251
Hướng Dẫn Học Công Vụ Các Sứ Đồ Tác giả: John Hargreaves Lời Mở Đầu Cách Sử Dụng Tập Hướng Dẫn Nầy Đọc Thêm Dàn Y Sách Công Vụ Các Sứ Đồ Phần Dẫn Nhập Cong Cv 1:1-11 Mạng Lệnh Và Lời Hứa Của Đức Chúa Giê-Xu 1:12-26 Người Kế Nhiệm Giu-Đa 2:1-13 Sự Tuôn Đổ Đức Thánh Linh, Với Phụ Chú: “Tiếng Lạ” 2:14-41 Bài Giảng Đầu Tiên Của Phi-E-Rơ 2:42-47 Đặc Điểm Của Những Nhóm Cơ Đốc Nhân Đầu Tiên 3:1-26 Việc Chữa Lành Người Què, Với Phụ Chú: Chữa Lành 4:1-31 Phi-e-rơ và Giăng Bị Bắt, Với Phụ Chú: Chống Đối Và Bách Hại 4:32-5:42 Các Cơ Đốc Nhân Và Tòa Công Luận Do Thái Chú Thích Đặc Biệt A: Lu-Ca, Nhà Sử Học 6:1-15 Việc Bổ Nhiệm Bảy Người 7:1-8:1a Bài Giảng Của Ê-Tiên Và Sự Chết Của Người, Với Phụ Chú: Luật Pháp 8:1b-25 Sự Bách Hại Dẫn Đến Công Cuộc Truyền Giáo Tại Sa-Ma-Ri, Với Phụ Chú: Phép Baptem 8:26-40 Phi-Lip Và “Hoạn Quan Ê-Thi-O-Pi” 9:1-19a Sự Cải Đạo Của Phao-Lô Chú Thích Đặc Biệt B: Bối Cảnh Của Phao-Lô 9:19b-31 Sau Sự Cải Đạo Của Phao-Lô 9:32-11:18 Phi-E-Rơ Và Cọt-Nây 11:19-30 Công Cuộc Truyền Giáo Tại An-Ti-Ot Xứ Si-Ry 12:1-25 Hê-Rốt Ac-Rip-Pa I Bách Hại Hội Thánh Bản Đồ: Vùng Đông Địa Trung Hải Vào Thời Tân Ước 13:1-12 Công Cuộc Truyền Giáo Tại Chíp-Rơ, Với Phụ Chú: Những Nhà Lãnh Đạo Hội Thánh 13:13-52 Công Cuộc Truyền Giáo Tại An-Ti-Ot Xứ Bi-Si-Đi 14:1-28 Công Cuộc Truyền Giáo Tại Y-Cô-Ni Và Lit-Trơ 15:1-35 Giáo Hội Nghị Giê-Ru-Sa-Lem 15:36-16:10 Các Cơ Đốc Nhân Đem Phúc Am Về Hướng Tây 16:11-17:15 Phao-Lô Tại Ma-Xê-Đoan 17:16-34 Phao-Lô Tại A-Thên, Với Phụ Chú: Các Cơ Đốc Nhân Và Những Người Theo Các Tôn Giáo Khác 18:1-28 Phao-Lô Tại Cô-Rin-Tô

Huong dan hoc cong vu cac xu do

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Hướng Dẫn Học Công Vụ Các Sứ Đồ Tác giả: John Hargreaves

Lời Mở Đầu Cách Sử Dụng Tập Hướng Dẫn Nầy Đọc Thêm Dàn Y Sách Công Vụ Các Sứ Đồ Phần Dẫn Nhập Cong Cv 1:1-11 Mạng Lệnh Và Lời Hứa Của Đức Chúa Giê-Xu1:12-26 Người Kế Nhiệm Giu-Đa2:1-13 Sự Tuôn Đổ Đức Thánh Linh, Với Phụ Chú: “Tiếng Lạ”2:14-41 Bài Giảng Đầu Tiên Của Phi-E-Rơ2:42-47 Đặc Điểm Của Những Nhóm Cơ Đốc Nhân Đầu Tiên3:1-26 Việc Chữa Lành Người Què, Với Phụ Chú: Chữa Lành4:1-31 Phi-e-rơ và Giăng Bị Bắt, Với Phụ Chú: Chống Đối Và Bách Hại4:32-5:42 Các Cơ Đốc Nhân Và Tòa Công Luận Do TháiChú Thích Đặc Biệt A: Lu-Ca, Nhà Sử Học 6:1-15 Việc Bổ Nhiệm Bảy Người 7:1-8:1a Bài Giảng Của Ê-Tiên Và Sự Chết Của Người, Với Phụ Chú: Luật Pháp 8:1b-25 Sự Bách Hại Dẫn Đến Công Cuộc Truyền Giáo Tại Sa-Ma-Ri, Với Phụ Chú: Phép Baptem8:26-40 Phi-Lip Và “Hoạn Quan Ê-Thi-O-Pi”9:1-19a Sự Cải Đạo Của Phao-LôChú Thích Đặc Biệt B: Bối Cảnh Của Phao-Lô 9:19b-31 Sau Sự Cải Đạo Của Phao-Lô9:32-11:18 Phi-E-Rơ Và Cọt-Nây11:19-30 Công Cuộc Truyền Giáo Tại An-Ti-Ot Xứ Si-Ry12:1-25 Hê-Rốt Ac-Rip-Pa I Bách Hại Hội Thánh Bản Đồ: Vùng Đông Địa Trung Hải Vào Thời Tân Ước 13:1-12 Công Cuộc Truyền Giáo Tại Chíp-Rơ, Với Phụ Chú: Những Nhà Lãnh Đạo Hội Thánh13:13-52 Công Cuộc Truyền Giáo Tại An-Ti-Ot Xứ Bi-Si-Đi14:1-28 Công Cuộc Truyền Giáo Tại Y-Cô-Ni Và Lit-Trơ15:1-35 Giáo Hội Nghị Giê-Ru-Sa-Lem15:36-16:10 Các Cơ Đốc Nhân Đem Phúc Am Về Hướng Tây16:11-17:15 Phao-Lô Tại Ma-Xê-Đoan17:16-34 Phao-Lô Tại A-Thên, Với Phụ Chú: Các Cơ Đốc Nhân Và Những Người Theo Các Tôn Giáo Khác18:1-28 Phao-Lô Tại Cô-Rin-Tô

Page 2: Huong dan hoc cong vu cac xu do

19:1-41 Phao-Lô Tại Ê-Phê-Sô Chú Thích Đặc Biệt C: Bản Thảo Sách Công Vụ 20:1-38 Hành Trình Của Phao-Lô Về Giê-Ru-Sa-Lem, Với Phụ Chú: Phép Lạ21:1-36 Phao-Lô Đến Giê-Ru-Sa-Lem21:37-23:11 Hai Bài Giảng Của Phao-Lô Cho Người Do Thái23:12-25:12 Các Tổng Đốc Lamã Xét Xử Phao-Lô25:13-26:32 Phao-Lô Gặp Hê-Rốt Ac-Rip-Pa II, Với Phụ Chú: Cơ Đốc Nhân Và Nhà Nước27:1-28:31 Hành Trình Đến Lamã

Đường Thời Gian Đáp An Cho Các Đề Nghị Nghiên Cứu Phụ Lục

Lời Mở Đầu

Tôi xin chân thành cảm ơn mọi người đã giúp đỡ tôi chuẩn bị quyển sách nầy, nhất là:Hội chúng St Luke’s Church, Sevenoaks, Kent, đã dâng hiến rộng rãi để tôi có thể đi thăm nhiều nơi tại Hi-lạp và Thổ-nhĩ-kỳ. Nhờ đó tôi thăm viếng được hầu hết những chỗ đã được đề cập trong sách Công Vụ (sau khi đã làm việc tại Giê-ru-sa-lem mấy năm);Ban điều hành Inter-Church Travel, nhất là Canon Ron Brownrigg, đã tư vấn và tổ chức chu đáo các chuyến đi;Tiến sĩ Athanasius Delikostopoulos ở Athen, đã chia sẻ kiến thức về các hành trình của Phao-lô, cũng như nhiều Cơ Đốc Nhân khác đang sống trong những xứ mà Phao-lô đã thực thi công tác của mình;Các sinh viên của Đại Học Selly Oak và các độc giả của Rochester Diocese đã cùng tham gia học sách Công Vụ với tôi;Những người đã phê bình quyển sách nầy qua kinh nghiệm của họ ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới: anh tôi, MS Cecil Hargreaves, trước đây dạy ở Đại Học Bishops, Calcutta; MS Monrelle Williams ở Đại Học Codrington, Barbados; và MS Pandang Yamsat ở Bukuru, Bắc Nigeria;Cô Elizabeth Spence, đã đánh máy bản thảo đầu tiên với sự chính xác lâu nay, và ông Stephen Ridout, đã có những đề nghị hữu ích trong việc tu chính và sửa đổi;MS Nick Beddow, chủ nhiệm tủ sách nầy, đã có những nhận xét thấu đáo; Daphne Terry, người hơn ba mươi năm qua đã đem lại lợi ích lớn lao cho tôi

Page 3: Huong dan hoc cong vu cac xu do

qua kỹ năng nghề nghiệp cũng như sự động viên và nhận xét tử tế (và thật sự đã là một bà đỡ chuyên nghiệp cho toàn bộ tủ sách), và là người đã làm sống động cuốn sách nầy bằng nhiều phương thức khác nhau.

JOHN HARGREAVES

Cách Sử Dụng Tập Hướng Dẫn Nầy

Dàn ý của quyển sách nầy đi theo cùng một khuôn mẫu như các sách hướng dẫn học Kinh Thánh khác trong tủ sách (series) nầy. Trong phần Dẫn Nhập chúng tôi xem xét các lý do vì sao Lu-ca viết “tập thứ hai” của quyển sách có hai phần của ông, Phúc Âm và Công Vụ, và tại sao nó được quan tâm và có tầm quan trọng đặc biệt đối với Hội Thánh trong thế giới hiện đại. Mỗi phần của sách Hướng Dẫn gồm có:Một Bố cục tóm lược phân đoạn Kinh Thánh để làm sáng tỏ chuỗi sự kiện Lu-ca đang mô tả và những chủ đề chính ông đang khai triển;Một phần Giải nghĩa trong đó chúng tôi thảo luận mục đích chính của Lu-ca khi viết, sứ điệp ông muốn truyền đạt và ý nghĩa của sứ điệp đó đối với độc giả đương thời của ông, và cách chúng ta nên hiểu và áp dụng sứ điệp đó vào cuộc sống của chính mình ngày nay;Những chú thích về những từ đặc biệt và những câu dường như cần được giải thích hoặc thảo luận thêm; và Những lời đề nghị chỉnh lý cùng nghiên cứu thêm.

Những Chú Thích Đặc Biệt Ba chú thích bối cảnh nầy, về độ chính xác của Lu-ca với tư cách một nhà sử học, bối cảnh của Phao-lô, và bản thảo sách Công Vụ, nằm tách biệt với những phần đề cập đến các phân đoạn Kinh Thánh bởi vì mỗi bối cảnh đều liên hệ ít nhiều đến toàn thể quyển sách. Một số độc giả có thể thích đọc chúng ngay sau phần dẫn nhập, trước khi đi vào phần nghiên cứu chi tiết bản văn sách Công Vụ.

Những Phụ Chú Và Nghiên Cứu Từ Ngữ Những chú thích mở rộng về chín chủ đề then chốt, được Lu-ca đặc biệt quan tâm vì tầm quan trọng của chúng trong cuộc sống của Hội Thánh đầu tiên - đồng thời cũng quan trọng như vậy ngày nay -theo sau các chú thích thông thường tại các điểm thích hợp trong bản văn. Các chú thích thông thường tự chúng đã bao gồm các nghiên cứu chi tiết về nhiều từ ngữ Kinh Thánh quan trọng được Lu-ca sử dụng trong Công Vụ. Phần tham khảo

Page 4: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Index dành cho những nghiên cứu nầy và dành cho những chủ đề trong Phụ Chú được in đậm.

Những Đề Nghị Nghiên Cứu Những đề nghị nghiên cứu thêm xuất hiện ở cuối mỗi phần và mỗi Chú Thích Đặc Biệt. Nhằm giúp đỡ những độc giả tự học có thể nghiên cứu kỹ hơn và hiểu biết sứ điệp của Lu-ca rõ ràng hơn, cũng như giúp kiểm tra sự tiến bộ của họ, chúng thật sự là một bộ phận của phần chú giải. Chúng cũng có thể được sử dụng trong lớp học, và cung ứng đề tài cho việc nghiên cứu và thảo luận theo nhóm. Chúng có ba loại chính:On Lại Nội Dung : phần nầy nhằm giúp độc giả kiểm tra công việc họ đã thực hiện, làm sâu nhiệm hơn sự hiểu biết của họ về những từ ngữ quan trọng được sử dụng, và bảo đảm họ đã nắm bắt đầy đủ các ý tưởng và điểm dạy dỗ đã cho;Nghiên cứu Kinh Thánh : phần nầy liên hệ các ý tưởng và sự dạy dỗ trong Công Vụ với các ý tưởng và sự dạy dỗ được tìm thấy trong các phần khác của Kinh Thánh;Thảo Luận Và Ap Dụng : phần nầy nhằm gợi ý cho độc giả nhận thức mối liên hệ giữa Hội Thánh thời Lu-ca và Hội Thánh ngày nay, và suy nghĩ đến việc áp dụng thực tiễn sứ điệp của Lu-ca vào chính cuộc sống Cơ Đốc của mình. Chúng đặc biệt thích hợp cho các nhóm học tập.Cách tốt nhất để sử dụng phần Đề Nghị Nghiên Cứu nầy là: trước hết, hãy đọc lại phân đoạn Kinh Thánh; thứ hai, đọc phần thích hợp trong sách Hướng Dẫn một hay hai lần; rồi sau đó thực hiện công tác được đề nghị, hoặc là bằng bài viết hoặc bằng thảo luận theo nhóm, mà không nhìn vào Sách Hướng Dẫn trừ phi được yêu cầu làm như vậy.Phần Đáp Án cho Đề Nghị Nghiên Cứu (tr.233) sẽ giúp độc giả có thể kiểm tra bài làm của mình đối với những câu hỏi có thể kiểm tra được theo cách nầy. Trong hầu hết các trường hợp phần đáp án không đưa ra câu trả lời cho một câu hỏi: nó chỉ chỗ tìm câu trả lời trong bản văn. Bản Đồ và Đường Thời Gian Bản đồ (tr.120) bao gồm tất cả các địa danh đề cập trong Công Vụ; đường thời gian (tr.231) cho thấy thứ tự tương đối các sự kiện Lu-ca mô tả, trong chừng mức ngày tháng của chúng có thể được xác định.

Đọc thêm Mục lục sách tham khảo ở tr.x liệt kê một số sách mà độc giả có thể thấy là hữu ích khi nghiên cứu thêm về sách Công Vụ .

Bản Dịch Kinh Thánh Bản dịch tiếng Anh của Kinh Thánh được dùng trong sách Hướng Dẫn nầy

Page 5: Huong dan hoc cong vu cac xu do

là bản Revised Standard Version Common Bible (Ecumenical Edition ) (RSV). Những bản dịch khác được dùng trong một ít trường hợp mà chúng làm rõ nghĩa hơn là The New English Bible (NEB), Good News Bible (GNB), New International Version (NIV), và bản của J.B. Phillips. Bản Authorized Version (AV) cũng được đề cập. (Trong bản dịch Việt Ngữ của sách hướng dẫn, Bản Kinh Thánh chính thức của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam được sử dụng- ND).

Phụ Lục Phần Phụ Lục chỉ bao gồm những tên tuổi quan trọng hơn của những con người và nơi chốn được đề cập và những chủ đề xuất hiện trong Công Vụ. Phần tham khảo trang in đậm cho thấy chỗ mà đề tài cụ thể đó được trình bày chi tiết.ĐỌC THÊM CÔNG VỤ Bewes,R., The Church Reaches Out , London, Mowbrays 1981Bruce, F.F., The Acts Of The Apostles , London, Marshall, Morgan and Scott, 1954-- Acts . London, scripture union 1982Hanson, R.P.C., The Acts (New Clarendon Bible). Oxford University Press, 1967Marshall, Howard, Acts . Leicester UK, Inter-Varsity Press 1980Neil, William, Acts (New Century Bible). Basingstoke UK, Marshall Pickering 1973.

THÁNH PHAO-LÔGrollenberg, L.H., Paul . London, SCM Press 1978Pollock, J., The Apostle . Tring UK, Lion Publishing 1969

Dàn Ý Sách Công Vụ Các Sứ Đồ

Phần A. Sự khai sinh Hội Thánh Cơ Đốc (1:1-5-42)SỰ CHUẨN BỊ Những Mạng lệnh và lời hứa của Đức Chúa Giê-xu. 1:1-11Người kế nhiệm Giu-đa. 1:12-26HỘI THÁNH ĐƯỢC ĐẦY DẪY ĐỨC THÁNH LINHSự tuôn đổ Đức Thánh Linh. 2:1-13Bài giảng đầu tiên của Phi-e-rơ. 2:14-41Đặc Điểm Của Những Nhóm Cơ Đốc Nhân Đầu Tiên. 2:42-47HỘI THÁNH TẠI GIÊ-RU-SA-LEM Việc Chữa Lành Người Què. 3:1-26

Page 6: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Phi-e-rơ Và Giăng Bị Bắt. 4:1-31 Các Cơ Đốc Nhân Và Tòa Công Luận Do Thái. 4:32-5:42Phần B. Sự phát triển Hội Thánh từ Giê-ru-sa-lem đến An-ti-ốt xứ Sy-ri (6:1-12:25)CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO CHO NGƯỜI DO THÁI NÓI TIẾNG HI-LẠPViệc Bổ Nhiệm Bảy Người. 6:1-15 Bài Giảng Của Ê-Tiên Và Sự Chết Của Người. 7:1-8:1a CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO CHO NGƯỜI SA-MA-RI VÀ NGƯỜI Ê-THI-Ô-PISự Bách Hại Dẫn Đến Công Cuộc Truyền Giáo Tại Sa-Ma-Ri. 8:1b-25Phi-Lip Và “Hoạn Quan Ê-thi-ô-pi”. 8:26-40SỰ CẢI ĐẠO CỦA PHAO-LÔSự Cải Đạo Của Phao-Lô. 9:1-19aSau Sự Cải Đạo Của Phao-Lô. 9:19b-31;CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO CHO DÂN NGOẠIPhi-e-rơ Và Cọt-Nây. 9:32-11:18Công Cuộc Truyền Giáo Tại An-Ti-Ot Xứ Si-Ry. 11:19-30Hê-Rốt Ac-rip-pa I Bách Hại Hội Thánh. 12:1-25 Phần C. Sự lan truyền Phúc Âm từ An-ti-ốt xứ Sy-ri đến Lamã (13:1-28:31)ĐẠI SỨ MẠNG “THỨ NHẤT” CỦA PHAO-LÔ - ĐẾN VỚI DÂN NGOẠI Ở CHÂU ÁCông Cuộc Truyền Giáo Tại Chíp-Rơ. 13:1-12 Công Cuộc Truyền Giáo Tại An-Ti-Ot Xứ Bi-Si-Đi. 13:13-52Công Cuộc Truyền Giáo Tại Y-Cô-Ni Và Lit-Trơ. 14:1-28TRANH LUẬNGiáo Hội Nghị Giê-Ru-Sa-Lem. 15:1-35ĐẠI SỨ MẠNG THỨ NHÌ CỦA PHAO-LÔ - TẠI CHÂU ÂUCác Cơ Đốc Nhân Đem Phúc Am Về Hướng Tây. 15:36-16:10Phao-Lô Tại Ma-Xê-Đoan. 16:11-17:15

Phao-Lô Tại A-Thên. 17:16-34 Phao-Lô Tại Cô-Rin-Tô. 18:1-28ĐẠI SỨ MẠNG THỨ BA CỦA PHAO-LÔ - TẠI CHÂU ÁPhao-Lô Tại Ê-Phê-Sô. 19:1-41 PHAO-LÔ BỊ BẮTHành Trình Của Phao-Lô Về Giê-Ru-Sa-Lem. 20:1-38 Phao-Lô Đến Giê-Ru-Sa-Lem. 21:1-36Hai Bài Giảng Của Phao-Lô Cho Người Do Thái. 21:37-23:11Các Tổng Đốc Lamã Xét Xử Phao-Lô. 23:12-25:12

Page 7: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Phao-Lô Gặp Hê-Rốt Ac-Rip-Pa II. 25:13-26:32NGƯỜI TÙ PHAO-LÔ ĐẾN LAMÃHành Trình Đến Lamã. 27:1-28:31

Tại sao Lu-ca viết Công Vụ Các Sứ Đồ?

Thỉnh thoảng có những cuộc cách mạng chính trị ở nước nầy hoặc nước kia, và các đài phát thanh cũng như báo chí sôi nổi tường thuật lại những sự kiện đó. Tác giả sách Công Vụ cũng đang tường thuật lại một cuộc cách mạng, nhưng đó lại là một cuộc cách mạng thuộc một loại khác hẳn. Ong đang kể lại sự thay đổi hết sức vĩ đại trong cung cách người ta nghĩ về Đức Chúa Trời sau khi Đức Chúa Giê-xu đến. Tác giả, Lu-ca, là một người Hi-lạp đã nhận biết rằng Đức Chúa Trời yêu thương và chăm sóc mọi chủng tộc chứ không riêng gì người Do Thái. Đây là một tin tức tốt lành đối với Lu-ca, và là một ý tưởng mới mẻ và cách mạng đối với ông, đến nổi ông dành phần còn lại của cuộc đời mình để công bố nó ra. Có lẽ ông đã giúp Phao-lô rao giảng Tin Lành nầy cho người Do Thái cũng như người không phải Do Thái, và chắc chắn ông là tác giả của một quyển sách có hai phần.Phần thứ nhất trong quyển sách có hai phần của Lu-ca là sách Phúc Âm mang tên ông, phần thứ hai là sách Công Vụ Các Sứ Đồ. Trong cả hai phần ông đều có mục đích đặc biệt nầy: để bày tỏ rằng Thánh Linh của Đức Chúa Trời đã linh cảm (inspired) Đức Chúa Giê-xu và các môn đồ của Ngài nhằm phá vỡ các rào chắn, tức là những điều phân rẽ con người thuộc các tôn giáo, chủng tộc và quốc gia khác nhau. Điều đã diễn ra, và điều chúng ta đọc được trong Công Vụ, nổi bật đến nỗi khi mô tả điều đó là “sự mở mang hội thánh” (church spreading) thì chưa đủ. Nói rằng hội thánh đang “bùng nổ” thì chính xác hơn. Chúng ta nhìn thấy mục đích của Lu-ca trong sách Phúc Âm của ông từ những phân đoạn như sau (những phân đoạn không có trong các sách Phúc Âm khác): “làm ánh sáng trước mặt muôn dân ” (tức là, người không phải Do Thái, LuLc 2:31), hoặc “Có một người trong bọn họ đến sấp mặt xuống đất, nơi chơn Đức Chúa Giê-xu, mà tạ ơn Ngài. Vả, người đó là người Sa-ma-ri ” (17:16).Chúng ta tìm được sứ điệp y hệt như vậy trong Công Vụ, chẳng hạn, “Các ngươi sẽ làm chứng về ta … cho đến cùng trái đất” (Cong Cv 1:8). Sau đó, từ chương 2 cho đến cuối sách, Lu-ca cho chúng ta thấy các giai đoạn mà các Cơ Đốc Nhân đã trải qua, khi họ vươn đến những cá nhân hoặc nhóm người mới và nối liền những sự phân cách giữa người Do Thái với những dân khác. Ông mô tả loại người mà Cơ Đốc Nhân vươn tới: “người mới theo đạo Giu-đa” tại Giê-ru-sa-lem (những người không phải Do Thái sinh hoạt với các nhà hội Do Thái, 2:10), người Sa-ma-ri (8:5-25), một “người Ê-thi-

Page 8: Huong dan hoc cong vu cac xu do

ô-pi” (8:26-40), Phao-lô nhận lãnh sứ mạng đem danh Chúa đến cho dân ngoại (9:15), người Lamã (10:1-11:18), dân ngoại tại Tiểu Á (13:46), dân ngoại mà các Cơ Đốc Nhân Do Thái chấp nhận vào hội thánh tại giáo hội nghị Giê-ru-sa-lem (15:19), dân ngoại tại châu Âu (15:36-18:38). Cuối cùng Lu-ca tường thuật một cách đắc thắng cách Phao-lô đến Lamã, là trung tâm để các nhà truyền giáo có thể từ đó vươn đến mọi phần của đế quốc Lamã (28:14). (Để có một bản tóm tắt sơ khởi về sứ điệp trung tâm mà Lu-ca công bố, xin xem phần Dàn Ý Sách Công Vụ Các Sứ Đồ, tr.xi).Mặc dầu đây là mục đích chính yếu của Lu-ca khi viết sách, dường như ông cũng có ba mục tiêu khác nữa:Để bày tỏ rằng Thánh Linh của Đức Chúa Trời hành động trong cuộc đời các Cơ Đốc Nhân đầu tiên, y như Ngài đã hành động trong cuộc đời Đức Chúa Giê-xu. Lu-ca viết: “Mọi điều Đức Chúa Giê-xu đã làm và dạy từ ban đầu …” (1:1), ý muốn nói rằng Đức Chúa Giê-xu tiếp tục công tác của Ngài trong đời sống của các môn đồ Ngài. Vì lý do nầy, nhiều người gọi sách Công Vụ là “Công Vụ Đức Thánh Linh” hơn là “Công Vụ Các Sứ Đồ”.Để biện hộ cho các Cơ Đốc Nhân trước những người Lamã tố cáo họ bất trung với Đế Quốc, và để cho thấy rằng các Cơ Đốc Nhân biết ơn những nhà cầm quyền Lamã đã bảo vệ họ (xem chú thích ở 1:1a).Để khích lệ các Cơ Đốc Nhân vào thời điểm các Sứ Đồ không còn ở đó nữa để dẫn dắt họ (có lẽ Lu-ca viết vào khoảng 80-90 SC).

TẠI SAO NGÀY NAY CHÚNG TA ĐỌC SÁCH CÔNG VỤ?

Chúng ta nghiên cứu Công Vụ chủ yếu để mình có thể được mở ra với cùng một Đức Thánh Linh là đấng đã linh cảm các Cơ Đốc Nhân đầu tiên và cảm thúc họ hành động, và để chúng ta có thể được Ngài dẫn dắt. Lẽ tự nhiên Thánh Linh Đức Chúa Trời sẽ dẫn dắt chúng ta làm nhiều điều như Ngài đã dẫn dắt các Cơ Đốc Nhân đầu tiên, nhất là phá vỡ các rào chắn rất nghiêm trọng giữa các quốc gia và chủng tộc ngay trong thế hệ chúng ta, và tạo ra sự hiệp nhất và tình thông công giữa vòng nhiều nhánh phái của Hội Thánh Đức Chúa Trời. Nhưng các Cơ Đốc Nhân đầu tiên sống trong một thế giới khác biệt với thế giới của chúng ta. Họ không có radio hoặc xe buýt, không có công đoàn hoặc Liên Hiệp Quốc. Chúng ta nghiên cứu không phải để bắt chước chính xác những điều họ đã làm. Thánh Linh Đức Chúa Trời là Linh hằng sống, và có thể dẫn dắt chúng ta làm điều phù hợp với tình huống của chính mình. Vì vậy chúng ta không nên trông mong tìm được trong Công Vụ những câu trả lời cho mọi vấn nạn chúng ta đương đầu ngày hôm nay, chẳng hạn như: có

Page 9: Huong dan hoc cong vu cac xu do

nên phong chức cho phụ nữ làm mục sư hoặc giám mục hay không, hoặc các nước giàu có thể chia sẻ sự giàu có của mình với các nước nghèo hơn như thế nào. Chúng ta phải tự tìm câu trả lời cho các vấn nạn đó, và chúng ta sẽ làm như thế chủ yếu bằng cách dựa vào lời hứa của Đức Chúa Giê-xu: “Lúc nào thần Lẽ Thật sẽ đến, thì Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật” (GiGa 16:13).Sách Công Vụ đặc biệt quan tâm đến và quan trọng cho các Cơ Đốc Nhân ngày nay là thuộc viên của những hội chúng mới , hoặc là thuộc viên của những hội thánh đang bắt đầu công tác mới . Các Cơ Đốc Nhân đầu tiên học biết lệ thuộc vào Thánh Linh của Đức Chúa Trời bởi vì họ phải đương đầu với những tình huống mới , và không còn có thể lệ thuộc vào các truyền thống nữa. Dĩ nhiên truyền thống là quan trọng, và thật ngu xuẫn nếu bất chấp truyền thống. Nhưng ngày nay diễn ra nhiều sự kiện mà truyền thống không thể cung ứng sự hướng dẫn. Vì vậy những người đương đầu với những tình huống mới trong thế kỷ nầy nên đọc sách Công Vụ để thấy cách các Cơ Đốc Nhân đầu tiên sống, và bởi đọc nó họ có thể tìm được sự khích lệ để tăng trưởng đức tin.Một lý do nữa để đọc sách Công Vụ là chúng ta thấy trong đó cách các môn đồ của Đức Chúa Giê-xu sống theo lời dạy dỗ mà chúng ta đọc được trong các sách Phúc Âm (đây là lý do sách được gọi là “Công Vụ”). Tin tức tốt lành nầy không chỉ là những điều Đức Chúa Giê-xu đã nói và làm, mà còn là những điều Ngài đã ban cho và vẫn còn ban cho năng lực để tín đồ làm được. Phúc Âm nói về những sự kiện hơn là những ý tưởng. Ghi chú: Trong phần Dẫn Nhập nầy chúng ta chỉ mới cân nhắc đến hai câu hỏi. Một số câu hỏi khác mà độc giả lưu tâm sẽ được xem xét trong phần Các Ghi Chú Đặc Biệt, như là: “Lu-ca có đáng tin cậy với tư cách một nhà sử học không?”, “Bối cảnh của các sự kiện được ghi lại trong Công Vụ là gì?”.

NHỮNG ĐỀ NGHỊ NGHIÊN CỨU ÔN LẠI NỘI DUNG

1. Tại sao chúng ta cần nghiên cứu Phúc Âm Lu-ca cùng với sách Công Vụ ?2. (a) Lu-ca có mục đích đặc biệt gì khi viết quyển sách có hai phần của ông?(b) Hãy nghiên cứu Dàn Ý Sách Công Vụ (tr.xi). Dàn ý nầy cho thấy mục đích đặc biệt của Lu-ca khi viết như thế nào?

NGHIÊN CỨU KINH THÁNH 3. Đọc LuLc 4:25-29.

Page 10: Huong dan hoc cong vu cac xu do

(a) Tại sao Đức Chúa Giê-xu nhắc đến Ê-li-sê và Na-a-man (4:27)?(b) Tại sao những người nghe Đức Chúa Giê-xu nổi giận với Ngài?(c) Có mối liên hệ gì giữa phân đoạn nầy với sách Công Vụ?

THẢO LUẬN VÀ ÁP DỤNG 4. “Cùng một Đức Thánh Linh là đấng đã linh cảm các Cơ Đốc Nhân đầu tiên … sẽ dẫn dắt chúng ta phá vỡ các rào chắn phân cách con người” - và để đem Phúc Âm vượt qua những rào chắn nầy (tr.2). Ba loại “rào chắn” phân cách con người ngày nay là: (1) những rào chắn giữa các nhóm hoặc giai cấp người, (2) những rào chắn giữa các quốc gia và chủng tộc, (3) những rào chắn giữa các giáo hội và hội chúng khác nhau.(a) Có những loại rào chắn nào khác giữa con người khiến việc truyền bá Phúc Âm bị ngăn trở?(b) Các Cơ Đốc Nhân trong hội thánh bạn đang thực hiện điều gì, nếu có, để phá vỡ một số những rào chắn nầy? Bạn nghĩ nên làm gì thêm?5. Chúng ta đã xem xét một lý do chính khiến người ta đọc sách Công Vụ (tr.2). Hãy đề nghị thêm một lý do tốt đẹp nữa.

Những Mạng Lệnh Và Lời HứaCủa Đức Chúa Giê-Xu Cong Cv 1:1-11

BỐ CỤC

1:1-3 Lu-ca nhắc nhở độc giả những điều ông đã nói về Đức Chúa Giê-xu trong sách thứ nhất của ông (tức là Phúc Âm Lu-ca).1:4-11 Những mạng lệnh và lời hứa của Đức Chúa Giê-xu.

GIẢI NGHĨA

Nhiều người, sau khi đọc suốt phân đoạn nầy, chỉ nhớ bản tường trình chi tiết về Sự Thăng Thiên trong câu 2 và các câu 9-11. Nhưng, khi nghiên cứu cẩn thận hơn, chúng ta thấy rằng Lu-ca không nhấn mạnh câu chuyện đó. Điều ông đã làm là chia sẻ với độc giả ba tư tưởng đặc biệt:Có một mối liên hệ chặt chẽ giữa các sự kiện được ghi lại trong các sách Phúc Âm và những sự kiện được ghi lại trong Công Vu . Đức Chúa Giê-xu là Đấng hoạt động trong suốt chức vụ trên đất của Ngài (“mọi điều Đức Chúa Giê-xu đã làm và dạy từ lúc ban đầu”, c.1) chính là Đấng cũng họat động trong đời sống của các môn đồ Ngài sau phục sinh. Như chúng ta đã thấy, (tr.1 ở trên), Lu-ca nhấn mạnh lẽ thật nầy bằng cách viết một quyển

Page 11: Huong dan hoc cong vu cac xu do

sách có hai phần, mô tả công tác của chỉ một thân vị, là Đức Chúa Giê-xu.Đức Chúa Giê-xu truyền mạng lệnh cho các môn đồ Ngài . Những mạng lệnh nầy là: (a) kiên nhẫn chờ đợi tại Giê-ru-sa-lem (c.4), (b) làm chứng nhân cho Đức Chúa Giê-xu (c.8b), (c) đem lời chứng vượt qua biên giới các quốc gia (c.8c).Đức Chúa Giê-xu ban lời hứa , nghĩa là những người Ngài đã truyền làm chứng nhân cũng sẽ được ban cho quyền năng để làm điều đó, “khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi” (c.8). Đức Chúa Trời không bao giờ giao công việc cho chúng ta làm mà lại không cung ứng quyền năng để làm điều đó. Trong những câu giới thiệu nầy Lu-ca chủ yếu trình bày những điều các Cơ Đốc Nhân đầu tiên sắp thực hiện (như được ghi lại trong Công Vụ):(a) Họ nương dựa đời sống mình nơi Đức Chúa Giê-xu, là Đấng họat động cho họ cả trong quá khứ lẫn hiện tại (2:22-24 và 3:6).(b) Họ thực hiện mạng lệnh làm chứng nhân (2:14).(c) Họ có khả năng làm điều nầy bởi vì họ đã nhận lãnh Đức Thánh Linh (2:4).

CHÚ THÍCH

1:1a: Thê-ô-phi-lơ. Lu-ca dành cả hai phần trong quyển sách của mình cho Thê-ô-phi-lơ. Có lẽ ông là một viên chức Lamã (“quí nhân”, 1:3), và Lu-ca hi vọng rằng ông sẽ khuyên giục nhà cầm quyền Lamã đối xử tử tế với các Cơ Đốc Nhân. Tên Thê-ô-phi-lơ có nghĩa là “Người yêu mến Đức Chúa Trời”.1:1b: Đức Chúa Giê-xu đã làm và dạy từ ban đầu. Trong những từ nầy Lu-ca đang nói đến những sự kiện ông đã ghi lại trong sách Phúc Âm của mình. Bằng cách nói “Đức Chúa Giê-xu… từ ban đầu” (bản dịch tiếng Anh: Đức Chúa Giê-xu bắt đầu làm ) ông muốn nói rằng “đó chỉ là khởi đầu của chức vụ Ngài”. Vì vậy Cơ Đốc Nhân ngày nay không đi theo Đức Chúa Giê-xu là Đấng từng một thời họat động, mà là Đức Chúa Giê-xu vẫn còn hoạt động trong đời sống các môn đồ Ngài.1:2a: cho đến ngày Ngài được cất lên trời. Cũng xem cc.9-11. Lu-ca là tác giả Phúc Âm duy nhất ghi lại sự “thăng thiên” của Đức Chúa Giê-xu (24:51), và là tác giả Tân Ước duy nhất giải thích đó là một điều người ta thực sự chứng kiến.Các tác giả Tân Ước khác nói về sự thăng thiên như là “sự tôn cao” của Đức Chúa Giê-xu trong Đức Thánh Linh. Họ nhấn mạnh hai lẽ thật: (1) rằng Đức Chúa Giê-xu đã hoàn tất cách đắc thắng công tác của Ngài trên thế gian, chuyển giao quyền năng và thẩm quyền cho các Sứ Đồ để tiếp tục công tác đó. Ngài không cần phải hữu hình với con người nữa (HeDt 12:2) (2) rằng Đức Chúa Trời đã tiếp nhận Ngài “ngồi bên hữu Đức Chúa Trời”, tức là chia

Page 12: Huong dan hoc cong vu cac xu do

sẻ thẩm quyền của chính Đức Chúa Trời (xem IPhi 1Pr 3:22).Từ Cong Cv 2:33 và 5:31 chúng ta thấy rằng Lu-ca cũng tin như vậy. Nhưng chúng ta phải giải thích bản ghi chép của Lu-ca về việc Đức Chúa Giê-xu “được cất lên” trước sự hiện diện của các môn đồ như thế nào? Sau đây là một vài lời giải thích khác nhau đã được đưa ra:(a) Rằng đây là ngôn ngữ hình ảnh. “Đi lên” là điều một sinh viên năm thứ nhất làm khi người ấy được cho lên năm thứ hai, và không ai nghĩ rằng người ấy rời khỏi mặt đất. Khi chúng ta nói về Đức Chúa Trời, chúng ta chỉ có thể dùng ngôn ngữ hình ảnh, nhưng lẽ thật nằm phía sau bức tranh mới là phần quan trọng của bản ghi chép.(b) Rằng ngôn ngữ hình ảnh của Lu-ca không ích lợi, bởi vì nó hàm ý rằng Đức Chúa Trời có vị trí ở phía trên chúng ta về không gian, rằng “thiên đàng” là một nơi ở trên các đám mây, và rằng Đức Chúa Giê-xu thăng lên như một chiếc hỏa tiễn không gian. Nhưng Đức Chúa Trời là thần linh. Ngài ở khắp mọi nơi. Ngài không “lên” nhiều hơn là Ngài “xuống” hoặc “ở chung quanh”. Và “thiên đàng” là “nơi Đức Chúa Trời ngự” (chứ không phải là một lãnh thổ).(c) Rằng sự thăng thiên là một phép lạ. Nếu chúng ta cho rằng đó chỉ là ngôn ngữ hình ảnh, chúng ta đang nói rằng Đức Chúa Trời không làm phép lạ.1:2b: Các sứ đồ Ngài đã chọn. Khi Lu-ca sử dụng từ “Sứ Đồ” trong Công Vụ, ông muốn nói đến “nhóm mười hai”, trừ ra trong 14:4 và 14:14 ông nói đến Phao-lô và Ba-na-ba.Nhưng từ Hi-lạp được dịch là “Sứ đồ” có nghĩa là “một người được sai đi”. Vì vậy những tác giả khác sử dụng từ nầy cho các nhà lãnh đạo Cơ Đốc khác, nhất là những người đem Phúc Âm đến những vùng đất mới (xem IICo 2Cr 8:23, là nơi từ nầy được dịch là “sứ giả” trong RSV, và Cong Cv 4:33).1:3a: Hiện đến với các sứ đồ trong bốn mươi ngày. Lu-ca ghi lại một số các lần hiện ra (appearances) trong sách Phúc Âm của mình (ch.24), và có những bản tường trình khác trong các Phúc Âm khác và trong ICo1Cr 15:5-8. Lu-ca gọi những lần hiện ra nầy là “bằng chứng” rằng Đức Chúa Giê-xu thật sự còn đang sống sau khi đã bị giết.Nếu chúng ta hỏi loại thân thể đã “hiện ra” đó là loại thân thể nào thì không có câu trả lời hoàn chỉnh. Trong LuLc 24:43 Lu-ca có ý nói rằng đó là một thân thể bằng “thịt và huyết” (“Ngài ăn cá”), nhưng theo GiGa 20:19 thì không phải, bởi vì thân thể nầy đi xuyên qua “cửa đã khóa” (NEB). Nhưng sự thiếu hiểu biết của chúng ta về những lần hiện ra đó không có nghĩa là không có sự hiện ra nào. Chúng ta đọc thấy ở đây rằng Đức Chúa Giê-xu hiện ra trong “bốn mươi ngày”, nhưng trong LuLc 24:1-53 thì dường như chỉ có một ngày. Có lẽ các

Page 13: Huong dan hoc cong vu cac xu do

từ “đoạn, kế đó” trong 24:44 và 24:50 có nghĩa là “vào một lần khác” hơn là “vào cùng ngày đó”. 1:3b: Phán bảo những sự về nước Đức Chúa Trời. Xem chú thích ở 28:23. Nước Đức Chúa Trời là quyền chủ tể hoặc sự cai trị của Ngài trên nhân loại. Nó không có nghĩa là một khu vực hoặc lãnh thổ. Nó đã tồn tại sẳn rồi (“ở trong các ngươi”, 17:21) nhưng một ngày nào đó mới hoàn tất (“Nước Cha được đến!”, 11:2). Hành động nầy của Đức Chúa Trời là điều Đức Chúa Giê-xu rao giảng. Các Cơ Đốc Nhân đầu tiên chuyển tiếp lời rao giảng của Đức Chúa Giê-xu về “nước (kingdom)” (xem Cong Cv 8:12), nhưng thường thì họ giảng nhiều hơn về chính Đức Chúa Giê-xu.1:4a: Lúc ở với các sứ đồ. Từ Hi-lạp được dịch là “ở” thật sự có nghĩa là “lấy muối”, tức là, ăn bữa với họ. Đây là cách Đức Chúa Giê-xu thường gặp gỡ và dạy dỗ các môn đồ (xem Mac Mc 2:15). Các bữa ăn luôn luôn có tầm quan trọng trong việc tạo ra mối thông công giữa vòng các Cơ Đốc Nhân, mối thông công mà trong đó việc học hỏi cũng có thể diễn ra, chẳng hạn như trong các tu viện và một số đại học. 1:4b: Chờ điều Cha đã hứa. Các môn đồ phấn khởi với những điều đã xảy ra và thấy khó lòng chờ đợi. Họ chỉ có thể làm như vậy, (a) bởi vì họ tin cậy Đức Chúa Giê-xu, và (b) bởi vì họ biết rằng họ chưa nhận lãnh được quyền năng mình cần.Nhiều tân tín hữu cảm thấy rằng họ phải vươn ra và làm một điều gì đó hơn là cứ ngồi chờ đợi cho đến khi họ được trang bị để hành động một cách có hiệu quả. “Chờ đợi” có nghĩa là hi vọng nơi Đức Chúa Trời và tin cậy Ngài (xem Thi Tv 130:5; HeDt 11:1).Vị mục sư của một Hội Thánh tại Sri Lanka qua đời và hội chúng phải chờ đợi mất bốn năm mới tìm được một vị mục sư mới thích hợp. Họ thấy việc chờ đợi và tin cậy Đức Chúa Trời không dễ dàng chút nào. Nhưng trong suốt thời gian đó họ thật vui mừng khám phá được rằng đã có biết bao thuộc viên đóng góp được nhiều sự phục vụ có giá trị.Lời hứa . Xem chú thích ở Cong Cv 13:23.1:5: Chịu phép báp-têm bằng Đức Thánh Linh. Đây là một phần trong lời hứa của Đức Chúa Giê-xu rằng các môn đồ của Ngài sẽ được ban cho quyền năng để làm chứng cho Ngài (xem 3:16).Một số Cơ Đốc Nhân dạy rằng trong những lời nầy Đức Chúa Giê-xu đã dự định cho tất cả các môn đồ phải trải qua hai giai đoạn: thứ nhất, sự cải đạo, với phép báp-têm bằng nước; thứ hai, phép báp-têm bằng Đức Thánh Linh. Nhưng theo câu 5 Đức Chúa Giê-xu không nói về “hai giai đoạn”, Ngài chỉ hứa ban “phép báp-têm bằng Đức Thánh Linh”. Xem Phụ Chú: “Phép Báp-têm”, tr.79.1:6: Có phải trong lúc nầy Chúa sẽ lập lại nước Y-sơ-ra-ên chăng? Các môn

Page 14: Huong dan hoc cong vu cac xu do

đồ phạm hai lỗi lầm khi hỏi câu nầy:Họ vẫn còn hi vọng rằng Đức Chúa Giê-xu có thể lãnh đạo một cuộc tấn công chính trị vào nhà cầm quyền Lamã, để cho người Do Thái có thể trở thành một quốc gia tự do. Nhưng đây không phải là công tác của Đức Chúa Giê-xu. (Dĩ nhiên, điều nầy không có nghĩa là các thuộc viên của Hội Thánh không bao giờ nên tham gia các họat động chính trị để dành tự do từ tay một dạng chính quyền bất công.)Họ muốn biết tương lai. Đức Chúa Giê-xu nói rằng việc “biết kỳ hạn và ngày giờ” không dành cho họ (c.7, cũng xem Mac Mc 13:32). Cũng là lẽ tự nhiên khi muốn biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, chẳng hạn, để chuẩn bị cho nó. Nhưng bổn phận của Cơ Đốc Nhân là phải cố gắng định hình tương lai bằng những hành động của mình, chứ không phải bằng việc tiên đoán nó. 1:8: Khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giê-ru-sa-lem … cho đến cùng trái đất. Một câu nầy tóm tắt toàn bộ nội dung của sách Công Vụ.Đức Thánh Linh . Sự giáng lâm của Đức Thánh Linh, mà Đức Chúa Giê-xu đã hứa, diễn ra liên tục và không chỉ vào ngày Lễ Ngũ Tuần (xem chú thích ở Cong Cv 2:4).Chứng nhân , tức là những người công bố điều chính họ đã kinh nghiệm hoặc nhìn thấy được, bằng lời nói và hành vi của mình. Đây chính là điều các Sứ Đồ đã làm. Xem 1:22 và chú thích ở 23:11.Tại Giê-ru-sa-lem … cho đến cùng trái đất . Đây là điều đã diễn ra. Các Sứ Đồ làm chứng cho Đức Chúa Giê-xu trước tiên tại Giê-ru-sa-lem, rồi sau đó đến các vùng chung quanh, rồi (khiến cho người ta ngạc nhiên) tại Sa-ma-ri, và cuối cùng (sau khi đã làm chứng càng ngày càng xa Giê-ru-sa-lem) Phao-lô mang lời chứng đến Lamã. Nhưng công tác của Hội Thánh thuộc mọi thời đại là phải làm chứng cho “đến cùng trái đất”, nghĩa là xuyên qua mọi ranh giới quốc gia và chủng tộc, như chúng ta thấy ở tr.1.Quyền phép . Xem chú thích ở 3:12.1:9-10: Một đám mây tiếp Ngài khuất đi … hai người nam hiện đến trước mặt. Xuyên suốt cả Kinh Thánh, các tác giả sử dụng một đám mây như là một dấu hiệu cho thấy chính Đức Chúa Trời đang hiện diện trong sự vinh hiển Ngài, chẳng hạn, LuLc 9:34; KhKh 11:12. Vì vậy, Lu-ca muốn nói rằng vào lúc nầy Đức Chúa Giê-xu chia sẻ sự vinh hiển và thẩm quyền của chính Đức Chúa Trời.“Hai người nam” là các thiên sứ (như trong LuLc 24:4), và trong Kinh Thánh các thiên sứ là một dấu hiệu cho thấy Đức Chúa Trời đang truyền đạt một sứ điệp cho nhân loại. Vì vậy Lu-ca đang nói ở đây rằng sứ điệp trong câu 11 đến từ Đức Chúa Trời (xem chú thích ở Cong Cv 5:19).Nhiều độc giả sẽ hỏi: “Đám mây và hai người nam là nhìn thấy được, hay

Page 15: Huong dan hoc cong vu cac xu do

chỉ là ngôn ngữ hình ảnh?” Như chúng ta đã thấy, đây là một câu hỏi khiến nhiều học giả bất đồng với nhau. Nhưng có một câu hỏi quan trọng hơn nhiều là: “Có thật rằng, (a) Đức Chúa Giê-xu chia sẻ thẩm quyền của Đức Chúa Trời , và (b) Đức Chúa Trời truyền thông với nhân loại không?” Ở cả hai điểm nầy các tác giả Tân Ước đều đồng ý nói rằng: “Có”.1:11a: Sao các ngươi đứng ngóng lên trời làm chi? Nghĩa là tại sao các ngươi ngó chăm lên bầu trời thay vì làm trên đất điều Đức Chúa Giê-xu đã bảo các ngươi làm? Đây là một lời cảnh cáo chống lại việc biến lời cầu nguyện thành một lối thoát để tránh phải đáp ứng các nhu cầu của những người ở chung quanh chúng ta.1:11b: Jesus nầy, đã được cất lên trời khỏi giữa các ngươi, cũng sẽ trở lại. Sự “đến” của Đức Chúa Giê-xu (hay “sự đến lần thứ hai” như một số Cơ Đốc Nhân gọi) có nghĩa là thời điểm Đức Chúa Trời hoàn tất mọi điều Ngài đang làm trên thế gian nầy. Trong câu nầy chúng ta học biết rằng Đức Chúa Trời có một mục đích và có một kỳ cuối cùng mà Ngài đang dẫn chúng ta đi tới. Chúng ta không nằm trong tay của Số Mệnh, nhưng nằm trong tay Ngài. Đức Chúa Giê-xu khuyến cáo các môn đồ đừng hỏi: “Khi nào điều đó sẽ xảy ra?” (c.7). Nếu chúng ta cũng hỏi cùng câu đó thì chúng ta không tin cậy Đức Chúa Trời.Trời (heaven ). Xem chú thích ở Cong Cv 1:2.

(lời chú thích phía dưới bức tranh ở trang 8:“Để phá vỡ các rào chắn giữa các quốc gia và các chủng tộc…” (tr.2)Những phần cuối cùng của cây cầu nầy đang được đặt vào đúng vị trí và đến cuối cùng cây cầu nầy sẽ bắc ngang qua dòng sông mà hiện tại đang phân cách con người ở nước nầy với những người ở một nước khác.)

ĐỀ NGHỊ NGHIÊN CỨU ÔN LẠI NỘI DUNG

Tại sao Lu-ca nhắc đến “sách thứ nhất” của ông ở đầu sách Công Vụ ?Tại sao Đức Chúa Giê-xu bảo các môn đồ phải chờ đợi tại Giê-ru-sa-lem?Các môn đồ phạm phải lỗi lầm nào, theo phân đoạn nầy?Câu Cong Cv 1:8 tóm tắt toàn bộ sách Công Vụ như thế nào?Một đám mây tiêu biểu (signify) cho điều gì trong Kinh Thánh?

NGHIÊN CỨU KINH THÁNH “Hiện đến với họ” (1:3). Hãy lập một danh sách những người hoặc nhóm người mà Đức Chúa Giê-xu đã hiện ra, theo: Mat Mt 28:1-9 và 28:16-17; LuLc 24:13-15 và 24:33-37; GiGa 20:11-16, 19; ICo1Cr 15:5-8.Hãy đọc hai bản tường thuật về Sự Thăng Thiên mà Lu-ca đưa ra trong

Page 16: Huong dan hoc cong vu cac xu do

LuLc 24:45-53 và Cong Cv 1:1-12. Những sự khác biệt chính yếu giữa chúng là gì?Những phân đoạn Kinh Thánh sau đây chứa đựng những cụm từ nào liên quan đến Sự Thăng Thiên?(a) 2:33 (b) 5:31 (c) RoRm 8:34 (d) Eph Ep 1:20 (e) HeDt 1:14 (f) 12:2 (g) IPhi 1Pr 3:22

THẢO LUẬN VÀ ÁP DỤNG 9. Hãy đọc ba lời giải thích khác nhau nầy trong chú thích ở Cong Cv 1:2 về bản tường trình trong Lu-ca về Sự Thăng Thiên. (a) Bạn đồng ý với lời giải thích nào, và tại sao?(b) Nếu bạn không đồng ý với bất kỳ lời giải thích nào trong số đó, hãy đưa ra lời giải thích của riêng bạn, xin cho biết lý do.10. Bạn hẳn đã có cảm nghĩ như thế nào nếu bạn là một trong những môn đồ khi Đức Chúa Giê-xu “được cất lên khuất mắt” (Cong Cv 1:9)? Bạn giải nghĩa LuLc 24:51-52 như thế nào?11. “Ở với họ” (Cong Cv 1:4a) có lẽ có nghĩa là “ăn bữa với họ”.(a) Trong những cơ hội nào (trừ Bữa Ăn Tối Cuối Cùng) Đức Chúa Giê-xu ăn một bữa với các Bạn Ngài? Trưng dẫn, và đọc hết một hoặc hai trong số những phân đoạn Kinh Thánh nầy.(b) Theo kinh nghiệm của bạn “mối thông công và học hỏi” diễn ra trong những bữa ăn chung khi nào và như thế nào?12. “Kỳ hạn và ngày giờ là việc các ngươi chẳng nên biết” (1:7).(a) Tại sao Đức Chúa Giê-xu nói điều nầy?(b) Hãy đưa ra một ví dụ về một người hoặc nhóm người ngoan đạo ngày nay tuyên bố rằng có thể đoán trước được tương lai.

Người Kế Nhiệm Giu-Đa[dc Cong 1:12-26;

[tdc BỐ CỤC

1:12-14 Các môn đồ trở về Giê-ru-sa-lem1:15-22 Bài phát biểu của Phi-e-rơ về Giu-đa.1:23-26 Việc lựa chọn vị Sứ Đồ thứ mười hai.

GIẢI NGHĨA

Trong những câu nầy Lu-ca kể lại hai sự kiện: các Sứ Đồ trở về Giê-ru-sa-lem và họ lựa chọn Ma-thia thế chỗ cho Giu-đa Ích-ca-ri-ốt.

Page 17: Huong dan hoc cong vu cac xu do

CÁC SỨ ĐỒ TRỞ VỀ Các Sứ Đồ đã ở trên núi Ô-li-ve với Đức Chúa Giê-xu, rồi thình lình họ không còn nhìn thấy Ngài nữa, và chỉ có thể hồi tưởng lại chức vụ của Ngài mà thôi. Lúc ấy họ đi bộ về Phòng Cao tại Giê-ru-sa-lem và bắt đầu một cuộc sống mới tại đó khi họ chờ đợi sự ban cho (the gift of) Đức Thánh Linh. Tương tự như vậy, các Cơ Đốc Nhân đúng khi hồi tưởng lại quá khứ, lại chức vụ trên đất của Đức Chúa Giê-xu, mà cũng đúng khi sống cho hiện tại vì từng ngày một họ nhận lãnh được sự ban cho Đức Thánh Linh.

VIỆC LỰA CHỌN VỊ SỨ ĐỒ THỨ MƯỜI HAI Có mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên và Đức Chúa Giê-xu đã chọn mười hai Sứ Đồ làm những thành viên đầu tiên của nước Y-sơ-ra-ên mới (xem GaGl 6:16, trong đó Phao-lô gọi Hội Thánh là “Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời”). Vì lý do nầy họ tin rằng cần phải chọn một Sứ Đồ khác khi Giu-đa chết.Tên tuổi của mười một người được liệt kê trong c.13 giống y như danh sách trong LuLc 6:13-16.

CHÚ THÍCH 1:12: Một quãng đường ước đi một ngày Sa-bát, tức là khoảng một kilomet. Người Do Thái giữ điều răn thứ tư bằng cách không đi xa hơn mức nầy (xem chú thích ở Cong Cv 13:14). Các Sứ Đồ đi xuống núi Ô-li-ve, băng qua trũng Kết-rôn, rồi leo lên ngọn đồi dốc vào Giê-ru-sa-lem.1:13: Lên phòng cao. Có lẽ lắm đây là căn phòng nơi Đức Chúa Giê-xu đã ăn Bữa Ăn Tối Cuối Cùng với họ (LuLc 22:12), và nằm trong căn nhà của Giăng Mác (Cong Cv 12:12). Ngày nay nhà thờ thánh Mác của Giáo Hội Sy-ri có lẽ nằm ở chỗ nầy.1:14a: Bền lòng mà cầu nguyện (hoặc “liên tục cùng nhau cầu nguyện” - NEB, một bản dịch tốt hơn) có lẽ là tại Đền Thờ hoặc một nhà hội (cũng xem 2:42). Trong Phúc Âm nầy Lu-ca ghi lại nhiều gương mẫu cầu nguyện hơn các tác giả Phúc Âm khác, và có nhiều gương mẫu như vậy trong Công Vụ. Hãy chú ý kỹ: (a) cầu nguyện là một việc làm thường xuyên (chẳng hạn LuLc 11:1; Cong Cv 10:9), (b) cầu nguyện trước khi quyết định (chẳng hạn 1:24; 13:3), (c) cầu nguyện là cách chủ yếu để tiếp nhận Thánh Linh Đức Chúa Trời. Trừ phi Cơ Đốc Nhân tiếp nhận Thánh Linh Ngài, họ không thể làm theo ý chỉ Ngài.1:14b: Với các người đàn bà … cùng anh em Ngài. 1. Sự kiện phụ nữ được bao gồm cho thấy một cuộc cách mạng đã diễn ra giữa vòng các Cơ Đốc Nhân nhờ thái độ của Đức Chúa Giê-xu đối với phụ nữ. Mặc dầu tất cả các Sứ Đồ đều là đàn ông, các phụ nữ giữ một vị trí quan

Page 18: Huong dan hoc cong vu cac xu do

trọng giữa vòng các “anh em” (xem chú thích 16:14). Những phụ nữ nầy có thể là vợ của các Sứ Đồ hoặc những người phụ nữ chúng ta đọc thấy trong LuLc 8:2 và 24:10. Một người là Ma-ry, mẹ Đức Chúa Giê-xu.2. Các em của chính Đức Chúa Giê-xu lúc đầu vốn chống đối Ngài (GiGa 7:5), nhưng đã đi đến chỗ tin Ngài. Điều gì đã thay đổi họ? Chắc chắn đó là sự kiện Đức Chúa Giê-xu được khiến sống lại sau khi Ngài đã chết.1:15a: Phi-e-rơ đứng dậy. Ngay sau khi các Sứ Đồ trở về Giê-ru-sa-lem, Phi-e-rơ trở nên người lãnh đạo của họ. Thật lạ là Lu-ca chẳng nhắc gì đến ông sau chương 15 (xem chú thích ở Cong Cv 15:7).1:15b: Ước được một trăm hai mươi người. Con số những người đi theo Đức Chúa Giê-xu nhiều hơn số 12 môn đồ (xem LuLc 10:1), và bây giờ 120 người trong số họ có đủ can đảm để liều mình chịu bị bắt và rời khỏi gia đình mình.Nhưng họ là một con số rất nhỏ trong số ba phần tư triệu người Do Thái sống trong và quanh Giê-ru-sa-lem. Dầu vậy chính qua họ mà Hội Thánh phát triển.1:16a: Kinh Thánh phải được ứng nghiệm. Các Sứ Đồ quá bối rối bởi việc Giu-đa phản bội Đức Chúa Giê-xu và bởi sự chết Ngài đến nổi họ phải tìm cho ra một lời giải thích. Phi-e-rơ giải thích rằng nếu họ đọc Thi Thiên 69 và 109 thì họ sẽ không ngạc nhiên bởi những sự kiện như vậy. Những sự kiện nầy làm “ứng nghiệm” điều đã được viết trong những Thi Thiên đó.Những sự kiện đó được “ứng nghiệm” như thế nào?1. Cả hai Thi Thiên đều nói đến việc chịu khổ và bị phản bội của dân Y-sơ-ra-ên (không chỉ của một con người), chẳng hạn Thi Tv 69:1-5; 109:6-9. Phi-e-rơ nói: “Từ những Thi Thiên đó chúng ta thấy rằng Y-sơ-ra-ên phải bị phản bội và phải chịu khổ. Bởi vì Đức Chúa Giê-xu là Y-sơ-ra-ên mới và thật, điều “phải có” là Ngài sẽ bị phản bội và chịu khổ (và kẻ phản bội Ngài phải chịu sĩ nhục).”Chúng ta có thể nói thêm rằng bất cứ khi nào những người tốt bị phản bội và chịu khổ thì đó là “sự ứng nghiệm” điều được viết trong Thi Thiên dưới một dạng nào đó. 2. Phi-e-rơ có lẽ cũng tin rằng tác giả những Thi Thiên nầy đã viết ra với ý định tiên đóan, mặc dầu đối với chúng ta dường như chúng chỉ là những lời kêu cứu hoặc lời rủa sả kẻ thù nghịch. Từ Cong Cv 2:16 và 3:18 chúng ta thấy rằng các Cơ Đốc Nhân đầu tiên đã giải nghĩa phần lớn Cựu Ước như là những lời tiên đóan. Nhưng chúng ta cũng nên lưu ý rằng, (a) Giu-đa đã không bị “định mệnh” phải phạm tội. Giống như tất cả chúng ta, ông được tự do lựa chọn giữa điều phải và điều quấy. (b) Không có bằng chứng nào cho thấy tác giả các Thi Thiên đó biết rằng có một người gọi là Giu-đa sẽ phản bội Đấng Mê-si-a.

Page 19: Huong dan hoc cong vu cac xu do

1:16b: Nhờ miệng vua Đavit. Đó là tập quán gọi tất cả các Thi Thiên là “Thi Thiên của Đavit” (xem Thi Tv 2:25; 4:25) mặc dầu nhiều Thi Thiên được viết ra sau thời Đavit, chẳng hạn Thi Thiên 137 nói đến thời Lưu Đày (400 năm sau Đavit). Nhưng có lẽ những Thi Thiên nầy, 69 và 109, thật sự được viết bởi chính Đavít.1:16c: Giu-đa là đứa đã dẫn đường cho chúng bắt Đức Chúa Giê-xu. 1. Sự chết của Giu-đa . Lu-ca tường thuật lại một lần trong cc. 18 và 19, và có một bản tường trình khác trong Mat Mt 27:5-8 (“treo cổ tự tử”). Khi có những bản tường trình khác biệt về cùng một sự kiện trong Tân Ước, điều đó không có nghĩa là sự kiện đó không xảy ra. 2. Việc sai phạm của Giu-đa . Trước hết ông phản bội Đức Chúa Giê-xu, thứ hai ông không xin Đức Chúa Trời tha thứ. Phi-e-rơ chối Chúa, ăn năn và được tha thứ: Giu-đa phản bội Ngài và tuyệt vọng.1:17: Nhận phần trong chức vụ nầy. Xem ghi chú ở Cong Cv 21:9, “chức vụ”. Ở đây chức vụ được nói là “nhận phần”, nghĩa là giữa vòng những Sứ Đồ còn lại. Thật đáng buồn khi, trong Hội Thánh ngày nay, các mục sư thất bại trong việc chia phần chức vụ của họ và cố gắng làm việc độc lập (xem chú thích ở 6:2a). 1:22: Làm chứng về sự Ngài sống lại 1. Người thế chỗ cho Giu-đa phải: (a) đã ở với Đức Chúa Giê-xu kể từ lúc bắt đầu chức vụ của Ngài (c.21), và (b) có thể nói rằng mình đã tận mắt thấy Đức Chúa Giê-xu sau khi Ngài phục sinh (tường thuật lại những điều người khác nói thì không đủ). Ơ đây chúng ta thấy được điều các Cơ Đốc Nhân đầu tiên tin (“tín điều” đầu tiên của họ), tức là Đức Chúa Giê-xu là một người từng phục vụ trong thế giới của chúng ta, nhưng Ngài không giống như những người khác và sống lại sau khi chết. 2. Theo Tân Ước (và nhất là trong Công Vụ) chính sự phục sinh của Đức Chúa Giê-xu là điều được các môn đồ đầu tiên của Ngài rao giảng trên hết mọi điều khác, chẳng hạn trong 2:24; ICo1Cr 15:14. Không có tác giả Kinh Thánh nào giải thích Đức Chúa Giê-xu đã sống lại như thế nào , và họ đưa ra những tường thuật khác nhau về các lần hiện ra của Ngài (xem chú thích ở Cong Cv 1:3). Nhưng nếu không có sự sống lại thì cũng không có Hội Thánh. 1:26: Họ bắt thăm. Cách các Sứ Đồ chọn người kế nhiệm Giu-đa chứa đựng nhiều điều hơn là chỉ bắt thăm: (1) Phi-e-rơ quyết định loại người nào đủ tiêu chuẩn (cc.21, 22); (2) một trăm hai mươi người đề cử hai ứng viên (c.23); (3) tất cả họ đều cầu nguyện (c.24); (4) chỉ sau đó họ mới bắt thăm. (Họ viết mỗi tên lên một viên đá, rồi lắc những viên đá đó trong một cái hũ cho đến khi một viên rớt ra ngoài.)

Page 20: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Ngày nay các Hội Thánh sử dụng những phương pháp khác để lựa chọn người lãnh đạo, nhưng các phương pháp của họ không phải lúc nào cũng tốt hơn cách các Sứ Đồ đã dùng, chẳng hạn ở Thụy Điển chính quyền bổ nhiệm các giám mục; ở Nhật Bản hàng giáo phẩm và một tín hữu từ mỗi hội chúng họp lại bầu ra một giám mục mới.

CÁC ĐỀ NGHỊ NGHIÊN CỨU ÔN LẠI NỘI DUNG “Quãng đường một ngày Sa-bat” là bao xa?Chúng ta biết gì về những người em của Đức Chúa Giê-xu?Tại sao Phi-e-rơ trích dẫn Thi Thiên trong Cong Cv 1:20?Tại sao việc tìm một người kế nhiệm Giu-đa là quan trọng?Các Sứ Đồ tìm kiếm loại người nào để thế chỗ Giu-đa?

NGHIÊN CỨU KINH THÁNH “Bền lòng đồng một ý mà cầu nguyện”( 1:14, NEB, xem tr.11). Hãy đọc những câu sau đây trong Công Vụ và cho biết trong từng trường hợp ai đang cầu nguyện, và, nếu được, tại sao họ đang cầu nguyện:(a) 4:31 (b) 6:6 (c) 16:25-28 (d) 21:5Rồi sau đó đọc các phân đoạn sau đây trong Phúc Âm Lu-ca và cho biết bạn khám phá được gì về sự cầu nguyện trong mỗi phân đoạn:(a) LuLc 3:21 (b) 6:12 (c) 18:1-8 (d) 22:31-32Chúng ta tìm thấy niềm tin nào được diễn tả trong Cong Cv 1:16 và trong 2:16 và 13:33?“Các môn đồ của Đức Chúa Giê-xu rao giảng sự phục sinh nhiều hơn mọi điều khác” (tr.13).(a) Những từ nào được lặp lại trong 2:24; 3:15 và 4:10?(b) Người viết hoặc người nói trong các phân đoạn sau đây nói gì về sự phục sinh? 10:40-41; ICo1Cr 15:4-5.(c) Bạn trả lời thế nào với những người nói rằng họ không thể tin sự phục sinh bởi vì các bản tường trình trong các sách Phúc Âm thiếu sự nhất trí?

THẢO LUẬN VÀ ÁP DỤNG

9. “Cầu nguyện là một việc làm thường xuyên” (tr.11). Trong kinh nghiệm của bạn điều gì giúp bạn cầu nguyện đều đặn và kiên trì?10. Một trăm hai mươi người đàn ông và đàn bà (c.15) là một thiểu số rất bé nhỏ so với dân số, dầu vậy qua họ Hội Thánh phát triển.(a) Hãy mô tả bất kỳ kinh nghiệm nào bạn có với, hoặc điều bạn biết về, một vài Cơ Đốc Nhân tận hiến đã đạt được những kết quả quan trọng.(b) Những thuận lợi và bất lợi của một hội chúng nhỏ là gì?

Page 21: Huong dan hoc cong vu cac xu do

11. “Giu-đa không bị định mệnh” (tr.12)(a) Tại sao Giu-đa phản bội Đức Chúa Giê-xu? (GiGa 12:6 chỉ đưa ra một câu trả lời khả dĩ).(b) Nếu bạn tin rằng hành vi của mình đã được định mệnh rồi thì điều đó sẽ ảnh hưởng thế nào trên bạn?(c) Bạn sẽ trả lời thế nào với một người nói rằng các Cơ Đốc Nhân nên cảm ơn Giu-đa, vì không có ông ấy sẽ không có sự đóng đinh và, vì vậy, không có sự cứu rỗi?12. Chức vụ được “chia phần… giữa vòng các Sứ Đồ” (chú thích Cong Cv 1:17).(a) Tại sao chức vụ phải được chia sẻ?(b) Tại sao, theo ý bạn, một số mục sư không chia sẻ được chức vụ?13. “Họ bắt thăm” (c.26).(a) Hội Thánh của bạn chọn người lãnh đạo như thế nào?(b) Những thuận lợi và bất lợi của phương pháp nầy là gì?

Sự Tuôn Đổ Đức Thánh Linh

2:1-13

BỐ CỤC

2:1-4 Đức Thánh Linh đầy dẫy các Sứ Đồ.2:5-13 Đám đông kinh ngạc.

GIẢI NGHĨA

Nhiều Cơ Đốc Nhân xem đây là sự kiện quan trọng nhất trong tất cả các sự kiện được Lu-ca ghi lại trong Công Vụ, bởi vì trong đó Hội Thánh đang được tái sanh (re-born) hoặc được tái tạo, bắt đầu một giai đoạn mới. Chúng ta cần nhớ rằng Hội Thánh được “sanh ra” khi Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham (SaSt 12:1) và Hội Thánh được tái tạo khi Đức Chúa Giê-xu kêu gọi Mười Hai Môn Đồ. Vì vậy để được chính xác hơn chúng ta phải nói rằng Lễ Ngũ Tuần là câu chuyện về sự tái sanh (re-birth) của Hội Thánh hơn là “sự khai sinh của Hội Thánh”. Nhưng chắc chắn chúng ta đọc được ở đây một Hội Thánh được làm mới lại hoàn toàn, với những thành viên được đổi mới một cách rõ ràng. Phương cách chính để Hội Thánh được làm mới lại là các thuộc viên của nó nhận được một quyền năng và sự can đảm mới mẻ từ bên ngoài. Lu-ca nhấn mạnh điều nầy để giải thích sự kiện Phúc Âm vươn tới Lamã, là trung tâm để Phúc Âm có thể tỏa ra khắp phần còn lại của thế giới. Không có một quyền năng mới điều đó sẽ không bao giờ xảy ra (xem chú thích Cong Cv

Page 22: Huong dan hoc cong vu cac xu do

3:12). Đây là quyền năng được gọi là Đức Thánh Linh ở trong họ, y như đã ở trong Đức Chúa Giê-xu (LuLc 3:16). Nhưng quyền năng nầy được ban cho không chỉ vào dịp nầy mà thôi. Đức Chúa Trời ban cho họ quyền năng Ngài một cách liên tục, và cung ứng cho các Cơ Đốc Nhân ngày nay cùng một quyền năng đó.

CHÚ THÍCH

2:1a: Ngày Lễ Ngũ Tuần. Có hai lễ hội mùa gặt của dân Do Thái: Lễ Ngũ Tuần, mùa gặt lúa, khi họ nướng những ổ bánh lúa mạch đầu tiên và dâng chúng làm lễ tạ ơn; và Lễ Lều Tạm (tabernacles), mùa thu họach trái cây diễn ra trễ hơn trong năm.Lễ Ngũ Tuần là một ngày lễ công cộng (LeLv 23:21), và Giê-ru-sa-lem đầy những khách hành hương. Nhờ mùa đông đã qua nên họ có thể đi bằng đường biển đến từ những vùng như Bắc Phi, Ý, vv… (xem cc.9-11). Vì vậy có mặt tại Giê-ru-sa-lem vào lúc ấy cũng tương tự như có mặt trong một thành phố hiện đại lúc diễn ra một liên hoan hoặc một sự kiện thể thao quốc tế. 2:1b: Môn đồ nhóm họp tại một chỗ. Môn đồ có nghĩa hoặc là Mười Hai Sứ Đồ với những người phụ nữ và gia đình Đức Chúa Giê-xu (Cong Cv 1:14), hoặc là một trăm hai mươi người (1:15), hoặc là Mười Hai Sứ Đồ (2:14).Nhóm họp . Họ đã sẳn sàng nhận sự ban cho của Đức Chúa Trời theo ba cách, mà tất cả đều quan trọng:Họ ở tại cùng một chỗ.Họ có mối thông công với nhau. Các từ “tại một chỗ” có thể có nghĩa là tại căn nhà của Giăng Mác (1:13), hoặc trong một cái sân lớn được bao quanh bởi một số phòng khách. Nhưng các từ Hi-lạp cũng có thể có nghĩa là “như một đoàn thể”, tức là trong mối thông công.Họ đang ngồi trầm tĩnh, chờ đợi (c.2). Đức Chúa Trời đến với những người đã chuẩn bị sẳn sàng. Sự chuẩn bị là cần thiết. Một chiếc máy bay không thể hạ cánh xuống một sân bay trong mùa mưa (ngay cả với trang thiết bị hiện đại) cho đến khi nước từ trận bảo mới đây đã được dọn sạch. 2:2-3: Có tiếng… như tiếng gió thổi ào ào … lưỡi bằng lửa. Khi con người có một kinh nghiệm sâu nhiệm về sự hiện diện của Đức Chúa Trời, họ không thể tìm được từ ngữ để diễn tả. Vì vậy ở đây Lu-ca chỉ có thể tường thuật rằng điều đó “giống như “ một trận gió và “giống như ” lửa. Cả gió lẫn lửa đều là những lực lượng thiên nhiên mạnh khủng khiếp, và Lu-ca sử dụng những từ đó để nói đến quyền năng Đức Chúa Trời đang ban cho các Sứ Đồ. Họ kinh nghiệm sự hiện diện của Đức Chúa Trời theo cách mọi người có thể thấy được. Điều đó thật bất thường. Nhưng quyền năng của Đức Chúa Trời cũng vẫn có thể hiện diện trong chúng ta y như vậy khi chẳng có điều gì bất

Page 23: Huong dan hoc cong vu cac xu do

thường có thể thấy hoặc nghe được (xem chú thích 3 ở 2:4a).2:3: Đậu trên mỗi người. Mặc dầu các Sứ Đồ gặp gỡ nhau trong một mối thông công, mỗi người trong họ đều kinh nghiệm sự hiện diện và quyền năng của Đức Chúa Trời một cách cá nhân. 2:4a: Hết thảy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh. Lu-ca đề cập đến Đức Thánh Linh nhiều hơn các tác giả Tân Ước khác. Ông nhìn thấy hầu như mọi hành động của các Sứ Đồ đều được Đức Thánh Linh hướng dẫn.Từ các bài viết của ông, chúng ta để ý thấy:Đức Thánh Linh là chính Đức Chúa Trời . Chúng ta có thể nói về việc tiếp nhận từ Đức Chúa Trời “món quà” Đức Thánh Linh của Ngài, miễn là chúng ta nhớ rằng món quà đó là Đức Chúa Trời đang ban cho chính Ngài. Đức Thánh Linh không phải là “một điều gì đó” mà Ngài ban cho.Khi người ta được “đầy dẫy” Đức Thánh Linh, họ kinh nghiệm Đức Chúa Trời ở trong họ. Họ quen nghĩ về Đức Chúa Trời như ở phía trên họ (“trên ngôi cao sang”, EsIs 6:1). Thật là một kinh nghiệm mới mẻ khi biết Ngài với tư cách là Đấng ở trong họ.Họ cũng kinh nghiệm Đức Chúa Trời đang hành động trong họ (không chỉ hiện diện trong họ). Ngài hành động theo hai cách đặc biệt: (a) ban cho họ quyền năng: “Đầy dẫy Đức Thánh Linh” họ “giảng một cách dạn dĩ” (Cong Cv 4:31) (b) hướng dẫn họ: “Đức Thánh Linh phán: “Hãy đi…”” (8:29).Trong một vài tôn giáo người ta tin rằng việc can thiệp vào đời sống con người “nằm dưới phẩm cách của Đức Chúa Trời”. Nhưng kinh nghiệm của một Cơ Đốc Nhân về Thánh Linh của Đức Chúa Trời là Ngài thật can thiệp một cách tích cực. Đôi khi kết quả là bất thường (như trong 2:1-13). Vào những lúc khác chúng ta kinh nghiệm Ngài đang tích cực cảm động chúng ta trong những sự kiện thông thường. Một nhà hoạt động xã hội trong một thành phố lớn phát biểu: “Trong công việc ngày nào tôi cũng có những quyết định khó khăn phải chấp nhận. Khi tôi đi được một bước nhỏ tôi thấy rằng mình là một phần trong sự chuyển động của Đức Chúa Trời và rằng tôi được đẩy tới phía trước. Tôi gặp nhiều lỗi lầm, nhưng Ngài khiến chúng lìa xa khỏi tôi.” Chúng ta thấy các kết quả sự hành động của Đức Thánh Linh trong những sự kiện thông thường cũng nhiều như trong các sự kiện bất thường.Lu-ca biết rất rõ rằng Đức Thánh Linh đã họat động trên thế gian lâu lắm trước lễ Ngũ Tuần, chẳng hạn, linh cảm để con người “nói tiên tri” (xem Cong Cv 28:25), và, dĩ nhiên, linh cảm Đức Chúa Giê-xu (LuLc 4:1). Nhưng họat động của Ngài vào ngày lễ Ngũ Tuần là một loại sự kiện mới mẻ. Trước hết, nó được chia sẻ giữa vòng mọi loại người và không còn giới hạn vào những tầng lớp người đặc biệt, như là các vua hoặc các tiên tri hoặc các nhà ẩn tu nữa. Và thứ hai, hoạt động của Ngài đem lại một quyền năng liên

Page 24: Huong dan hoc cong vu cac xu do

tục chứ không chỉ quyền năng cho một cơ hội đặc biệt. Không phải người nào tuyên bố được Đức Thánh Linh dẫn dắt đều thật sự được Ngài dẫn dắt. Alice Lakwena năm 1984 tin rằng cô được Đức Thánh Linh dẫn dắt để lãnh đạo một đội quân chống chính phủ tại Uganda. Cô nói rằng Đức Thánh Linh đã phán bảo cô cung cấp dầu phép thuật (magic) để bảo vệ các chiến sĩ khỏi trúng đạn, và họ tin cô, và nhiều người bị chết.2:4b: Họ khởi sự nói các thứ tiếng khác. Cũng xem “tiếng xứ mình” (c.6), “tiếng riêng của xứ chúng ta” (c.8), “tiếng chúng ta” (c.11).Các Sứ Đồ đang nói theo lối “xuất thần” (tức là, có âm thanh nhưng không có những lời nói thông thường) hay là đang nói các ngoại ngữ? Các học giả có ý kiến khác biệt về vấn đề nầy. Sau đây là ba ý kiến được chấp nhận rộng rãi nhất: Rằng điều đó không thành vấn đề. Sự kiện quan trọng là bằng một cách nào đó họ truyền đạt được cho người khác điều đã xảy ra cho mình; “các thứ tiếng” và “các ngôn ngữ” chỉ là những dấu hiệu của sự chia sẻ. Sự kiện nầy là một ví dụ về việc “phá vỡ các rào chắn” giữa những con người được Lu-ca ghi lại suốt cả Công Vụ. Rằng họ nói bằng tiếng ngoại quốc. Nhiều Cơ Đốc Nhân ngày nay là những người có chung kinh nghiệm được đầy dẫy Đức Thánh Linh như thế có đôi lúc thật nói ra những từ ngữ của một ngoại ngữ, dầu chính họ chưa hề biết ngoại ngữ đó. Đây là một phép lạ, và trong Cong Cv 2:1-13 Lu-ca mô tả một phép lạ. Tin Đức Chúa Trời nghĩa là tin rằng Ngài thật làm phép lạ.Rằng họ nói theo cách xuất thần, chứ không phải bằng những ngôn ngữ khác. Một số lý do cho ý kiến nầy là:(a) Những người trong đám đông hẳn đã không nói họ say rượu (c.11) nếu họ đã nói bằng ngoại ngữ.(b) Trong các phân đoạn khác trong Công Vụ “nói tiếng khác” rõ ràng có nghĩa là nói xuất thần (xem 10:46; 19:6). (c) Họ không cần sử dụng ngọai ngữ. Mọi người hành hương về dự lễ hội nói ít nhất một trong số những ngôn ngữ mà các Sứ Đồ nói, tức là tiếng A-ram hoặc tiếng Hi-lạp. (d) Lu-ca không có mặt lúc xảy ra biến cố đó mà chỉ dựa vào những lời kể lại (như ông nói trong LuLc 1:1-4) nên có lẽ lời tường thuật không được chính xác đối với ngôn ngữ được dùng. 2:5: Từ các dân thiên hạ đến. Một lần nữa Lu-ca cho thấy rằng các môn đồ của Đức Chúa Giê-xu đang vươn tới những con người vượt qua mọi biên giới quốc gia, và rằng đây là điều ông kêu gọi các Cơ Đốc Nhân thực hiện trong mọi thế hệ. Mặc dầu Lu-ca viết “các dân thiên hạ” ông chỉ có trong trí các nước bao quanh vùng đông Địa Trung Hải là nơi người Do Thái sinh sống. Xem cc.9-11 để biết tên các nước nầy.

Page 25: Huong dan hoc cong vu cac xu do

2:6: Mỗi người đều nghe. Cũng xem cc.8 và 11: “chúng ta nghe”. Họ nghe được gì? Lu-ca không nói cho chúng ta biết. Nhưng ông thật có nói cho chúng ta biết những người đã nhận lãnh Đức Thánh Linh đều có thể truyền thông với những người khác. Họ chia sẻ niềm tin của mình. Việc truyền giảng Tin Lành (evangelism) chỉ diễn ra khi các Cơ Đốc Nhân đã học được cách chia sẻ điều quan trọng đối với mình cho người khác. 2:11: Cả người Giu-đa hoặc người mới theo đạo Giu-đa. Có rất nhiều người không phải Do Thái ngưỡng mộ những lời dạy dỗ của người Do Thái về Đức Chúa Trời và cuộc sống gia đình họ cùng sự thờ phượng của họ, và là những người muốn được gia nhập vào tôn giáo của họ. Nếu họ sẳn lòng giữ “luật pháp” Do Thái, bao gồm phép cắt bì, họ được báp-têm và trở nên “người mới theo đạo Giu-đa (Do Thái)” (cũng xem Cong Cv 13:43).Những người không phải Do Thái khác, cũng muốn gia nhập vào tôn giáo của người Do Thái, nhưng ít chặt chẽ hơn “những người mới theo đạo Do Thái”, thì được gọi là những người kính sợ Đức Chúa Trời trong sách Công Vụ (10:1) hoặc là những người thờ phượng Đức Chúa Trời (16:14).Chủ yếu là những người không phải Do Thái như thế nầy (người mới theo đạo Do Thái và những người khác) từ xứ Giu-đê và các nước chung quanh về sau trở thành các Cơ Đốc Nhân.

PHỤ CHÚ : “TIẾNG LẠ ”

Việc nói tiếng lạ diễn ra thường xuyên trong những năm đầu tiên của Hội Thánh và cứ tiếp tục từng hồi từng lúc cho đến hiện tại. Phao-lô có thể nói “tiếng lạ” (ICo1Cr 14:18), nhưng bảo người Cô-rin-tô rằng trong đó có sự nguy hiểm (14:9, 23).Vậy thì đâu là con đường đúng đắn?Đối tượng của việc nói tiếng lạ là để tôn vinh Đức Chúa Trời, chứ không phải để đạt được một vị trí được tôn trọng (14:2).Tiếng lạ chủ yếu được dùng cho sự thờ phượng riêng tư. Khi được sử dụng nơi công cộng nó phải được giải nghĩa (14:13).Đó là một ân tứ, và không được ban cho mọi Cơ Đốc Nhân, tuy nhiên, họ vẫn có thể được đầy dẫy Đức Thánh Linh.Đó không phải là một bằng chứng rằng người thờ phượng được đầy dẫy Đức Thánh Linh. Các môn đồ của vị thần Hi-lạp Dionysius nói tiếng lạ, và nhiều “đồng bóng (diviners)” trên khắp thế giới cũng vậy. Nhiều Cơ Đốc Nhân nói tiếng lạ cho rằng khi làm như thế họ cảm thấy mình đang cầu nguyện “đầy đủ” hơn lúc cầu nguyện thông thường khi họ đang sử dụng tâm trí mình. Những người khác cho rằng đó là một cách thay thế hơn là một cách thờ phượng đầy đủ hơn. Trong những năm gần đây, số Cơ Đốc Nhân cho việc “nói tiếng lạ” là một

Page 26: Huong dan hoc cong vu cac xu do

phần thông thường trong sự thờ phượng của họ đã gia tăng rất nhanh chóng trên khắp thế giới. Sự thờ phượng của họ thường nổi bật không chỉ vì họ “nói tiếng lạ”, mà còn vì sự tự do của họ khỏi những hình thức cố định, sự thông công mật thiết của họ, sự vui mừng của họ, và sự trông mong của họ rằng Đức Chúa Trời sẽ ban sự chữa lành thân thể qua lời cầu nguyện. Một số người, chứ không phải là tất cả, tin rằng các thuộc viên đã được cải đạo cần phải có một “phép báp-têm thứ hai” (hoặc phép báp-têm bằng Đức Thánh Linh) mà trong phép báp-têm đó thường thì họ sẽ nói tiếng lạ (xem chú thích Cong Cv 8:16).Một số Cơ Đốc Nhân nói tiếng lạ thuộc về “các Hội Thánh Ngũ Tuần” (vào lúc viết quyển sách nầy, có 22 triệu thuộc viên trên thế giới), một số thuộc về các nhóm Hội Thánh Độc Lập, nhất là ở Châu Phi (82 triệu thuộc viên), và một số, thường được gọi là “các nhóm ân tứ”, thuộc về các Hội Thánh truyền thống chính yếu nhưng cũng gặp gỡ theo từng nhóm là chỗ họ thờ phượng theo lối nầy (11 triệu).Loại thờ phượng nầy, giống như sự thờ phượng của Hội Thánh tại Cô-rin-tô, có những mối nguy hiểm cũng như sự vinh quang của nó. Nhiều thuộc viên có thể trở nên tách biệt với các Cơ Đốc Nhân khác và tin rằng họ cao cấp hơn những người còn lại, và một số có thể được xếp loại cao hơn những người khác, chẳng hạn, bởi vì họ nói tiếng lạ. Hoặc họ có thể trở nên quá quan tâm đến kinh nghiệm riêng của mình đến nổi họ lãng quên các nghĩa vụ công dân; họ cũng có thể ý thức quá sâu sắc về sự hành động của Đức Thánh Linh ở hiện tại đến nổi họ lãng quên sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh trong quá khứ và cho mọi lúc; họ có thể tuyên bố được Đức Thánh Linh dẫn dắt trong khi họ thật sự đang bày tỏ những ước muốn riêng của mình. Chúng ta cần chú ý những mối nguy cơ đó trong khi cùng lúc đó vẫn coi trọng các lời dạy của Phao-lô: “Đừng dập tắt Đức Thánh Linh” (ITe1Tx 5:19).

NHỮNG ĐỀ NGHỊ NGHIÊN CỨU ÔN LẠI NỘI DUNG Lời dạy dỗ quan trọng nhất mà Lu-ca đưa ra cho độc giả trong những câu nầy là gì?Lễ Ngũ Tuần là một loại lễ hội gì?Sự giáng lâm của Đức Thánh Linh là một sự kiện mới mẻ theo hai cách nào?Vì hai lý do nào mà nhiều người tin rằng các Sứ Đồ nói trong cơn “xuất thần” chứ không phải bằng tiếng nước ngoài?Những người mới theo đạo Do Thái là ai?

NGHIÊN CỨU THÁNH KINH “Đức Thánh Linh đã họat động trên thế gian lâu lắm trước lễ Ngũ Tuần” (tr.17). Theo mỗi phân đoạn Cựu Ước sau đây, Đức Thánh Linh làm việc

Page 27: Huong dan hoc cong vu cac xu do

trong người nào và có kết quả gì?(a) XuXh 31:1-5 (b) Dan Ds 11:25 (c) Cac Tl 6:34-35 (d) Exe Ed 2:1-2Đức Thánh Linh hành động theo hai cách đặc biệt: ban cho họ quyền năng… hướng dẫn họ” (tr.16).Hãy đọc những phân đoạn sau đây trong Công Vụ và cho biết trong mỗi trường hợp ai nhận lãnh được sự ban cho (the gift), và Đức Thánh Linh có ban “quyền năng” hoặc sự “hướng dẫn” hay không.(a) Cong Cv 4:31 (b) 8:29 (c) 10:44 (d) 11:28 (e) 13:1-3 (f) 19:1-6

THẢO LUẬN VÀ ÁP DỤNG Mọi người đều có thể kinh nghiệm như các Sứ Đồ vào ngày Lễ Ngũ Tuần tới mức độ nào?Bạn trả lời như thế nào với một người hỏi bạn: “Tôi là một Cơ Đốc Nhân và tôi tin rằng bất cứ một điều tốt nào tôi có thể làm chính là Đức Chúa Trời hành động trong tôi, nhưng tôi chưa hề có một kinh nghiệm đặc biệt nào về sự “đầy dẫy”; tôi còn thiếu một điều gì chăng?”?Có ba lời giải nghĩa khác nhau về “nói tiếng lạ” (2:4 và những cụm từ tương tự trong 2:6; 2:8; 2:11) được đưa ra trong phần chú thích ở 2:4b.(a) Bạn chấp nhận lời giải thích nào, và tại sao?(b) Nếu bạn không chấp nhận bất kỳ lời giải nghĩa nào trong ba lời trên, vậy thì lời giải nghĩa của riêng bạn là gì?Hiện nay có ít nhất 115 triệu Cơ Đốc Nhân Ngũ Tuần hoặc Ân Tứ trên thế giới (xem tr.19).(a) Tại sao bạn nghĩ rằng họ đã tăng lên?(b) Những thuận lợi và bất lợi khi họ tự do khỏi những hình thức thờ phượng cố định là gì?(c) Làm thế nào loại thờ phượng nầy có thể liên hiệp các Cơ Đốc Nhân lại, hơn là chia rẽ họ?

Bài Giảng Đầu Tiên Của Phi-e-rơ

Cong Cv 2:14-41

BỐ CỤC

2:14-36 Bài giảng của Phi-e-rơ:(a) Tôi sẽ giải nghĩa những sự kiện nầy (c.14-15).(b) Chúng là một phần trong mục đích của Đức Chúa Trời và Giô-ên đã tiên báo chúng (cc.16-21).(c) Chúng là kết quả sự đến của Đức Chúa Giê-xu (cc.22-24).(d) Sự phục sinh của Ngài là một phần trong mục đích của Đức Chúa Trời,

Page 28: Huong dan hoc cong vu cac xu do

và Đavit đã tiên báo điều đó trong Thi Tv 16:1-11 (cc.25-32).(e) Chính Đức Chúa Giê-xu đã ban Đức Thánh Linh cho chúng tôi (c.33).(f) Đức Chúa Giê-xu là Đấng Mê-si-a và Đavít đã tiên báo sự đến của Ngài trong 110:1-7 (cc.34-35).(g) Ấy chính là đấng Mê-si-a mà các ngươi đã giết (c.36).Cong Cv 2:37 Câu hỏi của đám đông.2:38-40 Câu trả lời của Phi-e-rơ.2:41 Đáp ứng của đám đông.

GIẢI NGHĨA

Phi-e-rơ đứng dậy ngoài trời, đối mặt với đám đông; một số là khách hành hương từ các nước khác đến, một số là cư dân Giê-ru-sa-lem. Chung quanh ông là các Sứ Đồ khác. Bài giảng đầu tiên nhất từng được rao giảng bởi các môn đồ của Đức Chúa Giê-xu đã bắt đầu như thế.

1. LÀM THẾ NÀO LU-CA BIẾT ĐƯỢC ĐIỀU PHI-E-RƠ ĐÃ NÓI? Lu-ca viết một thời gian lâu sau khi xảy ra các sự kiện ông đang tường thuật. Vậy ông lấy thông tin ở đâu? Một số người có mặt có lẽ đã giao cho ông một văn bản tường thuật sự kiện đó bằng tiếng A-ram (ngôn ngữ Phi-e-rơ sử dụng); những cụm từ như “lắng tai nghe lời ta” (c.14), “dây trói của sự chết” (c.24), “(các từng) trời” (số nhiều, c.34) là những lời dịch các cụm từ A-ram. Hoặc nhiều nhóm khác có lẽ đã kể cho Lu-ca nghe bài giảng đầu tiên nhất ra làm sao, và ông tóm tắt nó lại. Như được ghi lại ở đây bài giảng chỉ mất có bốn phút, và cc. 14-41 rõ ràng là một bản tóm tắt chứ không phải là bài giảng hoàn chỉnh. Cũng vậy, theo c.40 Phi-e-rơ nói nhiều hơn điều Lu-ca ghi lại ở đây.

2. BÀI GIẢNG NẦY VÀ NHỮNG BÀI GIẢNG KHÁC TRONG CÔNG VỤ Bài giảng nầy rất giống những bài giảng khác, và vì vậy chúng ta có thể thấy loại rao giảng được thực hiện vào thời gian theo sau Lễ Ngũ Tuần. Nếu chúng ta so sánh bài giảng nầy với sáu bài giảng chính khác (từ trong số 21 bài giảng trong Công Vụ) chúng ta thấy hầu như tất cả chúng đều có chung một dàn ý:(a) Sự ứng nghiệm : Trong các biến cố liên quan đến Đức Chúa Giê-xu và sự ban cho Đức Thánh Linh thì mục đích của Đức Chúa Trời đã được ứng nghiệm (xem Cong Cv 3:12-26; 10:43; 13:23-34; 26:22 cũng xem ICo1Cr 15:3-4; RoRm 1:2).(b) Đức Chúa Giê-xu : Đức Chúa Giê-xu là Đấng Mê-si-a, đã sống lại và được tôn cao, là trung tâm sự giảng dạy của chúng tôi (xem 3:13-18; 5:30;

Page 29: Huong dan hoc cong vu cac xu do

10:36-40; 13:23-37; 17:31; 26:23 cũng xem RoRm 1:3-4; Phi Pl 2:9-10).(c) Kinh Nghiệm : Chúng tôi giảng từ kinh nghiệm - “chúng tôi là những chứng nhân” (xem Cong Cv 3:15; 5:32; 10:39-41; 13:31; 26:9-23 cũng xem ICo1Cr 15:5-9).(d) Tương lai : Đức Chúa Trời có một kế hoạch cho tương lai, bao gồm sự phán xét và chiến thắng cuối cùng của Ngài trên điều ác (xem Cong Cv 3:21-23; 10:42; 13:40; 17:31 cũng xem ITe1Tx 1:9-10). (e) Sự ăn năn : Hãy thay đổi hướng đi trong cuộc đời của quí vị (xem chú thích ở c.38).

3. NHỮNG BÀI GIẢNG NẦY VÀ NHỮNG VĂN BẢN TÂN ƯỚC KHÁC Khi chúng ta so sánh những bài giảng nầy với các văn bản Tân Ước sau nầy như các thư tín của Phao-lô, Phúc Âm Giăng, và Thư Hê-bơ-rơ, chúng ta thấy có một số khác biệt. Một số sự dạy dỗ không có trong các bài giảng nầy, chẳng hạn:(a) Đức Chúa Giê-xu : Ở đây Ngài được xưng bằng những danh hiệu như “con người” và “Chúa” và “Đấng Mê-si-a”, nhưng không gọi là “Con Đức Chúa Trời” trừ một bản tường thuật do Lu-ca viết (Cong Cv 9:20).(b) Thập tự giá : Ở đây sự chết của Đức Chúa Giê-xu là một tội ác, nhưng không có lời dạy dỗ nào rằng “Ngài chết thay cho chúng ta” như trong RoRm 5:6.(c) Đức tin : Những người ở đây được khuyên giục phải “ăn năn” chứ không phải “có đức tin” (so với 5:1).(d) Tội lỗi : Ở đây người Do Thái xứ Giu-đa là “những tội nhân”, nhưng người ta không nói rằng “mọi người đều đã phạm tội” như trong 3:9.Khi chúng ta nghiên cứu những sự khác biệt nầy thì dường như sự rao giảng và lời dạy dỗ Cơ Đốc thay đổi và phát triển sau thời kỳ đầu tiên và trong những thế kỷ tiếp theo sau. Chúng ta phải suy nghĩ gì về sự phát triển như thế? Chúng ta tìm kiếm lẽ thật ở đâu? Sau đây là ba trong số nhiều ý kiến của các Cơ Đốc Nhân:Rằng sự rao giảng ban đầu là Phúc Âm thật sự bởi vì nó gần với thời của chính Đức Chúa Giê-xu nhất, và rằng sự rao giảng sau nầy và tín điều của Hội Thánh chứa đựng nhiều khoản thêm vào không cần thiết. Rằng Đức Chúa Trời đã dự định và vẫn còn dự định sự phát triển phải diễn ra dưới sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh (xem GiGa 16:13).Rằng Đức Chúa Trời dự định sự phát triển phải diễn ra khi mọi nhánh phái của Hội Thánh đều nhất trí về sự phát triển như thế, nhưng nếu không có sự nhất trí thì không được có sự phát triển nào. (Theo quan điểm nầy Bài Tín Điều là một sự phát triển tốt nhưng không có sự phát triển nào được cho phép ngày nay.)

Page 30: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Một lý do khiến các Cơ Đốc Nhân ngày nay bị chia rẽ là vì họ không thể nhất trí về “sự phát triển”.

CHÚ THÍCH

2:16: Đây là điều đấng tiên tri đã nói. Trong quá khứ Phi-e-rơ có nhiều kinh nghiệm đặc biệt đã thay đổi đời sống ông, chẳng hạn như ông đã nhận thức rằng Đức Chúa Giê-xu là Đấng Mê-si-a (LuLc 9:20), ông đã nhìn thấy Đức Chúa Giê-xu phục sinh, và ông đã nhận lãnh sự ban cho Đức Thánh Linh. Mục tiêu của ông trong bài giảng nầy là nhằm giải thích những sự kiện nầy cho những người nghe. Nhưng họ không có kinh nghiệm như ông, vì vậy ông cần trình bày lời công bố của mình sao cho họ có thể hiểu được. Đây là lý do ông trưng dẫn ba phân đoạn Kinh Thánh Cựu Ước. Ông giải nghĩa những phân đoạn nầy như là lời tiên đóan tương lai, vì đây là cách các thầy thông giáo Do Thái (“Ra-bi”) thường hay giải nghĩa Cựu Ước.Phân đoạn đầu tiên Phi-e-rơ trưng dẫn (Cong Cv 2:17-21) là từ Gio Ge 2:1-31, được ông giải nghĩa là một lời tiên tri về sự giáng lâm của Đức Thánh Linh.Phân đoạn thứ hai (Cong Cv 2:25-28) trích từ Thi Thiên 16, được ông giải nghĩa là lời tiên báo về sự phục sinh của Đức Chúa Giê-xu. Phân đoạn thứ ba (2:34-35) trích từ Thi Thiên 110, được ông giải nghĩa là lời tiên báo về chức vụ Mê-si-a của Đức Chúa Giê-xu.Chúng ta nghĩ gì về lời tuyên bố của Phi-e-rơ?(a) Chúng ta chắc chắn có thể tin : rằng những sự kiện mà Phi-e-rơ nói đến đã thật sự diễn ra; rằng những sự kiện nầy là một phần trong mục đích của Đức Chúa Trời; và rằng chúng làm ứng nghiệm các văn bản của các nhà tiên tri và các nhà Thi Thiên. (b) Nhưng chúng ta không cần thiết : đi theo các phương pháp giải nghĩa của các Ra-bi Do Thái, cũng không cần tin rằng các tiên tri và nhà Thi Thiên biết được các văn bản của họ sẽ được ứng nghiệm như thế nào.2:17: Mọi xác thịt. Phi-e-rơ không nghĩ đến những người không phải Do Thái khi ông nói điều nầy, bởi vì vào lúc nầy ông chưa khám phá được rằng Đức Thánh Linh cũng được dành cho họ (xem chương 10). “Mọi xác thịt” có nghĩa là mọi tạo vật của Đức Chúa Trời, vì vậy ông không chỉ nghĩ đến những nhóm người đặc biệt như là các đấng tiên tri và các nhà ẩn tu và các vua, mà còn đến mọi người tìm kiếm Ngài. Vì vậy ngày hôm nay Đức Chúa Trời cung ứng Đức Thánh Linh Ngài cho mọi người, không chỉ cho những người có học, hoặc người giàu có hoặc các nhà lãnh đạo Hội Thánh.2:18: Chúng nó đều nói lời tiên tri. “Nói tiên tri” có nhiều ý nghĩa (xem chú thích ở 15:32). Ở đây nó có nghĩa “nói tiếng lạ” (xuất thần). Nhưng trong c.30 “tiên tri” có nghĩa là một người tiên đoán tương lai.

Page 31: Huong dan hoc cong vu cac xu do

(lời chú dưới khung hình ở trang 24: “Những người nhận lãnh Đức Thánh Linh đều có thể truyền thông với những người khác… họ chia sẻ niềm tin của mình - và tài sản của mình. Các cộng đồng Cơ Đốc căn bản đang chia sẻ loại hình thông công nầy ngày hôm nay” (tr.18 và 31).Các thành viên của “cộng đồng căn bản” nầy ở Mexico, như nhiều nhóm khác ở nhiều nơi trên thế giới, nhóm lại để cùng thờ phượng và chia sẻ các ý tưởng cho những hành động tương lai.)

2:22: Đức Chúa Giê-xu ở Na-xa-rét, tức là người mà Đức Chúa Trời đã dùng việc quyền phép để làm chứng cho Người trong vòng các ngươi. 1. Lu-ca gọi Đức Chúa Giê-xu là “một người”. Thỉnh thoảng các Cơ Đốc Nhân thật sâu nhiệm (keen) khi gọi Đức Chúa Giê-xu là “Đức Chúa Trời” đến nổi họ quên mất rằng Ngài thật sự là một con người. Mặt khác những người không phải là Cơ Đốc Nhân thường nhìn thấy Đức Chúa Giê-xu không có gì hơn một người (xem chú thích ở c.36).2 “Làm chứng cho các ngươi bởi việc quyền phép”, nghĩa là được chứng minh là tôi tớ Đức Chúa Trời bởi những phép lạ Ngài đã thi thố. Nhưng chính Đức Chúa Giê-xu không muốn được “chứng minh” bởi các phép lạ của Ngài. Chúng ta nhìn thấy trong LuLc 11:15 rằng việc Ngài đuổi quỉ chẳng chứng minh Đức Chúa Trời đã sai Ngài đến chút nào cả. Cần phải có một điều lớn hơn phép lạ mới thuyết phục được người ta tin Ngài là Đấng Mê-si-a của Đức Chúa Trời (xem phụ chú: Phép Lạ, pp.189, 190). 2:23a: Đức Chúa Giê-xu nầy, bị nộp theo ý định trước … của Đức Chúa Trời, mà các ngươi đóng đinh trên thập tự giá. Những lời nầy cho chúng ta thấy hai lẽ thật quan trọng về thập tự giá: 1. Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên. Sự chịu khổ là một phần của bản tính Đức Chúa Trời, và khi Ngài trở thành người thì dĩ nhiên việc chịu khổ và chịu chết theo sau. Phi-e-rơ phải giải thích điều nầy, bởi vì người Do Thái nghĩ rằng việc một người gọi là Đấng Mê-si-a phải chịu khổ và chịu chết là điều không thể xảy ra được.2. Đó là một tội ác, và những người chịu trách nhiệm về điều đó đều phạm tội. Một số người cho rằng Đức Chúa Trời “sai Đức Chúa Giê-xu đến thế gian để chết”, tức là, để Đức Chúa Trời nhận được một sinh tế cho tội lỗi của thế gian. Nhưng nếu điều nầy là đúng, thì thật bất công khi đổ lỗi cho những người đã giết Ngài.2:23b: Các ngươi đóng đinh trên thập tự giá. Ai đóng đinh Đức Chúa Giê-xu? Ai chịu trách nhiệm? Khi Phi-e-rơ nói “các ngươi” trong câu nầy, khi ông gọi họ là “người Y-sơ-ra-ên” (Cong Cv 2:22 và 3:12), ông đang nói đến những người Giu-đa tại Giê-ru-sa-lem (xem c.14, “người Giu-đa”). (Chính

Page 32: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Phi-e-rơ là một người Ga-li-lê.) Sau nầy ông cho thấy mình tố cáo những người Giu-đa nào đã chủ tâm giết Đức Chúa Giê-xu: “các quan” (4:8-10) và “tòa công luận” (5:27-30). Có lẽ cũng có những người mà Phi-e-rơ nói đến là những người có mặt lúc Đức Chúa Giê-xu bị xét xử mà chẳng làm điều gì cả để cứu Ngài. Nhưng tố cáo toàn thể quốc gia Do Thái đã giết Đức Chúa Giê-xu thì hoàn toàn sai lầm. Các Cơ Đốc Nhân thường hay đưa ra lời tố cáo bất công nầy, và do đó đã phạm nhiều tội ác khủng khiếp chống lại người Do Thái, ngay cả trong thế kỷ thứ 20. Theo Công Vụ, những người Do Thái phạm tội duy nhất là một số người Giu-đa. Tuy nhiên, đó chính là Phi-lát, người Lamã mới thật sự chịu trách nhiệm. Chỉ một mình ông mới có quyền phóng thích Đức Chúa Giê-xu hoặc tuyên án Ngài (13:28).2:24: Đức Chúa Trời đã khiến Người sống lại. Trong bài giảng của mình, Phi-e-rơ nhấn mạnh đến sự phục sinh (hơn là sự giáng sinh hoặc sự chết hoặc sự thăng thiên của Ngài hoặc sự giáng lâm của Đức Thánh Linh).Lời tuyên bố rõ ràng “Đức Chúa Trời đã khiến Người sống lại” là một gương mẫu cho mọi bài giảng Cơ Đốc tốt, nghĩa là, nó tuyên bố các sự kiện (hơn là các ý tưởng) và công bố Tin Lành (hơn là những lời khuyên hữu ích). Những điểm khác về một bài giảng tốt mà chúng ta tìm thấy trong bài giảng của Phi-e-rơ là: (a) Ông đặt chính mình đứng chung với người nghe bằng cách nói đến một điều mà cả ông lẫn họ đều có chung, trong trường hợp nầy là những sự kiện đã được ghi lại trong cc.5-13. (b) Ông sử dụng ngôn ngữ mà người nghe cũng sử dụng, chẳng hạn như ông nhắc đến “lời tiên tri” của Đavít trong c.31. (c) Ông nói từ kinh nghiệm của mình: “Chúng tôi là nhân chứng” (c.32). (d) Ông mời gọi một sự đáp ứng và một thái độ thay đổi từ nơi những người nghe (cc. 37-41).Chúng ta nên đặc biệt chú ý các từ “Đức Chúa Trời khiến Ngài sống lại”, chứ không phải “Ngài sống lại”. Đây là cách dùng từ trong c.32 và trong hầu như mọi câu Tân Ước nói đến sự sống lại. 2:29: Ta thật có thể nói cách vững vàng với anh em. “Cách vững vàng (confidently)” là một từ quan trọng, bày tỏ sự thay đổi lạ thường của Phi-e-rơ. Hãy so sánh nó với LuLc 22:60. Bây giờ Phi-e-rơ đã có thể nói “cách vững vàng” bởi vì Đức Chúa Giê-xu đã sống lại và bởi vì ông được “đầy dẫy” Đức Thánh Linh. Từ Hi-lạp được dịch là “cách vững vàng” cũng được dịch là “công khai (openly)”, “rõ ràng (plainly)” “dạn dĩ (boldly)” trong những câu Kinh Thánh Tân Ước khác (chẳng hạn GiGa 10:24; Cong Cv 4:13).2:31: Đavit … đã thấy trước và nói trước về sự sống lại của Đấng Christ. Xem chú thích ở 2:16 về “Đavit thấy trước” và ở 2:36 về danh hiệu “Christ”.

Page 33: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Toàn bộ Thi Thiên đều có tựa đề “các Thi Thiên của Đavít” trong tiếng Hê-bơ-rơ, mặc dầu Đavit có lẽ chỉ sáng tác một ít trong đó.2:33: Được đem lên bên hữu Đức Chúa Trời. Xem chú thích ở 1:9. Các tác giả Tân Ước không quan tâm nhiều lắm đến cách Đức Chúa Giê-xu “thăng thiên”. Lẽ thật rằng bây giờ Ngài “được tôn cao”, nghĩa là chia sẻ thẩm quyền của Đức Chúa Trời, còn quan trọng hơn nhiều đối với họ. 2:36: Đức Chúa Trời đã tôn Ngài làm Chúa và Đấng Christ. Theo các bài giảng trong Công Vụ, các Cơ Đốc Nhân đầu tiên sử dụng ít nhất tám tên hoặc danh hiệu cho Đức Chúa Giê-xu. “Chúa” và “Đấng Christ” là hai trong số đó.Chúa . Cũng xem 10:36 và 20:21, nghĩa là người đáng nhận toàn bộ lòng trung thành, người mà chúng ta vâng lời vượt trên Sê-sa. Đó là một từ dịch từ chữ Hi-lạp “Kyrios” mà người ta sử dụng khi nói về Đức Chúa Trời. Nhưng trong những ngày đầu tiên của Hội Thánh người Do Thái có lẽ không muốn gọi Đức Chúa Giê-xu là “Đức Chúa Trời” nên họ gọi Ngài là “Chúa”.Đấng Christ . Cũng xem 3:18; 10:36; 20:21; 26:23. Ngày nay chúng ta thường dùng danh hiệu nầy dường như đó là tên họ của Đức Chúa Giê-xu, nhưng đó là một tước vị. Nó có nghĩa là “Đấng Mê-si-a được xức dầu”, là sứ giả từ Đức Chúa Trời đến mà người Do Thái đã mong đợi hàng bao thế kỷ nay. Ngài là người sẽ “lập lại nước Y-sơ-ra-ên” (1:6). Một số người nghĩ rằng Ngài sẽ là một lãnh tụ quân sự, những người khác nghĩ rằng Ngài sẽ là một thủ lĩnh thuộc linh (LuLc 2:25-32). Người Do Thái ngày nay, trừ một ít người đã tiếp nhận Đức Chúa Giê-xu làm đấng Mê-si-a, vẫn đang mong chờ đấng Mê-si-a của họ.Những danh hiệu khác dành cho Đức Chúa Giê-xu mà chúng ta tìm thấy trong Công Vụ là:Con Người (2:22; 17:31). Xem chú thích ở câu 22 và ITi1Tm 2:5.Tôi tớ (Cong Cv 3:13), tôi tớ của Đức Chúa Trời. Xem LuLc 22:27.Đấng Thánh (Cong Cv 3:14) và Đấng Công Bình (3:14; 7:52).Nhà Lãnh Đạo hoặc Chúa Của Sự Sống (3:15; 5:31).Cứu Chúa . Xem chú thích 5:31.Thêm vào đó Lu-ca sử dụng tước hiệu “Con Đức Chúa Trời” (9:20) khi mô tả sự rao giảng của Phao-lô tại Đa-mách (cũng xem chú thích ở 8:36).2:37: Chúng ta phải làm chi? Phi-e-rơ giảng mạnh mẽ đến nổi đến cuối bài giảng thì những người nghe đều khao khát sự thay đổi trong đời sống họ, dầu cho sự thay đổi đó có khó chịu đến đâu đi nữa. Bất kỳ nhà truyền đạo nào nghe được hội chúng nói như thế đều biết rằng mình đã đạt được một điều gì đó. 2:38a: Hãy hối cải. Chính là các nhà lãnh đạo tôn giáo Do Thái đã gây nên cái chết của Đức Chúa Giê-xu. Hầu hết những người nghe Phi-e-rơ đều

Page 34: Huong dan hoc cong vu cac xu do

không liên quan gì đến sự chết của Ngài. Vì vậy tại sao họ lại “ cảm động trong lòng (cut to the heart)” (c.37)? Có lẽ vì họ đã chẳng làm gì để ngăn chận sự chết của Ngài. Không làm gì cả trong khi điều ác đang được họach định tức là chia sẻ với điều ác đó. Tội lỗi không chỉ là điều sai quấy, mà còn là điều lành chúng ta không chịu làm.“Ăn năn (hối cải)” là gì? Chủ yếu đó là thay đổi hướng đi trong đời sống chúng ta, có một đối tượng sống tươi mới. (Nó không giống y như cảm giác khốn khổ mà chúng ta thường có sau khi làm điều quấy). Có bốn giai đoạn: (1) xoay bỏ tội lỗi quá khứ (3:19); (2) tin cậy Đức Chúa Trời rằng Ngài tha thứ hết mọi tội lỗi chúng ta và ban cho chúng ta một khởi đầu mới (5:31; 11:18); (3) quyết định cư xử theo một cách mới mẻ; (4) cởi mở để tiếp nhận Đức Thánh Linh là đấng khiến cho việc sống theo đời mới nầy là khả dĩ. Xem những từ cuối cùng của câu nầy.2:38b: Phải nhơn danh Đức Chúa Giê-xu chịu phép báp-têm. Xem chú thích ở 8:12 cho chữ “báp-têm”, và ở 3:6b cho chữ “nhơn danh Đức Chúa Giê-xu”.2:39: Lời hứa thuộc về các ngươi, con cái các ngươi, và thuộc về hết thảy mọi người ở xa, tức là bao nhiêu người mà Chúa sẽ gọi. Con cái các ngươi , tức là các thế hệ tương lai. (Câu nầy không chứng minh rằng phép bap-têm cho trẻ nhỏ (infants) là ý chỉ của Đức Chúa Trời hoặc rằng đó không phải là ý chỉ Ngài.)Những người ở xa , nghĩa là những người khác, không chỉ những người nghe bài giảng nầy.Bao nhiêu người mà Chúa sẽ gọi , tức là “tất cả chúng ta”. Nó có cùng một ý nghĩa như “mọi xác thịt” trong c.17, tức là mọi hạng người. Điều đó không có nghĩa là Đức Chúa Trời kêu gọi một số người đến nhận sự cứu rỗi còn để những người khác phải bị hư mất.2:41: Ba ngàn người. Điều nầy không có nghĩa rằng họ đều chịu báp-têm ngày hôm đó hoặc tại một chỗ. Nó có nghĩa rằng kể từ ngày đó một số lớn con người đã tiếp nhận Đức Chúa Giê-xu làm đấng Mê-si-a và cuối cùng chịu báp-têm.

ĐỀ NGHỊ NGHIÊN CỨU ÔN LẠI NỘI DUNG Theo Phi-e-rơ, ai có tội trong sự chết của Đức Chúa Giê-xu?Hạng người nào nghe Phi-e-rơ giảng?Điều gì cho thấy rằng cc.14-40 là một bản tóm tắt chứ không phải một bản tường thuật đầy đủ?Hãy đề cập hai sự khác biệt giữa lời dạy dỗ trong các bài giảng trong Công Vụ với lời dạy dỗ chúng ta tìm thấy trong các văn bản sau nầy.

Page 35: Huong dan hoc cong vu cac xu do

(a) Tước hiệu “Christ” có nghĩa là gì?(b) Ba từ khác nào được sử dụng trong những câu nầy như là những danh hiệu và tước hiệu của Đức Chúa Giê-xu?Đưa ra hai kết quả trong bài giảng của Phi-e-rơ.

NGHIÊN CỨU KINH THÁNH

Từ Hi-lạp được dịch là “cách vững vàng” trong Cong Cv 2:29 được dịch theo nhiều cách khác nhau trong Tân Ước. Hãy đọc những câu sau đây và cho biết trong mỗi trường hợp lời dịch là gì và hành động nào được nói tới.(a) Mac Mc 8:32 (b) GiGa 16:25 (c) Cong Cv 9:27 (d) 28:31 (e) Eph Ep 6:19 (f) HeDt 4:16“Có bốn giai đoạn trong sự ăn năn” (chú thích ở Cong Cv 2:38a). Hãy đọc những đoạn Kinh Thánh sau đây và cho biết tác giả đang nói đến giai đoạn nào (1,2,3 hay 4):(a) Exe Ed 14:6 (b) 36:25 (c) 36:26 (d) Mac Mc 1:15b (e) LuLc 3:8 (f) Cong Cv 5:31 (g) 13:39 (h) 26:20

THẢO LUẬN VÀ ÁP DỤNG Trong phần 3 của phần giải nghĩa chúng ta để ý thấy những sự khác biệt giữa các bài giảng trong Công Vụ và các lời dạy dỗ Cơ Đốc sau nầy.(a) Ba ý kiến được nêu ra ở các trang 22, 23 liên quan đến những khác biệt nầy. Bạn đồng ý với điều nào trong ba điều đó, và tại sao?“Đức Chúa Giê-xu nầy bị nộp theo ý định trước của Đức Chúa Trời” (2:23).(a) Câu nầy có nghĩa gì?(b) Theo kinh nghiệm của bạn, các nhà giảng đạo hiện nay nói về “sự ứng nghiệm” lời tiên tri đến mức nào?(c) Bạn có ý kiến gì về lời nhận xét sau đây cho 2:23: “Nếu Đức Chúa Trời sai Đức Chúa Giê-xu đến thế gian để chết, thì thật không công bằng khi đổ lỗi lên những người đã giết Ngài” (tr.25)?Lần tới khi bạn nghe ai đó giảng một bài, hãy chú ý điều nào trong “năm điểm của một bài giảng Cơ Đốc tốt” liệt kê ở các trang 25,26 bạn tìm được trong bài giảng đó. Những điểm nào khác về một bài giảng tốt không được liệt kê ở các trang 25,26?“Chúng ta thảy đều làm chứng về sự đó” (2:32). Làm thế nào các nhà giảng đạo hiện đại có thể giảng “như những nhân chứng”, tức là từ kinh nghiệm của chính họ, mà không thu hút sự chú ý về cho chính mình?Hãy đọc lại bài giảng của Phi-e-rơ một lần nữa.(a) Phân đoạn nào trong đó bạn coi là cần nhất cho hội chúng mà bạn là một thuộc viên, và tại sao? (b) Bạn nghĩ người ta tìm thấy điều gì gây bối rối nhất trong bài giảng nầy?

Page 36: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Đặc điểm của những nhóm Cơ Đốc nhân đầu tiên

Cong Cv 2:42-47

BỐ CỤC

2:42a Những Cơ Đốc Nhân đầu tiên đi theo lời dạy của các Sứ Đồ.2:42b (với 44, 45): Họ sống trong mối thông công.2:42c (với 46b): Họ cùng bẻ bánh với nhau.2:42d (với 46a, 47a): Họ cùng cầu nguyện với nhau.2:43 Họ chữa lành những người đau ốm.2:44-45 Họ chia sẻ mọi điều mình có.Cũng xem 4:32-35; 5:12-14.

GIẢI NGHĨA

MỘT CÁCH SỐNG Những câu nầy nói đến cách sống của các Cơ Đốc Nhân đầu tiên. Hãy chú ý ba phần của chương 2:cc.1-3: Điều đã xảy ra vào Lễ Ngũ Tuầncc.14-41: Cách Phi-e-rơ giải thích điều đó.cc.42-47: Cách các Cơ Đốc Nhân đầu tiên sống theo điều đó.Đối với Cơ Đốc Nhân điều đã xảy ra dưới sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời là quan trọng, và lời giải thích những sự kiện nầy (trong lời giảng và trong tín điều) cũng quan trọng. Nhưng chỉ nhớ các sự kiện hoặc chỉ chấp nhận các lời giải thích thì chưa đủ. Các Cơ Đốc Nhân cần gia nhập vào một nhóm người đang sống phù hợp với các sự kiện và lời giải thích đó. Điều chúng ta nghe, chúng ta quên; điều chúng ta thấy, chúng ta nhớ; điều chúng ta làm, chúng ta biết (xem chú thích về “Đạo (the Way)” ở 22:4).

THỜI ẤY VÀ BÂY GIỜ Các Cơ Đốc Nhân ngày nay học được gì từ những câu Kinh Thánh nầy? Chắc chắn chúng ta cần phải sống theo tinh thần (Spirit) mà các Cơ Đốc Nhân đầu tiên đã sống (như các chú thích theo sau cho thấy), vì vậy nghiên cứu các câu 42-47 là quan trọng.Nhưng Lu-ca không viết những lời nầy làm bản chỉ dẫn cho thế hệ của chúng ta, và thật sự hoàn cảnh đã thay đổi theo nhiều cách: (a) Các Sứ Đồ, không giống như chúng ta, đều đã sống và làm việc với Đức Chúa Giê-xu tại Pa-let-tin và đã nhìn thấy Ngài sống sau sự chết của Ngài. (b) Họ và những người họ dạy dỗ tin rằng Đức Chúa Giê-xu sẽ trở lại trái đất nầy rất sớm, vì

Page 37: Huong dan hoc cong vu cac xu do

vậy họ không trông mong sẽ sống như thế nầy lâu lắm, và có lẽ không làm như thế. (c) Vào những ngày đầu tiên của Hội Thánh, mọi thuộc viên đều là người Do Thái. Khi những người không phải Do Thái vào trong Hội Thánh, thì việc sống trong mối thông công trở nên khó khăn hơn nhiều, như chúng ta thấy trong các phân đoạn như ICo1Cr 1:10-13.

CHÚ THÍCH

2:42a: Họ bền lòng giữ lời dạy của các Sứ Đồ. Họ . Lu-ca đang nói đến ba ngàn người hay là các Sứ Đồ? Có lẽ “họ” là các Sứ Đồ cùng với những người nam người nữ sống trong cùng phần đó của thành Giê-ru-sa-lem. Có lẽ họ đã thành lập một nhà hội mới (người Do Thái được phép làm điều nầy nếu có ít nhất mười người đàn ông).Bền lòng (devoted). Xem NEB: “Họ liên tục gặp nhau để nghe…”Lời dạy của các Sứ Đồ . Về “lời dạy” xin xem chú thích ở Cong Cv 20:20. Các Sứ Đồ truyền lại điều Đức Chúa Giê-xu đã dạy dỗ và điều họ tin về Đức Chúa Giê-xu, cùng những cách làm ứng nghiệm Cựu Ước. Điều họ truyền lại sau nầy được sưu tập lại, kết hợp với các ghi chép khác, và trở thành các sách Phúc Âm được viết ra mà chúng ta có ngày nay.2:42b: Sự thông công. Cũng xem “với nhau” (c.44a), “lấy mọi vật làm của chung” (c.44b), “với nhau” (c.46a). “Sự thông công” là gì? Từ nầy được dịch từ tiếng Hi-lạp “koinonia ”, cũng được dịch là “sự chia sẻ”, “cộng đồng”. Trong Tân Ước nó có nhiều nghĩa:(a) Các Cơ Đốc Nhân thông công với Đức Chúa Trời: “Chúng tôi vẫn được giao thông với Đức Chúa Cha và với Con Ngài là Đức Chúa Giê-xu Christ” (IGi1Ga 1:3b)(b) Do mối thông công của họ với Đức Chúa Trời, họ có mối thông công với nhau: “anh em cũng được giao thông với chúng tôi” (1:3a); (c) Việc dự Tiệc Thánh bày tỏ mối thông công của những người thờ phượng cả trong (a) và (b) trên đây (xem ICo1Cr 10:16).(d) Một cuộc lạc quyên tiền bạc giúp người nghèo thiếu là một dấu hiệu của mối thông công giữa người cho với người nhận (xem IICo 2Cr 9:13).Họ bày tỏ mối thông công nầy như thế nào ? Họ làm như thế theo nhiều cách, chẳng hạn như (a) cùng nhóm nhau tại một chỗ (cc. 44a; 46a); (b) cùng nhau cầu nguyện (cc.42b; 46a; 47a); (c) tình nguyện chia sẻ của cải và bán thứ mình có để lấy một điều gì đó mà chia sẻ. Vào lúc nầy có lẽ họ chia sẻ với nhau hơn là chia sẻ với những người nghèo tại Giê-ru-sa-lem (xem Cong Cv 4:32; 4:36-37). Cộng đồng Qumran, những người sống gần Biển Chết cho đến năm 70 SC, đã chia sẻ của cải với nhau. Nhưng đây là một qui tắc của cộng đồng, nó không được được thực hiện một cách cá nhân. Đức Chúa Giê-xu dạy các môn đồ Ngài chia sẻ của cải, và Lu-ca ghi lại sự

Page 38: Huong dan hoc cong vu cac xu do

dạy dỗ nầy nhiều hơn hẳn các tác giả Phúc Âm khác (xem LuLc 12:33: “Hãy bán gia tài mình mà bố thí”).Các Cơ Đốc Nhân ngày nay còn bày tỏ mối thông công nầy theo những cách nào khác nữa ? Họ chia sẻ tư tưởng và cảm nghĩ với những thuộc viên khác. Họ dành thì giờ cho nhau. Họ lắng nghe cũng như nói chuyện. Họ nhận lãnh cũng như ban cho; họ chia sẻ chính mình. Họ chia sẻ Phúc Âm với nhau (và với bất cứ ai sẳn lòng lắng nghe). Nhiều “cơ sở (base)” hoặc “cộng đồng Cơ Đốc căn bản” tại Brazil và các nơi khác đang kinh nghiệm loại hình thông công nầy ngày nay. Nhưng cũng xem chú thích ở c.44 “lấy mọi vật làm của chung”.2:42c: Lễ bẻ bánh. Cũng xem c.46b. Người Do Thái thường lấy bánh bẻ ra rồi chia sẻ nó như một phần của bữa ăn thông công. Khi họ bẻ bánh họ cầu nguyện (và vẫn còn cầu nguyện): “Ngợi khen Chúa, hỡi Đức Chúa Trời, là đấng ban bánh cho thế gian.” Đức Chúa Giê-xu “bẻ bánh” trong nhiều trường hợp, chẳng hạn như tại Bữa Ăn Tối Cuối Cùng (LuLc 22:19) và tại Em-ma-út (24:30).Trong câu nầy Lu-ca có lẽ đang nói đến ba loại “bẻ bánh”: (a) ăn bữa với nhau trong mối thông công; (b) một dạng rất đơn giản của buổi lễ mà chúng ta gọi là Bữa Ăn Tối của Chúa hoặc Tiệc Thánh; (c) bữa “tiệc yêu thương” hoặc Agape, bữa ăn thông công kết thúc Bữa Ăn Tối của Chúa (đề cập đến trong Giu-đe c.12).2:42d: Sự cầu nguyện. Cũng xem c.46a; 47a và Cong Cv 5:12. Một lần nữa ở đây Lu-ca lại nói đến ba loại cầu nguyện: (a) tại nhà riêng (c.46a), (b) tại nhà hội, (c) tại sân đền thờ. Có lẽ họ tham dự buổi lễ cầu nguyện lúc ba giờ chiều tại chỗ các thầy tế lễ dâng của lễ thiêu. Các Cơ Đốc Nhân vẫn còn làm như thế bởi vì họ là những người Do Thái trung thành. Chỉ về sau nầy họ mới nhận thức rằng Đức Chúa Giê-xu đã khiến cho một mối liên hệ mới với Đức Chúa Trời trở nên khả thi, và rằng họ phải lựa chọn giữa điều cũ và điều mới. 2:43b: Sự kỳ phép lạ. Xem chú thích ở 3:12.2:44: Lấy mọi vật làm của chung. Một số đôc giả cho rằng những Cơ Đốc Nhân đầu tiên là “những người cộng sản” bởi vì họ chia sẻ tài sản, và rằng các Cơ Đốc Nhân hiện đại nên làm y như vậy. Nhưng “sự chia sẻ” nầy khác với cuộc sống của những người cộng sản hiện đại.Các Cơ Đốc Nhân đầu tiên (a) tin rằng Đức Chúa Giê-xu sẽ tái lâm rất sớm, vì vậy họ không có dự định sống theo cách nầy mãi mãi (Phao-lô có tiền riêng của mình; ông trả tiền ăn cho mình, xem chú thích ở 18:3); (b) chia sẻ của cải một cách tự nguyện, chủ yếu để giảm nhẹ nhu cầu của những thuộc viên rất nghèo trong họ; (c) không buộc những người khác phải sống như họ.Những người cộng sản hiện đại (a) cũng chia sẻ tài sản của họ; nhưng (b)

Page 39: Huong dan hoc cong vu cac xu do

trong một nước cộng sản chia sẻ là một luật, và mọi thành viên bị buộc phải vâng theo; (c) họ dự định tăng cường luật nầy lâu dài.Các Cơ Đốc Nhân hiện đại phải học hỏi nhiều điều từ tất cả những người nầy, ở quá khứ cũng như ở hiện tại, là những người thực hành điều họ tin và là những người, chính họ phải trả giá, chia sẻ điều họ có với những người thiếu thốn. Những điều các Cơ Đốc Nhân sở hữu không phải là của chính họ, mà là của Chúa, và vì vậy phải được chia sẻ. Sau đây là một vài cách mà Cơ Đốc Nhân ngày nay “lấy mọi vật làm của chung”:(a) Bằng cách thuộc về một nhóm mà các thuộc viên của nó “dâng phần mười”. Tất cả họ đều đồng ý ban cho mỗi năm một phần mười những điều họ kiếm được, làm theo PhuDnl 14:22.(b) Bằng cách làm thuộc viên của một hợp tác xã Cơ Đốc, trong đó các thuộc viên chia sẻ lương bổng của mình. Một trong những cộng đồng nầy là nhóm “Bánh Hằng Ngày” ở miền bắc nước Anh. Có mười hai thuộc viên từ nhiều Hội Thánh khác nhau, là những người trồng và bán lương thực. Có sự thờ phượng hằng ngày và một buổi nhóm hằng tuần mà tại đó mỗi thuộc viên đều có quyền bầu cử ngang nhau. Mọi người, kể cả người quản lý và người trợ lý mới nhất, nhận lương như nhau. Sau khi đã trả lương xong, lợi tức được gởi đến cho những người ở những nơi khác đang có nhu cầu đặc biệt. (c) Bằng cách gia nhập một cộng đồng có một qui tắc mà mọi thuộc viên đều hứa là sẽ tuân theo. Một số là những nhóm gồm một ít người sống cùng nhau trong các “tế bào” hoặc “dòng tu kín (ashrams)”, những người khác ở trong những viện lớn. Trong một vài nhóm các thuộc viên gắn bó với nhau suốt đời, trong những nhóm khác họ được tự do đi khỏi khi dường như họ thấy điều đó là đúng. Trong tất cả những nhóm nầy các thuộc viên chia sẻ cuộc sống với nhau và với Chúa. Điều nầy vốn đúng từ thời thánh Antony (với nhóm nhỏ của ông tại Ai-cập vào năm 300 SC) cho đến thời hiện tại. Hiện nay có ít nhất 25000 cộng đồng Cơ Đốc có liên hệ với các Hội Thánh chính. 2:46a: Ở nhà. Lúc bấy giờ các Cơ Đốc Nhân thường gặp nhau và cùng thời phượng trong các nhà riêng. Theo chừng mức chúng ta biết, các cơ sở nhà thờ đặc biệt không tồn tại mãi cho đến sau 300 SC. Trong Tân Ước có nhắc đến nhiều nhóm“người nhà” như vậy, chẳng hạn như “chào thăm Brit-ca và Aquila … cùng Hội Thánh nhóm lại trong nhà họ” (RoRm 16:3-5). Cùng trong chương đó, Phao-lô đề cập đến “những Hội Thánh tư gia” khác (cc.14; 15; 23).Khi chúng ta nghĩ về một “Hội Thánh tư gia” chúng ta nên hình dung một nhóm khá lớn những người thờ phượng, bởi vì những nhà riêng nầy tự nó thường chứa đựng những người khác ngoài cha mẹ và con cái, chẳng hạn như ông bà nội ngoại, những đứa con đã lập gia đình, nô lệ và những người

Page 40: Huong dan hoc cong vu cac xu do

cùng buôn bán, vv…Một lợi ích của việc nhóm nhau tại nhà một người là nó khá riêng tư. Nhưng cũng có những bất lợi nữa, chẳng hạn như các Cơ Đốc Nhân bị chia thành nhiều nhóm khác nhau, và nếu các nhóm nầy muốn cùng thông công với nhau thì thường rất khó khăn (xem ICo1Cr 1:10-12).Rất nhiều Cơ Đốc Nhân ngày nay thờ phượng trong nhà riêng thay vì trong các nhà thờ. Ơ Zambia có “Hội Thánh túp lều”. Sự thờ phượng ít trang trọng hơn ở nhà thờ, và những người thờ phượng có nhiều cơ hội tham gia và chịu trách nhiệm hơn. Nhưng, như trong thế kỷ đầu tiên, cũng có nhiều bất lợi: một Hội Thánh tư gia thường trở nên cô lập với những nhóm khác; hoặc quá lệ thuộc vào người lãnh đạo. Những nhóm tư gia lành mạnh là những nhóm có người lãnh đạo đáp ứng được (answerable) với một người nào đó hoặc một nhóm nào đó bên ngoài nhóm họ. 2:46b: Bẻ bánh và dùng bữa chung với nhau cách vui vẻ thật thà. Vui vẻ . Một điều khiến người ta để ý đến Cơ Đốc Nhân là sự vui mừng của họ. Những người vui mừng là những người biết chắc rằng Đức Chúa Trời gìn giữ họ mãi mãi trong tình yêu thương Ngài đến nổi họ cứ vui mừng luôn ngay cả khi gặp rắc rối. Sự vui mừng không hẳn là tiếng cười hoặc trò đùa hay là sự lạc quan. Thật thà . Từ Hi-lạp được dịch ở đây “thật thà” có nghĩa là “thành thật” hoặc “tự do khỏi mọi sự giả vờ” (xem IICo 2Cr 1:12). 2:47a: Ngợi khen Đức Chúa Trời. Ngợi khen là một loại cầu nguyện đặc biệt, và nói đến sự vui mừng trong Đức Chúa Trời vì chính Ngài hơn là vì điều Ngài đã làm. Đó là một phần quan trọng trong sự thờ phượng công cộng cũng như riêng tư.2:47b: Được đẹp lòng cả dân chúng. Người ta tôn trọng họ. Các Cơ Đốc Nhân cần giành được sự đánh giá cao hoặc “sự đẹp lòng” của những người không thuộc về Hội Thánh càng nhiều càng tốt. Nếu người ta thấy rằng các Cơ Đốc Nhân là những người hàng xóm tốt, người ta sẽ dễ dàng gia nhập với họ hơn. Ví dụ, đây là lý do vì sao Phao-lô nói rằng phụ nữ nên che mạng khi thờ phượng công cộng (ICo1Cr 11:5). Điều đó là cần thiết bởi vì vào lúc ấy và tại chỗ ấy những người phụ nữ để đầu trần bị coi là vô luân. 2:47c: Chúa thêm vào Hội Thánh. Cũng xem Cong Cv 5:14. Hội Thánh tăng trưởng. Thật vậy, cung cách mà Hội Thánh phát triển về số lượng của nó trong 300 năm đầu là một phép lạ. Từ mười hai Sứ Đồ nó tăng trưởng cho đến khi trở thành tôn giáo chính thức của Đế Quốc Lamã. Tương tự như vậy ngày nay Hội Thánh tại Nam Triều Tiên và Kenya đang phát triển rất nhanh chóng về số lượng.(a) Giá trị của sự tăng trưởng về số lượng là gì ? Nếu một hội chúng trông mong có thêm thuộcviên mới và thành công trong việc tăng thêm, thì điều

Page 41: Huong dan hoc cong vu cac xu do

nầy sẽ khích lệ các thuộc viên, và họ có thể phục vụ cộng đồng tốt hơn. Nhưng một hội chúng lớn hơn thì không phải lúc nào cũng là một hội chúng tốt hơn. Một nhóm nhỏ những Cơ Đốc Nhân có cam kết sẽ có nhiều khả năng phục vụ Chúa và đồng loại nhiều hơn một đám đông gồm những thành viên chỉ cam kết có một nữa. Cũng vậy, một hội chúng đôi khi trở nên lớn đến nổi các thuộc viên có thể không biết nhau hoặc có thể các nhà lãnh đạo của họ không biết họ. Trong trường hợp như thế thì chia thành hai hội chúng lại có thể là khôn ngoan hơn. (b) Sự tăng trưởng số lượng thật sự là gì ? Một đôi khi một hội chúng tăng trưởng bởi những người chuyển đến từ một hội chúng khác, một đôi khi bởi việc trở lại của những thuộc viên yếu đuối (lapsed), và một đôi khi bởi các bậc cha mẹ có thêm con cái. Nhưng Hội Thánh của Đức Chúa Trời không thật sự tăng trưởng trừ phi người chưa tin đến tin Chúa như Ngài được bày tỏ cho chúng ta trong Đức Chúa Giê-xu Christ, để cho những thuộc viên mới được gia nhập vào Hội Thánh của Ngài.Chú thích : Dĩ nhiên sự tăng trưởng về số lượng không phải là loại tăng trưởng duy nhất.2:47d: Những kẻ được cứu. Xem chú thích ở Cong Cv 4:12 về ý nghĩa của chữ “được cứu”. Ở đây chúng ta chú ý rằng, theo Lu-ca, “được cứu” là một tiến trình tiếp diễn hơn là một sự kiện xảy ra vào một dịp đặc biệt.

ĐỀ NGHỊ NGHIÊN CỨU

ÔN LẠI NỘI DUNG Trong câu 42 chúng ta đọc về “lời dạy của các Sứ Đồ”. Làm thế nào ngày nay chúng ta có thể tìm ra lời dạy đó là gì?Kể ra hai cách các Cơ Đốc Nhân đầu tiên bày tỏ mối thông công với nhau. Một “bữa tiệc yêu thương” hoặc “agape” là gì?Thánh Antony là ai?(a) Tại sao các Cơ Đốc Nhân tham dự việc thờ phượng trong đền thờ?(b) Đó là loại thờ phượng gì?Sự khác biệt giữa sự vui mừng và sự đùa cợt là gì?

NGHIÊN CỨU KINH THÁNH “Mối thông công” là từ được dịch từ tiếng Hi-lạp “koinonia” có nhiều nghĩa trong Tân Ước (tr.30). Nó có nghĩa gì trong mỗi phân đoạn sau đây? (Bạn có thể thấy hữu ích khi sử dụng nhiều hơn một bản dịch).(a) RoRm 15:26 (b) ICo1Cr 1:9 (c) 10:16 (d) GaGl 2:9(e) Phi Pl 1:5 (f) 3:10.“Bẻ bánh” (Cong Cv 2:42).

Page 42: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Theo mỗi phân đoạn sau đây, bánh được bẻ chỗ nào và tại sao nó được bẻ?(a) LuLc 9:12-16 (b) 22:12-19 (c) 24:28-30 (d) Cong Cv 20:7-8“Ở nhà” (2:46).Những phân đoạn sau đây nói đến nhà ai?(a) ICo1Cr 1:11 (b) 1:16 (c) 16:9 (d) RoRm 16:11 (e) 16:23 (f) CoCl 4:15

THẢO LUẬN VÀ ÁP DỤNG Các Cơ Đốc Nhân ngày nay có thể hoặc nên bắt chước loại hình thông công được mô tả trong Cong Cv 2:42-47 tới mức nào?(a) Nguyên nhân chính cho mối “thông công” giữa vòng các Cơ Đốc Nhân đầu tiên là gì? (b) Ở nơi có mối thông công thật sự trong một hội chúng ngày nay, bạn nghĩ hai nguyên nhân chính của nó là gì?Một số nhóm Cơ Đốc Nhân ngày nay “lấy mọi vật làm của chung” (chú thích ở Cong Cv 2:44). Nhóm nào thuộc loại nầy, nếu có, tồn tại trong khu vực của bạn, và mục tiêu của họ là gì?“Ở nhà” (2:46). Những thuận lợi và bất lợi của các Cơ Đốc Nhân thờ phượng tại nhà riêng là gì?“Từ Hi-lạp được dịch là “thật thà” trong câu 2:46 có nghĩa là “thành thật” (xem tr.33). Nó được dịch như thế nào trong: (a) một bản dịch tiếng Việt (NB: tiếng Anh) khác? (b) một ngôn ngữ khác bạn biết?“Hội Thánh tăng trưởng về số lượng” (c.33).(a) Nếu hội chúng của bạn đang tăng trưởng về số lượng, đâu là những lý do chính? (xem chú thích (b) ở 2:47c). Nếu nó không tăng trưởng, đâu là những lý do?(b) “Sự tăng trưởng về số lượng không phải là loại tăng trưởng duy nhất” (tr.34). Một hội chúng còn có thể tăng trưởng theo những cách nào khác?

Việc Chữa Lành Người Què

3:1-26

BỐ CỤC

3:1-8 Phi-e-rơ và Giăng chữa lành một người què.3:9-16 Người ta kinh ngạc, vì vậy Phi-e-rơ giải thích việc chữa lành.3:17-26 Phi-e-rơ nói về những ơn phước mà Đức Chúa Trời sẽ ban cho những người ăn năn.

GIẢI NGHĨA

Page 43: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Như chúng ta đã thấy, các Cơ Đốc Nhân đầu tiên thường xuyên đến Đền Thờ để cầu nguyện. Vào dịp nầy họ rời khỏi nhà của Giăng Mác và đi lên phần cao hơn của thành phố là chỗ có Đền Thờ (xem c.1 “đi lên”). Từ “Đền Thờ” thỉnh thoảng được dùng để nói đến tòa nhà có “Nơi Chí Thánh” và “Nơi Thánh”, mà chỉ có thầy tế lễ mới được vào. Nhưng thông thường (và trong phân đoạn nầy) “Đền Thờ” có nghĩa là toàn bộ khu vực bao gồm nhiều tòa nhà, sân và cổng vào (xem biểu đồ, tr.197). Khi Phi-e-rơ và Giăng đi xuyên qua một trong những cổng vào thì một người què với cái túi ăn xin chặn họ lại và hỏi xin tiền. Thay vì cho người ấy tiền họ đem lại sức khỏe cho ông cách lạ lùng.Sự chữa lành nầy khá quan trọng vì nó bày tỏ rằng Đức Chúa Giê-xu vẫn còn hoạt động và vẫn còn quyền năng trong thế gian sau khi Ngài thăng thiên y như lúc Ngài vẫn còn trong chức vụ hữu hình. Phi-e-rơ giải thích điều nầy cách rõ ràng (c.16). Quyền năng của Đức Chúa Giê-xu để chữa lành vẫn còn là một sự thật (xem Phụ Chú, Chữa lành, các trang 40-42). Giống như lúc Phi-e-rơ giảng cho dân chúng để giải thích sự kiện Lễ Ngũ Tuần (chương 2), thì bài giảng nầy cũng vậy (3:12-26) ông giải thích việc chữa lành cho những người chứng kiến. Ông lặp lại lời kêu gọi người nghe hãy ăn năn tội lỗi đã giết chết đấng Mê-si-a.

CHÚ THÍCH 3:1: Lên Đền Thờ. Cũng xem các câu 2,3,8,10,11. Các Cơ Đốc Nhân tiếp tục thờ phượng tại Đền Thờ bởi vì họ vẫn cứ là những người Do Thái trung thành và ngoan đạo. Đức Chúa Giê-xu đã bảo các môn đồ rằng Ngài đã hoàn tất và làm ứng nghiệm tôn giáo truyền thống, nhưng không hủy bỏ hoặc làm trái ngược (contradicated) nó (Mat Mt 5:17).3:2: Cửa Đẹp. Đây có lẽ là cánh cổng dẫn từ sân Dân Ngoại đến sân Phụ Nữ. Nhưng một số học giả nghĩ rằng đó là cổng Shushan hoặc cổng Nicanor (xem biểu đồ tr.197).3:6a: Ta chẳng có vàng bạc chi hết, nhưng điều ta có thì ta cho ngươi. Phi-e-rơ không có tiền, và thay vào đó cho người què quyền năng của Đức Chúa Trời, là điều quí giá hơn tiền bạc. Nếu Phi-e-rơ và Giăng có tiền bạc và đã bỏ một ít tiền vào cái túi ăn xin, thì người ấy hẳn đã không được chữa lành. Liệu điều nầy có nghĩa rằng khi các thuộc viên của một hội chúng Cơ Đốc nghèo như Phi-e-rơ thì họ sẽ dễ đáp ứng các nhu cầu thật sự của những người nghèo và những người khác không phải là thuộc viên của nó hơn không? Thánh Francis ở Assisi nói “Vâng”, và khuyến khích môn đồ mình không sở hữu tài sản. Cơ Đốc Nhân ngày nay có nên đi theo lời khuyên của ông không? Nếu không, thì điều gì khiến một hội chúng có số dư tín dụng ở ngân hàng biết quan tâm đến phúc lợi thật sự của những người đang có nhu

Page 44: Huong dan hoc cong vu cac xu do

cầu to lớn?3:6b: Nhơn danh Đức Chúa Giê-xu … hãy bước đi! Danh Đức Chúa Giê-xu . Các tác giả Tân Ước sử dụng cụm từ “Danh Đức Chúa Giê-xu” và “Danh Đức Chúa Trời” với ba ý nghĩa khác nhau:1. Quyền năng hoặc thẩm quyền của Đức Chúa Giê-xu. Đó là ý nghĩa của nó ở đây: “Bởi thẩm quyền Đức Chúa Giê-xu đã giao cho tôi, hãy bước đi.” Cũng xem Cong Cv 2:38, mà có nghĩa “Hãy chịu báp-têm theo thẩm quyền Đức Chúa Giê-xu ban cho chúng tôi”.2. Phẩm chất hoặc bản tính của Đức Chúa Giê-xu với tư cách là Con Đức Chúa Trời. Những lời của Đức Chúa Giê-xu trong GiGa 14:13, “Các ngươi nhơn danh ta cầu xin điều chi, ta sẽ làm cho”, nói đến lời cầu nguyện theo tinh thần và phẩm tính của Đức Chúa Giê-xu (cũng xem Phi Pl 2:10-11). 3. Chính Đức Chúa Trời . Trong bài cầu nguyện của Chúa “Danh Cha được thánh” có nghĩa là “Cầu xin Chúa được danh dự và tôn kính”. Và trong Mười Điều Răn “Ngươi chớ lấy danh Chúa mà làm chơi” có nghĩa là “Đừng đối xử với Đức Chúa Trời, là Đấng có quyền năng và thẩm quyền, dường như Ngài chẳng có chút hiệu quả nào.” Xem chú thích ở Cong Cv 3:16.Hãy bước đi ! Các môn đồ của Đức Chúa Giê-xu, như Phi-e-rơ và Giăng, quan tâm đến thân thể con người, bao gồm cả “bàn chân và mắc cá” của họ, cũng như đến linh hồn họ. Điều nầy có nghĩa rằng họ cũng quan tâm đến những điều vật chất ảnh hưởng đến thân thể con người, chẳng hạn như nhà cửa họ, công việc họ, tiền lương họ, thức ăn của họ. Một số người ngoan đạo dạy rằng linh hồn mới quan trọng còn thân thể thì không. Nhưng Đức Chúa Giê-xu quan tâm đến toàn thể con người.3:11: Hiên cửa gọi là Sa-lô-môn. Một trong những hành lang dài có mái che trong Đền Thờ, gọi là hiên cửa, có tên là hiên cửa Sa-lô-môn. Đây là nơi Đức Chúa Giê-xu tranh luận với người Do Thái (GiGa 10:23), và là nơi các môn đồ Ngài thường gặp gỡ nhau (Cong Cv 5:12, xem biểu đồ, tr.197).3:12: Dường như chúng ta đã nhờ quyền phép riêng của mình mà khiến người nầy đi được vậy. Phi-e-rơ giải thích rằng đó chính là quyền năng của Đức Chúa Trời đã chữa lành người què. Chính ông chỉ là một ống dẫn hoặc “tác nhân” của Đức Chúa Trời mà thôi. Mọi bác sĩ hiện đại đều là một ống dẫn của quyền năng Đức Chúa Trời, mặc dầu có nhiều bác sĩ không biết điều nầy.Các tác giả Tân Ước sử dụng ba từ khác nhau để mô tả việc chữa lành lạ lùng như trường hợp nầy: 1. Từ Hi-lạp dunamis , ở đây dịch là “quyền năng” (và từ đó chúng ta lấy ra từ “dynamo”, “dynamic”, vv.) nghĩa là “quyền năng của Đức Chúa Trời đang hành động”. Trong 19:11 nó được dịch là “phép lạ”.2. “Dấu lạ”, (giống như “quyền năng”) nghĩa là một dấu rằng Đức Chúa Trời

Page 45: Huong dan hoc cong vu cac xu do

yêu thương đang hành động giống như Ngài đã hành động trong các phép lạ mà Đức Chúa Giê-xu đã làm trong suốt chức vụ hữu hình của Ngài (xem 8:7).3. “Điều kỳ diệu (wonder)”. Các tác giả sử dụng từ nầy khi họ chủ yếu nghĩ về những người đang theo dõi (onlookers), là những người ngạc nhiên về một sự kiện bất thường. Các tác giả Phúc Âm sử dụng nó chỉ có ba lần, nhưng họ sử dụng từ “dấu lạ” và “quyền năng” bốn mươi lần. Điều nầy là vì họ muốn độc giả nhìn đến Đức Chúa Trời như là đấng tạo ra sự chữa lành, hơn là ngạc nhiên vào bản chất bất thường của một sự kiện. 3:13: Đầy tớ Ngài là Đức Chúa Giê-xu. (AV “con” thì không chính xác). Trong bài giảng đầu tiên của mình Phi-e-rơ gọi Đức Chúa Giê-xu là “Chúa”, “Con Người”, “Đấng Mê-si-a”. Trong bài giảng thứ hai ông sử dụng thêm bốn tước hiệu cho Đức Chúa Giê-xu:1. “Đầy tớ ” (cũng trong 4:27, 30). Từ ở đây không có nghĩa là một nô lệ. Nó có nghĩa là người đặc biệt mà, theo lời tiên tri của Ê-sai, sẽ đến để “khôi phục lại những kẻ được gìn giữ của Y-sơ-ra-ên” (EsIs 49:5, 6; 53:12), nghĩa là đấng sẽ giải cứu những người khác qua sự chịu khổ của chính Ngài. Theo LuLc 22:37 chính Đức Chúa Giê-xu nói rằng Ngài đã làm ứng nghiệm những lời tiên tri nầy của Ê-sai.2. “Đấng Thánh và Đấng Công bình ” (c.14). Phi-e-rơ sử dụng những từ nầy để nêu bật sự tương phản giữa phẩm chất của Đức Chúa Giê-xu (trọn vẹn) với phẩm chất của những kẻ đã giết Ngài.3. “Chúa của sự sống ” (c.15) tức là nhà tiền phong. Tiến sĩ Aziz, một nhà khoa học Pakistan, đã khám phá được một cách trồng lúa mì mới để có được ba vụ một năm, và vì vậy người ta gọi ông là một “nhà tiền phong”. Đức Chúa Giê-xu là một “nhà tiền phong” bởi vì Ngài mở ra một con đường sống mới cho toàn thể nhân loại (xem Cong Cv 5:31 và HeDt 2:10; 12:2).4. “Đấng tiên tri ” (cc. 22,23, xem chú thích ở Cong Cv 3:22).3:16: Danh Ngài, bởi đức tin trong danh Ngài, làm cho vững người nầy. Ngôn ngữ của câu nầy hơi lộn xộn (confusing), nhưng ý nghĩa nó thật rõ ràng: quyền năng hoặc “danh” Giê-xu đã chữa lành người đàn ông nầy, và đã làm như vậy bởi vì có những người đặt đức tin nơi Ngài (xem chú thích ở 20:21). Đức tin của ai? Dường như người què hẳn không được chữa lành trừ phi một người nào đó có đức tin (nghĩa là sự tin tưởng (confidence) hoặc sự tin cậy (trust) nơi quyền năng của Đức Chúa Giê-xu). Một số người cho rằng người què có đức tin, giống như nhiều người trong số những người được Đức Chúa Giê-xu chữa lành đã có đức tin. LuLc 8:48: “ đức tin ngươi đã chữa lành ngươi” (xem Cong Cv 14:9). Nhưng dường như có lý hơn là chính Phi-e-rơ và Giăng mới có đức tin, giống như các bạn của người đàn ông trong LuLc

Page 46: Huong dan hoc cong vu cac xu do

5:20 mới có đức tin, chứ không phải chính người bại. Lu-ca không nói rằng người què đã bày tỏ được một dấu hiệu nào của đức tin. Đức tin có cần thiết cho sự chữa lành kỳ diệu không? Thật rõ ràng hoặc chính những người bịnh hoặc những người khác thường thường cần phải có đức tin để cho bịnh tật được chữa lành một cách kỳ diệu. Nhưng khi bịnh tật không được chữa lành, các Cơ Đốc Nhân không nên nói: “Nếu những người bệnh và những bạn bè của họ có đức tin nhiều hơn thì những người bệnh hẳn đã không chết.” Có những lý do khác khiến người bệnh chết: sự thiếu đức tin không phải là lý do duy nhất.Cũng vậy khi các bệnh nhân được chữa lành, lý do không phải là lúc nào cũng bởi vì họ hoặc những người khác có đức tin nơi Đức Chúa Giê-xu. Có thể có những lý do khác, như là sự điều trị bằng y khoa, khiến người bệnh được chữa lành. Lu-ca chỉ đề cập việc người bệnh “có đức tin” có một lần trong số các lần chữa lành kỳ diệu trong Công Vụ.Vậy thì sự khác nhau giữa “phép lạ” (miracle) và “pháp thuật” (magic) là gì? Trong câu nầy chúng ta thấy một sự khác biệt giữa việc chữa lành kỳ diệu trong danh Đức Chúa Giê-xu với việc làm pháp thuật: (a) Phi-e-rơ và Giăng có đức tin trong quyền năng của Đức Chúa Giê-xu và ngợi khen Ngài khi người què được chữa lành. Đây là một “phép lạ”. (b) Nhưng nhiều người cố gắng sử dụng danh của Đức Chúa Trời như một thần chú pháp thuật, dường như việc hô danh Ngài tạo ra một kết quả, giống như việc đổ nước vào lửa dập tắt nó (xem chú thích ở Cong Cv 19:11).

(Lời chú dưới bức tranh ở trang 38:“Quyền năng của Đức Chúa Giê-xu đã chữa lành người nầy” (tr.39).Khi người đàn ông đứng tuổi nầy đến một bệnh viện ngoại trú tại Bắc Phi để chích thuốc, thì quyền năng chữa lành của Đức Chúa Giê-xu được thể hiện, giống y như nó đã xảy ra cho người què qua đức tin của Phi-e-rơ. )

3:17-19: Ta biết các ngươi đã làm điều đó vì lòng ngu dốt … hãy ăn năn. Phi-e-rơ đang nói: “Vào lúc các ngươi giết Đức Chúa Giê-xu, các ngươi không biết mình đang làm điều gì (LuLc 23:34). Nhưng vì các ngươi biết rằng mình đã giết chính đấng Mê-si-a, các ngươi phải ăn năn.”An năn . Trong bài giảng nầy Phi-e-rơ tuyên bố những người nghe là “phạm tội” mạnh mẽ hơn trong những bài giảng khác (đặc biệt xem cc.13-35; cũng xem Cong Cv 4:10; 5:30; 7:52; 13:28).Trong các câu 19-26, Phi-e-rơ sử dụng ba cách để khuyên giục họ ăn năn: (1) Ông nói rằng thời gian giữa sự sống lại của Đức Chúa Giê-xu và sự Trở Lại trong tương lai của Ngài là cơ hội để cho họ ăn năn. (cc.19-21). (2) Ông

Page 47: Huong dan hoc cong vu cac xu do

gọi Đức Chúa Giê-xu là “đấng tiên tri” được trông đợi và trưng dẫn các lời của Môi-se (PhuDnl 18:15-19), rằng những người được đấng tiên tri đó thăm viếng sẽ không còn thuộc về dân sự của Đức Chúa Trời nữa nếu họ không ăn năn (cc.22-23). (3) Ông nhắc nhở họ rằng Đức Chúa Trời đã sai Đức Chúa Giê-xu đến với người Do Thái trước bất kỳ một dân tộc nào khác. Vì vậy, họ nên đáp ứng với đặc quyền nầy bằng sự ăn năn (cc.24, 25). Xem các chú thích ở Cong Cv 2:23b và 2:38a. 3:18: Đức Chúa Trời phán tiên tri bởi miệng các đấng tiên tri rằng Đấng Christ của Ngài phải chịu đau đớn. Như trong bài giảng đầu tiên của mình (2:14-41) ở đây Phi-e-rơ bảo dân sự không nên ngạc nhiên vì “Đấng Christ” của họ, tức là đấng Mê-si-a, phải chịu khổ. Những sự kiện đó là sự ứng nghiệm lời tiên tri xưa. Nhưng mặc cho lời Phi-e-rơ nói, không có tiên tri nào trông mong đấng Mê-si-a phải chịu khổ. Ê-sai trông đợi người “đầy tớ” chịu khổ, nhưng mãi cho đến khi Đức Chúa Giê-xu đến vẫn chưa có ai thấy được rằng “người đầy tớ” và đấng Mê-si-a là một. 3:22: Môi-se có nói rằng “Chúa là Đức Chúa Trời chúng ta sẽ dấy lên trong anh em các ngươi một đấng tiên tri”. Xem PhuDnl 18:15. Có nhiều lời giải nghĩa khác nhau cho câu nầy, và một số người Do Thái nói rằng Môi-se đang nói đến một con người đặc biệt sẽ ra đời một ngày nào đó trong tương lai, chẳng hạn như họ hỏi Giăng Báp-tit “Ông phải là đấng tiên tri chăng?” (GiGa 1:21). Sau khi Đức Chúa Giê-xu đã đến các môn đồ của Ngài tuyên bố rằng Môi-se nói đến đấng Mê-si-a, tức là Đức Chúa Giê-xu. 3:23: “Hễ ai không nghe Đấng tiên tri ấy sẽ bị truất khỏi dân sự”. Trong câu nầy Phi-e-rơ kết hợp PhuDnl 18:19 với LeLv 23:29. Ông không nói rằng những người không ăn năn sẽ bị hủy diệt, nhưng nói rằng họ sẽ không còn thuộc về dân Y-sơ-ra-ên thật nữa. 3:25: Các ngươi là dòng dõi của giao ước. Xem chú thích ở Cong Cv 7:8.3:26: Đức Chúa Trời đã dấy đầy tớ Ngài lên, rồi trước hết sai Người xuống ban phước cho các ngươi. Phi-e-rơ vẫn còn kêu gọi họ chấp nhận các phước lành mà Đức Chúa Trời cung ứng cho họ qua “đầy tớ” Ngài là Đức Chúa Giê-xu: “Đức Chúa Trời đã ban sự cung ứng của Ngài cho các ngươi trước khi ban nó cho các dân tộc khác” (“trước là người Giu-đa, sau cho người Hi-lạp”, RoRm 1:16). Nhưng hầu hết người Do Thái không chấp nhận sự cung ứng nầy (xem Cong Cv 13:46).

PHỤ CHÚ : SỰ CHỮA LÀNH

CÁC TƯỜNG TRÌNH VỀ SỰ CHỮA LÀNH KỲ DIỆU TRONG CÔNG VỤ

Page 48: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Có nhiều loại “bệnh tật” khác nhau mà các môn đồ có thể chữa lành, như què (3:1-10), mù (9:18), bệnh lỵ (28:7-8), “các linh bất khiết” (5:16). Cũng có ba sự kiện khác mà một số độc giả không gọi là “chữa lành” (9:36-43; 16:16-18; 20:7-12).Lu-ca nói rằng những người chữa lành “nhơn danh Đức Chúa Giê-xu” trong bốn trường hợp, “đặt tay trên người bệnh” hai lần, và “cầu nguyện” hai lần.

ĐIỀU GÌ GIÚP CÁC CƠ ĐỐC NHÂN ĐẦU TIÊN CÓ THỂ CHỮA LÀNH NGƯỜI TA?

1. Họ tin rằng Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời yêu thương và là một Đức Chúa Trời mạnh mẽ, Đấng muốn cho con người được “lành mạnh”, và là Đấng có thể ban điều đó cho họ. Vì vậy họ dựa vào quyền năng Ngài để chữa lành, và ngợi khen Ngài khi sự chữa lành diễn ra.2. Họ tin rằng Đức Chúa Trời thường thường ban sự chữa lành của Ngài qua các tác nhân con người hoặc các ống dẫn, nên họ dâng chính mình làm các tác nhân nầy.3. Họ tin rằng những người “khỏe mạnh” được khỏe mạnh trong toàn thể - trong thân thể và trong sự suy nghĩ và trong cảm xúc; vì vậy sự chữa lành là một sự chữa lành cho toàn thể con người, chứ không phải chỉ ở một phần.4. Họ thường chữa lành với tư cách các thành viên của một đội, hơn là với tư cách cá nhân (xem 2:43; 5:12; 14:3).

ĐIỀU GÌ GIÚP CÁC CƠ ĐỐC NHÂN LÀM NGƯỜI CHỮA LÀNH NGÀY NAY?

1. Các Cơ Đốc Nhân ngày nay có thể làm người chữa lành nếu họ làm việc theo cách các Cơ Đốc Nhân đầu tiên đã làm, nghĩa là nếu (a) Họ có cùng niềm tin nơi tình yêu thương cùng quyền năng của Đức Chúa Trời; (b) họ dâng mình làm tác nhân của Ngài; (c) họ cùng làm việc với nhau (chẳng hạn như một bác sĩ y khoa với một mục sư (priest) và một nhà khải đạo Cơ Đốc).2. Nhưng, đặc biệt là, các Cơ Đốc Nhân ngày nay phải tái khám phá lẽ thật rằng mỗi người là một toàn thể. Sự suy nghĩ cũng như cảm xúc và việc làm của chúng ta đều tùy thuộc vào nhau và ảnh hưởng lẫn nhau. Những người Do Thái và các Cơ Đốc Nhân đầu tiên đều hiểu biết lẽ thật nầy. Ngày nay nhiều Cơ Đốc Nhân, nhất là những thuộc viên của các Giáo hội “độc lập” mới, đang tái khám phá điều đó. Một vị hiệu trưởng bị đau bao tử và bác sĩ phát hiện ông bị ung thư. Vị bác sĩ nói: “Người ta thường bị ung thư dạ dày vì lo lắng. Ông có lo lắng thay vì tin cậy Đức Chúa Trời và các đồng nghiệp của ông không?” Người ấy nói rằng mình đang lo lắng. Vợ ông bị bệnh nặng, và ông e rằng mình không thể dành đủ thời gian cho nhà trường. Ông

Page 49: Huong dan hoc cong vu cac xu do

nghĩ rằng mình có thể mất việc. Vị bác sĩ nói: “Vậy thì chúng tôi phải điều trị nỗi lo lắng của ông cũng như bệnh ung thư của ông.” Vị bác sĩ đó đang điều trị cho toàn thể con người. 3. Các Cơ Đốc Nhân hiện đại cũng cần biết sự khác nhau giữa ba loại bệnh tật. Mỗi loại tạo ra một loại đau đớn riêng, và đối với mỗi loại có những cách chữa lành thích hợp.(a) Sự đau ốm về tâm linh (spirit ) gây ra bởi tội lỗi của một người, thường để lại những mặc cảm tội lỗi lớn lao, và đôi khi để lại bệnh tật trên thân thể.Việc chữa lành được cung ứng qua việc cầu nguyện , sự yểm trợ yêu thương , và qua việc công bố sự tha thứ của Đức Chúa Trời .(b) Sự đau ốm về cảm xúc thường gây ra bởi tội lỗi của những người khác đã làm tổn thương người bệnh trong quá khứ, hoặc bởi những sự kiện như sự mất mát hoặc một sự thay đổi đột ngột. Kết quả thường là bệnh tật của thân thể .Sự chữa lành được cung ứng qua lời cầu nguyện , sự yểm trợ yêu thương , sự khải đạo khéo léo hoặc bởi việc “đặt tay ”.(c) Sự đau ốm của thân thể gây ra bởi bệnh tật hoặc bởi các thói quen xấu hoặc bởi tai nạn hoặc chế độ ăn uống sai lầm. Hoặc nó có thể là kết quả của sự đau ốm bởi mặc cảm tội lỗi hoặc của cảm xúc. Sự chữa lành được cung ứng theo những cách được nói đến ở phía trên , và cũng qua việc xức dầu nhơn danh Đức Chúa Giê-xu, hoặc sự chăm sóc y tế , hoặc chế độ ăn uống sửa đổi .(d) Nhiều người sẽ bao gồm một loại đau ốm khác, gọi là bệnh quỉ ám , dẫn đến sự đau ốm về cảm xúc và thân thể. Bệnh nầy cần một người có ơn đuổi quỉ để chữa lành (xem chú thích ở 16:16).Chú thích : Phân đoạn trên đây chỉ nói đến một loại đau ốm, là sự đau ốm cá nhân. Nhưng Đức Chúa Trời cung ứng sự chữa lành và sự hòa giải ở bất cứ nơi nào có sự cay đắng và chia re , chẳng hạn như trong một gia đình hoặc một hội chúng hoặc giữa các quốc gia.Sự chữa lành được cung ứng qua lời cầu nguyện và qua công tác tích cực của các Cơ Đốc Nhân.

CÁC ĐỀ NGHỊ NGHIÊN CỨU

ÔN LẠI NỘI DUNG “Đền thờ” có nghĩa gì?Tại sao các tác giả Tân Ước thường nói đến việc chữa lành kỳ diệu bằng các từ “dấu lạ” và “quyền năng”, và chỉ thỉnh thoảng bằng từ “việc kỳ diệu”? (a) Bảy danh hiệu mà Phi-e-rơ sử dụng cho Đức Chúa Giê-xu trong hai bài giảng của ông là gì? (b) Danh hiệu nào trong số chúng mà bạn sử dụng thường xuyên nhất, hoặc

Page 50: Huong dan hoc cong vu cac xu do

nghe những người khác sử dụng?Bài giảng của Phi-e-rơ trong chương nầy giống như bài giảng của ông trong chương 2. Chúng ta tìm thấy hai lời tuyên bố nào trong cả hai bài giảng?“Ba loại đau ốm cá nhân” là gì? (tr. 41, 42)?

NGHIÊN CỨU KINH THÁNH “Hoặc chính các bệnh nhân hoặc những người khác thường cần phải có đức tin để bệnh tật có thể được chữa lành một cách kỳ diệu” (tr.39).Hãy đọc các phân đoạn sau đây và cho biết trong mỗi trường hợp thì ai có đức tin, nếu có.(a) LuLc 5:18-24 (b) 8:46-48 (c) 18:35-43 (d) Cong Cv 3:2-6 (e) 14:8-10Hãy đọc các phân đoạn sau đây và cho biết trong mỗi trường hợp người chữa lành làm gì trước khi thực hiện việc chữa lành. (a) LuLc 4:10 (b) Cong Cv 9:17-18 (c) 9:33-34 (d) 14:8-10 (e) 28:7-8

THẢO LUẬN VÀ ÁP DỤNG Bạn nghĩ tại sao Phi-e-rơ và Giăng chữa lành người què nầy?“Các môn đồ của Đức Chúa Giê-xu quan tâm đến những điều vật chất ảnh hưởng đến thân thể con người” (chú thích ở 3:6b). Các Cơ Đốc Nhân đang làm gì trong cộng đồng của bạn cho thấy rằng họ chia sẻ mối bận tâm nầy? Theo bạn nghĩ, họ có thể làm gì thêm, nếu được? Loại người nào có thể chữa lành theo cách mà Phi-e-rơ và Giăng đã chữa lành?“Sự suy nghĩ cũng như cảm xúc và việc làm của chúng ta đều tùy thuộc vào nhau và ảnh hưởng lẫn nhau” (tr.41). Hãy cho một ví dụ về điều nầy từ chính kinh nghiệm của bạn. (a) Tới một mức độ nào thì một bệnh nhân cần thiết phải có đức tin mới được chữa lành? (b) Bạn có thể nói gì với một người đàn ông có cô vợ trẻ mới qua đời sau một căn bệnh, mặc dù cô ấy là một Cơ Đốc Nhân mạnh mẽ được nhiều người cầu nguyện cho?

Phi-e-rơ và Giăng Bị Bắt

Cong Cv 4:1-31

BỐ CỤC

4:1-4 Vụ Bắt Bớ4:5-12 Lời Giải Thích Của Phi-e-rơ.

Page 51: Huong dan hoc cong vu cac xu do

4:13-22 Việc Phóng Thích Phi-e-rơ và Giăng.4:23-31 Các Sứ Đồ Hiệp Nguyện.

GIẢI NGHĨA

SỰ CHỐNG ĐỐI Đây là phân đoạn đầu tiên trong Công Vụ Lu-ca trình bày việc các Cơ Đốc Nhân bị chống đối hoặc bách hại, và về cách họ đáp ứng. Các Cơ Đốc Nhân đang bị bách hại dưới nhiều hình thức khác nhau ở nhiều nơi trên thế giới vào lúc nầy học biết từ những phân đoạn như thế nầy rằng họ đang chịu khổ y như các Sứ Đồ và chính Đức Chúa Giê-xu đã chịu (xem Phụ Chú, Bách Hại, trang 48-49).

CÁC SỰ KIỆN Vào dịp nầy chính “Tòa Công Luận” Do Thái chống đối Phi-e-rơ và Giăng, và họ làm như thế vì sợ. Các thành viên tòa Công Luận sợ rằng số lượng các Cơ Đốc Nhân sẽ gia tăng do việc chữa lành người què, và điều nầy sẽ dẫn đến sự hỗn lọan tại Giê-ru-sa-lem. Họ biết rằng nếu có sự hỗn loạn nghiêm trọng thì chính quyền Lamã sẽ truất phế quyền lực nó đã giao cho Tòa Công Luận; nhưng họ không biết phải làm gì với Phi-e-rơ và Giăng. Họ không thể tố cáo hai người đã phạm tội ác, và họ không thể nói rằng người què chưa được chữa lành. Vì vậy họ giam hai người lại, vì hôm đó đã muộn, và tổ chức phiên tòa vào sáng hôm sau. Các thành viên của Tòa Công Luận ngồi theo vòng bán nguyệt và để Phi-e-rơ cùng Giăng đứng ở giữa. Nhưng hành động duy nhất mà tòa Công Luận thực thi là cấm họ không được nhơn danh Đức Chúa Giê-xu mà nói, rồi để cho họ đi.Phi-e-rơ, hết sức dạn dĩ, trả lời rõ ràng, trước hết như chúng ta thấy trong cc. 8-12, và sau nầy trong cc. 19-20: “ chúng tôi không có thể chẳng nói” (c.20). Rồi sau đó ông và Giăng hiệp với các môn đồ khác của Đức Chúa Giê-xu hát một bài ngợi khen Đức Chúa Trời (23:31).

CHÚ THÍCH 4:1: Các thầy tế lễ, quan coi đền thờ, và người Sa-đu-sê … Những người nầy và những người được đề cập trong cc. 5,6 và 23, là các thành viên của Tòa Công Luận Do Thái hoặc “Sanhedrin” (c.15). Đây là Tòa án Luật Pháp Do Thái chính và có 71 thành viên. Tòa án nầy có quyền lực trên toàn quốc gia, mặc dầu nó phải báo cáo mọi hoạt động của mình cho người Lamã. Các thành viên nầy là:Các thầy tế lễ (c.1), được gọi là “các thầy tế lễ cả” trong c.23;Quan coi đền thờ (c.1), một thầy tế lễ đứng hàng thứ nhì sau Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm và chịu trách nhiệm về toàn thể khu vực đền thờ;

Page 52: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Người Sa-đu-sê (c.1): họ là những thành viên giàu có và có ảnh hưởng nhất; họ hợp tác với người Lamã (và đây là lý do họ muốn ngăn ngừa sự hỗn loạn tại Giê-ru-sa-lem); Các quan (c.5): Những Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm trước đây, và các thành viên của gia đình Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm; Các trưởng lão (c.5): những thành viên khác của Tòa Công Luận làm công việc của các quan tòa (xem chú thích ở 14:23); Các thầy thông giáo (c.5): phần lớn họ là người Pha-ri-si , thầy dạy và người giải thích “Luật pháp”; không giống như người Sa-đu-sê họ quan tâm đến việc áp dụng luật pháp vào đời sống hằng ngày;Thầy Cả Thượng Phẩm (c.6): Hai người được gọi tên: An-ne thật sự đã ngưng chức thầy cả thượng phẩm, nhưng Lu-ca ghi cho ông danh hiệu nầy vì ông là người có thế lực nhất trong số các thầy cả thượng phẩm trước đây; con rễ của An-ne, là Thầy Cả Thượng Phẩm đương niên và là Chủ Tịch Tòa Công Luận. Không ai biết Giăng và A-léc-xan-đơ là ai (c.5).4:4: Nhiều người … tin. Mặc dầu tòa Công Luận đã bắt Phi-e-rơ và Giăng, số lượng Cơ Đốc Nhân vẫn tăng lên. Một số độc giả thấy điều nầy rất đáng ngạc nhiên, nhưng người ta gia nhập hàng ngũ các môn đồ của Đức Chúa Giê-xu bởi vì họ có thể thấy rõ lòng can đảm mà Đức Chúa Giê-xu đã ban cho Phi-e-rơ và Giăng (xem phụ chú, Bách Hại, tr.48, 49).4:11: Hòn đá bị các ông xây nhà bỏ ra. Trong vài câu đầu tiên của bài giảng của Phi-e-rơ ông lặp lại điều mình đã nói rồi (chẳng hạn như trong 3:12-16). Trong câu nầy, bằng cách trưng dẫn Thi Thiên 118. 22, ông nói một điều mới và khác thường: rằng con người đã bị treo trên cây thập tự như một tên tội phạm thông thường lại là con người quan trọng nhất trên toàn thế giới. Người ấy là “hòn đá góc duy nhất giữ hai bức tường lại với nhau ở chỗ chúng gặp nhau”. 4:12: Chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác. 1. Có lẽ từ trước đến giờ Phi-e-rơ đang nói đến việc chữa lành, nghĩa là “Chỉ qua Đức Chúa Giê-xu bất cứ ai cũng có thể làm những việc chữa lành nầy”. Từ Hi-lạp được dịch là “chữa lành” trong c. 9 là cùng một từ được dịch là “được cứu” trong c. 12. 2. Nhưng có lẽ ông nghĩ đến toàn thể quốc gia Do Thái. Hãy chú ý đến từ “chúng ta” ở cuối câu 12. Nếu như vậy, thì ông muốn nói “Chỉ có Đức Chúa Giê-xu là đấng Mê-si-a mới có thể giải cứu quốc gia Y-sơ-ra-ên của chúng ta khỏi tay kẻ thù.”Mặc dầu có lẽ Phi-e-rơ nghĩ đến một trong hai lời giải nghĩa trên đây, các Cơ Đốc Nhân biết rằng “sự cứu” của Đức Chúa Trời lớn hơn nhiều so với việc cứu một người khỏi bệnh tật hoặc cứu một quốc gia khỏi ách nô lệ.

Page 53: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Những “sự cứu” nầy chỉ là một phần của sự cứu lớn hơn bao gồm việc Đức Chúa Trời cứu chúng ta khỏi bị phân rẽ với chính Ngài vì cớ tội lỗi của chúng ta, và việc cứu chúng ta để được thông công đời đời với Ngài, và bởi đó chúng ta được lành mạnh cả thân thể, tâm trí và tâm thần.Nếu chúng ta nhớ được điều nầy, chúng ta phải giải nghĩa cụm từ “ chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác” như thế nào?(a) Một số Cơ Đốc Nhân cho rằng “Không ai có thể có bất kỳ mối thông công nào với Đức Chúa Trời trừ phi mối thông công của họ là qua Đức Chúa Giê-xu” (và thông thường họ trưng dẫn GiGa 14:6: “Chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha”). Họ có thể thêm vào rằng tất cả những ai không phải là thuộc viên của Hội Thánh đều bị lên án phải chịu sự phân cách đời đời khỏi Đức Chúa Trời.(b) Những Cơ Đốc Nhân khác nói: “Không ai có thể có mối thông công trọn vẹn với Đức Chúa Trời trừ phi họ đến với Ngài qua Đức Chúa Giê-xu.” Nhưng họ không sẳn lòng nói rằng có những giới hạn đối với những điều Đức Chúa Trời có thể làm. Họ tin rằng Đức Chúa Trời có thể có những cách khác để tiếp xúc với mọi con người. Họ trưng dẫn Cong Cv 10:35, là chỗ Phi-e-rơ nói rằng Cọt-nây (người chưa hề nghe nói về Đức Chúa Giê-xu) “được đẹp lòng Chúa” (acceptable to God). Họ cũng trưng dẫn 14:17; 17:28 và RoRm 1:19-21.Cả hai nhóm Cơ Đốc Nhân đều không thể chứng minh rằng lời giải nghĩa của họ là lời giải nghĩa đúng từ một mình câu 12. Chúng ta phải đạt đến kết luận từ những phần khác của Kinh Thánh và từ kinh nghiệm của chúng ta, cũng như từ câu nầy. Hãy xem Phụ Chú, Cơ Đốc Nhân và Các Tôn Giáo Khác, tr.165, 166.Sự cứu rỗi . Chúng ta đã thấy trong Công Vụ “sự cứu rỗi” có nghĩa là sự cứu toàn thể con người (việc làm của chúng ta, suy nghĩ của chúng ta, cảm xúc của chúng ta), và chúng ta thấy trong chú thích ở Cong Cv 3:6b rằng “sự chữa lành” có cùng một ý nghĩa. Chúng ta thấy các tác giả sử dụng từ “cứu” theo cách nầy xuyên suốt cả Kinh Thánh: (a) Chúng bao gồm việc cứu con người hoặc một quốc gia khỏi những điều ác (evils) như sự đau ốm (Thi Tv 6:4) hoặc phu tù (ISa1Sm 4:3) hoặc nghèo khổ (Thi Tv 72:13) hoặc sự chết (Mat Mt 8:25). (b) Nhưng sự cứu rỗi mà Đức Chúa Trời cung ứng và ban cho còn nhiều hơn. Đó là sự cứu rỗi khỏi hậu quả của tội lỗi (Mat Mt 1:21) và cho “sự sống dư dật” (GiGa 10:10). (c) Đó là sự ban cho của Đức Chúa Trời và chúng ta không thể kiếm ra (earn) nó (XuXh 14:30; Eph Ep 2:8). (d) Chúng ta có thể nhận món quà nầy ngay bây giờ (IITi 2Tm 1:9). (e) Nhưng món quà hoàn hảo vẫn chưa phải thuộc về chúng ta cho đến “ngày cuối cùng” (RoRm 5:9).4:13a: Khi chúng thấy sự dạn dĩ của Phi-e-rơ và Giăng, biết rõ rằng ấy là

Page 54: Huong dan hoc cong vu cac xu do

người dốt nát không học, thì đều lấy làm lạ. Lu-ca sử dụng từ “dạn dĩ” ba lần trong đoạn nầy (cc. 13, 29, 31; xem chú thích ở Cong Cv 2:29).Chúng “lấy làm lạ” đối với sự dạn dĩ của ông vì nhiều lý do:(a) Phi-e-rơ từng là một loại người rất khác trước khi Đức Chúa Giê-xu sống lại (LuLc 22:60).(b) Ông và Giăng đều không được huấn luyện, như những người Pha-ri-si, trong việc giải nghĩa Kinh Thánh. Các thành viên của Tòa Công Luận không tin rằng Linh của Đức Chúa Giê-xu có thể hành động tích cực trong những con người thất học. Họ giống như một số người có học vấn cao ngày nay, bao gồm một số mục sư Cơ Đốc mà nền học vấn đại học của họ đã khiến cho họ gặp khó khăn hơn trong việc truyền đạt Phúc Âm cho hội chúng. (c) Chỗ Phi-e-rơ đang đứng nói là cùng một chỗ mà Tòa Công Luận đã xử và kết án Đức Chúa Giê-xu chỉ một vài tuần trước đó (LuLc 22:66 trở đi).(d) Phi-e-rơ đang tấn công hội đồng quyền lực nhất trong nước: “Các ông ” đã đóng đinh (c.10).Tòa Công Luận “lấy làm lạ” nhưng Lu-ca có thể giải thích: “Ông đầy dẫy Đức Thánh Linh” (c.8), y như Đức Chúa Giê-xu đã hứa (21:14-15).4:13b: Họ nhận biết hai người từng ở với Đức Chúa Giê-xu. Tòa Công Luận thấy rằng Đức Chúa Giê-xu đã huấn luyện Phi-e-rơ và Giăng và rằng họ đang nói bằng chính thẩm quyền mà Đức Chúa Giê-xu đã sử dụng vào lúc xử án Ngài. Điều họ không thể hiểu được là các Sứ Đồ liên tục tiếp xúc “với Đức Chúa Giê-xu”, đấng hiện diện trong tâm linh (in spirit). Bất cứ ai ngày nay có mối thông công sống động với Đức Chúa Giê-xu đều lên tiếng với ít nhiều “thẩm quyền” đó. 4:16: Chúng ta xử với hai người nầy làm sao? … vì họ đã làm ra một phép lạ sờ sờ. Các thành viên Tòa Công Luận sợ hãi, và họ chống đối các Sứ Đồ không phải vì điều đã được nói , nhưng bởi điều đã được làm (“một dấu lạ”). Khi các Cơ Đốc Nhân lên tiếng, chẳng hạn như về nhu cầu cho lòng thương xót và lẽ công bằng, một số người đáp ứng, những người khác có thể không. Nhưng khi những người nói kèm theo hành động, thì hai kết quả thường theo sau: (1) Một số người, như Tòa Công Luận, sợ hãi ảnh hưởng mà người nói lúc nầy có, và vì vậy tấn công họ. (2) Những người khác bắt đầu tin lời rao giảng.Từng có một thời các nhà truyền đạo “da trắng” ở Mỹ dạy dỗ rằng “mọi người đều bình đẳng trước mặt Đức Chúa Trời”, nhưng lại không hoan nghinh những người da đen vào trong các nhà thờ của họ. Rồi sau đó họ thật có mở cửa cho người da đen, với kết quả là một số các thuộc viên giàu có nhất rút quyền thuộc viên và gọi các mục sư là “những người cộng sản”. Ngược lại, một số người chưa hề đi nhà thờ trước đó, lại bắt đầu tham dự.

Page 55: Huong dan hoc cong vu cac xu do

4:20: Chúng tôi không có thể chẳng nói. Các môn đồ phải trung thành với Đức Chúa Trời trước khi trung thành với các nhà lãnh đạo quốc gia của họ (xem c.19). Đức Chúa Giê-xu đã ủy thác cho họ làm những chứng nhân (Cong Cv 1:8) và họ phải làm chứng cho quyền năng của Ngài.Các Cơ Đốc Nhân ngày nay theo gương Phi-e-rơ và Giăng như thế nào?(a) Nhiều Cơ Đốc Nhân kể từ thời Phi-e-rơ và Giăng đều đã nói cùng những lời nầy, hoặc một điều gì đó giống như vậy, chấp nhận liều mạng sống mình. Gần đây, chúng ta nghĩ về Janani Luwum ở Uganda và Desmond Tutu ở Nam Phi, nhưng danh sách những con người như thế cứ tăng lên từng ngày.(b) Nhiều nhà truyền đạo dựa lời dạy dỗ của họ trên những lời nầy. Họ nói điều họ cảm thấy buộc phải nói bởi vì lòng trung thành của họ đối với Đức Chúa Trời và với Con Ngài là Đức Chúa Giê-xu, hơn là điều họ nghĩ các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo sẽ tán thành (xem Exe Ed 2:1-5).4:24: Họ một lòng cất tiếng lên cầu Đức Chúa Trời. Họ đáp ứng lại mối đe dọa của Tòa Công Luận bằng sự cầu nguyện. Họ cầu nguyện với đức tin lớn nơi Đức Chúa Trời rằng đến cuối cùng Ngài sẽ chiến thắng sự chống đối của Tòa Công Luận, trích dẫn Thi Thiên 2, và cầu xin thêm quyền năng để nói và chữa lành. 4:25: Đấng đã dùng Đức Thánh Linh phán bởi miệng tổ phụ chúng tôi là vua Đavít. Các từ Hi-lạp trong câu nầy hơi lộn xộn, và không ai biết điều Lu-ca viết lúc ban đầu. Nhưng ý nghĩa dường như giống như bản dịch RSV đã đưa ra. Một lần nữa Phi-e-rơ (a) nói rằng họ không nên ngạc nhiên khi bị chống đối, và rằng đó là “sự ứng nghiệm” của điều đã được nói cách đấy khá lâu; (b) cho rằng ấy chính là Đavit đã viết Thi Thiên thứ 2 (xem chú thích ở Cong Cv 2:23a và 3:18). 4:27: Hê - rốt và Bon-xơ Phi-lát, … cùng dân Y-sơ-ra-ên, thật đã nhóm họp đặng nghịch cùng … Đức Chúa Giê-xu mà Ngài đã xức dầu cho. Đức Chúa Giê-xu mà Ngài đã xức dầu cho cũng có thể được dịch là “Đức Chúa Giê-xu mà Ngài đã làm thành đấng Mê-si-a” (Mê-si-a có nghĩa là được xức dầu”; xem c. 26b). Hê-rốt . Có bốn Hê-rốt được đề cập đến trong Tân Ước, là những người nắm giữ địa vị của họ dưới chính quyền Lamã: (a) Đại Đế, người bắt đầu xây dựng Đền Thờ vào năm 20 TC và chết trước khi nó được hoàn thành.(b) An-ti-pa, con trai của Đại Đế. Đây là Hê-rốt được Phi-e-rơ nói đến trong câu nầy. Ông ta cai trị vùng Ga-li-lê và Bê-rê từ năm 4 SC cho đến năm 39 (xem LuLc 3:19 và Cong Cv 13:1).(c) Ạc-rip- pa I, cháu nội của Đại Đế (xem 12:1).(d) Ạc-rip- pa II, chắt của Đại Đế (xem 25:13).

Page 56: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Bôn-xơ Phi-lát . Thường thường dường như khi đọc Công Vụ chúng ta thấy rằng chỉ có người Do Thái mới đáng trách đối với sự chết của Đức Chúa Giê-xu. Nhưng ở đây Phi-e-rơ gọi tên Phi-lát, viên Tổng Đốc Lamã, là “nghịch cùng Đức Chúa Giê-xu” (xem chú thích ở 2:23a). 4:28: Để làm mọi việc Ngài … đã định trước. Điều nầy không có nghĩa là từ lúc họ được sanh ra thì Đức Chúa Trời đã chọn những người giết Đức Chúa Giê-xu để phải phạm tội và phải bị vĩnh viễn khai trừ ra khỏi mối thông công với Ngài. Xuyên suốt cả Kinh Thánh, các tác giả đã làm sáng tỏ rằng Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta mọi quyền tự do để làm điều đúng hoặc điều sai quấy.Đây là một câu khác mà trong đó Phi-e-rơ nói rằng: “điều đã xảy ra không có gì đáng ngạc nhiên” (xem chú thích ở 3:18).4:31: Nơi nhóm lại rúng động; ai nấy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh. Các bức tường có thật sự rung chuyển như trong một trận động đất, hay dường như đối với các Sứ Đồ các bức tường rung chuyển bởi vì chính họ ý thức sâu xa về Thánh Linh của Đức Chúa Trời ở trong họ (xem EsIs 6:4) không?

PHỤ CHÚ : CHỐNG ĐỐI VÀ BÁCH HẠI

NHƯ ĐƯỢC GHI NHẬN TRONG CÔNG VỤLu-ca mô tả hơn ba mươi trường hợp các Cơ Đốc Nhân bị chống đối hay bị bách hại. Ông cũng kể cho chúng ta biết nhiều giới chống đối khác nhau, và cung cấp chi tiết về những điều họ làm đối với các Cơ Đốc Nhân. Chú ý đến đáp ứng của các Cơ Đốc Nhân là điều quan trọng, chẳng hạn như họ trả lời để biện hộ (Cong Cv 4:1-3), họ tiếp tục rao giảng (5:17), họ cầu nguyện (12:3), và đôi khi họ phải chạy trốn (chẳng hạn như 9:23).

HIỆN NAYMặc dầu ở một số nước Cơ Đốc giáo là tôn giáo “chính thức”, các Cơ Đốc Nhân vẫn bị chống đối hoặc bách hại ở nhiều nơi và vì nhiều lý do khác nhau.1. Ai là những người bách hại và chống đối mà các Cơ Đốc Nhân phải đương đầu ngày hôm nay? Họ có thể là: (a) Các thành viên của một tôn giáo khác, như ở I-ran, nơi mà giáo chủ đạo Hồi cũng là nguyên thủ quốc gia (như các Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm Do Thái); (b) Một nhánh khác của giáo hội, chẳng hạn như ở những nước mà Công Giáo Lamã hoặc Tin Lành chiếm đa số thì họ đối xử không công bằng với nhóm thiểu số (chẳng hạn như tại tòa án), (c) Dân chúng của quốc gia đó coi Tin Lành như một truyền thống cổ xưa không đáng quan tâm ở hiện tại; điều nầy khá phổ biến ở Châu Âu ngày nay.

Page 57: Huong dan hoc cong vu cac xu do

(Ghi chú dưới bức tranh ở trang 49: “Lu-ca mô tả hơn ba mươi trường hợp các Cơ Đốc Nhân bị chống đối hay bị bách hại. Cơ Đốc Nhân vẫn bị chống đối hoặc bách hại ở nhiều nơi và vì nhiều lý do khác nhau.” (tr.48).Nhà thờ nầy tại Torit, miền nam Sudan, bị phá hủy bởi các lực lượng chính phủ chống Cơ Đốc giáo.)

Ở một số nước luật pháp của nhà nước có tính chất đàn áp . Xin đưa ra một số ví dụ vào lúc quyển sách nầy được viết ra : họ cấm công dân thay đổi tôn giáo (chẳng hạn như luật pháp Ma-lay-si-a buộc người Ma-lay phải giữ đạo Hồi ); hoặc cấm truyền giảng hoặc tổ chức nhóm lại ở nơi công cộng (chẳng hạn như tại Ai-cập , Pa-kit-tan , Thổ Nhĩ Kỳ , vv …); hoặc cấm mọi công tác truyền giáo , ngay cả ở nơi riêng tư (chẳng hạn như ở Albani ); hoặc cấm lưu hành các văn phẩm Cơ Đốc (chẳng hạn như tại Saudi Arabia ). 2. Đâu là những lý do để chống đối hoặc bách hại ? Một số chính quyền mới được hình thành coi Tin Lành là “ngoại lai” (chẳng hạn như thuộc về Âu-Mỹ) và e rằng nó sẽ làm suy yếu tinh thần dân tộc của nước họ. Một số các tôn giáo lớn phi Cơ Đốc đã được phục hồi trong suốt 20 năm qua, chẳng hạn như Phật giáo và Hồi giáo.Một số quốc gia có liên hệ chính trị với Liên Xô và chấp nhận triết lý chính thức chống Thượng Đế của họ, chẳng hạn như Bắc Việt Nam.Một đôi khi các Cơ Đốc Nhân tự rước lấy sự chống đối cho mình, chẳng hạn như bởi vì Hội Thánh vẫn còn chia rẽ giữa nhiều giáo phái khác nhau và thậm chí bên trong các hội chúng riêng lẽ. Các chính quyền không muốn Hội Thánh gây chia rẽ giữa vòng dân chúng của họ theo cùng cách đó, và vì vậy, cố gắng ngăn chận bất cứ xung đột nào. 3. Điều gì xảy ra sau sự bách hại ? Ơ một số trường hợp một Hội Thánh bị phá hủy bởi sự bách hại. Điều nầy đã xảy ra ở nhiều nơi tại Bắc Phi khi Hồi Giáo xâm chiếm vùng đó trong khoảng thế kỷ thứ 7 SC.Ở những trường hợp khác Hội Thánh dường như tăng trưởng về số lượng bởi vì sự bách hại. Trong suốt cuộc “cách mạng văn hóa” tại Trung Cộng, các Cơ Đốc Nhân bị cấm nhóm lại thờ phượng Chúa. Nhưng khi luật đó bị thay đổi ba mươi năm sau (1982), và các Cơ Đốc Nhân được tự do thờ phượng Chúa, thì giáo hội Công Giáo Lamã thấy rằng họ đã tăng gấp đôi so với trước. Một nhà thờ Cơ Đốc mới được mở ra mỗi ngày. Vào những lần khác thật khó biết Hội Thánh có tăng trưởng bởi vì bị bách hại hay mặc cho sự bách hại hay không, chẳng hạn như tại Nga đã có sự tuyên truyền chống Cơ Đốc giáo suốt 70 năm qua, dầu vậy các nhóm Bap-tít lại được chọn để chia sẻ việc tái định cư người Ạc-mê-ni-a sau vụ động đất 1988. Ở Addis Abeba do cộng sản kiểm sóat có quá nhiều người muốn thờ

Page 58: Huong dan hoc cong vu cac xu do

phượng Đức Chúa Trời đến nổi mọi Hội Thánh đều phải tổ chức nhiều buổi nhóm mỗi ngày Chúa Nhật.

ĐỀ NGHỊ NGHIÊN CỨU

ÔN LẠI NỘI DUNG Tòa Công Luận (the Sanhedrin) là gì?Những thành viên có ảnh hưởng nhất trong Tòa Công Luận là ai?Tại sao tòa Công Luận bắt Phi-e-rơ và Giăng?Đưa ra hai lý do khiến các thành viên Tòa Công Luận ngạc nhiên đối với các lời của Phi-e-rơ trong Cong Cv 4:8-12.Đưa ra một ví dụ về một quốc gia hiện đại ngăn trở các Cơ Đốc Nhân công khai làm chứng về Đức Chúa Giê-xu.

NGHIÊN CỨU KINH THÁNH Trong phần chú thích ở trang 46 chúng ta thấy rằng các tác giả sử dụng từ “cứu” và “sự cứu rỗi” theo năm cách khác nhau. Tác giả sử dụng từ nầy theo cách nào trong mỗi một phân đoạn sau đây?(a) ISa1Sm 7:8 (b) LuLc 9:24 (c) GiGa 3:17 (d) Cong Cv 2:47 (e) IITi 2Tm 1:9 (f) IIPhi 2Pr 1:5.Lẽ thật được chứa đựng trong Exe Ed 2:1-5 và Cong Cv 4:20 là gì? Lời cầu nguyện trong 4:24-30 giống với lời cầu nguyện trong IIVua 2V 19:15-19; Gion Gn 2:1-11 và DaDn 3:1-30 như thế nào?“Lu-ca mô tả những trường hợp các Cơ Đốc Nhân bị chống đối, và kể về nhiều người chống đối” (tr.48).Theo mỗi phân đoạn sau đây trong Công Vụ, ai đang bị bách hại hoặc chống đối?(a) Cong Cv 4:1-3 (b) 12:3 (c) 16:23 (d) 19:29Theo mỗi phân đoạn sau đây, ai là những người chống đối?(e) 5:17-18 (f) 12:1 (g) 16:23 (h) 24:1

THẢO LUẬN VÀ ÁP DỤNG Một số Cơ Đốc Nhân giải thích 4:12 là “không ai có thể có bất kỳ mối thông công nào với Đức Chúa Trời trừ phi mối thông công đó là qua Đức Chúa Giê-xu” (tr.45). Sự dạy dỗ của Hội Thánh bạn về chủ đề nầy là gì? Ý kiến của riêng bạn thì sao, và các lý do của bạn là gì?Chúng ta trong câu 4:13 rằng Phi-e-rơ có thể giảng một cách tự tin mặc dầu ông không có học vấn đại học như các thầy thông giáo. Bạn thấy những điều gì là các thuận lợi và bất lợi cho một nhà truyền đạo Cơ Đốc khi (a) có một nền học vấn đại học, và (b) không có một nền học vấn đại học?

Page 59: Huong dan hoc cong vu cac xu do

(a) Có bao nhiêu sự chống đối hoặc bách hại cho Hội Thánh mà bạn là một thuộc viên, và ai là những người chống đối?(b) Các thuộc viên đáp ứng với sự chống đối nầy như thế nào?Hãy đọc phân đoạn nói về các Cơ Đốc Nhân tại Trung Hoa ở trang 49. Bạn nghĩ tại sao số lượng những người Công Giáo Lamã tăng lên trong suốt thời gian mà sự thờ phượng công cộng bị cấm đóan?

Các Cơ Đốc Nhân Và Tòa Công Luận Do Thái

4:32-5:42

BỐ CỤC

4:32-37 Mối thông công của tín đồ.5:1-11 Sự giả hình của A-na-nia và Sa-phi-ra.5:12-16 Sự tăng trưởng của Hội Thánh.5:17-26 Vụ bắt bớ và việc cứu thoát các Sứ Đồ.5:27-32 Vụ bắt bớ thứ hai.5:33-39 Bài diễn thuyết của Ga-ma-li-ên.5:40-42 Việc phóng thích các Sứ Đồ.

GIẢI NGHĨA Bố cục phía trên cho thấy rằng, trừ ra phần nói đến A-na-nia và Sa-phi-ra cũng như Ga-ma-li-ên, phần nầy của sách Công Vụ rất giống một phần trước đây. Trong 4:32-5:42 chúng ta thấy (như chúng ta đã thấy trước đây) họ đã làm việc kỳ và dấu lạ như thế nào (so sánh 2:43b), họ đã tăng lên về số lượng như thế nào (so sánh 2:47b), Tòa Công Luận đã bắt bớ họ như thế nào (so sánh 4:3), Phi-e-rơ giảng như thế nào (so sánh 4:8-12 và 3:12-16), và họ được phóng thích như thế nào (so sánh 4:21b). Tại sao hai phần nầy lại giống nhau như thế?Có thể các sự việc khá tương tự những điều được ghi lại trong các chương trước đã xảy ra, có lẽ nhiều lần, trên một khoảng thời gian hai đến ba năm. Hoặc có lẽ Lu-ca (người phải dựa vào lời tường thuật của những người khác) nhận được hai bản tường trình của cùng một chuỗi sự kiện và đã viết xuống cả hai, bên cạnh nhau (2:1-4:31 bên cạnh 4:32-5:42;).Dầu cho lời giải thích đúng là gì đi nữa, có ba sự kiện rõ ràng: (a) Hội Thánh đầu tiên tăng trưởng về số lượng; (b) nó vẫn cứ hiệp một dầu cho có những rắc rối bên trong; (c) Tòa Công Luận liên tục đe dọa tiêu diệt nó.

CHÚ THÍCH

Page 60: Huong dan hoc cong vu cac xu do

4:36-37: Ba-na-ba… có một đám ruộng, bán đi. Ba-na-ba là một trong số những tín hữu tình nguyện bán một thứ gì đó mình sở hữu để cho Hội Thánh có thể giúp đỡ các thuộc viên nghèo hơn. (Việc Lu-ca tường thuật hành động của ông cho thấy rằng không phải mọi thuộc viên đều làm như thế.)Ba-na-ba là anh em họ của Giăng Mác (CoCl 4:10). Các Cơ Đốc Nhân khác hẳn đã cho ông biệt danh “con trai của (nghĩa là, người có) sự yên ủi” bởi vì sự hổ trợ lớn lao ông dành cho những người khác, chẳng hạn như, đối với Phao-lô sau khi Phao-lô cải đạo (Cong Cv 9:27), đối với những tín hữu mới cải đạo tại An-ti-ốt (11:22, 23), đối với Phao-lô sau khi ông vắng mặt tại Tạt-sơ (11:25) và trên nhiều hành trình ông và Phao-lô cùng làm việc với nhau cho đến khi họ bất đồng (15:39). Xem chú thích ở 11:22;.5:1: A-na-nia với vợ là Sa-phi-ra. Họ đã làm điều sai quấy, không phải là ăn cắp mà là giả vờ rằng họ đã dâng một phần tài sản của họ. Tội của họ là “giả hình” - tội giả vờ đối với người khác, và thường đối với chính chúng ta, rằng mình khác với, hoặc tốt hơn, con người thật của mình. Đức Chúa Giê-xu xem đây là một tội rất nghiêm trọng (LuLc 6:42). Cũng vậy, bởi lừa dối những người khác họ phạm thêm một tội khác, đó là phá vỡ mối thông công mà trong đó các thuộc viên tin cậy lẫn nhau (xem Cong Cv 4:32). Một số độc giả có cảm giác là Lu-ca viết về Hội Thánh đầu tiên dường như các thuộc viên của nó thánh khiết hơn thực chất của họ. Nhưng trong phân đoạn nầy ông nhắc nhở chúng ta rằng con người ở bên trong Hội Thánh vẫn phạm tội. Dĩ nhiên, là con người, họ có phạm tội, và dĩ nhiên các Cơ Đốc Nhân, cả các thuộc viên lẫn các nhà lãnh đạo Hội Thánh, thường phạm tội giả hình, hồi ấy cũng như bây giờ. Các thuộc viên Hội Thánh một đôi khi ly khai khỏi hội chúng của mình vì họ nhìn thấy tội lỗi trong đó. Nhưng ngay sau khi họ bắt đầu một hội chúng mới, thì lại có tội lỗi và sự giả hình ở trong đó nữa. Tội nghiêm trọng nhất mà các Cơ Đốc Nhân có thể phạm phải là nghĩ rằng mình không có tội. Lu-ca cũng đã cho thấy tầm quan trọng của việc phân biệt giữa điều đúng với điều sai. Nếu nhóm Cơ Đốc Nhân đầu tiên đã không thực hiện được sự phân biệt nầy một cách rõ ràng thì họ hẳn đã không lên án A-na-nia và Sa-phi-ra chi cả. Khi một viên bộ trưởng tài chính Mỹ vào năm 1980 bị phát hiện gian lận, một nhà báo nước ngoài đã phát biểu: “Một đất nước thật băng hoại làm sao!” Những người khôn ngoan hơn thì lên tiếng: “Nếu ông ấy không bị đưa ra tòa thì điều đó mới cho thấy rằng đất nước đó băng hoại.”5:3: Sao quỉ Satan đã đầy dẫy lòng ngươi? Tại sao A-na-nia và Sa-phi-ra làm như thế? Có phải vì họ muốn trở nên quan trọng và có tiếng là người rộng rãi không?Satan . Xem chú thích ở 26:18.

Page 61: Huong dan hoc cong vu cac xu do

5:4: Ấy chẳng phải ngươi nói dối loài người, bèn là nói dối Đức Chúa Trời. Không có sự khác nhau nào giữa việc phạm tội nghịch cùng người khác và việc phạm tội nghịch cùng Đức Chúa Trời. Mọi tội lỗi đều là phạm nghịch cùng Đức Chúa Trời (Mat Mt 26:25).5:5: A-na-nia ngã xuống và tắt hơi. Độc giả đọc đến câu nầy thì có nhiều câu để hỏi, chẳng hạn như: “Những lời của Phi-e-rơ có khắc nghiệt quá không? Ông không cho họ có cơ hội để ăn năn sao?” Lu-ca không nói cho chúng ta biết. Những lời giải nghĩa khác nhau đã được đưa ra:(a) Rằng cả A-na-nia và Sa-phi-ra đều chết vì xấu hổ và bị sốc vì nhận ra rằng họ đã bị phát hiện. Lời giải thích nầy có vẻ dễ chấp nhận hơn.(b) Rằng Phi-e-rơ đặt một lời rủa sả trên họ và rằng điều nầy được bày tỏ bởi sự khắc nghiệt của những lời ông nói trong c.9. Nhưng không có bằng chứng nào cho thấy đó là những lời rủa sả. Chắc chắn Phi-e-rơ sẽ không bao giờ rủa sả họ, biết rằng chính mình đã phạm tội chối Đức Chúa Giê-xu và rằng Đức Chúa Giê-xu đã ban cho ông một khởi sự tươi mới. Chắc chắn những người lần đầu tiên đọc những câu nầy học được từ họ rằng việc các thuộc viên của một hội chúng phải chân thành với nhau và không có sự giả hình là quan trọng biết bao. 5:11: Cả Hội Thánh đều rất sợ hãi. Từ ngữ “Hội Thánh” xuất hiện ở đây lần đầu tiên trong Công Vụ (xem chú thích ở Cong Cv 9:31).5:15: Để khi Phi-e-rơ đi ngang qua, bóng của người ít nữa cũng che được một vài người. Dường như đám đông coi Phi-e-rơ như một thuật sĩ và có quyền năng đến nổi thậm chí bóng của ông cũng có thể chữa lành người bịnh. Nhưng Lu-ca không nói rằng có ai đã thật sự được chữa lành theo cách nầy. 5:19: Một thiên sứ của Chúa mở cửa khám. “Thiên sứ” đó là một thực thể siêu nhiên, hay là một con người đã mở các cửa, có lẽ là một môn đồ bí mật của Đức Chúa Giê-xu chăng? “Các thiên sứ” là gì hay là ai?Hầu hết người Do Thái đều tin rằng các thiên sứ là những linh không thấy được khác với chính Đức Chúa Trời và là những đại diện cá nhân của Ngài (his personal agents). Họ thấy thiên sứ như đem lại lời cảnh báo (Mat Mt 2:13), hoặc sự yểm trợ (DaDn 3:28), hoặc sự hướng dẫn (SaSt 22:11-12), hoặc sự phán xét (IITe 2Tx 1:7-8) hoặc như chờ đợi nơi Chúa và thờ phượng Ngài (EsIs 6:6).Khi chúng ta đọc về các “thiên sứ” trong Công Vụ: (a) dường như đôi khi chúng ta đang đọc về chính Đức Chúa Trời đang hướng dẫn (Cong Cv 27:23-24): (b) đôi khi “thiên sứ” có thể có nghĩa là một người mà Chúa đang sử dụng như sứ giả của Ngài; (c) nhưng một số Cơ Đốc Nhân tin rằng “thiên sứ” luôn luôn có nghĩa là một thực thể thuộc linh riêng biệt, và họ giải nghĩa câu nầy và câu 12:7 theo lối đó. (Từ “thiên sứ” được dùng để dịch các từ Hê-

Page 62: Huong dan hoc cong vu cac xu do

bơ-rơ và từ Hi-lạp có nghĩa là “sứ giả”).5:20: Những lời của sự sống. Trong bản RSV, sự sống được in hoa để cho thấy rằng nó có nghĩa là Sự Sống trọn vẹn mà Đức Chúa Giê-xu đã đem lại. So sánh từ “Đạo” mà trong Công Vụ có nghĩa là “cách các Cơ Đốc Nhân sống”. Xem chú thích ở 22:4 và GiGa 14:6 “Ta là đường đi, lẽ thật và sự sống”.5:34: Một người Pha-ri-si trong tòa công luận tên là Ga-ma-li-ên. Một người Pha-ri-si . Trong Tòa Công Luận người Pha-ri-di là một nhóm nhỏ hơn người Sa-đu-sê, nhưng (không giống như người Sa-đu-sê) họ nổi tiếng với những người dân thường của Giê-ru-sa-lem. Họ chưa hề chống lại Đức Chúa Giê-xu theo lối bạo lực như người Sa-đu-sê (xem LuLc 7:36), và không tham gia vào việc kết án tử hình Đức Chúa Giê-xu. Một số người trong họ về sau đã trở thành Cơ Đốc Nhân (Cong Cv 15:5; 23:6).Ga-ma-li-ên là người lãnh đạo của họ trong Tòa Công Luận. Ông là giáo sư tôn giáo được trọng vọng nhất và có học thức nhất vào thời đó, và (như chúng ta thấy từ cc. 38 và 39) sẳn lòng lắng nghe người khác một cách cẩn thận, và coi trọng ý kiến của họ. Theo 22:3 ông là thầy của Phao-lô.5:36-37: Trước đây Thêu-đa dấy lên … kế hắn thì có Giu-đa, người Ga-li-lê. Ga-ma-li-ên đang nói: “Nếu các ngươi để yên cho các người gây rối, thì họ sẽ tàn lụi thôi”, và trưng dẫn Thêu-đa cùng Giu-đa.Những lời tuyên bố về Thêu-đa và Giu-đa trong những câu nầy không được chính xác lắm. Trước hết, Thêu-đa làm cách mạng chống lại người Lamã sau cuộc cách mạng của Giu-đa và mười lăm năm sau bài diễn văn của Ga-ma-li-ên. Thứ hai, phong trào của Giu-đa (bắt đầu vào 6 SC) kéo dài trong sáu mươi năm và từ đó phát sinh nhóm cách mạng Xê-lốt quan trọng. Vào lúc Ga-ma-li-ên phát biểu (29 hoặc 30 SC) thì chưa đúng rằng “bao nhiêu kẻ theo đều phải tan tành” (c. 37).Một số độc giả có thể hỏi: “Lu-ca đáng tin với tư cách một nhà sử học đến mức nào?” Xem chú thích đặc biệt bên dưới, Lu-ca nhà sử học.5:41: Hớn hở về mình đã được kể là xứng đáng chịu nhục vì danh Đức Chúa Giê-xu. Bởi vì Đức Chúa Giê-xu không thể hoàn tất công tác của Ngài mà không chịu khổ, thì hẳn nhiên các môn đồ của Ngài cũng phải trông mong chịu khổ. Nhưng theo câu nầy thì họ không chỉ chịu khổ, mà còn vui mừng vì được phép đi theo Đức Chúa Giê-xu trên con đường nầy (xem IPhi 1Pr 4:13).

ĐỀ NGHỊ NGHIÊN CỨU

ÔN LẠI NỘI DUNG

Page 63: Huong dan hoc cong vu cac xu do

1. Tìm một sự kiện được mô tả trong Cong Cv 4:32-5:42 mà cũng được mô tả trong chương 2 và chương 4:1-31.2. Tại sao các Cơ Đốc Nhân gọi Ba-na-ba là “con trai của sự yên ủi”?3. A-na-nia và Sa-phi-ra phạm tội dưới hai hình thức nào?4. Ai là nhà lãnh đạo của người Pha-ri-si trong Tòa Công Luận?

NGHIÊN CỨU KINH THÁNH 5. Chúng ta học được gì về người Pha-ri-si qua những đoạn Kinh Thánh sau?(a) LuLc 11:37 (b) 11:42 (c) GiGa 3:1-2(d) Cong Cv 15:5 (e) 23:7-9 (f) Phi Pl 3:56. Sứ điệp trong Cong Cv 5:41:(a) giống sứ điệp trong CoCl 1:24 và Gia Gc 1:2 như thế nào?(b) không giống sứ điệp trong LuLc 9:23 và Phi Pl 1:29 như thế nào?7. “Các Cơ Đốc Nhân, cả các thuộc viên lẫn các nhà lãnh đạo Hội Thánh, thường phạm tội giả hình” (tr.53).(a) Giả hình là gì?(b) Một cô gái được mời làm thuộc viên Hội Thánh đã trả lời: “Không, tôi không muốn thuộc về một xã hội mà các thành viên trong đó cứ giả vờ thánh thiện hơn thực chất của họ.” Nếu cô gái đó là bạn của bạn, thì bạn sẽ trả lời như thế nào? Có bao nhiêu sự thật trong lời nhận xét của cô ấy?8. Hai lời giải nghĩa về cái chết của A-na-nia và Sa-phi-ra được đưa ra trong lời chú thích Cong Cv 5:5.(a) Bạn chấp nhận lời giải nghĩa nào, và vì sao?(b) Bằng (những) cách nào, nếu có, việc Phi-e-rơ đối xử với A-na-nia và Sa-phi-ra giúp cho các nhà lãnh đạo Hội Thánh hiện đại biết cách đối xử với những người sai phạm trong Hội Thánh? 9. “Một thiên sứ của Chúa mở cửa khám” (5:19). Bạn nghĩ rằng “vị thiên sứ” đó là một người hay là một hữu thể siêu nhiên? xin đưa ra lý do.10. Theo 5:38 và 39 Ga-ma-li-ên nói: “Nếu Đức Chúa Trời không ở với họ, họ sẽ thất bại. Nếu Ngài ở với họ, thì các ngươi không thể ngăn trở họ được.” Tới mức độ nào thì đây là lời khuyên tốt cho ngày nay, chẳng hạn như, khi một hội đồng Hội Thánh đang thảo luận về một số thuộc viên Hội Thánh đang tìm cách ly khai và thành lập một hệ phái mới?

Lu-Ca, Nhà Sử Học

1. Một số người thấy khó dựa vào thông tin được Lu-ca cung cấp trong Công Vụ vì những lý do như sau:(a) Ông không có thông tin đầu tay về bất kỳ sự kiện nào diễn ra trước năm 50AD (khi ông tháp tùng Phao-lô, xem 16:10). Do đó ông phải dựa vào lời

Page 64: Huong dan hoc cong vu cac xu do

tường thuật của những người khác.(b) Công Vụ chứa đựng một số thông tin thiếu chính xác, chẳng hạn như, 5:36.(c) Ở nhiều chỗ thông tin của Lu-ca khác biệt với thông tin Phao-lô đưa ra trong các thư tín của mình, chẳng hạn như, theo Công Vụ, Phi-e-rơ và Phao-lô luôn luôn thân thiện với nhau, nhưng theo Phao-lô thì điều nầy không hẳn như vậy (GaGl 2:11). Trong những trường hợp như thế chúng ta thường chấp nhận bản tường thuật của Phao-lô, bởi vì Phao-lô viết về những sự kiện mà chính ông dự phần vào và viết lại ngay sau khi có những sự kiện nầy.

2. Ngược lại có nhiều thông tin Lu-ca đưa ra trong Công Vụ mà chúng ta có thể an tâm tin tưởng là chính xác, bởi vì nó được hổ trợ bởi chứng cớ từ các văn bia thuộc thế kỷ đầu tiên và các bài viết của những người khác (xem chú thích dẫn nhập cho Đường Thời gian, tr.231). Chẳng hạn:(a) Thông tin của Lu-ca về tước vị của các quan chức Lamã luôn luôn chính xác, mặc dầu những tước vị nầy thường bị thay đổi luôn, chẳng hạn như, “quan trấn thủ” Chip-rơ (Cong Cv 13:7) và A-chai (18:12), các “ông chủ” ở Phi-lip (16:19), “các quan án” thành Tê-sa-lô-ni-ca (17:6), “tù trưởng” của Man-tơ (28:7). Thậm chí ông còn biết tước vị chính xác của viên thư ký thành phố Ê-phê-sô - “asiarch” (19:35).(b) Lu-ca mô tả thủ tục pháp lý của Lamã một cách chính xác, chẳng hạn như, khi Phao-lô đứng trước Ga-li-ôn (18:12-17), trước Phê-lit (23:26-35; 24:22-23), trước Phê-tu (chương 25).Những dữ kiện nầy cho thấy, trong những vấn đề như thế, Lu-ca đã phải ra công tìm tòi mới đạt được thông tin chính xác. Vì vậy, dường như cũng có lẽ ông đã ráng chịu càng nhiều khó nhọc càng tốt miễn sao tường thuật được chính xác những vấn đề khác.Mặc dầu Lu-ca hi vọng rằng qua việc viết sách Công Vụ nhà cầm quyền Lamã sẽ đối xử với Hội Thánh bằng sự hiểu biết, ông vẫn không giấu các tội lỗi và nhược điểm của các Cơ Đốc Nhân, chẳng hạn như, trong 5:1-10; 6:1 vv… Chúng ta có thể thấy rằng ông nhắm đến việc mô tả Hội Thánh một cách trung thực, chứ không phải như điều ông muốn Hội Thánh phải trở thành.

3. Tóm lại:Chúng ta cần biết càng chính xác càng tốt điều đã thật sự xảy ra giữa vòng các Cơ Đốc Nhân đầu tiên, bởi vì Hội Thánh được thành lập dựa trên những sự kiện. Vì vậy việc tìm xem Lu-ca là một nhà sử học đáng tin cậy tới mức nào là điều quan trọng.Một số người (như chúng ta thấy ở trên) nghĩ rằng Lu-ca ít đáng tin như một nhà sử học bởi vì ông viết với những mục đích đặc biệt và công bố một sứ

Page 65: Huong dan hoc cong vu cac xu do

điệp đặc biệt. Nhưng không hề có người nào đã từng viết lịch sử mà không giải nghĩa nó. Mọi người đều viết theo quan điểm riêng của mình. Cũng cần nhận định rõ rằng Lu-ca phải dựa vào những người khác mới có thông tin trong nhiều trường hợp, và đôi khi cũng có thể bị thông tin sai lạc. Bao lâu chúng ta còn cân nhắc những điểm như thế nầy, thì chúng ta có thể đọc Công Vụ như một quyển sách mà, được xem như một toàn thể, đem lại cho chúng ta một bản ghi nhận trung thành về sự tăng trưởng của Hội Thánh và về Đức Thánh Linh là Đấng cảm hóa Hội Thánh.

ĐỀ NGHỊ NGHIÊN CỨU

1. (a) Hãy đưa ra một lý do tại sao một số người thấy khó dựa vào Lu-ca như một nhà sử học.(b) Hãy đưa ra hai ví dụ từ Công Vụ cho thấy rằng Lu-ca chịu khó để đạt được thông tin chính xác về các sự kiện ông đang mô tả.2. Theo như riêng bạn nghĩ, việc Lu-ca có đáng tin như một nhà sử học hay không quan trọng đến mức nào? Hãy đưa ra lý do cho ý kiến của bạn.

Việc Bổ Nhiệm Bảy Người

Cong Cv 6:1-15BỐ CỤC 6:1-6 Các Sứ đồ ủy nhiệm Ê-tiên và những người khác.6:7 Một chú thích về sự tăng trưởng của Hội Thánh.6:8-15 Ê-tiên nói trước công chúng.

GIẢI NGHĨA

MỘT GIAI ĐOẠN MỚI Từ 6:1 đến 9:31 Lu-ca viết về một giai đoạn mới trong cuộc sống của Hội Thánh.Vào những ngày đầu tiên được ghi lại trong các chương 1-5, hầu hết các Cơ Đốc Nhân sống tại Giê-ru-sa-lem, và tuân thủ khá nghiêm túc các truyền thống Do Thái. Trừ một vài ngoại lệ, họ là một thân thể hiệp nhất, và các nhà lãnh đạo Hội Thánh không cần phải tổ chức họ. Dân thành Giê-ru-sa-lem tôn trọng họ. Nhưng khi Hội Thánh tăng trưởng về số lượng và bước vào một giai đoạn mới, thì có nhiều thay đổi. Nhiều Cơ Đốc Nhân đang sống bên ngoài xứ Pa-lét-tin. Họ bắt đầu suy nghĩ và hành động khác biệt với những truyền thống Do Thái, và chẳng bao lâu sau họ hoan nghênh những người không phải Do Thái vào Hội Thánh nữa. Có sự bất đồng giữa các thành viên (6:1), và vì vậy

Page 66: Huong dan hoc cong vu cac xu do

các nhà lãnh đạo phải tổ chức họ lại (6:2-4). Trong khi đó những thường dân, chứ không chỉ các thầy tế lễ cả, bắt đầu chống đối sự dạy dỗ mới (6:9). Đây là “giai đoạn mới” đầu tiên mà chúng ta đọc đến. Nhưng ở những chương sau của sách Công Vụ Lu-ca ghi nhận những “giai đoạn mới” khác. Thật vậy mọi Hội Thánh từng hồi từng lúc đều phải bước vào một giai đoạn mới, và phải sử dụng những phương pháp mới để làm điều Đức Chúa Trời đã kêu gọi các thuộc viên của mình thực hiện vào lúc đó.

Ê-TIÊN Hơn bất cứ ai khác, Ê-tiên mang lại “giai đoạn mới” nầy. Ông là người đầu tiên thấy rằng các Cơ Đốc Nhân phải phá vỡ truyền thống quá khứ. Trong các câu 9-14 chúng ta thấy sự mở màn của sự phá vỡ nầy. Có thể Ê-tiên cũng thấy rằng Phúc Âm được dành cho người không phải Do Thái cũng như cho người Do Thái, nhưng điều nầy không chắc chắn lắm.

CHÚ THÍCH 6:1a: Người Hê-lê-nit phàn nàn nghịch cùng người Hê-bơ-rơ. Người “Hêlê-nit” là những Cơ Đốc Nhân Do Thái nói tiếng Hi-lạp (phát xuất từ chữ “Hellas”, nghĩa là, Hi-lạp), và nhiều người trong số họ sống bên ngoài xứ Pa-let-tin, trong những miền khác của Đế Quốc Lamã. Người “Hê-bơ-rơ” ở đây có nghĩa là những Cơ Đốc Nhân Do Thái nói tiếng A-ram (ngôn ngữ thông dụng mà Đức Chúa Giê-xu nói), và là những người sống tại Pa-let-tin. Từ lâu trước khi Đức Chúa Giê-xu đến hai nhóm người nầy đã thấy khó hiểu nhau rồi. Người Hê-bơ-rơ nghĩ rằng người Hê-lê-nít chịu ảnh hưởng quá nhiều bởi cách sống của người Hi-lạp; còn người Hê-lê-nít nghĩ rằng người Hê-bơ-rơ quá bảo thủ (unwilling) không tiếp thu được những tư tưởng mới. Phàn nàn . Các nhà lãnh đạo của người Hê-lê-nít tại Giê-ru-sa-lem gởi một đoàn đại biểu đến gặp các Sứ Đồ để phàn nàn thay cho các quả phụ của họ. Họ nói rằng người Hê-bơ-rơ cung cấp ít đồ ăn và tiền bạc cho các quả phụ nói tiếng Hi-lạp hơn là cung cấp cho những người nói tiếng A-ram.Người Hê-lê-nít cần bày tỏ nổi bất đồng của họ với người Hê-bơ-rơ theo cách nầy để cho các quả phụ của họ được đối xử công bằng. Đôi khi các Cơ Đốc Nhân cảm thấy rằng việc bày tỏ sự bất đồng nghiêm trọng với các Cơ Đốc Nhân khác là điều đúng và cần thiết. Họ chỉ phá hủy mối thông công giữa các thuộc viên khi nào họ cãi lộn nhau mà thôi. Các Cơ Đốc Nhân ngày nay không phải đều đồng ý với nhau hết, chẳng hạn, về cách tốt nhất để đạt được sự công bằng cho những người hết sức nghèo tại Nam Mỹ. Nhưng việc chia sẻ những ý kiến khác nhau sẽ giúp họ đạt được các mục tiêu của mình. Tương tự như vậy các Cơ Đốc Nhân không phải đều có chung một ý tưởng về Đức Chúa Trời hoặc về Kinh Thánh, nhưng họ sẽ thấy lẽ thật đó đầy đủ hơn qua việc chia sẻ các niềm tin khác nhau của mình. Một hội chúng không

Page 67: Huong dan hoc cong vu cac xu do

bao giờ có tranh cãi không hẳn là đã sống chung “hòa bình”. Hoặc là nó đang bị đàn áp bởi các nhà lãnh đạo, hoặc là nó không thật sự quan tâm đến ý chỉ của Đức Chúa Trời. Nó không trở nên hiệp một nhờ giấu đi các bất đồng. 6:1b: Những người góa bụa của họ đã bị bỏ bê trong sự cấp phát hằng ngày. Các quả phụ thuộc trong số những người nghèo nhất giữa vòng người Do Thái, và những người có thẩm quyền sử dụng các nhân sự trọn thời gian để chăm sóc cho họ cũng như cho những người nghèo thiếu khác. Thật vậy, người Do Thái ở mọi nước đều luôn luôn chăm sóc đặc biệt cho các thành viên nghèo thiếu của họ, và họ làm như thế với lòng rất rộng rãi cho đến ngày nay. Khi Hội Thánh bắt đầu phát triển tại Pa-let-tin, các thuộc viên của nó cũng chăm sóc đặc biệt các quả phụ của họ, có lẽ việc phân phối lương thực và tiền bạc, được gọi là “việc bàn tiệc” trong câu 2.Các Cơ Đốc Nhân đối xử với các quả phụ ngày nay như thế nào? Thông thường các quả phụ bị đối xử như những người không mấy quan trọng sau khi chồng chết. Ở một vài nước họ bị ngăn trở quyền thừa hưởng gia tài, hoặc bị đổ lỗi cho cái chết của chồng trừ phi họ có thể chứng minh mình vô tội. Sự cấp phát . Từ Hi-lạp được dịch là “cấp phát” trong câu nầy là diakonia , mà thường được dịch là “sự phục vụ (service)” hoặc “chức vụ (ministry)”. Ở đây nó có nghĩa là chức vụ cung ứng sự giúp đỡ cho các góa phụ. Trong câu 4 nó có nghĩa là sự phục vụ hoặc chức vụ mà các Sứ Đồ cung ứng qua sự giảng dạy (xem chú thích ở câu 6b và ở 21:19).6:2a: Mười hai Sứ Đồ bèn gọi hết thảy môn đồ nhóm lại. Mười hai Sứ Đồ không cố gắng tự mình giải quyết việc tranh chấp. Họ tham khảo ý kiến các thuộc viên của Hội Thánh, và họ cùng các thuộc viên đồng tìm ra những người thích hợp để chăm sóc các góa phụ. Họ cùng họp lại với nhau (c.2a), và các Sứ Đồ cho biết họ cần đến loại người nào (c.3b). Khi bảy người đã được lựa chọn thì các Sứ Đồ cầu nguyện cho họ, và rồi công khai ủy quyền cho họ làm công việc nầy (c.6).Các nhà lãnh đạo Hội Thánh ngày nay có một chức vụ phải thi hành, như các Sứ Đồ đã thi hành chức vụ của họ. Nhưng họ cũng có một bổn phận phải chia sẻ nó. Điều nầy là đúng, dầu họ là những nhà lãnh đạo các Cơ Đốc Nhân trong cả một nước hay là các nhà lãnh đạo của một hội chúng ở một làng (xem 1:17).6:2b: Bỏ sự dạy đạo Đức Chúa Trời mà giúp việc bàn tiệc thật chẳng xứng hợp. Ở đây và trong câu 4 Lu-ca nhắc đến hai cách mà theo đó Hội Thánh thực thi công tác của mình, và theo đó mọi Hội Thánh thuộc mọi thời đại phải thực thi công tác của mình: (1) Bằng cách giảng dạy và cầu nguyện

Page 68: Huong dan hoc cong vu cac xu do

(xem câu 4, “Còn chúng ta sẽ cứ chuyên lo về sự cầu nguyện và chức vụ giảng đạo”); (2) Bằng cách chăm sóc thực tế cho những người thiếu thốn (“giúp việc bàn tiệc”). Các Sứ Đồ không thể tự mình làm hết cả hai nhiệm vụ, nhưng họ phải bảo đảm rằng cả hai nhiệm vụ đều phải được thực thi.Các Cơ Đốc Nhân phạm sai lầm nếu họ giảng dạy và cầu nguyện mà ít quan tâm đến việc chăm sóc người nghèo. Nếu một hội chúng trong một thành phố chi 200.000 USD để mua một cây đàn Organ nhằm giúp các thuộc viên thờ phượng Chúa, nhưng chi ít hơn nhiều trong việc hổ trợ các hội chúng nghèo và những người nghèo trong nước, thì hội chúng đó chưa đi theo khuôn mẫu của các Sứ Đồ. Nhưng các Cơ Đốc Nhân cũng phạm sai lầm nếu họ chăm sóc những người nghèo nhưng lại ít quan tâm đến việc giảng đạo và cầu nguyện.6:3: Hãy chọn trong bọn mình bảy người có danh tốt. Các Sứ Đồ nói rằng họ sẽ ủy quyền cho bảy người miễn là những người đó đủ tiêu chuẩn, nghĩa là, (a) những người mà các Cơ Đốc Nhân khác có thể tin cậy (“có danh tốt”); (b) những người cởi mở đối với sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh và không tùy thuộc vào ý riêng của họ (“đầy dẫy Đức Thánh Linh”); (c) những người có khả năng thực thi công tác ủy lạo người nghèo, và có thể báo cáo về số tiền nhận được và đã chi (“có trí khôn”).6:5: Họ bèn cử Ê-tiên … và Phi-lip. Căn cứ vào tên những người nầy chúng ta có thể thấy rằng cả bảy người đều là người Do Thái nói tiếng Hi-lạp, và vì vậy hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu của các góa phụ Hê-lê-nit.6:6: Các Sứ Đồ cầu nguyện rồi, thì đặt tay lên (họ). Xem chú thích ở “đặt tay” ở 13:3. Trong dịp nầy các Sứ Đồ đặt tay trên bảy người để ủy quyền cho họ thực thi công tác đặc biệt. Họ làm điều nầy trước sự hiện diện của các Cơ Đốc Nhân khác để cho mọi người đều biết rằng cả bảy người đều đã được ủy quyền. Ngày nay chúng ta nên nói rằng các Sứ Đồ ủy thác cho họ làm “những nhà họat động xã hội” hoặc “những nhà hành chánh”, nghĩa là, để làm công tác đặc biệt tại Giê-ru-sa-lem và cho thời kỳ đặc biệt đó.Vào thời xa xưa một số người đã giải nghĩa câu nầy theo những cách mà các học giả ngày nay không chấp nhận; chẳng hạn như (a) Rằng các Sứ Đồ “đặt tay” để những người nầy nhận được Đức Thánh Linh. Nhưng họ đã được “đầy dẫy Đức Thánh Linh” rồi (c.3).(b) Rằng các Sứ Đồ ủy thác cho họ thẩm quyền làm những người trợ lý cho các giám mục vào cuối thế kỷ đầu tiên (xem ITi1Tm 3:1, 8; Phi Pl 1:1) và sau nầy là một phần của “đội mục vụ” gồm “các giám mục, mục sư (priests), và chấp sự”. Nhưng Lu-ca không gọi họ là “chấp sự” trong chương nầy, và trong Cong Cv 21:8 ông gọi Phi-lip là “một trong số bảy người”, chứ không phải “Phi-lip chấp sự”.(c) Rằng các Sứ Đồ phong chức cho bảy người làm Sứ Đồ giống như họ

Page 69: Huong dan hoc cong vu cac xu do

hoặc làm “trưởng lão”. Nhưng không ai trưng ra được bằng cớ hổ trợ cho lời giải thích nầy.6:7a Đạo Đức Chúa Trời càng ngày càng tràn ra, nghĩa là, ý chỉ của Đức Chúa Trời không ngừng được hiểu biết và làm theo.Câu nầy chỉ là một bản tường trình ngắn ngủi về sự phát triển. Các Sứ Đồ đã giúp đỡ chữa lành vết rạn nứt giữa người “Hê-lê-nit” và người “Hê-bơ-rơ” và do đó Hội Thánh tăng trưởng.6:7b: Cũng có rất nhiều thầy tế lễ vâng theo đạo nữa. Theo câu nầy thì dường như các Cơ Đốc Nhân vẫn còn gắn bó với đền thờ tại Giê-ru-sa-lem và họ vẫn còn tham dự sự thờ phượng tại đó. Nhưng có lẽ nhiều người trong số các thầy tế lễ nầy đã chấm dứt liên hệ với các môn đồ của Đức Chúa Giê-xu khi họ nghe Ê-tiên phát biểu.Đạo . Từ nầy không có cùng ý nghĩa với từ “đức tin” thường dùng (xem chú thích ở 20:21). Ở đây (và trong 14:22) “đạo” hay "đức tin” có nghĩa là “Phúc Âm mà chúng tôi rao giảng” hoặc “điều các Cơ Đốc Nhân tin”.6:9: Có mấy hội viên của nhà hội của bọn được tự do … cãi lẫy cùng Ê-tiên. Có rất nhiều người “tự do” tại Giê-ru-sa-lem. Đây là những người Do Thái đã bị người Lamã bắt làm tù binh và làm nô lệ. Sau nầy họ được phóng thích, và những người sống tại Giê-ru-sa-lem (hoặc con cháu họ) họp lại thành lập nhà hội của người được tự do. Đây là một trong rất nhiều nhà hội tại Giê-ru-sa-lem, là những nơi chủ yếu được dùng cho việc đọc và giải nghĩa Kinh Thánh Do Thái. Ê-tiên phát biểu trong nhà hội nầy, có lẽ là một thời gian lâu sau các sự kiện mô tả trong các câu 1-6. Những người được tự do là người Hê-lê-nit, giống như Ê-tiên, và vì vậy mà họ chịu lắng nghe ông nói (như thường xảy ra trong buổi thờ phượng tại nhà hội) và tranh luận với ông. Nhưng về sau (c.11) họ nghĩ rằng ông phủ nhận truyền thống Do Thái, vì vậy họ bắt ông và điệu đến “hội đồng” tối cao. “Hội Đồng” nầy là Tòa Công Luận, họp lại trong hội trường rất gần với đền thờ (xem chú thích ở 4:1).6:10: Chúng không chống lại nổi với trí khôn người cùng với Đức Thánh Linh, là Đấng người nhờ mà nói. Các Sứ Đồ ủy thác cho Ê-tiên làm một “nhà hoạt động xã hội”, nhưng bây giờ ông đã trở thành một diễn giả nổi tiếng, và chẳng bao lâu sau đó ông trở thành một nhà tuận đạo. Cũng tương tự như vậy, Phi-lip trở thành một nhà truyền giáo (xem 21:8).Họ cho phép Ê-tiên phát triển và tăng trưởng đến mức sau một thời gian ông có thể phục vụ Đức Chúa Trời và Hội Thánh theo khả năng của mình.Nếu các Sứ Đồ đã không khích lệ ông theo cách nầy, hẳn ông đã không bao giờ có thể dẫn dắt Hội Thánh vào một “giai đoạn mới” trong cuộc sống của nó. Mọi nhà lãnh đạo Hội Thánh đều có trách nhiệm nầy - khích lệ các thuộc viên dưới quyền chăm sóc của họ để phát triển và để thấy được họ có thể

Page 70: Huong dan hoc cong vu cac xu do

phục vụ Đức Chúa Trời và Hội Thánh trong tương lai qua những sự phục vụ mới mẻ và lớn hơn. 6:13: Người nầy hằng nói những lời phạm đến nơi thánh và luật pháp. “Nơi thánh” nầy là Đền Thờ.Nhiều nhóm Do Thái bây giờ hiệp lại cùng nhau để tố cáo chống lại Ê-tiên: những người được “Tự Do”; các nhân chứng dối được họ sử dụng (c.11); một số người ngòai phố; các trưởng lão và thầy thông giáo là người Pha-ri-si (c.12).Dường như những người Do Thái nầy đã tố cáo nghịch lại Ê-tiên cùng hai điều mà các thầy tế lễ cả đã chống lại Đức Chúa Giê-xu:1. Họ tố cáo ông nói rằng người Do Thái không cần tuân giữ luật pháp Môi-se nữa: “những lời phạm đến Môi-se” (c.11); nói “những lời phạm đến luật pháp” (c.13); nói rằng Đức Chúa Giê-xu “sẽ thay đổi các tục lệ mà Môi-se đã truyền lại” (c.14).Nhưng dường như Ê-tiên đã chẳng nói gì “phạm đến luật pháp”. Có lẽ ông nói, như Đức Chúa Giê-xu đã nói, chống lại các tục lệ hoặc truyền thống mà một số người Pha-ri-si đã thêm vào luật pháp (xem Mat Mt 15:3, 6; Mac Mc 2:27).2. Họ tố cáo ông nói rằng họ không cần đến Đền Thờ nữa: “những lời phạm đến Đức Chúa Trời” (c.11); nói “những lời phạm đến nơi thánh” (c.13); nói rằng “Đức Chúa Giê-xu “sẽ phá nơi đây” (c. 14).Đối với hầu hết người Do Thái thì Đền Thờ và các sinh tế được dâng lên tại đó là dấu hiệu chủ yếu cho thấy Đức Chúa Trời sống ở giữa họ. Nói rằng Đền Thờ không còn cần thiết nữa cũng giống như nói rằng Đức Chúa Trời không còn cần thiết nữa. Nhưng Ê-tiên đã thật sự nói điều gì? Có lẽ ông không nói rằng Đức Chúa Giê-xu sẽ phá hủy Đền Thờ (Đức Chúa Giê-xu cũng không nói điều đó, xem 14:58, 59). Nhưng có lẽ ông thật đi theo lời dạy của Đức Chúa Giê-xu mà chúng ta tìm thấy trong 12:1-7, tức là việc bày tỏ lòng thương xót đối với người nghèo thiếu cũng quan trọng như việc dâng sinh tế tại Đền Thờ (và có lẽ còn quan trọng hơn).6:15: Mặt người như mặt thiên sứ vậy. Trong tòa Công Luận người bị tố cáo đứng ở giữa và các thành viên ngồi thành một vòng bán nguyệt đối diện với người ấy. Một người trong số họ (có lẽ là Phao-lô và có lẽ ông kể lại điều nầy cho Lu-ca) thấy rằng mặt Ê-tiên giống như mặt thiên sứ vậy, tức là nó chiếu sáng hoặc “hóa hình”. Tại sao Ê-tiên kinh nghiệm sự xuất thần vào thời điểm nầy trong vụ xử án ông, đến nổi mặt ông chiếu sáng? Có phải đó là bởi vì vào lúc ấy ông hoàn toàn đặt sự sống mình vào trong tay Chúa, tin rằng mình sẽ không còn sống bao lâu nữa không?

Page 71: Huong dan hoc cong vu cac xu do

ĐỀ NGHỊ NGHIÊN CỨU ÔN LẠI NỘI DUNG Mô tả hai cách mà theo phân đoạn Kinh Thánh nầy, Hội Thánh đã bước vào một “giai đoạn mới”. Trong mỗi trường hợp hãy trích dẫn những lời từ phân đoạn nầy để minh họa cho câu trả lời của bạn. Người Hê-lê-nit là ai và tại sao họ tranh cãi với người “Hê-bơ-rơ”?“Giúp việc bàn tiệc” có nghĩa là gì?Tại sao các Sứ Đồ đặt tay trên bảy người đó?Những “Người Tự Do” là ai?

NGHIÊN CỨU KINH THÁNH “Các nhà lãnh đạo Hội Thánh có một chức vụ phải thi hành … họ cũng có một bổn phận phải chia sẻ nó” (tr.60).Bằng cách hay những cách nào mà mỗi người sau đây chia sẻ chức vụ của họ theo những phân đoạn Kinh Thánh đã ghi?(a) Các Sứ Đồ (Cong Cv 6:2-6) (b) Môi-se (XuXh 18:13-26)(c) Đức Chúa Giê-xu (GiGa 6:5-13) (d) Phao-lô (Phi Pl 2:19-27)“Lời họ tố cáo Ê-tiên giống như lời các thầy tế lễ cả tố cáo Đức Chúa Giê-xu” (tr.62).Hãy đọc những phân đoạn sau đây cùng với Công Vụ 6:14;, và cho biết trong mỗi trường hợp chúng hổ trợ cho lời tuyên bố trên đến mức nào?(a) Mac Mc 7:1-7 (b) Mat Mt 15:3-6Hãy đọc Cong Cv 6:15 cùng với XuXh 34:29-30 và Mat Mt 17:2.(a) Hãy đề nghị một lý do cho mỗi trường hợp tại sao sự kiện bất thường đó diễn ra.(b) Nếu bạn đã từng thấy mặt ai “chiếu sáng” như vậy, hãy mô tả điều đã xảy ra và đề nghị một lý do cho nó.

THẢO LUẬN VÀ ÁP DỤNG “Từ Cong Cv 6:1-9:31 Lu-ca viết về một giai đoạn mới trong cuộc sống của Hội Thánh” (tr.58).Những sự kiện nào và những sự thay đổi nào (nếu có) đang diễn ra trong cuộc sống của Hội Thánh bạn dẫn bạn đến chỗ tin rằng Hội Thánh mình đang trải qua một “giai đoạn mới”?“Đôi khi các Cơ Đốc Nhân cảm thấy rằng việc bày tỏ sự bất đồng nghiêm trọng với các Cơ Đốc Nhân khác là điều đúng và cần thiết” (tr.59).(a) Xin đưa ra một ví dụ về một sự bất đồng nghiêm trọng giữa vòng các Cơ Đốc Nhân mà bạn chứng kiến hoặc trải qua.(b) Xin cho biết bạn thấy điều đó có đúng và cần thiết không, hoặc điều đó có thể đã tránh được không, xin cho biết lý do của bạn.

Page 72: Huong dan hoc cong vu cac xu do

(c) Kết quả của sự bất đồng đó là gì?“Các Cơ Đốc Nhân đối xử tới mức nào đối với các quả phụ ngày nay?” (tr.59).(a) Bạn có ý kiến như thế nào?(b) Hãy hỏi bất kỳ quả phụ nào mà bạn biết rõ, và là người đã chịu cảnh góa bụa nầy một thời gian rồi, họ có cảm nghĩ như thế nào về tình trạng quả phụ.“Hai cách mà theo đó Hội Thánh thực thi công tác của mình…:(1) Giảng dạy và cầu nguyện; (b) Chăm sóc thực tiễn cho những người nghèo thiếu” (tr.60).(a) Hội chúng của bạn có coi cả hai phương cách nầy quan trọng như nhau không? Trưng dẫn ví dụ để giải thích cho câu trả lời của bạn.(b) Nếu không, hội chúng của bạn coi điều nào quan trọng hơn? (Trưng dẫn ví dụ). Tại sao hội chúng đó làm như thế?

Bài Giảng Của Ê-TiênVà Sự Chết Của Người

7:1-8:1a

BỐ CỤC

7:1-43 Phần đầu trong bài giảng của Ê-Tiên, về những nhà giải phóng mà Đức Chúa Trời đã sai đến để giải cứu người Do Thái: Áp-ra-ham (cc.2-8); Giô-sép (cc.9-16); Môi-se (cc.17-43).7:44-50 Phần thứ hai: về Đền Thờ.7:51-53 Phần thứ ba, lặp lại vắn tắt những gì Ê-Tiên trình bày trong phần 1, nhưng đồng thời cũng tuyên bố sự phán xử trên những người nghe.7:54-8:1a Lời cầu nguyện của Ê-Tiên và sự chết của người được Sau-lơ theo dõi.

GIẢI NGHĨA

BÀI GIẢNG Trong bài giảng nầy Ê-Tiên không trực tiếp tự bào chữa chống lại những kẻ tố cáo. Họ tố cáo ông nói rằng Đức Chúa Giê-xu khước từ Luật Pháp (6:13-14) và tố cáo ông muốn phá hủy Đền Thờ (6:14). Thay vì tự bào chữa ông tố cáo những người tố cáo mình, nói rằng (1) Tổ phụ của họ luôn luôn khước từ những nhà giải cứu được Đức Chúa Trời sai đến và vì vậy đã khước từ Đức Chúa Trời (cc.2-43, 51-53). (2) Theo họ thì dường như Đức Chúa Trời chỉ hiện diện tại một chỗ mà thôi, nghĩa là, Đền Thờ (cc.44-50).Tại sao Ê-tiên chống đối họ theo cách nầy? Bởi vì, là một người Hê-lê-nit (xem chú thích ở 6:1), ông nhận thấy, khi hầu hết các Cơ Đốc Nhân không

Page 73: Huong dan hoc cong vu cac xu do

nhận thấy, rằng phải có một sự ly khai giữa các môn đồ của Đức Chúa Giê-xu với những người cứ giữ theo những lề thói cũ. Khi ông quyết định tuyên bố điều nầy một cách công khai, ông hẳn đã biết rằng mình sẽ bị giết.Lu-ca dành nguyên một chương cho bài giảng nầy, bởi vì nó trình bày rõ ràng sứ điệp chính yếu của sách Công Vụ. Như chúng ta thấy trong phần Dẫn Nhập, sứ điệp nầy là Phúc Âm không chỉ dành riêng cho người Do Thái, và Đức Thánh Linh đang cảm động các môn đồ của Đức Chúa Giê-xu đem Phúc Âm đến cho những người không phải Do Thái, dầu cho công tác nầy có khó khăn đến đâu đi nữa.Lu-ca không hiện diện tại bài giảng nầy, và không có bằng chứng nào cho thấy rằng đã có ai ghi lại nó vào lúc ấy. Vì vậy Lu-ca không thể tường trình hết mọi lời Ê-tiên đã nói. Có lẽ ông chỉ ghi lại đây loại bài giảng mà Ê-tiên đã giảng, theo những lời tường thuật mà ông nhận được.

SỰ CHẾT CỦA Ê-TIÊN Vào cuối bài giảng của mình Ê-tiên nói (c.53) rằng ấy không phải là ông, mà chính những người đã tố cáo ông mới khước từ Luật Pháp. Chắc chắn chính vào lúc ấy mà bảy mươi mốt thành viên của Tòa Công Luận nhất trí phải xử tử ông. Vị chủ tịch của họ là Cai-phe, chính là vị thầy Tế Lễ Thượng Phẩm đã kết án Đức Chúa Giê-xu trước đó không lâu. Nhưng Lu-ca không ghi rõ điều họ đã làm. Theo luật Lamã họ có thể lên án tử hình Ê-tiên nếu họ được phép của quan Tổng Đốc. Nhưng vị Tổng Đốc nầy lại ở xa tận Sê-sa-rê vào lúc ấy, vì vậy có một sự trì hoãn. Có lẽ là trong thời gian trì hoãn nầy mà những người trong đám đông đã ném Ê-tiên xuống một hố sâu bên ngoài tường thành và giết chết ông bằng cách ném đá. Các câu 55-60 không chỉ mô tả sự chết của Ê-tiên, mà còn mô tả cách ông chết: khải tượng của ông (cc. 55-56), lời cầu nguyện phó thác của ông cho Đức Chúa Giê-xu (c.59), và lời cầu nguyện tha thứ của ông (c.60a).

CHÚ THÍCH 7:2: Đức Chúa Trời vinh hiển đã hiện ra cùng tổ phụ chúng ta là Áp-ra-ham, khi người còn ở tại Mê-sô-bô-ta-mi. Trong bài giảng của mình Ê-tiên chủ yếu nhắc nhở các thính giả Do Thái câu chuyện các tổ phụ của họ, bắt đầu với Áp-ra-ham. Mục đích của ông là để chứng tỏ rằng câu chuyện đó chưa hoàn tất trừ phi nó bao gồm sự đến của Đức Chúa Giê-xu với tư cách là Đấng Mê-si-a.Ê-tiên nhắc đến Áp-ra-ham vì ông là “tổ phụ” của mọi người Do Thái, và cũng vì một lý do khác nữa: Áp-ra-ham sẳn lòng bước vào một cuộc sống mới theo sự kêu gọi của Đức Chúa Trời. Ông ra khỏi đất của người Canh-đê (c.4). Sự vâng phục Đức Chúa Trời quan trọng hơn việc sống tại chỗ quen thuộc. Ê-tiên công bố rằng các thính giả của ông cũng nên bước vào một giai

Page 74: Huong dan hoc cong vu cac xu do

đoạn mới của cuộc sống và không còn xem xét Luật Pháp và Đền Thờ theo cách cũ nữa. 7:8: Áp-ra-ham … làm phép cắt bì cho (Y-sac) trong ngày thứ tám. Những quốc gia và bộ tộc có sử dụng phép cắt bì thì sử dụng nó cho nhiều mục đích khác nhau. Ở nhiều vùng của Phi Châu người ta làm phép cắt bì cho các thiếu niên và thiếu nữ như là một cách công nhận chúng có tư cách thành viên chính thức của bộ tộc. Giữa vòng người Do Thái thì bởi phép cắt bì một người được bước vào giao ước đặc biệt mà Đức Chúa Trời đã lập với Tuyển Dân của Ngài. Đức Chúa Giê-xu chịu cắt bì như mọi cậu bé khác vào ngày thứ tám (LuLc 2:21).Chịu cắt bì là điều khiến cho người Do Thái khác biệt với hầu hết các dân tộc khác. Đó là lý do vì sao một số Cơ Đốc Nhân Do Thái nói rằng Dân Ngoại nên vâng giữ đúng luật lệ đó khi họ chịu bap-têm. Nhưng sau giáo hội nghị tại Giê-ru-sa-lem (ch.15) họ không còn ràng buộc luật lệ đó nữa.Phao-lô dạy rằng việc cắt đi một điều gì đó ngăn trở Cơ Đốc Nhân đi theo Đấng Christ còn quan trọng hơn việc chịu cắt bì theo nghĩa đen (GaGl 6:15).7:9: Các tổ phụ ghen ghét Giô-sép, nên bán qua xứ Ê-díp-tô. Giô-sép bị anh em mình ghen ghét và bị biến thành một nô lệ, và dầu vậy Đức Chúa Trời lại dùng ông làm một vị giải cứu vĩ đại. Thật rõ ràng Đức Chúa Trời sử dụng những con người mà những người khác khinh miệt. Ê-tiên thấy Giô-sép như một loại minh họa hoặc “kiểu mẫu”, có cuộc đời định hướng về phía Đức Chúa Giê-xu. Giô-sép là một vị cứu tinh và Đức Chúa Giê-xu cũng vậy. Giô-sép bị từ khước và Đức Chúa Giê-xu cũng vậy. Kể từ thời của Ê-tiên nhiều nhà truyền giảng đã nói về các nhà lãnh đạo vĩ đại của người Hê-bơ-rơ theo cách nầy, chẳng hạn như một số người đã nói rằng đọc về họ giúp chúng ta hiểu biết về Đức Chúa Giê-xu, một số khác nói rằng chính Đức Chúa Trời khiến cho những điều nầy xảy ra cho họ để dạy về Đấng Mê-si-a sẽ đến là Đấng nào (cũng xem chú thích ở c.20).7:15-16: Gia-cốp … và (các) tổ phụ chúng ta … được đem về Si-chem, chôn nơi mộ mà Áp-ra-ham đã lấy bạc mua. Theo SaSt 50:13 thì Gia-cốp không được chôn tại Si-chem mà tại Mặc-bê-la, gần Hêp-rôn (là nơi các hướng dẫn viên ngày nay chỉ cho du khách mộ của ông). Theo 33:19 thì không phải Áp-ra-ham mà chính là Gia-cốp đã mua khu mộ tại Si-chem.Có những lời tuyên bố khác trong bài giảng của Ê-tiên không phù hợp với những lời tuyên bố trong Sáng Thế ký (cũng xem chú thích ở c.2). Đây có lẽ là bởi Lu-ca không nhận được một lời tường thuật chính xác của bài giảng. Hoặc có lẽ Ê-tiên sử dụng một bản dịch Sáng Thế ký khác biệt với bản dịch chúng ta có ngày nay. Nhưng một số độc giả cảm thấy bối rối bởi tất cả những điều nầy, và hỏi làm thế nào Kinh Thánh lại đáng tin hoặc “được linh cảm” khi nó chứa đựng

Page 75: Huong dan hoc cong vu cac xu do

những mâu thuẫn. Chúng ta cần chú ý rằng: (a) Kinh Thánh là kết quả của sự hành động của Đức Chúa Trời: Ngài linh cảm nó, nghĩa là Ngài ảnh hưởng trên tâm trí của những người viết ra nó; (b) Nó cũng là kết quả của hành động của những con người; (c) con người thỉnh thoảng cũng có lỗi lầm và không phải lúc nào họ cũng hoàn toàn nhất trí với nhau; (d) Đức Chúa Trời linh cảm những người đọc Kinh Thánh ngày nay, bao gồm cả những “mâu thuẫn” của nó, và Ngài dẫn dắt họ đến chỗ khám phá sứ điệp của Ngài từ nó. 7:20: Trong lúc đó Môi-se sinh ra. Giống như Áp-ra-ham, Môi-se dẫn dắt dân sự ra khỏi chỗ họ đã biết và quen thuộc (Ai-cập) vào chỗ chưa biết (c.36). Giống như Giô-sép, ông bị chính dân mình khước từ (cc.23-29 và c.39).7:37: Môi-se … nói … Đức Chúa Trời sẽ dấy lên … một đấng tiên tri giống như ta”. Ê-tiên trưng dẫn Môi-se (PhuDnl 18:15) bởi vì ông thấy Đức Chúa Giê-xu chính là “Đấng tiên tri” đó. Đức Chúa Trời sai Ngài đến để giải phóng dân sự của Ngài và dẫn dắt họ vào một thời đại mới, giống như Ngài đã sai Môi-se đến để dẫn dắt dân sự ông vào đất hứa (xem LuLc 24:19 và chú thích ở Cong Cv 15:32, “tiên tri”).7:38: Thiên sứ phán cùng người trên núi Si-na-i … và người nhận lấy lời sự sống đặng trao lại cho chúng ta. “Lời sự sống” hoặc “sứ điệp” đó là Luật Pháp. Ê-tiên bị tố cáo khinh dễ Luật Pháp, nhưng ở đây ông tôn tặng nó vinh dự lớn lao, mô tả nó như là một món quà “sống” từ Đức Chúa Trời, nghĩa là dẫn con người đến sự đầy trọn của sự sống. Xem Phụ Chú, Luật Pháp, tr. 72.7:41: Trong những ngày đó họ đúc một tượng bò con. (xem XuXh 32:4). Các thành viên tòa Công Luận càng ngày càng trở nên giận dữ, khi họ nhận ra rằng, bằng việc nói đến con bò con vàng, Ê-tiên đang tố cáo họ biến Luật Pháp và Đền Thờ thành ra những hình tượng. Chúng ta biến sự vật thành hình tượng khi chúng ta dành cho nó sự tôn kính đáng thuộc về Đức Chúa Trời hằng sống. Các Cơ Đốc Nhân ngày nay đôi khi biến những hình thức thờ phượng hoặc các truyền thống giáo hội hoặc một nhà thờ hoặc thậm chí cả Kinh Thánh thành ra hình tượng. 7:42: Đức Chúa Trời bèn lìa bỏ họ, phú họ thờ lạy cơ binh trên trời. Điều nầy không có nghĩa là Đức Chúa Trời hình phạt họ bằng cách khiến họ làm điều sai trật mà thờ lạy mặt trời thay vì thờ lạy chính Ngài. Đức Chúa Trời không làm cho chúng ta phạm tội. Nhưng chúng ta có ý chí tự do, và Ngài để cho chúng ta đi theo con đường sai lầm nếu chúng ta cứ khăng khăng làm điều đó (xem RoRm 1:24-32).7:44: Đền tạm chứng cớ vốn ở giữa tổ phụ chúng ta trong đồng vắng. Ê-tiên bảo những người tố cáo ông rằng họ đã quên mất rằng Đền Tạm là một cái lều di chuyển được. Nó dành cho những người Y-sơ-ra-ên đang di chuyển

Page 76: Huong dan hoc cong vu cac xu do

khám phá được rằng Đức Chúa Trời hiện diện trong từng nơi mới mà họ đến. Họ biết phục vụ Đức Chúa Trời trong những hoàn cảnh mới bất cứ nơi nào họ đến. Hội Thánh Cơ Đốc cũng vậy, là một “Hội Thánh trong lều” (a tent Church), tức là nó dành cho những người có thể, giống như người Y-sơ-ra-ên, tìm thấy Đức Chúa Trời ở bất cứ chỗ nào. Trong những ngày đầu của Hội Thánh tại Ireland vị giám mục không có một thánh đường trung tâm nào. Ông đi từ hội chúng nầy đến hội chúng khác, như một biểu tượng về lẽ thật rằng Đức Chúa Trời không ở tại một chỗ nào. 7:47-48: Kế đó vua Sa-lô-môn cất cho Chúa một cái nhà. Nhưng Đấng Rất Cao chẳng ở trong nhà bởi tay người ta làm ra. Ê-tiên đưa ra sự tương phản giữa “lều tạm” và Đền Thờ, và nói rằng Sa-lô-môn đã tính sai khi xây dựng một Đền Thờ cố định. Bởi việc có một Đền Thờ thay vì một cái lều tổ phụ của họ đã phạm hai lỗi lầm. Thứ nhất, họ đã ngưng trông đợi những cơ hội mới, và do đó không sẳn sàng chấp nhận Đức Chúa Giê-xu khi Ngài đến. Và thứ hai, mặc dầu họ, giống như chính Sa-lô-môn (IVua 1V 8:27), biết rằng Đức Chúa Trời không thật sự ngự trong Đền Thờ, họ cứ cư xử dường như Chúa ngự tại đó. Họ quên rằng Ngài năng động và hiện diện bất cứ nơi nào dân sự sẳn lòng tìm kiếm Ngài. Làm thế nào các Cơ Đốc Nhân là những người sử dụng các thánh đường tránh được lỗi lầm mà người Do Thái phạm phải liên quan đến Đền Thờ? Hầu hết các Cơ Đốc Nhân (nhưng không phải tất cả) cần một tòa nhà để các thuộc viên có thể nhóm lại cùng thờ phượng Chúa với nhau mà không bị quấy rầy. Nhưng có những nguy cơ trong việc sử dụng một nhà thờ. Chẳng hạn, các thuộc viên có thể nghĩ rằng Đức Chúa Trời chỉ có thể được tìm thấy trong tòa nhà đó, và quên rằng Đức Chúa Trời là Chúa tể trên họ cả khi họ đang làm việc hoặc ở nhà hoặc ở tại một nước ngoài. Họ có thể biến thánh đường thành hình tượng, nghĩa là dâng cho nó sự tôn kính mà đáng lẽ phải dâng cho Đức Chúa Trời, và tiêu tốn quá nhiều tiền bạc vào tòa nhà đến nổi họ không còn gì nữa để đóng góp vào các nhu cầu của những Hội Thánh nghèo hơn hoặc những người nghèo. Hoặc họ có thể đem lại ấn tượng rằng các Cơ Đốc Nhân mong ước “giữ mình cho riêng mình” và loại trừ những người khác. Khi một Hội Thánh tại một làng ở Ấn Độ bị thiêu cháy và hội chúng phải thờ phượng ngoài trời một thời gian, họ thấy rằng nhiều dân làng khác cũng đến xem thử điều gì đang diễn ra, và cuối cùng lại gia nhập Hội Thánh và trở thành Cơ Đốc Nhân.7:52: Há có đấng tiên tri nào mà tổ phụ các ngươi chẳng bắt bớ ư? Ê-tiên đang nói: “Bởi việc bắt bớ các đấng tiên tri, như tổ phụ các ngươi đã làm, các ngươi đang chống cự lại Thánh Linh của Đức Chúa Trời là đấng linh cảm các đấng tiên tri. Các ngươi đã giết Vị Tiên tri Mê-si-a, giống như tổ phụ các ngươi đã ngược đãi những người đã nói tiên tri về sự đến của Ngài,

Page 77: Huong dan hoc cong vu cac xu do

sự đến của Đấng Công Bình”.Nhiều vị tiên tri (mặc dầu không phải tất cả) đã bị ngược đãi, và điều nầy không có gì đáng ngạc nhiên. Một phần lớn trong công tác của một tiên tri là chất vấn con đường mà dân sự đang theo, và kêu gọi họ thay đổi đường lối mình (xem Phụ Chú, Bách Hại, tr.48,49).7:53: Các ngươi … nhận luật pháp … nhưng không giữ lấy. Ê-tiên đang nói: “Các ngươi tố cáo ta không tôn trọng Luật Pháp. Nhưng chính các ngươi mới là người không tôn trọng luật pháp bởi vì các ngươi không vâng giữ luật pháp.” Sau đó những người tố cáo ông chắc chắn rằng Ê-tiên phải bị thủ tiêu (c.54).Ngày nay từ ngữ “luật pháp” thường được dùng để nói đến những qui tắc mà chính quyền buộc các công dân phải tuân theo. Nhưng đối với người Do Thái “Luật Pháp” có nghĩa là sự hướng dẫn mà Đức Chúa Trời ban cho họ qua những vị lãnh tụ vĩ đại của quá khứ (xem Phụ Chú, Luật Pháp, tr.72).

(Ghi chú dưới bức tranh ở tr.69:“Một phần lớn trong công tác của một tiên tri là chất vấn con đường mà dân sự đang theo, và kêu gọi họ thay đổi đường lối mình” (tr.68).Tiến Sĩ Fritz Schumacher là một vị tiên tri vĩ đại của thế kỷ 20. Ông là một người canh giữ (watchman), ông đưa ra lời cảnh báo rằng nếu các quốc gia cứ ưu tiên cho việc tranh giành quyền lực và lợi tức, tận dụng hết dầu lửa, đất đai và rừng trong các dự án thương mại lớn, thì sẽ không còn có tương lai cho nhân loại nữa. Trong quyển sách Small Is Beautiful ông trình bày rằng chúng ta tồn tại được chỉ khi nào chúng ta tìm được sự bình an với chính mình, bình an với nhau, và bình an với thiên nhiên Chúa ban.)

7:56: Ta thấy các từng trời mở ra, và Con Người đứng bên hữu Đức Chúa Trời. Ta thấy. Ê-tiên có thể mô tả điều ông thấy trong khải tượng của mình. Có lẽ một người nào đó đã nghe ông nói và kể lại cho Lu-ca (xem chú thích ở Cong Cv 16:9, khải tượng). Lu-ca đã giải nghĩa nó trong c.55. Các từng trời mở ra . Con đường được mở ra để Ê-tiên có thể bước vào trong sự hiện diện vinh hiển của Đức Chúa Trời.Con Người . Đức Chúa Giê-xu gọi chính Ngài bằng danh hiệu nầy, theo các sách Phúc Âm. Nhưng đó là một danh hiệu xưa cũ đến từ một khải tượng của Đa-ni-ên (DaDn 7:13-14): “Ta thấy… có một người giống như con người đến … Người được ban cho quyền thế … hết thảy các dân, các nước, các thứ tiếng đều hầu việc người.” Nếu Ê-tiên nhớ phân đoạn nầy trong trí, thì bây giờ ông đang nhìn xem Đức Chúa Giê-xu với tư cách là Đấng Cứu Thế không chỉ cho người Do Thái, mà cho “ mọi dân tộc”.Ở bên hữu Đức Chúa Trời . Đức Chúa Giê-xu đã bị lên án tử hình bởi vì

Page 78: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Ngài nói rằng Ngài sẽ ngồi “bên hữu quyền phép” (Mac Mc 14:62). Bây giờ Ê-tiên cho biết ông thấy trong khải tượng của mình rằng điều nầy là thật, và rằng Đức Chúa Giê-xu thật sự chia sẻ sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Như họ đã giết Đức Chúa Giê-xu vì tội lộng ngôn, thì họ cũng giết Ê-tiên vì chính lý do đó.7:58a: Họ ném đá người. Vì đó Ê-tiên trở thành nhà “tuận đạo” đầu tiên. Từ “tuận đạo” có nghĩa là một chứng nhân. Các Cơ Đốc Nhân làm chứng bằng lời nói và hành động cho lẽ thật của Phúc Âm (xem chú thích ở Cong Cv 1:8). Nhưng thông thường thì Hội Thánh dùng từ “tuận đạo” để mô tả những người, giống như Ê-tiên, bày tỏ lời chứng bằng cách từ bỏ mạng sống của họ. Sự tự hi sinh của họ đã dẫn đến sự tăng trưởng của Hội Thánh. Tertullian (thế kỷ 3 SC) nói: “Các ông càng cắt đứt chúng tôi bao nhiêu, chúng tôi sẽ càng phát triển bấy nhiêu”.Nhiều Cơ Đốc Nhân chịu tuận đạo bởi nhà nước, chẳng hạn như Polycarp ở Smyrna vào 155 SC bởi ông không chịu ném hương vào một ngọn lửa để chứng tỏ hoàng đế Lamã là thần thánh; Giáo Phụ Popieluszko ở Ba-lan bị giết chết năm 1985 bởi ông dạy rằng các thuộc viên của Hội Thánh ông đang sống dưới một chính quyền cộng sản phải được tự do thờ phượng và phát biểu nhơn danh Đức Chúa Giê-xu. Nhiều người đã chịu tuận đạo bởi các Cơ Đốc hữu, chẳng hạn tín đồ Công Giáo Lamã như Thomas More chịu tuận đạo bởi những người Tin Lành vào năm 1535, tín đồ Tin Lành như Tổng Giám Mục Cranmer chịu tuận đạo bởi người người Công Giáo Lamã năm 1556. Nhiều người, như Ê-tiên, đã làm chứng cho Phúc Âm bằng những điều họ nói vào lúc chết, chẳng hạn như Fung Mei Ts’en bị giết bởi những người cộng sản tại Trung Hoa năm 1930, nói rằng: “Tôi cảm thấy lòng mình hết sức bình an”; Max Metzger, bị giết bởi quân phát-xit tại Đức năm 1944, nói: “Tôi đã dâng hiến cuộc đời mình cho hòa bình thế giới”; Miguel Pro, một linh mục trẻ dòng Jesuit bị bắn bởi lực lượng chống cộng tại Mexico năm 1980, hô lớn: “Đấng Christ là vua muôn năm!”.Chú thích : Chúng ta cần phân biệt giữa những vị tuận đạo như những người được đề cập ở trên và (a) những Cơ Đốc Nhân muốn chịu tuận đạo vì những lý do sai lầm, chẳng hạn như để lôi kéo sự chú ý về mình, hoặc bởi vì họ bướng bỉnh, hoặc để nhận được sự sống đời đời càng sớm càng tốt; (b) những người không phải là Cơ Đốc Nhân đã bày tỏ sự can đảm lớn lao khi từ bỏ mạng sống để làm chứng cho một sự thật mà họ hết lòng tin tưởng, chẳng hạn như “những phi đội cảm tử” Nhật Bản trong Thế Chiến II.7:58b: Các kẻ làm chứng lấy áo xống mình để nơi chơn một người trẻ tuổi kia tên là Saulơ. Những kẻ ném đá Ê-tiên cỡi áo dài ra mới ném đá được. Nhưng Saulơ hổ trợ công việc đó (8:1a) bởi vì bài giảng của Ê-tiên dường

Page 79: Huong dan hoc cong vu cac xu do

như là lời lộng ngôn đối với ông. Nhưng bởi có mặt tại đó, Saulơ nghe được lời cầu nguyện của Ê-tiên, và có thể lắm ông bắt đầu thay đổi tâm trí từ lúc đó trở đi và tự hỏi những câu như “Điều gì đã khiến Ê-tiên có thể cầu nguyện được như vậy?” “Có thể nào Jesus thật đúng là Đấng như Ê-tiên đã tin không?” (“Saulơ” nầy, dĩ nhiên, là Phao-lô. Xem chú thích ở 9:4).7:59: Lạy Đức Chúa Giê-xu, xin tiếp lấy linh hồn tôi. Ê-tiên có thể cầu nguyện vào chính lúc ông bị đau đớn cực độ, bị nghiền nát cho đến chết bởi những cục đá ném xuống. Đức Chúa Giê-xu cũng đã cầu nguyện lúc bị đóng đinh: “Lạy Cha, con xin giao linh hồn con trong tay Cha” (LuLc 23:46).Từ điều nầy chúng ta có thể khám phá được gì về sự cầu nguyện? (a) Rằng nếu trong quá khứ chúng ta đã thiết lập được mối liên hệ với Đức Chúa Trời, thì chúng ta có thể cầu nguyện khi chúng ta gặp rắc rối kinh khủng; (b) rằng mọi lời cầu nguyện là lời cầu nguyện đầu phục, “Lạy Chúa, xin tiếp lấy!”; chúng ta không bảo Đức Chúa Trời điều phải làm: chúng ta xin Ngài “tiếp nhận” chính mình và những người khác mà chúng ta cầu thay cho; (c) rằng vào lúc chết lời cầu nguyện chủ yếu là một lời cầu nguyện của sự tin cậy, giao phó linh hồn mình trong tay Đức Chúa Trời, biết rằng Ngài sẽ yêu thương chúng ta sau khi chết cũng chắc chắn như Ngài yêu thương chúng ta bây giờ.7:60: Người quì xuống, kêu lớn tiếng rằng: “Lạy Chúa, xin đừng đổ tội nầy cho họ”. Có thể lắm rằng Ê-tiên quì xuống trong sự vâng phục ý chỉ của Đức Chúa Trời. Nhưng người Do Thái đứng mà cầu nguyện, vì vậy có lẽ Ê-tiên quỳ sụm xuống do bị ném đá. Dĩ nhiên, chúng ta có thể cầu nguyện trong bất cứ vị trí nào.Bằng cách xin Chúa tha thứ cho những kẻ làm tổn thương mình, Ê-tiên đang noi theo gương Đức Chúa Giê-xu: “Lạy Cha, xin tha tội cho họ…” (23:34). Có lẽ đó là điều khó khăn nhất ông đã từng làm trong cuộc đời mình. Làm thế nào chúng ta có thể học biết tha thứ cho người khác? (1) bằng cách chịu rắc rối để tha thứ cho nhiều sự tổn thương nho nhỏ mà chúng ta trải qua, để khi gặp tổn thương nặng nề chúng ta biết cách làm điều đó; (2) bằng cách yêu thương những người đã làm điều tổn thương trong khi ghét điều họ đã làm; (3) bằng cách nhận ra rằng chính chúng ta cần phải được tha thứ; (4) bằng cách thưa với chính Chúa khi dường như quá khó không thể tha thứ cho một người nào đó. Một người phụ nữ có người chồng đã rời bỏ mình để sống với một phụ nữ khác trẻ hơn đã nói: “Thọat tiên tôi giận dữ đến nỗi tôi không muốn tha thứ cho ông ta. Rồi sau đó tôi muốn, nhưng tôi không thể làm điều đó. Sau nầy tôi nói một lời cầu nguyện: “Xin Chúa giúp con bởi vì tự con không thể làm được điều đó.” Sau một thời gian tôi cầu nguyện: “Lạy Chúa, con thấy rằng Chúa có thể tha thứ cho ông ấy giống như Đức Chúa

Page 80: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Giê-xu đã tha thứ những kẻ giết Ngài.” Cuối cùng tôi nói: “Lạy Chúa, cùng với Ngài, con có thể bắt đầu tha thứ cho ông ấy.””

PHỤ CHÚ : LUẬT PHÁP Đối với người Do Thái, “Luật pháp” có nghĩa là ý chỉ của Đức Chúa Trời, lời dạy dỗ mà Ngài ban cho qua các thầy tế lễ và các tiên tri (xem XuXh 24:12; RoRm 13:8). Đó không phải là một gánh nặng mà là một ánh sáng và một bảng chỉ đường mà người Do Thái rất biết ơn.Sau cuộc lưu đày (586TC) “Luật pháp” có nghĩa là Ngũ Kinh, năm sách đầu của Kinh Thánh, và đây là ý nghĩa của nó trong hầu hết các sách của Kinh Thánh (Thi Tv 119:1-176; GiGa 1:45). Trong Tân Ước “Luật pháp” đôi khi có nghĩa là toàn bộ Cựu Ước, chẳng hạn trong RoRm 3:19.Người Do Thái tôn kính Ngũ Kinh đến mức dường như đó chính là Đức Chúa Trời, và vì vậy bị cám dỗ biến nó thành một thứ thần tượng. Ê-tiên, trong bài giảng của mình, tố cáo người nghe đang làm điều nầy. Ông tôn kính Luật pháp nhưng ông tin rằng luật pháp không được hoàn tất cho đến khi Đức Chúa Giê-xu đến làm cho nó được hoàn thiện và giải nghĩa nó (so sánh Mat Mt 5:17).Đối với Phao-lô, cũng như đối với Ê-tiên, Luật pháp rất quan trọng, nhưng đó là một sự chuẩn bị cho Đức Chúa Giê-xu (GaGl 3:24). Ông thấy nhiều Cơ Đốc Nhân Do Thái nghĩ rằng bởi hết sức cố gắng họ có thể giữ được Luật pháp và nhờ đó có thể dành được sự chấp thuận của Đức Chúa Trời. Ông gọi điều nầy là “sống theo Luật pháp” (RoRm 3:28), và thêm rằng đó là một nổ lực vô ích bởi vì không có ai giữ trọn được Luật pháp. Các Cơ Đốc Nhân thay vào đó phải phó thác chính mình cho sự tha thứ của Đức Chúa Trời, và xin được chấp nhận bởi vì Đức Chúa Giê-xu đã khiến cho điều đó khả thi. Ông gọi điều nầy là “sống theo Thánh Linh” hoặc “bởi đức tin” (3:30).

ĐỀ NGHỊ NGHIÊN CỨU ÔN LẠI NỘI DUNG Hai lời tố cáo chính mà Ê-tiên dùng để chống lại những người xét xử ông là gì? Hãy trưng dẫn lời trong bài giảng của ông.(a) Ê-tiên đề cập đến những nhà lãnh đạo Hê-bơ-rơ vĩ đại nào?(b) Ông kể lại những câu chuyện của họ để làm gì?(c) Theo lời Ê-tiên ai trong số họ bị dân sự của mình khước từ?(a) “Đền tạm chứng cớ” là gì (Cong Cv 7:44)?(b) Ê-tiên đề cập đến nó để làm gì?Ê-tiên thấy gì trong khải tượng của mình (7:55-56)?Ông đã cầu nguyện điều gì khi ông hấp hối?

Page 81: Huong dan hoc cong vu cac xu do

NGHIÊN CỨU KINH THÁNH “Đức Chúa Trời ban cho … giao ước về phép cắt bì” (7:8). Tất cả những phân đoạn sau đây đều nói đến “phép cắt bì”. Xin cho biết trong mỗi trường hợp tác giả nói đến (i) sự cắt bì về thể lý hay là (ii) một thái độ của tâm linh.(a) SaSt 17:14 (b) Gie Gr 4:4 (c) LuLc 1:59(d) RoRm 2:29 (e) Phi Pl 3:3 (f) 3:5“Phép cắt bì ở trong lòng” nghĩa là gì?Những phân đoạn sau đây nói đến sự bách hại “các đấng tiên tri” (xem c. 52). Cho biết trong mỗi trường hợp, bất cứ chỗ nào có thể, ai là đấng tiên tri và ai là người bách hại vị tiên tri đó.(a) IVua 1V 19:10-14 (b) IISu 2Sb 24:20-21(c) Gie Gr 26:20 (d) 32:1-3Trong Kinh Thánh từ “Luật pháp” có nhiều nghĩa khác nhau. Nghĩa nào trong bốn nghĩa chính được ghi trong Phụ Chú: Luật pháp, được dùng cho từ nằm trong mỗi phân đoạn sau đây?(a) Gios Gs 8:31 (b) EsIs 5:24b (c) Mat Mt 5:17 (d) RoRm 6:14 (e) GaGl 3:24 (f) Phi Pl 3:9

THẢO LUẬN VÀ ÁP DỤNG “Có những lời tuyên bố trong bài giảng của Ê-tiên không phù hợp với những lời tuyên bố trong Sáng Thế ký” (chú thích ở Cong Cv 7:15-16, và xem Sáng Thế ký đoạn 33 và 50).(a) Đưa ra một ví dụ.(b) Bạn trả lời thế nào với những người nói rằng bởi vì có những sự “không phù hợp” như thế nên đọc Kinh Thánh cũng vô ích mà thôi?Các Cơ Đốc Nhân nên giống như “lều tạm” hay Đền Tạm của người Y-sơ-ra-ên hơn là Đền Thờ (xem tr.68). Bằng những cách nào mà một hội chúng cho thấy rằng nó giống như (a) căn lều; (b) Đền Thờ? Cho ví dụ.Chúng ta có thể học được những bài học chính yếu nào về sự cầu nguyện khi nghiên cứu lời cầu nguyện của Ê-tiên trong cc. 59 và 60?Tại sao Ê-tiên chọn chịu tuận đạo hơn là cứu mạng sống mình?Hãy tìm ra tất cả những gì bạn có thể tìm được về một trong các Cơ Đốc Nhân chịu tuận đạo trong những ngày đầu tiên của Hội Thánh, và một người tuận đạo trong những thời hiện đại.Hãy viết xuống điều (theo ý bạn) Phao-lô nói với bạn bè ông giữa vòng người Pha-ri-si sau việc ném đá.

Sự Bách Hại Dẫn Đến Công Cuộc Truyền Giáo Tại Sa-ma-ri

Cong Cv 8:1b-25

Page 82: Huong dan hoc cong vu cac xu do

BỐ CỤC

8:1b-3 Sự bách hại các Cơ Đốc Nhân tại Giê-ru-sa-lem.8:4-13: Phi-lip truyền giảng, chữa lành và làm báp-têm tại Sa-ma-ri.8:14-17 Phi-e-rơ và Giăng thăm viếng Sa-ma-ri.8:18-24 Câu chuyện của thuật sĩ Si-môn.8:25 Phi-e-rơ và Giăng truyền giảng tại Sa-ma-ri.

GIẢI NGHĨA

GIAI ĐOẠN KẾ TIẾP

Trong các chương 6 và 7, Lu-ca mô tả một số Cơ Đốc Nhân bắt đầu có hướng suy nghĩ đến việc có lẽ họ nên đem Phúc Âm vượt quá quốc gia Do Thái. Trong chương 8 chúng ta thấy giai đoạn tiếp theo. Phi-lip, và sau đó là hai Sứ Đồ, đi những bước đáng ngạc nhiên trong việc tiếp nhận người Sa-ma-ri vào trong Hội Thánh.

NGƯỜI SA-MA-RI Người Sa-ma-ri không phải là người Do Thái cũng không phải là Dân Ngoại, nhưng người Do Thái khinh miệt họ hơn khinh miệt Dân Ngoại, và tránh khỏi họ càng xa càng tốt (GiGa 4:9). Việc nầy có lý do như sau: (a) Khi người Do Thái bị đưa đi làm phu tù (586 TC), một số những người được để lại phía sau đã cưới hỏi với người không phải Do Thái và sau đó không còn là người Do Thái thuần chủng nữa; (b) Về sau họ xây đền thờ riêng trên núi Ga-ri-xim, khoảng 50km về phía bắc Giê-ru-sa-lem, tại Sa-ma-ri; (c) khi cuộc lưu đày kết thúc, những người Sa-ma-ri nầy cho rằng, trong suốt thời gian lưu đày tại Ba-by-lôn, người Do Thái không còn tuân giữ việc giải nghĩa luật pháp theo truyền thống nữa. Họ tin (và 200 người Sa-ma-ri sống gần Nablus vẫn còn tin) rằng, họ, chứ không phải người Do Thái, mới là hậu tự chân chính của Áp-ra-ham.Trong quan điểm phân biệt nầy giữa người Do Thái với người Sa-ma-ri thì các sự kiện được Lu-ca ghi lại rất nổi bật và rất quan trọng.

SỰ BÁCH HẠI Thật tình mà nói thì hoạt động truyền giáo của các Cơ Đốc Nhân bắt nguồn từ sự bách hại. Khi sự bách hại diễn ra thì chắc chắn các Cơ Đốc Nhân thấy đó là một tai họa. Nhưng những người đã thoát khỏi Giê-ru-sa-lem và di chuyển đến những khu vực mới đã chia sẻ Phúc Âm cho những người ở trong những khu vực đó. Như Phao-lô viết thư từ trong tù (Phi Pl 1:12) “điều xảy đến cho tôi đã giúp thêm cho sự tấn tới của đạo Tin Lành.” Nó giống

Page 83: Huong dan hoc cong vu cac xu do

như một vỏ bọc hạt giống bị mở tung ra bởi sức nóng của mặt trời và các hạt giống văng ra và châm rễ cách xa cây mẹ.

CHÚ THÍCH

8:1b: Trừ ra các Sứ Đồ, còn hết thảy tín đồ đều phải chạy tan lạc. Tan lạc . Người Do Thái đã phải bị tan lạc vào nhiều miền khác nhau của Đế Quốc Lamã, hoặc là bởi sự bắt bớ hoặc là bởi buôn bán, và họ gọi đây là “sự tản lạc” (Dispersion). Câu nầy nói đến sự tản lạc của Cơ Đốc Nhân vì cớ sự bách hại. Một ví dụ về “ sự tản lạc” ngày nay là một số lớn các Cơ Đốc Nhân gốc Ấn Độ và Pakistan đang sống tại các nước vùng vịnh (Gulf States), và là một lời chứng quan trọng cho Phúc Âm tại đó.Trừ ra các Sứ Đồ . Tại sao các Sứ Đồ không chịu bách hại? Hoặc là bởi vì họ đi ẩn náu để cho những người đã từng ở với Đức Chúa Giê-xu vẫn cứ còn sống để làm chứng cho Ngài, hoặc bởi vì sự dạy dỗ của họ có tính chất truyền thống hơn sự dạy dỗ của người Hê-lê-nit, và bởi vậy những người bách hại Do Thái không e sợ họ.8:2: Mấy người tin kính chôn xác Ê-tiên. Họ can đảm chôn cất Ê-tiên bởi vì, để bày tỏ rằng họ là bạn hữu của ông, họ liều mình cùng chịu bắt bớ với ông. Tương tự như vậy Giô-sép ở A-ri-ma-thê và Ni-cô-đem đã rất can đảm chứng kiến Đức Chúa Giê-xu được an táng với đầy đủ nghi thức trang trọng (GiGa 19:38-40). Ở nhiều nước ngày nay việc tham dự lễ tang của những người bị cảnh sát nhà nước giết chết là nguy hiểm.8:3: Sau-lơ làm tàn hại Hội Thánh. Đây là sự bách hại mà Phao-lô kể lại sau nầy trong cuộc đời mình (xem Cong Cv 26:10-11). Từ Hi-lạp ở đây được dịch là “làm tàn hại” thật sự có nghĩa là “xé ra từng mảnh”, như một con báo hoặc một con chó rừng xé xác một con linh dương vậy.8:5: Phi-lip xuống trong thành Sa-ma-ri mà giảng về Đấng Christ tại đó. Phi-lip nầy không phải là vị Sứ Đồ, mà là Phi-lip một trong bảy nhà hoạt động xã hội. Bảy người nầy dều là người Do Thái nói tiếng Hi-lạp, tức là người Hê-lê-nit (xem chú thích ở 6:1a). Phi-lip, là một người Hê-lê-nit, sẳn lòng hơn nhiều so với một người Do Thái nói tiếng A-ram trong việc chia sẻ Phúc Âm cho những người không phải là Do Thái.Vùng “Sa-ma-ri” ông đi đến là một quận (district), chứ không phải là một thị xã (town), và ông viếng thăm một trong các thị xã trong vùng đó.Mặc dầu người Sa-ma-ri thường không giao thiệp với người Do Thái, họ, giống như người Do Thái, đang trông đợi Đấng Mê-si-a hiện đến (xem GiGa 4:25-29). Vì vậy Phi-lip “giảng về Đấng Christ”, nghĩa là, ông nói: “Đấng Mê-si-a (Đấng Christ) đã đến rồi!”8:6: Họ nghe người giảng và thấy các phép lạ người làm. Lu-ca chú ý ba điều Phi-lip làm: (1) ông giảng Phúc Âm cho người Sa-ma-ri (c.5). (2) ông

Page 84: Huong dan hoc cong vu cac xu do

bày tỏ rằng ông quan tâm đến sức khỏe của họ, cả về thể xác lẫn tâm hồn (cc.6,7). (3) Ông đem lại cho họ sự vui mừng (c.8).Các thuộc viên của một hội chúng ngày nay tổ chức một tháng “truyền giảng” đặc biệt trong vùng của họ và chọn ba cụm từ nầy để mô tả các mục tiêu của họ.8:9: Si-môn làm nghề phù phép. Xem chú thích ở Cong Cv 19:11, “phù phép”.Có khá nhiều thuật sĩ trong Đế Quốc Lamã vào thời bấy giờ. Lý do là người ta đang mất dần đức tin nơi các tôn giáo truyền thống, như là sự thờ phượng các thần và nữ thần Hi-lạp. Họ đang tìm kiếm những phương cách khác để có thể liên lạc với những quyền lực vô hình. Ngày nay điều nầy đang diễn ra tại nhiều nước là nơi các Cơ Đốc Nhân thất bại trong việc chia sẻ Phúc Âm cách hiệu quả, và do đó ngày càng có nhiều người đặt đức tin mình nơi phù phép và bùa chú. Họ đặt một lời rủa sả trên một vị lãnh tụ chính trị mà họ chống đối, hoặc làm một bức tượng bằng sáp của người đó rồi châm kim vào. Họ cầu vấn các thầy phù thủy và thầy bói đủ hạng, và “các đồng bóng” là những người tuyên bố có thể liên hệ được với người chết, và họ đọc các mục “tử vi” trong báo chí “tiên đoán” tương lai của mỗi người theo sự di chuyển của các vì sao.Phi-lip rao giảng trong thành phố nơi Si-môn từng hành nghề phù phép “đã lâu”, và ở đó họ gọi ông là “quyền phép của Đức Chúa Trời” (tức là quyền phép lớn như thường gọi, c.10). Phi-lip không tranh cãi với Si-môn, ông cũng không nói rằng Si-môn không thể làm phù phép. Điều ông đã làm là công bố Quyền năng thật đến qua Đức Chúa Giê-xu. Đến cuối cùng người ta xây bỏ Si-môn và chịu baptêm, kể cả chính Si-môn. Hãy so sánh phương cách Môi-se và A-rôn đối đầu với các thuật sĩ Ai-cập (XuXh 7:11-12).8:12: Khi chúng đã tin Phi-lip, là người rao giảng Tin Lành của nước Đức Chúa Trời và danh Đức Chúa Giê-xu Christ cho mình, thì cả đờn ông đờn bà đều chịu phép bap-têm. 1. Các Cơ Đốc Nhân phải cho thấy rằng họ tin Đức Chúa Giê-xu là “Chúa” trước khi họ có thể chịu phép bap-têm (xem Phụ Chú, phép Bap-têm, tr. 78,79).2. Lời giảng của Phi-lip là về “nước Đức Chúa Trời” và về “danh Đức Chúa Giê-xu”. (a) Nước Đức Chúa Trời là điều Đức Chúa Giê-xu rao giảng (chẳng hạn LuLc 4:43). (b) Danh (hoặc bản tánh) của Đức Chúa Giê-xu là điều các môn đồ Ngài rao giảng (chẳng hạn Cong Cv 4:10, 17). Các nhà truyền giảng Cơ Đốc cần làm như Phi-lip đã làm và kết hợp cả hai, nghĩa là, giải thích điều Đức Chúa Giê-xu đã nói và điều Đức Chúa Giê-xu là đối với chúng ta.8:14: Các Sứ Đồ vẫn ở tại Giê-ru-sa-lem… bèn sai Phi-e-rơ và Giăng đến

Page 85: Huong dan hoc cong vu cac xu do

đó. Theo câu 1 thì việc các Sứ Đồ đi lại là không an toàn, vì vậy câu 14 nói đến một thời gian sau khi cơn bách hại đã bớt phần khốc liệt.Các Sứ Đồ lo ngại vì họ có nghe nói rằng một điều gì đó bất thường đã xảy ra: những người Sa-ma-ri bị khinh miệt lại đã được chấp nhận vào Hội Thánh. Vì vậy họ ủy nhiệm cho Phi-e-rơ và Giăng đi điều tra. Mặc cho bài giảng của Ê-tiên hầu hết Cơ Đốc Nhân tại Giê-ru-sa-lem đều chưa sẳn lòng đón nhận những người không phải Do Thái vào trong Hội Thánh.Đây chỉ là một trong nhiều cơ hội mà các Sứ Đồ sai một phái đoàn đến để tận mắt chứng kiến điều đang xảy ra. Các phái đoàn từ tổng hành dinh sai đi thật ích lợi khi họ đi đến một nơi để tận mắt chứng kiến hơn là cứ tùy thuộc vào những tin đồn, và khi họ lắng nghe cẩn thận những người đang công tác tại đó.8:15-16: Đức Thánh Linh … chưa giáng xuống trên một ai trong bọn đó. Làm thế nào có ai đó biết rằng Đức Thánh Linh chưa giáng xuống trên người Sa-ma-ri? Có lẽ vào lúc đó họ nghĩ rằng “việc nói tiếng lạ” là dấu hiệu duy nhất cho thấy Đức Thánh Linh đã đến. Như chúng ta đã thấy, khi các Cơ Đốc Nhân nói tiếng lạ thì thường thường (nhưng không phải luôn luôn) đó là một dấu hiệu cho thấy họ có Đức Thánh Linh (xem Cong Cv 2:4 và 10:45, 46). Nhưng có nhiều dấu hiệu khác về sự hiện diện của Đức Thánh Linh trong Cơ Đốc Nhân, chẳng hạn như khi họ rao giảng với quyền năng (4:8; 6:10) hoặc sống vui thỏa (ITe1Tx 1:6; Cong Cv 13:52; 16:34). Cũng cần chú ý rằng khi các Cơ Đốc Nhân đã được đầy dẫy Đức Thánh Linh thì không phải lúc nào họ cũng bày tỏ nó ra ngoài hoặc nghe được hoặc lập tức.8:17: Phi-e-rơ và Giăng đặt tay trên các môn đồ, thì đều được nhận lấy Đức Thánh Linh. Tại sao các Sứ Đồ đặt tay trên họ? Tại sao, bởi đó, những người Sa-ma-ri “nhận lãnh Đức Thánh Linh”?1. Dường như các Sứ Đồ đặt tay trên họ để cho họ thấy mình ở trong mối thông công với Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem, và khi người Sa-ma-ri nhận thức được điều nầy thì họ bày tỏ bằng một cách nào đó rằng họ đã nhận lãnh Đức Thánh Linh.2. Một số Cơ Đốc Nhân nói: (a) rằng các Sứ Đồ đến bởi vì không có ai khác ngoại trừ các Sứ Đồ mới có thể khiến cho người Sa-ma-ri nhận lãnh Đức Thánh Linh. (b) rằng kể từ thời đó các giám mục là những người thừa kế duy nhất của các Sứ Đồ mới có thể thực hiện hành động nầy; (c) rằng vì vậy trong c.17 chúng ta đang đọc về một “phép thêm sức” (confirmation service).“Thêm sức” đã từng là một lễ quan trọng trong một thời gian dài lắm và vẫn còn như vậy cho rất nhiều Cơ Đốc Nhân ngày nay. Nhưng Tân Ước không cung cấp bằng chứng rằng c. 17 nói đến phép Thêm Sức, hoặc rằng việc các Sứ Đồ đặt tay trên người ta là điều cần thiết trước khi họ có thể nhận lãnh

Page 86: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Đức Thánh Linh (xem Cong Cv 2:38-41; 9:17).8:18-19: Si-môn … bèn lấy bạc dâng cho, mà nói rằng: “Cũng hãy cho tôi quyền phép ấy”. Si-môn sai lầm theo ba cách:1. Ông nghĩ rằng Phi-e-rơ và Giăng đã kiểm soát Đức Thánh Linh bằng cách sử dụng đúng từ và đúng cách thức, và ông muốn kiểm soát và sử dụng Đức Thánh Linh như ông nghĩ họ đã làm được. Nhiều Cơ Đốc Nhân phạm phải lỗi lầm trong lời cầu nguyện khi họ cố gắng khuyến khích Đức Chúa Trời làm điều họ muốn Ngài làm.2. Si-môn muốn trở thành một lãnh tụ trong Hội Thánh để có quyền lực trên các thành viên khác. Đức Chúa Giê-xu đã dạy dỗ các môn đồ rằng họ sẽ bị cám dỗ theo cách nầy. “Những người được tôn làm đầu cai trị các dân ngoại thì bắt dân phải phục mình … Song trong các ngươi không như vậy; trái lại hễ ai muốn làm lớn trong các ngươi, thì sẽ làm đầy tớ” (Mac Mc 10:42-43). Các Cơ Đốc Nhân tỏ ra có tham vọng thì thật là tuyệt vời, nếu họ có tham vọng sử dụng ngày càng đầy trọn các ân tứ phục vụ vì vinh hiển Đức Chúa Trời. Nhưng thông thường họ bị cám dỗ để “hành nghề mục sư” (career ministers), tức là khao khát được thăng tiến cá nhân và có quyền lực trên cuộc sống của những người khác (cũng xem IPhi 1Pr 5:2-3).3. Si-môn nghĩ rằng ông có thể mua quyền lực nơi các nhà lãnh đạo Hội Thánh. Ngày nay chúng ta nói rằng một người nào đó phạm tội “simony” nếu người ấy nhận được một địa vị lãnh đạo trong Hội Thánh nhờ hối lộ. Có một người muốn làm giám mục, và nói với một nhà xây dựng: “Nếu ông vận động đủ phiếu cho tôi làm giám mục, tôi sẽ để cho ông nhận hợp đồng xây dựng ngôi trường trung học mới nầy”.8:20: Phi-e-rơ trả lời rằng: “Tiền bạc ngươi hãy hư mất với ngươi”. Phi-e-rơ . Chúng ta chú ý Phi-e-rơ đã hết sức nghiêm khắc đối với A-na-nia và Sa-phi-ra, và ở đây ông nói với Si-môn: “Ngươi và tiền bạc ngươi hãy đi xuống địa ngục!” (bản dịch của J.B. Phillips). Có lẽ Phi-e-rơ không rủa sả ông cũng không khai trừ ông (“dứt phép thông công”) khỏi Hội Thánh. Từ c.22 và c.24 dường như có lý hơn là ông đang cảnh cáo Si-môn một cách nghiêm khắc.Si-môn . Lu-ca không cho chúng ta biết (a) Si-môn đã phạm tội qua việc giả vờ rằng ông là một tín đồ nhằm nhận được quyền năng mà Phi-lip và các Sứ Đồ đã có, hay là (b) ông dốt nát (ignorant) hơn là tội lỗi, bởi vì ông chưa nhận được sự giáo huấn thích hợp trước khi chịu bap-têm.8:24: Xin hãy cầu nguyện cho tôi. Thật không rõ Si-môn suy nghĩ gì khi ông nói lên điều nầy. Có thể ông kinh khủng về lời rủa sả mà ông nghĩ là Phi-e-rơ đã đặt trên ông, hoặc có thể là ông đã thành thật hối lỗi.

Page 87: Huong dan hoc cong vu cac xu do

PHỤ CHÚ : PHÉP BAP-TÊM

Trước khi Đức Chúa Giê-xu đến người Do Thái có làm bap-têm cho người ta, nhưng điều đó chỉ dành cho những cơ hội đặc biệt, chẳng hạn như khi Dân Ngoại muốn trở thành “người theo đạo” (proselytes) hoặc khi người Do Thái muốn được tinh sạch về mặt nghi lễ (LeLv 14:8).Giăng Bap-tit đang làm một điều bất thường khi ông mời gọi mọi người Do Thái đến chịu bap-têm như là một dấu hiệu cho thấy họ ăn năn (LuLc 3:7-8).Sau lễ Ngũ Tuần tất cả những người muốn theo Đức Chúa Giê-xu đều chịu phép bap-têm, và bởi chịu phép bap-têm họ trở nên thuộc viên chính thức của Hội Thánh.Đó là một sự kiện công khai, và là một dấu hiệu thấy được rằng họ đã ly khai với quá khứ, nghĩa là (a) như Đức Chúa Giê-xu chết thì họ cũng “chết cho tội lỗi”; đi xuống nước là một dấu hiệu của điều nầy (xem RoRm 6:4) (b) như Đức Chúa Giê-xu sống lại trong đời sống mới, thì họ cũng bắt đầu một loại sự sống mới, có Thánh Linh Ngài ở trong họ; lên khỏi nước là một dấu hiệu của điều nầy (6:11).Năm phần của phép bap-têm là: (a) sự ăn năn và tiếp nhận sự tha thứ của Đức Chúa Trời (Cong Cv 2:38); (b) tin nhận Đức Chúa Giê-xu (8:12) (c) việc sử dụng nước; thông thường ứng viên bị dìm xuống một dòng sông hoặc một cái hồ, nhưng hãy xem chú thích ở 8:38 (d) “nhơn danh Đức Chúa Giê-xu” (10:48) (e) nhận lãnh Đức Thánh Linh (ICo1Cr 12:13).Khi chúng ta hỏi: “Mối liên hệ giữa những phần nầy trong phép bap-têm là gì?” thì chúng ta tìm thấy nhiều câu trả lời khác nhau trong Tân Ước, chứ không phải chỉ có một câu trả lời đơn nhất. Chẳng hạn: theo Cong Cv 10:44-48, một số người được nhận lãnh Đức Thánh Linh trước khi chịu bap-têm; theo Phao-lô, Đức Thánh Linh được tiếp nhận lúc chịu bap-têm (ICo1Cr 12:13); theo chương nầy (cc.12-16 và Cong Cv 19:5-7) một số người nhận lãnh Đức Thánh Linh sau khi chịu bap-têm. Ngày nay có nhiều Cơ Đốc Nhân đã có được từng trải về việc nhận lãnh Đức Thánh Linh tách biệt với phép bap-têm bằng nước và sau phép bap-têm đó. Họ thường gọi kinh nghiệm nầy là “phép bap-têm bằng Đức Thánh Linh”. Đây là một kinh nghiệm quan trọng, nhưng (như chúng ta thấy ở trên) các tác giả Tân Ước không hề nói cho chúng ta biết rằng mọi Cơ Đốc Nhân đều phải có kinh nghiệm nầy hoặc nên có kinh nghiệm nầy (xem chú thích ở 19:2).Các Cơ Đốc Nhân không nhất trí về việc làm phép bap-têm cho trẻ em (infants) (xem chú thích ở 16:33).

Page 88: Huong dan hoc cong vu cac xu do

ĐỀ NGHỊ NGHIÊN CỨU ÔN LẠI NỘI DUNG Sa-ma-ri ở đâu và đó là gì?Đưa ra một lý do tại sao người Do Thái và người Sa-ma-ri không sống chung hạnh phúc với nhau.Tại sao nhiều người làm nghề phù phép vào thế kỷ thứ nhất SC?Tại sao các Sứ Đồ sai phái Phi-e-rơ và Giăng đến Sa-ma-ri?Tại sao các Sứ Đồ đặt tay lên các Cơ Đốc Nhân người Sa-ma-ri?Hãy mô tả một lỗi lầm Si-môn đã phạm phải?Năm phần trong phép bap-têm là gì?Người ta muốn nói gì qua “phép bap-têm bằng Đức Thánh Linh”?

NGHIÊN CỨU KINH THÁNH Thái độ của Đức Chúa Giê-xu đối với người Sa-ma-ri là gì, theo các phân đoạn sau đây?(a) LuLc 9:52-56 (b) 10:30-37 (c) 17:11-19 (d) GiGa 4:7-9Trong Phụ Chú về phép Bap-têm chúng ta thấy rằng có một sự đa dạng liên quan đến điều diễn ra trước phép bap-têm và điều diễn ra sau phép bap-têm.Hãy đọc các phân đoạn sau đây trong Công Vụ và cho biết trong mỗi trường hợp điều gì đã đến trước phép bap-têm.(a) Cong Cv 2:38 (b) 2:41 (c) 8:12-13 (d) 9:17-18 (e) 10:44-46(f) 16:14-15Trong mỗi phân đoạn sau đây điều gì đến sau phép bap-têm?(g) 8:16-18 (h) 16:34 (i) 19:5-6

THẢO LUẬN VÀ ÁP DỤNG (a) Loại “phù phép” nào bạn thấy là phổ biến nhất trong vùng của bạn, và tại sao?(b) Lời dạy dỗ chính thức của giáo hội bạn về phù phép là gì?(c) Thái độ của hầu hết các thuộc viên của Hội Thánh đối với nó là gì?“Khi các Cơ Đốc Nhân đã được đầy dẫy Đức Thánh Linh thì không phải lúc nào họ cũng bày tỏ nó ra ngoài hoặc nghe được…” (tr.77). Có những dấu hiệu nào (nếu có) cho thấy Đức Thánh Linh đang hành động trong Hội Thánh của bạn?Si-môn muốn có quyền lực (tr. 78). Có những phương cách nào để bạn kinh nghiệm được rằng các nhà lãnh đạo Cơ Đốc bị cám dỗ quan tâm đến việc dành được nhiều quyền lực hơn là cung ứng sự phục vụ không? Xin đưa ra ví dụ.“Phi-e-rơ trả lời Si-môn: “tiền bạc ngươi hãy hư mất với ngươi!” (tr.78)

Page 89: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Bằng những cách nào (nếu có) bạn nghĩ rằng Phi-e-rơ và Phi-lip có thể cung ứng cho Simôn thêm những sự giúp đỡ có tính chất mục vụ?(a) Từ một hoặc hai người đã chịu bap-têm khi trưởng thành hãy tìm ra phép bap-têm quan trọng đối với họ như thế nào?(b) Một nhóm người tại Ấn Độ đã chịu ảnh hưởng bởi lời dạy dỗ của Đức Chúa Giê-xu và muốn đi theo Ngài mà không chịu phép bap-têm. Nếu những người như thế muốn tham vấn bạn, bạn sẽ nói gì với họ về phép bap-têm?

Phi-líp và Hoạn Quan Ê-thi-ô-pi

8:26-40

BỐ CỤC

8:26-27 Phi-lip được Chúa cảm động để đi theo con đường từ Giê-ru-sa-lem đến Ga-xa, và gặp gỡ vị bộ trưởng tài chính của “Ê-thi-ô-pi”.8:28-35 Ông giải nghĩa Ê-sai cho người “Ê-thi-ô-pi”.8:36-38 Người “Ê-thi-ô-pi” chịu bap-têm.8:39-40 Phi-lip đến Sê-sa-rê.

GIẢI NGHĨA

THÊM MỘT GIAI ĐOẠN MỚI Đây là một phân đoạn Kinh Thánh nữa mà trong đó Lu-ca trình bày rằng, dưới sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh, các Cơ Đốc Nhân vươn tới những người mà trước đây được coi là không thể vươn tới được. Trong trường hợp nầy người đàn ông chịu bap-têm bị người Do Thái coi là “không vươn tới được” vì ba lý do. Thứ nhất, ông không phải là một người Do Thái. Thứ hai, ông là một hoạn quan, vì đó, theo PhuDnl 23:1, ông là một người bị ruồng bỏ (outcast). Thứ ba, ông sống rất xa Giê-ru-sa-lem, thậm chí ở bên ngoài lãnh thổ của đế quốc Lamã. Vì vậy Lu-ca thấy phép bap-têm dành cho ông là một dấu hiệu nữa cho thấy Phúc Âm đang vươn tới Dân Ngoại tại những nơi xa xôi nhất của thế giới.

NGƯỜI Ê-THI-Ô-PI Vào thời gian Lu-ca viết sách, tên “Ê-thi-ô-pi” được dùng cho một vùng lãnh thổ mà bây giờ là một phần của Sudan. Đây là phần được gọi là Nubia, nằm giữa Aswan và Khartoum, là nơi nhiều người đã phải khốn khổ rất nhiều trong suốt những năm nội chiến gần đây. Vì lý do nầy có lẽ chúng ta nên gọi người nầy là một “người Sudan” thì đúng hơn. Ông là bộ trưởng tài

Page 90: Huong dan hoc cong vu cac xu do

chính của quốc gia có thủ đô là Meroe. Có lẽ ông là một “người kính sợ Đức Chúa Trời” (xem chú thích ở Cong Cv 2:10) đi theo một đoàn hành hương đến Giê-ru-sa-lem. Giống như những du khách ngày nay đến viếng thăm những thánh đường hoặc các cơ sở chính của giáo hội, ông mua một số văn phẩm tôn giáo trong chuyến viếng thăm nầy. Khi Phi-lip gặp ông thì ông đang trên đường về nhà, ngồi trong xe ngựa kéo (carriage (chứ không phải chiến xa: chariot)) và đang đọc lớn tiếng sách Ê-sai. Ong hết sức muốn hiểu được đoạn Kinh Thánh nầy đến nổi ông mời Phi-lip, một khách lạ, lên ngồi với ông. Vì vậy Phi-lip mới có thể giải thích rằng Đức Chúa Giê-xu Christ đã làm ứng nghiệm những sự kiện mà ông đang đọc trong đoạn kinh văn. Đến cuối cùng vị hoạn quan nầy chịu bap-têm nhơn danh Đức Chúa Giê-xu. Phi-lip gặp Phao-lô và Lu-ca hai mươi năm sau và có lẽ đã kể lại câu chuyện nầy cho họ nghe (21:8).

CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO CỦA PHI-LIP Phi-lip, giống như Ê-tiên, được ủy thác để làm một nhà hoạt động xã hội, nhưng ông trở nên một nhà truyền giáo, và Lu-ca gọi ông như thế trong 21:8. Trong những câu nầy chúng ta thấy một số phương cách truyền giáo của ông:(a) Ông cởi mở đối với sự hướng dẫn của Chúa (xem chú thích bên dưới ở c.26a);(b) Ông nắm lấy cơ hội để nói về Đức Chúa Giê-xu trước khi cơ hội đó qua đi: ông “chạy” (c.30);(c) Ông khám phá ra một điều gì đó về người hoạn quan trước khi ông nói về Đức Chúa Giê-xu: “Ông có hiểu … ?” (c.30);(d) Ông tận dụng một điều mà họ có chung: “đọc sách Ê-sai” (c.30);(e) Ông có khả năng giải nghĩa Cựu Ước : “bắt đầu từ chỗ Kinh Thánh đó” (c.35);(f) Ông đưa Đức Chúa Giê-xu thành trung tâm của lời giải nghĩa: “rao giảng Tin Lành của Đức Chúa Giê-xu cho người” (c.35);(g) Ông nói theo cung cách khiến vị hoạn quan muốn đáp ứng: “Có sự gì ngăn cấm tôi chịu phép bap-têm chăng?” (c.37);(h) Ông tin cậy Đức Chúa Trời về điều sẽ xảy ra tiếp theo: “hoạn quan chẳng thấy người nữa” (c.39).

CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO CỦA CHÚNG TA Người ta mô tả công cuộc truyền giáo bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như “có thể nói tại sao chúng ta là Cơ Đốc Nhân”, hoặc “muốn chia sẻ với một người khác điều có ý nghĩa nhất đối với chúng ta” hoặc “một người ăn xin chỉ cho một người ăn xin khác chổ nào có bánh”. Dầu chúng ta mô tả công cuộc truyền giáo theo cách nào đi nữa, trong những câu nầy Lu-ca đã

Page 91: Huong dan hoc cong vu cac xu do

đưa ra cho chúng ta một sự hướng dẫn tuyệt hảo về một số cách để làm điều đó. Nhưng chúng ta nên chú ý rằng Phi-lip đang truyền giáo theo cách một người cho một người, và Lu-ca đã trình bày cho chúng ta trong các phần khác của Công Vụ rằng loại truyền giáo nầy phải được kèm theo bởi sự chứng nhận của toàn thể hội chúng (xem chẳng hạn 2:44-47). Một hội chúng truyền giáo bằng cách trở thành một mối thông công trong đó các thuộc viên biết và tin cậy lẫn nhau và, vì vậy, tỏ cho thế giới biết Phúc Âm là gì và làm gì.

CHÚ THÍCH 8:26a: Một thiên sứ của Chúa phán … Dường như đối với Phi-lip thì có lẽ vào lúc ấy ông gặp gỡ người “Ê-thi-ô-pi” một cách tình cờ. Nhưng theo Lu-ca thì Đức Chúa Trời đang tích cực hướng dẫn Phi-lip. Ông nói đến sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời bằng cách dùng từ “thiên sứ” ở đây (xem chú thích ở 5:19, và các từ “Đức Thánh Linh” trong cc. 29 và 39). Một số Cơ Đốc Nhân ngày nay sử dụng cùng những từ ngữ đó, chẳng hạn, để giải thích tại sao họ thăm viếng một ai đó hoặc viết thư cho ai đó. Những người khác có thể nói rằng họ tương giao với Đức Chúa Trời qua sự cầu nguyện thường xuyên, và theo cách nầy biết rằng làm những điều nầy là “đúng”. Từ ngữ có khác nhau, nhưng kinh nghiệm thì giống nhau.Phi-lip cởi mỡ đối với sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời dành cho ông, và vì vậy ông “chờ dậy và đi” (c.27).8:26b: Con đường từ thành Giê-ru-sa-lem xuống Ga-xa. Đường ấy vắng vẻ. Từ Hi-lạp cũng có thể được dịch là “con đường … đến Ga-xa, là một nơi vắng vẻ”, và đây có lẽ là điều Lu-ca muốn nói. Con đường thương mại từ Giê-ru-sa-lem xuống Ai-cập đi ngang qua Ga-xa, cách Giê-ru-sa-lem khoảng 100 km về phía nam. Cho đến Ga-xa thì con đường không vắng vẻ; sa mạc nằm ở phía nam Ga-xa. Chính thị trấn Ga-xa mới vắng vẻ, đã bị hủy phá bởi một đội quân xâm lược. Ngày nay Ga-xa là một sa mạc thuộc một loại khác. Có nửa triệu dân cư, nhưng 480.000 người trong số họ là dân tị nạn Pa-let-tin, ở trong những căn lều tồi tàn hầu như không có hệ thống thoát nước, sống hầu như không có hi vọng. 8:27: Một quan hầu của Can-đác, Nữ vương … đã đến thành Giê-ru-sa-lem để thờ phượng. Từ Hi-lạp ở đây được dịch là “thờ phượng” có nghĩa là “thực hiện một chuyến hành hương tôn giáo” và đây là điều vị bộ trưởng tài chính của nữ vương đang làm. Là một người kính sợ Đức Chúa Trời ông đã đi theo một nhóm người hành hương Do Thái đến Đền Thờ, và bây giờ đang trên đường trở về nhà. Đi hành hương như thế nầy là điều Đức Chúa Giê-xu và gia đình Ngài vẫn thường làm (LuLc 2:41-43).8:30: Phi-lip … người đọc sách tiên tri Ê-sai, thì nói rằng: “Ông hiểu lời

Page 92: Huong dan hoc cong vu cac xu do

mình đọc đó chăng?”. Phi-lip nghe ông bởi vì ông đang đọc lớn tiếng. Đọc một cuộn giấy da bản văn Hi-lạp thật rất khó, một phần bởi vì không có sự phân chia giữa các từ, và một phần bởi vì nó được viết tay, và hầu hết độc giả thấy đọc to lên thì dễ hơn đọc thầm.Bằng câu hỏi của mình Phi-lip cho thấy rằng việc đọc Kinh Thánh và việc giải nghĩa nó phải đi đôi với nhau. Các từ ngữ của Kinh Thánh không phải là những từ phù chú, và hành động đọc lớn tiếng không phải là điều đem lại cho người đọc sự sống đời đời. Đọc và hiểu điều tác giả muốn nói liên quan chặt chẽ với nhau. Trong chính thế hệ của chúng ta, các Hội Kinh Thánh đem đến cho chúng ta Kinh Thánh để đọc, và các học giả và các nhà xuất bản của họ có nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong việc giúp cho độc giả hiểu nó.8:32: Như con chiên đến hàng làm thịt … người chẳng mở miệng. Các câu 32 và 33 nầy đến từ EsIs 53:7-8. Chúng là một phần của một đoạn văn dài trong đó vị tiên tri mô tả người “Đầy Tớ”. Người “Đầy Tớ” nầy chịu khổ trong câm lặng và mặc dầu người vô tội, người bị giết. Chúng ta không biết người Do Thái có giải nghĩa “người Đầy Tớ” như chỉ về Ê-sai hay không, hoặc là nói đến dân Y-sơ-ra-ên như một toàn thể, hoặc nói đến một người nào đó sẽ đến trong tương lai. Nhưng chúng ta thấy từ Cong Cv 8:35 và nhiều câu khác trong Tân Ước thì các Cơ Đốc Nhân dạy rằng Đức Chúa Giê-xu là sự ứng nghiệm của đoạn Kinh Thánh nầy. Chúng ta có thể chú ý rằng Lu-ca bỏ bớt phần cuối cùng của EsIs 53:8 “vì cớ tội lỗi dân ta đáng chịu đánh phạt” (nghĩa là “chết để cho chúng ta có thể được tha thứ”). Tại sao Lu-ca lại làm như thế?1. Có lẽ những từ nầy không có trong bản dịch Hi-lạp của sách Ê-sai mà Lu-ca hoặc Phi-lip sử dụng. Đây là lời giải thích thông thường nhất.2. Nhưng một số học giả nghĩ rằng mặc dầu Lu-ca tin chắc rằng Đức Chúa Trời tha thứ cho chúng ta và cất tội lỗi của chúng ta đi (chẳng hạn như xem Lu-ca đoạn 15), thì ông hẳn đã không nghĩ rằng việc kết nối sự tha thứ của Đức Chúa Trời với sự chết của Đức Chúa Giê-xu là điều cần thiết. Họ cũng đã chú ý những phân đoạn khác mà Lu-ca bỏ bớt một tham chiếu về việc tội nhân được cứu bởi sự chết của Đức Chúa Giê-xu, chẳng hạn như bằng cách so sánh Mac Mc 10:45 với LuLc 22:25-27. Họ nhắc nhở chúng ta rằng Phao-lô, mặt khác, dạy rằng ấy chỉ bởi Đức Chúa Giê-xu chết mà Đức Chúa Trời tha thứ cho chúng ta (RoRm 5:8-9; GaGl 2:21 vv…). Nếu những học giả nầy là đúng, thì nó chứng tỏ rằng tuy các nhà lãnh đạo Cơ Đốc vốn không có cùng một ý kiến về những vấn đề quan trọng của niềm tin lại có thể chấp nhận lẫn nhau là các Cơ Đốc Nhân thực thụ: Phao-lô và Lu-ca cộng tác chặt chẽ với nhau trong nhiều năm. Tuy nhiên, những học giả khác chỉ đến Cong Cv 20:28b.

Page 93: Huong dan hoc cong vu cac xu do

(Ghi chú dưới bức tranh ở tr.84:“Ông hiểu lời mình đọc đó chăng?” (8:30)Đối với những Cơ Đốc Nhân nầy tại Cọng Hòa Trung Phi, cũng như đối với Cơ Đốc Nhân ở mọi nơi, “đọc Kinh Thánh và giải nghĩa nó phải đi đôi với nhau” (tr.83).)

8:36: Hoạn quan nói rằng: … có sự gì ngăn cấm tôi chịu phép bap-têm chăng?”. Thật rõ ràng Phi-lip nói nhiều với người đàn ông nầy hơn điều Lu-ca đã ghi lại trong những câu nầy, chẳng hạn như tìm xem thử ông ấy có thật sự tin Đức Chúa Giê-xu không và giải thích ý nghĩa của phép bap-têm. Do buổi nói chuyện của họ mà người đàn ông nầy xin được làm bap-têm. Trong một vài bản chép tay có thêm một câu (c.37): “Và Phi-lip nói: Nếu ông hết lòng tin, điều đó có thể được. Hoạn quan trả lời rằng: tôi tin rằng Đức Chúa Giê-xu Christ là Con Đức Chúa Trời.” ” (Xem Chú Thích Đặc Biệt C, Bản Thảo Sách Công Vụ, tr.182,183).8:38: Cả hai đều xuống nước và Phi-lip làm phép bap-têm cho hoạn quan. Dường như chỗ nước đó sâu và có lẽ Phi-lip đã làm bap-têm cho vị hoạn quan bằng cách dìm ông xuống nước, hơn là bằng cách đổ nước trên người ông. Lu-ca không cho chúng ta biết điều đó. Có lẽ vào lúc ấy mọi ứng viên bap-têm đều được dìm xuống nước; các thuộc viên của giáo hội Bap-tit đều tin rằng đó là cách làm phép bap-têm đúng đắn. Điều nầy dường như thích hợp trong những vùng khí hậu ấm áp, hoặc ở nơi người ta có thể đun nóng được một hồ nước, nhưng không thích hợp lắm ở những vùng khí hậu lạnh lẽo như nước Nga hoặc Canada. Các tác giả Tân Ước không đưa ra cho chúng ta một qui tắc nào về chủ đề nầy.8:39: Hoạn quan chẳng thấy người nữa, cứ hớn hở đi đường. Những nhà truyền giáo thiện chí nối liền con người với Đức Chúa Trời và với những Cơ Đốc Nhân khác, chứ không phải với chính họ. Họ làm việc theo một cách thức sao cho họ không còn cần thiết nữa. Một mục sư chào tạm biệt hội chúng của mình đã nói: “Nếu thiếu tôi anh em không thể làm việc, thì tôi đã thất bại”. Những nhà truyền giáo có thể rời khỏi những người họ đã phục vụ bằng cách giao thác họ cho Đức Chúa Trời, biết rằng Thánh Linh Ngài sẽ làm việc giữa vòng họ. Phi-lip không thể đưa người “Ê-thi-ô-pi” nầy vào mối thông công với các Cơ Đốc hữu khác, nhưng ông đã chỉ cho người ấy con đường đến với Đức Chúa Trời qua Đức Chúa Giê-xu Christ. Vì vậy khi Phi-lip rời khỏi người ấy, thì vị hoạn quan không cảm thấy mất mát hoặc bị bỏ rơi. Ông hớn hở!Nhưng người ấy có cả một thời kỳ khó khăn ở phía trước. Khi ông trở về nhà thì ông là môn đồ duy nhất của Đức Chúa Giê-xu trong cộng đồng của mình. Người ta hỏi câu nầy ở nhiều nơi trên thế giới ngày nay: “Liệu có

Page 94: Huong dan hoc cong vu cac xu do

đúng đắn khi làm bap-têm cho một người không được sự hổ trợ từ các Cơ Đốc Nhân khác hay không?” Khi một sinh viên Thổ Nhĩ Kỳ trẻ tuổi hỏi một mục sư Cơ Đốc: “Có sự gì ngăn cấm tôi chịu phép bap-têm chăng?” (c.36), thì đó là một câu hỏi rất khó trả lời. Thổ Nhĩ Kỳ chính thức là một quốc gia “thế tục”, nhưng 98 phần trăm dân số (bao gồm gia đình của người sinh viên ấy) theo Hồi Giáo. (Người sinh viên chịu bap-têm, và lúc sách nầy được viết ra thì người ấy vẫn còn là một thuộc viên vững mạnh của Hội Thánh).8:40: Còn Phi-lip thì người ta thấy ở trong thành A-xốt; từ đó người đi đến thành Sê-sa-rê, cũng giảng Tin Lành khắp những thành nào mình đã ghé qua. Người ở thành A-xốt và ở những thị xã và làng mạc dọc theo bờ biển giữa A-xốt và Sê-sa-rê đều là những người Do Thái nói tiếng Hi-lạp (Hê-lê-nít), và vì vậy hẳn sẳn lòng lắng nghe Phi-lip hơn, cũng là một người Hê-lê-nít. Từ 21:8; dường như Sê-sa-rê là chổ quê nhà của Phi-lip.

ĐỀ NGHỊ NGHIÊN CỨU ÔN LẠI NỘI DUNG Tại sao chúng ta nói về viên hoạn quan như là một người “Sudan” hơn là một người “Ê-thi-ô-pi” trong phần chú thích?Một người Sudan dường như “không vươn tới được” đối với người Do Thái vì ba lý do nào?Hãy mô tả hai loại truyền giáo.Tại sao viên hoạn quan muốn Phi-lip ngồi với mình?Câu nào trong EsIs 53:8 bị bỏ bớt trong Cong Cv 8:32-33?(a) Viên hoạn quan có cảm nghĩ như thế nào khi Phi-lip rời khỏi ông?(b) Tại sao ông có cảm nghĩ như vậy?

NGHIÊN CỨU KINH THÁNH Lu-ca nói đến sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời qua việc sử dụng từ “thiên sứ” trong 8:26 và “Đức Thánh Linh” trong cc.29 và 39. Những từ nào ông dùng để nói đến sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời trong mỗi câu sau đây?(a) 8:26 (b) 8:29 (c) 8:39 (d) 10:3 (e) 10:19 (f) 27:23Viên hoạn quan cần một người giải nghĩa.(i) Đưa ra một ví dụ, nếu bạn biết được một ví dụ, về những người nhận được sự dạy dỗ sai lầm từ Kinh Thánh bởi vì không có người nào giải nghĩa cho họ.(ii) Hãy đọc các phân đoạn sau đây và, nếu được, cho biết trong mỗi trường hợp điều gì phải được giải nghĩa và ai là người giải nghĩa.(a) DaDn 4:19-24 (b) LuLc 24:27 (c) Cong Cv 8:35 (d) ICo1Cr 14:5Viên hoạn quan đang đọc một phần của Ê-sai 53. Các tác giả của các phân đoạn sau đây đều nói đến Đức Chúa Giê-xu như là “người đầy tớ” trong Ê-

Page 95: Huong dan hoc cong vu cac xu do

sai 53. Cho biết trong mỗi trường hợp có phải tác giả đang nói đến (a) sự chịu khổ và sự chết của Ngài hay là (b) việc Ngài cất bỏ tội lỗi của những người khác qua việc chịu khổ và sự chết của Ngài.(a) Mac Mc 10:45 (b) LuLc 22:37 (c) 24:26(d) Cong Cv 7:52 (e) RoRm 4:25 (f) IPhi 1Pr 2:22-25

THẢO LUẬN VÀ ÁP DỤNG (a) Truyền giáo là gì?(b) Có phải tất cả mọi Cơ Đốc Nhân đều nên làm nhà truyền giáo không? Hãy đưa ra lý do cho câu trả lời của bạn.(c) Bằng những cách nào, nếu có, một Cơ Đốc Nhân không chuyên nghiệp (non-professional) có thể trở thành một nhà truyền giáo có hiệu quả hơn là một nhà chuyên nghiệp đã được huấn luyện?Hãy tìm hiểu cuộc sống hiện nay của người Pa-let-tin tại Ga-xa và mô tả nó.Dường như Phi-lip gặp gỡ người Sudan nầy một cách tình cờ, nhưng về sau Phi-lip tin rằng Đức Chúa Trời đã hướng dẫn ông. Hãy mô tả bất kỳ kinh nghiệm nào bạn có về một sự kiện dường như xảy ra ngẫu nhiên, nhưng về sau bạn tin là do sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời. Bạn dùng những từ nào để nói với bạn bè về sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời?Những nhóm người nào, ở bên trong hoặc ở bên ngoài Hội Thánh của bạn, đang tạo ra văn phẩm Cơ Đốc trong khu vực của bạn?(a) Trong Hội Thánh của bạn việc làm phép bap-têm được thực hiện bằng cách đổ nước lên người ứng viên hay là bằng cách dìm mình xuống nước?(b) Đâu là những lý do để sử dụng cách nầy hơn là cách kia?

Sự Cải Đạo của Phao-lô

Cong Cv 9:1-19a

BỐ CỤC

9:1-2 Phao-lô nhận được giấy phép bắt bớ Cơ Đốc Nhân tại Đa-mách.9:3-9 Khải tượng của Phao-lô.9:10-19a A-na-nia hoan nghênh Phao-lô.

GIẢI NGHĨA

TẠI SAO PHAO-LÔ ĐI ĐẾN ĐA-MÁCH? Theo 8:1-3, Phao-lô nhất trí với việc ném đá Ê-tiên, và sau khi Ê-tiên chết ông tổ chức việc bách hại các Cơ Đốc Nhân tại Giê-ru-sa-lem. Như chúng ta đã thấy, Phao-lô làm như thế bởi vì các Cơ Đốc Nhân đặt Đức Chúa Giê-xu

Page 96: Huong dan hoc cong vu cac xu do

(chứ không phải là “Luật pháp”) làm trung tâm của đời sống họ. Dưới con mắt của Phao-lô, đây là sự phạm thượng (đọc lại các chú thích về bài giảng của Ê-tiên (tr. 66-70) và về từ “Luật pháp” ở 7:53). Và bây giờ Phao-lô nghe tin một số người ủng hộ Ê-tiên đã trốn đến Đa-mách, là nơi vốn có một nhà hội của những người Do Thái Cơ Đốc nói tiếng Hi-lạp ít lâu rồi. Vì vậy ông khởi hành đi 270km để ngăn ngừa việc lan truyền sự dạy dỗ mà dường như đối với ông là hết sức gian ác (xem Chú thích Đặc biệt B, tr.93, “Bối Cảnh của Phao-lô”).

ĐIỀU GÌ KHIẾN PHAO-LÔ QUI ĐẠO? (a) Một số người nghĩ rằng kể từ khi Ê-tiên chết thì Phao-lô đã bắt đầu nghi vấn thái độ của chính ông đối với Luật pháp; rằng ông càng cố gắng vâng theo nó bao nhiêu, thì ông càng thất bại bấy nhiêu; rằng RoRm 7:21, 24 nói đến thời gian nầy: “Khi tôi muốn làm điều lành, thì điều dữ dính dấp theo tôi … Khốn nạn cho tôi! Ai sẽ cứu tôi?”, và Phao-lô đã sẳn sàng cho một sự thay đổi lớn lao trong quan điểm của mình.(b) Những người khác nghĩ rằng không có đủ bằng chứng cho lời giải nghĩa trên đây, và rằng sự cải đạo của Phao-lô là điều hoàn toàn bất ngờ và không trông đợi.

BẢN TƯỜNG TRÌNH CỦA LU-CA VỀ SỰ CẢI ĐẠO Sự cải đạo của Phao-lô quan trọng đối với Hội Thánh, và đối với toàn thế giới, đến nổi Lu-ca tường thuật nó đến ba lần, ở đây và trong chương 22 cùng chương 26. Chúng ta sẽ nghiên cứu ba phân đoạn nầy trong phần chú thích bên dưới, và các độc giả sẽ chú ý được hai sự kiện: thứ nhất, các bản tường trình không phải lúc nào cũng thống nhất (xem chú thích ở c.7), và thứ hai chúng mô tả những biến cố lạ thường và đầy kịch tính. Nhưng chẳng có sự kiện nào trên đây là trọng tâm. Lẽ thật trọng tâm là sự thay đổi trong Phao-lô đã diễn ra, và Đức Chúa Trời cũng ban cho những người khác kinh nghiệm của sự cải đạo.

SỰ CẢI ĐẠO LÀ GÌ? Lu-ca không dùng từ Hi-lạp cho “sự cải đạo” ở đây (nhưng ông sử dụng nó trong Cong Cv 3:19, mà bản RSV dịch là “quay lại” (turn again)). Tuy nhiên, đó là một từ thích hợp, miễn là chúng ta thấy được toàn bộ tầm mức của kinh nghiệm đó:(a) Sự cải đạo là một sự kiện, nhưng không phải lúc nào nó cũng có kịch tính như đã xảy ra cho Phao-lô (xem c.3), và cũng không phải lúc nào cũng bất ngờ. (b) Đó vừa là hành động của Đức Chúa Trời và vừa là hành động của chúng ta (xem c.5). Khi chúng ta cải đạo chúng ta đang đáp ứng với Đức Chúa

Page 97: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Trời, và đáp ứng với lòng tin cậy nơi Ngài và với lòng thống hối về những thất bại của chính mình.(c) Chúng ta ly khai với quá khứ; vì vậy nó thường là một kinh nghiệm vừa đau đớn mà cũng vừa vui mừng nữa (xem c.9)(d) Sau khi cải đạo chúng ta thường gia nhập vào mối thông công với các tín đồ (xem c.19). Một đôi khi toàn bộ một nhóm người hoặc một mối thông công kinh nghiệm sự cải đạo cùng một lúc.(e) Chúng ta bắt đầu thay đổi cách thức cư xử (xem c.20).(f) Sự cải đạo là một sự khởi đầu. Nhưng nó không nên trở thành thời điểm duy nhất trong cuộc đời Cơ Đốc Nhân khi sự thay đổi và sự đổi mới diễn ra. Vì lý do nầy Cơ Đốc Nhân thường sai lầm khi để quá nhiều thì giờ nhìn lui lại sự cải đạo của mình hơn là nhìn tới Đức Thánh Linh để xin Ngài cho biết cuộc đời mình cần có những sự thay đổi nào, chẳng hạn như khi lòng tin cậy của họ đã trở nên yếu đuối, hoặc lời cầu nguyện của họ đã trở nên hình thức, hoặc họ không còn bận tâm đến phúc lợi của những người nghèo thiếu nữa. Chính Phao-lô biết rằng ông cần được liên tục đổi mới và tái hướng dẫn để ông được trưởng thành và phát triển về lòng trung thành đối với Đức Chúa Giê-xu Christ (xem RoRm 12:2; Phi Pl 3:12-14).

CHÚ THÍCH :2: Hễ gặp người nào thuộc về Đạo, bất kỳ đờn ông đờn bà, thì trói giải về. “Đạo” là một tên dành cho các môn đồ của Đức Chúa Giê-xu (xem chú thích ở Cong Cv 22:4).Phao-lô muốn bắt cả phụ nữ cũng như đàn ông. Lu-ca cho thấy rằng đàn ông và đàn bà đều có hiệu quả như nhau với tư cách là những nhà truyền giáo và, vì vậy, đều nguy hiểm như nhau, theo ý Phao-lô, đối với tôn giáo Do Thái.9:3: Có ánh sáng từ trời soi sáng chung quanh người. (a) Một số học giả nghĩ rằng có một trận sấm sét với một tia chớp; điều nầy giải thích được tại sao bạn bè của Phao-lô cũng thấy ánh sáng, như trong 22:9. Họ nói, Đức Chúa Trời sử dụng sự kiện bình thường nầy như một cách để phán với Phao-lô. Phao-lô đã sẳn sàng cho một sự thay đổi trong cuộc đời mình và có thể sử dụng sự kiện đó. Sự kiện mà thọat đầu có vẻ bình thường lại trở nên một kinh nghiệm bất thường thay đổi đời sống.(b) Nhưng những người khác cho rằng “ánh sáng” là một dấu hiệu cho thấy sự hiện diện vinh hiển của Đức Chúa Trời mà nhiều tác giả Kinh Thánh sử dụng, và rằng nhiều người ngày nay có kinh nghiệm về một sự biến cải bất ngờ đã nói sau đó rằng họ nhìn thấy ánh sáng. Thật là vô ích nếu đòi một cái camera ghi lại được ánh sáng họ nhìn thấy. Ánh sáng đó là thật đối với họ y như chính sự cải đạo. Một đôi khi những người như thế ngã xuống (xem c.4), hoặc nghe một giọng nói (xem c.4), hoặc bị mù trong ít lâu (xem c.8),

Page 98: Huong dan hoc cong vu cac xu do

do cú sốc đó. Dầu chúng ta chấp nhận lời giải nghĩa nào, chúng ta cần chú ý rằng đối với hầu hết mọi người thì sự cải đạo diễn ra mà không hề có kinh nghiệm nào về một ánh sáng thấy được hoặc một giọng nói nghe được.9:4: Người … nghe có tiếng phán cùng mình: “Hỡi Sau-lơ, Sau-lơ, sao ngươi bắt bớ ta?” Sau-lơ , Sau-lơ . Đây là tên gia đình Phao-lô gọi ông. Vì vậy ông kinh nghiệm việc Chúa kêu gọi mình một cách cá nhân, và bằng chính tên mình. Từ khi còn là một đứa trẻ ông đã được gọi bằng cả hai tên Sau-lơ và Phao-lô, Sau-lơ bởi những người nói tiếng A-ram và tiếng Hê-bơ-rơ, Phao-lô bởi những người nói tiếng Hi-lạp hoặc La-tinh.Có lẽ tên ông được lặp lại bởi vì đó là lời kêu gọi khẩn cấp. Xin xem “Áp-ra-ham, Áp-ra-ham” (SaSt 22:11), “Môi-se, Môi-se” (XuXh 3:4), và “Sa-mu-ên, Sa-mu-ên” (ISa1Sm 3:10).Ngươi bắt bớ ta . Phao-lô nhận thức được rằng khi bắt bớ các môn đồ của Đức Chúa Giê-xu ông đang bắt bớ chính Ngài. Các môn đồ của Đức Chúa Giê-xu là “thân thể” Ngài (ICo1Cr 12:27). Xem LuLc 10:16; Mat Mt 25:40. Khi chúng ta đi lầm lạc chúng ta không chỉ phá vỡ luật lệ, chúng ta còn phá vỡ trái tim Ngài (cũng xem Cong Cv 26:14).9:7: Nghe tiếng nói mà chẳng thấy ai hết. Theo 22:9 những bạn đồng hành của Phao-lô thấy ánh sáng nhưng không nghe giọng nói. Như chúng ta thấy ở trên, các chi tiết của những sự kiện không quan trọng, các sự khác biệt giữa các bản tường trình cũng vậy.9:8: Người ta bèn cầm tay dắt người. Phao-lô là một người bách hại hùng mạnh lại mù lòa và vô dụng đến nổi các bạn ông phải dẫn ông đi suốt phần đường còn lại như một đứa trẻ. Có lẽ Phao-lô nhớ điều nầy khi ông viết: “Khi tôi yếu đuối, ấy là lúc tôi mạnh mẽ” (IICo 2Cr 12:10).9:9: Người chẳng ăn và cũng chẳng uống. Chúng ta không thể nói là Phao-lô không thể ăn hoặc uống vì cú shock ông đã nhận được hay không, hoặc bởi vì ông giữ một kỳ kiêng ăn ba ngày như một hình thức dâng mình cho sự phục vụ Đức Chúa Giê-xu hay không. Xem chú thích ở Cong Cv 27:9, kiêng ăn.9:10: Chúa phán cùng người trong sự hiện thấy rằng: “Hỡi A-na-nia”. Sau kinh nghiệm trên đường đi Phao-lô cần được thông công với các Cơ Đốc Nhân mà ông đến để bách hại. Chính A-na-nia đã giúp đỡ ông làm việc đó. A-na-nia nầy không phải là A-na-nia được nói đến trong chương 5. Lu-ca mô tả ông là người “được các người Giu-đa trú tại Đa-mách đều làm chứng tốt” (22:12), vì vậy có lẽ ông đã sống ở Đa-mách được một thời gian rồi. Ong là một trong số những người (trong Công Vụ và trong các thư tín của Phao-lô) không được chính thức bổ nhiệm làm lãnh đạo, nhưng là những Cơ

Page 99: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Đốc Nhân đầu phục mà thiếu họ thì Hội Thánh không thể tăng trưởng, chẳng hạn như A-qui-la và Bê-rit-sin (18:2). Theo chương 9, A-na-nia có một khải tượng trong đó Chúa thuyết phục ông đi gặp Phao-lô, và Phao-lô cũng có một khải tượng về A-na-nia (c.12). Trong 22:12-16 bản tường trình đơn giản hơn, và không nói gì về khải tượng. Xem chú thích ở 16:9, Khải tượng.9:11: Đi lên đường gọi là đường Ngay Thẳng. Đường phố nầy vẫn còn là một đường phố chính ở Đa-mách.9:13: Các đấng thánh của Chúa trong thành Giê-ru-sa-lem. “Các Thánh” có nghĩa là tất cả các Cơ Đốc Nhân (xem chú thích ở 26:1).9:15: Ta đã chọn người nầy làm một đồ dùng ta, để đem danh ta đồn ra trước mặt các dân ngoại, các vua, và con cái Y-sơ-ra-ên. So sánh câu nầy với 22:14-15 và 26:16-18. Những lời nầy mô tả rất khéo sự tin quyết của chính Phao-lô, (a) rằng Đức Chúa Trời đã chọn ông làm công tác đặc biệt (GaGl 1:15), và (b) rằng Đức Chúa Trời dự định cho ông đi đến với dân ngoại và dân Do Thái (Eph Ep 3:1).9:16: phải chịu đau đớn … là bao nả. Không ai có thể đi theo Đấng Christ mà không phải chia sẻ một phần trong sự thương khó của Ngài.9:17a: Hỡi anh Sau-lơ. Theo cc. 13 và 14, thoạt tiên A-na-nia không sẳn lòng đi gặp Phao-lô, là người được biết rõ là kẻ bách hại các Cơ Đốc Nhân. Nhưng ông cũng can đảm, sẳn lòng tha thứ Phao-lô, sẳn lòng tin cậy ông và quyết định vâng lời Đức Chúa Trời. Vì tất cả những lý do nầy ông có thể nói “Hỡi anh ”.9:17b-18: … Hãy đầy dẫy Đức Thánh Linh … người được sáng mắt … và chịu bap-tem. Tất cả điều nầy đã xảy ra sau khi A-na-nia đã “đặt tay” trên Phao-lô (xem chú thích ở Cong Cv 13:3).1. Một số Cơ Đốc Nhân giải nghĩa những câu nầy như một dạng qui tắc, dường như mọi người trước hết phải chịu cải đạo, rồi sau đó có những tay được đặt trên họ (c.17), rồi mới được đầy dẫy Đức Thánh Linh (c.17), và rồi chịu bap-têm (c.18). Nhưng Lu-ca không viết để truyền lại qui tắc cho tương lai, ông viết để tường trình các sự kiện (xem Phụ Chú, Phép Bap-têm, tr.79).2. Nhưng nhiều người cũng đặt nhiều câu hỏi về câu nầy, chẳng hạn: (a) Có phải mọi Cơ Đốc Nhân đều cần có kinh nghiệm thứ hai sau khi cải đạo, tức là được đầy dẫy Đức Thánh Linh, như Phao-lô đã có không? Sau khi cải đạo các Cơ Đốc Nhân cần nhiều cơ hội (không chỉ thêm một cơ hội nữa) để được đổi mới theo nhiều cách bởi Đức Thánh Linh. (b) Những người cải đạo có cần thiết phải chịu bap-têm không? Có, bởi vì phép bap-têm là thời điểm khi những người đó trở thành thuộc viên của Hội Thánh và các thuộc viên khác hứa sẽ ủng hộ họ (ICo1Cr 12:13). (c) Có cần thiết cho những người đã chịu bap-têm chịu cải đạo vào một lúc nào đó không? Có. Sự cải đạo có thể diễn ra trước, trong, hoặc sau phép bap-têm (Eph Ep 4:23, 24).

Page 100: Huong dan hoc cong vu cac xu do

9:19: Người ăn uống. Giống như cô bé mà Đức Chúa Giê-xu đã chữa lành (Mac Mc 5:43), và giống như hết thảy chúng ta, Phao-lô cần đồ ăn cho thân thể cũng như đồ ăn cho tâm linh.

ĐỀ NGHỊ NGHIÊN CỨU ÔN LẠI NỘI DUNG

Tại sao Phao-lô quyết định đàn áp Hội Thánh Cơ Đốc tại Đa-mách như thế?Tại sao đôi khi chúng ta đọc là “Phao-lô” và những lần khác đọc là “Sau-lơ”?Chúng ta biết gì về A-na-nia là người đã đến giúp đỡ Phao-lô sau khi ông cải đạo?Điều gì đã xảy ra cho Phao-lô sau khi A-na-nia đã “đặt tay” trên ông?

NGHIÊN CỨU KINH THÁNH “Ánh sáng là một dấu hiệu cho thấy sự hiện diện vinh hiển của Đức Chúa Trời” (tr.89). Ai nhìn thấy ánh sáng đó theo từng phân đoạn sau đây?(a) LuLc 2:9 (b) 9:29-32 (c) Cong Cv 12:7Hãy đọc các phân đoạn sau đây và cho biết trong mỗi trường hợp ai nghe được một tiếng nói và họ nghe được sứ điệp gì?(a) XuXh 3:16 (b) EsIs 6:1-9 (c) LuLc 3:22 (d) 9:35 (e) Cong Cv 10:13Tại sao Phao-lô nói về sự cải đạo của ông trong mỗi phân đoạn sau đây?(a) ICo1Cr 9:1 (b) 15:8-10 (c) GaGl 1:12-17(d) Phi Pl 3:6-8 (e) ITi1Tm 1:13-14

THẢO LUẬN VÀ ÁP DỤNG Từ một số bạn bè Cơ Đốc của mình bạn hãy tìm ra có bao nhiêu người trong số họ có thể nói họ chịu cải đạo ở đâu và khi nào, và điều đó đã xảy ra như thế nào. Làm được như thế có giá trị gì, và có mối nguy hiểm nào?Bạn sẽ trả lời thế nào với một người nói: “Tôi được sanh ra và lớn lên trong một gia đình Cơ Đốc, vì thế tôi không cần phải chịu cải đạo”?“Sự cải đạo không nên trở thành sự kiện duy nhất trong cuộc đời Cơ Đốc Nhân khi sự thay đổi và sự đổi mới diễn ra” (tr.89).(a) Có bằng chứng nào cho thấy rằng Phao-lô kinh nghiệm sự đổi mới vào những thời điểm khác ngoài sự cải đạo của ông không?(b) Bạn có thể làm gì để bảo đảm rằng bạn, giống như Phao-lô, có thể được đổi mới hoặc “tái định hướng” trong suốt cuộc đời của mình không?Nếu một người trưởng làng hoặc một nhà lãnh đạo tập thể khác xin chịu bap-têm và rồi sau đó toàn thể cộng đồng xin chịu bap-têm, bạn sẽ khuyên họ như thế nào nếu bạn là vị mục sư trong vùng lân cận?

Page 101: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Hãy kể câu chuyện cải đạo của Phao-lô dường như bạn là A-na-nia đang kể cho bạn bè điều đó.

Bối Cảnh của Phao-lô

GIA ĐÌNH Phao-lô sanh tại Tạt-sơ, thuộc vùng duyên hải núi non phía nam của quốc gia ngày nay có tên là Thổ Nhĩ Kỳ (lúc ấy là Tỉnh Si-li-si của Lamã). Gia đình ông thuộc về chi phái Bên-gia-min, ông có một người chị (23:16), và có lẽ chính ông đã lập gia đình (ICo1Cr 9:5).

NGÔN NGỮ Phao-lô nói tiếng A-ram (ngôn ngữ thông dụng của người Do Thái vào thời đó), cũng nói tiếng Hê-bơ-rơ và tiếng La-tinh nữa. Ông cũng viết và nói tiếng Hi-lạp, là ngôn ngữ chính của Đế Quốc Lamã.

QUỐC TỊCH Cha của Phao-lô là một công dân Lamã. Khi những người sống trong Đế Quốc Lamã từng phục vụ đặc biệt cho Đế Quốc, họ thường được trở thành công dân Lamã. Những người như thế có những đặc quyền, chẳng hạn như họ không thể bị cầm tù nếu chưa chịu xét xử. Một người Tây Ấn mới đây nói rằng làm một công dân Lamã vào thế kỷ thứ nhất cũng giống như có được một một tờ hộ chiếu (passport) Anh Quốc vào thế kỷ thứ 20. Một trong những đặc quyền kèm theo là con cái của những công dân như thế cũng thừa hưởng quyền công dân, và đó là cách Phao-lô người Do Thái trở nên công dân Lamã.Đế Quốc Lamã rộng lớn mà Phao-lô là một thành viên bao gồm nhiều bộ tộc và ngôn ngữ khác nhau, và có hàng ngàn dặm đường được xây dựng tốt. Đây là lý do Phao-lô hiểu biết được các tôn giáo khác ngòai tôn giáo của mình, và là lý do ông có thể du hành rộng rãi.

TÔN GIÁO Phao-lô được giáo dục tại trường của nhà hội tại Tạt-sơ, và sau nầy ông trở nên một sinh viên tại Giê-ru-sa-lem theo học Ga-ma-li-ên, nhà thần học Do Thái nổi tiếng. Rồi sau đó ông trở thành một “ra-bi” (Một giáo sư tôn giáo chính thức) và, vì đã qui định rằng các ra-bi phải có một nghề, trở thành một người may trại. Ông thuộc về nhóm Pha-ri-si (Phi Pl 3:5), nhóm người có mục tiêu áp dụng “Luật pháp” một cách nghiêm khắc vào đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, sau khi chịu cải đạo, Đức Chúa Giê-xu (chứ không phải “Luật pháp”) mới chính là trung tâm của cuộc đời ông. Dầu vậy, Phao-lô

Page 102: Huong dan hoc cong vu cac xu do

luôn luôn suy nghĩ như một người Do Thái và luôn luôn nói về “Luật pháp” một cách cung kính (RoRm 7:12).

DIỆN MẠO Trong IICo 2Cr 10:10 Phao-lô viết rằng người ta gọi ông là “yếu đuối khi có mặt”, và trong những lá thư khác ông nói đến sức khỏe kém của ông (chẳng hạn như trong GaGl 4:13). Một tác giả vô danh vào 160 SC nói rằng ông “là một người hói đầu nhỏ thó cường tráng, có cặp lông mày giao nhau và một cái mũi khá nổi bật”.

ĐỀ NGHỊ NGHIÊN CỨU Chúng ta biết gì về gia đình của Phao-lô?Ông nói những thứ ngôn ngữ nào?Ông thuộc về nhóm tôn giáo nào?Phao-lô là một ra-bi, một người may trại, và là một công dân Lamã. Bạn nghĩ rằng cụ thể những “tiêu chuẩn” (qualifications) nầy giúp ông trong công tác rao giảng Tin Lành cho “dân ngoại và các vua và cho con cái Y-sơ-ra-ên” như thế nào (Cong Cv 9:15)?

(Ghi chú dưới bức tranh ở tr. 94:Phao-lô sanh tại Tạt-sơ, thuộc vùng duyên hải núi non phía nam của Tỉnh Si-li-si của Lamã” (tr.93).Đây là con đường ngày nay dẫn ra khỏi Tạt-sơ, xuyên qua “những Cổng Si-li-si” chật hẹp, vào vùng hoang dã phía bắc. Phao-lô thực hiện phần lớn các chuyến du hành của ông vì cớ Phúc Âm trong những vùng như thế nầy (nhưng thiếu phương tiện giao thông hiện đại!).)

Sau Khi Phao-lô Cải Đạo

9:19b-31

BỐ CỤC

9:19b-30 Những chuyến đi của Phao-lô sau khi cải đạo.9:31 Một lời mô tả Hội Thánh lúc bấy giờ.

GIẢI NGHĨA

ĐIỀU GÌ THEO SAU SỰ CẢI ĐẠO? Khi người ta đã có được một kinh nghiệm làm thay đổi đời sống của mình một cách mạnh mẽ như đời sống của Phao-lô đã được thay đổi, thì điều gì sẽ xảy ra tiếp theo đó?

Page 103: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Sau khi họ đã ngạc nhiên về điều đã xảy ra, cuộc sống thường gặp khó khăn. Một số người bị cám dỗ cảm thấy cao cấp hơn những người chưa có kinh nghiệm đó (và thậm chí còn bảo rằng họ chưa phải là Cơ Đốc Nhân thật sự). Hoặc họ có thể muốn khiêm nhường kể cho những người khác nghe điều Đức Chúa Trời đã làm, dầu những người khác có thể không muốn nghe. Bạn bè không phải lúc nào cũng biết chắc phải đối xử với họ như thế nào và đôi khi chấm dứt tình bạn.

KINH NGHIỆM CỦA PHAO-LÔ Trong suốt mười lăm năm sau khi ông cải đạo, cuộc sống có nhiều lúc thật khó khăn cho Phao-lô, và ông can đảm chịu đựng sự cô đơn và sự bách hại. Nhưng điều đã diễn ra là rất quan trọng, bởi vì trong suốt thời gian đó ông đang chuẩn bị (và Đức Chúa Trời đang chuẩn bị ông) cho công tác truyền giáo vĩ đại mà sau nầy ông thực hiện.Tuy nhiên, chúng ta không có được nhiều thông tin, và các bản tường trình chúng ta có được thì hơi khác nhau một chút. Chúng khác nhau bởi vì Lu-ca và Phao-lô đều có những mục tiêu khác nhau trong khi viết. Mục tiêu của Lu-ca (cc.19b-30) là nhằm chứng tỏ rằng Hội Thánh đang phát triển, nhưng Phao-lô trong GaGl 1:17-21 mong ước giải thích rằng Đức Chúa Trời đã ủy thác cho ông một cách trực tiếp và không thông qua các Sứ Đồ.Dường như các sự kiện đó diễn ra như sau:1. Trong một vài ngày Phao-lô ở lại tại Đa-mách (c.19b).2. Trong hai năm hoặc hơn ông ở tại vương quốc Ả-rập Nabataea và sau nầy chuyển về lại Đa-mách. Vương quốc Ả-rập bao gồm con đường thưong mại từ Đông Phương và những thành phố như Petra và Philadelphia (Amman hiện đại).Không ai cần giấy thông hành hoặc hộ chiếu trong những ngày nầy để đi từ vương quốc nầy sang vương quốc kia. Trong GaGl 1:17 Phao-lô gọi nó là “A-ra-bi”, nhưng vùng đó nằm ở chỗ mà bây giờ là miền nam của Sy-ri và miền bắc của Jordan. Chỉ có một phần của nó là sa mạc. Chúng ta không biết ông làm gì ở đó. Có lẽ ông đi để suy nghĩ và cầu nguyện, giống như Đức Chúa Giê-xu đi vào đồng vắng sau khi chịu bap-têm. Nhưng mặt khác, có thể Phao-lô đã lập tức thực thi sứ mạng rao giảng Phúc Âm Đức Chúa Trời đã giao phó, và đã cố gắng khiến cho nhiều người cải đạo dọc theo các con đường thương mại và trong các thị xã.3. Tại Đa-mách nhiều người chống đối lời dạy dỗ của Phao-lô một cách mạnh mẽ, và ông đã phải trốn đi (cc.23-25).4. Sau đó ông ở tại Giê-ru-sa-lem, nhưng một lần nữa lại phải trốn đi (Cong Cv 9:29; IICo 2Cr 11:32-33).

Page 104: Huong dan hoc cong vu cac xu do

5. Rồi sau đó khoảng 13 năm ông sống tại quê nhà Tạt-sơ và trong những miền khác của Tỉnh Si-li-si (GaGl 1:21; Cong Cv 9:30).

CHÚ THÍCH

9:20: Người giảng dạy trong các nhà hội rằng Đức Chúa Giê-xu là Con Đức Chúa Trời. Vào lúc nầy (34SC) “Con Đức Chúa Trời” có nghĩa là “Đấng Mê-si-a hoàng gia” (xem chú thích ở 2:23b). Đây là ý nghĩa đối với người Do Thái, như chúng ta thấy từ c.22: “chứng minh rằng Đức Chúa Giê-xu là Christ”, nghĩa là Đấng Mê-si-a (cũng xem Thi Tv 2:7; Mat Mt 16:16; LuLc 22:67, 70). Các Cơ Đốc Nhân không dùng cho Đức Chúa Giê-xu danh hiệu khác là “Đức Chúa Con” cho đến mãi sau nầy.9:23: Cách lâu ngày, người Giu-đa mưu với nhau. Điều nầy xảy ra trong chuyến viếng thăm thứ hai của Phao-lô tới Đa-mách và sau khi ông đã đến vương quốc Nabataea. Từ IICo 2Cr 11:32 chúng ta biết rằng Vua của người Nabataean (cũng như người Do Thái tại Đa-mách) muốn giết Phao-lô, có lẽ bởi vì Phao-lô đã cố gắng truyền giáo cho dân của ông, người Nabataean.Phao-lô trốn thoát nhờ được dòng xuống trong một cái thúng từ một cửa sổ trên tường thành, trông giống như một đống cá khô hơn là “công cụ được chọn” của Đức Chúa Trời (Cong Cv 9:15). Đó không phải là một cách đi lại đàng hoàng, và ông thấy khó chịu đựng nổi (xem IICo 2Cr 11:29-33).9:26: Ông tới thành Giê-ru-sa-lem rồi, muốn hiệp với các môn đồ. Phao-lô muốn gặp ai tại Giê-ru-sa-lem?1. Theo cc.27-29a Ba-na-ba giúp ông gặp gỡ các Sứ Đồ và nhiều Cơ Đốc Nhân khác, mặc dầu thoạt đầu ai cũng e ngại ông.2. Nhưng trong GaGl 1:18, 19 Phao-lô nói rằng ông không gặp ai ngoại trừ Phi-e-rơ và Gia-cơ.3. Vì các bản tường trình không giống nhau nên chúng ta không biết đích xác Phao-lô gặp ai. Nhưng chúng ta biết rằng ông trải qua hai tuần với Phi-e-rơ, thật vậy đây chắc chắn là một cuộc gặp gỡ rất quan trọng. Hai người có những bối cảnh khác nhau: Phi-e-rơ từng là một người đánh cá, Phao-lô là một ra-bi. Họ có những kinh nghiệm khác nhau về Đức Chúa Giê-xu: Phi-e-rơ từng ở với Đức Chúa Giê-xu từ khi Ngài bắt đầu chức vụ, Phao-lô là một người mới cải đạo. Mỗi người có kinh nghiệm để chia sẻ cho nhau, và có lẽ lắm Phi-e-rơ nói chuyện chủ yếu về cuộc đời và sự dạy dỗ của Đức Chúa Giê-xu như ông biết trong quá khứ và Phao-lô chủ yếu nói về sự hiện diện của Đức Chúa Giê-xu “ở đây và bây giờ”; rằng Phi-e-rơ nói về sự khởi đầu của Hội Thánh, và Phao-lô nói về nhu cầu phát triển Hội Thánh; rằng Phi-e-rơ nói về cộng đồng Cơ Đốc, và Phao-lô nói về kinh nghiệm cá nhân của mình. Mỗi người có một quan điểm khác nhau mà người kia cần nghe, giống như các Cơ Đốc Nhân ngày nay cần nghe những quan điểm khác nhau của

Page 105: Huong dan hoc cong vu cac xu do

các Cơ Đốc Nhân khác. Chẳng hạn, có những người nhấn mạnh đến truyền thống của Hội Thánh, và có những người khác trông đợi Đức Thánh Linh dẫn dắt Hội Thánh vào những phương cách mới, mỗi người cần lắng nghe người kia và học hỏi từ nơi họ. Các môn đồ . Từ “môn đồ” có nghĩa là “học viên”, “học trò”, “sinh viên”, và các giáo sư Do Thái và Hi-lạp sử dụng từ đó để mô tả những người đi theo họ (followers).1. Giăng Bap-tit có các “môn đồ” của mình (Mac Mc 6:29).2. Đức Chúa Giê-xu có các “môn đồ” của Ngài. Một số nằm trong nhóm Mười Hai người mà Ngài lựa chọn để ở với Ngài, và Ngài huấn luyện họ một cách đặc biệt (Mat Mt 10:1). Nhưng có nhiều người khác, đàn ông và đàn bà, đi theo Ngài và cũng là môn đồ (Mac Mc Mac2:15).3. Trong Công Vụ Lu-ca sử dụng từ nầy để mô tả tất cả những người đi theo Đức Chúa Giê-xu. Những từ khác ông dùng theo cách nầy là “anh em” (chẳng hạn Cong Cv 1:15), Cơ Đốc Nhân (11:25) và “thánh đồ” (26:10).4. Các môn đồ Cơ Đốc ngày nay hiểu biết ý nghĩa của từ nầy sẽ là những học viên và học trò suốt cả cuộc đời của họ (cũng xem chú thích ở 9:36).9:29: Người Hê-lê-nit … tìm thế để hại mạng người. Xem chú thích ở 6:1. Một số người Hê-lê-nit là Cơ Đốc Nhân, nhưng những người muốn giết Phao-lô thì không phải. Khi Phao-lô cố gắng tranh luận với họ, họ nhận thức rằng lời dạy dỗ của ông (giống như của Ê-tiên) rất khác biệt với các ý tưởng truyền thống của chính họ về Đức Chúa Trời và về Luật pháp. Vì vậy họ lập kế hoạch để giết ông. Các bạn bè Cơ Đốc giúp ông trốn thoát tới cảng Sê-sa-rê. Về ghi chú của Phao-lô đối với sự kiện nầy xem 22:17-21.9:30: Sai đi đất Tạt-sơ: Cũng xem GaGl 1:21, “đi qua các miền thuộc xứ Sy-ri và xứ Si-li-si”. Hai miền nầy tạo thành Tỉnh “Si-li-si” của Lamã, mà Tạt-sơ là thủ phủ. Vì vậy chính tại vùng đất quê nhà mà Phao-lô bây giờ thực hiện nhiều năm truyền giáo của ông. Nhưng ông đối đầu với nhiều khó khăn. Có lẽ gia đình và bạn bè của Phao-lô, là những người giữ Luật pháp Do Thái cách nghiêm nhặt, không thể chấp nhận những ý tưởng mới mẻ và sự dạy dỗ của ông, và một số sự kiện được ông nói đến trong IICo 2Cr 11:23-27 có lẽ đã xảy ra vào lúc nầy. Nhưng có lẽ cũng chính vào lúc nầy ông đã thành lập những hội chúng Cơ Đốc mà, sau nầy, ông làm cho vững bền (Cong Cv 15:41).9:31: Hội Thánh … được hưởng sự bình an. Từ “Hội Thánh” được dịch từ tiếng Hi-lạp ecclesia . Khi Cựu Ước được dịch sang tiếng Hi-lạp đây là từ dùng cho buổi hội họp cùng nhau của “dân sự Chúa”, chẳng hạn như Gios Gs 8:35, “cả hội chúng Y-sơ-ra-ên”.1. Những Cơ Đốc Nhân đầu tiên biết rằng họ là dân “Y-sơ-ra-ên thật của Đức Chúa Trời” (dân Y-sơ-ra-ên mới và được cải cách, xem GaGl 3:29;

Page 106: Huong dan hoc cong vu cac xu do

6:16), nên họ sử dụng cùng một từ đó.2. Trong Tân Ước nó thường có nghĩa là toàn bộ các Cơ Đốc Nhân dầu cho họ sống ở đâu đi nữa. Ngay cả khi Phao-lô viết “Hội Thánh của Đức Chúa Trời tại Cô-rin-tô” (ICo1Cr 1:2) ông cũng muốn nói đến một Hội Thánh phổ quát như các Cơ Đốc Nhân tại Cô-rin-tô đã kinh nghiệm. Ông cũng gọi nó là “thân thể” của Đấng Christ (CoCl 1:24), tức là công cụ mà qua đó Ngài làm việc trên thế gian. Đây là ý nghĩa của từ “Hội Thánh” trong Cong Cv 9:31 và 20:28.3. Trong Công Vụ nó thường có nghĩa là một hội chúng của các Cơ Đốc Nhân trong một thành phố hoặc một làng, (xem 14:23; 15:41) và thỉnh thoảng dường như nói đến các nhà lãnh đạo một hội chúng (11:22; 15:4).4. Có hai cách không ích lợi mà chúng ta sử dụng từ “Hội Thánh” ngày nay khiến rất khó nhớ được ý nghĩa thật: (a) một tòa nhà: không có tòa nhà nào được gọi là Hội Thánh trong Đế Quốc Lamã mãi cho đến khoảng năm 300 SC; các Cơ Đốc Nhân gặp gỡ nhau trong nhà riêng của mỗi người, (b) một giáo phái, chẳng hạn “Hội Thánh Bap-tit”: các tác giả Tân Ước hẳn có lẽ sẽ gọi nó là “Hệ phái Bap-tit của Hội Thánh Đấng Christ”; chỉ có một Hội Thánh duy nhất.

ĐỀ NGHỊ NGHIÊN CỨU ÔN LẠI NỘI DUNG Phao-lô đi đâu sau chuyến viếng thăm đầu tiên đến Đa-mách?Khi Phao-lô giảng tại Đa-mách, ông đã dùng những từ và cụm từ nào khi nói về Đức Chúa Giê-xu?Tại sao Phao-lô phải trốn khỏi Giê-ru-sa-lem?Tại sao các Cơ Đốc Nhân đầu tiên sử dụng cùng một từ cho hội chúng của họ (ecclesia ) mà người Y-sơ-ra-ên vốn đã dùng trước thời Đức Chúa Giê-xu?Làm thế nào Phao-lô đi từ Giê-ru-sa-lem đến Tạt-sơ?Từ “Hội Thánh” thường có nghĩa gì trong “Công Vụ ”?

NGHIÊN CỨU KINH THÁNH Từ “môn đồ” có nghĩa là “học viên”, “học trò” … (tr.97). Hãy đọc các câu sau đây và trong mỗi câu cho biết, nếu bạn có thể, những môn đồ nầy là ai, và bạn nghĩ họ học được gì qua sự kiện đó.(a) Mat Mt 27:57 (b) LuLc 9:51-55 (c) 11:1(d) GiGa 6:8-11 (e) Cong Cv 9:10-16 (f) 9:36Trong mỗi câu sau đây từ “Hội Thánh” có nghĩa (i) toàn thể Cơ Đốc Nhân ở khắp mọi nơi, hoặc (ii) một hội chúng của các Cơ Đốc Nhân ở một chỗ?(a) Mat Mt 16:18 (b) Cong Cv 13:1 (c) 14:23(d) Cong Cv 20:28 (e) ICo1Cr 4:17 (f) Phi Pl 3:6

Page 107: Huong dan hoc cong vu cac xu do

THẢO LUẬN VÀ ÁP DỤNG (a) Tại sao Lu-ca đưa ra một tường trình trong Công Vụ về các sự kiện xảy ra sau sự cải đạo của Phao-lô và Phao-lô lại đưa ra một bản tường trình hơi khác khi ông viết thư cho người Ga-la-ti?(b) Nếu người ta nói rằng họ “không thể tin Tân Ước” bởi vì hai bản tường trình nầy không giống nhau, và bởi vì GaGl 1:19 không nhất trí với Cong Cv 9:27, bạn có thể trả lời như thế nào?Khi Phi-e-rơ và Phao-lô gặp nhau tại Giê-ru-sa-lem, “Mỗi người có một quan điểm khác nhau mà người kia cần nghe” (tr.97).(a) Hãy đưa ra một ví dụ về những Cơ Đốc Nhân thành thật hoặc những nhóm Cơ Đốc Nhân khó đồng ý với nhau bởi vì mỗi bên nhấn mạnh một lẽ thật khác nhau. (b) Về căn bản các Cơ Đốc Nhân có thể được lợi như thế nào khi chia sẻ các quan điểm khác nhau tại một buổi họp như thế?Các môn đồ Cơ Đốc ngày nay … sẽ là những học viên và học trò suốt cả cuộc đời của họ” (tr.97,98).(a) Tại sao tiếp tục học tập là điều cần thiết?(b) Các thuộc viên của Hội Thánh có thể được giúp đỡ như thế nào để trở thành một người học hỏi suốt đời? Trưng ví dụ cho từng trường hợp.“Các tác giả Tân Ước hẳn có lẽ sẽ gọi nó là “Hệ phái Bap-tit của Hội Thánh Đấng Christ”, (tr.98).(a) Lý do nào được đưa ra cho lời tuyên bố nầy?(b) Có nên thay đổi danh hiệu của giáo phái của bạn không? Cho biết lý do.

Phi-e-rơ Và Cọt-nây

Cong Cv 9:32-11:18

BỐ CỤC 9:32-43 Phi-e-rơ, tại Ly-đa và Giôp-bê, chữa lành cho Ê-nê và khôi phục sự sống cho Đô-ca.10:1-48 Phi-e-rơ và Cọt-nây Dân Ngoại.(a) Khải tượng của Cọt-nây (1-8)(b) Khải tượng của Phi-e-rơ (9-16)(c) Các sứ giả của Cọt-nây gặp được Phi-e-rơ (17-23).(d) Cọt-nây và Phi-e-rơ gặp nhau (24-33).(e) Bài giảng của Phi-e-rơ (34-43).(f) Cọt-nây và bạn bè nói tiếng lạ và sau nầy được bap-têm (44-48).11:1-18 Các Cơ Đốc Nhân tại Giê-ru-sa-lem phê phán Phi-e-rơ, và Phi-e-rơ giải thích cho họ.

Page 108: Huong dan hoc cong vu cac xu do

GIẢI NGHĨA

TẠI SAO NHỮNG SỰ KIỆN NẦY LẠI QUAN TRỌNG? Sau khi trước hết cho thấy Phi-e-rơ đang họat động trong vùng lãnh thổ dân ngoại (9:32-43), chẳng hạn như chữa lành cho Đô-ca, Lu-ca kể lại cách Phi-e-rơ, người Do Thái, ăn bữa với Cọt-nây, một người Dân Ngoại chưa chịu cắt bì và là một chiến sĩ Lamã. Đây là một sự kiện mới mẻ đến nổi ông tường thuật nó đến hai lần, và kể từ lúc đó cuộc sống đã hoàn toàn khác trước cho mọi Cơ Đốc Nhân. Cách đây hàng ngàn năm một người nào đó ở một nơi nào đó đã phát minh ra bánh xe, và kể từ lúc đó phương cách sống của con người đã khác hẳn. Việc Phi-e-rơ ăn bữa với Cọt-nây cũng giống như vậy. Trước bữa ăn đó hầu hết Cơ Đốc Nhân đều tin rằng Đức Chúa Giê-xu được dành riêng cho người Do Thái. Sau bữa ăn đó họ khám phá được rằng Ngài được dành cho mọi quốc gia.

ĐIỀU GÌ ĐÃ XẢY RA? Cọt-nây, nhờ một khải tượng, sai các sứ giả đến tìm Phi-e-rơ, và Phi-e-rơ, khi vâng theo khải tượng của riêng mình, đã mời họ vào (xem chú thích ở c.23). Ngày kế tiếp họ bắt đầu chuyến đi bộ 42 km đến Sê-sa-rê, Phi-e-rơ đem theo mình sáu nhân chứng. Khi họ đến Sê-sa-rê, Cọt-nây với cả gia đình và bạn bè đón tiếp Phi-e-rơ như khách và mời ông nói chuyện. Phi-e-rơ nói về Đức Chúa Giê-xu, cho thấy rằng Ngài là “Chúa của tất cả”. Trong khi ông còn đang nói, những người nghe bắt đầu nói tiếng lạ, và Phi-e-rơ chắc chắn rằng Đức Chúa Trời đã ban Thánh Linh Ngài cho họ. Sau đó họ chịu bap-têm.Sự kiện nầy dường như là tội lỗi đối với một số Cơ Đốc Nhân tại Giê-ru-sa-lem, nhưng Phi-e-rơ có thể thuyết phục họ rằng đó công việc của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, sự kiện nầy và những sự kiện tương tự khác làm bối rối những Cơ Đốc Nhân Giê-ru-sa-lem nầy đến mức một hội nghị phải được triệu tập (ch.15). Đó là một thời gian dài trước khi mọi Cơ Đốc Nhân Do Thái chấp nhận Dân Ngoại làm Cơ Đốc hữu (xem chú thích ở 15:7).

DÂN NGOẠI “Dân Ngoại” là một trong những từ được các dịch giả dùng cho những người không phải người Do Thái. Những từ khác (chủ yếu được dùng trong Cựu Ước) là “các quốc gia”, “các dân tộc”, “người ngoại đạo”.Người Do Thái coi Dân Ngoại là nguy hiểm, chủ yếu bởi vì họ không thờ phượng Đức Chúa Trời chân thật duy nhất và không chịu cắt bì, xem Thi Tv 135:15. Họ giữ mình cách xa Dân Ngoại để giữ cho tôn giáo riêng của mình được tinh ròng. Nhưng hết lúc nầy đến lúc khác có những người Do Thái tin rằng Đức Chúa Trời yêu thương Dân Ngoại và một ngày nào đó sẽ bao gồm

Page 109: Huong dan hoc cong vu cac xu do

họ vào giữa những kẻ “được chọn” của Ngài (xem SaSt 22:18; LuLc 2:32).Vào thế kỷ thứ nhất SC hầu hết người Do Thái coi Dân Ngoại không chỉ nguy hiểm mà còn gian ác nữa, và không được Đức Chúa Trời yêu thương. Một người Do Thái không được tiếp một người Dân Ngoại như khách hoặc làm khách của Dân Ngoại (xem 10:28;). Một số người thậm chí còn dạy rằng đi đỡ đẻ cho một phụ nữ Dân Ngoại là sai phạm, vì điều đó giúp cho Dân Ngoại gia tăng. Tuy nhiên, không phải mọi Dân Ngoại đều bị loại trừ khỏi sự thờ phượng Do Thái. “Những người theo đạo” và “những người kính sợ Đức Chúa Trời” (xem chú thích ở Cong Cv 2:10; 10:1) tham gia vào sự thờ phượng tại nhà hội. Chính những người theo đạo Do Thái và những người kính sợ Đức Chúa Trời mới là những người chủ yếu chấp nhận Phúc Âm trong những năm đầu của Hội Thánh. Lu-ca viết Công Vụ một phần để cho thấy cách các Cơ Đốc Nhân Do Thái, từng bước một, chấm dứt việc coi Dân Ngoại là “không thánh khiết”, và chấp nhận họ là thuộc viên chính thức của Hội Thánh (xem Dẫn Nhập, tr.1). Và Phao-lô trong các thư tín giải thích cách thức điều nầy xảy ra, chẳng hạn như trong Eph Ep 2:11-22. Bởi vì nhiều người Dân Ngoại nhưng có ít người Do Thái trở thành Cơ Đốc Nhân, ông nói: “Đức Chúa Trời đang chấp nhận Dân Ngoại, để cho qua họ người Do Thái sẽ được cải đạo” (RoRm 11:11-12, 25, 31).Nhiều người trong chúng ta là Dân Ngoại đã quên mất rằng ấy là qua chính chúng ta mà người Do Thái có thể đến đức tin nơi Đức Chúa Trời qua Đức Chúa Giê-xu. Thậm chí chúng ta còn ngược đãi họ, và nhiều lần như vậy.SỰ KIỆN NẦY VÀ CÁC CƠ ĐỐC NHÂN NGÀY NAY Nhiều người nghiên cứu sự kiện nầy sẽ đặt những câu hỏi về Hội Thánh ngày nay, chẳng hạn như (a) Làm thế nào các Cơ Đốc Nhân ngày nay có thể tránh được lỗi lầm Phi-e-rơ phạm phải trước khi ông gặp Cọt-nây, nghĩa là coi một phần trong tạo vật của Chúa là “thánh khiết” và một phần khác là “không thánh khiết”? (xem chú thích ở Cong Cv 10:15), (b) khi nào là đúng lúc để các Cơ Đốc Nhân tạo một sự thay đổi chính yếu trong các qui tắc của họ? Phi-e-rơ và những người khác đã thay đổi các qui tắc bằng cách cho phép một người Dân Ngoại chưa chịu cắt bì vào trong Hội Thánh (xem chú thích ở 10:25).

CHÚ THÍCH 9:32: Phi-e-rơ … đến cùng các thánh đồ ở tại thành Ly-đa. Khi các hành khách đi máy bay ngày nay đến tại phi trường Lod, phi trường của Tel Aviv, họ ở rất gần thành “Ly-đa” mà Phi-e-rơ thăm viếng (gọi là Lod trong Cựu Ước ). Ông tìm thấy các Cơ Đốc Nhân ở đó (ở đây gọi là “thánh đồ”, xem chú thích ở 26:10), bởi vì Phi-lip đã hoạt động ở đó trước rồi (8:40).

Page 110: Huong dan hoc cong vu cac xu do

9:34: Hỡi Ê-nê, Đức Chúa Giê-xu Christ chữa cho ngươi được lành; hãy chờ dậy, dọn dẹp lấy giường ngươi. Lời Lu-ca mô tả việc Phi-e-rơ chữa lành cho người bại liệt Ê-nê giống như lời ông mô tả việc Đức Chúa Giê-xu chữa lành một người bại liệt khác (LuLc 5:18-26). Có lẽ ông muốn bày tỏ rằng chính Đức Chúa Giê-xu đã từng một thời chữa lành bệnh tật nay vẫn còn tiếp tục chữa lành. Hãy chú ý rằng Phi-e-rơ không nói: “Tôi chữa lành cho anh nhơn danh Đức Chúa Giê-xu” mà nói: “Đức Chúa Giê-xu Christ chữa cho anh được lành”.Từ Hi-lạp được dịch là “dọn dẹp giường ngươi” cũng có thể được địch là “dọn bàn ngươi” (tức là, cho một bữa ăn).9:36: Tại thành Giốp-bê một môn đồ tên là Ta-bi-tha, nghĩa là Đô-ca. Giốp-bê lúc bấy giờ là một cảng biển cho Giê-ru-sa-lem, và bây giờ là vùng ngoại ô của Tel Aviv, gọi là Gia-phô (Yafo).Một môn đồ . Từ Hi-lạp nên dịch là “một nữ môn đồ”. Lu-ca đang làm sáng tỏ rằng phụ nữ vốn quan trọng trong Hội Thánh. Ta-bi-tha nghĩa là “con hoàng dương”, và Đô-ca là từ Hi-lạp cho con hoàng dương.9:38: Vì Ly-đa gần Giốp-bê, các môn đồ … sai hai người đến mời người. Trong Tân Ước chúng ta đọc về nhiều người làm việc theo từng đôi (xem Cong Cv 10:7; LuLc 10:1). Dường như các Cơ Đốc Nhân làm việc theo lối nầy là rất quan trọng, như nhà truyền giảng Moody (nhà truyền giảng) với Sankey (nhà soạn nhạc).Ly-đa cách Giốp-bê 18 km. 9:40: “Hỡi Ta-bi-tha, hãy chờ dậy”. Người mở mắt. Bản tường trình nầy giống như bản tường trình việc Đức Chúa Giê-xu khiến con gái Giai-ru sống lại trong 8:40-56. Ông đưa thêm một bản tường trình nữa cho chúng ta trong 7:11-17, (so sánh với IVua 1V 17:17-24; IIVua 2V 4:32-37). Vào tất cả những lần nầy đó không phải là “sự phục sinh” đã diễn ra, bởi vì những người được làm cho hồi sinh sau nầy lại chết. Điều gì đã xảy ra? Một số Cơ Đốc Nhân cho rằng Đức Chúa Trời đang hành động, làm một cách diệu kỳ điều mà con người không thể làm được. Có lẽ Lu-ca tin điều đó. Những Cơ Đốc Nhân khác nghĩ rằng những bệnh nhân nầy có vẻ chết, nhưng có lẽ chỉ trong một cơn hôn mê, như người Mêhicô ngồi trong quan tài ngay trước đám tang của mình (xem Phụ Chú, Phép Lạ, tr.190).9:43: Người ở lại … tại nhà người thợ thuộc da, tên là Si-môn. Người Do Thái coi nghề thuộc da như một nghề “không sạch”, vì vậy, bởi ở nhà Si-môn, Phi-e-rơ cho thấy rằng ông không còn tuân thủ chặt chẻ các truyền thống Do Thái nữa. Nhà Si-môn có lẽ ở bên cạnh bờ biển, bởi vì thợ thuộc da cần nước để làm việc, và do mùi hôi của da thuộc họ cần ở cách xa vùng nội thành. Có lẽ vì chính lý do đó mà Phi-e-rơ lên mái nhà để cầu nguyện

Page 111: Huong dan hoc cong vu cac xu do

(c.9). Nếu bạn làm khách trong nhà một người thợ thuộc da thì đó là nơi ở tốt nhất!10:1: Trong thành Sê-sa-rê có một người tên là Cọt-nây, làm đội trưởng đội binh. Sê-sa-rê là một cảng quan trọng và là tổng hành dinh của Tổng Đốc Lamã cho vùng Giu-đa. Vì vậy, đó chủ yếu là một thành phố của Dân Ngoại, và có một pho tượng khổng lồ của Hoàng Đế Lamã đặt tại trung tâm.Cọt-nây có lẽ là một chiến sĩ đã về hưu (vào lúc ấy đội binh (cohort) Italia không còn trực chiến tại Sê-sa-rê nữa). Là một đội trưởng địa vị của ông tương đương với chức vụ thiếu úy (Sergeant Major) ngày nay. Lu-ca không gọi Cọt-nây là “người kính sợ Đức Chúa Trời” (xem chú thích ở Cong Cv 2:10), nhưng c.2 cho thấy rằng ông tuân giữ nghiêm túc tôn giáo Do Thái; ông thờ phượng Đức Chúa Trời chân thật duy nhất, ông có cả một gia đình thờ phượng, ông rộng rãi với những người thiếu thốn, và ông cầu nguyện thường xuyên. Nhưng ông đang tìm kiếm một lối sống thỏa lòng hơn, đầy trọn hơn.10:3: Người thấy rõ ràng trong sự hiện thấy một thiên sứ của Đức Chúa Trời. Xem chú thích ở 16:9 cho các từ “khải tượng” và “ngất trí (trance)” (c.10). Lu-ca muốn nói rằng Phi-e-rơ và Cot-nây không gặp nhau một cách tình cờ nhưng theo ý chỉ của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã bày tỏ chính Ngài cho họ, dầu Lu-ca sử dụng từ “thiên sứ” (ở đây và trong 10:22) hoặc “một giọng nói” (10:13, 15), hoặc Thánh Linh (10:19; 11:12) hoặc “Đức Chúa Trời” (10:28) hoặc “một người mặc áo sáng lòa” (10:30) (xem chú thích ở 5:19).10:10-11: Người bị ngất trí đi và thấy trời mở ra, và có vật chi giống một bức khăn lớn giáng xuống. Phi-e-rơ đi lên mái bằng của căn nhà để cầu nguyện. Đó là giờ ăn trưa và ông đói bụng, và vào lúc đó ông thấy khải tượng nầy. Có lẽ trước khi ông bắt đầu cầu nguyện ông đã dõi nhìn các thủy thủ hạ một cánh buồm trên một chiếc thuyền ở cảng Giốp-bê và cánh buồm đó trở nên “bức khăn lớn” trong cơn ngất trí của ông. “Bức khăn” chứa đựng các sinh vật (c.12), một số trong chúng là “không sạch” theo Lê-vi ký 11.10:13-14: Lại có tiếng phán cùng người rằng: “Hỡi Phi-e-rơ, hãy dậy; làm thịt và ăn.” Nhưng Phi-e-rơ thưa rằng: “Lạy Chúa, chẳng bao giờ…” Suốt cuộc đời Phi-e-rơ đã bị cấm ăn một số thực phẩm bởi vì theo Luật pháp Do Thái chúng thuộc loại “không sạch” hoặc “cấm kỵ”. Nhiều người có những điều cấm kỵ, chẳng hạn như ở một vùng của Đông Phi phụ nữ không ăn thịt gà và đàn ông không ăn thận súc vật; húyt sáo bị cấm giữa vòng người Lakalai ở New Britain (vì xúc phạm đến thần linh bảo vệ nguồn thực phẩm của họ). Đối với người Do Thái có quá nhiều điều cấm kỵ, như là không ăn đồ có huyết ở trong (c.20), mà họ tin là luật pháp của Đức Chúa Trời. Nhưng

Page 112: Huong dan hoc cong vu cac xu do

bây giờ Đức Chúa Trời lại bảo Phi-e-rơ bất chấp tất cả những “luật lệ” nầy. Ông có thể làm gì? Điều đầu tiên ông làm là phản đối: “Lạy Chúa, không được đâu ạ!” Rất nhiều người bắt đầu một giai đoạn mới trong cuộc đời bằng cách phản đối mạng lệnh của Đức Chúa Trời, chẳng hạn như Môi-se (XuXh 3:10-11; 4:10-11); Giô-na (Gion Gn 1:1-3).Lý do Phi-e-rơ phản đối là bởi vì Đức Chúa Trời bảo ông làm một điều trước đó ông chưa hề làm: “Lạy Chúa; … tôi chưa bao giờ …” Cứ hoài như vậy các Cơ Đốc Nhân thất bại trong việc vâng lời Đức Chúa Trời bởi vì họ không tin rằng Ngài thật sự muốn họ làm một điều gì đó lần đầu tiên. Khi các giám mục Công Giáo Lamã gặp nhau năm 1962 họ đã quyết định rằng Lễ Mass thông thường phải được tuyên bố bằng ngôn ngữ thông dụng của dân chúng thay vì dùng tiếng Latinh. Họ tin rằng đây là ý chỉ của Đức Chúa Trời. Nhưng một số người phàn nàn: “Chúng ta chưa hề làm điều nầy bao giờ.” Các Cơ Đốc Nhân ngày nay cần làm điều đặc biệt nào mà trước đây họ chưa bao giờ làm?10:15: Phàm vật chi Đức Chúa Trời đã làm cho sạch, thì chớ cầm bằng dơ dáy. Người Do Thái phân biệt rõ ràng giữa vật “thánh” hoặc “sạch” với vật “phàm” hoặc “không sạch”; những con thỏ (rabbits) là sạch, nhưng heo thì không sạch; phụ nữ tinh sạch phần lớn thời gian, nhưng phụ nữ có kinh nguyệt thì không sạch; Người Do Thái còn sống là tinh sạch, nhưng xác chết của một người Do Thái thì không sạch.Phi-e-rơ có thể đã nghe Đức Chúa Giê-xu phán: “Chẳng sự gì từ ngoài người vào trong có thể làm dơ dáy người được” (Mac Mc Mac7:15) - theo đó Mác thêm vào các từ “như vậy Ngài tuyên bố mọi đồ ăn được sạch” (Cong Cv 7:19). Nhưng dường như Phi-e-rơ đã không coi trọng điều đó, cho mãi đến khi có khải tượng nầy ông vẫn tuân thủ truyền thống Do Thái. Ong phân chia tạo vật của Chúa thành ra hai phần, phần “thánh” hoặc “sạch” và phần “không thánh” hoặc “không sạch”.Mặc dầu có lời dạy dỗ trong câu nầy, rất nhiều Cơ Đốc Nhân vẫn phạm cùng một sai lầm đó trong việc phân chia tạo vật của Đức Chúa Trời, bằng cách coi Kinh Thánh là thánh khiết, nhưng tiền bạc là không thánh khiết; coi lời cầu nguyện là tinh sạch, nhưng việc giao hợp là không sạch; coi Chúa Nhật là ngày thánh, còn Thứ Hai là không thánh; coi một chủng tộc nầy là tinh sạch, nhưng một chủng tộc khác là không sạch. Phao-lô cảnh cáo chúng ta chống lại việc phân rẽ tạo vật của Chúa theo cách nầy: “Bởi chưng đất và mọi vật chứa trong đất đều thuộc về Chúa … vậy, anh em hoặc ăn hoặc uống hay là làm sự chi khác, hãy vì sự vinh hiển Đức Chúa Trời mà làm” (ICo1Cr 10:26, 31).10:23: Phi-e-rơ mời họ vào nhà và cho trọ tại đó. Phi-e-rơ, người Do Thái, mời những người Dân Ngoại ăn uống với mình, giống như sau nầy ông nhận

Page 113: Huong dan hoc cong vu cac xu do

lời mời ăn uống trong nhà Dân Ngoại (Cong Cv 11:3). Vì vậy Phi-e-rơ phá vỡ Luật pháp Do Thái.10:24: Cọt-nây với bà con và bạn thiết. Không phải chỉ một mình Cọt-nây gặp gỡ Phi-e-rơ. Có những bạn bè và gia đình cùng tham gia với ông. Cũng xem “hai đầy tớ và một tên lính” (10:7 và 19); “nhiều người” (10:27); “thay thảy chúng tôi đang ở đây” (10:33). Phi-e-rơ cũng được một “số anh em”đi theo (10:23b), “sáu anh em” (11:12). Dường như Đức Chúa Trời muốn chúng ta đi đến những quyết định quan trọng với tư cách là những thuộc viên của một nhóm hơn là những cá nhân riêng lẽ, chẳng hạn như đôi khi Ngài kêu gọi cả một gia đình hoặc mọi thành viên của một làng cùng dâng mình để chịu bap-têm.10:25: Phi-e-rơ vào nhà, Cọt-nây ra rước. Tại căn nhà nầy trong miền Sê-sa-rê dành cho các chiến sĩ về hưu, không xa bờ biển, sự kiện nầy đã diễn ra làm thay đổi Hội Thánh. Phi-e-rơ đi vào nhà của người Dân Ngoại chưa chịu cắt bì và họ ăn uống với nhau (11:3). Bữa ăn nầy quan trọng hơn bất kỳ những điều nào đã diễn ra sau đó (chẳng hạn như việc nói tiếng lạ, hoặc phép bap-têm, 10:44-48). Liệu đã từng có một Hội Thánh như ngày nay không nếu Phi-e-rơ sợ sệt và từ chối ăn uống với Dân Ngoại? Bằng cách tham gia Phi-e-rơ đã phá vỡ luật lệ Do Thái và thay đổi các qui tắc của Hội Thánh.Phi-e-rơ đã thực hiện sự thay đổi lớn lao nầy khi đáp ứng với Đức Chúa Trời (như ông đã vững lòng tin tưởng) và không có tham vấn các Sứ Đồ khác trước đó. Kể từ thời điểm nầy các Cơ Đốc Nhân đã phải nhiều lần trả lời câu hỏi: “Khi nào thì đúng để các Cơ Đốc Nhân trong một phần của Hội Thánh Đức Chúa Trời thực hiện một sự thay đổi quan trọng trong các luật lệ của họ?” Chẳng hạn, vào thời điểm hiện tại nhiều người đang hỏi liệu có đúng không nếu các Hội Thánh thay đổi luật lệ nhằm phong chức cho phụ nữ (một số đã làm như thế rồi). Các Cơ Đốc Nhân có ý kiến khác nhau, chẳng hạn như (a) Rằng những sự thay đổi chính yếu duy nhất mà các Cơ Đốc Nhân được tự do thực hiện thì đã được thực hiện rồi và được ghi lại trong Tân Ước. Các Sứ Đồ là đàn ông và kể từ lúc ấy không có sự thay đổi nào cho luật lệ đó. Vì vậy ngày nay phong chức cho phụ nữ hoặc cho họ làm giám muc là sai lầm.(b) Rằng thay đổi như thế là đúng chỉ khi mọi Hội Thánh Cơ Đốc đều đồng ý rằng nên có thay đổi. Bởi vì không phải mọi Hội Thánh đều có thể đồng ý phong chức cho phụ nữ, thì không nên phong chức cho phụ nữ.(c) Rằng chúng ta có bổn phận thay đổi như thế khi các thuộc viên của chúng ta tin rằng Đức Thánh Linh đang dẫn dắt họ làm như thế, để cho chúng ta có thể làm công việc của Đức Chúa Trời có hiệu quả hơn. Vì vậy chúng ta được tự do phong chức cho phụ nữ nếu chúng ta tin rằng đó là một

Page 114: Huong dan hoc cong vu cac xu do

sự thay đổi khôn ngoan phải thực hiện. 10:33: Thay thảy chúng tôi đang ở trước mặt Đức Chúa Trời, để nghe mọi điều Chúa đã dặn ông nói cho chúng tôi. Khi đến với Phi-e-rơ như thế nầy, Cọt-nây và bạn hữu đã để lại một gương mẫu quan trọng cho các hội chúng Cơ Đốc, chẳng hạn (1) Họ nhận thức rằng họ đang ở “trước mặt Đức Chúa Trời” (tức là, trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời), chứ không chỉ trước sự hiện diện của Phi-e-rơ; (2) Họ muốn khám phá ý chỉ của Đức Chúa Trời, chứ không chỉ nghe Phi-e-rơ bày tỏ ý kiến. (3) Họ đã đến với một ước muốn học hỏi. Một du khách mới đây đến với các buổi đọc Kinh Thánh hằng tuần tại Tu Viện thánh Makarios tại Ai-cập, do Giáo Trưởng giáo hội Coptic tên là Shenouda chủ trì, đã chú ý không chỉ kỹ năng của diễn giả, mà còn sự nhiệt tình của những thính giả là những người đi vào sa mạc mỗi tuần để học biết cách giải nghĩa Kinh Thánh.10:34: Phi-e-rơ bèn mở miệng nói rằng … Đây là lần đầu tiên một bài giảng của một Cơ Đốc Nhân giảng cho Dân Ngoại được ghi lại. Chúng ta chú ý rằng trong đó Phi-e-rơ bỏ bớt những phần trưng dẫn Kinh Thánh Cựu Ước mà ông thường dùng khi giảng cho người Do Thái, chẳng hạn như 2:14-36.Những điểm chính ông giảng là:1. Đức Chúa Trời không có thiên vị ai. Ngài chấp nhận bất cứ ai tôn kính Ngài và làm điều công bình (cc.34-35, xem chú thích ở 4:12).2. Ấy chính qua Đức Chúa Giê-xu mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta Tin Lành về sự hòa giải giữa các dân tộc khác nhau (c.36). Đức Chúa Giê-xu là Chúa của mọi người .3. Các sự kiện trong cuộc đời của Đức Chúa Giê-xu, từ phép bap-têm cho đến sự phục sinh của Ngài (cc.37-41).4. Đức Chúa Giê-xu là quan tòa, nhưng Ngài có thể khiến mọi người tin Ngài, thuộc mọi chủng tộc, nhận lãnh sự tha tội (cc.42-43).10:44: Khi Phi-e-rơ đương nói, thì Đức Thánh Linh giáng trên mọi người nghe đạo. Cọt-nây và bạn hữu làm ngắt quảng bài giảng của Phi-e-rơ bằng việc “nói tiếng lạ” (xem chú thích ở 2:4b), và Phi-e-rơ coi điều nầy như là một dấu hiệu rằng họ đã nhận lãnh Đức Thánh Linh (xem cc. 46-47).10:48: Người lại truyền làm phép bap-têm cho họ nhơn danh Đức Chúa Giê-xu Christ. Vào cơ hội nầy người ta được nhận lãnh Đức Thánh Linh trước, và chịu bap-têm sau. Người Sa-ma-ri chịu bap-têm trước và nhận lãnh Đức Thánh Linh sau (8:12-17) (xem Phụ Chú, Phép Bap-têm, tr.79).Họ chịu bap-têm “nhơn danh Đức Chúa Giê-xu Christ”, như phần lớn các ứng viên trong những ngày đầu tiên của Hội Thánh. Ấy chỉ là sau nầy mà phép bap-têm mới được thực hiện “nhơn danh Cha, Con và Thánh Linh”.11:2: Khi Phi-e-rơ đã trở lên thành Giê-ru-sa-lem, có người tín đồ vốn chịu phép cắt bì trách móc người. Phi-e-rơ đem sáu nhân chứng đi với ông khi

Page 115: Huong dan hoc cong vu cac xu do

ông lên thành Giê-ru-sa-lem, vì vậy có lẽ ông trông đợi sẽ bị trách móc, như Đức Chúa Giê-xu đã bị trách móc vì ăn uống với “kẻ có tội” (LuLc 15:2). Nhóm “tín đồ” ở đây có nghĩa là nhóm Cơ Đốc Nhân Do Thái tuân giữ truyền thống cách nghiêm nhặt. Có lẽ một số các thầy tế lễ (Cong Cv 6:7) hoặc người Pha-ri-si (15:5) ở trong Hội Thánh đã chống đối Phi-e-rơ.11:12: Đừng nghi ngại gì. tức là, đừng phân biệt giữa người Do Thái và Dân Ngoại.11:18: Họ ngợi khen Đức Chúa Trời, rằng: Vậy Đức Chúa Trời cũng đã ban sự ăn năn cho người ngoại để họ được sự sống! Do lời giải thích của Phi-e-rơ thâm chí những người tuân giữ các tư tưởng truyền thống cũng có thể ngợi khen Đức Chúa Trời về điều đã xảy ra (nhưng họ không nhận thức đầy đủ điều đó có tầm quan trọng đến mức nào).An năn . Xem chú thích ở 2:38a.Được sự sống . Để chúng ta có thể sống cách đầy trọn như Đức Chúa Trời đã dự định cho chúng ta sống (GiGa 10:10).

ĐỀ NGHỊ NGHIÊN CỨU ÔN LẠI NỘI DUNG Hai thành phố duyên hải mà chúng ta đọc thấy trong những câu nầy là gì? Thành phố nầy cách thành phố kia bao xa?Trong những câu nầy Lu-ca sử dụng từ “thiên sứ” để nói đến việc Đức Chúa Trời bày tỏ ý chỉ của Ngài. Ông còn dùng hai từ hoặc cụm từ nào nữa cho cùng mục đích đó?Đưa ra hai lý do tại sao Phi-e-rơ đi đến Sê-sa-rê.Tại sao Lu-ca coi cuộc gặp gỡ giữa Phi-e-rơ và Cọt-nây có tầm quan trọng đặc biệt?Sự khác biệt chính giữa kinh nghiệm của Cọt-nây (và bạn bè ông) và kinh nghiệm của người Sa-ma-ri (ch.8) là gì?(a) “Nhóm chịu cắt bì” tại Giê-ru-sa-lem là những ai?(b) Nhóm đó trách móc hành động nào của Phi-e-rơ?

NGHIÊN CỨU KINH THÁNH Chúng ta học được gì về Dân Ngoại, hoặc về kế hoạch của Đức Chúa Trời cho họ, trong mỗi một phân đoạn sau đây:(a) SaSt 22:18 (b) EsIs 49:6 (c) LuLc 2:29-32(d) Cong Cv 13:47 (e) 14:5 (f) 26:17-20(g) RoRm 11:25-27“Trong Tân Ước chúng ta đọc về nhiều người làm việc theo từng đôi, dường như các Cơ Đốc Nhân làm việc theo lối nầy là rất quan trọng” (tr.102).Hãy đọc các phân đoạn sau đây và cho biết, nêú được, trong mỗi trường hợp những cặp nầy là ai và họ đang làm gì.

Page 116: Huong dan hoc cong vu cac xu do

(a) Mat Mt 18:15-16 (b) Mac Mc 11:1 (c) LuLc 10:1-9(d) Cong Cv 10:7 (e) 11:29-30 (f) 19:22Bạn có kinh nghiệm gì về cách làm việc theo từng đôi? Bạn nhận được lợi ích gì khi làm như thế?

THẢO LUẬN VÀ ÁP DỤNG Hai ý kiến liên quan đến việc Phi-e-rơ kêu Ta-bi-tha sống lại được đưa ra trong chú thích ở 9:40. Ý kiến của bạn là gì? Đưa ra lý do.Chú thích ở 10:15 đưa ra các ví dụ về cách thức mà trong đó một số Cơ Đốc Nhân đã phân chia hay vẫn còn phân chia tạo vật của Đức Chúa Trời. Bạn có thể đưa ra những ví dụ nào khác về các Cơ Đốc Nhân phạm phải lỗi lầm nầy trong quá khứ cũng như trong hiện tại không? Bạn nghĩ gì về những lý do mà họ làm như vậy?“Một đôi khi Đức Chúa Trời kêu gọi cả một gia đình hoặc tất cả các thành viên của một làng cùng dâng mình để chịu bap-têm” (tr.105).Bạn nghĩ Đức Chúa Trời làm như thế trong những hoàn cảnh nào? Làm thế nào người ta có thể nhận diện được lời kêu gọi của Ngài?Hãy mô tả bất cứ sự kiện nào thuộc loại nầy mà bạn biết.“Khi nào thì đúng để các Cơ Đốc Nhân trong một phần của Hội Thánh Đức Chúa Trời thực hiện một sự thay đổi quan trọng trong các luật lệ của họ?” Ba câu trả lời khác nhau cho câu hỏi nầy được trích dẫn ở chú thích 10:25. Câu trả lời của bạn là gì? Đưa ra lý do.“Cọt-nây và bạn hữu đã để lại một gương mẫu quan trọng cho các hội chúng Cơ Đốc” (chú thích ở 10:33). Họ “để lại gương mẫu” bằng những cách nào? Một hội chúng nên đáp ứng lại một bài giảng bằng những cách nào mà không được đề cập đến trong chú thích ở 10:33?

Công Cuộc Truyền Giáo Tại An-ti-ốt Xứ Si-ry

11:19-30

BỐ CỤC

11:19-21 Người Hi-lạp tại An-ti-ốt trở thành Cơ Đốc Nhân.11:22-24 Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem sai Ba-na-ba đến điều tra sự việc.11:25-26 Ba-na-ba và Phao-lô cùng làm việc tại An-ti-ốt.11:27-30 A-ga-bút nói tiên tri về một nạn đói, và Phao-lô cùng Ba-na-ba được sai đem quà cứu trợ đến cho các Cơ Đốc Nhân tại Giê-ru-sa-lem.

GIẢI NGHĨA Như chúng ta đã thấy, phép bap-têm của Cọt-nây là một sự kiện rất quan trọng, bởi vì qua đó Hội Thánh bắt đầu một giai đoạn mới (tr.105). Nhưng

Page 117: Huong dan hoc cong vu cac xu do

sự khai sinh Hội Thánh tại An-ti-ốt xứ Sy-ri, được Lu-ca mô tả ở đây, thậm chí có thể còn quan trọng hơn. Trong quá khứ, người Dân Ngoại nào trở thành Cơ Đốc Nhân được gọi là “kẻ theo đạo” hoặc “người kính sợ Đức Chúa Trời”, hoặc là những người giống như Cọt-nây có liên hệ mật thiết với tôn giáo Do Thái. Vì vậy có một gạch nối giữa những người như vậy và các môn đồ người Do Thái của Đức Chúa Giê-xu. Nhưng bây giờ lần đầu tiên những người tiếp nhận Phúc Âm không hề có mối liên hệ nào như thế. Họ là người Hi-lạp. Đây là lý do chúng ta gọi sự khai sinh của Hội Thánh tại An-ti-ốt là một sự kiện “mới mẻ” và một “bước ngoặc”.Sự kiện nầy còn mới mẻ vì hai lý do khác: (1) Những người “Chip-rơ và Sy-ren” không tên tuổi (c.20) viếng thăm An-ti-ốt như là một phần trong hoạt động của họ với tư cách là Cơ Đốc Nhân, không phải vì họ đã nhận lãnh thẩm quyền từ các Sứ Đồ; cũng không phải họ là “các trưởng lão” hoặc “tiên tri”. (2) Nhóm người Dân Ngoại trở thành Cơ Đốc Nhân tại An-ti-ốt là một tập thể mạnh mẽ; trước đó chỉ có một hay hai cá nhân Dân Ngoại đã trở nên Cơ Đốc Nhân.Có nhiều câu hỏi liên quan đến sự kiện nầy mà chúng ta không biết câu trả lời, chẳng hạn như, có phải những Hội Thánh khác, như A-lec-xan-đơ chẳng hạn, cũng được thành lập trong lúc nầy và theo cùng một cách như Hội Thánh tại An-ti-ốt được thành lập không? Nhưng chúng ta thật biết rằng những người trong chúng ta vốn là Cơ Đốc Nhân Dân Ngoại ngày nay được làm thuộc viên của Hội Thánh một phần là nhờ những Cơ Đốc Nhân Do Thái không tên tuổi đó đã phá vỡ truyền thống và đón nhận người Hi-lạp vào trong Hội Thánh.

CHÚ THÍCH

11:19: Những kẻ bị tản lạc … đi đến xứ Phê-ni-xi, đảo Chip-rơ, và thành An-ti-ốt, giảng đạo. Những người “giảng đạo”tại Phê-ni-xi (đất nước ngày nay gọi là Lebanon) và tại Chip-rơ và An-ti-ốt làm như thế do cơn bách hại (xem 8:1-4). Nhiều người đã chịu khổ rất lớn trong cơn bách hại đó. Nhưng điều thọat đầu dường như chỉ là tai họa thì đã trở nên một cơ hội cho công tác truyền giáo. Những người đã phải chạy trốn khỏi nhà mình đến những nơi xa xôi sống và rao giảng Phúc Âm tại nơi ở mới của họ. Nhưng hầu hết trong số họ chỉ giảng cho người Do Thái mà thôi.Thành phố An-ti-ốt (ngày nay là Antakya) nằm ở phía bắc của Sy-ri, ngày nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Vào thời ấy đó là thành phố lớn thứ ba trong Đế Quốc Lamã, và có dân số đến nửa triệu người. Đó là một thành phố Hi-lạp, nhưng hầu hết dân cư là người Sy-ri, và có nhiều người Do Thái. Đó là một trung tâm thương mại quan trọng, với một cảng lớn, Seleucia, cách đó 7 km. Chúng ta có thể thấy tại sao An-ti-ốt thay vì Giê-ru-sa-lem trở thành tổng

Page 118: Huong dan hoc cong vu cac xu do

hành dinh của Hội Thánh.11:20: Một vài người quê ở Chip-rơ và Sy-ren … cũng giảng dạy cho người Hi-lạp nữa, truyền Tin Lành của Đức Chúa Giê-xu cho họ. Câu này mô tả một trong những sự kiện quan trọng nhất trong toàn bộ lịch sử Hội Thánh. Những “người” nầy, người Do Thái nói tiếng Hi-lạp, không chỉ giảng cho người Do Thái tại An-ti-ốt mà còn cho “người Hi-lạp nữa”. Mặc dầu họ thực hiện một công tác quan trọng như thế chúng ta lại không biết tên tuổi của họ. Chúng ta chỉ biết rằng một số người đến từ Chip-rơ, hòn đảo lớn cách An-ti-ốt 100 km trong Địa Trung Hải, và những người khác đến từ Sy-ren, một thành phố nằm trên bờ biển phía bắc của Châu Phi, cách đó 300 km. Trong cả hai nơi đều có nhiều người Do Thái nói tiếng Hi-lạp.Họ không nói về Đức Chúa Giê-xu như là Đấng Mê-si-a (Christ) bởi vì người Hi-lạp hẳn không quan tâm mấy. Họ nói về Đức Chúa Giê-xu là “Chúa”, là Đấng đáng được dâng hết sự trung thành. Người Hi-lạp biết từ đó rất rõ (từ Hi-lạp là kyrios ).Tại sao người Hi-lạp “trở lại cùng Chúa” (c.21)? Chắc chắn đó là bởi vì họ đã hết coi trọng tôn giáo cũ của mình, và đang tìm kiếm Đức Chúa Trời chân thật. Người ta không thể sống trọn vẹn mà không dành sự trung thành cho một ai đó hoặc một điều gì đó lớn hơn chính họ.11:22: Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem … sai Ba-na-ba sang đến thành An-ti-ốt . Các sự kiện tại An-ti-ốt quá bất thường đến nổi các nhà lãnh đạo Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem muốn biết chính xác điều gì đang diễn ra. Vì vậy họ cử Ba-na-ba đi điều tra (xem chú thích ở 4:36).Ba-na-ba là một người Do Thái nói tiếng Hi-lạp từ Chip-rơ đến là người ở tại Giê-ru-sa-lem vào lễ Ngũ Tuần. Lu-ca nói rằng ông là một “người lành” và “đầy dẫy Đức Thánh Linh và đức tin” (11:24). Có lẽ họ chọn ông bởi vì cả những người theo truyền thống nói tiếng A-ram và những người Hê-lê-nít nói tiếng Hi-lạp đều tin cậy ông. Ong đã thực hiện việc điều tra, và nhận thức rằng chính Đức Chúa Trời đã làm việc tại An-ti-ốt. Đức Chúa Trời đã bày tỏ “ân điển” Ngài (c.23), nghĩa là đã làm nhiều hơn bất cứ ai trông đợi hoặc xứng đáng.11:25: Ba-na-ba đi đến thành Tạt-sơ tìm Sau-lơ. Trong 9:30 chúng ta đọc về Phao-lô đi về quê nhà tại Tạt-sơ sau khi cải đạo. Dường như từ GaGl 1:21 rằng ông lúc ấy đã trải qua mười bốn năm đi lại tại Sy-ri và Si-li-si (Tạt-sơ nằm trong tỉnh nầy), giảng và dạy. Có lẽ chính trong thời gian nầy ông đã chịu đựng một số khổ nạn mà ông nói đến trong IICo 2Cr 11:23-27, và cùng lúc đó tăng trưởng và phát triển như là một Cơ Đốc Nhân. Khi Ba-na-ba cần sự giúp đỡ tại An-ti-ốt ông đi 280 km để đến Tạt-sơ. Lúc ấy ông phải “tìm” Phao-lô, có lẽ bởi Phao-lô đang đi quanh Si-li-si để rao giảng Phúc Âm. Cuối cùng ông cũng tìm ra, và vì vậy Phao-lô chấm dứt làm một nhà truyền

Page 119: Huong dan hoc cong vu cac xu do

giáo đơn độc, và trong một năm trọn trở thành người cộng sự của Ba-na-ba và những người khác trong việc lãnh đạo Hội Thánh đang phát triển tại An-ti-ốt. Vẫn còn một nhà thờ trong hang động (cave-church) ở tại đó mà có lẽ chính là nơi họ thờ phượng.11:26: Ấy là ở thành An-ti-ốt, người ta bắt đầu xưng môn đồ là Cơ Đốc Nhân. Đối với các môn đồ người Do Thái của Đức Chúa Giê-xu thì danh “Christ” có nghĩa là “Đấng Mê-si-a mà chúng ta đã trông đợi” (xem chú thích ở Cong Cv 2:31). Nhưng sau nầy, khi có ngày càng nhiều người Dân Ngoại gia nhập Hội Thánh, họ sử dụng danh “Christ” như là một danh xưng riêng tư, như chúng ta làm ngày nay. Vì vậy khi người tại An-ti-ốt sử dụng từ “Cơ Đốc Nhân” họ muốn nói đến “những người đi theo Đức Chúa Giê-xu Christ”. Lu-ca chỉ sử dụng từ nầy ở đây và trong 26:28, và thường thường sử dụng các từ “anh em” hoặc “các môn đồ” hoặc “thánh đồ”.Điều quan trọng là chúng ta chỉ sử dụng từ “Cơ Đốc Nhân” cho những ai thật lòng cố gắng đi theo Đức Chúa Giê-xu Christ. Nhiều người sử dụng nó một cách sai trật, chẳng hạn như là một tên cho một đảng phái chính trị như Dân Chủ Cơ Đốc Giáo.11:27-28: Mấy người tiên tri từ thành Giê-ru-sa-lem xuống .. A-ga-but đứng dậy và nói tiên tri … sự đói kém. Những “tiên tri” nầy là những nhà truyền giảng lưu động, một số trong họ tiên đoán tương lai (xem chú thích ở 15:32). A-ga-but là một trong số những người tiên đoán (cũng xem 21:10).Sử gia Do Thái Josephus viết rằng có một nạn đói tại Giu-đê vào năm 46 SC. Đó là năm, như Lu-ca nói, thuộc đời trị vì của Hoàng Đế Cơ-lốt.11:29: Các môn đồ bèn định,mỗi người tùy sức riêng mình, gởi một món tiền bố thí cho anh em ở trong xứ Giu-đê. Các môn đồ có nghĩa là các Cơ Đốc Nhân tại An-ti-ốt, và “các anh em” nghĩa là các Cơ Đốc hữu tại Giu-đê.Món tiền bố thí . Từ nầy được dịch từ tiếng Hi-lạp diakonia mà chúng ta thường dịch là “chức vụ” (ministry). Đối với các tác giả Tân Ước chỉ có một chức vụ, mà các Cơ Đốc Nhân thực hiện theo nhiều cách khác nhau, như Đức Chúa Giê-xu đã làm. Một số người làm điều đó qua việc rao giảng, những người khác qua việc săn sóc (nursing), và theo nhiều cách khác. Tại An-ti-ốt họ làm điều đó bằng cách gởi lương thực và tiền bạc. Xem chú thích ở 21:19.Họ là những Cơ Đốc Nhân mới trở lại đạo, nhưng họ hiểu biết tốt hơn nhiều Cơ Đốc Nhân có kinh nghiệm về cách thức đi theo Đức Chúa Giê-xu. Giống như Ngài giảm nhẹ sự đau khổ khi nào có một cơ hội, thì họ cũng làm như vậy, bởi vì họ là môn đồ Ngài. Đối với họ không có một sự phân cách nào giữa việc tin Đức Chúa Giê-xu và việc tích cực cho Ngài trong thế gian nầy. Họ chưa bao giờ gặp các Cơ Đốc Nhân nầy của xứ Giu-đê xa xôi, nhưng họ

Page 120: Huong dan hoc cong vu cac xu do

gởi những món tiền trợ giúp. Hầu hết họ là người Hi-lạp, nhưng họ vui lòng gởi lương thực cho các Cơ Đốc Nhân Do Thái. Không có sự phân biệt chủng tộc hoặc phân biệt bộ tộc giữa vòng họ.Trong phần còn lại của cuộc đời mình Phao-lô kêu gọi các tín hữu gởi cứu trợ cho các người nghèo tại Giê-ru-sa-lem (xem RoRm 15:25-27; ICo1Cr 16:1-3; IICo 2Cr 8:2; 9:1-15; GaGl 2:10). Ông làm điều nầy một phần bởi vì việc gởi và nhận quà cứu trợ là một phương thức liên hiệp các Cơ Đốc Nhân lại với nhau.Hội Thánh tại An-ti-ốt có thể làm điều đó bởi vì vùng đất xung quanh An-ti-ốt phì nhiêu hơn hẳn vùng đồi núi Giu-đê. Nó được cấp nước bởi dòng sông lớn Orontes, và lúa mì không khó kiếm. Nhưng số lượng cứu trợ họ gởi đến Giu-đê thì, dĩ nhiên, nhỏ bé so với số cứu trợ mà các tập thể Cơ Đốc và những người khác gởi đến các vùng đói kém ngày nay. Số người chịu khổ cũng nhỏ so với những người chịu khổ vì đói kém ngày nay (hơn 40.000 chết mỗi ngày do nạn đói). Nhưng cùng một Thánh Linh của Đức Chúa Giê-xu cảm động các Cơ Đốc Nhân tại An-ti-ốt cũng vẫn còn cảm động các Cơ Đốc Nhân ngày nay.Tùy sức riêng mình . Mỗi thuộc viên đóng góp tiền bạc và lương thực theo tỉ lệ thu nhập của họ. Những người có nhiều thì cho nhiều, người có ít cho ít. Phao-lô, trong các thư tín, nói rằng đây là cách cho đúng đắn. Mỗi thuộc viên nên để riêng một điều gì đó “mà mình chắt lót được” (ICo1Cr 16:2), và “theo điều mình có” (IICo 2Cr 8:12). Đây vẫn còn là cách đúng đắn để các thuộc viên của một hội chúng ban cho, dầu họ đang đóng góp cho Hội Thánh riêng của họ hay cho những khách lạ đang gặp rắc rối.11:30: Nhờ tay Ba-na-ba và Sau-lơ, gởi tiền ấy cho các trưởng lão. Vì vậy Ba-na-ba và Phao-lô nhận lấy lương thực và tiền bạc, có lẽ đi bằng đường biển đến Giốp-bê và rồi dùng la chở lên Giê-ru-sa-lem.Hầu hết các học giả nghĩ rằng đây chính là chuyến viếng thăm mà Phao-lô nói đến trong GaGl 2:1-10. Nếu đúng như vậy, thì (1) nó diễn ra vào năm 46 SC; (2) họ dẫn người thanh niên Hi-lạp Tit đi với họ; và (3) sau khi giao lương thực cho các trưởng lão, họ gặp gỡ Gia-cơ, người em của Đức Chúa Giê-xu, cũng như Phi-e-rơ và Giăng. Chuyến viếng thăm nầy quan trọng lắm, không chỉ vì sự chia sẻ diễn ra giữa vòng một nhóm các Cơ Đốc Nhân nầy với một nhóm Cơ Đốc Nhân khác mà còn bởi vì Phao-lô có thể quay lại Giê-ru-sa-lem sau một thời gian dài vắng mặt. Trong suốt chuyến viếng thăm nầy ông gặp các Sứ Đồ là những người đến cuối cùng đã chấp nhận ông như là một nhà lãnh đạo Hội Thánh.

(Ghi chú dưới bức tranh ở tr. 112:“Phao-lô kêu gọi các tín hữu gởi cứu trợ cho các người nghèo tại Giê-ru-sa-

Page 121: Huong dan hoc cong vu cac xu do

lem … cùng một Thánh Linh của Đức Chúa Giê-xu … vẫn còn cảm động các Cơ Đốc Nhân ngày nay.” (tr.111).Các món quà lương thực, quần áo, và thuốc men ở đây được phân phối cho những người tại Băng-la-đét đang chịu thiếu thốn, hoặc chịu cảnh vô gia cư, do các trận lụt khủng khiếp.)

ĐỀ NGHỊ NGHIÊN CỨU ÔN LẠI NỘI DUNG

Sự khai sinh Hội Thánh tại An-ti-ốt là một sự kiện “mới mẻ” và một “bước ngoặt” theo cách nào? Ai là người đầu tiên rao giảng cho người Hi-lạp tại An-ti-ốt?Đưa ra hai lý do tại sao An-ti-ốt chứ không phải Giê-ru-sa-lem trở nên tổng hành dinh của Hội Thánh.Tại sao Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem sai Ba-na-ba đến An-ti-ốt?Đưa ra ba từ trong tiếng Việt (NB: tiếng Anh) thường đàm của bạn có thể sử dụng để mô tả đặc tính của Ba-na-ba.Tại sao Ba-na-ba phải đi tìm Phao-lô (c.25)?

NGHIÊN CỨU KINH THÁNH “Ấy là ở thành An-ti-ốt, người ta bắt đầu xưng môn đồ là Cơ Đốc Nhân” (11:26):(i) Lu-ca sử dụng các từ nào cho các môn đồ của Đức Chúa Giê-xu trong mỗi câu sau đây trong Công Vụ ?(a) 6:1 (b) 9:13 (c) 9:26 (d) 10:23 (e) 11:1 (f) 26:10(g) 26:28(ii) Lập một danh mục các từ khác nhau mà các Cơ Đốc Nhân và những người khác sử dụng cho các thuộc viên Hội Thánh ngày nay.(iii) Bạn cho những từ nào trong những từ nầy là thích hợp nhất? Cho biết lý do.”Gởi một món tiền bố thí cho anh em ở trong xứ Giu-đê” (11:29).(i) Hãy đọc những phân đoạn sau đây và cho biết trong mỗi trường hợp Phao-lô yêu cầu người Cô-rin-tô làm điều gì.(a) ICo1Cr 16:1-3 (b) IICo 2Cr 8:1-2, 12-14 (c) IICo 2Cr 9:1-5(ii) Có sự hướng dẫn nào, nếu có, cho các Cơ Đốc Nhân ngày nay trong các phân đoạn trên không?“Người ta không thể sống trọn vẹn mà không dành sự trung thành cho một ai đó hoặc một điều gì đó lớn hơn chính họ.” (tr.111).Bạn có ý kiến gì? Nếu bạn đồng ý, xin cho ví dụ về cả những người ngoan đạo lẫn những người nói rằng họ không ngoan đạo.

Page 122: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Chính bạn muốn nói gì qua từ “Cơ Đốc Nhân”? Bạn nghĩ người không tin Chúa muốn nói gì qua từ nầy?“Số cứu trợ mà các tập thể Cơ Đốc và những người khác gởi đến các vùng đói kém ngày nay” (tr.111).(i) Hãy tìm hiểu và mô tả công tác của một tập thể như vậy đang làm việc trong một khu vực của thế giới ngày nay, và cho biết số tiền bạc hoặc hàng hóa đó được phân phối như thế nào.“Mỗi thuộc viên đóng góp … theo tỉ lệ với điều họ có” (tr.111).(a) Các thuộc viên của Hội Thánh bạn đóng góp theo tỉ lệ tài sản và thu nhập của họ tới mức độ nào?(b) Các thuộc viên được khích lệ tới mức độ nào để ban cho một cách hợp lý?(a) Theo ý bạn các thành tựu chủ yếu của Ba-na-ba trong suốt thời gian nói đến trong Cong Cv 11:23-30 là gì? (b) Điều nào trong số chúng là quan trọng nhất? Cho biết lý do.

Hê-Rốt Ác-ríp-pa I Bách Hại Hội Thánh

12:1-25

BỐ CỤC

12:1-5 Hê-rốt giết Gia-cơ là anh của Giăng và cầm tù Phi-e-rơ.12:6-17 Phi-e-rơ trốn thoát.12:18-19 Các lính canh bị giết.12:20-23 Cái chết của Hê-rốt.12:24 Sự tăng trưởng của Hội Thánh.12:25 Ba-na-ba và Phao-lô trở về An-ti-ốt.

GIẢI NGHĨA

Chúng ta đã đọc về các viên chức của tôn giáo Do Thái bách hại Hội Thánh (xem Công Vụ 4 và Phụ Chú, Chống Đối và Bách Hại, tr.44-50), và chúng ta sẽ nghiên cứu các sự chống đối khác đối với Hội Thánh kỹ lưỡng hơn trong chương 21. Trong chương 12 Lu-ca tường thuật sự bách hại do Hê-rốt Ạc-rip-ba I tiến hành. Vào thời gian Lu-ca nói đến trong chương nầy, hai sự kiện sắp đến hồi kết thúc:Thứ nhất, Phi-e-rơ sắp sửa nhường bước cho Phao-lô làm nhà truyền giáo chủ chốt, và cho Gia-cơ em Đức Chúa Giê-xu làm người lãnh đạo các Cơ Đốc Nhân tại Giê-ru-sa-lem (xem chú thích ở c.17).Thứ hai, thời kỳ đầu tiên mà trong đó Hội Thánh chủ yếu là người Do Thái

Page 123: Huong dan hoc cong vu cac xu do

cũng sắp kết thúc, và từ chương 13 trở về sau chúng ta đọc về Hội Thánh dần trở nên một Hội Thánh chủ yếu là Dân Ngoại.Các sự kiện được Lu-ca mô tả trong chương 12 diễn ra trước chức vụ của Ba-na-ba và Phao-lô được mô tả trong 11:19-30. Thứ tự của các sự kiện là:1. Sự bách hại của Hê-rốt (44SC) 12:1-24.2. Ba-na-ba và Phao-lô tại An-ti-ốt và rồi đến Giê-ru-sa-lem (46SC) 11:19-30.3. Họ rời Giê-ru-sa-lem đến An-ti-ốt 12:25.

CHÚ THÍCH 12:1: Vua Hê-rốt hà hiếp một vài người trong Hội Thánh. Xem chú thích ở 4:27 về bốn Hê-rốt. Vị Hê-rốt được nhắc đến trong câu nầy là Hê-rốt Ạc-rip-ba I, cháu nội của Hê-rốt Đại Đế. Vào lúc nầy ông cai trị trên Miền Nam Sy-ri, Bê-rê, Ga-li-lê và Giu-đê. Hoàng Đế Lamã Caligula đã ban cho ông tước hiệu “Vua”. Tự ông lấy lòng người Do Thái bằng cách tuân giữ các luật lệ và lễ nghi Do Thái và (cuối cùng) bằng cách bách hại các nhà lãnh đạo Cơ Đốc.12:2: Vua giết Gia-cơ, là anh của Giăng. Đây là Gia-cơ một trong số các Sứ Đồ Đức Chúa Giê-xu đã chọn để ở với Ngài vào những dịp đặc biệt (xem LuLc 9:28). Theo mức chúng ta biết thì ông là vị Sứ Đồ đầu tiên tử đạo (ngoại trừ Giu-đa), và các môn đồ của Đức Chúa Giê-xu hẳn đã đau buồn lắm. Chúng ta bây giờ biết sự đau buồn sâu sắc mà các Cơ Đốc Nhân tại Sudan cảm thấy khi Giám Mục Malou của họ bị giết khi chiếc phi cơ chở ông bị bắn hạ. (Chúng ta không biết tại sao Lu-ca nhắc đến cái chết của Gia-cơ ngắn gọn như vậy và không có lời bình luận nào).Vị Gia-cơ khác mà Lu-ca nói đến là em của Đức Chúa Giê-xu (xem chú thích ở c.17).12:3: Hê-rốt cũng sai bắt Phi-e-rơ nữa. Hê-rốt bắt Phi-e-rơ để được nổi tiếng giữa vòng người Do Thái, và dự định giết ông. Nhưng ông tuân giữ lễ nghi Do Thái cẩn thận, nên ông hoãn cuộc hành quyết lại cho đến hết dịp Lễ Vượt Qua (mà Lu-ca gọi là Lễ Bánh Không Men).12:5: Hội Thánh cứ cầu nguyện Đức Chúa Trời cho người luôn. Lu-ca thường hay nhắc đến lời cầu nguyện của Đức Chúa Giê-xu và của các môn đồ Ngài (xem chú thích ở Cong Cv 1:14). Trong chương nầy ông nói đến lời cầu nguyện của các Cơ Đốc Nhân hai lần, ở đây và trong câu 12. Xin chú ý từ “sốt sắng (earnest)” trong câu 5 và so sánh với LuLc 22:44.Theo phân đoạn nầy các Cơ Đốc Nhân cầu nguyện và Phi-e-rơ được giải cứu. Chúng ta học được ở đây điều gì về những lời cầu nguyện nài xin, nhất là nài xin Chúa cứu chúng ta và những người khác khỏi những rắc rối nặng nề? Người ta thường có những niềm tin khác nhau về chuyện nầy:

Page 124: Huong dan hoc cong vu cac xu do

(a) Một số người cho rằng nếu các Cơ Đốc Nhân cầu nguyện với đủ đức tin thì Đức Chúa Trời sẽ luôn luôn giải cứu họ và những người họ cầu thay cho, như Ngài đã giải cứu Phi-e-rơ.(b) Những người khác cho thấy rằng Đức Chúa Giê-xu cầu nguyện xin được giải cứu khỏi “chén sự chết” (LuLc 22:42), nhưng rằng Đức Chúa Trời đã không giải cứu Ngài. Thật vậy, Đức Chúa Trời không phải lúc nào cũng giải cứu Cơ Đốc Nhân ra khỏi rắc rối dầu cho họ có đức tin bao nhiêu đi nữa. Ngài ban cho họ quyền phép để vượt qua sự rắc rối đó.(c) Mọi Cơ Đốc Nhân đều đồng ý rằng cầu nguyện trong mọi tình huống là điều phải lẽ và rằng trình dâng cho Đức Chúa Trời mọi nhu cầu là điều phải lẽ (xem Phi Pl 4:6).Nhưng Đức Chúa Giê-xu dạy rằng cầu nguyện chủ yếu là để tương giao với Đức Chúa Trời hơn là để nhận được một điều gì đó từ nơi Đức Chúa Trời: “Lạy Cha chúng con … ý Cha được nên”.12:6: Phi-e-rơ đang ngủ giữa hai tên lính. Phi-e-rơ nghĩ rằng mình sẽ bị giết vào ngày mai, nhưng ông tin cậy Đức Chúa Trời đến nỗi ông có sự bình an trong lòng và có thể ngủ (xem RoRm 14:8).12:7: Một thiên sứ của Chúa đến, và có ánh sáng soi trong ngục tối. Đây là cách Lu-ca nói rằng Đức Chúa Trời đang giải cứu Phi-e-rơ (xem chú thích ở Cong Cv 5:19 và 9:3;). Chúng ta phải giải nghĩa sự kiện nầy như thế nào?Trong một thảo luận mới đây về sự trốn thoát của Phi-e-rơ, có ba sinh viên giải nghĩa nó theo ba cách khác nhau:1. Rằng đó là một phép lạ: “Nó được thực hiện trực tiếp bởi Đức Chúa Trời và không có sự hợp tác của con người. Lu-ca và Phi-e-rơ tin điều nầy (xem c.11), và nếu chúng ta không tin điều đó, chúng ta không tin Đức Chúa Trời.”2. Rằng Đức Chúa Trời sử dụng một con người: “Một chiến sĩ Lamã vốn là bạn của các Cơ Đốc Nhân hoặc một người mà các Cơ Đốc Nhân đã trả tiền để lấy được chìa khóa. Đó không kém phần là công việc của Đức Chúa Trời nếu Ngài hành động qua một con người. Đức Chúa Trời lúc ấy không khác với Đức Chúa Trời bây giờ, và trong kinh nghiệm của tôi Đức Chúa Trời không giải cứu các Cơ Đốc Nhân khỏi nhà tù, chẳng hạn như ở Nam Mỹ, ngoại trừ qua sự hợp tác của con người.”3. Rằng đó là một sự mầu nhiệm: “Chúng ta không thể biết được điều gì đã xảy ra, nghĩa là Đức Chúa Trời có hành động “trực tiếp” hoặc “gián tiếp” hay không. Khi một người bạn của tôi hồi phục khỏi một căn bệnh hiểm nghèo sau khi các bác sĩ cho biết rằng cô ấy không thể nào hồi phục được, tôi chia sẻ niềm vui của mình với Đức Chúa Trời, nhưng không thể nói được điều gì đã đem lại sự hồi phục cho cô ấy.”12:12: Người đến nhà Ma-ry, mẹ của Giăng, cũng gọi là Mác. Có lẽ đây

Page 125: Huong dan hoc cong vu cac xu do

chính là căn nhà nơi Đức Chúa Giê-xu đã cử hành Bữa Ăn Tối Cuối Cùng (the Last Supper), nơi các môn đồ của Chúa gặp nhau vào Lễ Ngũ Tuần, và nơi trở thành một tổng hành dinh cho các Cơ Đốc Nhân (xem chú thích ở Cong Cv 1:13).Lu-ca nhắc đến Giăng Mác ở đây lần đầu tiên. Sau nầy ông kể lại công tác của Mác (xem chú thích ở 12:25).12:13-14: Rô-đơ chẳng mở cửa. Rô-đơ là cô gái giúp việc cho mẹ của Mác. Cảm giác mừng rỡ và ngạc nhiên của cô lớn đến nổi cô không sử dụng tâm trí của mình nữa. Cô để Phi-e-rơ cứ đứng ngoài đường và do đó có lắm nguy cơ bị bắt lại (nhà cầm quyền biết rằng căn nhà nầy là một cơ quan đầu não của các Cơ Đốc Nhân).12:15: Ấy là thiên sứ của người. Những người trong nhà của Ma-ry cho rằng Phi-e-rơ đã bị giết và rằng Rô-đơ đang bảo rằng mình đã “trông thấy hồn ma của ông”. Người Do Thái tin rằng mỗi người có một “thiên sứ hộ mệnh”; đó là cách họ nói rằng Đức Chúa Trời có sự quan phòng đặc biệt đối với mỗi người (xem Mat Mt 18:10 và chú thích ở 5:19).12:17b: Hãy cho Gia-cơ và anh em biết điều nầy. Đây là Gia-cơ em của Đức Chúa Giê-xu. Ngòai Ma-ry, mẹ của Đức Chúa Giê-xu, thì gia đình Ngài thọat đầu không tin Ngài (xem GiGa 7:5). Nhưng Phao-lô cho biết trong ICo1Cr 15:7, rằng Đức Chúa Giê-xu “hiện ra” cho Gia-cơ sau khi Ngài sống lại, và sau đó Gia-cơ đã trở thành một nhà lãnh đạo Hội Thánh. Giống như những người Do Thái Cơ Đốc nói tiếng A-ram khác ông tuân giữ truyền thống Do Thái, do đó những người theo truyền thống tin tưởng ông. Nhưng ông cũng cởi mở với những tư tưởng mới mẻ (xem chú thích ở Cong Cv 15:13).12:17c: Phi-e-rơ bước ra sang nơi khác. Phi-e-rơ đi ẩn náu, như nhiều nhà lãnh đạo Cơ Đốc ngày nay phải làm khi những nhà độc tài lo ngại sự chống đối và tin rằng Hội Thánh có thể là một phần trong đó. Lu-ca không cho biết Phi-e-rơ đi đâu, và chỉ nhắc đến ông có một lần nữa mà thôi (15:7-11).Nhưng Phi-e-rơ không chỉ thôi sống tại Giê-ru-sa-lem, ông cũng thôi làm nhà truyền giáo lãnh đạo của Hội Thánh và nhà lãnh đạo các Cơ Đốc Nhân tại Giê-ru-sa-lem. Chính Phao-lô đã trở nên nhà lãnh đạo, bởi vì ông làm việc giữa vòng Dân Ngoại (xem GaGl 2:9). Thậm chí có một lần Phao-lô quở trách Phi-e-rơ cách công khai (2:11).Khi chúng ta xem xét những điều Phi-e-rơ đã làm kể từ lễ Ngũ Tuần trở đi, chúng ta có thể hiểu ông đau đớn đến mức nào khi phải từ bỏ địa vị cũ, và nhìn thấy người khác đang làm điều mà ông vốn từng làm (xem chú thích Cong Cv 13:13). Đây là lý do tại sao, khi người ta nghỉ hưu khỏi công việc của cuộc đời mình, hoặc nhìn thấy người khác nhận được sự thăng tiến mà chính họ kỳ vọng, họ cần được nâng đỡ nhiều.

Page 126: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Mặc dầu Phi-e-rơ không còn lãnh đạo Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem nữa, có một truyền thống nổi tiếng, được vài tác giả của thế kỷ thứ hai hổ trợ, rằng ông trở thành giám mục của Lamã và chết tại đó như một nhà tuận đạo.12:19: Vua tra hỏi bọn lính, rồi truyền lịnh dẫn chúng đi giết. Phi-e-rơ được giải cứu nhưng những người lính bị giết. Đó là tập tục giết những lính gác nếu họ để cho tù nhân trốn thoát.Có nhiều câu hỏi liên quan đến sự kiện nầy làm một số độc giả bối rối, chẳng hạn như (a) Bốn người lính chết bởi vì Phi-e-rơ được giải cứu; Có phải điều nầy có nghĩa rằng mạng sống của Phi-e-rơ quan trọng trong con mắt của Đức Chúa Trời hơn mạng sống của những người lính không? (b) Mạng sống của Cơ Đốc Nhân có quan trọng trong mắt của Đức Chúa Trời hơn mạng sống của những người khác không? (c) Làm thế nào chúng ta có thể phân biệt mạng sống của ai quan trọng hơn? (d) Vợ của những người lính nầy nghĩ gì? (e) Phi-e-rơ nghĩ gì?12:20: Hê-rốt căm giận dân thành Ty-rơ và dân thành Si-đôn. Có lẽ ông nổi giận bởi vì họ đòi hỏi ông phải bán lương thực của xứ Giu-đê cho họ với giá thấp. Chúng ta biết rằng từ thời Sa-lô-môn dân Ty-rơ và Si-đôn cần lương thực từ Giu-đê (I Các Vua 5:9;). Nhằm trình bày duyên cớ mình trước mặt Hê-rốt họ “thuyết phục” (tức là, hối lộ) quan hầu của vua là Ba-la- tút để sắp xếp cuộc gặp tại Sê-sa-rê. Josephus, nhà sử học Do Thái, cũng mô tả cuộc gặp gỡ nầy và sự chết của Hê-rốt.12:23: Thiên sứ của Chúa đánh vua. Đây là lời Lu-ca giải nghĩa sự chết của Hê-rốt, nghĩa là, Đức Chúa Trời giết ông bởi vì ông để cho người ta gọi ông là một “thần”. Khi Giám Mục David Jenkins được mời làm giám mục cho một thánh đường lớn tại York Minster tại Anh Quốc năm 1985, ngôi thánh đường bị sét đánh, và một số Cơ Đốc Nhân không tán thành lời dạy dỗ của vị giám mục cho rằng Đức Chúa Trời đã đánh tòa nhà đó bởi vì Ngài cũng không tán thành lời dạy dỗ của vị giám mục. Người Do Thái chắc chắn tin rằng Đức Chúa Trời “đánh chết” tội nhân theo cách nầy (xem thêm Exe Ed 7:9). Nhưng Đức Chúa Giê-xu không tin cũng không dạy dỗ điều đó. Xem LuLc 13:2-5: “Các ngươi tưởng … mười tám người bị tháp Si-lô-ê ngã xuống đè chết kia có tội lỗi trọng hơn mọi kẻ khác sao? … Ta nói cùng các ngươi, không phải.”12:24: Đạo Đức Chúa Trời tấn tới rất nhiều. Trong những lời nầy Lu-ca tóm tắt lại điều đã xảy ra cho tới lúc bấy giờ, và chú ý rằng Hội Thánh đang phát triển. Ông nói y như vậy trong Cong Cv 6:7 và 9:31.Trong Kinh Thánh, các tác giả sử dụng cụm từ “đạo Đức Chúa Trời” theo bốn cách chính, có nghĩa: (1) ý chỉ hoặc luật pháp của Đức Chúa Trời, được Ngài truyền thông cho nhân loại (xem Gie Gr 2:4) (2) luật pháp của Đức Chúa Trời như đã được viết ra. Đây là ý nghĩa của nó trong Thi Tv 119:1-

Page 127: Huong dan hoc cong vu cac xu do

176 (xem c.16); (3) Đức Chúa Giê-xu, lời truyền thông hữu hình của Đức Chúa Trời cho con người (GiGa 1:1) (4) sứ điệp Phúc Âm, Tin Lành về Đức Chúa Giê-xu (như trong câu nầy).12:25: Ba-na-ba và Sau-lơ từ thành Giê-ru-sa-lem trở về … dẫn theo Giăng, cũng gọi là Mác. Họ trở lại An-ti-ốt sau khi đã đem cứu trợ đến cho những người gặp khó khăn tại Giê-ru-sa-lem. Xem phân đoạn cuối cùng trong phần giải nghĩa, tr.115.

ĐỀ NGHỊ NGHIÊN CỨU ÔN LẠI NỘI DUNG

“Vào thời gian Lu-ca nói đến trong chương nầy, hai sự kiện sắp đến hồi kết thúc” (tr.115). Hai sự kiện nầy là gì?Tại sao Hê-rốt giết Gia-cơ và bỏ tù Phi-e-rơ?Ai cầu nguyện cho Phi-e-rơ khi ông đang ở trong tù?Ai đi theo Ba-na-ba và Sau-lơ trong hành trình về lại An-ti-ốt?

NGHIÊN CỨU KINH THÁNH “Gia-cơ một trong số các Sứ Đồ Đức Chúa Giê-xu đã chọn để ở với Ngài vào những dịp đặc biệt” (tr.115). Những dịp nầy là gì theo những phân đoạn sau đây?(a) Mac Mc 1:29-31 (b) LuLc 8:51 (c) 9:28(d) Mac Mc 13:3-4 (e) 14:32-33?Phao-lô trong RoRm 14:8 giúp giải thích Cong Cv 12:6 như thế nào?Các tác giả Kinh Thánh sử dụng cụm từ “Đạo Đức Chúa Trời” theo bốn cách chính: (1) Ý chỉ của Đức Chúa Trời; (2) Ý chỉ của Đức Chúa Trời như đã được viết xuống; (3) Đức Chúa Giê-xu; (4) Sứ điệp Phúc Âm (chú thích Cong Cv 12:24).(i) Cụm từ nầy có nghĩa gì trong mỗi câu sau đây:(a) ISa1Sm 9:27 (b) Thi Tv 119:42 (c) Cong Cv 1:14(d) Cong Cv 12:24 (e) 13:44(ii) Cụm từ “Đạo Đức Chúa Trời” có nghĩa nào trong bốn nghĩa nầy khi các Cơ Đốc Nhân sử dụng nó ngày nay?

THẢO LUẬN VÀ ÁP DỤNG Các Cơ Đốc Nhân cầu nguyện cho Phi-e-rơ khi ông đang ở trong tù. Chúng ta học được gì từ phân đoạn nầy về việc cầu xin Chúa cứu chúng ta khỏi rắc rối? Hãy đọc những câu trả lời khác nhau ở tr.116 và đưa ra ý kiến của bạn.Hãy đọc lại lời bình luận của ba sinh viên về sự trốn thoát của Phi-e-rơ, được ghi lại trong chú thích ở 12:7.(a) Bạn đồng ý (nếu có) với lời bình luận nào trong số đó?

Page 128: Huong dan hoc cong vu cac xu do

(b) Bạn có ý kiến gì, và đâu là những lý do của bạn?“Bốn người lính chết bởi vì Phi-e-rơ được giải cứu; Có phải điều nầy có nghĩa rằng mạng sống của Phi-e-rơ quan trọng trong con mắt của Đức Chúa Trời hơn mạng sống của những người lính không?” (tr.118). Bạn trả lời như thế nào cho câu hỏi nầy và cho những câu hỏi khác trong phân đoạn đó?“ Thiên sứ của Chúa đánh vua. Đây là lời Lu-ca giải nghĩa sự chết của Hê-rốt” (tr.118). Sau khi xem LuLc 13:2-5, bạn giải nghĩa sự kiện đó như thế nào?

(Trang 120: Bản Đồ Đông Địa Trung Hải Trong Thời Tân Ước)

Công Cuộc Truyền Giáo Tại Chíp-Rơ

Cong Cv 13:1-12

BỐ CỤC

13:1-3 Hội Thánh tại An-ti-ốt xứ Sy-ri sai Ba-na-ba và Phao-lô đi truyền giáo.13:4-12 Công tác của họ tại Chíp-rơ, trước nhất tại Sa-la-min, sau đó tại Ba-phô.

GIẢI NGHĨA

Chương 13 có tầm quan trọng đặc biệt vì trong đó (và trong các chương kế tiếp) Lu-ca cho chúng ta biết một giai đoạn mới nữa trong lịch sử Hội Thánh. Đây là một giai đoạn mới theo những phương diện nào?Trước hết, Hội Thánh tự nó đã trở thành một Hội Thánh truyền giáo hoặc Hội Thánh “sai phái”. Trước đây, những nhà lãnh đạo nổi bật như Phi-lip, và Phi-e-rơ cùng Phao-lô đã thực hiện công tác truyền giáo cách cá nhân. Nhưng bây giờ tại An-ti-ốt xứ Sy-ri toàn thể hội chúng đã mời Ba-na-ba và Phao-lô làm đại diện cho họ, và sai phái họ đi. Hội Thánh, với tư cách một tổ chức (body), đã mang tính chất truyền giáo (13:3). Vì vậy ngày nay một hội chúng như là một toàn thể phải chịu trách nhiệm trong tác truyền giáo, và không được tùy thuộc vào một nhà truyền giáo nổi bật từ các thuộc viên của nó hoặc từ bên ngoài để thực hiện công tác đó. Trong Hội Thánh Moravia (một trong những thuộc viên của nó, Peter Bohler, đã chịu ảnh hưởng John Wesley rất nhiều) mọi thuộc viên đều được coi là một nhà truyền giáo.

Page 129: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Thứ hai, họ sai phái các đại diện của mình đi đến với Dân Ngoại . Một số các Cơ Đốc Nhân đây đó đã dẫn dắt nhiều Dân Ngoại đến với đức tin trong Đức Chúa Giê-xu (những Dân Ngoại chưa có mối liên hệ với nhà hội, xem 11:20). Nhưng bây giờ Hội Thánh tại An-ti-ốt đang ủy quyền cho một đoàn truyền giáo (a mission) đi đến với những Dân Ngoại nầy.Thứ ba, Phao-lô đã trở thành nhà lãnh đạo của công tác nầy (13:13). Chú ý: Hành trình được mô tả trong chương 13 và 14 thường được gọi là Hành Trình Truyền Giáo Lần Thứ Nhất của Phao-lô, nhưng từ GaGl 1:21-24 chúng ta thấy rằng ông đã từng đi lại ở Si-li-si và Sy-ri và thực hiện công tác truyền giáo ở đó rồi.

CHÚ THÍCH

13:1: Có mấy người tiên tri và mấy thầy giáo sư. Xem Phụ Chú, Những Nhà Lãnh Đạo Hội Thánh, tr. 126.Năm người có tên trong câu nầy cùng thi hành chức vụ tại An-ti-ốt. Họ là: Ba-na-ba (một người Do Thái từ Chip-rơ), Si-mê-ôn gọi là “Ni-giê” (Ni-giê có nghĩa là đen, vì vậy có lẽ ông là một người Phi Châu), Lu-si-ut (người đến từ Bắc Phi), Ma-na-hem (người đã chơi đùa với Hê-rốt An-ti-ba khi họ còn nhỏ), và Phao-lô. Từ họ Hội Thánh đã chọn hai người để ra đi truyền giáo.13:2a: Thờ phượng Chúa và kiêng ăn. Theo Cựu Ước người Do Thái thường kiêng ăn và vì nhiều lý do khác nhau (xem IISa 2Sm 12:16-23; Gio Ge 2:12). Nhưng trong câu nầy chúng ta được nhắc nhở rằng Đức Chúa Giê-xu dạy rằng đối với chúng ta kiêng ăn là tốt nếu nó giúp chúng ta cầu nguyện (LuLc 4:2). Trong những ngày đầu của Hội Thánh các môn đồ Ngài có lẽ đã kiêng ăn vì lý do nầy (xem Cong Cv 14:23 và chú thích ở 17:9). Nhưng dường như không có qui tắc nào về kiêng ăn (xem chú thích ở 27:9).13:2b: Đức Thánh Linh phán rằng: “Hãy để riêng Ba-na-ba và Sau-lơ đặng làm công việc ta đã gọi làm”. Không có khải tượng hoặc giấc mơ. Các từ nầy có nghĩa là sau khi kiêng ăn và cầu nguyện cùng nhau thì các nhà lãnh đạo của hội chúng tin rằng Đức Chúa Trời muốn Ba-na-ba và Phao-lô được chọn (cũng xem 20:28). Đức Thánh Linh hướng dẫn qua những con người ngày nay, mặc dầu ngay cả những nhà lãnh đạo Cơ Đốc tốt nhất, vì là con người, không phải lúc nào cũng giải nghĩa Thánh Linh một cách đúng đắn. Thật không dễ phân biệt giữa một mặt là sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh, và, mặt khác, là sự dẫn dắt của những người khuyên bảo là con người mà chỉ diễn đạt những ý kiến phổ biến vào lúc ấy.13:3: Môn đồ bèn đặt tay trên hai người. “Đặt tay” là một hành động chia sẻ một điều gì đó quan trọng nhơn danh Đức Chúa Trời. Môi-se đặt tay trên Giô-suê để truyền lại cho ông chức vụ lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên (Dan Ds

Page 130: Huong dan hoc cong vu cac xu do

27:18-23).Các Cơ Đốc Nhân đặt tay trên người khác vì hai lý do chính: (1) để ủy quyền cho người kia phục vụ nhơn danh Đức Chúa Trời; đó là ý nghĩa ở đây (cũng xem Cong Cv 6:6; ITi1Tm 4:14; IITi 2Tm 1:6); (2) để khiến một người có thể nhận lãnh quyền năng của Đức Chúa Trời, chẳng hạn như để ban phước (Mac Mc 10:16), để nhận lãnh Đức Thánh Linh (Cong Cv 8:17; 19:6); để chữa lành (9:12; 28:8).Tại An-ti-ốt những người làm công tác đặt tay cũng cầu nguyện, bày tỏ rằng chính là Đức Chúa Trời là Đấng ban ân tứ. Điều đó đã không được truyền lại một cách máy móc (xem 6:6; 8:15).13:4: Họ xuống thành Sê-lơ-xi … đến đảo Chip-rơ. Từ An-ti-ốt xứ Sy-ri, Ba-na-ba và Phao-lô xuôi dòng sông bằng thuyền đến cảng Sê-lơ-xi. Rồi từ Sê-lơ-xi họ đi trên một con thuyền khác đến Sa-la-min, thành phố thưong mại chủ chốt của Chip-rơ.13:5a: Giảng đạo Đức Chúa Trời trong các nhà hội. Đã có những Cơ Đốc Nhân gốc Do Thái tại Chíp-rơ kể từ thời gian họ đến đó lánh nạn khỏi cơn bách hại nói trong 11:19, 20, nhưng Lu-ca không nói rằng Ba-na-ba và Phao-lô thăm viếng họ. Thay vào đó họ đi đến các nhà hội Do Thái, như Phao-lô đã làm trong suốt các cuộc hành trình (xem chú thích ở 13:46). Có nhiều người Do Thái tại Chíp-rơ, làm việc trong các mỏ đồng.Tại sao Phao-lô đi đến với người Do Thái? Một phần bởi vì, chính mình là một người Do Thái, ông cảm thấy như ở nhà trong các nhà hội. Giống như nhiều nhà truyền giảng và giáo sĩ, ông bắt đầu công tác bằng cách gặp gỡ những người có chung một điều gì đó với mình. Tương tự, các nhà truyền đạo thường bắt đầu bài giảng bằng cách đề cập một sự kiện quen thuộc với người nghe.13:5b: Có Giăng cùng đi để giúp cho. Giăng Mác là con trai của Ma-ry, người có căn nhà từng là tổng hành dinh của các Cơ Đốc Nhân tại Giê-ru-sa-lem (xem chú thích ở 1:13; 12:12). Bây giờ ông đi theo Ba-na-ba và Phao-lô (có lẽ đó chính là Ba-na-ba, anh em họ của ông, đã mời ông). Có thể ông chính là Mác người viết Phúc Âm đó hai mươi năm sau, và là người, theo truyền thống, lấy thông tin từ Phi-e-rơ. Cũng xem chú thích ở 13:13 và 15:39.13:7: Quan trấn thủ Sê-giút Phau-lút … mời Ba-na-ba và Sau-lơ đến. Họ đi xuyên qua Chíp-rơ và đến Ba-phô là nơi quan Tổng Đốc Lamã ở. Tước hiệu mới của ông là “quan trấn thủ” (trước đây nó là “Procurator”). Lu-ca sử dụng tước vị chính xác, cho thấy rằng ông chịu khó thâu thập dữ kiện chính xác khi viết Công Vụ .Quan trấn thủ mời họ vào và họ dạy dỗ ông. Nhưng ông nuôi trong nhà một thầy bói hoặc một nhà chiêm tinh, gọi là Ê-ly-ma Ba-Giê-su, là người cố

Page 131: Huong dan hoc cong vu cac xu do

gắng ngắt ngang buổi nói chuyện. Có lẽ ông nghĩ rằng ông sẽ mất việc làm với quan trấn thủ nếu ông chủ mình trở thành một Cơ Đốc Nhân. Ong nghĩ rằng một Cơ Đốc Nhân chẳng có liên hệ gì đến với nghề bói khoa. Và ông ta đúng. Các Cơ Đốc Nhân nên giao thác tương lai của họ vào tay của chính Đức Chúa Trời thay vì tùy thuộc vào những nhà chiêm tinh loài người. Xem 1:7 và chú thích ở 8:9 và 19:11. Quan trấn thủ “tin” (c.12), nhưng Lu-ca không nói cho chúng ta biết quan có trở thành một Cơ Đốc Nhân hay không.13:10: Hỡi ngươi con của ma quỉ. Phao-lô không chỉ sử dụng những từ mạnh mẽ, mà còn khiến cho Ê-ly-ma bị mù ít lâu. Người ta giải nghĩa câu nầy theo nhiều cách: (a) một số người nghĩ rằng Phao-lô làm điều nầy là đúng, và rằng (như Lu-ca nói) ông được cảm động bởi Đức Thánh Linh. Họ trưng dẫn GiGa 20:23: “kẻ nào các ngươi cầm tội lại, thì sẽ bị cầm cho kẻ đó”, tức là có những người mà một nhà lãnh đạo Cơ Đốc phải lên án nhằm đứng vững cho lẽ thật. (b) Những người khác chỉ ra rằng Phao-lô, là một con người, không tránh khỏi lỗi lầm. Họ nói: “Tại sao ông không quở trách Ê-ly-ma, nhưng cùng lúc ấy giúp ông ta bước vào một cách sống mới? Họ thấy lời lên án khắc nghiệt như thế nầy là một dấu hiệu cho sự yếu đuối trong Phao-lô, và cũng trưng dẫn Cong Cv 23:3-5. Nhưng chúng ta không cần phải ngạc nhiên khi thấy rằng Phao-lô có những sự yếu đuối. Mọi đầy tớ của Đức Chúa Trời đều là những tội nhân - nhưng họ biết cách để được tha thứ. Xem chú thích ở 2:10.

(Ghi chú dưới bức tranh ở tr.124:“Hội Thánh đang ủy quyền cho một đoàn truyền giáo .. thẩm quyền để phục vụ nhơn danh Đức Chúa Trời” (tr.121).Vị giám mục Italian nầy , thay mặt cho Hội Thánh , uỷ thác và giao thẩm quyền cho bốn “linh mục thường ” (lay priests ) để phục vụ nhơn danh Chúa .)

PHỤ CHÚ : NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO HỘI THÁNH

Vào những ngày đầu tiên của Hội Thánh có hai loại người lãnh đạo được nói đến trong Công Vụ: những người được bổ nhiệm chính thức và những người không được bổ nhiệm chính thức.

NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC BỔ NHIỆM CHÍNH THỨC

1. Mười hai Sứ Đồ mà Đức Chúa Giê-xu đã chọn. Không có thông tin chi tiết nào trong Tân Ước về điều Ngài giao cho họ thẩm quyền để làm, và đây là một lý do chính yếu tại sao các Cơ Đốc Nhân thiếu hiệp một ngày nay. Mọi học giả đều nhất trí rằng Đức Chúa Giê-xu ủy thác cho các Sứ Đồ phục

Page 132: Huong dan hoc cong vu cac xu do

vụ Hội Thánh (Cong Cv 6:2-3) và trao lại (hand down) Phúc Âm chân thật cho những người khác, (Cong Cv 1:22). Nhưng về những vấn đề khác các học giả có những ý kiến khác nhau.(a) Một số (trưng dẫn Mat Mt 16:19) tin rằng Đức Chúa Giê-xu đã ủy thác cho các Sứ Đồ truyền lại thẩm quyền của họ cho những người đến sau và sau nầy được gọi “các giám mục”, để các “giám mục” đó tiếp tục truyền lại thẩm quyền đó cho những người khác, và cứ như thế.(b) Những người khác chỉ ra rằng không có bằng chứng nào trong các sách Phúc Âm rằng Đức Chúa Giê-xu ủy thác cho các môn đồ theo cách được nêu trên và không có bằng chứng nào trong Công Vụ rằng các Sứ Đồ đã truyền lại thẩm quyền của họ theo cách đó. Ấy chính Gia-cơ, em Đức Chúa Giê-xu, chứ không phải các Sứ Đồ, mới là người chủ tọa giáo hội nghị tại Giê-ru-sa-lem (Cong Cv 15:13). Ấy chính Phao-lô và Ba-na-ba, chứ không phải các Sứ Đồ, đã bổ nhiệm “các trưởng lão” (14:23 và xem chú thích về các trưởng lão dưới đây và ở 15:2b).Dường như trong Hội Thánh đầu tiên một số hội chúng theo một quan điểm, và những hội chúng khác theo một quan điểm khác, và rằng không có một giáo lý nào chính thức cả. Ngày nay chúng ta không biết đủ để nói rằng Đức Chúa Giê-xu đã dự định điều gì.2. Bảy người được các Sứ Đồ bổ nhiệm làm công tác xã hội cần phải làm lúc ấy (xem chú thích ở 6:2-6).3. Các trưởng lão (từ nầy được dịch từ tiếng Hi-lạp presbyteroi ) là những nhà lãnh đạo các Cơ Đốc Nhân trong một thành phố hoặc một khu vực. Trong 20:28 Lu-ca gọi họ là episcopoi , mà chúng ta dịch là “người giám sát” hoặc “người canh giữ”. Một số người tin rằng những người nầy về sau được gọi là “giám mục” nầy là những người thừa kế của các “trưởng lão” nầy hơn là người thừa kế các Sứ Đồ (xem chú thích ở 20:28).

NHỮNG NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC BỔ NHIỆM CHÍNH THỨCĐây là những Cơ Đốc Nhân hàng đầu (leading) tin rằng Đức Chúa Trời đã ban cho họ một ân tứ để làm công tác đặc biệt. Hội Thánh cho phép họ làm việc, nhưng thường không bổ nhiệm họ làm nhà lãnh đạo. Trong Công Vụ Lu-ca đề cập đến hai nhóm “nhà lãnh đạo không chính thức”:1. Tiên tri là những người đi khắp nơi nào cần họ. Khi một sự kiện quan trọng diễn ra họ nói nhơn danh Đức Chúa Trời để gây dựng các tín hữu (xem 15:32). Một số người, như A-ga-bút (11:28 21:10-11), tiên đoán tương lai, thường nói bằng tiếng lạ, nhưng hầu hết các tiên tri rao giảng và khuyên bảo hơn là tiên đóan tương lai hoặc nói tiếng lạ (ICo1Cr 14:4-5). Phao-lô dạy rằng khi thờ phượng công cộng thì rao giảng có ích lợi hơn là nói “tiếng lạ” 2. Giáo sư có lẽ làm công việc tương tự các tiên tri, nhưng chủ yếu trong hội

Page 133: Huong dan hoc cong vu cac xu do

chúng địa phương của họ (xem Cong Cv 13:1; RoRm 12:7).3. Phao-lô và Ba-na-ba là những tiên tri và giáo sư nhưng họ lại hơn các tiên tri và giáo sư (Cong Cv 13:1). Họ là những nhà lãnh đạo nổi bật đến nổi trong hai câu (Cong Cv 14:4, 14) Lu-ca gọi họ là các “Sứ Đồ”. Nhưng họ không thuộc về Mười Hai Sứ Đồ, và không có bằng chứng nào trong Tân Ước cho thấy có bất kỳ ai trong số Mười Hai giao cho họ cùng một loại thẩm quyền mà chính họ đã được ban cho bởi Đức Chúa Giê-xu. Phao-lô cũng gọi chính mình là Sứ Đồ trong các thư tín của ông (RoRm 1:1; ICo1Cr 1:1, vv…), một phần bởi vì từ đó có nghĩa là “một người được sai đi” và một phần bởi ông tin rằng Đức Chúa Trời đã ủy nhiệm cho ông cũng chắc chắn như Ngài đã ủy nhiệm nhóm Mười Hai. Nhưng, trừ ra trong Cong Cv 14:4, 14, không có tác giả Tân Ước nào gọi ông là một Sứ Đồ.

ĐỀ NGHỊ NGHIÊN CỨU ÔN LẠI NỘI DUNG Theo chương 13 Hội Thánh bước vào một “giai đoạn mới” theo hai cách nào?Ai bổ nhiệm Ba-na-ba và Phao-lô ra đi truyền giáo?(a) Sê-lơ-xi, và (b) Sa-la-min ở đâu?Ba-na-ba và Phao-lô viếng thăm ai đầu tiên ở Chip-rơ?Có ba nhóm nhà lãnh đạo Hội Thánh nào được chính thức bổ nhiệm trong những ngày đầu của Hội Thánh?Tại sao Phao-lô gọi chính mình là một Sứ Đồ?

NGHIÊN CỨU KINH THÁNH “Thờ phượng Chúa và kiêng ăn” (c.2).(i) Tại sao việc kiêng ăn được thực hành: (a) bởi Đa-vit (IISa 2Sm 12:16-22)? (b) Bởi Đức Chúa Giê-xu (LuLc 4:2)? (c) Bởi các Cơ Đốc Nhân tại An-ti-ốt (Cong Cv 13:2)? (d) Bởi những kẻ “giả hình” (Mat Mt 6:16)?(ii) Bạn nghĩ việc các Cơ Đốc Nhân kiêng ăn có tầm quan trọng đến mức nào? Xin đưa ra lý do.“Giăng cùng đi để giúp cho” (c.5).Chúng ta biết gì về Giăng từ mỗi câu sau đây?(a) Cong Cv 13:5 (b) 13:13 (c) 15:38 (d) IITi 2Tm 4:11 (e) IPhi 1Pr 5:13 Chúng ta có thể học được gì về công tác của các tiên tri Tân Ước trong mỗi phân đoạn sau đây?(a) Cong Cv 11:27-28 (b) 15:32 (c) RoRm 12:6(d) ICo1Cr 12:28 (e) 14:4-5 (f) Eph Ep 4:11-12.

Page 134: Huong dan hoc cong vu cac xu do

THẢO LUẬN VÀ ÁP DỤNG “Một hội chúng như là một toàn thể phải chịu trách nhiệm trong việc truyền giáo, và không được tùy thuộc vào một nhà truyền giáo nổi bật từ các thuộc viên của nó hoặc từ bên ngoài” (tr. 121). Hội chúng của bạn chịu trách nhiệm và dấn thân trong công tác truyền giáo đến mức độ nào?(a) Bạn đã chứng kiến sự đặt tay trong những trường hợp nào, nếu có?(b) Cho biết trong mỗi trường hợp tại sao nó được thực hiện.(c) Bạn nghĩ nó đã đem lại sự khác biệt nào nếu chỉ có những từ ngữ được sử dụng mà thôi?“Một Cơ Đốc Nhân hẳn chẳng liên quan gì đến nghề bói khoa” (tr.125). (a) Tại sao các Cơ Đốc Nhân thời Phao-lô chẳng có liên quan gì đền nghề bói khoa?(b) Bạn nghĩ rằng câu nói nầy đúng đến mức nào cho các Cơ Đốc Nhân kể từ thời ấy? Nó đúng đến mức nào cho các Cơ Đốc Nhân ngày nay? Nó phải thật đúng đến mức nào, và tại sao?“Ngươi con của ma quỉ”. Chú thích ở Cong Cv 13:10 đưa ra hai ý kiến khác biệt liên quan đến những lời Phao-lô nói với Ê-ly-ma. Ý kiến riêng của bạn là gì, và tại sao?Hãy đọc lại Phụ Chú, Các Nhà Lãnh Đạo, liên quan đến thẩm quyền Đức Chúa Giê-xu ban cho các Sứ Đồ. Sự dạy dỗ chính thức của Hội Thánh bạn về đề tài nầy là gì?

Công Cuộc Truyền Giáo Tại An-ti-ốt Xứ Bi-si-đi

13:13-52

BỐ CỤC

13:13 Phao-lô Và Ba-na-ba tại Bẹt-giê.13:14-15 Chuyến đi lâu ngày đến An-ti-ốt xứ Bi-si-đi.13:16-44 Bài giảng của Phao-lô và lời dân chúng yêu cầu giảng thêm.13:44-52 Người Do Thái chống đối Phao-lô và Ba-na-ba, Dân Ngoại chấp nhận sự dạy dỗ của họ.

GIẢI NGHĨA Trong 13:1-3, chúng ta thấy được cách thức Hội Thánh tại An-ti-ốt xứ Sy-ri sai phái Phao-lô và Ba-na-ba làm đại diện cho họ để rao giảng Phúc Âm trong những vùng mới. Thọat đầu họ gặp các thuộc viên của những nhà hội Do Thái, người Do Thái, và Dân Ngoại “theo đạo” và Dân Ngoại “kính sợ Đức Chúa Trời” (xem chú thích ở2:10; 10:2). Nhưng bây giờ ở An-ti-ốt xứ Bi-si-đi, thì những người Dân Ngoại không có liên hệ gì hết với các nhà hội

Page 135: Huong dan hoc cong vu cac xu do

đến lắng nghe sứ điệp của họ.Thành An-ti-ốt nầy ở gần quận gọi là Bi-si-đi nhưng không phải ở trong nó, và, dĩ nhiên, không phải là một với An-ti-ốt xứ Sy-ri. Đó là một trung tâm quân sự quan trọng của Lamã, có lẽ được xây dựng để giữ trật tự trong xứ sở hoang dã đó, và những con đường quan trọng chạy xuyên qua nó. Dân cư bao gồm những chiến sĩ Lamã đã về hưu, nhiều người trong số họ coi Hoàng Đế Lamã như một vị thần, dân định cư Hi-lạp, và các thổ dân, người Phrygians. Nhiều người Phrygians là nô lệ, và tất cả họ đều phải làm công việc chân tay vất vả của thành phố.Toàn bộ khu vực được nói đến trong những câu nầy và trong chương 14 đều nằm trong tỉnh Ga-la-ti của Lamã. Khi sau nầy Phao-lô viết thư cho người Ga-la-ti có lẽ ông viết cho những người trở thành Cơ Đốc Nhân do công cuộc truyền giáo mà chúng ta đọc thấy ở đây và trong chương 14.

CHÚ THÍCH 13:13: Phao-lô và đồng bạn … sang thành Bẹt-giê. Họ đi bằng thuyền từ Ba-phô đến vùng nội địa Bam-phi-ly tại Tiểu Á, ngừng lại tại Át-ta-li trước khi đi đến Bẹt-giê. Chính tại đó mà Giăng Mác lìa bỏ họ, và Phao-lô cùng Ba-na-ba cứ đi đến An-ti-ốt mà không có Mác. Dường như từ câu nầy thì Phao-lô dẫn đầu đoàn truyền giáo, và Ba-na-ba (người trước đây là lãnh đạo) chấp nhận vị trí thứ hai. Nhiều người đã từng nắm giữ chức vụ lãnh đạo thấy khó chấp nhận một vị trí hạng nhì sau đó.13:14: Họ … đến thành An-ti-ốt xứ Bi-si-đi. Không ai biết tại sao họ không ở lại tại Bẹt-giê, nhưng thay vào đó lại thực hiện chuyến đi dài ngày đến An-ti-ốt vượt qua rặng núi Tạt-sơ.Người Lamã xây dựng những con đường chạy thẳng, và nhiều con đường chạy qua núi non (như con đường nầy) và dốc đứng đến nổi xe cộ không thể chạy qua được. Lữ khách phải đi bộ vào ban ngày và ngủ dưới những tảng đá vào ban đêm. Người Lamã có thể giữ trật tự trong hầu hết Đế Quốc, nhưng miền nầy đầy dẫy những tên khủng bố, và chuyến đi thật hết sức nguy hiểm (đây có thể là lý do vì sao Giăng Mác lại bỏ về nhà). Dường như Phao-lô bị bệnh khi ông ở tại An-ti-ốt (GaGl 4:13), có lẽ do chuyến đi nầy. Có thể ông nói về chuyến đi nầy trong IICo 2Cr 11:26 (“nguy với trộm cướp”) và trong Phi Pl 4:12 (“Tôi biết chịu nghèo hèn, cũng biết được dư dật”).13:15: Vừa đọc sách luật xong. Thứ tự trong các buổi nhóm tại các nhà hội là (a) Việc đọc thuộc lòng “Shema” (PhuDnl 6:4, 5) (b) lời cầu nguyện bởi một nhà lãnh đạo; (c) đọc sách luật pháp (năm sách đầu của Cựu Ước); (d) một bài giảng; (e) chúc phước.Người lãnh đạo nhà hội có lẽ qua trang phục thấy Phao-lô là một ra-bi, và do đó yêu cầu ông giảng.

Page 136: Huong dan hoc cong vu cac xu do

13:16: Hỡi người Y-sơ-ra-ên và các người kính sợ Đức Chúa Trời. Trong bài giảng Phao-lô nói chuyện với những người kính sợ Đức Chúa Trời (xem chú thích ở Cong Cv 2:10) cũng nhiều như nói với những người Do Thái (cũng xem c.26).Bài giảng nầy có ba phần:1. Phao-lô kể lại lịch sử của người Do Thái từ lúc họ còn làm nô lệ tại Ai-cập đến sự xuất hiện của Giăng Bap-tit và của chính Đức Chúa Giê-xu, bày tỏ rằng mọi sự đã xảy ra theo đúng kế hoạch của Đức Chúa Trời (cc.16-25).2. Ông giải thích rằng sự chết của Đức Chúa Giê-xu được theo sau bởi sự phục sinh của Ngài, bởi đó cho thấy rằng kế hoạch của Đức Chúa Trời không bị đánh bại (cc.26-37).3. Ông kêu gọi người nghe chấp nhận món quà của Đức Chúa Trời về sự “tha thứ” và “tự do” (cc.38-39), và nghiêm trang cảnh cáo họ chớ bỏ qua dịp tiện nầy (cc. 40-41).13:25: Giăng … nói … Ta chẳng phải là Đấng ấy. Xem chú thích ở 19:2-5.13:26: Hỡi anh em. Cũng xem câu 38. “Những người kính sợ Đức Chúa Trời” trước đó có lẽ chưa bao giờ được nghe người Do Thái gọi mình là “anh em”.13:27-28: Những người ở thành Giê-ru-sa-lem … xin Phi-lat giết Ngài đi. Chúng ta đã chú ý (chú thích 2:23b) rằng, theo Lu-ca, các Cơ Đốc Nhân đầu tiên đổ lỗi cho người Do Thái tại Giu-đê hơn là cho người Lamã về sự chết của Đức Chúa Giê-xu, có lẽ để không xúc phạm đến nhà cầm quyền Lamã. Nhưng ở đây Phao-lô nhắc đến tổng đốc Lamã Phi-lát cũng như người Do Thái “tại Giê-ru-sa-lem” là những người phải chịu trách nhiệm.13:30: Đức Chúa Trời đã làm cho Ngài từ kẻ chết sống lại. Phao-lô, giống như Phi-e-rơ, nhấn mạnh trong bài giảng của mình sự kiện rằng Đức Chúa Giê-xu sống lại từ kẻ chết (cũng xem cc.31-35).13:33: Con là Con Trai ta. Đây là lần đầu tiên trong ba lần đề cập đến Cựu Ước và đến từ Thi Tv 2:7. Lần thứ hai (c.34) đến từ EsIs 55:3, và lần thứ ba (c.35) đến từ Thi Tv 16:10. Phao-lô, người giải nghĩa Cựu Ước theo cùng một cách như Phi-e-rơ (Cong Cv 2:14-36), giải thích rằng trong mỗi câu các từ đều nói về Đấng Mê-si-a, chứ không nói về Đa-vít. Thi Tv 2:7 là một câu khó đối với người Hồi Giáo là những người đang nghi vấn về Đức Chúa Giê-xu. Kinh Qur’an cấm người Hồi Giáo nói rằng Đức Chúa Trời có một “con trai”.13:38-39a: Sự tha tội được rao truyền … hễ ai tin thì xưng công bình. Ở đây Phao-lô công bố một lẽ thật mà, đối với ông, thật hết sức quan trọng, như chúng ta thấy qua các thư Ga-la-ti và Rô-ma. Ông nói: “Bởi sự chết và sự sống lại của Đức Chúa Giê-xu, bạn có thể có được một mối quan hệ mới và đúng đắn với Đức Chúa Trời.” Để giải thích được điều nầy, ông sử dụng hai

Page 137: Huong dan hoc cong vu cac xu do

từ: “sự tha tội” và “sự xưng công bình” (NB: freedom).Bởi “sự tha tội ” Đức Chúa Trời khôi phục chúng ta vào lại trong mối thông công đầy trọn với chính Ngài bất kể những việc sai phạm của chúng ta (xem chú thích ở Cong Cv 26:18). Chúng ta có thể so sánh hành động của Ngài với hành động của những người bạn tha thứ cho chúng ta mặc dầu chúng ta đã làm tổn thương họ, hoặc với người cha trong ẩn dụ của Đức Chúa Giê-xu đã nghênh đón về nhà đứa con trai đã phung phí phần lớn cuộc đời mình (LuLc 15:20-24).Bởi “sự xưng công bình” (freeing) chúng ta, Đức Chúa Trời đã phóng thích chúng ta khỏi mọi nổi đau đớn do bị phân cách khỏi Ngài. Từ Hi-lạp được dịch là “giải phóng” thường được dịch là “xưng công bình” hoặc “tha bổng”, chẳng hạn như trong các thư tín của Phao-lô, và là một từ được dùng ở tòa án. Phao-lô muốn nói: “Đức Chúa Trời lau sạch mọi lời tố cáo và đối xử với bạn như người ta đối xử với một con người vô tội.”Phao-lô không thể tránh sử dụng ngôn ngữ hình ảnh (chẳng hạn, ngôn ngữ của gia đình hoặc của các tòa án) khi nói về mối liên hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời, cũng chẳng có Cơ Đốc Nhân nào tránh được loại ngôn ngữ như thế. Nhưng điều quan trọng cần thấy là điều nằm phía sau thứ ngôn ngữ đó. Giải nghĩa nó theo nghĩa đen sẽ dẫn đến sự hiểu lầm.Chúng ta cần chú ý rằng: (1) Chúng ta không thể mua sự tha thứ của Đức Chúa Trời. Đó luôn luôn là quà tặng của Ngài (RoRm 3:23, 24) (2) Khi Đức Chúa Trời tha thứ chúng ta Ngài không giả vờ rằng chúng ta vô tội; Ngài biết tội lỗi chúng ta và chấp nhận chúng ta mặc cho điều đó; (3) Khi chúng ta được tha thứ chúng ta không trốn thoát các hậu quả của tội lỗi; chẳng hạn như những người ăn cắp có thể được Chúa tha thứ, nhưng họ phải trả lại điều mình đã ăn cắp cho chủ nó.Phao-lô nhấn mạnh rằng đây là Tin Lành cho “mọi người ” (c.39).13:39b: Theo luật pháp Môi-se chẳng có thể được xưng công bình. Cách duy nhất mà trong đó chúng ta có thể có được một mối liên hệ đúng đắn với Đức Chúa Trời là tin cậy Đức Chúa Giê-xu và điều Ngài đã làm. Giữ luật pháp Môi-se không phải là một cách hiệu quả (xem RoRm 3:28; 9:30-31; 10:4).13:40: Hãy giữ lấy (beware). Cùng với Tin Lành rằng Đức Chúa Trời sẳn sàng tiếp nhận chúng ta vào trong mối liên hệ đúng đắn với chính Ngài, Phao-lô cũng đưa ra một lời cảnh báo nghiêm trọng. “Đừng bỏ lỡ cơ hội tiếp nhận ơn tha thứ của Đức Chúa Trời. Để lỡ nó có nghĩa là bị hư mất.” Lời rao giảng Cơ Đốc bao gồm cả việc ban phát tin mừng lẫn đưa ra một lời cảnh báo hoặc ngay cả một lời lên án.13:43: Nhiều người Giu-đa và người mới theo đạo Giu-đa đi theo. Điều nầy xảy ra vào cuối ngày Sa-bat Phao-lô ở tại An-ti-ốt. “Những người mới theo đạo Giu-đa” (xem chú thích ở Cong Cv 2:10). Đây là những người Dân

Page 138: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Ngoại tại An-ti-ốt có cơ hội gặp gỡ nhiều tôn giáo khác nhau (chẳng hạn như Ba-tư, Ai-cập, Lamã), nhưng đã chọn liên hiệp với người Do Thái vì họ tôn trọng cách sống của người Do Thái, sự tinh sạch của họ, cuộc sống gia đình của họ. 13:44: Ngày sa-bát sau, gần hết cả thành đều nhóm lại. Mãi cho đến lúc nầy thì chỉ có người Do Thái và người theo đạo Do Thái cùng người kính sợ Chúa mới đến gặp Phao-lô, còn bây giờ những người còn lại cũng đến: Lamã, Hi-lạp và các nô lệ Phrygia. Vì vậy đến cuối cùng Phao-lô và Ba-na-ba gặp được những người Dân Ngoại (“đòan dân”) chưa có liên hệ với người Do Thái. Trong câu nầy và trong cc.46-50 chúng ta đọc về một “giai đoạn mới” trong cuộc sống của Hội Thánh Cơ Đốc. Nhưng kết quả đem lại là những người Do Thái đã lắng nghe Phao-lô một tuần trước đó bắt đầu tấn công ông (c.45). Họ làm như thế tin rằng thật là gian ác khi nói rằng “mọi người” (ngay cả người chưa chịu cắt bì) đều có thể có được mối thông công đầy trọn với Đức Chúa Trời.13:46: Ấy cần phải truyền đạo Đức Chúa Trời trước nhứt cho các ngươi; nhưng vì các ngươi đã từ chối … nên chúng ta mới xây qua người ngoại. Họ thật can đảm nói ra điều nầy (xem từ “dạn dĩ”) bởi vì người Do Thái rất có thể đánh đập họ. Đó cũng là một lời tuyên bố quan trọng bởi vì: (1) như tại An-ti-ốt xứ Sy-ri các Cơ Đốc Nhân vui mừng hoan nghênh vào Hội Thánh những người Dân Ngoại chưa có mối liên hệ nào nhà hội; (2) Phao-lô không nói vì giận dữ hoặc để tấn công lại người Do Thái, nhưng vì tin rằng “xây qua người ngoại” là ý chỉ của Đức Chúa Trời (xem c.47 và 9:15) (3) Và mặc dầu nói những lời nầy Phao-lô vẫn tiếp tục viếng thăm người Do Thái trước trong bất cứ chỗ nào ông đi đến (xem 14:1) ông tin rằng đây cũng là kế hoạch của Đức Chúa Trời (xem RoRm 1:16) (4) đến cuối cuộc đời mình Phao-lô bận tâm cho cả người Do Thái lẫn Dân Ngoại đều được cứu (RoRm 2:10, 11).13:48: Những kẻ đã được định sẳn cho sự sống đời đời, đều tin theo. Một số học giả nghĩ rằng “được định sẳn” ở đây có nghĩa là “tiền định”, tức là, Lu-ca tin rằng khi người ta được sinh ra thì Đức Chúa Trời lựa chọn một số người cho sự sống đời đời và định những người khác cho sự phân cách đời đời khỏi Ngài (xem chú thích ở Cong Cv 4:28). Nhưng những người khác chỉ ra rằng từ Hi-lạp ở đây được dịch là “được định sẳn” được sử dụng để mô tả những chiến sĩ dàn trận đánh nhau, và giải thích câu Kinh Thánh nầy như là “những người Đức Chúa Trời đã chuẩn bị và là những người vào lúc ấy sẳn sàng cho sự sống đời đời đều tin.”13:50: Người Giu-đa đuổi họ ra. Xem Phụ Chú, Chống Đối và Bách Hại, tr.50. Chúng ta có thể chú ý rằng bất cứ khi nào Phao-lô giảng trong các nhà hội Do Thái thì sau đó ông cũng bị khước từ (xem e.g. 14:2; 17:1-5). Trong

Page 139: Huong dan hoc cong vu cac xu do

trường hợp nầy những người kính sợ Đức Chúa Trời là phụ nữ có ảnh hưởng và “dân đàn anh” (có lẽ là những quan lại) giúp những người lãnh đạo nhà hội trục xuất Phao-lô và Ba-na-ba.Những người kính sợ Đức Chúa Trời nầy có lẽ nổi giận khi người ta được đón tiếp vào Hội Thánh và vào mối thông công đầy trọn với Đức Chúa Trời mà không cần phải trải qua bất cứ nghi thức nào mà những người kính sợ Đức Chúa Trời phải chịu trong nhà hội.13:51: Họ phủi bụi nơi chơn mình. Đây không phải là một sự rủa sả. Đó là một dấu hiệu cho thấy trong một khoảng thời gian họ sẽ không bận tâm với những người khước từ họ, và đang bước vào một mảng công tác mới (xem LuLc 9:5).13:52: Các môn đồ được đầy dẫy sự vui vẻ và Đức Thánh Linh. Sau khi Phao-lô và Ba-na-ba đã rời Hội Thánh An-ti-ốt thì các Cơ Đốc Nhân mới trong thị xã nhóm lại cùng nhau, trong nhà của từng người. Họ càng ngày càng được đầy dẫy sự vui mừng và Đức Thánh Linh, họ “cứ được đầy dẫy” (đây là ý nghĩa thật sự của từ Hi-lạp được dịch là “đầy dẫy” ở đây). Họ là những Cơ Đốc Nhân đang tăng trưởng .

ĐỀ NGHỊ NGHIÊN CỨU ÔN LẠI NỘI DUNG Hai thành phố đều có tên là An-ti-ốt trong đoạn Kinh Thánh nầy nằm ở đâu? Chúng ta gọi lá thư sau nầy Phao-lô viết cho các Cơ Đốc Nhân mà chúng ta đọc thấy trong những câu nầy là gì? Có những nhóm người khác nhau nào trong thành phố được nói đến trong Cong Cv 13:43?Tại sao Phao-lô và Ba-na-ba bị trục xuất?Người ta biết gì về các Cơ Đốc Nhân còn ở lại tại An-ti-ốt sau khi Phao-lô và Ba-na-ba đã đi khỏi?

NGHIÊN CỨU KINH THÁNH Bản RSV dịch từ Hi-lạp dikaio trong c.39 là “được giải phóng”. Những bản dịch khác là “được xưng công bình”, “được tha tội”. Từ đó được dịch như thế nào (i) trong bản RSV; (ii) trong một ngôn ngữ khác hoặc bản dịch Anh Ngữ khác trong từng câu sau đây?(a) LuLc 18:14 (b) RoRm 3:24 (c) RoRm 6:7 (d) ICo1Cr 4:4 (e) GaGl 2:16“Phao-lô bận tâm cho cả người Do Thái lẫn Dân Ngoại đều được cứu” (tr.131). Phao-lô nói gì về về người Do Thái và Dân Ngoại trong mỗi câu sau đây?(a) RoRm 2:9-11 (b) 9:3-5 (c) 10:1 (d) 11:11-14 (e) ICo1Cr 9:20-21“Giăng lìa hai người” (c.13). Hãy đưa ra hai lý do tại sao Giăng Mác đi về nhà.

Page 140: Huong dan hoc cong vu cac xu do

(a) Những sự chịu khổ nào của Phao-lô (mà ông nói đến trong IICo 2Cr 11:23-27) mà bạn nghĩ là ông chịu trên đoạn đường từ Bẹt-giê sang An-ti-ốt?(b) Điều gì khiến các Cơ Đốc Nhân có thể chịu những khổ nạn thuộc loại đó?Hãy đọc lại thứ tự buổi nhóm trong buổi thờ phượng tại nhà hội trong phần chú thích ở Cong Cv 13:15.(a) Sự khác biệt lớn nhất giữa buổi nhóm đó với buổi nhóm chính tại nhà thờ trong ngày Chúa Nhật mà bạn từng quen thuộc?(b) Điều gì đã đem lại những thay đổi đó?“Lời rao giảng Cơ Đốc bao gồm cả việc ban phát tin mừng lẫn đưa ra một lời cảnh báo hoặc ngay cả một lời lên án” (chú thích 13:40).(a) Điều nầy có đúng như trong các bài giảng ngày nay mà bạn được nghe không? Nếu không, có nên làm như thế không? Xin đưa ra lý do của bạn.(b) Một độc giả nói: “Những lời cảnh báo là cần thiết trong các bài giảng nhưng lời lên án thì không mang tính chất Cơ Đốc.” Bạn có ý kiến gì? Hãy đưa ra một ví dụ để hổ trợ cho ý kiến bạn.“Kinh Qur’an cấm người Hồi Giáo nói rằng Đức Chúa Trời có một “con trai”” (tr.130). Nếu bạn nói chuyện với một người Hồi Giáo về Đức Chúa Giê-xu, bạn sẽ dùng những lời nào khi nói về mối liên hệ của Ngài với Đức Chúa Trời?Hai lời giải nghĩa của những từ “những kẻ được định sẳn cho sự sống đời đời” được đưa ra trong lời chú thích ở 13:48. Bạn chấp nhận lời giải thích nào, và tại sao?

Công Cuộc Truyền Giáo Tại Y-cô-ni và Lít-trơ

14:1-28

BỐ CỤC 14:1-7 Phao-lô và Ba-na-ba truyền giảng tại Y-cô-ni, nhưng phải trốn thoát.14:8-18 Tại Lit-trơ:(a) Họ chữa lành một người què, (b) Họ được dân chúng coi như thần,(c) Phao-lô nói chuyện với đám đông.14:19-20 Phao-lô bị ném đá rồi đi đến Đẹt-bơ, và quay trở lại Lit-trơ.14:21-28 Phao-lô và Ba-na-ba thăm viếng trở lại các Hội Thánh mới được thành lập, và trở lại An-ti-ốt xứ Sy-ri.

GIẢI NGHĨA Phao-lô và Ba-na-ba tiếp tục công tác tại xứ Ga-la-ti, thăm viếng các thành

Page 141: Huong dan hoc cong vu cac xu do

phố và làng mạc, và thành công trong chức vụ đó. Một lần nữa cũng cần phải nhớ rằng Phao-lô đã viết thư Ga-la-ti cho các Cơ Đốc Nhân tại chính những nơi nầy.Chương 14 có tầm quan trọng đặc biệt, và quan trọng đối với các mục sư hiện đại và đối với các nhà truyền giáo, vì ba lý do:Phao-lô và Ba-na-ba sẳn sàng thực hiện công tác khá mới mẻ đối với họ. Trong các chương 11 và 13 chúng ta thấy rằng có một số Dân Ngoại đã trở thành Cơ Đốc Nhân, mặc dầu họ chưa có liên hệ nào đối với nhà hội. Nhưng ở tại Lit-trơ (cc.8-18) công cuộc truyền giáo hoàn toàn dành cho Dân Ngoại, và Phao-lô rao giảng cho những người Dân Ngoại không có mối liên hệ nào với các nhà hội, có lẽ là lần đầu tiên.Hầu như tại nơi nào cũng có chống đối, nhưng Phao-lô và Ba-na-ba không chịu bỏ cuộc (xem chú thích ở c.22).Họ quan tâm đến việc chăm sóc công tác của mình, chẳng hạn như thăm viếng trở lại các nhóm Cơ Đốc Nhân mới nầy, và bổ nhiệm những người lãnh đạo có thể tiếp tục chăm sóc các hội chúng (xem chú thích ở c.23).

CHÚ THÍCH 14:1: Tại Y-cô-ni. Từ An-ti-ốt xứ Bi-si-đi đến Y-cô-ni (tên ngày nay là Konya) là 150 km, và con đường xa xăm lại chạy qua các rẻo núi cao. Thọat tiên Phao-lô và Ba-na-ba được nhà hội đón tiếp (“nhiều người tin theo”), nhưng rồi lại có chống đối (c.2). (Có sự chống đối Phúc Âm trong thành phố hiện đại, là nơi có 99,9 phần trăm dân số theo đạo Hồi). Những “người Hi-lạp” là những người kính sợ Đức Chúa Trời. Nếu họ không phải người kính sợ Đức Chúa Trời, họ hẳn đã không vào nhà hội.14:3a: đầy dẫy sự bạo dạn và đức tin trong Chúa, và Chúa dùng tay của hai sứ đồ làm những phép lạ dấu kỳ, mà chứng về đạo ân điển của Ngài. tức là, họ rao giảng mặc dầu có sự chống đối. An điển là chủ đề của lời rao giảng hay “đạo”. Đức Chúa Trời bày tỏ “ân điển” Ngài bằng cách ban cho họ quyền năng chữa lành người bệnh (xem chú thích ở Cong Cv 4:13 về từ “dạn dĩ”).Trong thư Ga-la-ti sau nầy Phao-lô nhắc họ nhớ đến “ân điển”của Đức Chúa Trời, đó là sự rộng lượng của Ngài trong việc chấp nhận chúng ta mặc dầu chúng ta chưa làm được gì để xứng đáng nhận điều đó (xem GaGl 5:4 và chú thích ở Cong Cv 18:27).14:3b: phép lạ dấu kỳ. Xem chú thích ở 3:12.14:4: Kẻ thì theo bên Giu-đa, người thì theo bên hai sứ đồ. Ở đây Lu-ca gọi Phao-lô và Ba-na-ba là “các sứ đồ” (như ông gọi trong câu 14). Nhưng trong những câu nầy chắc chắn ông dùng từ đó để nói đến “những người được sai đi” (là ý nghĩa của từ nầy trong tiếng Hi-lạp). Xem Phụ Chú, Những Nhà

Page 142: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Lãnh đạo trong Hội Thánh, tr. 125,126).14:5-6a: Khi họ nổi lên … ném đá hai sứ đồ … họ biết trước bèn trốn tránh. Những người Do Thái nói trong câu 2 đã thuyết phục một số người Dân Ngoại kính sợ Đức Chúa Trời đừng lắng nghe Phao-lô và Ba-na-ba, và bây giờ họ vạch kế hoạch để trục xuất các sứ đồ một cách thô bạo. Vì vậy Phao-lô phải chạy ra khỏi thành phố và theo con đường về Lit-trơ. Đức Chúa Giê-xu đã dạy: “Khi nào người ta bắt bớ các ngươi trong thành nầy, thì hãy trốn qua thành kia” (Mat Mt 10:23). Nhưng các nhân sự Cơ Đốc thật không dễ biết được khi nào ở lại và đương đầu với chống đối là đúng và khi nào chạy đi chỗ khác là tốt hơn. Khi một trung tâm thanh niên tại Nairobi bị tấn công và tàn phá liên tục (thường bởi những người đã bị truất quyền thành viên) các nhà lãnh đạo quyết định di chuyển câu lạc bộ nầy đến một vùng khác. Nhưng một số thành viên gọi quyết định nầy là “thiếu đức tin” và “hèn nhát”.14:6b-7: đến miền chung quanh đó mà giảng Tin Lành. Lu-ca nhắc nhở chúng ta rằng họ không chỉ làm việc trong thành phố. Các thành phố là một cơ sở để từ đó họ (và những người họ đã huấn luyện) ra đi viếng thăm những làng mạc chung quanh.14:8a: tại Lit-trơ. Họ đi đến Lit-trơ vì vùng đó nằm trong xứ Ly-cao-ni, chứ không phải tại Phi-ri-gy, và bởi đó, không còn thuộc quyền các viên chức chính quyền tại An-ti-ốt nữa. Đó là một thuộc địa Lamã, và ít người Do Thái sống tại đó đến nổi họ không có nhà hội. Ba ngôn ngữ được nói tại đây: La-tinh (bởi các viên chức Lamã), Hi-lạp (mà Phao-lô dùng), và tiếng Ly-cao-ni (do cư dân bản địa).Đó là quê nhà của Ti-mô-thê (xem Cong Cv 16:1), là người có lẽ đã cung cấp cho Lu-ca những thông tin về các sự kiện nầy.14:8b: Có một người … què từ lúc mới sinh ra. Một trong những dinh thự chính tại Lit-trơ là đền thờ thần Zeus. Một số người, đã đọc câu 13, nghĩ rằng người què nầy đang ăn xin bên ngoài đền thờ, như người què tại cổng đền thờ Giê-ru-sa-lem (3:2).14:9: Phao-lô … thấy có đức tin để chữa lành được. Xem chú thích về “đức tin” ở 20:21. Đây là đoạn duy nhất trong Công Vụ chúng ta đọc thấy một người nào đó cần được chữa lành phải có “đức tin”. Xem chú thích ở 3:16. Làm thế nào Phao-lô biết rằng người đàn ông đó có đức tin?14:10: Người nhảy một cái rồi đi. So sánh 3:8 và xem Phụ Chú Chữa Lành, tr.40-42. Chính sự chữa lành nầy khiến người Ly-cao-ni gọi Phao-lô và Ba-na-ba là “các thần”.14:11: Các thần đã lấy hình loài người mà xuống cùng chúng ta. Khi người Ly-cao-ni nói lên điều nầy, họ nhớ lại hai câu chuyện trong truyền thống dân tộc của họ. Câu chuyện đầu tiên là về Lycaon, được viếng thăm bởi hai vị

Page 143: Huong dan hoc cong vu cac xu do

thần giả dạng con người và đã tiếp đãi họ. Nhưng ông cho họ ăn thịt người và họ biến ông thành chó sói. Trong câu chuyện kia hai vị thần Zeus và Hermes (được người Lamã gọi là Jupiter và Mercury) thăm viếng một ông già và vợ ông, tên là Philemon và Baucis. Những vị thần nầy cũng giả dạng con người. Philemon và Baucis đón tiếp họ nồng hậu đến nổi họ được tưởng thưởng, trong khi mọi người khác trong làng bị hủy diệt.Thật chẳng ngạc nhiên chút nào khi người Ly-cao-ni làm hết sức mình để tôn kính Phao-lô và Ba-na-ba, nghĩ đến điều họ tin về “các thần”.14:12: Chúng bèn xưng Ba-na-ba là thần Giu-bi-tê, còn Phao-lô là thần Mẹt-cu-rơ. Người Hi-lạp coi Zeus là vị thần tối cao, và Hermes là sứ giả của Ngài (người Ly-cao-ni “mượn” những vị thần nầy từ người Hi-lạp).14:13: Thầy cả của thần Giu-bi-tê đem bò đực và tràng hoa. Thình lình Phao-lô và Ba-na-ba thấy rằng thầy tế lễ đang mang bò đực đến, với tràng hoa bằng gỗ đỏ cột quanh cổ, để dâng làm sinh tế nhằm tôn kính họ, dường như họ là thần. Vì vậy họ xé áo mình (c.14), là cách người Do Thái bày tỏ lòng hãi hùng khi thấy sự phạm thượng nghịch cùng Đức Chúa Trời (xem Mac Mc 14:63; Cong Cv 18:6), và làm ngưng lại cuộc hiến tế.14:15: Hỡi các bạn, sao làm điều đó? Chúng ta chỉ là loài người, giống như các ngươi. Khi có cơ hội Phao-lô nói với đoàn dân:Chúng tôi là loài người, không phải là các thần. “Giống như các ngươi” thật sự có nghĩa là “chúng ta có cùng cảm nghĩ như các ngươi.” Sự bình an của thế giới tùy thuộc vào các thành viên thuộc các quốc gia, chủng tộc và văn hóa khác nhau cùng tin điều nầy và nói điều nầy với nhau. Sau trận động đất tại Armenia năm 1988 con người từ nhiều nước cùng nhau cứu trợ những người đang chịu khổ. Một trong những người cứu trợ nói: “Chúng tôi để sang một bên những sự khác biệt về quốc gia và thấy chính mình chỉ là những con người đi giúp đỡ những con người khác.” Xem chú thích ở 17:26.Chúng tôi mang đến Tin Lành rằng chỉ có một Đức Chúa Trời và Ngài đã sáng tạo nên mọi thứ đang tồn tại - “một Đức Chúa Trời hằng sống.”Hãy quay khỏi nhiều vị thần của các ngươi - “những điều hư không”.Đức Chúa Trời để cho các ngươi thờ phượng những vị thần như thế trong quá khứ, nhưng bây giờ Ngài kêu gọi các ngươi phải thờ phượng Ngài (c.16).Các ngươi đã nhìn thấy các dấu hiệu trong sự sáng tạo liên tục của Đức Chúa Trời (c.17).14:17: Ngài cứ làm chứng luôn về mình. (a) Phao-lô không đề cập đến Đức Chúa Giê-xu vào lúc nầy, nhưng chỉ rao giảng về Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa của thiên nhiên, (cc.15 và 17). Bởi vì Đức Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời trong thân xác loài người, chẳng có ích lợi gì khi nói về Đức Chúa Giê-xu cho đến khi người nghe hiểu điều

Page 144: Huong dan hoc cong vu cac xu do

ông muốn nói bởi chữ “Đức Chúa Trời”. Phao-lô là một chuyên gia, khi rao giảng hay khi viết một lá thư, trong việc tính đến niềm tin của những người ông tiếp xúc. Khi ông nói với người Do Thái thì sứ điệp của ông dựa trên những điều họ đã tin (xem ICo1Cr 9:20-23).Trong bài nói chuyện nầy Phao-lô đang nói về cách thức Đức Chúa Trời bày tỏ chính Ngài trong “Thiên Nhiên”, nhưng sau nầy, như mọi nhà truyền đạo Cơ Đốc, ông cũng phải nói về việc Đức Chúa Trời mặc khải chính Ngài trong Đức Chúa Giê-xu. Và Phao-lô thật có một cơ hội để tiếp tục bài nói chuyện của mình, như chúng ta thấy trong c. 21, “ họ trở về thành Lit-trơ”.(b) Mọi nhà truyền đạo - và thật ra là mọi Cơ Đốc Nhân, đều cần nắm chặt hai lẽ thật nầy về Đức Chúa Trời: trước hết, thế giới vật chất thiên nhiên là tạo vật của Đức Chúa Trời (“Đất thuộc về Đức Chúa Trời”, Thi Thiên chương 24), và Ngài bày tỏ chính mình qua nó. Vì vậy Cơ Đốc Nhân phải thấy được giá trị của nó đồng thời phải chăm sóc nó (nếu họ không chăm sóc nó thì sẽ không còn trái đất để làm Cơ Đốc Nhân trên đó nữa!). Thứ hai, Đức Chúa Trời cũng đã bày tỏ chính Ngài một cách đặc biệt, tức là trong đời sống của Đức Chúa Giê-xu, qua Ngài chúng ta có thể có được mối liên hệ đúng đắn với Đức Chúa Trời.Cả hai cách mà Đức Chúa Trời bày tỏ chính Ngài cho chúng ta đều có tầm quan trọng rất lớn.14:19: chúng ném đá Phao-lô, tưởng người đã chết, nên kéo ra ngoài thành. “Chúng” là những người Do Thái từ thành An-ti-ốt (có lẽ họ đã đến Lit-trơ dự hội chợ bắp lớn tại đó) và một số người Ly-cao-ni đã nghe Phao-lô. Họ ném đá ông, và khi họ nghĩ ông đã chết, họ đẩy xác ông ra bên ngoài thành là nơi chính quyền thành phố không thấy được và tại đó chó và diều hâu sẽ ăn thịt hết.14:20a: Các môn đồ nhóm chung quanh người. Tức là, họ tạo thành một vòng tròn chung quanh Phao-lô để giữ ông khỏi bầy chó và để mai táng ông một cách thích hợp. “Các môn đồ” hoặc là những người Ly-cao-ni đã chấp nhận lời dạy dỗ của Phao-lô hoặc là những Cơ Đốc Nhân khác đã đi theo Phao-lô và Ba-na-ba trên đường đi của họ.14:20b: người vùng đứng dậy và vào trong thành. Đây không phải là một sự phục sinh kỳ diệu, nhưng là một hành động can đảm phi thường, như là sự can đảm của Đức Chúa Giê-xu khi Ngài “đi thẳng lên thành Giê-ru-sa-lem” (LuLc 9:51-53). Khi Phao-lô bình phục ông không chỉ trở vào Lit-trơ, mà còn trở lại đó một lần thứ nhì sau khi viếng thăm Đẹt-bơ (c.21).Điều gì đem lại cho Phao-lô sự can đảm như thế? (chúng ta có thể tìm thấy một phần câu trả lời trong những phân đoạn như Phi Pl 4:10-13).Có nhiều loại can đảm: sự can đảm đối diện sự chết hoặc sự đau đớn thể xác, đối diện sự thất bại hoặc sự khước từ của bạn bè, đối diện sự thất vọng và

Page 145: Huong dan hoc cong vu cac xu do

mất mát. Chúng ta nhầm lẫn nếu chúng ta nghĩ rằng một loại can đảm nầy thì cao giá hơn hoặc đáng ca ngợi hơn loại can đảm kia. Để minh họa điều nầy chúng ta quay đến Hội Thánh tại Burma. Cách đây không lâu một mục sự để ra mười năm phiên dịch Kinh Thánh ra tiếng bản xứ. Ông làm điều nầy thêm vào các bổn phận của một mục sư và nhà huấn luyện cho nhiều hội chúng. Nhưng trước khi nó có thể được in ra, nó bị lửa thiêu hủy. Ông hầu như bị áp đảo bởi sự mất mát nầy. Nhưng đến cuối cùng ông bắt đầu phiên dịch trở lại hết. Ông vẫn đang còn tiếp tục công tác nầy, và nói rằng ông hi vọng nó sẽ tốt hơn bản dịch thứ nhất. Đó là một loại can đảm.14:20c: Người đi với Ba-na-ba đến thành Đẹt-bơ. Người thành Đẹt-bơ cũng là người Ly-cao-ni như người tại Lit-trơ, và từ c.21 dường như nhiều người trong số họ tiếp nhận Phúc Âm.Đẹt-bơ nằm ở phía đông nam của Lit-trơ. Tại sao Phao-lô và Ba-na-ba không tiếp tục đi về phía đông và như thế quay về An-ti-ốt xứ Sy-ri qua ngã Tạt-sơ? Câu trả lời là rằng họ muốn thăm lại và củng cố các Hội Thánh mới thiết lập (xem c.22), mà đó là kế hoạch của Phao-lô trong mọi chuyến hành trình; vì vậy họ “trở lại Lit-trơ và Y-cao-ni và đến An-ti-ốt xứ Bi-si-đi” (c.21), và từ đó trở lại Bẹt-giê và hải cảng Attalia (c.25, và xem chú thích ở Cong Cv 15:36).14:22a: Giục các môn đồ bền đổ trong đức tin. Từ những điều Phao-lô viết cho người Ga-la-ti chúng ta thấy rằng “bền đổ trong đức tin” là rất khó khăn cho các Cơ Đốc Nhân ở khu vực nầy, chẳng hạn như “Tôi lấy làm lạ cho anh em đã vội bỏ Đấng đã gọi anh em bởi ơn Đức Chúa Giê-xu” (GaGl 1:6). Sau chuyến viếng thăm của Phao-lô, một số Cơ Đốc Nhân gốc Do Thái và những người khác ở đó thuyết phục họ dựa nhiều hơn vào việc tuân giữ các luật lệ của giáo hội (và một số luật lệ Do Thái nữa) chứ không phải là vào chính Đức Chúa Giê-xu.Lu-ca chỉ sử dụng cụm từ “trong đức tin” có hai lần trong sách Công Vụ. Dường như nó có nghĩa là “mọi điều các Cơ Đốc Nhân nghĩ về Đức Chúa Trời.” Cũng xem 6:7;. Vào những thời sau nầy nó thường được sử dụng để mô tả các tín điều. Nhưng “đức tin” (như Lu-ca sử dụng trong Cong Cv 14:9, 27) thì khác, và nói đến toàn bộ thái độ của Cơ Đốc Nhân đối với Đức Chúa Trời, tức là, hết lòng tin cậy Ngài và điều Ngài đã làm trong Đức Chúa Giê-xu (xem chú thích 20:21).14:22b: phải trải qua nhiều nổi khó khăn mới vào được nước Đức Chúa Trời, tức là, “chúng ta phải vượt qua nhiều nổi truân chuyên trước khi chúng ta có thể bước vào vương quốc của Đức Chúa Trời” (so sánh ITe1Tx 3:3).Phao-lô và Ba-na-ba khôn ngoan khi chuẩn bị người ta cho “sự hoạn nạn”, giống như việc chuẩn bị tân tín hữu chịu mang tiếng và bức hại là điều cần thiết. Chúng ta phải vượt “qua” những họan nạn như vậy chứ không cố gắng

Page 146: Huong dan hoc cong vu cac xu do

đi vòng quanh hoặc đi phía trên chúng.“Vào nước Đức Chúa Trời” có lẽ có nghĩa là “bước vào sự sống chúng ta có với Đấng Christ trong đời hầu đến.”14:23: Hai sứ đồ khiến lựa chọn những trưởng lão trong mỗi Hội Thánh. Đây là một cách quan trọng để chăm sóc tín hữu sau khi rao giảng, để cho sau khi nhà truyền giáo đã đi khỏi thì vẫn còn lại những người có thẩm quyền để làm người lãnh đạo. Điều đó không có nghĩa là những trưởng lão nầy là những người hoàn hảo, mà có nghĩa là họ không tự bổ nhiệm. Họ phải được giao thác thẩm quyền chính thức bởi vì lúc bấy giờ (cũng như bây giờ) các thành viên trong hội chúng của họ sẽ có lúc nầy lúc khác bất đồng hoặc chống đối họ ( xem ICo1Cr 16:16 và ITe1Tx 5:12, 13). Cũng xem Phụ Chú, Những Nhà Lãnh đạo Hội Thánh, (tr.125), và chú thích ở Cong Cv 20:28.14:26a: Hai người chạy buồm về thành An-ti-ốt (xứ Sy-ri). Ơ IICo 2Cr 11:25, Phao-lô nói rằng ông đã bị chìm tàu ba lần, và chuyến hải hành nầy từ Attalia tới An-ti-ốt xứ Sy-ri có thể là một trong những lần đó.14:26b: là chỗ mình đã ra đi, được giao phó cho ân điển của Đức Chúa Trời, tức là, nơi họ đã được các Cơ Đốc Nhân ủy thác vào trong tay của Đức Chúa Trời ân điển là Đấng ban cho nhiều hơn điều chúng ta đáng được (xem Cong Cv 15:40 và chú thích ở 18:27).14:27a: Hai người đến nơi, nhóm họp Hội Thánh rồi, bèn thuật lại mọi việc Đức Chúa Trời đã cậy mình làm. Hội Thánh tại An-ti-ốt xứ Sy-ri là Hội Thánh đầu tiên gởi các đại diện của mình đi truyền giáo cho Dân Ngoại, và bây giờ Hội Thánh đó hoan nghênh đại diện của mình trở về. Phao-lô và Ba-na-ba lôi cuốn sự chú ý vào điều Đức Chúa Trời đã làm hơn là điều chính họ đạt được. Đó là cách vui mừng thật sự Cơ Đốc khi kết thúc một mảng công việc. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã không làm điều đó mà không có họ. Đức Chúa Trời làm “với họ”, tức là, cùng với họ. Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa của sự sống mới, nhưng Ngài sử dụng những tác nhân loài người. Xem Phi Pl 2:12-13: “ … Đức Chúa Trời cảm động lòng anh em vừa muốn vừa làm theo ý tốt Ngài.”14:27b: Ngài mở cửa đức tin cho người ngoại là thể nào, tức là, “cách Ngài đã mở cánh cửa để dân ngoại tin”. Đức Chúa Trời mở những cánh cửa để cho những người quyết định đi theo Đức Chúa Giê-xu có thể làm như thế. Công việc của nhà truyền giáo là dọn sạch hết các chướng ngại vật ngăn trở người ta đi xuyên qua cửa, chẳng hạn như nổi sợ hãi, thành kiến, những ý tưởng sai lạc. Phao-lô thường dùng loại ngôn ngữ hình ảnh nầy về những cánh cửa mở, chẳng hạn như ICo1Cr 16:9.14:28: Hai người ở tại đó lâu ngày. Có lẽ họ ở lại An-ti-ốt một năm, bởi vì đó chính là Hội Thánh hoan nghênh Dân Ngoại vào Hội Thánh. Nhưng, như

Page 147: Huong dan hoc cong vu cac xu do

chúng ta xem thấy trong chương 15, không phải mọi Hội Thánh đều đồng ý với Hội Thánh tại An-ti-ốt.

ĐỀ NGHỊ NGHIÊN CỨU ÔN LẠI NỘI DUNG Người Lamã đặt cho các thần Hi-lạp “Zeus” và “Hermes” tên gì?Tại sao việc Phao-lô và Ba-na-ba bổ nhiệm lãnh đạo trong mỗi Hội Thánh là quan trọng?Tại sao Phao-lô và Ba-na-ba, khi ở tại Đẹt-bơ, không tiếp tục du hành về phía đông hướng về An-ti-ốt xứ Sy-ri?Họ làm gì khi họ gặp gỡ các Cơ Đốc Nhân tại An-ti-ốt xứ Sy-ri?

NGHIÊN CỨU KINH THÁNH Hãy so sánh lời dạy dỗ của Phao-lô trong bài nói chuyện (Cong Cv 14:15-17) với: (a) lời dạy dỗ trong bài giảng ở 13:16-41, và (b) lời dạy dỗ trong RoRm 1:19-25.Hãy cho biết trong mỗi trường hợp sự khác biệt chính là gì.“Qua nhiều nổi khó khăn” (Cong Cv 14:22).(i) Chính Phao-lô đã chịu những khổ nạn nào theo các chương 9 và 14?(ii) Ông nói gì về sự khổ nạn trong mỗi phân đoạn sau?(a) RoRm 8:17-21 (b) ITe1Tx 3:3 (c) IITi 2Tm 3:12

THẢO LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU “Họ quan tâm đến việc chăm sóc công tác của mình” (tr.134).Một hội chúng sống động ngày nay “chăm sóc” công tác nó đã bắt đầu với những nhóm người nào và bằng những cách nào?Hãy so sánh các sự kiện trong Cong Cv 14:6 với những sự kiện trong 14:19-20.(a) Khi nào những nhà truyền giảng Tin Lành đối diện với chống đối là đúng và khi nào họ nên lánh đi thì tốt hơn?(b) Làm thế nào các Cơ Đốc Nhân quyết định được điều nào là đúng?Theo ý kiến bạn, tại sao Phao-lô không nói về Đức Chúa Giê-xu cho người Ly-cao-ni?Trong một buổi thảo luận về 14:17 một cô gái bất đồng ý kiến với phần được nói trong chú thích (b); cô nói: “Chẳng có thứ gì đáng kể trừ ra sự cứu rỗi cho mỗi cá nhân con người. Cây cối và sông suối không đáng kể bởi vì chúng không có linh hồn.” Bạn sẽ đáp lời cô ấy như thế nào?Việc Phao-lô quay lại Lit-trơ là một “hành động cực kỳ can đảm” (tr.137).

(a) Nếu bạn đồng ý rằng “có nhiều loại can đảm”, thì Phao-lô có loại can đảm nào?

Page 148: Huong dan hoc cong vu cac xu do

(b) Do đâu bạn nghĩ là ông can đảm?(c) Hãy dẫn chứng một việc can đảm bạn đã làm trong cuộc đời mình, và cho biết do đâu bạn có thể làm được điều đó.

Giáo Hội Nghị Giê-ru-sa-lem

15:1-35

BỐ CỤC

15:1-2 Các Cơ Đốc Nhân nói tiếng A-ram từ Giê-ru-sa-lem viếng thăm Phao-lô và Ba-na-ba tại An-ti-ốt, và chỉ trích họ đã làm baptêm cho Dân Ngoại chưa chịu cắt bì.15:3-5 Phao-lô và Ba-na-ba đến Giê-ru-sa-lem để thảo luận với Phi-e-rơ và những người khác. Những Cơ Đốc Nhân vốn là người Pha-ri-si lặp lại rằng Dân Ngoại phải chịu cắt bì.15:6-7a Giáo hội nghị bắt đầu.15:7b-11 Phi-e-rơ ủng hộ điều Phao-lô và Ba-na-ba đã làm.15:12 Phao-lô và Ba-na-ba tường trình công việc của họ.15:13-21 Gia-cơ, em Đức Chúa Giê-xu, hành động như chủ tọa và đưa ra quyết định.15:22-35 Các thành viên chấp nhận quyết định đó và gởi một đoàn đại biểu đi thông báo điều đó cho các Hội Thánh dân ngoại.

GIẢI NGHĨA

TẠI SAO GIÁO HỘI NGHỊ ĐƯỢC TỔ CHỨC? Chúng được tổ chức chỉ vì một số Cơ Đốc Nhân (chẳng hạn như người Hê-lê-nít tại An-ti-ốt) đã làm baptêm cho những tín đồ dân ngoại chưa chịu cắt bì, và bởi vì những Cơ Đốc Nhân khác (chủ yếu là người Do Thái nói tiếng A-ram tại Giê-ru-sa-lem) tin rằng điều đó là sai trật (xem phân đoạn với tiêu đề “Dân Ngoại”, tr.101). Nhưng sự bất đồng không dừng lại ở việc cắt bì. Họ đang tranh luận liệu tín đồ dân ngoại có phải chấp nhận tập tục Do Thái trước khi chịu baptêm không. Các Cơ Đốc Nhân Do Thái tin rằng áp đặt tập tục và văn hóa cũng như tôn giáo của chính họ lên các tín đồ dân ngoại là đúng. Đây là lầm lỗi mà các giáo sĩ thuộc mọi quốc gia đều đã vấp phải và vẫn còn vấp phải.Nhưng thêm vào đó, nhiều điều khác đang xảy ra khiến cho việc các Cơ Đốc Nhân lãnh đạo phải trao đổi với nhau trở thành cần thiết.(a) Phi-e-rơ làm baptêm cho gia đình Cọt-nây, nhưng “phe cắt bì” chỉ trích ông (11:2).(b) Các Cơ Đốc Nhân từ Chip-rơ và Sy-ren đi đến An-ti-ốt xứ Sy-ri và làm

Page 149: Huong dan hoc cong vu cac xu do

baptêm cho người Hi-lạp. Những nhà lãnh đạo Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem lúc ấy sai Ba-na-ba đi điều tra. Ong chấp thuận điều đã được thực hiện (11. 20-24), và ông cùng Phao-lô yểm trợ Hội Thánh An-ti-ốt trong một năm (11. 26).(c) Các nhà lãnh đạo Hội Thánh Giê-ru-sa-lem không chấp nhận báo cáo của Ba-na-ba (15:1). Phao-lô nhắc đến điều nầy trong GaGl 2:4.(d) Cả Phi-e-rơ và Ba-na-ba đều thay đổi ý kiến, và có một lần không chịu ăn chung với những tín đồ dân ngoại chưa chịu cắt bì (GaGl 2:11-14).(e) Phao-lô đi đến Ga-la-ti, Bam-phi-ly, và Ly-cao-ni, và đón tiếp vào trong Hội Thánh những người dân ngoại không hề có mối liên hệ nào với tín ngưỡng của người Do Thái (ch. 13,14).

CÓ BAO NHIÊU HỘI NGHỊ? Có lẽ chỉ có một giáo hội nghị mà chúng ta có hai bản tường thuật khác nhau: bản tường thuật của Phao-lô trong 2:1-14, và bản của Lu-ca, viết trễ hơn nhiều, trong chương nầy. Nhưng nhiều học giả nghĩ rằng có nhiều giáo hội nghị. Nếu đúng như thế, hội nghị đầu tiên có lẽ là một buổi hội họp đông đúc (được Lu-ca tường thuật) và sau đó một số nhà lãnh đạo thảo luận với nhau (mà Phao-lô nói đến).

CÁC THÀNH VIÊN THẢO LUẬN VỀ ĐIỀU GÌ? Theo Lu-ca có hai câu hỏi mà các sứ đồ và trưởng lão phải trả lời: (1) Dân Ngoại có bị buộc phải chịu cắt bì trước khi chịu baptêm không? (2) Tín đồ Dân Ngoại có được phép ăn chung với tín đồ người Do Thái không, hoặc là trong “lễ bẻ bánh” hoặc là trong bữa ăn giao tế?Theo Phao-lô (GaGl 2:9-10), câu hỏi chính yếu là “Phi-e-rơ và Phao-lô mỗi người sẽ họat động trong phần nào của xứ?” Nhưng ông cũng nói rằng họ thảo luận nan đề về phép cắt bì (xem 2:1-8).

((chú thích dưới bức hình tr. 142)“Đôi khi các Cơ Đốc Nhân cần phải tranh luận để tìm ra chân lý” (tr.143).Trong buổi họp của nhóm Cơ Đốc Nhân nầy tại London, có sự khác biệt ý kiến rất mạnh mẽ cũng như sự hòa hợp và tính khôi hài.)

KẾT QUẢ NHƯ THẾ NÀO? Vào cuối giáo hội nghị các Cơ Đốc Nhân đã đồng ý rằng: (1) Dân Ngoại không cần phải chịu cắt bì, nhưng (2) khi họ ăn chung với tín đồ Do Thái họ phải giữ một số quy định theo truyền thống Do Thái (xem chú thích ở c.20).Mặc dầu họ đạt đến sự thỏa thuận nầy rồi, còn lâu lắm mọi Cơ Đốc Nhân Do Thái mới chấp nhận (xem Cong Cv 21:18-22).

Page 150: Huong dan hoc cong vu cac xu do

TẠI SAO GIÁO HỘI NGHỊ ĐÓ LÀ QUAN TRỌNG? Nếu những cuộc họp nầy đã không diễn ra thì Hội Thánh hẳn chẳng khác gì hơn một giáo phái Do Thái giáo nho nhỏ, và nó hẳn đã tàn lụi. Dân Ngoại hẳn không nhất trí với việc phải chịu cắt bì.

BẢN TƯỜNG THUẬT CỦA LU-CA ĐÁNG TIN CẬY ĐẾN MỨC NÀO? Một số học giả nghĩ rằng, bởi vì Lu-ca viết lại ba mươi năm sau các biến cố nầy, bản tường thuật của ông ít đáng tin cậy hơn điều Phao-lô viết trong thư Ga-la-ti. Nhưng chẳng ích lợi mấy khi cố gắng phân xử giữa Lu-ca và Phao-lô theo cách ấy bởi vì mục đích viết của mỗi người có khác nhau. Lu-ca viết một bản tường thuật để trình bày việc Dân Ngoại chưa chịu cắt bì được thừa nhận vào Hội Thánh đã xảy ra như thế nào. Nhưng Phao-lô trong Ga-la-ti đang viết một lá thư, chứ không phải một bản tường thuật, và mục đích chính yếu của ông là chứng minh rằng ông là một sứ đồ thật sự và rao giảng một Tin Lành thật sự. Xem Chú thích Đặc Biệt A, Lu-ca Nhà Sử Ký, tr.56.

CHÚ THÍCH 15:2a: có sự khác ý và cuộc cãi lẽ dữ dội, tức là, có sự bất đồng và tranh cãi nghiêm trọng.Mặc dầu các Cơ Đốc Nhân cần “ở cho hiệp ý nhau” (RoRm 12:16), đôi khi họ cần phải tranh cãi nghiêm túc với nhau để duy trì hoặc khám phá chân lý (xem chú thích 6:1;a).Trong cuộc tranh luận nầy Phi-e-rơ và Phao-lô đang đối diện với câu hỏi: “Điều thiết yếu và căn bản trong tôn giáo chúng ta là gì, và điều gì có tầm quan trọng thứ yếu?” Họ nói rằng phép cắt bì là tốt nhưng không thiết yếu, trong khi “được cứu bởi ân điển của Đức Chúa Giê-xu” mới là căn bản và thiết yếu (15:11). Những người chống đối họ nói rằng phép cắt bì là thiết yếu.Ngày nay các Cơ Đốc Nhân thường bất đồng bởi vì họ có câu trả lời khác nhau cho câu hỏi: “Điều gì là thiết yếu?”. Chẳng hạn như, “Các nhà lãnh đạo Hội Thánh Da Đỏ Châu Mỹ hoặc Phi Châu có nhất thiết phải được huấn luyện theo phong cách Châu Âu hay không?” “Mọi Cơ Đốc Nhân có nhất thiết phải sống theo lối một vợ một chồng không?”. 15:2b: Đến cùng các sứ đồ và trưởng lão. Trong một vài quyển sách những cuộc họp nầy được gọi là “Hội Đồng Các Sứ Đồ”, dường như Mười Hai Sứ Đồ đã tổ chức và lãnh đạo nó. Nhưng đây không phải là điều Lu-ca nói. Trong những ngày đầu tiên của Hội Thánh Mười Hai Sứ Đồ là những nhà lãnh đạo duy nhất, nhưng dần dần về sau họ chia sẻ quyền lãnh đạo của mình. Trong chương nầy, Lu-ca viết về “các Sứ Đồ và các trưởng lão” năm lần (cc.2,4,6,22,23), và ấy chính là Gia-cơ, em Đức Chúa Giê-xu, chứ không

Page 151: Huong dan hoc cong vu cac xu do

phải một Sứ Đồ, làm chủ tịch của hội nghị. Các Sứ Đồ tham dự đầy đủ trong đó, nhưng không tổ chức hoặc lãnh đạo nó.Đúng là về sau nầy có những “người giám sát” hoặc “giám mục” (xem Tit Tt 1:7-9), là những người hành động với tư cách người đứng đầu Hội Thánh trong từng khu vực và là những người, theo thời gian, được gọi là “người thừa kế các Sứ Đồ”. Nhưng không có thông tin nào trong toàn thể Tân Ước cho thấy ai đã bổ nhiệm họ làm “những người đứng đầu”.15:3: Họ trải qua xứ Phê-ni-xi và xứ Sa-ma-ri … làm cho anh em thay thảy được vui mừng lắm. Điều nầy cho thấy rằng một hội chúng Cơ Đốc (“các anh em”) đã phát triển tại Phê-ni-xi (Lebanon), là nơi một số người tị nạn đã chạy đến trong cơn bách hại (Cong Cv 11:19).15:7: Phi-e-rơ đứng dậy nói … Ở đây Lu-ca đặt vào trong bốn câu một bài giảng chắc chắn dài hơn rất nhiều. Tương tự như vậy, bài diễn văn của Gia-cơ trong cc.14-21 chỉ là một bản tóm tắt.Phi-e-rơ nói về kinh nghiệm của ông khi gặp gỡ Cọt-nây. Qua cuộc gặp gỡ nầy Dân Ngoại “đã tin” (c.7), và Đức Chúa Trời đã chứng minh rằng Ngài chấp nhận họ bằng việc ban cho họ Thánh Linh Ngài (c.8). Vì vậy, Phi-e-rơ nói, người ta không được cứu nhờ tuân giữ các truyền thống Do Thái (như là phép cắt bì), mà ông gọi là một “cái ách” (c.10). Chúng ta được cứu, ông nói, bởi tin, tức là, bởi tin cậy Đức Chúa Giê-xu và mọi điều Ngài đã làm cho chúng ta (c.11). Điều nầy cũng giống như sự dạy dỗ của Phao-lô, như Eph Ep 2:7-8.Phi-e-rơ thật rất khó trình bày bài diễn văn như thế nầy, bởi vì ông có nhiều bạn bè giữa vòng những người tuân giữ truyền thống nói tiếng A-ram (xem GaGl 2:11-12). Nhưng bởi vì ông nói bằng kinh nghiệm của chính mình nên ông có được một chỗ đứng vững chắc. Ông không lặp lại điều người khác đã nói. Nhiều nhà truyền đạo Cơ Đốc lên tiếng có hiệu quả nhất khi họ nói theo kinh nghiệm của chính mình. (Đôi khi họ đi xa hơn điều nầy và mô tả chính kinh nghiệm đó, như Phi-e-rơ đã làm).Đây là lần cuối cùng chúng ta đọc về Phi-e-rơ trong Công Vụ (xem chú thích ở Cong Cv 12:17).15:12: Họ lắng nghe Phao-lô và Ba-na-ba. Phần duy nhất trong các bài diễn thuyết của Phao-lô và Ba-na-ba được Lu-ca ghi lại là họ nói về “những phép lạ dấu kỳ”. Họ nói rằng việc làm phép lạ của họ giữa vòng Dân Ngoại cho thấy rằng Đức Chúa Trời chấp thuận việc họ hoan nghênh Dân Ngoại vào trong Hội Thánh.Chúng ta nên chú ý rằng sau nầy Phao-lô phải cảnh cáo người Tê-sa-lô-ni-ca và những người khác rằng không phải mọi phép lạ dấu kỳ nào cũng chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời đang hành động (xem IITe 2Tx 2:9; IGi1Ga 4:1).15:13: Gia-cơ cất tiếng lên rằng: Hỡi anh em, hãy nghe tôi. Gia-cơ nầy, em

Page 152: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Đức Chúa Giê-xu, dường như là chủ tịch của hội nghị. Trước biến cố nầy ông là một nhà lãnh đạo của những người giữ truyền thống nói tiếng A-ram, nhưng trong bài diễn thuyết nầy ông ủng hộ quan điểm của Phi-e-rơ (mà ông gọi là “Si-môn”) và của Phao-lô và Ba-na-ba. Có lẽ ông đã thay đổi ý kiến trước đây, nhưng cũng rất có thể rằng, với tư cách chủ tịch, ông đang tóm tắt mong muốn chung của các thành viên.Trong bài diễn thuyết nầy ông nói:(a) Đó là một sự ứng nghiệm lời tiên tri rằng Dân Ngoại bây giờ được hoan nghênh vào “dân sự của Đức Chúa Trời” (cc.14-18; xem AmAm 9:11-12).(b) Bởi vì Đức Chúa Trời đang đón tiếp Dân Ngoại vào, họ được đón tiếp vô điều kiện (c.19), chẳng hạn như, không cần phải chịu cắt bì. Lu-ca không ghi lại rằng Gia-cơ nhắc đến phép cắt bì trong bài diễn thuyết của mình, nhưng Gia-cơ chắc chắn có nói về điều đó bởi vì đó là một trong hai chủ đề chính của hội nghị.(c) Tuy nhiên, để không xúc phạm các Cơ Đốc Nhân gốc Do Thái, họ nên giữ một số quy tắc của người Do Thái (c.20).15:20: Kiêng cữ cho khỏi sự ô uế của thần tượng, sự tà dâm, sự ăn thịt thú vật chết ngột và huyết. Các quy tắc mà Dân Ngoại phải giữ (giống như luật pháp trong LeLv 17:8-13) là: (a) Không có “sự ô uế của thần tượng”: tức là, không ăn thịt đã cúng cho thần tượng và sau nầy đem bán ngoài chợ. (b) Không “tà dâm”: điều nầy có lẽ có nghĩa là giữ luật pháp bởi đó người Do Thái có thể cưới một người bà con nào đó mà không thể cưới những người khác; nhưng có lẽ điều đó cũng nói đến những hình thức giao hợp thường bị cấm. (c) Không ăn thịt thú vật chết ngột: khi họ giết một con vật họ phải đổ huyết nó ra. (d) Không ăn huyết: thức ăn có huyết trong đó bị cấm.Quyết định được Gia-cơ công bố là một quyết định mà mọi thành viên phải có thể đồng ý bởi vì đó là một “sự thỏa hiệp Cơ Đốc”, nghĩa là, mỗi nhóm phải chấp nhận ít hơn điều mình trông mong để cho công tác của Hội Thánh Đấng Christ cứ được tiến tới. Nhóm nói tiếng A-ram tại Giê-ru-sa-lem đã không thuyết phục được hội nghị rằng mọi tín đồ Dân Ngoại phải chịu cắt bì trước khi chịu baptêm, và nhóm nói tiếng Hi-lạp từ An-ti-ốt thất vọng vì Dân Ngoại bị buộc phải giữ một số luật lễ nghi của người Do Thái.Có những người thỏa hiệp bởi vì họ yếu đuối hoặc bất lương. Nhưng sự thỏa hiệp Cơ Đốc thật sự là điều làm được. Tại một vùng của Tanzania, những người Ngũ Tuần tố cáo người Anh Giáo là “Cơ Đốc Nhân hạng nhì” bởi vì (họ nói) họ “không có Đức Thánh Linh và không có quyền năng chữa lành và không làm baptêm dìm mình xuống nước”. Người Anh Giáo gọi người Ngũ Tuần là “tà giáo”, chẳng hạn như, bởi vì họ không có giám mục. Nguyên một ngày các hội đồng của cả hai giáo hội gặp gỡ nhau trong sự thầm nguyện và thảo luận. Đến cuối ngày họ đồng ý ra một thông báo chung

Page 153: Huong dan hoc cong vu cac xu do

gồm những điểm sau đây: (1) Mọi người đã chịu baptêm đều có Đức Thánh Linh; (2) Mọi Hội Thánh đều có quyền năng chữa lành trong danh Đấng Christ: (3) Số lượng nước được sử dụng trong phép baptêm ít quan trọng hơn việc giải hòa người chịu baptêm với Đức Chúa Trời; (4) Những người Ngũ Tuần là những Cơ Đốc Nhân thật sự.Bởi vì có sự “thỏa hiệp nầy” nên hai giáo hội kể từ đó đã có thể làm việc hòa hợp với nhau.15:22: Họ quyết định sai những người được chọn ở nơi mình đến thành An-ti-ốt. Sau hội nghị các thành viên đã đồng ý về một quyết định họ phải phổ biến cho các Hội Thánh, nhất là Hội Thánh tại An-ti-ốt xứ Sy-ri.Họ chọn bốn người để mang tin tức nầy, Phao-lô, Ba-na-ba, Giu-đe và Si-la. Không ai biết gì về Giu-đe nầy ngoại trừ điều chúng ta đọc được ở đây và trong c.32, nhưng Si-la là một nhà lãnh đạo quan trọng (xem chú thích ở Cong Cv 15:40).Họ trao cho những người nầy một lá thư để đem đến gởi cho những tín đồ Dân Ngoại tại An-ti-ốt, Sy-ri và Si-li-si (c.23).Trong lá thư nầy họ: (a) giải thích rằng những người “khuấy rối tín đồ Dân Ngoại” (tức là, khăng khăng rằng họ phải chịu cắt bì) không có thẩm quyền làm như vậy (c.24); (b) giới thiệu Phao-lô và Ba-na-ba như là những người đã liều sự sống mình vì cớ Đức Chúa Giê-xu (cc.25-26); (c) nói rằng ấy là Đức Thánh Linh đã dẫn dắt họ ra quyết định nầy (c.28, và xem chú thích ở 16:6) (d) liệt kê những quy tắc tín đồ Dân Ngoại phải giữ (c.29).15:30: Họ xuống thành An-ti-ốt. Khi bốn sứ giả đến An-ti-ốt xứ Sy-ri thì hội chúng tại đó đón tiếp họ nồng nhiệt. Giu-đe và Si-la lúc bấy giờ làm việc tại An-ti-ốt một thời gian trước khi họ trở về lại Giê-ru-sa-lem. Phao-lô và Ba-na-ba cứ cộng tác làm việc tại đó với nhiều người khác (c.35). Họ biết phải chia sẻ chức vụ mình với những người khác như thế nào.Đây là cơ hội cuối cùng Phao-lô và Ba-na-ba cùng làm việc với nhau (xem chú thích ở 15:39).15:32: Giu-đe và Si-la chính là kẻ tiên tri, cũng lấy nhiều lời giảng mà khuyên bảo, và giục lòng anh em mạnh mẽ. Câu nầy cho thấy rằng Giu-đe và Si-la, như hầu hết các tiên tri, là những nhà truyền đạo và khải đạo. Họ sử dụng “nhiều lời giảng” trong sự giảng dạy của họ. Thật may mắn là không phải mọi nhà truyền đạo đều theo gương họ!

NHỮNG ĐỀ NGHỊ NGHIÊN CỨU ÔN LẠI NỘI DUNG

Lý do chính yếu để tổ chức giáo hội nghị tại Giê-ru-sa-lem là gì?Phi-e-rơ nói đến kinh nghiệm nào trong bài diễn thuyết của ông?Mười Hai Sứ Đồ lãnh đạo giáo hội nghị đến mức nào?

Page 154: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Chúng ta đã gọi quyết định đó là “một thỏa hiệp Cơ Đốc” (xem chú thích ở c.20). Cụm từ đó có nghĩa là gì?Tại sao các Cơ Đốc Nhân tại An-ti-ốt vui mừng nhận lấy quyết định đó?

NGHIÊN CỨU THÁNH KINH Có năm phân đoạn trong phần nầy mà Lu-ca lôi cuốn sự chú ý đến điều “Đức Chúa Trời đã làm”. Chúng là những phân đoạn nào?Hãy đọc RoRm 14:15-21 và ICo1Cr 9:19-21, và từ những chương đó liệt kê những gương mẫu Phao-lô đưa ra về :sự thỏa hiệp Cơ Đốc” (xem chú thích ở c.20).

THẢO LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU (a) Hãy mô tả bất kỳ sự bất đồng và tranh cãi nào giữa vòng các Cơ Đốc Nhân mà bạn có dự phần vào, hoặc bạn có biết ít nhiều.(b) Họ đạt đến quyết định nào?(c) Quyết định nầy là một “thỏa hiệp Cơ Đốc” đến mức nào?(d) Các nhóm có thái độ nào đối với nhau khi đạt đến quyết định nầy?“Ngày nay các Cơ Đốc Nhân thường bất đồng bởi vì họ có câu trả lời khác nhau cho câu hỏi: “Điều gì là thiết yếu?” (tr.143).(a) Chính bạn có câu trả lời như thế nào đối với hai câu hỏi theo sau lời nhận xét?(b) Hãy kể tên hai vấn đề khác mà Cơ Đốc Nhân không đồng ý với nhau dầu chúng có thiết yếu hay không.(a) “Phi-e-rơ nói theo kinh nghiệm của chính mình” (tr.144). Tại sao các nhà truyền đạo sẽ có hiệu quả hơn nếu họ làm điều nầy?(b) “Các nhà truyền đạo đôi khi đi xa hơn điều nầy và mô tả chính kinh nghiệm đó” (tr.144). Những ưu thế và bất lợi của việc làm nầy là gì?Nếu một độc giả Do Thái chỉ đến câu Cong Cv 15:20 và nói với bạn: “Nếu Cơ Đốc Nhân các bạn làm theo lời Kinh Thánh, bạn không nên ăn thịt còn máu trong đó”, bạn sẽ trả lời như thế nào?Hãy tưởng tượng rằng bạn là một Cơ Đốc Nhân tuân giữ truyền thống Do Thái trong thời Phao-lô, và rằng bạn thành thật tin rằng ý chỉ của Đức Chúa Trời là Dân Ngoại phải chịu cắt bì trước khi chịu baptêm. Hãy viết một bài ngắn, cho thấy cách bạn cố gắng thuyết phục người nghe.

Các Cơ Đốc Nhân Đem Phúc Âm Về Hướng Tây

15:36-16:10

BỐ CỤC

Page 155: Huong dan hoc cong vu cac xu do

15:36-41 Phao-lô và Ba-na-ba bất đồng tại An-ti-ốt, và Phao-lô đi về hướng bắc một mình.16:1-5 Tại Lít-trơ, Phao-lô làm phép cắt bì cho Ti-mô-thê, và họ cùng nhau thăm viếng các Hội Thánh trong khu vực đó.16:6-10 Phao-lô và các đồng sự được hướng dẫn để du hành về hướng tây đến Hi-lạp.

GIẢI NGHĨA

SỰ KIỆN MỚI Phao-lô và đồng đội đem Phúc Âm vào Ma-xê-đoan, tức là, vào một phần của đế quốc Lamã mà các Cơ Đốc Nhân chưa viếng thăm. Trong suốt cuộc hành trình nầy họ đang học biết điều Cơ Đốc Nhân mọi nơi phải học, tức là, đôi khi Đức Chúa Trời muốn họ làm điều họ chưa từng mong đợi. Khi Lu-ca viết những lời nầy ông biết rằng bởi quay sang hướng tây vào Ma-xê-đoan (16:10) họ đi một bước quan trọng hướng đến việc đem Phúc Âm đến Lamã (xem Dẫn Nhập, tr.1-2).

HÀNH TRÌNH Họ đi từ An-ti-ốt xứ Sy-ri đến Ma-xê-đoan qua các giai đoạn:(a) Họ đi lên hướng bắc tới tỉnh Lamã có tên là Sy-ri với Si-li-si (c.41), là nơi sinh của Phao-lô.(b) Rồi lại lên hướng bắc qua thung lũng có tên là “Cổng Si-li-si” (tr.94) vào Ga-la-ti, tới Đẹt-bơ và Lit-trơ, là nơi Phao-lô đã viếng thăm trước đó (chương 13 và 14); (c) Rồi, sau một thời gian không chắc phải đi lối nào, họ bắt đường xuyên qua vùng núi non để đến Trô-ách, một cảng trên Biển Aegean. Đây là một hành trình nguy hiểm vì chó sói và các băng cướp và những trận bão đột ngột;(d) Và từ đó họ đi đến Ma-xê-đoan (c.10). Lu-ca mô tả phần còn lại của cuộc hành trình nầy trong 16:11-18:23. Chuyến đi nầy thường được gọi là “Hành Trình Truyền Giáo Thứ Hai của Phao-lô”, nhưng như chúng ta đã thấy (tr.121), đó là hành trình thứ ba hoặc thứ tư của ông.

HAI NAN ĐỀ Những du khách nầy phải đối diện với hai nan đề mà mọi nhân sự Cơ Đốc đều phải đối diện: (a) làm thế nào để công tác hòa hợp với một bạn đồng lao (cc.36-39); và (b) làm thế nào để nhận được sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời cho công tác đó (xem tr.150).

Page 156: Huong dan hoc cong vu cac xu do

CHÚ THÍCH 15:36: Chúng ta hãy trở lại thăm hết thảy anh em. Tại sao Phao-lô và Ba-na-ba muốn thăm lại các hội chúng họ đã thành lập? Có lẽ họ đã nghe rằng các thành viên đang bị bách hại hoặc đang được thuyết phục trở lại với tôn giáo cũ Do Thái (xem GaGl 3:2); nhưng lý do chính yếu là để chăm sóc công tác họ đã bắt đầu. Một nông gia chăm sóc việc gieo giống bằng cách trở lại sau đó để xới và tưới nước; và một mục sư giỏi giữ mối liên hệ thường xuyên với những người ông đã dắt dẫn vào những lúc có sự đổi mới, chẳng hạn như, baptêm, cải đạo, hôn nhân (xem Cong Cv 14:20; 15:41; 18:18-23). 15:39: Có sự cãi lẫy nhau dữ dội (từ Hi-lạp có nghĩa là “sự bất đồng dữ dội”). Xem chú thích ở 15:2a. Tại sao Phao-lô và Ba-na-ba cãi lẫy nhau ? Chủ yếu bởi vì Phao-lô không chịu đem Giăng Mác theo với họ. Mác đã lìa bỏ họ giữa đường trong một chuyến đi trước đó (13:13). Nhưng có lẽ Phao-lô cũng giận dữ bởi vì Ba-na-ba đã đi theo những “người giữ truyền thống” tại Giê-ru-sa-lem khi từ chối ăn chung với tín đồ Dân Ngoại (GaGl 2:11-13).Ai đáng trách ? Hầu hết mọi người đều đổ lỗi cho Phao-lô, bởi vì Ba-na-ba đã ủng hộ ông mạnh mẽ khi ông cần được giúp đỡ nhiều nhất (Cong Cv 9:27; 11:25), và bởi vì không chịu đem Mác theo, ông không tính đến hiệu quả mà điều nầy có thể để lại trên Mác. Chúng ta có thể tưởng tượng ra buổi nói chuyện như sau:Ba-na-ba : Vì cớ Mác, người bạn đồng công của chúng ta, xin hãy cho anh ấy một cơ hội thứ hai, giống như Đức Chúa Giê-xu đã cho Phi-e-rơ một cơ hội thứ hai vậy.Phao-lô : Vì cớ công tác rao truyền Phúc Âm, tôi không thể chịu được mối nguy hiểm có Mác cùng đi. Các Cơ Đốc Nhân đang vạch kế hoạch thường phải trả lời cùng một câu hỏi khó khăn mà Phao-lô và Ba-na-ba phải đối diện: “Điều nào quan trọng hơn, công tác hay nhân sự?”Những người khác đổ lỗi cho Ba-na-ba, nghĩ rằng ông đang bày tỏ sự ưu ái đặc biệt đối với Mác bởi vì Mác là anh em họ của ông (CoCl 4:10).Kết quả ra sao? Ba-na-ba khởi hành đi riêng với Giăng Mác, và cũng tạo cho ông một cơ hội khác, trong khi Phao-lô đi với Si-la. Cuối cùng Phao-lô chấp nhận cả Ba-na-ba lẫn Mác như bạn đồng công (ICo1Cr 9:6; Phil Plm 1:24).Sứ điệp của Lu-ca . Bởi tường thuật lại sự việc diễn ra ở đây Lu-ca cho thấy rằng những nhà lãnh đạo Cơ Đốc đầu tiên nầy cũng chia sẻ sự yếu đuối và bất toàn của con người. Ông muốn bày tỏ rằng Đức Chúa Trời có thể sử dụng người yếu đuối cũng như người mạnh mẽ (so sánh với ICo1Cr 1:27).16:1: Phao-lô tới thành Đẹt-bơ và thành Lit-trơ. Nơi đó có một môn đồ tên là

Page 157: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Ti-mô-thê. Phao-lô đã ở Lit-trơ năm năm trước đó (Cong Cv 14:6), và Ti-mô-thê có lẽ đã trở nên Cơ Đốc Nhân và được Phao-lô làm baptêm cho lúc ấy (xem ICo1Cr 4:17, khi Phao-lô gọi ông là “con yêu dấu của ta trong Chúa”). Cha ông là người Hi-lạp và không phải là Cơ Đốc Nhân. Sau nầy Ti-mô-thê trở nên một bạn đồng công trung thành với Phao-lô.16:3: Phao-lô muốn đem Ti-mô-thê theo, nên làm phép cắt bì cho. Thọat tiên dường như Phao-lô, bởi việc làm phép cắt bì cho Ti-mô-thê, đi ngược lại với quyết định của giáo hội nghị Giê-ru-sa-lem, và mâu thuẫn với điều ông viết cho người Ga-la-ti: “Nếu anh em chịu làm phép cắt bì thì Đấng Christ không bổ ích chi cho anh em hết.” (GaGl 5:2-6).Nhưng Phao-lô làm thế vì hai lý do. Thứ nhất, bởi vì quyết định của hội nghị Giê-ru-sa-lem chỉ áp dụng cho Dân Ngoại, và Ti-mô-thê có một phần huyết thống Do Thái và một phần huyết thống dân ngoại. Thứ hai, Phao-lô muốn Ti-mô-thê làm việc với ông giữa vòng người Do Thái, và nhiều người Do Thái coi một đứa trẻ chưa chịu cắt bì của một cuộc hôn nhân Do Thái-Dân Ngoại là con bất hợp pháp (c.3). Như Phao-lô giải thích sau nầy, khi viết thư cho Hội Thánh Cô-rin-tô, ông phải tính đến cảm nghĩ của người Do Thái để có thể làm việc hiệu quả giữa vòng họ. “Đối với người Do Thái tôi trở nên như một người Do Thái, để được người Do Thái” (ICo1Cr 9:20). Nếu Ti-mô-thê yêu cầu ông làm phép cắt bì cho để trở thành một Cơ Đốc Nhân đầy đủ, hẳn Phao-lô đã từ chối.Sau sự kiện nầy, Phao-lô và các trưởng lão có lẽ đã phong chức cho Ti-mô-thê (ITi1Tm 4:14; IITi 2Tm 1:6). Rồi sau đó ông và Phao-lô “cứ đi đường mình”, bảo cho các hội chúng biết quyết định của giáo hội nghị Giê-ru-sa-lem (Cong Cv 16:4).16:6: Họ trải qua xứ Phi-ri-gi và đất Ga-la-ti, vì Đức Thánh Linh đã cấm truyền đạo trong cõi A-si. Họ hoạch định đi đến “A-si”, tỉnh Lamã có Ê-phê-sô là thủ phủ, nhưng bởi “Đức Thánh Linh” họ nhận biết rằng phải hủy bỏ kế hoạch đó. Tương tự, họ không đi đến Bi-thi-ni (tây bắc Tiểu Á) bởi vì “Thánh Linh của Đức Chúa Giê-xu”. Lu-ca sử dụng hai cụm từ “Đức Thánh Linh” và “Thánh Linh của Đức Chúa Giê-xu” để nói đến việc chính Đức Chúa Trời tích cực bày tỏ ý chỉ của Ngài. Cả hai cụm từ đều có chung một ý nghĩa.Nhưng làm thế nào họ nhận được sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời, tức là, điều đã xảy ra khiến họ hủy bỏ kế hoạch của mình? Có một biến cố nào đó xảy ra, chẳng hạn như Phao-lô bị ốm, hoặc người Do Thái ngăn trở họ, hoặc một cuộc chiến địa phương không? Hoặc có một nhà lãnh đạo Hội Thánh giải thích ý chỉ của Đức Chúa Trời, chẳng hạn như Si-la, một “tiên tri”, tiên đoán tai họa sẽ xảy ra nếu họ cứ đi tới không? Hoặc có một ai trong họ có khải tượng không? Hoặc họ có cùng cầu nguyện với nhau và đi đến một

Page 158: Huong dan hoc cong vu cac xu do

quyết định không? Lu-ca không nói gì cả. Nhưng bằng một cách nào đó họ nhận được sự hướng dẫn để biết điều họ không được làm (và sau nầy điều họ nên làm).Đức Chúa Trời không thay đổi, và các Cơ Đốc Nhân vẫn còn nhận được sự hướng dẫn từ Ngài, và họ làm như thế bằng rất nhiều cách khác nhau.16:7: Tới gần xứ My-si rồi. Điều nầy cho thấy rằng họ đã theo một lộ trình khá xa và nguy hiểm, vượt qua những ngọn núi rất cao có bọn cướp hoành hành. Rất có thể Phao-lô bị ốm trong phần nầy của chuyến đi, và có lẽ đó là một trong những chuyến đi ông nói đến trong IICo 2Cr 11:26-27.16:9: Đương ban đêm Phao-lô thấy sự hiện thấy; có một người Ma-xê-đoan đứng trước mặt mình … Một sự hiện thấy . Phao-lô có một khải tượng, và nhờ đó ông biết chắc rằng Đức Chúa Trời đang dẫn dắt ông đi ngang qua biển đến Ma-xê-đoan. “Những khải tượng” là gì?(a) Chúng là những kinh nghiệm mà trong đó người ta tin rằng Đức Chúa Trời đang gởi đến cho họ một sứ điệp dưới dạng một điều gì đó “được thấy” hoặc một điều gì đó “được nghe”. Ở đây một người Ma-xê-đoan được “thấy”; Phao-lô vào lúc cải đạo “nghe” một giọng nói.(b) Những người có khải tượng thường đã tìm kiếm sự hướng dẫn một thời gian trước đó rồi, như Phao-lô vậy (cc.6-7).(c) Đức Chúa Trời dẫn dắt con người qua các khải tượng, nhưng họ được tự do để có sự lựa chọn riêng.(d) Người ta không có khải tượng để vui hưởng hoặc để khoe khoang, nhưng để làm theo (xem c.10: “chúng ta liền tìm cách qua”, và Cong Cv 26:19).(e) Người ta cần thử nghiệm khải tượng bằng cách tìm kiếm sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời qua những cách khác nữa . Thử nghiệm là cần thiết bởi vì thông thường khải tượng đó có chứa đựng sứ điệp của Đức Chúa Trời hay không thì không rõ. Một nữ sinh năm cuối tại một trường ở Zambia có một khải tượng trong đó cô thấy mình mặc toàn màu trắng tin rằng Đức Chúa Trời đang kêu gọi cô đi làm mục sư. Giáo viên của cô bảo cô “thử nghiệm” khải tượng đó, chẳng hạn như tham khảo ý kiến bạn bè và những người lớn, nhất là các Cơ Đốc Nhân, và nghiên cứu những cách người ta nhận được sự hướng dẫn trong Tân Ước.(f) Hai từ “sự ngất trí (trance)” (10:10) và “khải tượng” có nghĩa như nhau, và từ “giấc mơ” cũng có nghĩa tương tự, mặc dầu trong Tân Ước chỉ có Ma-thi-ơ dùng từ nầy.Một người Ma-xê-đoan . Có lẽ Lu-ca là một người Ma-xê-đoan và đã viếng thăm Phao-lô ít lâu trước khi ông thấy khải tượng và đã mời ông đến viếng Ma-xê-đoan (xem chú thích ở c.10). Nếu đúng như vậy, chúng ta có thể thấy tại sao Phao-lô thấy “một người Ma-xê-đoan” trong khải tượng.

Page 159: Huong dan hoc cong vu cac xu do

16:10: Chúng ta liền tìm cách qua xứ Ma-xê-đoan. Lu-ca sử dụng từ “chúng ta” trong câu nầy để cho thấy rằng bây giờ ông cùng đi theo đội của Phao-lô. Sau lần nầy ông thường ở với Phao-lô (xem 16:11-18), nhất là trong những sự kiện mà ông mô tả trong các chương 20-28. Lu-ca hầu như chẳng cho chúng ta biết chút gì về mình ngoại trừ 1:1. Nhưng chúng ta biết rằng ông là người Hi-lạp theo tên của ông, và có lẽ ông là một với Lu-ca mà Phao-lô gọi là “thầy thuốc yêu dấu” trong CoCl 4:14.

ĐỀ NGHỊ NGHIÊN CỨU ÔN LẠI NỘI DUNG “Sự kiện mới mẻ” mà Lu-ca cho chúng ta biết trong những câu nầy là gì?Phần nguy hiểm nhất trong hành trình của Phao-lô là gì, và điều gì khiến nó nguy hiểm như vậy?Tại sao Phao-lô và Ba-na-ba cãi lẫy nhau?Tại sao Phao-lô làm phép cắt bì cho Ti-mô-thê?Ba nhân sự nào ở với Phao-lô tại Trô-ách?Làm sao chúng ta biết Lu-ca là một trong số họ?

NGHIÊN CỨU KINH THÁNH GaGl 3:1-2 giúp chúng ta hiểu được tại sao Phao-lô muốn viếng thăm những Cơ Đốc Nhân tại Lit-trơ, Đẹt-bơ và Y-cao-ni như thế nào?Hãy đọc các phân đoạn sau đây và rồi viết một bản mô tả tóm tắt phẩm tính của Ti-mô-thê: ITe1Tx 3:1-3; Phi Pl 2:19-22; ITi1Tm 1:2; IITi 2Tm 1:5.“Phao-lô thấy sự hiện thấy” (Cong Cv 16:9). Hãy đọc những phân đoạn sau đây trong Công Vụ và cho biết trong từng trường hợp: (i) Ai có khải tượng, (ii) Họ thấy hoặc nghe gì, và (iii) Họ làm như thế nào, nếu có, để đi theo khải tượng đó?(a) 9:10 (b) 9:12 (c) 10:3 (d) 10:10 (e) 22:17 (f) 26:19

THẢO LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU “Một mục sư giỏi giữ mối liên hệ thường xuyên với những người ông đã dắt dẫn” (tr.149). Trưng dẫn một kinh nghiệm của bạn để cho thấy tại sao việc “giữ liên lạc” nầy là quan trọng.Theo ý kiến bạn thì ai chịu trách nhiệm chính về vụ cãi lẫy giữa Phao-lô và Ba-na-ba (15:39)? Đưa ra lý do cho câu trả lời của bạn.Trong phần chú thích về việc Phao-lô làm phép cắt bì cho Ti-mô-thê (tr.150), ICo1Cr 9:20 được trưng dẫn. Theo ý kiến bạn thì những lời của Phao-lô trong những câu nầy: (a) ích lợi, (b) nguy hại, hoặc (c) nguy hiểm, cho một Cơ Đốc Nhân ngày nay? Hãy đưa ra lý do.“Làm thế nào họ nhận được sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời, tức là điều đã xảy ra khiến họ hủy bỏ kế hoạch của mình?” (tr.150).

Page 160: Huong dan hoc cong vu cac xu do

(a) Qua cách nào trong số nhiều cách khác nhau để tìm kiếm sự hướng dẫn được liệt kê ở tr. 150 mà bạn thường dùng nhất để tìm kiếm hoặc nhận được sự hướng dẫn?(b) Bạn có đề nghị nào cho cô gái Zambia được mô tả trong phần chú thích (e) ở tr.151?“Hai từ “sự ngất trí” (Cong Cv 10:10) và “khải tượng” có nghĩa như nhau, và từ “giấc mơ” cũng có một nghĩa tương tự” (tr.151). Các Cơ Đốc Nhân có thể nhận được sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời qua các giấc mơ đến một mức độ nào? Cho ví dụ.

Phao-Lô Tại Ma-xê-đoan

16:11-17:15

BỐ CỤC

16:11-15 Phao-lô làm baptêm cho Ly-đi cùng người nhà tại Phi-lip.16:16-24 Phao-lô và Si-la bị đánh đòn và cầm tù sau khi đuổi quỉ ra khỏi một cô gái bói khoa.16:25-34 Có một trận động đất, và Phao-lô làm baptêm cho người cai ngục cùng người nhà.16:35-40 Phao-lô và Si-la rời khỏi thành Phi-lip.17:1-4 Họ rao giảng trong nhà hội tại Tê-sa-lô-ni-ca.17:5-9 Người Do Thái thuyết phục nhà cầm quyền thành phố trục xuất Phao-lô và Si-la.17:10-12 Họ chuyển đến Bê-rê và rao giảng tại đó.17:13-15 Người Do Thái từ Tê-sa-lô-ni-ca đến gây rắc rối cho họ, và một số Cơ Đốc Nhân đưa Phao-lô đến A-thên.

GIẢI NGHĨA Phao-lô, với Lu-ca, Si-la và Ti-mô-thê từ Trô-ách khởi hành, tin rằng Thánh Linh Đức Chúa Trời đã dẫn dắt họ thực hiện chuyến đi nầy (16:10). Họ đi thuyền ghé lại đảo Sa-mô-tra-xơ, và ngày hôm sau đến Nê-a-bô-li. Chỗ nầy là, và bây giờ vẫn còn là, một cảng cá tại miền bắc Biển Aegean (16:11).Từ đó họ đi 45 km đến Phi-lip (16:12) theo đại lộ Lamã, Via Egnatia, chạy từ Byzantium (Istanbul) đến Lamã. Sau một thời gian họat động tại Phi-lip, họ tiếp tục đi về hướng tây theo cùng con đường đó, 150 km đến Tê-sa-lô-ni-ca. Cuối cùng họ theo hướng tây-nam và đến Bê-rê.Tại hai trong ba thành phố trên họ bắt đầu rao giảng trong những nhà hội Do Thái và một hội chúng Cơ Đốc được thành lập. Trong mỗi thành phố đều có nhiều chống đối và họ phải lánh đi.

Page 161: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Lu-ca tường thuật những sự kiện nầy rất ngắn gọn, nhưng chúng ta có thể tìm hiểu được nhiều hơn nhờ đọc thư Phao-lô gởi cho các Cơ Đốc Nhân tại Phi-lip và Tê-sa-lô-ni-ca (xem chú thích ở 16:12 và 17:1).

CHÚ THÍCH 16:11: Chúng ta đi thuyền thẳng đến … Bởi từ “chúng ta” nầy mà hầu hết các học giả nghĩ rằng tác giả Lu-ca là một trong những đồng bạn của Phao-lô (cũng xem 20:7). Trong những chương trước ông đã viết là “họ”.16:12: Tới thành Phi-lip … là thuộc địa nước Rô-ma. Thành Phi-lip là một trong những thành phố được người Lamã đã chọn làm “thuộc địa”. Chúng là những hành dinh quân sự nơi các chiến sĩ Lamã về hưu sinh sống, và các cư dân của những thành phố nầy là công dân Lamã. Thành Phi-lip được gọi là “tiểu Lamã”. Như chúng ta biết, Phao-lô rất ước ao đến được Lamã, và hi vọng rằng nó sẽ trở thành trung tâm để các Cơ Đốc Nhân từ đó đi khắp nơi trong đế quốc Lamã.Hội Thánh tại thành Phi-lip . Phao-lô thường bắt đầu chuyến viếng thăm của mình bằng cách đi vào một nhà hội (xem 13:14), nhưng có ít đàn ông Do Thái tại thành Phi-lip đến nổi không có nhà hội tại đó. Tuy nhiên, một dặm bên ngoài thành phố ông tìm thấy một số phụ nữ Do Thái đang cầu nguyện bên dòng sông Gangites êm đềm. Người Do Thái cần nước để thực hiện một số lễ nghi tôn giáo. Tại đó Phao-lô “ngồi xuống” và nói chuyện với họ. Đây là cách Hội Thánh Phi-lip được khai sinh. Người Trung Hoa có câu: “Hành trình ngàn dặm khởi đầu với một bước”. Từ lá thư Phao-lô viết cho Hội Thánh nầy về sau, chúng ta biết được mối thông công rất gần gủi của họ, và biết được sự chống đối mà ông và họ cùng kinh nghiệm (xem Phi Pl 1:5-7; 1:28-30; 4:15-18).16:14: Một phụ nữ tên là Ly-đi … Chúa mở lòng cho người. Một phụ nữ . Trong phần nầy Lu-ca nhắc bốn lần đến các Cơ Đốc Nhân là phụ nữ: ở đây và trong Cong Cv 16:40; 17:4; 17:12. Ông, hơn bất kỳ tác giả Tân Ước nào khác, trình bày sự phục vụ của phụ nữ trong thời Đức Chúa Giê-xu và trong Hội Thánh đầu tiên, chẳng hạn như, chỉ có trong Phúc Âm của ông chúng ta mới đọc thấy câu chuyện về Ma-ry và Ê-li-za-bet. Cũng qua sách Công Vụ, Lu-ca lôi cuốn sự chú ý đặc biệt đến những công tác của phụ nữ, chẳng hạn như “Hết thảy những người đó bền lòng đồng một ý mà cầu nguyện với các người đờn bà, và Ma-ri là mẹ Đức Chúa Giê-xu” (1:14).Lu-ca viết như vậy để làm gì? Một phần bởi vì để tường thuật chính xác các sự kiện ông không thể bỏ bớt những điều các phụ nữ làm. Một phần, có lẽ, bởi vì có những người giữ theo truyền thống trong Hội Thánh tin rằng phụ nữ nên được đặt ở hậu trường.Chúng ta không thể tìm thấy câu trả lời trong các tác phẩm của Lu-ca cho

Page 162: Huong dan hoc cong vu cac xu do

câu hỏi là phụ nữ có nên được phong chức làm “thầy tế lễ” hay “mục sư” hay không. Nhưng chúng ta thật thấy rằng phụ nữ có những đóng góp lớn lao và đặc biệt trong Hội Thánh, và rằng ngày hôm nay họ nên tiếp tục làm như thế. Một phụ nữ Nigeria nói: “Chúng tôi chỉ được phép quét dọn nhà thờ mà thôi.” Nhưng mọi phần của Hội Thánh (kể cả tại Nigeria) đều có những phụ nữ nổi bật. Chẳng hạn, các Cơ Đốc Nhân A-rập tại Giê-ru-sa-lem có Helen Shehadeh, người lãnh đạo mù của trường dành cho trẻ em mù. Hội Thánh tại Bangladesh có Chị Sushila, là người sinh trưởng tại miền nam Ấn Độ nhưng đã có 40 năm gây ảnh hưởng lớn giữa vòng Cơ Đốc Nhân tại Bangladesh qua cuộc đời làm chứng, cầu nguyện và lãnh đạo.Ly-đi là Dân Ngoại, một nữ doanh nhân bán hàng sắc tía khắp xứ. Loại vải nầy được dệt tại quê hương bà, Thi-a-ti-rơ, là nơi chế tạo ra thuốc nhuộm đó. Bà là “người kính sợ Đức Chúa Trời”. Lu-ca cho thấy ba phần trong sự cải đạo của bà (và của hầu hết các cuộc cải đạo): (1) phần của Đức Chúa Trời: “Chúa mở lòng cho người”; (2) phần của nhà truyền giáo: “lời Phao-lô nói”; và (3) phần của người nghe (đáp ứng của bà): “bà chăm chỉ nghe”.16:15: Người chịu baptêm với người nhà mình. Cọt-nây (11:14), người cai ngục (16:33), và Cơ-rit-bu (18:8) cũng đều chịu baptêm với “người nhà mình”. Điều nầy chẳng có gì đáng ngạc nhiên, bởi vì các gia đình Do Thái, giống như hầu hết các gia đình trên thế giới ngày nay, đều gắn bó chặt chẽ với nhau. Người trưởng thượng trong nhà làm gì, những người khác trong nhà cũng làm như vậy.Một số Cơ Đốc Nhân hỏi: “Điều nầy có nghĩa là cả trẻ con cũng chịu baptêm phải không?” Lu-ca không đưa ra một câu trả lời. Làm baptêm cho trẻ con có thể đúng, nhưng chúng ta không thể chứng minh điều nầy bằng cách trích dẫn những phân đoạn nầy. “Người nhà” có thể có nghĩa là tôi tớ chứ không hẳn là con cái. Những người khác hỏi liệu Phao-lô có luôn luôn dạy dỗ các ứng viên trước khi làm baptêm cho họ không, nhưng một lần nữa Lu-ca không đưa ra cho chúng ta một câu trả lời.16:16: Một đứa đầy tớ gái bị quỉ Phi-tôn ám vào, hay bói khoa. Cô gái nầy bói khoa lấy tiền, nói giọng eo éo dường như trong tình trạng xuất thần. Một số người nghĩ rằng cô ta là một kẻ lừa gạt, những người khác nghĩ rằng cô ta bị bệnh tâm thần, những người khác nghĩ rằng cô bị một tà linh ám. Cô cứ kêu la rằng Phao-lô có một sứ điệp về “sự cứu rỗi”. Nhưng Phao-lô không muốn người ta nhầm lẫn lời dạy dỗ của ông với sự bói khoa, vì vậy ông “đuổi quỉ” ra: “Ta nhơn danh Đức Chúa Giê-xu mà truyền mầy ra khỏi người đàn bà nầy”. Sau đó cô không còn có thể làm việc cho chủ mình được nữa.Ngày nay có những Cơ Đốc Nhân đuổi quỉ cho những người bệnh nhơn

Page 163: Huong dan hoc cong vu cac xu do

danh Đức Chúa Giê-xu. Nhưng họ cần làm điều đó khi tham khảo ý kiến các mục sư hoặc bác sĩ, bởi vì cách làm đó có thể làm hại cho người bệnh. Một mục sư tại Nam Phi bảo một phụ nữ bị ốm rằng bà có một tà linh và rằng ông sẽ đuổi nó ra. Ong cố gắng làm như thế hai lần mà không có chút kết quả nào. Khi bà trở bệnh nặng hơn bác sĩ phát hiện bà bị tiểu đường một thời gian rồi, và cần phải uống insulin.Những người sử dụng cô gái nô lệ tại Phi-lip kiếm tiền qua công việc của cô, và họ nổi cơn lôi đình với Phao-lô bởi vì ông đã chữa cho cô được lành (c.19). Phao-lô đã làm một điều tốt lành, nhưng họ gọi đó là gian ác. Họ giống như một chính trị gia bỏ phiếu chống lại việc thay đổi luật lệ về nông nghiệp, bởi vì ông sở hữu nhiều nông trại và sẽ mất tiền nếu các luật đó bị thay đổi.16:22: Các thượng quan truyền đánh đòn họ. Đám đông dẫn Phao-lô và Si-la đến nơi công sở là chỗ các quan chức Lamã dàn xếp các cuộc tranh cãi. Đó là một khu vực có sân rộng, mà chúng ta vẫn còn thấy ngày nay. Người ta không tố cáo Phao-lô và Si-la là Cơ Đốc Nhân. Họ cũng không giải thích lý do thật sự cho lời tố cáo của họ (19a). Họ tố cáo Phao-lô và Si-la là thuộc về chủng tộc Do Thái đang nổ lực truyền bá các tư tưởng và phong tục Do Thái. Luật Lamã cho phép người Do Thái giữ đạo của họ, nhưng không được cố gắng chinh phục người cải đạo. Các thượng quan không xét xử Phao-lô và Si-la mà chỉ ra lệnh đánh đòn họ. Họ bị lột trần, trói vào cọc, bị đánh cho đến khi máu chảy ra trên lưng, bị ném (vẫn ở trần) vào trong chổ tối tăm nhất của nhà tù, bị tra chơn vào cùm (c.24) và bị để ngồi trên nền đá ngập ngụa nước tiểu. Đây là điều Phao-lô nói đến trong IICo 2Cr 11:25. Đây là điều những nhà truyền giáo Cơ Đốc ngày nay vẫn đang kinh nghiệm ở nhiều nơi trên thế giới.

(Ghi chú dưới bức tranh tr. 156:“Phao-lô không muốn cho người ta nhầm lẫn lời dạy dỗ của ông với thuật bói khoa” (tr.155).Nhưng người phụ nữ bói khoa nổi tiếng người Mỹ nầy, Jeane Dixon, lại dường như nhầm lẫn thuật bói khoa của mình với Phúc Âm, như chúng ta thấy từ cây thập tự bà đang đeo (thấy rõ qua quả cầu pha-lê bà dùng để hổ trợ cho “khả năng tiên tri” của bà). Tại sao nhất thiết không được nhầm lẫn giữa hai điều nầy? )

16:25: Phao-lô và Si-la đương cầu nguyện, hát ngợi khen Đức Chúa Trời. Những thánh ca họ hát là “các Thi Thiên”, có lẽ như Thi Thiên 130: “Từ nơi sâu thẳm tôi kêu cầu Ngài” (c.1) … “Tôi trông đợi lời Ngài” (c.5). Bởi cầu nguyện và hát ngợi khen họ chứng minh chữ “tin” có nghĩa là gì. Đó không phải chủ yếu là có những ý tưởng đúng đắn, đó là giữ mối liên hệ với Đức

Page 164: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Chúa Trời và tin cậy Ngài khi mọi sự đều rối tung lên (xem chú thích ở Cong Cv 20:21).16:30-31: “Tôi phải làm chi cho được cứu rỗi?”… “Hãy tin Đức Chúa Giê-xu”. Sau trận động đất người cai ngục hoảng sợ, bởi vì ông nghĩ rằng tù nhân sẽ trốn thoát hết và rằng ông sẽ bị nhà cầm quyền xử tử. Khi Phao-lô nói với ông, ông hỏi làm thế nào để ông có thể được “cứu”. Ông muốn nói gì? Hoặc là “Các ông đang ở tù bởi vì các ông có quyền năng siêu nhiên, vì vậy hãy làm một phép lạ giúp tôi thoát khỏi hình phạt”, hoặc “Các ông đã chứng tỏ rằng các ông có niềm tin nơi Đức Chúa Trời của ông. Hãy cứu tôi khỏi nổi sợ hãi của tôi.”Phao-lô bảo ông “tin Đức Chúa Giê-xu”:Tin . Phao-lô đang nói: “Hãy tin cậy Đức Chúa Giê-xu chăm sóc anh, và chấp nhận rằng lời dạy dỗ của Ngài là thật” (xem chú thích ở 20:21, Đức tin).Nơi Đức Chúa Giê-xu . “Tôi tin Đức Chúa Giê-xu là Chúa” là tín điều xưa nhất của Cơ Đốc giáo, và nó có nghĩa: “Đức Chúa Giê-xu có quyền trên cả cuộc đời tôi” (RoRm 10:9).16:33: Ông … đem hai người ra rửa các thương tích cho; rồi tức thì người và mọi kẻ thuộc về mình đều chịu phép baptêm. Rửa các vết thương của họ và tin Đức Chúa Giê-xu là những phần trong cùng một sự kiện. Theo các tác giả Tân Ước, sự phục vụ và niềm tin sánh bước với nhau. Chúng thuộc về nhau. Chúng ta không thể làm điều nầy tốt nếu không làm điều kia. Có hai chị em đều đặn dự các buổi nhóm tại nhà thờ trong nhiều năm. Sau khi Billy Graham đến thăm viếng thành phố của họ, thì đức tin họ được đổi mới; và kể từ đó họ thăm viếng các bệnh nhân trong bệnh viện địa phương mỗi chiều Chúa Nhật (xem IGi1Ga 4:20).Mọi kẻ thuộc về mình . Xem chú thích ở Cong Cv 16:15. 16:37: Khi chưa định tội, họ đã đánh đòn chúng ta giữa thiên hạ. Khi các thượng quan biết rằng Phao-lô và Si-la là công dân Lamã họ xin lỗi vì đã đánh đòn và xin họ rời khỏi nơi đó. Các quan chức không được phép đánh đòn một công dân Lamã nếu trước hết chưa tổ chức xét xử thích hợp.17:1: Họ tới thành Tê-sa-lô-ni-ca, ở đó có một nhà hội. Thành Tê-sa-lô-ni-ca là, và vẫn còn là, một trung tâm thương mại quan trọng. Một phần của thành phố nằm trên vùng đất ngang với cảng biển, và một phần nằm trên đồi cao, là nơi theo truyền thống, có nhà hội.Hội Thánh tại Tê-sa-lô-ni-ca . Phao-lô và Si-la, rất yếu sau vụ đánh đòn, làm cách nào đó đã đi được 150 km khỏi thành Phi-lip. Vào ba ngày Sabat đầu tiên họ gặp gỡ những người Do Thái trong nhà hội, và có thể thành lập được một nhóm nhỏ tín đồ. Họ ở lại thêm một thời gian nữa, nhưng rồi đến cuối cùng cũng bị trục xuất. Chúng ta biết qua các thư tín của Phao-lô điều đã xảy

Page 165: Huong dan hoc cong vu cac xu do

ra trong thời gian nầy: các thuộc viên của Hội Thánh mới nầy, và có lẽ cả Phao-lô, đem Phúc Âm đến những vùng khác. Phao-lô làm việc để sống tự túc, Dân Ngoại cũng như người Do Thái đều ngược đãi họ, các nhà lãnh đạo được bổ nhiệm để Hội Thánh thực hiện điều Phao-lô đã bắt đầu. Và có một mối thông công sâu nhiệm giữa Phao-lô và các thuộc viên (xem ITe1Tx 1:7-9; 2:7-14; 5:12-13).17:2: Ông (lấy Kinh Thánh) biện luận với họ. Biện luận . Xem chú thích ở Cong Cv 17:17. Phao-lô phải trình bày sứ điệp của mình cho cả người Do Thái lẫn Dân Ngoại.1. Theo phân đoạn nầy, Phao-lô giải thích rằng Đức Chúa Giê-xu là Đấng Mê-si-a mà người Do Thái lâu nay trông đợi, và rằng họ không nên ngạc nhiên vì Ngài phải chịu khổ. Sự chịu khổ của Đức Chúa Giê-xu làm ứng nghiệm lời tiên tri Cựu Ước. (Bất cứ khi nào từ “Kinh Thánh” xuất hiện trong Tân Ước thì nó có nghĩa là Cựu Ước).2. Theo ITe1Tx 1:10 và 5:2-4 Phao-lô cũng đang dạy dỗ Dân Ngoại về sự trở lại trong tương lai của Đức Chúa Giê-xu, và bảo họ hãy sẳn sàng.Có lẽ ông giảng sứ điệp đầu tiên cho người Do Thái, và sứ điệp thứ nhì cho Dân Ngoại. Những nhà truyền đạo giỏi khiến bài giảng của họ phù hợp với người nghe.17:6: Họ kéo Gia-sôn … đến trước mặt các quan án trong thành. Người Do Thái e rằng Dân Ngoại sẽ đi theo Phao-lô thay vì trở nên người cải đạo trong nhà hội. Vì vậy họ trả tiền cho những người thất nghiệp để tấn công căn nhà ông đang ở (c.5). Bởi vì không có ông ở đó, họ tấn công người chủ nhà, Gia-sôn. Thật là, và ở nhiều nơi trên thế giới vẫn còn là, nguy hiểm khi làm người ủng hộ cho một nhà lãnh đạo tôn giáo dường như đang “làm đảo lộn thế giới”, tức là, kêu gọi con người thay đổi lối sống của họ.Từ Hi-lạp được dịch ở đây là “quan án” là “politarchs ”. Mới đây người ta tìm thấy một viên đá từng là một phần của một mái vòm thời thế kỷ thứ nhất SC tại Tê-sa-lô-ni-ca. Theo dòng chữ trên đó, nhà cầm quyền thành phố tại Ma-xê-đoan được gọi là Politarchs vào thời Phao-lô ở đó. Lu-ca đã phải chịu khó nhọc để ghi chép đúng các sự kiện.17:7: Nói rằng có một vua khác là Giê-xu. Phao-lô không gọi Đức Chúa Giê-xu là “vua”. Nhưng như chúng ta thấy, ông rất hay gọi Ngài là “Chúa”, cùng một danh hiệu họ thường dùng cho Hoàng Đế Lamã. Ngày nay ở nhiều nước các Cơ Đốc Nhân bị tố cáo là bất trung với nhà nước và tổng thống bởi vì họ phải lặp lại lời của Phi-e-rơ: “thà vâng lời Đức Chúa Trời còn hơn vâng lời người ta” (Cong Cv 5:29), hoặc những lời trong KhKh 19:6, rằng Đức Chúa Giê-xu là “Vua các vua và Chúa các chúa”.17:9: khi đòi Gia-sôn bão lãnh rồi. Họ buộc Gia-sôn hứa không để Phao-lô trở lại nữa.

Page 166: Huong dan hoc cong vu cac xu do

17:10: Tức thì trong ban đêm anh em khiến Phao-lô và Si-la đi đến thành Bê-rê. Anh em đưa họ đến một thị trấn không quan trọng, cách đó 90 km, hi vọng rằng họ sẽ tránh khỏi rắc rối tại đó. Thọat tiên, người Do Thái đón tiếp họ chu đáo, và chấp nhận lời dạy dỗ của họ, “ngày nào cũng tra xem Kinh Thánh”, chẳng hạn những phân đoạn như Ê-sai 53 trong đó nhà tiên tri nói về một “tôi tớ” phải chịu khổ. (Phao-lô đang giải thích Đức Chúa Giê-xu là Đấng Mê-si-a loại nào).Nhưng người Do Thái từ Tê-sa-lô-ni-ca đến, và một lần nữa Phao-lô phải lánh đi. Từ ITe1Tx 3:1-6 chúng ta biết rằng Ti-mô-thê đã can đảm quay lại Tê-sa-lô-ni-ca. Cả Ti-mô-thê và Si-la đều hiệp lại với Phao-lô sau nầy tại Cô-rin-tô.Mặc dầu Phao-lô lại gặp chống đối, Hội Thánh đã được khai sinh tại Bê-rê, là nơi mà Sô-ba-tê từng là một thuộc viên (Cong Cv 20:4).

ĐỀ NGHỊ NGHIÊN CỨU ÔN LẠI NỘI DUNG Phao-lô đi từ Trô-ách đến Phi-lip bằng phương tiện gì?Tại sao không có nhà hội nào tại thành Phi-lip?Hai người nào mà chúng ta đọc thấy ở đây, chịu baptêm cùng với người nhà mình?Tại sao chủ nhân của cô gái bị quỉ bói khoa ám nổi giận với Phao-lô?Phao-lô và Si-la làm gì trong tù tại thành Phi-lip?Tại sao người Do Thái bức hại Phao-lô và Si-la tại mỗi thành phố họ đến thăm viếng?Tê-sa-lô-ni-ca thuộc về nước nào ngày nay?

NGHIÊN CỨU KINH THÁNH Chúng ta khám phá được gì về thời gian Phao-lô ở tại thành Phi-lip từ các phân đoạn sau?(a) Phi Pl 1:5-7 (b) 1:28-30 (c) 4:15-18“Lu-ca, hơn bất kỳ tác giả Tân Ước nào khác, trình bày sự phục vụ của phụ nữ trong thời Đức Chúa Giê-xu và trong Hội Thánh đầu tiên” (tr.154). Trong mỗi phân đoạn sau đây xin cho biết (i) những phụ nữ đó là ai; (ii) họ đã làm gì.(a) LuLc 1:39-56 (b) 23:27-29 (c) 24:10 (d) Cong Cv 1:14 (e) 12:12 (f) 18:2-3“Chúng ta biết qua các thư tín của Phao-lô điều đã xảy ra trong thời gian nầy” (tr.158). Hãy đọc các phân đoạn sau từ I Tê-sa-lô-ni-ca và cho biết trong mỗi trường hợp chúng ta biết được gì về điều đã xảy ra tại Tê-sa-lô-ni-ca.

Page 167: Huong dan hoc cong vu cac xu do

(a) 1:6-7 (b) 1:9 (c) 2:9, và IITe 2Tx 3:7-8 (d) Cong Cv 2:7-8 và 3:9-10 (e) 2:14

THẢO LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU “Phụ nữ có những đóng góp lớn lao và đặc biệt trong Hội Thánh” (tr.154).(a) Phụ nữ phục vụ trong hội chúng của bạn bằng những cách nào?(b) Họ có thể phục vụ tốt hơn bằng những cách nào?“Phao-lô “đuổi” tà linh ra” (tr.155). Hãy tìm ra: (a) Những Cơ Đốc Nhân nào (nếu có) thực hành việc đuổi quỉ trong phần thế giới của bạn; và (b) Ai giao cho họ thẩm quyền làm điều đó. (c) Những loại người nào đã được chữa lành theo cách nầy?““Tôi tin Đức Chúa Giê-xu là Chúa”. Đây là tín điều Cơ Đốc sớm nhất” (tr.157). Câu nầy có nên là tín điều duy nhất mà Hội Thánh đòi hỏi ứng viên phải công bố trước khi họ chịu baptêm không? Hoặc là cần một tín điều đầy đủ hơn? Đưa ra lý do cho câu trả lời của bạn.“Theo các tác giả Tân Ước, sự phục vụ và niềm tin đi đôi với nhau” (tr.157).(a) Hãy đọc Mat Mt 25:34-40; LuLc 6:46 và 7:44-50, và trình bày cách mỗi một phân đoạn nầy ủng hộ lời tuyên bố đó.(b) Hãy đưa ra một ví dụ khác từ kinh nghiệm của riêng bạn.

Phao-lô Tại A-thên

Cong Cv 17:16-34

BỐ CỤC

17:16 Phao-lô nhìn thấy A-thên.17:17-18 Ông thảo luận với người Do Thái và “người kính sợ Đức Chúa Trời” và những triết gia Hi-lạp tại trung tâm thành phố.17:19-31 Ông giảng một bài tại Hội Đồng A-rê-ô-ba.17:32-34 Kết quả công tác của ông.

GIẢI NGHĨA

THÀNH PHỐ A-THÊN Năm trăm năm trước khi Phao-lô đến A-thên thì nó đã là trung tâm thương mại cho toàn Hi-lạp, rất hùng mạnh về chính trị và được cai trị theo lối dân chủ. Nó cũng có những dinh thự và công trình điêu khắc đẹp nhất và một số văn chương thuộc loại tốt nhất mà thế giới từng biết. Ngày nay chúng ta có thể nhìn thấy những dinh thự và tượng chạm nầy, và các tác phẩm của các thi sĩ cùng triết gia của nó vẫn còn được nghiên cứu. Khi Phao-lô nhìn thấy A-thên, nó là một phần của đế quốc Lamã, và nó

Page 168: Huong dan hoc cong vu cac xu do

không còn được hùng mạnh nữa, dầu là về chính trị hay kinh tế. Nhưng nó vẫn còn những dinh thự và pho tượng đẹp đẽ, trường đại học nổi tiếng và các triết gia của nó.

CÔNG TÁC CỦA PHAO-LÔ TẠI A-THÊN Phao-lô không có dự định đến thăm A-thên, và ông đến đó một mình. Nhưng khi đã đến nơi thì ông tận dụng cơ hội. (Ông bày tỏ trong các lá thư rằng ông có thể đối đầu với những vấn đề bất ngờ như thế, dựa trên sự hướng dẫn của Thánh Linh Đức Chúa Trời). Ông cũng gặp gỡ những tư tưởng gia hàng đầu lúc bấy giờ, là những triết gia mà ông đã giảng thuyết cho.

PHƯƠNG PHÁP CỦA PHAO-LÔ Phao-lô bắt đầu bằng cách đồng ý với người nghe, chẳng hạn như “Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa của chúng ta” (cc.22-29), và rồi chuyển sang một sứ điệp khác biệt và mới mẻ đối với họ, nghĩa là, Đức Chúa Trời đã bày tỏ ý chỉ của Ngài qua Đức Chúa Giê-xu (cc.30-31).

KẾT QUẢ Nhiều người khước từ sứ điệp của ông, nhưng một số người tin, kể cả một thành viên của Hội Đồng A-rê-ô-ba (cc.32-34).

CHÚ THÍCH 17:16: Phao-lô … động lòng tức giận, vì thấy thành đều đầy những thần tượng. Từ Hi-lạp được dịch ở đây là “động lòng tức giận” có nghĩa là “điên tiết lên”. Tại sao Phao-lô giận dữ như thế khi ông thấy các thần tượng, là những pho tượng đẹp đẽ các thần và nữ thần Hi-lạp? Ông giận dữ bởi vì, đã hàng trăm năm rồi, do nhìn thấy chúng mà người ta nhận được một ý niệm sai lầm về Đức Chúa Trời, và đã dâng hết lòng trung thành cho một thứ kém hơn chính Đức Chúa Trời. Đối với Phao-lô điều người ta tin về Đức Chúa Trời quan trọng hơn nhiều so với lòng ngưỡng mộ của họ đối với điều đẹp đẽ đáng xem.17:17: Người biện luận trong nhà hội … và tại nơi chợ. Ở một số phân đoạn trong Tân Ước từ Hi-lạp được dịch ở đây là “biện luận” có nghĩa là “tranh cãi”, nhưng trong câu nầy và trong hầu hết các chỗ nó có nghĩa là “tổ chức thảo luận” hoặc “đối thoại” hoặc “dạy theo lối vấn đáp” (xem Cong Cv 20:9). Nếu Phao-lô đã “tranh cãi” với những người nầy ông hẳn chẳng khiến họ cải đạo được.“Nơi chợ” không chỉ là một chỗ dành cho các cửa hiệu và quầy hàng. Đó là trung tâm thành phố, một quảng trường có nhiều dinh thự công cộng lớn, một nơi người ta gặp gỡ nhau và lắng nghe những diễn giả nơi công cộng.

Page 169: Huong dan hoc cong vu cac xu do

17:18a: Có mấy nhà triết học về phái Epicuriens và phái Stociens cũng cãi lẽ với người. Đây là những người Hi-lạp có giáo dục cao đi theo các triết gia của thời cổ đại, hỏi và trả lời câu hỏi: “Mục đích sống là gì?” chúng ta có thể thấy niềm tin của họ khác biệt với niềm tin của Phao-lô như thế nào. Phái Epicuriens tin: (1) rằng các vị thần xa vời với chúng ta đến nổi họ không quan tâm gì đến con người; (2) rằng mọi điều xảy ra một cách tình cờ; (3) rằng mục tiêu chính trong cuộc sống là có được hạnh phúc mà không có đau đớn kèm theo.Phái Stoics tin: (1) rằng Đức Chúa Trời sống trong mọi vật, và trong con người, và không thể tồn tại bên ngoài chúng ta; (2) rằng mọi thứ xảy ra đều đã được định mệnh sẳn; (3) rằng trên hết mọi sự chúng ta nên sống theo lý trí và không tùy thuộc vào những người khác.Nhiều Cơ Đốc Nhân có học ngày nay cũng đi theo một số những niềm tin nầy mà không biết rằng mình đang làm như vậy.17:18b: Người già mép nầy muốn nói gì đó? Các triết gia nghĩ rằng Phao-lô chẳng làm gì cả trừ việc nhặt nhạnh những thông tin cũ kỹ giống như một con chim mổ lấy những hạt giống, rồi nói chuyện phím về chúng. (Đó là ý nghĩa chữ Hi-lạp được dịch là “người già mép” ở đây.)17:18c: Người dường như giảng về các thần ngoại quốc. Người Hi-lạp tôn kính quá nhiều thần và nữ thần đến nổi khi Phao-lô nói về Đức Chúa Giê-xu và sự phục sinh, họ nghĩ rằng ông đang nói đến thêm hai vị nữa, tên là Giê-xu (một vị thần) và Anastasis (một nữ thần). Anastasis là từ Hi-lạp cho chữ “phục sinh”.17:19: Chúng bắt người, đem đến nơi A-rê-ô-ba. A-rê-ô-ba là một ngọn đồi nằm ở phía nam trung tâm thành phố. Nơi đó từng là chổ Hội Đồng Thành Phố họp để thông qua các đạo luật và phán xử các vụ kiện. Nhưng vào lúc Phao-lô ở tại A-thên thì Hội Đồng họp trong một tòa nhà ở trung tâm thành phố. Vì vậy hoặc là họ dẫn ông đến nơi hội họp của Hội Đồng A-rê-ô-ba ở trung tâm thành phố hoặc tới một buổi thảo luận ngoài trời trên đồi A-rê-ô-ba. ( Trên đồi nầy hằng năm cứ vào ngày 19 tháng Sáu, các nhà lãnh đạo Hội Thánh và nhà nước tại A-thên đều dự buổi lễ cảm tạ Phao-lô.)17:22: Phao-lô … nói rằng: Hỡi người A-thên, phàm việc gì ta cũng thấy các ngươi sốt sắng quá chừng. Đây là lời mở đầu bài giảng của Phao-lô, mà Lu-ca trình bày lại một cách ngắn gọn. Phao-lô bắt đầu (cc.22-29) bằng cách đưa ra những lời tuyên bố được nhiều người nghe đồng ý. Ông đã sử dụng cùng phương pháp đó khi nói chuyện với những người Do Thái trong nhà hội tại An-ti-ốt xứ Bi-si-đi (13:16-17) và cho các bộ tộc tại Lit-trơ (14:15-17). Dầu chúng ta đang rao giảng Phúc Âm hay bán các loại thức uống, thì phương pháp của Phao-lô vẫn là một phương pháp hữu hiệu. Một nhà quản lý hãng Pepsi-Cola tại Kenya đưa ra lời chỉ dẫn sau đây cho các đại lý:

Page 170: Huong dan hoc cong vu cac xu do

“Một, nói chuyện với người chủ cửa hàng. Hai, đồng ý trước khi bất đồng. Ba, mời người đó mua bán Pepsi.”Phao-lô bắt đầu như sau: “Vì quí vị là những người ngoan đạo, tôi xin nói cho quí vị biết về Đức Chúa Trời là Đấng quí vị nói là “không biết”: (a) Ngài sáng tạo ra mọi thứ (c.24a); (b) Ngài không sống trong những tòa nhà (c.24b và xem 7:48) (c) Ngài không phụ thuộc vào con người (c.25a); (d) Con người tùy thuộc vào Đức Chúa Trời (c.25b); (e) Ngài thuộc về mọi quốc gia (c.26, xem chú thích bên dưới). Hầu hết các triết gia, không giống như nhiều người A-thên, có lẽ đồng ý với phần nầy trong bài giảng của ông.17:26: Ngài đã làm cho muôn dân sanh ra bởi chỉ một người … định trước thì giờ đời người ta cùng giới hạn chỗ ở. Phao-lô không chỉ nói rằng Đức Chúa Trời thuộc về mọi nước mà còn nói rằng Ngài tạo dựng nên hết thảy họ “bởi chỉ một người”, nghĩa là, “thuộc một dòng giống”, “từ một tổ phụ” mà thôi. Vì vậy không có chủng tộc nào ưu việt hơn một chủng tộc khác. Mọi con người đều là một gia đình mặc dầu hầu hết con người đều quên điều nầy khi có sự nghi ngờ giữa họ, hoặc trong lúc có chiến tranh (xem chú thích 5 ở 14:15).định trước thì giờ đời người ta có nghĩa là “đã chăm sóc loài người bằng cách sắp xếp cho thực phẩm mọc lên vào những mùa khác nhau”.Giới hạn chỗ ở không nói đến các biên giới quốc gia, mà đến “ranh giới” tự nhiên giữa mặt trời và trái đất, biển và các vùng đất (xem Thi Tv 104:5-9).17:27: hầu cho tìm kiếm Đức Chúa Trời, và hết sức rờ tìm cho được, dẫu Ngài chẳng ở xa mỗi một người trong chúng ta. Người ta phải “rờ tìm” Đức Chúa Trời như một cô gái mù rờ tìm cửa nhà mình. Đức Chúa Giê-xu dạy rằng Đức Chúa Trời tìm kiếm chúng ta (LuLc 15:3-10), nhưng cũng y hệt như vậy là chúng ta cần phải “rờ tìm” Ngài (EsIs 55:6). Rồi Phao-lô nói “Tìm kiếm Ngài không phải là điều không làm được vì Ngài đã ở rất gần quí vị” (cũng xem c.28).17:28: tại trong Ngài chúng ta sống, động và có. Trong câu nầy Phao-lô đang trích dẫn những nhà thơ Hi-lạp không tin Chúa, bởi vậy chứng tỏ rằng, mặc dầu các triết gia và thi sĩ Hi-lạp không chấp nhận Đức Chúa Giê-xu là Chúa, họ có sỡ hữu một ít lẽ thật về Đức Chúa Trời, và Thánh Linh Ngài bằng một cách nào đó ở trong họ. Nhiều Cơ Đốc Nhân biết Mahatma Gandhi, và biết rằng ông là một người Hindu, cũng biết rằng ông có một ý thức rất lạ lùng về Đức Chúa Trời. Sau khi ông chết một Cơ Đốc Nhân Ấn Độ đến thăm Australia, và được hỏi: “Anh nghĩ rằng Gandhi đang ở thiên đàng hay địa ngục?” Người Ấn Độ trả lời: “Đấng Toàn Năng đã không giao cho tôi trách nhiệm ra quyết định đó. Nhưng ông ấy ở đâu thì tôi cũng muốn ở đó” (xem Phụ Chú: Cơ Đốc Nhân và Những Tôn Giáo Khác, tr.166, 167).Nhưng Phao-lô không chỉ trích dẫn tác phẩm của những người khác. Ông

Page 171: Huong dan hoc cong vu cac xu do

cũng nói từ chính kinh nghiệm của mình về việc “ở trong Đấng Christ” (IICo 2Cr 5:17), và về Đấng Christ “ở trong ông” (GaGl 2:20).17:29: chúng ta chớ nên ngờ rằng Chúa giống như vàng. Ở đây Phao-lô đang nói đến những ý tưởng phổ thông về Đức Chúa Trời, không phải là những ý tưởng của các triết gia. Các triết gia biết rõ rằng một pho tượng bằng vàng hoặc đá không thể là một vị thần. Có một sự khác biệt lớn giữa các ý tưởng phổ thông và ý tưởng của các triết gia y như có một sự khác biệt giữa các ý tưởng Hindu phổ thông và những ý tưởng của đạo Hindu theo kinh Vệ-đà của các học giả.17:30: Đức Chúa Trời đã bỏ qua các đời ngu muội đó, mà nay biểu hết thảy các người trong mọi nơi đều phải ăn năn. Đã đồng ý với những người nghe về nhiều vấn đề liên quan đến Đức Chúa Trời, Phao-lô mới đưa ra cho họ phần mới trong sứ điệp của mình, là phần khác biệt với triết lý của họ. Đây là phần ông nói đến điều Đức Chúa Trời làm và bày tỏ , chứ không chỉ nói đến điều Ngài là . Sứ điệp mới mẻ nầy nằm trong các câu 30 và 31:1. Đức Chúa Trời quan tâm tích cực đến chúng ta. Ngài truyền lệnh cho con người phải ăn năn. Trong quá khứ con người không biết điều Đức Chúa Trời đang nói và vì vậy không thể đổ lỗi cho họ (xem RoRm 3:25). Nhưng những người bây giờ nghe lẽ thật về Ngài và chẳng chú ý gì, thì họ cần phải ăn năn.2. Ngài sẽ có một ngày để xử đoán hết thảy chúng ta (c.31a).3. Ngài sẽ xử đoán chúng ta qua “một người” (c.31b).4. Ngài đã khiến “người nầy” sống lại từ trong cõi chết (c.31c).Phần nầy trong bài giảng của Phao-lô chỉ chiếm có hai câu ở đây, nhưng chắc chắn nó chiếm mất một giờ, hoặc có lẽ lâu hơn nhiều. Phao-lô phải giải thích những từ ngữ ông sử dụng, nhất là “con người” đó là Đức Chúa Giê-xu. Cũng vậy, tại A-thên người nghe có thói quen đặt những câu hỏi và đưa ra bài diễn thuyết.17:31: Người Ngài đã lập, và Đức Chúa Trời đã khiến Người từ kẻ chết sống lại, để làm chứng chắc về điều đó. Một “Người ”. Đây là một trong nhiều từ ngữ được các tác giả Tân Ước sử dụng cho Đức Chúa Giê-xu, chứng minh rằng Ngài thật sự là con người (cũng xem Cong Cv 2:22 và ITi1Tm 2:5). Nhiều Cơ Đốc Nhân thấy rằng tin Đức Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời thì dễ hơn là tin rằng Ngài là một người. Nhưng Ngài không thể làm Cứu Chúa của chúng ta, đấng trung bảo của chúng ta, trừ phi Ngài vừa là con người hoàn toàn vừa là Đức Chúa Trời hoàn toàn.Khiến người từ kẻ chết sống lại . Đây là phần trong bài giảng của Phao-lô mà người nghe thấy khó chấp nhận nhất. Họ tin rằng linh hồn một người có thể tiếp tục sau khi chết, nhưng không tin rằng một người chết (Đức Chúa

Page 172: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Giê-xu) có thể sống lại được. Họ cũng biết rằng “việc sống lại” diễn ra trong thiên nhiên. Người Hi-lạp có những câu chuyện về “sự sống lại” của Adonis, và người Ai-cập có những câu chuyện về “sự sống lại” của Osiris. Những “vị thần” nầy đều là khuôn mẫu của điều xảy ra liên tục, như sự lên xuống hằng năm của dòng sông Nile. Nhưng Phao-lô đang nói về sự phục sinh của Đức Chúa Giê-xu như một sự kiện đặc biệt trong lịch sử.Khi Phao-lô nói về sự phục sinh của Đức Chúa Giê-xu ông có lẽ đã thấy có sự ích lợi vì người nghe có những câu chuyện “phục sinh” trong truyền thống của họ. Mặc khác ông có lẽ thấy đó là một trở ngại, bởi vì một số người nghe có thể nghĩ rằng ông và họ cùng nói đến một điều khi họ sử dụng từ “phục sinh”.

(Ghi chú dưới bức tranh ở trang 165:“Chúng bắt người đem đến nơi A-rê-ô-ba” (Cong Cv 17:19).Vùng đồi lởm chởm đá nầy được gọi là A-rê-ô-ba, hoặc “Đồi Mars”, như nó hiện có ngày nay. Phía sau là Vệ Thành (Acropolis) có nhiều thần tượng trên đó (17:16) khiến Phao-lô thấy hết sức bực tức.)

17:32-34: kẻ thì nhạo báng … nhưng có mấy kẻ theo người và tin. Phao-lô thành công hay thất bại tại A-thên?Trong quá khứ nhiều học giả nghĩ rằng Phao-lô đã thất bại. Họ nói rằng khi ông rời khỏi A-thên mà đến Cô-rin-tô, ông biết mình đã sai lầm khi đồng ý quá nhiều như thế với các triết gia. Họ trưng dẫn ICo1Cr 2:2, “Tôi chẳng biết sự gì khác ngòai Đấng Christ và Đấng Christ bị đóng đinh trên cây thập tự”. Điều nầy cho thấy, họ nói, Phao-lô biết rằng lẽ ra mình phải giảng về thập tự giá tại A-thên mới đúng. Nhưng hầu hết các học giả ngày nay có ý kiến ngược lại, và nói rằng: (1) không ai có thể kể được câu chuyện phục sinh mà không nói đến thập tự giá; (2) khi Phao-lô viết 2:2 ông không nói đến thời gian ông ở tại A-thên; (3) Sự cải đạo của Đê-ni, một thành viên của “Hội Đồng” A-rê-ô-ba, và của Đa-ma-ri cùng các người khác, là một dấu hiệu của thành công, chứ không phải của thất bại (c.34).

PHỤ CHÚ :

CƠ ĐỐC NHÂN VÀ NHỮNG NGƯỜI THUỘC CÁC TÔN GIÁO KHÁC

Lời Lu-ca mô tả Phao-lô gặp gỡ các triết gia Hi-lạp và sử dụng các thi sĩ của họ như là một phần trong bài giảng của mình (c.28) nêu lên những câu hỏi như: “Phao-lô có thái độ gì đối với những tôn giáo khác?” “Ngày nay Cơ Đốc Nhân nên có thái độ nào đối với những người theo các tôn giáo khác?” Nhiều Cơ Đốc Nhân khác nhau đưa ra những câu trả lời khác nhau, chẳng

Page 173: Huong dan hoc cong vu cac xu do

hạn như 1. Rằng mọi tôn giáo đều chân thật như nhau. Không có nhóm nào nên tuyên bố rằng mình có nhiều lẽ thật hơn những nhóm khác. Tất cả chúng ta đều đúng một phần. Hãy xem ITi1Tm 4:10a, “Đức Chúa Trời … là Cứu Chúa của mọi người”.2. Rằng chỉ Cơ Đốc Nhân mới có lẽ thật. Chúng ta được Đức Chúa Trời chấp nhận chỉ vì chúng ta có Đức Chúa Giê-xu. Những người khác không có lẽ thật nào quan trọng. Những người đưa ra câu trả lời nầy tin rằng GiGa 14:6 và Cong Cv 4:12 ủng hộ cho quan điểm của họ. (Một số người thêm rằng những thành viên của các tôn giáo khác là đại diện của quỉ dữ).3. Rằng Cơ Đốc Nhân có lẽ thật và được Đức Chúa Trời chấp nhận qua Đức Chúa Giê-xu, nhưng rằng những người khác cũng có một ít lẽ thật, và không bị Đức Chúa Trời khước từ hoàn toàn. Những người đưa ra câu trả lời thứ ba nầy trưng dẫn c.28 của chương nầy. Phao-lô, khi trích dẫn các thi sĩ Hi-lạp, cho thấy rằng ông tin họ có một số kiến thức nào đó của lẽ thật về Đức Chúa Trời. Những người đưa ra câu trả lời nầy cũng chỉ đến:(a) 14:17: “Đức Chúa Trời cứ làm chứng luôn về mình”, tức là có một số phương cách để bày tỏ cho họ (những người chưa tin Chúa) bản tánh của Ngài.(b) 10:2-35: Lu-ca nói rằng Cọt-nây khi chưa tin Chúa là người “đạo đức” (c.2) “công bình và kính sợ Đức Chúa Trời” (c.22), và Phi-e-rơ nói rằng “trong các dân, hễ ai kính sợ Ngài và làm sự công bình, thì nấy được đẹp lòng Ngài” (c.35, và xem chú thích ở tr.106).(c) GiGa 14:6 và Cong Cv 4:12: những câu nầy có thể có nghĩa rằng con đường đến với Đức Chúa Trời là qua Đức Chúa Giê-xu, nhưng Đức Chúa Giê-xu đang làm việc trong lòng của những người “rờ tìm” Đức Chúa Trời, ngay cả khi họ chưa biết đến Danh Ngài. Một trưởng lão Hindu tại Ấn Độ, sau khi nghe một nhà truyền giáo Cơ Đốc nói chuyện về Đức Chúa Giê-xu, đã nói rằng: “Tôi đã biết Ngài trọn cuộc đời tôi, nhưng bây giờ ông mới nói cho tôi biết Danh Ngài.”Thật rõ ràng từ những điều trên chúng ta không khám phá được lẽ thật từ một hoặc hai câu trong Tân Ước, mà từ sự nghiên cứu cẩn thận toàn thể Tân Ước, và từ kinh nghiệm của chính mình về sự vận hành của Đức Chúa Trời trong thế giới của Ngài.

ĐỀ NGHỊ NGHIÊN CỨU ÔN LẠI NỘI DUNG Tại sao Phao-lô đến A-thên?Tại sao ông nổi giận khi thấy các thần tượng?Ong gặp gỡ ba nhóm người nào?

Page 174: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Hầu hết người nghe bất đồng với phần nào trong bài giảng của ông?Tại sao họ bất đồng với phần đó?Người A-thên nào trở thành một Cơ Đốc Nhân do cuộc viếng thăm của Phao-lô?

NGHIÊN CỨU KINH THÁNH “Ở một số phân đoạn trong Tân Ước từ Hi-lạp được dịch ở đây là “biện luận” có nghĩa là “tranh cãi”, nhưng trong câu nầy và trong hầu hết các chỗ nó có nghĩa là “tổ chức thảo luận”” (tr. 161,162). Hãy đọc những câu sau đây và cho biết trong từng trường hợp từ đó có nghĩa là “tranh cãi” hay “thảo luận”:(a) Mac Mc 9:34 (b) Cong Cv 19:8 (c) 20:7 (d) 20:9 (e) 24:12 (f) Giu Gd 1:1-9Đối với mỗi câu sau đây, hãy tìm một câu trong Cong Cv 17:24-31 có chứa đựng một lẽ thật tương tự;(a) SaSt 1:1 (b) Thi Tv 104:9 (c) EsIs 55:6 (d) Cong Cv 7:48 (e) Cong Cv 13:30 (f) RoRm 3:25

THẢO LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU “Người ta … đã dâng hết lòng trung thành cho một thứ kém hơn chính Đức Chúa Trời.” (tr.161).(a) Hãy đề nghị hai điều hoặc người hoặc “thần” mà con người ngày nay dâng hết lòng trung thành thay vì dâng cho Đức Chúa Trời.(b) Họ bày tỏ lòng trung thành đó bằng những cách nào?“Mọi con người đều là một gia đình”(tr.163).(a) Câu nói trên là một lời bình luận cho câu nào?(b) Đâu là một số cách Cơ Đốc Nhân có thể (1) bày tỏ được điều nầy là đúng, và (2) không cho thấy được điều nầy là đúng?“Phao-lô đang trưng dẫn các nhà thơ Hi-lạp không tin Chúa” (tr.163). Cơ Đốc Nhân có nên sử dụng kinh sách của các tôn giáo khác để thờ phượng chung hoặc để đọc riêng không? Mục đích của việc làm như thế là để làm gì? Đâu là những mối nguy hiểm? “Nhiều Cơ Đốc Nhân thấy rằng tin Đức Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời thì dễ hơn là tin rằng Ngài là một người” (tr. 164).(a) Bạn có ý kiến gì, và những Cơ Đốc Nhân khác mà bạn hỏi ý kiến trả lời ra sao?(b) Hãy trưng dẫn một bằng chứng cho thấy rằng Đức Chúa Giê-xu thật sự là con người. Tại sao đây là một lẽ thật quan trọng?Bạn nghĩ chuyến viếng thăm của Phao-lô đến A-thên là một thành công hay thất bại? Hãy đưa ra lý do cho câu trả lời của bạn.“Ngày nay Cơ Đốc Nhân nên có thái độ nào đối với những người thuộc các

Page 175: Huong dan hoc cong vu cac xu do

tôn giáo khác?” Nhiều Cơ Đốc Nhân khác nhau đưa ra những câu trả lời khác nhau” (tr.166). (a) Hãy nhận xét đến từng câu trả lời một trong ba câu trên, đưa ra lý do bạn đồng ý hay không đồng ý.(b) Bạn có ý kiến gì về câu nói liên quan đến Mahatma Gandhi ở trang 163?

Phao-lô Tại Cô-rin-tô

Cong Cv 18:1-28

BỐ CỤC 18:1-4 Phao-lô gặp A-qui-la và Bê-rít-sin và bắt đầu giảng dạy trong nhà hội.18:5-8 Người Do Thái khước từ ông, nhưng ông tiếp tục công tác trong nhà của Ti-ti-ut.18:9-11 Khải tượng của Phao-lô.18:12-17 Người Do Thái cố gắng thuyết phục Ga-li-ô bắt Phao-lô, nhưng không thành công.18:18-23 Ông đi đến Sy-ri.18:24-28 Một ghi chú về A-bô-lô.

GIẢI NGHĨA THÀNH PHỐ CÔ-RIN-TÔ

Cô-rin-tô nổi tiếng khắp Hi-lạp vì bốn lý do:Không giống như A-thên, nó rất quan trọng về mặt thương mại. Thành phố nầy nằm trên một dãi đất hẹp, với một hải cảng ở phía tây hướng về Biển Adriatic và một hải cảng ở phía đông (Sen-cơ-rê) hướng về biển Aegean. Vì vậy những người buôn bán đi thuyền dồn về từ đông và tây, và tự nhiên Cô-rin-tô trở nên giàu có.Nó bao gồm người thuộc nhiều quốc tịch khác nhau. Đó là thủ phủ của tỉnh A-chai của Lamã (xem c.12) và là một thuộc địa Lamã, với nhiều binh sĩ Lamã về hưu sống ở đó. Nhưng thêm vào đó còn có nhiều người Hi-lạp, Ai-cập, Phê-ni-xi và người Do Thái, và do đó người ta theo nhiều tôn giáo khác nhau.Nhiều người Hi-lạp đến đó xem các cuộc tranh tài Isthmian Games, có tầm quan trọng gần như các cuộc tranh tài Olympic vậy.Nó nổi tiếng về những thói quen gian ác của cư dân ở đó. Khi một diễn viên Hi-lạp đóng vai một người Cô-rin-tô anh ấy phải biểu diễn dường như người đó đang say rượu. Người Hi-lạp có một động từ trong ngôn ngữ của họ “to corinto: làm một người Cô-rin-to”, có nghĩa là vô luân về mặt tình dục. Sự

Page 176: Huong dan hoc cong vu cac xu do

vô luân nầy một phần là do việc hành nghề của một ngàn gái điếm - tư tế trong đền thờ Aphrodite. Đền thờ đồ sộ nầy nằm trên đỉnh núi phía trên Cô-rin-tô. Phao-lô, trong lá thư viết sau khi ông rời khỏi thành phố, mô tả người Cô-rin-tô trước khi họ trở thành Cơ Đốc Nhân là “tà dâm, thờ hình tượng, ngoại tình, đắm nam sắc, trộm cướp” (ICo1Cr 6:9-10).

CÔNG TÁC CỦA PHAO-LÔ TẠI CÔ-RIN-TÔ Đó là thành phố mà Phao-lô một mình dạo bước trên đó vào mùa xuân năm 50SC. Thật chẳng ngạc nhiên gì đôi khi công tác của ông dường như không thể thực hiện được: “Chính tôi đã ở giữa anh em, bộ yếu đuối, sợ hãi, run rẩy lắm” (ICo1Cr 2:3). Ông hết sức cần sự khích lệ mà ông nhận được từ nơi Chúa qua một khải tượng (c.9). Cuộc đời của một nhà lãnh đạo Hội Thánh thường là một cuộc đời cô đơn, chẳng hạn, như đã xảy ra cho một linh mục ở Philipines khi ông được lựa chọn đi xuyên thế giới để làm Giám mục cho Gambia ở Tây Phi. Mặc dầu Phao-lô trải qua mười tám tháng tại Cô-rin-tô, Lu-ca không nói gì nhiều về công tác của ông như một nhà truyền giáo. Ông nói rằng Phao-lô lúc đầu làm việc giữa vòng người Do Thái và họ khước từ ông. Nhưng từ chính các lá thư của Phao-lô chúng ta biết nhiều hơn, chẳng hạn: (a) Ông đi du hành ra bên ngoài Cô-rin-tô, trong tỉnh A-chai (RoRm 16:1; ICo1Cr 16:15; IICo 2Cr 1:1); (b) hầu hết hội chúng tăng trưởng dưới sự hướng dẫn của ông đều là Dân Ngoại; chúng ta thấy được điều nầy từ tên của những “anh em” mà ông nhắc đến, chẳng hạn trong ICo1Cr 16:15-19 (c) trong suốt chuyến viếng thăm đến Cô-rin-tô ông viết ít nhất hai lá thư cho Hội Thánh tại Tê-sa-lô-ni-ca. Ti-mô-thê đã từng ở Tê-sa-lô-ni-ca và bây giờ đến Cô-rin-tô mang theo tin tức tốt lành về các Cơ Đốc Nhân tại Tê-sa-lô-ni-ca (ITe1Tx 3:6). Phao-lô viết cho họ với tình yêu thương: “chúng tôi đã ăn ở nhu mì giữa anh em, như một người vú săn sóc chính con mình vậy” (2:7).Phao-lô tiếp tục liên lạc với Hội Thánh tại Cô-rin-tô bằng cách viết thư cho họ và bằng cách thăm viếng họ một lần nữa (xem chú thích ở Cong Cv 20:2).

CHÚ THÍCH

18:2: Người gặp một người Giu-đa, tên là A-qui-la … với vợ mình là Bê-rit-sin. Phao-lô không biết một ai tại Cô-rin-tô, nhưng nhờ hỏi thăm ông biết rằng hai Cơ Đốc Nhân nầy từ Rô-ma đến. Dường như họ đã trở thành Cơ Đốc Nhân tại Rô-ma, nhưng không ai biết ai là người đầu tiên đem Phúc Âm đến Rô-ma. Họ làm việc với Phao-lô tại Cô-rin-tô, và rồi cùng đi với ông đến Ê-phê-sô (c.19), là nơi họ hướng dẫn một nhóm tư gia (ICo1Cr 16:19). Họ là một vài người trong số những người bạn đồng công tốt nhất mà Phao-

Page 177: Huong dan hoc cong vu cac xu do

lô từng có (xem chú thích ở c.24).Họ đã bị trục xuất khỏi nhà mình bởi vì họ là người Do Thái, như hàng triệu người Do Thái khác kể từ thời ấy. (Vào thế kỷ thứ 13 người Anh trục xuất mọi người Do Thái và trong vòng 400 năm không có người Do Thái nào có thể sống ở nước Anh.) A-qui-la và Bê-rit-sin trở lại Rô-ma khi sự ngược đãi chấm dứt (RoRm 16:3-5).18:3: Vì đồng nghề, nên Phao-lô ở nhà hai người … nghề các người đó là may trại. Bê-rit-sin và A-qui-la có lẽ dệt vải để làm trại (Phao-lô đến từ Tạt-sơ gần vùng núi Taurus là nơi lông dê mọc dài hơn bất cứ nơi nào khác và vì vậy dệt được vải tốt nhất), hoặc có lẽ họ là những thợ làm đồ da.Một số Cơ Đốc Nhân ngày nay hỏi rằng các mục sư nên có một nghề hay không? Phao-lô là một rabbi Do Thái, và có qui định rằng mọi rabbis đều phải học một nghề, để họ có thể giữ liên lạc với cuộc sống đời thường của những người họ dạy dỗ. Ở nhiều nơi trên thế giới các vị mục sư được phong chức có một nghề, có lẽ là làm nông hoặc dạy kèm, cũng như lãnh đạo một hội chúng. Người ta thường hỏi câu nầy: “Có phải tất cả các mục sư đều nên theo lối thực hành nầy, hay là họ chỉ nên làm điều đó cho đến khi hội chúng có thể trả lương cho họ hoặc cung cấp cho họ theo những cách khác không?”Phao-lô làm một nghề song song với làm mục vụ. Mặc dầu ông nói rằng ông có quyền được trả lương cho sự dạy dỗ của ông, ông kiếm sống bởi nghề nghiệp của mình càng nhiều càng tốt. Ong làm như thế một phần bởi vì nhiều Cơ Đốc Nhân quá nghèo không cung lương cho ông được, và một phần để ngăn ngừa người ta nói rằng ông thu lợi nhờ Phúc Âm (Cong Cv 20:33-34). Có lẽ ông cũng truyền bá Phúc Âm khi ông hành nghề, và qua việc chuyện trò khi làm như vậy.Nhưng rồi có một số Cơ Đốc Nhân gởi tiền cho ông, và từ đó ông dành hết thì giờ để giảng và dạy (IICo 2Cr 11:7-9).18:6: Máu các ngươi đổ lại trên đầu các ngươi … từ đây, ta sẽ đi đến cùng người ngoại. Xem chú thích ở Cong Cv 13:46.18:7: Phao-lô … vào nhà một người tên là Ti-ti-ut Giut-tu. Khi Phao-lô bị người Do Thái từ khước ông đặt cơ sở làm việc tại nhà của người kính sợ Đức Chúa Trời nầy. Vì căn nhà nằm kế bên nhà hội, những người kính sợ Đức Chúa Trời khác ghé lại căn nhà nầy hơn là vào tham dự với nhà hội, và vì vậy hội chúng Cơ Đốc được khai sinh. Ngay cả người chủ nhà hội, Cơ-rit-bu, cũng gia nhập vào hội chúng nầy (c.8a).18:8: Nhiều người Cô-rin-tô từng nghe Phao-lô giảng, cũng tin và chịu phép baptêm. “Nhiều người Cô-rin-tô” nầy là cộng đồng Cơ Đốc đầu tiên tại Cô-rin-tô. Họ gặp nhau trong nhà của mỗi người để thông công và thờ phượng. Từ chương nầy và từ các lá thư của Phao-lô chúng ta có thể biết họ là loại người nào. Hầu hết họ là Dân Ngoại. Một số người giàu có và học thức,

Page 178: Huong dan hoc cong vu cac xu do

những người khác thì nghèo (xem ICo1Cr 1:26; 11:18-19), kết quả là họ thấy khó sống với nhau trong mối thông công. Chúng ta cũng biết tên của mười hai người trong số họ. Lu-ca nhắc đến năm tên trong chương nầy (sáu nếu chúng ta kể Sốt-then là Cơ Đốc Nhân, xem c.17), và Phao-lô nhắc đến bảy người nữa trong RoRm 16:23; ICo1Cr 1:11-16; 16:15-17; IICo 2Cr 1:19.18:9-10: Ban đêm Chúa phán cùng Phao-lô trong sự hiện thấy: “Đừng sợ chi … ta ở cùng ngươi.” Xem chú thích ở Cong Cv 16:9. Phao-lô cần sự khích lệ nầy từ nơi Chúa một phần bởi vì ông đã bị người Do Thái từ khước, nhưng chủ yếu vì việc truyền bá Phúc Âm trong một thành phố như Cô-rin-tô quả là một nhiệm vụ hết sức nặng nề.18:12: Lúc Ga-li-ôn đang làm quan trấn thủ xứ A-chai, người Giu-đa đồng lòng nổi lên nghịch cùng Phao-lô và kéo người đến tòa án. Người Do Thái hi vọng rằng bởi vì Ga-li-ô mới được bổ nhiệm ông có thể tìm cách giành sự ủng hộ của họ bằng cách bắt Phao-lô. Nhưng ông từ chối làm điều nầy (cc.14-15). Ong tuyên bố rằng đây là việc giữa người Do Thái và và các Cơ Đốc Nhân và vì vậy không liên quan gì đến luật pháp Lamã. Bởi lời tuyên bố nầy Ga-li-ô có lẽ đã khiến cho các Cơ Đốc Nhân khỏi bị bắt bớ dưới luật Lamã trong vòng mười năm tới hoặc hơn.“Tòa án” là cái bục cẩm thạch xanh và trắng nằm giữa trung tâm của thành phố đồ sộ nầy, là nơi các quan án ngồi xét xử. Người ta vẫn còn thấy một phần của nó ngày nay.Một văn bia đã được tìm thấy trên một tảng đá tại một miền khác của Hi-lạp nhờ đó chúng ta biết rằng Ga-li-ô làm quan trấn thủ vào giữa năm 51SC. Từ những văn bia như thế chúng ta có thể (a) định ngày tháng cho nhiều sự kiện trong cuộc đời Phao-lô, và (b) thấy rằng Lu-ca đưa ra những tường thuật chính xác trong Công Vụ.18:17: Chúng bắt Sốt-then, chủ nhà hội … nhưng Ga-li-ôn chẳng lo đến việc đó. “Chúng” có thể nói đến đám đông không phải Do Thái là những người bày tỏ tình cảm bài Do Thái bằng cách tấn công Sốt-then, hoặc nó có thể nói đến những người Do Thái, là những người nổi giận bởi vì họ thấy Sốt-then trở thành một Cơ Đốc Nhân. (Ông có lẽ là một với Sốt-then được Phao-lô nhắc đến trong ICo1Cr 1:1). Ga-li-ô chẳng lo đến, nghĩa là, ông không chịu đứng về bên nào.18:18: Phao-lô … xuống thuyền đi với Bê-rit-sin và A-qui-la qua xứ Sy-ri, sau khi đã chịu cạo đầu tại thành Sen-cơ-rê, vì người có lời thề nguyện. Ông rời Cô-rin-tô và đi thuyền từ Sen-cơ -rê, là hải cảng phía đông thành phố, và đi qua Ê-phê-sô, là nơi Bê-rit-sin và A-qui-la ở lại (c.19). Phao-lô đi tiếp đến Sê-sa-rê và Giê-ru-sa-lem (xem chú thích ở c.22). Đây quả là một chuyến đi khá dài ngày. Chuyến đi nầy có thể mất trọn một năm, và có lẽ là một trong

Page 179: Huong dan hoc cong vu cac xu do

những chuyến đi Phao-lô nhắc đến trong IICo 2Cr 11:25 (hoặc 11:26).Bởi vì Phao-lô đang đi về Giê-ru-sa-lem nên ông muốn cho những “người giữ truyền thống” (xem chú thích ở Cong Cv 15:7) thấy rằng ông đã không tách mình khỏi truyền thống Do Thái. Vì vậy ông giữ tập quán được nói đến trong Dan Ds 6:1, 5, 18. Sau một thời gian gặp rắc rối, người Do Thái để tóc mọc trong ba mươi ngày. Rồi họ lại cắt tóc đi và dâng nó lên như một hành động cảm tạ Đức Chúa Trời về sự giải cứu. Dường như Phao-lô đã làm lễ tạ ơn nầy tại Sen-cơ-rê, là nơi mà, lúc ấy hoặc sau nầy, có một hội chúng Cơ Đốc với chấp sự Phê-bê là người lãnh đạo (xem RoRm 16:1).18:22: Khi đổ bộ tại thành Sê-sa-rê rồi, người đi lên thành Giê-ru-sa-lem, chào mừng Hội Thánh, đoạn lại xuống thành An-ti-ốt. Trong cc. 22 và 23 Lu-ca mô tả phần cuối của một hành trình và phần đầu của một hành trình khác.Chuyến đi khá lâu ngày trong thời gian Phao-lô viếng thăm A-thên, Cô-rin-tô và Ê-phê-sô kết thúc khi ông trở về lại căn cứ chính của mình tại An-ti-ốt xứ Sy-ri. Ông đi thuyền từ Ê-phê-sô đến Sê-sa-rê, đi “lên” cùng Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem, và từ đó trở về An-ti-ốt xứ Sy-ri.Hành trình kế tiếp của Phao-lô (được gọi là “Hành Trình Truyền Giáo Thứ Ba”) bắt đầu khi ông rời An-ti-ốt và thăm viếng lại các Cơ Đốc Nhân tại Ga-la-ti và Phi-ri-gi (c.23b, và xem Cong Cv 16:6).18:24: Một người Giu-đa tên là A-bô-lô. A-bô-lô sau nầy trở thành một nhà lãnh đạo Hội Thánh tại Cô-rin-tô, vì vậy Lu-ca ghi lại một chú thích (cc.24-28) để giải thích ông bắt đầu chức vụ như thế nào.A-bô-lô đến Ê-phê-sô từ A-léc-xan-tri, là thành phố nổi tiếng về các trường học và trường đại học của nó, và ông là một nhà hùng biện (khéo nói). Ông biết rõ Kinh Thánh Cựu Ước (“Kinh Thánh”, c.24), đã nhận lãnh Đức Thánh Linh (“lòng rất sốt sắng”, c.25), và là một chuyên gia trong việc nói về cuộc đời và lời dạy dỗ của Đức Chúa Giê-xu. Nhưng ông chưa bao giờ nhận phép baptêm Cơ Đốc và vì vậy chưa bao giờ hoàn toàn xác nhận Đức Chúa Giê-xu là “Chúa”của mình.Khi Bê-rit-sin và A-qui-la nghe ông giảng trong nhà hội họ để ý thấy có một sự thiếu hụt nào đó trong lời giảng dạy của ông. Không ai bổ nhiệm hoặc ủy thác cho họ nói với ông về điều nầy; họ làm như thế với tư cách là những thành viên của cộng đồng Cơ Đốc. Những người nghe giảng có thể là một sự giúp đỡ to lớn cho những người giảng, chẳng hạn như họ có thể yêu cầu người giảng giải thích cho họ một điểm khiến họ bối rối, hoặc họ có thể khích lệ người giảng sử dụng ngôn ngữ thông dụng thay vì những “thuật ngữ” thần học mà người ấy học được ở chủng viện.Bởi vì hai người may trại nầy có đủ can đảm chia sẻ kinh nghiệm với A-bô-lô là người có học vấn cao, và bởi vì ông đủ khiêm nhường để lắng nghe họ,

Page 180: Huong dan hoc cong vu cac xu do

ông trở nên một nhà lãnh đạo nổi bật tại Cô-rin-tô. Chức vụ của ông bắt đầu tại đó sau khi ông đi từ Ê-phê-sô đến A-chai, nghĩa là, đến Cô-rin-tô (cc.27-28; cũng xem ICo1Cr 3:4-6; 4:1-6).18:27: Kẻ đã tin theo, tức là những người tin bởi vì Đức Chúa Trời trong “ân điển” Ngài đã dẫn dắt họ đến chỗ tin.Ân điển . 1. Trong Tân Ước “ân điển” đôi khi có nghĩa là sự rộng lượng mà con người bày tỏ cho những người khác. “Hết thảy đều được phước lớn” (Cong Cv 4:33) có lẽ có nghĩa là “một tinh thần rộng lượng tuyệt vời thấm nhuần trong toàn mối thông công” (Phillips).2. Nhưng “ân điển” thường nói đến sự rộng lượng của chính Đức Chúa Trời, tức là cách thức Ngài đối xử với nhân loại (nhất là vởi việc trở nên một con người trong Đức Chúa Giê-xu), và bằng cách Ngài vẫn đang đối xử với chúng ta. Không ai xứng đáng được Đức Chúa Trời chấp nhận; Ngài cung ứng tình yêu và sự chấp nhận như một món quà miễn phí. Chúng ta không thể kiếm ra nó. Như Phi-e-rơ nói: “Nhờ ơn Đức Chúa Giê-xu, chúng ta được cứu” (Cong Cv 15:11).3. Phao-lô thấy “ân điển” của Đức Chúa Trời như là phần trung tâm của việc giảng dạy: “Tin Lành của ơn Đức Chúa Trời” (Cong Cv 20:24). Ông giải thích rằng, mặc dầu Đức Chúa Trời cung ứng điều đó cho mọi người, thì chỉ có những người tin cậy Đức Chúa Trời, nghĩa là, có “đức tin” mới nhận lãnh được: “Nhờ ân điển, bởi đức tin mà anh em được cứu” (Eph Ep 2:8).4. Khi nói điều nầy Phao-lô đang theo sát lời dạy dỗ của chính Đức Chúa Giê-xu, chẳng hạn như trong các ngụ ngôn ở Lu-ca 15. Nói rằng Phao-lô và Đức Chúa Giê-xu rao giảng những Phúc Âm khác nhau thật không đúng chút nào.

ĐỀ NGHỊ NGHIÊN CỨU ÔN LẠI NỘI DUNG Nhờ đâu Cô-rin-tô trở nên một thành phố giàu có?Theo ý bạn, điều gì đã khiến Phao-lô cảm thấy yếu đuối và sợ hãi (ICo1Cr 2:3) khi ông ở tại Cô-rin-tô?Qua hai cách nào ông được trợ giúp và thêm sức trong khi ở tại Cô-rin-tô?Tại Cô-rin-tô Phao-lô đã viết những lá thư nào mà ngày nay chúng ta đọc được?Ai chịu trách nhiệm về hội chúng tại Sen-cơ-rê?

NGHIÊN CỨU KINH THÁNH Chúng ta học được gì về cuộc đời và phẩm tính của A-qui-la và Bê-rit-sin từ mỗi một phân đoạn sau đây?(a) Cong Cv 18:2-3 (b) 18:26 (c) RoRm 16:3-5 (d) ICo1Cr 16:19.Mỗi một phân đoạn sau đây cho chúng ta biết gì về cách Phao-lô kiếm được

Page 181: Huong dan hoc cong vu cac xu do

tiền để sống (xem chú thích ở 18:3;)?(a) Cong Cv 20:33-34 (b) ICo1Cr 9:11-15 (c) Phi Pl 4:15-16 (d) I Tê-sa-lô-ni-ca 2:9;“Một người Giu-đa tên là A-bô-lô” (c.24). Chúng ta biết gì về chức vụ của A-bô-lô qua ICo1Cr 3:4-6 và Cong Cv 18:26-28?“An điển” (c.27).(i) Từ nầy được dịch như thế nào trong những ngôn ngữ khác mà bạn biết?Những bản dịch nầy đưa ra được ý nghĩa thật sự của từ nầy đến chừng mức nào?(ii) Kết quả của việc tiếp nhận ân điển của Đức Chúa Trời là gì theo mỗi một phân đoạn sau đây?(a) 15:11 (b) ICo1Cr 15:10 (c) GaGl 1:15 (d) IITe 2Tx 2:16.

THẢO LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU (a) “Phao-lô làm một nghề” (tr.170). Đâu là những thuận lợi và bất lợi cho một nhà lãnh đạo được phong chức của Hội Thánh hiện đại khi họ làm một nghề?(b) “Có lẽ ông cũng truyền bá Phúc Âm trong khi hành nghề, và qua việc bắt chuyện khi làm như thế” (tr.170). Cơ Đốc Nhân có thể làm điều đó bằng những cách nào? Hãy trưng dẫn ví dụ nếu được.Hãy đọc lại phần chú thích ở Cong Cv 18:8 về “cộng đồng Cơ Đốc đầu tiên” ở Cô-rin-tô”. Cộng đồng Cơ Đốc của chính bạn (a) giống, và (b) không giống, cộng đồng mà Phao-lô quen biết ở Cô-rin-tô như thế nào?“Những người nghe giảng có thể giúp đỡ nhiều cho những người giảng” (tr.172). Từ kinh nghiệm của chính bạn, hãy đưa ra hai cách đặc biệt mà trong đó người nghe giảng có thể giúp đỡ người giảng.

Phao-lô Tại Ê-phê-sô

19:1-41

BỐ CỤC 19:1-7 Phao-lô làm baptem cho một nhóm môn đồ của Giăng Baptit.19:8 Ông giảng dạy ba tháng trong một nhà hội.19:9-10 Trong hai năm ông giảng dạy trong một phòng diễn thuyết công cộng và sai các nhà truyền giáo đi đến những miền khác trong tỉnh.19:11-20 Ông làm phép lạ chữa lành và chấm dứt việc hành nghề của một số pháp sư.19:21-22 Ông sai những người giúp đỡ đi lạc quyên cho người nghèo ở tại Giê-ru-sa-lem.

Page 182: Huong dan hoc cong vu cac xu do

19:23-41 Ông bị tố cáo ngăn trở việc mua bán hình tượng của các thần và nữ thần Hi-lạp, và vì vậy có một cơn dấy loạn.

GIẢI NGHĨA Sau khi viếng thăm các Cơ Đốc Nhân tại Ga-la-ti và Phi-ri-gi (18:23), Phao-lô đến thành phố lớn và quan trọng Ê-phê-sô. Ong ở đó ba năm, và gây dựng các hội chúng Cơ Đốc, không chỉ trong thành phố mà tại nhiều vùng chung quanh nữa. Và thêm vào các sự kiện Lu-ca ghi lại trong Công Vụ, nhiều sự kiện khác đã diễn ra ở đó, như chúng ta thấy trong các thư tín của Phao-lô:Phao-lô chịu nhiều sự bách hại và khốn khổ. Những lá thư ông viết từ Ê-phê-sô cho Hội Thánh Cô-rin-tô cho thấy rằng trong suốt ba năm nầy ông bị bệnh, không vui, bối rối, nhịn đói, bị tước đọat tài sản, bị bỏ tù, đánh đòn, và suýt bị giết (xem IICo 2Cr 11:23 và Cong Cv 20:19).Phao-lô sai các nhà truyền giáo đi vào nhiều vùng hơn Lu-ca nói đến, và người từ những nơi nầy đến Ê-phê-sô gặp gỡ ông, chẳng hạn ông sai Ê-pháp-ra đến Cô-lô-se, Lao-đi-xê và Hi-ê-ra-bô-lit (CoCl 4:12-16), và có lẽ đến “bảy Hội Thánh” khác trong tỉnh A-si của Lamã (KhKh 1:4).Phao-lô cứ giữ liên lạc với các Cơ Đốc Nhân tại Cô-rin-tô. Ong viết cho họ hai lá thư, mà một thư đã bị mất. Thư kia chúng ta gọi là “ICô-rin-tô”. Rồi ông đến thăm họ, nhưng họ khước từ ông (IICo 2Cr 2:1). Do đó ông viết một lá thư giận dữ (có lẽ thư nầy được tìm thấy trong các chương 10-13 của thư gọi là IICô-rin-tô). Rồi, sau khi Tít viếng thăm Cô-rin-tô và đem về cho ông tin vui, ông viết một lá thư thân tình và vui sướng (IICo 2Cr 1:1-9:15). Nhiều học giả tin rằng đặc biệt là chính khi ở tại Ê-phê-sô mà Phao-lô mới tăng trưởng và trưởng thành như một Cơ Đốc Nhân. Họ nói rằng trong buổi đầu chức vụ đôi khi ông hơi khiếm nhã (GaGl 2:6) và khoe khoang (IICo 2Cr 11:17), nhưng sau những kinh nghiệm đau đớn ông muốn hòa giải với những người chống đối mình (IICo 2Cr 2:4), nhận thức được sự yếu đuối của chính mình (Phi Pl 3:12-15), và chấp nhận sự chịu khổ của mình (IICo 2Cr 4:16).

CHÚ THÍCH

19:1: Phao-lô … xuống thành Ê-phê-sô. Ê-phê-sô là thành phố quan trọng nhất trong tỉnh Lamã gọi là A-si, và có dân số 250.000 người. Tàu thuyền đến hải cảng của nó từ phía đông (Ai-cập và Phê-ni-xi) và từ phía tây (Tây Ban Nha, Ý, Hi-lạp), và hàng ngàn người thuộc mọi chủng tộc đến viếng đền thờ đồ sộ của nữ thần A-tê-mit (xem chú thích ở c.24). Khi Phao-lô đặt chân lên bờ, ông bước vào thành phố lên một con đường rộng (mà du khách vẫn còn đi ngày nay). Hai bên đường đầy dẫy những trụ thờ và hình tượng của các thần và nữ thần, và phía trước ông là những đền thờ bằng cẩm thạch

Page 183: Huong dan hoc cong vu cac xu do

trắng và những dinh thự đồ sộ khác, lấp lánh dưới ánh mặt trời, và hí trường đồ sộ trên đồi. Ở đây, thậm chí còn hơn tại A-thên và Cô-rin-tô, Phao-lô chắc chắn cảm thấy: “Làm thế nào tôi có thể đạt được bất cứ điều gì trong thành phố lớn nầy, là nơi niềm tin của dân cư quá khác biệt với tôi như vậy?”19:2: Từ khi anh em tin, có lãnh được Đức Thánh Linh chăng? Có lẽ Phao-lô hỏi câu nầy bởi vì theo ý ông, khi người ta nhận phép baptêm Cơ Đốc họ cũng nhận lãnh Đức Thánh Linh cùng lúc đó (xem Phụ Chú, Phép Baptêm, tr.78,79). Vì vậy, ở đây ông đang hỏi họ: “Anh em đã nhận phép baptêm Cơ Đốc thật sự khi anh em tin chưa?”.Nhưng thật không rõ điều những “môn đồ” nầy (c.1) đã kinh nghiệm, và thật sai lầm nếu dựa sự thực hành của Hội Thánh ngày nay trên một mình phân đoạn nầy. Chẳng hạn, sau đây là hai lời giải thích khác nhau: (1) Một số người chỉ đến chữ “các môn đồ” và nói rằng họ nhận phép baptem Cơ Đốc thật sự. Nếu họ đã nhận baptêm, thì trong c.5 Lu-ca đang tường thuật lại rằng các Cơ Đốc Nhân nhận được một “phép baptêm thứ nhì” (câu duy nhất trong Tân Ước là chỗ bất cứ tác giả nào cũng trưng dẫn cho phép baptêm nầy). (2) Nhưng hầu hết các học giả chỉ ra rằng Phao-lô trong thư Rô-ma viết về phép baptêm như một sự kiện không thể lặp lại (xem RoRm 6:3-4). Vì vậy “các môn đồ” trong c.1 hoặc có nghĩa là “môn đồ của Giăng Baptit” hoặc những người Phao-lô tưởng nhầm là các môn đồ Cơ Đốc.Những người nầy có lẽ đã được Giăng Baptit dạy dỗ chờ đợi Đức Chúa Giê-xu là Đấng Mê-si-a. Nhưng niềm tin của họ thiếu kém ở hai phương diện: (1) họ chấp nhận sứ điệp nghiêm khắc của Giăng cảnh báo phải ăn năn, nhưng họ không biết gì về Tin Lành của Đức Chúa Giê-xu rằng Đức Chúa Trời đã tha thứ; (2) Họ vẫn đang chờ đợi Đấng Mê-si-a và không biết rằng Ngài đã đến (c.4, xem chú thích ở Cong Cv 18:24).Đây là những người mà, khi họ đã làm thành viên đầy đủ của Hội Thánh, trở nên hội chúng Ê-phê-sô mà qua họ và với họ Phao-lô có thể thực hiện công tác quan trọng của mình.19:6: khi Phao-lô đã đặt tay lên, thì có Đức Thánh Linh giáng trên chúng, cho nói tiếng ngoại quốc và lời tiên tri. Đặt tay . Câu nầy và 8:17 là những chỗ duy nhất trong Tân Ước mà tác giả nói rằng người ta nhận lãnh Đức Thánh Linh bởi vì họ được đặt tay (xem chú thích ở 13:3).Nói tiếng lạ . Xem chú thíchở 2:4b, Lu-ca thường tuyên bố trong Công Vụ rằng người tin cho thấy họ đã nhận lãnh Đức Thánh Linh bởi việc nói tiếng lạ (e.g. 2:4; 10:44-46). Và thật vậy những người tin ngày nay cho thấy cùng một cách đó rằng họ đã nhận lãnh Đức Thánh Linh. Nhưng Phao-lô nhấn mạnh rằng có nhiều dấu hiệu khác cho biết một người tin đã nhận lãnh Đức

Page 184: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Thánh Linh (xem GaGl 5:22; ICo1Cr 12:8-11 và 13:1-13). Đôi khi có sự phân rẽ giữa vòng các Cơ Đốc Nhân đi theo Lu-ca trong vấn đề nầy và những người đi theo Phao-lô. Sẽ có được sự thông công mật thiết hơn trong Hội Thánh nếu các thành viên đều tính đến các ý tưởng của cả Lu-ca lẫn Phao-lô.Nói tiên tri . Từ nầy có nghĩa như “nói tiếng lạ” (xem Phụ Chú, tr.18,19).19:8-9a: Phao-lô vào nhà hội … và dạy dỗ hằng ngày trong trường học Ti-ra-nu. Trong hai năm tiếp theo đó Phao-lô thực hiện việc dạy dỗ của mình trong một nơi diễn thuyết công cộng, bởi vì các thành viên nhà hội khước từ ông. Về từ “dạy dỗ” xem chú thích ở Cong Cv 17:17. Người ta đến từ mọi miền của tỉnh A-si (“mọi người ở trong cõi A-si” c.10).Trong một vài bản thảo của sách Công Vụ, có thêm một cụm từ trong câu nầy: “từ giờ thứ năm cho đến giờ thứ mười”, tức là từ 11 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Nếu điều nầy là đúng, thì Phao-lô làm việc vào giờ nóng nhất trong ngày. Bất cứ ai đã từng làm việc tại Thổ-Nhĩ-kỳ đều biết rằng đây là thời gian hầu hết mọi người đều nghỉ ngơi hơn là làm việc. Nhưng Phao-lô thiết tha với việc dạy dỗ đến nổi ông sẳn lòng làm việc trong sức nóng. Một số người nghe có lẽ đến bởi vì bên trong hội trường mát hơn bên ngoài, và khi làm như vậy được nghe Phúc Âm lần đầu tiên. Xem Chú thích Đặc biệt, Bản Thảo Sách Công Vụ, (tr.182,183).19:11: Đức Chúa Trời lại dùng tay Phao-lô làm các phép lạ khác thường, đến nổi người ta lấy khăn và áo đã bận vào mình người mà để trên các kẻ đau yếu. Chúng ta phải phân biệt giữa hành động của Phao-lô và cung cách người ta giải thích chúng. Phao-lô, với quyền năng của Đức Chúa Trời, chắc chắn chữa lành những người bệnh (IICo 2Cr 12:12). Nhưng những người tại Ê-phê-sô nghĩ rằng ông chữa lành người ta bằng cách dùng pháp thuật. Họ nghĩ rằng khăn và áo của ông có chứa pháp thuật, nghĩa là chúng có quyền lực siêu nhiên trong đó bởi khăn áo đó đã chạm vào da Phao-lô. Khi họ được chữa lành, họ nói đó là bởi vì họ đã nhận được những mãnh vải nầy, chứ không phải bởi tình yêu thương của chính Đức Chúa Trời.Có nhiều “thuật sĩ”, “pháp sư” là những người được coi là sử dụng pháp thuật, và ngày nay cũng có nhiều người như vậy. Họ khiến cho người ta tin rằng một điều gì đó kỳ diệu đã xảy ra, hoặc bởi việc sử dụng kiến thức đặc biệt của họ, chẳng hạn như về các loại cây cỏ, hoặc bởi thuật thôi miên, hoặc bởi thủ đoạn quỷ quyệt. Họ thực hành pháp thuật bởi việc sử dụng những từ ngữ đặc biệt hoặc dụng cụ đặc biệt, và họ nói rằng những quyền lực bí mật của thiên nhiên hoặc của linh hồn người đã khuất sống trong những từ ngữ hoặc những dụng cụ như vậy. Họ làm điều nầy để kiếm sống cho mình và để có quyền lực trên người khác. (Các thuật sĩ dĩ nhiên không phải là một với những người chữa bệnh bằng dược thảo và “những người chữa lành theo

Page 185: Huong dan hoc cong vu cac xu do

thiên nhiên” là những người có thể chữa lành người ốm bởi vì họ biết giá trị chữa bệnh của các loại cây cỏ.)Sự khác biệt chính yếu giữa pháp thuật và các phép lạ chúng ta đọc thấy trong Công Vụ là gì? Thứ nhất, những người mà Đức Chúa Trời sử dụng để làm phép lạ tùy thuộc vào Ngài, chứ không vào những lời hoặc dụng cụ; và thứ hai, họ dâng vinh hiển cho Ngài chứ không phải cho chính mình (xem Cong Cv 3:12). Y như vậy một dụng cụ pháp thuật cũng khác biệt với một bí tích Cơ Đốc như bánh dùng trong Tiệc Thánh; Cơ Đốc Nhân sử dụng bánh như một phương tiện để mở lòng mình ra cho chính Đức Chúa Trời, chứ không phải như một dụng cụ để đạt được quyền năng.Nhưng thật không may Cơ Đốc Nhân đôi khi đã tùy thuộc vào pháp thuật, chẳng hạn như khi họ đối xử với xương cốt của các vị thánh dường như những xương cốt đó có quyền năng chữa lành, hoặc khi họ cúi đầu trước mặt trăng để được “may mắn”. Xem chú thích ở 8:9; 13:7.19:13: Mấy thầy trừ quỉ là người Giu-đa đi từ chỗ nầy sang chỗ kia, maọ kêu danh Đức Chúa Giê-xu. “Thầy trừ quỉ” có nghĩa là những người đuổi các tà linh ra. Vào thời đó, khi có bất cứ ai bị ốm, mọi người đều nói rằng bệnh tật đó do một tà linh gây ra (xem chú thích ở 16:16). Không có ai biết gì về vi khuẩn và truyền nhiễm. Những thầy trừ quỉ Do Thái nầy thực hành pháp thuật. Họ thốt ra những lời đặc biệt và những tên đặc biệt cho Đức Chúa Trời, và người ốm tin rằng quyền năng chữa lành đến từ việc thốt ra lời hoặc tên đó. Khi những thầy trừ quỉ nầy nghe nói về Đức Chúa Giê-xu, họ thêm tên Ngài vào danh sách “những tên quyền năng” của họ. Họ không muốn đi theo Đức Chúa Giê-xu, họ chỉ muốn sử dụng danh Ngài thôi. (Có nhiều người ngày nay làm điều nầy.)Khi bảy thầy trừ quỉ nầy sử dụng danh Đức Chúa Giê-xu và tên của Phao-lô theo cách nầy, thì người họ đang cố gắng chữa lành trở nên dữ dằn, và tấn công họ và xé rách áo quần của họ (c.16). Lu-ca nói rằng do đó người ta bắt đầu tôn kính danh Đức Chúa Giê-xu hơn (c.17), và một số người hành nghề pháp sư đốt hết những sách vở chứa đựng những lời và tên pháp thuật (c.19).Chúng ta đã thấy ở đây rằng người ta thường dùng danh Đức Chúa Giê-xu một cách sai lầm, nhưng hãy xem chú thích ở 3:6.19:21: Phao-lô toan đi … đến thành Giê-ru-sa-lem. Người nói rằng: khi ta đã thăm thành đó rồi, cũng phải thăm thành Rô-ma nữa. Chính Phao-lô nói điều nầy trong thư Rô-ma (RoRm 15:22-25). Như chúng ta biết, ông có lý do đặc biệt để đến Rô-ma. Ông hi vọng rằng từ Rô-ma, thành phố thủ đô, Phúc Âm sẽ được đem đến khắp nơi trên đế quốc.19:22: Người bèn sai hai người giúp đỡ mình … sang xứ Ma-xê-đoan. Tại sao Phao-lô sai họ sang xứ Ma-xê-đoan? Từ các thư tín của Phao-lô chúng ta

Page 186: Huong dan hoc cong vu cac xu do

biết rằng có nguy cơ chia rẽ nghiêm trọng trong Hội Thánh, giữa các tín đồ Do Thái và tín đồ Dân Ngoại (chẳng hạn GaGl 2:11-14). Vì vậy Phao-lô làm điều mình làm được để chữa lành sự phân rẽ bằng cách khích lệ Dân Ngoại gởi cứu trợ cho các tín hữu Do Thái nghèo ở tại xứ Giu-đê (xem chú thích ở Cong Cv 11:29). Đây là lý do ông sai Ti-mô-thê và Ê-rát đến với các Cơ Đốc Nhân Dân Ngoại tại Ma-xê-đoan.Xem chú thích 16:1 về Ti-mô-thê. Ê-rát có lẽ là người có tên xuất hiện trong một văn bia của thế kỷ thứ nhất và là giám đốc vụ công trình công cộng tại Cô-rin-tô.19:24: Một người thợ bạc kia, tên là Đê-mê-triu, vốn dùng bạc làm khám nữ thần Đi-anh. Trong các câu 23-41 Lu-ca tường thuật một trong nhiều lần những người tại Ê-phê-sô chống đối Phao-lô. Việc nầy có lẽ diễn ra vào cuối ba năm của ông tại thành phố nầy.Những người chống đối Phao-lô là những người thờ phượng nữ thần A-tê-mít (người Rô-ma gọi là “Đi-anh”). Những người thợ kim hoàn làm hình tượng của nữ thần (hoặc của đền thờ bà ta) để bán cho khách hành hương cũng chống đối ông. Đã một ngàn năm qua người dân của thành phố nầy dâng sinh tế và các của dâng lên cho A-tê-mít, và người ta nói rằng khách hành hương từ mọi nước trên thế giới đến viếng đền thờ bà ta. Họ thờ phượng bà ta như là thần linh của thiên nhiên, là “người mẹ vĩ đại” mà, họ tin, ban quyền năng cho phụ nữ sinh con cái và cho các cánh đồng sinh ra các vụ mùa. Đền thờ của bà thật đồ sộ, và là một trong “tám kỳ quan của thế giới”, với 1000 nữ nô lệ hổ trợ cho các tế sư.Dĩ nhiên có nhiều người Ê-phê-sô muốn ngăn trở Phao-lô giảng dạy chống lại việc thờ phượng A-tê-mit nầy. Nhưng từ bài diễn văn của Đê-mê-triu (cc.25-27) chúng ta thấy rằng ông và những bạn bè cùng nghề suy nghĩ về lợi tức của họ nhiều hơn về nữ thần của họ. Họ giả vờ rằng họ chống đối Phao-lô bởi vì họ yêu mến đất nước và tôn giáo của mình, nhưng đó không phải là lý do chính yếu. Họ nói: “Nếu người ta bắt đầu đi theo Đức Chúa Giê-xu hết thay vì A-tê-mit thì sẽ có nạn thất nghiệp.”Cơ Đốc Nhân có thể học được gì từ câu chuyện nầy về việc rao giảng Phúc Âm? Thứ nhất, rằng Phúc Âm sẽ thường thường không có tính chất phổ thông, bởi vì nó kêu gọi người nghe thay đổi lối sống của mình (xem LuLc 6:22; 23:26). Thứ hai, rằng do việc rao giảng của Cơ Đốc Nhân đôi khi người ta phải mất tiền. Ở nhiều nước, khi cha mẹ thấy rằng là Cơ Đốc Nhân họ có bổn phận phải gởi con cái đến trường, thì họ biết rằng như vậy họ sẽ không thể trồng được nhiều lương thực trong nông trại của mình như xưa, và rằng họ sẽ phải kiếm thêm tiền để trả học phí và đồng phục nữa.19:29: Chúng đồng lòng kéo đến rạp hát. Sau bài diễn văn của Đê-mê-triu đám đông ùa vào rạp hát lớn lộ thiên, là nơi có chỗ ngồi cho 34.000 người.

Page 187: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Chúng ta có thể chú ý những điều sau đây:(a) Hầu hết họ không biết tại sao mình lại ở đó, như thường thấy trong trường hợp đám đông tụ tập lại (cc.29,32).(b) Họ bắt hai người cộng sự của Phao-lô từ Ma-xê-đoan đến, nhưng không thể tìm được Phao-lô (c.29).(c) Phao-lô, hết sức can đảm, cố gắng đi đến rạp hát để nói chuyện với đám đông, nhưng bạn bè giữ ông lại. Phao-lô nhường bước và chấp nhận lời khuyên của họ (c.30).(d) Một số nhà chính trị hàng đầu tại tỉnh A-si cũng khuyên ông đừng đi. Điều nầy cho thấy rằng ông đã kết bạn với những người như thế, như là một phần trong công tác của mình tại Ê-phê-sô (c.31).(e) Một nhà lãnh đạo Do Thái, A-léc-xan-đơ, cố gắng xoa dịu đám đông, nhưng không thành công. Như thường xảy ra vào thời đó (xem Cong Cv 18:2; 18:17) buổi meeting trở nên một cuộc náo loạn bài Do Thái (cc.33-34).(f) Viên thư ký của hội đồng thành phố phải đến và nhắc nhở dân chúng rằng chính quyền sẽ trừng phạt họ trừ phi họ về nhà trong sự hòa bình (cc.35-41).

ĐỀ NGHỊ NGHIÊN CỨU ÔN LẠI NỘI DUNG

Phao-lô làm việc tại Ê-phê-sô được bao lâu?Chúng ta biết được gì về các họat động của Phao-lô tại Ê-phê-sô qua các bức thư của ông?Ong tiến hành việc dạy dỗ ở đâu sau khi các thành viên của nhà hội khước từ ông?Tại sao ông sai hai nhân sự đến Ma-xê-đoan?Tại sao người dân thành Ê-phê-sô thờ thần A-tê-mit?Tại sao Phao-lô không phát biểu với đám đông tại rạp hát?

NGHIÊN CỨU KINH THÁNH Từ những lá thư Phao-lô viết từ Ê-phê-sô cho Hội Thánh tại Cô-rin-tô thì dường như trong khi ở tại Ê-phê-sô ông: bị ốm, không vui, bối rối, chịu đói, bị tước đọat tài sản, bị bỏ tù, bị đánh đòn, suýt bị giết. Kinh nghiệm nào được ông nhắc đến trong mỗi phân đoạn sau đây?(a) ICo1Cr 15:29-32 (b) ICo1Cr 1:8 (c) IICo 2Cr 4:8-12(d) IICo 2Cr 6:4 (e) 6:8-10 (f) 11:23“Đức Thánh Linh giáng trên chúng, cho nói tiếng ngoại quốc” (c.6). Đâu là những dấu hiệu cho thấy một người đã nhận lãnh Đức Thánh Linh, theo mỗi một phân đoạn sau đây?(a) Cong Cv 2:4 (b) 10:44-46 (c) ICo1Cr 12:9-10 (d) GaGl 5:22

Page 188: Huong dan hoc cong vu cac xu do

THẢO LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU “Người dân Ê-phê-sô nghĩ rằng Phao-lô chữa lành cho người ta bằng cách sử dụng pháp thuật” (tr. 187, 188).(a) Chính bạn muốn nói gì qua từ “pháp thuật”? Xin đưa ra ví dụ.(b) Tại sao Cơ Đốc Nhân không nên dùng pháp thuật?(c) Tại sao đôi khi có Cơ Đốc Nhân sử dụng nó (pháp thuật)?(d) Xin đưa ra ví dụ về những loại pháp thuật người ta sử dụng trong khu vực của bạn.“Họ không muốn theo Đức Chúa Giê-xu, họ chỉ muốn sử dụng danh Ngài mà thôi” (tr.178).(a) Người ta lạm dụng danh Đức Chúa Giê-xu bằng những cách nào?(b) Tại sao những người lạm dụng nó lại sử dụng nó?“Họ thờ phượng A-tê-mit như là thần linh của thiên nhiên, là “người mẹ vĩ đại” mà, họ tin, ban quyền năng cho phụ nữ sinh con cái …” (tr.179).(a) Xin cho ví dụ về những người ngày nay thờ phượng thần thiên nhiên chứ không thờ phượng Đức Chúa Trời và Cha của Đức Chúa Giê-xu Christ.(b) Tại sao họ làm như vậy?“Do việc rao giảng của Cơ Đốc Nhân đôi khi người ta phải mất tiền.” (tr.179). Xin cho ví dụ về việc nầy.

(Ghi chú dưới bức tranh ở trang 181:

“Đám đông ùa vào rạp hát, bắt hai người cộng sự của Phao-lô, và cuộc nhóm họp trở nên một buổi dấy loạn bài Do Thái” (tr.180).Các nhà khảo cổ học đã khai quật phần lớn rạp hát cổ xưa tại Ê-phê-sô. Những trụ nầy là một số cây vẫn còn đứng dọc theo con đường dẫn đến đấu trường rộng lớn với các dãy ghế ngồi giống như một sân bóng đá hiện đại, là nơi đám đông giận dữ tụ tập.)

Bản Thảo Sách Công Vụ

Khi Lu-ca viết sách Công Vụ ông hoặc thư ký của ông viết nó trên những mảnh giấy papyrus, loại giấy được chế tạo từ một loại cây cỏ. Giấy papyrus nầy mòn đi trong quá trình sử dụng, và người ta phải tạo ra nhiều bản sao. Sau nầy người ta sao thêm nhiều bản nữa từ những bản sao đầu tiên, và cứ thế. Chúng ta nói đến những bản sao nầy như là “các bản thảo” hoặc “MSS”. Đây là cách thức lưu truyền toàn bộ Tân Ước tiếng Hi-lạp.Nhưng những người thực hiện những bản sao nầy không và không thể lúc nào cũng tạo ra được những bản sao hoàn toàn chính xác. Đôi khi, là con người, họ phạm lỗi, hoặc họ không thể đọc một từ và phải đoán thử ban đầu

Page 189: Huong dan hoc cong vu cac xu do

nó vốn là chữ gì, hoặc họ sửa lại điều họ nghĩ là lỗi của một ai đó, hoặc họ có thêm thông tin và đưa nó vào.Hầu hết những nhà sao chép không đi xa, và họ sử dụng bản sao gần họ nhất. Đây là lý do vì sao MSS từ miền đông của giáo hội, chẳng hạn như Ai-cập và An-ti-ốt xứ Sy-ri, đều giống nhau và tạo thành một nhóm. MSS từ miền tây, chẳng hạn như từ Ý và Pháp, cũng tạo thành một nhóm, mà ngày nay chúng ta gọi là “Bản Văn Miền Tây”. Đó chính là trong Công Vụ mà Bản Văn Miền Tây khác biệt nhiều nhất với các MSS khác, dài hơn và đầy đủ hơn. Sau đây là một vài ví dụ về nhiều từ và nhiều cụm từ mà chúng ta tìm thấy trong Bản Văn Miền Tây nhưng không thấy trong các MSS khác:Cong Cv 12:10 “Xuống bảy bậc thềm”;15:20 “và không làm cho những người khác điều họ không muốn người ta làm cho chính mình”; 17:31 “Đức Chúa Giê-xu” (vì vậy giải thích “con người” đó là ai); 19:9 “từ giờ thứ năm cho đến giờ thứ mười”.Bởi vì không ai sở hữu được bất kỳ phần nào của các bản văn nguyên thủy, các học giả cố gắng khám phá điều tác giả có lẽ đã viết: (a) bằng cách so sánh nhiều MSS khác nhau đã được tìm thấy; (b) bằng cách coi những MSS cổ nhất là đáng tin cậy hơn. Có nhiều bản thảo như thế nầy đến nổi người ta có thể khám phá được khá chính xác điều tác giả đã viết. Chúng ta cũng có thể so sánh những MSS nầy với các bản dịch từ tiếng Hi-lạp sang các ngôn ngữ khác, và với những lời trích dẫn trong các văn bản của các nhà thần học. Một số Cơ Đốc Nhân cho rằng Đức Chúa Trời không để cho các nhà sao chép phạm lỗi hoặc thêm vào điều những người khác đã viết. Nhưng theo Tân Ước Đức Chúa Trời không ngăn cản các tôi tớ Ngài khỏi phạm lỗi bằng cách nầy hay những cách khác.

ĐỀ NGHỊ NGHIÊN CỨU

1. Lu-ca (hoặc thư ký của ông) viết những sách của mình trên loại vật liệu nào?2. Xin đưa ra một ví dụ về một cụm từ hoặc từ mà chúng ta tìm thấy trong “Văn Bản Miền Tây” của sách Công Vụ, nhưng không có trong các bản thảo khác.3. Các học giả cố gắng tìm ra điều các tác giả Tân Ước viết lúc nguyên thủy bằng những cách nào?4. “Những người thực hiện những bản sao nầy không và không thể lúc nào cũng tạo ra được những bản sao hoàn toàn chính xác” (tr.182).(a) Tại sao họ không thể làm như thế?(b) Bạn có ý kiến gì về lời tuyên bố (tr.183) rằng “Đức Chúa Trời không để cho các nhà sao chép phạm lỗi”?

Page 190: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Hành Trình Của Phao-lô Về Giê-ru-sa-lem

Cong Cv 20:1-38

BỐ CỤC

20:1-6 Trước khi bắt đầu hành trình, Phao-lô thăm lại vùng Ma-xê-đoan và Hi-lạp.20:7-12 Ông đi về miền nam đến Trô-ách và “bẻ bánh” với các Cơ Đốc Nhân ở đó.20:13-16 Hành trình từ Trô-ách đến Mi-lê.20:17- 38 Tại Mi-lê, Phao-lô từ giả các trưởng lão từ Ê-phê-sô đến.

GIẢI NGHĨA Mục tiêu chính yếu của Lu-ca ở đây là nhằm cho thấy rằng Phao-lô cho đến cuối cùng sẽ đi về Giê-ru-sa-lem (xem 19:21). Đây là lý do ông viết đầy đủ về chính cuộc hành trình (cc.7-38), nhưng chỉ có một ghi chú vắn tắt (cc.1-6) về công việc suốt một năm mà Phao-lô thực hiện tại Ma-xê-đoan và Hi-lạp trước khi tiến hành cuộc hành trình.Lu-ca cũng mô tả Phao-lô như là một mục sư là người chăm sóc những người đã trở thành Cơ Đốc Nhân, chứ không chỉ là một nhà truyền giáo lưu hành. Phao-lô đã dành phần lớn thời gian của mình trong việc đi lại, nhưng ông ở ba năm tại Ê-phê-sô, và hơn một năm rưỡi tại Cô-rin-tô. Hơn nữa ông: (1) huấn luyện những nhà lãnh đạo để chăm sóc các hội chúng sau khi chính ông đã đi khỏi; (2) giữ liên lạc với những hội chúng nầy bằng thư từ; và (3) bất cứ khi nào được thì đến thăm lại các hội chúng ông đã thành lập.Các câu 18-35 đặc biệt cho thấy rằng Phao-lô, (a) có thể vừa giảng vừa dạy (c.20), (b) dạy dỗ những nhóm nhỏ tại tư gia cũng như cho các đám đông tại nơi công cộng (c.20), và (c) chấp nhận chịu khổ như là một phần trong cuộc đời mình với tư cách là người chăn bầy (c.19).Lu-ca cũng kể tên những bạn đồng công của Phao-lô , là những người chia sẻ chức vụ nầy với Phao-lô (chính Lu-ca là một người trong số họ, c.5), và mô tả thái độ của Phao-lô đối với họ (cc. 4; 17; 28; 37).

CHÚ THÍCH 20:1-2: Phao-lô … từ giã mà đi đến xứ Ma-xê-đoan .. rồi tới nước Gờ-rec. Từ những lá thư của Phao-lô cũng như những câu nầy chúng ta khám phá được ông đang làm gì vào thời điểm nầy, cụ thể như:1. Ông đi thuyền từ Ê-phê-sô, và trên đường đến Ma-xê-đoan ông dừng lại một thời gian ngắn tại Trô-ách (IICo 2Cr 2:12-13), là nơi ông để áo choàng

Page 191: Huong dan hoc cong vu cac xu do

lữ hành của ông lại, IITi 2Tm 4:13.2. Tại Ma-xê-đoan công việc chính yếu của ông là sắp xếp để người ta lạc quyên cứu trợ cho người nghèo tại Giê-ru-sa-lem (xem chú thích ở Cong Cv 11:29-30). Ông làm điều nầy một phần để giảm nhẹ sự đau khổ, và một phần để bày tỏ cho những người chống đối tại Giê-ru-sa-lem rằng ông muốn chữa lành sự phân rẽ giữa họ.Ở đó Phao-lô cũng gặp Tít, là người mang tin vui đến cho ông từ Cô-rin-tô (IICo 2Cr 7:5-8). Và có lẽ ông đã đi đến quận Illyrium vào lúc nầy (RoRm 15:19).3. Ông ở ba tháng tại Hi-lạp (tại Cô-rin-tô), là nơi ông viếng thăm các Cơ Đốc Nhân và tiếp tục công tác lạc quyên cứu trợ (RoRm 15:26). Ông cũng viết thư cho các Cơ Đốc Nhân tại Rô-ma (RoRm 15:23-33).4. Rồi ông muốn đi thuyền thẳng đến xứ Sy-ri (và bởi đó đến Giê-ru-sa-lem), nhưng ông nghe tin rằng một số người Do Thái đã có kế hoạch đẩy ông khỏi thuyền nếu ông đi thuyền, và vì vậy ông lại bắt đường bộ quay lại Ma-xê-đoan (c.3). Ông ở lại đó một thời gian với Lu-ca trong khi những bạn đồng công khác của ông đi thuyền đến Trô-ách (c.5).5. Phao-lô và Lu-ca gặp những người khác tại Trô-ách sau nầy (c.6).Từ những câu nầy chúng ta có thể thấy rằng Phao-lô nhiệt tình trong việc thăm viếng lại các Hội Thánh ông đã thành lập.20:4: Sô-ba-tê … quê thành Bê-rê, cùng đi với người,… và Ti-mô-thê. Những bạn đồng công của Phao-lô, Sô-ba-tê và sáu người khác được đề cập ở đây, là những người đã lạc quyên “cứu trợ” từ các Hội Thánh của họ và mang đến Trô-ách.Phao-lô là người lãnh đạo của họ, nhưng không tự mình làm việc. Ông tin cậy những người cùng làm việc với ông, và họ hổ trợ ông và sau nầy cùng chịu khổ với ông.Ti-mô-thê . Xem chú thích ở Cong Cv 16:1.20:6: Chúng ta, khi những ngày ăn bánh không men qua rồi, thì xuống thuyền tại thành Phi-lip. Việc Lu-ca sử dụng từ “chúng ta” ở đây và trong câu 5 cho thấy rằng ông lại ở với Phao-lô. Có lẽ ông đã ở lại Phi-lip (Ma-xê-đoan) kể từ những sự kiện ông ghi lại trong chương 16.Những ngày “ăn bánh không men ”. Đây là những ngày trong Lễ Vượt Qua của người Do Thái vào tháng Ba hay tháng Tư. Có lẽ Phao-lô cử hành cả lễ Vượt Qua của người Do Thái và Lễ Phục Sinh của Cơ Đốc giáo.20:7: Ngày thứ nhứt trong tuần lễ, khi chúng ta đang nhóm lại để bẻ bánh; Phao-lô nói chuyện với các môn đồ. Ngày thứ nhứt . Câu nầy và ICo1Cr 16:2 là những nơi duy nhất trong Tân Ước giúp chúng ta biết các Cơ Đốc Nhân nhóm họp để thờ phượng vào ngày nào. Họ nhóm lại vào “ngày thứ nhứt” bởi vì đó là ngày Đức Chúa Giê-xu

Page 192: Huong dan hoc cong vu cac xu do

sống lại và Ngài bẻ bánh vào ngày đó (LuLc 24:1, 13, 30). Các thành viên của Hội Anh Em (Society of Friends) gọi ngày họ nhóm họp là “Ngày Thứ Nhứt”, nhưng hầu hết các Hội Thánh sử dụng những tên khác, chẳng hạn như “Ngày Của Chúa” (theo KhKh 1:10). Tại KiSwahili nó được gọi là ngày “thứ nhì” (nghĩa là, ngày thứ nhì sau ngày thánh của Hồi Giáo, Thứ Sáu) vì ảnh hưởng của người A-rập. Nó thường được gọi là “Sunday (ngày mặt trời)” trong tiếng Anh và các ngôn ngữ Bắc Âu, nhưng đây không phải là một tên gọi tốt bởi vì đó là tên mà những người thờ thần Mặt Trời sử dụng. Một số người gọi đó là “Sabát”, nhưng nói như vậy không đúng, bởi vì ngày Sabát của người Do Thái là ngày thứ bảy (XuXh 20:10).Bẻ bánh . Xem chú thích ở Cong Cv 2:42c. Điều nầy có nghĩa là cùng cầu nguyện và ăn chung với nhau, trong đó bánh mì được bẻ ra. Lễ “bẻ bánh” nầy là sự kiện mà sau nầy được gọi là “Eucharist” hoặc “Holy Communion” hoặc “Bữa Ăn Tối của Chúa” (Lord’s Supper), tức là Tiệc Thánh.Nói chuyện với các môn đồ . Từ Hi-lạp được dùng ở đây và trong câu 9 có nghĩa là “thảo luận với họ”, không phải “giảng cho họ” (xem chú thích ở 17:17). Lu-ca nói rằng việc nầy diễn ra cho đến “nửa đêm”, nhưng không nói đó là nửa đêm lúc bắt đầu của Ngày Thứ Nhứt hay là cuối ngày đó.20:9: Một gã tuổi trẻ … từ tầng lầu thứ ba té xuống, lúc đỡ dậy đã thấy chết rồi. Những người đến dự buổi nhóm đã mang đèn dầu đến để thắp sáng phòng cao (c.8). Người thanh niên Ơ-tích ngủ gục Lu-ca gọi anh là một “gã tuổi trẻ” trong c.12), không phải bởi vì Phao-lô đang giảng một bài giảng dài, nhưng có lẽ bởi vì khói từ các ngọn đèn.Ơ-tích có chết khi anh rơi xuống không? Một số độc giả tin rằng anh đã chết và trong c.10 Lu-ca đang mô tả một phép lạ (xem Phụ Chú, Phép Lạ, tr.190). Những người khác tin rằng cậu bé thật thoải mái trong khi ngủ đến nổi, khi rơi xuống, anh không gặp nguy hiểm nào cả. Các bác sĩ nói rằng việc nầy đôi khi cũng xảy ra.20:13: Chúng ta … chạy thuyền đến thành A-sốt. Khi họ rời khỏi Trô-ách, Lu-ca và những người khác đi về hướng nam bằng thuyền tới hải cảng A-sốt, nhưng Phao-lô đi bộ 30km bằng đường bộ. Tất cả họ đều gặp nhau tại A-sốt và cùng đi thuyền đến Mi-lê, dừng lại tại quần đảo Mi-ti-len và Sa-mốt trên đường đi. Lu-ca giải thích rằng họ không dừng lại tại Ê-phê-sô bởi vì Phao-lô muốn dự lễ Ngũ Tuần tại Giê-ru-sa-lem (c.16).20:17: Phao-lô sai người ở thành Mi-lê đi tới thành Ê-phê-sô, mời các trưởng lão trong Hội Thánh đến. Phao-lô không muốn trì hoãn, nhưng vì một số lý do ông buộc phải ở lại một vài ngày tại Mi-lê (có lẽ con thuyền cần được sửa chữa). Vì vậy ông sai một sứ giả đến Ê-phê-sô, mời các trưởng lão đến Mi-lê (xem chú thích ở Cong Cv 14:23). Mặc dầu Ê-phê-sô ở cách đó 80 km, vị sứ giả tìm thấy các trưởng lão ở nhà và các trưởng lão có thể đi

Page 193: Huong dan hoc cong vu cac xu do

đến Mi-lê.20:18: Khi các người ấy đã nhóm cùng người, người nói rằng: tôi … hằng ăn ở luôn với anh em cách nào, anh em vẫn biết. Đây là lời mở đầu cho bài nói chuyện của Phao-lô với các trưởng lão, khi ông nhớ lại ba năm ông ở với họ tại Ê-phê-sô và trong tỉnh A-si.Trong những câu nầy Lu-ca cho chúng ta thấy rằng Phao-lô là một mục sư, và cũng đưa ra một sự hướng dẫn cho các nhà truyền giáo và các mục sư ngày nay biết cách họ cần phải làm việc.Điều Lu-ca đã viết trong các câu 18-35 là một bản tóm tắt bài nói chuyện của Phao-lô, và bởi vì Lu-ca có mặt tại đó, đó chắc hẳn là một bài tóm tắt chính xác. Cũng vậy, điều Lu-ca ghi lại ở đây phù hợp với những gì Phao-lô viết trong các bức thư của mình, chẳng hạn như so sánh c.34 với ICo1Cr 4:12. Đó là bài nói chuyện duy nhất Phao-lô dành cho các Cơ Đốc Nhân được ghi lại trong Công Vụ.20:19: Hầu việc Chúa cách khiêm nhường, phải nhiều nước mắt. Hầu việc Chúa , nghĩa là, ý thức rằng mình đang hầu việc Đức Chúa Trời chứ không chỉ con người. Các mục sư thường bị cám dỗ làm điều hội chúng muốn hơn là làm điều Chúa muốn.Cách khiêm nhường , nghĩa là, chia sẻ chức vụ với những người khác, để khi mọi điều được hanh thông thì mọi người đều có phần trong việc nhận lãnh lời khen ngợi và uy tín (credit). Một người “khiêm nhường” không phải là một người nói rằng “Tôi chẳng được tích sự gì”, nhưng là một người nói rằng “tôi là một phần trong đội”.Nhiều nước mắt . Xem tr.175, phân đoạn 1, về những khổ nạn Phao-lô phải chịu tại Ê-phê-sô (IICo 2Cr 11:23-29). Những mục sư trung thành, như cha mẹ trung thành, không tránh khỏi chịu khổ.20:20: Tôi chẳng trể nãi rao truyền … dạy anh em hoặc giữa công chúng hoặc từ nhà nầy sang nhà kia. “Rao truyền” và “dạy dỗ” không phải là một.Phao-lô đang “rao truyền ”, nghĩa là, rao giảng Phúc Âm về Đức Chúa Giê-xu và làm như thế từ kinh nghiệm của chính mình. Nhưng ông cũng “dạy ”, nghĩa là, ông nói chuyện với người ta, hỏi họ nhiều câu, lắng nghe câu hỏi của họ, giải thích phương cách họ có thể tìm được sự hướng dẫn trong Phúc Âm.Ong nói chuyện với cả những đám đông, lẫn những nhóm nhỏ người ta tại nhà riêng (“nhà nầy sang nhà kia”).20:21: về sự ăn năn đối với Đức Chúa Trời và đức tin trong Đức Chúa Giê-xu Christ là Chúa chúng ta. Sự ăn năn . Xem chú thích ở Cong Cv 2:38a. Phao-lô có can đảm kêu gọi người ta thay đổi lối sống. Hầu hết các mục sư thấy khó làm được điều Phao-lô đang làm.

Page 194: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Đức tin . Từ Hi-lạp nầy cũng được dịch là “niềm tin”, “sự tin cậy”, “lòng tin tưởng”. Phao-lô sử dụng từ nầy rất thường trong các thư tín của ông.1. “Có đức tin” nghĩa là “tin cậy”. Người ta cho thấy rằng họ có “đức tin” nơi một tài xế xe buýt bằng cách đối xử với người ấy như là đáng tin cậy và đi trên chiếc xe buýt ấy. Cũng vậy người tin Đức Chúa Trời cho thấy rằng họ có “đức tin” khi họ đối xử với Ngài như là đáng tin cậy. Phao-lô đối xử với Đức Chúa Trời theo cách nầy trong khi bị đắm tàu (Cong Cv 27:25).2. Trong Tân Ước “có đức tin” có nghĩa y như là “tin” hoặc “tin cậy”. Chỉ có một từ Hi-lạp duy nhất được dịch ra nhiều cách khác nhau như vậy.3. “Có đức tin” nghĩa là có đức tin nơi Đức Chúa Trời hoặc nơi Con Ngài là Giê-xu (Cong Cv 16:31). Điều đó không giống như có một khuôn mặt tươi vui hoặc “hi vọng cho điều tốt nhất”. “Tin Đức Chúa Trời” không giống y như có những ý tưởng đúng đắn về Đức Chúa Trời. Một “người tin” là một người tin cậy Đức Chúa Trời, không chỉ là một thuộc viên của Hội Thánh.4. Nếu chúng ta có đức tin nơi Đức Chúa Trời chúng ta không còn nghĩ rằng mình có thể kiếm được tình yêu của Ngài. Bởi “có đức tin” chúng ta tin cậy Ngài ban tình yêu thương của Ngài cho chúng ta như một món quà. Phao-lô nhấn mạnh đến lẽ thật nầy (xem Eph Ep 2:8).5. Khi đức tin của chúng ta nơi Đức Chúa Trời là thật, chúng ta chứng tỏ điều đó qua hành vi của mình, chẳng hạn như, “có đức tin” và chăm lo cho những người khác đi song song với nhau (Gia Gc 2:15-17).(Trong Cong Cv 14:22 và trong I Ti-mô-thê (xem ITi1Tm 4:1) cụm từ “đức tin” (the faith) có một ý nghĩa khác. Xem chú thích ở Cong Cv 14:22a).20:22: bị Đức Thánh Linh ràng buộc, chẳng biết điều chi sẽ xảy đến cho tôi. Nghĩa là, “Tôi biết rằng Thánh Linh của Đức Chúa Trời đang dẫn dắt tôi đến Giê-ru-sa-lem, nhưng không dẫn dắt tôi điều sẽ xảy ra ở đó.” Vì vậy Phao-lô giao tương lai lại trong cánh tay của Đức Chúa Trời, sẳn lòng sống từng ngày một.20:24a: Tôi chẳng kể sự sống mình làmquí. Phao-lô sẳn sàng chết nếu điều đó là cần thiết để hoàn tất chức vụ mà Đức Chúa Giê-xu đã giao phó cho ông (xem chú thích ở 21:13).20:24b: làm chứng về Tin Lành của ơn Đức Chúa Trời. Cũng xem c.32: “Tôi giao phó anh em cho Đức Chúa Trời và cho đạo của ơn Ngài”.An điển là một từ Phao-lô thường sử dụng (xem chú thích ở18:27).20:27: Tôi không trễ nải một chút nào để tỏ cho biết hết thảy ý muốn của Đức Chúa Trời. Phao-lô không có ý nói rằng ông đã hiểu hết ý chỉ của Đức Chúa Trời hoặc rằng ông đã rao giảng nó một cách hoàn hảo. Ông đã viết thư cho người Cô-rin-tô: “Chúng ta hiểu biết chưa trọn vẹn, nói tiên tri cũng chưa trọn vẹn” (ICo1Cr 13:9). Ông có ý nói rằng ông chưa bao giờ giữ lại bất kỳ lẽ thật nào với mục đích giành được sự nổi tiếng.

Page 195: Huong dan hoc cong vu cac xu do

20:28a: Hãy giữ lấy mình, và luôn cả bầy mà Đức Thánh Linh đã lập anh em làm kẻ coi sóc. Giữ mình , nghĩa là, ý thức về sự cám dỗ đặc biệt đến cho những người phục vụ Phúc Âm (ministers of the gospel), chẳng hạn như, để được thăng chức hơn là phục vụ, hoặc là để duy trì hội chúng hơn là phát triển nó.Cả bầy . Bởi gọi hội chúng là một “bầy” Phao-lô đang khuyên giục các trưởng lão hãy giống như những người chăn bầy trung tín. Ông không bảo họ phải đối xử với các thuộc viên của hội chúng mình như là những con cừu không biết tự suy nghĩ, hoặc như trẻ con không thể tự vệ chống lại nguy hiểm.Đức Thánh Linh . Phao-lô đang nói rằng chính Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời chứ không phải chính Phao-lô đã bổ nhiệm họ. Chúng ta có thể hỏi: (a) Làm thế nào ông biết rằng họ đã được lựa chọn bởi Thánh Linh của Đức Chúa Trời? (b) Làm thế nào chúng ta có thể khám phá được là các nhà lãnh đạo Hội Thánh hiện nay thật sự đã được Đức Chúa Trời bổ nhiệm?Kẻ coi sóc . Từ Hi-lạp episcopoi ở đây dịch là “kẻ coi sóc” cũng có thể được dịch là “kẻ canh giữ”, “người chăn chiên”, “giám mục”. Những người được Lu-ca gọi ở đây là “kẻ coi sóc” (episcopoi ) chính là những người ông gọi là trưởng lão (presbyteroi ) trong câu 17. Vào lúc bấy giờ những hội chúng khác nhau có những tập quán khác nhau. Ở một số hội chúng người lãnh đạo được gọi là “trưởng lão”, ở những hội chúng khác người ấy được gọi là “kẻ coi sóc”.Chỉ về sau nầy khắp các Hội Thánh mới có một người được bổ nhiệm làm người đứng đầu tất cả những nhà lãnh đạo Hội Thánh khác trong mỗi khu vực, và được phong cho cấp bậc và danh hiệu “episcopoi ” hoặc “giám mục”.Cũng mãi về sau nầy, vào thời cải chánh, nhiều Cơ Đốc Nhân tin rằng đi theo tập quán mà chúng ta tìm thấy trong Công Vụ và không có những người đứng đầu khu vực với danh hiệu và đẳng cấp “giám mục” mới là đúng.20:28b: chăn Hội Thánh của Đức Chúa Trời mà Ngài đã mua bằng chính huyết mình. Từ Hi-lạp được dịch ở đây là “mua” có nghĩa là “giành được”. Phao-lô đưa ra lời dạy dỗ nầy trong các thư tín của ông, nghĩa là Đấng Christ mang chúng ta vào mối thông công với Đức Chúa Trời với giá của chính mạng sống Ngài, tức là Ngài “mua”chúng ta (ICo1Cr 6:20).20:29: Muông sói dữ tợn xen vào. Là một mục sư khôn ngoan Phao-lô đang chuẩn bị các trưởng lão cho thời kỳ mà ông không còn hiện diện và họ sẽ gặp chống đối. Bằng từ “muông sói” có lẽ ông muốn nói đến những giáo sư của Hội Thánh dạy dỗ những giáo lý sai lạc (xem ITi1Tm 1:3-7; KhKh 2:2-6; GiGa 10:12).20:34: Hai bàn tay nầy đã làm ra sự cần dùng của tôi. Dường như người ta ở

Page 196: Huong dan hoc cong vu cac xu do

tại Ê-phê-sô đã tố cáo Phao-lô kiếm lợi lộc từ công tác truyền giáo và mục sư của mình. Vì vậy ở đây ông nhắc nhở họ rằng ông làm việc với chính tay mình để nuôi chính mình (xem chú thích ở Cong Cv 18:3).20:35a: giúp đỡ người yếu đuối. Phao-lô đã làm việc với hai tay mình không chỉ để nuôi chính mình mà còn để giúp đỡ những người thiếu thốn. Người ta thường quên người “yếu đuối”, chẳng hạn như, những người quá già hoặc quá bệnh tật không thể làm việc được. Chăm sóc họ là công tác đặc biệt của Cơ Đốc Nhân.20:35b: Ban cho thì có phước hơn là nhận lãnh. Phao-lô nói rằng ông giúp đỡ người yếu đuối bởi vì Đức Chúa Giê-xu đã nói điều nầy. Dường như thật ngạc nhiên là Lu-ca ghi lại những lời nầy của Đức Chúa Giê-xu ở đây, nhưng không bao gồm nó trong sách Phúc Âm của mình.20:36: Phao-lô quì xuống và cầu nguyện với hết thảy các người ấy. Vào những ngày nầy người ta thường không quì xuống để cầu nguyện. Các Cơ Đốc Nhân thường đứng cầu nguyện (Mac Mc Mac11:25).20:37: Ai nấy đều khóc lắm, ôm lấy cổ Phao-lô mà hôn. Phao-lô không phải là một con người dễ làm việc với. Đôi khi ông quá chắc chắn rằng ông là đúng và rằng mọi người khác đều sai (xem chú thích ở Cong Cv 15:39). Nhưng chúng ta thấy từ câu nầy ông yêu mến các bạn đồng công biết bao, và họ yêu mến ông biết bao. Các hội chúng cần một mục sư chăm chỉ và thành thật, nhưng họ cũng rất cần một người có tình cảm và yêu thương.

Phụ Chú : Phép Lạ

Hầu hết các Cơ Đốc Nhân sử dụng từ “phép lạ” khi họ giải nghĩa những sự kiện bất thường như một dấu hiệu đặc biệt của hành động yêu thương của Đức Chúa Trời. Khi Lu-ca ghi lại các phép lạ trong Công Vụ thì ông đang nói: “Đây là hành động của Đức Chúa Trời”; chứ không nói rằng “Đây là một việc bất thường”. (Từ “phép lạ” chỉ được dùng trong Cong Cv 8:13 và 9:11 trong bản dịch RSV sách Công Vụ. Các từ “dấu lạ”, “việc lạ lùng” và “quyền năng” thường được dùng thay vào đó. Xem chú thích ở 3:12).Kể từ thời Tân Ước, và nhất là trong suốt 500 năm qua, các nhà khoa học đã liên tục khám phá ngày càng nhiều về các định luật thiên nhiên. Nhưng chỉ một mình Đức Chúa Trời biết đầy đủ các “luật” đó là gì. Khi Đức Chúa Trời, bởi Phao-lô, chữa lành một người bị què bẩm sinh (14:8-10), Ngài làm thế theo các luật thiên nhiên của Ngài. Đức Chúa Trời không phá vỡ các luật của Ngài.Bởi vì Đức Chúa Trời đã ban cho con người sự thông minh để khám phá qua khoa học, chúng ta biết tại sao một số sự kiện đã xảy ra mà trước đây được gọi là “phép lạ”. Nhưng điều nầy không có nghĩa rằng niềm tin của chúng ta

Page 197: Huong dan hoc cong vu cac xu do

nơi quyền năng của Đức Chúa Trời bị suy yếu đi. Ngài là tác giả của những khám phá đó và của mọi sự sống.Chúng ta không thể biết liệu một số sự kiện được mô tả trong Kinh Thánh có nên được gọi là phép lạ hay không. Có thể Đức Chúa Trời đã khiến cho Phao-lô thực hiện một phép lạ cho Ơ-tích (20:9-10). Nhưng Ơ-tích có lẽ đã không chết. Lu-ca không nói cho chúng ta biết. Đức Chúa Trời thật đã làm phép lạ, nhưng thật có thể là Ngài không cần làm một phép lạ cho Ơ-tích. Chúng ta không tin Đức Chúa Trời ít hơn nếu chúng ta nghĩ rằng sự kiện nầy không phải là một phép lạ.Chúng ta cần phân biệt cẩn thận giữa phép lạ và pháp thuật. Xem chú thích ở 19:11.Chúng ta không nên gọi mọi sự kiện lạ là phép lạ. Nếu một con bò được sinh ra với hai cái đầu, đó là một “quái thai” chứ không phải là một “phép lạ”. Chúng ta giải thích một sự kiện bất thường như là một phép lạ khi chúng ta tin rằng Đức Chúa Trời làm điều đó bởi vì tình yêu thương của Ngài dành cho chúng ta.Nhiều người, kể cả một số Cơ Đốc Nhân, nghĩ rằng Đức Chúa Trời làm phép lạ để chứng minh rằng Ngài tồn tại và rằng Ngài là một Đức Chúa Trời yêu thương. Nhưng Đức Chúa Giê-xu không làm phép lạ để khiến người ta tin Ngài. Ngài từ chối ban một “dấu” (Mac Mc 8:11-12), và dạy các môn đồ Ngài tin Ngài bằng “đức tin”, chứ không phải vì họ thấy các phép lạ của Ngài (“Chỉ tin mà thôi”, LuLc 8:50).Đức Chúa Trời làm những phép lạ thuộc nhiều loại khác nhau. Chúng ta có thể gọi bài giảng can đảm của Phi-e-rơ, là người từng nhút nhát và sợ hãi, như là phép lạ và cũng là hành động của chính Đức Chúa Trời như khi Ngài chữa lành người què (xem Cong Cv 2:14-36 và 3:6).

ĐỀ NGHỊ NGHIÊN CỨU ÔN LẠI NỘI DUNG Phao-lô đi đến Ma-xê-đoan và Hi-lạp trước khi lên Giê-ru-sa-lem vì hai lý do nào?Tại sao các Cơ Đốc Nhân gặp nhau vào ngày đầu tuần lễ?Làm thế nào chúng ta biết được Lu-ca ở với Phao-lô trong suốt hành trình đến Giê-ru-sa-lem?Các trưởng lão đến gặp Phao-lô từ thành phố nào?Tại sao Phao-lô nhắc nhở các trưởng lão rằng lâu nay ông kiếm sống bằng nghề may trại?

NGHIÊN CỨU KINH THÁNH Trong câu 4 chúng ta đọc về bảy người cộng sự của Phao-lô.

Page 198: Huong dan hoc cong vu cac xu do

(a) Họ hổ trợ ông bằng cách nào?(b) Chúng ta biết gì thêm về mỗi một người sau đây: Sô-ba-tê (hoặc “Sô-xi-ba-tê”, xem RoRm 16:21), A-ri-tạc (xem Cong Cv 19:29 và 27:2 và CoCl 4:10), Trô-phim (xem IITi 2Tm 4:20).(i) Chúng ta học biết gì về ý nghĩa của từ “đức tin” (c.21) từ mỗi một phân đoạn sau đây?(a) LuLc 5:19-20 (b) GiGa 14:10 (c) RoRm 3:28 (d) HeDt 11:1 (e) Gia Gc 2:26(ii) Xin cho một ví dụ từ cuộc sống hằng ngày để chứng minh sự khác biệt giữa “đức tin” với “sự lạc quan”.

THẢO LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU Hãy chọn bốn phân đoạn từ Cong Cv 20:18-35 mà đặc biệt cho thấy Phao-lô như là một mục sư. Những câu nầy có thể cung cấp sự hướng dẫn cho các mục sư và nhà truyền giáo ngày nay như thế nào?“Vào ngày đầu tuần lễ” (c.7).(a) Các Cơ Đốc Nhân sử dụng những tên khác nhau nào (bằng tiếng Anh và bằng bất kỳ ngôn ngữ nào bạn biết) cho ngày họ nhóm nhau lại để thờ phượng?(b) Tên tốt nhất đáng dùng là gì? Xin cho biết lý do.“Ơ-tích … lúc đỡ dậy đã thấy chết rồi.” (20:9).Bạn có nghĩ rằng Ơ-tích đã chết và Phao-lô đã khiến cho anh sống lại từ cõi chết một cách lạ lùng không? hay là có một lời giải thích khác về sự kiện nầy? Điều đó có quan trọng không? Xin đưa ra lý do.“Sự cám dỗ đặc biệt đến cho những người phục vụ Phúc Âm” (tr.188).Hai cám dỗ nghiêm trọng nhất các mục sư phải đối diện trong Hội Thánh bạn là gì?“Nhiều Cơ Đốc Nhân tin rằng đi theo tập quán mà chúng ta tìm thấy trong Công Vụ và không có những người đứng đầu khu vực với danh hiệu và đẳng cấp “giám mục” mới là đúng.” (tr. 188,189). (a) Tại sao họ đi theo bước đó? (b) Tập quán của Hội Thánh bạn là gì? (c) Các Hội Thánh có nên làm y như vậy trong vấn đề nầy hay là mỗi Hội Thánh được tự do định ra các luật lệ riêng cho mình? Xin đưa ra lý do. (d) Theo bạn thì phương pháp nào là tốt nhất?Bạn sẽ trả lời thế nào cho một người hỏi bạn: “Phép lạ là gì? ”?

Phao-lô Đến Giê-ru-sa-lem

21:1-36

Page 199: Huong dan hoc cong vu cac xu do

BỐ CỤC

21:1-16 Phao-lô và đồng bạn đi từ Mi-lê đến Giê-ru-sa-lem.21:17-26 Phao-lô gặp gỡ các nhà lãnh đạo Hội Thánh Giê-ru-sa-lem và đồng ý dự phần vào một lễ nghi tại đền thờ.21:27-36 Người Do Thái (có lẽ từ Ê-phê-sô đến) tấn công Phao-lô, nhưng vị sĩ quan Lamã giải cứu ông và bắt ông.

GIẢI NGHĨA Các chương 21-28 chứa đựng bản tường thuật hành trình của Phao-lô đến Giê-ru-sa-lem và từ Giê-ru-sa-lem đến Rô-ma, và chiếm một phần tư sách Công Vụ. Lu-ca có nhiều lý do để dành nhiều không gian như thế cho hành trình nầy. Ông muốn cho thấy: (a) Phao-lô vẫn cương quyết chữa lành sự phân rẽ giữa các Cơ Đốc Nhân Do Thái và Cơ Đốc Nhân Dân Ngoại bằng cách mang quà của Cơ Đốc Nhân Dân Ngoại đến Giê-ru-sa-lem (xem chú thích ở 11:29); (b) Phao-lô đến Rô-ma với niềm tin rằng công tác truyền giáo vĩ đại sẽ xuất phát từ trung tâm nầy; (c) Phao-lô chưa bao giờ bất trung với đế quốc Lamã, và: (d) có lẽ lý do chính yếu - để cho thấy rằng khi đi chuyến nầy Phao-lô đang theo gương Đức Chúa Giê-xu “đi lên Giê-ru-sa-lem” (LuLc 19:28).

CHÚA GIÊ-XU VÀ PHAO-LÔ Giống như Đức Chúa Giê-xu, Phao-lô nói về sự chịu khổ tương lai của mình (Cong Cv 21:13), bị bắt (21:33), bị lên án bởi đám đông Do Thái (21:36), bị xét xử bởi các nhà lãnh đạo tôn giáo Do Thái (22:30-23:10), bị xét xử bởi một tổng đốc Lamã (24:10-26:32), được xử vô tội (26:31), mà vẫn không được trả tự do (28:16). Và, theo truyền thống, giống như Đức Chúa Giê-xu ông bị kết án tử hình.

CHÚ THÍCH

21:1: Chúng ta phân rẽ các người đó xong, bèn xuống tàu. Từ Hi-lạp ở đây được dịch là “phân rẽ các người đó” thật sự có nghĩa là “đau đớn xé mình ra khỏi họ”, và chúng ta có thể hiểu được điều nầy theo quan điểm của 20:36-38.Hành trình của họ chia thành bảy giai đoạn:1. Từ Mi-lê đến đảo Cốt, trong một thuyền nhỏ (c.1); 2. Tới thành Rô-đơ, trên bờ bắc của đảo Rô-đơ;3. Tới cảng lục địa Ba-ta-ra, tại Lycia, là nơi họ có thể lên một tàu lớn chạy 650 km ngang qua Địa Trung Hải (c.2);

Page 200: Huong dan hoc cong vu cac xu do

4. Tới Ty-rơ, họ ở lại một tuần (c.4), rồi đi tiếp bằng đường biển5. Tới Bê-tô-lê-mai (gọi là Akko ngày nay) ở lại một ngày (c.7), và rồi, có lẽ đi bằng đường biển6. Tới Sê-sa-rê, sau vài ngày từ hải cảng đó cuối cùng họ đi 100 km, về hướng nam xuyên qua vùng đồi núi 7. Tới Giê-ru-sa-lem (c.15).21:4: Các môn đồ chịu Đức Thánh Linh cảm động, dặn Phao-lô chớ lên thành Giê-ru-sa-lem. Khi Phao-lô và các bạn lên bờ tại Ty-rơ họ “tìm ra” các Cơ Đốc Nhân ở tại thành phố nầy. Có lẽ đây là những người lánh nạn đã chạy đến Ty-rơ vào lúc có cơn bách hại tại Giê-ru-sa-lem (11:19).Những Cơ Đốc Nhân nầy nói rằng Đức Chúa Trời đã cho họ biết (“bởi Đức Thánh Linh”) rằng Phao-lô không nên đi lên thành Giê-ru-sa-lem. Nhưng Phao-lô đã nói rằng ông “bị Đức Thánh Linh ràng buộc” phải đi (20:22). Mỗi người đều chắc chắn rằng Đức Chúa Trời đã gởi đến một sứ điệp, nhưng các sứ điệp đó không nhất trí với nhau (xem chú thích ở 6:1a; 15:2a). Điều nầy thường hay xảy ra giữa vòng các Cơ Đốc Nhân, chẳng hạn như một số nhà lãnh đạo Hội Thánh tại Nam Mỹ tin chắc rằng Đức Chúa Trời đang bảo họ phải tham gia chính trị vì cớ người nghèo, nhiều người khác lại đồng tin chắc rằng Đức Chúa Trời đang kêu gọi họ phải tránh chính trị để tập trung vào công tác cá nhân chứng đạo. Chúng ta nên giải thích điều nầy như thế nào?(a) Là con người hay lầm lỗi chúng ta không bao giờ có thể hoàn toàn chắc chắn rằng mình đã giải thích đúng sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời.(b) Bởi cảm xúc quá dào dạt của chính mình chúng ta có thể thành tâm nghĩ rằng điều chúng ta muốn là điều Đức Chúa Trời đang phán. Điều nầy dường như đã xảy ra tại Ty-rơ. Những Cơ Đốc Nhân nầy muốn có Phao-lô ở với họ hơn là muốn Phao-lô thực thi công tác của mình cho Đức Chúa Giê-xu Christ. Có lẽ họ cảm thấy lo sợ rằng họ sẽ không được bảo vệ nếu Phao-lô bị bắt tại Giê-ru-sa-lem, vì vậy họ thành tâm tin rằng Đức Chúa Trời không muốn ông đi đến đó.(c) Mặc dầu thật khó giải thích đúng đắn ý chỉ của Đức Chúa Trời, điều đó không phải là không thể, vì chính Đức Chúa Trời cung ứng sự hướng dẫn.21:5-6: Cả môn đồ với vợ con đều tiễn chúng ta … cùng nhau cầu nguyện rồi từ giả nhau. Trong các câu 4-6 chúng ta đọc về việc Phao-lô và nhóm bạn của ông tìm ra được nơi các Cơ Đốc Nhân tại Ty-rơ sống rồi họ được thông công mật thiết với nhau. Bởi vì các môn đồ của Đức Chúa Giê-xu là một gia đình toàn cầu, các thuộc viên của nó cần gặp gỡ nhau và “tìm ra” những Cơ Đốc Nhân khác, nhất là khi họ là một thiểu số trong nước mình. Những người hành hương đến Đất Thánh cần gặp gỡ các Cơ Đốc Nhân ở đó, chứ không chỉ thăm viếng những chốn cổ xưa. Cách đây một vài năm một doanh

Page 201: Huong dan hoc cong vu cac xu do

nhân Scandinavia đi đến Gambia công tác cho hãng của mình, và trong thời gian ở đó ông đi về miền quê thăm viếng các hội chúng Cơ Đốc. Do đó có một mối liên lạc trong mười năm qua giữa hội chúng quê nhà của ông và một trường huấn luyện Cơ Đốc tại Gambia (cũng xem c.7 và 20:36-38).21:8: chúng ta … đến thành Sê-sa-rê; vào nhà Phi-lip là người giảng Tin Lành. Ở đây Lu-ca giải thích rằng Phi-lip nầy không phải là một trong mười hai Sứ Đồ (LuLc 6:14), nhưng là một trong những người giúp việc bàn tiệc mà Mười Hai Sứ Đồ đã bổ nhiệm để chăm sóc cho người nghèo (Cong Cv 6:3-6). Chúng ta đọc trong 8:40 rằng ông đến Sê-sa-rê.Có lẽ ông đã được Hội Thánh chính thức bổ nhiệm làm một “nhà truyền giáo” (xem Eph Ep 4:11), hoặc có lẽ ông là một Cơ Đốc Nhân có khả năng truyền giảng tự do.21:10-11: Một tiên tri tên là A-ga-bút … lấy dây lưng của Phao-lô trói chơn tay mình. Chúng ta đọc trong Cong Cv 11:28 rằng A-ga-bút tiên đoán một nạn đói (thật sự đã diễn ra). Theo câu 10 ông tiên đoán rằng nếu Phao-lô đi đến Giê-ru-sa-lem ông sẽ bị bắt, và rằng người Do Thái sẽ nộp ông cho Dân Ngoại. Lời tiên đoán nầy được ứng nghiệm, nhưng không chính xác như vậy. Phao-lô bị đám đông Do Thái bắt lấy, nhưng họ không “nộp” ông cho người Lamã. Chính người Lamã đã bắt ông.A-ga-bút thể hiện sứ điệp của mình qua hành động, như một số tiên tri Cựu Ước, chẳng hạn như vào thời điểm mọi người đều tuyệt vọng, đang chờ đợi bị xâm lược, thì Giê-rê-mi mua một cánh đồng rồi đi khắp nơi cho họ xem khế ước mua bán. Đây là cách ông muốn nói: “Nếu chúng ta tin cậy Đức Chúa Trời và sống theo cách Ngài muốn, chúng ta sẽ tồn tại qua bất kỳ cuộc xâm lược nào và sẽ xây dựng nhà cửa trên đất đai của mình” (Gie Gr 32:6-15).21:13: Tôi sẳn lòng chẳng những để bị trói thôi, lại cũng sẳn lòng vì danh Đức Chúa Giê-xu chịu chết tại thành Giê-ru-sa-lem nữa. Từ câu nầy chúng ta có thể nghĩ rằng Phao-lô thật sự muốn chịu khổ và chịu chết (cũng xem Cong Cv 20:22, 25). Đã có nhiều Cơ Đốc Nhân nhầm lẫn tin rằng họ không phải là Cơ Đốc Nhân thật sự trừ phi họ đang gặp rắc rối hoặc đang phải chịu khổ. (Có lẽ họ muốn làm theo Mat Mt 5:11 một cách chính xác, hoặc để chuộc lại những lỗi lầm của mình). Họ thật sự muốn làm những nhà tuận đạo. Không lâu sau khi Lu-ca viết sách Công Vụ, Ignatius làm giám mục tại An-ti-ốt xứ Sy-ri. Khi ông bị tố cáo về tội mưu phản bởi nhà cầm quyền Lamã và bị bắt đưa đến Rô-ma, ông viết thư cho Hội Thánh ở đó. Ông nài xin họ “đừng giải cứu ông khỏi những loài dã thú nhưng hãy để cho chúng xâu xé ông”. Ông bị giết như thế năm 107 SC.Nhưng Phao-lô không giống như vậy. Ông đi lên Giê-ru-sa-lem bởi vì ông có việc phải làm ở đó (Xem phần giải nghĩa phía trên) “vì danh Đức Chúa

Page 202: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Giê-xu”, chứ không nhằm chịu khổ hoặc để làm một nhà tuận đạo. Như hầu hết các Cơ Đốc Nhân đều biết, Phao-lô cũng biết rằng nếu bạn trung thành với Đấng Christ, bạn tìm được đủ khổ nạn trong đời rồi và không cần phải tìm kiếm nó làm gì.21:27: Chúng ta đến thành Giê-ru-sa-lem, thì anh em vui mừng tiếp rước. Họ đi từ Sê-sa-rê lên thành Giê-ru-sa-lem. Có lẽ họ cưỡi ngựa hoặc la, với hành lý nặng trĩu tiền bạc đã lạc quyên được từ các hội chúng Dân Ngoại cho “người nghèo tại thành Giê-ru-sa-lem”. Khi họ đi đường họ cũng gặp những khách hành hương khác đi lên để dự Lễ Trái Đầu Mùa (“Lễ Ngũ Tuần”). Khi đến nơi họ được đón tiếp nồng nhiệt bởi Ma-na-sôn (c.16) và bởi những Cơ Đốc Nhân Do Thái Hê-lê-nít (“anh em”), là những người ủng hộ thái độ của Phao-lô đối với Dân Ngoại. Ngày hôm sau họ đến gặp Gia-cơ (xem chú thích ở c.23).21:19: Phao-lô … bèn thuật lại từng điều mọi sự Đức Chúa Trời đã bởi chức vụ mình làm ra trong người ngoại. Phao-lô mô tả “chức vụ” của mình giữa vòng Dân Ngọai cho Gia-cơ nghe.Từ Hi-lạp được dịch ở đây là “chức vụ” là diakonia . Từ nầy, cùng với diakonos (mục sư: minister) và diakonein (phục vụ: to minister), là một từ Tân Ước quan trọng. Các tác giả sử dụng nó theo năm cách: (1) Trở nên hữu dụng (như Ma-thê, LuLc 10:40) (2) Việc Đấng Christ ban chính Ngài cho nhân loại (Mac Mc 10:45) (3) hành vi của Cơ Đốc Nhân theo gương Đấng Christ (Mac Mc 10:43) (4) sự phục vụ của các nhà lãnh đạo Hội Thánh (như trong câu nầy); (5) Công tác thực hiện bởi những nhà lãnh đạo được gọi là “chấp sự” (ITi1Tm 3:10).Trong bản dịch RSV nhiều từ được dùng để dịch nó: “ministry (chức vụ)”, “service (sự phục vụ)”, “help (sự giúp đỡ)”, “mission (sứ mạng)”. Nhưng ý nghĩa căn bản trong hầu hết các đoạn văn là “phục vụ như chính Đức Chúa Giê-xu đã phục vụ”. Đó là điều một “mục sư” Cơ Đốc được ủy thác phải làm.21:23-24: Chúng tôi đây có bốn người đều mắc lời thề; hãy đem bốn người đó cùng đi, làm lễ tinh sạch cho mình luôn với họ. Phao-lô và nhóm của ông, là những người đã được những người Hê-lê-nít đón tiếp, bây giờ được Gia-cơ hoan nghênh. Đây là Gia-cơ em Đức Chúa Giê-xu, là người đứng đầu Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem. Lu-ca không đề cập đến sự hiện diện của bất kỳ sứ đồ nào.Nan đề của Gia-cơ . Gia-cơ ngợi khen Đức Chúa Trời về điều Phao-lô đã làm cho Dân Ngoại (c.19), nhưng ông và những trưởng lão tại Hội Thánh Giê-ru-sa-lem có một nan đề phải giải quyết. Một mặt họ thừa nhận rằng Hội Thánh đang phát triển qua công tác của Phao-lô. Mặt khác họ biết rằng họ được cộng đồng Do Thái tôn trọng chỉ nếu, đổi lại, họ tôn trọng luật pháp

Page 203: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Do Thái. Chính họ cũng lo giữ luật pháp cổ xưa đó. Họ khác biệt với những người Hê-lê-nít ngay tại chỗ nầy (xem chú thích ở Cong Cv 6:1). Nhưng họ cũng rất nghi ngờ không biết Phao-lô có thật sự tôn trọng Luật pháp hay không nữa.Nan đề của Gia-cơ trở nên nghiêm trọng hơn khi người ta bắt đầu nói rằng Phao-lô đã bảo người Do Thái từ bỏ tục lệ cắt bì cổ truyền. Điều nầy không hoàn toàn đúng. Mặc dầu ông đã viết: “Người Do Thái chúng tôi được xưng công bình chẳng phải bởi các việc luật pháp” (GaGl 2:15-16), ông chưa hề bảo các Cơ Đốc Nhân Do Thái đừng làm phép cắt bì cho con cái họ. Đó chính là cho Dân Ngoại mà ông mới nói rõ ràng: “Phép cắt bì không cần thiết”.Vì vậy để giải quyết vấn đề nầy, Gia-cơ khuyên Phao-lô dự phần công khai vào một lễ nghi Do Thái. Đây là lễ tinh sạch (xem Cong Cv 18:18). Bốn Cơ Đốc Nhân Giê-ru-sa-lem đã mắc lời thề, và Phao-lô được khuyên nên dự phần vào nghi lễ đó và trả mọi chi phí. Bởi làm như thế ông sẽ chứng tỏ rằng mình vẫn giữ Luật pháp.Nan đề của Phao-lô . Ông có nên vâng lời Gia-cơ hay là từ chối? Phao-lô quyết định vâng lời. Một số người nói rằng bởi làm như thế, Phao-lô đang hành động dối trá và mắc tội không thành thật và giả hình. Ong đã viết thư cho người Ga-la-ti và cho người Rô-ma rằng Đấng Christ đã chấm dứt Luật pháp (RoRm 10:4). Ông đang giả vờ làm một người Do Thái hoàn toàn trung thành, nhưng lại không phải. Họ nói, sự giả vờ như thế không thể thành công. Phao-lô chẳng đạt được điều gì qua việc dự phần vào nghi lễ đó. Chính ông đã nói rằng Cơ Đốc Nhân không được làm điều ác để được điều thiện (RoRm 3:8).Những người khác thấy rằng Phao-lô thật can đảm khi dự phần vào một thỏa hiệp vì cớ sự hiệp một giữa vòng các Cơ Đốc Nhân (cũng xem ICo1Cr 9:20-23). Ong dự phần vào nghi lễ nầy để những người Hê-lê-nít và những người theo truyền thống được cùng sống với nhau trong mối thông công. Ông đặt hi vọng nầy trước cả niềm xác quyết của mình. Những người theo ý kiến nầy giải thích rằng Cơ Đốc Nhân không thể tránh “thỏa hiệp”, bởi vì họ thường phải đối diện với hai lẽ thật, chứ không phải một. Đối với Phao-lô thật đúng là Đấng Christ đã khiến cho các sinh tế không còn cần thiết nữa, nhưng cũng đúng là Đấng Christ cần một Hội Thánh hiệp một. Vì vậy ngày nay một số Cơ Đốc Nhân có thể phản đối một số lời tuyên bố đọc lên trong các buổi lễ của Hội Thánh bởi vì “chúng không thật”, nhưng họ vẫn cứ ở trong hội chúng đó vì một lẽ thật khác, nghĩa là, chúng ta là một thân trong Christ (ICo1Cr 12:12-13, xem chú thích ở Cong Cv 15:20, “Quyết định”).21:27: Các người Giu-đa, quê A-si … xui cả đoàn dân dấy loạn, rồi bắt người. Một số người Do Thái từ tỉnh A-si có mặt tại Giê-ru-sa-lem, có lẽ để

Page 204: Huong dan hoc cong vu cac xu do

dự Lễ. Có lẽ họ đã gặp Phao-lô tại Ê-phê-sô (19:28), và đã coi ông như là kẻ thù kể từ đó. Rồi họ nghe một tin đồn rằng ông đã đưa một số người Dân Ngoại vượt qua “bức tường phân cách” của Đền Thờ vào trong sân Y-sơ-ra-ên (xem Eph Ep 2:14). Bức tường nầy hoặc “soreg ” phân cách hành lang Dân Ngoại với những hành lang bên trong, và trên đó là một thông báo: “Không một người ngoại quốc nào được vượt qua rào chắn nầy vòng quanh đền thờ và nếu có ai bị bắt gặp đang làm như thế thì người ấy phải chịu trách nhiệm về cái chết của chính mình.” (xem biểu đồ tr.197). Tin đồn về Phao-lô không đúng, nhưng họ tin điều đó, và họ cảm thấy rằng họ có quyền tấn công ông. Họ kéo ông ra khỏi Hành Lang Y-sơ-ra-ên và cố gắng giết ông (c.31).Chúng ta có thể hiểu được tại sao những người Do Thái nầy (không phải là Cơ Đốc Nhân) lại giận dữ như thế. Họ nghĩ rằng Phao-lô đang phá hủy những điều khiến cho người Do Thái khác biệt với phần còn lại của nhân loại, chẳng hạn như tập quán cắt bì. Chúng ta biết những người Hồi Giáo đi lễ cầu nguyện ngày thứ Sáu cảm thấy giận dữ như thế nào nếu họ nghe tin đồn rằng một Cơ Đốc Nhân đã phê phán lời dạy dỗ trong kinh Co-ran.21:31-33: Tiếng đồn đến quan quản cơ … quản cơ bắt người. Bên ngoài cổng bắc của khu vực Đền Thờ người Lamã đã xây một tòa tháp đồ sộ gọi là Pháo Đài Antonia. Họ làm điều nầy để có thể ngăn ngừa những cuộc biểu tình chống Lamã diễn ra trong sân Đền Thờ. Trong những thời gian Lễ Hội họ giữ 1.000 lính (một “cohort”), với ngựa, trong tháp. Vị sĩ quan chỉ huy những người lính nầy là “quản cơ” (thiếu tá) của họ, trong trường hợp nầy là một người Hi-lạp có tên là Cơ-lốt Ly-sia. Ông dẫn một đội lính băng xuống các bậc tam cấp dẫn từ Pháo Đài đến cổng Đền Thờ, và bắt Phao-lô. Bắt được Phao-lô rồi, những người lính phải khiêng ông trên vai lên các bậc tam cấp vào trong pháo đài bởi vì đám đông đang cố sức giết ông (c.36).

ĐỀ NGHỊ NGHIÊN CỨU ÔN LẠI NỘI DUNG Đưa ra một lý do tại sao Phao-lô đi đến Giê-ru-sa-lem?Ong gặp gỡ các nhóm Cơ Đốc Nhân tại ba chỗ nào trong chuyến đi?Phi-lip là ai mà Phao-lô gặp tại Sê-sa-rê?Tại sao Gia-cơ khuyên Phao-lô dự phần vào một lễ nghi Do Thái?“Bức tường phân cách” trong khu vực đền thờ là gì?

NGHIÊN CỨU KINH THÁNH “Phao-lô đi chuyến nầy đang theo gương Đức Chúa Giê-xu “đi lên Giê-ru-sa-lem” (tr.192). Hãy ghép mỗi một kinh nghiệm của Đức Chúa Giê-xu được mô tả trong các đoạn văn từ (a) - (f) trong Phúc Âm của Lu-ca, với

Page 205: Huong dan hoc cong vu cac xu do

kinh nghiệm tương ứng của Phao-lô được mô tả trong một trong những phân đoạn (g) - (l) trong Công Vụ.

Lu-ca (a) Cong Cv 18:31-34(b) 22:54(c) 22:66(d) 23:1-2(e) 23:14-15(f) 23:18

Công Vụ (g) 21:13-14(h) 21:33(i) 21:36(j) 22:30(k) 24:1-2(l) 26:3 “A-ga-bút thể hiện sứ điệp của mình qua hành động, như một số tiên tri Cựu Ước” (tr.194).Theo mỗi một phân đoạn sau đây, vị tiên tri đã làm gì, và sứ điệp mà ông thể hiện là gì?(a) IVua 1V 11:29-31 (b) EsIs 20:2-5 (c) Gie Gr 13:1-9 (d) Exe Ed 4:1-3“Từ Hi-lạp được dịch ở đây là “chức vụ” là diakonia …. Các tác giả sử dụng nó theo năm cách” (xem chú thích ở Cong Cv 21:19). Từ nầy được dịch như thế nào trong mỗi một câu sau đây, và theo cách nào trong năm cách được dùng?(a) Mac Mc 10:45 (b) Cong Cv 12:25 (c) 19:22 (d) RoRm 16:1 (e) IICo 2Cr 3:6 (f) Phi Pl 1:1“Chính Đức Chúa Trời đưa ra sự hướng dẫn” (tr.193).(a) Xin đưa ra hai ví dụ về lẽ thật nầy từ những chương khác của Công Vụ.(b) Điều nầy có đúng như kinh nghiệm của bạn không? Cho ví dụ.(c) “Chúng ta không bao giờ có thể hoàn toàn chắc chắn rằng mình đã giải thích đúng sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời” (tr.193). Bạn có ý kiến gì? Hãy minh họa câu trả lời của bạn với một ví dụ.“A-ga-bút thể hiện sứ điệp của mình qua hành động” (tr.194).(a) Hãy mô tả các hành động của một diễn giả hoặc một nhà truyền đạo thể hiện sứ điệp của mình trước sự hiện diện của bạn, và cho biết những hành động đó có hiệu quả ra sao trong việc chuyển đạt sứ điệp.(b) Có thể có những thuận lợi nào khi “nói” theo cách nầy, và đâu là những mối nguy?“Đã có nhiều Cơ Đốc Nhân nhầm lẫn tin rằng họ không phải là Cơ Đốc

Page 206: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Nhân thật sự trừ phi họ đang phải chịu khổ.” (tr. 194).(a) Tại sao một số Cơ Đốc Nhân cư xử theo lối như vậy?(b) Tại sao Phao-lô phải chịu khổ?“Gia-cơ khuyên Phao-lô dự phần công khai vào một lễ nghi Do Thái…. Phao-lô quyết định vâng lời?” (tr. 195).(a) Bạn hẳn đã làm gì nếu bạn là Phao-lô? Xin đưa ra lý do.(b) Cho ví dụ về một số tình huống ngày nay mà trong đó các Cơ Đốc Nhân đối mặt với một sự bế tắc tương tự. Cho biết trong mỗi trường hợp bạn có nghĩ rằng họ nên thỏa hiệp hay không, và tại sao.

Hai Bài Giảng Của Phao-lô Cho Người Do Thái

Cong Cv 21:37-23:11

BỐ CỤC

21:37-40 Quản cơ Lamã cho phép Phao-lô giảng một bài.22:1-21 Bài giảng của Phao-lô cho đám đông Do Thái.22:22-29 Quản cơ giải cứu Phao-lô khỏi đám đông giận dữ.22:30-23:5 Cơn giận của thầy tế lễ thượng phẩm.23:6-11 Bài giảng của Phao-lô cho tòa Công Luận.

GIẢI NGHĨA

HAI THẨM QUYỀN Phao-lô, như mọi người Do Thái khác sống trong đế quốc Lamã, có hai thẩm quyền trông mong ông phải vâng phục. Một là thẩm quyền của người Do Thái, có thầy tế lễ thượng phẩm là người đứng đầu; thẩm quyền kia là đế quốc Lamã, đứng đầu là Hoàng Đế. Trong năm chương tiếp theo của sách Công Vụ (21:37-26:30) Lu-ca ghi lại Phao-lô đáp ứng với cả hai thẩm quyền nầy như thế nào.

PHAO-LÔ VỚI NGƯỜI DO THÁI Trong phần nầy, 21:37-23:11, chúng ta đọc về bài giảng của Phao-lô cho người Do Thái, trước là cho đám đông, sau cho Tòa Công Luận. Mặc dầu trong một vài phân đoạn thật khó khám phá được điều gì đã xảy ra, Lu-ca đã có thể cho chúng ta thấy được những sự kiện chính là gì (xem chú thích ở 22:30).

CHÚ THÍCH 21:37: Phao-lô … nói với quản cơ: “Tôi có phép nói với ông đôi điều chăng?” Phao-lô có lẽ phải hét to lên mới được nghe thấy vì tiếng ồn của

Page 207: Huong dan hoc cong vu cac xu do

đám đông, và ông nói như thế bằng tiếng Hi-lạp. Viên quản cơ trước đây đã nghĩ rằng Phao-lô là một nhà lãnh đạo du kích quân người Ai-cập đã lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa không thành công chống lại người Lamã vào năm 54 SC (c.38). Người nầy dẫn một đội quân 4000 kẻ ám sát (“những người dùng dao găm”) và là người duy nhất trốn thoát được. Khi viên quản cơ nghe Phao-lô dùng tiếng Hi-lạp, ông mới hỏi Phao-lô là ai, và Phao-lô bảo ông ta: “Tôi là một người Do Thái, vốn ở thành Tạt-sơ” (c.39). Tạt-sơ là một trong ba thành phố có trường đại học chính trong đế quốc Lamã (hai thành phố kia là A-thên và A-lec-xan-đơ).21:40: Phao-lô, đứng trên thềm … nói bằng tiếng Hê-bơ-rơ. Đứng trên thềm . Phao-lô đứng trên bậc tam cấp cao dẫn đến pháo đài An-tô-ni. Lu-ca nói rằng khi ông đứng đó, có một “sự im lặng lạ lùng”. Có lẽ đây là bởi họ ngạc nhiên thấy ông xuất hiện, mặt ông đầy máu me và áo quần rách tả tơi (đám đông đã kéo ông ra khỏi đền thờ và tìm cách giết ông, cc.30-31).Ong nói chuyện với họ . Chúng ta đặc biệt chú ý trong bài giảng nầy: (a) Phao-lô nói từ kinh nghiệm của chính mình, chủ yếu về sự cải đạo của mình, chứ không lặp lại những điều những người khác tin hoặc làm (xem chú thích ở 15:8). (b) Sự tương phản giữa lúc bắt đầu và lúc kết thúc bài giảng. Thọat tiên Phao-lô đồng hóa chính mình với người nghe: “Tôi là một người Giu-đa …” (22:3). Nhưng sau nầy ông phải đi xa hơn và bảo cho họ biết sứ mạng mà ông đã nhận lãnh từ Đức Chúa Trời để phục vụ Dân Ngoại: “Ta toan sai ngươi đi đến cùng dân ngoại ở nơi xa” (22:21). Lúc ấy họ khước từ ông.Bằng tiếng Hê-bơ-rơ . “Hê-bơ-rơ” trong câu nầy có nghĩa là tiếng “A-ram”, ngôn ngữ thường đàm của người Do Thái khắp vùng phía đông đế quốc Lamã. Ngôn ngữ Hê-bơ-rơ chỉ được nói bởi những người Do Thái có học thức cao. Vì Phao-lô nói tiếng A-ram nên đám đông mới chịu lắng nghe (22:2). Ông là một nhà thần học được huấn luyện đầy đủ, nhưng lại có thể sử dụng ngôn ngữ bình dân. Nhiều nhà truyền đạo thiếu kinh nghiệm ngày nay đánh mất sự chú ý của thính giả bởi vì họ sử dụng ngôn ngữ thần học chuyên biệt. Họ học ngôn ngữ đó ở trường đại học nhưng không học được cách chuyển dịch nó sao cho giới bình dân có thể hiểu được.22:3: Nuôi tại đây, trong thành nầy, học nơi chơn Ga-ma-li-ên. Phao-lô đã được đưa về Giê-ru-sa-lem khi ông còn nhỏ và sau nầy trở thành một sinh viên của Ga-ma-li-ên (xem 5:34). Ga-ma-li-ên là một nhà thần học Do Thái nổi tiếng là người ít bị truyền thống ràng buộc hơn so với hầu hết rabbi khác. Phao-lô, trước khi trở thành một Cơ Đốc Nhân, còn nghiêm khắc hơn Ga-ma-li-ên (xem Phi Pl 3:5-6).22:4: Tôi từng bắt bớ đạo nầy. Phao-lô cho người nghe thấy rằng ông là một người Do Thái nghiêm nhặt bằng cách cho họ biết rằng ông đã từng bắt bớ

Page 208: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Hội Thánh Cơ Đốc. Ông gọi đó là “Đạo nầy” (còn dịch là “phe nầy” trong Kinh Thánh Việt Ngữ - ND).Từ “Đạo” trong Kinh Thánh thường có nghĩa là một con đường hoặc lối đi, nhưng nó cũng có những ý nghĩa đặc biệt, chẳng hạn như.:(a) Kế hoạch sáng tạo thế giới của Đức Chúa Trời đã, phương cách trong đó Ngài dự định con người nên sống. “Chỉ dạy con đường Ngài cho người nhu mì” (Thi Tv 25:9). Đức Chúa Giê-xu nhận xét rằng giữ theo con đường đó thật khó: “Cửa hẹp và đường chật dẫn đến sự sống, kẻ kiếm được thì ít” (Mat Mt 7:14).(b) Đức Chúa Giê-xu gọi chính Ngài là “đường đi” bởi vì Ngài, duy nhất trong toàn thể nhân loại, thật sự đang sống đầy trọn theo kế hoạch của Đức Chúa Trời (GiGa 14:6).(c) Những môn đồ đầu tiên của Đức Chúa Giê-xu được gọi là “người theo Đạo” và trong một số câu “Đạo” dường như nói đến “Hội Thánh”, như trong câu nầy và trong câu Cong Cv 24:14. Những người khác có thể cho biết ai là Cơ Đốc Nhân theo “đạo” cư xử của họ với nhau và với những người khác, hơn là bởi sự hiểu biết hoặc kỷ năng giảng dạy của họ.Trong suốt một cuộc tranh cãi dài dòng giữa một hội chúng Cơ Đốc với dân Hồi giáo địa phương, vị Giám Mục của họ nói: “Cách các bạn hành xử trong công việc nầy cũng quan trọng y như kết quả của nó vậy.”Chú thích . Những người theo Lão giáo tại Trung Hoa dùng từ “Đạo”. Họ dạy rằng con người phải đi theo con đường mà toàn bộ vũ trụ hành xử. Đối với với người Do Thái, “halacha ” là “Đạo”. Chắc chắn có một mối liên kết giữa những lời dạy dỗ như thế và điều Đức Chúa Giê-xu dạy về “Đạo”.22:6: Lúc tôi đương đi đường, gần đến thành Đa-mách. Ở đây Lu-ca đưa ra một bản tường thuật thứ hai về sự cải đạo của Phao-lô (xem chú thích ở 9:3-25). Bản tường thuật nầy rất giống những điều trong chương 9 và trong GaGl 1:15-16. Nhưng có vài điểm khác biệt: So sánh Cong Cv 22:9 với 9:7; 22:15 với 9:17; 22:17 với 9:27-30. “Độ ban trưa” chỉ dùng trong bản tường trình nầy.22:14: Đức Chúa Trời của tổ phụ chúng ta đã định cho anh được biết ý muốn Chúa, được thấy Đấng Công bình, và nghe lời nói từ miệng Ngài. A-na-nia bảo Phao-lô rằng công tác Đức Chúa Trời đã bổ nhiệm ông làm là: (1) khám phá ý chỉ của Đức Chúa Trời, (2) làm điều nầy bằng cách coi Đức Chúa Giê-xu (Đấng Công Bình) như là tiếng nói của Đức Chúa Trời, và (3) làm như thế bởi lắng nghe tiếng nói đó chứ không phải tiếng nói của thế gian xung quanh.22:15: Anh sẽ làm chứng cho Ngài trước mặt mọi người. Theo câu nầy Phao-lô nói rằng chính A-na-nia bảo ông rằng ông phải làm “một chứng nhân cho Đức Chúa Giê-xu”. Theo bản tường thuật trong bài giảng của

Page 209: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Phao-lô cho Ac-rip-ba trong Cong Cv 26:16 ông nói rằng chính Đức Chúa Giê-xu ban cho ông sứ điệp nầy. Từ Hi-lạp được dịch là “làm chứng” là martus , từ đó chúng ta có từ “martyr: tuận đạo”; từ đó được dịch là “chết vì Chúa” trong KhKh 17:6. Khi các Cơ Đốc Nhân “làm chứng” cho điều Đức Chúa Giê-xu đã làm và điều Ngài muốn các môn đồ Ngài làm, thì họ thường phải chịu khổ và thậm chí còn phải mất mạng sống vì nó, như Ê-tiên đã chịu (c.20 và xem chú thích ở Cong Cv 7:58a).22:17: Tôi bị ngất trí. Xem chú thích ở “khải tượng” (tr.151), và xem 23:11. Ở đây Phao-lô nói rằng chính trong một khải tượng mà ông được bảo phải rời khỏi thành Giê-ru-sa-lem, nhưng theo 9:27-30 ấy chính là các Cơ Đốc Nhân đã khuyến khích ông.22:24: Quản cơ … truyền dùng roi mà tra người. Khi đám đông không chịu nghe Phao-lô nữa và lại đòi phải giết ông (cc.22,23), thì viên quản cơ quyết định thẩm vấn ông bằng cực hình để xem ông có phải là người kích động chính trị không. Phao-lô đã bị đánh đòn tại thành Phi-lip (16:22-23) và có lẽ tại Ê-phê-sô, nhưng cực hình mà quản cơ ra lệnh bây giờ còn tàn nhẫn hơn nhiều. Họ căng tù nhân ra trên một cái khung bằng gỗ và liên tiếp đánh đập người ấy bằng roi da có gắn những mảnh sắt và xương.22:25: Ngươi được phép đánh đòn một người quốc dân Rô-ma, hay sao? Phao-lô nói điều nầy khi ông sắp sửa chịu cực hình. Ong bảo họ ông sanh ra là một công dân Lamã, đó là, một người có đặc quyền (xem chú thích ở 16:37). Viên quản cơ ngạc nhiên, và bảo Phao-lô rằng chính ông ấy đã phải mua quyền công dân mình. Ông mở trói cho Phao-lô vào ngày hôm sau.Một vài nhà phê bình chỉ ra rằng Đức Chúa Giê-xu chẳng bao giờ né tránh cực hình bằng cách công bố rằng Ngài là một người đặc biệt. Họ nói thêm rằng Phao-lô, khi nói điều nầy, đã thất bại trong việc đồng hóa chính mình với nhiều người không có đặc quyền trên thế giới là những người không có quyền lợi gì. Nhưng những người khác nghĩ rằng Phao-lô tin Đức Chúa Trời muốn ông đến Rô-ma còn sống và ông nói về “quyền” của ông vì cớ Phúc Âm hơn là vì cớ chính mình.Có lẽ không có gì sai trật khi Cơ Đốc Nhân “tuyên bố quyền lợi” của mình vì cớ người khác. Một linh mục đưa một người phụ nữ đang ốm hết sức nặng đến bệnh viện có lẽ đúng khi cho biết ông là ai và yêu cầu chăm sóc đặc biệt cho bà ta. Nhưng những người có địa vị quan trọng hoặc giàu có thường hay đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt cho bản thân mình, chẳng hạn như chỗ ngồi tốt nhất trong nhà thờ hay chỗ đứng thứ nhất trong một chỗ xếp hàng. 22:30: Quản cơ … truyền cho các thầy tế lễ cả và cả tòa công luận nhóm lại. Bản tường thuật của Lu-ca trong 22:30-23:10 về việc Phao-lô bị đưa ra trước Tòa Công Luận Do Thái không được rõ ràng lắm, và độc giả có thể hỏi

Page 210: Huong dan hoc cong vu cac xu do

nhiều câu như: Một quản cơ Lamã có thật sự đủ thẩm quyền để “truyền lệnh” cho Tòa Công Luận nhóm lại không? Tại sao Tòa Công Luận thảo luận về sự phục sinh thay vì giải quyết vụ tố giác chống lại Phao-lô (21:28)? Làm thế nào mà Phao-lô, một tù nhân, lại có thể chịu trách nhiệm về các sự kiện?Nhưng chúng ta có thể thấy rằng những sự kiện chính là: (1) Viên quản cơ nộp Phao-lô cho Tòa Công Luận; (2) Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm và Phao-lô tranh cãi dữ dội; (3) Tòa Công Luận không đưa ra được một quyết định nào; và (4) Viên quản cơ phải đưa Phao-lô trở về lại pháo đài An-tô-ni.

(Lời ghi chú dưới bức tranh ở trang 203:“Khi các Cơ Đốc Nhân “làm chứng” cho điều Đức Chúa Giê-xu muốn chúng ta làm, thì họ thường phải chịu khổ và thậm chí còn phải mất mạng sống vì nó” (tr.202).Trong những năm gần đây nhiều Cơ Đốc Nhân tại Korea đã chịu bắt bớ và giam cầm mà không hề được xét xử . Nhà thơ Korea Kim Chi Ha bị kết án chung thân vì đã can đảm lên tiếng bênh vực các nguyên tắc Cơ Đốc .)

23:2: Thầy tế lễ thượng phẩm là A-na-nia biểu mấy kẻ đứng gần Phao-lô vả miệng người. Chúng ta không nên nhầm lẫn A-na-nia nầy với hai người khác có cùng tên (Cong Cv 5:1 và 9:10), hoặc với An-ne, một thầy tế lễ thượng phẩm trước đây (4:6). Ông A-na-nia nầy bị cách chức không lâu sau biến cố nầy, và sau đó bị du kích quân Do Thái sát hại vì thân Lamã.Nhiệm vụ của ông trong trường hợp nầy là tìm ra Phao-lô có vi phạm luật pháp Do Thái hay không, nhưng khi ra lệnh vả miệng Phao-lô, chính ông đang vi phạm luật đó.23:3: Phao-lô bèn nói cùng người rằng: “Đức Chúa Trời sẽ đánh ông”. Thật chẳng ngạc nhiên khi thấy Phao-lô rất giận dữ. Nhưng chúng ta giải thích cơn giận của ông như thế nào đây? Có phải ông cảm thấy cá nhân mình bị xúc phạm và nổi nóng không? Hay là ông dạn dĩ đi theo gương mẫu các tiên tri Hê-bơ-rơ, và của chính Đức Chúa Giê-xu, khi giận dữ vạch trần tội ác (xem GiGa 2:15)?23:5: Hỡi anh em, tôi chẳng biết là thầy cả thượng phẩm. Phao-lô nói điều nầy khi họ tố cáo ông “nhiếc móc thầy cả thượng phẩm”. Có phải ông đang nói dối để tránh rắc rối không? Hay có lý hơn là, vì đây là một cuộc họp không chính thức, Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm không ngồi chỗ thông thường của mình, nên Phao-lô không biết người đã ra lệnh vả miệng ông.23:6a: Phao-lô biết trong bọn họ phần thì người Sa-đu-sê, phần thì người Pha-ri-si. Người Sa-đu-sê và người Pha-ri-si là hai “dòng” hoặc hai hội bên trong tôn giáo Do Thái. Mỗi nhóm đều có đại diện trong Tòa Công Luận. Họ đã từng liên hiệp lại để chống đối Đức Chúa Giê-xu, như trong Mat Mt 16:1-

Page 211: Huong dan hoc cong vu cac xu do

6, nhưng họ bất đồng với nhau về nhiều vấn đề. Người Sa-đu-sê thuộc về những gia đình giàu có và thầy tế lễ thượng phẩm là một người Sa-đu-sê; họ cũng lệ thuộc vào đế quốc Lamã mới nắm được quyền hành, trong khi người Pha-ri-si ghét người Lamã. Cũng có một khác biệt nữa giữa họ mà Phao-lô nêu lên ở đây. Người Sa-đu-sê giữ luật pháp nghiêm nhặt theo năm sách đầu của Cựu Ước, nhưng người Pha-ri-si sẳn sàng giải thích luật pháp và áp dụng nó theo sự thay đổi của tình huống. Người Sa-đu-sê không tin “sự sống lại”, nghĩa là, sau khi chết một người có thể sống như một linh hay một thiên sứ (c.8), bởi vì họ không tìm thấy niềm tin đó trong luật pháp. Nhưng người Pha-ri-si tin “sự sống lại”. Vì vậy khi Phao-lô nói về sự sống lại của Đức Chúa Giê-xu thì hai nhóm bất đồng dữ dội (c.10).23:6b: Hỡi anh em, tôi là người Pha-ri-si. Trong Phi Pl 3:5-7 Phao-lô viết rằng trước khi làm một Cơ Đốc Nhân ông đã từng là người Pha-ri-si, nhưng bây giờ không còn như vậy nữa. Nhưng theo câu nầy ông nói ông vẫn còn là một người Pha-ri-si. Một số người nghĩ rằng Phao-lô không thành thật cốt để giành được sự ủng hộ của người Pha-ri-si. Nhưng có lý hơn là ông đang nói: “Tôi là một người Pha-ri-si bởi sự trưởng dưỡng, nhưng tôi tin rằng đi theo Đức Chúa Giê-xu là sự làm trọn đời sống của một người Pha-ri-si.”23:11: Qua đêm sau, Chúa hiện đến cùng người mà phán rằng: “Hãy giục lòng mạnh mẽ”. Đây là một khải tượng khác của Phao-lô. Nhờ đó ông biết rằng Đức Chúa Trời đang ở bên cạnh ông cho dù bất cứ điều gì xảy ra đi nữa. Ngài sẽ cứu ông trong nguy hiểm, dầu không phải khỏi nguy hiểm. Ông cũng biết rằng ông phải đến Rô-ma (xem chú thích ở Cong Cv 16:9).

ĐỀ NGHỊ NGHIÊN CỨU ÔN LẠI NỘI DUNG Mọi người Do Thái đều được trông đợi phải vâng theo hai “thẩm quyền” nào?(a) Phao-lô được sinh ra tại đâu? (b) Ông được giáo dục tại đâu?Phao-lô đã nói gì khiến cho đám đông Do Thái khước từ ông?Điều gì xảy ra giúp giữ Phao-lô khỏi bị cực hình?Người Sa-đu-sê khác với người Pha-ri-si ở hai điểm nào?

NGHIÊN CỨU KINH THÁNH “Tôi bắt bớ đạo nầy” (22:4). Như chúng ta thấy, từ “Đạo” nầy có bốn ý nghĩa chính. Nó có ý nghĩa gì trong mỗi một phân đoạn sau đây?(a) XuXh 13:21 (b) EsIs 55:8-9 (c) Mat Mt 22:16 (d) GiGa 14:6 (e) Cong Cv 19:9“Ê-tiên là kẻ làm chứng” (22:20). Hãy đọc những câu sau đây và cho biết trong mỗi trường hợp: (i) Ai đưa ra lời chứng hoặc được bảo phải làm

Page 212: Huong dan hoc cong vu cac xu do

chứng? (ii) Họ làm chứng cho điều gì? (iii) Họ đưa ra lời làm chứng cho ai?(a) GiGa 1:15 (b) Cong Cv 1:8 (c) 3:15 (d) 22:15

THẢO LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU Phao-lô nói chuyện với họ “bằng ngôn ngữ thường ngày của người Do Thái” (tr.200).(a) Tại sao các nhà truyền đạo cần sử dụng ngôn ngữ thường đàm cho thính giả của họ?(b) Bạn dịch những từ Tân Ước sau đây sang ngôn ngữ thường đàm của những người ở quanh bạn như thế nào?(i) Sự cứu chuộc (ii) sự mặc khải (iii) ân điển (a) Hãy viết ra ba sự khác biệt giữa bản tường thuật của Phao-lô về sự cải đạo của ông trong 22:3-21 và bản tường thuật trong 9:1-19.(b) Bạn trả lời thế nào với những người nói rằng họ không thể tin tưởng Lu-ca như là một nhà sử học vì có những sự khác biệt như thế nầy?“Phao-lô cho họ biết ông sinh ra đã là công dân Lamã, tức là, một người có đặc quyền” (tr.202).(a) Ông làm điều nầy có đúng không? Nêu lý do cho câu trả lời của bạn.(b) Khi nào, nếu có, thì Cơ Đốc Nhân tuyên bố các đặc quyền của họ là đúng?(a) “Phao-lô rất giận dữ” (tr.204). Khi nào thì một Cơ Đốc Nhân tỏ ra giận dữ là đúng, và khi nào thì sai? Cho ví dụ.(b) “Phao-lô có nổi nóng không?” (tr.204). Những kết quả nguy hiểm nhất khi một người nổi nóng là gì? Những tội lỗi nào nghiêm trọng hơn việc nổi nóng?

Các Tổng Đốc La Mã Xét Xử Phao-lô

23:12-25:12

BỐ CỤC

23:12-24 Một số người Do Thái âm mưu giết Phao-lô.23:25-30 Viên quản cơ yêu cầu Tổng Đốc Phê-lit gặp Phao-lô.23:31-35 Quân lính đưa Phao-lô đến gặp Phê-lit tại Sê-sa-rê.24:1-9 Luật sư của người Do Thái tố cáo Phao-lô.24:10-21 Phao-lô tự bào chữa.24:22-27 Phê-lit hoãn quyết định của mình lại, và để Phao-lô trong tù đến hai năm.25:1-12 Phê-tu, người kế nhiệm Phê-lit, cũng không chịu công bố phán quyết, và Phao-lô kêu nài đến Sê-sa.

Page 213: Huong dan hoc cong vu cac xu do

GIẢI NGHĨA Từ 21:17-23:11 Lu-ca cho biết Phao-lô đã tự bào chữa trước người Do Thái như thế nào. Trong 23:12-25:12 ông mô tả sự bào chữa của Phao-lô trước các tổng đốc Lamã.Lu-ca tiếp tục nhấn mạnh đến sự đối xử tử tế mà người Lamã dành cho Phao-lô và, ngược lại, sự thù địch của người Do Thái. Ông không làm điều nầy để khơi dậy lòng hận thù chống lại người Do Thái (xem chú thích ở 2:23b), mà vì một lý do khác. Ông muốn cho các độc giả thế kỷ thứ nhất của ông, nhất là người Lamã, thấy rằng Phao-lô cảm ơn sự bảo vệ của họ, và rằng ông cũng như các Cơ Đốc Nhân khác là những thành viên trung thành của đế quốc.

CHÚ THÍCH 23:12: Người Giu-đa họp đảng lập mưu, mà thề nguyện. Những người Do Thái nầy (“hơn bốn mươi”) đưa ra một lời thề tôn giáo để giết Phao-lô: “Nguyền xin Chúa rủa sả chúng tôi nếu chúng tôi không giữ được lời thề.” Họ hoạch định ám sát ông khi ông đang được đưa từ pháo đài đến Tòa Công Luận. Họ là một nhóm người cuồng tín, giống như “những tiểu đội cảm tử” giữa vòng một số các nhóm du kích ngày nay. Họ biết chắc sẽ bị giết nếu họ tấn công Phao-lô trong khi ông đang ở cùng quân lính Lamã.23:16: Con trai của chị Phao-lô nghe được mưu gian ấy. Đây là câu duy nhất trong Tân Ước nhắc đến gia đình Phao-lô.Cháu của ông đã nghe được âm mưu của người Do Thái và tìm cách vào được trong pháo đài để gặp Phao-lô. Có lẽ cậu làm được điều nầy bởi vì cậu còn nhỏ, là một trong những người đem thức ăn cho tù nhân (xem c.19: “”Quản cơ nắm tay người”). Khi Phao-lô nghe âm mưu ấy, ông nhờ một đội trưởng dẫn cậu bé đến gặp quản cơ.23:23: Hãy sắm sẳn hai trăm quân. Viên quản cơ phải hành động nhanh chóng để ngăn ngừa Phao-lô bị giết. Vì vậy ông hạ lệnh cho một đoàn 470 chiến sĩ ra đi vào lúc 9 giờ tối hôm ấy (“giờ thứ ba”) để đưa Phao-lô đến Sê-sa-rê, và Phao-lô được cấp cho một con ngựa để cưỡi.23:24: Đưa Phao-lô vô sự đến nơi quan tổng đốc Phê-lit. Tiberius Claudius Felix trở thành tổng đốc xứ Giu-đa năm 52 SC. Các sử gia Lamã mô tả ông là một người gian ác và một tổng đốc tàn bạo, là người duy trì được cái gọi là hòa bình bằng cách giết hàng loạt những kẻ nổi loạn. Giống như Phi-lát ông bị hoàng đế cách chức một vài năm sau sự kiện nầy (24:47).23:26: Cơ-lốt Ly-sia chúc bình an cho quan lớn. Trong cc.26-30 Lu-ca đưa cho chúng ta một bản tóm tắt lá thư viên quản cơ viết. Xem c.25: “Người lại viết cho quan đó một bức thư”. Lu-ca hẳn đã chẳng được xem lá thư đó. Chúng ta chú ý rằng: (a) Ly-sia giấu dữ kiện rằng ông đã trói một công dân

Page 214: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Lamã mà chưa xét xử (22:24) (b) ông không lên án Phao-lô, bởi vì Phao-lô không vi phạm luật Lamã (c.29).23:31: Vậy, quân lính đem Phao-lô đi … và đương ban đêm, điệu đến thành An-ti-ba-tri. Từ Giê-ru-sa-lem đến An-ti-ba-tri là 60 km, một chuyến hành quân khá dài đối với bộ binh trong một đêm.Giữa Giê-ru-sa-lem và An-ti-ba-tri là vùng đồi núi và có nhiều người Do Thái nổi loạn trong khu vực nầy, vì vậy một đoàn quân lớn là cần thiết. Nhưng giữa An-ti-ba-tri và Sê-sa-rê là vùng đồng bằng và cư dân hầu hết là dân ngoại, vì vậy đoàn bộ binh không còn cần thiết nữa và quay về Giê-ru-sa-lem.23:33: Họ đến Sê-sa-rê. Sê-sa-rê, chứ không phải Giê-ru-sa-lem, là thủ phủ của chính quyền Lamã tại Giu-đê, và là nơi quan tổng đốc sống. Mặc dầu đó là một thành phố lớn có nhiều dinh thự tráng lệ và một cảng lớn, vào lúc nầy đó lại là trung tâm của rắc rối. Người Do Thái và người Sy-ri đánh nhau và vùng phụ cận thành phố đầy dẫy những kẻ nổi loạn. Nhiều người trông mong rằng một cuộc cách mạng quốc gia chống lại người Lamã sẽ sớm nổ ra, và thật như vậy, vào năm 66 SC.Đoàn chiến sĩ trao thư cho quan tổng đốc và nộp Phao-lô, là người được đưa vào “chốn công đường (praetorium)”. Đây là một trong nhiều dinh thự mà Hê-rốt đại đế đã xây dựng, và không phải là cơ quan đầu não của chính quyền. Phao-lô nói về “chốn công đường” trong Phi Pl 1:13, khiến một số học giả nghĩ rằng ông viết lá thư đó từ Sê-sa-rê.Phê-lit có thể tiến hành xét xử Phao-lô bởi vì ông được sinh ra trong một tỉnh của Lamã (Si-li-si, c.34).24:2: Tẹt-tu-lu khởi sự cáo người. Tet-tu-lu là viên luật sư mà thầy tế lễ thượng phẩm đã mướn. Ông bắt đầu với loại nịnh hót mà đôi khi các luật sư sử dụng để dành được sự chấp thuận của một quan tòa. Thật không đúng là họ “được hưởng sự bình an trọn vẹn” (c.2). Và Phê-lit chẳng “đổi được tinh tệ nào”. Tẹt-tu-lu tố cáo Phao-lô: (1) là đồ ôn dịch; (2) phạm tội gây loạn, nghĩa là, khuấy động nhân dân chống lại nhà cầm quyền; (3) thuộc về phe người Na-xa-rét; (4) làm ô uế đền thờ.Ba trong số những lời tố cáo nầy chẳng quan trọng gì đối với quan tổng đốc. Nhưng lời tố cáo “gây loạn” là rất nghiêm trọng, giống như ngày nay trong bất cứ một nước nào, chẳng hạn như khi một nhà lãnh đạo một hội chúng Cơ Đốc, sống như một thiểu số nhỏ trong một nước mà dân chúng chủ yếu theo Phật giáo, Hồi Giáo hay Ấn giáo, bị tố cáo phản nghịch, tức là âm mưu chống lại chế độ.Chú thích : Tẹt-tu-lu gọi Phao-lô là một người “Na-xa-rét” và Phi-e-rơ nói về Đức Chúa Giê-xu là một người “Na-xa-rét” (xem Cong Cv 2:22), nhưng ngoài câu nầy ra không có tác giả Tân Ước nào sử dụng danh xưng nầy cho

Page 215: Huong dan hoc cong vu cac xu do

các Cơ Đốc Nhân. Tuy nhiên, nó được sử dụng như một danh xưng cho các Cơ Đốc Nhân trong các ngôn ngữ A-rập hiện nay và cũng trong một số ngôn ngữ khác nữa.24:10: Quan tổng đốc ra dấu biểu Phao-lô nói đi, thì người thưa rằng: Phao-lô nói thế nầy:(a) Ông chỉ mới ở Giê-ru-sa-lem có mười hai ngày và chưa có thời gian để làm những điều mà ông bị tố cáo (c.11);(b) Ông không có tranh cãi với ai ở nơi công cộng (cc.12, 18); (c) Ông trung thành thờ phượng Đức Chúa Trời của người Do Thái và đi theo luật pháp cùng các đấng tiên tri (c.14b); (d) Ông thừa nhận mình theo “Đạo”. Ông thuộc về nhóm người tin rằng Đức Chúa Giê-xu đã làm ứng nghiệm niềm tin cổ xưa của người Do Thái (c.14a), và là người tin vào sự sống lại (cc.15, 21).(e) Ông đã không đến Giê-ru-sa-lem để gây rắc rối mà để mang cứu trợ cho người rất nghèo (c.17).(f) Ông cũng chỉ ra rằng những kẻ tố cáo ông từ xứ A-si đều vắng mặt (cc.18-19).24:15: Sẽ có sự sống lại của người công bình và người không công bình. Trong câu nầy từ “sự sống lại” có nghĩa là Đức Chúa Trời khiến cho con người sống lại một cuộc sống mới sau khi họ đã chết. Điều đó không nói đến việc Đức Chúa Trời khiến Đức Chúa Giê-xu sống lại vào lễ Phục Sinh.Nhưng đã có (và hiện có) hai cách suy nghĩ về “sự sống lại” nầy:1. Trong câu nầy nó có nghĩa là đời sống sau khi chết dành cho mọi người, cho “người công bình và người không công bình”. Hầu hết người Do Thái không phải là người Sa-đu-sê đều tin vào loại phục sinh đó vào lúc Phao-lô đang nói (xem DaDn 12:2-3). Vì vậy nó có nghĩa là “sự phục sinh dành cho tất cả, nhưng là sự phục sinh để chịu phán xét” như trong GiGa 5:28-29: “mọi người ở trong mồ mả nghe tiếng Ngài và ra khỏi, ai đã làm lành thì sống lại để được sống, ai đã làm dữ thì sống lại để bị xét đoán”. Nhưng đây là câu duy nhất trong Tân Ước mà Phao-lô nói rằng sự sống lại được dành cho mọi người.2. Trong những lá thư của Phao-lô ông nói rằng chỉ có những người “ở trong Đấng Christ” mới kinh nghiệm sự sống lại: “Trong Đấng Christ mọi người đều sẽ sống lại” (ICo1Cr 15:22).Vì vậy Kinh Thánh dường như chứa đựng hai quan điểm khác nhau về sự sống lại. Khi một nhóm sinh viên nghiên cứu những sự khác nhau nầy, họ đưa ra nhiều ý kiến, chẳng hạn như (a) “Phao-lô thay đổi ý kiến trong suốt cuộc đời mình”. (b) “Không ai biết được điều gì xảy ra sau khi chết vì vậy những khác biệt nầy không quan trọng”. (c) “Bất cứ chúng ta theo quan điểm nào, chúng ta đều biết rằng có một sự sống sau khi chết và rằng chúng

Page 216: Huong dan hoc cong vu cac xu do

ta bị xét đoán tùy theo cách chúng ta đã sống.”.24:16: Tôi vẫn gắng sức cho có lương tâm không trách móc trước mặt Đức Chúa Trời và trước mặt loài người. Người Hi-lạp và người Lamã đều coi “lương tâm” như một năng lực tự nhiên mà mọi người đều có, như thị giác hoặc vị giác. Phao-lô nói đến ý tưởng “Dân Ngoại” nầy trong RoRm 2:4. Nhưng trong Tân Ước từ “lương tâm” thường có nghĩa là chịu trách nhiệm đối với Đức Chúa Trời và đối xử với Ngài như là Đấng phán xử điều đúng và điều sai (IITi 2Tm 1:3).Là Cơ Đốc Nhân chúng ta cần giữ lương tâm thanh sạch, như Phao-lô nói ở đây, “gắng sức” để giữ cho chúng “tinh sạch”. Nếu không lương tâm sẽ trở nên yếu đuối (ICo1Cr 8:7-10) hoặc đau ốm, chẳng hạn như làm cho chúng ta cảm thấy rằng Đức Chúa Trời luôn luôn lên án mình.24:17: Tôi mới về bố thí cho bổn quốc tôi và dâng của lễ. Việc lạc quyên của bố thí nầy dành cho các Cơ Đốc Nhân nghèo túng tại Giu-đê rất quan trọng đối với Phao-lô (xem ICo1Cr 16:1-4 và chú thích ở Cong Cv 19:21-22). Đó là phương cách của ông nhằm đem lại sự hiệp một giữa Dân Ngoại (là người dâng tiền) và các Cơ Đốc Nhân Do Thái tại Giu-đê (là người nhận). Trong RoRm 15:25-27 Phao-lô giải thích rằng khi Dân Ngoại lạc quyên cho người Do Thái, cả hai đều là người ban cho và cả hai đều là người nhận lãnh. Dân Ngoại đã nhận lãnh Phúc Âm từ người Do Thái và người Do Thái nhận của cứu trợ từ Dân Ngoại. Dân Ngoại cung ứng sự cứu trợ còn người Do Thái đã cung ứng cho họ Phúc Âm.Một hội chúng lớn và ổn định tại một thị xã ở Tây Phi gởi một giáo viên và tiền bạc đến cho một hội chúng nhỏ và rất nghèo là những người đang bị vị tù trưởng địa phương gây rắc rối nghiêm trọng. Cả hai hội chúng đều khám phá được rằng họ đều là người nhận lãnh (hội chúng lớn nhận được sự cảm hứng từ sự can đảm của những người khác), và cả hai đều là người ban cho. Mối thông công và tình cảm thật sự giữa vòng hai nhóm đã nảy nở. Mỗi nhóm đều vui sướng biết rằng họ đã giúp đỡ những bạn hữu Cơ Đốc của mình.24:22: Phê-lit giãn việc kiện ra, mà rằng: Khi nào quan quản cơ Ly-sia xuống, ta sẽ xét việc nầy. Phê-lit có lẽ đã nhận biết rằng Phao-lô không vi phạm luật pháp Lamã. Nhưng để tránh rắc rối với người Do Thái ông từ chối công bố một phán quyết. Vì vậy ông “giãn việc kiện ra”. Do đó Phao-lô cứ bị giữ trong tù.24:25: Phao-lô nói về sự công bình, sự tiết độ và sự phán xét ngày sau. Phê-lit và người vợ Do Thái của ông thảo luận về “đức tin nơi Đức Chúa Giê-xu Christ” với Phao-lô, nhưng họ cho ông lui khi ông nói về những vấn đề ảnh hưởng sát sườn với Phê-lít. Phê-lít không “công bình” cũng chẳng “tiết độ” (xem chú thích ở Cong Cv 23:24), và không muốn suy nghĩ về ba vấn đề

Page 217: Huong dan hoc cong vu cac xu do

nầy.24:26: Phê-lít cũng trông Phao-lô lót bạc cho mình. Ông hi vọng rằng Phao-lô sẽ hối lộ ông để có được sự tự do. Dường như Phao-lô có đủ tiền để làm điều đó. Chúng ta đã thấy rằng ông trả chi phí cho bốn người mắc lời thề (21:24). Ông cũng phải trả tiền ăn cho mình khi ở tù, và sau nầy thuê một căn nhà tại Lamã trong hai năm (28:30). Có lẽ ông đã kiếm được tiền qua nghề nghiệp của mình, hoặc có lẽ các Cơ Đốc Nhân địa phương đã đóng góp.24:27: Khỏi hai năm. Phao-lô bị bỏ trong tù trong ít nhất là hai năm, bởi vì ông không chịu hối lộ Phê-lít. Trong suốt thời gian nầy ông không ở một mình. Theo câu 23 ông được phép có khách đến thăm và “hơi thong thả” (chẳng hạn như ông có thể tắm rửa hằng ngày). Chính Lu-ca có lẽ ở tại Sê-sa-rê trong hai năm nầy, cùng với Phi-lip nhà truyền giáo và gia đình ông ấy (21:8). John Bunyan và những Cơ Đốc Nhân khác sử dụng thời gian của họ ở trong tù để viết lách, và Phao-lô có lẽ cũng đã làm như vậy, và viết nhiều thư cho các hội chúng mà ông đã thành lập. Nhưng có lẽ những thư nầy không được lưu lại. Hầu hết các học giả nghĩ rằng Phao-lô viết thư cho Phi-lê-môn từ Rô-ma, và rằng, nếu ông là tác giả của thư Ê-phê-sô và Cô-lô-se, ông viết chúng từ Rô-ma. Lúc ấy hẳn phải là một thời kỳ rất khó khăn đối với Phao-lô, bởi vì ông là một người năng động. Ông đặc biệt phải học hai bài, mà mọi Cơ Đốc Nhân phải học: (a) Làm thế nào để phục vụ Chúa trong khi bị buộc phải sống thụ động, dầu là trong tù, như Phao-lô hay khi đau ốm. (b) Làm thế nào để nhận lãnh sự phục vụ từ người khác thay vì phục vụ những người khác. Nhiều người đã về hưu cảm thấy điều nầy thật khó khăn.Dường như từ Phi Pl 4:11-13 rằng Phao-lô đã học được những bài học nầy.25:1: Phê-tu đã đến. Sau khi hoàng đế cách chức Phê-lít, Phê-tu trở thành tổng đốc xứ Giu-đê. Ngay lập tức người Do Thái lại hoạch định một âm mưu khác để giết Phao-lô bằng cách yêu cầu ông phải bị giải về Giê-ru-sa-lem (c.3). Thọat tiên Phê-tu từ chối yêu cầu nầy (c.4). Nhưng ông quyết định không làm xúc phạm những nhà lãnh đạo Do Thái. Vì vậy ông thay đổi ý định, và đề nghị Phao-lô đi lên Giê-ru-sa-lem để tự bào chữa cho mình tại đó (c.9).25:8: Phao-lô nói: “Tôi chẳng từng làm điều dữ chi hoặc nghịch cùng luật pháp người Giu-đa … hay là nghịch cùng Sê-sa”. Trong những câu nầy (Cong Cv 8:10, 11) Lu-ca đưa ra một bản tóm lược lời bào chữa của Phao-lô.Trong câu 8 Phao-lô cho thấy làm thế nào ông, như những người Do Thái khác, được trông mong phải vâng phục hai thẩm quyền, Do Thái và Lamã. Ông chẳng làm điều gì sai phạm đối với người Do Thái, vì vậy chính nhà cầm quyền Lamã phải quyết định trường hợp của ông. Nhưng Phê-tu không

Page 218: Huong dan hoc cong vu cac xu do

chịu đưa ra phán quyết nào (xem c.12).Sê-sa . Người ta thường dùng danh hiệu hoàng đế, Sê-sa, khi họ nói đến chính quyền trung ương tại Rô-ma. Theo cùng cách đó Đức Chúa Giê-xu nghĩ đến thuế chính quyền trung ương khi Ngài nói: “Hãy trả cho Sê-sa vật gì của Sê-sa” (LuLc 20:25).25:11: Tôi kêu nài đến Sê-sa. Công dân Lamã có quyền kêu nài đến chính quyền trung ương nếu họ có thể trang trải chi phí. Chính hoàng đế đôi khi tham dự vào việc nghe lời thỉnh cầu. Khi Phao-lô kêu nài, hoàng đế lúc bấy giờ là Nê-rô.

ĐỀ NGHỊ NGHIÊN CỨU ÔN LẠI NỘI DUNG “Lu-ca cho thấy rằng Phao-lô biết ơn người Lamã” (tr.206). Theo ý bạn Phao-lô không biết ơn người Lamã trong hai trường hợp nào được mô tả trong những chương nầy?Tại sao viên quản cơ đưa Phao-lô đến Sê-sa-rê?Lời tố cáo nào mà Tẹt-tu-lu đưa ra chống lại Phao-lô là lời tố cáo nghiêm trọng dưới mắt quan tổng đốc?Phê-lít không chịu đưa ra phán quyết cho trường hợp của Phao-lô vì hai lý do nào?

NGHIÊN CỨU KINH THÁNH “Trong Cong Cv 24:15 từ “sự sống lại” có nghĩa là Đức Chúa Trời khiến con người sống lại vào một đời sống mới sau khi họ đã chết” (tr.208-209).(i) Những người nào sẽ có được sự tồn tại nầy?(ii) Họ sẽ có sự tồn tại nào?Chúng ta tìm thấy những câu trả lời nào (nếu có) cho hai câu hỏi nầy trong mỗi một phân đoạn sau đây:(a) LuLc 20:35 (b) Cong Cv 5:28-29 (c) Cong Cv 24:15“Tôi về bố thí cho bổn quốc tôi và dâng của lễ” (24:17). Phao-lô đã viết cho Hội Thánh Cô-rin-tô về những “của bố thí” nầy. Hãy đọc IICô-rin-tô 8 và cho biết:(a) Tại sao Phao-lô nói cho người Cô-rin-tô biết về những Cơ Đốc Nhân tại Ma-xê-đoan?(b) Ông muốn nói gì bởi chữ “thánh đồ”?(c) Tại sao những “thánh đồ” nầy cần được ủy lạo?(d) Ai giúp đỡ Phao-lô lạc quyên số tiền đó?(e) Tại sao Phao-lô nói đến Đức Chúa Giê-xu khi viết về sự lạc quyên nầy?

THẢO LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU “Chúng ta cần phải giữ lương tâm cho thanh sạch” (tr.209).

Page 219: Huong dan hoc cong vu cac xu do

(a) Làm sao chúng ta có thể làm được điều nầy?(b) Làm sao chúng ta có thể tránh “lương tâm tội lỗi”?“Trong RoRm 15:25-27 Phao-lô giải thích rằng khi Dân Ngoại lạc quyên cho người Do Thái, cả hai đều là người ban cho và cả hai đều là người nhận lãnh (xem chú thích ở Cong Cv 24:17).(a) Cả Dân Ngoại lẫn dân Do Thái vừa ban cho vừa nhận lãnh theo những cách nào?(b) Chính bạn (hoặc hội chúng bạn) đã có cùng kinh nghiệm đó, nghĩa là khi chúng ta rộng rãi ban cho những người khác thì chúng ta cũng nhận lại được một điều gì đó chưa? Nếu có, xin cho ví dụ.“Ở trong tù hẳn phải là một thời gian khó khăn cho Phao-lô” (tr.210). (a) Theo hai cách nào bạn hẳn đã tìm thấy đó là một kinh nghiệm đau đớn và khó khăn nếu bạn là Phao-lô?(b) Có bao giờ bạn bị buộc phải ngưng cuộc sống năng động (có lẽ qua bệnh tật), và khám phá rằng bạn có thể sử dụng kinh nghiệm đó một cách hữu ích không? Nếu có, xin cho ví dụ.(c) Là một Cơ Đốc Nhân thì tạo được sự khác biệt nào cho một kinh nghiệm thuộc loại đó?

Phao-lô Gặp Hê-rốt Ác-ríp-pa II

25:13-26:32

BỐ CỤC

25:13-27 Tổng đốc Phê-tu báo cáo trường hợp Phao-lô cho Ạc-rip-ba.26:1-11 Phao-lô tường thuật cho họ biết cuộc đời mình trước khi ông cải đạo.26:12-18 Ông mô tả sự cải đạo của mình.26:19-23 Ông kể cho họ điều xảy ra sau đó.26:24-32 Phê-tu và Ạc-rip-ba nhất trí rằng Phao-lô vô tội.

GIẢI NGHĨA Phiên tòa được mô tả trong phân đoạn nầy không phải là một phiên xét xử chính thức. Đó là một cuộc thẩm vấn trang trọng trong đó Phê-tu và Ạc-rip-ba xem xét trường hợp của Phao-lô trước sự hiện diện của nhiều viên chức địa phương và những nhân vật tiếng tăm. Trong suốt cuộc thẩm vấn họ mời Phao-lô nói lên trường hợp của chính mình.Ở đây một lần nữa Lu-ca lại cho thấy rằng Phao-lô trung thành với Nhà Nước Lamã (25:25; 26:31).

Page 220: Huong dan hoc cong vu cac xu do

CHÚ THÍCH 25:13: Vua Ạc-rip-ba với Bê-rê-nít đến thành Sê-sa-rê đặng chào Phê-tu. Ạc-rip-ba nầy là con trai của Hê-rốt Ac-rip-ba I. Ông không phải là một người Do Thái, nhưng giống như cha ông và mọi Hê-rốt khác, ông thuộc về dân tộc Ê-đôm. Người Ê-đôm đã bị ép buộc phải chấp nhận tôn giáo Do Thái và vì vậy Ạc-rip-ba được coi như một người Do Thái. Khi ông trở thành “vua” của một lãnh thổ nhỏ tại Lebanon ông lãnh nhiệm vụ khó khăn của một người trung gian, nghĩa là ông thường nói chuyện với người Lamã thay cho người Do Thái và với người Do Thái thay cho người Lamã. Mặc dầu được gọi là “vua” ông có ít quyền lực hơn nhiều so với tổng đốc Lamã Phê-tu, vì vậy thỉnh thoảng ông phải đến để tỏ lòng tôn kính Phê-tu.Phê-tu chớp lấy cơ hội nầy để tham khảo ý kiến Ạc-rip-ba về trường hợp của Phao-lô. Trong hai ngày liên tiếp ông báo cáo lại hướng giải quyết của mình (cc.14-21 và cc.24-27), là hướng giải quyết được Lu-ca mô tả trong 25:1-12.Bê-rê-nit là em gái của Ạc-rip-ba, là người được ông coi như vợ. Về sau bà trở thành tình nhân của Hoàng Đế Titus.25:19: Chỉ cáo nó về đạo riêng của họ. Phê-tu làm sáng tỏ rằng ấy chính là người Do Thái, chứ không phải người Lamã, đã tranh cãi với Phao-lô, và đó là sự tranh cãi về tôn giáo của họ. Phê-tu hiểu đúng rằng người Do Thái kiện Phao-lô bởi vì ông giảng về sự sống lại của Đức Chúa Giê-xu.25:23: Qua bữa sau, vua Ạc-rip-ba với Bê-rê-nít đến cách long trọng. Việc Ạc-rip-ba xét xử Phao-lô không phải là một công việc riêng tư. Không nghi ngờ gì Ạc-rip-ba và Bê-rê-nít mặc trang phục màu tía và đội vương miện vàng. Phê-tu mặc áo choàng đỏ chính thức, một đám đông các “quan quản cơ và các người tôn trưởng” đứng chung quanh họ, và Phao-lô đứng một mình ở giữa, hai tay bị xiềng vào nhau (26:29).25:26: Tôi không có điều chi quả quyết để làm sớ tâu hoàng đế về việc nó. Bởi vì Phê-tu không phóng thích Phao-lô, Phao-lô đã kêu nài đến Hoàng Đế. Vì vậy, Phê-tu có bổn phận trình cho Hoàng Đế biết Phao-lô đã phạm tội gì chống lại nhà nước. Nhưng ông biết rằng Phao-lô không phạm tội ác nào. Đây là vấn đề mà ông cần tham vấn Ạc-rip-ba.Phê-tu gọi là Hoàng Đế là “chúa tôi”. Hoàng Đế Caligula yêu cầu nhân dân gọi ông là “chúa”, và những hoàng đế khác theo gương ông. (Sau nầy, đúng hay sai, các giám mục Cơ Đốc sử dụng danh hiệu nầy).26:1: Phao-lô bèn … chữa mình. Trong các câu 1-23 Lu-ca ghi lại lời tuyên bố của Phao-lô trước mặt Phê-tu, Ạc-rip-ba và những người hiện diện. Chính Lu-ca có lẽ cũng hiện diện. Trong bài giảng nầy, Phao-lô không thật sự bào chữa cho chính mình, mà làm chứng về sự phục sinh của Đức Chúa Giê-xu. Trong phần đầu (cc.1-11), khi ông nói về các sự kiện trước khi ông cải đạo,

Page 221: Huong dan hoc cong vu cac xu do

ông lôi cuốn sự chú ý đặc biệt đến (a) tính cách Do Thái của ông (cc.4-11), (b) việc ông bắt bớ các Cơ Đốc Nhân (xem chú thích ở c.10), (c) sự phục sinh của Đức Chúa Giê-xu (c.8).26:6: Hiện nay tôi bị đoán xét, vì trông cậy lời Đức Chúa Trời đã hứa cùng tổ phụ chúng tôi. Người Do Thái luôn luôn hi vọng về một sự phục sinh thuộc một loại nào đó. Bây giờ Phao-lô lặp lại điều ông đã nói với Hội Đồng Do Thái tại Giê-ru-sa-lem: “Ấy là vì sự trông cậy của chúng ta và sự sống lại của những kẻ chết mà tôi phải bị xử đoán.” (23:6).26:7: Mười hai chi phái chúng tôi … trông đợi lời hứa ấy được trọn. Có một lời nói phổ thông rằng mười chi phái bị “mất” sau cuộc lưu đày tại Ba-bi-lôn. Tại Miến Điện người ta đôi khi gọi người Ka-ren (bộ tộc lớn miền núi) là “một trong mười chi phái lạc mất”. Nhưng không có bằng chứng rõ ràng nào về vấn đề đó. Ơ đây Phao-lô (và các tác giả Tân Ước khác) nói về “mười hai chi phái” (không nghĩ rằng có chi phái nào đó đã thất lạc).26:10: Tôi bỏ tù nhiều người thánh. Ở đây Phao-lô gọi các Cơ Đốc Nhân bị ông bỏ tù là “thánh đồ”.Từ “thánh đồ” được dịch từ tiếng Hi-lạp hagios , thường được dịch là “thánh”.1. Ngày nay chúng ta thường dùng những từ nầy để nói đến những người có đời sống giống Đấng Christ nhiều hơn những người khác. Khi một người tốt chết đi chúng ta có thể nói: “Bà ấy là một người “thánh””.2. Nhưng trong Kinh Thánh chữ “thánh đồ” và “thánh” không có ý nghĩa đó. Trong Cựu Ước những vật hoặc người được gọi là “thánh” khi chúng được biệt riêng ra để được sử dụng bởi Đức Chúa Trời cho một mục đích đặc biệt (xem Xuất Ê-dip-tô ký 28:2;).Trong Tân Ước “thánh đồ” hay “những người thánh” là những người được Đức Chúa Trời để riêng ra để đại diện cho Đức Chúa Giê-xu Christ trên đất, tức là họ là những thuộc viên của Hội Thánh. Đó chính là ý nghĩa của nó ở đây và ở trong 19:13;,32, 41. Các thuộc viên Hội Thánh được gọi là “thánh đồ”, không phải vì họ ưu việt hơn những người khác hoặc sống tách biệt khỏi họ, nhưng bởi vì họ phục vụ một vị Chúa Tể khác, có những mục đích khác và đã được ban cho những trách nhiệm đặc biệt. Đây là lý do vì sao Phao-lô có thể gọi các Cơ Đốc Nhân tại Cô-rin-tô là “thánh đồ” (xem ICô-rin-tô 6:1;) mặc dầu hội chúng đó còn phạm nhiều tội lỗi vào lúc ấy. Thánh đồ còn phạm tội, nhưng họ thuộc về một thân thể mà trong đó họ có thể nhận được sự tha thứ.3. Nhiều Cơ Đốc Nhân nổi bật (như Phao-lô) đã được ban cho danh hiệu “Thánh” trong quá khứ. Trong giáo hội Công Giáo Lamã điều nầy vẫn được thực thi, để các Cơ Đốc Nhân hiện đại biết cảm ơn Đức Chúa Trời về gương mẫu mà những Cơ Đốc Nhân nổi bật nầy để lại và biết đi theo gương ấy. Có

Page 222: Huong dan hoc cong vu cac xu do

lẽ thậm chí còn quan trọng hơn là các Cơ Đốc Nhân hiện đại nên thấy chính mình là “thánh đồ” như các Cơ Đốc Nhân đầu tiên, nghĩa là các thuộc viên của Hội Thánh họ chấp nhận những món quà đặc biệt mà Đức Chúa Trời cung ứng và chấp nhận những trách nhiệm đặc biệt mà Ngài giao.26:13: Muôn tâu, lúc giữa trưa, tôi thấy có ánh sáng. Trong cc.12-18 Phao-lô lại nói về sự cải đạo của mình. Bản tường thuật nầy rất giống với bản tường thuật trong 9:3-18 và 22:6-16, nhưng có khác biệt ở vài điểm,chẳng hạn như: (a) Ở đây Phao-lô nói rằng ông nhận được sứ điệp của ông từ chính Đức Chúa Trời (chứ không phải qua A-na-nia, xem c.15); (b) Ông thu hút sự chú ý đặc biệt đến mạng lệnh truyền giáo cho Dân Ngoại của Đức Chúa Trời 9cc.16-17).26:14: Tôi nghe tiếng phán cùng tôi bằng tiếng Hê-bơ-rơ rằng: Hỡi Sau-lơ, Sau-lơ … Ngươi đá đến ghim nhọn thì là khó chịu cho ngươi vậy. Bằng tiếng Hê-bơ-rơ . Ở đây Phao-lô nói cho chúng ta biết một điều mới, nghĩa là sứ điệp ông nhận được không phải bằng tiếng Hi-lạp, mà bằng ngôn ngữ thường đàm của tuổi thơ mình, tiếng A-ram.Khó chịu cho ngươi vậy . Một con bò chưa thuần, bắt kéo cày, thì thường đá lui lại người cầm cày. Vì vậy người cầm cày cầm một cây gậy có đầu nhọn (“ghim nhọn”). Nếu con bò đá thì nó tự làm cho mình đau đớn bởi đầu nhọn đó. Phao-lô khám phá rằng không chịu vâng lời Chúa thì khốn khó làm sao. Đức Chúa Trời không gởi sự đau đớn đến cho những người không vâng lời Ngài. Giống như những con bò, họ tự đem đến sự đau đớn cho mình. Sự bình an đến qua sự vâng phục.26:16: Hãy chờ dậy và đứng lên, vì ta đã hiện ra cho ngươi để lập ngươi làm chức việc. Hãy chờ dậy . Xem 9:6 và 22:10. Cuộc đời của Phao-lô đã được thay đổi, nhưng ông được bảo đừng nhìn lại quá khứ, mà phải đứng lên và đi theo sự chỉ dẫn của Đức Chúa Trời (xem Exe Ed 1:28b; 2:1-3). Khi chúng ta phải đối diện với tình trạng tội lỗi của chính mình, và đã hoàn toàn chấp nhận sự tha thứ của Đức Chúa Trời, thì lúc ấy không còn là lúc để quì gối thống hối nữa, mà phải đứng lên sẳn sàng phục vụ.Ta đã hiện ra cho ngươi . Cũng xem “những việc ngươi đã thấy, cùng những việc ta sẽ hiện đến mách cho ngươi.” Phao-lô có nhiều khải tượng suốt cuộc đời Cơ Đốc Nhân của mình. Chúng ta không hiểu những hành động của ông nếu chúng ta quên điều nầy, hoặc nếu chúng ta nghĩ rằng mọi khải tượng đều là kết quả của một tâm trí bệnh hoạn (xem chú thích ở Cong Cv 16:9).Để lập ngươi làm chức việc . Cơ Đốc Nhân không có khải tượng cho vui, mà để khám phá mục đích của Đức Chúa Trời cho cuộc đời họ. Mục đích của Đức Chúa Trời cho Phao-lô là ông sẽ “mở mắt Dân Ngoại” (xem cc.17-19).26:17: Bảo hộ ngươi khỏi dân nầy và Dân Ngoại. Phao-lô nói (c.22) rằng

Page 223: Huong dan hoc cong vu cac xu do

điều nầy là thật. Đức Chúa Trời thật đã bảo hộ ông. Nhưng Đức Chúa Trời đã bảo hộ ông khỏi điều gì? Ngài không bảo hộ ông khỏi cảnh tù đày hoặc nổi đau thể xác hoặc sự bách hại hoặc sự nguy hiểm. Có phải Phao-lô muốn nói rằng Đức Chúa Trời đã cứu ông khỏi cảnh tuyệt vọng hoặc sự sợ hãi áp đảo không? Đức Chúa Trời hứa bảo hộ Cơ Đốc Nhân ngày nay khỏi điều gì?26:18: hầu cho họ … từ quyền lực của quỉ Sa-tan mà đến Đức Chúa Trời, và cho họ … được sự tha tội. Sa-tan . Người Do Thái có nhiều tên dành cho Sa-tan: “Kẻ thù nghịch” (IPhi 1Pr 5:8), “ma quỉ” (LuLc 4:2), “kẻ ác” (GiGa 17:15). Sa-tan có phải là một thân vị không? Một số Cơ Đốc Nhân, giống như người Do Thái, coi Sa-tan như một thân vị, một số khác coi như là một sức mạnh gian ác. Nhưng điều quan trọng hơn là phải nhận biết quyền lực của Sa-tan và đắc thắng nó chứ không phải là ngồi bàn luận xem Sa-tan có thân vị hay không.Sự tha thứ . Có những giáo sư trước Đức Chúa Giê-xu đã nói rằng Đức Chúa Trời có thể tha thứ tội nhân (xem MiMk 7:18).Nhưng chính Đức Chúa Giê-xu mới cho thấy rằng bất cứ ai “ăn năn” đều có thể nhận được sự tha thứ của Đức Chúa Trời và ở trong mối liên hệ đúng đắn với Ngài (LuLc 15:21-24). Đức Chúa Giê-xu cũng dạy rằng những người đã nhận lãnh món quà của sự tha thứ phải bày tỏ rằng họ đánh giá cao món quà nầy bằng cách tha thứ cho những người khác (Mat Mt 18:35).Theo Công Vụ, các sứ đồ liên tục dạy rằng sự tha thứ đến “qua Đức Chúa Giê-xu Christ” (xem Cong Cv 2:38; 5:31; 10:43 và chú thích ở 13:38).26:19: Tâu vua Ạc-rip-ba, từ đó, tôi chẳng hề dám chống cự với sự hiện thấy trên trời. Trong các câu 19-23 Phao-lô đang giải thích điều đã xảy ra sau khải tượng của ông, và cách ông đã “vâng theo” nó. Như chúng ta thấy trong c.16, các Cơ Đốc Nhân không được ban cho khải tượng để vui thú với những khải tượng đó mà là để làm theo. Thật vậy dường như mọi điều Phao-lô làm với tư cách là Cơ Đốc Nhân thì ông đều làm theo khải tượng đó (xem ICo1Cr 15:8).26:22-23: không nói chi khác hơn là điều các đấng tiên tri và Môi-se đã nói sẽ đến, tức là Đấng Christ phải chịu thương khó. Phao-lô đang nói với Ạc-rip-ba rằng ông đã không phát minh ra những điều ông dạy dỗ. Điều ông nói đã được tiên đoán bởi người Do Thái cách đây lâu lắm rồi.Chúng ta không biết Phao-lô nghĩ đến câu nói nào của Môi-se hoặc đấng tiên tri nào. Chắc chắn có nhiều câu trong Cựu Ước chúng ta đọc thấy rằng Đức Chúa Trời sẽ sai đến một “cứu chúa” hoặc một “tiên tri” (như PhuDnl 18:15). Nhưng theo chừng mức chúng ta biết thì người Do Thái không tin rằng “tôi tớ chịu khổ” (EsIs 53:1-12) lại chính là Đấng Mê-si-a hoặc “Đấng Christ”. Chính Đức Chúa Giê-xu giải thích cho các môn đồ kinh ngạc của Ngài rằng Đấng Christ phải chịu thương khó (LuLc 9:20-22).

Page 224: Huong dan hoc cong vu cac xu do

26:24: Phê-tu nói lớn lên rằng: Hỡi Phao-lô, ngươi lảng trí rồi. Trong khi Phao-lô vẫn còn đang nói thì Phê-tu la lớn lên:” Ngươi lảng trí rồi. Ngươi học biết nhiều quá đến đổi ra điên cuồng.” Tại sao ông gọi Phao-lô là điên cuồng? Có lẽ bởi vì Phao-lô đã nói về những khải tượng của ông, hoặc bởi vì ông cứ nói rằng Đức Chúa Giê-xu đã được nhìn thấy còn sống sau khi Ngài đã chết. Nhưng những người như thánh Francis, Galileo, Martin Luther King đều được gọi là “điên cuồng bởi vì họ đem lại sự dạy dỗ mới mẻ và khác hẳn cho thế giới. Đức Chúa Giê-xu công bố một cách sống mới mẻ và các bạn hữu cũng như gia đình Ngài và một số những người có giáo dục cao nhất tại Giê-ru-sa-lem đều gọi Ngài là “điên cuồng” (Mac Mc Mac3:20-22; GiGa 10:20-21). Phao-lô giải thích điều nầy trong ICo1Cr 1:18-25.26:28: Thiếu chút nữa ngươi khuyên ta trở nên tín đồ Đấng Christ! Trong cc.22-23 Phao-lô đã nói rằng các sự kiện mà ông rao giảng đã được tiên đoán bởi các tiên tri Do Thái. Trong câu 27 ông hỏi Ạc-rip-ba, một người Do Thái ngoan đạo, tại sao ông không tin các đấng tiên tri đó. Ạc-rip-ba tránh né câu hỏi nầy và cười nhạo Phao-lô: “Bộ ngươi tưởng rằng ngươi có thể biến ta thành một Cơ Đốc Nhân bằng một lời nhận xét thôi sao?” Người ta tấn công cách sống Cơ Đốc bằng nhiều cách khác nhau. Họ ngược đãi nó và họ tranh cãi chống lại nó, và bởi làm thế thật khó kháng cự lại. Nhưng thậm chí họ còn cứng lòng hơn không kháng cự lại được khi họ cười nhạo nó và đối xử với nó như là quá lố bịch không thể coi trọng được, như Ạc-rip-ba đã làm.26:32: Vua Ạc-rip-ba nói với Phê-tu rằng: Nếu người nầy chưa kêu nài đến Sê-sa, có thể tha được. Buổi thẩm vấn đến đây kết thúc. Phê-tu và Ạc-rip-ba đi ra để quyết định phải làm gì. Phê-tu phải báo cáo cho Hoàng Đế biết Phao-lô bị cáo về tội gì, nhưng ông biết rằng chẳng có cáo trạng nào cả. Lu-ca không cho chúng ta biết Phê-tu đến cuối cùng đã quyết định tâu gì với Hoàng Đế. Nhưng Lu-ca trong chương nầy đã rõ ràng trình bày cho bất kỳ độc giả nào tố cáo các Cơ Đốc Nhân về tội bất trung rằng nhà lãnh đạo của họ là Phao-lô là một thành viên trung thành của đế quốc.

PHỤ CHÚ : CƠ ĐỐC NHÂN VÀ NHÀ NƯỚC

VÀO THỜI PHAO-LÔPhao-lô nhận được nhiều sự giúp đỡ từ phía Nhà Nước (Đế Quốc Lamã) và là một thành viên trung thành. Giống như mọi người Do Thái trong đế quốc ông sử dụng các con đường của nó và luật pháp cũng như trật tự nó duy trì. Ông cũng là một công dân Lamã và vì vậy, có thể yêu cầu được đối xử đặc biệt (Cong Cv 22:25). Lu-ca tường thuật lại một vài trường hợp khi nhà cầm quyền Lamã đối xử bất công với ông (16:22; 21:33; 24:27). Nhưng ông cho thấy rằng các viên chức nhà nước thường hay giúp đỡ và công bằng, chẳng

Page 225: Huong dan hoc cong vu cac xu do

hạn như Ga-li-ô bảo vệ Phao-lô (18:12-17), viên quản cơ giải cứu ông khỏi đám đông ba lần (21:23; 22:29-30; 23:31), và Phê-tu cho phép ông kêu nài đến Sê-sa (25:12).Trong thời gian khi phần lớn Tân Ước đang được viết ra, những nhà cầm quyền nhà nước Lamã tiếp tục đối xử tử tế với Cơ Đốc Nhân. Họ gọi Cơ Đốc giáo là một giáo phái của Do Thái giáo, và vì vậy, họ cho phép Cơ Đốc Nhân, như họ cho phép người Do Thái, không phải dâng hương cho Hoàng Đế. Chính trong thời gian nầy mà Phao-lô viết: “Mọi người phải vâng phục các đấng cầm quyền trên mình” (RoRm 13:1).

(Ghi chú dưới bức tranh trang 218:“Cơ Đốc Nhân có một bổn phận kép đối với nhà nước: ủng hộ nó và là lương tâm của nó” (tr.219).Giống như nhóm người diễu hành phản kháng nầy, những Cơ Đốc Nhân tại châu Mỹ Latinh ngày nay đang biểu tình chống lại các hành động độc tài và đàn áp của chính quyền nước họ và chính quyền của các nước khác.)

SAU NẦYKhi các Cơ Đốc Nhân phát triển về số lượng thì họ không còn được coi là một nhánh của Do Thái giáo nữa, và Hoàng Đế đòi hỏi họ phải thờ lạy ông. Các Cơ Đốc Nhân coi điều nầy là “phạm thượng” và không còn vâng lời ông nữa. Bổn phận của họ bây giờ là chịu khổ. Đây là điều được nói đến trong KhKh 13:1, 7, 10. Những từ Phi-e-rơ dùng đối với Thầy Tế lễ Thượng Phẩm cũng mô tả điều những Cơ Đốc Nhân sau nầy tin tưởng: “Thà phải vâng lời Đức Chúa Trời còn hơn là vâng lời người ta.” (Cong Cv 5:29, cũng xem 4:19).

NGÀY NAYChúng ta không thể khám phá Cơ Đốc Nhân nên có thái độ nào đối với Nhà Nước qua việc đọc vài câu Kinh Thánh riêng biệt. Chúng ta cần phải dựa vào sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời, và cũng phải tính đến cung cách chính quyền nước mình đối xử với những người có đạo. Hiện tại có ít nhất sáu cách mà các nhà nước đối xử với tôn giáo:(a) Họ hổ trợ đặc biệt cho Hội Thánh Cơ Đốc, như tại Hi-lạp, Scandinavia, Anh Quốc, và cũng cho các tôn giáo khác được tự do.(b) Họ là những người đồng công với một tôn giáo không phải là Cơ Đốc giáo, như Pakistan.(c) Họ “trung dung”, nghĩa là họ cho phép các tôn giáo nhưng không có liên hệ gì với chúng, như tại Ấn Độ, Mỹ và nhiều nước Phi Châu.(d) Họ chính thức bất tán thành tôn giáo nhưng cho phép chúng, dầu trong một vài trường hợp giới hạn chặt chẽ các hoạt động tôn giáo, như tại Liên

Page 226: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Xô, Trung Hoa.(e) Họ không cho phép có tôn giáo, như Albania.(f) Thẩm quyền nhà nước và thẩm quyền tôn giáo là một, như tại Iran.Cơ Đốc Nhân có một bổn phận kép đối với Nhà Nước:1. Ủng hộ Nhà Nước càng trung thành càng tốt, chẳng hạn như bằng cách tuân thủ luật lệ, cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo, đóng thuế, giúp tạo ra một quốc gia tốt đẹp hơn.2. Thách thức Nhà Nước và là lương tâm của nó; phản kháng khi cần thiết để nhắc nhở các nhà lãnh đạo của nó rằng họ phải trả lời trước mặt Đức Chúa Trời, rằng họ phải đối xử với các thiểu số một cách công bằng, và rằng họ có bổn phận đối xử công bằng với các nước khác. Nhiều Cơ Đốc Nhân đã tin rằng đôi khi họ có bổn phận không vâng phục Nhà Nước, như họ đã làm trong Đế Quốc Lamã sau nầy, và như họ đang làm tại nhiều nước ngày hôm nay.

ĐỀ NGHỊ NGHIÊN CỨU ÔN LẠI NỘI DUNG Tại sao Phê-tu tham khảo ý kiến Ạc-rip-ba?Phao-lô đề cập cho Phê-tu và Ạc-rip-ba hai sự kiện nào về sự cải đạo của ông mà ông không nhắc đến trong các bản tường thuật khác về sự cải đạo của mình?Phao-lô chấp nhận sự giúp đỡ từ phía nhà nước bằng những cách nào?Có gì khác biệt giữa cách Nhà Nước đối xử với các Cơ Đốc Nhân trong thời Phao-lô và cách Nhà Nước đối xử với họ sau nầy?

NGHIÊN CỨU KINH THÁNH “Tôi bỏ tù nhiều thánh đồ” (26:10).(i) Một “thánh đồ” là gì theo Tân Ước?(ii) Theo kinh nghiệm của bạn người ta nói đến ai hoặc điều gì khi họ sử dụng từ nầy theo lối thường đàm?(iii) Trong mỗi một phân đoạn sau đây, tác giả muốn nói đến ai khi sử dụng từ “thánh đồ”?(a) RoRm 1:7 (b) 15:26 (c) IICo 2Cr 1:1 (d) CoCl 1:2“Sự tha tội” (Cong Cv 26:18).Trong các lá thư của mình Phao-lô thường sử dụng từ “xưng công bình” thay vì từ “tha tội” (tr.216). Trong mỗi một phân đoạn sau đây từ nào được dùng, “tha tội” hay “xưng công bình” hoặc không có từ nào, và ai đang được hứa sự tha tội hoặc đang tiếp nhận nó?(a) LuLc 5:17-20 (b) 15:20 (c) Cong Cv 2:38(d) RoRm 5:1 (e) GaGl 2:15-17 (f) Eph Ep 4:32

Page 227: Huong dan hoc cong vu cac xu do

THẢO LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU Phê-tu gọi Hoàng Đế là “Chúa tôi” (Cong Cv 25:26). Các giám mục thường được gọi là “Chúa tôi” (và, như Hoàng Đế Lamã, mặc áo tía). Bạn có ý kiến gì về những tập tục nầy trong Hội Thánh?“Bảo hộ ngươi khỏi dân nầy và Dân Ngoại” (26:17).(a) Theo ý bạn, Đức Chúa Trời bảo hộ Phao-lô khỏi điều gì?(b) Ngài hứa bảo hộ Cơ Đốc Nhân ngày nay khỏi điều gì?“Một số Cơ Đốc Nhân coi Sa-tan là một thân vị, một số khác là một quyền lực gian ác” (tr.216).Bạn nghĩ về “Sa-tan” theo cách nào trong những cách nầy? Cho lý do.“Ạc-rip-ba cười nhạo Phao-lô” (chú thích ở 26:28).(a) Thật đúng tới mức nào khi nói rằng kháng cự lại những người cười nhạo chúng ta bởi vì chúng ta là Cơ Đốc Nhân thì khó hơn so với những người bắt bớ hoặc làm ngơ đối với chúng ta?(b) Bạn làm gì khi người ta cười nhạo tôn giáo của bạn?“Phao-lô nhận được nhiều sự giúp đỡ từ Nhà Nước” (tr.217).(a) Vì những lý do nào các Cơ Đốc Nhân nên nhận sự giúp đỡ từ Nhà Nước?(b) Làm như thế có những mối nguy nào?Hội Thánh trong nước bạn được tự do đến mức nào:(a) trong việc cùng với Nhà Nước hình thành các chính sách quốc gia?(b) thách thức Nhà Nước và phản kháng nó khi dường như cần thiết?

Hành Trình Đến La Mã

27:1-28:31

BỐ CỤC

27:1-8 Chuyến hải hành từ Sê-sa-rê đến My-ra, và từ đó đến Cơ-rết.27:9-20 Cơn bão biển.27:21-38 Phao-lô khích lệ những hành khách khác.27:39-28:10 Đến cù lao Man-tơ.28:11-16 Họ giương buồm đến Ý và cuối cùng đến Rô-ma.28:17-29 Phao-lô gặp gỡ những nhà lãnh đạo Do Thái.28:30-31 Phao-lô ở hai năm tại Rô-ma.

GIẢI NGHĨA

MỤC ĐÍCH CỦA LU-CA Trong hai chương cuối cùng nầy của sách Công Vụ Lu-ca mô tả một hành trình dài ngày và nguy hiểm. Có lẽ đây là bản tường thuật đầy đủ nhất trong

Page 228: Huong dan hoc cong vu cac xu do

mọi văn chương Hi-lạp về một cơn bão biển, và Lu-ca cung cấp nhiều chi tiết. Nhưng chúng ta quan tâm đến mục đích viết của Lu-ca hơn là các chi tiết.Thứ nhất, Lu-ca muốn cho thấy rằng không điều gì ngăn trở được kế hoạch của Đức Chúa Trời nhằm đưa Phao-lô đến Rô-ma, thành phố mà các Cơ Đốc Nhân có thể từ đó vươn đến Dân Ngoại ở mọi miền của Đế Quốc. Ngay cả cơn bảo khủng khiếp nhất cũng không ngăn trở được điều đó.Thứ hai, Lu-ca muốn cho thấy Phao-lô tin cậy Đức Chúa Trời mạnh mẽ. Mặc cho các mối hiểm nguy ngoài biển và nổi sợ hãi của ông về tương lai, Phao-lô cứ tiếp tục đặt lòng tin tưởng nơi Đức Chúa Trời (xem 27:24-25, 33-38).

HÀNH TRÌNH Chuyến hải hành từ Sê-sa-rê đến Rô-ma mất khoảng bốn tháng và chia thành năm phần (xem bản đồ tr.120):1. Trên một chiếc thuyền từ Sê-sa-rê và Si-đôn đến My-ra, trên bờ biển phía nam của vùng ngày nay gọi là Thổ-Nhĩ-Kỳ.2. Trên một chiếc thuyền thứ hai từ My-ra đến Cơ-rết, và 3. Từ Cơ-rết đến Man-tơ4. Trên một chiếc thuyền thứ ba từ Man-tơ đến Bu-xô-lơ trên bờ biển miền tây nước Ý;5. Đi đường bộ từ Bu-xô-lơ đến Rô-ma.

CHÚ THÍCH 27:1: Họ bèn giao Phao-lô và mấy tên phạm khác cho một thầy đội. Khi Phao-lô bắt đầu hành trình thì có Lu-ca và A-ri-tạc làm bạn đồng hành. Thêm vào đó còn có “mấy tên phạm khác”, có lẽ là những người bị kết án được đưa đến Rô-ma để làm trò giải trí bằng cách cho đánh nhau với thú dữ, được canh gác bởi viên đội trưởng Giu-lơ và quân lính của ông.27:2: Một chiếc tàu ở A-tra-mít: A-tra-mít là một hải cảng ở miền bắc của tỉnh A-si, và chiếc tàu nầy đang trên đường trở về lại chỗ đó, là nơi nó xuất phát. Viên đội trưởng và các tù nhân lên chiếc tàu đó tại Sê-sa-rê, dừng lại tại Si-đôn, và đi đến tận My-ra, là nơi họ chuyển sang một “chiếc tàu ở A-léc-xan-tri đi qua Y-ta-li” (c.6).27:3: Giu-lơ cho phép người đi thăm bạn hữu mình. Cụm từ Hi-lạp được dịch là “bạn hữu mình” là “các bạn”, và có lẽ đây là một tên khác cho các Cơ Đốc Nhân. So sánh hội Quakers tại Mỹ và tại Anh quốc vào năm 1800 trở thành “Hội Bạn Hữu” (xem 11:26; 26:10; 28:14 về những danh hiệu khác dành cho Cơ Đốc Nhân).Suốt hành trình Giu-lơ đối xử hết sức tử tế với Phao-lô (xem chú thích ở 28:2).

Page 229: Huong dan hoc cong vu cac xu do

27:4: Theo mé bờ. Con tàu mà họ ra khơi từ My-ra là thuyền lớn, có lẽ nặng 500 tấn và dài 30 m. Nó có một cột buồm chính với buồm chính, và một cột buồm mũi và buồm mũi nữa. Người chủ tàu ở trên tàu, với thuyền trưởng và thủy thủ đoàn, đưa chuyến hàng bắp thông thường của họ đến Rô-ma. Toàn bộ con tàu có 276 hành khách trên boong (cc.11, 37-38). Xem tr. 226.27:7: Chúng ta theo mé bờ đảo Cơ-rết. Sau khi đổi thuyền tại My-ra họ giương buồm về hướng tây hi vọng đến được Ý. Vì gió đến từ hướng bắc, họ đi theo mạn nam đảo Cơ-rết (“theo mé bờ” có nghĩa là “theo mạn khuất gió”) và đến được Mỹ Cảng (c.8).27:9: Kỳ kiêng ăn đã qua rồi. Kỳ kiêng ăn nầy là Ngày Chuộc Tội của người Do Thái, diễn ra vào đầu tháng Mười, nghĩa là đã quá trể trong năm không thể ra khơi an tòan ngoài biển cả. Thời đó các thủy thủ không có la bàn, và vì vậy khi mây mù và mưa che khuất mặt trời và các ngôi sao trong những tháng mùa đông thì họ mất phương hướng. Người ta không ra khơi vào khoảng 11 tháng Mười Một đến 11 tháng Ba. Đây là lý do vì sao Phao-lô khuyên họ ở lại Mỹ Cảng. Nhưng họ không nghe theo lời khuyên của ông (cc.10-12).27:14: Có trận gió dữ tợn … thổi lên vật vào đảo. Thình lình gió xoay chiều và mạnh đến nổi viên thuyền trưởng không thể lèo lái gì được, đành phải để cho con tàu bị cuốn theo chiều gió (“tàu đã phải bạt đi”, c.15). Vì vậy ông làm mọi điều làm được để giữ cho con tàu khỏi bị chìm: ông dùng chiếc thuyền nhỏ trên boong (c.16, 17), ông “ràng phía dưới chiếc tàu lại” (nghĩa là các thủy thủ cột một sợi dây lớn chung quanh nó để giữ nó khỏi bị vỡ ra từng mảnh, c.17), ông hạ buồm xuống (tức là buồm chính, c.17), ông quăng hàng hóa xuống biển vì nó đã bị ướt và nặng (cc.18, 38), cùng với đồ đạc nặng (c.19).27:21: Phao-lô … nói rằng: “Hỡi bạn hữu ta, chớ chi bữa trước tin lời ta.” Ông la to hơn tiếng gió thổi để viên đội trưởng và thuyền trưởng nghe được: “Tôi đã bảo với các ông là điều nầy sẽ xảy ra.” Một số người nghĩ rằng không nên nói điều nầy, và rằng Lu-ca đang cho chúng ta thấy một sự yếu đuối của Phao-lô ở đây. Nhưng ông không chỉ quở trách họ, mà ngay lập tức ông còn khích lệ họ và có lẽ cứu mạng sống của mọi người qua việc đó.27:23: Một thiên sứ của Đức Chúa Trời… có hiện đến cùng ta. Lại một lần nữa Phao-lô tường thuật một khải tượng mà ông đã thấy: “Hỡi Phao-lô, đừng sợ chi hết” (c.24, xem chú thích ở 5:19 và 16:9).Do khải tượng nầy, cũng như kinh nghiệm trước đây của ông với sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời, Phao-lô tin tưởng rằng Đức Chúa Trời sẽ cứu họ: “Ta có lòng tin cậy Đức Chúa Trời” (c.25, xem chú thích ở 20:21). Ông tin rằng Đức Chúa Trời sẽ cứu ông, chủ yếu vì ông tin rằng Đức Chúa Trời có kế hoạch đưa ông đến Lamã (c.24).

Page 230: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Nhưng Đức Chúa Trời không cứu khỏi việc đắm tàu mọi người có đức tin nơi Ngài. Chúng ta có thể giải thích điều nầy như thế nào? (a) Một số người nói: “Đức Chúa Trời cho phép sự may mắn tồn tại trên thế giới và đôi khi tình cớ mà người nầy được cứu trong khi người khác bị chết đuối.” (b) Những người khác nói rằng khi tín đồ bị chết đuối Đức Chúa Trời dành cho họ một mục đích đặc biệt trong cuộc sống sau khi chết và rằng công tác của họ trên trần gian nầy dã hoàn tất. (c) Những người khác nữa nói rằng: “Chúng ta là con người chứ không phải Chúa, và không nên trông đợi phải hiểu biết hết mọi điều.”27:27: Chúng ta cứ trôi nổi. Đã mười bốn ngày họ đã trôi dạt 900 km từ Cơ-rết đến Man-tơ, lướt qua đảo Cauda trên đường đi. (Biển “A-đờ-ria-tích” dĩ nhiên không phải là vùng biển giữa Ý và Nam Tư mà ngày nay chúng ta gọi là Biển A-đờ-ri-tích.)Khi họ đã trôi vào vùng nước cạn gần Man-tơ thì một số thủy thủ cố gắng hạ thủy chiếc tam bản nhỏ của chiếc thuyền, nhưng quân lính ngăn trở họ (cc.30-32).27:33: Phao-lô khuyên ai nấy hãy ăn. Chẳng có ai ăn gì trong mười bốn ngày qua, vì quá say sóng đến nổi không thể tiêu hóa thực phẩm được, và mọi người đều trở nên yếu mệt. Vì vậy Phao-lô khuyên giục họ ăn. Ông không chỉ là một nhà thần học cao cấp có thể giảng những lời khích lệ (cc.22-26) mà ông còn là một nhà lãnh đạo có thể nắm lấy việc truyền lệnh trong trường hợp khẩn cấp, và một người có lương tri tốt biết hành động thực tế (cũng xem 28:3). Hãy so sánh hành động thực tiển của Đức Chúa Giê-xu sau khi chữa lành cô bé gái (Mac Mc 5:43).Những từ trong câu 35 tương tự những lời Phao-lô sử dụng trong ICo1Cr 11:23-24 khi ông nói đến “Tiệc Thánh”. Nhưng Phao-lô không hướng dẫn một buổi lễ tôn giáo trên chiếc tàu nầy. Ông lấy một ổ bánh mì, có lẽ mốc và ướt, bẻ ra, cảm tạ Chúa theo như phong tục Do Thái. Rồi ông bắt đầu ăn, và những người khác theo gương ông.27:39: Họ thấy có cái vịnh và bờ. Cuối cùng họ đến được góc đông bắc của Man-tơ, nhưng chiếc tàu chạy nhằm bãi cát ngầm giữa đất liền và hòn đảo nhỏ Salmonetta, và bắt đầu vỡ ra từng mảnh (c.41). Nhưng tất cả họ đều đến được đất liền. Viên đội trưởng chấp nhận một nguy cơ khi cho phép các tù nhân tìm đường lên bờ. Nếu họ trốn thoát, có lẽ chính ông sẽ bị hành hình bởi nhà cầm quyền.28:2: Thổ nhơn đãi chúng ta một cách nhơn từ hiếm có. Từ Hi-lạp ở đây được dịch là “thổ nhơn” có nghĩa là “những kẻ mọi rợ”, một từ người Hi-lạp sử dụng theo lối sĩ nhục dành cho những người không biết nói tiếng Hi-lạp. Cư dân của Man-tơ là người Phê-ni-xi và nói tiếng Punic.Lu-ca nhấn mạnh lòng nhơn từ của họ khi đốt một đống lửa dành cho những

Page 231: Huong dan hoc cong vu cac xu do

du khách ướt và lạnh. Một số Cơ Đốc Nhân ngạc nhiên và hơi khó chịu khi những người không phải Cơ Đốc Nhân bày tỏ tình yêu và lòng can đảm. Một sinh viên Cơ Đốc đọc về những người không phải Cơ Đốc Nhân tại Việt Nam đối xử với các tù nhân chiến tranh trốn thoát với lòng rất nhơn từ và anh rất bối rối. Anh hỏi: “Làm Cơ Đốc Nhân thì có ý nghĩa thiết thực gì nếu những người khác cũng bày tỏ lòng nhơn từ như vậy đối với khách lạ và người nước ngoài?” Những người khác cũng đã tìm thấy câu hỏi “Tại sao có điều tốt trên thế gian nầy?” cũng quan trọng y như câu “Tại sao lại có điều ác?”.Phao-lô đã trả lời một phần câu hỏi nầy trong bài giảng tại Lit-trơ: “Đức Chúa Trời cứ làm chứng luôn về mình” (Cong Cv 14:17), nghĩa là Thánh Linh của Đức Chúa Trời và một ý thức nào đó về Đức Chúa Trời trong mỗi con người. Các Cơ Đốc Nhân không tôn trọng Phúc Âm khi phủ nhận lòng nhơn từ nơi những người không phải là Cơ Đốc Nhân. Họ tôn trọng Phúc Âm bằng cách cảm ơn Chúa về sự nhơn từ ở bất cứ nơi nào thấy được, và bởi làm việc và cầu nguyện sao cho lòng nhơn từ nầy có thể đạt đến sự trọn vẹn trong Đức Chúa Giê-xu Christ.28:3: Phao-lô lượm được một bó củi. Một lần nữa Phao-lô lại hành động thực tế, và đi lượm củi (xem chú thích ở 27:34). Trong khi ông đang làm điều nầy thì một con rắn lục quấn vào tay ông (không chắc là nó đã cắn Phao-lô hay chưa).28:4-6: Thật người nầy là tay giết người … họ bèn đổi ý mà nói rằng thật là một vị thần. Các cư dân ở đây cho thấy hai lỗi lầm trong ý tưởng họ mà vẫn còn phổ biến ngày nay: (1) Họ dường như đã nghĩ rằng sự đau đớn thể xác luôn luôn là hình phạt dành cho tội lỗi; nhưng xem LuLc 13:4. (2) Họ nghĩ rằng một biến cố bất thường là một bằng chứng rằng một vị thần nào đó đã làm một phép lạ, vì vậy họ gọi Phao-lô là một “vị thần”; nhưng chúng ta thấy hành động của Đức Chúa Trời trong những sự kiện thông thường cũng như trong những sự kiện bất thường (xem Phụ Chú, Phép Lạ, tr.189,190).28:7: Người tù trưởng của đảo ấy, tên là Bup-li-u. Từ Hi-lạp ở đây được dịch là “tù trưởng” là “Protos ” hoặc “Số 1”, mà theo các văn bản của thế kỷ thứ nhất là danh hiệu của vị tổng đốc Man-tơ lúc bấy giờ (xem Chú thích Đặc biệt, Lu-ca là nhà lịch sử, tr.56, 57).Cha của Bup-li-u đang ốm và Phao-lô chữa cho ông được lành cùng với nhiều người khác. Mặc dầu chính Phao-lô không bao giờ được chữa lành cho sự khó chịu riêng của mình (IICo 2Cr 12:7), ông có thể chữa lành cho người khác, xem Cong Cv 14:8-10.28:11: Sau đó ba tháng chúng ta xuống tàu. Ngay sau khi việc đi biển đã trở nên an toàn hơn, họ đáp một chiếc thuyền khác đi Ý, tới Bu-xô-lơ trong vịnh Naples. Đây là hải cảng chính nơi người ta dỡ bắp xuống để chở về Rô-ma,

Page 232: Huong dan hoc cong vu cac xu do

một hải cảng quan trọng lúc bấy giờ giống như Singapore và Lagos ngày nay.28:14: Ở đó gặp anh em mời chúng ta ở lại với bảy ngày. Giu-lơ, người đã tử tế với Phao-lô trong suốt hành trình, cho phép ông ở lai một tuần với các Cơ Đốc Nhân tại Bu-xô-lơ.Anh em . Xem chú thích ở 9:26, “các môn đồ”,3. Theo thói quen, Phao-lô thông công với bất kỳ nhóm Cơ Đốc Nhân nào ông gặp trên đường đi, và nhận sự hổ trợ của họ (xem chú thích ở 2:42).Chúng ta biết rằng những nhà buôn Cơ Đốc và những khách lữ hành khác đã mang Phúc Âm theo họ đến Ý trước khi Phao-lô đến đó, bởi vì Phao-lô đã viết thư cho Hội Thánh tại Rô-ma vài năm trước đó. Bây giờ chúng ta biết rằng có một Hội Thánh tại Bu-xô-lơ. Lu-ca không nói gì trong Công Vụ về những lữ khách khác nầy. Ông không viết một lịch sử hoàn chỉnh về Hội Thánh đầu tiên, nhưng chọn lọc từ đó các sự kiện dường như quan trọng nhất.Cuối tuần đó Phao-lô khởi hành đi Rô-ma, gặp gỡ các Cơ Đốc Nhân từ Rô-ma tại Phô-rum Ap-bi-u, cách Rô-ma 70 km, và tại Ba Quán cách Rô-ma 50 km. Ông hết sức cần sự thông công của họ bởi vì ông không chắc điều gì sẽ xảy đến cho ông khi ông đến Rô-ma. Xem c.15 “Ông cảm tạ Đức Chúa Trời và vững chí” (Mọi nhà lãnh đạo Hội Thánh đều cần sự thông công của các thuộc viên).28:16: chúng ta đến thành Rô-ma. Lu-ca đã nói đến sự kiện lớn lao nầy trong c.14, nhưng c.16 là câu mà ông đang dẫn đến trong phần đầu của sách Công Vụ. Đối với ông, cũng như đối với Phao-lô, Rô-ma là một dấu hiệu của lẽ thật rằng Phúc Âm dành cho mọi quốc gia chứ không chỉ riêng cho người Do Thái. Khi Phao-lô bước vào Rô-ma, họ cảm thấy rằng Cong Cv 1:8 đã trở thành sự thật: “Các người sẽ làm chứng về ta … cho đến cùng trái đất.”28:17: Người mời các trưởng lão trong dân Giu-đa nhóm lại. Phao-lô có hai lần gặp gỡ với những nhà lãnh đạo nầy. Trong lần đầu (cc.17-22) ông tự bào chữa một cách vắn tắt. Ông giải thích rằng ông không chống lại truyền thống Do Thái nhưng rằng truyền thống đã được làm trọn bởi Đức Chúa Giê-xu. Mọi tác giả Cựu Ước, ông nói, đều đã hi vọng rằng Đức Chúa Giê-xu sẽ đến một ngày nào đó (xem c.20, cũng xem 23:6; 26:6;).Trong buổi gặp thứ hai, Phao-lô nói chuyện nghiêm khắc hơn, tố cáo họ bất tuân với Đức Chúa Trời (xem chú thích ở c.26).

(Ghi chú dưới bức tranh ở trang 226:“Và rồi chúng ta đi đến thành Rô-ma” (28:14).” Đối với Lu-ca, cũng như đối với Phao-lô, Rô-ma là một dấu hiệu của lẽ thật rằng Phúc Âm dành cho mọi

Page 233: Huong dan hoc cong vu cac xu do

quốc gia” (tr.225).Từ bản chạm khắc đá nầy của thế kỷ thứ ba về một một chiếc thuyền buôn đến tại một hải cảng chúng ta biết được chiếc thuyền đưa Phao-lô đến Rô-ma trông giống như thế nào. Nó cho thấy viên thuyền trưởng đứng trên boong tàu phía sau dâng của lễ tạ ơn lên cho “thần biển” Neptune của người Rô-ma (bên phải với cây đinh ba), trong khi một thủy thủ trên chiếc xuồng của chiếc thuyền (27:32) đang giữ mái chèo lái.Ngày nay “thương hiệu ” chiếc thuyền của Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới nhắc chúng ta nhớ đến chuyến hải hành của Phao-lô , và đứng đó như một dấu hiệu rằng không có điều gì có thể ngăn chặn việc truyền bá Phúc Âm “cho đến cùng trái đất “ (1:8).

28:23: Làm chứng và giảng giải với họ về nước Đức Chúa Trời … gắng sức khuyên bảo họ về Đức Chúa Giê-xu. Phao-lô cho người Do Thái tại Rô-ma một sứ điệp đôi: (1) Bởi việc nói về “nước Đức Chúa Trời” ông nói đến Phúc Âm mà Đức Chúa Giê-xu dạy dỗ ; (2) Bởi “gắng sức khuyên bảo họ về Đức Chúa Giê-xu” ông đang nói đến Phúc Âm về Đức Chúa Giê-xu , nghĩa là Ngài là Đấng Mê-si-a, mà ông và những người khác rao giảng.Nước Đức Chúa Trời . (Cụm từ “nước thiên đàng” trong Phúc Âm Ma-thi-ơ có cùng ý nghĩa đó). Chúng ta cần lưu ý rằng:1. Khi Đức Chúa Giê-xu sử dụng những từ nầy Ngài đang dạy dỗ rằng Đức Chúa Trời tể trị và cai trị trên thế giới và dân cư trên đó. Để chấp nhận Ngài là Vua thì phải sống đầy trọn bằng việc vâng lời Ngài. Khước từ Ngài là Vua tức là mất sự sống mà Ngài đã tạo dựng nên chúng ta để vui hưởng.2. Khi Đức Chúa Giê-xu nói: “Nước thiên đàng đã đến gần” hoặc “đã khởi sự đến” (Mac Mc 1:15) Ngài không có ý nói rằng Đức Chúa Trời đã không cai trị trước thời gian đó, nhưng rằng Đức Chúa Trời bây giờ đang cai trị trên đất theo một cách mới mẻ bởi vì Ngài, Đấng Mê-si-a, đã đến.3. “Nước Đức Chúa Trời” ở “trong lòng” những người chấp nhận Đức Chúa Trời làm Vua (LuLc 17:21).4. “Nước Đức Chúa Trời” chưa hoàn tất, và vì vậy, chúng ta cầu nguyện: “Xin nước Cha được đến” (LuLc 11:2).5. Chúng ta không thể khiến cho nước Đức Chúa Trời được hoàn tất nhưng chúng ta có thể sửa soạn chính mình và những người khác cho sự đến của nó (Mat Mt 25:1-13).6. Bởi đó “nước Đức Chúa Trời” là điều Đức Chúa Trời làm. Đó không phải là một nơi chốn hoặc một “nhà nước” như là vương quốc A-rập Sê-út. Nó cũng không giống như Hội Thánh. Có những người ở bên ngoài Hội Thánh chấp nhận quyền cai trị của Đức Chúa Trời và có những người ở bên trong Hội Thánh khước từ nó.

Page 234: Huong dan hoc cong vu cac xu do

28:26: Các ngươi lấy lỗ tai nghe mà chẳng hiểu chi. Phao-lô trích dẫn từ EsIs 6:9-10 (chúng ta cũng thấy câu nầy đầy đủ trong Mat Mt 13:13-15, và một phần trong LuLc 8:10; Mac Mc 4:12; GiGa 12:39-40; RoRm 11:8). Ý nghĩa của nó là thể nầy: Những người nghe Phúc Âm và tin rằng đó là thật thì đang đứng ở ngã ba đường. Họ có thể trở nên tốt hơn hoặc tồi tệ hơn. Họ hoặc là có khả năng nghe lẽ thật hơn hoặc là ít có khả năng nghe nó (họ bị “cứng lòng”).Thoạt tiên dường như Phao-lô nói trong cc.26 va 27 rằng Đức Chúa Trời thật sự đã định cho người Do Thái khước từ Đức Chúa Giê-xu. Có lẽ một số Cơ Đốc Nhân vào lúc nầy nghĩ như vậy. Nhưng Phao-lô không nói điều đó. Đức Chúa Trời không bao giờ khiến cho người ta phạm tội. Bằng cách trích dẫn Ê-sai Phao-lô đang giải thích rằng các tiên tri đã luôn luôn tiên báo rằng người Do Thái sẽ khước từ Đấng Mê-si-a, chứ không phải Đức Chúa Trời khiến họ làm như vậy.28:28: Sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời nầy đã sai đến cho người ngoại; những người đó sẽ nghe theo vậy. Ở đây Phao-lô đang lặp lại điều ông đã nói với người Do Thái tại An-ti-ốt gần xứ Bi-si-đi (Cong Cv 13:46) và tại Cô-rin-tô (18:6). Mặc dầu chính ông là một người Do Thái ông thấy rằng trong tương lai Hội Thánh sẽ chủ yếu là một Hội Thánh Dân Ngoại. Đó là một trong những sự kiện đáng buồn nhất về Hội Thánh ngày nay là nó chứa đựng quá ít người Do Thái. Hội Thánh bị suy yếu đi nếu không có họ. Hội Thánh cần những món quà của họ, chẳng hạn như sự kiên định của họ về đời sống gia đình vững chắc, kỹ năng âm nhạc và viết lách của họ, niềm xác tín của họ rằng Đức Chúa Trời quan tâm bằng nhau đến các sự kiện tôn giáo cũng như “hằng ngày”.Nhưng Phao-lô không từ bỏ hi vọng rằng một ngày nào đó người Do Thái sẽ chấp nhận Đức Chúa Giê-xu làm Đấng Mê-si-a: “Hết thảy Y-sơ-ra-ên đều sẽ được cứu” (RoRm 11:26, và xem cc. 25-32).28:30: Phao-lô ở trọn hai năm tại một nhà trọ đã thuê. Lu-ca nói rất ít về điều Phao-lô làm trong suốt thời gian đó. Chúng ta biết từ cc.30, 31 rằng ông không bị giam trong tù với chi phí của chính quyền, và rằng ông tự chi trả tiền ăn ở cho mình, rằng mọi loại người đều có thể đến thăm ông, và rằng ông được tự do dạy dỗ và rao giảng Phúc Âm. Nhưng có nhiều câu hỏi mà chúng ta không biết câu trả lời:1. Phao-lô viết lá thư nào, nếu có, trong bốn lá thư, Ê-phê-sô, Phi-lip, Cô-lô-se, và Phi-lê-môn trong suốt thời gian nầy?2. Ai ở với ông? Nếu Phao-lô viết bốn lá thư đó lúc ấy thì có ít nhất tám người bạn ở với ông tại Rô-ma lúc nầy hoặc lúc khác. (Họ được nhắc đến theo tên trong các lá thư đó.)3. Phao-lô có dẫn dắt những người khác đến chỗ tiếp nhận Phúc Âm trong

Page 235: Huong dan hoc cong vu cac xu do

khi ông ở tại Rô-ma không?4. Điều gì xảy ra cho Phao-lô sau hai năm đó? Có phải ông được thả ra và đi đến Tây Ban Nha, nhưng cuối cùng bị lên án tử hình (như Cơ-lê-măn, giám mục Rô-ma, viết năm 96 SC) không? Hay là ông bị xét xử hai lầnvà cuối cùng được tha (như Eusebius viết năm 320 SC)?5. Tại sao Lu-ca không ghi lại điều đã xảy ra? Có phải ông chết trước khi hoàn tất sách Công Vụ không? Hoặc có phải ông đã viết một chương khác mà đã bị thất lạc không? Hoặc nếu Phao-lô bị hành hình tại Lamã, có phải Lu-ca bỏ bớt sự kiện để không xúc phạm đến viên chức Lamã Theophilus là người ông gởi cho sách Công Vụ không (xem chú thích ở Cong Cv 1:1a)?28:31: Dạy dỗ về Đức Chúa Giê-xu Christ cách tự do trọn vẹn, chẳng ai ngăn cấm người hết. Trong câu nầy, câu cuối trong sách Công Vụ, Lu-ca lại chỉ ra hai dữ kiện mà ông nhấn mạnh suốt cả sách:1. Rằng người Lamã hổ trợ hơn là ngăn trở công tác của Hội Thánh;2. Rằng không có điều chi có thể ngăn trở việc rao truyền Phúc Âm, mặc dầu các môn đồ của nó bị cầm tù hoặc bị bách hại ở một vài nơi và vào một số thời điểm nào đó.

ĐỀ NGHỊ NGHIÊN CỨU ÔN LẠI NỘI DUNG

Hai mục tiêu chính của Lu-ca khi viết hai chương nầy là gì?Tại sao họ không giương buồm ra khơi trên Địa Trung Hải vào những tháng mùa đông?Hãy cho (a) hai ví dụ từ những chương nầy về những hành động thực tế của Phao-lô, và (b) hai ví dụ về những người không phải Cơ Đốc Nhân bày tỏ sự nhơn từ?Phao-lô được thông công với các Cơ Đốc Nhân và nhận được sự hổ trợ từ nơi họ vào hai cơ hội nào trong suốt hành trình nầy?“Làm chứng về nước Đức Chúa Trời” (28:23):(a) Nếu đúng là nước Đức Chúa Trời ở “trong lòng các ngươi” (LuLc 17:21), tại sao Đức Chúa Giê-xu dạy chúng ta cầu nguyện “Xin Nước Cha được đến” (LuLc 11:2)?(b) Sự khác biệt giữa nước Đức Chúa Trời và Hội Thánh là gì?

NGHIÊN CỨU KINH THÁNH “Bạn hữu” có lẽ là một tên khác dành cho các Cơ Đốc Nhân (tr.222). Ba tên nào khác được dùng cho các Cơ Đốc Nhân theo Cong Cv 9:32; 9:41; 17:10; 26:28; 28:15; và IPhi 1Pr 4:16?“Phao-lô không từ bỏ hi vọng rằng một ngày nào đó người Do Thái sẽ chấp nhận Đức Chúa Giê-xu là Đấng Mê-si-a” (tr.228). Hãy đọc RoRm 11:25-32

Page 236: Huong dan hoc cong vu cac xu do

và tóm tắt lại bằng lời riêng của bạn những lý do tại sao Phao-lô tràn đầy hi vọng.“Nếu Phao-lô viết những lá thư nầy, thì lúc ấy có ít nhất tám trong số các bạn của ông có mặt với ông tại Rô-ma” (tr.228). Họ là ai, theo các câu Kinh Thánh sau đây?(a) Eph Ep 6:21 (b) Phi Pl 4:18 (c) CoCl 4:10-14 (d) Phil Plm 1:23?

THẢO LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU “Do khải tượng của mình … Phao-lô tin tưởng rằng Đức Chúa Trời sẽ giải cứu họ” (tr.223). Nhưng nhiều người hỏi: “Tại sao Đức Chúa Trời cứu một số tín đồ khỏi những tai họa như chết đuối, mà không cứu những người khác?”(a) Bạn sẽ trả lời họ như thế nào?(b) Bạn có ý kiến gì về mỗi câu trong ba câu trả lời được đưa ra trong chú thích ở Cong Cv 27:23?“Thổ nhơn đãi chúng ta một cách nhơn từ hiếm có” (28:2). Một số Cơ Đốc Nhân ngạc nhiên và hơi khó chịu khi những người không phải Cơ Đốc Nhân bày tỏ tình yêu và sự can đảm (tr.224). Bạn sẽ trả lời thế nào:(a) cho câu hỏi của người sinh viên?(b) cho câu hỏi: “Tại sao có điều tốt trên thế giới nầy?”“Phao-lô thông công với các Cơ Đốc Nhân” (tr.225).(a) Có sự khác biệt nào, nếu có, giữa sự thông công và “tình bạn”?(b) Các thuộc viên của một hội chúng bày tỏ “mối thông công” với nhà lãnh đạo của họ bằng những cách thực tế nào?Thử tưởng tượng bạn là Phao-lô và rằng bạn đang giữ một cuốn nhật ký. Bạn sẽ viết gì vào ngày bạn đến được thành Rô-ma?

Đường Thời Gian

Bản sau đây cung ứng thứ tự tương đối các sự kiện được nói đến trong Công Vụ. Nhiều ngày tháng không được chắc chắn, nhưng một dấu sao (*) cho thấy rằng ngày tháng được đề nghị đó được xác định bởi bằng chứng bên ngoài Tân Ước.

SC Sự kiện Kinh Thánh tham khảo

29 hoặc 30

32,33,34

Sự phục sinh của Đức Chúa Giê-xu

Lễ Ngũ Tuần

Cong Cv 1:1-2:47

8:1

Page 237: Huong dan hoc cong vu cac xu do

34,35,36

34-38

41

44*

45

46

47

48

49

49*

50

51

51*

52*

53

54

54*

55

56

57

58

58*

59

60,61

Sự bách hại những người Do Thái nói tiếng Hi-lạp

Sự chết của Ê-tiên

Sự cải đạo của Phao-lô

Phao-lô đến A-ra-bi và Đa-mách

Phao-lô thăm Giê-ru-sa-lem lần đầu sau khi cải đạo

Phao-lô tại Sy-ri và Si-li-si

Phao-lô tại A-ra-bi cho đến 45SC

Sứ mạng Cơ Đốc cho Dân Ngoại tại An-ti-ốt xứ Sy-ri

Gia-cơ, anh của Giăng, bị giết bởi Hê-rốt Ac-rip-ba I

Sự chết của Hê-rốt Ạc-rip-ba I

Phao-lô từ A-ra-bi trở về Si-li-si

Nạn đói tại Giê-ru-sa-lem

Ba-na-ba và Phao-lô tại An-ti-ốt xứ Sy-ri rồi đến Giê-ru-sa-lem.

Sứ mạng của Phao-lô cho Dân Ngoại tại A-si: An-ti-ốt xứ Bi-si-đi, Y-cao-ni, Lít-trơ, Đẹt-

bơ (Hành trình “thứ nhất”)

Bất đồng giữa Phao-lô và Phi-e-rơ tại An-ti-ốt sứ Sy-ri

Thư Ga-la-ti? (hoặc vào 56 SC)

Giáo hội nghị tại Giê-ru-sa-lem

Phao-lô rời An-ti-ốt xứ Sy-ri và bắt đầu sứ mạng tại Châu Âu (Hành trình “thứ hai”)

Người Do Thái bị trục xuất khỏi Rô-ma

Phao-lô tại Cô-rin-tô

Thư ITê-sa-lô-ni-ca của Phao-lô

Phao-lô vẫn ở tại Cô-rin-tô

Ga-li-ô làm quan trấn thủ xứ A-chai

Phê-lit làm tổng đốc xứ Giu-đê (đến 58SC)

9:1-43

GaGl 1:17

Cong Cv 9:26 và

GaGl 1:18

1:21

Cong Cv 11:19

12:2

12:23

11:25

11:27-30

13:4-14:28

GaGl 2:11

Cong Cv 15:6-29

15:36

18:2

18:1

18:12

18:23

20:1

IICo 2Cr 13:2

Cong Cv 20:2

21:15

21:27

23:33

Page 238: Huong dan hoc cong vu cac xu do

62

70*

80-90?

Sứ mạng của Phao-lô tại “A-si” bắt đầu (Hành trình “thứ ba”)

Phao-lô tại Ê-phê-sô

Phao-lô còn ở tại Ê-phê-sô

Thư ICô-rin-tô

Phao-lô thăm Cô-rin-tô lần thứ nhì

Hoàng đế Nê-rô đến 68SC

Phao-lô vẫn ở Ê-phê-sô

Thư IICô-rin-tô

Thư Phi-lip?

Phao-lô rời khỏi Ê-phê-sô

Thư Ga-la-ti?

Phao-lô thăm Cô-rin-tô lần thứ ba

Thư Rô-ma?

Phao-lô tại Hi-lạp

Hành trình của Phao-lô về Giê-ru-sa-lem

Phao-lô bị bắt

Phao-lô ở tù tại Sê-sa-rê

Phao-lô vẫn ở trong tù

Thư Cô-lô-se và Ê-phê-sô?

Phê-tu làm tổng đốc Giu-đê đến 62 SC

Hành trình của Phao-lô đến Rô-ma

Phao-lô bị quản thúc tại Rô-ma

Ngày chết có thể của Phao-lô

Sự chết của Gia-cơ, em Đức Chúa Giê-xu

24:27

27:1-28:16

28:17-30

Page 239: Huong dan hoc cong vu cac xu do

Sự hủy phá thành Giê-ru-sa-lem

“Công Vụ Các Sứ Đồ” được viết

Một số học giả nghĩ rằng các sự kiện từ khi Phao-lô đến Ê-phê-sô cho tới khi ông đến Rô-ma diễn ra trễ hơn khoảng

hai năm so với phần đề nghị ở trên.

Đáp Án Cho Các Đề Nghị Nghiên Cứu

Phần dẫn nhập

1. Xem tr.1, phân đoạn 2.

2. (a) Xem tr.1, phân đoạn 2.

(b) Điều đó cho thấy rằng Phúc Âm lan truyền từ Giê-ru-sa-lem đến Rô-ma.

3. (a) Để cho thấy rằng bởi sai Ê-li-sê đến với Na-a-man, một người không phải Do Thái, Đức Chúa Trời chăm sóc

cho mọi quốc gia.

(b) Họ không hiểu rằng Đức Chúa Trời chăm sóc cho mọi chủng tộc.

(c) Cả hai đều cho thấy rằng Đức Chúa Trời yêu thương mọi chủng tộc như nhau.

1:1-11

1. Xem tr.4, phân đoạn số 1.

2. Xem tr. 4, phân đoạn số 2 và 3.

3. Xem tr. 7, chú thích ở 1:6

4. Bởi vì các môn đồ đã nhận lãnh Đức Thánh Linh và họ đã làm chứng tại Giê-ru-sa-lem và ngay cả tại Rô-ma.

5. Xem tr.7, chú thích ở 1:9-10.

6. Ma-ry Ma-đơ-len và Ma-ry khác; Mười một sứ đồ; Cơ-lê-ô-ba và bạn mình; các môn đồ; Sê-pha; Mười hai sứ đồ;

500 anh em; Gia-cơ; Phao-lô.

7. Trong Lu-ca đoạn 24: Điều đó diễn ra tại Bê-tha-ny, Đức Chúa Giê-xu ban phước cho họ, và rồi “từ giả”.

Trong Công Vụ 1: Đức Chúa Giê-xu “được cất lên”, che khuất bởi một đám mây, và hai người nam mặc áo trắng nói

chuyện với các môn đồ.

8. (a) và (b) Được tôn cao ở bên hữu Đức Chúa Trời.

(c) Tại bên hữu Đức Chúa Trời.

(d) Tại bên hữu Ngài tại các nơi trên trời.

(e) Vượt qua các từng trời.

(f) Ngồi tại bên hữu ngai.

(g) Đã vào trên trời và ngồi tại bên hữu Đức Chúa Trời.

1:12-26

1. Xem tr.11, chú thích ở 1:12

2. Xem tr.11, phân đoạn số 2 của chú thích ở 1:14b.

3. Xem tr.12, chú thích ở 1:16a.

4. Xem tr.11, dòng 1-6.

Page 240: Huong dan hoc cong vu cac xu do

5. Xem tr. 13, dòng 1-4.

6. Công Vụ: (a) Các môn đồ- bởi vì họ đã được phóng thích khỏi nhà tù.

(b) Mười hai sứ đồ - bởi vì họ đã ủy thác cho “Bảy Người”.

(c) Phao-lô và Si-la.

(d) Phao-lô và Lu-ca và các Cơ Đốc Nhân tại Ty-rơ - bởi vì Phao-lô đang rời khỏi Ty-rơ và đang đi đến Giê-ru-sa-

lem.

Phúc Âm Lu-ca: (a) chúng ta cần cầu nguyện khi bắt đầu một giai đoạn mới trong cuộc đời.

(b) Đôi khi chúng ta cần ở một mình để cầu nguyện.

(c) Chúng ta cần kiên trì trong lời cầu nguyện của mình.

(d) Lời cầu nguyện của chúng ta nên dành cho người khác chứ không phải chỉ dành cho chính mình.

7. Đó là điều nhà Thi Thiên đã viết được ứng nghiệm.

8. (a) Đức Chúa Trời khiến sống lại.

(b) Công Vụ 10: Đó là một điều Đức Chúa Trời đã làm. ICô-rin-tô 15: Đức Chúa Trời đã làm điều đó và vì vậy làm

ứng nghiệm điều được viết ra trong Cựu Ước.

2:1-13

1. Xem tr. 15, lời Giải nghĩa dòng 3.

2. Xem tr. 15, chú thích ở 2:1a.

3. Xem tr.17, dòng 11.

4. Xem tr.17, phân đoạn số 3 của chú thích ở 2:4b.

5. Xem tr.18, chú thích ở 2:10.

6. (a) Bezabel - trở nên một thợ thủ công khéo léo.

(b) Bảy mươi trưởng lão - nói tiên tri.

(c) Ghi-đê-ôn - trở nên một lãnh tụ.

(d) Ê-xê-chi-ên - đứng dậy.

7. (a) Các môn đồ- quyền năng. (b) Phi-lip- sự hướng dẫn. (c) Những người nghe Phi-e-rơ- sự hướng dẫn. (d) A-ga-

bút-sự hướng dẫn. (e) Các tiên tri và giáo sư- sự hướng dẫn. (f) các môn đồ của Giăng- quyền năng.

2:14-41

1. Xem tr.25, chú thích ở 2:23b.

2. Xem tr.21, Giải nghĩa, dòng 1-2.

3. Xem tr.21, ba dòng cuối.

4. Xem tr.22, nữa trang cuối.

5. (a) và (b) Xem tr.26, chú thích ở 2:36.

6. Xem tr.27, chú thích ở 2:37 và 2:41.

7. (a) Thẳng thắn. (b) thẳng thắn. (c) dạn dĩ. (d) công khai. (e) dạn dĩ. (f) với sự xác tín.

8. (a) 1. (b) 1. (c) 2 hoặc 4. (d) 1,2,3 hoặc 4. (e) 3. (f) 1 hoặc 2. (g) 1. (h) 2 và 3.

2:42-47

1.Xem tr. 30, chú thích ở 2:42a, dòng cuối.

2. Xem tr.30, 5 dòng cuối.

Page 241: Huong dan hoc cong vu cac xu do

3. Xem tr. 31, chú thích ở 2:42c, 2 dòng cuối.

4. Xem tr.32, chú thích ở 2:44, 3 dòng kể từ cuối.

5. (a) và (b) xem tr.31, chú thích ở 2:42d.

6. Xem tr.33, chú thích ở 2:46b.

7. (a) Một sự đóng góp. (b) Thông công với Đức Chúa Trời và với các Cơ Đốc Nhân khác. (c) Tiệc Thánh. (d) và (e)

thông công với các Cơ Đốc Nhân khác. (f) thông công với Đức Chúa Giê-xu Christ.

8. (a) Một nơi vắng vẻ- một đám đông đang đói.

(b) Phòng cao - Đức Chúa Giê-xu muốn cử hành lễ vượt qua với mười hai sứ đồ.

(c) Một ngôi nhà trong làng - Đức Chúa Giê-xu muốn thông công với Cơ-lê-ô-ba và bạn người.

(d) Một phòng cao tại Trô-ách - họ đang dự Tiệc Thánh.

9. (a) Người nhà Cơ-lô-ê. (b) Người nhà Stephanas. (c) A-qui-la và Bê-rít-sin. (d) Người nhà Nạt-xít. (e) Người nhà

Gai-út. (f) Người nhà Nym-pha.

3:1-26

1. Xem tr. 35, 8 dòng cuối.

2. Xem tr. 37, chú thích ở 3:12, phân đoạn số 3.

3. (a) Xem tr.37, chú thích ở 3:13.

4. Rằng Đức Chúa Trời khiến Đức Chúa Giê-xu sống lại và rằng họ phải ăn năn tội đã giết Ngài.

5. Xem tr.41, 4 dòng cuối và tr.42, dòng 1-10.

6. (a) Các bạn của người ấy. (b) Bệnh nhân. (c) Bệnh nhân. (d) các môn đồ. (e) Bệnh nhân.

7. (a) đặt tay trên họ. (b) đặt tay trên người ấy và nói. (c) nói với người ấy. (d) Nhìn người ầy và nói. (e) cầu nguyện

và đặt tay mình trên người ấy.

4:1-31

1. Xem tr. 44, chú thích ở 4:1, các dòng 1-5.

2. Xem tr. 44, chú thích ở 4:1, dòng 10-12.

3. Xem tr. 44, dòng 6-11.

4. Xem tr.46, chú thích ở 4:13a.

5. Xem tr. 49, dòng 8-12.

6. (a) Từ sự gian ác của chốn lưu đày. (b), (c) và (d) để có sự đầy trọn của cuộc sống. (e) Như một món quà không thể

kiếm được. (f) Như một món quà phải được nhận đầy đủ vào ngày cuối cùng.

7. Xem tr.47, chú thích ở 4:20, phân đoạn (b).

8. Trong tất cả những lời cầu nguyện nầy, lời ngợi khen được dâng lên Đức Chúa Trời trong thời gian chịu khổ và

chống đối.

9. (a) Phi-e-rơ và Giăng. (b) Phi-e-rơ. (c) Phao-lô và Si-la. (d) Gai-út và A-ri-tạc. (e) Thầy tế lễ thượng phẩm và người

Sa-đu-sê. (f) Hê-rốt. (g) Các quan. (h) Thầy tế lễ và Tẹt-tu-lu.

4:32-5:42

1. Xem tr.52, Giải nghĩa, dòng 3-7.

2. Xem tr. 53, dòng 6-11.

3. Xem tr. 53, chú thích ở 5:1, dòng 1-7.

Page 242: Huong dan hoc cong vu cac xu do

4. Xem tr.55, dòng 3.

5. (a) Một người mời Đức Chúa Giê-xu ăn bữa.

(b) Họ dành quá nhiều thời gian vào các chi tiết và quên mất mục đích cuộc sống.

(c) Một người trong họ muốn học hỏi từ nơi Đức Chúa Giê-xu.

(d) Một số người khăng khăng rằng Cơ Đốc Nhân phải chịu cắt bì và giữ mọi lễ nghi Do Thái.

(e) Một số người trở thành Cơ Đốc Nhân.

(f) Phao-lô là một người trở thành Cơ Đốc Nhân.

6. (a) Mọi phân đoạn đều mô tả Cơ Đốc Nhân vui mừng trong những lần chịu khổ.

(b) Những phần tham khảo trong Lu-ca và Phi-lip không thấy nói đến sự vui mừng.

Chú thích đặc biệt A

1. (a) Xem tr.56, Chú Thích Đặc Biệt dòng 3-12.

(b) Xem tr. 57, dòng 1-9.

6:1-15

1. Xem tr. 58, Giải nghĩa, dòng 7-13.

2. Xem tr. 59, dòng 1-4.

3. Xem tr. 60, chú thích ở 6:2b, dòng 5.

4. Xem tr. 60, 3 dòng cuối và tr.61, dòng 1-5.

5. Xem tr.61, chú thích ở 6:9.

6. (a) Họ chọn 7 người để chia sẻ công tác mục vụ.

(b) Ông bổ nhiệm những người đáng tin cậy để làm người lãnh đạo và xét xử.

(c) Ngài yêu cầu các môn đồ giúp Ngài cho đám đông ăn.

(d) Ông sai Ti-mô-thê đến Phi-lip để chăm sóc hội chúng cho đến khi Phao-lô có thể đến được.

7. (a) Họ tố cáo Đức Chúa Giê-xu bất chấp truyền thống, và người Do Thái tố cáo Ê-tiên y như vậy.

(b) Người Pha-ri-si tố cáo các môn đồ của Đức Chúa Giê-xu bất chấp truyền thống của họ.

8. Xem tr. 63, dòng 2-5.

7:1-8:1a

1. Xem tr. 65, dòng 4-7.

2. (a) Xem tr.66, chú thích ở 7:2, 7:9 và 7:15; xem tr.67, chú thích ở 7:20; xem tr.68, chú thích ở 7:47.

(b) Xem tr.66, dòng 4.

(c) Xem tr.66, chú thích ở 7:9 xem tr.67, chú thích ở 7:20, dòng3.

3. (a) và (b) xem tr. 67, 3 dòng cuối.

4. Xem tr.70, chú thích ở 7:56.

5. Xem tr.71, chú thích ở 7:59 và 7:60.

6. (a) Thể xác. (b) thiêng liêng. (c) Thể xác. (d) thiêng liêng. (e) thiêng liêng. (f) Thể xác.

Cũng xem tr.66, chú thích ở 7:8, 3 dòng cuối.

7. (a) Ê-li, bị ngược đãi bởi “dân Y-sơ-ra-ên”.

(b) Xa-cha-ri, bị ngược đãi bởi “dân sự”.

(c) U-ri, bị ngược đãi bởi vua Giê-hô-gia-kim.

Page 243: Huong dan hoc cong vu cac xu do

(d) Giê-rê-mi, bị ngược đãi bởi vua Sê-đê-kia.

8. Xem Phụ Chú, tr.72.

(a) phân đoạn 2, dòng 1. (b) phân đoạn 1, dòng 1. (c) phân 2, dòng 1. (d) phân đoạn 4, dòng 3-5. (e) phân đoạn 3,

dòng 3-5. (f) phân đoạn 4, dòng 3-5.

8:1b-25

1. Xem tr. 74, dòng 8 từ cuối trang, và tr.75, dòng 3 từ cuối.

2. Xem tr. 74, dòng 11 từ cuối.

3. Xem tr.76, chú thích ở 8:9, dòng 4-6.

4. Xem tr.77, dòng 3-5.

5. Xem tr. 77, chú thích ở 8:17, phân đoạn số 1.

6. Xem tr.77, chú thích ở 8:18-19.

7. Xem tr.79, dòng 6-10.

8. Xem tr.79, dòng 15-21.

9. (a) Ngài không muốn cãi nhau với họ.

(b) Ngài tin rằng lòng thương xót của Thánh Linh Đức Chúa Trời ở trong họ.

(c) Ngài vui mừng khi một người trong họ biết cảm ơn Đức Chúa Trời.

(d) Ngài sẳn lòng nhận nước uống từ một người phụ nữ và nói chuyện với bà ấy, mặc dầu người Do Thái không giao

thiệp với người Sa-ma-ri.

10. (a) Ăn năn. (b) Lời chỉ dẫn. (c) Niềm tin. (d) Việc đặt tay. (e) Nhận lãnh Đức Thánh Linh. (f) lời giáo huấn. (g)

Việc đặt tay và nhận lãnh Đức Thánh Linh. (h) lòng hiếu khách và lòng vui mừng. (i) việc đặt tay, nhận lãnh Đức

Thánh Linh, nói tiếng lạ.

8:26-40

1. Xem tr.81, phân đoạn cuối, dòng 1-5.

2. Xem tr.81, phân đoạn 1, dòng 4-7.

3. Xem tr. 82, phân đoạn “Việc chứng đạo của chúng ta”, dòng 6-11.

4. Xem tr.81, 2 dòng cuối.

5. Xem tr. 85, dòng 4-5.

6. (a) và (b) Xem tr.86, dòng 1-3.

7. (a) Thiên sứ. (b) Thánh Linh. (c) Thánh Linh. (d) Thiên sứ. (e) Thánh Linh. (f) Thiên sứ.

8. (a) Một giấc mơ - Đa-ni-ên là người giải thích.

(b) Cựu Ước - Đức Chúa Giê-xu là người giải thích.

(c) Ê-sai 53 - Phi-lip là người giải thích.

(d) Nói tiếng lạ- một người nào đó phải giải thích nó.

9. (a) b. (b) a. (c) a. (d)a. (e) b. (f) b.

9:1-19a

1. Xem tr.88, dòng 3-8.

2. Xem tr. 90, chú thích ở 9:4.

3. Xem tr.90, chú thích ở 9:10, dòng 3-9.

Page 244: Huong dan hoc cong vu cac xu do

4. Xem tr.91, chú thích ở 9:17b-18 và 9:19.

5. (a) Những người chăn chiên. (b) Phi-e-rơ, Giăng và Gia-cơ. (c) Phi-e-rơ.

6. (a) Môi-se - cỡi giày ra.

(b) Ê-sai - đi và nói cho người ta nghe.

(c) Đức Chúa Giê-xu - rằng Ngài là Con yêu dấu của Đức Chúa Trời.

(d) Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng - lắng nghe Đức Chúa Giê-xu.

(e) Phi-e-rơ - giết các con vật và ăn thịt chúng.

7. (a) Ông thấy Đức Chúa Giê-xu.

(b) Đức Chúa Giê-xu hiện ra với ông, mặc dầu ông vốn là một tội nhân.

(c) Đức Chúa Trời bày tỏ chính Ngài cho ông để ông có thể làm một giáo sĩ cho Dân Ngoại.

(d) Do sự cải đạo ông phải chịu một sự thay đổi lớn trong cuộc đời.

(e) Điều đó xảy ra cho ông bất chấp tội lỗi ông và nhờ ân điển của Đức Chúa Trời.

Chú thích Đặc Biệt B

1. Xem tr.93, phân đoạn 1.

2. Xem tr.93, phân đoạn 2.

3. Xem tr. 93, 5 dòng cuối.

9:19b-31

1. Xem tr. 96, phân đoạn số 2.

2. Xem tr. 96, chú thích ở 9:20.

3. Xem tr. 98, chú thích ở 9:29.

4. Xem tr. 98, chú thích 9:31, dòng 1-7.

5. Xem tr. 98, chú thích ở 9:29, dòng 6-7

6. Xem tr.98, chú thích ở 9:31, phân đoạn số 3.

7. (a) Giô-sép ở A-ri-ma-thê. (b) Gia-cơ và Giăng. (c) Một trong các môn đồ. (d) Anh-rê. (e) A-na-nia. (f) Ta-bi-tha

(Đô-ca).

8. (a) i. (b) ii. (c) ii. (d) i. (e) ii. (f) i.

9:32-11:18

1. Xem tr. 102, chú thích 9:36 và tr. 103, chú thích ở 10:1. Về phần 2 của câu hỏi xem tr. 101, dòng 3.

2. Xem tr. 101, chú thích 10:3, dòng 4-6.

3. Xem 10:19 và 10:22.

4. Xem tr. 100, 3 dòng cuối.

5. Xem tr, 106, chú thích 10:48.

6. (a) Xem tr. 106, chú thích ở 11:2, dòng 4-6.

(b) Xem 11:2-3.

7. (a) Họ sẽ được ban phước bởi sự vâng lời của Áp-ra-ham.

(b) Người Y-sơ-ra-ên sẽ trở nên một “ánh sáng” cho họ.

(c) Sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời sẽ là một “ánh sáng” cho họ.

(d) Họ sẽ nhận được Phúc Âm từ Phao-lô.

Page 245: Huong dan hoc cong vu cac xu do

(e) Một số trong họ cố gắng ném đá Phao-lô.

(f) Một số trong họ chống đối Phao-lô, nhưng ông cứ kêu gọi họ ăn năn.

(g) Khi một số lớn Dân Ngoại trở thành Cơ Đốc Nhân, thì người Do Thái sẽ cải đạo.

8. (a) Hai hoặc ba người làm nhân chứng cho cho một sự bất đồng.

(b) Hai môn đồ mang lừa về cho Đức Chúa Giê-xu.

(c) Nhiều cặp môn đồ được Đức Chúa Giê-xu sai đi thăm viếng.

(d) Hai đầy tớ của Cọt-nây được sai đến tìm Phi-e-rơ.

(e) Ba-na-ba và Phao-lô đưa quà cứu trợ đến cho Cơ Đốc Nhân nghèo tại Giu-đê.

(f) Ti-mô-thê và Ê-rát được Phao-lô sai đến Ma-xê-đoan.

11:19-30

1. Xem tr. 108, Giải nghĩa, dòng 7-10.

2. Xem tr. 108, 2 dòng cuối.

3. Xem tr. 109, chú thíchở 11:19, dòng 11-16.

4. Xem tr. 110, chú thích 11:22.

5. Xem tr. 53, chú thích 4:36-37 và tr. 110, chú thích ở 11:22.

6. Xem tr. 110, chú thích 11:25, dòng 8.

7. (i) (a) Các môn đồ. (b) Các thánh đồ. (c) Các môn đồ. (d) các anh em. (e) Các anh em. (f) Các thánh đồ. (g) các Cơ

Đốc Nhân.

8. (i) (a) Để riêng tiền ra mỗi tuần dành cho các Cơ Đốc Nhân nghèo tại Giu-đê.

(b) và (c) dâng hiến rộng rãi như người Ma-xê-đoan.

12:1-25

1. Xem tr. 115, dòng 3-10.

2. Xem tr. 115, chú thích ở 12:1, dòng 5-7.

3. Xem tr.116, dòng 5.

4. Xem tr. 118, chú thích ở 12:25.

5. (a) Khi Đức Chúa Giê-xu đến nhà Si-môn Phi-e-rơ.

(b) Khi Đức Chúa Giê-xu đến nhà Giai-ru.

(c) Khi Đức Chúa Giê-xu lên núi để cầu nguyện.

(d) Khi Đức Chúa Giê-xu đang ngồi trên núi Ô-li-ve.

(e) Khi Đức Chúa Giê-xu đang cầu nguyện tại Ghết-sê-ma-nê.

6. Trong RoRm 14:8, Phao-lô nói: “Chúng ta hoặc sống hoặc chết đều thuộc về Chúa cả.” Phi-e-rơ có thể ngủ bởi vì

ông tin điều nầy.

7. (i) (a) (1). (b) (2).(c) (3). (d) (4). (e) (4).

Cong Cv 13:1-12

1. Xem tr. 121, Giải nghĩa.

2. Xem tr. 121, Giải nghĩa, dòng 4.

3. Xem tr. 122, chú thích ở 13:4.

4. Xem tr. 122, chú thích ở 13:5a.

Page 246: Huong dan hoc cong vu cac xu do

5. Xem tr. 125, “Những người được chính thức bổ nhiệm”.

6. Xem tr. 126, phân đoạn số 3, dòng 6-10.

7. (i) (a) Bởi vì con ông đau rất nặng.

(b) Bởi vì Ngài sắp bắt đầu chức vụ hoặc bởi vì Ngài đang bị cám dỗ.

(c) Bởi vì điều đó giúp họ cầu nguyện hoặc bởi vì họ đang chờ đợi sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời.

(d) Để được tiếng tăm là người thánh.

8. (a) Ông giúp đỡ Ba-na-ba và Phao-lô.

(b) Ông rời bỏ họ tại Bẹc-giê.

(c) Ông không được chọn đi với Phao-lô trong hành trình kế tiếp.

(d) Sau nầy Phao-lô yêu cầu được gặp ông bởi vì ông được coi là “có ích”.

(e) Sau nầy Phao-lô gọi Mác là “con” ông.

9. (a) Một số trong họ tiên đoán tương lai.

(b) Họ khích lệ và gây dựng các hội chúng địa phương.

(c) Họ cần có đức tin để thực hiện công tác của mình.

(d) Công tác của họ chỉ là một cách thi hành chức vụ.

(e) Họ nói theo một cách sao cho người ta có thể hiểu được.

(f) Họ trang bị và huấn luyện các Cơ Đốc Nhân khác để làm mục sư.

13:13-52

1. Xem tr. 128, Giải nghĩa, dòng 7-8.

2. Xem tr. 128, Giải nghĩa, 3 dòng cuối.

3. Xem tr. 131, chú thích ở 13:43, dòng 3-7.

4. Xem tr. 131, chú thích ở 13:44, dòng 7-10.

5. Xem tr. 132, chú thích ở 13:52.

6. (i) (a) Xưng công bình. (b) Xưng công bình. (c) giải phóng. (d) Tha bổng (e) Xưng công bình.

7. (a) Mọi con người đều sẽ bị xét xử, nhưng người Do Thái sẽ được xét xử trước.

(b) Người Do Thái là anh em và chị em của ông, và ông sẳn lòng hi sinh để cứu được họ.

(c) Phao-lô cầu nguyện rằng người Do Thái có thể được cứu.

(d) Ấy bởi vì người Do Thái thất bại trong việc chấp nhận Phúc Âm nên Dân Ngoại đã nhận được nó: điều nầy có thể

khiến cho người Do Thái tiếp nhận nó, qua sự ghen ghét.

(e) Để mọi người có thể chấp nhận Phúc Âm, Phao-lô đồng hóa chính mình với người Do Thái và cũng với Dân

Ngoại nữa.

14:1-28

1. Xem tr.135, 5 dòng cuối.

2. Xem tr. 138, chú thích ở 14:23.

3. Xem tr. 137, 5 dòng cuối.

4. Xem tr. 138, 5 dòng cuối.

5. (a) Trong 14:15-17 sứ điệp chính của ông là chỉ có một Đức Chúa Trời, là Đấng Tạo Hóa mà họ đáng phải thờ

phượng; nhưng trong 13:16-41 ông nói với người Do Thái và người kính sợ Đức Chúa Trời, và nói rằng sự đến của

Đức Chúa Giê-xu và sự chết của Ngài cùng sự phục sinh là sự ứng nghiệm lịch sử Do Thái.

Page 247: Huong dan hoc cong vu cac xu do

(b) RoRm 1:19-25 rất giống với Cong Cv 14:15-17, nhưng trong đó Phao-lô phán xử độc giả của mình cách nghiêm

khắc vì không thờ phượng Đức Chúa Trời độc nhất.

6. (i) Xem 9:23; 9:26; 9:29; 14:2; 14:5; 14:19.

(ii) (a) Khi chúng ta chịu khổ vì cớ Đấng Christ chúng ta đang chia sẻ sự đau khổ của Ngài.

(b) Cơ Đốc Nhân không thể tránh chịu khổ và không nên để cho việc chịu khổ áp đảo họ.

(c)Những người đang sống gần gủi với Đức Chúa Giê-xu Christ bị buộc phải kinh nghiệm sự chịu khổ.

15:1-35

1. Xem tr.141, phân đoạn 1.

2. Xem tr. 144, chú thích ở 15:7, dòng 4-6.

3. Xem tr. 144, chú thích ở 15:2b, phân đoạn 1.

4. Xem tr.145, chú thích ở 15:20, dòng 11-14.

5. Xem tr. 143, phân đoạn 2.

6. Chẳng hạn: cc. 4,7,8,12,14.

7. Trong RoRm 14:15-21 Phao-lô viết: “Anh em có thể nghĩ rằng rượu là một món quà từ Đức Chúa Trời và nên

thưởng thức, nhưng đừng uống nếu điều đó dẫn một người khác vào chỗ cám dỗ.”

Trong ICo1Cr 9:19-21 ông viết rằng ông biến mình thành một người Do Thái để chinh phục người Do Thái, và biến

mình thành một người Dân Ngoại để chinh phục Dân Ngoại.

Cong Cv 15:36-16:10

1. Xem tr. 148, Giải nghĩa, phân đoạn 1.

2. Xem tr. 148, Giải nghĩa, phân đoạn 2 (b) và (c).

3. Xem tr. 149, chú thích ở 15:39, dòng 3-7.

4. Xem tr. 150, chú thích ở 16:3, dòng 6-14.

5. Xem tr. 149, dòng 5-3 từ cuối, tr.150, chú thích ở 16:3 và tr.151, chú thích ở 16:10.

6. Xem tr.151, chú thích ở 16:10.

7. Một số Cơ Đốc Nhân ở Lít-trơ đã quên mất Phúc Âm và trở lại với việc tuân giữ các truyền thống Do Thái, vì vậy

Phao-lô muốn đem họ trở lại với Phúc Âm thật sự.

8. Một số từ có ích lợi về Ti-mô-thê là: “anh em”, “tôi tớ của Đức Chúa Trời”, “gây dựng anh em”, “khuyên giục anh

em”, “Hết lòng lo về việc anh em”, “như con đối với cha”, “phục vụ Phúc Âm”, “con thật của đức tin”, “đức tin thành

thật”.

9. (a) A-na-nia - nghe tiếng Chúa - đi và tìm Phao-lô.

(b) Phao-lô - thấy A-na-nia trong một khải tượng.

(c) Cọt-nây - thấy một thiên sứ và nghe Chúa phán - sai người đi tìm Phi-e-rơ.

(d) Phi-e-rơ - thấy một tấm khăn lớn - đi xuống và gặp các người được sai đến.

(e) Phao-lô- nghe một tiếng - để người ta dắt mình đi.

(f) Phao-lô- công bố cho người tại Đa-mách rằng họ phải ăn năn.

16:11-17:15

1. Xem tr.153, Giải nghĩa, dòng 1-6.

2. Xem tr. 154, chú thích ở 16:12, dòng 8-10.

Page 248: Huong dan hoc cong vu cac xu do

3. Xem tr. 155, chú thích ở 16:15.

4. Xem tr. 155, dòng 9 và 8 từ cuối.

5. Xem tr. 157, chú thích ở 16:25.

6. Xem tr. 155, dòng cuối và tr.157, dòng 1-4.

7. Xem bản đồ tr.120 và một bản đồ hiện đại về khu vực đó.

8. (a) Ông vui hưởng mối thông công với các Cơ Đốc Nhân.

(b) Ông và họ gặp sự chống đối.

(c) Các Cơ Đốc Nhân cho Phao-lô nhiều thứ và nhận lại nhiều thứ từ nơi ông; không có Hội Thánh nào khác có sự

cộng tác chặt chẽ với Phao-lô như vậy.

9. (a) Ma-ry, mẹ Đức Chúa Giê-xu- bà viếng thăm Ê-li-sa-bét và và ngợi khen Đức Chúa Trời.

(b) Những phụ nữ tại Giê-ru-sa-lem - họ khóc cho Đức Chúa Giê-xu khi Ngài bước đến chỗ chết.

(c) Ma-ry Ma-đơ-len, Gioan-na, Ma-ry, mẹ của Gia-cơ, và những phụ nữ khác - họ báo cho các sứ đồ rằng Đức Chúa

Giê-xu đã sống lại.

(d) Ma-ry, mẹ Đức Chúa Giê-xu, và những người phụ nữ khác - họ cầu nguyện.

(e) Ma-ry, mẹ của Giăng Mác, và những người khác- họ đang cầu nguyện cho Phi-e-rơ là người đang ở trong tù.

(f) Bơ-rit-ca - bà tỏ lòng hiếu khách đối với Phao-lô.

10. (a) Các Cơ Đốc Nhân bị ngược đãi, nhưng dầu vậy họ cứ vui mừng.

(b) Họ hoan nghênh Phao-lô và dẹp bỏ hình tượng.

(c) Phao-lô làm việc để tự kiếm sống, và cũng làm công tác rao giảng nữa.

(d) Phao-lô và hội chúng yêu thương nhau và vui vẻ bên nhau.

(e) Hội chúng bị bách hại.

17:16-34

1. Xem tr. 159, dòng 14 và tr. 161, phân đoạn 2, dòng 1.

2. Xem tr. 161, chú thích ở 17:16.

3. Xem tr. 160, Bố cục, dòng 2 và 3, và tr.162, chú thích ở 17:18a.

4. và 5. Xem tr.164, chú thích ở 17:31, dòng 80-11.

6. Xem tr. 166, dòng 13.

7. (a) Thảo luận. (b) Tranh cãi. (c) Nói chuyện. (d) Nói chuyện. (e) Tranh luận. (f) Tranh luận.

8. (a) c.24. (b) c.26. (c) c.27. (d) c. 29. (e) c.31. (f) c. 30.

18:1-28

1. Xem tr.168, phân đoạn 1.

2. Xem tr. 168, phân đoạn số 4 và phân đoạn tiếp theo.

3. Xem tr. 170, chú thích ở 18:2 và tr. 171, chú thích ở 18:9-10.

4. Xem tr. 170, dòng 1-5.

5. Xem tr. 172, chú thích ở 18:18, 3 dòng cuối.

6. (a) Họ làm nghề may trại và sẳn lòng cho Phao-lô làm việc với mình.

(b) Xem tr. 172, 5 dòng cuối.

(c) Họ liều mình để giải cứu Phao-lô. Họ có một Hội Thánh nhóm trong nhà mình.

(d) Họ có một Hội Thánh nhóm trong nhà.

Page 249: Huong dan hoc cong vu cac xu do

7. (a) và (b) Ông kiếm tiền bởi làm việc theo ngành nghề của mình.

(c) Các Cơ Đốc Nhân tại Phi-lip gởi quà cho ông.

(d) Ông làm việc theo nghề của mình ngày và đêm.

8. Ông hướng dẫn một nhóm Cơ Đốc Nhân tại Cô-rin-tô, và chăm sóc những điều Phao-lô đã khởi sự. Nhưng ông cần

được chỉ dẫn thêm khi ông đến Ê-phê-sô. Các Cơ Đốc Nhân tại Ê-phê-sô cho ông một lời chứng tốt khi ông đến A-

chai, là nơi ông giúp đỡ các Cơ Đốc Nhân rất nhiều và có thể tranh cãi với người Do Thái.

9. (ii) (a) Được cứu. (b) Công tác Phao-lô đã làm. (c) lời kêu gọi Phao-lô nhận lãnh. (d) an ủi và hi vọng.

19:1-41

1. Xem tr. 175, Giải nghĩa, dòng 2.

2. Xem tr. 175, Giải nghĩa, phân đoạn số 1:2 và 3.

3. Xem tr. 177, chú thích ở 19:9b.

4. Xem tr.179, chú thích ở 19:22.

5. Xem tr. 179, chú thích ở 19:24, dòng 10-12.

6. Xem tr. 180, chú thích ở 19:29, (c)và (d).

7. (a) Suýt bị giết. (b) bối rối. (c) gông cùm, suýt bị giết. (d) đánh đập, bỏ tù, đói. (e) buồn bã, bị tước đọat tài sản

(“nghèo”, (f) bị tù, đánh đập, súyt bị giết.

8. (a) Nói tiếng lạ. (b) Nói tiếng lạ và ngơi khen Đức Chúa Trời. (c) đức tin, chữa lành, làm phép lạ, nói tiên tri, phân

biệt các thần, nhiều thứ tiếng khác nhau, giải nghĩa các thứ tiếng. (d) Yêu thương, vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhơn

từ, hiền lành, trung tín.

Chú thích Đặc Biệt C

1. Xem tr. 182, Chú thích Đặc Biệt C, dòng 1-3.

2. Xem tr. 183, dòng 9-15.

3. Xem tr. 183, dòng 16-19.

4. (a) Xem tr. 182, 3 dòng cuối và tr. 183, dòng 1-2.

20:1-38

1. Xem tr.185, phân đoạn số 2và 3.

2. Xem tr. 185, chú thích ở 20:7, dòng 3.

3. Xem tr. 185, chú thích ở chú thích ở 20:6.

4. Xem tr. 186, chú thích ở 20:17.

5. Xem tr.189, chú thích ở 20:34.

6. (a) Xem tr. 185, chú thích ở 20:4.

(b) Sô-ba-tê là một thành viên trong gia đình Phao-lô; A-ri-tạc ở với Phao-lô tại Ê-phê-sô và trên tàu đi Ý, và ở trong

tù với Phao-lô; Trô-phim ở với Phao-lô tại Mi-lê nhưng bị ốm.

7. (a) Đức tin của những người bạn có thể dẫn đến sự chữa lành cho một người bệnh.

(b) Đức tin là tin cậy Đức Chúa Giê-xu và tin cậy rằng điều Ngài phán là thật.

(c) Đức tin là tin cậy nơi sự rộng lượng của Đức Chúa Trời chứ không phải nơi các luật lệ tôn giáo.

(d) Đức tin là tin cậy Đức Chúa Trời về tương lai, nghĩa là “hi vọng”.

(e) Đức tin nơi Đức Chúa Trời là thật sự nếu nó được kèm theo bởi hành động.

Page 250: Huong dan hoc cong vu cac xu do

21:1-36

1. Xem tr.192, Giải nghĩa, dòng 4-6.

2. Xem tr.193, chú thích ở 21:4, và xem 21:7 và tr.194, chú thích ở 21:8.

3. Xem tr. 194, chú thích ở 21:8.

4. Xem tr. 195, chú thích ở 21:23-24, phân đoạn 2.

5. Xem tr. 196, chú thích ở 21:27, dòng 4-10.

6. (a) với (g). (b) với (h). (c) với (j). (d) với (k). (e) với (l). (f) với (i).

7. (a) Ông xé áo mình thành 12 mảnh - sứ điệp: các chi phái Y-sơ-ra-ên sẽ bị phân chia.

(b) Ông ở trần và đi chân trần - sứ điệp: Người Ai-cập và người Ê-thi-ô-pi sẽ dẫn họ đi trần truồng và chân trần như

vậy.

(c) Ông giấu thắt lưng mình vào một chỗ đầy đá là nơi nó mục đi - sứ điệp: Chúa sẽ trừng phạt Giu-đa bằng cách làm

hư hỏng nó đi.

(d) Ông vẽ thành Giê-ru-sa-lem lên một miếng gạch, và làm một bức tường nhỏ bao quanh nó - sứ điệp: Y-sơ-ra-ên sẽ

bị bao vây.

8. (a) “Phục vụ” - Đấng Christ ban cho chính Ngài.

(b) “ Sứ mạng” - sự phục vụ mà các nhà lãnh đạo Hội Thánh ban cho.

(c) “Người giúp đỡ” - hoặc là hữu dụng hoặc là phục vụ bởi các nhà lãnh đạo Hội Thánh.

(d) “Chức chấp sự” - công tác của các chấp sự.

(e) “Mục sư” - Sự phục vụ của các nhà lãnh đạo Hội Thánh.

(f) “Chấp sự” - Xem (d) ở trên.

21:37-23:11

1. Xem tr.200, dòng 1-4.

2. (a) Xem tr. 200, chú thích ở 21:37, dòng 8.

(b) Xem tr. 201, chú thích ở 22:3.

3. Xem tr. 200, chú thích ở 21:40, dòng 12-15.

4. Xem tr. 202, chú thích ở 22:25, dòng 1-5.

5. Xem tr.204, chú thích ở 23:6a.

6. (a) Xem tr.201, chú thích ở 22:4, dòng 4 và 5.

(b) và (c) Xem chú thích ở 22:4, phân đoạn (a).

(d) Xem chú thích ở 22:4, phân đoạn (b).

(e) Xem chú thích ở 22:4 phân đoạn (c), 5 dòng cuối.

7. (a) Giăng Bap-tít - ông làm chứng cho Đức Chúa Giê-xu.

(b) Các Sứ Đồ: Họ được bảo phải làm chứng cho Đức Chúa Giê-xu - cho người tại Giê-ru-sa-lem và cho xứ Giu-đê và

xứ Sa-ma-ri.

(c) Phi-e-rơ và Giăng: Họ làm chứng về sự phục sinh của Đức Chúa Giê-xu - cho những người tại hiên cửa Sa-lô-

môn.

(d) Phao-lô: Ông được bảo phải làm chứng cho Đức Chúa Giê-xu - cho mọi người.

Page 251: Huong dan hoc cong vu cac xu do

23:12-25:12

1. Xem tr.210, chú thích ở 24:22 và 24:26.

2. Xem tr.207, chú thích ở 23:12 và 23:23.

3. Xem tr.208, chú thích ở 24:2, dòng 5-9.

4. Xem tr. 210, chú thích ở 24:22 và 24:26.

5. (a) i. Những người được kể là xứng đáng. ii. Họ không lập gia đình.

(b) i. Cả người công bình và người không công bình. ii. Người công bình có sự sống, người không công bình bị phán

xét.

(c)i. Cả người công bình và người không công bình. ii. Không có câu trả lời.

6. (a) Ông muốn người Cô-rin-tô có lòng rộng rãi như người Ma-xê-đoan.

(b) và (c) Xem tr. 209, chú thíchở 24:17.

(d) Xem IICo 2Cr 8:6 và 16. (e) Xem 8:9.

Cong Cv 25:13-26:32

1. Xem tr.213, chú thích ở 25:26.

2. Xem tr.215, chú thích ở 26:13.

3. Xem tr.217, Phụ Chú, phân đoạn 1.

4. Xem tr. 219, phân đoạn 1.

5. (i) Xem tr.214, 10 dòng cuối.

(iii) (a) Cơ Đốc Nhân tại Rô-ma. (b) Cơ Đốc Nhân tại Giê-ru-sa-lem.

(c) Cơ Đốc Nhân trong tỉnh A-chai. (d) Cơ Đốc Nhân tại Cô-lô-se.

6. (a) “Tha thứ” - Người đàn ông bại liệt.

(b) “Thương xót” - Đứa con phung phí tiền của của gia đình.

(c) “Tha thứ” - Những người đã giết người Do Thái.

(d) và (e) “Được xưng công bình” - Cơ Đốc Nhân. (f) “Tha thứ”.

27:1-28:31

1. Xem tr. 221, 7 dòng cuối.

2. Xem tr. 222, 4 dòng cuối và tr.223, dòng 1-4.

3. (a) Xem tr. 223, chú thích ở 27:33 và tr. 224, chú thích ở 28:3.

(b) Xem tr.222, chú thích ở 27:3 và tr.224, chú thích ở 28:2.

4. Xem tr.222, chú thích ở 27:3 và tr.225, chú thích ở 28:14.

5. (a) Xem tr.227, chú thích ở 28:23, phân đoạn số 4.

(b) Xem tr.227, chú thích ở 28:23, phân đoạn số 6.

6. Thánh đồ, anh em, Cơ Đốc Nhân.

8. Ty-chi-cơ, Ep-ba-phô-đích, A-ri-tạc, Mác, Giê-xu Giúc-tu, Ê-pháp-ra, Lu-ca, Đê-ma.