20
Ban dự án Hạt Giống Hạnh Phúc dành tặng các bạn - Ấn phẩm lưu hành nội bộ - THÁNG 01/2015 ..!! :) \m/ SỐNG ĐẸP

Ban Tin Song Dep Ki II - HGHP Thang 1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Ban Tin Song Dep Ki II - HGHP Thang 1

Ban dự án Hạt Giống Hạnh Phúc dành tặng các bạn- Ấn phẩm lưu hành nội bộ -

THÁNG 01/2015

..!!

:)

\m/

SỐNG ĐẸPSỐNG

ĐẸP

Page 2: Ban Tin Song Dep Ki II - HGHP Thang 1

TỔNG BIÊN TẬP Trần Thu Hà

NHÓM NỘI DUNG Nguyễn Hoàng Chiêu Anh

Trần Thị Thu Hiền

Lê Trần Hoàng Duy

Nguyễn Phạm Tiểu Quyên

Vưu Thị Hồng Hà

Ngô Thủy Phương Tâm

Hình Thị Thùy Trang

Nguyễn Thụy Nhật Giao

Nguyễn Như Cát Anh

THIẾT KẾ Trần Thị Ánh Nguyệt

Đặng Đức Can

TRUYỀN THÔNG Lư Hiếu

Ngô Phước Linh Giang

SỐNG

ĐẸP

Page 3: Ban Tin Song Dep Ki II - HGHP Thang 1

Ngày 19/12/2014, dự án “Hạt giống hạnh phúc” chính thức ra

mắt cộng đồng Hoa Sen nhằm khơi lên tinh thần nhân ái trong trường.

Để lên kế hoạch hành động, nhóm dự án đã phải làm việc miệt mài 6

tháng trời, từ nghiên cứu xem các tổ chức tại Việt Nam và trên thế giới

đã làm gì, cho đến lên kế hoạch truyền thông như thế nào để thu hút

được được nhiều công dân Hoa Sen nhất. Ngay cả cái tên dự án cũng

tốn bao nhiêu thời gian tranh cãi các bạn ạ. Cuối cùng, cái tên “Hạt

giống hạnh phúc” được đưa ra vì Lòng nhân ái chính là khởi nguồn của

hạnh phúc.

Dự án dự kiến kéo dài ít nhất 1 năm, với những hoạt động hấp

dẫn như Tuần lễ Sống đẹp, cuộc thi thiết kế ấn phẩm truyền thông, hội thảo,

cơ hội cho các bạn sinh viên phục vụ cộng đồng, và đặc biệt là bản tin Sống

Đẹp mà các bạn đang cầm trên tay. Thông qua việc tìm hiểu các nghiên

cứu liên quan đến sống đẹp, các câu chuyện đẹp ngoài xã hội và ngay

trong trường Đại Học Hoa Sen chúng ta, Bản tin “Sống Đẹp” mong muốn

hướng độc giả tới mặt tươi sáng hơn của cuộc sống và khơi dậy một văn

hóa nhân ái trong trường Đại Học Hoa Sen chúng ta.

Nếu các bạn muốn tham gia,đóng góp bài cho bản tin, hoặc có ý

tưởng cho dự án, hãy truy cập vào fanpage dự án www.face-

book.com/HatGiongHanhPhucHSU hoặc liên lạc tới địa chỉ hatgiong-

[email protected]. Chúng tôi rất cần những thông tin, bài viết

về những hành động đẹp trong và ngoài trường Đại Học Hoa Sen và

những cơ hội hành động mà tập thể trường Đại Học Hoa Sen có thể tham

gia (phục vụ cộng đồng, doanh nghiệp xã hội, v.v.). Chúng ta hãy cùng

nhau biến trường Đại Học Hoa Sen thành một nơi tràn ngập tình yêu

thương nhé!

BAN BIÊN TẬP

LỜI GIỚI THIỆU

Page 4: Ban Tin Song Dep Ki II - HGHP Thang 1

01MỤCBẠN CÓ

BIẾT ?

Làm việc tốt,có thể mang lại hạnh phúc và gây “nghiện“...............................................................05Bạn là một người nhận,là một người cho hay là người có qua có lại.............................................07

02MỤCCHUYỆN TỐT

QUANH TA

Tấm lòng người sắp đi xa..................................................Người cựu binh vác tù và hàng tổng..............................Lời xin lỗi đâu cần phải tiết kiệm.....................................Hẻm “Ông Tiên” ở Sài Gòn.................................................Cô bán bánh mì đi làm từ thiện.......................................Giới trẻ Việt Nam không thờ ơ.........................................

090909090909

03MỤCNGƯỜI HOA SEN

SỐNG ĐẸP

Hôm nay bạn đã sống đẹp chưa.......................................10

Tình thương của trường mình...........................................11

Đẹp theo cách Sinh Viên.....................................................13

Sách trao yêu thương..........................................................14

04MỤCNÊN LÀM

GÌ NHỈ ?

Xuân Biên Giới 2015..............................................................15

Hãy tham gia Người Tử Tế Trong Mắt Tôi...........................16

Food Bank Sài Gòn.................................................................17

CÓ TRONGGÌ SỐ NÀY ??

Page 5: Ban Tin Song Dep Ki II - HGHP Thang 1

01MỤC

02090909090909

03

LÀM VIỆC TỐT CÓ THỂ MANG LẠI HẠNH PHÚC VÀ GÂY …“NGHIỆN” Sự sẻ chia với những người kém may mắn hơn luôn được xem là một hành vi đáng mơ ước ở bất kỳ xã hội nào. Dù là một hy sinh nhỏ cũng có thể mang lại một sự thay đổi rất lớn đối với một ai đó. Có thể nói, những việc tốt dường như luôn được gắn liền với những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, điều đặc biệt thú vị là khi bạn làm việc tốt cho người khác, nó không chỉ làm cho họ cảm thấy tốt hơn, mà cũng làm cho bạn cảm thấy tốt hơn và dẫn đến một cuộc sống hạnh phúc và khỏe mạnh.

50%

TNV có cảm giác

phấn khích

(“high”)

43%

TNV cảm thấy

mạnh mẽ và sung sức hơn

28%

TNV cảm thấy lòng mình ấm

áp

22%

TNV cho rằng họ

bình tĩnh và ít trầm cảm hơn

21%

TNV cho rằng giá trị bản

thân tăng lên

26 %

TNV giảm các triệu

chứng đau nhức

Trong thực tế, đã có rất nhiều nghiên cứu làm sáng tỏ về những kết quả tích cực về mặt tinh thần và thể chất cho những ai trải nghiệm sự cho đi (người cho). Những phát hiện đầu tiên thuộc về NGHIÊN CỨU CỦA LUKS (1988): Hàng ngàn tình nguyện viên (TNV) khắp nước Mỹ tuyên bố rằng sức khỏe của họ đã được cải thiện khi họ bắt đầu làm tình nguyện viên.

CÁC CẢM GIÁC ĐƯỢC GHI NHẬN

TRONG MỘT NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN NĂM 2007 (SMITH 2007)

VỚI QUY MÔ 27.000 NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

Những người đang có những công việc liên quan đến giúp đỡ người khác như vật lý trị liệu hay giáo viên của trường trẻ em khuyết tật (special education teachers), kết quả ghi nhận rằng những người này có mức độ hài lòng công việc cao hơn và chỉ số hạnh phúc cũng cao hơn so với những người có công việc không thể hiện được sự vị tha (altruistic grati­cation).

Post and Neimark (2007) nhấn mạnh trong cuốn sách của họ “Why doing goods feels good” về những lợi ích của sự giúp đỡ người khác. Lòng trắc ẩn, lòng nhân hậu, và sự tử tế sẽ đẩy lùi những cảm giác tiêu cực, mang lại các kết quả tích cực cho sức khỏe, tinh thần và thể chất, bao gồm kiểm soát về cân nặng, huyết áp và giảm trầm cảm hay các cơn đau mãn tính.

CÔNG VIỆCLIÊN QUAN

ĐẾN GIÚP ĐỠ

NGƯỜIKHÁC

CÔNG VIỆCKHÔNG

THỂ HIỆNSỰ

VỊ THA

MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC

BẠN CÓ BIẾT ? 5

Page 6: Ban Tin Song Dep Ki II - HGHP Thang 1

6 BẠN CÓ BIẾT ?

VẬY TẠI SAO SỰ CHO ĐI LẠI GÂY “NGHIỆN”

Một nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà thần kinh học Jorge Moll tại Viện nghiên cứu sức khỏe quốc gia (National Institutes of Health) phân tích não bộ của con người khi họ tham gia, hay thậm chí chỉ là có ý nghĩ, về làm việc thiện cho ra những kết quả thú vị.

Khi các cá nhân đóng góp hoặc làm từ thiện

Hệ thống tự khen thưởng của não bộ (brain’s mesolimbic system) được kích hoạt

Những kích thích này kích hoạt cảm giác của sự khen thưởng và duy trì hành vi

Và giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh tốt như oxytocin và vasopressin 1

2

3

4

Tác động của các kích thích tố nêu trên giải thích vì sao khi làm được việc tốt, con người ta sẽ cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc hơn. Các nhà tâm lý học gọi quá trình vật lý đặc biệt liên quan đến việc giúp đỡ này là cảm giác “phấn khích” - Helper’s High (Luks 1988). Đặc biệt hơn nữa, các chất dẫn truyền thần kinh này có thể gây “nghiện” tương tự như các loại chất kích thích. Và đó là lý do vì sao những người làm việc tốt luôn có mong muốn lặp đi lặp lại hành vi tốt đẹp của mình.

Nguồn tham khảoLuks, Allan. 1988. “Doing Good: Helper’s High.” Psychology Today 22 (10).

Moll, Jorge, Frank Krueger, Roland Zahn, Matteo Pardini, Ricardo de Oliveira-Souza, and Jordan Grafman*. 2006. “Human Fronto–mesolim-bic Networks Guide Decisions about Charitable Donation.” Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America

103 (42). doi:10.1073/pnas.0604475103.Post, Stephen, and Jill Neimark. 2007. Why Good Things Happen to Good People: The Exciting New Research That Proves the Link Between

Doing Good and Living a Longer, Healthier, Happier Life. New York: Broadway Books.Smith, Tom W. 2007. Job Satisfaction in the United States. Chicago. http://www-news.uchicago.edu.

- Thu Hiền -

Page 7: Ban Tin Song Dep Ki II - HGHP Thang 1

Theo giáo sư Adam Grant (Trường Whar-ton – Đại học Pennsyl-vania), thế giới bao gồm ba mẫu người:

Người Cho (Givers)

Người Nhận (Takers)

Người Có qua Có lại (Matchers)

Trong một số nghiên cứu được trích dẫn trong cuốn sách thú vị Cho và Nhận - Con đường Đột phá dẫn đến Thành công (“Give and take – A Revolutionary Approach to Success”) của Grant

Những người Cho được xác định là những người ít thành công nhất trong lĩnh vực của họ

Grant viết, "Trong mọi nghề nghiệp, những người Cho thể hiện là những người quá chu đáo, quá cả tin và sẵn sàng hy sinh lợi ích riêng của họ vì người khác."

Những nghiên cứu về các kỹ sư ở California, sinh viên y khoa tại Bỉ và nhân viên bán hàng ở Bắc Carolina đều cho thấy cùng một kết quả. Những người ít thành công nhất - các kỹ sư thiếu hiệu quả nhất, các sinh viên y khoa có điểm số tệ nhất – đều nằm trong nhóm người Cho.

Tuy nhiên, những người thành công nhất trong các lĩnh vực cũng là những người Cho. Như Grant đã thể hiện trong sách, có vẻ như người Cho vừa là “người chiến thắng” vừa là “kẻ ngốc”. Trong cuốn sách “Cho và Nhận” (“Give and Take”), Grant đã chứng minh lại giá trị của mẫu người Cho bằng việc cho bạn đọc thấy lý do tại sao cho đi là chiến lược tốt nhất để thành công. Ông cũng đề cập đến những thất bại của một số người Cho, nêu lên những sai sót gây ra sự thất bại của họ.

NGƯỜI CHO

NGƯỜI NHẬN

BẠN LÀ MỘT NGƯỜI NHẬN, LÀ MỘT NGƯỜI CHO HAY LÀ NGƯỜI CÓ QUA CÓ LẠI?

Người Nhận là những người thích nhận nhiều hơn cho. Họ kết hợp giữa cho và nhận sao cho có lợi cho họ

Ngược lại, Người Cho thể hiện lối sống “tập trung vào người khác”: họ để ý hơn vào những gì người khác cần hơn những gì họ cần

Mẫu người cuối cùng là người Có qua Có lại, là người nỗ lực để cân bằng giữa cho và nhận. Người Có qua Có lại là mẫu người phổ biến ở công sở; họ sẵn sàng giúp đỡ người khác nhưng họ muốn nhận được điều gì đó đáp trả

TẠI SAO NGƯỜI CHO THÀNH CÔNG Theo Grant, người Cho có thể có thành công hơn người Nhận và người Có qua Có lại bởi họ tương tác với người khác một cách khác biệt, đặc biệt là liên quan đến bốn lĩnh vực:

SỰ TƯƠNG TÁC

HỢP

TÁC

(CO

LLAB

ORA

TIN

G)

ĐÁNH GIÁ

(EVALUATING)

ẢNH HƯỞNG(INFLUENCING)

QUAN HỆ

(NETWORKING)

TAKE GIVE

BẠN CÓ BIẾT ? 7

Page 8: Ban Tin Song Dep Ki II - HGHP Thang 1

Ngày 19/12/2014, dự án “Hạt giống hạnh phúc” chính thức ra

mắt cộng đồng Hoa Sen nhằm khơi lên tinh thần nhân ái trong trường.

Để lên kế hoạch hành động, nhóm dự án đã phải làm việc miệt mài 6

tháng trời, từ nghiên cứu xem các tổ chức tại Việt Nam và trên thế giới

đã làm gì, cho đến lên kế hoạch truyền thông như thế nào để thu hút

được được nhiều công dân Hoa Sen nhất. Ngay cả cái tên dự án cũng

tốn bao nhiêu thời gian tranh cãi các bạn ạ. Cuối cùng, cái tên “Hạt

giống hạnh phúc” được đưa ra vì Lòng nhân ái chính là khởi nguồn của

hạnh phúc.

Dự án dự kiến kéo dài ít nhất 1 năm, với những hoạt động hấp

dẫn như Tuần lễ Sống đẹp, cuộc thi thiết kế ấn phẩm truyền thông, hội thảo,

cơ hội cho các bạn sinh viên phục vụ cộng đồng, và đặc biệt là bản tin Sống

Đẹp mà các bạn đang cầm trên tay. Thông qua việc tìm hiểu các nghiên

cứu liên quan đến sống đẹp, các câu chuyện đẹp ngoài xã hội và ngay

trong trường Đại Học Hoa Sen chúng ta, Bản tin “Sống Đẹp” mong muốn

hướng độc giả tới mặt tươi sáng hơn của cuộc sống và khơi dậy một văn

hóa nhân ái trong trường Đại Học Hoa Sen chúng ta.

Nếu các bạn muốn tham gia,đóng góp bài cho bản tin, hoặc có ý

tưởng cho dự án, hãy truy cập vào fanpage dự án www.face-

book.com/HatGiongHanhPhucHSU hoặc liên lạc tới địa chỉ hatgiong-

[email protected]. Chúng tôi rất cần những thông tin, bài viết

về những hành động đẹp trong và ngoài trường Đại Học Hoa Sen và

những cơ hội hành động mà tập thể trường Đại Học Hoa Sen có thể tham

gia (phục vụ cộng đồng, doanh nghiệp xã hội, v.v.). Chúng ta hãy cùng

nhau biến trường Đại Học Hoa Sen thành một nơi tràn ngập tình yêu

thương nhé!

BAN BIÊN TẬP

8 BẠN CÓ BIẾT ?

Thông tin và những liên hệ tốt nhất có thể đến từ một mối quen cũ. Grant viết, những mối quen cũ vẫn có giá trị bởi họ có những kinh nghiêm và mối quan hệ mới lạ để giới thiệu. Tuy nhiên, mối quen cũ này sẽ biết rằng loại người Nhận sẽ lợi dụng họ rồi sau đó lờ họ đi; trái lại, người Cho chỉ để mất liên lạc tạm thời vì những thăng trầm thường nhật của cuộc sống. Vì lý do đó, Grant giải thích, những mối quen cũ sẽ thiên hơn về việc giúp người Cho – người đột nhiên gọi điện sau một thời gian dài không liên lạc.

Mối Quen CũNgười Cho Người Nhận

YES! NO

Tương tự như vậy, người Cho có lợi thế trong việc hợp tác. Người Cho hiểu rõ hơn người khác về cách làm việc hiệu quả trong nhóm, Grant viết. Bằng cách cho đi vô điều kiện với nhóm, họ nhận được sự tôn trọng của các đồng nghiệp và không thu hút sự ghen tị mà những người sáng tạo hay thành công khác có thể gặp phải. Người Cho công nhận sự đóng góp của các thành viên khác trong nhóm – và theo Grant, nếu bạn không công nhận sự đóng góp của người khác, lịch sử đã chứng minh rằng bạn sẽ trả giá. Grant mô tả sự trì trệ dài cả thập kỷ trong sự nghiệp của kiến trúc sư huyền thoại Frank Lloyd Wright. Đó là một thời kỳ mà Wright chỉ hoàn thành có hai dự án. Grant kết luận sự không sẵn lòng hợp tác với người khác của Wright là nguyên nhân chính cho sự giảm chất lượng trong kết quả công việc

CÁI BẪY “KẺ BỊ ĂN HIẾP” (THE DOORMAT TRAP)

Người Cho đánh giá và phát triển tài năng tốt hơn và rõ ràng có tầm ảnh hưởng lớn đối với mọi người hơn người Nhận và người Có đi Có lại

Vậy nhưng, người Cho cũng là những người hay thất bại nhất.

Tại sao một số người Cho lại thành công, trong khi những người khác nhận ra rằng việc cho đi cản trở sự nghiệp của họ hoặc làm cho họ kém thành công hơn?

Sự khác biệt chính là những gì Grant gọi là một “Người Cho vị tha” ( “Otherish” giver)

“Người Cho vị tha” không giống như “người Cho quên mình” (Sel�ess giver): họ không cho đi một cách bừa bãi mà không nghĩ đến mình - họ không hoàn toàn vì người khác. Thay vào đó, họ sàng lọc sự chân thành từ phía bên kia, tách những người có trước có sau khỏi những kẻ lợi dụng.

Trong cuốn Cho và Nhận, Grant phá bỏ quan niệm sai lầm cho rằng người Cho là “kẻ ngốc" và người Nhận (hoặc một số ít người Có qua Có lại) sẽ là những người thành trong công việc và cuộc sống. Ông lập luận đầy thuyết phục rằng con đường tốt nhất để thành công nằm ở việc cho đi hơn là nhận lại.

- Chiêu Anh Biên Dịch -Nguồn: Soundview Executive Book Summaries, Are you a giver, a taker or a matcher? Truy cập ngày 09/01/2015 từ

http://www.summary.com/book-reviews/_/Give-and-Take/

VÍ DỤ TRONG KHÍA CẠNH QUAN HỆ (NETWORKING) VÀ HỢP TÁC (COLLABORATING)

Page 9: Ban Tin Song Dep Ki II - HGHP Thang 1

Nguyễn Bảo Ngọc, chàng sinh viên Cao đẳng Truyền hình Hà Nội mắc phải căn bệnh hiểm nghèo ung thư nhưng vẫn sống lạc quan và làm việc thiện trong những ngày cuối cùng cuộc sống đời mình. Hàng ngày, Ngọc chạy xe ôm góp tiền gây quỹ giúp đỡ người dân khó khăn ở huyện nghèo Minh Hóa, Quảng Bình thông qua chương trình “Quảng Bình quê ta ơi”. Ngoài ra, Ngọc còn vận động quần áo, chăn ấm, sách vở để tặng cho các em nhỏ ở đó. Hành động ý nghĩa của Ngọc đã làm cảm động và lôi cuốn nhiều bạn sinh viên nơi anh đang sống nhiệt tình tham gia cùng. (Theo Dân Việt)

Gần đây, các công trình xây dựng ở các thành phố lớn ở Việt Nam, như Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh, tiến hành treo băng rôn hay tấm bảng với nội dung “Xin lỗi, chúng tôi đã làm phiền các bạn!” hay “Mong bạn thông cảm”… Bởi vì thời gian thi công dài ảnh hưởng không ích đến giao thông, công việc kinh doanh, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân. Những câu nói đó đủ làm cho người tham gia giao thông phần nào giảm bớt sự khó chịu, bực dọc khi chờ đợi trong tiết trời oi bức, giữa một “rừng” xe trong giờ cao điểm thành phố. ( ( Theo Sài Gòn Giải Phóng).

Người dân phường Hoà Hiệp Bắc, Liên Chiểu, Đà Nẵng đã quen với hình ảnh một ông lão râu tóc bạc phơ, hằng ngày đi dọc bãi biển thu góc rác thải. Ông ấy là người cựu chiến binh Trần Xuân Mạo (71 tuổi), ngụ tại tổ 4, phường Hoà Hiệp Bắc, quê bác ở Hà Tĩnh. Sau thời gian chiến đấu ở Lào và Campuchia, ông đã về đoàn tụ cùng gia đình, và sau này vào Đà Nẵng sống cùng con út. Thấy cảnh rác thải vương dạt vào bờ biển không ai thu dọn, ông đã tình nguyện làm công việc này mỗi ngày. Ngư dân địa phương cho biết, nhờ công sức của ông mà bãi biển được sạch đẹp hơn, thuyền đi đánh cá cũng ít bị rác mắc vào lưới (Theo Vnexpress)

Hẻm 96 ở đường Phan Đình Phùng, phường 2, quận Phú Nhuận được người dân khu vực thân mật đặt cho cái tên là “hẻm ông Tiên”, xuất phát từ những dịch vụ dành cho người nghèo của bà con trong hẻm. Tại đây, có đủ những dịch vụ như: thùng trà đá mát lạnh; xe ôm cho người già, người khuyết tật; tủ thuốc với các loại thuốc thông thường…Đặc biệt, tất cả đều miễn phí. Ngoài ra, người dân trong hẻm cũng tổ chức dịch vụ mai táng miễn phí dành cho người vô gia cư hoặc có hoàn cảnh khó khăn. Mặc dù đều là những người lao động bình dân ở Sài Gòn, thế nhưng bà con trong hẻm vẫn sẵn sàng giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo mà không đòi hỏi được ghi nhận và đền đáp. (Theo Vnexpress)

Cô Nguyễn Thị Bạch Cúc, 71 tuổi, sống tại xóm nhỏ trên đường Lý Chính Thắng, quận 3 TP. Hồ Chí Minh có hơn 40 năm "kinh nghiệm" giúp đỡ người nghèo. Tần tảo mưu sinh từ xe bánh mì, gom nhặt ve chai, dành dụm từng đồng bạc lẻ, cô đã chăm sóc và giúp đỡ những người già neo đơn, hỗ trợ các chị em trong xóm vay vốn làm ăn, và trao học bổng cho ba học sinh nghèo hiếu học mỗi tháng 300.000 đồng. Không chỉ thế, cô Cúc còn tham gia tích cực các chương trình “Tiếp sức mùa thi”, “Thanh niên tình nguyện”, “Tàu thanh niên Đông Nam Á - Nhật Bản”. (Theo VietnamNet)

Người thế hệ trước thỉnh thoảng lắc đầu bảo nhau: “Thế hệ ngày nay thờ ơ quá…”, nhưng một

loạt hành động thiện nguyện của các bạn trẻ cả nước đã chứng minh điều ngược lại. Tại Cần Thơ, bạn Nguyễn Vương Huỳnh Anh khi nhìn thấy các cụ già vô gia cư nằm co ro trên đường phố đã khởi đầu chương trình “Hơi ấm đêm đông”, gõ cửa từng nhà xin vải

vụn và may thành hơn 40 chiếc mền tặng các cụ. Tại TP. Hồ Chí Minh, CLB “Nắng ấm yêu thương” của trường ĐHKHXH&NV đang đi bán nha đam dạo và thu thập quần áo cũ để giúp đỡ các em nghèo ở

tỉnh Lâm Đồng. Tại Đà Nẵng, hơn 50 bạn thuộc Hội đồng hương PhúNinh đang thực hiện chương trình “Bữa khuya cho người lao động

nghèo”, cung cấp suất ăn đêm miễn phí cho những người bán vé số, nhặt ve chai, lượm rác trong thành phố.

(Theo Tuổi Trẻ)

TẤM LÒNG NGƯỜI SẮP ĐI XA

- Cát Anh-

NGƯỜI CỰU BINHVÁC TÙ VÀHÀNG TỔNG

- Hồng Hà -

LỜI XIN LỖI

ĐÂU CẦN PHẢI

TIẾT KIỆM- Hồng Hà - HẺM “ÔNG TIÊN”

Ở SÀI GÒN- Nhật Giao -

CÔ BÁN BÁNH MÌ

ĐI LÀM TỪ THIỆN

- Phương Tâm -

GIỚI TRẺ VIỆT NAM

KHÔNG THỜ Ơ- Tiểu Quyên -

CHUYỆN TỐT QUANH TA 9

Page 10: Ban Tin Song Dep Ki II - HGHP Thang 1

Một ngày khá đặc biệt với Kiên khi hôm nay bạn tham gia vào việc tổ chức sinh nhật cho mẹ của bạn mình, bất ngờ và đầy ắp tiếng cười cho mọi người; Ngoài ra, mình còn nhường cho các bạn khác gửi xe trước ở trường.

Với mình, việc sống tử tế rất đơn giản khi chỉ cần mình chấp hành tốt luật lệ giao thông, vào bãi để xe đúng nơi quy định. Ngoài ra, hôm nay mình tự nguyện đóng góp ít tiền quà ăn sáng của mình cho chương trình Xuân san sẻ.

Hôm nay, mình đã tuân thủ luật giao thông, quyên góp tiền cho chương trình Xuân san sẻ và đặc biệt là 2 việc: lau sàn tầng 7 (Nguyễn Văn Tráng), và giúp cô lao công rinh bình nước.

Đối với chú, “tử tế” là làm tốt các công việc hàng ngày của mình, giúp cho bãi giữ xe luôn hoạt động tốt, không ùn tắt thông qua việc hướng dẫn, sắp xếp gọn gàng và giúp sinh viên để xe đúng quy định; ra đường chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông.

Tôi vốn là người rất nguyên tắc. Quan điểm “tử tế” của tôi bao gồm trí óc và con tim, vì thế tôi luôn luôn tận tình giúp đỡ hay giảng bài lại nhiều lần giúp sinh viên hiểu. Cùng với đó, việc chấp hành tốt quy định giao thông và mua vé số giúp người tôi cảm thấy hợp lí là những việc tử tế tôi thường hay làm nhất.

HÔM NAYBẠN ĐÃ SỐNG ĐẸP CHƯA ?

Kiên - Ngành QTKD Văn - Ngành QTKD Bảo - Ngành Marketing

Chú Tùng - Nhân Viên Bảo Vệ Thầy Dũng - Giảng Viên

HSU’s soCOOl !!!!

- Thực hiện bởi Cát Anh & Hồng Hà -

10 NGƯỜI HOA SEN SỐNG ĐẸP

Page 11: Ban Tin Song Dep Ki II - HGHP Thang 1

TÌNH THƯƠNGCỦA TRƯỜNG MÌNH

Gần 10 năm qua, cứ đến dịp lễ tết, sinh viên nhóm Tình Thương trường Đại học Hoa Sen lại tất bật chuẩn bị những chuyến đi mang nhiều phần quà ý nghĩa cùng sự động viên, an ủi kịp thời đến những mảnh đời khó khăn, bất hạnh.

Từ những người trẻ đầy nhiệt huyết... Ra đời từ rất sớm tại Đại học Hoa Sen dưới sự cố vấn của chị Trần Thị Mỹ

Quyên – nhân viên Phòng Đào Tạo, cũng là người trực tiếp tạo dựng nên “hình hài”

của nhóm Tình Thương, nhóm đã có những bước khởi đầu không ồn ào nhưng đầy ý

nghĩa. Ban đầu, ý tưởng thành lập nhóm đơn giản chỉ xuất phát từ mong muốn đem

yêu thương đến với mọi người, khi chị nhận ra xung quanh mình còn quá nhiều

mảnh đời đang cần sự động viên, nâng đỡ. Thế là một nhóm sinh viên có cùng suy

nghĩ được tập hợp, để cùng “san sẻ yêu thương” với những người nghèo khó bằng

các phần quà vào những dịp Lễ, Tết.

Lâu dần, hành động của những người trẻ sẵn sàng gắn bó cả quãng đời sinh viên của mình với hành trình “yêu thương” đã

gắn kết được nhiều thế hệ đi trước. Ít ai biết được rằng, đằng sau hoạt động của nhóm, là cả một “đội ngũ” mạnh thường

quân bao gồm các giảng viên, nhân viên, ban giám hiệu nhà trường, cùng nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ. Họ luôn âm thầm

động viên, giúp đỡ và hết lòng ủng hộ những chương trình do nhóm thực hiện, với niềm tin tưởng hết mực.

NGƯỜI HOA SEN SỐNG ĐẸP 11

Page 12: Ban Tin Song Dep Ki II - HGHP Thang 1

- Nhật Giao & Cát Anh -

...Đến những chuyến đi trao gửi yêu thương Tiếp đón chúng tôi trong không khí bận rộn những ngày cuối năm, dù đang tất bật chuẩn bị cho chương

trình mới, các bạn không khỏi hào hứng khi kể về những chuyến đi của mình đến những miền đất hẻo lánh, tận tay

trao những phần học bổng, quyển tập, cây viết cho các em học sinh tiểu học còn thiếu thốn. Bạn Hoàng Anh Khoa

(sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh) – Trưởng ban Truyền thông, chia sẻ kỉ niệm gắn liền với hành trình “Thương về

Miền Trung 2013”: “Chứng kiến quê hương phải oằn mình gắn chịu hàng chục cơn bão mỗi năm, mình không khỏi

xúc động khi có thể đến và trao quà cho các em học sinh tiểu học. Mình thật sự mong rằng những thứ thiết yếu của

cuộc sống sẽ đến với mảnh đất xa xôi này vào một ngày sớm nhất, để các em có thể học, có thể thoát được cái nghèo

do điều kiện ở đây đem lại.”

Thời gian tới, theo như tiết lộ của chị Thảo - Trưởng nhóm Tình Thương, để kỉ niệm 10 năm sóng gió nhưng

đầy tự hào của mình, nhóm hứa hẹn sẽ có nhiều chương trình hoành tráng và quy mô hơn. Đặc biệt, “Cây mùa xuân”

– chương trình gắn liền với tên tuổi của nhóm, sẽ trở lại vào dịp Tết này tại Bến Tre. Hiện tại, nhóm đang lập kế hoạch

và chuẩn bị cho việc gây quỹ, với mong muốn phần quà dành cho các bé năm nay sẽ có giá trị cao và thiết thực hơn

so với những năm trước.

Yêu thương cho đi là yêu thương không bao giờ mất…

Đường xa và khó khăn thách thức vẫn không thể ngăn

được những bước chân bền bỉ đến kì lạ của những người trẻ

đầy nhiệt huyết. Ngọn lửa mà họ thắp lên mỗi ngày lại càng

được nhiều người đón nhận và chia sẻ hơn. Không truyền

thông một cách ồn ào và mạnh mẽ, thế nhưng những hoạt

động của nhóm Tình Thương lại có sức lan toả và cuốn hút lạ

thường. Hiện tại, họ đang là một trong những nhóm công tác

xã hội nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía sinh viên Hoa

Sen. Ở nhiều chương trình , số lượng sinh viên đăng kí vượt quá

chỉ tiêu đề ra khiến nhóm buộc lòng phải từ chối và hứa hẹn

các bạn vào dịp khác.

Yêu thương cho đi sẽ là yêu thương không bao giờ biến mất và sẽ luôn nảy nở, phát triển lớn mạnh. Đó là

phương châm của nhóm và cũng là mong đợi của tất cả những người đang đặt niềm tin, niềm hy vọng vào những

điều tốt đẹp trong xã hội.

Nếu các bạn mong muốn có những đóng góp

ý nghĩa cho cộng đồng và tham gia cùng Nhóm Tình

Thương, vui lòng liên hệ và tham khảo chi tiết tại:

Email: [email protected]

Facebook: www.facebook.com/nhomtinhthuong

12 NGƯỜI HOA SEN SỐNG ĐẸP

Page 13: Ban Tin Song Dep Ki II - HGHP Thang 1

- Phương Tâm -

ĐẸPTHEO CÁCH SINH VIÊN

Có lẽ bất cứ ai cũng có riêng cho mình một định nghĩa về

cái đẹp trong cuộc sống. Những thành viên hội từ thiện Thiên

Thần – trường Đại học Hoa Sen cũng thế. Một năm vừa qua của

hội từ thiện Thiên Thần đã được lưu dấu với rất nhiều hành động

"đẹp". Các bạn đã tổ chức những hoạt động từ thiện giúp đỡ đồng

bào khó khăn tại một số tỉnh như Bình Thuận, Bình Dương, Bến Tre,

Hậu Giang, Cần Thơ, và huyện Bình Chánh của TP.HCM. Bên cạnh

đó, các thành viên của hội còn tích cực giúp đỡ người lang thang cơ

nhỡ trong nội thành TP.HCM, qua việc quyên góp và gửi tặng họ

những chiếc bánh bao, những chai nước vào các tối thứ bảy.

Vào ngày 04/01/2014, chương trình “Xuân Yêu Thương” do Hội từ

thiện Thiên Thần tổ chức đã được diễn ra tại xã Phú Nhuận, huyện

Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Các bạn đã trao những phần quà (thực

phẩm, chăn, dầu gió, v.v.) cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó

khăn. Vào giữa tháng, hội sẽ tiếp tục hành trình sống đẹp của mình

bằng chuyến đi trao quà khuyến học cho các em nhỏ vùng sâu

vùng xa thuộc tỉnh Lâm Đồng

Những thiên thần không cánh sẽ còn tiếp tục chặng

đường của mình để nhân rộng những yêu thương. Nếu quan tâm

đến hành trình của họ, bạn có thể ghé thăm fanpage của hội để

chứng kiến thêm những hành động đẹp và góp phần của riêng

mình vào đó:

https://www.facebook.com/hoituthienthienthan

?!?!!

NGƯỜI HOA SEN SỐNG ĐẸP 13

Page 14: Ban Tin Song Dep Ki II - HGHP Thang 1

Người thế hệ trước thỉnh thoảng lắc đầu bảo nhau: “Thế hệ ngày nay thờ ơ quá…”, nhưng một

loạt hành động thiện nguyện của các bạn trẻ cả nước đã chứng minh điều ngược lại. Tại Cần Thơ, bạn Nguyễn Vương Huỳnh Anh khi nhìn thấy các cụ già vô gia cư nằm co ro trên đường phố đã khởi đầu chương trình “Hơi ấm đêm đông”, gõ cửa từng nhà xin vải

vụn và may thành hơn 40 chiếc mền tặng các cụ. Tại TP. Hồ Chí Minh, CLB “Nắng ấm yêu thương” của trường ĐHKHXH&NV đang đi bán nha đam dạo và thu thập quần áo cũ để giúp đỡ các em nghèo ở

tỉnh Lâm Đồng. Tại Đà Nẵng, hơn 50 bạn thuộc Hội đồng hương PhúNinh đang thực hiện chương trình “Bữa khuya cho người lao động

nghèo”, cung cấp suất ăn đêm miễn phí cho những người bán vé số, nhặt ve chai, lượm rác trong thành phố.

(Theo Tuổi Trẻ)

- Tiểu Quyên -

SÁCH TRAO YÊU THƯƠNG

Ngày 21 tháng 12 vừa qua, CLB Sách Đại học

Hoa Sen đã trao tặng nhiều phần quà, từ những đôi giày

bata đến những cuốn tập, cây bút, gói bánh,… cho các

em nhỏ ở chùa Kỳ Quang. Trong cái lạnh của những ngày

cuối năm, với một chút ấm áp của tình người, câu lạc bộ

hy vọng rằng niềm vui năm mới của các em sẽ được đủ

đầy hơn. Để làm được điều này, câu lạc bộ đã dày công tổ

chức hoạt động hội sách gây quỹ từ ngày 7 – 14/12. Hội

sách được diễn ra tại sảnh G, cơ sở Nguyễn Văn Tráng –

trường Đại học Hoa Sen. Ngoài mục đích hỗ trợ các em

nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, hội sách còn phát huy văn

hóa đọc, gieo hạt giống tri thức đến với toàn thể giảng

viên, sinh viên nhà trường.

Đầy thầm lặng mà vẫn miệt mài cống hiến,

những trang sách và cả những người đọc sách đều đang

nỗ lực cho những sứ mệnh cao đẹp của riêng mình.

14 NGƯỜI HOA SEN SỐNG ĐẸP

Page 15: Ban Tin Song Dep Ki II - HGHP Thang 1

- CLB Tuổi Xanh -

XUÂN BIÊN GIỚI

2015CÙNG CLB TUỔI XANH SAN SẺ YÊU THƯƠNG VỚI

Xuân Biên Giới là chương trình thiện nguyện thường niên của CLB Tuổi Xanh được tổ chức nhằm mục đích mang đến không khí mùa xuân tươi vui cho các bé thiếu nhi, các chiến sĩ bộ đội và đồng bào đang sinh sống tại các vùng biên giới xa xôi của tổ quốc thông qua các hoạt động:

Tổ chức gian hàng trò chơi, trao quà Tết cho các em nhỏ. Xây dựng nông thôn mới cho bà con tại địa phương đón Tết. Sinh hoạt tập thể, văn nghệ giao lưu và đốt lửa trại cùng các anh chiến sĩ bộ đội biên phòng.

Để góp phần đạt được mục tiêu ấy, CLB Tuổi Xanh chân thành kêu gọi sự chung tay góp sức của các tấm lòng hảo tâm, các mạnh thường quân gần xa bằng các hình thức sau:

1 Tham gia chương trình “Bốc Thăm Gây Quỹ”. Với mỗi Phiếu Rút Thăm, bạn sẽ đóng góp vào quỹ “Xuân Biên Giới 2015” 5,000vnđ và có cơ hội nhận được những giải thưởng hấp dẫn hàng tuần.2 Ủng hộ “Gói tài trợ cá nhận” trị giá 50,000vnđ tương đương một phần quà Tết gồm dụng cụ học tập, nhu yếu phẩm và bánh kẹo cho các trẻ em nghèo vùng biên giới.

Mọi đóng góp của các bạn đều có ý nghĩa rất lớn đối với sự thành công của chương trình “Xuân Biên Giới 2015” nói riêng và là động lực rất lớn để CLB Tuổi Xanh tiếp tục tổ chức những hoạt động cộng đồng với nhiều ý nghĩa thiết thực nói chung. Xin chân thành cảm ơn. Mời bạn theo dõi Fanpage CLB Tuổi Xanh để cập nhật nhanh nhất những thông tin về chương trình nhé! CLB Tuổi Xanh rất hi vọng được cùng bạn mang đến một cái Tết thật ấm áp và ý nghĩa đến nơi biên cương xa xôi của tố quốc.

NÊN LÀM GÌ NHỈ ? 15

Page 16: Ban Tin Song Dep Ki II - HGHP Thang 1

- Hoàng Duy -

HÃY THAM GIA

Bạn đang ấp ủ một chương trình thiện nguyện? Bạn có kế hoạch ra mắt một video clip kêu gọi sự bình đẳng? Bạn muốn làm một hoạt động cộng đồng, một tác phẩm truyền thông nhằm lan toả giá trị của lòng tốt? Hay chỉ đơn giản là một sáng kiến nhỏ khiến những con người mình gặp mỗi ngày có thể nở một nụ cười? v.v.

Khởi động từ tháng 11 năm 2014, đến nay, cuộc thi đã đi hết chặng một và thu hút được nhiều sự quan tâm cả từ toàn trường. Tháng 1 năm 2015, cuộc thi bắt đầu bước vào vòng thứ hai: "Ý tưởng tử tế". Đây sẽ là nơi sáng kiến của bạn không chỉ được lắng nghe mà còn hoàn thiện và có cơ hội được đưa vào thực tế. Đặc biệt, tất cả các bạn sinh viên, dù đã tham gia vòng một hay chưa, đều có thể đăng kí tranh tài trong vòng hai của cuộc thi.

Cách thức tham gia rất đơn giản:

Vào fanpage của cuộc thi: facebook.com/nguoituteHSU và click vào đường link nhận ý tưởng. Bạn chỉ cần điền những nội dung được yêu cầu vào form mẫu và nhấn gửi. Những thí sinh hoặc đội có sáng kiến hữu ích và khả thi sẽ được mời đến buổi trình bày ý tưởng. Đây là dịp để bạn lắng nghe ý kiến của những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế dự án để hoàn thiện kế hoạch của mình. Sau buổi trình bày, năm thí sinh hoặc đội xuất sắc nhất sẽ được cấp kinh phí để thực hiện ý tưởng của mình. Sáng kiến được thực hiện hiệu quả nhất sẽ giành được giải thưởng 7 triệu đồng. Ngoài ra, Ban tổ chức còn dành giải triển vọng cho ba đội khác, mỗi giải 1 triệu đồng.

Mọi thông tin về cuộc thi có thể tìm được qua các kênh truyền thông của Ban tổ chức:Email: [email protected]: facebook.com/nguoituteHSUHotline: 0165 615 1512

16 NÊN LÀM GÌ NHỈ ? NÊN LÀM GÌ NHỈ ? 17

Page 17: Ban Tin Song Dep Ki II - HGHP Thang 1

- Thùy Trang & Hồng Hà -

FOOD BANK

SÀI GÒN“KHÔNG CHỈ LÀ THỨC ĂN, ĐÓ CÒN LÀ LÒNG TỐT”

Theo báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO), mỗi năm trên thế giới lại có đến khoảng 1,3 tỷ tấn lương thực bị bỏ đi – tương đương với 1/3 số lượng lương thực trên toàn cầu. Trong khi đó, số người bị đói và chết vì thiếu lương thực lại là con số không nhỏ với hơn 800 triệu người.

Nhận ra vai trò quan trọng của kênh phân phối thực phẩm trong việc đẩy lùi cái đói, tổ chức Food Bank đầu tiên đã được thành lập tại Mỹ năm 1967, sau đó được nhân rộng. Food Bank thường được xây dựng như một kho lưu trữ thực phẩm đến từ việc đóng góp và thu gom từ các nguồn dư thừa nhưng vẫn trong tình trạng tốt để sử dụng. Sau đó, số thực phẩm này sẽ được chuyển đến những người có nhu cầu. Lấy cảm hứng từ hàng nghìn tổ chức phi chính phủ, phi lời nhuận có tên gọi là: “FOOD BANK” trên toàn thế giới, hiện nay FOOD BANK SAI GON (FBS) được biết đến như là một nhóm công tác xã hội với khoảng hơn 100 bạn tình nguyện viên.

Bằng cách phổ biến là nhận các loại thực phẩm như mì ăn liền, đồ hộp, gia vị, gạo, rau củ quả, bột ngũ cốc, trứng, sữa hay cả tiền mặt từ người dân, các nhà hảo tâm và các tổ chức từ thiện, FBS sẽ tiếp tục vận chuyển các mặt hàng này hoặc chế biến chúng để đem đến cho những người cần thực phẩm. Trong thời gian hoạt động vừa qua, FBS đã thực hiện các chương trình từ thiện hết sức ý nghĩa. Tính đến tháng 10 năm 2014, đã có 3272 bữa ăn đã được chuyển đến cho những người cần đến chúng thông qua các chương trình “Một ngày no”, “Đêm ấm”, “Sài Gòn không đói”.

Với mục tiêu chủ chốt là chia sẻ những bữa ăn, những chén cháo cho những mảnh đời bất hạnh, đồng thời chia sẻ nguồn thực phẩm cho những đơn vị thiện nguyện khác trong thành phố Hồ Chí Minh, Food Bank Saigon luôn mong muốn nhận được

“Bạn có nhớ mình đã bỏ phí đi bao nhiêu thực phẩm trong các bữa ăn hằng ngày? Nếu tính chung cho nhiều người thì vô tình một lượng thực phẩm rất lớn đã bị bỏ đi. Vậy mà, ở một nơi nào đó trên đất nước, vẫn còn những đứa bé đang cần lắm một bữa cơm.”

Hãy liên hệ với FOOD BANK SAI GON thông qua địa chỉ

307/31 Nguyễn Văn Trỗi P.1, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh hoặc qua https://www.facebook.com/foodbankvn

để cung cấp bất kì sự hỗ trợ hoặc nguồn thông tin hữu ích nào !

Yêu thương, sẻ chia và chung sức, chúng ta có thể cùng FBS đem lại những điều tốt đẹp cho cộng đồng !

Sự cộng tác của các tình nguyện viên Thực phẩm ủng hộ từ những tấm lòng sẻ chia từ các cá nhân, tổ chức Sự chung sức của tất cả mọi người để cùng nhau sẻ chia yêu thương đến những mảnh đời cần sự giúp đỡ trong cộng đồng.

NÊN LÀM GÌ NHỈ ? 17

Page 18: Ban Tin Song Dep Ki II - HGHP Thang 1

GÓC NHÌN ĐỘC GIẢ 19

MUỐN GIÚP ĐỠTHÌ PHẢI BIẾT LẮNG NGHE

Đường lên cao nguyên đá Hà Giang, đoạn Yên Minh, Quản Bạ dọc sông Tráng Kìm có dãy nhà lạ. Những căn hộ hình thước thợ, có hiên, xây bê tông theo kiểu dưới xuôi nhấp nhô trên đồi. Đa phần bỏ không, có dùng lại chỉ làm kho chứa lương thực. Để làm gì, sao mà phí thế? Theo chủ trương “hạ sơn”, đồng bào Mông ở đây dời những mỏm núi quanh năm mây phủ để xuống sống thấp hơn, gần đường xá, chợ búa, trường học… Nhiều doanh nghiệp nhà nước được giao làm nhà định cư, mỗi anh nghĩ mỗi kiểu: như Petrolimex muốn những ngôi nhà “giông giống” truyền thống Mông; còn ngân hàng Công thương lại ưa hiện đại, để đồng bào “tiến nhanh tiến kịp” các dân tộc Tày, Thái cư trú đầu sông ngọn suối, có tập quán trồng lúa nước lâu đời. Mỗi căn hộ có diện tích 40 m2, thời giá cách nay chục năm khoảng 22 triệu đồng.

Người Mông trên cao nguyên đá thường ở nhà chình tường, ấm áp mùa đông và mát rượi vào hè. Ba gian chính ít nhất có hai bếp lửa, gian giữa để thờ, bên cạnh là chỗ đàn bà nấu cơm, đun cám lợn. Rất tối, kín, mồ hóng két khắp nơi, nhưng đừng tưởng là họ thích ở bẩn. Ngô, lúa nương, đậu răng ngựa, thịt cá lủng lẳng trong bồ, trên sào tre được sấy quanh năm, làm lương thực, thực phẩm dự trữ không sợ mọt, ẩm, na ná như người xuôi làm lạp xường, thịt sấy vậy. Ăn cơm bên bếp, uống rượu với khách rồi ngủ bên bếp rất ấm, chống chọi được với khí lạnh vùng

núi. Bên ngoài là bờ rào đá, chuồng gia súc, đào mận và vườn rau, một không gian thoáng đãng để cất lên tiếng khèn, chơi đẩy gậy… Hàng trăm năm đã vậy, nên khi nhận được những “món quà” của ngân hàng Công thương, đồng bào không sao sử dụng được. Kiên cố đấy nhưng xung quanh trơ trụi, thờ cúng ở đâu, cám bã chỗ nào, chả nhẽ chình ình bếp lửa giữa nhà cho khói két tường, trần. Và treo cất lương thực cho cả năm thật khó quá. Vậy nên bỏ đó, làm nhà đâu đó hợp với mình trú tạm, nhà cũ trên núi cao vẫn giữ để đi về chăm sóc ngô, đậu. Sau lễ khánh thành rầm rộ với những lời cảm ơn “đã tạo điều kiện định cư”, mấy chục căn hộ hiện đại đắp chiếu im lìm. Người cho đã có lòng san xẻ, là tốt, nhưng không để tâm đến tập quán sinh hoạt của người nhận, đâm lãng phí, dở dang cho cả đôi bên.

-Độc giả Hoàng Định -

Bla..bla..bla....abc...xyz....1....7.......Bla..bla..bla....abc...xyz....1....7.......Bla..bla..bla....abc...xyz....1....7.......blaaaaaaa......!?!?!

18 GÓC NHÌN ĐỘC GIẢ

Page 19: Ban Tin Song Dep Ki II - HGHP Thang 1

Nơi đăng tải những bài viết hay, ý nghĩa đến từ bạn đọc của Hạt Giống Hạnh Phúc.

Những câu chuyện về

giá trị của lòng yêu

thương

Những khoảnh khắc

đẹp giữa người với

người trong

cuộc sống

Những quan điểm đa chiều về lòng

nhân ái trong xã hội

? !@

Góc nhìn của bạn đọc về hành vi, sự kiện trong

cuộc sống và trên các phương tiện truyền thông

Yêu cầu về bài viết: độ dài từ 150 chữ đến 1000

chữ (tin tức, cảm nhận, phóng sự), kèm theo từ 1

đến 3 ảnh minh hoạ.

Tác giả của bài viết được chọn đăng sẽ nhận

nhuận bút từ Ban Biên tập bản tin Hạt Giống

Hạnh Phúc.

Mọi thắc mắc và bài viết đóng góp xin

gửi về địa chỉ :

[email protected]

Hoan nghênh sự đóng góp của các bạn !

GÓC NHÌN ĐỘC GIẢ 19

Page 20: Ban Tin Song Dep Ki II - HGHP Thang 1

Sống Đẹp

số thứ 3 sẽ có

nhiều nội dung mới

rất thú vị,

các bạn nhớ đón

xem nhé

Mọi thắc mắc và đóng góp bài, xin liên hệ quaEmail: [email protected]

Facebook: https://www.facebook.com/hatgionghanhphucHSU