163
Không Khí Tươi Mát Nơi Toà Giảng Tác giả: D. Stuart Briscoe 1. Không Khí Mát hay Không Khí Nóng? Phần 1 Không Khí Tươi Mát nơi Nhà Truyền Đạo 2. Đầy Quyền năng 3. Cẩn Thận 4. Trung tín 5. Giảng dưới Áp lực 6. Thêm Áp lực cho Nhà Truyền Đạo 7. Xử lý Áp lực Cá nhân 8. Đặt Sự Việc Đúng Góc độ Phần 2 Không Khí Tươi Mát Nơi Ghế Hội Chúng 9. Điều Có thể Dự Đoán và Điều Bất Ngờ trong các Buổi Thờ Phượng Phần 3 Không Khí Tươi Mát trong Phòng Làm Việc 10. Triển khai Kế hoạch Giảng Dạy 11. Chuẩn bị Bài Giảng 12. Gợi Ý về Lời Công Bố 13. Triển Khai Nhập đề 14. Bao gồm Giải thích và Ứng dụng 15. Phác họa Kết luận Phần 4 Không Khí Tươi Mát Nơi Tòa Giảng 16. Nhà Truyền Đạo Tự do và Tươi Mới 17. Nói cách Tự do Không Khí Mát hay Không Khí Nóng? Charles Haddon Spurgeon cho rằng không ai có thể nghe một bài giảng trong bầu không khí ngột ngạt. Cho nên ông bảo các chấp sự mở toang các cửa sổ cho những luồng

Khong khi tuoi mat noi toa giang

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Khong khi tuoi mat noi toa giang

Không Khí Tươi Mát Nơi Toà Giảng Tác giả: D. Stuart Briscoe

1. Không Khí Mát hay Không Khí Nóng? Phần 1 Không Khí Tươi Mát nơi Nhà Truyền Đạo 2. Đầy Quyền năng 3. Cẩn Thận 4. Trung tín 5. Giảng dưới Áp lực 6. Thêm Áp lực cho Nhà Truyền Đạo 7. Xử lý Áp lực Cá nhân 8. Đặt Sự Việc Đúng Góc độ Phần 2 Không Khí Tươi Mát Nơi Ghế Hội Chúng 9. Điều Có thể Dự Đoán và Điều Bất Ngờ trong các Buổi Thờ Phượng Phần 3 Không Khí Tươi Mát trong Phòng Làm Việc 10. Triển khai Kế hoạch Giảng Dạy 11. Chuẩn bị Bài Giảng 12. Gợi Ý về Lời Công Bố 13. Triển Khai Nhập đề 14. Bao gồm Giải thích và Ứng dụng 15. Phác họa Kết luận Phần 4 Không Khí Tươi Mát Nơi Tòa Giảng 16. Nhà Truyền Đạo Tự do và Tươi Mới 17. Nói cách Tự do

Không Khí Mát hay Không Khí Nóng?

Charles Haddon Spurgeon cho rằng không ai có thể nghe một bài giảng trong bầu không khí ngột ngạt. Cho nên ông bảo các chấp sự mở toang các cửa sổ cho những luồng không khí mát của nước Anh thoảng qua hội chúng. Chính bản thân đã từng có kinh nghiệm đáng kể về việc này, nên tôi có thể bảo đảm với bạn rằng sự mát mẻ của người này là lạnh cóng của người kia. Nhưng nhà truyền đạo lừng danh này có điều muốn nói ở đây. Dĩ nhiên, không khí mát nơi ghế hội chúng không phải là bí quyết chính, giúp ông thành công trong việc giảng dạy. Trong trường hợp ông, có một lượng lớn không khí mát nơi tòa giảng _ không khí mát, không phải không khí nóng.Nói như vậy không ngụ ý rằng nhà truyền đạo ngày nay thích thú với những bài

Page 2: Khong khi tuoi mat noi toa giang

giảng dài dòng, lê thê. Nhưng nhiều người trong số tôi đã trao đổi, cho biết họ thường cảm thấy tẻ nhạt trong việc giảng của mình và đang tìm hỗ trợ để giúp khám phá ra cách có thể đưa không khí mát lên tòa giảng của họ. Có thể nói thêm rằng, chính tôi cũng có đôi lúc tự hỏi mình đạt được gì sau khi giảng dốc lòng mình ra chỉ để nghe: “Tôi cứ tưởng mình đã hiểu cho tới khi ông làm sáng tỏ điều đó.” Đó là điều hơi khiến bối rối!Một phần của vấn đề có thể là sự chán nản gây ra do dòng chảy đều đặn những chuyện tiêu cực về việc giảng dạy tấp vào nhà truyền đạo, từ những kẻ gièm pha trong hội thánh. Chúng ta hãy đối diện sự thật: Tòa giảng không thường được nhiều người cùng thời với chúng ta tán thưởng đâu. Chúng thường được xem như diễn đàn cho những kẻ tự cho mình có quyền hiếp đáp người khác, có đủ ngạo mạn và táo bạo để tin rằng mình biết người khác phải cư xử ra sao, và không hề do dự nói ra điều đó, thật lớn tiếng và rõ ràng. Trong một môi trường bị chế ngự bởi những thái độ chống uy quyền và ủng hộ kiểu sống cá nhân, thì không khó để hiểu ra tại sao người giảng và việc giảng dạy không được tập thể nhất trí ưa chuộng. Thật ra, một cuộc thăm dò mới đây cho thấy một nhãn hiệu giảng dạy đặc biệt, gọi là những nhà truyền giảng truyền hình, được xếp chung trong số ba nghề “nhếch nhác” hàng đầu cùng với các trùm Mafia và gái mãi dâm. Các từ điển chuẩn cũng đưa ra phần nào sự vỡ mộng của công chúng đối với việc giảng dạy qua định nghĩa như sau về động từ giảng dạy : “thuyết giảng về những đề tài tôn giáo hoặc đạo đức, đặc biệt theo cách buồn chán” (của Webster), và “đưa ra lời khuyên theo kiểu gây khó chịu, buồn chán hoặc cản trở” (của Chamber). Vậy là đủ để khiến bất kỳ nhà truyền đạo nào biết tự trọng, cũng phải lo chấm dứt những đặc ngữ của mình.Chúng ta không nên ngạc ngiên là những “người ngoài” hội thánh không đặc biệt mê nghe giảng. Dù sao, đó cũng là lý do lớn, khiến họ làm người ngoài. Nhưng thật đáng ngạc nhiên khi nhận ra một thái độ tương tự giữa vòng một số “người trong” hội thánh. Do sự phát triển những nhóm nhỏ bên trong các hội thánh (tôi vẫn khích lệ), mà ở mức tốt nhất, đã có sự khám phá và gieo trồng lành mạnh chân lý Thánh Kinh trong đời sống những người tham dự, cùng với nhiều lợi ích khác. Nhưng ở mức tệ hại nhất, thì những nhóm này được biết là đã thoái hóa thành những buổi họp để góp chung sự dốt nát, sự lặp lại bất tận những vấn đề có thật cũng như tưởng tượng, và sự gia tăng tẻ tách khỏi việc nghiêm túc tiếp cận để hiểu và áp dụng chân lý Kinh Thánh. Giống như vậy, trong vài nhóm có được ý thức mới về sự thờ phượng (tôi vẫn tán thưởng), thì kết quả là sự nhấn mạnh thiếu cân xứng vào việc ca hát và “chia sẻ” nhiều hơn dạy Đạo bởi những giáo sư tài ba và đầy ơn. Và dĩ nhiên, sự nổi tiếng cùng phát triển nhanh của các buổi hòa nhạc mà hàng đám đông kéo tới, tương phản gay gắt với sự tham dự thưa thớt dần trong những buổi nhóm đặc biệt dành cho việc giảng giải Kinh Thánh. Những điều này cùng nhiều xu hướng khác khiến không ít nhà truyền đạo hoài nghi về giá trị cùng hiệu quả của việc giảng dạy, và kết quả là sự mất mát rõ rệt trong niềm tin đối với

Page 3: Khong khi tuoi mat noi toa giang

việc giảng dạy.Công bằng mà nói, vài trong số những vụ bỏ các buổi nhóm của hội thánh, nơi mọi người bị buộc phải ngồi tử tế nơi chân người giảng, để đến với những sinh hoạt mang tính tham gia nhiều hơn, là điều vô cùng hữu ích, bởi lẽ người ta đã học hỏi được nhiều hơn và do đó, làm được nhiều hơn. Những lý thuyết gia về truyền thông nhấn mạnh rằng người ta học bằng cách lắng nghe, bàn thảo, quan sát, và khám phá. Phải thừa nhận rằng giảng dạy thường chỉ cho phép một hoặc hai trong số những điều này. Những suy xét như vậy khiến cho những nhà giáo dục Cơ đốc được kính nể như Tiến sĩ Lawrence O. Richards nói về giảng dạy như sau: “Hình thức truyền thông này tỏ ra hầu như chẳng thay đổi được thái độ cùng giá trị và do đó, cách cư xử. Giảng dạy ít khi dẫn tới đáp ứng hết lòng.”Đáp lại điều đó, chúng ta phải tạo nhiều cơ hội lắng nghe, bàn thảo, quan sát, và khám phá trong toàn thể bối cảnh cuộc sống và chức vụ của hội thánh. Không thể phủ nhận giá trị cùng hiệu quả của những điều này như là phương tiện học hỏi. Nhưng chúng ta cũng không dám làm ngơ vị trí đặc biệt của việc giảng dạy trong kế hoạch công việc của Đức Chúa Trời và trong cuộc sống của hội thánh, vì những lý do sau: Giảng dạy thừa nhận tính độc đáo của Lời đầy uy quyền; sự hiện diện đặc biệt của Thánh Linh khi Lời được rao giảng; sự xức dầu và nhận năng quyền đặc biệt từ Thánh Linh nơi người giảng; và hoạt động đặc biệt của cùng Thánh Linh đó trong việc áp dụng lời được cảm hứng này vào lòng của những người chịu tiếp thu. Khi những yếu tố này được khắc ghi trong trí, thì có thể thấy ngay rằng giảng dạy tỏ ra là hình thức truyền thông không giống bất kỳ hình thức nào khác, và so sánh giảng dạy với những hình thức truyền thông khác tức là so sánh táo với cam vậy.Vì thế, tuy nồng nhiệt đồng ý rằng có nhiều cách truyền thông, nhưng chúng ta không thể đồng ý rằng giảng dạy là cách làm điều đó không có hiệu quả. Đức Chúa Trời hẳn không mắc phải lầm lẫn cơ bản là bảo chúng ta dùng một phương pháp thiếu hiệu quả. Và nếu giảng dạy thiếu hiệu quả, thì Chúa Giê-xu chắc chắn đã tìm ra một cách hay hơn để truyền đạt sứ điệp của Ngài, chớ đừng nói tới các sứ đồ với chức vụ quan trọng mà họ đã thi hành. Không thiếu những nhà truyền đạo ngày nay làm chứng cho sự hành động lạ lùng của ân sủng qua việc giảng dạy Lời Kinh Thánh, qua chứng cớ những đời sống được thay đổi. Mới tuần trước đây, một cặp vợ chồng trẻ e thẹn đến tự giới thiệu với tôi sau giờ nhóm sáng Chúa nhựt.Họ nói: “Chúng tôi mới đám cưới hôm qua.”Tôi đáp: “Tuyệt quá! Tôi nhiệt liệt ủng hộ đám cưới.”“Chúng tôi muốn thưa với ông rằng chúng tôi đã từng chung sống với nhau vài năm qua, nhưng khi ông giảng về điều Kinh Thánh nói về tình dục cách đây vài tuần, chúng tôi nhận biết tội mình, ăn năn, giao phó đời mình cho Chúa, được tư vấn khuyên bảo, và bây giờ, chúng tôi cưới nhau!”Tất cả chúng ta đều thích kể những chuyện thành công giống như vậy. Nhưng như

Page 4: Khong khi tuoi mat noi toa giang

mọi nhà truyền đạo đều biết, không phải ai cũng chịu nghe, và nhiều người khiến chúng ta có cảm tưởng họ đang lắng nghe, thì dường như đã có sẵn những lá chắn, nhằm ngăn cản sứ điệp thấm sâu đủ để tạo thay đổi có thể thấy được. Một số người thấy việc lắng nghe nhà truyền đạo lúc hay nhất thì buồn chán, lúc tệ nhất thì bực dọc. Vốn sẵn thích lối truyền thông theo mắt thấy, khoảng thời gian chú ý của họ bị xói mòn nghiêm trọng đến nỗi họ thấy khó tập trung và lắng nghe lâu hơn vài phút. Điều này khiến cho nhiều nhà truyền đạo tuyệt vọng tìm kiếm những cách mới để truyền đạt sứ điệp cũ.Rồi lại có vấn đề “nhu cầu cảm thấy.” Bị tới tấp tấn công bởi những quảng cáo biết khéo léo phơi bày những nỗi sợ hãi sâu thẳm nhất và thô bạo khai thác lòng tham cố hữu của mình, con người ngày nay đã bắt đầu tin, khi được bảo “Bạn phải sắm cái đó,” là đúng như vậy. Cái tôi hiện nay dường như mắc nợ nhiều thứ, nó nghĩ rằng phần lớn những thứ đó là nhu cầu, cho dù chúng chỉ là những ham muốn thất thường hoặc tùy hứng hay là không, và nó tin rằng mọi thứ đều phải được thỏa mãn nhanh, rẻ, và đầy đủ chừng nào tốt chừng nấy. Vì thế nếu thấy con người hiện đại ngồi tại ghế nhà thờ thì rất có thể là người đó mang theo một lượng lớn “nhu cầu cảm thấy,” có thể hoặc không liên quan gì đến những nhu cầu đích thực, sâu xa của linh hồn, cùng với mong đợi sẽ được đáp ứng. Nếu nhà truyền đạo không đề cập những vấn đề này để thỏa mãn người nghe và đáp ứng những mong đợi kèm theo, thì khả năng thực sự là sứ điệp sẽ bị bác bỏ và lời than “Ông chẳng đáp ứng được nhu cầu của tôi” sẽ vang vọng ngoài đường phố. Chúng ta hãy đối diện vấn đề: Nhà truyền đạo đã bỏ bốn năm đẹp nhất đời mình và hàng ngàn đô-la không phải của mình, trong một chủng viện để học về thuyết cứu rỗi tiền định, thuyết khả tri, và chủ nghĩa khoái lạc, có thể không muốn để cho sự đầu tư đó bị hoang phí. Ông ta muốn chia sẻ những khám phá của mình cho hội chúng, cho dù trong lúc ông diễn giải, Bà Smith đang tự hỏi làm cách nào để ứng phó với việc chồng mình bỏ đi, để lại ba đứa con nhỏ, không tiền thuê nhà, và Ông Jones, người vừa khám phá mình là con trai đồng ăn theo của một tay nghiện rượu hung hăng-thụ động, sản sinh ra một gia đình mất khả năng làm việc, là nguyên nhân chứng trầm cảm và bất lực của ông trong công việc làm, dường như không thể nào theo dõi được ý tưởng của nhà truyền đạo. Dĩ nhiên, đây là vấn đề về sự thích hợp.Mọi yếu tố này và nhiều yếu tố khác khiến tôi tin rằng có những nhà truyền đạo quí trọng không khí tươi mát trên những tòa giảng họ đang phụ trách, và sách này sẽ cố gắng “đáp ứng nhu cầu của họ.” Nhưng trước hết, chúng ta hãy nói về không khí tươi mát trong chính nhà truyền đạo.

Page 5: Khong khi tuoi mat noi toa giang

Chương 2: Đầy Quyền Năng

Như đã thấy, không khó để hiểu vì sao một số nhà truyền đạo đi tìm không khí mát trong chức vụ của họ. Nhưng tìm bằng cách nào? Rất thường xuyên, khuynh hướng của những nhà truyền đạo đi tìm sự tươi mát trong chức vụ, ấy là thay đổi phương pháp. Họ nghĩ rằng nếu tìm ra được một kỹ thuật mới hoặc tìm ý cho tài liệu mới, thì mọi việc sẽ ổn. Họ có nghe về việc giảng bằng cách kể chuyện. Đó là ý mới. Có lẽ mình nên thử xem. Thậm chí họ còn có thể hóa trang như một tiên tri Cựu Ước. Điều đó có thể thu hút chú ý của mọi người được vài tuần. Hoặc giả họ đã thử giảng giải theo cách có hệ thống nhưng rồi lại bị sa lầy trong Rô-ma chương 9, 10, và 11. Sự việc diễn tiến thật tuyệt cho tới cuối chương 8, nhưng rồi họ không biết rõ điều phải nói, và dù sao thì cách những cặp mắt đờ đẫn của hội chúng suốt mấy tuần qua, cũng trông như thể là họ không muốn nghe nữa. Có lẽ một bài giảng đối thoại sẽ hữu ích, nhưng họ không biết chắc nó là như thế nào và sẽ kết quả ra sao. Nghe thì hấp dẫn nhưng hơi ớn. Hay là giải quyết một số “vấn đề” xem sao? Nhưng vấn đề nào? Và có bao nhiêu vấn đề? Cho nên việc tìm ý mới vẫn tiếp tục với giả định là họ sẽ có được không khí tươi mát trở lại.Hoàn toàn có thể là những người này đã đúng. Nhưng xin nhắc một điều: Trước khi nhìn vào kỹ thuật và ý kiến, nhà truyền đạo nên trước hết tìm hiểu tình trạng riêng của mình. Họ có cảm thấy khô hạn thuộc linh không? Việc chuẩn bị có trở thành nhàm chán không? Họ có bước lên tòa giảng với cảm giác lo sợ hơn là vui thích không? Việc giảng dạy một thời vốn là sự kêu gọi, có trở thành công việc mệt mỏi không?Ngay cả với ý chí mạnh nhất trên đời và với những ý kiến hay nhất rút từ sách giáo khoa, vẫn có hạn chế hiệu quả trong việc giảng dạy không tuôn chảy từ tấm lòng đầy dẫy và từ tâm linh trào dâng. Không khí tươi mát trên tòa giảng lan ra từ không khí tươi mát nơi nhà truyền đạo.Khi sự khô hạn thuộc linh tấn công nhà truyền đạo, có thể đó là kết quả của sự bất tuân rõ ràng, như đã thấy qua sự suy sụp đạo đức quá thường xuyên của những nhà truyền đạo gần đây, nhưng thông thường hơn, là kết quả của sự bận rộn _ những con người có ý tốt, có lòng tốt, sốt sắng mà lại quá bận rộn. Nhiều nhà truyền đạo, đặc biệt là những mục sư chủ tọa hội thánh nhỏ, bị đòi hỏi quá nhiều thì giờ: những mong đợi của tín đồ, hàng đống công việc cần phải làm, thiếu người tình nguyện phụ giúp trong công việc, thiếu tài nguyên để gia tăng tính hiệu năng. Tất cả mọi thứ này đều gây mất mát. Kết quả là, mục sư có khuynh hướng bận làm những việc gây tiếng vang, lôi cuốn chú ý, hàm ý thời gian chuẩn bị cho cả người giảng lẫn việc giảng bị cắt giảm còn ít ỏi hoặc chẳng còn gì cả.Dennis Kinlaw viết:Cám dỗ triền miên trong chức vụ là để cho chức vụ chiếm vị trí ưu tiên của cuộc

Page 6: Khong khi tuoi mat noi toa giang

sống riêng tư giữa chúng ta với Đấng Christ . Lúc nào chúng ta cũng ý thức những áp lực buộc chúng ta phải làm việc trước hết . Điều đó thật dễ biện minh . Tuy nhiên , thực tế là chúng ta luôn luôn đi từ phục vụ với tài nguyên của Ngài , có được nhờ gần gũi thân mật với Ngài , tới chức vụ đi lên chỉ bằng sức riêng của mình . Sự an toàn của chúng ta trước sự cuốn trôi như vậy , chính là sự trau dồi thói quen bồi linh cá nhân giữ Ngài ở địa vị trung tâm và duy trì dòng vào của sức sống cùng quyền năng Ngài . Chúng ta phải biết Đấng Christ phục sinh và tương giao với Ngài mỗi ngày (22).Con trai lớn của tôi là David, được kêu gọi làm mục sư chủ tọa một hội thánh nhỏ thuộc Bán đảo Thượng Michigan. Tuần lễ trước khi nhận nhiệm vụ, nó ở với Jill và tôi tại nhà chúng tôi. Chúng tôi có được cơ hội quí báu nói về những niềm vui cùng hoạn nạn trong chức vụ. Tôi nói với con trai cách cụ thể rằng nếu muốn phục vụ người khác và chăm sóc thuộc linh cho riêng mình, thì cần phải biết kỷ luật, dành riêng thì giờ học Lời Chúa và bồi linh cá nhân. Nó hỏi ý kiến tôi về cách thực hiện điều này. Cho nên tôi nói, nếu có thể, hãy dành ra ít nhất một phần của mỗi sáng để chuẩn bị bài giảng và ghi nhớ câu châm ngôn tôi đã dạy nó từ hồi nhỏ: “Đừng bao giờ đặt đầu lên gối ban đêm nếu chưa đặt mũi vào Sách ban ngày.”Câu chuyện của chúng tôi bị gián đoạn bởi cú điện thoại từ hội thánh đó, hỏi xem con tôi có thể đến sớm hơn một ngày so với thỏa thuận lúc đầu hay không, bởi một số người trong hội thánh đang bận sửa mái nhà cho một thuộc viên cao niên trong hội thánh , và họ nghĩ sẽ tốt, nếu chứng kiến mục sư mới, đang làm loại công việc đó. Dĩ nhiên, chắc chắn đây là một nỗ lực đáng giá và việc giao tế của mục sư mới, sẽ là vô giá. Nhưng tôi nói với con trai: “Sự việc là như thế này. Có quá nhiều việc tốt để làm và quá nhiều việc người ta sẽ mong con làm đến nỗi con sẽ phải vật lộn để duy trì sức sống thuộc linh riêng của mình, mà thiếu nó thì chức vụ con sẽ khô hạn.” Tình cờ, nó đã đi sớm một hôm để sửa mái nhà, nhưng có mang theo lời khuyên chia tay của tôi: “Bằng mọi giá, cứ sửa mái nhà cho bà ấy đi, nhưng khi con đứng trước mặt mọi người vào sáng Chúa nhựt, thì đừng có nói nghe như là con đã ở trên mái nhà suốt tuần nhé.”Tôi thấy mình liên tục quay về với phân đoạn Kinh Thánh nơi Phao Lô viết tự thuật về chức vụ. Một trong những kho tàng lớn của Kinh Thánh đối với nhà truyền đạo, ấy là chúng ta không chỉ có một lượng lớn thông tin lịch sử liên quan đến chức vụ đăc biệt hiệu quả của Phao Lô mà còn có tài liệu tự thuật, hé mở nắp che mái đầu của ông và cho chúng ta nhìn vào trong để thấy điều đã khiến ông ứng xử như vậy. Chúng ta không chỉ biết điều ông đã làm, mà còn biết cách và lý do ông đã làm nữa. Chắc chắn, những khai thác của ông vượt xa kinh nghiệm của tất cả chúng ta. Nhưng điều khiến ông ứng xử như vậy, thật là cơ bản đến nỗi mọi nhà truyền đạo rất nên học hỏi cẩn thận. Những điều đó áp dụng cho từng nhà truyền đạo đứng trước mọi người mở ra Lời Đức Chúa Trời. Thí dụ, ông nói với người Cô-rinh-tô:

Page 7: Khong khi tuoi mat noi toa giang

Lời nói và sự giảng của tôi chẳng phải bằng bài diễn thuyết khéo léo của sự khôn ngoan , nhưng tại sự tỏ ra Thánh Linh và quyền phép , hầu cho anh em chớ lập đức tin mình trên sự khôn ngoan loài người , bèn là trên quyền phép Đức Chúa Trời (ICo1Cr 2:4-5).Chẳng ai nghi ngờ gì về tài ba của sứ đồ này, về khả năng trí tuệ của ông, về sự đào tạo tầm cỡ của ông. Tất cả đều không thể phủ nhận được. Nhưng ông nhấn mạnh rằng sự kiện đơn giản, ấy là việc ông được huấn luyện thật cao và thật thông minh cùng tài ăn nói lưu loát nổi bật vẫn không bảo đảm thành đạt trong những sự việc có hệ quả đời đời. Ông không xem nhẹ những điều đó. Rõ ràng là chúng thật quan trọng. Đức Chúa Trời đã đưa những điều đó vào cuộc đời ông. Tất cả mọi thứ đó là một phần trong toàn bộ cái được gọi là Phao Lô. Nhưng để có hiệu quả, thì lời giảng của ông không chỉ cần có thế, mà phải có thêm điều được ông gọi là “sự tỏ ra quyền phép của Thánh Linh.” Đối với mọi nhà truyền đạo cũng như vậy.Có nhiều ý kiến khác nhau về bản chất chính xác của “sự tỏ ra” cặp theo lời giảng của Phao Lô cùng mối liên quan của điều đó, nếu có, với ngày nay. Hiển nhiên là lời giảng của chức sứ đồ ông được tăng cường bởi những “dấu kỳ phép lạ,” như lời giảng của các tiên tri và Đấng Mê-si. Vấn đề mà các tín hữu ngày nay dường như không đồng ý ấy là: Đành rằng lúc đầu lời giảng của tiên tri, của Đấng Mê-si, và của sứ đồ đều có dấu kỳ phép lạ cặp theo, nhưng liệu chúng ta có thể và có nên mong chờ những sự việc tương tự như vậy diễn ra không? Hoặc nói theo cách khác: Có thể nào chúng ta thực sự bảo rằng lời giảng của chúng ta có hiệu quả nếu không được hỗ trợ bằng dấu kỳ phép lạ không? Nhà truyền đạo thời nay có thể thực sự mong chờ chứng kiến điều gì để xác nhận lời giảng của mình là sự bày tỏ quyền năng của Thánh Linh? Tôi nghĩ, cho dù có khác biệt, mọi nhà truyền đạo đều đồng ý rằng tối thiểu là phải có chứng cớ tỏ ra Lời Đức Chúa Trời đang đâm rễ, lòng người đang được thay đổi, tâm trí đang được đổi mới, và đang có cách mạng trong lối sống, người nghe trở thành người hành động, và người khác đang chứng kiến sự khác biệt đó. Dùng thuật ngữ hơi khác, Richard Baxter, vị cha sở thế kỷ thứ mười bảy của Kidderminster, trong sách nổi tiếng của mình, The Reformed Pastor , bảo rằng người giảng dạy cần điều sau đây:Kỷ năng thiết yếu để làm sáng tỏ chân lý , để thuyết phục người nghe , để rọi ánh sáng không chống cự được vào lương tâm họ , và để giữ cho nó lưu lại đó và giúp họ hiểu tất cả . Để xoáy chân lý vào tâm trí họ và đẩy Đấng Christ xâm nhập vào tình cảm họ . . . . đó là kỷ năng thánh thiện (70).Có thể chúng ta không dùng thuật ngữ xưa của Baxter nhưng chúng ta chắc chắn có thể cùng chia sẻ mối quan tâm cùng niềm xác tín của ông. Làm sáng tỏ chân lý, thuyết phục con người, rọi “ánh sáng không chống cự được” vào lương tâm họ hữu hiệu tới mức lưu lại đó, rồi sau, khiến họ hiểu điều đó và “xoáy chân lý” vào tâm trí con người, tất cả nghe thật hấp dẫn và thích hợp và khiến lo sợ. Nó đòi hỏi năng quyền vượt trên kỷ năng nói lời hoa mỹ và kêu gọi một nhân cách đầy ân tứ. Vì thế

Page 8: Khong khi tuoi mat noi toa giang

cho dù có nói tới “kỷ năng thánh thiện” hay là “sự tỏ ra quyền phép Thánh Linh” thì cũng đã rõ là nhà truyền đạo cần phải đầy quyền năng.Quyền năng này, tuy chẳng liên quan gì tới ân tứ và sự đào tạo cùng kỷ năng ăn nói hoa mỹ, nhưng hoàn toàn khác xa và vượt trội bất tận những điều đó. Không thiếu những nhà truyền thông với đủ mọi kỷ năng của nghề hùng biện lại chẳng hề tác động được ai qua lời nói của mình. Lại có những người nam và nữ thiếu hẳn cách kỳ lạ những điều mà chúng ta có khuynh hướng xem như là dụng cụ thiết yếu, thì lại biểu lộ một sức mạnh thôi thúc khác thường trong lời giảng của họ. Cá nhân tôi nghĩ rằng chúng ta cần tìm kiếm sự kết hợp cả hai, nơi mà con người chịu khó học tập trong nghề nghiệp và mài giũa kỷ năng cũng như rút tỉa từ nguồn tài nguyên mà chỉ có Thánh Linh ngự trị mới cung ứng được. Công tác lên án, thuyết phục, và cải tâm là của Ngài, chớ không phải của nhà truyền đạo, và do đó, nhà truyền đạo phải học tập làm tác nhân cho sự hành động của Thánh Linh. Điều này đòi hỏi thời gian với kỷ luật, sự đói khát và lòng sốt sắng, sự lệ thuộc cùng tuân phục, sự chờ đợi lẫn ngóng trông.Tôi chưa từng gặp nhà truyền đạo nào lại không quan tâm khám phá quyền năng trong lời giảng. Nhưng tôi có gặp một số người, dù quan tâm, nhưng dường như làm ngơ vài chân lý căn bản. Tôi không nói điều này trong tinh thần chỉ trích, bởi chính tôi là một trong số đó. Nhưng may mắn là, khi còn là nhà truyền đạo trẻ, có người đã giúp tôi nhận ra tầm quan trọng của lời Phao Lô nói với người Ê-phê-sô: “Tôi cầu xin Ngài tùy sự giàu có vinh hiển Ngài, khiến anh em được quyền phép bởi Thánh Linh mà nên mạnh mẽ trong lòng” (Eph Ep 3:16, phần in nghiêng do tự ý).Quyền năng này liên quan với Thánh Linh mà nhờ đó mỗi Cơ đốc nhân Ê-phê-sô đã được “ấn chứng” (1:13) và là Đấng mà từng người đã nhận lãnh như “của cầm về cơ nghiệp (của họ) (1:14). Đọc các câu này, tôi đi đến kết luận rằng nếu là tín hữu, thì tôi cũng đã được ấn chứng bằng Thánh Linh; Ngài đã bước vào đời tôi để tăng cường sức mạnh cho tôi bằng chính quyền năng của Ngài, và tôi phải bắt đầu sống như thể đây là sự thật. Đọc thêm nữa, tôi còn thấy rằng mình không được “làm buồn” Thánh Linh (4:30). Những câu gần đó cho tôi thật nhiều chỉ giáo về điều này, và tôi cũng ý thức được rằng giống như cách người ta say rượu, tôi phải tiếp tục để cho tâm linh mình được đầy dẫy Thánh Linh của Đức Chúa Trời (5:18). Nếu điều này trở thành kinh nghiệm riêng, tôi có thể bắt đầu tin tưởng mình sẽ được quyền năng Thánh Linh dồi dào biết bao. Lời chúc phước của Phao Lô mở ra cho tôi những chân trời mà mãi tới ngày nay tôi vẫn còn tiếp tục thích thú khai phá:Đấng bởi quyền lực cảm động trong chúng ta , có thể làm trổi hơn vô cùng mọi việc chúng ta cầu xin hoặc suy tưởng, nguyền Ngài được vinh hiển trong hội thánh, và trong Đức Chúa Giê-xu Christ trải các thời đại, đời đời vô cùng! A-men (3:20-21, tự ý in ghiêng).

Page 9: Khong khi tuoi mat noi toa giang

Tôi sẽ không bao giờ quên cảm giác phấn chấn ngập tràn lúc mình bắt đầu giảng, mong chờ Thánh Linh đang ngự trị, hành động trong và qua lời giảng. Đấng đã cảm hứng Lời mà tôi đang cố gắng rao giảng và đã hứa hiện diện giữa vòng những người mà tôi đang cố gắng giảng cho, có thể tin tưởng là sẽ mang lại kết quả của điều đang gieo ra. Khi bắt đầu xem trọng những chân lý này, tôi trở nên bớt nghĩ về mình, bớt căng thẳng, bớt lo lắng cho ấn tượng mình đang tạo nơi người khác, và thậm chí còn bớt quan tâm tới việc cố gắng tạo kết quả để củng cố những bất an riêng. Đồng thời tôi trở nên thỏai mái hơn, biết tin cậy hơn, có tinh thần trách nhiệm hơn, và lòng nhạy bén hơn với điều Chúa đang phán dạy mình rất lâu trước khi tôi kể lại cho bất kỳ người nào khác. Người ta bắt đầu bình phẩm, kể cả bố và chú ruột tôi, cả hai đều là những trưởng lão đáng kính và là nhà truyền đạo giàu kinh nghiệm trong giới tín đồ. Họ bắt đầu thắc mắc tại sao lúc giảng, tôi lại tạo ấn tượng mình đang “mong chờ điều gì đó xảy ra.” Họ nói ra điều này không có ý buộc tội mà với lòng quả quyết thích thú, khi họ bắt đầu làm chứng với tôi, một tín đồ trẻ đứng giảng dạy ở lứa tuổi mới vào đôi mươi, rằng họ chưa hề cảm nhận được niềm vui hoặc sự tự do đó bao giờ; từ đó về sau tôi không bao giờ cảm thấy thoải mái khi đi tìm một loại năng quyền nào khác trong việc giảng dạy, chỉ vì lý do đơn giản là tôi biết chắc rằng mình chưa khai thác triệt để nguồn tài nguyên Thánh Linh đang ngự trị mà tôi đã được ấn chứng cho ngày cứu chuộc. Theo góc độ nhìn của tôi thì dường như Ngài sẽ bị xúc phạm nếu tôi tìm kiếm thứ gì khác hơn điều đó.Phao Lô tiếp tục giải thích cho người Cô-rinh-tô rằng quyền năng của Đức Chúa Trời được thấy rõ ràng nhất qua sự yếu đuối của con người. Bản thân ông ý thức được điều này vì Chúa đã từ chối yêu cầu của ông, xin được giải cứu khỏi “dằm xóc” và ngược lại, ông được cho biết: “Ân điển ta đủ cho ngươi rồi, vì sức mạnh ta nên trọn vẹn trong sự yếu đuối ngươi” (IICo 2Cr 12:9). Vì thế Phao Lô quyết định tập trung vào việc biết Đức Chúa Trời cùng ân sủng Ngài thay vì tập trung vào Phao Lô cùng những vấn đề của chính mình, và khi làm như vậy, ông đã khám phá được quyền năng không chỉ để khắc phục những hoàn cảnh khó khăn riêng mà còn là quyền năng để rao giảng sứ điệp quanh vùng Địa Trung hải với hiệu quả vô song cho tới ngày nay. Phao Lô nhắc nhở nhà truyền đạo ngày nay rằng lời giảng thực sự thì tuôn tràn từ những nhà truyền đạo đầy quyền năng theo ý nghĩa Thánh Kinh.Riêng bản thân, tôi phải nói rằng khi nhà truyền đạo này cần không khí mát trên tòa giảng thì ông ta tìm xem thử không khí mát của quyền năng Thánh Linh có bị ngăn cản trong chính đời sống mình hay không và chẳng phải tìm đâu xa cho tới khi giải quyết xong chuyện này.

Chương 3: Cẩn Thận

Phao Lô dùng một từ quan trọng thứ hai để mô tả khải tượng về chức vụ của mình

Page 10: Khong khi tuoi mat noi toa giang

cho người Cô-rinh-tô. Đó là từ cẩn thận .Theo ơn Đức Chúa Trời ban cho tôi . Tôi đã lập nền như một tay thợ khéo , mà có kẻ khác cất lên trên . Nhưng ai nấy phải cẩn thận về sự mình xây trên nền đó (ICo1Cr 3:10).Liệu tôi có hiểu đúng mức câu này hay không? Phải chăng Phao Lô bảo rằng: “Anh em đang thực hiện chức vụ của tôi đó. Hãy cẩn thận. Tôi đã đổ nhiều máu, mồ hôi, cùng nước mắt vào công trình đó. Chớ có làm hỏng đấy!” Có thể là không. Vấn đề của ông dường như là, vì Đấng Christ là nền tảng do ông đã đặt rồi (ông đã rao giảng Đấng Christ, và dân chúng đã đáp ứng), cho nên bất kỳ chức vụ nào khác của phúc âm cũng phải có liên quan đến nền tảng này. Vì thế, cần phải thận trọng tối đa để bảo đảm không có điều gì trong lời giảng đi chệch ra ngoài thân vị Đấng Christ hoặc gây thiệt hại cho sứ điệp của phúc âm. Cách ngôn xưa “Nếu không thể thông minh, thì hãy cẩn thận” chắc chắn là thích hợp với người giảng dạy.Có ít nhất ba lãnh vực đòi hỏi nhiều thận trọng nơi nhà truyền đạo. Phao Lô nói rõ (ông không nói đặc biệt tới việc giảng mà nói về chức vụ, chắc chắn có bao gồm việc giảng dạy) rằng phải rất cẩn thận trong cách chúng ta xây. Nhưng rõ ràng là ông cũng quan tâm tới điều chúng ta xây, và dĩ nhiên, nơi chúng ta xây là điều tối quan trọng.“Nhưng mỗi người phải cẩn thận về cách mình xây” (3:10). Vào lúc tôi viết sách này, hội thánh nơi tôi phục vụ đang lún sâu trong công trình nới rộng nhà thờ tốn 12.5 triệu đô-la. Chắc chắn bạn sẽ đồng ý đây là khoản tiền lớn, và tôi có thể bảo đảm với bạn rằng chúng tôi không dấn thân vào công trình cách hời hợt. Chúng tôi đã cân nhắc cẩn thận điều thiết yếu, điều nên làm, điều có thể làm (và nhiều “điều” khác) của dự án trước khi khái niệm được trình bày cho hội chúng. Chúng tôi xét qua đủ mọi lý do thuận và chống trước khi yêu cầu hội chúng quyết định. Tiếp theo là vấn đề kiếm tài chánh, và có nhiều ý kiến về cách phải làm. Nhưng ban tài chánh của chúng tôi phải rất thận trọng để bảo đảm tiền bạc được sử dụng đúng mức. Sau đó một ban xây dựng, gồm những người chăm làm, thật tài ba, được thành lập, và họ bắt đầu đánh giá những nhu cầu tỉ mỉ nhất (để phân biệt với việc đánh giá những điều muốn) và chặt chẽ phỏng vấn những kiến trúc sư, thợ xây dựng, cùng những nhà thầu phụ trong dự kiến. Rồi việc xây cất mới bắt đầu. Vào lúc viết sách này trong thời tiết lạnh giá, tôi đang theo dõi người ta dựng các cột xà bằng thép, có cột cao tới 140 bộ, với độ chính xác tối đa ở mức một phần mười tám “inch.” Phải thận trọng trong cách lắp ráp tòa nhà này, và hoàn tòan đúng như vậy. Tôi có thể bảo đảm với bạn rằng sẽ không có gì kém chất lượng trong công trình này, và tôi có thể nói như vậy vì tôi đã tìm cách không dính líu tới dự án. Đó là hành động khôn ngoan, dựa vào việc là những mục sư có khuynh hướng dính líu trong các chương trình xây cất, không bao giờ tồn tại được sau kinh nghiệm này.Vậy thì nhàtruyền đạo phải chuẩn bị thế nào để xây cất? Trong những thuyết trình nổi tiếng cho sinh viên Trường Thần học Yale năm 1877, Phillips Brooks nói:

Page 11: Khong khi tuoi mat noi toa giang

Chúng ta hãy cùng vui với nhau vì trong một thế giới có nhiều điều vui và tốt cho con người làm , thì Đức Chúa Trời lại cho chúng ta điều vui nhất và tốt nhất , và biến chúng ta thành những người rao giảng chân lý của Ngài (25).Hãy lưu ý cảm giác phấn khởi và thích thú khi Brooks nói về chức vụ giảng dạy. Cần phải hết sức cẩn thận để duy trì cảm giác vui vẻ này. Nhưng làm điều này bằng cách nào đây? Đôi khi có rất ít đáp ứng thấy được từ người nghe. Đôi khi có cảm giác lạnh lùng chết chóc hoặc thậm chí thẳng thừng chống đối Lời được rao giảng. Có thể chúng ta hỏi: Trong tình huống như vậy thì niềm vui ở đâu? Chắc chắn là không thể tìm thấy trong những kết quả đo lường được mà là trong niềm xác tín sâu sắc rằng trình bày chân lý ngay giữa sự lầm lạc và mang lại sức sống giữa nơi chết chóc, chính đó là một niềm vui. Người nghe có đáp ứng (hoặc tỏ vẻ đáp ứng) hay không, đó là trách nhiệm của họ. Tạo cho họ cơ hội đáp ứng, đó là việc của nhà truyền đạo và niềm vui của người rao giảng.Nhưhg điều còn quan trọng hơn nữa, ấy là nhà truyền đạo duy trì niềm vui của mình khi biết rằng Đức Chúa Trời đang được vinh hiển ngay trong chính việc rao giảng chân lý. Khi nghĩ rằng sự giàu có không dò được của Đấng Christ lại có thể được trình bày qua môi miệng yếu ớt và mong manh của chúng ta, và tin rằng những lời hữu hạn lại có thể tán dương Đức Chúa Trời vô hạn, thì đó chính là đã kinh nghiệm được niềm vui sâu xa ngay giữa những hoàn cảnh nản lòng.Chuyện kể về John Wesley có lần lưu lại một quán trọ nơi đặc biệt có đám đông ồn ào cũng đang cư trú. Không ngủ được, nên ông bước ra giảng cho họ ở tình trạng họ đang mơ màng trong men say. Họ tỏ ra chẳng mấy quan tâm điều ông nói, và một số còn thẳng thừng đối địch. Khi ông nói xong, một bạn của Wesley hỏi ông có được gì không, thì ông đáp, ông đã tôn cao Đức Chúa Trời trong việc rao giảng chân lý của Ngài và đã giải thoát linh hồn mình khỏi “tội làm đổ máu.” Nếu trong dịp đó, Wesley đã tìm niềm vui trong sự đáp ứng của kẻ say thì hẳn ông đã đi ngủ cách khổ sở rồi. Tuy nhiên, dường như ông tìm niềm vui trong việc Đức Chúa Trời đang được tôn cao qua việc mình trình bày chân lý của Đức Chúa Trời và cảm thấy đạt được một điều gì đó mang gía trị bền lâu. Hãy coi chừng bị lệ thuộc vào niềm vui do khẳng định bên ngoài và hãy cẩn thận duy trì niềm vui vì nhớ rằng Đức Chúa Trời đã cho bạn “điều tốt nhất và vui nhất” trong mọi thứ bạn có thể được giao cho để làm.Chúng ta cũng phải cẩn thận để không mù lòa đối với tính trang trọng và quan trọng của sự kiện giảng dạy. Nhà truyền đạo không chỉ phải cẩn thận vui vẻ trong việc giảng dạy, mà cũng còn phải cẩn thận sốt sắng trong việc rao giảng nữa. Dĩ nhiên, nhà truyền đạo có thể hoàn toàn trở thành “chuyên nghiệp” trong phương cách giảng dạy. Nói thế tôi không có ý bảo rằng nhà truyền đạo dùng tối đa những ân tứ cùng cách mình được đào tạo là sai, mà chỉ muốn nói rằng người nào giảng dạy lâu năm thì có thể dễ bị lún sâu trong lối mòn của công việc nhàm chán. Đối với người như vậy thi giảng dạy đã trở thành chỉ hơn một nhiệm vụ bị buộc phải

Page 12: Khong khi tuoi mat noi toa giang

làm đôi chút, một công tác phải hoàn tất mà thôi. Thật quá dễ cho nhà truyền đạo ngồi xuống với thực tại vô vị lo sản xuất thêm một bài giảng nữa rồi phải đứng lên trước công chúng với thái độ chỉ để che giấu chán chường và nản chí. Đành rằng cũng có nhiều tẻ nhạt trong công tác chuẩn bị sứ điệp. Đó là lao động, và lao động có thể gian khổ. Nhưng nhà truyền đạo nào thực sự làm công việc của chức vụ mình thì luôn luôn cẩn thận duy trì cảm giác đặc biệt về tầm quan trọng khó tin của công tác này. Richard Baxter, tác giả của The Reformed Pastor , khẳng định điều này với ấn tượng mạnh mẽ:Tôi giảng như không bao giờ biết chắc mình được giảng trở lại ,Và như người hấp hối giảng cho những người đang hấp hối !(The Oxford Dictionary of Quotations , 36)Có thể có người sẽ phản đối rằng không phải tất cả chúng ta đều có thể giữ mãi mức cường độ mà những nhà truyền đạo ở thế kỷ mười bảy như Baxter dường như đã có khả năng duy trì. Đây có thể là lời bình đáng buồn về chúng ta cùng thời đại chúng ta, và có thể điều đó đúng, nhưng sự thật vẫn là nhà truyền đạo nào nắm được thính giả chính là nhà truyền đạo hiển nhiên đã bị sứ điệp mình đang rao giảng nắm bắt lấy mình rồi. Vì vậy phải cẩn thận xem thử người giảng có bày tỏ niềm vui cùng sức mạnh trong lời giảng hay không. Cách người trình bày sứ điệp đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định cách sứ điệp sẽ được tiếp nhận ra sao.Phao Lô cũng nhắc người Cô-rinh-tô rằng họ phải cẩn thận xem xét vật liệu họ xây trên nền do ông đã đặt. Nếu được phép nhắc lại dự án xây cất của hội thánh chúng tôi trong giây lát, tôi xin bảo đảm với bạn rằng chất lượng vật liệu sử dụng là mối quan tâm hàng đầu. Trong tình trạng nhiệt độ lạnh giá của chúng tôi lúc đó, điều tối quan trọng là những mối hàn trên các xà thật lớn bằng kim loại phải được thực hiện ở nhiệt độ thích hợp trong môi trường làm nguội cũng thích hợp. Từng mối nối được cẩn thận kiểm tra bằng quang tuyến X với những dụng cụ phát hiện bằng sóng âm phản xạ để bảo đảm phẩm chất trung thực của mối hàn, và tôi vui về điều đó, vì khi đứng lên giảng, thì tôi sẽ đứng ngay dưới mấy xà ngang đó. Nếu không được hàn đúng mức, chúng sẽ tạo ấn tượng thật đặc biệt đối với tôi khi chúng đổ xuống. Hãy cẩn thận về điều anh em xây đó là từ chìa khóa cho những người xây cất trong chúng ta. Phao Lô cũng có cùng mối quan tâm trong chức vụ và nói như sau: “Nếu có kẻ lấy vàng, bạc, bửu thạch, gỗ cỏ khô, rơm rạ mà xây trên nền ấy, thì công việc của mỗi người sẽ bày tỏ ra, . . . nó sẽ trình ra, và công việc của mỗi người đáng giá nào, lửa sẽ chỉ ra” (3:12-13, tự in nghiêng).Phân đoạn này có thể áp dụng thích hợp cho chất lượng giảng dạy, nhưng bây giờ chúng ta hãy suy nghĩ đến phẩm chất của người đang rao giảng. Chúng ta biết rằng người này là một tội nhân; chúng ta biết người là một tạo vật sa ngã. Nhưng chúng ta cũng biết rằng lời kêu gọi Ê-sai ngày xưa nhận nghi thức thanh tẩy của thầy tế lễ, có điểm tương ứng với chức vụ ngày nay.

Page 13: Khong khi tuoi mat noi toa giang

Các ngươi hãy đi , hãy đi , đi ra khỏi đó !Đừng động đến đồ ô uế !Hãy ra khỏi giữa nó , hãy làm cho sạch mình đi ,Hỡi các ngươi là kẻ mang khí dụng của ĐỨC GIÊ-HÔ-VA (EsIs 52:11).Dựa vào triều cường đang lên của đạo đức buông thả hiện nay cùng cách nó xói mòn đáng lo ngại những hàng ghế trong nhà thờ và thậm chí làm suy sụp không ít tòa giảng của chúng ta, thì đây là cao điểm để nhắc lại lời kêu gọi trong sạch về đạo đức giữa vòng những người đang sử dụng Lời Thánh Kinh. Những lời của vị sứ đồ lớn cần phải thiêu đốt mãnh liệt trong lòng những nhà truyền đạo thời nay:Chúng tôi từ bỏ mọi điều hổ thẹn giấu kín ; chúng tôi chẳng theo sự dối gạt , và chẳng giả mạo lời Đức Chúa Trời . Ngược lại , trước mặt Đức Chúa Trời , chúng tôi tỏ bày lẽ thật ,khiến luơng tâm mọi người cho chúng tôi là đáng chuộng . . . . Đức Chúa Trời biết rõ bản chất con người chúng tôi , và tôi mong anh em cũng biết chúng tôi như vậy trong lương tâm mình (IICo 2Cr 4:2; 5:11).“Bản chất con người chúng tôi” là điều mà những nhà truyền đạo phải vô cùng thận trọng giữ gìn. Baxter cũng nói thật hay:Hỡi anh em , hãy vì đó mà canh giữ lòng mình ; hãy gạt ra ngoài những ham muốn và đam mê , cùng với những sở thích trần tục ; hãy giữ vững đời sống đức tin , yêu thương và nhiệt tình . . . . Trên hết , hãy cầu nguyện và suy gẫm riêng tư thật nhiều . Từ đó , anh em hãy tìm kiếm lửa thiên thượng cần thiết để đốt cháy những của lễ của anh em (62).Cuối cùng, cần phải hết sức cẩn thận về nơi chúng ta xây cất. Hãy lưu ý giả định của Phao Lô: “Tôi đã đặt nền và có kẻ khác đang xây trên nền đó.” Mỗi nhà truyền đạo xứng đáng đều biết rằng Đấng Christ là nền tảng của mọi điều Đức Chúa Trời đang làm trong đời sống những người nam và nữ ngày nay. Nhưng nhà truyền đạo bị cám dỗ cách tinh tế, không cẩn thận lắm về nơi mà thượng tầng kiến trúc của đời được dựng lên sau khi nền móng đã được đặt. Dù có thể khẳng định điều hiển nhiên, nhưng Phao Lô lại giả định cách hoàn toàn tự nhiên rằng những người theo dõi chức vụ của ông sẽ xây trên điều do ông đã đặt. Hoặc nói cách khác, họ sẽ tiếp tục trong những điều họ đã học được lúc đầu. Nếu bị cám dỗ cho rằng người ta sẽ không dại gì mà xây chệch khỏi nền móng, thì chúng ta phải nhớ rằng Phao Lô thấy cần phải khiển trách người Ga-la-ti vì đã ‘vội bỏ Đấng kêu gọi (họ)” (GaGl 1:6). Ông cũng thấy cần phải nhắc Ti-mô-thê “tiếp tục trong những điều con đã học và tin chắc” (IITi 2Tm 3:14). Còn đối với người Cô-lô-se thì ông viết: “Anh em đã nhận Đức Chúa Giê-xu Christ thể nào thì hãy bước đi trong Ngài thể ấy, hãy châm rễ và lập nền trong Ngài, lấy đức tin làm cho bền vững, tùy theo anh em đã được dạy dỗ, và hãy dư dật trong sự cảm tạ” (CoCl 2:6-7).Dường như có thể là lạ, nhưng không phải là không có nhiều nhà truyền đạo trở thành hờ hững trong chức vụ đến nỗi không nhận biết mình bị trôi lạc xa dần lòng trung thành căn bản với Đấng Christ trong chức vụ. Tôi xin nói cụ thể hơn. Rất có

Page 14: Khong khi tuoi mat noi toa giang

thể là những nhà truyền đạo quan tâm đến những vấn đề trong việc giảng dạy, sẽ xem sách nói về những kỹ thuật giảng dạy (mà có thể là rất hữu ích) hoặc tham dự một khóa hội thảo về những trào lưu mới nhất trong việc giảng dạy (cũng có thể là rất sáng suốt) trứơc khi quay nhìn lại nội tâm mình xem thử có thiếu sót nào chăng trong mối liên hệ giữa mình với Đấng vốn là nền tảng của mọi điều mình biết và mọi điều mình đang có. Nói cách khác, chẳng phải là điều bất thường, khi nhà truyền đạo hiện đại không cẩn thận chú ý đủ đến khả năng là họ đang xây lệch ra ngoài những nền móng của họ.Errol Hulse viết:Mối quan tâm của chúng ta là phải rút tỉa từ Đấng Christ sức mạnh thuộc linh để sống cuộc đời thánh khiết và để rao ra những bài giảng đầy quyền năng . Cái này là sự hỗ trợ , cột trụ , và nền tảng cho cái kia . Chúng ta chỉ có thể nhận được sức mạnh này khi ở trong Đấng Christ . Nghĩa là liên tục duy trì tình bạn sẻ chia thân mật với thân vị Đấng Christ (Logan , 87).Khi viết chương này, tôi vừa mới chấm dứt một buổi sáng Chúa nhựt bận rộn, giảng cho ba buổi nhóm thật đông đúc. Nhiều người đến gặp tôi trò chuyện xen kẽ các buổi nhóm, trong phòng chờ, trong bãi đậu xe, và trong khi tôi uống vội tách cà phê. Họ quí trọng Lời Chúa đã đến với lòng đói khát của mình. Họ làm chứng về sự thích hợp của bài giảng trong hoàn cảnh của họ, và tôi nhận ra một lần nữa rằng con người khát khao chân lý biết bao và họ nôn nóng đi thờ phượng, mong ngóng được nghe Chúa phán với mình. Và điều đó một lần nữa nhắc nhở tôi phải cẩn thận trong đời sống cùng chức vụ của mình. Có quá nhiều điều khiến tôi không thể bất cẩn được.Chúng ta đang đề cập những con người và những vấn đề có thật. Họ thực sự là có vấn đề và đang tìm kiếm chân lý mang lại sức sống, sâu sắc, rõ ràng. Đây là việc nghiêm túc, và có nghĩa là chúng ta phải nhìn vấn đề cách nghiêm túc và phải bảo đảm là mình cẩn thận để được đầy dẫy năng quyền.Nãy giờ chúng ta lưu ý rằng không khí tươi mát cho nhà truyền đạo là ở trong lối sống đầy quyền năng và cẩn thận. Bây giờ chúng ta tập trung vào ý nghĩa của sự kết quả.

Chương 4: Trung Thành

Phao Lô còn nhiều điều hơn nữa để nói về phuơng cách phục vụ của mình:Vậy, ai nấy hãy coi chúng tôi như đầy tớ của Đấng Christ, và kẻ quản trị những sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời. Vả lại, điều người ta trông mong nơi người quản trị là phải trung thành (ICo1Cr 4:1-2, tự ý in nghiêng).Trung thành với cái gì? Ít nhất Phao Lô nghĩ đến hai vai trò. Trước tiên, ông gọi mình là đầy tớ của Đấng Christ, và thứ hai, ông khẳng định rằng phải xem ông là người “được giao phó những điều mầu nhiệm của Đức Chúa Trời.” Cả hai vai trò đều dễ được xem như cơ hội hoặc để lạm dụng đặc quyền hoặc để trung thành

Page 15: Khong khi tuoi mat noi toa giang

phục vụ hiệu quả. Để hoàn thành thỏa đáng cả hai vai trò, cần phải trung thành cao độ.

Huperetes Thành ngữ “đầy tớ Đấng Christ” thật thú vị đối với tôi vì Phao Lô dùng từ huperetes (đầy tớ) thay vì dùng từ thông dụng hơn, là doulos . Nghĩa đen của từ này là “người phụ giúp nhân vật chính trong việc hoàn thành những mục tiêu của người ấy.” Chẳng hạn, từ này được dùng mô tả Giăng Mác cùng đi với Phao Lô và Ba-na-ba cho tới khi rời bỏ họ, rồi sau đó hai người này cãi nhau về Mác và chia rẽ nhau. Mác được mô tả trong Bản King James như là “người chăm sóc họ,” vốn có thể gây hiểu lầm vì người thực sự cùng đi theo như là phụ tá. Phao Lô và Ba-na-ba lo việc điều hành, còn người thì xúc tiến công việc. Vì vậy, người lo về những công tác thường tình trong chức vụ như là bố trí lộ trình, thuê mướn lừa, và lo giữ chỗ.Huperetes cũng được dùng trong lời dạy của Chúa Giê-xu. Ngài nói rằng nếu có ai kiện bạn, thì nên giải quyết bên ngoài tòa án thay vì liều lĩnh để cho quan tòa kết án bạn rồi giao bạn cho “chủ ngục” (huperetes ). Nếu không cẩn thận, bạn có thể hơi bị rắc rối ở điểm này và kết luận: “Như vậy, người ta phải xem chúng ta như là chủ ngục của Đấng Christ,” mà dĩ nhiên là cộng hai với hai thành năm. Không, vấn đề ở đây là chủ ngục không quyết định bản án. Quan tòa mới quyết định, còn chủ ngục chỉ là người phụ tá nhân vật chính trong việc hoàn thành mục tiêu.Tôi đặc biệt quan tâm việc dùng từ huperetes trong Hy văn thế tục với nghĩa đen là “người chèo phụ.” Hãy thử tưởng tượng chiếc thuyền bồng bềnh trên Địa trung hải. Ở tầng trên, thuyền trưởng đang đứng quyết định nơi thuyền sẽ tới và khi nào thuyền sẽ khởi hành. Ở tầng dưới là những hàng người có nhiệm vụ duy nhất là khua mái chèo khi được lịnh. Rõ ràng là họ phụ giúp nhân vật chính hoàn thành mục tiêu của ông ta. Họ là những người chèo phụ.Dùng từ này, Phao Lô đưa ra nhận thức sinh động và gợi hình của mình về chức vụ. Về phần mình, trong lời giảng, ông không nói ý kiến riêng của mình. Ông cũng không tạo nên hoặc cổ xúy chương trình hoạt động riêng. Điều ông thực sự làm ấy là nói như thế nào để có thể giúp nhân vật chính hoàn thành mục tiêu. Nhân vật chính ở đây là Chúa Giê-xu Christ. Ông biết Chúa Giê-xu muốn nói gì. Ông biết Chúa Giê-xu muốn làm gì. Ông biết Chúa Giê-xu có điều muốn rao truyền ở Cô-rinh-tô. Phao Lô nhìn thấy trách nhiệm của mình hoàn toàn rõ ràng. Đó là khua mái chèo để cho điều Chúa Giê-xu nói có thể nghe được và điều Chúa Giê-xu muốn làm có thể được hoàn tất trong thành Cô-rinh-tô đang có nhu cầu khẩn thiết này. Đối với tôi, đó là một hình ảnh hấp dẫn.Hơn hai mươi năm về trước, trong sự khôn ngoan của Ngài, Đức Chúa Trời đã kêu gọi vợ chồng tôi tới Milwaukee, Wisconsin. Cho tới lúc đó, chúng tôi thực sự không biết là có Milwaukee, Wisconsin nữa. Nhưng Đức Chúa Trời đã đem chúng

Page 16: Khong khi tuoi mat noi toa giang

tôi ra khỏi nước Anh và đặt chúng tôi trong thành phố đó.Ngay khi tin chúng tôi chuẩn bị đi, được loan ra, chúng tôi nhận được đủ loại phản ứng thực sự khích lệ từ nhiều người. Một bạn thân trong đoàn Billy Graham gọi điện cho tôi, nói: “Stuart à, anh có biết rằng Milwaukee, Wisconsin, là thành phố lớn nhất Hoa kỳ mà Billy Graham chưa hề được mời tới hay không?” Người khác thì gọi từ Viện Kinh Thánh Moody, bảo tôi: “Stuart à, anh có biết là Dwight L. Moody nói rằng Milwaukee là nghĩa trang của mọi nhà truyền giảng phúc âm không?” Còn Alan Redpath thì gọi điện nói: “Stuart à, anh nên nghĩ lại đi. Tôi đã từng đi giảng khắp thế giới và tôi muốn cho anh biết rằng hai trong những tuần lễ tồi tệ nhất đời tôi diễn ra tại Milwaukee, Wisconsin đấy.”Với khích lệ đó, chúng tôi đã đến Milwaukee. Ngay sau khi tới nơi, tôi bay về nhà cùng với người bạn tên Willy trên chiếc máy bay nhẹ của anh. Chúng tôi bay ban đêm và có thể nhìn thấy thành phố lớn 1.25 truệu dân bên dưới chúng tôi. Tôi nói với bạn: “Mình bay vòng quanh thành phố đi.” Khi đang bay vòng, tôi hỏi anh: “Anh thấy gì?”Anh bạn nói: “Tôi thấy Milwaukee Xưa.”Tôi hỏi: “Anh còn thấy gì nữa?”Anh đáp: “Tôi biết anh muốn tôi nói gì rồi. Anh muốn tôi nói đó là thành phố mà Chúa Giê-xu muốn đụng đến.”Tôi đáp: “Vâng, tôi có cảm giác rất kỳ lạ là, vì một lý do nào đó, trong sự khôn ngoan của Ngài, Đức Chúa Trời muốn chúng ta đầu tư chính mình trong thành phố này, để khua mái chèo, vì Ngài có điều muốn nói và có điều muốn thực hiện ở đó.” Chẳng may, Willy, người cùng chia sẻ khải tượng đó, đã qua đời trong vụ đụng cháy máy bay của anh ngay sau đó. Nhưng hai mươi hai năm sau, chúng tôi vẫn còn khua mái chèo tại Milwaukee Xưa! Có một cảm nhận đặc ân kỳ lạ trong việc được kêu gọi giảng dạy _ đem sự giàu có không dò được của Đấng Christ đến một nơi nào đó _ và phải cẩn thận để không đánh mất cảm nhận đặc ân đó. Nhưng hãy nhớ, toàn bộ vấn đề là như vầy: Khi bạn hiểu ra được cảm nhận đặc ân của mình, thì sự kêu gọi lúc đó là phải trung thành với địa vị đặc quyền đó, phải là huperetes của Chúa Giê-xu Christ.Oikonomos Sau đó Phao Lô nói về việc “được giao phó những sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời.” Bản King James với ngôn ngữ tuy cổ xưa nhưng điển hình uy nghi, dùng thành ngữ “quản gia những điều huyền bí.” Không thích thú sao? Thành ngữ “Quản gia những điều huyền bí” được thốt ra khỏi lưỡi, vốn là một trong những điều thật đẹp của tiếng Anh Cổ _ dù sao, cũng là đối với một người Anh cao niên. Đó là thành ngữ tạo nên cảm giác của một nhân cách đúng mức mà “những người được giao phó những sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời” không hoàn toàn giữ được (tuy phải công nhận rằng nó cũng giữ được nhân cách theo kiểu mơ hồ).Từ được dịch “huyền bí” trong Bản King James và “những sự mầu nhiệm”trong

Page 17: Khong khi tuoi mat noi toa giang

bản New International Version là mysterion . Phao Lô thích nói về mysterion , và điều quan trọng là chúng ta phải hiểu ý ông muốn nói ở đây. “Huyền bí” và “những sự mầu nhiệm” không đúng với ý ông muốn nói, vì cách chúng ta hiểu các từ này ngày nay khác hẳn với cách hiểu của ông. Theo lối nói thông thường, điều huyền bí hay mầu nhiệm là điều bị lu mờ hoặc che giấu, và theo nghĩa đặc biệt của một huyền bí Agatha Christie thì đó là một điều gây lầm lẫn.Vợ tôi mê đọc sách Agatha Christie. Tôi thì không. Bà ấy cho là chúng hấp dẫn, còn tôi thì thấy chán ngấy. Tôi cho rằng toàn bộ sách đó ít nhiều đều giống nhau cả. Sách mở đầu với khoảng mười hoặc mười hai người bị kẹt trong một tàu lửa hoặc một khách sạn, không có lối ra. Chương đầu mô tả người ta, tất cả đều hoàn toàn đẹp đẽ ngoại trừ rõ ràng một người thật là gây khó chịu. Cuối chương đầu, có người chết thê thảm. Ai gây ra? Dĩ nhiên là con người khó chịu đó. Vậy thì còn đọc tiếp cho hết sách để làm gì? Tuy nhiên, trong chương kế, bạn lại thấy chính là một trong những con người đẹp đẽ thực sự chẳng đẹp tí nào. Khi đến cuối chương hai, con người gây khó chịu của chương đầu thì lại vô cùng đờ đẫn, và bạn nói: “A ha, vậy ra hẳn là người thứ hai mà lúc đầu có vẻ như đẹp đẽ rồi.” Và cứ thế câu chuyện tiếp tục suốt mười hai chương cho tới lúc cuối, khi mọi người té ngửa, thì bạn cho rằng Bà Christie đã tìm cách gây hoang mang cho bạn, và bạn đi tới kết luận rằng chính bà ta đã tự mình làm điều đó. Đối với tôi dường như đó là cách riêng của điều huyền bí, vốn không có gì đặc biệt quan trọng cho tới khi chúng ta nhận ra được một số người nào đó trong tiềm thức nghĩ rằng Đức Chúa Trời là Đấng hành động trong những điều mầu nhiệm trên một phương diện nào đó, hẳn phải giống một Agatha Christie thần thánh, ngồi trên trời xanh, xoay vần những sự kiện có thể gây hoang mang.Giống như vậy, một số người chỉ tránh né những điều mầu nhiệm của Đức Chúa Trời, cho rằng Đức Chúa Trời là một loại nhà văn huyền bí trên trời thích thú gây hoang mang cho chúng ta , và chúng ta không nên tìm cách mường tượng chuyện gì đang xảy ra. Nếu vậy thì hoàn toàn không phải là ý Phao Lô muốn nói qua các từ mầu nhiệm và huyền bí.Phao Lô mượn một từ lấy từ những tôn giáo huyền bí, rất thông dụng trong thời của ông, và dùng từ đó để truyền thông với người đương thời. Họ hiểu rằng trong các tôn giáo huyền bí, có một số bí ẩn bị che giấu với người không hiểu biết nhưng lại bày tỏ cho người hiểu biết. Vì thế, nếu là người hiểu biết, thì bạn được tỏ cho điều bí mật, còn nếu không hiểu biết thì bạn vẫn ở trong tối tăm. Phao Lô chỉ muốn nói: “Đoán gì nào? Trong ân sủng vô tận của Ngài, Đức Chúa Trời đã chạm vào đời tôi. Đấng đã từng truyền lịnh cho ánh sáng chiếu từ tối tăm, đã soi rọi lòng tôi và ban cho tôi sự hiểu biết về Đức Chúa Trời trong gương mặt của Chúa Giê-xu Christ, và, dường như thật khó tin, Ngài đã bày tỏ cho tôi những điều mà trong những ngày chưa qui đạo, thiếu hiểu biết của mình, tôi thật hoàn toàn ngu dốt. Không chỉ có vậy thôi, bây giờ tôi còn nhận biết rằng chung quanh tôi hoàn toàn là

Page 18: Khong khi tuoi mat noi toa giang

những con người đang sống trong tối tăm, trong khi Đức Chúa Trời đã mở mắt tôi để cho phép tôi sống trong ánh sáng.” Đó chính là ý nghĩa của việc được báo cho biết những điều mầu nhiệm, và đó chính là điều xảy đến với con cái được chuộc của Đức Chúa Trời.Điều này có tác động gì trên nhà truyền đạo? Có vài câu trả lời, nhưng tôi chỉ tập trung vào một câu. Chúng ta hãy xem lại ý bảo rằng những người được hiểu biết thì ở trong ánh sáng, ngược với những người không hiểu biết thì ở trong tối tăm. Tôi đã từng mang ấn tượng sâu sắc về bóng tối tăm trong đó mọi người quanh tôi đang sống. Tôi biết rằng thậm chí nói điều này có hơi ngạo mạn; nhưng ngược lại, không nói thì lại hơi xấc xược theo nghĩa là, trên một phương diện nào đó, không nói tức là phủ nhận điều Đức Chúa Trời đã nói và đã làm. Vì vậy, chúng ta hãy khiêm cung chấp nhận rằng bởi những lý do chỉ có thể gán cho ân sủng thiên thượng, chúng ta đã được dẫn vào ánh sáng , và chung quanh chúng ta là những con người đang sống trong tối tăm. Điều này có nghĩa gì?Tôi nhìn vấn đề như thế này. Một số người sống hoàn toàn dựa vào cơ sở suy đoán. Thỉnh thoảng họ đối đầu những vấn đề có thật trong cuộc sống, như : Tôi là ai? Tôi từ đâu tới? Tại sao tôi ở đây? Tôi sẽ đi về đâu? Rồi dù có được bạn hữu, gia đình, hoặc giáo sư giúp đỡ hay không, họ cũng bắt đầu đoán ra những câu trả lời: Ờ thì mình cho là mình tiến hóa từ một cái gì đó; mình tin rằng chết là hết; đời là a bowl of cherries ; mình cho là nếu bạn sống tốt thì lúc chết được lên thiên đàng. Nhưng tất cả cũng chỉ là phỏng đoán. Đây là thuần túy suy đoán, và đó là điều con người luôn luôn làm.Ngược hẳn với phương cách này là điều tôi gọi là, vì cần một từ đúng hơn, thần học mạc khải. Điểm khác biệt giữa triết lý suy đoán với thần học mạc khải thật rõ rệt. Cái trước là cố gắng tối đa của con người (dành cho họ lợi ích của sự nghi ngờ) nhằm đặt đúng chỗ lời giải lớn cho những câu hỏi lớn , còn cái sau là lời đầy thẩm quyền của Đức Chúa Trời về những vấn đề cơ bản. Trong phương cách trước, con người ngồi trên tảng đá, gãi điểm hói, và nhíu mày moi óc tìm đường tới nơi bất định. Trong phương cách sau, người bị buộc phải ngồi xuống , yên lặng, và lắng nghe điều Đức Chúa Trời muốn nói về đề tài. Và điều đó bao gồm không chỉ giải đáp cho những câu hỏi con người có khuynh hướng đặt ra mà còn giải đáp câu hỏi lớn mà có thể họ chưa bận tâm đặt ra, và đó là: Đức Chúa Trời là ai? Thật ra, không một câu hỏi nào tập trung vào con người lại được giải đáp thỏa đáng mà không tập trung vào Đức Chúa Trời. Nếu những câu hỏi tập trung vào con người chỉ tìm được lời giải đáp cũng tập trung vào con người thì không thể nào tránh khỏi sự hoang mang. Nhưng nếu những câu hỏi tập trung vào Đức Chúa Trời mang lại những giải đáp tập trung vào Đức Chúa Trời dẫn tới sự sống, thì thật là đặc ân lớn dường nào cho kẻ mắt được mở ra trước thần học mạc khải cùng trước sự mầu nhiệm! Và đặc ân của người ban phát sứ điệp tập trung vào Đức Chúa Trời cho một xã hội hoang mang cũng rộng lớn biết bao!

Page 19: Khong khi tuoi mat noi toa giang

Nhưng hãy lưu ý một điều khác nữa. Có lần tôi được báo cho biết sự mầu nhiệm, không phải để tôi có thể say sưa với địa vị hiểu biết của mình hoặc để tôi có thể vui mừng trong sự kiện đôi mắt mù lòa của mình đã được mở ra. Đó là để tôi có thể làm quản gia những mầu nhiệm đó, hoặc làm người được giao phó những điều kín nhiệm.Một quản gia, (từ dùng ở đây là oikonomos ) là người phải chịu trách nhiệm một điền trang cùng với những đầy tớ của chủ với nhận thức là mình sẽ thi hành trách nhiệm theo cách chăm lo cho lợi ích của chủ. Người oikonomos được hoàn toàn tự do hưởng những vật chất đặt dưới quyền hạn của mình, nhưng không bao giờ thuộc về mình, và người phải chịu trách nhiệm tối hậu khai trình về vai trò quản gia của mình.Lúc mười bảy tuổi, tôi có một việc làm trong ngân hàng. Lúc ấy tôi còn rất trẻ và thiếu kinh nghiệm, nhưng khi người ta vào ngân hàng và giao tiền cho tôi, chẳng có giây phút nào tôi nghĩ rằng tiền đó được giao cho tôi ngoài khả năng mình là người “quản gia” cả. Khi họ tới hỏi tiền nơi tôi, thì tôi giao lại cho họ, không chút tranh cãi. Dĩ nhiên, họ hẳn sẽ giận dữ nếu tôi biển thủ món tiền và không giao lại cho họ khi được yêu cầu. Đó sẽ là thất bại cùng tột của tôi, vì như Phao Lô viết: “Cái điều người ta trông mong nơi người được trao của tin là phải trung thành” (ICo1Cr 4:2).Vì thế, điểm nhấn mạnh của Phao Lô hoàn toàn rõ ràng. Là huperetes và là oikonomos , ông được Đức Chúa Trời đặt để, hợp với kế hoạch chủ chốt của Ngài, trong một vị trí đặc ân và trách nhiệm lớn lao, và lịnh truyền của Ngài là phải trung thành thi hành trách nhiệm và chịu trách nhiệm về của tin đã giao cho mình. Với những người đảm trách công tác giảng dạy ngày nay cũng như vậy.Chúng ta đã lưu ý rằng nhà truyền đạo có không khí tươi mát thì có đời sống đầy quyền năng, cẩn thận, và trung thành. Nhưng Tiến sĩ Martyn Lloyd-Jones sẽ đưa ra ý kiến quyết định. Ông nói như sau:Điều gì là quan trọng ? Điều chính là yêu Đức Chúa Trời , yêu linh hồn , biết Chân lý , và có Thánh Linh trong bạn . Đó là những điều tạo nên nhà truyền đạo . Nếu người ấy có tình yêu của Đức Chúa Trời trong lòng mình , và nếu người ấy yêu Đức Chúa Trời ; nếu người ấy yêu linh hồn người ta , và quan tâm tới họ ; nếu người ấy biết chân lý của Thánh Kinh , và có Thánh Kinh của Đức Chúa Trời trong mình , thì người ấy sẽ giảng (120).“Tiến sĩ,” theo cách gọi thân tình Lloyd-Jones, có những quan điểm vô cùng dứt khoát và rành mạch không thể lầm lẫn được về nhiều thứ, và không phải lúc nào ai cũng đồng ý với ông. Nhưng tôi chưa hề gặp ai, sau khi nghe ông giảng, lại cho rằng ông giảng dưới mức thượng hạng. Ngay cả trong những năm suy yếu của ông, bạn vẫn có thể nói tòa giảng của ông lúc nào cũng tràn ngập không khí tươi mát. Vì vậy, chúng ta thận trọng lưu ý lời ông là điều rất hay, và quan tâm điều mà theo ông, bảo đảm “người ấy sẽ giảng.” Chính nhà truyền đạo đầy quyền năng, cẩn

Page 20: Khong khi tuoi mat noi toa giang

thận, trung thành là người không chỉ hưởng được sự tươi mát trong linh hồn mà còn là người rao truyền lời tươi mới từ tòa giảng và thả dân chúng ra về với tâm hồn tươi mới, được phục hồi và sẵn sàng phục vụ.

Chương 5: Giảng Dưới Áp Lực

Sau khi khẳng định niềm xác tín về chức vụ và truyền đạt ý thức về đặc ân được kêu gọi làm huperetes và oikonomos , Phao Lô tiếp tục đề cập thực tế những điều trong đời sống ông, có thể đã cản trở không cho ông trung thành làm tròn sứ mạng. Ông hoàn toàn thành thật nói với người Cô-rinh-tô:Tôi chẳng mấy quan tâm nếu bị anh em hoặc tòa án loài người xử đóan ; thực ra , chính tôi thậm chí cũng không tự xử đóan mình . Lương tâm tôi trong sáng , nhưng điều đó cũng không làm cho tôi vô tội (4:3-4).Tôi thích được làm con ruồi đậu trên tường nhà thờ Cô-rinh-tô khi những lời này được đọc cho các thánh đồ họp mặt tại đó! Chớ quên rằng một số trong họ không có ấn tượng mấy, về Phao Lô nói chung, và về chức vụ ông nói riêng. Cho nên phát biểu này về quan điểm của họ đối với ông và quan điểm của ông về cách họ nghĩ về ông, có thể là cũng chưa rõ rệt lắm, trong một số thính giả. Nhưng chúng ta không quan tâm đến quan điểm của họ về Phao Lô. Chúng ta cần nhìn vào những yếu tố mà Phao Lô ám chỉ, có thể là những ngăn trở chính đối với chức vụ trung thành của ông, bởi lẽ, có thể dường như lạ, nhưng vẫn có trong hoàn cảnh ngày nay của nhà truyền đạo hiện đại. Chúng ta cần nhận biết chúng, vì nếu không nhận ra kịp thời và xử lý ngay tức khắc, chúng có thể gây hậu quả xói mòn nhà truyền đạo và rút hết không khí tươi mát nơi người ông.Phao Lô cho thấy rõ ý thức đặc ân trong chức vụ của mình, nhưng rồi ông lại quay sang suy nghĩ đến những áp lực trên nhà truyền đạo. Chúng ta hiểu được điều này, là rất quan trọng, vì đôi khi áp lực có thể trở thành quá lớn đến nỗi mọi cảm nhận đặc ân đều tan biến hết. Giống như người bị quét hắc ín rồi phủ lông chim bên ngoài, bảo rằng: “Nếu không vì vinh dự trong nỗi khổ này, thì tôi sẽ thoát ra ngay,” có những nhà truyền đạo, sau khi bị quét hắc ín và phủ lông chim theo nghĩa bóng, đã quên niềm vinh dự của hoàn cành mình, và vì vậy đã muốn được thoát ra ngay. Đó là lý do khiến tôi nhấn mạnh đặc ân của nhà truyền đạo. Nhưng chúng ta hãy đối diện vấn đề: Cũng có những áp lực rất là thực nữa.

Những Điểm Áp Lực Phao Lô không xác định cụ thể những áp lực ông phải chịu, nhưng chúng cũng được hàm ý rõ ràng, cho nên chúng ta có thể suy đóan hợp lý ra được. Trước hết, ông đề cập việc “bị anh em xử đoán.” Nói cách khác, ông biết mình đang bị đánh giá chỉ trích bởi hội chúng Cô-rinh-tô. Sau đó, ông đề cập bị xử đoán “bởi tòa án loài người.” Đây là cách nói thật hay. Theo nghĩa đen, đó là “ngày của con người.”

Page 21: Khong khi tuoi mat noi toa giang

Tôi cho rằng ông đang nói đến “ngày của con người” ngụ ý tương phản gay gắt với “ngày của Chúa,” mà chắc chắn ông đang nghĩ tới trong phân đoạn này. Ngày của Chúa là thời điểm đánh giá chung cuộc do chính Chúa là Đấng biết từ đầu tới cuối và duy nhất có khả năng phân biệt đúng mức và đánh giá những động cơ trong lòng người. Tương phản sinh động với ngày đánh giá của Chúa, chính là ngày đánh gía của con người. Đánh giá này không đến từ thiên thượng mà thuần túy từ con người; không chung cuộc mà chỉ là ngay tức thì; và không trường cửu mà chỉ là tạm bợ. Và như thế, đối với tôi, dường như Phao Lô hàm ý không chỉ ông đang bị đánh giá chỉ trích bởi hội chúng tại Cô-rinh-tô mà còn bởi xã hội đương thời nữa. Nhưng hãy lưu ý áp lực thứ ba ông đang trải nghiệm có thể suy ra ở đây. Ông nói: “Thậm chí chính tôi cũng chẳng xử đóan mình.” Ông đang nói về áp lực cá nhân. Như vậy chúng ta có thể thấy ba điểm áp lực đối với Phao Lô và đối với nhiều nhà truyền đạo ngày nay, vốn có thể cướp mất của chúng ta cảm nhận đặc ân và rút hết sự tươi mát khỏi tòa giảng của chúng ta, đều có liên quan đến hội chúng, đến xã hội, và đến cá nhân.Áp Lực Từ Hội Chúng Trước hết chúng ta hãy suy nghĩ điều Phao Lô ám chỉ, khi ông nói: “Tôi chẳng mấy quan tâm nếu bị anh em xử đoán.” Rõ ràng là ông đang gánh chịu loại áp lực từ hội chúng. Hội chúng khác nhau đáng kể, nhưng tôi nghi rằng mọi nhà truyền đạo đều đã gánh chịu một loại áp lực từ hội chúng, vào lúc này hoặc lúc khác. Tùy vào tính chất của áp lực cũng như vào sức khỏe tính khí và thuộc linh của người giảng dạy, mà áp lực này có thể, hoặc không thể gây suy yếu hoàn toàn.Áp lực từ hội chúng xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Vấn đề của Phao Lô dường như bắt nguồn từ sự kiện người Cô-rinh-tô có ý kiến riêng về việc Phao Lô phải làm đối với hội thánh họ, và dường như điều chính ông suy nghĩ không giống với điều mà ông tin là Đức Chúa Trời đã kêu gọi ông làm. Cho nên, chẳng hạn, khi ông bắt đầu giảng cho họ về đạo đức tình dục cùng cách ứng xử tình dục chuẩn mực đối với Cơ đốc nhân, thì rõ ràng ngay là họ với ông không có cùng quan điểm. Ông ghê tởm những tiêu chuẩn buông thả mà họ cảm thấy hoàn toàn thoải mái, và khi ông tìm cách sửa điều mà ông xem là sai lạc nghiêm trọng trong lối ứng xử Cơ đốc, thì lại bị kháng cự. Nói cách khác, có những người tại Cô-rinh-tô thích làm theo ý riêng hơn là nghe phải làm theo ý Đức Chúa Trời. Điều đó có gì là mới đâu?

Áp Lực Từ Kẻ Hăm Dọa Đến đây tôi biết có thể là chúng ta đụng đến vấn đề tế nhị, nhưng dù sao cũng phải đụng thôi. Hãy nhớ Phao Lô đến Cô-rinh-tô để làm người chèo phụ cho Chúa Giê-xu Christ với tư cách là người được giao phó những điều mầu nhiệm của Đức Chúa Trời, theo chúng ta thấy, cũng mô tả vai trò của nhà truyền đạo ngày nay. Vì thế, chúng ta hãy xem xét hoàn cảnh của ông để thấy được điểm tương đồng với hoàn cảnh nhà truyền đạo phải đối diện trong hội thánh ngày nay ra sao.

Page 22: Khong khi tuoi mat noi toa giang

Chẳng có gì là bất thường khi nhà truyền đạo bước vào nhà thờ chỉ mong ước có quyền năng, trung thành, và dĩ nhiên, cẩn thận. Nhưng không may, khi bắt đầu vào việc, ông mới khám phá thấy hội chúng chẳng chú tâm lắm đến những quan niệm nghe cao vút như vậy. Họ đã mô rả công việc của nhà truyền đạo với những lời nghe thật cao sang, và ủy ban pulpit search đã kết thúc với bức tranh tuyệt đẹp về hội thánh. Nhưng trong thực tế, chẳng bao lâu, mô tả của họ trông giống như công việc của Phòng Thương mại Cấp Thấp hơn là của ban pulpit search . Tuy nhiên nhà truyền đạo lại muốn truyền đạt Lời Chúa và áp dụng vào đời sống tín hữu cũng như vào nền văn hóa trong đó họ đang sống. Nhưng hội chúng thì lại thuộc băng tần (làn sóng) khác. Chẳng hạn, không có gì bất thường khi thấy những hội thánh trong đó tín đồ hoàn toàn trung thành với hiện trạng. “Lúc đầu ra sao thì bây giờ và mãi mãi về sau sẽ như vậy, thế giới bất tận,” chính là phương châm của họ. Càng cố gắng giảng Lời Chúa, nhà truyền đạo càng thấy tình trạng cực kỳ bất khả di dịch.Nhưng khi Lời Chúa được giảng trong quyền năng, thì tiến bộ là một trong những kết quả không thể tránh được. Và không hề có chuyện tiến bộ mà không thay đổi, mà thay đổi với hiện trạng lại đi chung với nhau, giống như người Croat với người Serb vậy. Thế là tình huống khó xử lại xuất hiện. Nhà truyền đạo phải làm sao đây?Một mặt là bị áp lưc phải làm theo điều hội chúng muốn. Và chúng ta hãy đối diện sự thật: Hội chúng trả tiền! Nếu họ không thích điều ông nói, thì đó là chuyện của ông, phải bị thất nghiệp, ra đi không được thanh toán kết thúc hợp đồng. Ngược lại, toàn bộ vấn đề của ông khi ở đây là phải trung thành. Ông tin rằng cần phải nói hoặc làm một điều gì đó, nhưng có thể là phải bước bằng ngón chân _ những ngón chấn lớn cỡ ngón chân của trưởng ban trị sự, những hạt bắp lớn như hạt bắp tô điểm bàn chân của những người dâng hiến nhiều.Cứ cho là như vậy, sau đây là một thí dụ cực đoan, nhưng nhằm nêu rõ điểm này. Điều gì xảy ra nếu nhà truyền đạo cảm thấy mình phải giảng từ 1 Tê-sa-lô-ni-ca khi tới chương 4, câu 3-6: “Ý muốn Đức Chúa Trời ấy là khiến anh em nên thánh: tức là phải lánh sự ô uế; mỗi người phải biết giữ thân mình cho thánh sạch và tôn trọng, chẳng bao giờ sa vào tình dục luông tuồng như người ngoại đạo, là kẻ không nhìn biết Đức Chúa Trời; và trong vấn đề này, chớ có ai sai phạm với anh em mình hoặc lợi dụng người ấy,” nhưng lại có những lý do sâu xa để tin rằng người Anh Em Có Những Túi Thật Sâu, không nghiêm chỉnh trong việc này như lời Kinh Thánh dạy anh ta đáng phải làm thì sao?Nếu bắt đầu giảng điều Phao Lô nói với người Tê-sa-lô-ni-ca, thì nhà truyền đạo sẽ thực sự thả mèo vào giữa đám bồ câu, theo cách nói ở nước Anh. Có thể nhà truyền đạo sẽ bị cám dỗ thụt lùi. Ông không muốn làm đảo lộn tình thế hoặc gây rối reng, vì xưa nay sự việc vẫn là như vậy, cho nên ông lý luận: “Chẳng ai trong chúng ta toàn vẹn cả, và có lẽ một loạt khác sẽ thích hợp hơn.” Đó là áp lực của sự hăm dọa, một áp lực rất thật, và vấn đề là nếu nhà truyền đạo chịu đầu hàng nó, thì tổn thất

Page 23: Khong khi tuoi mat noi toa giang

đầu tiên của sự hăm dọa là mất đi lòng trung thành.Một mục sư trẻ bắt đầu chức vụ tại Kentucky, giảng bài đầu tiên về những tệ hại của việc hút thuốc, chỉ rồi để được nghe các chấp sự thông báo là một phần ba thuộc viên hội thánh ông, sống nhờ trồng thuốc lá. Thế là tuần kế tiếp ông đề cập việc uống rượu và được cho biết một phần ba hội chúng nấu rượu . Tuần thứ ba ông giải thích những nguy cơ cá độ ngựa và được nghe là một phần ba hội chúng còn lại không thích điều ông giảng vì họ nuôi ngựa đua Thuần chủng. Vì vậy, khi nghe tin, tuần thứ tư ông giảng về những mối nguy cố hữu trong việc đánh cá dưới biển sâu trong vùng hải phận quốc tế. Vậy là an roàn. Nhưng cũng là chịu thua sự hăm dọa.

Áp Lực từ Người Tâng Bốc Bạn sẽ thấy rằng những phe nhóm xuất hiện trong hội thánh Cô-rinh-tô đã phân tán mối thông công, không có gì là lạ. Thuộc viên hội thánh chọn người lãnh đạo theo ý thích riêng và không cần biện hộ cho việc công khai làm môn đệ của những lãnh tụ khác nhau. Dường như họ tự nhận diện mình bằng cách mang danh của nhà truyền đạo mình ưa thích, cho nên một nhóm nói họ theo Phao Lô _ tức nhóm Phao Lô, nhóm khác theo A-bô-lo- _ tức nhóm A-bô-lô, và nhóm khác nữa theo Sê-pha _ tức nhóm Sê-pha Nhưng rồi có những người nói họ chỉ theo Đấng Christ _ tức nhóm Cơ đốc nhân. Tôi cho những người này là siêu thánh đồ. Như vậy bạn thấy Phao Lô có nngười theo mình ở đó. Và trong mỗi hội chúng, dù khắt khe tới đâu, mục sư cũng thường có người theo mình, dù có thể đó chỉ là vợ và mẹ ruột của mình và trong trường hợp hiếm hoi, bà gia mình. Tôi không hề ghen tị một mục sư có được một nhóm ủng hộ. Cần được như vậy. Nhưng đáng buồn là nhóm đó có thể tạo một loại vấn đề đặc biệt, một loại áp lực mới. Đó là áp lực của người hâm mộ.Một phụ nữ nhỏ bé sống cách chúng tôi vài căn cách đây một thời gian, tên là Jennie Hext. Một sáng sớm nọ, khi lái xe ngang lối chạy xe của bà, tôi thấy bà đang xúc tuyết. Trước buổi nhóm điểm tâm, vì có chút ít thì giờ nên tôi giúp người phụ nữ cao niên này. Đáp ứng của bà trước sự giúp đỡ của tôi là: “Ông đừng có phí thì giờ mình mà xúc tuyết cho lối đi của tôi. Ông cứ tiếp tục làm việc riêng đi. Tôi có thể xúc đường của tôi được mà. Thật ra, tôi ráng làm cho xong của tôi để qua giúp ông đó chớ. Ông cứ tiếp tục việc của ông đi.”Sau đó bà bảo tôi điều mà tôi thường nghe mỗi lần gặp bà: “Lão Steve (chồng bà) với tôi đi nhà thờ suốt đời mà chẳng hề biết mình cần Chúa Giê-xu, và chúng tôi cũng chẳng biết Chúa Giê-xu có thể bước vào biến cải cuộc đời chứng tôi nữa. Rồi có người kéo chúng tôi vào nhà thờ nơi ông giảng một lần nọ. Một ngày Chúa nhựt nọ tôi đã đi nhà thờ. Tôi không biết chuyện gì diễn ra trong mọi chỗ khác giống như vậy. Tôi không biết mấy người kia giảng gì. Tôi chỉ biết mọt điều là ông biết cách nói. Cho nên ông cứ lo đi nói cho người ta biết đi, để đây tôi xúc xong đường

Page 24: Khong khi tuoi mat noi toa giang

của tôi rồi tôi sẽ làm luôn của ông cho.” Để nhấn mạnh điều mình nói, bà quơ cái xảng xúc tuyết trên không rồi nói thêm: “Nhân tiện, tôi nghe vài người nói mọi người trong nhà thờ đó đang làm khó dễ ông. Nghe này, ông chỉ cần bảo với họ mọi điều tôi vừa nói với ông. Nói với họ như vầy: Chỉ một thời gian ngắn sau khi lão Steve cùng tôi tới nhà thờ ông, thì ông ấy qua đời và được ông chôn, rồi ông ấy lên thiên đàng. Nếu mà ông không nói cho chúng tôi biết, thì giờ này ông ấy ở đâu rồi? Theo như tôi biết, nếu ông nói thì đó là đúng, và nếu có ai trong số đó tiếp tục làm khó ông, thì hãy bảo họ tới gặp tôi.” Nói câu đó, bà vung thật mạnh xảng xúc tuyết, và tôi phải thú thật là trong trí mình xuất hiện ngay hình ảnh một số người mà tôi muốn gửi tới nhờ bà Jennie thân yêu chăm sóc hộ.Nhưng có mối nguy, lách bên dưới bề mặt khẳng định này. Không phải chỉ là tin điều họ nói về bạn, mà là có liên quan với khả năng rất thật, là nhà truyền đạo có thể chú ý giữ mục cổ vũ hơn là trung thành giảng dạy Lời Kinh Thánh. Mỗi người đều có thể khẳng định một chút, và không phải lúc nào cũng có đủ để chia đều. Cho nên bất kỳ khi nào cần có, thì khuynh hướng là phải bảo đảm cứ tiếp tục. Nhưng chính sự tập trung cũng có rhể quá dễ dàng chệch ra khỏi việc trung thành giảng dạy Lời Kinh Thánh để chuyển sang việc giữ cho người hâm mộ cứ tiếp tục hâm mộ.Nếu nguy cơ áp lực hăm dọa là nó có thể cột tay bạn lại, thì vấn đề của sự hâm mộ là nó có thể làm căng phồng đầu bạn.

Áp Lực từ Người Khích Động Không những chỉ có phe bảo: “Tôi theo Phao Lô,” mà như chúng ta đã nêu, cũng có những người đồng thanh la to: “Tôi theo Đấng Christ.” Đến đây tôi hi vọng là mình công bằng với những người này, nhưng đúng hơn là tôi ngờ rằng họ cho là mình vượt lên trên chuyện phe phái và tốt hơn người khác về thuộc linh, và họ không hề hối tiếc đã nói ra như vậy. Họ đang sống trong một loại tầng bình lưu trên trời.Kinh nghiệm của tôi (và hầu hết các mục sư nói chuyện với tôi về vấn đề này đều xác nhận) ấy là không hiếm gặp những nhóm tương tự như vậy trong hội thánh chúng ta ngày nay. Những người tốt thì nghiêm túc, sốt sắng, vàsùng kính, nhưng lại khó tính. Tôi gọi họ là siêu thánh nhân. Khi tới nói chuyện với bạn, vẻ mặt của họ rất nghiêm trang (gần như chua cay). Họ có thói quen mở đầu ý kiến mình bằng câu “Chúa bảo tôi,” hoặc “Chúa nói với tôi.” Nhưng tiếp theo thì vô cùng bối rối. Sau khi cho bạn biết điều Chúa đã nói với mình, họ hỏi: “Nhưng bạn nghĩ sao?” Hỏi như vậy tự nhiên là bạn bị ràng buộc ngay, phải không? “Chúa phán với tôi điều này, nhưng còn bạn thì nghĩ sao?” Làm sao bạn có rhể bất đồng với điều họ nghĩ được, khi họ đã báo cho bạn biết đó chính là điều Chúa đã phán với họ? Bằng cách này hoặc cách khác, họ đã lọt được vào lối mòn bên trong với Chúa rồi, còn bạn thì bị đứng ngoài đó, trên đường rây.

Page 25: Khong khi tuoi mat noi toa giang

Thỉnh thoảng tôi cố gắng khôi hài một chút ở điểm này. “Được rồi, nếu ông ta ủng hộ điều đó thì tôi chống đấy.” Cách này không được khuyến khích; nó chẳng bao giờ hiệu nghiệm cả. Họ thường là những người quá sốt sắng nên ít khi hài hước. Họ quá bận rộn tỏ ra thiêng liêng. Cho nên tôi tìm cách lôi họ vào câu chuyện.“Anh vừa nói gì ạ?”“Chúa bảo tôi.”“Chúa bảo lúc nào thế anh?”“Ờ thì sáng nay, trong khi tôi chờ Ngài đấy.”“Lúc mấy giờ anh nhỉ?”“Bảy giờ rưỡi.”“Hmm. Buồn cười nhỉ.”“Buồn cười sao chứ?”“Ờ thì tôi cũng vừa nói chuyện với Ngài xong, mà Ngài chẳng hề đề cập chuyện đó với tôi.”Làm vậy cũng chẳng hiệu quả tí nào!Một trong những sửng sốt lớn nhất trong chức vụ mục sư lúc đầu của tôi là nhóm người trong hội thánh mà tôi cho là trong số những người trung thành và hiệu quả nhất, và là những người thực sự cầu nguyện như cách tôi nói, thì lại không đúng như điều tôi nghĩ. Một số thuộc viên trong hội thánh, tinh tế hơn tôi hồi đó (và hiện nay) rất nhiều, tới nói với họ: “Chuyện gì vậy? Các anh ngồi thờ phượng như thể đang nút chanh vậy. Sao các anh không hiệp chung với chúng tôi hoặc không thì biến đi chứ? Các anh làm chúng tôi cảm thấy khó chịu khi nhìn các anh.”Họ đáp: “Chúa đã bảo chúng tôi cứ ở lại đây cho tới khi cầu xin Briscoe ra được khỏi chỗ này! Ông ta là điều tệ hại nhất đã từng xảy ra cho hội thánh này.” Sau đó tôi khám phá ra là họ cầu nguyện trong khi tôi đang giảng: “Ôi lạy Chúa, xin Ngài đẩy ông ta khỏi nơi này!” Bây giờ thì chuyện đó khó nghe thật!Những người khích động làm nát lòng bạn, trong khi những người hăm dọa thì cột tay bạn lại, còn những người khích động thì làm cho đầu bạn căng ra. Vào lúc bạn giải quyết được hết mọi áp lực này, có thể bạn mới nghĩ ra là mình có mặt ở đó để trung thành. Và vấn đề là ở chỗ đó.

Chương 6: Thêm Áp Lực Cho Nhà Truyền Đạo

Như thể áp lực từ hội chúng chưa đủ cho mình đối phó, Phao Lô ngụ ý, còn có thêm nữa, như chúng ta thấy trong chương cuối, ông bị áp lực từ “ngày của con người, “ hoặc theo cách chúng ta giải thích, từ xã hội thế tục đương thời.Dĩ nhiên, trong nhiều nơi trên thế giới, tự do hoàn toàn để giảng phúc âm như chúng ta đang hưởng là chuyện không có thật. Nhà truyền đạo bị đặt dưới những hạn chế cụ thể phải tuân theo hoặc phải đối diện hậu quả, và lịch sử giáo hỗi gần đây dẫy đầy những thí dụ các nhân vật nam nữ làm chính công việc đó. Một số mòn mỏi trong lao tù suốt nhiều năm hơn là chịu đồng hóa với những chế độ khiến

Page 26: Khong khi tuoi mat noi toa giang

cho chức vụ họ vô hiệu quả và buộc họ phải thiếu trung thành. Những người khác, tỏ ra vô cùng độc đáo, đã tìm ra những cách tuân phục ngôn từ của luật pháp và đồng thời dành chỗ cho loại chức vụ mà họ được kêu gọi. Họ thi hành chức vụ và ở ngoài nhà tù, nhưng chỉ vừa sém thôi.Nhiều lần tôi được mời giảng trong các hội thánh dưới con mắt hãm tài của chủ nghĩa Mác-xít chuyên chế. Tôi được thông báo là không được phép giảng và vì vậy chẳng làm gì khác hơn là chuyển lời chào thăm. Qua vẻ mặt vô cảm với cái nháy mắt, tôi được gợi ý phải nói lời chào thăm khoảng một tiếng đồng hồ rồi sau đó mục sư sẽ kết thúc sứ điệp, thường vẫn kéo dài mấy phút. Trong mỗi trường hợp đều có sự khước từ quyền kiểm soát của xã hội đương thời trên chức vụ của nhà truyền đạo, dù có cố gắng tới đâu đi nữa.

Áp Lực Từ Chính Trị Sự việc hoàn toàn khác xa đối với chúng ta là những người phục vụ trong thế giới tự do. Tuy nhiên, tôi không phải là không biết rằng những hội chúng có thể bị đặt dưới áp lực từ xã hội thế tục dưới dạng chính quyền địa phương, khi muốn xây cơ sở mới hoặc nới rộng phương tiện hiện có chẳng hạn. Kết quả là, có thể họ thấy mình bị kẹt giữa chính trị địa phương. Nhận ra cách làm việc theo kiểu đánh đổi trên vũ đài chính trị, nhà truyền đạo có thể dễ bị áp lực lao vào những vụ nghe mùi không được thơm lắm ngoài phòng hội nghị của hội thánh , hoặc thậm chí còn không nói lên điều cần phải nói, liên quan tới một số sinh hoạt dính líu tới chính quyền và một số nhân vật nặng ký về chính trị tại địa phương không chỉ quan tâm hời hợt. Tốt hơn là đừng có vặn đuôi họ, nếu không, có thể họ sẽ nuốt chửng toàn bộ dự án.Cần nhìn nhận rằng nhiều nhà truyền đạo ở thế giới phương Tây không bao giờ cảm thấy áp lực đặc biệt nào từ nguồn này. Họ tự tạo cho mình một hoàn cảnh thuận lợi hợp lý để thực hiện chức vụ của mình. Họ không cảm thấy bất cứ sự cấp bách đặc biệt nào, hoặc thậm chí nhu cầu nào phải đề cập tới xã hội thế tục trong đó họ đang sống, hơn là lên án xã hội đó, từ thánh đường an toàn của mình, và chỉ nói với những người nếu không hoàn toàn thì cũng ngầm đồng ý với mình. Kết quả là, tình trạng hòa hoãn truyền giảng chiếm ưu thế. Nếu hội thánh không làm ngơ hoặc bỏ mặc xã hội thế tục, thì xã hội sẽ đáp trả. Nhưng đây khó có thể là thứ tạo thành “muối và ánh sáng.”Hội chúng có quan điểm khác nhau về vai trò của giáo hội liên quan đến nhà nước. Lịch sử hội thánh cho thấy rõ trong những thời đại và dưới những chế độ khác nhau, lập trường của giáo hội có thay đổi. Nhưng Phao Lô, cho dù nhiệt tình đề cập vai trò chính quyền trong thời mình, và đã nhiều lần hưởng lợi nhờ được bảo vệ, vẫn thận trọng nhấn mạnh rằng nếu xã hội thế tục đặt ông trước nòng súng khiến cho việc trình bày Lời Kinh Thánh của ông bị lâm nguy, thì ông cũng sẽ không hề dính líu tới. Cho dù có áp lực nào và đến từ bất cứ nguồn nào, thì ông vẫn cứ cam

Page 27: Khong khi tuoi mat noi toa giang

kết trung thành.Áp Lực từ Sự Thích Hợp Có lẽ điểm áp lực lớn nhất đối với mục sư hiện đại trong thế giới phương Tây không đến từ vũ đài chính trị, bằng từ mối lo ngại về sự thích hợp. Dĩ nhiên, điều này là ước vọng cao cả nhất, và khó thấy được làm sao có thể biện minh cho một chức vụ nếu nó không gắn bó với sự thích hợp. Nhưng thích hợp và bị áp lực bởi xã hội thế tục lại liên hệ chặt chẽ với nhau. Thí dụ, bất kỳ nhà truyền đạo hiện đại nào mơ hồ ý thức được những mối quan tâm của xã hội đương thời cũng đều sẽ cố gắng lợi dụng những quan tâm đó. Rõ ràng là mọi người chắc chắn sẽ thích nghe điều khiến họ quan tâm hơn là điều khiến họ buồn chán. Và cũng vậy, chắc chắn họ sẽ đáp ứng điều họ tin có ích cho mình, hơn là điều chỉ cho họ biết những gì là không thích hợp. Nếu họ không chịu lắng nghe, thì có nói cũng chẳng đạt được gì nhiều.Nhưng nếu giữa sở thích của xã hội với điều Đức Chúa Trời muốn phán với họ có một vịnh ngăn cách thật lớn thì sao? Nhà truyền đạo có nên tìm cách cỡi lên con sóng của xã hội như một cám dỗ thỏa hiệp, và có nên chối bỏ áp lực của “ngày con người” và do đó kết thúc thời gian cải tâm người đã qui đạo không? Đương nhiên là không! Nhưng ông ta cần phục vụ sở thích của những người theo chủ nghĩa thế tục tới mức nào để truyền đạt tin mừng cho họ? Và tới điểm nào thì ông ta có nguy cơ thiếu trung thành đối với sứ điệp đã giao cho ông? Khi nhà truyền đạo phải bắt đầu tự hỏi nên chọn điều nào giữa trung thành với thích hợp, thì đây là vấn đề thật tế nhị. Dĩ nhiên sự lưỡng phân này chỉ có trong trí của nhà truyền đạo, nhưng còn áp lực thì rất là thực tế. Chúng ta sẽ nói thêm điều này sau, nhưng bây giờ thì mục đích của chúng ta là dùng minh họa để nhận diện điều này như một lãnh vực áp lực thực sự đối với nhà truyền đạo hiện đại.Nếu bạn tự hỏi liệu tôi có dùng mánh khóe đáng bị khiển trách nhất của nhà truyền đạo, ấy là dựng lên một người bằng rơm để có thể đánh gục người đó bằng những cú đấm khéo tay hay không, thì tôi xin phép được nêu thí dụ về điều tôi muốn nói ở đây. Tôi có một người bạn nổi tiếng tin kính vì trung thành, có lần giảng một bài về sự không thích hợp gây tê dại mà tôi được nghe. Đó là một hội đồng thật lớn về Kinh Thánh tại nam California nhóm lại để bồi dưỡng sâu thêm đời sống thuộc linh. So với tình trạng sự việc trong vùng đó vào thời điểm đó, thì đây là hội đồng đúng lúc. Nhưng vì một lý do nào đó, nhà truyền đạo tin kính, trung thành này “cảm thấy được dẫn dắt” thảo luận rất chi tiết chính vấn đề đặt ra bởi câu chuyện trong Sáng Thế Ký về các “con trai Đức Chúa Trời” bị quyến rũ bởi các “con gái của loài người.” Đa số người tại đó không nhận biết sự hấp dẫn đặc biệt này cho nên hả hê không hay biết có vấn đề gì đặc biệt , vì họ chưa dành thì giờ suy nghĩ những “con trai của Đức Chúa Trời” có thực sự là thiên sứ hay không. Do đó, họ chưa tìm tòi sâu vấn đề tình dục của thiên sứ (giả định đây là bản chất của họ lúc họ nhận biết “con gái đẹp của loài người” khi nhìn thấy các cô này). Bài giảng

Page 28: Khong khi tuoi mat noi toa giang

không chỉ chiếm hết thì giờ qui định mà còn lố thêm giờ trước khi kết luận về nhân thân của các con trai này cùng với việc họ làm (tôi tiếc phải nói là tôi đã quên việc đó là gì). Chẳng ai có thể buộc tội nhà truyền đạo cao niên đã bị lôi đi vòng vo bởi sở thích của xã hội thế tục đương thời. Nhưng cũng không ai lầm lẫn sứ điệp của ông là sứ điệp làm sâu nhiệm thêm đời sống thuộc linh của người nghe; cũng chẳng giúp họ sống hiệu quả hơn, theo cách sống như vậy trong một xã hội thế tục và tỏ ra những dấu hiện bị ảnh hưởng hơn là tạo ảnh hưởng lâu bền trên xã hội.Vấn đề của nhà truyền đạo biết nhắm đúng vào sự thích hợp ấy là lời giảng càng nghiêng sang chiều hướng sở thích của người nghe, thì lời giảng càng có nguy cơ không thích hợp. Điểm khác biệt độc đáo của phúc âm, ấy là đã mang lại thay đổi trong đời sống con người. Nhưng nếu lời giảng đã trở thành “thích hợp” đến thế thì chẳng khác bao nhiêu so với loại bàn luận lê thê suốt nhiều giờ mòn mỏi trong những chương trình nói chuyện trên ti-vi, những thắc mắc con người có thể chính đáng nêu lên là: Tại sao chúng ta phải bận tâm với sứ điệp gọi là phúc âm, vốn có vẻ chẳng hơn gì một loại lảm nhảm tôn giáo trên ti-vi? Sao lại phải lãnh rắc rối theo tôn giáo, kéo theo những cấm đoán mà nếu cuối cùng tôi cũng chỉ được giúp đỡ giải quyết nan đề y hệt như tôi có được từ những nguồn khác, chẳng cần phải rước lấy những cấm đoán mệt mỏi vốn như là đặc điểm của tôn giáo.? Những câu hỏi thật hay đấy! Mặt khác, thái độ của người tiêu dùng trong nền văn hóa ngày nay ấy là nhà truyền đạo nào không giải quyết vấn đề về sự thích hợp, thì có thể rất thoải mái trong lời giảng của mình, nhưng còn người khác có được như vậy hay không thì chưa biết, vì chúng ta sẽ thấy họ ăn vặt nơi khác. Toàn bộ vấn đề về sự thích hợp tạo nên áp lực cho nhà truyền đạo.

Áp Lực Ganh Đua Lúc nhỏ, lớn lên trong Hội chúng Anh em (Brethren Assemblies) ở bắc nước Anh, tôi còn nhớ rõ đã (bị bắt buộc) tham dự một hội đồng thường niên không mời nhà truyền đạo đặc biệt nào cả. Người chủ tọa khai mạc với lời cầu nguyện rồi sau đó thông báo bất cứ anh em nào “cảm thấy được Chúa hướng dẫn” thì cứ tự tiện lên bục giảng chia sẻ cho cả một hội đồng thật đông đúc. So với những hội chúng cỡ trung bình mà họ vẫn thường giảng, thì đây thực sự là cả một đám đông. Trí óc nhỏ bé của tôi luôn luôn hoang mang làm sao Chúa có thể hướng dẫn nhiều người để giảng cho chúng tôi cùng một lúc đến như vậy được, bởi lẽ trước khi kết thúc thông báo thì những người “được hướng dẫn” đã lên bục giảng khá đông cách vội vã đầy khinh suất rồi. Có lần một số họ cùng một lượt kéo qua cầu thang nhỏ hẹp để lên tòa giảng rồi chen chúc ở đó trong khi người phía bên kia tìm cách bước tới chỗ mình muốn đứng và họ đã vật lộn mới thoát được ra khỏi đám đông đó. Những người vì đó chán nản, mới buồn phiền quay về chỗ ngồi, chờ “dược hướng dẫn” vào hôm khác. Đây là bước dẫn nhập mở đầu vào sự ganh đua trong chức vụ của tôi. Nhưng kể từ đó, tôi không còn xa lạ với nó nữa.

Page 29: Khong khi tuoi mat noi toa giang

Ngoài ra, chúng ta còn có sự ganh đua không tinh tế như vậy để chiếm được những tòa giảng có thế lực, sự cạnh tranh triệt để, mong thấy cảnh thân hữu tin Chúa thật ngoạn mục, sự cạnh tranh bên trong các hệ phái về con số thống kê. Trong những hội đồng mục sư, vẫn thường có nỗi kiêu hãnh trá hình vụng về của kẻ thắng cùng nỗi đau che giấu sơ sài của người thua. Tinh thần ganh đua này tạo áp lực cho nhà truyền đạo với sức mạnh thế tục hóa mà những lực năng động thuộc linh của sự trung thành cùng quyến năng, trở thành những ký ức xa xưa trong tâm trí của nhà truyền đạo đang ganh đua.Đến đây chúng ta đã lưu ý rằng nhà truyền đạo rất có thể bị áp lực bởi những yếu tố từ xã hội và từ hội chúng để bớt trung thành với sứ điệp và với chức vụ, dẫn tới hậu qủa là đánh mất sức sống cùng quyền năng trong lời giảng của mình _ sự thiếu không khí tươi mát. Còn một lãnh vực áp lực nữa chúng ta phải thám hiểm. Đó là chuyện rất riêng tư.Chương 7: Xử Lý Áp Lực Cá Nhân

Chắc hẳn Phao Lô sẽ được dán cho nhãn hiệu loại nhân cách A, nếu ông sống tới ngày nay trong thời đại này. Chắn chắn ông là người lái xe khó tính và có nhiều dấu hiệu cho thấy ông bị thiêu đốt bởi tình cảm mãnh liệt đang bừng cháy. Thời xưa người ta thường gọi đó là đam mê vì linh hồn. Ngày nay con người lẩm nhẩm về những kẻ tham công tiếc việc. Chắc chắn một số người đam mê thời xưa đã lấp đầy những khuyết điểm trong đời mình bằng cách tự mất hút trong công việc, và rất có thể là một số thánh đồ thời hiện đại, vì lo tránh né “đức tin độc hại” cùng những bịnh tật truyền giảng nghe như điềm gở, có thể đã gặp trở ngại trong việc lập thành đội như các sứ đồ. Nhưng phương thức nào là thích hợp cho chức vụ? Khi nào là đủ để có đủ?Tôi lớn lên trong một nền văn hóa (Anh quốc) và một thế hệ (hậu Thế Chiến II) nơi Cơ đốc nhân nói nhiều về “stick-to-itiveness ” và kỷ luật cùng giá phải trả và sự hi sinh. Tôi cho đó là chuyện tự nhiên, vì thấy chúng tôi vừa sống sót sau một kỳ suy thoái kinh tế nặng nề và một cuộc chiến vô cùng ghê tởm. Tôi nhớ thật rõ một trong những ca khúc Cơ đốc được ưa chuộng thời đó:Lạy Chúa yêu dấu , xin cho con cạn kiệt vì cớ Ngài ,Xin cho con cạn kiệt vì cớ Ngài .Chúng tôi được học những câu chuyện về C. T. Studd, nhà truyền giáo dũng cảm đảm trách Trung hoa, Ấn độ, và Phi châu, đã từng nói những điều giống như vầy:Một số người thích sống bên trong âm thanh của chuông nhà thờ hoặc nhà nguyện .Tôi thà mở một cửa hàng cứu giúp bên trong sân của Hỏa ngục .Và một trong những mảnh tài liệu đọc mà tôi ưa thích là cuốn sách nhỏ do ông viết có tựa đề “The Chocolate Soldier” (Người Chiến Sĩ Sô-cô-la) ngụ ý không mấy tế nhị rằng nhiều Cơ đốc nhân là những chiến sĩ tuyệt vời cho tới khi sức nóng gia tăng thì họ tan chảy giống như _ bạn đoán biết rồi đấy _ những chiến sĩ sô-cô-la.

Page 30: Khong khi tuoi mat noi toa giang

Kết qủa thu được của lối dạy dỗ này, đi kèm với một chức vụ bắt đầu là bán thời gian trong khi tôi giữ địa vị chịu trách nhiệm kinh doanh, và kết thúc là toàn thời gian, nhiều hơn thì giờ tôi có được, ấy là sự trung thành của tôi trong sự phục vụ Cơ đốc khó nhọc, không ngừng. Có lần tôi mang nhãn hiệu Cơ Đốc giáo này qua bên kia đại dương và qua vài thập niên, tôi bắt đầu nghe về chủ nghĩa ham việc tiếc công cùng đức tin độc hại và những định nghĩa mới, khác nữa, về điều tôi đã được dạy cho biết là Cơ Đốc giáo bình thường. Thật vô cùng hoang mang!

Đại Lười hay Chết Sớm? Cho nên tôi đến nói chuyện với một bạn thân, một mục sư giàu kinh nghiệm của hội Southern Baptist, và hòi ông về sự cân bằng đúng mức trong chức vụ mục sư. Đáp ứng của ông hoàn toàn gây kinh ngạc và sau đó tôi khám phá ra điều sáng suốt nhất. Ông nói: “Stuart à, chức vụ mục sư là vị trí mà anh có thể thoát khỏi trừng phạt hoặc bằng cách đại lười hoặc bằng cách cật lực làm việc tới nỗi chết sớm đấy.”Tôi chẳng bao giờ nghĩ mục sư lại có thể “đại lười” được. Thú thật tôi thích câu chuyện vui xưa kể về một mục sư nọ sống sáu ngày tàng hình và một ngày không thể hiểu nổi, nhưng đó là chuyện đùa. Và lúc nào tôi cũng có cảm tưởng mình sẽ sống tới lúc Đức Chúa Trời muốn mình còn sống, cho nên việc chết sớm chẳng nghĩa lý gì nhiều đối với tôi. Vì vậy tôi hỏi ông muốn ngụ ý gì.Ông đáp rằng, nếu thích, thì mục sư không làm gì nhiều, cũng có thể khỏi bị trừng phạt, vì nếu phải chịu trách nhiệm với ai, thì người đó cũng chỉ là tín đồ thường. Nếu tín đồ thường hỏi những câu gây lúng túng về việc làm của mục sư, thì mục sư có thể đưa ra câu trả lời nghe rất là thuộc linh, và người tín đồ thường sẽ để cho ông được yên. Nhưng tôi lại quan tâm nhiều hơn tới khả năng ngược lại. Một người làm việc cách nào mà tới chết sớm được? Thật ra, ông nói với tôi rằng tự tạo áp lực quá đáng cho mình, sẽ chết sớm thật nhanh. Nhưng thế nào là áp lực quá đáng?Tôi biết rằng cuộc đời tôi, nếu bị điều khiển bởi ý thức phải đáp ứng nhu cầu quanh mình, thì sẽ là một câu chuyện dài đầy chán nản (do tôi không có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu) và kiệt lực (do những hạn chế về thể xác sẵn có của tôi). Mặt khác, tôi biết Phao Lô có nói: “Nhưng tôi nay là người thể nào, là nhờ ơn Đức Chúa Trời, và ơn Ngài ban cho tôi cũng không phải là uổng vậy. Trái lại tôi đã làm nhiều việc hơn các người khác _ nhưng nào phải tôi, bèn là ơn Đức Chúa Trời đã ở cùng tôi.” (ICo1Cr 15:10) và nghĩa đen khi ông nói “làm nhiều hơn” ngụ ý làm việc tới kiệt sức. Vì vậy, tôi biết bị mòn mỏi không chỉ là chấp nhận được, mà còn là cần thiết nữa. Tôi cũng biết rằng chính Chúa Giê-xu cũng thỉnh thoảng dành thì giờ đi ra ngoài hẹn ăn tối và thậm chí còn gợi ý môn đồ bị căng thẳng của Ngài rằng họ cần sự nghỉ ngơi nữa.Trong khi ngẫm nghĩ những điều này trong tâm trí ở vị trí mục sư của mình, tôi bắt

Page 31: Khong khi tuoi mat noi toa giang

gặp câu nói của Phao Lô: “Tôi chẳng quan tâm mấy nếu bị anh em hoặc bất kỳ tòa án nào xử đóan; thực sự thậm chí tôi cũng chẳng xử đoán chính mình . . . Vậy, chớ xét đoán sớm quá, hãy đợi Chúa đến. Chính Chúa sẽ tỏ những sự giấu trong nơi tối ra nơi sáng, và bày ra những sự toan định trong lòng người. Bấy giờ, ai nấy sẽ bởi Đức Chúa Trời mà lãnh sự khen ngợi mình đáng lãnh” (4:3, 5). Chính cụm từ “thậm chí tôi cũng chẳng xử đoán chính mình” đã thu hút sự chú ý của tôi _ nghe thật vô cùng thoải mái. Nhưng cũng dễ bị lợi dụng xấu.

Nhu Cầu và sự Kêu Gọi Chắc chắn Phao Lô đau đớn nhận biết nhu cầu của con người tứ phía. Và chính tính khí cùng ý thức về sự kêu gọi đặc biệt của ông đều là những yếu tố thúc đẩy thật cao. Cho nên cũng không có gì là quá đáng khi tưởng tượng ông buộc chặt mình trong những gút cột tâm lý khi ông cố gắng đánh giá hiệu quả củasứ mạng cùng ảnh hưởng của sứ điệp mình. Mọi người chưa được nghe! Mọi cánh của mở lớn chưa có ai dấn thân bước vào! Mọi rối loạn trong những hội thánh sơ sinh! Mọi thư từ cần phải viết ra! Mọi vấn đề cần phải đương đầu! Nhưng dường như ông đã học sống với hoàn cảnh và có lẽ còn đáng ngạc nhiên hơn thế nữa, sống với chính mình. “Thậm chí tôi cũng không xử đoán chính mình.” Bằng cách này hoặc cách khác, ông đã thành công kéo mình thoát khỏi gánh nặng không chịu đựng nổi của áp lực cá nhân mà nhiều đầy tớ tận trung sâu sắc, có tâm hồn cao thượng của Đức Chúa Trời, đã lao lực gánh vác và đôi khi lún sâu dưới sức nặng. Nhưng chúng ta hãy đối diện vấn đề: Có những người nam và nữ đầy chí khí ngày nay để cho đời mình chẳng những chỉ bị chi phối bởi áp lực của hội chúng và của xã hội mà còn bị áp lực cá nhân mãnh liệt đến nỗi niềm vui đã biến mất trong cuộc sống và sự tươi mát biến mất khỏi tòa giảng của họ.

Đủ Giờ trong Ngày Một ý nghĩ đơn giản đến với tôi một hôm. Tôi bắt gặp mình đang nói với giọng điệu của kẻ tử vì đạo: “Không có đủ giờ trong ngày.” Nói xong, tôi dừng lại, suy nghĩ điều đó. (Tôi thoải mái công nhận thứ tự ngược lại: tôi vẫn biết phải suy nghĩ trước khi nói.) Đây là ý nghĩ của tôi: “Đức Chúa Trời biết Ngài muốn tôi hoàn tất điều gì. Dù sao, tôi cũng là kẻ chèo phụ và là đầy tớ của Ngài. Nếu Ngài biết phải thực hiện điều gì và cho là Ngài cũng biết phải mất bao lâu để thực hiện, thì điều hợp lý là tôi cho rằng Ngài sẽ dành cho tôi đủ thời gian để hoàn thành mục đích của Ngài.” Nếu đúng như vậy, thì tôi đi đến kết luận kinh ngạc là có chính xác số giờ vừa đủ trong ngày để hoàn tất điều Đức Chúa Trời muốn đạt tới. Không tin như vậy tức là trục xuất Đức Chúa Trời ra khỏi hàng ngũ những đốc công Ai Cập vốn đòi hỏi người Y-sơ-ra-ên làm gạch không rơm. Chức vụ mà không có đủ thời gian cũng giống như gạch không rơm về mặt giáo hội. Vậy thì vấn đề đối với tôi trở thành không phải là chuyện cố gắng mãnh liệt, bất tận, trong chán nản, để đáp ứng

Page 32: Khong khi tuoi mat noi toa giang

từng nhu cầu sắp tới, mà là biết cách hợp lý làm đầy ắp mọi giờ trong ngày với lối sống có trách nhiệm, vốn giúp tôi làm một con người tận hiến cho chức vụ hơn là cái máy bị kéo đi bởi những động cơ thiếu cao quí như là tội lỗi, tham vọng, hoặc thậm chí a diluted messianic complex . Lối sống có trách nhiệm rõ ràng giả định sự tận trung gia tăng làm tốt, nhưng làm tốt chắc chắn không đòi hỏi phải từ bỏ những lạc thú cùng niềm vui được chỉ định bởi thiên thượng như là làm chồng và làm cha, và thậm chí có lúc còn là người chơi gôn cực kỳ xấu nữaNhưng, có thể bạn tự nhủ hoặc nói nhỏ vào tai ai đó rằng, chuyện này có liên quan gì với không khí mát nơi tòa giảng chứ? Thực sự là nhiều lắm đấy, vì tòa giảng tươi mát cần có nhà truyền đạo tươi mát, và điều đó đòi hỏi nhà truyền đạo phải biết xử lý tốt những áp lực trong sự kêu gọi mình. Chúng ta sẽ tìm hiểu đặc biệt cách Phao Lô làm điều này trong chương kế tiếp.Chương 8: Đặt Sự Việc Đúng Góc Độ

Phillips Brooks thất bại trong nghề giáo và vì vậy bị bảo cho biết là sẽ không bao giờ làm được gì nhiều. Cho nên ông đã trở thành nhà truyền đạo hiệu quả và đầy năng quyền xuất chúng. Những bài thuyết giảng nổi tiếng của ông cho Trường Thần học Yale giảng vào Tháng Giêng 1877 và được tái xuất bản gần đây trong cuốn sách tựa đề The Joy of Preaching đặc biệt thích hợp cho ngày nay. Vào dịp đó, ông nói với sinh viên:Chúng ta hãy cùng vui với nhau vì trong một thế giới có nhiều điều vui và tốt cho con người làm , thì Đức Chúa Trời đã cho chúng ta điều tốt nhất và vui nhất , và biến chúng ta thành những nhà truyền giảng chân lý của Ngài (25).Hãy lưu ý quan điểm của ông về việc giảng dạy là, đó là việc “tốt nhất và vui nhất để làm. Đến đây tôi cho là sẽ đúng, khi nói rằng sau khi xem xét một số áp lực nhà truyền đạo phải gánh chịu, có thể một số bạn sẽ nghĩ ra những từ khác để mô tả kinh nghiệm của mình. Tốt nhất hay vui nhất? Khó lòng!Xin phép cho tôi được nhắc lại ý thức về đặc ân có vẻ như lan tỏa khắp mọi cách làm của Phao Lô, dù rằng ông hoàn toàn thẳng thắn khi nói về những áp lực trong chức vụ. Rõ ràng là ông đã hình dung ra cách để xử lý những áp lực để chúng không làm giảm thiểu ý thức về đặc ân của mình, hoặc nói theo cách của Brooks, ý thức mình đang làm điều tốt nhất và vui nhất trên đời. Từ chìa khóa ở đây là góc độ nhìn . Ông đã giữ được thái độ đúng đối với cả mặt trên của đặc ân lẫn mặt dưới của áp lực, bởi ông có được sự cân bằng của cách nhìn đúng. Thiếu điều này, không nhà truyền đạo nào có thể hi vọng có được sự tươi mát nơi tòa giảng. Nếu chức vụ đã trở thành gánh nặng, thì sứ giả có nguy cơ trở thành mối buồn chán. Nếu áp lực trở thành không chịu đựng nổi, thì lời giảng có thể trở thành khó tiêu và người giảng gây cực kỳ bực bội. Vì thế chúng ta hãy xem xét kỹ điều Phao Lô nói về góc độ ông đã giữ được:Tôi chẳng mấy quan tâm, nếu bị anh em hoặc bất kỳ tòa án nào của loài người xử

Page 33: Khong khi tuoi mat noi toa giang

đoán; thật ra, thậm chí tôi cũng không tự xử đoán mình nữa . . . Vậy, chớ xét đoán sớm quá; hãy đợi Chúa đến. Chính Chúa sẽ tỏ những sự giấu trong nơi tối ra nơi sáng, và bày ra những sự toan định trong lòng người. Bấy giờ, ai nấy sẽ bởi Đức Chúa Trời mà lãnh sự khen ngợi mình đáng lãnh (4:3, 5).

Xem Nhẹ Áp Lực Trước hết cần lưu ý rằng, đối với những áp lực từ hội chúng, thì lời bình chân thật của Phao Lô là: “Tôi chẳng mấy quan tâm nếu bị anh em xử đoán.” Dĩ nhiên, đối với áp lực xã hội cũng vậy. Lời này nghe như thiếu suy nghĩ! Tôi có thể tưởng tượng cảnh một độc giả nhiệt tình nhưng hiểu lầm, đọc lời của Phao Lô rồi quyết định triệu tập một cuộc họp đặc biệt của trưởng lão, buộc họ ngồi nghe đọc 4:3-5, sau đó, nhìn bên trên cặp mắt kính gọng sừng hạ thấp, nói: “Dựa vào thẩm quyền của Kinh Thánh, và nhơn danh Chúa, xịt các ông ra! Tôi chẳng quan tâm tí nào về điều các ông nghĩ hoặc nói về chức vụ tôi. Từ nay, các ông có thể nói và nghĩ tùy thích. Tôi là con người tự do!” Tôi chắc chắn là ông ấy được tự do hơn điều mình mong đợi, tới mức được tự do tìm kiếm một tòa giảng khác. Đây không phải là cách làm được đề nghị đâu. Cũng chẳng phải cách đáp ứng đúng mức điều Phao Lô nói ở đây.Ông không gạt bỏ mọi điều người Cô-rinh-tô nói, nhưng ông xem nhẹ phần lớn những lời đó. Ông không nói là mình không hề quan tâm, mà là “chẳng mấy” quan tâm. Có khác biệt ở đây. Lộn xộn như người Cô-rinh-tô, chắc chắn họ luôn luôn có chút ít khả năng là đang có vấn đề. Nhiều thế kỷ sau, Oliver Cromwell viết cho những người theo hệ phái Trưởng lão Tô-cách-lan: “Tôi nài xin anh em trong lòng Đấng Christ, hãy xem mình rất có thể bị sai lầm.” Đối với tất cả chúng ta cũng vậy, kể cả vị sứ đồ lớn.Chẳng mấy nghi ngờ là thường thì những chỉ trích từ hội chúng đều vừa thiếu thận trọng vừa thiếu kềm chế. Điều này hàm ý trong khi cần suy xét kỹ điều hội chúng nói, thì lại càng phải thận trọng hơn, khi đánh giá những lý do khiến họ nói như vậy. Chỉ bằng cách này, mới xác định được giá trị lời nói của họ. Thí dụ, không phải là chuyện bất thường khi những áp lực đè nặng trong lúc giận dữ lại được đưa ra trong một nghị trình. Phản ứng trước sự giận dữ, thường trong cơn giận, do đó sẽ không chỉ làm xấu thêm vấn đề mà còn sẽ không bao giờ nhận diện được vấn đề. Đôi khi hội chúng lơ đãng, và sự lơ đãng này trở thành cơ sở để đánh giá chức vụ. Nhưng lơ đãng là hậu quả của phỏng đoán, vốn có thể chính xác hoặc không chính xác. Chính nhiệm vụ của nhà truyền đạo là nhận ra sự lơ đãng và nhận diện được những phỏng đoán rồi đánh giá theo quyền của nhà truyền đạo. Lúc đó và chỉ lúc đó, nhà truyền đạo mới có thể xác định là những lo ngại của hội chúng thậm chí có liên quan mơ hồ với ý nghĩa của việc ông là người chèo phụ hoặc người quản gia hay không. Điều này sẽ quyết định giá trị của lời chỉ trích cũng như cho thấy mức độ của mối quan tâm.

Page 34: Khong khi tuoi mat noi toa giang

Vài hôm trước, bạn tôi, một người cha trẻ tuổi, đến gặp tôi vào cuối bài giảng, để cho tôi biết là nên dùng lời ngắn gọn hơn. Tôi hỏi anh, những lời nào tôi đã dùng sáng hôm ấy, theo ý anh, là quá dài dòng. Anh không nghĩ ra được lời nào cụ thể. Tôi nói với anh là tôi biết anh là con người thông minh xuất sắc, và tôi ngạc nhiên khi anh cho từ vựng của tôi là quá phức tạp. Anh trả lời rằng anh có thể hiểu mọi điều và không quá phức tạp đối với anh, nhưng vì đứa con gái nhỏ của anh có mời bạn nó đến nhà thờ sáng hôm đó và cô bạn này không hiểu được hết bài giảng. Giả định trong trường hợp này là tôi phải giảng ở trình độ một khách viếng mười tuổi có thể hiểu hết bài giảng. Mối lo ngại của anh là đáng khen và giả định của anh cũng có thể hiểu được nhưng cần xét lại. Tôi sẽ để cho bạn quyết định mức độ quan tâm tôi cần phải dành cho gợi ý của anh bạn.Chúng Ta Hãy Nói Chuyện Khi dấn thân vào chức vụ mục sư cách đây hai mươi hai năm, tôi giải thích cho hội chúng rằng tôi hoàn toàn là người mới vào nghề, chưa hề được đào tạo hoặc có kinh nghiệm làm mục sư. Tôi nhắc họ nhớ rằng công trạng duy nhất của tôi là đã phám phá ra một cuốn sách tuyệt diệu _ Kinh Thánh _ và tôi sẵn có ước muốn tìm tòi, khao khát giải thích, và mong mỏi được chia sẻ về sách đó. Tôi nói thêm, rất thật lòng, rằng nếu ở điểm nào mà thuộc viên trong hội chúng cảm thấy tôi lạc đề trong lời giảng hoặc ủng hộ việc áp dụng, thì đừng bàn tán về tôi mà tốt hơn, hãy đến gặp để trao đổi với tôi. Và tôi bảo họ: “Hãy mang Kinh Thánh theo!” Điều này tình cờ đưa tới hai việc. Giảm thiểu con số những phản đối ngớ ngẩn và nâng tiêu chuẩn tranh cãi cùng thảo luận lên mức cao hơn thường lệ. Trên cơ sở này, có thể xem xét những mối quan tâm cùng lời chỉ trích khách quan trong ánh sáng của lời Kinh Thánh thay vì chủ quan theo những cơ sở kém chắc chắn hơn. Như vậy có thể giúp xem nhẹ được nhiều áp lực cách nhanh chóng _ không theo cách độc đoán mà dựa trên cơ sở là thiếu bảo đảm từ Kinh Thánh. Mặt khác, những mối quan tâm rõ ràng phát xuất từ Kinh Thánh, theo nguyên tắc, đều được nghiêm túc cứu xét và xử lý thích hợp. Hoàn toàn thành thật, kết quả là sự tự do tuyệt diệu khi tôi có thể xem nhẹ phần lớn những sự việc thiếu cơ sở, thiếu suy xét, thiếu kềm chế, và phát biểu sai quấy, để tập trung vào điều có giá trị và quan trọng.Tôi nhớ một thuộc viên của hội thánh đặc biệt nổi giận đến nỗi tôi phải, theo cách bà nói, kéo nhiều thanh niên không được ai ưa thích, vào hội thánh. Bà đến gặp tôi nơi phòng chờ của hội thánh và nói: “Tôi không có mang theo Kinh Thánh như ông đã bảo và tôi không muốn ông kéo Kinh Thánh vào đó. Tôi chỉ muốn ông biết rằng ông chẳng có phận sự giảng dạy ở đây để chúng tôi phải mở cửa hội chúng cho loại người mà chúng tôi phải chịu khó nhọc để bảo vệ giới trẻ của chúng tôi vì cớ họ.” Nói thật, dù có quan tâm việc bà ta nổi giận, nhưng tôi lại rất ít quan tâm việc tôi bị bà ta xử đoán sai về điểm đặc biệt đó. Bà ta không có chân Thánh Kinh để đứng vững, còn tôi thì chắc chắn hợp lẽ là có. Cho nên về phần tôi, đó là điều quan trọng. Nhân thể, bà này đã bỏ qua việc đó và hiện vẫn là thuộc viên hội

Page 35: Khong khi tuoi mat noi toa giang

thánh .Có thể dùng cách giống như vậy đối với áp lực xã hội, bởi lẽ ít khi áp lực này xuất hiện từ góc độ Thánh Kinh. Dĩ nhiên, cần nhận biết rằng những người theo chủ nghĩa thế tục vẫn có thể đúng cho dù họ không biết sự khác biệt giữa sứ đồ với thư tín. Nhưng khi nói tới những chuyện tâm linh, thì có thể là họ sai nhiều hơn đúng, cho nên có thể an toàn xem nhẹ lời chỉ trích của họ. Cũng nên biết họ nói gì, tại sao họ nói, và những lý lẽ cùng lập trường của họ dựa vào đâu. Thậm chí lại càng có lợi hơn, nếu có thể cho họ thấy tại sao nhà truyền đạo nhìn sự việc theo quan điểm hoàn toàn khác xa như vậy. Dĩ nhiên, nếu một người có quan điểm cho rằng Kinh Thánh là thẩm quyền tối hậu trong những vấn đề đức tin và hành động, còn người kia lại xem Kinh Thánh như một sưu tập chuyện tích khả ái mơ hồ nhưng không thích hợp, có thể bị xem thường mà không bị trừng phạt, thì sẽ có thừa cơ sở cho những kết luận khác nhau vì chẳng có cơ sở nào cho những giả định chung cả. Điều chủ yếu đối với nhà truyền đạo là ông ta có thể xem nhẹ phần lớn điều họ nói, bởi lẽ hoặc họ không hiểu Kinh Thánh nói gì hoặc họ hoàn toàn biết rõ nhưng cho là hoàn toàn không thích hợp.

Chấm Dứt Áp Lực Cách Phao Lô xử lý những áp lực cá nhân có hơi khác. Ông nói: “Thậm chí tôi cũng không tự xử đoán mình nữa.” Lời đó thích hợp ra sao trong quan điểm hiện đại về chức vụ đặt cơ sở trên những mô tả về công việc, mục tiêu, mục tiêu trung chuyển, mục tiêu có ý nghĩa, đánh giá bán niên, cùng những hoạt động kinh doanh khác đã được chấp nhận vào nếp sống của hội thánh? Điều đó có ngụ ý là Phao Lô không chịu trách nhiệm không? Ông há chẳng bao giờ phải ngồi xuống với các trưởng lão và nhờ họ kiểm tra con số giờ làm việc mỗi ngày, số lần ông viếng thăm mỗi tuần, cùng số ngày ốm đau của ông hằng năm sao? Có thể là không, trừ khi các trưởng lão được chuẩn bị để họp đánh giá trong tù. Nhưng ông có ngụ ý là không chịu trách nhiệm hay nhận trách nhiệm không? Tôi cho là không. Ông thường đề cập những tín hữu thuận phục nhau, và ông nhấn mạnh rằng nhiều chi thể khác nhau của một thân liên đới nhau và không được tự do quyết định là mình có thể thành công mà không cần đến nhau. Ông không phải là súng đại bác bỏ trên boong tàu, nhưng cũng không tự mãn thất thường về cách làm của mình hoặc bị tê liệt vì nội quan. Ông khẳng định với nhận thức hiếm có: “Lương tâm tôi trong sáng, nhưng điều đó không làm cho tôi vô tội.”Như vậy là ông có ý thức về lương tâm mình. Ông không phải là người gây mê lương tâm! Dường như ông đã tham khảo ý kiến của lương tâm và không thấy có gì rắc rối rõ ràng. Nhưng điều đó không chứng minh dứt khoát là ông không có gì làm phiền tới lương tâm. Chắc chắn ông không ngụ ý mình vô tội. Lương tâm của ông, giống như lương tâm của mọi người khác, có thể thiếu hiểu biết và thiên vị và vì đó bị hạn chế tính hữu dụng. Lương tâm có những hành động đặc biệt và những

Page 36: Khong khi tuoi mat noi toa giang

điểm mù riêng của nó, có sự mù quáng tự xúi giục mình theo những chiều hướng lạ thường, và vì thế, không phải là trọng tài thích hợp cho tính hiệu quả của ông trong chức vụ. Điều này có thể dễ bị hiểu lầm. Có thể có người nói: “Vậy, nếu lương tâm tôi là chỉ nam cho tôi, mà lại là chỉ nam sai, thì tốt hơn là nên hoàn toàn làm ngơ nó đi.” Như vậy là rút ra kết luận sai từ câu nói của Phao Lô.

Đánh Giá Động Cơ Phao Lô không cổ vũ làm ngơ lương tâm, mà ông nói rằng có một điều quan trọng hơn nhiều, khi nói tới việc đánh giá chức vụ (hay chính cuộc sống), và đó là biết rằng Chúa là Đấng duy nhất có khả năng đánh giá chính xác. Ông biết rằng chức vụ phải được đánh giá theo những cân nhắc bên trong như động cơ (cũng như tiêu chuẩn bên ngoài), vốn dễ thấy hơn, nhưng khó đo lường hơn. Và chỉ một mình Đức Chúa Trời mới có thể dò xét những rắc rối phức tạp trong lòng và phơi bày mạng lưới động cơ, khát vọng, ảo vọng về bản thân, cùng những thác loạn hỗn tạp rối rắm. Nhận biết rằng sự đánh giá tối hậu đối với chức vụ, sẽ do chính Chúa thực hiện, mới thực sự là quan trọng và biết rằng điều đó không dựa trên những tiêu chuẩn thuần túy bên ngoài, là điều thực sự sáng suốt. Sau đó biết rằng Chúa không chỉ quan tâm điều đã thực hiện mà còn lý do thực hiện, tức là nắm bắt được chức vụ ở mức sâu sắc và thực tiễn. Ngài sẽ xem xét những động cơ trong lòng người và đưa ra ánh sáng những điều kín giấu, rồi sau đó Ngài sẽ đánh giá.Ngay sau khi rút lui khỏi doanh nghiệp, tôi gặp khó khăn khi thích ứng với những thực tại trong chức vụ toàn thời gian, trái ngược với những thực tại của thế giới kinh doanh. Tôi cư xử không được tốt lắm, và để làm phức tạp thêm vấn đề, tôi còn bị nhiễm trùng cổ nghiêm trọng khiến lờn cả thuốc. Bác sĩ bảo tôi không chỉ ngưng giảng mà còn ngưng cả nói chuyện. Ông nhấn mạnh chỉ dẫn của mình cách trịnh trọng: “Nếu anh không làm theo lời tôi, thì những ngày tháng giảng dạy của anh có thể sẽ chấm dứt.” Có thể là ông tìm cách đe dọa tôi để nghe lời ông, và nếu đúng vậy, thì ông đã thành công vượt bực.Tôi trải qua vài tuần khổ sở đoán hậu quả của quyết định rời bỏ ngân hàng để tập trung vào chức vụ của mình. Một hôm tôi nảy sinh ý nghĩ gây xúc động, lo âu. Tôi tự hỏi không biết mình có bao giờ thỏa lòng nếu không giảng lại được nữa hay không. Ý nghĩ cứ dai dẳng và cuối cùng thành hình qua câu hỏi có vẻ như đến từ chính Chúa: “Stuart Briscoe à, con yêu điều nào nhất _ giảng về ta, hay là chính ta ?” Đó là câu hỏi tôi thấy khó nêu ra, bởi lẽ tôi biết nó sẽ phơi bày những động cơ của lòng mình trong việc giảng dạy, và tôi không thích điều tôi đang khám phá về chính mình. Chắc chắn có niềm phấn khích trong việc giảng dạy, sự cảm nhận mình có khả năng làm được việc và làm khá tốt. Thật vui sướng biết người ta đang cần mình. Thật thỏa mãn thấy người ta thực sự chịu ngồi lắng nghe mình nói. Thật quá đủ có thể quay được đầu của bất cứ bạn trẻ nào, và tôi e rằng đầu mình đã bị quay rồi.

Page 37: Khong khi tuoi mat noi toa giang

May mắn là tôi đã sớm học được một bài học lớn. Động cơ của nhà truyền đạo quan trọng hơn phương pháp của nhà truyền đạo. Nếu có điều không đúng đang diễn ra trong lòng nhà truyền đạo, thì mọi điều thoát ra từ miệng ông ta sẽ sai trật hết. Chấp nhận điều này tức là đồng ý rằng duy trì được mối liên hệ đúng mức với Chúa là điều quan trọng. Đắm tàu trong việc giảng dạy quá dễ xảy ra khi chân lý cơ bản này bị lãng quên hoặc làm ngơ. Những cơn gió áp lực từ nhiều góc chẳng mấy chốc sẽ đẩy nhà truyền đạo chệch khỏi tiến trình nếu nhà truyền đạo không cảnh giác về phương diện thuộc linh.Nhưng điều này có ý nghĩa gì trên thực tế? Có lẽ cuộc gặp gỡ giữa Chúa với Phi-e-rơ sau những ngày buồn đau của lễ Phục sinh đầu tiên cho chúng ta một đầu mối cần thiết. Bạn còn nhớ câu chuyện:Khi họ ăn xong, Chúa Giê-xu nói với Si-môn Phi-e-rơ: “Hỡi Si-môn con Giô-na, ngươi có thực sự yêu ta hơn những người này chăng?”Người đáp: “Vâng, lạy Chúa, Ngài biết con yêu Ngài.”Chúa Giê-xu phán: “Hãy chăn chiên con ta.”Chúa Giê-xu lại phán lần nữa: “Hỡi Si-môn con Giô-na, ngươi thực sự yêu ta chăng?Người trả lời: “Vâng, thưa Chúa, Ngài biết con yêu Ngài.”Chúa Giê-xu phán: “Hãy chăm sóc chiên ta.”Lần thứ ba Ngài phán cùng người rằng: “Hỡi Si-môn con Giô-na, ngươi yêu ta chăng?”Phi-e-rơ đau lòng vì Chúa Giê-xu hỏi mình đến lần thứ ba: “Ngươi yêu ta chăng?”Người nói: “Lạy Chúa, Chúa biết mọi sự; Ngài biết tôi yêu Ngài.”Chúa Giê-xu phán: “Hãy chăn chiên ta” (GiGa 21:15-17).Dường như có mối liên hệ rõ ràng giữa việc yêu Chúa với chăn chiên và chăm sóc chiên. Ngày nay cũng vẫn thế. Đối với nhà truyền đạo, điều này ngụ ý sự tươi mát trong kinh nghiệm của họ về ân sủng của Chúa mạnh mẽ đến nỗi lòng họ tràn đầy tình yêu Chúa, và từ dòng suối biết ơn, tuôn ra sự phục vụ. Điều này có nghĩa lòng nhà truyền đạo ngập tràn sự biết ơn không chỉ đối với ân sủng lúc đầu đã dẫn tới sự hòa giải và tái sanh mà còn về ân sủng liên tục đặt họ trong trạng thái không dứt trìu mến biết ơn và chân thành tự nguyện quí mến Ngài. Do đó việc giảng dạy trở thành sự tuôn chảy từ tấm lòng tràn đầy. Nếu lòng không tràn tuôn là vì cớ dòng tiếp nhận ân sủng đã ngưng, hoặc vì những chướng ngại rõ ràng hoặc vì thẳng thừng lơ là, lúc ấy dòng chảy trở thành một dòng mảnh, và dòng mảnh chắc chắn dẫn tới sa mạc trong đó những linh hồn khát khô ít tìm thấy sự tươi mát.

Hãy Coi Chừng Những Chướng Ngại Những chướng ngại rõ ràng liên quan tới loại tội lỗi mà nhà truyền đạo đặc biệt dễ mắc phải. Kiêu ngạo là một tội hiển nhiên, vì nhà truyền đạo cho rằng mình biết nhiều hơn những người mình đang dạy. Có thể là đúng; thực ra có thể hợp lý để hi vọng điều đó đúng. Nhưng nó chỉ đúng vì cớ họ được Đức Chúa Trời ban cho ân

Page 38: Khong khi tuoi mat noi toa giang

tứ, chỉ một mình Ngài mới biết lý do, và cho họ có cơ hội nghiên cứu và chuẩn bị để đáp ứng lòng trung thành và hỗ trợ những người mà họ bị cám dỗ cho là thua kém mình. A. W. Tozer, nhà truyền đạo nổi tiếng của Hội Christian and Missionary Alliance, bỏ học vào tuổi mười bốn, có lần nói với bạn tôi là Keith Price, nhà truyền đạo người Canada: “Chúng ta có lợi thế hơn những người tốt nghiệp đại học vì chúng ta biết mình không biết.” Không hề có kiêu ngạo ở đây, bất chấp sự kiện vào lúc này ông là một trong những nhà truyền đạo được theo đuổi nhiều nhất tại Hoa kỳ. Đối với tôi dường như cho dù có hiểu biết Kinh Thánh sâu nhiệm đến đâu, chúng ta cũng không bao giờ được mù lòa trước sự kiện là có những huyền nhiệm chúng ta không bao giờ dò thấu được, còn những điều chúng ta biết được, thì chúng ta biết chỉ nhờ mình được mạc khải mà thôi. Nếu chúng ta biết được điều gì, đó là do Đức Chúa Trời, trong sự nhân từ của Ngài, đã mở mắt mù lòa cho chúng ta thôi. Thường xuyên được nhắc nhở những chân lý đơn giản này sẽ giải quyết được khuynh hướng kiêu ngạo, một điểm yếu đặc biệt hiển nhiên của nhà truyền đạo.Tiếp theo là cám dỗ vì quá quen với việc lo bảo ban người khác điều phải làm theo lời Đức Chúa Trời, đến nỗi nhà truyền đạo làm ngơ điều sơ đẳng là chính bản thân mình cũng phải làm. Chắc chắn bài giảng hiệu quả nhất chính là bài đã bám chặt lòng của nhà truyền đạo bởi lẽ Lời quyền năng đã chăm sóc ông trước tiên. Có nghĩa là việc tiếp cận Kinh Thánh phải tiến xa hơn sự tìm kiếm cuồng nhiệt những bài văn hoặc sự chọn lựa đề tài theo cách chuyên nghiệp. Nó đòi hỏi nhà truyền đạo tương giao với Chúa cách riêng tư và áp dụng Lời Ngài cho chính cá nhân mình. Giám mục Taylor Smith, một nhà truyền đạo cao niên người Anh, có thói quen bất thường là bước tới gặp mọi người rồi hỏi họ: “Hôm nay Chúa đã bày tỏ điều gì cho bạn?” Một số người thấy điều này gây lúng túng nhất, chủ yếu là những người không dành thì giờ để cho Ngài cơ hội nói gì với mình. Nhưng câu hỏi này không hề gây lúng túng cho những người giếng mình đã tràn đầy và sẵn sàng trào tuôn. Đáp ứng của họ có thể là “Thưa Giám mục, tôi vui là ông đã hỏi. Còn ông có được bao lâu rồi?”

Thất Bại trong Kỷ Luật Sự lơ là đến từ thất bại trong kỷ luật. Tôi không chỉ nói về những thất bại hiển nhiên trong kỷ luật dẫn tới kết quả là nhà truyền đạo bị đẩy vào tội tình dục và chuốc lấy hổ thẹn, dù đây rõ ràng là nguyên nhân vô cùng đáng lo ngại. Tôi nghĩ nhiều hơn tới sự lơ là dần dần Lời Kinh Thánh cùng sự cầu nguyện, sự thất bại trong việc nuôi dưỡng linh hồn của chính nhà truyền đạo, thường tạo bởi những áp lực chúng ta đã đề cập. Nhà truyền đạo phải duy trì ưu tiên của việc đọc, nghiên cứu, suy gẫm, và cầu nguyện dựa trên Lời Kinh Thánh và bổ sung bằng loại tài liệu có thể giúp mình bước đi gần gũi với Chúa, một nếp sống bày tỏ vâng phục Chúa và nhờ cậy Thánh Linh, nếp sống được người đời đang chứng kiến khen ngợi và là

Page 39: Khong khi tuoi mat noi toa giang

một minh họa sinh động về Lời được rao giảng. Nhà truyền đạo không được rơi vào thái độ ngầm bảo với mọi người rằng: Hãy làm theo điều tôi nói, đừng làm điều tôi làm. Phao Lô biết nhiều hơn điều đó. Khi viết cho thanh niên Ti-mô-thê, ông có thể nói:Tuy nhiên , con đã biết hết mọi lời dạy của ta , cách sống của ta , mục đích , đức tin , kiên nhẫn , yêu thương , sự chịu đựng , bắt bớ , khổ đau của ta (IITi 2Tm 3:10-11).Phao Lô không hổ thẹn đề cập đời tư của mình như là cách bày tỏ hợp lẽ điều ông đã giảng dạy. Ở một chỗ khác, ông nhấn mạnh: “Chẳng phải tôi đã . . . trở nên trọn vẹn,” nhưng thật rõ ràng đối với bất cứ ai muốn xem, đều thấy rằng ý hướng dứt khoát của ông là “tiếp tục chạy để nắm lấy điều mà chính Chúa Giê-xu Christ vì đó đã nắm lấy tôi” (Phi Pl 3:12). Cho nên Phao Lô tránh cái bẫy ngụ ý cho mình là mẫu mực toàn vẹn để thi đua, nhưng ông thoải mái nêu rõ điều mà chính ông cùng những nhà truyền đạo khác có thể mong đợi theo cách thực tế là giảng bằng lời và bằng cách sống.Nếu có bao giờ tôi nghi ngờ về nhu cầu phải lo cho đời sống thuộc linh của riêng mình và cho mối liên hệ giữa mình với Chúa, thì những nghi ngờ đó đã bị tống khứ từ lâu bởi nhiều bậc thành nhân trẻ tuổi trong hội thánh tôi phục vụ. Họ thường xuyện đến nói với vợ chồng tôi: “Chúng tôi cám ơn ông bà đã trung thành. Chúng tôi trông chờ nơi ông bà, ông bà biết đấy. Chúng tôi đến từ những gia đình không làm trọn chức năng và chúng tôi chưa bao giờ có mẫu mực nào để noi theo. Chúng tôi là những tân tín hữu và chúng tôi không biết mình phải làm gì, cho nên chúng tôi nghe lời chỉ giáo của ông bà, nhưng chúng tôi cũng theo dõi cách làm của ông bà nữa. Chúng tôi mong là ông bà không chấp chúng tôi.” Dĩ nhiên chúng tôi không chấp, nhưng chúng tôi vội vàng nhắc nhở họ rằng dù chúng tôi được kêu gọi làm trọn điều đòi hỏi sự trung thành, nhưng chúng tôi, trong tất cả mọi người, rất ý thức bàn chân đất sét của mình cùng nhu cầu phải giữ cho đời sống bên trong của mình tiếp xúc gần gũi và hòa hợp với Chúa. Và chúng tôi yêu cầu các tín hữu trẻ thân yêu này cầu nguyện cho chúng tôi cũng như chúng tôi cầu nguyện và chăm lo cho họ vậy.Vậy thì, bằng cách nào chúng ta bảo đảm có không khí tươi mát nơi nhà truyền đạo? Bằng cách nhắc nhở ông ta rằng giảng dạy là đặc ân vinh quang với những áp lực riêng biệt mà ông ta cần phải khắc phục bằng cách giữ đúng góc độ _ trung thành sống trước mặt Chúa. Ông ta phải nhớ rằng sự đánh giá tối hậu thuộc về Đức Chúa Trời, và vì vậy, công việc chính của nhà truyền đạo là tự chuẩn bị mình trước mặt Chúa để có thể trình bày bài giảng của mình trước mặt mọi người. Cách tươi mới!

Chương 9: Điều Có Thể Dự Đoán và Điều Bất Ngờ trong Các Buổi Nhóm Thờ

Page 40: Khong khi tuoi mat noi toa giang

Phượng

Chuyện kể về một mục sư cao niên người Anh có lần tuyên bố: “Bây giờ đến phần dâng hiến. Tuần này sẽ dành hết tiền vào việc tiêu hủy những lời lẽ vớ vẩn khô khan trên tòa giảng cùng những con sâu trong các dãy ghế hội chúng” Liệu những tiếng cuời khúc khích bị đè nén khi nghe thông báo này có tạo ảnh hưởng ngược cho phần dâng hiến hôm đó hay không, thì tôi chẳng có cách nào biết được. Nhưng dường như hội chúng thấy được vài tương đồng giữa lời giảng của ông với “những lời vớ vẩn khô khan,” và do đó đã bỏ ra nhiều giờ mòn mỏi quằn quại như “những con sâu trong các dãy ghế hội chúng.”Lẽ ra không bao giờ nên như thế! Nhưng chúng ta hãy đối diện vấn đề: Qui trình của tòa giảng đóng vai trò chính trong việc tạo thành thái độ nơi hàng ghế hội chúng. Lời nói vớ vẩn khô khan cùng sâu bọ nơi ghế hội chúng chẳng phải là không có liên quan gì với nhau. Tuy nhiên, rõ ràng là những người hướng dẫn thờ phượng có thể làm được nhiều điều để bảo đảm những người tham dự sẽ chú ý, dấn thân, bị thu hút, và có cảm hứng. Nói cách khác, có thể làm được nhiều điều để giúp cho lời giảng thú vị hơn và việc lắng nghe thích thú hơn. Phương châm ưa thích của Spurgeon là: “Cầu xin cho mọi bài giảng của chúng ta đều mang lại lợi ích vui tươi.” Chúng ta có thể nói thêm: “Cầu xin cho khung cảnh diễn ra lời giảng mang lại lợi ích vui tươi.”Nơi Giảng Dạy Thoải Mái Phần lớn lời giảng của mục sư diễn ra trong khung cảnh của buổi thờ phượng. Ý nghĩa cùng vai trò của lời giảng trong buổi nhóm thờ phượng khác nhau đáng kể theo từng truyền thống. Tôi cho việc giải Kinh là một phần quan trọng thiết yếu trong kinh nghiệm thờ phượng, và tôi cho rằng nó phải giữ vai trò quan trọng trong việc tập trung sự chú ý của người thờ phượng vào chính Chúa để họ có thể nghe tiếng Ngài, biết ý muốn Ngài, và làm theo lịnh truyền của Ngài _ tất cả đều là phần thiết yếu của sự thờ phượng. Ghi nhớ định nghĩa tuyệt vời của Hồng Y William Temple về sự thờ phượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều:Thờ phượng là sự thuận phục Đức Chúa Trời của toàn thể bản chất chúng ta . Đó là sự kích thích lương tâm nhờ sự thánh khiết của Ngài ; sự nuôi dưỡng tâm trí bằng chân lý của Ngài ; sự thanh lọc trí tưởng tượng nhờ vẻ đẹp của Ngài ; sự mở rộng lòng cho tình yêu của Ngài ; sự đầu phục ý chí đối với mục đích của Ngài _ và tất cả mọi điều này qui tụ lại trong sự chiêm bái , là xúc cảm vô kỷ nhất trong khả năng của bản chất chúng ta và do đó , là phương thuốc chính chữa trị tính tự kỷ trung tâm vốn là tội nguyên thủy của chúng ta và là nguồn của mọi tội lỗi thực sự (68).Chắc chắn là lương tâm, trí óc, tưởng tượng, tấm lòng, cùng ý chí mà ông đề cập, có thể được gọi bằng nhiều cách khác nhau, nhưng tôi tin việc giảng dạy lời Kinh Thánh là cách xuất sắc và thiết yếu để làm điều này. Vì vậy, giảng dạy phải là phần

Page 41: Khong khi tuoi mat noi toa giang

nổi bật và chủ yếu của thờ phượng.Tuy nhiên, nói như vậy, tôi phải công nhận rằng suốt một thời gian dài, thái độ vô tình và thầm lặng của tôi đối với buổi nhóm thờ phượng là buổi đó gồm những mục mở đầu cần được lướt qua càng sớm càng tốt trước hành động chính thực sự _ tức giảng dạy _ diễn ra. Tôi mới hiểu ra điều này khá mạnh mẽ vào một hôm khi tôi trò chuyện với vài người thành thật nhất trong hội thánh . Họ có thói quen tới trễ _ không chỉ trễ mà thật là trễ, và điều bí hiểm là tuần nào cũng trễ với thời lượng như nhau. Nói cách khác, giờ bắt đầu của họ cho buổi nhóm 10:30 là 10:55. Chính xác! Đáp lại câu hỏi của tôi, họ nói hoàn toàn thành thật: “Dạ chúng tôi không thích mấy mục mở đầu. Chúng tôi chỉ đến nghe giảng thôi.” Tôi nhận ra họ bắt chước thái độ này từ những người giữa vòng chúng ta có trách nhiệm dẫn hội chúng vào sự thờ phượng. Trong trí họ, những mục mở đầu là không thích hợp và giảng mới là quan trọng. Chẳng cần phải có khả năng quan sát giỏi mới thấy được cách họ học được cảm tưởng này. Bất cứ ai đi nhà thờ cũng có thể thấy ngay rằng giờ giảng rất được chú ý. Thí dụ, lúc mới đến, mọi người đều nhận được bố cục của bài giảng, đương nhiên không phải mọc sẵn trên cây. Họ có thể thấy ngay là phải đầu tư một khoảng thời gian và chăm chút đáng kể vào đó. Nhưng đem so sánh, thì phần còn lại của buổi nhóm được gom chung lại. Người hướng dẫn chọn những bài hát dẫn vào giờ thờ phượng không phải là chuyện bất thường, và có lần, khi chúng tôi quên làm chuyện này, thì liền che đậy bằng cách yêu cầu hội chúng chọn bài “ưa thích.”Dĩ nhiên chuyện này sẽ không xảy ra trong buổi nhóm theo nghi thức nơi mà cơ cấu tổ chức đã định sẵn (trong vài trường hợp, cố định đến nỗi giờ giảng bị hạ thấp như một bài thuyết giáo theo tỷ lệ từng chi tiết). Và vì những lý do hoàn toàn khác, cùng sự việc như vậy có thể diễn ra trong những buổi nhóm nơi mà thờ phượng đồng nghĩa với hát mãi những bài đồng ca đương thời và “chia sẻ” kinh nghiệm cá nhân, chiếm hết cả thời gian qui định.Tôi nhận ra rằng vấn đề tôi cần nói ở đây là mối quan hệ giữa việc giảng _ phần thiết yếu của buổi nhóm thờ phượng _ với những khía cạnh thiết yếu khác của buổi nhóm. Tôi có khuynh hướng tập trung vào việc nuôi dưỡng tinh thần cùng sự đầu phục ý chí _ dùng những cụm từ của hồng y _ mà hi sinh, theo như ông nói, sự kích thích lương tâm, sự thanh lọc trí tưởng tượng, cùng sự rộng mở tấm lòng. Tôi ngờ rằng những người khác hướng dẫn thờ phượng cũng gặp phải vấn đề thiếu cân bằng tương tự, phát xuất từ việc nhấn mạnh những điểm khác nhau trong quang phổ. Cho nên tôi quyết định ra tay hành động.

Sự Thờ Phượng Có Thể Dự Đoán Trước Tiến sĩ Howie Stephenson, người hướng dẫn thờ phượng tại Fullerton Evangelical Free Church, có lần nói với tôi: “Tính đoán trước được tạo ra sự nhàm chán.” Tôi chợt nghĩ rằng người truyền đạo nào thừa hưởng một hội chúng quằn quại chán

Page 42: Khong khi tuoi mat noi toa giang

nản, thì tới giờ giảng, chỉ làm hại ông ấy và khó có thể khích lệ hội chúng sẵn sàng nghe Lời Chúa. Ngược lại, nếu buổi nhóm đầy ắp những thành tố khích lệ hội chúng, thì rất có thể họ sẽ sốt sắng và chăm chú lắng nghe hơn. Điểm sơ qua buổi thờ phượng bình thường của hội thánh chúng tôi, đã cho thấy có một yếu tố quan trọng của khả năng đoán trước được trong đó.Tôi lớn lên trong Hội Anh Em (Brethren Assembly) nơi buổi nhóm sáng luôn luôn là tiệc thánh, gọi là giờ bẻ bánh. Hội này tin rằng phải để cho Thánh Linh tự do dẫn dắt hội chúng qua bất cứ con người nào đang có mặt, một quan niệm hời hợt dựa trên 14:26-40. Ngay cả trong một tình huống như vậy, vốn là điều tối hậu trong cái “không có cơ cấu” (tức chẳng có tổ chức gì cả, ngoại trừ các yếu tố của tiệc thánh phải được phục vụ trước mười hai giờ), vẫn không ngừng có khả năng đoán trước được về buổi nhóm. Điều mỉa mai là những người đề xuất loại thờ phượng này đã chỉ trích những người theo Anh quốc giáo về điều họ bất công mô tả là sự “lặp lại vô ích” mà dường như không nhận ra rằng mình đang có nguy cơ là nồi niêu, mà chê ấm là đen đúa. Có đủ khả năng dự đoán được trong mọi trường hợp. Mặt trái của sự việc cũng cần được xem xét. Nếu khả năng dự đoán được, tạo nhàm chán, thì khả năng không dự đoán được, sản sinh điều gì? Khó chịu. Như vậy bây giờ chúng ta lại gặp rắc rối thật sự. Nếu khả năng dự đoán được, tạo nhàm chán, còn khà năng không dự đoán được, gây khó chịu, thì chúng ta phải làm gì đây? Tôi phải kết luận rằng chúng ta chỉ nên có những yếu tố dự đoán được trong buổi nhóm, nhưng chúng phải được trình bày theo cách không phải lúc nào cũng đoán trước được. Đối với tôi dường như theo cách này, chúng ta có thể có bánh và ăn được. Vì thế, với một số bạn và đồng nghiệp, chúng ta tạo thành một nhóm chuẩn bị cho sự thờ phượng với trách nhiệm là hoạch định trước, để những buổi nhóm của chúng ta sẽ được biết trước là bất ngờ. Chúng ta không quan tâm chuyện tân kỳ chỉ vì cớ tân kỳ, cũng không đem thân mua vui cho những người có ít hoặc không hề có khái niệm gì về chuyện thờ phượng. Chúng ta quyết tâm muốn nhìn thấy, được chừng nào tốt chừng nấy, kinh nghiệm thờ phượng sẽ làm cho Đức Chúa Trời được tôn kính và con người được đổi mới.Việc đầu tiên chúng ta phải làm là đồng ý về những yếu tố dự đoán được của kinh nghiệm thờ phượng. Dĩ nhiên, chúng ta quay sang tìm sự trợ giúp từ Kinh Thánh. Giả định của chúng ta là bất cứ điều gì có cơ sở hợp lý từ Kinh Thánh đều phải xếp loại là yếu tố của buổi nhóm thờ phượng có thể dự đoán trước được. Bảng liệt kê sau đây được triển khai. (Đây chưa hẳn là đủ hết, và có một số yếu tố không hiển nhiên bằng những yếu tố khác. Thứ tự liệt kê trong danh sách không hẳn là vị trí thích hợp cho mỗi yếu tố được nêu ra. Nếu tôi nhớ không lầm, thì chúng tôi chỉ liệt kê theo thứ tự xuất hiện trong trí mình.)1. Kêu gọi thờ phượng2. Cầu nguyện3. Làm chứng

Page 43: Khong khi tuoi mat noi toa giang

4. Báo cáo Ban ngành5. Nhạc6. Thông báo7. Đọc Kinh Thánh8. Kịch9. Giảng10. Dâng hiến11. Commissioning 12. Tiệc Thánh/thánh lễ13. Chúc phướcTôi cho phần lớn những yếu tố này chắc chắn có thể chấp nhận được đối với đa số. Thí dụ, vài người có thể nghi ngờ về kịch, nhưng chúng ta đã thận trọng lưu ý phương pháp mang kịch tính của một số tiên tri cùng những cách sinh động được Chúa dùng liên quan đến những sự việc diễn ra quanh Ngài để minh họa những điểm Ngài đang đề cập. David Watson viết:Kinh Thánh cũng đầy kịch tính , như đã thấy một lần nữa trong các buổi đại tiệc. Một số các tiên tri, như Ê-xê-chi-ên và A-ga-bút, truyền đạt sứ điệp của họ dưới dạng kịch thật cao, chắc chắn tạo ấn tượng sống động trên người xem hơn là chỉ dùng lời nói suông rất nhiều. Chính Chúa Giê-xu là bậc thầy tối cao về truyền thông, và chẳng mấy nghi ngờ là một số lời dạy cùng ngụ ngôn của Ngài mang nội dung gợi hình và kịch tính đáng kể cũng như cách dùng từ vựng không ai sánh kịp (325).

Khả Năng Bất Ngờ Được Biết Trước Đến đây chúng ta bắt đầu suy nghĩ những cách khác nhau (không thể đoán trước được) để kết hợp những yếu tố dự đoán được này trong buổi nhóm. Cần nhớ, điểm chính không phải là tính mới lạ. Chúng ta chỉ quan tâm tạo không khí tươi mới nơi khán thính giả thôi. Khi đã quyết tâm làm thì cũng không khó lắm để nhận ra rằng có nhiều cách làm cùng một việc. Thí dụ, công việc có thể được làm:1. Bởi nhiều người khác nhau2. Vào những lúc khác nhau3. Từ nhiều nơi khác nhau4. Theo cách khác nhauNói cách khác, trong nhiều buổi nhóm thờ phượng, có thể dễ dàng dự đoán, khi bước vào thánh đường, ai sẽ làm gì , từ đâu , và lúc nào .

Kêu Gọi Thờ Phượng Thí dụ, có thể hợp lý cho rằng chính mục sư (ai) sẽ mở đầu (lúc nào) với lời kêu gọi thờ phượng (làm gì) từ bục giảng (từ đâu). Vậy là có lẽ không nên kết thúc buổi nhóm với lời kêu gọi thờ phượng. (Có lẽ lời kêu gọi tỉnh dậy đôi khi sẽ thích hợp .) Còn về lời kêu gọi thờ phượng, không có nhiều khả năng bất ngờ về thời

Page 44: Khong khi tuoi mat noi toa giang

điểm nó diễn ra. Nhưng đã nói vậy, thì tại sao phải do mục sư làm mới được? Tại sao phải nói lên điều đó? Và tại sao phải nói trước mặt hội thánh ? Chúng ta đã quyết định rằng đôi khi những người thổi kèn (ai) sẽ mang nhạc kèn (làm gì) tới như là lời kêu gọi thờ phượng từ phía sau bao lơn (từ đâu). Như vậy sẽ thu hút sự chú ý của mọi người! Lần khác, thì có thể là vài trẻ em (ai) đứng trong các dãy ghế hội chúng (từ đâu) và nói: “Chúng tôi vui mừng có mặt nơi đây, các bạn vui mừng có mặt nơi đây, và bây giờ tất cả chúng ta đều đang ở đây, xin mời chúng ta thờ phượng” (làm gì). Sau đó là cách làm dễ dự đoán hơn của một ca đoàn (ai) hát thánh ca (làm gì) từ các lối đi (từ đâu) thay vì từ chỗ ngồi của ca đoàn, sẽ tạo chút ít tính khó dự đoán của tiết mục. Tất cả mọi điều này sẽ khiến cho tới lúc mục sư thực sự làm việc này từ bục giảng, có vẻ giống như một sự thay đổi tươi mới. Thật ra, tiếp cận vấn đề theo kiểu này hàm ý rằng nguyên cả một tháng sẽ trôi qua không có điều gì lặp lại có thể dự đoán được như là lời kêu gọi thờ phượng. Và cũng rất có thể là mọi người sẽ bị thu hút bởi phần hoàn toàn đoán được trước đây của buổi nhóm đến nỗi họ sẽ đặc biệt cố gắng có mặt tại đó ngay từ đầu, vốn tự nó đã là lý do khiến cố gắng.

Lời Cầu Nguyện Dự Đoán Được? Nhưng còn lời cầu nguyện thì sao? Cách dễ nhất và vì vậy, thông thường nhất để làm chuyện này là giao cho mục sư làm. Thường đây là giờ có thể đoán trước, và vì chỉ có một người làm, nên thường nội dung và nơi chốn đều có thể đoán trước được. Vậy sao không thay đổi cách làm đi? Chẳng hạn, trong vài hội thánh , luôn luôn dùng bài Cầu nguyện Chung, còn những hội thánh khác thì không bao giờ dùng. Trong vài hội thánh, kinh cầu nguyện và bản tín điều (mà tôi nhận ra là những lời xác nhận chớ không phải cầu xin) luôn luôn được đọc chung, trong khi ở những hội thánh khác, thậm chí còn không ai biết tới. Vì vậy, nơi nào nghi thức có thể đoán trước được, thì dễ nhận ra vài đổi thay diễn ra qua việc giãn bớt vài cách làm và kết hợp thêm vài cách khác. Ngược lại, nơi nào làm ngơ nghi thức hoặc thậm chí chống lại sự kết hợp sáng suốt một số ưu điểm lịch sử của hội thánh, thì kết quả có thể là gây dựng và thỏa lòng nhất.Có lẽ điều này hơi quá cấp tiến đối với một số người. Thế còn ý kiến mời một gia đình hướng dẫn hội chúng trong lời cầu nguyện thì sao? Ông Bố có thể dâng lời ca ngợi và cảm tạ; bà Mẹ có thể tiếp theo với lời ăn năn sám hối (hoặc đảo ngược vai trò được một số người cho là thích hợp hơn); thiếu niên Johnnie có thể hướng dẫn cầu xin Chúa ban phước cho các giáo sĩ chính cá nhân cậu quen biết vì đã có viếng thăm họ tại vùng truyền giáo dịp hè vừa qua; em gái Jeanie sẽ tiếp nối với lời cầu thay cho vài người bịnh và cao tuổi, kể cả những người già cô đã thăm viếng trong tuần tại viện dưỡng lão; trong khi Junior có thể chấm dứt với lời kết thích hợp. Chúng tôi đã làm điều này một lần với một gia đình có một đứa con bị hội chứng Down. Cậu bé không hề dự tính đứng ngoài cuộc, và chúng tôi cũng không tính

Page 45: Khong khi tuoi mat noi toa giang

loại cậu ra, nhưng chẳng ai ngờ được giọng nói rõ ràng và lớn tiếng của cậu “nhơn danh Chúa Giê-xu, A-men” để kết thúc giờ cầu nguyện. Đó là lần duy nhất tôi còn nhớ giờ cầu nguyện chấm dứt trong nước mắt hòa lẫn tiếng cười kinh ngạc, sảng khoái.Có nhiều tranh cãi về sự dự phần của hội chúng. “Harry-Không-Đi-Nhà-Thờ,” người trở thành bất tử nhờ bạn tôi là Bill Hybels thuộc Willow Creek Community Church gần Chicago, đã không muốn dính líu, cho nên có vài buổi nhóm được hoạch định không có anh dự phần (ngay lúc này, dù là trường hợp nào). Người khác thì cảm thấy rằng sự thờ phượng không người dự phần là sự kết hợp nghịch đảo của món tôm hùm . Theo đó, chúng tôi đã thảo luận liệu có nên hay không nên có giờ cầu nguyện để cho hội chúng tự cầu nguyện. Đây không phải là vấn đề liệu hội chúng có gồm toàn là thánh đồ hay không (loại hội chúng đó lại có những vấn đề khác), mà là có thể sẽ gặp trở ngại nếu những khách viếng thăm, vốn không quen với nhà thờ, bị đặt trong vị trí lúng túng. Có lúc sẽ có người đứng lên nói: “Bây giờ chúng ta sẽ cầu nguyện. Một số quí vị cầu nguyện thường xuyên. Những người khác có thể là không cầu nguyện một thời gian. Cho nên chúng tôi sẽ giúp quí vị. Xin mời mọi người đứng lên, và làm thành nhóm bốn người. Bây giờ hãy cho người khác biết tên bạn, cùng màu sắc diễn tả đúng nhất tình cảm của bạn hôm nay.” Sau vài phút, người hướng dẫn nói: “Vì bây giờ đã thoải mái hơn,” (tiếng rì rào trò chuyện xen lẫn tiếng cười chứng tỏ là như vậy), “mỗi người chúng ta sẽ cầu nguyện chỉ một câu ‘lạy Đức Chúa Trời, xin . . .’ Mỗi câu sẽ bắt đầu với ‘Lạy Đức Chúa Trời, xin . . . ‘ rồi bạn nói tiếp hết câu theo ý mình. Ai cũng có thể làm như vậy. Điều cần nhớ, không được nói nhiều hơn một câu.” Sau một thời gian mọi người cầu nguyện, người hướng dẫn nói: “Có lẽ một số quí vị muốn ‘cầu nguyện xưng tội.’ Đừng lo, quí vị không cần phải nói lớn, nhưng đây là dịp tốt để cầu nguyện thầm.” Sau vài phút thầm nguyện (mà có vẻ như rất lâu) người hướng dẫn nói: “Bây giờ là lúc ‘cầu nguyện cảm tạ.’ Chúng ta thường xin mà quên nói lời tạ ơn. Cho nên đây là cơ hội cho chúng ta. Bây giờ chúng ta sẽ đi giáp vòng, mỗi người cầu nguyện một câu, bắt đầu với Lạy Đức Chúa Trời, cảm tạ Ngài vì . . .’”Tôi công nhận điều này có thể gây lúng túng cho một số người, nhưng nếu được hướng dẫn theo cách thân mật, dễ dàng, thì sự lúng túng sẽ giảm thiểu và lợi ích sẽ nhân rộng thêm. Một bà nói với tôi: “Hôm nay tôi đưa chồng tôi đến nhà thờ lần đầu tiên, và tim tôi ngừng đập khi vợ ông đứng lên nói lời ‘cầu nguyện dành cho hội chúng.’ Mỗi người trong nhóm đều cầu nguyện, rồi sau đó im lặng trong giây lát trước khi tôi nghe tiếng chồng tôi cầu nguyện _ lần đầu tiên tôi được nghe từ ngày cưới nhau. Ông cầu nguyện: ‘Cảm tạ Đức Chúa Trời, cuối cùng con đã đến đây. A-men.’ Sau đó, ông cầu nguyện: ‘Lạy Đức Chúa Trời, xin giúp con hiểu ra việc này là như thế nào. A-men.’ Tôi tin Chúa đã nghe lời cầu nguyện của ông. Và tôi biết cặp vợ chồng khác trong nhóm cũng làm như vậy, vì họ nói với chúng tôi khi ra về: ‘Chúng tôi sẽ cầu nguyện cho chồng chị.’”

Page 46: Khong khi tuoi mat noi toa giang

Làm Chứng Những lời làm chứng không thay thế bài giảng, nhưng có thể và nên là những minh họa hấp dẫn về điều, mà theo người giảng dạy, đã hành động trong đời sống con người. Nhiều người ngồi dưới sẽ chở đợi bài giảng với thái độ cam chịu. Có thể họ không nói ra, nhưng thái độ của họ là: Tới rồi đây; bây giờ mục sư sẽ làm điều đã được trả lương để làm và bảo cho mình điều gì mình cần phải biết đây. Nhưng nếu người bạn cộng tác với ông ấy đứng lên, thì lại là chuyện khác. Họ sẽ lập tức chú ý ngay: Anh ta tính nói gì thế? Sao anh ta lại lên đó? Anh ta biết gì về thuật nói trước công chúng chứ? Có khùng tôi cũng chẳng lên đó đâu. Lời làm chứng chắc chắn có vị trí riêng trong kinh nghiệm thờ phượng, nhưng cần phải thận trọng để nhận biết vị trí đó và bám lấy nó. Làm chứng tồi, liên tục, thường xuyên, trùng lắp, và tầm thường, có thể gây hậu quả tai hại, nhưng nếu thực hiện tốt, đúng cách, thỉnh thoảng, và thích hợp, có thể gây tác dụng mạnh mẽ. Chúng tôi đã dùng lời làm chứng theo nhiều cách và vào những thời điểm khác nhau.Vào những dịp như lễ Cảm tạ hoặc kết thúc một loạt bài giảng về một đề tài nào đó, đôi khi chúng tôi tổ chức “máy vi âm di động,” để các thành viên ban chấp hành đi vòng quanh giữa hội chúng, đến với nhiều người khác nhau, khi họ tỏ ra có điều muốn nói. Điều quan trọng là phải có người chịu trách nhiệm mục này để giữ cho sự việc trong tầm tay. (Một số là những nhà truyền đạo thất chí, đang chờ cơ hội để tóm lấy khán thính giả. Kẻ khác thì đang có lý do riêng tư để chen vào, một dự án để cổ vũ, một lời khuyên để đưa ra, hoặc đơn giản chỉ là muốn nghe giọng nói của mình.) Vì vậy người hướng dẫn phải giải thích rõ mục đích cùng phương hướng của giờ làm chứng cách tổng quát đủ để không làm cản trở điều Thánh Linh muốn phán, nhưng cũng phải cụ thể đủ để giúp cho mọi người đi đúng đường. Để thực hiện điều này, chúng tôi có một luật vàng: Những người đang cầm máy vi âm di động, không được thả chúng ra, nếu không thì chẳng bao giờ lấy lại được!Một cách hữu ích hơn để giúp chúng ta nhận ra người muốn kể chuyện, đặc biệt minh họa chính vấn đề nhà truyền đạo sẽ cố gắng nêu ra trong bài giảng. Người này được hỏi liệu cósẵn sàng nói về một vấn đề đặc biệt nào đó không. Những ai đồng ý, sẽ được yêu cầu ghi ra điều mình muốn nói. Có hai lý do làm điều này. Thứ nhất là yếu tố thì giờ. Chúng ta biết mình muốn dành bao thiêu thời gian để đầu tư cho lời chứng, và chúng ta cũng biết mọi người có thể dễ dàng đánh mất vấn đề thời gian. Lý do thứ hai là mọi người thường cần được giúp đỡ để hình thành và diễn đạt suy nghĩ của mình. Khi lời làm chứng đã được viết ra, thì người hướng dẫn thờ phượng sẽ dành thì giờ với người làm chứng, và phần trình bày sẽ hoàn tất. Tôi biết ít có gì mạnh mẽ và hấp dẫn trong buổi thờ phượng hơn là một minh họa được cẩn thận chọn lọc, chuẩn bị, và trình bày về một đề tài đang được nêu do một ai đó nói qua kinh nghiệm cá nhân.Một phương pháp khác chúng ta thỉnh thoảng dùng, đó là phỏng vấn một số người có điều muốn nói về một đề tài . Thí dụ, vào dịp tôi giảng về bạo lực, và một đồng

Page 47: Khong khi tuoi mat noi toa giang

nghiệp tôi phỏng vấn một cảnh sát viên, một người bảo vệ công chúng, một quan tòa, và một thiếu niên, tất cả đều đã có kinh nghiệm về vấn đề này, nhưng từ những quan điểm rất khác xa nhau. Tất cả đều là Cơ đốc nhân và là thuộc viên trong hội thánh. Những điều họ nói vô cùng thú vị, vì họ không chỉ trình bày những vấn đề có thật bằng nhiều màu sắc sinh động, mà còn chứng minh rằng, là Cơ đốc nhân, họ có cách nhìn cùng một vấn đề từ những góc độ khác nhau. Điều này minh họa cho sự kiện rằng những câu trả lời đơn giản hóa quá mức, không phải là đáp án thích hợp cho những vấn đề phức tạp.

Âm Nhạc, Âm Nhạc, Âm Nhạc Có lẽ lãnh vực có nhiều cơ hội hơn để dự đoán điều bất ngờ, đó là âm nhạc. Lời xưa bảo, khi bị ném khỏi thiên đàng, quỉ sứ đáp xuống chỗ dành cho ca đoàn, có lẽ bắt nguồn từ một nhà truyền đạo rã rời và được lưu truyền qua những người nối tiếp cũng rã rời như ông ta. Có nhà truyền đạo nào mà không thấy âm nhạc là một bãi mìn? Nhưng bao nhiêu người đã tìm ra cách biến bãi mìn thành mỏ vàng? Tôi sẽ kể mình trong số anh em may mắn đó, nhờ có những đồng nghiệp xuất sắc cùng làm việc với tôi trong lãnh vực đó. Nhưng điều này không có nghĩa là mọi sự đều thuận buồm xuôi gió trong các buổi nhóm thờ phượng trong vấn đề âm nhạc, nhất là vì cớ chúng ta nhấn mạnh rằng phải có yếu tố bất ngờ trong đó.Khi một hội thánh được thành lập với một nhóm người đặc biệt thuần nhất, thì giữ cho họ cùng vui vẻ về mặt âm nhạc, không có gì là quá khó khăn, bởi lẽ thị hiếu âm nhạc cũng như mọi điều khác của họ có thể là cũng thuần nhất. Nhưng nếu một hội thánh dấn thân thu hút cho được một nhóm đa dạng vì muốn chứng tỏ mình được kêu gọi làm một điều mà thế gian ít biết tới _ đồng nhất trong sự khác nhau _ thì âm nhạc có thể và chắc chắn sẽ là một củ khoai nóng bỏng. Ít có điều nào sẵn có trong kinh nghiệm thờ phượng của chúng ta lại khiến mọi người tỉnh táo và báo động, bị thu hút và lôi cuốn hơn.Nếu câu hỏi về cách làm, được cộng chung với câu hỏi về ai làm gì, từ đâu và lúc nào, và tất cả áp dụng cho âm nhạc, thì sẽ dễ thấy yếu tố dự đoán được của âm nhạc có thể được trình bày theo nhiều cách bất ngờ; hoặc nói theo cách khác, mọi người có thể thoát khỏi sự nhàm chán trong khi được cứu khỏi sự khó chịu. Dĩ nhiên, tôi nhận ra rằng các hội thánh bị hạn chế bởi số lượng và tính đa dạng của tài nguyên âm nhạc sẵn có. Nhưng không có lý do giải thích tại sao họ không dùng những tài nguyên mình có theo cách sáng tạo tối đa.Một trong những rào cản cần được thương lượng, gọi là nhạc thờ phượng thích hợp. Nhiều nhà truyền đạo đã vấp ngã ở điểm này, và nhiều người hơn nữa, đã bị trầy da ống chân. Trong hội thánh có những người tin rằng Đức Chúa Trời đã ngưng cảm hứng nhạc sĩ khi Charles Wesley qua đời, còn người khác thì cũng tin rằng ông này chỉ khám phá ra nhạc thờ phượng khi Keith Green ra đời. Theo thiển ý của tôi, cả hai quan điểm đều tỏ ra thiếu hiểu biết ở mức nào đó. Những người

Page 48: Khong khi tuoi mat noi toa giang

nói trên thường có vẻ đồng hóa nhạc thờ phượng với thị hiếu cá nhân. Và hoàn toàn không còn gì kinh khủng hơn là thị hiếu, khi nói tới nhạc nhà thờ. Phải công nhận rằng thị hiếu là một hành vi cần phải học. Nếu tôi mời bạn đến nhà tôi dùng bữa tối và tôi đãi bạn món ốc, có thể bạn sẽ nổi giận, dĩ nhiên, trừ khi bạn đã tập theo khẩu vị ẩm thực ở Pháp. Còn nếu tôi đến nhà một người bạn ở vài vùng quê tôi tại bắc nước Anh, thì tôi sẽ chẳng từ nan khi được mời món lòng bò với hành củ. Nhưng đa số người Mỹ sẽ lảng tránh món đó vì họ chưa học được khẩu vị _ hoặc bao tử _ thích những món cao lương mỹ vị đó. Nhưng cam đoan với bạn, nếu họ lưu lại đủ lâu và cố gắng hết sức, họ cũng có thể học thưởng thức món đó. Với thị hiếu âm nhạc cũng vậy. Dĩ nhiên, đôi khi chúng ta đụng vào những vấn đề mà mọi người với ý thích _ hoặc không thích _ sẵn có, sẽ tìm ra cơ sở lý luận thần học cho ý thích _ hoặc thành kiến _ của họ. Lúc đó, cần phải thận trọng phân biệt thị hiếu với bản văn, hoặc tách rời căn bịnh khỏi điệu nhạc.Mọi hội thánh đều có thể xen kẽ thánh ca truyền thống với những ca khúc đương thời. Loại đầu có thể mang tính thần học nhiều hơn (và không thể hiểu được), loại sau mang tính thực nghiệm hơn (và tầm thường), nhưng kết hợp lại thì chúng thường tạo cân bằng cho nhau. Một tâm hồn táo bạo nào đó có thể muốn gán những lời của một thánh ca xưa cho một điệu nhạc hiện đại nổi tiếng, luôn nhớ rằng đây chính là điều những người có uy tín lớn trong giáo hội như William Booth và Martin Luther dám làm. Hoặc có thể họ thấy ai đó trong hội chúng có biệt tài văn chương, có thể viết vài bài hát trữ tình để hát theo điệu truyền thống. Làm như vậy sẽ không khác xa với điều nhà Cải chánh cao niên nghiêm khắc John Calvin đã làm tại Geneva khi ông cho phép hát Thi Thiên theo những điệu nhạc được soạn đặc biệt mà kẻ nhạo báng ông gọi là những “bài vè Geneva.”Nếu tài nguyên của hội thánh cho phép, thì chẳng có giới hạn nào đối với những loại nhạc làm gia tăng kinh nghiệm thờ phượng cả. Một số người thích ca đoàn hát thánh ca, người khác thích từng nhóm hát nhạc đồng quê. Đối với một số, đàn “organ” phải được dùng vào sáng Chúa nhựt chớ không được dùng trống, nhưng tối Chúa nhựt thì trống mới thích hợp, chớ không phải đàn “organ.” Tại sao? Tôi chẳng biết! Nhưng có thể lý do cũng giống như trong hội chúng khi tôi còn nhỏ, người ta chẳng dùng nhạc cụ nào vào sáng Chúa nhựt, nhưng lại dùng đàn “organ” vào tối Chúa nhựt. Tôi chẳng bao giờ tìm hiểu lý do.Trong hội thánh chúng tôi, we traverse the waterfront . Từ những đoản ca tới các bản nhạc nhanh và cao vút, từ Bach tới Bill Gaither, từ nhạc ngũ tấu giọng trầm tới những khúc đồng diễn nhạc “jazz”, từ đàn “organ” tới nhạc khí bằng gỗ, từ đơn ca tới tứ ca. Không phải mọi người đều thích mọi thứ (kể cả tôi), nhưng cũng không ai chẳng thích gì cả, hoặc nói tích cực hơn, mọi người đều thích một thứ nào đó. Và chẳng ai buồn ngủ. Cho nên khi tôi đứng lên giảng, mọi người đều thích ngồi thẳng nơi bìa ghế thay vì thụt xuống trong lòng ghế. Dĩ nhiên, như vậy là phải cho nhạc trước rồi giảng sau cùng. Nhưng vậy là có hơi quá rập khuôn, vì thế đôi khi

Page 49: Khong khi tuoi mat noi toa giang

chúng tôi đảo ngược thứ tự để xem thử có ai chú ý không.Tôi không cần phải đưa ra bảng liệt kê những điều đoán trước được và mô tả mọi cách làm bất ngờ. Nếu bạn chưa bao giờ làm điều này, thì sao không lập một danh sách những điều dự đoán trước có thể chấp nhận được, rồi nghĩ đến bốn hoặc năm cách làm cho mỗi việc? Sau đó cứ tiềp tục đổi mới, nhưng hãy giải thích cho mọi người việc mình đang làm. Và hãy nắm vững điều mình đã làm, bởi lẽ chẳng bao lâu bạn sẽ thấy quá dễ để trở lại cách làm cũ, vì đó là cách dễ làm. Cách chúng ta đang bàn thì tốn thời gian và công sức, nhưng đây là việc hướng dẫn mọi người vào sự thờ phượng, nên chẳng còn công việc nào quan trọng hoặc có giá trị hơn, phải không? Có lẽ những suy nghĩ này sẽ nhằm khuấy động tiềm năng để từ đó dẫn tới những cách thờ phượng tươi mới hầu không khí tươi mát sẽ lưu thông qua các hàng ghế hội chúng.

Chương 10: Triển Khai Kế Hoạch Giảng Dạy

Dan Baumann viết trong Leadership Handbooks of Practical Theology : “Giảng dạy có chất lượng không diễn ra cách tình cờ. Đó là kết quả của sự làm việc chăm chỉ, suy nghĩ sáng tạo, nghiên cứu kỹ lưỡng, và lệ thuộc vào Thánh Linh. Nói cách khác, không có đường tắt cho phương pháp giảng dạy xuất sắc” (Berkley, 81). Điều này không khiến nhiều nhà truyền đạo ngạc nhiên, nhưng tôi ngờ rằng một số người nơi hàng ghế hội chúng có thể không nghĩ rằng giảng dạy đòi hỏi những chuyện như là “làm việc chăm chỉ, suy nghĩ sáng tạo, và nghiên cứu kỹ lưỡng.” Có thể họ nghĩ như con trai của nhà truyền đạo nghe các bạn nói về ý thích của họ khi lớn lên. Mỗi người đều muốn ganh đua với cha mình. Con trai của họa sĩ thì bảo rằng bố cậu chỉ cần quệt một ít sơn màu lên giá vẽ, thế là người ta trả 100 đô, cho nên cậu sẽ làm họa sĩ. Con của nhà văn thì nói bố cậu chỉ ghi vài chữ ra giấy rồi được trả lương, cho nên viết văn là nghề của cậu. Con trai của nhà truyền đạo, cũng phải kể tới, nói cậu sẽ làm nhà truyền đạo, vì bố cậu chỉ nói mỗi tuần có mười phút mà phải cần tới mười hai người mang tiền vào. Giảng dạy đòi hỏi nhiều hơn gấp bội mười phút đứng nói và chờ tiền đổ vào.Vận động viên tạo ấn tượng mình đang chơi không cần gắng sức là nhờ đã trải qua nhiều giờ đăng đẳng tập dượt trước khi bước lên vũ đài công cộng. Nhà doanh nghiệp biết trình bày trôi chảy, không vấp váp cũng chỉ nhờ đã bỏ thời gian sắp xếp dữ liệu và trau chuốt cách nói của mình. Với nhà truyền đạo cũng thế. Một số nhà truyền đạo nói đã bỏ ra một giờ để chuẩn bị cho mỗi phút giảng dạy của mình. Tôi thì chưa hề nói như vậy vì chưa bao giờ ghi lại số liệu, và cũng vì ý thức rằng bài giảng là sản phẩm của cả một đời người thay vì chỉ là sản phẩm của một lượng thời gian cụ thể nào đó. Tuy nhiên, vấn đề là phải làm việc cực nhọc đáng kể phía sau hậu trường trước khi người truyền đạo đứng trước mặt mọi người.J. H. Jowett trong các bài thuyết trình ở đại học Yale vào năm 1911 có trích lời của

Page 50: Khong khi tuoi mat noi toa giang

quan tòa người Anh là Lord Bowen, nói rằng: “Những vụ xử đã thắng kiện trong phòng riêng rồi.” Jowett giải thích:Nếu luật sư phải thực sự thắng bồi thẩm đoàn trước khi gặp họ , nhờ năng lực chiến thắng cùng tác động trong cách chuẩn bị của mình , thì liệu có khác gì đối với nhà truyền đạo ,trước khi ông ta tìm được phán quyết từ hội chúng của mình ? Đối với chúng ta cũng vậy , những vụ xử đã thắng kiện trong phòng riêng rồi ! Con người không chịu ảnh hưởng sâu xa bởi suy nghĩ qua ứng khẩu . Họ không bị lôi cuốn bởi cách nói lưu loát không biết đang dẫn mình về đâu . Chỉ nói nhiều sẽ không ràng buộc được ai . Những bài giảng được đến đâu hay đến đấy sẽ không cho thấy lý do cần thiết hoặc không tạo được sức ép đè nặng trên tấm lòng . Giảng dạy không tốn kém thì chẳng đạt được gì . Nếu việc nghiên cứu biếng nhác , thì tòa giảng sẽ là sự xấc láo (114).“Làm việc chăm” là cách mô tả quá rõ hoàn cảnh của nhà truyền đạo trong việc chuẩn bị bài giảng. Nhiều người thấy việc chuẩn bị khó đến nỗi lần lữa được chừng nào hay chừng nấy, lấp đầy thì giờ của họ bằng đủ thứ việc để trì hoãn giây phút phải ngồi xuống, một lần nữa nhìn vào trang giấy trống trơn đang thách đố họ rải đầy những hạt ngọc khôn ngoan. Những nhà truyền đạo khác thì bận rộn với những mối lo chân thành và cần thiết trong chức vụ mục sư đến nỗi thì giờ nghiên cứu cứ bị đẩy lùi và lùi mãi cho đến khi gác lại tới tối Thứ Bảy thì chẳng còn gì để nấu nướng cả. Chuẩn bị bài giảng mà mệt mỏi và uể oải vào cuối tuần, với thái độ: Sáng mai biết nói gì với họ đây? tức là mời gọi những vấn đề không ngần ngại nhận lời mời đó.Nhưng có những cách để biến công việc soạn bài giảng thành niềm vui thay vì là công việc buồn tẻ. Có thể mở cửa cho không khí mát tràn vào phòng làm việc, nhưng làm vậy không có nghĩa là chuẩn bị không đòi hỏi sự làm việc. Nó chỉ có nghĩa là công việc phải thích thú và do đó, sẽ có cơ may hữu ích nhiều hơn.

Giảng Dạy Có Kế Hoạch Một trong những cách hiển nhiên để tránh tình huống bị áp lực mô tả ở trên là phải biết trước vào tối Thứ Bảy, điều bạn sẽ giảng vào trước bình minh sáng Chúa nhựt. Lập kế hoạch trước có nhiều lợi ích rõ rệt, nhưng không phải ai cũng đồng ý như vậy. Không ít nhà truyền đạo như Spurgeon, không những chỉ tránh né kế hoạch giảng dạy mà còn khuyên học viên đừng làm việc đó. Ông cảm thấy muốn cho lời giảng thích hợp thì nhà truyền đạo cần phải biết đáp ứng điều đang diễn ra trên thế giới. Điều ông muốn nói là nếu bạn lập kế hoạch trước điều sẽ nói trước khi biết có gì xảy ra, thì làm sao bạn cập nhật được, khi nó xảy ra? Ý kiến hay! Nhưng, với tất cả lòng tôn kính xứng đáng dành cho “vua của các nhà truyền đạo,” phải nói là có rất ít nhà truyền đạo có khả năng nghiên cứu nhanh nhẹn và hiệu quả (và nhớ điều mình đã nghiên cứu) như là Spurgeon. Ông có tời mười hai ngàn bộ sách trong thư viện riêng, còn bộ Commenting and Commentaries của mình, thì ông ôn lại không

Page 51: Khong khi tuoi mat noi toa giang

dưới “khoảng ba hoặc bốn ngàn (Dallimore, 195) và biết nội dung còn lại nói gì, một cách thực tế. Không phải ai cũng có được năng lực tinh thần của Spurgeon; cũng chẳng có nhiều sự kiện trọng đại diễn ra đòi hỏi phải có một bài giảng đặc biệt để đề cập tới. Nếu có gì thực sự quan trọng bất chợt xảy ra, thì cũng không có lý do để cắt ngang loạt bài giảng theo kế hoạch. Hoặc chỉ cần nhắc tới sự kiện đó trong một sứ điệp đã soạn sẵn, theo cách minh họa, thì cũng đủ rồi.Vậy thì, lập kế hoạch có những lợi điểm nào? Trước tiên, dứt khoát là có những lợi điểm cho nhà truyền đạo. Khi đã định hướng cho thời gian giảng dạy rồi, thì dễ thu thập tài liệu. Nhà truyền đạo có thể lập danh sách những thuộc viên tong hội chúng đi tìm thông tin liên quan tới đề tài. Trong một ngày bận rộn, nhà truyền đạo có thể dùng những giây phút rảnh rỗi mà ngược lại, có thể bị thả trôi. Chẳng hạn, nhà truyền đạo có thể nghe những băng ghi âm liên quan tới đề tài trong khi lái xe thăm viếng thường lệ từ bịnh viện này sang bịnh viện khác. Nguồn tài liệu có thể mua hoặc mượn trước. Mọi điều này được thu gom trong trí của nhà truyền đạo và tạo thời gian cho tiến trình suy tư để sử dụng thông tin cần thiết cho chiều sâu của bài giảng.Cũng có những lợi ích rõ rệt cho hội chúng nữa. Một khi hội chúng được biết trước nhà truyền đạo sẽ giảng gì, thì họ có thể đọc các phần Kinh Thánh thích hợp và đến nghe giảng với tư thế sẵn sàng cùng với ý thức gia tăng mong chờ và hiểu biết. Có thể một số thậm chí còn muốn nghiên cứu trứơc rồi sau đó mới nghe nhà truyền đạo giảng. Một nhóm thương gia trẻ trong hội chúng của tôi đã làm điều này rồi nghe tôi giảng, theo như lời họ nói, để xem tôi giảng có đúng không.Những người phụ trách buổi nhóm thờ phượng cũng tìm thấy lợi ích khi biết trước điều để mong chờ nơi bài giảng. Điều này giúp họ hoạch định trước những mục trong buổi nhóm đã được chúng ta đề cập trong chương trước.Nên hoạch định những gì? Một số nhà truyền đạo được đặc ân nghỉ phép để nghiên cứu và dấn thân cầu nguyện, học hỏi, suy gẫm trong suốt một hoặc hai tuần với mục đích hoạch định trước bài giảng cho nguyên cả năm. Sau đó họ mới từ kinh nghiệm này bước ra, thật tươi mới, tập trung và sẵn sàng đi tới. Tôi phải công nhận rằng tôi chưa bao giờ làm điều này. Phải nói ngay, chẳng phải vì hội thánh nơi tôi phục vụ không cho nghỉ phép, nhưng vì tôi chưa bao giờ xin nghỉ cả. Tôi hạn chế mỗi lúc chỉ hoạch định một loạt bài, nhưng dĩ nhiên là chẳng cách nào thiêng liêng hơn cách nào.Những nhà truyền đạo phục vụ trong bối cảnh mang nhiều nghi thức hơn, thường dùng bài đọc Kinh Thánh hàng năm làm nền tảng cho kế hoạch của mình. Theo phương pháp này, nhà truyền đạo dùng các sự kiện trong năm Cơ đốc và do vậy, bảo đảm bao gồm đủ hết những khía cạnh nổi bật của lẽ thật Thánh Kinh trong lời giảng suốt năm của mình. Có thể có một bất lợi là nhà truyền đạo nào lưu lại cùng một hội thánh qua nhiều năm, có thể cạn đề tài để nói nếu cứ giữ mãi cùng những bài đọc giống nhau.

Page 52: Khong khi tuoi mat noi toa giang

Chọn đề tài là cách bắt đầu tốt. Tôi thường bị hỏi: “Ông chọn đề tài bài giảng bằng cách nào?” Câu trả lời là một số yếu tố tạo thành quyết định. Tôi thường xin đề nghị từ hội chúng. Đôi khi tôi yêu cầu họ cho biết họ thích nghe loại sứ điệp nào. Chẳng hạn, nhiều lần tôi phát cho mỗi thuộc viên trong hội chúng một mảnh giấy có ghi sẵn: “Tôi thích nghe một bài giảng, không quá ____ phút, về đề tài ‘Kinh Thánh Nói gì về ____________.’”Những đáp ứng đã soi sáng cho tôi do những gợi ý của họ. Tôi thấy một số người quan tâm đến độ dài hơn là nội dung của bài giảng. Người khác thì không nắm được vấn đề, với những đề nghị như là họ muốn nghe một bài giảng về “Kinh Thánh Nói Gì về Martin Luther.” Một chàng trai thông minh nắm lấy cơ hội, kéo chân tôi và đề nghị tôi giảng một bài không quá mười phút về “Kinh Thánh Nói Gì về Đức Chúa Trời.” Nhưng thực sự là hàng trăm người đã đáp ứng nghiêm túc và cho nhiều ý kiến rất hay về loạt bài giảng. Ngay cả khi hội chúng không chính thức được yêu cầu gợi ý đề tài, tôi vẫn thường thân mật hỏi ý kiến cá nhân hoặc là họ tự nguyện đề nghị với tôi. Nhóm mục sư và nhóm tín đồ lãnh đạo hội thánh gần gũi với hội chúng cũng là nguồn hỗ trợ lớn. Nhưng cuối cùng, quyết định về đề tài giảng dạy không thể giao cho ủy ban, và sớm hoặc muộn thì chính nhà truyền đạo phải tự quyết định trong sự tĩnh lặng của lòng mình và qua việc nghiên cứu riêng của mình.Yếu tố chính trong kinh nghiệm riêng của tôi là câu hỏi: Điều gì đang bùng cháy tong lòng tôi, cần nhìn thấy ánh sáng ban ngày? Nhận thức này có thể đến từ vài nguồn. Chức vụ mục sư hằng ngày giữa vòng mọi người có thể giúp nhà truyền đạo biết rõ điều mình cần phải nghe từ Chúa. Việc đọc và nghiên cứu riêng của nhà truyền đạo có thể và phải dẫn tới những đề tài tự tìm đường đi vào lòng ông cách thông suốt đến nỗi ước muốn chia sẻ chúng với mọi người trở thành cực kỳ mạnh mẽ. Một lần nọ tôi viếng thăm Úc khoảng sáu tuần. Như thường lệ, tôi mang theo nhiều tài liệu, nhưng ít khi sử dụng chúng. Vợ chồng tôi được tiếp đãi trong nhiều gia đình khác nhau suốt chuyến đi, và trong mỗi gia dình, tôi rút những sách có trên kệ. Sau khoảng bốn tuần, tôi nhận ra rằng mọi điều tôi đọc đều nói về đề tài thámh khiết từ những góc độ khác nhau. Tôi bị cuốn hút và thích thú với đề tài đến nỗi biết đích xác loạt bài kế tiếp của mình phải là: sự thánh khiết.Một yếu tố khác là sự cân bằng. Mỗi nhà truyền đạo có những ý thích thần đạo riêng. Do đào tạo hoặc tính khí, đa số nhà truyền đạo sẽ thấy có những phân đoạn Kinh Thánh hấp dẫn đối với mình hơn những phân đoạn khác. Tính khí tôi thích thư tín lý luận của Phao Lô hơn. Một bạn của tôi thuộc phái hơi tự do cho rằng tôi cùng với hầu hết những người theo phái phúc âm, đúng ra phải gọi là người của Phao Lô thay vì là Cơ đốc nhân, vì tôi có vẻ thích thú với điều Phao Lô nói hơn là với điều Đấng Christ dạy. Tôi e là ông nhận xét nếu không nói là kết luận đúng. Giống như Phao Lô, chúng ta cần “rao giảng . . . hết thảy ý muốn của Đức Chúa Trời” (Cong Cv 20:27). Chúng ta không được tự do đề cập những lãnh vực rộng

Page 53: Khong khi tuoi mat noi toa giang

lớn của Thánh Kinh với thái độ lơ là vô hại trong khi mài miệt chú tâm vào những phần khác đến khô cạn. Cách tốt nhất để tránh điều này, theo khám phá của tôi, ấy là xen kẽ loạt sứ điệp bằng những lãnh vực khác nhau trong Kinh Thánh. Hiển nhiên điều này ngụ ý phải duy trì mức cân bằng giữa Cựu với Tân Ước, nhưng cũng phải nhớ đến tài liệu đa dạng trong cả hai Ước. Thí dụ, khi tôi lên kế hoạch một loạt bài, tôi tìm xem lần cuối mình đề cập các sách Phúc âm, Ngũ kinh, thư tín Phao Lô, văn chương về sự khôn ngoan, thư tín nói chung, các sách tiên tri, văn chương khải thị, và các sách lịch sử là khi nào. Sau đó, khi thuận lợi, tôi cố gắng chen vào đó cũng như vào giữa Cựu và Tân Ước. Chia Kinh Thánh ra nhiều mục chính và duy trì sự đề cập cân bằng những mục đó sẽ giúp cả nhà truyền đạo lẫn người nghe thích thú và tươi mới.Tôi cũng thay đổi trong cách trình bày loạt bài giảng. Có lúc thật hữu ích nếu giảng một loạt đề tài không nhất thiết ăn khớp với cách diễn giải theo hệ thống, một phân đoạn Kinh Thánh. Điều này sẽ tạo ngay tranh cãi giữa diễn giải với giảng theo đề tài, cho nên tôi xin nói ngắn gọn ở đây. Tôi tin chắc rằng giảng dạy thì phải diễn giải. Nhưng nói thế, tôi không nhất thiết ngụ ý điều mà một số ngừoi cho là cách diễn giải Kinh Thánh duy nhất đúng, tức là bình luận từng câu một, hết chương này qua chương khác cho đến khi hết sách. Diễn giải thường là ở dạng như vậy; có lợi rất lớn, và tôi đã dùng phương pháp đó với nhiều sách Kinh Thánh. Vấn đề của quan điểm diễn giải hơi hạn hẹp ở đây ấy là khuynh hướng hạ thấp giá trị của việc giảng theo đề tài.Giảng theo đề tài không hàm ý loại giảng dạy mà J. I. Packer phản đối thật đúng. Ông viết:Trong một bài giảng theo đề tài , bài văn bị rút ngắn thành cái móc để diễn giả máng dòng suy nghĩ của mình lên đó ; khuôn khổ và trọng điểm của sứ điệp phản ánh những ý niệm đúng nhất của ông ta về điều tốt cho hội chúng thay vì bị quyết định bởi chính bài văn . Nhưng thẩm quyền duy nhất mà bài giảng của ông ta có thể có lúc đó , chính là thẩm quyền của một con người am hiểu vấn đề , giảng nhấn mạnh và có lẽ lên giọng (Logan , 4).Nếu chúng ta có thể định nghĩa các từ dùng, tôi nghĩ chúng ta có thể hiểu đủ để đề cập những đề tài theo chủ đề bằng lối diễn giải Kinh Thánh. Nói giảng theo đề tài, tôi không hàm ý chọn ra một bài văn rồi dùng nó như tấm ván nhún lấy đà để tập thể dục giảng luận. Tôi hàm ý nói về một số đề tài được hội chúng quan tâm và ưa thích, theo cách giúp họ biết chính xác Kinh Thánh nói gì về những đề tài đó. Diễn giải hàm ý điều mà tôi không bao giờ có thể diễn tả hay được như John Stott, cho nên tôi chỉ trích dẫn lời ông mà thôi:Tôi cho rằng mọi sự giảng dạy Cơ đốc trung thực đều là giảng dạy theo cách diễn giải . . . . Trình bày Kinh Thánh cách chi tiết tức là rút từ bài văn , chính nội dung có sẵn ở đó , rồi phơi bày ra cho mọi người xem . Nhà diễn giải cạy mở ra điều dường như bị đóng kín , làm sáng tỏ điều mờ ám , tháo gỡ điều bị thắt gút và

Page 54: Khong khi tuoi mat noi toa giang

phanh phui điều bị ém chặt . Trái ngược với diễn giải là ‘áp đặt ,’ tức là áp đặt lên bài văn , cái điều không có ở đó (Between Two Worlds, 125-26).Thí dụ, khi tôi kết thúc loạt sứ điệp mười hai tuần dựa vào Phục Truyền Luật Lệ Ký, tựa đề “Vui hưởng Cuộc Sống Tốt Đẹp,” tôi chuyển sang loạt bài tựa đề “Cuộc Sống, Tự Do, và Theo Đuổi sự Thánh Khiết.” Đề tài cùng các phân đoạn Thánh Kinh được trình bày chi tiết như sau:1.Sự Thánh khiết và Bản tánh của Đức Chúa Trời (ChCn 9:10)2.Sự Thánh khiết và Tình trạng của Con Người (EsIs 6:1-13)3.Sự Thánh khiết và sự Góp phần của Đấng Christ (ICo1Cr 1:2, 18-31)4.Sự Thánh khiết và Hậu quả của sự Cứu chuộc (IPhi 1Pr 1:13-25)5.Sự Thánh khiết và sự Kiểm soát của Thánh Linh (GaGl 5:13-26)6.Sự Thánh khiết và sự Cung hiến Đời Sống (RoRm 12:1-2)7.Sự Thánh khiết và Thách thức của Kinh Thánh (GiGa 17:6-19)8.Sự Thánh khiết và sự Trung thành Cầu nguyện (ITi1Tm 2:1-8)9.Sự Thánh khiết và lời Kêu gọi Thờ phượng (ISu1Sb 16:23-30)10. Sự Thánh khiết và sự Chiêm ngưỡng cõi Đời đời (KhKh 21:1 22:5)Qua bố cục này, bạn sẽ thấy một số điều, nhất là tôi phải dùng điệp vận dai dẳng. Quan trọng hơn, bạn sẽ thấy giá trị của một loạt theo kế hoạch. Chúng tôi phát trước bố cục này cho mọi người để họ biết sẽ có gì và khác hẳn với điều trí khôn thông thường có thể nghĩ tới, hội chúng đã tới với nhiệt tâm thật cao và dẫn thêm những người quan tâm khác nữa. Thứ hai, bạn sẽ thấy rằng trong khi loạt bài này rõ ràng là theo chủ đề, nó cũng bao gồm diễn giải cụ thể. Mỗi sứ điệp đề cập một khía cạnh đặc biệt của sự thánh khiết nhưng luôn luôn từ góc độ cẩn thận làm sáng tỏ phân đoạn Kinh Thánh nói về đề tài. Thứ ba, hãy lưu ý là loạt bài bao trùm nhiều lãnh vực của Kinh Thánh, kể cả lịch sử Cựu Ước, văn chương về sự khôn ngoan, tiên tri, thư tín Phao Lô, thư tín tổng quát, và văn chương khải thị. (Tôi e rằng người bạn của tôi theo phái tự do sẽ thích thú chộp lấy sự thiếu vắng rõ ràng các sách Phúc âm trong loạt bài này.)Thay đổi độ dài của loạt bài cũng gia tăng thêm sự đa dạng. Điều này sẽ diễn ra hoàn toàn tự nhiên khi các loạt bài được xây dựng xoay quanh những sự kiện Cơ đốc truyền thống như lễ Phục sinh và Giáng sinh, vốn đáng được đặc biệt lưu tâm ngay cả bởi những người không dùng lịch của giáo hội. Thật ra, luôn luôn là ý kiến hay nếu bắt đầu kế hoạch soạn bài giảng bằng cách đóng khung những thời điểm này để giúp loạt bài có liên quan với các sự kiện này được soạn thảo trước rồi những loạt bài khác sẽ lắp vào sau. Theo cách này, giới hạn của mỗi loạt bài được định rõ ngay từ đầu. Trong vài hội thánh , có những sự kiện khác đặc biệt quan trọng. Một số nhà truyền đạo chỉ muốn đánh dấu Phục sinh, Ngũ tuần, và Giáng sinh, không còn gì khác hơn. Ngược lại, những người khác có thể muốn đánh dấu thời gian nghỉ, Ngày Mẫu thân, lễ hội truyền giáo, Chúa nhựt Sống Thánh thiện, Chúa nhựt Cải chánh, Ngày Thăng thiên, và vân vân. Ngay sự kiện một số độc giả

Page 55: Khong khi tuoi mat noi toa giang

của tôi còn không biết mấy ngày này, cho thấy những hội thánh với truyền thống khác nhau mong chờ những điều khác hẳn như thế nào.Những lợi điểm tương đối của cách giảng theo lối qui nạp so với diễn dịch đã từng và vẫn đang còn trong vòng tranh cãi dai dẳng giữa một số tập thể. (Xem Inductive Preaching của Lewis and Lewis, liên quan đến lời giải thích chi tiết về lối giảng qui nạp, như có thể đoán qua tựa đề.) Riêng tôi lại thấy thoải mái hơn với phương pháp diễn dịch, nhưng như thế không có nghĩa là tôi không thấy được ưu điểm của việc thỉnh thoảng dùng phương pháp khác để mang lại chút ít không khí tươi mới cho lời gỉang.Giống như vậy, gần đây hơn, tôi tái khám phá ra giá trị (và nhu cầu) thỉnh thoảng cần có những bài giảng kể chuyện. Tôi thấy nhu cầu vì nhận biết có nhiều người mù Kinh Thánh. Nhà truyền đạo xưa nay thường chính xác cho là hội chúng đã biết những câu chuyện Kinh Thánh cơ bản, và vì vậy, ông ta có thể lấy chúng để minh họa, và hội chúng sẽ biết là ông đang nói gì. Bây giờ thì họ trố mắt nhìn người phối ngẫu, hỏi: “Môi-se nào vậy?” Tôi đặc biệt nhận ra điều này trong loạt bài về sự thánh khiết khi tôi muốn nói về sự “thờ phượng Chúa trong vẻ đẹp của sự thánh khiết.” Để dựng cảnh cho lời khuyên của Đa-vít, tôi cảm thấy cần phải nhắc lại ngắn gọn trường hợp khiến Đa-vít phấn khởi là vì cuối cùng đã đưa được hòm giao ước về Giê-ru-sa-lem. Tôi bắt đầu nói về chiếc tàu bị đánh mất, dĩ nhiên đề cập tới Indiana Jones. Để tạo thích thú, tôi hỏi hội chúng là họ có biết chiếc tàu bị mất trong Kinh Thánh và Nô-ê không đi trong tàu đó hay không. Đa số cho thấy là họ biết những kỳ công của Indiana Jones còn nhiều hơn là câu chuyện trong Kinh Thánh. Nhưng họ bị lôi cuốn khi tôi điều chỉnh bài giảng để kể cho họ nghe chuyện tích Kinh Thánh về hòm giao ước bị mất và dùng nó để giúp họ hiểu tầm quan trọng của hòm đối với chúng ta ngày nay, đặc biệt đề cập niềm hân hoan được Chúa hiện diện giữa vòng dân sự Ngài, hầu cho, giống như Đa-vít, chúng ta cũng có thể thờ Chúa trong vẻ đẹp của sự thánh khiết. Ai cũng thích nghe kể chuyện hay.Phục sinh vừa qua, thay vì giảng một bài điển hình về sự sống lại (còn có đề tài nào hay hơn để giảng chứ?) vì nhóm người thường xuyên (ba lần mỗi năm) bị buộc phải có mặt và hiểu biết của họ về câu chuyện có thể là sơ sài, tôi quyết định kể cho họ những câu chuyện Chúa hiện ra với Ma-ri và môn đồ sau khi phục sinh. Chẳng có tòa giảng, chẳng có bài soạn, chẳng có dàn bài, chỉ nửa giờ kể chuyện, đóng vai những người trong cuộc, nói lên những suy nghĩ thầm kín của họ, tưởng tượng phản ứng của họ, mô tả nỗi tuyệt vọng, hoang mang của họ, sự soi sáng dần dần trong họ, niềm hạnh phúc cùng tột của sự khám phá, cùng nỗi vui lây lan khi biết Ngài hiện đang sống. Chúng tôi rời đền thánh trong bầu không khí phấn khởi chung trong ngày hôm ấy.Mỗi loạt bài giảng nên kéo dài bao lâu? Đây là câu hỏi hay, và tôi e rằng sẽ không có câu trả lời dứt khoát. Nếu có, thì chính tôi chưa được nghe. Tôi đã giảng nhiều loạt bài về Rô-ma, 1 Cô-rinh-tô, và Sáng Thế Ký kéo dài rất lâu. Loạt bài về Sáng

Page 56: Khong khi tuoi mat noi toa giang

Thế Ký gồm năm mươi sứ điệp, mỗi chương một bài. Loạt bài về 1 Cô-rinh-tô kéo dài sáu mươi sứ điệp, bài cuối mang tựa đề “Maranatha,” được một số trong hội chúng cho là thích hợp nhất. Tựa đề có nghĩa “Lạy Chúa Giê-xu, xin hãy đến,” vàhọ không biết chắc nên mong điều nào trước, sự tái lâm hay sự kết thúc loạt bài.Trong những năm gần đây hơn, tôi có khuynh hướng không đảm trách những loạt bài dài như vậy. Có thể mọi người dễ bị nhàm chán, và có thể suốt một thời gian như vậy, hội chúng cần một điểm nhấn mạnh khác. Dĩ nhiên, điều này hàm ý có thể là không có khả năng bắt tay vào việc giảng dạy hết nguyên cả cuốn sách không gián đoạn. Điều này không quá quan trọng, vì hầu hết các sách dài trong Thánh Kinh đều có phân doạn tự nhiên, và nếu nhà truyền đạo chen vào giữa, thì có thể thấy mình và hội chúng sẽ trở lại với phần còn lại của sách sau này với ham thích mới mẻ hôn. Ngược lại, lúc nào cũng có thể nói về một đề tài ít chi tiết hơn mức cần thiết được đa số nhà truyền đạo cảm nhận. Dù sao, khi Phao Lô viết 1 Cô-rinh-tô, ông không có ý định phải đọc nó suốt thời gian sáu mươi tuần. (Ghi nhớ điều này, khi giảng xuyên suốt Rô-ma lần thứ nhì, tôi chia thành hai mươi bốn buổi, tương đối nhanh hơn lần giảng đầu tiên.) Độ dài trung bình cho mỗi loạt bài của tôi hiện nay là gần tám tới mười hai tuần, và tôi phải kết luận rằng, xét hết mọi thứ, thì đây là độ dài tốt để nhắm tới. Và nếu đây là điều tốt để nhắm tới thì cũng là điều tốt để đạt được.Nếu phương pháp giảng dạy của bạn mang tính cấp thời, khiến việc giảng khó khăn cho bạn lâu nay, thì hãy bắt đầu hoạch định trước và chia cả năm giảng dạy của bạn thành nhiều chặng ngắn. Những đổi thay và đa dạng sẽ không những chỉ giữ bạn tươi mát và hội chúng tỉnh táo, mà khi bạn bước vào phòng làm việc, bạn cũng sẽ có thể thấy những làn gió nhẹ tươi mát thổi qua nữa.

Chương 11: Chuẩn Bị Bài Giảng

Cho là bạn đã quyết định chọn loạt tám sứ điệp cho thời gian từ đây tới Phục sinh. Tình cờ, đây cũng chính là vị trí của tôi khi viết chương này, cho nên xin được chia sẻ với bạn những bước của tôi. Nhưng có lẽ trước tiên cần phải giải thích vì sao tôi chọn loạt tám sứ điệp này.Có hai điều tôi ghi nhớ. Trước hết là cần lưu ý rằng chúng ta phải tập trung vào những sự kiện trong cuộc đời Chúa chúng ta cùng môn đồ Ngài dẫn tới ngày Phục sinh. Thứ hai, vì vừa mới kết thúc một loạt bài vô cùng thách thức về những giá trị, cho nên tôi nghĩ rằng hội chúng cần bớt nghĩ về thách thức trong vài tuần mà có lẽ nên nghĩ đến những lời khích lệ và an ủi. Vì vậy tôi đọc từ chương mười bốn tới mười tám của Phúc âm Giăng và được cảm động ngay với mấy lời Lòng các ngươi chớ bối rối .Rõ ràng là môn đồ bực tức vì những lời Chúa Giê-xu nói với họ, và họ đối phó không được hay lắm. Dù có nỗi khổ riêng, Chúa Giê-xu vẫn gạt qua một bên để

Page 57: Khong khi tuoi mat noi toa giang

giải quyết những tấm lòng đang bối rối của họ. Tâm trí tôi nghĩ ngay đến những người tôi đã tiếp xúc mấy tuần qua. Không thiếu những tấm lòng bối rối trong hội chúng của chúng ta _ mất việc, hôn nhân đổ vỡ, cuộc tình thất bại, khủng hoảng doanh nghiệp, con cái phản loạn, và những người có chồng thất cử chức tổng thống. Những người hiện tại không bối rối, rồi đây hoặc sẽ sớm bối rối hoặc có quen biết nhiều người đang bối rối.Sau khi đọc đi đọc lại bốn chương, tôi tìm một chủ đề hợp với phần Thánh Kinh vừa nêu và đồng thời nghe có vẻ quen thuộc với mọi người. Tôi quyết chọn tựa đề “An Ủi Cho Lòng Bối Rối.”Việc làm tiếp theo là chia bốn chương thành những phần dễ xử lý. Vì đã định rằng loạt bài này cần kéo dài tám tuần, nên rõ ràng là mỗi phần sẽ dài khoảng nửa chương. Tuy nhiên, muốn được thích hợp với bài văn, tôi cũng phải quan tâm tránh những phần chia thiếu tự nhiên càng nhiều càng tốt. Các phân đoạn được chia hoàn toàn gọn ghẽ như sau:1. GiGa 14:1-142. 14:15-313. 15:1-164. 15:17 16:45. 16:5-156. 16:16-337. 17:1-198. 17:20-26Sau khi xem xét việc chia các phân đoạn, điều kế tiếp là xác định chủ đề cho từng phân đoạn, nếu có thể, thì liên kết từng chủ đề với chủ đề chung của loạt bài. Điều này đòi hỏi phải tìm ra những từ cùng khái niệm chìa khóa cho từng phân đoạn. Chẳng hạn, nhấn mạnh hiển nhiên trong phân đoạn đầu là : “Hãy tin cậy Đức Chúa Trời; cũng hãy tin ta nữa.” Thật ra, lệnh truyền “Lòng các người chớ bối rối” rõ ràng có liên quan với “Hãy tin cậy Đức Chúa Trời; cũng hãy tin ta nữa.” Vì vậy, tựa đề xuất hiện trong trí tôi là “An Ủi Nhờ Tin Cậy.” Điều này đồng hóa phân đoạn với chủ đề chung là an ủi nhưng cũng rõ ràng làm nổi bật điều nhấn mạnh trong các câu được đề cập, cho thấy sự an ủi và tin cậy ràng buộc chặt chẽ với nhau. Khi đã viết ra được tiểu đề, tôi mới đọc hết những phân đoạn sau đây, tìm kiếm tựa đề tương tự cho từng phân đoạn. Có lợi điểm khi triển khai một loại đối xứng nào đó trong các tựa đề mà không phải gán ý riêng của bạn vào bản văn. Vì thế, bố cục của loạt bài được triển khai là như sau:1. An ủi nhờ Tin cậy (14:1-14)2. An ủi nhờ Yêu thương (14:15-31)3. An ủi nhờ Mối Liên hệ (15:1-16)4. An ủi nhờ Thử thách (15:17 16:4)5. An ủi nhờ Thánh Linh (16:5-15)

Page 58: Khong khi tuoi mat noi toa giang

6. An ủi nhờ Đau buồn (16:16-33)7. An ủi nhờ Cầu nguyện (17:1-19)8. An ủi nhờ Hiệp một (17:20-26)Theo nguyên tắc, lợi điểm của việc làm tạo bố cục cho chức vụ tám tuần, ấy là giúp nhà truyền đạo biết hướng chung cho thời gian kế tiếp, và ban phụ trách việc chuẩn bị thờ phượng có thể bắt tay vào việc với ý thức phương hướng của mình.Chẳng hạn, một tiết mục mà chúng ta thấy quá rõ là ít được chú ý, đó là thông tin quảng cáo về loạt sứ điệp. Ngay sau khi xác định xong tựa đề cho loạt bài, trước hết, tôi gặp một trong những họa sĩ đồ họa, giải thích ý định của mình, và yêu cầu chị thiết kế một bảng áp phích để chúng tôi sẽ trưng bày ở những nơi chiến lược trong nhà thờ. Tôi kiểm tra lại với chị vài hôm sau, và chị nói: “Tôi thích ý kiến về sự an ủi trong nối rối và tôi có tưởng tượng ra điều giống như vậy.” Chị trao cho tôi phác họa sơ sài một bàn tay xương xẩu thật lớn đang nắm chặt bàn tay của một hài nhi bé xíu. Chị nói thêm: “Tôi nghĩ chúng ta nên dùng màu nhẹ và ấm cho bảng áp phích, có lẽ là màu hồng tươi hoặc hồng nhạt. Màu này nói lên sự an ủi cho lòng bối rối.” Có thể nghe như là sự chú ý không cần thiết đến chi tiết, và tôi cũng đồng ý là có thể nhà thờ cũng vẫn tồn tại mạnh mẽ không cần tới những tấm áp phích màu hồng tươi hay hồng nhạt, giống như những hội thánh Phao Lô đã thành lập. Hơn nữa, chẳng phải mục sư nào cũng có phước như tôi, có được một nhóm người đầy ân tứ và tài năng, nhưng hãy lưu ý hai điều quan trọng. Trước hết chúng ta phải dùng mọi cách trong những phương tiện thích hợp để truyền đạt sứ điệp và tạo hứng thú. Và thứ hai, chúng ta phải tạo cơ hội cho mọi tài năng trong hội chúng biểu lộ nét độc đáo của họ trong việc truyền đạt chân lý. Tôi bảo đảm với bạn là họa sĩ đồ họa của chúng tôi cảm nhận được phần của mình trong chức vụ, và nhiều người trong hội chúng được biết tin mừng về sự an ủi cho lòng bối rối nhờ việc làm của chị, ngay cả trước khi tôi chưa nói lời nào từ Thánh Kinh.Khi đã quyết định xong cấu trúc của loạt bài, tôi cảm thấy tinh thần thoải mái phần nào. Vì không cần phải bỏ nhiều thì giờ suy nghĩ phải giảng gì, cho nên có thể hữu ích hơn, khi tập trung thì giờ vào việc triển khai loạt bài theo bố cục. Tóan người lo về thờ phuợng bắt đầu nghĩ ra những yếu tố khác nhau liên quan tới đề tài, sẽ làm tăng thêm không khí mát nơi ghế ngồi của hội chúng. Những tín đồ thường, tự nguyện giúp nghiên cứu một số đề tài, thì bận rộn trong các thư viện hoặc lục lạo những mẩu tài liệu rời cắt từ báo chí, còn các nhạc sĩ bắt đầu tập dượt nhạc để mở lòng và trí cho Lời Chúa. Giống như thể một guồng máy lớn được khởi động và bắt đầu tích cực ầm ì khi mọi bộ phận gắn liền nhau làm nhiệm vụ của mình.Nhớ rằng những “vụ xử được thực hiện trong phòng riêng,” thì công việc làm bài giảng từ phân đoạn đã định , phải bắt đầu cách sốt sắng. Đối với tôi, việc này hàm ý đọc đi đọc lại bài văn cho tới khi hoàn toàn khắc sâu trong tâm trí. Tôi không thể nói là thuộc lòng, nhưng gần như thế. Chủ đề của phân đoạn đã được nhận diện, và vì vậy, việc kế tiếp là tập hợp mọi tài liệu trong phân đoạn có liên quan với chủ đề.

Page 59: Khong khi tuoi mat noi toa giang

Trong trường hợp sứ điệp thứ nhất, chủ đề là an ủi nhờ tin cậy. Tôi đã dùng mọi nguồn có sẵn trong tay để giúp mình hiểu càng nhiều càng tốt suy nghĩ của tác giả, dứơi sự hướng dẫn của Thánh Linh, khi ông viết Phúc âm này. Điều này ngụ ý tôi say sưa nghiên cứu Thánh Kinh từ điển, bình luận cùng những loại giống như vậy. Bộ Theological Dictionary of the New Testament khổng lồ của Kittel, rất hữu ích, giống như bốn tập của bộ International Standard Bible Encyclopedia đã hiệu đính vậy. Đối với loạt bài đang đề cập, nhiều bình luận về Phúc âm Giăng, như của Leon Morris, George Beasley-Murray, Merrill Tenney, và của những người khác, đều phải đọc và tiêu hóa.Kết quả của việc đọc mọi tài liệu này về bài văn, phải được ghi vào sổ tay, đặc biệt là để lưu lại kết quả của loại nghiên cứu này. Suốt nhiều năm, tôi thường ghi nhanh lên những mảnh giấy rời dĩ nhiên đã biến mất từ lâu. Chắc chắn đó là kết cuộc hợp lẽ cho hầu hết loại ghi chép như vậy, nhưng tôi phải biết rằng một số việc làm có thể được lưu lại để tham khảo trong tương lai.Tôi lấy làm thích thú khi thấy từ “bối rối” là tarassơ , được dùng trong câu gây tranh cãi, 5:4, để mô tả nước ao Bê-tết-đa bị “khuấy động.” Nhưng điều khiến tôi thích thú hơn, chính là việc khám phá ra rằng Giăng đã mô tả Chúa Giê-xu “bối rối” ba lần: trong 11:33; 12:27; và 13:21. Dĩ nhiên, điều này đòi hỏi phải suy nghĩ tại sao chính Ngài đã từng bối rối, lại buộc môn đồ Ngài không được bối rối. Tôi cũng thấy rằng tarassơ có nghĩa là “bị quấy rầy, xao xuyến, và hoang mang.” Như thế, tôi đã làm điều cần thiết đối với từ “bối rối,” và đó là định nghĩa cho từ cũng như minh họa từ bản văn.Tiếp theo là cần phải nhận biết lý do môn đồ bị bối rối. Điều này không khó tìm ra. Tôi ghi nhanh như sau vào tập ghi chép:1. Mọi người bối rối vì “hổ thẹn” qua việc rửa chân.2. Phi-e-rơ bối rối vì được báo trước chối Chúa.3. Thô-ma bối rối vì hoang mang.4. Phi-líp bối rối vì muốn nhiều hơn điều mình đang có.5. Chúa Giê-xu bối rối vì biết điều sẽ xảy ra.Chẳng cần phải mất nhiều thời gian mới thấy được những điểm tương đồng rất thực tế giữa hoàn cảnh bối rối của Chúa và môn đồ với hoàn cảnh của nhiều người tôi sẽ đề cập. Khi cảm thấy đã có đủ tài liệu thô để xác định sự bối rối mà những người trong bài văn đang trải qua, cùng phương cách áp dụng điều đó cho hội chúng hiện tại, tôi mới quay sang chú ý phần kế tiếp trong bài văn: “Hãy tin cậy Đức Chúa Trời; cũng hãy tin cậy ta nữa.”Vài hôm trước khi bắt đầu nghiên cứu phân đoạn này, tôi có đọc cuốn The Preaching Event của John Claypool và đặc biệt bị cuốn hút bởi cách ông đề cập sự kiện Ê-đen, nơi tổ phụ và tổ mẫu chúng ta tỏ ra đặc biệt thích không tin Đức Chúa Trời hơn là tin cậy Ngài. Ông kể một câu chuyện xuất sắc về hai anh em song sinh giống nhau, do nghi ngờ hoàn toàn thiếu lý do xác đáng, đã tàn phá đời mình và

Page 60: Khong khi tuoi mat noi toa giang

chia rẽ cộng đồng, chỉ để rồi sau hai mươi năm, mới khám phá ra mức nghiêm trọng của lỗi lầm mình cùng những hậu quả đáng sợ mà nhiều người phải gánh chịu. May mắn là tôi có ghi lại nhận thức này và minh họa này, cho nên biết được chỗ tìm đến để làm tươi mới ký ức. Điều này giúp tôi triển khai thêm những nhận thức về khuynh hướng bẩm sinh nơi con người là không tin cậy Đức Chúa Trời cùng những hậu quả đáng sợ của nó, cũng như nhu cầu phải học tập tin cậy và tìm thấy trong niềm tin, sự an ủi họ vẫn thiết tha mong mỏi. Tôi đề cập điều này để cho thấy tầm quan trọng của việc lưu giữ những nhận thức có được qua việc đọc của chúng ta để có thể dùng ngay khi cần đến nhất, và cũng để chứng minh rằng hưởng lợi từ công trình của người khác là điều hoàn toàn thích hợp, đặc biệt nếu chúng ta lịch sự đủ để nhận diện và tỏ lòng biết ơn nguồn mình sử dụng.Sau khi lưu ý đủ điều này, tôi quay sang ý nghĩa của “tin cậy Đức Chúa Trời.” Cho rằng tất cả chúng ta đều có xu hướng không tin cậy, tôi tự hỏi có điều nào trong phân đoạn khích lệ tin cậy hay không. Tôi chẳng cần phải tìm kiếm lâu mới có câu trả lời. Phân đoạn này cho tôi những thông tin sau đây, đã được ghi vào tập của tôi:Chúa Giê-xu đòi hỏi môn đồ tin cậy Đức Chúa Trời và chính mình Ngài vì:1. Lời Ngài đã được chứng minh là chân thật2. Cho dù điều đó không được thừa nhận, thì những việc làm của Ngài cũng không thể bác bỏ được.3. Vì thế, sự liêm chính của Ngài không bị nghi ngờ.4. Do đó, những phát biểu của Ngài về thiên đàng là đầy khích lệ.5. Lời hứa tái lâm của Ngài là quả quyết.6. Triển vọng được ở với Ngài là đáng tin cậy.7. Dù sao đi nữa, còn có lựa chọn nào tốt hơn cho họ đâu?Một lần nữa, tôi cảm thấy có sẵn nhiều “tài liệu thô” hơn là mình có thì giờ để sử dụng, cho nên tôi chú ý tới phần cuối của phân đoạn. Khẳng định của Chúa Giê-xu về những “việc lớn hơn” lúc nào cũng thu hút tôi, và tôi thấy rằng lý do các môn đồ hành động ở mức này là vì Ngài sắp về cùng Cha. Tôi cho đây là “tốc ký” thay cho “ân tứ Thánh Linh” và suy luận rằng Chúa Giê-xu hứa sự trang bị nổi bật cho hội thánh để không chỉ dẫn tới những việc làm lớn hơn là kêu người chết sống lại (đây sẽ là nhiệm vụ nặng nề) mà còn là những việc lớn theo nghĩa hàng triệu tín hữu suốt nhiều thiên niên kỷ trải rộng cho tới đầu cùng đất. Việc làm này, thực hiện qua Thánh Linh, tiếp nối công việc do Đấng Christ khởi đầu và vượt xa ngoài giới hạn nhập thể tự áp đặt của Ngài. Như vậy, môn đồ Ngài sẽ được an ủi lớn nhờ cảm nhận được sự kêu gọi cao quí và tài nguyên thỏa đáng.Tiếp theo là khẳng định kỳ diệu về lời cầu nguyện hiệu quả _ xin lưu ý, không phải là tấm thẻ trắng yêu cầu bất cứ điều xưa cũ nào rồi buộc mình tin là được bảo đảm, mà đúng hơn, là cầu xin “trong danh” và vì cớ sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, sẽ dẫn tới những đáp lời cụ thể. Thật an ủi biết bao! Vào lúc này, tôi không thiếu tài

Page 61: Khong khi tuoi mat noi toa giang

liệu hoặc ghi chép, và đã tới lúc cần sắp xếp lại mớ tương đối lộn xôn cho có thứ tự một chút, vì vậy đã tới lúc làm bố cục.Một số nhà truyền đạo thấy hữu ích khi viết ra bài giảng của mình, và phương pháp này có những lợi điểm rõ ràng. Tư tưởng viết ra có thể được trau chuốt và làm cho chính xác hơn. Có thể nhận ra được diễn biến rõ rệt trong suy tư, và chắc chắn chính hành động viết ra, giúp khắc ghi những suy nghĩ trong tâm trí người giảng. Một số nhà truyền đạo viết ra bài giảng rồi học thuộc lòng bản thảo. Những người khác cảm thấy tin tưởng mình biết thông suốt đủ để bỏ bản thảo ở nhà, trong khi người khác thì mang theo và đọc nguyên văn từng chữ.Mỗi người một cách. Tôi thì không làm theo những cách đó. Tôi thích làm bố cục rõ ràng và chi tiết bài giảng của mình trong trí, nhưng phải luôn luôn để nó trước mặt khi giảng. Lý do chính là vì trường hợp của tôi, giảng sứ điệp đã bốn lần rồi, đôi khi tôi có cảm giác kinh khủng nhất vào lần thứ ba hoặc thứ tư như thể tôi sắp nói điều gì đó mà tôi vừa mới nói xong. Dĩ nhiên, tôi vừa nói xong, nhưng là trong buổi nhóm trước. Có bố cục ngay trước mặt, sẽ giúp tôi giữ đúng vị trí, nhưng không buộc chặt tôi với bục giảng đến nỗi không nhìn thấy mọi người trước mặt mình. Ngoài ra, có được bản sao tờ bố cục, sẽ giúp hội chúng theo dõi dòng suy nghĩ, cho họ một món để mang về nghiên cứu thêm, hoặc riêng tư hoặc trong nhóm nhỏ, và tạo cho họ cảm giác được mời gọi tập trung vào điều đang nói và thậm chí còn ghi chép nữa.Theo tôi, mục đích của bố cục là ghi những thực đơn nào sẽ là thức ăn được chuẩn bị cho bữa tiệc. Vì rải rác quanh nhà bếp hoặc trong phòng làm việc, nên cả hai cần được gom lại theo cách có mạch lạc để làm cho thú vị hơn. Xem lại những ghi chép của mình, vốn rải rác và không mạch lạc, tôi cần một cấu trúc cho bài giảng tương tự như cấu trúc tôi đã dùng cho các loạt bài giảng. Tôi quyết định ba điểm chính sẽ là:I. Lòng bối rốiII. Lòng tin cậyIII. Lòng đắc thắngXác định được cấu trúc này, tôi bắt đầu lựa ra những tài liệu thô theo ba tiêu đề chính. Kết quả như sau:I. Lòng bối rốiA. Lòng bối rối của Cứu Chúa1. Đương đầu với nỗi đau của thất vọng (11:33)2. Đối diện nỗi kinh hoàng của sự đóng đinh (12:27)3. Nhận biết sự tàn bạo của phản bội (13:21)B. Lòng bối rối của môn đồ1. Vì nhục nhã (13:17)2. Vì bỏ rơi (13:30)3. Vì chối bỏ (13:38)

Page 62: Khong khi tuoi mat noi toa giang

4. Vì ảo tưởng (14:5, 8)II. Lòng tin cậyA. Tai hại của sự ngờ vực1. Con người được tạo dựng để tin cậy Đức Chúa Trời.2. Bản chất đáng tin cậy của Đức Chúa Trời bị nghi ngờ (SaSt 3:1)3. Kết quả là sự tan rã và vỡ mộng.4. Đức Chúa Trời hứa phục hồi mối liên hệ (14:1)B. Cơ sở của niềm tin1. Chúa Giê-xu nêu vấn đề.a. Qua lời Ngài: “Quả thật ta nói cùng các ngươi” (GiGa 14:12)b. Qua việc làm của Ngài: “Việc ta làm” (14:12)2. Chúa Giê-xu khẳng định địa vị của Ngài (14:6)a. Ta là đường đib. Ta là chân lýc. Ta là sự sống3. Chúa Giê-xu đưa ra bố cục lời hứa của Ngài (14:2-4)a. Nhà Cha có nhiều chỗ.b. Ta sẽ chuẩn bị cho các ngươi một chỗ.c. Ta sẽ trở lại rước các ngươi.d. Các ngươi sẽ ở với ta.III. Lòng đắc thắngA. Niềm an ủi nhờ biết Đức Chúa Trời ở trong Đấng Christ (14:7)B. Niềm an ủi nhờ biết đủ nguồn vui (14:12)1. Nguyên tắc của đức tin2. Quyền năng của Thánh Linh: “vì ta đi . . . “C. Niềm an ủi nhờ biết lời cầu xin được nhậm (14:13-14)1. Lời cầu nguyện tìm kiếm sự vinh hiển của Đức Chúa Trời2. Lời cầu nguyện dâng lên trong danh Đấng ChristChỉ phần nhập đề và kết luận cần được thêm vào bố cục. Trong trường hợp này, vì sứ điệp này là mở đầu cho loạt bài mới, nên tôi cần một nhập đề không chỉ riêng cho sứ điệp, mà còn cho cả loạt bài nữa.Ngay trước khi đứng lên giảng, hội chúng đã xem các phần bài đọc của Giăng 13 qua hoạt cảnh, dựng bối cảnh của phòng cao thật sinh động, cho nên mọi người đã thấy được mối liên hệ. Vì vậy, mọi điều này đều cần thiết, qua phần nhập đề, tôi nói: “Vì biết điều đang chờ đợi mình trước mặt, nên Chúa Giê-xu đã dành những giờ phút ngắn dần của đời mình với môn đồ. Đó là thời gian khó khăn đối với họ, và họ vô cùng bối rối. Đáp ứng của Chúa Giê-xu là bảo họ: ‘Hãy tin cậy Đức Chúa Trời; cũng hãy tin cậy ta; lòng các ngươi chớ bối rối.’ Nói dễ hơn làm, nhưng đó vẫn là cách tìm an ủi cho lòng bối rối.”Thế là khá nhiều cho một bố cục ngắn gọn và nhập đề rồi, nhưng còn kết luận thì

Page 63: Khong khi tuoi mat noi toa giang

sao? Tôi thấy hữu ích nhờ áp dụng, và nếu bạn thích, xem nó như lời “nhận xét đanh thép,” cho mọi người có “vấn đề để suy gẫm.” Những điểm này được bao gồm trong bố cục và thường được nêu ra và lặp lại như là lời kết thúc cho bài giảng. Theo cách này, phần áp dụng được nhấn mạnh, và gợi nhiều ý giúp kích thích suy nghĩ thêm. Cho nên bố cục kết thúc với những điểm thường lệ để suy nghĩ và báo trước điều chờ đợi ở tuần tiếp theo, như sau:Những điểm suy gẫm :Tôi có lòng bối rối không? Tôi cần phải làm gì để biến thành lòng tin cậy?Tuần tới :“An ủi nhờ yêu thương” (14:15-31)Nhờ dành thì giờ nghiên cứu phân đoạn này khá chi tiết, nên phần lớn tài liệu đã khắc ghi trong trí tôi, vì vậy tôi thấy mình có thể nhớ được trọng điểm của sứ điệp mà không cần những ghi chú nhiều chi tiết hơn bố cục. Điểm khác biệt duy nhất giữa bố cục của tôi với bố cục trong tay hội chúng, ấy là tôi cẩn thận ghi chú bất kỳ trích dẫn và minh họa nào cần dùng. Đây là khía cạnh sau cùng của công tác chuẩn bị thật chăm cho bố cục một bài giảng, đó là tìm tòi và sắp xếp “màu sắc” cần thiết để làm cho bài giảng sống động và dễ nhớ hơn. Hỡi các nhà truyền đạo, chúng ta hãy đối diện vấn đề, người nghe chỉ nhớ những minh họa cùng chuyện kể, và không phải lúc nào cũng nhớ điểm được minh họa. Nhưng sẽ nói thêm điểm này sau.Tôi không đề cập đặc biệt vai trò của sự cầu nguyện trong việc chuẩn bị bài giảng, chẳng phải vì tôi không tin vào sự cầu nguyện hoặc vì nó không cần thiết, mà đúng hơn, là vì tôi thấy trong khi đắm mình trong Lời Kinh Thánh, vật lộn với những khái niệm và áp dụng cho chính mình, thì tôi đã bị cuốn trôi theo tinh thần cầu nguyện và thờ phượng hầu như tự động rồi. Hơn nữa, khi gặp những khái niệm khó hiểu hoặc khó giải thích, thì nguồn trông cậy tự nhiên là cầu xin sự soi sáng cùng sức lực và khả năng từ Đức Chúa Trời để hoàn thành công tác. Nếu bạn chưa thấy đây là kinh nghiệm riêng, thì tôi khuyến khích bạn thỉnh thoảng dừng lại việc chuẩn bị để trò chuyện với Chúa về điều Ngài phán với bạn.Hãy nhớ, những vụ xử án được quyết định trong phòng riêng, thì cũng đúng là bài giảng được thành hình trong phòng làm việc.

Chương 12: Gợi Ý về Lời Công Bố

Triết lý giảng dạy của tôi, nếu được vinh dự dùng từ lớn lao như vậy cho những cố gắng của mình, đặt nền tảng trên một phân đoạn Kinh Thánh thật hay, được chép trong Nê-hê-mi chương 8. Đây là chuyện kể về E-xơ-ra, thầy thông giáo được dân sự khích lệ đem Sách Luật pháp ra đọc như một phần trong việc cử hành Lễ Lều tạm. Ông đứng trên một bục giảng bằng gỗ, đặc biệt dựng lên cho mục đích này, để mọi người đều có thể nhìn thấy ông, và “người đọc lớn tiếng từ rạng đông cho tới trưa” (NeNe 8:3). Đây là một câu mà mọi nhà truyền đạo cần nhớ thuộc lòng để

Page 64: Khong khi tuoi mat noi toa giang

đáp lại những người phàn nàn về bài giảng dài của mình. Nhưng dù thời gian đọc thật gây ấn tượng, thì đó chính là điều dân sự đã làm đối với việc đọc Kinh Thánh, vốn vô cùng quan trọng cho nhà truyền đạo ở mọi thời đại. E-xơ-ra chiêu mộ được sự trợ giúp của một số người (người Lê-vi) mà tên khó đọc của họ đã được liệt kê để gây dựng chúng ta. Họ “đọc từ Sách Luật pháp của Đức Chúa Trời, làm sáng tỏ và giải nghĩa để dân sự có thể hiểu điều đang đọc” (8:8).Giả định là họ thay phiên nhau trong việc giảng kéo dài này. Nhưng cho dù như vậy, họ vẫn không hoàn tất công việc, vì chúng ta đọc thấy như sau:Nê-hê-mi , quan tổng trấn , E-xơ-ra , thầy tế lễ và thầy thông giáo , cùng người Lê-vi đang dạy dỗ dân sự , nói với cả Y-sơ-ra-ên rằng : “Ngày nay là thánh cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời của các ngươi . Chớ để tang cũng đừng khóc lóc .” Vì cả dân sự đều khóc khi nghe đọc các lời Luật pháp . Nê-hê-mi nói với chúng rằng : “Hãy đi ăn vật gì béo , uống đồ gì ngọt , và hãy gửi phần cho những người không có sắm sửa gì hết . Vì ngày nay là thánh ,biệt riêng ra cho Chúa chúng ta . Chớ buồn thảm , vì sự vui vẻ của Đức Giê-hô-va là sức lực của các ngươi ” (8:9-10).

Suốt nhiều năm, những câu này là nền tảng cho mọi nỗ lực giảng dạy của tôi. Chúng ta hãy xem xét kỹ phương pháp của những nhà truyền đạo này.

Bốn Thành Tố Cơ Bản Trước hết, họ đọc từ Lời Kinh Thánh, “đọc rõ ràng.” Đọc Lời Kinh Thánh rõ ràng là thực chất của sự rao giảng. Sau đó, họ làm việc chăm, để “giải nghĩa,” một cách khác ngụ ý giải thích. Lời giải thích của họ không thuần túy nghiên về lý thuyết mà chủ yếu là thực tế, mang tính chỉ đường, có thể nói như vậy, “để dân sự có thể hiểu được.” Nói cách khác, đây là áp dụng. Tuy nhiên, dân sự vẫn cần được nói cho biết cách thi hành Luật pháp trong hoàn cảnh đặc biệt của mình, cho nên họ được bảo: “Hãy đi ăn vật gì béo, uống đồ gì ngọt, và hãy gửi phần cho những người không có sắm sửa gì hết” (c. 10).Chúng ta sẽ thành công trong mọi lời giảng của mình nếu ghi nhớ bốn điều này:1. Công bố2. Giải thích3. Áp dụng4. Thi hành

Thu Hút Chú Ý của Người Nghe Tôi xin đề nghị vài gợi ý về vấn đề công bố. Thực sự là chúng ta đang cố gắng làm gì? Trả lời cho câu hỏi tối quan trọng này (vì người nào chẳng nhắm vào đâu, thì thường lại đạt được) ấy là chúng ta quan tâm việc vận dụng Lời Đức Chúa Trời theo cách người nào nghe, thì biết phải làm gì đối với lời đó. Nhưng trước tiên chúng ta phải đưa người ta vào hoàn cảnh có thể nghe được Lời Đức Chúa Trời. Đã qua từ lâu rồi, ở nhiếu nơi trên thế giới, và gần đây hơn, tại Hoa kỳ, những

Page 65: Khong khi tuoi mat noi toa giang

ngày mà con mgười đầu phục không chút than phiền chống đối lời rao giảng cho mình, hoặc nhắm vào mình, tùy thái độ lúc nghe.Hiển nhiên là vẫn còn một nhóm khách khá đông trong giáo hội tại Hoa kỳ, nhiều người trong họ là tín hữu trung kiên, cần được nuôi dưỡng bởi Lời Đức Chúa Trời, và không ít trong họ, là những người chưa tin, cần được tái sanh. Những hội thánh lành mạnh luôn luôn nhớ ghi hai loại người này, còn những nhà truyền đạo cảnh giác thì luôn theo dõi hai nhóm người đó. Nhà truyền đạo thời nay không được chỉ nghĩ tới việc giảng cho những người đi nhà thờ. Nhà truyền đạo ngày nay cần tìm kiếm, và nếu cần thiết, tạo cơ hội để rao giảng Lời Đức Chúa Trời bên ngoài bốn bức tường của nơi thờ phượng, cho những người sẽ không bao giờ ban vinh dự bằng sự hiện diện của mình trên ghế nhà thờ. Trong những ngày đầu giảng dạy của mình, có lẽ tôi đã thường giảng bên ngoài nhà thờ nhiều hơn là bên trong. Đây có thể là lời bình công bằng về điều mà hội thánh nghĩ về việc giảng dạy nói chung của tôi. Vì vậy chính là trong các quán rượu, câu lạc bộ và quán cà-phê của nước Anh và những tụ điểm bị tấn công trên các góc phố mà tôi học tập giảng dạy. Phần lớn việc giảng dạy của tôi ngày nay diễn ra bên trong nhà thờ, nhưng tôi vẫn thích những cơ hội nói chuyện với các câu lạc bộ thương gia, nói trong sân trường đại học, hoặc chia sẻ “truyền cảm hứng” sau bữa ăn tối, hay bất kỳ cơ hội nào đưa đến hoặc do tạo ra. Khi tôi giảng, hễ nơi nào tôi giảng, bất cứ đề tài nào, tôi cũng luôn nghĩ tới những người chưa quen thuộc hoặc với nhà thờ hoặc với phúc âm. Những người được bạn mời tới hoặc đến do chương trình tiếp xúc qua ti-vi hoặc những người lang thang bước vào do tò mò, sẽ không ngồi xuống lắng nghe nếu họ không quan tâm điều tôi nói.Các nền văn hóa hiện đại mang lại những lựa chọn đa dạng gây hoang mang cho con người. Không thiếu những tiếng nói gây chú ý. Nhu cầu công việc cùng cơ hội vui chơi lên tới mức vấn đề chính đối với nhiều người là phải cố gắng thích ứng mọi thứ vào thời biểu bận rộn của mình. Trong trường hợp này, nhà truyền đạo cần phải đối đầu với sự kiện khó chịu là họ phải cạnh tranh để thu hút sự chú ý của những người họ đang tìm cách tiếp xúc. Để làm vấn đề tồi tệ thêm, nhà truyền đạo thời hiện đại không chỉ có thể cho rằng người ta sẽ vui vẻ lắng nghe mình, mà họ còn phải kể đến sự kiện là lỗ tai thời hiện đại được đào tạo để nghe những sound bites , chớ không phải bài giảng. Nhà truyền đạo của thế kỷ hai mươi cần phải biết cách thu hút sự chú ý của người khác, và khi đã có được rồi, thì cần biết phải làm gì và làm cách nào để duy trì điều đó trong khi mình hành động. Nhưng tập trung vào việc thu hút sự chú ý của người khác cũng tạo vấn đề cho nhà truyền đạo.

Tập Trung Vào Đức Chúa Trời và Liên Kết Với Con Người Spurgeon nói trong Lctures to My Students của ông: “Để thu hút sự chú ý, luật vàng đầu tiên là, luôn luôn nói điều đáng nghe” (130). Sau đó ông nói thêm cách điển hình: “Chẳng ai ngủ khi mong chờ nghe điều có lợi cho mình. Tôi có nghe vài

Page 66: Khong khi tuoi mat noi toa giang

điều rất kỳ lạ, nhưng không hề nghe nói có ai ngủ trong khi nghe đọc di chúc mà mình mong nhận được di sản, cũng chưa hề nghe có tù nhân nào ngủ trong khi quan tòa đang nói lời kết, và tính mạng mình đang lơ lửng lâm nguy” (138). Nói cách khác, con người trong những hoàn cảnh đó biết là họ sắp nghe một điều quan trọng đối với cuộc đời mình, và họ chăm chú lắng nghe. Cho nên, nếu muốn thu hút sự chú ý của người khác, chúng ta phải nói điều họ quan tâm.Có hai điều cần giữ cân bằng. Dù lời giảng lúc nào cũng phải liên quan đến con người, nhưng không thể nào được cho là giảng dạy nếu không tập trung vào Đức Chúa Trời. Đây là khẳng định khá hiển nhiên, nhưng cũng giống như nhiều khẳng định hiển nhiên khác, nó cần được lặp lại. Tôi thấy một khuynh hướng giảng dạy hiện hành khiến tôi lo ngại. Nó liên quan với điều có thể trở thành sự thiếu cân bằng đúng mức giữa hai yếu tố này.Như tôi đã nêu, tôi nhận thấy có nhiều cách giảng khác nhau. Có đủ kiểu mở đầu và nhiều cách truyền đạt chân lý có giá trị. Nhưng để có cân bằng đúng mức, chúng ta phải nhấn mạnh vào trung tâm điểm là Đức Chúa Trời trong mọi lời giảng của chúng ta. John Piper mạnh mẽ nêu rõ điểm này trong tác phẩm The Supremacy of God in Preaching . Mặt khác, nếu lời giảng của chúng ta không liên quan đến con người, thì sẽ không đạt tới tiêu chuẩn do E-xơ-ra cùng các đồng nghiệp ông đưa ra, nhưng quan trọng hơn nữa là sẽ hoàn tòan không đạt được điều đã định cho việc giảng dạy. Nếu không xử lý những tình huống trong cuộc sống bằng cách giới thiệu Chúa của sự sống là chìa khóa của sự sống, thì đó là lời giảng không thỏa đáng.Lo ngại của tôi về một số xu hướng hiện đại là phương pháp có vẻ nguy hiểm gần giống như tập trung vào con người và liên kết với Đức Chúa Trời. Tuy có nhận thức đúng mức và rất đáng khen ngợi về những nỗi đau cùng nhu cầu của con người và có cố gắng xử lý bằng cách cho thấy Đức Chúa Trời quan tâm đáp ứng nhu cầu của họ, nhưng tôi e rằng đôi khi con người có cảm tưởng rằng lý do hiện hữu chủ yếu của Đức Chúa Trời là Ngài hiện hữu để đáp ứng nhu cầu cho họ. Do đó vấn đề là nếu Đức Chúa Trời hiện hữu chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của con người, thì Ngài có nguy cơ trở thành chẳng khác gì “nhân vật đáp ứng nhu cầu trên trời” trong tâm trí con người. Những người bị Đức Chúa Trời thu hút dựa trên cơ sở này đặc biệt miễn cưỡng không muốn tiến xa hơn trong mối liên hệ với Ngài mà thực tế có thể gọi là làm môn đồ Ngài. Hơn nữa, dù có thể liên kết rất tốt với Đức Chúa Trời chừng nào Ngài còn đáp ứng nhu cầu của họ (mà có hoặc không có thể là nhu cầu màrất dễ có thể là những ham muốn bất chợt và ưa thích tùy hứng), nhưng họ rất mau bị vỡ mộng với Ngài rồi quay sang những lãnh tụ tinh thần khác, nếu Ngài không xuất hiện với những đáp án họ mong đợi.Có ba điều nhà truyền đạo phải tìm cách kết hợp trong từng bài giảng tập trung vào Đức Chúa Trời, liên kết với con người:1. Bài giảng phải chỉ dạy con người về bản chất Đức Chúa Trời cùng điều Ngài đã

Page 67: Khong khi tuoi mat noi toa giang

phán.2. Bài giảng phải hòa đồng với tình trạng của con người.3. Bài giảng phải cho thấy cần có hành vi đáp ứng thích hợp.Tôi thấy tò mò về chức vụ của Phao Lô tại Tê-sa-lô-ni-ca. Chúng ta không được biết những nhu cầu đặc biệt Phao Lô phải đương đầu và giải quyết khi ông tới đó, nhưng chúng ta biết chức vụ của ông hiệu quả cách phi thường. Sau lần viếng thăm rất ngắn, một hội thánh được khai sinh mà ông mô tả là mẫu mực cho các hội thánh trong vùng phụ cận. Ông nói, lý do là vì mọi người đã “trở lại cùng Đức Chúa Trời , bỏ hình tượng đặng thờ lạy Đức Chúa Trời hằng sống và chơn thật, đặng chờ đợi Con Ngài từ trên trời” (ITe1Tx 1:9-10). Cho dù lời giảng của Phao Lô bắt đầu từ đâu, thì chắc chắn nó cũng tập trung vào Đức Chúa Trời vì nó tạo ra những tín hữu tập trung vào Đức Chúa Trời. Ngài là tiêu điểm chú ý của họ. Họ đã quay về với Ngài, sốt sắng phục vụ Ngài, và chờ đợi Con Ngài. Dựa vào sự kiện đời sống cùng lời chứng của họ gương mẫu như vậy, thì cũng hợp lý để cho rằng nhu cầu của họ đã được đáp ứng. Mọi nhà truyền đạo đều muốn thấy kết quả công lao của mình trong những con người trước kia chỉ miệt mài lo cho bản thân, nay trở thành những tín hữu tận hiến và là đầy tớ sẵn sàng của Đức Chúa Trời. Để có được điều này, thì tiêu điểm của lời giảng phải thận trọng được duy trì: tập trung vào Đức Chúa Trời và liên kết với con người.

Đề Tài Thu Hút Chú Ý Trong hai mươi hai năm của chức vụ mục sư hiện tại (và duy nhất) của tôi, thời đại đã đổi thay. Vào những ngày đầu, nếu tôi thông báo sẽ dạy Thư Phao Lô gửi cho người La Mã, thì sẽ thấy rõ được mọi loại người trong hội thánh . Bây giờ thì những người ngoại biên (và nhà truyền đạo phải luôn nghĩ đến những người này ngoại trừ lấy làm mãn nguyện giảng cho người đã tin để thuyết phục người đã chịu thuyết phục rồi) chẳng mấy tỏ ra quan tâm hoặc tới Phao Lô hoặc tới người La Mã. Nhưng họ quan tâm tới những “nhu cầu cảm thấy.” Nói thế không nhất thiết có nghĩa là họ không quan tâm tới những “nhu cầu thật,” mà là công việc của nhà truyền đạo ấy là chuyển họ từ mối quan tâm đến cái trước, sang việc nhận ra cái sau _ chuyển họ từ điều đang ngứa ngáy sang điều gây ra sự ngứa ngáy và đồng thời cũng gải ngứa nữa.Thí dụ, gần đây, qua lời dạy của Chúa Giê-xu, tôi lưu ý chứng minh rằng có một số hành động chúng ta phải làm, cho dù sự việc xảy ra trong đời sống chúng ta ngoài tầm kiểm soát của mình. Càng ngày tôi càng gặp những người kinh nghiệm khó khăn trong cuộc sống vì cớ đã bị (hoặc cho là mình đã bị) lạm dụng hoặc là nạn nhân. Họ cho rằng đời bất công, rằng hoàn cảnh, hay số phận, hay Đức Chúa Trời, hoặc mọi thứ trên trời cao đã xử tệ với họ và họ chẳng còn biết làm gì ngoại trừ cảm thấy oán hận và đau đớn về điều đó. Tôi đã quyết định giảng một loạt bài về những ngụ ngôn được ghi trong Lu-ca, nhưng tôi biết các sứ điệp phải có liên quan

Page 68: Khong khi tuoi mat noi toa giang

với “nút nhu cầu” chính yếu mà nhiều người đang mang. Vì vậy, loạt bài đó là: “Phải Làm Gì Trong Lúc Cuộc Sống Bạn Đang Tiếp Diễn.” Đề tài này kích thích lắm mối quan tâm nên tôi e rằng “Một Loạt Bài về Ngụ Ngôn” sẽ không đủ.Trong thí dụ ở chương trước, các sứ điệp phát sinh từ mối quan tâm muốn đề cập một số “nhu cầu cảm thấy.” Nhưng trong loạt sứ điệp sau, tôi lại đặc biệt cảm động khi đọc thư Hê-bơ-rơ, muốn dạy vài bài quan trọng đã thu hút sự chú ý của tôi. Tôi bị tóm chặt bởi câu: “Chúng ta hãy vững lòng đến gần ngôi ơn phước, hầu cho được thương xót và tìm được ơn để giúp chúng ta trong thì giờ có cần dùng” (HeDt 4:16).Ghi nhớ nhu cầu phải nắm bắt sự chú ý của mọi người, tôi triển khai loạt bài sau đây:“Tìm Cứu Giúp Nơi Nào ”1. Tìm Cứu Giúp Nơi Nào để Tẩy Sạch Đời Bạn? (1:1-4)2. Tìm Cứu Giúp Nơi Nào để Đương Đầu với Sợ Hãi (2:14-18)3. Tìm Cứu Giúp Nơi Nào để Đối Điện Chán Nản (4:1-13)4. Tìm Cứu Giúp Nơi Nào để Đối Phó Cám Dỗ (4:14-16)5. Tìm Cứu Giúp Nơi Nào để Nhìn Xa Hơn Nan Đề (5:7; 6:12)6. Tìm Cứu Giúp Nơi Nào để Xử Lý Nỗi Bất An (6:13-20)7. Tìm Cứu Giúp Nơi Nào để Làm Trong Sáng Lương Tâm (9:1-14)8. Tìm Cứu Giúp Nơi Nào để Tăng Cường Đức Tin (10:19-39)9. Tìm Cứu Giúp Nơi Nào để Chạy Cuộc Đua (12:1-13)10. Tìm Cứu Giúp Nơi Nào để Phát Triển sự Thờ Phượng (12:14-29)11. Tìm Cứu Giúp Nơi Nào để Cải Thiện Thái Độ (13:1-6)12. Tìm Cứu Giúp Nơi Nào để Bước Theo Lãnh Tụ (13:7-25)

Duy Trì sự Chú Ý của Công Chúng Nắm bắt được sự chú ý là một việc. Duy trì được sự chú ý là một việc khác, nhất là trong nền văn hóa quen với những nhận xét hời hợt hơn là gắn bó với một công việc. Điều này hàm ý ngoài việc dùng tài liệu thích thú, sự truyền đạt tài liệu đó cũng phải hấp dẫn. Thái độ của người truyền đạt làyếu tố quan trọng. Nếu nhà truyền đạo tạo ấn tượng là mình không nắm vững đề tài, thì khó có thể ngạc nhiên khi thấy hội chúng cho là đề tài không hấp dẫn. Tiến sĩ D. Martyn Lloyd-Jones, nhà truyền đạo lừng danh xứ Wales trước đây, viết trong Preaching and Preachers : “Nhà truyền đạo không bao giờ được buồn tẻ, không bao giờ được nhàm chán; ông ta không bao giờ nên mang tiếng ‘nặng nề’. . . . Tôi có thể nói nhà truyền đạo buồn tẻ là trái ngược với nghĩa của từ; nếu buồn tẻ thì ông ta không phải là nhà truyền đạo” (87). Chúng ta sẽ xem xét điều này trong chương sau.

Chương 13: Triển Khai Nhập Đề

Chấp nhận rủi ro đảo lộn phần sau ra trước, tôi thường triển khai nhập đề bài giảng

Page 69: Khong khi tuoi mat noi toa giang

sau khi hoàn tất phần còn lại. Tôi công nhận có lúc mình sẽ chỉ đứng lên nói: “Xin chúng ta mở Kinh Thánh.” Tuy làm như vậy là hoàn toàn hợp lý, nhưng chính xác đó không phải là cách nắm bắt sự chú ý của nhiều người, nhất là khi họ không mang Kinh Thánh theo hoặc khi họ có thể thấy Kinh Thánh nơi dãy ghế trước mặt nhưng không dám cầm lấy vì chẳng biết tìm Thư Phi-e-rơ Thứ Nhất ở đâu và không muốn tỏ ra như vậy bằng cách dò tìm. Vì thế chỉ một ý nhỏ cho nhập đề cũng có thể là dài dòng. Phần mở đầu bố cục của tôi sẽ không luôn luôn là nhập đề cho bài giảng, vì nhập đề thường hiệu quả nhất nếu có mang yếu tố bất ngờ.W. E. Sangster viết:Nhà truyền đạo có nhiệm vụ đáng sợ là làm cho lời Đức Chúa Trời trở nên sống động đối với mọi người nam cũng như nữ vốn bận rộn suốt cả tuần lo tìm bánh của đời này và là những người , ngay cả trong đền thờ , cũng thấy khó giữ cho tâm trí mình hướng về Đức Chúa Trời và về những điều thánh khiết . Ông ta phải giúp họ trong mọi cách lành mạnh có thể được . Nếu biết cách mở đầu hấp dẫn , ông ta có thể được họ kính sợ chú ý suốt buổi và có thể giấu chân lý Đức Chúa Trời tận nơi sâu thẳm trong lòng họ (126).

Đường Đi Lên Hội nghị Keswick miền bắc nước Anh là một sự kiện thường niên. Lúc còn trẻ, tôi là superbowl về thuyết phúc âm của Anh quốc. Gia đình tôi tham dự mỗi năm chỉ vào ngày Thứ Tư, vì bố tôi có một cửa hàng và điều đó ngụ ý cửa hàng chỉ đóng cửa nửa ngày. Thật chán. Tôi thường ngồi đó trên chiếc ghế cứng ngắc trong một trại thật lớn vào một chiều hè oi bức, nghĩ đến vô số nơi đáng ra tôi phải tới. Vào các ngày Thứ Tư, đề tài luôn luôn là quyền chủ tể của Đấng Christ. Thời đó tôi tiếp cận đề tài này với mức lo lắng đáng kể, cho nên bạn có thể tưởng tượng trạng thái tinh thần hằng năm của tôi khi thời gian hội nghị kéo tới và một lần nữa, tôi ký thác tuổi trẻ miễn cưỡng của mình trên chiếc ghế cứng rắn, biết quá rõ là mình sẽ bị vạch trần trước chân lý khó chịu đó.Có lần tôi đang ngồi tự hỏi không biết một tiếng đồng hồ sẽ kéo dài bao lâu và lơ là chú ý tới diễn tiến sự việc đến nỗi chẳng hay biết buổi nhóm đã bắt đầu, bỗng một giọng nói thật lớn gào to: “Đường đi xuống là đi lên!”Nhập đề đó thật khó quên vì được chứng minh bởi sự kiện là tôi hiện vẫn còn nhớ. Bây giờ trong lứa tuổi sáu mươi, hơn bốn mươi lăm năm sau, tôi ngồi nhớ như thể mới hôm qua, nhớ những dòng mở đầu một bài giảng mà tôi chẳng muốn nghe. Sau đó tôi thấy tên của nhà truyền đạo là Donald Grey Barnhouse. Nhưng điều quan trọng hơn, là tôi khám phá ra nguyên tắc ông dạy ngày hôm ấy. Ông giảng giải điều đã được Phi-e-rơ khẳng định nôm na hơn: “’Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo nhưng ban ơn cho người khiêm nhường.’ Vậy, hãy hạ mình xuống dưới tay mạnh sức của Đức Chúa Trời, hầu cho đến kỳ thích hợp, Ngài sẽ nhấc anh em

Page 70: Khong khi tuoi mat noi toa giang

lên” (IPhi 1Pr 5:5-6).Đối với suy nghĩ của tôi, đây là một nhập đề cổ điển, vì chẳng những đã thu hút được sự chú ý của tôi mà còn thật là cô đọng và xoáy sâu trong khi gói gọn toàn bộ sứ điệp dưới dạng dễ nhớ và dùng lối diễn đạt khá trừu tượng, lỗi thời bằng những từ hấp dẫn hiện đại. Ngày nay, không phải tất cả chúng ta đều mang danh Barnhouse, nhưng tất cả chúng ta có thể tự viết nhập đề của mình.

Hãy Kể Chuyện Cho Chúng Tôi Thật nhục nhã cho nhà truyền đạo phải nhớ rằng người ta nhớ rất ít điều mình rao giảng, và thậm chí còn bối rối hơn, khi bạn biết những điều người ta thấy không thể nào quên được. Họ nhớ lỗi lầm của bạn, còn nếu răng bạn bị văng ra, thì họ không bao giờ quên chuyện đó. Nhưng cũng có tin vui, đó là họ thích và có khuynh hướng nhớ những câu chuyện hay. Vì vậy, nhà truyền đạo nên nghĩ đến những câu chuyện không chỉ dễ nhớ mà còn nhằm dùng làm nhập đề thu hút sự chú ý và dẫn vào cấu trúc của bài giảng mình.Một hôm tôi bắt đầu một loạt bài nói chuyện về động cơ thúc đẩy bằng câu chuyện sau. Jill và tôi đến Kimberley ở Nam Phi và được một phụ nữ nhỏ bé mà chúng tôi chưa hề gặp mặt, ra đón. May mắn là bà này biết chúng tôi, và khi chúng tôi lo lấy túi xách thì bà nói khiến chúng tôi chưng hửng: “Các ông có muốn xem hang không?”Vốn là người Anh, tôi nói: “Xin lỗi, bà nói gì ạ?” Nếu là người Mỹ thì tôi sẽ nói:”Hử?” Tôi chẳng hiểu bà nói gì, nhưng vì rất ư là người Anh và lịch sự cách đau đớn, tôi nói: “Chúng tôi rất thích xem hang đó ạ. Cám ơn bà nhiều lắm.”Bà nói: “Các ông có muốn xem chỗ mình sẽ ở trước, hay thích đi xem hang ngay bây giờ?”Thấy bà nhiệt tình vô bờ bến, tôi nói: “Dạ đi ngay. Chúng ta đi ngay bây giờ đi!”(Trong dấu ngoăc, xin phép nói, chuyện kỳ lạ này dễ khiến người ta chú ý lắm. Họ suy nghĩ: Hang gì vậy? Tại sao người phụ nữ kỳ lạ này phấn khởi về cái hang đến thế? Có chuyện gì vậy?)Trong lúc ngồi xe, bà nói: “Đó là cái hang nhân tạo lớn nhất thế giới, các ông biết đấy.”Tôi trả lời hoàn toàn ngay thật: “Không, tôi không biết chuyện đó ạ.”Bà đáp vô cùng nhiệt tình: “Ồ, vâng, hang đó lại được đào với những dụng cụ rất là thô sơ.”“Giống như gì ạ?”Bà nói: “Ờ thì xảng nhỏ xúc bằng tay với xô bằng da cùng cả một hệ thống ròng rọc. Còn chu vi thì tới một dặm, và sâu hàng trăm bộ.”Bà tiếp tục nói tới mức khó dừng để lấy hơi. “Kinh khủng lắm. Có bạo loạn cùng đói kém và bịnh dịch và giết chóc. Thật kinh khủng. Nhưng người ta từ khắp thế giới kéo tới tham gia đào cái hang này!”

Page 71: Khong khi tuoi mat noi toa giang

Hiển nhiên đối với tôi vào lúc này người phụ nữ nhỏ bé này cho rằng tôi đã biết hết về cái hang trong mơ của bà ta, và tôi tính giấu sự ngu dốt của mình càng lâu càng tốt. Nhưng vào lúc này tôi lại thực sự bị thu hút.Bà nói: “Hồi xưa nó là ngọn đồi, ông biết không.”Tôi thực sự bị cuốn hút. “Xưa nó là ngọn đồi hả?”Bà nói: “Vâng, đúng đấy. Xưa nó là ngọn đồi.”Tới đây thì chúng tôi đã đến nơi, và chắc chắn chẳng có đồi nào cả, chỉ là cái hang. Chu vi một dặm. Sâu hàng trăm bộ. Trí tò mò của tôi hoàn toàn bị kích động vào lúc này, cho nên tôi hỏi: “Sao người ta trên khắp thế giới lại kéo tới đây đào trên đỉnh đồi để tạo ra cái hang lớn nhất thế giới giữa nơi chẳng là đâu cả?”Bà sốt sắng giải thích: “Ờ thì rất đơn giản, thật đấy. Một hôm vài đứa bé con chơi trên đồi, chọi sỏi vào nhau. Một ông già lịch sự đi ngang qua, nhìn thấy nắng trời lấp lánh trên một viên sỏi, liền nhặt lên, xem xét, và nhận ra ngay lập tức. Viên kim cương. Thế là Mỏ Kim cương Kimberley ra đời!”Và đó là cách bạn biến ngọn đồi thành cái hang lớn nhất thế giới. Kim cương nằm rải rác chính là động cơ thúc đẩy.Tôi đã kể câu chuyện này nhiều lần, và người thường rất thích cũng như bị thu hút. Dĩ nhiên chúng ta không được kêu gọi làm người có tài kể chuyện hấp dẫn, cho nên chúng ta phải làm sáng tỏ vấn đề qua câu chuyện. Trong trường hợp này, tôi muốn nêu rõ rằng khi được thôi thúc đúng mức, để làm thiện hoặc làm ác, thì con người có khả năng tạo những kỳ công nổi bật, nhưng khi không được thôi thúc đủ, thì hầu như lúc nào họ cũng sống tụt xa dưới tiềm năng. Thật khó tưởng tượng những hoàn cảnh khiến con người có thể bị thuyết phục rời bỏ gia đình cùng bà con thân thuộc, đi tới vùng thảo nguyên châu Phi, chịu đựng gian khổ cùng hiểm nguy khó tin nổi, chỉ để đào một cái hang. Nhưng bản chất lòng tham là như vậy, và ham muốn làm giàu nhanh là yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ, khiến họ đã đi, cho tôi thấy không chút nghi ngờ rằng một trong những yếu tố quan trọng nhất trên đời là động cơ thúc đẩy. Từ đó loạt bài triển khai chủ đề động cơ thúc đẩy qua việc nghiên cứu các phân đoạn tự thuật tiểu sử của Phao Lô, giúp chúng ta nhìn vào bên trong đầu của vị sứ đồ lớn này để thấy điều đã thôi thúc ông, điều đã khiến ông ứng xử như vậy.

Bước Sóng John Stott châm biếm rằng nhiều người xem nhà truyền đạo như là “sáu ngày vô hình và một ngày không thể hiểu nổi.” Tôi đoán là hai điều này có liên quan với nhau. Một số nhà truyền đạo thực sự tách biệt mình trong phòng làm việc để ít tiếp xúc với mọi người nơi mình sống. Các ông khác thì làm như vậy theo nghĩa bóng ở chỗ dành hết cả thì giờ, vất vả đọc những điều thâm sâu tối nghĩa của thần học cùng triết học mà không hề đặt chân xuống những chỗ nông cạn của đời thường nơi đa số người đang sống. Cả hai loại truyền đạo đó sẽ thấy khó hiểu cách người

Page 72: Khong khi tuoi mat noi toa giang

ta suy nghĩ, có nghĩa làngười nghe họ cũng sẽ thấy khó hiểu điều nhà truyền đạo nói. Vô hình có thể hàm ý là không thể hiểu nổi. Craig Skinner thẳng thừng khẳng định: “Bất cứ diễn giả nào cho rằng thính giả mình suy nghĩ và cảm nhận giống y hệt như mình, luôn luôn là sai” (75). Nhà truyền đạo phải tiếp xúc với thế giới của thính giả mình, không phải từ bỏ việc nghiên cứu mà luôn luôn phải suy nghĩ thích hợp. Điều này đặc biệt quan trọng khi hình thành phần nhập đề. Nhập đề không chỉ nhằm giới thiệu đề tài thích thú đối với thính giả, nhờ đó thu hút sự chú ý của họ, mà còn nhằm giới thiệu nhà truyền đạo theo cách sẽ tạo hiếu kỳ nơi người nghe. Ông này hiểu nơi tôi đang sống. Tôi vui vì biết nhà truyền đạo này không ở trên 9 Tầng Mây trong khi tôi đang vẫy vùng đưới Hố 12. Ôi, ông ấy biết phim tôi đã xem mà không hiểu. A, ông ấy có ý kiến về điều tổng thống nói trong tuần này. Tôi tự hỏi không biết ông ấy nghĩ gì. Tất cả những phản ứng này và nhiều hơn nữa, có thể và cần phải quay cuồng trong tâm trí hội chúng sau lời mở đầu thích hợp.Thí dụ, trong lần bầu cử tổng thống 1992, Dan Quayle, phó tổng thống, chỉ trích Murphy Brown có con ngoài hôn nhân. Chính sự kiện Murphy Brown, một nhân vật TV, không hiện hữu, không hề ngăn cản sự bùng nổ tranh cãi sôi nổi về đề tài giátrị của gia đình. Mọi điều đó là cần thiết để khiến người ta chú ý đến tuần sau, và thật ra là để dấn thân vào một loạt tám tuần về giá trị, chính là lời bình mở đầu của tôi: “Murphy và Dan gặp rắc rối tuần này.” Cả hội chúng cười ồ, một số hơi bối rối, và chúng tôi đang nêu rõ điểm mỉa mai của tình huống cùng tầm quan trọng của đề tài, dĩ nhiên, dẫn tới lời khẳng định về sự cần thiết của giá trị, một giải thích chúng tôi ngụ ý khi nói đến giá trị, sự thăm dò con đường dẫn tới những giá trị, cùng sự đánh giá các giá trị quyết định cách quan trọng lối sống của chúng ta.Tuần tới tôi sẽ giảng về các mối quan hệ, dựa vào Giăng 15. Toi đặc biệt quan tâm đến sự kiện là trong hội thánh , hễ khi nói tới những mối quan hệ, là hầu như lúc nào chúng tôi cũng đề cập những trường hợp vợ chồng, dù thực sự là có tới một phần ba số người lớn, và do đó, một phần ba trong nhiều hội chúng, vẫn còn độc thân. Vì vậy, tôi dự tính đọc bản câu hỏi thăm dò của dịch vụ giới thiệu cá nhân phát ra. Việc này chắc chắn sẽ thu hút chú ý của người độc thân, nhưng cũng sẽ thú vị đối với những người đã kết hôn vốn chẳng hiểu gì mấy về những căng thẳng và áp lực đặc biệt của cuộc sống độc thân trong thế giới hiện đại. Thí dụ, sau đây là vài câu hỏi trong bản thăm dò:1. Bạn đang ở trong mối quan hệ bế tắc hay quan hệ dễ chịu?2. Bạn có chán gặp những người lúc đầu bảo rằng họ là tất cả đối với bạn, nhưng sau sáu tháng, bạn thấy họ là những con người hoàn toàn khác xa không?3. Bạn có chán vì sự thông minh của mình bị hạ thấp khi phải tham gia những môn chơi để gặp được người đặc biệt không?4. Bạn có chán gặp những người nam/nữ mà bạn yêu, nhưng rồi lại khám phá ra rằng bạn không phải là người duy nhất trong cuộc đời người ấy không?5. Bạn có cảm thấy bất an với những phương cách làm quen theo qui ước không?

Page 73: Khong khi tuoi mat noi toa giang

Sẽ không khó để chuyển từ mẫu những vấn đề mà con người đối diện khi tìm kiếm những mối quan hệ chân thật, sang việc thảo luận những yếu tố tạo nên những mối quan hệ sâu xa màlòng người hằng khao khát. Con người luôn luôn lưu tâm đến những mối quan hệ.Đã tới lúc tôi phải kết luận về đề tài nhập đề. Pete, con trai tôi, được mời giảng trong nhà nguyện của chủng viện cậu ta ngay trước khi tốt nghiệp, niềm vinh dự chỉ dành cho hai sinh viên mỗi năm. Vì thế, bố mẹ hãnh diện của cậu ta đến nghe, trong khi biểu lộ khiêm tốn đúng mức. Sau phần giới thiệu hơi hững hờ của một vị giáo sư, Pete bước tới máy vi âm, với dáng thật cao ráo, không ngần ngại nói: “Bạn không bao giờ có được cơ hội thứ hai để tạo ấn tượng đầu tiên.” Câu nói này không có gì độc đáo, nhưng có sức mạnh, và đúng là nhập đề. Bạn không có được cơ hội thứ hai để tạo ấn tượng đầu tiên, vì vậy, hãy bắt lấy cơ hội mình có được, và làm cho có hiệu quả.Chương 14: Bao Gồm Giải Thích và Áp Dụng

Trước đây chúng ta thấy E-xơ-ra cùng bạn hữu ông “đọc từ Sách Luật pháp, làm sáng tỏ và giải nghĩa.” Một số học giả cho rằng điều này ngụ ý mỗi lúc họ đọc t đoạn, rồi người Lê-vi đi lại giữa dân sự và cẩn thận làm điều mà chúng ta gọi là giải thích và áp dụng. Theo cách này, chắc chắn là sẽ tạo thêm sự tươi mới cho lời giảng một sáng Chúa nhựt nào đó, dù rằng hội chúng có thể hoảng hốt nếu nhà truyền đạo ngưng sau vài phút rồi ngồi xuống, rồi chấp sự từ mọi góc nhà thờ tấn công họ. Có lẽ tốt hơn, là bằng lòng với việc áp dụng những nguyên tắc vào cảnh hiện đại của chúng ta và tập trung vào điều cần thiết để gỉai thích và áp dụng Lời Kinh Thánh, tuy rằng không gì thay thế được sự áp dụng cá nhân. Tôi nghĩ là chính Spurgeon đã nói: “Giảng giống như ném một xô nước vào một dãy chai lọ. Một ít nước chảy vào được vài chai. Nhưng áp dụng cá nhân thì bảo đảm là mọi chai lọ đều được đổ đầy.” (Nếu Spurgeon không nói điều này, thì tôi bảo đảm ông cũng sẽ nói, nếu đã suy nghĩ.) Có thể làm gì trên tòa giảng để bảo đảm càng nhiều người hiểu hết như điều mong đợi, càng tốt?

Những Hiểm Họa Truyền Thông Như Tiến sĩ Deborah Tannen đã nêu rõ trong các sách That’s Not What I Meant và You Just Don’t Understand bán chạy nhất của bà, truyền thông là một công việc nguy hiểm. Trong sách thứ nhì, bà tập trung vào những cách truyền thông khác nhau giữa nam và nữ. Mục tiêu của bà là “biến những hiểu lầm dường như vô nghĩa vốn ám ảnh các mối quan hệ của chúng ta, thành ra có nghĩa, và chứng tỏ rằng nam nữ có thể giải thích cùng một cuộc đàm thoại theo cách khác nhau, ngay cả khi chẳng có hiểu lầm rõ ràng nào cả” (You Just Don’t Understand , 13). (Sau khi đọc tác phẩm của bà, tôi đi tới kết luận rằng tất cả những nam truyền đạo giảng dạy cho số đông phụ nữ, nên tìm hiểu kỹ những trang sách của bà và học hỏi nhận thức của bà.)

Page 74: Khong khi tuoi mat noi toa giang

Hiểu lầm vẫn xảy ra. Một hôm, người chơi gôn nói với bạn cùng chơi: “Tôi mua thay cho vợ tôi một bộ gậy gôn mới.” Người bạn ngước lên nói: “Chà, ước gì tôi cũng đổi được như vậy.” Chấp nhận gạt qua chút đỉnh đùa cợt ở đây (nhân tiện, chuyện đùa dễ khiến các ông cười nhiều hơn các bà) bằng cách hiểu câu nói quá nghiêm túc, tôi xin giải thích vì sao có sự “hiểu lầm” ở đây. Người thứ nhất có lẽ được hạnh phúc trong hôn nhân. Anh ta phấn khởi vì vợ mình bắt đầu chơi gôn và thật đắc ý tặng quà cho vợ để tỏ tình yêu thương và khích lệ nàng trong sở thích mới. Người kia có lẽ không được hạnh phúc trong hôn nhân, thích chơi gôn hơn vợ, và chủ yếu chỉ nghĩ tới những cách làm cho số phận mình trong cuộc đời được vui vẻ hơn. Vấn đề là điều chúng ta nghe không nhất thiết là điều dự tính của người nói. Điều “được nghe” có thể liên quan với những suy nghĩ và giả định sẵn có của người nghe nhiều hơn là với ý định của người nói.Sau bài giảng của tôi hôm tuần trước, một ông đến gặp tôi, nói: “Được rồi, mấy ông là những người chống phá thai sẽ làm gì nào?” Tôi chẳng hiểu ông ta nói gì, nên yêu cầu ông nói rõ bất cứ chuyện gì khiến ông bận tâm. Thế là ông nhắc lại câu nói của tôi khi tìm cách giải thích khẳng định của Chúa Giê-xu bảo rằng Ngài sẽ không bỏ chúng ta mồ côi. Tôi có nói: “Tất cả chúng ta đều quen thuộc với hình ảnh chết đói, trẻ em bị bỏ rơi tại Somalia, với gương mặt trẻ mồi côi bị nhiễm HIV tại Romania, cùng hoàn cảnh tuyệt vọng của những hài nhi sinh ra do hậu quả của cưỡng bức có tổ chức tại Bosnia Herzegovina.” Chẳng may, vai trò chiến đấu cho quyền phá thai đã chi phối suy nghĩ của ông đến nỗi ngồi suốt bài giảng, ông cứ nổi giận về điều ông cho là mối liên hệ giữa những nhóm chống phá tại Mỹ với hành động của binh lính Serbia, Croatia, và Hồi giáo trong những gì còn lại tại Nam Tư. Ông bỏ quá nhiều giờ giận dữ đến nỗi không nghe được toàn bộ vấn đề tôi cố gắng trình bày. Nhưng đó chính là tất cả những hiểm họa của truyền thông. Điều này không có nghĩa là chúng ta phải vung tay tuyệt vọng tỏ ra rằng mình sẽ không hề truyền thông được đúng mức. Nó cho thấy chúng ta phải nhạy bén đối với vấn đề và cam kết làm cho người ta càng khó tìm cách hiểu lầm thì càng tốt.

Hãy Suy Nghĩ Gấp Ba Tôi ý thức rất rõ, Gia-cơ nói với chúng ta rằng những người phân tâm thì dễ bị chao đảo, nhưng tôi tin chắc rằng những người suy nghĩ gấp ba thì có lợi cho mình, đặc biệt là nhà truyền đạo. W. E. Sangster viết:Nhà truyền đạo sẽ là những con người hiếm hoi nhất _ một tư tưởng gia. . . . Sau phần bồi linh , thì giờ tốt nhất trong ngày của ông ta sẽ là giờ hoàn toàn dành cho việc suy tư : thu gom sự kiện , đối diện những sự kiện mâu thuẫn hiển nhiên , vươn ra tìm kiếm sự cứu giúp từ Đức Chúa Trời , và rồi , đẩy bộ óc mình như cái máy ủi ngang qua mớ tài liệu rõ ràng là lộn xộn . . . để đi tới trật tự và hiểu biết sau cùng (150).Tôi không chắc khi nói “mâu thuẫn hiển nhiên” ông chỉ ngụ ý những khó khăn

Page 75: Khong khi tuoi mat noi toa giang

trong bản văn hay là ông đang nghĩ tới những khó khăn đến từ người nghe muốn mâu thuẫn với hoặc nghi ngờ điều nhà truyền nói nói. Vấn đề tôi muốn nói là nhà truyền đạo phải suy nghĩ điều mình nói, điều người khác nghĩ về điều mình nói, cùng cách trả lời họ trong bài giảng bất cứ chỗ nào thuận tiện. Đó là suy nghĩ gấp ba, và đó là cách tuyệt diệu để làm sáng tỏ sứ điệp. Billy Graham luôn luôn sử dụng phương pháp này. Ông đưa ra khẳng định. Sau đó, nói theo cách ông cho là mọi người đang suy nghĩ, ông bảo: “Nhưng Billy ơi, ông nói . . . “ và rồi trả lời điều họ “nói” với Billy.

Hãy Định Nghĩa Từ Liệu Bạn Dùng Cách ngôn xưa bảo rằng “tranh ảnh đáng giá một ngàn lời nói” có thể đúng, dù mới đây tại nước Anh, tập thể tổ chức nghệ thuật ngớ người ra, khi bị phát hiện bức tranh được xếp hạng là thí dụ tuyệt nhất về nghệ thuật hiện đại, lại là tác phẩm của em bé lên ba. Có thể cho là như vậy, thì câu hỏi chúng ta cần đặt ra là: Nếu một bức tranh đáng giá một ngàn lời nói, thì bức tranh vượt trổi giá trị những lời nói nào? Và ai quyết định? Tôi cho rằng câu trả lời là trong lỗ tai của người xem. Vấn đề tranh ảnh được ưa chuộng hơn lời nói là ở chỗ tranh ảnh thường biểu lộ con người thích sự mơ hồ chủ quan hơn là sự chính xác khách quan. Có lẽ câu hỏi thông dụng ngày nay: Bạn cảm thấy cái này ra sao? Thay cho cách hỏi ngày xưa: Bạn nghĩ gì về cái này? Cho thấy xu hướng quan trọng này. Đây là điều mà nhà truyền đạo phải nhận biết và phải sẵn sàng đề cập tới. Nếu có gì cần sự chính xác trong truyền thông thì chắc chắn đó là Lời vượt thời gian của Đức Chúa Trời. Nói thế không ngụ ý rằng những thể hiện nghệ thuật về chân lý là không thích hợp, mà chỉ là nhấn mạnh nhu cầu cần cẩn thận dùng từ trong khi giảng Lời Chúa. Điều này đòi hỏi thận trọng định nghĩa tối thiểu , đặc biệt trong khi văn hóa chúng ta đang tiến xa hơn và sâu hơn vào hoang mạc dốt nát về Thánh Kinh.Thường người ta nghĩ là họ biết điều bạn nói, và bạn cho là họ đang theo dõi bạn, nhưng theo kinh nghiệm của tôi, thì tốt nhất là nên giả định tối thiểu và định nghĩa thường xuyên và thông suốt từ liệu mình dùng. Có lần tôi hỏi một buổi nhóm thanh niên: “Các bạn có biết người ta viết gì trong văn bia của người mang chứng bịnh tưởng không?” Họ ngồi im, cho nên tôi tự trả lời: “Tôi báo cho bạn biết là tôi bị bịnh!” Im lặng đáng sợ! Nó bay qua giống như khinh khí cầu bằng chì mà ai cũng biêt, vì thế tôi hỏi: “Có bao nhiêu bạn biết người bịnh tưởng là gì không?” Chẳng ai biết. Cho nên tôi lại thử: “Có bao nhiêu bạn biết văn bia là gì không?” Không một người. Hẳn là gần với điểm đen trong sự nghiệp truyền thông của tôi! Liệu tôi có dám hỏi: Có bao nhiêu bạn biết điểm đen là gì không? Khi nói đến truyền thông, thì định nghĩa là điều quan trọng. Nếu nhà truyền đạo sợ rằng công việc này quá sơ đẳng và mình có nguy cơ lặp lại những chân lý cơ bản mãi đến phát ngán, thì tôi xin nhắc lại châm ngôn của Tiến sĩ Johnson: “Mọi người chưa hiểu đủ rằng con người thường cần được nhắc nhở nhiều hơn là được chỉ

Page 76: Khong khi tuoi mat noi toa giang

giáo.” Tôi nhận xét thấy rằng nhiều người đi nhà thờ đều đặn vẫn khó định nghĩa được thỏa đáng sự xưng công bình hoặc tái sanh . Và không ít người trong họ vẫn hưởng được lợi lớn nhờ định nghĩa bị cho là đương nhiên như thế, về những khái niệm như tình yêu cùng sự bình an lẫn vui mừng , với lýdo đơn giản là cách hiểu theo Kinh Thánh về những điều đó vô cùng khác nhau do những nhận thức thông thường mà con người mang theo vào nhà thờ.

Sáo Ngữ Tôi hơi do dự dùng thí dụ này ví nó quá khích, nhưng tôi nghĩ đây là điểm quan trọng. Đôi khi cách chúng ta trích dẫn Kinh Thánh, đối với một số người, hẳn có vẻ là dây chuyền của những sáo ngữ. Chẳng hạn, câu được ưa thích “Nhờ ân điển, bởi đức tin mà anh em được cứu.” Chân lý thật tuyệt vời _ nếu bạn hiểu được _ nhưng lại là khái niệm gây hoang mang cho nhiều người. Nghe như dị giáo, nhưng nếu chúng ta phải truyền đạt cho người khác, thì họ phải nghe điều chúng ta nói và họ phải hiểu ý nghĩa của lời nói chúng ta. Nếu họ không hiểu được cứu là gì và họ không biết ân điển cũng như đức tin là gì, thì dù chúng ta có thể gắng công ra sức trích dẫn “Nhờ ân điển bởi đức tin mà anh em được cứu” bao nhiêu đi nữa, cũng chẳng giúp ích gì cho họ.Đối với chàng thanh niên đang nghe bạn, thì ý nghĩ duy nhất anh ta từng hiểu về sự cứu rỗi là được kéo lên khỏi bị chết đuối dưới sông. Còn Ân Điển duy nhất anh quen biết là một cô gái tóc nâu mắt xanh, và anh nhớ rõ đã từng say mê một lãnh tụ cổ vũ trong trường trung học mang tên Đức Tin. Cô nàng có nước da ngăm đen và mắt nâu. Vì thế, trong khi nhà truyền đạo diễn giải Eph Ep 2:8, thì chàng thanh niên nghĩ tới việc được kéo lên khỏi sông bởi một cô gái tóc nâu mắt xanh và một cô nước da ngăm đen có mắt nâu. Đây là một minh họa cực đoan, nhưng cũng không quá cực đoan như bất kỳ nhà truyền đạo nào tiếp xúc với thế giới ngày nay đã kinh nghiệm.Nhà truyền đạo phải luôn luôn cho rằng có những thính giả trong hội chúng cần biết chính xác, chẳng hạn, ý nghĩa của được “rửa trong huyết Chiên Con” là gì, vì nếu không nói cho họ biết, có thể họ sẽ có lý do để nghĩ rằng mình đã bị cuốn trôi theo một nhóm người rất kỳ lạ, có vẻ như đang dấn thân vào những việc làm vô cùng ghê tởm. Nhu cầu làm sáng tỏ và định nghĩa thì lúc nào cũng có. Chuyện kể về một người thợ in bị sơ xuất nhỏ khi sắp chữ in Kinh Thánh. Nhưng sơ xuất nhỏ lại mang những hàm ý lớn, vì tuy chỉ xếp sai một mẫu tự, nhưng bản in của anh thành ra: “Dù tôi nói được các thứ tiếng loài người và thiên sứ, nếu không có clarity (sự trong sáng ) thay vì charity (lòng nhân đức ), thì tôi chỉ như đồng kêu lên hay là chập chỏa vang tiếng.” Không có sự trong sáng là điều nghiêm trọng!Những Cơ đốc nhân đầu tiên bị cáo buộc là loạn luân vì họ kết hôn với “anh em” hoặc “chị em”; họ bị buộc tội là ăn thịt người vì đã “ăn thịt và uống huyết”; và họ bị gán cho là vô thần vì không chịu thờ các thần. Với suy nghĩ của chúng ta, những

Page 77: Khong khi tuoi mat noi toa giang

cáo buộc này là lố bịch và xúc phạm, nhưng với những người không hiểu vấn đề thì không thể dùng lý lẽ để cho là họ sai được. Giải thích đòi hỏi làm sáng tỏ vấn đề, vốn bao gồm việc định nghĩa.

Tôi Xin Minh Họa Biết bao lần tôi thấy mấy từ ngắn ngủi: “Tôi xin minh họa,” chen vào bài giảng như hơi gió thoảng làm mát hội chúng! Ralph Waldo Emerson nói: “Tôi không thể nghe bài giảng màkhông bị tác động bởi sự kiện rằng giữa những tràng câu nói gây buồn ngủ thì một sự kiện lịch sử, một danh tánh tiểu sử, một minh họa khách quan sắc sảo mang lại lý thú biết bao” (trích trong Sangster, 200).Nếu minh họa chỉ nhằm làm nhẹ bớt gánh nặng của một “tràng câu nói gây buồn ngủ” thì có lý do chính đáng để dùng chúng, nhưng minh họa còn đóng một vai trò quan trọng hơn thế rất nhiều. Spurgeon bắt đầu phần thuyết giảng của ông mang tựa đề “Minh họa trong Giảng dạy” nói rằng:Lý do chính để xây cửa sổ trong nhà là . . . cho ánh sáng chiếu vào. Ngụ ngôn , ví sánh , và ẩn dụ có tác dụng riêng ; và vì vậy , chúng ta dùng chúng để minh họa đề tài chúng ta , hoặc nói cách khác , để “soi rọi bằng ánh sáng,” vì đó chính là cách Tiến sĩ Johnson dịch từ minh họa theo nghĩa đen . Thường khi lời nói mang tính giáo dục không soi sáng được người nghe , thì chúng ta có thể giúp họ thấy ý nghĩa của mình bằng cách mở cửa sổ và để cho ánh sáng loại suy thú vị chiếu vào (Lectures to My Students, 349).Vì vậy, minh họa là cửa sổ cho ánh sáng thú vị chiếu vào nhờ đó mọi người nam nữ đều “thấy” được sứ điệp. Nhưng cửa sổ không mọc trên cây. Cửa sổ cần có thợ thủ công và đòi hỏi lao động. Và lao động không dễ dàng. Cách đây ít lâu, tôi được mời dạy chung một khóa “Giảng dạy từ Thi Thiên” với Tiến sĩ Thomas Edward McComiskey tại Trinity Evangelical Divinity School. Đa số sinh viên ghi danh học lớp này đều tốt nghiệp đại học, và khi tôi nói lời bình về chuyện này thì họ đáp” “Trong chủng viện, chúng tôi học ngôn ngữ Thánh Kinh, truyền đạo pháp, và giải kinh, nhưng bây giờ vì đã ở trong chức vụ được ít lâu rồi, nên chúng tôi nhận biết mình mình cần được hỗ trợ về minh họa và áp dụng. Chúng tôi chưa học cách làm chuyện này.” Ghi nhận điều này, sau đó tôi mới hỏi Tiến sĩ Howard Hendricks, vị giáo sư bậc thầy từ Dallas Seminary: “Ông có thể dạy ‘minh họa’ được không?” Ông đáp rằng có thể dạy những nguyên tắc minh họa, chớ còn học minh họa thì chủ yếu là vấn đề kinh nghiệm. Nhưng ngay cả những nhà truyền đạo giàu kinh nghiệm vẫn làm chứng là họ cần học hỏi minh họa. John Stott, khi nói về minh họa, thú nhận: “Tôi biết chính bản thân mình dùng chúng tồi tệ ra sao” nhưng ông nói thêm: “Tôi đang cố gắng làm tốt hơn” (Between Two Worlds , 236). Ông nói đặc biệt khiêm tốn, bất kể sự kiện những minh họa nói cũng như viết của ông lúc nào cũng hấp dẫn, nhưng thật hữu ích cho mọi nhà truyền đạo khi nghe một nhà truyền đạo cựu chiến binh tài ba như John Stott vẫn đang cố gắng làm tốt hơn, khi

Page 78: Khong khi tuoi mat noi toa giang

minh họa các bài giảng của mình. Tất cả chúng ta đều có thể làm chuyện đó.

Tìm Đâu Ra Nhưng liệu tôi có nghe lời than phiền nhẹ nhàng từ nhà truyền đạo làm việc quá tải không? Tôi có nghe: “Thế đấy. Lại có thêm việc rồi. Lúc nào tôi mới kiếm ra được thì giờ để đi tìm minh họa cho bài giảng đây?” Giải đáp của tôi là dù việc đó đòi hỏi công sức và thời gian, nhưng bạn không nhất thiết phải tìm thêm nhiều thời gian, vì minh họa luôn luôn diễn ra quanh bạn trong khi bạn làm công việc hàng ngày. Thu gom minh họa có liên quan với việc sống trong thái độ tò mò cao độ. Nhà truyền đạo của những thế hệ trứơc đã dùng minh họa đối với chúng ta dường như lỗi thời và thường là không thích hợp (đây là lý do khiến nhiều sách về minh họa không phải lúc nào cũng giúp ích được nhiều). Những minh họa đó nói về bậc vua chúa đã chết từ lâu, về động cơ hơi nước và nhà sàn cùng những giây phút tĩnh mịch suy nghĩ về hoàng hôn. Cuộc sống của họ là loại cuộc sống nhân ái, nhẹ nhàng và chậm rãi hơn. Nhưng còn thế giới chúng ta thì có nhịp sống nhanh hơn và dẫy đầy những chuyện để biết nhiều hơn rất xa. Ralph L. Lewis và Gregg Lewis trong tác phẩm Inductive Preaching của họ, cho chúng ta biết “Trung tâm Máy tính Huntsville nói rằng kho thông tin tạo nên tri thức nhân loại đã tăng gấp đôi với mức trung bình hai năm một lần kể từ 1960. Bây giờ thì mỗi sáu tháng, tăng gấp đôi một lần” (27).Vấn đề không phải là có quá ít minh họa mà là chúng ta có quá ít mắt mở ra để nhìn thấy. Nhà truyền đạo phải là người học hỏi về cuộc sống theo nhịp trôi của dòng đời. Nhà truyền đạo sống và di chuyển nơi đâu, thì thế giới nơi đó có đầy minh họa. Lúc nào cũng có chuyện xảy ra. Lúc nào cũng có người làm một việc gì đó, nói một điều gì đó. Chuyện được kể, sợ hãi biểu lộ, phấn khích được khơi dậy, sự kiện được thu gom, khát vọng nảy sinh. Tất cả mọi điều này vẫn đang tiếp diễn khi chúng ta đi lại giữa con người. Chim bay, sóc tích trữ, nước đá đông lạnh, mây lướt trôi, ngư phủ câu cá, tia nắng nhảy múa, chó đánh hơi. Tình cờ, mọi điều này vẫn diễn ra bên ngoài cửa sổ phòng làm việc của tôi khi tôi viết vào một ngày Tháng Hai giá lạnh thật gắt.Tôi đặc biệt cảm kích khi đọc xong The Quotable Spurgeon , thấy rằng trong mỗi bài giảng chọn lọc đáng nhớ của ông, đều có ít nhất là một minh họa, mà minh họa nào cũng đơn sơ mộc mạc. Chẳng hạn, ông nói về những viên đá nơi bờ biển, côn trùng, loài hoa cùng loài ong trong tổ. Dĩ nhiên, ông có một mẫu tuyệt diệu trong chính bản thân mình là nhà minh họa bậc thầy, mà Tyrell Green có viết:Ông nói về hoa huệ, dâynho cùng cây bắp,Chim sẻ cùng chim quạ;Lời lẽ thật tự nhiên, nhưng sao mà khôn ngoanKhắc ghi vào lòng người đến thế.Rồi còn men say cùng bánh mì, sợi lanh cùng vải vóc,

Page 79: Khong khi tuoi mat noi toa giang

Nào trứng, nào cá, nào đèn cầy _ Xem kìa thế giới quen thuộc nhấtMà ông mô tả thần thánh nhất.(trích trong MacPherson, 40)Đồng thời, đủ mọi thứ sự việc khác nhau cũng đang xảy ra cho mọi người trong hội chúng. Tín đồ trong hội thánh tôi thích được yêu cầu cung cấp cho tôi những giai thoại, những câu trích, cùng những kinh nghiệm cá nhân thú vị. Vì vậy, thư từ thường xuyên của tôi bao gồm những bài cắt từ báo Wall Street Journal , từ bài điểm phim ảnh, thuyết trình sách, và giống như vậy, còn khuỷu tay tôi thì thường bị ai đó húc mạnh, hỏi: “Stuart à, anh có nghe về gì gì đó không? Thật ra, kéo người ta dính líu vào tiến trình minh họa và áp dụng không chỉ làm giàu thêm cho việc truyền thông của nhà truyền đạo mà còn kích thích họ nghe, vì họ không muốn nghe hụt minh họa “của họ” _ và họ muốn biết chắc là tôi nhắc lại chính xác.

Năng Lực Quan Sát Tôi học biết nhu cầu phải trau dồi năng lực quan sát sau khi đọc sách Run While the Sun Is Hot của Harold Fuller. Trong sách, ông kể lại một chuyến thi hành chức vụ tại vùng tiểu Sahara. Chuyện đầy loại chi tiết mô tả sống động, có thể du khách buồn ngủ không nhận ra nhưng lại làm sinh động kinh nghiệm của những ai có mắt biết nhìn. Vài năm sau khi đọc xong sách, vợ chồng tôi đi qua chính vùng đó. Một hôm tại Benin, ngay giữa một nơi thật xa xôi, tôi bắt chuyện với một giáo sĩ người Úc. Tôi nói mình thật ngạc nhiên thấy có nhiều chim như vậy trong vùng cháy khô, cằn cỗi đến thế. Ông ta liền bắt đầu say sưa nói thành thạo về nhiều loại chim bản địa. Tôi hỏi, làm sao chúng sốt sót được. Thế là ông giải thích cách hoạt động của nguồn cung cấp nước phun qua lỗ khoan dưới lòng sa mạc, tạo ra thảo mộc nuôi sống côn trùng cùng đời sống thực vật, giúp chim chóc sinh sôi phát triển. Trả lời những câu hỏi thêm của tôi, ông giải thích mối liên hệ giữa nước phun qua lỗ khoan với sự tạo thành đá đặc biệt cùng những quần thực vật lẫn động vật trong vùng. Cuộc nói chuyện kéo dài với những câu hỏi của tôi và những câu trả lời từ kho tàng kiến thức hấp dẫn nhất về môi trường đang sống của vị giáo sĩ, một môi trường mới thoạt nhìn, chẳng có gì nhiều đang diễn ra, nhưng dưới mắt của nhà quan sát ham hiểu biết, thì dẫy đầy nhiều kỳ thú. Còn đối với nhà truyền đạo thì dư thừa minh họa. Tôi rời nơi đó, tin rằng nếu sa mạc đầy kỳ quan như vậy đối với con mắt say mê, thì nhà truyền đạo không có lý do để sống mà không nhận thức cách sinh động về thế giới quanh mình, đầy những dữ kiện kỳ thú đang mời gọi được sử dụng như những chiếc cầu để chân lý có thể bước qua, đi vào những nơi sâu thẳm trong tâm hồn nhân loại.

Kho Chứa Minh Họa Chúa Giê-xu nói nhà giáo “giống như chủ nhà đem những tài sản mới và cũ từ trong kho mình ra” (Mat Mt 13:52). Kho chứa của nhà truyền đạo hiện đại có thể là

Page 80: Khong khi tuoi mat noi toa giang

một tủ hồ sơ nhét đầy những mẫu báo cắt, một sổ tay đầy ghi chú viết tháu, một loại hồ sơ để bàn với thông tin đánh máy tươm tất, hoặc máy vi tính với cơ sở dữ liệu thông tin cài sẵn. Hoặc cũng có thể là toàn bộ những thứ vừa nêu. Nhưng nhà truyền đạo phải có một kho chứa, và ông ta phải đưa ra vài điều mới lạ từ kho đó cũng như những câu chuyện cũ rích mà hội chúng cũng có thể kể như mình kể vậy.

Vài Minh Họa về Minh Họa Minh họa có thể không gì khác hơn một ví sánh nổi bật. Có lần tôi nghe một nhà truyền đạo nói hội chúng của ông trông giống như những “chim cú kêu đang ngồi trên mộ bia.” Mô tả thật gợi hình nếu không nói là đáng phục hoặc sáng suốt, nhưng chắc chắn là gây kinh ngạc! Hoặc minh họa có thể là một cụm từ súc tích. Tối hôm qua tôi nói chuyện với xấp xỉ một trăm sinh viên về những ưu tiên và thách thức họ xem thử ưu tiên một của mình có phải là nước Đức Chúa Trời hay không (theo như 6:33) hay là đế quốc của cái tôi. Cụm từ “đế quốc của cái tôi” đập vào tâm trí một số sinh viên đến nói chuyện với tôi sau đó.Minh họa có thể là một lời trích thích hợp làm nổi bật một điểm, hay hơn bạn nói. Tôi không thể đồng ý với định nghĩa của G. K. Chesterton về truyền thống, vậy thì sao lại phải dùng định nghĩa của mình khi có thể dùng của ông ấy? “Truyền thống có thể định nghĩa như là sự nới rộng quyền bầu cử. Truyền thống có nghĩa là trao lá phiếu cho thành phần bị lu mờ nhất trong mọi tầng lớp, đó là tổ phụ chúng ta. Đó là nền dân chủ của người đã khuất” (Marlin, 351). Hoặc một lời trích có thể gia thêm uy tín cho phát biểu của bạn, nhờ tầm cỡ của người được trích dẫn. Vì vậy tôi có thể đưa ý kiến riêng của mình về tình trạng của xã hội Hoa kỳ cùng nhu cầu cấp bách cần phục hồi chân lý Kinh Thánh, nhưng những kết luận của Robert Bellah trong Habits of the Heart bán chạy nhất của ông sẽ nặng ký hơn: “Xã hội chúng ta chịu ảnh hưởng sâu đậm của truyền thống chủ nghĩa cá nhân hiện đại. Chúng ta chấp nhận lập trường cho rằng nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta ngày nay là phải phục hồi những nhận thức của những truyền thống cộng hòa và Thánh Kinh ngày xưa” (303). Lại nữa, điểm đâm xuyên của lời trích có thể liên quan trực tiếp với tình trạng của người được trích dẫn. Tuần qua, trong buổi nhóm thường niên của hội thánh chúng tôi, một bé gái bốn tuổi được quay phim phỏng vấn. Khi được hỏi: “Bé thích gì nhất về Đức Chúa Trời?” bé đáp hoàn toàn ngây thơ và rất thuyết phục: “Con thích được nằm mơ thấy Ngài ban đêm.” Một câu trích như vậy sẽ chắp cánh bay vào lòng nhiều người. Một cách nói như tôi vừa dùng, “chắp cánh bay,” với đặc điểm gợi hình sẽ giúp ghi khắc ý tưởng của chân lý cần được hấp thụ, dễ hơn là nói: “Một minh họa có thể giúp bạn nhớ điều gì đó” rất nhiều.Vì đã đề cập giá trị của kể chuyện, dù là chuyện Kinh Thánh hay giai thoại thường ngày, nên tôi cho là không cần phải nói thêm về đề tài đó nữa, nhưng những câu chuyện thích hợp, thú vị, hiển nhiên là hay, tạo kinh ngạc cho bài giảng và càng nhiều kinh ngạc hơn nữa cho người nghe. Cũng không chỉ là làm sáng tỏ thêm mà

Page 81: Khong khi tuoi mat noi toa giang

thôi! Một giai thoại đặt đúng chỗ có thể tưới mát và làm mới lại hội chúng cũng như giúp họ tập trung nghe thêm ngay lúc có thể họ kết luận là đã nghe đủ rồi. Gearge A. Buttrick nói: “Thường là khôn ngoan nếu để cho hội chúng ngồi xuống trên bảng chỉ cây số hành trình và nghỉ một lúc. Một minh họa được sáng suốt chọn lọc và đặt đúng chỗ sẽ phục vụ cho mục đích đó” (trích trong MacPherson, 28). Tôi có thể nói thêm rằng bảng chỉ cây số hành trình càng cách xa khởi điểm của bài giảng và cuộc hành trình càng dài, thì phần còn lại của bài giảng sẽ càng được quí trọng hơn.Cũng đáng lưu ý là minh họa có thể hiệu quả đặc biệt nếu được đưa vào đầu và cuối bài giảng. Trong trường hợp đầu, nó thu hút chú ý, như chúng ta đã thảo luận, còn trường hợp sau, nó giúp ghim chặt chân lý đã rao giảng, giúp tóm lược điều đã dạy, và giúp mọi người ra về mang theo điều để suy tư.Để hiệu quả, minh họa phải dễ hiểu, thú vị, hấp dẫn, sáng tỏ, và mời gọi. Có lần tôi nghe một người cố gắng minh họa công việc của hội thánh bằng cách dùng loại suy từ hoạt động của một doanh nghiệp mà ông quen biết. Ông ta lao vào việc mô tả vật liệu thô được thu gom ra sao, qui trình hóa học phải trải qua, những cách sử dụng nhiều sản phẩm phụ, cách thử nghiệm và đánh giá sản phẩm chính, rồi tới kỹ thuật tiếp thị được công ty triển khai như thế nào. Chắc chắn mọi thông tin này đều cực kỳ thú vị đối với những người kinh doanh, nhưng lại thật khó hiểu đối với những ai trong chúng ta không có hiểu biết về doanh nghiệp và thậm chí còn không muốn biết về nó nữa. Kết quả là điều đã khá rõ vào lúc đầu (tức là, cách hội thánh hoạt động) lại bị lu mờ vì một minh họa đáng ra phải làm cho vấn đề dễ hiểu hơn. Phillips Brooks nói thật hay: “Một số nhà truyền đạo kéo hết mọi đề tài lớn ra biển rồi trốn lên những thuyền nhỏ nhờ sương mù” (trích trong Skinner, 173). Những thuyền nhỏ được một số nhà truyền đạo dùng là những minh họa rò rỉ. Chính bản thân tôi cũng phạm lỗi này, khi mới hiểu ra, vào một hôm tôi đưa ra minh họa về cuộc hành trình dựng tóc gáy bằng phi cơ mà tôi cho là hoàn toàn làm sáng tỏ vấn đề. Đáng buồn là mọi người đều lo lắng làm sao tôi còn sống sót _ điều mà tôi bỏ qua lúc kể chuyện _ đến nỗi họ hoàn toàn không nắm được điều tôi minh họa!

Mô Đất “Vậy-Thì-Sao” Khi leo núi ở vùng Lake District tươi đẹp của nước Anh nơi tôi lớn lên, tôi thường có kinh nghiệm leo lên tới chỗ dường như là đỉnh núi, chỉ rồi để khám phá ra rằng chóp núi thực sự vẫn còn xa trước mặt. Nhưng không thể lên tới đỉnh nếu không trước tiên vượt qua đỉnh của mũi núi xen giữa. Trong mỗi bài giảng đều có ít nhất một mũi núi trên đường tới đỉnh. Tôi gọi đó là mô đất vậy-thì sao. Nhà truyền đạo bị cuốn hút trong chân lý kỳ diệu mà ông đã nghiên cứu suốt tuần nhưng còn thính giả thì đến với sự lạnh nhạt, có thể không nhìn thấy sự kiện là mọi người đang ngồi thắc mắc khi họ nghe bài giảng dài dòng: “Vậy thì sao nào?” Họ tự nghĩ: “Vậy thì vấn đề của toàn bộ thông tin đang tuôn chảy ồ ạt như thác đổ từ môi miệng nhà

Page 82: Khong khi tuoi mat noi toa giang

truyền đạo của chúng ta sáng nay đó là gì? Rõ ràng là ông ta bị cuốn trôi theo nỗi hân hoan; nhưng còn tôi thì ngồi đây hơi bối rối trước học vấn uyên bác của ông, hết sức hoang mang, và buồn cười trước nhiệt tình của ông về những chuyện chẳng thích hợp gì cả.” Những người này đang gặp nguy cơ bị bỏ nửa đường lên đỉnh núi vì nhà truyền đạo không giúp họ vượt qua mô đất vậy-thì-sao đó.Vợ tôi thường cho tôi thấy là tôi có khuynh hướng để cho người khác tự vượt qua mô đất riêng của họ. Lý do tôi làm vậy là vì tôi hay nghĩ theo những nguyên tắc mà tôi cảm thấy tin tưởng cách hợp lý là mình có thể áp dụng vào những trường hợp cụ thể. Nhưng vợ tôi nhấn mạnh là nhiều người không nghĩ giống như tôi, và họ muốn được thấy chính xác phải làm gì trong những hoàn cảnh cụ thể. Tôi phải công nhận rằng tôi e mình sẽ làm tổn thương sự thông minh của người khác, khi nói cho họ biết cách áp dụng một số nguyên tắc nào đó, và tôi bối rối về việc đưa thêm áp dụng riêng của mình vào chân lý vĩnh cửu _ một áp dụng thích hợp với tôi nhưng không hẳn là thích hợp rộng rãi với nhiều người. Vì vậy tôi có khuynh hướng lùi lại. Tôi tin tưởng sâu sắc rằng công việc của nhà truyền đạo là giảng chân lý tổng quát, còn vai trò của Thánh Linh là biến nó thành chân lý đặc biệt. Nhưng bất chấp mọi điều kiện này, tôi vẫn nghĩ là vợ tôi nói đúng, vì bản thân vợ tôi là một nhà truyền thông khéo léo và tài ba và tôi đã chứng kiến hiệu quả của bà trong việc áp dụng chân lý này. Thế thì câu hỏi trở thành: Nên đưa ra áp dụng vào lúc nào trong bài giảng? Câu trả lời sẽ được quyết định một phần bởi cách rao giảng sứ điệp. Trong vài trường hợp, thí dụ trong phương pháp qui nạp hoặc vài loại giảng tường thuật, áp dụng thường ở phần kết. Nhưng trong những trường hợp khác, thì sẽ hữu ích nếu áp dụng được đưa ra song song với bài giảng.Mới đây tôi giảng từ GiGa 15:18 16:4. Điều cần thiết là phải giải thích chính xác ngụ ý của Giăng khi ông nói “người đời” ghét Chúa Giê-xu và cũng sẽ ghét môn đồ Ngài. Và tôi thấy rõ rằng mọi người cần phải hiểu tại sao người đời có thể ghét họ. Nhưng tôi biết rằng một số người có thể không hề nghĩ rằng sự thù địch họ đang gặp khi làm tân tín hữu, có liên quan trực tiếp với lời chứng tín hữu của họ và với ác cảm của một số người đối với niềm tin đó. Vì vậy tôi nêu thí dụ về một phụ nữ ngoại giáo kết hôn với một người ngoại giáo khác, thì có thể là họ có được một cuộc hôn nhân ngoại giáo trung lưu Mỹ vui vẻ. Sau ít lâu, nàng vỡ mộng với hôn nhân của mình và kể lại với một người bạn. Nàng khám phá ra là bạn mình đã “theo đạo.” Vì nôn nóng tìm kiếm hỗ trợ từ bất cứ nơi nào có được, nàng theo bạn mình tới dự một khóa hội thảo, cuối cùng dẫn nàng tới việc trở thành tín hữu. Từ đó người chồng bắt đầu càng bực tức hơn về chuyện xảy ra trong cuộc sống của chị, chỉ vì lý do đơn giản là do những mục đích thực tế, nay anh đang sống với một phụ nữ không kết hôn với anh. Nỗi thất vọng trong anh, cùng với ý thức phản bội, bực tức với vợ vì đã thay đổi qui định ngay nửa đường, đã đổ dồn vào hội thánh cùng Đấng Christ, và anh bắt đầu ghét cả hai. Điều này dẫn tới việc lạm dụng ngôn ngữ cùng sự gia tăng cư xử lạm dụng đến nỗi cuộc hôn nhân trở thành không thể

Page 83: Khong khi tuoi mat noi toa giang

chịu đựng nổi. Nhiều người trong hội chúng đã hiểu phần áp dụng. Câu chuyện giúp họ hiểu điều đang diễn ra trong đời sống họ và dẫn họ tới điểm chuẩn bị để xem phần còn lại của chương nói về Thánh Linh được hứa ban, là vô cùng thích hợp với họ trong những tình huống khó khăn của hôn nhân. Sau đó một chút trong sứ điệp, cần phải cho thấy những căng thẳng xuất phát trong nơi làm việc có những người sau khi đến với Đấng Christ, đã có thái độ đạo đức trong công việc làm, khác hẳn ngày trước, vốn có thể dẫn tới những vấn đề sâu xa với các viên chức và bạn cùng làm việc trong hiệp hội. Và do có nhiều sinh viên trẻ tham dự, nên cũng thích hợp để giải thích điều sẽ xảy ra cho họ nếu họ trung thành với đạo đức Cơ đốc, ảnh hưởng tới đường cong thang điểm của cả lớp, một tình huống không được cho là sẽ khiến họ nổi tiếng đối với tập thể sinh viên còn lại nhưng lại thiết yếu, nếu họ làm môn đồ Đấng Christ. Kết quả là tôi có những đàm thoại nghiêm túc với sinh viên, với những người phối ngẫu là Cơ đốc nhân, và mọi người từ nơi làm việc, sau khi dùng các áp dụng minh họa này.Ian MacPherson nói thật hay nhu cầu minh họa và áp dụng:Sứ điệp chúng ta được kêu gọi để rao giảng , trên vài phương diện , sâu xa , tối nghĩa và khó hiểu . . . . Trong đó có những chiều sâu mà nhà trí thức sâu sắc nhất cũng không thể dò . . . . Vật lộn với những thực tại vinh quang và lớn lao như thế , là một công tác vượt xa ngoài tầm lý luận hữu hạn của con người . . . . Nếu phải trình bày cách khôn ngoan , chúng ta sẽ phải giải thích việc thuộc linh bằng việc tự nhiên , điều chưa biết bằng điều đã biết , điều trừu tượng bằng điều cụ thể , cái tổng quát bằng cái đặc biệt . Nói cách khác , chúng ta sẽ phải minh họa (15).Có thể nói nhiều hơn nữa về đề tài này, nhưng nếu bạn muốn nghiên cứu thêm, tôi xin giới thiệu chương “Illustrations in Preaching” của Spurgeon trong tác phẩm Lectures to My Students của ông, toàn bộ phần 2 trong sách The Craft of the Sermon của Sangster, và chương mang tựa đề “Examples and Illustrations” trong sách tổng hợp Homiletic của David Buttrick.

Chương 15: Soạn Thảo Kết Luận

Vài năm trước, tôi được mời giảng tại Peninsular Bible Church ở Palo Alto, California. Mục sư niên trưởng Ray Stedman, vốn là bạn thân, giới thiệu tôi với hài hước điển hình. Ông nói: “Thưa các bạn, Stuart lại có mặt với chúng ta. Tôi nghĩ mình phải nói vài điều về anh, nhưng chẳng biết phải nói gì.” Ông dừng lại, rồi nháy mắt nói tiếp: “À, phải rồi! Có một điều có lẽ các bạn chưa biết về Stuart Briscoe, anh chính là người mà Billy Graham có lần nói: ‘Ai?’” Khán thính giả đều cười ồ, thế là tôi bắt đầu.Một thời gian sau, Ray là khách trong nhà chúng tôi, và khi tôi giới thiệu ông với thứ nam mình là Pete, khoảng mười ba tuổi vào lúc đó, tôi nhắc lại câu chuyện trên. Tôi ngạc nhiên là Pete không cười, dù nó rất hài hước. Nó quay sang Ray, nói:

Page 84: Khong khi tuoi mat noi toa giang

“Thưa Tiến sĩ Stedman, ông tưởng là ông biết bố tôi, những rõ ràng là ông không biết. Bởi lẽ bất cứ ai biết bố tôi cũng đều biết là bố chẳng cần lời giới thiệu, mà chắc chắn là bố tôi cần lời kết luận!”Tôi mang tiếng là cần lời kết luận bắt đầu từ khi tôi giảng bài đầu tiên. Lúc ấy tôi mười bảy tuổi và được giao cho đề tài “Hội thánh tại Ê-phê-sô.” Tôi ra sức học hỏi tối đa về một hội thánh mà, cho tới lúc đó, tôi còn chưa biết là có hiện hữu nữa. Khi ngày trọng đại của bài giảng đầu tiên trong đời tôi tới nơi, tôi mải miết chúi đầu vào tập giấy ghi chép, rút từng tờ, và không hề nhìn lên cho tới khi đọc xong điểm thứ nhất. Nhìn đồng hồ, mà tôi e là kim chẳng nhích tới bao nhiêu, tôi chưng hửng thấy mình đã lố giờ mà vẫn còn hai điểm chư a nói tới! Tôi bối rối buột miệng: “Tôi rất tiếc, Tôi không biết phải chấm dứt ra sao.” Lúc ấy một cụ già ngồi dưới chót, la to: “Thì cứ im đi rồi ngồi xuống thôi!” Đó là một cách kết thúc mà không cần kết luận.Một số bài giảng giống như quả bóng chơi gôn, có khuynh hướng tiếp tục lăn sau khi dừng lại. Có lẽ những nhà rruyền đạo khổ sở vì khuynh hướng đó, được an ủi nhờ sự kiện trong thư Phi-líp, chính Phao Lô đã dùng từ sau hết rất lâu trước khi ông kết thúc! Bất kể gương của sứ đồ này, kết thúc bài giảng đúng lúc vẫn là điều tốt. Một bài giảng khó dừng có thể nhanh chóng phá hỏng bất cứ điều tốt nào đã đạt được trong khi đang giảng. Nhà truyền đạo vẫn nói tiếp sau khi giảng xong, sẽ nhanh chóng làm bực mình người nghe nếu họ nghi ngờ ông không biết cách kết thúc, vì ông không chuẩn bị cho giây phút cuối cùng đó. Họ sẽ bất mãn ngay vì bị buộc làm khán giả khi công việc đang tiến hành, trong khi hàng người chờ đợi tại nhà hàng càng dài thêm ra. Nhưng quan trọng hơn, hội chúng cần được rời khỏi một bài giảng với trí và lòng đầy thông tin hơn là bực tức. Cách nhà truyền đạo kết thúc bài giảng sẽ có liên quan nhiều với cách hội chúng ra về và với điều họ mang theo. Kết thúc của bài giảng phải có những điểm tương đồng với cách những món hàng mua tại siêu thị được đóng gói và mang ra xe. Trong cả hai trường hợp, mọi thứ đều được giải thích cặn kẽ, thứ tự, và trình bày dưới hình thức dễ mang về.Một bài giảng hiệu quả sẽ đụng đền toàn thể con người. Tâm thần, ý chí, và tình cảm đều cảm nhận được tác động của lời giảng Thánh Kinh. Kết luận phải ngắn gọn, và tôi nhấn mạnh là ngắn gọn, tóm lược những điểm chính, với hi vọng là đã có tác động trên tâm trí qua suốt bài giảng. Lực thúc đẩy và tình cảm trong thông tin đã đưa vào tâm trí, nếu có thể, cần phải được nhấn mạnh bằng minh họa, và thách thức vâng phục hoặc nhờ cậy qua lời giảng, cần phải được nhắc lại thật rõ. Phải thấy rõ rằng lời giảng kết hợp với cả ba chiều hướng này , dưới sự hành động của Thánh Linh, chắc chắn sẽ tạo đáp ứng.Cũng cần biết rõ rằng nhà truyền đạo phải cẩn thận tránh điều khiển một đáp ứng có thể bỏ dở về sau. Những thách thức thái quá mà không được giải thích đầy đủ chính là trường hợp này. Ý chí thúc giục đáp ứng chân lý mà tâm trí chưa nắm vững và chưa hấp thụ được, ít khi sinh ra trái công bình. Tình cảm bị tác động bởi

Page 85: Khong khi tuoi mat noi toa giang

những động cơ gấp rút trước khi Thánh Linh có thì giờ giải thích rõ chân lý cho tấm lòng, sẽ phóng nhanh tới ảo vọng cũng như tới sự đáp ứng vậy. Đồng thời, lời giảng trình bày chân lý theo cách nhạt nhẽo, vô cảm, thiếu thách thức có thể khó nhầm lẫn với chân lý của Thánh Kinh vốn làm cho lòng vui mừng, nuôi dưỡng trí tuệ, thách thức ý chí, và thay đổi cuộc đời. Mọi điều này nhằm cho thấy kết luận vốn quan trọng hơn điều chúng ta có thể nghĩ.Tôi cho là bài giảng thường phải kết thúc với lời cầu nguyện. Khi hướng dẫn hội chúng cầu nguyện vào cuối bài giảng, tôi thường nói đại khái như sau: “Bây giờ chúng ta sẽ cầu nguyện và có thể quí vị muốn đáp ứng sứ điệp trong lòng quí vị với Chúa. Nhưng có thể là quí vị chưa biết rõ cách nói lên điều mình muốn nói hoặc cách diễn tả cảm nghĩ của mình. Có thể lời cầu nguyện của tôi là của quí vị. Nếu quí vị thấy lời đó hợp với điều đang diễn ra trong lòng quí vị vào lúc này, thì cứ lấy đó làm lời cầu nguyện của quí vị. Quí vị không cần phải nói lớn tiếng. Đức Chúa Trời không bị lãng tai đâu.” Lời cầu nguyện sau đó tóm lược đơn giản những điều có thể mong chờ hợp lý là mọi người muốn thưa với Chúa. Tôi thấy giây phút cuối ngắn ngủi sau bài giảng thường mang ý nghĩa sâu xa. Sự yên lặng bao trùm cả hội chúng trong mọi người nam lẫn nữ thưa chuyện với Chúa sau khi cẩn thận lưu ý điều Ngài đã phán với họ.Theo một số truyền thống, có “lời mời” trang trọng hơn được đưa ra vào cuối buổi nhóm. Trong một phòng hội hoặc khán đài rộng lớn, thì đây là cơ hội để chăm sóc những người có thể đáp ứng một sứ điệp truyền giảng, mà không thể tiếp xúc bằng bất cứ cách nào khác. Trong các buổi nhóm thường xuyên của hội thánh, thì khác, nhưng lời mời gọi vẫn có thể hữu ích. Có thể đó là cơ hội cho những ai muốn bày tỏ công khai đáp ứng của mình đối với Lời Chúa. Cách họ làm điều này có thể khác nhau. Đưa tay lên cao, đứng ngay tại chỗ, bước lên phía trước, hoặc quì nơi communion rail , tất cả đều là thí dụ thông thường. Chắc chắn đối với một số người, hành động này có thể củng cố điều diễn ra trong lòng họ, và cũng có thể dẫn họ tới chỗ xưng nhận đức tin, tuy chính nó cũng có thể thay thế cho lời xưng nhận bằng miệng (hoặc lời xưng nhận đức tin rõ ràng), mà theo Phao Lô, là phương tiện giúp người khác nghe Đạo và tin nhận (xem RoRm 10:9-14).Trong lời giảng của mình với tư cách mục sư, tôi luôn nhớ có nhiều người khác nhau đang ngồi trong nhà thờ, và đối với một số người, rất dễ bị hoặc phiền lòng vì một lối kết thúc nào đó của bài giảng hoặc hoàn toàn rối trí vì nó. Vì vậy, chúng tôi đưa ra nhiều cơ hội khác nhau để mọi người đáp ứng theo ý thích riêng của họ. Chúng tôi nói rõ là có các mục sư đứng trước cửa nhà thờ cho ai muốn nói chuyện với mục sư. Mặt khác, chúng tôi cho hội chúng biết có dành riêng một phòng phía sau tòa giảng gọi là Góc Yên Tĩnh để ai thích thì có thể tới đó cầu nguyện hoặc trò chuyện trong khung cảnh yên tĩnh và được giúp đỡ từ tín đồ thường. Cách này hợp với những người không quan tâm chuyện bước lên tới trước và cho những người sợ làm như vậy. Có cách cho những người chỉ muốn nói chuyện với mục sư và cũng

Page 86: Khong khi tuoi mat noi toa giang

có cách cho những người thà phải chạy bộ một dặm còn hơn nói chuyện với mục sư. Có người chẳng muốn đi đâu cả, tới trước hoặc ra sau, và họ không muốn nói chuyện với ai, dù là mục sư hay tín đồ thường, nhưng họ cần được giúp đỡ. Vì vậy chúng tôi có để những thẻ nơi ghế ngồi để họ có thể ghi bất cứ điều gì họ muốn chúng tôi biết, rồi họ có thể hoặc nộp tại trung tâm thông tin hoặc gửi bưu điện khi về nhàvà có thì giờ để suy nghĩ thêm. Những ai quan tâm các vấn đề của đời thường nhiều hơn thì chúng tôi hứơng dẫn họ tới các trạm thông tin. Theo cách này, chúng tôi cảm thấy mình không ép người ta đáp ứng khi họ có thể là chưa sẵn sàng và như vậy có thể phản hiệu quả, nhưng đồng thời chúng tôi không tạo cơ hội cho người ta thấy dễ xem thường tầm quan trọng của Lời đã rao giảng cùng nhu cầu họ phải đáp ứng.Như tôi đề cập trước đây, những điểm suy gẫm, vốn là một phần trong bố cục được phát ra cho mọi thành viên trong hội chúng, nhằm tóm lược kết thúc, kích thích suy nghĩ và đáp ứng để mọi người phải đối diện những tác nhân kích thích suy nghĩ và hành động _ chính xác là điều chúng ta hi vọng lời giảng sẽ đạt tới.

Chương 16: Nhà Truyền Đạo Tự Do và Tươi Mới

Vào những ngày đầu nghiệp giảng của mình, nếu có thể gọi là như vậy vào thời đó, khi vẫn còn là nhân viên ngân hàng trẻ tuổi, tôi thường đạp xe tới các nhà nguyện Giám Lý nhỏ bé ẩn sâu dưới vùng thung lũng ngoạn mục của vùng quê Westmorland. Nơi đó, tôi thường hướng dẫn buổi thờ phượng cho một nhóm nông dân dày dạn sương gió cùng gia đình họ là những người đã làm vội công việc của cả ngày với thời gian của nửa ngày, trước khi quấn mình trong bộ đồ ngày Chúa nhựt và thẳng tiến tới “nhà nguyện.” Họ là những người khích lệ lớn. Các bài giảng thời trẻ của tôi bị họ thoải mái cắt ngang với những tiếng a-men thật lớn cùng những lời hô to “Đúng đấy, thầy!” Họ thường la to cổ vũ tôi: “Giảng đi, con trai, giảng đi!” Đôi khi họ náo động đến nỗi tôi không còn nghe nổi chính mình. Họ là những người yêu Chúa đơn sơ, chân thành, chăm chỉ, tự nhiên, và họ sốt sắng nghe Lời Chúa. Do sống gần với cát bụi, nên họ muốn nghe giảng những chuyện dưới đất. Những chuyện “khoa trương” là không có họ, tôi thường được họ nhắc như vậy. Mà tôi cũng chẳng biết chuyện nào! Họ thật tốt cho tôi, vì họ vô tình giúp tôi trau dồi cách nói mà tôi cho là rất ít thay đổi suốt bốn mươi lăm năm xa cách họ. Họ chưa hề nghe về Tiến sĩ Denney (giống như tôi thời đó) nhưng hẳn họ phải đồng cảm với quan điểm của ông: “Người bắn bên trên đích nhắm không nhờ đó mà chứng tỏ mình có đạn dược ưu việt. Ông ta chỉ tỏ ra mình không phải là người bắn chính xác thôi” (trích trong MacPherson, 129). Và họ hẳn phải thích câu trả lời của một trong những mục sư là tín đồ thường giữa họ, khi được hỏi về cách soạn bài giảng, đã nói:Trước hết, bản thân tôi đọc thật nhiều,

Page 87: Khong khi tuoi mat noi toa giang

Rồi bản thân tôi suy nghĩ rõ ràng,Sau đó bản thân tôi cầu nguyện sốt sắng,Và rồi để cho bản thân tôi ra đi.Tới đây chúng ta đã có suy nghĩ ý nghĩa của “đọc thật nhiều” và “suy nghĩ rõ ràng” cùng “cầu nguyện sốt sắng,” bây giờ chỉ cần xem xét ý nghĩ a của “để cho bản thân ra đi,” hoặc đổi loại suy này cho hợp với điều chúng ta đã xem xét về ý nghĩa của việc bước lên tòa giảng với vẻ tươi mới của sự chuẩn bị cá nhân cùng kỹ thuật trước những hàng ghế chật ních người cũng tươi mới qua kinh nghiệm thờ phượng sinh động và sẵn sàng nghe Lời Chúa. Có thể mong chờ cách hợp lý không khí tươi mát, và thật nhiều, nơi một tòa giảng như vậy.

Điều Mong Đợi Điều này có nghĩa gì về phía nhà truyền đạo và về phía hội chúng? Nhà truyền đạo có thể thực sự mong đợi gì, và mọi người trong hội chúng có thể kinh nghiệm được gì nếu có không khí tươi mát trên tòa giảng? Nhà truyền đạo phải có thể đứng trước mặt mọi người với mức độ tự tin đặc biệt rằng Chúa sẽ phán với dân sự Ngài, và vì thế, mọi người phải mong chờ mình sẽ được nghe từ Chúa những điều thích hợp cho cuộc sống của mình. Tôi nhận biết những ý kiến đó nghe như những sáo ngữ đáng ngại, nhưng nếu chúng ta phải xem việc giảng dạy cách nghiêm túc và nếu chúng ta phải cư xử đúng mức trong công tác giảng dạy, thì đây không phải là sáo ngữ. Đó là những thực tại mạnh mẽ, tôi xin thưa với bạn rằng nhà truyền đạo có chuẩn bị và hội chúng biết mong đợi, cả hai cùng chung tạo thành môi trường trong đó việc rao giảng chân lý muôn đời không chỉ là vấn đề thông lệ.Có thể mong đợi lời giảng lang thang tách rời cái “thông lệ” được bao xa? Có thể chúng ta không được tự do mong đợi trong kế hoạch của những sự kiện tầm thường, những dấu hiệu ngoạn mục phi thường đôi khi vẫn theo sau bài giảng trong những cuộc phấn hưng lớn (tuy không có lý do để tin những ngày đó đã qua rồi). Theo định nghĩa, những sự kiện phi thường không diễn ra cách tầm thường. Có thể chúng ta không chứng kiến cả tỉnh trở lại đạo, tội nhân ngã xuống xưng tội ngay ngoài đường phố, và vân vân, nhưng vẫn hoàn toàn thích hợp cho nhà truyền đạo cùng hội chúng ngày nay mong đợi những cuộc đời được đụng đến, hôn nhân được cứu vãn, gia đình được phục hồi, con nghiện được phóng thích, và tội nhân đáng kính lẫn trụy lạc, được tái sanh, đổi mới và cứu chuộc. Những chứng cớ này, đối với một số nhà truyền đạo có thể trở thành phi thường, thì thực tế có thể mong đợi như là những đáp ứng bình thường đối với việc giảng dạy Lời Chúa. Có thể cho là lạ, nhưng những sự việc này đặc biệt hiếm thấy trong nhiều hội thánh . Nhưng còn lạ hơn nữa, nhiều trong số những hội thánh này đã từ lâu yên vị trong tư thế chẳng mong đợi được gì nhiều, và vì vậy, họ chẳng mấy khi ngạc nhiên trước bất cứ điều gì xảy ra. Như cách ngôn xưa nhắc chúng ta : “Phước thay cho người nào chẳng mong đợi gì cả, vì người ấy sẽ không bị thất vọng.”

Page 88: Khong khi tuoi mat noi toa giang

Tin Tưởng và Chờ Mong Bởi thế, nhà truyền đạo phải chuẩn bị rao giảng đầy tin tửơng và chờ mong. Sự tin tưởng này khác xa với sự tự tin. Đó là sự tin tưởng bám chặt vào lời hứa rằng lời Chúa không “trở về luống nhưng,” và là sự tin tưởng căn cứ vào sự kiện là cùng một Thánh Linh cảm hứng Lời Kinh Thánh, đang bao phủ hội chúng và xức dầu cho nhà truyền đạo để giải thích Lời Ngài và ngự trị trong tín hữu cũng như nhân từ phục vụ người chưa tin để thi hành Lời Ngài. Ngoài ra, đó còn là niềm tin tưởng phát xuất từ hiểu biết cho rằng giảng dạy là do chỉ định từ thiên thượng và nhà truyền đạo là người được Đức Chúa Trời ban cho việc “vui nhất và tốt nhất” để làm. Nhà truyền đạo nào biết và tin sâu xa vào những sự kiện này, là nhà truyền đạo biết tin tưởng và chờ mong.

Thoải Mái và Tự Nhiên Nhà truyền đạo tin tưởng rất có thể nói: “Tôi để cho bản thân mình ra đi” nhiều hơn những người hoặc cảm thấy chuẩn bị tồi về kỹ thuật hoặc mất liên lạc thuộc linh. Hoặc cả hai. Và những nhà truyền đạo đầy tin tưởng này trông ra sao? Trông họ thoải mái và tự nhiên khi đứng lên giảng, giống như những vận động viên được huấn luyện giỏi và chuẩn bị kỹ, mà cách trình diễn thoải mái bên ngoài là trá hình của sự trung thành siêng năng hi sinh và luyện tập. Họ thoải mái với sự kêu gọi mình vì biết do Đức Chúa Trời chớ không do chính mình. Họ không tự chọn giảng dạy. Họ biết điều đó vì những lý do mà chỉ Đức Chúa Trời mới biết vì sao họ được chọn để giảng dạy. Họ vấp phải khám phá vinh quang này khi được giúp nhận ra những ân tứ cùng khát vọng chỉ có thể đến từ Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Họ có lòng nghĩ đến dân sự Đức Chúa Trời, khao khát vinh quang của Đức Chúa Trời, đói khát Lời Đức Chúa Trời, và lệ thuộc vào Thánh Linh Đức Chúa Trời, yêu mến Con Đức Chúa Trời, và mang gánh nặng về những người không biết Đức Chúa Trời.Các nhà truyền đạo này thoải mái nhận được ân tứ bởi lẽ ngay chính từ ân tứ có ngụ ý người ban phát . Họ biết rằng Thánh Linh ban phát ân tứ theo ý Ngài chọn, và dường như Ngài đã chọn họ. Từ lâu họ đã chấp nhận sự kiện là điều này không khiến họ cao trọng nhờ có ân tứ rất rõ ràng, giống như mũi cao trọng hơn tim vì vị trí hiển nhiên của nó. Cứ cho là như vậy, thì ân tứ đặc biệt kéo theo trách nhiệm đặc biệt, nhưng họ cũng đã khiêm tốn chấp nhận những trách nhiệm này, và đã học tập chấp nhận thách thức lãnh trách nhiệm vì họ cũng đã chấp nhận khả năng đặc biết ấy là Đức Chúa Trời cung ứng cho từng sự kêu gọi. Họ biết họ không thể cứu được môt linh hồn nào, mở một con mắt mù lòa nào, đổi một người nào từ tối tăm qua sáng láng hoặc từ quyền lực của Sa-tan quay về với Đức Chúa Trời. Nhưng họ cũng biết rằng Đức Chúa Trời có thể và vẫn đang làm những chuyện đó và Ngài đang sử dụng những con người giống như họ như là những tác nhân của Ngài. Và họ vô cùng vui sướng được ở trong vòng luân chu đó.

Page 89: Khong khi tuoi mat noi toa giang

Họ xem mình cùng hàng ngũ (nếu không nói là cùng hội) với Augustine và Chrysostom, Luther và Calvin, Wesley và Whitfield, Lloyd-Jones và Graham. Họ có những ân tứ khác xa, nhưng họ giảng cùng một phúc âm. Hoàn cảnh của họ khác, nhưng sự kêu gọi họ thì không khác. Nhân cách họ khác, nhưng họ cùng có một lời giảng chung. Thái độ họ khác nhau, nhưng mục tiêu họ giống nhau không nhầm lẫn. Tất cả họ là những mắc xích trong một dây chuyền dài vinh quang gồm những người nam và nữ vẫn tiếp tục rao giảng chân lý cho tới khi việc giảng dạy không còn cần thiết nữa, vì cuối cùng nước thiên đàng sẽ phải tới. Trong khi họ đứng trước mọi người, họ biết tình trạng tội lỗi của riêng mình, nhưng họ đã xử lý rồi. Họ kinh nghiệm sự tha thứ và đã sử dụng điều đó. Họ đau đớn ý thức khiếm khuyết của mình, nhưng trong Thánh Linh, họ đã học tập đương đầu với nó. Chẳng cần ai nhắc nhở họ về sự không xứng đáng của họ, vì họ vừa mới thưa với Chúa về điều đó, và Ngài bảo với họ, đó không phải là vấn đề, bởi lẽ Ngài chuyên sử dụng những con người như thế, vì họ là loại người duy nhất sẵn sàng đối với Ngài. Cho nên, họ là những con người thoải mái.

Tự Do và Tươi Mới Phillips Brooks nói như sau với sinh viên Trường Thần học Yale:Qua nhân cách , chân lý là lời chúng ta mô tả việc giảng dạy thực sự . Chân lý phải thực sự xuyên thấu con người , không chỉ trên môi miệng , không chỉ trong trí hiểu và lộ ra qua ngòi bút . Chân lý phải đâm xuyên cá tánh , tình cảm , toàn thể bản chất trí thức cùng đạo đức của con người . Chân lý phải xuyên qua con người cách trung thực . . . với tất cả sự sốt sắng và sức lực trong người (27).Theo như tôi hiểu, mối quan tâm của ông không chỉ là nhà truyền đạo phải mê mẩn và chịu uốn nắn bởi chân lý mình rao giảng, mà còn phải dẫn tới kết quả “một cuộc hội ngộ giữa một người với nhiều người, trong sự tiếp xúc gần gũi đến nỗi Đấng Christ là Đấng đã từng bước vào cuộc đời của người, thì qua người, cũng có thể bước vào đời sống của họ nữa” (Brooks, 88). Các từ rộng rãi , tự do , tươi mới thật quan trọng vì chúng đề cập tính đặc biệt của cá nhân nhà truyền đạo. Chúng mô tả nhân cách qua đó chân lý sẽ được dẫn truyền. Nhưng cũng chính ngay tại điểm này, một số nhà truyền đạo lại mất bình tĩnh, vì họ không tự do và tươi mới đủ để thoải mái với chính mình.Ngay khi một số nhà truyền đạo đứng trước mặt hội chúng, họ biến thành một người khác. Giây phút họ mở miệng, là một kẻ xa lạ mở lời. Họ không bao giờ nói với gia đình hoặc bạn hữu theo cách họ nói trên tòa giảng. Nhưng vì một lý do nào đó, họ cảm thấy cần phải đổi giọng để nghe lố lăng ở nơi khác và có những cử chỉ dứt khoát là kỳ quặc bên ngoài tòa giảng. Có lẽ một giáo sư truyền đạo pháp yêu quí của họ từ một vùng khác đã làm như vậy theo cách riêng của ông, rồi họ hoặc mang ấn tượng có cảm tưởng là cách của ông là cách duy nhất để làm điều đó. Hoặc có lẽ họ đã chứng kiến một nhà truyền giảng trên ti-vi thu hút được nhiều

Page 90: Khong khi tuoi mat noi toa giang

đám đông lớn, nên kết luận là phương pháp đó hiệu quả đối với ông thì cũng có thể hiệu quả đối với họ. Lúc tôi còn thanh niên, Billy Graham có đến Đấu trường Harringay ở London và làm ngây ngất cánh phúc âm của giáo hội Anh quốc. Không chậm trễ, hầu hết chúng tôi là những nhà truyền đạo trẻ đang cầm Kinh Thánh, liền chuyền qua tay trái, chỉa ngón trỏ tay mặt của chúng tôi trong không khí, rồi hết sức nhiệt tình tuyên bố: “Kinh Thánh nói . . .” với giọng của người miền Bắc Carolina, không kém! Nhưng trong khi chúng tôi ngưỡng mộ cách chân lý được truyền đạt qua nhân cách của Billy Graham, thì cũng có thể nói không chút phóng đại tưởng tượng rằng chân lý, đang được truyền đạt qua nhân cách của chúng tôi. Vì vậy chúng tôi chẳng tự do cũng chẳng tươi mới.

Hãy Biết Mình Vợ chồng tôi hoàn toàn khác nhau trong phương thức giảng dạy của chúng tôi. Jill chuẩn bị tỉ mỉ, ghi chú phong phú bằng bút đủ thứ màu kèm theo mọi loại nét kẽ cùng ngôi sao với những dấu hiệu nhỏ xíu xinh xắn mà chỉ có bà ấy mới hiểu. Bà ấy cần biết chính xác điều mình sẽ nói và bảo đảm mình biết rõ trước khi bắt đầu. Bà ấy giải thích cặn kẽ Kinh Thánh và theo như bà nói, thích “nhìn trộm vào hóc hẽm của câu.” Nói như thế, bà ấy ngụ ý, thích đặt những câu hỏi như: “Bà Nô-ê có thích loài vật không?” Chắc chắn là bà ấy thu hút được sự chú ý của mọi người nhờ cách tiếp cận như vậy và tài tình rút ra những chân lý thuộc linh từ những nguồn không đầy hứa hẹn như vậy. Bà ấy hầu như luôn luôn dùng hài hước nhằm vào những thất bại cùng yếu đuối của bản thân mình, ngụ ý bà ấy thích sự đồng cảm từ và với mọi người. Cách của tôi thì hoàn toàn khác. Tôi chia sẻ dựa vào sườn bố cục và tôi có đủ tài liệu trong trí cho ít nhất hai bài giảng. Trong lúc đang giảng, tôi cố gắng cảm nhận tâm trạng của hội chúng rồi chọn tài liệu có sẵn trong đầu mà tôi cho là thích hợp nhất. Vì vậy, trong khi giảng, tôi điều chỉnh. Kết quả là dù giảng cùng một bài trong cả bốn buổi nhóm cuối tuần của chúng tôi, nhưng kết cuộc hoàn toàn khác nhau. Tôi cũng dùng hài hước, nhưng là loại hài hước hoàn toàn khác với của Jill. (Tôi không cần biết Bà Nô-ê có thích loài thú hay không, nhưng tôi thích cho mọi người biết tên của bà là Joan of Ark.) Tôi không thường nói về thất bại của mình, chẳng phải vì tôi không có, mà vì tôi không đặc biệt thoải mái khi nói về bản thân mình theo kiểu đó và tôi không tưởng tượng ra được có ai lại muốn biết mấy chuyện đó. Điều mà Jill gọi là “nhìn trộm vào hóc hẽm của câu” trong sách của tôi đôi khi trông ngỡ như “lang thang tới đầu kia của dãy phố.” Nhưng tôi không bao giờ thấy mình giàu sáng tạo và giàu tưởng tượng bằng phân nửa của bà ấy.Khiến bạn nhàm chán với những khác biệt trong cách tiếp cận của Jill với của tôi như thế, tôi chỉ muốn minh họa vấn đề là chúng ta học tập biểu lộ tự do và tươi mới ra sao, theo nhân cách độc đáo của mình. Chẳng ai trong hai chúng tôi cảm thấy bị ép phải bắt chước nhau, dù cả hai chúng tôi đều vui vẻ làm chứng là đã có

Page 91: Khong khi tuoi mat noi toa giang

học hỏi lẫn nhau. Vì đã từng nghe Jill nói về nỗi lo sợ của mình, nên tôi nhận ra được chính đáp ứng thực sự từ hội chúng và tôi học tập cách chia sẻ về bản thân mình nhiều hơn trong lời giảng. Tôi không cảm thấy bị buộc phải nói điều tôi không muốn nói, nhưng đồng thời, tôi nhận ra nhu cầu phải khắc phục nỗi e thẹn cùng miễn cưỡng riêng của mình nếu điều đó gia tăng mức truyền thông chân lý. Giống như vậy, vì đôi lúc tôi vẫn đề cập với Jill về điều mà dường như đối với tôi là “tính sáng tạo” sôi nổi quá mức của bà ấy, gần như chỉ có trong tưởng tượng, thì bà ấy luôn sốt sắng điều chỉnh cách của mình đúng với nhu cầu mà vẫn không đánh mất khả năng độc đáo của mình trong việc làm cho Kinh Thánh sống động đối với mọi người.

Hài Hước Tôi có nói là cả Jill lẫn bản thân tôi đều dùng hài hước trong lời giảng, tuy rằng ý thức hài hước của chúng tôi có khác nhau. Lý do là vì tính cách chúng tôi khác nhau. Đối với tôi thì sẽ không tự nhiên lắm, nếu tự chế giễu mình, như Jill vẫn làm, còn jill thì thường thấy khó kể được loại chuyện hài hước mà tôi thích dùng. Bà ấy có khuynh hướng mở đầu với điểm gút rồi từ đó đi tới khởi điểm, vốn dễ gây cảm mến cũng như hoang mang. Như Phillips Brooks nhắc chúng ta, đó là vấn đề chân lý qua nhân cách.Điều này dẫn chúng ta tới một suy nghĩ quan trọng về việc hài hước trong lời giảng. Nếu tính cách của người giảng đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt chân lý, như Brooks đã nói, và nếu người giảng có ý thức hài hước sâu sắc, mà hài hước lại không được dùng như thứ vũ khí mạnh mẽ trong kho vũ khí của mình, thì đó là chuyện lạ. Nhưng không phải mọi nhà truyền đạo đều nhiệt tình dùng hài hước trên tòa giảng. Tiến sĩ Martyn Lloyd-Jones viết: “Tôi không dám nói rằng không có chỗ cho hài hước trong việc giảng dạy; nhưng tôi cho rằng chỗ đó không lớn lắm do tính chất của việc làm này, và do bản chất của Chân lý mà lời giảng đề cập tới . . . điều tối đa có thể nói về chỗ của hài hước, ấy là, có thể chấp nhận được, nếu nó tự nhiên. Người nào cố gắng hài hước là ghê tởm và không bao giờ được phép bước lên tòa giảng” (241). Chẳng nghi ngờ mấy là tiến sĩ ở đây có lý do chính đáng để tỏ ra lo ngại, nếu ông ám chỉ loại hài hước tầm thường hóa những chân lý sâu sắc của đức tin và nhằm hoặc chi phối hội chúng hoặc gia tăng cách họ đánh giá tính dễ mến của nhà truyền đạo. Nhưng ngay cả ông cũng thừa nhận (cách miễn cưỡng) điều đó là chấp nhận được, nếu tự nhiên. David Buttrick dường như có quan điểm tích cực hơn trong khi cũng cảnh giác thận trọng và thích hợp tương tự. Đề cập những “minh họa hài hước” ông viết: “Chúng ta có thể nêu qui luật chung cách thỏai mái là: “Nếu bản chất tự nhiên của bạn là con người hài hước, thì vấn đề của bạn sẽ là sự kềm chế; nếu bạn không tự nhiên là con người hài hước, thì đừng cố gắng” (146).

Page 92: Khong khi tuoi mat noi toa giang

Có lẽ một cách nhìn khác nữa về vấn đề này là phải xác định xem điều gọi là “tự nhiên” có thực sự là ân tứ do Chúa ban để sử dụng thích hợp không. Malcolm Muggeridge chắc chắn cho là như vậy. Tôi nhớ có nghe ông chia sẻ tại Lausanne, Thụy Sĩ, và cách dùng hài hước của ông thật là xuất sắc. Ông thích thú kể lại có lần đang nhìn tháp hình chóp cao vút của Giáo đường Salisbury và dõi theo những đường nét thanh tú vút tận trời cao của công trình. Tâm linh ông bay bổng, tư tưởng ông hướng thượng, bởi vì, theo ông giải thích, “những tháp hình chóp nhằm gợi cảm hứng.” Nhưng rồi ông thấy bên dưới những rìa của mái giáo đường, những gương mặt cười toe toét nơi miệng các ống máng xối, nhắc nhở ông rằng từ góc độ nhìn của trần gian, thì những khát vọng về thiên đàng của con người thường có vẻ cao cả, nhưng từ góc độ thiên đàng, thì chúng hơi lố lăng. Vấn đề ông đặt ra là, hài hước, giống như những tháp hình chóp và miệng ống máng xối, là “một cách diễn đạt sự chênh lệch kệch cỡm, không thay đổi được, giữa khát vọng của con người với cách thực hiện của con người” (trích trong Stott, Between Two Worlds , 291). Nếu hài hước là cách diễn đạt sự chênh lệch giữa khát vọng của con người với cách thực hiện của con người, thì dễ thấy được rằng, đó có thể là dụng cụ lớn lao để truyền đạt sứ điệp nhằm không những nêu rõ sự chênh lệch đó bằng những từ không thể nhầm lẫn, mà còn dẫn đường không sai lạc, tới phúc âm vốn đưa con người từ hiện trạng của mình đến chỗ theo như ý muốn Đức Chúa Trời. Phúc âm nhằm triệt tiêu sự “chênh lệch không đổi được” và nhằm bắc cầu qua vịnh khổng lồ giữa khát vọng với thực hiện.Còn nhiều điều có thể nói thêm về đề tài này, nhưng Phillips Brooks sẽ có lời kết ở đây. Ông nói với sinh viên tại Yale: “Hài hước bao gồm nhận thức về những cân đối thực sự của cuộc sống. Đó là một trong những phẩm tính hữu ích nhất mà nhà truyền đạo có thể có được. Chẳng có sự ngông cuồng nào làm biến dạng tòa giảng mà lại không được điều chỉnh và kềm chế, thường là bị xóa hẳn, nếu nhà truyền đạo có ý thức hài hước chân chính. Hài hước làm dịu bớt gấp ngàn lần sự cay đắng của việc tranh luận. Không có khuyến khích hài hước nào có thể cho là dư thừa cả.” Ông cũng khuyên nhà truyền đạo nên đọc những tác phẩm hài hước của những tác giả lớn, mà theo ông, “Sẽ giúp bạn tránh được những ngông cuồng mà không bị khuất mờ trong nhạt nhẽo vô vị. Chúng sẽ duy trì hấp lực của bạn trong khi cứu bạn khỏi vẻ mặt nghiêm trọng vênh vang” (Brooks, 58).Vì vậy, nhiệm vụ của nhà truyền đạo không dễ. Ông ta không được xao lãng trong việc nghiêm túc mang gánh nặng giảng dạy chân lý muôn đời cho con người hữu hạn, thấu triệt những hậu quả không lường được của việc đáp ứng, hay không đáp ứng Lời đã rao giảng. Nếu ông trình bày chân lý cách khinh suất, thì khó thu hút được sự chấp nhận. Nhưng nếu tính trang trọng của công tác lộ vẻ nặng trĩu đối với thính giả tới nỗi nhà truyền đạo không còn giống như người thường, thì chân lý sẽ khó được chào đón cách nhiệt tình bởi người thường. Nhà truyền đạo phải luôn luôn hỏi như sứ đồ: “Ai xứng đáng với những điều này?”biết rõ là mình không

Page 93: Khong khi tuoi mat noi toa giang

xứng đáng. Cùng với Phao Lô, nhà truyền đạo phải luôn luôn trả lời câu hỏi trong niềm vui lớn: “Sự xứng đáng của chúng tôi đến từ Đức Chúa Trời.” Chính hiểu biết này một mặt cho phép nhà truyền đạo rao giảng, như Baxter có nói: “như người hấp hối đối với những người đang hấp hối” thế nhưng mặt khác, lại rao giảng trong sự tự do và vui thích thoải mái khiến sứ điệp tuôn ra cách tươi mới và hấp dẫn.Chương 17: Nói Cách Tự Do

Tiến sĩ Martyn Lloyd-Jones đồng ý với Phillips Brooks về chân lý được truyền đạt qua nhân cách và nói thêm: “Trong lời giảng, mọi khả năng đều phải gắn bó với nhau, toàn thể con người phải liên lụy trong đó. Tôi còn đi xa hơn nữa, cho rằng thậm chí thể xác cũng dính líu trong đó” (82).Ý nghĩ cho rằng thể xác cũng dính líu nghe có thể hơi kỳ quặc, nhưng cách dùng động tác đúng mức và hợp lý trong khi giảng, có thể tạo khác biệt rõ ràng giữa một bài giảng hoặc tóm chặt lấy người nghe, hoặc bỏ họ thầm lặng mơ mau hết giờ. Lloyd-Jones nhắc chúng ta rằng vĩ nhân Demosthenes, khi được hỏi về điều cần thứ nhất, thứ nhì, và thứ ba trong thuật hùng biện, đã trả lời: “Hành động, hành động, và hành động” (82-83). Hiển nhiên là một số nhà truyền đạo có tính cách lẫn lối giảng tự do hơn những người khác. Nhà truyền đạo đọc từ bản thảo của mình chắc hẳn sử dụng tối thiểu cơ thể mình như là phương tiện truyền đạt sứ điệp. Đầu sẽ hầu như luôn luôn cúi xuống, chỉ thỉnh thoảng mới ngước lên liếc nhìn hội chúng (có lẽ để bảo đảm với mình là họ vẫn còn đó). Có thể đôi lúc cũng có một hoặc hai lần quơ tay để nhấn mạnh điểm nào đó, nhưng sẽ không có sự tách rời khỏi tòa giảng. Trong trường hợp này, nhà truyền đạo đòi hỏi khả năng tập trung của hội chúng nhiều hơn là người biết kết hợp những hành động duy trì sự chú ý và nhấn mạnh lời đã nói ra. Điều này đặc biệt thích hợp trong nền văn hóa nghiêng về thị giác trong đó khoảng thời gian chú ý của con người bị hủy hoại bởi việc xem ti-vi quá thụ động, hoặc với cốt chuyện đầy kịch tính hoặc với những góc quay phim thay đổi liên tục. Con người trở thành quen với hành động. Dĩ nhiên, trong vài hội thánh, những khả năng dành cho hành dộng bị cắt giảm nghiêm trọng bởi lối kiến trúc của tòa nhà, và đặc biệt là chính nơi tòa giảng. Spurgeon có vài lời chọn lọc về đề tài tòa giảng. Ông phàn nàn:Thật là phát minh khủng khiếp ! . . . Nổi bật nhất là hình dạng của những tòa giảng khớp với những bất bình thường trong trí tửơng tượng cùng sự dại dột của con người . . . Thật khó phỏng đoán ra được mẫu mã cùng ý định của họ . Một tòa giảng bằng gỗ sẫm thuộc loại xưa rất có thể nhắc nhở mục sư về tính hay chết của mình , bởi lẽ chẳng có gì ngoại trừ chiếc quan tài dựng đứng lên : nhưng dựa vào cơ sở lý luận nào mà chúng ta chôn sống mục sư của mình chứ ? (Lectures to My Students, 276-77).Một số nhà truyền đạo bị kêu án biệt giam trên những tòa giảng lỗi thời, đã xoay xở đưa hành động vào lời giảng của mình, bất chấp những bất lợi hiển nhiên của sự

Page 94: Khong khi tuoi mat noi toa giang

giam cầm họ. Một mục sư sôi nổi vung tay trong khi hùng hồn và nồng nhiệt giảng bài mình. Một bé trai ngồi hàng đầu, bị mê hoặc bởi lối diễn xuất, thì thầm với mẹ: “Mẹ ơi, nếu ông ấy thoát ra ngoài thì sao hở mẹ?” Chắc chắn trong đầu óc trẻ thơ, nó thắc mắc tại sao có ai lại tự nguyện giam hãm mình trong một nơi hạn chế như vậy _ một câu hỏi có lẽ cũng đã xuyên qua tâm trí của nhiều nhà truyền đạo.Cứ tạm cho là chúng ta không bị giam cầm trên tòa giảng cấm cản hành động. Có những lợi điểm nào nếu có một nhà truyền đạo tự do và tươi mới và bày tỏ điều đó qua hành động mạnh mẽ? Những từ mô tả hành động như vậy xuất hiện trong trí là tính di động , tính linh động , tính gần gũi , và tính sinh động .Suy nghĩ trong chốc lát sẽ cho thấy mọi từ này đều hấp dẫn cách đặc biệt và khi áp dụng vào việc giảng dạy, có thể giúp truyền đạt chân lý hiệu quả hơn nhiều.

Tính Di Động Tiến sĩ Ben Haden của First Presbyterian Chuch, Chattanooga, Tennesse, là một thí dụ hay về nhà truyền đạo duy trì được sự chú ý nhờ sự di động trong khi giảng dạy. Bối cảnh pháp lý của ông vẫn ở trong cận cảnh ở chỗ ông ban phát với một tòa giảng và trình bày bài giảng theo cách một luật sư xử án đang nói với bồi thẩm đoàn. Đây là cách tuyệt vời để buộc mọi người phải gắn bó với tiến trình sự việc.Hội thánh nơi tôi phục vụ có một trung tâm thờ phượng, nơi mọi người ngồi trong nhiệt độ khoảng 250 độ F. Dĩ nhiên, điều này ngụ ý có một số người đáng kể đang thực sự ngồi phía sau tòa giảng, cho nên tôi cẩn thận di chuyển trên một bục giảng bỏ ngỏ để nói chuyện với họ. Trước đây ít lâu, một trong những tờ báo Milwaukee dành trang bìa và một phần thật rộng của phần bổ sung Chúa nhựt kể chuyện về chức vụ của Hội thánh Elmbrook. Họ nhấn khá mạnh vào cách giảng của tôi, minh họa bằng tranh ảnh “hành động,” tất cả họ bảo là chụp được trong vòng thời gian sáu mươi giây. Nhìn vào tôi thấy muốn chóng mặt, nhưng từ góc độ thuần túy vô tư của báo chí thế tục (nếu báo chí có cách nhìn như vậy) thì cách tiếp cận này có điểm thú vị.Tôi nhận được đáp ứng tương tự từ những người xem tôi giảng trên ti-vi, tuy một bà có gửi về, bảo rằng tôi nhắc bà ta nhớ lại con cọp trong chuồng, nhưng bà không nói rõ bất kỳ ác cảm đặc biệt nào đối với hoặc cọp nhốt trong chuồng hoặc nhà truyền đạo năng nổ. Và tôi thích được sánh với cọp gấp nhiều lần hơn với một Cholopus Didactylus hoăc với một con lười.Tính di động đặc biệt hữu ích, hoặc có lẽ thậm chí còn cần thiết, khi trình bày bài giảng theo lối kể chuyện. Để chuyển tải toàn bộ ý hướng cùng kịch tính trong câu chuyện, rất có thể cần đến một mức độ “hành động” nào đó. Một Chúa nhựt Phục sinh nọ, tôi quyết định kể câu chuyện Phục sinh theo quan điểm của hai môn đồ trên đường về Em-ma-út. Phần đối thoại quan trọng của câu chuyện (được khuếch đại để giải thích nhằm lợi ích cho những người thường xuyên tham dự mỗi năm ba lần, vốn không hề biết Em-ma-út ở đâu, hay đó là tâm trạng) diễn ra trong khi họ

Page 95: Khong khi tuoi mat noi toa giang

đang đi. Hẳn là có vẻ hơi kỳ quặc nếu kể câu chuyện trong lúc đứng yên, cho nên tôi đi tới đi lui, đôi khi nhìn vào khán thính giả ở những góc khác nhau, bước chậm rãi khi suy tư, và bước nhanh hơn, khi bối rối. Có lúc tôi hoàn toàn dừng lại, khi có một ý nghĩ rắc rối đặc biệt quấy rầy mình. Thỉnh thoảng tôi quay sang người bạn tưởng tượng cùng đi với mình, và khi người lạ tới gần, tôi giúp mọi người “thấy” người ấy. Lúc mạc khải lộ ra tại bàn ăn, tôi dùng cử chỉ cùng nét mặt mô tả cho họ nỗi bối rối, pha lẫn trong niềm hân hoan và sửng sốt chợt lóe lên gương mặt các môn đồ khi họ bỗng nhiên hiểu ra, chỉ để rồi lại thấy người khách lạ biến mất ngay. Sau đó là việc vội vã quay về Giê-ru-sa-lem cùng với cuộc nghinh đón vui vầy của các môn đồ khác. Làm sao ai có thể kể lại câu chuyện này mà không di động được?

Tính Linh Động Có một cảm giác kỳ lạ, trong đó việc giảng dạy bị một số người gạt bỏ, cho là loại độc thoại ngang bướng tồi tệ nhất, thựa ra là một đối thoại. Lloyd-Jones diễn tả đơn giản:Trong khi chia sẻ , nhà truyền đạo , trên một phương diện , phải rút ra được một điều gì đó từ hội chúng . Có những người hiện diện trong hội chúng có tâm trí thuộc linh , và đầy dẫy Thánh Linh , và họ góp phần trong buổi nhóm . Luôn luôn có yếu tố trao đổi trong việc giảng dạy (84).Với ngôn từ sinh động hơn, John Broadus nói như sau về nhà truyền đạo:Nếu đã nắm vững chủ đề của mình và cảm kích bởi tầm quan trọng của nó , thì hiện tại ông ấy đã có được sự chú ý hăm hở và đồng cảm của thậm chí vài thính giả tốt , và tia lửa trong ánh mắt ông ấy là do phản chiếu từ những ánh mắt của họ , cho tới khi những tia chớp điện loé lên qua lại giữa họ , và chính tâm hồn ông ta nóng rực , chói lòa và ngời sáng ., đôi khi ông không thể không loé ra những tư tưởng huy hoàng và quí giá hơn bao giờ hết , từng lai vãng tâm tư những lúc trầm ngâm cô độc của ông (327).Tôi phải thừa nhận rằng mình chưa thực sự bắt được tia lửa phản chiếu từ mắt mình trong mắt họ, và tôi không rõ đây là lỗi trong tia lửa của tôi hay là của mắt họ, nhưng tôi biết rõ điều mà cả hai vị đáng kính trên muốn nói. Sự tự do đủ để di chuyển và nhìn vào mắt của hội chúng, sẽ liên tục thông báo cho nhà truyền đạo về sự tiếp thu sứ điệp. Thật kỳ lạ, một cái gật đầu có suy nghĩ, đáng giá biết bao đối với nhà truyền đạo đang hoang mang không biết mình có làm sáng tỏ được mọi vấn đề hay không. Nhưng quan trọng hơn, nếu nhà truyền đạo trông thấy vẻ hoàn toàn bối rối hoặc nhìn thấy hàng chục người quay sang người phối ngẫu của họ nói thầm: “Ổng nói cái gì vậy?” thì ông ấy biết là cần phải điều chỉnh hoặc làm sáng tỏ ngay, nếu không nói là sớm hơn.Trong các nhà thờ Tô Cách Lan xưa thường có một người gọi là thầy xứ. Ông này cầm một cây gậy thật dài để đi thâu tiền phần mười cùng các món dâng hiến từ người Tô Cách Lan và cũng để, nếu cần, chọt vào họ trong khi đang nghe giảng mà

Page 96: Khong khi tuoi mat noi toa giang

không gượng nổi ngủ gục. Nhà truyền đạo hiện đại không sẵn có được hỗ trợ nào giống như vậy, mà nếu có, thì chắc hẳn họ cũng bị cho là vi hiến, nên nhà truyền đạo phải dùng những phương pháp khác để cứu hội chúng khỏi ngủ gục. Điều kiện tiên quyết để làm điều này là phải ý thức rằng họ đã chán ngán, và chỉ có nhà truyền đạo tỉnh táo và linh động mới nhận ra được điều này. Có lần trong lúc đang giảng, tôi thấy khá đông người rõ ràng là đang khó tập trung. Một đứa bé trên bao lơn, diễn tả điều người lớn đang cảm nhận, bằng cách thở dài một tiếng thô kệch vang dội. Tôi liền quay ngay sang hướng phát ra tiếng thở dài chân thành đó, và nói: “Ông hiểu rõ điều con cảm nhận, con ạ. Chính ông đây cũng đang chán phần này, cho nên ai cũng vậy thôi. Thế thì ta sẽ ngưng ngay phần này và đi tiếp phần kế, rồi tôi sẽ cố gắng giải phóng quí vị càng nhanh càng tốt.” Tình cờ, câu nói này đã dìu đoàn quân đi tới và chúng tôi sống để chiến đấu tiếp thêm được vài phút nữa.

Sự Gần Gũi Lần nọ trong một quán cà phê truyền giảng, tôi nói chuyện với một thanh niên cho tôi biết rằng tôi là nhà truyền đạo đầu tiên được anh sẵn sàng lắng nghe. Khi tôi hỏi lý do, anh đáp: “Vì mọi nhà truyền đạo đều đứng xa tít trên tòa giảng cao sáu bộ ngăn cách, nhưng còn ông thì chịu bước xuống ngang tầm với chúng tôi.” Cho là đúng như vậy, thì vì lối kiến trúc của quán cà phê trung bình khác xa triệt để với nhà thờ, nhưng tôi công nhận điều anh nói là đúng. Mặc dù vì muốn được nhìn thấy rõ, nên nhà truyền đạo cần phải đứng chỗ cao hơn hội chúng, nhưng như vậy cũng quá dễ tạo thành bức tường ngăn cách vô hình giữa nhà truyền đạo với hội chúng. Cảm giác xa cách nảy sinh từ đó. Chắc chắn một số nhà truyền đạo thích như vậy, nhưng nhà truyền đạo hiện đại thì không. Nơi nào nảy sinh ngăn cách, nơi đó truyền thông lãnh hậu quả. Nhưng có thể làm được gì, nhất là trong một hội trường rộng lớn?Một bạn của tôi hiện làm giám mục Anh quốc giáo thường bỏ rơi tòa giảng chạm khắc đẹp đẽ trong nhà thờ truyền thống của anh lúc anh còn là linh mục giáo xứ, để giảng từ những bậc thềm trong thánh đường. Trong khi giảng, thỉnh thoảng anh thường đi tới giữa giáo đường, nói với những người ngay tại nơi ghế ngồi của họ. Cách di động như vậy tạo mối thiện cảm thật lớn với hội chúng và giúp họ chú ý cũng như gắn bó gấp nhiều lần hơn vào bài giảng. Chúng ta hãy đối diện vấn đề: nếu bạn biết có cơ hội cho nhà truyền đạo có thể xuất hiện ở cuối dãy ghế ngồi của mình trong khi nghe giảng, thì rất ít có khả năng để bạn chợp mắt được.

Tính Sinh Động Tiến sĩ Donald Coggan, nguyên tổng giám mục Canterbury, viết trong sách Stewards of Grace của ông: “Có người bảo rằng bài giảng của một số người tương hợp với lời tác giả thi thiên mô tả về hoạt động của Đấng Toàn năng vào một ngày giá lạnh: ‘Ngài ném nước đá của mình ra như những mẩu thức ăn: ai có thể chịu

Page 97: Khong khi tuoi mat noi toa giang

nổi sương giá của Ngài?’” (39). Lời bình cay chua này nhắc tôi nhớ lời một đồng nghiệp nói với tôi khi chúng tôi cùng làm việc trong ngân hàng. Anh nói: “Hầu hết các nhà thờ giống như bữa ăn tối của những chủ ngân hàng: giá lạnh và đúng mức, lịch sự và chết chóc.”Lloyd-Jones kể lại chuyện được nghe về một nhà truyền đạo nói về lời chứng của Giê-rê-mi, bảo rằng Lời Đức Chúa Trời giống như lửa đốt trong xương mình. Ông nói: “Tôi rời buổi nhóm, cảm nhận mình đã chứng kiến một điều hoàn toàn khác thường, vì một điều thật lớn thiếu vắng trong buổi nhóm chính là ‘lửa.’ Con người nhân ái này nói về lửa như thể mình đang ngồi trên núi băng trôi. . . Chẳng chút sốt sắng, chẳng chút nhiệt tâm, chẳng chút dáng vẻ quan tâm đến chúng tôi là thành viên trong hội chúng. Toàn thái độ của ông có vẻ cách biệt và mang tính học thuật cũng như hình thức” (88). Dĩ nhiên, nhân cách có khác nhau, và một số nhà truyền đạo có vẻ tự do, hướng ngoại hơn những người khác. Như chúng ta đã thấy, giảng dạy là truyền đạt chân lý qua nhân cách. Vì vậy, điều hợp lý là giả định Đức Chúa Trời sẽ giải thích căn kẽ lời Ngài cho lòng người qua mọi loại nhân cách. Nhưng, và là cái nhưng thật lớn, cho dù nhà truyền đạo thuộc loại nhân cách nào, thì cũng không thể biện minh cho sự thiếu sốt sắng và nhiệt tình. Sứ điệp của phúc âm là, như Phao Lô nói: “quyền năng của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin.” Chúng ta đang nói đến quyền năng khi chúng ta giảng dạy. Chúng ta đang nói đến sự cứu rỗi khi chúng ta mở miệng. Có tiềm năng trong từng con người đang ngồi đó khi chúng ta đứng trước mặt họ. Đây là những chủ đề hào hứng và phấn khích có tầm quan trọng lớn lao. Chúng phải phát ra niềm phấn khởi xôn xao qua nhà truyền đạo đã từng bị chúng bắt phục và chúng sẽ đặt một tia lửa trong mắt đã từng nghiền ngẫm chúng. Trái tim bị sứ điệp bắt lấy lại đập nhanh hơn, giọng nói rao giảng sứ điệp biểu lộ cường độ xúc động lẫn tình cảm. Cơ thể di chuyển mạnh mẽ với năng lực mãnh liệt bên trong của chân lý đã được tiêu hóa.Một số giáo sư về giảng dạy khuyến khích sinh viên họ thực tập cử chỉ dáng điệu, độ cao, cường độ, biến điệu, cùng giọng điệu của lời nói trước khi giảng dạy, nhưng tôi lo rằng lời giảng có thể vang lên như một sự trình diễn được luyện tập kỹ. Đương nhiên chính sự kiện người sinh viên cảnh giác đối với nhu cầu phải chú ý đến những khía cạnh này của việc giảng dạy là điều quan trọng, và phải được ưa chuộng gấp nhiều lần hơn lối trình bày tẻ nhạt, đơn điệu, cứng nhắc, và giả tạo. Nhưng tôi nghi rằng một khi nhà truyền đạo đã học tập được chút đỉnh, đã đủ thoải mái trong vai trò giảng dạy cách tự nhiên, và đã bị sứ điệp thu hút (tôi có dám nói như vậy không?) chiếm hữu rồi, thì sứ điệp sẽ tuôn ra đầy sức sống cùng quyền năng _ dư dật đến nỗi mọi người đều có thể nói cách chính xác hơn bình thường rằng: “Ồ! Tôi hiểu được điều ông nói rồi!”Khi đã nói và làm hết (và nói thường nhiều hơn làm rất xa) mọi thứ rồi, thì không còn chuyện không khí tươi mới nơi nhà truyền đạo, nơi tòa giảng, và nơi ghế hội chúng, lại độc lập đối với hành động tưới mới của Thánh Linh Đức Chúa Trời

Page 98: Khong khi tuoi mat noi toa giang

được. Mọi kỹ thuật trên đời này không thể thay thế, mọi kỷ năng hùng biện con người đã từng biết, không thể thay chỗ của nó được. Hãy bằng mọi cách học tập kỹ thuật, gọt dũa những kỷ năng do Đức Chúa Trời ban trên từng tảng đá mài sẵn có, nhưng đừng bao giờ lơ là sự đổ đầy Thánh Linh cùng sự xức dầu dư dật của Ngài khi bạn dấn thân vào chức vụ giảng dạy. Tiến sĩ J. I. Packer viết trong The Gospel in the Modern World : “Điều thiết yếu là nhà truyền đạo phải đầy dẫy Thánh Linh để làm nhiệm vụ mình, để có đầu óc sáng suốt, đầy nhiệt tâm, hăng hái, sốt sắng, và tự do nội tâm để tập trung vào công tác giáo huấn và thuyết phục đặt ra cho từng sứ điệp. Vì vậy . . . phải tìm kiếm sự xức dầu của Thánh Linh mỗi lần chúng ta giảng dạy. Beethoven viết về vấn đề này trong tác phẩm Mass in D (Missa Solemnis ): ‘Từ lòng phát ra, thì sẽ đi vào lòng,’ và những lời này cũng phải nói lên nỗi khao khát cùng lời cầu nguyện của nhà truyền đạo mỗi lần dám liều giảng dạy” (Eden, 210-11).