15
HÀ NỘI ƠI, MỘT TRÁI TIM HỒNG Bút ký của nhà văn: Lê Th Bch Hng Tôi không may mắn được sinh ra ở Thủ đô Hà Nội, nhưng với tôi, Hà Nội thật gần gũi, thân thiết như chùm khế ngọt quê hương”. Tình yêu Hà Nội của ba mẹ tôi in đậm qua từng trang nhật ký. Tình yêu ấy nhân lên trong tôi khi cảm nhận được sự luyến lưu với mảnh đất Kinh kỳ của mẹ khi phải xa Hà Nội theo ba về quân khu Đông Bắc từ thập niên 60 của thế kỷ trước. Mẹ viết “Tạm xa rồi Hà Nội thân yêu, xa những người bạn trìu mến, hẹn một ngày trở lại Thủ đô ”. Mỗi kỳ nghỉ phép về quê ngoại Bắc Ninh, tôi may mắn được ba mẹ đưa về thăm Hà Nội. Tôi lưu giữ bộ “sưu tập những kỷ vật” của Hà Nội để tự hào “khoe” với đám bạn ở vùng Mỏ khiến chúng tròn mắt ngạc nhiên, thán phục và còn không quên mang theo hương Hà Nội đến cả nơi sơ tán trong những năm chiến tranh phá hoại ác liệt. Đó là bó que kem mỗi lần được ăn kem Tràng Tiền, Thủy Tạ; những chiếc lá vàng khô ép vào trang vở học trò; những quả sấu héo quắt, héo quơ, những tấm bưu ảnh Hồ Gươm, Chùa Một Cột, Văn Miếu…Hình như “cơ duyên” với Thăng Long cho tôi có nhiều cơ hội hơn được gần Thủ đô. Sau Hiệp định Pari, tôi vinh dự tham gia Đoàn thiếu nhi Việt Nam sang Liên xô (cũ) được ở Hà Nội cả tháng để học tập trước khi sang xứ sở bạch dương; là sinh viên Đại học Sư phạm, cao học, nghiên cứu sinh và và đến hôm nay là một cán bộ công chức công tác và sinh sống ở Thủ đô. Tôi hiểu hơn chỉ khi xa Hà Nội dấu yếu, người Thủ đô mới trải lòng về nỗi nhớ đằm sâu ấy bằng xúc cảm nguyên sơ, sâu thẳm: Ai về xứ Bắc ta đi với Thăm lại non sông giống lạc Hồng Từ thủa mang gươm đi mở cõi Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long(Hùynh Văn Nghệ)

Hà nội ơi, một trái tim hồng

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Bút ký của nhà văn Lê Thị Bích Hồng

Citation preview

Page 1: Hà nội ơi, một trái tim hồng

HÀ NỘI ƠI, MỘT TRÁI TIM HỒNG

Bút ký của nhà văn: Lê Thi Bich Hông

Tôi không may mắn được sinh ra ở Thủ đô Hà Nội, nhưng với tôi, Hà Nội thật gần gũi, thân thiết như “chùm khế ngọt quê hương”. Tình yêu Hà Nội của ba mẹ tôi in đậm qua từng trang nhật ký. Tình yêu ấy nhân lên trong tôi khi cảm nhận được sự luyến lưu với mảnh đất Kinh kỳ của mẹ khi phải xa Hà Nội theo ba về quân khu Đông Bắc từ thập niên 60 của thế kỷ trước. Mẹ viết “Tạm xa rồi Hà Nội thân yêu, xa những người bạn trìu mến, hẹn một ngày trở lại Thủ đô”. Mỗi kỳ nghỉ phép về quê ngoại Bắc Ninh, tôi may mắn được ba mẹ đưa về thăm Hà Nội. Tôi lưu giữ bộ “sưu tập những kỷ vật” của Hà Nội để tự hào “khoe” với đám bạn ở vùng Mỏ khiến chúng tròn mắt ngạc nhiên, thán phục và còn không quên mang theo hương Hà Nội đến cả nơi sơ tán trong những năm chiến tranh phá hoại ác liệt. Đó là bó que kem mỗi lần được ăn kem Tràng Tiền, Thủy Tạ; những chiếc lá vàng khô ép vào trang vở học trò; những quả sấu héo quắt, héo quơ, những tấm bưu ảnh Hồ Gươm, Chùa Một Cột, Văn Miếu…Hình như “cơ duyên” với Thăng Long cho tôi có nhiều cơ hội hơn được gần Thủ đô. Sau Hiệp định Pari, tôi vinh dự tham gia Đoàn thiếu nhi Việt Nam sang Liên xô (cũ) được ở Hà Nội cả tháng để học tập trước khi sang xứ sở bạch dương; là sinh viên Đại học Sư phạm, cao học, nghiên cứu sinh và và đến hôm nay là một cán bộ công chức công tác và sinh sống ở Thủ đô.

Tôi hiểu hơn chỉ khi xa Hà Nội dấu yếu, người Thủ đô mới trải lòng về nỗi nhớ đằm sâu ấy bằng xúc cảm nguyên sơ, sâu thẳm:

“Ai về xứ Bắc ta đi vớiThăm lại non sông giống lạc HồngTừ thủa mang gươm đi mở cõiTrời Nam thương nhớ đất Thăng Long”

(Hùynh Văn Nghệ)Tôi cũng hiểu hơn tâm trạng xúc động của ông Lý Xương Căn -  hậu duệ đời

thứ 31 của vua Lý Thái Tổ được Chủ tịch nước Việt Nam ký quyết định công nhận là công dân Việt Nam ngay trước thềm Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Thế là sau 800 năm Hoàng tử Lý Long Tường rời đất nước sang đất Cao Ly, lưu lạc trên đất khách, nhưng những người con họ Lý không lúc nào nguôi thương nhớ cố quốc, nhớ Thăng Long. NSND Đặng Thái Sơn gọi Hà Nội là “vùng của tôi” và dẫu xa Tổ quốc nhưng hàng năm người nghệ sĩ tài hoa vẫn mang tiếng đàn về nơi mình “chôn nhau cắt rốn” cất lên âm thanh trong trẻo. NSND Lê Khanh yêu người Hà Nội ở vẻ bình lặng, thường rút vào bên trong. Nghệ sĩ guitar Văn Vượng sống trong sự thiếu thốn về ánh sáng nhưng luôn khát khao nhìn bầu trời Hà Nội…

Không phải là “kẻ vơ vào”, dù không có gốc gác ở mảnh đất này, nhưng tôi luôn ý thức mình là “công dân số Một của Thủ đô”. Tự tin để nói được điều đó bởi tôi đang sở hữu một tình yêu Hà Nội với ý thức dựng xây. Cùng với tình yêu ấy là

Page 2: Hà nội ơi, một trái tim hồng

niềm mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình đối với sự phát triển của Thủ đô văn minh, hiện đại, thanh lịch. Câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên “Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương” đúng với rất nhiều cư dân sống ở Hà Nội, trong đó có tôi.

Hà Nội ngày ấy…Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ, tập trung những tinh hoa

của dân tộc Việt. Từ năm cửa ô đổ vào, trên địa bàn Hà Nội có những tên phố và đồng thời cũng là những tên làng truyền thống, như: Làng Bưởi, làng hoa Ngọc Hà, làng Vòng, làng Láng, làng Mọc, làng Yên Phụ… Đây là mảnh đất của 36 phố nghề phường của Thăng Long hội đông vui tiền thân là những dãy hàng sản vật của các địa phương phục vụ cư dân kinh thành. Mỗi phố một mặt hàng, mỗi mặt hàng tiêu biểu cho một vùng quê, như: Hàng Khay, Hàng Trống, Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Tre, Hàng  Lược, Hàng Cót, Hàng Bồ, Hàng Chĩnh, Hàng Mắm… Người dân của các miền quê không chỉ mang tới nơi đô thành những sản vật đặc trưng của địa phương mình mà còn mang đến cả lời ăn, tiếng nói hiền hoà; lối sống giản dị, khiêm nhường; lối ứng xử, giao tiếp niềm nở, ân cần, chu đáo, thân mật, mộc mạc, ân tình; chất Thủ đô chất phác và thuần hậu...Những người dân tiêu biểu của Hà Nội đã góp chung thành nền văn hiến ngàn năm.

Nhiều người băn khoăn đi tìm khái niệm “Hà Nội gốc”: Thế nào là “gốc”, cư trú bao nhiêu đời sẽ được coi là “gốc”… Theo số liệu khảo sát tại phường Hàng Đào (một trong những phố cổ Hà Nội) thì có chưa đến 9% gia đình sống liên tục 10 đời (khoảng 300-400 năm)1 ở Hà Nội. Theo một nghiên cứu, thì “người Hà Nội gốc chiếm có 7% trong số bốn triệu dân ở thời điểm trước khi Hà Nội mở rộng”2. Với tôi, Hà Nội là trái tim của cả nước. Máu đều chảy về tim. Hà Nội của muôn phương tụ hội. Tình yêu với Hà Nội luôn cháy đỏ trong tim mỗi người dân Việt Nam ở trong nước cũng như đang định cư ở nước ngoài.

Từ xa xưa, người dân sống ở kinh thành Thăng Long luôn có sự biến động. Từng thời kỳ, người nhập cư đến Thăng Long – Hà Nội với nhiều nguyên do, động cơ khác nhau. Vì thế, dòng người đổ về xứ kinh kỳ rất tự nhiên. Trước hết, khi lựa chọn Thăng Long làm kinh đô, mỗi vương triều đều kéo theo số lượng không nhỏ người của dòng tộc mình. Họ Lý đến từ Đình Bảng (xứ Kinh Bắc), họ Trần đến từ Long Hưng, Bảo Lộc (xứ Nam), họ Lê đến từ Lam Sơn (Thanh Hoá)… Ngoài tầng lớp qúy tộc, quan lại sống trong Thành, còn có một lực lượng khác tập hợp bên ngoài để sản xuất, buôn bán phục vụ... nhưng chỉ có tính thời vụ. Tính thời vụ thể hiện trong sự thay đổi, kế tiếp liên tục của các vương triều phong kiến (có cả việc lẩn tránh sự trấn áp của vương triều mới); tâm lý người nông dân vốn thích gắn bó với quê hương “Ly nông bất ly hương”, sợ bị coi là dân ngụ cư bị người đời khinh rẻ.

Thứ nữa, thời nào cũng thế, cư dân Thăng Long có tỷ lệ rất cao người nhập cư, phần lớn là dân “tứ chiếng” (đọc chệch từ “tứ trấn”: Nam, Bắc, Đông, Đoài) hay còn gọi là dân “kẻ chợ”. Theo tư liệu của tác giả Hà Đình Đức, trong dân số Hà Nội (tính đến thời điểm Hội thảo năm 2005, chưa sáp nhập Hà Tây) có 26% gốc

1 Nguyễn Hồng Mai – Chất thanh lịch người Hà Nội2 Nguyễn Bích Hà: Lịch sử, sự kiện, nhân vật vùng đất Thăng Long – Hà Nội. NXB Thanh Niên, H.2010, tr.220

Page 3: Hà nội ơi, một trái tim hồng

Thanh Hoá và 27% gốc Nghệ Tĩnh3. Càng ngày, số người về Hà Nội càng lớn bởi nhiều lý do khác nhau. Mỗi năm bình quân có khoảng 100.000 người nhập cư từ các địa phương về Hà Nội, cộng với chừng đó trẻ em được sinh ra mỗi năm. Theo đó, quy mô dân số Hà Nội tăng thêm tương đương dân số của một huyện lớn (khoảng 200.000 người mỗi năm)4.

Những người sống nhiều đời ở Hà Nội đều cho rằng chất Hà Nội thường bình dị hơn, thầm lặng và kín đáo. Ngay cả những người Hà Nội gốc thì tổ tiên của họ cũng là từ phương xa đến Hà Nội. Họ đã sống ở đây nhiều đời và nó hình thành nên nền văn hóa Hà Nội, kể cả họ chịu ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa phương Tây, văn hóa các quốc gia khác. Điều đó có nghĩa, bản thân cái “gốc Hà Nội” đã là kết quả của sự pha trộn, kết tinh văn hóa của nhiều vùng miền. Cho nên, sẽ không lạ mặc dù sinh sống và có hộ khẩu Hà Nội, nhưng cư dân Hà thành vẫn thường hỏi nhau về quê hương, bản quán… là vậy.

Khi nói về vẻ đẹp của người Hà Nội, hai chữ “Thanh lịch” dường như đã được “đóng đinh” định vị. Thanh là phẩm chất tự thân của mỗi người; là thanh cao, thanh đạm, thanh liêm…trong lối sống, trong tình cảm, tâm hồn; là thanh nhã trong ứng xử, nói năng; là thanh trong, thanh thoát trong suy nghĩ, tư duy…Còn lịch là lịch lãm, lịch thiệp, lịch duyệt, lịch sự…thể hiện tính cách, phép tắc trong giao tiếp, ứng xử với cộng đồng được xã hội công nhận và ngợi ca. Nét thanh lịch biểu hiện khá rộng, cả về tâm hồn trí tuệ, ở sự tinh tế khôn khéo trong giao tiếp và thị hiếu cảm thụ, hưởng thụ… Nói về văn hoá giao tiếp, người Hà Nội gói gọn trong hai chữ thanh lịch. Người Hà Nội có cả thanh và lịch:

Chẳng thơm cũng thể hoa nhàiDẫu không thanh lịch cũng người Tràng An

Câu nói ví von ngắn gọn, nhã nhặn, nhún nhường cho thấy cái lịch lãm, tế nhị, tự tin của người Hà Nội. Thanh lịch của người Hà Nội đã bao quát một lối sống đẹp, một phong cách sống đẹp từ trong gia đình đến ngoài xã hội; từ ăn ở đến ứng xử giữa người với người, toát lên trong sự tự trọng và tôn trọng mọi người để người khác tôn trọng mình.

Dù chỉ là một khía cạnh của văn hoá nói chung, song văn hoá giao tiếp cũng là cả một lĩnh vực tổ hợp của nhiều yếu tố: ăn, mặc, nói năng, ứng xử... Về tính cách, người Hà Nội rất khéo léo. Đặc điểm khá tiêu biểu này chi phối người dân Hà Nội và có sức lan toả rất lớn. Sống trên mảnh đất là nơi hội tụ, tích hợp nhiều luồng văn hoá, để rồi thẩm thấu, chắt lọc và toả sáng. Mảnh đất này là nơi tập hợp các danh nhân văn hoá, các tao nhân mặc khách ở mọi thời đại và mọi thế hệ. Chính những yếu tố đó làm nên văn hoá Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội - mảnh đất ngàn năm văn hiến.

Sự thanh lịch ấy thể hiện ở lời nói ví von “Người thanh tiếng nói cũng thanh- Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu”. Tôi yêu, rất ấn tượng với chất giọng Hà Nội (nhưng là giọng không ngọng “l” với “n”). So với miền Trung, miền Nam,

3 Hội thảo “Người Hà Nội thanh lịch – văn minh” (11/2005)4 “Hội thảo công bố kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và tăng cường truyền thông về công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình Hà Nội 2008” (Theo An ninh Thủ đô)

Page 4: Hà nội ơi, một trái tim hồng

giọng Hà Nội phát âm thường nhẹ và không chuẩn các phụ âm “x và s”, “ch và tr”, “r,d, gi”, phát âm vần “ưu” hoặc “ươu”, thành “iu”; hoặc đọc phụ âm “r” không rung… Song so với Hà Nội, giọng miền Trung âm nặng, thường lên bổng xuống trầm ngay trong từng câu ngắn, hay biến thanh (nhầm dấu hỏi, dấu ngã, nhầm âm không dấu với dấu nặng). Chả thế, GS Mai Quốc Liên nói vui một giai thoại “nhà thơ Đỗ Phủ là công nhân” bởi nhiều người miền Trung đọc “Di chúc của Hồ Chủ tịch”, đoạn “Đỗ Phủ nhà thơ đời Đường”, âm tiết “thơ” đã biến thành âm tiết “thợ (tại Lễ kỷ niệm 1300 năm sinh nhà thơ lớn Đỗ Phủ do Hội Nhà văn tổ chức). Hoặc tiếng miền Nam biến âm phụ âm đầu. Ví dụ: phụ âm “v” (miền Bắc) đọc thành “d” (miền Nam). Xem phim “Biệt động Sài Gòn” có đoạn bà mẹ nói với cô con gái và anh chiến sĩ biệt động “Con lại vái ba con đi” thành…gì thì mọi người đã biết. Tôi không đi sâu cắt nghĩa ngôn từ, mà chỉ so sánh khái quát để thấy những mặt được và cả hạn chế chất giọng ở mỗi vùng miền. Song dẫu sao, giọng nói Hà Nội với âm lượng vừa đủ, phát âm mẫu mực nói như viết, rõ ràng, tròn vành, rõ tiếng, thanh, ngọt mà trong, ấm áp, lôi cuốn, truyền cảm có dư vị riêng như một di sản văn hoá quý báu của vùng Bắc Bộ. Nhà ngôn ngữ học Nguyễn Kim Thản đã khẳng định: “Tiếng nói của người Hà Nội là tiêu biểu nhất và kết tinh những gì chung nhất của phương ngôn Bắc Bộ. Nó giàu thanh điệu hơn cả (6 thanh), giầu vần hơn cả: 17 âm chính (nguyên âm), 8 âm cuối (bán nguyên âm và phụ âm), có tới 169 vần”5. Người Hà Nội luôn có ý thức giữ cho tiếng nói của mình và giữ cho sự trong sáng của tiếng Việt. Bản thân giọng nói người Hà Nội ngày xưa cũng là tổng thành của nhiều âm điệu khắp nơi mà thành. Những người từ các vùng khác đến lập nghiệp bằng những tinh hoa của quê hương họ. Cùng với chất giọng hay là thói quen đẹp luôn biết nói lời “cám ơn” và “xin lỗi”; là cái nếp gia phong thường trực đi chào về hỏi; là cách xưng hô phù hợp với tuổi tác và trên hết là kính già, quý trẻ; là nụ cười thân thiện thay cho lời chào…

Từ sự khéo léo, người Hà Nội có “gu” thẩm mỹ khá chuẩn. Trang phục đẹp, kín đáo, lịch lãm, trang nhã, hài hoà, giản dị. Thiếu nữ Hà Nội xưa dù ở nhà hay ra phố đều mặc áo dài, cặp tóc trễ sau lưng duyên dáng, thướt tha. Ngay cả những cô gái bán hàng rong, với những thứ quà giản dị như bún, bánh... cũng vậy. Ngày nay, người Hà Nội có cơ hội được tiếp xúc với nhiều xu hướng thời trang trong nước và thế giới, nhưng người Hà Nội, đặc biệt là thiếu nữ vẫn chọn cho mình trang phục lịch lãm, trang nhã, duyên dáng, uyển chuyển…nhưng lại kín đáo, tinh tế.

Người Hà Nội sở hữu vốn văn hoá ẩm thực rất tinh tế. Chế biến và thưởng thức các món ăn là cả một nghệ thuật của người Hà Nội, chẳng thế mà cho đến tận bây giờ thói quen ấy vẫn tồn tại và trở thành một nét văn hoá riêng độc đáo, hấp dẫn bất cứ ai khi mới đặt chân đến đây. Cái tinh tế trong ẩm thực Hà Nội thể hiện ở cách chế biến, cách thưởng thức đúng cách, ở tấm lòng người trao kẻ nhận. Mỗi món ăn Hà Nội đều có hương vị, nét đẹp riêng và đặc biệt là có truyền thống, cách thưởng thức truyền đời, chẳng thế mà nó không chỉ là những thức ăn thông thường mà được nâng lên thành nghệ thuật ẩm thực. Đó là những món ăn nổi tiếng trở

5 Nguyễn Kim Thản: Tiếng Việt trên đường phát triển. NXB Khoa học xã hội, H, 1982. tr.43

Page 5: Hà nội ơi, một trái tim hồng

thành đặc sản, như: Phở, bún (thang, ốc, đậu), chả cá, bánh cuốn Thanh Trì, chè kho, cốm Vòng, bánh tôm, nghệ thuật ướp chè sen Hồ Tây...

Quán nước hay quán chè chén xuất hiện ở Hà Nội rất sớm. Lúc đầu, quán nước chủ yếu phục vụ dân kéo xe ba gác, đạp xích lô hoặc khách đi tàu xe. Sau này, hình thức sinh hoạt quán nước đã trở thành thói quen của cán bộ, công nhân, học sinh, sinh viên... thường tập trung ở cửa cơ quan, xí nghiệp, ga tàu, bến xe...

Một nét văn hoá đẹp của người Hà Nội là thưởng thức cà phê. Nhiều quán cà phê đã trở thành địa chỉ văn hoá. Người Hà Nội không quên Café Giảng (phố Hàng Gai) có từ năm 1946 nổi danh với café trứng và café trứng cũng đã trở thành một trong những đặc sản của Hà Nội. Café Nhân (phố Hàng Hành) ra đời vào khoảng năm 1946 - nơi trao đổi thông tin liên lạc của bộ đội ta thời bấy giờ. Cụ Nhân có bí quyết rang, xay café, vì thế café của cụ lúc nào cũng đặc biệt ngon. Đến nay, những người con của cụ phát huy nghề gia truyền của gia đình, đều lấy tên Nhân. Nhưng với phần đông mọi người thì vẫn hay tìm đến café Nhân ở Hàng Hành. Cà phê Tuyên (phố Trần Hưng Đạo). Chủ quán là chiến sĩ hoạt động nội thành thời chống Pháp và khách thường là những nhà sử học, triết học, nhà văn, nhạc sĩ và các nhân sĩ cao niên thời Pháp không di cư, ở lại với cách mạng. Cà phê Lâm (phố Nguyễn Hữu Huân) có thâm niên là nơi hội tụ của nhiều họa sĩ tài danh như Nguyễn Phan Chánh, Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên…Theo đó, nhiều thế hệ họa sĩ thường rủ nhau tìm đến quán cà phê Lâm để có cơ hội chiêm ngưỡng những danh họa bậc thầy. Nhờ vậy, chủ quán cà phê Lâm đã có cơ hội trở thành nhà sưu tập tranh nổi tiếng Hà Nội. Chả thế, xem phim “Hà Nội 12 ngày đêm” kỷ niệm 40 năm cuộc chiến đấu chống tập kích bằng máy bay B52 đánh phá thủ đô Hà Nội, khán giả sẽ thấy biểu tượng anh hùng, văn hoá, lịch lãm của Hà Nội thể hiện qua quán cà phê ấy.

Một điều rất đặc biệt, văn hoá chè chén, cà phê đã được người Hà Nội phát huy giá trị của nó phù hợp với cuộc sống hôm nay. Nhiều quán trà chanh mở trên hè phố phục vụ cho nhiều đối tượng, nhất là học sinh, sinh viên ít tiền. Và các quán cà phê từ đơn sơ đến cầu kỳ mọc lên đang trở thành địa chỉ giao lưu văn hoá phù hợp với mọi lứa tuổi, đặc biệt là giới trẻ.

Là mảnh đất Thủ đô, Hà Nội chịu tác động của nền văn hóa của nhiều quốc gia khác nhau, người Hà Nội tuy rất cởi mở, óc thực tế, linh hoạt, nhạy cảm với cái mới…nhưng biết tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của thế giới cho phù hợp với phong cách sống vốn lịch lãm, phong nhã của mình. Vì thế, người Hà Nội luôn giữ được phong thái hào hoa, thanh lịch, nhân ái, khoan hoà, chuộng hình thức, yêu thực chất, nhưng đồng thời rất bản lĩnh, kiên cường.

Các thế hệ, các giai tầng xã hội sinh sống ở Hà Nội luôn có ý thức xây dựng. Dù là người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, hay từ các dòng người nhập cư về Hà Nội, giới trí thức luôn say nghề yêu nghiệp, có chí tiến thủ quyết tâm vượt mọi khó khăn để học tập và nghiên cứu trở thành lực lượng xung kích trên mọi lĩnh vực. Những tinh hoa, nét đẹp văn hoá đặc sắc của thủ đô Hà Nội đã nuôi dưỡng các văn nghệ sĩ phát huy năng lực sáng tạo để sáng tác ra những tác phẩm văn học, thi ca, hội hoạ sống mãi với thời gian cống hiến cho sự phát triển của Hà Nội nói riêng và đất

Page 6: Hà nội ơi, một trái tim hồng

nước nói chung. Xuất hiện những cái tên là nhà văn, hoạ sĩ, nhà văn hoá yêu Hà Nội, có nhiều công trình nghiên cứu về Thủ đô. Trong đó, số là người Hà Nội gốc sống nhiều đời ở Hà Nội như nhà văn Nguyễn Tuân, Nguyễn Đình Thi (sinh ra ở Luông Pra Băng, Lào) khá hiếm; còn lại phần lớn họ sinh ra hoặc không sinh ra ở Hà Nội, nhưng quê gốc lại ở nơi khác. Có thể kể đến những cái tên tiêu biểu. Tác giả của “Tiến quân ca”, “Tiến về Hà Nội” quê gốc Nam Định, sinh ra ở Hải Phòng; hoạ sĩ của bức tranh sơn dầu nổi tiếng “Thiếu nữ bên hoa huệ” – Tô Ngọc Vân quê ở Hưng Yên, lớn lên ở Hà Nội; nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh quê Ninh Bình, sinh ra ở Thái Bình; nhà văn Băng Sơn chuyên viết về Hà Nội tạo được ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc (Thú ăn chơi người Hà Nội, Dòng sông Hà Nội, Nghìn năm còn lại, Nước Việt hồn tôi, Đường vào Hà Nội, Phập phồng Hà Nội) sinh ra tại Hải Dương, quê ở Hà Nam; với danh xưng “Nhà Hà Nội học”, Nguyễn Vinh Phúc quê gốc Hải Dương; nhà nghiên cứu Giang Quân với 30 đầu sách về Hà Nội quê gốc Hải Dương; ca khúc “Nhớ Mùa Thu Hà Nội” - nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh ra ở Đắk Lắk và lớn lên ở Huế; ca khúc “Hà Nội Mùa Vắng Những Cơn Mưa” được phổ từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Bùi Thanh Tuấn là người Lâm Đồng; tác giả bài hát “Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội” - ông Trần Quang Lộc là người Quảng Trị; Tế Hanh - một trong những nhà thơ viết nhiều và viết hay về Hà Nội quê ở Quảng Ngãi…Rồi những người sinh ra ở Hà Nội nhưng gốc gác quê hương lại ở nơi khác, như: Tác giả của “Hà Nội 36 phố phường” – nhà văn Thạch Lam quê gốc ở Quảng Nam; “Miếng Ngon Hà Nội” – nhà văn Vũ Bằng quê ở Hải Dương; Tô Hoài, nổi tiếng với những tác phẩm về Hà Nội những năm đầu thế kỷ XX như “Chuyện Cũ Hà Nội” sinh ra ở Thanh Oai và lớn lên ở Hoài Đức (Hà Tây cũ); hoạ sĩ Bùi Xuân Phái nổi tiếng với những bức tranh “phố Phái” nói lên thần thái phố cổ Hà Nội là người Hoài Đức (Hà Tây cũ); tác giả của “Một người Hà Nội” - nhà văn Nguyễn Khải quê gốc ở Nam Định...

Tôi ấn tượng với người Hà Nội qua truyện “Một người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải. Đây là truyện ngắn giàu tính triết luận, được sáng tác trong bối cảnh đổi mới văn học sau 1986. Hình tượng bà Hiền (nhân vật chính) được xây dựng như để chứng minh có một tinh thần Hà Nội, một linh hồn Hà Nội thực sự đã và đang tồn tại, để lại dấu ấn đậm nét trong lòng người.

Người Hà Nội lịch lãm trong giao tiếp, ứng xử. Họ duy trì tình nghĩa “bán anh em xa mua láng giềng gần”, “tối lửa tắt đèn có nhau”... Họ sống giản dị không phô trương, hình thức, nên có khi giàu không ai biết, nghèo không ai hay. Qua thời gian, cái hay cái đẹp được giữ lại và phát triển theo cấp sinh hoạt thị thành, tạo nên một lối sống phong lưu của con người lịch thiệp và tinh tế về mọi mặt. Bởi vậy, từ xa xưa người Hà Nội đã có tiếng là khéo léo và lịch lãm. Nhất là đến ngày hội, ngày Tết, sự khéo léo và lịch lãm ấy càng được bộc lộ rõ hơn bao giờ hết.

Tết Hà Nội đa dạng do con người từ nhiều nơi tụ họp về đây, nên tất cả những nét đặc trưng của từng địa phương đã được tập trung và chắt lọc. Chợ hoa Hà Nội, một loại chợ đã có từ cổ xưa, có lẽ từ ngày mảnh đất mang tên Thăng Long. Chợ họp từ ngày 23 tháng Chạp đến đêm Giao thừa. Trước đây, chợ hoa họp trong chợ Cầu Đông sau đó chuyển xuống phố Hàng Cháo, Hàng Lược đến đầu

Page 7: Hà nội ơi, một trái tim hồng

Hàng Cót và bây giờ mở rộng ra nhiều vùng ngoại vi. Những người đi chợ hoa đều mặc đẹp, vì họ đi không chỉ để mua hoa mà còn để giao lưu, nhìn ngắm không khí ngày Tết. Người Hà Nội đi chợ trong gió lạnh và mưa bụi bay lất phất, nhưng không ai vội vã. Chợ hoa tết có nhiều thứ hoa, nhưng loại hoa được người Hà Nội ưa chuộng nhất trong ngày tết là đào, quất, cúc và nhà phong lưu thì chọn thêm giỏ thủy tiên. Chợ hoa bây giờ có nhiều hoa lạ, nhưng vào ngày tết, người ta vẫn không quên đào, quất và bổ sung thêm những loại hoa khác theo sở thích.

Mùa nào hoa ấy, những ngày tháng 4, Thủ đô còn được tô điểm bởi màu trắng tinh khiết của những gánh hoa loa kèn. Chỉ nở duy nhất một tháng trong năm, loài hoa còn có tên gọi huệ tây mang đến mùi hương dịu nhẹ khắp phố phường Hà Nội. Gợi ý từ loài hoa ấy, năm 1943, họa sĩ Tô Ngọc Vân vẽ bức tranh sơn dầu “Thiếu nữ bên hoa huệ”. Chân dung một thiếu nữ Hà Thành mặc áo dài trắng bên cạnh lọ hoa huệ tây trắng được coi là bức tranh tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Tô Ngọc Vân và là một trong những đại diện tiêu biểu nhất cho mỹ thuật Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Nét thanh lịch đã trở thành một đặc trưng của đất kinh kỳ. Chính điều đó nó ràng buộc, quy định những cư dân sống ở đây buộc phải khéo léo, khôn ngoan để làm vừa lòng khách thập phương, thuận lòng người mua, kẻ bán. Vì thế, những cư xử thô lỗ, nói năng sống sượng, lối sống cẩu thả, chộp giật… sẽ không được chấp nhận, chào đón ở mảnh đất này. Môi trường sống thanh lịch, nhã nhặn đã sàng lọc nghiêm khắc những gì mà nó thu nạp. Vì thế, một lẽ rất tự nhiên người mới nhập cư buộc phải tự học hỏi, điều chỉnh, nhập thân văn hóa để hoà đồng, để được chấp nhận. Cô gái kẻ Láng muốn mang những mớ rau thơm vào thành bán cũng phải ý thức:

“Anh giúp em đôi quang tám dẻ cho bềnMượn người lịch sự gánh lên kinh kỳ”6

Dẫu không sinh ra ở Hà Nội, tôi tin là có nhiều người có tâm trạng xao xuyến, xúc động rưng rưng giống tôi mỗi lần nghe ca khúc “Nhớ Hà Nội” của nhạc sĩ Hoàng Hiệp do ca sĩ Hồng Nhung – người Hà Nội hát vào đêm 30 Tết:

Dù có đi bốn phương trờiLòng vẫn nhớ về Hà Nội…

Và Hà Nội hôm nay…Hà Nội trở thành thủ đô lớn thứ 17 của thế giới với diện tích tăng từ 152 km2

lên 3.344 km2, dân số từ 53 vạn tăng lên hơn 6,5 triệu dân. Hà Nội mở rộng gồm cả văn hóa xứ Đoài. Sự mở rộng này làm tỷ lệ đô thị của Hà Nội từ 80% giảm xuống 35% và có thêm một vùng nông thôn trung du rộng lớn đang gắng mình đô thị hoá. Nghệ sĩ Nhân dân Đặng Thái Sơn mỗi lần về thăm Hà Nội đều thấy “Hà Nội thay đổi nhiều và nhanh. Mỗi lần về là mỗi lần khác”.

Những sinh viên kiến trúc yêu Hà Nội đã thành lập nhóm “3D Hà Nội” tái hiện lại Hà Nội xưa bằng kỹ thuật 3D. Nhóm “Số hóa Hà Nội” tiếp tục hành trình của nhóm “3D Hà Nội” tái hiện những nếp sống sinh hoạt của người Hà Nội cuối

6 Vũ Ngọc Phan. Những năm tháng ấy, NXB Văn học, H.1987. tr.53

Page 8: Hà nội ơi, một trái tim hồng

thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX trong triển lãm “Hà Nội- Những góc nhìn thời gian”…

Bên cạnh tinh hoa người Hà Nội thu nhận được, xuất hiện những mặt trái của văn hóa đi kèm như một hệ quả của quá trình giao lưu. Cũng vì tình yêu ấy, mà mỗi khi hiện hữu trước mắt “những điều trông thấy”, cứ khiến tôi the thắt, buồn và không khỏi “đau lòng”. Một Hà Nội kinh kỳ, xứ Tràng An đang tồn tại rất nhiều hành vi ứng xử thiếu văn hoá. Có người rầu lòng nhận xét “Văn hóa sống ở Hà Nội đang thực sự có vấn đề…”.

Không ít người nghĩ rằng, bóng dáng người Hà Nội thanh lịch thực sự chỉ còn trong hoài niệm, mặc dù việc tuyên truyền quảng bá về truyền thống Hà Nội thanh lịch văn minh vẫn luôn được thực hiện. Theo hoạ sĩ - nhà nghiên cứu và phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng, phong cách sống thanh lịch, ăn uống nhẹ nhàng, nói năng lịch sự, ăn mặc thì giản dị, kín đáo mà tinh tế của người Hà Nội thì chỉ có từ thời trước chiến tranh phá hoại năm 1965 - cái thời mà Hà Nội chỉ nhỏ bé với vài vạn người ở thành phố và bốn huyện ngoại thành. Gần 50 năm sống ở Hà Nội cho dù thiếu thốn về ánh sáng, nhưng nghệ sĩ guitar Văn Vượng vẫn cảm nhận được sự đổi thay của Hà Nội nay đã khác hẳn xưa và cái sự khác đến 70% đó thể hiện từ sự chật chội về không gian sống cho đến tiếng Hà Nội nay đã bị ngọng, chửi thề tục tĩu...Nói như một nhà nghiên cứu văn hóa thì “Những cái ấy phải đi khai quật thôi. Những nhà văn hóa phải đi khai quật thôi, đừng đòi hỏi điều đó”. Nhiều người yêu Hà Nội đến oặn lòng cứ xót xa quan ngại “cứ với đà này thì…Hà Nội sẽ mất “thương hiệu” thanh lịch”…

Có nhiều người cứ ngờ ngợ cái hồn cốt Hà Nội có ở trong những phố phường tấp nập, bên tháp Rùa rêu phong, Hoàng thành cổ kính, hay trong những toà tháp chọc trời, trên những hàng cây cổ thụ ngàn năm tuổi, hay thấm vào ấm thực Hà thành (bún chả, bún riêu, chả cá, bánh tôm…), hay hòa trộn vào mùi hoa sữa, vào hương cốm Vòng trong những “phố dài xao xác hơi may”. Có không ít người hoài nghi về danh xưng Hà Nội thanh lịch. Có người cho rằng, người Việt ưa lối nói sáo mòn vốn định hình như một công thức. Cứ hễ chạm tới Hà Nội là nhất định phải đi với “thanh lịch”, cũng như nói đến “Y” phải là “bất khuất, kiên cường”, nói tới “Z” là phải “anh hùng hào kiệt”... Tính “tụng ca” với những cụm từ cố định đã định hình “đóng đinh” vào một số đối tượng. Hơn cả hoài nghi, có nhà báo trẻ khẳng định như đinh đóng cột “Người Hà Nội chưa bao giờ… thanh lịch”…

Thiết nghĩ, nét thanh lịch Hà Nội rất cần nhìn với thái độ công bằng để phân tích, lý giải. Có lẽ chúng ta đừng tìm kiếm sự khác biệt trong phẩm chất người Hà Nội so với người ở các địa phương khác, mà nên quan tâm nhiều hơn tới sự kết tinh, toả sáng phẩm chất Việt trong mỗi con người Thủ đô. Những nét văn hoá Hà Nội cũng là những nét văn hoá đặc trưng nhất của văn hoá Việt Nam.

Trong tiến trình đô thị hóa, sự đan cài văn hóa giữa nhiều vùng miền đã gây ra những quan ngại về văn hóa ứng xử, vốn là “cái lõi” của truyền thống văn minh, thanh lịch mà người Hà Nội dày công vun đắp bấy lâu. Lý giải cho sự xuống cấp, đi xuống của văn hóa là do lợi ích kinh tế được chú trọng, nhưng thiếu quan tâm nền tảng văn hóa. Con người dần mất đi cái tâm trong sáng khi ứng xử với nhau.

Page 9: Hà nội ơi, một trái tim hồng

Việc thiếu đầu tư, quan tâm đến văn hoá sẽ cho những sản phẩm con người thiếu văn hóa.

Nhân ngày Tết, tôi không muốn nhắc nhiều đến mặt trái của văn hoá Hà Nội. Chắc chắn đó là một vấn đề cần phải bàn và văn nghệ sĩ cần tham gia tích cực. Nhận định của nhà văn Nguyên Ngọc rất đáng phải suy nghĩ: “Kinh tế như con diều cất cánh rồi bay bổng, nhưng văn hóa phải khác, nó là cái dây diều. Quả là, văn hoá càng không phải là ngọn đâu, mà là gốc đấy. Văn hoá là gốc của cả chính trị, kinh tế, đạo đức...”. Khi đặt giá trị đạo đức, tình cảm, tình thương lên trên thì người với người sẽ đối xử với nhau bằng cái tâm trong sáng, từ đó mới có lối ứng xử tốt – ứng xử có văn hóa.

Xây dựng cho được một lối ứng xử văn hóa là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt trong thời điểm hiện nay, khi người Hà Nội hiện đại đang sống cuộc sống vội vã, gấp gáp, tiếp thu, giao thoa với nhiều hình thái văn hóa hơn. Trong dòng chảy văn hóa, người Hà Nội đã và đang cố gắng “gạn đục khơi trong” của văn hóa Thăng Long - Hà Nội, kiên trì thu nạp và dung hòa giữa cũ và mới. Trong cuộc tiếp biến văn hóa với hành trình tiếp thu - sàng lọc - kết tinh - lan tỏa diễn ra không ngừng nghỉ ở Thủ đô là thấy rõ.

Giữ gìn cái đẹp không phải là bảo thủ mà giữ gìn nét đẹp ứng xử, phong thái con người cho đúng nét thanh lịch hào hoa phong nhã. Cần phải coi kỷ cương cũng là văn hóa. Tôn trọng pháp luật là thứ văn hóa mà người ta phải mất hàng trăm năm rèn giũa. Sự khẳng định của Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho thấy vai trò quan trọng của văn hoá đối với Hà Nội “Với Hà Nội, có lẽ không nhất thiết phải phấn đấu dẫn đầu về mặt kinh tế mặc dù cũng rất cần chú trọng phát triển kinh tế. Cái Hà Nội cần có chính là phải mạnh, phải dẫn đầu về văn hóa, mà văn hóa ở đây hiểu theo nghĩa rộng, là cuộc sống, lối sống, là trật tự, kỷ cương, là văn minh, thanh lịch, hiện đại. Cần phải coi kỷ cương cũng là văn hóa. Tôn trọng pháp luật là thứ văn hóa mà người ta phải mất hàng trăm năm rèn giũa”7.

Chốn hội tụ bốn phương đã và vẫn đang dung nạp vào lòng biết bao phong vị, lối sống của người tứ xứ. Rồi sau đó dung hòa, sàng lọc để có những người Hà Nội mới đến bên cạnh người Hà Nội đã sống nhiều năm ở mảnh đất này, những tác phong, lề lối, cách nghĩ hiện đại bên cạnh những nền nếp của người Kẻ Chợ xưa… Những cái mới đã nên hình hài qua quá trình giao tiếp, ứng xử và cũng được nhận diện từ chính văn hóa ứng xử giữa con người với con người. Hà Nội luôn phải sàng lọc những giá trị đặc sắc của từng vùng rồi xây dựng một bộ Quy tắc chuẩn mực chung bao trùm cả văn hóa Tràng An và văn hóa xứ Đoài.

Thủ đô trái tim của cả nước. Nói như nhà thơ Pháp Aragong, quần chúng bốn phương chính là những dòng máu nuôi dưỡng trái tim đó. Ngược lại, trái tim đã góp phần thanh lọc trước khi điều chuyển các dòng máu đi nuôi dưỡng cơ thể.

Tôi vẫn muốn hát vang “Hà Nội ơi, một trái tim hồng”…

7 Báo Tiền phong-Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị: “Với thủ đô, văn hóa quan trọng hơn”