18
BROCHURE KHOA ĐÔ THỊ HỌC dothi.hcmussh.edu.vn ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA ĐÔ THỊ HỌC

BROCHURE - USSH

Embed Size (px)

Citation preview

BROCHUREKHOA ĐÔ THỊ HỌC

dothi.hcmussh.edu.vn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCMTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA ĐÔ THỊ HỌC

Khoa Đô thị học01

Đô thị là tổng hoà các dòng chảy chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội... Vì vậy, việc xây dựng đô thị nói chung và đô thị thông minh nói riêng, không phải là đích đến mà là một hành trình. Mà hành trình thì không có điểm kết thúc và luôn hấp dẫn với nhiều thách thức cùng cảm hứng sáng tạo vô bờ bến...

(PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân)

LOGO

Khoa Đô thị học 02

Logo được chính thức sử dụng vào ngày 18-4-2007. Bản quyền thuộc sở hữu của Khoa và do PGS.TS. Nguyễn Minh Hòa thiết kế.

Logo đựợc chia làm hai phần bằng nhau với ranh giới của một đường gấp khúc. Đường gấp khúc này tượng trưng cho hệ thống giao thông (huyết mạch của cơ thể đô thị), hình ảnh đường uốn lượn gợi cho chúng ta hình ảnh về vùng sông nước Nam Bộ - một đặc trưng rất quan trọng, bởi không có thành phố, thị xã nào của Nam Bộ lại không nằm cạnh một con sông, một dòng kênh.

Phía trên, ở góc bên trái của logo là một khối nhà cao tầng có 3 tòa tháp. Đó chính là biều tượng của một thành phố hiện đại, nơi hội tụ trong nó những tinh hoa của khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiên tiên nhất.

Góc bên phải phía dưới là biểu tượng bông hoa sen cách điệu. Hoa sen chính là biểu tượng của văn hóa dân tộc, biểu tượng của tinh thần Việt Nam cao qúy. Hình ảnh hoa sen nhắc nhở các nhà đô thị một triết lý quan trọng là hiện đại, tân kỳ không được thoát khỏi bản sắc dân tộc truyền thống.

Hai hàng chữ bên dưới huy hiệu là viết tắt của tên trường và tên Khoa: USSH (University of social sciences and Humanities) và FUS (Faculty of Urban studies)

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Nhà A, phòng A.309, 10 – 12 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, TP. Hồ Chí Minh

Tell: 38293828 – (ext) 151

Email: [email protected]

Website: dothi.hcmussh.edu.vn

GIỚI THIỆU

Khoa Đô thị học03

NHIỆM VỤ

Khoa Đô thị học

Đào tạo đại học bậc cử nhân, thạc sĩ và tiến tới đào tạo tiến sĩ. Tổ chức các khóa huấn luyện ngắn và dài hạn (có cấp chứng chỉ), tổ chức các chương trình tham quan nghiên cứu trong và ngoài nước, tiếp nhận các sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và học giả nước ngoài học tập, nghiên cứu, làm việc tại Khoa.

Tổ chức và thực hiện các đề tài nghiên cứu các cấp, tổ chức hội thảo khoa học trong nước và quốc tế.

Chức năng tư vấn, thẩm định và hỗ trợ cho việc hoạch định chính sách:- Tư vấn cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong việc thiết lập dự án và hỗ trợ nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau.- Thẩm định các dự án, các chương trình dân sinh trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội của đô thị thông qua các hoạt động nghiên cứu.- Tham gia trợ giúp việc hoạch định chính sách cho các tổ chức chính trị - xã hội các cấp.

Thực hiện chức năng tuyên truyền và phổ biến kiến thức: Xuất bản các ấn phẩm nghiên cứu khoa học (sách chuyên đề, kỷ yếu khoa học quốc gia và quốc tế, tài liệu huấn luyện) và giảng dạy (đại học, sau đại học, các chương trình bồi dưỡng, các lớp ngắn hạn).

04

TRIẾT LÝ GIÁO DỤC VÀ GIÁ TRỊ CỐT LỖI

HT

Đa dạng

Trí tuệ

Hội nhập

Khoa Đô thị học05

TRIẾT LÝ GIÁO DỤC VÀ GIÁ TRỊ CỐT LỖI

Khoa Đô thị học 06

Kết nối các yếu tố nền

tảng hướng đến đô thị

phát triển bền vững.

Kiến thức liên ngành,

đa ngành.

Khát vọng vươn lên trên

nền tảng kinh tế tri thức.

Đa dạng văn hóa & hội

nhập quốc tế nhằm đáp ứng

với yêu cầu và sự phát triển

của xã hội.

Độc lập & sáng tạo thích

ứng với tri thức và sự phát triển

trong bối cảnh Cách mạng

công nghiệp 4.0.

2 3 4 51

Gồm 5 giá trị với 3 chữ K và 2 chữ Đ viết tắt; KĐ còn thể hiện tính “Kết đoàn”. Ý nghĩa cụ thể của 5 giá trị cốt lõi là:

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN

Mục tiêu

Đào tạo cử nhân khoa học có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ý thức giữ gìn, rèn luyện sức khỏe, kiến thức cơ bản và chuyên sâu về đô thị học, có tư duy về khoa học, năng động, sáng tạo, có khả năng tự học và nghiên cứu để nâng cao trình độ, nêu cao ý thức trách nhiệm cộng đồng và tác phong của một thị dân trong bối cảnh toàn cấu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0; những kỹ năng nghề ng-hiệp trong lĩnh vực tư vấn phát triển đô thị bền vững, quản lý đô thị, quản lý quy hoạch đô thị và quản lý các dự án phát triển đô thị.

Thông tin tuyển sinh

Ngành đăng ký xét tuyển: Đô thị học (Mã ngành: 7580112)Hình thức tuyển sinh đầu vào:- Xét điểm thi THPT Quốc gia

Tổ hợp xét tuyển:Toán – Vật lý – Tiếng AnhNgữ văn – Lịch sử - Địa lýNgữ văn – Toán – Tiếng AnhNgữ văn – Lịch sử - Tiếng Anh

- Xét điểm thi Đánh giá năng lực

Khoa Đô thị học07

Văn hóa và Phát triển cộng đồng đô thị

Bộ môn Văn hoá và phát cộng đồng đô thị được thành lập như một định hướng về các lĩnh vực nghề nghiệp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường. Những kiến thức, phương pháp và kỹ năng được giảng dạy trong bộ môn sẽ giúp sinh viên hiểu được tầm quan trọng của văn hoá nói riêng, khối ngành khoa học xã hội và nhân văn nói chung trong việc tham gia giải quyết, quản lý, quy hoạch và phát triển đô thị bền vững. Các môn về kỹ năng mềm và phương pháp tiếp cận nghiên cứu từ cộng đồng, phương pháp nghiên cứu lấy người dân làm trung tâm sẽ giúp sinh viên thuận lợi trong việc giao tiếp cộng đồng, phát triển nghề nghiệp, thích ứng với sự đa dạng và thay đổi của xã hội đô thị.

Khoa Đô thị học

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN

08

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN

Quy hoạch kinh tế - xã hội đô thị

Mục tiêu của các môn học trong bộ môn sẽ cung cấp cho sinh viên kiến thức nhằm giải quyết bài toán cân bằng giữa các yếu tố kinh tế và xã hội trong công tác thực hiện quy hoạch đô thị. Quan trọng qua đó, sinh viên có thể tham gia thực hiện công tác quy hoạch đô thị, tham gia tư vấn dự án phát triển đô thị ở các tỉnh, thành phố cũng như ở cấp địa phương.

Khoa Đô thị học09

Quản lý đô thị và dự án

Kiến thức được cung cấp từ bộ môn này giúp sinh viên đạt được kiến thức sâu sắc về quản lý nhà nước, tính hiệu quả của các dịch vụ công do Nhà nước cung cấp và các chính sách phát triển đô thị, nhất là trong các lĩnh vực quy hoạch, kinh tế, văn hóa và môi trường. Sinh viên có thể tự tin phân tích và đánh giá tính khả thi cũng như hiệu quả và tác động của các chính sách và dự án hiện hành.

Khoa Đô thị học

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN

10

Khoa Đô thị học

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN

Bảo tồn di sản không gian kiến trúc đô thịDân số học đô thịTruyền thông đại chúng đô thịXã hội học đô thịCác lý thuyết phân tích xã hộiNhân học đô thị

Dự án phát triển cộng đồng Phương pháp nghiên cứu đô thị ứng dụng

Cộng đồng và không gian công cộngKỹ năng đàm phán và thương thuyết

Kỹ năng quản lý và lãnh đạoLịch sử đô thị việt nam

Nghệ thuật nói trước công chúngKỹ năng hội nhập

Môi trường văn hóa đô thịXã hội học quản lý

Xu hướng phát triển đô thịKỹ năng xử lý và phân tích dữ liệu trong nghiên cứu đô thị

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thịĐồ họa kiến trúc đại cươngKiến trúc đại cươngKinh tế học đô thị

Mỹ thuật đô thịKinh tế học đại cương

Thiết kế đô thị

Đô thị học đại cươngLý thuyết và thực hành quy hoạch đô thị

Ứng dụng AutoCAD trong thiết kếThiết kế và quản lý dự án xây dựng

Dịch vụ công đô thịĐánh giá kinh tế - tài chính dự án đầu tưHệ thống thông tin địa lý - GISKỹ thuật xử lý chất thải đô thị

Nhà ở và quản lý nhà ởQuản lý đất đô thị

Quản lý môi trường đô thịQuản lý dự án đại cương

Quản lý nhà nước về đô thị

Thị trường bất động sảnLuật và đánh giá chính sách đô thị

Đánh giá tác động kinh tế - xã hội và môi trường dự ánNghèo đô thị

Văn hóa và Phát triển cộng đồng đô thị

Quy hoạch kinh tế - xã hội đô thị

Quản lý đô thị và dự án

Danh sách môn học

11

ĐỊN

H H

ƯỚ

NG

N

GH

Ề N

GH

IỆP

Đội ngũ giảng viên được đào tạo từ các trường Đại học của Pháp, New Zealand, Nga, Philippines, Nhật Bản, Australia, Hà Lan, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam. Giảng viên cơ hữu của Khoa hiện nay gồm có 4 Tiến sĩ (trong đó có 2 Phó Giáo sư), 05 nghiên cứu sinh, 3 Thạc sĩ – Kỹ sư, 01 Thạc sĩ – Kiến trúc sư và 8 Thạc sĩ. Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng gồm các PGS.TS, Thạc sĩ – Kiến trúc sư có chuyên môn sâu và kinh nghiệm thực tiễn phong phú.

ĐỘ

I NG

Ũ

GIÁ

O V

IÊN

Khoa Đô thị học

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN

12

Đảm nhiệm các vai trò tư vấn; điều phối; quy hoạch về kinh tế - xã hội; thiết kế và xây dựng chính sách liên quan đến đô thị; xây dựng, thẩm định và đánh giá dự án; giảng dạy và nghiên cứu ở các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu có liên quan đến các vấn đề của đô thị, quản lý đô thị, quy hoạch vùng và đô thị;….Làm việc trong các cơ quan ban ngành, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức nhân dân, các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và nước ngoài; các tổ chức quốc tế; các tổ chức phi chính phủ quốc tế và địa phương,….

Khoa Đô thị học

Tiếp cận phương pháp giáo dục hiện đại: phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu và học tập suốt đời;

Được đào tạo song song với định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. Được hỗ trợ học tập thông qua tư vấn học đường, tham

quan thực tế (trong và ngoài nước), thực tập tại các đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập;

Được trang bị những kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cần thiết, gắn lý thuyết với thực tiễn để các nhà Đô thị học có thể tham

gia giải quyết những vấn đề cấp bách của đô thị trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Được tham gia các khóa huấn luyện, học tập ngắn hạn, hội thảo trong nước và quốc tế, giao lưu với sinh viên và các chuyên gia

trong nước và quốc tế;

Được sử dụng 2 phòng hiện đại có chức năng phục vụ nghiên cứu và thực hành, gồm: Phòng Nghiên cứu và Thông tin đô thị,

Phòng Thiết kế và Thực hành đô thị;

Được tự do sáng tạo trong các câu lạc bộ về học thuật, tình nguyện, truyền thông. Được tham gia các đề tài nghiên cứu khoa

học, các phong trào văn nghệ, thể thao và vui chơi giải trí khác;

Được tạo điều kiện tìm kiếm các học bổng trong và ngoài nước;Nhận được sự tài trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức là

đối tác chiến lược của Khoa Đô thị học.

QUYỀN LỢI SINH VIÊN

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN

13

Mục tiêu

Về kiến thức: Trang bị cho học viên cao học phương pháp luận, lý thuyết nghiên cứu liên ngành, đa ngành về phát triển đô thị nói chung, phát triển đô thị bền vững nói riêng; đồng thời cung cấp các kiến thức thực tiễn chuyên sâu liên quan đến các lĩnh vực kinh tế chính trị, văn hóa xã hội, tài nguyên môi trường, quy hoạch, kiến trúc trong bối cảnh quy hoạch, phát triển đô thị.Về kỹ năng: Trang bị cho học viên cao học những kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực tư vấn, quản lý, quy hoạch phát triển đô thị; xây dựng, phản biện các kế hoạch, dự án, chương trình liên quan đến quy hoạch, quản lý và phát triển đô thị .Về mức tự chủ và trách nhiệm: Học viên tham gia khóa đào tạo có khả năng nghiên cứu độc lập, tư duy phản biện các vấn đề liên quan đến đô thị và đô thị phát triển bền vững. Có chí hướng phục vụ cộng đồng, tinh thần đổi mới, sáng tạo thích ứng với sự thay đổi của xã hội trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

Thông tin tuyển sinh

Ngành đăng ký: Thạc sĩ Đô thị học (mã ngành: 8580112),Môn thi tuyển:

(1) Môi trường và phát triển, (2) Đô thị học đại cương, (3) Ngoại ngữ (hoặc nộp chứng chỉ ngoại ngữ)

Thời gian thông báo tuyển sinh: tháng 1 và tháng 7 hàng năm

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ

Khoa Đô thị học 14

Khoa Đô thị học

Định hướng nghề nghiệp

Tư vấn phát triển, điều phối viên (dự án, cộng đồng),Tham gia qui họach kinh tế - xã hội ở các cấp độ và quy mô khác nhau,Tham gia thiết kế và xây dựng chính sách ở các cấp độ và quy mô khác nhau,Xây dựng, thẩm định và đánh giá dự án về kinh tế xã hội, văn hóa và môi trường, Tham gia trực tiếp vào quá trình thực hiện các hoạt động kinh tế chính trị, văn hóa xã hội, tài nguyên môi trường, quy hoạch – kiến trúc, hành chính, quản lý với các vị trí khác nhau,Giảng dạy và nghiên cứu.

Ở mỗi công việc như thế tùy theo năng lực mà họ có thể là chuyên viên, chuyên gia hoặc nhà quản lý.

ĐỘI NGŨ GIANG VIÊN

Các phó giáo sư, tiến sĩ trong nước giàu chuyên môn và kinh nghiệm. Ngoài ra, khoa Đô thị học có liên kết với các chuyên gia nước ngoài am hiểu sâu sắc các vấn đề về đô thị Việt Nam đến từ các trường đại học danh tiếng như Đại học Yale, Toronto, NUS, York, v.v… tham gia giảng dạy.

15

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ

ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC

Khoa Đô thị học

1. Đối tượng xét tuyển thăng: Cử nhân Đô thị học tốt nghiệp loại giỏi

2. Đối tượng không phải bổ túc kiến thức: Có bằng cử nhân các chuyên ngành: Đô thị học; Qui hoạch vùng và đô thị; Quản lý đô thị; Quản lý đô thị và công trình; Kiến trúc; Kiến trúc cảnh quan; Thiết kế cảnh quan; Kiến trúc nội thất; Kiến trúc đô thị; Thiết kế nội thất; Bảo tổn di sản kiến trúc – đô thị; Kinh tế và quản lý đô thị; Thiết kế đô thị

3. Đối tượng phải bổ túc kiến thức: - Ngành gần: Xây dựng; Quản lý xây dựng; Kỹ thuật xây dựng; Kỹ thuật xây dựng công trình thủy; Kỹ thuật xây dựng công trình biển; Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông; Kỹ thuật cơ sở hạ tầng; Địa kỹ thuật xây dựng; Kỹ thuật tài nguyên nước; Kỹ thuật cấp thoát nước; Kinh tế Xây dựng; Quản lý dự án; Quản lý tài nguyên môi trường; Khoa học Môi trường; Quản lý đất đai; Kinh tế bất động sản; Kinh tế xây dựng và quản lý dự án; Quản lý dự án và đầu tư Xây dựng; Địa lý học; Xã hội học; Nhân học; Công tác xã hội; Văn hóa học; Luật; Quản lý nhà nước; Kỹ thuật trắc địa – Bản đồ; Bản đồ học; Viễn Thám; GIS; Du lịch; Giao thông; Hạ tầng kỹ thuật đô thị; Mỹ thuật đô thị; Lâm nghiệp đô thị; Triết học; Lịch sử; Quan hệ quốc tế; Tâm lý học; Đông Phương học; Đông Nam Á học; Báo chí và Truyền thông; Việt Nam học; Nhật Bản học; Hàn quốc học - Ngành khác, bao gồm: + Thuộc nhóm các ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn: Khảo cổ học; Giáo dục học; Ngữ văn Anh; Ngữ văn Pháp; Ngữ văn Ý; Ngữ văn Nga; Ngữ Văn Đức; Ngữ văn Trung Quốc; Ngữ văn Tây Ban Nha; Lưu trữ học – Quản trị văn phòng; Văn học; Ngôn ngữ học; Thư viện – Thông tin học + Không thuộc nhóm các ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn: Các ngành còn lạiCăn cứ vào đối tượng ngành gần hay ngành khác mà thí sinh phải bổ túc một số môn học để đủ điều kiện tham gia kỳ tuyển sinh

16