23
THIẾT KẾ CÁO TẠO KIẾN TRÚC CÔNG NGHIỆP HỆ THỐNG CHỊU LỰC NHÀ CÔNG NGHIỆP MỘT TẦNG I)Khái niệm kết cấu chịu lực Kết cấu chịu lực là các bộ phận chịu lực thẳng đứng và nằm ngang của ngôi nhà được liên kết với nhau tạo thành bộ sườn, chịu toàn bộ lực tác động lên ngôi nhà để truyền xuống móng và qua móng truyền vào đất để nền móng nhà gánh chịu, mà còn phải tạo ra sự ổn định và vững cứng cần thiết để ngôi nhà bền vững, an tròng trong suốt quá trình sử dụng và khai thác. *Hệ thống kết cấu chịu lực: 1. Kết cấu tường chịu lực: chủ yếu sử dụng trong công trình có quy mô nhỏ, một tầng, vd: trạm biến thế, công trình hành chính, công trình phục vụ sinh hoạt... +Tường ngang chịu lực +Tường dọc chịu lực +Tường ngang và dọc chịu lực 2. Kết cấu khung chịu lực: hầu như kết cấu trong nhà công nghiệp đều sử dụng hệ kết cấu khung chịu lực. Về cơ bản hệ khung chịu lực đáp ứng được các yêu cầu của nhà công nghiệp, không đòi hỏi quá phức tạp việc tổ chức thi công, và có chi phí hợp lý. +Khung không hoàn toàn. +Khung hoàn toàn 3. Một số kết cấu khác: mái dây căng, vòm, vỏ, mái bằng vật liệu tổng hợp... II)Phân loại kết cấu chịu lực theo vật liệu: 1. Kết cấu chịu lực bằng bê tông-cốt thép: Ưu: có độ bền cao, không cháy, ít biến dạng, ít xâm thực, chi phí xây dựng và bảo dưỡng thấp.

E BE 1E BE 1E A0 1E BE 1E C6

Embed Size (px)

Citation preview

THIẾT KẾ CÁO TẠO KIẾN TRÚC CÔNG NGHIỆP HỆ THỐNG CHỊU LỰC NHÀ CÔNG NGHIỆP MỘT TẦNG

I)Khái niệm kết cấu chịu lực

Kết cấu chịu lực là các bộ phận chịu lực thẳng đứng và nằm ngang của ngôi nhà được liên kết với nhau tạo thành bộ sườn, chịu toàn bộ lực tác động lên ngôi nhà để truyền xuống móng và qua móng truyền vào đất để nền móng nhà gánh chịu, mà còn phải tạo ra sự ổn định và vững cứng cần thiết để ngôi nhà bền vững, an tròng trong suốt quá trình sử dụng và khai thác.

*Hệ thống kết cấu chịu lực:

1. Kết cấu tường chịu lực: chủ yếu sử dụng trong công trình có quy mô nhỏ, một tầng, vd: trạm biến thế, công trình hành chính, công trình phục vụ sinh hoạt...+Tường ngang chịu lực+Tường dọc chịu lực+Tường ngang và dọc chịu lực

2. Kết cấu khung chịu lực: hầu như kết cấu trong nhà công nghiệp đều sử dụng hệ kết cấu khung chịu lực. Về cơ bản hệ khung chịu lực đáp ứng được các yêu cầu của nhà công nghiệp, không đòi hỏi quá phức tạp việc tổ chức thi công, và có chi phí hợp lý. +Khung không hoàn toàn.+Khung hoàn toàn

3. Một số kết cấu khác: mái dây căng, vòm, vỏ, mái bằng vật liệu tổng hợp...

II)Phân loại kết cấu chịu lực theo vật liệu:1. Kết cấu chịu lực bằng bê tông-cốt thép:

Ưu: có độ bền cao, không cháy, ít biến dạng, ít xâm thực, chi phí xây dựng và bảo dưỡng thấp.

Nhược: có trọng lượng riêng lớn, chi phí vận chuyển và xây lắp cao.

_ kết cấu bê tông cốt thép được sử dụng kinh tế nhất trong các xưởng có nhịp dưới 30m, bước cột đến 12m, chiều cao cột dưới 14,4m, Q từ 50T trở xuống, cho các phân xưởng nguội.

2. K ết cấu chịu lực bằng kim loại-kết cấu thép:

Ưu: khả năng chịu lực cao do tính đồng nhất, nhẹ, dễ dàng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa trong chế tạo và xây lắp, chi phí vận chuyển thấp.

Nhược: dễ bị phá hoại của các chất xâm thực và tác động của nhiệt độ cao.

3. K ết cấu gạch, đá chịu lực.

4. K ết cấu gỗ.

5. K ết cấu chịu lực bằng chất dẻo.

KẾT CẤU CHỊU LỰC BÊ TÔNG CỐT THÉP NHÀ

CÔNG NGHIỆP 1 TẦNG

I)KHÁI NIỆM: Bê tông cốt thép là một loại vật liệu xây dựng hỗn hợp do hai vật liệu thành phần có tính chất cơ học khác nhau là bê tông và thép cùng cộng tác chịu lực với nhau một cách hợp lý và kinh tế . Bê tông là một loại đá nhân tạo thành phần bao gồm cốt liệu ( cát ,đá ) và chất kết dính ( xi măng , nước ...).Bê tông có khả năng chịu nén tốt , khả năng chịu kéo rất kém . Thép là vật liệu chịu kéo hoặc chịu nén đều tốt .Do vậy người ta thường đặt cốt thép vào trong bê tông để tăng cường khả năng chịu lực cho kết cấu từ đó sản sinh ra bê tông cốt thép *Ưu và nhược điểm của bê tông cốt thép

Ưu điểm : - Có khả năng sử dụng vật liệu địa phương - Có khả năng chịu lực lớn , có thể chịu tốt các loại tải trọng rung động, bao gồm cả

tải trọng động đất. Vừa bền vừa tốn ít tiền bão dưỡng. - Chịu lửa tốt, bê tông bảo vệ cốt thép không bị nung nóng nhanh chóng đến nhiệt độ

nguy hiểm.

- Đáp ứng yêu cầu tạo hình kiến trúc là có thể thực hiện được tương đối dễ dàng.Nhựơc điểm:

-  Trọng lượng bản thân lớn, do đó khó làm được những kết cấu có nhịp lớn bằng bê tông cốt thép thường. Để khắc  phục, người ta dùng bê tông nhẹ, bê tông cốt thép ứng lực trước và các loại kết cấu nhẹ như kết cấu vỏ mỏng…

- Cách âm và khả năng cách nhiệt kém. Để khắc phục có thể dùng các dạng kết cấu có lỗ rỗng.

II) CÁC THÀNH PHẦN HỆ CHỊU LỰC BÊ TÔNG CỐT THÉP NHÀ CÔNG NGHIỆP 1 TẦNG.

A.NỀN,MÓNG

1)ĐẤT NỀN+ ĐẤT NỀN TỰ NHIÊN :là loại đất có khả năng chịu lực

+ ĐẤT NỀN NHÂN TẠO:là loại đât không có khả năng chịu lực ,cần xử lí gia cố để đạt cường độ theo yêu cầu

2) MÓNG

+Là thành phần cáo tạo ở phần thấp nhất của công trình nằm ngầm dưới mặt đất .Thông qua móng ,toàn bộ tải trọng của công trình được truyền xuống đất nền chịu tải.+Các bộ phận của móng gồm : tường móng ,đỉnh móng ,gờ móng ,gối móng ,lớp đệm ,chiều sâu chon móng .

PHÂN LOẠI MÓNG: a)Theo hình thức chịu lực

+Móng đối xứng :Loại móng truyền lực thẳng đứng từ trên xuống trùng vào phần trung tâm của đáy móng đáp ứng yêu cầu chịu lực tốt nhất cùng sự phân phối lực đều dưới đáy móng+Móng lệch tâm:Hợp lực của các tải trọng không đi qua trọng tâm cuả các mặt phẳng đáy móng,loại móng có kết cấu phức tạp áp dụng ở vị trí đặc biệt như ở khe lún , giữa côcũg trình với công trình mới

b)Theo hình thể móng+Móng chiếc (móng cột, độc lập, côi) :Là loại móng riêng biệt ,chịu tải trọng tập trung , gối móng chịu tải trọng theo khối lập phương ,tháp cụt ,giật cấp Vật liệu bằng gạch, đá, bêtông hoặc bê tông cốt thép.

+Móng băng :Loại móng được cáo tạo chạy dọc dưới chân tường hoặc tạo thành dãy dài liên kết dưới chân cột ,chiều dài của móng là rất dài so với chiều rộng của nó.

Truyền tải trọng tương đối đều xuống nền- Vật liệu: gạch, đá, bêtông, BTCT. Tiết diện móng thường có hcn, h.thang hay giật cấp.

Áp dụng cho các công trình nhiều tầng

+Móng bè:Khi sức chịu tải cảu đất nền quá yếu so với tải trọng công trình và bề rộng của móng chiếc hoặc móng băng gần sát nhau ,gây nên hiện tượng chồng áp suất trong đất nền .Diện tích đáy móng bằng diện tích xây dựng

c)Phương pháp thi công+Móng sâu:Loại móng khi thực hiện thì không cần đào hoặc chỉ đào một phần hố móng và sẽ dùng giải pháp cáo tạo để chuyển tải trọng từ trên xuống thông qua móng vào đât nền,đạt chiều sâu thiết kế như giải pháp móng trên cọc ,móng trên giếng chìm . ÁP dụng trong trường hợp tải trong công trình tương đối lớn mà lớp đất nền chịu tải lại ở dưới sâu .

+Móng nông :Loại móng được xây hay đúc trong hố móng đào toàn bộ với chiều sâu chôn móng < 5M . Áp dung cho các công trình kiến trúc nhẹ hoặc trên đất nền có sức chịu tải cao ở ngaytrên mặt.Hình thức móng được ứng dụng trong trường hợp này thường là móng băng ,móng chiếc ,móng bè .+Móng dưới nước:Móng sẽ được thực hiện trong vùng đất ngập nước như ở ao hồ ,sông rạch ,biển.Phương pháp tiến hành thực hiện ,loại móng này là xây những bờ vây kín nước bao quanh vị trí móng công trình để bơm thoát nước làm khô khi thi công móngd)Theo đặc tính chịu tải

Chịu tải trọng tĩnh - Móng sẽ chịu tác động của(1) tải trọng thường xuyên liên tục khi thi công hoặc(2) khi chịu trọng lượng bản thân của các bộ phận và(3) áp lực của đất.- Hầu hết các loại móng nhà DD đều được tính toán và chọn lựa để đáp ứng yêu cầu chịu tải trọng tĩnh.

Chịu tải trọng độn1g - Là loại móng chịu tải trọng tạm thời có thể không xuất hiện vào các thời kỳ nhất định như: tải trọng gió, áp lực sóng biển, đặc biệt là động đất và sự rung của móng.- Giải pháp móng đặc biệt được chọn áp dụng trong trường hợp này là loại móng máy, móng chống chấn động. e)Phương cách cáo tạo +Móng toàn khối:Loại móng được xây hoặc đúc ngay tại hiện trường

+Móng lắp ghép:Loại móng được lắp ghép với các bộ phận được chế tạo trước bằng bê tông cốt thép tại cơ xưởng

f) Móng máy (móng chịu tải trong động):

_Trong nhà công nghiệp, thiết bị sản xuất có thể đặt trực tiếp lên nền, sàn Căn cứ vào loại thiết bị, điều kiện đặt máy và đặc điểm nền đất, khi lắp đặt máy có thể dùng móng toàn khối đặt sâu trong nền đất, móng tường hoặc móng khung.

Để hạn chế sự lan truyền rung động của máy, giữa móng máy và nền phải được cách ly bằng khe hở chèn đầy cát khô rời.

II)KẾT CẤU KHUNG CỨNG BÊ TÔNG CỐT THÉP NHÀ CÔNG NGHIỆP 1 TẦNG

Bên cạnh kết cấu khung phẳng chịu lực kiểu dầm cột, khung cứng bằng BTCT cũng được sử dụng rộng rãi cho các nhà công nghiệp đòi hỏi không gian lớn, có khả năng sử dụng linh hoạt.

Trong kết cấu khung cứng nhờ dầm ngang liên kết với cột, cho nên so với khung dầm phẳng thường, chúng có độ cứng lớn hơn. Các bộ phận chịu lực cơ bản của khung cứng như cột dầm làm việc dưới dạng chịu nén lệch tâm và uốn, liên kết chuyển tiếp từ kết cấu dầm cột sang kết cấu vòm, làm việc kiểu chịu nén, do đó tiết diện dầm, kích thước dầm nhỏ hơn, trọng lượng bản thân giảm.

Khung cứng có thể 1 hoặc nhiều nhịp, không khớp, 2 hoặc 3 khớp. Dầm ngang có thể thẳng gãy khúc hay cong. Việc lựa chọn giảng khung cứng phụ thuộc vào nên đất, nhịp khung, tải trọng tác động khung và yêu cầu của hình thức kiến trúc.

1)KHUNG CỨNG BÊ TÔNG CỐT THÉP:

Có cấu tạo dầm ngang thẳng như cấu kiện chịu uốn, còn dầm cong và gãy khúc có lực dọc tương đối lớn khi có tải trọng đứng tác dụng. Do đó có cấu tạo như kết cấu chịu nén. Cột được cấu tạo như cấu kiện chịu nén lệch tâm.

Nhịp khung cứng nằm ngang có thể đạt đến 18m, còn dầm gãy khúc và cong có thể đến 55m.

Do liên kết cứng nên các tải mắt cứng cột – dầm và chỗ gãy khúc xuất hiện momen uốn rất lớn. Để đảm bảo mắt cứng không bị biến dạng cần tăng cường tiết diện đầu cột và mút dầm, mắt dầm. Để giảm ứng suất cục bộ, góc của nút khung phải có nách tròn hoặc xiên. Khi độ cứng của cột nhỏ hơn của dầm cho phép làm nách vuông.

Trong khung cứng toàn khối, tiết diện của dầm cột không thay đổi. Cột có thể nối cứng hoặc khớp với móng. Khi nối cứng tại các chân cột có momen uốn nên cột thép phải kéo thẳng vào móng. Móng có thể kiểu đúng tâm hoặc lệch tâm, tùy giá trị momen ở chân cột. khi liên kết khớp tại đó có cấu tạo đặc biệt.

Hiện nay khung cứng loại thường hay ứng suất trước có dạng toàn khối hay lắp ghép với nhịp 30 đến 60 được sử dụng khá rộng rãi trong xây dựng công nghiệp.

Trong các nhà sản xuất có lưới cột vuông của nhà máy dệt, cơ khí, có thể dùng khung cứng dầm gãy để làm mái răng cưa.

Để đảm bảo độ cứng cần sử dụng giằng ở cột kiết mắt cứng hay giằng chéo bằng thép

2). CỘT – DẦM CẦU CHẠY :

CỘT: là kết cấu theo phương đứng của khung nhận các tải trọng từ mái dầm cầu chạy và thiết bị vận chuyển … truyền vào móng.

Theo vật liệu chế tạo cột được phân thành cột bê tông cốt thép và cột thép.

Theo hình dạng cột được phân thành cột đặc và cột rỗng và không có vai cột đỡ dầm cầu chạy.

Theo vị trí cột được chia thành cột biên nhà và cột giữa nhà.

*CẤU TẠO:

Phụ thuộc vào dạng khung nhà, chìu cao nhà, bước cột, tải trọng truyền dọc cột, sử dụng cầu trục tựa trên vai cột.

Để giảm bớt trọng lượng cột có thể thay phần cột trên bằng thép.

Cột BTCT trong khung lắp ghép liên kết với móng qua cốc móng

3)DẦM GIẰNG:

Là hệ thống kết cấu chịu lực theo phương ngang có nhiêm vụ đỡ các mảng tường bao che khi thay đổi độ cao, làm lanh tô cho các lỗ cửa lớn, nhận tải trọng của

tường truyền vào cột. Ngoài ra còn có vai trò tăng cường độ cứng dọc cho khung nhà.

CẤU TẠO:

Nhịp của dầm giằng chính là khoảng cách giữa 2 cột thường là 6m.

Dầm giằng BTCT lắp ghép thường dài 6m kích thước và hình dạng tiết diện ngang của dầm phụ thuộc vào lực tác động lên nó, thường có tiết diện chữ nhật hoặc chữ T.

4)DẦM CẦU CHẠY:

Là kết cấu chịu lực nằm theo phương dọc nhà, để đỡ ray cầu trục, nhận tải trọng của cầu trục truyền vào vai cột. Dầm cầu chạy đặt trên vai cột còn có vai trò tăng cường độ cứng cho hệ khung theo phương dọc nhà.

CẤU TẠO:

Dầm cầu chạy BTCT có thiết diện ngang hình chữ T hoặc I, được sử dụng khi khẩu độ(bước cột) của dầm là 6,12m. Sức trục Q không lớn hơn 30T.

Dầm cầu chạy liên kết với vai cột bằng bulong neo và hàn. Ray liên kết với các dầm bằng móc neo hay bằng kẹp thép đặt cách nhau 750mm. Cuối đường ray có các trụ chắn bằng thép.

5)CẤU TẠO KIẾN TRÚC MÁI NHÀ CÔNG NGHIỆP:

a) Phân loại:

Theo sơ đồ kết cấu, mái được hình thành: mái kết cấu phẳng và mái không gian. Trong mái kết cấu phẳng (gồm mái BTCT hoặc vật liệu nhẹ), kết cấu bao che và kết cấu chịu lực làm việc độc lập với nhau, phần bao che chỉ tham gia chịu lực 1 phần. Mái kết cấu không gian có kết cấu chịu lực đồng thời là kết cấu bao che, phù hợp với nhà nhịp lớn.

Theo độ dốc mái, được phân thành: mái bằng với độ dốc thoát nước i=1/8 -> 1/12, làm bằng BTCT. Mái dốc với i > 1/8, bằng BTCT. Mái phẳng với i=0%. Dùng để chứa nước cách nhiệt.

Theo tính chất cách nhiệt, mái được phân thành: mái cách nhiệt: dùng cho các nhà có độ cao tầng đến mái <6m và cho các nhà có yếu cầu đặc biệt về khí hậu. Mái không cách nhiệt: dành cho các nhà có chiều cao tầng >6m, không đòi hỏi đặc biệt về điều kiện khí hậu.

Theo vật liệu làm mái, mái được phân thành mái bằng BTCT và mái bằng tấm lợp nhẹ.

b) Yêu cầu thiết kế:

_ Có độ bền vững cao phù hợp với các yêu cầu của công nghệ sản xuất.

_ Khả năng thoát nước nhanh, chống thấm tốt.

_ Thỏa mãn yêu cầu công nghiệp hóa xây dựng.

_ Phù hợp với khả năng cung ứng vật liệu trên thị trường.

_ Có chỉ tiêu kinh tế về kỹ thuật hợp lý.

_ Phù hợp với yêu cầu tổ hợp kiến trúc công trình.

c) Cấu tạo kiến trúc mái BTCT:

Mái bằng BTCT có độ bền vững cao. Chịu lửa tốt do đó được sử dụng rộng rãi trong các nhà công nghiệp. có yêu cầu bền vững cao nên hạn sử dụng khá lâu dài.

*Nhược điểm:

Nặng nề, thi công kéo dài, hư hỏng khó sửa chữa.

*Cấu tạo chung:

Gồm 2 phần chính:

Lớp chịu lực và các lớp chức năng

_Lớp chịu lực:

Có chức năng đỡ toàn bộ các lớp lợp thiết bị đặt trên mái. Lớp chịu lực có thể được đổ toàn khối hay lắp ghép.

Loại toàn khối có độ bền cao, tiết kiệm thép, nhược điểm lớn nhất là thi công kéo dài. Vì vậy chỉ nên dùng cho các nhà có diện tích mái không lớn hoặc do yêu cầu công nghê đòi hỏi. về cấu tạo cơ bản giống cấu tạo mái trong nhà dân dụng, với loại mái này nếu sử lý chống thấm tốt, lớp chịu lực đồng thời sẽ là lớp cách nước.

Lớp chịu lực lắp ghép được sử dụng rộng rãi hơn do đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa và xây dựng nhanh chóng. Lớp chịu lực mái được hình thành từ các tấm panen. Loại Panen có kích thước 1,5m x 6m, 3m x 6m, 3m x 12m, chìu dày 0.3m là loại được sử dụng rộng rãi nhất. Panen liên kết vào kết cấu mang lực mái bằng cách hàn các chi tiết thép chờ ở 2 cấu kiện

* Các lớp lợp chức năng:

Trong mái BTCT ngoài lớp chịu lực còn có các lớp lợp chức năng cần thiết như:

Lớp chống thấm, lớp cách nhiệt, lớp bảo vệ…

*Kết cấu mang lực mái:

Là kết cấu chịu lực theo phương ngang nhà, nhận toàn bộ tải trọng của mái truyền vào cột.

Phân loại:

_ Theo vật liệu tạo thành : Kết cấu mang lực mái bằng BTCT và kết cấu mang lực mái bằng thép.

_ Theo hình dạng: kết cấu mang lực mái dạng dầm và kết cấu mang lực mái dạng giản.

*Cấu tạo kết cấu mang lực mái bằng BTCT và liên kết với các kết cấu khác

Kết cấu mang lực mái BTCT thường được sử dụng khi bước cột nhà 6,12m.

Nhịp nhà từ 36m trở xuống được chia làm 2 nhóm dầm BTCT và giàn BTCT.

_ Dầm BTCT sử dụng khi nhịp nhà đến 18m(6,9,12,15,18). Tiết diện ngang của dầm đặc hoặc khoét lỗ có dạng hình chứ nhật, hình thang. Dầm có cánh song song dạng chữ T khi nhịp dầm đến 9m, dạng chữ L khi nhịp dầm 12,18m. khi dầm vượt nhịp 15-18m người ta thường sử dụng dầm giữ ứng lực. dầm được chế tạo từ bê tông mac200,300. Dầm ứng lực được chế tạo từ bê tông mac300,500. Khi chế tạo cần để sẵn các chi tiết thép để liên kết với các kết cấu khác. Dầm có thể được đúng toàn khối hoặc chi thành nhiều đoạn sau đó được khuếch tại công trường.

_Giàn BTCT được sử dụng cho nhịp nhà 18,36m nhưng kinh tế nhất là loại 24,30m. Giàn BTCT có nhiều loại tuy nhiên trong điều kiện khí hậu việt nam thường sử dụng loại giàn tam giác, hình thang, cánh cung gãy khúc để thoát được nước mưa dễ dàng. Không gian của giàn còn được sử dụng cho việc bố trí hệ thống kỹ thuật của ngôi nhà.

Giàn BTCT cho phép bố trí cầu trục treo đến 5T. Giàn có thể được chế tạo hoàn chỉnh hoặc chia thành nhiều khối để tiện lợi cho việc vận chuyển. Việc khuếch đại sẽ được tiến hành bằng phương pháp hàn và chèn bằng vữa xi măng tại nơi xây

dựng. Giàn được chế tạo bằng bê tông mac200,500 cốt thép thường hoặc ứng lực trước.

*Kết cấu đỡ kết cấu mang lực mái

Được sử dụng trong trường hợp giữ bớt cột giữa nhà trong khi vẫn giữ nguyên bước cột kết cấu mang lực mái. Kết cấu đỡ là kết cấu chịu lực theo phương ngang đặt vuông góc với phương của kết cấu mang lực mái.

*Cấu tạo kết cấu đỡ kết cấu mang lực mái và liên kết với các kết cấu khác:

Kết cấu đỡ kết cấu mang lực mái BTCT dạng dầm có tiết diện chữ T ngược. dạng giàn thì có hình thang.

Kết cấu đỡ kết cấu mang lực mái liên kết với cột theo kiểu ngàm bằng cách hàn các bản thép để sẵn lại với nhau.

Kết cấu mang lực liên kết với kết cấu đỡ kết cấu mang lực mái theo kiểu khớp hoặc ngàm theo sơ đồ chịu lực của khung nhà

6)HỆ GIẰNG MÁI

Hệ giằng trong khung nhà công nghiệp 1 tầng có vai trò đảm bảo ổn định không gian theo phương dọc nhà.

Theo dạng khung, hệ giằng được phân thành hệ giằng trong khung BTCT và hệ giằng trong khung thép.

Theo vị trí hệ giằng được phân thành hệ giằng cột và hệ giằng mái.

*Cấu tạo hệ giằng cột:

Là hệ giằng đứng ở cột có vai trò đảm bảo cho nhà không bị biến dạng dọc do lực gió và lực hãm của cầu trục.

Hệ giằng đứng ở cột thường bằng thép được đạt ở khoảng giữa đoạn khối nhiệt độ (khối khe lún). Có dạng dấu nhân hoặc kiểu cổng.

Giằng cột dạng dấu nhân được sử dụng khi bước cột bằng 6 hoặc 12m. chìu cao đến đỉnh cột đối với nhà không có cầu trục, hoặc đến đỉnh ray đến 12,6m.

Giằng cột dạng kiểu cổng được sử dụng khi bước cột bằng 12 hay 18m. chìu cao đến đỉnh cột và đến đỉnh ray đến 14,6m hoặc khi cần có lối đi bên dưới. trong nhà có cầu trục khi chìu cao phần cột trên lớn đến 3m, cần phải bố trí hệ giằng cột trên tại 2 đầu khối nhiệt độ và tại vị trí bố trí hệ giằng cột dưới liên kết hệ giằng vào cột bằng cách hàn các bản thép chờ

*CẤU TẠO HỆ GIẰNG MÁI:

**Hệ giằng ngang: được bố trí ở mặt phẳng cánh trên và ở mặt phẳng cánh dưới của kết cấu mang lực mái để tăng ổn định của mái.

Hệ giằng mặt phẳng cánh trên được sử dụng trong trường hợp:

_ Mái lợp bằng các tấm nhẹ (tôn): Cho nhà lợp bằng panen nhưng có sử dụng cầu trục sức nâng lớn, làm việc ở chế độ nặng.

_ Cho nhà có cửa mái suốt cả đoạn nhiệt độ.

_ Trong nhà lợp bằng panen nhưng có cấu trúc nhẹ, panen sẽ làm việc như một hệ giằng.

Giằng được làm bằng thép hình dấu nhân và được bố trí ở hai đoạn giới hạn khối nhiệt độ, nếu khi đoạn khối nhiệt độ quá dài có thể bố trí thêm một giằng ở giữa.

Hệ giằng mặt phẳng cánh dưới được sử dụng để đảm bảo sự ổn định chung của mái, tăng cường độ cứng thanh cánh dưới và độ cứng chung của nhà khi có sử dụng cầu trục làm việc nặng.

Khi giàn mái bằng BTCT hệ giằng được bố trí ở hai gian giới hạn đoạn nhiệt độ.

Khi giàn bằng thép, hệ giằng được bố trí theo chu vi khỏi nhiệt độ. Khi nhà có nhiều nhịp, có thể bỏ bớt một hệ giằng dọc của hai nhịp liền kề.

** Hệ giằng đứng trong mái được sử dụng để tăng cường độ ổn định dọc của hệ giàn mái. Chúng có thể được bố trí ở đầu hay ở giữa kết cấu mang lực mái. Nếu chiều cao đầu dầm hay giàn mái lớn hơn 800mm cần có giằng đầu dầm dạng liên tục hay gián đoạn(khi có sử dụng kết cấu đỡ kết cấu mang lực mái thì không cần)

Khi nhịp nhà > = 24m cần thêm hệ giằng đứng giữa các giàn(hay một vài ba giằng tùy theo nhịp giàn), có dạng liên tục hay bán liên tục(giằng chéo kết hợp thanh chống)