31
CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG THƯƠNG

Embed Size (px)

Citation preview

CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Các nội dung• Các loại nguồn của luật thương

mại quốc tế• Xác định pháp luật áp dụng cho

hợp đồng thương mại quốc tế

Nguồn của luật Nghĩa rộng: điểm khởi nguồn của

pháp luật hoặc sự phân tích pháp lý

Nghĩa hẹp: Thẩm phán tìm được các quy định để giải quyết vụ việc Ở đâu?

Gồm có: Các đạo luật, các án lệ của toà án, tập quán, quan điểm của các chuyên gia, đạo đức và luật công bằng.

Nguồn của Luật thương mại quốc tếA. Pháp luật quốc tếĐiều ước quốc tếTập quán thương mại quốc tếÁn lệ quốc tếCác nguồn khácB. Pháp luật quốc giaVăn bản pháp luậtÁn lệ của tòa án trong nướcCác nguồn khác

ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

Điều ước quốc tếVăn bản pháp lý quốc tế thể hiện sự

thoả thuận của các chủ thể pháp luật quốc tế nhằm quy định, thay đổi, chấm dứt các quyền, nghĩa vụ của các bên ký kết trong quan hệ quốc tế.

Được xây dựng trên cơ sở sự tự nguyện của các quốc gia

Quốc gia chỉ tuân thủ các quy tắc đã cam kết trước đó trên nguyên tắc có đi có lại

Luật quốc tế dung hòa lợi ích của các quốc gia

Các vấn đề được điều chỉnhTự do hóa thương mại giữa các quốc gia thành viên

◦Điều uớc thành lập IMF, OECD, WTO…◦Hiệp định thương mại – thuế quan song phương, đa phương◦Điều ước thành lập khu vực thương mại tự do (NAFTA, AFTA…), liên minh thuế quan, cộng đồng kinh tế (EU)

Thống nhất pháp luật: Đặt ra các quy phạm thực chất điều chỉnh quan hệ của các cá nhân, công ty (chủ thể tư)◦Vấn đề điều chỉnh có tính quốc tế (vận tải quốc tế…) nhưng cũng không nhất thiết phải có tính quốc tế (hối phiếu..)

◦Việc giải thích điều ước không thống nhất◦Một số điều ước có thay đổi thích ứng với sự phát triển của thương mại quốc tế (Quy tắc Hague, Hague – Visby)

◦Nhiều điều ước chưa có hiệu lực hoặc có ít quốc gia là thành viên

Hiệu lực trực tiếp của điều ước quốc tếHiệu lực trực tiếp là gì?

◦Nếu quy phạm của điều ước quốc tế phải chuyển hóa vào pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế đó không có hiệu lực trực tiếp

Một số điều ước quốc tế có hiệu lực trực tiếp, thường là các điều ước làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của chủ thể tư◦Ví dụ: Công ước LHQ về mua bán hàng hóa quốc tế

Các điều ước quốc tế làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các các quốc gia thường không có hiệu lực trực tiếp◦Ví dụ: GATT 1994

Hiệu lực của điều ước quốc tế tại Việt Nam

◦Luật Ký kết, Gia nhập và Thực hiện Điều ước quốc tế - Điều 6

◦…◦Căn cứ vào nội dung, yêu cầu, tính chất của

ĐƯQT, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của ĐƯQT đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần ĐƯQT đó đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp ĐƯQT đã đủ rõ, chi tiết để thực hiện; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành VBQPPL để thực hiện ĐƯQT đó

LUẬT QUỐC GIA

Luật côngĐiều chỉnh mối quan hệ giữa nhà

nước và công dân ◦Xuất nhập khẩu, thuế, tỉ giá hối

đoái…◦Ngành nghề kinh doanh: ngân hàng,

bảo hiểm, thuốc men…◦Sở hữu trí tuệ: sáng chế, quyền tác

giả, nhãn hiệu…◦Luật cạnh tranh◦…

Luật công – các lưu ýNguyên tắc lãnh thổ

◦Điều chỉnh hành vi phát sinh trên lãnh thổ quốc gia hoặc hành vi của công dân

Áp dụng ngoài lãnh thổ?◦Hành vi phát sinh ở nước ngoài nhưng ảnh

hưởng đến quốc gia Ví dụ: luật an toàn thực phẩm áp dụng cho hàng

nhập khẩu◦Hành vi cạnh tranh không lành mạnh, ô

nhiễm môi trường, tham nhũngÁp dụng trùng: phạt do vi phạm luật

cạnh tranh, đánh thuế hai lần

Luật tưĐiều chỉnh mối quan hệ tư nhân – cốt

lõi của kinh doanh◦Là luật điều chỉnh trực tiếp quan hệ hợp

đồng2 bộ phận pháp luật điều chỉnh quan

hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài:◦Tư pháp quốc tế: xác định luật áp dụng

cho các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài

◦Luật thực chất quốc gia

TẬP QUÁN VÀ THỰC TIỄN THƯƠNG MẠI

Tập quán thương mại Là một thực tiễn hay một quy tắc

xử sự giữa các thương nhân có hiệu lực pháp lý, được hình thành do việc lặp đi lặp lại nhiều lần hành vi ấy với nhận thức về một nghĩa vụ phải thi hành

Hiệu lực pháp lý của tập quán thương mại Hiệu lực pháp lý của tập quán phụ thuộc

vào:◦Sự tồn tại của tập quán đấy (người viện dẫn

phải chứng minh được) Công ước, khi chưa có hiệu lực hoặc không điều chỉnh

có thể là một chứng cứ◦Điều kiện để tập quán có hiệu lực (luật quy định

– sự khác biệt giữa các luật quốc gia) Có thể là:

Nhận thức về tính nghĩa vụ khi thực hiện Việc áp dụng nhất quán Tính hợp lý

Điều kiện để áp dụng tập quán thương mại và tập quán thương mại quốc tế ở Việt Nam?

Hiệu lực pháp lý của tập quán thương mạiCác bên bị ràng buộc bởi tập quán thương

mại, cho dù trên thực tế họ có thể không biết về tập quán đó◦Công ước Viên 1980 – Điều 9(2)

Trừ phi có thỏa thuận khác thì có thể cho rằng các bên ký hợp đồng có ngụ ý áp dụng những tập quán mà họ đã biết hoặc cần phải biết, và đó là những tập quán có tính chất phổ biến trong thương mại quốc tế, được các bên trong các hợp đồng cùng loại liên quan đến lĩnh vực mua bán đó áp dụng một cách thường xuyên để điều chỉnh hợp đồng của mình hoặc điều chỉnh việc ký kết hợp đồng đó.

Các tập quán thương mại được pháp điển hóaMột số các tập quán thương mại

được tập hợp và hệ thống lại bởi các tổ chứcVí dụ:◦International Chamber of Commerce

(ICC) INCOTERMS UCP

Các tập quán thương mại được pháp điển hóa…Khi được pháp điển hóa, các tập quán này

có còn hiệu lực pháp lý?◦Cả INCOTERMS và UCP đều có hiệu lực khi các

bên tích hợp nó vào trong hợp đồng◦Hiệu lực của INCOTERMS và UCP phát sinh từ

hợp đồng◦Hay nói cách khác, về nguyên tắc, tập quán

được viện dẫn nếu không thỏa thuận trong hợp đồng là dựa trên INCOTERMS và UCP thì không thể được giải thích theo các văn bản này

◦Một số quốc gia chấp nhận các bộ quy tắc này là tập quán thương mại Hiệu lực của INCOTERMS và UCP ở Việt Nam?

Tập quán thương mại: phân biệt với thực tiễn thương mạiThực tiễn thương mại là những

hành vi được lặp đi lặp lại nhiều lần giữa các thương nhân vì sự thuận tiện, tôn trọng lẫn nhau, hoặc như một sự hỗ trợ

Thực tiễn thương mại, nếu được thực hiện bằng tinh thần của một nghĩa vụ, thực tiễn đó có thể là một tập quán

Hiệu lực của thực tiễn thương mạiKhông ràng buộc các bênNếu thực tiễn đó là thói quen, nó

có thể ràng buộc◦Công ước Viên 1980 – Điều 9.(1)

Các bên bị ràng buộc bởi tập quán mà họ đã thỏa thuận và bởi các thực tiễn đã được họ thiết lập với nhau.

◦ Hiệu lực của thói quen thương mại theo pháp luật Việt Nam?

PHÁP LUẬT ÁP DỤNG CHO HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Tình huốngCông ty Europbuilders, Ltd. (Đức) gởi cho công ty Universal

Pipe, Inc., một công ty sản xuất đường ống cách nhiệt tại Kansas (Mỹ), một đề nghị giao kết hợp đồng với nội dung “Chúng tôi đề nghị mua 5000 pound đường ống loại A giá $10.000 FOB Thành phố Kansas để giao ngay đến Darmstadt, Đức”.

Cùng ngày, Universal gởi lại một chấp nhận đề nghị giao kết với nội dung “Chúng tôi chấp nhận đề nghị mua 5000 pound đường ống loại A giá $10.000 FOB Thành phố Kansas để giao ngay đến Darmstadt, Đức”.

Trong vòng một tuần, hàng hóa được giao và gởi hóa đơn cho Euro. Euro nhận hàng và thanh toán.

Euro sử dụng đường ống cách nhiệt cho nhà máy luyện kim của mình cũng như bán lại cho các đối tác khác. Tuy nhiên, sau một quá trình sử dụng, các đường ống cách nhiệt này đã ăn mòn kim loại trong nhà máy, điều chưa từng xảy ra trước đây.

Euro kiện yêu cầu Universal bồi thường 1 triệu USD cho các thiệt hại xảy ra tòa án Kansas.

Xác định luật áp dụng để giải quyết tranh chấp trên?

Tình huống 2TaSaCo là công ty thành lập ở Việt Nam nhưng có địa

điểm kinh doanh chủ yếu ở Lào, nơi công ty có hợp đồng hợp tác với một công ty khác ở địa phương để khai thác và chế biến gỗ. TaSaCo có rất nhiều hợp đồng mua bán gỗ với các nước ở châu Á, châu Âu. Hầu hết các hợp đồng này đều quy định các tranh chấp phát sinh sẽ được giải quyết tại tòa án Việt Nam và luật áp dụng là luật Việt Nam. Tuy vậy, luật Việt Nam, so sánh với luật của Lào thì không thuận lợi hơn cho TaSaCo.

Luật Việt Nam được áp dụng cho mọi vấn đề tranh chấp?

Nguyên tắc chungCác bên được tự do thỏa thuận

luật áp dụng cho hợp đồngTrong trường hợp không có thỏa

thuận, luật áp dụng cho hợp đồng được xác định căn cứ vào các quy tắc chọn luật (“choice of law” rules).

Áp dụng điều ước quốc tế cho hợp đồng thương mại quốc tếPhụ thuộc vào phạm vi điều chỉnh của điều ước

quốc tế◦Đương nhiên áp dụng khi hợp đồng rơi vào phạm vi

điều chỉnh một điều ước quốc tế◦Trường hợp các bên trong hợp đồng thỏa thuận loại

trừ việc áp dụng điều ước quốc tế có liên quan?Các bên thỏa thuận chọn một điều ước quốc tế

là luật áp dụng, mặc dù có thể hợp đồng không thuộc phạm vi điều chỉnh của công ước◦Cơ quan giải quyết tranh chấp có chấp nhận thỏa

thuận chọn luật này hay không?◦Ví dụ: Tòa án Việt Nam có chấp nhận Công ước LHQ

về mua bán hàng hóa quốc tế là luật áp dụng cho hợp đồng?

Case: Phạm vi điều chỉnh của Công ước Liên Hiệp Quốc về mua bán hàng hóa quốc tếÐiều 1.1. Công ước này áp dụng cho các

hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau.

a. Khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của Công ước hoặc,

b. Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của nước thành viên Công ước này.

Case: Phạm vi điều chỉnh của Công ước Liên Hiệp Quốc về mua bán hàng hóa quốc tếÐiều 95: Mọi quốc gia có thể tuyên bố, khi

nộp văn bản phê chuẩn, chấp nhận, chuẩn y hay gia nhập, rằng quốc gia đó sẽ không bị ràng buộc bởi các quy định tại đoạn b khoản 1 Điều thứ nhất của Công ước này.

Case: Phạm vi điều chỉnh của Công ước Liên Hiệp Quốc về mua bán hàng hóa quốc tếÐiều 6:Các bên có thể loại bỏ việc áp

dụng Công ước này hoặc với điều kiện tuân thủ điều 12, có thể làm trái với bất cứ điều khoản nào của Công ước hay sửa đổi hiệu lực của các điều khoản đó.

Áp dụng luật quốc giaKhi các bên thỏa thuận chọn luật của một

quốc gia, điều ước quốc tế, tập quán thương mại, các bộ quy tắc… là luật áp dụng cho hợp đồng:◦Tòa án có tôn trọng mọi sự lựa chọn luật áp

dụng?Khi các bên không thỏa thuận luật áp dụng:

◦Nếu có điều ước quốc tế, ưu tiên áp dụng luật quốc tế

◦Khả năng áp dụng pháp luật nước ngoài được xem xét

◦Khả năng áp dụng tập quán thương mại

Tư pháp quốc tế: các loại quy phạmQuy phạm xung đột: khả năng pháp luật

nước ngoài được áp dụng◦Bộ luật Dân sự - Điều 770.2

Hình thức của hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp

Quy phạm bắt buộc: tòa án chỉ áp dụng luật nước mình◦Bộ luật Dân sự - Điều 770.2

Hình thức hợp đồng liên quan đến việc xây dựng hoặc liên quan đến quyền sở hữu công trình, nhà cửa hoặc các bất động sản khác trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam