67
Giáo án Tin học 10 Chương 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC Tiết 1: Bài 1: TIN HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC I/ Mục tiêu 1. Kiến thức: Biết tin học là một ngành khoa học: có đối tượng nội dung và phương pháp nghiên cứu riêng. Biết máy tính vừa là đối tượng nghiên cứu vừa là công cụ. Biết được sự phát triển mạnh mẽ của tin học do nhu cầu của xã hội. Biết các đặc trưng ưu việt của máy tính. Biết được một số ứng dụng của tin hoc và máy tính điện tử trong các hoạt động của đời sống. 2. Kĩ năng: 3. Thái độ: II/ Đồ dùng dạy học. 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK. 2. Chuẩn bị của HS: SGK. III/Hoạt động dạy – học 1. Kiểm tra bài cũ: bỏ qua 2. Nội dung bài mới: Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS 1. Sự hình thành và phát triển của tin học - Ngành tin học được hình thành và phát triển thành một ngành khoa học với các nội dung, mục tiêu phương pháp nghiên cứu riêng - Ngành tin học ngày càng có nhiều ứng dụng trong hầu hết các lãnh vực hoạt động của xã hội loài người. - Ngành tin học gắn liền với việc phát triển và sử dụng máy tính điện tử. GV: Đặc vấn đề đối với học sinh: Những hiểu biết ban đầu của các em về tin học? Khi chưa tiếp xúc với tin học, các em nghĩ đi học tin học sẽ học được những gì? HS: Trả lời câu hỏi của GV GV: Giới thiệu sơ lượt về ngành tin học GV: Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của tin học: Thực tế cho thấy ngành tin học ra đời chưa được bao lâu nhưng những thành quả mà nó mang lại cho loài người thì vô cùng lớn lao. Cùng với tin học hiệu quả công việc tăng lên rõ ràng nhưng cũng chính từ nhu cầu khai thác thông tin của con người đã thúc đẩy tin học phát triển. Hãy kể những ngành trong thực tế có sự trợ giúp của tin học? HS: Trả lời câu hỏi. GV: Nhắc đến tin học chúng ta thường nghĩ ngay đến cái gì? HS: Trả lời câu hỏi 2. Đặc tính và vai trò của máy tính điện tử GV: Trong tất cả chúng ta, chắc chắn một điều rằng. Không ai không biết đến máy tính điện tử (từ những - 1 -

49380861 giao-an-tin-hoc-10

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

Chương 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC

Tiết 1:

Bài 1: TIN HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌCI/ Mục tiêu

1. Kiến thức:• Biết tin học là một ngành khoa học: có đối tượng nội dung và phương pháp nghiên

cứu riêng. Biết máy tính vừa là đối tượng nghiên cứu vừa là công cụ.• Biết được sự phát triển mạnh mẽ của tin học do nhu cầu của xã hội.• Biết các đặc trưng ưu việt của máy tính.• Biết được một số ứng dụng của tin hoc và máy tính điện tử trong các hoạt động của

đời sống.2. Kĩ năng:3. Thái độ:

II/ Đồ dùng dạy học. 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK.2. Chuẩn bị của HS: SGK.

III/Hoạt động dạy – học1. Kiểm tra bài cũ: bỏ qua2. Nội dung bài mới:

Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS

1. Sự hình thành và phát triển của tin học

- Ngành tin học được hình thành và phát triển thành một ngành khoa học với các nội dung, mục tiêu phương pháp nghiên cứu riêng

- Ngành tin học ngày càng có nhiều ứng dụng trong hầu hết các lãnh vực hoạt động của xã hội loài người.

- Ngành tin học gắn liền với việc phát triển và sử dụng máy tính điện tử.

GV: Đặc vấn đề đối với học sinh: Những hiểu biết ban đầu của các em về tin học? Khi chưa tiếp xúc với tin học, các em nghĩ đi học tin học sẽ học được những gì?HS: Trả lời câu hỏi của GVGV: Giới thiệu sơ lượt về ngành tin họcGV: Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của tin học:

Thực tế cho thấy ngành tin học ra đời chưa được bao lâu nhưng những thành quả mà nó mang lại cho loài người thì vô cùng lớn lao. Cùng với tin học hiệu quả công việc tăng lên rõ ràng nhưng cũng chính từ nhu cầu khai thác thông tin của con người đã thúc đẩy tin học phát triển.

Hãy kể những ngành trong thực tế có sự trợ giúp của tin học?HS: Trả lời câu hỏi.

GV: Nhắc đến tin học chúng ta thường nghĩ ngay đến cái gì?HS: Trả lời câu hỏi

2. Đặc tính và vai trò của máy tính điện tử

GV: Trong tất cả chúng ta, chắc chắn một điều rằng. Không ai không biết đến máy tính điện tử (từ những

- 1 -

Page 2: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

- Có thể “làm việc không mệt mỏi” trong suốt 24giờ /ngày.

- Tốc độ xử lý thông tin nhanh và ngày càng được nâng cao.

- Là một thiết bị có độ chính xác cao.

- Có thể lưu trữ một lượng lớn thông tin trong môt không gian rất hạn chế.

- Giá thành máy tính ngày càng hạ.

- Máy tính ngày càng gọn nhẹ và tiện dụng.

Các máy tính có thể liên kết với nhau thành một mạng máy tính.

chiếc máy tính đơn giản như máy tính bỏ túi đến những máy tính phức tạp như máy vi tính). Dựa vào những hiểu biết đó hãy cho biết công dụng và đặc điểm nổi bật của máy tính điện tử? HS: Trả lời câu hỏi. GV: Dựa vào những hiểu biết về máy tính điện tử. Các em hãy nêu nhưng ưu điểm nổi bật của máy tính điện tử?HS: Trả lời câu hỏi. GV: Chú ý: Không nên đồng nhất tin học với máy tính và việc học tin học với việc sử dụng máy tính. Giải thích cụ thể.

3. Thuật ngữ “Tin học”- Tiếng Pháp: informatique.- Tiếng Anh: informatics.- Người Mĩ: computer Science.

* Tin học là một ngành khoa học có mục tiêu là phát triển và sử dụng máy tính điện tử để nghiên cứu cấu trúc của thông tin, phương pháp thu thập, tìm kiếm, biến đổi,truyền thông tin và ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

GV: Người ta đã sử dụng nnhững thuật ngữ tin học nào?HS: Trả lời câu hỏi.

GV: Từ những hiểu biết ở trên chúng ta có thể rút ra được khái niệm tin học là gì.HS: Đọc phần in nghiêng SGK.

IV/ Đánh giá cuối bài:- Những điểm cần lưu ý của bài:

o Sự hình thành và phát triển của ngành tin học. o Ưu điểm nổi bật của máy tính điện tử.o Khái niệm về tin học.o Liên hệ giữa ngành tin học và máy tính điện tử.

- Làm bài tập cuối bài và bài tập trong sách bài tập.V/ Nhận xét rút kinh nghiệm:

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................Tiết 2,3:

Bài 2: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆUI/ Mục tiêu

1. Kiến thức:• Biết khái niệm thông tin, lượng thông tin, các dạng thông tin, mã hóa thông tin cho

máy tính.

- 2 -

Page 3: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

• Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính.• Hiểu đơn vị đo thông tin là bit và các đơn vị bội của bit.• Biết các hệ đếm 2, 16 trong biểu diễn thông tin.

2. Kĩ năng: • Bước đầu mã hõa được thông tin đơn giản thành dãy các bit.

3. Thái độ:II/ Đồ dùng dạy học.

1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK.2. Chuẩn bị của HS: SGK.

III/Hoạt động dạy – học1. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Tin học là gì?Câu 2: Đặc tính và vai trò của máy tính điện tử.

2. Nội dung bài mới:Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS

1. Khái niệm thông tin và dữ liệu:- Thông tin của một thực thể là những hiểu biết

có thể có được về thực thể đó.Ví dụ: Thông tin về sản phẩm, Thông tin về tin tức thời sự, thông tin về mỗi ca nhân bạn bè…

- Dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính.

GV: Trong xã hội sự hiểu biết về một thực thể càng nhiều thì sự suy đoán về thực thể đó càng chính xác.Ví dụ: Trong một vụ điều tra càng biết nhiều chi tiết về vụ án thì việc suy đoán tìm ra thủ phạm sẽ dẽ dàng hơn. Nhũng diều được biết đến dsdó là những thông tin. Vậy thông tin là gì và các em hãy cho thêm một vài ví dụ khác về những thông tin mà các em biết.HS: Trả lời câu hỏi.GV: Con người có được những thông tin là do quan sát và tìm hiểu còn máy tính có được những thông tin đó từ đâu. Đó là những thông tin được đưa vào máy tính.

2. Đơn vị đo lượng thông tin- Đơn vị nhỏ nhất dùng để đo lượng thông tin là

Bit(Binary Digital)- Ngoài ra người ta còn dùng những đơn vị khác

để đo lương thông tin.1B (Byte) = 8 Bit1KB (Kilô Byte) = 1024B

1MB (Mêga Byte) = 1024KB1GB (Giga Byte) = 1024MB1TB (Têra Byte) = 1024GB1KB (Pêta Byte) = 1024TB

GV: Muốn máy tính nhận biết về một sự vật nào đó ta cần phải cung cấp đầy đủ thông tin về sự vật đó. Có những sự vật chỉ có 2 trạng thái đúng hoặc sai. Do vậy người ta đã nghĩ ra đơn vị Bit dùng để biểu diễn thông tin trong máy tính. Để hiểu rõ hơn các em hãy tham khảo ví dụ SGK.HS: Xem SGK và nêu ý kiến thắc mắcGV: Giới thiệu những đơn vị bội của Bit.

3. Các dạng thông tin GV: Trong đời sống có rất nhiều thông tin và người ta phân loại nó như sau:

- 3 -

Page 4: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

Thông tin được chia làm 2 loại: Loại số (số nguyên, số thực…) và loại phi số (văn bản, hình ảnh, âm thanh…). Sau đây là những thông tin loại phi số:

- Dạng văn bản: Báo chí, thư từ, sách vở…- Dạng hình ảnh: bức tranh, bản đồ, băng hình…- Dạng âm thanh: tiếng nói, tiếng xe, tiếng hát…

Loại số (số nguyên, số thực…) và loại phi số (văn bản, hình ảnh, âm thanh…). Sau đây là những thông tin loại phi số Các em hãy cho ví dụ về các dạng thông tin tương ứng?HS: Trả lời câu hỏi.

4. Mã hóa thông tin- Muốn máy tính hiểu và xử lý được ta phải biến

đổi thông tin thành một dãy các bit. Cách biến đổi như vậy gọi là mã hóa thông tin.

- Để mã hóa thông tin dạng văn bản, ta mã hóa từng kí tự và sử dụng bộ mã để mã hóa.

+ Bộ mã ACSII sử dụng 8 bit để mã hóa. Nhưng mã ACSII chỉ mã hóa được 256 (28) kí tự chưa đủ để mã hóa tất cả các bảng chữ cái của tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. + Bộ mã Unicode sử dụng 16 bit có thể mã hóa được 65536 (216) kí tự cho phép biểu diễn tất cả các văn bản của các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới.Hiện nay, bộ mã Unicode được dùng như bộ mã chung của các văn bản hành chính ở nước ta.

GV: Chúng ta có thể trao đổi thông tin một cách dễ dàng nhưng muốn trao đổi thông tin với máy tính thì cần phải làm cho máy tính hiểu và xử lý được. Làm thế nào để máy tính hiểu. Chúng ta phải biến đổi thông tin thành một dãy các bit. Cách làm như vậy gọi là mã hóa thông tin.Để biết chi tiết hơn về cách mã hóa thông tin các em hãy tham khảo SGK

5. Biểu diễn thông tin trên máy tính.Dữ liệu là thông tin đã được mã hóa thành dãy các

bit. Ta tìm hiểu cách biểu diễn thông tin loại số và phi số trong máy tính.

a) Thông tin loại số: Hệ đếm:

Hệ đếm La mã: là hệ đếm không phụ thuộc vị trí. Các kí hiệu trong hệ đếm bao gồm: I, V, X, L, C, D, M tương ứng 1, 5, 10, 50, 100, 500, 1000.

Hệ thập phân: sử dụng tập ký hiệu gồm 10 chữ số 0, 1, 2, …9. Giá trị của nó phụ thuộc vào vị trí của nó trong biểu diễn. Giá trị số trong hệ thập phân được xác định theo qui tắc: mỗi đơn vị ở một hàng bất kì có giá trị bằng 10 đơn vị của hàng kế cận bên phải.

Trong hệ đếm cơ số b, giả sử số N có biểu diễn:dndn-1dn-2…d1d0,d-1d-2…d-m

0≤di<bN= dnbn + dn-1bn-1 + … +d0b0 +d-1b-1 +… +d-

GV: Giới thiệu về các hệ đếm và cách biểu diễn trong máy tính.GV: cho ví dụ minh họa.HS: theo dõi bài giảng, tìm thêm ví dụ.

- 4 -

Page 5: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

mb-m

Chú ý: khi cần phân biệt số được biểu diễn ở hệ đếm nào người ta viết cơ số làm chỉ số dưới của số đó.

Các hệ đếm thường dùng trong tin học:Ngoài hệ thập phân trong tin học thường

dùn hai hệ đếm: Hệ nhị phân (hệ cơ số 2): dùng 2 kí hiệu

: chữ số 0 và 1. Hệ hexa (hệ cơ số 16) sử dụng các kí

hiệu: 0, 1, 2…, 9, A, B, C, D, E, F. trong đó A, B, C, D, E, F tương ứng với 10, 11, 12, 13, 14, 15 trong hệ thập phân.

Biểu diễn số nguyên:- Một byte có thể biểu diễn được số nguyên

không dấu có giá trị từ 0 đến 255.- Để biểu diễn số nguyên có dấu người ta có

thể dung f bit cao nhất để thể hiện dấu âm hay dấu dương với quy ước 1 ứng với dấu âm, 0 ứng với dấu âm. Một byte có thể biểu diễn được các số nguyên từ -127 đến +127.

Biểu diễn số thực:- Mọi số thực đều có thể biểu diễn dưới dạng

± M ×10 ± K (được gọi là dạng dấu phẩy động, trong đó 0,1≤ M<1, M được gọi là phần định trị và K là một số nguyên không âm gọi là phần bậc.

- Máy tính sẽ lưu những thông tin gồm dấu của số, phần định trị, dấu của phần bậc và phần bậc.

b) Thông tin loại phi số: Văn bản:

- Mã ACSII dùng 1 byte để biểu diễn kí tự. Mỗi kí tự tương ứng với một số nguyên trong phậm vi từ 0 đến 255, gọi là mã ACSII thập phân của kí tự đó. Số này biểu diễn dưới dạng nhị phân gọi là mã ACSII nhị phân của kí tự

- Ví dụ: - Mã Unicode dùng 2 byte để biểu diễn kí tự.

Mỗi kí tự tương ứng với số nguyên trong phạm vi từ 0 đến 65535.

- Để biểu diễn một xâu kí tự, máy tính có thể

- 5 -

Page 6: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

dùng một dãy byte, Mỗi byte biểu diễn một kí tự từ trái sang phải.

Các dạng khác:- Để mã hóa âm thanh, hình ảnh ta cũng phải mã hóa chúng thành một dãy các bit.

IV/ Đánh giá cuối bài:- Những điểm cần lưu ý của bài:

o Các hệ đếm sử dụng trong tin học.o Cách biếu diễn thông tin (số nguyên, số thực) trong máy tính.

- Làm bài tập cuối bài và bài tập trong sách bài tập.V/ Nhận xét rút kinh nghiệm:

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................Tiết 4:Bài tập và thực hành 1:

LÀM QUEN VỚI THÔNG TIN VÀ MÃ HÓA THÔNG TINI/ Mục tiêu

1. Kiến thức:• Củng cố hiểu biết ban đầu về tin học và máy tính.

2. Kĩ năng:• Sử dụng bộ mã ASCII để mã hóa xâu kí tự, số nguyên.• Viết được số thực dưới dạng dấu phẩy động.

3. Thái độII/ Đồ dùng dạy học.

1.Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK.2.Chuẩn bị của HS: SGK, SBT.

III/Hoạt động dạy – học1. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Chuyển đổi các số ở hệ nhị phân sang hệ cơ số 10.a) 010101 b) 10010 c) 0011100

2. Nội dung bài mới:Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS

I/ Kiến thức:

1. Cách chuyển từ hệ cơ số 10 sang cơ số bất kì:+ Muốn chuyển sang cơ số nào ta đem chia cho cơ số đó.+ Thực hiện phép chia theo hành dọc.+ Chia chỉ lấy phần nguêyn và phần dư.+ Tiếp tục chia cho đến khi nào thương số bằng 0.+Dãy các số dư theo chiều từ dưới lên chính là

GV: Công thức chuyển đổi từ hệ cơ số 10 sang cơ số bất kì là gì?HS: Trả lời câu hỏi.GV: củng cố lại và giới thiệu thêm các

cách chuyển đổi khách.GV: Hướng dẫn cho ví dụ:HS: làm theo chỉ dẫn và áp dụng làm

bài tập

- 6 -

Page 7: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

mã cơ số tương ứng của số cần tìm.VD: A=6510=010000012

2. Cách chuyển từ cơ số 2 sang cơ số 16:+ Chia mã nhị phân tương ứng của số cần tìm thành 2 phần (mỗi phần 4 bit). + Chuyển từng phần sang cơ số 10+ Ghép kết quả của 2 phần đó lại ta sẽ được mã tương ứng ở hệ cơ số 16.+ VD: 010000012=4116

II/ Giải bài tập:

a1/ (C), (D).a2/ (B).a3/ Hướng dẫn qui ước nam: 1, nữ: 0b1/ VN = 01010110 01001110 Tin = 01010100 01101001 01101110b2/ 01001000 01101111 01100001= Hoa.c1/ cần dùng 1 byte.c2/ 11005 = 0,11005x105

25,879 = 0,25879x102

0,000984 = 0,984x10-3

GV: Độc câu hỏi, gọi học sinh đứng lên trả lời hoặc lên bảng làm bài

HS: Trả lời câu hỏi, những em còn lại chú ý để nhận xết và tự làm vào nhám để so sánh với bài làm của bạn..

GV: nhận xét, giải thích và đua kết luận kết quả đúng.

IV/ Đánh giá cuối bài:- Những điểm cần lưu ý của bài:

+ Cách chuyển đổi giữa các hệ cơ số.+ Cách chuyển số thực sng dạng dấu phẩy động.

- Làm bài tập cuối bài và bài tập trong sách bài tập.V/ Nhận xét rút kinh nghiệm:

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................Tiết 5,6,7:

Bài 3: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNHI/ Mục tiêu

1. Kiến thức:• Biết chức năng các thiết bị cần thiết của máy tính.• Biết máy tính làm việc theo nguyên lí J. Von Neumann.

2. Kĩ năng:• Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính.

3. Thái độ:II/ Đồ dùng dạy học.

1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK.2. Chuẩn bị của HS: SGK.

III/Hoạt động dạy – học1. Kiểm tra bài cũ:

- 7 -

Page 8: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

Câu hỏi 1: Thông tin là gì? Dữ liệu là gì? Nêu các đơn vị đo thông tin?Câu hỏi 2: Nêu khái niệm mã hóa thông tin? Hãy biến đổi 6610 cơ số 2?

2. Nội dung bài mới:Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS

1. Khái niệm về hệ thống tin học:- Hệ thống tin học dùng để nhập, xử

lý, xuất, truyền và lưu trữ thông tin- Một hệ thống tin học bao gồm các

thành phần sau:• Phần cứng.• Phần mềm.• Sự quản lí, điều khiển của con

người.

2. Sơ đồ cấu trúc của một máy tính:- Các loại máy tính khác nhau đều có

chung một sơ đồ cấu trúc giống nhau gồm các bộ phận chính sau:CPU (bộ xử lí trung tâm), bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài, thiết bị vào, ra.

1. Bộ xử lí trung tâm (Central Processing Unit):

GV: Giới thiệu khái niệm về hệ thống tin học:.Máy tính là một công cụ lao động giúp con

người khai thác tài nguyên thông tin. Với loại tài nguyên này, khi khai thác cần phải thực hiện các công việc sau: nhận thông tin, xử lí, đưa ra, truyền, lưu trữ. Ta có thể thực hiện được các công việc đó bằng một hệ thống tin học. Như vậy, hê thống tin học là một phương tiện dựa trên máy tính để làm các thao tác như nhận, xử lí, lưu trữ thông tin,… GV: Theo các em thì máy tính có bao nhiêu bộ phận chính? Và bộ phận nào là quan trọng nhất?HS: Trả lời câu hỏi. GV: Giới thiệu và giải thích về sơ đồ cấu trúc máy tính:

• Bộ xử lí trung tâm: điều khiển hoạt động của máy tính, gồm có bộ điều khiển và bộ số học/logic.

• Bộ nhớ ngoài: đĩa mềm, đĩa CD.• Bộ nhớ trong: ROM, RAM.• Thiết bị vào: bàn phím, chuột.• Thiết bị ra: màn hình.

GV: Giới thiệu về CPU

- 8 -

Bộ xử lý trung tâm

Bộ Điều khiển Bộ số học/logic

Bộ nhớ trong

Thiết bị raThiết bị vào

Bộ nhớ ngoài

Page 9: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

- CPU: Central Processing Unit.- CU: Control Unit - bộ điều khiển.- ALU: Arithmetic / Logic Unit - bộ

số học / logic, thực hiện các phép toán số học, logic.

- Register: thanh ghi – vùng nhớ lưu trữ tạm thời của CPU.

2. Bộ nhớ chính (Main Memory):- Bộ nhớ chính còn gọi là bộ nhớ

trong.- Bộ nhớ chỉ đọc: ROM (Read – Only

Memory), chứa một số chương trình hệ thống, chỉ đọc được chứ không sửa đổi được.

- Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên: RAM (Random Access Memory), có thể ghi, xóa thông tin trong lúc làm việc.

3. Bộ nhớ ngoài (Secondary Memory):- Bộ nhớ ngoài dùng để lưu trữ lâu dài

các thông tin và hỗ trợ cho bộ nhớ trong.

- Bộ nhớ ngoài của máy tính thường là đĩa cứng (gắn trong máy), đĩa mềm, đĩa CD,…

- Hệ điều hành điều khiển việc trao đổi thông tin giữa bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài, việc tổ chức thông tin ở bộ nhớ ngoài.

4. Thiết bị vào (Input device):

- CPU là nơi điều khiển mọi hoạt động của máy tính.

- Bộ điều khiển không trực tiếp thực hiện chương trình, nó chỉ điều khiển các bộ phận khác làm việc đó.

- Khi đang xử lí dữ liệu, CPU dùng một vùng nhớ là register để lưu tạm thời các dữ liệu, các lệnh. Vùng nhớ này có tốc độ truy nhập nhanh.

GV: Giới thiệu về bộ nhớ chính và nhân mạnh nhung điểm cần lưu ý trong bộ nhớ chính. Phân biệt giữa ROM và RAM.

GV: Giới thiệu về bộ nhớ ngoài và giải thích thêm về cấu tạo:

- Đĩa được chia thành những hình quạt bằng nhau gọi là các sector, trên mỗi sector thông tin được ghi trên các rãnh (là các đường tròn đồng tâm) gọi là track.

- Đĩa cứng có dung lượng lớn, tốc độ đọc nhanh.

- Đĩa A (đĩa mềm) có dung lượng nhỏ hơn đĩa CD (1.44 MB so với 700 MB).

- Bộ nhớ ngoài và bộ nhớ trong cần phải trao đổi thông tin với nhau, việc đó được thực hiện bởi hệ điều hành - một chương trình hệ thống. Hệ điều hành cũng điều khiển việc tổ chức thông tin ở bộ nhớ ngoài.

- Bộ nhớ ngoài còn được gọi là bộ nhớ thứ cấp.

- 9 -

Page 10: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

- Bàn phím: khi ta gõ một phím thì mã tương ứng của nó được truyền vào máy.

- Chuột: chỉ định việc thực hiện một lựa chọn nào đó, có thể thay cho một số thao tác bàn phím.

- Máy quét (Scanner): đưa hình ảnh vào máy tính.

- Thiết bị vào: ổ đĩa CD, ổ đĩa mềm,…

5. Thiết bị ra (Output device):- Màn hình.- Máy in: in thông tin ra giấy.- Máy chiếu:- Loa và tai nghe:- Modem: hỗ trợ cả việc đưa thông tin

vào và lấy thông tin ra từ máy tính

8. Hoạt động của máy tính:

Nguyên lí điều khiển băng chương trình:

- Máy tính hoạt động theo chương trình.Thông tin về một lệnh bao gồm:+ Địa chỉ của lệnh trong bộ nhớ.+ Mã của thao tác cần thực hiện.+ Địa chỉ các ô nhớ liên quan.

. Nguyên lí lưu trữ chương trình:- Lệnh được đưa vào máy tính dưới

dạng mã nhị phân để lưu trữ, xử lí như những dữ liệu khác.

Nguyên lí truy cập theo địa chỉ:- Việc truy cập dữ liệu trong máy tính

được thực hiện thông qua địa chỉ nơi lưu trữ dữ liệu đó.

Máy tính xử lí đồng thời 1 dãy bit gọi là từ máy.

Nguyên lí Phôn Nôi-man Mã hóa nhị phân, Điều khiển bằng

chương trình, lưu trữ bằng chương trình và truy cập theo địa chỉ tạo thành nguyên lí ching gọi là nguyên

GV: Giới thiệu về các thiết bị vào- Bàn phím: gồm có nhóm phím ký tự và

nhóm phím chức năng. Các chức năng của nhóm phím chức năng được quy định bởi phần mềm có sử dụng phím đó hoặc chức năng mặc định.

- Đưa hình ảnh vào văn bản với nhiều mục đích: lưu trữ, đưa vào một văn bản, một trang web, chỉnh sửa,…

GV: Giới thiệu rõ hơn về từng loại thiết bị.

GV: Ở mỗi thời điểm máy tính chỉ thực hiện một lệnh, nhưng vì nó thực hiện rất nhanh nên trong 1 giây nó có thể thực hiện rất nhiều lệnh.

- Một lệnh muốn máy tính thực hiện được thì phải có địa chỉ của lệnh trong bộ nhớ, mã của thao tác cần thực hiện và địa chỉ các ô nhớ có liên quan.

- Máy tính hoạt động dựa trên nguyên lý J. Von Neumann, tức là hoạt động của máy tính được điều khiển bằng chương trình lưu trữ trong bộ nhớ, ở đó có các ô nhớ với địa chỉ phân biệt, việc truy nhập vào bộ nhớ được thực hiện thông qua địa chỉ ô nhớ.

- 10 -

Page 11: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

lí Phôn Nôi- manIV/ Đánh giá cuối bài:

- Những điểm cần lưu ý của bài:o Cấu trúc của máy tính. o Các bộ phận của máy tính.o Nguyên tắc hoạt động của máy tính.

- Làm bài tập cuối bài và bài tập trong sách bài tập.V/ Nhận xét rút kinh nghiệm:

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................Tiết 8,9:Bài tập và thực hành 2:

LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNHI/ Mục tiêu

1. Kiến thức:• Quan sát và nhậnk biết được các bộ phận chính của mày tính và một số thiết bị khác

như máy in, bàn phím, chuột, đĩa, ổ đĩa, cổng USB..2. Kĩ năng:

• Làm quen và tập một số thao tác dử dụng bàn phím, chuột.3. Thái độ:

• Nhận thức được máy tính được thiết kế rất thân thiện với con người.II/ Đồ dùng dạy học.

1. Chuẩn bị của GV: Máy tính.2. Chuẩn bị của HS: Xem lại bài giới thiệu về máy tính.

III/Hoạt động dạy – họcNội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS

I/ Kiến thức:- Nhắc lại những thành phần chính của máy tính.- Quan sát tìm hiểu tùng bộ phận

II/Thực hành:Làm quen với máy tính và luyện tập các thao tác

thực hiện trên máy tính: khởi động máy, tắt máy, sư dụng bàn phím, chuột…

GV:nhắc lại những bộ phận chính của máy tính?HS: Trả lời câu hỏi.GV: Quan sát máy tính chỉ rõ từng bộ

phận?HS: quan sát và trả lời câu hỏi.Thực hành làm quen với máy tính

IV/ Đánh giá cuối bài:+ Các bộ phận chính của máy tính.+ Làm quen với máy tính.+ luyện tập các thao tác trên máy tính.

V/ Nhận xét rút kinh nghiệm:....................................................................................................................................................................................................................................................................................

- 11 -

Page 12: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

..........................................................................................................................................Tiết: 10, 11, 12, 13,14Bài 4:

BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁNI/ Mục tiêu

1. Kiến thức:• Biết khái niệm bài toán và thuật toán, các tính chất của thuật toán.• Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối và bằng liệt kê các bước.• Hiểu một số thuật toán thông dụng.

2. Kĩ năng:• Xây dựng được thuật toán giải một bài toán đơn giản bằng sơ đồ khối hoặc bằng liệt

kê các bước3. Thái độ:

II/ Đồ dùng dạy học. 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK.2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT.

III/ Hoạt động dạy – học1. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi 1: Vẽ sơ đồ cấu trúc của máy tính. Nêu đặc điểm của bộ xử lý trung tâm.Câu hỏi 2: Nêu hoạt động của máy tính. Nói rõ về các nguyên lý?

2. Nội dung bài mới:Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS

1. Khái niệm bài toán:- Trong tin học, bài toán là một việc nào đó ta

muốn máy tính thực hiện.- Bài toán được cấu thành bởi hai thành phần cơ

bản:+ Input: các thông tin đã có hay những thông

tin đưa vào máy tính.+ Output: Các thông tin cần tìm từ Input hay

thông tin cần lấy ra.- Vd: SGK

2. Khái niệm thuật toán:- Thuật toán để giải một bài toán là một dãy hữu

hạn các thao tác được sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy thao tác ấy, từ Input của bài toán, ta nhận được Output cần tìm.

- Thuật toán có thể được biểu diễn bằng cách liệt kê các thao tác cần thực hiện và bằng sơ đồ khối

- Vd: SGK.- Các tính chất của thuật toán.

+ Tính dừng: thuật toán phải kết thúc sau một số hữu hạn lần thực hiện các thao tác + Tính xác định:Sau khi thực hiện một thao tác thì hoặc

GV: Các em hãy cho biết bài toán trong toán học và bài toán trong thực tế mà các em được biết là như thế nào.

HS: Trả lời câu hỏi.GV: Giới thiệu về định nghĩa bài toán

trong tin học.

GV: Giới thiệu về khái niệm thuật toán.

GV: giải thích cụ thể về các ví dụ trong sách giáo khoa. Từ đó thấy rõ việc biểu diễn thuật toán theo hai cách khác nhau.

HS: Chú ý theo dõi, tìm hiểu, nêu thắc mắc và áp dụng vào các ví dụ khác.

- 12 -

Page 13: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

là thuật toán kết thúc hoặc là có đúng một thao tác xác định để thực hiện thao tác tiếp theo.

+ Tính đúng đắn: Sau khi thuật toán kết thúc ta phải nhận được Output cần tìm.3. Một số ví dụ về thuật toán:

- Ví dụ 1:Kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương. (SGK)

- Ví dụ 2: Bài toán sắp xếp. (SGK)- Ví dụ 3: Bài toán tìm kiếm.(SGK)

GV: Giới thiệu, giải thích cụ thể các thuật toán.

HS: theo dõi, tìm hiểu, nêu thắc mắc và áp dụng cho bài toán tương tự.

IV/ Đánh giá cuối bài:- Cần hiểu rõ về bài toán là gì, thuật toán là gì.- Cách biểu diễn thuật toán.- Tính chất của thuật toán.- Vận dụng được các thuật toán cụ thể.

V/ Nhận xét rút kinh nghiệm:....................................................................................................................................................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

Tiết: 15

BÀI TẬP

I/ Mục tiêu1. Kiến thức:

• Củng cố về khái niệm bài toán, thuật toán, cách mô tả thuật toán.2. Kĩ năng:

• Vận dụng lý thuyết đã học xây dựng được thuật toán giải một bài toán đơn giản bằng sơ đồ khối hoặc bằng liệt kê các bước

3. Thái độ:II/ Đồ dùng dạy học.

1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK.2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT.

III/ Hoạt động dạy – học1. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi 1: Mô tả thuật toán tìm kiếm nhị phân và áp dụng tìm vị trí của số 9 trong dãy số sau: 2 5 8 9 18 19 25 30 35 38..

Câu hỏi 2: Mô tả thuật toán tìm kiếm tuần tự và áp dụng tìm vị trí của số 9 trong dãy số sau: 2 5 8 9 18 19 25 30 35 382. Nội dung bài mới:

Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS

- 13 -

Page 14: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

Đáp án các bài tập:1/ Bài toán: Tính giá trị biểu thức.

Input: Biểu thức cần tính giá trị.Output: Kết quả của biểu thức sau khi tính giá trị.

2/ Dãy các thao tác trên không phải là thuật toán vì đó là một dãy vô hạn các thao tác chứ không phải là hữu hạn.3/ Tính dừng trong thuật toán tìm kiếm tuầm tự:

o Khi ai = k: tìm được giá trị cần tìm.o Khi i>N: Hết dãy số không tìm được giá trị cần

tìm.4/ Tìm giá trị nhỏ nhất trong dãy số:

B1: Nhập N và dãy số nguyên a1…aN.B2: Mina1, i=2.B3: Nếu i>N thì đưa ra giá trị min và kết thúc.B4:

4.1 Nếu ai < Min thì Min ai.4.2 ii+1. rồi quay lại B3.

5/ Tìm nghiệm của phương trình bậc hai: ax2 +bx + c =0.B1: Nhập a,b,c.B2: Tính ∆ = b2 -4ac.B3: Nếu ∆ < 0 thì PTVN.

B4: Nếu ∆ = 0 thì PT có nghiệm kép: x = a

b

2

−.

B5: Nếu ∆ > 0 thì PT có 2 nghiệm: x1=a

b

2

∆+−.

x2 = a

b

2

∆−−

6/ Sắp xếp dãy số theo thứ tự giảm dần:B1: Nhập N và các số hạn a1,…,aN;B2: MN;B3: Nếu m < 2 thì đưa ra dãy đẫ được sắp xếp và kết

thúc.B4: MM-1, i0;B5: ii+1;B6: Nếu i > M thì quay lại B3;B7: Nếu ai < ai+1 thì tráo đổi ai và ai+1;B8: quay lại B5;

7/ Đếm số hạng có giá trị bằng 0 trong dãy số:B1: Nhập N và dãy a1,…,aN;B2: Dem0, i1;B3: Nếu i >N thì đưa ra giá trị Dem và kết thúc:B4: Nếu ai = 0 thì DemDem+1;B5: ii+1 rồi quay lại B3;

GV: Các em làm bài tập trong sách giáo khoa trang 44 sau đó lên bảng sửa bài tập.

GV: hướng dẫn những bài tập học sinh chưa nắm vững.

HS: Làm bài tập và sau đó lên bảng sửa bài.

- 14 -

Page 15: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

IV/ Đánh giá cuối bài:o So sánh giữa thuật toán tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất, sắp xếp tăng với sắp xếp

giảm.o Áp dụng đếm số 0 với một số hạng bất kì trong bài 7.

V/ Nhận xét rút kinh nghiệm:....................................................................................................................................................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................Tiết: 16

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT(Đề và đáp án kèm theo)

Tiết : 17Bài 5

NGÔN NGỮ LẬP TRÌNHI/ Mục tiêu

1. Kiến thức:• Biết được khái niệm ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao.

2. Kĩ năng:• Phân loại một số ngôn ngữ lập trình thông dụng.

3. Thái độ:• Thấy được sự phong phú của ngôn ngữ lập trình, từ đó xác định ý thức học tập

nghiêm túc, tính cần cù và ham thích tìm hiểu.II/ Đồ dùng dạy học.

1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK.2. Chuẩn bị của HS: SGK.

III/Hoạt động dạy – học1. Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra 15’( Đề trắc nghiệm và đáp án đính kèm)2. Nội dung bài mới

Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HSGV: Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình.

Với cách diễn tả thuật toán mà chúng ta đã biết mấy tính chưa có khả năng hiểu và sử lý được. Do đó ta cần dùng ngôn ngữ để diễn tả cho máy tính hiểu. Kết quả diễn tả như vậy cho ta một chương trình, ngôn ngữ để viết chương trình được gọi là ngôn ngữ lập trình.

Có nhiều loại ngôn ngữ lập trình: Sự khác nhau giữa các loại liên quan đến sự phụ thuộc của chúng vào kiến trúc và hoạt động của máy tính.

Các em hãy cho biết những ngôn ngữ lập trình

- 15 -

Page 16: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

1. Ngôn ngữ máy:- Là ngôn ngữ duy nhất mà máy tính có

thể hiểu và thực hiện.- Các lọai ngôn ngữ khác muốn máy

hiểu và thực hiện phải được dịch ra ngôn ngữ máy thông qua chương trình dịch.

- Các lệnh viết bằng ngôn ngữ máy ở dạng mã nhị phân hoăc mã hexa.

2/ Hợp ngữ:- Hợp ngữ gần với ngôn ngữ máy

nhưng cho phép chúng ta sử dụng một số từ (thường là viết tắt các từ tiếng Anh) để thể hiện các lệnh cần thực hiện.

- Vd: ADD AX, BXCâu lệnh trên có nghĩa là cộng giá

trị trong 2 thanh ghi có tên AX và BX và kết quả được chưa trong thanh ghi AX.

ADD (tiếng Anh có nghĩa là cộng) là kí hiệu phép cộng.- Một chương trình viết bằng hợp ngữ

phải được dịch ra ngôn ngữ máy bằng chương trình hợp dịch.

3/ Ngôn ngữ bậc cao:- Là ngôn ngữ gần với ngôn ngữ tự

nhiên, có tính độc lập cao ít phụ thuộc vào từng loại máy.

- Cũng giống như hợp ngữ, nó cưng cần phải có chương trình dịch để dịch ra ngôn ngữ máy.

- Hiện nay có nhiều ngôn ngữ lập trình bậc cao được sử dụng như PASCAL, C, C++, JAVA… với các phiên bản khác nhau.

nào ma các em được biết?HS: Trả lời câu hỏi.GV: Nhận xét xem nó thuộc ngôn ngữ nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu xem có những loại ngôn ngữ nào?GV: Giới thiệu chi tiết về ngôn ngữ máy:

Mỗi loại máy tính đều có một ngôn ngữ riêng, đây là ngôn ngữ duy nhất mà máy tính có thể hiểu được.

Tuy nhiên nó có khuyết điểm là nó khó phức tạp và khó nhớ. HS: Lắng nghe và nêu thắc mắc.

GV: Giới thiệu về hợp ngữ:Một trong những ngôn ngữ lập trình tiếp theo

chúng ta tìm hiểu đó là hợp ngữ.Hợp ngữ gần với ngôn ngữ máy nhưng cho phép

chúng ta sử dụng một số từ (thường là viết tắt các từ tiếng Anh) để thể hiện các lệnh cần thực hiện.

Hợp ngữ là ngôn ngữ mạnh nhưng nó không thích hợp với nhiều người sử dụng bởi nó sử dụng địa chỉ của các thanh ghi trong máy tính, điều này khiến nhiều người ái ngại.HS: Lắng nghe và nêu thắc mắc.

GV: Qua hai loại ngôn ngữ mà chúng ta vừa tìm hiểu. Cả hai đều không thuận tiện cho người dùng. Vấn đề đăc ra là có ngôn ngữ nào thuận tiện hơn cho người dùng không?HS: Trả lời câu hỏi.GV: Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình bậc cao.

Đây là ngôn ngữ gần với ngôn ngữ tự nhiên, có tính độc lập cao ít phụ thuộc vào từng loại máy.

IV/ Đánh giá cuối bài:• Có các loại ngôn ngữ: ngôn ngữ máy, hợp ngữ, ngôn ngữ bậc cao. Trong đó ngôn ngữ

máy là ngôn ngữ duy nhất máy có thể hiểu và thực hiện.

- 16 -

Page 17: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

• Các ngôn ngữ khác muốn máy thực hiện phải chuyển sang ngôn ngữ máy nhờ chương trình trung gian gọi là Chương trình dịch.

• Làm bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập.V/ Nhận xét rút kinh nghiệm:................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Tiết : 18Bài 6

GIẢI BÀI TOÁN TRÊN MÁY TÍNHI/ Mục tiêu

1. Kiến thức:• Biết các bước cơ bản khi tiến hành giải bài toán trên máy tính.

2. Kĩ năng:• Thực hiện một số bước để giải bài toán đơn giản trên máy tính.

3. Thái độ:• Rèn luyện thái độ học tập nghiêm túc, suy luận khoa học và sáng tạo.

II/ Đồ dùng dạy học. 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK.2. Chuẩn bị của HS: SGK.:

III/Hoạt động dạy – học1. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Có những loại ngôn ngữ lập trình nào? Nêu đặc điểm của từng loại?2. Nội dung bài mới:

Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HSCác bước giải bài toán trên máy tính

Bước 1: xác định bài toán.Bước 2: Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán.Bước 3: Viết chương trình.Bước 4: Hiệu chỉnh.Bước 5: Viết tài liệu.

1. Xác định bài toánXác định Input, Output của bài toán và

mối quan hệ giữa chúng. Từ đó xác định ngôn ngữ lập trình và cấu trúc thích hợp.

2. Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán:a) Lựa chọn thuật toán:

Mỗi thuật toán chỉ có thể giải một bài toán, nhưng một bài toán có thể có

GV: Biết rằng máy tính là công cụ hỗ trợ cho con người rất nhiều trong đời sống, con người muốn máy tính giải bài toán thì phải đưa lời giải bài toán đó vào máy tính dưới dạng các lệnh. Vậy các bước để xây dựng một bài toán là gì?. Chúng ta đi tìm hiểu từng bước.GV: xác định bài toán tức là xác định cái gì?HS: Trả lời câu hỏi.GV: giải thích thêm về việc xác định ngôn ngữ lập trình và cấu trúc.GV: Nhắc lại thuật toán là gì?HS:Trả lời câu hỏi.GV: Theo các em một thuật toán của một bài toán có thể giải được bài toán khác không?HS: Trả lời câu hỏi.GV: Một bài tóan có thể có nhiều thuật toán để giải không?

- 17 -

Page 18: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

nhiều thuật toán để giải. Vậy ta phẩi lựa chộn thuật toán nào tối ưu nhất trong những thuật toán.Thuật toán gọi là tối ưu nếu nó thỏa các điều kiện:+ Dễ hiểu.+ Trình bày dễ nhìn.+ Thời gian chạy nhanh (quan trọng)+ Tốn ít bộ nhớ.

b) Diễn tả thuật toán:Cách diễn tả thuật toán chúng ta đã tìm hiểu ở bài 4: Ở đây chúng ta tìm hiểu thêm thuật toán tìm UCLN của 2 số nguyên dương (SGK).

3. Viết chương trình:Viết chương trình là tổng hợp giữa việc

lựa chọn cách tổ chức dữ liệu và sử dụng ngôn ngữ lập trình để diễn tả đúng thuật toán.

Viết chương trình trong ngôn ngữ nào thì phải tuân theo đúng qui định ngữ pháp của ngôn ngữ đó.

Chương trình dịch chỉ phát hiện và thông báo lỗi về mặt ngữ pháp.4. Hiệu chỉnh:

Sau khi viết xong cần phải thử chương trình bằng một số Input đặc trưng. Trong quá trình thử này nếu có sai sót thì phải sử lại chương trình. Quá trình này gọi là hiệu chỉnh.

5. Viết tài liệu:Viết mô tả chi tiết bài toán, thuật toán,

chương trình và hướng dẫn sử dụng…

HS: Trả lời câu hỏi.GV: Giải thích rõ hơn về cachs lựa chọn thuật toán.

GV: Chúng ta đã tìm hiểu về cách diễn tả thuật toán ở bài trước. Bây giờ 2 em lên diễn tả thuật toán để giải bài toán này theo 2 cách liệt kê và sơ đồ khối.HS: Lên bảng làm bài.GV: Nhận xét bổ sung.GV: Chúng ta đã có được thuật toán của bài toán. Muốn máy tính giải bài toán theo thuật toàn này chúng ta phải làm gì?HS:Trả lời câu hỏi.GV: Giải thích rõ hơn về việc viết chương trình như thế nào, phải tuân theo những nguyên tắc nào?

GV: Bước tiếp theo của chúng ta là hiệu chỉnh. Vậy theo các em hiểu hiệu chỉnh là gì?HS: Trả lời câu hỏi theo ý của mình.GV: Giải thích cụ thể về hiệu chỉnh.

GV: Bước cuối cùng là viết tài liệu. Sau khi chúng ta đã có một chương trình chạy hoàn chỉnh. Chúng ta sẽ mô tả lại quá trình thực hiện và hướng dẫn người dùng sử dụng

IV/ Đánh giá cuối bài:- Các bước giải bài toán trên máy tính:

Bước 1: xác định bài toán.Bước 2: Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán.Bước 3: Viết chương trình.Bước 4: Hiệu chỉnh.Bước 5: Viết tài liệu.

- Làm bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập.V/ Nhận xét rút kinh nghiệm:..............................................................................................................................................

- 18 -

Page 19: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................Tiết : 19Bài 7

PHẦN MỀM MÁY TÍNHBài 8 NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA TIN HỌCI/ Mục tiêu

1. Kiến thức:• Biết khái niệm phần mềm máy tính.• Biết được một số phần mềm thông dụng.• Biết được ứng dụng chủ yếu của tin học trong các lĩnh vực đời sống xã hội.• Biết rằng có thể sử dụng một số chương trình ứng dụng để nâng cao hiệu quả học tập,

làm việc và giải trí.2. Kĩ năng:

• Phân biệt được phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.• Nhận biết một số phần mềm phục vụ cho việc học tập và giải trí.• Biết ứng dụng tin học vào học tập và vào sinh hoạt

3. Thái độ: • Qua sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh nhận thức rõ hơn về công dụng của phần

mềm. Từ đó tìm hiểu khám phá những phần mềm có ích phục vụ cho nhu cầu học tập cũng như giải trí của mình.

• Tạo phong cách làm việc khoa học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.thấy được sự cần thiết phải trang bị cho mình những kiến thức về tin học để có thể học tập và hội nhập với xã hội hiện đại

II/ Đồ dùng dạy học. 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK.2. Chuẩn bị của HS: SGK.

III/Hoạt động dạy – học1/ Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Nêu các bước giải bài toán trên máy tính. Nêu cụ thể các bước.2/ Nội dung bài mới:

Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HSBài 7: PHẦN MỀM MÁY TÍNH* Khái niệm phần mềm máy tính:

Là sản phẩm thu được sau khi thực hiện giải bài toán. Nó bao gồm chương trình cách tổ chức dữ liệu và tài liệu.

Chương trình đó có thể giải bài toán với nhiều bộ Input khác nhau.1. Phần mềm hệ thống:

Là chương trình cung cấp các dịch vụ theo yêu

GV: Hướng dẫn các em học sinh thảo luận theo nhóm về các phần mềm mà các em được biết? Dựa vào SGK tìm hiểu các loại phần mềm. Nêu khái niệm từng loại và xếp những phần mềm dã biết vào loại tương ứng?

HS: Tiến hành thảo luận theo yêu cầu của giáo viên:

- 19 -

Page 20: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

cầu của các chương trình khác trong quá trình hoạt động của máy. Những chương trình này tạo môi trường làm việc cho các phần mềm khác.

Ví dụ: Hệ điều hành2. Phần mềm ứng dụng:

Là phần mềm viết để phục vụ cho công việc hằng ngày hay hoạt động mang tính nghiệp vụ của từng lĩnh vực

Ví dụ: Word. Excel, quản lý học sinh Có những phần mềm hỗ trợ để làm ra các phần

mềm khác được gọi là phần mềm công cụ.Ví dụ: phần mềm phát hiện lỗi.

Có những phần mềm trợ giúp cho ta khi làm việc với máy tính, nhằm nâng cao hiệu quả công việc được gọi là phần mềm tiện ích

GV: Nhận xét đánh giá bài làm của học sinh và đưa ra kết luận tổng kết.

Bài 8: NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA TIN HỌC1. Giải những bài toán khoa học kĩ thuật.

Nhờ máy tính, nhà thiết kế không những có thể tính được nhiều phương án mà còn thể hiện các phương án đó một cách trực quan trên màn hình hoặc in ra giấy. Do vậy, quá trình thiết kế trở nên nhanh hơn, hoàn thiện hơn và chi phí thấp hơn.2. Hỗ trợ quản lí.

Hoạt động quản lí rất đa dạng và phải xử lí một khối lượng lớn thông tin

Qui trình ứng dụng tin học để quản lí gồm các bước sau:

+ Tổ chức ,lưu trữ hồ sơ.+ Cập nhật các hồ sơ (thêm, sửa, xóa …)+ Khai thác thông tin (tìm kiếm, thống kê,

…)3. Tự động hóa và điều khiển:

Việc phóng vệ tin nhân tạo hay bay lên vũ trụ đều nhờ hệ thống máy tính.4.Truyền thông:

Tin học đã góp phần không nhỏ để đổi mới các dịch vụ kĩ thuật truyền thông nhất là khi internet xuất hiện giúp con người có thể liên lạc chia sẻ thông tin với nhau.5. Soạn thảo, in ấn, lưu trữ , văn phòng

Giúp việc soạn thảo một văn bản trở nên nhanh chóng, dễ dàng6. Trí tuệ nhân tạo.

Nhằm thiết kế những máy có khả năng đảm

GV: Hướng dẫn các em tìm hiểu, tham khảo SGK và thảo luận về những ứng dụng của tin học trong các lĩnh vực của đời sống.

HS: Tiến hành tìm hiểu và thảo luận.GV: Nhận xét đánh giá và đưa ra kết luận.

- 20 -

Page 21: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

đương một số hoạt động thuộc lĩnh vực trí tuệ của con người hoặc một số đặc thù của con người.7. Giáo dục.

Với sự hỗ trợ của tin học ngành giáo dục đã có bước tiến mới, giúp việc học tập trở nên sinh động và hiệu quả hơn.8. Giải trí.

Âm nhạc, trò chơi, phim ảnh … giúp con người thư giản lúc mệt mỏi, giảm tress …IV/ Đánh giá cuối bài:

• Khái niệm phần mềm máy tính.• Các loại phần mềm cụ thể.• Nắm bắt các ứng dụng của tin học trong đời sống và xã hội.

V/ Nhận xét rút kinh nghiệm:...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Tiết : 20

Bài 9 TIN HỌC VÀ XÃ HỘII/ Mục tiêu

1. Kiến thức:• Biết được ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội.• Biết được những vấn đề văn hóa và pháp luật trong xã hội tin học hóa.

2. Kĩ năng:3. Thái độ:

II/ Đồ dùng dạy học. 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK.2. Chuẩn bị của HS: SGK.

III/Hoạt động dạy – học1/ Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi 1: Nêu khái niệm phần mềm máy tính và phân loại phần mềm máy tính?Câu hỏi 2: Nêu các ứng dụng của tin học trong đời sống xã hội?

2/ Nội dung bài mới:Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS

GV: Bài trước chúng ta đã tìm hiểu về vai trò cũng như những ứng dụng rộng rãi của tin học trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Như vậy sức ảnh hưởng của tin học là rất lớn. Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về những ảnh hưởng của tin học trong cuộc sống ngày nay.

GV: Ý thức được vai trò của tin học nhiều

- 21 -

Page 22: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

1. Ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội:

Nhu cầu xã hội ngày càng lớn cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật đã kéo theo sự phát triển như vũ bảo của tin học.

Ngược lại sự phát triển của tin học đã đem lạihiệu quả to lớn cho hầu hết các lĩnh vực.

2. Xã hội tin học hóa:Với sự ra đời của mạng máy tính, phương thức

làm việc “mặt đối mặt” dần mất đi mà thay vào đó phương thức hoạt động thông qua mạng chiếm ưu thế với kả năng kết hợp các hoạt động, làm việc chính xác và tiết kiệm thời gian…

Ví dụ: làm việc và học tập tại nhà thông qua mạng máy tính.

Năng suất lao động tăng cao với sự hỗ trợ của tin học. Máy móc dần thay thế con người trong nhiều lĩmh vực cần nhiều sức lao động và nguy hiểm

Máy móc giúp giải phóng lao động chân tay và giúp con người giải trí.3. Văn hóa và pháp luật trong xã hội tin học hóa

Thông tin là tài sản chung của mọi người, do đó phải có ý thức bảo vệ chúng.

Mọi hành động ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống tịn học đều bị coi là bất hợp pháp (như truy cập bất hợp pháp nguồn thông tin, phá hoại thông tin, tung virus…)

Thường xuyên học tập và nâng cao trình độ để có khả năng thực hiện tốt các nhiệm vụ mà không vi phạm pháp luật.

Xã hội phải đề ra những qui định, điều luật để bảo vệ thông tin và xử lý các tội phạm phá hoại thông tin ở nhiều mức độ khác nhau

quốc gia đã có chính sách đầu tư thích hợp đặc biệt là cho thế hệ trẻ và Việt Nam là một trong những nước đó.

GV: Muốn phát triển tin học không có nghĩa là mở rộng phậm vi sử dụng tin học mà phải làm sao cho tin học đóng gop ngày càng nhiều vào kho tàn chung của thế giới và thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển.

GV: Vói sự ra đời của mạng máy tính thì các hoạt động trong các lĩnh vực như: sản xuất hàng hóa, quản lý, giáo dục trở nên dễ dàng và vô cùng tiện lợi.

GV: - Trong xã hội tin học hóa, nhiều hoạt động diễn ra trên mạng có qui mô toàn thế giới. Thông tin trên mạng là thông tin chung của tòan nhân loại. Do đó cần phải bảo vệ thông tin – tài nguyên chung của mọi người.- Mọi hành động ảnh hưởng đến hệ thống thông tin dù là cố tình hay vô ý đều coi là phạm pháp. Vì vậy phải học cách làm việc và sử dụng nguồn thông tin này sau cho hợp lý- Xã hội phỉa đề ra những qui định xử lý việc phá hoại thông tin

IV/ Đánh giá cuối bài:• Nắm bắt các ứng dụng của tin học trong đời sống và xã hội.

V/ Nhận xét rút kinh nghiệm:...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Tiết: 21

- 22 -

Page 23: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

BÀI TẬPI/ Mục tiêu

1. Kiến thức:• Củng cố lý thuyết trong chương 1.

2. Kĩ năng:• Vận dụng lý thuyết đã học làm những bài tập trong SBT.

3. Thái độ:II/ Đồ dùng dạy học.

1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, SBT.2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT.

III/ Hoạt động dạy – học1. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi 1: Nêu ảnh hưởng của tin học đối với xã hội? Những hành động nào được gọi là vi phậm pháp luật trong lĩnh vực thông tin.2. Nội dung bài mới:

Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS

Sửa những bài tập chương 1 trong sách bài tập.

HS: Làm bài tập trong sách bài tập sau đó cả lớp cùng sửa bài tập.

GV: Hướng dẫn những bài tập học sinh chưa nắm vững.

GV: Đọc đề bài.HS: trả lời đáp án.GV: Nếu đúng thì giải thích rõ hơn về đáp án. Nếu

sai gọi hs khác bổ sung sau đó giải thích đáp án.IV/ Đánh giá cuối bài:

Học sinh về xem lại những bài tập đã sửa, chú ý các bài quan trọng, kiến thức trọng tâm (đã nêu tong phần sửa bài).

Làm tiếp những bài tập còn lại.V/ Nhận xét rút kinh nghiệm:

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................Tiết : 22

Chương II: Hệ điều hànhBài 10

KHÁI NIỆM VỀ HỆ ĐIỀU HÀNHI/ Mục tiêu

1. Kiến thức:• Biết khái niệm hệ điều hành • Biết các chức năng và các thành phần chính của hệ điều hành.

- 23 -

Page 24: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

2. Kĩ năng:3. Thái độ

II/ Đồ dùng dạy học. 1.Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK.2.Chuẩn bị của HS: SGK, SBT.

III/Hoạt động dạy – học1. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội.Câu 2: Văn hóa và pháp luật tronh xã hội tin học hóa.

2. Nội dung bài mới:Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS

1. Khái niệm hệ điều hành :Hệ điều hành là tập hợp các chương trình được tổ chức thành hệ thống với các nhiệm vụ:- Đảm bảo tương tác giữa người dùng và

máy tính.- Cung cấp các phương tiện và dịch vụ để

điều phối việc thực hiện các chương trình.- Quản lý chặt chẻ các tài nguyên của

máy,tổ chức khai thác chúng một cách thuận tiện và tối ưu.

2. Các chức năng và thành phần của hệ điều hành:* Các chức năng của hệ điều hành:

- Tổ chức giao tiếp giữa người dùng và hệ thống.

- Cung cấp tài nguyên (Bộ nhớ, các thiết bị ngoại vi, …) cho các chương trình và tổ chức thực hiện các chương trình đó.

- Tổ chức lưu trữ thông tin trên bộ nhớ ngoài , cung cấp các công cụ để tìm kiếm và truy cập thông tin.

- Kiểm tra và hỗ trợ bằng phầm mềm cho các thiết bị ngoại vi (chuột, bàn phiếm, màn hình, đĩa CD,…) để có thể khai thác chúng một cách thuận tiện và hiệu quả.

- Cung cấp các dịch vụ tiện ích hệ thống (làm việc với đĩa, truy cập mạng…).

* Các thành phần của hệ điều hành:- Mỗi chức năng được một nhóm chương

trình tronh hệ điều hành đẩm bảo thực hiện. Các nhóm chương trình này là các thành phần của hệ điều hành.

- Các thành phần chính của hệ điều hành

GV: Máy tính không thể sử dụng được nếu không có hệ điều hành. Hiện nay có rất nhiều hệ điều hành khác nhau như MS DOS, Window, Linux….Nhưng đa số người dùng sử dụng hệ điều hành Window. Vậy hệ điều hành là gì?

HS: Trả lời câu hỏi dựa trên sự hiểu biết của mình hoặc theo SGK?.

GV: Tổng hợp ý kiến đưa ra kết luận chung và giải thích chi tiết về hệ điều hành.

GV: Chúng ta đã biết sơ lượt về chức năng hay nhiệm vụ của hệ điều hành thông qua định nghĩa. Bây giờ các em hãy tham khảo SGK và cho biết rõ hơn về các chức năng chính của hệ điều hành?

HS: Tham khảo SGK và trả lời câu hỏi.

GV: Chúng ta đã biết hệ điều hành có những chức năng quan trọng cho hệ thống. Vậy dựa vào đâu mà hệ điều hành có thể thực hiện được những chức năng này? Đó là nhờ các thành phần của hệ điều hành. Vậy những thành phần đó là gì?

GV: Giải thích thêm về các thành phần của hệ điều hành.

- 24 -

Page 25: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

bao gồm: Bộ xử lý trung tâm, bộ nhớ, Các thiết bị ngoại vi.

3. Phân loại hệ điều hành:- Đơn nhiệm một người dùng: MS DOS- Đa nhiệm một người dùng: Window 95- Đa nhiệm nhiều nguời dùng: Window

2000 Server

GV: Chúng ta cũng biết là hiện nay có rất nhiều hệ điều hành. Vậy chúng được phân loại như thế nào? Các em hãy tham khảo SGK và cho biết sự hiểu biết của các em về các hệ điều hành này?

HS: Trả lời câu hỏi.

IV/ Đánh giá cuối bài:- Khái niệm hệ điều hành.- Các chức năng và các thành phần chính của hệ điều hành.- Phân loại hệ điều hành.

V/ Nhận xét rút kinh nghiệm:....................................................................................................................................................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................Tiết :23,24Bài 11

TỆP VÀ QUẢN LÝ TỆPI/ Mục tiêu

1. Kiến thức:• Hiểu khái niệm tệp và quy tắc đặt tên tệp.• Hiểu khái niệm thư mục, cây thư mục.

2. Kĩ năng:• Nhận dạng được tên tệp, thư mục, đường dẫn.• Đặt được tên tệp, thư mục.

3. Thái độII/ Đồ dùng dạy học.

1.Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK.2.Chuẩn bị của HS: SGK, SBT.

III/Hoạt động dạy – học1. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: khái niệm hệ điều hành?Câu 2: các chức năng và thành phần chính của hệ điều hành.

2. Nội dung bài mới:Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS

1.Tệp và thư mục:a. Tệp và tên tệp:

- Khái niệm vê tệp: Tệp còn được gọi là tập tin, là tập hợp các thông tin ghi trên bộ nhớ ngoài,tạo thành một đơn vị lưu trữ do hệ điều

GV: Chúng ta sẽ làm quen voiứ khái niệm tệp và thư mục và sẽ nghiên cứu cụ thể về tệp và thư mục ?

GV: Trước tiên chúng ta tìm hiểu về tệp và cách đặt tên tệp.

- 25 -

Page 26: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

hành quản lý. Mỗi tệp có một tên để truy cập- Tên tệp được đặt theo quy định riêng của

từng hệ điều hành.- Ví dụ: SGK

b. Thư mục- Thư mục là một hình thức sắp xếp trên đĩa

để lưu trữ từng nhóm tệp có liên quan với nhau.- Mỗi đĩa có một thư mục tạo tự động gọi là

thư mục gốc.- Trong mỗi thư mục có thể tạo các thư

mục khác gọi là thư mục con. Thư mục chức thư mục con gọi là thư mục mẹ.

- Mỗi thư mục có thể chứa tệp và thư mục con.

- tên thư mục được dật thêo quy tắc đặt phần tên của tên tệp.

- có thể đặt tên thư mục (tệp).trùng nhâu nhưng phải ở các thư mục khác nhau.

- Thư mục được tổ chức theo dạng cây.- Đường dẫ là một chỉ dẫ bao gồm tên các

thư mục theo chiều đi từ thư mục gốc tới thư mục chứa tệp và sau cùng là tên tệp, trong đó tên các thư mục và tên tệp phân cách nhau bằng dấu “\”

2. Hệ thống quản lý tệp: SGK

HS: Theo dõi phát biểu ý kiến.GV: Xét ví dụ trọng SGK các em háy

cho biết những tên gọi đó được dùng trong hệ điều hành nào và giải thích.

HS: Trả lời câu hỏi.GV: Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu

những gì liên quan đến thư mục.GV: Giới thiệu những kiến thức về thư

mụcGV: Sau khi giới thiẹu cho HS áp dịng

làm ví dụ về xác định đường dẫn.HS: Lên bảng làm bài.

GV: Phân tích và giải thích rõ về hệ thống quản lý tệp.

HS: Theo dõi nêu ý kiến của mình.

IV/ Đánh giá cuối bài:• Khái niệm tệp và thư mục.• Cách đặt tên tệp và thư mục trong từng hệ điều hành cụ thể.• Những thông tin liên quan đến hệ thống quản lý tệp.

V/ Nhận xét rút kinh nghiệm:....................................................................................................................................................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................Tiết :25,26,27Bài 12

GIAO TIẾP VỚI HỆ ĐIỀU HÀNHI/ Mục tiêu

1. Kiến thức:• Hiểu được quy trình nạp hệ điều hành, làm việc với hệ điều hành và ra khỏi hệ thống.• Hiểu được các thao tác xử lý: sao chép tệp, xóa tệp, đổi tên tệp, tạo và xóa thư mục.

2. Kĩ năng:- 26 -

Page 27: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

• Thực hiện được một số lệnh thông dụng.• Thực hiện được các thao tác với tệp và thư mục: xóa, di chuyển, thay đổi tên tệp, thư

mục.3. Thái độ

II/ Đồ dùng dạy học. 1.Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK.2.Chuẩn bị của HS: SGK, SBT.

III/Hoạt động dạy – học1. Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra 15’(Đề và đáp án kèm theo).2. Nội dung bài mới:

Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS1. Nạp hệ điều hành:Để làm việc với máy tính hệ điều hành phải được nạp vào bộ nhớ trong.

Muốn nạp hệ điều hành ta cần:o Đĩa khởi động.o Thực hiện một trong các thao tac sau:

+ Bật nguồn (khi máy đang ở trạng thái tắt)+ Nhấn nút Reset (máy đang ở trạng thái khởi động và trên máy có nút này)

2. Cách làm việc với hệ điều hành:Có hai cách để người sử dụng đưa ra yêu cầu hay thông tin cho hệ thống:

+ Sử dụng các lệnh (Command).+ sử dụng các đề xuất do hệ thống đưa ra

thường dưới dạng bảng chọn (Menu), nút lệnh (Button), cửa sổ (Window) chứa hộp thoại (Dialog box).

3. Ra khỏi hệ thống:Một số hệ điều hành hiện nay có ba cách để ra khỏi hệ thống:o Tắt máy (Shut Down hay Turn Off).o Tạm ngừng (Stand By).o Ngủ đông (Hibernate)

GV: Giới thiệu và giải thích rõ về cách nạp hệ điều hành vào hệ thống và cách thức chương trình hoạt động.

HS: Chú ý theo dõi và nêu ý kiến.

GV: Chúng ta đã từng sử dụng hệ điều hành. Các em hãy cho biết cách làm việc với hệ điều hành như thế nào?

HS: Trả lời câu hỏi.GV: Tổng kết ý kiến, bổ sung và đưa

ra kết luận.

GV: sau khi sử dụng máy xong muốn ra khỏi hệ thống phải làm thế nào?

HS: Trả lời câu hỏi.GV: Tổng kết, giới thiệu những cách ra

khỏi hệ thống.

IV/ Đánh giá cuối bài:o Cách nạp hệ điều hành vào hệ thống.o Cách làm việc với hệ điều hành.o Cách ra khỏi hệ thống.

V/ Nhận xét rút kinh nghiệm:..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

- 27 -

Page 28: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

Tiết: 28

BÀI TẬPI/ Mục tiêu

1. Kiến thức:• Củng cố lý thuyết về giao tiếp với hệ điều hành..

2. Kĩ năng:• Vận dụng lý thuyết đã học làm những bài tập trong SBT.

3. Thái độ:II/ Đồ dùng dạy học.

1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, SBT.2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT.

III/ Hoạt động dạy – học1. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi 1: Nêu một số hệ điều hành thông dụng hiện nay?2. Nội dung bài mới:

Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS

Sửa những bài tập trong sách bài tập.

HS: Làm bài tập trong sách bài tập sau đó cả lớp cùng sửa bài tập.

GV: Hướng dẫn những bài tập học sinh chưa nắm vững.

GV: Đọc đề bài.HS: trả lời đáp án.GV: Nếu đúng thì giải thích rõ hơn về đáp án. Nếu

sai gọi hs khác bổ sung sau đó giải thích đáp án.IV/ Đánh giá cuối bài:

Học sinh về xem lại những bài tập đã sửa, chú ý các bài quan trọng, kiến thức trọng tâm (đã nêu trong phần sửa bài).

Làm tiếp những bài tập còn lại.V/ Nhận xét rút kinh nghiệm:

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

Tiết :29Bài tập và thực hành 3

LÀM QUEN VỚI HỆ ĐIỀU HÀNHI/ Mục tiêu

1. Kiến thức:• Thực hiện giao tiếp với hệ điều hành và các thao tác với máy tính.

2. Kĩ năng:• Thực hiện vào/ra hệ thống• Thực hành các thao tác cơ bản với chuột và bàn phím.

- 28 -

Page 29: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

• Làm quen với các ổ đĩa, cổng USB.3. Thái độ

II/ Đồ dùng dạy học. 1.Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK.2.Chuẩn bị của HS: SGK.

III/Hoạt động dạy – học1. Kiểm tra bài cũ:2. Nội dung bài mới:

Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS1. Vào/ra hệ thống:

- Đăng nhập hệ thống:+ Nhấn nút khởi động trên máy tính.+ Điền thông tin vào màn hình đăng nhập (nếu

có)User name:Password:

- Ra khỏi hệ thống:+ Nháy chuột chọn Start+ Chọn Turn off/ Stand by/ Retart/ Hibernate

(Shift + Stand by)2. Thao tác với chuột:

- Di chuyển chuột.- Nháy chuột.- Nháy nút phải chuột.- Nháy đúp chuột- Kéo thả chuột.

3. thao tác với bàn phím:- Phím kí tự/số, nhóm phím số bên phải…- phím chức năng F1, F2,…- Phím điều khiển: Enter, Ctrl, Alt,Shift,…- Phím xóa: Delete, Backspace.- Phím di chuyển: các phím mũi tên, Home, End…

4. Ổ đĩa và cổng USB- Quan sát ổ đĩa mềm, ổ đĩa CD,…- Nhận biết cổng USB và các thiết bị sử dụng cổng

USB như thiết bị nhớ flash, chuột, máy in,…

GV: Nhắc lại những phần lý thuyết quan trọng liên quan đến phần thực hành.

GV: Hướng dẫn các công việc cần thực hiện.

HS: Theo dõi sự hướng dẫn của Giáo viên sau đó thực hành trực tiếp trên máy.

IV/ Đánh giá cuối bài:- Nắm vững những thao tác với máy tính và với hệ điều hành.- Những đặc điểm cần chú ý khi giao tiếp với hệ điều hành.

V/ Nhận xét rút kinh nghiệm:....................................................................................................................................................................................................................................................................................

- 29 -

Page 30: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

..........................................................................................................................................Tiết :30Bài tập và thực hành 4

GIAO TIẾP VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWSI/ Mục tiêu

1. Kiến thức:• Ôn lại những kiến thức đã học ở phần lý thuyết.

2. Kĩ năng:• Làm quen với các thao tác cơ bản trong giao tiếp với Windows XP/2000/98…như

các thao tác với cửa sổ, biểu tượng, bảng chọn.3. Thái độ

II/ Đồ dùng dạy học. 1.Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK.2.Chuẩn bị của HS: SGK.

III/Hoạt động dạy – học1. Kiểm tra bài cũ:2. Nội dung bài mới:

Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS1. Màn hình nền (Desktop)

2. Nút Start

3.Cửa sổ

4. Biểu tượng:

GV: Nhắc lại những phần lý thuyết quan trọng liên quan đến phần thực hành.

GV: Hướng dẫn các công việc cần thực hiện.

HS: Theo dõi sự hướng dẫn của Giáo viên sau đó thực hành trực tiếp trên máy.

- 30 -

Page 31: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

(Máy tính của tôi): Chứa biểu tượng các đĩa.

(Tài liệu của tôi): Chứa tài liệu.

(Thùng rác): Chứa các tệp và thư mục đã xóa.5.Bảng chọn:

- File: Chứa các lệnh như tạo mới, mở, đổi tên,tìm kiếm tệp và thư mục.

- Chứa các lệnh soạn thảo như sao chép, cắt dán,…

- Chọn cách hiển thị các biểu tượng trong của sổ.6. Tổng hợp

- Xem ngày giờ hệ thống: StartControl PanelDate and Time.

- Mở chương trình máy tính: Start All Programs Accessories Calculator.

IV/ Đánh giá cuối bài:- Nắm vững những thao tác với hệ điều hành.- Những đặc điểm cần chú ý khi giao tiếp với hệ điều hành.

V/ Nhận xét rút kinh nghiệm:....................................................................................................................................................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................Tiết :31,32Bài tập và thực hành 5

THAO TÁC VỚI TỆP VÀ THƯ MỤCI/ Mục tiêu

1. Kiến thức:• Làm quen với hệ thống quản lý tệp trong Windows

2. Kĩ năng:• Thực hiện một số thao tác với tệp và thư mục.• Khởi động một số chương trình ddax cài đặt trong hệ thống.

3. Thái độII/ Đồ dùng dạy học.

1.Chuẩn bị của GV: Giáo án

- 31 -

Page 32: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

2.Chuẩn bị của HS: SGK.III/Hoạt động dạy – học

1. Kiểm tra bài cũ:2. Nội dung bài mới:

Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS1. Xem nội dung đĩa/thư mục: (SGK)2. Tạo thư mục mới, đổi tên tệp, thư mục: (SGK)3. sao chép, di chuyển, xóa tệp/thư mục: (SGK)4. Xem nội dung tệp và khởi động chương trình: (SGK)5. Tổng hợp. (SGK)

GV: Nhắc lại những phần lý thuyết quan trọng liên quan đến phần thực hành.

GV: Hướng dẫn các công việc cần thực hiện.

HS: Theo dõi sự hướng dẫn của Giáo viên sau đó thực hành trực tiếp trên máy

IV/ Đánh giá cuối bài:Cần nắm vững các thao tác với tệp và thư mục.

V/ Nhận xét rút kinh nghiệm:....................................................................................................................................................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................Tiết: 33

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT(Thực hành)

Câu 1: Tạo cây thư mục:

Câu 2: Đổi tên thư mục TIN TIN HOC và LYVAT LY.Câu 3: Sao chép thư mục DS sang thư mục TIN HOC và xóa thư mục DS ở vị trí cũ.Câu 4: Tạo tập tin BT1.DOC và BT2.DOC là con của thư mục HOA với nội dung lần lượt là cách tạo thư mục/tập tin. Cách sao chép thư mục/tập tinCâu 5: Di chuyển tập tin BT1.DOC sang thư mục HH và sao chép sang thư mục DS.

- 32 -

TEN HOC SINH

TOAN TIN LY HOA

DS

HH

Page 33: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

Tiết :34Bài 13

MỘT SỐ HỆ ĐIỀU HÀNH THÔNG DỤNGI/ Mục tiêu

1. Kiến thức:• Biết một số hệ điều hành và đặc điểm của các hệ điều hành đó.

2. Kĩ năng:3. Thái độ

II/ Đồ dùng dạy học. 1.Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK.2.Chuẩn bị của HS: SGK, SBT.

III/Hoạt động dạy – học1. Kiểm tra bài cũ:2. Nội dung bài mới:

Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS

1. Hệ điều hành MS DOS:- Việc giao tiếp với hệ điều hành MS DOS được

thưch hiện thông qua hệ thống câu lệnh:- Là hệ điều hành đơn giản, đơn nhiệm một người

dùng.2. Hệ điều hành WindowsĐặc trưng:

- Chế độ đa nhiệm.- Có hệ thống giao diện dựa trên cơ sở bảng

chọn với các biểu tượng kết hợp giữa đồ họa và văn bản giải thích.

- Cung cấp nhiều phương tiện xxử lí đồ họa và đâ phương tiện, đảm bảo khai thác có hiệu quả nhiều loại dữ liệu khác nhau như âm thanh, hình ảnh…

- Đảm bảo các khả năng làm việc trong môi trường mạng.

3. Các hệ điều hành UNIX và LINUXa. UNIX :

Đặc trưng:+ Là hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng.+ Có hệ thống quản lí tệp đơn giản và hiệu

quả.+ Có một hệ thống phong phú các mođun và

chương trình tiện ích hệ thống.

GV: Có nhiều hệ điều hành khác nhau đang được sử dụng rộng rãi. Sau đay chúng ta sẽ tìm hiểu một số hệ điều hành thông dụng.

GV: Giới thiệu chi tiết hơn vê hệ điều hành MS DOS.

HS: Căn cứ vào hiểu biết của mình nhận định về hệ điều hành này.

GV: Khái quát về hệ điều hành Windows. Các em cho ý kiến nhận xét về đặc điểm của hệ điều hành này.

HS: Dựa vào hiểu biết của minh trả lời câu hỏi.

GV: Giới thiệu với các em học sinh về hệ điều hành UNIX và LINUX.

HS: Lắng nghe tìm hiểu và nêu thắc mắc

GV: Giải thích thắc mắc của học sinh.

- 33 -

Page 34: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

b. LINUX:Cung cấp cả chương trình nguồn cho toàn bộ

hệ thống làm nên tính mở cao: có thể đọc hiểu các chương trình, sửa đổi, bổ sung, nâng cấp.

Hạn chế: Có tính mở cao nên không có một công cụ cài đặt mang tính chuẩn mực, thống nhất. IV/ Đánh giá cuối bài:

Các hệ điều hành phổ biến hiện nay.Đặc điểm riêng của từng hệ điều hành.

V/ Nhận xét rút kinh nghiệm:..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết: 35,36

ÔN TẬPI/ Mục tiêu

1. Kiến thức:• Củng cố lý thuyết trong chương 1,2.

2. Kĩ năng:• Vận dụng lý thuyết đã học làm những bài tập trong SBT.

3. Thái độ:II/ Đồ dùng dạy học.

1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, SBT.2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT.

III/ Hoạt động dạy – học1. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi 1: Nêu một số hệ điều hành thông dụng hiện nay?2. Nội dung bài mới:

Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS

Sửa những bài tập chương 1 trong sách bài tập.

HS: Làm bài tập trong sách bài tập sau đó cả lớp cùng sửa bài tập.

GV: Hướng dẫn những bài tập học sinh chưa nắm vững.

GV: Đọc đề bài.HS: trả lời đáp án.GV: Nếu đúng thì giải thích rõ hơn về đáp án. Nếu

sai gọi hs khác bổ sung sau đó giải thích đáp án.IV/ Đánh giá cuối bài:

Học sinh về xem lại những bài tập đã sửa, chú ý các bài quan trọng, kiến thức trọng tâm (đã nêu tong phần sửa bài).

Làm tiếp những bài tập còn lại.V/ Nhận xét rút kinh nghiệm:

- 34 -

Page 35: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................Tiết: 37

KIỂM TRA HỌC KÌ I(Đề thi và đáp án kèm theo)

Tiết: 38

TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I

Tiết: 39,40:Chương III: Soạn thảo văn bản

Bài 14

KHÁI NIỆM VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢNI/ Mục tiêu

1. Kiến thức:• Nắm được các chức năng chung cuả hệ soạn thảo văn bản, các khái niệm liên quan

đến việc trình bày văn bản.• Có khái niệm về các vắn đề liên quan đến xử lí chữ Việt trong soạn thảo văn bản.

2. Kĩ năng:• Hiểu và nắm được một số quy ước trong soạn thảo văn bản.• Làm quen và bước đầu học thuộc một trong hai cách gõ văn bản.

3. Thái độII/ Đồ dùng dạy học.

1.Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK.2.Chuẩn bị của HS: SGK, SBT.

III/Hoạt động dạy – học1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số.2. Kiểm tra bài cũ: (bỏ qua).3. Nội dung bài mới:

Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS

1. Các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản:Hệ soạn thảo văn bản (HSTVB) là một phần mềm ứng

dụng cho phép thực hiện các thao tác liên quan đến công việc soạn văn bản: gõ (nhập) văn bản, sửa đổi, trình bày, lưu trữ và in văn bản.

a) Nhập và lưu trữ văn bản:- Nhập văn bản nhanh chóng mà chưa cần quan tâm

đến việc trình bày văn bản- Trong khi gõ HST tự động xuống đòn khi hết dòng.

GV: trong cuộc sống có rất nhiều việc liên quan đến soạn thảo văn bản. em nào có thể kể tên một số công việc đó?

HS: Trả lời câu hỏi.GV: Em biết gì về soạn thảo văn

bản trên máy tính?HS: Trả lời câu hỏi.GV: Giới thiệu, giải thích rõ về

- 35 -

Page 36: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

- Có thể lưu trữ lại để tiếp tục hoàn thiện, lần sau dùng lại hay in ra giấy.

b) Sửa đổi văn bản:- Sửa đổi kí tự: xóa, chèn thêm hoặc thay thế kí tự, từ

hay cụm từ nào đó.- Sửa đổi cấu trúc văn bản: xóa, sao chép, di chuyển,

chèn thêm một đoạn văn bản hay hình ảnh đã có sẵn.c) Trình bày văn bản:

- Khả năng định dạng kí tự:+ Phông chữ.+ Cỡ chữ.+ Kiểu chữ ( đậm, nghiêng, gạch chân)+ Màu sắc chữ.+ Vị trí tương đối với dòng kẻ.+ Khoảng cách giữa các kí tự trong một từ hay

giữa các từ với nhau.- Khả năng định dạng đoạn văn bản:

+ Vị trí lề trái, lề phải.+ Căn lề (trái, phải, giữa, hai bên).+ Dòng đàu tiên: thục vào hay nhô ra so với cả

đoạn văn.+ Khoảng cách đến các đoạn văn bản trước, sau.+ Khoảng cách giữa các dòng trong cùng một

đoạn.- Khả năng định dạng trang in.

+ Lề trên, dưới, trái, phải của trang in.+ Hướng giấy (ngang, dọc).+ Tiêu đề trên (đầu mỗi trang) tiêu đề dưới (cuối

mỗi trang)d) Một số chức năng khác:- Tìm kiếm và thay thế tự động.- Cho phép gõ tắt hoặc tự động sửa lỗi khi gõ sai.- Tạo bảng và thực hiện tính toán, sắp xếp dữ liệu

trong bảng.- Tạo mục lục, chú thích, tham chiếu tự động.- Chia văn bản thành các phần với các cách trình

bày khác nhau.- Tự động đánh số trang, phân biệt trang chẳng và

trang lẻ.- Chèn hình ảnh và kí hiệu đặc biệt và văn bản.- Kiểm tra chính tả, ngữ pháp, tìm từ đồng nghĩa,

thống kê…- Hiển thị văn bản với nhiều gốc độ khác nhau.

2. Một số qui ước trong việc gõ văn bản:

hệ soạn thảo văn bản và các thành phần liên quan.

HS: Chú ý lắng nghe và ghi chép bài học.

GV: Phân biệt giữa soạn thảo văn bản trên máy và soạn thảo văn bản bằng tay:

Có nhất thiết phải vừa soạn thảo văn bản vừa trình bày văn bản khi soạn thảo văn bản trên máy hay không?

HS: Suy nghĩ và Trả lời câu hỏi.GV: Hệ soạn thảo văn bản cung

cấp những công cụ giúp tăng hiệu quả của việc soạn thảo văn bản.

Giới thiệu những chức năng cụ thể. Với từng chức năng đưa ra ví dụ tương ứng.

HS; Theo dõi nêu ý kiến nhận xét và thắc mắc của mình.

GV: Khi soạn thảo văn bản trên

- 36 -

Page 37: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

a) Các đơn vị xử lí trong văn bản:- Kí tự (Character): Đơn vị nhỏ nhất tạo thành văn

bản.Ví dụ: a, b, c, 1, 2, 3, +, -, *, /

- Từ (Word): Là tập hợp các kí tự nằm giữa hai dấu trống và không chứa dấu trống.

- Dòng văn bản (Line): Là tập hợp các từ theo chiều ngang trên cùng một dòng.

- Câu (Sentence): Là tập hợp các từ và được kết thúc bằng dấu chấm (.), dấu chấm hỏi (?), dấu chấm than (!)….

- Đoạn văn (Paragraph): Là tập hợp các câu có liên quan với nhau hoàn chỉnh về ngữ nghĩa, các đoạn được phân cách với nhau bởi dấu xuồng dòng (Enter).

- Trang, trang màn hình: toàn bộ văn bản được thiết kế để in ra một trang giấy gọi là trang (Page).trang màn hình là phần văn bản được hiên thị trên màn hình tại một thời điểm.

b) Một số qui ước trong việc gõ văn bản:- Các dấu ngắt câu như: (.), (!), (?), (,), (:), (;)

….phải đặt sát từ đứng trước nó, tiếp sau nó là một dấu cách nếu sau nó còn nội dung.

- Giữa các từ chỉ dùng một kí tự trống để ngăn cách, giữa các đoạn cũng chỉ xuống dòng bằng một lần Enter.

- Các dấu mở ngoặc (gồm: “(“, ”{”, “[”, “<”) và các dấu nháy phải được đặt sát vào kí tự đầu tiên của từ tiếp theo và cách kí tự trước một dấu cách. Tương tự đối với các dấu đóng ngoặc và dấu đống nháy phải được đặt sát vào bên phải kí tự cuối cùng của từ ngay trước đó.

3. Tiếng Việt trong soạn thảo văn bản:a) Xử lí chữ Việt trong máy tính:Một số công việc chính cần phân biệt:- Nhập văn bản chữ Việt vào máy tính.- Lưu trữ, hiển thị và in ấn văn bản bằng tiếng Việt.- Truyền văn bản tiếng Việt qua mạng máy tính.b) Gõ chữ Việt:- Một số chương trình hỗ trợ chữ Việt phổ biến hiện

nay là: Vietkey, VietSpell, Unikey…- Hai kiểu gõ chữ Việt phổ biến hiện nay là:

+ Kiểu TELEX.+ Kiểu VNI .

- Hai kiểu gõ này được trình bày tronh bảng: (SGK)

máy tính có nhiều đơn vị xử lí giống với những đơn vị soạn thảo trên giấy nhưng cũng có những đơn vị khác .

GV: giới thiệu các đơn vị xử lí trong việc soạn thảo văn bản.

HS; chú ý lắng nghe, theo dõi, so sánh sự khác biệt và nêu thắc mắc.

Ngày nay, chúng ta tiếp xúc nhiều với các văn bản là sản phẩm của những hệ soạn thảo văn bản, trong số đó có những văn bản không tuân theo qui tắc của hệ soạn thảo văn bản, không tôn trong người đọc và gây khó chịu cho người đọc. Một yêu cầu quan trọng khi bắt đầu soạn thảo văn bản là phải tôn trọng các qui định chung này để văn bản soạn thảo ra được nhất quan và khoa học.

GV: Nêu lí do phải sử dụng tiếng việt trong soạn thảo và cách sử dụng chữ việt khi soạn thảo văn bản.

HS: Chú ý theo dõi để có thể thực hiện được việc soạn thảo văn bản bằng tiếng việc. Học thuộc các qui tắc cẩn thiết khi soạn thảo văn bản cũng như soan thảo văn bản bằng tiéng Việt.

- 37 -

Page 38: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

IV/ Đánh giá cuối bài:- So sánh sự khác biệt của việc soạn thảo văn bản với cách soạn thảo mà em biết.- Áp dụng kiến thức đã học áp dụng làm những bài tập tương ứng.

V/ Nhận xét rút kinh nghiệm:....................................................................................................................................................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

Tiết: 41,42Bài 15:

LÀM QUEN VỚI MICROSOFT WORDI/ Mục tiêu

1. Kiến thức:• Nắm được cách khởi động và kết thúc Word, biết cách tạo văn bản mới, mở văn bản

đã có, lưu văn bản.• Biết được ý nghĩa của một số đối tượng chính trên màn hình làm việc của Word.

2. Kĩ năng:• Làm quen với bảng chọn và thanh công cụ.• Biết cách gõ văn bản chữ Việt và các thao tác biên tập văn bản đơn giản.

3. Thái độII/ Đồ dùng dạy học.

1.Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK.2.Chuẩn bị của HS: SGK, SBT.

III/Hoạt động dạy – học1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số.2. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi 1: một số quy ước trong việc gõ văn bản?Câu hỏi 2: Những điều kiện cần thiết để soạn thảo văn bản chữ Việt trên máy tính? (Nêu

cụ thể một vài đặc điểm).3. Nội dung bài mới:

Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS1. Màn hình làm việc của Word Khởi động:

C1: Start Programs/All Program Microsoft office Microsoft Word C2: Nháy đúp vào biểu tượng trên màn hình nền.

a) Các thành phần chính trên màn hình: (SGK)Word cho phép người dùng thực hiện các thao tác trên

văn bản bằng nhiều cách: sử dụng lệnh trong bảng chon, biểu tượng (nút lệnh) tương ứng trên thanh công cụ hoặc tổ hợp các

GV: Word khởi động như mọi phần mềm trong Window.

GV: Các em hãy cho biết các cách khởi động mà em biết?

HS: Trả lời câu hỏi.GV: Giới thiệu các thành

phần trên cửa sổ làm việc.

HS: Quan sát hình trong SGK - 38 -

Page 39: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

phím tắt.

b) Thanh bảnh chọn: (SGK)

c) Thanh công cụ: (SGK)

2. Kết thúc phiên làm việc với Word Lưu văn bản:

C1: File Save.C2: Nháy chuột vào nút Save trên thanh công cụ.

C3: Nhấn tổ hợp phím: Ctrl + S.Khi thực hiện lưu văn bản có 2 trường hợp có thể xảy

ra:+ Lưu file lần đầu: Hộp thoại Save As xuất

hiện, cho phép người dùng chọn vị trí, đặt tên cho file vừa tạo.

+ Lưu file đã có: Lưu lại những thay đổi trên văn bản, Trong trường hợp này bảng Save As không xuất hiện nhưng người dùng cũng có thể lưu lại file cũ với một tên mới bằng cách vào fileSave As.Chú ý: Tên văn bản trong word có phần mỏ rộng ngầm định là .doc Kết thúc làm việc với văn bản:(đóng văn bản)

- File Close.- Click vào dấu ở bên phải thanh bảng chọn.

Kết thúc làm việc với Word- File Exit..

và nhận xét, so sánh với các chương trình khác. Tìm hiểu chức năng của các thành phần trong cửa sổ làm việc.

GV: Soạn thảo văn bản thường bao gồm: gõ nội dung, Định dạng, in ấn. Văn bản có thể được lưu trữ để sử dụng lại.

GV: Các em hãy cho biết những cách lưu trữ văn bản mà các em biết.

HS: Dựa trên hiểu biết của mình và dựa trên bài soạn đã soạn trước ở nhà nêu lên ý kiến của mình.

GV: Tổng hợp lại để học sinh nắm rõ.

GV: Sau khi khởi động Word

- 39 -

Page 40: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

- Click vào dấu ở góc trên bên phải màn hình.

3. Soạn thảo văn bản đơn giản:a) Mở tệp văn bản: Mở tệp văn bản trống khác:

- C1: File New

- C2: Nhấp vào nút lệnh New trên thanh công cụ chuẩn- C3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + N

Mở tệp văn bản đã có:- C1: File Open

- C2: Nhấp vào nút lệnh Open trên thanh công cụ chuẩn- C3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + OTiếp theo chọn tệp văn bản cần mở trong hộp

thoại Open: (có thể nhấp đúp vào biểu tượng hoặc tên văn bản để mở).

b) Con trỏ văn bản và con trỏ chuột: Con trỏ văn bản:

- Con trỏ văn bản hay con trỏ soạn thảo trên màn hình cho biết vị trí xuất hiện của kí tự được gõ.

- Muốn chèn kí tự hay đối tượng vào văn bản phải đưa con trỏ vào vị trí cần chèn.

- Có thể dùng chuột hay bàn phím để di chuyển con trỏ văn bản: Con trỏ chuột: Là biểu tượng của chuột khi ta di

chuyển chuột trên màn hình soạn thảo: hình dạng của con trỏ chuột được thay đổi khi ta di chuyển chuột trong vùng soạn thảo.

Chú ý: Con trỏ văn bản không di chuyển khi ta di chuyển con trỏ chuột

c) gõ văn bản:- Nhấn Enter để kết thúc một đoạn và sang đoạn mới.- Trong khi soạn thảo có hai chế độ gõ văn bản:+ Chế độ chèn (Insert): khi gõ kí tự từ bàn phím, kí tự gõ

vào sẽ được đưa vào vị trí con trỏ. Kí tự bên phải con trỏ sẽ được đẩy sang phải. Đây là chế độ mặc định của Word

+ Chế độ đè (Overwrite): Khi gõ kí tự từ bàn phím, kí tự gõ sẽ được đưa vào văn bản tại vị trí con trỏ, kí tự cũ (nếu có) tại vị trí con trỏ sẽ bị xóa đi, nghĩa là kí tự mới đè lên kí tự cũ.

+ Nếu đang làm việc ở chế độ đè, cụm chữ OVR sẽ hiện rõ trên thanh trạng thái. Để chuyển đổi giữa hai chế độ, nháy đúp chuột vào biểu tượng đó hoặc nhấn phím Insert trên bàn phím.

d) Các thao tác biên tập văn bản:

mở một văn bản trống với tên tạm thời là Document1 hoặc một văn bản nào đó có sẳn trong máy tùy theo các tùy chọn người dùng cài đặt trong máy. Muốn mở một văn bản mới khác hay mở một văn bản đã có nào đó chúng ta phải thực hiện bằng cách nào?

HS:Trả lời câu hỏi.

GV: Các Em Biết thế nào về con trỏ văn bản và con trỏ chuột?

HS: trả lời theo hiểu biết của mình hoặc tham khảo SGK.

GV: Phân biệt cho học sinh thấy rõ đặc điểm khác biệt giữa con trỏ văn bản và con trỏ chuột. Mối liên hệ giữa hai con trỏ này.

GV: Trong khi gõ văn bản, đến cuối dòng con trỏ văn bản tự động xuống dòng. Văn bản có nhiều đoạn Kết thúc một đoạn chúng ta phải xuống dòng bằng cáh nhấn Enter.

GV: Giới thiệu cho học sinh hai chế độ khi gõ văn bản.

HS; Chú ý lắng nghe và phần biệt rõ hai chế độ gõ.

- 40 -

Page 41: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

Chọn văn bản: - Sử dụng chuột: kích chuột vào vị trí đầu văn bản cần chọn, bấm chuột trái và giữ chuột kéo tới vị trí cuối.

- Sử dụng bàn phím : Di chuyển con trỏ tới đầu phần văn bản cần chọn. Nhấn giữ phím Shift đồng thời kết hợp với các phím di chuyển để đưa con trỏ tới vị trí cuối. Xóa văn bản:

- Dùng các phím Backspace ( xóa kí tự bên trái con trỏ văn bản ) hoặc delete (xóa kí tự bên phải con trỏ văn bản).- Để xóa phần văn bản lớn ta chọn phần văn bản cần xóa sau đó nhấn một trong hai phím Backspace hoặc Delete.

Sao chép: o Chọn phần văn bản cần sao chépo Chọn Edit Copy (phần văn bản đó được lưu

vào Clipboard)o Di chuyển con trỏ văn bản tới vị trí cần dáno Chọn Edit Paste

Di chuyển: o Chọn phần văn bản cần di chuyểno Chọn Edit Cut (phần văn bản tại vị trí đó bị xóa

và lưu vào Clipboard)o Di chuyển con trỏ văn bản tới vị trí cần dáno Chọn Edit Paste

Chú ý: Các phím tắt thường dùng.o Ctrl + A: Chọn tòan bộ văn bảno Ctrl + C: sao chépo Ctrl + X: Cắto Ctrl + V: Dán

GV: Muốn thực hiện bất kì thao tác nào đối với văn bản trước tiên ta phải chọn văn bản. sau đó thực hiện các thao tác trên văn bản.

HS: Chú ý các thao tác thường thực hiện trên văn bản.

IV/ Đánh giá cuối bài: Những điểm cần lưu ý của bài:

- Các thành phần và chức năng của các thành phần trên cửa sổ làm việc- Những việc cần chú ý khi gõ văn bản: Con trỏ, chế độ gõ.- Các thao tác biên tập văn bản.

V/ Nhận xét rút kinh nghiệm:....................................................................................................................................................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................Tiết: 43

BÀI TẬP

- 41 -

Page 42: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

I/ Mục tiêu1. Kiến thức:

• Củng cố lý thuyết về phần mềm soạn thảo Microsoft Word.2. Kĩ năng:

• Vận dụng lý thuyết đã học làm những bài tập trong SBT.3. Thái độ:

II/ Đồ dùng dạy học. 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, SBT.2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT.

III/ Hoạt động dạy – học1. Ôn định lớp: kiểm tra sỉ số.2. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Các thao tác biên tập văn bản.Câu 2: Phân biệt con trỏ văn bản và con trỏ chuột.

3. Nội dung bài mới:Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS

Sửa những bài tập trong sách bài tập. Bài 14, 15

HS: Làm bài tập trong sách bài tập sau đó cả lớp cùng sửa bài tập.

GV: Hướng dẫn những bài tập học sinh chưa nắm vững.

GV: Đọc đề bài.HS: trả lời đáp án.GV: Nếu đúng thì giải thích rõ hơn về đáp án. Nếu

sai gọi hs khác bổ sung sau đó giải thích đáp án.IV/ Đánh giá cuối bài:

Học sinh về xem lại những bài tập đã sửa, chú ý các bài quan trọng, kiến thức trọng tâm (đã nêu trong phần sửa bài).

Làm tiếp những bài tập còn lại.V/ Nhận xét rút kinh nghiệm:

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................Tiết :44,45Bài tập và thực hành 6

LÀM QUEN VỚI WORDI/ Mục tiêu

1. Kiến thức:• Khởi động/kết thúc Word• Tìm hiểu các thành phần trên màn hình làm việc của Word.

2. Kĩ năng:

- 42 -

Page 43: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

• Bước đầu tạo một văn bản tiếng Việt đơn giản.3. Thái độ

II/ Đồ dùng dạy học. 1.Chuẩn bị của GV: Giáo án2.Chuẩn bị của HS: SGK.

III/Hoạt động dạy – học1. Ôn định lớp: kiểm tra sỉ số.2. Kiểm tra bài cũ: bỏ qua3. Nội dung bài mới:

Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS1. Khởi động Word và tìm hiểu các thành phần trên cửa sổ làm việc của Word: 2. Soạn một văn bản đơn giản: 3. Bài thực hành gõ tiếng việt:

GV: Nhắc lại những phần lý thuyết quan trọng liên quan đến phần thực hành.

GV: Hướng dẫn các công việc cần thực hiện.

HS: Theo dõi sự hướng dẫn của Giáo viên sau đó thực hành trực tiếp trên máy

IV/ Đánh giá cuối bài:Cần nắm vững các thao tác để soạn thảo được văn bản tiếng Việt.

V/ Nhận xét rút kinh nghiệm:....................................................................................................................................................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................Tiết 46:Bài 16:

ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN I/ Mục tiêu

1. Kiến thức:• Hiểu nội dung ba mức định dạng: kí tự đoạn văn bản và trang.

2. Kĩ năng:• Thực hiện được định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản.

3. Thái độII/ Đồ dùng dạy học.

1.Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK.2.Chuẩn bị của HS: SGK, SBT.

III/Hoạt động dạy – học1. Ôn định lớp: kiểm tra sỉ số2. Kiểm tra bài cũ: (bỏ qua).3. Nội dung bài mới:

- 43 -

Page 44: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS Khái niệm:

Định dạng văn bản là trình bày các phần văn bản nhằm mục đích cho văn bản được rõ ràng và đẹp, nhấn mạnh những phần quan trọng, giúp người đọc nắm bắt dẽ hơn các nội dung chủ yếu của văn bản.

1. Định dạng kí tự:Xác định phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ, màu sắc

chữ…Cách thực hiện:

C1: sử dụng lệnh Format Font… để mở hộp thoại Font

C2: Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ

định dạng:

2. Định dạng đoạn văn bản:Xác định các thuộc tính như: căn lề, vị trí lề đoạn

văn, khỏang csch giữa các dòng hoặc giữa các đoạn, vị trí dòng đầu tiên so với các dòng còn lại trong đoạn.

Cách thực hiện: - Trước tiên ta cần chọn đoạn văn bản cần

định dạng bằng những cách sau:+ C1: Đặt con trỏ trong đoạn văn bản.+ C2: Chọn một phần đoạn văn bản.+ C3: Chọn toàn bộ đoạn văn bản.

- Sau khi chọn đoạn văn bản cần định dạng ta thực hiện một trong những cách sau:+ C1: Sử dụng lệnh Format Paragraph…

GV: Các em hãy cho biết khi viết bài các em thường trình bày vở của mình thế nào? (Tựa bài, các đề mục, nội dung…)

HS: Trả lời câu hỏi.GV: Những cái đó được gọi là trình

bày văn bản. Chúng ta hayc tìm hiểu về khái niệm định dạng văn bản là gì?

HS: Trả lời câu hỏi.GV: Khi viết bài ta có thể thực hiện

những thay đổi nào trên một kí tự?HS: Trả lời câu hỏi.GV: Giới thiệu cách thực hiện các thao

tác định dạng kí tự.HS: Lắng nghe, dựa vào SGK và những hiểu biết của mình phát biểu ý kiến.

GV: Trong khi trình bày văn bản việc định dạng đoạn văn bản là một việc không thể thiếu, vậy những thuộc tính nào của đoạn mà ta có thể thay đổi khi định dạng?

HS: Trả lời câu hỏi.GV: Giới thiệu các thao tác cần thực

hiện trên đoạn.HS: Theo dõi và nêu ý kiến.

- 44 -

Page 45: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

để mở hộp thoại Paragraph

+ C2: Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng.

- Ngoài ra có thể dùng thanh thước ngang để điều chỉnh một số thuộc tính lề của đoạn văn bản.

3. Định dạng trang:Xác định các thuộc tính: kích thước các lề và

hướng giấy:Cách thực hiện:File Page Setup …để mở hộp thoại Page

Setup

GV: Để hoàn thiện một trang văn bản thì các bước định dạng như trên là chưa đủ. Trong các thuộc tính định dạng trang văn bản ta chỉ cần xét hai thuộc tính cơ bản nhất là kích thước các lề và hướng giấy.

HS: Theo dõi.

IV/ Đánh giá cuối bài:- Những điểm cần lưu ý của bài: Những cách thực hiện định dạng kí tự, đoạn, trang.- Làm bài tập cuối bài và bài tập trong sách bài tập.

V/ Nhận xét rút kinh nghiệm:

- 45 -

Page 46: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

Tiết: 47,48:Bài tập và thực hành 7:

ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN I/ Mục tiêu

1. Kiến thức:• Củng cố những thao tác về định dạng văn bản.

2. Kĩ năng:• Áp dụng các thuộc tính định dạng văn bản đơn giản• Luyện kĩ năng gõ tiếng Việt

3. Thái độII/ Đồ dùng dạy học.

1.Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK.2.Chuẩn bị của HS: SGK, SBT.

III/Hoạt động dạy – học4. Ôn định lớp: kiểm tra sỉ số.5. Kiểm tra bài cũ: (bỏ qua).6. Nội dung bài mới:

Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS

1. Thực hành tạo văn bản mới, định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản:

Thực hành định dạng văn bản theo mẫu SGK:2. Gõ và định dạng đoạn văn bản theo mẫu sau: SGK

GV: Nhắc lại những phần lý thuyết quan trọng liên quan đến phần thực hành.

GV: Hướng dẫn các công việc cần thực hiện.

HS: Theo dõi sự hướng dẫn của Giáo viên sau đó thực hành trực tiếp trên máy

IV/ Đánh giá cuối bài:- Những điểm cần lưu ý của bài: Các thao tác cần thực hiện khi định dạng đoạn văn bản.- Làm bài tập cuối bài và bài tập trong sách bài tập.

V/ Nhận xét rút kinh nghiệm:....................................................................................................................................................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................Tiết: 49:Bài 17:

- 46 -

Page 47: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

MỘT SỐ CHỨC NĂNG KHÁCI/ Mục tiêu

1. Kiến thức:• Biết thêm một số chức năng khác của hệ soạn thảo văn bản.

2. Kĩ năng:• Thực hành định dạng kiểu dang sách liệt kê (dạng kí hiệu và dạng số thứ tự).• Ngắt trang và đánh số trang văn bản.• Chuẩn bị in và thực hành in văn bản.

3. Thái độII/ Đồ dùng dạy học.

1.Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK.2.Chuẩn bị của HS: SGK, SBT.

III/Hoạt động dạy – học1. Ôn định lớp: kiểm tra sỉ số.2. Kiểm tra bài cũ: (bỏ qua).3. Nội dung bài mới:

Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS

1. Định dạng kiểu danh sách:Kiểu danh sách có hai dạng: liệt kê dạng kí hiệu

và liệt kê dạng số thứ tự.Cách định dạng kiểu danh sách:- C1: Dùng lệnh Format Bullets and

Numbering … để mở hộp thoại Bullets and Numbering

- C2: Sử dụng các nút lệnh

Bullets hoặc Numbering

trên thanh công cụ định dạng.

2. Ngắt trang và đánh số trang:a) Ngắt trang: - Đặt con trỏ văn bản tại vị

trí muốn ngắt trang- Chọn lệnh Insert

Break … rồi chọn Page Break trong hộp thoại Break

GV: Trong khi soạn thảo văn bản nhiều khi chúng ta cần định dạng văn bản theo kiểu liệt kê hoặc đánh số thứ tự. Các em hãy cho biết có những cách nào đề định dạng kiểu danh sách.

HS: Trả lời câu hỏi.GV: Tổng kết lại đưa ra kết luận cuối

cùng. Giải thích cụ thể hơn những công việc cần thực hiện trong thao tác.

GV: Nhiều khi trong lúc soạn thảo văn bản ta cần sang một trang mới khi chưa gõ đến hết trang. Nếu không biết cách nào chúng ta có thể sử dụng nhiều phím Enter. Tuy nhiên Microsoft Word đã hỗ trợ chức năng này.

Các em hãy cho biết cách thực hiện

- 47 -

Page 48: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

- Nháy chuột vào nút Ok

Chú ý: có thể nhấn tổ hộp phím Ctrl + Enter để ngắt trang tại vị trí con trỏ văn bản.b) Đánh số trang- Chọn Insert Page Numbers…- Trong hộp

Position của hộp thoại Page Numbers, chọn vị trí của số trang: đầu trang (Header) hoặc ở cuối trang (Footer).

- Trong hộp thoại Alignment, chọn cách canh lề cho số trang: căn trái (left), phải (right), ở giữa (center).

- Chọn (hoặc bỏ chọn) Show number on first page để hiển thị (hoặc không hiển thị) số trang ở trang đầu tiên.

3. In văn bản:a) Xem trước khi in:Để mở cửa sổ Preview sử dụng một trong hai cách

sau:- C1: Chọn lệnh File Print Preview- C2: Nháy

chuột vào nút Print

Preview trên thanh công cụ chuẩn.

b) In văn bản:Thực hiện in văn bản bằng một trong những cách sau:- C1: Dùng lệnh File Print …- C2: Nhấn tổ hộp phím Ctrl + P

- C3: Nháy vào nút print trên thanh công cụ chuẩn để in ngay toàn bộ văn bản.

ngắt trang ?HS: Trả lời câu hỏi.

GV: Nếu văn bản có hơn một trang ta nên đánh số trang vì nếu không chúng ta không thể phân biệt được các trang khi in ra sử dụng. Microsoft Word cho phép đánh số trang ở đầu hoặc cuối trang.

Các em có biết đánh số trang được thực hiện như thế nào không?

HS: Trả lời câu hỏi.GV: Giải thích cụ thể để học sinh nắm

vững hơn.

GV: Trước khi in một văn bản nào đó ta cần phải xem lại văn bản trước khi in để kiểm tra khổ giấy, lề trang việc ngắt trang, việc bố trí nội dung, các bảng biểu, hình vẽ trên trang đã đúng như mong muốn hay chưa.

GV: Văn bản có thể được in ra giấy nếu máy tính có kết nối trực tiếp với máy in hoặc nối với các máy tính khác trong mạng.

Giải thích rõ hơn cho học sinh biết khi tiến hành in như thế nào

- 48 -

Page 49: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

IV/ Đánh giá cuối bài:- Những điểm cần lưu ý của bài:

o Các thao tác định dạng theo kiểu danh sách.o Cách thực hiện ngắt trang, đánh số trang.o Cách thực hiện in văn bản.

- Làm bài tập cuối bài và bài tập trong sách bài tập.V/ Nhận xét rút kinh nghiệm:

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................Tiết 50:Bài 18:

CÁC CÔNG CỤ TRỢ GIÚP SOẠN THẢOI/ Mục tiêu

1. Kiến thức:• Học sinh biết sử dụng hai công cụ thường được sử dụng trong hệ soạn thảo văn bản là

tìm kiếm và thay thế.2. Kĩ năng:

• Có thể lập danh sách các từ viết tắt và sử dụng để tăng tốc độ gõ.3. Thái độ

II/ Đồ dùng dạy học. 1.Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK.2.Chuẩn bị của HS: SGK, SBT.

III/Hoạt động dạy – học1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số.2. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Nêu một số chức năng khác của hệ soạn thảo văn bản hỗ trợ cho việc soạn thảo văn bản.

3. Nội dung bài mới:Nội dung bài giảng Hoạt động của

GV và HS1. Tìm kiếm và thay thế:

a) Tìm kiếm:Để tìm kiếm một từ hoặc một cụm từ ta thực hiện các bước sau:- Chọn lệnh Edit Find … hoặc nhấn tổ hộp phím Ctrl + F để mở

hộp thoại Find and Replace- Gõ từ hoặc cụm từ

cần tìm vào ô Find What (tìm gì).

- Nháy chuột vào nút Find Next (tìm

GV: Trong khi soạn thảo, chúng ta có thể muốn tìm vị trí của một từ hoặc một cụm từ nào đó hay cũng có thể thay thế chúng bằng một từ hay cụm từ

- 49 -

Page 50: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

tiếp).Từ tìm được (nếu có) sẽ hiển thị dưới dạng bôi đen, muốn tìm tiếp tục nháy vào nút Find Next, nếu không nháy vào nút Cancel đê đóng hộp thoại kết thúc tìm kiếm.b) Thay thế:Ta cũng có thể thay thế một từ hay một cụm từ bằng một từ hay một cụm từ khác bằng cách thực hiện theo những bước sau:- Chọn lệnh Edit Replace … hoặc nhấn tổ hộp phím Ctrl + H để

mở hộp thoại Find and Replace- Gõ từ hoặc cụm từ cần tìm vào ô Find What và gõ cụm từ cần thay

thế vào ô Replace with (thay thế bằng).- Nháy chuột vào nút Find Next để đến từ cần tìm tiếp theo (Nếu

có).- Nháy chuột vào nút Replace nếu muốn thay thế cụm từ tìm thấy

(và nháy chuột vào nút Replace All nếu muốn thay thế tự động tất cả các cụm từ tìm thấy) bằng cụm từ thay thế

- Nháy chuột vào nút Close để đóng hộp thoại và kết thúc việc tìm và thay thế.

c) Một số tùy chọn trong tìm kiếm và thay thế:Word cung cấp những tùy chọn giúp việc tìm kiếm được chính xác hơn. Nháy chuột vào nút để thiết đặt một số tùy chọn:- Match case: phân biệt chữ hoa chữ thường.- Find whole words only: Từ cần tìm là một tù nguyên vẹn.

2. Gõ tắt và sửa lỗi:Để bậc tắt chức năng này, sử dụng lệnh Tool Auto Correct để mở

hộp thoại AutoCorrect và chọn/bỏ chọn ô Replace text as you type.Để tạo từ để sửa hoặc viết tắt:

+ Gõ từ hay gõ sai hay từ viết tắt vào ô Replace, gõ từ đã sửa hay từ đầy đủ của từ viết tắt vào ô With

+ Kích chuột vào nút và chọn OK.

Để bỏ một từ không cần thiết phải sửa hay gõ tắt nữa: chọn từ đó trong danh sách và kích chuột vào nút

khác. Công cụ Find (Tìm kiếm) và Replace (thay thế) của Word cho phép thực hiện điều đó một cách dẽ dàng.

GV: Giới thiệu cụ thể các bước thực hiện.

HS: Chú ý lắng nghe và nêu ý kiến.

GV: Microsoft Word cung cấp một số tùy chọn giúp việc tìm kiếm được chính xác hơn.

GV: Ta có thể thiết lập Word tự động sửa lỗi và thiết lập chế độ gõ tắt để công việc soạn thảo được nhanh chóng hơn.

HS: Theo dõi cách thực hiện để áp dụng khi soạn thảo văn bản.

IV/ Đánh giá cuối bài:- Những điểm cần lưu ý của bài:

Cách tìm kiếm thay thế, gõ tắt và sửa lỗi.

- 50 -

Page 51: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

- Làm bài tập cuối bài và bài tập trong sách bài tập.V/ Nhận xét rút kinh nghiệm:

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................Tiết: 51

BÀI TẬPI/ Mục tiêu

1. Kiến thức:• Củng cố lý thuyết về chức năng của các công cụ soạn thảo trong Microsoft Word..

2. Kĩ năng:• Vận dụng lý thuyết đã học làm những bài tập trong SBT.

3. Thái độ:II/ Đồ dùng dạy học.

1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, SBT.2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT.

III/ Hoạt động dạy – học1. Ôn định lớp: kiểm tra sỉ số.2. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Các chức năng khác của Word là gì?Câu 2: Nêu một số công cụ trợ giúp soạn thảo của Word?

3. Nội dung bài mới:Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS

Sửa những bài tập trong sách bài tập. bài 16,17,18

HS: Làm bài tập trong sách bài tập sau đó cả lớp cùng sửa bài tập.

GV: Hướng dẫn những bài tập học sinh chưa nắm vững.

GV: Đọc đề bài.HS: trả lời đáp án.GV: Nếu đúng thì giải thích rõ hơn về đáp án. Nếu

sai gọi hs khác bổ sung sau đó giải thích đáp án.IV/ Đánh giá cuối bài:

Học sinh về xem lại những bài tập đã sửa, chú ý các bài quan trọng, kiến thức trọng tâm (đã nêu trong phần sửa bài).

Làm tiếp những bài tập còn lại.V/ Nhận xét rút kinh nghiệm:

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

- 51 -

Page 52: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

..........................................................................................................................................

Tiết :52,53Bài tập và thực hành 8

SỬ DỤNG MỘT SỐ CÔNG CỤ TRỢ GIÚP SOẠN THẢOI/ Mục tiêu

1. Kiến thức:• Định dạng kiểu danh sách liệt kê dạng kí hiệu và dạng số thứ tự.• Đánh số trang và in văn bản.

2. Kĩ năng:• Sử dụng một số công cụ trợ giúp của Word để nâng cao hiệu quả khi soạn thảo văn

bản.3. Thái độ

II/ Đồ dùng dạy học. 1.Chuẩn bị của GV: Giáo án2.Chuẩn bị của HS: SGK.

III/Hoạt động dạy – học1. Ôn định lớp: kiểm tra sỉ số.2. Kiểm tra bài cũ: bỏ qua3. Nội dung bài mới:

Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS1. Gõ văn bản và trình bày theo mẫu:2. Áp dụng các chức năng và các công cụ trợ giúp trong Word để hoàn thành văn bản nhanh chóng hơn.

GV: Nhắc lại những phần lý thuyết quan trọng liên quan đến phần thực hành.

GV: Hướng dẫn các công việc cần thực hiện.

HS: Theo dõi sự hướng dẫn của Giáo viên sau đó thực hành trực tiếp trên máy

IV/ Đánh giá cuối bài:Cần nắm vững các thao tác và các chức năng của Word để soạn thảo được văn bản tiếng Việt

nhanh hơn.V/ Nhận xét rút kinh nghiệm:

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

Tiết: 54

KIỂM TRA 1TIẾT(Đề và đáp án kèm theo)

- 52 -

Page 53: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

Tiết 55:Bài 19:

TẠO VÀ LÀM VIỆC VỚI BẢNGI/ Mục tiêu

1. Kiến thức:• Biết được khi nào thì thông tin được tổ chức dưới dạng bàng.• Nắm được nội dung các nhóm lệnh chính khi làm việc với bảng.

2. Kĩ năng:• Biết sử dụng bảng trong soạn thảo.

3. Thái độII/ Đồ dùng dạy học.

1.Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK.2.Chuẩn bị của HS: SGK, SBT.

III/Hoạt động dạy – học1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số.2. Kiểm tra bài cũ: (bỏ qua).3. Nội dung bài mới:

Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HSCác lệnh làm việc với bảng được chia thành các nhóm sau:

- Tạo bảng, căn chỉnh độ rộng của các hàng và cột, trình bày bảng.

- Thao tác trên bảng: chèn, xóa, tách hoặc gộp các ô, hàng và cột.

- Tính toán trên bảng: Thực hiện các phép tính với các dữ liệu số.

- Sắp xếp dữ liệu trong bảng.Các lệnh này nằm trong bảng chọn Table. Một số nút lệnh hay dùng có trên thanh công cụ Tables and borders .1. Tạo bảng:

a) Tạo bảng bằng một trong những cách sau:

- C1: Table Insert Table …(chèn bảng) rồi chỉ ra chỉ số dòng và chỉ số cột cũng như chỉ ra chính xác độ rộng của các cột trong hộp thoại Insert Table.

- C2: Nháy nút lệnh Insert

Table trên thanh công cụ chuẩn rồi kéo thả chuột xuống dưới và sang phải để chọn số dòng và số cột cho bảng.

GV: Bảng cho phép ta tổ chức thông tin theo các hàng (Row) và các cột (Collumns). Giao giữa hàng và cột tạo thành ô (Cell). Tại mỗi ô có thể nhập dữ liệu là số, kí tự hoặc hình vẽ vào các ô này và thực hiện các định dạng cần thiết cho bảng.

GV: Có nhiều nhóm lệnh thực hiện trên bảng. Trong bài này chúng ta tìm hiểu nhóm lệnh tạo và thao tác với bảng.

GV: Giới thiệu cách tạo bảng và các thành phần trong hộp thoại hiện ra khi thực hiện lệnh tạo bảng

HS: Chú ý theo dõi cách thực hiện.

- 53 -

Page 54: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

b) Chọn thành phần của bảng:- Chọn một ô: Kích chuột phía trong canh trái

của ô cần chọn:- Chọn một hàng/cột: Đưa chuột ra ngoài bảng,

sát mép của hàng/ sát đường biên trên cho tới khi con trỏ có màu trắng/đen thì bấm chuột.

- Chọn toàn bảng: Nháy chuột tại đỉnh gốc trên bên trái của bảng.

c) Thay đổi kích thước của cột hay hàng - C1: Đưa con trỏ chuột vào đường viền của cột

(hay hàng) cần thay đổi cho đến khi con trỏ có dạng

hoặc Kéo thả chuột để thay đổi kích thướt

- C2: Dùng chuột kéo thả các nút hoặc trên thanh thướt ngang và thanh thướt dọc.

2. Các thao tác với bảng:a) Chèn thêm hoặc xóa ô, hàng và cột:

- Chọn ô, hàng hay cột sẽ xóa hoặc nằm bền cạnh đối tượng tương ứng cần chèn.

- Dùng các lệnh Table Delete hoặc Table Insert rồi chỉ rõ vị trí của đối tượng sẽ chèn.

b) Tách một ô thành nhiều ô:- Chọn ô cần tách.- Sử dụng lệnh Table Split Cells…hoặc nút

trên thanh công cụ Table and borders- Nhập vào số hàng và số cột cần tách trong

hộp thoại.c) Gộp nhiều ô thành một ô:Các ô liền nhau có thể gộp thành một ô bằng lệnh

Table Merge Cells hoặc nút lệnh trên thanh công cụ Table and Borders.

d) Định dạng văn bản trong ô:Văn bản trong ô được định dạng như văn bản

bình thường. Để chỉnh nội dung bên trong ô so với đường viền ta có thể chọn lệnh Cell Alignment sau khi nháy nút phải hoặc dùng nút lệnh trên thanh công cụ Table and Borders.

GV: Việc chọn một thành phần của bảng giúp người sử dụng có thể định dạng lại bảng và các thành phần trong bảng, mỗi thành phần của bảng có cách lựa chọn riêng.HS: Chú ý lắng nghe và nêu ý kiến.

GV: Khi tạo bảng , các cột, dòng và ô trong bảng có độ dài, rộng bằng nhau, muốn sử dụng phải chỉnh sửa lại cho hợp lý.HS: Chú ý lắng nghe và nêu ý kiến.

GV: Ta có thể thay đổi cấu trúc của bảng bằng cách chèn thêm hoặc xóa đi các ô, hàng, cột để phù hợp với yêu cầu và lôgic.GV: Hướng dẫn cách thực hiện và giải thích rõ các chi tiết trong các hộp thoại hiện ra khi thực hiện.HS: Chú ý lắng nghe và nêu ý kiến.

GV: Trong lúc làm việc để phù hợp với yêu cầu ta có thể tách hoặc gộp các ô, dòng, cột cho phù hợp với nhu cầu.

GV:Khi lầm việc trong bảng chúng ta cũng định dạng phần văn bản bên trong tương tự như định dạng văn bản bình thường. Còn điều chỉnh vị trí văn bản trong ô có thể thực hiện theo những cách sau:HS: Chú ý lắng nghe và nêu ý kiến.

IV/ Đánh giá cuối bài:- Những điểm cần lưu ý của bài:

Các thao tác khi làm việc với bảng.

- 54 -

Page 55: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

- Làm bài tập cuối bài và bài tập trong sách bài tập.V/ Nhận xét rút kinh nghiệm:

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................Tiết:56

BÀI TẬPI/ Mục tiêu

1. Kiến thức:• Củng cố lý thuyết về các thao tác với bảng trong Word.

2. Kĩ năng:• Vận dụng lý thuyết đã học làm những bài tập trong SBT.

3. Thái độ:II/ Đồ dùng dạy học.

1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, SBT.2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT.

III/ Hoạt động dạy – học4. Ôn định lớp: kiểm tra sỉ số.5. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Các thao tác biên tập văn bản.Câu 2: Phân biệt con trỏ văn bản và con trỏ chuột.

6. Nội dung bài mới:

Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS

Sửa những bài tập trong sách bài tập. Bài 19.

HS: Làm bài tập trong sách bài tập sau đó cả lớp cùng sửa bài tập.

GV: Hướng dẫn những bài tập học sinh chưa nắm vững.

GV: Đọc đề bài.HS: trả lời đáp án.GV: Nếu đúng thì giải thích rõ hơn về đáp án. Nếu

sai gọi hs khác bổ sung sau đó giải thích đáp án.IV/ Đánh giá cuối bài:

Học sinh về xem lại những bài tập đã sửa, chú ý các bài quan trọng, kiến thức trọng tâm (đã nêu trong phần sửa bài).

Làm tiếp những bài tập còn lại.V/ Nhận xét rút kinh nghiệm:

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

- 55 -

Page 56: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

Tiết :57,58Bài tập và thực hành 9

BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH TỔNG HỢPI/ Mục tiêu

1. Kiến thức:• Củng cố lại kiến thức đã học.

2. Kĩ năng:• Thực hành làm việc với bảng• Vận dụng tổng hợp các kĩ năng đã học trong soạn thảo.

3. Thái độII/ Đồ dùng dạy học.

1.Chuẩn bị của GV: Giáo án2.Chuẩn bị của HS: SGK.

III/Hoạt động dạy – học1. Ôn định lớp: kiểm tra sỉ số.2. Kiểm tra bài cũ: bỏ qua3. Nội dung bài mới:

Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS1. Làm việc với bảng.2. Gõ văn bản và trình bày theo mẫu:

GV: Nhắc lại những phần lý thuyết quan trọng liên quan đến phần thực hành.

GV: Hướng dẫn các công việc cần thực hiện.

HS: Theo dõi sự hướng dẫn của Giáo viên sau đó thực hành trực tiếp trên máy

IV/ Đánh giá cuối bài:Cần nắm vững các thao tác và các chức năng của Word để soạn thảo được văn bản tiếng Việt

nhanh hơn.V/ Nhận xét rút kinh nghiệm:

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................Tiết 59, 60:CHƯƠNG IV

MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNETBài 20:

MẠNG MÁY TÍNHI/ Mục tiêu

1. Kiến thức:• Biết khái niệm mạng máy tính, phân loại mạng, các mô hình mạng.

2. Kĩ năng:• Phân biệt được qua hình vẽ:

- 56 -

Page 57: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

o Các mạng LAN, WAN.o Các mạng không dây và có dây.o Một số thiết bị kết nối.o Mô hình ngang hành và mô hình khách chủ.

3. Thái độII/ Đồ dùng dạy học.

1.Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK.2.Chuẩn bị của HS: SGK, SBT.

III/Hoạt động dạy – học7. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số.8. Kiểm tra bài cũ: (bỏ qua).9. Nội dung bài mới:

Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS1. Mạng máy tính là gì?

- Khái niệm: mạng là tập hợp các máy tính được kết nối theo một phương thức nào đó sao cho chúng có thể trao đổi dữ liệu và dùng chung thiết bị.

- Mạng máy tính bao gồm ba thành phần:+ Các máy tính.+ Các thiết bị mạng đảm bảo kết nối các máy

tính với nhau.+ Phần mềm cho phép thực hiện việc giao tiếp

giữa các máy tính.- Lợi ích của việc kết nối các máy tính thành

mạng:+ Cần sao chép một lượng lớn dữ liệu từ máy

tính này sang máy tính khác trong thời gian ngắn.

+ Nhiều máy tính có thể dùng chung dữ liệu, thiết bị, phần mềm hoặc tài nguyên đắc tiền.

2. Phương tiện và giao thức truyền thông của mạng máy tính:

a. Phương tiện truyền thông (media): Kết nối có dây:

+ Cáp truyền thông có thể là cáp xoắn đôi, cáp đồng trục, cáp quang.

+ Để tham gia vào mạng, máy tính cần có vĩ mạng (Card mạng) được nối với cáp mạng nhờ giắc cắm.

+ Trong mạng còn có một số thiết bị khác: bộ chuyển mạch, bộ khuyếch đại, bộ định tuyến….o Hub: là thiết bị kết nối dùng trong mạng

GV: Khi máy tính ra đời và ngày càng làm được nhiều việc hơn thì nhu cầu trao đổi và xử lý thông tin cũng tăng dần và việc kết nối mạng là một tất yếu. Chúng ta sẽ tìm hiểu mạng là gì?

GV: Các em đã tiếp xúc với mạng chưa? Và có biết mạng máy tính là gì không?

HS: Trả lời câu hỏi.GV: Tổng kết và làm rõ những yếu tố

liên quan đến mạng: Khái niệm, các thành phần cơ bản, lợi ích của việc kết nối mạng máy tính.

GV: Để chhia sẽ thông tin và sử dụng các dịch vụ của mạng. Các máy tính trong mạng phải có khả năng kết nối vật lí với nhau và tuân thủ theo các qui tắc truyền thông thống nhất để giao tiếp được với nhau.

GV: Các em hãy cho biết để kết nối các máy tính với nhau người ta sử dụng các phương tiên nào?

HS: Trả lời câu hỏi.GV: Nêu nhận xét, bổ sung và đưa ra

kết luận.GV: Giới thiệu và giải thích cho học

- 57 -

Page 58: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

LAN. Có chức năng sao chép tín hiệu đến từ một cổng ra tất cả các ccổng còn lại.

o Bridge: khác với Hub ở chỗ không chuyển tín hiệu từ một cổng vào đến tất cả các cổng ra má xác định địa chỉ đíchvà chuyển tính hiệu đến cổng ra duy nhất dẫn về đích.

o Switch là môt Bridge nhiều cổng hiệu suất cao. Bridge chỉ có từ 2 đến 4 cổng còn Switch có nhiều cổng hơn.

o Router là thiết bị đinh hướng tuyến đường đi của các gói tin từ máy tính gửi đến máy tính nhận. Khi một gói tin đến đầu vào của một Router, nó phải quyết ddinhj gửi gói tin đó đến đầu ra thích hợp nào.

+ Kiểu bố trí các máy tính trong mạng: có 3 kiểu đường thẳng, vòng và hình sao.

+ Một số yếu tố liên quan đến việc lựa chọn kiến trúc mạng:o Số lương máy tính tham gia vào mạng.o Tốc độ truyền thông trong mạng.o Địa điểm lắp đặc.o Khả năng tài chính.

Kết nối không dây:+ Phương tiện truyền thông không dây có thể là

sóng rađiô, bức xạ hồng ngoại hay sóng truyền qua vệ tinh.

+ Để tổ chức mạng không dây cần có:o Điểm truy cập không dây WAPo Mỗi máy tính tham gia và mạng phải có vĩ

mạng không dây.o Người ta thường dùng thêm bộ định tuyến

không dây. Ngoài chức năng như điểm truy cập không dây nó còn có chức năng định tuyến đường truyền.

b. Giao thức.Giao thức truyền thông là bộ các quy tắc phải

tuân thủ trong việc trao đổi thông tin trong mạng giữa các thiết bị nhận và truyền dữ liệu.

Hiện nay giao thức được dùng phổ biến trong các mạng, dặc biệt là mạng Internet là TCP/IP.

3. Phân loại mạng máy tính:Dưới góc độ địa lí mạng máy tính có thể phân thành

sinh biết rõ hơn về các thiết bị mạng dùng trong kết nối.

GV: Giới thiệu chi tiết về ba kiểu bố trí các máy tính trong mạng. Dùng hình vẽ giải thích để học sinh có thể dựa vào đó phân biệt ba kiểu bố trí. So sánh ba kiểu bố trí.

GV: Nêu các yếu tố liên quan đến việc lưa chọn kiểu bố trí nào khi kết nối mạng máy tính.

GV: Qua phần kiến thức về kết nối có dây và không dây. Các êm hãy so sánh hai kiểu kết nối này?

HS: Trả lời câu hỏi.GV: Kết nối vật lí chỉ mới cung cấp

môi trường để các máy tính thực hiện việc truyền thông với nhau. Các máy tính muốn giao tiếp được với nhau thì phẩi sử dụng một giao thức chung gọi là ngôn ngữ giao tiếp chung của mạng.

GV: Có nhiều tiêu chí để phân loại mạng máy tính. Dựa theo từng góc

- 58 -

Page 59: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

mạng cục bộ, mạng diện rộng, mạng toàn cầu Mạng cụ bộ: (LAN – Local Area Netword) là mạng

kết nối các máy tính ở gần nhau, chẳng hạng trong một tòa nhà, trong một phòng, trong một xí nghiệp ……

Mạng diện rộng: (WAN – Wide Area Netword) là mạng kết nối các máy tính ở khoảng cách xa nhau. Mạng diện rộng thường liên kết các mạng cục bộ.4. Các mô hình mạng:

a) Mô hình ngang hàng: (Peer – to – Peer)Trong mô hình tất cả các máy tính đều bình đẳng

như nhau. Các máy đều có thể sử dụng tài nguyên của các máy khác và ngược lại.

b) Mô hình khách chủ: (Client – Server) Máy chủ là máy đảm bảo việc phục vụ các máy

khác bằng cách điểu khiển việc phân bố các tài nguyên với mục đích sử dụng chung.

Máy khách là máy sử dụng tài nguyên do máy chủ cung cấp.

độ sẽ có những cách phân loại khác nhau. Có thể dựa vào phương tiện truyền thông để phân loại mạng máy tính thành mạng có dây và mạng không dây. Dựa vào góc độ địa lí để phân thành mạng cục bộ và mạng diện rộng. Xét theo chức năng có thể phân loại mạng theo mô hình mạng: Ngang hành và khách chủ.

HS: Chú ý lắng nghe và nêu ý kiến thắc mắc.

GV: Các em hãy phân biệt giữa máy khách và máy chủ?

HS: Trả lời câu hỏi.

IV/ Đánh giá cuối bài:- Những điểm cần lưu ý của bài:

+ Khái niệm, các thành phần cơ bản, lợi ích của việc kết nối mạng máy tính.+ Giao thức truyền thông+ Phân loại mạng máy tính.+ Các mô hình mạng

- Làm bài tập cuối bài và bài tập trong sách bài tập.V/ Nhận xét rút kinh nghiệm:

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................Tiết 61,62:Bài 21:

MẠNG THÔNG TIN TOÀN CẦU INTERNETI/ Mục tiêu

1. Kiến thức:• Biết được khái niệm Internet, các lợi ích chính do Internet mang lại, sơ lượt về giao

thức TCP/IP• Biết các cách kết nối Internet• Biết khái niệm địa chỉ IP.

2. Kĩ năng:3. Thái độ

II/ Đồ dùng dạy học. - 59 -

Page 60: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

1.Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK.2.Chuẩn bị của HS: SGK, SBT.

III/Hoạt động dạy – học10. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số.11. Kiểm tra bài cũ:Câu 1: mạng máy tính là gì? Tại sao phải kết nối mạng máy tính? Các thành phần cơ bản ?Câu 2: Giao thức truyền thông là gì? Căn cứ vào đâu để phân loại mạng máy tính?12. Nội dung bài mới:

Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS1. Internet là gì?

Internet là mạng máy tính khổng lồ, kết nối hàng triệu máy tính, mạng máy tính trên khắp thế giới và sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP. Internet đảm bảo cho mọi người thâm nhập đến nguồn thông tin thường trực, cung cấp các chỉ dẫn bổ ích, dịch vụ mua bán truyền tệp, thư tín điện tử và nhiều khả năng khác nữa.

Internet là mạng máy tính lớn nhất toàn cầu, nhiều người sử dụng nhất nhưng không ai là chủ sở hữu của nó. Internet được tài trợ bởi các chính phủ, các cơ quan khoa học và đào tạo, doanh nghiệp và hàng triệu người trên thế giới.

Với sự phát triển của công nghệ, internet phát triển không ngừng cả về số lượng lẫn chất lượng.2. Kết nối internet bằng cách nào?

a) Sử dụng Modem qua đường điện thoại:Để kết nối Internet sử dụng Modem qua đường

điện thoại:- Máy tính cần cài đặt môđem và kết nối qua đường

điện thoại.- Hợp đòng với nhà cung cấp dịch vụ Internet để

được cấp quyền sử dụng và mật khẩub) Sử dụng đường truyền riêng (leased line):

Để sử dụng đường truyền riêng:- Người dùng thuê đường truyền riêng.- Một máy chủ kết nối với đường truyền và chia sẻ

cho các máy con trong mạng.c) Một số phương thức kết nối khác:

Sử dụng đường truyền ADSL (Asymmetric Digital Subcriber Line – đường thuê bao bất đối xứng).

Hiện nay đã có nhiều nhà cung cấp dịch vụ kết nối internet qua đường truyền hình cáp.

Trong công nghệ không dây, Wi – Fi là một phương thức kết nối Internet thuận tiện.

3. Các mạng trong Internet giao tiếp với nhâu bằng cách nào?

Để các máy tính có thể trao đổi thông tin được với nhau,

GV: Internet cung cấp nguồn tài nguyên thông tin hầu như vô tận, giúp học tập, vui chơi, giải trí, tạo khả năng giao tiếp với những nhân vật nổi tiếng. Internet đảm bảo phương thức giao tiếp hoàn toàn mới giữa con người với con người.

GV: Giới thiệu rõ hơn về internet.

HS: Theo dõi, chú ý lắng nghe và nêu thắc mắc.

GV: Các em có biết người ta kết nối Internet băng cách nào không?

HS: Trả lời câu hỏi.GV: Nhận xét, bổ sung và nói rõ

về các cách kết nối Internet thường dùng.

GV: Các mạng trong Internet thường có cấu trúc khác nhau. Các thông tin truyền đi

- 60 -

Page 61: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

các máy tính trong mạng internet sử dụng bộ giao thức truyền thông thống nhất là TCP/IP.

Thông tin truyền trên mạng được chia thành các gói nhỏ và truyền đi một cách độc lập.

Nội dung gói tin bao gồm các thành phần sau:- Địa chỉ nhân, địa chỉ gửi.- Dữ liệu, độ dài.- Thông tin kiểm soát lỗi và các thông tin phục vụ

khác. Làm thề nào gói tin đến đúng người nhận.

Mỗi máy tính tham gia vào mạng đều phải có một địa chỉ duy nhất và được gọi là địa chỉ IP (192.168.35.5)

Để thuận tiện người ta biểu diễn IP dưới dạng kí tự (Tên miền: DNS Domain Name Server): www.edu.vn

Tên miền có nhiều trường phân cách nhau bởi dấu chấm (.).

được chia thành các gói nhỏ và được chuyển đi độc lập trong mạng.

HS: Chú ý lắng nghe.GV: Các em có biết nội dung

của các gói tin bao gồm những thành phần nào không?

HS: Trả lời câu hỏi.GV: Như chúng ta biết một bức

thư gửi đi muốn đến tay người nhận thì trên thư phải có địa chỉ người nhận.

Tương tự như vậy các gói tin di chuyển trên mạng cũng phải có địa chỉ của nơi nhận.

Do đó mỗi máy tính trong mạng phải có một địa chỉ duy nhất gọi là IP.

IV/ Đánh giá cuối bài:- Những điểm cần lưu ý của bài:

+ Internet là gì?+ Cách kết nối Internet.+ Thông tin truyền trên mạng như thế nào.+ Địa chỉ IP của máy tính.

- Làm bài tập cuối bài và bài tập trong sách bài tập.V/ Nhận xét rút kinh nghiệm:

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................Tiết 63, 64:Bài 22:

MỘT SỐ DỊCH VỤ CƠ BẢN CỦA INTERNETI/ Mục tiêu

1. Kiến thức:• Khái niệm WWW, siêu văn bản.• Trang Web, trình duyệt Web, Website.• Trang Web động, trang Web tĩnh.• Truy cập và tìm kiếm thông tin trên Internet.• Khái niệm thư điện tử.• Ý nghĩa của việc bảo mật thông tin.

- 61 -

Page 62: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

2. Kĩ năng:• Sử dụng trình duyệt Web.• Đăng kí, gửi/nhận thư điện tử.• Sử dụng máy tìm kiếm để tìm kiếm thông tin.

3. Thái độII/ Đồ dùng dạy học.

1.Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK.2.Chuẩn bị của HS: SGK, SBT.

III/Hoạt động dạy – học13. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số.14. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Internet là gì? Những cách kết nối Internet?Câu 2: Cơ chế để các máy tính trong Internet giao tiếp với nhau là gì?

15. Nội dung bài mới:Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS

1.Tổ chức và truy cập thông tin:a) Tổ chức thông tin:

Siêu văn bản là văn bản thường được tạo bằng ngôn ngữ siêu văn bản HTML (HyperText Markup Lânguge) Tích hợp nhiều phương tiên khác như: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video … và liên kết với các văn bản khác

Siêu văn bản được gắn cho một địa chỉ truy cập gọi là trang Web.

Hệ thống WWW được cấu thành từ các trang Web và được xây dựng dựa trên giao thức truyền tin đặc biệt, gọi là giao thức truyền tin siêu văn bản: HTTP (Hyper Text Transfer Protocol)Trang Web đặc trên máy chủ tạo thành Website thường là tập hợp các trang web chứa thông tin liên quan đến một đối tượng, tổ chức …

Trang chủ: Trang Web chứa các liên kết trực tiếp hay gián tiếp đến các trang còn lại.

Địa chỉ trang chủ là địa chỉ của Website.Có hai loại trang Web: Web tĩnh và Web

động.+ Web tĩnh như tài liệu siêu văn bản.+ Web động là mỗi khi có yêu cầu từ máy

người dùng, máy chủ sẽ thực hiện tìm kiếm dữ liệu và tạo trang Web có nội dung thêo đúng yêu cầu và gửivề máy người dùng.b) Truy cập trang Web

Trình duyệt Web là chương trình giúp người dùng giao tiếp với hệ thống WWW: Truy cập các trang Web, tương tác với các máy chủ

GV: Nhờ có dịch vụ Internet mà người dùng có thể truy cập, tìm kiếm thông tin, nghe nhạc, xem video, chơi game, trao đổi…

GV: Các thông tin trên internet thường được tổ chức dưới dạng siêu văn bản.

HS: Chú ý lắng nghe và nêu ý kiến.

GV: Để tìm kiếm các trang Web nói riêng, các tài nguyên trên mạng Internet nói chung và đảm bảo truy cập đến chúng. Người ta sử dụng WWW (World Wide Web). Vậy hệ thống WWW là gì?

HS: Trả lời câu hỏi.GV: Mỗi Website có thể có nhiều trng

Web nhưng luôn có một trang được gọi là trang chủ (Homepage).

GV: Có thể dùng một phần mềm soạn thảo bất kì để tạo một trang Web đơn giản. Một số phần mềm chuyên dụng như: Microsoft Fronpage, Macro Dreamwave …

GV: Để truy cập đến một trang Web người dùng phải sử dụng một chương trình đặc biệt gọi là trinhd duyệt Web. Vậy các em có biết trình duyệt Web là gì không?

- 62 -

Page 63: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

trong hệ thống WWW và các tài nguyên khác của Internet.

Có nhiều trình duyệt Web khác nhau: Internet Explorer, Netcape Navigator, FireFox, …

Các trình duyệt Web có khả năng tương tác với nhiều loại máy chủ

2. Tìm kiếm thông tin trên Internet:Có hai cách thương sử dụng:- Tìm kiếm theo danh mục địa chỉ, thông tin

được nhà cung cấp dịch vụ đặt trên các trang Web tĩnh.

- Tìm kiếm nhờ các trang Web động trên các máy tìm kiếm (Search Engine). Máy tìm kiếm thoong tin trên Internet theo yêu cầu của người dùng.Để sử dụng máy tìm kiếm, hãy gõ địa chỉ của

Website tương ứng vào ô địa chỉ của trình duyệt Web rồi ấn Enter.3. Thư điện tử:

Thư điện tử ( Electronic Mail hay E – Mail) là dịch vụ thực hiện chuyển thông tin trên Internet thông qua các hộp thư điện tử.

Địa chỉ thư: <tên hộp thư>@<tên máy chủ nơi đặt hộp thư>

VD: [email protected] [email protected]Để gửi thư điện tử ngườii gửi phải chỉ rõ địa chỉ

hộp thư của người nhận. Nội dung thư sẽ được lưu trong máy chủ. Nhờ trình duyệt hoặc chương trình chuyên dụng người dùng có thể mở hộp thư để xem hoặc tải đem về.

Ngoài dịch vụ trên còn nhiều dịch vụ khác đang ngày càng được cải tiến và hữu dụng: Chat, Game Online. …4. Vấn đề bảo mật thông tin:

a) Quyền truy cập Website:Người ta giới hạn quyền truy cập với người dùng

bằng tên và mật khẩu đăng nhập.Chỉ đúng đối tượng quan tâm mới có thể vào xem

được.b) Mã hóa dữ liệu:Mã hóa dữ liệu được sử dụng để tăng cường tính

bảo mật cho các thông điệp mà chỉ có người biết giải mã mới đọc được.

Việc mã hóa được thực hiện bằng nhiều cách cả

HS: Trả lời câu hỏi.GV: Nhờ nó ta có thể chuyển từ trang

Web này sang trang Web khác một cách dễ dàng.

GV: Một nhu cầu lớn của người dùng là làm thế nào để truy cập được đến các trang Web chứa nội dung liên quan đến vấn đề mình quan tâm.

GV: Giải thích rõ hơn về các cách tìm kiếm trên Internet.

HS: Chú ý theo dõi và ghi bài.

GV: Sử dụng dịch vụ này, ngoài nội dung thư còn có thể truyền kèm tệp (văn bản, âm thanh, hình ảnh, video, …)

GV: Người dùng muốn sử dụng phải đăng kí hộp thư điện tử gồm: tên và mật khẩu. Mỗi địa chỉ thư là duy nhất.

GV: Ngoài việc khai thác dịch vụ trên Internet, người dùng cần phải biết bảo vệ mình trước nguy cơ trên Internet như tin tặc, virus, thư quảng cáo, …Vấn đề bảo mật thông tin là rất quan trọng trong thời kì Internet.

GV: Giải thích và giới thiệu rõ hơn các vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin.

GV: Các em cần chú ý chỉ nên sử dụng Internet vào mục đích học tập, vui chơi, giải trí lành mạnh.

- 63 -

Page 64: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

phần cứng lẫn phần mềm.c) Nguy cơ nhiễm Virut khi sử dụng các dịch

vụ Internet:Để bảo vệ máy tính của mình không bị nhiểm

virut, người dùng nên cài đặt các phần mềm chống virut (BKAV,D2, Norton Antivirus,…) và cập nhận phiên bản mới thường xuyên để ngăn ngừa virus mới. IV/ Đánh giá cuối bài:

- Những điểm cần lưu ý của bài:+Khái niệm siêu văn bản.+ Khái niệm liên kết, hệ thống WWW.+ Khái niệm Web, Website và trang chủ.+ Máy tìm kiếm và những điều cần lưu ý khi sử dụng Internet.

- Làm bài tập cuối bài và bài tập trong sách bài tập.V/ Nhận xét rút kinh nghiệm:

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

Tiết:65

BÀI TẬPI/ Mục tiêu

1. Kiến thức:• Củng cố lý thuyết về các kiến thức liên quan đến mạng máy tính..

2. Kĩ năng:• Vận dụng lý thuyết đã học làm những bài tập trong SBT.

3. Thái độ:• Có thái đọ nghiêm túc trong học tập và có trách nhiệm với việc làm của mình trong

các việc liên quan đến mạng máy tính.II/ Đồ dùng dạy học.

1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, SBT.2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT.

III/ Hoạt động dạy – học16. Ôn định lớp: kiểm tra sỉ số.17. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Tổ chức và truy cập thông tin như thế nào?.Câu 2: Thư điện tử là gì?Câu 3: Cách tìm kiếm thông tin và bảo mật thông tin trên Internet?.

18. Nội dung bài mới:Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS

Sửa những bài tập trong sách bài tập. HS: Làm bài tập trong sách bài tập sau đó cả lớp - 64 -

Page 65: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

Bài 20,21,22.

cùng sửa bài tập.GV: Hướng dẫn những bài tập học sinh chưa nắm

vững.GV: Đọc đề bài.HS: trả lời đáp án.GV: Nếu đúng thì giải thích rõ hơn về đáp án. Nếu

sai gọi hs khác bổ sung sau đó giải thích đáp án.IV/ Đánh giá cuối bài:

Học sinh về xem lại những bài tập đã sửa, chú ý các bài quan trọng, kiến thức trọng tâm (đã nêu trong phần sửa bài).

Làm tiếp những bài tập còn lại.V/ Nhận xét rút kinh nghiệm:

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................Tiết :66,67Bài tập và thực hành 10

SỬ DỤNG TRÌNH DUYỆT INTERNET EXPLORERI/ Mục tiêu

1. Kiến thức:• Làm quen với việc sử dụng trình duyệt internet explorer.

2. Kĩ năng:• Làm quen với một số trang Web để đọc, lưu thông tin và duyệt các trang web bằng

liên kết..3. Thái độ

II/ Đồ dùng dạy học. 1.Chuẩn bị của GV: Giáo án2.Chuẩn bị của HS: SGK.

III/Hoạt động dạy – học1. Ôn định lớp: kiểm tra sỉ số.2. Kiểm tra bài cũ: bỏ qua3. Nội dung bài mới:

Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS1. Khởi động trình duyệt IE:2. Truy cập trang Web bằng địa chỉ3. Duyệt trang Web4. Lưu thông tin

GV: Nhắc lại những phần lý thuyết quan trọng liên quan đến phần thực hành.

GV: Hướng dẫn các công việc cần thực hiện.

HS: Theo dõi sự hướng dẫn của Giáo viên sau đó thực hành trực tiếp trên máy

IV/ Đánh giá cuối bài:Cần nắm vững các thao tác truy cập IE và những vấn đề liên quan .

V/ Nhận xét rút kinh nghiệm:- 65 -

Page 66: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

Tiết :68,69Bài tập và thực hành 11

THƯ ĐIỆN TỬ VÀ MÁY TÌM KIẾM THÔNG TINI/ Mục tiêu

1. Kiến thức:• Cũng cố lại kiến thức về truy cập thông tin, tìm kiếm thông tin và sử dụng thư điện

tử.2. Kĩ năng:

• Đăng kí một hộp thư điện tử mới• Đọc, soạn và gửi thư điện tử• Tìm kiếm thông tin đơn giản nhờ máy tìm kiếm thông tin.

3. Thái độII/ Đồ dùng dạy học.

1.Chuẩn bị của GV: Giáo án2.Chuẩn bị của HS: SGK.

III/Hoạt động dạy – học1. Ôn định lớp: kiểm tra sỉ số.2. Kiểm tra bài cũ: bỏ qua3. Nội dung bài mới:

Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS1. Thư điện tử:

a) Đăng kí hộp thư.b) Đăng nhập hộp thư.c) Sử dụng hộp thư

2. Máy tìm kiếm.

GV: Nhắc lại những phần lý thuyết quan trọng liên quan đến phần thực hành.

GV: Hướng dẫn các công việc cần thực hiện.

HS: Theo dõi sự hướng dẫn của Giáo viên sau đó thực hành trực tiếp trên máy

IV/ Đánh giá cuối bài:Cần nắm vững các thao tác và các chức năng của Word để soạn thảo được văn bản tiếng Việt

nhanh hơn.V/ Nhận xét rút kinh nghiệm:

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................Tiết: 70

KIỂM TRA 1TIẾT- 66 -

Page 67: 49380861 giao-an-tin-hoc-10

Giáo án Tin học 10

(Đề và đáp án kèm theo)Tiết:71,72

ÔN TẬPI/ Mục tiêu

1. Kiến thức:• Củng cố lý thuyết về chương 3 và chương 4.

2. Kĩ năng:• Vận dụng lý thuyết đã học làm những bài tập.

3. Thái độ:II/ Đồ dùng dạy học.

1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, SBT.2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT.

III/ Hoạt động dạy – học19. Ôn định lớp: kiểm tra sỉ số.20. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Các thao tác biên tập văn bản.Câu 2: Phân biệt con trỏ văn bản và con trỏ chuột.

21. Nội dung bài mới:Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS

Sửa, ôn lại những bài tập trong sách bài tập và thêm một số câu hỏi trong chương 3 và 4.

HS: Làm bài tập trong sách bài tập sau đó cả lớp cùng sửa bài tập.

GV: Hướng dẫn những bài tập học sinh chưa nắm vững.

GV: Đọc đề bài.HS: trả lời đáp án.GV: Nếu đúng thì giải thích rõ hơn về đáp án. Nếu

sai gọi hs khác bổ sung sau đó giải thích đáp án.IV/ Đánh giá cuối bài:

Học sinh về xem lại những bài tập đã sửa, chú ý các bài quan trọng, kiến thức trọng tâm (đã nêu trong phần sửa bài).

Làm tiếp những bài tập còn lại.V/ Nhận xét rút kinh nghiệm:

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................Tiết: 73

KIỂM TRA HKII(Đề và đáp án kèm theo)

Tiết: 73

TRẢ BÀI KIỂM TRA HKII

- 67 -