220
MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH LỜI NHÀ XUẤT BẢN Mỹ học đại cương là một trong những môn học cơ bản trong chương trình đào tạo của nhóm ngành khoa học xã hội - nhân văn ở các trường đại học, cao đẳng. Để đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu và tìm hiểu môn Mỹ học đại cương, Tiến sĩ Đào Duy Thanh, Giảng viên Bộ môn Khoa học Cơ bản - Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh đã biên soạn giáo trình Mỹ học đại cương trên cơ sở kết tập các bài giảng tác giả đã giảng dạy trong những năm qua tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh và một số trường đại học khác trong khu vực phía Nam. Trong quá trình biên soạn, tác giả đã tham khảo, chọn lọc nhiều tài liệu trong và ngoài nước, đồng thời đã tham khảo những tài liệu của các ngành khoa học xã hội có liên quan. Vì vậy, có thể nói đây là một giáo trình hữu ích trong việc phục vụ học tập, nghiên cứu của sinh viên và bạn đọc. Toàn bộ giáo trình gồm sáu chương:

saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG

MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Mỹ học đại cương là một trong những môn học cơ bản trong chương

trình đào tạo của nhóm ngành khoa học xã hội - nhân văn ở các trường đại

học, cao đẳng. Để đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu và tìm

hiểu môn Mỹ học đại cương, Tiến sĩ Đào Duy Thanh, Giảng viên Bộ môn

Khoa học Cơ bản - Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh đã biên soạn

giáo trình Mỹ học đại cương trên cơ sở kết tập các bài giảng tác giả đã giảng

dạy trong những năm qua tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -

Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Luật thành phố Hồ

Chí Minh và một số trường đại học khác trong khu vực phía Nam.

Trong quá trình biên soạn, tác giả đã tham khảo, chọn lọc nhiều tài liệu

trong và ngoài nước, đồng thời đã tham khảo những tài liệu của các ngành

khoa học xã hội có liên quan. Vì vậy, có thể nói đây là một giáo trình hữu ích

trong việc phục vụ học tập, nghiên cứu của sinh viên và bạn đọc.

Toàn bộ giáo trình gồm sáu chương:

- Chương 1. Đối tượng nghiên cứu của mỹ học;

- Chương 2. Các quan hệ thẩm mỹ;

- Chương 3. Chủ thể thẩm mỹ;

- Chương 4. Các phạm trù mỹ học cơ bản;

- Chương 5. Nghệ thuật – Biểu hiện cao nhất của các quan hệ thẩm

mỹ;

- Chương 6. Giáo dục thẩm mỹ.

Page 2: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

Với kinh nghiệm nhiều năm làm công tác giảng dạy, tác gỉa đã kết hợp

lý thuyết mỹ học với thực tiễn cuộc sống sinh động trong giáo trình này. Nội

dung trình bày rõ ràng, cụ thể những vấn đề cơ bản của mỹ học và với kết

cấu của giáo trình như vậy, bạn đọc đã có một tài liệu khoa học, hệ thống và

cơ bản của mỹ học. Đây là một sự nỗ lực rất đáng hoan nghênh.

Nhà Xuất bản thành phố Hồ Chí Minh trân trọng giới thiệu giáo trình Mỹ

học đại cương của Tiến sĩ Đào Duy Thanh đến đông đảo bạn đọc.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2002

NHÀ XUẤT BẢN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay mỹ học đã là môn học trong chương trình đào tạo ở các

trường trung cấp, cao đẳng và đại học thuộc nhiều chuyên ngành với tính

cách là khoa học triết học nghiên cứu các qui luật chung nhất trong mối quan

hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực. Trong đó cái đẹp là một phạm trù

trung tâm, hình tượng là đặc trưng cơ bản, nghệ thuật là hình thái cao nhất

của các quan hệ thẩm mỹ.

Mỹ học giúp cho người học có được những kiến thức cơ bản về các

quy luật chung nhất quan hệ thẩm mỹ và quan trọng hơn là kiến thức về cái

đẹp, về thị hiếu, về lý tưởng thẩm mỹ, về nghệ thuật. Và như vậy, trên cơ sở

những kiến thức cơ bản đó nhằm nâng cao trình độ thẩm mỹ, năng lực cảm

thụ, đánh giá cái đẹp trong cuộc sống và trong nghệ thuật, năng lực sáng tạo

“theo những qui luật của cái đẹp” của người học cũng không ngoài mục đích

này. Không những thế nó còn góp phần rèn luyện phương pháp tư duy biện

chứng cho người học, vì nó là môn học có tính chất triết học.

Trong chương trình đào tạo tại các trường trung cấp, cao đẳng và đại

học ở nước ta hiện nay, mỹ học vẫn là một môn khoa học mới, lực lượng

nghiên cứu và giảng dạy môn học này chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu

Page 3: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

ngày càng tăng của nó. Chính vì vậy, giáo trình môn học còn quá thiếu thốn

và không đồng bộ cũng là một khó khăn cho quá trình giảng dạy và học tập.

Trước tình hình đó, với mong muốn để người học có điều kiện thuận lợi

nghiên cứu và học tập tốt hơn môn mỹ học, chúng tôi biên soạn cuốn sách:

“Mỹ học đại cương” cũng nhằm góp phần khắc phục những khó khăn trước

mắt và âu cũng là từng bước mong muốn hoàn thiện giáo trình của môn học.

Cuốn sách Mỹ học đại cương này, về cơ bản được biên soạn theo

“Chương trình giáo dục Đại học đại cương” của chương trình mỹ học do Bộ

Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 1995 và 1999; nhưng đồng thời chúng tôi

cũng tham khảo nhiều tài liệu khác của các nhà nghiên cứu, giảng dạy về mỹ

học trong và ngoài nước.

Mặc dù trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã có nhiều cố gắng, song

khó tránh khỏi những hạn chế. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng

góp của bạn đọc.

TS. Đào Duy Thanh

Chương1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MỸ HỌC

Cũng như mỗi một khoa học thì mỹ học cũng vậy, tất cả đều phải có

nguyên lý xuất phát, có đối tượng, có phương pháp nghiên cứu, có hệ thống

khái niệm, phạm trù và qui luật riêng, có lịch sử phát sinh và phát triển. Cho

nên, khi nghiên cứu khoa học mỹ học thì trước hết, chúng ta cũng bắt đầu từ

việc tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển của mỹ học và xác định đối

tượng nghiên cứu của nó.

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA MỸ HỌC VÀ XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG MỸ HỌC TRONG LỊCH SỬ

1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của mỹ học

Page 4: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

Có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc ra đời của mỹ học. Theo

Ốpxenhicôp, thì mỹ học với tính cách là một hình thái ý thức xã hội đã xuất

hiện từ thời kỳ thượng cổ, mặc dầu khái niệm khoa học về "Mỹ học” mà đến

thế kỷ XVIII mới xuất hiện.

Quan điểm đó có lẽ đúng, nếu xét về lịch sử xuất hiện tư tưởng của mỹ

học; nhưng nếu xét mỹ học là một khoa học triết học, là một bộ phận của triết

học thì nó cũng chỉ xuất hiện trong chế độ Chiếm hữu nô lệ.

Cùng với đạo đức, lôgíc và mỹ học đã tạo thành bộ ba các “khoa học

chuẩn mực” được coi là một trong những tập hợp quy tắc mà đời sống tinh

thần con người không thể thiếu. Cũng chính vì vậy, chúng ta có thể nói rằng

ba mục tiêu của mỹ học: Các qui tắc của nghệ thuật, các qui luật của cái đẹp

và qui tắc của sở thích, hoàn toàn phù hợp với qui tắc của hoạt động con

người và khoa học, với các qui luật của Chân - Thiện - Mỹ. Thật ra, sẽ đúng

hơn nếu chúng ta nhắc lại từ Hêghen: “Triết học về nghệ thuật là một mắt

khâu tất yếu trong tập hợp triết học”. Và hẳn có lý khi Pôn Valêry cũng cho

rằng: “Mỹ học sinh ra vào một ngày nào đó từ một nhận xét và một sự thích

thú của Triết gia”, sở dĩ như vậy, bởi vì cho đến ngày nay các nhà triết học,

mỹ học vẫn còn tiếp tục tranh luận rằng: mỹ học là khoa học về cái đẹp hay

khoa học triết học về nghệ thuật?

Vậy mỹ học là gì?

Trước khi xuất hiện các lý thuyết khoa học thẩm mỹ đầu tiên giải thích

về bản chất của đời sống thẩm mỹ và nghệ thuật, thì từ lâu thuật ngữ “Mỹ

học" đã có nguồn gốc trong ngôn ngữ Hy Lạp, xuất phát từ chữ Aisthésis có

nghĩa là “cảm giác”, còn dịch là “tính nhậy cảm”; hoặc: “có quan hệ với cảm

thụ cảm tính”. Nhưng thực ra Aisthésis có hai nghĩa: Thứ nhất, thường được

giải thích là nhận thức cảm tính. Thứ hai, cũng được giải thích là nhận thức

cảm tính, nhưng là nhận thức cảm tính của sự xúc động. Bởi vì, những cảm

xúc gần gũi với những gì do nghệ thuật gợi nên, cũng xuất hiện khi con người

ngắm nhìn cảnh vật thiên nhiên bao quanh. Cái đẹp trong thiên nhiên, trong

các sản phẩm lao động, trong các tác phẩm nghệ thuật luôn là nguồn tạo nên

Page 5: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

các cảm xúc thẩm mỹ. Tuy nhiên, những quan hệ thẩm mỹ không chỉ hạn chế

vào nghệ thuật, mặc dầu chúng biểu hiện nhiều mặt nhất và đầy đủ nhất qua

nghệ thuật.

Con người có quan hệ thẩm mỹ đối với các sự vật, hiện tượng, sự kiện

trong đời sống hiện thực với tự nhiên và xã hội. Những cảm xúc thẩm mỹ của

con người nảy sinh ra không chỉ do sáng tạo và thưởng ngoạn nghệ thuật, mà

còn do tiếp xúc cả một phạm vi rộng rãi những đối tượng, những hiện tượng

và những biến cố của thiên nhiên cũng như trong cuộc sống xã hội. Chính

những mối quan hệ này làm xuất hiện nhu cầu thẩm mỹ và nhu cầu đó được

thể hiện bằng những cảm xúc, thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ.

Trước khi trở thành một khoa học độc lập, những tư tưởng mỹ học của

loài người xuất hiện rất sớm gắn liền với sự ra đời và phát triển của triết học,

là một bộ phận của triết học. Tuy nhiên mốc đầu tiên quan trọng nhất, trong

lịch sử ra đời và phát triển của mỹ học phải kể đến những tư tưởng mỹ học

thời cổ đại.

Thời kỳ cổ đại, những quan niệm thẩm mỹ sơ khai từ thời thượng cổ

các dân tộc phương Đông đã có những khái niệm mỹ học cơ bản. Chẳng hạn,

người Trung Quốc quan niệm chữ "nghệ dùng để chỉ việc "chăm sóc cây cối",

mà mãi về sau người ta mới dùng nó để chỉ nghệ thuật. Cũng như vậy, quan

niệm về cái đẹp đã được hình thành trong phạm vi cuộc sống chăn muôi. Bộ

phận cơ bản của chữ "mỹ" và “thiện”, có nghĩa là cái đẹp - bộ “dương” chỉ con

cừu. Sự xuất hiện của khái niệm chữ “họa” - chỉ chữ họa trong quan hệ thẩm

mỹ, quan hệ nghệ thuật, về mặt biểu ý mà nói, có nghĩa là “việc kết hợp

những sợi chỉ màu bằng tơ”, tức là việc thêu thùa. Song những tư tưởng mỹ

học đó, đã được các nhà mỹ học ở thời kỳ cổ đại - chế độ chiếm hữu nô lệ

khảo sát khá tỷ mỷ.

Sự phát triển của tư tưởng mỹ học ở Hy lạp cổ đại, về cơ bản là cuộc

đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, cuộc đấu tranh này

suy cho cùng là cuộc đấu tranh giữa hai nhà mỹ học, đồng thời là hai nhà triết

học có khuynh hướng đối lập nhau là Piatôn và Arixtốt và sau đó được phát

Page 6: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

triển mạnh mẽ ở thời kỳ Phục hưng. Chẳng hạn, Platôn cho rằng không có

một cái đẹp nào nằm bên ngoài cái đẹp tự nó, đó là cái đẹp tồn tại trong thế

giới ý niệm, còn những cái đẹp thường ngày mà chúng ta cảm nhận được

bằng cảm giác chỉ là ảo ảnh, bản sao của cái đẹp trong thế giới ý niệm.

Nhưng ngược lại Arixtôt đã cố gắng kéo cái đẹp ở thế giới ý niệm trở về với

mảnh đất trần thế, xem nó như là các thuộc tính khách quan vốn có của các

sự vật, hiện tượng. Cũng theo Arixtốt, những thuộc tính vật chất của cái đẹp

ở trong vũ trụ, thể hiện ở sự cân đối, trật tự, hài hòa, v.v... là cơ sở khách

quan của mọi cái đẹp. Cho nên, cả vũ trụ, lẫn hoạt động nói chung của con

người, trong đó có hoạt động nghệ thuật, đều có cùng một số các qui luật nền

tảng là qui luật vật lý, sinh học, v.v...

Thời kỳ trung cổ, trong khoảng thời gian đầu tiên, sau khi phương thức

sản xuất chiếm hữu nô lệ đã tan rã, chúng ta nhận thấy một sự sụp đổ của

nền kinh tế, nền kỹ thuật, nền thương mại của các thành thị và của các nền

văn hoá. Ph. Ăngghen đã có nhận xét rằng: "Thời trung cổ đã từng phát triển

trên một cơ sở hoàn toàn nguyên thủy. Nó đã xóa hoàn toàn nền văn minh cổ

đại, vốn triết học, chính trị học và pháp luật cổ đại, để xây dựng lại tất cả mọi

mặt ngay từ bước đầu. Điều duy nhất mà nó mượn của thế giới cổ đại đã

chết, là Cơ đốc giáo và một số thành thị đã bị phá hủy tới phân nửa và đã mất

hết tất cả văn mình trước kia của chúng. Kết quả (kết quả của tình trạng ấy,

N.D thêm). - như thường xảy ra ở tất cả giai đoạn mở đầu quá trình phát triển,

- là độc quyền về học vấn do các giáo sĩ nắm, và cũng chính do đấy mà bản

thân học vấn này chủ yếu mang tính chất thần học”. Cho nên, đặc điểm nổi

bật của tổ chức chính trị xã hội thời kỳ này là hệ thống phức tạp về đẳng cấp

của xã hội phong kiến và nhà thờ. Cũng chính vì vậy, đời sống tinh thần thời

kỳ này là sự thống trị tuyệt đối của thần học, nghệ thuật chính thống chịu ảnh

hưởng mạnh mẽ của tôn giáo. Trong nghệ thuật, người ta đã tìm cách cố

gắng biện luận cho thế giới đồ vật có quyền được làm khách thể, thể hiện

trực tiếp quyền lực của Đức Chúa Trời. Chẳng hạn, theo Tômát Đacanh: “Mọi

sinh vật được sinh ra đều làm Chúa vui sướng, bởi vì mọi thứ đang tồn tại

đều theo ý Chúa”.

Page 7: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

Thời kỳ Phục hưng, là thời kỳ mà Ph. Ăngghen đã gọi là thời kỳ của

“một cuộc đảo lộn tiến bộ lớn nhất”. Nền văn hoá Phục hưng ra đời trên cơ sở

thời kỳ tiền tư bản, còn nhu cầu khai thác kho tàng các quan niệm cổ đại là do

những nhu cầu thực tế của sự phát triển xã hội, chứ không phải chỉ là khôi

phục giản đơn nền văn hoá nghệ thuật cổ đại.

Đặc điểm cơ bản của sự phát triển mỹ học thời kỳ Phục Hưng là tìm

cách tách mỹ học ra khỏi triết học. Bởi vì, mỹ học đã phát triển thành một

phương diện cơ bản của nghệ thuật, do chính những văn nghệ sỹ đề xuất để

giải quyết vấn đề cái đẹp, giải quyết phương hướng sáng tác, coi đó như một

công cụ quan trọng để đấu tranh giải phóng con người, vì sự tiến bộ của xã

hội. Cho nên, những quan niệm cơ bản của thế giới quan nhân văn thời kỳ

này, thực chất là ca ngợi con người, tán dương cuộc sống trần thế, minh oan

cho nhục cảm, niềm tin vào tiềm năng sáng tạo vô biên của cá nhân, quan

tâm đến tự nhiên.

Lý tưởng của các nhà nhân văn chủ nghĩa là một cá nhân hoàn toàn tự

do, phát triển hài hòa, nhạy cảm và chủ động, với tầm vóc khổng lồ và những

hứng thú lớn lao. Đó là các nhà tư tưởng: Lêônađờvanxi, Raphaen,

Mikenlănggiơ, v.v... Điều đó, chứng tỏ rằng nghề thủ công đã tách ra khỏi

nghệ thuật, và phương diện lý thuyết của nghệ thuật đã được đặc biệt đề cao.

Như vậy, từ thời kỳ Phục hưng trở đi mỹ học không chỉ từ triết học tác

động vào văn học nghệ thuật mà ngược lại, sự phát triển của văn học nghệ

thuật tự nó đòi hỏi những khái quát riêng của chính nó, do nó đề xuất. Và

những khái quát này gia nhập vào mỹ học, mà bản thân những nguyên lý

chung của triết học không giải đáp được những vấn đề riêng của đời sống

thẩm mỹ của nghệ thuật. Chắng hạn, nếu như hội họa và điêu khắc là các loại

hình nghệ thuật phát triển rực rỡ nhất thời kỳ này, thì văn học chưa được

phát triển lắm so với khả năng của nó và sự chặt hẹp của sử thi, thơ ca có

tính chất đóng kín hơn nhiều so với hội họa và điêu khắc. Cũng chính vì vậy,

một mặt đã xuất hiện những yêu cầu khách quan đòi hỏi sự ra đời và phát

triển của lý luận văn học, các loại thể của văn học, v.v... Mặt khác, sự phân

Page 8: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

ngành của khoa học cụ thể ra khỏi triết học như một nhu cầu tất yếu của sự

phát triển khoa học, dẫn đến triết học và các khoa học trở thành các khoa học

độc lập, trong đó có mỹ học.

Chính những lý do đã nêu ở trên, sự phát triển tự thân của mỹ học và

việc xác định đối tượng nghiên cứu của nó là một nhu cầu khách quan. Nhậy

bén với việc đáp ứng nhu cầu đó. Baumgácterv một giáo sư người Đức đã

đưa ra khái niệm mỹ học vào năm 1735 trong bài: “Những suy xét về triết học

có quan hệ tới việc xây dựng thơ ca”. Baumgácten cũng xuất phát từ chữ:

Aisthésis để tạo ra thuật ngữ Aesthetics, có nghĩa là học thuyết về các cảm

giác”, hay “lý luận về sự thụ cảm tính”, ông cho rằng, mỹ học là một khoa học

có nhiệm vụ nghiên cứu những đặc điểm của con đường nhận thức thế giới

bằng cảm xúc, để phân biệt với các hình thái khác của hoạt động nhận thức

như triết học, khoa học, v.v... Cho nên, năm 1750 ông cho xuất bản cuốn Mỹ

học (Aesthetics) tập 1, năm 1758 xuất bản cuốn Mỹ học tập 2.

Từ sau Baumgácten, vấn đề đối tượng của mỹ học vẫn còn là vấn đề

được tranh luận và được phát triển thêm. Lược qua một vài quan điểm tiêu

biểu mà chúng ta phải kể đến như: Cantơ, Hêghen, Tsécnưsépxki.

Cuối thế kỷ thứ XVIII, Cantơ nhìn nhận đối tượng của mỹ học là lĩnh

vực của “thị hiếu thẩm mỹ” hoặc là lĩnh vực của “phán đoán thẩm mỹ". Như

vậy, Can tơ đã biến đối tượng của mỹ học thành cái chủ quan, chứ không

phải là cái khách quan.

Với một cái nhìn hợp lý hơn, ở đầu thế kỷ XIX, Hêghen coi đối tượng

của mỹ học là nghiên cứu cái đẹp, cụ thể hơn là “vương quốc bao la của cái

đẹp". Song ở Hêghen, cái đẹp chủ yếu được quan niệm trong nghệ thuật và

cũng là sự tha hóa của ý niệm. Ông không phủ nhận cái đẹp trong cuộc sống,

trong tự nhiên, nhưng ông coi thường nó, cho nó là cái không đầy đủ và nhàm

chán.

Quan niệm của nhà dân chủ cách mạng nga, Tsécnưsépxki đối lập với

quan niệm của Hêghen. Ông coi đối tượng của mỹ học là: “Quan hệ thẩm mỹ

của nghệ thuật đối với hiện thực”. Dựa trên quan niệm “cái đẹp là bản thân

Page 9: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

cuộc sống”, ông hướng mỹ học vào cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân

lao động.

Như vậy, trong lịch sử hình thành và phát triển của mỹ học về cơ bản

mỹ học được xem là khoa học về cái đẹp và mỹ học là triết học về nghệ thuật.

Mỹ học là khoa học về cái đẹp, là một định nghĩa có tính truyền thông

và đơn giản nhất. Dù định nghĩa này không được đầy đủ và chính xác, nhưng

nó được coi là điểm xuất phát, là một cơ sở lý luận trong việc xác định đối

tượng nghiên cứu của mỹ học. Có thể coi đó là một định nghĩa mỹ học theo

nghĩa hẹp, nhưng thực chất nội dung của nó không đủ xác định đầy đủ đối

tượng của mỹ học. Bởi vì, một mặt, hình thái biểu hiện của cái đẹp thật đa

dạng, phong phú mà ở đó sự nghiên cứu của mỹ học chỉ có thể cố gắng diễn

đạt được nguồn gốc, bản chất và qui luật chung của cái đẹp; mặt khác, trong

thế giới hiện thực có rất nhiều những hiện tượng thẩm mỹ cũng nằm trong đối

tượng nghiên cứu của mỹ học có quan hệ với cái đẹp như: cái xấu, cái bi, cái

hài, cái cao cả.

Như vậy, mỹ học phải nghiên cứu toàn bộ các hiện tượng thẩm mỹ về

mối quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực chứ không phải hạn chế là

khoa học về cái đẹp. Nhưng trong quan hệ thẩm mỹ đó thì mỹ học có nghiên

cứu nghệ thuật? Và mối quan hệ giữa mỹ học với các ngành nghệ thuật học

như thế nào?

Mỹ học là triết học về nghệ thuật, là quan điểm cho rằng đối tuợng của

mỹ học là nghệ thuật, là những qui luật chung nhất của nghệ thuật như một

hình thức phản ánh hiện thực. Nhưng thực ra nghệ thuật không chỉ là đối

tượng nghiên cứu của mỹ học mà còn là đối tượng của triết học, nghệ thuật

học. Chỉ với tính chất là hình thái cao nhất của quan hệ thẩm mỹ với hiện

thực, nghệ thuật mới là đối tượng của mỹ học. Quan hệ thẩm mỹ của con

người tập trung ở nghệ thuật và cũng ở đó nghệ thuật phát hiện bản chất

thẩm mỹ của hiện thực, sáng tạo các hiện tượng thẩm mỹ đó một cách điển

hình theo những qui luật của cái đẹp.

Page 10: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

Nghiên cứu hình thái cao nhất của quan hệ thẩm mỹ sẽ giúp làm sáng

tỏ bản chất, đặc trưng của quan hệ thẩm mỹ nói chung và cũng chỉ có thể

hiểu rõ bản chất, đặc trưng, vai trò của nghệ thuật khi xét nó trong toàn bộ

các quan hệ thẩm mỹ. Vì vậy, mỹ học là khoa học về quan hệ thẩm mỹ của

con người với hiện thực nói chung và về nghệ thuật như một hình thái cao

nhất của các quan hệ thẩm mỹ.

2. Đối tượng nghiên cứu của mỹ học

Bước ngoặt thật sự trong mỹ học cũng như trong các lĩnh vực khác của

loài người, là sự xuất hiện chủ nghĩa Mác. C. Mác và Ph. Ăngghen đã từng

coi khuyết điểm của toàn bộ lịch sử triết học trước các ông là chỉ nhằm giải

thích thế giới bằng cách này hay cách khác mà họ không thấy được vai trò

của thực tiễn, của qúa trình cải tạo hiện thực khách quan của con người, C.

Marx viết: “Các nhà triết học trước kia đã giải thích thế giới bằng nhiều cách

khác nhau, vấn đề là cải tạo thế giới”, mỹ học trước C. Mác chưa phát hiện

toàn diện những mối quan hệ thẩm mỹ với các quan hệ xã hội khác, như

chính trị, đạo đức, khoa học, tôn giáo, v.v... Tuy nhiên, các ông đã tiếp thu

một cách có tính phê phán các giá trị triết - mỹ trước đó.

Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, C. Mác và Ph. Ăngghen đã giải

thích quá trình phát triển của mỹ học, của nghệ thuật trên lập trường duy vật

biện chứng và duy vật lịch sử. Các ông đã khẳng định rằng sự ra đời của

quan hệ thẩm mỹ, của nghệ thuật đều gắn liền với quá trình lao động và hoạt

động thực tiễn của con người, C. Mác viết: “Phương thức sản xuất đời sống

vật chất của xã hội quyết định các qúa trình sinh hoạt xã hội, chính trị tinh

thần nói chung. Không phải ý thức của con người quyết định sự tồn tại của

họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ qui định ý thức của họ". Và khi phân tích và

chỉ ra quá trình hình thành các quan hệ thẩm mỹ từ các quan hệ thực dụng

gắn liền với quá trình lao động và việc tạo ra của cải vật chất và việc tạo ra

những sản phẩm tinh thần. C. Mác còn phát hiện ra quá trình hình thành chủ

thể thẩm mỹ, khi C. Mác khẳng định: “thông qua sự phong phú, đã được phát

triển về mặt vật chất, của bản chất con người, thì sự phog phú về tính cảm

Page 11: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

giác chủ quan của con người mới phát triển một phần, thậm chí lần đầu tiên

mới sản sinh ra lỗ tai: thính âm nhạc, con mắt thấy cái đẹp của hình thức, nói

tóm lại, là những cảm giác có khả năng về sự thụ hưởng có tính người và tự

khắng định như một lực lượng bản chất con người”.

Mỹ học nghiên cứu toàn bộ các quan hệ thẩm mỹ của con người với

hiện thực, bao gồm cả nghệ thuật với tính cách là hình thái cao nhất của các

quan hệ thẩm mỹ. Cho nên, xét về nội dung đối tượng nghiên cứu của mỹ học

là nghiên cứu về:

1. Khách thể thẩm mỹ, với tính cách là đối tượng thẩm mỹ. Đó là những

những hiện tượng thẩm mỹ khách quan như cái đẹp, cái bi, cái hài, cái cao cả

trong cuộc sống và trong nghệ thuật. Trong đó cái đẹp giữ vị trí trung tâm. Bởi

vì cái bi, cái hài, cái cao cả sở dĩ mang yếu tố thẩm mỹ vì chúng là các hình

thức tồn tại khác nhau của cái đẹp và trong mối quan hệ với cái đẹp.

2. Chủ thể thẩm mỹ, một mặt với tính cách là quá trình cảm thụ, đánh

giá và sáng tạo thẩm mỹ: mặt khác là các hoạt động của họ nhằm thoả mãn

nhu cầu thẩm mỹ như: tình cảm thẩm mỹ - thị hiếu thẩm mỹ - lý tưởng thẩm

mỹ của cá nhân và xã hội. Chỉ có các nhu cầu về cái đẹp, tình cảm về cái đẹp

- thị hiếu về cái đẹp - lý tưởng thẩm mỹ về cái đẹp là đối tượng của mỹ học,

còn các nhu cầu khác trong hoạt động xã hội của con người là đối tượng

nghiên cứu của các khoa học khác.

3. Nghệ thuật, với tính cách là hình thái cao nhất của quan hệ thẩm mỹ,

cũng bao gồm sự hưởng thụ, đánh giá, sáng tạo nghệ thuật nhằm thoả mãn

nhu cầu, tình cảm - thị hiếu - lý tưởng nghệ thuật của cá nhân và xã hội. Nói

đến nghệ thuật là nói đến các qui luật của tình cảm, của cái đẹp. Sự phản ánh

cái xấu trong nghệ thuật cũng phải gắn với lý tưởng về cái đẹp. Do đó, cái

đẹp đã làm cho nghệ thuật thể hiện được bản chất, đặc trưng và chức năng

của nó và đồng thời nghệ thuật là đối tượng nghiên cứu của mỹ học.

Như vậy, mỹ học nghiên cứu toàn diện các quan hệ thẩm mỹ từ đối

tượng đến chủ thể và nghệ thuật, chứ mỹ học không nghiên cứu một mặt nào

Page 12: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

đó trong các quan hệ thẩm mỹ như các khuynh hướng mỹ học duy tâm khách

quan, duy tâm chủ quan và duy vật siêu hình đã giải thích.

Qua những vấn đề đã đặt ra và phân tích ở trên, từ đó chúng ta xác

định đối tượng nghiên cứu của mỹ học hiện đại như sau:

Mỹ học là khoa học triết học, nghiên cứu về những qui luật cơ bản và

phổ biến của các quan hệ thẩm mỹ. Trong đó cái đẹp là phạm trù trung tâm,

hình tượng là đặc trưng cơ bản, nghệ thuật là biểu hiện tập trung nhất của

các quan hệ thẩm mỹ.

II. MỐI QUAN HỆ GIỮA MỸ HỌC VÀ MỘT SỐ CÁC KHOA HỌC KHÁC

Mỹ học cũng như các khoa học đều lấy tự nhiên, xã hội và con người

làm đối tượng nghiên cứu. Do đó, điều quan trọng là không chỉ xác định đối

tượng riêng của mỹ học, mà còn phải thấy được mối liên hệ giữa mỹ học với

với các lĩnh vực khác trong lịch sử tư tưởng xã hội. Sau đây, chúng ta nghiên

cứu mối quan hệ giữa mỹ học với một số với các lĩnh vực như triết học, đạo

đức, khoa học, nghệ thuật học.

1. Mỹ học và triết học

Lịch sử tư tưởng mỹ học gắn liền với lịch sử triết học, trong đó mỹ học

là một bộ phận hợp thành triết học. Khác với các khoa học khác, mỹ học tuy

tồn tại đã lâu trong lịch sử, nhưng lúc đầu chưa có vị trí xứng đáng như ngày

nay. Sự ảnh hưởng của triết học đối với mỹ học trước hết là mặt thế giới quan

và phương pháp luận của triết học. Bởi vì, triết học bao giờ cũng là cơ sở lý

luận cho việc hình thành quan điểm mỹ học nhất định. Chẳng hạn, Platôn là

một nhà triết học duy tâm khách quan cho nên mỹ học của ông cũng thể hiện

quan điểm về “Ý niệm” và Hêghen là “Tinh thần tuyệt đối”, C. Mác và Ph.

Ăngghen. V. I. Lênin với triết học duy vật biện chứng, thì quan điểm mỹ học

của các ông dựa trên cơ sở phép biện chứng duy vật và quan điểm về thực

tiễn xã hội.

Page 13: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

Không phải ngẫu nhiên mà ở thế giới cổ đại, người ta đã xem các nghệ

sỹ như là những bậc tài hoa biết nhào nặn tư tưởng triết học trong hình thức

thơ ca. Truyền thống này còn được giữ gìn cả những thời gian sau dây. D.

Diđờrô, đã có nhận xét xác đáng rằng: “cả nhà thơ hư cấu, cả triết gia phán

đoán đều là nhất quán hay không nhất quán xét trên cùng một ý nghĩa ở mức

độ ngang nhau: bởi vì nhất quán hay có kinh nghiệm trong việc gắn kết một

cách có qui luật các hiện tượng là một mà thôi. Tôi thiết nghĩ, điều đó đủ để

chỉ ra sự giống nhau của sự thật và hư cấu, để nhìn nhận thi sỹ và triết gia”.

Cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của triết học đối với mỹ học

thể hiện ở việc giải quyết mối quan hệ giữa các quan hệ thẩm mỹ của con

người với hiện thực. Đó là quan hệ giữa khách thể thẩm mỹ và chủ thể thẩm

mỹ ở trong cuộc sống và trong nghệ thuật.

Ý thức thẩm mỹ, ý thức nghệ thuật là một hình thái của ý thức xã hội, là

sự phản ánh tồn tại xã hội và bị quyết định của tồn tại xã hội. Cho nên, các

quan điểm thẩm mỹ khác nhau đều xuất phát từ những quan điểm triết học

nhất định đều phải giải quyết mối quan hệ thẩm mỹ của con người đối với

hiện thực.

Dĩ nhiên, hoàn toàn không phải lúc nào mỹ học và nhất là nghệ thuật

cũng đều hướng vào các vấn đề triết học một cách trực tiếp, rõ ràng như vấn

đề vật chất - ý thức; vấn đề kinh tế - xã hội, v.v... Ở nhiều tác phẩm nghệ

thuật như văn học, hội họa, điện ảnh, sân khấu, v.v... chúng ta có cảm giác

như không tìm thấy việc đặt ra các vấn đề triết học, các nhân vật của chúng

cũng có thể không tranh luận về lẽ sống, về cái chết và về sự bất tử; nhưng

trong tác phẩm nghệ thuật đều thể hiện thái độ của người nghệ sỹ đối với thế

giới, đối với con người và vai trò của con người đối với hiện thực, mặc dầu nó

thể hiện về phương diện thẩm mỹ.

2. Mỹ học và đạo đức

Tư tưởng đạo đức cũng xuất hiện rất sớm trong lịch sử tư tưởng của

con người, nó gắn liền với lịch sử hình thành các tư tưởng tôn giáo, thẩm mỹ

và triết học. Trong đó, đạo đức là những quan niệm về mối quan hệ thiện - ác,

Page 14: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

hạnh phúc – khổ đau, quyền lợi - nghĩa vụ, lương tâm - trách nhiệm cùng

những nguyên tắc nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi trong các mối quan hệ

ứng xử nói chung của con người.

Mỹ học và nhất là nghệ thuật gắn bó với đạo đức, với luân thường đạo

lý không kém chặt chẽ so với chính trị. Cái thiện và cái đẹp, cái luân lý và cái

thẩm mỹ, đạo đức và nghệ thuật gắn bó với nhau như những khoa học

“chuẩn mực” hình thành nhân cách con người. Nói như Gorơki: luân lý là mỹ

học của tương lai, tức là trong tương lai, học thuyết về luân thường và học

thuyết về cái đẹp trên thực tế hoà nhập với nhau. Tuy vậy, sự gắn bó, sự liên

hệ giữa mỹ học và đạo đức cũng như giữa nghệ thuật và chính trị, không

được hiểu một cách máy móc, đơn giản rằng nghệ thuật là phương tiện

chuyển dịch các tư tưởng chính trị, đạo đức sang ngôn ngữ của hình tượng.

Nghệ thuật giáo dục những nguyên tắc đạo đức cao quý trong quá trình đánh

giá thẩm mỹ các hiện tượng cuộc sống, các nét nào đó của tính cách, các

hành vi của con người.

Trong mỹ học, việc phản ánh những quan hệ đạo đức giữa người với

người, phong thái đạo đức của cá tính có một ý nghĩa to lớn. Không phải

ngẫu nhiên mà nghệ thuật được gọi là bức họa vẽ nhân cách, về phong tục.

Đối với người Hy Lạp cổ đại, cái đẹp được coi là một đức hạnh. Cái đẹp nâng

con người lên trở thành cao quý. Nó làm xuất hiện ở con người những sở

thích, nguyện vọng, niềm tin, ước mơ, sự đam mê cuồng nhiệt và nó cũng có

thể làm lay chuyển thói quen tâm lý, lòng tin cố hữu vào những tập tục đã lạc

hậu của nếp sống cũ, định hướng giáo dục và cổ vũ lối sống mới tốt đẹp hơn

về phương diện này, có thể nói cái đạo đức không những là nhân tố tất yếu

của cái đẹp, mà bản thân cái đẹp cũng là một phương tiện giáo dục đạo đức

đối với con người. Nghệ thuật xây dựng các niềm tin luân lý cho người đọc,

người nghe, người xem bằng cách miêu tả cái đẹp, sự cao quý, sức mạnh

của ý chí, sức hấp dẫn của các nhân vật tích cực.

Chính vì vậy mà chúng ta có thể nói rằng trong nghệ thuật, những vấn

đề đạo đức được giải quyết bằng thẩm mỹ, vì nghệ sỹ chân chính luôn luôn

Page 15: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

có khát vọng xây dựng niềm tin cho người đọc, người xem, người nghe tự

thẩm định cái ý nghĩa chân chính của cuộc sống một cách cảm quan sinh

động, đặc biệt thông qua số phận của từng nhân vật và điều kiện lịch sử của

họ. Nói cách khác, chức năng đánh giá đạo đức của những tác phẩm nghệ

thuật đối với chủ thể đánh giá - tiếp nhận thể hiện đầy đủ nhất ở chức năng tổ

chức xã hội của nghệ thuật, ở tính chất xã hội hoá con người dưới góc độ

khác nhau với các chuẩn mực hành vi đạo đức không chỉ mang ý thức hệ, mà

còn có ý nghĩa toàn nhân loại.

3. Mỹ học và khoa học

Cái chung của khoa học và mỹ học (chủ yếu là nghệ thuật), trước hết ở

chỗ cả hai hình thái này của ý thức xã hội đều có một ý nghĩa nhận thức hết

sức to lớn.

Khoa học là một hệ thống tri thức của con người về thế giới hiện thực,

là sự diễn đạt những kết quả nghiên cứu được trên con đường đi tới chân lý

dưới dạng những khái niệm, phạm trù, hệ thống lý thuyết; nhưng nó không

phái là một hệ thống tri thức khép kín mà có liên hệ trực tiếp với các lĩnh vực

khác của hoạt động tinh thần, trong đó có mỹ học và nghệ thuật. Hoàn toàn

không phải ngẫu nhiên, khi trong quá khứ, các vấn đề khoa học tự nhiên

thường hay được trình dưới hình thức thơ ca, hình thức này đã giúp các nhà

bác học thể hiện dễ hiểu hơn, hình ảnh mang tính trực quan hơn thực chất

của thông tin khoa học. Chẳng hạn trong trường ca “Về bản chất của sự vật”

của mình, nhà thơ La mã Lucret thế kỷ I trước công nguyên, đã trình bày

bằng thơ cách hiểu và giải đáp duy vật về thế giới và con người. Và hơn thế

nữa, trong bài tụng thi “Những suy tư buổi sáng về tầm vĩ đại của thần linh”

của Lomonoxop đã có sự phác họa cực kỳ chính xác các hình thức thơ ca về

bản chất các hiện tượng và quá trình diễn ra trong vầng dương.

Tiến bộ của cách mạng khoa học – kỹ thuật là một nhân tố trong sự

phát triển của mỹ học, của nghệ thuật. Nếu trong lịch sử phát triển khoa học –

kỹ thuật với những thành tựu của quang học, của kỹ thuật điện tử, cơ khí, vật

lý, hóa học đều đã là cơ sở cho việc phát minh ra điện ảnh, vô tuyến truyền

Page 16: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

hình, thì ngày nay những phát hiện mới trong khoa học công nghệ đã tạo ra

những bước đột phá của những phương tiện – kỹ thuật tạo hình – biểu hiện

mang tính đa dạng, phong phú và hiệu quả hơn trong các loại hình, loại thể

của nghệ thuật. Chẳng hạn, “kỹ thuật số” trong điện ảnh, nhiếp ảnh, hội họa

và đồ họa. Hoặc ở ngành giải phẫu học gồm cả giải phẫu tạo hình, trong công

nghệ sinh học và đã giúp cho việc tìm hiểu sâu xa hơn cấu trúc tâm – sinh lý

con người.

Ý thức thấm mỹ, ý thức nghệ thuật cũng có tiêu chuẩn khách quan của

cuộc sống, nó được đo bằng mức độ tác động của nó tới việc mưu cầu một

cuộc sống tốt hơn, đẹp hơn. Và như vậy, rõ ràng là chuẩn mực thẩm mỹ đích

thực cũng tác động tích cực như một phương tiện tốt nhất đến sự phát triển

con người. Sự tác động đó không chỉ thể hiện ở mặt thẩm mỹ, nhân cách mà

còn về mặt lý tưởng xã hội theo chuẩn mực đúng đắn, theo những phán đoán

đúng đắn chân lý của cái đẹp.

Mỹ học và khoa học không chỉ phán ánh các mặt bản chất của thế giới

hiện thực mà dưới các hình thức khác nhau mà nó còn có khả năng tiên

đoán, vượt trước hiện thực đang xảy ra, bởi trí tưởng tượng sáng tạo của

nghệ thuật và của khoa học trong sáng tạo thẩm mỹ - sáng tạo khoa học.

Nhiều nhà bác học trong quá khứ và đương thời của chúng ta đã ghi

nhận ảnh hưởng tích cực của nghệ thuật đối với khoa học. Có thể nói, người

có một cách nói hay nhất về tư tưởng này là một trong những ông tổ của cơ

học lượng tử, NinxơBo: “Tại sao nghệ thuật có thể làm phong phú chúng ta,

nguyên nhân là do chỗ nó có khả năhg nhắc nhở chúng ta về những sự hài

hoà mà sự phân tích hệ thống không tài nào đạt đến được”.

Như vậy, mỹ học và nhất là nghệ thuật có sự tác động quan trọng đối

với các nhà khoa học trong việc nhận thức chân lý khoa học; ngược lại cũng

chính sự phát triển của khoa học với những thành tựu của nó sẽ mang lại sự

ứng dụng rộng rãi và hiệu quả cao nhất cho sự tạo hình - biểu hiện của sự

phát triển của nghệ thuật cũng như mỹ học.

4. Mỹ học và nghệ thuật

Page 17: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

Nếu triết học là cơ sở phương pháp luận của của mỹ học thì đến lượt

nó, mỹ học lại trở thành phương pháp luận của nghệ thuật học. Nghệ thuật

học ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, nó chỉ tất cả các khoa học nghiên cứu

các ngành nghệ thuật cụ thể. Trong đó mỗi một bộ môn nghệ thuât lại nghiên

cứu sâu các loại hình nghệ thuật từ ba góc độ: lý luận, lịch sử và phê bình.

Cho nên cần phải phân biệt rõ đối tượng nghiên cứu của mỹ học với đối

tượng của nghệ thuật học.

Môn lý luận nghệ thuật (lý luận văn học, sân khấu, âm nhạc, hội họa,

kiến trúc, điện ảnh, v.v...), nghiên cứu những qui luật đặc trưng, những

phương pháp, phương tiện xây dựng hình tượng nghệ thuật riêng cho mỗi

loại hình nghệ thuật. Môn lịch sử nghệ thuật nghiên cứu những qui luật phát

triển của mỗi lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật, phát hiện những qui luật đó trong

quá trình lịch sử nghệ thuật cụ thể. Môn phê bình nghệ thuật nghiên cứu quá

trình sáng tạo nghệ thuật, đánh giá nghệ thuật.

Cố nhiên, khi xem xét mọi loại hình nghệ thuật từ ba góc độ trên, nghệ

thuật học và hoạt động nghệ thuật của con người trong toàn bộ sự đầy đủ của

nó; nhưng thực ra vẫn còn những vấn đề mà nghệ thuật học không tự mình

giải quyết được. Chẳng hạn, tính qui luật chung và đặc thù của từng loại hình

nghệ thuật, sự giống nhau và khác nhau giữa văn học, hội họa, kiến trúc,

v.v... Chính vì vậy, việc nghiên cứu những qui luật chung của mọi loại hình

nghệ thuật lại là đối tượng nghiên cứu riêng của mỹ học. Và cũng chính mỹ

học nghiên cứu nguồn gốc, bản chất đặc trưng và chức năng của nghệ thuật

chỉ ra vai trò của nghệ thuật trong đời sống xã hội; mối tương quan giữa nội

dung và hình thức; giữa phương pháp và bút pháp diễn đạt cá nhân: giữa tính

giai cấp - dân tộc - nhân dân - nhân loại của nghệ thuật.

Như vậy, mỹ học không đơn giản là khoa học về nghệ thuật mà là khoa

học về các qui luật chung nhất của nghệ thuật, về bản chất của nghệ thuật

như mội phương pháp đồng hóa thẩm mỹ của con người đối với thế giới hiện

thực. Do đó, khác với nghệ thuật học, mỹ học không có ba bộ phận lý luận,

Page 18: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

lịch sử, phê bình, mà nó nghiên cứu qui luật chung của nghệ thuật bằng sự

phân tích lý luận chung về nghệ thuật mang tính triết học.

Chương 2. QUAN HỆ THẨM MỸ VỚI HIỆN THỰC

I. CÁI THẨM MỸ - PHẠM TRÙ NỀN TẢNG CỦA MỸ HỌC

Quan hệ thẩm mỹ với hiện thực thể hiện trong mọi lĩnh vực cuộc sống

và hoại hoạt động của con người. Hình thái cao nhất của mối quan hệ này là

nghệ thuật. Trước khi nghiên cứu hình thái cao nhất đó, chúng ta hãy nghiên

cứu toàn bộ mối quan hệ thẩm mỹ nói chung.

Trong mối quan hệ giữa con người với hiện thực là đa dạng, những

quan hệ này được hình thành trong quá trình thực tiễn xã hội và lịch sử, khi

con người có khả năng đồng hoá thế giới về mặt thẩm mỹ. Một mặt, tính đa

dạng của sự đồng hoá này phụ thuộc vào ngay chính tính đa dạng của hiện

thực khách quan và mặt khác, tính đa dạng đó cũng phụ thuộc vào những

nhu cầu phong phú, vào những khả năng và những đặc tính chủ quan được

hình thành trong lịch sử, hướng con người vào các hình thái hoạt động nhận

thức và cải tạo hiện thực.

Trong quá trình “đồng hoá” hiện thực bằng nhận thức, thông qua hoại

động thực tiễn thì nhiều mặt quan hệ của con người với hiện thực và quan hệ

của con người với nhau cũng được hình thành; những mặt quan hệ này được

thể hiện dưới nhiều hình thức, những phương thức đồng hoá khác nhau.

Trước hết, con người cải biến hiện thực về mặt thực tiễn nhằm thoả mãn

những nhu cầu vật chất; nhưng đồng thời thông qua hoạt động thực tiễn con

người nhận thức được thế giới. Sự nhận thức này cũng là một sự đồng hoá

tinh thần, tức là sự biến đổi hiện thực ở trong bộ não con người. Sự đồng hoá

tinh thần này đối với thế giới không chỉ phụ thuộc vào hoạt động thực tiễn mà

đến lượt mình, nó lại có ý nghĩa định hướng cho hoạt động thực tiễn của con

người.

Page 19: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của mọi quan hệ xã hội nói chung và của

quan hệ đồng hoá tinh thần nói riêng. Đồng hoá tinh thần, thực chất là sự

đồng hoá về mặt nhận thức và thể hiện trong các loại hình nhận thức khác

nhau như khoa học, đạo đức, v.v... thẩm mỹ đối với hiện thực, chính là các

hình thức khác nhau của sự đồng hoá tinh thần này. Như vậy, để xác định

bản chất của quan hệ thẩm mỹ của con người đối với hiện thực và phân biệt

sự khác nhau giữa quan hệ thẩm mỹ với quan hệ đạo đức, khoa học, v.v...

cần nghiên cứu quá trình nảy sinh, hình thành của nó, phân tích mặt khách

thể, chủ thể của nó, nhất là giải quyết vấn đề phạm trù nền tảng của các quan

hệ thẩm mỹ.

Trong lịch sử triết học, mỹ học cũng như giữa các nhà mỹ học hiện nay

ở nước ta có rất nhiều những quan điểm khác nhau về phạm trù nền tảng của

mỹ học. Trong đó là các phạm trù: Quan hệ thẩm mỹ, đời sống thẩm mỹ và

cái thẩm mỹ.

(1) Khuynh hướng cho rằng quan hệ thẩm mỹ, là phạm trù nền tảng

của mỹ học, khi định nghĩa nó là sự phản ánh toàn bộ thế giới thẩm mỹ của

con người. Phạm trù quan hệ thẩm mỹ, trước hết nó phản ánh các hiện tượng

thẩm mỹ khách quan với tính cách là đối tượng thẩm mỹ và cũng là các phạm

trù mỹ học cơ bản như: cái đẹp, cái bi, cái hài và cái cao cả. Mặt khác, nó

cũng phản ánh các hoạt động thẩm mỹ chủ quan của con người như: nhu

cầu, tình cảm, thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ. Đồng thời, nó phản ánh hoạt

động nghệ thuật hình thái cao nhất của quan hệ thẩm mỹ.

(2) Khuynh hướng cho rằng đời sống thẩm mỹ, là phạm trù nên tảng

của mỹ học, khi định nghĩa nó là sự phản ánh các quan hệ thẩm mỹ cũng bao

gồm ba bộ phận thế giới thẩm mỹ của con người: khách thể - chủ thể - nghệ

thuật. Phần lớn các quan điểm mỹ học của khuynh hướng này thường đi sâu

nghiên cứu vai trò chủ thể thẩm mỹ trong các hoạt động thẩm mỹ để xác định

hệ giá trị thẩm mỹ của đời sống thẩm mỹ. Nhưng trên thực tế việc xác định

nội hàm và ngoại diên của phạm trù này thật sự khó khăn như đã và đang xảy

Page 20: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

ra khi người ta định nghĩa đời sống tinh thần ở trong triết học hiện nay, khi nó

chưa khái niệm hoá thật sự khoa học.

(3) Khuynh hướng cho rằng chính cái thẩm mỹ mới là phạm trù nền

tảng của mỹ học là khuynh hướng được các nhà mỹ học thừa nhận rộng rãi

hơn cả. Bởi vì mỹ học bao gồm hệ thống các khái niệm, phạm trù, qui luật về

những mối quan hệ bên trong của quan hệ thẩm mỹ. Trong đó cái thẩm mỹ là

phạm trù rộng nhất và chung nhất của mỹ học. Bởi vì, nó hiện diện trong cac

quan hệ thẩm mỹ - cái thẩm mỹ trong đối tượng, trong chủ thể, trong nghệ

thuật. Về bản chất của chúng, cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài, cái cao cả là

những thuộc tính cùng loại. Cái thẩm mỹ là cái chung trong tất cả các thuộc

tính ấy, là cái phân rõ ranh giới giữa chúng với các thuộc tính khác của hiện

thực. Vậy cái thẩm mỹ thể hiện trong quan hệ thẩm mỹ như thế nào? Đâu là

bản chất của cái thẩm mỹ?

1. Quan niệm cơ bản về cái thẩm mỹ của chủ nghĩa duy tâm

Chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng thuộc tính thẩm mỹ của hiện

thực đều do sự vận động của ý niệm trong quan hệ thẩm mỹ. Trong đó phải

kể đến hai quan điểm cơ bản của Platôn và Hêghen.

Platôn cho rằng không có cái đẹp tồn tại trong hiện thực mà nó tồn tại ở

thế giới ý niệm. Vì nó đồng dạng với bản thân nó, cái đẹp là vương quốc của

những ý niệm siêu trần thế và chỉ có trí tuệ mới nhận thức nổi vương quốc

này. Còn nghệ thuật chỉ là “cái bóng của cái bóng”, và ông cho rằng: “Nữ thần

nghệ thuật không được phép đem lại sự thích thú cho bất cứ ai, mà chỉ đem

lại cho hạng người ưu tú nhất, đã từng kinh qua quá trình giáo dục đến nới

đến chốn”.

Đối với Hêghen, cái thẩm mỹ tồn tại tập trung trong lĩnh vực nghệ thuật.

Theo ông, có cái đẹp trong tự nhiên, nhưng nó nghèo nàn và không đa dạng,

không lâu bền. Chỉ có cái đẹp trong nghệ thuật mới là cái thẩm mỹ chân

chính, bởi vì cái thẩm mỹ trong nghệ thuật là biểu hiện sự vận động của ý

niệm và của lý tưởng. Tư tưởng này của Hêghen xuất phát từ sự vận động

của “ý niệm tuyệt đối” tự phát hiện ra mình dưới ba hình thức: nghệ thuật, tôn

Page 21: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

giáo và triết học. Qua nghệ thuật, nó tự nhận thức dưới hình thái chiêm

ngưỡng; qua tôn giáo, nó tự nhận thức dưới hình thức cảm niệm; qua triết

học, nó tự nhận thức dưới hình thức khái niệm. Như vậy, theo Hêghen, cái

thẩm mỹ trong nghệ thuật được hình thành bởi con người đối tượng hoá bản

thân mình và chủ hoá cái hiện tượng thẩm mỹ bên ngoài.

Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng trong hiện thực không có thuộc

tính thẩm mỹ, mà nó “trùng lặp về mặt thi mỹ”, cội nguồn của cái đẹp, cái bi,

cái hài, cái cao cả ở trong tâm hồn mỗi cá nhân. Người đại diện chính cho

quan niệm này là Cantơ. Cantơ cho rằng cái đẹp không tồn tại trong đời sống

hiện thực, mà nó là quá trình mỗi người tìm ra tình cảm của mình. Rằng mỹ

học là năng lực phán đoán, là khoa học nghiên cứu phán đoán thị hiếu thẩm

mỹ. Ông còn cho rằng, vấn đề chủ yếu không phải cái đẹp là gì mà phán đoán

về cái đẹp là gì vẫn không phải đặc trưng của đồ vật đẹp và qui tắc sản xuất

ra cái ấy mà là ý thức về cái đẹp. Chẳng hạn, “Đẹp không phải ở đôi má hồng

người thiếu nữ mà ở trong mắt kẻ si tình”. Đối tượng thẩm mỹ chỉ nảy sinh

bởi sự đánh giá chủ quan, bởi tình cảm chủ quan của con người đối với hiện

thực.

2. Quan niệm cơ bản về cái thẩm mỹ của chủ nghĩa duy vật

Khác với các khuynh hướng duy tâm khách quan và duy tâm chủ quan

cho rằng cái thẩm mỹ không có trong hiện thực, nhà mỹ học theo khuynh

hướng duy vật trước C. Mác khẳng định rằng, cái thẩm mỹ tồn tại ngay trong

đời sống. Đại diện tiêu biểu cho quan điểm này là Tsécnusépxki. Ông cho

rằng, cái thẩm mỹ không phải là thuộc tính vốn có của ý niệm mà nó là thuộc

của đời Sống. Cái thẩm mỹ là cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài trong đời

sống của con người. Mặt khác, ông cũng cho rằng cái thẩm mỹ trong nghệ

thuật là tái hiện cái thẩm mỹ trong hiện thực. Nếu Hêghen coi cái thẩm mỹ

trong nghệ thuật cao hơn cái thẩm mỹ trong cuộc sống, thì Tsécnưsépxki

khẳng định cái thẩm mỹ trong cuộc sống cao hơn cái thẩm mỹ trong nghệ

thuật.

Page 22: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

Theo quan điểm mácxít thì tất cả các nhà mỹ học trước C. Mác và

ngoài mácxít nhìn chung có những quan điểm khá sâu sắc về cái thẩm mỹ;

nhưng do những nguyên nhân khác nhau, mà chủ yếu là nguyên nhân về mặt

lịch sử, nên họ còn có những sai lầm hoặc phiến diện về cái thẩm mỹ như:

(1) Coi cái thẩm mỹ là cái vốn có của ý niệm, của ý niệm tuyệt đối hoặc

là tính chủ quan cá nhân người, chứ không phải là thuộc tính khách quan của

tự nhiên và của bản thân hiện thực cuộc sống;

(2) Coi chủ thể thẩm mỹ là chủ thể sinh vật và chủ thể người dưới góc

độ cá nhân hoặc xã hội mà không thấy được mối quan hệ giữa cá nhân và xã

hội;

(3) Coi lĩnh vực nghệ thuật xa rời bản chất xã hội đích thực của nó, khi

họ không giải thích đúng về nguồn gốc, bản chất của nghệ thuật, v.v...

Trong những thập niên gần đây, quan điểm mácxít về cái thẩm mỹ có

hai khuynh hướng trong các cuộc tranh luận về bản chất của cái thẩm mỹ,

nhưng cũng chủ yếu là tranh luận về bản chất cái đẹp, cái cao cả trong tự

nhiên và ý nghĩa của nó trong đời sống xã hội; chứ không phải là sự bất đồng

về bản chất cái bi, cái hài.

Khuynh hướng “vị thiên nhiên”, mà thực chất là phát triển những quan

điểm mỹ học duy vật trước C. Mác, họ coi những thuộc tính thẩm mỹ của hiện

thực là những thuộc tính tự nhiên. Những người “vị thiên nhiên” tìm bản chất

cái thẩm mỹ ở những qui luật vật lý, toán học và sinh học nào đó của thê giới

vật chất. Những khái niệm thường được họ sử dụng để định nghĩa cái đẹp là

sự hài hòa, sự cân đối, tính nhịp điệu, tính cấu trúc trong sự thống nhất và đa

dạng.

Ngược lại, khuynh hướng “vị xã hội” giải thích bản chất cái thẩm mỹ là

thuộc tính khách quan của hiện tượng thẩm mỹ trong đời sống xã hội. Theo

quan điểm này, những thuộc tính thẩm mỹ của đối tượng và hiện tượng tự

nhiên đều phụ thuộc vào xã hội, nảy sinh do kết quả tác động của các nhân tố

Page 23: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

xã hội. Cách tiếp cận này coi thường cơ sở khách quan của cái đẹp trong tự

nhiên.

Chính vì những hạn hẹp như vậy cho nên những nhà mỹ học mácxít

hiện đại tìm thấy nguyên lý xuất phát của mỹ học hiện đại là cái thẩm mỹ. Cái

thẩm mỹ vừa là nguyên lý xuất phát vừa là phạm trù nền tảng của mỹ học

hiện đại. Song khái niệm cái thẩm mỹ thật trừu tượng làm cho việc giáo dục

thẩm mỹ trở nên khó khăn. Vì lý do đó ở Việt Nam nhiều nhà mỹ học đã coi

cái thẩm mỹ là quan hệ thẩm mỹ như chúng ta đã trình bày ở trên, song sự

đồng nhất này quả là không có tính thuyết phục, bởi sự khác nhau về nội hàm

và ngoại diên của hai khái niệm này.

Tính chất nền tảng của phạm trù cái thẩm mỹ của mỹ học hiện đại là ở

chỗ nó là phạm trù rộng nhất, bao quát nhất của mỹ học. Bởi vì, nó phản ánh

những thuộc tính chung, phổ biến của toàn bộ thế giới thẩm mỹ từ các hiện

tượng thẩm mỹ khách quan như: cái đẹp, cái bi, cái hài, cái cao cả, cho đến

các hoạt động thẩm mỹ của chủ thể như: nhu cầu, tình cảm, thị hiếu và lý

tưởng thẩm mỹ. Trong đó, nghệ thuật là biểu hiện tập trung nhất của quan hệ

thẩm mỹ.

Mỹ học hiện đại coi cái thẩm mỹ là phạm trù nền tảng, bởi tính bao quát

của nó, vì nó vừa thể hiện nguyên lý xuất phát, vừa thoả mãn tính nhất

nguyên và đồng thời mang tính hệ thống của lý luận mỹ học. Chính vì vậy,

hiện nay phạm trù cái thẩm mỹ được coi như một thành quả khoa học của mỹ

học mácxít Xôviết.

II. CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA QUAN HỆ THẨM MỸ

Quan hệ thẩm mỹ bao chứa ba bộ phận quan trọng nhất trong hoạt

động và đời sống thẩm mỹ của con người, trong đó nó là đối tượng thẩm mỹ,

chủ thể thẩm mỹ và nghệ thuật. Cho nên, quan hệ thẩm mỹ chứa đựng toàn

bộ đặc trưng của cái thẩm mỹ, của các phạm trù mỹ học cơ bản trong các

dạng phát sinh, tồn tại và phát triển của nó. Cũng chính vì vậy, về cơ bản nó

mang tính tinh thần, tính toàn vẹn cảm tính - cụ thể và tính xã hội.

Page 24: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

1. Quan hệ thẩm mỹ mang tính tinh thần

Tính tinh thần của quan hệ thẩm mỹ trước hết thể hiện ở sự thưởng

ngoạn thẩm mỹ. Nó khơi dậy lòng yêu cái đẹp, ghét cái xấu, khâm phục cái

cao cả và cái anh hùng bằng một khoái cảm thẩm mỹ. Khoái cảm thẩm mỹ là

khoái cảm tinh thần của con người khi nhu cầu thẩm mỹ, một nhu cầu tinh

thần được thoả mãn. Các hiện tượng thẩm mỹ có khả năng điều tiết những

ham mê và tình cảm của con người, nó lay động ở tầng sâu tâm hồn con

người sự tiếp nhận, sự thưởng ngoạn thẩm mỹ như một khoái cảm tinh thần.

Nói như G. Hegels, là mang lại cho con người hứng thú tinh thần cao nhất.

Trong quan hệ thẩm mỹ con người nhận thức, đánh giá sự vật, hiện

tượng xuất phát từ quan hệ lợi ích và trước hết là lợi ích tinh thần. Chính vấn

đề này Cantơ đã chú ý để đặc trưng của cái thẩm mỹ, tách nó ra khỏi lĩnh vực

cái thực dụng. Song ông đã tuyệt đối hoá tính không vụ lợi về mặt vật chất

tầm thường của con người trong đối tượng của thưởng ngoạn thẩm mỹ. Như

vậy, tính tinh thần của thưởng ngoạn dẫn đến khoái cảm thẩm mỹ đã đặt ra

cho mỹ học phải giải quyết tính mâu thuẫn giữa cái thẩm mỹ và cái có ích.

Xét về mặt lịch sử chúng ta thấy rằng những quan niệm thẩm mỹ sơ

khai gắn liền trực tiếp với những sự suy nghĩ về lợi ích thực tiễn vật chất. Hẳn

những điệu nhảy của các chiến binh thời nguyên thủy đã tái hiện lại những

trận chiến đấu của họ, dùng cho các cuộc luyện tập độc đáo nhưng đồng thời

nó cũng mang yếu tố của quan hệ thẩm mỹ đối với hiện thực. Trong các hang

động thuộc thời kỳ đồ đá cũng có những bức vẽ diễn tả những cuộc săn bắn

của người nguyên thủy. Điều quan trọng ở chỗ là ở những bức vẽ này, người

ta thấy những vết giáo đâm hoặc những dấu hiệu chỉ ra những chỗ hiểm của

con vật. Rõ ràng những bức vẽ này có ý nghĩa ma thuật hoặc ý nghĩa thực

dụng.

Nhưng nó có sức truyền cảm phi thường khi con người cảm thụ. Điều

đó không thể giải thích sức truyền cảm mạnh mẽ ấy không do những nguyên

nhân ma thuật hoặc thực dụng mà còn do yếu tố thẩm mỹ bởi sự sáng tạo

của người nghệ sỹ nguyên thủy.

Page 25: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

Trong quá trình phát triển của lịch sử, mối quan hệ giữa cái thẩm mỹ và

cái có ích càng ẩn kín hơn, song nguyên tắc của nó không mất đi. Do tính yêu

cầu của tính hữu ích, thực dụng mà sự hoàn thiện các công cụ, đồ vật về mặt

hình thức, kết cấu mầu sắc, v.v... trở thành yêu cầu bắt buộc trong quá trình

sáng tạo và đánh giá sản phẩm lao động. Nhưng chính sự hoàn thiện (hợpl)

của hình thức, kết cấu, mầu sắc, v.v... trên sản phẩm của lao động lại tạo ra

xúc cảm thẩm mỹ, tạo ra một cách tự nhiên những thuộc tính thẩm mỹ của đối

tượng; đồng thời tạo ra những nhu cầu thẩm mỹ cao hơn của các sản phẩm

lao động hoặc kể cả trong qúa trình chiếm hữu thẩm mỹ đối với hiện thực, cố

nhiên, cũng cần nhìn nhận quan hệ này một cách biện chứng bởi tính lịch sử

cụ thể mới thấy hết sự gắn bó giữa cái thực dụng và cái thẩm mỹ trong đời

sống xã hội. Chính điều đó là một cơ sở khoa học để chúng ta nhận thấy tính

ưu trội hoặc bộc phát giữa cái thực dụng - cái thẩm mỹ.

Như vậy, sự thưởng ngoạn thẩm mỹ, đánh giá thẩm mỹ đối với các

hiện tượng thẩm mỹ nói chung và tác phẩm nghệ thuật nói riêng có quan hệ

với cái thực dụng - cái hữu ích; nhưng không gắn liền trực tiếp với với lợi ích

thực dụng, song mục đích cuối cùng là thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ, một nhu

cầu tinh thần cao quý chỉ có ở con người.

2. Quan hệ thẩm mỹ mang tính toàn vẹn, cảm tính - cụ thể

Trong nhiều loại hình quan hệ người với hiện thực thì quan hệ thẩm mỹ

là quan hệ đặc thù. Bởi trong quan hệ này con người nhận thức, đánh giá sự

vật, hiện tượng trong sự tồn tại ở tính toàn vẹn, cảm tính - cụ thể. Ngược lại,

ở khoa học người ta chỉ chú ý đến từng mặt, từng khiá cạnh nào đó của sự

vật, hiện tượng riêng lẻ, cụ thể để có thể rút ra những thuộc tính chung, khái

quát, trừu tượng nói lên bản chất của chúng.

Con người luôn cần có một vốn kinh nghiệm tinh thần phong phú về

mặt quan sát, lý giải và đánh giá những đối tượng thực tại riêng biệt trong

trạng thái tự nhiên sinh động của chúng. Quan hệ thẩm mỹ với hiện thực là

một trong những cách hiểu quan trọng nhất của việc lý giải ấy. Bởi lẽ đặc

trưng của quan hệ thẩm mỹ là nhận thức đối tượng thực tại một cách hoàn

Page 26: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

chỉnh, cảm tính để có thể sáng tạo nên những hình tượng nghệ thuật khác với

loại khái niệm khoa học.

Không nên lẫn lộn tính cụ thể cảm tính, tính hoàn chỉnh của quan hệ

thẩm mỹ với những tri giác cảm tính vốn có trong hoạt động nhận thức nói

chung. Trong nhận thức thấm mỹ của mình về thế giới cũng như trong khoa

học, con người đều đi sâu khám phá bản chất của đối tượng, nội dung và ý

nghĩa của nó, nhưng nhận thức nó dưới một hình thái có hình tượng, qua tất

cả sự phong phú của những khiá cạnh cụ thể, của những đặc tính và những

gì riêng biệt thuộc những sự vật riêng biệt. Và cũng như vậy, không nên đồng

nhất mọi cảm thụ thẩm mỹ vào nhận thức cảm tính bởi mọi cảm xúc thẩm mỹ,

đánh giá thẩm mỹ của con người là sự đánh giá tình cảm - tư tưởng. Ví dụ

như cảm xúc về cái đẹp của một hình thái của một mầu sắc, cũng nhất thiết

phải kinh qua môi giới của lý trí ở mức độ này hoặc ở mức độ khác, liên

tưởng có tính chất lôgíc đan xen vào cảm thụ thẩm mỹ. Nhưng điều này là

chắc chắn và đồng thời cũng là mặt quan trọng nhất của quan hệ thẩm mỹ với

hiện thực, khi phạm vi những thụ cảm, những cảm xúc, những khoái cảm mà

chúng ta gọi là thẩm mỹ, quả thật nó gắn bó mật thiết với mức độ cảm tính

của sự nhận thức. Mặc dầu tính chất cảm tính không phải là bản chất của

thẩm mỹ; vì rằng, có vô số thụ cảm cảm tính mà chúng ta không thể gọi là thụ

cảm thẩm mỹ được, nhưng tính chất cảm tính đó quả là đặc trưng quan trọng

của quan hệ thẩm mỹ. Hiển nhiên, là những cảm xúc, thụ cảm thuộc phạm vi

thẩm mỹ không thể tồn tại bên ngoài hoặc bất chấp hình thái cảm tính của

con người. Mặt khác chỉ loại hiện tượng nào có khả năng tác động trực tiếp

vào cảm giác - dù chỉ tác động trực tiếp vào cảm giác qua trí tưởng tượng đi

nữa, thì mới làm đối tượng cho quan hệ thẩm mỹ của con người.

Cố nhiên, muốn cảm xúc thụ cảm một cách thích ứng về mặt thẩm mỹ,

thì rất cần phải có một năng lực thụ cảm - cảm tính phát triển. Muốn thưởng

thức âm nhạc phải có thính về âm nhạc, muốn nhận rõ vẻ đẹp của các hình

thái, cần phải có mắt nhìn sắc bén, dồi dào cảm xúc. Chỉ xuyên qua “cánh

cửa của cảm giác” thì một đối tượng có ít nhiều đặc tính khêu gợi cảm xúc

Page 27: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

thẩm mỹ mới là đối tượng, là khách thể của quan hệ thẩm mỹ. Ở đây suy cho

cùng có sự tham gia của tư tưởng, lý trí song hình thức biểu đạt trực tiếp của

sự đánh giá thẩm mỹ là hình thức cảm tính - cụ thể bằng tình cảm (cảm nghĩ -

cảm xúc).

3. Quan hệ thẩm mỹ mang tính xã hội

Một tính chất quan trọng của quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện

thực là tính chất xã hội của nó. Đối tượng của phán đoán thẩm mỹ là tất cả

những gì mà con người quan tâm đến trong cuộc sống, điều này làm cho

quan hệ thẩm mỹ có tính chất xã hội. Cơ sở, động lực, tiêu chuẩn của đánh

giá thẩm mỹ, đều được phản ánh bởi những nhu cầu, lợi ích, lý tưởng thẩm

mỹ vì bị quyết định bởi hoạt động thực tiễn xã hội của các chủ thể đánh giá

thẩm mỹ khác nhau.

Việc xác định mức độ hoàn thiện và ý nghĩa thẩm mỹ của đối tượng

(khách thể), được thể hiện ở tính phong phú, đa dạng và toàn vẹn, hệ thống

của các thuộc tính, những mối liên hệ trong các hiện tượng thẩm mỹ được

chủ thể đánh giá thẩm mỹ thẩm định thông qua hệ chuẩn thẩm mỹ nhất định.

Cho nên, đánh giá các hiện tượng thẩm mỹ của cuộc sống suy đến cùng, từ

chỗ chúng có ý nghĩa tích cực hay tiêu cực đối với xã hội và đối với cá nhân.

Tính chất xã hội của quan hệ thẩm mỹ biểu hiện ở tính lịch sử, tính giai cấp,

tính dân tộc. Do đó, quan hệ thẩm mỹ thông qua cái thẩm mỹ là một loại giá trị

xã hội. Bởi vậy, V.I.Lênin viết: “Giá trị là một phạm trù không có vật chất cảm

tính nhưng nó có tính chân lý hơn quy luật cung cầu”.

Tính lịch sử của quan hệ thẩm mỹ cũng thay đổi và phát triển mang tính

tính lịch sử. Chính vì vậy trong lịch sử hình thành và phát triển của mỹ học đã

làm xuất hiện, tồn tại và phát triển các trường phái mỹ học khác nhau phản

ánh quan hệ thẩm mỹ đối với hiện thực khác nhau, nhưng đều trên cơ sở

những điều kiện kinh tế xã hội nhất định.

Tính giai cấp của quan hệ thẩm mỹ phản ánh tính giai cấp và quá trình

đấu tranh giai cấp ở trong lịch sử. Do những điều kiện kinh tế - xã hội khách

nhau, mà không thể nói tình cảm, thị hiếu vì lý tưởng thẩm mỹ của giai cấp

Page 28: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

này đồng nhất với tình cảm, thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ của giai cấp khác.

Vì vậy, thị hiếu thẩm mỹ của giai cấp chủ nô, nô lệ, địa chủ, nông dân, tư sản

và vô sản cũng khác nhau.

Giai cấp địa chủ với quan hệ sở hữu tư nhân về ruộng đất của nền kinh

tế nông nghiệp, thì thị hiếu thẩm mỹ của họ gắn liền với không gian tĩnh, nhịp

điệu chậm và phụ thuộc rất nhiều về yếu tố truyền thống thẩm mỹ đã được

hình thành trong lịch sử. Giai cấp tư sản xuất phát từ nền sản xuất công

nghiệp, các đô thị phát triển. Thị hiếu thẩm mỹ của họ gắn với không gian

động, nhịp điệu nhanh và một cơ cấu giai cấp khác xã hội phong kiến.

Tính dân tộc của quan hệ thẩm mỹ được hình thành và phát triển trong

quá trình hình thành và phát triển của các cộng đồng dân tộc Cái đẹp, cái bi,

cái hài cái cao cả cũng như nhu cầu, tình cảm, thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ

có tính qui luật và những nét chung của nhân loại; nhưng nó vẫn mang tính

độc đáo của từng dân tộc, làm cho bản sắc văn hoá của các dân tộc cũng

khác nhau.

Sự khác nhau về các quan hệ thẩm mỹ của các dân tộc không chỉ khác

nhau về trình độ, mà còn khác nhau về hệ giá trị. Không thể nói các quan hệ

thẩm mỹ của dân tộc này thấp hơn các quan hệ thẩm mỹ của dân tộc kia, mà

phải nói giá trị thẩm mỹ của dân tộc này khác với giá trị thẩm mỹ của dân tộc

kia. Chẳng hạn, việc coi trọng tính thực dụng trong sự đánh giá thẩm mỹ là

một đặc tính ổn định và phổ biến, như một nét truyền thống của dân tộc ta.

Lấy cái thực dụng, hoàn hảo làm cơ sở và làm tiêu chí để đánh giá cái đẹp là

yếu tố lành mạnh của tình cảm, của thị hiếu thẩm mỹ dân tộc. Nó giúp cho đời

sống thẩm mỹ gắn bó mật thiết với thực liễn lao động sản xuất và có ảnh

hưởng nhất định đến quá trình thực tiễn ấy. Mặt khác, trong hệ giá trị thẩm

mỹ truyền thống của dân tộc ta còn thể hiện tập trung trong tư tưởng của chủ

nghĩa nhân văn, thấm nhuần tính nhân đạo, coi cái thiện dù thể hiện dưới

hình thức nào cuối cùng cũng chiến thắng cái ác.

Chính sự nhạy cảm trước các giá trị đạo đức, mà hoạt động thẩm mỹ

có khả năng định hướng cho việc xây dựng tình cảm, thị hiếu, lý tưởng thẩm

Page 29: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

mỹ và đồng thời xây dựng những chuẩn mực của hoạt động đánh giá thẩm

mỹ trên cơ sở những giá trị đạo đức mới, sẽ tạo ra những điều kiện để củng

cố, hoàn thiện những giá trị thẩm mỹ mới góp vào thẩm mỹ truyền thống của

dân tộc. Trên nền tảng những giá trị đạo đức, chân lý của cái đẹp được thể

hiện ra bao đời nay của con người Việt Nam đã thấm nhuần các tư tưởng:

“cái nết đánh chết cái đẹp", hoặc “tốt gỗ hơn tốt nước sơn". “xấu người đẹp

nết còn hơn đẹp người”. Giá trị thẩm mỹ truyền thống còn thể hiện ở lòng yêu

thiên nhiên, sự gắn bó với thiên nhiên trong đời sống thẩm mỹ của dân tộc

được thể hiện thông qua sáng tạo nghệ thuật; mà sự ẩn giấu trong thiên

nhiên là hình ảnh con người Việt Nam anh hùng, về đất nước Việt Nam anh

hùng và xinh đẹp.

Chương 3. CHỦ THỂ THẨM MỸ

I. CHỦ THỂ THẨM MỸ VÀ CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA NÓ

1. Khái niệm chủ thể thẩm mỹ

Chủ thể thẩm mỹ là một bộ phận hợp thành của quan hệ thẩm mỹ giữa

con người với hiện thực. Không có chủ thể thẩm mỹ sẽ không có quá trình

cảm thụ, đánh giá và sáng tạo các giá trị thẩm mỹ. Trong các bộ phận của

chủ thể thẩm mỹ, thì tình cảm thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ là

những biểu hiện quan trọng nhất.

Trong lịch sử mỹ học, chủ nghĩa duy tâm khách qua Platôn, Hêghen

đều coi ý niệm và tinh thần tuyệt đối là chủ thể của mọi hoạt động thẩm mỹ

của con người, hay nói một cách khác con người là chủ thể thẩm mỹ với tư

cách là hiện thân của ý niệm, ý niệm tuyệt đối. Platôn coi sáng tạo nghệ thuật

là hoạt động tình cảm. Còn Hêghen coi sáng tạo nghệ thuật là sự vận động

của ý niệm tuyệt đối ở trong hoạt động tinh thần của con người. Cả chủ nghĩa

duy tâm chủ quan của Cantơ coi hoạt động thẩm mỹ là chủ thể con người

nhưng nó mang tính chủ quan. Chủ nghĩa duy vật tâm thường coi chủ thể

Page 30: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

thẩm mỹ không chỉ là con người, mà còn những động vật. Ví dụ tiếng hót của

con chim họa mi, con nhện giăng tơ, con ong làm tổ, con công múa, v.v...

Theo quan điểm của mỹ học Mác - Lênin thì chủ thể thẩm mỹ là con

người và xã hội. Con vật không thể trở thành chủ thể thẩm mỹ được mặc dầu

ở hình thức bên ngoài của hoạt động bản năng có tính thẩm mỹ như con công

biết múa, con họa mi biết hót, con gà biết gáy, con nhện biết giăng tơ, con

ong biết làm tổ, con hải ly biết xây tường, v.v... nhưng cái “biết” đó chỉ là

những hoạt động bản năng, sinh tồn chứ không phải là hoạt động thẩm mỹ

như ở con người.

Khi con người, chân đi đất, cởi trần, đầu đội lốt thú thì một

Homoesthéíicque chưa hề xuất hiện. Để chuyển từ một Homo - sapiens, đến

Homofabe và cao hơn khi trở thành các Homoes - théticque là một quá trình

rất lâu dài của lịch sử. Đó là quá trình chuyển hoá con người tự nhiên thành

con người xã hội, chuyển hoá các giác quan tự nhiên thành các giác quan có

tính chất xã hội. Đó cũng là quá trình đối tượng tự nhiên được con người

chiếm hữu một cách có ý thức, có kỹ thuật của hoạt động thực tiễn xã hội.

Trong hoạt động này, các đối tượng vẫn giữ được đặc tính tự nhiên, đồng

thời lại mang đặc tính mới có giá trị xã hội. Và cũng theo C. Mác thì chính lao

động, các giác quan mới có tính người, cái tai mới biết thưởng thức âm nhạc,

con mắt mới biết nhận thức được cái đẹp của hình thức. Các giác quan con

người, nhân tính của các giác quan chỉ phát sinh bởi sự tác động của hiện

thực và đồng hoá hiện thực bởi hoạt động thực tiễn.

Trước khi có con người, thế giới hiện thực vẫn tồn tại trong dáng vẻ vật

lý, sinh học vốn có của nó. Một ánh trăng rằm, một dòng suối chảy, một mảng

trời xanh, một tiếng chim hót, một bông hoa nở vẫn là những thuộc tính vật lý,

sinh học vốn có của giới tự nhiên. Nhưng ý nghĩa thẩm mỹ của nó đã được

hình thành trong hoạt động thực tiễn khi con người chiêm ngưỡng các hiện

tượng ấy và liên tưởng đến ý nghĩa xã hội của nó, để có thể mang lại những

sự rung động tình cảm nhất định về tình yêu thiên nhiên, yêu con người và

yêu lao động. Trong đời sồng tinh thần, yếu tố xúc cảm là một trong những

Page 31: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

yếu tố cấu thành nội dung của quan hệ thẩm mỹ. Bởi nó không chỉ mang cảm

xúc sinh học, mà là cảm xúc - cảm nghĩ của chủ thể cảm xúc có tính bản chất

con người trong quá trình đồng hoá hiện thực bằng thẩm mỹ.

Hoạt động thẩm mỹ mang bản chất của chủ thể thẩm mỹ, trước hết là

hoạt động có mục đích được dự kiến trước. Tính mục đích không chỉ là tiêu

chuẩn sự khác nhau giữa hoạt động bản năng, giữa hoạt động tâm lý của

động vật với lao động thực tiễn và hoạt động có ý thức của con người; mà

còn có ý nghĩa khẳng định vai trò của con người. Bởi vì, mục đích của con

người là cải tạo thế giới để phục vụ đời sống của mình và thông qua đó cải

tạo bản thân mình. Thực tiễn đã biến tự nhiên thành tự nhiên của con người,

có tính người và mặt khác, biến con người thành con người xã hội.

C. Mác đã khẳng định hoạt động có mục đích của con người đã dẫn

con người biết sáng tạo trong toàn bộ cuộc sống của mình. Hoạt động sáng

tạo ấy là điều kiện chủ yếu để con người thoát khỏi tình trạng động vật và là

cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Đồng thời C. Mác

cũng chỉ ra sự khác biệt của nó so với hoạt động của súc vật là ở chỗ, “con

người sản xuất một cách phổ biến”, “tái sản xuất ra toàn bộ tự nhiên” trong khi

“súc vật chỉ tái sản xuất ra bản thân mình”. Và chỉ thoát ra khỏi nhu cầu vật

chất, con người mới sản xuất theo đúng nghĩa của từ này, con người đối lập

một cách tự do với sản phẩm của mình trong khi sản phẩm của súc vật trực

tiếp gắn liền với cơ thể sinh học của nó. C. Mác còn nhấn mạnh hoạt động

của con người mục đích và có phương pháp để thực hiện mục đích, cho nên

“súc vật chỉ nhào nặn vật chất theo thước đo và nhu cầu của giống loài của

nó, còn con người thì có thể sản xuất theo thước đo của bất cứ giống loài nào

và ở đâu cũng có thể ứng dụng cho đối tượng; do đó con người cũng nhào

nặn vật chất theo qui luật của cái đẹp”. Về vấn đề này Ph. Ăngghen cũng

thường nói rằng: “Chỗ khác nhau chủ yếu và cuối cùng giữa con người và

các loài động vật khác” là: “động vật chỉ lợi dụng tự nhiên bên ngoài và chỉ

gây ra những sự biến đổi trong tự nhiên đơn thuần bằng sự có mặt của

Page 32: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

chúng, còn con người lại do đã tạo ra những biến đổi trong tự nhiên mà bắt tự

nhiên phải phục vụ cho những mục đích của mình và thống trị tự nhiên”.

Lúc đầu con người chỉ tồn tại với tư cách là con người thực dụng, chỉ

biết sản xuất ra thức ăn, đồ mặc. Mặc dầu con người biết sáng tạo ra công cụ

lao động, biết biến đổi hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn những nhu cầu

vật chất tối thiểu. Phải trải qua một quá trình sáng tạo lâu dài ở con người mới

hình thành các giác quan có khả năng thụ cảm, đánh giá và sáng tạo thẩm

mỹ, con người mới xuất hiện tình cảm thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, đánh giá

thẩm mỹ.

Nghiên cứu quá trình phát triển từ chủ thể thực dụng chuyển sang chủ

thể mang giá trị thẩm mỹ, người ta thường chú ý đến sự phân công lao động,

đến trình độ kỹ thuật của con người. Các hoạt động thẩm mỹ đầu tiên của con

người là sự hoạt động kêt hợp giữa cái thực dụng (cái có ích, cái hữu ích) và

cái thẩm mỹ. Trong lịch sử nghệ thuật sự xuất hiện nghề thủ công có sớm

hơn những sản phẩm thuần túy thẩm mỹ - nghệ thuật. Nghệ thuật chỉ ra đời

khi tình cảm, xúc cảm của con người đã phát triển khá phong phú - tức là con

người có khả năng đồng hóa hiện thực bằng thẩm mỹ.

Nói đến chủ thể thẩm mỹ là nói đến các giác quan có khả năng thụ cảm

và sáng tạo thẩm mỹ. C. Mác đã nói rằng: “Sự hình thành năm giác quan của

con người là công việc của toàn bộ lịch sử toàn thể thế giới diễn ra từ trước

đến nay”. Thông qua thực tiễn xã hội lâu dài các giác quan mới được dần dần

xã hội hoá thành các giác quan thẩm mỹ của con người. Con công dù có múa

đẹp đến đâu đi nữa thì đôi cánh của nó không thể có ý nghĩa xã hội như đôi

bàn tay của con người, sản phẩm của nhà kiến trúc sư tồi nhất vẫn hơn các

công trình được coi là tuyệt tác của con ong.

Trong các giác quan của con người thì tai, mắt và hai bàn tay là quan

trọng nhất, sở dĩ thính giác, thị giác trở thành các giác quan mang lại chủ thể

khả năng mỹ cảm rõ rệt và sâu sắc hơn các giác quan khác vì nó gắn bó với

sự thưởng ngoạn tinh thần được xã hội hoá cao. Các giác ấy làm cho chủ thể

thẩm mỹ thấy cái đẹp của hình thức và nghe được âm thanh của cuộc sống.

Page 33: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

Bàn tay được rèn luyện về mặt nghệ thuật sẽ trở thành những khí quan tiêu

biểu và vật chất hoá ý đồ sáng tạo của con người, C. Mác viết: “thông qua sự

phong phú, đã được phát triển về mặt vật chất, của bản chất con người, thì

sự phong phú của tính cảm giác chủ quan của con người mới phát triển một

phần, thậm chí lần đầu tiên mới được sản sinh ra; lỗ tai thính âm nhạc, con

mắt nhận thấy cái đẹp của hình thức, nói tóm lại là những cảm giác có khả

năng về sự hưởng thụ có tính chất người và tự khẳng định mình như những

lực lượng bản chất của con người".

Chủ thể thẩm mỹ là chủ thể xã hội có năng lực cảm thụ, sáng tạo và

đánh giá thẩm mỹ theo những qui luật của cái đẹp thông qua các giác quan

tay, mắt và tai được rèn luyện để đồng hoá thế giới về mặt thẩm mỹ.

2. Các hình thức tồn tại của chủ thể thẩm mỹ

Do tính chất phong phú và đa dạng của quan hệ thẩm mỹ, cho nên

cũng có nhiều hình thức tồn tại của chủ thể thẩm mỹ. Có thể kể ra năm nhóm

chủ thể thẩm mỹ cơ bản: Chủ thể thưởng thức thẩm mỹ, chủ thể sáng tạo

thẩm mỹ, chủ thể biểu hiện thẩm mỹ, chủ thể tổng hợp các giá trị thẩm mỹ và

chủ thể định hướng thẩm mỹ.

Thứ nhất – Chủ thể thưởng thức thẩm mỹ là nhóm chủ thể rộng lớn

nhất. Đây là nhóm chủ thể tiêu thụ các giá trị thẩm mỹ. Nhóm chủ thế này cần

được giáo dục về mặt thẩm mỹ để có thể thâm nhập sâu hơn vào thế giới

thẩm mỹ, nhất là thế giới nghệ thuật. Một chủ thể thưởng thức nếu được rèn

luyện về mặt thẩm mỹ thì phát hiện ra đâu là những cái đẹp cần cổ vũ, đâu là

cái xấu cần xoá bỏ. Không được giáo dục thẩm mỹ về nghệ thuật thì chủ thể

tiêu thụ không có khả năng tiêu thụ và đánh giá thẩm mỹ không thấy được giá

trị nghệ thuật chân chính và phản giá trị trong nghệ thuật.

Trong hoạt động đánh giá nghệ thuật, với tính cách là công chúng - chủ

thể đánh giá nghệ thuật thì trước hết ở đây sự đánh giá với tinh thần chủ

động, tự giác, mang tính tích cực và tự do. Bởi lẽ, trong qúa trình tiêu thụ

những giá trị thẩm mỹ, công chúng không chỉ nhằm mục đích phát hiện ý

nghĩa, giá trị thẩm mỹ của tác phẩm nghệ thuật, mà họ có quyền tự do lựa

Page 34: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

chọn tác phẩm nghệ thuật cho phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ - lý tưởng thẩm

mỹ của mình, thông qua kinh nghiệm thẩm mỹ của bản thân và xã hội. Chủ

thể đánh giá – tiếp nhận luôn là sự đánh giá dưới sự soi sáng của tính tư

tưởng theo những nhu cầu thẩm mỹ cụ thể tập trung vào một mặt nào đó theo

yêu cầu về nội dung của các tư tưởng xã hội như: chính trị, đạo đức, triết học,

khoa học và tôn giáo, v.v... Cho nên, trên thực tế giá trị thẩm mỹ, giá trị nghệ

thuật thường được sử dụng như là cái chuyển tải hoặc như là phương tiện để

thực hiện những mục đích nào đó của những tư tưởng xã hội nhất định. Chủ

thể đánh giá – tiếp nhận, đánh giá nghệ thuật theo nhu cầu tư tưởng ngoài

thẩm mỹ với khuynh hướng có phần tuyệt đối hóa nội dung của các tư tưởng

xã hội phục vụ mục tiêu chính trị - xã hội trong các tác phẩm nghệ thuật. Ở

đây ý nghĩa thẩm mỹ và giá trị thẩm mỹ của tác phẩm nghệ thuật có thể bị

xem nhẹ hoặc cũng có thể bị gạt bỏ. Chủ thể đánh giá – tiếp nhận, đánh giá

nghệ thuật theo nhu cầu tâm lý là sự đòi hỏi thỏa mãn nhu cầu giải trí thẩm

mỹ thông thường. Dưới hình thức này, công chúng không có khả năng tiếp

nhận có hiệu quả đích thực giá trị thẩm mỹ và giá trị nghệ thuật.

Cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài, cái cao cả, cái anh hùng không phải là

những đối tượng thẩm mỹ dễ phát hiện đối với một chủ thể tiêu thụ. Dù là tiêu

thụ với tính cách là thính giả, khán giả, đọc giả thì chủ thể thưởng thức muốn

hưởng thụ được các giá trị thẩm mỹ, để hình thành tình cảm, thị hiếu, lý

tưởng thẩm mỹ đích thực thì phải luôn nâng cao năng lực thẩm mỹ. Đó là

năng lực cảm thụ, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ có khả năng thoả mãn nhu

cầu thẩm mỹ của cá nhân và xã hội

Thứ hai - Chủ thể sáng tạo thẩm mỹ, là những chủ thể tiếp nối quá trình

tiêu thụ, quan sát của nhóm chủ thể thưởng thức chuyển sang một quá trình

mới sáng tạo ra những giá trị thẩm mỹ, giá trị nghệ thuật. Đó là các nhà thiêt

kế mỹ thuật công nghiệp được thể hiện trong hoạt động mỹ học lao động, họ

đưa cái đẹp vào sản xuất và đời sống xã hội, tạo ra sự hài hoà trong môi

trường, phương tiện, điều kiện lao dộng, sản phẩm lao động. Đó cũng là các

nhà tạo mẫu thời trang thể hiện trong hoạt động mỹ học hành vi, mỹ học sinh

Page 35: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

hoạt góp phần tạo ra những giá trị thẩm mỹ từ hành vi đến nếp sinh hoại, và

cả vẻ đẹp trong trang trí ăn mặc, làm đẹp cuộc sống nói chung của con

người.

Đặc biệt, đối với chủ thể sáng tạo nghệ thuật tạo ra giá trị nghệ thuật là

chủ thể cao nhất trong hoạt động sáng tạo thẩm mỹ.

Trước hết đây cũng là chủ thể thưởng thức nhưng không đồng nhất với

chủ thể thưởng thức với tính cách là công chúng chung. Tuy rằng chủ thể

sáng tạo nghệ thuật không những bao gồm sự hưởng thụ những giá trị thẩm

mỹ, theo nhu cầu, mục đích lợi ích thẩm mỹ của cá nhân người nghệ sỹ mà

còn có khả năng định hướng cho công chúng đánh giá đúng ý nghĩa những

giá trị thẩm mỹ bằng chính sự sáng tạo của mình.

Thứ ba – Chủ thể biểu hiện thẩm mỹ, là nhóm chủ thực hiện việc truyền

đạt sản phẩm của chủ thể sáng tạo tới thể thưởng thức, tiêu thụ thẩm mỹ.

Sản phẩm sáng tạo là tổng hợp phong phú các giá trị thẩm mỹ đòi hỏi chủ thể

biểu hiện phải truyền đạt đúng và đẹp các giá trị đó. Xét về hình thức chủ thể

biểu hiện, có thể sử dụng chính bản thân mình làm phương tiện biểu hiện

(như diễn viên múa, sân khấu, điện ảnh. v.v...). Cũng có chủ thể biểu hiện sử

dụng các phương tiện kỹ thuật để truyền đạt các giá trị do chủ thể sáng tạo

làm ra (như trong âm nhạc là các nhạc công, v.v...).

Việc làm chủ các phương tiện kỹ thuật và các cách thức biểu hiện là

hoạt động thẩm mỹ quan trọng của nhóm chủ thể này. Bởi lẽ tự nhiên, nó gắn

liền với thể chất sinh học của chủ thể, biểu hiện là năng khiếu bẩm sinh, cái

đẹp bẩm sinh về ngoại hình. Nhưng vấn đề quan trọng hơn là khả năng tự rèn

luyện, học tập của các chủ thể biểu hiện để có thể làm chủ được các phương

tiện kỹ thuật biểu hiện và cách thức biểu hiện. Cũng cần nhấn mạnh rằng chủ

thể biểu hiện cũng là chủ thể sáng tạo mà là sự sáng tạo trong biểu hiện

những giá trị thẩm mỹ ở tính đa dạng, sinh động và phong phú của các hiện

tượng thẩm mỹ trong hoạt động thẩm mỹ của con người.

Người ta cũng không thấy làm lạ khi có những sáng tạo nghệ thuật đã

tồn tại nhiều thế kỷ nhưng ở mỗi thời đại lại có khả năng biểu đạt của nó khác

Page 36: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

nhau. Cùng một bản nhạc, một vở kịch có nhiều chủ thể khác nhau biểu hiện,

nhưng cũng có những sự thành công, thất bại và do tính chất mở của nghệ

thuật đã mang lại tính vô tận trong sáng tạo của chủ thể biểu hiện dưới các

hình thức không gian, thời gian, hình tượng nghệ thuật khác nhau.

Thứ tư - Chủ thể tổng hợp các giá trị thẩm mỹ, là nhóm chủ thể mà

trong hình thái học nghệ thuật (các loại hình nghệ thuật) gọi là nhóm chủ thể

tổng hợp các giá trị nghệ thuật. Chủ thể này vừa là người thụ cảm, sáng tạo,

người biểu hiển và là người phê bình. Nói đến đặc trưng của nhóm chủ thể

này, người ta chú ý đến khả năng đạo diễn, người đạo diễn. Đạo diễn là

người am hiểu cả nghệ thuật không gian đến nghệ thuật thời gian, nghệ thuật

thính giác lẫn nghệ thuật thị giác trong tính đa dạng, nhiều tầng, nhiều lớp của

các loại hình nghệ thuật của các hình tượng nghệ thuật.

Đạo diễn sử dụng một số lượng phương tiện công cụ nghệ thuật phong

phú, gồm: các sản phẩm của người sáng tạo, các thủ pháp và các công cụ

sáng tạo của chủ thể biểu hiện (diễn viên, nhạc công, v.v...) và cả bản thân

chủ thể biểu hiện. Ý đồ điện ảnh của nhà đạo diễn chỉ có thể thực hiện thông

qua diễn viên và toàn hộ năng lực biểu hiện của họ. Ý đồ của người nhạc

trưởng cũng chỉ có thể thực hiện được khi phát động toàn bộ năng lực của

các nhạc công và phối hợp tốt các phương tiện của họ. Vì vậy, năng lực của

chủ thể tổng hợp các giá trị thẩm mỹ là rộng lớn, bao quát nhiều lĩnh vực

thẩm mỹ, nhiều lĩnh vực nghệ thuật.

Thứ năm – Chủ thể định hướng thẩm mỹ, là nhóm chủ thể định hướng

giá trị trong hoạt động đánh giá thẩm mỹ, đánh giá nghệ thuật. Họ có vai trò

quan trọng trong việc liên kết các sản phẩm sáng tạo nghệ thuật với người

tiêu thụ nghệ thuật. Giá trị thẩm mỹ của chủ thể sáng tạo sẽ được đối chiếu,

được phản ánh thông qua chủ thể thưởng thức và nhất là chủ thể định hướng

giá trị. Sản phẩm của sáng tạo thẩm mỹ có thể là những sản phẩm tốt hoặc

xấu, vì thế trách nhiệm của chủ thể định hướng thẩm mỹ có nội dung trước

hết là đánh giá thẩm mỹ. Chủ thể định hướng cố gắng nêu lên một cách chính

xác đâu là giá trị thẩm mỹ, đâu là phản giá trị, rút ra những qui luật tồn tại của

Page 37: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

các sản phẩm sáng tạo, đưa ra những định hướng cần thết cho cả chủ thể

sáng tạo.

Trong nghệ thuật chủ thể định hướng thẩm mỹ là nghiên cứu lý luận,

thông tin, phê bình các tác phẩm nghệ thuật. Thông qua chủ thể đánh giá lý

luận, chỉ số giá trị thẩm mỹ của tác phẩm nghệ thuật, thông qua cái đẹp, cái

bi, cái hài thể hiện sự xung đột giữa các lực lượng xã hội đại diện cho giá trị

thẩm mỹ đích thực và phản giá trị thẩm mỹ trong hệ qui chiếu: giữa chủ thể

đánh giá - sáng tạo với chủ thể đánh giá - tiếp nhận. Trên cơ sở đó, chủ thể

đánh giá lý luận có thể đưa ra những dự báo, định hướng về sự vận động và

phát triển của nghệ thuật, cũng như định hướng chung cho những chuẩn mực

mới của hoạt động đánh giá tiếp nhận.

II. TÌNH CẢM THẨM MỸ

1. Khái niệm tình cảm thẩm mỹ

Tình cảm là những rung động cảm xúc khi có các sự tác động trực tiếp

của hiện thực khách quan vào các giác quan của con người. Tình cảm là

những rung động cảm xúc rất phức tạp và đa dạng. Căn cứ vào nội dung và

nguyên nhân phát sinh mà khoa học tâm lý phân chia thành hai cấp độ: tình

cảm cấp thấp và tình cảm cấp cao. Tình cảm cấp thấp có liên quan chủ yếu

đến quá trình sinh học trong cơ thể, đến sự thoả mãn hay không thỏa mãn

nhu cầu tự nhiên của con người. Ngược lại tình cảm cấp cao xuất hiện liên

quan đến sự thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu xã hội của con người.

Các tình cảm này tham gia một cách hữu cơ vào tất cả các hình thức hoạt

động tinh thần của con người, đồng thời làm giảm nhẹ, hoặc tác động tích

cực, hoặc làm khó khăn thêm cho công tác học tập, lao động và sáng tạo của

con người. Có ba nhóm tình cảm cấp cao: tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức

và tình cảm thẩm mỹ. Tình cảm trí tuệ là tình cảm nảy sinh trong quá trình học

tập, lao động, trong hoạt động sáng tạo khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật,

v.v... Tình cảm đạo đức phản ánh thái độ của con người với các nhu cầu đạo

đức xã hội.

Page 38: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

Tình cảm thẩm mỹ cũng là một hình thái tình cảm của con người,

nhưng nó khác với tình cảm đạo đức, trí tuệ, tôn giáo v.v... bởi sự phản ánh

tính đa dạng của các hiện tượng thẩm mỹ khách quan trong cuộc sống và

trong nghệ thuật. Đó là sự rung động - cảm xúc bởi cái đẹp, cái bi, cái hài. cái

cao cả, v.v.. của các đối tượng thẩm mỹ khách quan được tri giác như các

hiện tượng tự nhiên, hoặc những con người, hành vi và hoạt động của họ tạo

nên cũng như các tác phẩm nghệ thuật.

Trước một hiện tượng thẩm mỹ (khi cảm thụ, chiêm ngưỡng) con người

bộc lộ một tình cảm nhất định và tính chất tình cảm là sự rung động cảm xúc

thẩm mỹ nói lên tính chất nổi bật của quan hệ này: Trước cái đẹp - vui sướng,

hân hoan, thoả mãn và nói chung là sự tác động mang lại cho con người

những khoái cảm tinh thần - khoái cảm thẩm mỹ. Trước cái đẹp - vui sướng,

hân hoan, thỏa mãn, v.v... nói chung là sự tác động mang lại những khoái

cảm tinh thần. Trước cái xấu - khó chịu, bực tức, căm ghét. Trước cái bi - đau

đớn, thương tiếc, đồng cảm sâu rộng và khao khát muốn trả thù vì lý tưởng

của cuộc sống. Trước cái hài – tiếng cười tích cực, phê phán những thói hư

tật xấu nói chung của con người nhằm hướng đến sự hoàn thiện, hoàn mỹ

của bản thân con người và xã hội. Trước cái cao cả - khâm phục, khát vọng

vươn lên để chế ngự, để chinh phục, đế khửng định vai trò và sức mạnh của

con người. Trước cái thấp hèn - ghê tởm, kinh ghét.

Tình cảm thẩm mỹ là phản ứng tình cảm trước các hiện tượng thẩm mỹ

khách quan và là một năng lực tinh thần của con người khi cảm thụ, đánh giá

và sáng tạo thẩm mỹ.

2. Các đặc trưng của tình cảm thẩm mỹ

Tình cảm và tình cảm thẩm mỹ đều là những rung động cảm xúc của

con người (vui, buồn, giận, đau khổ, tủi nhục.v.v...), nhưng cơ sở của các tình

cảm thẩm mỹ là nhu cầu đặc biệt đặc trưng của con người đối với sự rung

động - cảm xúc thẩm mỹ. Nhu cầu đó đã có ngay ở người nguyên thủy, khi

sản xuất các dụng cụ từ đất sét, từ gỗ đá, v.v... người nguyên thủy tạo cho

chúng những hình dáng thẩm mỹ, mặc dù điều đó không làm tăng tính hữu

Page 39: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

ích đơn thuần cho chúng. Trong quá trình phát triển của xã hội loài người,

nhu cầu thỏa mãn thẩm mỹ đã được phát triển rất mạnh mẽ và đã được phản

ánh qua các hình thức nghệ thuật khác nhau do con người sáng tạo nên: âm

nhạc, hội họa, kiến trúc, sân khấu, điện ảnh, nhảy múa, v.v... Cho nên đặc

trưng trước hết của tình cảm thẩm mỹ là mang tính hình tượng.

1. Tình cảm thẩm mỹ mang tính hình tượng, lẽ tất nhiên tính hình tượng

là đặc trưng của quan hệ thẩm mỹ cũng như trong các hình thái khác của hoại

động nhận thức, nhưng tính hình tượng lại là nét riêng biệt của tình cảm thẩm

mỹ biểu hiện ở cảm xúc thẩm mỹ nói chung của con người. Đó là sự phản

ánh tính hình tượng thẩm mỹ, những thuộc tính thẩm mỹ khách quan vốn có

trong bản thân các sự vật, hiện tượng của tự nhiên hoặc trong cuộc sống xã

hội cũng như tính hình tượng bởi sự sáng tạo nghệ thuật. Trong quan hệ

thẩm mỹ của con người đối với hiện thực có vô vàn hình tượng thẩm mỹ ở

trong tự nhiên, trong xã hội và trong nghệ thuật. Cho nên, chủ thể thẩm mỹ

khi thưởng ngoạn, sáng tạo và đánh giá thẩm mỹ đều thông qua hình tượng

thẩm mỹ. Chẳng hạn, cái đẹp - cái xấu trong tự nhiên, xã hội và trong nghệ

thuật có rất nhiều hình thức khác nhau, nhưng đều có thuộc tính thẩm mỹ có

tính hình tượng thẩm mỹ: bởi kết cấu vật chất về không gian, đường nét, màu

sắc, âm thanh, lời nói, cử chỉ, hơi thở, khuôn mặt, hành động của con người,

cũng như chính hình tượng của một tác phẩm nghệ thuật do con người sáng

tạo nên.

Trong tình cảm thẩm mỹ, đặc biệt tính hình tượng của nghệ thuật luôn

bao hàm sự thống nhất giữa nội dung và hình thức, giữa cảm tính và lý lính.

Chẳng hạn, hình tượng nghệ thuật của sân khấu qua diễn xuất của diễn viên

chính là hành động hình thể, hành động tâm lý, hành động ngôn ngữ. Nhưng

ở trong điện ảnh ngoài tính hình tượng của bản thân diễn viên làm trung tâm,

thì hình ảnh phim là hình ảnh luôn biến đổi theo những góc độ và tầm cỡ, cự

ly khác nhau để biểu đạt tư tưởng, tính cách nhân vật là rất quan trọng.

Các tình cảm và cảm xúc tâm lý chứa đựng trong hình tượng nghệ

thuật thể hiện là thế mạnh riêng của sự phản ánh cuộc sống hiện thực. Bởi vì,

Page 40: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

không có cảm xúc thì sẽ không có hình tượng trong bất cứ loại hình nghệ

thuật nào: tạo hình, điện ảnh, kiến trúc, sân khấu, v.v... Thiếu tình cảm thẩm

mỹ đúng và phong phú, mọi hình tượng sẽ trở nên vụn vặt, mờ nhạt, những

âm thanh, đường nét, mầu sắc trở nên vô hồn, cứng nhắc, giả tạo, v.v...

2. Tình cảm thẩm mỹ là một khoái cảm tinh thần, tình cảm thẩm mỹ bao

giờ cũng chứa đựng nội dung của sự hưởng thụ, thưởng ngoạn gây nên một

khoái cảm tinh thần, biểu hiện như một nhu cầu được thoả mãn. Trước một

hành vi đạo đức, người ta tỏ thái độ đánh giá căn cứ vào những chuẩn mực

đạo đức của xã hội. Nhưng trước một hiện tượng đẹp, người ta bộc lộ tâm

trạng thoả mãn, vui sướng hân hoan. Tình cảm thẩm mỹ mang lại cho chủ thể

khoái cảm tinh thần, biểu hiện nỗi đam mê trong sáng tạo nguồn cảm hứng và

gợi mở trí tưởng tượng sáng tạo. Thiếu yếu tố khoái cảm thì chưa thể hiện

tình cảm thẩm mỹ. Trước cái chết của người thân, cảnh đau thương của dân

tộc, người ta xót xa, đau đớn, đó là tình cảm đạo đức. Còn cái chết, cái đau

thương đó được cảm nhận từ một giá trị có ý nghĩa xã hội theo tiêu chí của

cái đẹp, chúng sẽ là tình cảm thẩm mỹ.

Khoái cảm lành mạnh về mặt tinh thần chưa phải là khoái cảm thẩm

mỹ. Nhiều hứng thú có thể nảy sinh trong quá trình say mê trong học tập, lao

động, nghiên cứu khoa học, v.v... Ở đây ý niệm vui tinh thần, nhưng không

phải là niềm vui do qui luật của cái đẹp chi phối, vì chúng mới chỉ là cơ sở đầu

tiên của khoái cảm thẩm mỹ. Cho nên tình cảm thẩm mỹ hơn bất cứ tình cảm

nào, nó có mối liên hệ sâu xa với lợi ích xã hội - con người với những giá trị

đích thực cho cuộc sống tốt đẹp, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của những

giai cấp, những dân tộc và các thời đại khác nhau.

Dưới hình thức cụ thể - cảm tính, khi tác động vào các giác quan của

con người, thì hình tượng nghệ thuật có khả năng khơi dậy hứng thú, làm

phát triển năng lực của các giác quan, mà trong đó, chủ yếu là thị giác và

thính giác của người thưởng thức. Nói một cách cụ thể hơn, với hình thức

chung và phổ biến nhất, thị giác và thính giác là hai giác quan linh hoạt nhất,

phong phú nhất, “có cảm hứng” nhiều nhất trong hoạt động sáng tạo của con

Page 41: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

người, C. Mác cho rằng đó là những giác quan có khả năng đem lại những

khoái cảm mang tính chất người. Điều đó cho phép chúng ta khẳng dịnh rằng,

thông qua sự chiếm hữu hiện thực hằng thẩm mỹ hay thông qua sự cảm thụ

các tác phẩm nghệ thuật, hoạt động sáng tạo của con người bắt gặp từng

bước đi của nhân tố thẩm mỹ - từ lao động, sản phẩm lao động, hành vi và

sinh hoạt đến các quan hệ giữa các con người với nhau. Nói như M. Gorki:

con người, về bản tính vốn là nghệ sỹ. Ở mọi nơi đều cố gắng bằng cách này

hay cách khác đưa cái đẹp vào đời sống của mình. Nói một cách cụ thể hơn,

“cái đẹp là một giá trị”, là một tiêu chuẩn của hoạt động sáng tạo nói chung

của con người.

Về vấn đê này, Hêghen là người đã nhận thấy khi ông phân tích “yếu tố

cảm quan” của hình tượng nghệ thuật, ông viết: “Xét về mặt cảm quan thì

nghệ thuật cố tình chỉ cấp cho chúng ta một thế giới hư ảo gồm những hình

ảnh, những âm thanh, những chiêm ngưỡng, và ta không nên nghĩ rằng trong

khi sáng tạo một tác phẩm nghệ thuật, con người do chỗ bất lực và bị hạn chế

nên chỉ ghi lại cái vỏ của sự vật, cái sơ đồ của nó mà thôi. Bởi vì các hình ảnh

cảm quan, các âm thanh này xuất hiện trong nghệ thuật không những là vì

bản thân và sự xuất hiện trực tiếp của chúng, mà còn nhằm mục đích dùng

hình thức này để thỏa mãn các hứng thú tinh thần cao hơn, cho nên nó có

khả năng thức tỉnh và lay động tất cả chiều sâu của ý thức và gây nên tiếng

vọng của chúng ở trong tinh thần”.

3. Tình cảm thẩm mỹ là tình cảm tổng hợp cảm xúc, cảm xúc (theo

tiếng la tinh êmôxêô - tôi cảm động, tôi xúc động) đó là sự rung động từ phía

bản thân con người đối với hiện thực, cũng như sự rung động của trạng thái

chủ quan nảy sinh trong qúa trình tác động tương hỗ với môi trường xung

quanh và trong qúa trình thỏa mãn những nhu cầu của mình. Như vậy, cũng

như các hoạt động ý chí khác, trong cảm xúc biểu hiện đặc biệt rõ nét tính

tích cực của sự phản ánh tâm lý. Nếu so sánh mối liên hệ về hoạt động tâm lý

giữa con người và động vật thì chúng ta thấy ở động vật cũng có những mầm

mống của cảm xúc.

Page 42: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

Các cảm xúc thẩm mỹ có khả năng tự tiếp nối, kết hợp và đan xen vào

hệ thống những cảm xúc nói chung của con người một cách tinh tế và hết sức

phức tạp. Niềm tin và khát vọng, nụ cười và nước mắt, tình yêu và lòng căm

thù, thiện cảm và ác cảm, hạnh phúc và khổ đau, niềm vui và nỗi buồn, v.v...

tất cả những cảm xúc này thông qua tình cảm thẩm mỹ đều được nghệ thuật

kết hợp một cách độc đáo, bổ sung, cân bằng, hạn chế và thanh lọc lẫn nhau

để con người biết sống xứng đáng với chính mình vì một cuộc sống tốt hơn,

đẹp hơn.

Như vậy, tình cảm thẩm mỹ tái tạo và chiếm hữu một cách tinh tế thế

giới và cuộc sống hiện thực, đồng thời hình thành một thế giới độc đáo của

đời sống tinh thần, nó bao chứa sự thống nhất nội tại những cá tính của con

người. Nhưng sự tái hiện đặc thù thế giới hiện thực với tính cách là cơ chế

tổng hợp cảm xúc của tình cảm thẩm mỹ chỉ được thể hiện thông qua nguồn

năng lượng xã hội đã được tích lũy, đồng thời nó chỉ được gìn giữ thông qua

những kinh nghiệm xã hội của loài người.

III. THỊ HIẾU THẨM MỸ

1. Khái niệm thị hiếu thẩm mỹ

Thị hiếu là một khái niệm bao hàm những nội dung hết sức đa dạng và

phong phú. Người Trung Quốc coi thị hiếu là sự thích thú. Người phương Tây

gọi là cảm giác, khẩu vị. Còn chúng ta thường hiểu thị hiếu là sự lựa chọn, sở

thích của cá nhân hoặc một nhóm người nào đó. Có thể gọi thị hiếu là sở

thích. Người ta có thể thích món ăn này không thích món ăn kia, thích hoặc

không thích kiểu nhà này hay kiểu nhà khác; thích hay không thích cách thức

giao tiếp này hoặc cách giao tiếp kia. Cho nên, sở thích được biểu hiện trong

mọi lĩnh vực hoạt động xã hội, lối sống, đạo đức, tinh thần và nghệ thuật,

v.v...

Trong các sở thích đó có sở thích tốt, sở thích xấu, có sở thích xuất

phát từ một nhu cầu lành mạnh hoặc không lành mạnh, giả tạo, thấp kém,

cũng có loại sở thích không xấu, không có hại, có sở thích này bài xích sở

Page 43: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

thích kia. Trong xã hội loài người, con người là một chính thể, mỗi người là

một cái riêng, cái đơn nhất, do vậy tồn tại sở thích cá nhân, thị hiếu cá nhân.

Và cũng như vậy thị hiếu cũng được thể hiện dưới nhiều hình thức phản ánh

các lĩnh vực tinh thần khác nhau trong cuộc cuộc sống.

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về thị hiếu thẩm mỹ của con người

dù ở góc độ cá nhân hay xã hội, có quan điểm tuyệt đối hoá vai trò của thị

hiếu cá nhân, năng lực bẩm sinh của cá nhân, hoặc tuyệt đối hoá thị hiếu xã

hội của các cộng đồng người như giai cấp, dân tộc, thời đại. Chẳng hạn, như

trong giai đoạn đầu tiên của lịch sử mỹ học theo Môngteskiơ (Khai sáng Pháp

XVIII) cho rằng thị hiếu thẩm mỹ là “cái thu hút chúng ta chú ý tới đối tượng

bằng tình cảm”. Ngược lại Rútxô coi: “Thị hiếu thẩm mỹ là năng lực nhận xét

về cái mà đông đảo mọi người thích hay không thích”. Còn Cantơ nhận thấy

tính phức tạp và tính cá nhân của thị hiếu thẩm mỹ nên ông cho rằng: “về thị

hiếu không nên bàn cãi”.

Thực ra thị hiếu thẩm mỹ vừa mang tính cá nhân và tính xã hội, là mối

quan hệ giữa cái riêng và cái chung và nó phụ thuộc vào những điều kiện lịch

sử xã hội nhât định. Thị hiếu thẩm mỹ mang dấu ấn cá nhân, là sở thích của

cá nhân, nhưng đồng thời nó mang tính xã hội sâu sắc và phụ thuộc vào thị

hiếu chung của xã hội theo những chuẩn mực của hoạt động đánh giá thẩm

mỹ của xã hội. Chắng hạn, thời nguyên thủy khi tồn tại chế độ mẫu hệ, lúc đó

thị hiếu thẩm mỹ của toàn bộ bộ tộc hướng đến cái đẹp của hình tượng người

đàn bà theo chủ nghĩa phồn thực. Trong nên văn hóa Hy Lạp - La Mã cổ đại

thì đó là hình tượng người anh hùng, nhà triết học, nhà quán quân thể thao.

Thời kỳ trung cổ thì cái đẹp và quyền năng tối thượng là Chúa. Thời kỳ Phục

hưng là sự ngưỡng mộ cái đẹp trong con người đầy đặn, phúc hậu, những vẻ

đẹp thuần khiết thanh tao mang tính bản thiện, trong sáng nhưng khổng lồ. Và

trong thời dại văn minh của thế kỷ XXI, với sự phat triển mạnh mẽ của khoa

học công nghệ và vai trò của nền kinh tế tri thức, tính chất toàn cầu hóa cũng

làm xuất hiện những thị hiếu thẩm mỹ mới có tính chất đa dạng và phong phú

hơn.

Page 44: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

Thực chất, thị hiếu thẩm mỹ không phải là năng lực bẩm sinh hoặc thần

bí và bất biến. Thị hiếu thẩm mỹ là thái độ tình cảm khiến người ta phải đánh

giá trực tiếp, tức thời trước cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài trong cuộc sống và

nghệ thuật. Vì vậy, thị hiếu thẩm mỹ biểếu hiện thế giới quan, nhân sinh quan,

trình độ tâm lý - xã hội của chủ thể khi thẩm định những giá trị thẩm mỹ. Thị

hiếu thẩm mỹ không chỉ được quyết định bởi những đặc điểm của khách thể

được cảm thụ còn bởi vì tính chất của chủ thể thụ cảm, đánh giá, sáng tạo.

Trong thị hiếu thẩm mỹ bao giờ cũng hao hàm sự thống nhất giữa yếu tố

khách thể và chủ thể...

Xuất phát từ quan điểm thực tiễn của triết học Mác - Lênin, chúng ta

thấy có hai loại thị hiếu thẩm mỹ bắt nguồn từ hai quan hệ cơ bản của đời

sống. Một loại thị hiếu thẩm mỹ bắt nguồn từ đời sống thực tế, từ trong lao

dộng sản xuất và đấu tranh xã hội thường đánh giá đúng hơn các chân lý sinh

động của cuộc sống. Ngược lại, loại thị hiếu không bắt nguồn từ cuộc sống,

xa rời nghệ thuật lành mạnh là loại thị hiếu phiến diện, không có khả năng

đánh giá đúng giá trị và hướng phát triển của thị hiếu thẩm mỹ. Hay nói một

cách khác tiêu chuẩn để phân biệt thị hiếu tốt với thị hiếu tồi là ở chỗ, sự đánh

giá thị hiếu có phù hợp với những giá trị thẩm mỹ khách quan hay không.

Một thị hiếu tốt là năng lực có được khoái cảm do cái đẹp chân chính

đưa lại, là nhu cầu thụ cảm và sáng tạo cái đẹp trong lao động, trong sinh

hoạt hàng ngày, trong hành vi, cư xử của con người ở trong cuộc sống và

trong nghệ thuật. Cơ sở hình thành của một thị hiếu thẩm mỹ tốt là cảm xúc

thẩm mỹ phát triển cao là cảm xúc về tính mực thước, là khả năng biết thụ

cảm sự hài hước giữa hình thức và nội dung, biết nhận ra giá trị thẩm mỹ của

các hiện tượng xã hội, của các tác phẩm nghệ thuật dưới ánh sáng của lý

tưởng thẩm mỹ tiên tiến.

Tóm lại, thị hiếu thẩm mỹ là sở thích của con người về phương diện

thẩm mỹ. Đó là thái độ, tình cảm trước cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài, cái cao

cả trong cuộc sống và trong nghệ thuật.

2. Các đặc trưng cơ bản của thị hiếu thẩm mỹ

Page 45: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

Thứ nhất - Thị hiếu thẩm mỹ là sự đánh giá trực tiếp, tức thời hoặc là

sự phản ứng mau lẹ đặc điểm nổi bật của thị hiếu thẩm mỹ nó thể hiện trong

hình thức đánh giá trực tiếp, tức thời hoặc là sự phản ứng mau lẹ đối với các

hiện tượng thẩm mỹ của cuộc sống và nghệ thuật. Đối với những hiện tượng

thẩm mỹ của cuộc sống, con người có khả năng đánh giá trực tiếp về cái đẹp,

cái xấu, cái bi, cái hài, cái cao cả vì rằng chúng liên quan trực tiếp mật thiết

với đời sống con người, là một giá trị xã hội rộng rãi và lại thể hiện trong các

sự vật, hiện tượng cá biệt, có hình tượng cụ thể cảm tính.

Nghệ thuật với hình tượng cụ thể cảm tính – sinh động, có tính khái

quát và điển hình hoá luôn mang lại cho người đọc, người nghe, người xem

có thể biểu lộ sự đánh giá trực tiếp, tức thời bằng sự phản ứng mau lẹ gần

như bản năng của chủ thể thẩm mỹ.

Thị hiếu thẩm mỹ là sự đánh giá trực tiếp, tức thời bao hàm sự tổng

hợp các yếu tố tình cảm - lý trí - kinh nghiệm phán đoán, đánh giá các hiện

tượng thẩm mỹ, cần phải xác định tính chất trực tiếp của phán đoán thị hiếu

thẩm mỹ cũng chỉ có tính chất tương đối. Phán đoán thị hiếu là kết quả của

sự tác động qua lại giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, nhưng nó

không bó hẹp trong cảm xúc hoặc tư tưởng thuần túy. Mặc dầu sự biểu lộ sự

đánh giá thị hiếu thẩm mỹ mang tính trực tiếp, cụ thể - cảm tính, nhưng trong

sự đánh giá này luôn là những cảm xúc, cảm nghĩ trong sự thống nhất của

tình cảm - lý trí - kinh nghiệm sống của chủ thể đánh giá thị hiếu thẩm mỹ.

Qua sự đánh giá “thích” hoặc “không thích” có biểu lộ những cảm xúc,

tình cảm thẩm mỹ nhất định về những đối tượng thẩm mỹ không chỉ đơn

thuần chỉ do ý thích, tình cảm riêng tư của cá nhân, mà chủ yếu là do ý thức

chính trị, nhân sinh quan, quan điểm đạo đức, lý tưởng thẩm mỹ và trình độ

văn hoá chung của mỗi cá nhân. Thật khó giải thích được tại sao tôi thích cái

này, anh thích cái kia, nhưng trong nghệ thuật thì không thể chỉ do sở thích cá

nhân mà do thị hiếu thẩm mỹ của mỗi cá nhân và tại sao chỉ là những thị hiếu

thẩm mỹ đó mà không phải là một cái gì khác? Điều này chỉ có thể giải thích

là thị hiếu cá nhân có tính xã hội.

Page 46: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

Sẽ không đúng nếu nghĩ rằng sự phản ứng mau lẹ trong phán đoán thị

hiếu lần đầu chúng ta hoàn toàn dựa vào tình cảm trực tiếp gần như bản

năng, còn phán đoán lần sau hoặc tiếp theo chúng ta mới dựa vào lý trí. Thực

ra qua thời gian, do kinh nghiệm và quá trình tích lũy những kinh nghiệm,

những giá trị thẩm mỹ đã tạo thành tính ổn định trong thị hiếu. Chính tính ổn

định này đã giúp cho chủ thể thẩm mỹ phản ứng mau lẹ, đúng đắn trước các

hiện tượng thẩm mỹ xảy trong cuộc sống và trong nghệ thuật.

Thứ hai - Thị hiếu thẩm mỹ có tính cá biệt và tính xã hội, những phán

đoán và đánh giá thị hiếu thẩm mỹ bao giờ cũng mang tính chất cá nhân - tình

cảm không lặp lại. Chính điều này đã tạo nên sự đa dạng; phong phú của thị

hiếu thẩm mỹ trong xã hội. Trong thị hiếu thẩm mỹ, ở mỗi người đều mang sự

thích thú cá nhân và phản ứng trực tiếp, tức thời, mau lẹ trước các đối tượng

thẩm mỹ. Người thích sân khấu, kẻ yêu ca nhạc, người mê thơ, văn chương,

hội họa; lại có người thích chơi hoa, chim cảnh, v.v... Thậm chí trước các hiện

tượng thẩm mỹ cụ thể, mỗi cá nhân lại rung động có những cảm xúc, cảm

nghĩ khác nhau, vì nó thường phụ thuộc vào trạng thái tâm lý tình cảm cá

nhân lúc cảm thụ, đánh giá.

Mặc dù thị hiếu thẩm mỹ mang tính cá nhân, song những phán đoán,

đánh giá thị hiếu thẩm mỹ lại bị chi phối bởi những quan điểm thẩm mỹ, quan

điểm chính trị, đạo đức, triết học và suy cho cùng chính tính xã hội của thị

hiếu thẩm mỹ lại có ý nghĩa định hướng những giá trị của mỗi cá nhân thành

giá trị chung của toàn bộ xã hội. Do đó, xây dựng một thị hiếu thẩm mỹ tốt thì

giáo dục thẩm mỹ luôn phải gắn bó trực tiếp, chặt chẽ với giáo dục kiến thức,

chính trị, đạo đức, triết học, khoa học.

Muốn giáo dục thị hiếu thẩm mỹ tốt, thì con người phải thường xuyên

tiếp xúc với cái đẹp trong cuộc sống, bắt đầu từ môi trường thẩm mỹ xung

quanh và tiếp xúc với nghệ thuật. Muốn có thị hiếu nghệ thuật tốt phải am

hiểu về nghệ thuật, am hiểu về ngôn ngữ riêng của từng loại hình nghệ thuật

khi chúng ta cảm thụ và đánh giá. Nghệ thuật có một vai trò đặc biệt quan

trọng trong việc giáo dục thị hiếu thẩm mỹ, thị hiếu nghệ thuật, vì nó là hình

Page 47: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

thức cao của quan hệ thẩm mỹ đối với hiện thực. Trong đó bao gồm tất cả

các loại chủ thể thẩm mỹ từ chủ thể sáng tạo, tiếp nhận, phê bình, biểu diễn

nghệ thuật.

Thứ ba - Thị hiếu thẩm mỹ mang tính giai cấp, dân tộc, lịch sử, nhân

loại và thời đại, trong xã hội có giai cấp thì thị hiếu thẩm mỹ mang tính giai

cấp. Vì nó phản ánh tình cảm, thị hiếu, quan điểm và lý tưởng thẩm mỹ của

giai cấp khác nhau. Mỗi giai cấp đều có mục đích riêng, tình cảm thẩm mỹ, thị

hiếu thẩm mỹ mang đậm tính mục đích và lợi ích của giai cấp. Sẽ không đúng

nếu chúng ta cho rằng thị hiếu không liên quan trực tiếp đến đấu tranh xã hội;

mà ngược lại, những xung đột chính trị, thực chất đó chính là những biểu hiện

tập trung của tập đoàn xã hội này, hay tập đoàn xã hội khác trước những hiện

tượng thẩm mỹ nổi bật trong cuộc sống cũng như trong nghệ thuật. Lợi ích

của các giai cấp khác nhau không chỉ được củng cố bằng các thiết chế chính

trị, lập pháp, hệ tư tưởng thống trị, mà còn có sự tham gia khẳng định những

tiêu chí thẩm mỹ nữa.

Thị hiếu của chúng ta là thị hiếu của giai cấp công nhân đang trong quá

trình tri thức hoá, nó đẹp ở hành vi giải phóng con người, thực hiện quyền

bình đẳng, hướng tới những giá trị trí tuệ, văn minh hạnh phúc. Tính giai cấp

của thị hiếu thẩm mỹ không có nghĩa là sự thẩm định thẩm mỹ bao giờ cũng

đối kháng nhau, có cái đẹp phổ biến thì cũng có thị hiếu phổ biến, còn yếu tố

khác nhau là ở sự lựa chọn giá trị thẩm mỹ, là do lợi ích giai cấp qui định.

Do điều kiện tự nhiên và sinh hoạt xã hội mà mỗi dân tộc hình thành

những phong tục tập quán riêng biệt. Các tình cảm - xúc cảm, cách nghĩ của

mỗi dân tộc đều in đậm dấu ấn của nền kinh tế, lãnh thổ, ngôn ngữ, văn hoá

và lịch sử hình thành nên thị hiếu thẩm mỹ của các dân tộc. Đất nước ta luôn

đương đầu với hiểm họa thiên nhiên và ngoại xâm. Từ đó người Việt Nam

hình thành nên tình cảm thiết tha yêu quê hương đất nước, yêu con người và

thiên nhiên, trân trọng những đức tính cần cù, giản dị, kiên cường, bất khuất,

v.v...

Page 48: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

Thị hiếu thẩm mỹ Việt Nam hình thành lâu đời trong môi trường thiên

nhiên - xã hội - văn hoá. Do ảnh hưởng của nền nghệ thuật truyền thống, trữ

tình và anh hùng ca, người Việt Nam có tâm hồn tế nhị, nhạy cảm, nhuần

nhụy. Khi nói đến con người Việt Nam dũng cảm trong chiến đấu, thông minh

trong lao động, có tâm hồn phong phú, yêu đời, lạc quan, trào lộng; nhạy cảm

về thị hiếu thẩm mỹ, phê phán cái xấu. khuyên khích cổ vũ cái đẹp, v.v... Thị

hiếu thẩm mỹ truyền thống của con người Việt Nam là một thị hiếu tinh tế

hướng tới cái thanh tao, trang nhã gần với thiên nhiên, hoà vào thiên nhiên,

hướng tới một cái đẹp bình dị, hồn nhiên yêu đời như bản thân cuộc sống vốn

rất vất vả, nhưng yêu lao động, yêu thiên nhiên và yêu con người. Thị hiếu về

màu sắc: thích mầu sắc dịu dàng, nhẹ nhàng, sáng sủa, thanh nhã, hài hoà,

ưa thích những màu sắc của thiên nhiên có nguồn gốc từ thiên nhiên. Chính

vì vậy nghệ thuật chơi hoa cũng tương ứng với màu sắc nhẹ nhàng có gam

mầu nhạt và thanh vốn có của thiên nhiên. Thị hiếu về âm thanh, nhịp điệu:

thích giai điệu êm ả, dịu dàng, mượt mà nhưng lắng đọng có âm sắc từ thiên

nhiên, rút ra từ chất liệu thiên nhiên để tạo ra những nhạc cụ truyền thống

như: đàn nhị, đàn tranh, đàn nguyệt cầm, đàn bầu, sáo trúc, v.v... mà âm

hưởng của nó khi vang lên có âm hưởng của gió, của mưa, của tiếng sóng

vỗ, tiếng chim hót như lan tỏa, như vang vọng đâu đó hơi thở của cuộc sống.

Việt Nam là nước thực hiện nền kinh tế thị trường muộn hơn so với các

nước Đông Nam Á khác. Nhưng cùng với sự muộn màn đó, chúng ta lại có

lợi thế của người đi sau. Ý thức được cái giá có thể phải trả của việc thiếu

cân nhắc mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế,

chúng ta phải giải quyết một cách biện chứng những mối quan hệ này.

Kinh tế thị trường, cố nhiên, cũng đòi hỏi một hệ giá trị và những chuẩn

mực mới thích ứng với nó. Bởi vậy, nghệ thuật tham gia việc mở rộng hệ giá

trị tinh thần của dân tộc bao gồm cả sự du nhập những tinh hoa của nhân

loại, những giá trị phổ biến của thời đại là tất yếu. Nhưng cũng cần phải thấy

rằng sự tiếp thu những giá trị tinh thần qua kết qủa của giao lưu văn hóa,

nghệ thuật với nước ngoài, thực sự có ý nghĩa trong chừng mực chúng hòa

Page 49: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

nhập vào bảng giá trị tinh thần dân tộc như những thành tố hữu cơ. Nói cách

khác, chỉ có thể tiếp nhận những giá trị, những chuẩn mực giá trị bên ngoài

nào mà sự hiện diện của chúng không phá vỡ sự ổn định và tính hiện đại của

những giá trị truyền thống. Đồng thời, cần phát huy và nâng cao, đổi mới

những giá trị truyền thống, khắc phục những cái đã lỗi thời, những phản giá trị

ngoại nhập. Nhưng trong hoạt động thẩm mỹ, giá trị truyền thống thẩm mỹ

của dân tộc ta không chỉ là sự kết hợp giữa cái thực dụng (cái có ích) với cái

thẩm mỹ, mà ở trong quan hệ xã hội, cái thẩm mỹ còn gắn liền với cái đạo

đức và được thể hiện ở cái đạo đức. Những giá trị đạo đức truyền thống của

dân tộc, không chỉ là một hệ thống những qui phạm về mặt đạo đức, mà còn

là những nhân tố điều tiết các quan hệ giữa con người với con người về mặt

phá luật, về quan niệm sống, lối sống, chúng cũng là những chuẩn mực của

việc đánh giá thẩm mỹ và đánh giá nghệ thuật.

Phát huy những giá trị thẩm mỹ truyền thống, một mặt phải xét đến

thành quả được kết tinh trong truyền thống dựng nước và giữ nước cũng như

sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Nhân dân ta luôn đưa cả

trí tuệ, tài năng và tâm hồn vào qúa trình lao động và sáng tạo để tạo ra

những sản phẩm vật chất mới ngày một tốt hơn, tiện lợi hơn và đẹp hơn. Qúa

trình đó luôn ghi đậm dấu ấn của đức tính cần cù, thông minh, khéo léo với

giá trị thẩm mỹ tinh tế rất đặc thù của con người Việt Nam. Nhưng ở qúa trình

đó cũng phải thấy được những mặt hạn chế của những khuôn mẫu đã định

sẵn trong các dấu ấn của những kinh nghiệm, những thói quen tâm lý, phong

tục tập quán của truyền thống.

Thị hiếu còn mang tính nhân loại và thời đại. Thị hiếu thẩm mỹ tốt của

thời đại chúng ta là thị hiếu đứng trên đỉnh cao của văn minh nhân loại, tiếp

thu những cái tốt đẹp nhất của truyền thống dân tộc mà thụ cảm mà sáng tạo

cái đẹp. Đó là thị hiếu thẩm mỹ mang bản chất văn hoá tiên tiến, đậm đà bản

sắc dân tộc Việt Nam. Bắt nguồn từ cái đẹp, thị hiếu thẩm mỹ luôn phấn đấu

đạt đến cái đúng, cái thật, cái tốt, đó là bản chất và tiêu chí khoa học của một

thị hiếu thẩm mỹ hiện đại.

Page 50: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

IV. LÝ TƯỞNG THẨM MỸ

1. Khái niệm lý tưởng thẩm mỹ

Không thể xác định được nội dung khái niệm lý tưởng thẩm mỹ nếu

không dựa trên nền tảng chung của nó là lý tưởng, cùng với lý tưởng chính trị

- xã hội, lý tưởng đạo đức, lý tưởng tôn giáo. v.v.. thì lý tưởng thẩm mỹ là một

bộ phận hợp thành lý tưởng chung của mội nhóm người, một giai cấp, một xã

hội.

Danh từ lý tưởng biểu thị quan niệm của con người về sự hoàn thiện:

con người hoàn thiện và xã hội hoàn thiện. Trong ý thức cá nhân, lý tưởng là

ước mơ, là mục đích, nó định hướng cho hoạt động nói chung của mỗi cá

nhân. Xây dựng lý tưởng là tạo nên hình ảnh tưởng tượng có tính hiện thực

về khát vọng sống, về cái mong muốn, là dự kiến trong tâm trí kết quả cuối

cùng trong mọi hoạt động của cá nhân, của xã hội khiến cho hoạt động có

tính mục đích và có khả năng tạo thành nghị lực, thành sức mạnh và thành

hiện thực.

Lý tưởng chỉ đúng đắn và có khả năng trở thành hiện thực khi nó dựa

trên sự nhận thức khoa học về những mâu thuẫn trong hiện thực, về xu

hướng phát triển tất yếu khách quan của cuộc sống, về động lực của sự phát

triển lịch sử và đồng thời thấy rõ những phương thức thực tiễn để thực hiện lý

tưởng.

Lý tưởng một khi đã hình thành, tồn tại và phát triển thường được con

người bổ sung, làm phong phú, hoàn thiện hơn về mặt nội dung và cũng

chính vì vậy, ở mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử, lý tưởng của con người

mang tính tương đối, ổn định. Nhưng tuỳ theo những điều kiện kinh tế - xã

hội, thời đại nhất định thì lý tưởng của con người cũng có sự thay đổi, chuyển

hoá biểu thị thành hệ thống các giá trị khác nhau. Cho nên, cũng không thể có

lý tưởng cuối cùng của cuộc sống như quan niệm duy tâm khách quan trong

mỹ học thường hay khẳng định.

Page 51: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

Tóm lại, lý tưởng thẩm mỹ là tổng thể phương hướng cơ bản của đời

sống được kết lại thành hình ảnh mẫu mực cảm quan về sự hoàn thiện, hoàn

mỹ của con người và của xã hội, nói lên những xu hướng và qui luật của sự

tiến bộ Lịch sử; hình ảnh này có khả năng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu thẩm mỹ

của con người.

Chúng ta biết rằng, khác với quan hệ khoa học, lý luận, trong quan hệ

thẩm mỹ ngoài những tri thức có tính khách quan phù hợp với chân lý, nó còn

bao hàm cả thái độ chủ quan đối với khách thể. Vì vậy, trong lý tưởng thẩm

mỹ ta thấy bao hàm cả sự nhận thức về cái hoàn thiện, đang mong muốn, cần

phải có và cả tình cảm của chủ thể đối với chúng. Trong quan hệ thẩm mỹ, lý

tưởng thẩm mỹ thể hiện trong hình thức cụ thể - cảm tính, toàn vẹn của một

sự vật một hiện tượng, một con người nhất định hoặc một tác phẩm nghệ

thuật. Ví dụ qua hình tượng Thạch Sanh, Thánh Gióng, Cô Tấm, v.v... Những

hình tượng đó nói lên tình cảm yêu thương, qúy trọng của nhân dân ta đối với

mẫu người lý tưởng và cũng gợi ra ở người cảm thụ lòng say mê, mến phục.

Lý tưởng thẩm mỹ biểu hiện tập trung cao nhất của nhu cầu thẩm mỹ,

tình cảm thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ; hay nói một cách khác lý tưởng thẩm mỹ

là giai đoạn cao nhất của nhận thức, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ. Mọi xúc

cảm, biểu tượng, phán đoán đánh giá, cảm thụ và sáng tạo thẩm mỹ đều do

lý tưởng thẩm mỹ chi phối và tập trung ở lý tưởng thẩm mỹ.

Có thể nói hoạt động nói chung và hoạt động thẩm mỹ nói riêng của

con người bao giờ cũng mang xu hướng hiện thực hóa lý tưởng thẩm mỹ. C.

Mác đã chỉ rõ rằng trước khi con người hành động bao giờ con người cũng

hình dung trong trí tưởng tượng của mình hình ảnh của cái mà con người

mong muốn đạt tới. Điều đó khẳng định rằng trong hoạt động của con người

không chỉ cải biến dạng vật chất tự nhiên bên ngoài bằng hoạt động vật chất,

mà con người còn thực hiện những mục tiêu đã định sẵn trong ý thức, trong

trí tưởng tượng của họ. Và cũng như vậy, trong hoạt động thẩm mỹ, các hình

mẫu cảm quan về sự hoàn thiện, hoàn mỹ của lý tưởng thẩm mỹ sẽ định

hướng, điều chỉnh và thúc đẩy toàn bộ quá trình đó.

Page 52: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

Lý tưởng thẩm mỹ nói lên đặc trưng về sự hoàn thiện của các sự vật,

hiện tượng của hiện thực, về lối sống của con người. Trong lý tưởng thẩm

mỹ, có chứa đựng cả sự khái quát về những thuộc tính thẩm mỹ đã tồn tại

của hiện thực tự nhiên và xã hội, kể cả việc đề ra mục tiêu mà hoạt động

thẩm mỹ của xã hội phải vươn tới.

Lý tưởng thẩm mỹ là sản phẩm cao nhất của ý thức thẩm mỹ. Mọi hoạt

động thẩm mỹ đều nhằm thực hiện nó. Nghệ thuật đóng vai trò đặc biệt quan

trọng trong việc thể hiện lý tưởng thẩm mỹ. Bởi vì nghệ thuật tạo ra những

hình mẫu hình tượng nghệ thuật về hiện thực hoàn thiện; đồng thời lý tưởng

thẩm mỹ cũng nổi lên như là tiêu chuẩn về cái đẹp của những giai đoạn khác

nhau của sự nghiệp sáng tạo thẩm mỹ. Do đó mà nó có tính chất tổng hợp ở

thị hiếu thẩm mỹ. Khi thể hiện những nội dung khác nhau, do có sự khác nhau

về quyền lợi và mục đích của mỗi xã hội, nên những giai đoạn phát triển lịch

sử xã hội, lý tưởng thẩm mỹ vẫn giữ lại những mặt tiến bộ khách quan vốn có

trong nội dung ý thức thẩm mỹ của quá khứ. Nhờ vậy nó được kế thừa trong

lịch sử phát triển các lý tưởng thẩm mỹ nói chung của nhân loại.

2. Lý tưởng thẩm mỹ của nghệ thuật

Như đã phân tích ở trên, lĩnh vực hoạt động cơ bản của lý tưởng thẩm

mỹ là nghệ thuật. Lý tưởng thẩm mỹ trong nghệ thuật đóng vai trò mục tiêu

sáng tạo của nghệ thuật. Vậy lý tưởng thẩm mỹ trong lịch sử phát triển của

nghệ thuật như thế nào?

(1) Lý tưởng thẩm mỹ của nghệ thuật nguyên thủy, đó là các nghệ thuật

thành vách, các thiên thần thoại anh hùng ca thời cổ đã thể hiện lý tưởng

thẩm mỹ của người nguyên thủy là tưởng hướng về mẫu người chiến thắng

muốn tách mình ra khỏi giới tự nhiên, chinh phục lại tự nhiên. Biểu tượng con

người giành được ngọn lửa thiêng trong tay thần linh, con người không còn

run rẩy trước tự nhiên mà có khả năng chinh phục tự nhiên.

Khát vọng sức mạnh của con người nguyên thủy là khát vọng sức

mạnh của sư tử, của sự khôn khéo một chim ưng, v.v. Tuy muốn tách mình ra

khỏi tự nhiên, người nguyên thủy không muốn đổi lấy sức mạnh của mình với

Page 53: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

sức mạnh của tự nhiên, mà chỉ đem sức mạnh của mình gia nhập vào tự

nhiên. Đồng thời lý tưởng thẩm mỹ của người nguyên thủy cũng còn là lý

tưởng về sự phồn thực; đông con, nhiều cháu, lúa bắp đầy nương, lợn gà đầy

chuồng, trâu bò đông đúc trên những thảo nguyên bao la, v.v...

(2) Lý tưởng thẩm mỹ của nghệ thuật cổ Hy lạp, với ba hình mẫu tiêu

biểu: mẫu người công dân anh hùng như Hécto, như Axin, vinh quang như

thần chiên thắng. Mẫu người nhà hiền triết có tài. Người Hy lạp cổ đại không

chỉ có khát vọng về sức mạnh của đường gươm của chiến trận, mà còn đánh

giá cao sức mạnh của tài trí, của trí tuệ con người. Suốt mười năm trời vây

thành Tơroa, biết bao anh hùng ngã xuống vẫn không vào được thành. Cuối

cùng nhờ vào tài trí của Uylítxơ mà quân của Agamennông đem được con

ngựa gỗ vào thành, và do đó mử được cổng thành. Cả thiên Iliát của Hôme

để ca ngợi các anh hùng đánh thành và giữ thành Tơroa. Nhưng cả thiên

Ôđitxê của nhà thơ lại chỉ ca ngợi mưu trí của một Uylixơ trên đường trở về

quê nhà. Nhà hiền triết có tài còn là mẫu mực như: Đêmôcrít, Platôn, Arixtốt.

Mẫu người: nhà quán quân thể thao. Khát vọng về con người có sức mạnh

của người Hy lạp cổ đại gắn liền với nhiệm vụ rèn luyện cơ thể của con

người. Người đẹp là người có cơ bắp cuồn cuộn có thể quật ngã sư tử, hổ,

báo. Người đẹp là người có hình mẫu lý tưởng như hình người ném đĩa Mirôn

trong hội đua tranh tài ôlempích còn được lưu truyền đến ngày nay.

(3) Lý tưởng thẩm mỹ của nghệ thuật Trung cổ, do xã hội phong kiến

vốn có nhiều kịch tính, do đó sinh ra nhiều hình thái lý tưởng thẩm mỹ trái

ngược nhau. Một mặt lý tưởng thẩm mỹ phụ thuộc vào đức tin của Thiên

chúa giáo, về sự siêu thoát tâm linh về thiên đường; nhưng mặt khác ở một

thái cực khác, cuộc sống thế tục vẫn chi phối mãnh liệt con người, mà thi ca ở

thời kỳ cuối cùng của xã hội Trung cổ vẫn hướng về một hình mẫu kỵ sĩ, (hiệp

sĩ) một người, một ngựa, một gươm trong tim tôn thờ một nàng, rồi đi khắp

nhân gian, thấy việc bất bình là can thiệp.

Trung cổ phương Đông, do chế độ chuyên chế độc đoán, xã hội không

có sự binh quyền tối thiểu, nhà vua là kẻ nắm quyền sở hữu duy nhất, có

Page 54: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

quyền thống trị tuyệt đối trên mỗi số phận con người. Ở đây lý tưởng thẩm mỹ

là lý tưởng chiến thắng, lý tưởng anh hùng có sắc thái đặc biệt ít nhân đạo và

có nhân tố huyền bí. Cho nên, mẫu người lý tưởng là các Pharaông (Ai cập),

gắn liền với uy lực siêu nhiên huyền bí vượt lên những đức tính của con

người bình thường. Vì thế, tượng Pharaông thường có vẻ kỳ quái, những nét

tạc được nhấn mạnh trên bàn tay để nói bàn tay sắt, những mảng tóc nặng

nề như đổ khối để nói đến quyền uy tuyệt đối, vững vàng. Và khi nhấn mạnh

nguồn gốc siêu nhiên thì nghệ thuật đã tạc đầu các Pharaông gắn vào mình

con sư tử (nhân sư đặt cạnh các kim tự tháp vẫn còn sừng sững trên các sa

mạc của Ai cập cho đến ngày nay.

(4) Lý tưởng thẩm mỹ của nghệ thuật Phục hưng, trong nghệ thuật

Phục hưng là lý tưởng của giai cấp tư sản đang được hình thành và bước

đầu phát triển. Cuộc cách mạng về văn hóa thời kỳ này tạo nên một nghệ

thuật tiến bộ chống thần quyên tôn giáo, đòi giải phóng con người. Cho nên,

lý tưởng thẩm mỹ thời Phục hưng là lý tưởng thẩm mỹ nhân văn, nó hướng

tới ba mẫu người: Mẫu người công dân anh hùng, nhưng khác với thời cổ đại

Hy Lạp. Bởi là con người có chiều sâu nội tâm, khổng lồ về tầm vóc, về tài tử,

về năng lực sẵn sàng đón nhận mọi nhiệm vụ, mọi thử thách. Mẫu người nhà

bác học, là những người khổng lồ về hiểu biết, muốn nắm hết mọi tri thức để

xây dựng cuộc sống mới. Mẫu người nhà tư sản, biết làm giàu, biết mở công

xưởng sản xuất và buôn bán lớn.

Nhìn chung lý tưởng thẩm mỹ thời Phục hưng còn có nét trừu tượng và

chưa hoàn chỉnh vì nó mới chỉ đặt vấn đề giải phóng con người nói chung; nó

cũng bộc lộ một khía cạnh nào đó của nhà tư sản, một “thương nhân lém

lỉnh”, nhưng khôn ngoan.

(5) Lý tưởng thẩm mỹ của nghệ thuật cổ điển (XVII), sự hòa hoãn của

giai cấp tư sản và giai cấp địa chủ phong kiến qúy tộc thời kỳ này đã tạo nên

một nghịch lý trong lý tưởng thẩm mỹ cổ điển. Cho nên, nghệ thuật cổ điển

hướng đến mẫu người công dân quý tộc, đó là con người anh hùng, sẵn sàng

thực hiện mọi nhiệm vụ quốc gia. Nhưng người anh hùng đó luôn tự phải giải

Page 55: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

quyết giữa một bên là tình cảm với một bên là nhiệm vụ, bên này là nghĩa và

bên kia là tình. Đồng thời, chúng ta còn thấy lý tưởng dục vọng tư sản cuối

cùng vẫn thắng lý tưởng công dân hiệp sĩ kiểu phong kiến đã lỗi thời.

(6) Lý tưởng thẩm mỹ nghệ thuật Khai sáng (XVIII), đây là thời kỳ sôi

động của cách mạng tư sản và của giai cấp tư sản nhằm xóa bỏ thế hoà hoãn

với giai cấp địa chủ phong kiến, xoá bỏ chế độ phong kiến. Cho nên mẫu

người lý tưởng thời kỳ này hướng về mẫu người hành động có lý trí, kiến nghị

và đầy trách nhiệm.

(7) Lý tưởng thẩm mỹ của nghệ thuật lãng mạn, lý tưởng thẩm mỹ thời

kỳ này là rất phức tạp. Nó phức tạp về thiên hướng và về sắc độ. Nó mang

tính chất của nghệ thuật Lãng mạn tích cực và Lãng mạn tiêu cực.

Đặc điểm chung của lý tưởng thẩm mỹ Lãng mạn là lý tưởng khát vọng

về một cuộc sống hoàn thiện ở bên ngoài hiện thực, vượt lên trên cuộc đời

thường. Đặc điểm riêng trong lý tưởng thẩm mỹ của lãng mạn tích cực là

muốn đấu tranh cho tự do con người, nhưng vấn đề đặt ra của họ còn quá

mơ hồ, sống giữa thế giới bạo tàn mà họ chỉ kêu gọi lòng từ thiện và vì không

đặt lý tưởng vào thực tại cuối cùng, nên nghệ thuật Lãng mạn thường thiếu

lòng tin vững chắc vào sức mạnh thực tế của con người Giăng Văn Giăng tu

thiện gần như trở thành thánh nhân, nhưng khi chết thì vẻ đẹp của ông chỉ

còn vương lại đâu đó trên nấm mồ cô quạnh trong những chiều vàng lá rụng

khôn nguôi của khát vọng, của niềm mong ước. Rồi có Exmêranđa hiện ra

như thiên thần trong một thế giới rách nát, còn Quadimôđô sánh bừng lên một

phẩm chất đẹp bên trong qua hình hài xấu xí: chột, thọt, gù. Nhưng khi nhà

văn Víchto Hugô khép cuốn tiểu thuyết “Nhà thờ đức Bà Pari”, hẳn ta cảm

nhận ngay được một không gian như tràng xuống, âm u, vô vọng trong hình

hài bộ xương mảnh mai đến thương hại của Exmêranđa được bộ xương thọt,

gù của Quadimôđô ôm ấp nâng niu.

(8) Lý tưởng thẩm mỹ của nghệ thuật Hiện thực phê phán do biết đặt lý

tưởng vào thực tại của cuộc sống của nhân dân mà lý tưởng thẩm mỹ của

nghệ thuật hiện thực phê phán có một nội dung lịch sử. Các nghệ sỹ hiện

Page 56: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

thực phê phán cố gắng tìm các giải quyết mặt thẩm mỹ của cái đang mong

muốn và cái cần phải có - cái con người có thể đạt tới như một mục đích, đích

thực của cuộc sống. Các nhân vật của Bandắc, stăngđan, Đíchken, Tônxtô

Tsêkhốp, v.v... tìm thấy con người những năng lực dự trữ về những khả năng

chống lại cuộc sống tầm thường, tàn bạo. Bên cạnh sự phát hiện ra cái ác,

phát hiện ra các nguyên nhân tha hóa con người, và cho dù các nhân vật của

nghệ thuật Hiện thực phê phán thường bị hoàn cảnh lấn át, thì đằng sau

những thiên truyện của họ, vẫn toát lên vẻ đẹp bên trong và những khả năng

bên trong của con người, mặc dù chưa bộc lộ đầy đủ.

(9) Lý tưởng thẩm mỹ của nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa, lý

tưởng thẩm mỹ hiện thực xã hội chủ nghĩa không cố gắng tìm cách giải quyết

mặt thẩm mỹ của cái đáng mong muốn và cái cần phải có chỉ như một mục

đích, mà tìm cách thực hiện nó trong thực tiễn cách mạng. Chính vì vậy mẫu

người của nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa là mẫu người có khả năng

cải tạo hiện thực khách quan phấn đấu cho một lý tưởng cao đẹp. Con người

phát triển và hoàn thiện; đó là lý tưởng thẩm mỹ vừa phù hợp với giấc mơ

chân chính của nhân loại, vừa dựa trên những tiền đề và cơ sở thực tế sẽ là

lý tưởng thẩm mỹ phản ánh đúng xu thế tất yếu của lịch sử.

Chương 4. CÁC PHẠM TRÙ MỸ HỌC CƠ BẢN

Các phạm trù mỹ học là những khái niệm chung nhất, rộng nhất thể

hiện nhận thức khái quát của con người về những hiện tượng thẩm mỹ trong

tự nhiên, xã hội, con người và nghệ thuật. Phạm trù nền tảng, có tính chất

khái quát và rộng nhất trong hệ thống các phạm trù mỹ học cơ bản là phạm

trù cái thẩm mỹ (quan hệ thẩm mỹ) mà chúng ta đã nghiên cứu ở chương 2,

chương các quan hệ thẩm mỹ. Hệ thống các phạm trù mỹ học là một vấn đề

còn được tiếp tục được nghiên cứu và mở rộng và phát triển thêm; nhưng

chương này chúng ta đề cập đến một số phạm trù mỹ học cơ bản: cái đẹp,

cái bi, cái hài và cái cao cả.

Page 57: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

I. CÁI ĐẸP

Cái đẹp vừa là phạm trù cơ bản, vừa là phạm trù trung tâm của mỹ học.

Vị trí đó không phải do ý muốn chủ quan của các nhà mỹ học xác lập mà do

chính vai trò của cái đẹp trong đời sống qui định. Điều đó cũng khẳng định

rằng cái đẹp trước hết là những đặc tính thẩm mỹ vốn có của các sự vật trong

tự nhiên, trong xã hội, trong sản xuất vật chất và tinh thần, trong nghệ thuật.

Phạm trù cái đẹp bắt nguồn từ hiện thực, có cơ sở khách quan trong

đời sống, nhưng đồng thời nó cũng dùng để đánh giá tất cả những hiện

tượng thẩm mỹ tích cực, còn cái xấu được dùng để đánh giá phủ định tất cả

những hiện tượng thẩm mỹ tiêu cực trong hiện thực và trong nghệ thuật. Nhờ

quá trình lao động cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân, con người dần dần

phát hiện và nhận thức ra qui luật phổ biến của cái đẹp. Từ những sự quan

sát bình thường chỉ ra cái gì đẹp, cái gì xấu, đến chỗ có thể định nghĩa về cái

đẹp quả là một quá trình lâu dài, khó khăn trong lịch sử phát triển của mỹ học.

Chính vì vậy, trước hết cái đẹp được hình thành khi con người biết đối chiếu,

so sánh với cái xấu. Dần dần mở rộng ra, con người đã biết dùng khái niệm

cái đẹp để chỉ tất cả những gì của đời sống thẩm mỹ có khả năng khơi dậy ở

nơi tâm hồn những cảm xúc thẩm mỹ trong quá trình con người đồng hóa,

sáng tạo và cảm thụ thẩm mỹ. Người ta coi cái đẹp là sự hài hoà, sự đối

xứng, sự tao nhã, sự linh hoạt, là cái có chất lượng, là cái trật tự, v.v... Tiến

dần lên, người ta coi cái đẹp gắn liền với sự tiến bộ, cách mạng và mang tính

nhân văn sâu sắc. Có nghĩa là cái đẹp được coi như một tiêu chuẩn khách

quan, phổ biến của hoạt động đánh giá thẩm mỹ. Thật vậy, cái đẹp không chỉ

là đối tượng nghiên cứu của mỹ học mà nó còn là một lĩnh vực rất đa dạng

phong phú của nhiều ngành khoa học khác.

Cái đẹp trong tự nhiên, trong xã hội và trong nghệ thuật có rất nhiều

hình thức tồn tại khác nhau. Đó là cái đẹp của những kết cấu vật chất về

không gian, về mầu sắc, ánh sáng, khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười, lời nói, hơi

thở, cử chỉ, tâm hồn, tư tưởng con người, có khi lại là một hình tượng của tác

phẩm nghệ thuật. Cái đẹp tồn tại dưới muôn vàn hình thức khác nhau và

Page 58: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

cũng thật khó khăn để định nghĩa cái đẹp, xây dựng những chuẩn mực của

cái đẹp. Nói như Hêghen thì hãy để mặc cái đẹp trong “vương quốc của cảm

giác”, hoặc dành hoàn toàn cho sự thưởng ngoạn trực tiếp, để khỏi phá vỡ

tính toàn vẹn, đánh mất vẻ tươi nguyên vốn có của nó, như quan niệm của

Cantơ. Vì thế, mà L.Tônxtôi đã viết “Sách viết về cái đẹp đã chất lên thành

núi, nhưng cái đẹp vẫn là một câu đố giữa cuộc đời”. Vậy cái đẹp là gì? Bản

chất của cái đẹp là gì? Và trong lịch sử mỹ học có những khuynh hướng cơ

bản nào nghiên cứu cái đẹp?

1. Bản chất của cái đẹp

Vấn đề cái đẹp là một vấn đề trung tâm của mỹ học, nên nó được tất cả

các nhà mỹ học đều quan tâm nghiên cứu bởi tính mục đích, phương pháp cụ

thể khác nhau. Nhưng về cơ bản trong lịch sử mỹ học có ba khuynh hướng

chung là duy tâm khách quan duy tâm chủ quan và duy vật.

Chủ nghĩa duy tâm khách quan đều coi nguồn gốc của cái đẹp ở “thế

giới ý niệm” hay “ý niệm tuyệt đối”, đó là cái từ thế giới thuần túy trừu tượng

bên ngoài sự vật, truyền tính thẩm mỹ vào các sự vật chứ không có cơ sở

khách quan. Nói một cách chính xác hơn, theo họ cái đẹp không phải là thuộc

tính của vật chất mà là thuộc tính của tinh thần siêu tự nhiên hoặc cảm giác

chủ quan thuần tuý.

Ngay từ thời cổ đại Platôn coi cái đẹp thuộc về thế giới tinh thần, nó tồn

tại ở thế giới giới ý niệm và chi phối cái đẹp trong tất cả các sự vật cảm tính.

Plalôn đã dùng phương pháp đối thoại giữa nhà hiền triết anh minh thời cổ

đại là Xôcrát với Hippias Anh để giải quyết hai vấn đề của cái đẹp: cái đẹp là

gì và cái gì là đẹp? Platôn nêu những quan niệm duy vật về cái đẹp, như cái

đẹp là một đồ vật, một sự vật, một động vật, một con người nào đó để thấy

rằng cái đẹp nằm trong những thể thống nhât, đa dạng, cái đẹp mang tính

tương đối trong sự so sánh, cái đẹp là cái có ích. Sau khi nêu ra những quan

điểm đó, ông đã bác bỏ chúng và đề xuất, giải thích những quan điểm của

mình về cái đẹp. Chẳng hạn trong đối thoại Hippas Anh, Platôn đã viết:

- Xôcrát hỏi: đẹp là gì?

Page 59: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

- Hippas Anh trả lời: một cô gái.

- Xôcrát: con ngựa cái, con ngựa Thơraxơ lai giống spáctơ há chẳng

đẹp sao? Cây đàn Lia có đẹp không? Cái lọ này có đẹp không? Đúng, đúng là

cái lọ đẹp nhất so với thiếu nữ cũng xấu rồi.

- Hippias Anh: vậy đẹp là vàng. Vàng đẹp tuyệt đối. Dù trước có xấu

nay có vàng là đẹp. Vâng trang sức cho người xấu thành đẹp.

- Xôcrát: nhưng Phêdiát tạo ra bức tượng Athéna không phải bằng

vàng mà bằng ngà voi, vậy mà bức tượng này là bức tượng đẹp nhất. Một cái

hũ bằng sành nếu dùng một chiếc thìa gỗ cùng với nó sẽ đẹp biết bao, còn

dùng bằng thìa vàng thì tỏ ra không phù hợp, có thể là xấu.

- Hippiát Anh: vậy đẹp là giàu có, là sức khoẻ. Được mọi người kính

trọng, được sống mãi đến tuổi già.

- Xôcrát: đó là những cái bình thường, vậy cái phi thường có đẹp

không? Các vị anh hùng, con đẻ của thần linh bất tử có đẹp không? Tôi nghĩ

cái thông thường và cái phi thường đều đẹp cả.

- Hippiát Anh: vậy ông cho đẹp là gì?

- Xôcrát: đối với chúng ta cái đẹp là cái có ích. Và trong học thuyết mỹ

học của mình Xôcrát cho rằng, cái sọt đựng phân nếu có ích nó cũng đẹp.

Như vậy, theo quan điểm của Platôn cái đẹp là một ý niệm có sẵn, nó

sản sinh ra cái đẹp của mọi sự vật và soi sáng cái đẹp nơi tâm hồn con

người. Cái đẹp tồn tại vĩnh cửu, nó không bị hủy diệt, không tăng không giảm,

nó không đẹp ở chỗ này mà xấu ở chỗ khác. v.v... Đối với cái gọi là sáng tạo

thẩm mỹ chẳng qua chỉ là sự “Thần nhập” hay “sự “mách bảo” của thần linh

mà thôi. Tư tưởng này được các nhà thần học thời trung cổ khẳng định lại.

Đó là tư tưởng của Tômát Đacanh, khi ông cho rằng: cái đẹp là sự nhận thức

mang lại sự thích thú. Cái đẹp chân chính là Chúa. Vì thế muốn nhận thức

được cái đẹp phải hòa mình vào Chúa.

Page 60: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

Ở một hình thức khác, Hêghen cho rằng, “ý niệm tuyệt đối” vận động

đến một trình độ nào đó thì nảy sinh cái đẹp (cái đẹp trong nghệ thuật) Cái

đẹp chính là sự thể hiện đầy đủ của ý niệm trong một sinh thể riêng lẻ, rằng

cần phải loại bỏ cái đẹp trong tự nhiên và nếu có cái đẹp trong tự nhiên thì nó

chỉ là sự phản ánh cái đẹp tinh thần.

Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng cái đẹp phụ thuộc vài ý thức chủ

quan của con người mà cụ thể hơn là ý thức chủ quan của mỗi cá nhân sản

sinh ra cái đẹp. Trong quá trình cảm thụ thẩm mỹ của các hiện tượng, sự vật

cảm tính, con người mang tính thẩm mỹ truyền vào nó và làm cho nó trở nên

đẹp. Một trong những đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa duy tâm chủ quan là

Cantơ. Theo Cantơ, vấn đề chủ yếu không phải cái gì là cái đẹp, mà phán

đoán về cái đẹp là gì. Phán đoán về cái đẹp là phán đoán về thị hiếu, không

phải là sự phán đoán về nhận thức, phán đoán về lôgíc mà phán đoán là tình

cảm chủ quan. Phán đoán thị hiếu thuần túy là sự thưởng ngoạn thẩm mỹ của

cá nhân, là cái không vụ lợi và tự do. Cho nên không có khái niệm về cái đẹp

và cũng không có qui tắc phán đoán về cái đẹp. Vì vậy, chủ nghĩa duy tâm

chủ quan về cái đẹp coi tiêu chuẩn đánh giá cái đẹp sẵn có trong mỗi cá

nhân, là cái gì đó gợi lên khoái cảm thẩm mỹ thì đó là cái đẹp.

Chủ nghĩa duy vật trước C. Mác đã có công trong việc đấu tranh chống

chủ nghĩa duy tâm về cái đẹp. Từ Arixtốt đến Điđơrô đến Tsécnưsépxki đều

khẳng định cái đẹp không phải là sản phẩm của ý niệm tuyệt đối hay ý muốn

chủ quan của con người, nó không tồn tại thuần túy, mà chính là thuộc tính

khách quan vốn có của các sự vật và hiện tượng. Tuy nhiên, do những

nguyên nhân về mặt lịch sử mà chủ nghĩa duy vật trước C. Mác đã không giải

thích đúng đắn bản chất của cái đẹp.

Theo quan điểm của các nhà duy vật trước C. Mác thì bản chất của cái

đẹp thể hiện ở quan hệ hình thức giữa các yếu tố tự nhiên như vật lý, sinh

học, hoá học tồn tại khách quan, có trước con người. Chính vì vậy cái đẹp

thường được coi là cái “tính có tỷ lệ” hoặc là “sự cân xứng", hoặc là “sự hài

hoà” hoặc là sự “thống nhất trong đa dạng". Một số nhà mỹ học Anh thế kỷ

Page 61: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

XVIII cố gắng xác định những dấu hiệu chung của cái đẹp. Chẳng hạn, như

Bớccơ coi cái đẹp có những dấu hiệu căn bản như: kích thước không lớn của

đối tượng, sự nhịp nhàng của hình dáng, tính chu trình tự trong sự thay đổi

hình thức và mầu sắc của sự vật, hiện tượng v.v... Ngược lại W. Hôga lại cho

rằng, những đường lượn sóng là đẹp nhất vì nó uyển chuyển trong sự thay

đổi ví như nhưng con sóng, mái tóc gợi sóng. Theo ông bố cục đẹp nhất là bố

cục kim tự tháp, còn trong điêu khắc hình tượng con người đẹp nhất giống

như chữ S, là hình tượng phổ biến của các vị thần Hy Lạp, v.v...

Đáng lưu ý nhất là quan điểm của nhà mỹ học cách mạng dân chủ Nga

Tsécnưsépxki. Ông định nghĩa cái đẹp: “Cái đẹp cuộc sống”. Khi định nghĩa

cái đẹp là cuộc sống thì Tcsépnưsépx ý nói đến không chỉ nguồn gốc của cái

đẹp nằm trong bản thân hình thức thực tại, trong cuộc sống, mà ông còn lưu ý

rằng, chúng ta chỉ có thể coi một sự vật, hiện tượng cụ thể là đẹp nếu ở nó có

đặc tính của cuộc sống được biểu lộ rực rỡ và đầy đủ nhất. Cho nên, theo

ông cái đẹp không phải đơn thuần là một hiện tượng có tính chất sinh học mà

trong cái đẹp có mối quan hệ biện chứng giữa cái có tính sinh vật và cái có

tính xã hội, giữa cái khách quan và cái chủ quan, giữa cái thuộc hiện thực và

cái thuộc lý tưởng. Song hạn chế của ông là ở chỗ, mặc dầu ông có cho rằng

con người và cuộc sống của con người là tiêu chuẩn cao nhất của cái đẹp,

nhưng ông nhìn con người một cách chung chung, phi lịch sử, và không đánh

giá đúng vai trò của con người trong quá trình cải tạo tự nhiên - xã hội và

chính bản thân con người.

Các nhà mỹ học duy vật trước C. Mác đã tách rời tính lịch sử cụ thể

của các hiện tượng thẩm mỹ của cái đẹp khi họ đi tìm bản chất của cái đẹp ở

mối quan hệ nội tại giữa các yếu tố, các bộ phận cấu thành của sự vật hiện

tượng trong khi lẽ ra phải tìm cái đẹp, cũng như mọi hiện tượng thẩm mỹ

khác, ở mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng với xã hội.

Trước khi có loài người, thì đã có sự tồn tại khách quan của các sự vật,

hiện tượng, hệ thống vật chất trong tính vô tận và vĩnh viễn của nó. Và gần

gũi hơn là các sự vật, hiện tượng vật chất trên trái đất này như núi, sông, cỏ

Page 62: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

hoa, đất đá, động vật, v.v... Tất cả các hiện tượng tự nhiên ấy đều có những

thuộc tính đa dạng, phong phú và chúng không phải vì có loài người hay

không có loài người mà thay đổi cấu trúc tự nhiên của nó. Cái cây mọc đứng

có lá, có hoa, hoa nở vào mùa xuân kết trái vào mùa hè, lá rụng vào mùa

đông, v.v... đó là bản chất tự nhiên của thực vật. Nhưng cái đẹp thì khác,

không phải là mầu xanh của lá, mầu đỏ của hoa, v.v... mà bằng lao động con

người đã phát hiện ra tính nhân loại của tự nhiên. Từ đó, thiên nhiên bộc lộ

với con người và chỉ riêng đối với con người - xã hội những giá trị mà con

người thích dụng. Trải qua một quá trình lâu dài, con người phát hiện ra

những thuộc tính thẩm mỹ của sự vật hiện tượng và đồng hoá các thuộc tính

ấy trong đời sống thẩm mỹ. Sự đồng hoá này không chỉ giới hạn ở sự chiêm

nguỡng mà còn bao hàm cả sự sáng tạo thẩm mỹ nói chung của con người.

Chính vì vậy trước mặt chúng ta giả sử có một bông hoa; nhưng nó được thể

hiện dưới nhiều hình thức và giá trị khác nhau: có thể là bông hoa sinh học,

bông hoa y học, bông hoa thương mại và bông hoa thẩm mỹ. Trong đó bông

hoa thẩm mỹ là giá trị thẩm mỹ của nó có tính xã hội của con người. Không có

con người thì không có cái đẹp của bông hoa và cái đẹp của bông hoa không

phải do mầu đỏ, mầu trắng, mầu vàng, hay sự đắt giá của nó quyết định mà

do ý nghĩa xã hội trong quá trình đồng hoá thẩm mỹ của con người.

Mỹ học Mác - Lênin đã khắc phục được những thiếu sót trong những

quan điểm siêu hình của tư tưởng mỹ học duy vật trước đó; đồng thời cũng

phê phán những quan điểm không đúng của chủ nghĩa duy tâm về cái đẹp. Ý

nghĩa cách mạng của mỹ học Mác - Lênin là đã khẳng định bản chất của cái

đep trong tính biện chứng và lịch sử - xã hội của nó.

Cái đẹp là một trong những thuộc tính thẩm mỹ của hiện thực. Nó chính

là một giá trị xã hội mang tính khách quan, rộng rãi của các sự vật, hiện

tượng toàn vẹn, cụ thể, cảm tính được con người xã hội cảm thụ - đánh giá

và sáng tạo. Tiêu chuẩn khách quan của cái đẹp thể hiện ở chỗ những thuộc

tính thẩm mỹ của nó trong các sự vật, hiện tượng đẹp phải phù hợp với tình

cảm - thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ - xã hội của một thời đại nhất định. Bản

Page 63: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

chất của cái đẹp sẽ được soi sáng thêm khi chúng ta xét mối liên hệ giữa nó

với một số các phạm trù khác gần gũi với nó như: sự khoái cảm - cái có ích -

cái thật và cái tốt và đây cũng là những dấu hiệu đặc trưng của cái đẹp, xác

định bản chất của cái đẹp.

(1) Cái đẹp là cái gây nên ở tâm hồn con người - khoái cảm tinh thần,

khi cảm thụ, chiêm ngưỡng những hiện tượng đẹp của tự nhiên - xã hội và

nghệ thuật đều tác động nơi tâm hồn con người những phản ứng cảm xúc -

cảm nghĩ tích cực, làm cho con người hân hoan và vui sướng. Từ đó có quan

điểm mỹ học đã đồng nhất cái đẹp với cái gây khoái cảm và họ đi tìm qui luật

của cái đẹp trên mặt tâm sinh lý. Thực ra cái đẹp là cái có khả năng gây khoái

cảm nhưng không đồng nhất với khoái cảm nói chung của con người, mà là

khoái cảm thẩm mỹ. Cho nên, sự đồng nhất cái đẹp với cái gây khoái cảm

dẫn đến chủ nghĩa sinh vật, chủ nghĩa hình thức và chủ nghĩa tự nhiên trong

mỹ học.

(2) Cái đẹp liên quan chặt chẽ trực tiếp hoặc gián tiếp đến cái có ích,

nhưng nó không đồng nhất với cái có ích. Rõ ràng quan hệ thẩm mỹ đối với

hiện thực không phải là quan hệ trực tiếp tiêu dùng. Một bức tranh tĩnh vật

vẫn đẹp mặc dầu trái cam, trái quít vẽ trong tranh không thể đáp ứng nhu cầu

ăn uống của con người. Tuy nhiên, cái đẹp và cái có ích không mâu thuẫn và

không tách rời nhau; nhưng đồng nhất cái đẹp với cái có ích thì rơi vào chủ

nghĩa vụ lợi, thực dụng. Cái có ích, lợi ích ẩn dấu trong cái đẹp và được cái

đẹp biểu hiện không phải là lợi ích vật chất mà lợi ích tinh thần - xã hội, vì nó

thoả mãn những nhu cầu thẩm mỹ và nhu cầu tinh thần nói chung của con

người. Mặt khác cái đẹp là cái có ích là nhờ vào ý nghĩa giáo dục của nó xét

về nhiều khiá cạnh khác nhau của đời sống tinh thần như chính trị, đạo đức,

pháp quyền, khoa học, v.v... Cantơ đã tuyên truyền cho chủ nghĩa hình thức

trong nghệ thuật và cho rằng quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật” là sai lầm.

(3) Cái đep phải dựa trên cái thật và cái tốt, từ lâu người ta đã có quan

niệm cho rằng chân - thiện - mỹ là hệ giá trị cao nhất trong đời sống tinh thần

cái mà con người cần phải vươn đến, phải đạt được để khẳng định sự hoàn

Page 64: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

thiện và phát triển. Quả thực cái giả không thể đẹp, cái xấu không thể đẹp.

Một tác phẩm nghệ thuât chỉ đẹp và có giá trị đích thực khi nó phản ánh sự

thật của cuộc sống, giải quyết những yêu cầu, nhiệm vụ của thực tiễn xã hội.

Cho nên, cái đẹp dựa trên cái thật, cái tốt (khiá cạnh đạo đức); nhưng có

những cái thật cái tốt chưa phải là cái đẹp, chúng chỉ trở thành đẹp khi hiện ra

trong hình tượng cảm tính - cụ thể và được con người cảm thụ thẩm mỹ.

Tóm lại, cái đẹp giữ vị trí trung tâm của quan hệ thẩm mỹ, dùng để khái

quát những giá trị xã hội tích cực, khách quan, rộng rãi của hiện thực thẩm

mỹ, xuất phát từ thực tiễn, tồn tại dưới dạng hình tượng toàn vẹn, cụ thể -

cảm tính phù hợp với nhu cầu, tình cảm, thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ - xã hội

nhất định.

Vấn đề cái đẹp là một vấn đề phức tạp có độ đa dạng rất lớn. Do đó,

khi nghiên cứu cái đẹp phải nghiên cứu bởi mối liên hệ khách quan của các

hiện tượng, của các qui luật phát sinh, phát triển và biến đổi của chúng với

các nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu tinh thần của con người trong quá trình đó. Ở

đây, tất nhiên phải chú ý đến thiên hướng cá nhân, thiên hướng vươn tới cái

đẹp, cái hoàn thiện bao chứa cái có ích, cái chân, cái thiện, cái mỹ của đời

sống tinh thần. Nhưng toàn bộ các yêu tố tạo thành cái đẹp, xét cho cùng là

cái có tính cân xứng, hài hòa, gây được khoái cảm thẩm mỹ tích cực đối với

con người.

Như vậy, ngọn nguồn của bản chất vươn tới cái đẹp, cái sáng tạo theo

qui luật của cái đẹp, đầu tiên là cái nằm trong bản chất tự nhiên, sinh học rồi

phát triển rộng ra xã hội trong tiến trình phát triển của lịch sử. Có hiểu như

vậy mới khắc phục được tính phiến diện trong sự cảm thụ, đánh giá và sáng

tạo cái đẹp. Bởi vì, C. Mác nói: “Con người là tự nhiên có tính chất người”.

Cũng vì vậy chúng ta cần nghiên cứu cái đẹp trên cả ba phương diện: cái đẹp

trong tự nhiên, cái đẹp trong xã hội và cái đẹp trong nghệ thuật.

2. Cái đẹp trong tự nhiên

Page 65: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

Vấn đề đặt ra ở chỗ tự nhiên rõ ràng đã tồn tại trước con người, vậy có

cái đẹp trong tự nhiên không? Nếu có cái đẹp trong tự nhiên thì cái đẹp đó có

tồn tại tự nó, mang tính khách quan và có trước con người?

Trước hết, chúng ta thấy toàn bộ giới tự nhiên dù thể hiện dưới các

hình thức các sự vật, hiện tượng, hệ thống vật chất cụ thể khác nhau, thì nó

luôn ở trong trạng thái vận động, biến đổi không ngừng; đồng thời nó tồn tại

khách quan độc lập với ý thức của con người. Còn sự xuất hiện con người,

xã hội cũng chỉ là kết quả trong lịch sử phát triển của giới tự nhiên. Cho nên,

không thể phủ nhận yếu tố sức sống của tự nhiên tham gia vào định chuẩn

cái đẹp thẩm mỹ. Đó là các yếu tố sinh học, vật lý dưới các hình thức khác

nhau về cấu trúc, hình dáng, mầu sắc, tính chất, v.v... của tự nhiên, nó tương

quan với hoạt động thẩm mỹ của con người.

Tự nhiên (thiên nhiên nói chung) là nơi bắt đầu của mọi cái đẹp, vẻ đẹp

của mây, gió, trăng, hoa, tuyết núi song, là nguồn cảm hứng và đồng thời là

đối tượng miêu tả của nghệ thuật, cũng như nó thể hiện tính đa dạng, phong

phú, sinh động trong quan hệ thẩm mỹ của con người. Nhưng trong lịch sử

mỹ học có rất nhiều quan điểm khác nhau về cái đẹp trong tự nhiên.

Các nhà mỹ học duy tâm khách quan mà tiêu biểu là Hêghen. Ông

không phủ nhận cái đẹp trong tự nhiên, nhưng cho rằng: cái đẹp trong tự

nhiên dù thể hiện dưới hình thức nào, chúng vẫn là cái đẹp không chủ ý, là

cái phù du, là cái đẹp không có tinh thần, thiếu lý tưởng. Ngược lại các nhà

mỹ học duy tâm chủ quan cũng bỏ quên cái đẹp vốn có của tự nhiên và có

khuynh hướng tuyệt đối hoá tình cảm cá nhân khi phán quyết cái đẹp của tự

nhiên.

Các nhà triết học duy vật trước C. Mác đã thừa nhận cái đẹp của tự

nhiên, đó cũng là các sự vật, hiện tượng xét về các khiá cạnh vật lý, hoá học,

sinh học nhưng đó là tự nhiên không đặt trong quan hệ thực tiễn của con

người. Đồng thời khuynh hướng sùng bái cái đẹp trong tự nhiên sẽ dẫn đến

chủ nghĩa tự nhiên trong nghệ thuật và coi nghệ thuật chỉ là sự “bắt chước”

thuần túy giới tự nhiên".

Page 66: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

Các nhà mỹ học duy vật biện chứng cũng thừa nhận cái đẹp của tự

nhiên. Nhưng đó là quá trình con người “đồng hoá” hiện thực bằng hoạt động

thẩm mỹ. Sự đồng hoá hiện thực bằng thẩm mỹ, chính là sự hài hoà trong

mối quan hệ giữa khách thể và chủ thể, nó phụ thuộc không chỉ vào những

thuộc tính tự nhiên của các hiện tượng thiên nhiên, mà cả vào những nhân tố

chủ quan, nên nó mang dấu ấn chủ quan. Chính điều đó cắt nghĩa và lý giải

đến một giới hạn nhất định cho sự khác biệt trong những đánh giá thị hiếu

thẩm mỹ của mỗi cá nhân. Giới hạn về sự chấp nhận được đánh giá thẩm mỹ

khác nhau sẽ bị phá vỡ khi người ta lầm lẫn vẻ đẹp của bản thân tự nhiên với

quan hệ hài hoà giữa tự nhiên và hoạt động thực tiễn, khi người ta đồng nhất

vẻ đẹp của tự nhiên với cái lợi ích, với giá trị thực tiễn, với ý nghĩa xã hội của

các hiện tượng tự nhiên.

Như vậy, cái đẹp trong tự nhiên là cái có năng lực biểu hiện sức sống

tồn tại và phát triển, là cái có khả năng gợi mở cho con người khám phá bản

chất chân chính của mình. Nó cũng là cái có thể gợi mở sự liên tưởng, sức

sáng tạo và phát triển của con người làm xuất hiện ở tâm hồn con người

những rung động thẩm mỹ, những cảm xúc mê say, tích cực, khiến cho con

người khát vọng và yêu đời và muốn cống hiến nhiều hơn cho những mục

đích và lý tưởng chân chính của mình. Cho nên, cái đẹp trong tự nhiên tuy tồn

tại khách quan, nhưng chỉ là một tiềm năng, một sức sống và là đẹp theo

đúng nghĩa chân chính của nó khi con người "đồng hóa” giới tự nhiên bằng

thẩm mỹ trong hoạt động thực tiễn.

3. Cái đẹp trong xã hội

Cái đẹp trong xã hội - cái đẹp trong hoại động của con người thể hiện ở

tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: lao động sản xuất, đấu tranh xã hội,

vui chơi, giải trí, thể thao, hội hè, v.v... Cái đẹp trong xã hội cũng rất phong

phú, nhiều hình nhiều vẻ, nó phối hợp được cả vẻ đẹp mầu sắc, hình dáng,

cả vẻ đẹp bên ngoài lẫn vẻ đẹp bên trong bắt nguồn từ quan niệm chính trị -

đạo đức - truyền thống - phong tục, v.v... Chẳng hạn, cái đẹp của con người

với tính cách sản phẩm của tự nhiên nó mang tính vật chất - vẻ đẹp bên

Page 67: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

ngoài: thân thể - vóc dáng tự nhiên: nhưng con người còn là sản phẩm của xã

hội là vẻ đẹp xã hội: tinh thần - vẻ đẹp bên trong tâm hồn bộc lộ qua sự hoàn

thiện về mặt nhân cách, về lý tưởng chính trị, lý tưởng đạo đức xã hội.

Khác với cái đẹp vốn có của tự nhiên, cái đẹp trong xã hội có liên quan

mật thiết đến các lý tưởng chính trị, lý tưởng đạo đức. Bởi vì cơ sở đánh giá

cái đẹp trong tự nhiên liên quan tới tính quy luật và tính hợp lý của các hiện

tượng tự nhiên trong quan hệ thẩm mỹ của con người; thì ngược lại, cơ sở

đầu tiên đánh giá cái đẹp trong xã hội lại là lao động sản xuất. Cái đẹp trong

xã hội là cuộc đấu tranh để thực hiện lý tưởng thẩm mỹ, để xây dựng mội xã

hội tốt hơn, đẹp hơn. Một xã hội đẹp là xã hội mà ở đó chủ nghĩa nhân đạo

trở thành văn ho, văn minh và cũng là một giá trị nhân văn sâu sắc thấm sâu

đậm trong quan hệ giữa người và người.

Tuy dựa vào nền tảng của lao động sản xuât của xã hội nhưng cái đẹp

trong xã hội lại phụ thuộc vào nhiều mối quan hệ phức tạp, do đó, khi đánh

giá cái đẹp trong xã hội, con người phải dựa vào hai hệ tiêu chí cơ bản: hệ

tiêu chí: Chân - thiện - mỹ và hệ tiêu chí: Tính lịch sư, giai cấp, nhân dân, dân

tộc và tính thời đại trong sáng tạo và cảm thụ cái đẹp.

(1) Hệ tiêu chí: Chân - thiện - mỹ, đánh giá cái đẹp trong xã hội giúp

con người phát hiện ra sự thật của cuộc sống và nhận thức đúng đắn về các

mối quan hệ thực tại của tự nhiên và xã hội chỉ cho ta cách giải quyết các

mâu thuẫn và xung đột đó một cách có cơ sở khoa học, mang lại hiệu quả

ngày cao của quá trình cải tạo hiện thực. Thật vậy, cái chân - cái thiện - cái

mỹ đánh giá cái đẹp trong xã hội là những phương tiện tốt nhất để con người

đạt được sự hài hòa, hoàn chỉnh các phẩm chất cao qúi nhất của tâm hồn,

trong đó, sự tiếp nhận, hưởng thụ cái đẹp mang lại cho con người một khoái

cảm tinh thần - một sự tổng hợp cảm xúc.

(2) Hệ tiêu chí: Tính lịch sử, giai cấp, nhân dân, dân tộc và tính thời đại

đánh giá cái đẹp trong xã hội, ngoài mối liên hệ chân - thiện - mỹ, chúng ta

còn phải đặt cái đẹp trong quan hệ với tính lịch sử, tính giai cấp, tính nhân

dân, tính dân tộc và tính thời đại. Bởi vì trong hoạt động định hướng của con

Page 68: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

người chúng ta thấy rõ là, khởi điểm và mục đích của hoạt động xã hội bao

giờ cũng gắn liền với những điều kiện lịch sử nhất định, nó xuất phát từ

những nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể của mỗi một hình thái kinh tế - xã hội cũng

như các thời đại nhất định. Cho nên, quan niệm về cái đẹp cũng thay đổi và

phát triển có tính chất lịch sử và tính chất lịch sử đó thể hiện ở tính giai cấp

(tính đảng), tính nhân dân, dân tộc và tính thời đại.

4. Cái đẹp trong nghệ thuật

Nghệ thuật là thế giới của cái đẹp nó thể hiện tập trung của mọi quan

hệ thẩm mỹ. Nói cách khác, trong bất kỳ hoạt động nào của con người cũng

hướng đến sự sáng tạo ra cái đẹp, vươn đến cái đẹp nhưng không ở đâu qui

luật ấy lại bộc lộ rõ nét, không ở đâu việc sáng tạo ra cái đẹp lại chiếm một vị

trí quan trọng như trong nghệ thuật, ở đây, cái đẹp trong nghệ thuật không chỉ

là sự phản ánh tính chân thật cuộc sống hiện thực, mà còn là phản ánh bằng

tài năng sáng tạo của người nghệ sỹ. Cũng chính vì vậy, nghệ thuật không

phải nơi độc quyền sáng tạo ra cái đẹp, mặc dầu trong mọi hoạt động sáng

tạo của con người đều có hiện diện của yếu tố thẩm mỹ - yếu tố cái đẹp;

nhưng nghệ thuật là hình thái cao nhất, tập trung nhất của qui luật sáng tạo

cái đẹp trong việc đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và nhu cầu tinh thần nói chung

của con người.

Cái đẹp trong nghệ thuật nó đều biểu đạt qua hình tượng nghệ thuật.

Với tính cách là một dạng thức phản ánh khác về chất và các hình thức phản

ánh khác của hoạt động nhận thức, - đó là sự phản ánh cô đặc tình cảm, lý trí

với cách thể hiện vừa cảm tính lại vừa cụ thể. Trong “Hiện tượng học tinh

thần”, Hêghen thật có lý, khi ông chia nhận thức của con người ra làm ba

nhóm: triết học có phương thức nhận thức bằng khái niệm; tôn giáo nhận

thức bằng cảm niệm (biểu tượng), nghệ thuật nhận thức bằng hình tượng

(chiêm ngưỡng).

Hình tượng nghệ thuật, thông thường nó được phân tích ở các cấp độ

khác nhau để làm sáng tỏ ở khía cạnh phép biện chứng giữa lý tính và cảm

tính, khách quan và chủ quan, điển hình và cá thể. Việc nghiên cứu các câp

Page 69: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

độ tồn tại của hình tượng nghệ thuật là công việc hết sức quan trọng đối với

việc làm rõ đặc trưng của nghệ thuật. Bởi vì là cơ sở phương pháp luận để

xem xét bất cứ khía cạnh nào của hình tượng nghệ thuật, nhất là vai trò của

nghệ thuật trong đời sống tinh thần con người.

Đặc trưng cái đẹp trong nghệ thuật, trước hết thể hiện ở tính điển hình

của nó. Cái đẹp trong hình tượng nghệ thuật tồn tại như một chỉnh thể thống

nhất biện chứng giữa cái chung và cái riêng, trong đó cái chung đã được cá

biệt hóa, cái cá biệt đã được khái quát hóa, điển hình hóa. Mỗi hình tượng

nghệ thuật là một cái riêng độc đáo, là sự không lặp lại bất kỳ cái riêng nào

khi được thể hiện bằng các thủ pháp nghệ thuật khác nhau: hư cấu, tưởng

tượng, ước lệ, ẩn dụ. Nó mang tính mở và không bao giờ kết thúc.

Đặc trưng cái đẹp trong nghệ thuật còn biểu hiện ở sự thống nhất giữa

nội dung và hình thức. Chính vì vậy, cái đẹp của hình tượng nghệ thuật là cái

đẹp hoàn chỉnh, tính gọt giũa, trau chuốt của các yếu tố hình thức mà người

nghệ sỹ phải góp nhặt, thâu tóm cái đẹp trong hiện thực để sáng tạo nó trong

tác phẩm nghệ thuật. Cho nên xét về nguồn gốc, về tính có trước và phong

phú, v.v... thì cái đẹp trong tự nhiên, cái đẹp trong xã hội thông qua hoạt động

thực tiễn của con người đều được phản ánh dưới các hình thức khác nhau

trong hình tượng nghệ thuật - sáng tạo nghệ thuật. Sự hoàn thiện và hấp dẫn

của cái đẹp trong nghệ thuật đã được Hoàng Đức Lương nhận xét khá thú vị:

“Đến như văn thơ, thi nại là sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị

ngon, không thể đem mắt tầm thường mà xem, miệng tầm thường mà nếm

được”. Quả thực là đúng như vậy, nhưng chúng ta nghĩ gì về những cuộc

triển lãm thơ của Nguyễn Duy trong những năm gần đây? Hoặc khi trả lời

nhiều cuộc phỏng vấn về tác phẩm: “Chân dung và đối thoại" của Trần Đăng

Khoa có những ý “hư cấu”, “bôi bác” về mình, Tố Hữu cho rằng: đó cũng là

“nghệ thuật”, nó mang trong mình những ẩn dụ, hư cấu, vừa “hư” vừa “thực”.

Nhưng không phải vì thế mà ông phủ nhận những bài thơ hay của Trần Đăng

Khoa trong: “Góc sân và khoảng trời”. Trong đó có một câu thơ mà Tố Hữu

Page 70: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

cho là lời thơ của Giời khi Trần Đăng Khoa nói về hình tượng của chiếc lá đa

rơi trong không gian của nàng thơ:

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng...

Một ví dụ khác, nếu như chúng ta xét mối liên hệ giữa nội dung và hình

thức trong các ca khúc của Trịnh Công Sơn thể hiện tư tưởng triết lý Phương

Đông, nhất là Phật giáo, giàu tính nhân văn, sự hướng thiện cũng như khát

vọng được sống, được yêu và luôn tìm cách trả lời những câu hỏi của thực,

của ảo trong cuộc đời, rồi như ông còn đề nghị cho mọi người tìm cách giải

đáp tiếp cho ông những vấn đề đó: “ở trọ”, “Một cõi đi về”, “Nhớ mùa thu Hà

Nội”, “Diễm xưa”, “Hạ trắng”, “Nối vòng tay lớn”, “Đóa hoa vô thường”. Và

Trịnh Công Sơn đã từng nói: “Tôi chỉ là người hát rong đi qua miền đất này để

hát lên tình cảm của mình với những giấc mơ Đời. Những giấc mơ, mà ở đó

mỗi bài hát của tôi một lời tỏ tình với cuộc sống, một lời nhắn nhủ thầm kín

với những nỗi niềm tuyệt vọng, và cũng là một nỗi lòng tiếc nuối khôn nguôi

đối với buổi chia lìa (một ngày nào đó) cùng mặt đất mà tôi đã một thời chia

sẻ những buồn vui cùng mọi người...”. Và rồi cũng nghe Trịnh Công Sơn dự

cảm về một chuyến đi xa của mình qua những ca khúc: “Ở trọ”, “Cát bụi”,

“Một cõi đi về”, v.v... Khi chia tay Trịnh Công Sơn về chốn xa xăm cuối trời,

chúng ta vẫn nghe đâu đó lời ca:

Con chim ở đậu cành tre/ Con cá ở trọ trong khe nước ngầm/ Tôi nay ở

trọ trần gian/ Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời...

Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức cái đẹp trong nghệ thuật là

quan hệ giữa lý tưởng thẩm mỹ nhất định nhằm đánh giá các hiện tượng

thẩm mỹ của cuộc sống được diễn tả hình tượng phù hợp với bản chất của lý

tưởng thẩm mỹ đó. Cho nên, biểu hiện cái đẹp trong nghệ thuật có liên quan

đến giữa hư cấu và hiện thực, lấy cái hư để nói cái thực, lấy cái thực để nói

cái thực v.v... Giá trị nghệ thuật của cái đẹp là giá trị tư tưởng nằm ở cả nội

dung và hình thức. Nghệ thuật đẹp luôn có một nội dungphong phú và hình

thức hấp dẫn. Chất lượng nghệ thuật không thể chia cắt giữa nội dung và

hình thức.

Page 71: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

Như vậy, cái đẹp trong nghệ thuật trước hết là cái đẹp của hiện thực

cuộc sống mà nó phản ánh, là vẻ đẹp của tự nhiên, của xã hội của con người

đã được những người nghệ sỹ sáng tạo và biểu đạt bằng các cấp độ khác

nhau của hình tượng nghệ thuật bằng tính điển hình hoá, trong mối quan hệ

giữa cái chung - cái riêng, giữa nội dung - hình thức, v.v... Cái đẹp là một giá

trị, nhưng cái đẹp trong nghệ thuật là một giá trị tổng hợp của giá trị thẩm mỹ,

triết học, chính trị, đạo đức, văn hoá. Cho nên những tác phẩm nghệ thuật

của nhân loại bao giờ cũng là các tác phẩm mà ở đó bao chứa những khát

vọng vươn tới cái đẹp, cái cao thượng ở sự hoàn mỹ, ở một hình thức hấp

dẫn đích thực của nó trong các ngôn ngữ đặc thù của nghệ thuật.

II. CÁI BI

1. Bản chất của cái bi

Cái bi là một hiện tượng thẩm mỹ đặc biệt chỉ tồn tại trong xã hội, đó là

trong cuộc sống và trong nghệ thuật, còn bản thân tự nhiên không có cái bi,

kể cả trong thế giới động vật mặc dầu nó có quá trình đấu tranh sinh tồn.

Cũng như các phạm trù khác của mỹ học như: cái đẹp, cái cao cả, cái hài thì

trong lịch sử mỹ học đã tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau về cái bi.

Trong thời kỳ cổ đại những quan niệm về định mệnh, số mệnh đã hàm

chứa hầu hết lý luận và thực tiễn sáng tạo về phạm trù cái bi. Chính quan

niệm về định mệnh và số mệnh trong cái bi đã khẳng định cái bi chỉ xuất hiện

bởi tính xung đột không thể tránh khỏi. Nhưng sự xung đột này lại là sự xung

đột giữa con người với định mệnh, số mệnh hay với những lực lượng thần bí

siêu nhiên. Chẳng hạn trong thần thoại Hy lạp nỗi đau khổ của Prômêtê muốn

lấy lửa của Thần Dớt cho loài người và bị xiềng xích, hoặc nàng Io có sắc đẹp

mê hồn làm cho Thần Dớt mê mẩn (biến thành con bò cái để thoả mãn tình

yêu và nhục dục của mình) làm cho vợ Thần Dớt ghen tuông và hành hạ Io,

cũng như nỗi bất hạnh, khổ đau của Ơđíp "do giết cha, lấy mẹ và tự chọc mù

mắt mình trong: “Ơđíp làm vua", ở Việt Nam, nếu nói đến tư tưởng về định

mệnh, số mệnh của cái bi cũng được thể hiện trong Kim vân Kiều của Nguyễn

Page 72: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

Du, mà chúng ta thường phê phán đó là những mặt hạn chế của ông, khi ông

viết:

Trăm năm trăm cõi người ta,

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

Trải qua một cuộc bể dâu,

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng...

Hoặc còn thể hiện ở nhân vật Từ Hải: “Từ Hải chết đứng”.

Khác với quan niệm định mệnh, sứ mệnh, Arixtốt coi bản chất của cái bi

không những bắt chước hành động hoàn chỉnh mà còn bắt chước cả cái

khủng khiếp và cái xót thương. Cái bi được đi cặp một cách sâu sắc trong

quan niệm của Arixtôt, nhất là quan niệm của ông về bi kịch:

(1) Bi kịch là một hiện tượng quan trọng trong xã hội nhưng nó phải

thông qua cá nhân, thông qua những con người cụ thể.

(2) Bi kịch chính thống là bi kịch của người có hành động nghiêm túc và

cao thượng. Nhân vật bi kịch là nhân vật tốt nhất so với những người trong

thực tế.

(3) Trong xung đột với cái xấu, những người tốt đó lại gặp những điều

bất hạnh hoặc bị giết hại thảm khốc.

(4) Nhưng cái chết của họ không uổng phí. Họ được người đời ca ngợi.

(5) Cái chết của họ là là một tấm gương tiêu biểu giúp cho con người

tránh điều ác, làm điều thiện.

Như vậy, theo Arixtốt, bi kịch không chỉ phương tiện thanh lọc cảm xúc,

khêu gợi sự xót thương và khủng khiếp, mà còn khích lệ con người đấu tranh

cho lý tưởng sống, thậm chí còn còn dám hy sinh cho lý tưởng ấy, đánh giá lý

tưởng cao hơn cả sự sống của bản thân. Cho nên, có thể gọi bi kịch chính

thống là thể loại “anh hùng ca đẫm lệ”. Trong bi kịch có sự đồng cảm giữa

người xem và nhân vật. Tsecnưsépxki cho rằng bi kịch là sự buồn thương do

chết chóc của con người mang lại. Ở Hêghen thì bi kịch là phản ánh mâu

Page 73: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

thuẫn giữa chân lý đạo đức vĩnh cửu và sự phiến diện, sự sai lầm của cá

nhân thực hiện chân lý ấy. Quan niệm của Hêghen thì nguồn gốc của bi kịch

không phải là xung đột giữa thiện và ác mà là giữa chân lý và phiến diện (sự

ngu dốt).

Tuy có quan điểm cụ thể khác nhau, nhưng về cơ bản thì tất cả những

quan điểm trên đều thừa nhận nguồn gốc và bản chất của cái bi là sự xung

đột. Nội dung cụ thể của sự xung đột này thay đổi qua các thời kỳ lịch sử và

có biểu hiện độc đáo trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội con

người. Chẳng hạn, trong nghệ thuật cổ đại Hy Lạp nó thường thể hiện ra như

mâu thuẫn giữa con người với định mệnh; trong chủ nghĩa cổ điển là giữa dục

vọng và nghĩa vụ; trong nghệ thuật phương Tây hiện đại thì đó là xung đột

giữa cá nhân - xã hội, con người - hoàn cảnh theo xu hướng tôn thờ chủ

nghĩa cá nhân.

C. Mác và Ph. Ăngghen cũng xuất từ xung đột để giải thích nguồn gốc

bản chất của cái bi, Ph. Ăngghen có luận điểm nổi tiếng về bi kịch: “Sự xung

đột có tính chất bi kịch giữa cái định lý tất yếu về phương diện lịch sử và việc

không thể thực hiện được định lý đó về phương diện thực tiễn”.

Quan điểm mâu thuẫn, sự xung đột gay gắt nhưng chưa thể giải quyết

về măt thực tiễn xã hội như Ph. Ăngghen đã khẳng định chính là cơ sở lý luận

khoa học để giải thích về nguồn gốc và bản chất của cái bi. Do chỗ cái bi là

sự xung đột giữa tự do và tất yếu nên nó không hạn chế trong phạm vi cá

nhân (trong tình yêu với gia đình) và có cả những cái bi kịch của lịch sử (như

thất bại của phong trào yêu nước). Trong lịch sử nghệ thuật có những tác

phẩm mô tả số phận bi kịch của cá nhân, có những tác phấm khác dành cho

xã hội - lịch sử; nhưng có những tác phẩm mà trong đó đằng sau số phận của

các cá nhân lại hiện ra cả những sự xung đột xã hội to lớn, mang tính tầm vóc

lịch sử. Chẳng hạn, nhân vật Hămlét - nàng Étmôna xinh đẹp của sếchpia,

hoặc như Rômêô và Giuyliét.

Tóm lại, cái bi dùng để xác định bản chất của cuộc đấu tranh giữa cái

đẹp, cái cao cả, cái mới với cái xấu, cái cũ, nhưng nó bị thất bại tạm thời, bị

Page 74: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

tiêu vong, bị hy sinh, tạo nên sự đòng cảm thẩm mỹ sâu rộng, có ý nghĩa bất

tử của những tư tưởng tiên tiến.

2. Đặc điểm của cái bi

Cái bi thường gắn với sự thương xót, sự ảm đạm, sự bất hạnh, các

hình thức éo le trong cuộc sống. Vì thế nhiều người đồng nhất cái bi với sự bi

quan. Thực ra sự bi quan là một tình cảm chán nản, tuyệt vọng, thiếu niềm tin

về một cái gì đó trong cuộc sống. Chủ nghĩa bi quan hoài nghi về những giá

trị chân chính của cuộc sống, nhưng cái bi lại phản ánh sự ẩn dấu trong cái

bản chất nỗi buồn thương, mất mát và bất hạnh với một tinh thần khoa học và

nhân văn.

Cái bi gắn với sự xung đột, cái khủng khiếp, sự thống khổ. Người ta

thương cảm với số phận bi đát, căm giận nguyên nhân tạo ra cái bi kịch và tự

ý thức, trách nhiệm trước những nỗi thống khổ đó. Nhưng không phải nỗi

thống khổ nào đều có ý nghĩa của cái bi. Sự đau đớn sự thống khổ của một

tên đại bịp, của những kẻ tàn bạo trong lịch sử, hoặc sự mất trộm của một tên

địa chủ bóc lột cũng không hề mang ý nghĩa thẩm mỹ của cái bi.

Cái bi thường gắn liền với sự bất hạnh, chết chóc, nhưng không phải

bất kỳ cái bất hạnh và chết chóc nào cũng có ý nghĩa của cái bi. Cái chết của

Hítle, của Sở Khanh, Mã Giám Sinh, của một tên cướp của giết người, có

những cái chết mang tính sinh học, xã hội, có cái chết bất tử, v.v... chết vì ăn,

vì uống, chết vì tình, chết vì tổ quốc, vì nhân dân. Cho nên người ta cho rằng

thơ ca chỉ có thể lên tiếng về nỗi buồn của cô gái khóc thương vì tình yêu

trong sang, tan vỡ, chứ không thể viết về giọt nước mắt của kẻ hà tiện đnáh

mất tiền.

3. Cái bi trong cuộc sống và trong nghệ thuật

a) Cái bi trong cuộc sống

Thực ra khi giải thích về nguồn gốc và bản chất của cái bi, thì chúng ta

đã nói đến bi trong cuộc sống, mà bản chất của nó là mâu thuẫn sự xung đột

giữa con người với tự nhiên, giữa cá nhân với xã hội, tựu chung là phản ánh

Page 75: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

xung đột giữa văn minh tiến bộ với lạc hậu và dã man. Cho nên khi nghiên

cứu cái bi trong cuộc sống, là nghiên cứu các hình thức biểu hiện cái bi trong

những bi kịch của cuộc sống.

Trước hết, cái bi trong cuộc sống phản ánh những mâu thuẫn, sự xung

đột tạm thời nhưng chưa giải quyết được, và cũng là những tình huống của

cái đẹp, cái anh hùng, cái cao thượng bị tiêu vong, còn gợi là bi kịch của cuộc

sống. Chẳng hạn, cái chết của Nguyễn Trãi hay còn gọi là “Vụ án vườn Lệ

chi” đã tạo nên sự đồng cảm, đồng khổ sâu sắc và to lớn của dân tộc Việt

Nam. Đây là một bi kịch của lịch sử làm nhức nhối tâm can của hàng triệu

triệu con người Việt Nam. Vua Lê Thái Tôn sau khi duyệt binh ở Chí Linh (Hải

Dương), ghé thăm Nguyễn Trãi đang trí sỹ ở Côn Sơn - thấy người tỳ thiếp

của Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ xinh đẹp có tài, bèn phong cho chức Lễ

nghi học sỹ và bắt theo hầu. Nhưng khi đến vườn Lệ Chi thuộc huyện Gia

Bình thì vua đột mất, lúc đó là vào tháng 7 năm Nhâm tuất (1442). Triêu đình

nhà Lê đã qui tội giết vua cho Nguyễn Thị Lộ, vợ của Nguyễn Trãi, và tru di ba

họ của Nguyễn Trãi... trước thảm kịch to lớn đó của lịch sử Việt Nam và chính

ngay cả triều đình phong kiến nhà Lê cũng không phải hoàn toàn bất công.

Chỉ 22 năm sau vua Lê Thánh Tông đã giải tỏa vụ bi kịch khốc liệt đó. Hoặc

sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liênxô và Đông Âu những năm 91

và tính tất thắng của nó trong sự phát triển của lịch sử. Bởi vậy, do những

điều kiện lịch sử nhất định nào đó, mà cái hoàn toàn mới bị thất bại, do chưa

gặp được những điều kiện lịch sử thật chín muồi để chiến thắng. Chẳng hạn

như Công xã Pari, của Nam kỳ khởi nghĩa.

Thứ hai, cái bi kịch của chính cái cũ chưa hết vai trò lịch sử, nhân vật

Đôngkisốt có phần bi có phần hài. Lòng tốt của tầng lớp hiệp sỹ đã hết vai trò

lịch sử mà họ chưa chịu chấm dứt, đã nhận được sự đồng cảm, đồng khổ của

lịch sử và cũng nhận cả được tiếng cười phê phán. Bi kịch này là bi kịch của

cái cũ nhưng không hoàn toàn cũ, chưa tiếp cận được cái mới nên không đáp

ứng được yêu cầu và nhiệm vụ của lịch sử. C. Mác đã đã nói về sự tiêu vong

của tính bi kịch trong chế độ phong kiến ở Anh và Pháp bởi vì nó tiêu vong khi

Page 76: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

vẫn đang còn sinh lực. C. Mác viết: “Lịch sử của chế độ cũ là bi kịch, chừng

nào nó còn là cái quyền lực của thế giới tồn tại bao nhiêu đời nay, còn trái lại

tự do là cái tư tưởng ám ảnh một số người cá biệt, nói khác đi chừng nào

chính bản thân chế độ cũ tin và cần phải tin vào tính chất hợp lý của nó”.

Thứ ba, bi kịch của sự lầm lẫn thường được nêu ra như những bài học

xương máu của đường đời, nó nhắc nhở con người một bài học cảnh giác.

Chẳng hạn như An Dương Vương mất loa thành phải giết con gái và tự tử vì

mất cảnh giác. Ôtenlô từ một nô lệ da đen, bằng cả cuộc đời dũng cảm và

thông minh của mình, trở thành võ tướng và lay động được tình yêu của một

thiêu nữ da trắng, nhưng rồi đã giết người yêu của mình không phải vì quá

ghen mà vì quá tin, thành ra bị kẻ địch lừa dối. Dạng thức này chúng ta còn

thấy có Ơđíp làm vua, hoặc ở Việt Nam trong truyện thuyết về Mỵ Châu,

Trọng Thủy:

Tôi kể ngày xưa truyện Mỵ Châu

Trái tim lầm tưởng để trên đầu

Nỏ thần vô ý trao tay giặc

Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu

b) Cái bi trong nghệ thuật

Cái bi trong nghệ thuật thể hiện ở nghệ thuật bi kịch trong lịch sử phát

triển của mỹ học, của nghệ thuật, nhưng xét cho cùng nó cũng phản ánh cái

bi kịch của cuộc sống, nhưng tuỳ theo những điều kiện lịch sử nhất định mà

có những nội dung và hình tượng thẩm mỹ về bi kịch cũng khác nhau.

Các nhà nghệ thuật cổ đại như Hômerơ với thiên anh hùng ca Iliát và

ôđixê hoặc Êsilơ với Prômêtê bị xiềng, v.v... đều có khát vọng là con người

muốn nhận thức, muốn lý giải những xung đột gay gắt của cuộc sống bằng

thẩm mỹ. Các anh hùng của nghệ thuật bi kịch thời kỳ này đều mang đậm tính

bi - hùng kịch thường bị thất bại thảm thương, bị đọa đầy đau khổ, nhưng nó

thể hiện tính bất tử của con người chân chính biết hy sinh vì lợi ích của nhân

Page 77: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

dân. Chính vì vậy mà nghệ thuật bi kịch cổ đại đã biết buộc cái chết, hy sinh

để phục vụ cuộc sống.

Bi kịch thời kỳ Trung cổ mang mầu sắc tôn giáo, phục vụ cho hệ thống

giáo lý nhà thờ, công giáo gắn với truyền thuyết phạm tội của ông bà Ađam

và Êva. Cho nên bi kịch phương Tây thời trung cổ không mỹ hoá vẻ đẹp con

người, mà chỉ mỹ hoá thảm cảnh của con người, nó ca ngợi sự đau thương

của con người bằng triết lý mỹ học giả dối, ích kỷ phục vụ tôn giáo.

Bi kịch thời kỳ Phục hưng là một bước tiến quan trọng, vì nó đặt ra một

vấn đề nhân sinh một cách trực tiếp. Mâu thuẫn bi kịch thời kỳ này phản ánh

mâu thuẫn của bước quá độ từ xã hội phong kiến sang chủ nghĩa tư bản. Nó

xây dựng được những mâu thuẫn điển hình giữa một bên với tính cách là

những người khổng lồ muốn xoá bỏ cái cũ, muốn giải phóng con người nhất

là cá nhân con người ra khỏi xiềng xích của thần quyền tôn giáo với một bên

muốn giữ lại những gì của cái cũ. Bi kịch thời kỳ này gắn liền tên tuổi của

sếchpia với các tác phẩm nổi tiếng: Hămlét, Ôtenlô, Rômêô và Giuyliét, Ma

bét và Vua Lia, v.v...

Bi kịch thời kỳ này còn phản ánh những mâu thuẫn sâu sắc giữa lý

tưởng nhân văn, hướng về tự do muốn giải phóng con người với thực tại là

con người đang rơi vào sự trói buộc không chỉ của xiềng xích cũ, mà còn

xiềng xích mới đang hình thành với những khát vọng, ham muốn tình dục tiền

bạc của chủ nghĩa cá nhân mang tính phổ biến.

Bi kịch của thời kỳ Khai sáng đã hướng vào những vấn đề cơ bản của

cuộc sống nhằm giải quyết những mâu thuẫn, xung đột của xã hội. Điểm nổi

bật nhất của tính cách các nhân vật trong bi kịch thời kỳ này là sự nồng nhiệt

của những khát vọng, sự đam mê, căm giận, kiêu hãnh, đau đớn, hy vọng,

tuyệt vọng của tình yêu của tuổi trẻ. Chẳng hạn, như trong vở bi kịch: “Âm

mưu và tình yêu” của Sinle là một ví dụ.

Bi kịch của phương Tây hiện đại dựa trên triết lý bi đát (chủ yếu là triết

học hiện sinh), cho nên nó hình thành quan niệm về sự thỏa hiệp đau thương

không tránh khỏi của con người với thực tại nghiệt ngã và bạo tàn. Chính vì

Page 78: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

thế nghệ thuật phương Tây hiện đại dựng lên những con người bị tha hoá

như: con người vỡ mộng, con người nhỏ bé. Chẳng hạn như: “Buồn nôn” của

Pônsắc.

Bi kịch hiện thực xã hội chủ nghĩa lại chú trọng mối quan hệ giữa tính

cách và hoàn cảnh và tính trọng đại bên trong của nhân vật bi kịch. Ý thức

đón nhận sự hy sinh và tính lạc quan tin vào chiến thắng.

III. CÁI HÀI

1. Bản chất của cái hài

Cái hài cũng được nghiên cứu rất sớm trong lịch sử mỹ học và tất

nhiên cũng có nhiều quan điểm khác nhau về cái hài.

Các nhà mỹ học Hy lạp cổ đại như Platôn, Arixtốt đã xem và nêu lên

những tư tưởng sâu sắc về cái hài. Quan niệm của Cantơ, Hêghen, Điđrô,

Sinle, Tsecnưsépxki vẽ cái hài tuy ở mức độ khác nhau nhưng đều chứa

đựng những kiến giải độc đáo về bản chất của cái hài. Chẳng hạn, Platôn

thừa nhận cái hài nhưng đồng thời cũng phản đối cái hài trong nhà nước lý

tưởng của ông. Ông sợ cái hài làm cho công dân trong nhà nước lý tưởng

của ông thiếu nghiêm túc, hay chọc ghẹo bề trên (Thần linh). Nhưng ông lại

khẳng định thiếu hài hước không nhận thức được cái nghiêm túc... cái đối lập

được nhận thức nhờ cái đối lập. Arixtốt cho rằng, hài là tương phản của đẹp

và xấu. Hài kịch nhằm miêu tả những người xấu nhất. Tuy nhiên, không có

nghĩa là hoàn toàn độc ác, xấu xa mà chỉ có nghĩa là đáng cười - đó là một sự

sai lầm và cái xấu nào đó không gây nên nỗi thống khổ và nguy hại cho ai cả.

Cantơ lại cho rằng hài là sự mâu thuẫn giữa cái thấp hèn và cái cao cả. Tình

huống hài là sự chờ đợi căng thẳng về cái gì đó mà hiệu quả không có gì cả -

mà chỉ có tiếng cười, mặc dầu nó có tính phê phán, v.v... Hêghen cho rằng

hài là mâu thuẫn giữa cái giả dối, cái cơ sở hư ảo - cái có ý nghĩa, cái bền

vững - cái chân lý. Còn đối với Tsécnưsepxki thì cho rằng ấn tượng mà cái

hài tạo ra trong con người là hỗn hợp giữa cảm giác dễ chịu và khó chịu, Ông

ở đó. sức nặng nghiêng vê phía cảm giác dễ chịu. Đôi khi nghiêng hẳn đến

Page 79: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

mức cảm giác khó chịu như không còn nữa. Cảm giác này biểu hiện thành

tiếng cười.

Người ta thường nhầm lẫn giữa cái hài với tiếng cười, mặc dầu cái hài

gắn liền với tiếng cười song không phải cái cười nào, tiếng cười nào cũng là

cái hài. Như vậy tiếng cười trước hết là một hiện tượng sinh lý (do thọc lét

gây ra), thậm chí ở châu Phi có bệnh dịch cười (bệnh cười - cười mãi không

ngớt). Có tiếng cười như của trẻ thơ vui đùa với cha mẹ hoặc những cái gây

cười bởi khuyết tật của bản năng cũng không phải là cái cười của cái hài. Cái

cười của trẻ thơ thể hiện sự ngây thơ, trong trắng khi mới chập chững bước

vào đời chưa có ý nghĩa xã hội; còn cái cười bởi sự khuyết tật của bản năng

thường trở thành tiếng cười rẻ rúng.

Cái hài gắn liền với tiếng cười với tính cách là một phạm trù mỹ học thể

hiện nội dung và ý nghĩa xã hội của nó. Chẳng hạn như Ghécxen (nhà triết

học dân chủ cách mạng Nga) đã cho rằng cái cười có ý nghĩa thẩm mỹ là một

công cụ. Ông viết: “Tiếng cười là một công cụ phá hoại hùng mạnh nhất. Nó

đánh và thiêu cháy như sét. Do tiếng cười mà những thần tượng bị sụp đổ”.

Cho nên, cái cười mang tính hài đòi hỏi trước hết phải có một đối tượng cười,

tức là cái có thể gây cười và bị cười. Trong cuộc sống có rất nhiều hiện tượng

có thể gây cười, mỗi thứ một vẻ hết sức đa dạng. Song nói chung những cái

cười, xét về bản chất là có mâu thuẫn hiểu như sự đối lập, không cân xứng,

không hài hoà.

Có cái có thể gây cười rồi (đối tượng) lại còn có chủ thể cười. Đây là

mặt thứ hai mặt chủ quan của cái hài, không có nó không có cái hài. Bản thân

đối tượng cười không thể gây cười nếu chủ thể không thể nhận thức được

những mâu thuẫn chứa đựng trong nó. Điều này giải thích tại sao có nhiều

người xem tranh biếm họa, tranh vui, đọc chuyện cười mà vẫn không cười,

đến lúc hiểu ra thì mới bật cười. Cái hài do vậy là một kiểu nhận thức gắn với

tiếng cười khi phát hiện ra những mâu thuẫn nào đó của sự vật hiện tượng ở

góc độ thẩm mỹ.

Page 80: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

Tóm lại, cái hài là những cái xấu không đành phận xấu, là những cái

xấu đội lốt cái đẹp, bị phát hiện bất ngờ và gây ra tiếng cười tích cực mang ý

nghĩa xã hội sâu sắc để phê phán cái xấu dưới ánh sáng của một lý tưởng

thẩm mỹ nhất định.

2. Đặc điểm của cái hài

Nói như C. Mác con người có nhiều hình thức kế thừa và phủ định bản

thân mình. Chính tiếng cười, sự hài hước, châm biếm, đả kích là một trong

những phương tiện tự phát triển của con người dùng để từ giã quá khứ một

cách vui vẻ. Cái hài có những đặc điểm sau đây:

(1) Cái hài trước hết phải là cái xấu của con người hoặc con người có

điểm xấu, nói đến cái hài trước hết phải là cái xấu, không có nghĩa mọi cái

xấu đều là yếu tố của cái hài. Cái xấu chỉ trở thành yếu tố của cái hài khi nó

có ý nghĩa xã hội về mặt thẩm mỹ. Ví dụ cái xấu (có thể nghĩ như vậy) trong

bước đi lạch bạch của con vịt, nhẩy chồm chồm của con cóc, hình dáng xấu

của một con vật nếu không liên quan gì đến tính cách của con người thì nó

không phải là yếu tố của cái hài.

Cái hài là cái xấu thuộc về đạo đức, về đời sống, về lý tưởng xã hội thể

hiện ở quan hệ thẩm mỹ. Thí dụ như tính hay xu nịnh, tính gia trưởng, trưởng

già, đua đòi, bon chen, tham ăn, tục uống, dối trá, lươn lẹo, tồn tại trong từng

con người và cả trong các quan hệ xã hội, những tổ chức xã hội, v.v... như sự

dốt nát, thiếu dân chủ, thái độ quan liêu, hống hách, cửa quyền đều là những

yếu tố góp phần tạo nên tổng thể của cái hài.

Cái xấu, cái đáng cười là chưa đến nỗi xấu quá, chưa đến kinh tởm

cũng là đối tượng của cái hài. Cho nên, Arixtốt cho rằng cái xấu đã đến mức

đê tiện mà ai cũng biết, không giấu nổi thì nó không còn của tiếng cười hài

hước, mà cái với tính cách là đối tượng của cái hài, tiếng cười thẩm mỹ của

cái hài, thực ra chỉ là một bộ phận của cái xấu, lại không đành phận xấu, mặt

khác nó cố tình che đậy bản chất xấu xa của nó.

Page 81: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

(2) Cái hài là cái xấu đội lốt cái đẹp, cũng như trên ta đã phân tích

không phải cái xấu nào cũng là yếu tố của cái hài. Sự tàn bạo, đê tiện và ghê

tởm lại thuộc về các phạm trù của đạo đức. Cho nên, cái xấu là yếu tố của cái

hài, là cái xấu giả dạng cái đẹp, đột lốt cái đẹp. Cái xấu chưa biết mình là xấu,

đó mới là cái hài với tư cách là một phạm trù mỹ học. Vì vậy, cái xấu được thể

hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ một tên quan ăn đút lót vẫn tưởng

mình là thanh liêm và những kẻ xu nịnh cũng cho mình là thanh liêm. Một

người tham quyền lực nhưng lại phê phán người khác hám danh. Một xã hội

mất tự do nhưng luôn tô điểm những hình thức bên ngoài của biểu tượng tự

do. Chính vì vậy nhân tố mâu thuẫn là nhân tố cơ bản của cái hài và mâu

thuẫn đó thể hiện như lời nói - việc làm, nội dung – hình thức phải có yếu tố

che đậy, giấu diếm, ngộ nhận.

Cái xấu giả danh cái đẹp dù có ý thức hay vô ý thức đều đặt trên các

vấn đề xã hội, ý nghĩa xã hội sâu rộng của nó. Chẳng hạn, nhân vật

Đôngkisốt lại đưa một người nông dân Xangxô lên làm đảo trưởng khi mà xã

hội đã có chủ nghĩa tư bản, có thị trưởng các thành phố, các đảo. Sự vô ý

thức đầy lòng tốt của đôngkisốt phản ánh sự ngu dốt lịch sử đến cực độ của

giai cấp nông dân tư hữu muốn làm cuộc cách mạng tư sản, đại diện cho một

phương thức sản xuất tiên tiến.

(3) Cái hài có yếu tố bất ngờ, mâu thuẫn và sự xung đột trong cái xấu

phát triển đến đỉnh cao rồi đột ngột bất ngờ bị phát hiện, bị bộc lộ, bị phơi bày

bản chất của nó. Hay nói một khác một tình huống của cuộc sống của nghệ

thuật diễn ra một cách căng thẳng giữa cái đẹp và cái xấu (trong bản thân cái

cái xấu giả danh cái đẹp), cái xấu tưởng đã chiến thắng, bất ngờ bị vạch trần,

bị đánh bại đúng lúc đó nó tạo nên yếu tố của cái hài. Có một truyện kể về

Niutơn, vì quá bận trong công việc nên đôi khi ông cũng không để ý nhiều đến

trang phục. Có lần do sơ xuất ông để chiếc khăn mùi xoa lòi ra khỏi túi quần ở

chỗ đông người. Một kẻ ghen ghét, hám danh đã nhân sự việc này liền nói to:

Xin mời mọi người hãy xem cái đuôi thông minh của nhà bác học đã lòi ra.

Page 82: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

Niutơn hóm hỉnh trả lời: Xin lỗi mọi người không phải như vậy, mà chính đó là

cái nhìn của sự dốt nát.

Tính bất ngờ của cái hài đều gắn với tiếng cười đều xoáy vào những

điểm yếu của con người và con người có điểm yếu. Ở đây cái hài sẽ có ý

nghĩ thẩm mỹ xã hội sâu rộng nếu nó có tính giá trị nhân loại và văn hoá.

(4) Cái hài gắn với tiếng cười - tiếng cười tích cực, cái hài có chủ thể là

tiếng cười và tiếng cười là bộ phận tạo thành tính toàn vẹn của các yếu tố hài.

Trong đó yếu tố bất ngờ và từ sự bất ngờ này đến sự bất ngờ khác đều

hướng tới mục đích khêu gợi tiếng cười. Nhưng tiếng cười thẩm mỹ của cái

hài là tiếng cười tích cực chống lại và phê phán cái xấu, cái thấp hèn ủng hộ

cái đẹp, đón đỡ cái đẹp, xây dựng cái đẹp và khẳng định tính tất thắng của

cái đẹp. Cho nên cái cười thẩm mỹ của cái hài là cái cười của sự hài hước, dí

dỏm, châm biếm, mỉa mai, đả kích, một cách nhẹ nhàng, thanh cao nhưng lại

có một sức mạnh to lớn chống lại những thói hư tật xấu nói chung của con

người.

Trong lịch sử mỹ học và nhất là mỹ học hiện đại, liên quan đến yếu tố

cười của cái hài, ít nhiều, trực tiếp và gián tiếp đều gắn với yếu tố tục - cái

tục. Trong rất nhiều dạng của cái hài đều có sự đan xen một cách tinh tế tính

bất ngờ pha trộn yếu tố dung tục.

Người ta thường gắn cái hài với cái bộ phận sinh dục của con người để

tìm ra tiếng cười. Trong đó có yếu tố thanh - tục – thanh. Chẳng hạn như hai

câu thơ của Tú Mỡ:

Trời cho cái mẽ bên ngoài

Để che đậy cái sơ sài... bên trong!

Như vậy, yếu tố tục có tham gia vào tiếng cười của cái hài nó cũng có ý

nghĩa tích cực nhất định, song nó không phải là yếu tố cơ bản. Nhiều sự tồn

tại của cái hài không có yếu tố tục vào yếu tố bất ngờ, nhưng cái hài không

thể không có yếu tố bất ngờ.

3. Cái hài trong cuộc sống và trong nghệ thuật

Page 83: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

Xã hội loài người không chỉ là vương quốc của cái đẹp, cái bi còn là

vương quốc của cái hài. Bởi vì, cái hài nảy sinh bởi những mâu thuẫn xã hội,

và quá trình giải quyết những mâu thuẫn đó. Khái quát lại đó có thể là mâu

thuẫn giữa hình thức và nội dung, giữa bộ phận với toàn thể, giữa ý nghĩa và

phương tiện, giữa ước muốn và khả năng, giữa cái được phép và không

được phép, quen và không quen, bình thường và không bình thường, v.v...

sở dĩ mỹ học chú ý đến cái hài, vì trong cuộc sống thiếu gì hiện tượng trống

rỗng, vô nghĩa ở bên trong lại được che đậy một vẻ huênh hoan ở bên ngoài

và luôn tự cho rằng nó còn có một nội dung, một ý nghĩa thật sự và quyền

được tồn tại bất chấp qui luật.

Trong cuộc sống cái hài có nhiều loại và sự đa dạng của nó phụ thuộc

vào tính chất nhiều mầu vẻ của đối tượng có thể gây cười lẫn chủ thể cười.

Nhìn chung có mấy loại sau đây:

(1) Hài hước - bông đùa, bông lơn, ở đây cái cười xuất phá từ mâu

thuẫn bên ngoài và mang tính chất nhẹ nhàng, thoải mái nhằm xây dựng cho

đối tượng, loại bỏ những yếu điểm để đối tượng ngày một hoàn thiện hơn.

Nói theo quan điểm của C. Mác thì nhân loại có thể rời bỏ quá khứ một cách

vui vẻ và cái vui vẻ ấy là sự hiện diện của cái hài và ý nghĩa xã hội của nó.

Hài hước thích hợp với nội bộ quần chúng nhân dân chứ không mang tính đối

kháng. Ví dụ sự phê phán những anh chàng sợ vợ trong truyện cười Việt

Nam, hoặc bức tranh dân gian “Hứng dừa”, phê phán nhẹ nhàng hóm hỉnh,

sự hớ hênh, vô ý của người con gái giơ váy hứng dừa.

(2) Dí dỏm - chỉ bảo, gợi mở, cái cười ở đây có tính chất trí tuệ hơn,

những sự đối lập gây cười nằm sâu bên trong bản chất sự vật, hiện tượng

hơn. Tiếng cười trong trường hợp này thường có ý nghĩa nhận thức.

(3) Châm biếm, mỉa mai, tiếng cười ở đây bắt đầu mang mầu sắc phê

phán có tính phủ định đối tượng nhưng mức độ còn nhẹ nhàng chưa hẳn nhất

thiết phải mang tính thù địch, nó dành cho những hiện tượng buồn cười, thậm

chí mù quáng nhưng có thể sửa chữa được.

Page 84: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

(4) Đả kích, loại cười này thể hiện khuynh hướng xã hội mạnh mẽ nhất.

Sự phê phán ở đây hoàn toàn mang tính chất phủ định. Trong trường hợp

này có thể không có tiếng cười (biểu hiện ra bên ngoài), hoặc chỉ cười một

cách nghiêm chỉnh.

Các loại hình cái hài trên đây đều có ý nghĩa xã hội riêng, không nên

tuyệt đối hóa hoặc xem nhẹ loại hình nào của cái cười. Không nên xem cái

cười hài hước vui tươi, nhẹ nhàng là vô bổ. Mặt khác cũng phải chú ý sao

cho cái cười không chỉ mang tính đa dạng phong phú mà còn ý nghĩa nghệ

thuật, cảm thụ nghệ thuật, đem lại khoái cảm thấm mỹ của cái cười.

Vai trò của cái cười trong nghệ thuật đối với sư phát triển của tiến bộ xã

hội, đối với đời sống con người là không thể thiếu Cười là mội hình thứ phê

phán cái xấu, xoá bỏ cái Xấu, chế ngự xấu, là sự tự tin, sự tự khẳng định cái

tốt, cái đẹp.

Cái hài được phản ánh trong nhiều loại hình của nghệ thuật (trừ kiên

trúc), ví như truyện tiếu lâm, thơ trào phúng, đả kích trong văn học, hội họa,

hài kịch trong sân khấu, phim hài trên điện ảnh, v.v... Các thủ pháp của cái hài

cũng khác nhau trong loại hình nghệ thuật. Ví dụ như trong văn học chơi chữ,

ẩn dụ, phúng dụ, trong sân khấu ngoài ngôn ngữ còn có sử dụng động tác,

điệu bộ, nét mặt, v.v...

Cái hài được phản ánh trong nghệ thuật chính là sự phản ánh cái hài

dưới các hình thức khác nhau của cuộc sống một sáng tạo. Nghệ thuật hài

xứng đáng giữ vai trò là vũ khí trong đấu tranh xã hội, giải quyết những xung

đột, những mâu thuẫn và hướng con người đến với cái tốt, cái đẹp với niềm

tin và khát vọng sống một cuộc sống tốt hơn, đẹp hơn.

IV. CÁI CAO CẢ

1. Bản chất cái cao cả

Phạm trù cái cao cả được mỹ học đề ra muộn hơn nhiều so với các

phạm trù khác như cái đẹp, cái bi, cái hài. Bởi vì, ở đây người ta thường coi

cái cao cả chỉ là một bộ phận của cái bi hoặc nó gắn với cái đạo đức - cái cao

Page 85: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

thượng, v.v... Chỉ đến thời kỳ ánh sáng phạm trù cái cao cả lần đầu tiên mới

có ý nghĩa độc lập của nó, mặc dù các hiện tượng của cái cao cả đã được

phản ánh trong nghệ thuật cổ đại. Chẳng hạn như vở kịch của Etsin về

“Prômêtê bị xiềng” trên đỉnh Olympia, truyện “Thánh Gióng” của Việt Nam,

v.v... đã thể hiện cái cao cả trong nghệ thuật.

Tuy nhiên trong lịch sử mỹ học cũng có rất nhiều những quan điểm

khác nhau về cái cao cả.

Các nhà mỹ học duy tâm chủ quan như Cantơ, thì cái cao cả không có

thuộc tính khách quan, mà nó phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.

Còn mỹ học duy tâm khách quan Hêghen thì cái cao cả là sản phẩm của ý

niệm tuyệt đối của lực lượng siêu nhiên. Ông cho rằng, cái cao cả là biểu hiện

trong diện mạo nội dung đè nén hình thức. Tinh thần vượt khỏi hình thức là

bản chất của cái cao cả, rằng cái cái đẹp ở mức tuyệt đỉnh - đó là cái cao cả.

Dĩ nhiên cái cao cả có nhân tố cái đẹp, là cái đẹp hơn, chứ không phải là giới

hạn cao nhất, cuối cùng của cái đẹp. Cho nên nét tương đồng chủ yếu giữa

hai hiện tượng này là cả hai đều gợi ra những cảm giác tích cực. Đồng nhất

cái đẹp với cái cao cả là tước mất tâm vớc, sự kỳ vĩ của cái cao cả, nhất là

đối với các hiện tượng thẩm mỹ của tự nhiên. Ngược lại đối lập cái đẹp với

cái cao cả sẽ làm cho cái cao cả chỉ còn là những cái khủng khiếp, ghê gớm,

đáng sợ, mất đi chất lãng mạn, vẻ huyền bí của cái đẹp.

Đối lập với quan điểm của mỹ học duy tâm nói chung, nhà mỹ học dân

chủ cách mạng Nga Tsecnưsepxki, cho rằng cái cao cả là cái lớn hơn nhiều,

mạnh hơn nhiều so với những hiện tượng khác mà chúng đem ra so sánh.

Nhưng thế nào là cái lớn hơn cái mạnh hơn? Một gáo nước có vĩ đại hơn so

với giọt nước, một hạt nổ có vĩ đại không khi nó có sức mạnh tàn phá đến

thế? Đúng là cái cao cả là cái mạnh hơn, to lớn hơn nhưng nó là cái đẹp hơn,

to lớn và phi thường hơn. Cái đẹp gắn với lý tưởng thẩm mỹ mới có thể trở

thành cái cao cả.

Quan niệm cái cao cả dựa vào tiêu chí so sánh không phải không có lý

nhưng tiêu chí so sánh theo Tsecnưxsépxki chỉ dừng lại về mặt số lượng chứ

Page 86: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

không nói đến chất lượng. Bởi ông tách rời đối tượng thẩm mỹ với chủ thể

thẩm mỹ, chưa quan niệm được chất và lượng của bản thân cái thẩm mỹ.

Định nghĩa của ông về cái cao cả chưa nói được bản chất sâu xa của nó,

nhưng có giá trị tích cực khi ông cố gắng xác định cơ sở hiện thực khách

quan của cái cao cả và có khuynh hướng duy vật chống lại quan niệm duy

tâm về bản chất cái cao cả.

Cái cao cả thể hiện trong tự nhiên khi nó có giá trị xã hội đích thực.

Cùng một hiện tượng, một sức mạnh to lớn của thiên nhiên nhưng khi trình

độ xã hội còn thấp, con người chưa chinh phục được nó thì nó cái xấu, là có

hại, là khủng khiếp. Trái lại khi con người có khả năng chinh phục và tin vào

sức mạnh của chính mình thì chúng lại có giá trị xã hội tích cực, gợi nên lòng

tự hào về quá trình cải tạo tự nhiên của con người thì nó lại là cái cao cả.

Trong xã hội con người không phải vì tầm vóc to lớn, bắp thịt mạnh mẽ

phi thường mà do sức mạnh của tính cách, do nhân cách vĩ đại, lớn lao của

các vĩ nhân. Cái cao cả gắn với cái đạo đức, gắn với cái đẹp ở bên trong bản

thân những vĩ nhân, những anh hùng, v.v... Cái cao cả không thuần túy là

thuộc phạm trù đạo đức mặc dù, nó khía cạnh đạo đức về những nhân vật

lịch sử về vai trò của họ có ý nghĩa to lớn đối với sự phat triển của xã hội. Bởi

vậy, hành vi đạo đức trong cái thiện - cái ác, lương tâm - trách nhiệm, quyền

lợi - nghĩa vụ được thể hiện trong cái cao cả có thể là cái thanh tao - cái thán

phục về một nhân cách, một con người. Chính vì vậy, cái cao cả một mặt

phản ánh những nhân vật lịch sử vĩ đại như những khiá cạnh thẩm mỹ, phản

ánh tính toàn vẹn, tính miêu tả của các nhân vật lịch sử đó; mặt khác, cái cao

cả còn phản ánh tính toàn vẹn, tính hùng vĩ của các hiện tượng tự nhiên.

Cái cao cả khác với cái bi vì trong cái bi có bóng dáng của cái cao cả.

Nó là những cái đẹp to lớn, vĩ đại tạm thời bị thất bại gây cho con người tình

cảm đồng khổ, thương xót; nhưng nó không đồng nhất với cái đẹp vì cái đẹp

là cái hài hoà tạo ra tình cảm khoan khoái. Cái cao cả là cái đẹp lý tưởng, là

cái độ to lớn của cái đẹp tạo ra những tình cảm khâm phục, sự ngưỡng mộ

và noi theo. Nhiều quan điểm mỹ học cho rằng cái cao cả là cái đẹp vượt trên

Page 87: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

mức bình thường, là cái đẹp vô tận, là cái đẹp cao nhất. Như vậy, cái cao cả

là một phạm trù mỹ học chỉ các thuộc tính thẩm mỹ của hiện thực bao gồm

những dấu hiệu đặc trưng sau đây:

(1) Các hiện tượng hùng vĩ của tự nhiên như: Biển mênh mông vô tận,

thảo nguyên bao la, núi non trùng điệp tuyết phủ, bầu trời xanh vô tận, v.v...

(2) Các quang cảnh xã hội vĩ đại như: các công trình xây dựng vĩ đại

của các con kênh, các nhà máy thủy điện, các con tầu không gian chinh phục

vũ trụ, các phong trào cách mạng, v.v...

(3) Những nhân vật lịch sử có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của

nhân loại như: C. Mác, V. I. Lênin, Hồ Chí Minh, M. Găngđi, v.v...

(4) Các hình tượng nghệ thuật phản ánh cái to lớn, cái vĩ đại của cuộc

sống, của quá trình con người chinh phục tự nhiên và năng lực sáng tạo phi

thường của con người như: sự đồ sộ, uy nghi thần bí của các kim tự tháp ở

Ai Cập, kiến trúc kiểu Gôtích, hình tượng thần Dớt trong điêu khắc, hình

tuợng Phù Đổng Thiên Vương, v.v...

Cái cao cả tồn tại khách quan, vốn là đặc tính của các sự vật, hiện

tượng trong mối quan hệ của nó đối với con người. Cái cao cả là cái có tầm

vóc to lớn, phi thường, có thể gây ra ở con người cảm giác choáng ngợp,

chiêm ngưỡng, kính phục, đôi khi pha lẫn chút bối rối, sợ hãi.

Khác tất cả những quan niệm khác về cái cao cả, và tiếp thu những

quan điểm tích cực mỹ học duy vật trước đây. Mỹ học Mác - Lênin giải thích

cái cao cả xuất hiện trong quá trình lao động và chiến đấu của con người

nhằm chinh phục tự nhiên, biến đổi xã hội làm cho cuộc sống của con người

ngày càng đẹp hơn, tốt hơn, cao hơn những gì đã có, đã đạt được trong cuộc

sống. Do đó, các nhà kinh điển của mỹ học Mác - Lênin đã có quan niệm về

cái cao cả là “Bản chât riêng của con người vĩ đại hơn nhiều và cao qúy hơn

nhiều, so với bản chất tưởng tượng của tất cả những “thượng đế”.

Như vậy, theo quan điểm mỹ học mácxít, cái cao cả là một hiện tượng

thẩm mỹ khách quan, song không coi nó là cái lớn hơn, mạnh hơn mà ta

Page 88: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

mang ra so sánh, mà cái cao cả cần được xem xét trong quan hệ thẩm mỹ

thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Cho nên cái cao cả phải tạo ra

được niềm vui, sự khâm phục, sự hào hứng, sự tự tin vào chính sức mạnh

của bản chất con người trong quá trình con người vươn lên làm chủ tự nhiên,

xã hội và bản thân mình.

Tóm lại, cái cao cả thể hiện sức mạnh bản chất của con người trong

quan hệ thẩm mỹ, nó mang giá trị cái đẹp, nhưng là cái đẹp mạnh hơn, gần

gũi với lý tưởng xã hội rộng rãi hơn.

2. Cái cao cả trong cuộc sống và trong nghệ thuật

Cuộc sống của con người là một quá trình chinh phục tự nhiên cải tạo

xã hội và khẳng định con người là chủ thể của sự phát triển lịch sử đã thể

hiện khát vọng vươn lên của con người, sức mạnh bản chất của con người.

Trong lao động, chiến đấu, con người luôn được thử sức với những yêu cầu

và nhiệm vụ của chính bản thân cuộc sống để có thể đồng hoá, có thể biến

đổi thế giới hiện thực đáp ứng và thoả mãn những nhu cầu thẩm mỹ nói

chung của con người.

Yếu tố thẩm mỹ của cái cao cả trong cuộc sống, trước hết là cái đẹp.

Đó là cái đẹp trong lao động, trong chiến đấu, trong hành vi đạo đức và sự

ứng xử trong quan hệ xã hội nói chung của con người. Cái đẹp đó được mở

rộng ra, phát triển cao hơn trong những hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống;

nó từ cái đẹp bình thường đã trở thành cái đẹp cao cả. Cái cao cả trong cuộc

sống thể hiện sự cố gắng không ngừng vươn lên thực hiện những nhiệm vụ

có ý nghĩa xã hội rộng lớn, được nhiều người khâm phục, tôn vinh. Chủ nghĩa

anh hùng là một hiện tượng thẩm mỹ nổi bật của cái cao cả trong cuộc sống.

Trong cuộc sống chiến đấu lao động của nhân dân ta có rất nhiều

người bình thường trở thành những anh hùng lao động, lực lượng vũ trang

với những phẩm chất thẩm mỹ cao cả. Chẳng hạn, như Tố Hữu đã ca ngợi

anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi:

Có cái chết hoá thành bất tử,

Page 89: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

Có những lời hơn mọi bài ca,

Có con người như chân lý sinh ra.

Hoặc Tố Hữu đã ca ngợi cái đẹp giản dị, nhưng thanh cao vĩ đại của

Bác Hồ:

Mong manh áo vải hồn muôn trượng,

Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.

Hoặc:

Bác ơi tim Bác mênh mông thế,

Ôm cả non sông mọi kiếp người...

Trong cuộc sống, cái cao cả không chỉ có quan hệ với cái đẹp mà nó có

cả quan hệ với cái bi một cách sâu sắc. Cái đẹp và cái cao cả không phải lúc

nào cũng chiến thắng cái xấu, những lực lượng thù địch. Biết bao nhiêu

người anh hùng trong lịch sử của nhân loại, của các dân tộc đã ngã xuống và

đã giành thắng lợi, như vậy cái cao cả của người anh hùng xen lẫn với cái bi.

Cái bi đã làm tôn vinh cái cao cả, tạo cho cái cao cả trở thành bất tử trong

lòng nhân dân.

Cái cao cả cũng quan hệ mật thiết với cái hài ở trong cuộc sống. Không

phải mọi vĩ nhân, anh hùng đều là người hoàn thiện để trở thành cái cao cả.

Có nơi, có lúc cái cao cả thường bộc lộ những yếu tố của cái hài (cái có chút

yếu đuối mà ta quen thuộc), nhất là trong lĩnh vực tình yêu (không biết yêu)

hoặc trong công việc đời thường, nhỏ nhặt. Ví dụ, sư trưởng Trapaép (anh

hùng Liên Xô trong chiến tranh vệ quốc), là một người không thiếu nhiệt tình

cách mạng, nhưng vốn lý luận thì lại không nhiều. Một lần có người hỏi

Trapaép: - Đồng chí ủng hộ Bônsơvích hay Đảng Cộng sản? Trapaép trả lời: -

Tôi ủng hộ quốc tế! - quốc tế nào? - Thế Lênin ở quốc tế nào? - Quốc tế ba. -

Tôi ủng hộ quốc tế ba!

Cái anh hùng, cái cao cả trong cuộc sống là cơ sở của các hình tượng

anh hùng trong nghệ thuật. Trước hết, chúng ta cần chú ý đến vị trí của cái

Page 90: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

cao cả trong các loại hình, loại thể của nghệ thuật. Về thể loại nghệ thuật có:

kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, thơ ca, điện ảnh, v.v... Về thể loại

nghệ thuật văn học có: Sử thi (thể tự sự), thơ, v.v... kịch thi có bi kịch - hài

kịch - chính kịch. Trong đó sử thi anh hùng thông qua thần thoại là thể loại

chủ yếu vận dụng cái cao cả trong nghệ thuật.

Vai trò của các anh hùng ở các thời đại khác nhau, nhưng mỗi thời đại

đều có những con người vĩ đại của nó, trong đó nghệ thuật không thể bó hẹp

những lời tụng ca và những anh hùng đã có, mà còn có nhiệm vụ trọng đại là

góp phần tích cực sáng tạo ra những anh hùng cho lịch sử, cảm hứng anh

hùng ca của dân tộc ta đã được đưa vào biết bao nhiêu truyện thần thoại, thi

ca như truyện Thạch Sanh, Thánh Gióng, Trường ca Đam Sam, v.v... Nghệ

thuật phản ánh cái cao cả bằng hình tượng, đó là những hình tượng anh

hùng trong cuộc sống chiến thắng mọi cái xấu; nhưng cũng có hình tượng

không vượt qua được cái xấu như: Hămlét, Ôttenlô của Sêchxpia trở thành

hình tượng bi kịch.

Dù là hình tượng anh hùng ca hay bi kịch thì cái cao cả trong nghệ

thuật cũng là những hình tượng hoành tráng như kim tự tháp Ai Cập, hình

tượng thần Dớt của Phêdiát, hình tượng Prômêtê bị xiềng trên đỉnh núi

Olympia.

Chương 5. NGHỆ THUẬT - BIỂU HIỆN CAO NHẤT CỦA CÁC QUAN HỆ THẨM MỸ

I. BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA NGHỆ THUẬT

1. Nguồn gốc của nghệ thuật

a) Nghệ thuật là một hình thái của ý thức xã hội

Bản thân khái niệm nghệ thuật thông qua những ngôn ngữ hiện đại, có

rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Đ. N. Usacốp (nhà ngôn ngữ học), chủ biên cuốn

“Từ điển tường giải về tiếng nga”, đã giải thích các nghĩa của chữ nghệ thuật

Page 91: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

với bốn ý nghĩa như: “1... Hoạt động sáng tạo nghệ thuật. 2... Một ngành sáng

tạo nghệ thuật... 3... Hệ thống các biện pháp và phương pháp thuộc một

ngành hoạt động thực tiễn nào đó; nghề nghiệp... 4...Tài cán, sự thành thạo

(về mặt nghiệp vụ - ND.), sự am hiểu công việc tới mức tế nhị”.

(1) "Hoạt động sáng tạo nghệ thuật”, theo nghĩa chung nhất, nghệ thuật

được xem như là sáng tạo theo các qui luật của cái đẹp, nhưng nó còn có

nghĩa rộng hơn, là bao gồm cả sự sáng tạo của người thợ làm vườn, làm đồ

trang sức, may quần áo và kể cả người nghệ sỹ - thiết kế. Như vậy, "Hoạt

động sáng tạo nghệ thuật" chưa nói lên được mối quan hệ giữa tài năng và

sáng tạo theo qui luật của cái đẹp, là thuộc về văn hóa tinh thần, là một hình

thái của ý thức xã hội. Tuy rằng, nghệ thuật là một trong những hình thức

hoạt động sáng tạo của con người.

(2) “Một ngành sáng tạo nghệ thuật", với ý nghĩa này, khái niệm nghệ

thuật được thể hiện đúng bản chất của nó. Bởi vì, ở đây nghệ thuật được xem

như sự sáng tạo nghệ thuật, bao gồm cả tài nghệ lẫn sáng tạo theo qui luật

của cái đẹp trong một chất liệu nhất định của một loại hình nghệ thuật cụ thể

(văn học, âm nhạc, hội họa, v.v„.) Đặc điểm tiêu biểu ở đây là nó thuộc về văn

hóa tinh thần của xã hội và là một hình thái của ý thức xã hội.

(3) “Hệ thống các biện pháp và phương pháp thuộc một ngành hoạt

động thực tiễn nào đó; nghề nghiệp, ý nghĩa này không nói lên nghệ thuật là

gì, vì nó thuộc về một ngành hoạt động thực tiễn xã hội. Mặc dù, nghệ thuật là

một hình thức của hoạt động tinh thần - thực tiễn.

(4) “Tài cán, sự thành thạo”, nghệ thuật ở đây không chỉ được hiểu chỉ

là tài năng, mà còn như bất cứ một thứ tài nghệ nào. Chẳng hạn, tài nghệ của

một nhà phẫu thuật, người lái ôtô, người chơi cờ, v.v...

Trong quan niệm của Usacốp khi chúng tôi cho rằng, bốn ý nghĩa... là

sự giải thích về nghĩa của danh từ nghệ thuật chứ không phải là nội dung định

nghĩa về nghệ thuật. Và cũng trên thực tế trong lịch sử mỹ học cũng chưa có

một định nghĩa nào về nghệ thuật có nội dung đầy đủ của một khái niệm khoa

học. Bởi vì, xét trong nhiều ngôn ngữ khác nhau, nghệ thuật đều bao hàm hai

Page 92: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

ý nghĩa: “nghệ thuật" và “tài năng”, như một mối liên hệ hữu cơ gắn bó nghệ

thuật với phạm vi rộng lớn các tài năng, sự khéo léo, và kinh nghiệm thực tiễn

của con người.

Ngay ở những giai đoạn sơ kỳ của sự phát triến của xã hội, mối liên hệ

này thường cũng được biểu hiện rõ trong tư tưởng của các nhà mỹ học cổ

đại. Platôn cho rằng, nghệ thuật bao gồm cả kỹ năng làm nhà, kinh nghiệm đi

tầu thuyền, nghề chữa bệnh, việc quản lý nhà nước, cả thi ca và triết học,

v.v... Nhưng là người luôn giải thích theo lối tư biện, xuất phát từ thuyết “ý

niệm”, nên Platôn đã coi sáng tạo nghệ thuật như là sự sáng tạo thuần túy

của “thế giới ý niệm”, còn tài năng nghệ thuật là một món quà ban phát của

thần linh cho một số người.

Sở dĩ có cách hiểu khái niệm nghệ thuật với nội dung rộng lớn như vậy,

theo chúng tôi, là vì một mặt nghệ thuật đã từng chung đúc các lĩnh vực rộng

lớn của sản xuất vật chất, gắn bó mật thiết với khoa học, với triết học và các

lĩnh vực khác của đời sống tinh thần con người. Điều này chúng ta thấy rõ,

nếu như lấy những bài thơ trong bản trường ca “Iliát” và “Ôđítxê” của Hômerơ

để so sánh, ở thời đại chúng ta, các bài thơ đó chỉ là một tác phẩm nghệ

thuật. Nhưng đối với thời cổ đại, nội dung của chúng uyên bác tới mức được

đánh giá vừa là sự khái quát triết học, vừa là mẫu mực cho đạo đức, vừa là

trình bày một tín ngưỡng tôn giáo, vừa là một sáng tác nghệ thuật. Cái mà

ngày nay chúng ta gọi là “nghệ thuật” sở dĩ không biểu lộ ra một cách rõ rệt

trong nền văn hóa cổ đại, còn là vì thể loại văn học khá phổ biến trong thời

cận đại như tiểu thuyết còn chưa phát triển. Văn học với tư cách là nghệ thuật

thực sự phần lớn là những tác phẩm thi ca, còn các hình thức mới như văn

xuôi, với tất cả các hình thức thẩm mỹ của nó thì thường coi là triết học hay

lịch sử, tuỳ theo tính mục đích của nó.

Đối lập với quan điểm của Platôn, trong cách diễn đạt về thuyết “bắt

chước” của mình, Arixtốt trên lập trường của chủ nghĩa duy vật, đã coi nghệ

thuật là một trong những hình thái hoạt động nhận thức của con người, là

phương tiện thanh lọc tình cảm, v.v... về mặt này, có thể nói Arixtốt trong một

Page 93: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

chừng mực nhất định, ông đã tiếp cận những phương diện biện chứng của

quan hệ thẩm mỹ đối với đời sống hiện thực.

Trong các thời đại về sau, quan niệm về nghệ thuật đã có sự biến đổi

rất nhiều, sự biến đổi này có khuynh hướng lý giải bản chất của nghệ thuật

hơn là bản thân khái niệm nghệ thuật. Về điều này chúng ta lấy định nghĩa

nghệ thuật của Hêghen là một thí dụ, khi ông coi nghệ thuật là “tư duy trong

các hình tượng”, hoặc “hình tượng “dưới con mắt chúng ta không phải là bản

chất trừu tượng, mà là hiện thực cụ thể của bản chất. Nhưng thực chất bản

chất của nghệ thuật theo quan điểm của Hêghen, cũng chỉ là một giai đoạn

trong qúa trình phát triển của “tinh thần tuyệt đối”, là sự “hồi tưởng” hoặc đào

sâu tất cả qúa trình mà nó đã kinh qua.

Tsecnưsépxki, một nhà mỹ học lỗi lạc Nga thế kỷ XIX đã đạt đến đỉnh

cao của những quan niệm duy vật trong lịch sử mỹ học trước C. Mác về nghệ

thuật. Tecnưsépxki coi nghệ thuật là phương tiện để nhận thức hiện thực. Tuy

nhiên, do xuất phát từ những quan niệm coi cái đẹp là cái phản ánh "cuộc

sống đúng như nó phải có”, hoặc coi “cái đẹp chính là cuộc sống” nên ông đã

thô thiển hóa cái đẹp và thô thiển hóa nghệ thuật.

Nhìn chung, trong mỹ học trước chủ nghĩa Mác - Lênin đã có nhiều

nhận định có giá trị trong việc giải thích vấn đề nghệ thuật và bản chất của

nghệ thuật, nhưng vấn đề cơ bản và cốt lõi nhất về bản chất của nghệ thuật

cũng chưa được lý giải một cách chính xác và đầy đủ.

Mỹ học Mác - Lênin nhìn nhận nghệ thuật là một hiện tượng có tính lịch

sử gắn liền với sự phát triển xã hội, nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội

đặc thù. Cho nên, đối tượng của nghệ thuật vừa là quan hệ của con người

với thế giới, vừa là chính bản thân con người với tất cả các mặt của nó như:

tâm lý, tình cảm, đạo đức, tư tưởng, xã hội, v.v... Chúng ta không quên rằng,

các khoa học nhân văn cũng lấy con người làm đối tượng, như tâm lý học, xã

hội học, đạo đức học, v.v. nhưng tất cả các khoa học này đều xem xét con

người từ một góc độ nhất định nào đó. Ngược lại, nghệ thuật không những

xem xét con người trong tính chỉnh thể của nó, mà còn đi sâu vào những điều

Page 94: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

kỳ diệu, những điều bí ẩn nhất của tự nhiên, của xã hội; tất cả những gì còn

nằm ở những tầng sâu mà ý thức của con người, mà các khoa học cụ thể

không thể phát hiện hoặc thể hiện được.

C. Mác và Ph. Ằngghen đã xem xét và lý giải nguồn gốc và bản chất

của nghệ thuật một cách khoa học khi gắn nó với sự phát triển của lịch sử xã

hội, trong đó, nghệ thuật được qui định trước hết bởi sự phát triển của

phương thức sản xuất. Luận điểm cơ bản của triết học Mác là: "phương thức

sản xuất đời sống vật chất quyết định các qúa trình sinh hoạt xã hội, chính trị

và tinh thần nói chung. Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại

của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ”. Khi phân tích

và chỉ ra qúa trình hình thành các quan hệ thẩm mỹ từ các quan hệ thực dụng

gắn liền với qúa trình lao động và việc tạo ra của cải vật chất, đồng thời tạo ra

sản phẩm tinh thần.

Thật vậy, lúc đầu nghệ thuật gắn bó trực tiếp hơn với qúa trình lao

động, với các nhu cầu vật chất và các mục đích thực dụng, cho nên những

khái niệm “nghệ thuật”, “nghệ sỹ” theo nghĩa hiện nay chỉ là “ước lệ”. Trải qua

nhiều thiên niên kỷ qúa trình phát triển của xã hội đã tách nghệ thuật thành

một lĩnh vực riêng biệt của thực tiễn xã hội, - đó là nghệ thuật chuyên nghiệp.

Cho đến ngày nay, với sự chuyên môn hóa cao với các hình thức phát triển

của mình, nghệ thuật luôn gắn liền với sự phát triển của cuộc cách mạng

khoa học - công nghệ, thì tuyệt nhiên nghệ thuật cũng không mất đi sự gắn bó

của mình với các điều kiện vật chất, với hạ tầng kinh tế và với các hình thái ý

thức xã hội khác, thậm chí ngày càng tăng. Chỉ có điều, mối liên hệ này trở

nên gián tiếp hơn, phức tạp, sinh động và tinh tế hơn.

Cách mạng khoa học - công nghệ trong những thập niên cuối của thế

kỷ XX ảnh hưởng to lớn đến mọi bình diện của cuộc sống xã hội, trong đó có

cả nghệ thuật, vấn đề tác động của khoa học - công nghệ vào nghệ thuật là

sự ảnh hưởng kỹ thuật vào tính chất và những hình thức hoạt động của nghệ

thuật, điều này là đúng đối với tất cả mọi loại hình, loại thể nghệ thuật. Đặc

biệt, đối với các loại hình nghệ thuật được hoạt động trên cơ sở sử dụng kỹ

Page 95: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

thuật, thành qủa của khoa học - công nghệ thông qua các phương tiện giao

tiếp hàng ngày như: báo chí, rađiô, truyền hình, và mạng internet, v.v... đã

vượt ra khỏi không gian, thời gian có tính chất cộng đồng của mỗi dân tộc,

mỗi quốc gia mà mang tính toàn nhân loại. Nghệ thuật cũng không chỉ còn

mang ý nghĩa thông tin, mà nó có khả năng tạo ra những điều kiện tốt nhất,

nhanh nhất, hiệu quả nhất trong hoạt động, quan hệ trao đổi, giao lưu văn

hóa, v.v... giữa các dân tộc.

Khi phân tích sự xuất hiện thị trường thế giới và sự tác động của nó

trên nền tảng kỹ thuật, C. Mác đã dự báo về sự phát triển của nghệ thuật như

sau: “Hiện nay những mối quan hệ toàn diện, sự phụ thuộc toàn diện đối với

nhau giữa các dân tộc phát triển thay thế cho tình trạng cô lập trước kia của

các địa phương và cái dân tộc vẫn tự cung cấp. Và sự sản xuất vật chất đã

như thế thì sự sản xuất tinh thần cũng không kém phần như thế. Những thành

qủa về tinh thần của một dân tộc trở thành sở hữu chung của tất cả các dân

tộc. Tinh trạng hẹp hòi và phiến diện dân tộc ngày càng không thể tồn tại

được nữa và từ những nền văn học dân tộc và địa phương muôn hình vạn

trạng, đang nảy nở một nền văn học chung của toàn thế giới”.

Một trong những đặc điểm của sự phát triển của nghệ thuật hiện nay là,

các tác phẩm nghệ thuật ít nhiều đều liên quan tới thuộc tính hàng hóa, trong

một hệ thống sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Bởi vì, khuynh hướng đi vào sản

xuất tác phẩm nghệ thuật hàng loạt - đó là một đặc điểm chủ yếu của sự phát

triển nghệ thuật ngày nay, nhất là ở các nước phương Tây. Khi phê phán chủ

nghĩa tư bản biến các tác phẩm nghệ thuật trở thành hàng hóa, C. Mác viết:

“Sự lưu thông trở thành một cái cornue lớn của xã hội, trong đó tất cả mọi vật

đều được phân hóa, để khi trở ra, đều biến thành tiền tệ. Không có cái gì

thoát khỏi cái lò luyện đan đó cả, ngay cả đến xương thánh cũng thế, chứ

đừng nói đến vật tối thiêng,...

Do quá đề cao vai trò của kỹ thuật trong sự phát triển nghệ thuật, - một

khuynh hướng khá phổ biến của xã hội phương Tây hiện đại càng bộc lộ rõ

tính mâu thuẫn giữa yêu cầu phải hoàn thiện tư tưởng - thẩm mỹ của các tác

Page 96: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

phẩm nghệ thuật với tính tất yếu phải sản xuất tác phẩm nghệ thuật ra hàng

loạt trong những điều kiện mở rộng sản xuất và tiêu thụ nghệ thuật. Tuy

nhiên, nghệ thuật vẫn là nghệ thuật: sự phát triển của nghệ thuật ngày nay

vẫn thể hiện những thuộc tính giá trị dù các tác phẩm của nó mang trong

mình khuynh hướng “duy mỹ” hay “kỹ thuật” hóa. Những giá trị nghệ thuật này

không tách khỏi cuộc đấu tranh tư tưởng của các dân tộc, các giai cấp và chế

độ chính trị - xã hội nhất định. “Nghệ thuật thuần túy”, "nghệ thuật phi giai cấp”

cố tình phủ nhận sự gắn bó của nghệ thuật với chính trị, song trên thực tế nó

bao giờ cũng phục vụ cho một chế độ chính trị - xã hội nhất định.

b) Tính đặc thù của nghệ thuật

Nguyên lý cơ bản của của chủ nghĩa duy vật lịch sử là phương thức

sản xuất vật chất xã hội qui định các quá trình xã hội, chính trị và tinh thần

của cuộc sống nói chung, C. Mác đã vận dụng nguyên lý này vào việc phân

tích mọi hình thái hoạt động con người kể cả nghệ thuật. Với tính cách là một

hình thái ý thức xã hội đặc thù, nghệ thuật cùng với hệ tư tưởng chính trị,

pháp quyền, đạo đức, triết học, v.v. đều là sự phản ánh tồn tại xã hội qua

những giai đoạn lịch sử xã hội cụ thể nhất định. Giữa nghệ thuật và các hình

thái của hệ tư tưởng đều có sự tác động qua lại lẫn nhau, giữa chúng lại có

những đặc điểm chung giống nhau, đồng thời mỗi một hình thái ý thức xã hội

lại có tính đặc thù riêng biệt.

Đặc điểm chung (giống nhau) giữa các hình thái ý thức xã hội với tính

cách là những bộ phận khác nhau của đời sống tinh thần được thể hiện ở

những nội dung cơ bản sau đây: Trước hết các hình thái ý thức xã hội và kể

cả nghệ thuật, chúng đều là sự phản ánh đời sống vật chất của xã hội. Thứ

hai, tiêu biểu cho mọi hình thái ý thức xã hội là tính độc lập tương đối của nó.

Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội như một đặc trưng cơ bản của cái

tinh thần xã hội được thể hiện trong tất cả các hình thái ý thức xã hội, dù nó là

ý thức chính trị, pháp quyền, đạo đức, v.v... Nhưng cũng phải hiểu thêm là

tính độc lập tương đối của ý thức xã hội không đồng nhất với tính qui định của

tồn tại xã hội đối với chính nó. Mà ngược lại tính độc lập tương đối của ý thức

Page 97: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

xã hội, thể hiện ở tính không tương ứng của nó so với sự phát triển của đời

sống vật chất xã hội. Điều này đã được Ph. Ăngghen đặc biệt quan tâm khi

ông nói rằng tuyến hoạt động tinh thần của con người không bao giờ lặp lại

chính tuyến phát triển kinh tế - xã hội của nó, mà xét đến cùng, nó chỉ bị qui

định bởi đời sống vật chất xã hội. Luận điểm này là xác đáng, nhất là xem xét

nó trong quan hệ đối với nghệ thuật.

Mối quan hệ giữa sản xuất vật chất và sáng tạo nghệ thuật là một qúa

trình gián tiếp phức tạp, xem xét qúa trình này, nhất thiết không được giản

đơn, tuỳ tiện. Về vấn đề này, C. Mác có cái nhìn hết sức sâu sắc: “Đối với

nghệ thuật, thì có những thời kỳ phồn vinh nhất định, tuyệt nhiên không có

quan hệ gì với sự phát triển chung của xã hội cả, và do đó, cũng tuyệt nhiên

không có quan hệ gì với cơ sở vật chất, với cái cốt cách của tổ chức của xã

hội, nếu có thể nói như thế được”. “Nếu trong lĩnh vực của ngay cả nghệ

thuật, mà điều đó là đúng đối với mối quan hệ giữa các bộ môn nghệ thuật,

thì cũng ít lấy làm lạ rằng nó cũng đúng với mối quan hệ của toàn bộ lĩnh vực

nghệ thuật với sự phát triển chung của xã hội”. Thứ ba, đối với tất cả các hình

thái ý thức xã hội, kiến trúc thượng tầng tư tưởng không chỉ là sự phản ánh

đối với tồn tại xã hội, đối với cơ sở kinh tế, mà còn có ý nghĩa góp phần tích

cực cải tạo tồn tại xã hội.

Tính đặc thù của nghệ thuật so với tất cả các hình thái của ý thức xã

hội khác là ở sự phản ánh thế giới bằng hình tượng. Để nhận thức đầy đủ và

sâu sắc thế giới khách quan, loài người đã dùng nhiều hình thức khác nhau

để phản ánh. Khoa học đi sâu khám phá thế giới bằng hệ thống các khái

niệm, phạm trù qui luật. Đạo đức học phản ánh thế giới bằng bằng hệ thống

chuẩn mực đạo đức, các qui phạm, các tiêu chí xã hội, v.v... Nhưng các hình

thức phản ánh đó không thể nào thể hiện được một cách sâu sắc các cung

bậc tinh tế của thế giới tinh thần con người như trong nghệ thuật.

Hình tượng nghệ thuật là một dạng thức phản ánh khác về chất với các

thức phán ánh khác của hoạt động nhận thức. Đó là sự phản ánh tình cảm -

lý tri với cách thể hiện vừa cảm tính lại vừa cụ thể, vừa nói được nội dung tư

Page 98: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

tưởng xã hội mà nó phản ánh. Mỗi hình thái ý thức xã hội đều có một đối

tượng phản ánh nhất định. Chẳng hạn, ở triết học, đó là mối quan hệ giữa tồn

tại và ý thức; ở đạo đức là mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, v.v... Còn ở

nghệ thuật, đối tượng đó vừa là quan hệ của con người với hiện thực, vừa là

chính bản thân con người và xã hội. Chính các đặc trưng này đã làm cho

nghệ thuật có khả năng đặc biệt trong việc thể hiện đời sống tinh thần của

con người, các khả năng mà không một loại hình phản ánh nào khác có thể

đảm đương được.

Tính hình tượng nói chung cái mà người ta thường gọi là hình tượng

ngoại nghệ thuật, thường được giải thích gần đúng và đồng nghĩa với hình

thức cảm tính, mà đặc tính chung của nó là sự phản ánh trực tiếp, cụ thể về

các mặt nào đó của hiện thực bởi các giác quan của con người. Như vậy, cần

phải xác định mối tương quan giữa hình tượng nghệ thuật không chỉ với tính

cách hình tượng cảm tính cụ thể, mà còn hàm chứa chiều sâu và sự độc đáo

nội dung tư tưởng của tác phẩm nghệ thuật. Đó là loại tư duy hình tượng đáp

ứng những tiêu chuẩn thẩm mỹ và thực tiễn nghệ thuật được tạo ra trong lịch

sử như trình độ khái quát cao, sự thống nhất giữa nội dung và hình thức, giữa

cảm tính và lý tính.

2. Bản chất xã hội của nghệ thuật

a) Tính giai cấp của nghệ thuật

Trong xã hội có giai cấp, tư tưởng thống trị là tư tưởng của giai cấp đại

diện cho quan hệ sản xuất thống trị, và đồng thời với nó là sự tồn tại của nghệ

thuật thống trị. Bên cạnh nền nghệ thuật thống trị, những giai cấp bị trị cũng

xây dựng nên nghệ thuật của mình, phản ánh những điều kiện sống, những

quyền lợi, nguyện vọng và lý tưởng của giai cấp mình.

Mối quan hệ giữa các khuynh hướng nghệ thuật bao giờ cũng thông

qua quá trình đấu tranh tư tưởng giữa các giai cấp, nhưng chủ yếu là cuộc

đấu tranh giữa giai cấp thống trị với các giai cấp bị trị. Trong quá trình đấu

tranh đó, hệ tư tưởng của giai cấp thống trị luôn giữ vai trò thống trị về mặt

tinh thần của xã hội. Về vấn đề này, C. Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ rõ: “giai

Page 99: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

cấp nào là lực lượng vật chất thống trị trong xã hội thì cũng là lực lượng tinh

thần thống trị trong xã hội". Vì vậy, mà chúng ta có thể hiểu là tại sao nghệ

thuật lại sử dụng các khả năng tác động tư tưởng giáo dục con người theo

tinh thần thế giới quan và nhân sinh quan của giai cấp này hay giai cấp khác.

Chủ nghĩa Mác-Lênin đấu tranh chống lại học thuyết duy tâm chủ nghĩa về

“nghệ thuật thuần túy”, thứ lý thuyết mà thực chất là che giấu sự phụ thuộc

của nghệ thuật đối với các giai cấp thống trị. Bởi vì, “nghệ thuật thuần túy” đã

trung lập hóa nghệ thuật với hệ tư tưởng, với các niềm tin chính trị - xã hội.

Hiển nhiên là những quan điểm này không phù hợp với thực tiễn của nghệ

thuật và đời sống thẩm mỹ của con người, nhất là con người ngay trong thời

đại phát triển khoa học - công nghệ. Tư tưởng cực đoan của mỹ học tư sản

hiện đại đưa đến hệ qủa tất nhiên là nghệ sỹ phải nâng cao cái đẹp "thuần

túy”, cái đẹp của sự “thăng hoa” để tách khỏi qúa trình đấu tranh xã hội, đi

vào cuộc sống đầy mộng ảo mà cái gì họ cũng cho là lý tưởng v.v... Các nhá

phê bình mácxít đánh giá các quan niệm nghệ thuật trên chỉ là hiện thân của

cuộc khủng hoảng tư tưởng trong lĩnh vực mỹ học, gắn liền với cuộc khủng

hoảng chính trị - xã hội của chủ nghĩa tư bản cận - hiện đại và cả hiện nay.

b) Tính nhân dân và tính dân tộc và tính nhân loại của nghệ thuật

Nguyên tắc tính nhân dân trong văn nghệ do V. I. Lênin nêu lên là một

cống hiến lớn vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. V. I. Lênin đặc

biệt quan tâm đến tính tư tưởng của văn nghệ, vai trò chiến đấu của nghệ sỹ.

Về vấn đề này. V. I. Lênin viết: “Điều quan trọng không phải là ý kiến của

chúng ta về nghệ thuật. Điều quan trọng cũng không phải là những cái mà

nghệ thuật mang lại cho vài trăm người, ngay cả cho vài nghìn người, cho

một dân số như một dân số của chúng tôi, đừng kể đến hàng triệu và hàng

triệu người. Nghệ thuật là của nhân dân". Như vậy, theo quan điểm của V.I.

Lênin, nhân dân không chỉ là đối tượng phục vụ của nghệ thuật, mà hoạt

động của nhân dân còn là cái “trường” hoạt động của nghệ thuật. Ngoài

nguyên tác tính Đảng, tính nhân dân, tính dân tộc, nghệ thuật còn có tính toàn

nhân loại. Bởi vì, nghệ thuật với chiều sâu tư tưởng và tình cảm là hơi thở

Page 100: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

của các thời đại, nó là một bộ phận đặc thù hợp thành tổng thể những giá trị

văn hóa mang tính nhân loại.

Như vậy, quan niệm mácxít có cái nhìn biện chứng, toàn diện và khoa

học về bản chất nghệ thuật, khi lấy hoạt động của con người làm nền tảng

cho sự nảy sinh, tồn tại và phát triển nghệ thuật. Theo quan điểm do lao động

là cội nguồn của mọi sự sáng tạo, là nguồn gốc, động lực chân chính của sự

phát triển nghệ thuật. Ra đời và tồn tại vĩnh viễn cùng loài người, tuy có

những bước thăng trầm, nhưng nghệ thuật luôn là phương diện độc đáo của

văn hóa hóa, nhân đạo hóa, thẩm mỹ hóa bản thân con người vì cuộc sống

ngày một tốt đẹp hơn. Thật vậy, bất kỳ tác phẩm nghệ thuật chân chính nào,

nhất là những tác phẩm lớn, đều có thể xem là sự nhân danh trí tuệ và tình

cảm của các dân tộc, các thời đại và của sự tiến bộ xã hội mang tính toàn

nhân loại.

3. Chức năng của nghệ thuật

Nghệ thuật có nhiều chức năng, nhưng chủ yếu là chức năng nhận

thức, đánh giá, sáng tạo và chức năng giáo dục. Ngoài ra còn có chức năng

giao tiếp, chức năng giải trí...

a) Chức năng nhận thức

Nghệ thuật thể hiện vai trò của mình trong hoạt động nhận thức, với

tính cách là sự tái hiện một cách đặc thù thế giới hiện thực. Sự tái hiện đặc

thù của nghệ thuật không chỉ khẳng định nhận thức nghệ thuật là một hình

thái của sự nhận thức thế giới, mà quan trọng hơn là ở chỗ, nó có khả năng

tổng hợp và phát triển mọi hình thức phản ánh của hoạt động nhận thức của

con người.

Lý luận phản ánh của V. I. Lênin là cơ sở phương pháp luận khoa học

cho việc nghiên cứu mội cách biện chứng qúa trình con người nhận thức thế

giới khách quan, trong đó có cả nhận thức nghệ thuật và mối quan hệ giữa

nhận thức bằng nghệ thuật với các hình thái khác của hoại động nhận thức

con nguời.

Page 101: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

Qui luật chung của hoạt động nhận thức, được V. I. Lênin diễn tả một

cách khái quát như sau: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và

từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận

thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan”. Trực quan sinh động

(hay nhận thức cảm tính) là giai đoạn đầu tiên của qúa trình nhận thức. Đó là

sự phản ánh trực tiếp hiện thực bằng các hình thức phản ánh: cảm giác, tri

giác, biểu tượng. Thông qua nhận thức cảm tính, con người liên hệ một cách

trực tiếp thế giới những hiện tượng riêng biệt, là sự phản ánh những mối liên

hệ đơn giản, bên ngoài giữa các hiện tượng đó, hình thành kinh nghiệm sống

và tri thức kinh nghiệm. Tư duy trừu tượng giai đoạn tếp theo của qúa trình

nhận thức, - đó là sự phản ánh gián tiếp bằng các hình thức: khái niệm, phán

đoán, suy luận. Sự phản ánh này, loại bỏ tính chất không cơ bản, thứ yếu của

sự vật, hiện tượng và khái quát những mặt, những thuộc tính, những mối liên

hệ mang tính chất chung, tính bản chất và tính qui luật của sự vật.

Với tính cách là sự tái hiện đặc thù về thế giới, chúng ta có thể thấy rất

rõ là khác với tri giác, biểu tượng, khái niệm, v.v... bản chất nhận thức của

nghệ thuật làm cho nó khác với các hình thức khác của hoạt động nhận thức

của con người. Bởi vì, nhận thức bằng nghệ thuật không thể được qui vào

một hình thức phản ánh, một giai đoạn nào của quá trình nhận thức, mà nó

nổi lên như sự thống nhất giữa các yếu tố lý trí và tình cảm. Mặt khác, nhận

thức bằng nghệ thuật có khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa thế giới hiện

thực; nhưng biểu hiện của tư tưởng khái quát hóa, trừu tượng hóa đó không

đồng nhất với những “tính hình tượng” vốn là lĩnh vực hết sức trừu tượng ví

như trong triết học và khoa học, v.v...

Khi tiếp nhận, cảm thụ tác phẩm nghệ thuật với sức truyền cảm và

năng lực phổ quát của nó, nghệ thuật có khả năng tổng hợp, bổ sung, mở

rộng và khơi nguồn cho các hình thái nhận thức khác trong đời sống tinh thần

con người. Chẳng hạn, nghệ thuật không chỉ gắn bó với hệ tư tưởng chính trị

ở khả năng tác động tư tưởng thẩm mỹ vào ý thức con người, do đó, để thực

hiện các chức năng xã hội nhất định của mình, các giai cấp đã sử dụng nghệ

Page 102: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

thuật nó để tuyên truyền cho những tư tưởng chính trị của họ. Trong mối

quan hệ với luân lý và đạo đức, nghệ thuật có mối quan hệ không kém chặt

chẽ so với chính trị. Bản chất nhận thức của nghệ thuật và ý nghĩa thẩm mỹ

của nó có lẽ bộc lộ rõ nét nhất trong mối quan hệ với nhận thức khoa học. Bởi

vì, nghệ thuật có khả năng gợi mở to lớn trong việc nhận thức chân lý khoa

học, nhất là khả năng tiên đoán và tính vượt trước của nghệ thuật so với thế

giới hiện thực, v.v...

b) Chức năng đánh giá

Hoạt động đánh giá là một trong những vấn đề chủ yếu và quan trọng

nhất của hoạt động tinh thần của con người. Bởi vì, mục đích của nhận thức

không phải chỉ vì bản thân nhận thức; mà nhận thức còn phải đáp ứng những

yêu cầu và nhiệm vụ của hoạt động thực tiễn xã hội. Cho nên, hoạt động

đánh giá không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận, mà còn về mặt thực tiễn như

một yếu tố cải tạo thế giới. Bởi vậy, vai trò của nghệ thuật trong hoạt động

đánh giá dựa trên hệ tiêu chí cơ bản là: Chân - Thiện - Mỹ. Tuy nhiên, cũng

cần phải nhấn mạnh rằng, trong hoạt động đánh giá đạo đức và đánh giá

thẩm mỹ, v.v. của nghệ thuật còn được xác định bởi tính lịch sử, tính giai cấp,

tính nhân dân và tính dân tộc.

Trước hết, chức năng đánh giá của nghệ thuật được thể hiện trong

hoạt động đánh giá khoa học. Nếu trong khoa học, việc nhìn nhận các hiện

tượng đươc đề ra là một hệ thống tri thức của con người về thế giới hiện

thực, là sự diễn đạt những kết qủa nghiên cứu được trên con đường đi tới

chân lý dưới dạng những khái niệm, phạm trù, hệ thống lý thuyết thì điều

quan trọng nhất của đánh giá khoa học là kết quả ứng dụng tri thức khoa học

trong hoat động thực tiễn xã hội v.v...

Việc khẳng định cái gì đó là đẹp điều đó không hẳn là người ta dựa trên

tiêu chuẩn thuần túy là một giá trị “truyền thống” của nghệ thuật, mà đó còn là

một chuẩn mực đánh giá chân lý khoa học. Đánh giá bằng các phương pháp

nghệ thuật là không trái ngược với đánh giá lôgíc, cũng như đánh giá trực

giác là không trái ngược với đánh giá suy lý, nhưng giữa chúng có sự khác

Page 103: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

nhau. Trong đánh giá nghệ thuật ẩn chứa ở bản thân nó cái thuyết phục

mạnh mẽ của tri giác cảm quan trực tiếp, chứ không cần chứng minh bằng

thực nghiệm, không khái quát thành một thẩm định thực nghiệm khoa học.

Cho nên, sự liên hệ và khả năng thẩm định của nghệ thuật ở trong hai trường

hợp - tri giác nghệ thuật và suy lý chân lý khoa học, đều là sự phát hiện, đều

là sự thẩm định chân lý một cách tổng hợp trực tiếp.

Thứ hai, chức năng đánh giá của nghệ thuật trong hoạt động đánh giá

đạo đức, thể hiện ở năng lực đánh giá thẩm mỹ của nghệ thuật - tìm hướng di

- đánh gía đạo đức và nhân cách của con người.

Tác phẩm nghệ thuật giáo dục và nâng cao đạo đức của con người

không chỉ ở chỗ nó truyền cho người cảm thụ khoái cảm thẩm mỹ mà còn gợi

nhắc những chuẩn mực của đạo đức lành mạnh, lòng yêu lao động, nâng cao

tính nhân đạo và giáo dục tính cách đạo đức cá nhân, v.v... Bởi vậy, nghệ

thuật chân chính, khi tác động đến thế giới tinh thần con người, nó không chỉ

phát triển thị hiếu thẩm mỹ, mà nó còn đánh giá cái đẹp thông qua cái thiện -

cái mang ý nghĩa nhân văn của xã hội. Nói cách khác, chức năng đánh giá

đạo đức của những tác phẩm nghệ thuật đối với chủ thể đánh giá – tiếp nhận

thể hiện đầy đủ nhất ở chức năng tổ chức xã hội của nghệ thuật, ở tính chất

xã hội hóa con người dưới góc độ khác nhau với các chuẩn mực hành vi đạo

đức không chỉ mang ý thức hệ, mà còn có ý nghĩa toàn nhân loại.

Thứ ba, chức năng đánh giá của nghệ thuật thể hiện trong hoạt động

đánh giá thẩm mỹ, với tính cách là hệ chuẩn phổ biến của đánh giá thẩm mỹ.

Một trong những hình thức tập trung nhất của hoạt động đánh giá thẩm mỹ là

hoạt động đánh giá nghệ thuật. Đánh giá nghệ thuật không chỉ thể hiện năng

lực chiếm hữu và sáng tạo thẩm mỹ, mà còn hướng toàn bộ năng lực thẩm

mỹ của con người vào việc đánh giá đối tượng hiện thực do chính con người

sáng tạo theo qui luật của cái đẹp.

Xét về hình thức, chủ thể đánh giá nghệ thuật có nhiều hình thức khác

nhau, nhưng sự sống còn của các tác phẩm nghệ thuật trước hết là thuộc về

chủ thể đánh giá cảm thụ là công chúng của nghệ thuật. Đây là loại chủ thể

Page 104: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

rộng lớn, mang tính phổ biến, đa dạng và phức tạp nhất. Về thực chất, loại

chủ thể đánh giá này nhằm mục đích thỏa mãn thẩm mỹ về hưởng thụ, tiêu

dùng và thưởng thức nghệ thuật. Nhưng họ là loại chủ thể có tính quyết định

nhất về giá trị thẩm mỹ và vấn đề sống còn của nghệ thuật, trong đó trước hết

là số phận của tác phẩm nghệ thuật.

Hiển nhiên, điều phức tạp trong mối liên hệ: hiện thực - nghệ sỹ - tác

phẩm - công chúng là tác phẩm nghệ thuật chỉ được thể hiện thuộc tính đối

tượng của nó trong qúa trình cảm thụ và đánh giá thẩm mỹ. Nói một cách cụ

thể hơn, tác phẩm nghệ thuật luôn thể hiện sự thống nhất giữa tính đối tượng

cảm tính - cụ thể được vật chất hóa với tính chất đối tượng nảy sinh trên cơ

sở giá trị - xã hội, đạo đức, tư tưởng thẩm mỹ, v.v... Trong đó tính đối tượng

thứ nhất thiên về mặt vật chất của tác phẩm, là cái có tính ổn định và nhờ đặc

tính này mà tác phẩm nghệ thuật tồn tại trong hiện thực và qua đó đi vào công

chúng. Còn tính đối tượng thứ hai thể hiện thiên hướng và ý nghĩa nghệ thuật

của tác phẩm, nó năng động hơn và luôn mở ngõ trước xã hội và nền văn

hóa.

c) Chức năng sáng tạo của nghệ thuật

Hoạt động sáng tạo là một thuộc tính chung của hoạt động con người,

chứ không phải chỉ là hoạt động khoa học và càng không qui giản về hoạt

động nghệ thuật. Lẽ tất nhiên, hoạt động sáng tạo khoa học và nghệ thuật là

những hình thức cao nhất của hoạt động con người trong đó, sáng tạo nghệ

thuật là hình thức hoạt động đặc thù loại đặc biệt.

Hoạt động sáng tạo hiểu theo nghĩa rộng nhất gắn liền với hoạt động

đầu tiên của con người là hoạt động sản xuất vật chất, về bản chất là hoạt

động sáng tạo ra công cụ, và công cụ có nghĩa là sản phẩm chỉ riêng của con

người. Hoạt động sáng tạo phải có yếu tố của cái mới, tính độc đáo của cái

mới, của những ý tưởng, làm cơ sở cho những giải pháp mới, bởi tính mục

đích và nhu cầu có tính khách quan của hoạt động người. Đó là sự xuất hiện

tình huống có vấn đề và việc tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất để giải

Page 105: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

quyết những tình huống đó. Hoạt động sáng tạo trong tính cụ thể phải dẫn

đến hiệu quả hoạt động và chất lượng sản phẩm cao hơn.

Từ lâu con người đã biết đến các khả năng dự báo, các tố chất kích

thích và các định hướng do nghệ thuật mang lại đối với hoạt động sáng tạo

của con người. Bởi vì, nghệ thuật với khả năng gợi mở của nó đã làm phát

triển các năng lực trực tiếp của hoạt động sáng tạo. Đó là những năng lực

cảm hứng, tưởng tượng, phát hiện... Thực ra, vai trò của nghệ thuật đối với

hoạt động sáng tạo còn có thể nghiên cứu ở nhiều phương diện khác như:

nghệ thuật như là môi trường của hoạt động sáng tạo, nghệ thuật như là hình

thức đặc thù của hoạt động sáng tạo, v.v...

Trước hết, khi cảm thụ nghệ thuật, nghệ thuật có khả năng tạo nguồn

cảm hứng sáng tạo, cảm hứng mà nghệ thuật đem lại cho con người không

chỉ là sự kích thích nguồn cảm hứng sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật và

khoa học mà còn trong hoạt động sáng tạo nói chung của con người. Cảm thụ

nghệ thuật như là những rung động cảm xuc đặc biệt về những nhu cầu

khách quan cần phải thỏa mãn mà trước hết là nhu cầu thẩm mỹ và đồng thời

với nó là các nhu cầu khác của con người. Trong đó nó có khả năng thỏa

mãn nhu cầu sáng tạo, tạo nên niềm hứng thú, sự đam mê cho con người để

có thể theo đuổi những mục đích nhất định.

Nghệ thuật với tính cách là một môi trường rộng lớn của tình cảm - xúc

cảm - lý trí của con người, nơi tạo ra nguồn cảm hứng, sự say mê, hứng thú

có tính chất bền vững và trực tiếp đối với hoạt động sáng tạo nói chung của

con người.

Thứ hai, nghệ thuật có khả năng phát triển trí tưởng tượng sáng tạo,

trong bất kỳ hoạt động nào của con người, từ việc học tập, lao động cho đến

sáng tạo, trò chơi chỉ có thể mang lại kết qủa theo ý muốn thì đều có sự tham

gia của trí tưởng tượng. Tưởng tượng không chỉ là một trong những năng lực

của hoạt động nhận thức nói chung và đó cũng là năng lực đặc trưng của

hoạt động sáng tạo.

Page 106: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

Vai trò của tưởng tượng được thể hiện trong tất cả các cấp độ và các

hình thức của hoạt động sáng tạo, nhưng đối với nghệ thuật thì đặc điểm của

trí tưởng tượng đã xuất hiện trong qúa trình nhà nghệ sỹ tri giác hiện thực do

tính mục đích đặc biệt của sự chiếm hữu thế giới một cách thẩm mỹ. Điêu đó

được thể hiện thông qua hoạt động sáng tạo của người nghệ sỹ, không

những nắm được mối liên hệ thực tế, hiển nhiên mà cả những quan hệ ẩn

dấu mà họ sáng tạo ra chúng bằng các thủ pháp của nghệ thuật để tạo ra

những tác phẩm nghệ thuật

Chính tác phẩm nghệ thuật với tính cách là ngôn ngữ phổ quát của văn

hóa, nó có khả năng tạo nên những phương thức cảm thụ sâu sắc và giúp

con người phát hiện được các yêu tố nghệ thuật đích thực, chân chính,

những yếu tố mà tác dụng thẩm mỹ của nó tập trung tác động vào thế giới

tinh thần con người; đó không chỉ là kinh nghiệm cuộc sống đang diễn ra, mà

còn là kinh nghiệm có ý nghĩa xã hội của lịch sử phát triển văn hóa. Chính vì

vậy, trí tưởng tượng và hư cấu là điều kiện hữu cơ cần thiết của bản thân sự

tiếp xúc nghệ thuật. Đến lượt nó, nghệ thuật lại phát triển năng lực sáng tạo

cho trí tưởng tượng, trở thành cội nguồn mạnh mẽ của qúa trình tích lũy

những năng lượng xã hội. Chức năng xã hội chủ yếu của nghệ thuật chính là

ở đó.

d) Chức năng giáo dục

Chức năng giáo dục của nghệ thuật trước hết là giáo dục thẩm mỹ. Đó

là quá trình nâng cao năng lực thẩm mỹ của mỗi con người trong đó có việc

bồi dưỡng các cảm xúc thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ. Xây

dựng những tình cảm lành mạnh, trong sáng, mạnh mẽ để con người có thể

phân biệt rạch ròi giữa cái cũ - cái mới, giữa cái xấu - cái đẹp là công việc

trọng tâm của giáo dục thẩm mỹ. Vì vậy, chức năng giáo dục của nghệ thuật

chủ yếu thể hiện ở những nội dung sau đây:

(1) Giáo dục các quan điểm thẩm mỹ đúng đắn, khoa học và tiến bộ;

(2) Giáo dục khả năng cảm thụ, đánh giá và sáng tạo nghệ thuật;

Page 107: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

(3) Giáo dục các xúc cảm thẩm mỹ trong sáng và tốt đẹp dựa trên hệ

tiêu chí cơ bản: chân - thiện - mỹ;

(4) Giáo dục các thị hiếu lành mạnh trong việc giải quyết mối quan hệ

giữa thị hiếu cá nhân - xã hội;

(5) Giáo dục lý tưởng thẩm mỹ cao đẹp và lý tưởng xã hội chân chính;

(6) Giáo dục hoàn thiện cac quan hệ xã hội thông qua giáo dục chính trị

- tư tưởng, đạo đức, v.v... trong tình yêu, tình bạn, tình đồng nghiệp, quan hệ

cá nhân – tập thể - dân tộc - tổ quốc...

II. ĐẶC TRƯNG CỦA NGHỆ THUẬT

1. Hình tượng nghệ thuật

a) Hình tượng nghệ thuật là gì?

Nếu không chú ý đến những đặc trưng của phương pháp khái quát

riêng của nghệ thuật, một trong những hình thái của ý thức xã hội, thì không

thể hiểu được đặc điểm của nghệ thuật, và sự tác động đặc thù của nghệ

thuật đối với cuôc sống xã hội của con người. Phương pháp khái quát riêng

đó của nghệ thuật là sự phản ánh hiện thực bằng những hình tượng rõ rệt,

cảm tính, cụ thể và có ý nghĩa thẩm mỹ. Người ta gọi những hình tượng đó là

hình tượng nghệ thuật, nó khác với tính hình tượng vốn có ở trong các hình

thức phản ánh của quá trình nhận thức như: tri giác, biểu tượng, khái niệm;

bởi tính chất thẩm mỹ không phải là tính chất căn bản của các hình thức này.

Ý thức nghệ thuật khác với các hình thái của ý thức xã hội khác ở đặc

trưng cảm tính - cụ thể, đặc trưng tình cảm thể hiện: phạm trù hình tượng.

Phạm trù hình tượng là một phạm trù mang tính khái quát phản ánh tính hệ

thống của các khái niệm, phạm trù qui luật về đặc trưng thẩm mỹ của nghệ

thuật. Vì tất cả những lý giải về nghệ thuật đều xuất phát từ vấn đề hình

tượng. Cũng vì vậy tính thống nhất, mâu thuẫn, đa dạng và phong phú của

cảm tính - lý tính, cụ thể - khái quát, cá biệt – phổ biến, v.v... các loại hình,

loại thể của nghệ thuật và vai trò của nghệ thuật xét cho cùng cũng trên cơ sở

Page 108: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

hình tượng nghệ thuật. Cho nên, có thể xem tư duy nghệ thuật là tư duy hình

tượng, và cũng có thể định nghĩa vắn tắt nghệ thuật là một hệ thống những

hình tượng.

Không thể hiểu hình tượng nghệ thuật một cách đơn giản là hình ảnh,

sự kiện, chi tiết; hình tượng chưa phải là tác phẩm, cần phải xem xét hình

tượng nghệ thuật ở phương diện triết - mỹ của nó. Đó là một hình thức của tư

duy, nhưng lại bao hàm hoạt động tâm lý - lý trí và cũng là một cơ cấu vật

chất trên hai phương diện: nhận thức và bản thể. Cho nên mọi định nghĩa

hình tượng nghệ thuật hầu như không quán triệt hết nội dung và ý nghĩa của

phạm trù này; nhưng người ta có thể hiểu hình tượng nghệ thuật bởi những

dấu hiệu đặc trưng cơ bản của nó:

(1) Hình tượng là hình thức của tư duy nghệ thuật, là sự phản ánh hiện

thực theo qui luật của cái đẹp, là một loại hình tượng đặc biệt (mô hình),

nhằm tái hiện và tái tạo một cách toàn vẹn, sinh động cuộc sống, nhu cầu và

cuộc sống của con người.

(2) Hình tượng là cơ cấu hài hoà của những yếu tố chủ quan và khách

quan, cảm tính - lý tính, cụ thể - khái quát, cá biệt – phổ biến, v.v... nhưng

được trình bày bằng con đường thông qua cái khách quan, cái cảm tính, cái

cụ thể, cá biệt để phát hiện cái chủ quan, cái lý tính, cái khái quát, cái phổ

biến, v.v...

(3) Hình tượng là một cơ cấu hài hòa tinh thần - vật chất, trong đó nội

dung của cuộc sống được trình bày theo những biện pháp và phương tiện

trực quan, gợi cảm, ẩn dụ, đa nghĩa, v.v... của quá trình hư cấu nghệ thuật,

nhằm được sự miêu tả và biểu hiện.

Trong tất cả các yếu tố tạo thành hình tượng nghệ thuật nói trên, thì

yếu tố cảm xúc - cá biệt mang tính cách cá nhân của chủ thể sáng tạo là quan

trọng nhất. Có thể coi như đó là cái phôi, cái tế bào đầu tiên để tạo nên hình

tượng và hình tượng là cơ sở để hình thành tác phẩm nghệ thuật.

Page 109: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

Tóm lại, hình tượng nghệ thuật là một phương tiện đặc thù của nghệ

thuật để phản ánh hiện thực. Đó là sự khái quát cuộc sống, phát hiện những

bí ẩn của cuộc sống dưới một hình thức cảm tính - lý tính, cụ thể - khái quát,

cá biệt - phổ biến, v.v... của người nghệ sỹ để từ đó con người có thể cảm

thụ, đánh giá, sáng tạo theo qui luật của cái đẹp dưới ánh sáng của một lý

tưởng thẩm mỹ nhất định.

b) Các cấp độ của hình tượng nghệ thuật

Hình tượng nghệ thuật tồn tại như một chỉnh thể thống nhất biện chứng

giữa cái chung và cái riêng, trong đó cái chung đã được cá biệt hóa, cái cá

biệt đã được khái quát hóa. Mỗi hình tượng nghệ thuật là một cái riêng độc

đáo, là sự không lặp lại bất kỳ cái riêng nào khác được thể hiện bằng các thủ

pháp nghệ thuật khác nhau.

Các cấp độ của hình tượng nghệ thuật, thông thường nó được phân

tích, làm sáng tỏ ở khía cạnh phép biện chứng giữa lý tính và cảm tính, khách

quan và chủ quan, điển hình và cá thể. Việc nghiên cứu các cấp độ tồn tại

của hình tượng nghệ thuật là công việc hết sức quan trọng đối với việc làm rõ

đặc trưng của nghệ thuật. Bởi vì là cơ sở phương pháp luận để xem xét bất

cứ khía cạnh nào của hình tượng nghệ thuật, nhất là vai trò của nghệ thuật

trong đời sống tinh thần con người.

(1) Cấp độ tư tưởng của hình tượng nghệ thuật, giúp chúng ta nhận

thức được quan niệm về nghệ thuật của các tư tưởng và trào lưu mỹ học

khác nhau trong lịch sử. Nhờ vậy, nghệ thuật ẩn dấu và bộc lộ trong mình

những ý nghĩa triết - mỹ sâu xa của hình tượng, cái mà hình tượng - nghệ

thuật “vượt” ra khỏi giới hạn tâm lý của chủ thể dưới góc độ cá nhân, khi quan

niệm nghệ thuật được nhận thức bằng toàn bộ sự phát triển của văn hóa

mang tính toàn nhân loại.

(2) Cấp độ tâm lý của hình tượng nghệ thuật, là cấp độ tình cảm và

cảm xúc nghệ thuật. Các tình cảm và cảm xúc tâm lý chứa đựng trong hình

tượng nghệ thuật thể hiện là thế mạnh riêng của sự phản ánh cuộc sống hiện

Page 110: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

thực. Bởi vì, không có cảm xúc thì sẽ không có hình tượng trong bất cứ loại

hình nghệ thuật nào: Tạo hình, điện ảnh, kiến trúc, sân khấu, v.v...

(3) Cấp độ vật chất của hình tượng nghệ thuật, là cấp độ mà thiếu nó

cũng không thể có sự tồn tại của hình tượng nghệ thuật. Đó là những chất

liệu vật chất được sử dụng trong các các loại hình loại thể của nghệ thuật

cũng như ngôn ngữ, âm thanh, mầu sắc và sự kết hợp chúng để vật chất hóa

hình tượng trong nghệ thuật.

Sự phân chia các cấp độ của hình tượng nghệ thuật chỉ là ước lệ. Vì

thực ra hình tượng nghệ thuật là một chỉnh thể phản ánh thế giới hết sức

mềm dẻo, uyển chuyển, người cảm thụ có thể cảm nhận được độ tinh tế,

nông sâu của nó là tuỳ thuộc vào trình độ thẩm mỹ của mỗi con người. Chỉ có

điều, các cấp độ đó của hình tượng nghệ thuật có ý nghĩa rất lớn trong việc đi

sâu vào các cung bậc tình cảm - lý trí, chung - riêng, v.v... của đời sống tinh

thần con người.

2. Nội dung và hình thức của nghệ thuật

Tác phẩm nghệ thuật là khâu quan trọng nhất của nghệ thuật, là đối

tượng cảm thụ đặc biệt của cảm thụ thẩm mỹ. Tác phẩm nghệ thuật là sản

phẩm sáng tạo của có mục đích của con người và nền văn hoá chứ không

phải là đối tượng của tự nhiên.

Tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm lao động đặc thù trong lĩnh vực nghệ

thuật chứ không phải như trong các lĩnh vực hoạt động khác của con người

và của nền văn hoá. Tác phẩm nghệ thuật có trình độ hoàn thiện và biểu cảm

nhất định, có nội dung phù hợp với hình thức, có khả năng tác động trực tiếp

bằng hình tượng mang tính toàn vẹn - cảm tính cụ thể làm rung động cảm xúc

của người xem, người đọc, người nghe khi cảm thụ.

Nói tới hình tượng xưa nghệ thuật, đặc trưng của nghệ thuật là nói tới

nội dung và hình thức của nghệ thuật được thể hiện thông qua khả năng sáng

tạo và phản ánh đời sống thẩm mỹ của người nghệ sỹ trong các tác phẩm

nghệ thuật. Nội dung và hình thức của nghệ thuật tạo thành giá trị của tác

Page 111: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

phẩm mà nhờ đó công chúng nghệ thuật mới có thể thưởng thức được nghệ

thuật.

a) Nội dung của tác phẩm nghệ thuật

Nội dung của tác phẩm nghệ thuật do đối tượng của tác phẩm nghệ

thuật qui định. Đó chính là quan hệ thẩm mỹ của con người với thế giới hiện

thực thông qua tư tưởng và chủ đề của tác phẩm nghệ thuật trong quá trình

sáng tạo của người nghệ sỹ. Chính vì vậy, nội dung của tác phẩm nghệ thuật

bao gồm hai yếu tố khách quan và chủ quan. Trong đó yếu tố khách quan là

bản thân các thuộc tính thẩm mỹ trong các hiện tượng thẩm mỹ khách quan

của cái đẹp, cái bi, cái hài, cao cả trong cuộc sống hiện thực đã được nghệ sỹ

phản ánh vào tác phẩm theo chủ đề là cái đã nghệ sỹ lựa chọn từ cuộc sống

khách quan. Hay nói một cách khác, đây chính là đối tượng của nghệ thuật.

Còn yếu tố chủ quan là ý tưởng sáng tạo của người nghệ sỹ nói lên các xem

xét, đánh giá và giải quyết chủ đề theo ý đồ chủ quan của nghệ sỹ.

Vấn đề tình yêu là vấn đề của bản thân cuộc sống, nhưng đồng thời nó

cũng là chủ đề (đề tài) tình yêu mà người nghệ sỹ có thể lựa chọn đưa vào

tác phẩm với tính cách là đối tượng phản ánh của nghệ thuật. Song quan

niệm về tình yêu và cách đánh giá, giải quyết vấn đề tình yêu lại là ý đồ chủ

quan của người nghệ sỹ. Chẳng hạn, Xuân Diệu - Hoàng tử thơ lãng mạn

trong thi ca Việt Nam hiện đại đã viết:

(1) Nào là tình yêu tới sẽ ra sao?

Làm sao cắt nghĩa được tình yêu.

Có nghĩa gì đâu một buổi chiều

Nó chiếm lòng ta bằng nắng nhạt

Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu...

(2) Nào là yêu đến thành kẻ si tình:

Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá

Chỉ biết yêu thôi chẳng biết gì.

Page 112: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

(3) Nào là nỗi đau khổ bạc bẽo trên đường tình:

Yêu là chết trong lòng một ít

Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu

Cho rất nhiều mà nhận chẳng bao nhiêu

Người ta phụ, hoặc thờ ơ... chẳng biết.

(4) Yêu mà vẫn cô độc:

Dầu tin tưởng: Chung một đời, một mộng

Em là em, anh vẫn cứ là anh

(5) Yêu nhau và vẫn giấu giếm nhau:

Kiếm mãi, nghi hoài, hay ghen bóng gió

Anh muốn vào dò xét giấc mơ em

Nhưng anh giấu em giấc mộng không ngờ

Cũng như em giấu những điều quá thực.

Như vậy, những yếu tố cấu thành nội dung của tác phẩm nghệ thuật là

tư tưởng của tác phẩm và chủ đề của tác phẩm nghệ thuật.

Tư tưởng của tác phẩm, trước hết là tư tưởng thẩm mỹ của nghệ sỹ

được thể hiện thông qua tác phẩm bằng các hình tượng nghệ thuật nhất định

và cũng qua đó công chúng nghệ thuật có thể cảm thụ, đánh giá được ý

nghĩa tư tưởng của tác phẩm. Lẽ tất nhiên quan niệm nghệ thuật, tư tưởng

của nghệ thuật gắn bó sâu sắc với các quan niệm và tư tưởng xã hội, chính

trị, đạo đức, tôn giáo. Chẳng hạn, tư tưởng của Truyện Kiều là sự phản ánh

mang tính chất khái quát thân phận của người phụ nữ tài sắc trong xã hội

Phong kiến bằng hình tượng cảm tính cụ thể, độc đáo qua nhân vật Thúy

Kiều; là thái độ phê phán và lòng căm ghét, khinh thị bọn quan lại buôn người,

dâm ô, tráo trở; là tình cảm khoan dung, nhân đạo, v.v... đã mang lại cho

người đọc những rung động cảm xúc, những ấn tượng, những suy nghĩ,

những thương cảm về thân phận của nàng Kiều.

Page 113: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

Chủ đề của tác phẩm phải gắn liền với tư tưởng của tác phẩm thông

qua sự lựa chọn của người nghệ sỹ. Trong đó tư tưởng của tác phẩm được

thể hiện thông qua nhận thức, đánh giá sáng tạo của nghệ sỹ trong cách đặt

vấn đề giải quyết vấn đề do chủ đề đặt ra và ngược lại chủ đề làm cho tư

tưởng thêm sâu sắc, tư tưởng phát triển chủ đề.

Chủ đề và tư tưởng là hai yếu tố của nội dung nghệ thuật trong quá

trình sáng tạo của nghệ sỹ. Tư tưởng không thể bộc lộ ngoài chủ đề và chủ

đề không thể thể hiện nếu không có tư tưởng. Chẳng hạn, tư tưởng của

Truyện Kiều là phản ánh thân phận người phụ nữ tài sắc trong xã hội Phong

kiến thông qua chủ đề thân phận Thúy Kiều. Nhưng trong tác phẩm nghệ

thuật không chỉ có một chủ đề, mà có chủ đề chính hoặc thêm nhiều chủ đề

phụ. Cũng vì vậy mà trong một tác phẩm nó có thể có rất nhiều chủ đề chính.

Chẳng hạn, chủ đề chiến tranh và hòa bình của L.Tônxtôi.

b) Hình thức của tác phẩm nghệ thuật

Hình thức là cách thể hiện nội dung của tác phẩm nghệ thuật. Nội dung

và hình thức của một tác phẩm nghệ thuật là mặt thống nhất qui định lẫn

nhau. Hình thức là tổ chức, là cơ cấu bên trong của nội dung tác phẩm. Cho

nên hình thức là cách thể hiện nội dung và cách thức thể hiện đó bao gồm hai

đặc điểm cơ bản. Một là nội dung của tác phẩm thể hiện bằng gì; hai là nó

được thể hiện như thế nào?

Thứ nhất, để vật chất hoá và khách thể hoá nội dung của tác phẩm

nghệ thuật, cần phải sử dụng những phương tiện vật chất kỹ thuật, đó là

phương tiện tạo hình - biểu hiện mà nghệ sỹ dùng để thực hiện ý đồ sáng tác

của mình. Để xây dựng hình thức cho một tác phẩm nghệ thuật thì nghệ sỹ có

thể chỉ sử dụng một vài phương tiện vật chất - kỹ thuật phù hợp với những

loại hình nghệ thuật nhất định và nó chỉ thành yếu tố của hình thức tác phẩm

khi chúng được sắp xếp, tổ chức thành kêt cấu thành những nội dung nhất

định trong tác phẩm nghệ thuật. Chính vì vậy, mỗi một loại hình của nghệ

thuật đều có một hệ thống các phương tiện tạo hình - biểu hiện riêng như là

ngôn ngữ đặc trưng của mình.

Page 114: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

Ngôn ngữ đặc trưng của âm nhạc và múa có chung yếu tố ngôn ngữ là

nhịp điệu. Kết cấu của nhịp điệu của âm nhạc là giai điệu, múa là động tác và

nó đều mang tính ước lệ, không mô phỏng theo âm thanh hay động tác có

thật trong hiện thực. Ngôn ngữ đặc trưng của sân khấu là hành động (hành

động hình thể, hành động tâm lý và hành động ngôn ngữ), thông qua diễn

xuất của diễn viên. Hành động sân khấu là hành động kịch, hành động xung

đột, nhằm biểu hiện tư tưởng của kịch. Ngoài ra nghệ thuật sân khấu còn có

các phương tiện vật chất - kỹ thuật khác như: âm nhạc, múa, trang trí, đạo

cụ,.v.v... hỗ trợ cho diễn xuất của các diễn viên. Ngôn ngữ đặc trưng của hội

họa, đồ họa là dựng hình dựa trên cơ sở cơ thể học và thấu thị học bởi đặc

điểm về thị giác và về điểm nhìn khi quan sát và cảm thụ; là đường nét để tạo

hình và biểu cảm; là màu sắc để miêu tả. Ngôn ngữ đặc trưng của điện ảnh là

hành động, nhưng đồng thời nghệ thuật quay phim, dựng phim và kỹ thuật (kỹ

xảo điện ảnh) là những yếu tố ngôn ngữ quan trọng của điện ảnh, v.v...

Thứ hai, ngoài những yếu tố vật chất kỹ thuật, ngôn ngữ chất liệu để

tạo hình - biểu hiện tác phẩm còn có sự liên kết chúng lại để tạo thành bố cục

của tác phẩm phản ánh nội dung của nó. Hình thức của tác phẩm không chỉ là

tạo dáng bên ngoài mà còn là cơ cấu bên trong của nội dung. Chính vì vậy,

yêu cầu quan trọng và phổ biến của hình thức tác phẩm là bố cục, tức là cấu

trúc bên trong của tác phẩm để thông qua đó bộc lộ nội dung như: sự phân

bố, sắp xếp các bộ phận của tạo hình – biểu hiện theo một hệ thống nhất

định.

Xây dựng bố cục, tức là tìm thủ pháp và giải pháp thích hợp với tư

tưởng nhằm thể hiện nội dung của tác phẩm một cách tốt nhất có hiệu quả

nhất và cũng vì vậy nếu như bố cục không phù hợp sẽ làm phần quan trọng

của nội dung hoặc không thể hiện đúng nội dung và ý nghĩa của tác phẩm. Bố

cục trong hội họa bị chi phối bởi đặc điểm về thị giác, về điểm nhìn khi xem

tranh, tức là phụ thuộc vào yêu cầu có tính chất tâm - sinh lý. Do vậy sự sắp

xếp hình và màu sắc, sắc độ đậm, nhạt trên tranh nhằm làm rõ tính tư tưởng

và ý đồ sáng tạo của họa sỹ là một quy tắc thông thường của hội họa. Tuy

Page 115: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

nhiên, tuỳ theo những điều kiện lịch sử nhất định, từng trường phái và từng

nghệ sỹ lại có lại có cách bố cục riêng, bởi một ngôn ngữ đặc thù riêng.

Chẳng hạn, phép bố cục cân xứng, hài hòa của hội họa Phục hưng, lối tả

thực chính xác theo thấu thị học của hội họa hiện thực, chủ nghĩa cổ điển. Sự

đảo lộn những trật tự bố cục truyên thống, đi vào biểu hiện chủ quan là trào

lưu hội họa hiện đại như: chủ nghĩa ấn tượng, siêu thực, trừu tượng, v.v... mà

kết cấu, bố cục tuân theo nội tâm, đó mới chính là nguồn gốc của nhu cầu và

khả năng sáng tạo hoặc phải vẽ cái tồn tại trong tâm hồn “Tôi”, để thoả mãn

những nhu cầu thấu triệt mối liên hệ đích thực giữa con người và vũ trụ. Các

nhà trừu tượng muốn đưa hội họa lên siêu việt và đem thần trí con người tạo

ra một vũ trụ khác, một cõi thực thứ hai.

c) Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật

Nội dung và hình thức là hai mặt thống nhất và đều có vị trí quan trọng

đối với giá trị của tác phẩm nghệ thuật. Bởi chúng đều là cơ sở cho sự tồn tại

trong tính hiện thực của một tác phẩm nghệ thuật. Trong đó nội dung qui định

hình thức; mặt khác tính chất đa dạng, phong phú và mức độ hoàn thiện hay

không hoàn thiện của hình thức lại qui định mức độ hoàn thiện hay không

hoàn thiện của nội dung.

Khi khẳng định vai trò quyết định của nội dung đối với hình thức, thì

hình thức cũng có tính tích cực đối với nội dung, khi xem xét tính phù hợp

hoặc không phù hợp của nó có bộc lộ đầy đủ nội dung hoặc cũng có thể làm

sai lệch nội nội dung của tác phẩm nghệ thuật. Do vậy, một tác phẩm nghệ

thuật có giá trị thẩm mỹ cao không chỉ do nội dung tư tưởng tiến bộ, phản ánh

đúng chân lý khách quan của cuộc sống mà còn do hình thức nghệ thuật

hoàn thiện, hoàn mỹ của nó.

Tính tích cực của hình thức nghệ thuật vốn là sức mạnh tiềm ẩn của

trong ngôn ngữ đặc trưng mang tính đa dạng, phong phú của các loại hình,

loại thể của nghệ thuật và cả những chất liệu vật chất - kỹ thuật được sử

dụng trong thủ pháp của nghệ thuật. Chẳng hạn, để diễn tả tính nhậy cảm,

tinh tế nhất trong thế giới tình cảm của con người thông qua năng lực phản

Page 116: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

ánh của thính giác thì có lẽ âm nhạc là thích hợp hơn cả; nhưng ngược lại

nếu miêu tả tính không gian, sinh động cụ thể về thế giới của màu sắc thông

qua năng lực phản ánh của thị giác thì không có gì sánh bằng hội họa.

Trong sáng tạo nghệ thuật, bao giờ nghệ sỹ cũng đi từ nội dung đến

hình thức, xuất phát từ nội dung là cái tương đối ổn định và tìm kiếm những

hình thức đa dạng tương ứng để biểu hiện. Trong quá trình sáng tạo của

người nghệ sỹ, khi tác phẩm mới được hình thành thì nội dung đó còn nằm

trong trí tưởng tượng sáng tạo, ý đồ sáng tạo của nghệ sỹ chứ chưa phải là

nội dung hoàn chỉnh và nó chỉ hoàn chỉnh khi đã được thể hiện ở những hình

thức thích hợp với nó. Cho nên trong một tác phẩm nghệ thuât nội dung và

hình thức thống nhất với nhau.

III. CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT

1. Sự hình thành và phân nhóm nghệ thuật

a) Quá trình hình thành

Sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của các loại hình nghệ thuật như là

một phương thức phản ánh đặc thù thế giới bằng các tác phẩm nghệ thuật cụ

thể dưới dạng các loại hình, loại thể của nghệ thuật như: một toà lâu đài, một

pho tượng, một bức tranh, một cuốn tiểu thuyết, một bản nhạc, một vở kịch,

một bộ phim, v.v... Sự phản ánh đặc thù đó của nghệ thuật, một mặt do tính

đa dạng, phong phú của hiện thực thẩm mỹ khách quan với tính cách là đối

tượng thẩm mỹ; mặt khác, do năng lực sáng tạo nghệ thuật của người nghệ

sỹ qui định. Cho nên, trong lịch sử nghệ thuật sự xuất hiện các loại hình, loại

thể của nó do chính yêu cầu và nhiệm vụ khách quan của sự phát triển nghệ

thuật trong các hình thức đặc thù mà các loại hình, loại thể khác không thể

thay thế được. Sân khấu không thể thay thế đuợc bằng hội họa, văn chương

không thể thay thế bằng âm nhạc và chính âm nhạc cũng không thể chỉ dừng

lại ở thanh nhạc (ca khúc, tổ khúc, opéra) mà còn có khí nhạc (étude, sonata,

conserto, symphonie).

Page 117: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

Sự phát xuất hiện, tồn tại, phát triển các loại hình, loại thể của nghệ

thuật còn do tính phong phú, tinh tế, năng động của các phương tiện vật chất

- kỹ thuật đem lại khả năng tạo hình - biểu hiện ngày càng cao, càng hoàn

thiện và hiệu quả hơn để con người có thể khám phá, khai thác, khơi dậy

tầng sâu ý thích - tâm hồn con người. Đặc biệt ngày nay, khi nhu cầu thẩm

mỹ của con người đòi hỏi ngày càng đa dạng và ngày càng cao hơn, trí tuệ

hơn bởi sự phát triển của tri thức và vai trò của cách mạng khoa học công

nghệ.

Lịch sử phát triển của nghệ thuật cho đến nay, về cơ bản người ta qui

ra có bảy loại hình: kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, hội họa, văn chương, sân

khấu, điện ảnh. Ngoài ra, còn có nghệ thuật trang trí, múa, nhiếp ảnh, mỹ

thuật công nghiệp, truyền hình nghệ thuật, xiếc, v.v... Mỗi loại hình lại có

nhiều loại thể khác nhau. Chẳng hạn, loại hình văn học có: tiểu thuyết, truyện

ngắn, truyện vừa, ký, thơ, kịch bản, v.v... Hoặc sân khấu có kịch nói, kịch hát,

kịch rối, kịch truyền hình.

b) Phân nhóm các loại hình và loại thể của nghệ thuật

Dựa trên những đặc điểm phản ánh bằng ngôn ngữ nghệ thuật riêng

khác nhau và khả năng tác động đến công chúng nghệ thuật khác nhau, thì

trong mỗi loại hình và loại thể của nghệ thuật được con người phân thành các

nhóm khác nhau:

(1) Nhóm loại hình không gian và thời gian (dựa trên tiêu chí hình thức

tồn tại của hình tượng nghệ thuật):

+ Nhóm không gian: kiến trúc - trang trí, điêu khắc, hội họa - đồ họa,

nhiêp ảnh nghệ thuật, mỹ thuật công nghiệp.

+ Nhóm thời gian: văn học, âm nhạc, múa.

(2) Nhóm nghệ thuật tổng hợp và liên kêt: sân khấu, điện ảnh, múa.

(3) Nhóm nghệ thuật đơn tính và lưỡng tính (một chức năng và hai

chức năng):

Page 118: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

+ Nghệ thuật đơn tính:

1/. Điêu khắc: điêu khắc tròn - đắp nổi, tượng nhỏ trang trí, tượng đài,

tượng hoành tráng.

2/. Hội họa – đồ họa: tranh trên giá, tranh hoành tráng, tranh chân

dung, tranh phong cảnh, tranh “bố cục”, tranh tĩnh vật;

3/. Văn chương: Tự sự (truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết); trữ tình

(thơ trữ tình, tuỳ bút);

4/. Âm nhạc: thanh nhạc (ca khúc, tổ khúc, opéra); khí nhạc (étude,

sonata, conserto, symphonie);

5/. Múa: múa biểu hiện, múa giao tế, kịch múa;

6/. Sân khấu: kịch nói, kịch hát, kịch rối;

7/. Điện ảnh: Phim nghệ thuật trong điện ảnh và truyền hình (phim

truyện, phim tài liệu, phim họat hình).

+ Nghệ thuật lưỡng tính:

1/. Kiến trúc (kiến trúc dân dụng, kiến trúc công cộng, kiến trúc tôn giao,

công viên);

2/. Mỹ thuật ứng dụng thủ công mỹ nghệ, mỹ thuật công nghiệp – đồ

dùng - công cụ, trang trí hoa văn);

3/. Điêu khắc ứng dụng (tượng thờ, tượng giáo khoa, tượng đồ chơi);

4/. Hội họa - đồ họa ứng dụng: tranh thờ, tranh thánh, tranh tuyên

truyền - áp phích, tranh quảng cáo, đồ họa thương nghiệp, tiền, tem, minh

họa quảng cáo, v.v...;

5/. Nhiếp ảnh nghệ thuật;

6/. Văn chương ứng dụng: văn tuyên truyền - chính luận, thông tấn báo

chí, văn chương minh họa (chính trị, đạo đức, khoa học, tôn giáo);

7/. Múa ứng dụng: múa tôn giáo, múa thể thao (balê trên băng, thể dục

nhịp điệu), múa kiếm, múa lân, v.v...;

Page 119: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

8/. Sân khấu ứng dụng: kịch tuyên truyền - minh họa, hoạt cảnh - diễu

hành có hoá trang;

9/. Điện ảnh ứng dụng (trong điện ảnh và truyền hình): phim thời sự,

phim tài liệu (giáo khoa - khoa học);

10/. xiếc;

11/. Thể thao nghệ thuật.

2. Đặc trưng của một số loại hình nghệ thuật cơ bản

a) Kiến trúc và trang trí

Kiến trúc và trang trí là các loại hình nghệ thuật xuất hiện rất sớm trong

lịch sử xã hội loài người luôn có mối quan hệ gắn bó với nhau bởi tính đặc thù

của nó. Kiến trúc và trang trí đều có ý nghĩa thực dụng rất rỗ nét; một mặt nó

là lĩnh vực tinh thần - sáng tạo nghệ thuật và lĩnh vực vật chất - sáng tạo trong

sản xuất vật chất. Thật khó có thể hình dung một công trình kiến trúc từ nhà

ở, đến thánh đường của các nhà thờ Thiên chúa giáo, Hồi giáo, đình chùa

Phật giáo lại thiếu sự luân chuyển nhịp nhàng, uyển chuyển và sự kết hợp

các đường nét hình học cách điệu và các yếu tố tạo hình hợp thành hoa văn -

họa tiết. Cũng chính vì vậy, trang trí như một bộ phận hợp thành toàn bộ công

trình kiến trúc, song mặt khác bản thân nó cũng có thể được coi là một tác

phẩm nghệ thuật hội họa riêng biệt, độc đáo.

+ Kiến trúc là một loại hình nghệ thuật mà cho đến ngày nay trong nghệ

thuật vẫn còn diễn ra những cuộc tranh cãi rằng, nó có thuộc nghệ thuật hay

không? Xét về chức năng của nó, thì kiến trúc là thực dụng, nhằm thỏa mãn

những nhu cầu vật chất của xã hội và trước hết là nhu cầu về nhà ở, công

trình để lao động, nghỉ ngơi và điều hành các chức năng xã hội. Nhưng đồng

thời kiến trúc là một nghệ thuật riêng biệt, trong đó cũng như nghệ thuật ứng

dụng, đều có ý nghĩa quan trọng không chỉ là chức năng thực dụng, công

dụng thực tế của các công trình, mà còn là bản chất thẩm mỹ của chúng, sự

tác động giữa tư tưởng - tình cảm, sự thỏa mãn nhu cầu cái đẹp của con

người.

Page 120: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

Đặc trưng của ngôn ngữ của nghệ thuật kiến trúc là ở chỗ, trong hai

tính năng phục vụ lợi ích và thẩm mỹ, thì tính năng phục vụ lợi ích có ý nghĩa

nội dung, mang tích mục đích, tính năng thẩm mỹ mang ý nghĩ hình thức. Cho

nên, các hình tượng của nó trước hết, mang tính chất ích dụng; mặt khác cái

đẹp về hình thức kết hợp cái ích dụng vật chất - tinh thần lại phản ánh những

tư tưởng chung, về sự khẳng định cuộc sống, về tầm vĩ đại, về sự hùng mạnh

của những tư tưởng thẩm mỹ về cái đẹp.

Là nghệ thuật chiếm lĩnh không gian, bằng phương pháp tạo hình, nên

cái đẹp trong kiến trúc được tạo dựng thông qua hình khối, đường nét, các tỷ

lệ, nhịp điệu và kiểu dáng: cao - thấp, rộng - hẹp, cong - thẳng, mau - thưa.

Nhưng do những điều kiện lịch sử, tôn giáo khác nhau mà các phong cách

kiến trúc cũng khác nhau. Do đó, kiến trúc châu Âu khác với kiến trúc châu Á,

kiến trúc Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Phật giáo cũng khác nhau.

Cố nhiên, trong đặc trưng ngôn ngữ của nghệ thuật kiến trúc tác động,

gợi ý nghĩa bằng đặc tính chất liệu của nó: từ đất, đá, gỗ, mây, tre, nứa, lá,

kim loại, v.v... Kiến trúc bao gồm nhiều thể loại được phân theo chức năng

của công trình: kiến trúc dân dụng, kiến trúc công cộng, kiến trúc tôn giáo,

công viên.

+ Trang trí cũng là loại hình có từ lâu đời gắn bó mật thiết với nghệ

thuật kiến trúc, mà đặc điểm nổi bật của nó cũng bao hàm tính năng phục vụ

lợi ích và thẩm mỹ. Đặc trưng của nghệ thuật trang trí là hình trang trí hoặc

hoa văn. Các yếu tố kết thành hoa văn là họa tiết và nhịp điệu. Trong đó các

họa tiết kết hợp các đường nét hình học theo một kiểu nào đó thì nhịp điệu lại

nối các họa tiết với nhau thành một khối thống nhất, lặp đi, lặp lại nhiều lần

tạo sự hài hòa, nhịp nhàng và thống nhất giữa các yếu tố trong một tác phẩm

trang trí.

Nghệ thuật trang trí bao gồm nhiều thể loại, từ sự trang điểm cho con

người, đến trang trí nội thất và tạo dáng, tạo mẫu mã hàng hoá nói chung,

thuộc về mỹ thuật công nghiệp, có tên gọi là Design. Trong xã hội hiện đại

ngày nay, Design càng có vai trò hết sức quan trọng góp phần làm đẹp thế

Page 121: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

giới các đồ vật từ những vật dụng sinh hoạt thường ngày đến hàng hoá, đến

môi trường sống, làm việc và hoạt động nói chung của con người

b) Điêu khắc

Điêu khắc là loại hình nghệ thuật không gian, phản ánh hiện thực bằng

hình khối không gian ba chiều có thể tích. Đối tượng vcăn bản gần như độc

nhất của điêu khắc là con người. Do chỗ điêu khắc hầu như không thể hiện

bối cảnh, hoàn cảnh hoạt động của nhân vật, việc thể hiện hình tượng hầu

như hoàn toàn dựa vào cách thể hiên diện mạo bên ngoài của con người;

nhưng nó còn phát hiện bản chất bên trong của đối tượng, thể hiện những

phẩm chất tiêu biểu của đối tượng.

Tượng là không gian hình khối, được chia thành hai loại như: tượng

tròn, tượng nửa khối gắn nổi trên mặt phẳng gọi là tượng đắp nổi hoặc khắc

chìm còn quen gọi là phù điêu (theo nghĩa rộng). Trong tượng tròn có nhiều

nhân vật là cách gọi theo chức năng và qui mô của nó như: tượng đài, tượng

trang trí (do đặt nơi công cộng ngoài trời hay trong nội thất). Chính vì vậy, sản

phẩm của điêu khắc có nhiều loại như tượng tròn, chạm nổi, khắc chìm với

những kích cỡ to, nhỏ khác nhau, tượng trang trí, chân dung.

Chất liệu có ý nghĩa rất quan trọng với ngôn ngữ điêu khắc và nó luôn

thể hiện ở chất liệu gỗ, đá, thạch cao, kim loại, v.vv.. Câu “Tượng đồng bia

đá” nói lên tính chất vững bền của các chất liệu được dùng trong điêu khắc.

Tính độc đáo của hình tượng của điêu khắc mà đối tượng là con người

thường thể hiện ở việc xây dựng tư thế, động tác điển hình có tính khái quát

cao liên quan tới tính cách đặc trưng của nhân vật. Chẳng hạn, chàng “Đavít”

của Mikenlănggiơ, tượng Phù Đổng Thiên Vương, hoặc tượng Trần Hưng

Đạo ờ thành phố Hồ Chí Minh.

Các chủ đề của điêu khắc của chúng ta hiện nay, rất phong phú, đa

dạng, đòi hỏi phải có nhiều tác phẩm điêu khắc nhiều hơn nữa để phản ánh

lịch sử hào hùng của dân tộc cũng như với hai cuộc chiến tranh chống thực

dân, đế quốc và sự nghiệp đổi mới đất nước. Nhưng thật đáng tiếc chúng ta

Page 122: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

còn quá ít các tượng đài, chứ chưa nói đến nhóm quần thể tượng đài hoành

tráng có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử, để giáo dục truyền thống.

c) Hội họa

Hội họa là nghệ thuật không gian mặt phẳng - tìm không gian ba chiều

trên mặt phẳng, tuy chỉ ghi được một khoảnh khắc của hành động, song nó

vẫn có khả năng thể hiện được ý nghĩa của cử chỉ, động tác của đối tượng và

nó cũng thể hiện được hình khối của đối tượng dưới những hình thức cụ thể

khác nhau. Khi cảm thụ tác phẩm hội họa chúng ta vẫn có cảm giác được

chiều sâu, độ gần xa về khoảng cách của bố cục theo tiêu điểm, diện về mặt

đường nét, mầu sắc của đối tượng phản ánh, thậm chí cả cảm giác được cái

sinh động, sống động như thật của đối tượng.

Trong hội họa đường nét, màu sắc là ngôn ngữ đặc trưng của hội họa.

Hội họa có ưu thế đặc biệt trong việc phản ánh thế giới với mọi màu sắc

phong phú, tinh tế của nó và hòa sắc của tác phẩm làm cho nó có sức biểu

hiện sâu sắc, tế nhị về tình cảm. Ánh sáng, bóng tối và sự kết hợp uyển

chuyển giữa các đường nét, màu sắc với các thủ pháp xa - gần (khoảng cách

phù hợp) của hội họa tạo ra cảm giác không gian ba chiều. Khả năng tạo hình

của hội họa có ý nghĩa rất lớn, nó nói lên được tư tưởng và tình cảm con

người trên mọi cung bậc và sắc thái khác nhau. Song hội họa chỉ có thể gợi

lên quá trình phát triển của các biến cố trong phạm vi những khoảnh khắc mà

nó thể hiện chứ không miêu tả được đầy đủ quá trình phát triển sinh động của

hiện thực như văn chương, điện ảnh, hoặc sân khấu.

Về thể loại hội họa có: tranh trên giá, tranh hoành tráng, tranh chân

dung, tranh phong cảnh, tranh “bố cục”, tranh tĩnh vật.

d) Âm nhạc

Âm nhạc là loại hình nghệ thuật thời gian, chiếm lĩnh nhịp điệu, tiết tấu,

âm vực; nghĩa là nó sử dụng âm thanh để thể hiện tâm tư, tình cảm, tư tưởng

và những mong muốn của con người. Hình tượng của nghệ thuật âm nhạc

được xây dựng trên nền tảng của bảy nốt nhạc với các thăng trầm của nó

Page 123: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

biến hoá vô tận như là các chữ cái của ngôn ngữ. Các âm vực trầm bổng với

sắc thái cao độ - trường độ (trầm, bổng; nhanh, chậm) là hai thuộc tính cơ

bản của ngôn ngữ âm nhạc tạo nên giai điệu - sắc thái ngôn ngữ của âm

nhạc. Người nghệ sỹ xây dựng nên những hình tượng âm nhạc: giai điệu,

nhịp điệu, hoà âm, điệu thức, âm sắc trong đó giai điệu có tính quyết định

trong một tác phẩm âm nhạc. Bằng sự vận dụng các yếu tố và thuộc tính trên,

thế giới âm thanh vật lý được “nhân tính hoá” trở thành những hình tượng

mang ý nghĩa thẩm mỹ, diễn tả sâu sắc thế giới tâm hồn con người.

Điều đáng chú ý là âm nhạc phát hiện các trạng thái nội tại mà không

cần phải miêu tả các hình thái bên ngoài của chúng như các loại hình nghệ

thuật khác, nó chỉ tập trung biểu hiện cảm xúc và rung động trong quá trình

phát triển liên tục và năng động của nó với tất cả cả sắc thái và sự chuyển

hoá phong phú. Chính vì vậy người ta coi âm nhạc nói với con người bằng

“ngôn ngữ trực tiếp của tâm hồn”, vì rằng cơ sở nội dung trong hình tượng âm

nhạc trước hết là những cảm xúc, những tình cảm của con người.

Đối với âm nhạc, tình cảm không chỉ là đối tượng phản ánh gần gũi,

sinh động, tế nhị nhất mà còn là phương tiện để trình bày một chân dung

cuộc sống rộng lớn, đa dạng và phong phú hơn nhiều. Âm nhạc là một

phương tiện mạnh mẽ, tinh tế, năng động để giáo dục thẩm mỹ, tình cảm cho

con người.

Về thể loại, âm nhạc có: thanh nhạc (ca khúc, tổ khúc, opéra); khí nhạc

(étude, sonata, conserto, symphonie).

d) Văn chương

Văn chương giữ một vị trí quan trọng đặc biệt trong hệ thống các loại

hình nghệ thuật, bởi ngôn ngữ của văn chương làm cơ sở biểu hiện cho

nhiều loại hình nghệ thuật (làm kịch bản cho sân khấu, điện ảnh, phần lời cho

âm nhạc, vũ điệu, lời bình cho cho việc đánh giá các tác phẩm nghệ thuật

khác). Không phải ngẫu nhiên mà người ta thường chia đôi văn chương và

nghệ thuật.

Page 124: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

Ngôn ngữ văn chương là ngôn từ, hay nói chính xác là ngôn ngữ của

con người làm phương tiện xây dựng hình tượng để phản ánh cuộc sống. Với

lợi thế của ngôn từ, văn chương có thể đề cập tới mọi phương diện của đời

sống hiện thực: có khả năng phản ánh linh hoạt, nhanh nhạy và đầy đủ, chính

xác đến mọi góc cạnh tính cách của nhân vật hoặc của cuộc sống xã hội. Là

loại hình nghệ thuật có khả năng tạo hình và có khả năng biểu hiện đa dạng,

nó không những có thể mô tả con người với những hành động cụ thể trong

khoảnh khắc và cả quá trình, mà còn có thể nói rõ và đầy đủ những tư tưởng,

tình cảm của con người một cách tinh vi và sâu sắc.

Đối với loại hình nghệ thuật khác thì hình tượng nghệ thuật tồn tại ngay

trong bản thân tác phẩm, ở ngoài chủ thể cảm thụ nhưng đối với văn chương

thì hình tượng chỉ hiện lên trong sự tưởng tượng của người đọc, ở chủ thể

cảm thụ. Đặc điểm này làm cho văn chương sống trong tư tưởng, trong sự

tích cực chủ động tưởng tượng, liên tưởng, sáng tạo của người thưởng thức.

Vì ngôn ngữ văn chương là tiếng nói, thể hiện trực tiếp tư duy con người -

công cụ. phương tiện vật chất hoá tư duy và công cụ, phương tiện thông tin

phổ biến nhất của con người. Cho nên, nó có khả năng phản ánh cả hiện

thực thế giới bên ngoài và nội tâm bên trong con người một cách đầy đủ và

chính xác. Do đó, nghệ thuật văn chương thường kết hợp với các loại hình

nghệ thuật khác để có thể tăng thêm sức mạnh tiềm ẩn của nó, sự tác động

của nó. Ví như thơ được đọc, ngâm trên nền nhạc đệm, tiểu thuyết có tranh

minh họa.

Về thể loại, văn chương có: tự sự (truyện ngắn, truyện vừa, tiểu

thuyết); trữ tình (thơ trữ tình, tuỳ bút)

e) Sân khấu

Sân khấu là loại hình nghệ thuật tổng hợp có lịch sử lâu đời bằng sự

kết hợp nhiều loại hình nghệ thuật khác như: văn chương, hội họa, kiến trúc,

âm nhạc, múa và hiện nay còn bao gồm cả điện ảnh. v.v... Sân khấu tạo nên

các hình tượng nghệ thuật sống động đối với công chúng nghệ thuật. Ngôn

Page 125: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

ngữ đặc trưng là hành động (hành động hình thể, hành động tâm lý, hành

động ngôn ngữ).

Thông qua diễn xuất của diễn viên. Hành động sân khấu là hành động

kịch, hành động mang tính xung đột nhằm biểu hiện tư tưởng của kịch mang

tính nhất quán chứ không phải bất kỳ hành động có tính chất ngẫu nhiên.

Kịch bản văn chương là cơ sở của chủ đề tư tưởng, là cái cốt của tác

phẩm sân khấu. Diễn viên là người biểu hiện ý đồ của vở diễn, nhưng họ có

vai trò đặc biệt quan trọng đến sự thành công hoặc thất bại của vở diễn.

Ngoài nhân tố cơ bản là hành động kịch, nghệ thuật sân khấu còn có những

phương tiện như âm nhạc, múa, trang trí, đạo cụ hỗ trợ cho diễn xuất, ở đây,

vai trò của diễn viên là vô cùng quan trọng.

Về thể loại, sân khấu có: kịch nói, kịch hát, kịch rối, kịch truyền hình,

truyền thanh, kịch câm, v.v...

f) Điện ảnh

Điện ảnh là loại hình nghệ thuật tổng hợp trẻ, xuất hiện vào cuối thế kỷ

XIX. Tuy nhiên, sau khi ra đời nó đã trở thành loại hình quan trọng bậc nhất

xét về tính quần chúng rộng lớn của nó, đáp ứng cao nhu cầu thẩm mỹ của

thời đại.

Sự ra đời của điện ảnh gắn liền với tiến bộ của khoa học - kỹ thuật và

công nghệ; nó kết hợp các thành tựu của khoa học và công nghệ với các

phương tiện của nhiều loại hình nghệ thuật khác tạo cho điện ảnh có tính tổng

hợp cao nhất. Phương tiện ngôn ngữ của điện ảnh cũng là hành động nhưng

nó khác với sân khấu, ở đây hành động nhân vật vẫn là yếu tố hạt nhân,

nhưng đồng thời nghệ thuật quay phim, dựng phim, cũng có một ý nghĩa

quyết định. Bởi hình ảnh phim là hình ảnh không gian đa chiều hết sức đa

dạng và phong phú được đạo diễn và nghệ sỹ quay phim biến đổi liên tục

theo những góc độ, tầm cỡ, cự ly khác nhau để biểu đạt tư tưởng, tính cách

của nhân vật.

Page 126: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

Cấu trúc của tác phẩm nghệ thuật điện ảnh lệ thuộc vào nghệ thuật

dựng phim khi xét nó từ quá trình kịch bản văn học sang kịch bản phim, kịch

bản phân cảnh đến dựng phim. v.v... đó là cả một quá trình sáng tạo thể hiện

ý đồ của đạo diễn trong việc tạo ra tác phẩm diện ảnh. Ngoài ra còn có vô số

các yếu tố nghệ thuật và kỹ thuật khác có vai trò hỗ trợ quan trọng dưới nhiều

hình thức khác nhau: âm nhạc và âm thanh nói chung (tiếng động), ánh sáng,

hội họa, trang trí - thiết kế nhân vật và bối cảnh. Với kỹ thuật điện toán (kỹ

thuật số), ngày nay điện ảnh đã tiến những bước dài về kỹ thuật (kỹ xảo) về

kỹ thuật hỗ trợ cho điện ảnh.

Về thể loại, điện ảnh có phim nghệ thuật trong điện ảnh và phim truyền

hình, phim hoạt hình, phim tài liệu, phim thời sự. v.v...

IV. NGHỆ SỸ

1. Tài năng

Trong nghệ thuật, nhân tố “tự nhiên” ở người nghệ sỹ và thái động

riêng tư của họ đối với thế giới không chỉ thể hiện phong cách diễn đạt độc

đáo mang tính cá nhân mà còn là yếu tố đặc thù của hoạt động sáng tạo nghệ

thuật, nghệ thuật không thể tồn tại nếu thiếu những yếu tố đó. Nếu như trong

khoa học, chủ thể sáng tạo không bộc lộ rõ trong kết quả nghiên cứu khoa

học thì trong nghệ thuật, trong hình tượng nghệ thuật thể hiện rõ thực tại,

cũng như nhân cách độc đáo, đặc sắc có một không hai của người nghệ sỹ.

Trong sáng tạo nghệ thuật, những phẩm chất di truyền bẩm sinh có ý

nghĩa lớn. Đó là những tiền đề tâm, sinh lý và thuộc bình diện phát sinh loài

(phylogénétíque) của tài năng. Quá khứ và hiện tại của văn hoá nhân loại

được hiện thực hoá, xã hội hoá trong tài năng thông qua sự phát sinh cá thể

(ontogenès). Bởi vậy, tài năng chính là sự thống nhất độc đáo, không lặp lại

giữa những cơ cấu cảm xúc và cơ cấu lý tính của chủ thể sáng tạo nghệ

thuật. Nói một cách khác nó là mối quan hệ biện chứng giữa cấu trúc tâm -

sinh lý - lý trí - tình cảm, cá nhân - xã hội của chủ thể sáng tạo nghệ thuật ở

tính đơn nhất của người nghệ sỹ. Quan hệ này được thể hiện ở tác phẩm

Page 127: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

nghệ thuật và tác phẩm nghệ thuật là kết quả của một loại lao động đặc biệt

của người nghệ sỹ.

Là hệ thống tổ chức phức tạp của nhân cách nghệ sỹ mang tính độc

đáo có một không hai, tài năng qui định phương hướng và khả năng sáng tạo;

qui định các loại hình nghệ thuật mà nhà nghệ sỹ lựa chọn; phạm vi các hứng

thú và các khía cạnh quan hệ của người nghệ sỹ với thực tại. Ngoài ra, không

thể hình dung tài năng của nghệ sỹ nếu thiếu phương pháp cá nhân và phong

cách với tính cách là những nguyên tắc ổn định để thể hiện quan niệm và ý

đồ bằng nghệ thuật. Đồng thời tính độc đáo của tài năng nghệ sỹ không chỉ

được thực hiện trong tác phẩm nghệ thuật, mà còn như sự độc đáo của hoạt

động nghệ thuật, như quá trình sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật của họ.

Những nghệ sỹ chân chính độc đáo không chỉ ở kết quả sáng tạo của mình -

trong những tác phẩm nghệ thuật đã hoàn thành, mà ở trong phương pháp

thể hiện chúng, ở phong cách sáng tác chúng – những yếu tố qui định cá tính

có một không hai của bất kỳ hình tượng nghệ thuật nào do họ tạo ra.

Tất cả những cái đó là điều kiện cần nhưng chưa đủ để hiện thực hoá

mang tính riêng biệt của người nghệ sỹ; chính vì vậy qúa trình sáng tạo của

người nghệ sỹ đều chịu ảnh hưởng trực tiếp gián tiếp bởi những điều kiện

kinh tế - xã hội nhất định. Cho nên, tài năng của người nghệ sỹ chỉ có thể hiện

thực hoá trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Có những thời đại

nhất định trong lịch sử xã hội loài người đã tạo những điều kiện thuận lợi để

phát huy và hiện thực hoá tài năng nghệ thuật của người nghệ sỹ. Chẳng

hạn, một thời đại lớn đòi hỏi những người khổng lồ về tư tưởng và tầm vóc và

nó đã sinh ra những người như vậy như: Leonard Vici, Michel Ange, Raphael

của thời kỳ Phục hưng.

Công nhận ý nghĩa quyết định của các điều kiện kinh tế - xã hội và

chính trị cũng như năng lực tinh thần trong việc hiện thực hoá tài năng tuyệt

nhiên không phải là tuyệt đối hoá chúng. Người nghệ sỹ không chỉ là sản

phẩm của thời đại, mà còn là người sáng tạo ra thời đại. Thuộc tính căn bản

của ý thức không chỉ là phản ánh thế giới, mà còn là tạo ra thế giới, tạo ra

Page 128: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

không phải nghĩa dựng nên những ảo ảnh không phù hợp với tiến trình phát

triển xã hội khách quan, mà theo nghĩa cần tập trung nỗ lực sáng tạo của toàn

xã hội để phát hiện những xu hướng tiến bộ của đời sống xã hội. Ngay những

nhân tố chủ quan - khả năng làm việc vô cùng lớn và căng thẳng ý chí, việc

người nghệ sỹ động viên tất cả mọi sức mạnh trí tuệ và tình cảm của mình,

cách tổ chức lao động chặt chẽ và khát vọng nắm được sâu sắc bản chất của

thời đại mà người nghệ sỹ sống, khao khát sáng tạo thường xuyên vượt lên,

“vượt qua” bản thân mình - cũng có ý nghĩa lớn hơn trong việc hiện thực hoá

tài năng.

Để đào tạo nghệ sỹ có tài năng, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp

hóa và hiện đại hoá hiện nay ở nước ta, yêu cầu trước hết là phải có sự nâng

niu, quí trọng tài năng, dồn tâm sức vun đắp tài năng: chống khuynh hướng

chèn ép tài năng, làm cho tài năng bị thui chột, chi vi thói hư danh, đố kỵ, ích

kỷ và vụ lợi. Mặt khác, việc đào tạo nghệ sỹ không thể chỉ là việc trang bị tư

duy luân lý, mà phải đi sâu phát triển khả năng cảm thụ đối với tư duy hình

tượng làm như vậy để tránh biến những người có năng khiếu và tài năng

nghệ thuật, trở thành những cán bộ lý luận hoặc những nhà quản lý văn hóa

đơn thuần.

Một vấn đề cũng rất quan trọng là việc sử dụng tài năng. Trong mọi

trường hợp giáo dục và đào tạo mới chỉ là một khâu, một mắt xích trong toàn

bộ sự chuẩn bị cho hoạt động và phát triển của các tài năng. Vì vậy, việc tạo

nguồn nhân lực cho tài năng cần có sự kết hợp và sự thống nhất giữa gia

đình, nhà trường và xã hội, giữa việc đào tạo và việc sử dụng tài năng. Nhà

trường có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tài năng, nhưng xã hội

không dùng đến và dùng không đúng hoặc chưa phát huy hết khả năng vốn

có của nhân tài cũng dẫn đến sự mai một các tài năng. Bới vậy, việc phát

hiện, bồi dưỡng và sử dụng tài năng là một hệ thống nhất quán, cần phải có

chính sách đúng đắn và có kế hoạch quản lý cụ thể của nhà nước.

Dưới góc độ xã hội hóa văn hóa trong hoạt động nghệ thuật, phải thiết

lập một hệ thống pháp luật đủ để quản lý và bảo đảm cho nghệ thuật phát

Page 129: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

triển đa dạng, phong phú mà không gây nên sự hỗn loạn như trong một số

ngành nghệ thuật như hiện nay.

Quan trọng hơn là phải có luật hành nghề cho người sáng tác, nghiên

cứu, phê bình, biểu diễn và kể cả cho người làm kinh tế xung quanh các hoạt

động văn hóa nghệ thuật. Pháp luật phải bảo vệ quyền lợi chân chính của

người sáng tác chuyên nghiệp, của các nhà nghiên cứu để họ có thể sống

được và sống tốt hơn với sản phẩm sáng tạo của chính mình. Pháp luật cũng

phải bảo vệ tự do cho người sáng tạo trong việc tìm tòi, phát kiến cái mới, dù

cái mới đó có thể chưa thật hoàn thiện, nhưng lại có ý nghĩa bước đột phá

mang tính chất mở đường, định hướng và dự báo của sự phát triển nghệ

thuật. Đồng thời, phải có cơ chế chống lại những hành động xấu một cách cố

tình và ngăn chặn sự vu cáo không lành mạnh đã từng xẩy ra trong hoạt động

nghệ thuật. Nhà nước cũng phải qui định rõ trách nhiệm của người quản lý

trong việc sử lý sai dẫn đến thui chột các tài năng, cố nhiên, trong việc đòi hỏi

trách nhiệm của bản thân người nghệ sỹ và người có trách nhiệm quản lý,

cũng cần chú ý làm sao cho các qui định của pháp luật không tự hạn chế tự

do sáng tạo chân chính của người nghệ sỹ.

2. Quá trình sáng tạo nghệ thuật

Có nhiều quan điểm khác nhau về sáng tạo nghệ thuật. Các nhà duy

tâm khách quan cho rằng sức mạnh của sáng tạo nghệ thuật hết sức thần bí,

sức mạnh của thần linh, sự ban phát của thần linh cho một số ít người. Quan

điểm duy tâm chủ quan lại cho rằng sáng tạo nghệ thuật là năng lực thuần túy

chủ quan của nhà nghệ sỹ. Những nhà phân tâm học lại quá nhấn mạnh khía

cạnh tâm - sinh lý của chủ thể sáng tạo. Phơrớt lý giải sáng tạo nghệ thuật

như một sự giải phóng năng lượng tình dục, sự tự giải thoát những “kiểm

duyệt” của xã hội, tác phẩm nghệ thuật ra đời là do ý tưởng mong muốn của

chủ thể bị dồn nén nay được thăng hoa, giải phóng, v.v...

Sáng tạo nghệ thuật chỉ là một loại lao động đặc thù của con người,

nhưng đó là loại lao động có năng lực đặc biệt để tạo ra những tác phẩm

nghệ thuật. Quá trình sáng tạo nghệ thuật diễn ra hết sức phức tạp. Việc

Page 130: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

phân tích nó chỉ có cơ sở khoa học và đem lại kết quả dựa trên hoạt động

tổng hợp của năng lực phản ánh của bộ não người, cùng với mối quan hệ

giữa khách quan - chủ quan của chủ thể sáng tạo. Cho nên, sáng tạo nghệ

thuật cũng có những nét chung với sự tìm tòi, phát hiện của khoa học - đó là

sự nỗ lực tập trung cao độ, sự thăng hoa của sức mạnh thể chất - tinh thần.

Song, thực chất của khoa học là khám phá, phát hiện ra chân lý khách quan,

nó cần hệ thống tri thức khoa học mới để phục vụ cuộc sống. Sáng tạo nghệ

thuật là sự phát hiện ra những ý tưởng mới, tạo ra những giá trị mới cho cuộc

sống ở phương diện cái đẹp thẩm mỹ, cái không có tính lặp lại, đồng nhất

trong những cái vốn có trong tự nhiên, xã hội và cả ngay trong các tác phẩm

nghệ thuật khác nhau.

Do đặc thù của nghệ thuật, quá trình sáng tạo nghệ thuật diễn ra một

cách tổng hợp sức mạnh thể chất - tinh thần trong sự thống nhất tình cảm - lý

trí nói chung là tài năng nghệ thuật của người nghệ sỹ. Quá trình đó thường

được biểu hiện thông qua các giai đoạn:

Thứ nhất, sự chuẩn bị hình thành ý tưởng của tác phẩm. Thực ra trò

chơi của các sức mạnh thể chất - tinh thần của người nghệ sỹ trong quá trình

sáng tạo này nảy sinh trong quá trình chiêm ngưỡng (tình cảm - trực giác)

thẩm mỹ với muôn vàn các hiện tượng thẩm mỹ khách quan vốn có trong tự

nhiên, trong xã hội hoặc do tác động của các tác phẩm nghệ thuật, khi đối với

người nghệ sỹ, tất yếu sáng tác chỉ mới tồn tại dưới hình thức một xung đột

mơ hồ nào đó nhưng lại có khả năng thôi thúc họ hành động. Hay như nói

theo cách của các nhà tâm lý học thì ở cấp độ tâm thế (tình cảm - trực giác)

chưa được nhận thức, nhưng đã xuất hiện ý đồ sáng tác ban đầu nhất định

nào đó.

Thứ hai, sau đó hoạt động tình cảm - trực giác này được nâng lên cấp

độ ý thức, khi ở nghệ sỹ xuất hiện ý đồ với tính cách là một tâm thế - thực tế

không chỉ mang khía cạnh tâm lý mà cả khía cạnh xã hội, bởi vì ngay cả đối

với nghệ sỹ, ngay cả trong ý đồ sáng tác đã lộ rõ không chỉ mục đích riêng tư

của sáng tạo, mà thể hiện nhu cầu xã hội về việc xây dựng tác phẩm.

Page 131: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

Đối với nhiều nghệ sỹ, sự thôi thúc không thể không sáng tác gắn liền

không chỉ với nhu cầu sáng tạo nội tại cá nhân mà do nhận thức được tất yếu

xã hội là phải về chính điều đó (tất nhiên là các nghệ sỹ lớn, chân chính của

các thời đại). Chẳng hạn, Gớt đã nói: không phải tôi tạo ra tác phẩm của

mình, mà chính chúng tạo ra tôi. Hoặc khi vẽ bức tranh “Bữa tiệc cuối cùng”

của Chúa Giêxu với mười hai tín đồ trước ngày Chúa bị khổ nạn của

Lêônađơvanxi. Để sáng tạo của người nghệ sỹ có ý nghĩa thẩm mỹ thật sự,

cần phải làm sao cho ý đồ sáng tạo của họ thấm nhuần một quan điểm, một

thái độ của nghệ sỹ với thế giới trong đó thể hiện quan niệm sống của người

nghệ sỹ. Quan điểm trong sáng tạo nghệ thuật là tâm thế tổng quát, trong đó

biểu hiện thế giới quan của người nghệ sỹ, biểu hiện ý nghĩa cuộc sống của

họ. Quan điểm của tác phẩm nghệ thuât tương lai là sự kích thích, biến ý đồ

thành hành động, tạo cho nghệ sỹ có khả năng chuyển từ tâm thế sang quá

trình trực tiếp sáng tạo.

Thứ ba, giai đoạn chủ yếu nhất của sáng tạo nghệ thuật là cảm hứng.

Cảm hứng là sự căng thẳng cao nhất cả sức mạnh tinh thần lẫn thể chất, cảm

hứng là nhân tố chủ đạo tự nhiên của toàn bộ sáng tạo nghệ thuật, trong đó

yếu tố sáng tạo đòi hỏi chủ thể phải tích cực đến tối đa, nếu không thì không

thể khám phá được sức mạnh tiềm ẩn của sáng tạo nghệ thuật.

Cảm hứng không phải là kết quả của sự bừng sáng bất thần nào đó: đó

là bước nhảy vọt về chất trên cơ sở những biến đổi về lượng đã được nảy

sinh ở người nghệ sỹ trong quá trình quan sát hàng ngày, hàng giờ, hàng

giây phút; là loại lao động tỷ mỹ hàng ngày. Đây là quá trình tích lũy chất liệu,

làm cho nội tâm căng thẳng, tạo ra cao trào của những sức mạnh nội tâm

căng thẳng của những sức mạnh của tâm hồn người nghệ sỹ.

Cảm hứng với tính cách sự căng thẳng tối đa những sức mạnh thể chất

tinh thần là khâu kết thúc lao động và đồng thời là điều kiện cần (về phương

diện tâm lý học) để giải toả mâu thuẫn nội tại giữa những cảm xúc và trạng

thái tinh thần tràn trề sức sống của người nghệ sỹ. Bởi vậy, trong quá trình

lao động có cảm hứng người nghệ sỹ không chỉ hiện thực hoá những quan

Page 132: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

điểm thẩm mỹ của mình, mà còn đưa mình trở lại trạng thái “bình thường”

ban đầu vốn đôi khi tiếp giáp với trạng thái trống rỗng - trạng thái cho thấy

người nghệ sỹ trong giai đoạn này đã hoàn toàn hiện thực hoá khả năng sáng

tạo của mình (theo cách nói duy tâm của Platon là giai đoạn Thần nhập).

Ý nghĩa sáng tác của người nghệ sỹ xét cho cùng ở chỗ làm sao tạo ra

được tác phẩm nghệ thuật có thể đưa con người vào định hướng xã hội - tinh

thần tối ưu, tạo điều kiện bộc lộ xu hướng phát triển xã hội tiến bộ. Tác phẩm

nghệ thuật chân chính phải giải đáp không chỉ những vấn đề của đời sống

thẩm mỹ, nghệ thuật, mà cả những vấn đề căn bản của cuộc sống xã hội của

con người. Người nghệ sỹ thật sự lớn bao giờ cũng là tiếng vọng của thời đại,

là nhân tố tích cực, vượt qua những mặt cổ hũ, trì trệ về thực tại của khuôn

mẫu và hướng đến tương lai.

Chương 6. GIÁO DỤC THẨM MỸ

I. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA GIÁO DỤC THẨM MỸ

1. Mục đích của giáo dục thẩm mỹ

Mỗi một xã hội có mục đích giáo dục con người theo lý tưởng xã hội

của mình về tất cả các phương diện khác nhau của đời sống xã hội nhất định

như chính trị, pháp quyền, đạo đức v.v... Trong đó giáo dục thẩm mỹ có một

vai trò quan trọng với sự phát triển con người và xã hội hoàn thiện, hoàn mỹ.

Mục đích của xã hội ta là chủ động tạo ra những cá nhân phát triển tối đa,

toàn diện và hài hòa tất cả các mặt thể chất lẫn tinh thần, đạo đức lẫn trí tuệ,

làm cho mỗi người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của lịch sử, nghĩa là con

người được tự do và có đủ điều kiện để cống hiến và hưởng thụ. Đó chính là

chiến lược phát triển con người của Đảng ta: Con người vừa là mục tiêu, vừa

là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội.

Mục đích của giáo dục thẩm mỹ là nhằm phát triển toàn diện các mặt

đời sống của xã hội và của con người. Cũng chính vậy, trước hết giáo dục

Page 133: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

thẩm mỹ phải nhằm đạt tới mục đích chung là nâng cao văn hoá thẩm mỹ

trong mọi hoạt động của cá nhân và xã hội.

Văn hoá thẩm mỹ là những năng lực cảm thụ, đánh giá cái đẹp trong

cuộc sống và trong nghệ thuật và năng lực sáng tạo theo qui luật của cái đẹp:

năng lực này thể hiện con người là chủ thể thẩm mỹ trong quá trình tạo ra các

giá trị thẩm mỹ. Cho nên, nói đến văn hoá thẩm mỹ là nói đến ý thức thẩm

mỹ, hoạt động thẩm mỹ và các giá trị thẩm mỹ và cũng chính vì vậy văn hoá

thẩm mỹ tồn tại trong tất cả trong lĩnh vực của văn hoá (nền sản xuất vật chất

và sản xuất tinh thần trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, kể cả

các quan hệ giao tiếp, đến phong tục tập quán truyền thống, lễ nghi tôn giáo,

v.v...), trong đó nghệ thuật là một bộ phận quan trọng.

Nếu có thể hiểu giáo dục là một quá trình xã hội hoá cá nhân, thì giáo

dục thẩm mỹ cũng là quá trình chuyển hoá (biến) văn hoá thẩm mỹ của xã hội

thành văn hoá thẩm mỹ của cá nhân. Đời sống văn hoá thẩm mỹ của cá nhân

là trình độ thẩm mỹ của cá nhân được thể hiện quan niệm về cái đẹp, cái bi,

cái hài cái cao cả mà quan trọng hơn cả là sống theo qui luật của cái đẹp

trong lao động sản xuất, chiến đấu, trong sinh hoạt, trong quan hệ giao tiếp,

ngôn ngữ, lịch sử và văn hoá, v.v...

Muốn như vậy, giáo dục thẩm mỹ là phát triển văn hoá thẩm mỹ ở từng

cá nhân: hình thành các cá nhân có trình độ thẩm mỹ, có nhu cầu thẩm mỹ,

hoạt động thẩm mỹ để từ đó góp phần phát triển toàn diện - hài hòa các cá

nhân, tạo ra nhiều tài năng trong mọi lĩnh vực hoạt động, đặc biệt trong hoạt

động sáng tạo nghệ thuật.

2. Những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục thẩm mỹ

Căn cứ vào mục đích của giáo dục thẩm mỹ, có thể cụ thể hoá một số

nhiệm vụ của giáo dục thẩm mỹ:

(1) Giáo dục thẩm mỹ là quá trình hình thành ý thức thẩm mỹ đúng đắn,

tiên tiến để mỗi cá nhân và xã hội có khả năng tốt nhất khi cảm thụ, đánh giá

Page 134: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

và sáng tạo thẩm mỹ, cũng như thoả mãn ngày càng cao hơn các nhu cầu

thẩm mỹ của con người trong sự phát triển xã hội.

(2) Giáo dục thẩm mỹ là giáo dục năng lực sáng tạo, làm cho sự sáng

tạo theo qui luật của cái đẹp trở thành nhu cầu và tác động tới mọi lĩnh vực

hoạt động sống của con người.

(3) Giáo dục thẩm mỹ là giáo dục tình cảm, thị hiếu và lý tưởng thẩm

mỹ đúng đắn, lành mạnh để phát triển toàn diện nhân cách, để hướng tới sự

hoàn thiện, hoàn mỹ của bản thân con người và của xã hội.

Hiện nay, đời sống vật chất của đa số bộ phận nhân dân ta còn thấp,

nhưng nhu cầu và việc thỏa mãn nhu cầu tinh thần, nhất là nhu cầu thẩm mỹ

của nhân dân ta ngày càng cao. Vì vậy, việc giáo dục thẩm mỹ không chỉ phát

triển môi trường văn hoá, xã hội hoá văn hoá, nâng cao chất lượng lao động

sản xuất, chất lượng sống của nhân dân, mà còn phải đưa cái đẹp vào chính

bản thân cuộc sống trở thành chuẩn mực chung của sự phát triển của cá

nhân và xã hội.

3. Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ - mục tiêu trực tiếp và năng động nhất

a) Tình cảm và lý trí - cá nhân và xã hội trong thị hiếu thẩm mỹ

Trước hết, càn phải phân biệt giữa thị hiếu nói chung và thị hiếu thẩm

mỹ. Bởi thị hiếu thẩm mỹ là thái độ, tình cảm của con người trước cái đẹp, cái

xấu, cái bi, cái hài, cái cao cả trong cuộc sống và trong nghệ thuật, còn thị

hiếu nói chung được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau phản ánh các

lĩnh vực tinh thần khác nhau trong cuộc cuộc sống con người.

Trong tâm lý con người, mối quan hệ giữa tình cảm và lý trí, một mặt nó

thể hiện sự thống nhất, nhưng mặt khác nó có tính mâu thuẫn và đồng thời là

một trong những mâu thuẫn của hoạt động tinh thần của con người. Cho nên,

trong hoạt động thẩm mỹ nó cũng bao gồm những đặc tính chung đó của mối

quan hệ giữa tình cảm và lý trí. Cũng chính vì vậy tình cảm bao giờ cũng gắn

với hành động, là khâu tâm lý cuối cùng được chuyển thành hành động,

Page 135: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

ngược lại hành động cũng do một động cơ tình cảm thúc đẩy. Cho nên, khi

nói đến thị hiếu là nói đến hành động lựa chọn: một mốt thời trang, một cuốn

sách, một băng nhạc, một bức tranh, v.v... và mọi tình cảm, mọi hành động

của con người đều dựa trên cơ sở lý trí nhất định. Sự yêu thích, sự lựa chọn

cái đẹp, thoả mãn nhu cầu cái đẹp bao giờ cũng xuất phát từ những chuẩn

mực chung của con người, trên cơ sở lý trí.

Thứ hai, trong xã hội loài người, con người là một chỉnh thể, mỗi người

là một cái riêng, cái đơn nhất, do vậy tồn tại sở thích cá nhân, thị hiếu cá

nhân. Thực ra, thị hiếu thẩm mỹ vừa mang tính cá nhân và tính xã hội, là mối

quan hệ giữa cái riêng và cái chung và nó phụ thuộc vào những điều kiện lịch

sử xã hội nhất định. Thị hiếu thẩm mỹ mang dấu ấn cá nhân, là sở thích của

cá nhân, nhưng đồng thời nó mang tính xã hội sâu sắc và phụ thuộc vào thị

hiếu chung của xã hội theo những chuẩn mực của hoạt động đánh giá thẩm

mỹ của xã hội.

Một thị hiếu tốt là năng lực có được khoái cảm do cái đẹp chân chính

đưa lại, là nhu cầu thụ cảm và sáng tạo cái đẹp trong lao động, trong sinh

hoạt hàng ngày, trong hành vi giao tiếp, ứng xử của con người ở trong cuộc

sống và trong nghệ thuật. Cơ sở hình thành của một thị hiếu thẩm mỹ tốt là

cảm xúc thẩm mỹ phát triển cao, là cảm xúc về tính mực thước, là khả năng

biết thụ cảm sự hài hoà giữa hình thức và nội dung, biết nhận ra giá thẩm mỹ

của các hiện tượng xã hội, của các tác phẩm nghệ thuật dưới ánh sáng của lý

tưởng thẩm mỹ tiên tiến.

b) Định hướng thị hiếu nghệ thuật lành mạnh, nhằm nâng cao nhu cầu

thưởng thức, đánh giá và sáng tạo của nhân dân ta hiện nay. Ở nước ta hiện

nay, những vấn đề mới của hiện thực thẩm mỹ đã được đặt ra cho hoạt động

nghệ thuật theo hướng tích cực và tiêu cực bởi sự tác động hai mặt của nền

kinh tế thị trường. Một trong những hiện thực thẩm mỹ mang tính tích cực là

sự khẳng định nhân tố phát triển mạnh mẽ của sự nghiệp đổi mới dần dần

những đổi mới của mọi yếu tố hợp thành mối quan hệ thẩm mỹ và quan hệ

nghệ thuật. Đó là sự đổi thay từ đối tượng đến chủ thể, từ sự tác động của

Page 136: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

hình tượng nghệ thuật đến hiệu qủa của sự hoạt động ấy trong các quan hệ

phong phú và phức tạp của quan hệ thẩm mỹ. Ngược lại, điều đó làm cho

nghệ thuật Việt Nam hiện nay, một mặt phát triển theo trình độ mới của quan

hệ thẩm mỹ, mặt khác, chính quan hệ mới đó cũng đòi hỏi nghệ thuật phải

đưa vào trong nó những nhân tố do chính quan hệ thẩm mỹ mới nên, kể cả

những nhân tố tác động tiêu cực.

Để hình thành thị hiếu thưởng thức cũng như các thị hiếu sáng tạo mới,

hướng trung tâm của nghệ thuật ở nước ta hiện nay là xây dựng các hình

tượng phong phú và cao đẹp về con người Việt Nam trong sự nghiệp công

nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Chính ở qúa trình này có sự gặp gỡ

giữa các tài năng sáng tạo và công chúng nghệ thuật. Và cũng chính ở đây

vấn đề xây và chống trong thị hiếu nghệ thuật được đặt như một yêu cầu

khách quan đối với việc giải quyết mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống

tinh thần của công chúng nghệ thuật.

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, việc xây

dựng con người mới Việt Nam thấm nhuần lý tưởng thẩm mỹ Mác-Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh luôn gắn bó mật thiết với xây dựng thị hiếu nghệ thuật tốt

đẹp xứng đáng với giai cấp công nhân, với thời đại, đáp ứng các nhu cầu

thẩm mỹ ngày càng tăng của công chúng. Đảng ta, trong nhiều văn kiện, nhất

là Nghị quyết Hội nghị lần thứ V (khóa VIII), đã hướng xây dựng một nền

nghệ thuật xã hội chủ nghĩa trên cơ sở xây dựng và phát triển nền văn hóa

Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Định hướng thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh từ tác phẩm nghệ thuật chính

là nội dung định hướng sức tác động đặc thù của hình tượng nghệ thuật

mang giá trị sâu sắc, ý nghĩa nhân văn cao qúy, đáp ứng nhu cầu thưởng

thức của công chúng. Có thể nói, định hướng văn hóa văn nghệ đúng đắn

của Đảng, sự rèn luyện sâu sắc về thị hiếu thẩm mỹ đã tạo điều kiện thuận lợi

cho việc xây dựng nên nghệ thuật mới - nghệ thuật xã hội chủ nghĩa tiên tiến,

đậm đà bản sắc dân tộc. Hơn nữa, định hướng thị hiếu ấy không chỉ dừng lại

ở phương châm hướng dẫn cho các chủ thể sáng tạo thẩm mỹ, mà nó còn

Page 137: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

tham gia tích cực vào hoạt động đánh giá, sáng tạo để đối tượng hóa các thị

hiếu tốt đẹp khi thưởng thức và khi tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật của công

chúng.

Định hướng thị hiếu nghệ thuật là một vấn đề lớn và khó khăn trong

điều kiện nước ta hiện nay. Về mặt lý luận, nó không chỉ giới hạn bởi sự tăng

cường mối quan hệ giữa nghệ thuật với sự nghiệp đổi mới đất nước theo định

hướng xã hội chủ nghĩa và tạo mọi nguồn lực, phát huy mọi khả năng sáng

tạo nghệ thuật, đồng thời cũng cần có sự cộng tác của các ngành khoa học

xã hội khác, về mặt thực tiễn nó đòi hỏi sự kết hợp đồng bộ của các ngành

các cấp. Từ góc độ mỹ học, triết học việc định hướng thị hiếu nghệ thuật có

liên quan mật thiết với cả nhu cầu thưởng thức, đánh giá, biểu diễn và sáng

tạo nghệ thuật và hoạt động tinh thần nói chung của con người. Trong sự

nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa hiện nay, do sự phức tạp và đan xen

của các loại thị hiếu nghệ thuật khác nhau, nhất là việc mở rộng giao lưu văn

hóa, nghệ thuật với nước ngoài, mỹ học Mác - Lênin cần tăng cường giáo dục

thị hiếu nghệ thuật khác nhau, giáo dục thị hiếu bằng những định hướng thiết

thực gắn liền với quá trình xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc

dân tộc.

II. MỘT SỐ CÁC HÌNH THỨC VÀ BIỆN PHÁP CƠ BẢN CỦA GIÁO DỤC THẨM MỸ

1. Những hình thức cơ bản của giáo dục thẩm mỹ

Mọi phương thức, hình thức và phương tiện của giáo dục thẩm mỹ đều

nhằm xây dựng ý thức thẩm mỹ, năng lực thẩm mỹ - đó là xây dựng một hệ

thống các quan điểm mỹ học tiên tiến, xây dựng tình cảm, thị hiếu, lý tưởng

thẩm mỹ cao đẹp.

Có rất nhiều hình thức để nói đến giáo dục thẩm mỹ, nhưng thật là khó

khăn để có thể chỉ ra các hình thức cụ thể và ý nghĩa cụ thể của nó, cũng như

xác định sự giống nhau giữa các hình thức của nó. Nhưng trên thực tế, thì

yếu tố thẩm mỹ tồn tại trong mọi hoạt động của con người, cho nên các lĩnh

Page 138: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

vực của giáo dục thẩm mỹ là một lĩnh vực của cuộc sống - lao động, các quan

hệ xã hội và cá nhân, sinh hoạt văn hoá nghệ thuật. Chính vì vậy, chúng ta

bàn đến một số các hình thức cơ bản của giáo dục thẩm mỹ và cũng có thể

coi đó là các lĩnh vực quan trọng của giáo dục thẩm mỹ.

a) Giáo dục thẩm mỹ bằng lao động - thực tiễn xã hội

Đối với hoạt động lao động của con người, ảnh hưởng của giáo dục

thẩm mỹ rất to lớn. Trước hết, đó là việc tác động vào việc xây dựng thái độ

đối với lao động. Lao động bao giờ cũng là nguồn gốc của mọi cái đẹp và

cũng chính thông qua lao động con người mới có khả năng sáng tạo ra cái

đẹp, sáng tạo theo những qui luật của cái đẹp.

Trong quá trình giáo dục thẩm mỹ cho thế hệ trẻ, điều quan trọng là làm

sao để bản thân lao động được con người tiếp thụ trong toàn bộ vẻ đẹp của

nó và để nguyện vọng lao động được như một sự hứng thú, sự đam mê bởi

chính sự hiểu biết (nói đúng hơn là sự mong đợi và cảm thấy) về niềm vui

thẩm mỹ, mang lại những khoái cảm thẩm mỹ mà lao động sẽ đem lại. Nội

dung lý tưởng thẩm mỹ tiên tiến luôn gắn bó với quan niệm đúng về lao động

và hình mẫu cảm quan về con người hoàn thiện, xã hội hoàn thiện mà nó xây

dựng cũng là hình ảnh người lao động chân chính (dưới các hình thức khác

nhau). Đối với những con người ấy, lao động trở thành biểu tượng của cái

đẹp. Hơn nữa, trong quá trình lao động đó những cái khác biệt cơ bản giữa

các yếu tố trí óc và chân tay được khắc phục, những giá trị của lao động gợi

nên cảm xúc vui sướng, phấn khởi. Giáo dục cho con người niềm khát vọng,

trở thành người thành thạo trong công việc của mình và có cảm xúc thẩm mỹ

trước tài nghệ của những người khác là điều giúp cho xã hội đặt cơ sở để

khẳng định thái độ coi lao động là nhu cầu sống còn đầu tiên và là tất yếu của

mọi người. Điều quan trọng là giáo dục lao động và giáo dục thẩm mỹ bằng

lao động phải được gắn bó với nhau ngay từ thời thơ ấu của những đứa trẻ.

b) Giáo dục thẩm mỹ bằng chính cái đẹp của văn hoá thẩm mỹ

Khi xác định bản chất của giáo dục thẩm mỹ, chúng ta xuất phát từ

chính văn hoá thẩm mỹ của xã hội và con người. Văn hoá thẩm mỹ được hợp

Page 139: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

thành bởi các giá trị thẩm mỹ; bởi những tập quán, phương thức, phương tiện

mà con người có được và sử dụng để cảm thụ, đánh giá bởi khả năng tự hoạt

động sáng tạo được thực hiện ở trong quá trình của lao động, khoa học, nghệ

thuật có mang tính chất ý nghĩa thẩm mỹ.

Phạm trù quan trọng nhất của văn hoá thẩm mỹ, cũng như của lý luận

và thực hành giáo dục thẩm mỹ là phạm trù cái đẹp. Để cảm xúc cái đẹp và

sáng tạo theo qui luật của cái đẹp, nhất thiết phải biết sản xuất tương ứng với

chuẩn mực của bất kỳ kiểu loại nào và bao giờ cũng phải tiếp cận sự vật, hiện

tượng với một chuẩn mực nhất định. Do vậy cái đẹp đòi hỏi sự hiểu biết, đòi

hỏi phải có tri thức về những qui luật của nó: qui luật sự tương ứng của hình

thức đối với nội dung, qui luật về sự chuẩn mực, qui luật của sự hài hoà, qui

luật về tính biểu hiện.

Trong cái đẹp cũng như trong sự cảm thụ của con người trước cái đẹp

còn chứa đựng một mặt quan trọng có ý nghĩa cơ bản đối với việc nhận thức

bản chất và tính chất giáo dục thẩm mỹ - chúng tôi muốn nói đến cơ sở về

tính nhân đạo chủ nghĩa trong quan hệ thẩm mỹ của con người đối với hiện

thực. Chính vì vậy cũng từ lao động, nhận thức về cái có ích có trước nhận

thức về cái đẹp, nhưng không được qui cái đẹp thành cái có ích, rằng trong

việc hưởng thụ cái đẹp, có yếu tố vô tư; các lý do làm cho con người hướng

tới cái đẹp không đơn thuần là làm thỏa mãn nhu cầu lợi ích vật chất trực tiếp

mà do nhu cầu cao qúi hơn, văn hoá hơn - mang tính chất tinh thần tư tưởng.

Tình yêu đối với con người, mong muốn nhìn thấy và làm cho con người hạnh

phúc, gợi mở cho con người có khả năng cảm xúc và thức tỉnh nơi tâm hồn

con người trước cái đẹp, vươn tới cái đẹp, sáng tạo cái đẹp.

Như vậy, giáo dục thẩm mỹ, tức là giáo dục sự hiểu biết, cảm xúc cái

đẹp và lòng mong muốn xây dựng và thể hiện nó trong hiện thực, với mục

đích mở rộng nhận thức của con người và xây dựng thế giới tinh thần của họ,

phát triển và khẳng định quan hệ có tính người, nhân đạo hoá đối với con

người, đối với cuộc sống.

c) Giáo dục thẩm mỹ bằng môi trường sinh hoạt - xã hội

Page 140: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

Một trong những lĩnh vực quan trọng của giáo dục thẩm mỹ là các vấn

đề của mỹ học sinh hoạt. Văn hoá thẩm mỹ trong sinh hoạt đời thường của

con người - xã hội, bao gồm không chỉ các biểu tượng về con người, sự hoàn

thiện về thể lực, vẻ đẹp của tác phong, của quần áo và nơi ở, mà cả thể hiện

thực tế các biểu tượng ấy ở diện mạo, tác phong sinh hoạt, tính cách của cá

nhân và tính cộng đồng của cá nhân. Mỹ học sinh hoạt của con người không

chỉ gắn bó với các thị hiếu và yêu cầu thẩm mỹ cá nhân của nó, mà còn với

sự phát triển thẩm mỹ của cộng đồng xã hội. Trong đó chuẩn mực chung của

xã hội là tiêu chí chung điều tiết trực tiếp điều kiện sống và sinh hoạt văn hoá

của mỗi cá nhân. Cho nên, trên một phạm vi của mỹ học sinh hoạt, nhất là

trên các phạm vi như mỹ học về quần áo, về nhà ở, về tác phong của mỗi con

người... nhất định phải tính đến các thị hiếu của xã hội.

Nếu như cảm thụ, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ mang tính cảm quan,

toàn vẹn, cụ thể, trực tiếp thì sự tác động có tính hình tượng của các hiện

tượng thẩm mỹ khách quan vào các giác quan của con người thông qua môi

trường sinh hoạt có ý nghĩa to lớn đối với sự hình thành và phát triển ý thức,

trình độ, năng lực thẩm mỹ của mỗi cá nhân. Môi trường thẩm mỹ trong cuộc

sống của con người thể hiện sự gắn bó với với thiên nhiên, xã hội trong tính

đa dạng, phong phú của nó là thế giới những hình ảnh của sự vật cảm tính,

sinh động chứa đựng những sức mạnh tiềm ẩn của bản thân cuộc sống và có

khả năng mang lại cho con người khoái cảm, sự hứng thú tinh thần với tính

cách con người vừa là một nhân tố thống nhất của môi trường sinh hoạt tự

nhận thức, tự khẳng định, tự điều chỉnh hành vi sinh hoạt và con người còn là

chủ thể có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của xã hội.

Vì vậy, giáo dục thẩm mỹ bằng môi trường sinh hoạt - xã hội để con

người sống hoà mình với thiên nhiên, với xã hội thể hiện trong mọi hoạt động

của con người, đó là những hoạt động vận dụng môi trường, tạo ra sự hài

hoà, lành mạnh, thoải mái để con người sống tốt hơn, đẹp hơn và hoàn thiện

hơn.

d) Giáo dục thẩm mỹ bằng nghệ thuật

Page 141: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

Nghệ thuật là hình thái cao nhất của quan hệ thẩm mỹ. Trong nghệ

thuật chứa đựng những đặc tính, những phẩm chất, những nhu cầu và khả

năng cao nhất, hoàn thiện nhất đối với sự hưởng thụ, đánh giá và sáng tạo

thẩm mỹ. Dưới các hình thức khác nhau, thì mỗi con người đều tham gia hoạt

động nghệ thuật, sáng tạo nghệ thuật trong chính những hoạt động xã hội của

mình. Cho nên được hoà vào thế giới nghệ thuật, đặc biệt tham gia hoạt động

sáng tạo nghệ thuật là hình thức tốt nhất để phát huy những tư chất, năng

khiếu thẩm mỹ, hình thành và phát triển tri thức thẩm mỹ, văn hoá thẩm mỹ,

thì sẽ trở thành những chủ thể thẩm mỹ đích thực. Nghệ thuật có khả năng to

lớn trong sự tác động tình cảm, tư tưởng con người, giúp con người tự xây

dựng cho mình những tư tưởng đúng, tình cảm đẹp, làm cơ sở cho hình

thành thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh, hướng tới một lý tưởng thẩm mỹ cao đẹp.

Khi tác động vào con người thì nghệ thuật có ảnh hưởng sâu rộng đến

thế giới tình cảm của con người. Cho nên, trong giáo dục thẩm mỹ chiếm vị trí

hàng đầu là xây dựng văn hoá thẩm mỹ của các cảm quan và quá trình đó

phải kể đến vai trò của nghệ thuật. Quá trình này cũng phải được tiến hành

thông qua sự tác động tình cảm của cả thiên nhiên, xã hội mà quan trọng hơn

là có sự góp phần tác động trực tiếp của các tác phẩm nghệ thuật.

Ưu thế của nghệ thuật trong sự tác động của nó tới người cảm thụ là ở

chỗ, nó cảm hoá người cảm thụ bằng cái đẹp thông qua hình tượng chân -

thiện - mỹ. Cho nên, giáo dục thẩm mỹ bằng nghệ thuật là một hình thức

không chỉ mang tính hấp dẫn bởi tính đặc thù của nó mà còn có khả năng đi

vào lòng người, khơi dậy nơi tầng sâu của ý thức, tâm hồn con người cái sức

mạnh tiềm ẩn của con người. Do đó, nó đi vào tâm hồn con người một cách

tự nguyện và cũng như chính sự tự nguyện của con người khi cảm thụ, đánh

giá và sáng tạo thẩm mỹ hướng theo cái đẹp mà nghệ thuật khẳng định, định

hướng hoặc mang lại. Nếu nghệ thuật là công cụ sắc bén của giáo dục thẩm

mỹ thì giáo dục thẩm mỹ bằng nghệ thuật giúp cho con người sử dụng công

cụ do làm phong phú thế giới tinh thần của mình và hoàn thiện mình một cách

tốt nhất.

Page 142: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

2. Một số các biện pháp cơ bản của giáo dục thẩm mỹ

Dù thể hiện dưới những hình thức mang tính đa dạng phong phú thì

các biện pháp giáo dục thẩm mỹ cũng nhằm phục vụ cho việc sử dụng có tính

mục đích, hiệu quả các lĩnh vực giaó dục thẩm mỹ, của các hình thức giáo

dục thẩm mỹ. Và hơn thế nữa nó cũng phải đáp ứng những mục đích và

những nhiệm vụ của giáo dục thẩm mỹ.

Để có thể hình thành và phát triển năng lực phẩm chất cho mọi người,

thì trước hết cần trang bị cho họ những kiến thức cơ bản về mỹ học, nghệ

thuật học thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua hệ thống

giáo dục. Đưa nội dung giáo dục thẩm mỹ vào hệ thống các môn học khác,

chứ không chỉ dừng lại ở giáo dục nghệ thuật, hoặc là các môn khoa học xã

hội v.v... Gắn việc giáo dục thẩm mỹ ở nhà trường kết hợp giáo dục thẩm mỹ

ở gia đình, đoàn thể xã hội trong việc đưa nội dung và đối tượng thẩm mỹ,

hoạt động nghệ thuật.

Sử dụng các thiết chế văn hoá thông qua các cơ quan văn hoá có khả

năng gây sự chú ý và tham gia hoạt động thường xuyên của quần chúng

nhân dân.

(1) Các cơ quan văn hoá - giáo dục như: nhà văn hoá, cung văn hoá,

câu lạc bộ, thư viện, v.v...

(2) Các cơ quan văn hoá sản xuất - tiêu thụ những sản phẩm văn hoá

như: xưởng phim, sản xuất và phát hành băng đĩa, rạp chiếu bóng, sân khấu,

phòng hòa nhạc, phòng tranh. v.v...

(3) Các cơ quan văn hoá - hệ thống thông tin đại chúng như: ban biên

tập báo, tạp chí, cơ quan truyền thanh và truyền hình, v.v...

Thoả mãn từng bước có định hướng nhu cầu văn hoá, thẩm mỹ và các

nhu cầu khác như giao lưu, giải trí, nghỉ ngơi, tạo không khí thỏa mái, nhân

văn trong đời sống tinh thần. Tổ chức tham gia du lịch, triển lãm kinh tế, văn

hoá, khoa học, công nghệ, mỹ thuật, nghệ thuật tạo điều kiện cho nhân dân

Page 143: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

được tiếp xúc thường xuyên với cái đẹp của sản phẩm lao động, trên cơ sở

hệ tiêu chí chân - thiện - mỹ và tính giai cấp, dân tộc và thời đại.

Để có được tính hệ thống và khoa học, giáo dục thẩm mỹ cần bảo đảm

tính liên tục và logic, tạo ra sự thỏai mái, tự nguyện và hấp dẫn mọi đối tượng

thẩm mỹ tham gia dưới nhiều hình thức và phương tiện khác nhau phù hợp

với lứa tuổi và khả năng của họ. Cũng chính vì vậy, phải căn cứ vào lứa tuổi,

nghề nghiệp của từng loại đối tượng mà có biện pháp giáo dục thẩm mỹ thích

hợp thì mới có thể mang lại lại hiệu quả cao nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phê phán triết học pháp luật của Heghen. K. Mác. NXB Chính trị

quốc gia. H. 2000.

2. Bản thảo kinh tế - triết học (1844). K. Mác. NXB Chính trị quốc gia. H.

1996.

3. Tình cảnh giai cấp công nhân Anh. F. Ănghen. NXB Chính trị quốc

gia. H. 1993.

4. Luận cương về Phoibách, K. Mác. NXB Chính trị quốc gia. H. 1993.

5. Những cuộc bãi công và những liên minh của công nhân (trong Sự

khốn cùng của triết học). K. Mác. NXB Chính trị quốc gia. H. 1991.

6. Tuyên ngôn Đảng cộng sản, Mác - Ănghen. NXB Chính trị quốc gia.

H. 2000.

7. Lao động làm thuê và tư bản, K. Mác. NXB Chính trị quốc gia. H.

2000.

8. Đấu tranh giai cấp và cuộc sống, Mc Noviler, NXB Chính trị quốc gia.

H. 1995.

9. Mỹ học đại cương. K. T. Weysemere. NXB Chính trị quốc gia. H.

1994.

Page 144: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

10. Tìm cái đẹp - một hành trình lâu dài. K. Mivardov. NXB Chính trị

quốc gia. H. 1997.

11. Thử tìm về nguồn gốc tâm lý của cái đẹp. Tessideminover, New

York 12/04/1853. NXB Chính trị quốc gia. H. 1995.

12. Phê phán cái thẩm mỹ. Gothona. K. NXB Chính trị quốc gia, H.

1993.

13. Nguồn gốc cái đẹp. F. Livonov. NXB Chính trị quốc gia, H. 1995.

14. Thế nào là cái đẹp, I. K. Liptonarov, NXB Chính trị quốc gia, H.

1993.

15. Sự phát triển của khoa học thẩm mỹ ở Nga, V. N. Satorov, NXB

Chính trị quốc gia. H. 1992.

16. Cơ sở nghiên cứu Mỹ học Mác - Lênin - NXB. Tiến bộ M. 1995.

17. Cái thẩm mỹ K. Marx (UK. Berlin, 1984). Dobryanov. NXB Chính trị

quốc gia. H. 2001.

18. Các lý thuyết mỹ học (hai tập). Vũ Quỳnh Anh. NXB Đại học quốc

gia Hà Nội, 2000.

19. Lịch sử mỹ học – Bản tiếng Pháp - Histoire de la Sociologie, Paris,

1991.

20. Lịch sử mỹ học – Bản tiếng Anh. NXB Chính trị quốc gia. H. 1998.

21. Bàn về cái đẹp và thẩm mỹ cái đẹp - Nguyễn Ái Quốc. NXB Chính

trị quốc gia. H. 1992.

22. Bàn về cái thẩm mỹ. Nguyễn Ái Quốc, NXB Chính trị quốc gia. H.

1996.

23. Darendorf. R. Các yếu tố của cái đẹp, Nghiên cứu mỹ học, 1994,

N°5 tr. 144.

24. Borodkin F. M. Koijak N. M' Novosibirsk. 1984. tr. 13.

Page 145: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

25. Aleksandrova E. V. Những xung đột cái đẹp trong xã hội: các con

đường giải quyết M., 1993, tr. 13.

26. Speanskij V. I. Các xung đột cơ bản: vấn đề phân loại// Tạp chí

chính trị - xã hội, 1995, N°4. tr. 168.

27. Zdravomyslov A. G. Mỹ học. M., 1995, tr. 103.

28. Amelin V. N. Xã hội và thẩm mỹ, M., 1992, tr. 149.

29. Lysikhin I. E. Các nhân tố tinh thần trong thẩm mỹ // thẩm định dự

báo, kỹ thuật giải quyết. Xuất bản lần 9. Phần I. M., 1995. tr. 46.

30. Zaprudskij Ju. G. Bên trong tâm hồn // Nghiên cứu mỹ học, 1993

N°7. tr 57.

31. Kozer L. A. Các chức năng của mỹ học // mỹ học xã hội: Những

nghiên cứu hiện đại. M., 1991. tr. 27 - 28.

32. Radugin A. A, Mỹ học, Chương trình các bài thuyết giảng. Voronezh

1994, tr. 103.

33. Mỹ học và những con đường sáng tạo, Kujbyshev. 1990, tr. 8.

34. Cái đẹp trong các tập thể lao động và những phương pháp lý giải.

L. 1990. tr. 29 - 30.

35. Fisher R. Juri U. Con đường đi tới nhất trí cái thẩm mỹ hoặc những

cuộc đàm phán không thất bại. Bản dịch từ tiếng Anh. M. 1992. tr 28.

36. Zaprudskij Ju. G. Bài viết đã nêu // Nghiên cứu mỹ học. 1993. N°7.

tr. 52.

MỤC LỤC

Lời nhà xuất bản

Lời nói đầu

Chương 1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MỸ HỌC

Page 146: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

I. Quá trình hình thành, phát triển của mỹ học và xác định đối tượng

nghiên cứu của mỹ học

II. Mối quan hệ giữa mỹ học và một số các khoa học khác

Chương 2. CÁC QUAN HỆ THẨM MỸ

I. Cái thẩm mỹ - phạm trù nền tảng của mỹ học

II. Các đặc trưng của quan hệ thẩm mỹ

Chương 3. CHỦ THỂ THẨM MỸ

I. Chủ thể thẩm mỹ và các hình thức tồn tại của nó

II. Tình cảm thẩm mỹ

III. Thị hiếu thẩm mỹ

IV. Lý tưởng thẩm mỹ

Chương4. CÁC PHẠM TRÙ MỸ HỌC CƠ BẢN

I. Cái đẹp

II. Cái bi

III. Cái hài

IV. Cái cao cả

Chương 5. NGHỆ THUẬT - BIỂU HIỆN CAO NHẤT CỦA CÁC QUAN HỆ THẨM MỸ

I. Bản chất và chức năng của nghệ thuật

II. Đặc trưng của nghệ thuật

III. Các loại hình nghệ thuật

IV. Nghệ sỹ

Chương 6. GIÁO DỤC THẨM MỸ

I. Mục đích và nhiệm vụ của giáo dục thẩm mỹ

II. Một số các hình thức và biện pháp cơ bản của giáo dục thẩm mỹ

Page 147: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/165.MyHocDaiCuong-DaoDuyTha…  · Web viewMỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG. Tác giả: TS. ĐÀO DUY THANH. LỜI NHÀ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

---//---

MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Tiến sĩ ĐÀO DUY THANH

NHÀ XUẤT BẢN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

62 Nguyễn Thị Minh Khai - Q.1

Điện thoại: 322 5340 - 829 6764 - 822 0405 - 829 6713 - 825 0616 - 822 3637

| Fax: (84.8) 822 2726

Chịu trách nhiệm xuất bản: TRẦN ĐÌNH VIỆT

Biên tập: THANH HƯƠNG

Sửa bản in: TRINH THẢO

Trình bày: HÀ ANH

Bìa: THU THIÊN

Thực hiện liên doanh: VŨ QUANG HÀ

In lần thứ nhất, số lượng 1.000 bản, khổ sách 14,5 x 20,5cm tại Xưởng In

Trung tâm Hội chợ triển lãm Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh. Giấy phép

xuất bản số 226-114/XB-QLXB-QLXB do Cục Xuất bản - Bộ Văn hóa Thông

tin cấp ngày 06/03/2002. In xong và nộp lưu chiểu tháng 4 năm 2002.