22
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2016 BÁO CÁO TỔNG KẾT Công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm năm 2016, kế hoạch trọng tâm 2017 I. Kết quả công tác năm 2016 1. Hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo tích cực rà soát, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm: đã trình Ủy ban thường vụ Quốc hội Pháp lệnh giống cây trồng (sửa đổi) và Pháp lệnh giống vật nuôi (sửa đổi); Trình Chính phủ ban hành Đề án kiểm soát, ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất và 03 Nghị định 1 ; rà soát, sửa đổi và ban hành 12 Thông tư về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP nông lâm thủy sản (Chi tiết xin xem Phụ lục gửi kèm) ; ban hành bổ sung tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, lũy kế đến tháng 11/2016 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có 388 tiêu chuẩn và 61 quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm. Ngoài ra, Bộ đã tham gia xây dựng Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 06/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về ATTP, Chương trình phối hợp 90/CTrPH/CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 1 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thú y, Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 Quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm

8.Báo cáo Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 8.Báo cáo Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản

BỘ NÔNG NGHIỆPVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNCỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2016

BÁO CÁO TỔNG KẾTCông tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp,

an toàn thực phẩm năm 2016, kế hoạch trọng tâm 2017

I. Kết quả công tác năm 20161. Hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo tích cực rà soát, hoàn thiện hệ thống

chính sách pháp luật về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm: đã trình Ủy ban thường vụ Quốc hội Pháp lệnh giống cây trồng (sửa đổi) và Pháp lệnh giống vật nuôi (sửa đổi); Trình Chính phủ ban hành Đề án kiểm soát, ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất và 03 Nghị định1; rà soát, sửa đổi và ban hành 12 Thông tư về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP nông lâm thủy sản (Chi tiết xin xem Phụ lục gửi kèm); ban hành bổ sung tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, lũy kế đến tháng 11/2016 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có 388 tiêu chuẩn và 61 quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, Bộ đã tham gia xây dựng Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 06/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về ATTP, Chương trình phối hợp 90/CTrPH/CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 30/3/2016 của Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về vận động và giám sát đảm bảo ATTP giai đoạn 2016-2020, Kế hoạch số 271/KH-MTTW-BTT ngày 30/8/2016 của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam thực hiện Chương trình 90 về ATTP giai đoạn 2016 – 2017.

2. Công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiệnĐể xử lý căn cơ một số vấn đề nội cộm mất ATTP như sử dụng chất cấm

trong chăn nuôi, lạm dụng kháng sinh, thuốc BVTV trong nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, Bộ NN&PTNT đã phát động Năm cao điểm hành động VSATTP 2016 tập trung nguồn lực triển khai 4 nhiệm vụ trọng tâm là: Hoàn thiện hệ thống văn bản qui phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; tăng cường thông tin, truyền thông về ATTP, đặc biệt là giới thiệu, quảng bá các nông sản thực phẩm an toàn đến người tiêu dùng; kết nối sản xuất với kinh doanh, phân phối phát triển các chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn và chuyển mạnh

1Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thú y, Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 Quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm

Page 2: 8.Báo cáo Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản

từ thanh tra theo kế hoạch sang thanh tra đột xuất nhằm ngăn chặn sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

Bộ đã tổ chức hội nghị với các địa phương trên cả nước để triển khai Năm cao điểm hành động VSATTP; chỉ đạo các Chi cục địa phương tăng cường thanh kiểm tra đột xuất chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP nông lâm thủy sản; đặc biệt chỉ đạo điểm 02 thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội triển khai chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho thành phố và xác nhận sản phẩm nông sản được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi.

Bộ đã ban hành 09 Kế hoạch, 04 Chỉ thị, 01 Công điện2 để chỉ đạo các Tổng cục, Cục chuyên ngành, các tỉnh/thành phố triển khai tích cực các chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam nêu trên; ngoài ra Bộ đã phối hợp với Bộ Công thương ban hành Chương trình phối hợp quản lý, kiểm soát, ngăn chặn lạm dụng hóa chất công nghiệp trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản (Chương trình phối hợp số 5856/CTPH-BNN-BCT ngày 08/7/2016 giữa Bộ NN&PTNT và Bộ Công thương).

Các Sở Nông nghiệp và PTNT cũng đã tích cực triển khai các chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam, cụ thể: đã có 61/63 tỉnh/thành phố đã ban hành Kế hoạch năm cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm 2016, 45/63 tỉnh/thành phố đã ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra các tỉnh/thành phố cũng đã có rất nhiều văn bản, kế hoạch chỉ đạo các cấp huyện, xã, phường triển khai công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong cả năm. Chính nhờ việc chỉ đạo tích cực từ trung ương đến địa phương đã góp phần tăng cường nhận thức, trách nhiệm của các cấp, cán bộ trong việc hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu năm cao điểm về vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. Công tác thông tin, truyền thông về VSATTPSo với năm 2015 công tác thông tin truyền thông về ATTP năm 2016 đã

được tăng cường về quy mô, số lượng và chú trọng giới thiệu quảng bá sản phẩm an toàn, các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn, cụ thể:

- Chỉ đạo Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp tổ chức thành công Tuần lễ giới thiệu nông sản an toàn tại Hà Nội từ ngày 06-12/5/2016, kết hợp tổ 2 09 Kế hoạch (Kế hoạch hành động Năm cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp ban hành theo Quyết định số 629/QĐ-BNN-QLCL ngày 02/3/2016; Kế hoạch số 1527/KH-BNN-TTr ngày 01/3/2016 triển khai Năm cao điểm thanh tra, kiểm tra vật tư nông nghiệp; Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của TTCP tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ban hành theo Quyết định số 2218/QĐ-BNN-QLCL ngày 07/6/2016; Kế hoạch số 7607/KH-BNN-QLCL ngày 7/9/2016 về việc chuẩn bị và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 19/2016/QH14 ngày 28/7/2016 của Quốc hội về Thành lập đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về ATTP giai đoạn 2011-2016”, Kế hoạch số 7608/KH-BNN-QLCL ngày 8/9/2016 về việc thực hiện Chương trình phối hợp 90 của Chính phủ và Đoàn Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam về vận động và giám sát ATTP 2 năm 2016-2017, Kế hoạch số 9420/KH-BNN-QLCL ngày 08/11/2016 về thực hiện giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016, Kế hoạch quản lý, giám sát nguyên liệu kháng sinh nhập khẩu để sản xuất thuốc thú y giai đoạn 2016-2020 (Quyết định 2803/QĐ-BNN-TY ngày 07/7/2016), Kế hoạch quản lý, giám sát nguyên liệu kháng sinh nhập khẩu để sản xuất thuốc thú y trong 5 tháng cuối năm 2016 (Quyết định 3274/QĐ-BNN-TY ngày 09/8/2016), Kế hoạch số 9294/KH-BNN-QLCL ngày 02/11/2016 kiểm soát tồn dư hóa chất kháng sinh trong tôm và ngăn chặn các hành vi đưa tạp chất vào tôm, sản xuất kinh doanh sản phẩm tôm có chứa tạp chất), 04 Chỉ thị (Chỉ thị số 2956/CT-BNN-QLCL ngày 13/4/2016 về tăng cường kiểm soát lạm dụng hóa chất, phụ gia trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản; Chỉ thị số 3606/CT-BNN-BVTV ngày 09/5/2016 về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý việc nhập lậu, buôn bán và sử dụng thuốc BVTV nhập lậu, Chỉ thị số 4361/CT-BNN-TY ngày 30/5/2016 về việc tăng cường công tác thú y thủy sản, Chỉ thị số 10400/CT-BNN-QLCL ngày 09/12/2016 về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu và Lễ Hội Xuân 2017); Công điện số 678/CĐ-BNN-CN ngày 22/01/2016 về tăng cường quản lý chất cấm trong cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ, cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, cơ sở kinh doanh thịt.

2

Page 3: 8.Báo cáo Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản

chức Chương trình ”Địa chỉ xanh – Nông sản sạch”. Từ đó đến nay, chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp tổ chức định kỳ hàng tháng các hội chợ, phiên chợ giới thiệu, quảng bá các sản phẩm an toàn, các chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn đến người tiêu dùng.

- Đã phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam ký Chương trình phối hợp tuyên truyền về an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020; tiếp đó đã phối hợp với VTV 24 thực hiện các phóng sự giới thiệu các chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn (thịt lợn/gà, rau, quả, chè, bánh chưng, giò chả, nước mắm, đậu phộng, bò viên, hạt điều, trứng, gạo, thủy sản,...) tại Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Ninh Bình, Hà Nam, Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Dương, Thanh Hóa trên chuyên mục "Nói không với thực phẩm bẩn"; phối hợp với Ban Thời sự - Đài Truyền hình Việt Nam, Ngân hàng Agribank xây dựng và phát sóng hàng ngày chương trình truyền thông, quảng bá “Nông nghiệp sạch cho người Việt Nam, cho Thế giới”.

- Phối hợp với Báo Nông thôn ngày nay cập nhật danh sách địa chỉ bán sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn đã được kiểm soát theo chuỗi tại “Địa chỉ xanh – Nông sản sạch” và tổ chức ký cam kết cung ứng nông sản thực phẩm an toàn với top 15 doanh nghiệp có hệ thống phân phối lớn nông sản thực phẩm; Phối hợp công tác thông tin tuyên truyền với Báo Nông nghiệp Việt Nam giới thiệu quảng bá các mô hình sản xuất, các chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn trên chuyên mục “Chuỗi thực phẩm an toàn – từ sản xuất đến bàn ăn”.

- Phối hợp tổ chức sản xuất và phát sóng 8 clip để cảnh báo, khuyến cáo và hướng dẫn về an toàn thực phẩm trên các kênh VTV1, VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam; VTC1, VTC16, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC; Kênh truyền hình Thông tấn xã Việt Nam; Kênh truyền hình O2TV, InfoTV...; Cung cấp thông tin cho các báo đào viết trên 1500 tin, bài, phóng sự về quản lý ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp.

Trong năm 2016 các tỉnh/thành phố cũng đã chú trọng hơn về công tác truyền thông về ATTP, cụ thể 56/63 tỉnh/thành phố đã in, phát 1.206.331 tờ gấp, tờ rơi, tờ dán; 24.141 băng rôn, khẩu hiệu, áp phích; 6.392 tin, bài trên báo viết; 27.166 phóng sự, bản tin phát trên đài truyền hình, đài phát thanh tỉnh, huyện, xã; tổ chức 13.510 hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tập huấn tuyên truyền về đảm bảo ATTP cho 808.934 lượt người dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh tham dự. Số lượng tờ rơi, tờ dán, băng rôn, khẩu hiệu, pano, tin, bài, phóng sự, hội nghị, tập huấn của năm 2016 cao gấp nhiều lần năm 2015 cho thấy các tỉnh/thành phố đã chú trọng công tác thông tin, truyền thông đến đầy đủ các đối tượng người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm nông lâm thủy sản.

4. Phát triển các chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toànBộ đã chỉ đạo các đơn vị hướng dẫn, đôn đốc các địa phương triển khai Đề

án “Xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn”. Tính đến nay cả nước đã có có 50 tỉnh xây dựng thành công 444 mô hình điểm chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn, trong đó 146 chuỗi đã được giám sát, xác nhận sản phẩm được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi.

3

Page 4: 8.Báo cáo Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản

Bộ đã phối hợp với UBND TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh tiếp tục triển khai chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung ứng rau, thịt an toàn: Tính đến nay thành phố Hà Nội đã xây dựng và duy trì 60 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm (27 chuỗi có nguồn gốc động vật, 33 chuỗi nguồn gốc trồng trọt); trong đó có 07 chuỗi rau, thịt với 06 cơ sở với 11 địa điểm bày bán được xác nhận sản phẩm an toàn. Tại TP. Hồ Chí Minh đã cấp 98 giấy chứng nhận đủ điều kiện tham gia ‘‘chuỗi thực phẩm an toàn’’ cho 47 cơ sở thuộc địa bàn TP. Hồ Chí Minh và 11 tỉnh lân cận với 132.210 tấn/năm, 1.018.560 quả trứng/ngày và 4,4 triệu lít nước mắm/năm. Các cơ sở này đã liên kết, hình thành và duy trì 32 chuỗi liên kết cung ứng nông sản thực phẩm an toàn (13 chuỗi rau, củ quả, 1 chuỗi trà ô long, 05 chuỗi trứng, 04 chuỗi thịt gà, 2 chuỗi thịt lợn, 07 chuỗi thủy sản). Đã có 401 điểm kinh doanh đăng ký công bố điểm kinh doanh sản phẩm an toàn.

Để mở rộng Chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung ứng rau, thịt an toàn cho các đô thị lớn, Bộ đã ban hành Quyết định 4638/QĐ-BNN-QLCL ngày 10/11/2016 thành lập Ban Điều phối và tổ công tác giúp việc Ban điều phối Chương trình chuỗi cung ứng rau thịt an toàn cho thành phố Đà Nẵng. 5. Kết quả giám sát sản phẩm nông lâm thủy sản trên toàn quốc

Kết quả giám sát trên diện rộng do cơ quan thuộc Bộ thực hiện năm 2016 cho thấy: tỷ lệ mẫu thịt tươi vi phạm chất cấm Salbutamol là 6/1.345 mẫu (chiếm 0,44%), giảm so với năm 2015 (1,07%), đặc biệt trong 06 tháng cuối năm (từ tháng 7 - 12) không phát hiện Salbutamol trong các mẫu thịt kiểm nghiệm; tỷ lệ mẫu rau, củ, quả vi phạm chỉ tiêu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức giới hạn cho phép là 12/293 mẫu (chiếm 4,1%), giảm so với năm 2015 (7,76%). Tuy nhiên tỷ lệ mẫu thủy sản nuôi vi phạm chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh cấm và vượt giới hạn cho phép là 91/2.472 mẫu (chiếm 3,68%), tăng so với năm 2015 (2,24%). Như vậy bên cạnh việc hoàn thành mục tiêu “ngăn chặn, xử lý dứt điểm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, giảm thiểu rõ nét vi phạm về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật” thì chưa hoàn thành được mục tiêu “ngăn chặn, xử lý dứt điểm việc lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản”; cần sự phối hợp, chủ động hơn nữa ở các địa phương trong việc giám sát, tăng cường thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh để phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm.

6. Công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm6.1. Thanh, kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệpa) Thanh, kiểm tra chất cấm, kháng sinh, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi

trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản (nhiệm vụ trọng tâm năm cao điểm VSATTP)

Công tác thanh, kiểm tra vật tư nông nghiệp được tăng cường và chuyển mạnh sang thanh, kiểm tra đột xuất, phát hiện xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, cụ thể:

- Đã tổ chức thanh kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ tại Tp. HCM, Đồng Nai, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bình Định, Bình Dương, Hải phòng, Hải Dương,

4

Page 5: 8.Báo cáo Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản

Hưng Yên và Hà Nội. Kết quả đã phát hiện và tổ chức tiêu hủy gần 170 con heo có chứa Salbutamol đưa vào giết mổ, 04 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có mẫu thức ăn và nước tiểu dương tính với Salbutamol tại Bình Dương, Bình Định và Hưng Yên, xử phạt vi phạm hành chính 25 triệu đồng.

- Đã tổ chức thanh tra đột xuất hoạt động nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng vật tư nông nghiệp chăn nuôi, thú y và phát hiện 04 công ty nhập khẩu nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi có chứa chất Cysteamine 3; xử phạt 197 triệu đồng và buộc tiêu hủy các sản phẩm vi phạm, đồng thời có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành phố yêu cầu tăng cường kiểm tra chất cấm và kháng sinh trong chăn nuôi, trong đó có Salbutamol, Vàng O và Cysteamine.

- Đã chỉ đạo các đơn vị liên quan (Thanh tra Bộ, Cục Thú y) phối hợp trực tiếp với với C49 tổ chức 03 đoàn thanh tra 30 công ty nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh lớn (chiếm 70% tổng số nguyên liệu kháng sinh nhập khẩu trên cả nước). Kết quả đã phát hiện 05 công ty nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh có hành vi vi phạm; đình chỉ có thời hạn hoạt động nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh đối với 5 /5 công ty và rút chứng chỉ hành nghề đối với 2/5 công ty. Các đơn vị thuộc Bộ cũng đã tổ chức thanh tra trực tiếp 36 công ty có vi phạm về nguyên liệu kháng sinh. Đã tiến hành xử lý 26 công ty, xử phạt vi phạm hành chính số tiền gần 1.650 triệu đồng.

- Bộ cũng đã chỉ đạo Tổng cục Thủy sản, phối hợp với Cục An ninh Nông nghiệp nông thôn (A86) tổ chức thanh tra đột xuất một số cơ sở buôn thuốc thú y, thức ăn, chế phẩm sinh học, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản. Đã phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 208 triệu đồng các cơ sở có sản phẩm không có tên trong danh mục, không có nguồn gốc xuất xứ / địa chỉ nơi sản xuất, ghi nhãn sai công dụng, không có hồ sơ sản xuất..., tiêu hủy tại chỗ 1.443 nhãn hàng hóa ghi sai công dụng.

- Đã tổ chức kiểm tra việc sử dụng hóa chất công nghiệp trong sản xuất thức ăn chăn nuôi. Đã phát hiện và tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với 12 công ty với tổng số tiền xử phạt là 456 triệu đồng; đình chỉ việc bán các hóa chất công nghiệp của 02 công ty hóa chất cho các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi; thu hồi và tiêu hủy nhiều sản phẩm vi phạm có chứa các hóa chất công nghiệp. Trong 3 tháng cuối năm, Bộ và các địa phương cũng đã tổ chức thanh kiểm tra đột xuất nhưng không phát hiện thêm các vi phạm mới về sử dụng các loại hóa chất công nghiệp này.

- Các tỉnh/thành phố cũng đã tổ chức kiểm tra 4270 cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phát hiện 585 cơ sở vi phạm quy định (chiếm 14%) và xử phạt 4.265 triệu đồng; kiểm tra 4532 cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, phát hiện 637 cơ sở vi phạm quy định (chiếm 14%) và xử phạt 4.097 triệu đồng.

Như vậy, có thể khẳng định rằng sự vào cuộc quyết liệt của thanh tra chuyên ngành từ Trung ương đến địa phương, cùng với việc sử dụng biện pháp buộc tiêu hủy động vật có chất cấm đưa vào giết mổ đã tạo ra sức răn đe mạnh, 3 là chất tiền hoóc môn có tác dụng kích thích sinh trưởng và tạo nạc đối với vật nuôi, không được Bộ NN&PTNT cho phép nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng hoạt chất này trong chăn nuôi

5

Page 6: 8.Báo cáo Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản

kết hợp với sự lên án mạnh mẽ của dư luận, sự giám sát chặt chẽ của người dân nên cơ bản chấm dứt việc sử dụng chất cấm kích thích tăng trưởng Salbutamol trong chăn nuôi; các hành vi vi phạm về sử dụng các loại hóa chất công nghiệp nêu trên trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, vật tư thủy sản đang có chiều hướng bị đẩy lùi.

b) Thanh, kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật, phân bón (đặc biệt thuốc BVTV nhập lậu, phân bón giả, kém chất lượng) trong trồng trọt (nhiệm vụ trọng tâm năm cao điểm VSATTP)

Bộ đã phối hợp với C49 và các địa phương tiến hành thanh tra 80 công ty/đại lý sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV tại 08 tỉnh/thành phố4; đã phát hiện 50 công ty/đại lý vi phạm liên quan đến điều kiện kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV ngoài danh mục/ thuốc vi phạm nhãn mác / thuốc kém chất lượng... và xử phạt vị phạm hành chính 910 triệu đồng, đình chỉ hoạt động sản xuất đối với 03 công ty không có giấy phép sản xuất, buộc tiêu hủy các sản phẩm vi phạm với số lượng lớn5. Ngoài ra, đã triệt phá được đường dây sản xuất, buôn bán thuốc BVTV giả liên tỉnh có cơ sở đặt tại thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang, thu giữ thuốc BVTV giả và các phương tiện sản xuất. Đến nay đã khởi tố vụ án và bị can để điều tra xử lý theo quy định pháp luật.

Bộ đã tổ chức thanh tra tình hình chấp hành pháp luật trong lĩnh vực phân bón tại 10 tỉnh với 38 đối tượng là các tổ chức, các nhân sản xuất, kinh doanh phân bón hữu cơ, phân bón khác. Kết quả: Đã đề nghị đình chỉ 02 cơ sở sản xuất kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ; 8 cơ sở chứng nhận chất lượng phân bón, thử nghiệm chất lượng phân bón vi phạm phạm vi được chỉ định, không đảm bảo điều kiện chứng nhận chất lượng phân bón, chưa có giấy phép hoạt động trong lĩnh vực phân bón; chuyển hồ sơ 01 cơ sở chứng nhận chất lượng phân bón cho cơ quan công an xử lý do có dấu hiệu sai phạm hình sự; Phát hiện một số cơ sở không đáp ứng yêu cầu về quy trình công nghệ theo quy định và 16/78 mẫu phân bón vi phạm quy định công bố chất lượng. Tổng số tiền xử lý các vi phạm trong lĩnh vực phân bón là 1.790 triệu đồng.

Các tỉnh/thành phố cũng đã tổ chức kiểm tra 9364 cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, phát hiện 1.170 cơ sở vi phạm quy định (chiếm 12%) và xử phạt 3.662 triệu đồng; kiểm tra 3.384 cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón, phát hiện 401 cơ sở vi phạm quy định (chiếm 12%) và xử phạt 2.126 triệu đồng.

c) Thanh kiểm tra chất lượng giống cây trồng, giống vật nuôi,...

4 Hà Nội, Hòa Bình, Hưng Yên, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đồng Tháp, Tiền Giang và Tây Ninh5 28 thùng thuốc trừ sâu SUDOKU (tương đương 672 chai 480ml); 70 thùng sản phẩm thuốc trừ ốc (2100 chai dạng 480ml); 102 thùng sản phẩm thuốc trừ sâu cho các loại cây trồng lúa và rau mầu (10200 chai loại 100ml) và hơn 5 tấn thuốc BVTV nhập lậu, giả, kém chất lượng

6

Page 7: 8.Báo cáo Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản

Bộ đã tổ chức thanh tra đột xuất 05 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Phú Yên. Kết quả: đã xử phạt vi phạm hành chính 4/5 cơ sở với tổng số tiền 140 triệu đồng, buộc tiêu hủy gần 5000 tôm bố mẹ hiện đang nuôi dưỡng và 12 triệu tôm giống.

Các tỉnh/thành phố cũng đã tổ chức kiểm tra 7475 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, giống vật nuôi..., phát hiện 968 cơ sở vi phạm quy định (chiếm 13%) và xử phạt 2.436 triệu đồng.

6.2. Thanh, kiểm tra chất lượng, nông lâm thủy sản- Thực hiện thanh, kiểm tra ATTP theo Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT

quy định việc kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm: Kết quả triển khai kiểm tra, đánh giá phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản 11 tháng đầu năm của các tỉnh, thành phố cho thấy tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản được kiểm tra đạt yêu cầu về điều kiện đảm bảo ATTP đã tăng lên 91,68%, tăng 12,4% so với năm 2015 (81,6%), vượt chỉ tiêu đề ra cho năm 2016 là tăng 10% so với 2015. Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản xếp loại C được tái kiểm tra và nâng hạng A, B là 44%, tăng 163,5% so với năm 2015 (26,9%), vượt chỉ tiêu đặt ra đến cuối năm 2016, là 10% so với 2015.

- Theo kế hoạch thanh tra, kiểm tra của Ban chỉ đạo liên ngành trung ương về VSATTP trong dịp Tết Nguyên đán 2016, tháng hành động vì ATTP và dịp Tết trung thu, Bộ đã chủ trì/tham gia đầy đủ các đoàn kiểm tra liên ngành theo kế hoạch của Ban chỉ đạo. Kết quả: phần lớn các cơ sở đều bị phát hiện sai lỗi liên quan đến điều kiện chung về bảo đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, quy định về ghi nhãn/bao gói sản phẩm/quảng cáo thực phẩm… Đoàn đã lập biên bản đề nghị các cơ quan có thẩm quyền của địa phương kiểm tra, giám sát việc khắc phục các sai lỗi theo quy định.

- Bộ cũng đã tổ chức 21 cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản. Nội dung kiểm tra tập trung vào việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm; hoạt động quảng cáo, ghi nhãn; chứng nhận hợp quy, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm và việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm. Kết quả: đã phát hiện 07 đối tượng vi phạm, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền là 330 triệu đồng. Ngoài ra, Bộ cũng đã chủ trì, phối hợp với Cục An ninh Kinh tế Nông Lâm Ngư nghiệp (A86) - Bộ Công an tổ chức đoàn công tác liên ngành kiểm tra đột xuất hoạt động bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu tại Bạc Liêu và Cà Mau. Kết quả: đã phát hiện, bắt quả tang việc đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu tại 03 tụ điểm và 01 doanh nghiệp chế biến thủy sản với phương thức tinh vi, nghiêm trọng hơn trước, chuyển cho cơ quan chức năng địa phương xử phạt 553 triệu đồng.

7

Page 8: 8.Báo cáo Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản

Các tỉnh/thành phố6 cũng đã tổ chức kiểm tra về ATTP theo kế hoạch 20.293 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản, phát hiện 1.741 cơ sở vi phạm quy định (chiếm 9%) và xử phạt 4.163 triệu đồng; kiểm tra đột xuất 1.071 cơ sở, phát hiện 171 cơ sở (chiếm 16%) và xử phạt 1.646 triệu đồng.

6.3. Kiểm soát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản nhập khẩu theo Thông tư 12/2015/TT-BNNPTNT, 25/2010/TT-BNNPTNT

Bộ đã tăng cường kiểm soát chặt chẽ vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng nông lâm thủy sản nhập khẩu, cụ thể số liệu năm 2016 như sau:

- Đối với rau củ quả nhập khẩu: Tổng số lô kiểm tra: 74.317 lô có tổng trọng lượng là: 5.416.824,95 tấn với hơn 90 loại mặt hàng nhập khẩu trên 60 quốc gia. Lấy 219 mẫu (rau, củ, quả, hạt) để phân tích dư lượng thuốc BVTV và độc tố nấm; kết quả không phát hiện mẫu vượt mức dư lượng tối đa cho phép, chỉ có 49/152 mẫu (chiếm 32,24%) phát hiện có dư lượng thuốc dưới mức dư lượng tối đa cho phép.  Hoạt chất thuốc BVTV phát hiện gồm: Acephate, Captan, Benomyl, Carbendazim, Cypermethrin, Chlorpyrifos, Dithiocabamat (CS2), Difenoconazole, Imidacloprid, Propagite, Tebuconazole, Thiophanate Methyl. Tuy nhiên đã phát hiện 03/67 mẫu (chiếm 4,48%) có hàm lượng Aflatoxin vượt mức cho phép; các lô không đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm đã được xử lý theo qui định.

- Đối với động vật và sản phẩm động vật nhập khẩu (bao gồm cả thủy sản): Tổng số lô kiểm tra là 12.063 lô với tổng trọng lượng 532.137 tấn với số lượng 46 mặt hàng nhập khẩu; xử lý vi phạm 96 lô (chiếm 0,8%) (không có hạn sử dụng, không đảm bảo vệ sinh thú y, không có nhãn hàng hóa, không có ngày sản xuất và hạn sử dụng, đưa hàng về nơi cách ly không đúng địa chỉ, không đạt yêu cầu vi sinh; không đạt về mặt cảm quan…).

7. Giải quyết kịp thời các sự cố mất an toàn thực phẩmBộ đã chỉ đạo các đơn vị chức năng kiểm tra, xác minh, cung cấp thông tin

kịp thời, đầy đủ, chính xác về các sự cố an toàn thực phẩm do các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin như vụ việc rửa rau bằng nước thải tại Hưng Yên, Nam Định, nhuộm ruốc bằng hóa chất tại Phú Yên, cơm trắng tự chuyển dần sang màu đỏ tại TP. Hồ Chí Minh, dùng Vàng O nhuộm măng tại Đà Nẵng, Nghệ An, chế biến mỡ bẩn tại Hưng Yên, chế biến thịt lợn chết tại Hà Nội, Hưng Yên, chế biến thực phẩm từ chuột cống tại Bắc Ninh, sử dụng hóa chất để tạo màu vàng cho cá trê trước khi thu hoạch... Các sai phạm đã được xác minh, xử lý và hoạt động giám sát, kiểm tra sau đó của các địa phương đã được tăng cường nhằm ngăn chặn tái phạm. Tổ chức lấy mẫu hải sản và muối tại 4 tỉnh miền Trung có hiện tượng cá chết bất thường để kiểm nghiệm, đánh giá an toàn thực phẩm và đề xuất biện pháp xử lý. Phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công Thương tổ chức kiểm tra, kiểm nghiệm và công bố công khai về kết quả kiểm nghiệm thực tế 100% mẫu nước mắm không nhiễm thạch tín (Arsen vô cơ), không ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính 6 Tính đến ngày 15/12/2016 Bộ nhận được báo cáo của 57 tỉnh/thành phố, cỏn 06 tỉnh chưa gửi báo cáo tổng kết (Đắc Lắc, Đồng Nai, Kon Tum, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Bình Dương).

8

Page 9: 8.Báo cáo Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản

phủ, Bộ đã thành lập Tổ công tác liên ngành để nghiên cứu, tổng hợp, thông tin đầy đủ, rõ ràng cho người dân về chất lượng, ATTP nước mắm và đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ (công văn số 9183/BNN-QLCL ngày 31/10/2016).

8. Hợp tác quốc tế và giải quyết rào cản của thị trường xuất khẩuĐã giải quyết linh hoạt, hiệu quả các rào cản kỹ thuật, giữ vững và mở rộng

thị trường xuất khẩu, tháo gỡ kịp thời các khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông thủy sản vào một số thị trường như: 54 cơ sở chế biến cá tra của Việt Nam được phép xuất khẩu vào Hoa Kỳ; Trung Quốc công nhận bổ sung 15 cơ sở nuôi tôm sú, tôm thẻ được xuất khẩu tôm sống vào Trung Quốc; duy trì xuất khẩu thủy sản vào Panama; Indonesia đã công nhận 10 phòng kiểm nghiệm của Việt nam kiểm nghiệm thực phẩm tươi sống nguồn gốc thực vật xuất khẩu vào Indonesia; Hoa Kỳ, Úc, Nhật mở cửa thị trường bổ sung cho một số trái cây của Việt Nam …

9. Tăng cường nguồn lựcBộ đã phê duyệt kế hoạch đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quản lý chất

lượng, ATTP nông lâm thủy sản giai đoạn 2016-2020 và chỉ đạo các cơ quan thuộc Bộ phối hợp với Trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn 1,2 tổ chức 10 lớp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý chất lượng nông lâm thủy sản của các cơ quan trung ương và địa phương năm 2016; Đã chỉ định tạm thời 05 phòng kiểm nghiệm (Trung tâm vùng 1, 4, 5, Warrantek, Eurofins) phân tích vàng O trên thực phẩm để phục vụ nhu cầu của người dân, doanh nghiệp; Đánh giá, chỉ định 14 phòng kiểm nghiệm thực phẩm theo Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT ngày 01/8/2013 quy định điều kiện, trình tự thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước. Các Tổng Cục, Cục, Thanh tra Bộ đã tổ chức 30 lớp đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, thanh tra chuyên ngành cho các cơ sở, doanh nghiệp, cán bộ quản lý cấp địa phương về áp dụng VietGAP, thú y, lấy mẫu phân bón và TĂCN...

II. Đánh giá chung- Đã có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức ở các cấp đặc biệt ở các

địa phương về đảm bảo an toàn thực phẩm sau khi Bộ phát động Kế hoạch hành động Năm cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp và Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 06/5/2016 về việc tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về ATTP;

- Hệ thống văn bản QPPL, tiêu chuẩn, qui chuẩn được rà soát, hoàn thiện, cơ bản đầy đủ hành lang pháp lý phục vụ công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản;

- Hoạt động triển khai kế hoạch Năm cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp, kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 06/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về ATTP được thực hiện tương đối đầy đủ, toàn diện từ trung ương và địa phương;

9

Page 10: 8.Báo cáo Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản

- Đã có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan truyền thông trong thông tin cảnh báo các sản phẩm, các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản kém chất lượng, không đảm bảo ATTP cũng như giới thiệu, quảng bá các cơ sở sản xuất kinh doanh đảm bảo ATTP, các chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng;

- Phương thức thanh, kiểm tra liên ngành, đột xuất được thực hiện nghiêm túc, có trọng tâm trọng điểm; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm. Đã ngăn chặn hiệu quả lạm dụng chất cấm salbutamol, Vàng O trong chăn nuôi;

- Hoạt động hỗ trợ áp dụng thực hành sản xuất, chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản an toàn và kết nối các cơ sở sản xuất với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ đã được các địa phương quan tâm chỉ đạo và đã bước đầu hình thành nhiều chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn đến người tiêu dùng.

Một số tồn tại, hạn chế:- Việc quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp còn nhiều bất cập, chưa áp

dụng phương thức quản lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; số lượng sản phẩm được cấp phép lưu hành lớn gây khó khăn cho cả người sản xuất, sử dụng và các cơ quan quản lý ở địa phương.

- Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tham gia sản xuất nông nghiệp tốt, bảo đảm an toàn thực

phẩm đã được ban hành chưa đi vào thực tiễn sản xuất, cần được xem xét nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

- Việc xử lý các cơ sở loại C sau tái kiểm vẫn xếp loại C gặp nhiều khó khăn do phần lớn các cơ sở loại C kinh doanh nhỏ nên việc khắc phục sai lỗi chậm, việc đánh giá theo định kỳ một số loại hình cơ sở gặp khó khăn vướng mắc do hoạt động theo mùa vụ.

- Việc thực thi hệ thống pháp luật ở các cấp địa phương còn chưa đạt yêu cầu, nguồn lực ở một số địa phương còn yếu kém, chưa xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm cũng như tạo động lực khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.

III. Kế hoạch trọng tâm năm 2017Tập trung nguồn lực triển khai đầy đủ các nhiệm vụ được giao tại các

Kế hoạch: Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 06/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về ATTP, Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, cụ thể: 

1.   Hoàn thiện chính sách pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật- Rà soát, trình Chính phủ ban hành bổ sung chính sách hỗ trợ, khuyến

khích cơ sở sản xuất kinh doanh VTNN, nông lâm thủy sản áp dụng quy trình

10

Page 11: 8.Báo cáo Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản

thực hành sản xuất tốt, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến đảm bảo chất lượng VTNN, ATTP nông lâm thủy sản; chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết giữa sản xuất và kinh doanh hình thành các chuỗi giá trị nông sản thực phẩm an toàn theo hướng sản xuất quy mô lớn gắn với thị trường tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu;

- Trình Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường quản lý chất lượng nông lâm thủy sản giai đoạn 2017-2021;

- Rà soát, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành đầy đủ các bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP nông lâm thủy sản;

- Rà soát, đề xuất điều chỉnh cần thiết về thể chế, tổ chức bộ máy phân công, phân cấp trong quản lý, đảm bảo chất lượng VTNN, ATTP nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP nông lâm thủy sản.

2. Tổ chức thực hiện chính sách pháp luật- Chuẩn bị tốt và tham gia đầy đủ Kế hoạch làm việc của Bộ NN&PTNT

với Đoàn giám sát Quốc hội “Về tình hình thực thi chính sách, pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm từ 2011 -2016”.

- Tiếp tục triển khai Chương trình phối hợp số 17-CTPH/HND-MTTQ-BNN&PTNT-BCT ngày 17/7/2014 trong giám sát thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp giai đoạn 2014-2020 và Chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động và giám sát bảo đảm ATTP giai đoạn 2016-2020 ký giữa Chính phủ và Ủy ban Trung ương MTTQ. Tổ chức triển khai Thỏa thuận phối hợp với Bộ Công Thương trong quản lý, kiểm soát ngăn chặn lạm dụng hóa chất công nghiệp, kháng sinh sử dụng trong y tế vào trong sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm nông lâm thủy sản.

- Tiếp tục phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Báo Nông thôn ngày nay, Báo Nông nghiệp… triển khai các chương trình truyền thông, quảng bá “Nông nghiệp sạch cho người Việt Nam, cho Thế giới”, “Địa chỉ xanh – Nông sản sạch”, “Chuỗi thực phẩm an toàn – Từ sản xuất đến bàn ăn”; Cung cấp cho các Báo, Đài thông tin quản lý, đảm bảo ATTP nông lâm thủy sản;

- Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện tốt hoạt động giám sát ATTP nông lâm thủy sản; kiểm tra, phân loại 100% số cơ sở được thống kê, kiểm tra định kỳ đúng theo quy định tại Thông tư 45. Cập nhật, công khai kết quả xếp loại trên phương tiện thông tin đại chúng. Đôn đốc các địa phương triển khai Thông tư 51 về ký cam kết đảm bảo ATTP đối với các cơ sở sản xuất ban đầu quy mô nhỏ lẻ.

- Tăng cường thanh tra đột xuất đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản, các cơ sở sản xuất kinh doanh VTNN tập trung vào khâu buôn bán thuốc thú y, thuốc BVTV, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nằm kịp thời phát

11

Page 12: 8.Báo cáo Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản

hiện, xử lý các vi phạm về sử dụng chất cấm, lạm dụng thuốc BVTV, kháng sinh trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; 

- Triển khai nhân rộng Chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt cho Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh (bao gồm cả kiểm tra, giám sát xác nhận sản phẩm an toàn) và mở rộng chương trình sang một số đô thị lớn như Đà Nẵng, Hải Phòng...

- Tiếp tục theo dõi và xử lý kịp thời các sự cố mất an toàn thực phẩm. Chủ động đánh giá, cung cấp kịp thời thông tin ATTP cho  người tiêu dùng, tránh để người dân thiếu thông tin dẫn đến hiểu lầm, hoang mang; hướng dẫn người người sản xuất, kinh doanh cải thiện điều kiện đảm bảo ATTP, người tiêu dùng biết cách lựa chọn sản phẩm an toàn.

- Tiếp tục xử lý rào cản kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm duy trì và mở rộng xuất khẩu sản phẩm nông lâm thủy sản Việt Nam sang các nước.

IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ1. Đề nghị Chính phủ sớm xem xét ban hành Nghị định thay thế cho Quyết

định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.

2. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi bổ sung Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp.

3. Đề nghị Bộ Tài Chính có văn bản hướng dẫn việc sử dụng toàn bộ tiền phạt do vi phạm về ATTP cho công tác thanh kiểm tra ATTP ở cơ quan trung ương và các tỉnh/thành phố; phân bổ nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu dân số, y tế cho công tác đảm bảo ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp và bố trí nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để thực hiện chỉ tiêu về đảm bảo ATTP theo Bộ tiêu chí mới về xây dựng nông thôn mới;          

4. Đề nghị Bộ Y tế ban hành sớm Thông tư quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm phù hợp thông lệ quốc tế và điều kiện thực tế hiện nay.

5. Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành địa phương coi nhiệm vụ quản lý chất lượng VTNN, ATTP nông lâm thủy sản là nhiệm vụ trọng tâm số 1 của ngành nông nghiệp, ưu tiên bố trí đủ nguồn lực cho hoạt động thanh, kiểm tra và hỗ trợ phát triển, nhân rộng các chuỗi giá trị nông lâm thủy sản an toàn./.

 CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NLS&TS

12

Page 13: 8.Báo cáo Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản

Phụ lục

Kết quả xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật vềquản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm năm 2016

TT Số hiệu văn bản Tên văn bản Ngày ban

hành

1. 01/2016/TT-BNNPTNT

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2012/TT-BNNPTNT ngày 07/11/2012 quy định việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các chất cấm thuộc nhóm Beta-oganist trong chăn nuôi

15/02/2016

2. 03/2016/TT-BNNPTNT

Ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam; công bố mã HS đối với thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam

21/4/2016

3.05/ 2016/ TTLT/BNNPTNT-BTNMT

Hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng 16/5/2016

4. 06//2016/TT-BNNPTNT

Ban hành danh mục, hàm lượng kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm với mục đích kích thích sinh trưởng tại Việt nam

31/5/2016

5. 08/2016/TT-BNNPTNT

Quy định giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản 01/6/2016

6. 09/2016/TT-BNNPTNT

Quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y 01/6/2016

7. 10/2016/TT-BNNPTNT

Ban hành danh mục thuốc thú y được phép lưu hành, cấm sử dụng ở Việt Nam, công bố mã HS đối với thuốc thú y nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam

01/6/2016

8. 13/2016/TT-BNNPTNT Quy định về quản lý thuốc thú y 02/6/2016

9. 25/2016/TT-BNNPTNT

Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn 30/6/2016

10. 26/2016/TT-BNNPTNT

Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản 30/6/2016

11. 28/2016/TT-BNNPTNT

Ban hành danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam 27/7/2016

12. 33/2016/TT-BNNPTNT

quy định về trang phục, thẻ thanh tra chuyên ngành, trình tự thủ tục tiến hành thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

31/10/2016