6

Click here to load reader

13 cách thoát nạn khi xảy ra cháy

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 13 cách thoát nạn khi xảy ra cháy

Trong 6 tháng đầu năm 2014, tình hình cháy, nổ ngày càng phức tạp và khó kiểm soát. Cháy nổ diễn ra ở khắp nơi với nhiều hình thức khác nhau đã làm cho người dân không ít hoang mang, lo sợ. Các vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản phần lớn là do điều kiện thoát nạn, kỹ năng tổ chức công tác thoát nạn của người trong điều kiện cháy chưa được đảm bảo. Khi xảy ra sự cố cháy, nổ, con người trong khu vực cháy chuyển động đồng thời, cùng một lúc, hỗn loạn, tự phát, không được tổ chức hợp lý, cộng thêm bị tác động bởi các yếu tố nguy hiểm như: khói, khí độc, sản phẩm cháy, ngọn lửa, nhiệt độ cao…

Để giảm thiểu thiệt hại do cháy, nổ gây ra. OlymFire đưa ra một số cách thoát nạn khi cháy:1. Bình tĩnh suy xét tình hình (Đây là yếu tố quan trọng nhất).

2. Nghe theo hướng dẫn của người có trách nhiệm hoặc người có kiến thức về PCCC.

3. Sử dụng bình chữa cháy các loại, họng nước chữa cháy để dập tắt đám cháy. Nếu đám cháy quá lớn, không cố chữa cháy.

4. Cách ly vùng cháy bằng cách đóng cửa phòng bị cháy hoặc sơ tán chất cháy gần vùng cháy.

5. Tìm các lối thoát nạn sẵn có hoặc theo sự chỉ dẫn của người có trách nhiệm hoặc các phương tiện truyền thông (vô tuyến, truyền thanh) để thoát ra ngoài.

Page 2: 13 cách thoát nạn khi xảy ra cháy

6. Sử dụng cầu thang bộ để thoát nạn. Lối thoát nạn là các lối có đèn “LỐI RA” hoặc “EXIT” báo hiệu. Trên đường thoát nạn cần thông báo cho những người chưa biết hoặc những người ở các phòng lân cận biết; nếu phải băng qua lửa để ra ngoài, hãy sử dụng vải cotton nhúng ướt trùm lên đầu, thân mình; nếu lửa bắt vào người, hãy ngừng chuyển động, nằm lăn qua lại dưới đất.

Page 3: 13 cách thoát nạn khi xảy ra cháy

7. Tuyệt đối không dùng thang máy để thoát nạn.

8. Đi khom hoặc bò để di chuyển khi trong phòng, trên hành lang có nhiều khói để tránh nhiễm khói.

9. Che mặt bằng khăn tay thấm ướt nếu có thể.

Page 4: 13 cách thoát nạn khi xảy ra cháy

10. Phải kiểm tra nhiệt độ bên ngoài cánh cửa trước khi mở cửa. Khi cần mở cửa để thoát ra ngoài phải ép người về phía cửa mở để tránh lửa tạt vào mặt; nếu thấy nhiệt độ cao, tuyệt đối không được mở cửa thoát ra ngoài.

11. Lấy giẻ ướt chèn vào các khe hở để tránh khói lọt vào trong phòng.

12. Phải thông báo cho mọi người biết bạn đang bị kẹt từ cửa sổ hoặc ban công. Khi bạn không thoát ra được bằng cửa chính, bằng các cách sau:

+ Gọi, kêu to.

+ Dùng khăn, áo, vật nhiều màu sắc để vẫy báo hiệu.

+ Dùng đèn, vật phát sáng…để báo hiệu.

+ Gọi điện thoại 114 và 115, 113… hay cho người thân thông báo vị trí bạn đang bị kẹt.

+ Bình tĩnh, yên tâm, tin tưởng rằng mọi lực lượng luôn luôn sẵn sàng để giúp đỡ bạn khi cần thiết.

Page 5: 13 cách thoát nạn khi xảy ra cháy

13. Khi gặp người bị ngạt, ngất, bỏng phải tổ chức sơ cấp cứu ban đầu trước khi đưa nạn nhân đi cấp cứu tại bệnh viện.

OlymFire đưa ra một số cách thoát nạn khi cháy, nổ xảy ra với mong muốn mọi người có các kiến thức để thoát nạn khi cần thiết. OlymFire cũng xin chúc mọi người không bao giờ phải sử dụng đến các biện pháp trên. Phương châm của chúng tôi:

“AN TOÀN cho bạn là HẠNH PHÚC của chúng tôi”

OlymFire (GiaiPhapPhongChongChayNo.com)

Page 6: 13 cách thoát nạn khi xảy ra cháy

13. Khi gặp người bị ngạt, ngất, bỏng phải tổ chức sơ cấp cứu ban đầu trước khi đưa nạn nhân đi cấp cứu tại bệnh viện.

OlymFire đưa ra một số cách thoát nạn khi cháy, nổ xảy ra với mong muốn mọi người có các kiến thức để thoát nạn khi cần thiết. OlymFire cũng xin chúc mọi người không bao giờ phải sử dụng đến các biện pháp trên. Phương châm của chúng tôi:

“AN TOÀN cho bạn là HẠNH PHÚC của chúng tôi”

OlymFire (GiaiPhapPhongChongChayNo.com)