92
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM LÝ PHƢƠNG BẮC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ MÔ HÌNH THỨC ĂN GIA SÚC TẠI XÃ KIÊN LAO, HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: 60-42-60 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG CHUNG Thái Nguyên 2012

Đánh giá hiệu quả một số mô hình thức ăn gia súc tại xã Kiên Lao huyện Lục Ngạn Tỉnh Bắc Giang

Embed Size (px)

Citation preview

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

LÝ PHƢƠNG BẮC

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ MÔ HÌNH THỨC ĂN GIA SÚC

TẠI XÃ KIÊN LAO, HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành: Sinh thái học

Mã số: 60-42-60

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG CHUNG

Thái Nguyên – 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu, kết

quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa có ai công bố.

Tác giả

Lý Phương Bắc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sỹ

khoa học, Tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ quý báu của Nhà trƣờng và địa

phƣơng. Tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới:

Thầy giáo PGS.TS Hoàng Chung đã tận tình hƣỡng dẫn tôi hoàn thành

luận văn này.

Các thầy cô giáo, các cán bộ, nhân viên khoa Sinh – KTNN trƣờng Đại

học Sƣ Phạm Thái Nguyên; cán bộ, nhân viên Viện khoa học sự sống – Đại

học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong suất thời gian học tập,

nghiên cứu khoa học.

Đảng ủy, Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Thái Nguyên, khoa

Sau đại học.

Các vị lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Giang, UBND huyện Lục Ngạn,

UBND xã Kiên Lao, trạm khí tƣợng thủy văn, trạm khuyến nông, phòng tài

nguyên môi trƣờng, phòng nông nghiệp, phòng thống kê, sở tài nguyên và

môi trƣờng cùng rất nhiều hộ gia đình đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ tôi

trong quá trình thực hiện đề tài khoa học này.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã khuyến

khích, động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2012

Tác giả

Lý Phương Bắc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iii

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU ............................................................................................................ i

1. Đặt vấn đề ...................................................................................................... 1

2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3

1.1. Đặc tính sinh vật học của họ hòa thảo ....................................................... 3

1.1.1. Đặc tính sinh thái của cỏ hòa thảo .......................................................... 3

1.1.2. Đặc tính sinh vật ...................................................................................... 3

1.1.3. Đặc tính sinh lý ....................................................................................... 5

1.1.4. Đặc tính sinh trƣởng ................................................................................ 6

1.1.5. Sức sống cỏ hòa thảo ............................................................................... 7

1.1.6. Giá trị kinh tế cỏ hòa thảo ....................................................................... 7

1.2. Đặc điểm một số giống cỏ làm thí nghiệm ................................................ 8

1.2.1. Cỏ voi (Pennisetum purpureum) ............................................................. 8

1.2.2. Ngô (Zea mays L) ................................................................................. 11

1.2.3. Cỏ lông Para (Brachiaria mutica) .......................................................... 13

1.2.4. Cỏ lau (Saccharum arundinaceum Retz) ............................................... 15

1.3. Cơ sở đánh giá chất lƣợng các giống cỏ .................................................. 15

1.4. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn trên thế giới và Việt Nam .................. 18

1.4.1. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn chăn nuôi trên thế giới ................... 18

1.4.2. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam .................... 20

1.5. Những nghiên cứu về đồng cỏ tự nhiên ................................................... 21

1.5.1. Những nghiên cứu về thành phần loài, dạng sống ................................ 21

1.5.1.1. Thành phần loài .................................................................................. 21

1.5.1.2. Những vấn đề nghiên cứu về dạng sống ............................................ 23

1.5.2. Năng suất đồng cỏ ................................................................................. 23

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iv

1.5.3. Những nghiên cứu về động thái đồng cỏ .............................................. 24

1.6. Những nghiên cứu về thoái hóa đồng cỏ do chăn thả và vấn đề sử dụng

hợp lý đồng cỏ Bắc Việt Nam ......................................................................... 25

1.6.1. Những nghiên cứu về thoái hóa đồng cỏ do chăn thả ........................... 25

1.6.2. Vấn đề sử dụng hợp lý đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam ..................... 27

Chƣơng 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU ..... 29

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Lục Ngạn......................... 29

2.1.1. Vị trí địa lý, khí hậu, thủy văn .............................................................. 29

2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình .......................................................................... 29

2.1.1.2. Khí hậu, thủy văn ............................................................................... 31

2.1.2. Các nguồn tài nguyên ............................................................................ 33

2.1.3. Tình hình kinh tế, xã hội huyện Lục Ngạn ........................................... 37

2.1.3.1. Nguồn lao động .................................................................................. 37

2.1.3.2. Phát triển kinh tế nông nghiệp ........................................................... 37

2.2. Điều kiện tự nhiên và xã hội xã Kiên Lao ............................................... 38

2.2.1. Điều kiện tự nhiên của xã Kiên Lao ..................................................... 38

2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 39

2.2.2.1. Nguồn nhân lực .................................................................................. 39

2.2.2.2. Sản xuất Nông – Lâm nghiệp ............................................................. 40

Chƣơng 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 43

3.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................... 43

3.2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................... 43

3.2.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 43

3.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 44

3.2.2.1. Phƣơng pháp điều tra trong dân ......................................................... 44

3.2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên ....................................... 44

3.2.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu bốn loài cỏ trồng ....................................... 45

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

v

3.2.2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ............................. 46

3.2.2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu .................................................................. 49

Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 50

4.1. Tình hình chăn nuôi trâu, bò tại huyện Lục Ngạn ................................... 50

4.2. Kết quả điều tra tập đoàn cây thức ăn gia súc tại xã Kiên Lao ................ 52

4.3. Mô hình chăn nuôi gia súc tại xã Kiên Lao ............................................. 56

4.3.1. Thực trạng chăn nuôi của ngƣời dân xã Kiên lao ................................. 56

4.3.2. Mô hình chăn nuôi gia súc quy mô gia đình ......................................... 57

4.4. Thực nghiệm trồng cỏ .............................................................................. 61

4.4.1. Chiều cao của thảm cỏ qua các lứa cắt ................................................. 61

4.4.2. Năng suất của cỏ thí nghiệm ................................................................. 64

4.4.3. Chất lƣợng của bốn loài cỏ thí nghiệm ................................................. 66

4.4.4. Tính ngon miệng của gia súc đối với bốn giống cỏ .............................. 70

4.4.5. Lƣợng ăn vào của gia súc đối với các giống cỏ .................................... 71

4.5. Thành phần dinh dƣỡng của đất tại nơi thí nghiệm ................................. 72

4.6. Đề xuất mô hình giải quyết thức ăn xanh ................................................... 73

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 75

PHỤ LỤC ........................................................................................................ 81

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VCK : Vật chất khô

VCN : Viện chăn nuôi

ĐVTA : Đơn vị thức ăn

UBND : Ủy ban nhân dân

NXB : Nhà xuất bản

TNo : Thí nghiệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1: Giá trị dinh dƣỡng của 1kg cỏ hòa thảo ........................................... 5

Bảng 1.2: Năng suất cỏ voi thay đổi theo mùa (Gespo, 1974) ....................... 10

Bảng 1.3: Năng suất cỏ voi thay đổi theo tuổi thu hoạch ............................... 10

Bảng 1.4: Thành phần hóa học và giá trị dinh dƣỡng ..................................... 10

Bảng 1.5: Giá trị dinh dƣỡng của ngô trong các giai đoạn khác nhau ............ 12

Bảng 1.6: Thành phần dinh dƣỡng của ngô .................................................... 12

Bảng 1.7: Năng suất Cỏ Para thay đổi theo tuổi thu hoạch ............................ 14

Bảng 1.8: Sự thay đổi giá trị dinh dƣỡng Cỏ lông Para theo mùa ................. 14

Bảng 1.9: Thành phần dinh dƣỡng của cỏ lông Para ...................................... 14

Bảng 1.10: Thành phần hóa học của một số giống cỏ hòa thảo ..................... 17

Bảng 1.11: Thành phần hóa học của một số giống cây bộ đậu ....................... 18

Bảng 2.1: Đặc điểm khí hậu huyện Lục Ngạn, năm 2011 ................................. 33

Bảng 2.2: Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai huyện Lục Ngạn năm 2010 ... 34

Bảng 2.3: Hiện trạng dân số xã Kiên Lao năm 2011 ...................................... 40

Bảng 2.4: Các loại cây trồng chính của xã Kiên Lao năm 2011 ..................... 41

Bảng 2.5: Các loại vật nuôi chính của xã Kiên Lao ........................................ 41

Bảng 4.1: Tập đoàn cây thức ăn gia súc tại xã Kiên Lao ................................ 53

Bảng 4.2: Khẩu phần ăn bình quân/ngày/con (kg) ............................................. 58

Bảng 4.3: Chiều cao của cỏ thí nghiệm .......................................................... 61

Bảng 4.4: Năng suất cỏ thí nghiệm ................................................................. 64

Bảng 4.5 : So sánh năng suất của 4 loài cỏ thí nghiệm ................................... 66

Bảng 4.6: Chất lƣợng cỏ thí nghiệm ............................................................... 67

Bảng 4.7: Bảng so sánh chất lƣợng bốn loài cỏ .............................................. 69

Bảng 4.8: Số đơn vị thức ăn trong 1kg cỏ tƣơi của 4 loài cỏ .......................... 69

Bảng 4.9: Lƣợng cỏ ăn vào của gia súc đối với bốn loài cỏ ........................... 71

Bảng 4.10: Thành phần dinh dƣỡng của đất tại nơi thí nghiệm ...................... 72

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Nƣớc ta là một nƣớc nông nghiệp, dân số chủ yếu sống ở nông thôn.

Nguồn thu nhập chính của nông dân đó là sản phẩm của ngành chăn nuôi

và trồng trọt. Trong đó chăn nuôi trâu, bò chiếm một vị trí quan trọng.

Trƣớc đây chăn nuôi trâu, bò chủ yếu là cung cấp sức kéo và phân bón phục

vụ cho sản xuất nông nghiệp. Ngày nay, cơ khí hoá trong sản xuất nông

nghiệp đang đƣợc áp dụng rộng rãi nhƣng ngành chăn nuôi trâu, bò vẫn giữ vị

trí rất quan trọng. Bởi vì, ngoài cung cấp sức kéo và phân bón thì chăn nuôi

trâu, bò còn cung cấp các thực phẩm quý cho xã hội đó là thịt và sữa. Mức

sống của ngƣời dân ngày càng cao thì nhu cầu thịt và sữa càng tăng đã thúc

đẩy ngành chăn nuôi trâu, bò ngày càng phát triển. Tuy nhiên, song song với

việc phát triển đàn trâu, bò thì vấn đề đáp ứng đầy đủ lƣợng thức ăn thô xanh

quanh năm và cân bằng dinh dƣỡng là hết sức quan trọng. Chăn nuôi gia súc ở

nhiều địa phƣơng nƣớc ta hiện nay vẫn dựa chủ yếu vào chăn thả tự nhiên,

quy mô nhỏ tồn tại trong nông hộ nhỏ lẻ, phân tán, thức ăn chủ yếu là tận

dụng cỏ tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp, thiếu đàn gia súc giống tốt, thiếu

đồng cỏ và thức ăn thô xanh, quy trình kỹ thuật chƣa đƣợc áp dụng rộng rãi,

nên năng suất và chất lƣợng đàn gia súc còn thấp.

Đồng cỏ trồng của ta hiện nay còn rất hạn chế, chủ yếu là trồng xen, tận

dụng chứ chƣa thành phổ biến đại trà. Các giống cỏ năng suất cao đƣợc nhập

vào nƣớc ta từ những năm 70 của thế kỷ XX với rất nhiều giống tốt đã thích

nghi cao với điều kiện khí hậu và thổ nhƣỡng nƣớc ta nhƣng chƣa phát huy

đƣợc trong từng địa phƣơng, vì đến nay diện tích đất dành cho trồng cỏ còn

quá nhỏ. Đồng cỏ tự nhiên ở Việt Nam phân bố rải rác khắp nơi nhƣng tập

trung nhiều nhất vẫn là trên các đồi núi, cao nguyên của trung du và miền núi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

Khu vực có đồng cỏ tự nhiên với diện tích lớn không nhiều có gặp ở một số

tỉnh vùng núi phía Bắc và một số đồng cỏ thuộc vùng Tây Nguyên. Các đồng

cỏ khác thƣờng có diện tích nhỏ từ vài chục đến vài trăm ha.

Năng suất của các giống cỏ phụ thuộc nhiều vào giống, điều kiện tự

nhiên và sự chăm sóc của con ngƣời, đặc biệt là bón phân và tƣới nƣớc. Sự

chăn thả gia súc bừa bãi, khai thác mà không chăm bón đã làm cho đồng cỏ

bị thoái hoá, diện tích bị thu hẹp dẫn đến thiếu thức ăn cho gia súc. Với mục

đích không ngừng nâng cao năng suất, chất lƣợng các giống cỏ, trong những

năm qua chúng ta đã tiến hành nhập và lai tạo một số giống cỏ mới có năng

suất và giá trị dinh dƣỡng cao, đồng thời khai thác các giống cỏ tự nhiên và

nguồn thức ăn trong trồng trọt nhằm góp phần giải quyết vấn đề thức ăn cho

gia súc ngày càng phát triển không chỉ về số lƣợng mà cả chất lƣợng.

Để phát triển chăn nuôi nhiều địa phƣơng đã biết trồng cỏ làm thức ăn

bổ xung. Song chỉ tập trung trồng một loài là cỏ voi (Penisetum Purpureum)

là loài có năng suất cao, thích nghi với khí hậu Việt Nam, nhiều loài khác ít

đƣợc chú ý, đặc biệt là các loài cỏ có nguồn gốc Việt Nam, có năng suất và

chất lƣợng tốt.

Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Đánh giá

hiệu quả một số mô hình thức ăn gia súc tại xã Kiên Lao, Huyện Lục

Ngạn, Tỉnh Bắc Giang”.

2. Mục tiêu của đề tài

- Đánh giá về mô hình đang khai thác thức ăn gia súc của địa phƣơng và hiệu

quả kinh tế của nó.

- Trồng thử nghiệm 4 loài cỏ: Cỏ lau từ gốc, cỏ voi, cỏ lông Para, ngô để đánh

giá năng suất, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế của nó.

- Đề suất mô hình khai thác thức ăn gia súc cho địa phƣơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đặc tính sinh vật học của họ hòa thảo

Cỏ hòa thảo chỉ có một họ duy nhất là họ hòa thảo (Graminae) và có

28 họ phụ, 563 chi, 6802 loài (Võ Văn Chi và Dƣơng Đức Tiến, 1978) [12].

Cỏ hòa thảo thƣờng chiếm phần lớn trong đồng cỏ 95-98% và trong khẩu

phần ăn của gia súc nhai lại chiếm 70-80%.

1.1.1. Đặc tính sinh thái của cỏ hòa thảo

Cỏ hòa thảo phân bố rộng rãi, có thể thích ứng đƣợc nhiều vùng và

trong những điều kiện đất đai khác nhau. Cỏ hòa thảo có thể sinh trƣởng đƣợc

ở vùng đất khô khan mùa khô kéo dài, độ ẩm tƣơng đối của đất chỉ đạt 20 -

30%, mùa đông nhiệt độ thấp nhƣng chúng vẫn có khả năng sinh trƣởng và

phát triển đƣợc nhƣ cỏ xƣơng cá, cỏ lông đồi, cỏ Andropogon, Brachiaria

decumbens,...có loài sinh trƣởng ở vùng ẩm thấp, độ ẩm từ 60 - 80%, có loài

có khả năng sinh trƣởng đƣợc ở những nơi đất lầy thụt ngập nƣớc nhƣ: Cỏ

môi, cỏ bấc, cỏ lông para,..khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nƣớc ta ảnh hƣởng rất

tốt cho khả năng sinh trƣởng, phát triển của cỏ hòa thảo.

Nhƣ vậy, căn cứ vào những đặc điểm sinh thái của từng loài cỏ mà

chúng ta chọn giống để trồng trong những điều kiện địa hình thích hợp của

từng vùng, có nhƣ vậy mới khai thác đƣợc tiềm năng của mỗi giống.

1.1.2. Đặc tính sinh vật

Cỏ hòa thảo là cây có một lá mầm (đơn tử diệp), thân tròn hoặc bầu dục

(tùy theo giống), lá mọc thành hai dãy, phần lớn không có cuống nhƣng có bẹ

là to, có thìa lìa, phiến lá dài, gân lá song song. Thân cỏ thuộc loại thân rạ,

rỗng (trừ mấu, đốt), cũng có loài thân đặc nhƣ cỏ voi, Goatemala, rễ thuộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4

loại rễ chùm, hoa phần lớn là lƣỡng tính thích ứng với lối thụ phấn nhờ gió

(Võ Văn Chi và Dƣơng Đức Tiến, 1978). Thân rễ sống lâu năm, thân lá khí

sinh chết hàng năm.

Căn cứ vào hình dạng của thân và đặc điểm sinh trƣởng, ngƣời ta chia

cỏ hòa thảo thành các loại nhƣ sau:

+ Loài thân rễ: Loại thân này nằm dƣới đất, chia nhánh dƣới mặt đất đại diện

là cỏ tranh (Inperata Cylindrica) loài này yêu cầu đất tơi xốp, mật độ cỏ thƣa,

độ che phủ thƣa có thể trồng làm đồng cỏ chăn thả.

+ Loài thân búi: Loài thân này từ gốc đẻ ra nhiều thân nhánh tạo thành búi

nhƣ khóm lúa, bộ rễ phát triển mạnh, nhánh có thể đẻ ra từ dƣới mặt đất hoặc

trên mặt đất, cỏ này cho năng suất cao ở những nơi đất tốt, tơi xốp và thoáng

khí, đại diện là cỏ Ghine (Panicum maximum).

+ Loại thân bò: Cỏ nhóm này thân nhỏ và mềm chính vì vậy thƣờng nằm ngả

trên mặt đất. Do thân bò lan nhanh nên có khả năng tạo thành một thảm cỏ

dày đặc, che phủ kín mặt đất. Đại diện là cỏ Pangola, lông Para. Cỏ thân bò

cho năng suất thấp, thƣờng dùng để chăn thả hoặc cắt làm cỏ phơi khô, dự trữ

cho gia súc vào mùa đông.

+ Loài thân đứng: Loài này mọc mầm từ phần gốc ở dƣới mặt đất hoặc hom

trồng. Mầm vƣơn thẳng lên giống cây mía, thân cao to, cho năng suất cao. Đại

diện loài này là cỏ voi. Cỏ hòa thảo có ƣu điểm là sinh trƣởng nhanh, năng

suất cao nhƣng nhƣợc điểm cơ bản là nhanh hóa xơ, giá trị dinh dƣỡng mà

theo đó cũng giảm nhanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

5

Bảng 1.1: Giá trị dinh dƣỡng của 1kg cỏ hòa thảo

Đơn vị thức ăn Đạm tiêu hóa Ca Pr Caroten

0,16 - 0,17 11 - 12g 1,7 - 1,8g 0,6 - 0,7g 50 - 60g

(Theo Đoàn Ẩn và Võ Văn Trị, 1976)

1.1.3. Đặc tính sinh lý

* Nhu cầu về nước

Cỏ hòa thảo yêu cầu nƣớc cao do có bộ lá lớn, hệ số thoát hơi nƣớc lớn

hơn họ đậu. Hệ số thoát hơi nƣớc vào khoảng 400 - 500gram, trong khi cỏ họ

đậu là 214 - 216gram.

Độ ẩm đất yêu cầu theo từng giai đoạn:

Từ nảy mầm đến lúc chia nhánh: 25 - 30%

Giai đoạn phát triển cành: 75%

Cuối thời kỳ sinh trƣởng nhu cầu nƣớc giảm dần

(Trịnh văn Thịnh và CTV, 1974)

*Nhu cầu về dinh dưỡng

Cỏ hòa thảo đòi hỏi đất tốt, giầu mùn và đạm, lân, kali. Nhu cầu về dinh

dƣỡng còn chia theo từng giai đoạn:

Giai đoạn 1: (nảy mầm – phân nhánh) cần nhiều đạm, lân, kali.

Giai đoạn 2: (phân nhánh) cần nhiều đạm, lân.

Giai đoạn 3: (ra hoa hình thành hạt) cần nhiều lân và kali.

Cỏ càng cho năng suất cao thì yêu cầu lƣợng phân bón càng lớn

(Nguyễn Đăng Khôi, Dƣơng Hữu Thời, 1981)[41]. Trong đồng cỏ ngƣời ta

thấy có sự quan hệ rõ rệt giữa việc bón phân và số chồi có hoa. Trong điều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

6

kiện có bón đạm vào mùa Xuân số chồi sinh sản tăng lên. Bón phân, tƣới

nƣớc cũng làm tăng số chồi của cây cỏ loại nhiều chồi.

Quan hệ với phân bón cũng vậy ở Pleum pratens không có phân bón, có

605 chồi trên một đơn vị diện tích thô, có 195 số chồi có hoa, nếu bón phân

NPK có 790 chồi trong đó có 35% chồi có hoa. Trên đất nghèo không có phân

bón thì đời sống thƣờng kéo dài không quá 3 - 5 năm. Trên đất phì nhiêu hay

thƣờng xuyên có phân bón có thể kéo dài 10 năm có khi hơn.

1.1.4. Đặc tính sinh trƣởng

Cỏ hòa thảo sinh trƣởng và tái sinh qua 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Cỏ mới gieo trồng hoặc sau khi cắt lúc này tốc độ sinh

trƣởng chậm.

+ Giai đoạn 2: Sau khi gieo trồng hoặc thu cắt 15 - 20 ngày cỏ sinh trƣởng và

phát triển nhanh.

+ Giai đoạn 3: Sau khi gieo trồng hoặc thu cắt 40 - 70 ngày, cỏ sinh trƣởng

chậm hoặc ngừng hẳn (Đoàn Ẩn, Võ Văn Trị, 1976)[2]. Căn cứ vào đặc điểm

sinh trƣởng của từng giống để chúng ta định thời gian thu hoạch hợp lý. Tiêu

chuẩn thu hoạch căn cứ vào điều kiện sinh trƣởng của giống cỏ. Thu hoạch

non năng suất sẽ thấp, thu hoạch già giá trị dinh dƣỡng sẽ kém ảnh hƣởng đến

tái sinh lần sau, giảm số lứa cắt trong năm. Nếu bộ phận trên đất qúa mau lứa

thì dự trữ đƣờng bột tích lũy ở gốc để phát triển thành lá sẽ bị suy kiệt đồng

cỏ chóng bị tàn lụi.

Đối với cỏ Ghine thu hoạch khi thảm cỏ cao 60 - 90cm, cỏ lông Para

khoảng 40-50cm, cỏ Pangola khoảng 35 - 50cm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

7

Theo Điền Hƣng (1974)[23] cho biết:

+ Cỏ thân bò thu hoạch lứa đầu sau trồng 60 ngày, lứa sau sau cắt 30 - 45 ngày.

+ Cỏ thân bụi thu hoạch lứa đầu sau trồng 60 ngày, lứa sau sau cắt 35 - 45 ngày.

+ Cỏ thân đứng sau trồng hoặc sau khi cắt trên 60 ngày.

1.1.5. Sức sống cỏ hòa thảo

Sức sống của cỏ hòa thảo không giống nhau, có loài sống lâu năm, có loài

chỉ sống đƣợc một năm. Vì vậy ngƣời ta chia cỏ hòa thảo thành 4 loại sau:

+ Loài cỏ sống 1 năm thì tàn lụi và chết gọi là cỏ hàng năm nhƣ cỏ

Xudang, cỏ lồng vực...

+ Loài cỏ có sức sống ngắn (2 - 3 năm) nhƣ cỏ giầy, cỏ mật...

+ Loài cỏ sức sống vừa (4 - 6 năm) nhƣ cỏ Pangola, cỏ voi, cỏ ghine,

paspalum, Brachiara.

+ Loài cỏ có sức sống lâu (6 - 10 năm) nhƣ cỏ mạch tƣớc không râu

(Quang Ngọ, Sinh Tặng, 1976).

Căn cứ vào sức sống các loài cỏ mà ngƣời ta dự tính thời gian trồng lại

để đảm bảo năng suất.

1.1.6. Giá trị kinh tế cỏ hòa thảo

Cỏ hòa thảo có giá trị kinh tế lớn không chỉ vì nó phân bố rộng, chiếm

tỷ lệ cao trong thảm cỏ mà còn cho năng suất và giá trị dinh dƣỡng cao. Khi

chế biến, dự trữ ít rơi rụng lá, ít bị thối, tỷ lệ có độc ít, chịu đựng chăn dắt

cao. 1ha cỏ tự nhiên cho 10 - 20 tấn chất xanh/ha/năm. 1ha cỏ trồng thân bò

cho 30 - 40 tấn, thân bụi cho 50 - 60 tấn, thân đứng cho 80 - 100 tấn/ha/năm;

nếu thâm canh có thể cho 160 - 260 tấn/ha/năm. 1kg cỏ tƣơi cho từ 0,1 - 0,2

đơn vị thức ăn tƣơng đƣơng với 250 - 500 KcalME.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

8

Cỏ hòa thảo có giá trị dinh dƣỡng cao ở những nơi đất nhiều mùn, ẩm

loài tốt nhất có thể chứa 16g Protit tiêu hóa và 32g lipit trong 1kg cỏ tƣơi, 5 -

8kg cỏ có thể tƣơng đƣơng 1 đơn vị thức ăn.

1.2. Đặc điểm một số giống cỏ làm thí nghiệm

1.2.1. Cỏ voi (Pennisetum purpureum)

* Nguồn gốc

Cỏ voi có tên khoa học là Pennisetum purpureum, có nguồn gốc từ

Châu Phi nhiệt đới. Cỏ voi trồng nhiều ở Indonexia (Đinh Văn Cải)[10].

Quê hƣơng lâu đời của cỏ voi là vùng Uganda (10 vĩ độ Bắc – 20 vĩ độ

Nam) nhập vào Australia 1914, Cuba 1917, Braxin 1920... Ngƣời ta cũng thấy

cỏ voi mọc hoang dại trong các thảm cỏ cao, savan bụi, rừng già thuộc Trung

Phi hay đầm lầy Tây Phi. Ở Việt Nam, cỏ voi là loài cỏ nhập nội và là một

loài cỏ cổ điển thƣờng xuyên có mặt trong tất cả các trang trại thí nghiệm

nhƣ: Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì, Nông trƣờng bò sữa Đức

Trọng, Nông trƣờng bò sữa Phù Đổng...

Khu vực gia đình: Đến nay hầu hết các hộ nông dân nuôi bò ở nhiều

tỉnh thành trong cả nƣớc đã tiến hành trồng cỏ voi, đây là một giống cỏ cho

năng suất chất xanh cao trong điều kiện thâm canh ở Việt Nam và đang đƣợc

coi là giống cỏ chủ lực đƣợc trồng để nuôi trâu, bò.

* Đặc điểm sinh vật học

Cỏ voi là cỏ lâu năm, thân đứng có thể cao từ 3- 4m, nhiều đốt, những

đốt gần gốc thƣờng ra rễ chân kiềng, cỏ voi ra hoa vào tháng 9 hàng năm màu

vàng nhạt. Tỷ lệ lá/lá + thân chiếm 53%. Tỷ lệ lá + thân/tổng cộng là 58% còn

các phần ngầm dƣới mặt đất chiếm 42% (Yepes và Alfono 1972). Tỷ lệ lá

giảm từ 66; 64; 63; 34; 32 đến 30% qua 2; 4; 8;10 và 12 tuần tuổi (Viện chăn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

9

nuôi 1976), đối với những mầm tái sinh sau 35; 44 và 60 ngày tuổi có chiều

cao là 126,5; 136,6 và 227,9cm, cao nhất trong cùng một diện tích thí nghiệm

cỏ Ghine (Panicum miximun), cỏ lông Para (Brachiara mutica), cỏ Pangola

(Digitaria decumbens) và Faragua (YsabelReyes, 1972) (Nguyễn Thiện)[43].

* Đặc điểm sinh thái học

Cỏ voi chịu đƣợc khô hạn, giai đoạn sinh trƣởng chính là trong mùa hè

khi nhiệt độ và độ ẩm cao, sinh trƣởng chậm trong mùa đông và mẫn cảm với

sƣơng muối. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh trƣởng từ 25 – 400C, cỏ voi có

thể sinh trƣởng ở nơi có độ cao tới 2000m so với mực nƣớc biển. Thích hợp

nhất với đất giầu dinh dƣỡng có tầng canh tác sâu, PH = 6 - 7, đất không bùn,

úng. Nhƣ vậy cỏ voi thích ứng với nhiều loại đất khác nhau, nhƣng thích hợp

nhất vẫn là loại đất mầu mỡ và tơi xốp. Cỏ voi là loại cỏ mọc rất khỏe, phát

triển nhanh, chu kỳ kinh tế của nó kéo dài từ 4 - 5 năm hay hơn nữa và năng

suất tƣơng đối ổn định trong suốt thời gian này.

* Tính năng sản suất

Cỏ voi có năng suất rất lớn, từ 100 – 300 tấn/ha/năm (Filipe, 1965) và

có thể lên tới 500 tấn/ha/năm (Điền Hƣng, 1974). Theo Hacvael – Duclos

(1969) năng suất cỏ voi ở Ấn Độ là 105 tấn/ha/năm. Nếu không đƣợc tƣới

nƣớc, mỗi năm cắt đƣợc 3 – 4 lứa, nếu có nƣớc tƣới cắt 5 – 6 lứa. Áp dụng

biện pháp kỹ thuật hợp lý, cỏ voi có thể thu đƣợc năng suất chất tƣơi cao

trong suốt 10 năm mà không cần trồng lại (Trịnh Văn Thịnh) [Mét vài nét về

đồng cỏ Miền Bắc Việt Nam].

Thành phần dinh dƣỡng trung bình của cỏ voi là: Vật chất khô 20 –

25%; Protein thô 7,2 – 9%; Xơ thô 25 – 28%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

10

Bảng 1.2: Năng suất cỏ voi thay đổi theo mùa (Gespo, 1974)

Năng suất Mùa khô Mùa mƣa Tổng cộng % Mùa khô

Tấn chất khô (CK)/ha 6,0 8,3 14,3 4,2

Bảng 1.3: Năng suất cỏ voi thay đổi theo tuổi thu hoạch

Tuổi cắt (ngày) Năng suất (tấn CK/ha)

36 11,9

45 12,3

60 14,8

Bảng 1.4: Thành phần hóa học và giá trị dinh dƣỡng

Chỉ tiêu

Đặc điểm mẫu

Chất

khô

% chất khô

Protein

thô

thô Tro

Mỡ

khô

Dẫn suất

không

đạm

(DXKD)

Tƣơi, độ cao 80cm

(Tanzania) 20,0 9,0 26,6 14,8 1,1 46,5

Tƣơi, độ cao 240cm

(Tanzania) 25,0 7,2 36,1 12,4 1,0 43,3

Tƣơi, 8 tuần tuổi

(Malaysia) 19,5 9,7 33,3 16,4 1,5 39,1

Tƣơi, 8 tuần tuổi 135cm

(Thailand) 18,3 8,7 32,8 10,9 3,3 44,3

Tƣơi, 10 tuần tuổi

150cm (Thailand) 18,5 6,5 33,0 11,4 2,7 46,4

(FAO- thức ăn gia súc nhiệt đới- 1993)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

11

1.2.2. Ngô (Zea mays L)

* Nguồn gốc

Do thiếu lịch sử chính xác về lịch sử nên chƣa làm sáng tỏ nơi phát sinh

của ngô. Anderson (1945) cho là ngô suất hiện ở Đông Nam Á, tuy nhiên có

nhiều dữ liệu cho thấy sự có mặt của ngô ở thời nguyên thủy cổ xƣa tại châu

Mỹ. Rất có thể ngô bắt nguồn từ Mexico và Guatemala. Hiện nay ngô phân

bố rộng ở các nƣớc nhiệt đới và ôn đới nóng trên thế giới. Ngô là cây thức

ăn quan trọng ở Việt Nam, dùng làm lƣơng thực cho ngƣời, thức ăn tinh

cho gia súc.

* Đặc điểm sinh vật học

Ngô là cây hàng năm, thân thẳng và đơn độc, không đẻ nhánh, trừ một

số giống địa phƣơng. Cây cao tới 2 - 3m. Các đốt ở gốc mang rễ. Lá hình mũi

mác rộng, hai mặt lá hơi ráp, mép lá có lông mềm, lƣỡi bẹ ngắn và có lông.

Cụm hoa đực ở ngọn cây, có lông. Cụm hoa cái ở nách lá lớn, hình trụ và

không cuống, có bẹ lá hẹp bao bọc. Đầu các nhụy có lông dài 10 - 20cm, quả

bóng, cứng, nhiều màu, xếp 8 - 10 dãy. Hạt có tỷ lệ nảy mầm rất cao. Cây ngô

sinh trƣởng rất nhanh, có thể thu hoạch trong thời gian ngắn.

* Đặc điểm sinh thái học

Ngô thích nghi với điều kiện nhiệt đới nóng ẩm, rất nhạy cảm với khô

hạn, không chịu đƣợc sƣơng muối. Ngô đƣợc trồng nhiều từ 500 Bắc đến 40

0

độ Nam và lên độ cao 3300m ở châu Mỹ. Ngô có thể sống ở một số loại đất,

nhƣng tốt nhất là đất tốt, thoát nƣớc, không thích đất mặn và lầy.

* Tính năng sản suất

Năng suất chất xanh của ngô thay đổi nhiều tùy theo mục đích sử dụng

và mặt độ gieo trồng vì ngô chỉ là cây một lứa: Nếu thu làm thức ăn xanh sau

40 - 50 ngày cho năng suất 12,6 tấn/ha (Nguyễn Gia Huy, Nguyễn Thị

Hợp,1961). Sau 4 - 5 tháng cho 25 - 40 tấn/ha và nếu đất tốt tới 100 - 200

tấn/ha hay hơn, nhƣng ở nhiệt đới nằm trong khoảng 8-70 tấn/ha xanh hay 2 -

20 tấn CK/ha.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

12

Bogdan (1977), Pontailler (1971) cho rằng năng suất xanh tối đa thu

đƣợc khi cây đã chín sinh lý, tức là 2 tháng sau khi phun râu, khi đến giai

đoạn làm hạt hàm lƣợng chất khô cả cây gần 30%. Năng suất không thay đổi

nhiều trƣớc và sau khi ngô chín vài ngày, nhƣng sau 7 ngày thì giảm hẳn.

Năng suất thay đổi lớn theo mật độ và hàng.

* Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng

Bảng 1.5: Giá trị dinh dƣỡng của ngô trong các giai đoạn khác nhau

Giai đoạn NS

kg/ha CK %

Protein

%

Mỡ

%

%

Dẫn suất

không đạm

Ngậm Sữa 303 32,2 2,4 0,4 5,1 14,4

Chín sáp 290 33,4 2,4 0,8 6,1 22,5

Chín hoàn toàn 250 42,2 3,1 1,1 7,8 28,4

(Thanh Vân 1974)

Bảng 1.6: Thành phần dinh dƣỡng của ngô

Chỉ tiêu

Đặc điểm mẫu

Chất

khô

% chất khô

Protein

thô

thô Tro

Mỡ

khô

Dẫn suất

không đạm

(DXKD)

Tƣơi, 8 tuần (Israel) 15,7 8,9 31,2 10,2 1,9 47,8

Tƣơi, 10 tuần (Israel) 21,9 10,9 31,5 8,7 1,4 48,4

Tƣơi, giữa ra hoa (Puerto

Rico) 23,8 9,5 30,9 6,0 4,3 49,3

Tƣơi, giai đoạn sữa, 200cm

(Tanzania) 17,0 8,8 28,1 7,4 0,9 54,8

Tƣơi, cả cây, chín sữa

(Malaysia) 16,0 11,3 29,4 8,1 1,9 49,3

Tƣơi, chỉ thân, chín sữa

(Malaysia) 13,0 7,7 46,2 8,5 0,8 36,8

Thân khô (Nam Phi) - 6,3 35,0 7,4 1,3 50,3

Ủ xilo, chín sữa (tanzania) - 6,5 31,9 5,0 3,3 53,3

(FAO - Thức ăn gia súc nhiệt đới – 1993)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

13

1.2.3. Cỏ lông Para (Brachiaria mutica)

* Nguồn gốc

Cỏ lông Para có nguồn gốc ở Nam Mỹ (Brasil), châu Phi và có nhiều ở

các nƣớc nhiệt đới, đƣợc đƣa vào Australia năm 1980, vào nƣớc ta ở Nam Bộ

năm 1875, Trung bộ năm 1930 rồi sau đó ra Bắc Bộ.

* Đặc điểm sinh vật học

Cỏ lông Para là loại cỏ lâu năm, thân có chiều hƣớng bò, có thể cao tới

1,5m. Thân và lá đều có lông ngắn. Cánh cứng, to, rỗng ruột, đốt dài 10 –

15cm, mắt hai đầu đốt có màu trắng xanh. Các mắt ở đốt có khả năng đâm

chồi và ra rễ dài, lá dài đầu nhọn nhƣ hình tim ở gốc. Bẹ lá dài, lƣỡi bẹ ngắn.

Ivan Beliuchenko (1971 – 1972) khi theo dõi bộ rễ cho biết chúng không phát

triển quá độ sâu 75cm và so với các bộ rễ khác phát triển ở độ sâu tƣơng

đƣơng thì trọng lƣợng và thể tích đứng hàng cuối (226g và 436cm3).

* Đặc điểm sinh thái học

Cỏ Para là cỏ sinh trƣởng trong mùa hè, thuộc cỏ lâu năm. Nhiệt độ

trung bình thích hợp 210C (Russell và Webb, 1976). Nó có thể sinh trƣởng ở

những vùng cao tới 1000m so với mực nƣớc biển. Thích hợp với những nơi

có lƣợng mƣa cao nhƣng có thể tồn tại ở những nơi có lƣợng mƣa thấp

500mm/năm. Phát triển mạnh ở chỗ đất bùn lầy, chịu đƣợc ngập nƣớc (tới

60cm), nên suất hiện nhanh ở các bờ sông, suối, cống rãnh. Có thể sinh

trƣởng ở đất đỏ, đất mặn, đất phèn…nhƣng ƣa đất phù sa, đồng bằng. Para là

cây cỏ nửa nƣớc, nửa cạn và có thể sống đƣợc cả ở những nơi nƣớc chảy.

* Tính năng sản suất

Năng suất cỏ thay đổi nhiều, có nơi đạt 120 tấn/ha trong 5 lần cắt

(Havard – Duclos, 1969).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

14

Bảng 1.7: Năng suất Cỏ Para thay đổi theo tuổi thu hoạch

Tuổi, Năng suất 4 tuần 6 tuần 8 tuần

Tấn CK/ha 11,5 14,4 17,1±0,72

Những thí nghiệm tại Cuba cho biết mật độ chăn thả là 4,79 và 2,35 con

gia súc/ha (Mƣa và khô).

* Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng

Bảng 1.8: Sự thay đổi giá trị dinh dƣỡng Cỏ lông Para theo mùa

Mùa

4 tuần 5 tuần 6 tuần

Protein thô Xơ Protein thô Xơ Protein thô Xơ

Mƣa 11,69 24,10 11,19 25,70 8,00 25,40

Khô 6,49 23,50 6,48 23,70 5,60 24,40

Bảng 1.9: Thành phần dinh dƣỡng của cỏ lông Para

Đặc điểm mẫu Chất

khô

% chất khô

Protein

thô

thô Tro

Mỡ

khô

Dẫn xuất

không

đạm

(DXKĐ)

Tƣơi, 6 tuần tuổi (Ấn Độ) 29,5 14,2 26,6 12,4 1,9 44,9

Tƣơi, 10 tuần tuổi (Ấn Độ) 39,8 13,2 29,4 12,0 1,5 43,9

Tƣơi, 14 tuần tuổi (Ấn Độ) 36,3 11,9 28,5 11,3 1,8 46,5

Khô, 35 ngày (Venezuela) - 10,9 30,5 8,7 1,8 48,1

Khô, 45 ngày (Venezuela) - 12,0 27,3 10,7 2,9 47,1

Khô, 55 ngày (Venezuela) - 10,4 27,9 9,9 3,0 48,8

Tƣơi, giữa ra hoa (Trindad) 29,0 9,4 30,8 9,9 2,0 50,9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

15

1.2.4. Cỏ lau (Saccharum arundinaceum Retz)

Cỏ Lau là loài cỏ sống lau năm, có thân rễ ngắn mọc đứng tạo thành

khóm to. Thân cao từ 2 – 7m, xốp ở gốc, thân thẳng đứng, nhẵn, các đốt tròn,

bóng. Lá phẳng, cứng, dai, hình ngọn giáo dài, nhọn đầu, gốc hẹp, nhẵn dài

1– 2m; gân dày, bóng, mầu trắng; bẹ lá tròn, dai, rất nhẵn, họng không có tai,

lƣỡi bẹ ngắn, mềm, có lông mày.

Cụm hoa là chùy kép, thẳng, thuôn, có lông, màu xám nhạt, dài 0,3 -

1m, cuống chung lớn, nhẵn, các nhánh xếp vòng, hình sợi, có đốt, dễ gãy.

Bông chét màu lục nhạt hay hơi tím, màu vàng nhạt hay hơi tím ở đỉnh, hình

dải có mũi nhọn, gốc bông chét có lông ngắn. Mày hình ngọn giáo, mỏng

nhọn mép có lông mi. Nhị có bao phấn dài 2mm. Bầu có đầu nhụy màu nâu

nhạt, dài gấp đôi vòi.

Cỏ Lau là loài cỏ cổ nhiệt đới gặp ở khắp nơi ở nƣớc ta.

Cây cỏ Lau mọc phổ biến ở vùng đồi núi cao, khô, nhiều nắng, trên các

vùng nhiều cỏ và cây bụi. Cây cũng mọc ở nơi ẩm dọc các rạch. Cây cỏ Lau

ra hoa từ tháng 6 – 12 hàng năm.

1.3. Cơ sở đánh giá chất lƣợng các giống cỏ

Chất lƣợng của các giống cỏ đƣợc đánh giá bằng thành phần hóa học có

trong giống cỏ đó, (Nguyến văn Thƣởng và L.S.Sumilin, 1992). Thành phần

dinh dƣỡng của thức ăn xanh phụ thuộc vào giống cây trồng, điều kiện khí

hậu, đất đai, kỹ thuật canh tác và giai đoạn sinh trƣởng. Đây là một chỉ tiêu

hết sức quan trọng không thể thiếu khi nghiên cứu đánh giá một giống cây

thức ăn, trên cơ sở đó giúp các nhà chăn nuôi tính toán khẩu phần ăn cho gia

súc một cách hợp lý, tạo điều kiện sinh trƣởng và phát triển tốt cho gia súc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

16

Trong thực tế để đánh giá chất lƣợng các giống cỏ ngƣời ta thƣờng tập

trung chủ yếu vào 4 chỉ tiêu đó là: Vật chất khô (VCK), Protein, đƣờng và

chất xơ.

Một giống cây thức ăn tốt là giống cho năng suất cao, phần trăm vật

chất khô, protein, đƣờng cao, tỷ lệ xơ trong thức ăn thấp, tỷ lệ lá/thân cao,

trong đó chỉ tiêu protein đƣợc chú ý hơn cả.

Trong thực tế khi chăn thả bình thƣờng giá trị thức ăn cao nhất trong

thời gian đầu khi cỏ mọc nhanh ra nhiều lá mới, giá trị thức ăn thƣờng giảm

khi cỏ bắt đầu đâm bông và tiếp tục giảm khi cỏ càng già. Khi chăn thả liên

tục theo những khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau, giá trị dinh dƣỡng của

cỏ có thể ở mức tƣơng đối cao nhƣng nhƣ vậy năng suất bị giảm đi nhiều.

Theo Viện chăn nuôi quốc gia lƣợng protein thô trong cỏ hòa thảo ở Việt

Nam trung bình là 9,8%. Hàm lƣợng xơ khá cao (269 – 372g/kg vật chất khô).

Khoáng đa lƣợng và vi lƣợng ở cỏ hòa thảo đều thấp, đặc biệt nghèo về

canxi và photpho. Trong 1kg chất khô, lƣợng khoáng trung bình có ở cỏ hòa

thảo là Ca: 4,7 ± 0,4g; P: 2,6 ± 0,1g; Mg: 2,0 ± 0,1g; K:19,5 ± 0,7g; Mn: 110

± 9,9mg; Cu: 8,3 ± 0,07mg; Zn: 24 ± 1,8mg; Fe: 450 ± 1,8mg.

Các giống cây họ đậu bao giờ cũng có giá trị dinh dƣỡng cao hơn

cây thức ăn hòa thảo, điều này đƣợc thể hiện qua kết quả nghiên cứu của

nhiều tác giả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

17

Bảng 1.10: Thành phần hóa học của một số giống cỏ hòa thảo

Loài VCK (%) Pr thô (%) Xơ thô

(%)

Cỏ Ghine 23,3 2,47 7,3

Cỏ Ghine Australia 21 2,7 7,5

Cỏ Ghine K280 23,98 4,27 8,27

Cỏ Ghine Liconi 17,5 2,3 5,5

Cỏ Ghine Uganda 18 2,7 6,2

Cỏ Ghine Đông Nam Bộ 25,6 1,8 9,7

Cỏ Ghine Tây nguyên 29,7 2,9 9,6

Cỏ Ghine Trung du Bắc Bộ 21,0 2,7 6,8

Cỏ Bạc Hà 11,9 1,8 2,7

Cỏ Công viên 20 2,3 5,5

Cỏ Gừng 23 2,5 8

Cỏ Lông đồi 23,73 2,43 7,71

Cỏ Lông Para 19,14 1,82 5,07

Cỏ mật 22,5 2,8 7,4

Cỏ Môi 18,6 2,4 4,6

Cỏ Ống 16,4 2 4,76

Cỏ Tranh 27,9 1,7 10

Cỏ tự nhiên hỗn hợp 24,1 2,6 6,9

Nguồn: Viện chăn nuôi quốc gia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

18

Bảng 1.11: Thành phần hóa học của một số giống cây bộ đậu

Loài VCK (%) Pr thô (%) Xơ thô

(%)

Cây Cốt khí – lá 24,1 6,5 6,7

Cây Đậu bƣớm – thân lá 17,8 3,3 5,9

Cây Đậu cove – lá 17,7 4,7 2,1

Cây Đậu đen – thân lá 23 3,1 6,2

Cây Đậu kiếm – lá 20,6 4,2 4,2

Cây Đậu mèo – lá 22,7 4 5

Cây Đậu trắng – thân lá 21 2,2 5,6

Cây Đậu tƣơng – thân lá 24,3 4 5,6

Cây Đậu xanh – thân lá 16,52 2,61 4,72

Cây Điền thanh – lá 21 4,8 3,8

Cây Keo đậu – lá 25,7 7 3,6

Cây Muồng – lá 16,9 4,2 3,3

Cây sắn dây – lá 19,47 4,48 3,54

Cỏ Ba lá – lá 20,4 3,3 5,3

Cỏ Stylo – lá 20,1 4,1 3,3

Nguồn: Viện chăn nuôi quốc gia

Nhƣ vậy hàm lƣợng Protein trong thức ăn ở cỏ hòa thảo chỉ từ 1,7 –

4,27% trong chất xanh, còn ở cây họ đậu từ 2,2 – 7,0% trong chất xanh.

1.4. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn trên thế giới và Việt Nam

1.4.1. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn chăn nuôi trên thế giới

Ở những nƣớc có nền chăn nuôi đại gia súc phát triển, vấn đề thức ăn

rất đƣợc quan tâm và đầu tƣ nghiên cứu nhƣ: Úc, Mỹ, Brazin, Anh... Chăn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

19

nuôi là một bộ phận quan trọng trong hệ thống sản xuất của vùng đồi núi ở

Đông Nam Á, có rất nhiều tác giả nghiên cứu về cây thức ăn cho gia súc nhƣ:

Tác giả T.Kanno và M.C.M.Maccedo [49] đã tiến hành thí nghiệm gieo hạt

của các giống cỏ Brachiaria decumbens, B. brizantha, B. dictyoneura, B.

humidicola, Andropogon gayanus, Setaria sphacelata và Paspalum atratum

đầu mùa mƣa tại các cánh đồng ở khu vực đầm lầy. Các tác giả thấy không có

loài nào có thể sống sót trong mùa mƣa ở khu vực đất lầy. Còn khi gieo hạt

vào giữa mùa mƣa thì chỉ còn một lƣợng nhỏ cây giống con còn tồn tại vào

cuối mùa mƣa, tuy nhiên không thể sống sót đến hết mùa mƣa. Những kết quả

chỉ rõ rằng giai đoạn cây con phù hợp nhất ở khu vực đầm lầy là bắt đầu mùa

khô, khi đất trở nên cứng có thể sử dụng đƣợc máy kéo. Theo john W. Miles

2004 [48] chi Brachiaria là chi lớn đƣợc sử dụng làm thức ăn cho vật nuôi

vùng nhiệt đới châu Mĩ.

Ở Indonexia, trong tình hình thức ăn của trâu, bò chiếm 56% là cỏ tự

nhiên, 21% là rơm, 16% là cây lá khác và 7% là phụ phẩm thì trong 4 giải

pháp để giải quyết thức ăn là thâm canh, trồng giống cỏ tốt (cỏ voi và cây

đậu) [47].

Ở Thái Lan, với 70% dân liên quan đến sản xuất nông nghiệp, sản

phẩm trồng trọt có giá trị thấp, thịt bò và sữa chƣa đủ cung cấp cho nhu cầu

tiêu dùng. Theo FAO, Chính phủ Thái Lan có chủ trƣơng tăng thu nhập của

ngƣời dân bằng giải pháp: Giảm trồng lúa, sắn, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi

đặc biệt là gia súc nhai lại. Nông dân trong dự án đƣợc cung cấp hạt giống cỏ

để trồng.

Ở Trung Quốc, cây thức ăn gia súc đƣợc chú ý phát triển ở khu vực

phía Nam. Trong quá trình nghiên cứu đã xác định đƣợc các giống cỏ Stylo,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

20

Brachiaria, Pennisetum,... sử dụng có hiệu quả cho gia súc. Hàng năm còn sản

xuất đƣợc 20,5 tấn hạt cỏ cung cấp cho trong và ngoài nƣớc.

Ở Philippin, với 90% gia súc nhai lại nuôi tại vƣờn nhà hoặc ở các

trang trại nhỏ đƣợc trồng các giống cỏ Stylo 184, Panicum maxinum,

Paspalum atratum,... đều phát triển tốt cung cấp nguồn thức ăn cho gia súc.

Ngoài ra, các giống cỏ trên còn đƣợc trồng theo đƣờng đồng mức ở đất dốc,

cải tạo đất trống đồi núi trọc, trồng dƣới tán cây ăn quả. Hàng năm còn sản

xuất đƣợc trên 1 tấn hạt cỏ (E.F.Latinh, F.Gagunda, 1995).

Một số nƣớc khác nhƣ Malaysia, Lào.... cũng đã chú trọng đầu tƣ phát

triển cây thức ăn cho gia súc từ những năm 1985. Cho đến nay một số giống

cỏ hòa thảo và cây ho đậu đƣợc chọn lọc, đang phát huy hiêu quả cao trong

sản suất. Hàng năm sản xuất đƣợc 2-3 tấn hạt cỏ các loại.

Có thể nói, phong trào trồng cây thức ăn xanh để chăn nuôi gia súc

đang đƣợc nhiều nƣớc quan tâm. Nó thực sự là động lực thúc đẩy ngành chăn

nuôi đại gia súc ngày một phát triển.

1.4.2. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam

Đồng cỏ trồng của nƣớc ta hiện nay còn rất hạn chế, chủ yếu là trồng

xen, tận dụng... chƣa thành phổ biến đại trà. Ở nƣớc ta cũng đã có nhiều cố

gắng mở rộng diện tích gieo trồng, vừa đảm bảo lƣơng thực cho con ngƣời

vừa có thể tận dụng cho chăn nuôi gia súc. Từ năm 1960, chúng ta đã có chủ

trƣơng phát triển đồng cỏ chăn nuôi trâu bò ở những vùng thiếu cỏ. Nếu nhƣ

năm 1960 ở miền Bắc chỉ có 96 ha trồng cỏ thì qua năm 1961 và 1962 diện

tích này đã tăng lên 323 và 678 ha. Sang năm 1962, theo số liệu ở 6 tỉnh đồng

bằng, diện tích trồng cỏ và cây ngô đay làm thức ăn cho trâu bò đạt tới 3587

mẫu Bắc bộ. Năm 1976 Bộ Nông nghiệp đã phát hành bản dự thảo “Quy

phạm xây dựng, dự trữ và quản lý đồng cỏ”, từ đó đến nay diện tích đồng cỏ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

21

trồng có tới 5000 – 6000 ha, nhiều cơ sở nhƣ Mộc Châu, Sao Đỏ, Đồng Giao,

Phú Mãn,...đã xây dựng hàng nghìn ha đồng cỏ chăn nuôi luân phiên. Nhiều

khu vực chăn nuôi tập thể đã tiến hành cải tạo bãi cỏ tự nhiên, đồng cỏ cho

trâu bò và lợn, nhiều hợp tác xã đã sử dụng đất ven bờ sông nhỏ, ven đê trồng

cỏ cung cấp cho gia súc. Tuy nhiên, diện tích đất trồng cỏ của Việt nam vẫn

còn rất nhỏ so với các nƣớc trong khu vực. Theo số liệu FAO năm 1990 thì ở

khu vực Đông Nam Á diện tích đất dành cho chăn nuôi là 3,7% tổng diện tích

đất tự nhiên thì Việt Nam chỉ đạt 0,01%.

1.5. Những nghiên cứu về đồng cỏ tự nhiên

1.5.1. Những nghiên cứu về thành phần loài, dạng sống

1.5.1.1. Thành phần loài

Thành phần loài của các quần xã cỏ vùng Đông Dƣơng và Đông Nam Á

đƣợc nghiên cứu rất ít. Phần lớn các công trình nghiên cứu tập trung nghiên

cứu thành phần loài họ hòa thảo Whyte R.O (1975); Nguyễn Minh Thuật

(1958); Bor N.L (1960); Gibliland N.B (1971) và những ngƣời khác.

Những hiểu biết về thành phần loài thực vật đồng cỏ Bắc Việt Nam còn

rời rạc và không đầy đủ. Nguyễn Đình Ngỗi và Võ Văn Chi (1964) nghiên

cứu thành phần loài của thảm cỏ vùng Hữu Lũng (Lạng Sơn) [31]. Dƣơng

Hữu Thời (1963) nghiên cứu thành phần loài của vùng ngoại thành Hà Nội,

Dƣơng Hữu Thời, Nguyễn Đình Ngỗi (1965) nghiên cứu thành phần loài của

các quần xã cỏ trong nông trƣờng Hà Trung. Dƣơng Hữu Thời, Hoàng Chung,

Nguyễn Ngọc Chất, Phạm Quang Anh (1969) nghiên cứu thành phần loài

đồng cỏ Ngân Sơn (Bắc Kạn ) [42].

Nghiên cứu thành phần loài thực vật thuộc thảo còn nằm rải rác ở các

công trình nghiên cứu về thảm thực vật khác. Phan Nguyên Hồng (1970)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

22

nghiên cứu thành phần loài ven biển Bắc Việt Nam đã chia thảm thực vật Bắc

Việt Nam ra các kiểu rừng và thảm thực vật khác nhau.

Trong công trình tổng kết các nghiên cứu đồng cỏ Bắc Việt Nam Dƣơng

Hữu Thời (1981) có công bố số liệu thu đƣợc về thành phần loài của 5 vùng thuộc

Bắc Việt Nam gồm 213 loài thƣờng gặp. Trong quá trình nghiên cứu ông đề cập

khá đầy đủ về loại hình đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam [41].

Hoàng Chung (1980) đã công bố thành phần loài thu đƣợc là 233 loài,

thuộc 54 họ và 44 chi khi ông nghiên cứu đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam [13].

Nguyễn Thế Hƣng, Hoàng Chung (1995) khi nghiên cứu về một số đặc

điểm sinh thái, sinh học của savan Quảng Ninh và các mô hình sử dụng đã

phát hiện đƣợc 60 họ với 131 loài thực vật khác nhau [24].

Ma Thế Quyên nghiên cứu về động thái đồng cỏ trong mối quan hệ với

hình thức sử dụng của ngƣời dân địa phƣơng (Ngân Sơn – Bắc Kạn) sƣu tầm

đƣợc 88 loài 35 họ.

Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu thành phần loài cây thức ăn

gia súc ở vùng nhiệt đới: Lê Sinh Tăng, Nguyễn Chính (1959); Nguyễn

Quang Ngọ, Lê Sinh Tăng (1969); Trịnh Văn Thịnh và các tác giả (1974);

Điền Văn Hƣng (1975); Nguyễn Đăng Khôi (1978, 1979, 1981); Võ Duy

Giang (1983); Dƣơng Thành Liên (1981); Bùi Xuân An, Ngô Văn Mậu

(1981); Vũ Văn Thƣờng, Hoàng chung (2004); Hoàng Chung, Nguyễn Thị

thủy (2006); Hoàng Chung, Nguyễn Thị Hải Yến (2006). Một số tác giả có đề

cập đến cải tạo đồng cỏ tự nhiên, sự dụng hợp lý hơn hay tạo đồng cỏ trồng,

nhập nội một số loài cỏ mới phân tích thành phần dinh dƣỡng một số loài cỏ

Việt Nam, Hoàng Kim Nhuệ (1979), Võ Văn Tự (1983) …

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

23

1.5.1.2. Những vấn đề nghiên cứu về dạng sống

Về dạng sống thực vật đã từ lâu đƣợc các nhà thực vật nghiên cứu quan

tâm, E.Warming (1984, 1908, 1909), Raunkier (1905 ,1934) khi lập hệ thống

dạng sống ông đã sử dụng những đặc điểm sinh học (đặc điểm chồi, những

phƣơng thức sinh sản, sự kéo dài đời sống, sự phát triển). Raunkier (1905,

1934) khi phân chia dạng sống đã đƣa ra nhiều bảng phân loại dạng sống của

thực vật [13].

Ở Liên Xô (cũ) việc phân loại dạng sống của các loài thực vật thuộc loại

hình đồng cỏ, thảo nguyên, có các tác giả: Vƣsoski (1915), Kazakevit (1922),

Villiams (1922), Laprenco (1935), Salut (1955)…Quan trọng nhất là công

trình nghiên cứu dạng sống thực vật của Dodulin (1959), Xerebriacop (1954,

1955, 1962, 1946 ), Golubep (1962, 1968) ….

Ở Việt Nam Doãn Ngọc Chất (1969) có nghiên cứu một số dạng sống

của một số loài thuộc họ hòa thảo (poaceae).

Hoàng Chung (1980) thống kê thành phần dạng sống cho loại hình

đồng cỏ Bắc Việt Nam đã đƣa ra 18 kiểu dạng sống cơ bản và bảng phân loại

kiểu đồng cỏ, savan, thảo nguyên của miền Bắc Việt Nam.

1.5.2. Năng suất đồng cỏ

Trên thế giới việc nghiên cứu năng suất đồng cỏ đƣợc tiến hành nhiều

vào thế kỉ 20. Có những nhà khoa học Ivanop (1941); Odum (1968); Rodin

(1968)…đã nghiên cứu sâu về năng suất với mục đích làm sáng tỏ quá trình

tích lũy vật chất hữu cơ, cũng nhƣ sự chuyển đổi sản phẩm và năng lƣợng

trong các thực vật quần hay hệ sinh thái. Nghiên cứu năng suất sinh học các

thảm cỏ vùng Đông Nam Á có Iwaki và cộng sự (1964, 1969), Ogawa và

cộng sự (1961).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

24

Ở Việt Nam đến năm 1955 hầu nhƣ chƣa có công trình nào nghiên cứu

về năng suất đồng cỏ. Từ năm 1960 đến nay nhiều công trình nghiên cứu

năng suất đã đƣợc tiến hành, điển hình trên các quần xã cỏ trồng, còn nghiên

cứu trên đồng cỏ tự nhiên thì chỉ nghiên cứu một số cây có giá trị kinh tế cao

và chủ yếu tính sản lƣợng cỏ trong một số vùng nhằm phục vụ cho kế hoạch

phát triển chăn nuôi đại gia súc ở vùng đó. Nhiều công trình nghiên cứu về

năng suất các loại cỏ trồng (chăn thả hay đồng cỏ cắt), Hoàng Chung (1981,

2002); Hoàng Chung và cộng sự (2004) nghiên cứu năng suất đồng cỏ vùng

núi phía Bắc Việt Nam.

1.5.3. Những nghiên cứu về động thái đồng cỏ

Những nghiên cứu về động thái của các quần xã tự nhiên đã đƣợc tiến

hành tƣ lâu nhƣ các tác giả Vuxotski G.N (1908, 1909, 1915) và Pachoxki I.K

(1917, 1921) khi nghiên cứu ảnh hƣởng của sự chăn thả đến thảm thực vật đã

đi đến kết luận, chăn thả gia súc là một trong những yếu tố quan trọng làm

thay đổi thảm thực vật trên diện tích lớn. Những thí nghiệm của Lyupcaya

A.F (1935), trên đồng cỏ Nga cho thấy chăn thả có ảnh hƣởng trực tiếp tới

đất, qua đất đến thảm thực vật.

Lavrenco F.M (1938, 1940) khi nghiên cứu về sự biến đổi của thảm cỏ

trong quá trình chăn thả đã đề nghị chia những biến đổi của thực vật trong

đồng cỏ thành những thay đổi hàng năm và những thay đổi lâu năm. Đối với

những đồng cỏ chăn thả, những thay đổi ngắn hạn là quan trọng nhất.

Xennhicop A.P (1941) đã phát hiện những động thái mùa của thảm thực

vật và chia thành 7 giai đoạn phát triển nối liên với các thời kỳ ra hoa kết quả

của một số cây cố định. Khi nghiên cứu sự thay đổi của các trạng thái vật hậu

học của các loài trong đồng cỏ và sự biến đổi cấu trúc của thảm cỏ, ông đã

chia ra thành 8 giai đoạn biến động mùa trong chu kỳ 1 năm của đồng cỏ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

25

Nghiên cứu ảnh hƣởng của việc cắt cỏ đến thành phần loài thực vật

Dmitriep (1948) cho thấy, nếu nhiều năm cắt cỏ vào đúng thời gian ra hoa của

cỏ sẽ làm thay đổi lớn loài thực vật trong đồng cỏ.

Larin I.V (1965) khi nghiên cứu động thái thảm thực vật đồng cỏ ở

miền tây Cazacstan đã đƣa ra 2 nhóm yếu tố làm thảm thực vật thay đổi là

động thái ngoài và động thái trong.

Hoàng Chung (1974), Uchenkhin (1977) đã nghiên cứu về biến động

mùa của từng loài riêng biệt trong quần xã và nhóm lại thành các kiểu hình

theo phân bố không gian và thời gian. Một tính chất quan trọng của quần xã

thực vật có liên quan mật thiết với cấu trúc không gian và thời gian là năng

suất. Đồng thời nó là vấn đề tích lũy và động thái của các phần sống và phần

chết của thực vật thuộc thảo, đặc biệt là trong thảo nguyên đồng cỏ, nó có ý

nghĩa rất lớn trong nghiên cứu không chỉ thảm thực vật mà cả quá trình mùn

hóa, quá trình tích lũy và phân hủy các chất hữu cơ [13].

Hoàng Chung (2000) đã nghiên cứu biến động mùa quần xã cỏ miền

Bắc Việt Nam. Công trình này của ông bắt đầu nghiên cứu từ năm 1975 đã đề

cập khá đầy đủ về nhƣng chỉ tiêu khí hậu, đất đai phần trên mặt đất và phần

dƣới đất và đã đi đến kết luận thực vật đồng cỏ miền Bắc Việt Nam là xanh

quanh năm, biến động khối lƣợng quan hệ mật thiết với khí hậu, đặc biệt là độ

ẩm của đất. Cuối cùng đã nêu lên đƣợc quy luật động thái của đồng cỏ vùng

núi phía Bắc Việt Nam [13].

1.6. Những nghiên cứu về thoái hóa đồng cỏ do chăn thả và vấn đề sử

dụng hợp lý đồng cỏ Bắc Việt Nam

1.6.1. Những nghiên cứu về thoái hóa đồng cỏ do chăn thả

Đồng cỏ bị thay đổi dƣới tác động thƣờng xuyên của con ngƣời, vì

đồng cỏ đã và luôn luôn là đối tƣợng hoạt động kinh tế nông nghiệp của con

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

26

ngƣời. Ngày nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề thoái hóa

của các đồng cỏ chăn thả, cũng nhƣ các thảm cỏ ở các vùng khác nhau.

Ở Liên Bang Nga đã tích lũy khá nhiều tƣ liệu của đới thảo nguyên và

bán hoang mạc .G.I.Vuxotsky (1915), ông đã xác định đƣợc 4 giai đoạn thoái

hóa của thực vật thảo nguyên dƣới tác động của chăn thả. Patrotski (1917)

nghiên cứu đới nam của thảo nguyên Stypa longifolia, ông chia thành 5

giai đoạn thoái hóa, trong đó có cả giai đoạn chăn thả và giai đoạn không

chăn thả đƣợc.

V.V.Aleokhin (1934) nghiên cứu ở vùng Kursk thuộc đới phụ (phía

Bắc) của thảo nguyên đồng cỏ đã xác định những giai đoạn thoái hóa do chăn

thả. Andreev (1958) khi nghiên cứu các giai đoạn hình thành và thoái hóa của

thực bì thảo nguyên ở nam Nga đã chia thành 8 giai đoạn, giai đoạn đầu là sự

chặt hạ và cuối cùng là sự hình thành thảm bào tử thực vật. Abramtruk (1980)

để đánh giá mức độ thoái hóa của quần xã cỏ do tác động của con ngƣời, đã

sử dụng mức độ tham gia của các loài gần ngƣời (số lƣợng loài, độ nhiều)

trong thành phần của chúng. Để thực hiện đƣợc các ông đã đƣa ra thang bậc

gồm 3 mức. Sự khác nhau giữa các mức phụ thuộc vào mức độ thoái hóa do

con ngƣời tạo ra. Đồng cỏ vùng nhiệt đới thoái hóa dƣới tác động của các yếu

tố con ngƣời tạo ra từ lâu đã trở thành vấn đề nóng bỏng cho nền kinh tế và

cho chăn nuôi của sứ nhiệt đới. Nhƣng những nghiên cứu về vấn đề này cho

đến nay còn ít.

Đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam đƣợc hình thành do kết quả tác động

lâu dài của con ngƣời. Đặc biệt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới. Đồng thời

đồng cỏ lại phân bố chủ yếu ở vùng núi, sƣờn có độ dốc khá lớn, do đó vấn đề

thoái hóa của đồng cỏ trong quá trình sử dụng là một trong những vấn đề nan

giải hiện nay của các nhà nghiên cứu đồng cỏ Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

27

Những nghiên cứu về thoái hóa của đồng cỏ do chăn thả ở Việt Nam

cho đến nay vẫn còn rất ít, Dƣơng Hữu Thời (1981), trong cuốn „„đồng cỏ Bắc

Việt Nam‟‟ khi phân tích thành phần loài và các điều kiện sinh thái của đồng

cỏ đã dề cập tới hai nguyên nhân của thoái hóa đồng cỏ Bắc Việt Nam đó là

cƣờng độ chăn thả và điều kiện khí hậu [41]. Hoàng Chung (1981, 1983) đã

phân tích ảnh hƣởng của chăn thả không kế hoạch trên sự thay đổi thành phần

loài, cấu trúc và năng suất của thảm cỏ vùng thôm Luông (Ngân Sơn). Ông

thấy những tác động do con ngƣời trên lớp phủ thực vật vùng nhiệt đới bƣớc

đầu dẫn tới sự hình thành thực bì cỏ, một trong số các loại hình thứ sinh. Sau

đó do chăn thả và tác động khác nhau đã làm cho đồng cỏ bị thoái hóa dần và

biểu thị ra 5 giai đoạn của thoái hóa, cuối cùng của nó đó là trên mảnh đất của

đồng cỏ sẽ xuất hiện savan cây bụi hay savan cỏ (hay một kiểu thảm thứ sinh

nào đó của cây bụi rồi tiến tới rừng).

1.6.2. Vấn đề sử dụng hợp lý đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam

Đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam do hoạt động khai phá rừng ngày càng

tăng lên, diện tích đồng cỏ ngày càng mở rộng. Hiện nay đồng cỏ đƣợc sử

dụng với nhiều mục đích khác nhau, nhƣ làm bãi chăn thả, trồng cây lƣơng

thực, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng rừng…Trong thực tế tại các

vùng có sử dụng đồng cỏ vào mục đích chăn nuôi phần lớn chƣa có phƣơng

thức sử dụng hợp lý, khai thác một cách nặng nề làm cho thảm cỏ ngày càng

bị thoái hóa. Vấn đề sử dụng hợp lý đồng cỏ cũng đƣợc đề cập đến trong thời

kỳ này, nhƣng cho đến nay vấn đề này còn là mới mẻ, tài liệu còn quá ít.

Những công trình nghiên cứu dành cho vấn đề sử dụng hợp lý đồng cỏ

rải rác ở một số công trình: Nguyễn Vũ Hùng, Bùi Văn Minh (1968) có

nghiên cứu về sử dụng luân phiên đồng cỏ ở Ba Vì, và có đề nghị chia thành 6

ô, mùa hè sử dụng 5 ô. Trong một đàn gia súc số lƣợng lên là 100 - 150con,

diện tích đồng cỏ nên là 50 - 80 ha.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

28

Võ Văn Trị (1983) đã chia đồng cỏ thành những ô nhỏ, sự luân phiên

trong mùa hè theo ông có thể khoảng 40 - 45 ngày, mùa đông là 60 ngày.

Dƣơng Hữu Thời (1981) có đề cập tới một số vấn đề sử dụng hợp lý nhƣ

luân phiên đồng cỏ, trồng cỏ, diệt trừ cây bụi [41].

Vấn đề cải tạo đồng cỏ có Võ Văn Trị (1968) tiến hành dùng phân vô

cơ bón cho đồng cỏ Ba vì và ông thấy đạt kết quả tốt trong điều kiện độ ẩm

đất cao hơn 24 %, theo ông với đất chua vùng Ba Vì nên dùng phân NH4NO3.

Trần Nhơn (1981) cũng thí nghiệm trồng một số loài cỏ nhập nội đạt

kết quả tốt.

Nguyễn Nghi, Phan Văn Lợi, Trần Công Xuân (1982), Nguyễn Văn

Thƣởng (1977) cũng thu đƣợc kết quả tốt nhƣ trồng cây hỗn hợp cỏ hoa thảo

với họ đậu.

Trịnh Văn Thịnh (1977) cũng tiến hành trồng một số cây cây cỏ đạt

năng suất cao.

Hoàng Chung (1981) tiến hành nghiên cứu vấn đề sự dụng hợp lý đồng

cỏ vùng núi Bắc Việt Nam nhằm hạn chế tác động phá hoại lớp phủ và lớp đất

mặt do chăn thả, hay những tác động khác làm giảm sút thảm cỏ

Tóm lại: Chăn nuôi là một ngành quan trọng của kinh tế nông nghiệp và từ

lâu con ngƣời đã dùng nó, vì thế nghiên cứu về đồng cỏ và cây thức ăn gia

súc cũng có từ lâu. Bƣớc đi trong nghiên cứu đồng cỏ phản ánh lịch sử phát

triển của chăn nuôi, từ đồng cỏ tự nhiên đến đồng cỏ trồng, từ thành phần loài

và dạng sống để phục vụ khai thác tốt hơn đến nghiên cứu năng suất chất

lƣợng nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và nghiên cứu ảnh hƣởng chăn thả

đến quá trình thoái hóa đồng cỏ để có quy trình sử dụng tốt, và cuối cùng là

nghiên cứu thâm canh đồng cỏ để nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện

tích trồng cỏ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

29

Chƣơng 2

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Lục Ngạn

2.1.1. Vị trí địa lý, khí hậu, thủy văn

2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

Lục Ngạn là một huyện miền núi, nằm trên trục đƣờng Quốc lộ 31, trung

tâm huyện lỵ là thị trấn Chũ cách thành phố Bắc Giang 40 km về phía Đông.

Huyện Lục Ngạn có tổng diện tích tự nhiên là 101.728,2 ha, đƣợc chia thành 02

vùng rõ rệt: Vùng thấp gồm 17 xã và thị trấn Chũ; vùng cao gồm 12 xã.

Địa giới hành chính huyện Lục Ngạn nhƣ sau:

+ Phía Bắc giáp huyện Hữu Lũng và huyện Chi Lăng của tỉnh Lạng Sơn.

+ Phía Đông giáp huyện Sơn Động của tỉnh Bắc Giang và huyện Lộc

Bình tỉnh Lạng Sơn.

+ Phía Tây và Nam giáp huyện Lục Nam của tỉnh Bắc Giang.

Địa hình: Huyện Lục Ngạn là một bồn địa đƣợc bao bọc bởi 2 dải núi

lớn là Bảo Đài ở phía Bắc và Yên Tử, Huyền Định ở phía Nam và Đông Nam.

Địa hình chia thành 2 vùng rõ rệt là vùng cao và vùng thấp. Vùng thấp

bao gồm những dãy đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng có độ cao trung

bình từ 100 – 150m so với mực biển, độ dốc < 200. Vùng cao bao gồm

những dãy núi có độ dốc trung bình từ 25 – 300, độ cao trung bình > 300m

so với mực nƣớc biển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

30

3

0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

31

2.1.1.2. Khí hậu, thủy văn

Khí hậu: Nằm ở phía đông bắc của vùng Đông Bắc Việt Nam, Lục

Ngạn là một huyện trung du miền núi có địa hình tƣơng đối thấp. Dạng địa

hình phổ biến là núi thấp và đồi, núi trung bình ít và không có núi cao.

Huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa

đông lạnh. Khí hậu phân hoá rõ rệt theo mùa: Mùa mƣa nóng ẩm trùng với mùa

hè và mùa đông lạnh khô vào đầu mùa, lạnh ẩm vào cuối mùa.

Mùa mƣa: kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Vào mùa này gió

mùa Đông Nam mang hơi nƣớc từ biển Đông vào nên thƣờng gây ra mƣa lớn;

lƣợng mƣa tập trung vào tháng 6, tháng 7 và tháng 8. Đây cũng là mùa có độ

ẩm và nhiệt độ cao, độ ẩm lên tới 87% vào tháng 8; nhiệt độ cao nhất trong

năm thƣờng vào tháng 6 trung bình là 29,90C.

Vị trí địa lý và địa hình không thuận lợi để đón gió mùa gây mƣa lớn,

nên Lục Ngạn có chế độ mƣa ít là phổ biến, chỉ các vùng núi mới có mƣa vừa.

Tuy lƣợng mƣa hàng năm nhìn chung thuộc loại thấp tổng lƣợng mƣa trong

năm là 1581,4mm nhƣng tính chất khô hạn của mùa ít mƣa lại không khắc

nghiệt do có độ ẩm cao và mƣa phùn thuận lợi cho các loại cây trồng phát triển

Mùa khô từ tháng 10 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hƣởng

của gió mùa Đông Bắc thƣờng gây rét đậm kéo dài, nhiệt độ thấp vào tháng 1

và tháng 12. Lƣợng bốc hơi lớn, độ ẩm không cao, khoảng 74 - 75% vào

tháng 10 và 11, tiết trời rất hanh khô. Vào mùa này cũng thƣờng xuất hiện

sƣơng muối nhƣng lƣợng gây hại là không đáng kể.

Số giờ nắng: Nằm phía đông bắc của vùng Đông Bắc Việt Nam, chịu

ảnh hƣởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc nên huyện Lục Ngạn có số giờ

nắng thấp, tổng số giờ nắng cả năm là 1242,3 giờ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

32

Chế độ gió: Nằm trong vùng Đông Bắc Việt Nam, cách xa biển có địa

hình vùng núi nên ở địa bàn nghiên cứu chế độ gió phụ thuộc chủ yếu vào

điều kiện địa hình địa phƣơng. Tần suất lặng gió đạt giá trị rất lớn, trong

khoảng 54 - 64%. Vào mùa đông, hƣớng gió chủ yếu là Bắc có tần suất

tƣơng đối lớn, đạt 23 - 43%. Trong mùa hè hƣớng gió là Nam và Đông Nam

với tần suất mỗi hƣớng dao động trong khoảng 13 - 23%. Tần suất lặng gió thay

đổi không nhiều trong năm, khoảng 24 - 46%.

Tốc độ gió trung bình năm dao động trong khoảng 0,9 - 1,8m/s phụ

thuộc vào điều kiện địa hình địa phƣơng. Tốc độ gió trung bình lớn nhất

thƣờng quan sát vào mùa đông đạt 1,5 - 2,6 m/s ở những khu vực tƣơng đối

thoáng gió. Còn trong các thung lũng tốc độ gió trung bình ít thay đổi trong

năm và đạt trên dƣới 1,0 m/s. Tốc độ gió trung bình của các hƣớng gió chính

tƣơng đối lớn, đạt 2 - 4m/s.

Các hiện tƣợng thời tiết đặc biệt nhƣ: Mƣa đá, sƣơng mù, mƣa phùn, gió khô nóng

và chịu ảnh hƣởng của bão... xảy ra với tần suất ít và thời gian ngắn.

Thủy văn: Trên địa bàn huyện có sông Lục Nam chảy qua, cùng với

đó là hệ thống các hồ có trữ lƣợng nƣớc lớn nhƣ: Hồ Quý Sơn; hồ làng Thum;

hồ Khuân Thần và nguồn nƣớc ngầm vô cùng lớn phục vụ cho sản xuất nông

nghiệp. Tuy nhiên, phân bố nguồn nƣớc không đều theo địa hình và các mùa

trong năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

33

Bảng 2.1: Đặc điểm khí hậu huyện Lục Ngạn, năm 2011

Tháng

Nhiệt độ

trung bình

(0C)

Độ ẩm

trung bình

(%)

Lƣợng mƣa

trung bình

(mm)

Bốc hơi

(mm)

Số giờ

nắng

(giờ)

1 17,4 83 108,4 58,5 25,4

2 20,2 81 5,5 77,4 84,4

3 21,2 80 11,7 101,0 34,0

4 22,9 87 106,1 67,2 45,7

5 27,8 86 180,8 91,9 115,0

6 29,9 81 302,1 124,0 199,2

7 29,5 81 220,5 132,3 139,0

8 27,1 87 454,6 75,1 127,2

9 27,9 86 166,7 85,3 158,4

10 24,9 74 12,1 142,1 140,0

11 21,0 75 0,2 90,1 100,8

12 18,5 80 12,7 67,4 73,2

Tổng 288,3 981 1581,4 1112,3 1242,3

TB 24,0 81,8 131,9 92,7 103,5

(Nguồn: Trạm khí tƣợng thủy văn huyện Lục Ngạn)

2.1.2. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất

Huyện Lục Ngạn có tổng diện tích tự nhiên là 101.728,2 ha. Do huyện

chủ yếu phát triển kinh tế nông nghiệp nên phần lớn diện tích đất của huyện

đƣợc dùng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Các số liệu đƣợc thể hiện qua

bảng 2.2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

34

Bảng 2.2: Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai huyện Lục Ngạn năm 2010

STT Mục đích sử dụng đất Diện tích

(ha) % Tổng số

Tổng diện tích tự nhiên 101728,2 100

1 Đất nông lâm nghiệp 66012,32 64,89

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 28592,15 28,11

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 5825,07 5,73

1.1.1.1 Đất trồng lúa 5211,46 5,12

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 40 0,04

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 573,61 0,56

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 22767,08 22,38

1.2 Đất lâm nghiệp 37354,8 36,72

1.2.1 Đất rừng sản xuất 27631,62 27,16

1.2.2 Đất rừng phòng hộ 9723,18 9,56

1.2.3 Đất rừng đặc dụng 0

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 59,97 0,06

1.4 Đất nông nghiệp khác 5,4 0,01

2 Đất phi nông nghiệp 26834,8 26,38

2.1 Đất ở 1797,03 1,77

2.1.1 Đất ở tại nông thôn 1735,11 1,71

2.2.2 Đất ở tại đô thị 62,68 0,06

2.2 Đất chuyên dùng 18477,66 18,16

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 48,25 0,05

2.2.2 Đất quốc phòng 15459,98 15,2

2.2.3 Đất an ninh 0,45 0

2.2.4 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 22,7 0,02

2.2.5 Đất có mục đích công cộng 2946,29 2,9

2.3 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng 19,84 0,02

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 328,36 0,32

2.5 Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng 6203,53 6,1

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 7,61 0,01

3 Đất chƣa sử dụng 8881,08 8,73

3.1 Đất bằng chƣa sử dụng 41,89 0,04

3.2 Đất đồi núi chƣa sử dụng 8826,89 8,68

3.3 Núi đá không có rừng cây 12,3 0,01

(Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trƣờng Lục Ngạn)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

35

Qua bảng 2.2 cho thấy: Diện tích đất nông nghiệp của huyện là

66.012,32 ha, trong đó diện tích đất phục vụ cho chăn nuôi chiếm diện tích rất

nhỏ 0,04%, do đó chƣa thể đảm bảo cho sự phát triển của ngành chăn nuôi gia

súc, nên huyện cần quy hoạch quỹ đất cũng nhƣ đƣa các giống cỏ có năng

suất cao, chất lƣơng tốt vào trồng. Diện tích đất phi nông nghiệp đặc biệt là

đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp còn quá thấp (0,02%) chƣa đảm bảo

yêu cầu cho sản xuất quy mô lớn. Do đó, sự phát triển của công nghiệp, dịch

vụ chƣa đi sâu vào các lĩnh vực chế biến hoặc dịch vụ có chất lƣợng cao nhƣ:

Siêu thị, trung tâm thƣơng mại… Bên cạnh đó một phần đất của huyện vẫn bị

bỏ hoang chƣa đƣợc sử dụng đến (8,73%).

* Tài nguyên nước

Nƣớc mƣa: Huyện Lục Ngạn là một huyện miền núi tƣơng đối khuất

gió đối với gió mùa mùa hạ nhƣng trực tiếp đón gió mùa Đông Bắc nên khí

hậu của địa bàn nghiên cứu lạnh và khô hơn so với các nơi khác của tỉnh Bắc

Giang. Hàng năm lƣợng mƣa mang đến trong huyện không lớn. Cả năm 2011,

lƣợng mƣa của huyện là 1581,4 mm và lƣợng mƣa tăng dần từ Đông Bắc

sang Tây. So với các địa phƣơng khác thì lƣợng mƣa thấp hơn trong khu vực.

Nƣớc mặt: Tài nguyên nƣớc của huyện khá phong phú, trên địa bàn

huyện có hệ thống ao, hồ có trữ lƣợng nƣớc khá lớn Hồ Khuôn Thần rộng

140ha, với dung tích 10.000.000 m3. Hồ Cấm Sơn, với diện tích mặt nƣớc hồ

2.400ha, dung tích nƣớc hồ 307 triệu m3. Hồ Làng Thum với diện tích mặt hồ

126ha, dung tích 8.334.000m3, diện tích lƣu vực là 27,5km

2, diện tích tƣới

tiêu cho 700ha. Bên cạnh đó nguồn nƣớc còn đƣợc cung cấp bởi sông Lục

Nam chảy qua địa bàn Huyện và hệ thống các con suối. Do nguồn nƣớc mặt

phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống sông, suối nên có sự phân bố không đều giữa

các tháng trong năm và chất lƣợng nƣớc cũng thay đổi theo mùa, vào những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

36

tháng đầu mùa mƣa, chất lƣợng nƣớc mặt không ổn định, độ đục lớn và có

nhiều chất hữu cơ do quá trình rửa trôi các chất trên bề mặt lƣu vƣc, gây khó

khăn cho sinh hoạt. Về mùa đông thƣờng thiếu nƣớc, vì vậy khó mở rộng diện

tích gieo trồng cây vụ đông nhƣ trồng rau, ngô, đậu tƣơng…Về mùa mƣa, ở

những nơi có địa hình, độ dốc cao do thảm thực vật bị tàn phá nên nƣớc tập

trung vào các con sông suối với lƣu tốc dòng chảy lớn gây lũ quét đột ngột ở

một số nơi,

Nƣớc ngầm: Nguồn nƣớc ngầm dồi dào và chất lƣợng tốt dủ tiêu chuẩn

cho sinh hoạt. Tuy nhiên, nƣớc ngầm phân bố không đồng đều theo cấu thành

địa chất, nên khó khăn cho khai thác, sử dụng trong sinh hoạt của nhân dân.

* Tài nguyên rừng

Diện tích đất rừng của huyện Lục Ngạn chiếm hơn 36,72% diện tích

đất nông nghiệp. Diện tích rừng có 37.354,8 ha, cung cấp nguyên liệu cho

công nghiệp chế biến các sản phẩm lâm nghiệp đồng thời giữ gìn cảnh quan

và bảo vệ môi trƣờng. Diện tích rừng của huyện luôn tăng đều theo các năm

cả về số lƣợng và chất lƣợng cây rừng, đây là điều kiện thuận lợi để huyện

Lục Ngạn phát triển bền vững.

* Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện chƣa có thông kê cụ thể và

đầy đủ, nhìn chung khoáng sản trên địa bàn huyện có trữ lƣợng không nhiều

và phân bố rải rác. Do vậy mà chƣa đóng góp đƣợc nhiều cho sự phát triển

kinh tế của huyện. Công nghiệp khai thác của huyện chủ yếu là khai thác cát,

sỏi, đá.

* Tài nguyên du lịch

Huyện Lục Ngạn có nhiều khu du lịch sinh thái nhƣ: Khu du lịch hồ

Khuôn Thần có tổng diện tích là 2700ha, có 1000ha rừng, trong đó rừng tự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

37

nhiên 500ha, rừng thông 500ha và hồ Khuôn Thần rộng 140ha, với dung tích

10.000.000 m3, trong hồ có 5 đảo lớn và 7 đảo nhỏ; Hồ Cấm Sơn với diện tích

rừng bao quanh 21.800ha, diện tích mặt nƣớc hồ 2.400ha, dung tích nƣớc hồ

307 triệu m3. Hồ Làng Thum với diện tích mặt hồ 126ha, dung tích

8.334.000m3 diện tích lƣu vực là 27,5km

2.

Bên cạnh đó huyện cũng có nhiều địa danh lịch sử và các lễ hội nổi

tiếng thuộc các cụm di tích đƣợc cấp bằng công nhận “Di tích lịch sử văn

hoá” nhƣ: Đền Hả (xã Hồng Giang), đƣợc mở hội vào mồng 6,7,8 tháng giêng

hàng năm. Cùng với lễ hội Từ Hả, Lục Ngạn còn nhiều lễ hội dân gian đặc

sắc khác nhƣ hội chùa, đền Khánh Vân, hội đền Tam Giang, hội đền Chể, đền

Cầu Từ... Và đặc biệt là hội hát dân ca của các dân tộc thiểu số vùng Lục

Ngạn vào dịp 17-18 tháng 02 âm lịch hàng năm.

2.1.3. Tình hình kinh tế, xã hội huyện Lục Ngạn

2.1.3.1. Nguồn lao động

Huyện Lục Ngạn có dân số hơn 207.388 ngƣời; tỷ lệ sinh 17,08%0; tỷ

lệ chết 5,41%0 ; tỷ lệ tăng tự nhiên 11,67%o. Huyện có nguồn lao động khá

dồi dào, trong đó nguồn lao động trong ngành nông nghiệp chiếm hơn 80%.

Do vậy, Huyện Lục Ngạn cần phải có các chính sách đào tạo phù hợp để có

thể phát huy đƣợc lợi thế có nguồn lao động dồi dào.

Địa bàn huyện Lục Ngạn là nơi sinh sống của 8 dân tộc anh em là:

Kinh, Tày, Nùng, Sán Chí, Sán Dìu, Hoa, Dao, Cao Lan, sinh sống đan xen ở

các làng, bản tạo nên sự giao thoa văn hoá đặc sắc.

2.1.3.2. Phát triển kinh tế nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của

huyện. Trong những năm gần đây, huyện đã chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

38

trồng, vật nuôi, đƣa những giống mới có năng suất, chất lƣợng tốt vào sản xuất,

dần dần hình thành vùng chuyên canh tập trung mang tính chất hàng hóa.

* Về trồng trọt

Năm 2010 huyện đã gieo cấy đƣợc 8.570ha lúa; năng suất bình quân

đạt 50,5 tạ/ha; sản lƣợng đạt 43.242 tấn và trồng 2.125ha cây ngô, sản lƣợng

đạt 7.766 tấn, bình quân lƣơng thực đạt 246kg/ngƣời/năm. Huyện có 1.760ha

diện tích sắn, năng suất đạt 133 tạ/ha, sản lƣợng 23.408 tấn; 18.500ha cây vải

thiều, sản lƣợng đạt 61.050 tấn.

* Về chăn nuôi

Thực hiện có hiệu quả việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống,

thức ăn, thú y…vào sản xuất; khuyến khích chăn nuôi phát triển theo hƣớng

sản xuất hàng hóa. Đàn gia súc, gia cầm của huyện tƣơng đối ổn định và ngày

càng phát triển. Tổng đàn trâu của huyện là 21.670 con, đàn bò 6.445 con, đàn

lợn 136.630 con, dê 6.950 con. Năm 2010 sản lƣợng thịt hơi trâu, bò xuất

chuồng là 417 tấn.

2.2. Điều kiện tự nhiên và xã hội xã Kiên Lao

2.2.1. Điều kiện tự nhiên của xã Kiên Lao

* Vị trí địa lý: Kiên Lao là một xã miền núi cúa huyện Lục Ngạn, có tổng

diện tích tự nhiên là 5608,22 ha. Trung tâm xã cách trung tâm huyện khoảng

9 km về phía tây, có địa giới hành chính nhƣ sau:

+ Phía Bắc giáp với xã Sơn Hải

+ Phía Nam giáp với xã Quý Sơn

+ Phía Đông giáp với xã Kiên Thành

+ Phía tây giáp với xã Hòa Sơn, Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

39

* Đặc điểm địa hình: Với địa hình miền núi khá phức tạp, đất đai bị chia cắt

bởi các khe suối, đồi núi và những cánh đồng. Độ cao trung bình so với mặt

nƣớc biển là 100m, nơi cao nhất là 358,8m. Địa hình nghiêng theo hƣớng Tây

– Đông. Địa hình ở phía Tây Nam, Tây Bắc cao hơn địa hình ở phía Đông và

phía Nam. Nơi có địa hình thấp nhất là khu trung tâm xã.

* Thời tiết khí hậu: Nằm trong khu vực trung du và miền núi của tỉnh Bắc

Giang vì vậy khí hậu của xã là khí hậu trung gian của miền núi và miền đồng

bằng. Ngoài ra địa bàn xã cũng mang khí hậu chung của khí hậu nhiệt đới gió

mùa của miền Bắc Việt Nam, có hai mùa rõ rệt là mùa đông lạnh và mùa hè

nóng ẩm.

Nhiệt độ: Những tháng có nhiệt độ cao nhất là từ tháng 6 đến tháng 9

(nhiệt độ < 290C). Với nhiệt độ nhƣ vậy, cây trồng vẫn phát triển bình thƣờng.

Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình là 15,90C.

Nhiệt độ nhƣ vậy là thích hợp cho một số cây vụ đông nhƣ khoai tây, ngô,

rau, đậu các loại … Nhƣ vậy, yếu tố khí hậu khá thuận lợi cho sinh trƣởng và

phát triển cho các loại cây trồng.

Độ ẩm và lƣợng mƣa tƣơng đối thích hợp cho cây trồng sinh trƣởng và

phát triển. Tuy nhiên lƣợng mƣa quá nhiều vào tháng 5 đến tháng 9 cũng ảnh

hƣởng một phần đến cây trồng và một số tháng khô hạn ảnh hƣởng đến sản xuất.

2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội

2.2.2.1. Nguồn nhân lực

Năm 2011, Kiên Lao có 1.442 hộ gia đình, 6.622 nhân khẩu, trong đó

nữ là 3.293 ngƣời, nam là 3.329 ngƣời. Dân số phân bố ở 10 thôn, nhiều nhất

ở thôn Cấm Vải, Cống, Nóng. Lƣơng thực bình quân đạt 324kg/ngƣời/năm.

Tổng thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 4500.000 đồng/ngƣời/năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

40

Bảng 2.3: Hiện trạng dân số xã Kiên Lao năm 2011

STT Thôn Số khẩu Số hộ Nữ Nam

1 Cấm vải 1.024 220 517 507

2 Cống 1.206 275 599 607

3 Ao keo 299 72 152 147

4 Giữa 731 161 373 358

5 Khuôn Thần 389 88 170 219

6 Hố bông 430 89 223 207

7 Họ 642 137 314 328

8 An toàn 510 111 243 267

9 Nóng 796 177 404 392

10 Hà 595 112 298 297

Tổng 6.622 1.442 3.293 3.329

(Nguồn: UBND xã Kiên Lao)

Nhìn chung, nguồn lao động của xã tƣơng đối dồi dào, là điều kiện

thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, lực lƣợng lao động có

trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp. Do vậy, trong tƣơng lai cần có

hƣớng đào tạo nghề cho ngƣời lao động địa phƣơng.

2.2.2.2. Sản xuất Nông – Lâm nghiệp

Trồng trọt và chăn nuôi là hai thế mạnh chính của xã Kiên Lao nhƣng

số lƣợng cây trồng, vật nuôi còn ít và tập trung chủ yếu vào một số đối tƣợng

chính. Số lƣợng trâu, bò của xã tƣơng đối nhiều nhƣng diện tích đất trồng cỏ

còn quá ít, ngƣời dân chăn nuôi phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thức ăn tự

nhiên. Số liệu cụ thể đƣợc thể hiện qua bảng 2.4 và bảng 2.5:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

41

* Trồng trọt

Bảng 2.4: Các loại cây trồng chính của xã Kiên Lao năm 2011

STT Loại cây Diện tích (ha)

1 Cây lúa 373

2 Cây ngô 78

3 Cây sắn 47

4 Cây khoai lang 65

5 Cây lạc 13

6 Cây rau 92

7 Cây mía 19

8 Cây đỗ các loại 31

9 Cây làm thức ăn cho gia súc 1,8

10 Cây ăn quả 545

(Nguồn: Theo báo cáo sơ kết năm 2011 của UBND xã Kiên Lao)

* Chăn nuôi

Bảng 2.5: Các loại vật nuôi chính của xã Kiên Lao

STT Loài vật nuôi Số lƣợng (Con)

1 Trâu 845

2 Bò 186

3 Lợn 4.270

4 Dê 60

5 Ngựa 95

6 Gia cầm 8600

(Nguồn: Theo báo cáo sơ kết năm 2011 của UBND xã Kiên Lao)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

42

Tóm lại: Huyện Lục Ngạn cũng nhƣ xã Kiên Lao có tài nguyên thiên nhiên

rất đa dạng và phong phú. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất nông lâm nghiệp

chiếm diện tích lớn (65%), trên 80% dân số sống bằng nghề nông. Thu nhập

bình quân khá cao là nhờ vào đất trồng cây lâu năm (22,38%). Đất dành cho

chăn nuôi gia súc quá thấp (0,004%) nên cũng ảnh hƣởng đến phát triển kinh

tế địa phƣơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

43

Chƣơng 3

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Đối tƣợng nghiên cứu

+ Điều tra tập đoàn cây đƣợc địa phƣơng dùng làm thức ăn cho gia súc.

+ Trồng bốn giống cỏ hòa thảo là:

01 - Cỏ voi (Pennisetum purpureum)

02 - Ngô (Zea mays L)

03 - Cỏ lông Para (Brachiaria mutica)

04 - Cỏ lau (Saccharum arundinaceum Retz)

- Địa điểm nghiên cứu

Tại xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

- Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 5 năm 2011 đến tháng 2 năm 2012

3.2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu

3.2.1. Nội dung nghiên cứu

- Điều tra về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế văn hoá xã hội của địa phƣơng.

- Thống kê các loại cây, cỏ đƣợc địa phƣơng dùng làm thức ăn cho gia súc.

- Điều tra một số mô hình khai thác thức ăn gia súc và hiệu quả kinh tế của nó.

- Trồng thử nghiệm 4 loài cỏ để đánh giá năng suất, chất lƣợng và hiệu quả

kinh tế của 4 loài cỏ hoà thảo gồm: Cỏ lau (Saccharum arundinaceum Retz),

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

44

cỏ voi (Peniestum purpureum Retz), cỏ lông Para (Brachiaria mutica), ngô

(Zea mays L).

- Nghiên cứu ảnh hƣởng của phân bón và nƣớc đến năng suất, chất lƣợng của

4 loài cỏ hoà thảo trồng.

- Đề suất mô hình trồng cỏ phục vụ cho chăn nuôi gia đình.

3.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2.2.1. Phƣơng pháp điều tra trong dân

Xây dựng phiếu điều tra gồm các mục: Tên khoa học, tên Việt Nam,

dạng sống, môi trƣờng, độ nhiều, bộ phận sử dụng, hình thức khi sử dụng,

năng suất tấn/ha.

Trực tiếp phỏng vấn dân địa phƣơng về môi trƣờng sống, sinh trƣởng,

phát triển từng loại cỏ, sự ngon miệng đối với gia súc.

3.2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên

Lập tuyến điều tra: Phân chia vùng nghiên cứu ra làm nhiều điểm căn cứ vào

địa hình, thủy văn, thảm thực vật. Lập các tuyến điều tra đi qua các sinh cảnh.

Thu mẫu theo tuyến điều tra và lập các ô tiêu chuẩn trong từng sinh cảnh để

thu mẫu. Diện tích ô tiêu chuẩn là 1m2, thống kê thành phần loài trong ô, sau

đó cắt cỏ sát đất đem về xác định sinh khối.

Để nghiên cứu bốn loại cỏ trồng, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu nhƣ

sau: Tại mỗi ô trồng thực nghiệm tiến hành cắt toàn bộ diện tích trồng cỏ, sau

khi cắt cân toàn bộ khối lƣợng từ đó xác định đƣợc năng suất của cỏ trên 1m2;

xác định khối lƣợng phần thân (gồm phần thân và bẹ lá) và phần lá/m2.

Lấy mẫu đất: Chúng tôi lấy mẫu đất tại điểm nghiên cứu. Mẫu đất lấy từ độ

sâu: 0 – 10cm; 10 - 20cm; 20 – 30cm và đem phân tích tại viện khoa học sự

sống – Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

45

Lấy mẫu cỏ phân tích: Chúng tôi lấy lá bảnh tẻ của cỏ Voi, cỏ Lau, cỏ Lông

Para, Ngô sau đó tiến hành phân tích các chỉ tiêu vật chất khô (VCK), protein,

lipit, đƣờng, và chất xơ.

3.2.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu bốn loài cỏ trồng

* Quy trình trồng cỏ

Tiến hành trồng thí nghiệm bốn loài cỏ trên nền đất chân đồi tại xã Kiên

Lao huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang, với diện tích 50 m2/loài.

- Thời gian trồng: Ngày 05 tháng 05 năm 2011.

- Chuẩn bị đất: Cày đất sâu 25 – 35cm, bừa và cày lại, vơ cỏ dại. Rạch

hàng sâu 20cm, khoảng cách giữa các hàng là 70cm.

- Phân bón: Phân chuồng: 2 kg/m2; Phân đạm urê: 0,008 kg/m

2; Phân lân:

0,006 kg/m2; Phân Kaliclorua: 0,004 kg/m

2. Phân chuồng, phân lân và phân

kali dùng bón lót theo từng hốc khi trồng. Phân đạm dùng để bón sau khi

trồng 20 ngày và bón sau mỗi lứa cắt.

- Giống: Cỏ Lau, cỏ Voi, cỏ lông Para đƣợc trồng bằng gốc, mỗi gốc cách

nhau 60cm. Gốc có bánh tẻ đánh cả gốc xén ngọn chỉ để lại 20 – 25cm, chặt

bớt rễ, xé ra thành từng khóm nhỏ có 3 - 4 dảnh. Ngô đƣợc trồng bằng hạt.

- Chăm sóc: Sau khi trồng thì tƣới nƣớc ngay, sau đó khoảng cách giữa

các lần tƣới tăng dần. Trong mùa hè do mƣa nhiều nên không cần tƣới nƣớc.

Sau khi cỏ lên và ngô mọc thì tiến hành trồng dặm những cây bị chết, làm cỏ

dại, bón phân đạm và vun gốc. Sau mỗi lần cắt phải làm cỏ dại, bón phân đối

với ngô đánh bổ gốc cũ và trồng lại, nếu không mƣa thì tƣới nƣớc.

- Thu cắt:

+ Thu cắt lứa đầu: Khi cỏ có thời gian sinh trƣởng là 65 ngày

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

46

+ Thu các lứa sau:

Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4) cắt 70 ngày/lứa

Mùa mƣa (từ tháng 5 đến tháng 10) cắt 60 ngày/lứa

Dùng liềm hoặc dao sắc cắt toàn bộ không để lại mầm để thảm cỏ tái sinh

đều. Độ cao cắt gốc là 3cm. Đối với Ngô sau khi thu cắt cuốc bỏ gốc và tiến

hành trồng lứa tiếp theo.

* Các chỉ tiêu theo dõi

Theo dõi năng suất của bốn loại cỏ trồng này bằng cách cắt toàn bộ

diện tích trồng cỏ, từ đó tính ra năng suất kg/m2. Năng suất trung bình đƣợc

tính từ năng suất của các lần cắt. Xác định tỷ lệ phần thân lá theo phƣơng

pháp Hoàng Chung (2004).

3.2.2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

a, Đối với mẫu cỏ

Mẫu thực vật thu đƣợc đem về xác định tên cây theo khóa phân loại

hiện hành của các tác giả Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2001, 2003, 2005)

[3], Lê Khả Kế (1969, 1975) [25], Phạm Hoàng Hộ (1993) [21] và một số tài

liệu liên quan đến phân loại thực vật.

Xác định dạng sống: Chúng tôi mô tả dạng sống của từng loài theo

phƣơng pháp của Hoàng Chung (2004) [13].

Mang mẫu đi phân tích ngay.

* Nghiên cứu năng suất: Theo phƣơng pháp của Hoàng Chung (2006),

chúng tôi cắt phần cỏ tại mỗi ô thực nghiệm. Mẫu mang về phòng thí nghiệm

khoa Sinh – ĐHSP Thái Nguyên đƣợc phân thành phần thân và phần lá, sau

đó mang đi cân và sấy khô.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

47

* Đánh giá chất lượng cỏ trồng

Phƣơng pháp lấy mẫu: Tiến hành lấy mẫu ở bốn ô thí nghiệm. Mẫu

đƣợc ghi chép đầy đủ thông tin nhƣ: Họ và tên ngƣời lấy mẫu, tên mẫu, ngày

lấy mẫu và địa điểm lấy mẫu.

Phân tích các mẫu với các chỉ tiêu nhƣ sau: Hàm lƣợng nƣớc, vật

chất khô, hàm lƣợng protein, đƣờng, xơ tổng số, lipit. Các mẫu đƣợc phân

tích tại Viện Khoa học Sự sống – Đại học Thái Nguyên.

* Xác định hàm lượng nước trong cỏ

Hàm lƣợng nƣớc (%) là tỉ lệ phần trăm lƣợng nƣớc mất đi (khi sấy mẫu

ở 1030C đến khi khối lƣợng mẫu không đổi) và lƣợng mẫu đem thử (TCVN

43.26 - 86) [30].

* Phương pháp phân tích hàm lượng chất khô

Chất khô (%) =100% - Hàm lƣợng nƣớc (%).

* Phương pháp phân tích hàm lượng Protein thô

Hàm lƣợng protein thô đƣợc xác định theo phƣơng pháp Lowry 8,10.

* Phương pháp phân tích hàm lượng chất xơ

Chất xơ đƣợc xác định theo phƣơng pháp Hennerberg –Stohmann.

* Phương pháp xác định hàm lượng đường

Hàm lƣợng đƣờng tan đƣợc xác định theo phƣơng pháp vi phân tích

đƣợc mô tả trong tài liệu của Phạm Thị Trân Châu và Cộng sự [16].

* Xác định hàm lượng Lipit tổng số theo phương pháp Soxhlet

b, Đối với mẫu đất

Ở điểm nghiên cứu, chúng tôi lấy đất ở các vị trí khác nhau, sao cho nó

phản ánh đƣợc môi trƣờng, tại mô hình thực nghiệm. Mẫu đất đƣợc lấy theo

tầng ở độ sâu; 0 - 10cm, 10 - 20cm, 20 - 30cm, sau đó các mẫu đất ở cùng

tầng của mô hình đƣợc trộn chung với nhau và đem phân tích theo tầng tại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

48

phòng phân tích đất – khoa trồng trọt – Đại Học Nông Lâm – ĐHTN bằng các

phƣơng pháp sau:

* Xác định độ ẩm

Cân 10 gam mẫu đất trên cân độ ẩm kett, bật đèn hồng ngoại, sấy mẫu

đến trọng lƣợng không đổi, đọc số đo độ ẩm trên cân.

* Xác định độ PH

Cân 30 gam mẫu đất cho vào cốc nhựa 120 ml, thêm 60 ml nƣớc cất,

đậy nắp cốc lại, đƣa lên mấy lắc trong 10 phút, sau đó đo bằng máy đo PH

(PACH của Mỹ).

* Xác định hàm lượng mùn (OM%) theo phương pháp Tiurin

Cân 0,1g đất đã qua rây 0,25 mm cho vào bình tam giác 100ml, sau đó

thêm 5ml dung dịch K2Cr2O7 (0,4 N) lắc nhẹ, cắm phễu con trên miệng bình

để ngƣng lạnh. Sau đó đặt nồi trong bình parafin, đun sôi dung dịch trong 5

phút ở nhiệt độ 170 – 1800c trên bếp điện cho đến khi dung dịch không còn

mầu xanh. Để nguội dunh dịch rồi đổ vào bình tam giác dùng nƣớc cất để

tráng bình, phễu từ 2 – 3 lần và đổ vào bình tam giác. Thêm 1ml H3PO4 và 8

giọt chit thị màu Fenylantranyn, sau đó dùng dung dịch muối Mo chuẩn độ

lƣợng Kali bicromat thừa đến lúc dung dịch biến đổi sang màu xanh và tính

kết quả.

* Xác định hàm lượng đạm tổng số (N%) theo phương pháp Kjeldah

Cân 1g đất + 5ml H2O để ƣớt mẫu + 5 ml H2SO4 đặc, đun trên bếp điện

cho thoát khói trắng xanh nhấc xuống để nguội cho vào 3 giọt HClO4 và đun

cho trắng màu. Đem mẫu đã đƣợc công phá chƣng cất bằng Kjeldah, thời gian

từ 20 – 25 phút thu đƣợc dung dịch màu tím đỏ, sau đó chuẩn độ bằng NaOH

0,02 N từ tím đỏ sang màu lục tính kết quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

49

* Xác định hàm lượng lân tổng số (P2O5 %)

Hút 5 ml dung tích mẫu sau khi công phá, chỉnh đến PH = 7 + dung

dịch NaOH 10 %, sau đó thêm 10 ml H2SO4 (5N) thêm 1,25 ml dung dịch

Amoni molipdat 20 % và 3 ml dung dịch axit ascorbic 1 M đun cách thủy trên

bếp khi cƣờng độ màu lớn nhất, để nguội đến nhiệt độ phòng, định mức đến

50 ml, đem so màu trên máy DERLL/2000, số đọc đƣợc là % P2O5.

* Xác định hàm lượng Kali tổng số (% K2O) theo phương pháp quang phổ

phát xạ

Nguyên tắc của phƣơng pháp này là thu bức xạ nguyên tử Kali phát ra

dƣới tác dụng ngon lửa hồ quang. Khi bức xạ này đi qua máy quang phổ nhiễm xạ

thu đƣợc phổ bức xạ. Cƣờng độ vạch phổ tỉ lệ với nồng độ nguyên tố Kali trong

mẫu. Đo cƣờng độ vạch phổ ta tính đƣợc nồng độ nguyên tố. Phép đo thực hiện

trên máy quang phổ loại DFS 8 - 3. Độ nhạy vạch K là 0,01%.

3.2.2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Số liệu đƣợc xử lý theo phƣơng pháp thí nghiệm về đồng cỏ và phƣơng

pháp thống kê sinh học sử dụng trong nghiên cứu chăn nuôi, sử dụng bảng

tính execel.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

50

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình chăn nuôi trâu, bò tại huyện Lục Ngạn

Trong những năm gần đây, huyện Lục Ngạn đã thực hiện chủ trƣơng

“Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đàn gia súc trâu, bò, dê, ngựa... tại 12 xã

vùng cao” nhằm tận dụng tiềm năng đất đai - diện tích đồng cỏ lớn và nguồn

nhân lực. Thực hiện chủ trƣơng này, các xã vùng cao của huyện đều đã quan

tâm đẩy mạnh phát triển nghề chăn nuôi đại gia súc và coi đó là ngành kinh tế

mũi nhọn cùng ngành Lâm nghiệp - trồng rừng. Tuy nhiên đến nay chăn nuôi

đại gia súc của Lục Ngạn nói chung và ở các xã vùng cao nói riêng vẫn không

phát triển đƣợc là bao. Thậm chí còn đang có chiều hƣớng suy giảm. Nguyên

nhân do tập quán chăn nuôi trâu, bò thả rông của nhân dân vùng cao đã tồn tại

từ lâu đời, việc làm chuồng trại chăn nuôi không bảo đảm kỹ thuật, thêm vào

đó là công tác tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc gặp nhiều khó khăn...

nên đợt rét đậm, rét hại xảy ra vào đầu năm 2008 đã làm cho 1.261 nghìn con

trâu, bò bị chết, gây ảnh hƣởng nhiều đến tâm lý của ngƣời chăn nuôi. Mặt

khác do việc phát triển nhanh diện tích rừng kinh tế và các hộ dân trƣớc kia

sống trong khu vực đất của trƣờng bắn Quốc gia TB1 nay đƣợc di dân ra khu

vực khác để trả lại đất Quốc phòng nên diện tích đồng cỏ bị thu hẹp lại là

nguyên nhân chính làm cho đàn đại gia súc của huyện khó phát triển. Tính

đến nay, toàn huyện có khoảng 22 nghìn con trâu và trên 6 nghìn con bò...

Cùng với sự quan tâm hỗ trợ của Đảng và Chính phủ thông qua các

chƣơng trình 134, 135... nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội ở các xã vùng sâu

vùng xa phát triển, tháng 7 vừa qua, UBND huyện Lục Ngạn đã đầu tƣ gần

100 triệu đồng giao cho Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn

(NN&PTNT) triển khai thực hiện mô hình điểm “Trồng cỏ cao sản VA06,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

51

chăn nuôi bò nhốt tại chuồng” ở xã vùng cao Phong Vân. Theo đó ba hộ dân

đƣợc lựa chọn tham gia mô hình này đã đƣợc Phòng NN&PTNT huyện tổ

chức cho đi học tập kinh nghiệm trồng cỏ, chăn nuôi bò ở huyện Mèo Vạc

(Hà Giang). Đƣợc tập huấn kỹ thuật trồng cỏ, chăn nuôi bò nhốt, biện pháp

phòng chống dịch bệnh cho đàn bò. Đồng thời mỗi hộ đã đƣợc hỗ trợ (khoảng

20 triệu đồng) bằng 50% kinh phí mua 4 con bò cái sinh sản, hỗ trợ một phần

kinh phí xây dựng chuồng trại chăn nuôi theo quy chuẩn và đƣợc cấp giống

cỏ cao sản VA06 để triển khai trồng trên diện tích 4 sào.

Ông La Văn Nam, phó chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết thêm:

UBND huyện lựa chọn xã Phong Vân là nơi thực hiện mô hình làm điểm, bởi

đây là một trong những xã có đàn đại gia súc lớn nhất địa phƣơng. Ngoài ba

hộ dân đƣợc lựa chọn tham gia mô hình, xã Phong Vân còn vừa đƣợc hỗ trợ

36 con bò cái sinh sản từ chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về hỗ trợ khuyến

nông - khuyến lâm cho đồng bào dân tộc khó khăn. Chúng tôi đã chỉ đạo

Phòng NN&PTNT cùng UBND xã Phong Vân đƣa cả 36 hộ dân đƣợc hỗ trợ

bò giống vào mô hình để tập trung thực hiện cho có hiệu quả.

Nhƣ vậy mô hình “Trồng cỏ cao sản, chăn nuôi bò nhốt tại chuồng” ở

xã Phong Vân đƣợc mở rộng ra 39 hộ dân với 48 con bò cái sinh sản. Do nhận

thức đƣợc hiệu quả kinh tế từ mô hình này đem lại nên sau hơn một tháng

triển khai, các hộ dân trong mô hình đã làm xong chuồng trại theo quy chuẩn

kỹ thuật và trồng đƣợc hơn 3 mẫu cỏ VA06 tại những chân ruộng cao - cấy

lúa không ăn chắc và trồng xen canh với vải thiều. Trong đó ba gia đình ông

Vi Văn Tìn, ông Trần Đình Vắn, ở làng Chả và ông Chu Văn Sảy, ở làng Rì

trồng đƣợc khoảng 1,2 mẫu cỏ, còn lại 36 hộ dân ở các thôn bản trong xã

Phong Vân, trung bình mỗi hộ trồng đƣợc 0,5 sào cỏ cao sản. Đối với những

hộ triển khai trồng giống cỏ VA06 xuống chân ruộng cao còn đƣợc UBND

huyện hỗ trợ 150 kg thóc/sào.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

52

Kiểm tra việc thực hiện mô hình cho thấy, giống cỏ VA06 sinh trƣởng

và phát triển khá tốt trên đất Phong Vân. Theo ông Chu Văn Báo, trƣởng

Phòng NN&PTNT Lục Ngạn, đây là giống cỏ có hàm lƣợng dinh dƣỡng cao

chiếm khoảng 2,35%, còn các giống cỏ thƣờng hàm lƣợng dinh dƣỡng chỉ

chiếm 0,5%. Việc trồng cỏ cao sản, nuôi bò tại chuồng sẽ tránh đƣợc tình

trạng đồng cỏ khan hiếm vào mùa khô, đảm bảo lƣợng thức ăn cung cấp đàn

bò béo khỏe, nhƣ vậy giá trị kinh tế cũng cao hơn đối với bò chăn thả rông theo

phƣơng thức truyền thống của nhân dân. Để thực hiện mô hình này thực sự hiệu

quả, Phòng NN&PTNT đã chỉ đạo đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở, lập sổ theo

dõi từng con bò, qua đó nhằm quản lý và phòng chống dịch bệnh tốt.

Nhƣ vậy việc thực hiện mô hình điểm "Trồng cỏ cao sản, chăn nuôi bò

nhốt tại chuồng" sẽ là cơ sở quan trọng để nhân dân vùng cao Lục Ngạn so

sánh với phƣơng thức chăn nuôi truyền thống. Từ đó họ sẽ tự thay đổi tập

quán chăn nuôi theo phƣơng thức an toàn, có hiệu quả kinh tế cao hơn. Mặt

khác việc thực hiện mô hình thành công sẽ mở ra hƣớng đi mới trong phát

triển kinh tế của các xã vùng cao huyện Lục Ngạn, để nghề chăn nuôi đại gia

súc sẽ thực sự trở thành ngành kinh tế trọng tâm ở những nơi vùng cao còn

khó khăn.

4.2. Kết quả điều tra tập đoàn cây thức ăn gia súc tại xã Kiên Lao

Tập đoàn cây thức ăn có giá trị chăn nuôi ở đây bao gồm cả cây tự

nhiên và cây trồng. Cây tự nhiên đƣợc sử dụng một cách thụ động và quá tải,

chúng phân bố trong các bãi chăn, đồng cỏ, thảm cỏ dƣới rừng hay ven đƣờng

đi. Tại đây cũng đã trồng một số giống cỏ có năng suất cao nhƣng với diện

tích rất nhỏ và trồng rải rác nên cũng không cung cấp đủ thức ăn cho gia súc.

Các loài cây tự nhiên và cây trồng dùng làm thức ăn cho gia súc có ở địa

phƣơng đƣợc trình bày trong bảng 4.1. Qua kết quả điều tra, chúng tôi thấy tổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

53

hợp thành phần loài của tập đoàn cây tự nhiên tại Kiên Lao khá đa dạng và

phong phú. Nhiều cây mà gia súc rất thích ăn nhƣ: Cỏ lá tre, cỏ mật, cỏ gà, cỏ

vừng... ngƣợc lại số loài cây trồng có thể khai thác làm thức ăn gia súc tại đây

tƣơng đối nghèo nàn. Chủ yếu ở đây vẫn là trồng lúa và ngô, có một diện tích

nhỏ trồng lạc. Một vài hộ gia đình trồng giống cỏ nhập nội có năng suất cao là

Cỏ voi, cỏ VA06, nhƣng với diện tích không đáng kể, chủ yếu trồng xen với

cây Vải thiều với mục đích làm thức ăn bổ sung cùng với phụ phẩm cây trồng

khác nhƣ: Rơm, thân và lá cây ngô, lá lạc, khoai lang.

Bảng 4.1: Tập đoàn cây thức ăn gia súc tại xã Kiên Lao

STT Tên La Tinh Tên

Việt Nam Đặc điểm chính, sử dụng

DICOTYLEDONECEAE Song tử

diệp

1 Asteraceae Họ Cúc

(1) Ageratum conyzoides L Cỏ cứt lợn Cỏ tự nhiên, khai thác mùa hè

(2) Crassocephalum crepidioides

(Benth) smoore

Rau tàu

bay Cỏ tự nhiên, khai thác mùa hè

2 Convolvulaceae Họ Khoai

lang

(1) Ipomoea aquatica Rau muống Trồng lấy thân, lá, khai thác

mùa hè

(2) Ipomoea batats (L) Lamk Khoai lang Trồng lấy củ và thân lá

3 Euphorbiaceae Họ Thầu

dầu

(1) Manihot esculenta Crantf Sắn Trồng lấy củ

4 Fabaceae Họ Đậu

(1) Arachis hypogea L Cây lạc Trồng lấy thân ủ chua, lấy hạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

54

STT Tên La Tinh Tên

Việt Nam Đặc điểm chính, sử dụng

(2) Glycine max (L) Merr Đậu tương Trồng lấy hạt, làm bột

(3) Vigna radiata (L) Wilczek Đậu xanh Trồng lấy hạt, làm bột

5 Raubiaceae Họ Cà phê

(1) Hedyotis muntiglomelata L Cỏ vừng Cỏ tự nhiên, khai thác mùa hè

MONOCOTYLEDONECEAE Đơn tử

diệp

1 Commelimaceae Họ Thài

lài

(1) Aneilema keisak Hassk Rau lấp Trồng khai thác mùa đông

2 Cyperaceae Họ Cói

(1) Cyperus.esculentus L Củ gấu Cỏ tự nhiên, khai thác mùa hè

3 Musaceae Họ chuối

(1) Musa paradisiaca L Thân chuối Trồng nhiều, lấy thân

4 Poaceae Họ Lúa

(1) Acroceras munroanum (bel)

Henry

Cỏ lá tre lá

nhỏ Cỏ tự nhiên, khai thác mùa hè

(2) Bambusa schizostachyoides

Kurs. Ex Gamble Nứa Cây tự nhiên, khai thác lá

(3) Centotheca lappacea Rendle Cỏ lá tre lá

to Cỏ tự nhiên, khai thác mùa hè

(4) Chrysopogon aciculatus Trin Cỏ may Cỏ tự nhiên, khai thác mùa hè

(5) Cynodon dactylon L Rers Cỏ gà Cỏ tự nhiên, khai thác mùa hè

(6) Echinochloa crus-galli (L) P.

Beauv

Cỏ lồng

vực Cỏ tự nhiên, khai thác mùa hè

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

55

STT Tên La Tinh Tên

Việt Nam Đặc điểm chính, sử dụng

(7) Imperata cylindrica (L) P.

Beauv Cỏ tranh Cỏ tự nhiên, khai thác mùa hè

(8) Ischaemum indicum (Houtt)

Merr

Cỏ lông

đồi Cỏ tự nhiên, khai thác mùa hè

(9) Orysa sativa L Rơm Khai thác cám, rơm dùng

mùa đông

(10) Paspalum conjugatum Berg Cỏ mật Cỏ tự nhiên, khai thác mùa hè

(11) Penisetum.purpureum

Schumach Cỏ voi

Trồng nhiều, năng suất cao,

ủ chua

(12) P.purpureum x P.americanum Cỏ VA06 Trồng nhiều, năng suất cao,

ủ chua

(13) Paspalum. scrobiculatum L Cỏ đắng Cỏ tự nhiên, khai thác mùa hè

(14) Saccharum officinarum L Cây mía Khai thác thân, lá

(15) Saccharum arundinaceum

Retz Cỏ lau Khai thác thân, lá ủ chua

(16) Setaria viridis (L) P. Beauv Cỏ sâu róm Cỏ tự nhiên, khai thác mùa hè

(17) Thysanolaena maximae(Rpxb)

O.Ktze Lá chít Cỏ tự nhiên, khai thác thân lá

(18) Zea mays L Cây ngô Trồng lấy thân ủ chua, lấy hạt

Qua bảng 4.1 cho thấy tập đoàn cây thức ăn cho gia súc ở xã Kiên Lao

chủ yếu là cây họ lúa (Poaceae) chiếm 60%, với 18 loài bao gồm: Cỏ lá tre lá

nhỏ (Acroceras munroanum (bel) Henry), Cỏ lá tre lá to (Centotheca lappacea

Rendle), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus Trin), Cỏ gà (Cynodon dactylon L

Rers), Cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli (L) P. Beauv), Cỏ lau (Saccharum

arundinaceum Retz), Cỏ tranh (Imperata cylindrica (L) P. Beauv), Cỏ lông đồi

(Ischaemum indicum (Houtt) Merr), Rơm (Orysa sativa L), Cỏ mật (Paspalum

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

56

conjugatum Berg), Cỏ voi (Penisetum purpureum Schumach), Cỏ VA06

(P.purpureum x P.americanum), Cỏ đắng (Paspalum scrobiculatum L), Cỏ sâu

róm (Setaria viridis (L) P. Beauv), Cây ngô (Zea mays L), cây mía

(Saccharum officinarum L), lá chít (Thysanolaena maximae(Rpxb) O.Ktze),

Nứa (Bambusa schizostachyoides Kurs. Ex Gamble).

Họ Cúc (Asteraceae) có 2 loài (6,67%) đó là Cỏ cứt lợn (Ageratum

conyzoides L) và Rau tàu bay (Crassocephalum crepidioides (Benth)smoore).

Họ khoai lang (Convolvulaceae) có 2 loài (6,67%) là Khoai lang

(Ipomoea batatas (L) Lamk) và Rau muống (Ipomoea aquatica).

Họ thầu dầu (Euphorbiaceae) có 1 loài (3,33%) là Sắn (Manihot

esculenta Crantf).

Họ đậu (Fabaceae) chiếm 10% có 3 loài là Cây đậu xanh (Vigna radiata

(L) Wilczek), Đậu tƣơng (Glycine max (L) Merr) và Cây lạc (Arachis

hypogea L).

Họ chuối (Musaceae), 1 loài (3,33%) là cây chuối (Musa paradisiaca L).

Họ cà phê (Rubiaceae) có 1 loài (3,33%) là cỏ vừng (Hedyotis

muntiglomelata L).

Họ Thài lài (Commelinaceae) có 1 loài (3,33%) là Rau lấp (Aneilema

keisak Hassk).

Họ cói (Cyperaceae), 1 loài (3,33%) là Củ gấu (Cyperus esculentus L).

4.3. Mô hình chăn nuôi gia súc tại xã Kiên Lao

4.3.1. Thực trạng chăn nuôi của ngƣời dân xã Kiên lao

Tổng đàn gia súc của xã Kiên Lao năm 2011: Đàn trâu 845 con (tăng

205 con so với năm 2005), đàn bò 186 con (tăng 126 con so với năm 2005).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

57

Bình quân số trâu, bò là 0,16 con/ngƣời. Tổng số diện tích cỏ trồng để chăn

nuôi trâu, bò của xã là 1,8 ha với năng suất đạt khoảng 150 – 180 tấn/ha/năm,

số thức ăn hàng ngày của đàn gia súc chủ yếu đƣợc khai thác ở các bãi cỏ tự

nhiên hay cỏ dƣới các tán rừng và tận dụng sản phẩm dƣ thừa trong trồng trọt.

Trong toàn xã hiện có 3 nhóm tiểu vùng sinh thái đƣợc sử dụng làm bãi chăn

thả: Nhóm 1 là bãi cỏ ven suối và ao hồ, dọc đƣờng thôn, bãi bỏ hoá. Nhóm 2

là sƣờn đồi, sƣờn núi, đồi gò, chân đồi có thảm cỏ lẫn cây bụi. Nhóm 3 là

thảm cỏ thƣa thớt dƣới tán rừng trồng hay rừng phục hồi tự nhiên. Với năng

suất chất xanh cao nhất ở bãi cỏ ven suối và ao hồ bình quân là 80g/m2 (tƣơng

đƣơng gần 0,8 tấn cỏ/ha). Với số lƣợng trâu, bò trên (không tính đàn dê), để

nuôi tốt mỗi ngày cần tới 30,93 tấn cỏ (30kg/con/ngày), cả đàn trâu, bò của xã

cần 11.289,45 tấn cỏ/năm và nhƣ vậy cần 14.111,8 ha đất có cỏ mới đủ nuôi,

trong khi đó diện tích đất tự nhiên toàn xã chỉ có 5.608,22 ha, cho nên gia súc

thiếu thức ăn, chậm lớn và hiệu quả kinh tế không cao. Nhƣ vậy sản lƣợng cỏ

phục vụ chăn nuôi đàn gia súc đang thiếu trầm trọng. Khi nghiên cứu, điều tra

về thành phần loài thì có 17 loài cỏ tự nhiên hiện đang đƣợc khai thác làm

thức ăn cho gia súc, đa số đều là cây cỏ thấp, mọc bò sát mặt đất, có thân rút

ngắn, năng suất thấp vì đã bị khai thác quá mức.

4.3.2. Mô hình chăn nuôi gia súc quy mô gia đình

Để đánh giá quan hệ cơ cấu thức ăn với hiệu quả mô hình kinh doanh

của từng gia đình, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ở một số gia đình thuộc hai

mô hình khác nhau, đó là gia đình ông Trần Văn Trƣờng ở Thôn Họ và gia

đình ông Hải ở Thôn Hố Bông.

* Hiệu quả mô hình chăn nuôi trâu thịt

Gia đình ông Hải ở Thôn Hố Bông nuôi trâu từ năm 2005, mới đầu nuôi

có 7 con (4 con đực và 3 con cái). Phƣơng thức chăn nuôi của gia đình là thả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

58

trâu vào rừng (rừng mỡ, bạch đàn, keo) chiều tối đƣa về chuồng. Trong mùa

đông cho ăn thêm rơm, và một số loại cây cỏ khác nhƣ thân chuối, lá chít, lau,

lá nứa, khoai lang... Đến năm 2010, trồng 1 sào cỏ voi và là thức ăn bổ sung

thêm trong mùa đông, mùa hè không dùng đến. Những con đẻ, con ốm đƣợc ăn

thêm thức ăn tinh.

Về hiệu quả kinh tế: Tính đến năm 2011 tổng số đàn trâu của gia đình là

15 con (8 con đực, 7 con cái), số con đã bán là 10 con trong đó có 7 con đực

với giá khoảng 16 triệu/con và 3 con cái với giá khoảng 12 triệu/con tổng số

tiền thu đƣợc là 148 triệu đồng. Hiện nay gia đình còn tổng đàn là 5 con (1 con

đực, 4 con cái) giá trị khoảng 75 triệu đồng. Nhƣ vậy qua 6 năm chăn nuôi trâu

theo mô hình chăn thả tự nhiên mỗi năm gia đình thu từ chăn nuôi là khoảng

20 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí ban đầu mua 7 con năm 2005.

* Hiệu quả mô hình chăn nuôi bò thịt

Gia đình ông Trần Văn Trƣờng ở Thôn Họ, nuôi bò thịt từ năm 2006

nuôi theo phƣơng thức bán chăn thả, lúc đầu là 24 con toàn là bò cái sinh sản

với giá khoảng 4 triệu đồng/con, tổng vốn lúc đầu khoảng 96 triệu đồng.

Đến cuối 2007 đẻ 8 con, và ông để nuôi hết. Đến năm 2010 ông bán

hết cả đàn bò thịt tổng tiền là 224 triệu đồng. Nhƣ vậy với thời gian nuôi là 4

năm, chƣa trừ chi phí ông thu về khoảng 128 triệu. Qua tìm hiểu chúng tôi đƣợc

biết khẩu phần ăn hàng ngày của đàn bò thịt nhà ông nhƣ sau:

Bảng 4.2: Khẩu phần ăn bình quân/ngày/con (kg)

Loại thức ăn Cỏ tự nhiên Cỏ trồng Cám gạo + Sắn

Khối lƣợng (kg) 7 - 8 8 - 11 2

Gia đình ông Trƣờng chỉ tận dụng nguồn thức ăn rất đơn giản, chủ yếu

tận dụng cỏ tự nhiên có sẵn, trồng khoảng 0,5 ha cỏ Voi. Với năng suất khoảng

200tấn/ha/năm, cỏ trồng của gia đình ông chỉ đủ cho 1 con/ngày là khoảng 11kg

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

59

cỏ tƣơi, cỏ tƣ nhiên năng suất thấp nên cũng chỉ đủ cung cấp khoảng 7 -

8kg/con/ngày.

Mua cám mỗi ngày cần 48 kg (mỗi kg là 4000đ). Trong 48 tháng ông

Trƣờng phải dùng 69.120kg cám, tổng chi là 276.480.000đ, nó lớn hơn rất

nhiều số tiền bán bò. Ở mô hình này ông đã phải bù lỗ 148.480.000đ chƣa tính

công chăn nuôi của gia đình. Nguyên nhân thất bại là do không có sự chuẩn bị

đầy đủ về khâu thức ăn, không đầu tƣ thâm canh đúng mức nên thu nhập của cả

đàn bò còn bị hạn chế nhiều.

Mô hình chăn nuôi bò thịt của gia đình ông Trƣờng vẫn theo kiểu tƣ duy

cũ và gặp ở nhiều nơi đó là chăn nuôi theo lối chăn thả tự nhiên, tận dụng thảm

cỏ tự nhiên mà không tính toán, không quy hoạch, có trồng một ít cỏ gọi là có sự

chuẩn bị, có cho ăn thêm cám nhƣng không có sự tính toán vì thế hiệu quả chăn

nuôi rất kém, phải bù lỗ, tổn thất này là do thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm

trong chăn nuôi bò.

Đối với mô hình chăn nuôi trâu thịt của gia đình ông Hải ở thôn Hố Bông

đây cũng là mô hình chăn nuôi bán chăn thả và sử dung chủ yếu là thức ăn xanh

trong tự nhiên, cỏ trồng chỉ cho ăn bổ sung khi cần thiết. Gia đình không cho ăn

thức ăn tinh bổ sung hàng ngày do vậy không phát sinh chi phí cho khẩu phần ăn

hàng ngày của đàn trâu. Nhƣng cũng vì thế mà đàn trâu phát triển không đồng

đều, đặc biệt là vào mùa đông khi thức ăn ngoài tự nhiên kém phát triển không

đủ cung cấp cho đàn trâu. Mô hình này nhìn chung hiệu quả kinh tế cao nhƣng

không bền vững do không chủ động đƣợc nguồn thức ăn và tồn tại nhiều rủi ro

vì nguy cơ đàn trâu mắc bệnh rất cao.

Qua điều tra tình hình chăn nuôi ở xã Kiên Lao chúng tôi thấy, ngƣời dân

chăn nuôi ở đây chủ yếu là dựa vào nguồn cỏ tự nhiên, cỏ trồng có nhƣng phần

lớn vẫn là trồng xen canh năng suất thấp vì thế hiệu quả chăn nuôi chƣa cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

60

* Hiệu quả mô hình điểm “Trồng cỏ cao sản VA06, chăn nuôi bò nhốt

tại chuồng”

Năm 2009 ba gia đình ông Vi Văn Tìn, ông Trần Đình Vắn, ở làng Chả

và ông Chu Văn Sảy ở làng Rì tham gia mô hình điểm “Trồng cỏ cao sản

VA06, chăn nuôi bò nhốt tại chuồng”, dự án do phòng nông nghiệp và phát

triển nông thôn huyện Lục Ngạn triển khai tại xã Phong Vân.

Mô hình thực hiện theo phƣơng thức dự án và nhân dân cùng làm. Dự

án đầu tƣ 100% giống, phân hoá học, hƣớng dẫn kỹ thuật. Ngƣời dân đóng

góp đất, công lao động, phân chuồng. Sản phẩm thu đƣợc từ mô hình các hộ

đƣợc hƣởng 100%. Ngoài ra, mỗi hộ đƣợc hỗ trợ (khoảng 20 triệu đồng) bằng

50% kinh phí mua 4 con bò cái sinh sản, hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng

chuồng trại chăn nuôi theo quy chuẩn. Kết quả qua 4 tháng triển khai (từ

20/5- 27/9), mô hình bƣớc đầu đã thành công, cây cỏ VA06 sinh trƣởng và

phát triển tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và tình trạng thiếu nƣớc

trên địa bàn. Trong quá trình sinh trƣởng cho thấy: Cỏ VA06 phát triển

nhanh, thời gian từ khi trồng đến khi cho thu hoạch khoảng 60 ngày và có thể

thu hoạch đại trà, nhiều lứa; thân và lá xanh tốt, chiều cao trung bình dao

động từ 2,2 - 2,5 m, đƣờng kính trung bình thân cây 2,5 cm, tỷ lệ đẻ 7 đến 9

nhánh/khóm, mỗi cây đạt từ 22 đến 24 lá, thời gian sau các lần cắt tiếp theo giao

động khoảng 35 ngày đến 27/9 đƣợc 2 lứa nữa, sau đó vào đông sẽ chậm lại, giảm

năng suất. Nếu đƣợc chăm sóc tốt một năm cỏ VA06 cho 6 lứa năng suất đạt

khoảng 450 tấn/ha/năm. Với năng suất nhƣ vậy thì trồng 1 ha cỏ VA06 sẽ đáp ứng

đủ thức ăn xanh cho khoảng 50 con bò giai đoạn trƣởng thành.

Thấy đƣợc hiệu quả của mô hình trong việc đảm bảo cung cấp thức ăn

xanh chất lƣợng tốt cho đàn bò phát triển nhiều hộ gia đình đã đăng ký tham

gia phát triển mô hình trồng cỏ VA06. Thành công của mô hình điểm “Trồng

cỏ cao sản VA06, chăn nuôi bò nhốt tại chuồng” tại xã Phong Vân là cơ sở để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

61

phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn nhân rộng mô

hình ra các xã khác trong huyện.

Tóm lại, muốn phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ thì điều kiện tiên

quyết là phải phát triển mạnh đồng cỏ. Cần có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong

nhận thức của ngƣời chăn nuôi và chỉ đạo của các cấp ngành nông nghiệp.

Các vùng trung du, đồi gò cần bỏ hẳn trồng sắn, trồng rừng kém hiệu quả

sang trồng cỏ; các vùng đồng bằng cần chuyển đổi, dồn điền, đổi thửa…để

trồng cỏ; có chính sách khuyến khích thích đáng đẩy mạnh đồng cỏ để phát

triển chăn nuôi gia súc. Đồng thời không ngừng nghiên cứu và hoàn thiện quy

trình trồng và chăm sóc các giống cỏ cao sản.

4.4. Thực nghiệm trồng cỏ

4.4.1. Chiều cao của thảm cỏ qua các lứa cắt

Thông thƣờng đối với các loài cỏ trồng thì lứa cắt đầu tiên sẽ đƣợc cắt

sau khi trồng 65 - 70 ngày, vì vậy chúng tôi đã quết định cắt lứa đầu của bốn

loại cỏ thí nghiệm là 65 ngày. Các lứa cắt sau chúng tôi xác định trên hai tiêu

chuẩn là chiều cao của thảm cỏ và thời gian sinh trƣởng của nó. Kết quả thực

nghiệm đƣợc trình bày trong bảng 4.3.

Bảng 4.3: Chiều cao của cỏ thí nghiệm

Ngày trồng

05/05/2011

Ngày cắt

Lứa cắt

Số ngày

Chiều cao của cỏ (cm)

Cỏ Voi Lông Para Cỏ Lau Ngô

08/07/2011 1 - 65 174 124 109 190

22/08/2011 2 – 44 165 145 115 185

06/10/2011 3 – 44 170 123 137 146

05/12/2011 4 – 60 145 100 98 120

5/02/2012 5 - 60 100 90 70 105

Trung bình 150,8 116,4 105,8 149,2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

62

Qua số liệu bảng 4.3 cho thấy: Chiều cao của 4 loài cỏ ở lứa cắt đầu

tiên có sự khác nhau đáng kể cỏ voi (174 cm), ngô (190 cm) và đạt chiều cao

cao nhất trong các lứa cắt điều này chứng tỏ hệ rễ của hai loài cỏ này phát

triển rất mạnh và khả năng thích nghi cao do vậy mà hai loài cỏ này hấp thụ

đƣợc nhiều chất dinh dƣỡng, mặt khác ở lứa đầu tiên hàm lƣợng các chất dinh

dƣỡng ở trong đất cao cũng là nguyên nhân thuận lợi cho hai loài cỏ này phát

triển mạnh. Trong khi đó chiều cao của cỏ Lông Para và cỏ Lau ở lứa cắt đầu

tiên rất thấp chỉ đạt 124 cm đối với cỏ Lông Para và 109 cm đối với cỏ Lau

điều này chứng tỏ hai loài cỏ này ở giai đoạn đầu mới trồng có hệ rễ kém phát

triển do vậy không hấp thụ đƣợc nhiều chất dinh dƣỡng nên phát triển chậm.

Ở lứa cắt thứ hai chiều cao của cỏ Lông Para và cỏ Lau đều tăng so với

lứa cắt đầu tiên. Thu đƣợc kết quả này là do trong tháng 7 và đầu tháng 8 ở

Lục Ngạn có nhiều đợt mƣa, độ ẩm lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng trong ngày

nhiều mặt khác là do chúng có sắn nguồn dinh dƣỡng của gốc cắt nên thuận

lợi cho sự phát triển. Đối với cỏ Voi và Ngô chiều cao của chúng giảm xuống

nhƣng ở mức không đáng kể, có thể là do thời điểm cắt ở lứa thứ hai ngắn

hơn lứa cắt đầu. Ngoài ra, do ngô đƣợc trồng lại bằng hạt nên mất một khoảng

thời gian ủ mầm và thời gian sinh trƣởng chƣa đủ. Tuy vậy chiều cao của hai

loài này vẫn cao hơn cỏ Lông Para và cỏ Lau.

Ở lứa cắt thứ ba chiều cao của cỏ Voi cao hơn lúa cắt thứ hai đạt

170cm và chiều cao của cỏ Lau đạt cao nhất trong năm lứa cắt (137 cm) trong

khi đó chiều cao của Lông Para và Ngô bắt đầu giảm. Sự thay đổi về chiều

cao của bốn loài cỏ này có thể là do trong giai đoạn này thời tiết ở đây có

những đợt nắng nóng kéo dài mặc dù đƣợc cung cấp đủ độ ẩm nhƣng cây vẫn

phát triển kém. Qua kết quả trên cho thấy cỏ Voi và cỏ Lau có khả năng chịu

đựng với thời tiết nắng nóng tốt hơn hai loài cỏ còn lại.

Ở lứa cắt thứ tƣ và thứ năm chiều cao của bốn loài cỏ đều giảm mạnh

so với các lứa cắt trƣớc đó vì giai đoạn này ở Lục Ngạn xuất hiện những đợt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

63

rét đậm kéo dài và có sƣơng muối vào ban đêm không thuận lợi cho sự phát

triển của cỏ.

Từ kết quả thực nghiệm cho thấy cỏ Voi có chiều cao dao động từ

100 - 174 cm, chiều cao trung bình là 150,8 cm. Cỏ Lông Para có chiều cao

từ 90 - 145 cm, chiều cao trung bình là 116,4 cm. Ngô chiều cao từ 105 - 190

cm, chiều cao trung bình 148,2 cm. Nhƣ vậy chiều cao thu hoạch bốn loài cỏ

này có thể chấp nhận là 150 cm ở cỏ Voi, 116 cm cỏ Lông Para, 105 cm cỏ

Lau và 149 cm ở Ngô. Số lứa cắt của bốn loài cỏ này là 5 - 6 lứa/năm, thời

gian cắt lứa đầu là khoảng 65 ngày, thời gian các lứa cắt sau trung bình

khoảng 50 ngày. Trong hai tiêu chí để xác định lứa cắt theo chúng tôi nên

dùng tiêu chuẩn chiều cao làm gốc, tiêu chuẩn thời gian là để tham khảo. Vì

nếu đất tốt, chăm sóc tốt hơn thì thời gian có thể rút ngắn và số lứa cắt trong

năm sẽ tăng lên.

0

20

40

60

80

100

120

140

160

180

200

Chiều cao

(cm)

Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 Lứa 5

Lứa cắt

Chiều cao của cỏ qua các lứa cắt

Chiều cao Cỏ Voi

Chiều cao Cỏ Lông

ParaChiều cao Cỏ Lau

Chiều cao Ngô

Hình 4.1: Chiều cao của cỏ qua các lứa cắt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

64

4.4.2. Năng suất của cỏ thí nghiệm

Chúng tôi đã tiến hành theo dõi năng suất của cỏ ở từng lứa cắt bằng

cách cắt toàn bộ ô thí nghiệm, trên cơ sở đó tính ra năng suất trung bình của

một lứa cắt. Chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm từ tháng 5 năm 2011 đến tháng

2 năm 2012, kết quả của từng lứa cắt đƣợc thể hiện qua bảng 4.4.

Bảng 4.4: Năng suất cỏ thí nghiệm

Ngày cắt Lứa cắt Năng suất tƣơi (kg/m

2)

Cỏ Voi Lông Para Cỏ Lau Ngô

08/07/2011 1 4,20 4,10 3,80 3,76

22/08/2011 2 4,60 4,93 4,40 3,54

06/10/2011 3 4,40 4,78 3,90 3,43

05/12/2011 4 3,80 4,00 3,56 3,25

05/02/2012 5 3,02 3,85 2,95 2,98

Trung bình 4,00 4,332 3,722 3,392

Ở lứa cắt đầu tiên mặc dù vừa mới trồng cỏ còn ít con nhƣng năng suất

của bốn loài cỏ khá cao: Cỏ Voi 4,29 kg/m2, cỏ Lông Para 4,10 kg/m

2, cỏ Lau

3,80 kg/m2, đối với Ngô do đƣợc trồng bằng hạt đúng vụ và sau 65 ngày mới

cắt vì vậy hệ rễ của chúng phát triển mạnh hơn nên ngay ở lứa cắt đầu tiên

năng suất của Ngô đã đạt 3,76 kg/m2 cao nhất trong năm lứa cắt. Đến lứa cắt

tiếp theo lúc này cỏ sinh trƣởng mạnh, cỏ đã dầy con nên năng suất của các

giống cỏ đạt cao nhất: Cỏ Lau 4,40 kg/m2, cỏ Voi 4,60 kg/m

2, cao nhất là cỏ

Lông Para 4,94 kg/m2. Sở dĩ năng suất của ba loài cỏ này đạt năng suất cao

nhất trong năm lứa cắt là do thời điểm của lứa cắt này xuất hiện nhiều đợt

mƣa, nhiệt độ không khí cao cùng với các chất dinh dƣỡng sẵn có của gốc cắt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

65

thuận lợi cho sự phát triển của cỏ. Riêng đối với Ngô năng suất lại giảm so

với lứa cắt đầu chỉ đạt 3,54 kg/m2 vì đƣợc trồng từ hạt và thời gian thu hái

còn ngắn.

Ở lứa cắt thứ ba năng suất của bốn loài cỏ đều giảm 4,78 kg/m2 đối với

cỏ Lông Para, 4,40 kg/m2 đối với cỏ Voi, 3,90 kg/m

2 đối với cỏ Lau và Ngô

chỉ đạt 3,43 kg/m2.

Ở lứa cắt thứ tƣ và thứ năm năng suất của bốn loài cỏ trên đã giảm đi

rất nhiều do thời tiết bắt đầu chuyển vào đông khí hậu trở nên lạnh buốt và có

sƣơng muối vào ban đêm đã ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sự phát triển của cỏ

nên năng suất của chúng giảm mạnh.

Qua thực nghiệm sau năm lứa cắt ta thấy năng suất của Ngô dao động

từ 2,98 – 3,76 kg/m2, năng suất trung bình 3,392 kg/m

2; năng suất cỏ Lau dao

động từ 2,97 – 4,40 kg/m2, năng suất trung bình 3,722 kg/m

2; cỏ Voi có năng

suất dao động từ 3,02 – 4,60 kg/m2, năng suất trung bình 4,004 kg/m

2; cỏ

Lông Para có năng suất cao nhất đạt 4,332 kg/m2 với năng suất dao động từ

3,85 – 4,93 kg/m2.

Thí nghiệm của chúng tôi mới đƣợc 9 tháng, nếu khép kín một năm còn

thu đƣợc 1 lứa nữa và nếu lấy năng suất của các lứa cắt này làm giá trị trung

bình về năng suất của bốn loài cỏ này thì trong một năm trên 1 ha đất trồng

với số lứa cắt là 6 thì có thể thu đƣợc 203,5 tấn cây Ngô, 223,3 tấn cỏ Lau,

240 tấn cỏ Voi và 260 tấn cỏ Lông Para. Tính ra năng suất chất khô thì cỏ Lau

đạt 67,27 tấn/ha/năm cao hơn hẳn cỏ Voi (52,48 tấn/ha/năm) và Ngô (49,87

tấn/ha/năm), năng suất chất khô cao nhất trong 4 loài thí nghiệm là cỏ Lông

Para đạt 61,59 tấn/ha/năm. Kết quả so sánh đƣợc thể hiện ở bảng 4.5.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

66

Bảng 4.5 : So sánh năng suất của 4 loài cỏ thí nghiệm

Tên cỏ Năng suất tƣơi

(Tấn/ha/năm)

Năng suất chất khô

(Tấn/ha/năm)

Cỏ Voi 240 52,48

Cỏ Lông Para 260 61,59

Cỏ Lau 186 67,28

Ngô 170 49,87

0

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

4.5

5

Năng suất

(kg/m2)

Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 Lứa 5

Lứa cắt

Năng suất của cỏ thí nghiệm

Cỏ Voi

Cỏ Lông Para

Cỏ Lau

Ngô

Hình 4.2: Năng suất của cỏ thí nghiệm

4.4.3. Chất lƣợng của bốn loài cỏ thí nghiệm

Để đánh giá chất lƣợng của bốn loài cỏ trồng thí nghiệm ở xã Kiên Lao

huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. Chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu của các

giống cỏ thí nghiệm tại các thời điểm thu cắt và phân tích thành phần hóa học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

67

của chúng (mẫu cỏ lấy ngày 5 tháng 10 năm 2011). Kết quả phân tích đƣợc

trình bày trong bảng 4.6.

Bảng 4.6: Chất lƣợng cỏ thí nghiệm

Tên mẫu VCK

(%)

% Chất khô

Protein(%) ĐƣờngTS(%) Lipit thô

(%)

Xơ thô

(%)

Cỏ Voi 21,87 3,59 1,23 0,54 6,50

Lông Para 23,69 3,79 0,46 0,44 7,63

Cỏ Lau 30,13 4,93 0,86 0,77 8,84

Ngô 24,51 4,50 0,43 0,73 6,48

Các giống cỏ thí nghiệm có tỷ lệ vật chất khô (VCK) từ 21,87% - 30,13%

cao nhất là cỏ Lau (30,13%). Các giống Ngô, cỏ Lông Para, cỏ Voi có tỷ lệ

lần lƣợt là 24,51%; 23,69%; 21,87%. Qua bảng trên cho thấy cỏ Voi đƣợc

nhiều ngƣời dân lựa chọn và trồng nhiều làm thức ăn cho gia súc có VCK chỉ

đạt 21,87% trong khi đó VCK của cỏ Lau rất cao và đạt 30,13%.

Tỷ lệ protein trong cỏ Lau đạt cao nhất 4,93% trong khi đó cỏ Voi thấp

nhất trong các loài cỏ thí nghiệm chỉ đạt 3,59%. Các giống Ngô, Lông Para

lần lƣợt có tỷ lệ protein là 4,50%, 3,79%.

Một trong những tiêu chí để đánh giá chất lƣợng của cỏ là dựa vào tỷ lệ

vật chất khô và protein. Tất cả các chất dinh dƣỡng trong cỏ đều quan trọng

với sự sinh trƣởng và phát triển của gia súc nhƣng quan trọng hơn cả là hàm

lƣợng protein trong cỏ. Qua bảng 4.6 cho thấy, cỏ Lau là loài cỏ tốt nhất với

gia súc nhai lại, các nhà chăn nuôi nên quan tâm nhiều hơn nữa.

Hàm lƣợng đƣờng của bốn loài cỏ là khá cao, cao nhất là cỏ voi 1,23%,

thấp nhất là ngô 0,43%. Hai loài cỏ lau, lông para có hàm lƣợng đƣờng lần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

68

lƣợt là 0,86%; 0,46%. Hàm lƣợng lipit của bốn loài cỏ lần lƣợt từ cao xuống

thấp là cỏ Lau (0,77%), ngô (0,73%), cỏ voi (0,54%), lông para (0,44%). Hàm

lƣợng xơ của cỏ lau cao nhất trong bốn loài cỏ trên 8,84%, thấp nhất là ngô

6,48%; cỏ lông para là 7,63%, cỏ voi 6,50%.

0

5

10

15

20

25

30

35

%

Cỏ Voi Cỏ Lông Para Cỏ Lau Ngô

Tên mẫu

Hàm lượng dinh dưỡng cỏ thí nghiệm

VCK

Protein

Đường TS

Lipit

Xơ TS

Hình 4.3: Hàm lƣợng dinh dƣỡng cỏ thí nghiệm

Để đánh giá chất lƣợng của bốn loài cỏ trồng tại xã Kiên Lao chúng tôi

đã so sánh hàm lƣợng các chất trong cỏ với số liệu của Viện chăn nuôi (VCN)

(1995)[29] và số liệu trong luận văn thac sĩ của tác giả Lã Thị Thúy (2010)

[40, tr 87]. Số liệu đƣợc thể hiện trong bảng 4.7.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

69

Bảng 4.7: Bảng so sánh chất lƣợng bốn loài cỏ

Chỉ tiêu so

sánh

Giống cỏ

Cỏ Voi Cỏ Lông Para Ngô Cỏ Lau

TNo VCN TNo VCN TNo VCN TNo

Thị

Thúy

VCK (%) 21,87 20,8 23,69 19,14 24,51 21,4 30,13 18,98

Protein(%) 3,59 1,93 3,79 1,82 4,5 2,5 4,93 2,16

Lipit(%) 0,54 0,67 0,44 0,5 0,73 0,7 0,44 0,43

Xơ(%) 6,5 7,86 7,63 0,43 6,48 4,4 7,63 7,23

Qua bảng trên cho thấy, hai chi tiêu quan trọng đánh giá chất lƣợng các

giống cỏ là VCK và protein của bốn loài cỏ đƣợc trồng thí nghiệm ở xã Kiên

Lao đều đạt cao hơn số liệu thu đƣợc của Viện chăn nuôi và tác giả Lã Thị

Thúy. Nhƣ vậy có thể thấy rằng chất lƣợng dinh dƣỡng của các loài cỏ có sự

biến động rất lớn trong các điều kiện khí hậu, thổ nhƣỡng và kỹ thuật chăm

sóc khác nhau.

Bảng 4.8: Số đơn vị thức ăn trong 1kg cỏ tƣơi của 4 loài cỏ

Tên cỏ Protein (%) Lipit (%) Xơ (%) Gluxit (%) ĐVTĂ

Cỏ Voi 3,59 0,54 6,50 1,23 0,158

Lông Para 3,79 0,44 7,63 0,46 0,159

Cỏ Lau 4,93 0,77 8,84 0,86 0,204

Ngô 4,50 0,73 6,48 0,4 0,163

Qua bảng trên cho thấy, trong 1 kg cỏ tƣơi cỏ Lau thức ăn có số đơn vị

thức ăn cao hơn hẳn so với ba loài cỏ còn lại (0,204 ĐVTĂ) trong khi đó cỏ

Voi và Ngô đƣợc nông dân trồng với diện tích lớn và phổ biến có số đơn vị

thức ăn lần lƣợt là 0,158 ĐVTĂ với cỏ Voi và 0,163 ĐVTĂ đối với Ngô. Đối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

70

với cỏ Lông Para đây là loài cỏ đƣợc trồng khảo nghiệm đầu tiên trong điều

kiện khí hậu, thổ nhƣỡng xã Kiên Lao có năng suất và số đơn vị thức ăn khá

cao 0,159 ĐVTĂ.

Nhƣ vậy có thể thấy rằng cỏ Lau là loài cỏ tự nhiên có số đơn vị thức

ăn rất cao nhƣng chƣa đƣợc nghiên cứu và khai thác nhiều phục vụ chăn nuôi

gia súc. Cỏ Lông Para đạt đƣợc năng suất và chất lƣợng tốt vì vậy cần đƣợc

nhân rộng và đƣa vào cơ cấu cây cỏ chính sử dụng cho trâu, bò tại đây.

4.4.4. Tính ngon miệng của gia súc đối với bốn giống cỏ

Ngày nay, mục đích của việc trồng cỏ là cung cấp thức ăn thô xanh cho

gia súc, phát triển đàn gia súc nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngƣời

nông dân. Vì vậy, cần phải đánh giá khả năng sử dụng của gia súc với các

giống cỏ. Từ đó chọn lọc những giống cỏ phù hợp nhất đối với mỗi loài gia

súc, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho ngành chăn nuôi. Chúng

tôi tiến hành đánh giá sự ngon miệng và khả năng sử dụng trên 2 đối tƣợng

gia súc trâu và bò trƣởng thành.

Mỗi loài gia súc thích ăn những loại thức ăn khác nhau. Tính ngon

miệng của gia súc phụ thuộc vào chất lƣợng thức ăn của mỗi loài cỏ; cỏ non

có tính ngon miệng hơn cỏ già. Chúng tôi cắt bốn loài cỏ vào cùng buổi sáng

với khối lƣợng mỗi loài là 10kg và để riêng mỗi đống cỏ nhƣng cách nhau 3m

rồi thả 5 con trâu và 5 con bò trƣởng thành ra và cùng cho ăn vào lúc 8 giờ

sáng, cho gia súc tự chọn rồi đánh giá. Tất cả trâu và bò đều chọn cỏ Lông

Para ăn trƣớc, khi lƣợng cỏ Lông Para hết chúng chuyển sang ăn Ngô rồi sang

ăn cỏ Voi; khi ăn hết ba loài cỏ trên chúng mới tìm đến ăn cỏ Lau. Đối với cỏ

Lau thì tất cả những con bò thả ra đều ăn ngay nhƣng còn để lại phần ngọn lá;

đối với trâu chúng ăn một cách lƣỡng lự và chúng chỉ ăn phần còn non của lá.

Từ kết quả quan sát cho thấy sự lựa chọn thức ăn của hai loài gia súc

với bốn loài cỏ thí nghiệm là tƣơng đối giống nhau. Cỏ Lông Para luôn là sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

71

lựa chọn đầu tiên của trâu và bò vì thân nhỏ, mềm, thơm nên độ ngon miệng

rất cao, khi lƣợng cỏ Para hết chúng mới chuyển sang ăn Ngô rồi mới đến cỏ Voi.

Theo quan sát của chúng tôi thì tính ngon miệng của gia súc với cỏ Para và Ngô

khác nhau không đáng kể. Cỏ Lau là sự lựa chọn sau cùng nhất của gia súc khi mà

cả ba loài cỏ trên đã hết; cỏ Lau không đƣợc hai loài gia súc chọn nhiều là do cây

cỏ Lau có lá cứng, ráp, sắc do đó trâu và bò không thích ăn.

4.4.5. Lƣợng ăn vào của gia súc đối với các giống cỏ

Chúng tôi tiến hành cắt bốn loài cỏ vào cùng thời gian và cùng cho gia

súc ăn vào lúc 8 giờ sáng với khối lƣợng mỗi loài là 14kg. Ngày đầu tiên

chúng tôi cho cả trâu bò ăn cỏ Lông Para; ngày thứ hai ăn Ngô; ngày thứ ba

ăn cỏ Lau; ngày thứ tƣ ăn cỏ Voi. Kết quả đƣợc trình bày ở bảng sau:

Bảng 4.9: Lƣợng cỏ ăn vào của gia súc đối với bốn loài cỏ

Giống cỏ

Trâu Bò

TĂ đƣa

vào (kg)

TĂ đƣợc

ăn (kg) %

TĂ đƣa

vào (kg)

TĂ đƣợc

ăn (kg) %

Cỏ Lông Para 14 13,95 99,64 14 13,9 99,29

Ngô 14 13,8 98,57 14 13,5 96,43

Cỏ Lau 14 11,5 82,14 14 12,6 90

Cỏ Voi 14 13,1 93,57 14 13,5 96,43

Kết quả ở bảng trên cho thấy: Tỷ lệ sử dụng của trâu bò đối với bốn

loài cỏ là khá cao từ 82,14% - 99,64%, tỷ lệ sử dụng của trâu và bò không

khác nhau nhiều. Trong bốn loài cỏ trên thì tỷ lệ sử dụng của trâu, bò với cỏ

Lông Para và Ngô là rất cao (96,43% - 99,64%). Do đặc điểm của cỏ Lông

Para thân nhỏ, mềm, có mùi thơm, vị ngọt, nên gia súc có độ ƣa thích cao hơn

cả. Đối với cỏ voi và cỏ Lau tỷ lệ sử dụng cũng khá cao 82,14% - 96,43%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

72

Cỏ Lau tuy là loài có VCK và protein cao hơn cả trong bốn loài cỏ,

nhƣng do đặc điểm lá cứng, ráp, sắc đã gây khó khăn cho gia súc khi sử dụng.

Qua kết quả ở bảng trên cho thấy, cả bốn loài cỏ đều có thể cho gia súc

ăn tƣơi. Đặc biệt đối với cỏ Lông Para nên cho gia súc ăn ngay sau khi thu cắt

vì lúc đó cỏ còn tƣơi nên vấn giữ đƣợc mầu sắc và hƣơng vị thơm ngon của

nó. Ngô, cỏ Voi để tăng hiệu quả sử dụng của gia súc cũng nên cho ăn ngay

sau khi cắt riêng đối với cỏ Lau chúng ta có thể băn nhỏ hoặc ủ chua khi đó

cỏ sẽ mềm hơn gia súc thích ăn hơn. Cỏ Lau có tỷ lệ vật chất khô cao, protein

cao nên có thể làm bột cỏ thì hiệu quả kinh tế sẽ còn cao hơn nữa.

4.5. Thành phần dinh dƣỡng của đất tại nơi thí nghiệm

Cả bốn loài cỏ đều đƣợc chúng tôi trồng thử nghiệm trên cùng mảnh

đất. Để xác định thành phàn dinh dƣỡng của đất trồng, chúng tôi đã lấy mẫu

đất theo tầng ở độ sâu; 0 - 10cm (tầng 1), 10 - 20cm (tầng 2), 20 - 30cm (tầng

3), sau đó các mẫu đất ở cùng tầng của mô hình đƣợc trộn chung với nhau và

đem phân tích theo tầng tại Viện khoa học sự sống – Đại học Nông Lâm Thái

Nguyên. Kết quả phân tích đƣợc trình bày trong bảng 4.10.

Bảng 4.10: Thành phần dinh dƣỡng của đất tại nơi thí nghiệm

Tên mẫu PHKcl OM(%) NitơTS(%) P2O5 (%) KaliTS(%)

Đất tầng 1 4,97 1,45 0,09 0,08 0,18

Đất tầng 2 5,45 0,75 0,05 0,06 0,10

Đất tầng 3 5,11 0,81 0,06 0,07 0,15

TB 5,18 1,00 0,07 0,07 0,14

Kết quả phân tích đất tại khu vực thí nghiệm cho thấy: Độ pHkcl đất

thuộc loại chua (PHkcl = 5,18) không hoàn toàn phù hợp đối với các loài cỏ thí

nghiệm. Các chất dinh dƣỡng khác trong đất lần lần lƣợt nhƣ sau: K2O tổng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

73

số 0,14%; P2O5 0,07%, Nitơ tổng số 0,07%, độ mùn trong đất (OM) là 1,00%.

Thành phần dinh dƣỡng phân bố ở các tầng theo độ sâu khác nhau không

đáng kể.

Nhƣ vậy qua phân tích thành phần dinh dƣỡng đất, ta thấy đất tại nơi

thí nghiệm có độ chua vừa phải và là đất nghèo chất dinh dƣỡng do vậy cần

tăng cƣờng bón phân và vôi để khử chua cho đất.

4.6. Đề xuất mô hình giải quyết thức ăn xanh

Theo thống kê, diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp của xã là 741ha.

Bình quân diện tích đất nông nghiệp là 1119m2/ngƣời, diện tích đất bình quân

trên đầu ngƣời không cao, cho nên khi phát triển đàn gia súc xã cần tận dụng

hết số đất bằng, đất có độ dốc không lớn chƣa sử dụng để trồng cỏ và trồng

các cây khác. Để thực hiện mô hình chăn nuôi gia đình thì mỗi hộ gia đình

cần xác định hai loại hình đất chăn thả và đất trồng cỏ. Nếu gia đình dành ra

một diện tích đất khoảng 3000m2 để trồng cỏ cho chăn nuôi, với cỏ VA06

hoặc loài cỏ khác có năng suất bình quân đạt 200 tấn /ha/năm, với lƣợng thức

ăn là 30 kg cỏ/con/ngày đủ nuôi 7 con bò trong cả năm. Ngoài ra có thể tận

dụng các sản phẩm khác của ngành trồng trọt và sản phẩm phụ của sản xuất

nông nghiệp để tăng dinh dƣỡng trong thức ăn hàng ngày cho vật nuôi, làm

thức ăn cho vụ đông. Trên diện tích đất trồng cỏ nên trồng từ 3 – 4 loài cỏ, vì

gia súc không ăn 1 loài. Các loài chúng tôi đã trồng thử nghiệm đều có thể

dùng để trồng. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 cần chăn thả để tận dụng các

bãi cỏ tự nhiên với mật độ 2 con/ha. Cỏ trồng để cho ăn bổ sung khoảng

15kg/con/ngày, cỏ thừa mùa hè đƣợc dùng làm cỏ khô hay ủ chua. Mùa đông sẽ

cho ăn rơm, thân lá ngô, cỏ trồng tƣơi và khô (ủ chua), nếu có thể cho ăn thêm

1kg bột/con/ngày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

74

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

- Tập đoàn cây thức ăn gia súc tại xã Kiên Lao phong phú và đa dạng trong đó

cỏ hòa thảo chiếm tỷ lệ cao và nhiều loài có chất lƣợng tốt. Tuy nhiên, năng

suất cỏ tự nhiên còn thấp và ngày càng bị thoái hóa do chăn thả không hợp lý.

- Tập đoàn cỏ trồng phục vụ cho chăn nuôi của xã Kiên Lao nên là VA06, cỏ

Lông Para, cỏ Voi, Ngô và cỏ Lau. Chúng vừa phù hợp với đất đai khí hậu địa

phƣơng vừa có năng suất cao, chất lƣợng tốt.

- Cỏ Lau là loài cỏ tự nhiên rất dễ trồng và có năng suất cao, chất lƣợng tốt

nhƣng nhiều chất xơ cứng nên độ ngon miệng kém có thể trồng để làm cỏ ủ

chua hay bột cỏ.

- Địa phƣơng có thể xây dựng mô hình chăn nuôi bán chăn thả hay chăn nuôi

nhốt tùy thuộc điều kiện cụ thể từng nơi. Dù hình thức nào cũng cần xây dựng

quy trình thức ăn chặt chẽ và đều phải trồng cỏ.

2. Kiến nghị

- Cần cải tạo bãi chăn thả tự nhiên vì cỏ tự nhiên có chất lƣợng dinh dƣỡng tốt

hơn các loài cỏ trồng.

- Khu vực trồng ngô, lúa năng suất thấp nên chuyển sang trồng cỏ chăn nuôi.

- Tiếp tục khảo nghiệm trồng cỏ Lông Para vì hiện nay địa phƣơng chƣa trồng

loài cỏ này. Đối với cỏ Lau cũng cần nghiên cứu thêm.

- Các hộ chăn nuôi cần áp dụng khoa học kỹ thuật để đàn gia súc phát triển tốt

nhất đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.

- Chính quyền địa phƣơng cần hỗ trợ ngƣời dân về khoa học kỹ thuật, vốn và

đầu ra để ngƣời dân chú tâm vào chăn nuôi và ngày càng mở rộng mô hình

chăn nuôi góp phần xóa đói giảm nghèo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

75

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Lê Văn An, Tôn Nữ Tiên Sa, Phát triển kỹ thuật cây thức ăn xanh với nông

hộ, do ACIAR và CIAT xuất bản, ACIAR chuyên khảo số 93.

2. Đoàn Ân, Võ Văn Trị (1976), Gây trồng và sử dụng một số giống cỏ năng

suất cao, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2001, 2003, 2005), Danh lục các loài thực

vật Việt Nam, tập 1,2,3. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Lê Hoà Bình, Nguyễn Quý Trác (1981 - 1982), Viện Chăn nuôi 50 năm xây

dựng và phát triển 1952 - 2002, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Lê Hoà Bình và Cộng tác viên (1983), Viện Chăn nuôi 50 năm xây dựng và

phát triển 1952 - 2002, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Lê Hoà Bình, Hồ Văn Núng (1987 - 1989), Viện Chăn nuôi 50 năm xây

dựng và phát triển 1952 - 2002, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Lê Hoà Bình, Nguyễn Phúc Tiến, Hồ Văn Núng, Đinh Văn Bình, Đặng Đình

Hanh (1997), Viện Chăn nuôi 50 năm xây dựng và phát triển 1952 - 2002,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Lê Hoà Bình, Hồ Văn Núng, Nguyễn Văn Quang (1998), Viện Chăn nuôi

50 năm xây dựng và phát triển 1952 - 2002, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Bộ môn Đồng cỏ và Cây thức ăn gia súc - Viện Chăn nuôi (1996), Kết

quả xây dựng mô hình thử nghiệm thâm canh, xen canh cỏ Hoà thảo, họ

Đậu trong hệ thống canh tác phục vụ sản xuất thức ăn xanh cho gia súc ăn

cỏ tại Thái Nguyên. Hội nghị khoa học công nghệ toàn quốc, nghiên cứu

khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông thôn miền

núi phía Bắc giai đoạn 2000 - 2005, Thái Nguyên 3/2006, tr75.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

76

10. Đinh Văn Cải, De Boever, Phùng Thị Lâm Dung (2004), Thành phần hoá

học và giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn cho trâu bò khu vực thành

phố Hồ Chí Minh. Báo cáo khoa học Chăn nuôi thú y Phần dinh dưỡng và

thức ăn vật nuôi, Nxb Nông nghiệp.

11. Cục Chăn nuôi (2006), Tình hình sản xuất thức ăn thô xanh giai đoạn

2001 - 2005 và định hƣớng phát triển thời kỳ 2006 – 2010

http//www.Cucchannuoi.gov.vn.

12. Võ văn Chi, Dƣơng Đức Tiến (1978), Phân loại học thực vật, Nxb Đại học

và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

13. Hoàng Chung (2004), Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam, Nxb Nông

nghiệp, Hà Nội.

14. Hoàng Chung (2005), Quần xã học thực vật, Nxb Giáo dục.

15. Hoàng Chung (2006), Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật,

Nxb Giáo dục.

16. Phạm Thị Trân Châu, Nguyễn Thị Hiền, Phùng Gia Tƣờng (1997), Thực

hành hóa sinh học, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

17. Nguyễn Tuấn Hảo (1999), “Thử nghiệm một số loại cây thức ăn gia súc

nhập nội và cải tạo đất”, Tạp chí khoa học và công nghệ Đại học Thái

Nguyên, (4), tr.14 - 19.

18. Đào Lệ Hằng (2008), Phương pháp chủ động thức ăn xanh ngoài cỏ cho

gia súc, Nxb Hà Nội .

19. Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm, Ngô Thị Hoán (2001), Thức ăn và dinh

dưỡng gia súc, Nxb Nông nghiệp.

20. Từ Quang Hiển, Nguyễn Khánh Quắc, Trần Trang Nhung (2002), Đồng cỏ

và cây thức ăn gia súc, Nxb Nông nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

77

21. Phạm Hoàng Hộ (1993), Cây cỏ thƣờng thấy ở Việt Nam, Montreal

22. Nguyễn Thị Thu Hồng, Nguyễn Ngọc Tấn, Đinh Văn Cải, “Thí nghiệm

trồng cỏ tại vùng khô hạn tỉnh Ninh Thuận”, Tạp chí chăn nuôi , số

12/2006 tr.23-26.

23. Điền Văn Hƣng (1974), Cây thức ăn gia súc miền bắc Việt Nam, Nxb

Nông thôn.

24. Nguyễn Thế Hƣng, Hoàng Chung (1995), Thành phần loài và dạng sống thực

vật trong loại hình savan vùng đồi Quảng Ninh, Thông báo khoa học trƣờng

Đại học sƣ phạm Việt Bắc, số 3.

25. Lê Khả Kế (chủ biên) - Võ Văn Chi - Vũ Văn Chuyên - Phan Nguyên Hồng -

Đỗ Tất Lợi - Thái Văn Trừng (1969, 1975), Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam,

Nxb khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

26. Lê Văn Khoa (chủ biên), Cây keo đậu và cây keo đậu lai KX2 trong hệ thống

nông nghiệp Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

27. Nguyễn Đăng Kỹ, Dƣơng Quốc Hùng và Cộng tác viên (1977), Viện chăn

nuôi 50 năm xây dựng và phát triển 1952 - 2002, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

28. Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Thị Mùi, Lê Hoà Bình,

Đặng Đình Hanh 2004), “Kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình thử nghiệm

thâm canh, xen canh cỏ Hoà thảo, họ Đậu làm thức ăn xanh cho gia súc tại

Thái Nguyên”, Tạp chí Chăn nuôi, số 12/2004, tr.20 - 23.

29. Viện Chăn nuôi (1995), Thành phần và giá trị dinh dƣỡng thức ăn gia súc,

gia cầm Việt Nam, NXB Nông nghiệp.

30. Tiêu chuẩn Việt Nam 4326 : 2001 (ISO 6496 : 1999); 4328 : 2001 (ISO

4327 : 1993); 4331 : 2001 (ISO 6492 : 1999).

31. Nguyễn Đình Ngỗi, Võ Văn Chi (1964), Sơ bộ điều tra thảm thực vật savan

trên vùng đồi núi phía Nam Hữu Lũng (Lạng Sơn), tập san sinh vật địa học

số 1.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

78

32. Nguyễn Thị Mùi, Lƣơng Tất Nhợ, Hoàng Thị Hấn, Mai Thị Hƣơng (2004),

Đánh giá hiện trạng nguồn thức ăn cho gia súc ăn cỏ và bước đầu xây dựng

mô hình trồng cây thức ăn gia súc tại huyện Đồng Văn, Hà Giang, Báo cáo

khoa học Chăn nuôi thú y Phần dinh dưỡng và thức ăn vật nuôi, Nxb Nông

nghiệp, Hà Nội.

33. Lê Văn Ngọc, Nguyễn Kim Ninh, Dƣơng Quốc Hùng, Hoàng Thị Lãng

(1994), Quy trình trồng một số giống cỏ dùng làm thức ăn chăn nuôi trâu

bò ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

34. Lục Văn Ngôn, So sánh năng suất và khả năng sống qua đông của một số

giống cỏ nhập nội trên đất đồi Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu khoa học

kỹ thuật 1970 - 1980. Trƣờng Đại học Nông Nghiệp III kỷ niệm 10 năm xây

dựng trƣờng, tr.177.

35. Nông trƣờng Ba Vì, Kết quả nghiên cứu tuyển chọn tập đoàn cây hoà thảo

nhập nội tại Nông trƣờng Ba Vì. Thông tin khoa học kỹ thuật chăn nuôi,

Viện Chăn nuôi, 2/1983, tr.12 - 25.

36. Pau Pozy, Vũ Chí Cƣờng và Cộng sự (2001), “Nghiên cứu về giá trị

dinh dƣỡng của cỏ tự nhiên, cỏ Voi, rơm, làm thức ăn cho bò sữa tại các

hộ gia đình vùng ngoại thành Hà Nội”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn, số 6/2001, tr.395.

37. Nguyễn Văn Quang và Cộng sự (2002), Nghiên cứu khả năng sản xuất

chất xanh và ảnh hƣởng của phân bón đến năng suất của một số giống cỏ

trồng mô hình trồng xen với cây ăn quả trên đất đồi Bá Vân, Thái Nguyên.

Tóm tắt báo cáo khoa học năm 2001, Viện Chăn nuôi, Hà Nội.

38. Bùi Quang Tuấn (2005), “Giá trị dinh dƣỡng của một số cây thức ăn gia súc

trồng tại Gia Lâm, Hà Nội và Đan Phƣợng, Hà Tây”, Tạp chí Chăn nuôi, số

11/2005, tr.17 - 18.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

79

39. Hà Đình Tuấn (2002), Trồng cỏ ruzi sau đó trồng lúa nƣơng một biện pháp

thích hợp với những vùng đất bạc mầu và nén chặt, Phổ biến tiếp cận mới

trong nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, kết quả và bài học rút ra từ các

công trình nghiên cứu phát triển nông nghiệp do các đối tác thực hiện trong

khuôn khổ hợp tác Pháp - Việt tại vùng lƣu vực sông Hồng, Nxb Nông

nghiệp, Hà Nội.

40. Lã Thị Thúy, (2010), Đánh giá năng suất, chất lƣợng và khả năng khai thác

hai loài cỏ có nguồn gốc tự nhiên tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang,

Luận văn thạc sĩ – Trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Thái Nguyên.

41. Dƣơng Hữu Thời (1981), Đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam, “Nghiên cứu

cây thức ăn gia súc Việt Nam”, Hà Nội.

42. Dƣơng Hữu Thời, Nguyễn Ngọc Chất, Phạm Quang Anh (1969), Kết quả

công tác điều tra đồng cỏ Ngân Sơn (Bắc Kạn). Thông báo khoa học

Trƣờng Đại học tổng hợp, khoa sinh vật.

43. Nguyễn Thiện (2005), Trồng cỏ nuôi bò sữa, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

II. Tài liệu nƣớc ngoài

44. Bennett, H. W. Johnson (1973), Grass dallis grass and other grasses for the

humid south in earth, M. E. Metcalfe, D. S & Barnes, D. L, eds, Forages, the

science of grassland agriculture, Ames (Iowa), USA, Iowa state Univ, Press,

pp.134.

45. CIAT 1978, Beef program (1978), Rept cali, Colombia, Centro International

de Agricultura Tropical.

46. Davies, J.G (1970), Pasture development in the sub - tropics, with

special reference to Taiwan, Trop - Grassl, pp.4, 7 - 16.

47. Dr. Sochadji (1994), Phát triển chăn nuôi ở indonexia, Trình bày tại Hà

Nội lần thứ 3 của chƣơng trình giống cỏ ở Đông Nam Á.

48. John W. Miles, do Valle, C.B; Rao, I.M; Euclides, V.P.B (2004).

Genetic improvement of Brizantha. http://www.gciat.org.com.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

80

49. T. Kanno và M. C. M. Macedo. On-farm trial for pasture establishment

on wetland in the Brazilian savanas. JIRCAS Research Highlights 2001.

Tropical Grasslands (1999) Volume 33, pp.75 - 81.

50. J. G. Marinho Guerra, D. Lopes de Almeida, M. Silvestre Fernandes e

S. Manhaes Souto. Efeito da adubacaox comfont es de fosforo na

producao sazonal de Brachiaria decumbens Stapfl. Pasturas tropicales, Vol.

26, No. 3.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

81

PHỤ LỤC

Hình 4.1: Cỏ Voi 45 ngày tuổi

Hình 4.2: Cỏ Lông Para 45 ngày tuổi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

82

Hình 4.3: Cỏ Lau 60 ngày tuổi

Hình 4.4: Ngô 50 ngày tuổi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

83

Hình 4.5: Thu hoạch Cỏ Lông Para ở lứa cắt thứ 3

Hình 4.6: Thu hoạch cỏ Lau ở lứa cắt thứ 3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

84

Hình 4.7: Thu hoạch cỏ Voi ở lứa cắt thứ 3

Hình 4.8: Trồng xen cỏ Voi với cây Vải thiều