18

Kithcstruongcongthan.edu.vn/upload/50198/20181101/Bao-ve...vững - Hỏi & Đáp 3 Theo các số liệu thống kê, hiện có tới 11.000 loài sinh vật thủy sinh và 1.300

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Kithcstruongcongthan.edu.vn/upload/50198/20181101/Bao-ve...vững - Hỏi & Đáp 3 Theo các số liệu thống kê, hiện có tới 11.000 loài sinh vật thủy sinh và 1.300
Page 2: Kithcstruongcongthan.edu.vn/upload/50198/20181101/Bao-ve...vững - Hỏi & Đáp 3 Theo các số liệu thống kê, hiện có tới 11.000 loài sinh vật thủy sinh và 1.300

1

Kiến thức cơ bản: Bảo vệ môi trường biển trong bối cảnh

ứng phó biển đổi khí hậu

Modul (Phần) 1. Các khái niệm chung và tài nguyên biển

Thời gian: 20 phút

Mục tiêu: Sau khi hoàn thành modul này, học viên có thể hiểu và trình bày được:

Các khái niệm chung liên quan đến tài nguyên và môi trường biển Việt Nam

Phân biệt các nhóm tài nguyên biển

Hiểu và phân biệt các hoạt động có sử dụng tài nguyên biển

Bài 1. Các khái niệm (10 phút)

Các khái niệm chung

- Đại dương (ocean): Là những thủy vực nước mặn có qui mô lớn trong đại dương thế giới. Nó cũng

là những bộ phận quan trọng của đại dương thế giới và được phân định tương đối bởi ranh giới

“nhân tạo”. Thông thường, ranh giới về phía lục địa của đại dương được phân định với các vùng

biển phía trong bởi các hệ thống đảo, tương ứng với các đới phá hủy cấu trúc địa chất của rìa lục

địa ở phía dưới.

- Biển (sea): Là một loại hình thủy vực nước mặn của đại dương thế giới, nằm sát các đại lục và

ngăn cách với đại dương ở phía ngoài bởi hệ thống đảo vào bán đảo, và ở phía trong bởi bờ đại

lục (còn gọi là bờ biển – shoreline). Do nằm sát lục địa và chịu ảnh hưởng của các quá trình lục

địa (chủ yếu thông qua hệ thống sông ngòi), nước biển thường có thành phần và tính chất khác

với nước đại dương. Cho nên trong các văn liệu, người ta còn gọi chúng là các biển rìa (marginal

sea).

- Đa dạng sinh học: là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.

- Bảo tồn đa dạng sinh học: là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng,

đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài

hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc

Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mâu vật

di truyền.

- Hệ sinh thái: là quần xa sinh vật và các yếu tố phi sinh vật của một khu vực địa ly nhất định, có tác

động qua lại và trao đôi vật chất với nhau.

- Tài nguyên biển và hải đảo: bao gồm tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật thuộc khối

nước biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển, vùng đất ven biển và quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm

lúc nôi, bãi ngầm (sau đây gọi chung là hải đảo) thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài

phán quốc gia của Việt Nam1.

- Khu bảo tồn thiên nhiên (sau đây gọi là khu bảo tồn): là khu vực địa ly được xác lập ranh giới và

phân khu chức năng để bảo tồn đa dạng sinh học.

- Biến đôi khí hậu (BĐKH): Là sự thay đôi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động

của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người. Biến đôi khí hậu hiện nay biểu hiện bởi

sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực

đoan.2

1 Quốc hội Việt Nam, 2015. Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2 Bộ tài nguyên và môi trường, 2016. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam.

Page 3: Kithcstruongcongthan.edu.vn/upload/50198/20181101/Bao-ve...vững - Hỏi & Đáp 3 Theo các số liệu thống kê, hiện có tới 11.000 loài sinh vật thủy sinh và 1.300

2

- Ứng phó với BĐKH: là các hoạt động của con người nhằm thích ứng với BĐKH và giảm phát thải

Khí nhà kính (giảm nhẹ BĐKH).

- Thích ứng với BĐKH: là các sáng kiến và giải pháp điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc xã hội đối

với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đôi, nhằm mục đích giảm nguy cơ bị tôn thương do biến đôi

khí hậu và tận dụng các cơ hội do nó mang lại3.

Các khái niệm về tài nguyên thiên nhiên:

Tài nguyên: là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất hoặc tạo ra giá trị

sử dụng mới của con người.

Tài nguyên thiên nhiên: là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên

mà con người có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống.

Tài nguyên thiên nhiên được phân loại theo tính tái tạo thành:

- Tài nguyên không tái tạo là nguồn tài nguyên khi khai thác và sử dụng sẽ bị cạn kiệt dần và không

khôi phục lại trạng thái ban đầu như tài nguyên khoáng sản.

- Tài nguyên tái tạo là nguồn tài nguyên sau khi sử dụng có thể tái sinh và có thể ngày càng phong

phú hơn nếu được sử dụng hợp lý, quản lý tốt như tài nguyên đất, rừng, sinh vật.

Các tài nguyên biển

Biển và đại dương cung cấp cho con người một kho tàng không lồ về thực phẩm, khí đốt, hóa chất,

vật liệu, điều hòa môi trường, phát triển du lịch và giải trí là nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội và tạo

dựng nền văn minh cho loài người. Người ta dự đoán vào những thế kỷ tới biển và đại dương sẽ là nơi dự

trữ cuối cùng của loài người về thực phẩm, năng lượng và nguyên nhiên liệu. Biển có vai trò quan trọng

đối với sự nghiệp phát triển và an ninh của các nước nói riêng và thế giới nói chung. Một số nước và vùng

lãnh thô đa tận dụng thế mạnh về biển để đạt được trình độ phát triển rất cao. Các nước có biển đều vươn

ra biển, xây dựng chiến lược biển, tăng cường tiềm lực mọi mặt để khai thác và khống chế biển.

Giống như các dạng tài nguyên thiên nhiên nói chung, tài nguyên biển nói riêng được hình thành

trong những điều kiện môi trường cụ thể của biển và đại dương. Sự hình thành chúng liên quan mật thiết

đến cấu trúc và địa động lực đáy biển và đại dương, đến cấu trúc và động lực khối nước phủ trên. Ngoài

ra, chúng còn bị chi phối bởi hàng loạt quá trình như: quá trình địa chất, sinh học, hóa học; thủy động lực;

các tương tác nội-ngoại sinh, sông-biển, khí quyển-đại dương.

Vùng biển Việt Nam chiếm phần lớn diện tích biển Đông, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và

Trường Sa với diện tích khoảng 1 triệu km2. Đảng và Nhà nước ta nhận định: Biển có y nghĩa to lớn để

nước ta phát triển, mở cửa giao lưu với quốc tế và ngày càng có vai trò lớn trong định hướng phát triển

tương lai.

Sự phân loại tài nguyên thiên nhiên chỉ có tính tương đối vì tính đa dạng và đa dụng của tài nguyên

và tùy theo mục tiêu sử dụng khác nhau. Do đặc thù của tài nguyên biển, chúng ta phần loại tài nguyên

biển theo hai dạng là tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật.

Tài nguyên sinh vật

Tài nguyên sinh vật biển bao gồm: Thực vật, động vật trong đó bao gồm cá và nguồn lợi cá. Với

trên 3.200km bờ biển, diện tích đặc quyền kinh tế hơn 1 triệu kilômét vuông, với hơn 3.000 hòn đảo lớn

nhỏ, biển Việt Nam có lượng tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú. Kinh tế biển đóng góp 49,8% GDP

cả nước. Hiện Việt Nam có hơn 1 triệu lao động cùng hơn 120.000 tàu thuyền đánh bắt ngoài biển.

3 Dự án Sáng kiến và Phát triển địa phương Thích ứng Biến đổi khí hậu, 2017. Biến đổi khí hậu và Phát triển bền

vững - Hỏi & Đáp

Page 4: Kithcstruongcongthan.edu.vn/upload/50198/20181101/Bao-ve...vững - Hỏi & Đáp 3 Theo các số liệu thống kê, hiện có tới 11.000 loài sinh vật thủy sinh và 1.300

3

Theo các số liệu thống kê, hiện có tới 11.000 loài sinh vật thủy sinh và 1.300 loài sinh vật trên đảo

đa được biết đến trong các vùng biển-đảo Việt Nam, trong đó có khoảng 6.000 loài động vật đáy và 2.000

loài cá. Có 83 loài sinh vật biển được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam (37 loài cá, 6 loài san hô, 5 loài da gai, 4

loài tôm rồng, 1 loài sam, 21 loài ốc, 6 loài động vật hai mảnh vỏ và 3 loài mực). Biển Việt Nam có 110 loài

cá kinh tế (trích, thu, ngừ, bạc má, hồng, v.v...) thuộc 39 họ, tông trữ lượng cá biển khoảng 3 - 3, 5 triệu

tấn và khả năng khai thác cho phép là trên một triệu tấn mỗi năm. Trong số nguồn lợi về cá, thì cá nôi đóng

vai trò rất lớn. Những đánh giá gần đây cho thấy, trữ lượng cá nôi trung bình ở các vùng biển Việt Nam

vào khoảng 2.744.900 tấn và khả năng khai thác là 1.372.400 tấn.

Trong đó, vịnh Bắc bộ: trữ lượng là 433.100 tấn và khả năng khai thác là 216.500 tấn; Trung bộ:

trữ lượng là 595.600 tấn và khả năng khai thác là 297.800 tấn; Đông Nam bộ: trữ lượng là 770.800 tấn và

khả năng khai thác là 385.400 tấn; Tây Nam bộ: trữ lượng là 945.400 tấn và khả năng khai thác là 472.700

tấn. Trữ lượng cá nôi chiếm 54,37% tông trữ lượng cá. Tỷ lệ cá nôi trong tông trữ lượng cá ở vùng biển

Việt Nam: vùng biển vịnh Bắc bộ (83,3%), Trung bộ (89,0%), Đông Nam bộ (42,9%), Tây Nam bộ (62%),

các gò nôi (100,0%) và trung bình cho toàn vùng biển là 63,0%.

Ngoài ra, còn có nguồn lợi động vật thân mềm (hơn 2.500 loài) với trữ lượng đáng kể, có giá trị

kinh tế cao. Rong biển có hơn 600 loài (sử dụng cho chế phẩm công nghiệp 24 loài, dược liệu 18 loài, thực

phẩm 30 loài, thức ăn gia súc 10 loài và phân bón 8 loài). Trong vùng biển nước ta còn có nhiều loại động

vật quy như đồi mồi, rắn biển, chim biển và thú biển. Vì nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, trong các vùng

biển của nước ta còn có các hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái cỏ biển, hệ sinh thái rạn san hô, hệ

sinh thái đảo, hệ sinh thái bờ đá, hệ sinh thái cồn cát, v.v...

Trong các hệ sinh thái này, tính đa dạng sinh học rất cao. Tiềm năng nuôi trồng thủy sản nước

mặn, lợ trong các vùng cửa sông, đầm phá và vũng vịnh và vùng biển ven bờ rất lớn. Diện tích tiềm năng

nuôi trồng thủy sản của nước ta khoảng 2 triệu héc-ta (thực tế năm 2001 mới sử dụng 755.000 ha mặt

nước), bao gồm 3 loại hình mặt nước đó là nước ngọt, nước lợ và vùng nước mặn ven bờ, có thể nuôi

trồng các loại đặc sản như tôm, cua, rong câu, nuôi cá lồng... Nuôi trồng sinh vật biển cũng đa đóng góp

một sản lượng lớn thủy sản cho thực phẩm, dược phẩm, vật liệu công nghiệp, mỹ nghệ, v.v... phục vụ cho

cuộc sống.

Tài nguyên phi sinh vật4

Tài nguyên khoáng sản:

Nguồn tài nguyên khoáng sản có cả trong khối nước, trên đáy và trong lòng đất dưới đáy biển.

Trong các vùng biển và thềm lục địa nước ta, nhiều bể trầm tích có triển vọng dầu khí đa được xác định,

trong đó các bể Cửu Long và Nam Côn Sơn được đánh giá là có triển vọng dầu khí và điều kiện khai thác

thuận lợi nhất, với tông trữ lượng ước tính khoảng 10 tỷ tấn dầu quy đôi. Cùng với dầu - khí, trong các bể

trầm tích ở thềm lục địa nước ta còn có trữ lượng than rất đáng kể.

Các loại sa khoáng ven bờ như ilmenit với trữ lượng dự đoán khoảng 13 triệu tấn; cát thủy tinh,

trữ lượng ước tính hàng trăm tỷ tấn. Ngoài ra, còn một khối lượng lớn vật liệu xây dựng không lồ có thể

được khai thác từ đáy biển (cát, sạn, sỏi cho xây dựng hoặc san lấp) để thay thế cho nguồn này trên lục

địa đang bị cạn kiệt dần. Ngoài ra còn có cát thủy tinh ở Vân Hải (Quảng Ninh), Ba Đồn (Quảng Bình),

Cam Ranh (Khánh Hòa), v.v... với trữ lượng nhiều tỷ tấn.

Trên sườn lục địa - chân lục địa và đáy biển sâu còn có tiểm năng các kết hạch sắt - mangan, bùn

đa kim rất đáng kể mà đến nay chưa thể xác định được trữ lượng. Một loại khoáng sản khác rất có triển

vọng trong trầm tích đáy biển Việt Nam được các nhà địa chất mới phát hiện trong thời gian gần đây là khí

cháy (Hydrat methan). Nguồn tài nguyên khoáng sản trong khối nước biển có trữ lượng lớn nhất là muối

4 Hoàng Sa - Trường Sa: Hỏi và đáp, NXB Trẻ, năm 2011.

Page 5: Kithcstruongcongthan.edu.vn/upload/50198/20181101/Bao-ve...vững - Hỏi & Đáp 3 Theo các số liệu thống kê, hiện có tới 11.000 loài sinh vật thủy sinh và 1.300

4

với trữ lượng rất lớn bởi vì độ muối trung bình của nước biển là khoảng 32‰ và đường bờ biển dài khoảng

3.500km. Đây là loại khoáng sản dễ khai thác phục vụ rất thiết thực cho công nghiệp và đời sống.

Tài nguyên năng lượng:

Biển và đại dương chứa nguồn năng lượng vô tận của thủy triều, nhiệt biển và gió biển. Dạng

năng lượng nay rẻ tiền, sạch và trở thành năng lượng của tương lai. Việt Nam có nhiều tiềm năng về

năng lượng biển. Năng lượng biển được xem là dạng năng lượng tái tạo với rất nhiều tiềm năng như:

năng lượng gió biển, năng lượng thủy triều, năng lượng sóng biển, năng lượng dòng chảy biển và năng

lượng liên quan sự chênh lệnh độ mặn của nước biển, liên quan nhiệt biển… Nhưng vân tập trung chủ

yếu ở ba nguồn chính là sóng, thủy triều và gió trên biển. Thế giới việc sử dụng năng lượng biển để phát

điện đa được nghiên cứu và triển khai ở nhiều quốc gia và cũng bước đầu đem lại nhiều lợi ích: Anh,

Pháp, Hàn Quốc, Mỹ, Canada…

Bảng. Phân bố năng lượng biển và đại đương trên thế giới theo công suất lý thuyết

TT Dạng năng lượng

biển

Thế giới

(TWh/năm)

Việt Nam

(GWh/năm)

Phân bố tại Việt Nam

1 Thủy triều 300 20 Vũng vịnh cửa sông bắc bộ,

nam bộ

2 Dòng triều và dòng

chảy

800 6 Vịnh bắc bộ, ven nam trung bộ,

hòn khoai

3 Sóng 8-80.000 60 Biển trung bộ

4 Gradient độ muối 2.000 300 Biển, sông

5 Gradient nhiệt độ 10.000 10.000 Nước biển 0m và 1000m

(Nguồn: Viện nghiên cứu quản lý biển và hải đảo, 2009 - Báo cáo Chính sách nghiên cứu quản lý

tài nguyên năng lượng biển)

Tại Việt Nam, các số liệu nghiên cứu về nguồn năng lượng biển được triển khai từ lâu nhưng vân

còn ở mức nghiên cứu tiềm năng. Tiềm năng điện gió ở Việt Nam rất lớn. Hiện nay chưa có số liệu chính

xác đánh giá tiềm năng năng lượng gió chính xác, nhưng sơ bộ các đánh giá khác nhau đưa ra con số

tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam dao động trong khoảng 1.785MW-8.700MW, có số liệu còn đưa

ra khoảng trên 100.000 MW (dự báo của World Bank). Việt Nam đa bắt đầu triển khai một số dự án khai

thác nguồn năng lượng này ở Cà Mau, Ninh Thuận và một số huyện đảo không thể đưa điện lưới từ đất

liền ra, thực tế khai thác nguồn năng lượng gió cho thấy giá thành điện của nguồn năng lượng này khó

cạnh tranh trên thị trường so với các nguồn năng lượng khác5. Theo số liệu khảo sát của Viện Năng lượng,

Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các kết quả tính toán cho thấy năng lượng sóng dọc dải ven bờ

của nước ta rất phong phú. Dòng năng lượng trung bình yếu nhất đạt 15kW/m; mạnh nhất 30kW/m. Cụ

thể vịnh Hạ Long, Quảng Ninh, vịnh Gành Rái, Bà Rịa - Vũng Tàu hội tụ đủ ba yếu tố: Mật độ năng lượng

GWh/km2; tiềm năng GWh; hiệu suất GWh/km. Nguồn năng lượng sóng chính tại vùng Biển Đông là năng

lượng sóng trong các mùa gió mùa. Đối với năng lượng thủy triều, ở vịnh Bắc Bộ cũng là nơi có thủy triều

mạnh với độ lớn triều 4 – 5m ở phía Bắc (Móng Cái), sau đó giảm dần xuống phía Nam, đến cửa Thuận

An – (Thừa Thiên Huế) chỉ còn 0,5 – 0,6m, rồi lại tăng dần đến Vũng Tàu, Cà Mau (3,2m), sau lại tiếp tục

giảm dần khi vào vịnh Thái Lan (0,9m ở Hà Tiên). Phân bố năng lượng thủy triều của các vũng, vịnh tuân

theo mức dao động này, nghĩa là mật độ năng lượng thủy triều khá lớn ở khu vực Quảng Ninh khoảng

5 Nguyễn Thế Chinh, 2015. Nguồn tài nguyên năng lượng Việt Nam và khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.

http://isponre.gov.vn

Page 6: Kithcstruongcongthan.edu.vn/upload/50198/20181101/Bao-ve...vững - Hỏi & Đáp 3 Theo các số liệu thống kê, hiện có tới 11.000 loài sinh vật thủy sinh và 1.300

5

3,65 GWh/km2, đến Nghệ An khoảng 2,48 GWh/km2, rồi giảm dần đến khu vực Thừa Thiên Huế là cực

tiểu (0.3 GWh/km2), sau đó lại tăng dần vào miền Nam, đến Phan Thiết là 2,11 GWh/km2, đạt cực tiểu tại

khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu – 5,23 GWh/km2.

Tài nguyên du lịch, giao thông vận tải và tài nguyên vị thế:

Vùng biển-đảo nước ta hoàn toàn nằm trong vùng nhiệt đới và có diện tích rộng tới khoảng 3,5

triệu km2, quanh năm nước không đóng băng. Đây chính là điều kiện để giao thông - thương mại phát

triển. Biển Việt Nam nói riêng và biển Đông nói chung nằm ở vị trí có nhiều tuyến đường biển quan trọng

của khu vực cũng như của thế giới, giữ một vai trò rất lớn trong vận chuyển lưu thông hàng hóa thương

mại phục vụ đắc lực cho xây dựng nền kinh tế của nước ta cũng như các nước quanh bờ biển Đông.

Biển Việt Nam nối thông với nhiều hướng, từ các hải cảng ven biển của Việt Nam thông qua eo

biển Malacca để đi đến Ấn Độ Dương, Trung Đông, châu Âu, châu Phi; qua eo biển Basi có thể đi vào Thái

Bình Dương đến các cảng của Nhật Bản, Nga, Nam Mỹ và Bắc Mỹ; qua các eo biển giữa Philippines,

Indonesia, Singapore đến Australia và New Zealand, v.v... Đây là điều kiện rất thuận lợi để ngành giao

thông vận tải biển nước ta phát triển, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa giữa nước ta với các nước khác

trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay, dọc bờ biển nước ta đa có khoảng 17 cảng quốc tế và nhiều cảng

nội địa khác. Nhiều hải cảng trở thành then chốt trên các tuyến đường nối với các châu lục.

Du lịch đang là nhu cầu cuộc sống và nó đa trở thành một ngành công nghiệp, đóng góp thế mạnh

của mình vào sự thu nhập của quốc gia. Dọc bờ biển nước ta có nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều khu

nghỉ mát và các bãi biển tắm tuyệt vời như các khu vực lớn Quảng Ninh – Hải Phòng và Vịnh Hạ Long.

Bài 2. Các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển, hải đảo Việt

Nam (10 phút)

Tài nguyên thiên nhiên là một nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế. Trên thế giới tất cả các quốc

gia đều lựa chọn cho mình đường lối phát triển kinh tế riêng, nhưng trong đó tài nguyên thiên nhiên luôn

được xem là một trong bốn nguồn lực cơ bản để phát trển kinh tế. Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở để phát

triển nông nghiệp và công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Điều này thực

sự quan trọng với các nước đang phát triển ở thời kỳ đầu công nghiệp hóa như Việt Nam. Phát triển hợp

lý taì nguyên thiên nhiên có thể cung cấp ôn định nguồn nguyên vật liệu cho nhiều ngành công nghiệp chế

biến và sản xuất trong nước, góp phần giảm nhẹ ảnh hưởng của khủng hoảng năng lượng và nguyên liệu

từ bên ngoài.

Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản biển, đảo6

Công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí của nước ta cũng ngày càng được đẩy mạnh và đạt

được những thành quả nhất định; quy mô và phạm vi cũng được mở rộng từ vùng nước nông, ra các vùng

nước sâu, xa bờ và một số điểm thuộc vùng biển Quốc tế. Khối lượng công tác thăm dò, khai thác dầu khí

đa thực hiện trên toàn bộ vùng biển và thềm lục địa Việt Nam là khá lớn. Khảo sát điều tra cơ bản toàn bộ

160 lô, đo địa chấn 2D trên 158 nghìn km, đo địa chấn 3D là 50 nghìn km2. Nhiều bể trầm tích có triển

vọng khai thác dầu và khí tự nhiên trên vùng biển và thềm lục địa nước ta; Đa phát hiện thêm nhiều lô dầu

khí mới, xác định thu hồi 1,37 tỷ tấn quy dầu và tiềm năng khí các bể còn lại khoảng 2,6 - 3,6 tỷ tấn quy

dầu. Kết quả công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí đa xác định được các bể/cụm bể trầm tích có triển vọng

6 Trung tâm thông tin, dữ liệu biển và hải đảo quốc gia, 2016. Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên, môi trường biển và hải

đảo Việt Nam.

Page 7: Kithcstruongcongthan.edu.vn/upload/50198/20181101/Bao-ve...vững - Hỏi & Đáp 3 Theo các số liệu thống kê, hiện có tới 11.000 loài sinh vật thủy sinh và 1.300

6

dầu khí: Sông Hồng, Phú Khánh, Hoàng Sa, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Trường Sa - Tư Chính - Vũng Mây,

Malay - Thô Chu và Phú Quốc, trong đó các bể: Sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn và Malay - Thô Chu

đa phát hiện và đang khai thác dầu khí. Đến năm 2012, đa phát hiện thêm 02 mỏ dầu khí mới.

Kết quả khai thác dầu khí trong những năm, từ năm 2005 - 2012 đạt tốc độ tăng trưởng về sản

lượng khai thác dầu thô giảm 1,7%/năm, sản lượng khai thác khí tự nhiên tăng 5,5%/năm và sản lượng

dầu thô xuất khẩu giảm 9,1%/năm và tốc độ tăng về tỷ lệ sản lượng dầu thô xuất khẩu so với sản lượng

dầu thô khai thác giảm 7,7%/năm. Trong giai đoạn năm 2005 - 2012, tông sản lượng khai thác dầu thô trên

thềm lục địa Việt Nam đạt 130,27 triệu tấn, khoảng 63,52 tỷ m3 khí tự nhiên và tông sản lượng dầu thô

xuất khẩu đạt 102,25 triệu tấn; bình quân mỗi năm trên thềm lục địa nước ta có thể khai thác được 16 triệu

tấn dầu thô/năm, khoảng 7,9 tỷ m3/năm khí tự nhiên.

- Thực trạng khai thác quặng Titan ở vùng biển Việt Nam: Trong những năm gần đây do thị trường

tiêu thụ titan và các khoáng sản đi kèm trên thế giới biến động mạnh theo chiều hướng gia tăng về giá cả;

ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình khai thác sa khoáng titan ở nước ta. Hoạt động khai thác quặng titan

tập trung nhiều ở một số địa phương như Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngai và Bình Định. Đến nay,

riêng ở các tỉnh Miền Trung có trên 50 đơn vị tô chức khai thác, ở 38 khu mỏ và có 18 xưởng tuyển tinh

quặng và đa được khai thác gần 8 triệu tấn quặng titan. Việc quản lý hoạt động khoáng sản được thực

hiện thông qua các giấy phép khai thác do 2 cấp quản lý cấp cho các doanh nghiệp trong đó Bộ Công

nghiệp (trước năm 2002) hoặc Bộ Tài nguyên & Môi trường (sau năm 2002) cấp giấy phép khai thác cho

các mỏ lớn còn ở nông nghiệp (trước năm 2002) hoặc ở Tài nguyên & Môi trường (sau năm 2002) cấp

giấy phép khai thác cho khai thác tận thu khoáng sản.

- Nghề sản xuất muối: Cả nước có 21 tỉnh sản xuất muối, trải dài từ Hải Phòng đến Cà Mau. Đến

năm 2012, tông diện tích sản xuất muối toàn quốc có 14.528,2 ha. Các tỉnh có diện tích sản xuất muối

nhiều như tỉnh Bạc Liêu (2.774 ha), Ninh Thuận (2.380 ha), Bến Tre (1.431 ha), TP. Hồ Chí Minh (1.532,2

ha), Quảng Nam (35 ha), Thái Bình (60,51 ha). Diện tích sản xuất muối công nghiệp năm tập trung ở 3 tỉnh

Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa.

Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên và nguồn lợi thủy sản

Khai thác hải sản: Trong những năm qua, các Bộ, ngành Trung ương và địa phương đa tích cực

chỉ đạo đẩy mạnh tô chức sản xuất khai thác hải sản, trong đó tập trung vào tô chức lại sản xuất, hiện đại

hóa tàu cá, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ, đôi mới và tăng cường năng lực khai thác thân thiện với môi trường,

ứng phó với BĐKH và hướng tới phát triển bền vững. Đồng thời đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ

thuật nghề cá trên các vùng biển, các tuyến đảo xa, đảo tiền tiêu và đảo trọng yếu quốc gia như Hoàng

Sa, Trường Sa, Bạch Long Vĩ, Ly Sơn, Cồn Cỏ, Phú Quốc, Phú Quy; Nâng cao năng lực đóng mới và sửa

chữa tàu thuyền, đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ trong khai thác hải sản. Trong giai đoạn từ năm

2007-2012, khai thác hải sản trên biển có những tăng trưởng đáng ghi nhận, đạt tốc độ tăng trưởng bình

quân về số lượng tàu thuyền tăng 4,3%/năm, công suất tàu thuyền tăng 3,6%/năm, sản lượng tăng

5,2%/năm và giá trị khai thác tăng 5,9%/năm.

Khai thác tiềm năng đất, nước để nuôi trồng thủy sản: Trong hơn 15 năm qua, nuôi trồng thuỷ sản

đa phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam và hiện nay Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất thuỷ sản

lớn nhất trên thế giới. Ngành nuôi trồng thủy sản trở thành một phần quan trọng trong nền kinh tế quốc

dân và sự phát triển gần đây đa giúp cải thiện sinh kế cho người nông dân tại đồng bằng sông Cửu Long,

nơi tập trung hầu hết các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.

Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên năng lượng tái tạo

- Hiện trạng phát triển điện gió: Theo số liệu điều tra ban đầu của chính phủ, Việt Nam có khoảng

17.400 ha được đánh giá là thích hợp cho các dự án, công trình phát triển năng lượng gió. Thời gian qua,

Page 8: Kithcstruongcongthan.edu.vn/upload/50198/20181101/Bao-ve...vững - Hỏi & Đáp 3 Theo các số liệu thống kê, hiện có tới 11.000 loài sinh vật thủy sinh và 1.300

7

tại các tỉnh Bình Định, Ninh Thuận và Bình Thuận đa và đang đi tiên phong trong triển khai một số dự án

phong điện, tiềm năng phát triển ở khu vực này khoảng hơn 8 nghìn MW.

Phát triển điện gió với đặc thù là phân tán, nhỏ lẻ, cục bộ, hiện đang được các doanh nghiệp trong

và ngoài nước nghiên cứu đầu tư, song việc triển khai còn gặp rất nhiều khó khăn: Chưa có chính sách và

các quy định, trợ giá trong việc mua điện từ nguồn năng lượng gió; Thiếu kiến thức và năng lực kỹ thuật

để thực hiện một công trình điện gió hoàn chỉnh, cũng như các kỹ thuật cơ bản và dịch vụ đi kèm sau lắp

đặt; Các Công ty Điện lực địa phương chưa sẵn sàng vào cuộc, việc xây dựng hạ tầng đáp ứng cho các

dự án phong điện sẽ mất thời gian khá lâu.

- Hiện trạng phát triển điện thủy triều: Những vùng biển có tốc độ dòng chảy có vận tốc 2 - 3m/s

sẽ tạo ra công suất 4 - 13kWh/m2. Qua áp dụng phương án xây dựng trạm điện thủy triều dạng sử dụng

vận tốc dòng chảy trên vụng Hồng Vân - Cô Tô tỉnh Quảng Ninh, một thách thức hiện nay là chi phí xây

dựng khá cao, khoảng gần 50 tỷ đồng/1 MW. Vì vậy, nếu Nhà nước cần có những ưu đai và hỗ trợ nhất

định về điều kiện và nguồn vốn thì để các nhà đầu tư có thể phát triển các dự án điện thủy triều.

Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch

Hiện tại, hoạt động du lịch biển Việt Nam thu hút tới 80% lượng khách du lịch và khoảng 70% tông

số các điểm du lịch của toàn quốc. Với bờ điển dài trên 3.260 km, có nhiều bãi tắm đẹp và nhiều hang, vịnh

kỳ thú như ở Móng Cái, Vân Đồn, Vịnh Hạ Long, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Cửa Tùng, Vân Phong, Vũng

Tàu…cùng có nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công

nhận là Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, đô thị cô Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn và

hang động Phong Nha - Kẻ Bàng. Những công trình kiến trúc, di tích lịch sử này, ngoài những giá trị khoa

học, văn hóa truyền thống còn là những tiềm năng thu lợi lớn, nếu được đầu tư trùng tu tôn tạo kết hợp

với ngành du lịch để khai thác. Trong vùng có nhiều bãi biển như Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Đá Nhảy,

Cửa Tùng, Lăng Cô, Thuận An, Non Nước, Mỹ Khê, Nha Trang, Ninh Chữ, Mũi Né..., nhiều danh lam thắng

cảnh như đèo Ngang, đèo Hải Vân, bán đảo Sơn Trà..., nhiều di tích lịch sử gắn liền với bề dày dựng nước

và giữ nước như thành Huế, thành cô Quảng Trị, Cửa Việt, Vĩnh Mốc, cảng Đà Nẵng, di tích Sơn Mỹ, Vạn

Tường, Chu Lai,... Đó là những tiềm năng du lịch biển gắn với du lịch núi và du lịch văn hoá, du lịch nghỉ

dưỡng,... tạo cho ven biển Việt Nam trở thành một vùng du lịch độc đáo, hấp dân khách du lịch và đưa

ngành du lịch đang dần trở thành một ngành mũi nhọn, có y nghĩa với cả nước.

Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên vị thế

Căn cứ vào tài nguyên vị thế, quy hoạch phát triển biển đảo đến 2020 đa chỉ ra một số đảo làm

trọng điểm đầu tư, bao gồm: trọng điểm về kinh tế (Phú Quốc (Kiên Giang) và Vân Đồn (Quảng Ninh);

Nhóm đảo có chức năng du lịch kết hợp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử là chủ yếu (Côn

Đảo; Nhóm đảo có chức năng phát triển kinh tế kết hợp với bảo đảm quốc phòng an ninh (Cô Tô - Thanh

Lân (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Ly Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận) và Côn Đảo (Bà Rịa

- Vũng Tàu)); Nhóm các đảo nhỏ khác, trong nhóm đảo này, đáng chú y là các đảo: đảo Trần, Cảnh Cước,

Thượng Mai, Hạ Mai (Quảng Ninh); Bạch Long Vỹ (Hải Phòng); Hòn Mê (Thanh Hóa); Hòn Mắt (Nghệ An);

Cồn Cỏ (Quảng Trị); Hoàng Sa (Đà Nẵng); Trường Sa (Khánh Hòa); Hòn Hải (Bình Thuận); Thô Chu, quần

đảo Hà Tiên (Kiên Giang) và một số đảo khác...

Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên đất vùng biển, ven biển và đảo

Mặc dù chất lượng đất vùng ven biển không tốt, lại thường bị thiên tại đe doạ, song nhân dân trong

vùng đa tận dụng khai thác tối đa những khu vực có điều kiện để phát triển sản xuất. Đặc biệt những năm

gần đây, cùng với sự phát triển các thành phố và các khu công nghiệp ven biển, ngành nông - lâm nghiệp

cũng có chuyển biến rõ rệt và đạt tốc độ tăng trưởng khá. Năm 2010, trong cơ cấu sử dụng đất nói chung,

đất nông nghiệp chiếm 77,9%, đất phi nông nghiệp chiếm 13,3%, đất chưa sử dụng chiếm 8,8%. Đất sản

Page 9: Kithcstruongcongthan.edu.vn/upload/50198/20181101/Bao-ve...vững - Hỏi & Đáp 3 Theo các số liệu thống kê, hiện có tới 11.000 loài sinh vật thủy sinh và 1.300

8

xuất, kinh doanh phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ, chiếm 0,8% tông diện tích đất tự nhiên. Tuy vậy, thu

hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp từ nông dân giao cho các khu công nghiệp đa gặp nhiều khó khăn.

Modul (Phần) 2. Các vấn đề, thách thức đối với tài nguyên, môi

trường biển và các giải pháp sử dụng hợp lý, thích ứng

Thời gian: 40 phút

Mục tiêu: Sau khi hoàn thành modul này, học viên có thể hiểu và trình bày được:

Các hành động khai thác và sử dụng không bền vững tài nguyên biển, các vấn đề ô nhiễm môi

trường biển

Tác động của biến đôi khí hậu với các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên vùng ven biển

Bài 1. Các vấn đề, thách thức trong sử dụng tài nguyên, môi trường

biển (20 phút)

Các vấn đề khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường biển trong bối cảnh ứng phó biến đổi khí

hậu

Ô nhiễm biển

Theo báo cáo môi trường quốc gia Việt Nam giai đoạn 2011 đến 2015, Chất lượng nước biển ven

bờ ở Việt Nam còn khá tốt với hầu hết giá trị các thông số đặc trưng cho chất lượng nước biển nằm trong

giới hạn cho phép của QCVN 10-MT:2015/BTNMT. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ khu vực cửa sông và sự

tiếp nhận chất thải của các hoạt động phát triển kinh tế ven biển, một số vùng biển có hàm lượng tông rắn

lơ lửng (TSS) cao. Bên cạnh đó, sự gia tăng hàm lượng chất hữu cơ và dầu mỡ cũng là những vấn đề cần

quan tâm đối với chất lượng nước biển ven bờ Việt Nam trong những năm gần đây. Sự gia tăng hàm

lượng TSS trong nước biển ven bờ chủ yếu bị ảnh hưởng bởi phù sa của các sông, trong đó các vùng biển

ven bờ ở phía Bắc thường có giá trị cao vượt QCVN. Dải ven biển miền Trung có hàm lượng TSS thấp.

Khu vực biển ven bờ phía Nam có hàm lượng TSS giảm dần trong những năm gần đây.

Vấn đề ô nhiễm bởi chất hữu cơ trong nước biển ven bờ đa và đang diễn ra khá phô biến ở các

tỉnh thành ven biển Việt Nam. Hàm lượng các thông số quan trắc như COD, NH4+ trong giai đoạn 2011 -

2015 tại hầu hết các khu vực đa ở mức cao vượt ngưỡng QCVN (mục đích nuôi trồng thủy sản và bãi tắm),

đặc biệt là ở khu vực biển phía Bắc và miền Nam. Âu thuyền Thọ Quang (Đà Nẵng) là một trong những

điểm nóng về ô nhiễm môi trường nước biển trong những năm gần đây. Mức độ ô nhiễm hữu cơ ở khu

vực biển ven bờ phía Bắc cao hơn ở khu vực miền Trung và miền Nam, tuy nhiên có xu hướng giảm dần

trong giai đoạn 2011 - 2015

Page 10: Kithcstruongcongthan.edu.vn/upload/50198/20181101/Bao-ve...vững - Hỏi & Đáp 3 Theo các số liệu thống kê, hiện có tới 11.000 loài sinh vật thủy sinh và 1.300

9

Hình. Các nguồn gây ô nhiễm chính cho môi trường biển (Nguồn: Witherby& CoLtd., 1991)

Hàm lượng dầu mỡ khoáng trong nước biển có xu hướng gia tăng tại các khu vực cảng biển là

vấn đề diễn ra phô biến. Một số khu vực cảng biển có hàm lượng dầu mỡ khoáng vượt ngưỡng QCVN.

Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của các tàu thuyền làm rò rỉ nhiên liệu dầu mỡ. Tại một số khu vực

như Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), biển Cần Giờ (Tp. Hồ Chí Minh), bai Trước và bãi Sau (Bà Rịa - Vũng

Tàu), hàm lượng dầu mỡ khoáng cũng được phát hiện nhưng chưa vượt QCVN 10-MT:2015/BTNMT.

Nước biển khơi ở Việt Nam được đánh giá có chất lượng tốt. Hầu hết các thông số đặc trưng cho chất

lượng nước biển xa bờ đều đạt QCVN 10-MT:2015/BTNMT. Tuy nhiên, tại một số vùng hàm lượng Phốt

phát trong nước được ghi nhận đa ở mức cao hơn giới hạn QCVN 10-MT:2015/ BTNMT. Hàm lượng dầu

khu vực biển ngoài khơi có giá trị cao hơn tiêu chuẩn ASEAN, song vân đạt ngưỡng cho phép của QCVN

10-MT:2015/BTNMT và không có sự biến động lớn qua các năm.

Sự cố môi trường biển

Sự cố môi trường biển là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người

hoặc biến đôi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng tại các khu vực biển.

Đến nay, với sự phát triển của hoạt động công nghiệp, ngày càng nhiều sự cố môi trường biển xảy ra trên

giải bờ biển nước ta.

Page 11: Kithcstruongcongthan.edu.vn/upload/50198/20181101/Bao-ve...vững - Hỏi & Đáp 3 Theo các số liệu thống kê, hiện có tới 11.000 loài sinh vật thủy sinh và 1.300

10

Hộp 1. Ô nhiễm môi trường biển do nước thải từ Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa

Hà Tĩnh và sự phục hồi sau sự cố Trong tháng 4 năm 2016, tại ven biển 4 tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh,

Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế) đa xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, làm hải

sản chết bất thường, ảnh hưởng không nhỏ tới các hệ sinh thái biển. Ngày 30 tháng 6 năm 2016, Chính

phủ đa công bố nguyên nhân sự cố, xác định nguồn thải xuất phát từ Công ty TNHH Gang thép Hưng

nghiệp Formosa Hà Tĩnh, chứa độc tố phenol, xyanua,… kết hợp với hydroxit sắt, tạo thành một dạng

phức hỗn hợp (mixel), có tỷ trọng lớn hơn nước biển, di chuyển theo dòng hải lưu theo hướng Bắc - Nam

từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế, là nguyên nhân làm hải sản và sinh vật biển chết hàng loạt, nhất là ở

tầng đáy7. Trong tháng 4 và 5/2016, các rạn san hô là đối tượng bị ảnh hưởng mạnh nhất trong các hệ

sinh thái biển, 100% các rạn san hô trong khu vực khảo sát đều có dấu hiệu bị tẩy trắng, nhóm san hô

cành hầu hết bị chết hàng loạt. Điển hình là các khu vực rạn: Hòn Sơn Dương - Hà Tĩnh (tỷ lệ san hô

chết khoảng 90%), Hòn Nồm - Quảng Bình và Hải Vân, Sơn Chà - Thừa Thiên Huế (tỷ lệ san hô bị suy

giảm là 66,7%). Sinh vật trên rạn san hô còn rất nghèo nàn, mật độ cá rất thấp.

Rác thải biển

Mỗi ngày có hàng ngàn tấn chất thải rắn được xả ra biển, đặc biệt là tại các vùng ven bờ. Không

chỉ rác thải từ các hoạt động công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thủy, nuôi trồng thủy sản, từ các khu công

nghiệp ven biển, mà còn có rác thải sinh hoạt trên các đảo có dân cư cũng là vấn đề đáng phải lưu y. Đây

là những sức ép lớn lên môi trường, hệ sinh thái và tài nguyên ven biển và biển của Việt Nam.

Với sự ảnh hưởng ngày càng tăng của rác thải đối với môi trường biển, trên thế giới đa có nhiều

hoạt động nhằm bảo vệ môi trường biển. Trong đó, ICC là từ viết tắt của phong trào Làm sạch Biển Quốc

Tế bằng tiếng Anh. Đây là sáng kiến của Tô chức bảo tồn đại dương (Ocean Conservancy) đóng tại thành

phố Washington, Mỹ. Ngày thứ bảy của tuần thứ ba, tháng 9 hàng năm đa trở thành ngày làm sạch biển

quốc tế tại 100 nước trong đó có 36 bang của Mỹ. Tại Việt Nam, phong trào Làm Sạch Biển Quốc Tế được

lần đầu tiên thực hiện vào ngày 23/9/2000 do Liên Minh Sinh Vật Biển Quốc Tế (IMA-VN), tiền thân của

MCD khởi xướng tại thành phố Nha Trang, Khánh Hoà. Kể từ đó, phòng trào ICC đa được nhân rộng ra

nhiều điểm khác trong đó có Vịnh Hạ Long; Vườn Quốc Gia Xuân Thuỷ, Nam Đinh; thành phố Hải Phòng…

thu hút hàng nghìn tình nguyện viên tham gia.

Hàng năm, hàng triệu người đa tham gia các hoạt động ICC trên khắp thế giới. Theo báo cáo hàng

năm của OC, năm 2016 đa có hơn 500 ngàn người tham gia làm sạch bờ biển thu được hơn 8,3 tấn rác

thải và làm sạch trên 24 135 km đường bờ biển.

7 Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia Việt Nam 2011 - 2015

Page 12: Kithcstruongcongthan.edu.vn/upload/50198/20181101/Bao-ve...vững - Hỏi & Đáp 3 Theo các số liệu thống kê, hiện có tới 11.000 loài sinh vật thủy sinh và 1.300

11

Hình . Số liệu rác thải thu được trong năm 2016 theo chương trình ICC (nguồn: Ocean Conservancy,

2016)

Khai thác huỷ diệt và khai thác quá mức

Theo Tông cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), ước tính cả nước có trên 80%

tàu thuyền tập trung khai thác chủ yếu ở vùng ven biển, trong khi vùng này chỉ chiếm khoảng 11% diện

tích vùng đặc quyền kinh tế. Sản lượng khai thác bền vững ở vùng nước có độ sâu nhỏ hơn 50m ước tính

khoảng 0,6 triệu tấn, trong khi sản lượng ven bờ hiện nay khoảng 1,1 triệu tấn. Điều này gây sức ép khai

thác lên nguồn lợi ven bờ quá lớn.

Giai đoạn 2001 - 2010, tông số tàu thuyền cả nước tăng bình quân 6,2%/năm, tông công suất tăng

7,1%/năm. Trong khi tông sản lượng khai thác chỉ tăng 3,8%/năm. Số liệu tàu thuyền và tông công suất

tăng nhanh, nhưng tông sản lượng khai thác tăng chậm. Điều đó chứng tỏ áp lực và cường lực khai thác

ngày càng tăng. Nguồn lợi thủy sản không tái tạo kịp bởi tốc độ khai thác quá lớn dân tới việc suy giảm

nguồn lợi. Thực tế, một số đối tượng khai thác đa giảm đi đáng kể, một số loài hầu như cạn kiệt.

Cùng với đó, phương thức khai thác hủy diệt ảnh hưởng nghiêm trọng đền nguồn lợi và môi trường

sinh thái. Tàu thuyền của ngư dân dùng phương pháp khai thác có tính chất hủy diệt như dùng nguồn điện

cao áp từ 1.000 - 1.500W cho đèn pha sáng dưới mặt nước để đánh bắt cá tại một số xã: Bình Châu,

Phước Tỉnh và các khu vực TP Vũng Tàu. Có không ít chủ tàu còn sử dụng xung điện, chất nô trong hoạt

động đánh bắt thủy hải sản.

Suy giảm đa dạng sinh học

Việt Nam là một trong những nước có ĐDSH đứng đầu thế giới về đa dạng các HST, đa dạng về

giống loài và đa dạng gen, nhưng ĐDSH ở nước ta đang bị suy giảm nghiêm trọng.

Vùng biển Việt Nam có tính đa dạng sinh cảnh cao với hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình như hệ

sinh thái vùng triều, rừng ngập mặn và hệ sinh thái rặng san hô, hệ sinh thái cửa sông ven biển... Trong

Page 13: Kithcstruongcongthan.edu.vn/upload/50198/20181101/Bao-ve...vững - Hỏi & Đáp 3 Theo các số liệu thống kê, hiện có tới 11.000 loài sinh vật thủy sinh và 1.300

12

các kiểu hệ sinh thái đó, tính đa dạng thành phần loài rất phong phú, có nhiều nhóm ghi nhận trên 11.000

loài như 1969 loài động vật thân mềm trong hệ sinh thái rừng ngập mặn, 1.258 loài cá rạn san hô trong hệ

sinh thái rạn san hô. Tuy nhiên, sự đa dạng sinh học (ĐDSH) vùng biển của Việt Nam đang bị suy giảm

mạnh. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhiều loài sinh vật biển giảm mạnh về số lượng,

có loài đa tuyệt chủng cục bộ. Có đến 236 loài thủy sinh quý hiếm bị đe dọa ở cấp độ khác nhau, trong đó

có hơn 70 loài sinh vật biển đa bị liệt kê trong sách đỏ Việt Nam. Nguồn lợi hải sản bị khai thác ngày càng

bị cạn kiệt cả số lượng và chất lượng. Các nguồn cá dự trữ bị suy giảm từ 4 triệu tấn vào năm 1990 xuống

còn 3 triệu tấn như hiện nay. Kích thước trung bình của cá và tính đa dạng loài cũng giảm đáng kể.

Biến đổi khí hậu và các thách thức về bảo vệ tài nguyên môi trường biển trong bối cảnh biến đổi

khí hậu

Biến đôi khí hậu diễn biến phức tạp hơn so với dự báo, tác động nhiều mặt lên môi trường nước

ta, đồng thời đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp, là nguy cơ hiện hữu

cho các mục tiêu xóa đói giảm nghèo cũng như việc thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và phát

triển bền vững đất nước. Biến đôi khí hậu đe doạ đảo ngược thanh quả phát triển. Biến đôi khí hậu sẽ ảnh

hưởng đến nhiều ngành và môi trường sản xuất như nông nghiệp, lâm nghiệp, năng lượng và các khu vực

ven biển, ở cả các nước phát triển và đang phát triển8.

Các hệ sinh thái ven biển, bao gồm rừng ngập mặn, rạn san hô, cửa sông, thảm cỏ biển, và cồn

cát, là những hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao và có những chức năng sinh thái vô cùng quan

trọng đối với con người. Các hệ sinh thái này đang chịu các áp lực ngày càng gia tăng bởi những thay đôi

bất thường của khí hậu. Biến đôi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, chức năng và năng suất của các

hệ sinh thái ven biển. Hệ quả chung là: sự phân bố, tính đa dạng sinh học và năng suất của các hệ sinh

thái biển sẽ bị suy giảm. Khi những chức năng sinh thái này bị suy giảm, các hệ sinh thái ven biển trở nên

bị suy yếu và ít có khả năng phục hồi trước những tác động ngày càng tăng của biến đôi khí hậu.

Bảng: Tổng hợp các tác động của biến đổi khí hậu đối với vùng ven biển910

Ngành/lĩnh vực

bị tác động

Các tác động từ biến đổi khí hậu Những áp lực hiện tại

Các hệ sinh thái

san hô, đất ngập

nước ven biển

• Mất san hô do hiện tượng tẩy trắng san hô

và quá trình axít hóa đại dương,

• Mất hệ sinh thái đất ngập nước, bao gồm

các đầm lầy và rừng ngập mặn,

• Dòng chảy từ mưa lớn gây xói mòn bờ

biển và trầm tích gây ảnh hưởng đến vùng

cửa song và các rạn san hô,

• Dòng chảy giàu chất dinh dưỡng trong bối

cảnh nhiệt độ bề mặt nước biển tăng

sẽ làm cho nước biển thiếu ô xi và tạo ra

nhiều vùng biển chết,

• 30% diện tích san hô trên thế giới đa bị

mất do đánh bắt quá mức, ô nhiễm, và

môi trường sống bị hủy diệt,

• Sự phát triển mạnh mẽ ở vùng ven biển

và mất môi trường sống,

• Chuyển đôi rừng ngập mặn và đất ngập

nước thành các đầm nuôi trồng thủy sản,

• Sự xáo trộn về số lượng, khối lượng và

thời gian của các dòng nước ngọt chảy

vào các cửa sông,

8 Ngân Hàng Thế Giới, 2010. Báo cáo phát triển thế giói: Phát triển và Biến đổi khí hậu. 9 Trần Thọ Đạt, Vũ Thị Hoài Thu, 2012. Biến đổi khí hậu và Sinh kế ven biển. Nhà xuất bản Giao thông vận tải. 10 USAID (2009), Adapting to Coastal Climate Change: A Guidebook for Development Planners.

Page 14: Kithcstruongcongthan.edu.vn/upload/50198/20181101/Bao-ve...vững - Hỏi & Đáp 3 Theo các số liệu thống kê, hiện có tới 11.000 loài sinh vật thủy sinh và 1.300

13

• Thay đôi về sự phân bố và sự phong phú

của nguồn lợi biển có giá trị cao về thương

mại,

• Gia tăng sự lây lan của các loài ngoại lai.

• Suy thoái thảm cỏ biển do trầm tích, du

lịch bằng thuyền trên biển, đánh bắt và du

lịch,

• Khai thác mỏ phục vụ xây dựng và làm

vôi,

• Tràn dầu từ vận tải đường biển,

• Sự lây lan các loài xâm lấn.

Hoạt động đánh

bắt

• Suy giảm năng suất chung của đại

dương,

• Hiện tượng phú dưỡng10 và tình trạng

san hô chết làm giảm sản lượng đánh bắt,

• Môi trường sống của cá bị thay đôi,

• Sự thay đôi nhiệt độ làm cá di cư,

• Axít hóa đại dương và sự gia tăng nhiệt

độ gây hủy diệt các rạn san hô, ảnh hưởng

đến ngư trường đánh bắt.

• Đánh bắt quá mức,

• Sử dụng các phương pháp đánh bắt

hủy diệt (bằng lưới mắt nhỏ, bằng mìn,

bằng điện),

• Các nguồn ô nhiễm từ đất liền (nước

thải công nghiệp),

• Lắng đọng trầm tích từ các hoạt động

trên đất liền.

Nuôi trồng thủy

sản

• Sự gia tăng nhiệt độ của nước sẽ tạo ra

những thay đôi không thể dự đoán trước về

năng suất nuôi trồng,

• Sự thay đôi điều kiện môi trường sẽ làm

gia tăng mầm bệnh và ký sinh trùng,

• Sự suy giảm năng suất đại dương sẽ làm

giảm nguồn cung cấp các giống tự nhiên,

• Sự thay đôi thời tiết và các hiện tượng thời

tiết cực đoan làm giảm năng suất nuôi

trồng.

• Khai thác quá mức các loài ấu trùng và

các loài chưa trưởng thành để làm giống

phục vụ nuôi trồng,

• Phát thải hóa chất, chất dinh dưỡng và

trầm tích từ các đầm nuôi,

• Lan truyền mầm bệnh và bệnh tật đối với

các hệ sinh thái địa phương,

• Mất các khu bảo tồn do lựa chọn không

đúng các địa điểm nuôi trồng.

Giải trí và du lịch • Bao, xói mòn và mưa gây thiệt hại về cơ

sở hạ tầng và mất đi các bãi biển,

• Chất lượng nước bị suy giảm, ảnh hưởng

đến các bãi biển,

• Gia tăng chi phí bảo hiểm du lịch ở những

vùng biển có nguy cơ bị ảnh hưởng cao.

• Xác định không đúng vị trí các điểm du

lịch,

• Thay đôi và suy yếu đường bờ biển,

• Căng thẳng về nguồn nước ngọt phục

vụ các hoạt động du lịch,

• Ô nhiễm biển và phá vỡ môi trường biển

từ hoạt động du lịch trên biển.

Nguồn nước

ngọt

• Xâm nhập mặn vào các nguồn nước ngọt

và các cửa sông,

• Sóng và triều cường vào sâu hơn trong

đất liền, làm gia tăng tình trạng ngập lụt

vùng ven biển,

• Xả nước thải chưa qua xử lý và các chất

ô nhiễm hóa học vào nguồn nước ở vùng

ven biển,

• Khai thác nước ngọt không kiểm soát và

sự cạn kiệt nguồn nước ngầm.

Page 15: Kithcstruongcongthan.edu.vn/upload/50198/20181101/Bao-ve...vững - Hỏi & Đáp 3 Theo các số liệu thống kê, hiện có tới 11.000 loài sinh vật thủy sinh và 1.300

14

• Lượng mưa giảm sẽ làm tăng tình trạng

xâm nhập mặn và làm xấu thêm tình trạng

cấp nước.

Khu định cư của

con người

• Ngập lụt vùng ven biển dân đến gia tăng

việc tái định cư trên đất liền,

• Thiệt hại về nhà cửa và cơ sở hạ tầng do

bao cường độ lớn và lũ lụt,

• Mực nước biển dâng làm mực nước trong

bão dâng cao hơn,

• Mực nước biển dâng, xói mòn và các hiện

tượng thời tiết cực đoan khác làm xuống

cấp hệ thống phòng hộ ven biển.

• Sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động

phát triển vùng ven biển sẽ ảnh hưởng

đến 91% cộng đồng ven biển vào năm

2050,

• Cơ sở hạ tầng xây dựng chưa phù hợp,

• Thay đôi môi trường sống và suy giảm

đa dạng sinh học.

Sức khỏe con

người

• Áp lực gia tăng nhiệt độ từ những thời kỳ

rất nóng,

• Thương tích, bệnh tật, tử vong, suy dinh

dưỡng và thiếu lương thực do các hiện

tượng thời tiết cực đoan,

• Tăng cường sự lây lan các bệnh truyền

nhiễm (sốt xuất huyết, sốt rét) và bệnh tiêu

chảy.

• Nguồn nước bị ô nhiễm gây ảnh hưởng

đến sức khỏe.

Các xung đột • Mất đất ven biển dân đến sự khan hiếm tài

nguyên đất và tạo ra sự di cư của con

người,

• Xung đột về sử dụng nước do sự khan

hiếm nguồn nước,

• Di dân đến các khu đô thị do năng suất

của các hệ sinh thái biển và sự sẵn có về

thực phẩm ở địa phương giảm đi.

• Mất quyền tiếp cận bờ biển của người

dân địa phương do gia tăng các hoạt

động du lịch và phát triển kinh tế-xã hội ở

vùng ven biển.

Nhìn chung, vùng ven biển Việt Nam có thành phần kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, thuỷ sản. Tác

động của BĐKH đối với lĩnh vực này tương đối rõ rệt gây ra các thách thức và khó khăn đối với đời sống

kinh tế và nỗ lực quản ly tài nguyên và môi trường biển. Đối với trồng trọt là tình trạng ngập lụt làm mất đất

canh tác; tình trạng xâm nhập mặn làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp; nhiệt độ tăng sẽ ảnh hưởng đến

sự sinh trưởng, năng suất, thời vụ gieo trồng. Đối với sinh kế thuỷ sản, với hoạt động đánh bắt, mực nước

biển dâng dọc bờ biển làm cho chế độ thủy lý, thủy hóa và thủy sinh xấu đi, dân đến sự thay đôi của quần

xã sinh vật về cấu trúc và thành phần. Nhiệt độ tăng làm cho nguồn lợi thủy hải sản bị phân tán, cụ thể là

các loài cá nhiệt đới kém giá trị kinh tế tăng lên, các loài cá cận nhiệt đới có giá trị kinh tế cao bị giảm đi

hoặc mất hẳn và cá ở các rạn san hô đa phần bị tiêu diệt.

Với hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, sự thay đôi môi trường sống của các loài thủy sản, bị mặn hóa

do xâm nhập mặn hoặc ngọt hóa do lũ lụt, đều làm chậm quá trình sinh trưởng của các loài thủy sản. Ngoài

ra, nhiệt độ nước biển tăng cũng làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái biển và ven biển, đặc biệt là các rạn

san hô và rừng ngập mặn, ảnh hưởng xấu đến nền tảng đa dạng sinh học cho các hoạt động nuôi trồng

thủy sản ven biển. Triều cường thay đôi đột ngột và gây lụt lội ở những vùng đất trũng ven biển cũng ảnh

hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản ở những đầm nuôi thấp hơn mực nước biển.

Page 16: Kithcstruongcongthan.edu.vn/upload/50198/20181101/Bao-ve...vững - Hỏi & Đáp 3 Theo các số liệu thống kê, hiện có tới 11.000 loài sinh vật thủy sinh và 1.300

15

Bài 2. Các giải pháp sử dụng hợp lý TNTM biển và thích ứng BĐKH

(20 phút)

Các giải pháp sử dụng hợp lý TNMT biển

Theo Viện tài nguyên và môi trường biển, cần thuc đẩy các giải pháp nhằm giảm thiểu các vấn đề

với môi trường biển như sau:

(1) Tăng cường xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp ly để khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ

môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững biển

(2) Hoàn thiện khung thể chế quản lý biển

(3) Khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng và tăng cường kiểm soát,

ngăn ngừa các nguồn ô nhiễm biển

(4) Thúc đẩy tăng cường quản lý tông hợp đới bờ (ICM)

(5) Quản lý dựa vào hệ sinh thái

(6) Quy hoạch và phân vùng không gian biển và đới bờ

(7) Xây dựng các khu bảo tồn biển

(8) Quản lý dựa vào cộng đồng/ Mô hình đồng quản lý

(9) Chú trọng các giải pháp bảo đảm sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ven biển

(10) Lồng ghép vấn đề thích ứng biến đôi khí hậu (BĐKH) vào trong chính sách, qui hoạch và công

tác quản ly tài nguyên và môi trường biển

(11) Xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai, thảm họa, chống xói lở bờ biển, bảo vệ dân cư,

ứng phó với BĐKH

(12) Đẩy mạnh điều tra, khảo sát, quan trắc, nghiên cứu về tài nguyên, môi trường biển để sử dụng

bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển

(13) Tăng cường xây dựng, quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về tài nguyên môi trường biển

(14) Tăng cường giáo dục, đào tạo phát triển nguồn nhân lực biển phục công tác điều tra, nghiên cứu

và quản ly tài nguyên, môi trường biển

(15) Nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư về biển để khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo

vệ môi trường

(16) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển

Ngoài ra, các giải pháp khai thác hợp lý cần được coi trọng:

- Khai thác một cách hợp lý;

- Khai thác đi đôi với nuôi trồng, thả thêm hải sản, làm giàu cho biển;

- Bảo vệ sự đa dạng sinh học, các hệ sinh thái đặc trưng, các bai cá đẻ, nơi sinh dưỡng, sinh sống

của cá con và cá trưởng thành;

- Duy trì nguồn muối dinh dưỡng cho biển, nhất là vùng gần bờ, kết hợp với việc bón phân cho các

vùng nuôi trông thủy sản;

- Chống ô nhiễm các vùng biển;

- Phát triên nuôi trồng thuỷ sản theo hướng bền vững.

Các giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu trong quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên, môi trường

biển

- Thích ứng biến đổi khí hậu theo ngành, lĩnh vực và khu vực

Page 17: Kithcstruongcongthan.edu.vn/upload/50198/20181101/Bao-ve...vững - Hỏi & Đáp 3 Theo các số liệu thống kê, hiện có tới 11.000 loài sinh vật thủy sinh và 1.300

16

Theo nghị quyết số 24-NQ/TW của ban chấp hành trung ương về chủ động ứng phó với biến đôi

khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, ngày 03 tháng 6 năm 201311. Nhiệm vụ cụ

thể về ứng phó BĐKH theo ngành và lĩnh vực liên quan đến biển và ven biển bao gồm:

Xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với

biến đôi khí hậu. Trong đó, xây dựng, phát triển năng lực nghiên cứu, giám sát biến đôi khí hậu, dự báo,

cảnh báo thiên tai. Thường xuyên cập nhật, hoàn thiện kịch bản biến đôi khí hậu, nước biển dâng cụ thể

cho giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Chuyển đôi cơ cấu, giống cây trồng, vật nuôi, điều chỉnh mùa vụ, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp

thích ứng với biến đôi khí hậu. Tăng cường kiến thức, nâng cao năng lực thích ứng, bảo đảm sinh kế cho

người dân những vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề của biến đôi khí hậu, vùng thường xuyên bị tác

động của thiên tai.

Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới thích ứng biến đôi khí hậu trong xây dựng đô thị, phát triển,

sử dụng năng lượng, giao thông, vật liệu xây dựng, thoát nước... Chủ động chuẩn bị các phương án, điều

kiện phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai phù hợp với từng ngành, lĩnh vực, vùng, miền, nhất là các địa

phương ven biển, vùng núi cao, vùng dễ bị tôn thương trước thiên tai. Có phương án chủ động xử ly tình

huống xấu nhất ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Nâng

cao năng lực tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống dịch bệnh. Chú trọng chăm sóc sức khoẻ nhân dân

trong các vùng bị tác động mạnh của biến đôi khí hậu. Phát huy trách nhiệm và huy động các doanh nghiệp,

cộng đồng dân cư tích cực tham gia phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đôi khí hậu.

Đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, ngập lụt, xâm nhập

mặn do nước biển dâng. Xây dựng bản đồ nguy cơ ngập lụt theo các kịch bản nước biển dâng đến cấp

xa. Rà soát, bô sung điều chỉnh chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, phát triển kinh tế - xa hội

vùng và địa phương phù hợp với kịch bản nước biển dâng. Chủ động di dời, sắp xếp lại các điểm dân cư

ở những vùng thường xuyên bị tác động của lũ lụt, bao và những khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt

lở đất.

Triển khai thực hiện đề án chống ngập cho Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau, các thành

phố ven biển khác, nhất là ở vùng châu thô sông Cửu Long.

- Sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu vùng ven biển

Theo nghị quyết số 24-NQ/TW của ban chấp hành trung ương về chủ động ứng phó với biến đôi

khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, chuyển đôi cơ cấu, giống cây trồng, vật

nuôi, điều chỉnh mùa vụ, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đôi khí hậu là một trong các

nhiệm vụ cụ thể ứng phó biến đôi khí hậu. Đặc biệt đối với khu vực ven biển, là một trong các khu vực chị

ảnh hưởng nặng nề nhất khi biến đôi khí hậu xảy ra, nhiệm vụ phát triển sinh kế thích ứng biến đôi khi hậu

càng được quan tâm.

Thích ứng với biến đôi khí hậu vùng ven biển là một quá trình diễn ra liên tục và từ lâu ở các cộng

đồng ven biển Việt Nam bị ảnh hưởng bởi những rủi ro từ khí hậu. Cả phụ nữ và nam giới đang thường

xuyên điều chỉnh các hoạt động sinh kế của mình theo sự thay đôi của khí hậu phụ thuộc vào nhu cầu và

năng lực của họ, đặc biệt là khả năng tiếp cận các nguồn lực sinh kế.

Các hoạt động thích ứng trong đánh bắt và nuôi trồng thủy sản12

11 Nghị quyết số 24-NQ/TW của ban chấp hành trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường

quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, ngày 03 tháng 6 năm 2013. 12 Trần Thọ Đạt, Vũ Thị Hoài Thu, 2012. Biến đổi khí hậu và Sinh kế ven biển. Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

Page 18: Kithcstruongcongthan.edu.vn/upload/50198/20181101/Bao-ve...vững - Hỏi & Đáp 3 Theo các số liệu thống kê, hiện có tới 11.000 loài sinh vật thủy sinh và 1.300

17

Về cơ bản, hoạt động đánh bắt phụ thuộc rất lớn vào sự phong phú của tài nguyên thủy sản và hoạt

động nuôi trồng thủy sản phụ thuộc nhiều vào nguồn nước. Biến đôi khí hậu, bao gồm những ảnh hưởng

chính như nước biển dâng, xâm nhập mặn, các hiện tượng thời tiết cực đoan, đều làm cho trữ lượng

nguồn lợi thủy sản và nguồn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản thay đôi, từ đó người dân cũng có những

điều chỉnh nhất định về các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng khi các điều kiện tự nhiên thay đôi.

Thứ nhất, đối với hoạt động nuôi trồng:

• Nước biển dâng làm gia tăng độ mặn trong nước, làm cho môi trường sống của các loài thủy sản bị

mặn hóa, dân đến một số loài thủy sản bị chết. Một số hộ gia đình đa pha loang nồng độ muối trong

nước nuôi trồng từ hệ thống tưới tiêu của địa phương để giảm nồng độ muối. Tuy nhiên, đây chỉ là giải

pháp đối phó trong ngắn hạn mà không phải là thích ứng trong dài hạn.

• Triều cường làm cho mực nước trong các đầm nuôi trồng thủy sản thường thấp hơn mực nước ngoài

biển nên không thể xả nước trong đầm ra được. Chính v. vậy, các hộ nuôi trồng phải đắp đê cao hơn,

xây thành cống thoát nước cao hơn cũng như xây thêm cả cống thoát nước.

• Các hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng kéo dài, rét hại, lũ lụt,..) làm cho năng suất nuôi trồng

giảm sút. Các hộ gia đinh thích ứng bằng cách thay đôi giống loài thủy sản được nuôi, thay đôi các kỹ

thuật nuôi trồng cũng như đa dạng hóa các giống loài thủy sản.

Dừng hẳn việc nuôi trồng hoặc giảm qui mô nuôi trồng để tránh tôn thất cũng là những cách thức ứng

phó của các hộ nuôi trồng thủy sản trước những biến động bất thường của thời tiết, đặc biệt là những

hình thức nuôi trồng đòi hỏi vốn đầu tư lớn và kỹ thuật cao như nuôi tôm và nuôi ngao.

Thứ hai, đối với hoạt động đánh bắt:

Tài nguyên thủy sản suy giảm làm cho sản lượng đánh bắt suy giảm theo là một vấn đề được người

dân đặc biệt quan tâm. Hoạt động đánh bắt suy giảm tạo ra áp lực cho các hộ ngư dân về lâu dài khi

nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt. Nhiều hộ gia đình đa đầu tư vào việc học hành để thế hệ tiếp theo

có cơ hội tìm kiếm các sinh kế khác thay thế sinh kế truyền thống.

• Hoạt động đánh bắt phụ thuộc rất lớn vào điều kiện của thời tiết và khí hậu. Chính vì vậy, người dân

thường lên lịch thời vụ cho các hoạt động đánh bắt trong năm và tránh đánh bắt trong mùa mưa bao.