởng chính sách giảm nghèo và

an sinh xã hội định kỳ hàng năm. (Chi tiết theo quy trình xem phụ lục 9.2) - Áp dụng phần mềm trực tuyến quản lý đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo

giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn. - Có kế hoạch phù hợp để nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ

bản của người dân trên địa bàn.

CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Theo anh chị việc áp dụng xác định các chiều, chỉ số đo lường mức độ thiếu

hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản tại địa bàn là phù hợp hay không, phân tích các lý do và đề xuất các chiều, chỉ số khác (nếu có).

2. Đánh giá hiệu quả các chính sách giảm nghèo trên địa bàn do các đồng chí quản lý? Đề xuất các nội dung cần đổi mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị quyết số 15-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI, hội

nghị lần thứ năm về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. 2. Quốc hội (khóa 13). Nghị quyết số 76/2014/QH13 về đẩy mạnh thực hiện

mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020. 3. Quyết định số 2324/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ

ban hành kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội. 4. Quyết định số 1614/QĐ-TTg ngày 15/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt Đề án tổng thể chuyển đối phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.

5. Quyết định 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.

Page 143: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

137

PHỤ LỤC 9.1 Bảng chỉ số đo lường nghèo đa chiều

CHIỀU

NGHÈO

CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG

NGƯỠNG THIẾU HỤT

CƠ SỞ PHÁP LÝ

ĐIỂM

1) Giáo dục

1.1. Trình độ giáo dục của người lớn

Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên đủ 15 tuổi sinh từ năm 1986 trở lại không tốt nghiệp Trung học cơ sở và hiện không đi học

Hiến pháp năm 2013

NQ 15/NQ-TW

Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

Nghị quyết số 41/2000/QH (bổ sung bởi Nghị định số 88/2001/NĐ-CP)

10

1.2. Tình trạng đi học của trẻ em

Hộ gia đình có ít nhất 1 trẻ em trong độ tuổi đi học (5-dưới 15 tuổi) hiện không đi học

Hiến pháp năm 2013

Luật Giáo dục 2005

Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

10

2)Y tế 2.1. Tiếp cận các dịch vụ y tế

Hộ gia đình có người bị ốm đau nhưng không đi khám chữa bệnh (ốm đau được xác định là bị bệnh/chấn thương nặng đến mức phải nằm một chỗ và phải có người chăm sóc tại giường hoặc nghỉ việc/học không tham gia được các hoạt động bình thường)

Hiến pháp năm 2013

Luật Khám chữa bệnh

10

2.2. Bảo hiểm y tế

Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 6 tuổi trở lên hiện tại không có bảo hiểm y tế

Hiến pháp năm 2013

Luật bảo hiểm y tế 2014

NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

10

3) Nhà ở 3.1. Chất lượng nhà ở

Hộ gia đình đang ở trong nhà thiếu kiên cố hoặc nhà đơn sơ

(Nhà ở chia thành 4 cấp độ: nhà kiên cố, bán kiên cố, nhà thiếu kiên cố, nhà đơn sơ)

Luật Nhà ở;

NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

10

3.2. Diện tích nhà ở bình quân đầu

Diện tích nhà ở bình quân đầu người của hộ gia đình nhỏ hơn 8m2

Luật Nhà ở;

Quyết định 2127/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ

10

Page 144: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

138

người Phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

4) Điều kiện sống

4.1Nguồn nước sinh hoạt

Hộ gia đình không được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh

NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

10

4.2. Hố xí/nhà tiêu

Hộ gia đình không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh

NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

10

5)Tiếp cận thông tin

5.1 Sử dụng dịch vụ viễn thông

Hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng thuê bao điện thoại và internet

Luật Viễn thông

NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

10

5.2 Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin

Hộ gia đình không có tài sản nào trong số các tài sản: Ti vi, radio, máy tính; và không nghe được hệ thống loa đài truyền thanh xã/thôn

Luật Thông tin truyền thông

NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

10

Page 145: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

139

PHỤ LỤC 9.2 QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO 2015 B1. TUYÊN TRUYỀN

B2. TẬP HUẤN

B3. LẬP DANH SÁCH HỘ THAM GIA

B3.1 Hộ nghèo+ cận nghèo 2014 B3.2 Hộ đăng ký tham gia

Phiếu A

< 3 chỉ tiêu >=3 chỉ tiêu

B4. KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HỘ

GIA ĐÌNH (Phiếu B)

Không nghèo

B5. TỔNG HỢP PHÂN LOẠI HỘ

B5.3 Không nghèo

B5.2 Nhóm có khả năng nghèo, cận

nghèo

B5.1 Nghèo

B6. HỌP THÔN/TỔ RÀ SOÁT KẾT QUẢ

B7. TỔNG HỢP DS HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

B7.3 Không Nghèo

B7.2 Cận

nghèo

B7.1 Nghèo

B8. HỌP DÂN

B8.3 Không Nghèo

B8.2 Cận

nghèo

B8.1 Nghèo

B9. NIÊM YẾT KẾT QUẢ CÔNG KHAI

B10 TỔNG HỢP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT

DANH SÁCH HỘ NGHÈO, CẬN NGHÈO B11. CÔNG BỐ DANH SÁCH VÀ ĐIỀU TRA

THÔNG TIN HỘ NGHÈO, CẬN NGHÈO (Phiếu C)

Page 146: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

140

PHẦN I – CÔNG TÁC CHUẨN BỊ Bước 1: Tổ chức lực lượng và xây dựng phương án khảo sát Các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương: 1. Thành lập Ban Chỉ đạo điều tra hộ nghèo (gọi tắt là Ban chỉ đạo - BCĐ) các

cấp trên cơ sở Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực với sự tham gia của thành viên cơ quan thống kê cùng cấp.

2. Thành lập tổ giám sát ở cấp tỉnh, huyện. Tổ giám sát tỉnh gồm các thành viên của tổ chuyên viên giúp việc Ban chỉ đạo. Nhiệm vụ của tổ giám sát là tập huấn nghiệp vụ khảo sát cho điều tra viên, hướng dẫn điều tra viên trong quá trình khảo sát, đôn đốc tiến độ và nghiệm thu phiếu khảo sát của điểm được phân công phụ trách.

3. Tổ chức lực lượng điều tra viên bao gồm cán bộ cấp xã, thôn, bản, trưởng thôn, trưởng bản, cán bộ các đoàn thể,......

Lựa chọn điều tra viên theo các tiêu chuẩn sau: - Có kinh nghiệm điều tra khảo sát. - Am hiểu về đặc điểm hộ gia đình. - Thông thuộc địa bàn khảo sát. - Đủ sức khoẻ làm việc. - Tại các vùng dân tộc ít người, điều tra viên phải biết tiếng dân tộc. 4. Xây dựng phương án khảo sát: Xây dựng phương án khảo sát trình Ban chỉ

đạo cấp tỉnh. Bước 2: Tuyên truyền Ban chỉ đạo cấp tỉnh, huyện, xã cần tuyên truyền, giải thích cho cán bộ chủ

chốt, người dân ở thôn, ấp, tổ dân phố điều tra hiểu được: Chuẩn nghèo mới của Chính phủ trong giai đoạn 2016-2020 gồm cả mức

chuẩn nghèo, chuẩn cận nghèo và mức thiếu hụt đa chiều. Mục đích chính của cuộc điều tra là xác định được những hộ đáp ứng chuẩn

nghèo, cận nghèo của Chính phủ. Vận động người dân tích cực tham gia đăng ký khảo sát nếu nhận thấy hộ gia

đình mình đáp ứng các tiêu chuẩn. Nội dung chính của cuộc khảo sát là xác định hộ nghèo căn cứ vào thực tế

nhân khẩu, việc làm, tài sản, tư liệu sản xuất, điều kiện sinh hoạt của hộ gia đình, không điều tra trực tiếp thu nhập.

Sau khi khảo sát, cấp xã phải lên được danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo dự kiến và có sự tham gia ý kiến của người dân trong thôn, ấp, tổ dân phố.

Phương thức tuyên truyền: Bản tin truyền hình, phát thanh; hội nghị cán bộ; hệ thống phát thanh xã/phường, thôn/ấp/tổ dân phố, bản tin niêm yết tại địa điểm công cộng xã/phường, thôn/ấp/tổ dân phố.

Page 147: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

141

Bước 3: Tập huấn Cấp tỉnh tập huấn cho giám sát viên của tỉnh, huyện. Giám sát viên của tỉnh,

huyện tập huấn cho điều tra viên. Có thể tập huấn theo đơn vị huyện (với huyện có ít xã) hoặc theo cụm xã. Để đảm bảo chất lượng khảo sát, mỗi lớp tập huấn không nên đông quá (không quá 50 người). Tập huấn xong trên hội trường, nhất thiết phải dành thời gian cho điều tra viên làm bài tập, trao đổi để nắm được kết cấu, nội dung, ý tưởng của phiếu khảo sát, hoặc chia theo nhóm đi khảo sát, làm thử một số hộ gia đình để phát hiện và uốn nắn ngay về kỹ thuật khảo sát, cách ghi chép và xử lý những tình huống cụ thể, những chỗ hay sai sót. Thời gian tập huấn yêu cầu tối thiểu là 2 ngày.

Nội dung tập huấn : - Hướng dẫn thực hiện công tác tuyên truyền. - Hướng dẫn phương pháp lập danh sách hộ cần khảo sát. - Hướng dẫn nội dung các phiếu đăng ký và nhận dạng nhanh (phiếu A), phiếu

khảo sát hộ gia đình (phiếu B), phiếu thu thập thông tin hộ nghèo/hộ cận nghèo (phiếu C).

- Hướng dẫn cách thức tổ chức họp dân thông qua kết quả rà soát. - Hướng dẫn cách thức tổng hợp biểu mẫu tổng hợp. - Làm bài tập trên lớp và thực hành khảo sát thử một số hộ để rút kinh nghiệm. PHẦN II - QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH HỘ NGHÈO CẤP THÔN Bước 4: Lập danh sách hộ gia đình tham gia khảo sát/điều tra Ban chỉ đạo xã/phường phối hợp cán bộ thôn/ấp/tổ dân phố lập danh sách hộ

nghèo/hộ cận nghèo năm 2014 trên địa bàn (Danh sách 1). Ban chỉ đạo xã/phường phối hợp cán bộ thôn/ấp/tổ dân phố tổ chức cho các hộ

gia đình không nghèo năm 2014 tham gia đăng ký điều tra và khai thác thông tin của các hộ đăng ký theo Phiếu A. Những hộ gia đình có dưới 3 chỉ tiêu trong phiếu A (đánh dấu X ở cột E phiếu A) được đưa vào danh sách cần điều tra (Danh sách 2).

Lưu ý: Đối với những địa bàn có tỷ lệ nghèo + cận nghèo năm 2014 dưới 20% thực

hiện quy trình đăng ký như hướng dẫn ở trên. Đối với những địa bàn có tỷ lệ nghèo + cận nghèo năm 2014 từ 50% trở lên đưa toàn bộ các hộ không nghèo 2014 vào rà soát Phiếu A. Các địa bàn còn lại linh hoạt lựa chọn thực hiện đăng ký hay rà soát toàn bộ hộ không nghèo 2014 tùy theo điều kiện của địa phương.

Trong trường hợp cán bộ thôn/ấp/tổ dân phố nhận diện một số hộ có khả năng nghèo, cận nghèo theo chuẩn mới nhưng không đăng ký có thể bổ sung vào danh sách đăng ký để tiến hành rà soát phiếu A.

Trong trường hợp hộ gia đình có từ 3 chỉ tiêu trở lên nhưng cán bộ thôn/ấp/tổ dân phố nhận diện có khả năng nghèo, cận nghèo theo chuẩn mới có thể linh hoạt đưa vào danh sách cần điều tra (danh sách 2).

Danh sách hộ cần khảo sát/điều tra bao gồm các hộ trong Danh sách 1 và Danh sách 2.

Page 148: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

142

Bước 5: Khảo sát đặc điểm hộ gia đình Ban chỉ đạo xã/phường phân công điều tra viên phụ trách khảo sát theo địa

bàn, dự kiến thời gian khảo sát và ấn định thời gian nghiệm thu phiếu đã khảo sát. Ban chỉ đạo xã/phường phát phiếu điều tra cho các điều tra viên tổ chức điều tra. Các điều tra viên phải xem xét kỹ phiếu khảo sát để có cách hỏi, cách ghi chép vào phiếu cho đúng với thực trạng của hộ gia đình ở địa phương mình.

Điều tra viên khảo sát theo phiếu B những hộ trong danh sách hộ cần khảo sát đã lập ở bước 3.

Phiếu B gồm 3 phần: (1) Phần B1 khai thác các thông tin để ước tính thu nhập của hộ; (2) Phần B2 khai thác các thông tin để xác định mức thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin; (3) Phân loại hộ theo kết quả điều tra. Phần B1 và B2 thực hiện theo hướng dẫn điều tra phiếu B. Phần phân loại hộ được thực hiện như sau:

Tất cả các hộ khảo sát được phân thành các nhóm sau: Nhóm hộ không nghèo: gồm các hộ có tổng điểm B1 lớn hơn 190 điểm (đối

với khu vực thành thị) hoặc lớn hơn 165 điểm (đối với khu vực nông thôn) - KN. Nhóm hộ nghèo: gồm 2 nhóm: Các hộ có tổng điểm B1 dưới 125 điểm (đối với khu vực thành thị) hoặc dưới

110 điểm (đối với khu vực nông thôn) - N1; Các hộ có tổng điểm B1 từ 125 điểm đến 160 điểm (đối với khu vực thành thị)

hoặc từ 110 điểm đến 135 điểm (đối với khu vực nông thôn) và có tổng điểm B2 từ 30 điểm trở lên - N2.

Nhóm hộ có khả năng nghèo: gồm hai nhóm: Các hộ có tổng điểm B1 từ 125 điểm đến 160 điểm (đối với khu vực thành thị)

hoặc từ 110 điểm đến 135 điểm (đối với khu vực nông thôn) và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm - N3;

Các hộ có tổng điểm B1 từ 161 điểm đến 190 điểm (đối với khu vực thành thị) hoặc từ 136 điểm đến 165 điểm (đối với khu vực nông thôn) và có tổng điểm B2 từ 30 điểm trở lên - N4.

Nhóm hộ có khả năng cận nghèo: gồm các hộ có tổng điểm B1 từ 161 điểm đến 190 điểm (đối với khu vực thành thị) hoặc từ 136 điểm đến 165 điểm (đối với khu vực nông thôn) và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm - CN1.

Minh họa bảng phân loại theo khu vực như sau:

Page 149: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

143

Khu vực thành thị

Tổng điểm B2

Tổng điểm B1 Từ 30 điểm trở lên Dưới 30 điểm

Dưới 125 điểm Hộ nghèo (N1)

Từ 125 điểm đến 160 điểm Hộ nghèo (N2) Hộ có khả năng nghèo (N3)

Từ 161 điểm đến 190 điểm

Hộ có khả năng nghèo (N4)

Hộ có khả năng cận nghèo (CN1)

Trên 190 điểm Hộ không nghèo (KN)

Khu vực nông thôn Tổng điểm B2

Tổng điểm B1 Từ 30 điểm trở lên Dưới 30 điểm

Dưới 110 điểm Hộ nghèo (N1)

Từ 110 điểm đến 135 điểm

Hộ nghèo (N2) Hộ có khả năng nghèo (N3)

Từ 136 điểm đến 165 điểm

Hộ có khả năng nghèo (N4)

Hộ có khả năng cận nghèo (CN1)

Trên 165 điểm Hộ không nghèo (KN)

Lưu ý: Các mức điểm cắt trên được xác định dựa trên chuẩn nghèo thu nhập: Chuẩn nghèo: 900.000 đồng/người/tháng (khu vực thành thị); 700.000

đồng/người/tháng (khu vực nông thôn) tương ứng 140 điểm (khu vực thành thị); 120 điểm (khu vực nông thôn).

Chuẩn cận nghèo: 1.300.000 đồng/người/tháng (khu vực thành thị); 1.000.000 đồng/người/tháng (khu vực nông thôn) tương ứng 175 điểm (khu vực thành thị); 150 điểm (khu vực nông thôn).

Để khắc phục sai số của phương pháp điều tra, các mức điểm cắt tương ứng các mức chuẩn đã điều chỉnh xấp xỉ 10% để xác định các nhóm hộ có khả năng nhầm lẫn, bỏ sót. Ví dụ: với mức 120 điểm của khu vực nông thôn (tương ứng chuẩn nghèo thu nhập), chỉ có các hộ dưới 110 điểm trở xuống được phân loại là hộ nghèo, các hộ từ 110 điểm đến 135 điểm được xác định là có khả năng nghèo.

Trong trường hợp chuẩn nghèo do Chính phủ ban hành thay đổi, các mức điểm cắt sẽ được trung ương điều chỉnh tương ứng.

Bước 6: Tổng hợp kết quả khảo sát Cán bộ thôn/tổ dân phố tổng hợp kết quả khảo sát phiếu B theo Biểu tổng hợp

số 1 và xác định số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo tại thôn/ấp/tổ như sau:

Page 150: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

144

Số hộ nghèo (N) = (Số hộ có tổng điểm B1 từ 140 điểm đối với khu vực thành thị và 120 điểm đối với khu vực nông thôn trở xuống) + (Số hộ có tổng điểm B1 từ 141 điểm đến 175 điểm đối với khu vực thành thị và 121 đến 150 điểm đối với khu vực nông thôn và tổng điểm B2 từ 30 điểm trở lên). Xem dòng tổng số cột 9 và cột 10 bảng tổng hợp số 1.

Số hộ nghèo cần bổ sung (N0)= N - N1 - N2. Lưu ý: N luôn lớn hơn N1+N2. Số hộ cận nghèo (CN) = Số hộ có tổng điểm B1 từ 141 điểm đến 175 điểm đối

với khu vực thành thị và 121 đến 150 điểm đối với khu vực nông thôn và tổng điểm B2 dưới 30 điểm. Xem dòng tổng số cột 11 bảng tổng hợp số 1.

Bước 7: Họp cán bộ thôn/tổ dân phố rà soát kết quả phân loại hộ Thành phần tham gia gồm cán bộ chuyên trách giảm nghèo xã, trưởng/phó

thôn/ấp/tổ, Bí thư/phó bí thư Chi bộ, Chi hội trưởng các hội, Bí thư Đoàn Thanh niên thôn/xóm/ấp/bản.

Nội dung họp: Phát hiện các trường hợp thuộc danh sách hộ có khả năng nghèo, cận nghèo

(phân loại tại phiếu B) nhưng có mức thu nhập ổn định, trên mức cận nghèo (1.300.000đ/người/tháng đối với khu vực thành thị hoặc trên 1.000.000đ/người/tháng đối với khu vực nông thôn), đưa vào danh sách hộ không nghèo.

Xếp hạng danh sách hộ có khả năng nghèo (gồm các hộ trong danh sách N3, N4) theo thứ tự 1 là nghèo nhất. Chọn ra N0 = (N-N1-N2) hộ nghèo nhất đưa vào danh sách hộ nghèo. Các hộ còn lại đưa vào danh sách hộ có khả năng cận nghèo (CN2).

Xếp hạng danh sách hộ có khả năng cận nghèo (gồm các hộ trong danh sách CN1 và các hộ trong danh sách CN2) – theo thứ tự 1 là nghèo nhất. Chọn ra CN hộ nghèo nhất đưa vào danh sách cận nghèo. Ưu tiên các hộ thuộc danh sách N3 nhưng không được xét là hộ nghèo.

Bước 8: Tổng hợp danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo Danh sách hộ nghèo được tổng hợp gồm: - Hộ được phân loại là hộ nghèo (N1, N2 - bước 4) Hộ được phân loại là hộ nghèo (N0 - bước 6) Danh sách hộ cận nghèo được tổng hợp gồm: - Hộ được phân loại là hộ cận nghèo (CN - bước 6) Bước 9: Họp dân thông qua kết quả khảo sát/điều tra Thành phần hội nghị gồm đại diện UBND, Đảng ủy xã, cán bộ chuyên trách

giảm nghèo xã/phường, trưởng thôn/ấp/tổ dân phố, Bí thư Chi bộ, Chi hội trưởng các hội, Bí thư Đoàn Thanh niên thôn/ấp/tổ dân phố, các hộ trong thôn/ấp/tổ dân phố.

Nội dung cuộc họp: Lấy ý kiến về kết quả điều tra Phiếu A, B (nếu có sai sót);

Page 151: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

145

Lấy ý kiến về xếp hạng hộ có khả năng nghèo, có khả năng cận nghèo (nếu có sai sót, nhầm lẫn).

Các trường hợp nhầm lẫn, sai sót được phát hiện cần điều chỉnh, bổ sung vào kết quả phân loại hộ gia đình (cột 12, 13 của bảng tổng hợp số 1).

Biên bản cuộc họp được lập thành 2 bản, có chữ ký của trưởng thôn/ấp/tổ dân phố, thư ký cuộc họp, 1 bản lưu ở thôn/ấp/tổ dân phố, 1 bản gửi Ban giảm nghèo xã.

Bước 10: Niêm yết danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo Niêm yết công khai danh sách hộ nghèo, cận nghèo tại trụ sở Ủy ban nhân dân

cấp xã, nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, ấp, tổ dân phố và trên các phương tiện thông tin đại chúng trong vòng 7 ngày.

PHẦN III – TỔNG HỢP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ CÔNG BỐ DANH SÁCH HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

Bước 11: Tổng hợp, giám sát, thẩm định, phê duyệt danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Cấp xã: Trong trường hợp có khiếu nại của người dân, Ban chỉ đạo cấp xã cần tổ chức

phúc tra lại kết quả điều tra theo đúng quy trình. Tổng hợp kết quả điều tra gửi về Ban chỉ đạo cấp huyện theo mẫu bảng tổng

hợp số 2. Cấp huyện: Ban chỉ đạo cấp huyện thẩm định và kiểm tra trong vòng 10 ngày. Ban chỉ đạo cấp huyện phê duyệt danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và tổng

hợp kết quả báo cáo về Ban chỉ đạo cấp tỉnh (bảng tổng hợp số 3). Cấp tỉnh: Ban chỉ đạo cấp tỉnh tổ chức giám sát quá trình điều tra/khảo sát trên địa bàn

và tổng hợp kết quả báo cáo về Văn phòng Quốc gia về Giảm nghèo (bảng tổng hợp số 4).

Bước 12: Công bố danh sách hộ nghèo Ban giảm nghèo xã/phường công bố danh sách hộ nghèo/hộ cận nghèo cuối

cùng (danh sách sau khi Ban chỉ đạo cấp huyện đã phê duyệt kết quả điều tra). Ban chỉ đạo xã/phường tiến hành điều tra thông tin hộ gia đình và các thành

viên trong danh sách hộ nghèo/hộ cận nghèo theo mẫu Phiếu C. Thông tin Phiếu C được nhập bằng phần mềm thống nhất tạo nên cơ sở dữ liệu

hộ nghèo trên toàn quốc.

Page 152: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

146

PHỤ LỤC 9.3 Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về chính sách giảm nghèo

TT Loại văn bản

Cơ quan ban hành

Số, ký hiệu văn bản

Ngày, tháng,

năm ban hành

Trích yếu

Hiệu lực

Còn một phần HL

Còn toàn bộ HL

1 2 3 4 5 6 8 9

A - CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ, THÔNG TIN

1 Luật Quốc hội 69/2006/QH11 29/6/2006 Luật trợ giúp pháp lý x

2 Chỉ thị Thủ tướng Chính phủ 35/2006/CT-TTg 13/10/2006 Về việc triển khai thi hành Luật TGPL x

3 Nghị Định Chính phủ 07/2007/NĐ-CP 12/1/2007 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số

điều của Luật TGPL x

4 Quyết định

Thủ tướng Chính phủ 65/2008/QĐ-TTg 5/22/2008 về cung ứng dịch vụ bưu chính công ích x

5 Quyết định

Thủ tướng Chính phủ 52/2010/QĐ-TTg 18/8/2010

Về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011 - 2020

x

6 Quyết định Bộ Tư pháp 2497/QĐ-BTP 1/10/2010

Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg ngày 18/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011 - 2020

x

7 Quyết định

Thủ tướng Chính phủ 678/QĐ-TTg 10/5/2011 phê duyệt Chiến lược phát triển TGPL ở Việt

Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 x

Page 153: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

147

8 Quyết định Bộ Tư pháp 4103/QĐ-BTP 19/10/2011

về việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg ngày 18/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ

x

9 TTLT Bộ Tư pháp, UBDT

01/2012/TTLT-BTP-UBDT 17/1/2012 Hướng dẫn thực hiện TGPL đối với người dân

tộc thiểu số x

10 Quyết định

Thủ tướng Chính phủ 1212/QĐ-TTg 9/5/2012

về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2012-2015

x

11 Quyết định

Thủ tướng Chính phủ 59/2012/QĐ-TTg 24/12/2012

Về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo giai đoạn 2013 – 2020

x

12 Nghị định Chính phủ 14/2013/NĐ-CP 2/5/2013

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Trợ giúp pháp lý.

x

13 Quyết định Bộ Tư pháp 650/QĐ-BTP 27/3/2013 Ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết

định số 59/2012/QĐ-TTg x

14 Quyết định TTCP 2472/QĐ-TTG 28/12/2011

về việc cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012-2015

x

15 Quyết định TTCP 1977/QĐ-TTg 30/10/2013

về việc sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 2, Quyết định số 2472/QĐ-TTg ngày 28/12/2012 của TTCP về việc cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012-2015

x

16 TTLT BTC và Bộ Tư pháp

24/2014/TTLT-BTC-BTP 17/2/2014

Hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg ngày 24/12/2012 của TTg CP

x

Page 154: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

148

B - CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT, KINH DOANH

1 Quyết định

Thủ tướng Chính phủ 146/2005/QĐ-TTg 6/15/2005

Về chính sách thu hồi đất sản xuất của các nông, lâm trường để giao cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo

2 Quyết định

Thủ tướng Chính phủ 32/2007/QĐ-TTg 05/3/2007 Về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với

hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn x

3 Quyết định

Thủ tướng Chính phủ 147/2007/QĐ-TTg 10/9/2007 về một số chính sách phát triển rừng sản xuất

giai đoạn 2007-2015 x

4 Văn bản UBDT 886/UBDT-CSDT 3/10/2008 Về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg ngày 09/06/2008 của Thủ tướng Chính phủ

5 Thông tư Bộ NNPTNT 08/2009/TT-BNN 26/2/2009 Hướng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo NQ 30a

x

6 Thông tư Bộ NN&PTNT 06/2009/TT-BNN 10/2/2009

Hướng dẫn xây dựng quy hoạch sản xuất nông lâm ngư nghiệp, bố trí dân cư đối với 61 huyện nghèo

x

7 Thông tư Bộ NN&PTNT 86/2009/TT-BNN 30/12/2009

Về việc hướng dẫn xây dựng đề án khuyến nông, khuyến ngư thuộc Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.

x

8 Nghị Định Chính phủ 02/2010/NĐ-CP 8/1/2010 Về khuyến nông x

9 Quyết định

Thủ tướng Chính phủ 54/2012/QĐ-TTg 4/12/2012

Về việc Ban hành chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 - 2015 (thay thế Quyết định 32)

x

10 Quyết định

Thủ tướng Chính phủ 52/2012/QĐ-TTg 16/11/2012

chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp

x

11 Quyết định

Thủ tướng Chính phủ 755/QĐ-TTg 20/5/2013

phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó

x

Page 155: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

149

khăn

12 Quyết định

Thủ tướng Chính phủ 29/2013/QĐ-TTg 20/5/2013

Về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2013 - 2015

x

13 Thông tư UBDT 03/2013/TT-UBDT 28/10/2013

Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2013-2015

x

14 TTLT

UBDT, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trương

04/2013/TTLT-UBDT-BTC-BTNMT

18/11/2013

Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã thôn, bản đặc biệt khó khăn

x

15 Quyết định

Thủ tướng Chính phủ 2621/QĐ-TTg 31/12/2013

Sửa đổi, bổ sung một số mức hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ

x

16 Thông tư UBDT 02/2013/TT-UBDT 24/6/2013

Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/12/2012 về việc ban hành chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012-2015

x

Page 156: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

150

C - CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NHÀ Ở

6 Quyết định

Thủ tướng Chính phủ 716/QĐ-TTg 14/6/2012

Về việc triển khai thí điểm giải pháp hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều kiện an toàn chỗ ở, ứng phó với lũ, lụt vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung

x

D - CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

1 Quyết định

Thủ tướng Chính phủ 71/2009/QĐ-TTg 29/4/2009

Về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020

x

2 TTLT Bộ LĐTBXH và Bộ TC

31/TTLT-BLĐTBXH-BTC 9/9/2009

Hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020

x

3 Văn bản Bộ LĐ-TBXH

3354/LĐTBXH-QLLĐNN 9/9/2009 Về mức trần chi phí đối với lao động huyện

nghèo vay vốn đi làm việc ở nước ngoài. x

4 Quyết định Bộ LĐTBXH 630/QĐ-LĐTBXH 19/5/2010

Quy định tạm thời đơn giá đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho lao động nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg

5 TTLT Bộ LĐ-TBXH, Bộ Tài chính

31/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC 9/9/2009

Hướng dẫn một số nội dung của Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020

x

6 Văn bản Bộ LĐ-TBXH

3354/LĐTBXH-QLLĐNN 9/9/2009 Về mức trần chi phí đối với lao động huyện

nghèo vay vốn đi làm việc ở nước ngoài. x

Page 157: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

151

E - CHÍNH SÁCH DẠY NGHỀ, TẠO VIỆC LÀM

2 Quyết định

Thủ tướng Chính phủ 1956/QĐ-TTg 27/11/2009 Phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động

nông thôn đến năm 2020 x

3 TTLT Bộ Tài chính, Bộ LĐTBXH

112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH 30/7/2010

Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 ban hành theo QĐ 1956/QĐ-TTg

x

4 TTLT Bộ TC-Bộ LĐTBXH

128/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH 9/8/2012

Sửa đổi, bổ sung một số điều của TTLT số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của Bộ TC, Bộ LĐTBXH về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của TTCP

x

5 TTLT

Bộ LĐTBXH-Bộ NNPTNT- Bộ NV- Bộ CT- Bộ TTTT

30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNN&PTNT-BNV-BCT-BTTTT

12/12/2012 Hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg x

6 Quyết định

Thủ tướng Chính phủ 1201/2012/QĐ-TTg 31/8/2012 Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia việc

làm và dạy nghề giai đoạn 2012-2015 x

7 Quyết định

Thủ tướng Chính phủ 52/2012/QĐ-TTg 16/11/2012

chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp

x

F- CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỀ Y TẾ

1 Luật Quốc hội 25/2008/QH12 14/11/2008 Luật Bảo hiểm y tế x

2 Nghị Định Chính phủ 62/2009/NĐ-CP 27/7/2009 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành 1 số

điều của Luật BHYT x

Page 158: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

152

3 TTLT Bộ Y tế, Bộ Tài chính

09/2009/TTLT-BYT-BTC 14/8/2009 Hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế x

4 Thông tư Bộ Y tế 10/2009/TT-BYT 14/8/2009 Hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT

x

5 Quyết định

Thủ tướng Chính phủ 14/2012/QĐ-TTg 1/3/2012

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về khám, chữa bệnh cho người nghèo

x

6 Quyết định

Thủ tướng Chính phủ 797/2012/QĐ-TTg 26/6/2012 Nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người

thuộc hộ gia đình cận nghèo x

7 Quyết định

Thủ tướng Chính phủ 538/2013/QĐ-TTg 29/3/2013 Phê duyệt Đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo

hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020 x

8 Quyết định

Thủ tướng Chính phủ 705/QĐ-TTg 8/5/2013 Nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho một số

đối tượng người thuộc hộ cận nghèo x

9 TTLT Bộ Y tế, Bộ TC

33/2013/TTLT-BYT-BTC 18/10/2013

Hướng dẫn tổ chức thực hiện Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về khám, chữa bệnh cho người nghèo

x

G - CHÍNH SÁCH CÁN BỘ GIẢM NGHÈO

1 Quyết định

Thủ tướng Chính phủ 08/2011/QĐ-TTg 1/26/2011

về việc tăng cường cán bộ xã thuộc huyện nghèo để thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững trên đối với 62 huyện nghèo

x

2 Quyết định

Thủ tướng Chính phủ 170/QĐ-TTg 1/26/2011

Phê duyệt dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch UBND xã thuộc 62 huyện nghèo

x

Page 159: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

153

3 Quyết định

Thủ tướng Chính phủ 1097/QĐ-TTg 7/8/2011

Sửa đổi, bổ sung dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch UBND xã thuộc 62 huyện nghèo được phê duyệt theo Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 26.01.2011 của Thủ tướng Chính phủ

x

Page 160: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

154

CHUYÊN ĐỀ 10

Lĩnh vực Bảo vệ và chăm sóc trẻ em

I. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRẺ EM 1.1. Khái niệm trẻ em Theo Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em: “Trẻ em có nghĩa là mọi

người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn”.

Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em số 25/2004/QH11 của Việt Nam: “Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”.

1.2. Quyền trẻ em - Quyền trẻ em (còn gọi là quyền con người của trẻ em): Là những nhu cầu cơ

bản của trẻ em được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. - Đặc điểm của quyền trẻ em - Trẻ em được hưởng các quyền cơ bản của con người nhưng chưa đầy đủ - Trẻ em tự mình không thực hiện được các quyền mà phải dựa vào người lớn. - Trẻ em được hưởng những quyền đặc thù, chỉ trẻ em mới có - Trẻ em có nhiều quyền ưu tiên hơn người lớn. - Các nhóm quyền trẻ em + Nhóm quyền sống còn: bao gồm các quyền được sống và đáp ứng những

nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại + Nhóm quyền phát triển: Bao gồm những điều kiện mà trẻ em cần có để phát

triển đầy đủ nhất. + Nhóm quyền được bảo vệ: Bao gồm những quy định trẻ em phải được bảo

vệ tránh mọi phân biệt đối xử, lạm dụng và bóc lột,... + Nhóm quyền tham gia: Bao gồm những quy định để tạo điều kiện cho trẻ em

diễn đạt, bầy tỏ ý kiến và quan điểm về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. 1.3. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh đặc

biệt: là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hoà nhập với gia đình, cộng đồng

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt gồm: - Trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi - Trẻ em khuyết tật - Trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học - Trẻ em nhiễm HIV - Trẻ em phải lao động nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại

Page 161: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

155

- Trẻ em phải làm việc xa gia đình - Trẻ em lang thang/đường phố - Trẻ bị xâm hại tình dục - Trẻ em nghiện ma túy - Trẻ em vi phạm pháp luật

1.4. Trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt Trẻ em thuộc nhóm có nguy cơ bao gồm: - Trẻ em bị mua bán, bắt cóc. - Trẻ em bị ngược đãi, bạo lực - Trẻ em bị tai nạn thương tích - Trẻ em sống trong các gia đình nghèo - Trẻ em bỏ học - Trẻ em sống trong gia đình có vấn đề xã hội - Trẻ em sống trong gia đình có người vi phạm pháp luật - Trẻ em sống trong gia đình có người nhiễm HIV/AIDS - Trẻ em sống trong gia đình có cha hoặc mẹ đi làm ăn xa từ 6 tháng trở lên. 1.5. Bảo vệ trẻ em 3 cấp độ - Cấp độ I là các hoạt động phòng ngừa nhằm hạn chế trẻ em rơi vào hoàn

cảnh đặc biệt hoặc hạn chế tình trạng trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt. - Cấp độ II là các hoạt động làm giảm thiểu nguy cơ đối với nhóm trẻ em có

nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt hoặc nguy cơ cao cần sự bảo vệ đặc biệt. - Cấp độ III là tập trung vào trợ giúp, hòa nhập trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

với cộng đồng. II. PHÁP LUẬT, CHÍNH SÁCH VỀ BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO

DỤC TRẺ EM 2.1. Luật Bảo vệ, Chăm sóc, Giáo dục trẻ em năm 2004 Bao gồm phần mở đầu, 5 Chương và 60 Điều

Chương I: Những quy định chung Gồm 10 Điều (từ Điều 1 đến Điều 10), quy định về khái niệm trẻ em; phạm vi

điều chỉnh, đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; các hành vi bị nghiêm cấm; trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Chương II: Các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em Gồm 12 điều (từ Điều 11 đến Điều 22), quy định: - Các quyền cơ bản của trẻ em. - Các bổn phận của trẻ em. - Những việc trẻ em không được làm.

Page 162: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

156

Chương III : Trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Gồm 17 điều (từ Điều 23 đến Điều 39), quy định trách nhiệm của gia đình,

Nhà nước và xã hội trong việc bảo đảm điều kiện cho trẻ em được hưởng các quyền cơ bản. Đồng thời, quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận; trách nhiệm của cơ quan thông tin tuyên truyền, của cơ quan bảo vệ pháp luật, của Nhà nước; quy định bảo trợ các hoạt động vì sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và Quỹ bảo trợ trẻ em.

Chương IV: Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Gồm 19 điều (từ Điều 40 đến Điều 58), quy định 3 nội dung về chính sách đối

với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; việc thành lập và hoạt động của cơ sở trợ giúp trẻ em; các biện pháp trợ giúp đối với từng đối tượng trẻ em có hành cảnh đặc biệt.

Chương V: Điều khoản thi hành Gồm 2 điều (Điều 59, Điều 60). Chương này quy định về hiệu lực thi hành và

hướng dẫn thi hành.

2.2. Chính sách về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em a) Chính sách trợ cấp xã hội Theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính

phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật, theo đó có các nhóm đối tượng liên quan đến trẻ em được hưởng chính sách trợ cấp xã hội bao gồm 14 nhóm đối tượng trẻ em.

Bên cạnh chính sách trợ cấp xã hội, các đối tượng trẻ em còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế và hưởng thêm các khoản trợ giúp khác như trẻ em đang đi học văn hoá, học nghề được miễn, giảm học phí, được cấp sách, vở, đồ dùng học tập theo quy định của Luật Giáo dục; khi chết được hỗ trợ kinh phí mai táng. Các đối tượng trẻ em ở cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước, ngoài các khoản trợ giúp trên còn được trợ cấp để mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt đời sống thường ngày; trợ cấp để mua thuốc chữa bệnh thông thường; riêng trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS được hỗ trợ điều trị nhiễm trùng cơ hội…

Theo quy định tại Nghị định số 118/2010/NĐ-CP của Chính phủ Trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ở các cơ sở giáo dục và trường giáo dưỡng được hưởng chế độ ăn, mặc, nghỉ, chữa bệnh.

b) Chính sách trợ giúp về y tế - Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11

năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 ngày 13 tháng 6 năm 2014; Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ và Quyết định số 797/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2012:

+ Nhà nước mua thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi trong đó có trẻ mồ côi, bỏ rơi, khuyết tật... và được chi trả 100% chi phí khám, chữa bệnh theo quy định của Bảo hiểm y tế.

Page 163: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

157

+ Trẻ em được hưởng trợ cấp xã hội: Trẻ em thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được nhà nước mua thẻ bảo hiểm y tế và được hưởng 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh phần còn lại do người bệnh tự thanh toán với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

+ Nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS thuộc hộ cận nghèo được nhà nước hỗ trợ tối thiểu bằng 70% mức đóng bảo hiểm y tế (theo chuẩn nghèo quốc gia).

- Theo quy định tại Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS). Nhà nước có chính sách hỗ trợ phòng, chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, nuôi dưỡng trẻ em dưới 6 tháng tuổi sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV bằng sữa thay thế, ưu tiên cấp miễn phí cho trẻ em từ đủ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi nhiễm HIV được sử dụng thuốc kháng HIV do ngân sách nhà nước chi trả, thuốc do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS….

- Quyết định số 96/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Về việc quản lý, chăm sóc, tư vấn, điều trị cho người nhiễm HIV và phòng lây nhiễm HIV tại các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam….

- Quyết định số 55a/2013/QĐ-TTg ngày 04/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phẫu thuật tim cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh. Chính sách hỗ trợ trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh trong mỗi đợt khám, phẫu thuật tim, bao gồm: Hỗ trợ chi phí khám bệnh có liên quan đến phẫu thuật tim, chi phí phẫu thuật tim; Hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại.

- Quyết định số 1019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 – 2020.

c) Chính sách trợ giúp về giáo dục - Theo quy định tại Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013

của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 – 2015.

- Quyết định số 82/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 43/TTLT-BTC-BGD&ĐT ngày 2/5/2007 của Liên Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo; các chế độ khác được quy định tại Thông tư liên tịch số 119/2009/TTLT-BTC-BGD&ĐT ngày 29/5/1999 của Liên Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quyết định số 85/2010/QĐ- TTg ngày 21 tháng 12 năm 2010 về một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú.

- Quyết định số 12/2012/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ cho học sinh phổ thông trung học tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Page 164: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

158

Ngoài ra Nhà nước còn có chính sách đặc thù cho nhóm trẻ em khuyết tật bao gồm chính sách về giáo dục hoà nhập, bán hoà nhập và giáo dục chuyên biệt, giáo dục năng khiếu. Tuy vậy, nhóm chính sách này chưa thật sự đáp ứng nhu cầu của trẻ em khuyết tật, vì số trường lớp chuyên biệt quá ít và nhiều trẻ em khuyết tật chưa có cơ hội đến trường, vấn đề này cần nghiên cứu bổ sung chính sách và giải pháp cho phù hợp.

d) Chính sách hỗ trợ về học nghề - Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng

Chính phủ về Chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú. Học sinh dân tộc thiểu số tốt nghiệp các trường Phổ thông dân tộc nội trú học

nghề được hưởng học bổng, trợ cấp xã hội và các chính sách khác như học sinh phổ thông dân tộc nội trú.

- Trẻ em còn được hỗ trợ học nghề thông qua việc lồng ghép với các chương trình dự án khác như Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015(Quyết định số 267); Chương trình xoá bỏ lao động trẻ em (hợp tác với ILO); Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn; dạy nghề cho trẻ em sau cai nghiện, phục hồi và dạy nghề cho trẻ em mại dâm thuộc Dự án nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma tuý, quản lý sau cai nghiện và chương trình phòng chống mại dâm giai đoạn 2011 - 2015.

e) Các chính sách trợ giúp khác Ngoài 4 nhóm chính sách chủ yếu nêu trên, trẻ em còn được thụ hưởng các

chính sách trợ giúp về văn hoá, vui chơi giải trí, về tư pháp, trẻ em khuyết tật còn được trợ giúp tiếp cận các công trình công cộng, giao thông không rào cản... Tuy nhiên, mảng chính sách còn mờ nhạt do điều kiện kinh tế - xã hội đất nước còn khó khăn.

III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG CHỨC VĂN HÓA – XÃ HỘI TRONG THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ, CHĂM SÓC TRẺ EM

3.1. Quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em a) Tham gia nghiên cứu xây dựng, ban hành, sửa đổi luật pháp, chính sách,

chương trình đề án về lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em Công chức văn hóa xã hội cấp xã có thể tham gia vào việc xây dựng các văn

bản chính sách, chương trình về bảo vệ chăm sóc trẻ em thông qua việc đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn bản, đưa ra các đề xuất, kiến nghị trên cơ sở đánh giá thực tế triển khai hoạt động bảo vệ chăm sóc trẻ em ở địa phương

b) Quản lý đối tượng trẻ em Thống kê theo dõi sự biến động của trẻ em, trong đó có nhóm trẻ em hoàn

cảnh đặc biệt và việc thực hiện luật pháp, chính sách đối với trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng. Việc theo dõi biến động này phải được cập nhật hàng năm và có thể phân bổ theo độ tuổi, giới tính, dân tộc hoặc hoàn cảnh sống.

Yêu cầu đặt ra đối với cấp xã là phải lập được sổ cái theo dõi biến động trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng. Phân tích được xu hướng biến

Page 165: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

159

động việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Phối hợp với các ngành liên quan đề xuất được cơ chế, chính sách, chương trình, đề án, giải pháp của địa phương để thực hiện ngày càng tốt hơn công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

c) Hướng dẫn thực hiện luật pháp, chính sách, chương trình, đề án về bảo vệ, chăm sóc trẻ em

Việc hướng dẫn có thể bằng nhiều hình thức khác nhau như tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ về việc xây dựng chương trình, kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện, đồng thời có thể tập huấn về các kỹ năng cần thiết khác; Tổ chức Hội nghị, Hội thảo triển khai kế hoạch thực hiện các chính sách, chương trình, đề án...

d) Kiểm tra, theo dõi quá trình thực hiện chính sách, chương trình, đề án Việc kiểm tra, đánh giá có thể được thực hiện định kỳ hàng năm, song cũng có

thể kiểm tra, đánh giá đột xuất nhằm phát hiện những mặt đã làm tốt, những mặt chưa làm tốt, còn hạn chế và những nguyên nhân, từ đó tháo gỡ khó khăn cho địa phương, cơ sở.

e) Công tác thanh tra việc thực hiện luật pháp, chính sách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em

Công tác thanh tra về việc thực hiện luật pháp, chính sách, chương trình, đề án về bảo vệ, chăm sóc trẻ em được thực hiện bởi hệ thống thanh tra của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

g) Sơ kết, tổng kết việc thực hiện luật pháp, chính sách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em

Sau một năm hay một giai đoạn tổ chức thực hiện phải tổ chức tổng kết sơ kết việc thực hiện chính sách, luật pháp đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trên cơ sở tổng kết phát hiện được điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm để xây dựng văn bản quy phạm pháp luật mới hay đề xuất chương trình, đề án mới.

h) Nghiên cứu khoa học phục vụ cho việc xây dựng luật pháp, chính sách, chương trình, đề án về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Kết quả nghiên cứu khoa học sẽ là đầu vào quan trọng của việc xây dựng luật pháp, chính sách, chương trình, đề án có chất lượng và hiệu quả. Vì vậy, các cơ quan và cán bộ quản lý phải chủ động huy động mọi nguồn lực để nghiên cứu khoa học phục vụ đắc lực cho công tác quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

i) Thực hiện quan hệ, hợp tác quốc tế trong việc thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với trẻ em ngày một tốt hơn

Trong quá trình hợp tác với các tổ chức quốc tế chúng ta cần học hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm để nghiên cứu xây dựng luật pháp, chính sách, xây dựng các mô hình bảo vệ, chăm sóc trẻ em cũng như các hoạt động sự nghiệp vì trẻ em.

Page 166: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

160

3.2. Định hướng công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em đến năm 2020 a) Quan điểm Tạo môi trường luật pháp đầy đủ, thân thiện với trẻ em và tạo môi trường xã

hội an toàn, phù hợp với trẻ em; trước hết là tập trung xây dựng xã phường đạt tiêu chuẩn xã phường phù hợp với trẻ em, để mọi trẻ em đều được bảo vệ, chăm sóc và thực hiện các quyền của trẻ em.

Xã hội hoá công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em để huy động mọi nguồn lực xã hội có thể cho trẻ em, trên cơ sở Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo.

Từng bước chuyên nghiệp hoá mạng lưới tổ chức và đội ngũ cán bộ công tác xã hội làm việc với trẻ em.

Phát huy vai trò của trẻ em trong việc thực hiện các quyền của trẻ em và làm tròn bổn phận của trẻ em theo quy định của pháp luật.

b) Mục tiêu tổng quát đến năm 2020 Tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi trẻ em và thực hiện ngày càng tốt hơn

các quyền của trẻ em. Bảo đảm cho mọi trẻ em đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục một cách tốt nhất; từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ em và giảm thiểu sự bất bình đẳng về cơ hội phát triển giữa các nhóm trẻ và trẻ em giữa các vùng miền, thông qua việc mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ phúc lợi xã hội dành cho trẻ em; thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hệ thống bảo vệ trẻ em và phong trào toàn dân tham gia bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

c) Các hoạt động chủ yếu Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, chương trình, đề án

hiện có theo Chỉ thị của Bộ Chính trị; Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ …

Đẩy mạnh các chiến dịch truyền thông, trên cơ sở hình thành chiến lược truyền thông với sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức quốc tế và trẻ em để tạo dư luận xã hội quan tâm hơn nữa đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và đặc biệt là lên án các hành vi xâm hại, ngược đãi và bạo lực đối với trẻ em;

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em từ trung ương đến cơ sở, trên cơ sở kiện toàn tổ chức, bộ máy, cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; xây dựng mạng lưới cộng tác viên và hoàn thiện chương trình tập huấn/đào tạo theo các modul, đào tạo theo chứng chỉ và tiến tới cấp chứng chỉ nghề;

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp chính sách về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

d) Giải pháp - Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo điều hành của các cấp

chính quyền trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em thông qua việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành; phê duyệt kế hoạch, chương trình, bố trí nguồn lực, nhân lực;

- Vận động và tạo cơ hội cho sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế bao gồm cả các

Page 167: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

161

tổ chức đa phương, song phương và phi chính phủ, để giải quyết các nhu cầu bức xúc và bảo đảm các quyền của trẻ em;

- Củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ, mạng lưới cộng tác viên bảo vệ, chăm sóc trẻ em từ trung ương đến cơ sở;

- Nâng cao năng lực trong việc xây dựng chính sách; xây dựng kế hoạch hàng năm, thực thi chính sách và kế hoạch; xây dựng và quản lý các chương trình, dự án bảo vệ, chăm sóc trẻ em;

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ theo kế hoạch 5 năm của các cấp, các ngành và phối hợp liên ngành; của các cấp uỷ Đảng và Hội đồng nhân dân các cấp;

- Chủ động huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực có thể được cho nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em; (hiện nay tỉnh Quảng Ninh đã đề xuất và được Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân chấp nhận hàng năm dành 1% ngân sách của tỉnh cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em);

- Chủ động nghiên cứu khoa học để ứng dụng vào việc hoàn thiện luật pháp, chính sách, các tiêu chuẩn, quy chuẩn và hình thành các chương trình, dự án BVCSTE có cơ sở khoa học và thực tiễn;

- Chủ động hợp tác với các tổ chức quốc tế để học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật và có thêm nguồn lực phục vụ cho nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em ngày càng hiệu quả và hội nhập quốc tế (kể cả các tổ chức đa phương, song phương và phi chính phủ, trong đó UNICEF và Liên minh các tổ chức cứu trợ trẻ em luôn là đối tác mang tính chiến lược và dài lâu).

3.3. Cấu trúc Bảo vệ trẻ em các cấp a) Cấu trúc Bảo vệ trẻ em cấp tỉnh - Ban Điều hành Bảo vệ trẻ em tỉnh/thành phố (gọi tắt là cấp tỉnh): được hình

thành và hoạt động dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, do Phó chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban; Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là Phó ban (có thể có một hoăc một vài phó ban). Các thành viên bao gồm đại diện Sở Lao động -Thương binh và Xã hội, Sở Công an, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Tư pháp, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên và các tổ chức khác.

Ban Điều hành bảo vệ trẻ em cấp tỉnh: chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều phối và huy động nguồn lực phục vụ cho công tác bảo vệ trẻ em; chỉ đạo và giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách và các Chương trình về bảo vệ trẻ em tại địa phương; hỗ trợ kỹ thuật và giám sát Ban Điều hành bảo vệ trẻ em cấp huyện thực hiện các chương trình BVCSTE và công tác bảo vệ trẻ em; chỉ đạo các ngành thành viên thực hiện cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo quy trình thống nhất; tham mưu cho UBND cấp tỉnh và hỗ trợ các ban ngành lập kế hoạch bảo vệ trẻ em; báo cáo định kỳ và đột xuất cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về công tác bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh.

- Giúp việc cho Ban Điều hành Bảo vệ trẻ em tỉnh có nhóm Công tác liên ngành bảo vệ trẻ em.

Page 168: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

162

b) Cấu trúc Bảo vệ trẻ em cấp huyện - Ban Điều hành bảo vệ trẻ em quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi

chung là cấp huyện): được hình thành và hoạt động dưới sự chỉ đạo của UBND cấp huyện, do Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân làm Trưởng ban. Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là Phó ban (có thể có một hoặc hai phó ban). Các thành viên bao gồm đại diện của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Y tế, Phòng Tư pháp, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên và các tổ chức khác (nếu cần).

Ban Điều hành bảo vệ trẻ em huyện: chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều phối và huy động nguồn lực phục vụ cho công tác bảo vệ trẻ em; chỉ đạo và giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách và các Chương trình về bảo vệ trẻ em tại huyện; hỗ trợ kỹ thuật và giám sát Ban bảo vệ trẻ em xã thực hiện các chương trình và công tác bảo vệ trẻ em; chỉ đạo các ngành thành viên thực hiện cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo quy trình thống nhất; tham mưu cho UBND cấp huyện và hỗ trợ các ban ngành lập kế hoạch bảo vệ trẻ em cấp huyện; báo cáo định kỳ và đột xuất cho Ban Điều hành bảo vệ trẻ em cấp tỉnh/thành phố về công tác bảo vệ trẻ em trên địa bàn;

- Giúp việc cho Ban điều hành bảo vệ trẻ em cấp huyện có nhóm Công tác liên ngành bảo vệ trẻ em. Nhóm Công tác liên ngành bảo vệ trẻ em có nhiệm vụ tham mưu và thực hiện cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ em phù hợp với chức năng nhiệm vụ của ngành, tổ chức; phối hợp thực hiện chuyển tuyến để đáp ứng nhu cầu bảo vệ của trẻ em và gia đình; tham mưu và phối hợp xây dựng kế hoạch bảo vệ trẻ em tại địa phương; báo cáo cho Ban Điều hành bảo vệ trẻ em về kết quả thực hiện công tác bảo vệ trẻ em theo quy định.

- Ban Điều hành bảo vệ trẻ em cấp huyện phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên của Ban để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ trẻ em theo chức năng, nhiệm vụ của ngành, tổ chức (tham gia xây dựng kế hoạch; cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ em; báo cáo kết quả công tác bảo vệ trẻ em theo hệ thống ...)

c) Cấu trúc Bảo vệ trẻ em cấp phường, thị trấn - Ban Bảo vệ trẻ em xã, phường, thị trấn(gọi tắt là cấp xã): được cấu trúc với

sự tham gia của các ban ngành và các tổ chức quần chúng tại địa phương. Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp xã là Trưởng ban. Phó ban thường trực là cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã. Các thành viên của Ban bao gồm Công an, Tư pháp, Y tế, Giáo viên, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên và các thành phần khác phù hợp ở địa phương.

Ban Bảo vệ trẻ em cấp xã có nhiệm vụ chỉ đạo, điều phối và huy động nguồn lực phục vụ cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; xây dựng kế hoạch bảo vệ, chăm sóc trẻ em; chỉ đạo và giám sát việc thực hiện các mục tiêu và nội dung của chương trình bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại địa phương; chỉ đạo cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em và các ban ngành thành viên triển khai các hoạt động, cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; chỉ đạo và điều phối thực hiện các quy trình về bảo vệ trẻ em, bao gồm việc tiến hành điều tra các trường hợp ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột trẻ em; chỉ đạo tiến hành thu thập số liệu về tình hình trẻ em trên địa bàn xã; báo cáo định kỳ và đột xuất cho Ban Điều hành bảo vệ trẻ em cấp huyện về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại địa phương.

Page 169: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

163

- Cộng tác viên bảo vệ trẻ em: là người hợp tác với chính quyền và cán bộ tại thôn như: trưởng thôn, y tế thôn, phụ nữ, thanh niên, giáo viên, công an, nhóm trẻ em nòng cốt và các tổ chức, cá nhân khác.

Nhiệm vụ của cộng tác viên: Tham gia vào các hoạt động lập kế hoạch bảo vệ trẻ em; thực hiện thu thập số liệu và theo dõi về tình hình trẻ em trên địa bàn được phân công phụ trách; hỗ trợ cán bộ trẻ em cấp xã thực hiện các hoạt động truyền thông về quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em; phát hiện và báo cáo các trường hợp trẻ em bị sao nhãng, xâm hại, bóc lột và bạo lực; hỗ trợ cán bộ trẻ em cấp xã cung cấp và kết nối các dịch vụ chăm sóc, giáo dục, phục hồi và hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị tổn hại, bao gồm cả dịch vụ quản lý trường hợp.

- Nhóm trẻ em nòng cốt (cộng tác viên là trẻ em) Nhóm trẻ em nòng cốt bao gồm trẻ em và người chưa thành niên dưới 18 tuổi

tình nguyện tham gia thực hiện. Nhóm trẻ em nòng cốt có nhiệm vụ: Truyền thông về quyền trẻ em, về bảo vệ

trẻ em đến trẻ em, các bậc cha mẹ và cộng đồng; phát hiện và báo cáo cho cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cộng tác viên về các nguy cơ trẻ em bị ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột, sao nhãng và vi phạm pháp luật; hỗ trợ trẻ em và những người chưa thành niên khác phòng ngừa các nguy cơ bị ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột, sao nhãng và vi phạm pháp luật; hỗ trợ các hoạt động phục hồi tái hòa nhập cho trẻ em bị ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột, sao nhãng và vi phạm pháp luật; tham gia các hoạt động lập kế hoạch bảo vệ trẻ em và các hoạt động lập kế hoạch khác của cộng đồng có liên quan đến trẻ em.

3.4. Chức năng, nhiệm vụ của công chức văn hóa – xã hội trong thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em

a) Phân tích đánh giá thực trạng về trẻ em và quản lý trẻ em - Khái quát về tình hình trẻ em theo từng năm + Tổng số trẻ em trong xã, thôn (đội, ấp, tổ dân phố) và chia theo tuổi + Tổng số lượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: - Thực trạng một số nguy cơ liên quan đến quyền của trẻ em không được thực

hiện đầy đủ và phân tích nguyên nhân - Thống kê theo dõi sự biến động của đối tượng được giao quản lý b) Tham mưu cho cấp ủy chính quyền xã xây dựng nghị quyết chuyên đề về

BVCSTE, chương trình kế hoạch để thực hiện các quyền của trẻ em c) Tổ chức triển khai thực hiện luật pháp, chính sách cho trẻ em d. Truyền thông, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và hành động của tất

cả các thành viên trong xã hội, của gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội và các cơ quan, tổ chức về việc thực hiện các quyền của trẻ em và giải quyết những vấn đề cơ bản của trẻ em

đ) Xây dựng mô hình can thiệp trợ giúp trẻ em

Page 170: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

164

IV. QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO VỆ TRẺ EM TẠI PHƯỜNG, THỊ TRẤN

4.1. Hoạt động cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em a) Dịch vụ phòng ngừa (cấp độ 1) * Mục đích Việc cung cấp các dịch vụ cấp độ 1 nhằm xây dựng môi trường sống an toàn,

lành mạnh, đảm bảo các điều kiện thực hiện các quyền cơ bản cho mọi trẻ em, phòng ngừa có hiệu quả các hành vi xâm hại, bạo lực, bóc lột và sao nhãng trẻ em:

* Hoạt động - Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng

đồng, cha mẹ và trẻ em về quyền trẻ em, các quy định của luật pháp liên quan đến Bảo vệ trẻ em thông qua việc xây dựng các tài liệu truyền thông, thông tin đại chúng tại cộng đồng; giáo dục cha mẹ, người chăm sóc về kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em; tổ chức vui chơi, giải trí cho trẻ em và thanh thiếu niên;

- Thực hiện các chương trình trợ giúp trẻ em tiếp cận các dịch vụ phúc lợi xã hội dành cho trẻ em.

- Thúc đẩy việc xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em. b) Dich vụ can thiệp sớm (cấp độ 2) * Mục đích Việc cung cấp các dịch vụ cấp độ 2 nhằm xác định và loại bỏ kịp thời những

yếu tố, nguy cơ có thể dẫn đến trẻ em bị xâm hại, bạo lực, bóc lột và sao nhãng. * Hoạt động - Xây dựng và thực hiện quy trình phát hiện và báo cáo yếu tố nguy cơ; Thực

hiện việc tiếp nhận và đánh giá các yếu tố nguy cơ; - Tham vấn trợ giúp trẻ em giải quyết khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống. - Thực hiện các chương trình: hỗ trợ cho trẻ em bỏ học trở lại trường; giáo dục

kỹ năng sống cho nhóm trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; hướng dẫn cho cha mẹ kỹ năng làm cha mẹ tốt; hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho thanh thiếu niên có nhu cầu;

- Các hoạt động hỗ trợ nhằm giảm thiểu mức độ khó khăn về kinh tế của cộng đồng và các gia đình có trẻ em thông qua chương trình vay vốn, dạy nghề, tạo việc làm;

c) Dịch vụ trợ giúp phục hồi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (cấp độ 3) * Mục đích Việc cung cấp các dịch vụ cấp độ 3 nhằm hướng đến việc thực hiện các can

thiệp, trợ giúp cho nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị tổn thương được phục hồi và hòa nhập cộng đồng:

Page 171: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

165

* Các hoạt động - Tổ chức quản lý và phát hiện kịp thời các đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc

biệt, trẻ em bị tổn thương: Xây dựng hệ thống biểu mẫu quản lý các đối tượng trẻ em trên địa bàn; Phân công cán bộ, cộng tác viên quản lý đối tượng theo địa bàn và tìm hiểu, nắm vững hoàn cảnh của từng trẻ em có HCĐB; Tổ chức việc tiếp nhận các thông báo về các vụ việc xâm hại, bạo lực đối với trẻ em.

- Quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị tổn thương vận dụng theo Thông tư số 23/2010/TT-LĐTBXH ngày 16/8/2010 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về quy định quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.

4.2. Quy trình can thiệp, trợ giúp, phục hồi cho trẻ em bị xâm hại, bạo lực Bước 1. Tiếp nhận thông tin; kiểm tra, đánh giá nguy cơ sơ bộ; thực hiện các

biện pháp bảo đảm an toàn tạm thời cho trẻ em trong tình trạng khẩn cấp 1. Cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận thông tin

của mọi công dân, tổ chức về các vụ việc trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục. 2. Khi tiếp nhận thông tin về vụ việc trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục,

cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã có trách nhiệm: a) Ghi chép kịp thời, đầy đủ thông tin về vụ việc; b) Báo cáo với chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và phối hợp với các cá nhân,

cơ quan, tổ chức có liên quan, gia đình, trường học, hàng xóm, bạn bè của trẻ em nạn nhân kiểm tra tính xác thực của thông tin, đồng thời bổ sung các thông tin liên quan đến vụ việc bằng cách đến trực tiếp địa bàn hoặc qua điện thoại;

c) Thực hiện đánh giá nguy cơ sơ bộ làm cơ sở đưa ra nhận định về tình trạng hiện tại của trẻ;

d) Trường hợp trẻ em trong tình trạng khẩn cấp, cần phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn tạm thời cho trẻ trước khi thực hiện các bước tiếp theo;

e) Báo cáo vụ việc với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ.

Bước 2. Thu thập thông tin, xác minh và đánh giá nguy cơ cụ thể 1. Cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã phối hợp với cá nhân, gia đình,

cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện thu thập thông tin, xác minh và đánh giá nguy cơ cụ thể đối với các trường hợp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.

2. Nội dung thu thập thông tin, xác minh và đánh giá nguy cơ cụ thể bao gồm: a) Thu thập thông tin liên quan đến môi trường sống của trẻ (tình trạng

trẻ trong quá khứ và hiện tại; mối quan hệ của trẻ với các thành viên trong gia đình; mối quan hệ của trẻ với đối tượng xâm hại; mối quan hệ của trẻ với môi trường chăm sóc trẻ...);

b) Trên cơ sở các thông tin liên quan, thực hiện đánh giá nguy cơ cụ thể đối với trẻ nhằm xác định các vấn đề và nhu cầu của trẻ bị bạo lực, bị xâm hại tình dục, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch can thiệp, trợ giúp phù hợp, hiệu quả;

Page 172: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

166

c) Thu thập bằng chứng cho việc tố giác tội phạm, làm cơ sở để các cơ quan chức năng xử lý các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em.

Bước 3. Xây dựng và thông qua kế hoạch can thiệp, trợ giúp 1. Cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã phối hợp với cán bộ các ngành

công an, tư pháp, y tế, giáo dục và các tổ chức đoàn thể liên quan xây dựng kế hoạch can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.

2. Kế hoạch can thiệp, trợ giúp dựa trên cơ sở các kết luận của việc đánh giá nguy cơ và ý kiến thống nhất của cán bộ các ngành liên quan, bao gồm các nội dung sau:

a) Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các vấn đề cần giải quyết của trẻ; b) Chỉ ra các nhu cầu cần can thiệp, trợ giúp để giải quyết từng vấn đề của trẻ; c) Xác định mục tiêu cần đạt được để giải quyết các vấn đề và đáp ứng các

nhu cầu cơ bản của trẻ trên cơ sở nguồn lực và khả năng hiện có; d) Xác định các biện pháp can thiệp, trợ giúp và nguồn lực cần hỗ trợ để

đạt được mục tiêu; e) Đề xuất trách nhiệm cụ thể của các cá nhân, đơn vị trong việc phối hợp

cung cấp dịch vụ hỗ trợ.

Bước 4. Thực hiện hoạt động can thiệp, trợ giúp 1. Căn cứ vào kế hoạch được thông qua, cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp

xã phối hợp với các cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện hoạt động can thiệp, trợ giúp trẻ bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.

2. Khi thực hiện hoạt động can thiệp, trợ giúp, cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã có trách nhiệm:

a) Theo dõi, giám sát việc thực hiện các hoạt động can thiệp, trợ giúp nhằm kịp thời điều chỉnh các hoạt động can thiệp, trợ giúp cho phù hợp;

b) Vận động cộng đồng, cá nhân, tổ chức tham gia và hỗ trợ nhằm đáp ứng các nhu cầu chăm sóc cho trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục;

c) Kết nối với các dịch vụ sẵn có nhằm đáp ứng nhu cầu cần trợ giúp của trẻ bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.

Bước 5. Rà soát, đánh giá nguy cơ sau can thiệp, trợ giúp và báo cáo kết quả can thiệp, trợ giúp

1. Cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã chịu trách nhiệm phối hợp với các ngành liên quan tổ chức tiến hành rà soát, đánh giá nguy cơ đối với trẻ sau khi thực hiện hoạt động can thiệp, trợ giúp.

2. Việc đánh giá nguy cơ đối với trẻ sau khi thực hiện kế hoạch can thiệp, trợ giúp nhằm đưa ra các nhận định, kết luận về tình trạng của trẻ, làm cơ sở đề xuất các giải pháp tiếp theo:

a) Nếu trẻ không còn nguy cơ bị bạo lực, bị xâm hại tình dục, các yếu tố về thể chất, tâm lý, nhận thức và tình cảm của trẻ ổn định, cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã lưu hồ sơ và báo cáo theo quy định;

Page 173: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

167

b) Nếu trẻ vẫn có nguy cơ bị bạo lực, bị xâm hại tình dục hoặc các yếu tố về thể chất, tâm lý, nhận thức và tình cảm của trẻ chưa ổn định, cần tiếp tục rà soát, đánh giá nguy cơ, kết quả can thiệp, trợ giúp lần trước và xây dựng kế hoạch can thiệp, trợ giúp tiếp theo.

V. CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN LÀM VIỆC VỚI TRẺ EM DÀNH CHO CÔNG CHỨC VĂN HÓA – XÃ HỘI TRONG VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BVCSTE

5.1. Các nguyên tắc làm việc với trẻ em - Luôn luôn lấy trẻ làm trọng tâm - Hiểu thế giới của trẻ - Đảm bảo sự tham gia tích cực của trẻ và của gia đình trẻ - Đảm bảo tính bí mật vì lợi ích tốt nhất cho trẻ

5.2. Một số hướng dẫn khi là m vi ệc vớ i trẻ a) Lựa chọn một vị trí và môi trường thích hợp - Đối với hầu hết trẻ em, một không gian yên tĩnh với chỗ ngồi thoải mái và

phù hợp có thể là sự lựa chọn lý tưởng. Đôi khi có thể áp dụng những hình thức linh hoạt khác như đi bộ, hoặc chơi cùng với trẻ để có được một buổi làm việc hiệu quả với trẻ.

- Tính riêng tư là rất quan trọng, đặc biệt là khi cuộc phỏng vấn liên quan đến thông tin cá nhân hoặc có khả năng tạo ra những cảm xúc đau buồn.

- Chỗ ngồi cần phải cho trẻ có thể cảm thấy thoải mái và tự tin, lưu ý là nên giữ khoảng cách thích hợp (không quá gần vì sẽ tạo cảm giác khó chịu nhưng cũng không quá xa vì nếu không sẽ không nghe rõ trẻ nói).

b) Thái độ và cách tiếp cận với trẻ - Giới thiệu về bản thân nhân viên CTXH; Sử dụng ngôn ngữ đơn giản mà trẻ

có thể dễ dàng hiểu được; Cần để trẻ có đủ thời gian để tạo sự thoải mái cũng như để phát triển sự tin tưởng lẫn nhau; Đối với trẻ em, thời gian để chơi cùng hoặc làm cùng những gì mà các em thích sẽ rất hữu ích trong việc phát triển mối quan hệ.

- Kết thúc cuộc phỏng vấn chúng ta để trẻ đặt câu hỏi hoặc nói bất cứ điều gì khác mà các em muốn chia sẻ...

- Tóm tắt những gì chúng ta đã trao đổi, đặc biệt là nói về những thỏa thuận công việc đã được thống nhất để trẻ nhớ. Cần khẳng định vai trò hỗ trợ của nhân viên CTXH để trẻ được tạo thêm lòng tin vào nhân viên CTXH.

c) Giúp trẻ tự thể hiện/chia sẻ - Giọng nói nhẹ nhàng, ấm áp của nhân viên CTXH có thể giúp trẻ cảm thấy

an toàn và tin tưởng hơn. Một cử chỉ quan tâm đơn giản như cái gật đầu (hoặc bất cứ điều gì tương tự thích hợp) sẽ khích lệ trẻ tiếp tục chia sẻ.

- Lắng nghe chăm chú và chứng minh rằng bạn đang nghe và hiểu những gì trẻ nói.Thể hiện sự tôn trọng cảm xúc của trẻ cũng rất quan trọng.Tránh ngắt lời trẻ.

Page 174: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

168

- Đặt câu hỏi khuyến khích trẻ giải thích một cái gì đó theo cách riêng của các em. Ví dụ: Một câu hỏi mở như "hãy kể cho chị nghe về cuộc sống trong ngôi làng nơi em đang sống" có thể gợi ra một phản ứng thoải mái và tích cực để trẻ chia sẻ hơn là một câu hỏi đóng như "nơi em đang sinh sống là ở đâu?”

d) Những lưu ý khi tiếp xúc với trẻ có hoàn cảnh đặc biệt Dùng tình cảm chân thành. Không nên tỏ thái độ thương hại trẻ.Không tỏ thái

độ khinh ghét, thị uy với trẻ.Tôn trọng tự do và nhu cầu của trẻ.Chú ý và khích lệ những điểm mạnh của trẻ.Luôn luôn thành thật. Không hứa những việc không thể thực hiện được. Tuyệt đối không để trẻ mất lòng tin. Động viên, khen ngợi khi trẻ thực hiện hành vi đúng đắn. Khích lệ, gây hứng thú khi trẻ tham gia các hoạt động tích cực. Luôn thể hiện sự quan tâm khi làm việc với trẻ.

5.3. Các kỹ năng làm việc với trẻ em a) Kỹ năng tiếp cận và tạo mối quan hệ tốt với trẻ - Hoà nhã, thân thiện và thực sự quan tâm đến trẻ. Bất cứ trẻ ở nhóm nào

cũng cần đến sự cảm thông thực sự. - Làm việc với trẻ ở nơi yên tĩnh không bị các yếu tố bên ngoài chi phối. Yên

tĩnh cũng là tín hiệu để cho trẻ thấy bạn sẵn sàng trò chuyện, lắng nghe chúng và đặc biệt là bạn không muốn đem chuyện của chúng để nói với mọi người, trẻ sẽ cảm thấy tin tưởng hơn.

b) Kỹ năng thu hút sự tham gia của trẻ Thông qua trò chơi Làm việc với trẻ em tỏ ra khá hiệu quả khi chúng ta sử dụng một số trò chơi

với trẻ nhất là trong giai đoạn đầu khi cần phải thiết lập mối quan hệ và tiếp cận được với trẻ.

Thông qua tưởng tượng, kể chuyện Nhân viên CTXH gợi ý để trẻ kể chuyện thông qua trí tưởng tượng của mình,

từ đó thu thập những thông tin cần thiết trong mối liên hệ với những chi tiết trong câu chuyện của trẻ. Khi kể chuyện, trẻ bộc lộ cảm xúc (lo lắng, sợ hãi…), đồng thời bộc lộ mong ước của mình. Trẻ cũng sẽ bày tỏ thái độ với những nhân vật trong câu chuyện, từ đó có thể phản ánh các thông tin về những mối quan hệ với những người có quan hệ với trẻ trong cuộc sống thực.

c) Kỹ năng lắng nghe tích cực Lắng nghe tích cực là một kỹ năng rất quan trọng. Lắng nghe tích cực khi

làm việc với trẻ em là việc nghe những từ ngữ mà trẻ nói và khích lệ để trẻ chia sẻ thông tin và phản hồi lại chính xác để trẻ hiểu được rằng chúng ta đang thực sự quan tâm và lắng nghe những gì trẻ nói.

d) Kỹ năng quan sát Kỹ năng quan sát là “khả năng quan sát các hành vi, cử chỉ, nét mặt, điệu

bộ... để nhận biết những diễn biến tâm lý, những suy nghĩ của đối tượng giao tiếp nhằm thu thập thông tin, so sánh chúng với thông tin qua ngôn ngữ để khẳng định tính sát thực của thông tin và hiểu chính xác đối tượng”.

Page 175: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

169

Các yếu tố cần quan sát: D áng vẻ bên ngoà i; Biểu hiện qua nét mặt; Những dấu hiệu của sự lo lắng bất an; N gôn ngữ cơ th ể

d) Kỹ năng phản hồi Kỹ năng phản hồi sẽ giúp hiểu được rằng các em đang được lắng nghe để tiếp

tục tin tưởng và thoải mái chia sẻ thông tin. Cụ thể kỹ năng phản hồi là phản ánh/phản chiếu lại những hành vi suy nghĩ cảm xúc của trẻ bằng những hành vi, điệu bộ, lời nói của nhân viên CTXH. Làm cho trẻ hiểu được, thấy được hành vi mà các em vừa thực hiện, cảm xúc vừa thể hiện, suy nghĩ vừa nói ra đã được nhân viên CTXH thực sự hiểu. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là nhân viên CTXH cần phải phản ánh chính xác những gì trẻ nói và thể hiện mà không thêm thắt hay thổi phồng.

e) Kỹ năng đặt câu hỏi Đặt câu hỏi là một kỹ năng giao tiếp cá nhân quan trọng nhằm thu thập thông

tin về chủ đề mà trẻ không đề cập tới. Có hai dạng câu hỏi mà một cán bộ có thể sử dụng: Câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Câu hỏi đóng dùng để thu thập những thông tin mà người được hỏi sẽ trả lời theo một trong những phương án hay lựa chọn người hỏi đưa ra như “có” hay “không”; “đúng” hay “sai” hoặc “cha” hoặc “mẹ”, người thân của trẻ. Câu h ỏi mở được dùng để khuyến khích trẻ em trả lời câu hỏi theo diện rộng, cung cấp những thông tin mà người hỏi muốn tìm hiểu sâu hơn.

g) Kỹ năng thấu cảm Thấu cảm là nhân viên CTXH tự đặt mình vào trong hoàn cảnh của trẻ để

hiểu những gì mà trẻ đang phải trải qua. Ví dụ một người mẹ vừa phải lo chăm sóc cho chồng vừa lo lắng về hành vi bạo lực ngày càng tăng của chồng đối với con. Trong trường hợp này nhân viên CTXH cần đặt mình vào hoàn cảnh của chị để hiểu những lo lắng và nỗi khổ trong lòng chị: Chị rất yêu con và lo lắng cho sự an toàn của con song chị cũng không thể bỏ chồng vì chị cũng rất yêu chồng. Không thể nhìn nhận hời hợt bên ngoài để phán xét rằng chị chỉ vì yêu chồng mà không hi sinh vì con. Cần lưu ý để thấu cảm, nhân viên công tác xã hội có sự sang suất, khách quan nhận định để có thể đưa ra các giải pháp giúp đỡ trẻ. Không nên để cảm xúc chi phối qua mức công việc của mình./.

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Theo anh/chị, theo quy định của pháp luật Việt Nam, trẻ em là ai? 2. Theo anh/chị, theo quy định của Luật BVCSTE 2004, trẻ em có những

quyền nào? Có những nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nào? 4. Theo anh/chị, công tác bảo vệ trẻ em có bao nhiêu cấp độ? Là cấp độ nào? 5. Theo anh/chị, kể các nội dung hoạt động của từng cấp độ bảo vệ trẻ em ở cơ sở? 6. Theo anh/chị, nhiệm vụ của cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã? 7. Tại xã của anh, chị có cháu A, 12 tuổi, bố mẹ bỏ nhau, cháu ở với ông bà

ngoại già yếu và là hộ nghèo của xã. Vì vậy cháu phải làm thuê giúp việc cho hàng phở gần nhà, nhưng thường xuyên phải làm việc từ 3h sáng tới 15h hàng ngày và bị chủ cửa hàng đánh đập. Với trách nhiệm là cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em của xã, trường hợp cháu A như vậy các anh, chị sẽ xử lý như thế nào?

Page 176: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

170

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Ngọc Bình (1997). Những điều cần biết về quyền trẻ em. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2010). Các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.

3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, UNICEF (2000). Bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.

4. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2008), Báo cáo quốc gia lần thứ ba và thứ tư Việt Nam thực hiện Công ước quốc tế quyền trẻ em giai đoạn 2002 – 2007. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.

5. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2009). Định hướng chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trợ giúp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.

6. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2014). Tài liệu tập huấn kỹ năng bảo vệ trẻ em.Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.

7. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2015). Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.

8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UNICEF (2011). Nghiên cứu đề xuất chỉ số giám sát, đánh giá thực hiện quyền trẻ em Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.

9. Trần Thị Thanh Thanh (Chủ biên) (2002). Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong thời kỳ mới – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.

10. Văn phòng Quốc hội, Trung tâm Thông tin thư viện và nghiên cứu khoa học, UNICEF (2004). Quyền của phụ nữ và trẻ em trong các văn bản pháp lý quốc tế và pháp luật Việt Nam. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Cục chăm sóc và bảo vệ trẻ em (2011). Tài liệu tâp huấn về bảo vệ chăm sóc trẻ em. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.

12. Cục chăm sóc và bảo vệ trẻ em (2013). Tài liệu tâp huấn về bảo vệ chăm sóc trẻ em. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.

Page 177: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

171

CHUYÊN ĐỀ 11

Lĩnh vực Bình đẳng giới

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI 1. Một số khái niệm về giới và bình đẳng giới (BĐG) 1.1. Giới tính: Chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ. Giới tính là những đặc điểm tự nhiên, không theo và không phụ thuộc vào

mong muốn, ý chí của con người. Giới tính có các đặc tính: i) bẩm sinh, ii) đồng nhất, iii) không biến đổi, iv) không thể thay đổi được.

Ví dụ về sự đồng nhất về giới tính: Phụ nữ ở mọi nơi trên thế giới, ở nông thôn hay thành thị đều giống nhau ở chức năng mang thai và sinh con và chỉ có họ mới có thể mang thai và sinh con. Đàn ông ở khắp nơi thế giới đền có cấu tạo về mặt sinh lý học giống nhau, đều tham gia vào các yếu tố đóng góp vào quá trình thụ thai như nhau. Chỉ đang ông mới có khả năng tạo ra tinh trùng

1.2. Giới: Chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.

Giới đề cập đến địa vị xã hội của phụ nữ và nam giới trong một bối cảnh xã hội cụ thể, do học hỏi mà có, có thể thay đổi theo thời gian và có rất nhiều khác biệt giữa các nền văn hóa và khu vực địa lý. Giới có các đặc tính: i) do dạy và học mà có; ii) đa dạng; iii) luôn biến đổi; iv) có thể thay đổi được.

Ví dụ về sự khác biệt về giới giữa các nền văn hoá: Khác với phong tục của người Kinh – theo chế độ phụ hệ, trong đám cưới nhà trai tới nhà gái xin dâu và đón (rước) dâu, người Chăm ở Việt Nam theo chế độ mẫu hệ vì vậy việc tổ chức đám hỏi, lễ cưới là do nhà gái chủ trì. Trong đám cưới nhà gái cử ông mai đến nhà trai để đón rước chú rể và họ hàng trai.

Về tính chất có thể thay đổi của giới, ví dụ: Thời phong kiến ở Việt Nam phụ nữ được mặc định chỉ lo việc bếp núc, nuôi dạy con cái và không bao giờ được tham gia vào việc chính sự, việc làng, việc nước. Ngày nay Phụ nữ Việt Nam đã có nhiều người đảm đương nhiều chức vụ, vị tí trước đây chỉ dành cho nam giới như Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng hay giám đốc công ty, trưởng phòng…

1.3. Định kiến giới: Là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.

Định kiến giới là những quan điểm mà mọi người cho là chỉ nam giới hoặc nữ giới có khả năng thực hiện được, nên làm hoặc không làm cái gì đó. Ví dụ: Phụ nữ thường được cho rằng có khả năng chăm sóc gia đình tốt hơn, còn nam giới có khả năng lãnh đạo tốt hơn. Vì vậy, mặc dù Luật Bảo hiểm xã hội đã có quy định cho phép người lao động, cả nam và nữ, được hưởng chế độ ốm đau khi có con dưới bảy tuổi bị ốm, trên thực tế vẫn chỉ có lao động nữ hưởng chính sách này.

Các định kiến giới, vì vậy, thường không đúng và thường giới hạn những gì mà xã hội cho phép hoặc mong đợi nam giới và phụ nữ thực hiện.

Page 178: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

172

1.4. Phân biệt, đối xử về giới Là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí

của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Có hai hình thức phân biệt đối xử về giới: Phân biệt đối xử trực tiếp và phân biệt đối xử gián tiếp.

- Phân biệt đối xử trực tiếp là sự phân biệt đối sử thể hiện trong các chính sách, quy tắc hay thông lệ. Một ví dụ về quy định mang tính phân biệt đối xử về giới trong pháp luật Việt Nam: Điều 166 Bộ Luật lao động quy định người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này; đồng thời Điều 187 Bộ Luật lao động quy định người lao động đảm bảo điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. Có nghĩa người lao động cao tuổi theo Bộ Luật lao động là người lao động nam giới từ trên 60 tuổi và nữ giới từ trên 55 tuổi. Tuy nhiên, Luật Người cao tuổi quy định ''Người cao tuổi được quy định trong luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên''.

- Phân biệt đối xử gián tiếp là phân biệt đối xử xảy ra khi triển khai thực hiện các pháp luật, quy tắc hay các thông lệ. Hai ví dụ ở Ví dụ 1 và Ví dụ 2 cho thấy tình trạng phân biệt đối xử về giới còn khá phổ biến trong xã hội, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở cả những nước phát triển, có trình độ dân trí cao. Phân biệt đối xử về giới có thể xẩy ra cả với những người được xem là có địa vị, có tiếng tăm trong xã hội.

1.5. Bình đẳng giới: Là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Bình đẳng giới không có nghĩa phụ nữ và nam giới phải trở thành như nhau, mà bình đẳng

"Cách đây 10 năm, tôi có đóng một bộ phim. Khi nhận ra (chuyện trả thù lao chênh lệch), tôi đã vô cùng tức giận và hét lên một mình. Tôi tự hỏi: Điều gì đang xảy ra với tôi vậy? Tôi thực sự cảm thấy ghê sợ. Và rồi tôi nhận ra, mình bị đối xử như vậy chỉ vì là phụ nữ. Đó là trải nghiệm tồi tệ nhất tôi từng có.” (Sandra Bullock, diễn viên điện ảnh Mỹ, giải Oscar nữ diễn viên chính xuất sắc năm 2010, tin trên Ngôi sao.

Net ngày 12.11.2015)

Ví dụ 1: Chuyện của một ngôi sao

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG: (Trích một số nội dung)

Công ty Cho thuê tài chính TNHH một thành viên Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank Leasing) có nhu cầu tuyển dụng lao động làm việc tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau: v Số lượng, vị trí tuyển dụng: Nhân viên kinh doanh: 09 cán bộ v Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển dụng: § Điều kiện chung: là công dân Việt Nam; là nam giới, có tuổi đời không

quá 35 tuổi, chiều cao từ 1m65 trở lên… § Điều kiện cụ thể: - Có bằng tốt nghiệp Đại học loại khá trở lên, hệ chính quy các trường… v Thời gian nhận hồ sơ: từ ngày 29/09/2015 đến hết ngày 05/10/2015 Thông báo tuyển dụng của Vietinbank Leasing được đăng trên báo Lao

động, báo Tuổi trẻ và Website Công ty: http://LC.vietinbank.vn

Ví dụ 2: Câu chuyện tuyển dụng

Page 179: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

173

sao cho các quyền, trách nhiệm và các cơ hội của họ sẽ không phụ thuộc vào họ sinh ra là nam giới hay phụ nữ. Bình đẳng giới bao hàm (i) Bình đẳng về quyền; (ii) Bình đẳng về tiếp cận và kiểm soát nguồn lực; (iii) Bình đẳng về sự tham gia và ra quyết đinh và (iv) Bình đẳng về thụ hưởng những thành quả và lợi ích.

2. Ý nghĩa và tầm quan trọng của bình đẳng giới 2.1. Ý nghĩa của bình đẳng giới Thực hiện bình đẳng giới là góp phần thúc đẩu thực hiện quyền con người.

Đây là những quyền cơ bản và tuyệt đối mà mọi con người đều cần được hưởng cho dù mức độ mà họ được hưởng khác nhau theo từng quốc gia. Theo tiêu chuẩn quốc tế, hầu hết nhưng không phải tất cả các quyền của con người được mô tả trong Tuyên ngôn về nhân quyền (1948). Ở cấp quốc gia, rất nhiều quyền con người được Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam điều chỉnh. Những quyền này có hiệu lực với mọi công dân Việt Nam bất kể giới tính của họ.

2.2. Tầm quan trọng của bình đẳng giới Nói đến bình đẳng giới về cơ bản là nói đến sự bình đẳng về quyền của phụ nữ

với nam giới. Hay nói cách khác, cốt lõi của vấn đề quyền con người của phụ nữ chính là sự bình đẳng về vị thế, cơ hội và các quyền của phụ nữ với nam giới. Chính vì vậy, ở góc độ chung nhất, đấu tranh cho bình đẳng giới cũng chính là đấu tranh cho các quyền con người của phụ nữ và ngược lại. Mối liên hệ giữa hai vấn đề bình đẳng giới và quyền con người của phụ nữ khăng khít đến mức đôi khi chúng được sử dụng thay thế cho nhau, mặc dù trên thực tế, việc thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ, thúc đẩy các quyền con người của phụ nữ có những khác biệt nhất định về tính chất, hướng tiếp cận và biện pháp sử dụng.

II. CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI

1. Pháp luật quốc tế về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ Có nhiều văn kiện quốc tế quy định và điều chỉnh các quyền con người của

phụ nữ. Dưới đây là một số văn kiện quan trọng. 1.1. Công ước của Liên hợp quốc về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử

với phụ nữ (Công ước CEDAW) Đây là một trong 9 công ước quan trọng nhất trong hệ thống văn kiện quốc tế

về quyền con người, được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 8/12/1979, có hiệu lực từ ngày 3/9/ 1981. Công ước CEDAW không quy định các quyền con người mới của phụ nữ mà đề ra cách thức, biện pháp nhằm loại trừ sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ trong việc hưởng thụ các quyền con người mà họ đã được thừa nhận trong những văn kiện quốc tế trước đó. Tính đến 8/2008 có 185 quốc gia trên thế giới là thành viên của CEDAW. Việt Nam ký gia nhập công ước CEDAW năm 1980.

1.2. Công ước số 100 của ILO về Trả công như nhau cho lao động làm công việc có giá trị ngang nhau - năm 1951

Công ước này kêu gọi các quốc gia thành viên phải bảo đảm việc áp dụng nguyên tắc trả lương như nhau cho người lao động nam và nữ khi họ làm những công việc có giá trị tương đương nhau và thúc đẩy sự trả công công bằng cho lao động nam

Page 180: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

174

và lao động nữ khi họ làm không chỉ những công việc giống nhau mà cả những công việc có giá trị như nhau.Việt Nam đã gia nhập công ước này năm 1997.

c. Công ước số 111 của ILO về Phân biệt đối xử (việc làm và nghề nghiệp) - năm 1958

Công ước này đưa ra những tiêu chuẩn toàn diện để thúc đẩy bình đẳng về cơ hội và đối xử trong thế giới việc làm với mục tiêu là bảo vệ tất cả mọi người chống lại phân biệt đối xử trên cơ sở chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, quan điểm chính trị, dòng giống quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội trong việc làm và nghề nghiệp; bảo vệ không chỉ những người đã có việc làm hoặc tham gia trong một nghề, mà cả những người đang chuẩn bị làm việc, đang tìn kiếm việc làm hoặc gặp rủi ro mất việc làm.

Công ước áp dụng với tất cả các lĩnh vực của hoạt động và bao trùm tất cả các nghề nghiệp và công việc ở cả khu vực công và tư, cũng như trong nền kinh tế phi chính thức; bao trùm không chỉ việc làm được trả công mà cả những công việc phụ thuộc và tự tạo.

d. Công ước số 156 của ILO về Những người lao động có trách nhiệm gia đình

Công ước này kêu gọi các quốc gia thành viên tạo điều kiện trong mục tiêu chính sách, pháp luật quốc gia của nước mình cho những người lao động với các trách nhiệm gia đình đang làm việc hoặc muốn làm việc đều được quyền làm việc mà không bị phân biệt đối xử, không có mâu thuẫn giữa trách nhiệm công việc và trách nhiệm gia đình của họ.

e. Công ước 183 về Bảo vệ thai sản Công ước khuyến khích các quốc gia thành viên tăng cường hơn nữa vấn đề

bảo vệ thai sản trong hệ thống pháp luật và thông lệ của quốc gia mình với các quy định cụ thể như bảo vệ sức khỏe, chế độ nghỉ thai sản, nghỉ ốm, bảo trợ việc làm và không phân biệt đối xử đối với lao động nữ trong thời gian mang thai và cho con bú.

Việt Nam đã và sẽ tiếp tục gia nhập các Công ước quốc tế về quyền con người và các Công ước của ILO. Việt Nam cũng đang nỗ lực trong việc nội luật hóa các Công ước quốc tế mà mình đã phê chuẩn vào hệ thống pháp luật quốc gia nhằm đảm bảo quyền bình đẳng thực chất của phụ nữ và nam giới.

2. Pháp luật quốc gia về bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ Bình đẳng giới và quyền phụ nữ là quyền hiến định. Nguyên tắc bình đẳng đã

được khẳng định ngay trong Hiến pháp Việt Nam năm 1946 “tất cả các công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá” và “đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” và được tái khẳng định trong Hiến pháp năm 1992 và 2013: “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới... Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.”

Nội dung bình đẳng giới cũng được quy định trong các Luật và Bộ luật quốc gia, điều chỉnh các lĩnh vực của đời sống xã hội. Có thể kể ra đây những Bộ luật, Luật tiêu biểu có đề cập tới nội dung bình đẳng giới:

+ Luật Bình đẳng giới năm 2006

Page 181: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

175

+ Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 + Luật khám chữa bệnh năm 2009 + Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 2012 + Bộ Luật lao động năm 2012 + Luật việc làm năm 2013 + Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 + Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 + Luật bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân năm 2015 Dưới đây là những nội dung cơ bản của Luật Bình đẳng giới năm 2006 và các

văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật này.

2.1. Luật Bình đẳng giới Luật Bình đẳng giới đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam khoá XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006 đánh dấu bước phát triển về thể chế và hệ thống hóa trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam bằng việc tăng cường bình đẳng giới trong đời sống cá nhân và xã hội. Dưới đây là một số nội dung cơ bản của Luật Bình đẳng giới.

a) Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới: + Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. + Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới. + Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới. + Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới. + Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật. + Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân. b) Những điểm cốt yếu trong chính sách của nhà nước về bình đẳng giới + Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội

và gia đình + Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ + Áp dụng những biện pháp thích hợp để xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu

cản trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới + Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia các hoạt động

thúc đẩy bình đẳng giới. + Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân

tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. c) Các biện pháp cụ thể thúc đẩy bình đẳng giới trong các lĩnh vực cụ thể + Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị:

i) Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội.

Page 182: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

176

ii) Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.

iii) Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu iv) Nam, nữ bình đẳn về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt,

bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức. + Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế

i) Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.

+ Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động: i) Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử

bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.

ii) Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.

+ Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo: i) Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng. ii) Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo. iii) Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về

giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. iv) Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang

theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

+ Bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ:

i) Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ. ii) Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận các khoá đào tạo về khoa học và

công nghệ, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và phát minh, sáng chế.

+ Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao: i) Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động văn hoá, thông tin, thể

dục, thể thao. ii) Nam, nữ bình đẳng trong hưởng thụ văn hoá, tiếp cận và sử dụng các

nguồn thông tin. + Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế::

i) Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khoẻ sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế.

ii) Nam, nữ bình đẳng trong lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an toàn tình dục, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Page 183: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

177

iii) Phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân tộc thiểu số, trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi sinh con đúng chính sách dân số được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

+ Bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình: i) Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ

khác liên quan đến hôn nhân và gia đình. ii) Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung,

bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.

iii) Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.

iv) Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.

v) Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.

2.2. Các Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Bình đẳng giới - Nghi định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04/6/2008 của Chính phủ qui định chi

tiết thi hành một số Điều của Luật Bình đẳng giới về trách nhiệm quản lý nhà nước về bình đẳng giới và phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới

- Nghị định số 48/2009/ NĐ-CP ngày 19/5/2009 của Chính phủ về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới.

- Nghị định số 55/2009/ NĐ-CP ngày 10/6/20099 của Chính phủ qui định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới.

2.3. Các văn bản chiến lược, chính sách khác liên quan tới Bình đẳng giới - Chương trình hành động của Chính phủ đến năm 2020 (ban hành kèm theo

Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 1/12/2009). - Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020 (phê duyệt tại

Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010).

III. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI 1. Các cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới - Chính phủ thống quản lý nhà nước về bình đẳng giới. - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ

thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới trong phạm vi cả nước. - Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách

nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới.

- Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.

Page 184: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

178

2. Trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới của Uỷ ban nhân dân cấp xã

a. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, kế hoạch về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương.

b. Tổ chức thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; huy động nhân lực, kinh phí để thực hiện bình đẳng giới ở địa phương.

c. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về giới và bình đẳng giới cho nhân dân địa phương.

d. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương. Sơ kết, tổng kết, báo cáo đánh giá hàng năm và định kỳ về tình hình thực hiện bình đẳng giới trong phạm vi địa phương.

e. Kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương.

3. Uỷ ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ a. Mục đích - Thúc đẩy thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chính

sách đối với phụ nữ - Yêu cầu nguồn lực tổ chức hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ

nữ trên tất cả các mặt đời sống xã hội, ở tất cả các lĩnh vực, bộ ngành, địa phương. b. Nhiệm vụ - Nghiên cứu, đề xuất với UBND cùng cấp về phương hướng, giải pháp liên

ngành liên quan đến sự tiến bộ phụ nữ - Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chủ trương, chính sách pháp luật

của Đảng, Nhà nước liên quan tới sự tiến bộ phụ nữ. - Phối hợp thực hiện các mục tiêu liên quan đến vì sự tiến bộ của phụ nữ

c. Lĩnh vực hoạt động - Xoá bỏ phân biệt đối xử về giới - Tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ tiến tới BĐG về thực chất - Khuyến khích, động viên phụ nữ xoá bỏ mặc cảm, tự ti gúp cho phụ nữ mạnh

dạn, tự tin, phát huy vai trò, vị thế của mình trong các lĩnh vực - Thực hiện các chế độ, chính sách ưu tiên để phụ nữ phát triển và có vai trò,

vị trí trong mọi hoạt động của đời sống xã hội và gia đình

d. Thành phần (cấp phường, thị trấn) Chủ tịch/ Phó chủ tịch UBND phụ trách khối VH-XH: Trưởng ban Cán bộ LĐTBXH cấp phường, thị trấn: Phó ban thường trực Đại diện các đoàn thể: Thành viên

Page 185: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

179

e. Nhiệm vụ của các thành viên - Tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất - Nghiên cứu, đề xuất phương hướng, giải pháp, cơ chế, chính sách nhằm tạo

cơ hội, phát huy vai trò, vị trí của phụ nữ ở địa phương, đơn vị - Tham gia kiểm tra, giám sát, đánh giá - Triển khai thực hiện các dự án, hoạt động về bình đẳng giới và sự tiến bộ phụ nữ

IV. LỒNG GHÉP VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG

1. Khái niệm Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (hay lồng ghép giới) là biện pháp nhằm thực

hiện mục tiêu bình đẳng giới. Đó là việc tính đến nhu cầu và mối quan tâm của nữ giới và nam giới trong quá trình xây dựng, thực hiện và kiểm tra, giám sát từng chính sách, chương trình, dự án, hoạt động nhằm xóa bỏ bất bình đẳng giới (N. K. Lan, 2014).

2. Nguyên tắc lồng ghép bình đẳng giới - Lồng ghép bình đẳng giới xuyên suốt trong mội hoạt động của địa phương:

đưa những ưu tiên, nhu cầu của nam giới và nữ giới một cách hệ thống và rõ ràng vào tất cả cách chính sách, dự án, cơ chế và ngân sách.

- Mọi số liệu thu thập phải tách cho hai giới nam và nữ - Các khuyến nghị đưa ra phải thống kê được các tác động khác nhau lên phụ

nữ và nam giới. Nói cách khác, người công chức văn hoá – xã hội cần phải có nhạy cảm về

giới khi phân tích, xây dựng, thực hiện và đánh giá các hoạt động, chương trình, dự án tại địa phương.

3. Tiến trình lồng ghép giới Để lồng ghép giới vào chính sách, chương trình, hoạt động cần thực hiện các

bước: Phân tích giới, lập kế hoạch giới, thực hiện, giám sát và đánh giá lồng ghép giới.

a. Phân tích giới - Thu thập số liệu về nhóm đối tượng tách biệt theo giới tính, khi phân tích vấn

đề, phân tích tình hình; - Phân tích số liệu thu thập được để xác định các xu hướng bất bình đẳng giữa

nam và nữ; - Xác định sự phân chia lao động và khả năng tiếp cận và kiểm soát các nguồn

lực và lợi ích; - Hiểu được nhu cầu, khó khăn và cơ hội của nam giới và nữ giới - Rà soát năng lực của các tổ chức liên quan tring việc thúc đẩy bình đẳng giới.

Page 186: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

180

b. Lập kế hoạch giới Khi phân tích giới cho thấy vị thế và tình trạng của nam giới và phụ nữ tương

đối bình đẳng thì cần duy trì. Nếu thấy nguy cơ bất bình đẳng giới thì cần lập kế hoạch giới để xoá bỏ bất bình đẳng. Lập kế hoạch giới gồm:

- Xác định mục tiêu của lồng ghép giới - Xác định các biện pháp để ngăn ngừa hoặc giải quyết vấn đề bất bình đẳng,

dựa theo các chiến lược lồng ghép giới - Thay đổi tổ chức: là hoạt động tác động tới cơ quan thực hiện nhằm nâng cao

năng lực thực hiện kế hoạch lồng ghép giới và thúc đẩy bình đẳng giới cho họ. c. Thực hiện lồng ghép giới Thực hiện các hoạt động lồng ghép giới đã đặt ra trong kế hoạch. d. Giám sát và đánh giá lồng ghép giới Giám sát và đánh giá quá trình và kết quả thực hiện lồng ghép giới. Xác định

những kết quả đã đạt được những thay đổi, điều chỉnh cần thực hiện (nếu có). 4. Một số nội dung lồng ghép giới a.Tập huấn, hội thảo Tập huấn, hội thảo là các hoạt động thường xuyên của tại địa phương và hay

gặp khó khăn trong việc đảm bảo bình đẳng giới. Những khó khăn thường gặp bao gồm: (i) Làm thế nào để đảm bảo quan điểm, mối quan tâm và nhu cầu của cả nam giới và phụ nữ đều được đề cập hoặc lồng ghép trong nội dung của tập huấn, hội thảo; (ii) Làm sao để có sự tham gia của cả nam giới và phụ nữ nhằm đảm bảo quyền được nâng cao năng lực cho cả hai giới.

Một số người nghĩ rằng cứ có 50% học viên tham gia tập huấn là phụ nữ là họ đã đảm bảo được vấn đề giới. Điều này là không đúng. Để hướng tới bình đẳng giới, khi thiết kế các chương trình hội thảo, tập huấn cho cả nam giới và nữ giới tại địa phương cần phải hướng tới các yếu tố sau:

- Phụ nữ có dễ dàng tới được địa điểm tập huấn. - Các buổi học được tổ chức vào thời gian thuận tiện cho phụ nữ có thể tham gia. - Nội dung tập huấn đề cập tới nhu cầu và thực tế của cả phụ nữ và nam giới. - Kết quả của cuộc họp có thực tế với cả phụ nữ và nam giới Việc lồng ghép bình đẳng giới cũng cần thực hiện trong quá trình hội thảo, tập

huấn thông qua việc: - Tạo điều kiện để nam giới và phụ nữ cơ hội bình đẳng phát biểu và thảo luận. - Nếu quan sát thấy một trong hai giới tham gia ít hoặc kém hiệu quả hơn, cần

điều chỉnh phương pháp thảo luận hoặc cách thức điều hành. - Dùng phương pháp điều hành khuyến khích tham gia của nam giới và phụ nữ. - Khi cần có thể tách riêng nhóm nam và nhóm nữ để họ thảo luận được thoải

mái, cởi mở, sau đó so sánh kết quả thảo luận của hai nhóm.

Page 187: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

181

b. Hoạt động truyền thông Hoạt động truyền thông nói chung và truyền thông về bình đẳng giới nói riêng

góp phần quan trọng cho việc thúc đẩy bình đẳng giới. Bất bình đẳng giới ăn sâu vào ngôn ngữ và hình ảnh trong các tài liệu và sản phẩm truyền thông mà hàng ngày vẫn được tuyên truyền trong gia đình, nơi làm việc và ngoài xã hội. Do vậy, lồng ghép giới trong truyền thông, ngay từ khi xây dựng sản phẩm truyền thông là quan trọng.

Khi xây dựng tài liệu thông tin - giáo dục - truyền thông để lồng ghép bình đẳng giới cần đảm bảo các yếu tố:

- Các tài liệu có sự nhạy cảm về giới. Một ví dụ về tài liệu truyền thông không có sự nhạy cảm về giới là tài liệu đưa ra những khuyến nghị về những hành đồng mà phụ nữ có thể không sẵn sàng hoặc không thể thực hiện. Ví dụ thông tin truyền thông: “yêu cầu chồng bạn sử dụng bao cao su nếu bạn nghi ngờ về tình trạng của chồng mình” có thể là một việc nhiều phụ nữ không làm được do vị thế của người vợ đối với người chồng - phụ thuộc và không chủ động trong quan hệ tình dục với chồng).

- Thể hiện sự cân bằng giữa hai giới trên hình ảnh; - Thể hiện không định kiến về vai trò giới. - Sử dụng ngôn ngữ thể hiện trung tính giới, ví dụ, nên dùng “lao động giúp

việc gia đình” thay vì dùng “phụ nữ giúp việc gia đình”. Khi phát động truyền thông, nên cân nhắc và lựa chọn các kênh hoặc hình thức

truyền thông mà cả nam giới và phụ nữ đều có thể tiếp cận; ần phân tích yếu tố giới trong các sản phẩm và thông điệp truyền thông, đặc biệt là các bản dự thảo, sản phẩm thí điểm, để kịp thời điều chỉnh, nếu cần.

Cuối cùng, do những khác biệt về giới trong xã hội, phụ nữ và nam giới có những kinh nghiệm sống khác nhau. Để hướng tới sự bình đẳng nam và nữ, câu hỏi mà chúng ta luôn phải tự hỏi trước một khi thiết kế, xây dựng một chương trình, sự kiện là - phụ nữ sẽ trải nghiệm sự kiện cụ thể này khác thế nào so với nam giới. Nếu có sự khác biệt, làm sao để những nỗ lực vận động có thể ảnh hưởng lên cuộc sống của cả nữ giới và nam giới?

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2012). Tài liệu tập huấn Thực hiện

Luật Bình đẳng giới. Ban Quản lý Dự án Ô Chương trình chung về Bình đẳng giới giữa Chính phủ Việt Nam và Liên hợp quốc.

2. Nguyễn Kim Lan (2014). Bộ tài liệu Hướng dẫn lồng ghép giới ành cho các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực luật & tư pháp tại Việt Nam. Dự án JPP-JIFF.

Page 188: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

182

CHUYÊN ĐỀ 12

Lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội I. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI 1. Kiến thức cơ bản về mại dâm 1.1. Mại dâm và các khái niệm liên quan Theo quy định của pháp luật Việt Nam: Mại dâm là hành vi mua dâm, bán

dâm. Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu. Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.

1.2. Các hình thức hoạt động mại dâm - Mại dâm đường phố: Người bán dâm đứng tại công viên, lề đường, chân cầu

vượt…để mời chào khách. Hình thức này còn xuất hiện dưới dạng gái mại dâm dùng xe di chuyển trên đường để chào mời khách đi đường.

- Mại dâm trá hình trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí (café, karaoke, quán nhậu, hớt tóc thanh nữ, massage, môi giới, nhà hàng, khách sạn, vũ trường…).

- Mại dâm sử dụng công nghệ thông tin: người bán dâm thông qua điện thoại di động, quảng cáo trên mạng iternet để chào hàng, gạ tình…

- Mại dâm trá hình dưới các hình thức du lịch, giới thiệu việc làm ở nước ngoài: Bọn môi giới, cò mồi tổ chức đưa người bán dâm (thường là vũ nữ, tiếp viên nhà hàng...) ra nước ngoài để bán dâm. Hình thức hoạt động mại dâm theo hình thức này có liên quan đến tệ nạn mua bán người.

1.3. Tác hại của tệ nạn mại dâm Tệ nạn mại dâm đưa lại các tác hại cho không chỉ người bán dâm mà cả đối

với xã hội. Đối với bản thân những người bán dâm, tham gia vào tệ nạn này khiến họ

đứng trước các nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, lậu, viêm gan, HIV/AIDS… Người bán dâm cũng đứng trước nguy cơ bị hành hạ về thể chất, tinh thần, bị ép buộc sử dụng ma tuý để cưỡng bức bán dẫm. Những người hành nghề mại dâm cũng có nguy cơ cao vướng vào nợ nần do phải vay nợ với lãi suất cao cho các chi phí như quần áo, mỹ phẩm, thuốc men, ma túy, cờ bạc… Từ đó họ rất dễ bị biến thành nô lệ của chủ chứa do các khoản nợ, có nguy cơ trở thành nạn nhân của tệ nạn mua bán người, bị bóc lột bởi bọn môi giới, cò mồi, bảo kê... Những người phụ nữ làm nghề bán dâm còn đứng trước nguy cơ khó có thể thực hiện thiên chức làm mẹ bởi những bệnh về đường tình dục, sinh sản trong quá trình hành nghề.

Đối với xã hội, tệ nạn mại dâm làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là lây nhiễm HIV/AIDS,trong cộng đồng. Tệ nạn mại dâm làm xói mòn, phá hoại hình ảnh, nhân phẩm của người phụ nữ, băng hoại đạo đức xã hội, gây ra những hệ luỵ cho gia đình những người có liên quan, là yếu tố dẫn tới những tệ nạn xã hội khác trên địa bàn như cờ bạc, ma túy, trấn lột... Tất cả

Page 189: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

183

những điều đó khiến cho nhà nước phải tốn kém chi phí, nhân lực cho công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn mại dâm và các tệ nạn có liên quan.

2. Kiến thức cơ bản về ma tuý 2.1. Ma tuý và một số khái niệm có liên quan Theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Luật phòng, chống ma túy năm 2000, “chất

ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành”. Đồng thời, Khoản 3 Điều 1 Luật Phòng, chống ma túy cũng giải thích “chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng”.

Như vậy có thể thấy chất hướng thần, về bản chất, cũng chính là chất gây nghiện. Điều đó có nghĩa nói đến chất ma túy là nói đến chất gây nghiện. Vậy, chất gây nghiện là gì?

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chất gây nghiện và ý nghĩa của chất gây nghiện cũng rất khác nhau trong các văn bản pháp luật về kiểm soát ma túy, trong y học và trong cách hiểu thông thường. Tuy vậy, khái niệm về chất gây nghiện được chấp nhận rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay là khái niệm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra năm 1989, theo đó “chất gây nghiện là bất kỳ chất hóa học nào, khi đưa vào cơ thể, làm thay đổi các chức năng của cơ thể cả về mặt thể chất và (hoặc) tâm lý”.

Chất gây nghiện, nói theo nghĩa rộng, là một chất có thể thay đổi chức năng cơ thể thông thường khi được một cơ thể sống hấp thụ. Một số chất gây nghiện phổ biến hiện nay trên thế giới như chất nicotine trong thuốc lá, alcohol trong rượu bia hay thuốc phiện, cần sa, heroin, methamphetamine, ecstasy…

Các chất gây nghiện bất hợp pháp ở Việt Nam được gọi là ma túy. Theo quy định tại Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 1/10/2001 của Chính phủ ban hành danh mục các chất ma túy và tiền chất, có 227 chất gây nghiện được xếp vào danh mục các chất ma túy, trong đó có thể kể tên một số loại khá phổ biến như: thuốc phiện, heroin, morphine, cần sa, cocain, ecstasy, methadone, amphetamine, methamphetamine, ketamine….

Lưu ý: Việc phân loại chất gây nghiện hợp pháp hay không hợp pháp chỉ mang tính tương đối bởi cùng một chất gây nghiện ở xã hội này, quốc gia này là chất gây nghiện hợp pháp thì ở quốc gia khác, xã hội khác lại bị xếp vào là chất gây nghiện bất hợp pháp, thậm chí ở cùng một quốc gia nhưng ở những thời kỳ khác nhau thì tính chất hợp pháp của một chất gây nghiện cũng khác nhau.

2.2. Nghiện ma túy Nghiện ma túy: là một căn bệnh của não bộ có bản chất mãn tính và tái phát

được biểu hiện bằng hành vi bắt buộc phải tìm kiếm và sử dụng bất chấp những hậu quả của việc sử dụng (UNODC, 2009). Phụ lục 12.1 giới thiệu tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới.

Nghiện ma túy là căn bệnh của não bộ. Nhưng nghiện không chỉ là một bệnh của não mà còn phức tạp hơn thế, nó chịu sự tác động của các yếu tố về mặt sinh học của cá nhân người sử dụng, các yếu tố về môi trường và các yếu tố thuộc về bản thân chất gây nghiện. Các yếu tố này tương tác với nhau và ảnh hưởng tới nguy cơ nghiện

Page 190: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

184

ma túy cũng như tình trạng nghiện ma túy của mỗi người. Vì vậy, điều trị cho người nghiện ma tuý phải xem xét tới cả những yếu tố này.

2.3. Hậu quả của nghiện ma túy Nghiện ma túy gây ra nhiều hậu quả đối với bản thân người nghiện, với gia

đình người nghiện và với xã hội. Đối với bản thân người nghiện, nghiện ma tuý gây ra những hậu quả: i) Về thể

chất (sút cân, mắc bệnh ngoài da do vệ sinh kém, suy giảm hệ thống miễn dịch, nguy cơ mắc bệnh lao vào các bệnh lây truyền qua đường tình dục như viêm gian B, viêm gan C, HIV, nguy cơ sốc thuốc...), ii) Về nhân cách (vô trách nhiệm với gia đình, công việc, người thân; mất khả năng kiềm chế cảm xúc, xung đột với mọi người, hay nói dối.. từ đó dẫn tới các rối loạn về tâm thần như lo lắng, trầm cảm, ảo tưởng, ảo giác...; iii) Về công việc, học tập (không tập trung, không đảm bảo tiến độ, chất lượng, số lượng công việc được giao, không tuân thủ các nội quy của nơi làm việc, trường học...); iv) Về kinh tế (do thúc ép về tiền để sử dụng ma túy dễ dẫn người nghiện có các hành vi vi phạm pháp luật như trộm cắp, buôn bán ma túy, mại dâm, hãm hại người khác…).

Đối với đa số gia đình người nghiện, việc có người trong gia đình nghiện ma tuý làm suy giảm đáng kể, thậm chí với nhiều trường hợp là làm khánh kiệt, kinh tế gia đình; làm ảnh hưởng tới danh dự, uy tín của gia đình trong cộng đồng, dòng tộc và với hầu hết các gia đình, nghiện ma tuý mang đến những mâu thuẫn giữa các thành viên, bất ổn trong gia đình, có khi là tan vỡ gia đình.

Đối với xã hội, ma tuý là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tội phạm, gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Tệ nạn nghiện ma tuý cũng làm suy giảm lực lượng lao động quốc gia cả về số lượng và chất lượng. Về khía cạnh kinh tế, một lượng lớn tiền lẽ ra có thể được chi dùng đầu tư cho sản xuất, cho phát triển kinh tế đất nước hay dành cho các mục đích giáo dục, văn hóa, xã hội khác thì lại bị chi cho sử dụng ma túy và cho các chương trình triệt phá, thay trồng cây thuốc phiện, phòng chống tội phạm ma tuý, điều trị, cai nghiện cho người nghiện ma túy.

2.4. Điều trị nghiện ma tuý Đề án đổi mới công tác cai nghiện đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết

định số 2596/QĐ-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ xác định điều trị nghiện ma túy là một quá trình lâu dài bao gồm tổng thể các can thiệp hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội làm thay đổi nhận thức, hành vi nhằm giảm tác hại của nghiện ma túy và giảm tình trạng sử dụng ma túy trái phép. Hiện nay việc điều trị nghiện ma tuý được thực hiện theo hai hướng: Cai nghiện và điều trị duy trì thay thế.

Cai nghiện là biện pháp điều trị nhằm giúp người nghiện ma tuý bỏ sử dụng ma tuý trái phép và duy trì không sử dụng ma tuý càng dài càng tốt. Để cai nghiện, người nghiện trước hết cần được giải độc ma tuý (cắt cơn) sau đó là giai đoạn phục hồi với các can thiệp về tâm lý, xã hội để giúp người nghiện phục hồi sức khoẻ, tâm lý và trang bị các kỹ năng dự phòng tái nghiện. Tại Việt Nam hiện nay có các bài thuốc, phác đồ hỗ trợ cắt cơn đã được Bộ Y tế cấp phép như: Phác đồ An thần kinh (ATK), thuốc CEDEMEX, HENTOS, Bông Sen... Lưu ý, đây là các thuốc hỗ trợ cắt cơn nghiện, không phải thuốc cai nghiện. Hiện trên thế giới hiện chưa có thuốc nào được coi là thuốc cai nghiện.

Page 191: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

185

Điều trị duy trì thay thế là biện pháp giúp người nghiện chất dạng thuốc phiện (thuốc phiện, heroin, morphine…) bỏ sử dụng ma tuý bằng việc duy trì sử dụng một loại thuốc thay thế. Có hai liệu pháp điều trị duy trì thay thay là điều trị bằng chất đồng vận và điều trị bằng chất đối kháng. Chất đồng vận là những loại chất có tác dụng giống heroin lên não của người sử dụng nhưng có có đặc điểm chuyển hóa từ từ hơn heroin nên không gây ra hội chứng cai đột ngột. Thời gian bán hủy kéo dài nên chỉ cần dùng thuốc mỗi ngày hoặc vài ngày một lần (tuỳ theo loại thuốc sử dụng) vào thời gian cố định. Thuốc điều trị được dùng bằng đường uống. Các chất đồng vận được sử dụng phổ biến hiện nay là methadone và buprenorphine.

Điều trị duy trì bằng chất đồng vận được đánh giá là một phương pháp điều trị nghiện có hiệu quả trong việc giúp người nghiện giảm sử dụng ma túy bất hợp pháp, giảm nguy cơ nhiễm virut qua đường máu, tăng khả năng thực hiện chức năng xã hội và tăng tình trạng sức khỏe, các mối quan hệ xã hội, giảm nguy cơ tham gia vào các hoạt động tội phạm và giúp tăng việc làm… Tuy nhiên, cần lưu ý đây là phương pháp điều trị “duy trì”, việc điều trị phải tính bằng năm chứ không phải tuần hay tháng, thậm chí một số bệnh nhân cần được điều trị trong một khoảng thời gian vô hạn định.

Với phương pháp điều trị bằng các chất đối kháng, người nghiện các chất ma túy dạng thuốc phiện được điều trị bằng các chất đối vận của morphine (như naloxone, naltrexone) có tác dụng phong tỏa các thụ cảm thể các chất dạng thuốc phiện trong não người sử dụng khiến cho các chất này khi được được đưa vào cơ thể sẽ không được não bộ hấp thụ, không có cảm giác phê mà chất ma túy mang lại.

Cả hai loại hình điều trị dược lý bằng chất đồng vận hay chất đối kháng kể trên đều đang đuợc thực hiện ở Việt Nam. Đặc biệt, chương trình điều trị duy trì thay thế bằng methadone đang đuợc Chính phủ đầu tư mở rộng với mục tiêu cung cấp dịch vụ methadone cho 80.000 người nghiện các chất dạng thuốc phiện vào cuối năm 2015.

3. Kiến thức cơ bản về mua bán người 3.1. Mua bán người và các khái niệm liên quan Theo quy định tại Điều 150 Bộ Luật hình sự 2015, mua bán người là việc

dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc bằng thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi: i) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác; ii) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; iii) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm i và ii nói trên.

3.2. Các nguyên tắc cơ bản trong phòng chống mua bán người - Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi bị

nghiêm cấm liên quan đến mua bán người. - Giải cứu, bảo vệ, tiếp nhận, xác minh, hỗ trợ nạn nhân kịp thời, chính xác.

Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với nạn nhân. - Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ

chức trong phòng, chống mua bán người.

Page 192: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

186

- Ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời, chính xác hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến mua bán người.

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và pháp luật, tập quán quốc tế.

Á Á Ậ Ề Ò Ố Ệ ẠII. CHÍNH S CH, PH P LU T V PH NG, CH NG T N N Ã ỘX H I

1. Đối với công tác phòng, chống mại dâm - Chỉ thị số 22/CT-TTG ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy

định xây dựng các mô hình hỗ trợ tại cộng đồng đối với người bán dâm để có thể cung cấp kịp thời các dịch vụ tư vấn tâm lý, pháp lý; điều trị bệnh lây truyên qua đường tình dục; hỗ trợ học nghề, tiếp cận các nguồn vốn nhằm tạo cơ hội cho người bán dâm thay đổi công việc, hòa nhập cộng đồng bền vững.

- Pháp lệnh phòng, chống mại dâm đưa ra một số biện pháp quan trọng để phòng chống mại dâm, bao gồm: tuyên truyền, giáo dục phòng, chống mại dâm và ổ chức chữa bệnh, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm giúp người bán dâm hòa nhập cộng đồng.

- Luật xử lý vi phạm hành chính 15/2012/QH13 và Nghị quyết 24/2012/QH13 về việc thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính quy định không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm. Người bán dâm bị xử phạt vi phạm hành chính.

- Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg ngày 26/04/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương quy định các đối tượng trên được vay vốn ưu đãi khi đủ các điều kiện như:

+ Cư trú hợp pháp và sinh sống ổn định tại địa phương nơi vay vốn. + Có phương án sản xuất, kinh doanh và có khả năng trả nợ vay theo cam kết. + Là thành viên Tổ tiết kiệm và vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội. Mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay và khả năng trả nợ của từng cá nhân, hộ

gia đình và không phải thế chấp, nhưng không vượt quá 20 triệu đối với cá nhân và không quá 30 triệu đồng đối với hộ gia đình.

2. Đối với công tác cai nghiện ma tuý Theo các quy định của pháp luật hiện hành, việc cai nghiện ma tuý ở Việt

Nam được thực hiện theo 3 hình thức: cai nghiện tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng và cai nghiện tại Trung tâm với 2 biện pháp: cai nghiện tự nguyện và cai nghiện bắt buộc.

2.1. Cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng Hình thức cai nghiện tại gia đình được áp dụng đối với các trường hợp tự

nguyện từ đủ 12 tuổi trở lên, lần đầu cai nghiện, đang cư trú tại cộng đồng, tự giác khai báo và tự nguyện đăng ký cai nghiện tại gia đình.

Page 193: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

187

Hình thức cai nghiện tại cộng đồng được thực hiện theo hai biện pháp: cai nghiện tự nguyện và cai nghiện bắt buộc. Biện pháp cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng được áp dụng với những đối tượng đang cư trú tại cộng đồng và tự nguyện đăng ký cai nghiện nhưng không có điều kiện điều trị cắt cơn tại gia đình. Biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng được áp dụng đối với người nghiện ma túy cư trú tại cộng đồng nhưng không tự giác khai báo và không tự nguyện đăng ký cai nghiện tại gia đình hoặc cộng đồng. Thời gian cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng là từ 6 - 12 tháng.

Đối với công tác cai nghiện tại gia đình, cộng đồng, Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm: Ra quyết định cai nghiện; chỉ đạo Tổ công tác cai nghiện phối hợp với gia đình tổ chức cai nghiện; chỉ đạo cơ sở y tế cấp xã, bác sỹ điều trị khám sức khỏe ban đầu, làm hồ sơ bệnh án, điều trị cắt cơn... và cấp Giấy chứng nhận cho người hoàn thành thời gian cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng.

2.2. Cai nghiện ma túy tại Trung tâm a) Cai nghiện bắt buộc đối với người thành niên Theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính, biện pháp cai nghiện bắt

buộc tại Trung tâm được áp dụng đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định hoặc đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên (có nơi cư trú ổn định) đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện. Thời gian cai nghiện từ 12 – 24 tháng.

Trình tự: i) Công an cấp xã lập hồ sơ. ii) Cơ quan y tế xác định tình trạng nghiện. iii) Chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định giao cho gia đình quản lý trong thời

gian làm thủ tục. iv) Cơ quan lập hồ sơ chuyển cho phòng Tư pháp và Phòng LĐTBXH kiểm

tra tính hợp lệ của hồ sơ. v) Tòa án cấp huyện xét, ra quyết định - đưa người cai nghiện bắt buộc vào

Trung tâm. * Đối với người chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

nhưng không có nơi cư trú ổn định: Cơ quan công an xác định nơi cư trú của người nghiện. Nếu không xác định được nơi cư trú thì lập hồ sơ đưa vào Trung tâm cai nghiện bắt buộc. Trong thời gian làm hồ sơ chuyển cho tòa án xem xét quyết định đưa vào Trung tâm cai nghiện bắt buộc, tạm thời đưa người nghiện vào quản lý tại trung tâm tiếp nhận xã hội.

b) Cai nghiện bắt buộc bắt buộc cho người chưa thành niên Biện pháp cai nghiện này không phải là biện pháp xử lý vi phạm hành chính,

được thực hiện theo quy định tại Luật Phòng chống ma tuý. Biện pháp này được áp dụng đối với người nghiện từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi thuộc một trong các trường hợp

Page 194: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

188

sau: i) đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện; ii) không có nơi cư trú nhất định.

- Chủ tịch UBND cấp huyện là người có thẩm quyền ra quyết định đưa đi cai nghiện bắt buộc tại trung tâm đối với người chưa thành niên. Thời gian cai nghiện là từ 12 – 24 tháng.

c) Cai nghiện tự nguyện Hình thức này áp dụng đối với những người nghiện tự nguyện vào cai nghiện

tại Trung tâm. Khi có nhu cầu người nghiện viết đơn xin đi cai nghiện tự nguyện tại Trung tâm gửi Giám đốc Trung tâm cai nghiện. Thời gian cai nghiện tự nguyện là 6 tháng. Người nghiện có nhu cầu xin ra trước thời hạn thì làm đơn gửi Giám đốc Trung tâm quyết định.

2.3. Quản lý sau cai nghiện Theo quy định tại Luật Phòng, chống ma tuý, sau khi người nghiện ma túy

hoàn thành giai đoạn cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm sẽ được tiếp tục quản lý sau cai, thời hạn từ 1-2 năm tại Trung tâm quản lý sau cai nghiện hoặc tại nơi cư trú.

Đối với hình thức quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú, UBND cấp xã có trách nhiệm:

+ Quản lý, hướng dẫn, giúp đỡ người sau cai nghiện phòng, chống tái nghiện tư vấn cho họ để thay đổi hành vi, nhân cách.

+ Quản lý, theo dõi, đánh giá quá trình phục hồi sau cai nghiện, + Tổ chức, phân công người giúp đỡ, hướng dẫn người sau cai nghiện cách ly

môi trường ma túy, dự phòng tái nghiện. + Hỗ trợ học nghề, tìm việc làm và tạo điều kiện để người sau cai nghiện

tham gia các hoạt động xã hội, hòa nhập cộng đồng. + Tổ chức các Đội công tác xã hội tình nguyện; huy động cộng đồng dân cư

tham gia quản lý, giúp đỡ; động viên, khuyến khích người sau cai nghiện tham gia các hoạt động xã hội.

+ Tuyên truyền, quản lý, tổ chức chăm sóc, tư vấn, điều trị, hỗ trợ cho người sau cai nghiện nhiễm HIV/AIDS.

+ Hàng tháng, tổ chức họp kiểm điểm, nhận xét quá trình phấn đấu, rèn luyện.

3. Đối với công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về Theo quy định tại Luật Phòng, chống mua bán người, nạn nhân bị mua bán trở

về được hỗ trợ các khoản sau: - Hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại. Trong trường hợp cần thiết, nạn

nhân được bố trí chỗ ở tạm thời, được hỗ trợ về ăn, mặc và các vật dụng cá nhân thiết yếu khác trên cơ sở điều kiện thực tế và đặc điểm về lứa tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe của nạn nhân. Nạn nhân có nguyện vọng trở về nơi cư trú mà không có khả năng chi trả tiền tàu xe và tiền ăn trong thời gian đi đường thì được hỗ trợ các khoản chi phí này.

Page 195: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

189

- Trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn. Nạn nhân khi trở về địa phương, nếu thuộc hộ nghèo thì được hỗ trợ một lần tiền trợ cấp khó khăn ban đầu. Nạn nhân có nhu cầu vay vốn để sản xuất, kinh doanh thì được xem xét tạo điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật.

III. NHIỆM VỤ CỦA CÔNG CHỨC VĂN HOÁ - XÃ HỘI PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRONG PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI

1. Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn ma túy, mại dâm, giảm lây nhiễm và tác hại của HIV/AIDS, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về.

Việc tuyên truyền hướng tới các nhóm đối tượng như: cán bộ, dân cư ở địa bàn; người có nguy cơ cao, người nghiện ma túy, người sau cai nghiện, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone; người bán dâm, người có nguy cơ sa vào con đường bán dâm; người nhiễm HIV/AIDS; các nạn nhân bị mua bán trở về.

Công tác tuyên truyền được thực hiện với đa dạng hình thức như: i) Thông qua phương tiện truyền thông đại chúng (báo chí, phát thanh, truyền thanh, truyền hình, internet...), ii) Truyền miệng (qua vận động, tuyên truyền trực tiếp hoặc qua các buổi nói chuyên chuyên đề trong trường học, cơ quan, đơn vị hay lồng ghép tuyên truyền với các cuộc họp tổ dân phố, cụm dân cư, thôn, bản...); iii) Thông qua các tài liệu truyền thông (tờ rơi, pano, áp phích, sách mỏng, băng đĩa hình...).

2. Tham gia quản lý, tư vấn, giáo dục, cảm hóa, vận động, hỗ trợ người nghiện ma tuý cai nghiện, người bán dâm hoàn lương, nạn nhân bị mua bán hòa nhập cộng đồng với những hoạt động cụ thể như:

- Nắm danh sách người nghiện ma túy, người bán dâm, nạn nhân bị mua bán trở về và những người có nguy cơ cao sa vào các tệ nạn xã hội thuộc địa bàn được phân công quản lý. Danh sách được thu thập thông qua danh dách của cơ quan công an, các đoàn thể, tổ dân phố, các câu lạc bộ đồng đẳng… và những nguồn thông tin khác.

-Tìm hiểu thực trạng tình hình và hoàn cảnh đối tượng được phân công quản lý, giúp đỡ để có kế hoạch giúp đỡ cụ thể. Thông tin cần cụ thể cho từng người nghiện (thời gian sử dụng, hình thức sử dụng, loại ma túy sử dụng, các hình thức cai nghiện đã được áp dụng...), người bán dâm (thời gian bán dâm, tình trạng sức khỏe, quan hệ gia đình…), người nhiễm HIV (nguyên nhân bị nhiễm HIV, tình trạng sức khỏe hiện tại...). Cán bộ xã hội cũng cần nắm hoàn cảnh của từng đối tượng (trình độ, gia đình, nhu cầu công việc, những mối quan hệ hiện tại...), hiểu được nhu cầu hiện tại của họ là gì, họ có thuận lợi, khó khăn gì?

- Tiến hành tiếp cận đối tượng để tuyên truyền, tư vấn và thường xuyên gặp gỡ và giữ mối liên hệ, nắm bắt những thay đổi của họ (nhận thức, hành vi, chỗ ở, việc làm, tình cảm, việc tái sử dụng ma túy hay tiếp tục bán dâm...) để có những hỗ trợ kịp thời.

- Xúc tiến và kết nối các nguồn lực để hỗ trợ đối tượng, chú trọng các hoạt động hỗ trợ vay vốn, dạy nghề, tìm việc làm: tìm hiểu và nắm rõ những quy định của nhà nước, của địa phương về hỗ vay vốn, dạy nghề, tạo việc làm; tìm hiểu về các chương trình dạy nghề, cho vay vốn ưu đãi của các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn; liên hệ với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có trụ sở đóng trên địa bàn để tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng và tiêu chí của từng công việc; khảo sát khả năng cung cấp các dịch

Page 196: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

190

vụ dạy nghề, truyền nghề, tạo việc làm của các cơ sở dạy nghề của nhà nước và tư nhân, cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng trên địa bàn; đề xuất UBND cấp xã ưu tiên, tạo điều kiện để người sau cai nghiện, người bán dâm, người nhiễm HIV tự tạo việc làm…

3. Tham mưu cho UBND và phối hợp triển khai thực hiện lồng ghép công tác phòng, chống tệ nạn xã hội (PCTNXH) với cuộc vận đồng “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

- Tham gia góp ý xây dựng chương trình, kế hoạch của Ban chỉ đạo cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, cấp xã; đề xuất các nội dung PCTNXH vào chương trình của Ban chỉ đạo.

- Phối hợp với các Ban, ngành để thực hiện các nội dung và PCTNXH được Ban chỉ đạo phê duyệt hoặc đảm nhiệm thực hiện nội dung về PCTNXH.

- Đảm nhiệm chính một số nội dung của phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” hoặc tham gia với tính chất là một thành viên thực hiện.

- Tập huấn cho cán bộ cộng đồng về các nội dung PCTNXH, đồng thời, tham gia các cuộc tập huấn về các nội dung thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

- Hàng năm tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm về các hoạt động lồng ghép. 4. Tham mưu cho UBND và phối hợp thực hiện công tác xây dựng

phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn xã hội - Thống nhất bằng văn bản cụ thể hướng dẫn xây dựng và triển khai thực hiện

kế hoạch phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm của HĐND, UBND theo chỉ đạo của các cấp ủy Đảng cơ sở trong khuôn khổ pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm phải được triển khai thường xuyên đến từng gia đình, từng người dân với mục tiêu đẩy lùi và ngăn chặn việc phát sinh, phát triển tệ nạn xã hội.

- Làm tốt công tác quản lý địa bàn thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tình hình di biến động của người nghiện ma túy, người bán dâm; quản lý hộ khẩu, đăng ký tạm trú, tạm vắng; thực hiện các quy định đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm, sử dụng ma túy trên địa bàn.

- Phát hiện, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm liên quan đến tệ nạn ma túy, mại dâm theo đúng quy định của pháp luật.

- Lồng ghép công tác chữa trị, quản lý, giáo dục người nghiện ma túy, mại dâm theo đúng quy định của pháp luật.

- Lồng ghép công tác chữa trị, quản lý, giáo dục người nghiện ma túy, người bán dâm với việc thực hiện tốt công tác xã hội thông qua các chương trình KTXH khác, hỗ trợ cho các đối tượng này tái hòa nhập cộng đồng nhằm giảm thiểu tình trạng tái nghiện, tái phạm.

IV. MỘT SỐ KỸ NĂNG CƠ BẢN CHO CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI TẠI PHƯƠNG, THỊ TRẤN

Page 197: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

191

1. Kỹ năng xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng Để làm việc một cách có hiệu quả với người sử dụng ma túy, người bán dâm

và nạn nhân bị buôn bán điều quan trọng trước hết đối với các cán bộ xã hội phường, thị trấn hay các nhân viên công tác xã hội là phải xây dựng và phát triển các mối quan hệ tích cực với họ (gọi chung là khách hàng hay đối tượng trợ giúp). Lưu ý, mối quan hệ được đề cập ở đây là mối quan hệ trên phương diện công việc chứ không phải quan hệ cá nhân, riêng tư.

Để đạt được điều đó người cán bộ làm việc với người sử dụng ma túy, người bán dâm và nạn nhân bị buôn bán cần nắm được các Kỹ năng xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng, với những nội dung cụ thể sau:

1.1. Tạo ấn tượng ban đầu tốt đẹp với khách hàng Một trong những yếu tố quan trọng nữa, đôi khi quyết định hướng phát triển

cho mối quan hệ với khách hàng đó là việc chuẩn bị tốt cho cuộc gặp gỡ, tiếp xúc đầu tiên - hay chúng ta hay gọi là buổi tiếp cận. Tại sao? Bởi vì ngay từ buổi tiếp cận đó, bạn sẽ khiến cho khách hàng hoặc gây ấn tượng với họ rằng bạn thực sự quan tâm đến họ, muốn giúp đỡ họ và mong muốn hiểu hơn về khách hàng để từ đó không nhằm ngoài mục đích giúp đỡ, hỗ trợ khách hàng thay đổi hành vi. Tạo được ấn tượng ban đầu tốt đẹp với khách hàng sẽ giúp thiết lập được mối quan hệ công việc tốt đẹp lâu dài với khách hàng.

Để tạo được ấn tượng tốt đẹp ban đầu với khách hàng nhân viên công tác xã hội cần biết tách mình ra những giả định trước đó về khách hàng (thường là mang tính tiêu cực) và tạo phong thái niềm nở và đặt ra các mong đợi phù hợp đối với khách hàng. Hãy thông tin rõ ràng cho khách hàng về công việc của bạn, mục tiêu và các dịch vụ mà chương trình của bạn có thể cung cấp cho khách hàng và nói cho khách biết họ có thể mong đợi gì từ bạn.

1.2. Thúc đẩy sự quyết tâm ở khách hàng Nhiều người nghiện ma túy mặc dù nhận thức rõ được tác hại của việc sử dụng

ma túy và có mong muốn được từ bỏ ma túy tuy nhiên không tự tin và bản thân, từ đó dẫn đến không cương quyết tham gia, theo đuổi chương trình điều trị nghiện ma túy. Tương tự như vậy, người bán dâm, nạn nhân bị buôn bán có thể sẽ ngại ngần tham gia vào chương trình tái hoà nhập cộng đồng và các hoạt động của cộng đồng. Các kỹ năng dưới đây có thể giúp nhân viên công tác xã hội thúc đẩy được quyết tâm thay đổi hành vi của khách hàng.

Để thúc đẩy sự quyết tâm ở khách hàng, nhân viên công tác xã hội cần tập trung vào việc khách hàng có thể làm gì và sức mạnh hay ưu điểm của họ là gì. Với sự hỗ trợ của nhân viên công tác xã hội, khách hàng sẽ trở nên có năng lực hơn, tự tin hơn và quan tâm đến những người khác.

Điều quan trọng đối với nhân viên công tác xã hội là thể hiện được sự quan tâm và tôn trọng khách hàng thông qua việc cố gắng tìm ra khía cạnh tích cực từ hành vi tiêu cực của khách hàng, biểu hiện mong đợi của mình vào khách hàng bằng cách cho họ thấy được điểm mạnh của chính họ, khuyến khích, động viên họ. Bên cạnh đó, tạo cơ hội cho khách hàng góp phần vào việc hỗ trợ người khác và giúp họ cảm thấy họ sống có nghĩa và có vai trò quan trọng đối với gia đình hay xã hội.

Page 198: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

192

1.3. Duy trì và phát triển mối quan hệ giữa hai bên Mối quan hệ 2 chiều giữa nhân viên xã hội và khách hàng thực sự được thiết

lập khi cả hai cảm thấy dễ hợp tác và hiểu nhau hơn. Giao tiếp, hiểu biết và chấp nhận lẫn nhau là các yếu tốt quan trọng cho việc thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa 2 bên. Một trong những công việc đầu tiên là tìm hiểu xem khách hàng cảm thấy thoải mái khi tiếp xúc với bạn hay không. Hãy tự tin và làm đúng vai trò của mình. Hãy biểu hiện một cách tự nhiên giống như khi bạn nới rộng mối quan hệ với một ai đó trong cuộc sống cá nhân. Hãy tìm hiểu xem: Khách hàng thường làm gì khi vui, thường làm gì khi rảnh rỗi, họ thường đến những nơi nào, bạn có điểm gì chung với họ không…?

Để duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng, bạn cũng cần chuẩn bị chu đáo cho các cuộc gặp tiếp theo bằng cách trả lời các câu hỏi: Mục đích của buổi gặp gỡ hôm nay là gì? Khách hàng đã có những tiến bộ hoặc thay đổi gì? Có vấn đề gì đáng quan tâm? Có cách giải quyết hoặc lựa chọn gì có thể thảo luận với khách hàng? v.v...

2. Kỹ năng nhận diện vấn đề và xác định nhu cầu Để xây dựng kế hoạch trợ giúp một người nghiện ma tuý, người bán dâm, nạn

nhân bị buôn bán (gọi chung là đối tượng cần trợ giúp hay khách hàng), việc nhận diện vấn đề và xác định nhu cầu của họ là việc làm không thể bỏ qua. Mỗi khách hàng mà cán bộ xã hội trợ giúp luôn gặp nhiều vấn đề ở nhiều lĩnh vực khác nhau như vấn đề về sức khỏe, tâm lý tình cảm, việc làm, nhận thức và các vấn đề liên quan tới pháp lý... Nhận diện đúng các vấn đề và phát hiện được các nhu cầu và mức độ ưu tiên thực hiện các nhu cầu này sẽ giúp cán bộ xã hội đảm bảo sự chuẩn xác trong xây dựng kế hoạch hỗ trợ và đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng.

2.1. Một số vấn đề khách hàng thường gặp phải - Sức khỏe: giảm sút về sức khỏe thể chất, có các loại bệnh liên quan tới quan

hệ tình dục, bệnh nan y, cần thuốc đặc trị, sức khỏe tâm thần bị tổn thương do không được hoặc ít được quan tâm từ phía gia đình, bị kỳ thị bởi những người xung quanh.

- Việc làm: Khó khăn tìm kiếm việc làm, do thiếu kiến thức kỹ năng, không đủ sức khỏe bị kỳ thị tại nơi làm việc, trong việc trả lương, sự ổn định, không có việc làm, không đảm bảo chất lượng công việc.

- Pháp lý: khó khăn trong việc xin cấp mới hoặc cấp lại những giấy tờ tùy thân, xác minh lý lịch.

- Nhận thức: có những suy nghĩ thiếu thích nghi. - Niềm tin: giảm/không có niềm tin vào những người xung quanh, vào cuộc

sống của bản thân, tự ti... 2.2. Các loại nhu cầu của con người Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người, là đòi hỏi, mong muốn,

nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển, là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được.

Page 199: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

193

Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau. Nhu cầu chi phối mạnh mẽ đến đời sống tâm lý nói chung, đến hành vi của con người nói riêng.

Tháp nhu cầu của Maslow (Maslow’s hierarchy of needs) Theo Maslow (1943) – một nhà tâm lý học người người Mỹ, về căn bản, nhu

cầu của con người được chia làm năm bậc, trong đó các nhu cầu ở bậc hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở bậc thấp hơn phải được thỏa mãn trước. Các cấp độ nhu cầu theo thang bậc Maslow, từ thấp tới cao bao gồm: Nhu cầu sinh học, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu tự trọng và nhu cầu tự khẳng định.

Các nhu cầu về sinh học, an toàn là những nhu cầu cơ bản, không thể thiếu hụt vì nếu con người không được đáp ứng đủ những nhu cầu này họ sẽ không thể tồn tại. Các nhu cầu cơ bản, vì vậy, cũng cần được ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu bậc cao hơn. Với một người bất kỳ, nếu thiếu ăn, thiếu uống, nếu cuộc sống không được an toàn... họ sẽ không quan tâm đến các nhu cầu về yêu thương, sự tôn trọng hay được tự khẳng định mình.

Áp dụng thang nhu cầu MASLOW có thể đánh giá được các mức độ nhu cầu của từng khách hàng để tính toán các hỗ trợ cần thiết, kịp thời và phù hợp.

2.3. Xác định nhu cầu cấp bách Nhu cầu cấp bách là những nhu cầu cần được can thiệp khẩn cấp nếu không

kịp thời, vấn đề của khách hàng trở nên trầm trọng hơn và có thể ảnh hưởng tới sự an toàn hoặc tính mạng của khách hàng.

Ví dụ 1: Xác định nhu cầu và nhu cầu cấp bách

Nhu cầu Lý do

Được hỗ trợ các nhu yếu phẩm Hiện tại khách hàng luôn ở trong tình trạng thiếu/ không có thực phẩm thiết yếu.

Có chỗ ở KH có nguy cơ không có chỗ ở vì không được gia đình chồng đón nhận

Được chăm sóc, khám chữa bệnh KH đang gặp một số vấn đề về sức khoẻ, nếu không được giải quyết sớm sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ hiện tại và lâu dài.

Được tư vấn tự chăm sóc sức khoẻ bản thân

KH không biết cách chăm sóc sức khoẻ cho bản thân

Được tư vấn ổn định tâm lý KH có tâm lý bất ổn, tiêu cực và không có kỹ năng, năng lực giải quyết vấn đề cá nhân.

Page 200: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

194

Được học nghề, tạo việc làm Không có nghề nghiệp, không có việc làm.

Được đối xử công bằng KH bị gia đình, hàng xóm kỳ thị, coi thường. Cần thực hiện sau khi KH được hỗ trợ các nhu cầu về nơi ăn, chốn ở...

Được gia đình quan tâm, chăm sóc Gia đình không quan tâm.

Được trang bị các kỹ năng sống hàng ngày

Thiếu kỹ năng sống, không biết cách ứng phó với các khó khăn của cuộc sống hàng ngày.

Mỗi cá nhân có nhu cầu cấp bách khác nhau. Thường những nhu cầu cung cấp thực phẩm, thuốc thang thiết yếu, có nơi tạm trú/tạm lánh đảm bảo sự an toàn khỏi sự uy hiếp hoặc đe dọa từ những người khác sẽ là những nhu cầu cấp bách. Các nhu cầu

liên quan tới nâng cao năng lực, trang bị thêm kiến thức bảo vệ bản thân, đào tạo nghề hay liên quan tới các mối quan hệ thường là các nhu cầu xếp thứ tự sau nhu cầu cấp bách. Tuy nhiên, tùy theo mỗi tình huống khác nhau, các loại nhu cầu này có thể có sự thay đổi nhất định về mức độ cấp bách. Ví dụ vấn đề nhà ở: Một phụ nữ mới bị

mua bán trở về, chưa được sự chấp thuận của gia đình, nhu cầu nơi ở sẽ là nhu cầu cấp bách vì nó đảm bảo cho sự an toàn của chị ngay trong những ngày đầu.

2.4. Xác định nhu cầu trong khả năng đáp ứng Không phải tất cả những nhu cầu sẽ được cán bộ xã hội hỗ trợ trực tiếp mà

trong thực tế, có nhiều nhu cầu cần có sự hỗ trợ từ hệ thống có liên quan. Do vậy, người cán bộ xã hội cần xác định được nhu cầu nào của khách hàng có thể đáp ứng được trong khả năng của bản thân hoặc tìm kiếm, chuyển gửi để hàng nhận được sự hỗ trợ (Ví dụ 2).

Ví dụ 2: Xác định khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng Nhu cầu của khách

hàng Khả năng đáp ứng

Nguồn lực

Được khám, chữa bệnh, cung cấp thuốc

Có Trạm y tế xã, phường

Được hỗ trợ tâm lý Chưa Cần tìm kiếm, kết nối với nhân viên tư vấn tại trung tâm công tác xã hội tuyến trên

Có chỗ ở tạm thời Có Bạn thân, họ hàng của khách hàng, cơ sở bảo trợ xã hội.

Nhu yếu phẩm Có Hỗ trợ của bạn bè, họ hàng của khách hàng

Việc làm Có Mô hình nhóm tự lực tại địa phương, cơ sở sản xuất săm lốp Tín lực đóng trên địa bàn xã

Ví dụ 3: Mẫu phác thảo khung đáp ứng nhu cầu và kế hoạch kết nối lâu dài

Nhu cầu của KH Thời gian cần được thực hiện

Người thực hiện Kế hoạch của nhân viên xã hội

Khám chữa bệnh Trong 2 tuần tới Cán bộ y tế phường, gia đình

Làm việc với gia đình đề nghị sự tham gia của gia đình hỗ trợ khách hàng đi

khám, chữa bệnh

Hỗ trợ pháp lý Tháng 12 Cám bộ tư pháp tại địa phương

Làm việc với cán bộ tư pháp trao đổi nhu cầu của khách hàng và đề xuất hỗ trợ

Page 201: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

195

Sau khi xác định các nhu cầu của khách hàng có khả năng đáp ứng, từ nguồn

của chính quyền địa phương hay từ các tổ chức, cá nhân khác có khả năng trong địa bàn, cần lên kế hoạch kết nối các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu của khách hàng (Ví dụ 3).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Abraham Maslow (1943). A Theory of Human Motivation. Wilder

Publications, USA 2. Bộ Luật Hình sự 2015 3. Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (2015). Sổ tay tình nguyện viên. Hà Nội,

Việt Nam 4. Luật Phòng, chống HIV/AIDS 2006. 5. Luật Phòng, chống mua bán người 2011. 6. Luật Phòng, chống ma tuý 2000. 7. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma tuý 2008 8. Rapin A-J., Dao H. K., Dong N. D., Eyres J., Tran V. C., Higgs P. et al

(2005). Ethnic minorities, drug use and harm in the highlands of Northern Vietnam: A contextual analysis of the Situation in six communes from Son La, Lai Chau, and Lao Cai. Hanoi, Vietnam: The Gioi.

9. United Nations Office on Drugs and Crime - UNODC (2008). Advanced level training curriculum for drug counselor. Hà Nội: Ethnic Culture Publishing House.

10. United Nations Office on Drugs and Crime - UNODC, Treatnet II (2009). Drug dependence treatment: training package. Volume B. Elements of psychosocial treatment. Truy cập từ địa chỉ: http://www.unodc.org/treatnet ngày 20.10.2015.

Page 202: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

196

PHỤ LỤC 12.1 TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN NGHIỆN MA TUÝ

(Theo hướng dẫn về Phân loại bệnh tật quốc tế và những vấn đề liên quan tới sức khỏe (IDC-10) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO))

Một người được chẩn đoán là nghiện ma túy khi có từ ít nhất 3 trong 6 dấu hiệu dưới đây trong vòng 12 tháng trước khi đánh giá:

i) Có cơn thèm ma túy mãnh liệt hoặc cảm giác buộc phải tìm kiếm ma túy để sử dụng.

ii) Khó khăn trong việc kiểm soát hành vi sử dụng ma túy như bắt đầu, chấm dứt, tần suất hoặc mức độ sử dụng.

iii) Có hội chứng cai thực thể, biểu hiện bằng các triệu chứng có thể xảy ra khi giảm hoặc ngưng sử dụng ma túy như: rùng mình, ớn lạnh, bị chuột rút, co giật, nhận thức kém, thiếu tập trung…

iv) Có bằng chứng về sự dung nạp, là trạng thái khi mà một người không còn phản ứng với một loại ma túy như trước đó và họ cần sử dụng liều cao hơn để đạt được cùng một hiệu quả như trước.

v) Ngày càng sao nhãng các thú vui, sở thích trước đây và tăng thời gian dành cho sử dụng ma túy.

vi) Tiếp tục sử dụng loại ma túy đó mặc dù biết rõ bằng chứng về hậu quả có hại của việc sử dụng.

Page 203: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

197

CHUYÊN ĐỀ 13

Lĩnh vực Hợp tác quốc tế và Hội nhập quốc tế

I. KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC CỦA HỢP TÁC QUỐC TẾ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

1. Khái niệm về liên quan đến hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế 1.1. Hợp tác quốc tế Hợp tác, theo Đại từ điển tiếng Việt, là việc chung sức, trợ giúp qua lại với

nhau (Nguyễn Như Ý, 1998). Hợp tác, theo từ điển dictionary.com, là hành động cùng làm việc hoặc cùng hành động vì một mụcđích hoặc lợi ích chung (Dictionary.com, 2015); theo Merriam-Webster, hợp tác là một tình huống mà mọi người cùng làm công việc gì đó (http://www.merriam-webster.com/dictionary/cooperation); theo Business Dictionary thì hợp tác là việc hai hay nhiều thực thể tham gia vào một trao đổi để thực hiện một vấn đề nào đó mà hai bên cùng có lợi (http://www.businessdictionary.com/definition/cooperation.html). Dù tiếp cận trên cách thức nào thì hợp tác luôn là việc liên quan có sự tham gia của các bên (ít nhất là hai chủ thể) cùng nhau làm việc, cùng chung sức giúp đỡ lẫn nhau, cùng hành động chung trong một công việc, một lĩnh vực nào đó, nhằm một mục đích chung hay lợi ích chung.

Như vậy, về khái niệm hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lao động và xã hội, là việc chủ thể của Việt Nam làm việc, trao đổi và hoạt động với đối tác quốc tế về lĩnh vực lao động và xã hội nhằm tăng cường nguồn lực thực hiện ưu tiên của mình. Trên cơ sở khái niệm trên, có thể rút ra một số đặc điểm của hợp tác quốc tế là: các bên cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. Hợp tác phải dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, các bên cùng có lợi.

1.2. Hội nhập quốc tế Tiếp cận “Hội nhập quốc tế” trên phương diện là quá trình các nước tiến hành

các hoạt động tăng cường sự gắn kết với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế (Phạm Quốc Trụ, 2015), thì hội nhập quốc tế về lao động và xã hội là quá trình chúng ta tiếp cận xu hướng lao động và xã hội của quốc tế, của khu vực, tham gia và thực hiện các cam kết quốc tế có liên quan, tham gia vào quá trình xây dựng và hưởng ứng các sáng kiến của tổ chức quốc tế có liên quan trong lĩnh vực lao động và xã hội.

2. Mục tiêu của hội nhập quốc tế 2.1 Mục tiêu chung Hội nhập quốc tế nói chung nhằm củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ tối

đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước về kinh tế - chính trị và xã hội, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước; góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa

Page 204: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

198

bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. (Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế).

2.2 Mục tiêu trong lĩnh vực lao động - xã hội Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực lao động – xã hội là nhằm phát huy tiềm năng

nội lực, lợi thế so sánh của Việt Nam, tranh thủ tối đa môi trường, nguồn lực quốc tế góp phần thực hiện mục tiêu phát triển lao động - xã hội trong giai đoạn từng bước theo kịp và phát triển trong ASEAN.

Các mục tiêu cụ thể của hội nhập quốc tế bao gồm: a) Hoàn thiện thể chế về lao động - xã hội theo tiêu chuẩn khu vực và quốc

tế, trong đó có các tiêu chuẩn lao động của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). b) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu, tham gia

vào thị trường lao động khu vực và toàn cầu; tăng cơ hội việc làm có chất lượng cho người lao động. Tăng số lượng các nghề đào tạo được các nước công nhận về văn bằng, chứng chỉ.

c) Phát triển hệ thống an sinh xã hội quốc gia hiệu quả, tăng cường bảo vệ các nhóm yếu thế phù hợp với các tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

d) Huy động tối đa nguồn lực từ hợp tác đa phương, song phương, hợp tác với các cá nhân và tổ chức phi Chính phủ nước ngoài phục vụ xây dựng, triển khai có hiệu quả các chương trình phát triển về lao động - xã hội.

3. Nguyên tắc thống nhất quản lý các hoạt động hợp tác quốc tế và Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực lao động và xã hội

a. Bảo đảm độc lập, chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh và bí mật quốc gia và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

b. Thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa và chủ động, tích cực, hiệu quả trong hoạt động đối ngoại nhằm tăng cường sức mạnh và vị thế của Bộ, ngành trong cộng đồng quốc tế.

c. Tôn trọng pháp luật và thông lệ quốc tế. d. Bảo đảm các hoạt động đối ngoại của Bộ được triển khai theo chương trình

và kế hoạch hàng năm và đột xuất; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo theo quy định. II. CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP TÁC QUỐC

TẾ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ (Xem các văn bản, chính sách về hợp tác quốc và hội nhập quốc tế tại phụ lục 13.1) 1. Đường lối chính sách của Đảng và nhà nước về hội nhập quốc tế 1.1 Đường lối chính sách của Đảng về hội nhập quốc tế 1.1.1 Quan điểm Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở giữ vững đường lối đối ngoại

độc lập tự chủ, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì hòa bình, hợp tác và phát triển, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế.

Page 205: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

199

- Hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.

- Hội nhập quốc tế trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, gắn kết chặt chẽ và thúc đẩy quá trình hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, nâng cao sức mạng tổng hợp và năng lực cạnh tranh quốc gia; gắn kết chặt chẽ với việc tăng cường mức độ liên kết giữa các vùng, miền, khu vực trong nước.

- Hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy phát triển văn hóa, xã hội.

- Hội nhập quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh; kiên định lợi ích quốc gia, dân tộc.

- Nghiêm chỉnh tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia đi đôi với chủ động, tích cực tham gia xây dựng và tận dụng hiệu quả các quy tắc, luật lệ quốc tế và tham gia các hoạt động của cộng đồng khu vực và quốc tế.

1.1.2 Tổ chức thực hiện Tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân về yêu cầu hội

nhập quốc tế, về các cơ hội và thách thức, về phương hướng, nhiệm vụ trọng yếu của hội nhập quốc tế trong từng ngành, từng lĩnh vực, để thống nhất nhận thức và hành động, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong quá trình hội nhập quốc tế.

Xây dựng và triển khai chiến lược tổng thể về hội nhập quốc tế, trước mắt đến năm 2020, chú trọng việc đổi mới thể chế, phát triển nguồn nhân lực, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp quy, thiết lập bộ máy đủ thẩm quyền và năng lực để chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát và phối hợp các hoạt động hội nhập quốc tế.

Đối với hội nhập trong lĩnh vực lao động và xã hội, hội nhập quốc tế cần lồng ghép trong quá trình xây dựng và triển khai chiến lược phát triển về lao động và xã hội.

1.1.3 Về bộ máy thực hiện hội nhập quốc tế Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế do Thủ tướng Chính phủ

đứng đầu nhằm chỉ đạo phối hợp hoạt động hội nhập quốc tế từ Trung ương đến địa phương. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện vai trò là chủ trì Ban chỉ đạo

liên ngành về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa xã hội và các vấn đề khác.

1.2. Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện việc chủ động hội nhập quốc tế

Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế xác định các nhiệm vụ triển khai thực hiện hội nhập quốc tế bao gồm: Thông tin tuyên truyền quán triệt nghị quyết 22 về Hội nhập; xây dựng thể chế và nâng cao năng lực hội nhập; triển khai

Page 206: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

200

thực hiện hội nhập trong lĩnh vực kinh tế, an ninh chinh trị và văn hóa xã hội.

1.3. Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

1.3.1 Quan điểm về hội nhập quốc tế a. Hội nhập quốc tế về lao động và xã hội nhằm thực hiện chiến lược tổng thể

hội nhập quốc tế của quốc gia trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, tiềm năng nguồn nhân lực và lợi thế so sánh của Việt Nam.

b. Tích cực và chủ động hội nhập quốc tế về lao động và xã hội, đảm bảo độc lập tự chủ, bảo vệ lợi ích quốc gia; thực hiện có trách nhiệm các cam kết quốc tế; khai thác có hiệu quả môi trường hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn lực, ưu tiên của quốc tế phục vụ mục tiêu phát triển lĩnh vực lao động - xã hội.

c. Hội nhập quốc tế toàn diện, triển khai đồng bộ trên tất cả lĩnh vực lao động và xã hội, có trọng tâm, trọng điểm, từng bước phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hội nhập quốc tế về lao động và xã hội được triển khai đồng bộ với hội nhập kinh tế quốc tế, lồng ghép với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển lĩnh vực lao động và xã hội.

d. Đẩy mạnh hợp tác đa phương trên lĩnh vực lao động và xã hội. Lấy hội nhập ASEAN về văn hóa, xã hội làm nền tảng cho hội nhập quốc tế về lao động và xã hội. Coi trọng, mở rộng hợp tác song phương; hợp tác với các tổ chức phi Chính phủ. (Quyết định số 145 ngày 20 tháng 1 năm 2016 của Thủ Tướng Chính phủ về chiến lược hội nhập quốc tế).

1.3.2 Các nhiệm vụ và lĩnh vực hội nhập quốc tế trong lĩnh vực lao động và xã hội a. Hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực lao động và xã hội: - Chủ động nghiên cứu, ký kết, tham gia các điều ước, tiêu chuẩn và cam kết

quốc tế và nội luật hóa các điều ước, tiêu chuẩn và cam kết quốc tế về lao động và xã hội; + Chủ động xây dựng, thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách về lao động

và xã hội trong quá trình hội nhập trên nguyên tắc hợp tác bình đẳng, cùng có lợi nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia; lợi ích của người lao động, đặc biệt là các nhóm yếu thế; lợi ích của doanh nghiệp.

b. Hội nhập quốc tế về lao động và việc làm - Tiếp tục thúc đẩy thực hiện chương trình việc làm bền vững; tập trung vào

lao động, quan hệ lao động, an toàn lao động và thanh tra lao động. - Phát triển, dự báo thị trường lao động. - Hoàn thiện chính sách, pháp luật về tiền lương; thúc đẩy tăng năng suất lao

động và nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam; - Phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; hoàn thiện hệ thống

pháp luật về quan hệ lao động phù hợp với tiêu chuẩn lao động khu vực và quốc tế; - Thúc đẩy an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc phù hợp với các tiêu

chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các dịch vụ an toàn, vệ sinh lao động;

Page 207: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

201

- Nâng cao năng lực thanh tra lao động đáp ứng yêu cầu quản lí lao động hiệu quả trong quá trình hội nhập quốc tế.

c. Hội nhập về giáo dục nghề nghiệp - Xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề, tiêu chuẩn giáo viên và đào tạo giáo

viên, chương trình, giáo trình đào tạo, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, tích cực thực hiện các cam kết ASEAN về khung trình độ quốc gia, tăng cường liên kết đào tạo thúc đẩy thực hiện văn bằng.

- Đàm phán, ký kết các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp với các nước trong khu vực và trên thế giới.

d. Hội nhập quốc tế về an sinh xã hội tập trung vào đánh giá an sinh xã hội, xây dựng và thực hiện chính sách về bảo hiểm xã hội, giảm nghèo bền vững, trợ giúp xã hội bình đẳng giới, chăm sóc trẻ em, người có hoàn cảnh khó khăn, dịch vụ xã hội.

- Phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ xã hội cho người dân tại cộng đồng. đ. Hội nhập ASEAN về lao động và xã hội Xây dựng kế hoạch triển khai hiệu quả các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa -

Xã hội ASEAN đến năm 2025; trước mắt tập trung vào phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực có chất lượng cao.

2. Đối tác hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực lao động và xã hội

Các đối tác quốc tế trong lĩnh vực lao động và xã hội bao gồm: (i) Các tổ chức quốc tế (đa phương) như ILO, UNDP, UNICEF, ADB, WB,…(ii) Các quốc gia ( hợp tác song phương) thông qua các cơ quan viện trợ của Chính phủ như: USAID của Mỹ, GTZ của Đức, AusAID của úc, JAICA của Nhật,. và (iii) Các tổ chức Phi chính phủ (NGO); (iv) Hợp tác khu vực trong lĩnh vực lao động và xã hội bao gồm: ASEAN, APEC, ASEM, trong đó các đối tác hợp tác ASEAN đóng vai trò quan trọng.

3. Các hoạt động hợp tác quốc tế Các hoạt động hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế bao gồm: 1. Đàm phán, ký kết và thực hiện các điều ước, thoả thuận quốc tế, các dự án,

chương trình, kế hoạch và hoạt động hợp tác quốc tế; 2. Vận động nguồn lực, điều phối, thực hiện và đánh giá các hoạt động hợp tác

quốc tế; 3. Tham gia các hiệp hội, tổ chức chuyên ngành quốc tế và khu vực với tư

cách thành viên, cộng tác viên hoặc quan sát viên; 4. Tổ chức hoặc tham gia tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn, họp, gặp gỡ,

tiếp xúc có sự tham gia hoặc tài trợ của đối tác nước ngoài, gọi chung là hội nghị, hội thảo quốc tế trong các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội;

5. Tiếp đón và làm việc với các tổ chức, cá nhân nước ngoài; tổ chức các đoàn của Bộ đi công tác, học tập, nghiên cứu, tham dự hội nghị, hội thảo, tập huấn ở nước ngoài;

Page 208: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

202

6. Đề xuất các hình thức khen thưởng của Việt Nam và của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài (gọi chung là các đối tác nước ngoài); tiếp nhận các hình thức khen thưởng của các đối tác nước ngoài cho các cá nhân và đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ;

7. Các hoạt động thông tin đối ngoại, nhân quyền trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; công tác văn thư đối ngoại; lễ tân đối ngoại;

8. Các hoạt động nâng cao năng lực đối ngoại và hội nhập quốc tế về lao động và xã hội cho cán bộ của Bộ, ngành.

III. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI

1. Trách nhiệm của các Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện trách nghiệm quản lý và chủ

trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược hội nhập quốc về lao động và xã hội; xây dựng kế hoạch tổng thể triển khai Chiến lược theo từng thời kỳ; kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện hàng năm và 5 năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết và tổng kết tình hình thực hiện;

- Bộ Ngoại giao, theo chức năng và nhiệm vụ, hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hội nhập quốc tế về lao động và xã hội; đảm bảo thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hội nhập quốc tế;

- Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế, Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ và giáo dục, đào tạo, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền phối hợp chặt chẽ với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện các nội dung có liên quan của Chiến lược này;

2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện kế

hoạch hàng năm và 5 năm với những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể về hội nhập quốc tế về lao động và xã hội thuộc phạm vi quản lý của địa phương theo sự hướng dẫn về chuyên môn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; tổ chức triển khai thực hiện và định kỳ hàng năm báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế thông qua Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân phường, thị trấn Căn cứ vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ và chương

trình, kế hoạch công tác trọng tâm của địa phương và phường xã để xác định việc lồng ghép các hoạt động hội nhập và hợp tác quốc tế trong kế hoạch hoạt động hàng năm.

Nội dung này bao gồm: Các lĩnh vực ưu tiên của địa phương trong năm có sự quan tâm của các tổ chức quốc tế, các chương trình, dự án hợp tác quốc tế, bao gồm

Page 209: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

203

cả dự án ODA và phi chính phủ nước ngoài (nếu có), hoặc đề xuất; kế hoạch tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế, các khoá đào tạo, tập huấn, nghiên cứu, có sự tham gia hoặc tài trợ của quốc tế; kế hoạch vận động, điều phối hoạt động hợp tác quốc tế; đề xuất trao tặng hoặc tiếp nhận các hình thức khen thưởng cho đối tác nước ngoài.

3.1. Tổ chức triển khai thực hiện chính sách pháp luật, chủ trương về hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực của ngành.

a) Tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật, chủ trương cập nhật về hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế.

- Cung cấp đưa thông tin trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội đến với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài và phối hợp đưa thông tin quốc tế có liên quan đến nhân dân trong nước, bao gồm: Thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước về các lĩnh vực thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý của Bộ; đưa thông tin quốc tế có liên quan đến cộng đồng trong nước.

- Thông tin quảng bá hình ảnh của Bộ, ngành. - Chủ động phản bác các thông tin sai lệch liên quan đến lĩnh vực quản lý của Bộ. b) Lồng ghép các hoạt động hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế trong các lĩnh

vực quản lý về lao động và xã hội thực hiện ở địa phương. 3.2.Tăng cường quan hệ đối tác hợp tác quốc tế với các đối tác quốc tế a) Hợp tác với các tổ chức quốc tế trong việc triển khai các chương trình, dự

án, các hoạt động hợp tác lĩnh vực thuộc lĩnh vưc của ngành. b) Cung cấp các điển hình tốt, các bài học kinh nghiệm của địa phương trong

việc thực hiện các chính sách, các cam kết quốc tế, trong các lĩnh vực quản lý về lao động và xã hội thực hiện ở địa phương.

IV. CÁC KỸ NĂNG CÓ LIÊN QUAN Dưới đây là những giới thiệu sơ lược về các kỹ năng cần thiết trong việc thực

hiện hoạt động hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế. Nội dung chi tiết sẽ được trình bày trong các khóa tập huấn chuyên sâu.

1. Kỹ năng lễ tân đối ngoại - Là những thói quen hình thành từ lâu, trở thành nề nếp trong sinh hoạt và

giao tiếp quốc tế mà ngày nay lễ tân ngoại giao bắt buộc phải tuân thủ, mặc dù không có qui định trong bất cứ điều ước quốc tế nào.

- Lễ tân đối ngoại đặc biệt quan trọng khi tiếp xúc với người nước ngoài. - Vận dụng tổng hợp những nguyên tắc và qui định của luật pháp quốc tế, phù

hợp luật pháp quốc gia. - Phù hợp truyền thống và tập quán lịch thiệp quốc tế, cũng như đặc điểm văn

hóa, tôn giáo của các dân tộc. - Những kỹ năng cần thiết

+ Giới thiệu và tự giới thiệu để làm quen

Page 210: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

204

+ Tiếp khách, tiếp xúc, lưu ý: Thời gian; Đối tượng; Nội dung; Mục đích; Thái độ; Tên khách; Văn hóa, tập quán; Tôn giáo.

2. Kỹ năng phát ngôn, trao đổi chia sẻ thông tin và làm việc với các tổ chức phi chính phủ (PCP)

Các tổ chức PCP thường làm những dự án phát triển, với khoảng ngân sách dự án dao động khác nhau, từ vài ngàn USD đến vài trăm ngàn USD, tổ chức lớn có thể có dự án triệu USD. Những dự án này đều dựa trên tinh thần không vì lợi nhuận (non-for-profit). Các tổ chức PCP có nhiều dự án khác nhau, tùy theo tầm nhìn và mục tiêu của mỗi tổ chức, có thể kể ra những lĩnh vực mà các tổ chức PCP đang làm tại Việt Nam liên quan đến lĩnh vực lao động và xã hội bao gồm: Xóa đói giảm nghèo; Quyền trẻ em; Khuyết tật; Dân chủ, nhân quyền, quyền công dân; Nâng cao năng lực, đào tạo; Phòng ngừa thiên tai, trợ giúp nhân đạo…

Các tổ chức phi chính phủ có nhiều nguồn vốn đa dạng khác nhau tùy theo từng tổ chức. Nhưng tựu chung lại là các nguồn chính sau đây:

- Ngân sách chính phủ; - Hoạt động gây quỹ (fund raising): Viết đề xuất dự án Tiền đóng góp/ tài trợ

của các tổ chức/cá nhân. Một số kỹ năng khi làm việc với các tổ chức phi chính phủ đó là tìm hiểu tư

cách pháp nhân của các tổ chức này; tìm hiểu mối ưu tiên của các tổ chức này; có các tiếp cận dựa trên quyền và tăng cường sự tham gia; bên cạnh đó cần có các kỹ năng về đàm phán thương thuyết.

3. Kỹ năng xây dựng đề xuất dự án Đề xuất dự án là một khâu quan trọng trong chu trình vận hành dự án. Thông

thường chu trình vận hành, quản lý dự án hỗ trợ kỹ thuật bao gồm: Xây dựng đề xuất dự án; Tìm nguồn tài trợ; Xây dựng văn kiện dự án; Thẩm định, phê duyệt văn kiện dự án; Thành lập Ban quản lý dự án. Ban này quản lý dự án về mặt kế hoạch, mục tiêu, tiến độ (bao gồm cả kế hoạch tài chính); Thành lập Văn phòng dự án. Văn phòng chịu trách nhiệm vận hành và thực hiện các hoạt động dự án theo kế hoạch, kinh phí và tiến độ đã được duyệt (chịu trách nhiệm về quyết toán tài chính).

Một số kỹ năng cần phải có trong quá trình xây dựng đề xuất dự án là: (i) Tìm hiểu ưu tiên của hai bên. Bên nhận dự án và bên tài trợ dự án đều có những ưu tiên, những mục tiêu của mình. Đề xuất dự án Hợp tác phải là việc đi tìm điểm “chồng lấn” của các bên về ưu tiên và mục tiêu. Khó có đề xuất dự án nào hoàn toàn thoả mãn tất cả những ưu tiên của ta và ngược lại. Mối quan tâm hay ưu tiên của đối tác chính là tiềm năng của họ để ta khai thác; (ii) Tìm hiểu nguyên tắc hợp tác. Mỗi bên có liên quan tới dự án đều có những nguyên tắc riêng. Để hợp tác, các bên phải có thiện chí tìm ra điểm dung hoà giữa các nguyên tắc đó (nếu khác nhau); (iii) Năng lực và cách tiếp cận. Phương thức hợp tác và nguyên tắc quản lý dự án của các đối tác là rất khác nhau. Cần có sự mềm dẻo, uyển chuyển trong từng trường hợp cụ thể, đối với từng đối tác cụ thể để có phương thức hợp tác và quản lý thích hợp.

Page 211: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

205

CÂU HỎI THẢO LUẬN 1. Hợp tác quốc tế và mục tiêu của hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lao động và

xã hội? 2. Các hình thức và đối tác của hợp tác quốc tế? 3. Một số kỹ năng cần chú ý khi thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về lao

động và xã hội?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Quốc Trụ (2015). Chuyên đề giảng dạy về Hội nhập quốc tế. Học Viện Ngoại giao.

2. Nguyễn Như Ý (CB) (1998). Đại từ điển tiếng Việt. Nhà Xuất bản Văn hóa - Thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trung tâm ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam..

3. Business Dictionary, truy cập tại http://www.businessdictionary.com/definition/cooperation.html ngày 5/12/2015.

4. Merriam - Webster, truy cập tại http://www.merriam-webster.com/dictionary/cooperation ngày 2/12/2015.

5. Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế. Tuy cập ngày 10/11/2015 tại http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/nr091019080134/nr091019083649/ns140805203450.

6. Quyết định số 145 ngày 20 tháng 1 năm 2016 của Thủ Tướng Chính phủ về chiến lược hội nhập quốc tế trong lĩnh vực lao động và xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 khẳng định, quan điểm chỉ đạo về hội nhấp quốc tế trong lĩnh vực lao động và xã hội.

7. Theo Dictionary.com, truy cập tại http://dictionary.reference.com/browse/cooperation ngày 5/12/2015.

Page 212: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

206

PHỤ LỤC 13.1

Danh mục văn bản, chính sách về hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế 1. Ký kết và thực hiện điều ước quốc tế - Luật Ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế 2005 2. Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức hoặc về quản lý và sử

dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài. - Quyết định số 131/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy

chế quản lý và sử dụng viện trợ phát triển chính thức. 3. Tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế - Quyết định số 76/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng

Chính phủ về việc tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam. 4. Pháp luật hiện hành về xuất nhập cảnh. - Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội số 24/2000/PL-UBTVQH10 ngày

28 tháng 4 năm 2000 về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

- Nghị định số 136/2007/NĐ- CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và các văn bản hướng dẫn.

5. Chế độ đối với cán bộ đi công tác: - Thông tư số 102/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác

phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí.

- Thông tư số 142/2009/TT-BTC ngày 14 tháng 07 năm 2009 của Bộ Tài chính Sửađổi, bổ sung Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và sửa đổi, bổ sung Thông tư số 91/2005/TT-BTC ngày 18/10/2005 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí.

- Nghị định 136/2007/NĐ-CP ngày 17/08/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại ban hành theo Quyết định số 295/QĐ-TW ngày 23/3/2010 của Bộ Chính trị.

- Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về nghi lễ Nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài.

- Quyết định số 76/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.

- Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 và Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009.

- Thông tư số 04 /2007/TT-BKH ngày 30 tháng 7 năm 2007 Hướng dẫn thực

Page 213: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

207

hiện Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức. 6. Hoạt động trao đổi thông tin, tài liệu về hoạt động đối ngoại - Quy chế quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại ban hành theo Quyết định

số 79/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ. - Quy chế của Bộ về quản lý hoạt động thông tin của Bộ ban hành theo Quyết

định số 937/LĐTBXH-QĐ ngày 22 tháng 7 năm 2009. - Quy chế phát ngôn của Bộ kèm theo Quyết định số 678/LĐTBXH-QĐ ngày

01 tháng 6 năm 2010.

Page 214: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

208

PHẦN II MỘT SỐ KỸ NĂNG TÁC NGHIỆP CHUNG

CHUYÊN ĐỀ 14

Kỹ năng giao tiếp và văn hóa ứng xử của công chức văn hóa - xã hội phường, thị trấn trong giao tiếp với nhân dân

Giao tiếp với nhân dân là hoạt động thường ngày của một người công chức

văn hoá - xã hội phường, thị trấn. Khi thực hiện giao tiếp với nhân dân người công chức là đại diện của chính quyền, mang các chủ chương, chính sách của Nhà nước đến với người dân. Trong một xã hội ngày càng phát triển, năng động, mối quan hệ tương tác giữa chính quyền với công dân ngày càng đa dạng thì một công chức văn hoá - xã hội phường, thị trấn giỏi chuyên môn, hết mình với công việc chưa hẳn đã là một người công chức thành công. Hiệu quả trong công việc của người công chức cấp xã được thể hiện một phần ở hiệu quả trong giao tiếp với nhân dân, ở sự hài lòng của người dân. Kỹ năng giao tiếp chính là môt hành trang không thể thiếu, là miếng ghép quan trọng cho sự thành công của một người công chức văn hoá - xã hội phường, thị trấn.

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIAO TIẾP 1. Khái niệm, bản chất của giao tiếp 1.1. Khái niệm Giao tiếp là hoạt động mang tính xã hội, đồng thời cũng là một trong những

nhu cầu cơ bản của con người. Giao tiếp, theo nghĩa hẹp, là quá trình gặp gỡ, tiếp xúc giữa con người nhằm trao đổi, chia sẻ thông tin, tình cảm, tư tưởng, suy nghĩ, vốn sống…

Theo nghĩa rộng, giao tiếp là cách thức để con người sống chung và làm việc chung với người khác, hay là cách “đối nhân xử thế”. Nói một cách khái quát, giao tiếp là “hoạt động tương tác để đạt được sự hiểu biết lẫn nhau hoặc sự thay đổi giữa hai hoặc nhiều người”(Dwyer, Carson và Daley, 2003).

1.2. Bản chất - Xuất phát từ định nghĩa trên, giao tiếp có những đặc trưng mang tính bản

chất sau: - Gắn với thông tin: Thông tin là yếu tố không thể không có trong giao tiếp,

giao tiếp không thể thực hiện được nếu không có thông tin, không có sự chia sẻ, trao đổi thông tin.

- Là một quá trình: Quá trình giao tiếp bắt đầu từ khi một bên tham gia giao tiếp (bên gửi) có nhu cầu chuyển đến đối tác (bên nhận) một thông điệp (về ý tưởng, thông tin, cảm xúc…) nào đó. Bên gửi quyết định, lựa chọn một cách mã hóa thông điệp của mình và gửi qua một kênh nhất định (bằng văn bản, bằng điệu bộ, cử chỉ…) đến bên nhận. Bên nhận, sau khi nhận được thông điệp sẽ căn cứ vào các yếu tố như kênh truyền thông điệp, bối cảnh truyền thông điệpđể giải mã thông điệp đó và phản hồi lại. Khi đó hoàn thành quy trình của một hoạt động giao tiếp.

Page 215: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

209

- Là hoạt động tương tác hai chiều: Giao tiếp, như đã nói là quá trình trao, nhận và phải hồi thông tin, tức là sự tương tác hai chiều giữa các bên tham gia.Trong quá trình giao tiếp cùng với sự trao đổi thông tin các bên tham gia vào quá trình này còn thực hiện sự giao lưu tình cảm, tư tưởng. Qua giao tiếp con người hiểu biết về nhau và đều có những thay đổi nhất định.Tác động qua lại giữa các bên giao tiếp có tác dụng tạo ra những dạng, những chuẩn mực hành động chung.

- Là hoạt động có chủ đích: Giao tiếp được thực hiện thông qua sự tiếp xúc có mục đích, có nội dung, nhằm trao đổi thông tin, sự hiểu biết và tình cảm của các bên tham gia. Các cuộc giao tiếp đều có mục đích, do vậy sự tác động diễn ra trong quá trình giao tiếp xét đến cùng đều hướng đến đạt mục đích giao tiếp mà mỗi bên đã xác định. Tác động qua lại trong giao tiếp phải làm cho các bên tham gia giao tiếp đều cảm thấy tốt hơn, thuận lợi hơn khi cùng nhau làm việc, cùng nhau xây dựng giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề mà cả hai bên cùng quan tâm.

- Mang bản chất xã hội: giao tiếp là hoạt động tương tác giữa con người với con người, bởi vậy nó là biểu hiện của quan hệ xã hội, mang bản chất xã hội.Nó không nhằm tạo ra sự biến đổi vật chất như những hoạt động khác mà gián tiếp tác động vào những giá trị vật chất và tinh thần của xã hội loài người.

2. Các thành tố của giao tiếp Giao tiếp, như đã nói là quá trình trao, nhận và phản hồi thông tin giữa các bên

đối tác. Tham gia vào quá trình này có các yếu tố sau: 2.1. Người gửi thông điệp: Người gửi thông điệp là người bắt đầu quá trình

giao tiếp. Để giao tiếp có hiệu quả, người gửi thông điệp cấn phải có hiểu biết tốt về chủ đề giao tiếp (nói tới cái gì, đề cập tới cái gì), người tiếp nhận thông điệp (nói với ai) và bối cảnh giap tiếp (trong hoàn cảnh nào) để lựa chọn cách mã hoá thông điệp và kênh truyền thông điệp phù hợp. Việc không nắm vững về người mà mình sẽ truyền thông điệp tới cũng như bối cảnh của giao tiếp có thể sẽ khiến cho thông điệp của bạn bị hiểu sai.

2.2. Thông điệp: Là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình truyền thông, đó là thông tin, ý tưởng, cảm xúc… mà người gửi muốn chuyển tới người nhận và muốn người nhận biết và hiểu hoặc cảm nhận chính xác. Thông điệp chứa đựng yếu tố trí tuệ và yếu tố tình cảm.

2.3. Kênh truyền thông điệp: Là cách thức, con đường truyền tải thông điệp từ người gửi đến người nhận. Ngoài lời nói và chữ viết có nhiều yếu tố có thể diễn đạt điều mà một người thật sự muốn nói. Đó là có thể là cử chỉ, ánh mắt, nụ cười, đồ vật, cách sử dụng không gian và thời gian... Nếu không nhạy bén chúng ta sẽ không hiểu đúng được được ý tưởng hay thông điệp thực sực của người đối thoại.

2.4. Người nhận thông điệp: Là một chủ thể của quá trình giao tiếp. Những ý tưởng và tình cảm của người nhận thông điệp có thể làm ảnh hưởng đến cách họ hiểu thông điệp được đưa ra và phản hồi lại thông điệp đó. Để đạt được sự thành công trong giao tiếp, người gửi thông điệp cần nghiên cứu trước những yếu tố này để hành động một cách hợp lý.

Đối với người nhận thông điệp, điều quan trọng là phải biết lắng nghe, phải hiểu được mục đích, nội dung của thông điệp truyền đến. Việc tiếp nhận thông tin chính xác, đầy đủ là điều kiện quyết định để thực hiện tốt thông tin đó.

Page 216: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

210

2.5. Phản hồi của người nhận thông điệp Sau khi nhận được thông điệp từ người gửi, người tiếp nhận sẽ có những phản

hồi, có thể bằng lời nói, bằng chữ viết hay cũng có thể bằng hình thức khác, thậm chí cả bằng việc im lặng. Người gửi thông điệp cần chú ý đến những phản hồi này bởi nó thể hiện rõ ràng nhất việc người tiếp nhận thông điệp có hiểu hay cảm nhận chính xác thông điệp của bạn hay không.

2.6. Bối cảnh giao tiếp Đó là tình huống, môi trường mà thông điệp được truyền đi. Bối cảnh giao tiếp

có thể bao gồm yếu tố môi trường xung quanh hay rộng hơn là nền văn hóa (ví dụ, văn hóa nơi làm việc, vùng miền, văn hóa quốc tế, v.v…).

3. Các hình thức giao tiếp Tuỳ thuộc theo các tiêu chí, cách tiếp cận khác nhau, giao tiếp có thể được

phân thành các hình thức sau: 3.1. Theo cách tiếp xúc của giao tiếp: Giao tiếp có thể phân thành giao tiếp

trực tiếp (mặt đối mặt) và giao tiếp gián tiếp (thông qua các phương tiện trung gian như văn bản viết, thư từ, sách báo), có thể là giữa các cá nhân (hai người hay một nhóm người) và đại chúng (trong nhà hát, tại các cuộc mít tinh).

3.2. Theo tính chất của giao tiếp: Có giao tiếp chính thức và giao tiếp không chính thức. Hoạt động giao tiếp chính thức được thực hiện theo các theo qui định của pháp luật, theo một qui trình được thể chế hoá (hội họp, mít tinh, học tập...). Giao tiếp không chính thức mang nặng tính cá nhân, không có sự ràng buộc bởi những qui định có tính pháp lí nhưng tuân theo những tập quán xã giao (giao tiếp giữa bạn bè với nhau, thủ trưởng trò chuyện riêng tư với nhân viên...).

3.3. Dựa vào tâm thế của giao tiếp: Có giao tiếp ở thế mạnh, giao tiếp ở thế yếu và giao tiếp ở thế cân bằng. Tâm thế của một người đối với người khác chi phối những hành vi trong giao tiếp của họ. Trong giao tiếp, cần điều chỉnh tâm thế của mình một cách linh hoạt tuỳ thuộc vào tình huống cụ thể.

3.4. Căn cứ vào phương tiện giao tiếp: Có giao tiếp bằng ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ. Giao tiếp bằng ngôn ngữ là giao tiếp được sử dụng hệ thống tín hiệu ngôn ngữ của con người, thông qua chữ viết hay lời nói. Giao tiếp phi ngôn ngữ là giao tiếp thông qua các hệ thống tín hiệu, có thể là các tín hiệu bằng “ngôn ngữ cơ thể” (như cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, giọng nói, trang phục, khoảng cách không gian giữa hai bên tham gia giao tiếp…) hay bằng tín hiệu vật chất (như hoa, quà…).

Giao tiếp phi ngôn ngữ luôn có giá trị giao tiếp cao. Người ta cho rằng trong giao tiếp trực tiếp, để tiếp thu được 100% thông tin nào đó thì 7% là nhờ nội dung thông tin; 38% là giọng nói của người truyền thông tin, còn lại 55% là nhờ cử chỉ, điệu bộ của người truyền thông tin (Pease và Melrabian, 1998).

3.5. Căn cứ vào chủ thể tham gia vào quá trình giao tiếp: có Giao tiếp giữa các thành viên trong cùng tổ chức (còn gọi là giao tiếp nội bộ), giao tiếp giữa các tổ chức với nhau và giao tiếp giữa một tổ chức với người dân. Hình thức giao tiếp giữa một tổ chức với người dân là hình thức giao tiếp phổ biến của các cơ quan hành chính nhà nước có chức năng tiếp xúc và giải quyết công việc với công dân, ví dụ UBND cấp xã.

Page 217: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

211

3.5. Căn cứ vào quá trình trao đổi thông tin trong tổ chức: Có các hình thức giao tiếp cấp trên với cấp dưới, từ cấp dưới lên cấp trên và giao tiếp giữa các đồng nghiệp.

3.6. Căn cứ vào mối quan hệ giữa các thành viên tham gia giao tiếp: Có các hình thức giao tiếp: Giao tiếp truyền thống (giao tiếp trên cơ sở các mối quan hệ cá nhân giữa những người hoặc cùng huyết thống hoặc trong một cộng đồng nhỏ đã hình thành lâu dài trong quá trình phát triển xã hội. Vị thế của cá nhân trong giao tiếp được quy định rõ ràng theo thứ bậc); Giao tiếp tự do (mang đậm sở thích cá nhân của người giao tiếp, đòi hỏi tính chủ động cá nhân, thoả mãn nhu cầu trao đổi thông tin của cá nhân và Giao tiếp chức năng (hoạt động giao tiếp được thực hiện trong hoạt động chức nghiệp. Đó là giao tiếp trong công việc giữa công chức lãnh đạo với nhân viên, giữa công chức đồng cấp, giữa công chức với công dân…Trong giao tiếp này, nội dung công việc là mục tiêu của quá trình giao tiếp).

II. GIAO TIẾP CỦA CÔNG CHỨC CẤP XÃ VỚI NHÂN DÂN 1. Đặc thù của hoạt động giao tiếp của công chức cấp xã với nhân dân Giao tiếp với công dân là một trong những chức trách của công chức cấp xã

nói chung và công chức văn hoá - xã hội phường, thị trấn nói riêng. Giao tiếp của công chức cấp xã với công dân có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, về chủ thể tham gia giao tiếp: Đây là hoạt động giao tiếp mà một bên là cán bộ, công chức- đại diện cho Nhà nước, nhân danh cơ quan Nhà nước và được sử dụng quyền lực Nhà nước và một bên là các công dân. Giao tiếp của công chức với công dân chính là cầu nối giữa Nhà nước với nhân dân, thể hiện tính chất mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân.

Thứ hai, về mục đích giao tiếp: Giao tiếp của công chức với công dân nhằm nắm bắt đúng vấn đề, vụ việc và giải quyết thấu đáo các nhu cầu, quyền lợi và nghĩa vu của công dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao; đồng thời, tác động tới nhận thức, thái độ của nhân dân, là kênh để truyền đạt, giải thích, hướng dẫn người dân thực hiện các chính sách của Nhà nước.

Thứ ba, về các hình thức giao tiếp với công dân: hoạt động giao tiếp của công chức cấp xã với công dân có thể diễn ra tại trụ sở cơ UBND xã hoặc tại một địa bàn dân cư thuộc phạm vi quản lý hay vị trí thi hành công vụ, có thể với một người hay một nhóm người, dưới các hình thức giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp.

2. Các nguyên tắc giao tiếp hành chính Giao tiếp của công chức văn hoá - xã hội với nhân dân là hoạt động giao tiếp

hành chính và vì vậy cần tuân thủ theo những nguyên tắc sau: 2.1. Nguyên tắc tuân theo pháp luật: Đây là nguyên tắc cơ bản, bao trùm toàn

bộ hoạt động giao tiếp hành chính. Nội dung của nguyên tắc này đòi hỏi người cán bộ, công chức phải tuân theo thủ tục, trình tự, thẩm quyền mà pháp luật đã quy định.

2.2. Nguyên tắc bảo đảm chính xác trung thực, khách quan: Việc đảm bảo tính chính xác trong quá trình tiếp xúc với các chủ thể tham gia quá trình giao tiếp sẽ giúp cho hoạt động hành chính đạt được hiệu quả cao. Tính khách quan, toàn diện đòi hỏi người tiến hành giao tiếp phải đánh giá trung thực tình hình vụ việc; xem xét toàn diện các khía cạnh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của vụ việc; phải đề cập đến ý

Page 218: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

212

nghĩa tác dụng tích cực hoặc tiêu cực của vụ việc; không có thái độ thiên lệch và bóp méo sự thật để có thái độ tiếp xúc với các đối tượng cho phù hợp.

c. Nguyên tắc công khai, dân chủ: Tính công khai của giao tiếp hành chính đòi hỏi vào những thời điểm thích hợp cán bộ, công chức phải thông báo đầy đủ nội dung cần công khai trong tổ chức và với nhân dân để những người có trách nhiệm và có liên quan biết nhằm khuyến khích sự tham gia của nhân dân và tổ chức vào hoạt động này. Tính dân chủ cũng cần phải được bảo đảm khi giao tiếp hành chính. Cán bộ, công chức cần phải lắng nghe, tôn trọng ý kiến của các chủ thể có liên quan như các đối tượng được quyền giải trình, tiếp xúc với cơ quan, tổ chức, cá nhân cần có thái độ tôn trọng, trao đổi thông tin chính xác trong phạm vi thẩm quyền của mình và phù hợp với quy định của pháp luật. Nguyên tắc công khai, dân chủ nhằm đảm bảo sự bình đẳng trước pháp luật trong mối quan hệ các bên.

2.3. Nguyên tắc thận trọng, cân bằng, trách nhiệm: Giao tiếp hành chính mang tính chính trị, pháp lý, xã hội sâu sắc. Vì thế, đòi hỏi cán bộ, công chức phải thận trọng, có trách nhiệm cao, bởi mọi sự nóng vội, chủ quan như biểu thị thái độ khi giao tiếp nóng nảy, bực tức đều dễ dẫn đến sai lầm, xung đột giữa các bên, không đạt được hiệu quả trong hoạt động hành chính.

2.4. Nguyên tắc chuẩn mực đạo đức: Người cán bộ, công chức phải có phong cách làm việc tốt, phải coi trọng và luôn ứng xử theo những tiêu chuẩn, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức của nghề nghiệp. Phong cách làm việc tốt của người cán bộ, công chức trước hết là tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Công chức cấp xã là người thường xuyên tiếp xúc với quần chúng, nhân dân, vì vậy, cũng cần phải biết dựa vào quần chúng, gần gũi quần chúng. Mặt khác, người cán bộ, công chức phải biết phòng, chống các biểu hiện chủ quan, tác phong quan liêu, đại khái, phô trương, quan cách.

2.5. Nguyên tắc hài hoà các lợi ích: Thành công của giao tiếp không phải là sự việc chiến thắng đối tác mà là đem lại lợi ích càng nhiều càng tốt cho cả hai bên. Trong hầu hết các tình huống, đều tồn tại những giải pháp thích hợp với lợi ích của cả hai bên, hợp tác các bên sẽ có cơ may tìm ra giải pháp tốt nhất. Nguyên tắc này phù hợp với giao tiếp của công chức cấp xã với nhân dân, là hoạt động mà người công chức tìm kiếm sự hợp tác của công dân để thực hiện công vụ, nhằm đạt được cả lợi ích của chính quyền và của nhân dân.

3. Xây dựng hình ảnh cá nhân trong giao tiếp với nhân dân Người công chức văn hoá - xã hội phường, thị trấn khi thực hiện giao tiếp với

nhân dân chính là đại diện cho UBND, cho Nhà nước để giao tiếp với nhân dân. Hình ảnh cá nhân người công chức khi giao tiếp với nhân dân thể hiện hình ảnh và uy tín của chính quyền, của nhà nước trước nhân dân. Bởi vậy, việc xây dựng hình ảnh cá nhân của người công chức trong giao tiếp với nhân dân rất quan trọng. Dưới đây là mội số gợi ý cho việc.

3.1. Hình dáng bên ngoài: Vẻ bên ngoài rất quan trọng trong giao tiếp, nhất là với những cuộc tiếp xúc lần đầu. Để có một dáng vẻ bên ngoài chỉn chu, bạn cần chú ý đầu tóc gọn gàng, nam giới không để tóc quá dài, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không có mùi lạ, móng tay, móng chân sạch sẽ, không quá dài, lông mũi cắt ngắn, mũi không

Page 219: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

213

có rỉ... Quần áo, trang sức không nên quá phô trương, loè loẹt, đặc biệt lưu tâm tới bối cảnh, môi trường giao tiếp.

3.2. Biểu cảm: Là ngôn ngữ thứ hai của con người, biểu cảm phải phối hợp với ngôn ngữ. Biểu cảm tự nhiên, không nên giả tạo; biểu cảm cần phải thân thiện, không nên có ý thù địch; thân thiện là một loại tự tin, đồng thời cũng là một biểu hiện có giáo dục. Hai bên cần trao đổi một cách bình đẳng.

3.3. Động tác, cử chỉ: Cử chỉ cần hoà nhã. Cử chỉ hoà nhã, trên thực tế là một loại động tác, cử chỉ tự nhiên quen thuộc trên cơ sở đã tràn đầy tự tin, có nội hàm văn hoá tốt đẹp. Cử chỉ cần văn minh, đặc biệt là ở nơi đông người, chúng ta cần phải xây dựng một quan niệm cá nhân đại diện cho tập thể như vậy. Không thể tuỳ ý chỉnh sửa trang phục hoặc vứt rác ở nơi đông người.

3.4. Lời lẽ, thái độ khi nói chuyện: Lời nói cần nhẹ nhàng, không nên nói to. Ngôn từ đúng mực. Cần lựa chọn kĩ nội dung, điều gì nên nói, điều gì không bởi lời nói là âm thanh của trái tim.

3.5. Đối nhân xử thế: Việc đối nhân xử thế của cán bộ, công chức cần chú ý: thứ nhất, thành tâm; thứ hai, tuân thủ pháp luật kỉ cương; thứ ba, đúng hẹn; thứ tư, lịch sự, nhã nhặn, niềm nở.

3.6. Chú ý vào “Nội dung trao đổi” chứ không phải “Người phát ngôn”: Đôi khi, chúng ta thường bị tác động bởi định kiến về một người trước khi thực sự hiểu rõ nội dung thông tin mà người đó truyền đạt. Nếu bạn đã có thành kiến về một người thì bạn thường không chịu chú ý lắng nghe thông tin mà họ chia sẻ.

Bên cạnh sự yêu ghét cá nhân, chúng ta còn đánh giá người đối thoại qua điệu bộ, cử chỉ, thái độ và thậm chí là dung mạo của họ khi nói chuyện. Vì tất cả những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến việc bạn có chấp nhận thông tin của họ hay không nên bạn cần tự nhắc nhở rằng “quan trọng là họ nói gì chứ không phải họ là ai”!

3.7.“Tại sao” chứ không chỉ là “Cái gì”: Một khi đã nắm được nội dung thông tin, bạn cần suy nghĩ và tìm hiểu vì sao người ta trao đổi vấn đề đó với bạn.

3.8. Lắng nghe rồi mới đánh giá: Tất cả chúng ta đều biết mình nên tìm cách hiểu đúng quan điểm của người phát ngôn trước khi đánh giá quan điểm của họ. Bạn có thể chờ đến khi kết thúc cuộc trò chuyện rồi mới đánh giá nếu không cần thiết phải đưa ra quyết định ngay lập tức. Đừng vội đánh giá, quyết định hay đưa ra kết luận khi chúng ta chưa chắc chắn về những điều đã nghe.

3.9. Không nhất thiết phải là trao đổi trực tiếp, viết cũng được: Sẽ rất khó giao tiếp với những người hơi nhạy cảm hoặc những người khó có thể tập trung lắng nghe từ đầu đến cuối. Vì vậy, bạn nên viết thư hoặc để lại tin nhắn cho họ trước khi muốn trực tiếp trao đổi. Ngoài ra, những người gặp khó khăn khi phải diễn đạt bằng lời nói cũng có thể sử dụng cách này để giao tiếp hiệu quả hơn.

3.10. Thông tin đơn giản và dễ hiểu: Nghĩa là bạn nên sử dụng những cách diễn đạt đơn giản; dùng từ ngữ dễ hiểu, đơn nghĩa, chính xác để người nghe dễ dàng nắm bắt được nội dung thông tin. Những từ ngữ lạ, chuyên biệt hoặc lối nói khách sáo chỉ làm tăng thêm khoảng cách giữa bạn và người đối thoại và khó đạt được hiệu quả giao tiếp.

Page 220: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

214

3.11. Tiếp nhận phản hồi: Việc chuyển tải nội dung thông tin chỉ là bước đầu tiên trong quá trình giao tiếp. Cả người nói và người nghe đều cần khuyến khích người kia phản hồi. Phản hồi giúp bạn biết được người đối thoại có thực sự nắm bắt được vấn đề đang trao đổi hay không, có hiểu đúng hay không. Từ đó bạn sẽ khẳng định lại những thông tin chưa được hiểu đúng, tránh việc thực thi sai hoặc hiểu lầm.

3.12. Xây dựng niềm tin và sự tôn trọng lẫn nhau: Bất cứ ai, nếu giao tiếp với tinh thần tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau đều thấy rõ ràng hiệu quả giao tiếp sẽ tốt hơn. Với niềm tin và sự tôn trọng, bạn trao đổi cởi mở hơn và thẳng thắn hơn. Do vậy, cuộc hội thoại giữa bạn và đối tác sẽ mang tính tương tác nhiều hơn và tất nhiên sẽ hiệu quả hơn.

4. Một số lỗi thường gặp trong giao tiếp của công chức với nhân dân - Không chú ý đến việc hướng dẫn, giải thích các quy định, thủ tục cho người

dân sao cho rõ ràng, cụ thể, cặn kẽ. - Né tránh trách nhiệm, sợ chịu trách nhiệm nên dẫn tới yêu cầu công dân và tổ

chức phải làm thêm nhiều thủ tục rườm rà. - Hách dịch, cửa quyền, thể hiện ở thái độ trịnh thượng, ban ơn, lạnh nhạt, nói

năng cộc lốc, sẵng giọng hay dễ nổi nóng, cáu bẳn, thiếu lịch sự, tôn trọng, thiếu đồng cảm, chia sẻ. Sự của quyền của người công chức còn thể hiện ở việc khi giải quyết các thủ tục hành chính cố tình đưa ra những chỉ dẫn, yêu cầu có tính chất gây khó dễ, phiền hà, thậm chí trái quy định của pháp luật để kéo dài thời gian hay làm phức tạp hóa thủ tục, giấy tờ, khiến người dân phải đi lại nhiều lần, tốn kém thời gian và công sức nhằm mục đích thể hiện “quyền lực” của mình để sách nhiễu, trục lợi.

Do cách giao tiếp trên mà công dân dần dần trở nên ngại, sợ, né tránh quan hệ giao tiếp với cán bộ, công chức và tìm đến cách thức khác để giải quyết công việc và dần dần mất đi lòng tin vào cơ quan công quyền.

III. MỘT SỐ KỸ NĂNG GIAO TIẾP CƠ BẢN Việc nắm vững và tinh thông kỹ năng giao tiếp rất quan trọng cho việc thực thi

công vụ hiệu quả đối với một người công chức. Dưới đây là một số kỹ năng giao tiếp cơ bản:

1. Kỹ năng nghe Nghe là một trong những kỹ năng quan trọng của quá trình giao tiếp. Quá trình

giao tiếp trở nên tốt hơn nếu như các bên tham gia vào giao tiếp biết lắng nghe. Cần phân biệt giữa lắng nghe và nghe. Nếu như nghe chỉ đơn thuần là một hành động sinh lý tiếp nhận âm thanh, mang tính tự nhiên và cảm tính thì lắng nghe là sự tập trung tư tưởng cao độ để thấu hiểu từng thông điệp, suy tư, cảm xúc của đối tác.

Lắng nghe hiệu quả được xem là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự thành công trong giao tiếp. Nó giúp người nghe hiểu rõ nội dung và cảm xúc chứa đựng trong thông điệp của người nói, khuyến khích người nói chia sẻ thông tin và cảm xúc.

Trong giao tiếp của công chức cấp xã với nhân dân, thực hành kỹ năng lắng nghe hiệu quả sẽ giúp thu thập thông tin đầy đủ và chính xác cho việc ra quyết định hành chính. Lắng nghe khi giao tiếp với nhân dân cũng giúp người công chức nhận

Page 221: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

215

thức được bản thân mình, nhận thức được người khác và giảm thiểu yếu tố cảm tính trong xử lý tình huống, giảm các nguy cơ xung đột trong hoạt động hành chính.

Để lắng nghe có hiệu quả bạn cần sử dụng cả trực quan và các giác quan để “lắng nghe toàn bộ một con người” chứ không phải “chỉ nghe lời nói” của họ.

Ba mức độ lắng nghe: § Lắng nghe cái đầu:là lắng nghe suy nghĩ, quan điểm, ý kiến… của đối tác.

Để lắng nghe tốt ở mức độ này chúng ta cần có thái độ khách quan, cởi mở, tôn trọng ý kiến, quan điểm của người nói, hkông vội vàng đánh giá, không phê phán.

§ Lắng nghe trái tim:là lắng nghe tình cảm, cảm xúc, trạng thái, kinh nghiệm… của đối tác. Để lắng nghe tốt ở mức độ này chúng ta cần giữ thái độ tôn trọng, bình thản, tránh tỏ ra bồn chồn, lo lắng, bất an về những chuyện khác; kết hợp với quan sát giúp ta nhận ra cảm xúc của người nói bộc lộ qua ngôn ngữ cơ thể (ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, tư thế, sự im lặng…). Việc chú ý lắng nghe giọng nói, âm lượng, tốc độ, ngữ điệu… sẽ giúp chúng ta hiểu tâm trạng bên trong của người nói.

§ Lắng nghe đôi chân:là lắng nghe động cơ, lý do, nhu cầu của đối tác. Đây là phần khó nhất của kỹ thuật lắng nghe. Để lắng nghe tốt ở mức độ này chúng ta cần đặt mình vào vị trí của người nói; quản lý tốt cảm xúc của bản thân, không để cảm xúc chi phối; giữ thái độ tĩnh lặng, bình thản, biểu hiện toàn tâm toàn ý và không bị chi phối bởi bất kỳ việc gì khác và tìm điểm chung giữa hai bên về quan điểm, cách nhìn nhận, hiểu biết & kinh nghiệm…

2. Kỹ năng nói Nói là hình thức giao tiếp trực tiếp, được sử dụng nhiều trong các hoạt động

giao tiếp của cán bộ, công chức với công dân, tổ chức và là hình thức đem lại hiệu quả cao trong giao tiếp. Bất kỳ cán bộ, công chức khi tiếp xúc với công dân, tổ chức đều phải cần đến kỹ năng nói. Cụ thể là trong các trường hợp như:

- Trực tiếp giải quyết các thủ tục và công việc liên quan đến quản lý hành chính thuộc chức năng, trách nhiệm và quyền hạn của mình (trình bày, giải thích, hướng dẫn, hoà giải bất đồng, tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo...).

- Giải thích, tuyên truyền, phổ biến, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; vận động đông đảo nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ, tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự và phòng chống các tệ nạn xã hội trên địa bàn dân cư.

- Đối thoại trực tiếp với công dân và tổ chức nhằm thu thập thông tin phục vụ công tác triển khai chính sách, pháp luật; thăm dò ý kiến, dư luận của nhân dân để điều chỉnh các biện pháp quản lý hành chính cho phù hợp và hiệu quả.

- Thăm hỏi nhân dân trong những ngày lễ hoặc lúc đồng bào gặp khó khăn. Ngoài những tình huống nói trực tiếp trên, trong hoạt động quản lý hành chính

nhà nước, cán bộ, công chức còn sử dụng hình thức nói gián tiếp khi các chủ thể tham gia giao tiếp không trực tiếp gặp gỡ mà thông qua các phương tiện kỹ thuật như nói qua điện thoại.

Page 222: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

216

Kỹ năng nói hiệu quả là khả năng biểu đạt bằng lời nói, là một loại năng lực thể hiện qua khẩu ngữ để truyền đạt thông tin, biểu đạt tư tưởng, tình cảm một cách chính xác, sinh động, có sức thuyết phúc. Ở thời kỳ mà thông tin mở rộng, dân trí nâng cao thì quần chúng càng đòi hỏi cán bộ, công chức giao tiếp, trao đổi, xử lý công việc có văn hoá, nhạy bén, hiệu quả. Có kỹ năng nói tốt không những làm cho việc giải quyết công việc đạt hiệu quả hơn, mà còn giúp tự khẳng định bản thân trước tập thể, tự nâng cao uy tín của mình.

Rèn luyện kỹ năng nói có hiệu quả - Khi nói, không chỉ nói bằng lời mà cần kết hợp với các giao tiếp không lời

như ánh mắt, nét mặt, các động tác cơ thể... - Trong lời nói, không phải chỉ cần quan tâm đến nói cái gì mà cả nói như thế

nào: chuẩn bị tốt những nội dung cần nói, trao đổi theo những trật tự cần thiết, lựa chọn cách trình bày để đạt được mục đích của cuộc giao tiếp.

- Âm lượng, tốc độ giọng nói có thể ảnh hưởng đến giao tiếp: cần phải nói to vừa phải, rõ ràng, chú ý âm lượng trong những nội dung mấu chốt, không nên nói quá to, quá nhỏ.

- Ngôn ngữ sử dụng khi giao tiếp phải thống nhất - Ngôn từ cần phù hợp với văn hóa và trình độ của người nghe - Uyển chuyển trong âm điệu, tránh nói giọng đều đều, buồn tẻ. - Trong khi nói không nên dùng từ một cách cầu kỳ, hoa mỹ mà nên dùng từ

dễ hiểu. - Nói đúng lúc, đúng chỗ: chọn nội dung giao tiếp đã khó nhưng cũng rất thận

trọng nói khi nào, chỗ nào là hợp lý nhất. - Thông tin cần truyền đạt phải đảm bảo tính chân thực, chính xác, dễ hiểu và

có sức thuyết phục. - Lời nói phải khách quan, lịch sự. - Cần phân tích, dẫn chứng, giải thích để chứng minh những thông tin, lập luận

đúng để người nghe hiểu. - Khi nói cần tránh các yếu tố có thể gây khó chịu cho người nghe như:Lặp lại

một số từ đệm quá nhiều, nói sai văn phạm, phát âm không chuẩn, ùng từ khó hiểu, từ chuyên môn, cử chỉ, động tác không phù hợp với lời nói, không chú ý và tôn trọng người nghe.

3. Kỹ năng đọc Đọc là một kỹ năng quan trọng trong giao tiếp hành chính. Đọc đem lại nhiều

lợi ích: cập nhật, nắm bắt thông tin, biết được những ý tưởng mới, nâng cao sự hiểu biết, giúp phân tích, dự đoán tình hình để định hướng kế hoạch, hoạt động, giải quyết công việc.

Để có kỹ năng đọc hiệu quả cần rèn luyện việc đọc bằng mắt, tránh đọc trở lại quá nhiều , tập đọc nhanh, thâu tóm đúng, đủ ý chính, nội dung trọng tâm của vấn đề. Cần chú ý và hiểu trọng tâm cả đoạn nói gì, đôi khi đừng để ý đến từng từ, từng câu.

Page 223: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

217

4. Kỹ năng viết Viết là một kỹ thuật quan trọng trong quản lý hành chính, thể hiện hình thức

giao tiếp gián tiếp thông qua ngôn ngữ viết trên cơ sở văn phong hành chính. Văn bản được soạn thảo trong quản lý hành chính thông qua kỹ năng viết cần đảm bảo:

-Về hình thức, thể thức: đúng theo các yêu cầu trong kỹ thuật soạn thảo văn bản (cơ chữ, cách trình bày).

- Về nội dung: đảm bảo yêu cầu thông tin (chỉ đạo, thông báo, hướng dẫn…), nội dung được nhấn mạnh và làm rõ nhờ vào hình thức thể hiện văn bản chuyển tải được các yêu cầu trong nội dung công việc bằng việc sử dụng từ ngữ nhấn mạnh, cách ngắt ý, viết hoa, in đậm…giúp người đọc hiểu được ý tưởng chính.

- Về văn phong: văn phong hành chính (chính xác, rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, không dùng các thuật từ, thuật ngữ, mỹ từ, mị từ, hạn chế việc dùng các thuật ngữ chuyên môn trừ những trường hợp cần thiết). Tránh lan man bởi các thông tin phụ, các vấn đề dẫn dắt quá dài không cần thiết.

5. Kỹ năng phản hồi Phản hồi là một kỹ năng giao tiếp quan trọng giúp cho các chủ thể giao tiếp

biết được nhận thức, cảm xúc, thái độ… của nhau trong quá trình giao tiếp nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp. Khi một người nhận được những phản hồi mang tính xây dựng, nó sẽ giúp cho họ sẵn sàng thay đổi để hoàn thiện mình hơn và tối đa hóa khả năng của mình.

Phản hồi có thể được thực hiện theo hai cách: Phản hồi xây dựng (hay còn gọi là phản hồi tích cực) và phản hồi theo kiểu “khen và chê”. Phản hồi xây dựng là đưa ra những thông tin cụ thể, trọng tâm vào vấn đề và dựa trên sự quan sát, nêu lên những điểm tích cực và những điểm cần cải thiện. Phản hồi theo kiểu “khen và chê” là những đánh giá mang tính cá nhân, chung chung, không rõ ràng, chú trọng vào con người và dựa trên quan điểm, cảm nhận của người đưa ý kiến phản hồi. Hãy cố gắng để đừng bị rơi vào cái bẫy của kiểu phản hồi “khen và chê”.

Các nguyên tắc đưa ra ý kiến phản hồi xây dựng - Chỉ nên đưa ý kiến phản hồi khi có sự chấp thuận của người nhận; - Đưa ý kiến phản hồi càng sớm càng tốt, khi mà sự việc vẫn còn “tươi mới”

trong đầu của cả người đưa và nhận phản hồi. Tuy nhiên, khi đưa ý kiến phản hồi những điểm cần cải thiện, cần lưu ý: Nếu ngay khi sự việc xảy ra, tâm trạng của người đưa hoặc nhận phàn hồi không tốt, hãy dành thời gian để cả hai phía bình tĩnh trở lại và người đưa phản hồi sắp xếp ý tưởng cho hợp lý, có được giọng nói, ngữ điệu phù hợp và đã “sẵn sàng” khi đó hãy tiến hành phản hồi;

- Chọn địa điểm thích hợp, đặc biệt là khi đưa ý kiến phản hồi những vấn đề cá nhân cần cải thiện nên chọn chỗ riêng tư;

- Người đưa phản hồi cần dựa trên những hành vi cụ thể, những hiện tượng vừa quan sát và ghi chép được để phản hồi, không tự đánh giá, áp đặt hoặc suy diễn;

- Hãy bắt đầu phản hồi bằng cách nêu bật những điểm tích cực trước;Nên đưa ra những điểm cần cải thiện “ tại đây và hiện nay”, không nên xâu chuỗi những lỗi, khuyết điểm trong quá khứ, trừ trường hợp cần nhấn mạnh những hành vi có tính chất

Page 224: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

218

hệ thống; - Không nên đưa ra quá 4 điểm cần cải thiện trong 1 lần phản hồi; - Khi phản hồi về những điểm cần cải thiện, nên chú trọng vào những hành vi

có thể thay đổi, thảo luận giải pháp cải thiện một cách cụ thể; khuyến khích người nhận phản hồi tự đưa ra giải pháp; sử dụng những câu hỏi mở như: Anh/chị thấy việc này thế nào? Nếu lần sau làm lại việc này, anh/chị sẽ làm khác đi như thế nào? …

Một số lưu ý khi phản hồi - Đi thẳng vào vấn đề, tránh vòng vo; - Chân thành - Tránh dùng câu phức. Hãy thận trọng khi sử dụng những từ “nhưng”,“tuy

nhiên…”. - Chú ý đến giọng nói: Giọng nói cáu kỉnh, thất vọng sẽ dễ chuyển phản hồi

tích cực, có tính chất xây dựng thành phê phán. - Phản hồi là vì người nhận, không vì người đưa phản hồi. Do vậy khi đưa

phản hồi, bạn cần nhạy cảm với những tác động của những thông tin mà bạn đưa ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Clayton B. (2003). Body Language at Work: Read the signs and make the right

moves (tạm dịch: Ngôn ngữ cơ thể nơi làm việc: Nhận biết dấu hiệu và ứng xử phù hợp). London: Hamlyn.

2. Dwyer K.K, Carson R.E và Dalbey I.(2003). Oral Communication apprehension. Basic Communication course annual, 15, trang 117 - 143.

3. Pease A. và Melrabian A. (1998). Thuật xét người qua điệu bộ. Tp.HCM: Nhà xuất bản Trẻ.

4. Trần Hoàng và Trần Việt Hoa (2005). Văn hoá ứng xử nơi công sở. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin.

5. Trần Thị Thanh Thuỷ (2007). Một số ý kiến nhằm góp phần cải thiện hiện quả của giao tiếp công vụ. Tạp chí Tổ chức nhà nước, số tháng 10/2007.

Page 225: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

219

CHUYÊN ĐỀ 15

Kỹ năng lập kế hoạch 1. Khái niệm và ý nghĩa của việc lập kế hoạch a. Khái niệm lập kế hoạch: “Lập kế hoạch là một quá trình sắp xếp các

nguồn lực (con người, tài chính, thời gian ...) và các phương tiện, được sử dụng cho một khoảng thời gian xác định trong tương lai, để thực hiện các hoạt động cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu đã định trước; với việc sử dụng các kinh nghiệm trong quá khứ, dự báo khả năng trong tương lai và công nhận thực tế của hiện tại”. (Bộ Nội vụ, 2013, tr.62). b. Tầm quan trọng của kế hoạch đối với công chức văn hóa - xã hội phường, thị trấn

ü Lập kế hoạch giúp công chức văn hóa - xã hội phường, thị trấn có thể gắn mục tiêu với thời gian cụ thể, tránh được sự chồng chéo trong công việc và không lãng phí thời gian và tiền bạc.

ü Lập kế hoạch giúp công chức văn hóa - xã hội phường, thị trấn thiết lập được những tiêu chuẩn để kiểm soát, đánh giá tiến độ thực hiện, chất lượng và kết quả thực hiện công việc. Theo đó, công chức văn hóa - xã hội phường, thị trấn có thể đưa ra các quyết định chính xác, kịp thời để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các mục tiêu. Lập kế hoạch giúp cơ quan tổ chức xác định được trách nhiệm của bộ phận và cá nhân trong thực thi nhiệm vụ, thông qua đó đánh giá được kết quả hoàn thành nhiệm vụ của công chức.

ü Lập kế hoạch giúp dự đoán và ứng phó với những thay đổi trong tương lai. Thông qua việc lập kế hoạch người công chức quản lý có thể dự đoán được những gì sẽ diễn ra trong tương lai, lường trước được những khó khăn, và có thể tránh được những rủi ro có thể xảy ra (một cách tương đối).

ü Kế hoạch được xây dựng sẽ giúp huy động, phối hợp và tận dụng có hiệu quả các nguồn lực (công sức, thời gian, tài chính, các mối quan hệ). Nhờ có các kế hoạch mà công chức trong cơ quan đơn vị có thể phối hợp các hoạt động của các cá nhân cũng như các bộ phận một cách nhịp nhàng và có kế hoạch trong thực hiện nhiệm vụ nhằm đạt được mục tiêu. Thông qua lập kế hoạch, người công chức quản lý lựa chọn các phương án bố trí sử dụng và phối hợp các nguồn lực một cách hợp lý và hiệu quả. Thông qua đó giảm thiểu được sự trùng lắp, chồng chéo, lãng phí về nguồn lực.

ü Lập kế hoạch cho phép tăng cường tính cộng đồng trách nhiệm giữa các cá nhân, giữa lãnh đạo cấp trên và nhân viên cấp dưới. Thông qua bản kế hoạch, mỗi cá nhân đều nhận thức được vị trí, vai trò và mức độ đóng góp của mình trong chuỗi các

Page 226: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

220

mắt xích về quan hệ công việc, từ đó ý thức tốt hơn, chủ động hơn trong việc thực hiện phần việc của mình.

ü Lập kế hoạch giúp công chức văn hóa- xã hội phường, thị trấn chủ động hơn, tạo nên tính sẵn sàng trong công việc. Ví dụ: việc thiết lập thời gian nộp các báo cáo tháng, báo cáo quý, hay báo cáo cáo năm sẽ là cơ sở để các công chức văn hóa - xã hội chuẩn bị, thu thập trước các thông số để báo cáo. Trên cơ sở sẵn sàng về mặt thông tin ở một mức độ nhất định, các công chức văn hóa - xã hội phường, thị trấn sẽ thực hiện các báo cáo có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu về cả chất lượng và thời gian.

2. Thành phần và phân loại kế hoạch a. Thành phần Tùy theo tính chất, mức độ cần đạt được trong thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ

của cơ quan đơn vị, công chức cấp xã phải xác định cho được các thành phần của kế hoạch. Thông thường, một bản kế hoạch gồm một số thành phần cơ bản như sau:

ü Các mục tiêu: Là những kết quả trong tương lai mà cơ quan, đơn vị mong muốn đạt được thông qua hoàn thành thực hiện kế hoạch.

ü Phương hướng và các biện pháp thực hiện các công việc, các hoạt động dự kiến để đạt những mục tiêu đã đề ra.

ü Nguồn lực: Các nguồn lực thực hiện kế hoạch có thể được chia thành nhiều loại gồm: Nguồn lực vật chất, tài chính; nguồn nhân lực, chuyên môn và trí tuệ; nguồn lực tổ chức; nguồn lực quan hệ; nguồn lực thông tin, thời gian... Các nguồn lực bao gồm nguồn lực hiện có và nguồn lực tiềm năng. Nguồn lực hiện có là những nguồn lực đã có sẵn, chỉ cần đưa chúng vào sử dụng. Nguồn lực tiềm năng là những nguồn lực mà cơ quan đơn vị cần có trong tương lai. Đây là loại nguồn lực chưa sẵn có cho nên người công chức quản lý phải có những chính sách và biện pháp để huy động, trong đó phải tính đến tính không chắc chắn của nó.

ü Cách thức tổ chức thực hiện: Những sắp xếp, phân công thực hiện công việc; trách nhiệm cho các cá nhân, bộ phận; các hướng dẫn và chỉ đạo, các quy định về hợp tác và phối hợp thực hiện.

b. Phân loại kế hoạch Tùy theo mục đích, nội dung, tính chất, lĩnh vực, quy mô và mức độ phức tạp

của công việc mà kế hoạch có thể được phân chia thành các loại khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại kế hoạch.

ü Căn cứ vào thời gian: - Kế hoạch dài hạn: từ 10 năm trở lên; - Kế hoạch trung hạn: từ 5 - 10 năm; - Kế hoạch ngắn hạn: từ 1 - 2 năm hoặc ngắn hơn.

ü Căn cứ vào phạm vi hoạt động: - Kế hoạch của toàn ngành trong phạm vi cả nước; - Kế hoạch ngành ở từng địa phương: Tỉnh, huyện, thành phố…;

Page 227: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

221

- Kế hoạch bộ phận: Kế hoạch của từng vấn đề, từng bộ phận trong quá trình thực hiện kế hoạch của ngành.

ü Căn cứ vào khuôn khổ, thời gian, tính chất, mục tiêu : - Kế hoạch chiến lược: Đặc điểm của kế hoạch chiến lược là thời gian thực

hiện dài, bao gồm nhiều vấn đề hay toàn bộ vấn đề. Để thực hiện kế hoạch thường phải sử dụng các biện pháp lớn và đòi hỏi nhiều nguồn lực.

- Kế hoạch chiến thuật (Kế hoạch tác nghiệp): Đặc điểm của kế hoạch chiến thuật là thời gian thực hiện ngắn và lập kế hoạch với các lĩnh vực cụ thể, để thực hiện kế hoạch không đòi hỏi những nguồn lực lớn.

Kế hoạch chiến lược và kế hoạch chiến thuật khác nhau về khuôn khổ, thời gian, tính chất, mục tiêu nên ở cấp quản lý nào cũng có thể xây dựng được kế hoạch chiến lược và kế hoạch chiến thuật.

3. Các nguyên tắc lập kế hoạch a. Nguyên tắc mục tiêu Mọi hoạt động quản lý đều hướng tới đạt những mục tiêu nhất định, trong đó

hoạt động lập kế hoạch cũng vậy. Do đó, mọi kế hoạch, từ xây dựng đến tổ chức thực hiện, phải đảm bảo nguyên tắc hướng các nỗ lực, nguồn lực của các cá nhân, bộ phận vào việc hoàn thành mục tiêu.

b. Nguyên tắc hiệu quả Các nguồn lực thường là có hạn so với mong muốn trong thực hiện công việc.

Vì vậy, một yêu cầu cơ bản là phải đảm bảo hiệu quả trong sử dụng nguồn lực so với chi phí bỏ ra. Nguyên tắc cũng phải được tuân thủ trong lập và thực hiện kế hoạch. Hiệu quả của một kế hoạch được đo lường bằng việc so sánh kết quả mà nó đóng góp vào việc đạt các mục tiêu so với những chi phí và các nguồn lực đã sử dụng trong xây dựng và thực hiện kế hoạch.

c. Nguyên tắc cân đối Khi xây dựng kế hoạch cần đảm bảo tính cân đối giữa các yếu tố cấu thành. Ví

dụ: Mục tiêu phải phù hợp với nguồn lực, các hoạt động phải được tiến hành nhịp nhàng, hoạt động trước làm tiền đề cho hoạt động sau; phải cân đối giữa nguồn lực với các biện pháp, giữa các phương tiện với con người.... như vậy sẽ tránh được tình trạng thiếu hoặc dư thừa, lãng phí nguồn lực, hoặc chồng chéo công việc.

d. Nguyên tắc linh hoạt Các kế hoạch mang tính dự kiến về các hoạt động trong tương lai. Tương lai

luôn thay đổi, vì vậy, bản thân các kế hoạch, trong thiết kế và thực hiện cũng phải bảo đảm tính linh hoạt, có thể điều chỉnh được nhằm giảm bớt các rủi ro do các yếu tố và điều không mong đợi phát sinh.

e. Nguyên tắc bảo đảm cam kết Trong các kế hoạch phải xác định các mục tiêu và các nguồn lực, phân công

trách nhiệm của các cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện mục tiêu đã đề ra. Nếu chỉ một trong các cá nhân hoặc bộ phận không hoàn thành trách nhiệm của mình, hay các nguồn lực không được cung cấp đầy đủ và theo đúng tiến độ yêu cầu thì có thể dẫn

Page 228: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

222

đến việc không hoàn thành kế hoạch theo dự kiến. Chính vì vậy, trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch phải đảm bảo thực hiện đúng các cam kết ghi trong kế hoạch.

4. Phương pháp lập kế hoạch Để lập được một bản kế hoạch chi tiết, cụ thể và khoa học, người lập kế hoạch có thể dùng phương pháp 5W1H2C5M bao gồm các yếu tố sau:

a. Xác định mục tiêu, yêu cầu (Why): Khi xác định được yêu

cầu, mục tiêu thì người lập kế hoạch sẽ luôn hướng trọng tâm các công việc vào mục tiêu và đánh giá hiệu quả cuối cùng.

Để đảm bảo kế hoạch được tổ chức thực hiện có kết quả, mục tiêu của kế hoạch phải đảm bảo các tiêu chí cơ bản sau đây (SMART):

ü Tính cụ thể (Specific): Để xây dựng các nội dung cho các thành tố cụ thể của kế hoạch, người lập kế hoạch phải trả lời sáu câu hỏi sau:

- Cái gì : Chúng ta mong muốn đạt được cái gì? Và phải làm những gì để đạt được mong muốn đó.

- Tại sao : Những mục đích, lợi ích, lý do cụ thể để hoàn thành mục tiêu. - Ai : Các đối tác, đối tượng tham gia, phối hợp? - Ở đâu : Phạm vi, địa bàn vị trí thực hiện kế hoạch. - Khi nào : Khuôn khổ thời gian phải thực hiện/hoàn thành từng công/

lĩnh vực công việc. - Thế nào : Cách thức thực hiện, những yêu cầu, những hạn chế. ü Tính đo lường được (Measureable): Thiết lập hệ thống tiêu chí chính xác

để đo lường những tiến triển của công việc hướng tới đạt được từng mục tiêu cụ thể đã định là yêu cầu tối cần thiết trong xây dựng kế hoạch. Khi theo dõi và đo lường sự tiến triển công việc, cần kiểm tra xem chúng có theo đúng hướng không, và có đạt được các mục tiêu trong từng giai đoạn hay không.

Để xác định mục tiêu có thể đo lường được, cần đặt ra những câu hỏi như: Làm được gì? Làm được bao nhiêu? Làm trong điều kiện nào? Làm thế nào để biết khi nào mục tiêu hoàn thành?

ü Có thể đạt được (Attainable/Achievable): Khả thi, có thể đo lường sự đạt được, sự hợp lý

ü Tính thực tế (Realistic): Để đảm bảo bản kế hoạch cùng các mục tiêu, các công việc và các chỉ tiêu kết

quả có tính thực tế, chúng phải thể hiện được tính khách quan hướng đến cái mà chúng ta sẽ và có khả năng thực hiện. Một mục tiêu có thể vừa cao vừa thực tế.

Page 229: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

223

Chúng ta cần xác định mục tiêu nên cao đến mức độ nào, nhưng phải đảm bảo rằng mọi mục tiêu thể hiện được sự tiến triển chắc chắn. Có khi một mục tiêu cao dễ đạt được hơn một mục tiêu thấp bởi mục tiêu thấp đưa ra nỗ lực thấp hơn, còn mục cao đưa ra nỗ lực cao hơn. Trong nhiều trường hợp, chúng ta hoàn thành được những công việc khó khăn bởi vì chúng ta làm nó xuất phát từ quyết tâm và niềm say mê chứ không phải vì các mục đích khác.

Mục tiêu chỉ trở thành hiện thực nếu chúng ta thực sự tin tưởng rằng nó có thể được hoàn thành. Một phương pháp nữa để nhận biết một mục tiêu được xác định là hiện thực nếu chúng ta đã hoàn thành nó trong quá khứ hoặc tự đặt ra những điều kiện cần thiết để hoàn thành mục tiêu đó.

ü Có khung thời gian (Time – bound): Các mục tiêu, công việc và các chỉ tiêu kế hoạch phải được xác định trong một

giai đoạn/khuôn khổ thời gian cụ thể và rõ ràng để hoàn thành. Các khung thời gian này cũng chính là các mốc thời gian để chúng ta xác định các hoạt động kiểm điểm hay đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu, kết quả công việc, cũng như đưa ra những biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm giảm thiếu những sai lệch.

b. Xác định nội dung công việc (What) Người lập kế hoạch cần chia nhỏ nội

dung công việc cụ thể theo lộ trình thực hiện, việc nào xảy ra trước, việc nào xảy ra sau. Đây chính là việc xác lập qui trình thực hiện các nội dung công việc. Mỗi nội dung công việc chỉ nên chia tối đa 2 cấp: Cấp 1: các nội dung lớn cần thực hiện và cấp 2 là các bước để thực hiện nội dung đó. Người lập kế hoạch hãy chắc rằng, bước sau là sự phát triển của bước trước.

c. Xác định địa điểm, thời gian và người thực hiện 3W (Where, When, Who) - WHERE: Thực hiện tại đâu? - WHEN: Công việc đó thực hiện khi nào, khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc,

những điểm mốc nào về thời gian và nội dung cần được kiểm tra? Để xác định được thời hạn phải làm công việc, người lập kế hoạch cần xác

định được mức độ khẩn cấp và mức độ quan trọng của từng công việc. Có 4 loại công việc khác nhau: công việc quan trọng và khẩn cấp, công việc không quan trọng nhưng khẩn cấp, công việc quan trọng nhưng không khẩn cấp, công việc không quan trọng và không khẩn cấp. Người lập kế hoạch phải thực hiện công việc quan trọng và khẩn cấp trước.

Khẩn cấp Không khẩn cấp

THỨ TỰ ƯU TIÊN Quan trọng 1 3

Không quan trọng 2 4

- WHO (Ai?): bao gồm các khía cạnh sau: Ai làm việc đó? Ai phối hợp, hỗ

trợ? Ai kiểm tra? Ai chịu trách nhiệm…

Page 230: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

224

d. Xác định cách thức thực hiện (How) Phần việc này trả lời cho câu hỏi thực hiện như thế nào, bao gồm các nội dung:

Cách thức thực hiện từng công việc là gì? Tiêu chuẩn thực hiện là gì? Thực hiện bằng công cụ nào?.

e. Xác định phương pháp kiểm soát (Control) Là hoạt động thường xuyên, định kỳ thu thập và phân tích thông tin, số liệu về

tiến độ thực hiện kế hoạch nhằm xác định các vấn đề khó khăn, vướng mắc và kịp thời có giải pháp khắc phục. Việc kiểm soát chủ yếu cung cấp thông tin về:

- Tiến độ thực hiện các hoạt động so với kế hoạch và chỉ số; - Mức độ đạt được các kết quả đầu ra so với kế hoạch và chỉ số; - Tình hình huy động và sử dụng các nguồn lực (tài chính, cơ sở vật chất và

con người). - Theo dõi, giám sát các rủi ro làm căn cứ đưa ra các giải pháp khắc phục rủi

ro. ĐÁNH GIÁ RỦI RO

MỨC ĐỘ RỦI RO

CAO VỪA THẤP

KHẢ

NG

XẢ

Y R

A

RỦ

I RO

CAO

VỪA

THẤP

GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC RỦI RO

MỨC ĐỘ THỰC HIỆN

CAO VỪA THẤP

KHẢ

NG

TH

ỰC

HIỆ

N

CAO

VỪA

THẤP

Ngay từ khi lập kế hoạch, dựa trên kinh nghiệm, dựa trên quan hệ và dựa vào

thực trạng các nguồn lực, mỗi hoạt động trong kế hoạch đều phải được tiên liệu các rủi ro, khó khăn có thể xảy ra, đánh giá theo cấp độ từ cao đến thấp và đưa ra các giải pháp tương ứng. Việc làm này cho phép giảm thiểu các rủi ro cũng như tăng cường tính chủ động trong quá trình thực hiện kế hoạch. (Nguồn: JICA, 2014).

g. Xác định phương thức kiểm tra (Check) Việc kiểm tra liên quan đến các nội dung sau: - Có những bước công việc nào cần phải kiểm tra? - Thông thường thì có bao nhiêu công việc thì cũng cần số lượng tương tự các

bước phải kiểm tra. - Tần suất kiểm tra như thế nào?

Page 231: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

225

- Việc kiểm tra đó thực hiện một lần hay thường xuyên? (Nếu vậy thì bao lâu một lần?).

- Ai tiến hành kiểm tra? - Những điểm kiểm tra nào là trọng yếu cần kiểm tra? - Điểm kiểm tra trọng yếu cần tuân theo nguyên tắc Pareto (20/80), tức là làm

sao để những điểm kiểm tra này chỉ chiếm 20% số lượng nhưng chiếm đến 80% khối lượng sai sót.

h. Xác định nguồn lực (5M) Nhiều kế hoạch thường chỉ chú trọng đến công việc mà lại không chú trọng

đến các nguồn lực, mà chỉ có nguồn lực mới đảm bảo cho kế hoạch được khả thi. Nguồn lực bao gồm các yếu tố:

- Man (Nguồn nhân lực): những ai sẽ thực hiện công việc, họ có đủ trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng, phẩm chất, tính cách phù hợp? Ai hỗ trợ? Ai kiểm tra? Nếu cần nguồn dự phòng thì có đủ nguồn lực con người để hỗ trợ không?

- Money (Tiền bạc): Có cần kinh phí không? Có kinh phí thực hiện hay không? Bằng nguồn nào? Có thể huy động không?v.v....

- Material (Nguyên liệu/hệ thống cung ứng): thông tin, tiêu chuẩn, thời hạn thực hiện,v.v....

- Machine (Máy móc/công nghệ): máy tính, điện thoại, thư điện tử, v.v... - Method (Phương pháp làm việc): cách thức thực hiện như thế nào? Việc này

cần bàn bạc với các thành viên khác của nhóm. 5. Quy trình lập kế hoạch Bước 1: Nhận thức cơ hội Đây không phải là bước bắt buộc nhưng để xây dựng được kế hoạch tốt thì

người quản lý phải nhận thức trước được cơ hội, tức là người quản lý phải làm dự báo để nhận thức được những điểm yếu, điểm mạnh, thời cơ, nguy cơ và những thuận lợi, khó khăn cho việc thực hiện kế hoạch.

Bước 2: Xác định mục tiêu và tiền đề của kế hoạch - Xác định mục tiêu: các mục tiêu phải đảm bảo tiêu chí SMART (nêu ở Mục

4 - Phương pháp lập kế hoạch). - Xác định các tiền đề của kế hoạch: là các giả thiết về hoàn cảnh trong đó kế

hoạch sẽ được thực hiện gồm: các tiền đề ngoài cơ sở (tình hình kinh tế - chính trị địa phương, dân số, môi trường pháp lý, văn hóa, khoa học công nghệ …); các tiền đề trong cơ sở (cơ cấu tổ chức, các thể chế, quy định, vấn đề nhân lực, ngân sách, cơ sở vật chất kỹ thuật …). Để xác định được các tiền đề trên, người lập kế hoạch cần phải: 1/Thu thập đầy đủ các dữ liệu, các thông tin có liên quan. Rà soát lại các công việc trước đó nhằm xác định những công việc còn tồn đọng và trình tự ưu tiên giải quyết công việc trong kế hoạch sắp tới; 2/ Tham khảo ý kiến các chuyên gia, ý kiến lãnh đạo, các bộ phận về sự cần thiết của vấn đề dự tính đưa ra, mục tiêu hướng tới, tính khả thi, định hướng công việc, nhiệm vụ chủ yếu cần bàn bạc, quyết định và sự chỉ đạo thực hiện từ phía lãnh đạo.

Page 232: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

226

Bước 3: Xây dựng đề cương kế hoạch và lựa chọn phương án tối ưu

- Lập bảng kế hoạch và xác định các phương án thực hiện: Đưa ra một số phương án hành động để có thể thực hiện được mục tiêu đề ra. Phương án hành động bao gồm: Mục đích, yêu cầu của kế hoạch; xác định các hoạt động/công việc cần phải thực hiện; nhóm các hoạt động/công việc lại để tối ưu hoá việc sử dụng các nguồn lực; xác định các nguồn lực, thời gian thực hiện; thiết lập các bộ phận (nếu cần); phân công trách nhiệm cho cá nhân, bộ phận, tổ chức; quy định mối quan hệ phối hợp giữa các thành viên khi tham gia thực hiện kế hoạch; xác định những rủi ro có thể và đối sách hạn chế những rủi ro đó;

- Đánh giá và so sánh các phương án; - Lựa chọn phương án tối ưu. Tùy theo mức độ công việc, phạm vi chức trách

được phân công, việc lựa chọn phương án tối ưu có thể do cá nhân tự quyết định hoặc bàn thảo trong tổ, nhóm, cơ quan...

Bước 4: Viết dự thảo kế hoạch Khi viết thành văn bản cần bảo đảm thể thức văn bản đúng với quy định của

Nhà nước; nội dung thông tin đầy đủ, tuân thủ các nguyên tắc. Bố cục một bản kế hoạch thường được chia thành 3 phần: - Phần mở đầu: Nhận định khái quát những vấn đề được xác định là cơ sở khoa học cho việc

xây dựng kế hoạch; những thuận lợi, khó khăn; nêu rõ các căn cứ pháp lý cho việc xây dựng và mục đích của việc lập kế hoạch.

- Phần nội dung: + Nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch và biện pháp thực hiện. + Các điều kiện, phương tiện thực hiện. + Các đối tượng được phân công thực hiện. + Trình tự triển khai, tổ chức thực hiện..., các biện pháp đảm bảo thực hiện,

chế độ trách nhiệm. + Thời gian kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết. Các hình thức khen thưởng,

kỷ luật. - Phần kết luận: + Nêu triển vọng của việc thực hiện kế hoạch. + Các đề xuất, kiến nghị. Bước 5: Thông qua và ban hành kế hoạch - Thảo luận dân chủ trong phạm vi được giao (nhóm, cấp phòng hoặc cơ quan). - Ban hành kế hoạch theo trình tự, thủ tục quy định.

6. Các điểm bất cập thường gặp khi lập kế hoạch Ø Lần lữa, lâu dài trong việc lập kế hoạch

Page 233: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

227

Đây là lỗi cơ bản nhiều người từng mắc phải. Người lập kế hoạch không nên chờ đợi cho tới khi bắt buộc cần phải có một kế hoạch hoạt động. Rất nhiều người than thở rằng: "Không có thời gian rảnh để lập kế hoạch hoạt động". Tuy nhiên, trên thực tế, công việc càng nhiều, càng bận rộn, càng cần chú tâm cho việc lên kế hoạch. Khi có thói quen lập kế hoạch cho công việc theo tuần, tháng, quý, năm hoặc kỳ hoạt động sẽ giúp cho công việc của được tiến hành một cách dễ dàng, không bị chồng chéo lên nhau, người lập kế hoạch có thể hoàn toàn chủ động được thời gian của mình, đặc biệt khi cần phải giải quyết nhiều công việc đồng thời.

Ø Lạm dụng ý tưởng Kế hoạch là nơi để người lập kế hoạch thể hiện các ý tưởng có tính khả thi. Do

đó, việc đưa ra các ý tưởng thiết kế, thực hiện kế hoạch rất cần đảm bảo các ý tưởng được thao tác hóa, phân tích rõ ràng, cụ thể, khả thi và thống nhất giữa các cá nhân, nhóm cùng thực hiện. Khi lập kế hoạch, tránh đưa ra các ý tưởng chung chung hay đại khái, không phân tích kỹ hoặc đưa ra nhiều ý tưởng cho một hoạt động, làm cho bản kế hoạch bị rối.

Ø Kế hoạch được lập một cách dập khuôn và máy móc Một bản kế hoạch thành công là bản kế hoạch huy động và tận dụng được các nguồn lực riêng có để vừa đảm bảo tiến độ, chất lượng các nội dung trong bản kế hoạch, vừa đảm bảo được tính hợp pháp, hợp lý và hợp lệ đối với các quy định thủ tục về hành chính, tài chính.v.v... mà nhà nước quy định. Do đó, mỗi loại nhiệm vụ sẽ có một bản kế hoạch tương thích riêng với các yếu tố đặc thù riêng. Mỗi bản kế hoạch có một "đời sống" riêng. Với các kế hoạch cùng loại đã được thực hiện, hoặc đang được thực hiện song song, người lập kế hoạch chỉ nên xem xét và nhận diện ở khía cạnh kinh nghiệm, không nên áp dụng hoàn toàn, vì người lập kế hoạch không thể chắc chắn các yếu tố hay lợi thế mà kế hoạch đó có được cũng sẽ có và xuất hiện trong quá trình thực hiện kế hoạch của mình.

Ø Các mục tiêu không cụ thể, chặt chẽ và rõ ràng Người đọc sẽ cảm thấy kế hoạch được thổi phồng quá mức khi dùng những từ ngữ hoa mỹ, hào nhoáng. Khi lập kế hoạch nên nhớ mục tiêu kế hoạch là kết quả công việc, trong đó người lập kế hoạch là người đề ra, theo dõi quá trình thực hiện những công việc này. Cung cấp những con số, thời gian cụ thể, trách nhiệm quản lý, ngân sách và các mốc để hoàn thành là một việc làm rất thông minh và thuyết phục. Một kế hoạch dù có được trình bày một cách thuyết phục nhưng vẫn có thể là vô nghĩa nếu không mang lại kết quả khả quan.

Ø Đặt ưu tiên cho quá nhiều việc Một chiến lược, mục tiêu cho việc thực hiện một bản kế hoạch cần có sự tập trung, nhất quán. Vì vậy, nên có một danh sách ưu tiên có từ 3 - 4 mục. Khi danh sách đó có tới 20 mục ưu tiên, đó không còn được gọi là một kế hoạch bởi thiếu đi tính tập trung. Những kế hoạch như vậy sẽ thiếu đi tính hiệu quả. Trên đây là một số lỗi cơ bản thường gặp khi lập một kế hoạch. Hãy thể hiện công việc trên giấy trước khi thực hiện sẽ giúp bạn tăng khả năng thành công trong công việc. 7. Ứng dụng biểu đồ GANTT trong lập kế hoạch

Page 234: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

228

Biểu đồ Gantt được xây dựng vào năm 1915 bởi Henry L. Gantt, một trong những nhà tiên phong về lĩnh vực quản lý khoa học. Đây là một trong những công cụ cổ điển nhất nhưng vẫn được sử dụng phổ biến trong quản lý tiến độ thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án. Biểu đồ Gantt là một trong những cách phổ biến để trình bày các hoạt động (nhiệm vụ hoặc sự kiện) dựa trên thời gian. Mỗi hoạt động được biểu thị bằng một thanh dài, có ngày bắt đầu (Start Date), thời gian (Duration) và ngày kết thúc (End date). Nhìn vào biểu đồ Gantt, người quản lý cũng như các thành viên thực hiện dự án biết được: trình tự thực hiện mỗi nhiệm vụ; tiến độ thực hiện (biết được mình đã làm được gì và tiếp tục phải thực hiện công việc đó thế nào, bởi vì mỗi công việc được giao phải hoàn thành trong thời gian đã định); thấy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các công việc. Biểu đồ GANTT có thể được sử dụng bởi phần mềm Microsoft Project. Hình dưới đây mô tả một biểu đồ GANTT theo ngày trong Microsoft Project. Hình 15.1: Biểu đồ GANTT theo ngày trong Microsoft Project

Để sử dụng phần mềm này bạn cần đặt Microsoft Project vào máy tính. Ngoài ra, biểu đồ GANTT còn có thể thực hiện bằng Excell. Mặc dù Excell không hỗ trợ việc tạo biểu đồ Gantt, nhưng bạn có thể tạo một biểu đồ Gantt trên Excel cùng lúc với toàn bộ các yếu tố của kế hoạch. VD: nội dung công việc, tiến độ thực hiện (khung thời gian), người thực hiện, người phối hợp, công cụ thực hiện, định mức kinh phí (hoặc nguồn lực huy động được), đánh giá rủi ro.v.v...

Với phần tiến độ thực hiện, bạn có thể tạo lập biểu đồ Gantt trên thư mục biểu đồ thanh xếp chồng như sau:

Bước 1: Menu/Insert (chèn)/Bar chat (biểu đồ thanh)/Stacked Bar Chart (biểu đồ thanh xếp chồng)

Bước 2: Thêm dữ liệu ngày bắt đầu, ngày thực hiện và ngày kết thúc: bằng cách

- Nhấp chuột phải vào vị trí biểu đồ trống. Sau đó nhấp chuột vào Select Data. Một cửa sổ Select Data Source xuất hiện.

Page 235: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

229

- Phía dưới Legend Entries (Series), bạn click chuột vào Add để mở cửa sổ Edit Series.

- Click vào trường đầu tiên trong mục Series name, sau đó click chuột vào các ô trên bảng ngày bắt đầu.

- Click vào biểu tượng ở cuối trường Series values (biểu tượng mũi tên màu đỏ nằm trong một bảng) để mở cửa sổ Edit Series.

- Click chuột vào dòng đầu tiên kéo chuột xuống dòng cuối cùng trong mục ngày bắt đầu (Start Date). Sau khi mục được bôi đen. Tiếp theo bạn click vào biểu tượng hình mũi tên đỏ nằm trong bảng ở cuối Edit Series. Cửa sổ hiện tại sẽ đóng lại và mở ra một cửa sổ mới. Bạn chỉ cần click chọn OK là bạn đã có dữ liệu về tiến độ đã được tạo theo biểu đồ Gantt. Bước 3: Định dạng biểu đồ: thêm đường lưới, nhãn, hoặc thay đổi màu thanh hay cách các giá trị hay văn bản hiển thị bằng công cụ biểu đồ thông qua việc sử dụng các thư mục Format Axis/ Categories in reverse order/Close, hay Format Data Series, Format Cells.

(Xem ví dụ về bảng kế hoạch lập trên Excell tại Hình 15.2) Lưu ý: Điểm hạn chế của biểu đồ GANTT là chỉ thể hiện được tiến độ thực hiện công việc, sự liên quan của các hoạt động theo trình tự đã lập. Biểu đồ GANTT không thể hiện được rõ mối liên hệ logic của các công việc trong tổng thể các yếu tố của kế hoạch, không thể hiện được toàn bộ các yếu tố của bản kế hoạch.

Page 236: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

230

Hình 15.2: Biểu đồ GANTT sử dụng Excell Tên hoạt động:................ Mục tiêu chung: ............

Page 237: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

231

CÂU HỎI THẢO LUẬN 1/ Khi nhận được nhiệm vụ từ cấp trên giao, việc đầu tiên anh chị làm là việc gì? 2/ Những khó khăn nào anh/chị thường gặp phải khi triển khai/ thực hiện nhiệm

vụ? Anh/chị có biết nguyên nhân các khó khăn đó không? Nếu có thì cụ thể là nguyên nhân gì?

3/ Bài tập nhóm: Chia nhóm: 5 - 10 người/nhóm; - Mỗi nhóm lựa chọn lập kế hoạch thực hiện 01 hoạt động tại phường, thị trấn: 45 phút; - Trình bày trước lớp kế hoạch của nhóm mình: 15 phút.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nội vụ (2013). Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cấp Phòng. Ban hành

kèm theo Quyết định số 1045/QĐ-BNV ngày 18 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. 2. Bộ Khoa học Công nghệ (2011). Tài liệu tập huấn về thiết kế và thực hiện chương trình/dự án. Dự án hậu gia nhập WTO. Hà Nội. 3. JICA (Japan International Cooperation Agency), Đại sứ quán Nhật bản (2014). Tài liệu tập huấn cán bộ nguồn về Quản lý và kiểm soát rủi ro các Chương trình/dự án. Hà Nội.

Page 238: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

232

CHUYÊN ĐỀ 16

Kỹ năng thu thập, xử lý thông tin và viết báo cáo

I. KỸ NĂNG THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN 1. Thông tin và thu thập thông tin 1.1. Khái niệm Thông tin nói chung là tất cả các tin tức, sự việc, sự kiện, hiện tượng, ý tưởng,

phán đoán, … làm tăng thêm sự hiểu biết của con người (Breton và Proulx, 1996). Thông tin trong quản lý hành chính là tập hợp tất cả các dữ liệu đã được xử lý, mã hóa, sắp xếp nhằm giúp cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định tốt hơn trong một môi trường cụ thể (Bộ Nội vụ, 2013).

Thu thập nguyên nghĩa là tìm kiếm, góp nhặt và tập hợp lại. Thu thập thông tin là quá trình tập hợp thông tin theo những tiêu chí cụ thể nhằm làm rõ những vấn đề, nội dung liên quan đến lĩnh vực nhất định. (Bộ Nội vụ, 2013).

1. 2. Phân loại thông tin trong quản lý hành chính a) Theo kênh tiếp nhận - Dựa vào mối quan hệ giữa người gửi và người nhận: thông tin từ cấp trên gửi

xuống, cấp dưới gửi lên, ngang cấp hoặc các cơ quan có liên quan gửi đến. - Dựa vào phương tiện gửi - nhận: thông tin bằng văn bản, bằng lời, thông tin

phi ngôn ngữ. - Dựa vào cách thức gửi - nhận: thông tin công khai (thông tin qua các phương

tiện thông tin đại chúng); thông tin bán công khai; thông tin mật. - Dựa vào nguồn tiếp nhận: Nguồn sơ cấp và nguồn thứ cấp; nguồn bên trong

và nguồn bên ngoài; nguồn mới và nguồn cũ; nguồn quan trọng và nguồn ít quan trọng; nguồn tin chính thức và nguồn tin không chính thức…

b) Theo tính chất và đặc điểm sử dụng thông tin Dựa vào tính chất và đặc điểm sử dụng có thể phân thành ba loại thông tin:

thông tin phải biết, thông tin cần biết và thông tin nên biết. c) Theo phạm vi và lĩnh vực hoạt động Phân loại dựa trên các lĩnh vực ngành nghề khác nhau như: nông nghiệp, công

nghiệp, thương mại, giáo dục, y tế, … d) Theo nội dung thông tin Căn cứ vào nội dung thông tin có thể phân thành: thông tin pháp lý (hay còn

gọi là thông tin về chính sách), thông tin thực tế (tình hình triển khai, thực hiện các quyết định quản lý của các đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức), thông tin phản hồi (tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của cán bộ, công chức, công dân, khách hàng) và thông tin kinh tế - xã hội.

Page 239: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

233

1. 3. Vai trò, đặc điểm của thông tin a) Vai trò của thông tin - Thông tin là công cụ, là phương tiện, đồng thời cũng là sản phẩm của quá

trình quản lý; - Thông tin là cơ sở để đưa ra các quyết định quản lý; - Thông tin là căn cứ để tổ chức kiểm tra, đánh giá và thực hiện các quyết định

quản lý; - Thông tin góp phần quan trọng trong việc phân tích, dự báo, phòng ngừa và

ngăn chặn rủi ro trong hoạt động quản lý. b) Đặc điểm của thông tin trong quản lý hành chính - Bên cạnh tính khách quan, thông tin trong quản lý hành chính còn mang tính

chủ quan của người cung cấp thông tin. - Mỗi loại thông tin chỉ có giá trị nhất định khi nó được sử dụng cho các mục

đích khác nhau của quản lý. - Thông tin có thể mất giá trị rất nhanh khi được cung cấp. 1. 4. Tổ chức thu thập thông tin Để việc thu thập thông tin đạt hiệu quả, cần quan tâm tới những yêu cầu sau

đây: a) Xác định chính xác thông tin muốn thu thập: Muốn thu thập thông tin hiệu

quả, cần xác định nội dung chính của thông tin và nguồn cung cấp thông tin. b) Đánh giá được ý nghĩa thông tin mà mình thu thập xử lý: Bên cạnh số

lượng thông tin thu thập được, cần đánh giá được ý nghĩa thông tin mà mình thu thập xử lý thông qua phân tích thông tin, so sánh các thông tin, số liệu liên quan với nhau.

c) Nắm vững, tìm tòi và phát hiện, lựa chọn những thông tin cần thiết: Để có thể thu thập thông tin tốt, cần nắm vững các phương pháp để tìm tòi, phát hiện thông tin và thu thập thông tin. Có một số phương pháp thu thập thông tin cơ bản như sau: đọc và ghi chép thông tin, sao chụp tài liệu, nghe báo cáo, tra cứu qua mạng và các phương pháp điều tra, khảo sát thực tế (phương pháp quan sát; phương pháp phỏng vấn; phương pháp thống kê xã hội học; phương pháp thực nghiệm; phương pháp trắc nghiệm; phương pháp ví dụ điển hình; phương pháp thẩm tra, đối chiếu...). d) Nắm chính xác nguồn thông tin để khai thác, thu thập, cung cấp hợp lý, đúng lúc, đúng mục đích, phù hợp với quy định của pháp luật: Khi khai thác, thu thập thông tin cần nắm chính xác nguồn gốc của tin bởi thông tin bao giờ cũng phát sinh từ một nguồn cụ thể và không phải thông tin của bất kỳ nguồn tin nào cũng đều có giá trị. Có rất nhiều loại nguồn thông tin như: nguồn sơ cấp và nguồn thứ cấp; nguồn bên trong và nguồn bên ngoài; nguồn mới và nguồn cũ; nguồn quan trọng và nguồn ít quan trọng; nguồn tin chính thức và nguồn tin không chính thức; nguồn tin qua các

Page 240: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

234

phương tiện thông tin đại chúng (nguồn tin công khai); nguồn tin qua văn bản; nguồn tin thu thập từ thực tế và qua trao đổi trực tiếp...

Cung cấp thông tin là cách thức đưa thông tin đến với người sử dụng. Khi cung cấp thông tin cần cung cấp hợp lý, đúng lúc, đúng mục đích, phù hợp với quy định của pháp luật và cần phải lựa chọn những hình thức cung cấp thông tin phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất. Có ba hình thức cung cấp thông tin cơ bản là: (i) Cung cấp thông tin bằng văn bản (sao văn bản; viết báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động của toàn cơ quan trong tháng, quý và cả năm); (ii) Cung cấp thông tin bằng lời (trong các cuộc họp, hội nghị, qua trao đổi điện thoại, qua trao đổi trực tiếp); (iii) Cung cấp thông tin kết hợp cả bằng lời và bằng văn bản. Mỗi hình thức cung cấp thông tin có ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy, khi cung cấp thông tin cần ý thức rõ vì sao lựa chọn hình thức đó, cân nhắc đảm bảo các yếu tố: tính hợp lý, đúng lúc, đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Xử lý thông tin 2.1. Khái niệm về xử lý thông tin Xử lý thông tin là việc tác động vào thông tin đang được quản lý: loại bỏ

thông tin nhiễu, liên kết thông tin theo những mối liên hệ bản chất, vốn có, nhằm rút ra những thông tin thật sự có giá trị, phục vụ cho việc giải quyết nhiệm vụ quản lý hành chính.

Thông tin tự nó không có giá trị, giá trị của nó là do việc sử dụng nó như thế nào. Vì vậy, trong quản lý hành chính cần có quy trình và những phương pháp hiệu quả trong xử lý thông tin như: tập hợp và phân loại thông tin; tóm tắt thông tin; tổng hợp thông tin; phân tích thông tin; xác định độ tin cậy của thông tin; lựa chọn thông tin.

2.2. Quy trình xử lý thông tin trong quản lý hành chính Quy trình xử lý thông tin là trình tự các bước, biện pháp tác động vào thông tin

nhằm rút ra những thông tin mới, có giá trị phục vụ hoạt động quản lý. Quy trình xử lý thông tin diễn ra theo các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin Tiếp nhận thông tin là sự tập hợp thông tin từ nhiều nguồn về một nơi một

cách chủ động hoặc bị động. Sau khi tiếp nhận thông tin, cần tiến hành phân loại thông tin. Đó chính là việc chia thông tin ra thành từng loại, từng vấn đề, từng lĩnh vực khác nhau theo các tiêu chí được lựa chọn. Có thể phân chia thông tin thành các loại khác nhau theo: nội dung thông tin; hệ thống quản lý (thông tin từ cấp trên gửi xuống, cấp dưới gửi lên, ngang cấp hoặc các cơ quan có liên quan gửi đến); hình thức truyền đạt thông tin (thông tin bằng văn bản, bằng lời, thông tin phi ngôn ngữ).

Bước 2: Tóm lược thông tin Tóm lược thông tin là việc giảm bớt lượng nội dung tin nhưng vẫn đảm bảo

những nội dung cốt yếu và cơ bản của thông tin để phục vụ cho việc tổng hợp thông tin và sử dụng thông tin.

Page 241: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

235

Bước 3: Xác nhận, kiểm tra độ tin cậy của thông tin Khi xử lý thông tin phải trả lời được câu hỏi: thông tin có được đến từ nguồn

tin nào? Với mỗi một loại nguồn tin thường có những độ tin cậy khác nhau. Nguồn tin từ văn bản, công báo, tài liệu lưu trữ thường có giá trị pháp lý cao. Nguồn tin từ sách, báo, tạp chí thường không được coi là nguồn tin có giá trị pháp lý cao. Bởi độ tin cậy của các nguồn tin có sự khác nhau nên khi sử dụng hoặc cung cấp thông tin cần chú thích rõ nguồn thông tin. Để kiểm tra độ tin cậy của nguồn tin, cần kiểm tra thực tế bằng cách kiểm tra trực tiếp hoặc kiểm tra gián tiếp nguồn tin.

Bước 4: Phân tích, tổng hợp, kiến nghị giải quyết - Phân tích thông tin là quá trình phân loại, so sánh, đối chiếu để kiểm tra tính

chính xác, tính khoa học, hợp lý của thông tin. Việc phân tích nhằm nắm chắc nội dung và hiểu đúng bản chất của thông tin, bản chất của tình hình, sự việc. Khi xử lý thông tin phải phân loại thông tin thành: thông tin chính và thông tin hỗ trợ; thông tin có giá trị, ít giá trị hoặc không có giá trị; phải loại bỏ hoặc nghi ngờ những thông tin thiếu căn cứ, thiếu cơ sở khoa học; phải so sánh, đối chiếu để kiểm tra tính chính xác, tính khoa học, hợp lý của thông tin. Đây cũng là phương pháp giúp kiểm định được độ tin cậy của thông tin; đồng thời, qua đó để phát hiện những điều bất hợp lý, mâu thuẫn, phi logic trong nội dung thông tin.

Có nhiều phương pháp so sánh thông tin để xác định độ tin cậy và chính xác của thông tin như: so sánh thông tin thu được về tiến độ giải quyết công việc, kết quả đạt được với chương trình, kế hoạch đã định; so sánh thông tin về cách thức tổ chức thực hiện với ý kiến chỉ đạo của cấp trên; so sánh số liệu của báo cáo trước với báo cáo sau; … Nói cách khác, khi phân tích tin, công chức, viên chức cần đặt ra và trả lời các câu hỏi như: thông tin nói về việc gì? thông tin đề cập đến nội dung gì? những câu hỏi nghi vấn như: tại sao? nguyên nhân? diễn biến? kết thúc?, ...

- Tổng hợp thông tin là phương pháp sắp xếp các thông tin đã được kiểm tra, xác minh, phân tích, chọn lọc theo một chủ đề nhất định. Chủ đề đó có thể là theo thời gian, sự việc, chuyên đề, lĩnh vực công tác. Thông tin có thể được sắp xếp theo trật tự nào đó phù hợp với đặc điểm của chủ đề đã chọn và nhu cầu sử dụng tin của lãnh đạo cơ quan. Để cung cấp thông tin một cách hiệu quả, không thể bỏ qua khâu tổng hợp tin. Quá trình tổng hợp thông tin sẽ giúp nhìn nhận được bản chất, mối liên hệ và quy luật biến đổi, phát triển của các vấn đề, sự kiện thông qua các thông tin. Để tổng hợp thông tin cần thực hiện những thao tác sau:

+ Sắp xếp, hệ thống lại thông tin: theo thời gian hoặc theo tiến trình diễn ra các vấn đề, sự kiện. Quá trình sắp xếp và hệ thống lại thông tin sẽ giúp người sử dụng thông tin dễ dàng tiếp cận vấn đề theo trình tự lôgic nhất định.

+ Tái hiện lại quá trình, cách thức giải quyết vấn đề, sự vật, hiện tượng. + Tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa các thông tin về một vấn

đề, một sự việc. + Tổng hợp các thông tin ở dạng số liệu bằng phương pháp tính toán, so sánh

để có sự nhìn nhận tổng quát vấn đề.

Page 242: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

236

- Kiến nghị giải quyết thông tin: Có thể nói, chỉ có những người trực tiếp thu thập thông tin, tóm lược thông tin, phân tích thông tin và tổng hợp thông tin mới có những nhìn nhận thấu đáo, chính xác và tham mưu hiệu quả cho việc giải quyết thông tin.

Trước hết, để kiến nghị, giải quyết tin cần có sự lựa chọn những thông tin phù hợp để cung cấp. Đó là những thông tin có giá trị về nội dung và phù hợp với yêu cầu của người cần tin; thông tin có tính mới; thông tin có độ tin cậy cao; thông tin tiêu biểu - điển hình và có tính khái quát cao. Trên cở sở những thông tin được lựa chọn, cần có những ý kiến tham mưu giải quyết tin để đảm bảo việc sử dụng thông tin có hiệu quả. Cuối cùng, cần lưu ý đến việc lưu trữ thông tin theo quy định. Đặc biệt, cần chú ý lưu trữ các thông tin phải mất nhiều công thu thập, tổng hợp hoặc các số liệu quan trọng vì nó sẽ giúp cho việc thu thập, xử lý thông tin có hiệu quả và nhanh chóng ở những lần sau.

II. KỸ NĂNG VIẾT BÁO CÁO 1. Đặc điểm của báo cáo Báo cáo trong quản lý nhà nước là loại văn bản dùng để phản ánh tình hình

thực tế, trình bày kết quả hoạt động công việc trong hoạt động của cơ quan nhà nước, giúp cho việc đánh giá tình hình quản lý, lãnh đạo và đề xuất những biện pháp, chủ trương quản lý mới. Vì thế, báo cáo mang những đặc điểm cơ bản như sau: có chủ thể ban hành, có lý do viết báo cáo và có nội dung báo cáo.

2. Ý nghĩa của báo cáo Báo cáo là phương tiện truyền dẫn thông tin, là căn cứ để cơ quan cấp trên ra

quyết định quản lý. Báo cáo đồng thời cũng là phương tiện giải trình của cơ quan cấp dưới với cơ quan cấp trên.

3. Các loại báo cáo và yêu cầu của báo cáo 3.1. Các loại báo cáo Báo cáo là loại văn bản hành chính thông thường và rất phong phú. Dựa trên

những tiêu chí khác nhau có thể chia báo cáo ra thành các loại khác nhau. (Bộ Nội vụ, 2003).

- Căn cứ vào nội dung báo cáo có thể chia thành: báo cáo chung và báo cáo chuyên đề. + Báo cáo chung: là báo cáo nhiều vấn đề, nhiều mặt công tác cùng được thực

hiện trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan. Mỗi vấn đề, mỗi mặt công tác được liệt kê, mô tả trong mối quan hệ với các vấn đề, các mặt công tác khác, tạo nên toàn bộ bức tranh về hoạt động của cơ quan. Báo cáo này cho phép đánh giá toàn diện về năng lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan.

+ Báo cáo chuyên đề: là báo cáo chuyên sâu vào một nhiệm vụ công tác, một vấn đề quan trọng. Các vấn đề, các nhiệm vụ khác không được đề cập hoặc nếu có thì chỉ được thể hiện như các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề cần được báo cáo. Báo cáo chuyên đề chỉ đi sâu đánh giá một vấn đề cụ thể trong hoạt động của cơ quan. Mục

Page 243: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

237

đích của báo cáo chuyên đề là tổng hợp, phân tích, nhận xét và đề xuất giải pháp cho vấn đề được nêu trong báo cáo.

- Căn cứ vào tính ổn định của quá trình ban hành báo cáo có thể chia thành: báo cáo thường kỳ và báo báo đột xuất.

+ Báo cáo thường kỳ hay còn gọi là báo cáo theo định kỳ: là báo cáo được ban hành sau mỗi kỳ được quy định. Kỳ hạn quy định viết và nộp báo cáo có thể là hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm hay nhiệm kỳ. Đây là loại báo cáo dùng để phản ánh toàn bộ quá trình hoạt động của cơ quan trong thời hạn được báo cáo. Thông thường loại báo cáo này là cơ sở quan trọng để cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, đánh giá hoạt động của cấp dưới, phát hiện khó khăn, yếu kém về tổ chức, nhân sự, cơ chế hoạt động, thể chế, chính sách, từ đó đưa ra những chủ trương, biện pháp phù hợp để quản lý.

+ Báo cáo đột xuất: là báo cáo được ban hành khi thực tế xảy ra hay có nguy cơ xảy ra các biến động bất thường về tự nhiên, về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao. Cơ quan nhà nước có thể báo cáo theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền hoặc khi xét thấy vấn đề phức tạp vượt quá khả năng giải quyết của mình, cần có sự hỗ trợ của cấp trên hay cần phải phản ánh tình hình với cơ quan có thẩm quyền để cơ quan có biện pháp giải quyết kịp thời. Loại báo cáo này được dùng để thông tin nhanh về những vấn đề cụ thể làm cơ sở cho các quyết định quản lý nhanh nhạy, phù hợp với các tình huống bất thường trong quản lý. Yêu cầu về tính chính xác và kịp thời của các thông tin mới nhất trong loại văn bản này được đặc biệt coi trọng.

- Căn cứ theo mức độ hoàn thành công việc có thể chia thành: báo cáo sơ kết và báo cáo tổng kết:

+ Báo cáo sơ kết: Là báo cáo về một công việc đang còn được tiếp tục thực hiện. Trong quản lý, có những công việc đã được lập kế hoạch, lên chương trình từ trước, có những công việc được thực hiện ngoài kế hoạch khi phát sinh những tình huống không dự kiến trước. Dù trong trường hợp nào thì quá trình thực hiện cũng có thể nảy sinh những vấn đề không thể dự liệu được hoặc đã được dự liệu chưa chính xác. Để hoạt động quản lý có chất lượng cao, việc thường xuyên nắm bắt tình hình thực tế, đánh giá thuận lợi, khó khăn, rút kinh nghiệm, đề ra những biện pháp mới, điều chỉnh hoạt động quản lý cho phù hợp với thực tế là điều cần thiết. Báo cáo sơ kết giúp cho cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo sát sao, kịp thời, thiết thực đối với hoạt động của cấp dưới. + Báo cáo tổng kết: là loại văn bản được ban hành sau khi đã hoàn thành hoặc đã hoàn thành một cách căn bản một công việc nhất định. Khác với báo cáo sơ kết có mục đích tiếp tục hoàn thành công việc một cách tốt nhất, báo cáo tổng kết mục đích là để đánh giá lại quá trình thực hiện một công việc, so sánh kết quả đạt được với mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, rút kinh nghiệm cho các hoạt động quản lý cùng loại hoặc tương tự về sau từ việc lập kế hoạch hoạt động đến tổ chức thực hiện các hoạt động đó trên thực tế. Báo cáo tổng kết thường gắn vào một thời gian nhất định, thường là một năm, 5 năm, 10 năm, 15 năm,..

Page 244: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

238

3.2. Yêu cầu của báo cáo Trên thực tế tồn tại nhiều loại báo cáo nhưng điểm chung của các loại báo cáo thể hiện ở hình thức mô tả thực tế và mục đích là nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý. Tuy không có giá trị pháp lý rõ rệt như thông tin trong các biên bản được lập tại đúng thời gian và địa điểm xảy ra sự việc đối với các vụ việc cụ thể nhưng báo cáo vẫn là một kênh thông tin quan trọng ảnh hưởng đến giá trị của các quyết định quản lý. Cần lưu ý là báo cáo cung cấp thông tin cho các quyết định quản lý nhưng báo cáo chính là sự tự phản ánh của chính cơ quan ban hành báo cáo. Do đó, để đạt được mục tiêu đề ra một bản báo cáo phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: a) Về nội dung: - Báo cáo phải đầy đủ, rõ ràng; thông tin chính xác, đầy đủ, trung thực, khách quan. Với tính chất mô tả nhằm mục đích cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền ra quyết định, báo cáo cần phải đúng với thực tế. Điều đó có nghĩa, thực tế như thế nào thì viết như thế ấy, không thêm thắt, suy diễn. Người viết báo cáo không được che giấu khuyết điểm hay đề cao thành tích mà đưa vào những chi tiết, số liệu không đúng trong thực tế. - Báo cáo cần phải có trọng tâm và cụ thể. Báo cáo là cơ sở để các cơ quan cấp trên và người có thẩm quyền tổng kết, đánh giá tình hình và ban hành các quyết định quản lý. Vì vậy, không được viết chung chung, tràn lan hay vụn vặt mà phải cụ thể và có trọng tâm, xuất phát từ mục đích, yêu cầu của bản báo cáo cũng như yêu cầu của đối tượng cần nhận báo cáo. - Báo cáo cần nhận định đúng những ưu điểm và hạn chế diễn ra trong thực tế, xác định đúng nguyên nhân của những thành công và nguyên nhân của những hạn chế đối với vấn đề cần báo cáo, chỉ ra những bài học kinh nghiệm xác đáng, không chung chung. - Cuối cùng, báo cáo cần đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho thời gian tới một cách mạch lạc và có căn cứ, phù hợp với điều kiện thời gian và nguồn lực thực tế, có tính khả thi cao. b) Về hình thức: Báo cáo sử dụng đúng mẫu báo cáo theo quy định của cơ quan, đơn vị (nếu có) hoặc tự xây dựng mẫu báo báo phù hợp với mục đích, nội dung của vấn đề cần báo cáo. Báo cáo cần được trình bày sạch sẽ, không có lỗi chính tả hay lỗi kỹ thuật máy tính (khoảng trống hay lỗi font chữ,..), sử dụng cách hành văn đơn giản đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với văn phong hành chính. c) Về tiến độ, thời gian:

Báo cáo phải đảm bảo kịp thời. Mục đích chính của báo cáo là phục vụ cho công tác quản lý của nhà nước, của các tổ chức và doanh nghiệp. Sự chậm trễ của các báo cáo sẽ ảnh hưởng đến việc ban hành quyết định quản lý của các cơ quan công quyền hoặc sự chậm trễ báo cáo trong doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, báo cáo cần thiết phải được ban hành một cách nhanh chóng, kịp thời.

Page 245: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

239

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của báo cáo Chất lượng của báo cáo có đảm bảo yêu cầu hay không còn tùy thuộc vào quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo, người viết báo cáo, mức độ và tính chất của các sự kiện cần báo cáo. 5. Các bước viết báo cáo Báo cáo không có mẫu trình bày hay bố cục nhất định. Nếu báo cáo được viết theo mẫu quy định của cơ quan, tổ chức cụ thể thì người soạn thảo chỉ cần thu thập dữ liệu rồi điền vào mẫu quy định. Nếu báo cáo không có mẫu thì người viết báo cáo cần tiến hành theo các bước sau (V.K.Thanh, 2011): Bước 1: Chuẩn bị viết báo cáo + Xác định mục đích của bản báo cáo theo yêu cầu của cấp trên hoặc do tính chất của công việc đang thực hiện quyết định; + Thực hiện thu thập các dữ liệu cần báo cáo. Các dữ liệu có thể được thu thập từ những nguồn như từ việc khảo sát thực tế trong hoạt động của các phòng bán; từ số liệu qua báo cáo của chính các phòng, ban; từ ý kiến nhận định phản hồi của cán bộ nhân viên cơ quan, của những người có liên quan, của báo chí; + Đối chiếu và phân tích các thông tin đã thu nhận được để có được thông tin chính xác đưa vào trong báo cáo; + Sắp xếp, tổng hợp các dữ liệu theo một trật tự nhất định để đưa vào báo cáo; + Dự kiến đánh giá tình hình, rút kinh nghiệm, đề xuất ý kiến lên cấp trên.

Bước 2: Xây dựng đề cương báo cáo Dựa trên cơ sở những thông tin đã thu thập được và mục đích của việc báo cáo, người viết cần lựa chọn các thông tin về những vấn đề gần nhau để đưa vào phần nội dung. Các thông tin được sử dụng không trích nguyên văn mà cần tóm tắt những ý chính để vấn đề được nêu ra một cách cô đọng nhưng vẫn mang đầy đủ ý nghĩa của nội dung cần nêu. Đề cương báo cáo (tổng kết, sơ kết) có cấu trúc như sau:

Mở đầu: Nêu những điểm chính về chủ trương, công tác, nhiệm vụ được giao, nêu hoàn cảnh thực hiện với những khó khăn, thuận lợi có ảnh hưởng chi phối đến kết quả thực hiện.

Phần nội dung: (i) Tổng kết, đánh giá kết quả đạt được so với kế hoạch đề ra, kiểm điểm những việc đã làm được, chưa làm được, những nguyên nhân đem đến kết quả trên; (ii) Đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Phần kết thúc: Nêu những mục tiêu, nhiệm vụ, những biện pháp thực hiện, những kiến nghị, đề nghị sự giúp đỡ, hỗ trợ của cấp trên hay các cơ quan chức năng.

Bước 3: Viết báo cáo Trên cơ sở đề cương báo cáo đã được lãnh đạo phê duyệt và dựa vào các thông tin, tư liệu đã sưu tầm được để tiến hành viết báo.

Page 246: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

240

Bước 4: Hoàn thiện báo cáo và trình lãnh đạo duyệt Đối với những báo cáo quan trọng (báo cáo tổng kết năm hoặc 5 năm, 10 năm trở lên), người soạn báo cáo cần dựa vào dàn ý và cấu trúc để sửa chữa, bổ sung, biên tập hoàn chỉnh rồi trình lãnh đạo phê duyệt. (Xem hướng dẫn chi tiết tại phụ lục 16.1 - Qui trình viết báo cáo sơ kết, tổng kết và báo cáo về một sự việc).

6. Các lỗi thường gặp trong viết báo cáo Khi viết báo cáo, người viết cần lưu ý để báo cáo không mắc lỗi. Các lỗi, nếu

đơn giản, có thể chỉ làm cho báo cáo có thể thức không đẹp mắt, câu văn không mạch lạc..., nhưng trong một số trường hợp lỗi khi viết báo cáo có thể dẫn tới hiểu sai lệch nội dung cần truyền tải của báo cáo. Có một số lỗi thường gặp trong viết báo cáo như sau (L.M.Việt, 2005):

6.1. Lỗi hình thức a) Cách đánh số

Đánh số thứ tự trong một bản báo cáo có vai trò quan trọng trong việc giúp người đọc nắm được cấu trúc của bài viết. Cách đánh số trong một bản báo cáo phải thống nhất theo một trình tự lớn, nhỏ nhất quán. Các lỗi thường gặp có thể là đánh số theo hình thức phân cấp (ví dụ: 2.1; 2.1.1.; 2.1.1.1,.. nhưng cũng chính trong báo cáo lại có mục 3.1, a.,..); hoặc đánh số không theo thứ tự (số La mã, số nguyên, chữ cái hoa,..). Trong một số trường hợp tại chương đầu viết theo số La mã, chương sau lại đánh số theo chữ in hoa.

Một số báo cáo tạo ra một mục lớn nhưng sau đó lại chỉ tạo một mục con (ví dụ: Chương II có phần 2.1 nhưng lại không có phần 2.2). Giải pháp cho vấn đề này là nên dùng chức năng Style của Microsoft Word.

b) Hình ảnh, bảng biểu và công thức trong báo cáo Hình ảnh, bảng biểu là những bằng chứng số liệu hoặc các hình ảnh minh họa

cho những nhận định của báo cáo trở nên rõ ràng, minh bạch và thuyết phục người đọc. Tuy nhiên, việc sử dụng hình ảnh, bảng biểu và công thức cũng hay gặp các lỗi như không liên quan đến nội dung, không rõ ràng, không được giải thích… Trong nhiều báo cáo, các bảng biểu, hình ảnh không đánh số dễ gây ra sự nhầm lẫn. Trong nhiều bản báo cáo kỹ thuật và khoa học đã không đặt tên cho các hình ảnh, bảng biểu và công thức, tạo ra những khó khăn cho việc tham khảo đến các tài liệu khác.

Các báo cáo thường có tham chiếu "xem hình bên dưới" và thừa khoảng nửa trang giấy do hình quá lớn phải sang mặt bên. Giải pháp ở đây là nên đánh số hoặc đặt tên các hình để viện dẫn"xem hình x". Sau đó có thể đưa hình vẽ, bảng biểu đến bất cứ vị trí nào thích hợp cho việc dàn trang.

Hình ảnh, bảng biểu và công thức khi đưa vào báo cáo nhiều khi không có tác dụng với nội dung vì nó không được giải thích. Nhiều báo cáo để bảng biểu, hình ảnh lấp đầy báo cáo, người đọc không hiểu hình ảnh, bảng biểu đó mô tả cái gì, muốn nói cái gì. Trong nhiều trường hợp bảng biểu, hình ảnh được chụp từ các báo cáo khác hoặc lấy từ nguồn trên mạng nên chất lượng hình ảnh thấp, mờ, không thể đọc được hình. trong trường hợp này người viết báo cáo nên vẽ lại.

Page 247: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

241

c) Lỗi sử dụng dấu câu và khoảng trắng Có nhiều báo cáo đã viết đoạn quá dài mà không có dấu chấm câu. Trong

nhiều báo cáo đã sử dụng tùy tiện hoặc thiếu khoảng trắng trong khi viết. Lưu ý khi sử dụng khoảng trắng là: (i) Đối với các dấu câu: sau dấu chấm, chấm phẩy, hai chấm, chấm than, chấm hỏi… không được đặt khoảng trắng ở trước dấu câu mà nên có khoảng trắng bình thường như đang viết một từ bất kỳ; (ii) Đối với dấu ngoặc đơn hoặc ngoặc kép thì phía ngoài dấu ngoặc là một khoảng trắng, phía trong dấu ngoặc không có khoảng trắng. d) Lỗi định dạng

Nhiều báo cáo bị lỗi về sử dụng font chữ: Font chữ thường được sử dụng để viết báo cáo là loại Serif và Time New Roman. Khi cần mô tả các đoạn mã nguồn phải sử dụng các loại font Monospace như Couirier New, Lucida Console hoặc Monaco (trên Mac OS).

6.2. Lỗi ngôn ngữ, văn phong Các lỗi thường gặp: sai lỗi chính tả, dùng từ không thích hợp trong các báo cáo khoa học kỹ thuật như dùng đại từ ngôi thứ nhất: tôi, ta, chúng tôi…, các từ cảm thán, từ địa phương, văn nói… vào báo cáo. Cũng có trường hợp dùng từ lủng củng, ý không rõ ràng, ý trước mâu thuẫn với ý sau. Để khắc phục lối diễn đạt lan man, không rõ ý, người viết báo cáo nên nêu ra câu chủ đề. Các câu tiếp theo sẽ triển khai ý của câu chủ đề.

6.3. Lỗi nội dung Có nhiều bản báo cáo đã không nêu bật được những công việc đã làm mà viết những vấn đề rất xa, không trọng tâm, rất ít liên quan đến tiêu đề của báo cáo. Do đó, trước khi viết báo cáo cần lập dàn ý chi tiết, sau đó dựa vào dàn ý đó để viết.

7. Các kỹ năng cần rèn luyện Viết báo cáo là một trong những hoạt động không thể thiếu trong quá trình

quản lý tại các tổ chức và cơ quan công quyền. Ý nghĩa của các báo cáo đem lại là ở tính thông tin của nó đối với quá trình ra quyết định của các cơ quan, tổ chức. Chính vì vậy, để có được một bản báo cáo tốt, người viết cần rèn luyện một số kỹ năng sau đây (L.M.Việt, 2005):

ü Kỹ năng nghe: Hiểu và đánh giá đúng mục đích, yêu cầu của vấn đề cần báo cáo theo sự chỉ đạo của lãnh đạo

ü Kỹ năng thu thập thông tin: Viết, ghi âm, thu thập tài liệu,… để có được nhiều thông tin liên quan đến vụ việc, nhất là các thông tin trái chiều nhau để làm cơ sở cho quá trình phân tích thông tin.

ü Kỹ năng phân tích và đánh giá thông tin: Người viết báo cáo nhận định vấn đề, đánh giá các thông tin thông qua việc phân tích mối quan hệ giữa các thông tin, tư liệu được cung cấp,đánh giá những mâu thuẫn giữa các thông tin, tư liệu thu thập được. Trong quá trình thu thập chứng cứ, thông tin, tư liệu có thể đến từ những

Page 248: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

242

chủ thể khác nhau nhưng có chung lợi ích hay đối kháng lợi ích. Từ những phân tích đó, người viết báo cáo có thể đưa ra những nhận định khách quan, chính xác.

ü Kỹ năng diễn đạt: Rèn luyện, học tập kinh nghiệm của các bản báo cáo đã đã phát hành có nội dung tương tự hoặc gần với nội dung báo cáo định viết. Hành văn trong báo cáo phải mạch lạc. Sử dụng văn phong hành chính thông dụng, không dùng các từ cầu kỳ, khoa trương. Trong khi viết báo cáo, cần rèn luyện tư duy khách quan và tránh dùng các từ mang tính chủ quan, một chiều.

ü Kỹ năng trình bày một bản báo cáo tốt: Nghiên cứu, rút kinh nghiệm về các lỗi trình bày thường gặp. Sau khi viết xong báo cáo có thể nhờ người có kinh nghiệm đọc lại và chỉ ra các lỗi. Người viết báo cáo cũng cần đọc lại nhiều lần để biên tập lại nội dung và kiểm tra các lỗi về hình thức trước khi trình lãnh đạo./.

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Các tiêu chí xác định một bản báo cáo có chất lượng tốt là các tiêu chí nào? 2. Hãy xác định các nhân tố chi phối chất lượng của một bản báo cáo. Cho ví

dụ minh họa. 3. Trình bày các bước viết báo cáo sơ kết, báo cáo tổng kết? 4. Quy trình ban hành một bản báo cáo sơ kết, báo cáo tổng kết? 5. Theo anh/chị người viết báo cáo cần có các kỹ năng gì? Tại sao?

Page 249: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

243

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nội vụ (2013). Tài liệu chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên. Ban

hành kèm theo Quyết định số 900/QĐ-BNV ngày 06/08/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

2. Breton.P và Proulx.Sr (1996). Bùng nổ truyền thông. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin.

3. Học viện hành chính quốc gia (2002). Kỹ thuật tổ chức công sở. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.

4. Lương Minh Việt (2005). Giáo trình nghiệp vụ thư ký. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.

5. Nguyễn Văn Thâm (2003). Tổ chức điều hành hoạt động của các công sở. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

6. Nguyễn Văn Thâm (2010). Soạn thảo và xử lý văn bản quản lý nhà nước. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

7. Quốc hội (2015a). Luật số 31/2004/QH11 ngày 3/12/2004 của Quốc hội: Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

8. Quốc hội (2015b). Luật số 80/2015/QH13 ngày 22/06/2015 của Quốc hội ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

9. Vương Thị Kim Thanh (2011). Kỹ thuật soạn thảo và trình bày văn bản. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động.

Page 250: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

244

PHỤ LỤC 16.1 Qui trình viết báo cáo sơ kết, tổng kết

Bước 1: Ban hành hướng dẫn về chủ trương sơ kết, tổng kết Đối với các báo cáo sơ kết công tác thường không có văn bản hướng dẫn vì các báo cáo này thường đơn giản hoặc đã được theo mẫu quy định. Đối với các báo cáo tổng kết, cơ quan báo cáo cần ban hành văn bản hướng dẫn về chủ trương tổng kết công tác hoặc chủ trương tổng kết chuyên đề với các yêu cầu như: nội dung văn bản trình bày cụ thể những vấn đề, những số liệu phải báo cáo; những ưu điểm, khuyết điểm, những nguyên nhân của ưu điểm, khuyết điểm; những bài học kinh nghiệm; các tiêu chuẩn bình bầu danh hiệu thi đua; quy định thời gian hoàn thành báo cáo nộp lên cấp trên.

Bước 2: Thu thập thông tin, tư liệu để viết báo cáo Các tư liệu và thông tin có thể được thu thập để viết báo cáo sơ kết và báo cáo tổng kết bao gồm: (i) Các văn bản quy phạm pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức; hoặc các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chuyên đề báo cáo; (ii) Kế hoạch công tác năm của cơ quan, tổ chức hoặc kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; (iii) Các báo cáo sơ kết, tổng kết hoặc báo cáo chuyên đề của cơ quan, tổ chức cấp dưới gửi đến; (iv) Tài liệu, số liệu do người viết báo cáo trực tiếp khảo sát thực tế thu thập được.

Bước 3: Xây dựng đề cương báo cáo sơ kết, tổng kết Trên cơ sở văn bản hướng dẫn tổng kết của cơ quan, tổ chức cấp trên, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tình hình thực hiện hoạt động thực tế của cơ quan, tổ chức để xây dựng đề cương báo cáo. Đề cương báo cáo giúp người soạn thảo báo cáo trình bày nội dung chính xác, đầy đủ. Đề cương báo cáo tổng kết thường gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Bước 4: Viết tên và nội dung báo cáo - Viết tên báo cáo: Đối với báo cáo sơ kết thì tên báo cáo gồm các mục: tên loại văn bản (báo cáo); nội dung báo cáo (sơ kết công tác); thời gian báo cáo (tháng hoặc quý). Đối với báo cáo tổng kết thì tên báo cáo phải ghi bổ sung thêm phương hướng công tác. Ví dụ: "Báo cáo tổng kết công tác xóa đói giảm nghèo năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2016". Nếu là báo cáo tổng kết chuyên đề thì tên của báo cáo gồm ba thành phần: tên loại văn bản (báo cáo); nội dung báo cáo: (tổng kết + tên chuyên đề); thời gian: ( từ năm..đến năm..). - Viết nội dung báo cáo: Xây dựng theo ba phần: Mở đầu, nội dung và kết luận.

Page 251: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

245

+ Phần mở đầu: Nêu những điểm chính về chủ trương, công tác, nhiệm vụ được giao, nêu hoàn cảnh thực hiện với những khó khăn, thuận lợi. Phần mở đầu phải trình bày được mục đích của báo cáo, giúp người đọc biết nội dung báo cáo sẽ giải quyết những vấn đề gì. + Phần nội dung: Tổng kết công tác đã thực hiện, rút ra bài học kinh nghiệm và đề ra phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng kết công tác: Trình bày các kết quả đã đạt được trong việc thực hiện những chức năng, nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch được giao. Các kết quả đạt được phải thể hiện bằng số liệu cụ thể. Phân tích những kết quả đạt được trong việc thực hiện những chức năng, nhiệm vụ, chỉ tiêu, kế hoạch. Mục đích của việc phân tích này là để người đọc, người nghe thấy được việc hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch cấp trên giao ở mức độ như thế nào (hoàn thành số lượng lớn kế hoạch, hoàn thành kế hoạch, hoàn thành vượt mức kế hoạch cấp trên giao). Để giải đáp được mục đích này, người viết báo cáo cần lập bảng so sánh để vấn đề được minh bạch, rõ ràng và mang lại sức thuyết phục. Việc phân tích kết quả đạt được cũng giúp cho người đọc thấy được sự tiến bộ, đi lên hay đi xuống của tổ chức. Để đạt được điều này người viết báo cáo phải lập bảng so sánh về các số liệu thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch năm nay so với một số năm cận kề trước đó hay kỳ này so với các kỳ trước đó.

Bài học kinh nghiệm: Trong nội dung báo cáo không thể thiếu mục bài học kinh nghiệm, là những điều được rút ra từ thực tiễn hoạt động, từ nguyên nhân của những thành công và sai lầm, thiếu sót đã nêu ở phần trên. Bài học kinh nghiệm là cái có ích để lại phục vụ cho công tác của những năm sau, truyền lại cho những người đi sau, phát huy, nhân rộng những bài học có ích, hạn chế những sai lầm, thiếu sót, khuyết điểm mà những người đi trước đã mắc phải.

Phương hướng, nhiệm vụ công tác trong năm tới (hoặc những năm tới): Trong báo cáo tổng kết công tác hoặc báo cáo tổng kết chuyên đề thì phần này trình bày khái quát những nội dung chính công tác của năm tới hoặc thời gian tới về các vấn đề: (i) Các chỉ tiêu kế hoạch (được trình bày thành các đề mục căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình và các chỉ tiêu kế hoạch cấp trên giao); (ii) Trình bày trọng tâm, trọng điểm công tác cần thực hiện trong năm tới; (iii) Các giải pháp chính để thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch nêu trên.

+ Phần kết luận: Đánh giá, tổng kết chung về kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác của cơ quan, tổ chức. phần kết luận phải nêu được hai vấn đề cơ bản: Những kết quả chủ yếu thực hiện nhiệm vụ công tác năm qua và những kiến nghị với cơ quan, tổ chức cấp trên. Nội dung kiến nghị cần nêu những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan, tổ chức cấp trên như: cơ chế, chính sách, chế độ đối với cơ quan, tổ chức cấp dưới; hỗ trợ về tài chính, về dự án; hỗ trợ về khoa học - công nghệ, thiết bị máy móc vật tư...

Bước 5: Đóng góp ý kiến và hoàn thiện báo cáo sơ kết, tổng kết Trường hợp của các báo cáo sơ kết, có thể không cần lấy hết ý kiến đóng góp của các đơn vị liên quan. Các số liệu chỉ ước tính mà không cần chính xác tuyệt đối. Đối với báo cáo tổng kết thì yêu cầu cao hơn. Báo cáo tổng kết công tác là văn bản

Page 252: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

246

quan trọng, đòi hỏi tính chính xác, công khai, minh bạch và dân chủ thì đòi hỏi cần có sự đóng góp ý kiến của những đơn vị, cá nhân có liên quan. Đối tượng đóng góp ý kiến cho báo cáo tổng kết là cán bộ chủ chốt của các đơn vị, cơ quan, tổ chức, những người có trình độ chuyên môn cao tham gia vào những công việc quan trọng của cơ quan, tổ chức. Về quy trình, đơn vị chủ trì sẽ viết bản thảo báo cáo tổng kết, sau khi hoàn thành bản thảo, đơn vị chủ trì trình lên lãnh đạo cơ quan, tổ chức. Lãnh đạo có công văn yêu cầu góp ý kiến gửi đến các đối tượng đóng góp ý kiến. Đơn vị chủ trì viết báo cáo tổng kết có trách nhiệm tiếp thu, tập hợp các ý kiến đóng góp của các đơn vị và cá nhân liên quan, bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện báo cáo tổng kết. Việc đóng góp ý kiến thường rất nhiều vấn đề. Đơn vị chủ trì viết báo cáo tổng kết cần phải căn cứ vào mục đích, nội dung báo cáo để bổ sung những nội dung báo cáo còn thiếu, sửa chữa lại những nội dung số liệu trình bày chưa chính xác, sửa chữa lại những nhận định, đánh giá chủ quan về các thành tích và những hạn chế để hoàn thiện báo cáo tổng kết trình lãnh đạo để công bố tại hội nghị tổng kết.

Page 253: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

247

PHỤ LỤC 16.2 Qui trình viết báo cáo về một sự việc

Trong quá trình hoạt động tại các cơ quan, tổ chức thường xảy ra những sự việc đột xuất, có thể là những sự cố ngoài ý muốn nhưng cũng có thể là những sự đột xuất mang nghĩa tích cực. Trong bất kỳ trường hợp nào làm xuất hiện những sự việc bất thường đều cần có những tác động tương xứng từ phía chủ thể quản lý. Mục đích của việc viết báo cáo về các sự việc, sự kiện là giúp cho cơ quan quản lý các cấp liên quan nắm được bản chất sự việc, sự kiện xảy ra để đề ra các chủ trương, biện pháp giải quyết một cách chính xác, hiệu quả. Đối tượng viết báo cáo sự việc là cơ quan, tổ chức được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ thực hiện công việc đó. Nếu sự việc xảy ra có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức nào thì cơ quan, tổ chức đó phải viết báo cáo. Những cơ quan, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền giao quản lý sự việc là nơi tiếp nhận báo cáo. Các bước báo cáo theo sự việc:

Bước 1. Thu thập thông tin, tư liệu Thông tin, tư liệu liên quan đến sự việc là cơ sở, bằng chứng, là căn cứ để trình bày báo cáo về sự việc đó. Mỗi sự việc đều có các mối liên hệ và các loại thông tin, tư liệu khác nhau. Vì vậy người viết báo cáo sự việc phải phân tích các mối quan hệ của sự việc để sưu tầm, thu thập đầy đủ và chính xác thông tin, tư liệu liên quan. - Yêu cầu về thông tin, tư liệu: + Thông tin, tư liệu đó phải liên quan đến sự việc (thông tin, tư liệu trước lúc xảy ra, trong lúc xảy ra và sau khi xảy ra vụ việc); + Thông tin, tư liệu phải chính xác, trung thực: các nguồn thông tin có thể đến từ người dân, người tham gia sự việc, người chứng kiến, máy quay tự động, báo chí,… Do đó, có những thông tin, tư liệu có thể khách quan, phản ánh đúng sự việc nhưng cũng có thể thông tin, tư liệu mang tính thiên vị, bênh vực người nào đó, không khách quan. Điều đó đòi hỏi người viết báo cáo phải có trình độ phân tích, xử lý, chọn lọc thông tin chính xác. - Các loại thông tin, tư liệu cần thu thập: + Tài liệu thành văn (các văn bản liên quan); + Lời khai của nhân chứng hoặc người tham gia sự việc, người bị hại; + Tài liệu ghi âm, ghi hình (máy móc tự động thực hiện); + Các bài báo cáo về sự việc của các tổ chức liên quan; + Văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến sự việc.

Bước 2: Viết báo cáo sự việc - Viết tên gọi của báo cáo sự việc: + Tên gọi loại văn bản: (Báo cáo về việc..) + Tên loại sự việc xảy ra: (đình công, khiếu kiện, cháy nổ,..) + Tên địa điểm xảy ra sự việc.

Page 254: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

248

+ Thời gian xảy ra sự việc: phút, giờ, ngày, tháng, năm. (nếu sự việc xảy ra nhanh thì bắt đầu bằng việc dùng phút, giờ; nếu xảy ra dài thì nghi bắt đầu tư ngày, tháng, năm). - Viết nội dung báo cáo: + Mô tả tình tiết, diễn biến sự việc đã xảy ra, chỉ ro những hậu quả về người, về tài sản, về trật tự, trị an; + Đánh giá bước đầu về nguyên nhân dẫn đến vụ việc đó (nếu có thể làm được); + Nêu rõ những biện pháp đã thực hiện nhằm giiair quyết vụ việc đó và tình hình thực tế sau khi áp dụng các biện pháp để giải quyết vụ việc đó; + Dự kiến những tình huống, những phản ứng, vụ việc có khả năng xảy ra tiếp theo và dự kiến những biện pháp có thể ngăn ngừa; + Xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên và đề nghị cấp trên hỗ trợ các điều kiện để khắc phục hậu quả hoặc ứng phó với những tình huống có thể tiếp tục xảy ra. Sau khi hoàn thành bản thảo báo cáo sự việc, người viết báo cáo hoặc đơn vị chủ trì viết báo cáo trình hồ sơ báo cáo sự việc lên lãnh đạo cơ quan, tổ chức xem xét, phê duyệt và phát hành chính thức./.

Page 255: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

249

CHUYÊN ĐỀ 17

Kỹ năng huy động, kết nối và điều phối nguồn lực cộng đồng I. CỘNG ĐỒNG VÀ NGUỒN LỰC CỘNG ĐỒNG 1. Cộng đồng Có nhiều định nghĩa về cộng đồng, trong đó định nghĩa trong Từ điển của Đại

học Oxford được xem là đơn giản và phổ quát nhất, theo đó: "Cộng đồng là một nhóm người chung sống trên một địa bàn hoặc có chung một đặc tính nhất định" (Oxford University, 2015). Đặc tính chung đó có thể là sở hữu, chủng tộc, tôn giáo…

Theo P. H. Tung (2009), mỗi cộng đồng đều có những đặc trưng sau: i) cộng đồng là tập hợp của số đông người; ii) Mỗi cộng đồng phải có bản sắc, bản thể riêng; iii) Các thành viên của cộng đồng phải tự cảm thấy có sự gắn kết với cộng đồng và với các thành viên khác của cộng đồng.

Có nhiều cách phân loại cộng đồng tùy theo cách tiếp cận, mục đích nghiên cứu, tuy nhiên phổ biến nhất là cách chia cộng đồng thành 3 loại sau đây:

- Cộng đồng địa lý: Các thành viên trong cộng đồng cùng cư trú trên mộtđịa bàn nhấtđịnh. Địa bàn này có thể được quy định chính thức hay không chính thức nhưng được toàn thể cộng đồng và các cộng đồng khác công nhận. Cộng đồng địa lý lại có thể được phân thành cộng đồng theo đơn vị cư trú hành chính (cấp thành viên cư trú tại một đơn vị địa lý hành chính thôn, xã huyện, quận, tỉnh, bang, quốc gia, khu vực...) và cộng đồng láng giềng (được hình thành trên cơ sở sự sinh sống, gần gũi tương tác, tiếp xúc thường xuyên giữa các thành viên trong cộng đồng). Cộng đồng láng giềng có thể trùng hoặc không trùng với cộng đồngđơn vị địa lý hành chính.

- Cộng đồng văn hóa hay cộng đồng bản sắc: Các thành viên trong cộng đồng cóchung một bản sắc hay đặc trưng văn hóa, dù có hoặc không cóđịa bàn quần cư chung nhưng vẫn thường xuyên có sự tương tác giữa các thành viên và dễ dàng tiếp nhận biết về nhau. Trong cộng đồng văn hóa, bản sắc có cộng đồng nghề nghiệp, cộng đồng tộc người, cộng đồng tôn giáo, cộng đồng chính trị, cộng đồng mạng...

- Cộng đồng tổ chức: Đây là hình thức cộng đồng phổ biến và dễ nhận biết nhất vì nó thường là những thực thể xã hội hiện hữu. Một số thực thể chủ yếu của loại hình cộng đồng này là: cộng đồng huyết thống (chủ yếu là gia đình, họ tộc), các tổ chức chính trị và xã hội, các tổ chức kinh tế, kinh doanh, hiệp hội...

Nhìn chung những sự phân loại cộng đồng chỉ mang tính tương đối vì trong thực tế khó có cộng đồng nào chỉ thuộc về một hình thức cộng đồng nhất định trong những loại hình cộng đồng đã nêu ở trên.

2. Nguồn lực cộng đồng Nguồn lực cộng đồng được hiểu là các tài sản cộngđồng. Có thể phân thành 6

loại tài sản cộng đồng, bao gồm: vốn con người, vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn xã hội và vốn văn hóa (N. Đ. Vinh và Đ. T. Vinh, 2012).

- Vốn con ngu ời: Những con người trong cộng đồng với các kiến thức, kỹ năng, sáng kiến lao động của họ.Ví dụ: thợ mộc, thợ hồ đóng góp vào các công trình

Page 256: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

250

xây dựng của cộng đồng; giáo viên của các trường trên địa bàn tham gia các chương trình xóa mù chữ; nhóm thợ nòng cốt của tổ hợp đan lát có khả năng dạy nghề lại cho người khác; thầy thuốc nam bốc thuốc với giá rẻ hay miễn phí cho bà con nghèo…

- Vốn tự nhiên: Tài nguyên thiên nhiên như đất đai, khí hậu, nguồn nước, sông ngòi, rừng núi, khoáng sản, động thực vật. Ví dụ: đất cao nguyên phù hợp trồng cây cà phê; khí hậu nhiệt đới có thể trồng các loại rau quanh năm…

- Vốn vật chất: Những cơ sở vật chất mang lại phúc lợi trong cộng đồng. Ví dụ: nhà cộng đồng, hội quán, nhà trẻ, trụ sở ban ấp, điện, đường giao thông liên ấp, liên xã, chợ…

- Vốn tài chính: Gồm các nguồn tài chính của cá nhân và các tổ chức, các doanh nghiệp. Ví dụ: các cơ sở sản xuất trong cộng đồng hoặc ngoài cộng đồng và các mối liên hệ với cộng đồng.

- Vốn xã hội:Gồm những mối quan hệ giữa con người. Ví dụ: các tổ chức, thể chế và các mối quan hệ giữa các tổ chức và cá nhân; những mạng lưới hỗ trợ người dân môi trường xã hội với những quy tắc, chính sách của nhà nước.

- Vốn văn hóa: Giá trị vật thể và phi vật thể giúp cộng đồng trong quá trình phát triển. Ví dụ: truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, tình làng nghĩa xóm, tính cộng đồng, câu chuyện thành công của cộng đồng cùng nhau vượt qua khó khăn để phát triển.

Căn cứ vào tích chất vật lý của nguồn lực, các nguồn lực cho sự huy động cộng đồng hoặc thực hiện một mục tiêu của cộng đồng (ví dụ xóađói giảm nghèo, hỗ trợ người sau cai tái hòa nhập cộng đồng hay trợ giúp người khuyết tật...) còn có thể chia thành nguồn lực vật chất (nhân lực, vật lực và tài lực) và nguồn lực phi vật chất (chính sách, môi trường, thông tin, tư vấn, kiến thức chuyên gia...).

Bất kỳ một cộng đồng nào dù giàu hay nghèo, dù khó khăn hay thuận lợi về điều kiện địa lý, kinh tế, con người...đều tiềm ẩn những nguồn lực nhất định. Vấn đề là phải phát huy những nguồn lực của cộng đồng, tài sản và tiềm năng của cộng đồng, liên kết chúng lại và điều phối các nguồn lực để sao cho các nguồn lựccủa cộng đồng được sử dụng một cách hiệu quả nhất, hữu ích nhất cho các mục tiêu chung của cộng đồng.

3. Các yếu tố ảnh hưởng tới nguồn lực cộng đồng Theo T. C. Khanh (2014), có thể chia các yếu tố ảnh hưởng tới nguồn lực cộng đồng thành hai nhóm:

a) Yếu tố bên trong: + Nhiệm vụ của cộng đồng (trong việc thực hiện mục tiêu). + Tổ chức của cộng đồng. + Sự lãnh đạo và quản lý của cộng đồng. + Yếu tố văn hóa của cộng đồng. + Nhận thức, hành động của mỗi thành viên. + Mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng và mối quan hệ giữa cộng

đồng với cộng đồng khác.

Page 257: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

251

+ Tính minh bạch trong các hành động của cộng đồng. b) Yếu tố bên ngoài: + Hệ thống chính trị, luật pháp. + Điều kiện kinh tế. + Điều kiện văn hóa, xã hội. + Điều kiện tự nhiên. + Sự phát triển của khoa học công nghệ. Các yếu tố trên có quan hệ tương hỗ và tác động lẫn nhau tạo nên một môi

trường hành động của cộng đồng.Chính quyền cần tích cực thích nghi với sự thay đổi của môi trường, chủ động phát hiện, khai thác các nguồn lực để phát triển cộng đồng.Cần có biện pháp tích cực sử dụng có hiệu quả các nguồn nội lực và chủ động mở rộng các mối quan hệ với các cộng đồng bên ngoài và các đối tác có liên quan nhằm khai thác các nguồn lực.

II. HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC CỘNG ĐỒNG 1. Khái niệm Huy động nguồn lực cộng đồng là quá trình thu hút sự đóng góp từ bên trong

và bên ngoài cộng đồng giúp cho hoạt động của các dự án hoặc chương trình của cộng đồng đã được dự kiến triển khai theo kế hoạch. Chúng bao gồm một loạt các đóng góp tài chính và phi tài chính từ các thành viên cộng đồng, bao gồm các cá nhân, nhóm, các tổ chức, hội, đoàn thể, doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ hoặc phi chính phủ.

2. Mục đích - Giảm thiểu sự hỗ trợ, bao cấp của Chính phủ cho các hoạt động phát triển

cộng đồng. - Tăng tính trách nhiệm của các cấp, lãnh đạo và người dân trong cộng đồng

với các hoạt động và các thành quả của cộng đồng, giảm thiểu tình trạng trông chờ ỷ lại ở sự hỗ trợ của Chính phủ.

- Nâng cao tính sở hữu của các thành viên trong với các thành quả, công trình của cộng đồng. Giúp cho các kết quả trong hoạt động phát triển cộng đồng được duy trì và bền vững.

- Gắn kết các thành viên, các nhóm trong cộng đồng: Thông qua các hoạt động huy động nguồn lực các thành viên trong cộng đồng có cơ hội được tiếp cận và làm việc với nhau, từ đó mọi người hiểu thêm về hoàn cảnh của nhau từ đó giúp các thành viên gắn bó với nhau hơn, tạo nên sự đoàn kết, sức mạnh trong công đồng.

- Là cơ hội giúp các thành viên cộng đồng học được các kỹ năng như: kỹ năng vận động thúc đẩy sự tham gia, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng học hỏi và chia sẻ kiến thức, trên cơ sở đó phát triển năng lực làm việc của các thành viên trong cộng đồng.

- Thu hút tối đa sự tham gia của người dân vào các hoạt động phát triển cộng đồng.

Page 258: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

252

3. Ý nghĩa - Giúp người dân nhận thức được các nguồn lực của cộng đồng đặc biệt là các

nguồn lực phi vật chất, ví dụ như tinh thần đoàn kết, sự ủng hộ của người dân, những kinh nghiệm dân gian, kinh nghiệm gia truyền về các lĩnh vực đời sống xã hội.

- Người dân được tham gia vào các hoạt động huy động nguồn lực một cách tích cực, giúp họ nhận thức được các giá trị của tinh thần cộng đồng, ý thức cộng đồng từ đó giúp người dân nâng cao ý thức, niềm tin với cộng đồng từ đó họ sẽ tự nguyện tham gia các hoạt động khác trong tiến trình phát triển cộng đồng.

- Huy động được tiềm năng của mọi cá nhân, nhóm, cơ quan tổ chức, người dân, tài nguyên trong cộng đồng, góp phần cải thiện nâng cao đời sống mọi mặt cho chính người dân trong cộng đồng.

- Là cơ sở để thu hút nguồn hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng đóng góp cho các hoạt động phát triển cộng đồng.

4. Các cấp độ huy động nguồn lực cộng đồng a) Cấp độ vĩ mô: Đây là cấp độ vận động liên quan đến toàn thể cộng đồng và

xã hội, huy động xã hội và xây dựng chính sách ở cấp quốc gia hoặc cấp quốc tế liên quan đến phát triển cộng đồng và nghiên cứu xã hội.

b) Cấp độ trung gian: Đây là cấp độ liên quan đến các ban ngành đoàn thể, các tổ chức và nhóm hội nhỏ, bao gồm các hoạt động:

+ Xây dựng chính sách và cải thiện chất lượng hoạt động trong một tổ chức. + Xây dựng các chương trình cho một khu dân cư cụ thể. + Xây dựng các mối quan hệ hợp tác với các cơ quan, đơn vị và các tổ chức,

ban ngành tại địa phương. c) Cấp độ vi mô: Đây là cấp độ nhỏ nhất trong 3 cấp độ huy động cộng đồng.

Ở cấp độ này huy động cộng đồng liên quan đến các dịch vụ trực tiếp cho cá nhân và gia đình như: hỗ trợ, tư vấn hoặc các liệu pháp giúp cá nhân thay đổi, điều chỉnh bản thân,tư vấn nhóm, hỗ trợ gia đình.

5. Quy trình huy động nguồn lực cộng đồng Gồm 4 bước: i) Lập kế hoạch huy động các nguồn lực cộng đồng; ii) Tổ chức

thực hiện việc huy động nguồn lực cộng đồng; iii) Chỉ đạo huy động các nguồn lực cộng đồng, và iiii) Kiểm tra đánh giá. (T. C. Khanh, 2014).

a) Lập kế hoạch huy động nguồn lực cộng đồng - Tìm hiểu và dự báo môi trường - Thiết lập các mục tiêu - Xây dựng các phương án - Đánh giá các phương án - Quyết định và lựa chọn phương án thực hiện

b) Tổ chức thực hiện và huy động cộng đồng - Phân tích các mục tiêu.

Page 259: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

253

- Xác định, phân loại các hoạt động cần thiết để thực hiện mục tiêu. - Xác định bộ phận, cá nhân thực hiện từng hoạt động, xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và lợi ích của từng bộ phận. - Xây dựng cơ chế phối hợp.

c) Chỉ đạo huy động các nguồn lực cộng đồng - Thiết lập mối quan hệ với các đối tác bên ngoài cộng đồng. - Tư vấn tạo động lực cho các đối tác và từng cá nhân, nhóm, hội đoàn trong cộng đồng tham gia vào hoạt động thực hiện mục tiêu cộng đồng đã xác định. - Đàm phán để có sự đóng góp về nguồn lực nội tại bên trong cộng đồng và các nguồn lực bên ngoài. - Giải quyết xung đột phát sinh trong quá trình huy động nguồn lực (nếu có). - Phối hợp với các thành viên trong cộng đồng và đối tác bên ngoài cộng đồng (các nguồn lực bên trong và bên ngoài cộng đồng).

d) Kiểm tra, đánh giá - Xác định các nội dung kiểm tra, tiêu chí đánh giá, các chỉ số đánh giá. - Giám sát, đo lường kết quả huy động nguồn lực. - Điều chỉnh các hoạt động (nếu cần).

6. Biện pháp huy động nguồn lực cộng đồng a) Huy động nội lực - Nâng cao nhận thức của các thành viên trong cộng đồng về vấn đề cần giải

quyết - Xây dựng chiến lược xây dựng nguồn lực - Khai thác sử dụng hiệu quả các nguồn lực cần có trong cộng đồng (nhận lực,

vật lực, tài lực) - Tăng cường dân chủ, và minh bạch trong quản lý các nguồn lực cộng đồng b) Huy động ngoại lực

- Tuyên truyền với các đối tác, các cộng đồng bên ngoàivề hoạt động của cộng đồng. - Tăng cường quan hệ với các đối tác - Xây dựng thực hiện và quảng bá hìnhảnh của cộng đồng - Sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực huy động từ cộng đồng và quan tâm chú trọng vinh danh, tri ân với các cá nhân, tổ chức có sựđóng góp tích cực cho cộng đồng.

7. Một số kỹ năng cơ bản để huy động nguồn lực cộng đồng a) Kỹ năng thuyết phục: Để thuyết phục người khác thì cần có nhiều kỹ năng

phối hợp như làm quen, nói, hỏi, nghe và cần biết cách giải thích cho người nghe hiểu rõ hơn về vấn đề mà họ quan tâm và còn chưa nắm rõ. Cần đặt mình vào vị trí của

Page 260: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

254

người nghe để hiểu thấu tâm tư, tình cảm, mong muốn nguyện vọng của họ và có sự phản hồi tích cực về họ hơn.Có thái độ chân tình, cởi mở, thân thiện, gần gũi biết tôn trọng và chấp nhận người khác.

b) Kỹ năng thuyết trình:Thuyết trình là mọt hoạt động giao tiếp trực tiếp, có chủ định, có tổ chức, do cá nhân tiến hành với đối tuợng tham dự, nhằm trao gửi thông tin, chuyển tải thông điẹ p và tác động tới nhận thức, xúc cảm của đối tuợng đó. Hoạt động thuyết trình đuợc thực hiẹ n bằng ngôn ngữ nói cùng những hành vi phi ngôn ngữ của ngu ời thuyết trình, với sự hỗ trợ của các phu ong tiẹ n vạ t chất, kỹ thuật trong những điều kiẹ n cần thiết.

III. KẾT NỐI NGUỒN LỰC 1. Khái niệm Kết nối nguồn lực là sự sắp xếp các nguồn lựcđã huy động lại với nhau nhằm

tạo ra một cái nhìn tổng thể về các nguồn lựccộng đồng cho một vấn đề cần giải quyết hay một mục tiêu của cộng đồng.

2. Mục đích - Rà soát và hệ thống lại các nguồn lực đã được huy động. - Quy về một mối các nguồn lực đã được huy động.

- Tăng cường nguồn lực: khai thác tiềm năng, phát huy những nguồn lực từ nhiều cơ quan đối tác để đối phó với những thiếu hụt về tài chính và kĩ thuật trong quá trình giải quyết vấn đề của khách hàng.

- Tạo mối quan hệ giữa các cá nhân, cơ quan tổ chức cung cấp dịch vụ. - Tránh sự chồng chéo, chống lãng phí: Trong quá trình triển khai và duy trì

mạng lưới, các thông tin về các chương trình hỗ trợ, các hoạt động đã được thực hiện sẽ được thông tin cho tất cả các thành viên của mạng lưới cũng như các tổ chức đơn vị khác, như vậy sẽ tránh việc lặp lại các dịch vụ hay các hoạt động hỗ trợ, tránh sự lãng phí.

- Tăng cơ hội lựa chọn trong lập kế hoạch, khi có thêm nguồn lực về con người và kinh phí tài chính, nhiều giải pháp sẽ được tính tới, việc quyết định giải pháp tốt nhất không lệ thuộc vào vấn đề tài chính mà dựa vào tính hiệu quả của nó.

- Thiết lập mạng lưới liên kết: gồm cá nhân, cơ quan tổ chức cung cấp các dịch vụ xã hội, các cơ sở bảo trợ xã hội, các trung tâm tham vấn, tư vấn, các chương trình dự án, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, các tổ chức xã hội chính thức và không chính thức…

3. Ý nghĩa Việc kết nối nguồn lực giúp thực hiện bức tranh tổng thể về nguồn lực cộng đồng, từđó xây dựng sự tự tin và căn cứ vững chắc cho việc thực hiện một mục tiêu chung giải quyết vấn đề của cộng đồng.

4. Các bước kết nối nguồn lực a) Lập danh sách các tổ chức, cá nhân tiềm năng cung ứng dịch vụ hữu ích

cho giải quyết các vấn đề của cộng đồng (hoặc là cụ thể hơn là đáp ứng nhu cầu của một đối tượng cần trợ giúp). Việc liệt kê này phải đảm bảo có các thông tin sau:

Page 261: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

255

+ Mục đích của tổ chức, cá nhân là gì? + Các tổ chức, cá nhân này đã đóng góp gì cho sự phát triển của cộng đồng + Mối quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân này với các tổ chức cá nhân cùng trợ

giúp khách hành hoặc cùng hoạt động trong một lĩnh vực ở cộng đồng. Bảng 1 đưa ra mẫu liệt kê chi tiết nguồn lực của các cá nhân, tổ chức với một

lĩnh vực cụ thể, ví dụ phòng chống HIV/AIDS. Các thông tin cần tìm hiểu là: + Tổ chức, cá nhân nào có thể tham gia vào công tác phòng chống HIV/AIDS. + Quan hệ giữa các nhóm như thế nào?Làm thế nào để liên kết những tổ chức

này lại để cộng tác phòng, chống HIV đạt hiệu quả hơn. b) Tổ chức cuộc họp, giới thiệu các đối tác, các nguồn lực cộng đồng. Kết nối

các đối tác:nhằm cho đối tác hiểu đượcnhu cầu của khách hàng, khách hành hiểu được mong đợi và yêu cầu của các nhà tuyển dụng.

c) Xây dựng cơ chế chuyển gửi giữa các đối tác: nắm được danh sách, địa chỉ, số điện thoại, người liên hệ, điểm mạnh, điểm yếu của các đối tác để chuyển gửi đúng người, đúng nơi. Bảng 1: Bảng phân tích tài nguyên và tiềm năng của các tổ chức cá nhân hỗ trợ

công tác phòng chống HIV/AIDS STT

Tên tổ chức cá

nhân

Lĩnh vực hoạt động Số thành viên

Cơ sở vật

chất, nguồn

lực khác

Kinh nghiệm trong lĩnh vực giải quyết của

cộng đồng

Quan hệ với cá tổ chức, cá nhân khác

1 Trạm y tế phường

Điều trị ARV, lao, tâm thần, điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone , tư vấn xét nghiệm tự nguyện

15 15 phòng

15 năm hỗ trợ người có H, nhóm nghiện chích ma tuý

Uỷ ban nhân dân quận, phường, Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm phòng, chống AIDS, Chi cục phòng, chống tệ nạn xã hội…

2 Nhóm tự lực Vì ngày mai tươi sáng

Tư vấn, hỗ trợ người sử dụng ma tuý

5 02 phòng tư vấn

04 năm tư vấn hỗ trợ người sử dụng ma tuý

Trung tâm tư vấn hỗ trợ cộng đồng, các trung tâm cai nghiện ma tuý, các tư vấn viên…

3 Điểm tư vấn điều trị nghiện ma tuý

Tư vấn, hỗ trợ điều trị nghiện ma tuý

20 08 phòng

15 năm tư vấn cai nghiện ma tuý

Uỷ ban nhân dân quận, phường, Trung tâm y tế dự phòng, trung tâm phòng, chống AIDS, Chi cục phòng, chống tệ nạn xã hội, Uỷ ban nhân dân các Phường, xã,

Page 262: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

256

tư vấn viên

4 Nhà hàng Hoa Sen

Hỗ trợ việc làm cho những người có hoàn cảnh khó khan

10 05 6 năm hỗ trợ người nghiện ma tuý có việc làm và thu nhập ổn định

Hệ thống các nhà hang trên địa bàn, các Trung tâm cai nghiện ma tuý, các cán sự xã hội tình nguyện

5 … … … … … …

IV. ĐIỀU PHỐI NGUỒN LỰC CỘNG ĐỒNG 1. Mục đích: giúp đối tượng có nhu cầu tiếp cận các nguồn lực một cách hiệu

quả, tránh sự chồng chéo lãng phí. 2. Các bước điều phối nguồn lực - Lên danh sách những nội dung cần giải quyết để đạt được mục tiêu của cộng

đồng. Với mục tiêu cụ thể giúp cho một đối tượng nhất định (ví dụ hỗ trợ cho người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng) thì xác định các nhu cầu của đối tượng cần trợ giúp.

- Xác định các nhà cung cấp dịch vụ tổ chức, cá nhân trong cộng đồng, có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nêu rõ khả năng và giới hạn của từng nhà cung cấp dịch vụ.

- Đưa ra phương án kết nối nhà cung cấp dich vụ với người cần trợ giúp đảm bảo nguyên tắc dịch vụ cung cấp đáp ứng nhu cầu của đối tượng và không trùng lắp dịch vụ, lãng phí nguồn lực

- Lập Bảng điều phối hoạt động các nhu cầu cung cấp dịch vụ phù hợp nguồn lực khách hang (xem Bảng 2)

Bảng 2: Điều phối nguồn lực cộng đồng đáp ứng như cầu của khách hang tái hoà nhập cộng đồng Nguồn lực cộng đồng

Nhu cầu của khách hàng đang cai nghiện tại cộng

đồng

Trung tâm y tế phường

Điểm tư vấn điều trị nghiện ma tuý

Nhà hàng Hoa Sen

Nhóm tự lực Vì ngày mai tươi sang

Nhu cầu tư vấn dự phòng tái nghiện

Nhu cầu học nghề √

Nhu cầu khám bệnh xét nghiệm HIV tự nguyện

Nhu cầu chia sẻ hỗ trợ tình cảm, chia sẻ kinh nghiệm chống tái nghiện

√ √

Page 263: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

257

Công việc làm sau khi học nghề

Cũng có thể lập hồ sơ sinh thái của khách hàng và các nguồn lực trợ giúp như ví dụ dưới đây:

n Dịch vụ tư vấ Để hỗ trợ khách hàng có thể nhận được cách dịch vụ cần thiết khi có nhu cầu thì việc huy động nguồn lực cộng đồng cùng tham gia và việc kết nối, điều phối các nguồn lực một cách hợp lý là điều rất quan trọng và cần thiết, để giúp cho cuộc sống của khách hàng ngày càng ổn định và ngày một tốt hơn, các nguồn lực cộng đồng được sử dụng một cách hiệu qủa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Oxford University (2015). Oxford Dictionary.Oxford UniversityPress. Truy cập ngày 20/11/2015 tạihttp://www.oxforddictionaries.com/definition/english/community?q=Community

2. Phạm Hồng Tung (2009). Cộng đồng: Khái niệm, cách tiếp cận và phân loại trong nghiên cứu. Tạp chí Thông tin khoa học (Social Sciences Informattion Review) dố 12.2009; trang 21 - 29.

3. Nguyễn Đức Vinh và Đinh Thị Vinh (2012). Tài liệu tập huấn Phương pháp tiếp cận phát triển cộng đồng dựa vào nội lực do người dân làm chủ (Phương pháp tiếp cận ABCD). Trung tâm trao đổi giáo dục với Việt Nam: Kiên Giang, tháng 4/2012

4. Trần Công Khanh (2014). Huy động nguồn lực phát triển nhà trường phổ thông. Truy cập ngày20/11/2015 tạinguyenhien.edu.vn/upload

Khách hàng là người sử dụng

ma túy tái hòa nhập cộng đồng

Nhu cầu việc làm

Được uống Methadonene

Nhu cầu xét nghiệm HIV

Cải thiện mối quan

hệ gia đình

Nhu cầu chăm sóc sức khỏe thể chất

Nhahàng Hoa Sen

Trung tâm Y tế dự phòng

Bệnh viện huyện

Dịch vụ tư vấn ngoại trú, điều trị tự nguyện ma tuý, hội phụ nữ phường

Trung tâm AIDS

Điểm tư vấn điều trị tự nguyện ma tuý

Nhu cầu tư vấn dự phòng tái nghiện

Page 264: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

258

CHUYÊN ĐỀ 18

Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hàng chính

I. VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VÀ TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH Ngay từ khi máy tính ra đời, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn thảo, ban hành văn bản đã được triển khai rộng rãi và ngày nay đã trở thành thông dụng và không thể thiếu được trong hoạt động nghiệp vụ. Với khả năng lưu giữ thông tin của máy tính, nội dung văn bản có thể sử dụng lại nhiều lần, thuận tiện cho việc sửa chữa, sao nhân văn bản, từ đó tăng hiệu quả lao động nhờ các công cụ tiện ích nhằm tạo ra những biểu mẫu, khi cần sử dụng, với các thao tác đơn giản người dùng đã tạo ra được các biểu mẫu văn bản phù hợp. Trong hoạt quản lý và giải quyết văn bản, công nghệ thông tin giúp hoạt động quản lý, cập nhật và xử lý văn bản được chặt chẽ, tổng hợp, thống kê chính xác tình hình xử lý văn bản, tra tìm thông tin nhanh chóng, theo dõi được tiến độ giải quyết văn bản và chu trình xử lý văn bản.

Trong quản lý hành chính công nghệ thông tin đã hoàn toàn thay thế lao động thủ công sang tự động hoá hoặc bán tự động hoá không chỉ các nghiệp vụ về soạn thảo, lưu trữ, quản lý văn bản mà còn hỗ trợ các hoạt động trao đổi thông tin qua mạng, tổng hợp và tra cứu thông tin trên mạng.

II. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MÁY TÍNH 1. Khái niệm cơ bản về máy tính Máy tính, còn gọi là máy vi tính hoặc máy điện toán, là những thiết bị hay hệ

thống dùng để tính toán, kiểm soát các hoạt động có thể biểu diễn dưới dạng số hay quy luật logic. Thường trong lĩnh vực tin học văn phòng người ta thường phân làm 2 loại máy tính sau:

- Máy tính để bàn (Desktop): Là loại máy vi tính để bàn nhỏ, phổ biến nhất với giá cả, kích thước và sự tương thích của nó phù hợp với nhiều người sử dụng. Máy tính để bàn được lắp ghép bởi nhiều linh kiện, thành phần khác nhau như: Vỏ máy tính, bộ nguồn, bo mạch chủ, khối xử lý trung tâm, bộ nhớ RAM, ổ đĩa cứng, ổ đĩa quang, vv…

- Máy tính xách tay (Lap top): Là loại máy tính cá nhân nhỏ gọn có thể mang xách được, thường dùng cho những người thường xuyên di chuyển. Nó thường có trọng lượng nhẹ, tùy thuộc vào hãng sản xuất và kiểu máy dành cho các mục đích sử dụng khác nhau. Máy tính xách tay có đầy đủ các thành phần cơ bản của một máy tính cá nhân thông thường.

2. Các thiết bị của máy tính - Chuột máy tính (Mouse) : là thiết bị ngoại vi của máy tính dùng để điều

khiển và làm việc với máy tính.

Page 265: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

259

- Bàn phím (Keyboard): là thiết bị ngoại vi của máy tính. Về hình dáng, bàn phím là sự sắp đặt các nút hay phím. Một bàn phím thông thường có các ký tự được khắc hoặc in trên phím.

- Màn hình (Monitor): là thiết bị điện tử gắn liền với máy tính dùng để hiển thị và giao tiếp giữa người sử dụng với máy tính. Đối với máy tính để bàn màn hình máy tính là một bộ phận tách rời. Đối với máy tính xách tay màn hình là một bộ phận gắn chung không tách rời.

- Máy chiếu (Projector): là thiết bị dùng để chuyển đổi dữ liệu hình ảnh từ máy tính hay nguồn video cho sang hình ảnh sáng, rộng trên một nền xa thường là tường hay phông nền. Máy chiếu phục vụ việc trình chiếu, thuyết trình, hỗ trợ cho việc giải trí màn ảnh rộng như xem phim, xem bóng đá, vv…cùng lúc hỗ trợ cho nhiều người cùng xem.

- Máy in (Printer): máy in là thiết bị dùng để thể hiện ra các chất liệu khác nhau các nội dung được soạn thảo hoặc thiết kế sẵn. Máy in dùng trong văn phòng bao gồm nhiều loại và công nghệ khác nhau. Thông dụng nhất và chiếm phần nhiều nhất hiện nay là loại máy in ra giấy và sử dụng công nghệ laser.

III. CÁC TIỆN ÍCH CỦA ỨNG DỤNG TIN HỌC VĂN PHÒNG 1. Tiện ích soạn thảo văn bản (Word) Microsoft Word của hãng Microsoft, Microsoft

Word là phần mềm soạn thảo văn bản chạy trên môi trường Windows, chuyên dụng để soạn thảo các loại văn bản như tạp chí, sách vở, phục vụ cho công tác văn phòng.

a. Khởi động chương trình. Màn hình làm việc của Word được khởi động trong

Windows bằng cách nháy đúp chuột trái tại biểu tượng của Word có trên màn hình nền của Windows.

b. Các phím thường sử dụng khi soạn thảo: + Phím Home: Di chuyển con trỏ về đầu dòng văn bản. + Phím End: Di chuyển con chỏ xuống cuối dòng văn bản. + Các phím PgUp, PgDn: Di chuyển con trỏ lên hay xuống một trang màn

hình . + Các tổ hợp phím Ctrl + Home, Ctrl + End: Di chuyển con trỏ về đầu

hay cuối văn bản. Các phím xóa ký tự: + Phím Backspace: xoá ký tự bên trái con trỏ văn bản. + Phím Delate: xáo ký tự bên phải con trỏ văn bản. + Phím Insert: dùng để chuyển chế độ, chén ký tự . + Phím Esc: dùng để ngắt một công việc đang thực hiện. + Phím Enter: đùng để ngắt một đoạn văn bản. c. Soạn thảo văn bản đơn giản

Page 266: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

260

Sau khi khởi động, Word mở một bản trống với tên tạm thời là document 1. Để tạo một văn bản trống khác (văn bản mới), ta có thể thực hiện theo một trong các cách sau:

- Cách 1: Chọn File/New. - Cách 2: Nháy chuột tại nút lệnh New trên thanh công cụ chuẩn. - Cách 3: Nhấn tổ hớp phím Ctrt + N.

2. Tiện ích bảng tính (Excel) a. Khởi động Excel: nhắp lên nút nhấn Start trên thanh công cụ chuẩn, trỏ vào

thư mục Programs rồi nhắp lên biểu tượng chương trình hoặc Excel, hoặc nhắp lên nút nhấn Start trên thanh công việc, trỏ vào thư mục Programs rồi chọn Run/Browse/Program Files/ họn biểu tượng Excel.

b. Cửa sổ ứng dụng Excel: Cửa số ứng dụng Excel gồm có những thành phần chính như sau:

- Các thanh tiêu đề (Title bar): Gồm nút điều khiển (Control), tiêu đề Microsoft Excel, và các nút: cực tiểu hoá(Minimize), cực đại hoá (Maximize), phục hồi (Restore).

- Thanh menu lệnh (Menu bar): Gồm 9 nhóm mục lệnh chính của chương trình Excel.

- Thanh nút lệnh (Toolbar): Hiển thị hai nút lệnh: Standard Toolbar và Formatting Toolbar. Trên mỗi thanh chứa một số nút lệnh tiêu biểu cho những nút lệnh thông dụng của Excel.

- Thanh công thức (Formula Bar): Hiển thị hộp tên, toạ độ ô, nút huỷ bỏ, nút lựa chọn, nút hàm, nội dung dữ liệu trong ô hiện hành (ô có khung viền bao quanh trong bảng tính).

- Cửa sổ bảng tính (Worksheet Windows) - Thanh tình trạng (Status bar): hiển thị các chế độ hoạt động của excel.

3. Tiện ích bảng trình chiếu (Powerpoint) Microsoft PowerPoint cung cấp mọi công cụ chỉnh sửa cần thiết như mọi phần

mềm Office khác. Đồng thời, phần mềm này cũng mang đến một bộ tính năng chuyên dùng cho thuyết trình.

Các bước khởi động như sau: 1. Từ cửa sổ Windows bạn chọn Start. 2. Chọn All Programs. 3. Chọn Microsoft Office. 4. Nhấp chuột lên Microsoft Office PowerPoint

2010. Sau khi khởi động PowerPoint mở ra một file mới gồm một tập hợp các thông

tin

Page 267: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

261

cần thiết cho các bảng chiếu.

IV. QUẢN LÝ DỮ LIỆU TRÊN MÁY TÍNH 1. Cách tạo thư mục - Cách 1: Nháy chuột phải vào nơi cần tạo thư mục sau đó chọn New\Folder - Cách 2: Vào File\New\Folder hoặc chọn Make a new folder bên khung trái.

Một thư mục mới xuất hiện với tên mặc định là New folder, gõ tên thư mục mới (nếu muốn) và ấn phím Enter.

2. Mở thư mục, tệp tin a. Mở thư mục. - Cách 1: Nháy đúp chuột trái vào thư mục cần mở. - Cách 2: Nháy chuột phải vào thư mục cần mở chọn Open. - Cách 3: Nháy chuột trái vào thư mục cần mở sau đó ấn phím Enter. b. Mở tệp tin. - Cách 1: Nháy đúp chuột trái vào tệp tin cần mở. - Cách 2: Nháy chuột phải vào tệp tin cần mở sau đó chọn Open nếu đã đăng

ký định dạng của tệp tin với hệ điều hành hoặc chọn Open With để mở theo sự lựa chọn chương trình.

- Cách 3: Nháy chuột trái vào tệp tin cần mở sau đó ấn phím Enter. 3. Cách sao chép thư mục, tập tin - Cách 1: Nháy chuột phải vào thư mục, tệp tin cần sao chép sau đó chọn copy,

di chuyển đến nơi cần để thư mục, tệp tin đã sao chép, nháy chuột phải chọn Paste. - Cách 2: Nháy chuột trái vào thư mục, tệp tin cần sao chép, người sử dụng ấn

tổ hợp phím Ctrl + C trên bàn phím, di chuyển đến nơi cần để thư mục, tệp tin đã sao chép, ấn tổ hợp phím Ctrl +V để tiến hành sao chép.

- Cách 3: Vào Edit\Copy to folder…hay chọn copy this file hoặc copy this folder.

4. Quản lý, lưu trữ tài liệu trong máy tính - Cách đặt tên file: khi lưu tài liệu, bạn nên đặt lại tên file theo cách bạn dễ

hiểu, dễ tìm nhất. Ví dụ, với Nghị định 66/2013 của Chính phủ, khi download về sẽ có tên là “66-nd”, lưu trữ vào tủ sách ta nên đặt lại là “Nghi dinh 66-2013”.

- Lập các thư mục theo các lĩnh vực như: lao động, người có công hoặc theo năm 2014, 2015, 2016.., hay theo phòng ban, (Phòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng Kế toán tài chính, Phòng Hành chính...).

- Quy tắc đặt tên tài liệu: tên của tài liệu điện tử ngắn nhưng có ý nghĩa, ví dụ: baocao2015.doc, danhsachctv.doc,… tránh sự lặp lại không cần thiết và sự rườm rà khi đặt tên.

5. Cách tìm kiếm file tài liệu Cách 1: Để tìm kiếm File bạn chỉ cần mở cửa sổ Windows Explorer và

nhập vào ô tìm kiếm ở phía trên cùng góc tay phải màn hình. Đối với Windows 7 thì

Page 268: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

262

công cụ tìm kiếm chỉ tìm kiếm các File có trong thư mục mà bạn đang mở, ví dụ bạn mở ổ C thì công cụ tìm kiếm chỉ tìm các File trong ổ C.

Cách 2: Truy cập công cụ search bằng cách vào start ->search hoặc trong cửa sổ của Windows exeplorer chọn searchhttp:

Document: tìm các tập tin tài liệu, văn bản, bảng tính,... chọn các thời điểm tạo tập tin hoặc chọn “Don’t remember” nếu không nhớ và nhập tên của tập tin muốn tìm, có thể chỉ cần nhập một phần của tên tập tin, nếu để trống thì chương trình sẽ tìm tất cả các các tập tin có trong hệ thống.

Sau khi nhập từ khóa và lựa chọn các thông số để tìm kiếm, nhấn nút search để tìm. Các thông tin được tìm thấy sẽ hiển thị ở khung cửa sổ bên phải, có thể nhấn nút phải chuột vào các tập tin này để hiện ra một menu cho phép lựa chọn các thao tác xử lý, nếu chọn Open containing folder thì thư mục có chứa tập tin này sẽ được mở ra.

V. SỬ DỤNG MAIL ĐỂ TRAO ĐỔI THÔNG TIN 1. Khái niệm thư điện tử Dịch vụ E-mail (thư tín điện tử) cho phép các cá nhân trao đổi thư thông qua

mạng máy tính. Mỗi người sử dụng E-mail được cung cấp một hộp thư riêng tại máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ internet.

2. Hướng dẫn tạo lập, sử dụng thư điện tử trong cơ quan hành chính nhà nước

a. Địa chỉ Internet Mail Khi các máy chủ kết nối vào Internet, các ứng dụng khác có thể truyền nhận

thư thông qua Internet. Các địa chỉ mail của các ứng dụng sẽ có một địa chỉ Internet Mail tương đương. Địa chỉ này còn được gọi là E-mail .

b. Các thành phần cơ bản của một hộp thư điện tử cá nhân (Graphic Mail Client)

Thư điện tử cá nhân được lưu trữ trong các thư mục, mỗi thư mục bao gồm nhiều thư khác nhau. Các thư mục thường sử dụng trong chương trình Email ứng dụng gồm có:

- Inbox (Hộp thư đến): chứa tất cả các thư nhận được do người khác gửi đến. - Outbox (Hộp thư đi): chứa tạm những thư cần gửi cho người khác sau khi

đánh lệnh Send trong lúc soạn thư. - Deleted (Xoá): chứa lại các thư đã được xoá từ các thư mục khác. Nếu xóa

thư tại thư mục này thư sẽ được xóa hoàn toàn ra khỏi chương trình. - From (Tên người gửi thư): Chú ý nội dung xuất hiện ở đây không phải là địa

chỉ E-mail của người gửi mà thường là họ tên của người gửi. - Subject (Chủ đề của thư): Khi gửi thư, người gửi thường ghi một nội dung

ngắn vào vùng subject để người nhận biết được mục đích tổng quát của thư trước khi quyết định có đọc thư hay không.

- Received: Ngày giờ nhận thư - Size: Kích thước lá thư.

Page 269: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

263

3. Hướng dẫn tạo lập, sử dụng thư điện tử trong gmail, yahoo.... 3.1. Hướng dẫn tạo lập thư điện tử Phần dưới đây là các bước tạo hộp thư điện tử - Khởi động Internet Explorer hoặc các trình duyệt khác như Chrome, Opera,

Cốc Cốc… - Nhập vào địa chỉ: www.mail.yahoo.com

Nháy vào Yahoo thấy Màn hình Yahoo ! xuất hiện:

Nháy vào thấy các khung cho đăng ký Yahoo:

Lần lượt khai báo: - Tên chuy cập (ID) tên chuy cập vào hộp thư điện tử - First name: tên. Last name: họ và tên lót. Đối với tên Việt Nam, cần đổi lại

thứ tự để họ tên hiển thị đúng thứ tự. - Gender: giới tính (male: nam giới; female: nữ giới) - Birthday: ngày sinh. Nhắp chọn lần lượt: tháng, ngày, năm (nhập 4 chữ số

của năm sinh) - Country: gõ chọn Vietnam Nếu thấy máy báo với tên truy nhập vừa đăng ký đã có người dùng, ta phải

đăng ký với tên khác. Nếu trùng với mình thì máy sẽ hiện lên thông báo chữ đỏ ví dụ “học viên”, nghĩa là ta phải chọn lại địa chỉ, ví dụ: sửa lại là hocvien1000, nháy kiểm tra, chờ 1 chút, không thấy dòng chữ đỏ, nghĩa là chấp nhận được với địa chỉ này, ta thấy:

Nếu ta vẫn chưa ưng với địa chỉ này ta có thể thay đổi bằng cách nháy vào Change và khai báo lại.

- Password (mật khẩu của tài khoản E-mail đăng ký): mật khẩu được đặt theo cách thức sao cho dễ nhớ đối với riêng mình và khó đoán với người khác. Mật khẩu phải có it nhất 6 ký tự, nên kết hợp giữa chữ thường và chữ hoa, chữ số và các ký tự đặc biệt. Không được đặt mật khẩu trùng với Yahoo! ID.

Nhập mật khẩu: tối thiểu 6 ký tự, ký tự đầu phải là chữ, kết hợp với cả các ký tự đặc biệt để nâng tính bảo mật mạnh lên, để tăng độ khó về bảo mật, nên chọn vừa cả chữ và số, thậm chí cả ký tự đặc biệt.

Nên ghi lại Yahoo! ID và Password cẩn thận vào sổ tay để xem khi cần thiết. Chú ý phải chỉnh bộ gõ tiếng Việt sang tiếng Anh để nhập đúng ký tự.

Re-type password: nhập lại mật khẩu một lần nữa. (Yahoo yêu cầu nhập 02 lần password). Nếu hai lần nhập giống nhau hoàn toàn thì password được chấp nhận. Nếu không cẩn thận thì dù chỉ sai một ký tự thì anh/chị sẽ không thể tiếp tục đăng ký, Nếu nhập sai 2 lần liên tục thì có thể anh/chị phải đợi khoảng 24 tiếng đồng hồ sau thì Yahoo mới cho đăng ký lại.

Page 270: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

264

Ta nhìn thấy tương ứng với độ phức tạp của mật khẩu, có một chỉ thị màu đỏ (week-yếu) hoặc màu xanh (strong-đủ mạnh).

Trường hợp quên ID hoặc quên mật khẩu, ta phải khai báo them: + Security Question: câu hỏi bí mật sẽ được hỏi trong trường hợp quên

password để Yahoo cấp lại mật khẩu cho các anh/chị. Ví dụ: What is your pet’s name? tên con vật cưng của anh/chị là gi? + Your Answer: câu trả lời của Security Question. anh/chị nên chọn câu trả lời

sao cho luôn chính xác khi được hỏi. Ví dụ: cat Thấy quay trở lại màn hình đăng nhập ban đầu, nháy vào khung đăng nhập và

khai báo: Nhập Yahoo! ID và Password: - Nhắp nút “Sign In” để đăng nhập.

3.2. Sử dụng thư điện tử a) Đọc thư Khi đã đăng nhập vào hộp Yahoo! Mail rồi, để đọc các thư đến: nhắp chuột

trái vào liên kết Inbox (trong hộp thư) g hộp thư sẽ mở ra như hình bên dưới. Yahoo sẽ liệt kê các thư hiện có trong thư mục nầy, thư mới sẽ được in đậm:

Nhắp chuột trái lên chủ đề thư (Subject) để đọc nội dung thư. Nếu thư có đính kèm tập tin (file) thì có hình các kẹp giấy bên trái chủ đề thư. Muốn mở ta chỉ cần kích đúp chuột vào chủ đề thư và thấy: - Nháy đúp vào tệp đính kèm - Nháy đúp vào mục Tải xuống tập tin, thấy cửa sổ: - Nháy vào Open để đọc, hoặc vào Save để lưu tệp tin đó. - Xuất hiện khung “Save As”. Chọn thư mục để lưu tập tin g nhắp nút “Save”

để lưu tập tin. Khi lưu xong tập tin, xuất hiện hộp thông báo việc lưu tập tin hoàn thành.

b. Chuyển tiếp thư Cũng trong cửa sổ đọc thư, để gởi tiếp lá thư mà anh/chị vừa nhận được đến

người khác: nhắp chuột trái vào nút “chuyển tiếp” để mở khung chuyển tiếp thư. Khác với Trả lời (Reply), trong Chuyển tiếp (Forward) anh/chị phải nhập lại

địa chỉ của người nhận trang hộp đến “To”. Trong ô Chủ đề “Subject” tự động xuất hiện từ Chuyển tiếp “Fwd” trước chủ đề thư cũ và nội dung thư cũ được chuyển thành tập tin đính kèm.

Nhắp nút gửi “Send” để gửi thư. c. Soạn thảo và gửi thư - Gửi thư không kèm tập tin:Nhắp chuột trái nút soạn thư hoặc “Compose” nếu

giao diện bằng Tiếng Anh, xuất hiện khung soạn thảo thư: Nhập các thông tin vào phần tiêu đề:

Page 271: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

265

Hộp “To”: nhập địa chỉ người nhận Hộp “Cc” (Carbon copy): các địa chỉ gửi đồng thời. Hộp “Bcc” (Blind carbon copy): địa chỉ gửi đồng thời nhưng người nhận thư

không nhìn thấy địa chỉ của những người nhận khác. Hộp “Subject”: nhập chủ đề của thư Nhập nội dung thư g nhắp chuột trái nút Send để gửi thư. Nếu thư gởi thành công, xuất hiện thông báo “Message Sent” (thư đã gửi) - Attach file trong Mail: Trong một số trường hợp cần đưa thêm toàn bộ nội dung của một tập tin đang

có sẵn trong một thư mục vào thư để gởi đến cho người nhận. Công việc này được gọi là Attach file vào thư.

VI. KHAI THÁC THÔNG TIN TRÊN INTERNET 1. Thiết lập trang Website mặc định Khi vào Internet ta muốn đến ngay trang Website đầu tiên mà ta ưa thích nhất.

Muốn vậy ta phải thiết lập mặc định cho trang này. Thực hiện như sau: Đang mở trang Website ưa thích nhất muốn thiết lập mặc định. Ví dụ: trang Website của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có địa chỉ là: http:www.molisa.gov.vn

- Nháy chuột vào khung địa chỉ để copy (CTRL + C) địa chỉ trang Website đó. - Vào menu Tools | Internet Options. - Xoá địa chỉ cũ đi, dán địa chỉ mới vào - Nháy Use Curent, nháy Apply, nháy OK. Lần sau khi Bạn vào Internet, Website Bộ lao động Thương binh và Xã hội sẽ

luôn là người đầu tiên chào đón Bạn. Nếu bạn muốn khi vào Internet là đọc được thư Yahoo ngay, Bạn dùng địa

chỉ http://vn.yahoo.com và thiết lập mặc định tương tự. 2. Tìm kiếm thông tin trên Internet Nếu không nhớ địa chỉ một trang Website nào đó, ta có thể vào trang tìm kiếm

Google, bằng cách gõ vào địa chỉ trang Google: rồi Enter để xuất hiện trang này. Gõ cụm từ cần tìm kiếm để trong hai dấu ngoặc kép.

Google là một công cụ tìm kiếm tốt nhất trên Internet hiện nay. Nhưng phần lớn người dùng không tận dụng hết những ưu điểm của nó. Phải chăng bạn mới chỉ gõ vào một hoặc hai từ khóa rồi chờ đợi những kết quả tốt nhất. Đó có thể là phương pháp tìm kiếm nhanh nhất, nhưng với hơn 3 tỷ trang web có trong chỉ mục của Google thì bạn sẽ phải nỗ lực rất lớn để tìm ra kết quả cần thiết trong số các trang tìm được.

Thông thường chỉ cần nhập từ khóa muốn tìm và nhấn Tìm (Search) hoặc nhấn phím Enter thì Google sẽ cho ra nhiều kết quả tìm kiếm bao gồm địa chỉ liên kết đến

Page 272: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

266

trang Web có từ khóa và vài dòng mô tả bên dưới, chỉ cần nhấn trái chuột vào địa chỉ liên kết sẽ mở được trang Web có thông tin muốn tìm.

Nhấn vào nút Xem trang đầu tiên tìm được thì Google sẽ tìm và tự động mở trang Web đầu tiên trong kết quả tìm kiếm.

2. Lưu thông tin của trang Website vào văn bản Word Đang ở trong trang Website. Thấy một bài hay hoặc một đoạn hay, bạn thực

hiện theo 4 bước Bôi (highlight)- Sao chép (copy) - Đến (goto) - Dán (paste) để lưu sang một thư mục.

- Bôi (highlight) đoạn cần lưu. - Sao chép (copy): Vào EDIT | Copy hoặc Ctrl +C. - Đến (goto) chương trình Word. - Dán (paste) : dán vào văn bản Word, ta nhận được đoạn cần chọn. Ví dụ: Lưu văn bản như lưu văn bản Word bình thường vào một thư mục. Muốn lưu một bức ảnh dưới dạng tập tin, chọn bức ảnh đó, nháy chuột phải,

chọn Save Picture As.

VII. SỬ DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY VÀ TIỆN ÍCH DROPBOX 1. Điện toán đám mây Điện toán đám mây là một tập hợp các tài nguyên máy tính gộp lại và các dịch

vụ cung cấp trên web. Khi bạn biểu đồ mối quan hệ giữa tất cả các yếu tố tương tự như một đám mây.

2. Tiện ích Dropbox Là một dịch vụ lưu trữ miễn phí dựa trên công nghệ điện toán đám mây, giúp

bạn lưu trữ và chia sẻ tài liệu, hình ảnh, video,… mà không cần thông qua một thiết bị lưu trữ vật lý nào khác. Dịch vụ này hiện đang được sử dụng rộng rãi do tính tiện dụng của nó.

3. Hướng dẫn cài đặt Dropbox Bạn cần tải ứng dụng này để có thể sử dụng dịch vụ

lưu trữ này dễ dàng ngay trên máy tính. Bạn click vào “Download” trên góc phải phía trên giao diện website.

Tải về thành công, bạn click vào file cài đặt có tên là DropboxInstaller để bắt đầu quá trình cài đặt. Bạn sẽ mất một ít thời gian để tải về bộ cài đặt ứng dụng này.

Quá trình tải diễn ra xong bạn sẽ thấy xuất hiện một hộp thoại. Tại đây bạn cần đăng nhập tài khoản vừa đăng ký lúc nãy để có thể sử dụng.

Sau khi hoàn tất mọi thứ bạn cần làm quen với cách thức làm việc của dịch vụ. Bạn sẽ được cung cấp một Folder trong đó chứa toàn bộ dữ liệu của bạn lưu trữ trên

Page 273: BỘ LAO - molisa.edu.vn DINH BAN HANH TAI LIEU.pdf · NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường,

267

đám mây Dropbox. Bạn có thể sử dụng tài khoản của mình để truy cập các tài liệu lưu trên Dropbox từ bất kỳ thiết bị điện tử nào có cài đặt Drophox và kết nối Internet

4. Sử dụng dropbox để lưu trữ và chia sẻ dữ liệu Chúng ta có thể dễ dàng chia sẻ dữ liệu cho bạn bè hoặc thậm chí có thể chia

sẻ cả một thư mục nếu phải thường xuyên làm nhóm việc trên thư mục đó. Để thực hiện những điều đó, bạn cần làm theo hướng dẫn sau:

- Chia sẻ đường dẫn: Click phải vào file muốn chia sẻ và chọn Share Dropbox link rồi gửi nó cho bạn bè.

- Mở tập tin hoặc thư mục này trên website Dropbox: Click phải vào tập tin hoặc thư mục đó chọn View on Dropbox.com.

- Chia sẻ cả thư mục mà bạn thường xuyên làm việc với bạn bè: Click phải vào thư mục đó rồi chọn Share this folder…, giao diện trên website sẽ xuất hiện bảng để bạn nhập email của người bạn muốn chia sẻ, bạn chỉ cần nhập email tài khoản của người kia là được.

Lưu ý: Dropbox chỉ có thể hoạt động hiệu quả khi thiết bị điện tử bạn sử dụng (máy tính cá nhân, điện thoại, máy tính bảng) có kết nối Internet.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sở thông tin truyền thông Hà Nội (2014). Tài liệu Bồi dưỡng kiến thức và

kỹ năng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức xã: Hà Nội

2. Tạ Minh Châu (2005). Giáo Trình Tin Học Đại Cương, NXB Đại Học Quốc Gia: Hà Nội

3. Bùi Thế Tâm (2007). Giáo Trình Tin Học Đại Cương, NXB Giao Thông Vận Tải: Hà Nội

4. Tô Văn Nam (2010). Giáo Trình Tin Học Đại Cương, NXB Giáo Dục 2010: Hà Nội

5. Hàn Viết Thuận (2009) Giáo Trình Tin Học Đại Cương, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân: Hà Nội.

6. https://www.google.com.vn/?gws_rd=ssl. Truy cập ngày 15/11/2015 7. https://vi.wikipedia.org/wiki/ . Truy cập ngày 15/11/2015