15
Từ TP.HCM, phải mất gần 4 giờ đồng hồ lái xe hơi, chúng tôi mới tới được dưới chân núi nơi có buôn làng Con Ó. Theo giải thích của cô gái bản địa tên Thùy Linh: “Sở dĩ có tên “Buôn Con Ó” là vì ngày xưa vùng này là khu rừng già, có nhiều chim Ó kêu suốt ngày đêm nên bà con quen gọi vậy, lâu ngày thành tên”. Theo chân Thùy Linh, sau gần một giờ đi bộ, buôn Con Ó cũng hiện ra trước mắt chúng tôi… TỪ CÁCH NẤU CÔNG PHU… Dù đã đi nhiều nơi, chứng kiến nhiều dân tộc anh em có cuộc sống khó khăn nhưng chúng tôi cũng không thể hình dung đựơc 20 gia đình trên sườn núi này lại có cuộc sống tạm bợ tới vậy. Trước mắt tôi hiện ra những căn nhà chòi nhỏ bé, vách nứa đơn sơ… Nhìn vào trong nhà, dường như họ không có thứ gì quý báu ngoài… ché rượu cần khiến họ tự hào. Ngoài “vật báu” là ché rượu cần, bản người Châu Mạ còn có thêm “vật báu” nữa đó là sự nhiệt tình, thân thiện và gần gũi đến lạ. Gặp chúng tôi, trưởng bản K’Doan vui mừng, hồ hởi ra mặt vì từ nhỏ tới giờ mới được gặp… phóng viên. Ông “lệnh”cho mọi người trong bản chuẩn bị đống củi để tối đốt lửa trước sân nhà ca múa và đãi khách, thưởng thức hương vị rượu cần đặc trưng của bản mình. Trước khi khai tiệc rượu cần, trưởng bản K’Doan giới thiệu: “Rượu cần là một thức uống thiêng liêng của bản mình. Nó được gọi là rượu cần vì nó không uống bằng chén, ly mà dùng cần. Rượu cần thì ở đâu cũng có, nhưng rượu cần của bản mình thì độc đáo lắm. Để làm rượu cần, phải chọn những nguyên liệu tốt nhất, cách thức chế biến tỷ mỷ hơn!”. Nói đến đây K’Doan ngừng lại trầm ngâm nhìn ra nơi núi rừng sâu thẳm rồi tiếp: “Ở buôn bà con mình dùng gạo tẻ để làm rượu chứ không dùng ngô hay sắn vì uống vào sẽ bị đau cái đầu lắm. Men rượu phải chế biến từ vỏ hoặc lá cây rừng như lá Gàng, lá Zung, lá Vlân hay lá mít… nhưng phổ biến nhất là lá Gàng. Men rượu là bí quyết để làm nên hương vị, chất lượng và hồn phách của rượu. Qua men rượu, mình có thể phân biệt được rượu của các tộc người khác nhau mà. Do đó công đoạn ủ men được coi là quan trọng nhất, những ché rượu bị hỏng (chua, đắng…) phần lớn là do men mà ra!”. Theo K’Doan giải thích, trong quá trình làm rượu, người trong bản phải kiêng cữ rất nhiều. Rượu cần là thức uống của thần linh vì thế trong thời gian ủ men và làm rượu, gia đình nào cũng phải giữ cho thân thể sạch sẽ. Vợ chồng không được chung đụng và đặc biệt là ngủ với nhau. Bản làng còn nghiêm cấm phụ nữ mang thai không được làm men hoặc đến gần nơi để ché rượu. Khi giã men, tất cả các thành viên trong gia đình không được lên rừng, đi đâu xa hoặc đi qua buôn khác. Nhà có người chết do bệnh tật (chết tốt) kiêng một tuần không được làm rượu, nhà có người chết do tai nạn, chết đuối tự tử (chết xấu)… kiêng ba năm không được làm rượu. “Trong buôn mình quan niệm, nếu làm dơ bình rượu thì con ma theo về phá bình rượu, hay chưa mãn tang là chưa sạch, còn mang trong mình nhiều gánh nặng nên cũng không thể làm một bình rượu ngon...” - K’Doan nói. ĐẾN CÁCH UỐNG LẠ KỲ… Nhà của trưởng bản K’Doan được xem rộng nhất bản nhưng cũng chỉ có Ngaøy xuaân veà say cheù Một ngày cuối năm, chúng tôi tìm về buôn Con Ó (thuộc xã Mỹ Đức, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng, nơi có một bản làng nhỏ (khoảng 20 hộ dân) người dân tộc Châu Mạ sống cheo leo trên sườn núi để cảm nhận không khí đón xuân của họ... “Trăm nghe không bằng một thấy”, tục thách đố uống rượu và cách thức làm rượu cần cho ngày Tết cũng lắm công phu, cầu kỳ và hết sức thú vị ... XAÕ HOÄI Phóng sự 26

Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 26 đến hết

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - thuộc Tạp chí Văn hiến Việt Nam.- Từ trang 26 đến hết.

Citation preview

Page 1: Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 26 đến hết

Từ TP.HCM, phải mất gần 4 giờ đồng hồ lái xe hơi, chúng tôi mới tới được dưới chân núi nơi có buôn làng Con Ó. Theo giải thích của cô gái bản địa tên Thùy Linh: “Sở dĩ có tên “Buôn Con Ó” là vì ngày xưa vùng này là khu rừng già, có nhiều chim Ó kêu suốt ngày đêm nên bà con quen gọi vậy, lâu ngày thành tên”. Theo chân Thùy Linh, sau gần một giờ đi bộ, buôn Con Ó cũng hiện ra trước mắt chúng tôi…TỪ CÁCH NẤU CÔNG PHU…

Dù đã đi nhiều nơi, chứng kiến nhiều dân tộc anh em có cuộc sống khó khăn nhưng chúng tôi cũng không thể hình dung đựơc 20 gia đình trên sườn núi này lại có cuộc sống tạm bợ tới vậy. Trước mắt tôi hiện ra những căn nhà chòi nhỏ

bé, vách nứa đơn sơ… Nhìn vào trong nhà, dường như họ không có thứ gì quý báu ngoài… ché rượu cần khiến họ tự hào. Ngoài “vật báu” là ché rượu cần, bản người Châu Mạ còn có thêm “vật báu” nữa đó là sự nhiệt tình, thân thiện và gần gũi đến lạ.

Gặp chúng tôi, trưởng bản K’Doan vui mừng, hồ hởi ra mặt vì từ nhỏ tới giờ mới được gặp… phóng viên. Ông “lệnh”cho mọi người trong bản chuẩn bị đống củi để tối đốt lửa trước sân nhà ca múa và đãi khách, thưởng thức hương vị rượu cần đặc trưng của bản mình.

Trước khi khai tiệc rượu cần, trưởng bản K’Doan giới thiệu: “Rượu cần là một thức uống thiêng liêng của bản mình. Nó được gọi là rượu cần vì nó không uống bằng chén, ly mà dùng cần.

Rượu cần thì ở đâu cũng có, nhưng rượu cần của bản mình thì độc đáo lắm. Để làm rượu cần, phải chọn những nguyên liệu tốt nhất, cách thức chế biến tỷ mỷ hơn!”.

Nói đến đây K’Doan ngừng lại trầm ngâm nhìn ra nơi núi rừng sâu thẳm rồi tiếp: “Ở buôn bà con mình dùng gạo tẻ để làm rượu chứ không dùng ngô hay sắn vì uống vào sẽ bị đau cái đầu lắm. Men rượu phải chế biến từ vỏ hoặc lá cây rừng như lá Gàng, lá Zung, lá Vlân hay lá mít… nhưng phổ biến nhất là lá Gàng. Men rượu là bí quyết để làm nên hương vị, chất lượng và hồn phách của rượu. Qua men rượu, mình có thể phân biệt được rượu của các tộc người khác nhau mà. Do đó công đoạn ủ men được coi là quan trọng nhất, những ché rượu bị hỏng (chua, đắng…) phần lớn là do men mà ra!”.

Theo K’Doan giải thích, trong quá trình làm rượu, người trong bản phải kiêng cữ rất nhiều. Rượu cần là

thức uống của thần linh vì thế trong thời gian ủ men và làm rượu, gia đình nào cũng phải giữ cho thân thể sạch sẽ. Vợ chồng không được chung đụng và đặc biệt là ngủ với nhau. Bản làng còn nghiêm cấm phụ nữ mang thai không được làm men hoặc đến gần nơi để ché rượu. Khi giã men, tất cả các thành viên trong gia đình không được lên rừng, đi đâu xa hoặc đi qua buôn khác. Nhà có người chết do bệnh tật (chết tốt) kiêng một tuần không được làm rượu, nhà có người chết do tai nạn, chết đuối tự tử (chết xấu)… kiêng ba năm không được làm rượu. “Trong buôn mình quan niệm, nếu làm dơ bình rượu thì con ma theo về phá bình rượu, hay chưa mãn tang là chưa sạch, còn mang trong mình nhiều gánh nặng nên cũng không thể làm một bình rượu ngon...” - K’Doan nói.ĐẾN CÁCH UỐNG LẠ KỲ…

Nhà của trưởng bản K’Doan được xem rộng nhất bản nhưng cũng chỉ có

Ngaøy xuaân veà buoân Con OÙ say cheù

Một ngày cuối năm, chúng tôi tìm về buôn Con Ó (thuộc xã Mỹ Đức, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng, nơi có một bản làng nhỏ (khoảng 20 hộ dân) người dân tộc Châu Mạ sống cheo leo trên sườn núi để cảm nhận không khí đón xuân của họ... “Trăm nghe không bằng một thấy”, tục thách đố uống rượu và cách thức làm rượu cần cho ngày Tết cũng lắm công phu, cầu kỳ và hết sức thú vị ...

XAÕ HOÄI

Phóng sựPhóng sự

26

Page 2: Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 26 đến hết

CHUYÊN ĐỀ

Ngaøy xuaân veà buoân Con OÙ say cheù

một cửa ra vào và có một phòng chừng 9 mét vuông làm không gian sinh hoạt chung và ngủ nghỉ của cả gia đình. Giữa nhà, ché rượu cần được trưng ra nơi có bàn thờ Thần Bếp và buộc chặt miệng ché vào cột nhà…

Khi màn đêm buông xuống, bao trùm cả núi rừng, cũng là lúc mọi người trong bản kéo đến ngồi quanh ché rượu và K’Doan bắt đầu làm lễ khai tiệc rượu cần. K’Doan tiến tới một góc nhà, hai tay làm dấu lên vách nứa và nói một câu bằng tiếng mẹ đẻ (Châu Mạ) đại ý: “Tất cả chúng ta đều là Yàng”, như muốn thông báo với thần linh về niềm vui ngày hôm nay và cũng là sự thể hiện, sự trân trọng quý mến đối với những vị khách không mời mà ghé thăm trong tối nay.

Sau nghi lễ đó, trưởng bản K’Doan tiến lại bên chúng tôi nói: “Khi được mời uống rượu là chứng tỏ bạn đã chấp nhận lời thách thức. Nghĩa là người uống đầu tiên tiến tới quỳ bên ché rượu còn người đựơc mời trèo lên dẫm chân lên hai vai của người mời. Người được mời ngồi lên trên, một tay bịt mũi người uống và một tay vịn lên thanh xà ngang nhằm giữ thăng bằng và cũng là để điều chỉnh lực khi đứng trên vai người khác”.

Nghe xong, lấy làm lạ, chúng tôi hỏi: Sao phải đứng trên vai và bịt mũi người mời rượu? K’Doan giải thích: Đây là tục lệ từ xa xưa truyền lại, từ lúc còn nhỏ mình đã được ông cha chỉ cách uống này rồi, không đổi được đâu. Ý nghĩa thâm thúy của việc làm đó là vì người uống rượu cần phải là người can đảm trung thực, dám đương đầu với thách thức. Người được mời đứng lên trên vai người uống là để người uống không bỏ cuộc, đã mời là phải uống cho hết mình. Người uống bị bịt mũi là để rượu luôn được nuốt vào bụng. Lúc này, người uống rượu cảm thấy được sức nặng đè lên trên hai vai của mình từ đó cố gắng nỗ lực. “Uống rượu cần chẳng ai uống một mình, ở bản chỉ uống khi có lễ hội như ngày Tết hay có khách quý… Vì thế, khi đựơc uống, cần rượu luôn được mọi người trân trọng, truyền tay nhau để không bị gián đoạn như một thứ tình cảm xuyên suốt, và tăng thêm sự gắn bó đoàn kết… Vì thế, khi uống rượu cần của mình không chỉ làm say con người bằng men rượu mà còn làm say lòng người bằng chính tình người xung quanh” - K’Doan bộc bạch.

Tiệc rượu cần mà chúng tôi được đãi chỉ có… rượu không. Khi được mời rượu, chúng tôi nhấp thử, cảm nhận ban đầu thấy có vị vừa

cay cay của men, nồng nồng của rượu và ngọt ngọt như mật ong. Điều thú vị là ở đây, người uống rượu mời nhau bằng… cò (ca đựng nước lạnh). “Cò ở đây được tính cũng tùy theo có khi là ca nước nhỏ hoặc lớn. Trong lúc uống sẽ đổ thêm nước sạch được lấy trước đó từ các con suối sâu trong rừng, trong vắt, mát lạnh và có vị ngọt được giữ trong ống cây tre lồ ô. Theo đó, người mời sẽ uống rượu từ dưới bình lên, vừa uống vừa châm nước vào cho tới hết cò mà không được tràn ra ngoài…” - cô bé hướng dẫn viên tên Thùy Linh giải thích.

Lần đầu tiên chúng tôi được tận hưởng “tết sớm” qua hương vị độc đáo của rượu cần người Châu Mạ, với niềm vui là lạ và kỳ thú nơi núi rừng trùng điệp

này… Được nghe chính họ kể về tục uống rượu cần ngày Tết, chúng tôi hiểu thêm được sự trân trọng, lòng hiếu khách của một dân tộc anh em. Họ coi rượu cần như là thứ tài sản quý giá trong nhà. Bởi thế, cùng với cồng chiêng, qua số luợng ché rượu trong nhà có thể đoán được nhà giàu hay nghèo.

Đêm càng về khuya, bên bếp lửa bập bùng giữa núi rừng đại ngàn, chúng tôi cảm nhận được men say lâng lâng khi uống những ngụm rượu cuối cùng với người Châu Mạ, mà sao nghe chất chứa cả tâm tình của một bản làng nhỏ. Một vùng đất Châu Mạ nơi đó con người sống với nhau bằng những giá trị tinh thần cao quý.

Röôïu Caàn

PHAN HỮU - THÙY LINH

XAÕ HOÄI

27

Page 3: Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 26 đến hết

XAÕ HOÄI

NĂM RẮN BÁN RẮN TRÀN LAN

Những ngày gần đây, trên các con đường, tuyến phố ở các tỉnh phía Nam và miền Tây như Đồng Nai, Bình Dương, Long An, An Giang, Đồng Tháp... xuất hiện nhiều người bán rong các loại rắn. Điều đáng lưu ý là rất nhiều loài rắn độc cũng được các tay buôn rắn đem ra để "chào hàng". Tại TP.HCM, số người bán rắn dạo trên các tuyến đường ở Sài thành xuất hiện ngày một nhiều hơn. Đặc biệt là ở một số tuyến đường khu vực nội thành, đã xuất hiện nhiều người bán rong các loại rắn trên xe gắn máy.

Điều kỳ lạ là, các loài rắn được người dân ưa chuộng lại là loại có nọc cực độc như rắn cạp nong, hổ mang, hổ chúa, hổ hành, rắn lục đuôi đỏ... Bà Nguyễn Thị T., một người buôn rắn ở TP.HCM chia sẻ: "Không biết có phải năm tới là năm rắn hay không nhưng hiện nay, rắn là loài động vật đang rất "sốt" hàng. Đặc biệt là một số loài rắn độc. Thậm chí có người đặt mua mỗi loại một lúc vài chục con. Thời gian này, tôi tranh thủ gom hàng nhiều hơn mà vẫn không đủ cung cấp. Hiện tôi đã bắt mối với nhiều nông dân và các thợ săn rắn ở các vùng ngoại thành TP.HCM và các tỉnh miền Tây để tìm bắt rắn, hy vọng sẽ cung cấp đủ hàng".

Nhu cầu mua rắn ngày càng cao khiến các điểm bán rắn tại TP.HCM và các tỉnh lân cận luôn rơi vào tình trạng khan, hết hàng. Ông Trần Văn X., một người chuyên cung cấp các loại

rắn độc ở khu vực TP.HCM - Đồng Nai cho biết: "Những tháng cuối năm, thấy nhu cầu lớn, chúng tôi đi thu mua khắp nơi rồi gom về đây bán. Hiện tại, chúng tôi bán đủ các loại rắn với giá dao động từ 500 nghìn - 1,5 triệu đồng/kg. Tuy nhiên, ở đây, "khủng" nhất vẫn là những loài rắn "lạ" có giá gần chục triệu đồng một con”.

Theo nhiều người bán rắn dạo, hiện nay, họ chủ yếu thu mua rắn ở các tỉnh miền Tây và Tây Nguyên. Tùy vào loài rắn, độ độc và cân nặng mà có giá bán khác nhau. Cứ theo đà này, thời gian tới, giá bán rắn sẽ còn tăng cao hơn nữa. “SỐT” ẨM THỰC RẮN

Rắn được chào bán tràn lan từ đường phố cho đến nhà hàng. Bởi lẽ từ lâu, ăn thịt, nuốt tim, mật rắn, uống rượu rắn… là sở thích của không ít người mê rượu. Nhất là khi năm Quý Tỵ tới gần, dân nhậu ở Sài Gòn lại đổ xô đi săn loài kịch độc này về làm "bùa hộ mệnh" nhằm tìm kiếm chút lộc may mắn trong năm mới.

Một chủ quán nhậu trên đường Điện Biên Phủ, Quận 3 bật mí với chúng tôi: “Quán tôi có đủ các loại rượu ngâm từ côn trùng, rắn rết cho đến tai gấu, “của quí” của cọp, rượu Càn Long, Minh Mạng... có đủ. Ngày xưa chỉ có vua chúa, địa chủ mới dùng, còn giờ thì ai cũng có thể dùng”.

Nhiều người còn rỉ tai nhau: thưởng thức mật, tim và nếm nọc rắn hổ mây không những bồi bổ sức khỏe mà còn khiến các đấng

28

Page 4: Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 26 đến hết

CHUYÊN ĐỀ

mày râu rất “sung” trong khoản “ấy”. Thế là không ít người trong những chầu nhậu “chén tạc chén thù” nhất quyết phải nếm thử cho bằng được thì thôi.

Rượu rắn – tất nhiên là một trong những món không thể thiếu trong các chầu nhậu. Hiện nay, việc sở hữu một hoặc nhiều bình rượu rắn có giá từ vài triệu đến vài chục triệu trong nhà đã không còn là chuyện hiếm đối với người dân Sài thành. Công dụng của rượu rắn độc bấy lâu nay vẫn được đồn thổi theo đường truyền khẩu. Mặc dù còn mù mờ về thông tin nhưng nhiều người vẫn cứ thích “nếm qua cho biết”.

Theo các chuyên gia: Rắn hổ mang, hổ chúa, rắn lục... lúc nào cũng có một lượng độc tố rất cao. Chúng thường nhịn ăn chui vào hang ngậm miệng lại để tích lũy độc. Nhiều con tích lượng nọc độc quá tải nên phải ngâm mình xuống nước để tự giải. Khi chất độc được cơ thể trung hòa thì chúng mới đi săn. Nếu bị cắn, hệ thần kinh con mồi nhanh chóng bị bại liệt, các mạch máu bị vỡ, thậm chí dẫn đến nguy cơ tử vong. Đã có không ít trường hợp sau khi thưởng thức mật, tim và nếm nọc rắn xong, “sung” đâu chưa thấy thì đột ngột lên cơn co giật. Vào viện, các bác sĩ cho biết nhuyên nhân là do bị ngộ độc, vì lượng độc của rắn nạp vào người quá nhiều nên làm tê liệt thần kinh, có người phải gánh chịu những hậu quả khôn lường.

RẮN ĐƯỢC PHONG “THẦN”Trong các năm con rắn

trước đây, cũng đã có nhiều người dân đổ xô mua rắn nuôi trong nhà để cầu mong may mắn, tài lộc. Vì vậy, chuyện người dân đổ xô mua rắn vào thời điểm hiện nay không có gì quá đặc biệt. Trong 12 con giáp, rắn là con vật được xếp hạng trong bảng "Ngũ Linh", thường được ví là sức mạnh thần thánh, biểu tượng của linh hồn cùng tham vọng. Rắn độc đang được mọi người truyền tai nhau là "thần may mắn" trong năm tới. Người dân bàn tán xôn xao về việc nếu sở hữu một con rắn hợp với mạng, tuổi của mình trong năm Quý Tỵ sắp đến, chủ nhân sẽ gặp may mắn. Họ còn nói rằng, có một con rắn trong nhà sẽ giúp công việc thuận buồm xuôi gió. Người nào mua được rắn hợp mạng, hợp tuổi và được "thầy phong thủy" làm lễ tương hợp giữa người và vật thì sẽ cầu được ước thấy.

Chính vì vậy, dân nhậu ở Sài Gòn đổ xô đi mua rắn về làm "bùa hộ mệnh" rất nhiều. Một số người dân còn "kháo" nhau rằng, đến năm Quý Tỵ, rắn hai đầu được nhiều thầy tướng số, phong thủy... xem là "thần giữ cửa" cho các gia chủ.

Thời gian vừa qua, vì làm ăn thất bát, lại mê tín nên khi nghe nhiều người đồn thổi, nuôi rắn trong năm tới sẽ đem lại may mắn, tài lộc, nhiều doanh nhân cũng quyết săn tìm cho được một con rắn để nuôi trong nhà để lấy “hên”. Nhiều người đi xem bói, vì tin lời “phán” của các thầy, không ít người đem cả vài chục triệu đồng mua về những con rắn cực độc để nuôi hoặc ngâm rượu. Vì họ nghĩ rằng, rắn càng độc thì mang lại càng nhiều may mắn cho người sở hữu. Tuy nhiên, để mua được những con rắn này, người mua phải chi ra một khoản không hề nhỏ. Nhất là vừa qua, nở rộ thông tin

năm rắn nếu có được một con rắn hai đầu làm “thần giữ của” thì sẽ làm ăn phát đạt. Ngoài ra, những người này còn cho biết, rắn hai đầu là một con rắn lạ, rất hiếm khi xuất hiện nên nó được xem là một vị thần". Vì vậy không ít người dò hỏi khắp nơi, đặt hàng những người chuyên đi săn bắt rắn để mong sở hữu được một con rắn hai đầu.

Không biết việc sở hữu được một con rắn trong nhà đem lại may mắn cho gia chủ đến đâu, chỉ biết thời gian này, các tay buôn rắn đang tận dụng triệt để cơ hội tranh thủ chặt chém, “thét” với giá trên trời. Quan niệm có được rắn càng độc càng có nhiều tài lộc không biết đúng hay không, chỉ lo rằng ngộ nhỡ bị rắn độc cắn phải thì hậu quả của nó thật khó lường trước được.

THANH NGỌC

XAÕ HOÄI

29

Page 5: Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 26 đến hết

Bước chân xuống sân bay Quốc Tế, chị mới thật sự tin mình đã trở về với quê

hương. Đã ba năm rồi, cái quãng thời gian đủ để buồn nhớ, để khát khao giờ đây đã tan biến, nhường chỗ cho niềm vui và hạnh phúc. Có xa quê, có đặt chân lên mảnh đất xa lạ thì người ta mới cắt nghĩa được thế nào là nỗi nhớ. Hạnh phúc trong lòng chợt vỡ òa khi nhìn thấy hình ảnh của những người thân khi mới bước chân ra khỏi phi trường. Chị đã khóc như một đứa trẻ con, như cảm xúc trong lòng đã cố dồn nén chợt vỡ ào. Chị hít thở thật sâu như để cảm nhận cái dư vị của quê hương, sau ba năm, cái dư vị ấy vẫn luôn ấm áp và gần gũi.

Dường như chị không để ý đến quảng đường từ sân bay về nhà, mở cửa xe ô tô, chị đưa mắt nhìn xung quanh để tìm kiếm cái mới mẻ, cái quen thuộc, cái xa lạ… của quê hương mình sau mấy năm dài xa cách. Bây giờ quê mình đã thay đổi nhiều, có lẽ đời sống của người dân đã phát triển hơn. Hiện tại và quá khứ của quê hương cứ thế mà theo nhau dồn về làm lòng chị. Mùi hương của lúa đang cận mùa thu hoạch vẫn thơm phức, làn gió thổi thoang thoảng phảng phất mùi bùn tanh quen thuộc đã làm chị giật mình. Chị đã về tới nhà, về tới làng quê của một thời, của một đời chị gắn bó. Những con đường đất ngày xưa dày đặc ổ gà đã được thay thế bằng con đường nhựa phẳng lỳ, thẳng tắp.

Cánh đồng lúa chín đang chờ ngày gặt nặng trĩu bông, màu vàng rực cả một khoảng trời mênh mông.

Đặt chân xuống khỏi ô tô, chị nở một nụ cười thật mãn nguyện khi đứng trước ngôi nhà của mình. Hàng rào râm bụt trước ngõ vẫn còn nhưng ngôi nhà ba gian lộp xộp ngày xưa giờ đã không còn, thay vào đó là ngôi nhà ba tầng khang trang còn thoang thoảng mùi sơn. Chị lại nghĩ về ngôi nhà ngày xưa, ngày gia đình nghèo lắm, lại đông con, chị phải bỏ dở ước mơ vào giảng đường đại học khi đã cầm giấy báo trúng tuyển trên tay. Gác lại tương lai của mình để tìm kiếm một sự thay đổi mới hơn về số phận của cả gia đình. Chị xin vào học lớp tiếng Hàn để theo chân những bậc tiền bối khác qua xứ người làm thuê. Học xong khóa đào tạo, dù tiếng nói vẫn chưa thành thạo nhưng chị đã thuyết phục gia đình bán tất cả đất đai, ruộng vườn rồi vay mượn thêm để có đủ số tiền để chị đi xuất khẩu.

Ngày chia tay gia đình chị đã bỏ lại bao hứa hẹn, nhớ nhung, với những gì thân thương và quen thuộc… để sang xứ người làm giúp việc gia đình. Sau ba năm dài cố gắng, chị vùi đầu vào công việc để kiếm tiền, để có thể giết thời gian, và để dần vơi đi nỗi nhớ về quê hương, về gia đình. Chị không nhớ nổi đã bao nhiêu lần cảm giác xa lạ, cô đơn khi đứng giữa những nơi đông người. Biết bao nhiêu lần nước mắt chị cứ thế rơi xuống khi công việc đã kết

thúc, một mình trong căn phòng vắng, lạnh lẽo, không tiếng cười, không người thân. Cũng không ít lần chị định bỏ nơi đất khách để quay về tìm sự bình yên và ấm áp trên quê hương của mình. Để có được như ngày hôm nay, chị đã rất cố gắng, cố gắng rất nhiều.

Không ai lại muốn phải xa gia đình, người thân và nơi vốn đã thân quen với mình, chị cũng vậy. Nhưng vì điều kiện và hoàn cảnh gia đình, vì cuộc sống và cả tương lai phía trước, chị đã đi, không phải vì muốn tìm kiếm một thay đổi mới mẻ cho bản thân nơi cứ người mà vì muốn tạo dựng được cái mới mẻ trên quê hương. Ba năm trời không phải là quá dài nhưng cũng đủ để chị hiểu và thấm thía được như thế nào là sự cô đơn, là nhớ nhung, là quê hương. Cảnh nhộn nhịp nơi phồn hoa đô thị không làm cho chị thay đổi mà ngược lại, chị luôn nhớ những dư vị ngọt ngào, gần gũi chốn quê, dù nó chỉ là hương lúa, mùi bùn.

Trở về quê hương là ước mơ, là tâm nguyện và chị đã cố gắng thực hiện được điều đó. Giờ đây, trước ánh đèn lờ mờ chốn thôn quê, chị thấy an lòng khi nghe tiếng gió thổi vi vu, tiếng ếch nhái kêu dáo dác, được ngồi chung cùng mâm cơn đạm bạc mà ấm cúng bên gia đình, được góp chung vào những câu chuyện mà mọi người quan tâm, được ôm mẹ để ngủ một ách ngon lành… Chị lại cười tươi, lòng nhẹ nhõm.

Dö Vò Queâ Höông

NHÃ HOÀNG

VAÊN HOÏC

30

Page 6: Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 26 đến hết

CHUYÊN ĐỀ

Biển Tuy Phong có nguồn hải sản phong phú, đa dạng, trữ lượng lớn, là điều kiện thuận lợi để địa phương hình thành kinh tế mũi nhọn của các ngành công nghiệp nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy hải sản. Gần đây, sự Phong điện càng khiến nơi đây trở thành một địa điểm hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Bên cạnh phát triển kinh tế biển, nền nông nghiệp Tuy Phong ngoài cây lúa ra còn có các loại cây trồng khác như nho, cây thanh long, rau hành, cây trôm, đậu các loại... Các hoạt động kinh doanh, dịch vụ duy trì ổn định. Huyện cũng tiến hành tu sửa toàn bộ hệ thống đèn chiếu sáng công cộng ở các xã, thị trấn để phục vụ kịp thời trong dịp tết Nguyên đán năm 2013. Tình hình cung cấp nước, thu gom rác thải, tổ chức vận hành thiết bị máy móc tại bãi chôn lắp rác hợp vệ sinh hoạt động ổn định, đặc biệt là các xã thiếu nước liên tục trong nhiều năm nay đã được cung cấp đầy đủ. Hoạt động giao thông vận tải, thông tin liên lạc đảm bảo thông suốt, ổn định đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân. Các hoạt động, quảng bá du lịch được quan tâm triển khai, công tác giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan tại các khu du lịch được quan tâm. Bên cạnh

đó, các vấn đề về giáo dục, y tế luôn được chú trọng, nhằm đảm bảo sức khỏe cho người dân và sự phát triển toàn diện cho thế hệ tương lai của đất nước.

Đặc biệt, huyện cũng thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Đến nay, trên địa bàn huyện có 05 xã (Vĩnh Hảo, Chí Công, Bình Thạnh, Vĩnh Tân và Phú Lạc) đã được phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới; còn lại 05 xã đang trình các ngành chuyên môn huyện thẩm định. Tổng số tiêu chí đạt của 10 xã là 65 tiêu chí. Ước đến cuối năm sẽ đạt 76 tiêu chí, tăng 27 tiêu chí so với ban đầu.

Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư, Trạm bảo vệ thực vật, trạm thú y, Trung

tâm Dạy nghề Tuy Phong và Trung tâm Dạy nghề Bắc Tuy Phong đã mở được 54 lớp/1557 người theo học các lớp kỹ thuật trồng rau an toàn, chế biến thủy hải sản, kỹ thuật trồng nấm, kỹ thuật chăn nuôi gà, heo, bò; phòng trừ bệnh hại cho cây trồng, vật nuôi và thú y cơ sở… giúp người dân nắm rõ kỹ thuật để phát triển sản xuất, chăn nuôi hiệu quả.

Công tác hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo đã được huyện tập trung đẩy mạnh. Để làm tốt hơn nữa công tác giảm nghèo trong thời gian tới, huyện Tuy Phong đề ra chỉ tiêu đến năm 2015, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới mức tỷ lệ bình quân chung của toàn tỉnh; xóa cơ bản hộ nghèo thuộc diện gia đình chính sách; phấn đấu có 3 xã, thị trấn đạt địa bàn không còn hộ nghèo; đảm bảo 95% hộ nghèo, hộ thoát nghèo.

Bên cạnh những kết quả đạt được, huyện còn tồn tại một số khó khăn. Trước hết, tình hình hạn hán kéo dài gây khó khăn trong nuôi trồng, giá cả biến động trong thời gian gần đây cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất. Tiếp đó, tiến độ đầu tư hạ tầng các dự án trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn chậm, chưa chuyển động mạnh

mẽ; Hoạt động du lịch chưa thật sự đa dạng, công tác quảng bá du lịch chưa thật sự hiệu quả. Ngoài ra, công tác xây dựng nông thôn mới, phát triển giao thông nông thôn mặc dù có tập trung triển khai, nhưng thiếu đồng bộ, kết quả thực hiện chưa đạt yêu cầu; sự hưởng ứng, đóng góp của nhân dân về phát triển giao thông nông thôn chưa cao.

Ông Hồ Ba, Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Từ đặc điểm tình hình nói trên, UBND huyện xác định nhiệm vụ là tiếp tục nâng cao chất lượng tăng trưởng gắn với ổn định và phát triển kinh tế bền vững, tạo đà cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015; Bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; Tăng cường củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội”.

Với những thành tựu đã đạt được và những chiến lược đúng đắn cho nhiều năm tới, huyện Tuy Phong hứa hẹn sẽ phát triển hơn nữa về kinh tế - xã hội cũng như văn hóa - nghệ thuật, nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trên địa bàn.

Tuy Phong là huyện nằm ở phía bắc tỉnh Bình Thuận, cách TP Phan Thiết khoảng 90 km. Huyện lỵ là thị trấn Liên Hương. Trong huyện còn một thị trấn nữa là Phan Rí Cửa. Tuy Phong có bờ biển thật đẹp, hoang sơ, quyến rũ. Đây là một điều kiện thuận lợi cho nền du lịch của huyện phát triển.

Huyeän Tuy Phong:

Ông Hồ Ba, Chủ tịch UBND huyện Tuy Phong

CHUNG TAY PHAÙT TRIEÅN KINH TEÁ BEÀN VÖÕNG

TRÍ THIỆN

GIAÙO DUÏC - ÑAØO TAÏO

31

Page 7: Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 26 đến hết

Trong những năm qua, với sự nỗ lực

phấn đấu không ngừng, Đảng bộ, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân trong phường đã từng bước xây dựng địa phương ngày càng phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh. Đời sống người dân từng bước được nâng cao và cải thiện; cơ sở hạ tầng về đường sá, cống rãnh được nâng cấp khang trang, sạch sẽ; cơ sở giáo dục như trường học được xây dựng và nâng cấp, đảm bảo yêu cầu văn hóa, nâng cao dân trí trên địa bàn phường. Quy chế dân chủ được mở rộng với phương châm “Dân biết - dân bàn - dân làm - dân kiểm tra”, người dân được phát huy quyền dân chủ một cách trực tiếp trong việc tham gia xây dựng chính quyền.

Bên cạnh đó, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững, ổn định. Các phong trào hành động cách mạng được đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình hưởng ứng, là cơ sở thuận lợi cho việc triển khai và thực hiện các lĩnh vực công tác, nhiệm vụ của địa phương.

Ngoài ra, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đã thực hiện đi vào cuộc sống của người dân và được nhân dân đồng tình hưởng ứng tạo được sự

chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội; tệ nạn xã hội được đẩy lùi, đời sống vật chất tinh thần vật chất của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, cuộc sống sinh hoạt của người dân ngày càng được gắn bó, xây dựng mối quan hệ tình làng, nghĩa xóm tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh ở từng khu vực dân cư.

Quyết tâm thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận Tổ quốc phường Tân Quý đã tiến hành điều tra thực trạng tình hình kinh tế - xã hội của phường, xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức tuyên truyền, vận động sâu rộng trong nhân dân, các giới, các ngành… theo phương châm “huy động sức dân chăm lo lợi ích cho dân”, từng bước hoàn chỉnh và đưa phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương đi vào nề nếp, thực hiện hiệu quả. Từ Khu phố 1 được công nhận là khu phố đạt chuẩn Khu phố văn hóa năm 2004, ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phường đã cùng với 8 dân phố còn lại, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân, nhân rộng mô hình thực hiện phong trào tại khu phố.

Từ những cố gắng, nỗ lực cùng với cách làm sáng tạo của Ban chỉ đạo phường,

đến nay, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phát triển ngày càng mạnh mẽ, tạo nên nếp sống mới văn minh, lành mạnh, thiết thực, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân phường Tân Quý.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, phường còn tồn tại một số hạn chế: Dân số phường đông, với 60.595 người; ý thức người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường để phòng dịch bệnh chưa cao, vẫn còn nhiều khu đất trống nhiều năm nay chưa được triển khai xây dựng nên là nguồn phát sinh dịch bệnh.

Ông Châu Hoàng Thanh - Chủ tịch UBND phường cho biết biện pháp để phấn đấu giữ vững danh hiệu phường văn hóa: “Đẩy nhanh tiến bộ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành các tuyến đường chuyên

doanh dịch vụ, thương mại, tăng tỉ trọng và giá trị gia tăng. Thúc đẩy nhanh các dự án chỉnh trang đô thị, nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư các công trình trong lĩnh vực giáo dục, văn hóa, y tế… đảm bảo các yêu cầu an sinh xã hội. Tăng cường xã hội hóa việc thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, vận động tinh thần tương thân tương ái, giúp nhau vượt qua khó nghèo. Tích cực tuyên truyền về chính sách dân số để nhân dân hiểu, đồng thời vận động nhân dân phòng chống dịch bệnh, thực hiện nếp sống văn minh - mỹ quan đô thị…”

Với những kết quả đã đạt được, cùng những biện pháp thiết thực và sự quyết tâm cao, hy vọng phường Tân Quý sẽ luôn giữ vũng danh hiệu cao quý phường văn hóa.

QUYEÁT TAÂM GIÖÕ VÖÕNG DANH HIEÄU PHÖÔØNG VAÊN HOÙAPhöôøng Taân Quyù, quaän Taân Phuù, TP.HCM:

TRÍ THIỆN

GIAÙO DUÏC - ÑAØO TAÏO

32

Page 8: Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 26 đến hết

CHUYÊN ĐỀ

Trường THPT Đông Du (Địa chỉ: 165 Trần Quang Cơ, phuờng Phú Thạnh, quận Tân Phú, TP.HCM) là một trong số ít các trường có tỉ lệ tốt nghiệp 100% trong 5 năm liên tục.

Nhận thấy được chất lượng giáo dục cùng chiến lược phát triển của trường phù hợp với hướng phát triển giáo dục của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cũng như của Bộ Giáo Dục, mới đây, theo quyết định số 2943/QĐ, Sở Giáo dục cho phép đổi tên trường thành THCS, THPT Đông Du và cho phép trường được tuyển sinh từ lớp 6 đến lớp 12. Đó là sự ghi nhận lớn lao cho những cố gắng và nỗ lực của cơ quan quản lý giáo dục với nhà trường.

Tự tin trước toàn xã hội về chất lương giáo dục của mình, trường Đông Du công bố chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2010 - 2011 với các chế độ học nội trú - bán trú - ngoại trú là 1000 học sinh, phân bổ cho các khối 10, 11, 12.

Với phương châm giáo dục “Học lễ nghĩa để thành nhân - Học tri thức để thành tài”, nhà trường chú trọng đào tạo nhân cách cho học sinh trước khi dạy chữ. Nhờ thế, năm nào trường cũng đạt tỉ lệ 100% học sinh có hạnh kiểm khá, tốt. Môi trường lành mạnh tại trường là cơ sở giúp cho học sinh phát triển toàn diện về tư cách đạo đức, đây cũng là điều khiến nhiều phụ huynh bất ngờ khi gởi con em mình vào học tại trường.

Trên nền tảng giữ vững sự ổn định về tư cách đạo đức cho học sinh, nhà

trường cũng chú trọng về lượng tri thức mà học sinh sẽ đạt được khi học tập tại trường. Hằng năm, nhà trường có hơn 45% học sinh đạt danh hiệu học sinh khá giỏi, trong đó học sinh giỏi chiếm tỉ lệ gần 25%. Bên cạnh đó, trường cũng chú trọng bồi dưỡng những học sinh có tư duy tốt để tạo nguồn lớp luyện thi đại học của nhà trường ngay từ đầu. Sau mỗi khóa học hè, trường sẽ tổ chức thi xếp lớp cho học sinh để xây dựng nên lớp chuyên (chọn) cho khối 10 và 11. Ở những lớp này, ngoài những kiến thức cơ bản, các thầy cô sẽ cung cấp cho học sinh những chuyên đề hay và lạ nhằm phục vụ niềm say mê tìm tòi điều hay điều lạ trong thế giới tri thức của học sinh.

Đối với khối 12, ngoài mục tiêu 100% đậu tốt nghiệp, nhà trường còn xây dựng ngay từ đầu năm các lớp luyện thi đại học các khối A, B, C, D thông qua nguyện vọng và trình độ của học sinh (qua đợt kiểm tra đầu năm). Với những lớp này, chỉ tiêu đề ra là 100%

đậu đại học - cao đẳng. Tuy nhiên, tổng kết 2 năm trở lại đây thì tỉ lệ đậu ĐH, CĐ của các lớp này chỉ đạt mức 80%, tỉ lệ chung của nhà trường về lượng học sinh học ĐH, CĐ sau khi rời trường thường ở mức 60%.

Để đạt được những thành quả trên, nhà trường đã xây dựng một đội ngũ giáo viên và đội ngũ quản lý chuyên nghiệp và năng động. Trong đó: Giáo viên bộ môn là tập hợp những con người yêu nghề, tận tâm với học sinh, sẵng sàng đáp các nhu cầu khác nhau về năng lực của từng học sinh; Giáo viên chủ nhiệm là những người nhiều kinh nghiệm, tận tâm, yêu nghề, biết phân loại học sinh để có phương pháp giáo dục phù hợp; Đội ngũ y bác sĩ luôn sẵn sàng chăm sóc sức khỏe cho học sinh trong mọi trường hợp.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất trong nhà trường là yếu tố luôn được chú trọng. Hiện nay, trường có 28 phòng học và các phòng chức năng thì tất cả đều sạch sẽ, thoáng mát, được gắn máy lạnh và

các thiết bị dạy học hiện đại nhằm phục vụ việc học cho các học sinh. Phòng thí nghiệm thực hành các môn lý, hóa, phòng máy tính phù hợp tiêu chuẩn giáo dục. Phòng ở nội trú rộng rãi, gắn máy lạnh để phục vụ sinh hoạt cho các học sinh nội trú. Có sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông và các câu lạc bộ thể thao để học sinh vui chơi sau giờ học.

Với phương hướng hoạt động: Mô hình lớp học 30 học sinh/lớp, với một giáo viên quản nhiệm toàn thời gian, nên việc từng học sinh được quan tâm là điều bình thường tại ngôi trường này. Sau giờ học, học sinh về phòng nội trú với giáo viên quản lý phòng nhằm tạo không khí gia đình. Mỗi tuần, nhà trường sẽ gởi cho phụ huynh hai tin nhắn thông qua hệ thống "tin nhắn học đường" để thông báo cho gia đình về tình hình học tập và sinh hoạt của con em, nhằm giúp phụ huynh phối hợp với nhà trường trong công tác giáo dục.

Hằng năm, nhà trường cùng với Đoàn trường tổ chức nhiều sân chơi cho học sinh, tổ chức cắm trại, đi giao lưu, dã ngoại nhằm tăng thêm phần hưng phấn trong học tập, đồng thời giáo dục cho học sinh các kỹ năng trong cuộc sống. Trường cũng tiến hành phối hợp với các công ty chuyên về huấn luyện kỹ năng sống, để dạy cho học sinh trong thời gian hè. Tổ chức học nghề tin học văn phòng cho học sinh để lấy bằng nghề cuối khóa.

Tröôøng THPT Ñoâng Du: Toát nghieäp 100% trong 5 naêm lieân tuïc

GIAÙO DUÏC - VIEÄC LAØM

TUẤN NGUYỄN

33

Page 9: Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 26 đến hết

Tuy mới được thành lập từ tháng 01/2011 nhưng Trung tâm Dạy nghề Bắc Tuy Phong đã thu hút khá đông các học viên lao động nông thôn. Đến nay, trung tâm đã mở được 25 lớp, với hơn 800 học viên theo học các ngành nghề: Sửa chữa mô tô - xe máy; Xây dựng dân dụng; Tin học văn phòng; Lắp ráp và sửa chữa vi tính; Tiếng Anh chuyên ngành lễ tân; Vận tải nông thôn.

Ông Nguyễn Em - Giám đốc Trung tâm Dạy nghề Bắc Tuy Phong chia sẻ: “Hơn một năm triển khai Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 cho thấy: Bên cạnh các ngành nghề nông nghiệp trồng lúa, trồng trôm, chăn

nuôi gia súc, gia cầm… thì các nghề phi nông nghiệp như vận tải nông thôn, sửa chửa mô tô, xe máy, vi tính… luôn chiếm số lượng học viên khá đông”.

Một điều thu hút các học viên là chính sách đối với lao động nông thôn: người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn với mức tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học; tiền ăn 15.000 đồng/ngày thực học/người; tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa học (đối với người học nghề nơi cư trú từ 15km trở lên)....

Tuy vậy, trung tâm cũng còn một số hạn chế về cơ sở vật chất như: Giáo án dạy

nghề chưa được thống nhất nên việc dạy và học còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy; Việc mua sắm các thiết bị dạy học còn gặp khó khăn về kinh phí; Việc tuyển sinh còn gặp khó khăn do trình độ của người lao động còn thấp. Song trung tâm cũng thường xuyên tăng cường công tác thông tin tuyên truyền các chính sách của Đảng và Nhà nước về dạy nghề cho lao động nông thôn, triển khai tuyên truyền về dạy nghề cho lao động nông thôn trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mặt khác, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, nghiên cứu sửa đổi bổ sung chương trình đào tạo, bồi dưỡng giảng

viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Với những mục tiêu và kế hoạch nêu trên, chắc chắn, Trung tâm dạy nghề bắc Tuy Phong sẽ còn gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trong thời gian sắp tới.

Trong thời gian vừa qua, Trung tâm Dạy nghề Bắc Tuy Phong (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) đã chú trọng đến đào tạo các ngành nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn, từ đó nông dân có sự chuyển biến về nhận thức, xây dựng nông thôn mới một cách toàn diện và bền vững.

Ông Nguyễn Em - Giám đốc Trung tâm Dạy nghề Bắc Tuy Phong

Trung taâm Daïy ngheà Baéc Tuy Phong:Quyeát taâm ñoåi môùi quaù trình daïy vaø hoïc

TRÍ THIỆN

Thưởng Tết của sếpCuối năm tổng kết công ty, sếp vui vẻ thông

báo:- Năm nay các bạn làm việc rất tốt. Lợi

nhuận của công ty đã tăng một cách đáng kể. Để thưởng cho các bạn, tôi sẽ phát cho mỗi người một tấm séc trị giá 5 triệu đồng…

Tất cả nhân viên công ty vỗ tay rào rào tán thưởng. Sếp tiếp lời: – Nếu năm sau các bạn vẫn làm việc nhiệt tình như thế này, hãy đem tờ séc đó đến gặp tôi và tôi sẽ… ký chúng.

Khen hay chọc ngoáy?Ngày Tết người ta hay bông đùa cho vui, nhưng

nhiều khi nói không đúng cách lại mất Xuân. Câu chuyện có thật sau đây là một ví dụ:

Mùng 3 Tết, hai vợ chồng già sang chúc Tết hàng xóm, bà vợ diện một chiếc váy bạc sang trọng.

Vừa gặp nhau, vợ chồng hàng xóm đã bông đùa:- Ồ, bà mặc váy màu này hợp với mái tóc bạc của

ông nhà lắm! Tức mình, bà vợ vặc lại:- Còn bà, sao không cởi trần cho rồi! Ông nhà hói

trụi thế kia còn gì!

GIAÙO DUÏC - VIEÄC LAØM

34

Page 10: Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 26 đến hết

CHUYÊN ĐỀ

NHAØ LAÕNH ÑAÏO THEÁ GIÔÙINoåi Baät Nhaát naêm 2012 9

1. CHRISTINE LAGARDE

Tờ tạp chí Forbes của Mỹ đã xếp hạng Lagarde nằm trong số những người quyền lực nhất và cũng là người phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Bà là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, bà không có thời gian để dàn xếp trước khi nhảy vào một cuộc chiến kéo dài là cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực đồng tiền chung châu Âu. 2. BARACK OBAMA

Tháng 11 vừa qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa thắng cử thêm một nhiệm kỳ mới trong cuộc bầu cử được cho là gay cấn và kịch tính nhất trong lịch sử Mỹ những năm gần đây. Ông vẫn rất chắc chắn trong việc đưa ra các quyết định bất kể chiến dịch tranh cử của ứng viên Mitt Romney đã mô tả ông là một lãnh đạo sai lầm.

Mới đây, một lần nữa Tạp chí Time lại bầu chọn ông Obama là “Nhân vật của năm”. Đây là lần thứ hai ông có được danh hiệu này.3. IMRAN KHAN

Từ một người chơi cricket thành một chính trị gia, Imran Khan hiện là lãnh đạo đảng Tehrik-e-Insaf (PTI) của Pakistan. Ông đã đứng lên chống lại việc sử dụng máy bay do thám không người lái tại Pakistan, lên tiếng chống lại bạo lực. Việc thúc đẩy chống máy bay do thám cũng chính là tâm điểm trong chiến dịch tranh cử tổng thống của Imran Khan.4. HILLARY CLINTON

Được coi là Ngoại trưởng phải đi công du nhiều nhất, bà Clinton đã

tới ít nhất là 111 quốc gia, và đối mặt với rất nhiều cuộc khủng hoảng trên toàn cầu trong suốt những năm bà tại nhiệm, từ cuộc khủng hoảng đẫm máu tại Syria, cho tới vụ tấn công ngày 11/9 tại lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi hay xung đột 8 ngày giữa Israel và Gaza…

Hillary Clinton có thể sẽ lần thứ 10 trở thành người phụ nữ đáng ngưỡng mộ nhất do Gallup bình chọn trong năm nay. Và chắc chắn, bà giành danh hiệu ‘người được yêu cầu tranh cử Tổng thống Mỹ trong năm 2016 nhiều nhất’.5. KIM JONG UN

Nhà lãnh đạo trẻ tuổi của CHDCND Triều Tiên, con trai cố lãnh đạo Kim Jong-Il, đã trở thành “Nhân vật của năm” do độc giả tạp chí Time bình chọn. Trong một năm nắm quyền lãnh đạo đất nước, ông Kim Jong-Un đã ghi được nhiều dấu ấn đáng nể trọng, bên cạnh đó cũng phải nhận vô số chỉ trích, trong đó có vụ phóng tên lửa gần đây nhất.6. AUNG SAN SUU KYI

Aung San Suu Kyi, nữ thủ lĩnh phe đối lập ở Myanmar, đã nhận được giải Nobel Hòa bình năm 1991. Nhưng năm nay mới thực sự là bước tiến lớn trong sự nghiệp chính trị của bà và đảng do bà lãnh đạo. Đảng của bà đã giành được đa số ghế trong cuộc bầu cử quốc hội Myanmar.7. Mohamed Morsi

Mohamed Morsi trở thành lãnh đạo đầu tiên được bầu lên

một cách dân chủ sau khi Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak bị lật đổ. Mặc dù ông Morsi thể hiện được ấn tượng rất lớn sau bầu cử, nhưng ông đã làm Cairo rối loạn khi ban hành một sắc lệnh gây tranh cãi, trong đó đặt ông ở vị trí có quyền lực còn cao hơn cả các quan tòa.

Tuy nhiên, Morsi lại chứng tỏ ông là một nhà trung gian hòa giải chính trị đầy kỹ năng tại Trung Đông, khi giúp hình thành nên một thỏa thuận hòa bình giữa Israel và Gaza sau khi hai bên có cuộc chiến chóng vánh 8 ngày.8. Hugo Chavez

Sau khi cầm quyền gần 14 năm, Tổng thống Hugo Chavez sẽ còn tiếp tục lãnh đạo đất nước Venezuela thêm 6 năm nữa và trở thành một trong những chính trị gia được chú ý nhiều nhất tại Mỹ La tinh. Tuy nhiên, cuộc chiến của ông chống lại căn bệnh ung thư vẫn đang rất khốc liệt. 9. Bashar al-Assad

Năm 2012 vừa qua, Bashar al-Assad là một trong những từ khóa xuất hiện nhiều nhất trong các bản tin, đặc biệt là tại Trung Đông. Tổng thống Syria phải đối mặt với nguy cơ lớn nhất kể từ khi ông tiếp quản quyền lực vào năm 2000, sau cái chết của cha ông.

Hơn 40.000 người đã thiệt mạng trong cuộc xung đột kéo dài gần 2 năm qua. Nội chiến tại Syria đang ngày một leo thang và có thể sẽ kết thúc trong một ngày không xa, khi mà các quốc gia đang tính phương án tị nạn cho ông Assad.

Dưới đây là danh sách 9 nhà lãnh đạo trên thế giới nổi bật nhất của tờ Global Post’s, dựa trên sức ảnh hưởng của cá nhân từng người với thế giới:

QUOÁC TEÁ

THU THU(Tổng hợp)

35

Page 11: Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 26 đến hết

UBND HUYEÄN TUY PHONGTÆNH BÌNH THUAÄN

Cung chuùc taân xuaân

Page 12: Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 26 đến hết

CHUYÊN ĐỀ

UBND QUẬN 8TP. HCMKính chuùc moïi nhaø moät naêm môùi

vaïn söï nhö yù, an khang thònh vöôïng

Vaïn söï caùt töôøngToaøn gia haïnh phuùc

Tröôøng THPT ÑOÂNG DU - Q. Taân Phuù

Page 13: Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 26 đến hết

TRẠM CÔNG AN 51 BIÊN HÒA - ĐỒNG NAI

Kính chuùc moïi nhaø moät naêm môùi an

khang, thònh vöôïng

Phoøng Quaûn lyù Ñoâ thò Huyeän Bình Chaùnh

Page 14: Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 26 đến hết

TRUNG TÂM DẠY NGHỀ

BẮC TUY PHONG TỈNH BÌNH THUẬN

Khu Quaûn lyù Giao thoângÑoâ thò soá 3

Page 15: Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 26 đến hết

BEÄNH VIEÄN QUAÄN 12111 đường TCH21,P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, TP.HCM

ĐT: 6250.2632 - Fax: 6250.7953Bệnh viện quận 12 luôn sẵn sàng phục vụ sức khỏe nhân dân tận tình chu đáo

KHÁM ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ VÀ NGOẠI TRÚ1. Khu phẫu thuật – Gây mê hồi sức: Phẫu thuật Ngoại tổng quát (trĩ, thoát vị bẹn, dò hậu môn, viêm ruột thừa… ), chấn thương chỉnh hình.2. Sản phụ khoa: phẫu thuật u nang buồng trứng, u xơ tử cung, thai ngoài tử cung, phẫu thuật các trường hợp sanh khó, soi cổ tử cung, xét nghiệm tế bào cổ tử cung.3. Siêu âm tim, siêu âm màu, siêu âm qua ngã âm đạo, điện tâm đồ, xét nghiệm chức năng gan, chức năng thận, ion đồ, HbA1c, nội soi hậu môn- trực tràng, dạ dày-tá tràng.4. Y học cổ truyền: Châm cứu, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng…5. Khám Mắt, Tai mũi họng (nội soi tai mũi họng), Răng hàm mặt (Phục hình răng, răng sứ), Da liễu 6. Hồi sức cấp cứu7. Nội tổng quát8. Nhi9. Ngoại tổng quát10. Khám chứng nhận sức khỏe cho người lao động, học sinh, sinh viên có nhu cầu.

TIẾP NHẬN BỆNH NHÂN CẤP CỨU 24/24