12
Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 331 - 4757 THỨ BẢY, NGÀY 1/4/2017 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN Nhiếp ảnh Lâm Đồng vươn ra thế giới VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN N gày 22/2/2017, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 19-KH/TU nhằm thực hiện Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí (TNLP). Kế hoạch số 19-KH/TU nhằm tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, có hiệu quả các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ giải pháp về phòng, chống TNLP; kiên quyết khắc phục những hạn chế, yếu kém, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong việc ngăn chặn, từng bước đẩy lùi TNLP. Theo đó, công tác phòng, chống TNLP tiến hành với yêu cầu phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách. Yêu cầu đặt ra là kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những người có hành vi TNLP, bao che, dung túng, tiếp tay cho TNLP, can thiệp, cản trở việc chống TNLP; không có vùng cấm, vùng trống, không có ngoại lệ, không có đặc quyền, bất kể người đó là ai. Phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục với những biện pháp thích hợp, tích cực, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm. Gắn phòng, chống TNLP với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân. Kế hoạch số 19-KH/TU đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp và đầu tiên là phải nâng cao vai trò, trách nhiệm và tính tiên phong, gương mẫu của cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu. Theo đó, cấp ủy, tổ chức đảng phải xác định công tác phòng, chống TNLP là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, cấp bách để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Gắn công tác phòng, chống TNLP với việc thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng... Cán bộ giữ chức vụ càng cao càng phải gương mẫu phòng, chống tham nhũng, lãng phí TRANG 8 Tăng cường năng lực cho hoạt động du lịch thể thao mạo hiểm 1 TUẦN CON SỐ Hơn 8.063 tỷ đồng là tổng nguồn lực huy động xây dựng nông thôn mới năm 2016. Nguồn: Tỉnh ủy Lâm Đồng TRANG 6 XEM TIẾP TRANG 2 Xây dựng nông thôn mới tiến chắc và nâng cao chất lượng các tiêu chí 3 Tác phẩm Cú giao bóng. Ảnh: Nguyễn Bá Nhân Đi tìm “Ruồi trâu” giữa đời thực 5 Lâm Đồng có lợi thế về địa hình, khí hậu để tổ chức các hoạt động DLTTMH. Ảnh: N.Quân

3 Nhiếp ảnh Lâm Đồng vươn ra thế giớibaolamdong.vn/upload/others/201703/23670_BLD_cuoi_tuan_ngay_1.4.2017.pdfTòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 331 - 4757 THỨ BẢY, NGÀY 1/4/2017CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

Nhiếp ảnh Lâm Đồng vươn ra thế giới

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Ngày 22/2/2017, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 19-KH/TU nhằm thực hiện Kết luận số 10-KL/TW ngày

26/12/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí (TNLP).

Kế hoạch số 19-KH/TU nhằm tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, có hiệu quả các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ giải pháp về phòng, chống TNLP; kiên quyết khắc phục những hạn chế, yếu kém, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong việc ngăn chặn, từng bước đẩy lùi TNLP. Theo đó, công tác phòng, chống TNLP tiến hành với yêu cầu phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách. Yêu cầu đặt ra là kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những người có hành vi TNLP, bao che, dung túng, tiếp tay cho TNLP, can thiệp, cản trở việc chống TNLP; không

có vùng cấm, vùng trống, không có ngoại lệ, không có đặc quyền, bất kể người đó là ai. Phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục với những biện pháp thích hợp, tích cực, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm. Gắn phòng, chống TNLP với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân.

Kế hoạch số 19-KH/TU đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp và đầu tiên là phải nâng cao vai trò, trách nhiệm và tính tiên phong, gương mẫu của cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu. Theo đó, cấp ủy, tổ chức đảng phải xác định công tác phòng, chống TNLP là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, cấp bách để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Gắn công tác phòng, chống TNLP với việc thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng...

Cán bộ giữ chức vụ càng cao càng phải gương mẫu phòng, chống tham nhũng, lãng phí

TRANG 8

Tăng cường năng lực cho hoạt động du lịch thể thao mạo hiểm

1 TUẦN CON SỐ

Hơn 8.063 tỷ đồng là tổng nguồn lực huy động xây dựng nông thôn mới năm 2016.

Nguồn: Tỉnh ủy Lâm Đồng

TRANG 6

XEM TIẾP TRANG 2

Xây dựng nông thôn mới tiến chắc và nâng cao chất lượng các tiêu chí

3

Tác phẩm Cú giao bóng. Ảnh: Nguyễn Bá Nhân

Đi tìm “Ruồi trâu” giữa đời thực

5

Lâm Đồng có lợi thế về địa hình, khí hậu để tổ chức các hoạt động DLTTMH.

Ảnh: N.Quân

2 THỨ BẢY 1 - 4 - 2017 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

... Bí thư cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải gương mẫu, quyết liệt, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống TNLP; chủ động phòng ngừa, phát hiện, xử lý các vụ việc có dấu hiệu TNLP và các hành vi bao che, dung túng, cản trở việc chống TNLP; chủ động yêu cầu các cơ quan chức năng báo cáo để lãnh đạo, chỉ đạo xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là các vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm. Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu thực hiện các quy định của Đảng và Nhà nước về phòng, chống TNLP với phương châm: Đảng viên phải gương mẫu hơn quần chúng, cán bộ phải gương mẫu hơn nhân viên, cán bộ giữ chức vụ càng cao càng phải gương mẫu.

Ngoài ra, kế hoạch còn đề ra các nhiệm vụ, giải pháp: Kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền

hạn; thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động công vụ; Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực để ngăn ngừa TNLP; Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời các vụ án, vụ việc TNLP; thực hiện tốt công tác giám định và nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản TNLP. Đồng thời nhấn mạnh công tác tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ cán bộ, đảng viên; thực hiện nghiêm các quy định về công tác tổ chức cán bộ. Để làm được điều này, Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung, khắc phục những sơ hở, bất cập trong công tác tổ chức, cán bộ; xây dựng quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý theo hướng đề cao trách nhiệm của cấp có thẩm quyền. Cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu phải tăng cường quản lý,

giám sát cán bộ, đảng viên, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy Nhà nước để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các biểu hiện TNLP. Thực hiện nghiêm việc xử lý, điều chuyển, miễn nhiệm, thay thế cán bộ lãnh đạo, quản lý có biểu hiện TNLP gây nhiều dư luận. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm phải bị xử lý nghiêm minh, kịp thời. Bên cạnh đó, phải đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp lại bộ máy, cải cách chế độ công vụ, tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức…

Phòng chống TNLP là việc làm cấp bách, góp phần thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, do vậy các cấp ủy, tổ chức đảng cần xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để quán triệt và triển khai thực hiện Kế hoạch số 19-KH/TU, đồng thời thường xuyên chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện.

LAN HỒ

Cán bộ giữ chức vụ... TIẾP TRANG 1

HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT LÂM ĐỒNG:Tổ chức trại sáng tác văn học về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”

Đình chỉ hoạt động 2 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân

Ngành chức năng huyện Đam Rông đã đình chỉ hoạt động đối với 2 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân do chưa đủ thủ tục

pháp lý; đồng thời lập biên bản nhắc nhở 8 cơ sở, yêu cầu khắc phục tồn tại đối với

10 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân. Đó là kết quả của đợt kiểm tra đối với 29/38 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn

huyện từ đầu năm 2017 đến nay.Cùng đó, để góp phần đảm bảo sức khỏe cho nhân dân, huyện Đam Rông cũng đã

thành lập đoàn liên ngành tổ chức kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại 142 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn. Qua đó, phát hiện và xử lý 47 cơ sở vi phạm, trong đó nhắc nhở 40 cơ sở và

xử lý 7 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm bằng hình thức tiêu hủy 4 loại mặt hàng

không đảm bảo an toàn thực phẩm.Đ.TRỌNG

Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam sáng tác kịch bản múa tại Đà Lạt

Từ ngày 27/3 đến ngày 3/4, tại Nhà sáng tác Đà Lạt, Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam

đã tổ chức trại sáng tác kịch bản múa với sự tham dự của NSND Chu Thúy Quỳnh

- Chủ tịch Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam, NSND Ứng Duy Thịnh - Phó Chủ tịch

thường trực Hội, cùng 20 nghệ sĩ, biên đạo múa đến từ các đoàn nghệ thuật thuộc các

tỉnh, thành trên cả nước.Trong 8 ngày các nghệ sĩ sẽ tập trung

sáng tác các tác phẩm múa về đề tài xây dựng hình tượng con người trong cuộc sống mới, có lý tưởng cao đẹp, yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, hy sinh cống hiến xây dựng quê

hương, đất nước. Qua đó phát huy ngôn ngữ múa dân tộc, tiếp thu tinh hoa của thời

đại để sáng tạo nên những kịch bản múa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao

của công chúng yêu nghệ thuật múa. Phát biểu chào mừng các văn nghệ sĩ tại

lễ khai mạc, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng Nguyễn Thanh Đạm gợi ý: Lâm Đồng là vùng đất giàu nhân

văn khi hội tụ 43 dân tộc anh em từ khắp mọi miền về đây sinh sống. Cùng với vũ

điệu của các dân tộc bản địa như múa Arya, Tamya, T’rumpô của đồng bào Churu, điệu xoang của đồng bào K’Ho, Mạ; các vũ điệu dân gian của đồng bào Thái, H’Mông, Tày,

Nùng... di cư từ miền núi phía Bắc vào đang làm nên những sắc màu nghệ thuật phong phú. Đó sẽ là chất liệu để nghệ thuật múa

kế thừa có chọn lọc, xây dựng và phát triển nghệ thuật múa đương đại.

Q.UYỂN

Trao Huy hiệu Đảng cho các đảng viên lão thành

Ngày 29/3, Huyện ủy Đức Trọng đã tổ chức lễ trao Huy hiệu Đảng cho 5

đảng viên tròn 50 và 60 tuổi Đảng đợt 3/2/2017. Trong đó, có 1 đảng viên vinh

dự được nhận Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng là đồng chí Nguyễn Ngọc Liên.

4 đảng viên được nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, gồm: Đặng Văn Thoan,

Nguyễn Quý Cường, Nguyễn Quang Vinh và Lâm Thị Tuyết.

Trong số 83 đảng viên lão thành được nhận Huy hiệu Đảng đợt này, còn có 65 đảng viên nhận Huy hiệu 45 tuổi Đảng, 2 đảng viên nhận Huy hiệu 40 năm tuổi

Đảng và 11 đảng viên nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng.

T.VŨ

Đoàn công tác của UBND tỉnh Lâm Đồng do đồng chí Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Lâm Đồng vừa có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Đông Flanders, Vương quốc Bỉ theo lời mời của ông Jan Briers, Thống đốc tỉnh Đông Flanders, Vương quốc Bỉ.

Trong chuyến làm việc, lãnh đạo hai địa phương đã chia sẻ mối quan tâm chung và đánh giá cao những kết quả đạt được trong hợp tác giữa Lâm Đồng và Đông Flanders trong lĩnh vực nông nghiệp. Hai bên đã tổ chức gặp mặt đại diện các lãnh đạo để xác định nội dung hợp tác, ký kết các nội dung hợp tác về các lĩnh vực đào tạo chuyên gia, chuyển giao công nghệ, tạo điều kiện để doanh nghiệp hai tỉnh tiếp cận thị trường của nhau. Phía Đông Flanders đã chuyển giao thành công mô hình sản xuất hoa cúc, mô hình sản xuất dâu tây, cà chua tại Đà Lạt, Lâm Đồng, phối hợp tổ chức 3 cuộc hội thảo về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (CNC). Phía tỉnh Lâm Đồng đã cử 2 chuyên gia tập huấn ngắn hạn tại tỉnh Đông Flanders về lĩnh vực nông nghiệp CNC đồng thời hai bên đã trao đổi nhiều cán bộ kỹ thuật, nghiên cứu sinh để tìm hiểu và học hỏi tình hình nông nghiệp của từng địa phương. Ngài Jan Briers đại diện chính quyền tỉnh Đông Flanders đề nghị tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh theo chiều sâu về sản xuất nông nghiệp CNC, về xử lý môi trường, xây dựng thành phố thông minh…

Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt đã có bài phát biểu đánh giá cao các chương trình, dự án do chính quyền tỉnh Đông Flanders thực hiện tại Lâm Đồng. Những dự án này bước đầu mang lại hiệu quả

ĐOÀN CÔNG TÁC UBND TỈNH LÂM ĐỒNG LÀM VIỆC TẠI TỈNH ĐÔNG FLANDERS, VƯƠNG QUỐC BỈ

Hướng tới những cơ hội hợp tác lâu dài và bền vững

thiết thực, góp phần giúp người sản xuất, cán bộ kỹ thuật và đội ngũ doanh nghiệp của tỉnh Lâm Đồng tiếp cận một số quy trình công nghệ từ Vương quốc Bỉ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp CNC tại tỉnh Lâm Đồng. Đồng chí đề xuất một số hợp tác trong thời gian tới như hai bên tiếp tục hợp tác về đào tạo chuyên gia và cán bộ nông nghiệp, xúc tiến thương mại để doanh nghiệp hai bên gặp gỡ. Đông Flanders hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng trong việc nhập khẩu giống mới, thiết bị, công nghệ tiên tiến để ứng dụng vào sản xuất và tiếp tục thực hiện thử nghiệm một số mô hình về giống cây trồng mới, quy trình công nghệ sản xuất, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, công nghệ chế biến trong các lĩnh vực cà chua, dâu tây, hoa cây cảnh và chăn nuôi bò thịt, bò sữa, đồng thời hỗ trợ thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng về kinh nghiệm, kỹ thuật công nghệ trong

việc xây dựng và phát triển thành phố thông minh.

Cũng trong chuyến làm việc, đoàn công tác của tỉnh Lâm Đồng đã tới thăm một số cơ sở sản xuất giống, trồng rau hoa, cây cảnh của Đông Flanders như Trung tâm Nghiên cứu Rau, Hoa cây cảnh của tỉnh Đông Flanders; Công ty sản xuất cà chua hàng đầu của tỉnh Đông Flanders (Tomato masters Company); công ty xuất nhập khẩu hoa đỗ quyên, hoa cẩm tú cầu và Công ty Denis Plants, công ty đang hợp tác với Công ty Rừng hoa Đà Lạt, Việt Nam. Các đối tác bạn đã chia sẻ với đoàn công tác tỉnh Lâm Đồng nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học, kỹ thuật canh tác thân thiện với môi trường, các phương pháp sản xuất giống… đồng thời mở ra những cơ hội hợp tác mới giữa Lâm Đồng và các công ty Đông Flanders.

DIỆP QUỲNH

Trong 7 ngày (từ ngày 27/3 - 2/4), Hội Văn học nghệ thuật Lâm Đồng đã tổ chức trại thực tế sáng tác về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trên địa bàn tỉnh với sự tham dự của 20 cây bút có khả năng viết ký văn học.

Trong thời gian tham dự trại, các nghệ sĩ sẽ gặp gỡ nhân vật, tìm hiểu thực tế, nắm bắt những đóng góp của 58 cá nhân điển hình

tiên tiến trong các lĩnh vực lao động, công tác, học tập đã được Tỉnh ủy Lâm Đồng tuyên dương và Chính phủ tặng Bằng khen sau 5 năm triển khai việc “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Từ đó sẽ viết nên những tác phẩm khắc họa rõ nét chân dung người thật, việc thật dưới bút pháp văn chương bằng cảm xúc của người viết. Bên cạnh 58 cá nhân

điển hình tiên tiến, các cây bút có thể phát hiện những tấm gương với những việc làm cụ thể được cộng đồng ghi nhận.

Các tác phẩm từ trại sáng tác sẽ tham dự Giải thưởng sáng tác và quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (2015 - 2020) do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng phát động. THÁI AN

Đoàn công tác tỉnh Lâm Đồng và lãnh đạo Đông Flanders trong chương trình làm việc tại Đông Flanders.

3 THỨ BẢY 1 - 4 - 2017CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

XEM TIẾP TRANG 11

DIỆP QUỲNH

Nông dân quan tâm chính sách phát triển nông nghiệpNhững câu hỏi, trao đổi của nông

dân tham gia đối thoại đều là những vấn đề hết sức sát sườn với cuộc sống của họ. Bởi, dù ở địa phương nào trong tỉnh, nông dân cũng chú trọng tới các vấn đề chủ yếu như đất đai và quy hoạch đất, chính sách về vốn tín dụng cho nông nghiệp, chất lượng giống và vật tư nông nghiệp… Hầu hết các câu hỏi đều liên quan tới những khúc mắc như quy hoạch treo, thậm chí có những nơi quy hoạch treo gần 20 năm khiến nông dân không yên tâm đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp. Hay làm sao để nông dân tiếp cận được nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, Nhà nước và UBND tỉnh Lâm Đồng đã có chính sách ra sao để thu hút đầu tư vào nông nghiệp

ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH VỚI NÔNG DÂN:

Nông dân chưa tiếp cận được với những chính sách nông thôn, nông nghiệpLần đầu tiên Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị Đối thoại chính sách giữa các cơ quan hữu quan và hàng trăm nông dân, đại diện cho trên 150 ngàn hội viên nông dân toàn tỉnh. Qua đối thoại, những vấn đề thiết thân, sát sườn của người nông dân đã được thể hiện rất rõ rệt và trong một chừng mực nào đó, các cơ quan có trách nhiệm đã trả lời những yêu cầu ấy. Tuy nhiên, những chính sách về nông thôn, nông nghiệp rất quan trọng với người nông dân lại chưa được thông tin một cách đầy đủ.

Theo ông Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng“Qua hội nghị này tôi nhận thấy, nông dân chưa tiếp cận được rộng rãi về thông tin chính sách nông thôn, nông nghiệp, đây là điều khiến tôi rất quan tâm và có phần lo lắng. Nhiều chính sách về nông nghiệp có lợi cho người nông dân, ví dụ như chính sách ưu đãi về cây maccamadia mà bà con cũng chưa được tiếp cận đã được đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư trả lời ngay tại hội nghị này. Điều này chứng tỏ chúng ta làm chưa tốt công tác tuyên truyền chính sách tới người nông dân. Đây là vấn đề phải giải quyết để chính sách về nông thôn, nông nghiệp được hiện thực hóa một cách hiệu quả”.

tại các vùng khó khăn? Những vấn đề liên quan tới tài nguyên môi trường nông thôn như nước sạch và giá nước sạch tại nông thôn, vốn vay vệ sinh môi trường nông thôn, nạn khai thác cát gây sạt lở đất… cũng là vấn đề được nhiều nông dân chú trọng.

Một trong nhiều câu hỏi khiến nhiều nông dân đồng tình là chuyện chất lượng cây giống và vật tư nông nghiệp. Cơ quan quản

lý nhà nước quản lý chất lượng cây giống ra sao? Nếu có vấn đề thiệt hại nông dân phải tìm bồi thường tại đâu…? Đơn cử như cây maccamadia, một trong những cây trồng mới nằm trong chiến lược phát triển của Lâm Đồng. Nhiều nông hộ đã trồng maccamadia từ 5 năm trước và tới nay chưa cho trái khiến nông dân thiệt hại khá lớn, trách nhiệm thuộc về ai?

Ông Đa Cát Vinh, Chủ tịch Hội

Nông dân tỉnh Lâm Đồng chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên nông dân tham gia một hội nghị đối thoại trực tiếp với các cơ quan hữu quan. Về cơ bản, chúng tôi cho rằng, nông dân đã thể hiện được yêu cầu của họ với chính sách, với các cơ quan quản lý. Điều chúng tôi mong muốn là khi xây dựng và thực hiện chính sách không thể bỏ qua tiếng nói của người nông dân, chủ thể của nông thôn”.

Cơ quan nhà nước trả lời Trong cuộc đối thoại giữa nông

dân và các cơ quan quản lý, có thể nói nhiều câu trả lời đã đi thẳng vào vấn đề. Những câu hỏi về vốn tín dụng cho nông nghiệp được đại diện Ngân hàng Nhà nước giải đáp khá thỏa đáng. Hoặc các thắc mắc của nông dân về chất lượng giống cây trồng, quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, phân bón trả chậm… đã được ngành nông nghiệp, hội nông

dân giải đáp cụ thể và thiết thực. Tuy nhiên, như ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, chủ tọa điều khiển thảo luận đã phải nhắc nhở đại diện các cơ quan liên quan cần trả lời dứt khoát, cụ thể, không vòng vo, né tránh. Có một số đại diện các ngành liên quan đã chưa đi thẳng vào trọng tâm vấn đề, trả lời nông dân còn thiếu cụ thể, nói chung về chính sách chứ chưa có giải pháp hay câu trả lời cụ thể với những thắc mắc nông dân đã nêu ra. Đây cũng là điểm khiến nhiều nông dân tham gia chưa hài lòng với câu trả lời của các cơ quan quản lý.

Mặc dù dân số Lâm Đồng xấp xỉ 70% là nông dân, nhưng đây mới là lần đầu tiên tổ chức hội nghị đối thoại giữa nông dân và các cơ quan quản lý nhà nước. Cũng là lần đầu tiên tiếng nói của người nông dân trực tiếp trao đổi với các cơ quan hữu quan, hỏi và nhận câu trả lời mà không phải thông qua người hay tổ chức đại diện. Lắng nghe tiếng nói người nông dân, chủ thể của nông thôn, là cách làm hiệu quả để xây dựng và thực thi chính sách nông thôn, nông nghiệp đi vào thực tiễn.

XUÂN TRUNG

Nhìn lại kết quả thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn (NTM) năm

qua có thể nhận thấy Lâm Đồng đã hoàn thành mục tiêu đặt ra. Kết quả đó là, bên cạnh các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí, các xã còn lại tăng 1,61 tiêu chí/xã so với năm trước.

Xây dựng cơ sở hạ tầng KT-XH khu vực nông thôn luôn được lãnh đạo tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện. Qua đó, Lâm Đồng đã ưu tiên sử dụng các nguồn vốn để đầu tư các công trình giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế… và các thiết chế văn hóa. Có thể nhận thấy những chuyển biến tích cực và đem lại hiệu quả trong quá trình triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng KT-XH năm qua là cả số lượng cũng như chất lượng các công trình được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách và sự tham gia đóng góp của người dân. Theo đó, toàn tỉnh đã xây dựng mới và nâng cấp được 340 km đường và 48 m cầu thuộc hệ thống giao thông nông thôn, góp phần hoàn thành 90 xã, chiếm tỷ lệ 76,92% trong tổng số các xã đạt tiêu chí về giao thông. Đồng thời, nâng cấp, cải tạo, xây mới 76 công

Xây dựng nông thôn mới tiến chắc và nâng cao chất lượng các tiêu chíNông nghiệp, nông dân, nông thôn là vấn đề chiến lược mà tỉnh Lâm Đồng đặt ra trong quá trình phát triển KT-XH; trong đó nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện “tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới”. Bởi, hơn bao giờ hết thay đổi căn bản đời sống nông thôn theo hướng hiện đại góp phần giải “bài toán” thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa khu vực nông thôn và thành thị, nơi có hơn 70% cư dân Lâm Đồng sinh sống.

trình thủy lợi; thực hiện đầu tư gần 27,9 km kênh mương và 369 ao, hồ nhỏ theo phương thức “nhân dân làm công trình, nhà nước hỗ trợ ca máy” để đến nay có tới gần 144 ngàn ha, chiếm 59,17% diện tích đất gieo trồng chủ động nước tưới; góp phần hoàn thành 111 xã, chiếm 90,59% xã đạt tiêu chí NTM về thủy lợi.

Bên cạnh đầu tư cho giao thông, thủy lợi, việc đầu tư các cơ sở vật

chất khác như điện, trường học, cơ sở văn hóa, chợ nông thôn cũng cần phải có nguồn vốn đầu tư tương đối lớn. Và chỉ trong vòng một năm qua, toàn tỉnh đã đầu tư nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới hơn 100 km đường điện trung và hạ thế, 87 trường học; 16 nhà văn hóa xã và 60 nhà văn hóa, khu thể thao, 4 chợ nông thôn… Qua đó, nâng tỷ lệ số xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất trong bộ tiêu chí NTM

tương đối cao trong tổng số 117 xã trên địa bàn Lâm Đồng. Cụ thể, hiện có 78 xã đạt tiêu chí về cơ sở vật chất trường học, 97 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, 98 xã đạt tiêu chí chợ nông thôn, 95 xã đạt tiêu chi nhà ở dân cư, 111 xã đạt tiêu chí điện nông thôn và 117 xã đạt tiêu chí về bưu điện.

Nếu như cơ sở hạ tầng KT-XH là điều kiện cần thì việc tổ chức hoạt động sản xuất đi cùng việc

giải quyết việc làm, giảm nghèo và an sinh xã hội là điều kiện đủ để làm thay đổi đời sống người dân khu vực nông thôn. Sự chuyển biến đó được thể hiện thông qua hàng loạt các biện pháp: nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả, hỗ trợ kỹ thuật, máy móc, vật tư và giống cây con các loại… sản xuất theo hướng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao giúp người dân nâng cao thu nhập. Song song với việc kiện toàn các hình thức tổ chức sản xuất ở các hợp tác xã, tổ hợp tác, kinh tế trang trại, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp đã không ngừng nâng cao giá trị thu nhập trên một diện tích. Từ các biện pháp nêu trên, giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích bình quân của Lâm Đồng đã đạt 150 triệu đồng/ha/năm, đưa mức thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 5,19%, trong đó hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn 14,17%. Qua đó đến nay, có 105 xã đạt tiêu chí về thu nhập, chiếm 89,74%; 84 xã đạt tiêu chí về hộ nghèo, chiếm 71,80% và 91 xã đạt tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả, đạt 77,78% trên tổng số xã trong toàn tỉnh. Mặt khác, lĩnh vực giáo dục, y tế cũng được nâng cao cả về chất lượng và số lượng; đáp ứng nhu cầu dạy và học; khám chữa bệnh của người dân. Do đó đã có 113 xã đạt tiêu chí giáo dục, đạt tỷ lệ 96,58% và 108 xã đạt tiêu chí về y tế, chiếm 92,3%...

Trưng bày sản phẩm nông nghiệp trong xây dựng NTM. Ảnh: X.Trung

4 THỨ BẢY 1 - 4 - 2017 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘI

TRẦN THỊ HỒNG HOA

Ra đời năm 1897, tác phẩm Ruồi trâu của nữ văn sĩ Ethel Lillian Voynich được

đón nhận nồng nhiệt trên khắp thế giới. Khi được dịch và xuất bản ở Nga năm 1898, câu chuyện về chàng thanh niên mang bí danh lạ lùng ngay lập tức tạo được tiếng vang rộng rãi và gây ảnh hưởng lớn đến nhiều thế hệ nơi đây. Sức hút của nhân vật chính khiến cho nhiều nhà nghiên cứu cố công đi tìm nguyên mẫu của anh giữa đời thường như một nỗ lực tiến đến gần thần tượng dù cho chính tác giả Ethel khẳng định đây hoàn toàn là nhân vật hư cấu. Vậy Ruồi trâu có thể là ai?

Phải chăng anh bước ra từ giấc mơ thời thiếu nữ của cô gái Ethel khi tới thăm Viện bảo tàng Louvre của Pháp năm 17 tuổi? Giữa bao nhiêu di sản văn hóa đồ sộ, nàng chỉ bị đánh gục bởi hình ảnh một chàng trai người Ý trong bức tranh Chân dung người không quen biết của danh họa thế kỉ XVI Franciabigio. Chàng trai da ngăm ngăm với ánh mắt rực lửa và cái miệng mím chặt, tóc đen, đội mũ nồi đen đã trở thành hình mẫu cho những khát khao của một thời thanh xuân nồng nhiệt. Bản sao của bức tranh mang hình ảnh “người tình trong mộng” ấy luôn đi theo Ethel đến bất cứ nơi đâu. Ngay cả khi cận kề cái chết, bà có tâm nguyện là hãy hỏa táng một phiên bản của bức tranh cùng với mình! Sự gắn bó kì lạ và những tình cảm đặc biệt của nữ sĩ với bức họa trứ danh đã được gửi gắm vào những dòng miêu tả về Athur trong tác phẩm: “Vóc người nhỏ nhắn, mảnh khảnh, anh giống chân dung một chàng trai Ý ở thế kỉ mười sáu hơn là một thanh niên”. Không có gì sai nếu như nói một

THEO DÒNG SỰ KIỆN

NGỌC NGÀ

Ở Lâm Đồng hiện có 3 loại hình lễ hội chính: Lễ hội dân gian, lễ hội tôn giáo

và lễ hội hiện đại. Lễ hội dân gian được tổ chức không nhiều với quy mô nhỏ và chỉ trong phạm vi một tổ chức hoặc một vài tộc người ở thôn, buôn như: Lễ hội Rằm tháng Giêng tại thác Pongour huyện Đức Trọng, lễ Pơthi của người Chu Ru và người K’Ho ở K’Long, huyện Đức Trọng, lễ Nhô Wer của cộng đồng K’Ho Srê ở Di Linh… Lễ hội hiện đại do cơ quan quản lý Nhà nước tổ chức định kỳ và có quy mô cấp tỉnh như: Lễ Giỗ tổ Hùng Vương, Lễ hội Cồng chiêng, Festival Hoa Đà Lạt…

Nỗ lực giữ vững giá trị lễ hộiTheo thông tin từ Sở Văn

hóa - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Lâm Đồng, những năm qua, để quản lý chặt chẽ hoạt động của lễ hội, Sở đã tham mưu cho lãnh đạo tỉnh chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động lễ hội; Sở đã phối, kết hợp với các ban, ngành, đoàn thể và các địa phương để triển khai, tổ chức các lễ hội cũng như thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang.

Để nâng cao nhận thức cho mọi người dân về lễ hội và nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chính sách đại đoàn kết dân tộc, tự do tín ngưỡng về tôn giáo dân tộc; trong năm 2016, các cơ quan chức năng đã tăng cường thực hiện các hoạt động tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân. Trong đó chú trọng tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về lễ hội; giới thiệu về nguồn gốc, giá trị, nội dung của lễ hội, di tích và các nhân vật được thờ phụng, tôn vinh. Thông tin sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, nhất là bà con vùng đồng bào DTTS về công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác tổ chức và quản lý lễ hội, giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội nhất là những lễ hội có quy mô lớn, hạn chế sử dụng ngân sách Nhà nước, đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa để huy động nguồn lực trong tổ chức lễ hội…

Theo đánh giá của Phòng Quản lý Văn hóa thuộc Sở VHTT&DL, nhiều năm qua, công tác tổ chức và quản lý lễ hội ở Lâm Đồng

LÂM ĐỒNG: Hiệu quả trong công tác quản lý lễ hộiLâm Đồng là tỉnh miền núi có 43 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó có khoảng 24% dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nên có kho tàng lễ hội khá phong phú.

được thực hiện chặt chẽ theo đúng quy định của Nhà nước. Đó là kết quả của sự chỉ đạo thống nhất từ cấp ủy đảng đến chính quyền các cấp (bất cứ lễ hội nào cũng thành lập ban chỉ đạo, ban tổ chức lễ hội) để triển khai theo tinh thần thiết thực, hiệu quả, không phô trương, tiết kiệm, an toàn. Cũng do đặc thù lễ hội ở Lâm Đồng không có nhiều lễ hội truyền thống, hay lễ hội tôn giáo quy mô lớn nên tránh được tình trạng hỗn loạn vì… tranh cướp. Các lễ hội dân gian, tôn giáo được tổ chức trang nghiêm, trang trọng, không có hiện tượng đặt tiền lên bàn thờ xin quẻ, xin lộc… hay các biểu hiện mê tín dị đoan.

Các lễ hội hiện đại được tổ chức gắn với mục tiêu thu hút và phát triển du lịch cũng được tổ chức thành công và hiệu quả. Lượng khách đến với Lâm Đồng trong mỗi kỳ Festival hoa luôn tăng cao là một minh chứng sống động cho điều đó.

Tuy vậy, qua thực tế khảo sát các lễ hội trên địa bàn phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, công tác quản lý, tổ chức một số chương

trình lễ hội còn hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp. Sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác triển khai thực hiện còn chưa nhịp nhàng, bị động. Một số chương trình trong các lễ hội chưa mang đậm nét đặc trưng của các dân tộc, vùng… nên chưa thực sự tạo dấu ấn, hiệu ứng xã hội chưa cao. Đó cũng là lý do việc thu hút xã hội hóa trong tổ chức lễ hội cũng có phần bị hạn chế.

Các giá trị truyền thống tốt đẹp của lễ hội dân gian như giáo dục truyền thống văn hóa, bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, củng cố tinh thần đoàn kết của các dân tộc chưa được khai thác thường xuyên. Một số lễ hội dân gian còn được phục dựng mang nặng tính sân khấu hóa. Người dân đến với lễ hội chủ yếu để xem chứ chưa thực sự tham gia vào các hoạt động của lễ hội, bởi vậy chưa phát huy được vai trò là chủ nhân của lễ hội.

Tiếp tục thắt chặt quản lý lễ hộiSau khi Bộ VHTT&DL ban

hành công văn về việc tăng

Lễ hội cồng chiêng là một nét đặc sắc của Lâm Đồng. Ảnh: N.Ngà

Theo số liệu thống kê của Ban Tuyên giáo Trung ương, cả nước hiện nay có hơn 8.000 lễ hội. Trong đó có hơn 7.000 lễ hội dân gian, hơn 300 lễ hội lịch sử, hơn 500 lễ hội tôn giáo, 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài… Địa phương có nhiều lễ hội nhất là Hà Nội với 1.095 lễ hội, địa phương ít nhất là Lai Châu với 17 lễ hội.

cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2017, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành văn bản về việc này với các chỉ đạo cụ thể. Trong đó có nội dung yêu cầu các huyện, thành phố tăng cường quản lý công tác tổ chức lễ hội, ngày hội. Không cấp phép tổ chức lễ hội vì mục đích thương mại vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh. Chỉ đạo dừng tổ chức đối với các lễ hội đã được cấp phép nhưng có nội dung phản cảm, kích động bạo lực, gây bức xúc trong dư luận. Đồng thời điều chỉnh nội dung tổ chức phù hợp tình hình thực tế hiện nay. Không tổ chức nghi thức “Đâm trâu” trong các lễ hội truyền thống của địa phương. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội để kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích lễ hội để trục lợi, kích động bạo lực, lưu hành kinh doanh văn hóa phẩm trái phép cũng như thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Các lễ hội được tổ chức hiệu quả là hoạt động thiết thực góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, đồng thời giới thiệu tới du khách trong và ngoài nước những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, góp phần quảng bá và thúc đẩy ngành du lịch nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội của Lâm Đồng nói chung.

NGHIÊN CỨU - PHÊ BÌNH VĂN HỌC

Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Đại dương Việt Nam

2017 đã công bố tổ chức cuộc thi hướng đến mục tiêu bảo vệ bờ biển Việt Nam trước vấn nạn ô nhiễm môi trường.

Đây là lần thứ hai Hoa hậu Đại dương được tổ chức. Lần đầu tiên chương trình diễn ra vào năm 2014 với phần đăng quang của người đẹp đến từ Cần Thơ - Hoa hậu Đại dương 2014 Đặng Thu Thảo. Hai á hậu lần lượt thuộc về Lê Thị Hà Thu và Lê Thị Vân Quỳnh.

Hoa hậu Đại dương không đơn thuần chỉ là sân chơi nhan sắc để các người đẹp kiếm tìm danh hiệu, bởi cuộc thi hướng đến vấn đề bảo vệ môi trường biển với những dự án thiết thực.

Chưa bao giờ vấn đề biển sạch lại quan trọng như thời gian qua, nhất là khi bờ biển miền

Hoa hậu Đại dương bảo vệ môi trường biển trước Formosa

Các lễ hội hiện đại được tổ chức gắn với mục tiêu thu hút và phát triển du lịch.Trong ảnh:Festival Hoa Đà Lạt 2015.

Ảnh: P.Nhân

5 THỨ BẢY 1 - 4 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Đi tìm “Ruồi trâu” giữa đời thực

măng tơ của một chàng công tử sống trong nhung lụa, Athur trở về quê hương dưới một bộ dạng mới, một cái tên mới, một tính cách mới. Sau mười ba năm lưu lạc nơi xứ người, nếm trải đủ mọi va vấp, tủi nhục, đắng cay, giờ đây Athur là Rivarex, với những vết sẹo hằn trên thân thể và những chấn thương không thể xoa dịu trong tâm hồn. Anh đã chống chọi với mọi thử thách nghiệt ngã của tự nhiên và xã hội để tồn tại và dâng hiến đời mình cho một lí tưởng cao đẹp: chiến đấu cho tự do của nhân dân. Tác giả Ethel đã tạc dựng nên hình tượng một người anh hùng quả cảm, sẵn sàng xả thân vì đất nước, sẵn sàng gạt bỏ mọi tình cảm cá nhân riêng tư để đấu tranh vì hạnh phúc của dân tộc mình. Nhưng đó cũng là

một con người với đời sống nội tâm phong phú và tâm hồn mẫn tiệp, một trái tim ấm nóng luôn bị che giấu bởi một vỏ bọc lạnh lùng, ngạo mạn. Không dưới một lần khi đọc tác phẩm, chúng ta không khỏi nghẹn ngào đến ứa lệ trước những khoảnh khắc giằng xé tâm can đau đớn của Ruồi trâu. Người anh hùng không sợ cái chết, coi thường mọi súng đạn, coi thường mọi sự phỉ nhổ của người đời nhưng lại dễ dàng bị đánh gục trong đôi mắt thăm thẳm của người yêu, trong đôi bàn tay ấm nóng mà người cha lạc loài không dám dành cho anh. Khoảnh khắc Athur-Rivarex cố gắng kiềm chế không gọi người cha - Hồng y giáo chủ Monateli - vì sợ bị lộ tung tích, khoảnh khắc anh gục xuống đôi bàn tay của Giemma

mong một sự trục vớt cho tâm hồn, khoảnh khắc anh mỉm cười nơi pháp trường và cả những lời âu yếm chân thành anh dành cho người cha và người yêu của mình trước lúc chết - tất cả đều khiến chúng ta phải nghiêng mình kính phục trước một người anh hùng thực sự. Và không thể nào quên được những lời anh đã viết trong bức di thư cuối cùng: “Phần tôi, tôi sẽ bước ra pháp trường, tâm hồn thư thái như bất kì chú bé nào đang về nhà nghỉ ngơi. Tôi đã làm xong công việc được giao phó, và bản án tử hình kia là bằng chứng cho thấy tôi đã hoàn thành nhiệm vụ một cách trọn vẹn...”.

Athur - còn có thể là ai nữa trong cuộc đời này? Nhiều nhà nghiên cứu còn nhận ra bóng dáng của Sidney Raily - nguyên mẫu của điệp viên 007 trong seri phim cùng tên nổi tiếng - người từng có quan hệ tình ái khá mật thiết với nữ tác giả Ethel. Trong cuốn sách Bậc thầy hoạt động gián điệp xuất bản năm 1967, nhà tình báo Anh Loccart đã cho rằng Raily mới chính là nguyên mẫu của Ruồi trâu. Bố của Raily cũng từng dàn dựng một vụ tự sát giả giống như Athur trong truyện. Quan trọng và thú vị hơn là anh chàng điệp viên thông minh, quả cảm nhưng vô cùng đào hoa, đa tình này đã có thời gian sống cùng Ethel ở Italia. Mối tình chớp nhoáng này có thể là chất liệu cho những trang viết của nữ sĩ khi bà miêu tả Ruồi trâu như một người đàn ông lãng tử với những đặc điểm lí thú: trên bàn của anh luôn có những bông hoa tươi, động tác bóp cánh hoa tung xuống khi anh muốn gây sự chú ý, sở thích đánh đàn ghi ta đệm cho phụ nữ hát, luôn xuất hiện với những bộ quần áo đắt tiền và chải chuốt, nổi tiếng và tai tiếng cùng bộ sưu tập những người tình bốc lửa mà

phần nguyên mẫu của Athur đến từ những ám ảnh mãnh liệt được gợi ra từ chân dung bí ẩn trong bức tranh trên.

Nhưng Athur cũng có thể được gợi hứng từ cuộc đời của Kravchinsky - một chiến sĩ cách mạng Nga gốc Ukraina, người được cho là thần tượng của Ethel trong một thời gian dài. Kravchinsky là một người đàn ông điển trai với ngoại hình góc cạnh và một tiểu sử anh hùng. Thời trẻ anh đã từng tham gia cuộc chiến tranh du kích chống lại Thổ Nhĩ Kỳ trên bán đảo Balkan rồi sau đó lại gia nhập lực lượng du kích chống chính phủ ở miền Nam nước Ý. Thoát thân sang Anh, Kravchinsky đã dồn sức vào các hoạt động văn học và tuyên truyền sôi nổi. Cũng ở đây, anh gặp thiếu nữ Ethel và gây ra những “chấn động” cho cô gái vốn dĩ mang trong mình nhiều mộng tưởng về chiến sĩ cách mạng. Kravchinsky chính là thần tượng, là ngôi sao dẫn đường cho cô gái trẻ Ethel. Vì ông đã có vợ nên cô chấp nhận làm trợ lí cho ông, giúp ông biên tập tờ tạp chí Nước Nga tự do, cùng ông xuất bản Tuyển tập trào phúng Nga của Gogol, Ostrovski, Dostoievski… Chính Kravchinsky đã gợi ý cho Ethel viết Ruồi trâu. Cái chết bất ngờ của Kravchinsky đã khiến ông không kịp đọc tác phẩm của người bạn tri kỉ để nhận ra hình bóng của mình trong nhân vật trung tâm. Không còn mang vẻ

NGHIÊN CỨU - PHÊ BÌNH VĂN HỌC

cô đào Dita chỉ là một trong số đó - người theo như lời Rivarex chỉ như “một trò tiêu khiển”. Những ấn tượng ban đầu về người đàn ông tuy không đẹp mã nhưng nam tính và đầy sức hút như Ruồi trâu có thể khiến cho bất cứ cô gái nào cũng dễ bị đổ gục vì tiếng sét ái tình. Chỉ có Giemma, người phụ nữ thông minh và nhạy cảm mới nhận ra sau vỏ bọc hào nhoáng, bóng bẩy kia là một linh hồn đau đớn đang tìm lối thoát, một con người cô đơn đáng thương qua những tiếng thở dài, những giọt nước mắt chực trào ra trong những phút yếu lòng không thể kiềm chế, những cái xiết tay ấm nóng như muốn tìm một đồng minh thực sự. Dù kết cục anh đã dâng hiến đời mình cho một lí tưởng đáng ca ngợi nhưng tâm hồn anh, trái tim anh đầy những vết thương không thể khỏa lấp. Những câu thơ vang lên trong lá thư cuối cùng anh gửi người yêu dấu càng khiến người đọc như muốn vỡ òa vì xót xa: Vẫn là ta/ Chú ruồi sung sướng/ Sống xứng đáng/ Chết chẳng vấn vương…

Như vậy, một nhân vật có thể là tập hợp của vô số những nguyên mẫu trong đời thường. Nhà văn tài năng không hạn chế việc lấy chất liệu sáng tác ở một vài cá nhân đơn giản. Chính bản thân người đọc, khi tiếp nhận tác phẩm ở những “tầm đón” khác nhau, hoàn toàn có thể cấp cho nhân vật những hình mẫu mà mình đã từng gặp giữa đời thường. Hiện tượng thú vị này chỉ càng khiến nhân vật có thêm sức sống và sức hấp dẫn với nhiều thế hệ bạn đọc khác nhau. Ruồi trâu là một hình tượng nhân vật như thế. Anh bất chấp thời gian và những khoảng cách không gian để ở mãi trong những ấn tượng khó quên của mọi người. Vì anh xứng đáng!(Theo vannghequandoi.online)

Hoa hậu Đại dương bảo vệ môi trường biển trước Formosa

Trung bị ô nhiễm bởi Formosa. Chia sẻ trong buổi họp báo, nhà thiết kế Võ Việt Chung, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Đại dương 2017 cho biết: “Với khuôn khổ cuộc thi nhan sắc,

chúng tôi mong những người đẹp lan tỏa được ý thức về sự quan trọng của môi trường biển với đời sống. Mỗi thí sinh sẽ có những việc nhỏ, thiết thực tùy vào khả năng để vận động, kêu

gọi cộng đồng lưu tâm vấn đề ô nhiễm môi trường. Thông qua các hoạt động của cuộc thi, ban tổ chức kêu gọi sự chung tay của cộng đồng nhất là thế hệ trẻ trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn sự cân bằng sinh thái”.

Hoa hậu Đại dương là cuộc thi hoa hậu cấp quốc gia thứ hai được cấp phép tổ chức trong năm nay. Theo ban tổ chức, vòng sơ tuyển khu vực miền Bắc của cuộc thi năm nay sẽ diễn ra tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào tháng 9; vòng bán kết và chung kết sẽ diễn ra tại tỉnh Bình Thuận.

Riêng đêm chung kết sẽ được tổ chức vào ngày 27/10 tại nhà hát Fisherman Show - Huyền thoại Làng Chài (Mũi Né, Phan Thiết), truyền hình trực tiếp trên kênh VTV9.

(Theo Plo.vn)

Ngày 31/3 này, sê ri chương trình Di sản âm nhạc Việt Nam sẽ mở màn đêm diễn đầu tiên tại Hội An, một điểm đến di sản của Việt Nam. Tại đây, các ca sĩ Lệ Thu, Tuấn Ngọc... sẽ kể những câu chuyện tình của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Việc chọn lựa âm nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho số đầu tiên của chương trình còn bởi trùng vào dịp tưởng nhớ 16 năm ngày mất của nhạc sĩ này.

Tổng đạo diễn Huy Nguyễn, người sắp xếp cho sự ra đời của thương hiệu nghệ thuật Di sản âm nhạc Việt Nam là một người con Hội An. Anh chia sẻ: “Di sản âm nhạc Việt Nam hứa hẹn sẽ trở thành vốn quý văn hóa của người Hội An nói riêng và của tất cả những người yêu nhạc Việt Nam nói chung. Ban tổ chức chúng tôi sẽ nỗ lực để nuôi dưỡng thương

hiệu này, làm sao để hằng năm những du khách yêu Hội An sẽ được thưởng thức một chương trình văn hóa âm nhạc chất lượng cao ngay tại thành phố mà họ yêu mến”.

Di sản âm nhạc Việt Nam được thực hiện với mong muốn tạo ra một nét đẹp nhân văn với các hoạt động nghệ thuật văn hóa tại Hội An, ban tổ chức chương trình sẽ đóng góp vào Quỹ Vòng tay nhân ái ủng hộ bệnh nhân nghèo tại TP Hội An. Vì vậy, tên chương trình Để gió cuốn đi là một nguồn cảm hứng lớn cho mục đích cống hiến của những người thực hiện chương trình này.

Dự kiến sau Hội An Di sản âm nhạc Việt Nam sẽ tiếp tục đến với các điểm di sản khác trong cả nước, cùng đó là những tên tuổi nhạc sĩ là vốn quý của âm nhạc Việt Nam. (Theo Plo.vn)

Quảng bá Hội An bằng âm nhạc

6 THỨ BẢY 1 - 4 - 2017 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

HÀ HỮU NẾT

N hìn lại lịch sử, nhiếp ảnh du nhập vào Đà Lạt từ thập niên 20 thế kỷ XX, do người Pháp mang

đến. Khi dân số Đà Lạt tăng cao, nhu cầu chụp ảnh, lưu giữ sự kiện cũng phát triển theo. Ở Đà Lạt, thập niên 50 thế kỷ XX xuất hiện những nhiếp ảnh gia nổi tiếng là Nguyễn Bá Mậu, Đặng Văn Thông, Trần Văn Châu... chụp máy cơ, tự tráng phim, rọi ảnh đen trắng. Có cung khắc có cầu, những tiệm ảnh uy tín ở Đà Lạt do người Việt làm chủ, phát triển nhanh, như: Đà Lạt Photo, Đại Việt, Hồng Châu (Bell Photo), Hồng Thủy, Photo Nam Sơn, Photo Plait (Chi Lăng), Văn Hoa, Người Ảnh, Mỹ Dung, Văn Khánh, Photo Long... là địa chỉ quen thuộc của công chúng và du khách thập phương. Mỗi tiệm ảnh thường bố trí phòng chụp, thợ chụp ảnh, buồng tối, nhân viên chấm sửa ảnh thủ công và lễ tân hợp lý. Sau này, nhiếp ảnh lan tỏa đến Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lộc và phủ kín địa bàn tỉnh. Thể loại ảnh thời kỳ này, chủ yếu là ảnh chân dung, lưu niệm, ảnh cưới… chụp trong nhà, ảnh nghệ thuật và người chơi ảnh nghệ thuật chụp ngoài trời còn ít ỏi.

Do Đà Lạt là thành phố du lịch nổi tiếng và kinh tế địa phương phát triển, nhiều tổ chức nhiếp ảnh ra đời, đáp ứng nhu cầu thị hiếu và thị trường. Tổ hợp Nhiếp ảnh Đà Lạt đầu tiên ra đời năm 1976 thu hút 30 thợ ảnh, chụp máy cơ với phim đen trắng (do ông Nguyễn Văn Hải phụ trách). Năm 1978, Quốc doanh Nhiếp ảnh - Mỹ thuật Lâm Đồng ra mắt (ông Vũ Long - Phó ty Thông tin Văn hóa kiêm Chủ nhiệm, ông Bùi Á - Phó Chủ nhiệm) thu hút 50 thợ chụp ảnh. Năm 1980, Công ty Nhiếp ảnh - Mỹ thuật Lâm Đồng thành lập (ông Lê Sinh Thục làm Giám đốc), ban đầu có 55 nhiếp ảnh viên, sau tăng lên 150 người (chia thành 5 đội, có thi tay nghề, cấp giấy chứng nhận, đồng phục) chuyên chụp ảnh cho du khách và nhân dân trên địa bàn tỉnh. Năm

1985, Cửa hàng Nhiếp ảnh Du lịch Đà Lạt (liên doanh với Thông tấn xã Việt Nam tại Lâm Đồng) gồm 50 nhiếp ảnh viên, với 4 buồng tối phóng ảnh, phục vụ du khách thập phương. Thời kỳ này, đa phần là ảnh du lịch, dịch vụ, lễ hội, tư liệu, báo chí… chụp ngoài trời. Số người chơi ảnh nghệ thuật khá hơn trước, nhưng chưa nhiều.

Khi Hội VHNT Lâm Đồng thành lập (11/4/1987) có 10 hội viên nhiếp ảnh trong 79 hội viên sáng lập. Đến nay, toàn tỉnh có 41 hội viên nhiếp ảnh (trong đó có 18 hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Việt Nam, 8 hội viên Liên đoàn Nhiếp ảnh nghệ thuật Quốc tế - FIAP). Ngoài ra, 2 Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Bảo Lộc và Đà Lạt (ra đời năm 1997) đang thu hút 34 hội viên hoạt động. Bên cạnh số NSNA tăng mạnh, thập niên 90 thế kỷ trước, toàn tỉnh Lâm Đồng có hơn 1.000 nhiếp ảnh viên du lịch - dịch vụ, phục vụ mọi lúc mọi nơi, mọi đối tượng. Nhiều cơ sở tráng - rọi ảnh màu ra đời thay thế ảnh đen trắng, đáp ứng nhu cầu thị trường. Hiện nay, nhiều Lab ảnh lớn đã ngừng hoạt động, nhưng ra đời hàng trăm tiệm in ảnh nhỏ - gọn - rẻ - nhanh, in trên nhiều chất liệu (giấy, nilon, đá, men, sứ) phủ khắp các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

30 năm qua, nhiếp ảnh Lâm Đồng đã có bước tiến dài và vượt bậc. Hàng vạn lượt tác phẩm ảnh của Lâm Đồng, đã đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, treo triển lãm và đoạt giải thưởng trong các cuộc thi ảnh nghệ thuật trong nước và quốc tế. Chỉ tính 5 năm gần đây (từ 2012 đến nay), các NSNA Lâm Đồng đã đoạt 134 Huy chương (Vàng, Bạc, Đồng) tại các cuộc thi ảnh trong nước - quốc tế và hơn 700 lượt tác phẩm được trưng bày tại các salon ảnh của Đức, Ý, Nhật, Anh, Pháp, Mỹ, Bỉ, Trung Quốc, Tây Ban Nha… đã góp phần tôn vinh, quảng bá hình ảnh đẹp về Lâm Đồng - Đà Lạt. Lâm Đồng hiện trong top 10 tỉnh - thành phố mạnh nhất nước về nhiếp ảnh. Đặc biệt, Lâm Đồng có 2 NSNA bậc

thầy tầm quốc gia và quốc tế, đó là NSNA Nguyễn Bá Mậu, sinh năm 1928 - ảnh kỹ thuật phân sắc độ và chạy sáng (tráng rọi thủ công, phim đen trắng) và Lý Hoàng Long, sinh năm 1965 - ảnh ý tưởng. Giới nhiếp ảnh đánh giá “Lâm Đồng là thiên đường Nhiếp ảnh” bởi trời xanh - mây trắng - nắng vàng - cảnh đẹp đến nao lòng. Hàng ngày, hình ảnh Lâm Đồng - Đà Lạt, xuất hiện dày đặc trên các phương tiện truyền thông, báo chí, mạng xã hội, facebook, zalo… trong và ngoài nước. Tuy nhiên, chỉ có những tác phẩm ảnh nghệ thuật chất lượng cao của giới NSNA, nhà báo, văn nghệ

sĩ, người mê ảnh mới chạm tới trái tim, làm rung động lòng người, là thông điệp mạnh mẽ tôn vinh cái đẹp, đẩy lùi cái xấu. Nhiếp ảnh đã, đang và sẽ góp phần quảng bá du lịch, nông nghiệp công nghệ cao - thế mạnh của Lâm Đồng.

Nhìn lại, chặng đường gần một thế kỷ và 30 năm thành lập Hội VHNT Lâm Đồng, chúng ta tự hào với những thành tựu Nhiếp ảnh đã đạt được. Hy vọng thời gian tới, Nhiếp ảnh Lâm Đồng sẽ gặt hái nhiều thành công vang dội hơn nữa, góp phần xây dựng đất nước và quê hương ngày càng giàu đẹp và đưa giá trị Việt ra khắp thế giới.

Nhiếp ảnh Lâm Đồng vươn ra thế giớiTrong 30 năm qua, các nghệ sĩ nhiếp ảnh xứ trà - hoa gặt hái hàng trăm giải thưởng tại các cuộc thi ảnh nghệ thuật trong nước và quốc tế. Hiện Lâm Đồng nằm trong top 10 tỉnh, thành mạnh nhất nước về nhiếp ảnh.

Tác phẩm Đại Thánh đường. Ảnh: Lý Hoàng Long

Hồ sơ - Tư liệu

Ghi chép: NGUYỄN NGỌC PHÚ

Có một địa chỉ du lịch văn hóa tâm linh trên hồ Kẻ Gỗ mà ít người biết đến, đó là đền thờ

cố Tổng Bí thư Lê Duẩn trên hòn đảo mang tên Lê Duẩn ở hồ Kẻ Gỗ. Nhân kỷ niệm 110 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư, chúng tôi lên hồ Kẻ Gỗ thăm đền.

Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn sinh ngày 7/4/1907 tại làng Bích La, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) nhưng quê gốc ở làng Phương Lai, xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh). Ở làng này còn có Am Tháp và đền thờ Lê Am đó chính là liệt tổ của cố Tổng Bí thư xây dựng cách đây hơn 500 năm. Trên dường đi lên hồ Kẻ Gỗ, ông Đào Văn Tinh - nguyên Giám đốc Sở Thủy lợi Nghệ Tĩnh và nay là Chủ tịch Hội cựu TNXP ở Hà Tĩnh hỏi tôi:

- Chú có biết ai là người đầu tiên gợi ý về xây hồ Kẻ Gỗ không? Thấy tôi tò mò muốn tìm hiểu ông trang trọng nói rành rọt:

- Đó là Chủ tịch Hồ Chí MinhChúng tôi cùng ngạc nhiên thốt

lên: Bác Hồ! Ông Tinh kể: “Thật

Đêm Huế,Bước trên con đường

mang tên họ TrịnhSợ đau từng ngón xuân nồng

Mùa nước sông Hương luyên luyếnCuốn hút tôi lời ca Huế loang mờTôi lặng lẽ bên em

giữa hai bờ ảo thực

Ở Huế,Thực cũng là mộng ảoAi như Diễm xưa áo tà hạ trắngVà Trịnh Công Sơn

nghiêng xuống ôm đàn

Em thả bướcxuống lề đường chùng phím

Từng bước so dây cung lòngTôi ướm cho môi mình cánh vạcNgậm đường Phượng bay...

Và cầu Gia Hộithấp xuống hơi sương

Để bước emđưa tôi tìm về Gác Trịnh

Nhìn xa xa đêm Phú Cam ẩm ướtÁnh đèn vàng vỡ mưa

Tôi làm kẻ bộ hành cô đơnLang thang trong bài thơ chưa phổĐể năm đường kẻ im lìm

Bất chợt giật mình khi em khẽ hỏiĐường họ Trịnh

ở Hà Nội - Sài Gòn - Đà NẵngCó giống Huế trầm tư?

Và em bước,Như để bàn chân hátSợ đau từng chiếc lá bên đường...

NGUYỄN THÁNH NGÃ

Đi trên đườngTrịnh Công Sơn

Các nghệ sỹ nhiếp ảnh Lâm Đồng. Ảnh: Hà Hữu Nết

Tác phẩm Bạn. Ảnh: Nguyễn Bá Hảo

7 THỨ BẢY 1 - 4 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

ra thì từ năm 1932 thực dân Pháp đã cho khảo sát xây dựng hồ Kẻ Gỗ. Hồ có hồ sơ kỹ thuật từ năm 1934 đến 1936 Pháp bắt đầu tiến hành làm thủy lợi. Nhưng sau đó phải dừng lại vì chiến tranh thế giới thứ hai. Tưởng mọi chuyện quên đi, nhưng ngày 15/6/1957, trong chuyến về thăm Hà Tĩnh khi nói chuyện với cán bộ lãnh đạo tỉnh Bác Hồ đã nhắc nhở Hà Tĩnh cần lục lại và nghiên cứu hồ sơ hồ Kẻ Gỗ để

khi nào có thời cơ thì tiến hành xây dựng. Mới biết tầm nhìn chiến lược thiên tài của Bác ngay từ lúc ấy đã biết lo cho mai sau...

Kẻ Gỗ vốn tên của một làng Việt cổ xã Cẩm Duệ, nay thuộc xã Cẩm Mỹ cách trung tâm thành phố Hà Tĩnh khoảng 20 km về phía nam. Kẻ Gỗ xưa nằm dọc theo hai bờ sông Rào Cái (còn gọi là sông Ngàn Mọ). Rào Cái là dòng sông hội tụ của hàng triệu khe suối từ dãy Trường

Sơn đổ về. Mưa nắng thì Rào Cái khô hạn, mùa mưa thì chảy quá nhanh, quá mạnh trở thành tai ương cho cả vùng phía nam Hà Tĩnh. Hôm Bác về thăm còn có ông Trần Đăng Khoa lúc đó là Bộ trưởng Bộ Xây dựng Thủy lợi và Kiến trúc đã giao cho Viện Thủy lợi lục tìm hồ sơ thời Pháp. Đặc biệt sau đó Tổng Bí thư Lê Duẩn đã trực tiếp nhiều lần làm việc với tỉnh Nghệ Tĩnh để bàn việc xây hồ.

Khi chúng tôi đến hồ Kẻ Gỗ thì công trình đường và cầu vào khu đền đang gấp rút xây dựng. Để nhân dân thuận lợi khi đến dâng hương vãng cảnh đền, năm 2016, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã phê duyệt dự án đầu tư công trình với tổng mức 24,9 tỷ đồng. Công trình do Sở GTVT Hà Tĩnh làm chủ đầu tư đảm bảo thi công chất lượng, thẩm mỹ và hoàn thành đúng kế hoạch kịp khánh thành vào dịp 110 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư. Chúng tôi ra đảo Lê Duẩn bằng phương tiện thuyền máy.

Bây giờ trước mắt chúng tôi hồ nước khổng lồ dài hơn 30 km với trữ lượng 350 triệu mét khối tưới cho gần 17.000 ha lúa, màu cho các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, thành

phố Hà Tĩnh và phía bắc huyện Kỳ Anh. Để tỏ lòng thành kính và tri ân công lao to lớn của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, được sự thống nhất của gia đình, tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định đầu tư xây dựng đến thờ cố Tổng Bí thư tại hòn đảo này từ năm 2011 nhân kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh (1831-2011). Sau ba năm xây dựng, đền thờ hoàn thành trở thành địa chỉ văn hóa tâm linh hấp dẫn và được khánh thành vào ngày 18/1/2014. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã vào dự. Khi nghe tôi hỏi:

- Tại sao hòn đảo này lại được gọi là đảo Lê Duẩn

Ông Đào Văn Tinh trầm tư một chút và nhớ lại:

- Hôm Tổng Bí thư về đây đã cùng các đồng chí trong Bộ Tư lệnh Quân khu 4 và Bí thư Tỉnh ủy Trương Kiện đi khảo sát trên hồ. Hiện nay, tấm ảnh đen trắng đó còn được trưng bày trong đền thờ cố Tổng Bí thư. Chính xác đó là ngày 2/5/1979 mà hồ thì đã hoàn thành trước đó vào tháng 8/1978. Tổng Bí thư đề nghị được lên thăm đảo mà mắc chiếc võng bạt dã chiến của quân đội nằm nghỉ dưới bóng mát của những tán cây rì rào nắng xanh.

Đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn tọa lạc trên đỉnh một ngọn đồi. Ngày trước ngọn đồi này cùng nhiều ngọn đồi khác từ bờ ra có thể đi bộ nhưng khi xả nước hồ Kẻ Gỗ ngập tràn thành biển hồ thì ngọn đồi biến thành hòn đảo nhỏ xinh xắn. Từ trên cao nhìn xuống ngôi đền giống như một đài hoa bát giác tám cạnh. Từ bờ nước lên đền có một con đường bậc tam cấp được lát bằng những khối đá xứ Thanh màu xám vững chãi. Kiến trúc ngôi đền giản dị, mộc mạc nhưng không giản đơn với những hàng cột lim chắc chắn. Trong đền có bức tượng bán thân của cố Tổng Bí thư nặng hơn 1 tấn bằng đồng. Ở giữa là bàn thờ Tổng Bí thư, hai bên là hai bàn thờ các anh hùng liệt sĩ và các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Ở đây có nhiều bức ảnh tư liệu quý hình ảnh những lần Tổng Bí thư về thăm. Phía ngoài ngôi đền có cây thiên tuế của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương và cây bồ đề của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trồng khi về thăm…

Chúng tôi quay lại Cẩm Duệ và được biết mỗi lần về bao giờ...

XEM TIẾP TRANG 11

KỶ NIỆM 110 NĂM NGÀY SINH CỐ TỔNG BÍ THƯ LÊ DUẨN (7/4/1907 - 7/4/2017)

Đền thiêng trên hồ Kẻ Gỗ

Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đang bàn với tỉnh Nghệ Tĩnh về xây hồ Kẻ Gỗ. Ảnh: Tư liệu

MINH LÂN (thực hiện)

PV: Thưa nữ danh ca Khánh Ly, phần đời tuổi trẻ, cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Trịnh Công Sơn với nghệ sĩ đã được đề cập trong Hồi ký Khánh Ly. Nhưng với nghệ sĩ, Trịnh Công Sơn là một con người như thế nào?

Ca sỹ Khánh Ly: Ông Trịnh Công Sơn thì thương tôi lắm, thương như thương một đứa em côi cút không gặp nhiều may mắn trong đời sống thường. Tôi thì lại kính ông Sơn như một người cha dạy cho con những điều tốt để sống ở đời. Ông cho tôi cả một sự nghiệp, ông cho tôi cả một đời sống. Thực ra nếu tôi không được ông Sơn chọn thì bây giờ tôi chắc là cũng chẳng có ai biết đến tôi và tôi cũng chẳng biết mình sẽ sống như thế nào, không biết được, lại cũng là may mắn của số mệnh đã kết hợp nhạc của anh Trịnh Công Sơn với đời sống của tôi. Cũng giống như những nhạc sĩ khác đã tìm được cho mình một cái giọng ca trở thành tri âm tri kỷ, biết tiếng, biết lòng người để đi với nhau suốt cả cuộc đời.

Trong số nhiều bài hát viết ở Đà Lạt (Như cánh vạc bay, Tôi ru em ngủ, Tuổi đá buồn, Lời buồn thánh, Phúc âm buồn, v.v…) tôi nhớ có bài Phúc âm buồn ( tên ban đầu là Phúc âm), ông là người dạy cho tôi hát các bài hát sáng tác, dạy rất nghiêm và rất kỹ, phải hát như thế này, phải thể

hiện đúng như thế kia v.v… Nhưng vì là người tinh nghịch, tôi đã lấy bút viết thêm một chữ buồn vào sau, sau đó không ngờ khi cho phát hành, ông giữ nguyên Phúc âm buồn. Ra hải ngoại mấy chục năm xa cách và được hội ngộ, điều ông từng nhắc nhở tôi: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, dù chẳng để làm gì cả, dù chỉ để gió cuốn đi …” được ông lý giải thêm “ở Việt Nam mình sau này còn có một câu hay hơn nữa, đó là phải sống tử tế…”.

PV: Vậy, giữa một rừng tác giả và số lượng nhạc phẩm đã từng thu âm, trình bày… âm nhạc Trịnh Công Sơn có một vị trí như thế nào với riêng cá nhân nghệ sĩ?

Ca sỹ Khánh Ly: Cái khác biệt giữa ông Trịnh Công Sơn và những tác giả khác qua những ca khúc mà tôi nhìn thấy và tìm thấy được thì nhạc của ông Trịnh Công Sơn đẹp quá. Không phải là thơ, mà lời ở những ca từ ca khúc của Trịnh Công Sơn nhiều khi tôi nghĩ còn hay hơn thơ nữa! Cái điều thú vị nữa: Bất cứ bài hát nào của ông mình cũng nhìn thấy mình trong đó. Không phải mình là một mình tuyệt vọng, hay là phải xa lánh cuộc sống này. Nhưng mà, nhạc của ông dẫu buồn mình vẫn cảm thấy được an ủi, vẫn cảm thấy cuộc đời là cái nơi đáng sống chứ không đến nỗi phải bi lụy, phải gào thét hay lăn lộn với khổ đau.

Mình vẫn cảm thấy là chung quanh mình ánh sáng không phải chỉ ở một đường hầm mà nó ở rất nhiều con đường mà mình sẽ đi qua, lúc nào cũng có ánh sáng của hy vọng, ấm áp của yêu thương của gần gũi.

PV: Vâng, điều này cũng góp phần lý giải sức sống riêng của nhạc Trịnh. Nhạc Trịnh Công Sơn kể ra cho tới giờ đã có ba bốn thế hệ trình bày, nhưng vì sao công chúng vẫn khó quên tiếng hát của

thế hệ ban đầu?Ca sỹ Khánh Ly: (Cười) Ở đời

thì không quá nhiều Bá Nha - Tử Kỳ đâu. Nhưng mà cứ nghĩ thế này: Dẫu cho mình yêu một cái gì, thời gian qua, cái gì rồi cũng sẽ phải thay đổi, con người cũng thay đổi. Nhưng có những cái, mình không thể, không bao giờ thay đổi được đó là “những cái mình đã mất!”. Thí dụ như cái tuổi trẻ của mình nó cũng chỉ đến với mình một lần thôi.

Khoảng thời gian nghe Trịnh Công Sơn và Khánh Ly nó cũng chỉ đến một lần trong đời thôi. Bây giờ lớn tuổi, ngồi nghĩ lại, là mình đang đi tìm chính mình. Không thể nói là mọi người không chấp nhận cái mới - không phải đâu - họ cũng chấp nhận những cái mới vì những cái mới rất hay, nhưng chỉ vì họ không thể tìm được ở những cái mới hình ảnh của họ ở trong đó mà thôi. Đó là lý do tại sao mà người ta không nỡ rời xa những kỷ niệm. Kỷ niệm thì nó không nuôi ai sống cả, nó không cho chúng mình cơm ăn áo mặc nhưng nó làm cho đời sống của mình đáng sống hơn, tốt đẹp hơn.

PV: Như nghệ sĩ vừa nói ở trên, triết lý của nhà Phật, triết lý vô thường của Trịnh Công Sơn có ảnh hưởng phần lớn nào đối với cuộc sống cũng như con đường ca hát của Khánh Ly?

Ca sỹ Khánh Ly: Triết lý nhạc của anh Sơn là bị ảnh hưởng bởi triết lý của nhà Phật. Mà triết lý nhà Phật hay triết lý của Thiên Chúa giáo hình như là không khác nhau lắm đâu. Chẳng có đạo dạy cho người ta phải hãm hại nhau và đạo nào thì cũng nói “Sinh ký tử quy”. Bên Công giáo quan niệm con người được tạo dựng bằng cát bụi thì sẽ trở về với cát bụi… Chúa cho và Chúa lấy đi. Cho nên hai điều đó rất giống nhau, không có gì khác cả. Đó là lý do vì sao mình sống theo triết lý nhà Phật hay của Thiên Chúa giáo đều tốt cho cuộc sống của mình. Sống biết cho đi, sống tử tế với người với đời là điều tôi thẩm thấu và học được từ âm nhạc Trịnh Công Sơn…

Trịnh qua góc cảm nhận của nữ danh ca Khánh LyVậy là đã 16 năm Trịnh lìa xa cõi tạm và công chúng yêu nhạc. Nhưng di sản âm nhạc của ông vẫn được bao thế hệ nghệ sĩ tiếp nối giữ gìn lan tỏa… Nhắc đến di sản Trịnh, không thể không nhắc đến Khánh Ly - tiếng ca định mệnh, giọng hát tri âm có một không hai đã đồng thời đẩy tên tuổi cùng dòng nhạc Trịnh Công Sơn lên một vị thế đặc biệt trong suốt một giai đoạn dài của đời sống sinh hoạt âm nhạc. Phút hạnh ngộ tình cờ với nữ danh ca Khánh Ly ngay trên phố núi được ca sỹ chia sẻ nhiều chi tiết thú vị...

Danh ca Khánh Ly và tác giả.

8 THỨ BẢY 1 - 4 - 2017 CUỐI TUẦN DU LỊCH

NHẬT QUÂN

DLTTMH là hoạt động mang 2 nội dung: Du lịch và TTMH, trong đó, TTMH là loại hình thể thao có điều

kiện. Người tham gia hoạt động du lịch TTMH vừa phải cảm nhận được sự kỳ thú, an toàn của môn thể thao mà mình trải nghiệm; đồng thời cũng có được sự thư thái, hào hứng của người đi du lịch. Vì vậy, hướng dẫn viên (HDV) DLTTMH cũng không đơn thuần chỉ là HDV du lịch hay huấn luyện viên thể thao mà họ phải có được phẩm chất của cả hai vai trò đó… Mục đích của các trò chơi và du lịch là vui, nên nếu không an toàn thì không còn vui được nữa. Các HDV là người đầu tiên tiếp xúc với du khách và đồng hành cùng du khách trong suốt lịch trình, nên vấn đề an ninh, an toàn của du khách cũng là trách nhiệm của HDV.

Và vấn đề an ninh, an toàn cho du khách tham gia hoạt động DLTTMH là bảo vệ tính mạng, tài sản, an toàn của người đi du lịch. Bởi, các hoạt động của loại hình DLTTMH luôn diễn ra ở nơi có địa thế không bằng phẳng, xa đường giao thông, hạn chế về thông tin liên lạc, khó khăn về cứu hộ - cứu nạn và chăm sóc y tế… Vì vậy, bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách còn có tầm quan trọng đặc biệt, liên quan đến an ninh du lịch, an ninh quốc gia… Cũng cần nhắc lại vụ tai nạn cuối tháng 2 năm trước tại thác Datanla khiến 3 du khách nước ngoài tử vong, và vụ tai nạn vào đầu tháng 2 năm nay khiến 1 du khách nước ngoài và 1 HDV thiệt mạng, khi giải quyết không chỉ liên quan đến gia đình nạn nhân, mà còn là vấn đề ngoại giao giữa Việt Nam và các quốc gia có du khách thiệt mạng.

Hai vụ tai nạn cách nhau khoảng một năm, nhưng đều có những đặc điểm giống nhau là đơn vị tổ chức thiếu cơ sở pháp lý khi thực hiện hoạt động du lịch mạo hiểm, dẫn đến các điều kiện bắt buộc về bảo hộ an toàn cho người chơi không đảm bảo; không có sự kết nối giữa đơn vị tổ chức và đơn vị quản lý địa bàn - nơi hoạt động du lịch mạo hiểm diễn ra, nên không có sự chuẩn bị cho các tình huống cứu hộ, cứu nạn; cả đơn vị tổ chức và người chơi đã bỏ qua những cảnh báo nguy hiểm và những kiến thức cần thiết khác khi tham gia hoạt động này… Các vụ tai nạn đã làm ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của Việt Nam nói chung, và đặc biệt ảnh hưởng đến hoạt động DLTTMH trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói riêng.

Lâm Đồng có lợi thế rất lớn về tài nguyên thiên nhiên là địa hình đồi - núi, sông - hồ - suối - thác, khí hậu… là tiềm năng có thể tổ chức các hoạt động TTMH, không chỉ là đu dây vượt thác, mà còn là những môn khác như đua xe địa hình, đi bộ băng rừng, vượt suối, dã ngoại, team building, cắm trại… phù hợp với nhiều lứa tuổi. Nếu có cách tổ chức bài bản, chuyên

Tổng cục Du lịch đang xúc tiến nhanh để ban hành thông tư quy định về hoạt động DLTTMH và hoạt động thể thao có điều kiện bắt buộc. Nội dung thông tư đó phải thay thế được một loạt thông tư trước đây. Lâm Đồng là địa phương có thế mạnh về địa chất, địa hình, khí hậu để tổ chức hoạt động DLTTMH. Các lớp tập huấn nghiệp vụ cho HDV về DLTTMH là cơ hội rất tốt để các huấn luyện viên, HDV hoàn thiện kỹ năng từ các chuyên gia và trở thành lực lượng nòng cốt cho hoạt động DLTTMH của địa phương và cả nước.

Tăng cường năng lực cho hoạt động du lịchthể thao mạo hiểm

Các chuyên gia nước ngoài về hoạt động TTMH lần đầu tiên đến Việt Nam không thể áp dụng hoàn toàn các công đoạn cho hoạt động TTMH từ nước họ, mà họ phải điều chỉnh, phải khảo nghiệm trên địa thế tài nguyên của Việt Nam để ra được những chương trình trải nghiệm phù hợp nhất. Có nhiều vị khách rất tự tin vì cho rằng mình đã chơi trò mạo hiểm nhiều rồi, có kinh nghiệm rồi nên dễ chủ quan. Nhưng thực ra, ngay cả các chuyên gia, thì khi tới những chỗ mới lạ lần đầu tiên đều hỏi thăm kinh nghiệm từ những người huấn luyện tại nơi đó - vì tổ chức được trò chơi này, cần hiểu rõ nhất địa hình. (TIỂU VÂN ghi)

Công ty Mạo hiểm Việt tại Đà Lạt là đơn vị triển khai loại hình DLTTMH khá sớm. Thời gian đầu đi tìm trang thiết bị rất khó. HDV phải ra nước ngoài học hỏi để được cấp bằng theo chuẩn quốc tế. Các chuyên gia nước ngoài làm việc rất có phương pháp, chúng ta học hỏi được rất nhiều. Như vấn đề giữ an toàn cho người chơi? Làm thế nào để thiết kế được một hành trình đáp ứng được nhu cầu của đối tượng du khách nhất định? Một tuyến đi dài bao nhiêu cây số là vừa? Mức độ rủi ro trên một hành trình là như thế nào?... Bài học trong thời gian vừa qua là bài học đắt giá cho du khách, đơn vị tổ chức và cả quản lý Nhà nước. Nhưng qua đó, cũng là cách cảnh báo và sàng lọc, để người chơi có thông tin, lựa chọn loại hình phù hợp và đơn vị tổ chức đáng tin cậy.

Người hoạt động trong lĩnh vực DLTTMH gồm cả người tổ chức và người tham gia. Họ là những người cởi mở, thích gặp gỡ mọi người, thích chia sẻ kinh nghiệm và là người yêu thích thiên nhiên; đồng thời, là người quan tâm đến khả năng an toàn. Rất nhiều đối tượng tham gia trò chơi TTMH - họ tham gia vì nghiện, vì thích môn đó; có người chưa bao giờ chơi, nhưng muốn đối đầu với sự sợ hãi; có người muốn thử theo phong trào của bạn bè, facebook, truyền thông…Vì vậy, hướng dẫn kỹ năng cho họ trước khi vào cuộc chơi là rất cần thiết và phải thực hiện nghiêm túc.

Các khóa tập huấn nghiệp vụ cho HDV về du lịch TTMH được tổ chức trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là cơ hội giúp cho cán bộ quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương bổ sung thêm kiến thức về công tác quản lý, giám sát chất lượng DLTTMH trên địa bàn; các doanh nghiệp lữ hành cũng như đội ngũ HDV du lịch có được những kiến thức, kỹ năng trong việc tổ chức và hướng dẫn cho du khách tham gia các chương trình DLTTMH, từng bước chuyên nghiệp hóa loại hình DLTTMH.

Ông Đặng Danh TuấnPhó Vụ trưởng Vụ thể thao quần chúng

(Tổng cục Du lịch)

Ông Edwin Siew Choek WaiGiám đốc Công ty TNHH Incredible Journeys,

chuyên gia huấn luyện TTMH

Bà Nguyễn Thị NguyênGiám đốc Sở VH-TT&DL Lâm Đồng

Ông Nguyễn Văn QuangGiám đốc Trung tâm điều hành hướng dẫn du lịch Đà Lạt,

thuộc Công ty Cổ phần Du lịch Lâm Đồng (Dalattourist)

Ông Võ Đức TrungGiám đốc Công ty Du lịch mạo hiểm Việt tại Đà Lạt

Ngành VH-TT&DL đang tổ chức hai khóa tập huấn nghiệp vụ du lịch thể thao mạo hiểm (DLTTMH) cho khoảng 60 hướng dẫn viên (HDV) của các công ty lữ hành trên địa bàn toàn tỉnh, do chuyên gia TTMH của Singapore trực tiếp hướng dẫn. Đây là những khóa huấn luyện về nghiệp vụ DLTTMH chính thức đầu tiên của Việt Nam, góp phần tăng cường năng lực cho hoạt động DLTTMH và chính thức đưa loại hình này vào hoạt động chuyên nghiệp.

nghiệp và hấp dẫn thì Đà Lạt sẽ rất thu hút du khách tham gia trải nghiệm các hoạt động này. Nhưng các doanh nghiệp du lịch lữ hành tổ chức hoạt động DLTTMH nên tạo mối liên kết bền vững, thông qua việc tuân thủ quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của quốc tế, đồng thời với tuân thủ pháp luật của nước ta để bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối cho người chơi.

Dù chưa có quy định của Trung ương, nhưng tỉnh Lâm Đồng đã có quy định tạm thời để mô hình DLTTMH có điều kiện hoạt động. Tháng 8/2016, ngành Du lịch Lâm Đồng đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1804/QĐ-UBND Quy định tạm thời về quản lý hoạt động tổ chức và kinh doanh DLTTMH trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, trong đó quy định rõ trách nhiệm đối với các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp lữ hành, đơn vị quản lý địa điểm tổ chức các chương trình DLTTMH, quy định một số loại hình DLTTMH trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Trong tháng 2 vừa qua, ngành VH-TT&DL cũng yêu cầu các đơn vị lữ hành ký cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp luật về kinh doanh lữ hành, trong đó, có cam kết không tổ chức hoạt động kinh doanh DLTTMH khi chưa được cơ quan thẩm quyền cấp phép, không tổ chức hoạt động kinh doanh DLTTMH tại các địa điểm chưa được khảo sát, cho phép của cơ

quan có thẩm quyền.Hiện nay, ngành VHTT&DL đang tổ

chức tập huấn nghiệp vụ DLTTMH cho khoảng 60 HDV - đây sẽ là lực lượng nòng cốt cho hoạt động DLTTMH của tỉnh Lâm Đồng. Sau đó, ngành sẽ thẩm tra các đơn vị đăng ký các tuyến DLTTMH theo Quyết định 1804, để đảm bảo hoạt động DLMH trên địa bàn, đảm bảo HDV được tập huấn, đảm bảo trang thiết bị an toàn theo đúng chuẩn quốc tế và đảm bảo các tuyến hoạt động đã được hội đồng thẩm định liên ngành (gồm Công an tỉnh, Cảnh sát PCCC) đánh giá thực tế… Tại Lâm Đồng, đến thời điểm này, ngành VH-TT&DL mới cấp phép tổ chức hoạt động DLTTMH ở thác Datanla và có 8/49 đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành được phép khai thác loại hình này.

Trong những năm gần đây, một số doanh nghiệp lữ hành đã chủ động khảo sát và tổ chức nhiều chương trình DLTTMH cho du khách; các chương trình này đã góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Lâm Đồng, đóng góp vào sự phát triển chung của du lịch tỉnh nhà. Tuy nhiên, hoạt động DLTTMH cần thực sự chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho du khách, củng cố hình ảnh và thương hiệu du lịch Lâm Đồng, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cho địa phương; đồng thời giữ gìn được an ninh du lịch, nâng cao hình ảnh quốc gia.

Lâm Đồng có lợi thế về địa hình, khí hậu để tổ chức các hoạt động DLTTMH. Ảnh: N.Quân

9 THỨ BẢY 1 - 4 - 2017CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

Chuyên mục Thanh niên

DUY NGUYỄN

Sinh ra trong gia đình nông dân ở huyện Cát Tiên nên dù gia đình khó khăn nhưng Đỗ Văn An vẫn

luôn nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, học tập. Năm 2011, sau khi tốt nghiệp THPT, anh thi đậu ngành Giáo dục Thể chất Quốc phòng an ninh (do Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội liên kết với Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt tuyển sinh đào tạo). Sau khi theo học được gần 2 năm, Đỗ Văn An bị tai nạn thương tật ở chân không thể theo học được ngành Giáo dục Thể chất nên đành phải gác lại ước mơ làm thầy giáo của mình. Tuy nhiên, với ý chí và tinh thần hiếu học, đến năm 2014, Đỗ Văn An lại thực hiện giấc mơ đến với giảng đường bằng việc thi đậu vào ngành Giáo dục Tiểu học của Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt. Được biết, ngành Giáo dục Tiểu học là một trong những ngành lấy điểm đầu vào cao nhất trong hệ thống các ngành đào tạo của Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt.

Trong quá trình học tập tại Trường CĐSP Đà Lạt, sinh viên Đỗ Văn An luôn là một đoàn viên, cán bộ đoàn gương mẫu, năng nổ có nhiều đóng góp xuất sắc trong các hoạt động phong trào và từng giữ các chức vụ trong tổ chức Đoàn nhà trường… Ở vị trí nào,

Thủ lĩnh phong trào Đoàn trong sinh viênNhiệt tình, năng nổ, hoạt bát và luôn tiên phong trong các hoạt động phong trào, đó là những đánh giá, nhận xét của các đoàn viên, thanh niên Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt khi nói về thủ lĩnh phong trào Đoàn của mình, sinh viên Đỗ Văn An - Khoa Tiểu học 39B. Ngoài hoạt động phong trào, Đỗ Văn An còn là một tấm gương sáng nỗ lực vươn lên trong học tập và cuộc sống.

Đỗ Văn An cũng luôn tiên phong, gương mẫu phát huy tốt vai trò của mình để đoàn kết, tập hợp các đoàn viên, thanh niên trong các hoạt động phong trào.

Đánh giá nhận xét về cán bộ Đoàn - Đỗ Văn An, thầy Lê Xuân Sơn - Bí thư Đoàn Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt cho biết, Đỗ Văn An là một cán bộ Đoàn cần cù, chăm chỉ và luôn hoàn thành các công việc được giao, chiếm được lòng tin yêu của thầy cô giáo và đoàn viên, thanh niên trong nhà trường; đồng thời luôn có mặt trong các hoạt động của sinh viên nhà trường từ khâu chuẩn bị cho đến quá trình triển khai thực

hiện… Không chỉ trực tiếp dấn thân vào các hoạt động một cách sáng tạo, có chất lượng mà Đỗ Văn An còn chủ động tham gia xây dựng chương trình, kế hoạch công tác Đoàn - Hội - Câu lạc bộ thường kỳ và các đợt cao điểm.

Dấn thân vào hoạt động phong trào, công tác xã hội và tình nguyện, Đỗ Văn An là thành viên chủ chốt của các câu lạc bộ, đội, nhóm trong sinh viên. Chỉ riêng trong phong trào hiến máu tình nguyện, Đỗ Văn An là một tấm gương tiêu biểu với 8 lần hiến máu tình nguyện trong chưa đầy 3 năm học vừa qua.

Với cương vị là Phó Chủ tịch

Hội Sinh viên nhà trường, Đỗ Văn An thường xuyên gần gũi, nắm bắt tâm tư tình cảm của hội viên, sinh viên để đề xuất với ban chấp hành những ý kiến, ý tưởng mới trong hoạt động Hội. Ngoài ra, Đỗ Văn An còn thường xuyên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cho các em thế hệ sau tiếp cận việc tổ chức hoạt động phong trào. An chia sẻ: “Em sắp ra trường nên ngoài nhiệm vụ của mình được giao, em còn cố gắng bồi dưỡng các sinh viên thế hệ sau để các em ấy tiếp tục những công việc, những ý tưởng mà các em còn trăn trở, để phong trào của nhà trường được duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng”.

Bên cạnh hoạt động phong trào, An còn là tấm gương vượt khó vươn lên trong cuộc sống. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhiều anh chị em, bố mẹ già yếu, không có thu nhập ổn định, ngoài việc học, An còn làm nhiều công việc khác để phụ giúp gia đình, tự trang trải cuộc sống và học tập. An cho rằng, việc đi làm sẽ giúp An trưởng thành hơn, biết trân quý giá trị của lao động đích thực, biết sống có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và mọi người. Qua 5 học kỳ liền, Đỗ Văn An luôn là sinh viên khá giỏi, giành được nhiều học bổng, giải thưởng trong các hội thi, các phong trào thanh niên - sinh viên toàn tỉnh.

Không chỉ cần cù, chủ động

vươn lên trong học tập, An còn là sinh viên tiêu biểu trong hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên và phong trào sáng tạo khởi nghiệp. Năm 2016, An bảo vệ thành công đề tài “Quá trình hình thành và phát triển thương hiệu độc quyền lúa gạo OM 4900 ở Cát Tiên, Lâm Đồng” (đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên khối thi đua Đoàn các trường đại học, cao đẳng tỉnh Lâm Đồng). Với ý tưởng “Nghiên cứu nuôi cấy mô để cung cấp cho các nhà vườn sản xuất rau hoa tại Đà Lạt”, Đỗ Văn An (Chủ nhiệm đề tài) đã cùng với các cộng sự lọt vào vòng chung kết khu vực cuộc thi “Sinh viên Sáng tạo và Khởi nghiệp” năm 2016.

“Đỗ Văn An là một tấm gương giàu nghị lực, nỗ lực vươn lên trong học tập, hăng say trong nghiên cứu khoa học, sáng tạo trong phong trào khởi nghiệp, gương mẫu trong hoạt động phong trào, bình dị, gần gũi để mỗi đoàn viên, sinh viên Trường CĐSP Đà Lạt noi theo. Là đoàn viên, sinh viên tiêu biểu trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh từ những việc làm cụ thể, thiết thực hoàn thành tốt phận sự của mình, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn”, Bí thư Đoàn Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, Lê Xuân Sơn cho biết thêm.

Với những thành tích đã đạt được trong học tập cũng như hoạt động phong trào, Đỗ Văn An đã nhận được nhiều giấy khen và bằng khen do các cấp, các ngành trao tặng và là một trong 60 gương thanh niên tiêu biểu trong phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi” 2016...

VIỆT QUỲNH

G iữa vùng kinh tế mới Nam Ban, Lâm Hà, những người con đến từ vùng Kinh Bắc

luôn đau đáu nỗi nhớ quê hương và cố gắng giữ gìn, duy trì hoạt động của những CLB dân ca quan họ Bắc Ninh qua việc truyền dạy tình yêu, niềm đam mê quan họ cho thế hệ trẻ, để các em biết yêu quý, trân trọng và gìn giữ di sản văn hóa này. Vậy là lớp học dân ca quan họ Bắc Ninh được ra đời đến nay đã gần 6 năm, nhiều em nhỏ đã thành “liền anh, liền chị” từ lớp học này.

Ông Vũ Đình Nhiễu - Phó Chủ nhiệm CLB đã mở lớp quan họ hết sức đặc biệt này, bởi các học viên đều còn rất nhỏ, chủ yếu còn đang là học sinh tiểu học, em nhỏ nhất cũng chỉ mới 5 tuổi. “Nhỏ vậy thôi” - ông bảo - “nhưng niềm say mê và năng khiếu thì không thua gì người lớn. Có lẽ vì đều là con cháu của vùng Kinh Bắc, nên dù có sinh ra và lớn lên trong này, nhưng những làn điệu dân ca quan

họ đều đã ngấm trong máu của mỗi đứa nhỏ”. Cứ đều đặn, chiều chủ nhật hàng tuần, ngôi nhà của ông Nhiễu lại vang lên những câu luyến láy tha thiết và say sưa của các em nhỏ. Tự tay sưu tầm những làn điệu dân ca thành một bộ tương đối đầy đủ, ông Vũ Đình Nhiễu truyền dạy cho các em những làn điệu từ đơn giản đến phức tạp. Cũng chính vì lòng đam mê và tâm huyết mà ông tự bỏ tiền ra đầu tư trang phục, đạo cụ cho các cháu hoặc mượn từ CLB của người lớn.

Hiện tại, lớp học của ông có hơn 20 em nhỏ, có những em mới 5 tuổi, chưa biết chữ nhưng đã thuộc lời nhiều làn điệu quan họ, bởi từ lúc nằm nôi đã được nghe bà, nghe mẹ hát ru. Bé Vũ Ngô Thúy Hòa con ông Nhiễu, năm nay 12 tuổi đã được bố dạy hát từ năm sáu năm nay. Cô bé chia sẻ: “Được nghe bố hát quan họ từ nhỏ và khi được dạy, cháu thấy rất thích thú và thuộc lời rất nhanh. Cháu và các bạn đều biết rằng đây là nét văn hóa truyền thống của quê hương mình, nên

cảm thấy rất tự hào mỗi khi được hát dân ca quan họ Bắc Ninh và thấy mình cần phải giữ gìn”.

Mang bên mình nón quai thao, khoác lên tà áo tứ thân và chít khăn mỏ quạ, những cô bé 12 tuổi như Thúy Hòa, Minh Lý, Vân Dung hiện ra như những liền chị. Có trực tiếp nhìn các em chăm chú vào những làn điệu mới, trực tiếp nghe các em ngân nga “Hoa thơm bướm lượn”, “Xa bến xa bờ”, mới biết rằng trên vùng kinh tế mới này, “hồn” Kinh Bắc vẫn cháy trong mỗi thế hệ.

Sự trưởng thành nhanh chóng của các cháu thiếu nhi trong lớp học dân ca quan họ dường như đã phần nào thỏa mãn nỗi niềm trăn trở của ông Vũ Đình Nhiễu. Để tập luyện cho các cháu các làn điệu cổ, ông đã dày công sưu tầm trên 400 bài quan họ, trong đó có nhiều lời mới được sáng tác trên lời cổ để phù hợp với phong cách biểu diễn của các cháu. Qua những buổi học hát, các em không những được rèn kỹ năng về ca từ, kỹ năng nhấn

nhá, luyến láy, lấy hơi, nhả âm, mà còn được tìm hiểu những nét văn hóa trong truyền thống giao tiếp, ứng xử của người quan họ.

Đến nay, các em nhỏ trong lớp học đã có thể thông thuộc nhiều làn điệu dân ca quan họ từ dễ đến khó. Những câu quan họ Bắc Ninh cũng đã được các em mang đi so tài trong nhiều hội thi, hội diễn và đoạt được nhiều giải cao. Không một đồng học phí, không có khen thưởng cho “thầy giáo” mỗi lần trò đoạt giải, thế nhưng “Nhìn các cháu nhỏ yêu thích và đam mê

với quan họ là tôi thấy hạnh phúc rồi. Sợ nhất vẫn là sự quay lưng của giới trẻ, nên tôi phải làm sao để các cháu thật sự thấy được tình yêu quan họ từ trong tim mình” - ông Nhiễu tâm sự.

Rời khỏi lớp dạy quan họ, tôi còn nghe vẳng theo câu hát như lời tiễn đưa:

“Mỗi khi khách đến chơi nhàĐốt than quạt nước pha trà em

mời người xơiTrà này quý lắm người ơiMỗi người một chén cho em vui

lòng”.

Đỗ Văn An (thứ 2 từ trái qua) được tôn vinh Người hiến máu tình nguyện năm 2016. Ảnh: D.Nguyễn

Đau đáu hồn quê trên đất mớiTrong một ngôi nhà nhỏ ở Khu phố Chi Lăng III, thị trấn Nam Ban, những câu dân ca quan họ Bắc Ninh vẫn ngày ngày vang lên giữa cao nguyên đang ngan ngát hương hoa cà phê. Đó là nơi mà “thầy giáo” Vũ Đình Nhiễu và những “học trò” ở tuổi măng non cùng chung một tình yêu, hát những câu dân ca quan họ ngay giữa cao nguyên xanh.

Ông Vũ Đình Nhiễu được gọi là “thầy giáo”, hàng ngày truyền dạydân ca quan họ Bắc Ninh cho thế hệ măng non. Ảnh: V.Quỳnh

10 THỨ BẢY 1 - 4 - 2017 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

MINH ĐẠO

Hiện trạng đa dạng sinh học tỉnh Lâm ĐồngLâm Đồng là tỉnh thuộc khu vực

Tây Nguyên, giáp ranh với 7 tỉnh: Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Thuận, Ninh Thuận và Khánh Hòa nên sự giao thoa cao về ĐDSH động, thực vật. Nhưng đây cũng là thử thách đối với công tác bảo tồn ĐDSH của tỉnh. Theo Viện trưởng Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung bộ và Tây Nguyên Nguyễn Thành Mến, trên địa bàn Lâm Đồng hiện đã thống kê được 3.526 loài thực vật rừng, 133 loài nấm cộng sinh, 86 loài thú, 301 loài chim, 102 loài bò sát, lưỡng cư, 686 loài côn trùng và 11 loài cá. Trong đó, 201 loài bị đe dọa cấp quốc gia nêu trong Sách đỏ Việt Nam (2007), 98 loài bị đe dọa toàn cầu được liệt kê trong Danh lục đỏ IUCN và 106 loài được bảo vệ theo Nghị định số 32/NĐ - CP của Chính phủ. Đặc biệt, qua điều tra, đã bổ sung 36 loài mới được công bố. Thực vật có mặt ở Lâm Đồng có sự đa dạng loài hết sức lớn, với khoảng 3.526 loài (trước đây là 3.490 loài). Thống kê đến năm 2015 cho thấy, hệ thực vật Lâm Đồng chiếm khoảng 27,6% so với hệ thực vật cả nước; trong khi nhiều khu vực khác dưới 20%.

Lâm Đồng cũng có tài nguyên về sinh khí hậu phong phú, bao gồm 16 loại với 20 khoanh vi. Đây là điều kiện dẫn đến sự phong phú và đa dạng về các kiểu thảm thực vật, đặc biệt thảm thực vật rừng

Quy hoạch đa dạng sinh học: Phát triển và bảo tồnNhư tin đã đưa, tỉnh Lâm Đồng đã chính thức công bố Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, nhằm phát triển và kết hợp các hình thức bảo tồn khác nhau; hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên sinh vật, chú trọng dịch vụ sinh thái…

cây lá kim đặc trưng cho kiểu khí hậu á đới núi cao. Hiện trạng hệ sinh thái (HST) của Lâm Đồng có 6 HST tự nhiên điển hình, trong đó đặc trưng nhất là rừng lá rộng thường xanh, với 206, 819 ha. Ngoài ra, các HST khác như: rừng hỗn giao lá rộng lá kim, rừng lá kim, rừng lá rộng rụng lá, rừng tre nứa hỗn giao với cây gỗ và rừng tre nứa thuần loài. Đối với HST đất ngập nước, gồm có dòng chảy

nhanh và dòng chảy chậm, tổng diện tích hơn 13.181 ha; chiếm 1,34% tổng diện tích tự nhiên.

Cũng theo ông Nguyễn Thành Mến, tính cấp thiết là cần phải bảo tồn bằng những quy hoạch và những giải pháp. Bởi, có 161 loài được xếp vào danh mục thực vật quý hiếm, nguy cấp; trong số 123 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam (2007) có 4 loài được phân hạng rất nguy cấp, 61 loài nguy cấp và

58 loài sẽ nguy cấp. Nếu căn cứ Nghị định 32/2006 của Chính phủ thì có 43 loài; trong đó 71,6% thuộc nhóm IA và IIA. Qua điều tra, đánh giá thực trạng bảo tồn, các nhà xây dựng Đề án cũng đã đề nghị 25 loài thực vật đặc biệt quan tâm vì đang bị đe dọa nghiêm trọng (bổ sung 12 loài so năm 2014). Mặt khác, cũng đã xác định 6 loài thực vật ngoại lai và 3 loài có nguy cơ xâm hại…

Mục tiêu, định hướng bảo tồn đa dạng sinh họcTrên cơ sở mục tiêu bảo tồn

ĐDSH đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, các nhà tư vấn cho rằng, các đối tượng quy hoạch theo Luật ĐDSH gồm: các HST, hệ thống các khu bảo tồn, hành lang ĐDSH, các cơ sở bảo tồn và bảo tồn chuyển chỗ.

Về quy hoạch bảo vệ và phát triển HST rừng tự nhiên đặc thù, biện pháp bảo tồn là xác định phạm vi, ranh giới, điều tra đầy đủ tính ĐDSH về động thực vật và các giá trị môi trường. Nghiêm cấm các tác động bất lợi, chuyển đổi mục đích sử dụng; tích cực phục hồi diện tích thông qua biện pháp trồng lại rừng; nâng cao chất lượng rừng bằng các biện pháp nuôi dưỡng thích hợp… Về biện pháp bảo tồn các HST ngập nước, có dòng chảy nhanh, cần tập trung bảo tồn các HST rừng đầu nguồn và các lưu vực, là nguồn sinh thủy và điều tiết dòng chảy. Với dòng chảy chậm và vùng đất ngập nước, cần kết hợp giữa công tác quản lý, bảo vệ của các đơn vị quản lý

công trình và bảo tồn các HST rừng tự nhiên đầu nguồn và lưu vực… Đối với quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn cấp quốc gia, bao gồm: Khu Dự trữ sinh quyển Lang Biang, Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà, Vườn Quốc gia Cát Tiên, chú trọng công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH kết hợp công tác cải thiện sinh kế cho cộng đồng trong khu vực quản lý. Đối với khu dự trữ thiên nhiên cấp tỉnh, cụ thể là khu bảo tồn thiên nhiên Đơn Dương thuộc địa bàn 6 xã, thị trấn, với tổng diện tích hơn 22.456 ha. Khu dự trữ này thuộc quản lý của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đơn Dương, thực hiện các quy định của nhà nước về quản lý rừng đặc dụng, các khu bảo tồn.

Đề án cũng xây dựng 3 khu bảo tồn loài, sinh cảnh cấp tỉnh với tổng diện tích 4.172 ha; gồm Núi Voi (Đức Trọng) bảo tồn loài Thông đỏ; Phát Chi (Đà Lạt) bảo tồn loài Trà mi, Đảng sâm và Madaguoi (Đạ Huoai) bảo tồn loài Trà mi, Hoàng đằng, Quế rừng. Ở cấp tỉnh, đó còn là khu bảo vệ cảnh quan (Rừng phòng hộ môi trường cảnh quan thành phố Đà Lạt, với 22.320 ha); Khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học do Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung bộ và Tây Nguyên được giao quản lý: ở thành phố Đà Lạt và huyện Đức Trọng, với 454 ha.

Các nhà tư vấn đồng thời đặt ra vấn đề quy hoạch bảo tồn chuyển chỗ. Bao gồm: hệ thống vườn thực vật; hệ thống vườn động vật; trung tâm cứu hộ; bảo tàng thiên nhiên; hệ thống vườn sưu tập cây thuốc; hệ thống ngân hàng gen; bảo tồn giống cây trồng, vật nuôi bản địa...

Loài Thông đỏ được quy hoạch thành Khu bảo tồn cấp tỉnh với diện tích 1.645 ha. Ảnh: M.Đạo

XEM TIẾP TRANG 11

ĐAN THANH

Năm 2017 là Năm An toàn giao thông (ATGT) có chủ đề “Xây dựng văn

minh giao thông trong thanh, thiếu niên” với tinh thần “Tính mạng con người là trên hết”. Để hạn chế tai nạn GT và chấm dứt tình trạng phương tiện quá tải tham gia GT trên địa bàn, Thường trực Tỉnh ủy có Công văn 1434-CV/TU, ngày 23/3/2017 đề ra một số nhiệm vụ yêu cầu các đảng đoàn, ban cán sự đảng, các ban của Tỉnh ủy, các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, Ban ATGT tỉnh sớm triển khai thực hiện.

Trong 5 năm qua, Lâm Đồng đã triển khai nhiều giải pháp, kế hoạch bảo đảm trật tự, ATGT, do vậy tai nạn GT giảm trên 3 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương). Tuy nhiên, trong 2 tháng đầu năm nay, tình hình ATGT có nhiều diễn biến phức tạp, toàn tỉnh xảy ra 46 vụ TNGT (tăng 5 vụ so với cùng kỳ), làm 41 người chết (tăng 15 người so với cùng kỳ), 24 người bị thương (giảm 4 người). Trong đó có những vụ tai nạn

GT rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, tình hình vi phạm ATGT xảy ra nhiều; hoạt động xe chở hàng quá tải diễn biến phức tạp… Mới đây nhất vào sáng 27/7, hai xe khách giường nằm của nhà xe Phương Trang và Thành Bưởi đụng độ nhau tại QL 20 (thôn 2A, xã Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh). Sau khi va chạm, xe Thành Bưởi tiếp tục chạy vào sân nhà dân và tông vào em bé 14 tuổi đang đi bộ. Hậu quả của vụ tai nạn làm em bé và một nữ hành khách bị chết, 2 nhà dân và hai xe đều bị hư hỏng nặng… Trong các nguyên nhân còn có việc một số cấp ủy, chính quyền địa phương, ngành chức năng chưa thực sự vào cuộc trong công tác bảo đảm TTATGT.

Khắc phục tình trạng trên, Công văn 1434-CV/TU yêu cầu trước hết, phải nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo bảo đảm trật tự, ATGT. Xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng cần thực hiện đồng bộ, toàn diện, quyết liệt, phát huy sức mạnh cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của quần chúng nhân dân. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên phải

là người gương mẫu, đi đầu trong việc chấp hành pháp luật về trật tự, ATGT. Xử lý nghiêm các cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy định bảo đảm trật tự, ATGT cũng như quy định trách nhiệm đối với các cơ quan, đơn vị để xảy ra sai phạm trong thực thi công vụ. Yêu cầu quan trọng nữa là phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự, ATGT, biện pháp phòng tránh tai nạn GT bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự, ATGT”; gắn việc xây dựng “Văn hóa giao thông” vào nội dung Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Kịp thời biểu dương gương người tốt, việc tốt, đi đôi với phê phán các hành vi cố ý vi phạm, coi thường kỷ cương, pháp luật về trật tự, ATGT. Phát huy tốt vai trò cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật về trật tự, ATGT, xây dựng văn hóa GT. Tăng

cường phối hợp giữa nhà trường với gia đình và các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể trong công tác giáo dục học sinh chấp hành quy định pháp luật về bảo đảm trật tự, ATGT; xây dựng văn hóa GT cho học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó, cần tích cực huy động các nguồn đầu tư thực hiện các quy hoạch về GT; rà soát, thay thế, bổ sung hệ thống biển báo hiệu đường bộ, hệ thống bảo đảm ATGT; nghiên cứu, tổ chức GT, phân luồng khoa học, hợp lý, phù hợp với cơ sở hạ tầng GT. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn các tiêu cực trong công tác đăng kiểm, sát hạch, cấp giấy phép lái xe. Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách, thực hiện nghiêm túc công tác kiểm soát trọng tải xe; yêu cầu các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động vận tải tăng cường năng lực vận tải nhất là chất lượng phương tiện và người điều khiển để đảm bảo phục vụ nhu cầu đi lại an toàn của nhân dân. Tiếp theo, phải tiến hành đồng bộ, thường xuyên, liên tục các biện pháp nhằm kiềm chế,

kéo giảm tai nạn GT. Huy động tối đa lực lượng, phương tiện, trang thiết bị tăng cường tuần tra lưu động; xây dựng phương án bố trí lực lượng ứng trực trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, đặc biệt là bố trí đầy đủ lực lượng tuần tra kiểm soát trên các tuyến quốc lộ có tỷ lệ tai nạn GT cao; tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các vi phạm về bảo đảm ATGT, nhất là các hành vi có tần suất vi phạm cao và phổ biến.

Cùng với các nhiệm vụ trên, các cấp ủy, chính quyền và các ngành hữu quan phải tiếp tục chỉ đạo chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả hoạt động, vai trò trách nhiệm của Ban ATGT các cấp; tăng cường nâng cao trách nhiệm của người lãnh đạo, chỉ huy; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn công tác bảo đảm trật tự, ATGT. Đồng thời, tăng cường các biện pháp phòng ngừa sai phạm, tiêu cực đối với lực lượng làm công tác bảo đảm trật tự, ATGT, xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu, những cán bộ dung túng, bao che, bảo kê cho lái xe, chủ xe vi phạm luật về trật tự, ATGT.

Thực hiện đồng bộ, toàn diện, quyết liệt để lập lại trật tự, an toàn giao thông

11 THỨ BẢY 1 - 4 - 2017CUỐI TUẦNNHÌN RA BỐN PHƯƠNGDỌC ĐƯỜNG ĐẤT NƯỚC

... Với những mục tiêu, định hướng, chức năng và nhiệm vụ được nêu ở trên, Dự án bảo tồn ĐDSH tỉnh Lâm Đồng có tổng kinh phí dự kiến 1.329,2 tỷ đồng; trong đó, giai đoạn 2017 - 2020 là 510,2 tỷ đồng; giai đoạn 2021 - 2025 là 716,5 tỷ đồng và từ 2026 - 2030 là 102,5 tỷ đồng. Trong tổng nguồn kinh phí này, dự kiến vốn địa phương 46 tỷ đồng (chiếm 3,46%); vốn Trung ương 440,3 tỷ đồng (33,13%); vốn xã hội hóa 680,7 tỷ đồng (51,21%) và vốn nước ngoài 162,2 tỷ đồng (12,20%). Theo đó, có 6 nhiệm vụ, dự án cụ thể là: Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn ĐDSH; Nâng cao năng lực quản lý bảo tồn ĐDSH; Quy hoạch chi tiết và thành lập các khu bảo tồn; Xây dựng, phát triển các cơ sở bảo tồn; Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các khu vực bảo tồn và các dự án có liên quan được lồng ghép.

Theo Viện trưởng Nguyễn Thành Mến, đại diện đơn vị lập dự án tư vấn: “Các giải

pháp để triển khai Quy hoạch dựa trên thực trạng, nhu cầu bảo tồn và điều kiện thực tế của tỉnh Lâm Đồng có tính hệ thống và mang tính khả thi cao. Hiệu quả của quy hoạch đã được đánh giá trên 2 mặt kinh tế - xã hội và môi trường”. Còn đại diện lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S nhấn mạnh: Nhiệm vụ mang tầm quan trọng và có ý nghĩa lớn không chỉ bảo tồn ĐDSH, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng mà còn là bảo vệ môi trường sinh thái cho toàn vùng Đông Nam Bộ. Ông Phạm S cũng đề nghị các đơn vị và địa phương liên quan tiếp tục phát huy các dự án về bảo tồn và phát triển động thực vật; làm tốt công tác truyền thông trong cộng đồng; tích cực phát huy giá trị của ĐDSH; kiềm chế sự xâm nhập ngoại lai; lồng ghép các nguồn vốn… “Tích cực phát triển ngành, lĩnh vực của mình nhưng luôn trong sự hài hòa của nhiệm vụ bảo tồn bền vững”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Quy hoạch đa dạng... TIẾP TRANG 10

... Theo Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM tỉnh, chỉ tính riêng trong năm 2016, Lâm Đồng đã huy động tổng nguồn lực đầu tư xây dựng NTM lên đến gần 8.064 tỷ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách nhà nước gần 1.119 tỷ đồng, chiếm 13,87%; vốn các tổ chức, doanh nghiệp hơn 164 tỷ đồng, chiếm 2,03%; vốn đóng góp của cộng đồng dân cư gần 273 tỷ đồng, chiếm 3,39%; vốn tín dụng 6.499 tỷ đồng, chiếm 80,60% và các nguồn vốn khác hơn 8,8 tỷ đồng, chiếm 0,11%. Với sự đầu tư nêu trên trong quá trình thực hiện xây dựng NTM, cho đến nay có 60 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 51,28% tổng số xã - trong khi kế hoạch đề ra là 55 xã; 25 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí, 30 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí và chỉ còn 2 xã đạt dưới 10 tiêu chí NTM. Tính chung, bình quân các xã trong toàn tỉnh hiện đã đạt 16,61 tiêu chí/xã. Theo đánh

giá của Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM tỉnh, mặc dù hoàn thành các mục tiêu đề ra, nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế đó là tiêu chí về môi trường đạt nhưng chưa thực sự bền vững; phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, hình thành mối liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp còn nhiều khó khăn; thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế, do đó chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập. Vì vậy, bên cạnh việc tiếp tục đầu tư xây dựng các xã đạt tiêu chí NTM, các xã đã hoàn thành cần phải nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt và phấn đấu có thêm ít nhất 12 xã đạt 19/19 tiêu chí, nâng tổng số các xã đạt chuẩn NTM của tỉnh lên 72 xã, bình quân mỗi xã đạt trên 17,5 tiêu chí trong năm 2017.

Xây dựng nông thôn... TIẾP TRANG 3

HANI

1 - Tôi muốn đi, mà ngặt nỗi say xe quá chừng và thiệt tình là thích đi với bạn hơn. Vậy là các cuộc vui cứ thế qua, ngày được làm học trò cũng sắp hết mà nhiều khi mấy lần đi chơi với chúng bạn chỉ gói gọn trong thành phố hoặc xa hơn là một nơi nào đó sau lưng đèo. Biết vậy nên có lúc bản thân chợt cảm nhận rõ ràng cái hối tiếc đang đứng ngoài kia chỉ chực chờ được sà vào lòng. Ngày đó tụi nó bảo “mình phải đi thôi tụi bây, nếu còn muốn nhớ đến nhau”. Ai cũng gật gù, và thế là cuộc vui đến. Bất ngờ.

Chuyến đi được chuẩn bị từ vài tháng trước. Nỗi háo hức cũng như thế mà kéo dài. Chỉ có đoạn mua vé bay cho kịp hạn giảm giá là nhanh, chứ mấy khâu khác thì lôi thôi vô kể. Ngày gần đi, đồ đạc lỉnh kỉnh hết mức, chúng tôi tự hỏi là mình đang đi du lịch, hay bị ba mẹ đuổi ra khỏi nhà cũng không biết nữa. Cái tưởng tượng thì vui, nhưng nếu hết học mà bị đuổi thật thì chết mất. Có đứa bảo, rồi chúng mình sẽ có những buổi ngủ lều với nhau và đêm lạnh sẽ dài ra đến bất tận. Tôi bất giác nhớ lại mấy hôm trại trường xưa cũ. Ngày đó cả thảy đều cố gắng thức thật khuya, nói thật lâu bởi khó mà được bố mẹ cho ngủ ngoài như những ngày bình thường khác.

Chuyến bay đầu tiên không có mẹ đi cùng của tôi bắt đầu vào 4h chiều, mà cả lũ kéo nhau xuống Sân bay Phú Bài đúng tầm trưa. Rõ khổ, đứa sợ trễ, đứa muốn chụp ảnh, đứa mong chuyến đi đến thật mau, thật mau. Thời khắc ấy thật vui vẻ dù lắm khi thấy mình rõ là quê mùa. Rời chuyến bay sau 1 tiếng ngủ gà ngủ gật do tác dụng của thuốc chống say tàu xe, Đà Lạt đón cả lũ với ánh nắng của chiều tàn. Nắng xuyên qua cửa kính máy bay rồi tạt vào mặt làm ai cũng ngỡ ngàng khôn xiết. Cả tôi, cả bạn và cả bác lái xe nữa. Bác bảo “bỗng nhiên hồi nay ở đây nóng chịu hông nổi”, cái giọng vừa bực, vừa thương đến lạ.

Rồi bác tài thao thao về thời tiết, về cái nghiệp lái xe và cái giá chúng tôi trả suốt cả chặng đường trước khi trả khách ở một homestay nhỏ đã đặt trước. Ở đây dạng kinh doanh này nhiều vô kể, dễ thương hơn khách sạn và nhà nghỉ quá chừng chừng. Người lớn ra sao thì không rõ, chứ tụi “nít ranh” chúng tôi ai cũng mê dạng ở trọ này

Chân trời mới toanhMẹ vẫn bảo đi đây đi đó cho mở mang tầm mắt. Mẹ còn hay rủ đi cùng theo các chuyến công tác nào đó nếu có thể, nhưng phần lớn đáp lại là những cái thở rõ dài và mấy lượt lắc đầu ngúng nguẩy của con.

nhất. Tôi hiểu điều đó rõ ràng khi thấy hầu hết các phòng đều rình rang tiếng đàn hát của tuổi trẻ. Đâu đó lẫn trong tiếng đàn còn loáng thoáng mấy tiếng “mô, tê” nên chắc là có cả đồng hương nữa cũng đặng. Căn nhà của mình chọn bé tí hin, cây cỏ ở đâu mà cứ um xùm xung quanh như sợ khách vãng lai nhận nhầm không phải phố núi. Nhà thì nhỏ, hoa lại to, đến mức tưởng như nhìn từ trong ra, tôi có thể rõ giọt sương đang chực trôi trên lá bắp su thẳng tắp ngoài vườn. Bạn tôi hẳn là không thích, nhưng kệ vì mấy khi mà được ngủ chật, mấy khi mà được thấy sương nên dù cho có là phải xài nhà vệ sinh chung, tôi vẫn cương quyết không đi đâu khác.

2 - Ngày tìm đọc trên báo, mấy đứa đã mường tượng ra một Đà Lạt không xa hoa như Sài thành rồi. Ở đây hiếm mà tìm thấy mấy trung tâm thương mại to thiệt to hoặc đông thiệt đông, con người ở đây cứ thơ thẩn với hoa, với dâu, vậy thôi mà ai nơi nào cũng muốn theo, không ngại cả mấy con dốc ngoằn ngoèo dẫn xa để lên với hồ Tuyền Lâm hoặc làng Cù Lần nữa. Ngày đó, tụi tôi hì hục vào ga, đạp số, rú thật dài để tự bảo với chính mình rằng ngắm hoa ngắm cỏ cũng có cái vui, rồi về “tụi bay sẽ thành nàng thơ

hết” - cái nàng thơ hiền dịu mong manh chứ không đam mê chen chúc săn sale ngày lễ.

Cuộc vui dài tận 5 ngày, và người Đà Lạt dễ thương quá chừng. Mặc cho mấy khách có đòi đổi phòng, thay lều, đổi xe hay thêm xăng thì họ vẫn một mực “dạ được, ừ em”, mà chẳng thấy họ nhăn nhó bao giờ, cứ từ tốn như cách hoa nở. Nở càng chậm, người càng muốn xem.

Trước, tôi mặc định phượt là một dạng “bỏ nhà đi bụi”. Do ai cũng trùm kín mít, đen sì hết cả. Họ một ngựa, một balo quẩy hết vùng này vùng khác thật là hư đốn quá. Nên khi tự vấn nhóm mình 4 người 2 ngựa, áo váy lòe loẹt cũng quẩy hết mình thì không biết có được liệt vào top không nữa. Có thể chúng tôi khác nhau một chút, nhưng chắc đều còn trẻ, đều còn muốn đi chơi. Người ta bảo “vì cuộc đời là những chuyến đi”, tôi biết là hay nhưng mãi hoài không xài vì nhan nhản. Giờ này ngẫm lại, nếu cuộc đời là những chuyến đi thật, thì có lẽ “ở đây” đang đập từng nhịp “em ơi đi trốn với anh, mình đi đến nơi có biển bạc núi xanh, chạy con xe anh chở em chòng chành, mình phóng tầm mắt ngắm chân trời mới toanh...”.

Thung lũng Tình Yêu. Ảnh: Hani

... cố Tổng Bí thư cũng dành thời gian trò chuyện với dân làng. Đặc biệt là lần về thăm Am Tháp, Cẩm Duệ để bái tổ và thăm cố hương vào ngày 4/4/1979. Cổ tháp có một kiểu kiến trúc rất đặc biệt với nghệ thuật lắp ghép, gọt, đẽo đá khối xếp chồng khít lên nhau không cần miết vôi vữa keo dính thế mà hơn 500 năm vẫn uy nghi vững chãi với thời gian. Truyền thuyết về Am Tháp, Cẩm Duệ bắt đầu từ nguồn gốc theo truyền phả của họ Lê Cẩm Duệ vốn từ họ Hồ. Ông tổ là Hồ Tiết Tăng sống ở vùng biển Kỳ La. Sau sự kiện Hồ Quý Ly bị bắt ở núi Thiên Cầm (Kỳ La) và Hồ Hán Thương bị bắt ở núi Cao Vọng (Kỳ Hoa), Hồ Tiết Tăng sợ họ Hồ bị liên lụy nên đổi thành họ Lê và chuyển dời lên vùng đá bạc Kẻ Gỗ sinh được 3 người con là Lê Am, Lê Mậu Tài và một người nữa. Sau đó, cụ Hồ Tiết Tăng vốn thông thạo địa dư vùng đất này đã hiến kế giúp quân Lê Lợi xây dựng lực lượng nghĩa quân góp sức đánh thắng quân Minh. Vua Lê xét công lao của cụ Hồ Tiết Tăng giúp đỡ nghĩa quân Lam Sơn thưởng nhiều tiền bạc và cho 3 người con trai ra Thăng Long ăn học. Do có công lao đức độ và phục vụ cung đình nên Lê Am được vua ban đặc ân chọn sinh phần (chọn đất để an táng khi còn sống). Lê Am đã dựa vào thuyết phong thủy chọn doi đất cao gần sông Ngàn Mọ - con sông mạch nguồn đã bồi đắp cho cuộc sống dân làng Mỹ Duệ quê hương. Được vua chuẩn y cung cấp tiền và ra chiếu dụ cho tổng Mỹ Duệ cùng 14 dòng họ trong xã góp công xây Am Tháp. Am xây sâu 10 thước (4 m) theo hình xoắn ốc bên trên xây tháp đặt tượng thờ Phật. Toàn bộ ngôi tháp được đúc ghép bằng đá cùng với tượng Phật và voi ngựa đá đều được tạo tác từ ngoài Hải Dương do quân lính chở thuyền về đây. Huyệt mộ của Lê Am được táng ở Am Tháp này. Sau đó, họ Lê Mỹ Duệ phát triển thành một dòng họ lớn vào hàng vọng tộc, học hành đỗ đạt nhiều người giỏi được bổ nhiệm làm quan trong triều đình nhà Lê. Đến thời nhà Mạc do người họ Lê là Cựu thần nhà Lê tên là Lê Mạc làm đến chức trung tể không phụng sự triều Mạc (Mạc Đăng Dung 1527-1529) do đó có sự hiềm khích sợ nhà Mạc trả thù nên đã di chuyển vào sinh sống ở làng Bích La Đông (Quảng Trị) đó chính là liệt tổ của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.

Về Cẩm Duệ chúng tôi còn được cán bộ xã đưa đến thăm ngôi trường mẫu giáo mang tên Lê Duẩn, ngôi trường này xây dựng hơn 4 tỷ đồng, trong đó ông Lê Kim Trung - con của cố Tổng Bí thư đóng góp 2 tỷ đồng. Một thế hệ tương lai đang được gieo mầm, ươm mầm trên mảnh đất Cẩm Duệ quê ông.

Đền thiêng trên hồ Kẻ Gỗ...TIẾP TRANG 7

12 THỨ BẢY 1 - 4 - 2017 CUỐI TUẦN

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Thể thao

Góc ảnh đẹp

Nấc thang cuộc sống. Ảnh: Đinh Văn Biên

GIA KHÁNH

Mơ thành VĐV chuyên nghiệp Thanh mảnh, nhỏ nhắn với giọng nói nhẹ

nhàng của người Nam Bộ, gặp ngoài đời không ai nghĩ cô bé còn tuổi học sinh này (đang là học lớp 9 phổ thông) lại là một nhà vô địch của cuộc đua xe đạp địa hình đầy thử thách Dalat Victory Challenge - 2017 lần thứ 3 tại Đà Lạt vừa qua.

Đó là tay đua Nguyễn Thị Cẩm Nang, sinh năm 2002, người Đồng Tháp, dù vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông nhưng đã có 3 năm tập luyện cùng đội tuyển năng khiếu xe đạp của tỉnh đồng bằng Tây Nam Bộ này.

Hãy nghe một tay đua nữ lớn tuổi khác tại giải lần này nói về Cẩm Nang “Cô bé nhanh như sóc, mới thấy đầu dốc, thoắt cái đã leo lên đến đỉnh đồi rồi”. Con sóc nhỏ này hầu như đã vượt qua rất nhiều bậc đàn chị của mình, dù lần đầu tiên dự giải đã giành danh hiệu vô địch. Ngày đầu cuộc đua ở chặng 1 với 27 km đường rừng Cẩm Nang chỉ về nhì, nhưng đến hai ngày sau đó với chặng 2 (40 km) và chặng 3 (2 vòng quang Thung lũng Tình Yêu dài 20 km), Nang đều về nhất và giành áo vàng chung cuộc nữ phong trào các lứa tuổi của giải.

“Đường đua không khó, chỉ những con dốc hơi dài thôi, cần phải làm quen đường và nếu có kỹ thuật đổ đèo thì mới rút ngắn thời gian được. Trong ngày đầu ở chặng 1, do chưa quen với đường rừng như thế này nên có hơi mệt một chút, chứ hai ngày sau quen rồi thì chạy bình thường, không hề gì” - Cẩm Nang hồn nhiên.

Cẩm Nang cho biết thích thể thao từ nhỏ, từ ghế nhà trường, do Nang chạy rất nhanh nên được nhà trường giới thiệu với HLV tỉnh và sau đó được tuyển vào các lớp năng khiếu thể thao. Chọn xe đạp vì môn này rất phổ thông ở Đồng Tháp, 2 năm trước, Nang tập chạy đường trường, chỉ năm vừa rồi mới tập thi đấu xe đạp địa hình.

Mục tiêu của “cô sóc nhỏ” này là trở thành một VĐV chuyên nghiệp, được như tuyển thủ xe đạp nữ quốc gia Nguyễn Thị Thật thi đấu ở các giải lớn trong nước và quốc tế. Với sự tự tin và quyết tâm của mình, sự đào tạo bài bản của Đồng Tháp - nơi sản sinh rất nhiều tay đua xe đạp nổi tiếng trong nước, có vẻ ước mơ của VĐV này sẽ không khó lắm để hiện thực hóa.

Thêm kinh nghiệm thi đấu Rất nhiều người đã tự hỏi không biết tay

Gặp các nhà vô địch đường đua xe đạp địa hình Đà Lạt

Đó là cô gái 15 tuổi người Đồng Tháp, là tay đua địa hình nam số 1 Việt Nam hiện nay hay một VĐV người nước ngoài thi đấu để tìm sự thử thách cho chính mình, họ đều hết mình cho cuộc đua xe đạp địa hình Đà Lạt trong tháng 3/2017 vừa qua.

thúc hợp đồng quay về Đức nhưng rồi nhớ Việt Nam anh quay lại và thành lập một Công ty cho riêng mình. Hiện anh có vợ người Việt, có một cậu con trai nhỏ, doanh nghiệp anh hiện sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cho nhiều quốc gia trên thế giới.

Là người yêu thể thao, thích chạy bộ, thích xe đạp, thích vận động ngoài trời, Christian cho biết, anh thường đạp xe đạp lòng vòng ở TP Hồ Chí Minh. Nhiều lần lên Đà Lạt cùng gia đình nhưng đây là lần đầu tiên anh tham dự giải địa hình quốc tế ở thành phố này.

“Xe đạp Việt Nam đang phát triển rất nhanh, ngày trước khi qua đây thấy toàn xe máy, nay xe đạp xuất hiện nhiều, nhiều CLB chơi xe. Cách đây chừng chục năm khi tham dự một giải địa hình quốc tế tổ chức tại Việt Nam tôi thấy hầu hết là VĐV nước ngoài, còn nay đã có rất nhiều VĐV Việt Nam tham dự, nhiều tay đua rất mạnh” - Christian Schussmueller cho hay.

Một điều đáng tiếc tại giải địa hình lần này theo Christian Schussmueller cho biết chính là công tác quảng bá chưa tốt. Năm ngoái khi nhà tổ chức là người nước ngoài nên thu hút VĐV nước ngoài rất nhiều, Ban tổ chức giải nên học cách làm này để giữ tên tuổi của giải như trước đây.

Nguyễn Thị Cẩm Nang. Đinh Văn Linh. Christian Schussmueller.

Chơi hay hơn và có bàn thắng vươn lên dẫn trước từ cú đánh đầu cận thành của Văn Toàn, song đội tuyển Việt Nam đã không giữ được thành quả và để đối phương gỡ hòa từ cú sút xa đẹp mắt của tiền đạo đối phương.

Tuy vậy kết quả hòa 1-1 là điều chấp nhận được, trong bối cảnh đội tuyển Việt Nam không có được đội hình mạnh nhất đồng thời phải di chuyển quãng đường rất dài và thi đấu trên sân cỏ nhân tạo trước một đối thủ trội hơn về thể hình và thể lực.

Phát biểu sau trận đấu, HLV Hữu Thắng cho hay: Chúng tôi cũng đã kiểm soát bóng và tạo được nhiều cơ hội. Tiếc rằng chúng

tôi đã không tận dụng tốt để ghi bàn. Bàn gỡ của Afghanistan được ghi rất đẹp. Tôi lấy làm tiếc vì thời điểm đó chúng tôi có một cầu thủ chấn thương phải rời sân và cầu thủ thay thế còn chưa kịp vào”.

Nhận định về cơ hội của Việt Nam sau trận đấu với Afghanistan, HLV Hữu Thắng thừa nhận: “1 điểm giành được trên sân khách là rất quý giá. Tại trận đấu sắp tới gặp đối thủ mạnh nhất bảng là Jordan chúng tôi sẽ được chơi trên sân nhà. Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để có điểm trong trận đấu này”.

Theo Đời sống Plus

HLV Hữu Thắng tiếc nuối về trận hòa của đội tuyển Việt Nam

đua Đinh Văn Linh “là ai” khi anh về đầu chặng 1 nội dung nam chuyên nghiệp của giải trong ngày đầu. Nhưng nếu chỉ cần biết về xe đạp địa hình Việt Nam một chút thì việc VĐV này về nhất có lẽ là một điều “hiển nhiên”, vì đây là một trong những tay đua số 1 về xe đạp địa hình ở Việt Nam hiện nay.

Không chỉ về nhất giành Huy chương Vàng chặng 1 trong ngày đầu, Linh tiếp tục về đầu trong cả chặng 2 và chặng 3 trong hai ngày kế tiếp “một cách nhẹ nhàng”; giành áo vàng chung cuộc của giải trong nội dung chuyên nghiệp nam.

Người Hòa Bình, Đinh Văn Linh năm nay 21 tuổi nhưng đã có thời gian tập luyện và thi đấu trong đội tuyển xe đạp địa hình của tỉnh này từ thưở lên 15 tuổi. “Ở Hòa Bình mạnh nhất là môn xe đạp” - Linh cho biết. Từ năm 2014 đến nay, Linh khi liên tục về đầu trong các cuộc đua xe đạp địa hình nam chuyên nghiệp quốc gia, Linh trở thành thành viên của đội tuyển xe đạp địa hình quốc gia.

Lý do Linh vào Đà Lạt thi đấu lần này khá đơn giản: vì muốn thi đấu với các tay đua chuyên nghiệp người nước ngoài để học hỏi thêm kinh nghiệm. Hai năm trước giải này có VĐV vô địch rất nổi tiếng người Canada là Cory Wallace thống trị đường đua chuyên nghiệp nam nên Linh và HLV của mình khăn gói từ Hòa Bình vào đây để mong so tài. Đáng tiếc năm nay không có mặt tay đua này.

Theo Linh, đường đua Đà Lạt có lẽ khó với các VĐV nghiệp dư thôi chứ với chuyên nghiệp thì cũng bình thường: “Không vất vả lắm, nhưng bù lại phong cảnh thì đẹp tuyệt vời. Ở Hòa Bình chỉ toàn núi đá thôi chứ đâu được có nhiều cây cối, có rừng thông đẹp như thế này được”.

Theo Đinh Văn Linh, công tác tổ chức giải Đà Lạt năm nay rất tốt, mang tính chuyên nghiệp cao và anh mong năm đến sẽ có cơ hội dự giải này thêm lần nữa.

Xe đạp Việt Nam đang phát triển rất nhanh Đây là nhận xét của VĐV Christian

Schussmueller - vô địch chung cuộc nam phong trào lứa tuổi 41- 50 của giải.

Người Đức, Christian Schussmueller năm nay 43 tuổi, là một nhà thiết kế nội thất đang vận hành doanh nghiệp riêng của mình tại TP Hồ Chí Minh. Anh cho biết đã đến và làm việc tại Việt Nam trên 10 năm, lúc đầu làm cho một Công ty lớn của Đức tại TP Hồ Chí Minh, khi kết