21
1 TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT KHOA DẦU KHÍ BỘ MÔN LỌC HÓA DẦU *** ĐỀ TÀI: Đề xuất phương pháp sản xuất etylen từ etan và mô phỏng công nghệ trong môi trường Hysys GVHD: TS. Lê Đình Chiển Nhóm sinh viên: Nguyễn Thị Lam 1121010195 Bùi Công Lộc 1121010212 Đinh Văn Lâm 1121010196 Nguyễn Mạnh Linh 1121020106

hysys chuyển hóa etan thành etylene

Embed Size (px)

Citation preview

1

TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

KHOA DẦU KHÍ

BỘ MÔN LỌC HÓA DẦU

***

ĐỀ TÀI: Đề xuất phương pháp sản xuất etylen từ etan và mô phỏng

công nghệ trong môi trường Hysys

GVHD: TS. Lê Đình Chiển Nhóm sinh viên:

Nguyễn Thị Lam 1121010195

Bùi Công Lộc 1121010212

Đinh Văn Lâm 1121010196

Nguyễn Mạnh Linh 1121020106

2

MỤC LỤC Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ ......................................................... 5

I.Cơ sở lý thuyết của quá trình công nghệ .................................................................................. 5

1.Mục đích, ý nghĩa ................................................................................................................ 5

2.Sơ đồ công nghệ của quá trình [1]

......................................................................................... 5

a.Sơ đồ nguyên lý chung ..................................................................................................... 5

b.Sơ đồ công nghệ ............................................................................................................... 5

Chƣơng 2. CƠ SỞ CỦA VIỆC THIẾT KẾ QUÁ TRÌNH ............................................................. 7

I.Động học của quá trình nhiệt phân ........................................................................................... 7

II. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình cracking nhiệt ............................................................... 8

1.Nguyên liệu .......................................................................................................................... 8

2.Nhiệt độ ................................................................................................................................ 8

3.Ảnh hƣởng của áp suất ......................................................................................................... 8

III.Cơ sở tính toán ....................................................................................................................... 8

1.Các bƣớc tính toán ............................................................................................................... 8

2.Tính toán .............................................................................................................................. 9

a.Các thông số ban đầu: ...................................................................................................... 9

b.Cân bằng vật chất ............................................................................................................. 9

Chƣơng 3. MÔ PHỎNG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ VỚI PHẦN MỀM HYSYS ................... 11

I.Mục đích của quá trình mô phỏng .......................................................................................... 11

II.Mô phỏng quá trình công nghệ với phần mềm HYSYS ....................................................... 11

1.Số liệu đầu vào và yêu cầu của sản phẩm .......................................................................... 11

2.Ƣớc tính các thông số hoạt động cơ bản của quá trình[1]

................................................... 11

a.Quá trình nhiệt phân ....................................................................................................... 11

b.Quá trình tách ................................................................................................................. 11

3.Các thiết bị chính trong quá trình công nghệ ..................................................................... 12

4.Ý tƣởng mô phỏng ............................................................................................................. 12

5.Sơ đồ PFD .......................................................................................................................... 12

6.Tiến hành mô phỏng .......................................................................................................... 14

7.Kết quả và phân tích .......................................................................................................... 16

a.Tối ƣu hóa nhiệt độ tại các tháp tách ............................................................................. 16

b.Kết luận .............................................................................................................................. 19

Chƣơng 4. PHỤ LỤC…………………………………………………………………………….20

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………….27

3

MỤC LỤC

BÀNG & HÌNH ẢNH

Bảng 1: Các hằng số của phƣơng trình (2) cho một vài ankan 7

Bảng 2: Thiết bị và thông số 14

Bảng 3: Khảo sát sự ảnh hƣởng của nhiệt độ dòng <5> đến lƣu lƣợng dòng sản phẩm lỏng tại áp

suất 3,2 MPa 16

Bảng 4: Khảo sát ảnh hƣởng của nhiệt độ đến độ chọn lọc và hiệu suất của quá trình tại áp suất

1,9MPa 18

Hình 1. Sơ đồ nguyên lý chung của sản xuất etylen 6

Hình 2. Sơ đồ công nghệ của hãng Stone & Webster Engineering Corp 7

Hình 3: Sơ đồ thể hiện sự ảnh hƣởng của nhiệt độ dòng <5> đến lƣu lƣợng dòng sản phẩm lỏng

tại áp suất 3,2 MPa 17

Hình 4: Sơ đồ thể hiện sự phụ thuộc của độ chọn lọc và hiệu suất quá trình vào nhiệt độ dòng

vào tại áp suất 1,9MPa 18

4

MỞ ĐẦU

Mô phỏng – là phƣơng pháp mô hình hóa dựa trên việc thiết lập mô hình số. Đây là một công

cụ rất mạnh để giải quyết các biểu thức toán học mô tả các quá trình công nghệ hóa học. Để mô

phỏng một quá trình trong thực tế đòi hỏi trƣớc hết phải thiết lập mô hình nguyên lý của quá

trình và mối liên hệ giữa các thông số liên quan. Tiếp đó là sử dụng các công cụ toán học để mô

tả mô hình nguyên lý, lựa chọn các thuật toán cần thiết. Cuối cùng là tiến hành xử lý các biểu

thức với các điều kiện rang buộc.

Trong thực tế việc tính toán gặp hai khó khăn. Thứ nhất đó là giải hệ các phƣơng trình đại số

phi tuyến (thƣờng phải sử dụng phƣơng pháp tính lặp ). Thứ hai là phép tính tích phân của các

biểu thức vi phân (sử dụng các biểu thức vi phân hữu hạn rời rạc để xấp xỉ các biểu thức vi phân

liên tục ). Các mô hình toán học rất hữu ích trong tất cả các giai đoạn, từ nghiên cứu triển khai

đến đến cải tiến phất triển nhà máy, và ngay cả trong nghiên cứu các khía cạnh thƣơng mại và

kinh tế của quá trình công nghệ.

Trong nghiên cứu công nghệ, dựa trên các số liệu nghiên cứu về cơ chế và động học của

phản ứng trong phòng thí nghiệm hoặc các phân xƣởng pilot, đánh giá ảnh hƣởng của các điều

kiện tiến hành quá trình để nghiên cứu tối ƣu hóa về điều khiển quá trình, bao gồm cả nghiên cứu

tính toán mở rộng quy mô sản xuất (scale-up)

Trong nghiên cứu thiết kế, tính toán kích thƣớc và các thông số của thiết bị và toàn bộ dây

chuyền công nghệ, đánh giá ảnh hƣởng của các yếu tố động học, nghiên cứu tƣơng tác ảnh

hƣởng lẫn nhau của các công đoạn trong công nghệ khi có sự tuần hoàn nguyên liệu hoặc trao

đổi nhiệt tận dụng tối ƣu nhiệt của quá trình. Mô phỏng tính toán điều khiển quá trình, khởi

động, dừng nhà máy, xử lý các sự ố và các tình huống xảy ra trong quá trình vạn hành nhà máy.

Một quá trình công nghệ hóa học trong thực tế là một tập hợp gồm rất nhiều yếu tố hết sức

phức tạp có ảnh hƣởng lẫn nhau ( các thông số công nghệ nhƣ nhiệt độ, áp suất, lƣu lƣợng dòng,

thành phần hỗn hợp phản ứng, xúc tác, các quá trình phản ứng song song và nối tiếp, hiệu ứng

nhiệt của phản ứng, cân bằng pha trong hệ thống…). độ phức tạp của quá trình tăng lên, đồng

nghĩa với số lƣợng các thông số liên quan, các biến ố, các phƣơng trình,các biểu thức toán học,

các điều kiện ràng buộc tăng lên. Giải quyết đồng thời các vấn đề trên đòi hỏi một khối lƣợng

tính toán cực kỳ lớn, việc tính toán bằng tay đòi hỏi rất nhiều thời gian và hầu nhƣ là không thể

thực hiện đƣợc một cách chính xác và tin cậy.

Ngày nay với sự phát triển của công nghệ phần mềm tin học, sự ra đời của các phần mềm mô

phỏng, việc nghiên cứu tính toán thiết kế công nghệ bằng phƣơng pháp mô phỏng đang ngày

càng phát triển, đã trở nên phổ biến và chiếm ƣu thế. Mô phỏng công nghệ bằng các phần mêm

mô phỏng với sự trợ giúp của máy vi tính là giải pháp hiệu quả, toàn diện cho kết quả tin cậy.

5

NỘI DUNG

Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ

I.Cơ sở lý thuyết của quá trình công nghệ

1.Mục đích, ý nghĩa[1]

Etylen là chất có nhiều ứng dụng trong đời sống và trong công nghiệp hóa học, etylen đƣợc

dùng làm nguyên liệu tổng hợp các hợp chất hữu cơ do:

- Cấu tạo đơn giản, hoạt tính cao

- Tƣơng đối rẻ tiền

- Dễ sản xuất từ các hydrocacbon khác bằng quy trình cracking với hiệu suất cao

- Các phản ứng đi từ nguyên liệu etylen tạo thành ít sản phẩm phụ hơn so với phản ứng đi

từ các olefin khác.

Etylen chủ yếu đƣợc sản xuất từ quá trình cracking với nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau

nhƣ etan, propan, butan, naphta, khí hóa lỏng (LPG) và gasoil. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu đầu

là etan thì có chi phí xây dựng thấp hơn, hoạt động đơn giản hơn, cho hiệu suất cao hơn và ít sản

phẩm phụ hơn, ít tiêu tốn nguyên liệu, ít tạo cốc trên bề mặt của thiết bị.

Công nghệ sản xuất etylen từ dầu khí chủ yếu là khí thiên nhiên đã đƣợc biết từ lâu, đây là

nguồn nguyên liệu có sẵn. Công nghệ này có tính kinh tế cao, không gây ô nhiễm môi trƣờng và

rất hợp và rất hợp cho xu thế hiện nay.

2.Sơ đồ công nghệ của quá trình [2]

a.Sơ đồ nguyên lý chung

Đối với bất kỳ quá trình sản xuất nào, sơ đồ nguyên lý chung cũng bao gồm hai công đoạn:

- Giai đoạn 1: nhiệt phân

- Giai đoạn 2: tách và tinh chế sản phẩm

Nguyên liệu

Hình 1. Sơ đồ nguyên lý chung của sản xuất etylen

b.Sơ đồ công nghệ[3]

Sơ đồ công nghệ chung của hãng Stone & Webster Engineering Corp

Cracking nhiệt Tách và làm

sạch sản phẩm

C2H4

Các sản

phẩm phụ

Etan tuần hoàn

6

Áp dụng để sản xuất etylen và propylen bằng quá trình cracking nguyên liệu parafin.

Thiết bị chính:

- USC (ultra selector cracking) – Hệ thống nhiệt phân và tôi

- ARS ( Advanced recovery system) – Quá trình chƣng lạnh

Hiệu suất:

- 28% với nguyên liệu Gasoil

- 57% với nguyên liệu Etan

Sơ đồ công nghệ:

Hình 2. Sơ đồ công nghệ của hãng Stone & Webster Engineering Corp

7

Chƣơng 2. CƠ SỞ CỦA VIỆC THIẾT KẾ QUÁ TRÌNH

I.Động học của quá trình nhiệt phân[2]

Hằng số tốc độ phản ứng bẽ gãy mạch các alkan tuân theo phƣơng trình:

(1)

Trong đó:

- A: hằng số đặc trƣng cho từng hydrocacbon

- ∆E: năng lƣợng hoạt hóa của phản ứng (J/mol)

- R: hằng số khí phổ biến R= 8,3144 (J/mol.K)

- T: nhiệt độ Kelvin (0C)

Phƣơng trình (1) có thể viết lại ở dạng đơn giản sau:

lnK = B – C/T (2)

Với: B = lnK và C = ∆E/R

Các giá trị của B, C, ∆E của một số alkan đƣợc tra trong bảng:

Bảng 1: Các hằng số của phƣơng trình (2) cho một vài ankan

Phƣơng trình (1) có thể biến đổi thành:

KT.t = ln (1

1−∝) (3)

Trong đó:

- KT: hằng số tốc độ phản ứng chuyển hóa tại nhiệt độ T

- t : thời gian lƣu

- α: độ chuyển hóa

Phƣơng trình (1) chỉ ra rằng K là một hàm của T. Bởi vậy phƣơng trình (2) nói lên mức độ

chuyển hóa của hợp chất tƣơng ứng với số lớn hợp thời gian nhiệt độ.

8

II. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình cracking nhiệt

Trong bất cứ quá trình chuyển hóa dƣới tác dụng của nhiệt nào thì hiệu suất và chất lƣợng

của sản phẩm tạo thành đều phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nhƣng quan trọng nhất là:

1.Nguyên liệu

Thành phần của nguyên liệu phụ thuộc rất nhiều đến hiệu suất và thành phần của sản phẩm.

Điều này có thể giải thích bởi độ bền của các hydrocacbon trong nguyên liệu. Nguyên liệu càng

nặng thì độ bền nhiệt càng kém và quá trình phân hủy nhiệt càng dễ hơn. Nên để tránh tạo ra

nhiều sản phẩm phụ nhất thì nên dùng các phân đoạn nhẹ.

2.Nhiệt độ

Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu suất và thành phần của sản

phẩm. Do các phản ứng cracking thu nhiệt rất mạnh nên để đạt đƣợc hiệu suất cao thì điều cần

thiết là phải tăng nhiệt độ. Tuy nhiên nhiệt độ tăng quá cao sẽ làm tăng hiệu suất sản phẩm phụ.

Mà nếu nhiệt độ thấp, độ chuyển hóa nguyên liệu thấp sẽ làm tăng quá trình polymer hóa, cốc

hóa ngoài ra còn làm giảm năng suất quá trình.

Vì vậy, cần tăng nhiệt độ đến giá trị thích hợp để đạt đƣợc hiệu suất olefin cao, đồng thời

tránh đƣợc sự tạo muội than, sản phẩm cốc hóa.

Với nguyên liệu đầu vào là etan, quá trình thƣờng tiến hành trong khoảng nhiệt độ phản

ứng từ 800 ÷ 850℃.

3.Ảnh hƣởng của áp suất

Áp suất ảnh hƣởng đến tốc độ phản ứng và hƣớng phản ứng. Sự thay đổi áp suất có thể ảnh

hƣởng đến trạng thái pha trong vùng phản ứng. Quá trình cracking nhiệt ở pha hơi thì áp suất ảnh

hƣởng đến thành phần sản phẩm. Khi cracking nhiệt ở pha lỏng thì sự ảnh hƣởng của áp suất

không lớn lắm.

III.Cơ sở tính toán

1.Các bƣớc tính toán

- Tính toán thông số ban đầu:

Từ số liệu ban đầu và năng suất sản phẩm ethylene cần đạt, ta tính đƣợc lƣợng nguyên liệu cần

cho quá trình.

- Xây dựng sơ đồ mô phỏng trong phần mềm Hysys

Xây dựng sơ đồ hoàn thiện. Hysys có đủ các hình ảnh mô phỏng thiết bị, cho phép ta lập đƣợc

sơ đồ tƣơng đƣơng với sơ đồ trong bản vẽ PFD đã thiết kế.

9

- Nhập số liệu đã tính toán

Dựa vào số liệu đã tính toán ban đầu, nhập số liệu dòng nguyên liệu vào sơ đồ Hysys, sau đó

điều chỉnh các thông số tại các thiết bị để nhận đƣợc lƣợng sản phẩm ethylene.

2.Tính toán

a.Các thông số ban đầu:

- Năng suất: 100000 tấn ethylene/năm

- Độ chuyển hóa: 60%

Giả sử nhà máy làm việc 24h/ngày và 1 năm nghỉ 30 ngày.Vậy số giờ hoạt động trong 1 năm

là:

(365-30) x 24=8040 (h)

Năng suất ethylene cần đạt trong là:

100000x10^3

8040= 12437.811 [

kg

h]

Số mol ethylene là:

nethylene =12437 .811

28 = 444.2075 [kmol h ]

Phƣơng trình phản ứng:

C2H6 → C2H4 +H2

Theo phƣơng trình phản ứng ta có:

netan(pƣ) = nhydro = nethylene = 444.2075 [kmol/h]

Số mol etan ban đầu là:

netan =444.2075x100

60 = 740.346 [kmol h ]

Qua tính toán thì ta tính đƣợc:

- Lƣu lƣợng đầu vào của etan: 740,346 [kmol/h]

b.Cân bằng vật chất

Lƣu lƣợng khối lƣợng: LLKL

Phƣơng trình cân bằng vật chất:

- Thiết bị phản ứng:

10

LLKL (dòng vào) = LLKL (dòng ra)

= LLKL (Etylen ) + LLKL (sản phẩm phụ) + LLKL ( Etan dƣ)

- Tháp tách:

LLKL (dòng vào) = LLKL (dòng ra)

= LLKL (dòng hơi) + LLKL (dòng lỏng)

Phƣơng trình cân bằng nhiệt lƣợng:

- Thiết bị phản ứng:

Q (dòng vào) + Q (reactor) = Q (dòng ra)

- Thiết bị tách:

Q (dòng vào) = Q (dòng ra)

11

Chƣơng 3. MÔ PHỎNG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ VỚI PHẦN MỀM HYSYS

I.Mục đích của quá trình mô phỏng

Để có một cái nhìn tổng quát và đánh giá đƣợc chất lƣợng của quá tình công nghệ trƣớc khi tiến

hành xây dựng công nghệ trong thực tế, HYSYS là một công cụ trợ giúp rất đắc lực. Do đó quá

trình mô phỏng công nghệ sản xuất Ethylen từ Ethane trong HYSYS nhằm:

- Thiết kế quá trình công nghệ

- Tối ƣu hóa sản phẩm

- Tính toán nhiệt, sản lƣợng – thành phần sảm phẩm lỏng, khí

- Đánh giá chất lƣợng sản phẩm

II.Mô phỏng quá trình công nghệ với phần mềm HYSYS

1.Số liệu đầu vào và yêu cầu của sản phẩm

Điều kiện đầu vào của khí nguyên liệu

- Năng suất: 100.000 tấn/năm

- Nguyên liệu: Ethane

- Nhiệt độ nguyên liệu: 25oC

- Áp suất: 1atm

- Độ chuyển hóa của Ethane trong phản ứng: 60%

- Lƣu lƣợng đầu vào (sau khi tính) : 740.346 [kmol h ]

Để đơn giản, chúng tôi có một số giả thiết nhƣ sau:

- Nguyên liệu vào lò nguyên chất chỉ có C2H6

- Sản phẩm phụ tạo ra chỉ có H2

2.Ƣớc tính các thông số hoạt động cơ bản của quá trình[1]

a.Quá trình nhiệt phân

- Nhiệt độ

Đối với nguyên liệu etan, quá trình phản ứng thƣờng đƣợc tiến hành trong khoảng nhiệt độ phản

ứng từ 800 ÷ 850 oC.

- Áp suất

Phản ứng diễn ra tại áp suất khí quyển: 1atm

b.Quá trình tách

Quá trình tách gồm 2 quá trình:

- Tách khí H2

12

Quá trình đƣợc thực hiện ở áp suất 3,2 MPa, tại đây thì H2 thu đƣợc tại đỉnh với nhiệt độ tháp

-100oC. Sản phẩm đáy của thiết bị tách có chứa sản phẩm C2 và C2

= đƣợc đƣa sang thiết bị tách

etan.

- Tháp tách etan

Quá trình tiến hành ở áp suất 1,9 MPa. Tại đây, etylen đƣợc tách ra ở đỉnh với nhiệt độ tháp là

-35oC. Lƣợng etan chƣa phản ứng sẽ đi ra ở đáy tháp và đƣợc hồi lƣu lại thiết bị phản ứng.

3.Các thiết bị chính trong quá trình công nghệ

Bao gồm:

- Thiết bị phản ứng chuyển hóa (Conversion Reactor): Sử dụng với loại phản ứng chuyển hóa

không yêu cầu các thông tin về nhiệt động học. Phản ứng tiến hành cho đến khi đạt giới hạn hoặc

hết chất phản ứng.

- Tháp tách: nguyên lý hoạt động đơn giản là tách phần lỏng và phần hơi trong hai pha thành hai

dòng lỏng và hơi riêng biệt.

- Thiết bị làm lạnh

- Thiết bị gia nhiệt

- Thiết bị hồi lƣu

- Van tiết lƣu: giảm áp dòng khí.

- Máy nén

4.Ý tƣởng mô phỏng

Quá trình sản xuất etylen từ etan là quá trình cracking nhiệt nên yêu cầu nhiệt độ để phản ứng

xảy ra rất cao (800 ÷ 850oC) mà nguyên liệu có nhiệt độ 25

oC vì vậy chúng ta phải có nhiệt bị

gia nhiệt để làm tăng nhiệt độ. Sản phẩm khí sau khi ra khỏi thiết bị phản ứng thì đƣợc làm lạnh

nhanh để tránh các sản phẩm bị polyme hóa.

Đồng thời, tại áp suất khí quyển thì nhiệt độ sôi của H2, etan và etylen tƣơng ứng là -252,9, -88,9

và -103,7oC. Trong điều kiện thƣờng, để tách đƣợc các hợp chất này đòi hỏi nhiệt độ rất thấp, vì

vậy để quá trình chƣng tách khí dễ dàng hơn thì khí tiếp tục đƣợc nén và làm lạnh để chuyển

sang dạng lỏng. Từ đó, tách đƣợc sản phẩm phụ, etan và etylen.

5.Sơ đồ PFD

13

14

6.Tiến hành mô phỏng

Nhập các dòng, thiết bị và thông số nhƣ sau:

Bảng 2: Thiết bị và thông số

Tab[Page] Trong ô

……………………..

Thông tin ………..

FEED [Stream]

Worksheet [Condition] Temperature [C] 25

Pressure [kPa] 101,3

Mole flow [kgmole/h] 740,4

Worksheet [Composition] Ethane [Mole fractions] 1

MIXER [Opers]

Design [Connection] Inlet Feed

<10>

Outlet <11>

HEATER: E-100 [Opers]

Design [Connection] Inlet <11>

Outlet <2>

Worksheet [Connection] Temperature <2> [C] 800

REACTION

Design [Connection] Inlet <2>

Vapour Outlet <V-2>

Liquid Outlet <L-2>

HEATER: E-101[Opers]

Design [Connections] Inlet <V-2>

15

Outlet <3>

Worksheet [Conditions] Temperature <3> [C] 400

COMPRESSOR: K-100 [Opers]

Design [Connections] Inlet <3>

Outlet <4>

Worksheet [Conditions] Pressure [kPa] 3200

COOLER: E-102 [Opers]

Design [Connections] Inlet <4>

Outlet <5>

Worksheet [Conditions] Temperature <5> [C] -100

SEPARATOR: V-100 [Opers]

Design [Connections] Inlet <5>

Vapour Outlet <V-5>

Liquid Outlet <L-5>

VAVLE: VLV-100 [Opers]

Design [Connections] Inlet <L-5>

Outlet <6>

Worksheet [Conditions] Pressure <6> [kPa] 1900

HEATER: E-103 [Opers]

Design [Connections] Inlet <6>

Outlet <7>

Worksheet [Conditions] Temperature <7> [C] -35

SEPARATOR: V-101 [Opers]

16

Design [Connections] Inlet <7>

Vapour Outlet <V-P>

Liquid Outlet <L-P>

VALVE: VLV-101[Opers]

Design [Connections] Inlet <L-P>

Outlet <8>

Worksheet [Conditions] Pressure <8> [kPa] 101,3

HEATER: E-104 [Opers]

Design [Connections] Inlet <8>

Outlet <9>

Worksheet [Conditions] Temperature <9> [C] 25

RECYCLE: RCY-1 [Opers]

Connections [Connections] Inlet <9>

Outlet <10>

7.Kết quả và phân tích

a.Tối ưu hóa nhiệt độ tại các tháp tách

- Tháp tách V-100

Bảng 3: Khảo sát sự ảnh hƣởng của nhiệt độ dòng <5> đến lƣu lƣợng dòng sản phẩm lỏng tại áp

suất 3,2 MPa

5 – Temperature

(0C)

L-5 - Molar Flow

(kmol/h)

V-5 - Molar Flow

(kmol/h)

V-5 - Composition

(Hydrogen)

-200 1.18E+04 620.2 1

-190 3.24E+04 703.8 1

-180 2.29E+04 637.4 1

-170 1.51E+04 637 0.9999

-160 1.17E+04 631.9 0.9996

-150 9643 636.2 0.9987

-140 8194 622.7 0.9965

17

-130 7228 626.2 0.9921

-120 6412 619.8 0.9839

-110 5819 625.9 0.9699

-100 5269 633.9 0.9478

-90 4834 655.2 0.9147

-80 4397 687.3 0.8675

Hình 3: Sơ đồ thể hiện sự ảnh hƣởng của nhiệt độ dòng <5> đến lƣu lƣợng dòng sản phẩm lỏng

tại áp suất 3,2 MPa

Qua khảo sát thấy đƣợc nhiệt độ giảm thì lƣu lƣợng dòng lỏng tăng nhƣng đến -2000C thì lƣợng

sản phẩm giảm. Vậy nhiệt độ tối ƣu để quá trình tách H2 đƣợc triệt để và thu đƣợc lƣợng sản

phẩm lỏng nhiều nhất là – 1900C.

- Tháp tách V-101

0.00E+00

5.00E+03

1.00E+04

1.50E+04

2.00E+04

2.50E+04

3.00E+04

3.50E+04

-200 -180 -160 -140 -120 -100 -80 -60

Lƣu lƣợng dòng lỏng

Nhiet do (C)

18

Bảng 4: Khảo sát ảnh hƣởng của nhiệt độ đến độ chọn lọc và hiệu suất của quá trình tại áp suất

1,9MPa

7 –

Temperature

(0C)

V-P - Molar

Flow

(kmol/h)

V-P -

Composition

(Ethylene)

V-P -

Composition

(Ethane)

Độ chọn lọc

(%)

Hiệu suất

(%)

-40 0 0.8076 3.19E-02 0 0

-38 0 0.8341 1.86E-02 0 0

-36 438.1 0.8835 7.84E-03 88.35 53.01

-34 916.1 0.9182 1.17E-02 91.82 55.092

-32 790.8 0.9261 3.40E-02 92.61 55.566

-30 867.3 0.9038 7.73E-02 90.38 54.228

-28 693.1 0.8389 0.1502 83.89 50.334

-26 617.5 0.7612 0.2319 76.12 45.672

-24 1302 0.697 0.2998 69.7 41.82

-22 742.4 0.5984 0.3989 59.84 35.904

-20 742.4 0.5984 0.3989 59.84 35.904

Hình 4: Sơ đồ thể hiện sự phụ thuộc của độ chọn lọc và hiệu suất quá trình vào nhiệt độ dòng

vào tại áp suất 1,9MPa

-20

0

20

40

60

80

100

-40 -35 -30 -25 -20

Nhiet do (C)

Độ chọn lọc

Hiệu suất

19

Qua khảo sát thấy đƣợc tại nhiệt độ -32 ÷ -35℃ thì sản phẩm có độ chọn lọc cao nhất và có hiệu

suất cao nhất.

b.Kết luận

Hiệu suất của phản ứng thu đƣợc là 55,566%.

20

Chƣơng 4: PHỤ LỤC

21

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Petrochemical process 1 - Synthesis gas derivatives and major hydrocarbons

A. Chauvel, G. Lefebvre.

[2]. Thiết kế phân xƣởng sản xuất Etylen.

[3]. Công nghệ tổng hợp hữu cơ – hóa dầu.

Phạm Thanh Huyền, Nguyễn Hồng Liên