68
[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 201 2.2. Rủi ro kinh tế và tài chính Sophie Pardo, Phạm Thị Hồng Hạnh, Adrian Pop, Yves Perraudeau, Thomas Vallée – Đại học Nantes (Nội dung gỡ băng) Ngày 1, thứ Hai ngày 22 tháng 7 Giới thiệu giảng viên và học viên - xem thêm phần giới thiệu giảng viên, danh sách học viên ở cuối chương. Yves Perraudeau giới thiệu chương trình, mục tiêu của khóa học và của buổi thu hoạch tổng kết vào thứ bảy và các bài tập mà học viên phải thực hiện hàng ngày. Phát tài liệu cho học viên, đây là phần bài giảng đã được cung cấp bằng bản mềm cho các học viên từ trước; tài liệu này được sử dụng cho ngày 2. Sophie Pardo quay trở lại nói về rủi ro, khái niệm đã được đề cập trong phiên toàn thể diễn ra trong hai ngày, đặc biệt lưu ý hai cách hiểu của khái niệm này là « rủi ro » và « nguy cơ ». Sau đó, lớp học có phần tranh luận. [Sophie Pardo] Theo ngôn ngữ thông thường, khái niệm rủi ro được gắn với mất mát, nguy hiểm. Trong hai ngày qua, chúng ta đã cùng tranh luận về rủi ro tự nhiên – khái niệm gắn liền với khoa học đời sống, rủi ro được định nghĩa là tai biến, tính dễ bị tổn thương hay việc phải hứng chịu cái gì đó. Quan điểm đưa ra là cần nghiên cứu khái niệm rủi ro như một yếu tố mang tính tiêu cực, tác động lên lãnh thổ, lương thực, xã hội con người, v.v. Ngược lại, nếu ta đứng dưới góc độ nhà kinh tế học, chuyên gia tài chính hay nhà toán học thì khái niệm này lại có nội hàm khác : nó liên quan tới sự bất ổn định nhưng đồng thời cũng là nắm bắt cơ hội, khả năng thu lợi nhuận ; nhà kinh tế học và người làm thống kê định nghĩa rủi ro là các mức dao động chung quanh một kết quả trung bình. Khái niệm này không nhất thiết lúc nào cũng mang tính tiêu cực: vì có lúc người ta « chấp nhận rủi ro ». Lưu ý quan trọng: khi đề cập kinh tế phát triển, môi trường hoặc tài chính sẽ kéo theo

2.2. Rủi ro kinh tế và tài chính - tamdaoconf.com fileTháng 0 nộm 20 / Khóa hục Tam ứủo 2013 / AF [ ]201 2.2. Rủi ro kinh tế và tài chính Sophie Pardo, Phạm

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 201

2.2. Rủi ro kinh tế và tài chínhSophie Pardo, Phạm Thị Hồng Hạnh, Adrian Pop, Yves Perraudeau,

Thomas Vallée – Đại học Nantes

(Nội dung gỡ băng)

ngày 1, thứ hai ngày 22 tháng 7

Giới thiệu giảng viên và học viên - xem thêm phần giới thiệu giảng viên, danh sách học viên ở cuối chương. Yves Perraudeau giới thiệu chương trình, mục tiêu của khóa học và của buổi thu hoạch tổng kết vào thứ bảy và các bài tập mà học viên phải thực hiện hàng ngày.

Phát tài liệu cho học viên, đây là phần bài giảng đã được cung cấp bằng bản mềm cho các học viên từ trước; tài liệu này được sử dụng cho ngày 2.

Sophie Pardo quay trở lại nói về rủi ro, khái niệm đã được đề cập trong phiên toàn thể diễn ra trong hai ngày, đặc biệt lưu ý hai cách hiểu của khái niệm này là « rủi ro » và « nguy cơ ». Sau đó, lớp học có phần tranh luận.

[Sophie pardo]

Theo ngôn ngữ thông thường, khái niệm rủi ro được gắn với mất mát, nguy hiểm. Trong hai ngày qua, chúng ta đã cùng tranh luận về rủi ro tự nhiên – khái niệm gắn liền với khoa học đời sống, rủi ro được định nghĩa là tai biến, tính dễ bị tổn thương hay việc phải hứng chịu cái gì đó. Quan điểm đưa ra là cần nghiên cứu khái niệm rủi ro như một yếu tố mang tính tiêu cực, tác động lên lãnh thổ, lương thực, xã hội con người, v.v. Ngược lại, nếu ta đứng dưới góc độ nhà kinh tế học, chuyên gia tài chính hay nhà toán học thì khái niệm này lại có nội hàm khác : nó liên quan tới sự bất ổn định nhưng đồng thời cũng là nắm bắt cơ hội, khả năng thu lợi nhuận ; nhà kinh tế học và người làm thống kê định nghĩa rủi ro là các mức dao động chung quanh một kết quả trung bình. Khái niệm này không nhất thiết lúc nào cũng mang tính tiêu cực: vì có lúc người ta « chấp nhận rủi ro ».

Lưu ý quan trọng: khi đề cập kinh tế phát triển, môi trường hoặc tài chính sẽ kéo theo

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD202

khái niệm rủi ro, có thể có tranh cãi vì không phải ai cũng có cùng quan niệm về vấn đề này. Nhà kinh tế học quan tâm tới những rủi ro tài chính, thương mại, kinh tế và cả các rủi ro công nghệ, môi trường gây ảnh hưởng tới môi trường và xã hội.

Chúng ta lấy hai ví dụ.

Rủi ro thuần túy. Một doanh nghiệp có thể phải đối mặt với rủi ro cháy nổ, ngập lụt hoặc một rủi ro liên quan tới của cải vật chất, rủi ro đó chỉ có thể xét dưới góc độ là thiệt hại, mất mát. Đơn vị đo mà người ta sử dụng để xác định rủi ro đó là xác suất – nếu có thể xác định được – và quy mô thiệt hại mà người ta dự trù trong trường hợp rủi ro xảy ra trên thực tế. Để bảo vệ doanh nghiệp, công cụ đầu tiên mà người ta nghĩ đến là bảo hiểm, bảo hiểm cho phép chuyển một phần rủi ro sang một bên thứ ba. Quy mô thiệt hại tùy thuộc vào đặc điểm doanh nghiệp. Giải pháp bảo hiểm có thể là tự bảo vệ, tự bảo hiểm: ví dụ tập huấn đội ngũ nhân viên về phòng cháy chữa cháy, sơ tán thoát hiểm, v.v. Trong trường hợp đó, bảo hiểm là biện pháp được lựa chọn ngay từ đầu, trước khi rủi ro xảy ra. Còn trong trường hợp sau khi rủi ro xảy ra thì người ta gọi là quản lý rủi ro chứ không gọi là bảo hiểm rủi ro nữa.

Doanh nghiệp có thể phải đối mặt với rủi ro về giá cả, rủi ro này không phải lúc nào cũng mang tính chất tiêu cực. Đó có thể là một rủi ro về biến động giá nguyên liệu đầu vào hoặc giá hàng hóa bán ra: nhà kinh tế học đo rủi ro không phải qua quy mô thiệt hại mà qua mức độ biến động giá trên thị trường. Khi đó, chuyển hóa rủi ro được thực hiện thông qua các công cụ bảo hiểm tài chính, ví dụ một sự lựa chọn trên tương lai. Trong trường hợp này, người muốn bảo hiểm tránh rủi ro trong tương lai sẽ phải chi tài chính – ví dụ quyền

chọn mua - ; người nào tin rằng giá tăng sẽ có thể thu được lợi nhuận.

Điểm cuối cùng: phân biệt giữa rủi ro và sự bấp bênh (incertitude). Người đầu tiên phân biệt hai khái niệm này là Knight (1921): rủi ro có thể đo đếm được bằng quy luật xác suất khách quan, được tất cả mọi người công nhận, trong khi đó sự bấp bênh thường liên quan tới các tình huống không thể đo bằng xác suất khách quan.

Quan niệm và thái độ của cá nhân tùy theo từng nền văn hóa, v.v... là các yếu tố quan trọng trong việc chọn cách quản lý rủi ro.

2.2.1. Địa chính trị và rủi ro-quốc gia

[Yves perraudeau]

Người ta có thể coi địa chính trị là một phương pháp tiếp cận kinh tế vĩ mô nhưng xét dưới góc độ doanh nghiệp, khái niệm này cũng có ý nghĩa. Khoa học quản trị là giao diện giữa doanh nghiệp và môi trường xung quanh: chiến lược doanh nghiệp bao hàm cả các rủi ro về chính trị, kinh tế, tiền tệ, môi trường, v.v... rủi ro quốc gia được đánh giá khác nhau tùy theo xếp hạng của các tổ chức xếp hạng hoặc các thể chế khác.

Nhập môn địa chính trị

Địa chính trị là môn khoa học nghiên cứu các mối quan hệ biện chứng giữa chính trị và địa lý. Nhưng cần phải hiểu như thế nào về địa lý?

- Phương pháp tiếp cận theo thuyết định mệnh hoặc theo chủ nghĩa duy vật nghiên cứu mối tương quan giữa môi trường tự nhiên với quan hệ giữa các quốc gia. Napoléon từng nói chính trị của một quốc gia nằm trong phạm vi địa lý của quốc gia đó. Sự hùng mạnh của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện vật lý, tự

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 203

nhiên – theo trường phái Đức, Mỹ và một phần trường phái Pháp. Từ đó, vấn đề mối quan hệ Quốc gia – không gian được đặt ra: mối quan hệ này là tâm điểm của các trường phái nghiên cứu địa chính trị.

- Phương pháp tiếp cận theo chủ nghĩa tương đối cho rằng thuyết định mệnh về địa lý là không phù hợp trong một số trường hợp. Mối quan hệ giữa con người với địa lý mang tính tương đối do các hệ thống kinh tế và xã hội có những tác động nhất định vào cách tổ chức các mối quan hệ giữa con người và môi trường địa lý xung quanh (George, 1952). Một số nhà địa lý học, như J. Ancel (1940) cũng nhấn mạnh sự bất ổn định theo thời gian của một số yếu tố địa lý (gió, dòng nước, v.v.). Ngay từ đầu thế kỷ XX, ở Pháp đã nổ ra cuộc tranh luận về tính khoa học của chủ nghĩa duy vật (Vidal de La Blache, 1903), dẫn tới việc một số nhà địa lý học đã chuyển sang áp dụng phương pháp tiếp cận địa mạo để đảm bảo tính khoa học vì bộ môn khoa học nghiên cứu về trái đất đã tồn tại sẵn (de Martonne, 1942).

Cuộc tranh luận này đến nay vẫn tồn tại trong các trường phái địa chính trị. Ngày nay, một số nhà nghiên cứu cho rằng địa chính trị đang tiến rất gần tới những kiến thức về địa vật lý và địa lý nhân văn và các môn khoa học khác (Lacoste, 1993).

Cần phân biệt địa chính trị, là mối quan hệ giữa không gian địa lý và chính trị với địa chiến lược, là phương pháp đưa ra chính sách hoặc hành động. Đó có thể là địa chiến lược hòa bình, vào thời bình: tức là tập trung toàn bộ sức mạnh quốc gia để sẵn sàng đối phó với một sự kiện nào đó. Đó cũng có thể là địa chiến lược thời chiến – xem thêm xung đột quân sự. Địa lý quân sự là một bộ môn có từ lâu đời, ngày nay người ta vẫn còn nói

rằng « Địa lý trước tiên là dùng để phục vụ chiến tranh » (Lacoste, 1976)?

Giảng viên đã phân tích một số khía cạnh về địa chính trị biển để minh họa cho nội dung trình bày trong sách tham khảo (Coutau-Bégarie, 2007; Royer, 2012; Vigarié, 1990) và trong lớp chuyên đề 1 tại Khóa học Tam Đảo 2012 (Beurier et al., 2013).

Để kết luận phần dẫn nhập đầu tiên này, chúng ta nhắc lại một số định nghĩa về địa chính trị:

- là tương tác giữa không gian địa lý và sự đối kháng quyền lực phát sinh từ đó;

- xung đột lợi ích về kinh tế xã hội và chính trị, và/hoặc xung đột do định kiến của con người – xem thêm sự đối đầu giữa Pháp và Đức, xung đột do thông tin – xem thêm vũ khí hóa học không bao giờ được tìm thấy ở Irak, v.v. Lacoste và de Montbrial đã đặc biệt nhấn mạnh về cách nhìn nhận vấn đề của con người. Như vậy địa chính trị là « một phần của địa lý chuyên nghiên cứu các hệ tư tưởng liên quan tới lãnh thổ » (de Montbrial, 2006).

Các trường phái cơ bản của môn khoa học địa chính trị

Chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu một số trường phái về địa chính trị.

Tác giả đầu tiên đưa ra khái niệm địa chính trị là nhà nghiên cứu người Thụy Điển, R. Kjellén, vào cuối thế kỷ XIX. Ông định nghĩa địa chính trị là quan hệ giữa Nhà nước và lãnh thổ của nó.

Trường phái địa chính trị đầu tiên là trường phái Đức, F. Ratzel (1844-1904) đã xác định quyền chính đáng của mỗi quốc gia đối với

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD204

lãnh thổ của mình. Là phương pháp tiếp cận theo chủ nghĩa môi trường và tự nhiên, chịu ảnh hưởng của Darwin: sự phát triển của quốc gia có thể được phân tích giống như sự tăng trưởng của các tổ chức sinh học. Tồn tại một mối quan hệ giữa sự hùng mạnh của một Nhà nước, nhân dân với đất đai của nước đó. Mối quan hệ này rất quan trọng giúp người ta hiểu được chính sách của Đức hồi cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Ratzel đưa ra ba khái niệm chính: phạm vi (không gian nuôi dưỡng), biên giới và vị trí của một quốc gia (láng giềng với ai). Nhà nước là nơi để sống, giống như một tổ chức tự nhiên, phải dần mở rộng biên giới, củng cố lãnh thổ để khẳng định sự hùng mạnh và tầm vóc của mình.

Tác giả thứ hai của trường phái Đức là K. Haushofer (1869-1946); ông đã phát triển lý thuyết không gian sinh tồn để lý giải sự bành trướng của nước Đức. Thuyết này được Hilter sử dụng và diễn giải – thông qua Rudolf Hess, một học trò của Haushofer. Khái niệm không gian sinh tồn này là khái niệm chính trong học thuyết nhưng không phù hợp với quyền của các dân tộc vì cho rằng: « Các dân tộc lớn phải có lãnh thổ lớn ». Ngoài ra, trường phái Đức cũng rất coi trọng khoa bản đồ: một công cụ chiến lược chủ yếu của quân đội Đức.

Sir Halford Mackinder (1861-1947), (trường phái Anh) tiếp nối quan điểm của Walter Raleigh về quyền lợi biển – « Ai nắm biển trong tay kẻ đó nắm thế giới » - và nhấn mạnh tầm quan trọng của không gian đất liền, đường sắt. Nhưng quan trọng nhất theo ông

là vai trò trung tâm của châu Á, Trung Á và Trung Âu. Đối với ông, Trung Á là trục của lịch sử, những ai kiểm soát được Trung Á, nhất là kiểm soát đường sắt, sẽ thống trị thế giới. Thách thức là phải làm sao để kiểm soát được « vùng đất trung tâm » Heartland (vùng đồng bằng từ khu vực Trung Âu đến Tây Siberie hướng tới Địa Trung Hải, sang Trung Đông và Nam Á) (Mackinder, 1951). Thuyết này ngày nay vẫn đóng vai trò quan trọng giúp ta hiểu được một số chiến lược quân sự, với một trục mạnh từ Bắc Âu (biển Baltique) đến tận Ấn Độ Dương.

Tiếp đến là trường phái Mỹ. Đô đốc Alfred Thayer Mahan (1840-1914) bị ảnh hưởng của lịch sử Anh cùng chiến lược cường quốc biển của họ. Ông đề xuất Mỹ nên phát triển thành cường quốc biển - « Sea Power ». Ông muốn hạn chế sự bành trướng biển của Đức và Nhật và chủ trương liên minh chặt chẽ với Anh. Ông hiểu rằng Mỹ không thể có thuộc địa giống Anh nên đề xuất Mỹ nên có nhiều hạm đội tàu ở khắp nơi trên thế giới. Hạm đội tàu của Mỹ đã trở thành hạm đội mạnh nhất thế giới trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Spykman (1893-1943) về phần mình lại phát triển thuyết « vùng rìa » (Rimland): dựa trên thuyết « vùng đất trung tâm » (Heartland), ông cho rằng chiến tranh thế giới thứ nhất là bằng chứng để phủ định lý thuyết của Mackinder. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của « vòng trong » (vùng biển bao quanh Heartland), hoặc Rimland là khu vực cần kiểm soát. Vậy có thể coi đấy là định lý đảo của thuyết Mackinder.

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 205

Tầm quan trọng của cường quốc biển gắn liền với sự kiểm soát thế giới. Sau những nghiên cứu của Mahant và Spykman, G.F. Kennan đã đưa ra thuyết « ngăn chặn » – Containment – nhằm chặn đứng sự bành trướng của khu vực chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Có rất nhiều mặt trận quan trọng chứng tỏ điều này: tấm rèm sắt châu Âu, xung đột tại Viễn Đông và gần đây là tại Trung Đông.

Để kết thúc phần các trường phái địa chính trị này, tôi xin được nêu trường phái Pháp, với đặc điểm nổi bật trước tiên là phản đối trường phái Đức. Họ chỉ trích thuyết định mệnh của Ratzel và mối quan hệ giữa lãnh thổ/dân tộc cũng như sự thiên vị của trường phái địa chính trị Đức, đã bị chủ nghĩa quốc xã sử dụng. Trường phái Pháp cho rằng cần phải coi trọng Con người, nhất là trong xã hội hiện đại, nơi văn minh vượt qua cả thiên nhiên. Địa chính trị bị cấm tại Pháp cho đến tận những năm 1970; F. Braudel đề cập đến khái niệm « địa lịch sử » trong nghiên cứu của ông năm 1949.

Khái niệm này được sử dụng lại vào những năm 1970, đặc biệt là bởi Henry Kissinger, Ngoại trưởng Mỹ đồng thời là nhân vật trung tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ những năm 1960-1970. Chủ trương chính của ông là chính sách ôn hòa với Trung Quốc và Liên Xô. Ông cũng đấu tranh mạnh mẽ nhằm chấm dứt cuộc chiến ở Việt Nam, chiến tranh Kippur đồng thời có can thiệp vào vấn đề Khơ-me Đỏ ở Campuchia. Tại Pháp, hai tác giả « gạo cội » đã sử dụng lại thuật ngữ này là Yves Lacoste (người sáng lập Viện địa chính trị Pháp và tạp chí Hérodote), người được biết đến qua sự kiện ném bom vùng châu thổ sông Hồng thời kỳ chiến tranh Mỹ - Việt và Thierry de Montbrial, viện trưởng Viện quan hệ quốc tế Pháp (IFRI). Năm 2008, ông là người đã có sáng kiến tổ chức Hội nghị chính trị quốc tế thường niên - World Policy Conference.

Chiến tranh lạnh kết thúc và sau đó là sự sụp đổ của khối Liên Xô đã đánh dấu sự chuyển dịch từ cách nhìn thế giới theo lưỡng cực,

thuyết Rimland

Nguồn: Kaplan (2011).

12bản đồ

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD206

với một bên là chủ nghĩa cộng sản và bên kia là phương Tây, sang các cách tiếp cận mang tính toàn diện hơn, cởi mở hơn với các ngành khoa học khác (« kinh tế thế giới » của F. Braudel, « sự cáo chung của lịch sử » của F.  Fukuyama, « xung đột giữa các nền văn minh  » của S. Huntington, v.v.). Chẳng hạn, Samuel Huntington (1927-2008) đã đưa ra khái niệm văn minh và xác định những phân chia mới giữa các nền văn minh:

- một văn minh phương tây (Công giáo và Tin lành);

- một văn minh chính thống; - một văn minh Nam Mỹ (Công giáo nhưng

khác văn minh phương Tây);- một văn minh Hồi giáo;- một văn minh châu Phi (Vạn vật hữu linh và

Cơ đốc giáo)- một văn minh Hin-đu;- một văn minh Phật giáo (Phật giáo Mật

thừa và Tiểu thừa);- một văn minh Trung Hoa (Phật giáo Đại

thừa, Khổng giáo và Đạo giáo); - một văn minh Nhật bản (chủ yếu là Thần

đạo – Shinto).

Ba xung đột nổi lên giữa văn minh phương Tây và văn minh chính thống (Nga), phương Tây và Hồi giáo, phương Tây và Khổng giáo (Trung Quốc). Cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 càng khẳng định thêm luận cứ của Huntington, mặc dù luận cứ này vẫn bị chỉ trích về sự lẫn lộn giữa hai khái niệm văn minh và tôn giáo và rằng thực tế đã bị đơn giản hóa quá mức.

Cục diện mới của địa chính trị

Thế thượng phong của Mỹ thời kỳ sau chiến tranh đã phần nào bị đảo lộn, nguyên nhân chính là do Pháp đã có một số động thái về hạt nhân, Pháp công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1964) và tách khỏi Khối Hiệp

ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (1966), đặc biệt là thất bại của Mỹ trong cuộc chiến với Việt Nam.

Sức mạnh của chủ nghĩa Cộng sản bị lung lay do Tổng thống Tito từ chối liên kết nhằm phát triển một mô hình chính trị mới, Hiệp ước Trung – Xô bước vào giai đoạn cuối, Trung Quốc với vũ khí hạt nhân, v.v. Ngay trong khối Cộng sản, vai trò độc tôn của Liên Xô cũng đã bị suy yếu.

Ngoài ra, kinh tế toàn cầu bất ổn cũng là một đặc điểm nổi trội của tình hình thế giới: kết thúc khả năng quy đổi đồng đô la năm 1971, các cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1973 và 1979. Thế giới đa cực hơn góp phần củng cố vị trí của địa chính trị - « phân cực không gian hiện đại » (Defay, 2006).

Thế giới bị chia nhỏ:

- 51 quốc gia năm 1945, 100 quốc gia năm 1964 và ngày nay là hơn 200 quốc gia: chấm dứt thời kỳ thuộc địa (nhiều quốc gia giành độc lập, bàn thảo lại việc phân chia các khu vực biên giới có tranh chấp); sự tan rã của Liên bang Nam Tư cũ gồm một tập hợp các nước vùng Ban-căng cộng sản (Slovenia, Serbi, Albani, Montenegro); sự sụp đổ của Liên Xô (1991 với Hiệp định Minsk, thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) với 15 quốc gia thành viên, v.v.).

Thế giới lưỡng cực kết thúc khiến vai trò « siêu cường » của Mỹ quay trở lại trong giai đoạn từ những năm 1980 đến giai đoạn khủng hoảng 2007-2008.

Toàn cầu hóa bắt đầu bằng việc quốc tế hóa các doanh nghiệp và quy trình sản xuất (gia tăng các hoạt động trao đổi quốc tế kể cả trong nội bộ một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp lớn với nhau, gia tăng các

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 207

tổ chức quốc tế chính phủ hoặc phi chính phủ). Tóm lại, từ thế giới lưỡng cực đầu thế kỷ XX, sang thế giới tam cực (Mỹ/châu Âu/Nhật – Nam Hàn) vào giữa thế kỷ XX đến thế giới đa cực ngày nay. Trong thế giới đó nảy sinh nhiều chủ thể mới với sự ganh đua quyền nắm không gian – tổng doanh thu của 10 tập đoàn lớn nhất thế giới vượt quá tổng GDP của 164 nước thuộc Liên hợp quốc. Các tập đoàn này hoạt động trong ba lĩnh vực chính là năng lượng, ngân hàng-bảo hiểm và phân phối. Ví dụ: GDP của Lào thấp hơn doanh thu của tập đoàn Heinz; GDP của Campuchia thấp hơn doanh thu của tập đoàn Alstom, GDP của Việt Nam thấp hơn doanh thu của Total và GDP Thái Lan thấp hơn doanh thu của Exxon Mobil.

Đằng sau số lượng đông đảo các chủ thể mới này cũng nổi lên ganh đua. Điều này bộc lộ qua yếu tố địa điểm kinh doanh của các tập đoàn lớn - nhân tố tạo ra của cải và công ăn việc làm. Đã qua thời mà người ta nghi ngờ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thay vào đó các quốc gia còn đưa ra chính sách thu hút đầu tư nước ngoài ở giai đoạn những năm 1980.

Toàn cầu hóa kinh tế còn đi kèm với toàn cầu hóa các hoạt động « ngầm », ví dụ các đường dây buôn bán bất hợp pháp, tham nhũng, thiên đường thuế quan và đôi khi các quốc gia cũng tiếp tay trong các hoạt động đó.

Peter D. Scott, giáo sư Đại học Berkeley đồng thời là một nhà ngoại giao Canada đã chỉ ra rằng có tồn tại kết nối trong giới buôn bán ma túy trên thế giới, có sự liên quan giữa chiến lược của quân đội Mỹ với một số địa điểm buôn bán ma túy trên thế giới như Myanmar, Afghanistan, Venezuela. Ông nhấn mạnh quan hệ giữa hệ thống ngân hàng toàn cầu với doanh thu từ ma túy (« nền kinh tế ma

túy ») – Tham khảo thêm vụ bê bối năm 2012 về hoạt động rửa tiền của ngân hàng HSBC (ngân hàng này đã phải nộp phạt 1,9 tỷ USD để tránh bị truy tố hình sự !); Tham khảo báo cáo của Thượng viện Mỹ (2012): « mỗi năm, có từ 300 đến 1 triệu tỷ đô la Mỹ có nguồn gốc tội phạm được rửa, trong đó 50% tiền rửa thông qua hệ thống ngân hàng Mỹ (« ngân hàng tư nhân » - privates banks).

Ngoài buôn bán bất hợp pháp, cục diện địa chính trị thế giới còn bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa khủng bố, đặc biệt là khủng bố quốc tế, ví dụ trường hợp Al-Qaïda.

[thomas Vallée]

Như vậy ta có thể thấy toàn cầu hóa liên quan tới nhiều yếu tố: kinh tế, tài chính (vốn), con người (các luồng di cư), văn hóa, chính trị, v.v...

[Yves perraudeau]

Có thể nghiên cứu vấn đề khủng bố quốc tế từ tình hình Trung Đông. Maurice Godelier đã chỉ ra sự liên quan giữa Hồi giáo chính thống, các vương triều Ả rập Xê-út với Mỹ (trong Defay, 2006). Quan hệ giữa chính quyền Ả rập Xê-út với Mohamed Ben-al-Wahhab có từ thế kỷ XIII và kể từ đó thuyết Hồi giáo chính thống đã được áp đặt bằng ý chí chính trị vào đất nước này. Năm 1945, đất nước còn thưa dân và cần được bảo vệ: một liên minh chiến lược đã được ký kết giữa Vua Ibn Saoud và Tổng thống Roosevelt (dầu lửa đổi lấy sự bảo vệ của quân đội).

Tại Trung Đông, cục diện dân số cũng rất quan trọng: các nước đông dân và có sản xuất dầu lửa đều có chiến lược công nghiệp hóa (Iran, Irak) để tuyển dụng chính người dân nước  mình trong khi đó các nước sản xuất dầu lửa nhưng ít dân lại phải có chiến  lược

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD208

đầu tư tài chính (Koweit, Qatar, Ả rập Xê-út). Điều này cho phép ta hiểu được một số đặc điểm khác biệt giữa các nước Ả rập ngoài những khác biệt tôn giáo.

Mỹ sử dụng chủ nghĩa Wahhabi (học thuyết của Taliban, một học thuyết Hồi giáo bắt nguồn từ Ả rập Xê-út – ND.) ở Afghanistan nhằm chống lại sự xâm lấn của Liên Xô (1979). Đến từ các quốc gia khác nhau, gần 10.000 người Hồi giáo chính thống đã chiến đấu để chống lại xâm lược Nga đang tiến vào đất nước này – khái niệm quân đội Hồi giáo, được Ả rập Xê-út hết sức ủng hộ, là một khái niệm liên quan đến tôn giáo chứ không liên quan tới dân tộc. Mỹ cung cấp tài chính và vũ khí cho những người hồi giáo chính thống ở Afghanistan – Brzezinski, cố vấn an ninh dưới thời các tổng thống J. Carter, R. Reagan và G.W Bush đã viết « (…) người Liên Xô chiếm được Afghanistan thì họ sẽ có Việt Nam ». Ở đây ta thấy lại học thuyết của Mackinder và Skypman: ý đồ là ngăn chặn Liên Xô lấn sâu xuống khu vực Ấn Độ Dương. Chúng ta có thể nghiên cứu trường hợp Iran, giữa vùng biển Caspian và eo biển Ormuz, nơi Mỹ cũng đã đóng góp tài chính cho khởi nghĩa tôn giáo thay vì một cuộc khởi nghĩa nhân dân vì khởi nghĩa nhân dân có thể dẫn đến liên minh với Liên Xô.

Can thiệp của Mỹ ở Trung Đông đã tạo điều kiện để Al-Qaïda và khủng bố thánh chiến xuất hiện. Thắng lợi của Taliban cũng đã chấm dứt sự xâm lấn của Liên Xô về phía Ấn Độ Dương. Ta hiểu rõ hơn tại sao phong trào thánh chiến mang tính quốc tế: thành phần đa dân tộc của quân đội Taliban lý giải tính quốc tế của các cuộc thánh chiến ngày nay. Các chiến binh Hồi giáo khi quay trở về đất nước họ (An-giê-ri, Libi, Ma rốc, v.v...) đều chống lại những gì thuộc phương Tây (hiện đại, Thiên chúa giáo hoặc Do thái giáo) vốn

đã dần được chấp nhận tại các đất nước này, nhưng cũng không hẳn thích hợp với tinh thần đạo đức và quy tắc của Hồi giáo chính thống: đó là lý do tại sao nhiều cuộc tấn công khủng bố đã diễn ra tại các nước này. Một phần đội quân thánh chiến Taliban ở lại Afganistan vì đối với họ đất nước này không phải chịu sự kiểm soát của bất kỳ ai, kể cả của Ả rập Xê-út.

Khó có thể phân tích về khủng bố quốc tế vì nó là mối quan hệ đối đầu về tôn giáo, giữa Hồi giáo cực đoan và Hồi giáo ôn hòa, giữa Hồi giáo dòng Shiite và Sunni, là sự ganh đua về chính trị (liệu người ta có muốn làm yếu đi mối quan hệ giữa Ả rập và Mỹ?), là sự đấu tranh chống lại chủ nghĩa đế quốc (Mỹ, kinh tế), v.v...

Ở Trung Đông, để phân biệt giữa các cuộc xung đột mang tính khách quan và xung đột vì lý do chủ quan, để nhấn mạnh vai trò của các tập đoàn đa quốc gia trong tài chính quốc tế, chúng ta có thể phân tích trường hợp Iraq. Chiến tranh Irak vừa ngắn – vài tháng – lại vừa dài nếu chúng ta xét tới vấn đề rút quân của quân đội Mỹ, mới chỉ bắt đầu thực hiện từ tháng 12/2011. Có những lý do chính thức của cuộc chiến tranh này được đưa ra : đó là mối nguy khủng bố (Iraq được coi là đồng minh của Al-Qaïda); đảng Baath phải chịu trách nhiệm do chính sách của mình; vấn đề quyền con người; vấn đề có tồn tại vũ khí hủy diệt hàng loạt. Tuy nhiên, người ta cũng đặt ra câu hỏi về động cơ thực sự của việc can thiệp quân sự. Theo Peter Dale Scott, có tồn tại liên quan giữa những người thuộc đảng bảo thủ trong chính quyền Mỹ với các tập toàn dầu lửa: ví dụ tập đoàn Halliburton có Dick Cheney nằm trong ban lãnh đạo mà tại thời điểm đó, ông này vẫn thuộc chính phủ Mỹ. Có tồn tại liên quan giữa chính quyền với các tập đoàn dầu lửa lớn của Mỹ. Điều này cũng

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 209

đúng vì số tập đoàn được nhận thầu một số hạng mục của quân đội. Thậm chí ngay từ trước khi tuyên bố chiến tranh, đã có các hợp đồng thầu trong giới logistic quốc tế về việc tái thiết Iraq! Ngày nay người ta đã thấy rằng không hề tồn tại vũ khí hủy diệt hàng loạt, đó chẳng qua là có thao túng truyền thông quốc tế từ phía các nhà chính trị - G. Bush và T. Blair.

2.2.2. phân tích rủi ro xung đột

Tôi sẽ tập trung vào bốn chỉ số, sẽ bỏ qua chỉ số phát triển con người (HDI) và chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) vẫn thường hay được sử dụng.

- Chỉ số chuyển đổi Bertelsmann (BTI) là chỉ số xếp hạng 128 nước đang phát triển hoặc đang trong thời kỳ quá độ trên thế giới theo ba mảng: dân chủ, kinh tế thị trường và quản lý công. Chỉ số này cho phép tính

mức độ hội nhập thương mại quốc tế của các nước khi người ta sử dụng phương pháp tiếp cận kinh tế.

- Chỉ số Hòa bình và Bất ổn xung đột - Peace and Conflict Instability. Trung tâm phát triển quốc tế và xử lý xung đột (CIDCM) thuộc Đại học Maryland đánh giá mức độ bất ổn tiềm năng của mỗi quốc gia: tỷ lệ được tính dựa theo xác suất trung bình của 28 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), các quốc gia đươc coi là ổn định.

Trong giai đoạn 2010-2012, rủi ro bất ổn trung bình đối với khối OECD là 0.008; ở Bolivia là 0.082: tỷ lệ xác định được là 10.25 (0.082/0.008). Như vậy rủi ro bất ổn định ở Bolivia cao gấp “10” lần so với mức độ trung bình của OECD. Có năm yếu tố đã được dùng để đánh giá rủi ro: tính đồng nhất về thể chế, mức độ mở cửa kinh tế, tỷ lệ tử vong trẻ em, mức độ quân sự hóa của quốc gia đó, môi trường khu vực.

Rủi ro xung đột theo Đại học Maryland

Nguồn: lập bảng dựa theo Jacquinot (2012).

15bảng

Nhân t L nh v c Mô t

Tính ng nh t v th ch Chính tr B n ch t quan h gi a các th ch : dân ch hay chuyên ch ?

=> ít nhi u có r i ro m t n nh

m c a kinh t Kinh t Cân nh c v h i nh p kinh t th gi i c a t n c : t l m c a l n b t n ít

T l t vong tr em Kinh t xã h i Ch s v ch t l ng xã h i và phát tri n :

t ng quan gi a t l t vong tr em và b t n chính tr

M c quân s hóa An ninh R i ro theo kh n ng x y ra mâu thu n và m c quân s hóa

(= kh n ng ti p c n v khí, kh n ng v trang)

Môi tr ng khu v c

An ninh - Chính tr

Có mâu thu n khu v c láng gi ng => r i ro b t n ( nh h ng v dân t c, buôn bán lu n lách, v.v)

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD210

- Trường Đại học Heidelberg cũng là nơi nghiên cứu phân tích xung đột. Họ quan tâm tới cường độ của xung đột cũng như vai trò của mỗi chủ thể tham gia bằng cách chia nhỏ xung đột cũng như cường độ của nó rồi đánh giá theo tháng hoặc theo khu vực: xác định hai loại xung đột, xung đột kèm bạo lực và xung đột phi bạo lực; ba mức cường độ đối với loại xung đột kèm bạo lực (khủng hoảng bạo lực, chiến tranh hạn chế và chiến tranh) và hai mức cường độ đối với xung đột không kèm bạo lực. Ta có thể bổ sung vào phương pháp tiếp cận này các yếu tố như ngân sách quân sự, số lượng các phái đoàn quốc tế và chỉ số phân tán dân (tỷ lệ lưu vong-tị nạn trên tổng số dân).

Một vài ví dụ:

- Ở Bỉ, có xung đột chính trị giữa phần nước Bỉ nói tiếng Hà Lan, « phần Hà Lan », và phần Wallonie nói tiếng Pháp, « phần Pháp  ». Đó là một cuộc xung đột không vũ trang nhưng cũng gây tê liệt tình hình chính trị - xung đột cấp độ 1.

- Giữa Thái Lan và Campuchia tồn tại xung đột liên quan tới phân định biên giới lãnh thổ tại ngôi đền Preah Vihear – xung đột cấp độ 3.

- Xung đột tại Ai Cập là xung đột cấp độ 4, tại Si-ri là cấp độ 5.

- Chỉ số hòa bình toàn cầu (GPI) cho thấy mức độ hòa bình tại 153 quốc gia. Người ta tính chỉ số này dựa trên chỉ số phát triển con người (HDI) so với mức chi phí quân sự trong GDP : chỉ số càng thấp thì quốc gia đó có mức độ hòa bình cao, chỉ số càng cao thì chứng tỏ xung đột trong nước đó là cao. Những yếu tố như mức độ xung đột, tỷ lệ tội phạm, v.v... cũng có thể được sử dụng bổ sung.

Đối với trường hợp khu vực châu Á năm 2011, Việt Nam được đánh giá là quốc gia yên ổn trong khi đó Thái Lan lại là quốc gia xung đột – căng thẳng ngày càng gia tăng với Campuchia, với Malaysia, đụng độ với người dân tộc Karen và Myanmar. Chỉ số này cũng tính tới cả những căng thẳng chính trị dưới dạng xung đột nội bộ hoặc xung đột có vũ trang.

2.2.3. Rủi ro quốc gia

Rủi ro toàn cầu - Global Risks 2012

Global Risks là một cách tiếp cận định tính mới xuất hiện. Người ta thực hiện điều tra 470 chuyên gia quốc tế để thu thập quan niệm của họ về rủi ro rồi đưa ra cái nhìn tổng thể về các rủi ro theo xác suất xảy ra cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng. Từ cuộc điều tra này, người ta đã đưa ra một số loại rủi ro: mầm mống của thế giới bất công - dystopia (phát triển đảo ngược), nguy cơ về sự vô tác dụng của các biện pháp phòng ngừa, các mối nguy trên mạng (lỗi thông tin) và cả những nguy cơ vô hình (ví dụ Mùa xuân Ả rập), gen biểu sinh (biến đổi mã gen).

Quan trọng là phải làm rõ được quan hệ giữa rủi ro và các vấn đề “trung tâm” (vấn đề lớn) nảy sinh khi rủi ro xảy ra, ví dụ nếu rủi ro xảy ra thì quản lý ra sao, biến đổi khí hậu diễn ra như thế nào.

Các tổ chức xếp hạng truyền thống

Xu hướng hiện nay là đánh giá bằng phương pháp tổng thể, dựa trên thông tin tổng hợp của toàn bộ các rủi ro từ đó đưa ra thang điểm (rating) và bảng xếp hạng (ranking). Việc này do các hãng bảo hiểm-tín dụng hoặc các tổ chức xếp hạng chuyên nghiệp thực hiện – các hãng lâu đời nhất trong lĩnh vực này là Moody’s, Standard & Poors và Fitch.

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 211

Moody’s ra đời cuối thế kỷ XIX, hai hãng kia ra đời muộn hơn. Hệ thống tính điểm trên toàn thế giới là giống nhau: chỉ có các tiêu chí và cách phân nhóm tiêu chí trong hệ thống tính điểm là khác nhau. Xếp hạng cũng tương đối giống nhau : ví dụ « AAA » là mức độ tuyệt vời, « A » là tốt, « C » là mức độ nguy kịch, « D » là tồi. Các tiêu chí mang tính định lượng thường được sử dụng là: GDP, tỷ lệ tăng trưởng, tỷ lệ thất nghiệp, v.v...; các tiêu chí định tính cũng được kết hợp sử dụng gồm: mức độ quan liêu, quan hệ Nhà nước – Ngân hàng trung ương, v.v... Kết quả đánh giá thu được có thể khác nhau tùy theo từng hãng thực hiện xếp hạng. Thời kỳ đầu, các hãng này thực hiện xếp hạng doanh nghiệp – hiện nay đây vẫn là hoạt động chính – nhưng từ giữa những năm 1980, các hãng bắt đầu thực hiện xếp hạng các quốc gia. Phương pháp sử dụng vì thế cũng mang tính kinh tế vĩ mô nhiều hơn.

Ngoài những kết quả xếp hạng chất lượng tốt, các hãng cũng có thể nhầm lẫn. Một trong các hãng này gần đây đã bị các thành phố của nước Úc khởi kiện do xếp hạng sai. Các hãng không đưa ra chi tiết cách tính điểm (quyền chủ quan trong xếp hạng). Ngoài ra, do các hãng tồn tại dựa trên việc bán thông tin nên tình trạng độc quyền của họ (tư nhân) trong lĩnh vực đánh giá các quốc gia (lĩnh vực công) đã gây tranh cãi gay gắt về vai trò của các hãng đó.

Ngoài các hãng xếp hạng, còn có một số tổ chức khác cũng tham gia xếp hạng các quốc gia.

Xếp hạng Euler Hermes

Hãng Euler Hermes đứng đầu thế giới trong lĩnh vực bảo hiểm-tín dụng. Hãng thực hiện xếp hạng theo cấu trúc cổ điển dựa trên sáu mức độ (từ AA đến D). Đánh giá tổng thể về

rủi ro bao gồm cả tiêu chí về mức độ an toàn của đầu tư và thời điểm xếp hạng trong chu trình phát triển kinh tế. Điểm xếp hạng cuối cùng được đưa ra bao gồm điểm về cơ cấu kinh tế và điểm về mức độ rủi ro.

Xếp hạng Coface

COFACE đưa ra năm mức khi xếp hạng các doanh nghiệp (tín dụng, sai sót) và các dữ kiện về kinh tế vĩ mô (xếp hạng quốc gia, lĩnh vực, môi trường kinh doanh). Trong bảng xếp hạng 155 nước trên thế giới, có bảy mức xếp hạng được đưa ra, hệ thống sử dụng vẫn là « A, B, C, D » nhưng có kèm theo tiêu chí về kinh tế vĩ mô (chính trị, kinh tế, môi trường).

Xếp hạng theo lĩnh vực là một đặc thù của hãng: với một lĩnh vực bất kỳ, có 10 mức độ xếp hạng được đưa ra nhằm chi tiết hóa dữ liệu kinh tế vĩ mô tổng thể của quốc gia đó. Ngoài ra còn có đánh giá rủi ro của lĩnh vực đó trên phạm vi toàn cầu và theo từng quốc gia tính theo sự thay đổi xếp hạng (ranking) của lĩnh vực đó.

Môi trường kinh doanh liên quan tới mức độ tin cậy của các dữ liệu, tập đoàn và các yếu tố liên quan tới pháp lý, v.v... với bảy mức độ xếp hạng.

Cuối cùng, các tổ chức khác cũng đưa ra bảng xếp hạng: ví dụ Ducroire, Ngân hàng thế giới (WB – chỉ số Doing Business), OECD.

Bài tập ứng dụng: sử dụng bảng xếp hạng quốc gia để đánh giá khả năng thu lời khi đầu tư vào một chuỗi khách sạn. Bài tập liên quan tới các nước Thái Lan, Bra-xin, Tây Ban Nha, Ma-rốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Lớp học được chia thành bốn nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu một nước. Bài tập sẽ được các nhóm trình bày tại lớp vào ngày hôm sau.

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD212

ngày 2: thứ ba ngày 23 tháng 7

[Yves perraudeau]

Các bạn đã không chỉ đơn thuần sử dụng các chỉ số trong bảng xếp hạng quốc gia: đó là điều mà tôi trông đợi ở các bạn. Bài tập ứng dụng liên quan tới đầu tư vào một chuỗi khách sạn du lịch nên ta cần đặt câu hỏi: hoạt động du lịch nào? Các hoạt động đó đòi hỏi gì? Rất nhiều người trong số các bạn đã nêu ra các yếu tố vị trí địa lý, nét văn hóa địa phương, thậm chí là vị trí đó có gần sông hoặc biển không : những yếu tố đó đều liên quan tới tiêu chí về khả năng thu hút du lịch, ngay cả khi địa điểm đó nằm sâu trong đất liền.

Ngoài yếu tố về vị trí địa lý và văn hóa, có một vài yếu tố chung khác các bạn cần đưa vào, ví dụ GDP trên đầu người - cho phép ta có ý tưởng về mức độ phát triển của quốc gia đó. Tiêu chí này hàm chứa đằng sau nó mức độ chênh lệch có thể ảnh hưởng tới đầu tư – Tây Ban Nha là nước có GDP đầu người là 32.000 USD/năm, Thái Lan và Brazin là 8.000 đến 12.000 USD/năm trong khi đó Ma-rốc là dưới 5.000 USD/năm.

Mức độ chênh lệch về khả năng tiếp cận nước cũng rất lớn và tạo thành thách thức thực sự trong các năm tới đây - ở Tây Ban Nha, cạnh tranh của du lịch với nông nghiệp là rất lớn do thiếu nước, phía Bắc Ma-rốc cũng gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nước. Ngược lại, tình hình ở Thái Lan hay Bra-zin lại khả quan hơn.

Tiêu chí về mức độ ổn định chính trị cũng cần được xem xét: ổn định trong nội bộ quốc gia và tại các nước lân cận với quốc gia đó – trường hợp Ma-rốc có ổn định trong nước nhưng lại căng thẳng với các nước láng giềng như An-giê-ri hay Tây Sahara.

Ngoài ra, những tiêu chí liên quan tới môi trường cũng rất cơ bản (lũ lụt, động đất, mực nước dâng) – ví dụ trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ (động đất).

[thomas Vallée]

Các bạn cũng nên giới thiệu tổng thể tình hình thị trường du lịch trên thế giới, tình hình cạnh tranh so với các nước lân cận ra sao v.v. Tây Ban Nha xảy ra nhiều tình trạng phá sản doanh nghiệp nhưng vì thế cũng có nhiều cơ hội để mua lại các doanh nghiệp với giá rất thấp. Cuối cùng, cần thực hiện so sánh theo từng năm để nhìn thấy diễn biến các chỉ số nhằm rút ra kết luận thích đáng cho quyết định đầu tư.

[Yves perraudeau]

Để kết luận phần này, chúng ta cũng cần biết rằng từ năm 2011, Đại học Liên hợp Quốc đưa ra chỉ số rủi ro toàn cầu World Risk Index (WRI) bao gồm rủi ro môi trường, điều kiện hạ tầng, khả năng thích nghi của người dân, khả năng đối mặt. Cả bốn yếu tố trên sẽ xác định mức độ tổn thương. Để hiểu về chỉ số này, ta lấy ví dụ trường hợp một bên là Hà Lan, một bên là trường hợp Việt Nam và Campuchia : đây vốn là các quốc gia phải đối mặt với nguy cơ nước biển dâng, chỉ riêng chỉ số này cho ta biết nguy cơ gặp rủi ro và mức độ tổn thương khi rủi ro xảy ra.

2.2.4. Rủi ro và toàn cầu hóa

[phạm thị hồng hạnh]

Bài giảng của tôi đề cập mối quan hệ giữa toàn cầu hóa kinh tế và rủi ro với ba điểm chính : định nghĩa về hội nhập kinh tế; quan hệ giữa hội nhập kinh tế với bất bình đẳng thu nhập, nghèo đói và khủng hoảng; tác động của việc gia nhập WTO tới các nước

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 213

Châu Á, nhất là Việt Nam. Trong phần hai này, tôi sẽ đề cập các tác động về mặt chính trị và kinh tế của toàn cầu hóa đối với một quốc gia.

Toàn cầu hóa và rủi ro

Toàn cầu hóa là một khái niệm đa chiều : liên quan tới kinh tế, văn hóa, chính trị, con người. Khái niệm « hội nhập » có xu hướng nhấn mạnh tới khía cạnh kinh tế trong khi đó khái niệm « toàn cầu hóa » có nghĩa là hội nhập toàn cầu về chính trị, xã hội và văn hóa.

Hội nhập thương mại – hay thương mại quốc tế - được đề cập trong ba học thuyết kinh tế khác nhau: Ricardo, Hecksher-Ohlin-Samuelson (HOS) và Krugman.

- Ricardo phát triển mô hình hai quốc gia – lấy ví dụ Việt Nam và Hàn Quốc – và hai lĩnh vực: dệt may và ô tô. Trong điều kiện kinh tế đóng cửa thì chỉ tồn tại sản xuất trong nước; trong điều kiện kinh tế mở cửa, Hàn Quốc sẽ có lợi thế tuyệt đối trong hai lĩnh vực (theo học thuyết Smith). Theo học thuyết Ricardo, Việt Nam có lợi thế so sánh trong lĩnh vực dệt may và Hàn Quốc có lợi thế so sánh trong lĩnh vực ô tô. Trong trường hợp này, Hàn Quốc và Việt Nam sẽ lần lượt chuyên về lĩnh vực ô tô và dệt may. Hai nước trao đổi và sẽ cùng có lợi trong trao đổi thương mại quốc tế.

- Trong mô hình Hecksher-Ohlin-Samuelson (HOS), các yếu tố khác trong thương mại quốc tế cũng được phân tích. HOS đưa ra hàm sản xuất với ba biến : vốn (K), lao động  (L) và đất đai (T). Ví dụ: Việt Nam là nước có nguồn lao động dồi dào, Việt Nam nên chuyên về các ngành công nghiệp cần nhiều lao động, ví dụ như dệt may.

- Học thuyết kinh tế địa lý mới của P. Krugman lại không quan tâm trực tiếp tới thương mại quốc tế, nhưng nhiều nhà kinh tế học đã

sử dụng học thuyết của ông để phân tích thương mại quốc tế.

nguyễn tú

Toàn cầu hóa và sự chuyên biệt của mỗi quốc gia không phải là đặc điểm riêng của hội nhập kinh tế gần đây. Ví dụ Trung Quốc đã chuyên sản xuất tơ lụa và gốm sứ từ lâu đời và bán những mặt hàng đó tới các châu lục khác trên thế giới. Các trao đổi thương mại đó đã tồn tại từ rất lâu trước khi có khái niệm toàn cầu hóa hiện đại. Phải chăng nên nghiên cứu các hiệp định thương mại ví dụ như Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (General Agreement on Tariffs and Trade - GATT) để đề cập vấn đề toàn cầu hóa?

[phạm thị hồng hạnh]

Chúng ta không nên nhầm lẫn giữa lý thuyết và thực tế. Ở đây chúng tôi giới thiệu cơ sở lý thuyết chung, sau đó chúng tôi sẽ đề cập GATT và WTO.

[thomas Vallée]

Ta có thể lý giải sự ra đời của WTO bằng các học thuyết của Ricardo và HOS. Với học thuyết Ricardo, ý tưởng là tất cả mọi người đều có lợi khi tham gia trao đổi thương mại; theo học thuyết HOS, quy luật một giá cho rằng mỗi nước chuyên về một lĩnh vực và trao đổi thì giá các yếu tố sản xuất sẽ cân bằng, từ đó mức sống sẽ cân bằng. Trên lý thuyết, sự bất bình đẳng giữa các quốc gia sẽ giảm. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là bất bình đẳng nội bộ trong quốc gia sẽ gia tăng tùy theo việc người dân làm việc trong lĩnh vực có trao đổi thương mại quốc tế hay không. Vấn đề đặt ra là việc chuyên về một lĩnh vực sản xuất cũng dao động theo mức cầu trên thị trường quốc tế, có những thời điểm việc chuyện về mặt hàng này diễn ra tốt và đúng

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD214

hướng nhưng cũng có những thời điểm việc này không phù hợp – ví dụ đối với các mặt hàng nhu yếu phẩm.

[Yves perraudeau]

Trường hợp này chính là khái niệm không trung lập theo thời gian của chuyên biệt hóa, có liên quan tới sự phát triển của công nghệ.

[phạm thị hồng hạnh]

Làm thế nào để đo mức độ mở cửa thương mại của một quốc gia? Cần xác định hai nhóm chỉ số : chỉ số « theo lý thuyết » (« de jure ») và nhóm chỉ số « theo thực tế » (« de facto »)

Một trong các chỉ số đúng trên lý thuyết, được sử dụng trong tất cả các nghiên cứu thực nghiệm là chỉ số SW – do Sachs và Warner phát triển năm 1995. Chỉ số này dử dụng một biến số tuyến tính: « 0 » nếu kinh tế đóng cửa, « 1 » kinh tế mở cửa. 0 là trường hợp cực đoan

(ví dụ Bắc Triều Tiên). Để xây dựng chỉ số này, người ta sử dụng năm tiêu chí:

- thuế trung bình trên 40%;- hàng rào phi thuế quan áp dụng tới trên

40% các trao đổi thương mại;- tỉ giá hối đoái trên thị trường đen thấp hơn

20% so với tỉ giá hối đoái chính thức trung bình thời kỳ 1970 – 1980;

- nhà nước độc quyền trong các ngành xuất khẩu chính;

- hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Chỉ số trên thực tế (de facto) thường được sử dụng nhất là Trade Openness Indicator được tính bằng tỷ lệ giữa tổng xuất nhập khẩu trên GDP.

Exports+Imports/GDP (%)

Biểu đồ này biểu diễn tỉ trọng xuất khẩu trong GDP.

Sự tăng trưởng khối lượng trao đổi hàng hóa trên thế giới và gDp, 2000-2011

(Annual Percentage Change)

Nguồn: Ban thư ký WTO.

26biểu đồ

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 215

Từ năm 2008, tất cả các nước đều bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khởi nguồn tại Mỹ. Người ta thấy rằng

xuất khẩu đóng vai trò quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế thế giới.

Ta cũng có thể đo độ mở cửa của một nền kinh tế bằng số lượng các hiệp định thương mại song phương ký giữa các nước, giữa một khu vực với các khu vực còn lại trên thế giới.

Sơ đồ trên đây tóm tắt các hiệp định thương mại giữa các tiểu khu vực tại châu Á-Thái Bình Dương. Mức độ hội nhập mạnh.

« hội chứng bát mì » của hiệp định thương mại song phương trong khu vực Châu Á-thái bình Dương

Nguồn: lấy từ Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương (CESAP).

21Sơ đồ

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD216

Ta thấy rõ từ 1995 đến 2005, diễn ra sự thay đổi cơ cấu các luồng thương mại trên thế giới – ví dụ từ Nhật Bản đến Trung Quốc. Trên thực tế, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại quốc tế (xuất, nhập khẩu) tại tất cả các khu vực trên thế giới.

Một yếu tố khác nữa của mở cửa kinh tế là mở cửa tài chính, khái niệm này được phát triển trong ba học thuyết của Schumpeter năm 1911, Robinson năm 1952, McKinnon và Shaw năm 1973. Cả ba học thuyết đều tập trung vào tầm quan trọng của hệ thống tài chính trong tăng trưởng kinh tế. Theo Schumpeter, quan hệ giữa tài chính và tăng trưởng kinh tế phải thông qua các tiến bộ kỹ thuật: tài chính là bắt nguồn của tiến bộ kỹ thuật, tiến bộ kỹ thuật lại thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Robinson lại lý giải mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và sự phát triển tài chính theo chiều ngược lại: một khi quốc gia đạt được một mức độ tăng trưởng nhất định nào đó thì sẽ nảy sinh nhu cầu về dịch vụ tài chính. Hai học thuyết trên đều nhấn mạnh mối quan hệ hai chiều giữa tài chính và tăng trưởng kinh tế. Cuối cùng, học thuyết của McKinnon và Shaw trùng hợp với trường

phái tự do hóa tài chính: khi lãi suất thực cao sẽ có tác động tích cực tới tiết kiệm trong dân và đầu tư, từ đó sẽ tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế về lâu dài. Tự do hóa tài chính kéo theo thả nổi lãi suất trên thị trường nội địa và toàn cầu hóa tài chính chính là tự do hóa lãi suất, tự do hóa dịch chuyển vốn và tự do hóa hệ thống tỉ giá hối đoái (hệ thống tỉ giá hối đoái thả nổi)

Chỉ số theo lý thuyết (de jure) do Chinn và Ito phát triển năm 2008 là KAOPEN Index. Chỉ số này được xác định cho khoảng 180 quốc gia, có thể tra cứu cơ sở dữ liệu này miễn phí. Giá trị này được tính dựa trên bốn biến số chính:

- tồn tại nhiều chế độ tỉ giá hối đoái. Một doanh nghiệp xuất khẩu áp dụng tỉ giá hối đoái khác so với một doanh nghiệp nhập khẩu; tỉ giá hối đoái dùng cho hàng hóa khác tỉ giá hối đoái áp dụng cho dịch vụ;

- có những ràng buộc trong giao dịch của tài khoản vãng lai;

- có hạn chế trong giao dịch vốn;- có sự kiểm soát của nhà nước đối với lãi của

các doanh nghiệp xuất khẩu.

Sự thay đổi cơ cấu trong thương mại châu Á

Nguồn: Ngân hàng Phát triển châu Á .

22Sơ đồ

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 217

Lấy ví dụ năm 2011, chỉ số mở cửa hội nhập tài chính của Việt Nam là 0,7, của Trung Quốc là 0,6. Giá trị này càng cao, độ mở cửa của quốc gia đó càng lớn.

Chỉ số mở cửa tài chính thứ hai được hai nhà kinh tế học là Abiad và Mody đưa ra năm 2005. Chỉ số này ít được sử dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm. Giá trị của nó dao động từ 0 (đóng cửa hoàn toàn) tới 18 (mở cửa hoàn toàn về mặt tài chính) – không một quốc gia nào trên thế giới đạt một trong hai giá trị ở hai cực nêu trên.

Liên quan tới các chỉ số thực tế (de facto), Lane và Milesi-Ferriti (2008) đã đo mức độ hội nhập bằng tổng giá trị tài sản và tài sản nước ngoài chia cho GDP quốc gia. Một chỉ số khác là tỷ lệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với GDP. Người ta phân biệt FDI theo chiều ngang (ví dụ một doanh nghiệp Pháp đến đặt chi nhánh sản xuất tại Việt Nam, sản xuất xe máy rồi xuất khẩu xe máy sang các nước khác) và FDI theo chiều dọc (ví dụ doanh nghiệp Pháp đặt chi nhánh sản xuất tại Việt Nam, sản xuất và bán sản phẩm tại thị trường Việt Nam).

Biểu đồ dưới đây nêu rõ tình hình FDI trên thế giới.

Biểu đồ cho thấy bảng xếp hạng 200 nước trên thế giới chia làm bốn nhóm – quốc gia đang phát triển, quốc gia đang quá độ, quốc gia phát triển và quốc gia mới nổi. Từ một vài năm trở lại đây, số quốc gia phát triển và đang

phát triển là bằng nhau: các nước đang phát triển trở thành điểm đến quan trọng của FDI. Ta cũng có thể quan sát phân bố FDI theo lĩnh vực.

Dòng FDi, trên thế giới và theo nhóm kinh tế, 1995-2011

(Billions of dollars)

Nguồn: Hội nghị Liên Hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD).

27biểu đồ

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD218

Trên thực tế, người ta phân biệt FDI “sát nhập và mua lại” (« Merger and Acquisition » - M&As) và FDI “đầu tư mới” (« Greenfield »). Vậy sự khác nhau là gì? Ta lấy ví dụ về FDI M&As. Năm 2007, do khủng hoảng nên một doanh nghiệp « A » của Việt Nam bị phá sản và được một doanh nghiệp Pháp mua lại: ban lãnh đạo doanh nghiệp thay đổi nhưng sản phẩm cũng như cơ sở sản xuất của doanh nghiệp vẫn như cũ. Đối với FDI « Greenfield »: năm 2007, doanh nghiệp Canon của Nhật quyết định lập chi nhánh sản xuất ở Việt Nam: như vậy doanh nghiệp vẫn là doanh nghiệp cũ nhưng nơi sản xuất thay đổi.

udom Kom

Vậy định nghĩa FDI như thế nào? Có phải chỉ các doanh nghiệp nước ngoài mới đầu tư?

[phạm thị hồng hạnh]

Đó là đầu tư trực tiếp của các tập đoàn nước ngoài đến đầu tư vốn và đặt chi nhánh tại các quốc gia khác. Ngược lại với đầu tư theo danh mục (portfolio) là nhà đầu tư mua và nắm cổ phần của các doanh nghiệp.

Đối với FDI, người ta còn sử dụng chỉ số công ty xuyên quốc gia « Transnational Cooperation » trong xếp hạng các nước.

giá trị các FDi “sát nhập và mua lại” xuyên biên giới và FDi đầu tư mới trên toàn cầu, 2007-2011

Nguồn: UNCTAD (www.fDimarkets.com).

28biểu đồ

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 219

nguyễn trí thông

Sự khác nhau giữa công ty xuyên quốc gia (« Transnational Cooperation ») và công ty đa quốc gia (« Multinational Cooperation »)?

[thomas Vallée]

Đơn giản, một tập đoàn đa quốc gia (Multinational Cooperation) là một doanh nghiệp có chi nhánh tại nước ngoài. Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) đã đưa ra chỉ số về mức độ xuyên quốc gia. Có ba tiêu chí được sử dụng để đánh giá một tập đoàn xuyên quốc gia (Transnational Cooperation): tỷ lệ doanh thu thực hiện tại nước ngoài, số lượng nhân viên tại các chi nhánh nước ngoài và phần vốn nằm ngoài lãnh thổ quốc gia có tập đoàn đó.

udom Kom

Có thể coi một doanh nghiệp là xuyên quốc gia nếu doanh nghiệp đó chỉ có các chi nhánh ở nước ngoài?

[thomas Vallée]

Câu hỏi này liên quan tới vấn đề là các chi nhánh đó thuộc vào đâu? Sở hữu từ 10% đến 50% vốn thì khó có thể nói chi nhánh đó thuộc về doanh nghiệp nào – ví dụ trường hợp liên doanh. Khi đó các chi nhánh không thuộc về một công ty mẹ nào mà các chi nhánh đó kết nối với nhau.

[phạm thị hồng hạnh]

Làm thế nào để đo lường được góc độ xã hội và chính trị của toàn cầu hóa? KOF là một chỉ số chung cho phép đo mức độ hội nhập của một quốc gia.

tốp những nền kinh tế chủ trì trong tương lai của các công ty xuyên quốc gia năm 2012-2014

(Percentage of respondents selecting economy as a top destination)

Nguồn: Điều tra của UNCTAD (dựa trên câu trả lời của 174 công ty).

29biểu đồ

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD220

Chỉ số KOF bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau của toàn cầu hóa: kinh tế, xã hội và chính trị. Trong đó, thành phần kinh tế chiếm 36%, xã hội chiếm 37% và chính trị chiếm 27%. Ví dụ, năm 2012, bảng xếp hạng các

nước cho thấy các nước phát triển chiếm vị trí đầu bảng. Singapore đứng đầu về mặt kinh tế nhưng xét về mặt xã hội và chính trị, quốc đảo này chỉ đứng thứ 5.

Chỉ số KOF

Nguồn: Dreher et al., 2008.

16bảng

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 221

Toàn cầu hóa và bất bình đẳng thu nhập

Ta hãy cùng nghiên cứu vài chỉ số dùng để đo mức độ bất bình đẳng về thu nhập.

- Hàm phân phối.

Người ta xếp thứ tự người dân theo mức thu nhập theo trật tự tăng dần. Nhóm năm là năm người dân đầu tiên ; nhóm hai là hai người dân đầu tiên. Đối với nhóm đầu, ta có

thể nói năm người dân đầu tiên sở hữu 5% tổng thu nhập; năm người dân giàu nhất sở hữu 51%. Ngược lại, năm người dân nghèo nhất chỉ sở hữu 5% tổng thu nhập.

Đặc trưng quy mô phân phối thu nhập cá nhân tại các nước đang phát triển theo cổ phần lợi tức – nhóm 5 và nhóm 10

Nguồn: Todaro và Smith, 2011.

17bảng

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD222

- Đường cong Lorenz.

Trên biểu đồ này ta thấy, phía bên phải là bình đẳng tuyệt đối. Một quốc gia càng nằm xa đường đồ thị này thì càng có nhiều bất bình đẳng trong thu nhập.

- Hệ số Gini.

Đường cong Lorenz

Đánh giá hệ số gini

Nguồn: Todaro và Smith, 2011.

Nguồn: Todaro và Smith, 2011.

30

31

biểu đồ

biểu đồ

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 223

Hệ số này được xây dựng từ đường đồ thị Lorenz: người ta phân chia giữa phần A và các phần (BCD).

- Cuối cùng, người ta đo mức độ bất bình đẳng thu nhập bằng phương pháp hàm phân phối thu nhập. Để sản xuất của cải hoặc dịch vụ, luôn cần ba yếu tố sản xuất:

vốn (lãi), lao động (lương) và đất đai (tiền thuê). Trong trường hợp này, ta sẽ quan tâm tới phân phối thu nhập trong một xã hội theo các yếu tố sản xuất.

Chúng ta hãy cùng nghiên cứu sự biến đổi của bất bình đẳng thu nhập trên thế giới.

Chỉ số « Within inequality » đo mức độ bất bình đẳng trong một quốc gia, chỉ số « Between inequality » đo bất bình đẳng thu nhập giữa các quốc gia và chỉ số « Global inequality » đo mức độ bất bình đẳng thu nhập trung bình tính theo đầu người trên toàn thế giới. Biểu đồ này cho thấy sự thay đổi của ba thước đo bất bình đẳng thu nhập khác nhau. Từ những năm 1990, bất bình đẳng thu nhập đã có xu hướng giảm. Xu hướng này có thể được lý giải là nhờ vào nỗ lực của các nước đang phát triển, nhất là Trung Quốc và Ấn Độ trong việc xóa bỏ bất bình đẳng và xóa đói giảm nghèo.

Vậy mối quan hệ giữa thương mại thế giới và bất bình đẳng thì sao? Liệu có thể phân tích quan hệ giữa thương mại và chỉ số Gini? Rất nhiều các nghiên cứu lý thuyết cũng như nghiên cứu thực nghiệm đã nhấn mạnh sự nhập nhằng trong mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và bất bình đẳng thu nhập.

Toàn cầu hóa và nghèo đói

Nghèo đói có thể đo được về mặt kinh tế.

Cần phân biệt nghèo cùng cực và nghèo tương đối. Khái niệm đầu tiên được sử dụng trong các nước đang phát triển, các nước «  nghèo », trong khi khái niệm thứ hai liên

bất bình đẳng ở các cấp độ khác nhau. bất bình đẳng trong một quốc gia, bất bình đẳng thu nhập giữa các quốc gia, bất bình đẳng toàn cầu

Nguồn: Báo cáo Phát triển Thế giới 2006.

32biểu đồ

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD224

quan chủ yếu tới các nước phát triển. Nghèo cùng cực được Ngân hàng thế giới định nghĩa là tình trạng người ta phải sống với mức dưới 1$/một ngày – cũng có các ngưỡng khác là 1,25$, 1,50$ và 2$. Nghèo tương đối được xác định theo mức thu nhập bình quân đầu người của một quốc gia – nếu một người dân

có thu nhập thấp hơn thu nhập trung bình đầu người một số phần trăm nhất định nào đó (ví dụ 50%) thì người đó gọi là sống trong nghèo đói.

Đối với nghèo cùng cực, chỉ số « Total Poverty Gap » được tính như sau:

Đo lường chỉ số nghèo cùng cực13Khung

- Chỉ số tỷ lệ nghèo (Headcount Index): H/N- Trong đó H là số người nghèo và N là tổng số dân trong nền kinh tế.

- Total poverty gap: - Trong đó Yp là chuẩn nghèo tuyệt đối và Yi là thu nhập của người nghèo nhất.

Đo lường tổng khoảng đói nghèo

Nguồn: Todaro và Smith, 2011.

33biểu đồ

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 225

Nghèo đói không phải chỉ liên quan tới kinh tế, nó còn bao hàm cả các khía cạnh về xã hội và con người. Chỉ số nghèo đa chiều (MPI) được tính toán dựa trên giá trị trung bình của ba yếu tố: y tế, giáo dục và kinh tế.

Số dân sống trong cảnh nghèo cùng cực phần lớn thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương, nhưng sự thay đổi tỷ lệ dân nghèo cho thấy khu vực này đã giảm được đáng kể số người nghèo cùng cực.

Mối quan hệ không rõ ràng giữa thương mại thế giới và nghèo đói: mối quan hệ đó có thể

tồn tại, có thể không tồn tại và đôi khi là một mối quan hệ không thể xác định (Cashin et al., 2001; Sala-I-Martin, 2006; Ravallion, 2007).

Toàn cầu hóa tài chính và bất bình đẳng thu nhập

Học thuyết về tăng trưởng nội tại cho phép lý giải quan hệ giữa toàn cầu hóa và bất bình đẳng thu nhập (Aghion-Howitt, 1992). Các tác giả đã chỉ ra rằng động cơ của tăng trưởng kinh tế là tiến bộ kỹ thuật. Kênh đầu tư quan trọng nhất là FDI; dòng vốn dưới dạng công nghệ mới là động lực cho tăng trưởng.

Tồn tại một giai đoạn quá độ trong chuyển giao công nghệ mới giữa hai quốc gia. Ví dụ trong biểu đồ trên đây: từ điểm “A” trở đi, công nghệ mới được chuyển giao hoàn toàn vào quốc gia Z và nền kinh tế nước này được phân chia thành hai lĩnh vực: một lĩnh vực sử dụng lao động tay nghề cao để áp dụng công nghệ mới và một lĩnh vực sử dụng lao động không có tay nghề. Từ điểm A, thu nhập của

những lao động có tay nghề cao trở thành « Ws » trong khi đó thu nhập của người không có tay nghề là « Wu ». Bất bình đẳng thu nhập xuất hiện trên thị trường lao động. Hội nhập tài chính, được đo bằng dòng FDI vào một quốc gia, có thể ảnh hưởng tới phân phối thu nhập ở các nước đang phát triển thông qua kênh chuyển giao công nghệ.

Lao động có tay nghề và lao động không có tay nghề trong quá độ trong chuyển giao công nghệ mới

Nguồn: lấy từ Aghion et al (2002).

34biểu đồ

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD226

Giảng viên nhắc lại về bài tham luận của Adrian Pop tại phiên toàn thể về “Mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và khủng hoảng tài chính” cũng như các nghiên cứu tiến hành mới đây về tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO (Cling et al., 2009 ; Phạm, 2011).

Buổi học kết thúc bằng một bài tập ứng dụng về quan hệ giữa thương mại quốc tế với bất bình đẳng thu nhập. Ngân hàng thế giới phân biệt năm nhóm quốc gia xét theo mức độ thu nhập : quốc gia thu nhập thấp, quốc gia thu nhập trung bình (cận dưới), quốc gia thu nhập trung bình (cận trên), quốc gia thu nhập cao không thuộc OECD (thường là các nước sản xuất hydrô cácbua) và quốc gia thu nhập cao thuộc OECD. Việt Nam là nước thuộc nhóm quốc gia thu nhập trung bình cận dưới, Trung Quốc thuộc nhóm quốc gia thu nhập trung bình cận trên. Lớp học được chia nhóm để thực hiện bài tập: đánh giá quan hệ, thông qua thống kê, giữa thương mại quốc tế (xuất, nhập khẩu) với bất bình đẳng thu nhập (hệ số Gini, chỉ số Kaopen). Dữ liệu có thể lấy từ nguồn Website World Development Indicator.

ngày 3, thứ tư ngày 24 tháng 7

2.2.5. Điều tiết tài chính, khả năng chi trả và rủi ro tín dụng

Quy định đảm bảo an toàn

[Adrian pop]

Lịch sử các cuộc khủng hoảng mới đây cho thấy một giai đoạn yên ổn từ 1935 đến 1975, kể từ sau đó là các cuộc khủng hoảng liên tiếp xảy ra, cả khủng hoảng hệ thống và khủng hoảng không hệ thống. Theo các nghiên cứu do Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế thực hiện, hơn 90 nước trên thế giới đã bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng. Chi phí giải quyết khủng hoảng bao gồm việc bơm tiền vào ngân sách nhà nước, các gói giải cứu, bảo hiểm ngân hàng, bảo hiểm người cho vay và người vay, v.v. Ví dụ minh họa: Mỹ đã trải qua cuộc khủng hoảng ngân hàng nghiêm trọng vào cuối những năm 1980 và đã tiêu tốn mất 150 tỉ USD; khủng hoảng của ngân hàng Crédit Lyonnais ở Pháp hồi đầu những năm 80 cũng đã làm Pháp tiêu tốn 75 tỉ USD – tức là khoảng 1.000 euros/người. Có rất nhiều tranh cãi liên quan tới việc ước tính mức chi phí để giải quyết khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn (subprimes), điều hiển nhiên là mức chi phí để giải quyết khủng hoảng ngân hàng và tài chính so với GDP là rất lớn: ví dụ ở Arghentina, hơn 40% GDP cả nước đã bay hơi khi đất nước này trải qua khủng hoảng diễn ra từ 1998 đến 2002 tại đây. Mục đích của điều tiết tài chính là nhằm hạn chế xác suất xảy ra khủng hoảng và tác động của chúng lên tăng trưởng kinh tế.

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 227

Mỹ sẽ thuộc nhóm 1 – « Khủng hoảng ngân hàng hệ thống » - nếu ta xét các dữ liệu mới

nhất và xét cả khủng hoảng nợ dưới chuẩn (subprimes) năm 2007.

tính chất dễ lây lan của khủng hoảng ngân hàng trên bản đồ thế giới (sau-1975)

Crises bancaires systémiques Crises bancaires non systémiques Absence de crises bancaires Informations insuffisantes

Nguồn: Lindgren et al. (1996) và Rochet (2008).

13bản đồ

Số lượng ngân hàng phá sản tại Mỹ (1934-2010)

Nguồn: Pennacchi (2009) và FDIC dữ liệu về các ngân hàng phá sản (www.fdic.gov)

35biểu đồ

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD228

Nếu như ở thập kỷ 1980, phá sản ngân hàng thường chỉ xảy ra với các thể chế nhỏ (ví dụ các quỹ tiết kiệm cấp vùng) thì ở giai đoạn 2007-2010 hoặc giai đoạn Đại suy thoái thời những năm 1930, phá sản ngân hàng ít xảy ra hơn nhưng lại có quy mô lớn hơn. Vì vậy, tác động của chúng trầm trọng hơn nhiều.

Phần lớn các đợt suy thoái đều bắt đầu từ khủng hoảng tài chính, ngân hàng hoặc khủng hoảng tỉ giá. Khủng hoảng càng trầm trọng, tác động tới tăng trưởng kinh tế càng lớn.

Để ngăn chặn khủng hoảng, chính phủ các nước đều thiết lập các quy định an toàn nhằm đề phòng và đảm bảo sự ổn định cho hệ thống tài chính. Một hệ thống được gọi là ổn định khi nó có thể vượt qua được các cú sốc (kinh tế vĩ mô, khủng hoảng hệ thống, suy thoái hay khủng hoảng từng lĩnh vực, v.v...). Từ khi xảy ra khủng hoảng nợ dưới chuẩn (subprimes), người ta phân biệt các quy định an toàn tầm vi mô (micro-prudentielle) – tức là đảm bảo rằng mỗi thể chế cấu thành lên toàn bộ hệ thống tài chính đều lành mạnh

và giữ được khả năng thanh toán – và quy định an toàn vĩ mô (macro-prudentielle) – để đảm bảo toàn bộ hệ thống tài chính ổn định và chống lại được các đợt sốc. Giữa hai dạng thức đảm bảo an toàn nêu trên, còn phải kể đến chức năng Người cho vay cuối cùng, thường do Ngân hàng trung ương đảm trách. Trong trường hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán, một ngân hàng thương mại có thể cầu viện đến Ngân hàng trung ương để vay khẩn cấp nhằm giải quyết khủng hoảng lòng tin.

Mối quan hệ giữa mức độ nghiêm trọng của khủng hoảng tài chính và sự thay đổi tăng trưởng gDp

Nguồn: Cecchetti và Schoenholtz (2011).

36biểu đồ

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 229

Hai học viên trong lớp giới thiệu đặc thù thị trường Việt Nam – thị trường liên ngân hàng ít phát triển, ngân hàng nhà nước có trách nhiệm giám sát các ngân hàng thương mại. Các học viên cũng nêu trường hợp ngân hàng ACB. Khi gặp bê bối, ngân hàng này cũng phải đối mặt với việc người dân ồ ạt đòi rút tiền – trong trường hợp này, ngân hàng nhà nước đã thực sự quản lý được cuộc khủng hoảng lòng tin này.

Ngân hàng thường được xem như các thể chế khá mong manh và thường xuyên gặp khủng hoảng lòng tin. Các học thuyết đã phân biệt giữa khái niệm đổ xô tới ngân hàng -  « Bank Runs  » - khi sự hoảng sợ của người dân chỉ ảnh hưởng tới một ngân hàng – và khái niệm hoảng sợ ngân hàng - « Bank Panics » – xuất hiện khi nhiều thể chế tài chính cùng lúc phải đối mặt với khủng hoảng lòng tin. Học thuyết hay và thực tế nhất giải thích đổ xô tới ngân hàng như một hiện tượng lý trí là học thuyết của Diamond và Dynbvig (1983). Mô hình do họ phát triển dựa trên ba giả thuyết cơ bản:

- tồn tại sự bất đối xứng về thông tin giữa những người gửi tiền và ngân hàng – người gửi tiền chỉ biết một cách rất phiến diện về chất lượng các khoản nợ của ngân hàng và không hề biết bản thân ngân hàng có vững mạnh hay không;

- khi các ngân hàng vội vàng bán tài sản và giá trị thu được thấp hơn giá trị tài sản trên danh nghĩa (trên sổ sách kế toán) của họ;

- ngân hàng áp dụng nguyên tắc « người đến trước được phục vụ trước » đối với những người rút tiền – nguyên tắc này còn gọi là biện pháp chi trả theo đợt. Khi người gửi tiền cùng lúc đến yêu cầu rút tiền gửi

của họ, số tiền mà họ có thể rút được phụ thuộc và chất lượng danh mục tài sản Có của ngân hàng và vào vị trí của họ trong dòng người đang xếp hàng trước quầy: người nào chẳng may đứng cuối hàng có nhiều nguy cơ sẽ không rút được tiền.

Mô hình kinh tế vi mô thiếu vắng điều kiện đảm bảo an toàn, đăc biệt là bảo hiểm tiền gửi nhưng ít ra nó cho phép có thể lý giải một cách hợp lý hành vi hoảng loạn có thể quan sát được khi diễn ra khủng hoảng khả năng thanh toán. Suy cho cùng, hành vi hoảng loạn ngân hàng không có lý do chính đáng như ban đầu người ta tưởng (xem ảnh trang sau: Hoảng sợ tại Wall Street, New York, thứ Năm ngày 14/05/1884).

Thời kỳ khi bảo hiểm tiền gửi chưa tồn tại, các cuộc khủng hoảng lòng tin diễn ra thường xuyên và khá trầm trọng. Việc khách hàng rút tiền hàng loạt là nguyên nhân chính dẫn tới phá sản ngân hàng.

Rủi ro thanh khoản có thể ảnh hưởng tới cả các ngân hàng có mô hình hoạt động lành mạnh, có đủ vốn chủ sở hữu vì các ngân hàng đó phải đối mặt với tin đồn: khủng hoảng khả năng thanh toán có thể xảy ra do các yếu tố ngoại lai, không liên quan gì tới các ngân hàng (tin đồn, tin xấu, v.v...). Diamond và Dynbvig (1983) còn đề cập nguy cơ « vết đen mặt trời » - một người gửi tiền thấy một vết đen mặt trời vội vàng tới ngân hàng rút tiền vì ông ta sợ « ngày tận thế » đang đến gần, những người gửi tiền khác cũng làm theo ông ta mà không tìm hiểu lý do thực sự (xem ảnh trang sau: Đổ xô tới các quầy tại ngân hàng Northern Rock, London, 14/09/2007).

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD230

hoảng sợ tại Wall Street (new York, thứ năm ngày 14/05/1884)

Đổ xô tới trước các quầy tại ngân hàng northern Rock (London, 14/09/2007)

Nguồn: Gorton (2010).

Nguồn: Wilson (2008).

2

28

hình

ảnh

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 231

Tạo quỹ bảo đảm tiền gửi, thường do nhà nước quản lý, cho phép giữ được lòng tin của người gửi: hệ thống này đảm bảo rằng mọi người gửi tiền đều được hoàn lại một mức trần hợp lý nào đó (70.000  € tại Châu Âu và 50 triệu đồng ở Việt Nam) cho dù ngân hàng có gặp bất cứ chuyện gì (mất khả năng thanh khoản, phá sản, không có khả năng chi

trả,  v.v.). Hệ thống bảo hiểm tiền gửi chính thức đầu tiên được thành lập tại Mỹ ngay sau thời Đại suy thoái ở những năm 30. Từ đó, số lượng ngân hàng phá sản ở Mỹ đã giảm mạnh – trung bình khoảng 15 vụ mỗi năm. Con số này nhìn có vẻ cao nhưng vốn hệ thống ngân hàng Mỹ có tới 10.000 ngân hàng khác nhau.

Hệ thống bảo hiểm tiền gửi đã rất thành công và được nhân rộng tại nhiều nước, gồm cả các nước phát triển và đang phát triển. Việt Nam hiện nay cũng có hệ thống bảo hiểm tiền gửi công khai và hoạt động tốt. Campuchia hiện nay chưa thống nhất được cơ chế bảo hiểm tiền gửi do việc dùng đồng đô la trong nước còn rất cao. Trong chương trình cải cách tài chính dài hạn, chính phủ Campuchia dự tính việc thành lập một hệ thống bảo hiểm tiền gửi vào năm 2015.

Nguyên tắc hoạt động của quỹ bảo hiểm tiền gửi như thế nào? Tại đa số các nước, Quỹ hoạt động nhờ ngân sách do các ngân hàng ngoại thương rót mỗi năm từ một đến hai lần dưới dạng « phí bảo hiểm ». Về lý thuyết, phí này phụ thuộc vào mức độ rủi ro cũng như tổng số tiền gửi tại ngân hàng: thường một ngân hàng phải nộp phí cao nếu hoạt động của ngân hàng đó có rủi ro cao hoặc hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi.

Đưa vào thực hiện bảo hiểm tiền gửi công khai trên thế giới

Nguồn: Demirgüç-Kunt et al. (2001).

37biểu đồ

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD232

Điều gì xảy trong trường hợp « rủi ro » diễn ra, nói cách khác khi một ngân hàng không còn khả năng chi trả nữa? Khi ngân hàng gặp khó khăn trong việc chi trả, có hai phương pháp được áp dụng:

- đền bù: trong trường hợp này, khi ngân hàng bị phá sản thì tài sản được thanh lý. Trong vòng vài ngày hoặc vài tuần sau khi ngân hàng phá sản, quỹ bảo hiểm sẽ đền bù cho toàn bộ khách gửi tiền bằng mức trần quy định. Sau đó, quỹ sẽ thực hiện thủ tục thanh lý. Trong trường hợp này, Quỹ bảo hiểm trở thành chủ nợ vì nó được thế quyền của người gửi tiền. Quỹ có thể thu hồi lại một phần tiền mình đã phải chi bảo hiểm khi kết thúc thủ tục thanh lý và có quyền có tiếng nói trong thanh lý. Phương pháp này có thể gọi là tàn bạo và có thể kéo dài nhiều năm.

- hỗ trợ: nguyên tắc trong trường hợp này là tìm người mua nợ, tức là một ngân hàng có tài chính lành mạnh chấp nhận đứng ra quản lý toàn bộ tài sản của ngân hàng bị phá sản, đang trong tình trạng tồi tệ, cũng như chấp nhận gánh toàn bộ các khoản nợ người gửi tiền của ngân hàng kia. Phương pháp này ít tàn bạo hơn phương pháp trước và lại được hỗ trợ bởi các chính sách

khuyến khích của nhà nước (trợ cấp, vay với lãi suất ưu đãi, làm lành mạnh hóa ngân hàng đang gặp khó khăn trước khi tổ chức lại ngân hàng, v.v...).

Trong trường hợp không tồn tại hệ thống bảo hiểm tiền gửi công khai, ngân hàng trung ương có thể đóng vai trò là người cho vay cuối cùng và cho ngân hàng đang gặp khó khăn vay. Nhà nước có thể quốc hữu hóa tạm thời các ngân hàng đang gặp khó khăn. Đối với các trường hợp đặc biệt, có thể gọi đó là quỹ bảo hiểm ngầm (không công khai) vì người gửi không bị mất tiền.

Khả năng thanh toán của ngân hàng và mô hình hóa rủi ro tín dụng

Nhìn từ xa, chức năng quan trọng nhất của vốn chủ sở hữu ngân hàng là « tấm đệm thấm » các thiệt hại liên quan tới hoạt động thường ngày của ngân hàng. Vốn hay vốn chủ sở hữu (hai khái niệm này ở đây được dùng tương đương) có khả năng kỳ diệu là hấp thụ thua lỗ mà vẫn cho phép ngân hàng có thể tiếp tục hoạt động.

Ta hãy biểu diễn bảng cân đối kế toán đã đơn giản hóa của một ngân hàng như sau:

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 233

Một cú sốc suy thoái bộc lộ qua việc tăng tỷ lệ nợ xấu hoặc mất giá danh mục tài sản Có của ngân hàng. Việc mất giá đó có thể được bù

đắp nếu ngân hàng có đủ vốn và các nguồn thường xuyên.

bảng cân đối kế toán đã đơn giản hóa (1)

bảng cân đối kế toán đã đơn giản hóa (2)

Nguồn: tác giả.

Nguồn: tác giả.

18

19

bảng

bảng

$35

$15

$10

-$20

$60 $60

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD234

Nếu ngân hàng bị ảnh hưởng bởi một cú sốc kinh tế vĩ mô và vốn chủ sở hữu không đủ lớn thì ngân hàng có thể tuyên bố tài sản âm (được định nghĩa là chênh lệch giữa giá trị tài sản tính theo giá thị trường và tổng nợ của ngân hàng). Điều đó có nghĩa là ngân hàng mất khả năng chi trả về mặt kinh tế. Nếu tài sản ròng là dương, giá trị tài sản đủ để ngân hàng trả tất cả các khoản nợ thì ngân hàng được gọi là có khả năng thanh toán về mặt kinh tế: ngân hàng có đủ tài sản để trả các khoản vay ngắn hạn và dài hạn.

Như vậy, vốn có thể được định nghĩa là chênh lệch giữa giá thị trường của toàn bộ tài sản ngân hàng với tổng nợ của ngân hàng – còn gọi tài sản thuần (Net Worth).

Trên thực tế, khó có thể biết được nếu một ngân hàng còn khả năng thanh toán hay không vì giá thị trường của tài sản luôn thay đổi và khó xác định. Nếu chỉ xét giá trị tài sản theo sổ sách kế toán thì không đủ để nói ngân hàng còn khả năng thanh toán hay không.

Nếu ta làm phép so sánh về vốn hóa giữa các lĩnh vực khác nhau, ta thấy rằng tỷ lệ nợ/tài sản rất không đồng đều – nhất là trong lĩnh vực ngân hàng, tỷ lệ này, còn gọi là tỷ lệ khả năng thanh toán, rất thấp so với các lĩnh vực khác. Nói cách khác, ngân hàng dùng tiền vay để đầu tư phần lớn các hoạt động của mình thay vì dùng vốn chủ sở hữu. Như vậy, người ta nói rằng ngân hàng hoạt động với một hiệu ứng đòn bẩy mạnh – tổng bảng cân đối kế toán rất cao so với vốn của họ. Ví dụ Lehman Brothers, ngân hàng đầu tư Mỹ phá sản tháng 9 năm 2008, có số nợ lên tới 600 tỷ USD tức là gấp 40 lần GDP của Campuchia. Từ những năm 1980, đòn bẩy của ngân hàng này đã ở mức rất cao (từ 25 đến 30 lần).

Vậy rủi ro đối với các ngân hàng hoạt động theo mô hình này là gì?

nguyễn tú

Đòn bẩy cũng là một cái bẫy khiến ngân hàng trở nên mong manh hơn và có thể gây phá sản.

[Adrian pop]

Trong tình trạng vốn yếu, một ngân hàng ít có khả năng chịu lỗ, điều này càng làm nguy cơ phá sản cao. Tại sao Lehman Brothers lại quyết định hoạt động với một hiệu ứng đòn bẩy lớn như vậy? Điều gì thu hút khiến cổ đông đầu tư vào một ngân hàng hoạt động với đòn bẩy cao như vậy ? Điều này được lý giải bằng quan hệ giữa tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity hay ROE) với hiệu ứng đòn bẩy. Nếu đòn bẩy mạnh, vốn thấp thì sẽ làm tăng lợi nhuận tài chính (vì mẫu số của tỷ lệ ROE giảm) nhưng lại làm ngân hàng có nguy cơ vỡ nợ cao (xác suất mất khả năng thanh toán tăng khi đòn bẩy mạnh). Hai hoặc ba năm trước khi phá sản, Lehman Brothers đã giành giải thưởng ngân hàng đầu tư mạnh nhất nước Mỹ.

Vốn chủ sở hữu rất quan trọng đối với một ngân hàng vì nó cho phép hấp thu các khoản lỗ trong hoạt động hằng ngày. Một số ngân hàng đầu tư khác của Mỹ (ví dụ JP Morgan) đã chống chọi với khủng hoảng tốt hơn do vốn của họ lớn hơn nên có khả năng hấp thu lỗ tốt hơn.

Tỷ lệ khả năng thanh khoản là tỷ lệ giữa tổng nguồn thường xuyên (vốn chủ sở hữu hay vốn) với mức độ găp rủi ro của ngân hàng. Mức độ gặp rủi ro được đo bằng tài sản đã điều chỉnh rủi ro « Risk Weighted Asset » (RWA).

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 235

Quy định ràng buộc rất đơn giản: tại mọi thời điểm, ngân hàng phải có tỷ lệ khả năng thanh toán lớn hơn 8%, theo hiệp ước vốn Basel.

trương Quang thông

Ở Việt Nam tỷ lệ được áp dụng từ năm 2010 là 9%.

[Adrian pop]

Đúng vậy, tại các nước đang phát triển, tỷ lệ tối thiểu theo quy định thường cao hơn mức 8%, vốn là tiêu chuẩn bắt buộc ở các nước phát triển. Ví dụ ở Campuchia, tỷ lệ tối thiểu theo quy định do Ngân hàng trung ương Campuchia ấn định là 14%. Các tỷ lệ khả năng thanh toán do các ngân hàng tại các nước phát triển báo cáo lên cũng thường cao hơn mức quy định tối thiểu rất nhiều, thường là 15-18%. Mức này dao dộng tùy theo mỗi nước nhưng luôn có một mức tối thiểu được áp dụng và được các cơ quan giám sát ngân hàng theo dõi chặt chẽ.

Vốn ngân hàng gồm ba loại:

- vốn lõi (vốn cấp 1 - tiers 1). Là vốn chủ sở hữu : đóng góp của cổ đông, dự trữ tuyên bố - mức lãi không chia bằng cổ tức cho cổ đông;

- vốn bổ sung (vốn cấp 2 - tiers 2) gồm các chứng khoán lai (nợ/cổ phần) hoặc nợ thứ cấp : chứng khoán do các ngân hàng phát hành và các nhà đầu tư tổ chức hoặc cá nhân mua. Các loại chứng khoán này có thời hạn năm năm kể từ ngày phát hành, đây là chứng khoán dài hạn. Trường hợp ngân hàng phá sản, người sở hữu các chứng khoán này, còn gọi là chủ nợ thứ cấp, chỉ được hoàn trả tiền sau khi đã hoàn trả được toàn bộ cho các chủ nợ ưu tiên – tuy vậy họ cũng đươc hoàn nợ trước các cổ đông khác.

- vốn phụ-bổ sung (vốn cấp 3 – tiers 3). Là loại vốn đặc thù của các ngân hàng có nhiều hoạt động thị trường, các ngân hàng Việt Nam, Campuchia hay Lào chưa sử dụng vốn này.

Các hiệp ước Basel

Những nguyên tắc chính trong việc tính chỉ số khả năng thanh toán của ngân hàng là gì? Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng đi ngược lịch sử, so sánh giữa các chỉ số khả năng thanh toán hiện nay và các chỉ số áp dụng cách đây hơn một thế kỷ trong lĩnh vực ngân hàng ở Mỹ. Chúng tôi chọn ví dụ ngân hàng Mỹ để có thể có số liệu so sánh trong một giai đoạn dài (1840 -1990).

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD236

Biểu đồ này biểu diễn chỉ số khả năng thanh toán trung bình của tất cả các ngân hàng Mỹ. Cho đến tận giữa thế kỷ XIX, tất cả các hoạt động ngân hàng đều được thực hiện dựa trên vốn chủ sở hữu. Yếu tố nào giải thích sự giảm khả năng thanh toán này?

Luật ngân hàng đầu tiên, thông qua năm 1863, đã thiết lập hê thống giấy phép ngân hàng đầu tiên: kể từ thời điểm này, để thành lập một ngân hàng thì cần phải thỏa mãn các điều kiện bắt buộc cụ thể. Trước thời điểm đó, có thể thành lập ngân hàng một cách dễ dàng và thường chủ ngân hàng không có tiêu chuẩn đạo đức cao – một số thậm chí mở ngân hàng và sau đó vài tháng cuỗm hết tiền của khách hàng và biến mất! Để đảm bảo cho người gửi tiền, chủ ngân hàng sử dụng chỉ số vốn chủ sở hữu như một dấu hiệu đảm bảo chất lượng. Một yếu tố khác góp phần

đáng kể vào sự thay đổi trong ngân hàng là sự ra đời của Cục dự trữ liên bang (Fed) năm 1914. Vai trò chính của Fed là vai trò người cho vay cuối cùng trong trường hợp xảy ra khủng hoảng lòng tin. Hệ thống bảo hiểm tiền gửi đầu tiên ra đời năm 1934, sau thời kỳ Đại suy thoái. Tất cả các yếu tố quy định trên đã góp phần giảm dần chỉ số khả năng thanh toán vì chúng dần thay thế vai trò của vốn ngân hàng để đảm bảo lòng tin của khách hàng, những người gửi tiết kiệm hoặc gửi tiền vào ngân hàng. Chỉ số khả năng thanh toán của các ngân hàng quốc tế lớn đã hạ đến mức đáng lo ngại vào cuối những năm 1980.

Mục tiêu đầu tiên của hiệp ước Basel I, được thông qua năm 1988, là tăng cường vốn chủ sở hữu của ngân hàng nhằm đảo ngược xu hướng ngày càng giảm của chỉ số khả năng thanh toán bằng cách áp chỉ số tối thiểu bắt

Sự sụt giảm tỉ lệ khả năng thanh toán (Mỹ, 1840-1990)

Ghi chú: FED: Cục Dự trữ Liên bang; FDIC: Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang.Nguồn: Berger et al. (1995).

38biểu đồ

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 237

buộc. Sau khi hiệp ước Basel I được thông qua và có hiệu lực, xu hướng giảm chỉ số khả năng thanh toán đã đảo ngược.

Mục tiêu thứ hai là đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa các ngân hàng lớn hoạt động trên quy mô quốc tế: nguyên tắc « Level the Playing Field ». Ví dụ, trong những năm 1980, các ngân hàng Mỹ phải tuân thủ một mức vốn chủ sở hữu do cơ quan giám sát ngân hàng quy định trong khi các ngân hàng Nhật chỉ phải tuân thủ các quy định ít khắt khe hơn nhiều. Điều đó tạo thuận lợi cho các ngân hàng Nhật đến Mỹ đặt chi nhánh và dần chiếm thị phần lớn trong lĩnh vực tín dụng và tiền gửi tại Mỹ. Trước thực trạng đó, các ngân hàng Mỹ đã yêu cầu hài hòa hóa các quy định về vốn chủ sở hữu của ngân hàng trên phạm vi toàn thế giới. Nhiều nghiên cứu cho thấy sau khi thông qua hiệp ước Basel 1, thị phần của các ngân hàng Nhật ở Mỹ đã giảm dần. Đó là phần chìm của các cuộc đàm phán hiệp ước Basel 1 về vốn chủ sở hữu của ngân hàng.

Đâu là hạn chế của hiệp ước này?

- Người ta chỉ tính đến rủi ro tín dụng – rủi ro người vay vỡ nợ và không còn khả năng hoàn trả vốn và lãi vay.

- Thước đo rủi ro còn thô sơ. Các tài sản có ngân hàng được phân chia thành bốn loại:

• Tài sản có không rủi ro (sinh lời). Là trái phiếu do các quốc gia phát hành và được đánh giá tốt; tiền mặt hoặc tài sản không có rủi ro tín dụng (vàng trong két); nợ chính phủ hoặc của các ngân hàng trung ương các nước OECD.

• Tài sản có ít rủi ro (trọng số 20%). Là trường hợp các khoản nợ các nước phát triển, các tổ chức nhà nước – khả năng thanh toán của Nhà nước thường cao hơn của các doanh nghiệp tư nhân.

• Tài sản Có rủi ro trung bình (50%). Là trường hợp cho vay mua bất động sản có thế chấp: bất động sản mua được dùng để thế chấp đảm bảo trả nợ.

• Tài sản Có rủi ro cao (100%). Là tất cả các loại tín dụng tiêu dùng truyền thống, tín dụng doanh nghiệp v.v., và tất cả các khoản nợ khác của ngân hàng không thuộc các loại trên.

Với mỗi loại tài sản Có nêu trên, người ta thấy các loại rủi ro cũng rất khác nhau: ví dụ một khoản tín dụng cấp cho một doanh nghiệp thủ công nhỏ cũng được xếp cùng loại rủi ro với một khoản tín dụng dành cho một doanh nghiệp lớn có khả năng thanh toán vững chắc.

Mẫu số của hệ số khả năng thanh toán (RWA) được tính đơn giản bằng cách nhân các loại khoản tín dụng ngân hàng với từng loại trọng số tương ứng sau đó cộng tổng – người ta nhân tài sản Có loại 2 với 0,2, loại 3 với 0,5 v.v... Như vậy, RWA luôn nhỏ hơn tổng tín dụng ngân hàng vì hệ số không bao giờ vượt quá 100%. Thước đo này vẫn là thô sơ vì tất cả các loại tín dụng bất động sản không có cùng mức độ rủi ro. Ngoài ra người ta cũng không tính tới sự đa dạng trong danh mục tín dụng – giả sử một ngân hàng chỉ cho nông dân vay và một ngân hàng khác có danh mục tín dụng đa dạng hơn (bao gồm cả nông dân lẫn các doanh nghiệp sản xuất xi măng, v.v...); trong trường hợp lũ lụt xảy ra, ngân hàng đầu tiên có thể bị phá sản trong khi khả năng chịu sốc của ngân hàng thứ hai tương đối lớn hơn. Sự khác biệt quan trọng này không được tính đến trong công thức tính hệ số khả năng thanh toán.

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD238

Hệ số tối thiểu bắt buộc 8% là giới hạn đã thỏa thuận được trong các cuộc đàm phán trước khi thông qua hiệp ước Basel I. Hệ số Tier 1 (vốn lõi) được tính theo cùng phương pháp nhưng chỉ lấy vốn Tier 1 trên tử số của hệ số ; hệ số tier 1 phải lớn hơn 4%. Các hệ số này là mức tối thiểu. Nhìn chung các ngân hàng thường có hệ số cao hơn nhiều so với hệ số bắt buộc để tránh nguy cơ căng thẳng hoặc bị can thiệp hay bị xử phạt vi phạm.

Ví dụ: một ngân hàng cho một doanh nghiệp công nghiệp vay 100 USD (tài sản Có loại 4, trọng số 100%): thì yêu cầu tối thiểu là: 8 USD phải đến từ vốn chủ sở hữu. Nhưng nếu đó không phải là một khoản tín dụng doanh nghiệp mà là một khoản cho vay mua bất động sản (tài sản Có loại 2, trọng số 50%) thì vốn tối thiểu bắt buộc đối với ngân hàng sẽ là 4 USD vì trong trường hợp đó, rủi ro được đánh giá là thấp hơn so với rủi ro của khoản tín dụng doanh nghiệp.

Trên thực tế, người ta tính toán theo danh mục tài sản Có chung của ngân hàng. Các giao dịch « ngoại bảng » (Off Balance Sheet) cũng được tính đến khi tính toán hệ số khả năng thanh toán.

Để kết luận, Basel 1 là một hiệp ước dễ hiểu và dễ áp dụng, nó chỉ dài chưa đầy 20 trang. Các nhà đàm phán đã thỏa thuận được các nguyên tắc và hiệp ước được đưa vào áp dụng trong hầu hết các ngân hàng ở các nước phát triển và đang phát triển. Ưu điểm của Basel I nằm ở chính sự đơn giản của nó, tuy nhiên nhược điểm là thước đo rủi ro còn quá thô sơ.

Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng lấy ví dụ về một ngân hàng với các báo cáo tài chính (trong bảng và ngoại bảng) gồm nhiều loại tín dụng khác nhau, chúng ta sẽ nghiên cứu cách tính RWA và hệ số khả năng thanh toán để đánh giá khả năng thanh toán của ngân hàng. Đây là một ngân hàng cỡ vừa có các hoạt động đặc trưng của một ngân hàng truyền thống.

Lớp học cùng làm một bài tập về tính các hệ số khả năng thanh toán bằng Exel. Ngoài ra còn có một bài tập dạng trắc nghiệm về hệ thống tài chính và ngân hàng.

nguyên tắc tính hệ số Cooke14Khung

Hệ số Cooke

Hoặc tính theo cách xen kẽ

Hệ số Tier 1

Hoặc tính theo cách xen kẽ

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 239

Đổi mới về khả năng thanh toán của ngân hàng : dẫn nhập vào Basel II

Các ngân hàng lớn của Việt Nam đã đưa ra các mô hình rủi ro dựa trên các tiêu chí của Basel II. Đâu là nguyên nhân của đổi mới? Tại sao người ta lại thay đổi các quy định bắt buộc?

Nguyên nhân không hẳn liên quan đến thiếu vốn chủ sở hữu của các ngân hàng quốc tế, là các ngân hàng có vốn lớn trước khi chuyển sang áp dụng hiệp ước Basel II, năm 2007. Nguyên nhân chính của sự thay đổi này là do ngân hàng đã lợi dụng lợi thế dòng tiền để kiếm lời từ các ngân hàng hoặc định chế tài chính yếu hơn (arbitrage). Sự lợi dụng biểu hiện qua một tập hợp các phương pháp và chiến lược hoàn toàn hợp pháp được các ngân hàng quốc tế lớn áp dụng để lách những quy định bắt buộc. Mặc dù hợp pháp nhưng cách làm đó của các ngân hàng đi ngược lại tinh thần những quy định bắt buộc về vốn tối thiểu. Đó là kỹ thuật lách luật rất tinh vi, thông qua các hoạt động chứng khoán hóa tín dụng nhằm giảm nhẹ mức độ rủi ro của các loại tín dụng, giảm nhẹ các quy định bắt buộc về vốn đối với ngân hàng. Mục tiêu của Basel II là giảm thiểu các hoạt động lợi dụng kẽ hở trong quy định để lách luật của các ngân hàng lớn. Một mục tiêu nữa của hiệp ước này là cải thiện thước đo rủi ro trong hệ số khả năng thanh toán để đạt được hệ số chính xác hơn cho phép tính được nhiều loại rủi ro ngân hàng. Vì vậy, ngoài rủi ro tín dụng, người ta còn tính đến rủi ro thị trường, rủi ro vận hành.

- Rủi ro thị trường được định nghĩa là rủi ro thua lỗ do các biến động không dự trù được trong số các yếu tố cấu thành của rủi ro thị trường (tỷ lệ lãi suất, tỉ giá hối đoái,

biến động giá trên thị trường, giá trị tài sản có, v.v...). Các ngân hàng Việt Nam và Campuchia ít gặp loại rủi ro này do chưa có nhiều giao dịch lớn trên thị trường vốn quốc tế. Ngược lại, các ngân hàng ở các nước phát triển lại rất hay phải đối mặt với loại rủi ro này.

- Rủi ro vận hành là rủi ro thua lỗ do những nhầm lẫn của con người, gian lận, lỗi hệ thống tin học, rủi ro pháp lý ; ngoài ra các rủi ro tự nhiên (lũ lụt, động đất, v.v...) cũng thuộc loại rủi ro vận hành.

Basel II dựa trên ba trụ cột, trong đó trụ cột thứ nhất liên quan tới thể thức tính hệ số khả năng thanh toán, phần này chiếm tới 80% tổng số trang của hiệp ước. Hiệp ước Basel II đề xuất ba lựa chọn trong việc tính hệ số khả năng thanh toán – tùy theo mức độ phát triển và điều kiện của từng ngân hàng mà họ có thể lựa chọn cách tính phù hợp : phương pháp tiếp cận chuẩn hóa, phù hợp với các ngân hàng nhỏ ; các phương pháp tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ - – « Internal Rating Based Approach » hay IRB. Các ngân hàng phải phù hợp thang điểm của mình với thang điểm được các hãng xếp hạng sử dụng (S&Ps, Mody’s, Fitch, v.v...) và áp dụng cho các loại đối tượng vay khác nhau cũng như các loại tín dụng khác nhau (công ty bán lẻ, doanh nghiệp lớn, v.v).

Phương pháp tiếp cận chuẩn hóa là cách tính đơn giản nhất, không khác nhiều so với Basel I. Ủy ban Basel đã đề xuất một ma trận trọng số chuẩn theo đó người ta có thể tra các loại tín dụng khác nhau (tín dụng cho các quốc gia hay các ngân hàng phát triển đa quốc gia, tín dụng cấp cho doanh nghiệp, tín dụng hộ gia đình, tín dụng bất động sản hay cho vay tiêu dùng).

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD240

Chúng ta sẽ không đi sâu vào các hệ số được áp dụng cho từng loại tín dụng mà cùng

nhau tập trung vào nguyên tắc tính với một vài ví dụ minh họa.

Khác với Basel I, trong phương pháp tiếp cận chuẩn hóa của Basel II, ta thấy trọng số khác nhau tùy theo loại doanh nghiệp. Nếu theo Basel I, cả ba doanh nghiệp trong ví dụ trên sẽ đều được tính với trọng số 100%.

Với cá nhân tôi, tôi thấy cách tính theo phương pháp tiếp cận chuẩn hóa có nhiều chỗ chưa ổn. Các hãng xếp hạng thường ít có mặt tại các nền kinh tế đang phát triển; ngay cả với một nước như Pháp, chỉ chưa đầy 15% doanh nghiệp được các hãng này xếp hạng. Phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các văn phòng nghề tự do, v.v. đều không nằm trong số các doanh nghiệp được các hãng độc lập xếp hạng. Người ta cũng có thể đặt câu hỏi về nội dung thông tin của xếp hạng tín dụng : trước khi xảy ra khủng hoảng nợ dưới chuẩn (subprimes), có những loại chứng khoán chất lượng thấp lại được các hãng xếp hạng rất cao (AAA). Ở Pháp, Ngân hàng trung ương cũng thực hiện xếp hạng doanh nghiệp (gọi là xếp hạng FIBEN). Bảng xếp hạng này

được các ngân hàng Pháp sử dụng bổ sung cho xếp hạng Moody’s hoặc xếp hạng của các hãng khác trong trường hợp họ lựa chọn cách tiếp cận chuẩn hóa của Basel II. Ngân hàng trung ương Pháp xếp hạng khoảng 98% tổng số các doanh nghiệp có mặt tại Pháp. Theo tôi nghĩ, sẽ là một hướng tốt và có nhiều hứa hẹn nếu Campuchia, Lào và Việt Nam phát triển một hệ thống xếp hạng doanh nghiệp nhà nước do Ngân hàng nhà nước quản lý.

Để kết luận, tôi xin được nói vài lời về phương pháp tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ.

Nếu lựa chọn phương pháp này, một ngân hàng phải được sự cho phép của cơ quan điều tiết - Ở Pháp, cơ quan này gọi là Cơ quan giám sát đảm bảo an toàn và giải pháp ngân hàng (ACPR) – và chứng minh rằng ngân hàng đó có dữ liệu, phần mềm, v.v. đủ mạnh để có thể thực hiện đánh giá. Có bốn thông số mấu chốt trong những mô hình theo phương pháp này:

phương pháp tiếp cận chuẩn hóa15Khung

Ví dụ 1. Một ngân hàng cho một doanh nghiệp do S&P xếp hạng A vay 1 triệu USD (ví dụ trọng số = 50%) thì phải có số vốn là: 8% x (1 triệu USD) x 50% = 40.000 USDVí dụ 2. Nếu xếp hạng doanh nghiệp dưới B-, tín dụng phải được tính với trọng số là 150% thì số vốn bắt buộc phải là: 8% x (1 triệu USD) x 150% = 120.000 USDVí dụ 3. Nếu doanh nghiệp không được xếp hạng (đối với trường hợp các doanh nghiệp vừa và nhỏ), ngân hàng phải áp dụng trọng số 100% và số vốn bắt buộc là: 8% x (1 triệu USD ) x 100% = 80.000 USD

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 241

- xác suất khách hàng không trả được nợ, là một khái niệm thống kê biểu thị rủi ro một khách hàng mất khả năng thanh toán tại một thời điểm tương lai nào đó (thông thường là một năm) nên không trả được gốc và lãi vào kỳ hạn. Thông số này phải được tính toán cho mỗi khách hàng hoặc loại khách hàng trong danh mục cho vay của ngân hàng: thước đo này khá chính xác vì nó được tính cho từng khách hàng;

- tổng dư nợ khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ: là số tiền mà ngân hàng có nguy cơ bị mất nếu khách hàng không trả được nợ;

- tỷ lệ thu hồi nợ (tỷ lệ phần trăm dư nợ mà ngân hàng hi vọng thu hồi được trong trường hợp khách hàng không trả được nợ) và tỷ lệ tổn thất trong trường hợp khách hàng không trả được nợ (phần trăm số tiền ngân hàng có nguy cơ sẽ bị mất nếu khách không trả được nợ); hai tỷ lệ bổ sung cho nhau này cũng được tính toán cho từng đối tượng khách hàng. Đây cũng là những thước đo rất sát, được tính cho từng khoản tín dụng.

- thời hạn tín dụng (thời điểm đáo hạn).

Tất cả các thông số này được đánh giá riêng lẻ và được sử dụng như dữ liệu đầu vào (inputs) của một chiếc « hộp đen », sau tính toán chúng sẽ cho ra kết quả là vốn tối thiểu bắt buộc của ngân hàng đối với mỗi khoản tín dụng. Vốn tối thiểu bắt buộc sẽ ảnh hưởng nhiều tới mức độ rủi ro của ngân hàng vì toàn bộ các thông số đều được tính riêng lẻ theo từng khách hàng và từng khoản tín dụng.

ngày 4, thứ năm ngày 25 tháng 7

Phần đầu của ngày học dành để chữa các bài tập đã giao tại ngày 2 và 3 về thương mại quốc tế, bất bình đẳng thu nhập và công thức tính hệ số khả năng thanh toán.

2.2.6. Ra quyết định đầu tư và những bấp bênh

[thomas Vallée]

Cho đến thời điểm này, chúng ta đang nghiên cứu với góc nhìn kinh tế vi mô. Chúng tôi sẽ giới thiệu các công cụ hỗ trợ ra quyết định, bắt nguồn từ những học thuyết về ra quyết định, mà chúng ta có thể áp dụng để phân tích các dự án đầu tư, mang tính tư nhân (doanh nghiệp) hoặc các dự án cơ sở hạ tầng lớn của chính phủ hay chính quyền địa phương.

[Sophie pardo]

Một số công cụ cũng có thể hỗ trợ để đưa ra quyết định cá nhân không hẳn chỉ liên quan đến đầu tư mà đơn giản là các quyết định đưa ra trong hoàn cảnh môi trường tồn tại nhiều yếu tố bấp bênh.

Dẫn nhập vào các tiêu chí đầu tư trong bối cảnh tương lai không chắc chắn

Tiêu chí cơ bản đầu tiên là dòng tiền thuần (FNT), « Cash Flows ». Mọi quyết định đầu tư sẽ làm nảy sinh các dòng tiền ra và vào trong suốt quá trình một dự án. Cụ thể vào thời điểm đầu tiên t=0 là dòng tiền ra: dòng tiền thuần này sẽ là âm do đây là tiền đầu tư ra. Sau đó, nếu dự án vận hành tốt thì tiền vào sẽ tạo ra các dòng tiền dương để bù vào dòng tiền âm ban đầu. Sau một năm, sẽ có thu

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD242

nhập từ xuất khẩu (R), chi cho xuất khẩu (D), chi thuế (T), chi đầu tư (I) và có thể có thu từ bán lại (V) nếu dự án rút khỏi thị trường. Tổng dòng tiền thuần (FTN) sẽ được tính như sau:

Nếu tổng dòng tiền cho n năm là dương, dự án lúc đó có nguồn thu cao hơn chi phí ban đầu đã bỏ ra. Ở đây có thể đặt ra vấn đề là như vậy người ta coi 1 đồng euro tại thời điểm 4 có giá trị bằng 1 đồng euro đã đầu tư ở thời điểm 0, điều này là không đúng trong kinh tế.

[Sophie pardo]

Chúng ta thấy các dòng tiền thuần phải được dự tính vào giai đoạn đầu dự án, tức là vào thời điểm t=0. Người ta có thể đưa ra dự báo đáng tin cậy về các dòng tiền phát sinh trong vòng những năm đầu tiên, nhưng nếu dự án kéo dài hơn thì việc dự báo tại thời điểm t=0 là khó. Trong trường hợp này, các nghiên cứu về độ nhạy sẽ được thực hiện để bổ sung cho những gì chưa biết về các dòng tiền phát sinh về mặt dài hạn.

[thomas Vallée]

bài tập tình huống16Khung

Dự án 1Đầu tư ban đầu: 120 M€Khấu hao đầu tư tuyến tính: (120/6 = 20 M€ mỗi năm)Doanh thu hằng năm ước tính: 100 M€ mỗi năm Chí phí hằng năm: 60 M€ mỗi năm Thuế (40 % lãi ): (100 − 60 − 20)0,4 = 8

Dự án 2Đầu tư ban đầu: 180 M€Khấu hao đầu tư tuyến tính: (180/6 = 30 M€/ mỗi năm)Doanh thu hằng năm ước tính: 170 M€ mỗi nămChí phí hằng năm: 120 M€ mỗi nămBán lại nhà xưởng: 80 M€Thuế (40% lãi): (170 - 120 - 30)0,4 = 8 ngoài tiền bán lại nhàThuế: (170 - 120 - 30 + 80)0,4 = 40 gộp cả phần bán lại nhà xưởng

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 243

Tổng các dòng tiền cho thấy dự án 1 có kết quả dương: dự án có lãi. Khấu hao được trừ để tính thuế. Dự án 2 còn có thêm dòng tiền từ bán lại nhà xưởng. Tổng cộng, dòng tiền cuối là dương và dự án có thể chấp nhận được.

Vậy liệu ta có thể nói rằng dự án 2 tốt hơn dự án 1 vì đã mang lại 120 M€ trong khi dự án 1 là 72 M€?

Chúng ta sẽ thấy rằng dự án 2 có một nhược điểm lớn: dòng tiền chính sẽ kéo dài theo

Chúng ta hãy cùng tổng hợp các dòng tiền của hai dự án:

Fnt Dự án 1

Nguồn: tác giả.

20bảng

N m u t Thu h i Thu Chi Thu FNT

0 120 -120

1 100 60 8 +32

2 100 60 8 +32

3 100 60 8 +32

4 100 60 8 +32

5 100 60 8 +32

6 100 60 8 +32

S ----------- - 120

------------- ------------ + 600

------------ - 360

------------ - 48

------------ +72

Fnt Dự án 2

Nguồn: tác giả.

21bảng

N m u t Thu h i Thu Chi Thu FNT

0 180 -180

1 170 120 8 +42

2 170 120 8 +42

3 170 120 8 +42

4 170 120 8 +42

5 170 120 8 +42

6 80 170 120 40 +90

S ------------- - 180

------------- +80

------------- + 1020

------------- - 720

------------- - 80

------------- +120

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD244

thời gian (lâu thu hồi vốn). Ưu điểm của dự án 2 so với dự án 1 chính là dòng tiền phát sinh nhờ bán lại nhà xưởng ở giai đoạn cuối cùng. Dòng tiền này sẽ phải chiết khấu và mang tính bấp bênh nhất.

Một tiêu chí khác thường được sử dụng nữa là tính thanh khoản. Cần phải xem từ khi dòng tiền bắt đầu được thu hồi: tức là đầu tư bắt đầu có lợi nhuận – « Pay Back ». Người ta sẽ tìm thời điểm « k » là thời điểm thu hồi vốn đầu tư.

Dự án 1 có chi phí đầu tư là 120 M€ và mang lại 32 M€ mỗi năm; thời điểm hoàn vốn là từ 3-4 năm; dự án 2 có thời gian hoàn vốn là từ 4-5 năm. Nếu tôi không muốn tiền bị ngâm quá lâu, tôi sẽ sử dụng tiêu chí này để chọn ra dự án có thời gian thu hồi vốn ngắn hơn để có « Pay Back » nhanh hơn.

Giảng viên Thomas Vallée giảng về nguyên tắc chiết khấu: đưa giá trị tương lai về thời điểm hiện tại (một khoản hoặc một dòng tiền định kỳ); đây là thao tác ngược lại của việc tính lãi (lãi suất). Về vấn đề này, xin mời các bạn đọc thêm tài liệu Khóa học mùa hè JTD 2011(Beurier et al., 2012).

Tỷ lệ chiết khấu được ấn định ở mức 8%. Tỷ suất này được quyết định cách đây 20 năm trong bối cảnh lạm phát cao. Một báo cáo mới đây đã đề xuất về lâu dài, tỷ lệ này cần

được giảm xuống còn 4% hoặc 2% tùy theo độ dài dự án đầu tư. Các nhà sinh thái học chỉ trích mạnh mẽ vì cho rằng cách làm này đi ngược lại với phát triển bền vững: nếu trong 100 năm nữa, chi phí cho thiệt hại lũ lụt là 100 tỉ euro thì ngày nay người ta sẵn sàng chi ra bao nhiêu để có thể ngăn điều đó xảy ra trong tương lai ? Nếu tỷ lệ chiết khấu lớn, 100 tỉ trong tương lai sẽ chỉ gần bằng 0 ở thời điểm hiện nay: theo suy luận hợp lý về mặt kinh tế, người ta sẽ không làm gì cả.

Ngày nay, ở các nước phát triển người ta có xu hướng tính toán tỷ lệ chiết khấu ở mức 4% đến 5%.

Sau tiêu chí dòng tiền thuần và thời hạn thu hồi vốn đầu tư, có một tiêu chí khác nữa là giá trị hiện tại thuần (NPV) – « Net Present Value ». Là tổng chi phí đầu tư ban đầu và tổng giá trị chiết khấu của các chi phí với lợi nhuận của mỗi thời kỳ trong dự án.

Fnt tích lũy của hai dự án

Nguồn: tác giả.

22bảng

N m 0 1 2 3 4 5 6

D án 1 -120 -88 -56 -24 8 40 72

D án 2 -180 -138 -96 -54 -12 30 120

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 245

Với tỷ lệ chiết khấu là 0 ta có tổng giá trị các dòng tiền thuần như trên, nhưng nếu lấy tỷ lệ chiết khấu là 8% thì ta được giá trị hiện tại thuần là 27,9 cho dự án thứ nhất và 44,4 cho dự án thứ hai.

Nếu NPV dương thì nên chọn dự án. Ta hiểu rằng tiêu chí này ưu tiên dự án có dòng tiền

ban đầu lớn so với các dự án có dòng tiền lớn trong tương lai.

Chúng ta cũng có thể chiết khấu thời hạn thu hồi vốn, « Pay Back »: thời hạn thu hồi vốn sẽ dài hơn vì các dòng tiền tương lai có giá trị thấp hơn các dòng tiền hiện tại. Thời gian để thu hồi được khoản đầu tư ban đầu vì thế sẽ dài hơn.

So sánh hai dự án theo chỉ tiêu npV

Nguồn: tác giả.

23bảng

N m 0 1 2 3 4 5 6 S

Dòng ti n thu n D án 1 -120 +32 +32 +32 +32 +32 +32 72

Dòng ti n thu n D án 2 -180 +42 +42 +42 +42 +42 +90 120

T l chi t kh u 1 0,926 0,857 0,794 0,735 0,681 0,630

Dòng ti n chi t kh u d án 1 (DCF) -120 +29,6 +27,4 +25,4 +23,5 +21 ,8 +20,2 NPV= 27,9

DCF d án 2 -180 +38,9 +36,0 +33,3 +30,9 +28,6 +56,7 NPV= 44,4

ảnh hưởng của tỉ lệ chiết khấu lên thời hạn thu hồi vốn

Nguồn: tác giả.

24bảng

Giai o n 0 1 2 3 4

Dòng ti n thu n -220 70 80 100 110

Dòng ti n thu n tích l y -220 -150 -70 +30 +140

T l chi t kh u 1 (1/1+0,1) = 0,909

(1/1+0,1)2 = 0,826

(1/1+0,1)3 = 0,751

(1/1+0,1)4 = 0,683

FNT chi t kh u -220 63,6 66,1 75,1 75,1

FNT chi t kh u tích l y -220 -156,4 -90,3 -15,2 +59,9

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD246

Dự án thứ hai với đầu tư ban đầu cao gấp hai lần có NPV cao gấp hai lần. Điều này cho phép so sánh hai dự án có vốn đầu tư ban đầu khác nhau hoặc thông qua quy mô hoặc thông qua độ dài của dự án.

Ở Pháp, doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp khấu hao vốn đầu tư ban đầu: khấu hao tuyến tính – mỗi kỳ trừ một khoản nhất định bằng nhau trong suốt quá trình dự án – hoặc khấu hao giảm dần. Nếu khấu hao

được tính giảm dần thì doanh nghiệp không phải trả thuế vào giai đoạn đầu nhưng lại phải trả thuế cao vào giai đoạn cuối dự án.

Khi các dự án có độ dài khác nhau, người ta sẽ so sánh chúng như thế nào? Thông thường, người ta tính niên kim tương đương (giá trị các khoản thu nhập định kỳ bằng nhau): nếu ta biết tổng giá trị của dự án, ta có thể tính xem mỗi năm dự án mang lại bao nhiêu trong suốt quá trình dự án.

NPV có quan hệ mật thiết với quy mô ban đầu của dự án: như vậy mỗi năm hai dự án đều thu về 20% vốn đầu tư ban đầu.

ảnh hưởng của quy mô dự án đầu tư

Nguồn: tác giả.

25bảng

N m 0 1 2 … 10

FNT D án 1 -100 +20 +20 … +20 +100

FNT D án 2 -200 +40 +40 … +40 +200

H s chi t kh u 1 0,917 0,842 … 0,422 6,42

FNT chi t kh u 1 -100 +20 X 0,917 +20 X 0,842 … +20 X 0,422 NPV = 28,40

FNT chi t kh u 2 -200 +40 X 0,917 +40 X 0,842 … +40 X 0,422 NPV = 56,80

niên kim tương đương17Khung

Tiêu chí niên kim tương đương (AE) AE = NPV(dự án) / A(i,n) A(i,n)=hệ số chiết khấu với ty suất i trên n năm Ví dụ: « i » =12 %- Dự án A (5 năm) NPV(A) = 442- Dư án B (10 năm) NPV(B) = 478

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 247

Với tỷ lệ chiết khấu là 12%, niên kim tương đương thu được mỗi năm là 122,62 mà không có bất cứ khoản đầu tư ban đầu nào. Như vậy dự án 1 có lợi hơn dự án 2.

Một tiêu chí khác nữa người ta sử dụng để so sánh là chỉ số lợi nhuận.

Tiêu chí này có ưu điểm là kết hợp được cả yếu tố quy mô ban đầu dự án. Người ta tính được giá trị của dự án so với quy mô đầu tư ban đầu. Nếu một dự án được lựa chọn và nó có NPV dương, chỉ số này sẽ lớn hơn 1, ngược lại chỉ số này sẽ nhỏ hơn 1.

Dự án 1 thu được 23 xu cho mỗi 1€ tiền đầu tư. Dự án 2 phức tạp hơn vì còn có khoản thu nhập từ bán lại nhà xưởng – đầu tư không thể đảo ngược hay đầu tư « mất đi ». Dự án 2 có đầu tư ban đầu là 180M€ nhưng ở thời kỳ 6 có khoản thu nhập từ bán lại là 80M€, với một khoản chi thuế và một khoản chiết khấu: tóm lại ta tính được tương đương chi phí thuần giai đoạn đầu là 149M€. Như vậy dự án 2 thu được 29 xu cho mỗi 1€ tiền đầu tư. Tất nhiên

vẫn còn yếu tố tỷ lệ chiết khấu chưa tính, khiến dự án 2 ít lợi nhuận hơn dự án 1.

Một tiêu chí khác kết hợp độ nhạy với tỷ lệ chiết khấu đó là xác định xem tỷ suất tối đa mà dự án có thể chịu được. Tùy theo giá trị của tỷ lệ chiết khấu, NPV sẽ có dạng đồ thị là đường cong đi xuống và trở thành NPV âm – tức là không thu hồi được vốn đầu tư ban đầu.

Chỉ tiêu chỉ số lợi nhuận (ip)18Khung

VAN là NPVVí dụ dự án 2: thu hồi vốn ở thời kỳ 6, chưa tính thuế và đã chiết khấu=> I = 180 – (80 x 0,6 x 0,63) = 149,76

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD248

Khi tỷ lệ chiết khấu là vô hạn thì giá trị dự án chỉ còn là đầu tư ban đầu. Có một tỷ lệ chiết khấu gọi là tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) ở mức mà tại đó NPV bằng 0. Đó là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó đầu tư ban đầu và giá trị dòng tiền thuần bằng nhau: IRR càng cao thì dự án càng tốt.

Bài tập ứng dụng cho lớp học là các nhóm tính NPV, IRR bằng phần mềm Exel.

Phân tích tương lai bấp bênh và không tính được bằng xác suất

[Sophie pardo]

Chúng ta hãy lưu ý cách tính đến yếu tố bấp bênh: thời gian càng qua đi thì càng có nhiều các yếu tố rủi ro và bấp bênh. Có hai tình huống xảy ra:

- ta biết có sự bấp bênh nhưng ta không đo đếm được – không có quy luật xác suất.

- ta biết có sự bấp bênh nhưng có thể đo đếm được – tồn tại quy luật xác suất khách quan.

Trước tiên, ta cần phân biệt rõ giải pháp, lựa chọn và tình huống có thể xảy ra, các yếu tố này cho ta thấy các khả năng khác nhau có thể xảy ra vào ngày 1 hay ngày 2, v.v...

Chỉ tiêu tỉ suất hoàn vốn nội bộ (iRR)

IRR là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó NPV của dự án bằng 0 : i tại điểm NPV = 0, với :

(VAN = NPV).

Nguồn: tác giả.

39biểu đồ

NPV

IRR

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 249

Hai khả năng này đều cho thấy tính chất không chắc chắn của các quyết định: vào thời điểm quyết định thực hiện chiến dịch tiêm chủng năm 2013, người ta không biết chủng vi-rút nào sẽ xuất hiện vào năm 2014. Để lựa chọn, người ta nhìn hiệu quả của mỗi lựa chọn A và B. Vắc-xin A có hiệu quả 85% đối với vi-rút chủng I nhưng chỉ hiệu quả 65% với vi-rút chủng II. Vắc-xin B hiệu quả 60% đối với vi-rút chủng I nhưng tới 95% với vi-rút chủng II. Vậy ta phải chọn loại vắc-xin nào?

Ta không biết xác suất bị dính hai loại vi-rút trên, một số người chọn vắc-xin A vì mức độ hiệu quả của nó là 85% đối với vi-rút chủng I và 65% với vi-rút chủng II: mức hiệu quả thấp nhất vẫn cao hơn mức hiệu quả thấp nhất của vắc-xin B (60%). Tiêu chí lựa chọn này gọi là tiêu chí MaxMin. Người nào chọn vắc-xin B lại có lập luận ngược lại: họ chọn mức độ hiệu quả cao nhất trong số các mức độ hiệu quả cao : MaxiMax. Cuối cùng, người không chọn loại nào cả là người muốn tính đến cả mức tốt nhất (giải pháp lạc quan) và mức thấp nhất (giải pháp bi quan).

Ví dụ này cho thấy rất khó quyết định khi không tính được xác suất, với cùng một thông tin chia sẻ nhưng sự lựa chọn có thể khác nhau. Lựa chọn tiêu chí ra quyết định tùy thuộc vào từng cá nhân.

Các tiêu chí thường được sử dụng để ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn là:

- tiêu chí lạc quan: MaxiMax (đối với lợi nhuận) hoặc MinMin (đối với thiệt hại);

- tiêu chí Wald: là tiêu chí bi quan;- người ta lấy mức tối thiểu của từng lựa chọn

rồi lấy mức tối đa trong số các mức tối thiểu đó MaxMin (lựa chọn A trong ví dụ). Nếu nói về lợi nhuận ta có tiêu chí MaxMin, còn nếu xét theo chi phí (tình huống xấu nhất) thì ta lựa chọn mức thấp nhất trong số các mức thiệt hại cao (mức ít tổn thất nhất trong số các mức thiệt hại cao). Ý tưởng là phải làm sao giảm thiểu tình huống xấu nhất thay vì tối ưu hóa tình huống tốt nhất ;

- tiêu chí Hurwicz: lạc quan ôn hòa;- tiêu chí Laplace: trung lập, xác suất bằng

nhau (equiprobability);- tiêu chí Savage: quy tắc tối thiểu hóa mức

độ đáng tiếc tối đa (MinMax regrets).

Lấy ví dụ một chiến dịch tiêm chủng.

Ví dụ dẫn nhập19Khung

Một loại vi-rút đang hoành hành người dân của một quốc gia, vi-rút này có 2 chủng, I và II. Một người không bao giờ bị nhiễm cả hai chủng vi-rút. Có hai loại vắc-xin A và B. Công dụng chống vi-rút của chúng được trình bày trong bảng dưới đây. Vì lý do y tế (hoặc ngân sách), mỗi người chỉ được tiêm một loại vắc-xin. Vậy cần tiêm vắc-xin cho người dân như thế nào để có thể đảm bảo phòng vi-rút một cách tốt nhất ?

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD250

Ví dụ minh họa cho mỗi tiêu chí:

Chúng ta có các giải pháp G1, G2, G3 liên quan tới IRR; các dữ liệu E1, E2, E3 biểu thị đặc điểm tình huống không chắc chắn. Lợi nhuận của lựa chọn 1 bằng 16 nếu tình huống 1 xảy ra, bằng 12,5 nếu tình huống 2 xảy ra và bằng 7 nếu tình huống 3 xảy ra. Trong giải pháp 1, lợi nhuận tối thiểu bằng 7; đối với giải pháp 2, IRR tối thiểu đối với lựa chọn 1 là 10; đối với giải pháp 3, IRR tối thiểu là 9. Xét theo tiêu chí Wald, người ta sẽ chọn giải pháp 2: cho dù tình trạng không chắc chắn trong tương lai có như thế nào, người ta vẫn được đảm bảo là sẽ không có dự án với IRR nhỏ hơn 10% nhưng ngược lại người ta cũng sẽ không có được IRR trên 15%.

Chênh lệch lớn giữa các mức tối đa và tối thiểu sẽ gây ra vấn đề về độ biến động.

Tiêu chí Hurwicz xác định giải pháp lạc quan nhưng ôn hòa. Ta hãy cùng xem lại ví dụ về

chiến dịch tiêm vắc-xin, tiêu chí này trùng hợp với những người không biết chọn A hay  B.

« i »: là số của giải pháp; « j »: tình huống có thể xảy ra; « M »: ma trận

Với mỗi giải pháp « i », chúng ta có một kết quả tối đa và một kết quả tối thiểu. « α » là trọng số của kết quả tối đa và (1- α) là trọng số tối thiểu. Tiêu chí Hurwicz tính tổng kết quả tối đa với trọng số α và tối thiểu với trọng số (1  - α), biết rằng α có giá trị từ 0 đến 1. « α » được hiểu là mức độ lạc quan của người ra quyết định: nếu α càng tiệm cận với 1 thì người ra quyết định càng lạc quan. Các giải pháp lựa chọn sẽ thường là mức tối đa.

tiêu chí Wald. Ma trận chi phí/tình huống xảy ra

Ghi chú : Rq : MaxMax = 16 Nguồn: tác giả.

26bảng

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 251

Các giá trị tương ứng với các dự án trong khi « α » tùy thuộc vào người ra quyết định. Nếu một cá nhân có mức độ lạc quan là 0,5 thì sẽ lựa chọn giá trị tối đa của giải pháp 1 (16), giá trị tối thiểu của cùng giải pháp đó (7), nhân với trọng số α và (1- α) tức bằng 11,5, v.v. Để đưa ra quyết định, tôi chọn giá trị tối đa của các giá trị đó : Giá trị tối đa có thể có là 12,5, vậy tôi chọn dự án 2.

[thomas Vallée]

Lựa chọn « α » rất phức tạp vì nó thường nằm trong nội tại các dữ kiện của bài toán – trường hợp chiến dịch tiêm vắc-xin. Một ví dụ khác : khi bạn đầu tư bằng tiền không phải của bạn thì bạn có « α » lớn hơn là khi đầu tư với tiền của bạn.

[Sophie pardo]

Chúng ta hãy cùng xem xét tiêu chí Laplace, là tiêu chí rất đơn giản và hay được sử dụng, còn được gọi là tiêu chí khi lý lẽ không đủ.

Nếu các tiêu chí trước không bao hàm xác suất. Tiêu chí Laplace lại xét mỗi giải pháp bằng một kết quả trung bình: có nghĩa là khi

đó tình huống có thể xảy ra sẽ được coi như có xác suất xảy ra là bằng nhau. Trong ví dụ nêu trên, mỗi tình huống có xác xuất bằng 1/3. Vậy đối với dự án 1, trung bình là :

16/3 + 12/3 + 7/7 = 11,83

Dự án 2 là 12,33 và dự án 3 là 11,66. Quyết định sẽ được đưa ra theo con số nhỏ nhất của các giá trị này. Người ta ngầm giả thiết rằng mỗi tình huống sẽ có cơ hội xảy ra như nhau. Nếu tình huống 1 có 90% cơ hội xảy ra thì kết quả lựa chọn sẽ thấp hơn so với dự kiến. Thiếu yếu tố xác suất, tiêu chí này vẫn có thể cho ra kết quả tốt như những tiêu chí khác.

[thomas Vallée]

Đối với một ma trận chi phí, người ta sẽ lựa chọn giải pháp có chi phí trung bình nhỏ nhất.

[Sophie pardo]

Tiêu chí Savage: quy tắc MinMax Regrets. Người ta quan tâm tới mức độ đáng tiếc có thể xảy ra khi lựa chọn một giải pháp.

tiêu chí hurwicz

Ghi chú : với α = 0,5Nguồn: tác giả.

27bảng

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD252

Trong trường hợp này, các tình huống sẽ được phân tích lần lượt. Người ta xét kết quả nếu tình huống 1 xảy ra, nếu tình huống 2 xảy ra, v.v. Nếu tình huống 1 xảy ra, kết quả tốt nhất là IRR bằng 16. Nếu tình huống 2 xảy ra, giải pháp tốt nhất vẫn là dự án 1 (IRR = 12,5). Ngược lại nếu tình huống 3 xảy ra thì giải pháp tốt nhất là khi IRR bằng 15, tức là tương ứng với dự án 2.

Chúng ta dùng các kết quả này là kết quả tối đa của mỗi tình huống.

Nếu ta chọn giải pháp 1 và tình huống đó xảy ra thì mức độ xảy ra đáng tiếc sẽ là chênh lệch giữa giá trị tối đa có thể có của tình huống này với kết quả đạt được khi chọn giải pháp 1: trong tình huống 1 (IRR max là 16), mức độ xảy ra đáng tiếc = 0. Nếu chọn giải pháp 1 và tình huống 2 xảy ra (IRR max là 12,5), trong trường hợp này mức độ xảy ra đáng tiếc cũng = 0. Cuối cùng, nếu chúng ta chọn giải pháp 1 và tình huống 3 xảy ra (IRR max là 15), mức độ xảy ra đáng tiếc lúc đó là: (15-7) = 8 (IRR của giải pháp 1 khi tình huống 3 xảy ra).

Sau khi thực hiện xong ma trận mức độ đáng tiếc, người ta sẽ sử dụng tiêu chí MiniMax để thực hiện lựa chọn: Mức độ xảy ra đáng tiếc tối đa gắn với mỗi giải pháp là gì? Ta chọn giải pháp cho giá trị Max thấp nhất, trường hợp này là giải pháp 3 (3,5).

Có một cách khác để xem xét tiêu chí này là xem xét mức độ đáng tiếc trung bình : ta tính tổng giá trị mức độ đáng tiếc của mỗi giải pháp rồi chọn giá trị nhỏ nhất - ở đây tương ứng với giải pháp 2 tổng mức độ đáng tiếc là 6,5, giải pháp 1 tổng giá trị mức độ đáng tiếc là 8, và giải pháp 2 có tổng giá trị mức độ đáng tiếc là 8,5).

Phân tích tương lai không chắc chắn nhưng tính được xác suất

[Sophie pardo]

Trong kinh tế, những tình huống được gọi là có « rủi ro » khi sự bấp bênh có thể đo được bằng xác suất. Điều này cũng có nghĩa là cần phải xác định xác suất xảy ra của mỗi tình huống.

tiêu chí Savage

Nguồn: tác giả.

28bảng

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 253

Ta xét kết quả thu được tại mỗi tình huống xảy ra rồi nhân với trọng số số lần xảy ra tình huống – kỳ vọng toán.

VAN=NPV- xi : kết quả thu được khi một tình huống xảy

ra;- ni: số lần tình huống i xảy ra (xác suất);- dưới mẫu số, ta có tổng số lần xảy ra.

Ta quan sát thấy ví dụ NPV có các giá trị là 10, 20, 30 với tần suất xảy ra là 4,4 và 12 lần.

[thomas Vallée]

Ví dụ: Tôi muốn có một rạp chiếu phim trong thành phố của tôi. Tôi quan sát giá trị NPV của các rạp chiếu phim trong 20 thành phố xung quanh thành phố của tôi : có 4 lần giá trị đó bằng 10, 4 lần bằng 20 và 12 lần bằng 30.

[Sophie pardo]

Tính NPV hy vọng cho thấy: “Tôi quan sát thấy 4 lần có giá trị là 10, 4 lần có giá trị 20 và 12 lần có giá trị 30 », tất cả chia đều cho số lần đạt các kết quả đó. Tôi được kết quả là 24. Các giá trị 10 và 20 xảy ra trong 20% các trường hợp và giá trị 30 xảy ra trong 60% các trường hợp.

Kỳ vọng toán này có nghĩa là tôi không biết cụ thể các dòng tiền phát sinh là bao nhiêu nhưng tôi có một con số kỳ vọng nhất định.

Để hiểu rõ hơn về rủi ro, người ta thêm vào độ lệch chuẩn – là biến động của các khoản nợ tài chính. Mức độ biến động bổ sung thêm thông tin cho kỳ vọng toán bằng cách tính ra độ lệch trung bình giữa giá trị kỳ vọng toán

với tất cả các giá trị có thể có. Người ta tính độ phân phối của các điểm mỗi khi nó xảy ra – khi một điểm có giá trị = 10 xảy ra, tôi tính được độ lệnh giữa giá trị đó với giá trị kỳ vọng trung bình.

Nhắc lại về phương sai (độ lệch chuẩn là căn bậc 2 của phương sai)

Mỗi độ chênh lệch được nhân với trọng số xác suất: trọng số của các giá trị = 30 xảy ra trong 60% các trường hợp cao hơn trọng số

của các giá trị là 20 chỉ xảy ra trong 20% các trường hợp. Phép tính này sẽ đưa ra giá trị kỳ vọng toán của độ chênh lệch trung bình.

VAN = NPV

- xi là các lần xuất hiện (trong ví dụ này là 10, 20 và 30);

- (xi-E) là chênh lệch giữa các giá trị;- E = 24 là kỳ vọng toán tính được.

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD254

- Nếu dự án A có NPV cố định là 40, dự án có tính chắc chắn cao cho dù tình huống nào xảy ra. Lúc đó gọi là dự án không có rủi ro. Độ lệch chuẩn là = 0

- Nếu dự án B có NPV bằng 40 và có mức độ biến động là 12%, có nghĩa là dự án đó có kết quả trung bình NPV là 40 nhưng với một độ lệch là 12%. Như vậy hai dự án là không tương đương.

Tiêu chí Markovitz mang tính tổng hợp hơn: kỳ vọng toán của NPV trừ độ lệch chuẩn (σ), nhân với hệ số µ là mức độ e ngại rủi ro của người ra quyết định:

- Trọng số của kỳ vọng / Rủi ro (biến động):

VAN = NPV- M = thông số về mức độ e ngại rủi ro

của người ra quyết định.

Nếu tôi là người sợ rủi ro, tôi sẽ chọn dự án mang lại cho tôi kỳ vọng thu được đủ lợi nhuận để có thể bù đắp thiệt hại nếu rủi ro xảy ra. Để ra quyết định, tôi chọn giá trị tốt nhất của phương trình (giá trị kỳ vọng toán - µ x biến động).

[thomas Vallée]

Tôi chỉ quan tâm tới dự án B khi µ là âm. Một số µ âm có nghĩa là người ra quyết định thích thử thách với rủi ro.

Bài tập ứng dụng cho cả lớp học là xử lý kết quả thống kê từ các tiêu chí và ví dụ đã giới thiệu trên lớp trong ngày.

ngày 5, thứ Sáu ngày 26 tháng 7

[Sophie pardo]

Bảng 29 miêu tả hai dự án A và B: dòng tiền thuần được coi như đã chiết khấu, cột thứ hai biểu diễn xác suất xảy ra của các tình huống ở mỗi năm.

Dự án A. Đầu tư ban đầu là 300 đơn vị, xác suất là 1 – khoản đầu tư này là chắc chắn. Ở năm thứ nhất, người ta đưa thêm vào biến không chắc chắn. Có hai dòng tiền: 160 với xác suất xảy ra là 60% và 175 với xác suất là 40%; ở năm thứ 2, 150 với xác suất là 40% và 160 với xác suất 60%. Xác suất này tính theo năm: tổng xác suất tính theo năm là bằng 1, xác suất ở năm thứ 2 không phụ thuộc vào kết quả của năm 1. Các xác suất độc lập với nhau – tương tự như vậy với dự án B (xem Sơ đồ 23).

Phân tíc :

(-300) là đầu tư, vậy xác suất là bằng 1. Ở năm 1, có hai tình huống có thể xảy ra: 160 và 175, với xác suất lần lượt là 0,6 và 0,4. Ở năm thứ 2 cũng tương tự như vậy.

- Lựa chọn 1. Ta tính giá trị kỳ vọng của các dòng tiền thuần cho mỗi năm.

Ví dụ, năm 1: E(NCFa,1) = (160 x 0,6) + (175 x 0,4) = 166 Năm 2: E(NCFa,2) = (150 x 0,4) + (160 x 0,6) = 156 Giá trị kỳ vọng ở năm 2 là độc lập, nó không

phụ thuộc vào kết quả của năm 1. Vì vậy, giá trị kỳ vọng NPV của toàn dự án sẽ

bằng tổng các giá trị kỳ vọng của mỗi năm. Giá trị (22) không xuất hiện tại các kịch bản khác nhau.

- Lựa chọn 2. Ta có thể xem xét cây dự án này theo cách khác để nhìn rõ các kịch bản có thể xảy ra. Trên cây dự án, ta thấy

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 255

có bốn con đường khác nhau. Đường thứ nhất cho kết quả [-300 + 160 + 150 = 10] : ta thu được 10, con đường này có xác suất xảy ra là [0,6 x 0,4 = 24%]. Con đường thứ hai cho giá trị NPV là 20 với xác suất xảy ra là 36%, v.v. Cuối cùng ta sẽ tính được xác suất của tất cả các giá trị thu được theo từng con đường.

Trong bài này, cần đưa ra một quyết định duy nhất: đầu tư hay không đầu tư vào năm 0. Kết quả của năm 1 và 2 chỉ phụ thuộc vào các tình huống sẽ xảy ra chứ không phụ thuộc vào quyết định được đưa ra. Như vậy những gì sẽ diễn ra ở năm 1 và năm 2 hoàn toàn là ngẫu nhiên.

biểu diễn dự án A dưới dạng cây

Năm 0

N m 1

N m 2

E(FNTa,0)= -300 x 1 = -300 E(FNTa,1)= (160 x 0,6) + (175 x 0,4) = 166 E(FNTa,2)= (150 x 0,4) + (160 x 0,6) = 156

E(VANb) = -300 + 185 + 137 = 22

Ghi chú: VANi,a : i biểu thị những tình huống có thể xảy ra, a biểu thị dự án A (VAN = NPV).Nguồn: tác giả.

23Sơ đồ

nghiên cứu tình huống

Nguồn: tác giả.

29bảng

FNT A Xác su t FNT B Xác su t

N m 0 ( u t ) 300 1 300 1

N m 1 160 0,6 170 0,5

175 0,4 200 0,5

N m 2 150 0,4 125 0,4

160 0,6 145 0,6

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD256

Bảng này cho phép tính phương sai. Cột đầu tiên là giá trị NPV thu được khi các tình huống khác nhau xảy ra, cột 2 là giá trị NPV trừ đi giá trị kỳ vọng – tức là độ lệch so với trung bình: ví dụ, nếu ta có giá trị là 10, độ lệch so với trung bình (giá trị 22) sẽ bằng (-12). Cột thứ ba là các giá trị tương ứng với bình phương của các giá trị ở cột 2. Cột bốn là xác suất xảy ra của mỗi tình huống nhân với phương sai, cho phép tính được tổng phương sai các dư án theo xác suất xảy ra của mỗi tình huống.

Độ lệch chuẩn tương đương với dự án A là khoảng 8,83 (√78).

Nếu ta thực hiện cùng các phép tính này với dự án B, độ lệch chuẩn thu được là 17,9. Như

vậy dự án B có mức độ rủi ro, biến động cao gấp 2 lần dự án A.

[thomas Vallée]

Điều này cũng bộc lộ trong phân phối các dòng tiền: từ 10 đến 35 trong dự án A và từ -5 đến 45 trong dự án B.

[Sophie pardo]

Hai dự án có cùng giá trị kỳ vọng nhưng rủi ro ở dự án B cao hơn. Như vậy người ta sẽ có xu hướng chọn dự án A.

[thomas Vallée]

Trong số 4 lần lựa chọn thì dự án A được chọn 3 lần: vì vậy bạn phải là người rất thích rủi ro

Phương pháp phân tích theo « kịch bản » này cho phép tính được độ lệch chuẩn và

ảnh hưởng của nó tới xác suất xảy ra của mỗi kịch bản.

tính độ lệch chuẩn của các dự án A và b

Nguồn: tác giả.

30bảng

VANi,a VANa- E(VANa) […] Pi […] x Pi

10 -12 144 0,24 34,56

20 -2 4 0,36 1,44

25 3 9 0,16 1,44

35 13 169 0,24 40,56

T NG 78

VANi,b VANb- E(VANb) […] Pi […] x Pi

- 5 -27 729 0,2 145,8

15 -7 49 0,3 14,7

25 3 9 0,2 1,8

45 23 529 0,3 158,7

T NG 321

D ÁN A

D ÁN B

VANi,a VANa- E(VANa) […] Pi […] x Pi

10 -12 144 0,24 34,56

20 -2 4 0,36 1,44

25 3 9 0,16 1,44

35 13 169 0,24 40,56

T NG 78

VANi,b VANb- E(VANb) […] Pi […] x Pi

- 5 -27 729 0,2 145,8

15 -7 49 0,3 14,7

25 3 9 0,2 1,8

45 23 529 0,3 158,7

T NG 321

D ÁN A

D ÁN B

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 257

mới sẵn sàng lựa chọn và hi vọng kịch bản mang lại dòng tiền cao nhất (giá trị 45) xảy ra.

[Sophie pardo]

Ví dụ trên cho phép chúng ta có thể xem xét làm thế nào để đưa các tình huống (kịch bản) có thể xảy ra vào việc mô tả dự án với các dòng tiền khác nhau. Đồng thời chúng ta cũng hiểu tiêu chí về kỳ vọng, là một tiêu chí giúp ra quyết định, không phải lúc nào cũng là đủ vì tiêu chí này không tính tới các rủi ro có thể xảy ra trong dự án.

Điều này dẫn chúng ta tới tiêu chí Markovitz, vừa cho phép tính giá trị kỳ vọng toán lại vừa tính độ lệch chuẩn (σ) nhân với trọng số e ngại rủi ro (µ). Nếu ta áp dụng tiêu chí này:

M = E(NPV) - µσ

Ta sẽ chọn dự án A vì giá trị kỳ vọng không thay đổi: cần phải có một hệ số e ngại rủi ro âm thì mới có thể chọn dự án B.

Trong ví dụ của chúng ta:Ma = 22 - µ√78

Mb = 22 - µ√321

Hệ số này cho phép xác định mức độ thích rủi ro của người ra quyết định, điều này giải thích tại sao hai người có cùng các thông tin như nhau lại có thể đưa ra các lựa chọn khác nhau. Hệ số này chính là yếu tố quyết định điều đó.

Ta có thể chia nhỏ các giai đoạn trong chuỗi ra quyết định. Markovitz giới thiệu 3 quy tắc phân tích các giai đoạn này. Nếu ta không biết hệ số e ngại rủi ro µ, ta vẫn có thể dùng tiêu chí Markovitz để so sánh các dự án.

tiêu chí Markovitz đơn20Khung

Quy tắc so sánh

Quy tắc 1

Quy tắc 2 Quy tắc 2bis hệ số e ngại rủi ro

Giải pháp tối ưu là

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD258

Quy tắc 1 cho thấy một dự án l được ưu tiên lựa chọn so với dự án m nếu như giá trị kỳ vọng của dự án l lớn hơn của dự án m và nếu mức độ biến động của l thấp hơn của m. Trên thực tế, nguyên tắc này hiếm được kiểm chứng vì khi một dự án cho một giá trị kỳ vọng cao hơn thì mức độ rủi ro cũng lớn hơn. Nếu dự án l có giá trị kỳ vọng cao hơn và mức độ rủi ro cũng cao ơn dự án m, người ta sẽ lập tỷ lệ kỳ vọng tương ứng với rủi ro.

Trong ví dụ, dự án A được ưu tiên chọn so với dự án B vì tỷ lệ kỳ vọng trên độ lệch chuẩn [22/√78] lớn hơn [22/√321].

Trong lĩnh vực tài chính, thông thường người ta coi giá trị kỳ vọng lợi nhuận là thù lao, và tỷ lệ này chính là thù lao tính theo từng đơn vị rủi ro.

Ngoài ra, quy tắc 2bis cũng đưa vào hệ số e ngại rủi ro của người ra quyết định: người ta sẽ lựa chọn dự án thông qua tỷ lệ chênh lệch của các kỳ vọng trên chênh lệch của các độ lệch chuẩn. Phần này là phần dôi ra của thu nhập dự án l so với dự án m, được so sánh với phần dôi ra của rủi ro ở dự án l so với dự án m. Người ta sẽ xét xem phần dôi ra của thu nhập có đủ để bù đắp phần dôi ra của rủi ro hay không. Đánh giá này vẫn mang tính chủ quan vì nó phụ thuộc vào mức độ e ngại rủi ro (µ). Một người càng e ngại rủi ro thì càng đòi hỏi một tỷ lệ cao, tức là đòi hỏi một số dôi thu nhập đủ lớn để có thể chấp nhận rủi ro.

Tùy theo giá trị của µ, những người ra quyết định sẽ không có cùng quyết định. Nếu µ = 0 (người có quan điểm trung lâp với rủi ro) thì chỉ cần dự án l mang lại nhiều thu nhập hơn dự án m là đủ để người ta lựa chọn dự án l. Quy tắc này tương đương với việc lựa chọn giá trị lớn nhất của kỳ vọng (µσ), tức là tiêu chí Markovitz đã nghiên cứu ở trên.

Trong ví dụ, dự án A cho NPV là 22 với độ lệch chuẩn là 10, dự án B có NPV kỳ vọng là 30 nhưng độ lệch chuẩn là 20. Vậy chúng ta có:

(30 - 22) / (20 - 10) = 8/10(có nghĩa là phần dôi thu nhập dự án B

so với A, trên phần dôi rủi ro)

Theo quy tắc ra quyết định, tôi sẽ thích dự án B hơn dự án A nếu tỷ lệ này lớn hơn so với hệ số e ngại rủi ro của tôi, nói cách khác, tất cả những người có hệ số e ngại rủi ro nhỏ hơn 0,8 sẽ chọn dư án B. Ngược lại, người nào sợ rủi ro, có hệ số cao hơn 0,8 thì sẽ chọn dự án nào có ít rủi ro hơn.

Trước tiên, người ta chọn dự án nào có giá trị kỳ vọng toán và phương sai cao: để chọn, người ta sẽ xem xét giá trị dôi ra, giá trị này phải dương. Sau đó, nếu dự án đó có kỳ vọng toán cao và phương sai thấp thì nó sẽ được tất cả mọi người lựa chọn. Tiêu chí này được sử dụng đối với các dự án vừa có giá trị kỳ vọng toán và vừa có phương sai cao.

[thomas Vallée]

Để tính đến yếu tố rủi ro trong lựa chọn dự án đầu tư, ta cần lưu ý tới việc phân tích độ nhạy và kịch bản. Cụ thể là phải làm sao để xác định ra một mô hình kinh tế rồi xét xem công thức tính giá trị dự án có độ nhạy (hay không) khi có một hoặc nhiều thông số như thị trường-giá cả, thị phần, v.v. thay đổi. Sau đó, dựa vào phân tích Monte-Carlo, để xác định ra các xác suất xảy ra khác nhau đối với mỗi kịch bản – tức là với xác suất nào thì dự án của tôi cho ra kết quả này hay kết quả kia?

Trên thực tế, một dự án phụ thuộc vào nhiều biến số. Người ra quyết định xem xét từng biến số, từ đó xem rủi ro nằm ở đâu để xét các biến số cụ thể gắn với nó. Phân tích độ nhạy nhằm xác định ra một khoảng co dãn: đâu là các biến số có thể gây ảnh hưởng tích

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 259

cực hoặc tiêu cực tới một dự án? Điều gì sẽ xảy ra nếu một biến số nào đó không có giá trị như mong đợi? Biến số nào nhạy cảm với

sự thay đổi và nó sẽ ảnh hưởng như thế nào tới kết quả mong đợi?

Ta giả sử rằng một thị trường có 10.000 khách hàng tiềm năng, ta hi vọng sẽ có được 30% tổng cầu (thị trường kỳ vọng), ta tính trước

giá bán hàng và mức chi phí biến đổi cũng như cố định, ta giả thiết rằng dự án kéo dài năm năm.

bước 1: Xây dựng mô hình ra quyết định

bước 2: Xây dựng kịch bản32bảng

Biến số Cơ sởQuy mô thị trường 10 000

Thị phần tính bằng % 30Giá tính theo M€ 2

Biến phí theo đơn vị M€ 1Chi phí cố định hằng năm tính theo M€ 1 791

Đầu tư tính theo M€ 1 500Độ dài dự án 5

Bi quan Hiện thực Lạc quan5 000 10 000 20 000

20 30 501,9 2 2,21,2 1 0.8

1 891 1 791 1 7411 900 1 500 1 000

5 5 5

31bảng

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD260

Có thể có hai cách tiếp cận: dự án tốt nhưng tôi phân tích tác động lên giá trị dự án khi có duy nhất một biến số thay đổi – phân tích độ nhạy; ta sẽ xem xét giá trị của toàn bộ kịch bản bi quan và toàn bộ kịch bản lạc quan (« tức là khi tất cả mọi thứ diễn ra theo cách tốt nhất ») – phân tích kịch bản theo phương pháp « What if » (điều gì sẽ xảy ra nếu…). Phương pháp phân tích kịch bản không cho phép xác định đâu là thông số có tác động nhiều nhất tới việc tăng hoặc giảm doanh thu của dự án.

Từ các số liệu đã cung cấp cho lớp học, Thomas Vallée giới thiệu các kịch bản khác nhau, xem xét giá trị của dự án mỗi khi có một biến số thay đổi – tính NPV theo quy mô thị trường. Ngoài ra, học viên cũng được nghe về cách sử dụng phần mềm Excel để thực hiện các phép tính (sử dụng các ứng dụng thêm - add-on). Sau phần phân tích độ nhạy, giảng viên cũng đã giới thiệu phần phân tích kịch bản, bằng Excel, khi có sự thay đổi của nhiều biến số cùng một lúc.

Phương pháp mô phỏng của Monte-Carlo giống phương pháp quản lý kịch bản: ta giả thiết rằng nhiều biến số có thể thay đổi cùng một lúc, có nghĩa là phải xác định ra được biến số độc lập và biến số thay đổi theo kịch bản, nhưng khi đó ta phải xác định quy luật xác suất của các biến đó.

Ví dụ. Nếu NVP phụ thuộc vào các biến: giá, thị phần và biến phí thì ta có thể thấy giá sẽ theo quy luật phân phối xác suất thông thường và dao động quanh mức trung bình là 20, biến phí cũng theo quy luật phân phối xác suất thông thường và dao động quanh 10 còn thị phần sẽ dao động từ 10 đến 30% với các xác suất bằng nhau.

Phương pháp phân tích Monte-Carlo sẽ cho chạy hàng ngàn phép tính: phần mềm sẽ đưa ra các biến về giá, biến phí và thị phần để có được một phân phối xác suất cho NPV. Bước quan trọng nhất là thực hiện đúng phân phối xác suất.

Tiếp theo, giảng viên đã thực hiện mẫu cách sử dụng ứng dụng RiskSim trong Excel để có thể đưa ra luôn được đồ thị và xác suất tích lũy.

[Sophie pardo]

Các phương pháp này cho phép chúng ta có thể thực hiện được những gì mà chúng ta đã học ở phần trước: đưa ra quyết định khi đã ước tính được các dòng tiền trong tương lai. Cách phân tích này cũng cho phép xác định được phân phối xác suất các dòng tiền, nhờ đó việc dự báo mang tính chính xác cao hơn. Ngoài ra, các công cụ tính toán vừa có thể áp dụng cho nghiên cứu vừa có thể áp dụng cho đánh giá dự án thực tế.

[thomas Vallée]

Phần mềm Excel cho phép rút ra xu hướng bằng phương pháp hồi quy tuyến tính hoặc trung bình dịch chuyển (trung bình trượt). Nếu muốn tìm ra quy luật với độ chính xác cao hơn, ta cần sử dụng các phần mềm mạnh hơn, ví dụ Stata.

[Sophie pardo]

Chúng ta kết thúc bài với mô hình cây quyết định đã đơn giản hóa.

Bằng cách sử dụng NPV kỳ vọng, quyết định ban đầu cần đưa ra là gửi tiền hôm nay hoặc không bao giờ. Nếu ta chỉ dừng lại ở việc dùng NPV kỳ vọng làm tiêu chí lựa chọn thì

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 261

sẽ không thể có bất cứ sự thay đổi nào trong suốt quá trình dự án. Bây giờ, ta cùng xem xét các thời điểm quyết định khác nhau để có thể linh động hơn.

Ta hãy cùng xây dựng một cây quyết định từ một ví dụ về việc tối ưu hóa quản lý ngân sách một doanh nghiệp.

• Xét tới đầu tư tài chính là có nên gửi tiết kiệm khoản tiền « S », nhận một lãi xuất « r » hàng tháng và chịu phí giao dịch là « C0 » bất kể khoản tiền đó là bao nhiêu. Người kế toán doanh nghiệp đang lưỡng lự có nên gửi ngân hàng khoản tiền này không

vì khoản đó (S = 6000) sẽ phải dùng để trả nhà cung cấp.

• Nhà cung cấp có thể đòi khoản tiền này trong vòng một tháng nữa (trường hợp xấu) hoặc trong vòng 3 tháng nữa (trường hợp tốt).

• Do có biết nhà cung cấp, người kế toán ước lượng rằng xác suất trường hợp xấu xảy ra p  = 70% ((1-p) sẽ là xác suất trường hợp tốt).

• Doanh nghiệp có gửi khoản tiền đó vào ngân hàng hay không khi biết rằng r = 1% và C0 = 90? Ta giả thiết rằng người kế toán có quan điểm trung lập với rủi ro và vì thời hạn gửi tiền ngắn nên không tính chiết khấu.

Quy ước rằng, hình vuông là đại diện cho một thời điểm ra quyết định (tính max hoặc min), hình tròn là tình huống có thể xảy ra (tính kỳ vọng toán), ở đây ta không có quyết định.

Tại thời điểm t=0, người kế toán ra một quyết định: gửi tiền hay không gửi. Nếu không gửi

tiền thì lãi suất bằng 0 và phí là 0. Ngược lại, nếu gửi tiền, phí cố định phải trả là 90 và có rủi ro: hoặc trường hợp tốt xảy ra và tiền sẽ được gửi 3 tháng (xác suất 30%), hoặc trường hợp xấu xảy ra và chỉ gửi được tiền 1 tháng (xác suất 70%).

Cây quyết định và tính không thể đảo ngược

Không t

t

Thu n l i

B t l i

Nguồn: tác giả.

24Sơ đồ

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD262

- Gửi tiền. NPV hoặc là 90 (lãi suất 180 – 90 tiền phí cố định) với xác suất là 30% ; hoặc là -30 (lãi suất 60 – 90 tiền phí cố định) với xác suất xảy ra là 70%.

Ta có thể đưa ra quyết định bằng cách tính NPV kỳ vọng của dự án:

(90x0,3) + (-30x0,7) = 6

NPV bằng 6 nếu gửi tiền và NPV bằng 0 nếu không gửi. Trong trường hợp này, NPV vẫn là dương. Như vậy là khó đưa ra quyết định.

Ở vị trí của doanh nghiệp đó, ta có thể gửi 6 000 euros vào ngân hàng với một khoản phí cố định nhưng ta không biết có thể gửi một tháng hay ba tháng. Có giải pháp là chờ một

tháng trước khi quyết định. Sau một tháng sẽ không còn bấp bênh nữa: hoặc doanh nghiệp phải trả tiền nhà cung cấp, trường hợp đó doanh nghiệp không làm gì khác được; hoặc doanh nghiệp chưa phải trả tiền nhà cung cấp thì lúc đó không còn rủi ro gì nữa, doanh nghiệp có thể gửi tiền vào ngân hàng trong vòng hai tháng. Như vậy trong trường hợp này, quyết định đúng không phải là « tôi gửi tiền hôm nay hay không bao giờ » mà là « tôi gửi tiền ngay hay tôi chờ ».

Tại thời điểm t=0, nếu gửi tiền chúng ta sẽ đứng trước bài toán như trên. Nhưng nếu chờ một tháng, sự bấp bênh được giải quyết: nếu nhà cung cấp chưa đòi tiền, ta có thể đưa ra quyết định ngay.

Cây quyết định với lựa chọn chờ đợi

Thu n l i

B t l i

t

t

Không t

Thu n l i

B t l i

Ch

Nguồn: tác giả.

25Sơ đồ

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 263

Tại thời điểm t=1, người kế toán biết rõ doanh nghiệp có tiền trong tay hay không, tại thời điểm t=0, có tiền hay không sẽ theo xác suất xảy ra (là 30% và 70%).

Ta biểu diễn bài toán bằng cách đưa thêm vào cây quyết định là ta sẽ có thông tin tại thời điểm t=1, việc này không làm thay đổi gì nếu ta có phải ra quyết định ở thời điểm t=0. Ta sẽ xem xét cây quyết định từ ngọn xuống (backward) : tại t=0, người kế toán thấy rằng chỉ có thể quyết định nếu chờ đợi thêm. Tại t=1, người này quyết định gửi hay không gửi. Nếu gửi tiền, NPV là dương (30).

Nếu chờ và tình huống tốt xảy ra thì quyết định đúng đắn là gửi tiền. Nhưng nếu quyết định gửi tiền vào thời điểm t=0, xác suất xảy ra tình huống tốt chỉ là 30%.

Tại thời đểm t=0, tôi lựa chọn chờ đợi giá trị kỳ vọng xảy ra trong 30% các trường hợp 30 (30x0,3), và trong 70% các trường hợp 0 (0x0,7)  : NPV của lựa chọn « tôi chờ » là (9). Trong khi lựa chọn « tôi gửi tiền luôn » tại thời điểm t=0 thì có một NPV là 6. Như vậy lựa chọn « chờ đợi » có NPV cao hơn, như vậy ta đã xác định được lựa chọn hấp dẫn nhất.

[thomas Vallée]

Lý thuyết về những lựa chọn thực tế cho phép ta thấy làm thế nào để thêm các lựa chọn vào trong một bài toán kinh tế (chờ đợi, mở rộng, bán lại, v.v.) và vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát huy được những lựa chọn này. Thông thường, khi có yếu tố không chắc chắn, người ta thường sử dụng phương pháp đánh giá tài chính để tính giá trị của mỗi sự lựa chọn đó.

Tài liệu đọc thêm và bài tập (www.tamdaoconf.com)

Recent Evidence, World Development, Vol. 33, No. 7, pp. 1045–1063.

Lee-Rong Wang, Chung-Hua Shen, and Ching-Yang Liang (2006) Financial Liberalization under the WTO and Its Relationship with the Macro Economy, Takatoshi Ito and Andrew K. Rose (editors), International Financial Issues in the Pacific Rim: Global Imbalances, Financial Liberalization, and Exchange Rate Policy (NBER-EASE Volume 17), pp. 315-345.

Menzie Chinn & Hiro Ito (2007) A New Measure of Financial Openness, Journal of Comparative Policy Analysis, Volume 10, Issue 3, pp. 309-322.

tài liệu tham khảo

Dẫn nhập khái niệm rủi ro:

KNIGHT, F., (1921), “Risk, Uncertainty, and Profit“, First edition, Hart, Schaffner & Marx; Boston: Houghton Mifflin Company, The Riverside Press, Cambridge.

Tài liệu phần « Địa chính trị và rủi ro-quốc gia »:

AGLIETTA, M., (2008), « Macroéconomie financière », Collection Manuels, Ed. La Découverte.

BELBEOCH, O., Y. CHARBIT, O. FARON, JB. MAGESCAS, C. MATA (1986), « La population mondiale », N&ED, Ed. La Documentation Française.

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD264

BEURIER, J-P., P. CARIOU, P. GUILLOTREAU, Y. PERRAUDEAU (2013), Mer, risques et gouvernance in « L’eau dans tous ses états. Méthodes et pluridisciplinarité d’analyse », in Lagrée, S. (éditeur scientifique), Collection Conférences et Séminaires, n° 8, Ed. AFD-ÉFEO.

BONIFACE, P., H. VEDRINE (2009), « Atlas des crises et des conflits », Ed° Armand Colin-Fayard.

BOYER, Y., (1984), « Le projet américain de défense dans l’espace », revue trimestrielle Politique étrangère, 2/84, Ed. IFRI.

COUTAU-BEGARIE, H. (2007), « L’océan globalisé - géopolitique des mers au XXIe  siècle », bibliothèque Stratégique, Ed. Economica.

DEFAY, A. (2006), « La géopolitique », Coll. Que sais-je, Ed. PUF.

FOLLIOT, P., X. LOUY (2009), France-sur-Mer, un empire oublié, Ed. du Rocher.

GEORGE, P. (1952), « Sur une nouvelle présentation du déterminisme en géographie humaine », Annales de géographie, Paris, vol. 61.

JACQUINOT, A. (2012) in revue Diplomatie, les grands dossiers n°7, p. 22, février-mars.

KAPLAN, R (2011) cité in « Teoria a prax geo-politiky: Heartland - Rimland - Domino  », Univerzity Mateja bela, Streda.

LACOSTE, R., P. CARIOU (2008), « Le transport maritime », in Mare economicum, Ed. PUR.

LACOSTE, Y. (1993), Dictionnaire de géopolitique, Flammarion, Paris.

LASSERRE, F., E. GONON (2009), Manuel de géopolitique, Coll. U, Ed. Armand Colin.

MACKINDER, J-H., (1951), The Scope and Methods of Geography and the Geographical  Pivot of History, The Royal Geography Society, Londres.

MARTONNE (de), E. (1942), « La France physique », Géographie universelle, Paris.

MERCKELBAGH, A. (2009), Et si le littoral allait jusqu’à la mer - La politique du littoral sous la Ve République, Ed. Quae.

MOÏSI, D. (1981), Crises et guerres au XXe siècle : analogies et différences, IFRI, Ed. Economica.

MONTBRIAL (de), Th. (2006), « géographie politique », Paris, PUF, coll. Que sais-je ?

PARDO, S., Y. PERRAUDEAU, N. RAUTUREAU (2008), « Apports de la finance au secteur maritime », in Mare economicum, Ed. PUR.

POUILLAUDE, A., A.S. BONNET, C. CHADENAS, C. CHOBLET (2008), « le tourisme littoral », in Mare economicum, Ed. PUR.

ROYER, P. (2012), Géopolitique des mers et des océans, Ed. PUF, Paris.

TERTRAIS, B. (2008), Atlas militaire et stratégique - menaces conflits et forces armées dans le monde, Coll. Atlas monde, Ed. Autrement.

VIDAL DE LA BLACHE, P. (1903), Tableau de la Géographie de la France, Paris Lavisse.

Tài liệu phần « Rủi ro và toàn cầu hóa »:

ABIAD, A., A. MODY (2005) “Financial Reform: what shakes it? What shapes it?“ American Economic Review, Vol. 95-1, pp. 66-88.

AGHION, P., P. HOWITT (1992) “A Model of Growth through Creative Destruction“, Econometrica, Vol. 60/2, pp. 323-351.

CASHIN, P., R. SAHAY, C. PATTILLO, P. MAURO (2001) “Macroeconomic Policies and Poverty Reduction: Stylized Facts and an Overview of Research“, IMF Working Paper 01/135, Washington, DC.

CHINN, M.D., I. HIRO (2008) “A New Measure of  Financial Openness“, Journal of Comparative Policy Analysis, Vol. 10/3, pp. 309-322.

DREHER, A., N. GASTON, P. MARTENS (2008) “Measuring Globalisation - Gauging its Consequences“, New York: Springer.

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 265

LANE, P.R., G.M. MILESI-FERRETTI (2008) “The Drivers of Financial Globalization“, American Economic Review, Vol. 98/2, pp. 327-332.

PHAM, T-H-H (2011) “Does the WTO accession matter for the Dynamics of Foreign Direct Investment and Trade? Vietnam’s new evidence”, Economics of Transition, Vol. 19/2, pp. 255-285.

RAVALLION, M. (2007) “Looking Beyond Averages in Trade and Poverty Debate“ in Nissanke M and Thorbecke E, eds., The Impact of Globalization on the World’s Poor. Palgrave McMillan, UNU-WIDER Studies in Development Economic and Policy.

SALA-I-MARTIN, X. (2006) “The World Distribution of Income: Falling Poverty and Convergence Period“, Quarterly Journal of Economics, Vol.121/2, pp. 351-397.

TODARO, M.P., S.C. SMITH (2011) Economic Development, 11/E: Pearson.

Tài liệu về phần « Điều tiết tài chính, tính thanh khoản và rủi ro tín dụng »:

BASEL COMMITTEE ON BANKING SUPERVISION (1988) “Basel I: International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards”, updated April 1998 (http://www.bis.org/publ/bcbsc111.htm)

BASEL COMMITTEE ON BANKING SUPERVISION (2006) “Basel II: International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards: A Revised Framework”, juin 2006, (http://www.bis.org/publ/bcbs128.pdf )

BERGER A., R. HERRING, G. SZEGO (1995) “The Role of Capital in Financial Institutions”, Journal of Banking and Finance, 19, pp. 393-430.

CECCHETTI S., SCHOENHOLTZ K. (2011) “Money, Banking, and Financial Markets”, 3rd edition, McGraw-Hill.

DEMIRGUC-KUNT A., E. KANE, L. LAEVEN (2001) Deposit Insurance around the World: Issues of Design and Implementation, MIT Press.

DIAMOND D., P. DYBVIG (1983) “Bank Runs, Deposit Insurance, and Liquidity”, Journal of Political Economy, 91(3), pp. 401-419.

GORTON G. (2010) Slapped by the Invisible Hand. The Panic of 2007, Oxford University Press.

LINDGREN C. J., G. GARCIA, M. SEAL (1996) “Bank Soundness and Macroeconomic Policy”, Washington, DC: IMF.

PENNACCHI G. (2009) “Deposit Insurance”, AEI conference paper.

ROCHET J-C. (2008) “Why Are There So Many Banking Crises?”, Princeton University Press.

ROYAL GOVERNMENT OF CAMBODIA, “Financial Sector Development Strategy 2006-2015”.

WILSON B. (2008) “Rock retains North East support”, BBC News.

Các tài liệu tham khảo khác:

AGHION, P., P. HOWITT (1998) “Endogenous Growth Theory”, Cambridge, MA: MIT Press.

AGHION, P., P. HOWITT, G.L. VIOLANTE (2002) “General Purpose Technology and Wage Inequality”, Journal of Economic Growth, 7(4).

BEURIER, J-P., P. CARIOU, P. GUILLOTREAU, Y. PERRAUDEAU (2012) «  Mer, risque et gouvernance  », in LAGREE, S. (eds  scien-tifique), L’eau dans tous ses états, Collection  Conférences & Séminaire, n°8, AFD-EFEO.

BRIDIER M. et S. MICHAÏLOF (1995), Guide pratique d’analyse de projets, Economica, 5e édition.

CLING, J-P., S. LAGREE, M. RAZAFINDRAKOTO, F. ROUBAUD (2009) «  Le Vietnam dans l’organisation mondiale du commerce. Impact sur la croissance et l’emploi ». Irasec. Occasional Paper, n°8.

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD266

FIGINI, P., H. GÖRG (2011) “Does Foreign Direct Investment Affect Wage Inequality? An  Empirical Investigation”, The World Economy, 34(9).

HOUDAYER R. (2008), Evaluation financière des projets. Ingénierie de projet et décision d’investissements, éd. Economica, coll. Techniques de gestion, Paris.

LEVYNE O., J.-M. SAHUT (2009) Options réelles, Dunod.

PARK C. S. (2009) Analyse économique en ingénierie, une approche contemporaine, 2e éd., Pearson.

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 267

Họ và tên Cơ quan Chuyên ngành Chủ đề nghiên cứu EmailBOUNMANY

ViengvilayĐại học Quốc gia

Hà Nội Luật Khung pháp lý về đầu tư nước ngoài tại Lào

[email protected]

Chu Thị Thanh An

Viện nhà nước và pháp luật Luật kinh tế Các cơ quan tài chính ở

Việt Namanthanhchu11@

gmail.comKHIENG So-

charkriyaCơ quan đại học Pháp ngữ (AUF) Khoa học pháp lý Đánh giá tác động của khai

thác dầu lửa ở Campuchiaks_charkriya@yahoo.

com

KOEURN Bun-thoeurn

Đại học Khoa học xã hội và nhân văn

Hà NộiQuản lý doanh nghiệp

Quản lý quan hệ khách hàng trong môi trường

doanh nghiệp

[email protected]

KOM Udom Thị trường chứng khoán Campuchia Phát triển Quan hệ Bắc-Nam udomkom@gmail.

com

Lê Thị Thu Trang Viện nghiên cứu châu Mỹ

Kinh tế vĩ mô, kinh tế phát triển

Cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ. Rủi ro và quản lý rủi ro

tín dụng của các ngân hàng thương mại

[email protected]

Nguyễn Hồng Thu

Viện kinh tế và chính trị thế giới Kinh tế phát triển Quản lý rủi ro tài chính và

ngân hàng (Đông Nam Á) [email protected]

Nguyễn Quốc Định

Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ Kinh tế Rủi ro và thanh toán bằng

tín dụngquocdinhnguy-

[email protected]ễn Tấn

KhuyênViện nghiên cứu

phát triển Kinh tế xã hội Rủi ro tài chính [email protected]

Nguyễn Thị Hoàng Oanh Đại học kinh tế Tài chính quốc tế Chính sách thuế oanhvang.nguyen@

gmail.comNguyễn Thị

Lan AnhĐại học kinh tế và

quản trị kinh doanh Quản trị kinh doanh Tài chính doanh nghiệp [email protected]

Nguyễn Trí Thông Đại học Kinh tế Kinh tế Quản lý doanh nghiệp,

khủng hoảng thế giớitrithong1981@gmail.

com

Nguyễn Tú Học viện khoa học xã hội Luật Thương mại quốc tế nguyentugass@

yahoo.com

Nguyễn Tuấn Anh

Viện nghiên cứu Đông Nam Á Kinh tế và quản lý

Hệ thống tài chính-tiền tệ của Đông Nam Á hậu khủng hoảng tài chính

nguyentuananh_ct@ yahoo.com.vn

Phan Tuấn Anh Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ Kinh tế Mô hình hóa và khủng

hoảng doanh nghiệppanjunying1984@

gmail.comSENGALOUN Xayaseunh

Đại học Ngoại thương Hà Nội

Cộng đồng kinh tế Đông Nam Á

Cộng đồng kinh tế Đông Nam Á năm 2015 (Lào)

[email protected]

SOK Daline Đại học Libre de Bruxelles

Thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán daline_univ.lyon2@

yahoo.fr

TIM Chandararath

Đại học Kinh tế – luật hoàng gia

PhnompenhKhoa học pháp lý

Phòng ngừa và xử lý rủi ro kinh tế và tài chính

(Đông Nam Á)

[email protected]

Tô Thị Thùy Trang

Viện nghiên cứu phát triển Kinh tế Kế toán doanh nghiệp và

Nhà nước ttttrang.hids@tphcm.

gov.vn

Trần Minh Đức Học viện Khoa học xã hội Luật Luật kinh tế tranminhduc_dn@

yahoo.com

Danh sách học viên

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD268

Họ và tên Cơ quan Chuyên ngành Chủ đề nghiên cứu EmailTrương Quang

Thông Đại học kinh tế Ngân hàng, tài chính Rủi ro và khả năng thanh toán tài chính

[email protected]

Trương Thị Thanh Thanh Đại học Hoa Sen Marketing, Kinh tế Kinh tế phát triển thanhtruong2012@

gmail.com

VANN Amonich Đại học Quốc gia Hà Nội

Luật hình sự về kinh doanh trái phép

Những vi phạm hình sự trong luật của Pháp và

Campuchia

[email protected]