60
ThS.NCS Võ Minh Tập Trường ĐH KHXH&NV , ĐHQG TP.HCM

Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

ThS.NCS Võ Minh TậpTrường ĐH KHXH&NV , ĐHQG

TP.HCM

Page 2: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

N I DUNG CHÍNHỘ

I. Khái quát về Biển Đông

II. Chủ quyền của Việt Nam đối với quần

đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

III. Các nước lớn và ASEAN với Biển

Đông

IV. Kết luận

Page 3: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ Về tên gọi - Phương Tây gọi là Nam Trung Hoa

(South China Sea) do buôn bán lâu đời với TQ.

- Bồ Đào Nha gọi là biển Champa (XV-XVI) - Trung Quốc gọi là biển Nam Hải. - Philippin gọi là biển Tây Philippin. - Việt Nam gọi là Biển Đông.

Page 4: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ Về tên gọi - Gần dây, có nhiều ý kiến đề xuất tên gọi

mới: “Biển chung của thiên hạ” (HTQT 11/2009, Hà Nội); “Biển Đông Nam Á (Southeast Asia Sea) (HTQT 11/2011, Hà Nội). Việc đổi tên không có nghĩa là từ bỏ danh xưng như các nước gọi nêu trên mà để chỉ danh xưng quốc tế, dùng trong văn kiện hay diễn đàn quốc tế, địa đồ thế giới và cho các nước không nằm trong vùng.

Page 5: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ Về tên gọi - Việc đổi tên không có nghĩa là từ bỏ

danh xưng như các nước gọi nêu trên mà để chỉ danh xưng quốc tế, dùng trong các văn kiện hay diễn đàn quốc tế, địa đồ thế giới và cho các nước không nằm trong vùng. Nó cũng không có nghĩa là quốc tế hóa biển này, cũng không liên hệ gì đến các chủ quyền lãnh thổ và lãnh hãi. Tuy nhiên chưa được đồng thuận đổi tên.

Page 6: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 1. Vị trí địa lý tự nhiên độc đáo - Diện tích: 3,5 triệu Km2 , Đây là biển lớn

thứ tư thế giới sau Đây là biển lớn thứ tư thế giới sau biển Philippines, biển San Hô và biển Ả Rập, bị bao quanh bởi đại lục, bán đảo và các đảo, rộng bằng 3 lần tổng diện dích của Bột Hải, Hoàng Hải, Biển Hoa Đông cộng lại,

Page 7: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 1. Vị trí địa lý tự nhiên độc đáo -…, rộng gấp 8 lần Biển Đen, gấp 1,2 lần

Địa Trung Hải, độ sâu trung bình của biển khoảng 1.140m, sâu nhất là 5000m. Chiều dài theo hướng Đông Bắc-Tây Nam khoảng 3.520km, chiều rộng khoảng 1.200km.

Page 8: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 1. Vị trí địa lý tự nhiên độc đáo - Biển Đông có vô số đảo, tập hợp các

quần đảo như Hoàng Sa, Trường Sa và những bãi đá ngầm Macclesfield và Pratas. Trong số các đảo ở Biển Đông, có 5 đảo lớn nhất: Phú Lâm(1,6km2) , Ba Bình(0,6km2) , Thị Tứ (0,33km2) , Trường Sa (0,15km2), Đá Hoa Lau (0,1km2).

Page 9: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 1. Vị trí địa lý tự nhiên độc đáo - Xếp theo thứ tự S đất đảo: Phú Lâm là

đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa, Ba Bình là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa và là đảo duy nhất có nước ngọt.

Page 10: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 1. Vị trí địa lý tự nhiên độc đáo - Tính đặc thù (theo Luật Biển): chứa

đựng tất cả các yếu tố liên quan như quốc gia ven biển, quốc gia quần đảo, vùng đánh cá, phân định biển, eo biển quốc tế, hợp tác quản lí tài nguyên sinh vật, các đàn cá di cư và các đàn cá xuyên biên giới, khai thác chung, bảo vệ biển, nghiên cứu khoa học biển, chống cướp biển, tự do, an toàn hàng hải, tìm kiếm, cứu nạn…

Page 11: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 1. Vị trí địa lý tự nhiên độc đáo - Xung quanh Biển Đông có 9 quốc gia:

Việt Nam, Trung Quốc, Phi-líp-pin, Malaixia, Bru-nây, In-dô-nê-xia, Xingapo, Campuchia, Thái Lan và lãnh thổ Đài Loan.

Page 12: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 1. Vị trí địa lý tự nhiên độc đáo - Vùng biển Đông Nam Á với các tuyến

đường hàng hải huyết mạch bủa ra theo ba hướng chính: lên Đông Bắc Á, sang Ấn Độ Dương, xuống Nam Thái Bình Dương, Biển Đông cùng với biển Đông Bắc Á tạo thành “ba biển” của Đông Á – “ngã tư đường” hay “ống thông gió”. Nhìn từ Ấn Độ Dương, Biển Đông là “sân sau; nhìn từ Tây Thái Bình Dương, Biển Đông là “tiền sảnh” của Ấn Độ Dương.

Page 13: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 1. Vị trí địa lý tự nhiên độc đáo -Biển Đông gần như là tuyến đường ngắn

nhất, đóng vai trò cầu nối, tạo thuận lợi cho hoạt động giao thương giữa Đông Bắc Á, Đông Nam Á với tiểu lục địa Ấn Độ và Trung Đông từ thời cổ đại đến nay.

- Các eo biển: Malacca, Lombok, Sunda, Makassar; các vịnh như Subic (Philippin), Cam Ranh (Việt Nam), Bắc Bộ, Thái Lan và hải cảng hàng đầu thế giới như Xingapo.

Page 14: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 1. Vị trí địa lý tự nhiên độc đáo - Đường tơ lụa Biển Đông: là con đường

thông dụng về thương mại, giao lưu văn hóa, tôn giáo, ngoại giao từ thời cổ đại mà Việt Nam là điểm xuất phát, dừng chân và đến của những đoàn tàu viễn dương.

- Con đường tơ lụa trên biển xuất phát từ hải cảng Alexandrie (Bắc Phi, Địa Trung Hải), tỏa sang Ân Độ - Đông Nam Á – Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản).

Page 15: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 2. Vị trí địa-chiến lược quan trọng -Biển Đông nằm trên tuyến đường giao

thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu - Châu Á, Trung Đông - Châu Á. Năm trong số mười tuyến đường biển thông thương lớn nhất trên thế giới liên quan đến Biển Đông gồm:

Page 16: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 2. Vị trí địa-chiến lược quan trọng

tuyến Tây Âu, Bắc Mỹ qua Địa Trung Hải, kênh đào Xuy-ê, Trung Đông đến Ấn Độ, Đông Á, Úc, Niu Di Lân; tuyến Đông Á đi qua kênh đào Panama đến bờ Đông Bắc Mỹ và Caribe; tuyến Đông Á đi Úc và Niu Di Lân, Nam Thái Bình Dương; tuyến Tây Bắc Mỹ đến Đông Á và Đông Nam Á.

Page 17: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 2. Vị trí địa-chiến lược quan trọng

Đây được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Mỗi ngày có khoảng từ 150 - 200 tàu các loại qua lại Biển Đông. Trong khu vực Đông Nam Á có khoảng 536 cảng biển, trong đó có hai cảng vào loại lớn và hiện đại nhất thế giới là cảng Singapore và Hồng Công. Thương mại và công nghiệp hàng hải ngày càng gia tăng ở khu vực.

Page 18: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 2. Vị trí địa-chiến lược quan trọng

Đây được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Mỗi ngày có khoảng từ 150 - 200 tàu các loại qua lại Biển Đông. Trong khu vực Đông Nam Á có khoảng 536 cảng biển, trong đó có hai cảng vào loại lớn và hiện đại nhất thế giới là cảng Singapore và Hồng Công. Thương mại và công nghiệp hàng hải ngày càng gia tăng ở khu vực.

Page 19: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 2. Vị trí địa-chiến lược quan trọng

Nhiều nước Đông Á phụ thuộc sống còn vào đường biển: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và cả TQ. Đây là mạch đường thiết yếu vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thương mại từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và TQ. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông.

Page 20: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 2. Vị trí địa-chiến lược quan trọng

Hàng năm có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45% khối lượng hàng hoá xuất khẩu của Nhật Bản được vận chuyển qua Biển Đông. Trung Quốc có 29/39 tuyến đường hàng hải và khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển qua Biển Đông.

Page 21: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 2. Vị trí địa-chiến lược quan trọng - Nằm ở sườn phái đông nam Trung

Quốc, ngoài con đường tơ lụa trên đất liền đi qua Trung Á, các nước phương Tây ngày xưa dùng đường biển ngang qua Biển Đông để buôn bán với phương Đông.

- Ngày nay Biển Đông có con đường hàng hải đông đúc thứ hai thế giới. Viễn cảnh tương lai của thương mại hàng hải và vận tải đường biển đầy hứa hẹn.

Page 22: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 2. Vị trí địa-chiến lược quan trọng - Biển Đông bao quanh nột trong các khu

vực tăng trưởng kinh tế năng động nhất thế giới, liên quan một số quốc gia công nghiệp và thương mại chủ yếu của thế giới đương đại. Các cảng biển, vận tải biển, dịch vụ phụ trợ hàng hải phát triển nhanh chóng.

Page 23: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 2. Vị trí địa-chiến lược quan trọng - Eo Malacca là cửa ngõ yết hầu trên

đường thương mại Đông –Tây. Năm 1511, phương Tây mở đầu chinh phục phương Đông, tiến đánh TQ (XVIII-XIX)… sau chiến tranh thế giới hai (1945), nhiều nước lớn hiện diện hải quân tại Biển Đông để bao vây TQ.

Page 24: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 2. Vị trí địa-chiến lược quan trọng - Sau 1991, đặc biệt từ 2009-nay, việc

Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông, coi Biển Đông là lợi ích cốt lõi (ngang hàng với Tây Tạng, Tân Cương, Đài Loan)… và sự hiện diện của Mĩ, xung đột biển Đông ngày càng gia tăng, gây nên mất an ninh, hòa bình và ổn định của khu vực.

Page 25: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 2. Vị trí địa-chiến lược quan trọng

*****Tầm quan trọng chiến lược của các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông

- Các đảo và quần đảo trong Biển Đông có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng đối với nhiều nước. Nằm ở trung tâm Biển Đông, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một trong những khu vực có nhiều tuyến đường biển nhất trên thế giới.

Page 26: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 2. Vị trí địa-chiến lược quan trọng

*****Tầm quan trọng chiến lược .... - Trên các tuyến đường biển đóng vai trò

chiến lược của Châu Á có hai điểm trọng yếu: Thứ nhất là eo biển Malacca (nằm giữa đảo Sumatra của lndonesia và Malaysia). Vị trí này vô cùng quan trọng vì tất cả hàng hoá của các nước Đông Nam Á và Bắc Á phải đi qua.

Page 27: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 2. Vị trí địa-chiến lược quan trọng

*****Tầm quan trọng chiến lược .... - Ba eo biển thuộc chủ quyền của

lndonesia là Sunda, Blombok và Makascha đóng vai trò dự phòng trong tình huống eo biển Malacca ngừng hoạt động vì lý do gì đó.

Page 28: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 2. Vị trí địa-chiến lược quan trọng

*****Tầm quan trọng chiến lược .... - Tuy nhiên, nếu phải vận chuyển qua các

eo biển này thì hàng hoá giữa Ấn Độ Dương sang ASEAN và Bắc Á sẽ chịu cước phí cao hơn vì quãng đường dài hơn. Điểm trọng yếu thứ hai là vùng Biển Đông, nơi có nhiều tuyến đường hàng hải đi qua, đặc biệt là khu vực xung quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Page 29: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 2. Vị trí địa-chiến lược quan trọng

*****Tầm quan trọng chiến lược ..... - Các tuyến đường biển chiến lược nói

trên là yết hầu cho giao lưu hàng hoá của nhiều nước Châu Á. Xuất khẩu hàng hoá của Nhật Bản phải đi qua khu vực này chiếm 42%, các nước Đông Nam Á 55%, các nước công nghiệp mới 26%, Australia 40% và Trung Quốc 22% (trị giá khoảng 31 tỷ đô la).

Page 30: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 2. Vị trí địa-chiến lược quan trọng

*****Tầm quan trọng chiến lược ..... - Ngoài ra, Hoàng Sa và Trường Sa có vị

trí chiến lược, dùng để kiểm soát các tuyến hàng hải qua lại Biển Đông và mục đích quân sự như đặt trạm ra đa, các trạm thông tin, các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu bè... Các nhà chiến lược phương Tây cho rằng quốc gia nào kiểm soát được quần đảo Trường Sa sẽ khống chế được cả Biển Đông

Page 31: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 3. Tài nguyên ở Biển Đông Biển Đông là nơi chứa đựng nguồn tài

nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật (thuỷ sản), khoáng sản (dầu khí), du lịch và là khu vực đang chịu sức ép lớn về bảo vệ môi trường sinh thái biển.

Page 32: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 3. Tài nguyên ở Biển Đông a. Hệ sinh thái Biển - Là 1 trong 4 vùng biển giàu tính đa dạng

sinh học nhất thế giới, với các loại tài nguyên phong phú và đa dạng . Biển có chức năng quan trọng giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu, hổ trợ các hoạt động kinh tế biển, nhưng có sự thiếu hụt dữ liệu về môi trường sinh thái của Biển Đông và ít đề cập đến khi thảo luận.

Page 33: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 3. Tài nguyên ở Biển Đông a. Hệ sinh thái Biển + 45/57 loài cây đước; 50/70 loài san hô;

20/50 loài cỏ biển và 7/9 loài nghiêu, 3000 loài cá.

+ Đánh bắt cá đóng góp 10% sản lượng thế giới, khoảng 5 triệu tấn/năm. Các nước ven Biển Đông chiếm 23% sản lượng đánh bắt cá ngừ thế giới và gần ¾ tổng số cá ngừ đóng hộp.

Page 34: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 3. Tài nguyên ở Biển Đông a. Hệ sinh thái Biển + Các nước đánh bắt và nuôi trồng hải

sản đứng hàng đầu thế giới: Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Philippin, trong đó Trung Quốc là nước đánh bắt cá lớn nhất thế giới (khoảng 4,38 triệu tấn/năm), Thái Lan đứng thứ 10 thế giới (với khoảng 1,5 - 2 triệu tấn/năm).

Page 35: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 3. Tài nguyên ở Biển Đông a. Hệ sinh thái Biển + 5 quốc giả sản xuất tôm hàng đầu thế

giới: In-đô-n-xia, Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Philippin.

+ Biển Việt Nam: 160.000 loài thực vật, 260 loài chim, 638 loài rong biển, trên 2000 loài cá (trong đó có 110 loài có giá trị kinh tế cao). Trữ lượng cá 3 triệu tấn/năm.

Page 36: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 3. Tài nguyên ở Biển Đông b. Dầu khí - Biển Đông được coi là 1 trong 4 khu vực

(bồn trũng) chứa dầu khí lớn nhất thế giới (vịnh Péc-xích, vịnh Mê-hi-cô, Biển Bắc...): các bồn trũng Bruney - Saba, Sarawak, Malay, Pattani Thái, Nam Côn Sơn, Mê Công, Sông Hồng, cửa sông Châu Giang.

Page 37: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 3. Tài nguyên ở Biển Đông b. Dầu khí - Hiện nay, hầu hết các nước trong khu

vực đều là những nước khai thác và sản xuất dầu khí từ biển như Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia, Thái Lan … trong đó Indonesia là thành viên của OPEC.

Page 38: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 3. Tài nguyên ở Biển Đông b. Dầu khí - Theo Wikipedia: Vùng này đã được xác

định có trữ lượng dầu mỏ khoảng 1,2 km³ (7,7 tỷ thùng), với ước tính tổng khối lượng là 4.5 km³ (28 tỷ thùng). Trữ lượng khí tự nhiên được ước tính khoảng 7.500 km³ (266.000 tỷ feet khối).

Page 39: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 3. Tài nguyên ở Biển Đông b. Dầu khí - Theo đánh giá sơ bộ của ngành hải

dương TQ: trữ lượng dầu khí là 50 tỷ tấn; Theo Viện Kỹ thuật và Bộ Đất đai và Tài nguyên TQ: 20-30 tỷ tấn dầu và 16 nghìn tỷ mét khối khí tự nhiên, 70% chủ yếu tập trung ở vùng biển nước sâu trên 2000m. Khai thác khoảng 18,5 triệu tấn/năm duy trì được trong vòng 15 - 20 năm tới.

Page 40: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 3. Tài nguyên ở Biển Đông b. Dầu khí -Theo Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dự trữ

dầu ở Biển Đông là 11 tỉ thùng, 190 tỷ feet khối khí.

Page 41: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 3. Tài nguyên ở Biển Đông b. Dầu khí - Biển Việt Nam có nhiều bể trầm tích có

triển vọng dầu khí như Cửu Long và Nam Côn Sơn được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất. Tổng trữ lượng dự báo địa chất về dầu khí của toàn thềm lục địa Việt Nam đạt xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu, trữ lượng khai thác khoảng 02 tỷ tấn và trữ lượng dự báo của khí khoảng 1.000 tỷ mét khối

Page 42: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 3. Tài nguyên ở Biển Đông b. Dầu khí - Các khu vực có tiềm năng dầu khí còn

lại chưa khai thác là khu vực thềm lục địa ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và bờ biển miền Trung, khu vực thềm lục địa Tư Chính. Trữ lượng và sản lượng dầu khí của Việt Nam đứng vào hạng trung bình trong khu vực, tương đương Thái Lan và Malaysia.

Page 43: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 3. Tài nguyên ở Biển Đông b. Dầu khí - Ngoài ra, theo các chuyên gia Nga vùng

biển Hoàng Sa và Trường Sa còn chứa đựng tài nguyên khí đốt đóng băng, trữ lượng loại tài nguyên này trên thế giới ngang bằng với trữ lượng dầu khí và đang được coi là nguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai gần.

Page 44: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 4. Hiện trạng tranh chấp Biển Đông Tranh chấp, xung đột ở Biển Đông (gọi là

vấn đề Biển Đông) là một vấn đề phức tạp, tập trung ở khu vực Trường Sa và Hoàng Sa, vì nó liên quan đến nhiều khía cạnh như chủ quyền, an ninh, quân sự, kinh tế, chính trị, ngoại giao…

Page 45: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 4. Hiện trạng tranh chấp Biển Đông Tranh chấp Biển Đông liên quan đến ba

phương diện chủ yếu: một là vấn đề chủ quyền lãnh thổ ở các đảo; hai là phân định ranh giới các vùng biển và thềm lục địa chồng lấn; ba là quyền tự do và an toàn hàng hải. Vì vậy, đây được xem là tranh chấp chủ quyền các đảo và các lợi ích biển phức tạp nhất thế giới và có khả năng dẫn đến xung đột ở cường độ cao, tiềm tàng.

Page 46: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 4. Hiện trạng tranh chấp Biển Đông Tranh chấp Biển Đông có tính chất phức

tạp, là điểm nóng, là bàn cờ chiến lược của các nước lớn trong thế kỉ XXI, thể hiện ở các hiện trạng sau:

a. Các nước liên quan trực tiếp về tranh chấp giữa các yêu sách khác nhau về chủ quyền lãnh thổ đối với các đảo, quần đảo ở Biển Đông, với các yếu tố về luật pháp, lịch sử và văn hóa phức tạp.

Page 47: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 4. Hiện trạng tranh chấp Biển Đông ….Việc các nước giáp biển lần lược tuyên

bố về vùng biển của mình đến Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982, xét về quan hệ giữa các nước liên quan ở nhiều cấp độ (song phương, đa phương) đã làm cho bài toán giải quyết tranh chấp ở Biển Đông càng thêm bế tắc và chưa có lời giải.

Page 48: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 4. Hiện trạng tranh chấp Biển Đông b. Tranh chấp Biển Đông có tính chất mới

và mang ý nghĩa an ninh, quân sự. Việc Trung Quốc xây dựng và thực thi chiến lược biển, hiện đại hóa lực lượng hải quân, đưa Biển Đông vào phạm trù “lợi ích cốt lõi”, đụng độ với tàu hải quân của Mĩ (3/2009) và đối đầu quân sự giữa hải quân Mĩ, Trung từ năm 2010 đã cho thấy tính phức tạp về an ninh, quân sự, về vấn đề tự do hàng hải trên Biển Đông.

Page 49: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 4. Hiện trạng tranh chấp Biển Đông ….Sự đối đầu Mĩ –Trung về sự va chạm

giữa lợi ích cốt lõi của Trung Quốc và lợi ích quốc gia của Mĩ là một trong những nguyên nhân làm cho Biển Đông trở thành điểm nóng xung đột khu vực, đồng thời việc quốc tế hóa các hoạt động khai thác dầu khí, việc kiểm soát và khai thác tài nguyên năng lượng ở Biển Đông đã làm cho Biển Đông thành vấn đề quốc tế.

Page 50: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 4. Hiện trạng tranh chấp Biển Đông c. Biển Đông là bàn cờ cạnh tranh chiến

lược giữa các nước lớn. Mặc dù thực tế Biển Đông không nằm ở trung tâm chiến lược của các nước lớn như Nhật Bản, Ấn Độ, Nga, Autralia… nhưng sự can dự của những nước này làm cho vấn đề Biển Đông trở nên phức tạp. Bên cạnh Mĩ, Trung, các nước trên đã từng bước phát triển các lợi ích chiến lược tại Biển Đông.

Page 51: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 4. Hiện trạng tranh chấp Biển Đông …..Ấn Độ xem các nước Đông Á và Biển

Đông như một phần của “chính sách hướng đông”, kết nối với khu vực thành “chuỗi ngọc trai” của mình. Nhật Bản thực hiện chính sách hướng nam, triển khai quân sự về phía nam. Nga cũng ngày càng quan tâm tới tình hình Biển Đông và can dự theo phiên bản Nga như chính sách hướng đông mới của Nga.

Page 52: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. KHÁI QUÁT V BI N ÔNGỀ Ể Đ 4. Hiện trạng tranh chấp Biển Đông Bên cạnh đó, quá trình can dự của các

nước lớn tại Biển Đông và việc quốc tế hóa vấn đề Biển Đông đã tạo nên một cục diện mới không ít quyền lợi, thêm đòn bẩy cho các nước liên quan trực tiếp đến tranh chấp tại Biển Đông phát huy vai trò địa - chiến lược của mỗi nước thông qua việc bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia và tham gia giải quyết tranh chấp, xung đột tại Biển Đông.

Page 53: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. CHỦ QUY N VI T NAM I Ề Ệ ĐỐV I HOÀNG SA VÀ TR NG SAỚ ƯỜ

Ở Biển Đông có hai quần đảo lớn: Trường Sa (Paracel Island) và Hoàng Sa (Spratley Island). Ngoài ra có hai nhóm bãi ngầm (Macclesfiels và Pratas). Tiêu điểm của cuộc tranh chấp Biển Đông liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa. Các quần đảo này khống chế 39 tuyên hàng hải của thế giới đi qua Biển Đông

Page 54: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. CHỦ QUY N VI T NAM I Ề Ệ ĐỐV I HOÀNG SA VÀ TR NG SAỚ ƯỜ

I,1. QUẦN ĐẢO HOÀNG SA Quần đảo Hoàng Sa có nghĩa là Cát

vàng, là một nhóm khoảng 37 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm. Từ xưa quần đảo này đã mang tên là Bãi Cát Vàng hay Cồn Vàng.

Page 55: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. CHỦ QUY N VI T NAM I Ề Ệ ĐỐV I HOÀNG SA VÀ TR NG SAỚ ƯỜ

I,1. QUẦN ĐẢO HOÀNG SA Quần đảo Hoàng Sa nằm ở phía bắc

Biển Đông, cách đảo Lý Sơn (Cù Lao Ré) khoảng 200 hải lý và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 230 hải lý.

Quần đảo Hoàng Sa nằm trong một phạm vi khoảng 30.000 km2, chia làm hai nhóm:

Page 56: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. CHỦ QUY N VI T NAM I Ề Ệ ĐỐV I HOÀNG SA VÀ TR NG SAỚ ƯỜ

I,1. QUẦN ĐẢO HOÀNG SA

+ Nhóm Lưỡi Liềm ở Tây Nam: gồm nhiều đảo (Chim Yến, Tri Tôn, Hoàng Sa...), trong đó Hoàng Sa là lớn nhất (1km2).

+ Nhóm An Vĩnh ở Đông Bắc: gồm 12 đảo, đá, bãi cạn, có hai đảo lớn là Phú Lâm và Linh Côn rộng 1,6km2.

Page 57: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. CHỦ QUY N VI T NAM I Ề Ệ ĐỐV I HOÀNG SA VÀ TR NG SAỚ ƯỜ

I,1. QUẦN ĐẢO HOÀNG SA Nhà nước Việt Nam thực thi chủ quyền

đối với quần đảo Quần đảo Hoàng Sa diễn ra qua bốn thời kì chủ yếu:

- Thời kì nhà nước phong kiến - Thời kì Pháp thuộc - Thời kì c.quyền bảo Đại và Sài Gòn - Thời kì CHXHCN Việt Nam

Page 58: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. CHỦ QUY N VI T NAM I Ề Ệ ĐỐV I HOÀNG SA VÀ TR NG SAỚ ƯỜ

I,1. QUẦN ĐẢO HOÀNG SA a. Thời kì nhà nước phong kiến. Trãi

qua 3 thế kỉ: thời chúa Nguyễn (1558-1775); Tây Sơn (1788-1802) và vương triều Nguyễn (1802-1884), các nhà nước đã chiếm hữu, thực thi chủ quyền ở 2 quần đảo là thực sự, rõ ràng, hòa bình và liên tục thể hiện qua các châu bản, văn bản từ Trung ương đến địa phương.

Page 59: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. CHỦ QUY N VI T NAM I Ề Ệ ĐỐV I HOÀNG SA VÀ TR NG SAỚ ƯỜ

I,1. QUẦN ĐẢO HOÀNG SA a. Thời kì nhà nước phong kiến. Các tài liệu chứng minh: - Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư

(1603-1653) của Đỗ Bá soạn. -

Page 60: Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)

I. CHỦ QUY N VI T NAM I Ề Ệ ĐỐV I HOÀNG SA VÀ TR NG SAỚ ƯỜ

I,1. QUẦN ĐẢO HOÀNG SA - Thời kì nhà nước phong kiến - Thời kì Pháp thuộc - Thời kì c.quyền bảo Đại và Sài Gòn - Thời kì CHXHCN Việt Nam