4
13350 Ashford Point Dr. Houston, Texas 77082 Đt: 281-556-5116 Fax: 281-556-6932 GIÁO SĨ Lm. Paul Chovanec Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Thăng Pt. Gary Boyd Pt. Corney Llorens Pt. Giuse Trần Văn Nhật THÁNH LỄ TRONG TUẦN Thứ Hai, Ba: 7g00 chiều – tiếng Anh Thứ Tư, Năm, Sáu, Bẩy: 9g00 sáng – tiếng Anh Thứ Sáu: 6g30 chiều – tiếng Việt Thứ Bẩy: 5g30 chiều – tiếng Anh Chúa Nhật: 8g & 10g – tiếng Anh 12g00 trưa – tiếng Việt 5g00 chiều – tiếng Tây Ban Nha BÍ TÍCH HÒA GIẢI Thứ Ba: 6g30-7g00 chiều Thứ Bẩy: 4g00-5g00 chiều RỬA TỘI TRẺ EM Chúa Nhật II tháng 7, 9, 11, 1 BÍ TÍCH HÔN PHỐI Liên lạc giáo sĩ 6 tháng trước ngày cưới BẢN TIN MỤC VỤ CỘNG ĐOÀN CÔNG GIÁO VIỆT NAM GIÁO XỨ THÁNH JUSTIN TỬ ĐẠO 21/04/2019 CHÚA NHẬT PHỤC SINH Cv 10:34a, 37-43; 1 Cor 5:6b-8; Ga 20:1-9 Ý NGHĨA CÁC BÀI ĐỌC CHÚA NHẬT Bài Đọc 1 (Công Vụ 10:34a, 37-43): T. Phêrô tường thuật lại sứ vụ công khai của Đức Giêsu được mở đầu với phép rửa của Gioan, với các việc lạ lùng như chữa lành và trừ quỷ, nhất là biến cố tử nạn và phục sinh của Người. Những ai tin vào Người sẽ được tha thứ các tội lỗi. Bài Đọc II (1 Côrintô 5:6b-8): Đời sống mới trong Chúa Kitô được T. Phaolô ví như chất men mới, nó có thể ảnh hưởng đến nhiều người khác, bởi vì qua đời sống ấy, chính Đức Kitô Phục Sinh đang hoạt động trong thế gian. Phúc Âm (Gioan 20:1-9): Biến cố Đức Giêsu Phục Sinh thì ngoài sức tưởng tượng của con người ở bất cứ thời đại nào. Nhưng đó là một biến cố có vật chứng (các khăn liệm) và nhân chứng (Mađalêna, Phêrô, Gioan) để chúng ta xác tín rằng sự phục sinh của thân xác là cùng đích của đời sống ở trần gian, vì Đức Giêsu đã sống lại để mở ra một con đường hoàn toàn mới cho những ai tin vào Người.

21/04/2019 CHÚA NHẬT PHỤC SINH - vnjustin.org filesự phục sinh của thân xác là cùng đích của đời sống ở trần gian, vì Đức Giêsu đã sống lại để

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

13350 Ashford Point Dr. Houston, Texas 77082

Đt: 281-556-5116 Fax: 281-556-6932

GIÁO SĨLm. Paul Chovanec

Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Thăng Pt. Gary Boyd

Pt. Corney LlorensPt. Giuse Trần Văn Nhật

THÁNH LỄ TRONG TUẦN Thứ Hai, Ba: 7g00 chiều – tiếng AnhThứ Tư, Năm, Sáu, Bẩy: 9g00 sáng – tiếng AnhThứ Sáu: 6g30 chiều – tiếng ViệtThứ Bẩy: 5g30 chiều – tiếng AnhChúa Nhật: 8g & 10g – tiếng Anh 12g00 trưa – tiếng Việt 5g00 chiều – tiếng Tây Ban Nha

BÍ TÍCH HÒA GIẢIThứ Ba: 6g30-7g00 chiềuThứ Bẩy: 4g00-5g00 chiều

RỬA TỘI TRẺ EM Chúa Nhật II tháng 7, 9, 11, 1

BÍ TÍCH HÔN PHỐILiên lạc giáo sĩ 6 tháng trước ngày cưới

BẢN TIN MỤC VỤCỘNG ĐOÀN CÔNG GIÁO VIỆT NAM GIÁO XỨ THÁNH JUSTIN TỬ ĐẠO

21/04/2019

CHÚA NHẬT PHỤC SINHCv 10:34a, 37-43; 1 Cor 5:6b-8; Ga 20:1-9

Ý NGHĨA CÁC BÀI ĐỌC CHÚA NHẬT• Bài Đọc 1 (Công Vụ 10:34a, 37-43): T. Phêrô tường thuật lại sứ vụ công khai của

Đức Giêsu được mở đầu với phép rửa của Gioan, với các việc lạ lùng như chữa lành và trừ quỷ, nhất là biến cố tử nạn và phục sinh của Người. Những ai tin vào Người sẽ được tha thứ các tội lỗi.

• Bài Đọc II (1 Côrintô 5:6b-8): Đời sống mới trong Chúa Kitô được T. Phaolô ví như chất men mới, nó có thể ảnh hưởng đến nhiều người khác, bởi vì qua đời sống ấy, chính Đức Kitô Phục Sinh đang hoạt động trong thế gian.

• Phúc Âm (Gioan 20:1-9): Biến cố Đức Giêsu Phục Sinh thì ngoài sức tưởng tượng của con người ở bất cứ thời đại nào. Nhưng đó là một biến cố có vật chứng (các khăn liệm) và nhân chứng (Mađalêna, Phêrô, Gioan) để chúng ta xác tín rằng sự phục sinh của thân xác là cùng đích của đời sống ở trần gian, vì Đức Giêsu đã sống lại để mở ra một con đường hoàn toàn mới cho những ai tin vào Người.

Trưởng Ban: A. Nguyễn Văn Hùng 832-403-7871

Phó Ngoại Vụ: C. Trịnh-Vũ Kim Nga 713-972-4474

Phó Nội Vụ: A. Nguyễn Cao Hoàng Tuyên

281-678-4581

A. Nguyễn Sơn 832-878-9466

A. Đinh Bình Định – 832-364-2825

C. Nguyễn Thế Ly – 281-857-2825

A. Nguyễn Phi – 832-661-6919

Pt. Trần Văn Nhật – 713-870-8955

C. Nguyễn Thị Mỹ – 832-276-1517

Pt. Giuse Trần Văn Nhật 713-870-8955

A. Thomas Ngô Tuyến – 281-435-1468

C. Phạm T. Thu Thủy –281-608-1596

A. Nguyễn Văn Diệm – 832-419-9321

A. Phan Văn Duyệt – 832-398-6640

C. Phạm Tâm – 832-216-4530

C. Thúy Nga – 281-787-0196

C. Nguyễn T. Hồng – 832-865-4746

C. Võ Hương – 832-451-9955

BAN ĐIỀU HÀNH CỘNG ĐOÀN VIỆT NAM

Ban Phụng Vụ & TTV Thánh Thể

Ca Đoàn Phanxicô

Youth Choir

Children Liturgy of the Word

TTV Đọc Sách

Ban Tiếp Tân Mục Vụ

Rửa Tội Trẻ Em & Chuẩn Bị Hôn Nhân

Nhóm Giáo Lý Dự Tòng

Hội Các Bà Mẹ Công Giáo

Đoàn Liên Minh Thánh Tâm

Phong Trào Cursillo

Nhóm Đồng Hành

Hội Legio Mariae & Nhóm Tôbia

Ban Ẩm Thực Gây Qũy

Trường Việt Ngữ

Cần Xức Dầu Khẩn CấpCha Thăng – 713-679-3163

Suy NiệmCHÚA PHỤC SINH HÔM NAY

Chúa Giêsu đã sống lại: Đó là tín điều, đó là chuyện xưa.

Hôm nay, khi mừng lễ Chúa phục sinh, tôi mừng với niềm tin ấy. Khi niềm tin ấy trở thành một thao thức, thì thao thức này đào sâu trong

lòng tôi một sự khao khát rạo rực.

Tôi khao khát tìm gặp Chúa phục sinh trong cuộc sống hôm nay. Khao khát tìm Người như bà Madalena và các môn đệ Chúa ngày thứ bảy tuần thánh xưa đã khát khao đi tìm.

Tất nhiên tôi đã gặp Chúa phục sinh trong bí tích Thánh Thể. Nhưng cuộc gặp gỡ đó đã được thực hiện nhờ đức tin.

Tôi cũng đã gặp Chúa phục sinh trong Hội Thánh. Hội Thánh cũng giúp cho tôi và nhiều người được phục sinh một cách thiêng liêng.

Nhưng tôi còn muốn gặp Chúa phục sinh dưới nhiều hình thức khác. Tôi nhớ lại lời Chúa phán xưa: “Thầy đây, Thầy sống giữa các con như một người phục vụ” (Lc 22,27). Những nét đẹp của người phục vụ được Chúa nên lên như gương mẫu, đó là: “hiền lành, khiêm nhường” (Mt 11,28), “từ bỏ mình” (Lc 9,23), “biết tỉnh thức” (Mt 24,42), “trung tín và khôn ngoan, biết cung cấp lương thực cho gia nhân đúng giờ và đúng lúc” (Mt 24,45), nhất là phục vụ trong tình yêu thương, như Chúa đã nêu gương và dạy trong bữa tiệc ly (x. Ga 14,34).

Những gợi nhớ đó cho phép tôi nghĩ rằng: Chúa Giêsu phục sinh đang sống động dưới nhiều hình thức trong chính lúc này và tại nơi đây.

Những người có Chúa phục sinh hiện diện và hoạt động xung quanh tôi hiện nay thuộc đủ mọi tầng lớp. Có giáo sĩ, giáo dân; có người giàu, người nghèo; có người trí thức, người ít học. Nhưng tất cả đều có tinh thần phục vụ cao, với cố gắng nâng khả năng phục vụ mỗi ngày mỗi cao hơn bằng học hỏi, tìm tòi và dấn thân.

Tuy nhiên, danh từ “phục vụ” đang bị lạm dụng hầu như khắp nơi. Lạm dụng trong các lãnh vực đời là chuyện dễ hiểu. Nhưng lạm dụng trong các lãnh vực đạo là điều đáng sợ.

Riêng đối với người Công Giáo Việt Nam, tôi nghĩ một điều cần phải quan tâm, đó là phải nâng cao trình độ suy tư. Bởi vì nâng cao trình độ suy tư là một cách phục vụ tốt. Trong việc nâng cao trình độ suy tư tôn giáo, tất nhiên phải để ý đến việc học hành mọi môn khoa liên quan, nhưng nhất là phải đào sâu những gì về Đức Kitô.

Đào sâu bằng học hỏi, nghiên cứu, trao đổi và cả bằng chiêm niệm và cầu nguyện. Sự tự mãn bất cứ dưới hình thức nào về suy tư đạo đức sẽ rất nguy hiểm cho việc “thờ phượng Chúa trong tinh thần và chân lý” (Ga 4,29).

Các hình thức phục vụ đủ thứ đang xuất hiện tràn lan trong xã hội. Vì thế, chúng ta cầu xin Chúa phục sinh ban cho Hội Thánh nhiều hình thức phục vụ chất lượng có sức giúp người ta nhận ra được Chúa phục sinh đang sống động thực sự trong thế giới hôm nay.

Ðức Cha J.B. Bùi Tuần

Đóa Hoa Thiêng LiêngNhờ hồng ân Chúa, cộng đoàn Việt Nam chúng ta đã có được 25 năm hoạt động. Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa cũng như cầu xin cho tương lai của cộng đoàn, Ban Điều Hành mời gọi mọi người – đặc biệt là đoàn viên, hội viên của các tổ chức, thừa tác vụ – hãy hy sinh chút thời giờ để lần chuỗi Mai Khôi, làm tuần cửu nhật hoặc đi thăm người già yếu, tất cả góp thành một đóa hoa thiêng liêng dâng lên Thiên Chúa. Xin cho chúng tôi biết các việc hy sinh này để công bố trong ngày kỷ niệm 25 năm thành lập là Chúa Nhật, 12 tháng Năm.

TINH THẦN QUẢN LÝSố tiền cần có hàng tuần để giáo xứ hoạt động là $20,300.• Tiền thu được trong ngày 7/4: $20,055• Tiền giúp bảo trì cơ sở: $2,451• Tiền tặng Ban Xã Hội: $790Xem thêm chi tiết trong bản tin giáo xứ.

DSF 2018 (Quỹ Giáo Phận)• Mục tiêu của giáo xứ là thu được $124,780• Số tiền đã đóng $37,798• Số tiền còn thiếu $86,982• Số người đóng góp: 159

Ý LỄ TRONG TUẦN• Lh Anna & tiên nhân; Gđ Thiệu xin• Lh Anna & Maria• Lh Phanxicô Xaviê• Xin ơn chữa lành; Định Vũ Tâm xin

GIÁO XỨ NGHỈ LỄ PHỤC SINHVăn phòng giáo xứ sẽ đóng cửa ngày thứ Hai, 22 tháng Tư để nghỉ lễ Phục Sinh. Không có Thánh Lễ 7g tối thường lệ.

Chúc Mừng Phục Sinh

Trong Hân HoanMừng Chúa Sống Lạikính chúc Quý Tín Hữu

được tràn đầy Hy Vọng & Bình Antrong Chúa Giêsu Phục Sinh

CHÚC MỪNG CÁC TÂN TÒNGSau 6 tháng học hỏi và tìm hiểu về đạo Công Giáo, các tân tòng sau đây đã được gia nhập Giáo Hội Công Giáo qua các bí tích tháp nhập mà họ lãnh nhận trong Đêm Phục Sinh. Thay mặt Cộng Đoàn, Ban Điều Hành hân hoan chào mừng và cầu chúc các bạn được vững mạnh trên hành trình đức tin:

Maria Bùi Thắm, Paris Đào Bách, Nicholas Nguyễn Nhật, Gioan Phan Marvin, Gioan Phan Tấn, Michael Vũ Khanh, Joshua Nguyễn, Mary Lê Thủy, Anne Christine Lê.

THÀNH LẬP HỘI SỐNG THÁNH THỂĐược sự cho phép và nâng đỡ của cha chánh xứ Rev. Paul Chovanec Hội Sống Thánh Thể đang trong tiến trình thành lập trong Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tại St. Justin Martyr. Sau thời gian dài chuẩn bị, Hội bắt đầu nhận đơn gia nhập kể từ Chúa Nhật Phục Sinh, ngày 21-4-2019. Xin mọi người nhiệt tình tham gia, giúp đỡ và cổ động cho hội. Đặc biệt xin các cha mẹ có con em từ sau Rước Lễ Lần Đầu tới 18 tuổi khuyến khích các em ghi tên gia nhập hội Sống Thánh Thể.

Xin xem thêm trong tờ giới thiệu kèm trong bản tin của cộng đồng để biết rõ về Hội Sống Thánh Thể.

Thay Mặt Ban Tổ Chức. Cha Quản Nhiệm Phêrô Nguyễn Hữu Thăng.

NGÀY 30-4-2019Được cha chánh xứ cho phép, cộng đồng sẽ có Thánh Lễ lúc 7 giờ chiều ngày 30-4-2019 và chầu Thánh Thể sau lễ tới 8 giờ 45 tối để cầu cho Việt Nam, nước Mỹ và Hòa Bình Thế Giới. Xin mọi người nhiệt tình tham gia. Chân thàng cám ơn.

Cha Quản Nhiệm Phêrô Nguyễn Hữu Thăng.

YOUTH CORNER

Reflectingon sunday’s readings

by Phi Nguyen

St. Justin’s Young Adult GroupAre you, your child, or your grandchild between 18 and 35ish? Join the Young Adult Community for faith and fellowship.

April 30, May 7 & May 14 - Bible Study. Join us in CFC 211 at 7:00 p.m. to discuss the readings for the week.

May 21 - Monthly Dinner. Carpool from the church at 7:00 p.m. to a nearby restaurant for food and fellowship.

We want to hear your ideas for weekly meetings and other events. Questions or comments, contact Robert Ontko at [email protected] or 832-372-9928

PATIENCEThe word haunts me this Easter. Yes, the promise of all ages has now been fulfilled in the Resurrection, and we rejoice.

Even so, we have to wait for our slow selves to understand. We are forced to learn patience.

Remember how Jesus was so unhurried when he learned that Lazarus, his friend, was dying in Bethany, not far away from where he was? He delayed four days going there. In other words, he waited “forever,” in emotional time. Mary and Martha, those close friends of Jesus, did without him as they buried their brother and grieved. Jesus finally got there and each sister cried out words that tore into him.

You could have saved our brother!

Jesus wept.

And then he replied, “I am the resurrection and the life.”

On this day we rejoice because we can see that this statement of his was true. This day it is spread out before us in the Great Celebration of Easter.

We followers of God and his Christ take a long long time to get beneath the surface of this feast, to put ourselves into the hands of what, after all, is not a money-back guarantee, but a promise. “You will be my people and I will be your God.” It is so tough for us to drink the milk of trust in the same way a child drinks from its mother. We have to decide to entrust still another sluggish part of ourselves to God and to his promise.

Maybe the length of the Easter Vigil Service helps us to take in this fact. In the full service there are ten readings, including the Epistle and the Gospel, together with a candle-lighting-ceremony (“Light of Christ”), and numerous Baptisms. Patience is the name of the game at Easter Vigil. Maybe it is for the same reason Jesus made the two sisters wait.

The darkness of Easter Vigil, lit only by candles, lets us hear, in sequence, how God created us and blessed us, how he called upon and counted on Abraham, how he rescued the Hebrew people as they ran from their captors in the desert journey (and ran from God too).

For a “brief moment,” we are told, God lost patience

and turned away, but then “with enduring love” took his people back, offering water to the thirsty and grain to the poor. Can we trust this? How much?

“You will be my people and I will be your God.”

Finally the Gospel is proclaimed, announcing an empty tomb! The women in the story believe. The men don’t. At least not right away.

How about you? Do you believe? Is Jesus risen or is he not? Is it just a child’s fable, after all?

On this glorious Easter weekend, after we have reacted just like the disciples on those seemingly never-ending post-crucifixion days, and even after we sing songs about resurrection, still we do it by faith and trust. We hear it anew, maybe now more profoundly.

We wait, joyfully. Halleluiah!

Ultimately we are asked which path we will follow. The skeptical, calculating path of doubters, or the trusting, patient route of those who keep learning to believe—above all and after all—in the tender mercy of God.

Halleluiah!

Fr. John Foley, SJ