114
1 ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT DỰ ÁN “Tăng cƣờng năng lực của các cơ quan đại diện ở Việt Nam – Giai đoạn 3” A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN 1. Tên dự án: “Tăng cường năng lực của các cơ quan đại diện ở Việt Nam – giai đoạn 3” 2. Tên nhà tài trợ: Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) 3. Cơ quan chủ quản: Văn phòng Quốc hội a. Địa chỉ liên lạc: 35 Ngô Quyền, Hà Nội b. Đt. 080 46616/Fax. 080 46310 4. Cơ quan đề xuất dự án: Văn phòng Quốc hội. 5. Cơ quan thực hiện Dự án: Văn phòng Quốc hội (Phòng Quản lý Dự án, Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học). 6. Thời gian dự kiến thực hiện dự án: 5 năm (2007 - 2012) 7. Địa điểm thực hiện dự án: Hà Nội và một số tỉnh/thành phố được lựa chọn 8. Tổng vốn dự kiến của dự án: 7.585.400 đô-la Mỹ (bảy triệu năm trăm tám lăm ngàn bốn trăm đô-la Mỹ) Trong đó: - Vốn ODA dự kiến: 7.265.000 đô-la Mỹ - Vốn đối ứng dự kiến: (tiền) 300.000 đô-la Mỹ (hiện vật) 20.400 đô-la Mỹ 9. Hình thức cung cấp ODA: Hỗ trợ kỹ thuật thông qua viện trợ không hoàn lại.

A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

1

ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT DỰ ÁN

“Tăng cƣờng năng lực của các cơ quan đại diện ở Việt Nam – Giai đoạn 3”

A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN

1. Tên dự án:

“Tăng cường năng lực của các cơ quan đại diện ở Việt Nam – giai đoạn 3”

2. Tên nhà tài trợ: Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP)

3. Cơ quan chủ quản: Văn phòng Quốc hội

a. Địa chỉ liên lạc: 35 Ngô Quyền, Hà Nội b. Đt. 080 46616/Fax. 080 46310

4. Cơ quan đề xuất dự án: Văn phòng Quốc hội.

5. Cơ quan thực hiện Dự án: Văn phòng Quốc hội (Phòng Quản lý Dự án, Trung tâm

Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học).

6. Thời gian dự kiến thực hiện dự án: 5 năm (2007 - 2012)

7. Địa điểm thực hiện dự án: Hà Nội và một số tỉnh/thành phố được lựa chọn

8. Tổng vốn dự kiến của dự án: 7.585.400 đô-la Mỹ (bảy triệu năm trăm tám lăm ngàn

bốn trăm đô-la Mỹ)

Trong đó:

- Vốn ODA dự kiến: 7.265.000 đô-la Mỹ

- Vốn đối ứng dự kiến: (tiền) 300.000 đô-la Mỹ

(hiện vật) 20.400 đô-la Mỹ

9. Hình thức cung cấp ODA: Hỗ trợ kỹ thuật thông qua viện trợ không hoàn lại.

Page 2: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

2

B. ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT DỰ ÁN

I. Bối cảnh và sự cần thiết của dự án

Từ khi tiến hành cải cách Đổi Mới vào cuối những năm 80 đến nay, Việt nam đã đạt được

mức tăng trưởng kinh tế cao cùng với sự hội nhập nhanh chóng vào nền kinh tế toàn cầu

đồng thời giảm đáng kể tỷ lệ đói nghèo. Những thành tựu đạt được về kinh tế và xã hội này

đòi hỏi những nỗ lực không ngừng nhằm phát triển khung pháp lý và xây dựng các quy định

pháp luât phù hợp với các quy định, nguyên tắc và thông lệ quốc tế.

Trong năm 2001, Quốc hội Việt Nam đã thông qua một số những sửa đổi trong Hiến pháp

năm 1992, tiếp theo là những sửa đổi trong Luật tổ chức Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu

Quốc hội, và ban hành Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp năm

2003. Những sửa đổi này đã tạo ra nền tảng cơ bản cho việc tiếp tục tăng cường năng lực của

các cơ quan đại diện ở Việt nam, được xem như một phần của tiến trình cải cách sâu rộng

hơn, cởi mở hơn hướng tới việc tự do biểu hiện, sự phát triển của xã hội dân sự, một xu thế

rõ nét trong việc phân cấp quyền lực công, một bước tiến trong việc nâng cao trách nhiệm

giải trình nhằm mang lại những dịch vụ công tốt hơn.

Như một kết quả tất yếu, Quốc hội hiện nay đã thực sự phát huy vai trò là cơ quan quyền lực

nhà nước cao nhất. Cụ thể là năng lực lập pháp và giám sát của Quốc hội được tăng cường,

thể hiện rõ nét qua việc trung bình hàng năm Quốc hội xem xét và thông qua được nhiều luật

hơn so với trước đây; các phiên chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội đã thực sự trở thành những

công cụ hữu hiệu nhằm nâng cao hơn trách nhiệm giải trình của các thành viên của Chính

phủ trước Quốc hội, và việc mở rộng hoạt động báo chí, thông tin tuyên truyền về các hoạt

động của Quốc hội đã đưa những thảo luận của Quốc hội vào gia đình của những người dân

thường Việt Nam. Bên cạnh đó, Quốc hội cũng đã trở thành một diễn đàn thảo luận chính

sách sâu rộng về những nội dung liên quan đến tương lai phát triển của đất nước.

Mặc dù vậy, hiện nay Quốc hội vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Trước tiên là,

việc tăng trưởng kinh tế và hội nhập nhanh chóng đòi hỏi cần phải có những đổi mới hơn nữa

Page 3: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

3

đối với việc tăng cường trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và sự tham gia của người dân

vào cuộc sống cộng đồng, yêu cầu đối với các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày

càng tăng. Tại Quốc hôi khóa XII, có khoảng 70% (345 trên tổng số 493) số đại biểu Quốc

hội là đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu. Theo Luật sửa đổi một số điều của Luật tổ chức

Quốc hội, đã được thông qua đầu năm 2007, Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Kinh tế và Ngân

sách, mỗi ủy ban đã được tách thành 2 Ủy ban. Đây là dấu hiệu rõ nét cho thấy cam kết của

lãnh đạo nhà nước Việt Nam trong việc tăng cường vai trò của các cơ quan dân chủ đại diện

trong tiến trình đổi mới.

Tuy nhiên, việc hạn chế về thời gian không chỉ là khó khăn duy nhất mà các đại biểu Quốc

hội đang gặp phải. Để chủ động thẩm định, quyết định một cách hiệu quả những vấn đề chính

sách được vạch ra ngày càng nhiều trong chương trình xây dựng pháp luật, cần thiết phải có

những quy trình và thủ tục phục vụ đại biểu tìm kiếm và nhận biết tốt hơn những mối quan

tâm của công chúng, những quan điểm của các nhà chuyên môn ở từng lĩnh vực cụ thể và sự

ủng hộ tại khu vực bầu cử. Cùng với việc các nhà tài trợ hỗ trợ việc tổ chức các hội thảo

chính sách, thu hút sự quan tâm của các đại biểu vào những vấn đề như các Mục tiêu Phát

triển Thiên niên kỷ, các hiệp định quốc tế và vấn đề chống tham nhũng, những hoạt động

tham vấn ý kiến và các biện pháp khác nhằm thúc đẩy sự tương tác giữa người dân – cơ quan

đại diện cũng cần được thể chế hóa để có tác động lâu dài.

Một trường hợp cụ thể dẫn chứng cho nhu cầu cần tăng cường năng lực của các đại biểu

Quốc hội trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, đó là: trong khi 25,76 % đại biểu Quốc hội và 16%

đại biểu Hội đồng nhân dân là nữ, thì phụ nữ nói chung vẫn chưa tham gia một cách tối đa hoặc

ngang bằng với nam giới trong lĩnh vực hoạt động cộng đồng.

Ví dụ, trong 8 ủy ban của Quốc hội khóa XI, chỉ có hai ủy ban có chủ nhiệm là nữ. Đối với

các ủy ban được xem là đặc quyền của nam giới (như Đối ngoại, Quốc phòng – An ninh,

Khoa học và Công nghệ môi trường), tỉ lệ các thành viên là đại biểu nữ chiếm trung bình ít

hơn 15%. Cuối cùng, trong số 127 đại biểu chuyên trách của Quốc hội khóa XI thì chỉ có 29

người là nữ, chiếm 23%.

Page 4: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

4

Cùng với Chiến lược Quốc gia về sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2010 và Luật Bình đẳng

giới (được Quốc hội thông qua vào tháng 11/2006), việc tăng cường năng lực của các đại

biểu nữ cần được quan tâm hàng đầu.

Có thể thấy rõ ràng là Hội đồng nhân dân sẽ phải nhận thức được gánh nặng trách nhiệm

ngày càng tăng bởi vì quá trình phân cấp và phân quyền đang được thúc đẩy nhanh chóng

(gần một nửa việc chi tiêu ngân sách của Việt Nam hiện nay là do các cấp lãnh đạo của chính

quyền địa phương trực thuộc trung ương quyết định, chính điều này đã làm cho Việt Nam trở

thành quốc gia phi tập trung hóa cao). Hội đồng nhân dân là cơ quan đại diện thông qua bầu

cử ở các cấp tỉnh/thành phố, huyện/quận, và xã/phường.

Hội đồng nhân dân của 64 tỉnh/thành phố trong cả nước được giao nhiệm vụ quyết định các

chính sách và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, phân bổ thu, chi

ngân sách của địa phương; xem xét và quyết định phân bổ ngân sách cho chính quyền cấp

dưới, kiểm tra, xem xét và giám sát việc thực hiện các kế hoạch kinh tế - xã hội và đầu tư.

Thực tế hiện nay tỉ lệ đại biểu chuyên trách của Hội đồng nhân dân (5%) thậm chí còn ít hơn

so với của Quốc hội. Theo kết quả của một cuộc điều tra nhu cầu được tiến hành gần đây, các

đại biểu quan tâm nhiều đến sự hạn chế của các biện pháp tiếp cận được với những nguồn

thông tin tổng hợp phục vụ cho việc lập kế hoạch và ban hành quyết định, cũng như sự hạn

chế về năng lực của các cán bộ giúp việc. Một thực tế đáng ngạc nhiên là hầu hết các Hội

đồng nhân dân cấp tỉnh nhận được rất ít những trợ giúp có thể giúp họ khắc phục những hạn

chế về năng lực.

Lãnh đạo nhà nước Việt Nam nhận thức rất rõ ràng về những hạn chế năng lực đang tồn tại

và những nhu cầu bồi dưỡng, tập huấn đối với đại biểu và cán bộ giúp việc của Quốc hội và

Hội đồng nhân dân. Thách thức này có thể sẽ còn tăng nhiều hơn trong nhiệm kỳ Quốc hội

khóa XII.

Trong bối cảnh này, vào tháng 11/2004, Văn phòng Quốc hội đã chính thức thành lập Trung

tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử (TCER). Trung tâm này thực hiện vai trò là trung tâm nguồn

và điều phối các nhu cầu về tập huấn, bồi dưỡng cho đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân

dân. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, Trung tâm này vẫn đang tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ

Page 5: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

5

chức nhân sự và cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của

mình. Mặc dù vậy, với sự chỉ đạo của Lãnh đạo Quốc hội và sự quyết tâm của Văn phòng

Quốc hội nhằm phát triển hoạt động của Trung tâm, những kinh nghiệm về việc triển khai

đào tạo, tập huấn là điều kiện thuận lợi đối với hoạt động của Trung tâm trong thời gian tới.

Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội và Hội

đồng nhân dân đã mở ra nhiều cơ hội cho việc hợp tác với cộng đồng tài trợ quốc tế. Trong

quan hệ đối tác với các tổ chức song phương và đa phương, Chương trình phát triển của Liên

hiệp quốc (UNDP) đã có chương trình hợp tác với Quốc hội/Văn phòng Quốc hội từ giữa

những năm 1990. Dự án hiện nay đang triển khai „Tăng cường năng lực của các cơ quan dân

cử ở Việt Nam” (VIE/02/007), đồng tài trợ bởi các quốc gia Thụy Sĩ, Ca-na-da, Anh và Ai-

rơ-len, được bắt đầu từ năm 2003. Ngoài ra, còn một số chương trình hợp tác song phương

khác trong đó Quốc hội/Văn phòng Quốc hội đóng vai trò là cơ quan thực hiện chính, gồm có

Chương trình hợp tác với Cộng đồng châu Âu về Hỗ trợ phát triển thể chế (2006-2009),

“Chương trình hợp tác giữa Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Văn phòng Quốc hội Thụy

Điển” do Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Điển (SIDA) tài trợ (2003-2007) mới kết thúc

gần đây, giai đoạn III của Dự án “Hỗ trợ cải cách pháp luật và tư pháp ở Việt Nam” do Cơ

quan Hợp tác và Phát triển Đan Mạch tài trợ, và Dự án “Tăng cường năng lực của Quốc hội

và Hội đồng nhân dân ở Việt Nam trong việc thẩm tra, quyết định và giám sát ngân sách nhà

nước” (VIE/02/008) do Ca-na-da, Ai-rơ-len, Anh, Cộng đồng châu Âu và UNDP đồng tài

trợ.

Thông tin chi tiết về các chương trình hợp tác giữa Quốc hội và cộng đồng tài trợ quốc tế

được nêu cụ thể trong Báo cáo “Hỗ trợ của các nhà tài trợ đối với sự phát triển của Quốc hội

Việt Nam”. Báo cáo này được thực hiện theo chương trình của Dự án VIE/02/007, là một

phần của quá trình xây dựng lại kế hoạch, bao gồm cả việc phát triển chiến lược bồi dưỡng,

tập huấn cho các đại biểu dân cử (tiến hành đầu năm 2006). Hoạt động này đã xác định một

loạt các ưu tiên cho việc tăng cường năng lực của các cơ quan đại diện của nhân dân, mà dựa

vào đó các khuyến nghị sau đây đã được đề xuất:

Hỗ trợ tiếp tục cho Quốc hội và Hội đồng nhân dân cần được liên kết với các nỗ lực xóa

đói nghèo và đạt được những Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ;

Page 6: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

6

Yêu cầu tăng cường năng lực của các cơ quan đại diện trong việc quản lý ngân sách công

một cách có trách nhiệm và nâng cao hơn sự liêm chính trong việc thực thi các vấn đề

công cộng cần được ưu tiên quan tâm;

Hoạt động tập huấn và phát triển năng lực cho các cơ quan đại diện nên được mở rộng

hơn và thể chế hóa cùng với việc giới thiệu các nguyên tắc hoạt động nghị viện chuẩn

mực đã được chấp nhận trên thế giới;

Cần có thêm nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu phát triển năng lực của Hội đồng nhân

dân;

Lồng ghép giới và thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào các quy trình chính trị đòi hỏi sự

quan tâm cấp thiết và dứt khoát;

Cần tiến hành nhiều biện pháp để tăng cường sự phối hợp và chia sẻ thông tin giữa các

dự án hỗ trợ cho Quốc hội và Hội đồng nhân dân, đề cập đến tính chất ngắn hạn của

những hỗ trợ này.

Ngoài ra, phù hợp với Tuyên bố Hà Nội về Hiệu quả tài trợ, còn có sự nhất trí rằng việc phát

triển năng lực của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh/thành phố

trong tương lai phải hướng tới việc đạt được những kết quả cụ thể, với những thành quả có

thể đánh giá được một cách khách quan và sự cảm nhận rõ ràng về việc năng lực được tăng

cường đáng kể trong suốt thời gian thực hiện dự án.

Để đạt được điều đó, vào tháng 8 năm 2007, dự án đã tổ chức một Hội nghị cấp cao do Phó

Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chủ trì dành cho các nhà lãnh đạo các cơ quan của Quốc

hội, Văn phòng Quốc hội và cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế nhằm mục đích xác định các

lĩnh vực ưu tiên cho việc phát triển năng lực của Quốc hội khóa XII, trong đó có dự kiến các

thành quả cụ thể nhằm thu hút sự quan tâm hỗ trợ của quốc tế.

Tuy nhiên, giai đoạn mới của dự án dự kiến sẽ được triển khai dựa trên một số kết quả đã đạt

được của dự án trong giai đoạn II, cụ thể là:

Thể chế hóa việc bồi dưỡng/tập huấn thông qua việc thành lập Trung tâm Bồi dưỡng đại

biểu dân cử;

Page 7: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

7

Góp phần hỗ trợ việc tăng cường năng lực của Quốc hội trong việc xem xét, thông qua

các văn bản pháp luật trong quá trình lập pháp, trong đó có Luật Bình đẳng giới;

Tăng cường năng lực của Quốc hội trong việc xây dựng các văn bản pháp luật;

Đảm bảo 30% số người tham dự trong từng nội dung của dự án là nữ;

Hỗ trợ biên soạn, in ấn và phát hành các tài liệu tập huấn về các chủ đề cụ thể; và

Mở rộng việc bồi dưỡng/tập huấn cho các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân

cấp tỉnh/thành phố và cán bộ Văn phòng Quốc hội.

Mặt khác, giai đoạn II của dự án được thực hiện chủ yếu theo cách thức ngắn hạn và ít tập

trung đến sự thay đổi cụ thể về thể chế; nhiều khóa tập huấn và các ấn phẩm được tổ chức và

xuất bản chủ yếu tập trung vào các kỹ năng của cá nhân đại biểu và không chú ý đến sự thay

đổi thể chế cần thiết cho sự thay đổi hệ thống. Vì vậy, kết quả đạt được còn hạn chế trên

phương diện xem xét đến sự tiến bộ, phát triển năng lực của Quốc hội trong việc thực hiện

vai trò đại diện cho lợi ích của cử tri; năng lực xem xét, thẩm định kỹ lưỡng các dự thảo luật

hoặc đảm bảo các văn bản luật được thông qua sẽ được triển khai một cách hiệu quả. Cụ thể

là, đã không có sự thay đổi đáng kể nào được ghi nhận liên quan đến những cải tiến về quy

trình và thủ tục của Quốc hội nhằm tăng cường năng lực thể chế để thực hiện vai trò của

mình trong quá trình quản trị quốc gia.

Từ những phân tích trên, giai đoạn III của Dự án dự kiến sẽ tập trung vào các nội dung sau:

Thể chế hóa công tác bồi dưỡng cho các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân

và cán bộ Văn phòng Quốc hội nhằm nâng cao năng lực cho từng cá nhân đại biểu, từ đó

tăng cường năng lực cho các cơ quan lập pháp của Việt Nam;

Tạo cơ hội cho Quốc hội và Hội đồng nhân dân nâng cao năng lực để thực hiện những

chức năng chính (vai trò đại diện, chức năng lập pháp và chức năng giám sát đối với các

cơ quan của chính phủ) trong quá trình đổi mới đang diễn ra nhanh chóng tại Việt Nam;

Đảm bảo nguồn tài trợ đối với Quốc hội và các Hội đồng nhân dân được điều phối một

cách hiệu quả;

Tạo ra các kết quả khả quan và lâu dài cho Quốc hội và các Hội đồng nhân dân thông

qua các thay đổi về thể chế nhằm đảm bảo việc phát triển năng lực bền vững.

Page 8: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

8

Các đối tượng thụ hưởng chính của Dự án gồm có:

Các cơ quan:

Ủy ban thường vụ Quốc hội

Văn phòng Quốc hội và một số Ủy ban của Quốc hội

Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử của Văn phòng Quốc hội

Các Hội đồng nhân dân cấp tỉnh/thành phố

Các cá nhân:

Lãnh đạo Quốc hội

Các đại biểu Quốc hội

Lãnh đạo và cán bộ Văn phòng Quốc hội

Ban quản lý và cán bộ của Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử của VPQH

Đại biểu Hội đồng nhân dân các tỉnh/ thành phố

Ban lãnh đạo và cán bộ giúp việc của Hội đồng nhân dân các tỉnh/ thành phố

Dự án cũng sẽ hướng tới việc thúc đẩy sự tham gia của người dân, các tổ chức xã hội dân sự

và các cơ quan thông tấn và các nhà báo ở Trung ương và địa phương trong các hoạt động

của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Điều này đồng nghĩa với việc đây cũng sẽ là những

nhóm đối tượng được thụ hưởng Dự án.

II. Cơ sở đề xuất nhà tài trợ

1. Tính phù hợp của mục tiêu dự án với chính sách và định hướng ưu tiên của nhà tài trợ

Dự án nhằm hướng tới việc thực hiện các cam kết chung và các thành quả được xác định rõ

trong Kế hoạch Một Liên Hợp Quốc (2007-2010) được Chính phủ Việt Nam và Chương

trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) ký kết năm 2007. Cụ thể, Dự án sẽ góp phần trong

việc hiện thực hóa Thành quả 4, “Nguyên tắc về trách nhiệm giải trình, tính minh bạch, sự

tham gia của người dân và nhà nước pháp quyền sẽ được hợp nhất trong hệ thống đại diện,

hành chính, tư pháp và pháp luật Việt Nam”, và các kết quả đầu ra cụ thể liên quan đến các

cơ quan đại diện của nhân dân được xác định trong đó, bao gồm cả thành quả 4.7 “Tăng

cường năng lực cho Quốc hội và HĐND trong việc giám sát hoạt động của cơ quan hành

pháp và đại diện cho quyền lợi của người dân”.

Page 9: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

9

Dự án sẽ tiếp nối những thành tựu đã đạt được và các bài học kinh nghiệm rút ra từ Dự án

“Tăng cường năng lực của các cơ quan dân cử ở Việt Nam” (VIE/02/007), tuy nhiên cũng sẽ

khác với Dự án này ở những điểm cơ bản sau đây:

Bổ sung thêm một hợp phần riêng biệt nhằm tăng cường đối thoại chính sách giữa Quốc

hội/ Văn phòng Quốc hội với cộng đồng tài trợ quốc tế và điều phối các Dự án hợp tác

quốc tế với Quốc hội/ Văn phòng Quốc hội;

Mở rộng hơn về số lượng và phạm vi của các hoạt động dành cho Hội đồng nhân dân cấp

tỉnh/thành phố mà hiện nay chưa nhận được nhiều sự hỗ trợ của quốc tế, đồng thời vẫn

tiếp tục tập trung vào việc phát triển các hoạt động liên quan đến Quốc hội;

Tăng cường tập trung hơn nữa việc thực hiện chức năng/vai trò đại diện của đại biểu (giới

thiệu các kỹ năng và thiết lập cơ sở hạ tầng cho việc thúc đẩy mối quan hệ với đơn vị bầu

cử, tham khảo ý kiến của công chúng, và sự tác động của các tổ chức/đơn vị phi nhà

nước);

Tăng cường năng lực cho các cơ quan có liên quan thông qua việc tập trung không những

vào công tác tập huấn và bồi dưỡng mà còn vào việc hỗ trợ thể chế hóa các năng lực đã

được tăng cường, đặc biệt trong các lĩnh vực giám sát và đại diện;

Phát triển hơn nữa năng lực thực hiện bồi dưỡng, tập huấn tại Văn phòng Quốc hội nhằm

thúc đẩy việc tích lũy tri thức của các đại biểu dân cử ở cả cấp trung ương và địa phương;

Đảm bảo các đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện/quận và cấp xã/phường được thụ

hưởng từ các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng của Dự án, đồng thời tiếp tục đảm bảo sự

tham gia của nhóm đối tượng chính là đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Để đảm bảo sự liên tục trong hoạt động tài trợ và sự chuyển tiếp thuận lợi sang giai đoạn mới

của dự án, cần xây dựng được kế hoạch tiến hành các hoạt động quản lý dự án như một phần

hoạt động của dự án VIE/02/007.

Cần phải nhấn mạnh rằng dự án giai đoạn tiếp theo này lớn hơn nhiều so với dự án đang triển

khai thực hiện về cả quy mô và phạm vi hoạt động. Phương pháp tiếp cận có hệ thống đối với

việc tăng cường năng lực và việc phân chia Dự án thành các hợp phần riêng biệt sẽ đòi hỏi

việc tăng cường hơn nữa năng lực lập kế hoạch, quản lý và triển khai các hoạt động trong

phạm vi dự án. Bên cạnh đó, dự án sẽ dành nhiều thời gian hơn cho việc trao đổi, xin ý kiến

Page 10: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

10

chỉ đạo, đi công tác thực tế và tổ chức triển khai các hoạt động của dự án phù hợp với mong

muốn mở rộng phạm vi các hoạt động của dự án đến Hội đồng nhân dân cấp tỉnh/thành phố.

Phù hợp với Cam kết Hà Nội về hiệu quả viện trợ, điều kiện tiên quyết quan trọng cho thành

công của dự án là các hoạt động của dự án sẽ thuộc về Văn phòng Quốc hội. Những hỗ trợ

của UNDP và các cơ quan đồng tài trợ khác chỉ có tính chất bổ trợ, bổ sung thêm giá trị gia

tăng nhằm giúp Văn phòng Quốc hội có thể thực hiện những công việc mà trước đây không

có điều kiện thực hiện bằng nguồn lực sẵn có. Như vậy, hiệu quả và ích lợi của dự án sẽ được

mở rộng hơn thông qua những kinh nghiệm hoạt động tốt của quốc tế và sự tham gia đóng

góp của các chuyên gia quốc tế.

Căn cứ vào những sáng kiến và cơ chế đã được xây dựng trong hoạt động của dự án

VIE/02/007, dự án cũng sẽ dành sự quan tâm hàng đầu đến yêu cầu điều phối và truyền thông

với số lượng khá đông các đối tác liên quan, bao gồm cả các dự án do nước ngoài tài trợ có

mục tiêu tương tự. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự thành công của dự án. Cụ

thể là cần khởi xướng một cuộc đối thoại về những cách thức phối hợp có thể giữa các dự án

do Cộng đồng châu Âu và Đan Mạch tài trợ, cũng như với dự án VIE/02/008 của UNDP.

Tương tự như vậy, một yếu tố quan trọng trong chiến lược của dự án là thúc đẩy sự gắn kết

chặt chẽ mang tính hệ thống rộng khắp của Liên hiệp quốc trong lĩnh vực phát triển nghị

viện. Bên cạnh việc trao đổi thông tin thường xuyên với các tổ chức có liên quan trong hệ

thống Liên hiệp quốc về kế hoạch cũng như tiến độ thực hiện dự án, các nỗ lực cụ thể sẽ

được tiến hành để đề ra những cách thức phối hợp có thể trong những sáng kiến/đề xuất các

chương trình hợp tác giữa Quốc hội với các tổ chức Quỹ Nhi đồng của Liên Hiệp Quốc

(UNICEF), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ Phát triển Phụ nữ của Liên Hiệp Quốc

(UNIFEM) và Tổ chức Lao động thế giới (ILO).

Chiến lược Bình đẳng giới

Căn cứ vào các kiến nghị và đề xuất trong “báo cáo xây dựng lại kế hoạch dự án” được tiến

hành đầu năm 2006 và dựa trên các động lực tạo ra từ các hoạt động trước đó trong việc thúc

đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, dự án sẽ được thực hiện và triển khai theo việc

Page 11: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

11

kết hợp thực hiện một chiến lược bình đẳng giới mang tính hội nhập. Chiến lược này sẽ đem

lại:

Những nhận thức về các vấn đề bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Dự án sẽ tiếp

tục tổ chức việc tham khảo ý kiến và hỗ trợ cung cấp kinh nghiệm kỹ thuật/chuyên môn

cho việc xem xét, thẩm tra các văn bản pháp luật về vấn đề giới (ví dụ như Luật về

phòng, chống bạo lực gia đình); cung cấp sự hỗ trợ chính sách để đảm bảo tất cả các văn

bản pháp luật đều có xem xét nhiều đến các yếu tố về giới; trang bị cho các đại biểu Quốc

hội các kỹ năng phân tích cơ bản về giới đặc biệt là dự thảo ngân sách giới và điều phối

việc trao đổi các kinh nghiệm và kiến thức giữa các đại biểu Quốc hội nữ trong khu vực;

Sự lồng ghép các yếu tố về bình đẳng giới trong tất cả các hoạt động của dự án, đặc biệt

là các hoạt động nằm trong Hợp phần D;

Việc đề bạt lãnh đạo là nữ thông qua khóa bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo dành cho các đại

biểu nữ, đặc biệt là đối với các đại biểu thuộc các dân tộc thiểu số;

Theo sát để đảm bảo mức thấp nhất là 30% nhân sự tham gia vào trong tất cả các hoạt

động của dự án là phụ nữ, và trong tất cả các nhóm chuyên gia tư vấn và các nhà thầu

phụ tham gia vào dự án đều có được sự cân bằng về giới;

Thu thập và phân tích dữ liệu phân tách về giới tính, nhằm giám sát các tiến trình liên

quan đến các vấn đề về giới.

Để đảm bảo các năng lực cần thiết đều sẵn sàng cho việc triển khai thực hiện một cách hiệu

quả chiến lược đề ra, một cố vấn cao cấp về lĩnh vực giới cho dự án sẽ được tuyển dụng vào

làm việc theo cơ chế bán thời gian (không chuyên trách) trong suốt thời gian hoạt động của

dự án. Cố vấn cao cấp về giới sẽ tham gia tích cực vào việc soạn thảo kế hoạch hoạt động

hàng năm, theo dõi quá trình và cung cấp các đầu vào cho việc thiết kế, xây dựng các hoạt

động và tuyển dung chuyên gia cho dự án. Mô tả công việc của cố vấn cao cấp về giới được

trình bày ở phụ lục 2 - 4. Cần xem xét việc tuyển dụng các chuyên gia từ những cơ quan/tổ

chức trong nước hoặc các tổ chức phi chính phủ nhằm gián tiếp tăng cường mạng lưới hợp

tác giữa các cơ quan trong nước hoạt động trong lĩnh vực bình đẳng giới và các đại biểu

Quốc hội nữ, đồng thời tăng cường năng lực nghiên cứu và truyền thông của các cơ quan

này. Quỹ Phát triển Phụ nữ của Liên Hiệp Quốc (UNIFEM) là tổ chức có chuyên môn và

kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực bình đẳng giới và sự tham gia vào hoạt động chính trị

Page 12: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

12

của phụ nữ và việc tham gia của tổ chức này sẽ tăng cường các kinh nghiệm và mạng lưới

trong khu vực/toàn cầu.

2. Đánh giá năng lực của cơ quan đối tác

Văn phòng Quốc hội, với nhiệm vụ cơ bản là cơ quan giúp việc của Quốc hội và hỗ trợ hoạt

động của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, được xác định là cơ quan phù hợp nhất trong

việc chủ trì triển khai thực hiện loai hình dự án này. Văn phòng Quốc hội là cơ quan quốc gia

điều hành của những dự án do UNDP tài trợ cho Quốc hội từ hơn 10 năm qua, rất hiểu và

quen thuộc với những quy trình, thủ tục của UNDP trong việc triển khai dự án. Văn phòng

Quốc hội được tổ chức với một số vụ, đơn vị trực thuộc phụ trách các mảng công việc cụ thể

như hành chính quản trị, chuyên môn, nghiên cứu khoa học và quản lý nhân sự. Từ giữa

những năm 90, một số nhà tài trợ quốc tế đã có những chương trình hợp tác trực tiếp với Văn

phòng Quốc hội, và vì thế Văn phòng Quốc hội có vị trí quan trọng trong việc điều phối hoạt

động tài trợ của quốc tế cho Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Trong nhiều năm vừa qua, mối quan hệ đối tác chặt chẽ đã được thiết lập giữa lãnh đạo của

Văn phòng Quốc hội và UNDP. Các cuộc đối thoại đã được diễn ra một cách cởi mở và

thẳng thắn, và việc triển khai thực hiện các hoạt động của dự án nhìn chung thuận lợi. Dự án

VIE/02/007 được ghi nhận là có tỷ lệ giải ngân cao, đạt trung bình 90% trong 3 năm vừa qua.

Bên cạnh đó, các bên đối tác của dự án cũng nêu ra một số lo ngại về việc các hoạt động của

dự án không hoàn toàn theo đúng kế hoạch đã được các bên thông qua, và mặc dù sự linh

hoạt là quan trọng nhưng một vài hoạt động vẫn còn mang tính vụ việc. Trong các cuộc họp

tổng kết hoạt động của dự án hàng năm, các bên đối tác của dự án đã đề xuất những giải pháp

nhằm tăng cường năng lực điều hành/ thực hiện dự án của Văn phòng Quốc hội, bao gồm:

Tăng cường năng lực và nguồn nhân lực quản lý dự án của VPQH; bố trí các cán bộ dự

án làm việc trong cùng một văn phòng chung;

Đảm bảo việc trao đổi, xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Quốc hội được tiến hành thường

xuyên hơn để đảm bảo tính khả thi của các kế hoạch đã được các bên thông qua và của

các hoạt động nhạy cảm nhằm tránh những thay đổi vào phút chót hoặc những hoạt động

không được dự tính trước.

Page 13: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

13

III. Mục tiêu của dự án

1. Mục tiêu dài hạn: Một hệ thống quản trị quốc gia dựa trên các nguyên tắc cơ bản là trách

nhiệm giải trình, tính minh bạch, sự tham gia của người dân và sự công bằng, cũng như

phù hợp với nhà nước pháp quyền và nền dân chủ.

2. Mục tiêu ngắn hạn: Năng lực của Quốc hội và Hội đồng nhân dân được tăng cường trong

việc thực hiện các chức năng đại diện, lập pháp và giám sát.

IV. Các kết quả chủ yếu của dự án

Dự án bao gồm bốn hợp phần:

Hợp phần A. Đối thoại chính sách và Điều phối tài trợ

Hợp phần B. Phát triển năng lực của Quốc hội

Hợp phần C. Phát triển năng lực của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Hợp phần D. Bồi dưỡng và tập huấn cho các đại biểu dân cử và cán bộ giúp việc

Chi tiết của các kết quả dự kiến được trình bày trong phần “Khuôn khổ các kết quả và nguồn

lực của Dự án” (Phụ lục 3). Tổng quan về các hợp phần như sau:

Hợp phần A tập trung vào việc tăng cường đối thoại chính sách và điều phối tài trợ. Kết quả

mong đợi của hợp phần này là Văn phòng Quốc hội và UNDP sẽ ngày càng đóng vài trò

quan trọng trong việc điều phối hoạt động về phát triển Quốc hội ở Việt Nam. Phù hợp với

Tuyên bố Pari và Cam kết Hà Nội về hiệu quả viện trợ, hợp phần này của dự án sẽ thúc đẩy:

Đối thoại chính sách giữa lãnh đạo của Quốc hội với cộng đồng tài trợ quốc tế về các vấn

đề mà các bên cùng quan tâm (ví dụ như bao gồm vai trò của Quốc hội trong việc đạt

được các Mục tiêu Phát triển Thiên nhiên kỷ, thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho

phụ nữ, chống tham nhũng, v.v.). Các chủ đề cụ thể sẽ được xác định trong quá trình xây

dựng kế hoạch hoạt động hàng năm của dự án, tuy nhiên dự kiến trong năm đầu tiên dự

án sẽ tổ chức một cuộc hội thảo với sự tham gia của các đại biểu Quốc hội nữ trong khu

vực để giới thiệu những tiến bộ mà Việt Nam đã đạt được liên quan đến nội dung trên,

đồng thời thảo luận về những thách thức chung và các chiến lược phát triển chung; và

Page 14: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

14

Các chương trình và các dự án hợp tác quốc tế với Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và các

Hội đồng nhân dân, bao gồm cả các cơ quan của Liên hợp quốc và các dự án quốc tế tài

trợ khác .

Hợp phần B tập trung vào việc phát triển năng lực của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội.

Cụ thể là hợp phần này sẽ tập trung vào những nội dung sau:

Tăng cường năng lực của các đại biểu Quốc hội trong hoạt động tiếp xúc với cử tri ở khu

vực bầu cử thông qua việc giới thiệu và xây dựng các kỹ năng mới, quy trình thủ tục mới,

hệ thống và các điều kiện thuận lợi cho việc tiếp xúc giữa đại biểu và khu vực cử tri;

Tăng cường mối quan hệ, trao đổi giữa các đại biểu Quốc hội và các nhân tố chính trong

tiến trình dân chủ hóa đang diễn ra, bao gồm các cơ quan thông tấn báo chí, các tổ chức

quần chúng và các đơn vị bầu cử.. Các hoạt động có thể bao gồm việc thiết lập các chiến

lược điện tử cho việc chia sẻ thông tin, đào tạo cho các nhà báo và tổ chức chính trị, xã

hội;

Thúc đẩy các hoạt động lấy ý kiến công chúng thông qua các dự án thí điểm và sự thay

đổi thể chế, xem đây là cơ chế để cải thiện chất lượng công tác lập pháp và thực tiễn giám

sát của Quốc hội;

Tìm kiếm các kinh nghiệm quốc tế về việc tăng cường sự liêm chính và đạo đức ứng xử

trong Quốc hội và nghiên cứu cách vận dụng phù hợp trong bối cảnh cụ thể của Việt

Nam;

Tăng cường các thực tiễn và quy tắc giám sát trong Quốc hội tập trung vào vai trò của

hoạt động lấy ý kiến công chúng trong lĩnh vực này.

Hợp phần C tập trung vào việc phát triển năng lực cho Hội đồng nhân dân để thực hiện các

nhiệm vụ được giao trong tiến trình phân cấp tới các địa phương đang diễn ra. Các nội dung

của hợp phần này sẽ nhằm đáp ứng những nhu cầu của một phần đông các Hội đồng nhân

dân cấp tỉnh thông qua việc mở rộng các cơ hội đào tạo, đồng thời phát triển mối liên kết chặt

chẽ và chiến lược phát triển năng lực rộng rãi hơn cho một số Hội đồng nhân dân cấp tỉnh/

thành phố thể hiện sự cam kết đổi mới. Kết quả mong đợi ở đây là những hoạt động này sẽ

tạo ra những bài học thực tiễn tốt và có thể nhân ra rộng rãi hơn. Hợp phần này có tính phức

hợp và là thách thức do việc triển khai chỉ được thực hiện ở một số địa phương nhất định và

những hạn chế trong việc triển khai các hoạt động khác bên cạnh việc thực hiện các hoạt động

Page 15: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

15

đào tạo và các hội thảo chính sách về những vấn đề địa phương quan tâm. Vào thời điểm hiện tại,

với khuôn khổ về kết quả và nguồn lực của Dự án, dự kiến sẽ có các hoạt động sau:

Xây dựng các tài liệu tập huấn, bồi dưỡng và phát triển cơ sở hạ tầng nhằm tăng cường

năng lực của đại biểu HĐND để thực hiện vai trò đại diện, tiếp xúc và đối thoại hiệu quả

với cử tri;

Giới thiệu các công cụ để thúc đẩy việc triển khai lấy ý kiến công chúng trở thành một cơ

chế nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND và việc tổ chức thí điểm việc lấy ý

kiến công chúng tại một số địa phương;

Khuyến khích các hành vi ứng xử đạo đức và giới thiệu những quy tắc mẫu như một phần

trong hoạt động của HĐND nhằm tăng cường năng lực của các cơ quan này trong việc

giám sát hoạt động của cơ quan hành pháp;

Với các Hội đồng nhân dân cấp huyện và xã, dự án sẽ thông qua Trung tâm Bồi dưỡng đại

biểu dân cử của VPQH để thực hiện các chương trình bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực

cho các đại biểu HĐND ở các cấp này. Tuy nhiên, dự án cũng sẽ tiến hành phân tích, đánh

giá năng lực của HĐND các cấp huyện và xã để xác định những khó khăn, thách thức trong

tương lai.

Hợp phần D tập trung vào việc tăng cường các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn và chia sẻ

kiến thức trong Văn phòng Quốc hội để trước hết đáp ứng được các yêu cầu của các đại

biểu dân cử ở cấp Trung ương và địa phương. Hợp phần này đóng vai trò then chốt cho sự

thành công và tính bền vững của dự án vì nó đề cập đến vấn đề về thể chế hóa năng lực đào

tạo trong Quốc hội. Như đã được đề cập rõ trong những sáng kiến hỗ trợ cho Trung tâm bồi

dưỡng đại biểu dân cử của Văn phòng Quốc hội trong khuôn khổ hoạt động của dự án

VIE/02/007, đây là một nhiệm vụ rất đa dạng và thách thức căn cứ vào khối lượng các hoạt động

đào tạo, tập huấn cần thiết để đáp ứng được với các yêu cầu của nhiệm kỳ Quốc hội mới từ 2007-

2012, và sự đa dạng của việc tổ chức các chương trình bồi dưỡng này. Hợp phần này sẽ bao gồm 2

nhóm các hoạt động, cụ thể như sau:

Thiết kế và triển khai thực hiện các chương trình bồi dưỡng trọn gói cho các đại biểu dân

cử. Các chương trình này bao gồm các khóa tập huấn giới thiệu cho các đại biểu tham gia

Page 16: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

16

Quốc hội lần đầu, các khóa tập huấn theo chủ đề. Mục tiêu đầu ra 1 trong Bảng khuôn

khổ về kết quả đã chỉ ra các mục tiêu đào tạo dành cho các đại biểu Quốc hội và cán bộ

Quốc hội. Mục tiêu đầu ra 2 đề cập các khóa tập huấn dành cho các đại biểu Hội đồng

nhân dân và cán bộ Văn phòng HĐND;

Nâng cao năng lực thể chế của Văn phòng Quốc hội để điều phối hoạt động bồi dưỡng

cho các đại biểu dân cử thông qua việc hỗ trợ đào tạo và phát triển tổ chức của Trung tâm

bồi dưỡng đại biểu dân cử. Các hoạt động bao gồm việc hỗ trợ đào tạo cho cán bộ của

Trung tâm về kỹ năng quản lý và tổ chức các chương trình đào tạo, phát triển hệ thống

quản trị, hành chính, và quảng bá các sáng kiến đào tạo của Trung tâm và đặc biệt là sự

tham gia của Trung tâm vào việc tổ chức các hoạt động bồi dưỡng trong chương trình của

dự án (được xem như một hình thức vừa học vừa làm). Điều đáng lưu ý là các hỗ trợ của

dự án đối với Trung tâm được định hướng ngay trong những năm đầu của dự án là nhằm

đảm bảo năng lực của Trung tâm được tăng cường nhanh chóng để đảm đương được

nhiệm vụ đào tạo trong chương trình dự án vào những năm sau.

Page 17: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

17

V. Cấu phần, hoạt động chủ yếu và dự kiến phân bổ nguồn lực của dự án

(Kết quả mong đợi của Chƣơng trình Quốc gia đã đƣợc thông qua giữa Chính phủ Việt Nam và UNDP)

“Một hệ thống quản trị quốc gia dựa trên các nguyên tắc cơ bản là trách nhiệm giải trình, tính minh bạch,

sự tham gia của ngƣời dân và sự công bằng, cũng nhƣ phù hợp với nhà nƣớc pháp quyền và nền dân chủ.

Hợp phần A

Phát triển chính

sách và Điều phối

tài trợ

Hợp phần B

Phát triển năng lực

của

Quốc hội

Hợp phần C

Phát triển năng

lực của Hội đồng

nhân dân cấp tỉnh

Hợp phần D

Bồi dƣỡng và Tập

huấn cho

các đại biểu dân

cử và cán bộ giúp

việc

Hỗ trợ chiến lược

phát triển năng lực

của Quốc hội

Điều phối tài trợ

Đối thoại chính sách

Vai trò đại diện

Tham khảo ý kiến

công chúng

Sự liêm khiết và đạo

đức

Chức năng giám sát

Vai trò đại diện

Tham khảo ý kiến

công chúng

Sự liêm khiết và đạo

đức

Chức năng giám sát

Chức năng quyết

định

Tập huấn cho đại

biểu Quốc hội và

cán bộ VPQH

Tập huấn cho đại

biểu Hội đồng nhân

dân và cán bộ VP

HĐND

Phát triển năng lực

cho Trung tâm bồi

dưỡng đại biểu dân

cử của VPQH

THÀNH QUẢ CỦA DỰ ÁN

Năng lực của Quốc hội và Hội đồng nhân dân đƣợc tăng cƣờng trong việc thực hiện các chức năng đại diện, lập

pháp và giám sát

Page 18: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

18

Kiến nghị cơ chế tài chính trong nƣớc đối với dự án

1. Đối với vốn ODA

Vốn ODA dự kiến: 7.265.000 đô-la Mỹ trong đó:

- Ngân sách cấp phát hành chính sự nghiệp: 0% tổng vốn ODA

- Cho vay lại: 0% tổng vốn ODA

2. Đối với vốn đối ứng

Vốn đối ứng dự kiến: (tiền) 300.000 đô la Mỹ

(hiện vật) 20.400 đô la Mỹ

Nguồn vốn đối ứng được huy động theo hình thức sau:

- Vốn ngân sách trung ương cấp phát: 320.400 đô la Mỹ (bằng 100%) tổng vốn đối ứng.

- Vốn khác: không

Phân bổ ngân sách

Hoạt động Dự án Tỉ lệ (%) Chi phí ($)

Hỗ trợ kỹ thuật (Cố vấn Kỹ thuật cao

cấp, Chuyên gia trong nước, Chuyên

gia quốc tế)

18.7%

Trong nước

(35%)

Quốc tế (65%)

Thiết bị và văn phòng phẩm 0.74%

Đào tạo (Hội nghị, hội thảo, đoàn

nghiên cứu nước ngoài) 46.3%

Hợp đồng phụ 2.7%

Các chi phí hành chính (lương cho cán bộ DA,

chi phí đi lại, chi phí hoạt động văn phòng…) 28.6%

Theo dõi và đánh giá Dự án 1%

Các chi phí khác

2.1%

Xem thêm chi tiết về dự kiến ngân sách hàng năm và ngân sách cho từng hợp phần dự án

cùng với đóng góp chủ chính phủ tại Phụ lục 4

VI. Tổ chức quản lý thực hiện dự án

1. Phương thức tổ chức quản lý thực hiện dự án

Văn phòng Quốc hội, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của một cán bộ cấp lãnh đạo cao cấp phụ

trách mảng việc hợp tác quốc tế, sẽ là đối tác quốc gia điều hành của dự án.

Page 19: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

19

Để đảm bảo sự chuyển tiếp từ dự án VIE/02/007 sang dự án mới này được diễn ra thuận lợi,

cần tiến hành các bước sau:

Tất cả các cán bộ của dự án sẽ được giữ lại để tránh những xáo trộn trong việc triển khai thực

hiện các hoạt động trước khi giai đoạn mới của dự án chính thức bắt đầu;

Việc tuyển dụng nhân sự cho các vị trí mới của dự án cần được tiến hành ngay sau khi văn kiện

dự án này được ký kết, nếu có thể thì tiến hành trước khi các hoạt động của dự án VIE/02/007

kết thúc. Hợp đồng lao động sẽ có hiệu lực khi giai đoạn mới bắt đầu;

Kế hoạch hoạt động năm 2007 của dự án VIE/02/007 sẽ bao gồm phần kế hoạch dự

phòng để đảm bảo các công việc chuẩn bị cho dự án mới được sẵn sàng;

Những trang thiết bị phục vụ công việc của dự án VIE/02/007 sẽ tiếp tục được sử dụng

trong giai đoạn chuyển tiếp giữa hai dự án.

Được xem như một phần đóng góp bằng hiện vật cho dự án, Văn phòng Quốc hội sẽ cung

cấp văn phòng làm việc, các trang thiết bị cần thiết và bổ nhiệm một cán bộ lãnh đạo cao cấp

đảm nhiệm vị trí Giám đốc dự án quốc gia. Giám đốc dự án quốc gia, thay mặt Văn phòng

Quốc hội, sẽ chịu trách nhiệm trước UNDP về những vấn đề sau:

Sử dụng hợp lý tất cả các nguồn tài trợ của dự án

Đảm bảo chất lượng và hiệu quả của những kết quả dự án đạt được;

Triển khai đúng tiến độ các hoạt động đã được phê duyệt;

Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, bao gồm cả các chuyên gia quốc tế, và

Điều phối hợp lý sự tham gia của các đối tác liên quan của dự án, cụ thể là các bên đối

tác trong nước.

(i) Văn phòng dự án

Một Văn phòng dự án sẽ được thành lập gồm có 12 cán bộ dự án trong nước và 4 chuyên gia quốc

tế, cụ thể như sau:

Cán bộ dự án trong nước

Quản đốc dự án

Phó Quản đốc Dự án (2 người)

Chuyên gia về truyền thông

Chuyên gia về Quốc hội và HĐND

Chuyên gia về đào tạo

Page 20: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

20

Cán bộ tài chính/kế toán

Trợ lý kế toán

Trợ lý hành chính (3 người)

Lái xe (1 người)

Chuyên gia quốc tế

Cố vấn kỹ thuật cao cấp

Cố vấn cao cấp về vấn đề giới (không chuyên trách)

Cố vấn quốc tế về các cơ quan đại diện ở địa phương (không chuyên trách)

Cố vấn quốc tế về đào tạo (không chuyên trách)

Năng lực của dự án để triển khai các hoạt động đạt chất lượng/hiệu quả cao và theo đúng kế

hoạch có quan hệ trực tiếp đến việc xây dựng một đội ngũ cán bộ dự án giỏi và một văn

phòng dự án được tổ chức quản lý hiệu quả. Kinh nghiệm triển khai dự án trong thời gian qua

cho thấy sự liên quan chặt chẽ giữa số lượng cán bộ dự án trong nước và các chuyên gia quốc

tế với số lượng và phạm vi của các hoạt động của dự án có thể triển khai được trong một

năm.

Các cán bộ dự án sẽ được lựa chọn thông qua hình thức thi tuyển và tuân thủ các quy định và

thủ tục của UNDP và của Chính phủ Việt Nam. Các cán bộ dự án sẽ ký kết hợp đồng lao

động với dự án, trong đó nêu rõ phạm vi công việc, trách nhiệm cá nhân và các kết quả mong

đợi (xem thêm dự thảo các Đề cương tham chiếu trong Phụ lục 2). Các cán bộ của dự án

VIE/02/007 sẽ được gia hạn thời gian làm việc phù hợp với bối cảnh nêu trên để đảm bảo sự

liên tục và sử dụng được các nguồn lực sẵn có của dự án.

Việc sử dụng một cách hiệu quả các chi phí sẽ được đảm bảo thông qua chuyển giao sang dự

án mới các trang thiết bị văn phòng, ô tô, máy phôtôcopy và các thiết bị khác đã được mua

sắm trong hai giai đoạn/dự án trước. Các nhu cầu mua sắm bổ sung sẽ được xác định trong

quá trình xây dựng kế hoạch hàng năm. Bảng danh mục thiết bị cơ bản sẽ được đề cập trong

văn kiện này tại Phụ Lục 1.

Page 21: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

21

Giám đốc dự án quốc gia

Quản đốc dự án quốc gia

Cán bộ tài chính/kế toán

Các trợ lý hành chính/trợ

lý kế toán

Cơ cấu tổ chức dự án: Công tác quản lý và tài chính

Quản đốc dự án quốc gia

Chuyên gia về truyền thông

Cố vấn kỹ thuật cao cấp của

UNDP

Chuyên gia về đào tạo

Chuyên gia về các cơ quan đại

diện ở địa phương

Cố vấn quốc tế về đào tạo

Cố vấn cao cấp quốc tế về các

cơ quan đại diện ở địa phương

Hợp phần A, B & C. Chính

sách và phát triển năng lực

cho Quốc hội & HĐND

Hợp phần D. Đàotạo

Cơ cấu tổ chức dự án: Các hợp phần chuyên môn

Ban điều hành dự án

Ban điều hành dự án

Chú giải: Quan hệ giám sát, chỉ đạo

Quan hệ phối hợp triển khai

Chú giải: Quan hệ giám sát, chỉ đạo Quan hệ phối hợp triển khai

Cố vấn cao cấp quốc tế về

vấn đề giới

Công tác quản lý chung

Giám đốc dự án quốc gia

Chuyên gia về Quốc hội (&

HĐND)

Phó QĐ DA QG

(Hợp phần B & C)

Phó QĐ DA QG

(Hợp phần A & D )

Phó Quản đốc dự án quốc gia

(Hợp phần B & C) Phó Quản đốc dự án quốc gia

(Hợp phần A & D)

Page 22: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

22

(ii) Ban điều hành dự án

Dự án sẽ do Ban điều hành dự án trực tiếp chỉ đạo. Ban điều hành dự án do Giám đốc dự án

quốc gia làm chủ tịch và gồm có một đại diện lãnh đạo của UNDP và đại diện luân phiên của

các cơ quan đồng tài trợ. Ban điều hành dự án sẽ họp hai lần trong một năm để xem xét và

đánh giá tiến trình thực hiện dự án và quyết định những vấn đề liên quan đến việc triển khai thực

hiện dự án. Quan trọng nhất là Ban điều hành dự án sẽ xem xét và phê duyệt kế hoạch hoạt động

hàng năm của dự án và quyết định những thay đổi kế hoạch hoạt động và điều chỉnh việc phân bổ

ngân sách của dự án trong năm nếu có.

(iii) Kế hoạch hoạt động hàng năm

Việc phân bổ và chi tiêu ngân sách của dự án sẽ được thực hiện căn cứ theo Kế hoạch hoạt

động hàng năm của dự án. UNDP sẽ chuyển ngân sách cho Văn phòng Quốc hội thông qua

các đề nghị tạm ứng hàng quý và các khoản thanh toán trực tiếp (khi có đề nghị cụ thể). Ngân

sách tạm ứng hàng quý sẽ được thực hiện dựa trên báo cáo tiến độ thực hiện/ và chi tiêu của

dự án hàng quý và kế hoạch triển khai hoạt động của dự án hàng quý và đề nghị tạm ứng.

(iv) Quyền sở hữu trí tuệ

Văn phòng Quốc hội và UNDP cùng có quyền sở hữu trí tuệ đối với các thành quả và sản

phẩm là kết quả hoạt động của dự án. Khi công bố các báo cáo và các tài liệu của dự án, biểu

trưng của hai cơ quan này, cũng như là của các cơ quan đồng tài trợ khác phải được nêu rõ và

sự ghi nhận quyền sở hữu phải được đề cập cụ thể cho dự án, hai cơ quan đối tác chính và

các cơ quan đồng tài trợ khác.

Công tác truyền thông và thông tin công chúng

Công tác truyền thông, thông tin công chúng và quảng bá hoạt động là yếu tố quan trọng của

dự án và được xem như một điều kiện tiên quyết đối với sự thành công của dự án. Với ý

nghĩa này, dự án sẽ phát huy và mở rộng hơn hoạt động thông tin công chúng và chiến lược

truyền thông đã được dự án VIE/02/007 khởi xướng và thực hiện. Việc phát triển mở rông

này sẽ gồm có việc phát hành các ấn phẩm truyền thông bằng tiếng Việt, các giải pháp công

nghệ thông tin và truyền thông mang tính sáng tạo, và tăng hơn số lượng các ấn phẩm tài liệu

tham khảo. Những hoạt động này đồng thời cũng sẽ giúp cập nhật thông tin một cách thường

Page 23: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

23

xuyên tới các bên liên quan của dự án gồm có các cơ quan tài trợ và đối tác phía Việt nam về

tiến độ thực hiện và những tác động của dự án. Những hoạt động này sẽ được triển khai trong

phạm vi hợp phần A của dự án về phát triển đối thoại chính sách và điều phối nguồn tài trợ.

Các hoạt động cụ thể sẽ bao gồm:

Phát hành và gửi các bản tin định kỳ cập nhật các hoạt động của dự án tới các đơn vị có

liên quan trong Văn phòng Quốc hội và Hội đồng nhân dân;

Thường xuyên đưa tin về hoạt động của dự án trên tờ báo “Người Đại biểu Nhân dân” và

các ấn phẩm định kỳ khác của Quốc hội/Văn phòng Quốc hội;

Thường xuyên cập nhật trang thông tin điện tử (website) của dự án và phát triển phiên

bản tiếng Việt của trang thông tin này;

Tổ chức các cuộc tọa đàm theo các chủ đề cụ thể, các hội nghị tổng kết hoạt động hàng

năm của dự án, các cuộc đối thoại với các cơ quan tài trợ (xem Phu lục 3- Các kết quả và

khuôn khổ nguồn lực) để đảm bảo việc thông tin chính xác, kịp thời đến các đối tác bên

ngoài về tiến độ triển khai của dự án;

Tham dự các cuộc hội thảo về hoạt động điều phối tài trợ do các cơ quan tài trợ khác tổ

chức;

Tham dự các diễn đàn quốc tế, khu vực và quốc gia (các hội nghị, hội thảo,…) và sử

dụng các phương tiện truyền thông khác để quảng bá thông tin về hoạt động và kết quả của

dự án mà không tiêu tốn thêm chi phí của dự án.

Văn phòng quốc gia hỗ trợ thực hiện dự án

Văn phòng Quốc hội sẽ nhận được sự trợ giúp của Văn phòng UNDP tại Việt Nam trong việc

triển khai thực hiện dự án, ví dụ như việc tuyển chọn các chuyên gia quốc tế làm việc cho dự

án. Khi có yêu cầu đối với những trợ giúp này, Văn phòng Quốc hội sẽ gửi tới Văn phòng

UNDP một văn bản đề nghị theo mẫu có sẵn cùng với đề cương tham chiếu cụ thể và các tài

liệu liên quan khác.

2. Khái quát cơ chế làm việc, quan hệ giữa các cơ quan

a. Phối hợp với các cơ quan của Quốc hội, các vụ, đơn vị thuộc VPQH

Page 24: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

24

Kể từ khi thành lập vào năm 1996, Phòng Quản lý dự án thuộc Trung tâm Thông tin, Thư

viện và Nghiên cứu khoa học của Văn phòng Quốc hội đã triển khai thực hiện một số dự án

hợp tác giữa một số nhà tài trợ quốc tế với Văn phòng Quốc hội hoặc các Ủy ban của Quốc

hội. Hoạt động điều phối giữa Phòng Quản lý dự án với các bộ phận khác của Văn phòng

Quốc hội được thực hiện thường xuyên dưới sự chỉ đạo trực tiếp của một Phó Chủ nhiệm của

Văn phòng Quốc hội được phân công phụ trách

Văn phòng Quốc hội với vai trò là cơ quan điều hành sẽ là đầu mối tiếp cận với các Hội đồng

nhân dân và các Ủy ban của QH để đảm bảo việc đạt được các thành quả của dự án. Ở mức

cao hơn, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước, Văn phòng Quốc hội hoạt động độc lập trên

cơ sở điều phối các nguồn tài trợ.

b. Phối hợp với các nhà tài trợ

Cũng như giai đoạn II của Dự án, các nhà tài trợ sẽ được cập nhật thông tin thường xuyên về

các hoạt động của dự án ở các hai hình thức chính thức và không chính thức. Nếu UNDP vẫn

là cơ quan điều phối tài trợ duy nhất của dự án thì việc điều phối hoạt động của Dự án sẽ bao

gồm:

Tổ chức họp/thảo luận hàng ngày giữa Cố vấn kỹ thuật cao cấp, Quản đốc dự án và Cán

bộ Dự án của UNDP;

Tổ chức họp nhóm hàng tuần về điều phối dự án giữa UNDP và các cán bộ dự án;

Tổ chức họp hàng tháng giữa Cố vấn kỹ thuật cao cấp của dự án và Phó giám đốc Quốc

gia UNDP;

Chuẩn bị báo cáo Quý và Năm của Dự án cho UNDP

Tổ chức hội nghị đánh giá giữa năm của dự án

Tổ chức hội nghị tổng kết dự án hàng năm

Thực hiện Báo cáo đánh giá giữa kỳ của Dự án; và

Thực hiện Báo cáo tổng kết vào giai đoạn kết thúc của Dự án.

c. Quản lý tài chính

Page 25: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

25

Cũng như giai đoạn II của Dự án và như tất cả các dự án do UNDP tài trợ, việc quản lý tài

chính được thực hiện dựa trên một hế thống quản lý chi tiết. Các dự án của UNDP sử dụng

hệ thống kế toán Atlas, đảm bảo việc giám sát định kỳ các thành quả của dự án và các chi phí

cho mỗi thành quả và hợp phần

Các dự án của UNDP cũng sử dụng hệ thống quản lý Quốc gia điều hành nhằm đảm bảo

rằng tất cả việc mua hàng hóa và thuê dịch vụ được thực hiện phù hợp với thực tiễn quốc tế

tốt nhất.

d. Công tác giám sát, đánh giá và báo cáo

(i) Giám sát

Dự án sẽ được giám sát và đánh giá theo quy định trong tài liệu “Hướng dẫn tạm thời về

Quản lý dự án” đã được UNDP và Chính phủ Việt Nam thông qua, và các quy định pháp lý

khác của Việt Nam về việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA.

Các công cụ/phương thức giám sát bao gồm:

Các báo cáo nghiên cứu thực trạng

Báo cáo tiến độ thực hiện dự án hàng quý

Báo cáo tiến độ thực hiện dự án hàng năm

Hội nghị tổng kết dự án hàng năm

Các chuyến khảo sát thực tế tại dự án hoặc tại địa phương

Các phiếu đánh giá của các khóa tập huấn, đào tạo

Các báo cáo tài chính1

Các chỉ số thực hiện cụ thể được đề cập trong phần Các kết quả và khuôn khổ nguồn lực tại

Phụ lục 3 dưới đây.

(ii) Đánh giá

1 Để biết thêm thông tin về các cách thức giám sát, xin xem thêm Hướng dẫn của Chính phủ Việt Nam và UNDP (2005)

về Quản lý dự án: Thực hiện các Dự án Quốc gia Điều hành, Hà Nội tháng 10 năm 2005, trang 75-79

Page 26: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

26

Việc đánh giá dự án là một hoạt động quan trọng nhằm xem xét một cách có hệ thống và

khách quan việc triển khai dự án trong việc đạt được các thành quả của dự án. Sau 2 năm

triển khai thực hiện, dự kiến vào cuối năm 2009, dự án sẽ được đánh giá giữa kỳ. Mục đích

của việc đánh giá là xem xét những kết quả đạt được của dự án tính đến thời điểm đó, đồng

thời cũng đưa ra những khuyến nghị cần thiết về những vấn đề trọng tâm, phạm vi và việc tổ

chức thực hiện dự án trong tương lai.

Sau khi kết thúc việc triển khai dự án hàng năm, hoạt động kiểm toán tài chính độc lập sẽ được

tiến hành theo lịch kiểm toán hàng năm và theo các trình tự thủ tục của UNDP.

(iii) Phân tích rủi ro

Rủi ro Mức độ rủi ro Biện pháp giảm thiểu rủi ro

Các khó khăn trong

việc triển khai thực

hiện do phạm vi hỗ trợ

mở rộng

Trung bình Văn phòng dự án sẽ được bố trí đầy

đủ cán bộ và các các cán bộ này sẽ

được đào tạo về nghiệp vụ quản lý

dự án trong giai đoạn khởi động của

dự án. Sẽ có 2 Phó quản đốc dự án

trong giai đoạn mới để tăng cường

năng lực quản lý của Dự án.

Thiếu sự điều phối

giữa các dự án do nước

ngoài tài trợ, gây nên

những khó khăn kéo

dài cho phía Văn

phòng Quốc hội

Trung bình Các hoạt động của dự án sẽ được

khởi xướng nhằm đáp ứng yêu cầu

về triển khai thực hiện và điều phối

tài trợ

Thiếu các kinh nghiệm

chuyên môn trong

nước về việc triển khai

thực hiện các hoạt

động đào tạo, tập huấn.

Cao Các hoạt động của dự án sẽ được

khởi xướng nhằm đáp ứng yêu cầu

của việc đào tạo những người thực

hiện đào tạo (training of trainers) và

xác lập những quan hệ hợp tác giữa

Văn phòng Quốc hội và các cơ

sở/tổ chức đào tạo.

Việc đối thoại chính sách sẽ được

tiếp tục nhằm khuyến khích và thúc

đẩy việc phát triển một mạng lưới

đối tác gồm các giảng viên và các

cơ sở đào tạo trong nước và trong

Page 27: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

27

khu vực.

Những yêu cầu quá

mức về tiến độ thực

hiện và tác động của

dự án, có khả năng gây

ra sự đổ vỡ các hoạt

động của dự án và các

quan hệ căng thẳng.

Trung bình Nhiều biện pháp sẽ được áp dụng

để đảm bảo các cuộc đối thoại được

tổ chức thường xuyên với cộng

đồng tài trợ quốc tế về tiến trình

thực hiện dự án cũng như xem xét

đến bối cảnh trong nước.

VII. Phân tích sơ bộ tính khả thi của dự án

Đề cương chi tiết dự án này là giai đoạn III của một dự án đã triển khai được 8 năm. Trong

hai giai đoạn trước, Dự án đã đạt được nhiều thành quả to lớn, góp phần tăng cường năng lực

cho các cơ quan dân cử ở Việt Nam.

“Kế hoạch một Liên Hợp Quốc” với cam kết hỗ trợ đáng kể từ các nhà tài trợ quốc tế được

Chính phủ Việt Nam thông qua vào tháng 8 năm 2007 sẽ tạo cơ sở cho dự án tiếp tục có

được sự tài trợ về nguồn lực và kinh phí để thực hiện các thành quả/mục tiêu đã đề ra.. Mặc

dù giai đoạn III của Dự án là một giai đoạn có quy mô lớn với số lượng thành quả dự kiến, số

lượng cán bộ thực hiện (trong nước và quốc tế) và nguồn ngân sách nhiều hơn so với hai giai

đoạn trước nhưng việc thực hiện những thành quả dự kiến đó vẫn nằm trong khả năng của

đội ngũ cán bộ dự án và của UNDP

VIII. Phân tích sơ bộ hiệu quả của dự án

Như đã được đề cập đến trong giai đoạn II, mục tiêu chính trong giai đoạn III của Dự án là

hướng tới sự thể chế hóa việc tăng cường năng lực của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Những thay đổi về thể chế là một yêu cầu rõ rằng và cấp thiết nhằm đảm bảo hiệu quả cho

việc tăng cường năng lực. Đây cũng chính là kết luận được đưa ra qua đánh giá về những nỗ

lực của dự án trong những giai đoạn trước và của một số dự án khác.

Page 28: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

28

Dự án nhận thức được nhu cầu về sự thay đổi về thế chế này nên một trong những ưu tiên

trong giai đoạn mới, thể hiện ở các thành quả của dự án, là đảm bảo trong 5 năm tới, các cơ

quan dân cử được hỗ trợ để có được năng lực được thể chế hóa cao hơn

1. Đánh giá hiệu quả trực tiếp đối với đơn vị thực hiện.

Trong thời gian qua, Văn phòng Quốc hội là cơ quan triển khai dự án giai đoạn I và II, với

mục tiêu tăng cường năng lực của các cơ quan dân cử tại Việt Nam.

Dự kiến trong giai đoạn III, dự án sẽ mở rộng quy mô hoạt động, tham gia hỗ trợ cho các vụ

khác của Văn phòng quốc hội, các UB khác của QH khi dự án hỗ trợ trực tiếp cho các UB và

QH thông qua các hoạt động thí điểm và sự thể chế hóa tiến trình tăng cường năng lực để

đảm bảo sự đại diện, lập pháp và giám sát hiệu quả hơn. Vì vậy, Văn phòng Quốc hội với tư

cách là cơ quan thực hiện dự án và các vụ, đơn vị trực tiếp phục vụ công việc cho các UB của

Quốc hội cũng sẽ được hỗ trợ nâng cao năng lực để hoàn thành chức năng của mình một cách

hiệu quả.

Trong giai đoạn này, sẽ có riêng một hợp phần dành cho Trung tâm Bồi dưỡng ĐBDC thuộc

VPQH, tập trung vào việc tăng cường năng lực của Trung tâm, qua đó nâng cao chất lượng

của các khóa tập huấn, bồi dưỡng của Trung tâm đối cho cán bộ VPQH và các đại biểu.

2. Tác động đối với kinh tế - xã hội

Vì giai đoạn III của dự án dự kiến tập trung vào việc tăng cường năng lực của QH và HĐND

cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nên sẽ không có những tác động trực tiếp đến cơ

cấu kinh tế - xã hội của Việt Nam mà chỉ nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội và

HĐND.

Liên quan đến các đạo luật trong các lĩnh vực khác nhau như thuế, bạo lực gia đình và các

vấn đề người dân quan tâm hiện đang được Quốc hội xem xét, trong giai đoạn tiếp theo, dự

án sẽ hỗ trợ Quốc hội và các đại biểu tăng cường năng lực thẩm tra luật và đảm bảo để cơ

quan hành pháp có trách nhiệm đối với công việc của mình. Tất cả những việc đó sẽ có tác

động gián tiếp tới cơ cấu kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Page 29: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

29

3. Tính bền vững của dự án

Đóng góp vào việc thành lập Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử của Văn phòng Quốc hội

là một thành quả có tính quan trọng lâu dài của Dự án. Một phần công việc của Dự án trong

giai đoạn III sẽ được triển khai thông qua Trung tâm này nhằm hỗ trợ cho Trung tâm có đầy

đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và

các Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Dự án cũng sẽ hỗ trợ cán bộ của Văn phòng Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội và các đại

biểu trong việc tăng cường năng lực của họ trong việc thực hiện hoạt động liên quan đến các

lĩnh vực đại diện, lập pháp và giám sát. Thông qua việc tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng

cho cán bộ cơ quan giúp việc, các đại biểu và hỗ trợ các Ủy ban của Quốc hội mở rộng vai

trò trong việc thẩm định luật và giám sát các hoạt động của Chính phủ, Dự án sẽ hỗ trợ để

Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xây dựng một năng lực bền

vững, và phát huy được năng lực đó kể cả sau khi dự án đã kết thúc.

Page 30: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

30

PHỤ LỤC 1 -1 DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ CỦA DỰ ÁN

Số lƣợng Thiết bị Ƣớc tính (USD) Nội địa/nhập khẩu

8 Máy tính cá nhân 8.000 Nội địa

8 Màn hình máy tính LCD 2.400 Nội địa

3 Các máy tính xách tay 6.000 Nội địa

1 Máy in laser xách tay 500 Nội địa

1 Máy in laser 1.200 Nội địa

10 Bộ bàn ghế văn phòng 2.000 Nội địa

1 Máy phôtô 10.000 Nội địa

2 Máy quay phim kỹ thuật số 3.000 Nội địa

1

Thiết bị nhận tín hiệu internet

không dây 200 Nội địa

20 Thiết bị dịch thuật 2.000 Nội địa

1 Máy Fax 500 Nội địa

1 Ô tô 26.000 Nhập khẩu

2 Máy điều hòa 2.000 Nội địa

Cộng 63.800

Page 31: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

31

PHỤ LỤC 1 - 2: DANH MỤC THIẾT BỊ CHUYỂN SANG GIAI ĐOẠN MỚI

Thiết bị từ giai đoạn 2 - Dự án VIE/02/007

STT Thiết bị Số

lƣợng Năm mua Nơi sử dụng

1 Máy hủy giấy SHREDDER GEHA

1500C 1 2003 01-BQLDA

2 Xe ô tô TOYOTA Land cruiser 1 2003 01-BQLDA

3 Máy tính xách tay HP COMPAQ EVO

N160C 1 2003 01-BQLDA

4 Máy tính cá nhân DELL Optiplex 160L 5 2003 02-BQLDA; 03-HTDA

5 Máy in HP LaserJet 4200 1 2003 01-HTDA

6 Máy ảnh SONY Model: Cybershot

DSC P92 1 2003 01-BQLDA

7 Máy chiếu SONY VPL - CS 6 1 2003 01-BQLDA,

8 Màn chiếu DRAPPER (KT: 1.8m x

1.8m) 1 2003 01-BQLDA

9 Máy tính xách tay DELL Latitude

D600 1 2003 01-HTDA

10 IBM x Series 235 Server (P/N. 8671-

7AX) 1 2004 01-BQLDA

11 Máy ghi âm Panasonic AV 50 1 2004 01-HTDA

12 Máy quay ca-me-ra DVD DCR - DVD

201 & phụ kiện 1 2004 01-HTDA

13 Bàn làm việc 4 2003 04-HTDA

14 Ghế văn phòng 4 2003 04-HTDA

15 Tủ tài liệu 7 2003 05 - BQLDA, 02-

HTDA

Page 32: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

32

PHỤ LỤC 2-1

Mô tả công việc

Cố vấn kỹ thuật cao cấp

Chức danh: Cố vấn kỹ thuật cao cấp

Nơi làm việc: Hà Nội và các chuyến công tác ngắn ngày ở các tỉnh

Thời gian: Một năm, và có thể gia hạn đến 5 năm.

êbs

1. Bối cảnh

Từ khi quá trình cải cách quản lý được bắt đầu giữa những năm 90, UNDP và các nhà tài trợ

song phương đã hỗ trợ cho chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện lộ trình cải cách. Đối với

UNDP, hoạt động hỗ trợ này bao gồm các chương trình hợp tác với Văn phòng Quốc hội, Quốc

hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhằm tăng cường việc thực hiện các chức năng của các cơ

quan này. Đến đầu năm 2000, quy mô các dự án do UNDP và VPQH phối hợp thực hiện đã được

mở rộng nhằm thúc đẩy hoạt động của Quốc hội, tăng cường việc thảo luận của Quốc hội về

những vần đề quan trọng của quốc gia, như là các vấn đề về Bình đẳng giới, việc thực hiện Các

Mục tiêu Phát triển Thiên nhiên kỷ và hoạt động chống tham nhũng; tăng cường chức năng đại

diện của các đại biểu (bao gồm cả các đại biểu Hội đồng nhân dân). Dự án VIE/02/007 “Tăng

cường năng lực cho các cơ quan dân cử ở Việt nam – giai đoạng II” được bắt đầu từ năm 2003 và thực

hiện đến cuối năm 2007.

Dự án VIE/02/007 – Tăng cường năng lực cho các cơ quan dân cử ở Việt nam giai đoạn II sẽ

được nối tiếp bằng một dự án khác lớn hơn, nhiều lĩnh vực hoạt động hơn nhằm hỗ trợ cho các

cơ quan dân cử - Giai đoạn III “Tăng cường năng lực của các cơ quan đại diện ở Việt Nam”. Dự

án sẽ do Văn phòng Quốc hội triển khai thực hiện. Đề cương tham chiếu này được xây dựng dựa

trên nội dung cơ bản của Văn kiện dự án giai đoạn III.

Giai đoạn III sẽ bao gồm 4 hợp phần có mối quan hệ tương hỗ, bao gồm:

Hợp phần A: Phát triển chính sách và Điều phối tài trợ

Hợp phần B: Phát triển năng lực của Quốc hội

Hợp phần C: Phát triển năng lực của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Page 33: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

33

Hợp phần D: Bồi dưỡng và tập huấn cho các đại biểu dân cử và cán bộ giúp việc của họ

Nhiệm vụ

Cố vấn kỹ thuật cao cấp sẽ làm việc trực tiếp/phối hợp chặt chẽ với Quản đốc dự án và chịu trách

nhiệm chung về chiến lược triển khai thực hiện dự án.

Chịu trách nhiệm tư vấn cho Quản đốc dự án trong việc đảm bảo sự gắn kết và sự hài hòa của

bốn hợp phần dự án.

Cố vấn kỹ thuật cao cấp sẽ giám sát và điều phối công việc chuyên môn của đội ngũ chuyên

gia quốc tế và hỗ trợ Quản đốc dự án trong việc giám sát hoạt động của các chuyên gia trong

nước.

Có vai trò chỉ đạo trong việc giám sát xây dựng và triển khai hợp phần A và hợp phần B của

dự án. Cố vấn kỹ thuật cao cấp sẽ phối hợp chặt chẽ với chuyên gia trong nước về Quốc hội

trong việc thực hiện nhiệm vụ này.

Cố vấn kỹ thuật cao cấp sẽ hỗ trợ cho Dự án thông qua việc đưa lại những kinh nghiệm hay nhất

trong việc phát triển Quốc hội và thúc đẩy việc áp dụng những ý kiến chuyên môn hay và phù

hợp trên phạm vi toàn cầu nhằm hỗ trợ cho Dự án khi cần thiết.

2. Báo cáo

Dưới sự giám sát trực tiếp của Giám đốc dự án, Cố vấn kỹ thuật cao cấp sẽ phối hợp với Quản

đốc dự án để triển khai những nhiệm vụ cơ bản của mình và một số nhiệm vụ cụ thể được giao

khác.

Theo các Quy định dành cho nhân viên của UNDP, việc thực hiện nhiệm vụ hàng năm của Cố

vấn kỹ thuật cao cấp sẽ được xem xét, đánh giá thông qua mẫu “Đánh giá kết quả và năng lực

làm việc” (RCA). Mẫu RCA sẽ do Cố vấn kỹ thuật cao cấp chuẩn bị với sự tham vấn của Giám

đốc dự án và UNDP. Văn bản này sẽ được Nhóm đánh giá công tác của UNDP do Đại diện

thường trú của UNDP xem xét.Như vậy, Cố vấn kỹ thuật cao cấp cũng sẽ chịu trách nhiệm trước

UNDP với vai trò là cơ quan tài trợ của Dự án.

3. Các nhiệm vụ cơ bản:

Page 34: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

34

Cố vấn kỹ thuật cao cấp sẽ tham gia và đóng góp những ý kiến tư vấn mang tính chất kỹ

thuật trong các lĩnh vực chính bao gồm: Lập kế hoạch dự án

Quản lý và triển khai dự án

Đảm bảo chất lượng/kết quả của dự án

Các hoạt động điều phối

Giám sát và đánh giá kết quả các hoạt động của dự án

Các Hội thảo/tọa dàm mang tính chính sách

Xây dựng năng lực và chia sẻ kiến thức

4. Những nhiệm vụ cụ thể

Lập kế hoạch dự án: Tư vấn về mặt kỹ thuật cho dự án trong việc xác định các lĩnh vực cần ưu

tiên và nhu cầu phát triển năng lực để đưa vào kế hoạch hoạt động quý và năm, đồng thời điều

phối việc thực hiện lập kế hoạch dự án được tiến hành đúng thời hạn quy định và có sự tham gia

của các bên liên quan.

Quản lý và triển khai dự án: Đề xuất các tư vấn kỹ thuật cho dự án trong việc thiết kế, tổ chức

và triển khai các hoạt động đã được phê duyệt, bao gồm việc biên soạn và/hoặc xem xét Đề

cương tham chiếu cho các hoạt động cụ thể và hỗ trợ trong việc tìm các chuyên gia làm việc

ngắn hạn về các lĩnh vực hoạt động cụ thể.

Đảm bảo chất lượng của dự án: Đề xuất các tư vấn kỹ thuật cho dự án nhằm đảm bảo sự phù

hợp, việc triển khai thực hiện và sự bền vững của các hoạt động cuả dự án, đồng thời đảm bảo

tính hiệu quả và chất lượng của các kết quả đầu ra của dự án, và việc tuân thủ nghiêm ngặt các

quy định có liên quan của UNDP.

Điều phối dự án: Đề xuất các tư vấn kỹ thuật cho dự án để tăng cường mối quan hệ đối tác và

điều phối giữa dự án và các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Chính phủ, các nhà tài

trợ và các bên có liên quan khác, bao gồm cả việc thông tin, trao đổi và chia sẻ các bài học thực

tiễn và các kinh nghiệm hay.

Giám sát và đánh giá dự án: Đề xuất các tư vấn kỹ thuật cho dự án trong việc xây dựng các chỉ

số cho việc giám sát và đánh giá dự án, cũng như việc xây dựng các báo cáo của dự án tập trung

Page 35: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

35

vào việc ghi nhận các kết quả, bài học thực tiễn và các kinh nghiệm hay có thể phổ biến và nhân

rộng.

Tăng cường các đối thoại chính sách: Thực hiện vai trò thúc đẩy các giá trị chuẩn mực bắt

buộc của Liên hiệp quốc và các chính sách của UNDP về quản trị dân chủ thông qua các cuộc

đối thoại với Quốc hội và điều phối việc triển khai thực hiện những hệ quả của các cuộc đối thoại

này thông qua các hoạt động của dự án. Đóng góp những tư vấn mang tính kỹ thuật cho việc

soạn thảo các văn bản, tuyên bố, ... mang tính chính sách của Chính phủ Việt Nam và UNDP cho

những sự kiện quan trọng (ví dụ như Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ - CG, các diễn đàn

của các nhà tài trợ, các hội thảo quốc tế, v.v.)

Phát triển và chia sẻ kiến thức: Hỗ trợ dự án trong việc xác định những thiếu hụt về kiến thức của các

cán bộ của dự án, các nhóm đối tượng quan tâm cụ thể và những đối tượng thụ hưởng, và đề xuất những

biện pháp xử lý; hỗ trợ tích cực cho việc chia sẻ các kết quả và thành tựu, các bài học thực tiễn và những

kinh nghiệm hay của dự án với những dự án khác, các cơ quan chính phủ, các nhà tài trợ, v.v.; và tham

gia vào mạng lưới chia sẻ kiến thức toàn cầu của UNDP.

Cố vấn kỹ thuật sẽ chịu trách nhiệm soạn thảo báo cáo khởi động cũng như là báo cáo kết thúc

của mỗi hoạt động dự án, mô tả và phân tích các bài học thực tiễn và kinh nghiệm hay của dự án,

đồng thời xác định những vấn quan trọng còn nhiều tranh luận cần được UNDP xem xét thêm.

5. Các khả năng của cố vấn cao cấp

Khả năng hòa nhập:

Thể hiện sự cam kết đối với các nhiệm vụ, tầm nhìn và các giá trị chuẩn mực của UNDP.

Thể hiện rõ các khả năng thích nghi và sự nhạy cảm đối với các vấn đề về văn hóa, giới tính,

tôn giáo, chủng tộc, quốc tịch và tuổi tác.

Năng lực làm việc:

Quản lý dự án

Có nhiều khả năng và kinh nghiệm trong việc thực hiện phương thức quản lý theo kết quả đối

với việc triển khai dự án.

Page 36: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

36

Giao tiếp và thông tin liên lạc

Có kỹ năng giao tiếp tốt và khả năng giải quyết các xung đột để thúc đẩy hoạt động giữa các

nhóm và hòa giải những xung đột về lợi ích của các các bên liên quan.

Có kỹ năng viết tốt, với khả năng phân tích và tổng hợp các kết quả đạt được của dự án và có

những ý kiến phù hợp trong việc chuẩn bị các báo cáo có chất lượng cho dự án.

Có kiến thức và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tăng cường viễc tiếp cận vào những cải

cách tư pháp và mạng lưới chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách.

Sự trưởng thành và tự tin trong việc tiếp cận, giải quyết công việc với các quan chức cao cấp của

các cơ quan trong nước và quốc tế, các cơ quan chính phủ và phi chính phủ.

Quản lý và bồi dưỡng kiến thức

Khả năng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm

Cố vấn tích cực cho đội ngũ cán bộ của Ban quản lý dự án

Khả năng lãnh đạo và tự quản lý.

Quan tâm đến kết quả cho đối tác và phản ứng tích cực đối với các phản hồi

Luôn duy trì được năng lực, thái độ tích cực và tinh thần xây dựng trong công việc.

Luôn giữ được bình tĩnh, kiểm soát được tình hình và vui vẻ trước những áp lực của công việc

Có khả năng lãnh đạo nhóm và gây dựng tinh thần làm việc cho nhóm, khuyến khích các

thành viên trong nhóm làm việc có chất lượng, đúng thời hạn và minh bạch.

6. Các tiêu chuẩn cần có

Tốt nghiệp sau đại học chuyên ngành luật, quản lý hành chính công , phát triển tổ chức/thể

chế hoặc lĩnh vực liên quan;

Tối thiểu 10 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực liên quan đến Quốc hội, hỗ trợ công

tác lập pháp và/hoặc các chương trình và dự án về quản trị quốc gia;

Có kiến thức và kinh nghiệm hoạt động tại những quốc gia đang trong thời kỳ quá độ. Có

kinh nghiệm làm việc trước đây ở Việt nam là một lợi thế;

Có kỹ năng tốt về quản lý dự án. Hiểu biết về các chính sách tài trợ và phương thức tài trợ

vốn. Hiểu biết về kinh nghiệm hoạt động trong các chương trình của UNDP là một lợi thế;

Kinh nghiệm làm việc với các khái niệm và phân tích về giới;

Có khả năng nói, viết báo cáo và trình bày bằng tiếng Anh. Có thể sử dụng tiếng Việt là một

lợi thế;

Page 37: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

37

Có khả năng giao tiếp tốt, làm việc với môi trường áp lực để đáp ứng việc hoàn thành công

việc đúng thời hạn. Có khả năng xử lý những vấn đề phức tạp và nhạy cảm về chính trị; có

quan hệ rộng và kỹ năng xây dựng nhóm.

Page 38: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

38

PHỤ LỤC 2-2

Đề cƣơng tham chiếu

Cố vấn quốc tế về các cơ quan đại diện ở địa phƣơng

Thời gian làm việc: 6 tháng mỗi năm trong thời gian 5 năm

Nơi làm việc: Hà Nội và các chuyến công tác ngắn ngày ở các tỉnh

Thời gian: Một năm, và có thể gia hạn đến 5 năm.

Dự án – “Tăng cường năng lực cho các cơ quan đại diện ở Việt Nam” – Giai đoạn III

Hợp phần A: Phát triển chính sách và Điều phối tài trợ

Hợp phần B: Phát triển năng lực của Quốc hội

Hợp phần C: Phát triển năng lực của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Hợp phần D: Bồi dưỡng và tập huấn cho các đại biểu dân cử và cán bộ giúp việc của họ

Nhiệm vụ

Cố vấn quốc tế về các cơ quan đại diện ở địa phương sẽ chịu trách nhiệm cụ thể trong việc triển

khai các hoạt động thuộc hợp phần C của dự án (Phát triển năng lực của Hội đồng nhân dân cấp

tỉnh) căn cứ vào số lượng lớn các Hội đồng nhân dân; phạm vi địa lý; những thách thức đa dạng,

phức tạp mà họ đang gặp phải và những kinh nghiệm còn hạn chế của các Hội đồng nhân dân

khi họ làm việc với các cơ quan nước ngoài hoặc tiếp nhận nguồn viện trợ phát triển.

Cố vấn quốc tế về các cơ quan đại diện tại địa phương chịu trách nhiệm chính trong việc

giám sát việc thiết kế và triển khai thực hiện Hợp phần C của dự án “Phát triển năng lực của

các Hội đồng nhân dân cấp tỉnh”.

Cố vấn quốc tế về các cơ quan đại diện tại địa phương sẽ tham gia vào các hoạt động có liên

quan tới nhu cầu bồi dưỡng về năng lực cho các đại biểu Hội đồng nhân dân của Hợp phần D

“Bồi dưỡng và tập huấn cho các đại biểu dân cử và các cán bộ giúp việc của họ”

Một nhiệm vụ quan trọng của Cố vấn quốc tế về các cơ quan đại diện tại địa phương là đảm

bảo các tài liệu đào tạo và các chủ đề đào tạo/tập huấn do dự án đề xuất phù hợp và đáp ứng

được nhu cầu của các đại biểu ở địa phương và khắc phục được các thách thức về phát triển

năng lực mà các Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đang phải đối mặt. Để thực hiện nhiệm vụ này,

Cố vấn quốc tế về các cơ quan đại diện địa phương sẽ phải phối hợp chặt chẽ với Cố vấn

Page 39: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

39

quốc tế về đào tạo, Chuyên gia trong nước về đào tạo và cố vấn trong nước về các cơ quan

đại diện tại địa phương.

Tăng cường năng lực cho các đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện

những nhiệm vụ của họ trong quá trình phân cấp;

Phát triển tối đa ảnh hưởng của những trợ giúp, phát triển các tình huống và những kinh

nghiệm hay có thể áp dụng cho các địa phương khác.

Đề xuất các phương thức và hỗ trợ việc xây dựng các hoạt động đào tạo nhằm nâng cao năng

lực của các đại biểu Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện vai trò/chức năng đại diện, tiếp

xúc và đối thoại với cử tri một cách hiệu quả .

Giới thiệu các phương thức để thúc đẩy việc tham khảo ý kiến công chúng trở thành một cơ

chế để cải thiện hiệu quả làm việc của các Hội đồng nhân dân và tiến hành thí điểm hoạt

động tham khảo ý kiến công chúng tại một số địa phương.

Thúc đẩy cách hành xử đạo đức trở thành một phần công việc/hoạt động của Hội đồng nhân

dân và nâng cao hiệu quả hoạt động của họ trong việc giám sát hoạt động của các cơ quan

hành pháp.

Hỗ trợ việc thể chế hóa các nỗ lực tăng cường năng lực vào hệ thống của Văn phòng Quốc

hội.

Tiến hành bồi dưỡng cho chuyên gia trong nước về chính quyền địa phương.

Với những nhiệm vụ trên, Cố vấn quốc tế về các cơ quan đại diện ở địa phương sẽ tham gia vào

các hoạt động sau:

Biên soạn Cẩm nang dành cho các đại biểu Hội đồng nhân dân của Việt Nam về “Hoạt động

tại khu vực cử tri”

Xây dựng báo cáo nghiên cứu – “Mối quan hệ với khu vực cử tri: thành tựu và thách thức đối

với Hội đồng nhân dân ở Việt nam”.

Tổ chức hội thảo thường niên về “Mối quan hệ với khu vực cử tri” nhằm đánh giá, phân tích

thực trạng và đề ra phương hướng hoạt động cho năm tới..

Tổ chức các hội thảo dành cho các phóng viên báo chí ở địa phương và trung ương về “Hoạt

động tiếp xúc/đối thoại giữa Hội đồng nhân dân với người dân”

Tổ chức Hội thảo dành cho các tổ chức quần chúng của VN và các tổ chức phi chính phủ về

“Hoạt động tiếp xúc/đối thoại giữa các Hộiđồng nhân dân với người dân”

Page 40: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

40

Xây dựng Cẩm nang hướng dẫn thực hiện tổ chức việc tham khảo ý kiến công chúng ở các

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh – tổ chức hai lần một năm ở một số địa phương được lựa chọn

Tổ chức thí điểm việc tham khảo ý kiến công chúng

Biên soạn và phổ biến báo cáo so sánh kinh nghiệm hay về chống tham nhũng trong hoạt

động của các cơ quan đại diện

Biên soạn và phổ biến báo cáo về việc tham khảo ý kiến công chúng

Tổ chức hội thảo tổng kết và phổ biến kinh nghiệm tới các Hội đồng nhân dân về việc thực

hiện thí điểm việc tham khảo ý kiến công chúng

Xây dựng báo cáo so sánh kinh nghiệm hay về “Quy tắc về đạo đức/ứng xử của Quốc hội”

(do Chương trình Quản lý nhà nước khu vực châu Á của UNDP thực hiện)

Hội thảo dành cho các đại biểu HĐND về “Hội đồng nhân dân với việc thúc đẩy sự liêm

chính và công tác chống tham nhũng ở Việt Nam”

Tổ chức hội thảo cho các đại biểu Hội đồng nhân dân về “Hội đồng nhân dân với công tác

giám sát và triển khai thực hiện luật bình đẳng giới”. Hỗ trợ việc biên soạn các báo cáo/bài

học kinh nghiệm

Tổ chức hội thảo cho các đại biểu Hội đồng nhân dân về “Vai trò của HĐND trong việc giám

sát thực hiện các kế hoạch xóa đói giảm nghèo”. Hỗ trợ việc biên soạn các báo cáo/bài học

kinh nghiệm

Tổ chức hội thảo “Các kinh nghiệm thực tiễn hay của quốc tế về vấn đề giám sát của chính

quyền địa phương”

Đảm bảo rằng mỗi năm sẽ có ít nhất hai quyết định quan trọng của địa phương được đưa ra

thảo luận tại các Hội nghị tham khảo ý kiến công chúng, được tổ chức thí điểm ở 3 Hội đồng

nhân dân với sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự.

Tổ chức các hội thảo chính sách dành cho các đại biểu Hội đồng nhân dân về các lĩnh vực

liên quan đến những chính sách đổi mới như : phân cấp tài chính, phân tích ngân sách giới,

kế hoạch đô thị hóa và sự cung cấp hiệu quả các loại hình dịch vụ.

Xây dựng Báo cáo nghiên cứu: “Phương thức cải thiện việc tổ chức và quản lý các cuộc bầu

cử Hội đồng nhân dân”

Cố vấn quốc tế về các cơ quan đại diện tại địa phương có trách nhiệm tìm kiếm và phổ biến

những kinh nghiệm hoạt động thực tiễn hay trong việc phát triển thể chế các cơ quan đại diện địa

phương, trong việc thúc đẩy thực hiện các chính sách phân cấp, trong việc giới thiệu các chuẩn

Page 41: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

41

mực quốc tế đối với sự chủ động quyết định của địa phương; và giới thiệu, phổ biến những kinh

nghiệm chuyên môn hay của quốc tế để hỗ trợ dự án khi cần thiết.

Ngoài ra, Cố vấn quốc tế về các cơ quan đại diện tại địa phương cũng sẽ thực hiện những nhiệm

vụ sau:

Hỗ trợ Quản đốc dự án trong việc khảo sát khả năng hợp tác hay thực hiện các hoạt động

chung với các dự án khác trong lĩnh vực quản trị chính quyền địa phương để mở rộng phạm

vi ảnh hưởng của các hoạt động dự án cũng như đảm bảo việc phối hợp với các đối tác trong

và ngoài nước.

Xem xét và tư vấn cho Quản đốc dự án về chủ đề/nội dung của các báo cáo và các tài liệu

tham khảo phục vụ cho các hoạt động đào tạo (các hội thảo, hội nghị chuyên đề, các khóa

đào tạo, các đoàn nghiên cứu), để đảm bảo rằng các lĩnh vực ưu tiên của dự án được phản

ánh trong các tài liệu đó.

Tham gia vào việc chuẩn bị báo cáo khởi động và báo cáo kết thúc đối với mỗi hoạt động

của dự án, mô tả và phân tích các bài học kinh nghiệm và những kinh nghiệm hay, và xác

định các vấn đề quan trọng đang cần được Quốc hội và UNDP và các nhà tài trợ xem xét

thêm.

2. Báo cáo

Dưới sự giám sát trực tiếp của Cố vấn kỹ thuật cao cấp, Cố vấn về các cơ quan đại diện tại địa

phương sẽ thực hiện các nhiệm vụ của mình và một số nhiệm vụ cụ thể khác cùng với sự phối

hợp chặt chẽ của Quản đốc dự án và Chuyên gia trong nước về các cơ quan đại diện tại địa

phương.

Theo các Quy định dành cho nhân viên của UNDP, việc thực hiện nhiệm vụ hàng năm của Cố

vấn quốc tế về các cơ quan đại diện tại đại phương sẽ được xem xét, đánh giá thông qua mẫu

“Đánh giá kết quả và năng lực làm việc” (RCA). Mẫu RCA sẽ do Cố vấn này chuẩn bị với sự

tham vấn của của Cố vấn kỹ thuật cao cấp, Giám đốc dự án và UNDP. Văn bản này sẽ được

Nhóm đánh giá công tác của UNDP do Đại diện thường trú của UNDP xem xét. Như vậy, Cố

vấn kỹ thuật cao cấp cũng sẽ chịu trách nhiệm trước UNDP với vai trò là cơ quan tài trợ của Dự

án.

Page 42: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

42

3. Các tiêu chuẩn cần có

Tốt nghiệp sau đại học chuyên ngành luật, quản lý hành chính công, phát triển tổ chức/thể

chế hoặc các lĩnh vực liên quan hoặc có kinh nghiệm làm việc tương ứng.

Tối thiểu 8 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực quản lý địa phương hoặc với chính

quyền địa phương. Có kinh nghiệm làm việc tại các cơ quan đại diện địa phương là một lợi

thế.

Có kiến thức và kinh nghiệm hoạt động tại những quốc gia đang phát triển. Có kinh nghiệm

làm việc trước đây ở Việt nam là một lợi thế.

Có kỹ năng tốt về quản lý dự án. Hiểu biết về các chính sách tài trợ và phương thức tài trợ

vốn. Hiểu biết về kinh nghiệm hoạt động trong các chương trình của UNDP là một lợi thế;

Kinh nghiệm làm việc với các khái niệm và phân tích về giới.

Có khả năng nói, viết báo cáo và trình bày bằng tiếng Anh. Có thể sử dụng tiếng Việt là một

lợi thế;

Có khả năng giao tiếp tốt, làm việc với môi trường áp lực để đáp ứng việc hoàn thành công

việc đúng thời hạn. Có khả năng xử lý những vấn đề phức tạp và nhạy cảm về chính trị; có

quan hệ rộng và kỹ năng xây dựng nhóm.

Page 43: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

43

PHỤ LỤC 2- 3

Đề cƣơng tham chiếu

Cố vấn quốc tế về đào tạo

Chức danh: Cố vấn quốc tế về đào tạo

Nơi làm việc: Hà nội và các chuyến công tác ngắn ngày ở các tỉnh.

Thời gian: 6 tháng mỗi năm trong thời gian 5 năm.

Dự án – “Tăng cường năng lực cho các cơ quan đại diện ở Việt Nam” – Giai đoạn III

Hợp phần A: Phát triển chính sách và Điều phối tài trợ

Hợp phần B: Phát triển năng lực của Quốc hội

Hợp phần C: Phát triển năng lực của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Hợp phần D: Bồi dưỡng và tập huấn cho các đại biểu dân cử và cán bộ giúp việc của họ

Nhiệm vụ

Cố vấn quốc tế về đào tạo sẽ chịu những trách nhiệm cụ thể trong việc triển khai các hoạt động

của dự án căn cứ vào số lượng lớn các hoạt động và sự phức tạp trong các kết quả đầu ra của các

hoạt động đào tạo mà dự án cần phải đạt được trong các thời hạn cụ thể từ năm 2007 đến 2010.

Các nhiệm vụ quan trọng của Cố vấn quốc tế về đào tạo liên quan đến việc hỗ trợ triển khai các

hoạt động đào tạo của Trung tâm Bồi đưỡng đại biểu dân cử của Văn phòng Quốc hội (TCER),

xây dựng những khóa bồi dưỡng cho các đại biểu Quốc hội mới được bầu (2007) và cho những

đại biểu Hội đồng nhân dân mới được bầu (2009).

Cố vấn quốc tế về đào tạo sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc giám sát công tác thiết kế,

triển khai và báo cáo các hoạt động tại hợp phần D của dự án “Bồi dưỡng và tập huấn cho

các đại biểu dân cử và cán bộ giúp việc của họ”.

Thiết kế và triển khai các chương trình đào tạo tổng thể cho các đại biểu dân cử (bao gồm các

khóa đào tạo cho các đại biểu mới được bầu, các khóa tập huấn chuyên đề và các hóa bồi

dưỡng kỹ năng cơ bản). Mục tiêu kết quả 1 đưa ra các yêu cầu dành cho các đại biểu Quốc

hội và cán bộ giúp việc của họ ; mục tiêu kết quả 2 đưa ra các yêu cầu dành cho các đại biểu

của Hội đồng nhân dân và cán bộ giúp việc của họ.

Page 44: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

44

Nâng cao năng lực thể chế cho Văn phòng Quốc hội nhằm thực hiện các khóa đào tạo

cho các đại biểu thông qua việc hỗ trợ trực tiếp việc triển khai các khóa đào tạo và

phát triển tổ chức của Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử (TCER), bao gồm:

1. Bồi dưỡng các cán bộ của Trung tâm về quản lý và tổ chức các chương

trình đào tạo

2. Xây dựng hệ thống quản lý và quảng bá các sáng kiến hoạt động của

Trung tâm

3. Hỗ trợ các cán bộ Trung tâm tham gia xây dựng các hoạt động đào tạo do dự

án tổ chức (phương pháp học tập kinh nghiêm qua thực tiễn)

Cố vấn về quốc tế về đào tạo sẽ tham gia hỗ trợ cho tất cả các hoạt động thuộc các hợp phần

khác của dự án có liên quan chặt chẽ tới các hoạt động của Hợp phần D.

Cố vấn về quốc tế về đào tạo cũng sẽ chịu trách nhiệm trong việc tìm kiếm và giới thiệu/phổ

biến các phương pháp đào tạo/tập huấn phù hợp đồng thời với việc thiết lập một mạng lưới

bền vững các cơ sở đào tạo.

Ngoài ra Cố vấn về quốc tế về đào tạo còn thực hiện các nhiệm vụ sau:

Hỗ trợ Quản đốc dự án trong việc khảo sát khả năng hợp tác hay thực hiện các hoạt động

chung với các dự án khác trong lĩnh vực quản trị chính quyền địa phương để mở rộng phạm

vi ảnh hưởng của các hoạt động dự án cũng như đảm bảo việc phối hợp với các đối tác trong

và ngoài nước.

Xem xét và tư vấn cho Quản đốc dự án về chủ đề/nội dung của các báo cáo và các tài liệu

tham khảo phục vụ cho các hoạt động đào tạo (các hội thảo, hội nghị chuyên đề, các khóa

đào tạo, các đoàn nghiên cứu), để đảm bảo rằng các lĩnh vực ưu tiên của dự án được phản

ánh trong các tài liệu đó.

Tham gia vào việc chuẩn bị báo cáo khởi động và báo cáo kết thúc đối với mỗi hoạt động

của dự án, mô tả và phân tích các bài học kinh nghiệm và những kinh nghiệm hay, và xác

định các vấn đề quan trọng đang cần được Quốc hội, UNDP và các nhà tài trợ xem xét thêm.

Bồi dưỡng năng lực cho chuyên gia trong nước về đào tạo, và thực hiện việc đào tạo tại chỗ.

2. Các hoạt động

Cố vấn về quốc tế về đào tạo sẽ tham gia vào các hoạt động cụ thể sau:

Page 45: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

45

Tổ chức khóa bồi dưỡng cho các đại biểu Quốc hội mới được bầu năm 2007 (xây dựng

chương trình giảng dạy, hoàn thiện các tài liệu hướng dẫn và chuẩn bị các tình huống thực

tiễn điển hình)

Tổ chức khóa tập huấn các kỹ năng cơ bản cho các đại biểu Quốc hội về (i) chức năng lập pháp

(ii) chức năng đại diện (iii) chức năng giám sát (xây dựng chương trình giảng dạy, hoàn thiện các

tài liệu hướng dẫn và chuẩn bị các tình huống thực tiễn điển hình)

Tổ chức khóa tập huấn theo chủ đề dành cho các đại biểu Quốc hội và cán bộ Văn phòng

Quốc hội về (i) Việc xóa đói giảm nghèo với việc thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên

niên kỷ (ii) hỗ trợ hoạt động của các đại biểu Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội (iii) các

chức năng của Quốc hội – đại diện, lập pháp và giám sát

Tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng cho cán bộ Văn phòng Quốc hội về (i) các hệ

thống tổ chức quốc hội (ii) hỗ trợ hoạt động của các đại biểu Quốc hội và các Ủy ban của

Quốc hội (iii) các chức năng của Quốc hội – đại diện, lập pháp và giám sát. (xây dựng

chương trình giảng dạy, hoàn thiện các tài liệu hướng dẫn và chuẩn bị các tình huống thực

tiễn điển hình)

Tổ chức các khóa tập huấn dành riêng cho các nữ đại biểu dân cử, đặc biệt là các đại biểu đại

diện cho hoặc là người dân tộc thiểu số.

Tổ chức khóa bồi dưỡng, tập huấn dành cho các đại biểu Hội đồng nhân dân mới được bầu

trong năm 2009 (xây dựng chương trình giảng dạy, hoàn thiện các tài liệu hướng dẫn và

chuẩn bị các tình huống thực tiễn điển hình)

Tổ chức khóa bồi dưỡng, tập huấn các kỹ năng cơ bản cho đại biểu Hội đồng nhân dân về (i)

chức năng lập pháp (ii) chức nănag đại diện (iii) chức năng giám sát (xây dựng chương trình

giảng dạy, hoàn thiện tài liệu hướng dẫn và chuẩn bị các tình huống thực tiễn điển hình)

Tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn cho các cán bộ Văn phòng Hội đồng nhân dân về các

vấn để” (i) các hệ thống tổ chức chính quyền địa phương (ii) hỗ trợ hoạt độngc ảu các đại

biểu địa phương và của Hôi đồng nhân dân (iii) các chức năng của Hội đồng nhân dân – đại

diện, lập pháp, giám sát. (xây dựng chương trình giảng dạy, hoàn thiện tài liệu hướng dẫn và

chuẩn bị các tình huống thực tiễn điển hình)

Tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn theo chủ đề dành cho các đại biểu Hội đồng nhân dân

(i) Việc xóa đói giảm nghèo và việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (ii) phân

tích giới và ngân sách (iii) bảo vệ các quyền của người dân (xây dựng chương trình giảng

dạy, hoàn thiện các tài liệu hướng dẫn và chuẩn bị các tình huống thực tiễn điển hình)

Page 46: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

46

Tổ chức khóa bồi dưỡng, tập huấn dành riêng cho các nữ đại biểu dân cử, đặc biệt là cho

những đại biểu đại diện cho hoặc là người các dân tộc thiểu số.

Tổ chức các khóa bồi dưỡng cho cán bộ của Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử về công

tác quản lý và tổ chức hoạt động của một trung tâm đào tạo, quản lý dự án, quản lý tài trợ,

quản lý các chương trình đạo tào

Triển khai việc đánh giá nhu cầu bồi dưỡng, tập huấn của các đại biểu

Thiết lập mạng lưới những người thực hiện tập huấn và các cơ quan/tổ chức thực hiện việc

tập huấn

Tổ chức các chuyến nghiên cứu dành cho cán bộ của Trung tâm tới những cơ sở đào tạo có

cùng chức năng để học tập kinh nghiệm

Thực hiện tập huấn cho người thực hiện tập huấn

Thiết lập hệ thống tổ chức chuyên môn và hành chính của Trung tâm

Thiết lập các hệ thống giám sát và đánh giá về các chương trình dạy và học

Quảng bá/giới thiệu về Trung tâm và các kế hoạch hoạt động của Trung tâm này tới các đại

biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân và các cán bộ giúp việc.

3. Báo cáo

Dưới sự giám sát trực tiếp của Cố vấn kỹ thuật cao cấp, Cố vấn quốc tế về đào tạo sẽ phối hợp

chặt chẽ với Quản đốc dự án triển khai các nhiệm vụ của mình. Cố vấn này sẽ hỗ trợ trực tiếp

Giám đốc Trung tâm đào tạo đại biểu dân cử (TCER) và phối hợp chặt chẽ với Chuyên gia trong

nước về đào tạo. Cố vấn quốc tế về đào tạo sẽ phải chủ động và thường xuyên hợp tác với Cố

vấn quốc tế về các cơ quan đại diện tại địa phương và Cố vấn kỹ thuật cao cấp trong việc điều

phối các đầu vào quan trọng và các thông tin về các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân liên

quan đến hợp phần D – Bồi dưỡng và tập huấn.

Theo các Quy định dành cho nhân viên của UNDP, việc thực hiện nhiệm vụ hàng năm của Cố

vấn quốc tế về các cơ quan đại diện tại đại phương sẽ được xem xét, đánh giá thông qua mẫu

“Đánh giá kết quả và năng lực làm việc” (RCA). Mẫu RCA sẽ do Cố vấn này chuẩn bị với sự

tham vấn của của Cố vấn kỹ thuật cao cấp, Giám đốc dự án và UNDP. Văn bản này sẽ được

Nhóm đánh giá công tác của UNDP do Đại diện thường trú của UNDP xem xét. Như vậy, Cố

Page 47: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

47

vấn kỹ thuật cao cấp cũng sẽ chịu trách nhiệm trước UNDP với vai trò là cơ quan tài trợ của Dự

án.

4. Các tiêu chuẩn cần có

Tốt nghiệp sau đại học chuyên ngành luật, quản lý hành chính công, phát triển tổ chức/thể

chế, hay giảng dạy, đào tạo;

Có kinh nghiệm và trình độ trong việc đào tạo cho người trưởng thành và/hoặc đào tạo sau

đại học tại các nước đang phát triển.

Hiểu biết về các nguyên tắc và phương pháp trong việc thiết kế các chương trình giảng dạy,

đào tạo và tập huấn cho cá nhân hay các nhóm, và đánh giá tính hiệu quả của công tác đào

tạo.

Có tối thiểu 8 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực có liên quan.

Có kiến thức và kinh nghiệm hoạt động tại những quốc gia đang phát triển. Có kinh nghiệm

làm việc trước đây ở Việt nam là một lợi thế.

Có kỹ năng tốt về quản lý dự án. Hiểu biết về các chính sách tài trợ và phương thức tài trợ

vốn.

Hiểu biết về kinh nghiệm hoạt động trong các chương trình của UNDP là một lợi thế;

Kinh nghiệm làm việc với các khái niệm và phân tích về giới.

Có khả năng nói, viết báo cáo và trình bày bằng tiếng Anh. Có thể sử dụng tiếng Việt là một

lợi thế;

Có khả năng giao tiếp tốt, làm việc với môi trường áp lực để đáp ứng việc hoàn thành công

việc đúng thời hạn. Có khả năng xử lý những vấn đề phức tạp và nhạy cảm về chính trị;

Có kỹ năng xây dựng và làm việc theo nhóm.

Page 48: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

48

PHỤ LỤC 2- 4

Để cƣơng tham chiếu

Cố vấn về giới (Quốc tế)

Thời gian làm việc: 6 tháng mỗi năm trong thời gian 5 năm

Địa điểm: Hà nội hoặc các tỉnh (khi cần thiết)

Hợp đồng: 2 năm, có thể gia hạn thêm căn cứ vào năng lực và hiệu quả công việc

Dự án – “Tăng cường năng lực cho các cơ quan đại diện ở Việt Nam” – Giai đoạn III

Hợp phần A: Phát triển chính sách và Điều phối tài trợ

Hợp phần B: Phát triển năng lực của Quốc hội

Hợp phần C: Phát triển năng lực của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Hợp phần D: Bồi dưỡng và tập huấn cho các đại biểu dân cử và cán bộ giúp việc của họ

Các nhiệm vụ cụ thể

Cố vấn về giới có trách nhiệm đảm bảo các xem xét về vấn đề về giới sẽ được lồng ghép trong

tất cả các hoạt động của dự án. Cố vấn về giới sẽ:

Thông qua việc đào tạo tại chỗ và đưa ra hướng dẫn, đảm bảo mọi cán bộ của dự án luôn

có sự nhạy cảm về giới trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ của họ.

Lồng ghép vào công việc của các cán bộ dự án những phân tích về giới và những xem xét

đến yếu tố bình đẳng giới.

Tham gia vào việc xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm của dự án.

Có trách nhiệm đi đầu trong việc, tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động cụ thể về

giới nói chung, hay các hoạt động liên quan đến các đại biểu nữ nói riêng..

Giám sát các đề cương tham chiếu của dự án (về nhân sự hoặc về các hoạt động của dự

án) để đảm bảo vấn đề giới được lồng ghép một cách đầy đủ.

Tham dự với vai trò chuyên gia vào và hội nghị chuyên đề, các buổi đào tạo hay các hoạt

động khác do dự án tổ chức.

Áp dụng những kinh nghiệm hay của thế giới vào triển khai các hoạt động của dự án khi

được yêu cầu. .

Tăng cường mạng lưới hoạt động giữa Văn phòng Quốc hội với các tổ chức của phụ nữ

hay các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực về giới ở Việt nam.

Page 49: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

49

Tham gia vào các hoạt động đánh giá dự án để đảm bảo vấn đề giới được xem xét và lồng

ghép trong các hoạt động của dự án.

Đưa những kinh nghiệm thực tiễn hay trên thế giới và trong khu vực và những mối liên

kết với những tổ chức có kinh nghiệm vào các hoạt động của dự án

Tạo cầu nối giữa các nữ đại biểu dân cử của Việt nam với nữ đại biểu của các nước khác.

Tìm kiếm và giới thiệu các cơ hội đào tạo ở các nước trong khu vực cho các nữ đại biểu

của Việt Nam.

Đảm bảo tất cả các chương trình đào tạo được dự án xây dựng đều được xem xét đến yếu

tố nhạy cảm về giới nói chung và quan tâm đến các nhu cầu của các đại biểu nữ nói riêng.

Cố vấn về giới còn tham gia thực hiện các nhiệm vụ sau:

Hỗ trợ Quản đốc dự án trong việc khảo sát khả năng hợp tác hay thực hiện các hoạt động

chung với các dự án khác trong lĩnh vực phát triển Quốc hội hay quản trị chính quyền địa

phương, cụ thể là trong phạm vi thúc đẩy bình đẳng giới, nhằm mở rộng phạm vi ảnh hưởng

của các hoạt động dự án cũng như đảm bảo việc phối hợp với các đối tác trong và ngoài

nước.

Xem xét và tư vấn cho Quản đốc dự án về chủ đề/nội dung của các báo cáo và các tài liệu

tham khảo phục vụ cho các hoạt động đào tạo (các hội thảo, hội nghị chuyên đề, các khóa

đào tạo, các đoàn nghiên cứu), để đảm bảo rằng các lĩnh vực ưu tiên của dự án được phản

ánh trong các tài liệu đó.

Tham gia vào việc chuẩn bị báo cáo khởi động và báo cáo kết thúc đối với mỗi hoạt động

của dự án, mô tả và phân tích các bài học kinh nghiệm và những kinh nghiệm hay, và xác

định các vấn đề quan trọng đang cần được Quốc hội, UNDP và các nhà tài trợ xem xét thêm.

Báo cáo

Cố vấn quốc tế về giới có trách nhiệm báo cáo công việc với Cố vấn kỹ thuật cao cấp, và phối

hợp chặt chẽ với Quản đốc dự án trong việc thực hiện các nhiệm vụ của mình và các công việc

cụ thể khác.

Các tiêu chuẩn cần có

Page 50: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

50

Tốt nghiệp sau đại học chuyên ngành khoa học chính trị, phát triển kinh tế, quan hệ quốc tế,

nghiên cứu về giới, luật hay các lĩnh vực có liên quan khác hoặc có các kinh nghiệm làm việc

tương ứng;

Có tối thiểu 10 năm kinh nghiệm trong việc trợ giúp phụ nữ tham gia vào các hoạt động

chính trị;

Có kiến thức và kinh nghiệm làm việc tại những quốc gia đang trong thời kỳ quá độ. Kinh

nghiệm làm việc trước đây ở Việt nam là một lợi thế;

Có kinh nghiệm và hiểu biết về những thách thức mà phụ nữ phải đối mặt và việc tham gia

vào các hoạt động chính trị trong khu vực.

Có kỹ năng tốt về quản lý dự án. Hiểu biết về các chính sách tài trợ và phương thức tài trợ

vốn.

Hiểu biết về kinh nghiệm hoạt động trong các chương trình của UNDP là một lợi thế;

Có kinh nghiệm chuyên môn trong việc phân tích giới;

Có khả năng nói, viết báo cáo và trình bày bằng tiếng Anh. Có thể sử dụng tiếng Việt là một

lợi thế;

Có khả năng giao tiếp tốt, làm việc với môi trường áp lực để đáp ứng việc hoàn thành công việc đúng

thời hạn. Có khả năng xử lý những vấn đề phức tạp và nhạy cảm về chính trị;

Có kỹ năng xây dựng và làm việc theo nhóm.

Page 51: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

51

PHỤ LỤC 2- 5

Đề cƣơng tham chiếu

Chuyên gia trong nƣớc về đào tạo

Thời gian: Hợp đồng 2 năm, có thể gia hạn đến 5 năm căn cứ vào năng lực và hiệu quả công

việc

Địa điểm: Hà nội và các chuyến công tác thường xuyên tới các tỉnh

Dự án – “Tăng cường năng lực cho các cơ quan đại diện ở Việt Nam” – Giai đoạn III

Hợp phần A: Phát triển chính sách và Điều phối tài trợ

Hợp phần B: Phát triển năng lực của Quốc hội

Hợp phần C: Phát triển năng lực của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Hợp phần D: Bồi dưỡng và tập huấn cho các đại biểu dân cử và cán bộ giúp việc của họ

1. Các nhiệm vụ chính

Chuyên gia trong nước về đào tạo sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ Quản đốc dự án trong việc thiết kế,

tổ chức và triển khai các hoạt động trong hợp phần D của dự án, tập trung vào việc xây dựng các

chương trình đào tạo và tăng cường năng lực này trong Văn phòng quốc hội. Tuy nhiên, chuyên

gia trong nước về đào tạo cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia vào các hoạt động

của dự án tại các hợp phần B và C cũng như các hoạt động khác theo yêu cầu của Quản đốc dự

án. Chuyên gia trong nước về đào tạo là một thành viên quan trọng tham gia vào tất cả các hoạt

động của dự án. Chuyên gia trong nước về đào tạo sẽ phối hợp chặt chẽ với Cố vấn quốc tế về

đào tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ của mình.

Nhiệm vụ cụ thể của chuyên gia trong nước về đào tạo bao gồm:

1. Hỗ trợ Quản đốc dự án trong việc soạn thảo kế hoạch hoạt động chi tiết và trong việc thiết kế

các hoạt động của dự án thuộc phạm vi công việc của Hợp phần D.

2. Phối hợp chặt chẽ với Giám đốc Trung tâm đào tạo đại biểu dân cử (TCER) trong việc:

Làm việc cùng với Trung tâm đào tạo đại biểu dân cử để xác định các nhu cầu đào tạo và

hiệu chỉnh các chương trình đào tạo hiện có;

Page 52: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

52

Lập kế hoạch xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo, sử dụng các phương pháp

đào tạo tiên tiến dành cho người trưởng thành;

Đưa ra những hướng dẫn cho việc xây dựng các tài liệu giảng dạy, các dụng cụ giảng dạy

trực quan đa phương tiện và các loại tài liệu khác;

Phối hợp với cán bộ phụ trách công tác giám sát và đánh giá xây dựng hệ thống đảm bảo

chất lượng;

Phối hợp với cán bộ phụ trách công tác giám sát và đánh giá tiến hành việc đánh giá chất

lượng triển khai công việc của các giảng viên và hiệu quả của các chương trình đào tạo,

đưa ra những khuyến nghị để thực hiện tốt hơn;

Đào tạo cho những người thực hiện đào tạo về những phương pháp, kỹ thuật và kỹ năng

đào tạo cho người trưởng thành;

Xem xét lại các kết quả giám sát và đánh giá để đánh giá các chương trình đào tạo theo

các tiêu chuẩn quốc tế;

Thiết lập và duy trì mạng lưới những người tiến hành đào tạo phù hợp;

Thu thập các thông tin về đào tạo qua việc quan sát và thu thập thông tin từ tất cả nguồn

có liên quan (ví dụ như: các tình huống điển hình tại địa phương, các kinh nghiệm hoạt

động thực tiễn của các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, các kinh

nghiệm và các sự kiện trên thế giới phù hợp với việc quản trị chính quyền địa phương ở

Việt Nam;

Tiến hành đánh giá (hàng năm) về nhu cầu đào tạo và các ảnh hưởng của hoạt động đào

tạo.

Duy trì và điều phối mạng lưới đào tạo và nguồn các giảng viên.

3. Hỗ trợ Quản đốc dự án trong việc điều phối các hoạt động khác nhau để phát huy tối đa việc

sử dụng các nguồn lực của dự án.

4. Duy trì các mối quan hệ chặt chẽ và đảm bảo sự phối hợp với các ủy ban, bộ ngành có liên

quan (các cán bộ, các cơ quan tại địa phương thích hợp) trong việc triển khai các hoạt động

của dự án nhằm đảm bảo kế hoạch hoạt động của dự án được triển khai một cách hiệu quả.

5. Thu thập và kiểm tra các dữ liệu có liên quan và chuẩn bị các báo cáo tiến độ định kỳ dưới sự

giám sát của Quản đốc dự án.

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc dự án và Quản đốc dự án.

Page 53: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

53

2. Báo cáo

Chuyên gia trong nước về đạo tạo sẽ làm việc dưới sự giám sát trực tiếp của Cố vấn quốc tế về

đào tạo và của Quản đốc dự án.

3. Các tiêu chuẩn cần có

1. Tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học về giảng dạy, đạo tạo hay các lĩnh vực có liên quan.

Ngoài ra, các văn bằng về khoa học chính trị, luật cũng như kinh nghiệm đào tạo cho

người trưởng thành là một lợi thế.

2. Có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đào tạo, ưu tiên lĩnh vực đào tạo

cán bộ/công chức.

3. Kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài là một lợi thế.

4. Kinh nhghiệm trong việc thực hiện các hoạt động nhằm thúc đẩy việc tiếp xúc của chính

quyền với người dân là một lợi thế.

5. Hiểu biết về vai trò và thực tế hoạt động của cơ quan đại diện trong các xã hội dân chủ.

6. Hiểu biết các khái niệm tiên tiến về kỹ thuật/phương pháp đào tạo.

7. Có khả năng làm việc với nhiều đối tượng/cá nhân có trình độ và kinh nghiệm khác nhau.

8. Thông thạo các hoạt động và thủ tục của UNDP, có kinh nghiệm làm việc với UNDP và

các nhà tài trợ khác là một lợi thế.

9. Có trình độ nghe nói và viết bằng tiếng Anh tốt.

10. Có kỹ năng quản trị và kỹ năng làm việc trên máy tính cũng như sử dụng các phần mềm

máy tính như: DOS, Windows, Microsoft Word và một số các phần mềm Việt Nam thông

dụng khác.

11. Kinh nghiệm làm việc với các nhà tài trợ quốc tế khác trong lĩnh vực quản lý dự án là

một lợi thế.

Page 54: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

54

PHỤ LỤC 2-6

Đề cƣơng tham chiếu

Chuyên gia trong nƣớc về truyền thông

Thời gian: Hợp đồng 2 năm, có thể gia hạn đến 6 năm căn cứ vào năng lực và hiệu quả công

việc

Địa điểm: Hà nội và các chuyến công tác thường xuyên tới các tỉnh

Dự án – “Tăng cường năng lực cho các cơ quan đại diện ở Việt Nam” – Giai đoạn III

Hợp phần A: Phát triển chính sách và Điều phối tài trợ

Hợp phần B: Phát triển năng lực của Quốc hội

Hợp phần C: Phát triển năng lực của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Hợp phần D: Bồi dưỡng và tập huấn cho các đại biểu dân cử và cán bộ giúp việc của họ

1. Các nhiệm vụ chính

Cùng với các cán bộ của dự án, Chuyên gia trong nước về truyền thông sẽ chịu trách nhiệm trong

việc thiết kế và triển khai thực hiện một chiến lược truyền thông hiệu quả để hỗ trợ cho các nỗ

lực hợp tác trên mọi lĩnh vực chính sách của dự án, và đồng thời đảm bảo việc thông tin kịp thời

về hoạt động của dự án tới các bên liên quan, tại Việt nam và trong cộng đồng các nhà tài trợ

trên phạm vi toàn cầu.

Chuyên gia trong nước về truyền thông sẽ thực hiện các công việc sau:

1. Phối hợp với Ban quản lý dự án, Văn phòng Quốc hội và UNDP triển khai thực hiện

chiến lược truyền thông để hỗ trợ cho việc nâng cao năng lực cho các cơ quan dân cử ở

Việt nam;

2. Đóng vai trò là đầu mối trong việc cung cấp thông tin và chuẩn bị các báo cáo hoạt động

của dự án;

3. Hỗ trợ cho Giám đốc dự án, Quản đốc dự án, cán bộ dự án và Cố vấn kỹ thuật cao cấp

trong việc thiết lập quan hệ giữa cơ quan của Việt Nam với các đối tác quốc tế thông qua

công tác truyền thông và quan hệ công chúng;

Page 55: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

55

4. Hỗ trợ tư vấn và cung cấp thông tin nhằm thúc đẩy các hoạt động ở cấp quốc gia, khu

vực, địa phương và quốc tế;

5. Đảm bảo và hỗ trợ hoạt động giám sát, phân tích và nghiên cứu về các lĩnh vực hoạt động

hiện tại của dự án cũng như là các hoạt động trong tương lai của dự án;

6. Thiết lập và duy trì quan hệ với các đối tác liên quan đến lĩnh vực lập pháp của Việt Nam

trong lĩnh vực thông tin/truyền thông;

7. Chịu trách nhiệm thực hiện cơ chế quảng bá và phổ biến thông tin cho cả hai đối tượng là

người Việt Nam và người nước ngoài về dự án, các vấn đề lập pháp và sự phát triển của

các cơ quan đại diện ở Việt Nam;

8. Chuẩn bị các tài liệu truyền thông và biên soạn các báo cáo gửi cho các tài trợ và các đối

tác khác về các hoạt động của dự án như các bài trình bày, các thồng cáo báo chí, .v.v.

9. Giám sát và chịu trách nhiệm thiết kế, biên tập và xuất bản các tài liệu truyền thông, tập

huấn và quảng bá ở cả hai hình thức là ấn phẩm và điện tử;

10. Điều phối các hoạt động chia sẻ thông tin của dự án với phạm vi trong nước và quốc tế;

11. Liên hệ với các cơ quan thông tấn báo chí có sự tham vấn của Quản đốc dự án, tổ chức

họp báo về tiến độ triển khai thực hiện của dự án;

12. Liên hệ với Cơ quan báo chí của Văn phòng Quốc hội và UNDP về các vấn đề liên quan

tới việc triển khai thực hiện dự án;

13. Triển khai hoạt động tập huấn về thông tin và truyền thông khi cần thiết;

1. Đóng vai trò liên lạc viên với UNDP trong việc đảm nhận các hoạt động của dự án

thuộc thẩm quyền cho phép và đại diện cho dự án trong việc điều phối các cuộc họp

và các sự kiện liên quan;

2. Thực hiện các công việc khác khi được Cố vấn kỹ thuật cao cấp, Quản đốc dự án ,

Giám đốc dự án khi được yêu cầu

14. Cập nhật và duy trì hoạt động của trang web của dự án.

2. Báo cáo

Chuyên gia trong nước về truyền thông sẽ làm việc dưới sự hướng dẫn và giám sát trực tiếp của

Cố vấn kỹ thuật cao cấp và Quản đốc dự án, theo chỉ đạo của Giám đốc dự án.

3. Các tiêu chuẩn cần có

Page 56: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

56

Có bằng thạc sĩ về các lĩnh vực liên quan (được đào tạo ở nước ngoài là một lợi thế). Ưu

tiên cho những ứng viên có chứng chỉ về truyền thông, quản lý dự án và công nghệ thông

tin;.

Có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương tự;

Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc trong các dự án phát triển;

Thể hiện khả năng soạn thảo các chiến lược thông tin/truyền thông (trình bày một số ví

dụ);

Có kỹ năng tốt về xuất bản trên web và xuất bản nói chung. Có khả năng phát triển và

cập nhật trang web, soạn thảo thông tin trên các tờ rơi, sách, bản tin; và hiệu đính sách,

cẩm nang;

Có kỹ năng viết báo cáo tốt;

Hiểu biết rõ về hệ thống lập pháp và hành pháp của Việt Nam

Am hiểu về các phương thức tài trợ mới, đặc biệt là các quy trình Quốc gia điều hành

NEX của UNDP;

Có kỹ năng giao tiếp trực tiếp và bằng văn bản tốt;

Có kinh nghiệm về đào tạo là một lợi thế;

Trình độ tiếng Anh tốt.

Page 57: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

57

PHỤ LỤC 2- 7

Đề cƣơng tham chiếu

Chuyên gia trong nƣớc về Quốc hội & Hội đồng nhân dân

Thời gian: Hợp đồng 2 năm, có thể gia hạn đến 6 năm căn cứ vào năng lực và hiệu quả công

việc

Địa điểm: Hà nội và các chuyến công tác thường xuyên tới các tỉnh

Dự án – “Tăng cường năng lực cho các cơ quan đại diện ở Việt Nam” – Giai đoạn III

Hợp phần A: Phát triển chính sách và Điều phối tài trợ

Hợp phần B: Phát triển năng lực của Quốc hội

Hợp phần C: Phát triển năng lực của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Hợp phần D: Bồi dưỡng và tập huấn cho các đại biểu dân cử và cán bộ giúp việc của họ

1. Các nhiệm vụ chính

Chuyên gia trong nước về Quốc hội sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc hỗ trợ Quản đốc dự án

và Cố vấn kỹ thuật cao cấp của dự án thiết kế, tổ chức và triển khai các hoạt động trong Hợp

phần A và B của dự án. Chuyên gia này cũng sẽ có trách nhiệm tham gia vào các hoạt động

thuộc hợp phần C của dự án. Chuyên gia trong nước về Quốc hội sẽ được xem là một cán bộ của

dự án và sẽ tham gia vào tất cả các hoạt động của dự án.

Các nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể của Chuyên gia trong nước về Quốc hội bao gồm:

1. Hỗ trợ Quản đốc dự án trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết và trong việc

thiết kế các hoạt động của dự án thuộc phạm vi công việc tại các Hợp phần A, B và C.

2. Hỗ trợ và tham gia triển khai các hoạt động của hợp phần D (liên quan tới Quốc hội và

Văn phòng Quốc hội) của dự án khi được yêu

3. Hỗ trợ Quản đốc dự án trong việc điều phối các hoạt động khác nhau để phát huy tối đa

việc sử dụng các nguồn lực của dự án.

4. Duy trì các mối quan hệ chặt chẽ và đảm bảo sự phối hợp với các ủy ban, bộ ngành có

liên quan (các cán bộ, các cơ quan tại địa phương thích hợp) trong việc triển khai các

Page 58: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

58

hoạt động của dự án nhằm đảm bảo kế hoạch hoạt động của dự án được triển khai một

cách hiệu quả.

5. Thu thập và kiểm tra các dữ liệu có liên quan và chuẩn bị các báo cáo tiến độ định kỳ

dưới sự giám sát của Quản đốc dự án.

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc dự án và Quản đốc dự án.

Với các nhiệm vụ trên, Chuyên gia trong nước về Quốc hội sẽ phối hợp với chuyên gia quốc tế

trong lĩnh vực này tham gia vào các hoạt động dưới đây:

Biên soạn Cẩm nang dành cho các đại biểu dân cử của Việt Nam về “Hoạt động tại khu

vực cử tri”

Xây dựng báo cáo nghiên cứu – “Mối quan hệ với khu vực cử tri: thành tựu và thách thức

đối với các đại biểu dân cử ở Việt nam”.

Tổ chức hội thảo thường niên về “Mối quan hệ với khu vực cử tri” nhằm đánh giá, phân

tích thực trạng và đề ra phương hướng hoạt động cho năm tới;

Tổ chức các hội thảo dành cho các phóng viên báo chí ở địa phương và trung ương về

“Hoạt động tiếp xúc/đối thoại giữa Hội đồng nhân dân với người dân”;

Tổ chức Hội thảo dành cho các tổ chức quần chúng của VN và các tổ chức phi chính phủ

về “Hoạt động tiếp xúc/đối thoại giữa các Hội đồng nhân dân với người dân”;

Xây dựng Cẩm nang hướng dẫn thực hiện tổ chức việc tham khảo ý kiến công chúng

dành cho các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân

Tổ chức thí điểm việc tham khảo ý kiến công chúng.

Biên soạn và phổ biến báo cáo so sánh kinh nghiệm hay về chống tham nhũng trong hoạt

động của các cơ quan đại diện.

Biên soạn và phổ biến báo cáo về việc tham khảo ý kiến công chúng;

Tổ chức hội thảo tổng kết và phổ biến kinh nghiệm tới các Hội đồng nhân dân về việc

thực hiện thí điểm việc tham khảo ý kiến công chúng

Xây dựng báo cáo so sánh kinh nghiệm hay về “Quy tắc về đạo đức/ứng xử của Quốc hội” (do

Chương trình Quản lý nhà nước khu vực châu Á của UNDP thực hiện)

Hội thảo dành cho các đại biểu HĐND về “Hội đồng nhân dân với việc thúc đẩy sự liêm

chính và công tác chống tham nhũng ở Việt Nam”

Page 59: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

59

Tổ chức hội thảo cho các đại biểu Hội đồng nhân dân về “Hội đồng nhân dân với công

tác giám sát và triển khai thực hiện luật bình đẳng giới”. Hỗ trợ việc biên soạn các báo

cáo/bài học kinh nghiệm

Tổ chức hội thảo cho các đại biểu Quốc hội về “Vai trò của Quốc hội trong việc giám sát

thực hiện các kế hoạch xóa đói giảm nghèo”. Hỗ trợ việc biên soạn các báo cáo/bài học

kinh nghiệm

Tổ chức hội thảo “Các kinh nghiệm thực tiễn hay của quốc tế về vấn đề giám sát của

chính quyền trung ương và địa phương”

Đảm bảo rằng mỗi năm sẽ có ít nhất hai quyết định quan trọng của địa phương được đưa

ra thảo luận tại các Hội nghị tham khảo ý kiến công chúng, được tổ chức thí điểm ở 3

Hội đồng nhân dân, và trong Quốc hội, với sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ và

các tổ chức xã hội dân sự.

Đảm bảo rằng các quy trình và thủ tục của Quốc hội được hiệu chỉnh, phản ánh được việc

thể chế hóa việc tham khảo ý kiến của công chúng và tăng cường quyền hạn cho các ủy

ban của Quốc hội trong việc thực hiện hoạt động giám sát;

Tổ chức các hội thảo chính sách dành cho các đại biểu Hội đồng nhân dân về các lĩnh vực liên

quan đến những chính sách đổi mới như : phân cấp tài chính, phân tích ngân sách giới, kế hoạch đô

thị hóa và sự cung cấp hiệu quả các loại hình dịch vụ.

Tổ chức chuyến nghiên cứu, học tập kinh nghiệm cho các cơ quan nhà nước được giao

thực hiện nhiệm vụ tổ chức bầu cử chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ, Văn phòng Quốc

hội, Mặt trận tổ quốc).

2. Báo cáo

Chuyên gia trong nước về Quốc hội sẽ làm việc dưới sự giám sát trực tiếp của Quản đốc dự án

với sự phối hợp chặt chẽ với Cố vấn kỹ thuật cao cấp của Dự án.

3. Các tiêu chuẩn cần có

1. Tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành Khoa học chính trị, Luật và các lĩnh

vực liên quan;

2. Có tối thiểu 7 năm kinh nghiệm làm việc cho/với một hoặc các cơ quan lập pháp, ưu tiên

về các lĩnh vực công việc lien quan tới lĩnh vực phát triển Quốc hội;

Page 60: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

60

3. Có kinh nghiệm về hoạt động của Quốc hội các nước khác sẽ là một lợi thế;

4. Có kinh nghiệm tổ chức các hoạt động nhằm thúc đẩy sự tiếp xúc giữa chính quyền và

người dân sẽ là một lợi thế;

5. Hiểu biết về vai trò và thực tiễn hoạt động của các cơ quan đại diện ở các xã hội dân chủ

sẽ là một lợi thế;

6. Hiểu biết về hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội và các quy trình liên quan tới tổ

chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp và pháp lý của chính phủ;

7. Có khả năng làm việc với nhiều đối tượng/cá nhân có trình độ và kinh nghiệm khác nhau;

8. Hiểu biết về các hoạt động và các quy trình làm việc của UNDP; có kinh nghiệm làm

việc với UNDP và các nhà tài trợ khác là một lợi thế;

9. Trình độ nghe nói và viết bằng tiếng Anh tốt;

10. Có kỹ năng quản trị và kỹ năng làm việc trên máy tính cũng như sử dụng các phần mềm

máy tính như: DOS, Windows, Microsoft Word và một số các phần mềm Việt Nam

thông dụng khác.

Page 61: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

61

PHỤ LỤC 2-8

Đề cƣơng tham chiếu

Quản đốc dự án quốc gia

Thời gian: Hợp đồng 2 năm, có thể gia hạn đến 5 năm căn cứ vào năng lực và hiệu quả công

việc

Địa điểm: Hà nội và các chuyến công tác thường xuyên tới các tỉnh

Dự án – “Tăng cường năng lực cho các cơ quan đại diện ở Việt Nam” – Giai đoạn III

Hợp phần A: Phát triển chính sách và Điều phối tài trợ

Hợp phần B: Phát triển năng lực của Quốc hội

Hợp phần C: Phát triển năng lực của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Hợp phần D: Bồi dưỡng và tập huấn cho các đại biểu dân cử và cán bộ giúp việc của họ

1. Các nhiệm vụ chính và báo cáo

Dưới sự chỉ đạo của Giám đốc dự án quốc gia, Quản đốc dự án quốc gia sẽ phối hợp chặt chẽ với

Cố vấn kỹ thuật cao cấp của dự án thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Phối hợp với các bên tham gia lập kế hoạch phân bổ đầu vào của dự án, bao gồm việc

phân bổ chuyên gia quốc tế, tổ chức đào tạo, cung cấp thiết bị và các hợp đồng phụ. Xây

dựng kế hoạt động hoạch quý và năm dựa trên phân bổ đầu vào của các nhà tài trợ;

2. Điều phối việc xây dựng và triển khai các hoạt động thuộc bốn hợp phần của dự án, bao

gồm việc giám sát và phân bổ đầu vào hợp lý để đạt được mục tiêu đầu ra theo như quy

trình Quốc gia Điều hành NEX

3. Phối hợp chặt chẽ với Giám đốc dự án quốc gia và Cố vấn kỹ thuật cao cấp trong việc triển khai

các hoạt động của dự án. Tham gia việc chuẩn bị các báo cáo của dự án;

4. Quản lý việc thực hiện dự án, quản lý nhân sự và đào tạo cán bộ theo quy trình Quốc gia

Điều hành NEX;

5. Quản lý theo dõi việc lập các báo cáo tài chính, kế toán của dự án; và theo dõi việc giải

ngân của dự án;

6. Xem xét và xác định yêu cầu tạm ứng tài chính hàng quý; chuẩn bị những tài liệu, báo

cáo cần thiết cho Giám đốc dự án phê duyệt để trình lên UNDP;

Page 62: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

62

7. Xây dựng các dự thảo báo cáo được yêu cầu trong văn kiện dự án để Giám đốc dự án và

Cố vấn kỹ thuật cao cấp cho ý kiến;

8. Quản lý và điều phối việc lập, triển khai các khóa đào tạo do dự án tài trợ

9. Lập kế hoạch và triển khai các hoạt động của Ban chỉ đạo dự án; các cuộc họp đánh giá

hàng quý và các hội nghị tổng kết hàng năm của dự án;

10. Phối hợp chặt chẽ với Giám đốc Dự án quốc gia và Cố vấn kỹ thuật cao cấp để tăng

cường đối thoại với với các nhà tài trợ, phổ biến thông tin và huy động nguồn lực bổ sung

cho dự án.

2. Các tiêu chuẩn cần có:

Có bằng Thạc sĩ về Khoa học chính trị, Kinh tế, Luật và các ngành có liên quan. Có ít nhất 5

năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực quản lý các chương trình/dự án hỗ trợ phát triển

(ODA) và 1 năm kinh nghiệm làm việc cho các dự án Quốc gia điều hành của UNDP. Hiểu biết

về quy trình quản lý và triển khai dự án của Chính phủ. Hiểu biết và có kinh nghiệm làm việc với

các cơ quan của chính phủ. Hiểu biết về VPQH, QH và HĐND. Trình độ nghe nói và viết bằng

tiếng Anh thành thạo.

Page 63: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

63

PHỤ LỤC 2-9

Đề cƣơng tham chiếu

Phó Quản đốc dự án quốc gia

Thời gian: Hợp đồng 2 năm, có thể gia hạn đến 5 năm căn cứ vào năng lực và hiệu quả công

việc

Địa điểm: Hà nội và các chuyến công tác thường xuyên tới các tỉnh

Dự án – “Tăng cường năng lực cho các cơ quan đại diện ở Việt Nam” – Giai đoạn III

Hợp phần A: Phát triển chính sách và Điều phối tài trợ

Hợp phần B: Phát triển năng lực của Quốc hội

Hợp phần C: Phát triển năng lực của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Hợp phần D: Bồi dưỡng và tập huấn cho các đại biểu dân cử và cán bộ giúp việc của họ

1. Các nhiệm vụ chính và báo cáo

Dưới sự chỉ đạo của Quản đốc quốc gia, Phó Quản đốc dự án quốc gia sẽ phối hợp chặt chẽ với

Cố vấn kỹ thuật cao cấp của dự án hỗ trợ Quản đốc quốc gia thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Phối hợp với các bên tham gia lập kế hoạch phân bổ đầu vào của dự án, bao gồm việc

phân bổ chuyên gia quốc tế, tổ chức đào tạo, cung cấp thiết bị và các hợp đồng phụ.

Xây dựng kế hoạt động hoạch quý và năm dựa trên phân bổ đầu vào của các nhà tài

trợ;

2. Điều phối việc xây dựng và triển khai các hoạt động thuộc bốn hợp phần của dự án,

bao gồm việc giám sát và phân bổ đầu vào hợp lý để đạt được mục tiêu đầu ra theo

như quy trình Quốc gia Điều hành NEX

3. Phối hợp chặt chẽ với Giám đốc dự án quốc gia và Cố vấn kỹ thuật cao cấp trong việc

triển khai các hoạt động của dự án. Tham gia việc chuẩn bị các báo cáo của dự án;

4. Quản lý việc thực hiện dự án, quản lý nhân sự và đào tạo cán bộ theo quy trình Quốc

gia Điều hành NEX;

5. Xây dựng các dự thảo báo cáo được yêu cầu trong văn kiện dự án để Giám đốc dự án

và Cố vấn kỹ thuật cao cấp cho ý kiến;

6. Quản lý và điều phối việc lập, triển khai các khóa đào tạo do dự án tài trợ

Page 64: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

64

7. Lập kế hoạch và triển khai các hoạt động của Ban chỉ đạo dự án; các cuộc họp đánh

giá hàng quý và các hội nghị tổng kết hàng năm của dự án;

8. Phối hợp chặt chẽ với Giám đốc Dự án quốc gia và Cố vấn kỹ thuật cao cấp để tăng

cường đối thoại với với các nhà tài trợ, phổ biến thông tin và huy động nguồn lực bổ

sung cho dự án.

2. Các tiêu chuẩn cần có:

Có bằng Thạc sĩ về Khoa học chính trị, Kinh tế, Phát triển quốc tế, Luật và các ngành có liên

quan. Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực quản lý các chương trình/dự án hỗ

trợ phát triển (ODA) và 1 năm kinh nghiệm làm việc cho các dự án Quốc gia điều hành của

UNDP. Hiểu biết về quy trình quản lý và triển khai dự án của Chính phủ. Hiểu biết và có kinh

nghiệm làm việc với các cơ quan của chính phủ. Hiểu biết về VPQH, QH và HĐND. Trình độ

nghe nói và viết bằng tiếng Anh thành thạo.

Page 65: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

65

PHỤ LỤC 2-10

Đề cƣơng tham chiếu

Cán bộ tài chính

Thời gian: Hợp đồng 2 năm, có thể gia hạn đến 5 năm căn cứ vào năng lực và hiệu quả công

việc

Địa điểm: Hà nội và các chuyến công tác thường xuyên tới các tỉnh

Dự án – “Tăng cường năng lực cho các cơ quan đại diện ở Việt Nam” – Giai đoạn III

Hợp phần A: Phát triển chính sách và Điều phối tài trợ

Hợp phần B: Phát triển năng lực của Quốc hội

Hợp phần C: Phát triển năng lực của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Hợp phần D: Bồi dưỡng và tập huấn cho các đại biểu dân cử và cán bộ giúp việc của họ

1. Các nhiệm vụ chính và báo cáo

Cán bộ tài chính của dự án sẽ thực hiện các chức năng chính của mình và triển khai một số

nhiệm vụ cụ thể khác dưới sự giám sát của Quản đốc dự án.

Soạn thảo các thư từ/văn bản giao dịch liên quan đến các vấn đề về tài chính;

Kiểm tra sự chính xác, đầy đủ và các loại hóa đơn, chứng từ và các giấy tờ kèm

theo;Chuẩn bị các hóa đơn thanh toán và/hoặc các lệnh giao dịch ngân hàng;

Hỗ trợ Quản đốc Dự án trong việc quản lý nguồn ngân sách của dự án; chịu trách

nhiệm lưu trữ các văn bản tài chính của dự án; chuẩn bị và cập nhật thông tin về việc

điều chỉnh nguồn ngân sách dự án;

Hỗ trợ Quản đốc dự án trong các hoạt động liên quan đến kiểm toán;

Hỗ trợ Quản đốc Dự án trong việc mua sắm, quản lý trang thiết bị cho Dự án và tổ

chức đấu thầu chọn nhà cung cấp các dịch vụ cho hoạt động của Dự án;

Tư vấn, hỗ trợ các cán bộ, chuyên gia và cố vấn của dự án về thủ tục đi lại và các vấn

đề liên quan tới tài chính, theo dõi và thanh toán chi phí đi lại và các chi phí dịch vụ

khác;

Page 66: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

66

Dựa trên kế hoạch hoạt động năm, Cán bộ Tài chính thực hiện việc điều chỉnh và giám

sát kế hoạch tài chính của dự án dưới sự tham vấn của Quản đốc dự án;

Chuẩn bị và thực hiện các thủ tục trả lương hàng tháng cho cán bộ dự án;

Đảm bảo thông tin liên lạc thường xuyên với UNDP về vấn đề tài chính;

Hỗ trợ trong các hoạt động khác thuộc về kinh nghiệm và khả năng khi Quản đốc dự

án yêu cầu.

2. Tiêu chuẩn:

1. Có bằng đại học về tài chính kế toán, kinh tế, quản trị kinh doanh, và những lĩnh vực

liên quan; có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc cho các Dự án ODA;

2. Hiểu biết về quy trình, thủ tục hoạt động của các Dự án Quốc gia điều hành. Ưu

tiên những người có kinh nghiệm làm việc trong các Dự án của Chính phủ;

3. Sử dụng tiếng Anh thành thạo;

4. Hiểu biết các nguyên tắc, thủ tục và có kinh nghiệm về quản lý tài chính, ngân sách

của Dự án hợp tác quốc tế;

5. Sử dụng thông thạo các phần mềm vi tính (Word, Exel, Power Point …)

Page 67: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

67

PHỤ LỤC 2-11

Mô tả công việc

Trợ lý hành chính

Hợp đồng: 2 năm và có thể được gia hạn dựa theo kết quả và nhu cầu công việc

Địa điểm: Hà Nội (và có thể đi công tác thường xuyên ở các tỉnh).

Dự án – “Tăng cường năng lực cho các cơ quan đại diện ở Việt Nam” – Giai đoạn III

Hợp phần A: Phát triển chính sách và Điều phối tài trợ

Hợp phần B: Phát triển năng lực của Quốc hội

Hợp phần C: Phát triển năng lực của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Hợp phần D: Bồi dưỡng và tập huấn cho các đại biểu dân cử và cán bộ giúp việc của họ

Nhiệm vụ: Dưới sự chỉ đạo và giám sát của Quản đốc dự án (PM), Trợ lý hành chính sẽ thực

hiện những nhiệm vụ dưới đây:

1. Triển khai các hoạt động của Dự án;

2. Phụ trách các công việc hành chính, hậu cần;

3. Chuẩn bị các báo cáo quý, năm cho các hoạt động Dự án;

4. Trao đổi thư từ và liên lạc với nhà tài trợ và các đối tác khác

5. Chuẩn bị và lưu các tài liệu liên quan đến hoạt động của Dự án;

6. Thực hiện các công việc khác khi được yêu cầu.

Yêu cầu:

Có bằng đại học Phát triển quốc tế, Quản trị kinh doanh hoặc các lĩnh vực liên quan.;

Có kinh nghiệm làm việc với các cơ quan lập pháp của Việt Nam là một lợi thế;

Kỹ năng nói và viết tiếng anh thành thạo, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học xã hội

Tối thiểu 2 năm kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực liên quan;

Sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm văn phòng như Windows, Microsoft

Word, EXCEL, Power Point;

Làm việc toàn thời gian

Page 68: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

68

PHỤ LỤC 2-12

Mô tả công việc

Trợ lý kế toán

Hợp đồng: 2 năm và có thể gia hạn tới 5 năm dự theo kết quả và nhu cầu công việc.

Địa điểm: Hà Nội (và có thể đi công tác các tỉnh).

Dự án – “Tăng cường năng lực cho các cơ quan đại diện ở Việt Nam” – Giai đoạn III

Hợp phần A: Phát triển chính sách và Điều phối tài trợ

Hợp phần B: Phát triển năng lực của Quốc hội

Hợp phần C: Phát triển năng lực của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Hợp phần D: Bồi dưỡng và tập huấn cho các đại biểu dân cử và cán bộ giúp việc của họ

Nhiệm vụ:

Dưới sự chỉ đạo và giám sát của Quản đốc dự án (PM), Trợ lý hành chính kiêm kế toán sẽ thực

hiện những nhiệm vụ dưới đây:

Trợ lý Dự án

1 Hỗ trợ các công việc hành chính, hậu cần và tham mưu cho Quản đốc Dự án trong

việc thực hiện các hoạt động của Dự án.

2 Soạn thảo thư từ trao đổi dưới sự hướng dẫn của Quản đốc Dự án

3 Chuẩn bị và lưu các tài liệu liên quan đến hoạt động của Dự án

Kế toán Dự án

1. Hỗ trợ Quản đốc Dự án trong việc quản lý tài chính và nguồn vốn của Dự án, chuẩn

bị các báo cáo tài chính qu , năm về chi tiêu và tạm ứng, Chịu trách nhiệm lưu các tài

liệu về tài chính, chuẩn bị và cập nhật thông tin về việc điều chỉnh nguồn ngân sách

dự án; Hỗ trợ Quản đốc dự án trong các hoạt động liên quan đến kiểm toán

2. Hỗ trợ quản đốc Dự án trong việc chuẩn bị các công việc liên quan đến thầu và mua

bán trang thiết bị cho Dự án.

Yêu cầu:

Có bằng đại học Tài chính hoặc Kế toàn, Quản trị kinh doanh hoặc các lĩnh vực liên

quan;

Page 69: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

69

Có kinh nghiệm làm việc với các cơ quan lập pháp của Việt Nam là một lợi thế;

Kỹ năng nói và viết tiếng anh thành thạo, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học xã hội

Tối thiểu 2 năm kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực liên quan;

Sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm văn phòng như Windows, Microsoft

Word, EXCEL, Power Point;

Làm việc toàn thời gian.

Page 70: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

70

PHỤ LỤC 3

KHUÔN KHỔ CÁC KẾT QUẢ VÀ NGUỒN LỰC CỦA DỰ ÁN

Những thành quả dự kiến (đƣợc đề cập trong Khuôn khổ các kết quả quốc gia):

Năng lưc của Quốc hội và Hội đồng nhân dân được tăng cường trong việc giám sát hoạt động của cơ quan hành pháp và đại diện cho lợi ích của người

dân.

Chỉ số thành quả (đƣợc đề cập trong Khuôn khổ Kết quả và Nguồn lực của Chƣơng trình quốc gia), bao gồm cơ sở và mục tiêu:

Năng lực của Quốc hội và Hội đồng nhân dân được tăng cường trong việc thực hiện các chức năng đại diện, lập pháp và giám sát

Đường dịch vụ MYFF thích hợp:

Hỗ trợ chính sách cho nền quản trị quốc gia dân chủ

Phát triển Quốc hội

Vấn đề phân cấp và quản lý của chính quyền địa phương

Chiến lƣợc đối tác:

Những thành quả và kết quả dự kiến sẽ đạt được thông qua mối quan hệ đối tác chặt chẽ và lâu dài với ban lãnh đạo của Quốc hội, các Hội đồng nhân

dân cấp tỉnh/thành phố và Văn phòng Quốc hội. Dự án được xây dựng và triển khai dựa trên mối quan hệ bền vững với các bên đối tác là Cơ quan hợp

tác phát triển Thụy Sỹ (SDC), Cơ quan hợp tác phát triển Anh (DFID), Cơ Quan hợp tác phát triển Canada (CIDA), Cơ quan hợp tác phát triển của

Vương quốc Anh (DfID) và Cơ quan hợp tác phát triển Ai-rơ-len (Irish Aid). Các khả năng phối hợp với Dự án Hỗ trợ thể chế của Liên minh Châu Âu

sẽ tiếp tục được xem là quan trọng ở cấp độ Quốc hội. Đối thoại mang tính hệ thống giữa các đại biểu dân cử và các nhà tài trợ sẽ được đảm bảo thực

hiện thông qua việc duy trì tổ chức các cuộc tọa đàm giữa Quốc hội/Văn phòng Quốc hội với các cơ quan tài trợ. Sự tham gia của các tổ chức phi chính

phủ, các cơ quan thông tấn báo chí và các nhà báo vào các hoạt động của dự án sẽ được xem như một yêu cầu quan trọng

Tên dự án: Tăng cường năng lực của các cơ quan đại diện ở Việt Nam – Giai đoạn 3

# Cấp độ Các hoạt động chính Cơ sở Mục tiêu

Phƣơng

thức đánh

giá

Các thành quả

liên quan của Kế

hoạch Một Liên

Hợp Quốc

Các lĩnh vực

ƣu tiên liên

quan đến

NĐ 131

Rủi ro/Giả

định

Page 71: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

71

111

111

111

111

111

111

111

1.

Tăng cƣờng

đối thoại

chính sách

và điều phối

tài trợ

Tăng cường năng

lực cho Quốc hội

và HĐND trong

việc giám sát

hoạt động của cơ

quan hành pháp và

đại diện cho lợi

ích của người dân.

Tăng cường

năng lực thể

chế và phát

triển nguồn

nhân lực;

chuyển giao

công

nghệ;tăng

cường năng

lực trong việc

nghiên cứu

và phát triển

- Sự miễn

cưỡng của

những

người

tham gia

vào việc

thảo luận

các vấn đề

chiến lược

- Không

thể đi đến

sự đồng

thuận

chung về

chiến lược

tài trợ

1.1

Các chiến

lược thúc đẩy

sự phát triển

của Quốc hội

được thảo

luân và hoạt

động điều

phối tài trợ

được thúc đẩy

1. Một

chiến lược

rõ ràng đối

với việc tài

trợ cho QH

và các

HĐND

2. Các ý

kiến thảo

luận tại các

hội thảo đối

thoại

Page 72: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

72

11.1.1.

1.1

Các chiến

lược thúc đẩy

sự phát triển

của Quốc hội

được xác định

và điều phối

rõ ràng với

các nhà tài trợ

quốc tế.

1. Tổ chức các cuộc Tọa đàm giữa

Quốc hội với cộng đồng các nhà tài

trợ - 2 lần trong một năm (sau mỗi kỳ

họp của Quốc hội)

2. Tổ chức Tọa đàm giới thiệu với

cộng đồng tài trợ về cuộc bầu cử

Quốc hội năm 2012 và bầu cử đại

biểu HĐND năm 2009

Các đối

thoại chính

sách giữa

lãnh đạo của

Quốc hội và

Hội đồng

nhân dân

với cộng

đồng quốc

tế không

được tiến

hành thường

xuyên và

định kỳ.

Cơ hội đối

thoại

thường

niên giữa

QH/HĐN

D với cộng

đồng quốc

tế

.1.1.2

.1.11.

2

Một số các

hoạt động tư

vấn về chính

sách được tổ

chức giữa

Quốc hội và

các đại diện

cấp cao của

cộng đồng các

nhà tài trợ

1. Tổ chức Tọa đàm tư vấn về phát

triển Quốc hội – đối thoại giữa ban

lãnh đạo Quốc hội và một số chuyên

gia quốc tế (trong một chuỗi các hoạt

động liên quan đến Hội nghị Đà

Nẵng). Hoạt động này nhằm hỗ trợ

việc đánh giá giữa kỳ về các chiến

lược thúc đẩy sự phát triển của Quốc

hội và sự hỗ trợ của các nhà tài trợ

trong giai đoạn 2007 và 2009

2. Đối thoại thường niên giữa Quốc

hội và các nhà tài trợ về hoạt động

của các cơ quan đại diện

3. Đối thoại thường niên giữa

HĐND/Quốc hội và các cơ quan tài

trợ về hoạt động của HĐND (sau bầu

cử HĐND năm 2009)

Page 73: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

73

1.2

Đối thoại

chính sách về

các vấn đề

quan trọng

của quốc gia

được thúc đẩy

Tăng cường năng

lực cho Quốc hội

và HĐND trong

việc giám sát

hoạt động của cơ

quan hành pháp và

đại diện cho lợi

ích của người dân.

Tăng cường

năng lực

thể chế và

phát triển

nguồn nhân

lực; chuyển

giao công

nghệ;tăng

cường năng

lực trong

việc nghiên

cứu và phát

triển

Các lãnh

đạo của

Quốc hội

mong

muốn có

một cơ hội

để thảo

luận các

mục tiêu

phát triển

chính sách

lâu dài. 11.2.

1.1.1.

2.1

Những vấn đề

chính sách

quan trọng

được giới

thiệu và thảo

luận giữa các

nhà lãnh đạo

của Quốc hội

- Nghiên cứu về các vấn đề chính

sách và những kinh nghiệm hay liên

quan tới vấn đề này

- Tổ chức các cuộc hội thảo chính

sách – 2 lần một năm về các vấn đề

quan trọng đối với các Đại biểu được

quyết định

Nghiên cứu

và các hội

thảo chính

sách được

thực hiện

dựa trên cơ

sở ngắn hạn

Các vấn

đề chính

sách có

tính lâu dài

được

nghiên cứu

và thảo

luận

1 Các bản

báo cáo

được thực

hiện

2. Đối thoại

thường niên

giữa

QH/HĐND

và cộng

đồng quốc

tế

Page 74: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

74

11.3

Thúc đẩy các

vấn đề về

bình đẳng giới

trong hoạt

động của QH

và HĐND

Tăng cường năng

lực cho Quốc hội

và HĐND trong

việc giám sát

hoạt động của cơ

quan hành pháp và

đại diện cho lợi

ích của người dân.

Tăng cường

năng lực

thể chế và

phát triển

nguồn nhân

lực; chuyển

giao công

nghệ;tăng

cường năng

lực trong

việc nghiên

cứu và phát

triển

- Các vấn

đề về giới

không

được phản

ánh một

cách nhất

quán trong

tất cả các

vấn đề

chính sách.

- Việc

tham gia

tích cực

của phụ nữ

vào hoạt

động DA

là một khó

khăn.

1.3.1

1.3.1

.1.1

Vấn đề Bình

đẳng giới và

vấn đề trao

quyền cho

phụ nữ được

thảo luận và

báo cáo sâu

rộng

Nghiên cứu về pháp luật về Bình

đẳng giới ở các quốc gia khác, những

thách thức mà các đại biểu Quốc hội

nữ đang gặp phải và những kinh

nghiệm hay ở Châu Á

Các vấn đề

về bình

đẳng giới

mới chỉ

được thúc

đẩy gần đây

khi có nhiều

vấn đề liên

quan tới

giới được

đưa ra trước

QH và

HĐND.

Các vấn đề

về giới

được

thường

xuyên thảo

luận và đề

cập đến ở

tất cả các

cuộc thảo

luận về

chính sách

1. Các Đại

biểu nhân

thức tốt

hơn các vấn

đề về giới

trong các

chủ đề về

chính sách

2. Các báo

cáo và

nghiên cứu

phản ánh

nội dung về

giới

Page 75: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

75

11.3.

2.1.1.

3.2

Mạng lưới các

nhóm phụ nữ

và các đại

biểu Quốc hội

nữ trong khu

vực được thiết

lập

Tổ chức Hội nghị Châu Á về vấn đề

bình đẳng giới trong hoạt động của

Quốc hội để chia sẻ kinh nghiệm và

những hiểu biết giữa các đại biểu QH

nữ trong khu vực

Sự tiếp xúc

còn hạn chế

giữa các đại

biểu nữ của

Việt Nam

với các đại

biểu Quốc

hội và các

nhóm phụ

nữ trong

khu vực

Tiếp xúc

định kỳ

giữa các

đại biểu

Quốc hội

nữ và các

nhóm phụ

nữ của

trong khu

vực thông

qua nhiều

kênh thông

tin liên lạc

khác nhau

Dữ liệu về

việc thiết

lập mạng

lưới khu

vực giữa

các nhóm

phụ nữ và

các đại biểu

Quốc hội

Thách thức

trong viêc

phát triển

một mạng

lưới quốc

gia.

Page 76: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

76

1.4

Điều phối tài

trợ giữa các

dự án và

chương trình

của Quốc hội,

VPQH và

HĐND

Tăng cường năng

lực cho Quốc hội

và HĐND trong

việc giám sát

hoạt động của cơ

quan hành pháp và

đại diện cho lợi

ích của người dân.

Tăng cường

năng lực

thể chế và

phát triển

nguồn nhân

lực; chuyển

giao công

nghệ; tăng

cường năng

lực trong

việc nghiên

cứu và phát

triển

- Các cơ

quan tài trợ

có trách

nhiệm và

cách tiếp

cận như

nhau khi

làm việc

với các cơ

quan dân

cử.

- QH cam

kết tăng

cường sự

hợp tác.

Page 77: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

77

11.4.

1.1.1.

4.1

Sự điều phối

hiệu quả hơn

giữa những cơ

quan thực

hiện và quản

lý dự án trong

các dự án,

chương trình

hợp tác với

Quốc hội,

Văn phòng

Quốc hội và

Hội đồng

Nhân dân cấp

tỉnh/thành phố

trực thuộc

trung ương

1. Tổ chức các cuộc họp hàng tháng

giữa các cơ quan thực hiện các dự án

và chương trình hợp tác với Quốc hội,

VPQH và HĐND

2. Tổ chức các cuộc họp định kỳ giữa

các Quản đốc dự án của các dự án và

chương trình hợp tác với Quốc hội,

VPQH và các HĐND

3. Tổ chức hội nghị (2 năm 1 lần)

giữa các nhà tài trợ, cơ quan thực hiện

dự án và các Giám đốc dự án để thảo

luận về việc điều phối tài trợ

Không có sự

điều phối

giữa các nhà

tài trợ quốc

tế

Sự điều

phối

thường

xuyên và

liên tục

giữa các

nhà tài trợ

và các cơ

quan thực

hiện dự án

1. Tăng

cường sự

hợp tác

giữa các dự

án, bao

gồm tổ

chức các

khóa tập

huấn chung

và phát

hành các ấn

phẩm của

Dự án

chung

2. Tổng kết

dự án, trong

đó có phân

tích về hiệu

quả chi phí

và công tác

điều phối

Page 78: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

78

1.41.

41.4.

21.2

Tăng cường

sự hợp tác và

hiệp lực giữa

các cơ quan

của Liên hợp

quốc với các

dự án, chương

trình hợp tác

với Quốc hội,

VPQH và

HĐND

Dự án đóng vai trò chủ đạo trong việc

điều phối các dự án và chương trình

đang được các cơ quan của LHQ phối

hợp thực hiện với Quốc hội, VPQH,

các HĐND cấp tỉnh/thành phố trực

thuộc trung ương

Không có

sự điều phối

giữa các cơ

quan của

LHQ

Điều phối

thường

xuyên và

liên tục

giữa các cơ

quan của

LHQ có

chương

trình hợp

tác với QH

hoặc

HĐND

1. Tăng

cường hợp

tác giữa các

cơ quan của

LHQ, bao

gồm viềc tổ

chức các

khóa tập

huấn chung

và phát

hành các ấn

phẩm

chung

2. Tổng kết

dự án và

chương

trình, trong

đó có phân

tích về hiệu

quả chi phí

và công tác

điều phối

2.1

Tăng cƣờng

năng lực của

Quốc hội

trong việc

thực hiện các

chức năng

đại diện,

giám giám và

lập pháp.

Page 79: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

79

2.1

Năng lực của

đại biểu Quốc

hội trong việc

thực hiện chức

năng đại diện,

tiếp xúc và đối

thoại hiệu quả

với cử tri được

tăng cường

Tăng cường

năng lực cho

Quốc hội và

HĐND trong

việc giám sát

hoạt động của cơ

quan hành pháp

và đại diện cho

lợi ích của người

dân.

Tăng

cường

năng lực

thể chế và

phát triển

nguồn

nhân lực;

chuyển

giao công

nghệ;tăng

cường

năng lực

trong việc

nghiên

cứu và

phát triển

- Chi phí

để thành

lập các

phòng tiếp

dân ở khu

vực cử tri

là vừa phải

- Sự gắn

kết với

người dân

sẽ giúp

cho việc

xây dựng

các văn

bản luật tốt

hơn và phù

hợp hơn

với nguyên

tắc nhà

nước pháp

quyền

- Việc gắn

kết với

người dân

và xã hội

dân sự có

thể đòi hỏi

nhiều thời

gian và

nguồn lực

hơn hệ

thống giúp

Page 80: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

80

.2.1.1.

1.11.1

Một số các đại

biểu Quốc hội,

các nhà báo và

các tổ chức phi

chính phủ

(trong đó có

một số lượng

đáng kể là phụ

nữ) tham gia

các cuộc hội

thảo chính sách

Dự án đảm bảo rằng tất cả Đề

cương tham chiếu của các hội nghị

và đối thoại chính sách có sự hiện

diện của xã hội dân sự

Sự tương tác

giữa Quốc

hội, các Đại

biểu và các

bên tham gia

dự án còn hạn

chế

Sự tương

tác giữa các

Đại biểu,

các nhà báo

và các tổ

chức phi

chính phủ

diễn ra

thường

xuyên.

Báo cáo

của các

Hội thảo

phản ánh

việc đóng

góp ý kiến

từ các nhà

báo và các

tổ chức phi

chính phủ

việc hiện

có.

- Tăng

cường sự

tiếp xúc,

đối thoại

sẽ nâng

cao sự

mong đợi

của người

dân và xã

hội dân sự

đối với các

Đại biểu.

Page 81: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

81

2.1.2

.1.12

.1.2

Tăng lượng thời

gian (số giờ

trong mỗi

tháng) mà các

đại biểu nói

chung và các

Đại biểu

chuyên trách

nói riêng dành

cho cho công

việc ở khu vực

cử tri

1. Xây dựng Báo cáo nghiên cứu -

“Mối quan hệ ở khu vực cử tri:

Những thành tựu và thách thức đối

với các đại biểu Quốc hội”

2. Các Văn phòng Đoàn đại biểu

QH cấp tỉnh được hỗ trợ để các đại

biểu thực hiện việc tiếp xúc với cử

tri nhiều hơn, trong đó có các dự án

thí điểm về việc thành lập các “văn

phòng tiếp cử tri”

3. Biên soạn Cẩm nang hoạt động

tại khu vực cử tri dành cho các đại

biểu Quốc hội Việt nam

Sự tương tác

giữa các Đại

biểu Quốc hội

và người dân

còn hạn chế

Sự tương

tác giữa các

Đại biểu và

người dân là

định kỳ,

thường

xuyên

Các Đại

biểu phản

hồi một

cách đầy đủ

và chính

xác những

yêu cầu của

người dân.

1. Các

phòng tiếp

dân ở các

khu vực cử

tri được

thiết lập.

2. Dữ liệu

về các

cuộc họp

giữa người

dân và các

ĐB

3. Báo cáo

về tính

hiệu quả

của mối

quan hệ

với khu

vực cử tri

được thực

hiện.

Page 82: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

82

2.1.

3

Tăng cường sự

ảnh hưởng của

người dân đối

với hoạt động

của đại biểu.

1. Tổ chức đoàn nghiên cứu, học

tập tại Nhật Bản, Hàn Quốc dành

cho các đại biểu Quốc hội về kinh

nghiệm hoạt động với khu vực cử

tri

2. Tổ chức Hội thảo trao đổi kinh

nghiệm và bài học sau chuyến

nghiên cứu học tập ở mục 1

3. Tổ chức Hội thảo “Mối quan hệ ở

khu vực cử tri” dành cho các đại

biểu Quốc hội để phân tích hiện

trạng và phương hướng hoạt động

trong năm tới

Sự ảnh hưởng

của người dân

đối với hoạt

động của các

đại biểu còn

hạn chế.

Các Đại

biểu thể

hiện được

nguyện

vọng của

người dân

khi xây

dựng luật.

1. Tranh

luận trong

QH phản

ánh được

nguyện

vọng của

người dân.

2. Các bài

viết đăng

tải trên các

báo phản

ánh được

sự ảnh

hưởng của

người dân

đối với

hoạt động

của QH.

3. Báo cáo

của chuyến

nghiên cứu

học tập ở

nước

ngoài.

Page 83: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

83

2.2

Tăng cường sự

tương tác giữa

QH, ĐBQH và

các cơ quan/tổ

chức xã hội

quan trọng.

Tăng cường

năng lực cho

Quốc hội và

HĐND trong

việc giám sát

hoạt động của cơ

quan hành pháp

và đại diện cho

lợi ích của người

dân.

Tăng

cường

năng lực

thể chế và

phát triển

nguồn

nhân lực;

chuyển

giao công

nghệ;tăng

cường

năng lực

trong việc

nghiên

cứu và

phát triển

- Các Đại

biểu cần

chủ động

tiếp xúc và

trao đổi

với người

dân, các tổ

chức quần

chúng và

các nhà

báo trước

và sau các

cuộc bầu

cử

- Các nhà

báo và các

tổ chức

quần

chúng cần

chủ động

gặp gỡ,

trao đổi

với các đại

biểu theo

một cách

thức

chuyên

nghiệp

- Điều kiện

nguồn lực

có sẵn để

việc thông

tin liên lạc

điện tử có

thể thực

hiện được.

Page 84: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

84

.2.2.1.

1.12.1

Sô lượng các

buổi tiếp xúc

giữa các ứng cử

viên và cử tri

tăng.

1. Tổ chức các hội thảo dành cho

ĐB về kỹ năng tiếp xúc với cử tri

trong chiến dịch bầu cử (10 hội thảo

x 50 ứng cử viên)

2. Thực hiện Báo cáo nghiên cứu

về năng lực của các ứng cử viên

ĐBQH trong việc tiếp xúc với cử tri

trước các cuộc bầu cử Quốc hội

khóa mới..

3. Tổ chức nhiều cuộc tiếp xúc với

công chúng trong các cuộc bầu cử

Quốc hội sắp tới để giúp các ứng cử

viên nâng cao năng lực trong việc

tiếp xúc với các cử tri.

Sự tiếp xúc

giữa các ứng

cử viên đại

biểu QH và

các cử tri còn

hạn chế.

Sự tiếp

xúc/đối

thoại giữa

các ứng cử

viên đại

biểu QH và

các cử tri

nên diễn ra

thường

xuyên

1. Tranh

luận giữa

các ứng

cử viên và

các cuộc

tiếp xúc

với công

chúng

được

thông

báo/đăng

tải trên các

phương

tiện thông

tin đại

chúng

2. Mối

quan tâm

của các cử

tri được

phản ánh

trong các

phiên tranh

luận tại

QH.

3. Dữ liệu

về các các

cuộc tiếp

xúc giữa

các ứng cử

viên và các

cử tri.

Page 85: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

85

2.2.2

.12.2

.2

Tăng cường sử

dụng thông tin

liên lạc điện tử

và các phương

tiện truyền

thông để liên hệ

với ngưởi dân

và các bên tham

gia của dự án.

1. Thực hiện Báo cáo nghiên cứu

về sự phát triển chiến lược điện tử

cho việc thúc đẩy chia sẻ thông tin

và sự phản hồi đối với những mối

quan tâm của người dân

2. Triển khai thực hiện chiến lược

điện tử để thúc đẩy sự tương tác

giữa các Đại biểu và khu vực bầu

cử.

Việc sử dụng

thông tin liên

lạc điện tử và

truyền thông

của các đại

biểu còn hạn

chế và rời rạc.

Việc sử

dụng thông

tin liên lạc

điện tử và

truyền

thông để

liên lạc với

người dân

thường

xuyên và

hiệu quả.

1.Dữ liệu

(thư điện

tử, các báo

cáo được

đăng tải)

về việc sử

dụng thông

tin liên lạc

điện tử và

truyền

thông của

các đại

biểu.

2 Dữ liệu

về số

lượng

người dân

tiếp cận

thông tin

về QH và

các đại

biểu thông

qua các

trang web

điện tử.

3. Dự liệu

về các

thông tin

về QH có

sẵn để

người dân

tham khảo

trên

internet.

Page 86: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

86

2.2.3

2.2.3

.1.1

Chất lượng của

các cuộc đối

thoại giữa các

bên tham gia dự

án, người dân

và các Đại biểu

được tăng

cường.

1. Bồi dưỡng kỹ năng truyền thông

cho các Đại biểu.

2. Tổ chức Hội thảo cho các nhà

báo về “Sự tiếp xúc và đối thoại

giữa QH với người dân.”

3. Tổ chức các hội thảo ủng hộ

chính sách được tổ chức thường

niên cho các tổ chức quần chúng và

các tổ chức phi chính phủ về sự

tương tác giữa đại biểu và người

dân: vai trò và thách thức.

Đối thoại giữa

các đại biểu

và người dân

còn hạn chế

về chất lượng.

Chất lượng

của các đối

thoại giữa

các đại biểu

và người

dân được

tăng cường.

1. Báo cáo

trên các

phương

tiện truyền

thông phản

ánh trình

độ nghiệp

vụ của các

đại biểu và

các nhà

báo.

2. Dữ liệu

về các

cuộc họp

giữa các tổ

chức quần

chúng và

các đại

biểu cho

thấy trình

độ nghiệp

vụ và sự

sử dụng

hiệu quả

các nguồn

lực.

Page 87: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

87

2.3

Việc tham khảo

ý kiến công

chúng được

thúc đẩy để trở

thành một cơ

chế tăng cường

chất lượng lập

pháp và thực

tiễn giám sát

của Quốc hội.

Tăng cường

năng lực cho

Quốc hội và

HĐND trong

việc giám sát

hoạt động của cơ

quan hành pháp

và đại diện cho

lợi ích của người

dân.

Tăng

cường năng

lực thể chế

và phát

triển nguồn

nhân lực;

chuyển

giao công

nghệ;tăng

cường năng

lực trong

việc nghiên

cứu và phát

triển

- Việc

tham khảo

ý kiến

công

chúng tạo

điều kiện

để người

dân Việt

Nam tham

gia vào

quá trình

xây dựng

luật, đồng

thời tạo ra

đòi hỏi lớn

Page 88: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

88

2.3.1

.1.1.

1

Số lượng các

cải cách mang

tính chính sách

và kinh nghiệm

hay được thúc

đẩy.

1. Xây dựng và phổ biến tới các đại

biểu Quốc hội, các cán bộ của Mặt

trân Tổ quốc và các tổ chức phi

chính phủ Báo cáo nghiên cứu “so

sánh kinh nghiệm hay về việc tham

khảo ý kiến công chúng trong hoạt

động của Quốc hội”

2. Xây dựng và phổ biến tới các đại

biểu Quốc hội, các cán bộ của Mặt

trân Tổ quốc và các tổ chức phi

chính phủ “Báo cáo so sánh những

kinh nghiệm hay về quy trình, thủ

tục và phương pháp tổ chức tham

khảo ý kiến công chúng trong hoạt

động của các Ủy ban của Quốc hội”

3. Dịch, in và phát hành cuốn sổ

tay của Liên minh Châu Âu về

“Tham khảo ý kiên công chúng”

4. Chuyến nghiên cứu, học tập

dành cho lãnh đạo các Ủy ban của

Quốc hội tới Nhật Bản và Úc để tìm

hiểu, nghiên cứu về vấn đề tham

khảo ý kiến công chúng

Thảo luận với

các đại biểu

về việc tham

khảo ý kiến

công chúng là

những thảo

luận không

chính thức.

Cung cấp

thông tin về

tham khảo ý

kiến công

chúng theo

một cách

thức chuẩn

mực và

thường

xuyên.

1. Các ấn

phẩm được

xây dựng

và phát

hành.

2. Báo cáo

của chuyến

nghiên cứu

học tập

nước

ngoài.

hơn đối

với Quốc

hội và các

ĐBQH.

- Việc

thường

xuyên tổ

chức các

cuộc tham

khảo ý

kiến công

chúng cho

các dự

thảo luật

đòi hỏi

nguồn lực

lớn hơn về

vật lực và

nhân lực.

Page 89: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

89

2.3.2

..3.2

Thể chế hóa

việc tham khảo

ý kiến công

chúng đối với

các dự thảo

luật.

1. Tổ chức Hội thảo “Tham khảo ý

kiến công chúng trong công việc

của Quốc hội: Những thách thức

trong giai đoạn 2008-2010

2. Xây dựng và phổ biến tới các đại

biểu Quốc hội cuốn Sổ tay dành cho

đại biểu Quốc hội Việt Nam về

“Cách thức tổ chức một cuộc gặp

với công chúng”

3. Tổ chức thí điểm việc tham khảo

ý kiến công chúng (2 lần một năm)

về 2 dự luật được lựa chọn. Báo cáo

và bài học kinh nghiệm được chuẩn

bị và phổ biến tới các đại biểu

Quốc hội và các nhà hoạch định

chính sách

4. Thể chế hóa việc tham khảo ý

kiến công chúng trong việc xem

xét, thẩm tra các dự thảo luật, bao

gồm cả các sửa đổi về quy trình và

thủ tục của Quốc hội

Tham khảo ý

kiến công

chúng đối với

các dự thảo

luật còn hạn

chế.

Tham khảo

ý kiến công

chúng đối

với các dự

thảo luật trở

thành thông

lệ.

1. Dữ liệu

về việc

tham khảo

ý kiến

công

chúng đối

với các dự

thảo luật.

2. Việc

tham khảo

ý kiến

công

chúng

được đăng

tải trên các

phương

tiện thông

tin.

3. Các ấn

phẩm được

xây dựng

và phát

hành.

4. Quy

trình và

thủ tục

được sửa

đổi

Page 90: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

90

2.4

Sự liêm khiết

và cách cách

hành xử đúng

đắn được thúc

đẩy trở thành

một phần công

việc của Quốc

hội.

Tăng cường

năng lực cho

Quốc hội và

HĐND trong

việc giám sát

hoạt động của cơ

quan hành pháp

và đại diện cho

lợi ích của người

dân.

Tăng

cường

năng lực

thể chế và

phát triển

nguồn

nhân lực;

chuyển

giao công

nghệ;tăng

cường

năng lực

trong việc

nghiên

cứu và

phát triển

- QH có

vai trò

quan trọng

trong việc

giải quyết

vấn đề

tham

nhũng.

22.4.1.

1.1.1.1.

1

Số lượng các

cải cách mang

tính chính sách

và những kinh

nghiệm hay

được giới thiệu

1. In và phổ biến rộng rãi Báo cáo

so sánh những kinh nghiệm hay về

“Chống tham nhũng trong hoạt

động của Quốc hội” tới các đại

biểu Quốc hội và những nhà hoạch

định chính sách

2. In và phổ biến Báo cáo so sánh

những kinh nghiệm thực tiễn hay về

“Quy tắc về đạo đức/ứng xử của

Quốc hội” (do Chương trình quản

lý nhà nước khu vực Châu Á của

UNDP thực hiện) được in và phổ

biến tớit các đại biểu Quốc hội và

những nhà hoạch định chính sách

3. Soạn thảo bản “Quy tắc ứng xử

cho các đại biểu”

Không có các

quy tắc hiến

định nào quy

định về cách

hành xử đạo

đức cho QH

và các ĐBQH

QH có các

quy định

hướng dẫn

các đại biểu

về cách

hành xử đạo

đức.

1. Các báo

cáo và ấn

phẩm được

biên soạn

và phát

hành.

2. Dự thảo

Quy tắc

ứng xử cho

các Đại

biểu được

biên soạn.

Page 91: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

91

22.4.2

.4.2

Các Ủy ban của

Quốc hội tham

gia vào các

sáng kiến chống

tham nhũng

1. Tổ chức Hội thảo “Quốc hội, sự

liêm chính và công tác chống tham

nhũng”

2. Tổ chức Hội thảo “ Sự tham gia

của người dân và các phương tiện

thông tin đại chúng trong việc

chống tham nhũng – kinh nghiệm

quốc tế”

Các hoạt

động của

Quốc hội liên

quan tới việc

phòng chống

tham nhũng

còn hạn chế

và chỉ mang

tính chất

không chính

thức.

Các Ủy ban

của Quốc

hội tiến

hành các

hoạt động

chống tham

thường

xuyên và có

hệ thống.

1. Báo cáo

của các hội

nghị được

thực hiện.

2. Dữ liệu

về công

việc của

các Ủy ban

2.5

Các quy tắc và

thực tiễn giám

sát của Quốc

hội được cải

thiện.

Tăng cường

năng lực cho

Quốc hội và

HĐND trong

việc giám sát

hoạt động của cơ

quan hành pháp

- Việc

tăng cường

vai trò

giám sát

cho QH

đòi hỏi

thêm vật

Page 92: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

92

2.5.1.

5.1

Số lượng các

cải cách mang

tính chính sách

và những kinh

nghiệm hay

được giới thiệu

(ví dụ về xóa

đói giảm nghèo

và bình đẳng

giới)

1. Tổ chức Hội thảo “Vai trò của

Quốc hội trong việc giám sát các kế

hoạch xóa đói giảm nghèo”

2. Tổ chức Hội thảo “Vai trò của

Quốc hội trong việc giám sát thực

hiện Luật bình đẳng giới”

3. Tổ chức Hội thảo “Những quy

tắc và thực tiễn quốc tế hay về giám

sát”

Quy trình, thủ

tục của Quốc

hội liên quan

tới chức năng

giám sát chưa

được vận

dụng đầy đủ.

Việc vận

dụng các

quy trình,

thủ tục của

QH để thực

hiện chức

năng giám

sát các cơ

quan hành

pháp

thường

xuyên.

1. Báo cáo

về các hoạt

động tại

các hội

thảo/hội

nghị.

2. Dữ liệu

từ QH cho

thấy sự

tăng cường

vai trò

giám sát

của QH

và đại diện cho

lợi ích của người

dân.

lực và

nhân lực

hơn nữa.

- Việc thực

hiện công

tác giám

sát chặt

chẽ sẽ

khiến cho

các đại

biểu

chuyên

trách mang

trách

nhiệm

nặng nề

hơn.

Page 93: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

93

2.5.2

Thể chế hóa chức

năng giám sát của

Quốc hội.

1.Thực hiện Báo cáo nghiên cứu về:

“Quốc hội và các cơ quan giám sát

khác của nhà nước: Trách nhiệm và

mối quan hệ hợp tác”

2. Thực hiện thí điểm việc tổ chức

tham khảo ý kiến công chúng (2 năm

1 lần) về việc đánh giá công tác triển

khai, thi hành một số luật được lựa

chọn. Báo cáo có đề cập đến các bài

học kinh nghiệm được xây dựng và

gửi đến các đại biểu QH và các nhà

hoạch định chính sách.

3. Thể chế hóa việc tham khảo ý kiến

công chúng về việc đánh giá công tác

triển khai, thi hành luật, bao gồm cả

các sửa đổi về quy trình và thủ tục của

Quốc hội.

Việc giám sát

hoạt động của

cơ quan Hành

pháp trong việc

thi hành luật còn

hạn chế

Quốc hội và

ĐBQH có

các công cụ

để thực hiện

việc giám

sát các cơ

quan hành

pháp của

chính phủ.

1. Báo cáo

thí điểm về

việc tham

khảo ý

kiến công

chúng

điểm được

biên soạn.

2. Báo cáo

nghiên cứu

được biên

soạn và

phát hành.

3. Quy

trình và

thủ tục của

QH được

sửa đổi để

phản ánh

các công

cụ giám

sát do các

đại biểu

yêu cầu.

Page 94: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

94

33.

Năng lực

của Hội

đồng nhân

dân đƣợc

tăng cƣờng

để thực hiện

những

nhiệm vụ

đƣợc giao

phó trong

tiến trình

phân cấp.

3.1

Năng lực của

đại biểu

HĐND để

thực hiện

việc đại diện,

tiếp xúc và

đối thoại

hiệu quả với

cử tri được

tăng cường

Tăng cường

năng lực cho

Quốc hội và

HĐND trong

việc giám sát

hoạt động

của cơ quan

hành pháp và

đại diện cho

lợi ích của

Tăng cường

năng lực thể

chế và phát

triển nguồn

nhân lực;

chuyển giao

công

nghệ;tăng

cường năng

lực trong việc

- Chi phí

cho việc

thành

lập các

phòng

tiếp dân

ở khu

vực cử

tri là vừa

phải.

Page 95: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

95

3.1.1

Tăng lượng

thời gian các

đại biểu

HĐND dành

cho công

việc ở khu

vực cử tri.

1. Cẩm nang dành cho các đại biểu Hội

đồng nhân dân của Việt Nam về “Hoạt

động tại khu vực cử tri”

2. Xây dựng Báo cáo nghiên cứu - “Mối

quan hệ ở khu vực cử tri: Những thành

tựu và thách thức đối với Hội đồng nhân

dân ở Việt Nam

3. Các Văn phòng HĐND cấp tỉnh được

hỗ trợ để thực hiện tiếp xúc nhiều hơn

giữa các đại biểu và cử tri, bao gồm cả các

dự án thí điểm về việc thành lập các “văn

phòng tiếp cử tri” (phối hợp triển hai

cùng với hoạt động 2.1.2)

4. Tổ chức Hội thảo về “Quan hệ với khu

vực cử tri”, 1 năm một lần để đánh giá

hiện trạng công việc hàng năm và

địnhhướng hành động cho năm tới

Lượng thời

gian các đại

biểu dành

cho công

việc của khu

vực cử tri

còn hạn chế.

Thời gian

các đại

biểu dành

cho việc

tiếp xúc

và đại

diện cho

người dân

tăng lên

và trở

thành

công việc

thường

xuyên.

1. Dữ liệu về

các cuộc họp

giữa người

dân và các

đại biểu

HĐND.

2. Các phòng

tiếp dân đi

vào hoạt

động.

3. Các báo

cáo được

biên soạn dựa

trên các ý

kiến thảo

luận tại các

hội nghị.

4. Báo cáo

được biên

soạn và phát

hành.

người dân. nghiên cứu và

phát triển

- Sự

gắn kết

với

người

dân sẽ

giúp cho

việc xây

dựng

các văn

bản luật

tốt hơn

và phù

hợp hơn

với

nguyên

tắc nhà

nước

pháp

quyền

- Sự gắn

Page 96: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

96

3.1.2

Các nhà báo

và các thành

viên thuộc

các tổ chức

phi chính

phủ (trong

đó có một số

lượng đáng

kể là phụ nữ)

tham gia các

cuộc hội thảo

chính sách

1. Tổ chức Hội thảo dành cho các nhà

báo ở địa phương và trung ương về “Hoạt

động tiếp xúc/đối thoại giữa Hội đồng

nhân dân với người dân” 1 năm 1 lần.

2. Tổ chức Hội thảo dành cho các tổ chức

quần chúng của VN và các tổ chức phi

chính phủ về “Hoạt động tiếp xúc/đối

thoại giữa các Hội đồng nhân dân với

người dân”

Sự tiếp xúc

và đối thoại

giữa các

HĐND và

Đại biểu

HĐND với

các bên

tham gia

chính của

dự án còn

hạn chế.

Sự tiếp

xúc và đối

thoại giữa

các Đại

biểu với

người dân

và xã hội

dân sự

được thực

hiện

thường

xuyên

1. Các báo

cáo từ các hội

nghị được

thực hiện.

2. Tăng số

lượng các

báo cáo về

việc tiếp xúc

và đối thoại

giữa xã hội

dân sự và các

đại biểu trên

các phương

tiện thông tin

đại chúng.

kết với

người

dân và

xã hội

dân sự

có thể

đòi hỏi

nhiều

thời gian

nguồn

lực hơn

hệ thống

giúp

việc

hiện có.

- Tăng

cường

sự tiếp

xúc, đối

thoại sẽ

làm tăng

sự mong

đợi của

người

dân và

xã hội

dân sự

đối với

các Đại

biểu.

Page 97: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

97

3.2

Việc tham

khảo ý kiến

công chúng

được thúc

đẩy trở thành

một cơ chế

để cải thiện

chất lượng

công việc

của Hội đồng

nhân dân cấp

tỉnh./thành

phố trực

thuộc trung

ương

Tăng cường

năng lực cho

Quốc hội và

HĐND trong

việc giám sát

hoạt động

của cơ quan

hành pháp và

đại diện cho

lợi ích của

người dân.

Tăng cường

năng lực thể

chế và phát

triển nguồn

nhân lực;

chuyển giao

công

nghệ;tăng

cường năng

lực trong việc

nghiên cứu và

phát triển

- Việc

tham

khảo ý

kiến

công

chúng

tạo điều

kiện cho

người

dân của

Việt

nam

tham gia

vào quá

trình lập

Page 98: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

98

3.2.1

Số lượng các

hoạt động thí

điểm về

tham khảo ý

kiến công

chúng do các

Hội đồng

nhân dân tổ

chức

1. Cẩm nang hướng dẫn thực hiện tổ chức

việc tham khảo ý kiến công chúng ở các

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh/thành phố

trực thuộc trung ương – tổ chức hai lần

một năm ở một số địa phương được lựa

chọn

2. Tổ chức thí điểm việc tham khảo ý

kiến công chúng – hai lần một năm tại

một số địa phương được lựa chọn

3. Chuẩn bị Báo cáo nghiên cứu về các

bài học trong việc tham khảo ý kiến công

chúng và phổ biến kinh nghiệm tới các đại

biểu Hội đồng nhân dân và các nhà hoạch

định chính sách ở tất cả các địa phương.

4. Tổ chức Hội thảo tổng kết kinh nghiệm

việc thí điểm lấy ý kiến công chúng nhằm

phổ biến kinh nghiệm cho các Hội đồng

nhân dân khác

Tham khảo

ý kiến công

chúng đối

với các dự

án luật còn

hạn chế và

chưa mang

tính chính

thức.

Tham

khảo ý

kiến công

chúng đối

với các dự

án luật

được thực

hiện

thường

xuyên.

1. Sổ tay

hướng dẫn

được biên

soạn và phát

hành.

2. Báo cáo về

hoạt động

tham khảo ý

kiến công

chúng thí

điểm được

biên soạn và

phát hành.

3. Báo cáo từ

các hội nghị

được xây

dựng.

pháp, và

do đó

tạo ra

yêu cầu

lớn hơn

cho QH

và các

ĐBQH.

- Việc

tham

khảo ý

kiến

công

chúng

đối với

các dự

thảo luật

đòi hỏi

cần phải

nguồn

nhân lực

và vật

lực lớn

hơn.

Page 99: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

99

3.3

Sự liêm khiết

và các cách

hành xử

đúng đắn

được thúc

đẩy trở thành

một phần

công việc

của Hội đồng

nhân dân

Tăng cường

năng lực cho

Quốc hội và

HĐND trong

việc giám sát

hoạt động

của cơ quan

hành pháp và

đại diện cho

lợi ích của

người dân.

Tăng cường

năng lực thể

chế và phát

triển nguồn

nhân lực;

chuyển giao

công

nghệ;tăng

cường năng

lực trong việc

nghiên cứu và

phát triển

- HĐND

có vai

trò quan

trọng

trong

việc giải

quyết

tham

nhũng.

Page 100: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

100

3.3.1

Số lượng các

cải cách

mang tính

chính sách

và những

kinh nghiệm

hay được

giới thiệu

1. Xây dựng, in và phát hành rộng rãi

Báo cáo so sánh các kinh nghiệm thực

tiễn hay về công tác chống tham nhũng

trong hoạt động của các cơ quan đại diện

tới cho các Đại biểu Hội đồng nhân dân

và các nhà hoạch định chính sách

2. In và phổ biến rộng rãi Báo cáo so

sánh những kinh nghiệm thực tiễn hay về

“Quy tắc đạo đức/ứng xử của Quốc hội”

(do Chương trình Quản lý nhà nước khu

vực châu Á của UNDP thực hiện) tới các

đại biểu HĐND và các nhà hoạch định

chính sách (xem 2.4.1)

3. Soạn thảo bản Quy tắc mẫu về ứng xử

để tham khảo ý kiến của các HĐND cấp

tỉnh/thành phố

4. Tổ chức Hội thảo dành cho các đại

biểu HĐND về “Hội đồng nhân dân với

việc thúc đẩy sự liêm chính và công tác

chống tham nhũng ở Việt Nam”.

Không có

các quy tắc

hiến định

nào quy

định cách

hành xử đạo

đức cho QH

và các đại

biểu QH

Sự hiểu biết

của các đại

biểu về các

kinh nghiệm

quốc tế hay

còn hạn chế.

Sự hiểu

biết của

các đại

biểu về

các kinh

nghiệm

quốc tế

hay và các

quy tắc

tiêu chuẩn

trong việc

ứng xử

cần được

cải thiện.

1. Báo cáo về

những kinh

nghiệm hay

được biên

soạn và phát

hành.

2. Mô hình

Quy tắc ứng

xử cho

HĐND được

biên soạn và

phát hành.

3. Báo cáo

của các hoạt

động hội thảo

được xây

dựng.

Page 101: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

101

3.4

Các quy tắc

và thực tiễn

giám sát của

Hội đồng

nhân dân cấp

tỉnh/thành

phố trực

thuộc trung

ương được

cải thiện.

Tăng cường

năng lực cho

Quốc hội và

HĐND trong

việc giám sát

hoạt động

của cơ quan

hành pháp và

đại diện cho

lợi ích của

người dân.

Tăng cường

năng lực thể

chế và phát

triển nguồn

nhân lực;

chuyển giao

công

nghệ;tăng

cường năng

lực trong việc

nghiên cứu và

phát triển

- Tăng

cường

vai trò

giám sát

của các

HĐND

đòi hỏi

nguồn

nhân lực

và vật

lực lớn

hơn.

- Việc

thực

hiện

công tác

giám sát

chặt chẽ

sẽ khiến

cho các

đại biểu

chuyên

trách

mang

trách

nhiệm

lớn hơn.

3.4.1

Số lượng

các tham

khảo giám

sát do các

HĐND thực

hiện (tập

trung vào

bình đẳng

giới và xóa

đói giảm

nghèo)

1. Tổ chức Hội thảo dành cho các đại

biểu Hội đồng nhân dân về “Công tác

giám sát việc thi hành luật bình đẳng giới

của các Hội đồng nhân dân”. Báo cáo và

các bài học rút ra sẽ được chuẩn bị

2. Tổ chức Hội thảo dành cho các đại biểu

Hội đồng nhân dân về “Vai trò của

HĐND trong việc giám sát thực hiện các

kế hoạch xóa đói giảm nghèo”. Báo cáo

và các bài họckinh nghiệm sẽ được xây

dựng. (Tổ chức 1 lần 1 năm)

3. Tổ chức Hội thảo “Các kinh nghiệm

thực tiễn hay của quốc tế về vấn đề giám

sát của chính quyền địa phương”

Việc giám

sát đối với

Ủy ban

nhân dân

cấp

tỉnh/thành

phố trực

thuộc trưng

ương trong

việc thi

hành luật

còn hạn chế.

Các Đại

biểu

HĐND

được tăng

cường

năng lực

trong việc

giám giát

hoạt động

của các cơ

quan hành

pháp.

1. Báo cáo từ

các hội thảo

được xây

dựng.

2. Báo cáo

trên các

phương tiện

thông tin về

việc tăng

cường hoạt

động giám sát

của các

HĐND

Page 102: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

102

3.5

Quá trình

ban hành

quyết đinh

của Hội đồng

nhân dân

được thúc

đẩy với sự

tham gia và

đóng góp của

xã hội dân sự

Tăng cường

năng lực cho

Quốc hội và

HĐND trong

việc giám sát

hoạt động

của cơ quan

hành pháp và

đại diện cho

lợi ích của

người dân.

Tăng cường

năng lực thể

chế và phát

triển nguồn

nhân lực;

chuyển giao

công

nghệ;tăng

cường năng

lực trong việc

nghiên cứu và

phát triển

- Khả

năng và

nguồn

lực của

xã hội

dân sự

và các tổ

chức phi

chính

phủ tại

cấp độ

địa

phương

thể hiện

ở chỗ họ

có thể

đưa ra

các trợ

giúp

trong

quá trình

xây

dựng

chính

sách và

đưa ra

quyết

định.

3.5.1

Số lượng các

quyết định

quan trọng

của Hội đồng

nhân dân địa

phương được

tham vấn với

các tổ chức

phi chính

phủ và các tổ

chức xã hội

dân sự

1. Tổ chức Các hội thảo chính sách dành

cho các đại biểu Hội đồng nhân dân về

các lĩnh vực liên quan đến những chính

sách đổi mới như : phân cấp tài chính,

phân tích ngân sách giới, kế hoạch đô thị

hóa và sự cung cấp hiệu quả các loại hình

dịch vụ.

2. Mỗi năm sẽ có hai quyết định quan

trọng của địa phương được đưa ra thảo

luận tại các Hội nghị tham khảo ý kiến

công chúng, tổ chức ở 3 Hội đồng nhân

dân được lựa chọn, với sự tham gia của

các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức

xã hội dân sự. Sự quan tâm đặc biệt sẽ

được dành cho những tham vấn về các

phân tích giới và chống đói nghèo.

Sự tương

tác giữa các

HĐND và

xã hội dân

sự còn hạn

chế.

Sự tương

tác giữa

các

HĐND và

xã hội dân

sự được

thực hiện

thường

xuyên hơn

1. Báo cáo về

các ý kiến

thảo luận tại

các hội nghị

chính sách

được thực

hiện và phổ

biến cho

những người

tham dự.

2. Dữ liệu về

các tham

khảo ý kiến

công chúng

cho thấy vai

trò và đóng

góp của các

tổ chức phi

chính phủ và

xã hội dân sự.

Page 103: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

103

3.6

Nhu cầu phát

triển năng lực

của các

HĐND cấp

dưới được

xác định để

tham khảo

cho các hoạt

động trong

tương lai

Tăng cường

năng lực cho

Quốc hội và

HĐND trong

việc giám sát

hoạt động

của cơ quan

hành pháp và

đại diện cho

lợi ích của

người dân.

Tăng cường

năng lực thể

chế và phát

triển nguồn

nhân lực;

chuyển giao

công

nghệ;tăng

cường năng

lực trong việc

nghiên cứu và

- Một

mô hình

mẫu cho

các Hội

đồng

nhân

dân cấp

huyện

và xã sẽ

tạo

thành

Page 104: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

104

3.6.1

Đánh giá nhu

cầu phát

triển năng

lực của Hội

đồng nhân

dân cấp

huyện và xã

Thực hiện Báo cáo nghiên cúu về nhu cầu

phát triển năng lực của HĐND cấp huyện,

xã để xác định nhu cầu bồi dưỡng, tập

huấn và năng lực đại diện.

Chưa có

nghiên cứu

định tính

nào về năng

lực của các

Hội đồng

nhân dân

cấp huyện,

xã được

thực hiện.

Nhận biết

về năng

lực của

các

HĐND

cấp huyện

và xã.

1. Báo cáo

nghiên cứu

được thực

hiện và phát

hành.

phát triển một bức

tranh rõ

nét về

năng lực

của các

cơ quan

dân cử

này.

Page 105: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

105

4.

Hệ thống và

các phƣơng

pháp chia sẻ

hiểu biết và

kinh nghiệm

nhằm đáp

ứng những

nhu cầu cụ

thể của

Quốc hội và

Hội đồng

nhân dân

cấp tỉnh

đƣợc cải

thiện

Page 106: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

106

4.1

Xây dựng

chương trình

bồi dưỡng,

tập huấn

thường

xuyên cho

các đại biểu

Quốc hội và

cán bộ Văn

phòng Quốc

hội

Tăng

cường

năng lực

cho Quốc

hội và

HĐND

trong việc

giám sát

hoạt động

của cơ

quan hành

pháp và đại

diện cho

lợi ích của

người dân.

Tăng cường

năng lực thể

chế và phát

triển nguồn

nhân lực;

chuyển giao

công

nghệ;tăng

cường năng

lực trong việc

nghiên cứu và

phát triển

- Nếu

TCER

không có

đủ khả

năng để

bắt kịp

với nhu

cầu thì

chất

lượng của

việc bồi

dưỡng/tập

huấn sẽ bị

ảnh

hưởng.

Page 107: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

107

4.1.1

Chương trình

bồi dưỡng,

tập huấn cho

các đại biểu

Quốc hội

nhiệm kỳ

2007 – 2012

được xây

dựng và triển

khai

1. Tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn

các kỹ năng cơ bản cho các đại biểu

Quốc hội về (i) chức năng lập pháp (ii)

chức năng đại diện (iii) chức năng giám

sát (xây dựng chương trình giảng dạy,

hoàn thiện các tài liệu hướng dẫn và

chuẩn bị các tình huống thực tiễn điển

hình)

2. Tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn

theo chủ đề dành cho các đại biểu Quốc

hội và cán bộ Văn phòng Quốc hội về (i)

Việc xóa đói giảm nghèo với việc thực

hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên

kỷ (ii) hỗ trợ hoạt động của các đại biểu

Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội

(iii) các chức năng của Quốc hội - đại

diện, lập pháp và giám sát

3 Tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn

kỹ năng cho cán bộ Văn phòng Quốc hội

về (i) các hệ thống tổ chức Quốc hội (ii)

hỗ trợ hoạt động của của các đại biểu

Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội

(iii) các chức năng của Quốc hội - đại

diện, lập pháp và giám sát (xây dựng

chương trình giảng dạy,hoàn thiện các tài

liệu hướng dẫn và chuẩn bị các tình

huống thực tiễn điển hình)

4. Cấp 5 học bổng về một số nội dung cụ

thể cho đại biểu QH và cán bộ của VPQH

đi nghiên cứu tại các tổ chức quốc tế

được chỉ định

5. Tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn

dành riêng cho các nữ đại biểu dân cử,

đặc biệt là cho những đại biểu đại diện

Việc bồi

dưỡng/tập

huấn đối với

các đại biểu

chỉ mang

tính chất

ngắn hạn và

chủ yếu giới

hạn trong

các khóa

đào tạo

được tài trợ

trực tiếp từ

các nhà tài

trợ quốc tế.

Việc tập

huấn diễn

ra thường

xuyên và

do các cán

bộ, người

thực hiện

bồi dưỡng

của VPQH

thực hiện.

1. Phiếu đánh

giá của các

khóa tập

huấn.

2. Dữ liệu về

các khóa tập

huấn.

3. Tài liệu

giảng dạy cho

các khóa học.

Page 108: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

108

4.2

Xây dựng

chương trình

bồi dưỡng,

tập huấn

thường

xuyên cho

đại biểu Hội

đồng nhân

dân cấp tỉnh

và các cán bộ

Văn phòng

HĐND.

Tăng

cường

năng lực

cho Quốc

hội và

HĐND

trong việc

giám sát

hoạt động

của cơ

quan hành

pháp và đại

diện cho

lợi ích của

người dân.

Tăng cường

năng lực thể

chế và phát

triển nguồn

nhân lực;

chuyển giao

công

nghệ;tăng

cường năng

lực trong việc

nghiên cứu và

phát triển

- Nếu TT

BD

ĐBDC

không có

đủ khả

năng để

bắt kịp

với nhu

cầu tập

huấn thì

chất

lượng của

việc bồi

dưỡng/tập

huấn sẽ bị

ảnh

hưởng.

Page 109: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

109

4.2.1

Chương trình

bồi dưỡng,

tập huấn cho

các đại biểu

Hội đồng

nhân dân cấp

tỉnh trong

giai đoạn

2007 – 2012

được xây

dựng và triển

khai.

1. Tổ chức khóa bồi dưỡng, tập huấn

dành cho các đại biểu Hội đồng nhân dân

mới được bầu sau cuộc bầu cử HĐND

(xây dựng chương trình giảng dạy, hoàn

thiện các tài liệu hướng dẫn và chuẩn bị

các tình huống thực tiễn điển hình)

2. Tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn

các kỹ năng cơ bản cho đại biểu Hội

đồng nhân dân về: (i) chức năng lập pháp

(ii) chức năng đại diện (iii) chức năng

giám sát (xây dựng chương trình giảng

dạy, hoàn thiện các tài liệu hướng dẫn và

chuẩn bị các tình huống thực tiễn điển

hình)

3. Tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn

cho các cán bộ Văn phòng Hội đồng nhân

dân về các vấn đề: (i) các hệ thống tổ

chức chính quyền địa phương (ii) hỗ trợ

hoạt động của các đại biểu địa phương và

của Hội đồng nhân dân (iii) các chức

năng của Hội đồng nhân dân –đại diện,

lập pháp và giám sát; (xây dựng chương

trình giảng dạy, hoàn thiện tài liệu hướng

dẫn và chuẩn bị các tình huống thực tiễn

điển hình)

4. Tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn

theo chủ đề dành cho các đại biểu Hội

đồng nNhân dân về: (i)Việc xóa đói giảm

nghèo và việc thực hiện các Mục tiêu

Phát triển Thiên niên kỷ (ii) phân tích

giới và ngân sách (iii) Bảo vệ các quyền

của người dân (xây dựng chương trình

giảng dạy, hoàn thiện các tài liệu hướng

dẫn và chuẩn bị các tình huống thực tiễn

điển hình)

Bồi

dưỡng/tập

huấn cho

các đại biểu

HĐND còn

hạn chế.

Các khóa

tập huấn

được thực

hiện chủ yếu

dựa trên

nguồn tài

trợ trực tiếp

của các nhà

tài trợ quốc

tế.

Việc bồi

dưỡng/tập

huấn diễn

ra thường

xuyên và

do cán bộ

và những

người thực

hiện tập

huấn của

VPQH

thực hiện.

1.Phiếu đánh

giá của các

khóa học

2. Dữ liệu về

các khóa học.

3. Tài liêu

giảng dạy cho

các khóa học.

Page 110: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

110

4.3

Trung tâm

Bồi dưỡng

đại biểu dân

cử của

VPQH đã

kiện toàn đủ

năng lực để

thực hiện

điều phối các

hoạt động bồi

dưỡng, tập

huấn theo kế

hoạch cho

đại biểu

Quốc hội, đại

biểu HĐND

và cán bộ

giúp việc.

Tăng

cường

năng lực

cho Quốc

hội và

HĐND

trong việc

giám sát

hoạt động

của cơ

quan hành

pháp và đại

diện cho

lợi ích của

người dân.

Tăng cường

năng lực thể

chế và phát

triển nguồn

nhân lực;

chuyển giao

công

nghệ;tăng

cường năng

lực trong việc

nghiên cứu và

phát triển

- Với

những

nguồn lực

và sự trợ

giúp thích

đáng, TT

BD

ĐBDC

có thể

xây dựng

được hệ

thống

đảm bảo

việc thực

hiễn bồi

dưỡng/tập

huấn của

VPQH

Page 111: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

111

4.3.1

Trung tâm

Bồi dưỡng

đại biểu dân

cử của

VPQH xây

dựng được

mạng lưới

những người

thực hiện tập

huấn và các

cơ quan/tổ

chức thực

hiện tập

huấn, đào tạo

cho Đại biểu

Quốc hội và

Đại biểu

HĐND

1. Tổ chức các khóa bồi dưỡng cho cán

bộ của Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân

cử về công tác quản lý và tổ chức hoạt

động của một trung tâm đào tạo, quản lý

dự án, quản lý tài trợ, quản lý các chương

trình đào tạo…

2. Triển khai việc đánh giá nhu cầu bồi

dưỡng, tập huấn của các đại biểu

3. Thiết lập mạng lưới những người thực

hiện tập huấn và các cơ quan/tổ chức

thực hiện tập huấn

4. Thiết lập hệ thống tổ chức chuyên

môn và hành chính của Trung tâm

5. Thiết lập các hệ thống giám sát và

đánh giá về các chương trình dạy và học,

và các cán bộ của Trung tâm được tập

huấn về các hệ thống này

6. Quảng bá/giới thiệu về Trung tâm và

các kế hoạch hoạt động của Trung tâm

này tới các đại biểu Quốc hội, đại biểu

Hội đồng nhân dân và các cán bộ giúp

việc.

Năng lực

của các cán

bộ Trung

tâm

BDĐBDC

còn hạn chế

do Trung

tâm mới

được thành

lập và các

cán bộ mới

bắt đầu làm

việc hơn 1

năm.

TCER có

hệ thống

quản lý và

phương

pháp

giảng dạy

để thể chế

hóa công

tác giảng

dạy.

1. Chính sách

và quy trình

của TT BD

ĐBDC liên

quan tới các

hệ thống quản

2. Báo cáo

đánh giá nhu

cầu được xây

dựng.

3. Danh sách

những người

thực hiện tập

huấn được

xây dựng.

4. Kế hoạch

quảng bá cho

TT BD

ĐBDC được

xây dựng.

đối với

các đại

biểu dân

cử diễn ra

định kỳ

và hiệu

quả

Page 112: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

112

PHỤ LỤC 4

Tăng cƣờng năng lực của các cơ quan đại diện ở Việt Nam - Giai đoạn 3 (2007 – 2012)

Dự kiến phân bổ ngân sách theo các hợp phần

Hợp phần 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng cộng

A. Phát triển chính sách và Điều phối nguồn tài trợ

1. 1. Tăng cƣờngnăng lực hoạch định chính sách của Quốc hội 13,000

93,000

93,000

93,000

93,000

93,000

478,000

B. Phát triển năng lực cho Quốc hội

2. Tăng cƣờng năng lực của Quốc hội và VPQH trong việc thực

hiện các chức năng đại diện, giám sát và lập pháp 21,987

520,227

523,227

533,227

533,227

433,227

2,565,122

C. Phát triển năng lực cho Hội đồng nhân dân

3. Tăng cƣờng năng lực của Hội đồng nhân dân để thực hiện

hiệu quả các chức năng nhiệm vụ trong tiến trình phân cấp 15,813 283,173 283,173 313,173 283,173 238,493

1,416,998

D. Tập huấn và đào tạo cho đại biểu QH/HĐND và cán bộ giúp việc

4. Phát triển các hoạt động bồi dƣỡng, tập huấn và hệ thống

chia sẻ thông tin nhằm đáp ứng các nhu cầu cụ thể của Quốc

hội và HĐND cấp tỉnh

10,200 572,600 572,600 572,600 572,600 504,280 2,804,880

Tổng cộng

61,000

1,469,000

1,472,000

1,512,000

1,482,000

1,269,000

7,265,000

Page 113: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

113

ĐÓNG GÓP CỦA CHÍNH PHỦ

Chính phủ sẽ bổ nhiệm một Giám đốc dự án quốc gia kiêm nhiệm, một Phó Giám đốc dự án quốc gia kiêm nhiệm và cung cấp các chi

phí cho việc thuê văn phòng dự án, các trang thiết bị cần thiết và chi phí vận hành văn phòng này. Giá trị của các đóng góp từ phía

Chính phủ được nêu cụ thể trong bảng dưới đây:

Nội dung Tháng Chi phí/tháng (US$) Tổng cộng (USD)

Đóng góp bằng hiện vật

Giám đốc dự án quốc gia (kiêm nhiệm) 60 100 6,000

Phó giám đốc dự án quốc gia (kiêm nhiệm) 60 80 4,800

2 trợ lý làm việc toàn thời gian 60 80x2 9,600

Sơ cộng 60 840 20,400

Đóng góp bằng tiền

Thuê văn phòng và chi phí bảo dưỡng 60 3,000 180,000

Văn phòng phẩm 60 300 18,000

Điện nước và các vật dụng khác 60 500 30,000

1 lái xe 60 100 6,000

Chí phí vận hành 2 xe ôtô của dự án – Toyota Corolla và

Toyota Land Cruiser

60 300 x 2 xe 36,000

Chi phí khác (Hỗ trợ cho các hội thảo, đoàn ra đoàn vào và các

chi phí khác)

5 years 6,000 /năm 30,000

Sơ cộng 300,000

Tổng cộng 320,400

Page 114: A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN - undp.org Documents/30448_080110... · Trong thời gian vừa qua, cam kết chính trị nhằm tăng cường năng lực của Quốc hội

114