20
Phát hành Thứ Năm hằng tuần bộ văn hóa, thể thao và Du lịCh Số 1093 ngày 18/9/2014 - Sơ kết thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” 6 tháng đầu năm 2014 (Tr.3 - Xây dựng hồ sơ “Nghệ thuật Bài Chòi miền Trung Việt Nam” trình UNESCO (Tr.8) - Đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch tại Vịnh Hạ Long (Tr.10) - Nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình (Tr.15) trONG số NàY Những ngày Văn hoá - Du lịch Việt Nam 2014 tại Nhật Bản Mở đầu cho hoạt động “Những ngày Văn hoá - Du lịch Việt Nam 2014 tại Nhật Bản” là Hội thảo “Du lịch di sản và nghỉ dưỡng” diễn ra ngày 12/9 tại Thủ đô Tokyo do Bộ VHTTDL Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam tổ chức nhằm thu hút du khách Nhật Bản tới Việt Nam. Gần 200 đại diện các cơ quan chức năng, các hiệp hội và doanh nghiệp lữ hành Nhật Bản đã đến dự Hội thảo, thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ tới thị trường du lịch Việt Nam. (Xem tiếp trang 9) Việt Nam góp phần tích cực vào việc phát triển du lịch Châu Á-Thái Bình Dương Hội nghị Bộ trưởng du lịch APEC lần thứ 8 - 2014 vừa diễn ra tại Ma Cao (Trung Quốc) với chủ đề “Định hình tương lai thông qua quan hệ đối tác châu Á-Thái Bình Dương”. Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn dẫn đầu đã có nhiều hoạt động được đánh giá cao tại sự kiện du lịch nổi bật này. Tại Hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận 5 nội dung chính, trong đó có việc xúc tiến hội nhập thị trường du lịch Châu Á-Thái Bình Dương; đẩy mạnh hợp tác du lịch và xúc tiến liên kết du lịch APEC... (Xem tiếp trang 4) Tối 13/9, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội), Bộ VHTTDL phối hợp với Ủy ban Olympic Việt Nam đã tổ chức Lễ xuất quân của Đoàn thể thao Việt Nam lên đường tham dự Đại hội Thể thao Châu Á (ASIAD) 17 diễn ra tại Incheon, Hàn Quốc. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái; đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Olympic Việt Nam đã đến dự. (Xem tiếp trang 7) Lễ xuất quân của Đoàn Thể thao Việt Nam tham dự ASIAD 17 tại Hàn Quốc Ảnh: ĐỖ ĐỨC LONG Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao cờ Tổ quốc cho đoàn TTVN

Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Tuần tin của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1093

Citation preview

Page 1: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093

Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1093 ngày 18/9/2014

- Sơ kết thực hiện Phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựngđời sống văn hóa” 6 tháng đầu năm 2014

(Tr.3- Xây dựng hồ sơ “Nghệ thuậtBài Chòi miền Trung Việt Nam”trình UNESCO

(Tr.8)- Đảm bảo an ninh, an toàncho khách du lịch tại Vịnh Hạ Long

(Tr.10)- Nhân rộng mô hình phòng,chống bạo lực gia đình

(Tr.15)

trONG số Này

Những ngày Văn hoá -Du lịch Việt Nam 2014tại Nhật Bản

Mở đầu cho hoạt động “Nhữngngày Văn hoá - Du lịch Việt Nam 2014tại Nhật Bản” là Hội thảo “Du lịch disản và nghỉ dưỡng” diễn ra ngày 12/9tại Thủ đô Tokyo do Bộ VHTTDL ViệtNam, Đại sứ quán Việt Nam tại NhậtBản và Hãng Hàng không quốc giaViệt Nam tổ chức nhằm thu hút dukhách Nhật Bản tới Việt Nam. Gần200 đại diện các cơ quan chức năng,các hiệp hội và doanh nghiệp lữ hànhNhật Bản đã đến dự Hội thảo, thể hiệnsự quan tâm mạnh mẽ tới thị trường dulịch Việt Nam.

(Xem tiếp trang 9)

Việt Nam góp phần tích cực vào việc phát triểndu lịch Châu Á-Thái Bình Dương

Hội nghị Bộ trưởng du lịch APEC lần thứ 8 - 2014 vừa diễn ra tại Ma Cao(Trung Quốc) với chủ đề “Định hình tương lai thông qua quan hệ đối tác châuÁ-Thái Bình Dương”. Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ VHTTDLHồ Anh Tuấn dẫn đầu đã có nhiều hoạt động được đánh giá cao tại sự kiện dulịch nổi bật này. Tại Hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận 5 nội dungchính, trong đó có việc xúc tiến hội nhập thị trường du lịch Châu Á-Thái BìnhDương; đẩy mạnh hợp tác du lịch và xúc tiến liên kết du lịch APEC...

(Xem tiếp trang 4)

Tối 13/9, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội), Bộ VHTTDL phối hợp với Ủyban Olympic Việt Nam đã tổ chức Lễ xuất quân của Đoàn thể thao Việt Nam lênđường tham dự Đại hội Thể thao Châu Á (ASIAD) 17 diễn ra tại Incheon, HànQuốc. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái; đại diện lãnhđạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Olympic Việt Nam đã đến dự.

(Xem tiếp trang 7)

Lễ xuất quân của Đoàn Thể thao Việt Nam

tham dự ASIAD 17 tại Hàn Quốc

Ảnh:

ĐỖ

ĐỨ

C LO

NG

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao cờ Tổ quốc cho đoàn TTVN

Page 2: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093

quản lý nhà nước

2 số 1093 l18.9.2014

Ngày 10/9, tại TP. Hồ Chí Minh đãdiễn ra Tọa đàm cấp Bộ trưởng về hợptác du lịch ACMECS (Tổ chức chiếnlược hợp tác kinh tế của các quốc giathuộc ảnh hưởng của 3 con sôngAyeyawady - Chaophraya - Mekong.Tham dự tọa đàm có Bộ trưởng phụtrách du lịch của các nước Campuchia,Lào, Việt Nam, Thứ trưởng phụ tráchdu lịch của Myanmar, Đại sứ Vươngquốc Thái Lan tại Việt Nam và 4 lãnhđạo thành phố du lịch hạ nguồn MêKông gồm: TP. Hồ Chí Minh, PhnomPenh, Yangon, Vientiane, cùng cácquan chức du lịch cấp cao của 5 quốcgia thành viên ACMECS.

Đây là sự kiện quan trọng nhân 10năm Hội chợ Du lịch quốc tế ITE TP.Hồ Chí Minh để các Bộ trưởng và lãnhđạo 4 thành phố cùng trao đổi, thảoluận, đánh giá những kết quả đạt được,những hạn chế, nguyên nhân củanhững tồn tại và bàn các giải pháp tháogỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả hợp tácdu lịch ACMECS nhằm xây dựng “5quốc gia - Một điểm đến”.

Tại tọa đàm, các Bộ trưởng và lãnhđạo của 4 thành phố đã nhất trí đánh

giá: qua một năm triển khai Tuyên bốchung hợp tác du lịch ACMECS, cơquan du lịch quốc gia các nước đã tíchcực hợp tác, dành cho nhau những ưuđãi khi tham gia hội chợ du lịch quốctế tổ chức tại mỗi nước, phối hợp chặtchẽ tổ chức khảo sát, liên kết sản phẩmdu lịch đường sông, phối hợp tổ chứccác đoàn cho doanh nghiệp du lịch vàbáo chí, chương trình tọa đàm doanhnghiệp, hội thảo giới thiệu thị trườngnguồn. Ngành du lịch các nước đềutích cực đề xuất lên Chính phủ cácbiện pháp tháo gỡ rào cản tạo điều kiệnđi lại thuận lợi hơn nữa cho khách.Mỗi nước hoặc nhóm nước mở rộngdiện miễn thị thực cho khách từ thịtrường nguồn. Đi lại giữa các nướcACMECS thuận tiện hơn với việcCampuchia và Thái Lan đã áp dụng thíđiểm thị thực chung cho công dân củanước thứ ba tới 2 nước; các hãng hàngkhông giá rẻ mở thêm nhiều đườngbay, chuyến bay…

Bên cạnh đó, các Bộ trưởng cũngthẳng thắn thảo luận những hạn chế vềnguồn lực, sự chưa chủ động của cácnước đóng vai trò điều phối từng nhiệm

vụ cụ thể; mặt khác, do có nhiều vấnđề ngoài sự quản lý của ngành du lịchnhư thị thực chung; chưa khuyến khíchđược sự tham gia của các doanhnghiệp, hiệp hội du lịch.

Nhằm đưa hợp tác du lịch giữa cácnước ACMECS ngày càng phát triển,các Bộ trưởng và lãnh đạo của 4 thànhphố cho rằng cần có bước đột phá trongkết nối sản phẩm, hài hòa hóa các tiêuchuẩn, dịch vụ, thống nhất thủ tục đilại, từng bước hình thành khu vực thịthực chung ACMECS theo phươngchâm “ACMECS, 5 quốc gia - Mộtđiểm đến”. Các Bộ trưởng thống nhấtđề nghị các chính phủ đẩy mạnh thựchiện các sáng kiến tạo điều kiện thuậnlợi đi lại hơn nữa cho khách du lịch baogồm thị thực chung ACMECS, thu hẹpkhoảng cách phát triển giữa các nướcACMECS với các nước ASEAN khác,hướng tới xây dựng Cộng đồng Kinhtế ASEAN vào năm 2015.

Cùng ngày, Bộ VHTTDL vàUBND TP. Hồ Chí Minh đã ký kếtphối hợp chỉ đạo phát triển du lịch giaiđoạn 2014- 2020.

Huy Long

Tọa đàm cấp Bộ trưởng về hợp tác du lịch ACMECS

Ngày 27/8/2014, Bộ VHTTDL đãcó Công văn số 2945/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh An Giang thỏathuận địa điểm xây dựng Dự án Khuphức hợp du lịch văn hóa - tâm linh -cáp treo Núi Sam, TP. Châu Đốc. Vềchủ trương: Bộ VHTTDL thống nhấtvới đề nghị của UBND tỉnh An Giangvề việc xây dựng Dự án Khu phức hợpdu lịch văn hóa - tâm linh - cáp treo NúiSam thuộc khu vực khoanh vùng bảo vệII của Khu danh lam thắng cảnh NúiSam để phát triển các hoạt động du lịchcủa TP. Châu Đốc nói riêng và tỉnh AnGiang nói chung.

Về địa điểm xây dựng nhà ga và

hướng tuyến: Phương án Quy hoạch chitiết tỉ lệ 1/500 Dự án cáp treo Núi Samđề xuất tuyến cáp treo đi sát nhiều côngtrình tín ngưỡng tâm linh (như ChùaBửu Sơn, Chùa Minh Sơn, Chùa Giáchương, Chùa Nam Thanh…) và nhiềulần cắt ngang qua đường đi bộ trong ditích, đồng thời vị trí xây dựng nhà ga đếnsát gần với công trình Miếu Bà trên đỉnhnúi, do đó sẽ làm ảnh hưởng đến cảnhquan, môi trường tâm linh của di tích. Vìvậy, đề nghị nghiên cứu phương ánchuyển vị trí xây dựng nhà ga sang sườnnúi phía Tây sao cho tuyến cáp treokhông đi quá gần các điểm công trình tínngưỡng tôn giáo và không cắt qua đường

đi bộ vốn có trong di tích. Trên cơ sởhướng tuyến điều chỉnh, đề nghị UBNDtỉnh An Giang chỉ đạo các cơ quan chứcnăng hướng dẫn chủ đầu tư triển khai lậpDự án trong đó có đanh giá tác động môitrường của Dự án, sau đó tình UBNDtỉnh và Bộ VHTTDL xem xét, thẩm địnhtheo thẩm quyền.

Về các công trình văn hóa - tâmlinh: Không xây dựng đền thờ HùngVương, công trình tưởng niệm ThoạiNgọc Hầu, khu chùa Khmer và hệthống công trình kiến trúc văn hóaChămpa. Các nội dung khác nên điềuchỉnh theo phương án xây dựng mộtkhu sinh hoạt văn hóa cộng đồng kếthợp tổ chức các hoạt động dịch vụ gópphần phát triển du lịch bền vững.

H.Quân

Xây dựng Dự án Khu phức hợp du lịch văn hóa - tâm linh - cáp treo Núi Sam

Page 3: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093

quản lý nhà nước

3số 1093 l18.9.2014

Ngày 09/9, Ban Chỉ đạo Trung ươngPhong trào “Toàn dân đoàn kết xâydựng đời sống văn hóa” đã có Báo cáosố 210/BC-BCĐ báo cáo Sơ kết thựchiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xâydựng đời sống văn hóa” 6 tháng đầunăm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuốinăm 2014.

Về công tác triển khai thực hiện ởTrung ương: Trong 6 tháng đầu năm2014, bên cạnh việc chỉ đạo, hướng dẫn,triển khai thực hiện Phong trào, Ban Chỉđạo Trung ương Phong trào “Toàn dânđoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”tiếp tục chỉ đạo xây dựng và hoàn thiệnhệ thống các văn bản quản lý Nhà nướctừ Trung ương đến địa phương và triểnkhai được một số nội dung công việcnhư: chuẩn bị nội dung, chương trình vàtổ chức họp tổng kết năm 2013, triểnkhai nhiệm vụ năm 2014 của toàn thểthành viên Ban Chỉ đạo Trung ươngPhong trào “Toàn dân đoàn kết xâydựng đời sống văn hóa”; hoàn thiện việcdự thảo Thông tư thay thế Thông tư số01/2012/TT-BVHTTDL ngày 18/01/2012về quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự,thủ tục xét và công nhận “Cơ quan đạtchuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn vănhóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn vănhóa”; hoàn thiện việc dự thảo Thông tưliên tịch thay thế Thông tư liên tịch số

31/2006/TTLT-BTC-BVHTT về hướngdẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạtđộng của Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàndân đoàn kết xây dựng đời sống vănhóa” các cấp; xây dựng Bộ tiêu chí quốcgia về thực hiện Phong trào “Toàn dânđoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”;xây dựng dự thảo Đề án “Truyền thôngvề phát triển văn hóa cơ sở đến năm2020, tầm nhìn đến năm 2030”; biên tậpcuốn sách các văn bản về thực hiệnPhong trào “Toàn dân đoàn kết xâydựng đời sống văn hóa” và một số vănbản của Bộ VHTTDL có liên quan đếnPhong trào…

Phát huy kết quả đã đạt được trong6 tháng đầu năm 2014, Ban Chỉ đạoTrung ương Phong trào “Toàn dân đoànkết xây dựng đời sống văn hóa” chỉ đạocác cơ quan thành viên Ban Chỉ đạoTrung ương hoàn thành nhiệm vụ 6tháng cuối năm 2014 như sau:

Chỉ đạo điểm và kiểm tra việc nângcao chất lượng Phong trào “Toàn dânđoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại06 quận, huyện đại diện 03 miền; phongtrào xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóanông thôn mới” tại 08 xã đại diện 08khu vực; phong trào xây dựng “phường,thi trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” tại06 phường, thị trấn đại diện 03 miền;phong trào xây dựng “Cơ quan, đơn vị,

doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” tại 09cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đại diện03 miền trong cả nước.

Xây dựng nội dung, kế hoạch kiểmtra phong trào của các cơ quan thànhviên Ban Chỉ đạo Trung ương Phongtrào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đờisống văn hóa”.

Tổ chức 02 Hội thảo lấy ý kiến đónggóp vào dự thảo Bộ tiêu chí quốc gia vềthực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kếtxây dựng đời sống văn hóa” và Đề án“Truyền thông về phát triển văn hóa cơ sởđến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

Tổ chức 03 lớp tập huấn nghiệp vụ,phổ biến, quán triệt nội dung các vănbản mới của Chính phủ, Ban Chỉ đạoTrung ương và Bộ VHTTDL…

Chỉ đạo khảo sát, nghiên cứu thựctiễn, xây dựng báo cáo chuyên đề: Tácđộng, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉđạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xâydựng đời sống văn hóa” các cấp.

Tổ chức đoàn kiểm tra của Ban Chỉđạo Trung ương đi kiểm tra phong tràotại các làng, thôn, ấp, bản, tổ dân phốvăn hóa và tương đương. Tổ chức kiểmtra tình hình thực hiện Phong trào “Toàndân đoàn kết xây dựng đời sống vănhóa” ở các cơ quan thành viên Ban Chỉđạo Trung ương.

Đ.AnH

Sơ kết thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” 6 tháng đầu năm 2014

Tại Công văn số 3161/BVHTTDL-DSVH ngày 11/9/2014 của BộVHTTDL gửi Sở VHTTDL TP. Hà Nộivề việc thẩm định Dự án tu bổ Đình ĐaChất (huyện Phú Xuyên, Hà Nội), BộVHTTDL thỏa thuận Dự án tu bổ, tôntạo di tích Đình Đa Chất gồm các nộidung: Tu bổ Đại đình (tiền tế, ốngmuống và hậu cung), cổng chính (tứtrụ), tôn tạo cầu ao, xây dựng mới cổngphụ, nhà thủ từ + vệ sinh, nhà phụ trợ,lầu hóa sớ, hệ thống cấp, thoát nước,điện chiếu sáng, phòng cháy chữa cháy.

Bộ VHTTDL lưu ý một số vấn đềsau: Về phương án mặt bằng tổng thểtu bổ, tôn tạo: dịch chuyển vị trí xâydựng nhà thủ từ về phía cổng phụ đểbảo đảm đầu hồi của công trình khôngcao hơn so với hàng cột hiên của đạibái; Không trồng cau và nghiên cứu sửdụng đèn pha để chiếu sáng trongkhuôn viên di tích; Phương án tu bổ đạiđình: chỉ nâng nền khi có đủ cơ sở khoahọc và sự đồng thuận của nhân dân địaphương, tu bổ nguyên trạng hệ thốngtướng bao trục H, nghiên cứu thiết kế

lại cửa sổ tại vị trí hàng cột trục 1/B-Cvà 1/G-F phù hợp với cửa sổ truyềnthống ở đình, tái sử dụng tối đa ngóilợp, ngói lót còn khả năng sử dụng củacông trình, bổ sung phương án nối, vá,ốp mang cấu kiện gỗ, tiếp tục nghiêncứu, sưu tầm tư liệu phục vụ việc xâydựng hậu cung; Hồ sơ thuyết minh củaDự án cần bổ sung đánh giá tác độngmôi trường và phương án bảo dưỡng,quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị củadi tích.

H.Quân

Thẩm định Dự án tu bổ Đình Đa Chất

Page 4: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093

4 số 1093 l18.9.2014

quản lý nhà nước

Đóng góp vào chương trình nghịsự, thay mặt đoàn Việt Nam, Thứtrưởng Hồ Anh Tuấn nhấn mạnh: Đểdu lịch phát triển nhanh và bền vững,sự phối hợp, liên kết với các ngành,lĩnh vực khác có vai trò rất quan trọng.Việt Nam mong muốn thúc đẩy mốiquan hệ giữa du lịch với các ngànhkhác. Cụ thể là giữa du lịch và giaothông cần có cơ chế phối hợp nhằmkhai thác các đường bay thẳng, xâydựng hệ thống đường bộ kết nối cácđiểm đến; đồng thời hướng tới pháttriển các ngành du lịch chuyên đề nhưdu lịch đường biển, du lịch đườngsông. Giữa du lịch và giáo dục cũngcần xây dựng cơ chế phối hợp đểkhuyến khích, thúc đẩy giới trẻ du lịchhọc tập, trau dồi kinh nghiệm, đặc biệtlà các nước thành viên APEC. Hiệnnay với sự phát triển của mạng internet,các trang mạng xã hội và các thiết bịđiện tử thông minh đã tạo ra tháchthức, cơ hội cho các hoạt động du lịch,đặc biệt là công tác quảng bá, xúc tiếndu lịch. Việt Nam cho rằng các thànhviên APEC cần hỗ trợ lẫn nhau trongviệc xây dựng, sử dụng công nghệ mớitrong ngành du lịch, hướng tới pháttriển du lịch thông minh ở cả ba mảng:Dịch vụ, quản lý và quảng bá. Cácthành viên APEC có thể xem xét xâydựng trang thông tin điện tử quảng bá

du lịch chung, trong đó giới thiệu về dulịch của từng nước, đường dẫn tới trangthông tin điện tử chính thức của cơquan du lịch quốc gia các nước; đồngthời xây dựng diễn đàn chung cho dulịch APEC và sử dụng diễn đàn nàynhư một công cụ giao tiếp, trao đổigiữa khách du lịch và cơ quan quản lýdu lịch.

Quảng bá cho du lịch Việt Nam tạihội nghị này, Thứ trưởng Bộ VHTTDLHồ Anh Tuấn nhấn mạnh: Giai đoạnvừa qua, tuy còn nhiều khó khăn vàthách thức ảnh hưởng từ nền kinh tế thếgiới, ngành du lịch Việt Nam vẫn tiếptục đà phát triển ấn tượng. Việt Namđang tập trung đẩy mạnh chính sáchthu hút đầu tư, tạo nguồn lực phát triển,rà soát, tháo gỡ rào cản cho phát triểndu lịch, tăng cường quản lý điểm đếnvà chất lượng du lịch, chú trọng đầu tưphát triển nguồn nhân lực du lịch; pháthuy thế mạnh, tăng cường liên kết đểhình thành sản phẩm du lịch đặc trưngtheo vùng. Việt Nam cũng đầu tư pháttriển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuậtphục vụ du lịch đảm bảo chất lượng;phát triển thị trường, xúc tiến quảng bávà thương hiệu du lịch, nhằm vào thịtrường mục tiêu; quảng bá du lịch gắnvới quảng bá hình ảnh quốc gia. Thứtrưởng Hồ Anh Tuấn khẳng định: Dulịch Việt Nam mong muốn mở rộng

hợp tác, là đối tác đáng tin cậy với cácnền kinh tế thành viên của đại gia đìnhAPEC, góp phần tiếp tục khẳng địnhvai trò của ngành kinh tế du lịch cho sựphát triển và thịnh vượng chung củaAPEC.

Hội nghị Bộ trưởng du lịch APEC(TMM) được tổ chức từ năm 2000,định kỳ 2 năm/lần, nhằm đề ra nhữngđịnh hướng chính sách phát triển dulịch APEC làm cơ sở để xây dựng vàthực hiện các dự án hợp tác liên quan.Năm 2006, Việt Nam lần đầu tiên đăngcai Hội nghị Bộ trưởng du lịch APEClần thứ 4, tại Hội An (Quảng Nam)năm 2006 nhân dịp Năm APEC ViệtNam 2006. Ngành Du lịch Việt Namluôn tham gia đầy đủ và có trách nhiệmvới các sự kiện, hoạt động của hợp tácdu lịch APEC. Các Hội nghị Bộ trưởngdu lịch APEC đều ra Tuyên bố định kì,thể hiện quyết tâm của các nhà lãnhđạo du lịch APEC nhằm đưa du lịch trởthành một ngành kinh tế quan trọng,tạo công cụ tăng cường giao lưu vănhóa, hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy hợptác, góp phần gìn giữ hòa bình, ổn địnhtrong khu vực. Tại hội nghị lần này, cácBộ trưởng đã thống nhất thông quaTuyên bố Ma Cao về xây dựng tươnglai mới cho hợp tác và phát triển du lịchChâu Á-Thái Bình Dương.

yến nHi

Việt Nam góp phần tích cực… (Tiếp theo trang 1)

Với chủ đề “5 quốc gia - Một điểmđến”, Hội chợ Du lịch quốc tế TP. HồChí Minh lần thứ 10 năm 2014 (ITE-HCMC 2014) đã diễn ra từ 11 đến13/9/2014 tại Trung tâm Triển lãm Hộinghị Sài Gòn. Đến dự lễ khai mạc Hộichợ có Bộ trưởng Bộ VHTTDL HoàngTuấn Anh; Chủ tịch UBND TP. Hồ ChíMinh - Lê Hoàng Quân; Bộ trưởng, Thứtrưởng, quan chức du lịch cấp cao của 5quốc gia Campuchia, Lào, Myanmar,Thái Lan, Việt Nam; lãnh đạo 4 thànhphố du lịch hạ nguồn sông Mekong là

Phnom Penh, Vientiane, Yangon, TP. HồChí Minh, cùng đại diện của nhiều hãnglữ hành quốc tế.

Các đơn vị tham gia Hội chợ giớithiệu những nét hấp dẫn, đặc sắc riêngthông qua trang trí, thiết kế gian hàngnổi bật theo chủ đề của từng quốc giavà vùng lãnh thổ. Đặc biệt, tại hội chợgiới thiệu những điểm đến và sản phẩmdu lịch của 28 tỉnh/thành trong cả nước.Qua đó giới thiệu sản phẩm du lịch độcđáo, tiềm năng thế mạnh du lịch của địaphương đến người mua, báo chí trong

và ngoài nước; tạo cơ hội cho các doanhnghiệp du lịch trong nước, đặc biệt làcác doanh nghiệp vừa và nhỏ mở rộnghợp tác kinh doanh từ các thị trườngtrọng điểm quốc tế, tiềm năng.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh đánh giá giá cao sựchủ động, tích cực và chuyên nghiệpcủa TP. Hồ Chí Minh trong công tác tổchức. Hội chợ Du lịch quôc tê TP. HồChí Minh 2014 không chỉ là tăng cườnghợp tác phát triển du lịch của 5 quốc giaCampuchia - Lào - Myanmar - Thái

Hội chợ Du lịch quốc tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 10 năm 2014

Page 5: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093

5số 1093 l18.9.2014

quản lý nhà nước

- Tại Quyết định số 2802/QĐ-BVHTTDL ngày 05/9/2014 BộVHTTDL thành lập Ban Tổ chức Hộithảo “Quy hoạch tổng thể phát triểnvăn hóa, gia đình, thể dục thể thao vàdu lịch Vùng kinh tế trọng điểm miềnTrung đến năm 2020, tầm nhìn đếnnăm 2030” tại thành phố Hà Nội doThứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái làmTrưởng Ban, ông Hồ Việt Hà - Vụtrưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính làmPhó Trưởng Ban và 03 Thành viên.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 2805/QĐ-BVHTTDL ngày05/9/2014, giao Cục Nghệ thuật biểudiễn chỉ đạo Nhà hát Ca, Múa, NhạcViệt Nam xây dựng và tổ chức biểudiễn chương trình văn nghệ có thờilượng 30 phút chào mừng Đại hội đạibiểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc ViệtNam lần thứ VIII vào ngày 26/9/2014tại Hà Nội.

- Tại Quyết định số 2824/QĐ-BVHTTDL ngày 06/9/2014, BộVHTTDL ban hành Kế hoạch triểnkhai thực hiện năm 2014 các Đề áncủa Ngành VHTTDL đã được Thủtướng Chính phủ phê duyệt “Xâydựng Đội ngũ trí thức NgànhVHTTDL đến năm 2020”; “Đào tạo,bồi dưỡng cán bộ, giảng viên trình độcao trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật

giai đoạn 2011-2020”; “Đổi mới vànâng cao chất lượng đào tạo của cáctrường văn hóa nghệ thuật giai đoạn2011-2020”.

- Ngày 09/9/2014 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 2853/QĐ-BVHTTDL, thành lập Ban Chỉ đạoứng dụng công nghệ thông tin BộVHTTDL do Bộ trưởng Hoàng TuấnAnh làm Trưởng Ban, Thứ trưởngĐặng Thị Bích Liên làm Phó TrưởngBan và 23 Ủy viên.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 2861/QĐ-BVHTTDL ngày09/9/2014, giao Vụ Kế hoạch, Tàichính tổ chức Hội thảo “Tăng cườngcông tác quản lý nhà nước đối vớihàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộcdiện quản lý chuyên ngành của BộVHTTDL”. Thời gian tổ chức trongquý III và quý IV năm 2014, tại HàNội và TP. Hồ Chí Minh.

- Tại Quyết định số 2885/QĐ-BVHTTDL ngày 10/9/2014, BộVHTTDL cho phép Nhà hát Tuổi trẻphối hợp với Hội đồng Anh Việt Namtổ chức chương trình múa đương đạicủa đoàn múa James Cousins với sựtham giao của 07 nghệ sĩ nước ngoài(quốc tịch Anh, Tây Ban Nha và NhậtBản) trong khuôn khổ giao lưu vănhóa nghệ thuật Vương quốc Anh tại

Việt Nam. Thời gian tổ chức ngày22/10/2014 tại Nhà hát Tuổi trẻ, HàNội, ngày 25-26/10/2014 tại sân khấuIDECAF, TP. Hồ Chí Minh.

- Ngày 11/9/2014 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 2933/QĐ-BVHTTDL, cho phép Cục Hợp tácquốc tế phối hợp với Viện GoetheViệt Nam tổ chức Hội thảo “Ngànhcông nghiệp văn hóa: Các không giansáng tạo trong thành phố” và giớithiệu Dự thảo Chiến lược quốc gia vềphát triển ngành công nghiệp văn hóatại Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìnđến năm 2030. Thời gian tổ chức từngày 01-02/10/2014, tại Viện GoetheViệt Nam, 56-58 Nguyễn Thái Học,Hà Nội.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 2919/QĐ-BVHTTDL ngày11/9/2014, giao Trung tâm Triển lãmvăn hóa nghệ thuật Việt Nam phốihợp với Báo Lao động Thủ đô, HộiMỹ thuật Hà Nội và các cơ quan, đơnvị liên quan tổ chức Triển lãm Mỹthuật và các hoạt động chào mừng Kỷniệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủđô (10/10/1954-10/10/2014). Thờigian tổ chức từ ngày 08-12/10/2014,tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệthuật, số 02 Hoa Lư, Hà Nội.

tHtt

VăN BảN MớI

Lan và Việt Nam nhằm khai thác tiềmnăng, phát triển các thế mạnh sản phẩmdu lịch của mỗi nước trong khu vực, màcòn tạo cơ hội cho các doanh nghiệp dulịch có điều kiện tiếp cận, trao đổi hợptác kinh doanh với các đối tác đến từ thịtrường khách trọng điểm và tiềm năngkhác. Bộ trưởng hy vọng Hội chợ Dulịch quốc tế TP. Hồ Chí Minh từ nay sẽluôn được mở rộng về quy mô, khôngngừng nâng cao chất lượng, phát huyvai trò là một sự kiện du lịch quan trọngcủa Việt Nam và khu vực.

Tại buổi lễ, Ban Tổ chức cũng trao

Giải thưởng du lịch quốc tế Mekong lầnthứ VI nhằm tôn vinh các doanh nghiệpcó nhiều đóng góp xuất sắc trong ngànhdu lịch. Các giải gồm:

Hãng hàng không tốt nhất của năm:Cambodia Angkor Air (Campuchia);Lao Airlines (Lào); Myanmar airwaysInternational (Myanmar), Viet NamAirlines (Việt Nam).

Hãng hàng không phát triển nhanhcủa năm: VietJet Air (Việt Nam).

Công ty lữ hành outbound của nămthuộc về Caravan Angkor TourCompany (Campuchia), Vieng Champa

Tour (Lào); Vietravel (Việt Nam). Công ty lữ hành inbound của năm:

RTR Tours (Campuchia); Visit AsiaTravel (Lào), Saigontourist (Việt Nam).

Khách sạn 5 sao tốt nhất của năm:Naga World (Campuchia), ParkroyalYangon (Myanmar), Metropole HàNội, InterContinetal Asiana Saigonhotel Residents (Việt Nam).

Resort tốt nhất của năm: Sokha Hoteland Resort (Campuchia); AmazingNgapali Resort (Myanmar), InternationalĐà Nẵng Peninsula (Việt Nam).

t.Hợp

Page 6: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093

6 số 1093 l18.9.2014

quản lý nhà nước

Ngày 05/9, Bộ VHTTDL đã ban hànhThông báo số 3055/TB-BVHTTDLThông báo kết luận của Thứ trưởng ĐặngThị Bích Liên tại buổi làm việc với cácbên liên quan về công tác kiểm tra, khắcphục thực trạng bảo vệ Di sản văn hóa thếgiới Khu Trung tâm Hoàng thành ThăngLong-Hà Nội.

Sau khi nghe đại diện Ủy ban nhândân thành phố Hà Nội, Ban Quản lý Dựán đầu tư xây dựng Nhà Quốc hội và Hộitrường Ba Đình (mới) và Viện Khảo cổhọc Việt Nam báo cáo về tiến độ khắcphục thực trạng bảo vệ Di sản văn hóa thếgiới Khu Trung tâm Hoàng thành ThăngLong-Hà Nội, ý kiến của các thành viêndự họp, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liênkết luận:

Ghi nhận sự cố gắng của UBNDthành phố Hà Nội trong thời gian qua đãtích cực chỉ đạo các cơ quan liên quan làmtốt công tác vệ sinh mặt bằng khu C-D,đề xuất phương án cắm lại mốc giới vàgiải pháp xử lý vách ngăn sụt lún của conđường giáp ranh giữa Nhà Quốc hội vàKhu Trung tâm Hoàng thành ThăngLong-Hà Nội, tổ chức nhiều cuộc họp với

các nhà khoa học để tham vấn ý kiến xửlý những vấn đề nảy sinh trong quá trìnhtriển khai Dự án đầu tư xây dựng hạ tầngkỹ thuật và cảnh quan Khu vực khảo cổhọc 18 Hoàng Diệu.

Tuy nhiên, để tiếp tục khắc phục thựctrạng bảo vệ Di sản văn hóa thế giới KhuTrung tâm Hoàng thành Thăng Long-HàNội, đề nghị UBND thành phố Hà Nộităng cường chỉ đạo, giám sát các đơn vịliên quan thực hiện: Đảm bảo việc triểnkhai Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹthuật và cảnh quan khu vực khảo cổ học18 Hoàng Diệu không làm ảnh hưởng tớiKhu Trung tâm Hoàng thành ThăngLong-Hà Nội. Hoàn thiện báo cáo trả lờiVăn bản số CLT/HER/WHC/APA/164ngày 25/7/2014 của Trung tâm Di sản thếgiới UNESCO để Bộ VHTTDL nghiêncứu, góp ý trước khi đề nghị Ủy ban quốcgia UNESCO Việt Nam gửi Công hàmkèm theo báo cáo (bằng tiếng Anh) tớiTrung tâm Di sản thế giới UNESCOtrước ngày 20/9/2014.

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội ViệtNam: Chỉ đạo Viện Khảo cổ học ViệtNam hoàn thiện việc lấp cát hố khai quật

khảo cổ trong tháng 9/2014 theo chỉ đạocủa Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tạiThông báo số 323/TB-VPCP ngày11/8/2014 của Văn phòng Chính phủ.Phối hợp với các cơ quan liên quan xácđịnh diện tích, quy mô và các yêu cầu kỹthuật đối với việc bảo tồn tại chỗ di tíchkiến trúc tâm linh đặc biệt thời Lý pháthiện được tại lô E khu vực khảo cổ họcVườn Hồng, báo cáo Thủ tướng Chínhphủ xem xét, quyết định.

Giao Cục Di sản văn hóa: Tổng hợpkết quả thực hiện, trình Bộ VHTTDL báocáo Thủ tướng Chính phủ về việc giảiquyết, xử lý các kiến nghị của Hội Khoahọc Lịch sử Việt Nam, Hội Di sản vănhóa Việt Nam và Hội Khảo cổ học ViệtNam tại Công văn số 45/LT.HSH ngày18/7/2014 và ý kiến của Trung tâm Di sảnthế giới UNESCO tại Văn bản sốCLT/HER/WHC/APA/164 ngày 25/7/2014.Phối hợp với Thanh tra Bộ VHTTDLtiếp tục kiểm tra, giám sát việc khắcphục thực trạng bảo vệ Di sản văn hóathế giới Khu Trung tâm Hoàng thànhThăng Long-Hà Nội.

H.pHượng

Thủ tướng Chính phủ vừa kýQuyết định số 1590/QĐ-TTg phêduyệt Đề án “Bảo tồn di sản địa chất,phát triển và quản lý mạng lưới côngviên địa chất ở Việt Nam” với mụctiêu đến năm 2030 công nhậnkhoảng 25-30 công viên địa chấtquốc gia hoặc toàn cầu.

Đề án được thực hiện từ năm2014-2020 tại các tỉnh/thành có disản địa chất gồm: Lai Châu, Lào Cai,Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, PhúThọ, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn,

Tuyên Quang, Quảng Ninh, HảiPhòng, Hà Nội, Ninh Bình, ThanhHóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, QuảngBình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi,Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa,Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Gia Lai, Đắk Lắk, ĐắkNông, Lâm Đồng, Đồng Nai, VĩnhLong, Cà Mau, Kiên Giang.

Đề án sẽ triển khai các hoạt độngnghiên cứu khoa học về bảo tồn disản địa chất và phát triển, quản lý

công viên địa chất; hoàn thiện thểchế, chính sách về bảo tồn, sử dụnghợp lý di sản địa chất và công viênđịa chất ở Việt Nam; đẩy mạnh côngtác tuyên truyền, nâng cao nhận thứcvề di sản địa chất và công viên địachất; tăng cường hợp tác quốc tế.

Mục tiêu của Đề án là bảo tồn, sửdụng hợp lý các di sản địa chất, quảnlý và phát triển bền vững mạng lướicông viên địa chất ở Việt Nam vớicác mục tiêu cụ thể phấn đấu đếnnăm 2020 nghiên cứu, đánh giá tổng

Khắc phục thực trạng bảo vệ Di sản văn hóa thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội

Phê duyệt Đề án “Bảo tồn di sản địa chất, phát triển và quản lýmạng lưới công viên địa chất ở Việt Nam”

Page 7: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093

7số 1093 l18.9.2014

quản lý nhà nước

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủtướng Vũ Đức Đam đánh giá cao kếtquả đã đạt được của thể thao nước nhàtrong thời gian qua, Phó Thủ tướngnhấn mạnh: “Đại hội thể thao Châu Álần thứ 17 là ngày hội đoàn kết của 45quốc gia và vùng lãnh thổ, đối với thểthao Việt Nam thì đây là một nhiệmvụ trọng tâm của năm 2014. Thay mặtChính phủ và với tư cách là công dânViệt Nam, tôi tin tưởng rằng, tất cảnhân dân Việt Nam đều mong muốncác vận động viên, các huấn luyệnviên, chuyên gia cán bộ đoàn thể thaoViệt Nam tham dự Đại hội thể thao lầnnày hay đoàn kết, tự tin đem vinhquang về cho Tổ quốc. Hãy tự tin,đoàn kết, linh hoạt để phát huy hết khảnăng sở trường của mình giành đượcthành tích cao nhất. Mỗi một tấm huychương là danh dự lớn, lời tri ân đầyý nghĩa với các thầy cô, với gia đình,với người thân, với nhân dân và vớiđất nước. Điều quan trọng là hãy thiđấu bằng hết sở trường của mình, vượtlên chính mình ở mức cao nhất. Hãylàm thật tốt vai trò sứ giả thiện chí củaViệt Nam đối với thế giới. Hãy pháthuy tinh thần thi đấu cao thượng,xứng đáng là con Lạc, cháu Hồng làcông dân của một dân tộc với nghìnnăm văn hiến”.

Ngay trước thềm Lễ xuất quân,Trưởng đoàn thể thao Việt Nam thamdự Đại hội thể thao Châu Á 17, ôngLâm Quang Thành - Phó Chủ tịch Ủyban Olympic Việt Nam cho biết: ĐoànViệt Nam tham dự Đại hội lần này với289 thành viên của 22 đội tuyển. Trong

số 36 môn tại Đại hội thì thể thao ViệtNam xác đinh 15 môn có khả nănggiành huy chương là: Bắn súng, bắncung, cử tạ, đua thuyền, đấu kiếm, điềnkinh, bơi, wushu, karatedo, taekwondo,boxing, vật, judo, cầu mây và thể dụcdụng cụ. Mục tiêu của đoàn thể thaoViệt Nam lần này là phấn đấu giànhđược 2-3 Huy chương Vàng.

Để đạt được chỉ tiêu đề ra, ngay từđầu năm 2014, Tổng cục Thể dục thểthao đã lên kế hoạch và chuẩn bị kỹlưỡng từng bộ môn. Những niềm hivọng vàng của thể thao Việt Nam như:Thạch Kim Tuấn ở môn cử tạ vừahoàn thành chuyến tập huấn tạiBulgaria, Nguyễn Thị Ánh Viên ởmôn bơi, tổ điền kinh tiếp sức 4x400mcũng đã sẵn sàng cho chặng đua giànhhuy chương.

Hòa chung khí thế của các vậnđộng viên chờ ngày cọ xát tại HànQuốc, là một trong những môn đượckỳ vọng mang về Huy chương Vàngcho thể thao nước nhà, ông NguyễnĐức Uýnh - Tổng Thư ký Liên đoànBắn súng, bắn cung Việt Nam cho biết:“Chúng tôi đã chuẩn bị rất kỹ lưỡngcho các vận động viên, đặc biệt lànhững xạ thủ nòng cốt đã được tậphuấn tại nước ngoài và trải nghiệm quacác giải đấu trong nước, tôi tin tưởngbắn súng Việt Nam sẽ giành huychương. Tôi muốn nhắn nhủ đến cácxạ thủ của mình cần phải bình tĩnh, tựtin trước mỗi thử thách. Nếu có niềmtin thì sẽ giành được chiến thắng, đemvinh quang về cho Tổ quốc”.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó

Tổng Thư ký Liên đoàn Điền kinhViệt Nam cho biết: Tham dự Đại hộithể thao Châu Á lần này, Liên đoàn cử15 vận động viên và huấn luyện viênđược tập huấn kỹ lưỡng để tham dự.Trong số đó, Liên đoàn tin tưởng nữhoàng tốc độ Vũ Thị Hương sẽ giànhhuy chương. Ngoài ra, vận động viêntrẻ Quách Thị Lan cũng sẽ bùng nổ vàdành thành tích tốt tại giải đấu này.

Vận động viên Nguyễn HoàngHiệp ở bộ môn Karatedo tự hào nói:“Đại hội thể thao Châu Á lần trướcđoàn Karatedo giành 1 Huy chươngVàng duy nhất cho đoàn thể thao ViệtNam. Để chuẩn bị cho giải đấu lầnnày, chúng tôi đã nỗ lực tập luyệnnhiều tháng qua. Hiện tại, chúng tôi đãsẵn sàng để chinh phục những thửthách khó khăn”.

Còn đối với vận động viên Vũ ThịHương ở bộ môn điền kinh: “ASIADluôn là đấu trường mà các vận độngviên Việt Nam khao khát giành đượchuy chương. Không chỉ tôi mà tất cảcác vận động viên Việt Nam tham dựASIAD lần này đều ý thức được tráchnhiệm mang vinh quang về cho Tổquốc” - Vũ Thị Hương cho biết.

Kết thúc buổi lễ, ông Lâm QuangThành - Phó Tổng cục trưởng Tổng cụcThể dục thể thao, Trưởng Đoàn Thểthao Việt Nam khẳng định: Đến thờiđiểm này, với sự chuẩn bị nghiêm túc,với tinh thần quyết tâm và nỗ lực củacác thành viên, Đoàn Thể thao Việt Namđã sẵn sàng cho việc tranh tài tại ASIAD17 sẽ diễn ra tại Incheon (Hàn Quốc).

tHế Hùng

Lễ xuất quân... (Tiếp theo trang 1)

quan (tỷ lệ 1/200.000) và chi tiết (tỷlệ 1/50.000 - 1/25.000) di sản địachất và triển vọng xây dựng côngviên địa chất ở 25-30 khu vực ở miềnTrung và miền Nam Việt Nam; xâydựng và trình cấp có thẩm quyền

công nhận 5-7 công viên địa chấtquốc gia; trình Tổ chức Giáo dục,Khoa học và Văn hóa của Liên hợpquốc (UNESCO) công nhận 2-3công viên địa chất toàn cầu.

Tầm nhìn đến năm 2030, tiếp tục

mở rộng mạng lưới các công viên địachất quốc gia và công viên địa chấttoàn cầu trên phạm vi cả nước; phấnđấu công nhận khoảng 25-30 côngviên địa chất quốc gia hoặc toàn cầu.

H.pHượng

Page 8: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093

8 số 1093 l18.9.2014

quản lý nhà nước

Hội nghị công tác Văn phòng Ngành VHTTDLSáng 12/9, tại thành phố Đà Nẵng,

Văn phòng Bộ VHTTDL đã tổ chứcHội nghị về công tác Văn phòng NgànhVHTTDL. Đây là dịp gặp gỡ, trao đổi,học hỏi kinh nghiệm của cán bộ, côngchức, người lao động làm công tác vănphòng trong ngành. Dự Hội nghị có Thứtrưởng Vương Duy Biên cùng đại diệnlãnh đạo Vụ Văn hóa, Văn nghệ (BanTuyên giáo Trung ương); lãnh đạo cácTổng cục, Cục, Vụ, Viện, Trường trựcthuộc Bộ và hơn 100 đại biểu là lãnhđạo Văn phòng Sở VHTTDL cáctỉnh/thành. Hội nghị là dịp gặp gỡ, traođổi, học hỏi kinh nghiệm của các đồngchí Lãnh đạo Văn phòng, cán bộ, côngchức, người lao động làm công tác vănphòng trong ngành.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ChánhVăn phòng Bộ VHTTDL - Phan ĐìnhTân nhấn mạnh: Công tác Văn phòngluôn giữ vai trò hết sức quan trọng tronghoạt động hành chính nói chung và củangành Văn hóa, Thể thao và Du lịch nóiriêng. Trong thời gian tới để nâng caohiệu quả công tác Văn phòng cần cónhững bước đi, giải pháp chuyển đổiphù hợp để nâng cao hiệu quả làm việccủa văn phòng, đặc biệt là việc ứngdụng công nghệ thông tin trong công tácVăn phòng và nâng cao hiệu quả hoạt

động của cơ quan hành chính nhà nước,góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quảquản lý, và đẩy nhanh tiến trình cải cáchnền hành chính nhà nước theo hướnghiện đại.

Tại Hội nghị, các đại biểu tham dựđã cùng nhau thảo luận một số nội dung:Xây dựng, củng cố mối quan hệ 2 chiềugiữa Văn phòng của Bộ và các Sở, đơnvị nhằm phát huy đúng và hết vai trò củaVăn phòng, thể hiện tính chuyên mônhóa trong xử lý các công việc được giao;nâng cao năng lực tiếp nhận, tổng hợp,xử lý thông tin để có những tham mưu“đúng” và “trúng” cho lãnh đạo; hướngdẫn báo cáo để đáp ứng được việc cungcấp thông tin; nâng cao kỹ năng ứngdụng công nghệ thông tin trong công tácVăn phòng…

Kết luận Hội nghị, Thứ trưởngVương Duy Biên biểu dương sự nỗ lựcvà kết quả công tác Văn phòng nhữngnăm qua, đồng thời nhấn mạnh: Côngtác Văn phòng luôn có vị trí hết sứcquan trọng đối với hoạt động củaNgành. Đây là môi trường làm việcgian khổ, áp lực cao, đòi hỏi chúng taphải có lòng yêu nghề, kiên trì, nhẫnnại, bền bỉ; nhất là đối với NgànhVHTTDL công tác văn phòng càng đòihỏi chúng ta phải linh hoạt, nhạy bén,

tận tuỵ thực hiện nhiệm vụ chính trị vàphục vụ nhân dân.

Thứ trưởng đề nghị, trong thời giantới, mỗi cán bộ, công chức, viên chức,lao động không ngừng trau dồi đạo đức,rèn luyện, học tập nâng cao nghiệp vụvà bản lĩnh chính trị nhằm nâng cao chấtlượng công tác tham mưu, tổng hợp;công tác lễ tân, phục vụ, hậu cần, đảmbảo an ninh, trật tự, an toàn… mỗi cánhân, đơn vị cần nâng tầm chuyênnghiệp, loại bỏ chủ nghĩa cá nhân tronggiải quyết công việc; chủ động theo dõi,kiểm tra, bám sát để nâng cao hiệu lực,hiệu quả các nội dung nhiệm vụ; tăngcường kỷ luật, kỷ cương lề lối làm việc;quan tâm, đầu tư, đẩy mạnh hơn nữaviệc ứng dụng công nghệ thông tin tronggiải quyết công việc.

Thứ trưởng cũng yêu cầu Vụ Tổchức cán bộ, Vụ Thi đua, Khen thưởng,Vụ Kế hoạch, Tài chính, cục Hợp tácquốc tế và các đơn vị liên quan cần quantâm, tạo điều kiện, đề xuất Lãnh đạo Bộvà Lãnh đạo ngành ở địa phương có cơchế vận dụng, ưu tiên trong công tác cánbộ, thi đua khen thưởng, đi nước ngoài,chế độ bồi dưỡng làm thêm, làm đêm,đi công tác xa… cho cán bộ, công chức,người lao động làm công tác văn phòng.

t.Hợp

Bộ VHTTDL đã ban hành Quyếtđịnh số 2836/QĐ-BVHTTDL ngày08/9 về việc phê duyệt kế hoạch xâydựng hồ sơ đề cử quốc gia “Nghệ thuậtBài Chòi miền Trung Việt Nam” đềnghị UNESCO đưa vào danh sách Disản văn hóa phi vật thể đại diện củanhân loại.

Theo đó Bộ VHTTDL đã phê duyệtkế hoạch xây dựng hồ sơ đề cử quốcgia “Nghệ thuật Bài Chòi miền TrungViệt Nam” đề nghị UNESCO đưa vào

danh sách Di sản văn hóa phi vật thểđại diện của nhân loại do Viện Âmnhạc thuộc Học viện Âm nhạc quốc giaViệt Nam lập.

Phạm vi thực hiện hồ sơ quốc giaBài Chòi gồm 11 tỉnh/ thành miềnTrung từ Quảng Bình tới Bình Thuận(không bao gồm Tây Nguyên), cụ thểgồm: Quảng Bình, Quảng Trị, ThừaThiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam,Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Bộ VHTTDL cũng đồng thời yêucầu Viện Âm nhạc thuộc Học viện Âmnhạc quốc gia Việt Nam chủ trì, phốihợp với Sở VHTTDL các tỉnh/thành cóliên quan trong việc xây dựng Hồ sơ disản văn hóa phi vật thể “Nghệ thuật BàiChòi miền Trung Việt Nam”. Cáctỉnh/thành có liên quan phải hoàn thànhhồ sơ để đảm bảo hồ sơ hoàn thiện đểViệt Nam trình UNESCO trước ngày31/3/2015.

H.pHượng

Xây dựng hồ sơ “Nghệ thuật Bài Chòi miền Trung Việt Nam”trình UNESCO

Page 9: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093

9số 1093 l18.9.2014

Sự kiện vấn đề

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Bộtrưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anhnhấn mạnh: Nhật Bản là một trong nhữngthị trường lớn nhất, quan trọng nhất củangành du lịch Việt Nam. Lượng kháchNhật Bản tới Việt Nam và ngược lại tăngtrưởng nhanh chóng trong những năm gầnđây. Bộ trưởng đánh giá cao và cảm ơn sựhợp tác, ủng hộ của các cơ quan chứcnăng, doanh nghiệp Nhật Bản trong việcquảng bá du lịch Việt Nam, đồng thờikhẳng định Việt Nam vẫn còn tiềm năngrất lớn với nhiều điểm đến mới được khaithác. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nhấnmạnh trong thời gian tới, ngành du lịchViệt Nam sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ,

ưu tiên xúc tiến quảng bá du lịch tới dukhách Nhật Bản và xây dựng sản phẩm dulịch cao cấp, đáp ứng nhu cầu du khách xứPhù Tang. Trên tinh thần đó, ngành du lịchViệt Nam mong muốn nhận được ý kiếnđóng góp của các cơ quan quản lý, doanhnghiệp lữ hành Nhật Bản để Việt Nam cóthể trở thành điểm đến ưa thích của dukhách Nhật Bản. Tiếp đó, trong hai ngày13-14/9 tại thành phố Yokohama, NhậtBản đã diễn ra chương trình biểu diễnMúa Rối nước ngoài trời do các nghệ sĩNhà hát Múa Rối Việt Nam biểu diễn.Đây là lần thứ ba Múa Rối nước Việt Nambiểu diễn tại Nhật Bản, nhưng là lần đầutiên người dân thành phố cảng Yokohama

được thưởng thức nét văn hóa đặc sắc nàycủa Việt Nam.

Trong khuôn khổ “Những ngày Vănhoá - Du lịch Việt Nam 2014 tại NhậtBản”, khách tham quan có cơ hội đượcthưởng thức các hương vị ẩm thực củaViệt Nam, các chương trình văn hóa, âmnhạc, biểu diễn nghệ thuật đậm đà bảnsắc dân tộc. Chương trình năm nay sẽ có98 gian hàng, bao gồm 49 quầy ẩm thựcvà 49 gian trưng bày hàng hóa, đồ thủcông mỹ nghệ. Theo Ban Tổ chức,chương trình năm nay thu hút 150.000lượt người tới tham quan, tăng 20.000lượt người so với năm ngoái.

p.V

Những ngày Văn hoá... (Tiếp theo trang 1)

Ngày 12/9, tại Hà Nội, Bộ VHTTDLđã tổ chức Hội thảo “Quy hoạch tổng thểphát triển Văn hoá, Gia đình, Thể dục thểthao và Du lịch vùng kinh tế trọng điểmmiền Trung đến năm 2020, tầm nhìn đếnnăm 2030”. Phát biểu tại Hội thảo, Thứtrưởng Huỳnh Vĩnh Ái nhận định, vùngkinh tế trọng điểm miền Trung là mảnhđất có bề dày truyền thống lịch sử vănhoá lâu đời, mang đậm dấu ấn nền vănhoá Sa Huỳnh, Chăm Pa, Đại Việt và vănhoá cách mạng thời đại Hồ Chí Minh.Quy hoạch tổng thể phát triển là vô cùngcần thiết nhằm góp phần phát triển bềnvững đối với từng tỉnh/thành nói riêng,của cả vùng kinh tế trọng điểm miềnTrung nói chung, đồng thời tạo động lựcvà sức lan toả thúc đẩy sự phát triển củacác tỉnh khác trong khu vực miền Trungvà Tây Nguyên.

Tại Hội thảo, Công ty Cổ phần Quyhoạch Hà Nội báo cáo tóm tắt Quy hoạchtổng thể Văn hoá, Gia đình, Thể dục Thểthao và Du lịch vùng kinh tế trọng điểmmiền Trung đến năm 2020, tầm nhìn đếnnăm 2030. Nội dung Quy hoạch gồm:Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội; Hiện trạng phát triển; Phân tíchtổng thể điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và

thách thức; Quan điểm và mục tiêu pháttriển; Định hướng phát triển; Chươngtrình đầu tư; Giải pháp thực hiện quyhoạch. Quy hoạch nhằm cụ thể hoá quanđiểm, đường lối chủ trương của Đảng vàNhà nước, chiến lược của quốc gia trongcác lĩnh vực trên thành những phương ánphát triển có lộ trình cụ thể; Xây dựngđịnh hướng, mục tiêu phát triển, làm cơsở triển khai các chính sách, chương trìnhvà kế hoạch đầu tư trong các lĩnh vực địnhhướng đến năm 2020 trên quan điểm pháttriển bền vững phù hợp với những mụctiêu phát triển kinh tế-xã hội vùng;Nghiên cứu đề xuất các định hướng liênkết phát triển giữa các địa phương trongVùng; giữa Vùng với các địa phương lâncận và giữa các lĩnh vực; Xây dựng cơ sởpháp lý để triển khai các dự án. Nhiệm vụcủa Quy hoạch là phân tích, đánh giá toàndiện các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinhtế-xã hội, thực trạng phát triển Văn hoá,Gia đình, Thể dục thể thao và Du lịch;Xác định quan điểm và mục tiêu, dự báocác chỉ tiêu, các phương án phát triển;Xây dựng các định hướng quy hoạch;Xây dựng danh mục công trình, dự án đầutư trọng điểm, phân kỳ thực hiện và dựkiến cơ cấu nguồn vốn; Nghiên cứu đề

xuất cơ chế chính sách, các giải phápquản lý và thực hiện quy hoạch.

Bên cạnh đó, đại diện của 5 tỉnh/thànhtrên địa bàn kinh tế trọng điểm miềnTrung cũng như đưa ra những ý kiếnđóng góp cho Quy hoạch: Chú ý tới vấnđề con người ở vùng đất, ưu tiên xây dựngcác đô thị hạt nhân, đầu tư các dự án hợptác quốc tế giữa các nước ở biên giới, cầncó quy hoạch những lễ hội mang tầm cỡquốc gia, quốc tế, việc xây dựng cơ sở hạtầng thiết yếu cũng cần phải có sự tínhtoán tránh việc địa phương nào cũng cónhững mô hình xây dựng na ná giốngnhau, tránh lãng phí… Ông Hồ Việt Hà -Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính chobiết, Bộ VHTTDL đã chủ trì và phối hợpvới các địa phương tổ chức khảo sát, thuthập số liệu, đánh giá hiện trạng phát triểncủa Ngành và tổng hợp, chỉnh sửa, bổsung nhiều lần trên cơ sở ý kiến của cácBộ, ngành, địa phương và các đơn vị trựcthuộc Bộ VHTTDL. Những ý kiến đónggóp tại Hội thảo cũng sẽ là cơ sở để BộVHTTDL tiếp tục hoàn thiện Quy hoạchtrước khi tổ chức Hội nghị thẩm địnhnghiệm thu và trình Thủ tướng Chính phủxem xét phê duyệt.

t.Hợp

Hội thảo Quy hoạch tổng thể Văn hóa, Gia đình, Thể thao, Du lịch miền Trung, tầm nhìn đến năm 2030

Page 10: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093

10 số 1093 l18.9.2014

Sự kiện vấn đề

Ngày 06/9, Tổng cục trưởngTổng cục Du lịch, đã có Công văngửi UBND tỉnh Quảng Ninh yêucầu các ban ngành liên quan tăngcường công tác quản lý để đảm bảoan ninh, an toàn cho khách du lịchvà tàu du lịch hoạt động trên VịnhHạ Long sau sự cố chìm tàu TùngTrang 12 của Công ty cổ phầnHồng Phong đang hoạt động trênVịnh Hạ Long ngày 28/8 và vụ việc02 tàu du lịch bị đắm tại cảng tàuBãi Cháy ngày 29/8/2014.

Công văn nêu rõ: Trong thờigian qua, sau khi xảy ra một số vụtai nạn đắm tàu trên Vịnh Hạ Long,đã có nhiều văn bản khuyến cáo,nhiều biện pháp được triển khai đểbảo đảm an toàn cho khách du lịchtrên các phương tiện tàu, thuyền tại

địa bàn, tuy nhiên các vụ đắm tàudu lịch vẫn xảy ra và chưa đượckiểm soát triệt để.

Để giảm thiểu rủi ro trong hoạtđộng kinh doanh vận tải khách dulịch bằng phương tiện thủy nội địatrên Vịnh Hạ Long, đồng thờinghiêm túc triển khai Chỉ thị số18/CT-TTg ngày 03/9/2013 củaThủ tướng Chính phủ về việc tăngcường công tác quản lý môi trườngdu lịch đảm bảo an ninh an toàn chokhách du lịch, Tổng cục Du lịch đềnghị UBND tỉnh Quảng Ninh mộtsố nội dung sau: Chỉ đạo các banngành liên quan tăng cường côngtác quản lý, triển khai các biện phápcần thiết, để đảm bảo an ninh, antoàn cho khách du lịch và tàu dulịch hoạt động trên Vịnh Hạ Long,

đặc biệt là các tàu du lịch có dịchvụ lưu trú nghỉ đêm, nhà hàng nổitrên Vịnh; Tăng cường công tácthanh tra, kiểm tra đối với phươngtiện phục vụ du lịch và hoạt độngkinh doanh vận tải khách lưu trú dulịch trên địa bàn; Kịp thời cảnh báo,điều động, giám sát chặt chẽ hoạtđộng của tàu du lịch khi có các diễnbiến xấu về thời tiết trên Vịnh; Đềnghị UBND tỉnh Quảng Ninh chỉđạo Tập đoàn Tuần Châu đẩy nhanhtiến độ hoàn thành bến du thuyềnTuần Châu theo cam kết với tỉnhQuảng Ninh và đưa toàn bộ tàu chởkhách du lịch trên Vịnh Hạ Longvào neo đậu, đón trả khách du lịchtại đây để đảm bảo an toàn chokhách du lịch, phương tiện hoạtđộng trên vịnh, nâng cao chất lượngdịch vụ và đảm bảo sự yên tâm chodu khách.

Đ.AnH

Ngày 28/8/2014, Bộ VHTTDL đãcó Công văn số 2971/BVHTTDL-DSVH gửi Sở VHTTDL tỉnh NghệAn về việc thẩm định Dự án tu bổ ditích Đền Quả Sơn, tỉnh Nghệ An. TạiCông văn này, Bộ VHTTDL thỏathuận Dự án bảo tồn, tôn tạo di tíchlịch sử văn hóa Đền Quả Sơn, baogồm các nội dung: Tu bổ nghi mônhiện có, đền thờ chính (hạ điện,trung điện và thượng điện), mộ UyMinh Vương và tả vu, hữu vu và nhàbia; phục dựng nghi môn nội, nhàcanh, nhà hỏa, lầu Ca Vũ; tôn tạoxây dựng mới Miếu Sơn thần, nhà đểthuyền, nhà ban quản lý, lầu thiêuhương. Ngoài ra, Bộ VHTTDL cũnglưu ý một số vấn đề sau: Tu bổnguyên trạng nhà bia và nghi mônhiện có (thay cho việc phục dựngnghi môn ngoại); Không xây mới

nhà bia tả, nhà bia hữu và khôngtrồng cau vua trong khu vực nội tựcủa đền; Tiếp tục nghiên cứu, sưutầm tư liệu phục vụ việc thiết kếphục dựng nhà canh, nhà hỏa và lầuCa Vũ; Cốt xây dựng các hạng mụccông trình trong khu vực di tích cầnphải được xác định chính xác trên cơsở cốt xây dựng hiện trạng của côngtrình mộ Lý Nhật Quang và đền thờchính; Về phương án tu bổ đền thờchính và công trình tả vu, hữu vu: tậndụng tối đa ngói lợp còn khả năng sửdụng của các công trình (không thaymới 100% ngói cũ); Không sử dụngđèn neon 1,2m chiếu sáng nội thất;Bổ sung nhà bao che công trìnhtrong quá trình tu bổ; Phương ánphục dựng nghi môn nội cần đượcđiều chỉnh như sau: bổ sung đôi rồngchầu trên bờ nóc, thiết kế đầu đao

theo hướng không vươn cao, điềuchỉnh vòm cổng phụ hai bên nghimôn nội cong tròn hơn nữa, tườnghai bên cổng phụ xây tạo lỗ thoánghình chữ thập, cánh cửa gian giữa đểtrơn, không chạm trang trí; Nghiêncứu điều chỉnh giảm kích thước giangiữa và lầu Ca Vũ cho phù hợp vớiphương án thiết kế phục dựng nghimôn nội và không sử dụng đèn neonđể chiếu sáng công trình này; Điềuchỉnh thiết kế nhà để thuyền theohướng chỉ làm hai hàng cột chạy suốtba gian của công trình và vì kèo bàotrơn đóng bén đơn giản; Bổ sung banthờ đá trước mộ Lý Nhật Quang; Đểhạn chế mật độ xây dựng, phù hợpvới nhu cầu sử dụng, công trình nhàban quản lý chỉ thiết kế với quy môba gian.

H.Quân

Thẩm định Dự án tu bổ di tích Đền Quả Sơn, Nghệ An

Đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch tại Vịnh Hạ Long

Page 11: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093

11số 1093 l18.9.2014

Sự kiện vấn đề

Cùng với cả nước, tỉnh Phú Thọđang tổ chức nhiều hoạt động Kỷ niệm45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịchHồ Chí Minh và 60 năm Bác Hồ vềthăm Đền Hùng.

Khắp nơi trên địa bàn tỉnh, các cấpủy đảng, chính quyền, các cơ quan, đơnvị đang sôi nổi tổ chức đợt sinh hoạtchính trị Kỷ niệm 45 năm thực hiện Dichúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh kết hợpvới sinh hoạt chuyên đề học tập và làmtheo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.Nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắcca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh liên tụcđược các địa phương tổ chức. Hàng loạtbài viết tuyên truyền về sự kiện lịch sửBác Hồ về thăm Đền Hùng và nhữngthành tựu nổi bật của Đảng bộ, nhândân tỉnh Phú Thọ đạt được trong 60

năm thực hiện lời dạy của Bác đượcđăng tải và phát trên sóng của cácphương tiện thông đại chúng trong tỉnh.

Tại các rạp chiếu phim ở thành phốViệt Trì, thị xã Phú Thọ cũng đang tổchức nhiều đợt chiếu phim chủ đề vềChủ tịch Hồ Chí Minh. Lễ mít tinhtrọng thể Kỷ niệm 45 năm thực hiện Dichúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 60năm Bác Hồ về thăm Đền Hùng cũngsẽ được tỉnh Phú Thọ long trọng tổchức vào ngày 19/9 tới. Tỉnh Đoàn PhúThọ, Sở VHTTDL, Sở Thông tin vàTruyền thông tỉnh cùng phối hợp tổchức nhiều chương trình dạ hội với chủđề “Tuổi trẻ đất Tổ làm theo lời Bác”;tổ chức trưng bày ảnh, tư liệu, hiện vậtchuyên đề “Bác Hồ với Phú Thọ, PhúThọ làm theo lời Bác” và chuyên đề

“Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam -Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”,“Bác Hồ với Đền Hùng” và chuyên đề“Chủ quyền biển, đảo Việt Nam” tạicác huyện, thị trong tỉnh.

Các hoạt động Kỷ niệm 45 năm thựchiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minhvà 60 năm Bác Hồ về thăm Đền Hùnglà đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trongtoàn Đảng, toàn dân; tiếp tục khẳng địnhgiá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh,Di chúc thiêng liêng và tấm gương đạođức của Người; qua đó góp phần nângcao nhận thức và trách nhiệm của cánbộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dântích cực học tập và làm theo tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh, xây dựng đạođức trong Đảng, trong xã hội.

Hải pHong

Hoạt động Kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 60 năm Bác Hồ về thăm Đền Hùng

Ông Nguyễn Quang Toản - Giám đốcSở VHTTDL tỉnh Bình Phước cho biết:Năm 2014 ngoài việc triển khai chươngtrình xúc tiến du lịch quốc gia trên địa bàntỉnh giai đoạn 2014-2020, tỉnh BìnhPhước tập trung triển khai một số giảipháp quan trọng trước mắt cũng như lâudài và quyết tâm xây dựng chính sách thuhút đầu tư về du lịch vào tháng 10/2014.

Theo đó, tỉnh điều chỉnh lại quy hoạchphát triển du lịch cho phù hợp với tìnhhình phát triển kinh tế-xã hội tại địaphương; khảo sát, đánh giá các tài nguyêndu lịch, các cơ sở kinh doanh lưu trú dulịch. Bên cạnh đó nghiên cứu, đề xuất xâydựng các sản phẩm du lịch đặc thù mangtính vùng miền làm cơ sở hỗ trợ các cơ sởkinh doanh lữ hành liên kết khai thác; tổchức ký kết các chương trình hợp tác pháttriển du lịch với Đông Nam bộ và Đồngbằng sông Cửu Long. Tỉnh tập trung vốnđầu tư hoàn chỉnh các dự án du lịch nhưdự án khu du lịch sinh thái Bà Rá-ThácMơ; dự án khu du lịch sinh thái, lịch sửkhu căn cứ quân ủy Bộ chỉ huy Miền TàThiết. Bên cạnh giải pháp về cơ chế,chính sách, về phát triển nguồn nhân lực,

về tuyên truyền quảng bá du lịch và xâydựng hình ảnh điểm đến, trong thời giantới, ngành du lịch tỉnh Bình Phước nghiêncứu xây dựng những sản phẩm du lịch ởđịa phương. Đó là sản phẩm du lịch gắnvới dây chuyền sản xuất và chế biến mủcao su, hạt điều; sản phẩm du lịch gắn vớicác sự kiện văn hóa, thể thao, lễ hội đặctrưng trên địa bàn tỉnh như lễ hội Miếu BàRá, lễ hội đâm trâu, lễ hội mừng lúa mới,giải việt dã leo núi Bà Rá. Bên cạnh đóphục hồi các làng nghề truyền thống củađồng bào người dân tộc như thổ cẩm, chếbiến rượu cần, mây tre đan. Đồng thời tổchức liên kết vùng, khu vực và quốc tếnhằm kết nối tour, tuyến; đặc biệt tậptrung khai thác tuyên du lịch quốc tế BìnhPhước-Campuchia-Lào-Thái Lan quacửa khẩu Hoa Lư.

Hiện trên địa bàn tỉnh Bình Phước cókhoảng 200 nhà nghỉ lưu trú du lịch trongđó có 13 khách sạn đã được cơ quan chứcnăng thẩm định, xếp hạng, 37 nhà nghỉđạt tiêu chuẩn lưu trú du lịch; đặc biệt có3 cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn 3 sao.

Tổng vốn đầu tư về cơ sở lưu trú đạt trên400 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa. Tỉnh có3 khu, điểm du lịch đang hoạt động kinhdoanh có thu phí và tên 25 điểm thamquan không thu phí.

Tỉnh Bình Phước còn hợp tác du lịchvới các địa phương khác trong cả nước vàcác nước láng giềng, tập trung vào cáclĩnh vực: hợp tác hỗ trợ để phát huy đượcnhững lợi thế của vùng và từng địaphương, khai thác các nguồn lực mộtcách hợp lý, giải quyết các nhu cầu thựctiễn của địa phương và tạo động lực chodu lịch phát triển bền vững, góp phần mởrộng và phát triển thị trường.

Tổng nguồn vốn ngân sách dành chocông tác quy hoạch, đầu tư hạ tầng pháttriển du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Phướctừ năm 2011 đến 2014 là trên 11, 5 tỷđồng. Riêng Dự án khu bảo tồn văn hóaS’Tiêng sóc Bom Bo, giai đoạn 2013-2014 với nguồn vốn đầu tư hệ thống hạtầng đường giao thông, hồ chứa nước vàhệ thống cấp nước là 12, 5 tỷ đồng.

Đức MinH

Bình Phước đầu tư phát triển du lịch

Page 12: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093

Sự kiện vấn đề

12 số 1093 l18.9.2014

Tổng cục Du lịch cho biết, Tổ chứcDu lịch thế giới (UNWTO) vừa gửithông báo cho biết Ngày Du lịch thế giớinăm nay (27/9/2014) sẽ có chủ đề “Dulịch và sự phát triển của cộng đồng”.

Để hưởng ứng sự kiện này, Tổng cụcDu lịch gửi kèm theo thông điệp củaTổng Thư ký UNWTO và đề nghị cácđịa phương, doanh nghiệp có các hoạtđộng hưởng ứng thiết thực nhằm nângcao nhận thức về vai trò, vị trí của dulịch, đặc biệt gắn với chủ đề Ngày Dulịch thế giới năm nay.

Tổng cục Du lịch cũng yêu cầu cáctỉnh/thành xây dựng kế hoạch hành

động cụ thể nhằm tuyên truyền, phổbiến đến những người hoạt động tronglĩnh vực du lịch, công cộng về ý nghĩaNgày Du lịch thế giới (du lịch gắn vớisự phát triển cộng đồng); tuyên truyềngóp phần nâng cao nhận thức của cácngành, các cấp và cộng đồng dân cư vềvai trò, vị trí của du lịch, các biện phápphát triển du lịch theo hướng gắn với sựphát triển của cộng đồng.

Ngoài ra, Tổng cục Du lịch yêu cầucác địa phương phổ biến, tuyên truyềnrộng rãi Thông điệp của Tổ chức Dulịch thế giới (UNWTO) nhân Ngày Dulịch thế giới năm 2014 trên các

phương tiện thông tin đại chúng, cácđiểm dân cư, trường học và khu, tuyến,điểm du lịch… Tổ chức các Hội thảo,hội nghị chuyên đề hoặc các hoạt độngphù hợp với chủ đề Ngày Du lịch thếgiới năm nay (tổ chức thi ảnh du lịch,các cuộc thi tìm hiểu địa danh du lịch,miễn phí vé vào cửa các điểm du lịchvào ngày 27/9, treo băng rôn, khẩuhiệu có biểu trưng logo ngày du lịchnăm 2014…).

Tổng cục Du lịch cũng đề nghị cácSở VHTTDL, các doanh nghiệp, cáckhách sạn tổ chức triển khai và báo cáokết quả về Tổng cục Du lịch trước ngày30/10/2014.

K.tHoA

Ngày 05/9, tại Hà Nội, Tổng cụctrưởng Tổng cục Du lịch - Nguyễn VănTuấn đã tiếp và làm việc với đại diệnkênh truyền hình BBC về kế hoạch hợptác quảng bá Du lịch Việt Nam. Tạibuổi làm việc, đại diện kênh truyềnhình BBC đã giới thiệu với Tổng cụctrưởng Nguyễn Văn Tuấn về mô hìnhcác kênh truyền thông của BBC, sốlượng độc giả của BBC; đồng thời đềxuất kế hoạch quảng bá Du lịch ViệtNam trên kênh truyền hình BBC. Theođó, BBC sẽ xây dựng video clip quảngbá du lịch Việt Nam độ dài 30 giây,phát trên kênh truyền hình BBC ở khuvực Châu Á - Thái Bình Dương; mỗi

ngày phát 3 lần, trong thời gian 3tháng. BBC cũng hỗ trợ một video clipnhỏ về Du lịch Việt Nam chèn vàotrước mỗi tin trên website của BBC.Trao đổi với đại diện BBC, Tổng cụctrưởng cho rằng việc làm phim quảngcáo phải thực hiện quay mới để đảmbảo tính cập nhật của các điểm đến,tính đồng bộ trong sử dụng phươngtiện kỹ thuật hiện đại và phải tiến hànhngay, tranh thủ thời tiết tốt mùa thu.

Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch -Nguyễn Văn Tuấn cho biết, việc tiếnhành quay video clip sẽ tiến hành tại HàNội, Vịnh Hạ Long, Ninh Bình, Sa Pa,Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Hội An, TP.

Hồ Chí Minh và một tỉnh thuộc đồngbằng sông Cửu Long. Video clip quảngbá phải làm ngay để có thể phát trongtháng 10, mỗi ngày phải có một lần phátvào giờ vàng. Vụ Thị trường du lịch sẽlàm đầu mối liên hệ, tiếp tục trao đổi vớikênh truyền hình BBC bàn về những nộidung cụ thể để đưa lại hiệu quả cao nhấttrong quá triển khai hợp tác. Ông Tuấnyêu cầu phía BBC cung cấp danh sáchcác nước được phát video clip quảng bátrong khu vực Châu Á - Thái BìnhDương, các nước đó phải nằm trongphạm vị thị trường du lịch tiềm năng màDu lịch Việt Nam hướng đến.

t.Hợp

Liên hoan Múa “Châu Âu gặp ChâuÁ trong múa đương đại” được mang tên“Sự sáng tạo không biên giới” được tổchức từ 24-28/9 tại Nhà hát Tuổi trẻ, HàNội. Tại Liên hoan năm nay, khán giả sẽcó cơ hội trải nghiệm nghệ thuật múađương đại đa phong cách đến từ nhiềuquốc gia khác nhau: Bỉ, Đức (với tácphẩm múa được dàn dựng tại Malaysia),Pháp, Nhật, Thụy Điển (tham gia lầnđầu tiên) và nước chủ nhà Việt Nam vớicác tác phẩm mới được dàn dựng. Trong

số đó phải kể tới các tác phẩm múa hợptác Đức-Việt Nam và Bỉ-Việt Nam.

Ngày khai mạc Liên hoan (24/9) cótác phẩm múa đôi “Con bọ hung” củaThụy Điển; “Tạm biệt” của Nhật Bản;những ngày tiếp theo là các tác phẩm“Hà Nội những bụi sao” hợp tác giữaĐức-Việt Nam, “Con quạ” của Bỉ, “Gióxào xạc” hợp tác Bỉ-Việt Nam, “7x”của Việt Nam và múa đôi “Your Ghostis not enough” của Pháp.

“Châu Âu gặp Châu Á trong Múa

đương đại” là một sáng kiến củaEUNIC (Hiệp hội các Viện văn hóa) vàĐại sứ quán Châu Âu tại Hà Nội, vớisự hợp tác của Nhà hát Nhạc Vũ kịchViệt Nam (VNOB).

Được tổ chức từ năm 2011, Liênhoan Múa đã thu hút được sự quan tâmvà nhận được sự hưởng ứng từ đôngđảo công chúng, góp phần tăng cườngquảng bá nghệ thuật múa đương đại tạiHà Nội.

n.tHAnH

Liên hoan Múa đương đại năm 2014

Hợp tác quảng bá Du lịch Việt Nam trên kênh BBC

Hưởng ứng Ngày Du lịch thế giới

Page 13: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093

Sự kiện vấn đề

13số 1093 l18.9.2014

Tối 09/9, lần đầu tiên chươngtrình Lễ hội thuyền đăng do SởVHTTDL TP. Hồ Chí Minh tổ chứcđã diễn ra tại Cảng Sài Gòn. Đến dựcó lãnh đạo ngành du lịch của 5 quốcgia gồm: Campuchia, Lào, Myanmar,Thái Lan, Việt Nam và gần 200 đạidiện các hãng lữ hành quốc tế vàtrong nước.

Đêm thuyền đăng lần thứ I có chủđề ánh sáng biểu trưng của ngành dulịch thành phố là “Thành phố Hồ Chí

Minh sức sống rực rỡ - Vibrant HoChi Minh city”. Đây là dịp giới thiệuđến công chúng, du khách và cácdoanh nghiệp vận chuyển du lịchnhững ưu điểm đặc trưng của sảnphẩm du lịch sông nước ở TP. Hồ ChíMinh, các tuyến du lịch đường sôngtầm ngắn, tầm trung và dài.

Lễ hội gồm các hoạt động: diễuhành cano, diễu hành phương tiện dulịch đường thủy tầm ngắn và tầmtrung, diễu hành mô hình điểm đến

tham quan tiêu biểu thành phố. Cácdu thuyền được trang trí ánh sángtheo nhiều chủ đề khác nhau cùnghướng về biểu tượng đặc trưng củacác điểm đến du lịch của thành phốnhư: Bến Nhà Rồng, Ủy ban nhân dânThành phố, Hội trường Thống Nhất,Bưu điện Thành phố, Nhà hát LớnThành phố, Chợ Bến Thành. Ngoàira, trên sân khấu nổi trên sông cũngdiễn ra các chương trình nghệ thuật

(Xem tiếp trang 14)

UBND TP. Hà Nội đã có văn bảnđề nghị Sở VHTTDL và các quận,huyện, thị xã trên địa bàn TP. Hà Nộiyêu cầu di dời hiện vật không phù hợp(sư tử đá kiểu dáng ngoại lai, vật phẩmlạ) ra ngoài khuôn viên di tích, một sốcơ quan, đơn vị.

Cụ thể, Sở VHTTDL cần tổ chứctuyên truyền, vận động không sử dụnghiện vật, nếu đã sử dụng trưng bày thìtổ chức di dời những hiện vật, khôngđúng quy định, không phù hợp vớitruyền thống văn hóa Việt Nam tại ditích, cơ quan, đơn vị trên địa bàn. Đồngthời, Sở VHTTDL chỉ đạo và trực tiếpkiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, tậptrung tại các di tích, danh thắng…

Đối với các quận, huyện, thị xã yêucầu phải tổ chức tuyên truyền, vậnđộng không sử dụng hiện vật, khôngđúng quy định, không phù hợp vớitruyền thống văn hóa Việt Nam.

Các quận, huyện, thị xã tiến hànhkiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, tậptrung tại tất cả các di tích (đã được xếphạng và chưa xếp hạng), phát hiện hiệnvật bài trí trong di tích, không có hồ sơxếp hạng, không đúng quy định, khôngphù hợp với truyền thống văn hóa ViệtNam, phải di dời ra khỏi ra ngoàikhuôn viên di tích. Xử lý nghiêm cáctrường hợp cố tình vi phạm.

Việc di dời cần tổ chức tuyêntruyền, vận động không sử dụng hiện

vật (sư tử đá, vật phẩm lạ) không đúngquy định, không phù hợp với truyềnthống văn hóa Việt Nam để trưng bàytại các di tích (đã xếp hạng và chưa xếphạng), danh thắng, cơ quan, đơn vị trênđịa bàn Hà Nội.

Trường hợp nếu đang sử dụng thìvận động tự di dời khỏi khuôn viêntrong thời gian nhất định. Nếu không tựtổ chức di dời thì lực lượng chức năngtổ chức di dời theo quy định. Đề nghịSở VHTTDL và các quận, huyện, thị xãtrên địa bàn TP. Hà Nội phải báo cáoUBND TP. Hà Nội việc thực hiện di dờicác hiện vật không phù hợp khỏi khuônviên di tích trước ngày 31/12/2014.

Đ.ngọc

Hà Nội: Di dời các hiện vật không phù hợp ra khỏi khuôn viên di tích

Ngày 09/9, Trung tâm Du lịchPhong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình) đãtổ chức khai trương loại hình du lịch đudây trên không (gọi tắt là zip-line) tạituyến du lịch sông Chày - hang Tốithuộc Di sản thiên nhiên thế giới Vườnquốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. Đây làloại hình du lịch mạo hiểm lần đầu tiênđược đưa vào khai thác tại Di sản thiênnhiên thế giới này.

Theo ông Lê Thanh Tịnh - Giám đốcVườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng,việc khai trương loại hình du lịch mớinày nhằm đa dạng hóa các sản phẩm dulịch, phá vỡ tính chất mùa vụ trong hoạt

động du lịch, đáp ứng ngày càng cao nhucầu của du khách trong và ngoài nước khiđến với Phong Nha-Kẻ Bàng nói riêngvà Quảng Bình nói chung. Việc đầu tư cótrọng điểm và kịp thời chính là bước khởiđầu cho sự phát triển của các mô hình dulịch tầm cỡ trong tương lai để khai tháccó hiệu quả hơn Di sản đặc biệt này.

Du khách tham gia loại hình du lịchnày sẽ đu trên dây cáp được nối từ hai cộtcao, có thể thỏa mãn niềm đam mê trảinghiệm, khám phá vẻ đẹp của tuyến dulịch này từ trên không. Du khách cũng cóthể mặc sức ra giữa dòng sông Chàybằng hệ thống zip-line được đầu tư bài

bản và hết sức hiện đại để từ đó rơi xuốngtắm mát với dòng sông xanh biếc và thơmộng này.

Thời gian qua, Trung tâm Du lịchPhong Nha-Kẻ Bàng nói riêng và tỉnhQuảng Bình nói chung tập trung đầu tưphát triển nhiều loại hình, tour, tuyến dulịch hấp dẫn đáp ứng nhu cầu của dukhách trong và ngoài nước. Nhờ vậy, từđầu năm đến nay, tỉnh Quảng Bình đãđón trên 2,4 triệu lượt khách trong nướcvà quốc tế. Doanh thu từ hoạt động dulịch ước đạt gần 1.000 tỷ đồng, tăng23,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

MinH HạnH

Du lịch mạo hiểm tại Di sản Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng

Ấn tượng Đêm thuyền đăng tại thành phố Hồ Chí Minh

Page 14: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093

14 số 1093 l18.9.2014

Sự kiện vấn đề

Tuyên Quang là tỉnh có tiềm năng vềphát triển du lịch với nhiều loại hình dulịch khác nhau như: Du lịch văn hóa, lịchsử; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịchtâm linh; du lịch cộng đồng. Tỉnh đangtập trung thực hiện các giải pháp pháttriển du lịch với mục tiêu phấn đấu đếnnăm 2015, thu hút 1 triệu lượt khách dulịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tếmũi nhọn của tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang cógần 500 di tích lịch sử, tiêu biểu như: LánNà Lưa, Đình Tân Trào, Đình HồngThái, cây đa Tân Trào... Phát triển ngànhdu lịch được tỉnh Tuyên Quang chọn làmột trong 4 lĩnh vực đột phá từ nay đếnnăm 2015.

Ông Lê Thanh Sơn - Trưởng BanQuản lý Khu du lịch sinh thái Na Hangcho biết: Các tour du lịch sinh thái trênlòng hồ được hình thành từ gần chục nămtrở lại đây. Đi du thuyền trên lòng hồ thủyđiện Tuyên Quang trong 6 giờ, với chiềudài khoảng 70km, du khách sẽ được đắmmình với thiên nhiên mênh mông sôngnước, trùng điệp núi rừng, được nghenhững câu chuyện kể về sự tích gắn vớitừng địa danh. Trên đường đi vãn cảnhlòng hồ, du khách còn được ghé thămthác Pắc Ban (thác Mơ) kỳ ảo, khu bảotồn thiên nhiên Tát Kẻ-Bản Bung vớihàng nghìn loài thực vật, động vật quýhiếm; trong đó, có loài voọc mũi hếchđược ghi trong sách đỏ thế giới. Du kháchcũng được ghé thăm thác Khuẩy Súng,Khuẩy Nhi, Khuẩy Me, Tin Tát, thămhang Phia Vài (nơi phát hiện ra hai di tích

mộ táng và một di tích bếp lửa thuộc thờiđồ đá trên dưới 10.000 năm) và hangThẩm Choóng (thuộc bản Không Mây, xãNăng Khả, huyện Na Hang) - nơi cư trúcủa người nguyên thủy sống ở giai đoạnsơ kỳ đá mới, có niên đại cách ngày naykhoảng 7000-8000 năm…

Nhằm phát huy tiềm năng du lịch củakhu du lịch sinh thái Na Hang, tỉnh TuyênQuang đã ký hợp đồng với Viện Quyhoạch Miền Tây (Trung Quốc) lập bản đồquy hoạch chung và quy hoạch chi tiếtKhu du lịch sinh thái Na Hang. Phạm viquy hoạch rộng 15.000ha, trong đó diệntích lòng hồ là 8.000ha; bao gồm các phânkhu chức năng như: Khu đón khách dulịch tại thị trấn; khu lâm viên PhiêngBung; khu lâm thủy Cọc Vài; khu thểthao, khu ngắm cảnh trên nước; khu thủytrại Đà Vị và các điểm khu làng du lịchvăn hoá. Các hệ thống sân golf, hệ thốngkhách sạn, nhà nghỉ, đường cáp treo,trường đua ngựa, khu vui chơi giải trí…

Từ đầu năm đến nay, Tuyên Quangđã thu hút trên 700.000 lượt khách dulịch; nâng tổng doanh thu du lịch từ năm2011 đến nay đạt trên 2.500 tỷ đồng.Trong những năm qua, để thúc đẩy pháttriển du lịch thành ngành kinh tế mũinhọn, Tuyên Quang tập trung thực hiệnquy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầngkhu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt TânTrào, khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm,khu du lịch sinh thái Na Hang; lập hồ sơcông viên địa chất quốc gia Na Hang,Lâm Bình; tổ chức các lễ hội truyềnthống như: Lễ hội Thành Tuyên, lễ hội

Lồng Tông…Tỉnh cũng ký biên bản thỏa thuận và

ban hành quy chế hoạt động của cụm hợptác phát triển du lịch với các tỉnh CaoBằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên,Hà Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thủ đôHà Nội và Châu Vân Sơn (Vân Nam,Trung Quốc), tỉnh Xiêng Khoảng (Lào).Tuy nhiên, sự liên kết này mới ở mức độphối hợp bề nổi, chưa có chiều sâu, chưathu hút được các doanh nghiệp và các tổchức, cơ quan khác liên kết khai thác sảnphẩm du lịch; chưa thu hút được các nhàđầu tư kinh doanh phát triển du lịch.

Ông Nguyễn Quốc Hưng - Phó Tổngcục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết: Dulịch Tuyên Quang đang trên đà phát triểnnhưng chưa tương xứng với tiềm năng,thế mạnh. Để khai thác du lịch TuyênQuang một cách hiệu quả, cần có nhữngbước đi cụ thể. Trước hết, Tuyên Quangcần xây dựng các sản phẩm du lịch thếmạnh như: Du lịch lịch sử, du lịch sinhthái; cần có định hướng thị trường du lịchnên tập trung ở đâu, thị trường nào hiệuquả nhất. Điều quan trọng nữa là xâydựng được liên kết với các tỉnh/thành đểkhai thác các sản phẩm du lịch.

UBND tỉnh Tuyên Quang cũng giaoSở VHTTDL tỉnh nghiên cứu học tậpkinh nghiệm các tỉnh về thực hiện xã hộihóa phát triển du lịch; kinh nghiệm xâydựng và sử dụng quỹ phát triển du lịch;xây dựng chương trình hành động, xácđịnh hướng phát triển cho du lịch TuyênQuang trong những năm tới.

Q.Đán

Tuyên Quang phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

đặc sắc mang âm hưởng phương Namvà TP. Hồ Chí Minh trên công nghệánh sáng laser hiện đại kết hợp vớiâm nhạc truyền thống.

Chương trình du lịch đường thủytại TP. Hồ Chí Minh đang được kỳvọng sẽ trở thành ngành du lịch mũinhọn của thành phố trong thời gian

tới. Các chuyến du thuyền sẽ mang lạicho du khách nhiều cảm xúc bồngbềnh cùng sông nước. Các thuyền sẽđi qua những khu phố ven sông, ngắmnhìn những dải nhà uốn lượn dọc theonhững con kênh hiền hòa… thưởngthức những đặc sản, vườn cây tráisum suê… Lễ hội Thuyền đăng sẽ mở

đầu cho một sản phẩm du lịch mới vàrất riêng của TP. Hồ Chí Minh trongthời gian tới đây.

Chương trình là điểm nhấn đặcbiệt trong chuỗi các hoạt động chàomừng Kỷ niệm 10 năm Hội chợ Dulịch quốc tế ITE TP. Hồ Chí Minh.

giA tHuận

Ấn tượng Đêm thuyền đăng... (Tiếp theo trang 13)

Page 15: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093

15số 1093 l18.9.2014

Sự kiện vấn đề

Tỉnh Nghệ An đang nâng caochất lượng và nhân rộng mô hìnhphòng, chống bạo lực gia đình, phấnđấu đến năm 2016 toàn tỉnh có ítnhất 60% số xã, phường, thị trấn xâydựng mô hình phòng, chống bạo lựcgia đình, thành lập địa chỉ tin cậy tạicộng đồng.

Sống với nhau gần 20 năm, vợchồng đã có hai đứa con trai ngoanngoãn, đáng yêu, thế nhưng mỗi lầngặp chuyện không vui thì anh TrầnVăn Tuấn, xóm Khánh Trung, xãNghi Khánh, huyện Nghi Lộc, tỉnhNghệ An lại tìm đến rượu để giải sầu.Không chỉ có thế, khi men rượu đãngấm vào người, anh lại đánh đập vợcon, không ít lần vợ anh là chị Tuấtphải trốn về nhà ngoại lánh tạm vàingày. Đó là câu chuyện của 3 năm trởvề trước, từ khi được chính quyền địaphương vận động chị Nguyễn ThịTuất tham gia vào Câu lạc bộ “Phụnữ tự lực”, còn anh Tuấn tham giaCâu lạc bộ “Đàn ông không đánhvợ”, gia đình anh chị trở nên đầm ấm,vợ chồng thương yêu nhau hơn. “Vợchồng lục đục cũng từ khó khăn vềkinh tế, tôi chỉ ở nhà làm việc vặttrong gia đình, trong khi anh phảicáng đáng mọi việc. Có hôm gặpchuyện bức xúc, về nhà lại trút lênđầu vợ con. Thế nhưng khi tham giacâu lạc bộ, được cán bộ tư vấn, hỗ trợgiúp đỡ cho vay vốn mua lợn, gà,cùng với việc đồng áng, kinh tế giađình đỡ được phần nào. Đặc biệt, từkhi tôi làm thêm nghề lượm đồng nát,mỗi tháng cũng kiếm thêm được 3triệu đồng, không phải ngửa tay xintiền chồng nữa, tôi thấy rất thoải mái.Không có gì hạnh phúc bằng việc tựmình kiếm ra tiền, bản thân làm đượcnhững gì mình thích, như vậy tự chủhơn. Còn anh xã từ khi thấy vợ làmthêm, kiếm được đồng ra đồng vào,anh cũng dành dụm tiền để xây lại

nhà cửa, mua sắm mọi vật dụng trongnhà. Thi thoảng vợ chồng còn rủnhau cùng tham gia câu lạc bộ chungnữa đấy”, chị Tuất phấn khởi nói.

Nghi Khánh là xã đầu tiên trên địabàn tỉnh Nghệ An thực hiện mô hìnhphòng, chống bạo lực gia đình cóhiệu quả. Để thực hiện mô hình này,xã đã tổ chức tuyên truyền qua hệthống phát thanh, tập huấn, nóichuyện chuyên đề, hội thi, hội diễn,câu lạc bộ… Thông qua đó các thànhviên và hội viên phụ nữ được tiếp thucác nội dung của Luật Bình đẳnggiới; Luật Phòng, chống bạo lực giađình, đặc biệt là các thành viên đãthay đổi các hành vi ứng xử trong giađình, tạo mọi điều kiện cho phụ nữvà trẻ em gái được học tập, tham giacác hoạt động của cộng đồng. Ngoàicác hình thức trên, địa phương cònthành lập góc tư vấn, tổ chức chiếndịch truyền thông trong cộng đồng,tiến hành bổ sung các biện pháp giảiquyết, xử lý các vụ việc bạo hành giađình vào hương ước, quy ước xóm đểtriển khai thực hiện; đồng thời quantâm hỗ trợ vốn, giúp chị em tự chủ,độc lập về kinh tế để thực hiện môhình phòng, chống bạo lực gia đình.

Theo ông Phan Hữu Lộc - Trưởngphòng Xây dựng nếp sống văn hóa,Sở VHTTDL Nghệ An cho biết: Tìnhtrạng bạo lực gia đình ở Nghệ An cóchiều hướng gia tăng về số vụ bạolực gia đình, tính chất lại phức tạphơn. Hình thức bạo lực về kinh tế cóphần giảm trong khi bạo lực về tinhthần lại tăng lên. Trên 80% nạn nhâncủa bạo lực gia đình là phụ nữ. Hầuhết nạn nhân ngại không dám thổ lộ,quan niệm bạo lực gia đình là việcnội bộ, việc đánh vợ (đánh chồng)chỉ là cách giáo dục. Nhiều nơi cánbộ, chính quyền, đoàn thể vẫn coibạo lực là chuyện trong nhà đóng cửabảo nhau, nên việc xử lý các hành vi

bạo lực gia đình theo Luật chưanghiêm…

Nhân rộng mô hình phòng, chốngbạo lực gia đình ở Nghệ An góp phầnlàm chuyển biến nhận thức của ngườidân trong cộng đồng, giúp người dânhiểu rõ hơn về khái niệm, hành vicũng như trách nhiệm của mình trongphòng, chống bạo hành gia đình. Vềphía chính quyền địa phương, các tổhòa giải cơ sở và cộng đồng cũng đãquan tâm hơn đến việc can thiệp, giảiquyết các vụ việc bạo lực gia đình tạicộng đồng. Một số chị em đã mạnhdạn hơn trong việc tố cáo các vụ việc,các đối tượng gây bạo hành gia đình.Chính quyền một số địa phương đãcó ý thức trong việc hỗ trợ, giúp đỡnạn nhân bị bạo hành.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh NghệAn đã thành lập 150 câu lạc bộ trợgiúp pháp lý thực hiện tư vấn cáctrường hợp liên quan đến hôn nhân,gia đình và trẻ em, các nạn nhân bịbạo lực gia đình cho các đối tượngngười nghèo, hộ gia đình chính sáchthông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở;gần 1.800 câu lạc bộ “Xây dựng giađình hạnh phúc”. Trung bình mỗi câulạc bộ có khoảng 20 đến 30 thànhviên, ban chủ nhiệm đồng thời làthành viên nhóm phòng, chống bạolực gia đình đã xây dựng quy chếhoạt động, duy trì sinh hoạt hàng quýnhằm phát hiện, can thiệp, hòa giảikịp thời những vấn đề xung đột, mâuthuẫn trong gia đình ngay tại cơ sở.Nội dung sinh hoạt của các câu lạc bộchủ yếu tập trung vào các vấn đề giữgìn truyền thống văn hóa tốt đẹp củadân tộc, kỹ năng giữ gìn hạnh phúcgia đình, chăm sóc sức khỏe cácthành viên trong gia đình, phổ biếnLuật Bình đẳng giới…

Các địa phương ở Nghệ An đãđưa nội dung phòng, chống bạo lực

(Xem tiếp trang 17)

Nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình

Page 16: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093

16 số 1093 l18.9.2014

Sáng 11/9, tại Hà Nội, Xưởng phimHòa Bình phối hợp với Trung tâmnghiên cứu và bảo tồn văn hóa tínngưỡng Việt Nam tổ chức họp báo giớithiệu bộ phim ký sự truyền hình “ViệtNam văn hóa thờ Thánh Mẫu”.

Bộ phim dự kiến dài 100 tập, mỗi tập15 phút và bắt đầu khởi quay vào tháng6/2014. Bộ phim do GS, TS. Ngô ĐứcThịnh chỉ đạo nội dung và Nhà sử họcDương Trung Quốc làm cố vấn lịch sử.

Nội dung bộ phim được triển khaitheo nhiều tuyến khác nhau xuyên suốt100 tập phim nhằm giới thiệu đến khángiả về một văn hóa tín ngưỡng của riêngngười Việt mà không nơi nào trên thếgiới có được, đây cũng là một khía cạnh

của công tác bảo tồn di sản văn hóa. Bộ phim thể hiện các khía cạnh tín

ngưỡng và văn hóa của tín ngưỡng thờMẫu với hệ thống điện thần và 50 vịthánh vốn là các nhân vật lịch sử hayđược lịch sử hóa, những người có côngvới dân với nước. Đi sâu vào nghi lễ tínngưỡng thờ Mẫu, tiêu biểu nhất là nghilễ Chầu Văn, sự tích hợp các loại hìnhvăn hóa âm nhạc hát Chầu Văn, múathiêng, lễ phục tương ứng với các vịthánh, đồ lễ ẩm thực, các hình thức kiếntrúc đền, phủ điện… Đặc biệt là sự tíchhợp các hiện tượng thần linh và phongtục, nghi lễ các dân tộc thiểu số trong vănhóa thờ Mẫu.

Bên cạnh đó, bộ phim làm rõ những

giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu,như quan niệm thế giới quan gắn conngười với tự nhiên, nhân sinh quanhướng ước vọng con người vào thế giớitrần gian, chủ nghĩa yêu nước với thâmthức uống nước nhớ nguồn, tinh thầnhòa hợp khoan dung văn hóa giữa cácdân tộc, giá trị văn hóa nghệ thuật, đặcbiệt là nghi lễ Chầu Văn.

Ngoài ra, bộ phim cũng giới thiệu hệthống đền phủ thờ Mẫu, các danh lamthắng cảnh khắp cả nước, khắc họanhững gương mặt thanh đồng, đạo quan,con nhang đệ tử, những người là chủ thểtrực tiếp có công bảo vệ và phát huy giátrị văn hóa thờ mẫu trong quá khứ cũngnhư hiện tại. n.tHAnH

Giới thiệu phim truyền hình “Việt Nam văn hóa thờ Thánh Mẫu”

Tăng cường xúc tiến, quảng bá, thuhút đầu tư cho ngành du lịch tỉnh PhúThọ phát triển… là những nội dungchính được các đại biểu trao đổi tại Lễcông bố thành lập Trung tâm thông tinxúc tiến du lịch và ra mắt Trang thôngtin điện tử du lịch Phú Thọ ngày 12/9 tạithành phố Việt Trì.

Đại diện Công ty Cổ phần Ao Vuacho biết, hoạt động du lịch của tỉnh PhúThọ phát triển chưa tương xứng với tiềmnăng; các sản phẩm du lịch còn đơn điệu,chưa hấp dẫn; kết cấu hạ tầng, cơ sở vậtchất, kỹ thuật còn hạn chế. Các doanhnghiệp kinh doanh du lịch trên địa bànphần lớn quy mô nhỏ, năng lực chưa đủmạnh để khai thác, phát huy các lợi thế dulịch của tỉnh nên hiệu quả kinh doanhthấp. Một trong những nguyên nhân củatình trạng này là thông tin hoạt động dulịch chưa được cập nhật thường xuyên,một cách có hệ thống để đáp ứng nhu cầucủa các nhà đầu tư, các công ty lữ hànhvà khách du lịch… Do vậy, muốn du lịchPhú Thọ phát triển nhất thiết phải thay đổicả về tư duy, cách nghĩ, cách làm và tăngcường xã hội hóa trong lĩnh vực du lịch.

Đại diện Hiệp hội Du lịch Phú Thọcho rằng, để du lịch Phú Thọ phát triểnđồng bộ, bền vững nhất thiết phải xúctiến, quảng bá du lịch; xây dựng, pháttriển sản phẩm du lịch; giới thiệu, kêugọi đầu tư; bồi dưỡng, đào tạo nguồnnhân lực du lịch... Hiện đã có 31 doanhnghiệp đại diện cho hội viên của Hiệphội Du lịch Phú Thọ và Hiệp hội Du lịchHà Nội ký cam kết hợp tác phát triển dulịch, trong đó tập trung trao đổi thông tinvề tình hình phát triển du lịch; xúc tiến,quảng bá thông tin doanh nghiệp du lịch;xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch;cung cấp các dịch vụ phục vụ khách dulịch; hỗ trợ phát triển thị trường...

Thời gian qua, tỉnh Phú Thọ đã tíchcực thu hút đầu tư, quan tâm xây dựngkết cấu hạ tầng, sản phẩm du lịch; liênkết với các tỉnh khu vực Tây Bắc củngcố các tour, tuyến du lịch đã có, pháttriển các tuyến du lịch mới; nâng cao ýthức của cộng đồng trong việc bảo vệcác danh lam, thắng cảnh, môi trường đểphát triển du lịch bền vững. Với trọngtâm là du lịch tâm linh liên quan đến Lễhội Đền Hùng và các di tích thờ cúng

Hùng Vương cũng như các khu du lịchsinh thái, năm 2013, toàn tỉnh đã đón 6,2triệu lượt khách tham quan, du lịch;doanh thu của các cơ sở lưu trú đạt 1.400tỷ đồng.

Để thực hiện tốt hơn nữa trong việcxúc tiến, quảng bá, thu hút đầu tư chongành du lịch, tỉnh Phú Thọ quyết địnhthành lập Trung tâm thông tin, xúc tiếndu lịch thuộc Sở VHTTDL tỉnh. Theođó, Trung tâm có chức năng tham mưu,giúp lãnh đạo Sở xây dựng và thực hiệnkế hoạch, chương trình công tác thôngtin xúc tiến du lịch. Bên cạnh đó hướngdẫn, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp vàcá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịchvề tuyên truyền, quảng bá du lịch trongnước và nước ngoài; triển khai cácchương trình, mục tiêu, nhiệm vụ xúctiến phát triển du lịch của tỉnh; đồng thờitổ chức các hoạt động dịch vụ liên quanđến lĩnh vực du lịch.

Nhân dịp này, tỉnh Phú Thọ khai trương Trang thông tin điện tử du lịch Phú Thọ với tên miềndulich.phutho.gov.vn.

Văn toàn

Phú Thọ quảng bá, thu hút đầu tư phát triển du lịch

Sự kiện vấn đề

Page 17: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093

17số 1093 l18.9.2014

Ngày 12/9, Liên đoàn Bóng đá ViệtNam, Công ty Toyota Châu Á-TháiBình Dương đã chính thức thông báodanh sách các đội tuyển tham dự Giảivô địch Toyota các Câu lạc bộ bóng đáKhu vực sông Mekong. Theo đó, 4 độituyển tham dự Giải đại diện cho 4 nướcgồm: Hoàng Anh Attapeu (Lào),Phnom Penh Crown (Campuchia),Becamex Bình Dương (Việt Nam) vàđội vô địch Giải các câu lạc bộ quốcgia Myanmar. Đây là lần đầu tiên ViệtNam tổ chức Giải vô địch các câu lạcbộ bóng đá khu vực sông Mekong

2014, các trận đấu sẽ diễn ra tại sân vậnđộng Bình Dương (Bình Dương). Cácđội sẽ tham gia thi đấu vòng loại vàongày 31/10. Đội thắng sẽ tiếp tục vàovòng chung kết, diễn ra ngày 02/11 đểtìm ra nhà vô địch.

Tại cuộc họp báo, Giám đốc điềuhành Tập đoàn ô tô Toyota Nhật Bản,ông Kyoichi Tanada khẳng định: Giảinày là một phần cam kết của Toyotatrong việc nuôi dưỡng tài năng trẻ bóngđá trong khu vực, góp phần thu hút cácbạn trẻ tham gia, làm phong phú thêmcuộc sống của cộng đồng, tạo sân chơi

lành mạnh, đoàn kết giữa các nướctrong khu vực. Năm 2014 là năm khởiđầu của Dự án bóng đá khu vực sôngMekong, Toyota cam kết tiếp tục tài trợgiới thiệu nhiều hoạt động tiếp theotrong những năm tới với mong muốnphát triển và khuyến khích các tài năngbóng đá trẻ khu vực sông Mekong.

Về cơ cấu giải thưởng, cùng với cúpvô địch, đội chiến thắng sẽ nhận đượcgiải thưởng 75.000 USD. Bên cạnh đó,Ban Tổ chức sẽ trao phần thưởng 3.000USD cho cầu thủ xuất sắc nhất.

n.AnH

Giải vô địch các CLB bóng đá khu vực sông Mekong

Sau một năm triển khai thí điểm,TP. Hồ Chí Minh sẽ mở rộng Dự ánBóng đá học đường đến các trường tiểuhọc trên địa bàn, nhằm tạo nền tảngphát triển cho môn thể thao này tạiThành phố. Đây là thông tin đưa đượcra tại buổi đánh giá thí điểm Dự ánbóng đá học đường giai đoạn 2013-2014 tại TP. Hồ Chí Minh, do Sở Giáodục và Đào tạo phối hợp với Liên đoànBóng đá Thành phố (HFF) tổ chứcngày 11/9.

Trong năm đầu tiên thí điểm, Dự ánđược thực hiện tại 41 trường tiểu họcvới 1.500 học sinh lớp 3 tham gia.Chương trình đã tạo được sự hứng thúcho học sinh trong việc học thể dục vàcả trong học tập. Mục tiêu sắp tới củaDự án là môn bóng đá sẽ được triểnkhai tại 200 trường tiểu học với 480 lớp

và 16.000 học sinh tham gia. Số buổitập trong tuần là 2 buổi để đảm bảoviệc rèn luyện sức khỏe của học sinh.Để đạt được mục tiêu trên, Liên đoànBóng đá Thành phố đã đề ra các giảipháp cụ thể như: Hoàn thiện giáo áncho các lớp; đổi mới phương pháp vàhình thức tổ chức tập luyện phù hợpvới đặc điểm từng trường; bồi dưỡnggiáo viên, tăng cường vận động tài trợđể mua sắm trang thiết bị cho cáctrường. Đặc biệt, HFF sẽ tăng số lượngcác giải thi đấu để học sinh được giaolưu học tập, các giải sẽ được tổ chứctheo cụm.

Do đây là Dự án mới nên khi triểnkhai còn nhiều vấn đề hạn chế cần đượckhắc phục. Chuyên gia bóng đá ĐoànMinh Xương (phụ trách chương trìnhbóng đá học đường) cho biết, điều kiện

cơ sở vật chất, sân bãi và trang thiết bịcủa các trường hiện không đồng bộ,chưa đáp ứng cho việc tổ chức giảngdạy. Đa phần các trường tổ chức giảngdạy trên sân xi măng hoặc sân đất,không đảm bảo an toàn cho học sinh.Trong số 41 trường thí điểm, chỉ có 3trường có sân cỏ mini nhân tạo. Ngoàira, đội ngũ phục vụ công tác giảng dạycũng hạn chế, chỉ có 23/41 giáo viên đãqua chương trình Huấn luyện viên bằngD và bằng Huấn luyện viên Futsal, cókhả năng dạy môn bóng đá.

Dự án bóng đá học đường sẽ kếtthúc vào năm 2018. Theo Sở Giáo dụcvà Đào tạo, dù Dự án kết thúc thì cáctrường vẫn tiếp tục xây dựng các kếhoạch để triển khai môn bóng đá trongcác trường học.

tiến Lực

Mở rộng Dự án bóng đá học đường trong các trường tiểu học

Nhân rộng mô hình... (Tiếp theo trang 15)

gia đình là tiêu chuẩn công nhận “Giađình văn hoá”, “khu dân cư văn hoá”.Luật Phòng, chống bạo lực gia đìnhđược Ban Chỉ đạo các cấp lồng ghépvào tất cả các câu lạc bộ ở cơ sở nhưCâu lạc bộ “Xây dựng gia đình hạnhphúc”, “Đàn ông không đánh vợ”,“Phụ nữ tự lực”, “Người cha mẫumực”, “Giáo dục và đời sống”; Duy

trì các hội thi “Đàn ông vào bếp”,cuộc vận động xây dựng gia đình “5không, 3 sạch” và “Gia đình đạt 4chuẩn mực”… Nhiều thành viên BanChỉ đạo cấp xã là chủ nhiệm các câulạc bộ, tuyên truyền viên tích cực vềphòng, chống bạo lực gia đình ở cơsở tiêu biểu như Hội Phụ nữ, ĐoànThanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội

Nông dân… Thời gian tới, tỉnh Nghệ An đang

nghiên cứu hình thành cơ sở trợ giúp,bảo trợ, hỗ trợ nạn nhân; chăm sóc ytế đối với nạn nhân bạo hành giađình; xử lý vi phạm pháp luật vềphòng, chống bạo lực gia đình, xâydựng gia đình hạnh phúc.

t.t.n

Sự kiện vấn đề

Page 18: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

18 số 1093 l18.9.2014

Ngày 11/9, Sở VHTTDL Hà Nội tổchức khen thưởng các CLB Ca Trù cóthành tích tại Liên hoan Ca Trù toànquốc năm 2014.

Liên hoan Ca Trù toàn quốc được tổchức để nhìn nhận lại những biến đổicủa sinh hoạt Ca Trù trong đời sốngcộng đồng, đánh giá kết quả phục hưngCa Trù kể từ khi loại hình nghệ thuậtnày được Tổ chức Khoa học, Giáo dụcvà Văn hóa của Liên hợp quốc(UNESCO) ghi danh vào Danh sách disản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệkhẩn cấp của nhân loại. Bên cạnh đó,Liên hoan cũng là dịp để các nghệ nhân,

nghệ sỹ thể hiện khả năng sáng tạo, trìnhdiễn và truyền dạy nghệ thuật Ca Trùtrong đời sống hiện đại.

Tham dự Liên hoan Ca Trù toànquốc năm 2014 có khoảng 300 nghệ sĩđến từ 25 đơn vị, câu lạc bộ Ca Trù của12 tỉnh/thành có loại hình nghệ thuậtgồm: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, HàTĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, HưngYên, Quảng Bình, Phú Thọ, Thanh Hóa,Vĩnh Phúc và TP. Hồ Chí Minh.

Tại Liên hoan Ca Trù toàn quốc năm2014, Hà Nội có 10 câu lạc bộ với 95 canương, kép đàn, trống chầu cùng cácthành viên tham gia múa. Đoàn Hà Nội

là địa phương giành được nhiều giải caonhất với 11/29 giải tập thể. Trong đó, có3/5 giải Vàng thuộc về CLB ca trù LỗKhê, Thái Hà, Phú Thị; 2/6 giải Bạc củaCLB Thăng Long, Tranh Thôn.

Đối với giải cá nhân, Hà Nội giành13/23 giải toàn Liên hoan. Trong đó 5/9giải đào nương xuất sắc dành cho:Thành viên Câu lạc bộ Lỗ Khê, Thái Hà,Ngãi Cầu, Phú Thị, Thăng Long; 5/8kép đàn xuất sắc thuộc về thành viênCâu lạc bộ Thái Hà, Phú Thị, Lỗ Khê,Thăng Long. Giải thành viên nhỏ tuổinhất được trao cho Đào nhí 4 tuổiNguyễn Thị Hương Trà (nhóm Ca Trùnghệ nhân Nguyễn Thị Chúc).

H.ngọc

Hà Nội khen thưởng các CLB Ca Trù

Liên quan đến việc Đình Bồng Lai(xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư, tỉnh TháiBình) trong quá trình tu bổ, tôn tạo ditích đã xảy ra sai phạm; thực hiện kếtluận của đoàn kiểm tra Sở VHTTDLtỉnh Thái Bình, vừa qua UBND xã VũTiến đã nghiêm túc tổ chức kiểm điểmlàm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhântrong việc tu bổ, tôn tạo Đình Bồng Lai.

Theo đó, UBND xã Vũ Tiến phêbình Tiểu ban quản lý di tích ĐìnhBồng Lai đã không có biện pháp ngăncản và báo cáo kịp thời về UBND xãkhi nhân dân trong làng hạ giải tòa Tiềntế của đình; phê bình tổ tu sửa cấp thiếtchậm trễ trong việc làm thủ tục xin cấpcó thẩm quyền phê duyệt. Đối vớiUBND xã Vũ Tiến, cần nghiêm túc rútkinh nghiệm trong việc chưa chỉ đạo xửlý kiên quyết khi phát hiện sai phạm hạgiải tòa Tiền tế.

Nhiều cá nhân khác liên quan đếnnhững sai phạm trong việc trùng tu, tôntạo di tích Đình Bồng Lai cũng bịUBND xã Vũ Tiến phê bình. Cụ thể,ông Trần Huy Tưởng - Trưởng Tiểu banquản lý di tích, ông Trần Văn Đồng -Phó Tiểu ban quản lý di tích là nhữngngười quản lý trực tiếp di tích đã khôngkịp thời ngăn chặn và tuyên truyền cho

nhân dân hiểu biết về quy trình thựchiện và báo cáo tham mưu cho UBNDxã xử lý kịp thời. Ông Trần Đức Lợi -cán bộ văn hóa xã đã không kịp thờithực hiện sự chỉ đạo của lãnh đạo xãtrong việc thực hiện chế độ báo cáo,tham mưu làm các thủ tục đúng, đủ vàkịp thời. Bản thân ông Trần Văn Hinh -Phó Chủ tịch UBND xã, Tổ trưởng “Tổtu sửa cấp thiết” cần rút kinh nghiệmtrong việc chưa chỉ đạo sát sao tổ tu bổvà cán bộ chuyên môn chậm trễ trongviệc thực hiện các thủ tục.

Đình Bồng Lai tọa lạc ở xã VũTiến được xây dựng vào thời Hậu Lê.Đình có 4 tòa, kết cấu theo kiểu “tiềnNhất, hậu Công”; nhiều sắc phong củacác triều Lê, Tây Sơn, Nguyễn đangđược lưu giữ tại đây. Đình được xếphạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnhtheo Quyết định số 2205/QĐ-UBNDngày 08/10/2013 của UBND tỉnh TháiBình. Trước thực trạng ngôi đình nàyxuống cấp nghiêm trọng, Đảng ủy,UBND xã Vũ Tiến và Ban Quản lý ditích đã có chủ trương tôn tạo, tu sửađình bằng nguồn kinh phí xã hội hóavà đề nghị xin hỗ trợ một phần kinhphí của Nhà nước.

Cuối tháng 3/2014, sau khi tiếp

nhận ý kiến về việc xin tu sửa cấp thiếtĐình Bồng Lai của UBND xã Vũ Tiến,Sở VHTTDL tỉnh Thái Bình đã giaocác phòng, ban chuyên môn của Sở trựctiếp hướng dẫn cho đại diện của UBNDxã Vũ Tiến về trình tự thủ tục để trìnhcác cơ quan có thẩm quyền phê duyệtcho phép tu sửa, tôn tạo đình theo đúngnhững quy định của Luật Di sản vănhóa năm 2001 (được sửa đổi, bổ sungnăm 2009), các Nghị định và Thông tưcủa Chính phủ và Bộ VHTTDL. Đầutháng 4/2014, Sở VHTTDL tỉnh raquyết định số 84/QĐ-SVHTTDL vềviệc thành lập “Tổ tu sửa cấp thiết” ditích Đình Bồng Lai, có nhiệm vụ lậpbáo cáo tu sửa cấp thiết di tích theokhoản 3, Điều 27 Thông tư số18/2012/TT-BVHTTDL của BộVHTTDL; đồng thời thực hiện việcgiám sát tu sửa cấp thiết di tích sau khibáo cáo tu sửa cấp thiết đã được lãnhđạo Sở VHTTDL phê duyệt. Tổ nàygồm 10 người, bản thân ông Trần VănHinh - Phó Chủ tịch UBND xã Vũ Tiếnlà Tổ trưởng, có trách nhiệm xây dựnghồ sơ để xin cấp phép tu sửa di tích; ôngĐào Văn Hồng - Trưởng phòng bảo tồndi tích (Ban quản lý di tích tỉnh TháiBình) cũng nằm trong số 10 người này,

Thái Bình: Làm rõ trách nhiệm tu bổ, tôn tạo di tích Đình Bồng Lai

Page 19: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

19số 1093 l18.9.2014

Ngày 13/9, huyện Đông Triều phốihợp với Sở VHTTDL Quảng Ninh, HộiKhảo cổ học Việt Nam tổ chức “Hộithảo khoa học giá trị khu Di tích lịch sửquốc gia đặc biệt nhà Trần tại ĐôngTriều - Quảng Ninh”.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Vũ VănHọc - Chủ tịch UBND huyện Đông Triềunhấn mạnh: Triều đại nhà Trần đã để lạinhiều di sản văn hóa đặc sắc cả về loạihình văn hóa vật thể và văn hóa phi vậtthể. Trải qua thời gian, thiên nhiên khắcnghiệt và những thăng trầm của lịch sử,đến nay phần lớn các di tích chỉ còn lạitrong lòng đất và nhiều di vật mang đậmdấu ấn kiến trúc và nghệ thuật điêu khắctừ thời Trần được phát lộ thông qua cáccuộc khai quật khảo cổ học.

Trong nhiều năm qua, được sự quantâm giúp đỡ của Bộ VHTTDL, các Sở,ban ngành của tỉnh và đặc biệt là sự quantâm giúp đỡ của các nhà khoa học, giátrị to lớn của các di tích đã và đang đượcnghiên cứu và làm rõ. Kết quả nghiêncứu đó là cơ sở cho việc bảo tồn, quảngbá và phát huy giá trị khu di tích. Việc tổchức Hội thảo khoa học giá trị Khu ditích lịch sử quốc gia đặc biệt nhà Trần tạiĐông Triều - Quảng Ninh có ý nghĩa hếtsức quan trọng nhằm tiếp tục nghiêncứu, đánh giá giá trị và đề xuất các giảipháp khoa học cho việc bảo tồn và pháttriển bền vững của Khu di tích nhà Trần

tại Đông Triều. Kết quả của Hội thảo sẽ bổ sung cơ

sở khoa học, tư vấn và gợi ý các giảipháp, quan trọng để huyện Đông Triềuđẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảngbá về giá trị khu di tích tới nhân dântrong cả nước và bạn bè quốc tế; tích cựchuy động nguồn lực đầu tư nghiên cứu,bảo tồn, trùng tu, tôn tạo và phát huy giátrị Khu di tích nhà Trần tại Đông Triều,xứng tầm Di tích quốc gia đặc biệt.

Bà Vũ Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịchUBND tỉnh Quảng Ninh cũng khẳngđịnh: Khu di tích nhà Trần tại ĐôngTriều đã được được Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể, vớithời gian thực hiện đến năm 2025. Quyhoạch này có tổng mức đầu tư khoảng1.400 tỷ đồng, cơ bản từ nguồn xã hộihóa. Đây là một công việc rất lớn, triểnkhai trong thời gian dài, đòi hỏi nguồnlực đầu tư lớn, trong điều kiện phần lớncác điểm di tích chỉ còn là phế tích.

Thông qua Hội thảo này kết hợp vớikết quả của các hội thảo đã tổ chức trướcđây, sẽ giúp tỉnh Quảng Ninh, huyệnĐông Triều từng bước xác lập cơ sở dữliệu khoa học liên quan đến vị trí, vai trò,kiến trúc, công năng của các di tích trongkhu di tích nhà Trần tại Đông Triều; làcăn cứ quan trọng để UBND tỉnh chỉ đạocác Sở, ban, ngành của tỉnh phối hợp vớihuyện Đông Triều lập dự án trùng tu, tôn

tạo, các di tích, báo cáo cấp có thẩmquyền phê duyệt để tổ chức triển khaithực hiện.

Hội thảo đã nhận được nhiều thamluận của các nhà khoa học, các nhà quảnlý, nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Trungương và các địa phương. Nội dung cáctham luận tập trung vào việc nghiên cứu,đánh giá các giá trị của Khu di tích lịchsử nhà Trần ở Đông Triều; bảo tồn vàphát huy giá trị Khu di tích lịch sử nhàTrần ở Đông Triều; kết nối Di sản vănhóa quốc gia đặc biệt ở Đông Triều vớicác di sản văn hóa ở Bắc Giang, HảiDương, Quảng Ninh…

Hội thảo khoa học giá trị khu Di tíchlịch sử quốc gia đặc biệt nhà Trần tạiĐông Triều - Quảng Ninh là công trìnhnghiên cứu khoa học quan trọng vàmang giá trị nhân văn, hướng về cộinguồn, tri ân và tôn vinh công đức củacác vị vua nhà Trần. Tỉnh Quảng Ninhsẽ tiếp thu ý kiến của các đồng chí lãnhđạo các Bộ, ngành Trung ương, cácnhà khoa học, sử học, khảo cổ học làcác chuyên gia đầu ngành về các giảipháp trong công tác quản lý, bảo tồnvà phát huy giá trị của di tích; giảipháp kết nối Khu di tích nhà Trần tạiĐông Triều với các di tích, danh thắngtrong và ngoài tỉnh, góp phần phát huygiá trị di tích trong phát triển kinh tế-xã hội địa phương. tHế Hoàng

Bảo tồn và phát huy giá trị khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệtnhà Trần tại Đông Triều - Quảng Ninh

có trách nhiệm hướng dẫn địa phươnglập hồ sơ.

Do bất chấp các quy định của Nhànước về thẩm quyền, trình tự, thủ tụclập, phê duyệt quy hoạch… nên từtháng 4/2014, xảy ra nhiều sai phạmtrong việc tu bổ, tôn tạo di tích lịch sửvăn hóa, đình làng Bồng Lai.

Sở VHTTDL tỉnh Thái Bình chobiết: Qua kiểm tra xác định thì việc tubổ Đình Bồng Lai là cấp thiết bởi tínhchất xuống cấp nghiêm trọng của di tích

này. Tuy nhiên, quy trình, thủ tục thựchiện bảo quản, tu bổ, phục hồi di tíchthì UBND xã Vũ Tiến đã không nắm rõnên trước việc người dân hạ giải tòaTiền tế, chính quyền xã này cũng khôngkiên quyết xử lý hay ngăn chặn kịp thời.Việc hạ giải đình như đã xảy ra khichưa được sự cho phép của cơ quan nhànước có thẩm quyền đã vi phạm Điều34 Luật Di sản văn hóa năm 2001(được sửa đổi vào năm 2003), Nghịđịnh 70/2012/NĐ-CP của Chính phủ và

Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDLcủa Bộ VHTTDL.

Về hiện trạng di tích sau khi được tusửa, ngoại thất toàn Tiền tế đã có điểmkhác so với trước khi hạ giải: bao quanhlà gỗ lim thay cho tường gạch; nóc đìnhlà “rồng chầu mặt nguyệt” thay cho“rồng ngậm đại bờ”; nền đình đượcnâng cao hơn trước… Các sự thay đổinày chưa được cấp có thẩm quyền thẩmđịnh và phê duyệt trước khi thực hiện.

K.Hoàn

Page 20: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093

Sự kiện vấn đề

20 số 1093 l18.9.2014

Sự kiện vấn đề

Chịu trách nhiệmxuất bản

PhaN ĐìNh TâN

Biên tậpTruNG kIêN, Thế hùNG

Địa chỉ51 Ngô Quyền - hà Nội

ĐT: 9.434805. 0912669208

Giấy phép xuất bảnsố 62/GP - XBBT

Cấp ngày 18/9/2012

In tạiCôNG Ty TNhh mộT ThàNh vIêN

IN và văN hóa Phẩm

Tổng cục Du lịch cho biết, đếnnăm 2015, ngành du lịch nướcta cần đến nửa triệu người lao

động có tay nghề chuyên môn vữngvàng, trong đó yêu cầu nâng cao chấtlượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịchgiữ vai trò hết sức quan trọng. Để vừađạt được con số này cũng như vừa bảođảm được chất lượng nguồn nhân lựclà thách thức lớn của ngành. Bởi, chođến nay việc đào tạo sinh viên ngànhdu lịch ở các trường chưa thật sự hiệuquả và cũng chưa có tiêu chí tuyểnchọn rõ ràng. Theo thống kê của BanChỉ đạo quốc gia về du lịch, cả nướchiện có 284 cơ sở tham gia đào tạo dulịch gồm có: 62 trường đại học, 80trường cao đẳng (trong đó có 8 caođẳng nghề), 117 trường trung họcchuyên ngành (có 12 trung cấp nghề)...Tuy nhiên, hầu như mỗi giảng viên,mỗi cơ sở đào tạo hiện chỉ cố gắng vậndụng những gì có sẵn để phục vụ đàotạo, mà chưa có chương trình thốngnhất mang tính chuyên nghiệp. Dướigóc độ giữa các cơ sở đào tạo, vẫn cònsự chênh lệch về chất lượng đào tạo dulịch giữa các trường nghề với cáctrường không thuộc khối này, giữa cáctrường công lập, với trường ngoài cônglập. Bởi vậy, nếu ở các trường trungcấp nghề thiên về thực hành cho sinhviên thì các trường đại học, cao đẳnglại nghiêng về hướng hàn lâm, thiếutrầm trọng việc thực hành, dẫn đếnphần lớn sinh viên ra trường đều thiếukỹ năng cần thiết để có thể tiếp cậnngay vị trí công việc được giao... ÔngNguyễn Văn Mỹ - Giám đốc Công tyDu lịch Lửa Việt cho biết: Tiêu chuẩnbằng cấp giữa hướng dẫn viên du lịchquốc tế và hướng dẫn viên du lịch nộiđịa cũng rất khác nhau. Muốn trở thànhhướng dẫn viên quốc tế, sinh viên phảihội tụ nhiều điều kiện: trình độ đại học,bằng Anh văn ngành du lịch... Trongkhi đó, hướng dẫn viên nội địa chỉ cần

tốt nghiệp phổ thông trung học và họcthêm các khóa đào tạo ngắn hạn vềnghiệp vụ. Do vậy, cần có sự thay đổitrong tiêu chí đào tạo hướng dẫn viêndu lịch nội địa ở các trường. Bên cạnhđó, phải chú trọng đến việc chuẩn hóađội ngũ giảng viên ngành du lịch.Nhiều trường dù là trường có thươnghiệu hay không có thương hiệu vẫn cógiáo viên chưa đủ năng lực để đáp ứngcác yêu cầu giảng dạy.

Để có được số lượng sinh viên ratrường có chung mặt bằng đào tạo,bảo đảm đáp ứng được công việc,ngành du lịch nhất thiết phải xâydựng được các tiêu chí chung về đàotạo nguồn du lịch. Đây sẽ là cơ sở chocác trường dựa vào đó để hoàn chỉnhgiáo trình giảng dạy, hay nói cáchkhác, các tiêu chí này sẽ làm kim chỉnam giúp cho việc đào tạo nhân lựcngành du lịch đi theo con đường đúngđắn nhất. Nhiều trường đã áp dụngmột số tiêu chuẩn nghề của cả trongnước và ngoài nước, tuy nhiên tiêuchuẩn nào mới thực sự giải quyếtđược bài toán nguồn nhân lực du lịchcủa Việt Nam. Những năm gần đây,Tổng cục Du lịch đã đưa ra bộ “Tiêuchuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt

Nam” (do EU tài trợ) làm tài liệuchuẩn phục vụ việc giảng dạy tại cáccơ sở đào tạo du lịch. Nhờ áp dụng bộhướng dẫn này, kết quả đầu ra củasinh viên một số trường đã đáp ứngđược nhiều yêu cầu của nhà tuyểndụng. Tuy nhiên, trong quá trình thựchiện bộ tài liệu chuẩn này, các trườngcũng gặp những khó khăn nhất định.Vì vậy, nó chưa được áp dụng rộngrãi trong các loại hình cơ sở đào tạodu lịch. Ngoài ra, đối với chươngtrình đào tạo, việc lấy tiêu chuẩn nghềlàm chuẩn đầu ra hay một phần chuẩnđầu ra của quá trình đào tạo là đúngđắn, nhưng đây vẫn không phải làchương trình đào tạo, vì nhân lực dulịch được đào tạo trong nhiều cấp học,nhiều lĩnh vực với thời gian học tậpvà định hướng nghề nghiệp khácnhau. Như vậy sẽ vẫn tạo ra sự chênhlệch. Cho nên, tiêu chuẩn nghề cầnđược chuyển thành chương trình đàotạo phù hợp về bối cảnh cho kế hoạchđào tạo của mỗi cấp học, mỗi loạitrường. Do vậy, việc giảng dạy cầnnhững tiêu chuẩn xuất phát từ thực tếmôi trường du lịch Việt Nam, cũngnhư nhu cầu của chính ngành du lịch.

tHế Hùng

Chú trọng chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch

Nghề hướng dẫn viên du lịch đang được chuẩn hóa