12
BÀI 2: NHU CẦU DINH DƯỠNG VÀ BỮA ĂN DINH DƯỠNG HỢP LÝ Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh nắm được : Con người cần năng lượng để phát triển cơ thể, duy trì các hoạt động thể lực (lao động, vui chơi, học tập..) và duy trì các hoạt động sống. Nhu cầu năng lượng không giống nhau ở mỗi người. Nó phụ thuộc vào các yếu tố: Tuổi, Giới, Loại hình lao động, Tình trạng sinh lí… Mô tả được các tiêu chí của một bữa ăn dinh dưỡng hợp lí. Học sinh biết cách ăn uống hợp lí, đủ các chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu năng lượng (không thừa, không thiếu và phòng tránh các loại bệnh). Chuẩn bị: Hình ảnh minh họa các hoạt động (Năng lượng tiêu hao). Hình ảnh một số thực phẩm minh họa các chất dinh dưỡng cho hoạt động sống (Năng lượng ăn vào) Các tài liệu liên quan đến bài học Nội dung bài học: Giới thiệu bài học Năng lượng và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể con người Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng. Bữa ăn dinh dưỡng hợp l, cân đối Tổng kết bài học 1. Giới thiệu bài học - Giới thiệu sơ lược về nội dung bài học - Đọc to mục tiêu bài học 2. Năng lượng và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể con người - GV đưa một số hình ảnh.

dinhduonghocduong.netdinhduonghocduong.net/FileUpload/Documents/Nam 2018/Bai … · Web viewGiáo viên nhận xét nếu đúng thì khen ngợi nếu thiếu bổ sung: Năng lượng

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: dinhduonghocduong.netdinhduonghocduong.net/FileUpload/Documents/Nam 2018/Bai … · Web viewGiáo viên nhận xét nếu đúng thì khen ngợi nếu thiếu bổ sung: Năng lượng

BÀI 2: NHU CẦU DINH DƯỠNG VÀ BỮA ĂN DINH DƯỠNG HỢP LÝ Mục tiêu bài học:Sau bài học, học sinh nắm được :

• Con người cần năng lượng để phát triển cơ thể, duy trì các hoạt động thể lực (lao động, vui chơi, học tập..) và duy trì các hoạt động sống.

• Nhu cầu năng lượng không giống nhau ở mỗi người. Nó phụ thuộc vào các yếu tố: Tuổi, Giới, Loại hình lao động, Tình trạng sinh lí…

• Mô tả được các tiêu chí của một bữa ăn dinh dưỡng hợp lí.• Học sinh biết cách ăn uống hợp lí, đủ các chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu

cầu năng lượng (không thừa, không thiếu và phòng tránh các loại bệnh).Chuẩn bị:

• Hình ảnh minh họa các hoạt động (Năng lượng tiêu hao).• Hình ảnh một số thực phẩm minh họa các chất dinh dưỡng cho hoạt động

sống (Năng lượng ăn vào)• Các tài liệu liên quan đến bài học

Nội dung bài học:• Giới thiệu bài học• Năng lượng và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể con người• Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng.• Bữa ăn dinh dưỡng hợp ly, cân đối• Tổng kết bài học

1. Giới thiệu bài học- Giới thiệu sơ lược về nội dung bài học- Đọc to mục tiêu bài học 2. Năng lượng và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể con người- GV đưa một số hình ảnh.

Page 2: dinhduonghocduong.netdinhduonghocduong.net/FileUpload/Documents/Nam 2018/Bai … · Web viewGiáo viên nhận xét nếu đúng thì khen ngợi nếu thiếu bổ sung: Năng lượng

Quan sát tranh nêu các hoạt động có trong tranh? - Gọi HS trả lời, nhận xét, bổ sung.

Giáo viên nhận xét và trả lời: Trong tranh là hình ảnh các Bác nông dân đang cày ruộng, các cô đang cấy, các bạn đang học, các bạn nhỏ đang chơi kéo co

Kể những việc làm của em hàng ngày và một số hoạt động mà em biết ?- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.

Năng lượng cần để làm gì? - Cho HS thảo luận nhóm đôi (Trong thời gian 2 phút).- Gọi Đại diện các nhóm trình bày. Nhận xét, bổ sung.

GV: Con người muốn lao động, học tập, vui chơi, thể dục thể thao được thì cần năng lượng để phát triển cơ thể, duy trì các hoạt động thể lực và duy trì các hoạt động sống. Nhờ có các hoạt động đó đã giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn, để duy trì chuyển hóa cơ bản, cho ra năng lượng.

- Gọi 1, 2 em đọc tài liệu ý 1 bài 2 “Nhu cầu dinh dưỡng”.

Năng lượng ấy lấy từ đâu ra? - Cho HS thảo luận nhóm đôi (Trong thời gian 3 phút).- Đại diện các nhóm trình bày.

Giáo viên nhận xét nếu đúng thì khen ngợi nếu thiếu bổ sung: Năng lượng lấy từ thức ăn

Kể tên một số thực phẩm thức ăn mà hàng ngày các em ăn hoặc các em biết trên mạng, báo, truyền hình?

- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.- GV đưa một số hình ảnh về thức ăn để HS phân loại.- HS làm việc theo nhóm, đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.

Trong thức ăn cần có những chất gì? Giáo viên: Trong thức ăn có 4 nhóm chất dinh dưỡng chính sau: Chất béo

(Lipid), chất đạm (Protein), chất bột đường (Glucid), các vitamin và khoáng chất.

- Chia thành 3 nhóm và hỏi các nội dung sau:

Page 3: dinhduonghocduong.netdinhduonghocduong.net/FileUpload/Documents/Nam 2018/Bai … · Web viewGiáo viên nhận xét nếu đúng thì khen ngợi nếu thiếu bổ sung: Năng lượng

Tổ 1: Chất béo có trong thực phẩm nào? (Dầu, mỡ, lạc, vừng, đậu tương, bơ…..).

Tổ 2: Chất đạm có trong thực phẩm nào? (Các loại thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, đậu tương…..).

Tổ 3: Chất bột đường có trong thực phẩm nào? (Gạo, mì, ngô, kê, các loại khoai củ….).

Ngày nay người ta còn chia thực phẩm thành 8 nhóm sau:- Nhóm lương thực- Nhóm các loại hạt- Nhóm sữa các loại và các

sản phẩm từ sữa- Nhóm thịt các loại, cá và

hải sản- Nhóm trứng và các sản

phẩm của trứng- Nhóm rau củ quả có màu

vàng, da cam, đỏ, xanh thẫm

- Nhóm củ quả khác- Nhóm dầu ăn, mỡ các loại

GV lưu ý cho HS nắm được: Riêng chất đạm có từ

2 nguồn đạm thực vật, đạm động vật. Trẻ em dưới 5 tuổi được ưu tiên nguồn đạm động vật vì các em đang ở độ tuổi phát triển.

Page 4: dinhduonghocduong.netdinhduonghocduong.net/FileUpload/Documents/Nam 2018/Bai … · Web viewGiáo viên nhận xét nếu đúng thì khen ngợi nếu thiếu bổ sung: Năng lượng

GV đưa bảng phân tích, khắc sâu cho học sinh hiểu được sự trao đổi giữa năng lượng ăn vào với năng lượng tiêu hao.

3. Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng. GV cho HS nghiên cứu tài liệu ý 2 bài 2 Nhu cầu về dinh dưỡng tìm

hiểu về nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng .

Nhu cầu năng lượng phụ thuộc vào những yếu tố nào? - HS thảo luận nhóm đôi (Thời gian 2 phút). Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét

, bổ sung. GV chốt: Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng phụ thuộc vào yếu tố:• Lứa tuổi (Trẻ em khác với người lớn, khác với người già. Vì trẻ em đang ở độ

tuổi phát triển khả năng hấp thụ tốt nên năng lượng ăn vào nhiều hơn so với người lớn, người già: cụ thể như tăng chất đạm động vật.

• Loại hình lao động (Việc nặng hay việc nhẹ).• Giới tính (Nam khác với Nữ).• Tình trạng sinh lí (bà mẹ đang mang thai hoặc đang cho con bú sẽ có nhu

cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng khác với người phụ nữ bình thường).

- GV cho HS tìm hiểu về nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng phù hợp với từng lứa tuổi cụ thể

Bảng 1: Nhu cầu khuyến nghị năng lượng (Kcal/ ngày)(Theo sách Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam năm 2016)

Nhóm tuổi

Nhu cầu năng lượng của nam Nhu cầu năng lượng của nữ

HĐTL nhẹ

HĐTL trung bình

HĐTL nặng

HĐTL nhẹ

HĐTL trung bình

HĐTL nặng

0-5 Tháng - 550 -  - 500  -6-8 Tháng - 650 - - 600  -9-11 tháng - 700 - - 650  -

Page 5: dinhduonghocduong.netdinhduonghocduong.net/FileUpload/Documents/Nam 2018/Bai … · Web viewGiáo viên nhận xét nếu đúng thì khen ngợi nếu thiếu bổ sung: Năng lượng

Nhóm tuổi

Nhu cầu năng lượng của nam Nhu cầu năng lượng của nữ

HĐTL nhẹ

HĐTL trung bình

HĐTL nặng

HĐTL nhẹ

HĐTL trung bình

HĐTL nặng

1-2 Tuổi - 1000 -  - 930  -3-5 Tuổi - 1320 -  - 1230  -6 -7 Tuổi 1360 1570 1770 1270 1460 16508-9 Tuổi 1600 1820 2050 1510 1730 194010-11 Tuổi 1880 2150 2400 1740 1980 222012-14 Tuổi 2200 2500 2790 2040 2310 258015-19 Tuổi 2500 2820 3140 2110 2380 265020-29 Tuổi 2200 2570 2940 1760 2050 234030 - 49 Tuổi 2010 2350 2680 1730 2010 230050 - 69 Tuổi 2000 2330 2660 1700 1980 2260 70 Tuổi 1870 2190 2520 1550 1820 2090Phụ nữ có thai 3 tháng đầu + 50Phụ nữ có thai 3 tháng giữa + 250Phụ nữ có thai 3 tháng cuối + 450Phụ nữ cho con bú + 500

Bảng 2: Phân loại mức độ hoạt động thể lực theo loại hình lao độngMức hoạt

động thể lực Nam Nữ

Các ngành nghề có mức hoạt động thể lực nhẹ

Cán bộ/nhân viên văn phòng (luật sư, bác sỹ, kế toán, giáo viên, ...), nhân viên bán hàng

Cán bộ/nhân viên văn phòng, nội trợ cơ giới, giáo viên và hầu hết các nghề khác

Các ngành nghề có mức hoạt động thể lực trung bình

Công nhân công nghiệp nhẹ, sinh viên, công nhân xây dựng, lao động nông nghiệp, chiến sĩ quân đội không trong chiến đấu luyện tập, đánh bắt cá/thuỷ sản

Công nhân công nghiệp nhẹ, nội trợ không cơ giới, sinh viên, công nhân cửa hàng bách hoá

Các ngành nghề có mức hoạt động thể lực nặng

Lao động nông nghiệp trong vụ thu hoạch, công nhân lâm nghiệp, lao động thể lực giản đơn, chiến sĩ quân đội trong chiến đấu/luyện tập, công nhân mỏ, luyện thép, vận động viên thể thao,Khai thác gỗ,

Lao động nông nghiệp trong vụ thu hoạch, vũ nữ, vận động viên thể thao,Công nhân xây dựng

Page 6: dinhduonghocduong.netdinhduonghocduong.net/FileUpload/Documents/Nam 2018/Bai … · Web viewGiáo viên nhận xét nếu đúng thì khen ngợi nếu thiếu bổ sung: Năng lượng

Mức hoạt động thể lực Nam Nữ

kiếm củi, thợ rèn, kéo xe ba gác- GV yêu cầu HS dựa vào số liệu bảng 1 cho biết:

Nhu cầu năng lượng trong ngày của một em HS từ 3-5 tuổi là bao nhiêu Kcal? (1.320 Kcal).

Nhu cầu năng lượng trong ngày của một em HS từ 6-7 tuổi là bao nhiêu Kcal? (1.570Kcal/ngày). GV: 1 gam chất béo (Lipid) cho 9 Kcal, 1 gam chất đạm (Protein) cho 4 Kcal, 1

gam chất bột đường (Glucid) cho 4 Kcal.Bảng 3: Nhu cầu khuyến nghị Protein

(Theo sách Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam năm 2016)

Nhóm tuổi

Tỷ lệ % năng

lượng từ protein/

tổng năng lượng khẩu phần

Nhu cầu khuyến nghị protein(RDA, g/ngày)

NPU= 70% Tỷ lệ protein động vật/

protein tổng số (%)

Nam Nữ

g/kg

/ng

ày

(g/n

gày)

g/kg

/ng

ày

(g/n

gày)

0-5 Tháng 1,86 11 1,86 11 1006-8 Tháng 13-20 2,22 18 2,22 18 ≥ 709-11 tháng 13-20 2,22 20 2,22 20 ≥70

1-2 Tuổi 13-20 1.63 20 1.63 19 ≥ 603-5 Tuổi 13-20 1.55 25 1.55 25 ≥ 606 -7 Tuổi 13-20 1.43 33 1.43 32 ≥ 508-9 Tuổi 13-20 1.43 40 1.43 40 ≥ 50

10-11 Tuổi 13-20 1,43 50 1.39 48 ≥ 3512-14 Tuổi 13-20 1,37 65 1.30 60 ≥ 3515-19 Tuổi 13-20 1,25 74 1.17 63 ≥ 3519-29 Tuổi 13-20 1.13 69 1.13 60 ≥ 30

30 - 49 Tuổi 13-20 1.13 68 1.13 60 ≥ 3050 - 69 Tuổi 13-20 1.13 70 1.13 62 ≥ 30

Page 7: dinhduonghocduong.netdinhduonghocduong.net/FileUpload/Documents/Nam 2018/Bai … · Web viewGiáo viên nhận xét nếu đúng thì khen ngợi nếu thiếu bổ sung: Năng lượng

Nhóm tuổi

Tỷ lệ % năng

lượng từ protein/

tổng năng lượng khẩu phần

Nhu cầu khuyến nghị protein(RDA, g/ngày)

NPU= 70% Tỷ lệ protein động vật/

protein tổng số (%)

Nam Nữ

g/kg

/ng

ày

(g/n

gày)

g/kg

/ng

ày

(g/n

gày)

70 Tuổi 13-20 1.13 68 1.13 59 ≥ 30Phụ nữ có thai

3 tháng đầu + 1 + 1 ≥ 353 tháng giữa +10 +10 ≥ 353 tháng cuối +31 +31 ≥ 35

Phụ nữ cho con bú6 tháng đầu + 19 + 19 ≥ 356-12 tháng + 13 + 13 ≥ 35

Trong đó: RDA là nhu cầu dinh dưỡng khuyến ngh

Bảng 4: Nhu cầu khuyến nghị lipid (g/ngày)(Theo sách Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam năm 2016)

Nhóm tuổi/ Tình trạng

sinh lý

% Năng lượng từ lipid/tổng năng

lượng khẩu phần

Nhu cầu Lipid khuyến nghị (g/ngày)

Nam Nữ

0-5 Tháng 40-60 24- 37 22- 336-8 Tháng 30-40 22- 29 20- 279-11 tháng 30-40 23- 31 22- 29

1-2 Tuổi 30-40 33- 44 31- 413-5 Tuổi 25-35 36- 51 34- 486 -7 Tuổi 20-30 35- 52 32- 498-9 Tuổi 20-30 40- 61 38- 58

10-11 Tuổi 20-30 48 -72 44- 6612-14 Tuổi 20-30 56- 83 51- 71

Page 8: dinhduonghocduong.netdinhduonghocduong.net/FileUpload/Documents/Nam 2018/Bai … · Web viewGiáo viên nhận xét nếu đúng thì khen ngợi nếu thiếu bổ sung: Năng lượng

Nhóm tuổi/ Tình trạng

sinh lý

% Năng lượng từ lipid/tổng năng

lượng khẩu phần

Nhu cầu Lipid khuyến nghị (g/ngày)

Nam Nữ

15-19 Tuổi 20-30 63- 94 53- 7919-29 Tuổi 20-25 57- 71 46- 57

30 - 49 Tuổi 20-25 52- 65 45- 5650 - 69 Tuổi 20-25 52- 65 44- 55 70 Tuổi 20-25 49- 61 40- 51

Phụ nữ có thai

3 tháng đầu + 1,5 g3 tháng giữa + 7,5 g3 tháng cuối + 15 gPhụ nữ cho con bú + 10 g

Dựa vào bảng 3 cho biết giai đoạn nào của phụ nữ có nhu cầu năng lượng cao nhất?

- Gọi 1 hoặc 2 em trả lời Giáo viên: Giai đoạn mang thai em bé và giai đoạn đang nuôi con bú cần có

nhu cầu năng lượng cao hơn phụ nữ bình thường, có một chế ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.

4. Bữa ăn dinh dưỡng hợp lý, cân đối- GV cho HS đọc tài liệu ý 3 tìm hiểu về bữa ăn dinh dưỡng hợp lí,cân đối.

Giáo viên: Để đảm bảo duy trì sức khỏe tốt cần có bữa ăn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, và các chất dinh dưỡng ở tỉ lệ thích hợp.

a) Đặc điểm của bữa ăn dinh dưỡng hợp lý, cân đối?- Trước hết bữa ăn cần có đủ năng lượng, đáp ứng đủ nhu cầu theo tuổi, giới tính,

tình trạng sinh lý và mức độ lao động như trong bảng nhu cầu. Đặc biệt là ở tuổi thiếu niên, nhu cầu năng lượng khác nhau rõ rệt giữa hai giới.

- Bữa ăn cần có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết: Chất đạm (Viết tắt là P: Protein) Chất béo (Viết tắt là L:Lipid) Chất bột đường (Viết tắt là G: Glucid) Các vitamin và muối khoáng

Page 9: dinhduonghocduong.netdinhduonghocduong.net/FileUpload/Documents/Nam 2018/Bai … · Web viewGiáo viên nhận xét nếu đúng thì khen ngợi nếu thiếu bổ sung: Năng lượng

- Để đảm bảo có đủ các thành phần dinh dưỡng, tăng thêm giá trị của bữa ăn, cần có sự phối hợp nhiều loại thực phẩm trong từng bữa ăn (nên phối hợp từ 15 đến 20 loại) và thường xuyên thay đổi cách chế biến để tạo ra các bữa ăn ngon miệng, hấp dẫn và đủ chất.

- Bữa ăn phải phù hợp về khẩu vị, ngon, tiết kiệm và phải diễn ra trong bầu không khí thân mật, vui vẻ.

- Phân chia số bữa và tỷ lệ năng lượng các bữa ăn trong ngày một cách hợp lí

Một ngày em ăn mấy bữa? đó là những bữa nào?- Gọi học sinh trả lời, nhận xét, bổ sung

Giáo viên: • Mỗi ngày chúng ta ăn từ 3-4 bữa (bữa sáng, bữa trưa, bữa tối); ngoài ra tùy

điều kiện và mức độ lao động, chúng ta còn có các bữa ăn phụ tầm giữa bữa sáng và bữa trưa; bữa ăn phụ tầm giữa bữa trưa và bữa chiều). Bữa tối không nên ăn quá no, các bạn học sinh thì tuyệt đối không được nhịn bữa ăn sáng.

• Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm: thức ăn không là nguồn gây bệnh.b) Các chất dinh dưỡng của khẩu phần ở tỷ lệ cân đối thích hợp

- Năng lượng được cung cấp bởi các nhóm chất dinh dưỡng (Chất đạm, viết tắt là P: protein; Chất béo, viết tắt là L: Lipid; Chất bột đường, viết tắt là G: Glucid) cần đạt một tỉ lệ cân đối như sau:

P: L: G = 14% : 20% : 66%- Cân đối giữa protein động vật so với tổng số protein của khẩu phần: nên đạt tới

50% đối với cơ thể đang phát triển và 30% đối với người trưởng thành. Nguồn protein động vật từ thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, ốc, ếch…. Nguồn protein thực vật từ gạo, đậu, đỗ, vừng, lạc, rau xanh…

- Cân đối về lipid: nên có cả lipid động vật (gồm mỡ và các lipid có trong các thức ăn động vật) cả lipid thực vật (gồm dầu ăn các loại, vừng, lạc, đậu tương); với trẻ nhỏ lượng lipid động vật không nên vượt quá 70% tổng số lipid có trong khẩu phần, với người lớn không nên vượt quá 60%.

c) Cách nhận biết bữa ăn đủ dinh dưỡng và cân đối- Theo dõi cân nặng là cần thiết để biết xem chế độ dinh dưỡng có đáp ứng đủ

nhu cầu dinh dưỡng không. Cân nặng giảm là biểu hiện của chế độ ăn thiếu năng lượng. Cân nặng tăng quá nhiều là biểu hiện chế độ ăn vượt quá nhu cầu năng lượng.

- Mỗi bữa ăn cần có đủ 4 nhóm thực phẩm và chia làm 5 món: Món cơm Món rau. Món canh Món giàu đạm béo như thịt kho, cá rán hoặc đậu phụ sốt cà chua…

Page 10: dinhduonghocduong.netdinhduonghocduong.net/FileUpload/Documents/Nam 2018/Bai … · Web viewGiáo viên nhận xét nếu đúng thì khen ngợi nếu thiếu bổ sung: Năng lượng

Quả chín tráng miệng.- Về vệ sinh: Bữa ăn phải đảm bảo an toàn, các thức ăn phải lành, sạch, không là

nguồn gây bệnh. GV chốt: Bữa ăn dinh dưỡng hợp lí: Ngon, hợp khẩu vị và có đầy đủ 4 nhóm

chất dinh dưỡng với tỷ lệ thích hợp. Phối hợp nhiều loại thực phẩm. Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, không phải là nguồn gây bệnh.

5. Tổng kết bài học

Hôm nay chúng ta học bài gì?

Các em có biết ở độ tuổi của các em nhu cầu năng lượng là bao nhiêu không ?- HS trả lời, nhận xét, bổ sung

Các em cho biết thế nào là bữa ăn cân đối, hợp lí và đầy đủ dinh dưỡng?- HS trả lời, nhận xét, bổ sung- GV tổng kết kiến thức toàn bài, nhận xét giờ học.- Dặn dò: Dặn HS về thực hiện ăn uống đủ chất dinh dưỡng.- Kiểm tra học sinh bằng các câu hỏi trắc nghiệm.