38
Giới thiệu khóa học.................................................. 2 Hướng dẫn sử dụng khóa học........................................... 3 Tình huống 1......................................................... 3 Nguyên tắc 1: Thời lượng và cách phân chia khóa học..................3 Tóm tắt.............................................................. 5 Câu hỏi ôn tập....................................................... 5 Tình huống 2......................................................... 6 Nguyên tắc 2: Giọng văn trong khóa học...............................6 Nguyên tắc 3: Hình ảnh giảng viên trong khóa học....................7 Câu hỏi ôn tập....................................................... 8 Tóm tắt.............................................................. 8 Tình huống 3......................................................... 9 Nguyên tắc 4: Bài tập thực hành trong E-learning.....................9 Câu hỏi ôn tập...................................................... 11 Tóm tắt............................................................. 12 Tình huống 4........................................................ 12 Nguyên tắc 5: Hình ảnh minh họa.....................................13 Câu hỏi ôn tập...................................................... 14 Tóm tắt............................................................. 15

Selfpaced 13 Sep

Embed Size (px)

Citation preview

Giới thiệu khóa học..................................................2

Hướng dẫn sử dụng khóa học...........................................3

Tình huống 1.........................................................3

Nguyên tắc 1: Thời lượng và cách phân chia khóa học..................3

Tóm tắt..............................................................5

Câu hỏi ôn tập.......................................................5

Tình huống 2.........................................................6

Nguyên tắc 2: Giọng văn trong khóa học...............................6

Nguyên tắc 3: Hình ảnh giảng viên trong khóa học....................7

Câu hỏi ôn tập.......................................................8

Tóm tắt..............................................................8

Tình huống 3.........................................................9

Nguyên tắc 4: Bài tập thực hành trong E-learning.....................9

Câu hỏi ôn tập......................................................11

Tóm tắt.............................................................12

Tình huống 4........................................................12

Nguyên tắc 5: Hình ảnh minh họa.....................................13

Câu hỏi ôn tập......................................................14

Tóm tắt.............................................................15

Tình huống 5........................................................15

Nguyên tắc 6: Text hoặc thuyết minh.................................16

Câu hỏi ôn tập......................................................17

Tóm tắt.............................................................17

Tình huống 6........................................................18

Nguyên tắc 7: Text và thuyết minh...................................18

Câu hỏi ôn tập......................................................19

Tóm tắt.............................................................20

Tình huống 7........................................................20

Nguyên tắc 8: Text, thuyết minh và hình ảnh minh họa................20

Câu hỏi ôn tập......................................................21

Tóm tắt.............................................................22

Tình huống 8........................................................22

Nguyên tắc 9: Âm thanh và hiệu ứng động.............................22

Câu hỏi ôn tập......................................................23

Tóm tắt.............................................................24

Tình huống 9........................................................24

Nguyên tắc 10: Học viên và khả năng kiểm soát khóa học..............25

Tóm tắt.............................................................26

Tổng kết khóa học...................................................27

Giới thiệu khóa họcChào mừng các bạn đến với khóa học 10 nguyên tắc sư phạm cơ bản trong

thiết kế bài giảng điện tử. Khóa học cung cấp kiến thức cơ bản giúp

bạn có được định hướng đảm bảo tính học thuật trong mọi thiết kế của

mình. Trong 10 nguyên tắc thì 4 nguyên tắc đầu tiên là những nguyên

tắc trong thiết kế nội dung và 6 nguyên tắc còn lại là nguyên tắc

trong thiết kế các thành phần media. Ngoài ra khóa học còn trình bày

những tình huống, những cân nhắc và câu hỏi bạn thường gặp khi mới

tiếp xúc với công việc thiết kế bài giảng điện tử. Câu hỏi ôn tập sẽ

giúp bạn ôn lại những kiến thức quan trọng bạn vừa học. Và đặc biệt

phần tóm tắt sau mỗi nguyên tắc sẽ giúp bạn hệ thống lại kiến thức

trong nguyên tắc đó.

Nhưng trước khi bắt đầu với nguyên tắc đầu tiên, bạn hãy nhấp chuột

vào nút tiếp theo để tìm hiểu cách sử dụng các thanh chức năng trong

bài học.

Hướng dẫn sử dụng khóa học

Tình huống 1Quyên là giảng viên của một trường đại học. Giống như những đồng

nghiệp khác trong khoa, Quyên đang dần làm quen với việc xây dựng bài

giảng điện tử.

Nội dung đầu tiên cô đảm nhận là khóa học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam.

Câu hỏi đầu tiên mà Quyên thắc mắc chính là thời lượng khóa học. Quyên

phân vân không biết nên cho khóa học dài hai tiếng hay một tiếng. Nếu

khóa học dài hai tiếng, nó sẽ giống như một cuốn cẩm nang. Học viên

có thể nắm được tất cả mọi kiến thức liên quan tới cơ sở văn hóa. Nếu

khóa học kéo dài một tiếng, khóa học sẽ chỉ tập trung vào một số nội

dung nhất định.

Khi xác định cấu trúc khóa học, Quyên không chia thành các phần nhỏ mà

gộp lại thành các phần lớn, kèm theo cả thuật ngữ. Quyên cho khóa học

chạy liên tiếp để người học không cần phải mất công bấm vào nút tiếp

theo để có thể xem tiếp nội dung.

Vậy việc cho thêm nhiều nội dung vào khóa học có giúp học viên học tốt

hơn? Cách phân chia khóa học của Quyên có mang lại hiệu quả?

Để trả lời cho câu hỏi này, bạn hãy cùng chúng tôi lắng nghe chuyên

gia E-learning, ông Tân giảng về nguyên tắc số một: thời lượng và cách

phân chia khóa học. Nội dung này sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời chính

xác nhất cho câu hỏi trên.

Nguyên tắc 1: Thời lượng và cách phân chia khóa

học

Khi thiết kế nội dung cho khóa học, bạn thường cố gắng cho thật nhiều

thông tin vào bài học và gặp rất nhiều khó khăn khi phải loại bỏ một

thông tin nào đó. Có ba lý do chính khiến bạn luôn muốn thêm từ ngữ

vào nội dung của bài học.

Thứ nhất, bạn muốn biến một bài học dở thành một bài học thú vị. Vì

thế, bạn thêm thông tin hoặc những câu chuyện liên quan để bài học thú

vị hơn.

Thứ hai, bạn muốn làm cho bài học rõ ràng hơn. Bạn lo sợ học viên sẽ

không hiểu rõ vấn đề khi không có giáo viên trực tiếp giải thích. Và

vì thế, bạn thêm thông tin để học viên hiểu rõ hơn.

Và lý do cuối cùng rất hay gặp, đó là bạn cho rằng: biết càng nhiều

càng tốt. Và vì thế, bạn tiếp tục cho thêm thông tin vào bài học.

Liệu việc cho nhiều thông tin vào bài học có khiến học viên nhớ được

nhiều hơn?

Trên thực tế, nghiên cứu của Mayer cho thấy khóa học ngắn hơn thường

mang lại hiệu quả nhiều hơn. Mayer đã tiến hành so sánh hiệu quả 2 bài

học, 1 bài học đơn thuần gồm 80 từ và 5 ví dụ minh họa và 1 bài học

được thêm vào những thông tin thú vị gồm 800 từ và 5 ví dụ minh họa.

Kết quả cho thấy bài học có nội dung đơn thuần lại giúp học viên nhớ

nhiều hơn và lâu hơn.

Nghiên cứu của Mayer cũng cho thấy một khóa học không nên dài quá 1

tiếng.

Bạn nên nhớ trí nhớ ngắn hạn chỉ có dung lượng ghi nhớ một lượng

thông tin có hạn tại một thời điểm. Vì thế bạn cần trình bày thông tin

thật dễ hiểu, cô đọng, súc tích nhưng không cụt lủn. Bạn nên cắt nhỏ

thông tin thành những lát mỏng để học viên có thể dễ dàng “hấp thụ”

lượng thông tin đó hơn.

Tuy nhiên, khi bài học gồm những nội dung phức tạp, khó hiểu ví dụ nội

dung về kỹ thuật, bạn không thể làm nó đơn giản hơn bằng cách bằng

cách cắt bỏ bớt nội dung vì như vậy sẽ làm giảm độ chính xác của bài

học. Tuy nhiên bạn có thể giúp học viên bằng cách chia bài học thành

những phần nhỏ và tách các phần học bằng nút “Tiếp theo”. Phương pháp

này cho phép học viên thêm thời gian để xử lý thông tin vừa được đưa

ra.

Ngoài ra bạn cần đảm bảo rằng học viên hiểu được các thuật ngữ chuyên

ngành trước khi tham gia vào bài học. Ví dụ trước khi xem một đoạn

clip giới thiệu về cơ chế hoạt động của hệ tiêu hóa, học viên cần hiểu

được định nghĩa và vị trí các bộ phận như thực quản, nắp thanh quản,

khí quản, hầu và dạ dày.

Bạn có thể giới thiệu những thuật ngữ này ở ngay đầu bài học hoặc đưa

ra bài tập cho học viên. Sau đó bạn bắt đầu nội dung bài học.

Tóm tắt

Trong bài học vừa rồi, bạn cần nhớ được những nội dung sau:

- Khóa học không nên dài quá một tiếng.

- Nội dung bài học cần được trình bày dễ hiểu, cô đọng, súc tích

nhưng không cụt lủn.

- Nội dung nên được cắt nhỏ thành những lát mỏng.

- Nội dung bài học nên được tách biệt thành những phần nhỏ và dưới

sự kiểm soát của người học.

- Những thuật ngữ kỹ thuật cần được đề cập và giải thích trước khi

đi vào nội dung chính.

Câu hỏi ôn tập

Dựa trên kiến thức bạn vừa học, theo bạn đâu là những lựa chọn đúng

nhất?

A. Nên để học viên học được cả tất cả nội dung trong một vài phần học.

B. Nên giới thiệu những khái niệm khó hiểu trước khi bắt đầu bài học.

C. Tốt nhất là nên để khóa học tự chạy từ đầu đến cuối để học viên

không phải nhấp chuột quá nhiều lần vào nút tiếp theo.

D. Bài học nên được chia thành những phần nhỏ để học viên có thể điều

chỉnh tốc độ học của mình.

Chọn B và D: Bạn đã trả lời đúng. Bài học nên được chia thành nhiều

phần nhỏ và nên được giải thích những khái niệm khó trước khi bắt đầu

bài học.

Chọn A và C hoặc thiếu 1 đáp án: Câu trả lời của bạn chưa chính xác.

Bài học nên được chia thành nhiều phần nhỏ và nên được giải thích

những khái niệm khó trước khi bắt đầu bài học.

Tình huống 2

Sau khi đã có cấu trúc khóa học, Quyên dựa trên nội dung và viết lời

thoại cho khóa học. Cô quyết định viết lời thoại theo dạng văn nói vì

cô tin rằng với cách viết này sẽ khiến người học thấy thoải mái hơn và

tiếp thu bài học tốt hơn. Cô cũng cho thêm hình ảnh một người giáo

viên xuất hiện trên màn hình vì cô tin rằng học viên sẽ học tốt hơn

nếu họ có cảm giác được học với một cá nhân.

Vậy việc Quyên viết lời thoại theo dạng văn nói và sử dụng hình ảnh

một người giảng viên xuất hiện trên màn hình có mang lại hiệu quả cho

khóa học?

Để biết được câu trả lời chính xác, bạn hãy cùng chúng tôi lắng nghe

ông Tân, chuyên gia E-learning giảng về nguyên tắc số 2 giọng văn và

hình ảnh giảng viên trong khóa học.

Nguyên tắc 2: Giọng văn trong khóa học

Liệu văn nói sẽ ảnh hưởng thế nào đến học viên? Liệu hình ảnh giáo

viên xuất hiện trên màn hình có làm học viên mất tập trung không?

Chúng ta đều biết rằng học viên biết máy tính khác với người thầy khi

máy tính không thể trò chuyện cùng học viên. Tuy nhiên nghiên cứu cũng

cho thấy học viên sẽ cố gắng phân tích và hiểu nội dung hơn nếu họ cảm

thấy họ đang nói chuyện hơn là chỉ thuần túy nhận thông tin. Khi họ

cảm giác họ đang được trò chuyện, họ sẽ chủ động tham gia vào quá

trình học hơn. Vì thế tôi khuyên bạn nên sử dụng văn nói để truyền tải

nội dung. Điều này sẽ khiến người học tập trung lắng nghe hơn.

Ngoài ra bạn nên sử dụng văn nói lịch sự sẽ khiến học viên tiếp thu dễ

hơn. Ví dụ với câu “Sử dụng phương trình bậc 2 để giải bài toán này.” Bạn có thể sử

dụng cách nói lịch sự hơn như “Bạn có thể sử dụng phương trình bậc 2 để giải bài

toán này.” Cách nói này được giải thích là giữ thể diện và tôn trọng học

viên hơn và họ sẽ có thái độ hợp tác, tập trung vào bài học hơn.

Ngoài ra thì phát thanh viên đọc thuyết minh cần có cách đọc giống như

đang trò chuyện hơn là giống một cái máy đọc. Đa số học viên thích

nghe giọng nữ hơn đối với khóa học về kỹ năng mềm và nghe giọng nam

hơn đối với khóa học về kỹ thuật, công nghệ.

Nguyên tắc 3: Hình ảnh giảng viên trong khóa

học

Tất nhiên học viên biết nhân vật giảng viên đó không nói chuyện với họ

nhưng khi nhân vật đó xuất hiện và với văn nói, học viên cảm giác họ

đang được tiếp xúc với người thầy hơn là ngồi nghe một chiếc máy tính

đang diễn thuyết. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng học viên được học

khóa học có hình ảnh một giảng viên đại diện thường học hiệu quả hơn.

Ví dụ trong một khóa học, một nhân vật xuất hiện và nói:

- Chào các bạn. Tôi là Jim và tôi đang tham gia lớp học chuẩn bị

cho bài thi. Mỗi tuần giáo viên hướng dẫn của tôi giao cho tôi

nhiều tác phẩm về văn học để đọc và thảo luận. Vì thế tôi phải

nhớ rất nhiều câu chuyện. Tôi đã học được cách nhớ các ý chính

của tác phẩm và tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tìm ra ý chính.

Vậy hình ảnh giảng viên xuất hiện trong khóa học có cần phải trông như

thật không? Thực tế cho thấy học viên học khóa học có hình ảnh giảng

viên là nhân vật hoạt hình cũng cho ra kết quả tốt như học viên có

giảng viên là ảnh người thật. Vì thế, người đại diện có thể là nhân

vật hoạt hình, có thể là hình ảnh người thật.

Tuy nhiên học viên sẽ học tốt hơn nếu người giảng viên đại diện đó có

cách phát âm như người đang nói chuyện với học viên thật hơn là như

một cái máy đang đọc.

Đôi khi bạn cũng có thể để người giảng viên này bày tỏ quan điểm và

kinh nghiệm của riêng họ miễn là những nội dung này đáp ứng mục tiêu

đề ra.

Tuy nhiên chúng tôi cũng khuyên bạn để học viên không bị mất tập

trung, bạn chỉ nên dùng nhân vật giảng viên đại diện cho mục đích

hướng dẫn thay vì giải trí.

Câu hỏi ôn tập

Dựa trên kiến thức bạn vừa học, theo bạn trong những lựa chọn sau đâu

là lựa chọn đúng nhất?

A. Văn nói và hình ảnh giáo viên xuất hiện trên màn hình sẽ giúp học

viên học tốt hơn.

B. Văn phong trang trọng hơn sẽ phù hợp sẽ giúp học viên học nghiêm

túc hơn và thông điệp được truyền tải rõ ràng hơn.

C. Giọng văn khóa học nên phù hợp với từng kiểu đối tượng khác nhau.

Học viên nữ sẽ học tốt hơn nếu khóa học sử dụng văn phong nói và học

viên nam sẽ học tốt hơn nếu khóa học sử dụng văn phong trang trọng.

Chọn A: Bạn đã trả lời đúng. Lựa chọn C chỉ áp dụng khi có nghiên cứu

đối tượng học viên cụ thể.

Chọn C, B: Câu trả lời của bạn chưa chính xác. Lựa chọn C chỉ áp dụng

khi có nghiên cứu đối tượng học viên cụ thể.

Tóm tắt

Trong bài học vừa rồi bạn cần nhớ được những nội dung sau:

- Nội dung trong bài học nên thể hiện bằng giọng văn nói.

- Nên sử dụng nhân vật đại diện để kết nối học viên và bài học.

- Nhân vật đại diện không cần phải là người thật.

- Có thể để nhân vật đại diện bày tỏ quan điểm hoặc kinh nghiệm của

riêng họ miễn là nội dung này đáp ứng mục tiêu đề ra.

- Chất lượng giọng đọc cần tự nhiên và giống như đang trò chuyện

thay vì đang đọc tài liệu.

Tình huống 3

Khi thiết kế đến phần nội dung Quyên muốn thiết kế bài tập thực hành

giống trò chơi Ai là triệu phú. Theo Quyên những câu hỏi giống trò

chơi sẽ thu hút và hấp dẫn người học hơn.

Khi đưa ra đáp án, Quyên muốn đáp án đó phải nói cho học viên biết họ

đúng hay sai và giải thích vì sao nhưng như thế sẽ mất thời gian thiết

kế.

Vậy việc thiết kế câu hỏi giống như một trò chơi có nâng cao hiệu quả

đào tạo? Quyên nên đưa ra đáp án chi tiết hay đáp án đúng sai đơn

thuần?

Nội dung tiếp theo về nguyên tắc số 4: thực hành trong E-learning do

ông Tân, chuyên gia E-learning trình bày sẽ giúp bạn tìm ra câu trả

lời chính xác nhất cho tình huống trên.

Nguyên tắc 4: Bài tập thực hành trong E-learning

Trong E-learning, bài tập thực hành thường được coi là một trong thành

phần quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo. Một vài dạng bài tập quen

thuộc như câu hỏi nhiều lựa chọn, câu hỏi đúng sai, kéo thả, kết nối.

Tuy nhiên, dạng bài tập thực hành lại không phải là yếu tố quan trọng

nhất quyết định hiệu quả đào tạo. Yếu tố quan trọng nhất quyết định

hiệu quả đào tạo chính là nội dung câu hỏi. Như 2 ví dụ sau bạn có thể

thấy một dạng bài tập không cần học viên phải động não nhiều. Ngược

lại để trả lời bài tập sau học viên phải suy nghĩ kỹ hơn và áp dụng lý

thuyết vừa học để trả lời câu hỏi.

Để tận dụng được lợi ích của việc thực hành, bài tập thực hành cần đáp

ứng được 5 yêu cầu sau:

Thứ 1 nội dung câu hỏi nên giới hạn trong một câu. Tránh đặt câu hỏi

dài dòng, khó hiểu ví dụ:

Cho những trò chơi giải trí như Ai là triệu phú vào bài học không

giúp học viên học tốt hơn. Phủ nhận thông tin này là đúng hay sai.

Thứ 2: tránh đặt câu hỏi quá khó hoặc quá dễ.

Bạn cần hạn chế đặt những câu hỏi quá dễ.

Ví dụ: Hình ảnh có tác dụng rất lớn trong việc minh họa nội dung bài

học. Đúng hay sai.

Rõ ràng câu trả lời ở đây là đúng.

Đây là một trong những dạng câu hỏi không cần học ai cũng có thể trả

lời được. Những câu hỏi như vậy không có tác dụng kiểm tra kiến thức

học viên mà còn làm cho khóa học tẻ nhạt. Nó sẽ khiến học viên có cảm

giác nội dung bài học quá dễ và không cần học. Một câu hỏi tốt là câu

hỏi có khả năng kiểm tra và giúp học viên nhớ được những thông tin quan

trọng của bài học.

Tương tự, bạn cũng cần tránh đặt câu hỏi quá khó.

Ví dụ: theo bạn có bao nhiêu phầm mềm xử lý âm thanh miễn phí trên thế

giới?

Rất nhiều người cho rằng những câu hỏi đánh đố sẽ đánh giá đúng việc

học viên đó có thật sự hiểu bài hay không. Nhưng điều này hoàn toàn

không hợp lý. Mục đích của chúng ta không phải biến người học thành

những người ngốc nghếch. Chúng ta chỉ nên đặt ra những câu hỏi đánh giá

xem học viên có đạt được những mục tiêu đề ra hay không và đặt câu hỏi

dựa trên định hướng đó. Bạn không nên cho rằng học viên có thể nhớ được

mọi chi tiết của khóa học dù là tiểu tiết nhất.

Thứ 3 là đưa ra đáp án phù hợp

Để đảm bảo hiệu quả, đáp án cần đảm bảo những yêu cầu sau

- Sau khi học viên trả lời một số câu hỏi, bạn hãy cung cấp đáp án

ở dạng text và cho học viên biết câu trả lời đó là đúng hay sai.

- Đặt đáp án ở vị trí sao cho học viên có thể nhìn thấy câu hỏi.

- Với câu hỏi nhiều lựa chọn bạn đặt đáp án ở cạnh câu trả lời của

học viên.

Thứ 4 là quyết định số lượng thực hành dựa trên yêu cầu công việc và

đặt các bài thức hành cách nhau.

- Đối với kỹ năng ít quan trọng hơn thì cần ít bài thực hành hơn.

- Đối với kỹ năng quan trọng hơn thì cần nhiều bài tập thực hành

hơn.

Rất nhiều bài nghiên cứu kết luận rằng học viên học tốt hơn khi bài

thực hành của họ được đặt cách nhau thay vì thực hành liền một lúc.

Ví dụ: trong một lớp học phát âm, người ta phát hiện ra rằng những

người làm bài tập sau 2 phút học thường đưa ra kết quả tốt hơn 6 lần

người làm tất cả bài tập đó sau 6 phút học.

Thứ 5 là bạn nên hướng dẫn học viên cách sử dụng các thanh chức năng

trong phần câu hỏi. Những thanh chức năng này có thể rõ ràng với bạn

nhưng nó có thể làm người học bối rối.

Thiết kế giao diện cho câu hỏi cần thống nhất. Tránh sử dụng quá nhiều

cách thiết kế giao diện khác nhau cho câu hỏi.

Và lưu ý cuối cùng khi xây dựng nội dung cho bài tập thực hành liên

quan tới khái niệm ví dụ mẫu giảm dần.

Đối với học viên mới tiếp xúc với kiến thức trong khóa học thì ví dụ

mẫu là rất tốt cho họ. Trong nhiều trường hợp học viên sẽ học tốt hơn

nếu ví dụ đó là ví dụ mẫu giảm dần. Tức là ví dụ đầu tiên đưa ra là ví

dụ mẫu. Trong ví dụ tiếp theo, học viên được xem mẫu một số bước, số

bước còn lại sẽ tự do học viên thực hiện.

Câu hỏi ôn tập

Dựa trên kiến thức bạn vừa học, theo bạn đâu là lựa chọn đúng nhất?

A. Thiết kế câu hỏi ở dạng Ai là triệu phú vào bài học sẽ giúp học

viên học tốt hơn.

B. Đáp án cho từng câu hỏi cụ thể sẽ không mang lại hiệu quả và lãng

phí thời gian.

C. Đáp án cần giải thích cho học viên biết vì sao đúng và vì sao sai.

Chọn C: Bạn đã trả lời đúng. Đáp án chi tiết sẽ giúp học viên hiểu rõ

nội dung bài học hơn.

Chọn A, B: Câu trả lời của bạn chưa chính xác. Đáp án chi tiết sẽ giúp

học viên hiểu rõ nội dung bài học hơn.

Tóm tắt

Trong bài học vừa rồi bạn cần nhớ được những nội dung sau:

- Đưa ra bài tập thực tế

- Đáp án không nên chỉ đưa ra câu trả lời của học viên đúng hay sai

mà nên giải thích vì sao họ đúng vì sao họ sai.

- Số lượng bài tập phản ánh mức độ quan trọng của kỹ năng cần nắm.

- Bài tập thực hành nên phân bổ đều trong bài học. Không nên bắt

học viên trả lời nhiều câu hỏi một lúc.

- Bạn cần tránh đặt câu hỏi quá dễ, đặt câu hỏi quá khó, nội dung

câu hỏi khó hiểu và dài dòng và học viên không biết phải làm gì

để trả lời câu hỏi.

Tình huống 4

Quyên đã có trong tay nội dung bài học và cô quyết định chuyển toàn bộ

nội dung mình có lên màn hình.

Chỉ trong một tuần, Quyên đã sản xuất xong khóa Cơ Sở Văn Hóa. Một

đồng nghiệp Quyên đã xem thử và nhận xét:

“Đúng là chị thiết kế thế này thì nhanh thật, nhưng em thấy khóa học

này hơi tẻ nhạt.Trong E-learning thì màn hình

chính là một trong những phương tiện kết nối chính với học viên. Thế

nên nếu màn hình mà toàn chữ như thế này sẽ khiến học viên buồn ngủ.”

Quyên đồng ý với nhận xét đó của đồng nghiệp và cho thêm một số ảnh

clip art vào khóa học để làm khóa học sinh động hơn.

Sau khi chỉnh sửa xong khóa học, Quyên gửi lại khóa học đó cho đồng

nghiệp xem thử. Kết quả thật bất ngờ, người đồng nghiệp tỏ ra mất tập

trung khi xem khóa học.

Vậy Quyên có nên sử dụng hình ảnh trong khóa học? Cô đã mắc phải sai

lầm gì khi sử dụng hình ảnh trong khóa học?

Bạn hãy cùng chúng tôi lắng nghe ông Tân, chuyên gia về E-learning tìm

hiểu nội dung nguyên tắc số 5: hình ảnh minh họa. Nội dung này sẽ giúp

bạn tìm được câu trả lời chính xác nhất.

Nguyên tắc 5: Hình ảnh minh họa

Có thể bạn cũng đoán được câu trả lời và hiểu được tầm quan trọng của

việc sử dụng hình ảnh trong đào tạo qua câu “một hình ảnh đáng giá ngàn lời”.

Trên thực tế, rất nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra những lợi ích của

việc sử dụng hình ảnh thay cho text trong khóa học.

Tuy nhiên có phải mọi hình ảnh đều có tác dụng như nhau? Câu trả lời là không.

Mayer đã tiến hành những nghiên cứu so sánh kết quả đào tạo khi khóa

học sử dụng nhiều loại hình ảnh khác nhau. Ví dụ, trong bài học miêu tả

hiện tượng sét đánh, Mayer đã sử dụng hai phiên bản. Phiên bản thứ nhất

có hình ảnh đơn giản liên quan tới nội dung bài học. Phiên bản thứ hai

gồm những hình ảnh trong phiên bản thứ nhất cộng thêm những hình ảnh

minh họa cho hiện tượng sét đánh bao gồm: hình ảnh một máy bay bị sét

đánh và hình ảnh một bộ đồng phục đá bóng của một học sinh bốc cháy khi

bị sét đánh.

Như trong lần gặp trước tôi đã trình bày, các bạn nên tránh sử dụng

hình ảnh chỉ mang tính chất trang trí không liên quan tới nội dung bài

học. Những hình ảnh mang tính chất trang trí sẽ gây ra 2 tác hại sau

cho học viên:

Làm học viên tập trung không đúng trọng tâm khi họ tập trung vào bức

ảnh trang trí nhiều hơn là bức ảnh thể hiện nội dung chính bài học.

Học viên không tạo nên được sự kết nối với tài liệu liên quan.

Vậy theo bạn phiên bản bài học nào hiệu quả hơn? Bạn có thể sẽ ngạc nhiên nhưng

phiên bản thứ 2 làm suy giảm hiệu quả học tập một cách rõ rệt. Lý do

chính của việc này là những thông tin được thêm vào mặc dù có liên quan

tới chủ đề sét đánh nhưng lại làm sao nhãng nội dung chính của bài học.

Qua nghiên cứu này có thể thấy, về cơ bản, bạn nên sử dụng những hình ảnh

minh họa liên quan tới nội dung bài học thay vì chỉ để trang trí. Những hình ảnh mang

tính trang trí sẽ làm học viên mất tập trung.

Qua quá trình làm việc tôi nhận ra rằng thông thường những người chưa

quen với công nghệ thường chỉ thích sử dụng văn bản. Còn những người am

hiểu về công nghệ lại cố gắng sử dụng hình ảnh làm cho bài học trở nên

sống động hơn. Cả hai cách tiếp cận này đều không mang lại hiệu quả.

Cách tiếp cận hiệu quả nhất là sử dụng hình ảnh thay cho văn bản nhưng hình ảnh cần liên

quan trực tiếp tới nội dung bài học.

Nhưng liệu việc sử dụng hình ảnh có phù hợp với tất cả các đối tượng học viên? Ngày càng

có nhiều bằng chứng cho rằng chúng ta nên sử dụng cả hình ảnh và lời

nói cho đối tượng học viên có ít kiến thức nền về nội dung bài học. Ví

dụ, trong một loạt các thí nghiệm liên quan tới bài học về phanh xe,

bơm xe đạp và máy phát điện, Mayer và Gallini đã nhận ra những người ít có kiến

thức về bài học thường học tốt hơn khi có hình ảnh và từ ngữ minh họa vì

họ không thể tự hình dung được hình ảnh bài học. Trong khi những người có

kiến thức nền về những lĩnh vực này lại có thể tự tưởng tượng hình ảnh khi họ

đọc lời thoại về cách hoạt động của bơm. Vì thế, tôi xin lưu ý bạn về

việc sử dụng hình ảnh và khả năng hiểu biết của học viên về nội dung bài học. Đối với học

viên có ít kiến thức nền về lĩnh vực đào tạo bạn nên sử dụng cả hình ảnh và từ ngữ, còn đối với

học viên đã có kiến thức nền tốt về nội dung bài học, bạn có thể đào tạo họ thông qua từ ngữ

hoặc đôi khi đơn thuần chỉ là hình ảnh.

Câu hỏi ôn tập

Theo bạn trong những lựa chọn sau, đâu là lựa chọn đúng nhất?

A. Sử dụng hình ảnh liên quan trực tiếp tới nội dung khóa học.

B. Sử dụng hình ảnh cho mọi đối tượng học viên.

C. Sử dụng ảnh để trang trí.

Chọn A: Bạn đã trả lời đúng. Sử dụng hình ảnh liên quan tới bài học sẽ

nâng cao hiệu quả của bài học hơn.

Chọn B: Câu trả lời của bạn chưa chính xác. Đối với học viên có ít

kiến thức nền về lĩnh vực đào tạo bạn nên sử dụng cả hình ảnh và từ

ngữ, còn đối với học viên đã có kiến thức nền tốt về nội dung bài học,

bạn có thể đào tạo họ thông qua từ ngữ hoặc đôi khi đơn thuần chỉ là

hình ảnh.

Chọn C: Câu trả lời của bạn chưa chính xác. Bạn nên sử dụng những hình

ảnh minh họa liên quan tới nội dung bài học thay vì chỉ để trang trí.

Tóm tắt

Trong chủ đề này, bạn cần nhớ được ba nội dung chính như sau:

- Hình ảnh và text nên được sử dụng để minh họa cho nội dung.

- Hình ảnh cần sử dụng minh họa nội dung bài học chứ không phải

dùng để trang trí.

- Hình ảnh nên sử dụng cho đối tượng người học có ít kiến thức nền

về nội dung bài học.

Tình huống 5

Quyên đã nắm được lợi ích của việc sử dụng hình ảnh và cách sử dụng

hình ảnh hiệu quả. Quyên lại bắt đầu băn khoăn ngoài hình ảnh thì cô

nên giải thích nội dung bài học bằng text hay bằng thuyết minh.

Quyên nghĩ text sẽ giúp người học có thể tự điều chỉnh tốc độ học của

họ thay vì phải đợi phát thanh viên đọc. Sử dụng text có thể giúp tiết

kiệm được thời gian và chi phí sản xuất. Trong trường hợp nhiều học

viên không đủ thiết bị để nghe được nội dung khóa học thì tốt nhất là

nên giải thích nội dung bằng text.

Thế nhưng Quyên cũng rất băn khoăn về lợi ích mà việc sử dụng thuyết

minh mang lại.

Vậy Quyên nên giải thích hình ảnh bằng Text hay bằng thuyết minh?

Những nội dung nguyên tắc tiếp theo về việc nên sử dụng thuyết minh

hay text để giải thích hình ảnh minh họa bài học do ông Tân, chuyên

gia E-learning trình bày, sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời chính xác

nhất cho tình huống trên.

Nguyên tắc 6: Text hoặc thuyết minh

Giả sử bạn đang giải thích một nội dung bằng đoạn video hay ảnh tĩnh,

việc trình bày nội dung đó bằng text hay bằng thuyết minh có quan

trọng không?

Tôi khuyên bạn nên sử dụng thuyết minh thay vì text.

Như đã giải thích, trong quá trình học, bộ não của con người có thể xử

lý thông tin qua 2 kênh: kênh âm thanh và kênh hình ảnh. Nếu cho cả

hình ảnh và âm thanh thì các kênh xử lý thông tin sẽ không bị quá tải

và được tận dụng triệt để.

Ngược lại nếu bạn sử dụng text và hình ảnh thì kênh xử lý hình ảnh sẽ

bị quá tải còn kênh xử lý âm thanh bị lãng phí. Ngoài ra khi mắt của

học viên phải tập trung vào đoạn text, họ sẽ không thể tập trung theo

dõi hình ảnh. Đặc biệt là khi hình ảnh và text xuất hiện quá nhanh.

Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng text để minh họa cho hình ảnh trong

những trường hợp sau:

Trường hợp thứ 1 là khi học viên không có đủ điều kiện về băng thông,

card sound, tai phone…

Trường hợp thứ 2 là khi không có hình ảnh minh họa cho nội dung bài

học.

Trường hợp thứ 3 học viên cần có text hỗ trợ để hiểu nội dung hơn. Ví

dụ một công thức toán có thể được giải thích bằng thuyết minh nhưng vì

mức độ phức tạp của nó, công thức toán này cần được hiện lên trên màn

hình.

Những từ chốt hoặc thuật ngữ cũng nên được thể hiện bằng text. Các

hướng dẫn về cách làm bài tập cũng cần được thể hiện bằng text giúp

người học sẽ dễ theo dõi hơn.

Trường hợp thứ 4 là khi nội dung bài cần phải thay đổi sau một thời

gian. Nếu sử dụng thuyết minh sẽ làm việc cập nhật nội dung bài học

gặp khó khăn hơn.

Trường hợp cuối cùng là khi người học không phải là người bản ngữ thì

sử dụng text sẽ hiệu quả hơn.

Câu hỏi ôn tập

Theo bạn trong những câu sau đâu là lựa chọn đúng nhất?

A. Sử dụng text để giải thích hình ảnh có lợi hơn là dùng thuyết mình

để giải thích hình ảnh.

B. Thông thường học viên sẽ học tốt hơn khi hình ảnh bài học được giải

thích kèm thuyết minh.

C. Học viên sẽ học tốt nhất nếu được học bằng cả text và thuyết minh

Chọn B: Bạn đã trả lời đúng. Việc sử dụng thuyết minh và hình ảnh sẽ

giúp các kênh xử lý thông tin không bị quá tải và được tận dụng

triệt để. Bạn chỉ nên sử dụng text trong những trường hợp đặc biệt

được nêu trong bài học.

Chọn A, C: Câu trả lời của bạn chưa chính xác. Việc sử dụng thuyết

minh và hình ảnh sẽ giúp các kênh xử lý thông tin không bị quá tải

và được tận dụng triệt để. Bạn chỉ nên sử dụng text trong những trường

hợp đặc biệt được nêu trong bài học.

Tóm tắt

Trong chủ đề này bạn cần nhớ thông tin sau:

1. Học viên học tốt nhất khi sử dụng hình ảnh và thuyết minh để minh

họa bài học.

2. Tuy nhiên bạn có thể sử dụng text thay cho thuyết minh trong trường

hợp

- Cơ sở hạ tầng không cho phép

- Không có hình ảnh minh họa bài học

- Học viên cần text để hiểu rõ nội dung hơn

- Nội dung bài học cần

thay đổi

- Người học không phải là

người bản ngữ

Nhấp chuột vào Tình huống 3

để tìm hiểu nội

dung tiếp theo

Tình huống 3

Tình huống 6

Quyên đã phân biệt được khi nào nên sử dụng text, khi nào nên sử dụng

thuyết minh. Quyên thắc mắc liệu có nên sử dụng cả text và thuyết minh

không? Theo Quyên như vậy học viên có thể lựa chọn việc nghe thuyết

minh hay không.

Vậy Quyên có nên sử dụng cả thuyết minh và text?

Để trả lời cho câu hỏi này, bạn hãy cùng chúng tôi lắng nghe chuyên

gia E-learning ông Tân giảng về nguyên tắc số 7 về việc có nên sử dụng

cả thuyết minh và text để minh họa cho nội dung bài học không. Nội

dung này sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời chính xác nhất cho tình huống

trên.

Nguyên tắc 7: text và thuyết minh

Nếu bạn lên kế hoạch xây dựng khóa học bằng cả hình ảnh và lời thoại,

vậy bạn có nên cho cả text lên màn hình không?

Dựa trên các nghiên cứu, tôi khuyên các bạn không nên xây dựng khóa học có cả

lời thoại và text xuất hiện cùng một lúc. Lý do vì người học có thể tập trung sự

chú ý vào text trên màn hình mà không để ý được hình ảnh xuất hiện kèm

với nó. Ngoài ra khi cả thuyết minh và text cùng xuất hiện, học viên

sẽ dễ rơi vào tình trạng muốn so sánh rồi khớp thuyết minh với text

khiến cho họ quên mất việc phải tìm hiểu nội dung đang nghe.

Ngoài ra nghiên cứu cho thấy tốc độ đọc của mắt thường nhanh hơn tốc

độ đọc của phát thanh viên. Vì thế việc thể hiện bài học bằng cả

thuyết minh và text là không cần thiết và không đem lại hiệu quả.

Như đã trình bày ở trên, tất cả mọi người đều có kênh xử lý hình ảnh

và âm thanh riêng biệt, lượng thông tin xử lý tại một thời điểm của

mỗi kênh bị giới hạn. Khi sử dụng cả thuyết minh và text kênh xử lý

hình ảnh sẽ bị quá tải. Trong khi đó nếu chỉ sử dụng thuyết minh và

hình ảnh thì hình ảnh sẽ được đi qua mắt và được xử lý tại kênh xử lý

hình ảnh và thuyết minh sẽ qua tai và xử lý tại kênh xử lý âm thanh.

Như vậy quá trình nhận thức sẽ không bị quá tải.

Tuy nhiên bạn có thể cân nhắc việc sử dụng cả thuyết minh và text

trong những trường hợp sau:

- Khi không có hình ảnh thể hiện

- Khi học viên có nhiều thời gian để quan sát hình ảnh

- Khi học viên gặp khó khăn khi nghe lời thoại hoặc lời thoại có nhiều thuật ngữ khó hiểu.

Câu hỏi ôn tập

Dựa trên kiến thức bạn vừa học, theo bạn đâu là lựa chọn đúng nhất?

A. Sử dụng cả thuyết minh và text cho phù hợp với mọi đối tượng học

viên.

B. Chỉ nên sử dụng thuyết minh để minh họa cho hình ảnh.

C. Chỉ sử dụngtext để minh họa cho hình ảnh.

Chọn B: Bạn đã trả lời đúng. Bạn chỉ nên sử dụng thuyết minh để minh

họa cho nội dung bài học.

Chọn A, C: Câu trả lời của bạn chưa chính xác. Dựa theo lý thuyết của

bài học này thì lựa chọn hợp lý nhất là B. Tuy nhiên, nếu học viên

không thể nghe được lời thoại bài học chúng ta có thể cho họ nút Audio

Off. Khi nút Audio Off, lời thoại sẽ được xuất hiện trên màn hình.

Nhưng họ sẽ không có lựa chọn vừa đọc vừa xem lời thoại.

Tóm tắt

Trong bài học này bạn cần nhớ được những nội dung sau

- Bạn không nên sử dụng cả thuyết minh và text khi tốc độ bài học

nhanh.

Tuy nhiên bạn nên sử dụng cả thuyết minh và text trong trường hợp

- Khi không có hình ảnh minh họa cho nội dung bài học

- Học viên có nhiều thời gian để nghiên cứu hình ảnh và text hay

nói cách khác tốc độ bài học chậm.

- Nội dung bài học khó hiểu hoặc người học không phải là người bản

ngữ.

Tình huống 7

Trong một đoạn nội dung khó hiểu Quyên quyết định sử dụng hình ảnh,

text và thuyết minh để giải thích nội dung bài học. Nhưng cô không

biết nên kết hợp ba thành phần: hình ảnh, text và lời thoại như thế

nào.

Vậy Quyên nên kết hợp hình ảnh, text và thuyết minh như thế nào?

Như những lần trước, ông Tân, chuyên gia E-learning với nguyên tắc số

8 về việc text, thuyết minh và hình ảnh minh họa nên kết hợp với nhau

như thế nào sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho tình huống trên.

Nguyên tắc 8: Text, thuyết minh và hình ảnh minh

họa

Như các bạn cũng biết nội dung bài học sẽ được thể hiện ở hai dạng:

1 là text, 2 là thuyết minh. Thông thường nội dung ở dạng text hoặc

thuyết minh đó sẽ được minh họa bằng hình ảnh. Vậy thì hình ảnh, text

và thuyết minh nên kết hợp với nhau như thế nào?

Có 2 lưu ý khi bạn kết hợp thuyết minh, text và hình ảnh.

Thứ 1 text và hình ảnh liên quan với nhau nên được đặt gần nhau. Đôi

khi chúng ta có thể sử dụng mũi tên để kết nối rõ hơn hình ảnh và text

liên quan. Với những từ chú thích cho hình ảnh thì hình ảnh và chú

thích càng nên đặt gần nhau. Trong trường hợp có quá nhiều text thì

chúng ta nên để text xuất hiện ở dạng Pop up khi học viên di chuột tới

vị trí chú thích.

Thứ 2 học viên sẽ học tốt hơn nếu hình ảnh và thuyết minh được đồng bộ

với nhau tức là xuất hiện đồng thời cùng nhau. Nếu học viên được nghe

thuyết minh trước rồi mới được xem hình ảnh hoặc ngược lại thì khi xem

hình ảnh học viên sẽ phải nhớ lại nội dung của đoạn audio hoặc ngược

lại.Và như vậy trí nhớ của học viên sẽ bị quá tải. Ngược lại, khi

thuyết minh và hình ảnh được xuất hiện cùng một lúc, trí nhớ của học

viên sẽ không bị quá tải và sẽ tạo nên kết nối hữu ích.

Câu hỏi ôn tập

Dựa trên kiến thức bạn vừa học, trong những lựa chọn sau đâu là lựa

chọn đúng nhất?

A. Để học viên có thể nhìn rõ hình ành, chúng ta nên đặt hình ảnh và

text ở 2 screen khác nhau.

B. Hình ảnh và text nên đặt gần nhau. Text và hình ảnh nên đặt trên

cùng một screen.

C. Có thể kết hợp cả 2 ý kiến trên bằng cách kết nối hình ảnh và text

hướng dẫn bằng một nút chức năng. Khi nhấp chuột vào liên kết đó, nội

dung hướng dẫn sẽ hiện ra.

Chọn B: Bạn đã trả lời đúng. Hình ảnh và text nên được đặt gần nhau.

Hình thức C có thể đảm bảo sự liên kết giữa hình ảnh và text nhưng

hình thức này lại quá nhanh. Khi con trỏ di chuyển tới vị trí khác,

đoạn text đó lại biến mất và như vậy sẽ làm trí não của học viên phải

làm việc vất vả hơn.

Chọn A, C: Câu trả lời của bạn chưa chính xác. Hình ảnh và text nên

được đặt gần nhau. Hình thức C có thể đảm bảo sự liên kết giữa hình

ảnh và text nhưng hình thức này lại quá nhanh. Khi con trỏ di chuyển

tới vị trí khác, đoạn text đó lại biến mất và như vậy sẽ làm trí não

của học viên phải làm việc vất vả hơn.

Tóm tắt

Trong bài học vừa rồi bạn cần nắm được những nội dung sau:

- Hình ảnh minh họa và text nên được đặt gần nhau.

- Chú thích nên để cạnh hoặc chèn lên hình ảnh.

- Hình ảnh và thuyết minh hoặc text liên quan tới nhau nên xuất

hiện cùng một lúc.

Tình huống 8

Một đồng nghiệp của Quyên xem khóa học và nhận xét bài học có vẻ nhàm

chán. Đồng nghiệp gợi ý Quyên nên cho thêm nhạc nhẹ và hiệu ứng để bài

học sinh động hơn.

Vậy Quyên có nên cho thêm nhạc nhẹ và hiệu ứng động vào bài học không?

Các nội dung tiếp theo: nguyên tắc số 9 về việc có nên cho thêm âm

thanh và hiệu ứng động vào bài học của ông Tân, chuyên gia E-learning

sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời chính xác nhất cho tình huống trên.

Nguyên tắc 9: Âm thanh và hiệu ứng động

Vậy chúng ta có nên cho thêm các loại âm thanh khác vào bài học như hiệu ứng âm thanh hay

nhạc nền vào khóa học không?

Rất nhiều người thiết kế khóa học muốn khóa học hấp dẫn hơn nên đã cho

thêm hiệu ứng âm thanh. Dựa trên nghiên cứu về tâm lý học, tôi khuyên

bạn không nên cho thêm nhiều âm thanh như nhạc nền hay các hiệu ứng âm thanh không liên

quan tới nội dung vào khóa học. Nhạc nền hay các hiệu ứng âm thanh có thể làm

cho trí nhớ ngắn hạn bị quá tải, đặc biệt là khi nội dung bài học còn

mới mẻ với học viên hoặc khi nội dung bài học được thể hiện quá nhanh.

Ví dụ trong một khóa học về đạn dược thì những âm thanh như tiếng bom

nổ, tiếng xe tăng sẽ làm học viên mất tập trung. Tương tự hiệu ứng âm

thanh, âm nhạc cũng làm việc học bị giảm sút.

Nhạc nền có tác dụng tăng tính sôi động cho bài học. Tuy nhiên, nếu sử

dụng không hợp lý, đặc biệt là nhạc có lời, sẽ làm giảm tính hiệu quả

của khóa học vì có nhiều trường hợp học viên quá hứng thú mải nghe nhạc

nền mà quên không theo dõi nội dung bài học. Đặc biệt là những học viên

không quen với việc nghe nhạc khi học sẽ có cảm giác họ bị quá tải nếu

bạn liên tiếp sử dụng nhạc nền trong quá trình học tập.

Điều này cũng đúng với việc cho thêm hiệu ứng động vào bài học. Hiệu

ứng động nên được dùng để phục vụ cho nội dung bài học. Ví dụ khi bạn

phải miêu tả quá trình di chuyển thể hiện mức độ tăng trưởng của dân

số. Hiệu ứng động cũng rất có ích khi nó được sử dụng đưa ra các thông

điệp hướng dẫn trong giai đoạn bắt đầu hoặc kết thúc một bài học. Bạn

cần tránh việc sử dụng hiệu ứng động để phô trương công nghệ. Việc sử

dụng hiệu ứng rườm rà sẽ làm mất thời gian của học viên và làm loãng

nội dung bài học.

Câu hỏi ôn tập

Dựa trên kiến thức bạn vừa học, theo bạn trong những lựa chọn sau, đâu

là lựa chọn đúng nhất?

A. Cho thêm thông tin và hình ảnh thú vị về cơ sở dữ liệu sẽ làm bài

học thú vị hơn và thu hút sự chú ý của học viên.

B. Nhạc nhẹ nhàng đặc biệt là nhạc cổ điển sẽ có tác dụng rất lớn với

việc học.

C. Ít hơn là tốt hơn cho học viên.

Chọn C: Bạn đã trả lời đúng. Khi cho thêm bạn cần cân nhắc liệu thành

phần cho thêm đó có làm học viên bị sao nhãng và mất tập trung vào nội

dung lõi không. Kiến thức ngắn gọn, súc tích sẽ giúp học viên tiếp thu

kiến thức đó tốt hơn.

Chọn A, B: Câu trả lời của bạn chưa chính xác. Khi cho thêm bạn cần cân

nhắc liệu thành phần cho thêm đó có làm học viên bị sao nhãng và mất

tập trung vào nội dung lõi không. Kiến thức ngắn gọn, súc tích sẽ giúp

học viên tiếp thu kiến thức đó tốt hơn.

Tóm tắt

Trong bài học này bạn cần nhớ được những kiến thức sau

- Không nên cho thêm hiệu ứng âm thanh, nhạc nền và hiệu ứng động

không liên quan tới nội dung vào bài học.

- Bài học không nên kèm thêm những hình ảnh, video clip minh họa

thú vị nhưng không liên quan nhiều tới bài học.

- Bài học không nên kèm theo câu chuyện, thông tin thú vị không

liên quan tới nội dung chính.

- Bài học nên bao gồm những hình ảnh và nội dung lõi sẽ giúp học

viên nhớ và hiểu được ý chính của bài học.

Tình huống 9

Quyên đang xây dựng các thanh chức năng cho bài học. Quyên đang phân

vân giữa hai lựa chọn:

- Thứ nhất là Quyên sẽ để học viên có thể truy cập vào bất kỳ chủ

đề nào họ muốn và bỏ qua những chủ đề mà họ thấy không liên quan.

Quyên sẽ cho thêm một số đường link mà học viên có thể vào đó để

làm bài tập nếu họ muốn và bỏ qua nếu họ thấy không cần thiết.

Quyên cho rằng đó là lợi ích của việc học trên mạng. Họ có thể

đến bất kỳ đâu họ muốn và làm bất kỳ điều gì họ muốn.

- Nhưng Quyên cũng cho rằng học một kỹ năng không phải là lướt web

tìm kiếm thông tin. Quyên xây dựng bài học và chủ đề theo trật tự

logic, kèm theo là những ví dụ, bài tập thực hành hỗ trợ mà họ

không nên bỏ qua. Các thanh chức năng có thể làm học viên không

đi theo mục tiêu đào tạo. Cho học viên quá nhiều lựa chọn sẽ

khiến họ bối rối.

Vậy theo bạn, Quyên nên để học viên kiểm soát khóa học như thế nào?

Để trả lời câu hỏi này, bạn hãy cùng chúng tôi tiếp tục lắng nghe ông

Tân, chuyên gia về E-learning giảng về nguyên tắc cuối cùng, nguyên

tắc số 10 Học viên và khả năng kiểm soát khóa học giải thích về việc

nên để người học kiểm soát bài học như thế nào. Nội dung này sẽ giúp

bạn tìm ra câu trả lời chính xác nhất cho tình huống trên.

Nguyên tắc 10: Học viên và khả năng kiểm soát

khóa học

Cho kiểm soát tốc độ và nội dung bài học là đặc điểm của nhiều khóa

học trực tuyến. Tất nhiên lợi ích của Internet chính là cho học viên

quyền lựa chọn. Tuy nhiên nó mang lại lợi ích như thế nào cho người

học?

Các bài giảng điện tử cho phép học viên lựa chọn chủ đề họ muốn học,

điều khiển tốc độ học theo ý muốn, tạm dừng hoặc bỏ qua những chủ đề

không cần thiết. Những bài giảng điện tử cho phép người học tự điều

chỉnh. Người học có thể điều khiển những thành phần sau của khóa học:

1. Thứ 1 là thứ tự nội dung bài học. Học viên có thể lựa chọn bài

học, chủ đề và nội dung trong chủ đề để học. Học viên có thể lựa

chọn ngay trên menu hoặc các đường link.

2. Thứ 2 là tốc độ. Học viên có thể kiểm soát lượng thời gian họ

dành cho khóa học. Học viên có thể ấn nút tiếp theo hoặc nút

thoát, dừng, tua hoặc điều khiển các thanh chạy trong khóa học.

3. Và cuối cùng học viên có thể truy cập tới những mục hỗ trợ bài

giảng. Học viên có thể điều khiển những phần hỗ trợ bài giảng như

ví dụ hoặc bài tập thực hành. Họ có thể lựa chọn tới các phần như

tài liệu tham khảo, thuật ngữ, link, bài tập…

Trong khi những bài học hạn chế quyền kiểm soát của học viên thì tất

cả lựa chọn đó sẽ tự xuất hiện khi họ nhấp vào nút tiếp theo của bài

học.

Tất nhiên học viên thích tự điều khiển bài học. Rất nhiều nghiên cứu

đã chỉ ra rằng những học viên tự điều khiển bài học sẽ hài lòng với

khóa học hơn. Khi sử dụng Internet người sử dụng muốn hoàn toàn lựa

chọn thì trong E-learning họ cũng muốn có được sự tự do như vậy. Nhưng

liệu học viên có biết được cách học và lựa chọn nào là tốt nhất cho họ

không?

Như chúng ta đã biết hầu hết học viên đều thích hoàn toàn kiểm soát

bài học nhưng đôi khi họ lại không đưa ra lựa chọn tốt nhất cho mình

đặc biệt là với những học viên có ít kiến thức nền về nội dung bài

học. Do đó, hình thức tự kiểm soát chỉ nên áp dụng với học viên có

kiến thức nền tốt về nội dung bài học và nội dung bài học không quá

phức tạp.

Khi cho học viên quyền lựa chọn thì đối với những phần học quan trọng

ví dụ bài tập thực hành bạn nên để cho học viên chỉ có một lựa chọn là

phải tiếp tục làm bài tập đó.

Hầu hết tất cả các bài giảng điện tử cho phép học viên tự điều khiển

tốc độ học khi bấm vào nút tiếp theo. Trong bài trước chúng ta cũng

biết khóa học nên được chia thành những phần nhỏ. Kiểm soát tốc độ học

là một trong ưu điểm nổi trội của bài giảng điện tử. Học viên sẽ không

cảm giác bị quá tải khi phải theo kịp tốc độ giảng của giáo viên khi

trên lớp học. Họ sẽ có thời gian ngừng lại để suy nghĩ nội dung vừa

học và tiếp tục nội dung tiếp theo khi họ đã sẵn sàng.

Những thanh chức năng giúp học viên có thể tự điều khiển tốc độ bài

học bao gồm: tên trang, chủ đề có kết nối, menu, sơ đồ khóa học, link

và các nút di chuyển như tiếp theo, lùi lại và thoát.

Đối với link bạn nên để link này nhấp nháy. Học viên có thể bỏ qua

những link này. Tôi khuyên bạn không nên sử dụng link để đưa đến những

phần học quan trọng như ví dụ hay bài tập.

Bản đồ khóa học chính là bản đồ các chủ đề được trình bày trong bài

học được thể hiện dưới dạng sơ đồ. Tôi khuyên bạn nên sử dụng bàn đồ

trong trường hợp khóa học dài và phực tạp.

Tóm tắt

Trong bài học này, bạn cần nhớ được những nội dung sau:

Bạn nên để học viên tự kiểm soát bài học khi:

- Mục tiêu của bạn là cung cấp thông tin chứ không phải là xây dựng

kỹ năng.

- Nội dung của bài học không phức tạp và chủ đề sắp xếp logic và

đứng tách bạch nhau.

- Học viên có kiến thức nền tốt về nội dung bài học.

Ngoài ra, bạn nên thiết kế đầy đủ thanh chức năng giúp học viên điều

khiển tốc độ học như nút tiếp theo, lùi lại, hay thoát.

- Bạn có thể đưa ra lời khuyên như “nếu bạn còn chưa biết nhiều về

nội dung này bạn có thể học bài học theo thứ tự.”

- Bạn nên thiết kế học viên chỉ có một lựa chọn là phải làm những

bài tập và ví dụ quan trọng.

- Bạn nên để học viên tự kiểm soát bài học nếu học viên có ít kiến

thức nền về bài học.

Tổng kết khóa học

Chúc mừng bạn đã hoàn thành khóa học. Bạn vừa cùng chúng tôi tìm hiểu

10 nguyên tắc sư phạm trong thiết kế bài giảng điện tử. 10 nguyên tắc

sư phạm này sẽ giúp bạn định hướng các thiết kế về nội dung cũng như

media cho khóa học. 10 nguyên tắc này cũng sẽ giúp bạn lựa chọn chính

xác cách thiết kế mang lại hiệu quả nhất cho học viên và bảo vệ được

thiết kế của mình. Xin chúc các bạn thành công và cảm ơn bạn dành thời

gian cho khóa học.