3
Trang gốc Văn hoá “Chiếc khăn piêu” trẻ mãi Việt Long Đăng ngày 6, Tháng Hai 2013 bởi VL Với “tuổi đời” 55, “Chiếc khăn phiêu” của nhạc sĩ Doãn Nho đã bộc lộ sức trẻ của mình khi được ca sĩ Tùng Dương chọn làm món quà gửi tới công chúng trẻ yêu âm nhạc toàn quốc để rồi giành giải thưởng Bài hát của năm 2012, tiếp tục giành giải thưởng bài hát của tháng 1.2013. Nhạc sĩ Doãn Nho (đội mũ) cùng tác giả bài viết và TS Vũ Thế Long tại buổi gặp mặt mừng xuân 2013 do Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức ngày 4.2.2013 Trong sự xô bồ của đời sống âm nhạc hôm nay, các ca khúc mới xuất hiện ngày càng nhiều, hướng vào giới trẻ, để rồi

"Chiếc khăn piêu" trẻ mãi - Việt Long

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Bài viết của Việt Long đăng trên vanhien.vn (tạp chí điện tử Văn hiến Việt Nam).

Citation preview

Page 1: "Chiếc khăn piêu" trẻ mãi - Việt Long

Trang gốc   Văn hoá

“Chiếc khăn piêu” trẻ mãiViệt Long

Đăng ngày 6, Tháng Hai 2013 bởi VL

Với “tuổi đời” 55, “Chiếc khăn phiêu” của nhạc sĩ Doãn Nho đã bộc lộ sức trẻ của mình khi được ca sĩ Tùng Dương chọn làm món quà gửi tới công chúng trẻ yêu âm nhạc toàn quốc để rồi giành giải thưởng Bài hát của năm 2012, tiếp tục giành giải thưởng bài hát của tháng 1.2013.

Nhạc sĩ Doãn Nho (đội mũ) cùng tác giả bài viết

và TS Vũ Thế Long tại buổi gặp mặt mừng xuân 2013

do Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức ngày 4.2.2013

Trong sự xô bồ của đời sống âm nhạc hôm nay, các ca khúc mới xuất hiện ngày càng nhiều, hướng vào giới trẻ, để rồi sau đó nhanh chóng trôi vào dĩ vãng, việc Tùng Dương chọn một ca khúc đã ra đời cách nay hơn nửa thế kỷ lại giành được sự ủng hộ nhiệt tình nhất của khán giả, quả là điều bất ngờ. Bản thân nhạc sĩ Doãn Nho cũng có cảm giác như vậy. Nhạc sĩ cho biết, trong suốt quá trình chọn, dàn dựng ca khúc và biểu diễn, Tùng

Page 2: "Chiếc khăn piêu" trẻ mãi - Việt Long

Dương không trao đổi gì với nhạc sĩ. Chỉ đến khi nghe tin tác phẩm của mình được giải, nhạc sĩ Doãn Nho mới biết đứa con tinh thần vào tuổi “lão” của mình hoá ra vẫn còn trẻ lắm. Trả lời câu hỏi về việc Tùng Dương hát “Chiếc khăn piêu”, ông nhấn mạnh hai cụm từ: “bất ngờ”, và “có rất nhiều sáng tạo”.

Đúng như nhận xét của nhạc sĩ Doãn Nho, “Chiếc khăn piêu” đã được làm mới, có sức chinh phục mới là nhờ ca sĩ Tùng Dương cùng nhạc sĩ phối khí Nguyên Lê đã có rất nhiều sáng tạo. Một ca khúc dựa vào chất liệu dân ca Xá (Khơ Mú) Tây Bắc, có cấu trúc tương đối đơn giản nhưng chặt chẽ, đã khẳng định giá trị của mình suốt 55 năm qua, tưởng khó có gì thay đổi được, vậy mà nhờ sự sáng tạo này, đã có một cấu trúc mới mẻ, trẻ trung. Sự sáng tạo thể hiện rõ ở chỗ Tùng Dương và Nguyên Lê đã mạnh dạn “cắt” đoạn kết đưa lên thành đoạn mở. Đoạn này được Tùng Dương hát chậm đi, kéo dài các nốt ngân, mở ra một không gian âm nhạc mênh mông, để rồi sau đó vào phần phát triển (nguyên là phần mở đầu) với tiết tấu dồn dập, giai điệu tươi vui, tạo sức hút lạ lùng cho bài hát. Như vậy, “Chiếc khăn piêu” đã thay đổi một cách tự nhiên, từ một đoạn đơn thành hai đoạn đơn và phần tái hiện hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, sự thay đổi về nhịp điệu, tiết tấu, lối phối khí theo phong cách phương Tây tạo ra sức hút mới và vẫn giữ được cái “thần” của tác phẩm, tạo cảm giác như tác phẩm vừa mới được viết hôm qua.

Với “Chiếc khăn phiêu” được làm mới như thế, Tùng dương tha hồ trổ tài trên một không gian âm nhạc rộng hơn, phong phú hơn so với bản gốc. Những chỗ hát ở nốt cao, kéo dài, Tùng Dương thể hiện kỹ thuật thanh nhạc vững vàng của mình. Câu hát “A chị ơi tới đây nhận lấy chiếc khăn đẹp này/Thôi này đừng tìm trong rừng, lạc trong rừng, nát hoa rừng khăn piêu đây”, các nghệ sĩ đi trước thường hát xuống một quãng 8 để tạo ra sự tương phản, thì Tùng Dương vẫn hát ở độ cao tương ứng với các câu khác, tạo ra sự thanh thoát, cũng là cách làm mới ca khúc. Những chỗ hát với tiết tấu nhanh, Tùng Dương không để cho nhịp điệu cuốn hút khiến mình hát một cách dễ dãi, mà vẫn sử dụng kỹ thuật vuốt nốt, nhấn nhá kiểu phương Đông, có gì đó rất ma mị, dẫn dụ khán giả đi sâu vào thế giới nội tâm mà tác giả ca khúc muốn thể hiện. Chính Tùng Dương, khi trả lời phỏng vấn, đã tự đánh giá: “Cảm xúc chung là trẻ, không khí âm nhạc hiện đại phù hợp với cảm nhận của nhiều người nghe hiện nay. Đoạn cuối của ca khúc có lẽ là sự khác biệt dễ nhận biết nhất “Tiếng tôi vang rừng núi/ Nhưng không ai trả lời”, Với NSƯT Kiều Hưng hoặc anh Trọng Tấn thì miên man, dí dỏm. Nhưng với Tùng Dương thì thênh thang, rộng lớn, một chút luyến tiếc, nhớ nhung…”.

Sự thành công của “Chiếc khăn phiêu’ cho thấy những tác phẩm văn học nghệ thuật mang được hồn dân tộc thì không bao giờ cũ. Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, còn rất nhiều tác phẩm có giá trị và nếu có cách biểu hiện mới, sẽ có sức sống mới, chinh phục được khán giả thời nay, không kể đó là khán giả già hay trẻ.