731

Click here to load reader

35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

  • Upload
    hhtpcn

  • View
    1.550

  • Download
    7

Embed Size (px)

DESCRIPTION

PGS.TS Trần Đáng

Citation preview

Page 1: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

PGS.TS TRẦN ĐÁNGCHỦ TỊCH HIỆP HỘI TPCN VIỆT NAM

Hà Nội, ngày 1/10/2014

GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO TUYÊN TRUYỀN VIÊN

THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

Page 2: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

NỘI DUNG:

Phần I: Kỹ năng giáo dục truyền thông:Bài 1: Đại cương về giáo dục truyền thông

Bài 2: Giáo dục sức khỏe

Bài 3: Kỹ năng truyền thông TPCN

Bài 4: Tư vấn TPCN

Phần II: Kiến thức về TPCN:Bài 5: Đại cương TPCN

Bài 6: Bán hàng đa cấp

Bài 7: Sản phẩm K-link

Page 3: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

PHẦN I:

KỸ NĂNG GIÁO DỤC TRUYỀN THÔNG

Page 4: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

ĐẠI CƯƠNG VỀ

GIÁO DỤC TRUYỀN THÔNG

BÀI 1:

Page 5: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

I. KHÁI NIỆM:1. Truyền thông là gì ?Truyền thông là một quá trình liên tục chia sẻ

thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm và kỹ năng tạo sự hiểu biết lẫn nhau giữa bên truyền và bên nhận để dẫn tới những thay đổi trong nhận thức và hành động.

Như vậy, truyền thông là một quá trình liên tục, có nghĩa là nó không diễn ra trong chốc lát, mà kéo dài về mặt thời gian. Quá trình đó diễn ra giữa 2 bên: bên truyền và bên nhận. Cả 2 bên chia sẻ lẫn nhau về thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm và kỹ năng, vì:

- Có thông tin đầy đủ, kịp thời và có hệ thống thì mới có kiến thức.

- Có kiến thức đúng đắn và đầy đủ thì mới xác định được thái độ đúng.

- Có thái độ đúng thì mới có tình cảm đúng, vì thái độ là biểu hiện của lý, còn tình cảm là biểu hiện của tình.

- Có thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm đúng đắn, thì mới có sự vận dụng một cách tự giác; từ đó mới tạo được kỹ năng và thực hành tốt.

Page 6: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2. Cần phân biệt truyền thông với

thông tin và giáo dục

2.1. Thông tinThông tin là những dữ liệu thô hoặc các

dữ liệu đã được xử lý, được phân tích, được các cá nhân, tổ chức phổ biến thông qua sách báo, các báo cáo, các kết quả nghiên cứu, các bảng biểu, đồng thời thông tin còn là quá trình đưa những dữ liệu đó đến người nhận (các nhà quản lý, các nhà vạch chính sách, công chúng ... ) để tạo và nâng cao nhận thức giác ngộ, hiểu biết của họ.

Page 7: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Từ đó có thể thấy rằng: truyền thông khác với thông tin. Nếu như thông tin có thể diễn ra một lần, thì truyền thông lại đòi hỏi liên tục.

Thông tin không đòi hỏi sự hiểu biết lẫn nhau giữa bên truyền và bên nhận, còn truyền thông thì đây là yêu cầu bắt buộc. Thông tin chỉ hạn chế trong thông tin và kiến thức, còn truyền thông mở ra cả thái độ, tình cảm và kỹ năng. Thông tin chỉ đòi hỏi người ta tăng thêm kiến thức, còn truyền thông đòi hỏi phải tạo được sự thay đổi về nhận thức và hành động.

Page 8: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2.2 Giáo dục:

Giáo dục có thể được định nghĩa như là một quá trình truyền thông được tiến hành một cách hệ thống và có cấu trúc chặt chẽ giữa người truyền (giáo viên) và nhóm đối tượng đặc thù (học sinh) nhằm khuyến khích sự tìm hiểu và phân tích để có được những quyết định căn cứ trên những thông tin ấy, dẫn tới những thay đổi trong nhận thức, thái độ và hành động

Page 9: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Nói một cách nôm na, giáo dục là một quá trình dạy và học, trong đó, kiến thức được tập hợp lại một cách hệ thống và được người thầy (giảng viên) truyền đạt cho người học (học viên). Tùy theo hình thức tiến hành, người ta chia ra:

- Giáo dục chính quy: Gồm hệ thống các trường phổ thông, các trường trung học và đại học, các trường chuyên nghiệp.

- Giáo dục không chính quy: Gồm các lớp xóa mù, các lớp bổ túc, các lớp dạy nghề ...

Với cả hai hệ thống giáo dục này, đều có thể tiến hành giáo dục – tuyên truyền về Thực phẩm chức năng

Page 10: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

II. MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG VỀ TPCN:

Nguồn

(S)Thông điệp (M)

Người nhận

(R)Hiệu quả

(E)

Phản hồi (F)

KÊNH (C)

Ký hiệu:•S: Nguồn truyền

•R: Nơi nhận

•C: Kênh truyền thông

•M: Thông điệp truyền

thông

•F: Phản hồi

•E: Hiệu quả

Page 11: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Muốn thực hiện truyền thông thì người truyền thông (nguồn truyền thông S) phải xem xét đối tượng truyền thông của mình là ai (nơi nhận R), họ cần được truyền thông về vấn đề gì trong nhận thức (M) và hành động (E), thông qua những kênh hoặc phương tiện nào (C) để có thể đưa ra nội dung cần thiết (M) đến với đối tượng (R) và bằng cách nào nắm được phản ứng của đối tượng trước những thông điệp chuyển tới họ ( kênh phản hồi F).

Page 12: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Nói tóm tắt: Mô hình truyền thông bằng

các từ sau đây:

• AI

• NÓI GÌ

• CHO AI

• NHẰM MỤC ĐÍCH GÌ

• BĂNG CON ĐƯỜNG NÀO

• LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT

- Nguồn truyền

- Thông điệp

- Người nhận

- Hiệu quả

- Kênh

- Phản hồi

- S

- M

- R

- E

- C

- F

Page 13: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

III. CÁCH TIẾP CẬN VÀ ĐỐI TƯỢNG

TRUYỀN THÔNG

1. Cách tiếp cận truyền thông:

Có 4 cách tiếp cận truyền thông sau đây sẽ được áp dụng để tuyên truyền vận động các đối tượng:

- Chuyển tải thông tin để nâng cao kiến thức và trình độ nhận thức (K).

- Hướng dẫn để nâng cao trình độ (K) và kỹ năng thực hành (P).

- Thuyết phục để thay đổi thái độ (A) và vận động thực hành (P).

- Đối thoại để thay đổi cả nhận thức, thái độ và thực hành (KAP).

Page 14: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2. ĐỐI TƯỢNG TRUYỀN THÔNG:

2.1. Những người lãnh đạo và quản lý, bao gồm:

- Các vị lãnh đạo Đảng và chính quyền các cấp.

- Các vị đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

- Các vị lãnh đạo đoàn thể, quần chúng và tổ chức xã hội.

- Các giám đốc, chủ doanh nghệp.

- Đội ngũ thông tin đại chúng.

Page 15: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2.2. Những người sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến.

2.3. Những người làm dịch vụ(buôn bán, phục vụ ăn uống, kể cả các cơ sở ăn uống và thức ăn đường phố, nội trợ gia đình).

2.4. Người tiêu dùng: Người sử dụng sản phẩm Thực phẩm chức năng (người khỏe, người ốm).

2.5. Những người tham gia truyền thông về Thực phẩm chức năng.

Page 16: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

IV. THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG:

1. Nguyên tắc xây dựng thông điệp:

+ Phù hợp luật, chính sách, văn bản quy phạm, quy chế.

+ Xoay quanh việc phục vụ cho vấn đề trung tâm là đảm bảo CLVSATTP của TPCN.

+ Thích hợp với nhóm đối tượng đã chia và đã chọn.

+ Được xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu khoa học, được thử nghiệm trước khi phổ biến rộng rãi và các tác dụng đã được công nhận.

+ Đơn giản – dễ hiểu – dễ nhớ - dễ làm.

+ Chính xác, nhất quán

+ Thường xuyên được xem xét và kiểm định lại qua nghiên cứu và đánh giá để điều chỉnh phù hợp với đối tượng và yêu cầu của tuyên truyền viên vận động.

Page 17: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2. Chủ đề trung tâm:

Hiểu đúng – Làm đúng – Dùng đúng

Thực phẩm chức năng

Page 18: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

“Hiểu đúng – Làm đúng – Dùng đúng”

2 1 Sản xuất - Manufacturing

2 Kinh doanh - Dealing

3Công bố & Quảng cáo

Claim &Advertisement

4 Quản lý - Management

1

2 Phân loại - Classification

3 Phân biệt - Differentiation

4 Tác dụng - Efficacy

3 Dùng đúng – Correct Usage 1 Đối tượng – Target Object

2 Liều lượng - Dosage

3 Thời gian – Duration

4 Cách dùng – Instruction of Usage

1 Định nghĩa - DefinitionHiểu đúng – Correct Understanding

Làm đúng – Correct Implementation

Page 19: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3. Các nội dung chính của thông điệp:

3.1. Mối quan hệ giữa TPCN và sức khỏe:

Làm cho các đối tương thấy rõ:

+ Nguy cơ sức khỏe

+ Tác dụng của TPCN

Page 20: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3.2. TPCN là gì?

• Định nghĩa

• Phân loại

• Phân biệt

• Tác dụng

• Quản lý

• Sản xuất – Kinh doanh

• Công bố - Quảng cáo

• Tiêu dùng

Page 21: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3.3. Trách nhiệm của mỗi người:

đã nêu trong hiến pháp, pháp luật.

3.4. Trách nhiệm của người sản

xuất: Đảm bảo tính pháp luật và

đạo đức.

3.5. Trách nhiệm của lãnh đạo,

quản lý

3.6. Trách nhiệm của người dịch

vụ

3.7. Trách nhiệm của người tiêu

dùng: từ lựa chọn đảm bảo quyết

định cho bản thân và gia đình

Page 22: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3.8. Các biện pháp đảm bảo CLVSATTP ở các khâu:

+ Khâu sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi.

+ Xuất nhập khẩu

+ Lưu thông phân phối, bảo quản

+ Chế biến: tại doanh nghiệp, các cơ sở và gia đình.

+ Sử dụng sản phẩm TPCN.

3.9. Phòng chống NĐTP, các bệnh truyền qua TP và các bệnh mạn tính

3.10. Biện pháp tăng cường sức khỏe,kéo dài tuổi thọ

Page 23: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

V. KÊNH TRUYỀN THÔNG:

1. Những nguyên tắc huy động các kênh truyền thông:

1.1. Cần huy động và sử dụng kết hợp một cách có hiệu quả nhiều kênh truyền thông, nhiều phương tiện để thực hiện truyền thông về TPCN.

1.2. Cần khuyến khích các cách tiếp cận mới, có sáng tạo trong việc sử dụng và huy động các kênh truyền thông (Ví dụ kết hợp giữa tuyên truyền – giáo dục và giải trí)

Page 24: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1.3. Cần tăng cường sự hỗ trợqua lại giữa truyền thông đại chúng và truyền thông trực tiếp nhằm tăng hiệu quả của từng kênh.

1.4. Truyền thông đại chúng chịu trách nhiệm về sự chuyển đổi nhận thức của các cấp lãnh đạo, của quảng đại quần chúng và các nhóm đối tượng, tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các kênh truyền thông khác

Page 25: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1.5. Truyền thông trực tiếp sẽ tập

trung vào các nhóm đối tượng

đã chọn, nhằm vận động và

thuyết phục họ nâng cao hiểu

biết về TPCN.

1.6. Trong điều kiện đổi mới kinh

tế - xã hội ở nước ta, cần

nghiên cứu những kênh truyền

thông mới để huy động và khai

thác triệt để phục vụ cho yêu

cầu: Hiểu đúng – Làm đúng -

Dùng đúng TPCN

Page 26: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2. Chiến lược huy động và sử dụng các

kênh truyền thông:

2.1. Các kênh truyền thông trực tiếp:2.1.1. Tăng cường truyền thông trực tiếp thông

qua đội ngũ tuyên truyền viên.

2.1.2. Tuyên truyền viên trực tiếp thông qua các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội cần tập trung vào mỗi đối tượng của mỗi đoàn thể và tổ chức nhằm thúc đẩy công tác tuyên truyền có hiệu quả:

- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

- Hội Nông dân

- Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

- Các tổ chức quần chúng khác: Hội chữ thập đỏ, Hội người tiêu dùng, Hội tim mạch, Hội tiểu đường, Hội ung thư ....

Page 27: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2.2. Kênh truyền thông đại chúng:

2.2.1. Phát thanh và truyền hình:- Cần dành nhiều thời gian hơn nữa để

chuyển tải các thông điệp về TPCN.

- Cần xác định rõ đặc điểm và nhu cầu của thính – khán giả, những thể loại và chương trình được họ ưa thích để sử dụng những nội dung và hình thức đạt hiệu quả cao.

- Cần xây dựng những tiểu phẩm cực ngắn (radio/TV- spot) với những thông điệp về chất lượng, tác dụng của sản phẩm TPCN xúc tích, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo phát định kỳ xen kẽ các chương trình được thính –khán giả ưa thích nhất.

- Các chương trình phát thanh và TV có nội dung TPCN cần được in thành băng để phổ biến ở cơ sở thông qua hệ thống truyền hình – phát thanh ở tỉnh, huyện, đặc biệt hệ thống phát thanh ở xã, phường và hệ thống mạng lưới chiếu băng hình.

Page 28: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2.2.2. Báo chí

- Cần xác định đặc điểm, nhu cầu thông tin và thể loại yêu thích của đối tượng độc giả nhằm xây dựng những nội dung thông điệp phù hợp.

- Các trang chuyên đề, chuyên mục cần được tăng cường cả số lượng, chất lượng nhất là tính hấp dẫn. Mục hỏi đáp và hướng dẫn thực hành phòng ngừa bệnh tật, nâng cao sức khỏe cần mở rộng trên mặt báo chí.

- Các báo và tạp chí có số phát hành lớn cần tăng cường hơn nữa tin và bài với nội dung về TPCN.

- Cần đưa những thể loại ít chữ nhiều hình, dễ hiểu như truyện tranh, biếm họa, quảng cáo .... để chuyển tải nội dung về TPCN tới các đối tượng có trình độ văn hóa thấp.

Page 29: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2.3 Các kênh truyền thông khác:

2.3.1. Văn nghệ dân gian:

Tận dụng loại hình văn

nghệ dân gian, đặc biệt

vùng nông thôn, miền núi

dân tộc, thông qua các

văn nghệ xung kích, đội

tuyên truyền viên để

truyển tải nội dung thông

điệp liên quan đến sức

khỏe và TPCN.

Page 30: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2.3.2. Giáo dục:

Giáo dục về CLVSATTP và TPCN nên trở thành học tập bắt buộc ở các cấp học, bậc học, ngành học một cách thích hợp, chú ý hình thức giáo dục ngoài nhà trường chính quy như xóa mù, bổ túc văn hóa, dạy nghề ...

2.3.3. Quảng cáo:

Quảng cáo phải trở thành kênh hữu hiệu của công tác IEC về bảo vệ sức khỏe và TPCN. Các hình thức áp dụng tùy tình hình, cần tậ dụng tối đa điều kiện (trên TV, radio, khẩu hiệu, biểu ngữ, trên báo chí, bao bì các mặt hàng thực phẩm ... )

Page 31: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2.3.4. Các kênh truyền thông khác:- Trao đổi trong gia đình, bạn bè, hàng xóm

- Trao đổi người sử dụng thực phẩm và người sản xuất, buôn bán.

- Các đội tuyên truyền viên cơ động.

- Thi tìm hiểu

- Hội thảo người tiêu dùng. Hội thảo khách hàng.

- Hội thi kỹ thuật.

- Triển lãm, hội chợ.

- Tư vấn, tuyên truyền tại các chợ.

- Hội thi người đẹp ....

Page 32: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

GIÁO DỤC SỨC KHỎE

BÀI 2:

Page 33: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

I. ĐẠI CƯƠNG:

1. Tại sao cần phải giáo dục sức khỏe ?

1.1. Lý do khoa học:

Để thực hiện các động tác rửa tay trước khi chế biến thực phẩm, về khía cạnh khoa học tự nhiên, nếu dụng cụ đã chuẩn bị xong, việc thực hiện chỉ đòi hỏi thời gian rất ngắn (1-2 phút). Tuy nhiên, để thuyết phục một cá nhân và một cộng đồng, chấp nhận biện pháp VSATTP này để bảo vệ và nâng cao sức khỏe của mình của gia đình mình, của xã hội mình không phải là vấn đề đơn giản của khoa học tự nhiên nữa mà phải có khoa học xã hội dự phần vào.

Page 34: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Khoa học xã hội gồm có các lĩnh vực chính sau đây:

- Chính trị học

- Kinh tế học

- Lịch sử học

- Nhân chủng học

- Xã hội học

- Tâm lý học

Ba môn: Nhân chủng học – Xã hội học – Tâm lý học, được gọi chung là khoa học về thái độ. Tuyên truyền giáo dục sức khỏe sử dụng rất nhiều môn khoa học về thái độ và có thể được định nghĩa như là “Ứng dụng của khoa học về thái độ vào lĩnh vực sức khỏe và bệnh tật”.

Page 35: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1.2. Lý do kinh tế:

Giáo dục sức khỏe có một ý nghĩa rất quan trọng trên khía cạnh kinh tế. Muốn chăm sóc sức khỏe cho mọi người có 2 biện pháp:

- Đào tạo rất nhiều cán bộ y tế, tăng cường mạng lưới y tế càng nhiều càng tốt, có thể chăm lo sức khỏe cho mọi người. Biện pháp này không thực tế, vì đòi hỏi một vốn đầu tư kinh phí rất lớn để đào tạo và nuôi dưỡng cán bộ y tế của mạng lưới dày đặc này và mất rất nhiều thời gian.

- Biện pháp thứ hai là hướng dẫn mọi người thấy trách nhiệm tự chăm lo sức khỏe cho bản thân mình, biến mỗi người dân thành một cán bộ y tế có kiến thức bảo vệ sức khỏe phổ cập, sơ đẳng, biết một số biện pháp vệ sinh cơ bản, để có thể bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, chăm lo sức khỏe cho chính mình và cho mọi người chung quanh.

Biện pháp thứ hai là biện pháp ít tốn kém và hiệu quả hơn. Biện pháp nàu chính là biện pháp giáo dục sứckhỏe cho mọi người, theo câu ngạn ngữ: “Nếu chúng ta cho một người đói một con cá, chúng ta chỉ cứu sống họ một ngày, nếu chúng ta vừa cho họ một con cá vừa dạy họ cách câu cá, chúng ta sẽ nuôi sống họ suốt đời”.

Page 36: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Thật vậy, người cán bộ y tế mang dịch vụ chăm sóc hàng ngày cho mỗi người dân, dẫu tích cực cũng không bằng cách dạy họ kiến thức phổ cập giữ gìn sức khỏe. Người cán bộ y tế có đi xây hàng vạn cầu tiêu cũng không bằng gieo được vào đầu nhân dân ý thức về việc phóng uế bừa bãi, ảnh hưởng đến sức khỏe của mình, của bà con thôn xóm mình. Tất nhiên là công tác dịch vụ chăm sóc sức khỏe hàng ngày sức khỏe của nhân dân cũng như công tác xây dựng cầu tiêu, nhà tắm ...là vô cùng cần thiết và quan trọng.

Page 37: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1.3. Giáo dục sức khỏe trong chăm sóc

sức khỏe ban đầu:

Giáo dục sức khỏe là một trong 10 yếu tố chiến lược “Chăm sóc sức khỏe ban đầu” của Bộ Y tế đề ra. Giáo dục sức khỏe có một vai trò rất lớn trong việc hoạch định một chiến lược y tế.

• Giáo dục sức khỏe phải phác thảo được chính sách mới, thích hợp với nguyên tắc: “Chăm sóc sức khỏe ban đầu và chiến lược sức khỏe cho mọi người”.

• Giáo dục sức khỏe phải hỗ trợ việc phát triển tài nguyên nhân lực. Nhân lực này phải có khả nẳng cần thiết để thực hiện mục tiêu đào tạo thích hợp.

Page 38: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

• Phải xác định được phương pháp giáo dục nào thích hợp nhất, để gia tăng sự tham gia tích cực cũng như tinh thần tự quyết của mỗi người và của cộng đồng, vào công việc chăm lo sức khỏe.

• Giáo dục sức khỏe phải tăng cường sự tiếp cận với nhiều khu vực và gia tăng sự phối hợp các hoạt động giáo dục bằng cách sử dụng kỹ thuật học thích nghi.

• Giáo dục sức khỏe phải dành nhiều thì giờ hơn nữa, chú tâm đến việc theo dõi và lượng giá

Page 39: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2. Ai sẽ làm công tác giáo dục sức khỏe?

• Cán bộ Y tế

• Cán bộ giáo dục

• Các ngành khác

• Tuyên truyền viên

Page 40: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3. Giáo dục sức khỏe là gì?

3.1. Giáo dục sức khỏe là một môn khoa học xã hội có mục đích:

+ Thông báo các vấn đề sức khỏe để mọi người và quần chúng biết.

+ Giới thiệu các dịch vụ sức khỏe để mỗi người và quần chúng hiểu biết.

+ Vận động mỗi người và quần chúng thay đổi thái độ để tham gia tích cực vào các công tác tự bảo vệ sức khỏe cho mình và cho mọi người.

+ Giới thiệu sản phẩm TPCN để mỗi người hiểu đúng, sử dụng đúng.

Page 41: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3.2. Giáo dục sức khỏe có thể so sánh như

công tác giảng dạy:

Giảng viên Học viênNội dung bài giảng

Phương pháp

sư phạm

Tuyên truyền

viênCỘNG ĐỒNGNguồn thông tin

Phương pháp và kỹ

thuật truyền thông

Page 42: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3.3. Soạn thảo chương trình giáo dục

sức khỏe:

Muốn soạn thảo một chương trình giáo dục sức khỏe cần giải đáp các câu hỏi sau đây:

• Giáo dục sức khỏe cho đối tượng nào?

• Giáo dục sức khỏe là cái gì?

• Giáo dục sức khỏe bằng phương tiện nào?

• Làm sao để biết chương trình giáo dục sức khỏe đạt được kết quả?

Page 43: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3.3.1. Việc đầu tiên là phải xác

định nhóm mục tiêu, tức là

nhóm người liên quan đến vấn

đề giáo dục sức khỏe. Việc xác

định nhóm người này đòi hỏi một

cuộc khảo sát dịch tễ học.

Page 44: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3.3.2. Muốn biết phải giáo dục cái gì, nhất thiết phải soạn thảo và thực hiện một cuộc điều tra dịch tễ học phân tích xã hội học sẽ giúp xác định được tâm lý nhóm mục tiêu:

- Họ đang nghĩ, hiểu biết và cần được thuyết phục hành động ra sao?

- Tại sao họ không hành động thuận lợi để bảo vệ và nâng cao sức khỏe trong vấn đề này?

- Họ cần được hiểu biết và cần được thuyết phục hành động ra sao ?

Kết quả phân tích nhóm mục tiêu sẽ giúp soạn thảo nội dung nguồn thông tin thích hợp.

Page 45: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3.3.3. Khi đã nghiên cứu được nguồn thông tin thích hợp, phải điều tra, để chọn phương tiện thích hợp nhất, có sẵn tại địa phương, có tác dụng nhất để truyền đạt nguồn thông tin đến nhóm người cần giáo dục sức khỏe.

3.3.4. Muốn đánh giá kết quả đạt được của một chương trình giáo dục sức khỏe, phải thiết lập một hệ thông đo lường

Hệ thống này phải xác định được chuyển biến về suy nghĩ, về nhận thức, về thái độ và hành động của nhóm người được giáo dục sức khỏe trước và sau khi chương trình được triển khai thực hiện. Các phương pháp thăm dò sẽ giúp có kết quả mong muốn.

Page 46: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

II. SOẠN THẢO MỘT CHƯƠNG TRÌNH GIÁO

DỤC SỨC KHỎE VỀ TPCN: cần các bước sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu

Ví dụ:

+ Thực trạng một vấn đề sức khỏe đang có trong cộng đồng.

+ Các nguy cơ tạo nên vấn đề đó.

+ Giải pháp phòng, chống trong đó có vai trò của TPCN.

Page 47: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Bước 2: Khảo sát thực tiễn và thu

thập số liệu về:

(1) Thực trạng vấn đề sức khỏe

đang có trong cộng đồng:

+ Số lượng, tỷ lệ mắc

+ Tác hại, tổn thất

(2) Các nguyên nhân, nguy cơ tạo

nên “vấn đề” sức khỏe.

(3) Giải pháp phòng chống – Vai trò

của TPCN

Page 48: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Bước 3: Soạn thảo chương trình

giáo dục sức khỏe liên quan đến TPCN:

I.ĐẶT VẤN ĐỀ:

- Nêu vấn đề

- Dẫn dắt vấn đề cần giải quyết

- Xác định mục tiêu của buổi giáo dục sức khỏe.

II. SƠ LƯỢC VÀ CHỨC NĂNG CỦA CƠ QUAN LIÊN QUAN.

III. THỰC TRẠNG – NGUYÊN NHÂN VÀ NGUY CƠ

1. Thực trạng:

• Số lượng, tỷ lệ mắc

• Tác hại, tổn thất

2. Nguyên nhân và nguy cơ

IV. GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG:

Vai trò của TPCN (cơ chế tác dụng)

V. SẢN PHẨM TPCN (Cơ chế, tác dụng, cách dùng)

Page 49: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Bước 4:

• Rút kinh nghiệm

• Sửa chữa

• Bổ sung

Page 50: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

III. MỘT VÀI NGUYÊN TẮC CHỌN PHƯƠNG

PHÁP GIÁO DỤC SỨC KHỎE:

1. Định nghĩa:

Phương pháp là thể thức thực hiện

một chương trình hay một dự án.

Trong lĩnh vực tuyên truyền giáo dục

sức khỏe, có 2 phương pháp:

phương pháp một chiều và

phương pháp hai chiều.

Page 51: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1.1. Phương pháp một chiều

có đặc điểm:

• Giáo dục trực tiếp

• Truyền đạt có hệ thống kiến thức

• Tham gia giới hạn hay không có sự tham gia của đối tượng được tuyên truyền giáo dục

• Tác động một chiều, không có phản ứng nhận thấy của đối tượng được tuyên truyền giáo dục.

Thí dụ: thuyết trình, buổi chiếu phim, diễn văn, buổi nói chuyện, buổi giảng bài.

Page 52: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1.2. Phương pháp hai chiều có đặc

điểm sau đây:• Có sự trao đổi ý kiến giữa nhiều người: giữa người làm tuyên truyền giáo

dục và đối tượng được tuyên truyền và giữa các thành viên trong nhóm được tuyên truyền với nhau.

• Tất cả mọi người tham gia thảo luận đã có ít nhiều hiểu biết về đề mục, dẫu với khía cạnh khác nhau.

• Tận dụng cả tài nguyên của tất cả mọi người tham gia.

• Thích ứng tất cả hiểu biết được trao đổi

• Tạo ra được hoàn cảnh học tập do việc tham gia và kinh nghiệm

Thí dụ: Thảo luận nhóm – Gặp gỡ - Thăm thực tế ...

Page 53: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2. Phương pháp chọn:Việc chọn phương pháp dựa vào nhiều tiêu chuẩn khác nhau:

2.1. Khả năng ứng dụng của phương pháp:

- Về phương diện dụng cụ

- Về phương diện tài chính

- Về phương diện tập quán địa phương

- Về sự quen thuộc của chuyên viên tuyên truyền giáo dục với phương pháp.

Page 54: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2.2. Sự tham gia của địa phương

- Ai sẽ tham gia ?

- Tham gia như thế nào ?

- Tham gia ở giai đoạn nào ?

Page 55: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2.3. Hiệu năng của phương pháp

- Phương pháp sử dụng có khả năng có khả năng tác động cho toàn bộ tập thể hay không ?

- Tỷ lệ dân số trong nhóm được tác động đến.

- Mức độ tham gia của nhân dân.

- Phương pháp gây chú ý và tác động ra sao ?

Page 56: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2.4. Giới hạn của phương pháp:

- Tốn phí

- Không đặc sắc

- Tính chất phổ cập

Nói tóm lại, viêc lựa chọn phương pháp tùy thuộc vào mục tiêu chương trình, vào tính chất của nhóm người được tuyên truyền giáo dục và vào nhóm chuyên viên hoạch định công tác tuyên truyền giáo dục.

Page 57: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

IV. CÁC PHƯƠNG TIỆN GIÁO DỤC

SỨC KHỎE:

1. Định nghĩa:+ Phương tiện:

- Tài nguyên sử dụng để thực hiện một phương pháp và qua đó truyền đạt nội dung giáo dục sức khỏe.

- Đường để truyền đạt nội dung giáo dục.

- Dụng cu để truyền đạt nội dung.

+ Phương tiện gồm 4 nhóm:

- Phương tiện nghe nhìn

- Phương tiện bằng lời nói

- Phương tiện bằng chữ viết

- Phương tiện tác động thị giác

Page 58: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2. Đặc điểm các phương tiện giáo dục:

2.1. Phương tiện nghe nhìn:

Phương tiện dùng để tác động vừa trên thị giác và thính giác.

Thí dụ: Phim – Truyền hình – Kịch nói – Múa rối

Ưu điểm:

- Tác động lên 2 giác quan cùng một lúc

- Giúp dễ dàng hình tượng hoá các ý nghĩ

- Cổ vũ sự tham gia

- Gợi chú ý và gây thích thú

- Thường dễ lôi cuốn mọi người

- Có thể sử dụng thường xuyên được

Bất lợi:

- Sản xuất thường đòi hỏi giá thành cao

- Phương tiện thực hiện khó khăn, không phải lúc nào cũng sẵn có

- Nhanh chóng quá hạn, không hợp thời nữa (nhất là phim)

- Dễ có nguy cơ làm sai lạc sự chú ý về mục tiêu tuyên truyền

Page 59: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2.2. Phương tiện lời nói:Đây là phương tiện dùng lời nói làm cơ sở cho việc truyền bá nội dung giáo

dục y tế (thí dụ: bài ca, bài thuyết minh, vô tuyến, truyền thanh)

2.2.1. Ưu điểm:

- Sự tiếp xúc trực tiếp thực hiện nhờ lời nói

- Nội dung được soạn để thích ứng (nếu đối tượng được tuyên truyền hiện diện)

- Có thể tiếp xúc một tập thể quan trọng cả những người không biết chữ (nhất là vô tuyến)

- Lời nói thường được phối hợp và sử dụng để hỗ trợ hiệu quả cho phương tiện khác như: biểu đồ, bảng đen.

2.2.2. Bất lợi:

- Phương pháp truyền đạt bằng lời nói thường một chiều.

- Có nguy cơ gây cho đối tượng được giáo dục hiện tượng thụ động

- Nội dung có thể được hiểu và diễn dịch sai lệch

- Ký ức thính giác có thể thấp: tỷ lệ quên khi nghe rất cao.

Page 60: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2.3 Phương tiện bằng chữ viếtPhương tiện bằng chữ viết là phương tiện sử dụng một bài viết làm

cơ sở cho thông tin, truyền bá tư tưởng

Thí dụ: Bài báo, sách, sách giáo khoa, truyền đơn

2.3.1. Ưu điểm:

- Ký ức thị giác thường quan trọng hơn ký ức thính giác

- Bài viết có thể còn tồn tại (người đọc có thể đọc trở lại, có thời gian suy nghĩ, tìm hiểu sâu hơn sau)

- Tiếp xúc được một tập thể lớn

- Và có thể chọn nội dung cần truyền đạt tư tưởng.

2.3.2. Bất lợi:

Bài viết có thể diễn dịch sai nội dung cần truyền đạt

- Chỉ có tác dụng tùy theo trình độ văn hóa của đối tượng cần truyền đạt tư tưởng.

- Không có hiệu lực hồi tố (feedback) nhanh.

Page 61: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2.4 Phương tiện nhìn và biểu đồ:Phương tiện dùng hình vẽ làm cơ sở cho việc truyền bá nội

dung giáo dục y tế.

Thí dụ: Bích chương – Triển lãm – Hình chụp – Bảng đen – Biểu

đồ - Phim đèn chiếu

2.4.1. Ưu điểm:

- Gây nhạy cảm nhanh

- Minh họa và tăng cường hiệu quả nội dung tuyên truyền

- Tăng cường thói quen

- Đưa nội dung chính xác, ngắn gọn, đơn giản.

- Nội dung được cảm thụ nhanh

- Ký ức thị giác quan trọng hơn ký ức thính giác

2.4.2. Bất lợi:

- Có khuynh hướng đưa quá nhiều nội dung trong một hình thức.

- Quá trình làm thay đổi thái độ của đối tượng được tiếp xúc thường tương đối chậm.

- Dễ gây khuynh hướng thường đơn giản hóa ý nghĩa giáo dục y tế.

- Việc sắp xếp theo thứ tự hợp lý các tranh ảnh rất phức tạp.

Page 62: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3. Một vài tiêu chuẩn chọn phương tiện:Phượng tiện sử dụng để giáo dục sức khỏe rất đa dạng. Sử dụng các

phương tiện thường được dựa vào các yếu tố sau đây:

3.1. Có thế áp dụng phương tiện này tại địa phương hay không?

Nguyên tắc này được dựa vào các yếu tố sau đây:

- Điều kiện tập quán địa phương

- Sự quen thuộc, sử dụng phương tiện đối với nhân viên làm công tác giáo dục sức khỏe.

- Khả năng dụng cụ sử dụng

- Giá thành sản xuất (thường giá thành sản xuất tương đối thấp hơn)

Page 63: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3.2. Có thể sáng tác và sản xuất tại địa

phương hay không?

• Có sự tham gia của các nghệ sĩ địa

phương

• Dụng cụ được sử dụng thích ứng với

tập thể địa phương hơn.

• Sử dụng tài nguyên và phương tiện

địa phương

• Hạn chế giá thành sản xuất

Page 64: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3.3. Hiệu năng:

• Phương tiện sử dụng có giúp tác động đến tất cả các nhóm nhân dân cần được chuyển biến tư tưởng? Và hành động không?

• Phương tiện truyền đat có khả năng truyền đạt đầy đủ nội dung không?

• Kết quả đạt được có tương xứng với vốn đầu tư không?

Điều nên nhớ là phương tiện giáo dục y tế chỉ là một dụng cụ và trong mọi trường hợp không thể thay thế nhóm chuyên viên làm công tác giáo dục sức khỏe được.

Page 65: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

4. Bích chương:Bích chương là một bảng vẽ hay viết dùng để phản ánh một ý nghĩ

4.1.Yêu cầu cơ bản của một bích chương

- Bích chương phải được thực hiện để nhìn qua là biết bích chương muốn nói gì.

- Bích chương chỉ nên trình bày một vấn đề

- Chữ viết hình vẽ phải hết sức giản dị

4.2. Mục đích của bích chương

- Gây chú ý

- Gây suy nghĩ và có hành động

Page 66: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

4.3. Trường hợp dùng bích chương

• Bích chương có thể dùng riêng rẽ.

• Bích chương có thể dùng chung với các phương tiện thông tin tuyên truyền khác.

Thí dụ:

• Dùng bích chương trong cuộc triển lãm hay trình bày

• Dùng bích chương để hỗ trợ một buổi chiếu phim

• Dùng bích chương để hình tượng hóa những ý nghĩ trình bày làm rõ thêm vấn đề trình bày

Page 67: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

4.4. Muốn thực hiện một bích chương

có tác dụng:

(1) Xác định đối tượng phục vụ

(2) Xác định vấn đề y tế cần đề cập đến nhu cầu y tế

(3) Xác định nội dung ý tưởng muốn nêu lên

(4) Chọn hình ảnh diễn đạt ý tưởng đó

(5) Chọn lời văn cần thiết để diễn đạt rõ rệt ý tưởng

(6) Dùng màu sắc, nếu cần, để làm tăng sự chú ý, nhấn mạnh vấn đề, hay làm rõ hình ảnh

Điều tra khảo sát trên nhóm mẫu để định lượng bích chương: Điều chỉnh – Hoàn chỉnh

Bích chương muốn thành công phải: Rõ ràng – Giản dị - Trực tiếp

Bích chương phải: Gây chú ý – Dễ hiểu – Gây cho người xem một ân tượng

Page 68: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

5. Sách lật:

• Sách lật dùng để trình bày một câu chuyện, hay một bài học theo theo một diễn tiến đều đặn để giúp cho sự học dễ dàng.

• Sách lật làm bằng những vật dụng gì ?

• Sách lật gồm 2 tấm bìa cứng, có thể lật ngược ra phía sau thành một cái giá. Hai sợi dây phía dưới tấm bìa cứng buộc vào nhau để giữ cho sách lật đứng thẳng, giữa 2 bìa cứng là một số trang giấy có hình vẽ hay lời giải thích.

• Trong hình trình bày một vấn đề, hãy dựng sách lên bàn cao

Để mọi người thấy rõ hình vẽ, bạn đứng bên cạnh sách và dùng thước kẻ,hoặc cây để chỉ vào hình vẽ (tránh đứng trước sách để khỏi che hình)

- Từ ngữ: ngắn gọn, dễ hiểu

- Vừa giải thích vừa chỉ vào sách lật

Page 69: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG VỀ

THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

BÀI 3:

Page 70: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Nhằm giúp cho mọi người lựa chọn một cách thông

minh vì sức khỏe và chất lượng cuộc sống trong

cộng đồng và xã hội, cần phải trình bày các thông

tin một cách chính xác bằng những hình thức dễ

hiểu. Muốn thế phải biết được một số kỹ năng

trong truyền thông.

Page 71: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1. Sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ

thân thể

1.1. Ngôn ngữ nói:1.1.1. Tiếp xúc với mọi người một

cách thân mật sẽ giúp cho việc

truyền thông tốt, đối tượng cảm

thấy mình được quan tâm đến.

1.1.2. Trước hết hãy trao đổi để xem

xét đối tượng đã biết, tin và làm gì

về vấn đề mình định nói.

1.1.3. Sau đó mới bổ sung thêm hoặc

sâu hơn điều mà họ cần biết, cần

làm.

Page 72: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1.1.4. Truyền đạt những thông tin chủ chốt và giải thích lợi ích của hành vi mới về đảm bảo sức khỏe. Nếu nói trước đám động cần chuẩn bị kỹ tài liệu.

1.1.5. Tìm ra những lý do cản trở đến việc thay đổi hành vi và cố gắng đề xuất được cách khắc phục. Những cản trở có thể do khách quan, do bản thân (thiếu hiểu biết, theo thói quen, theo phong tục tập quán, không quan tâm, không có tiền ... ). Hãy trao đổi với đối tượng để tìm cách khắc phục.

1.1.6. Dùng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, hạn chế ngôn ngữ khoa học cao siêu, chú ý ngôn ngữ địa phương.

1.1.7. Trong khi giải thích có thể đưa ra các ví dụ từ chính kinh nghiệm trong cộng đồng, dùng những câu ca dao, tục ngữ để minh họa thêm cho sinh động.

Page 73: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1.1.8. Dùng phương tiện trực quannhư các mô hình, hiện vật, tranh ảnh, để giúp đối tượng dễ nhớ, dễ hiểu “trăm nghe không bằng một thấy”.

1.1.9. Khuyến khích mọi người đặt câu hỏi bởi vì nhiều đối tượng có nhiều điều muốn hỏi nhưng họ ngại ngần, chúng ta cần phải biểu lộ sự quan tâm, chia sẻ và thông cảm.

1.1.10. Giọng nói: Chú ý âm lượng, tốc độ, nhịp độ, chỗ nhấn mạnh, chỗ ngừng, điệu bộ.

Page 74: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1.2 Ngôn ngữ thân thể:

1.2.1. Tư thế: thoải mái

- Khi đứng: hai gót chân

không nên cách nhau quá

xa như kiểu dạng chân.

- Đi lại khi cần thiết, có mục

đích, như đến gần với từng

người để lắng nghe và trả

lời, tỏ ra quan tâm đến họ.

- Tránh vừa đi vừa nói, nói

hay quay lưng lại.

Page 75: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1.2.2. Hai tay: thả lỏng, tạo các cử chỉ lịch thiệp,

tự tin ....

• Tránh chỉ trỏ như ra lệnh hay chỉ

trích người nghe.

• Luôn kiểm soát được các động

tác tay, đừng vung vẩy như con

rối, nhưng cũng cố tránh như

“không biết để vào đâu”.

• Đừng làm động tác thừa: vuốt tóc,

xếch quần, xếch váy, đập bàn ....

trừ khi muốn biểu thị điều gì đó

thật cần thiết.

Page 76: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1.2.3. Cách nhìn:

• Bao quát, không nhìn một chỗ quá lâu

gây cảm giác bất lịch sự và khiêu khích.

• Đối với nhóm lớn nên để mắt lần lượt

đến từng nhóm nhỏ.

Page 77: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1.2.4. Nét mặt:

• Thay đổi cho phù hợp với từng lời nói, cử

chỉ và đối tượng.

• Luôn luôn tươi cười trong mọi tình huống

là điều cần ghi nhớ nhất.

• Tránh cau có lạnh nhạt đăm chiêu

Page 78: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1.2.5. Cách ăn mặc:

• Quần áo chỉnh tề, màu sắc hài hòa, phù

hợp đối tượng, phong tục tập quán.

• Không ăn mặc quá cầu kỳ gây phân tán

sự chú ý của đối tượng.

Page 79: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2. Sử dụng các phượng tiện

trực quan:• Hiện vật

• Mô hình

• Tranh lật

• Áp phích

• Tờ gấp

• Trưng bày, triển lãm

• Phối hợp ti vi, video, ảnh, nhạc ... tùy từng

tình hình cụ thể.

Page 80: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3. Lựa chọn các phương pháp truyền

thông thích hợp và phối hợp tùy từng

điều kiện cụ thể:

3.1. Nói chuyện

3.2. Thảo luận nhóm

3.3. Đọc tài liệu tham khảo

3.4. Động não, tấn công trí não

3.5. Đóng vai, mô phỏng

3.6. Trình diễn kỹ thuật

3.7. Thực hành

Page 81: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3.8. Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề

3.9. Hỏi – Đáp

3.10. Trò chơi giáo dục sức khỏe

3.11. Nghiên cứu thực địa

3.12. Chiếu phim (Dia, video, tivi)

3.13. Xêmina

3.14. Làm bài tập

3.15. Nghiên cứu thực địa

Page 82: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

4. Tạo ra môi trường truyền thông

năng động:

Muốn tạo ra một môi trường truyền thông năng động cần:

+ Nhận rõ bầu không khí đang bao trùm.

+ Mở đầu bằng thái độ tích cực (ngôn ngữ nói và ngôn ngữ thân thể) để gây ảnh hưởng tốt đến người nghe.

+ Xác định rõ các mục tiêu bằng cách để cho đối tượng nêu các nhu cầu mong muốn.

+ Hãy động viên mọi gười cùng tham gia đóng góp kinh nghiệm để đạt được mục tiêu chung đã thống nhất dưới sự hỗ trợ của giảng viên.

+ Chuẩn bị cho mọi người sẵn sàng đương đầu với những thách thức.

+ Giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập cá nhân hoặc nhóm, động viên mọi người tích cực tham gia, tôn trọng học viên.

+ Cho phép sự đối trọi các ý kiến giữa học viên với học viên và giữa học viên với giáo viên.

Page 83: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

TƯ VẤN

THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

BÀI 4:

Page 84: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

I. KHÁI NIỆM:

Công tác tư vấn về TPCN là một

dạng truyền thông trực tiếp, giúp

cho đối tượng (khách hàng)

nhận được thông tin chính xác,

rõ ràng để họ tự quyết định lựa

chọn biện pháp sử dụng TPCN

được thường xuyên phù hợp với

hoàn cảnh của đối tượng.

Page 85: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

II. NỘI DUNG TƯ VẤN VỀ TPCN:

Tư vấn về TPCN là một dạng truyền thông tin trực tiếp rất có hiệu quả. Người tư vấn là điểm tiếp xúc đầu tiên mà khách hàng cần biết về TPCN. Nội dung tư vấn về TPCN bao gồm:

1. Cung cấp thông tin đầy đủ chính xác về tác dụng, chất lượng, sản phẩm TPCN.

2. Tìm hiểu sự băn khoăn, lo lắng của đối tượng về sự lựa chọn các sản phẩm TPCN.

3. Thảo luận đưa ra lời khuyên với đối tượng khách quan, trung thực.

4. Xây dựng cho đối tượng có thái độ tích cực đối với vấn đề: Hiểu đúng –Làm đúng – Dùng đúng TPCN

Page 86: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

III. NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI

TƯ VẤN:

1.Người tư vấn về TPCN phải tỏ thái độ đồng cảm với đối tượng, tìm hiểu xem họ nghĩ gì liên quan đến nhiệm vụ tư vấn của mình cần đáp ứng.

2.Phải tôn trọng đối tượng thể hiện giao tiếp lịch sự, thân ái, nhã nhặn, chú ý lắng nghe tâm tư nguyện vọng, những băn khoăn lo lắng của đối tượng để có thể hiều và giúp đỡ họ thiết thực hơn.

3. Cung cấp thông tin phải chính xác, rõ ràng

- Nên kết hợp tranh ảnh, tài liệu khoa học để giải thích.

- Gợi ý xem họ có hiểu đúng như ý mình truyền đạt không.

- Chú ý đến yếu tố tâm lý, trình độ văn hóa, phong tục, tập quán, dân tộc để lựa chọn ngôn ngữ thích hợp .

4. Sắp xếp thời gian để thăm lại đối tượng hoặc gặp lại mình

Page 87: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

IV. PHƯƠNG PHÁP TƯ VẤNChúng ta áp dụng 6 bước:

Bước 1: Chào đối tượng

- Niềm nở chào hỏi

- Lễ độ giới thiệu về bản thân

- Hỏi xem liệu thân mình có thể giúp được gì cho họ

Bước 2: Hỏi thăm đối tượng

- Tình hình sức khỏe và gia đình

- Thông tin y tế có liên quan

- Nhu cầu cần thiết về TPCN

Page 88: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Bước 3: Kể cho đối tượng các loại TPCN:

- Kể, phân tích các loại, tác dụng, hiệu quả, giá cả.

- Nói cả điều điều lợi, bất lợi

- Tránh áp đặt chủ quan

- Kể cả về tác dụng phụ

Bước 4: Giúp cho đối tượng lựa chọn loại TPCN :

- Để họ lựa chọn loại thích hợp

- Trường hợp chưa xác định được cần giải thích rõ ràng và khuyên đối tượng nên như thế nào

- Kiểm tra xem đối tượng có chắc chắn và yên tâm chưa ?

Page 89: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Bước 5: Giải thích lựa chọn

Các loại TPCN hiện có. Có thể phát tài liệu để đối tượng đem về nhà sử dụng.

Bước 6: Hẹn đối tượng trở lại

- Hẹn đối tượng trở lại hoặc đến với đối tượng.

- Hỏi đối tượng đã sử dụng TPCN ra sao, có vướng mắc gì không.

- Khẳng định cùng đối tượng những sản phẩm TPCN cần duy trì.

Page 90: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

PHẦN II:

KIẾN THỨC

VỀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

Page 91: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

ĐẠI CƯƠNG

THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

BÀI 5:

Page 92: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

NỘI DUNG:Phần I: Sức khỏe và nguy cơ sức khỏe

Phần II: TPCN – ra đời và phát triển

Phần III: Tác dụng của TPCN

Phần IV: Nghiên cứu, sản xuất, phân phối

và quản lý TPCN.

Page 93: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

SỨC KHỎE VÀ NGUY CƠ

SỨC KHỎE

PHẦN I:

Page 94: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1. Sức khỏe là gì? Theo WHO:

Sức khỏe là tình trạng:

• Không có bệnh tật

• Thoải mái về thể chất

• Thoải mái về tâm thần

• Thoải mái về xã hội.

Page 95: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Sức khỏe là tài sản quý giá nhất:- Của mỗi người

- Của toàn xã hội

Fontenelle: “Sức khỏe là của cải

quý giá nhất trên đời mà chỉ

khi mất nó đi ta mới thấy tiếc”.

Điều 10 trong 14 điều răn của

Phật:

“Tài sản lớn nhất của đời người

là sức khỏe”.

Page 96: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2. Giá trị của sức khỏe:

• Có tiền có thể đến khám bác sĩ nhưng không mua được sức khỏe tốt!

• Có tiền có thể mua được máu nhưng không mua được cuộc sống!

• Có tiền có thể mua được thể xác nhưng không mua được tình yêu!

• Có sức khỏe, sỏi đá cũng thành cơm!

1 0. …0 0 0 00 0 0 0 0 0 0. . .

SK T N V C X CV ĐV ƯM TY

Tiêu chí

cuộc sống

Page 97: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Đầu tư, chăm sóc khi còn đang khỏe.• Phòng ngừa các nguy cơ bệnh tật.• Hiệu quả và kinh tế nhất.

3. QUAN ĐIỂM VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE

Do chính mình thực hiện

Page 98: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Ba loại người:

• Người ngu gây bệnh

(Hút thuốc, say rượu, ăn uống vô độ…).

• Người dốt chờ bệnh (ốm đau rồi mới đi khám, chữa).

• Người khôn phòng bệnh (chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống.)

Page 99: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Nội kinh hoàng đế (Thời Xuân-Thu-Chiến-Quốc):

” Thánh nhân không trị bệnh đã rồi, mà trị bệnh chưa đến,

không trị cái loạn đã đến mà trị cái loạn chưa đến”.

“Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, ốm mới khám

chữa bệnh – Tất cả đều là muộn!”

“Tiền bạc là của con, Địa vị là tạm thời, Vẻ vang là quá khứ,

Sức khỏe là của mình!”.

Page 100: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Thiệt hại do béo phì(Viện nghiên cứu Brookings - Mỹ)

1. Chi phí chăm sóc người béo phì trưởng thành: 147 tỷ USD/năm

2. Chi phí chăm sóc béo phì trẻ em: 14,3 tỷ USD/năm

3. Thiệt hại kinh tế do mất năng suất lao động do béo phì: 66 tỷ USD/năm

4. Tổng thiệt hại nền kinh tế Mỹ do béo phì: 227,5 tỷ USD/ năm

Page 101: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Giá trị tiêu dùng của người Mỹ(Theo GS.TS Mary Schmidl – 2009)

• 1950: Nhà + xe + TV

• 1960: Giáo dục Đại học

• 1970: Máy tính

• 1980: Nhiều tiền

• 2000: Sức khoẻ

Page 102: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

4. Nguy cơ về sức khỏe

Xã hội quá độ về kinh tế - Đang mới

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

Thay đổi phương

thức làm việc

Thay đổi lối

sống sinh hoạt

Thay đổi tiêu

dùng TP

Môi trường

HẬU QUẢ

1. Tăng cân quá mức và béo phì.

2. Ít vận động thể lực.

3. Chế độ ăn:

- Khẩu phần TP nghèo chất xơ, rau quả và ngũ cốc toàn phần.

- Khẩu phần ít cá – thủy sản.

- Khẩu phần nhiều mỡ, đặc biệt mỡ bão hòa.

4. Stress thần kinh.

5. Ô nhiễm môi trường, ô nhiễm TP.

6. Di truyền.

Page 103: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

4.1. Trạng thái sức khỏe hiện nay:

• Trạng thái I (khỏe hoàn toàn): 5 – 10%.

• Trạng thái II (ốm) : 10 – 15 %.

• Trạng thái III (nửa ốm nửa khỏe): 75%.

Page 104: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

4.2. DALE (Disability – adjusted life expectancy)Kỳ vọng sống điều chỉnh theo sự tàn tật.

Là số năm kỳ vọng sống khỏe (khỏe hoàn toàn).

+ Nhật Bản: 74,5.

+ Australia: 73,2.

+ Pháp : 73,1.

+ Thụy sĩ: 72,5.

+ Anh: 71,7.

+ Đức: 70,4.

+ Mỹ: 70,0.

+ Trung Quốc: 62,3.

+ Thái Lan: 60,2.

+ Việt Nam: 58,2.

+ Ấn Độ: 45,5.

+ Nigeria: 38,3.

+ Ethiopia: 33,5.

+ Zimbabwe: 32,9.

+ Sierra Leone : 25,9.

Page 105: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

4.3. Các bệnh cấp tính:

Vẫn còn nhiều nguy cơ:

Ví dụ:

• NĐTP do hóa chất + vi sinh vật

• Bệnh bò điên (BSE)

• Bệnh cúm gia cầm: H5N1, H1N1…

• Bệnh liên cầu khuẩn, tai xanh ở lợn.

• Bệnh nhiễm trùng thực phẩm…

Page 106: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

4.4. Các bệnh mạn tính:

“Thế giới đang phải đối đầu với cơn thủy triều các bệnh mạn tính không lây!”.

TT Nước 1995 (mill.) 2025 (mill.)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Ấn Độ

Trung Quốc

Mỹ

Nga

Nhật Bản

Brazil

Indonesia

Pakistan

Mexico

Ukraine

19,4

16,0

13,9

8,9

6,3

4,9

4,5

4,3

3,8

3,6

57,2

37,6

21,9

14,5

12,4

12,2

11,7

11,6

8,8

8,5

Các nước khác 49,7 103,6

Việt Nam 2007: 2,1 4,2

Tổng cộng 135,3 300,0

Page 107: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Nguy cơ của vòng đời con người trong thời đại

CNH-ĐTH

1. Chậm tăng

trưởng (IUGR)

2. Đẻ non

3. Thừa thiếu dd

4. Di truyền

1. Bệnh mạch

vành (CHD)

2. Đột quỵ

3. ĐTĐ

4. Tăng HA

5. K

1. Chậm tăng

trưởng

2. Chế độ nuôi

dưỡng

3. MT

1. CHD

2. Đột quỵ

3. Đái tháo đường

4. K

5. Bệnh tiêu hóa

1. Chế độ ăn

2. Vóc dáng thấp

3. MT

1. HA

2. CHD

3. Đột quỵ

4. Đái tháo đường

5. Béo phì

6. K

1. Chế độ ăn

2. Thuốc lá, ROH

3. Ít vận động

4. Stress

5. MT

1. CHD

2. Đột quỵ

3. HA

4. Đái tháo đường

5. K

1. Chế độ ăn

2. Ít vận động

3. Suy giảm CN Slý

4. Stress

5. MT

1. Đái tháo đường

2. K

3. CHD

4. VXĐM

5. Cao HA

6. TH viêm khớp

7. Bệnh TK

Giai đoạn

bào thai

Giai đoạn

thơ ấu –

vị thành niên

Giai đoạn

trưởng thành

Giai đoạn

lão hóa –

cao tuổi

Giai đoạn

sơ sinh

< 1 tuổi

Page 108: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

I. BỆNH TIM MẠCH

Page 109: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

I- Hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn: gồm:1. Tim : - Bơm hút máu từ TM về.

- Bơm đẩy máu vào ĐM đến các mô.

2. Mạch máu:

2.1. Vòng đại tuần hoàn: Mang máu giàu 02 và chất dinh dưỡng từ tim trái theo động mạch chủ đến các động mạch, mao mạch, cung cấp 02 và chất dinh dưỡng cho tế bào ở các mô. Máu từ các mao mạch ở mô tập trung thành máu tim rồi theo các tĩnh mạch lớn về tim phải.

2.2. Vòng tiểu tuần hoàn: mang máu tĩnh mạch từ tim phải theo động mạch phổi lên phổi nhận 02 và thải C02, thành máu động mạch, theo 4 tĩnh mạch phổi về tim trái.

Page 110: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Chức năng tuần hoàn:

1. Chức năng vận tải (quan trọng nhất).

- Đưa máu động mạch với các các chất dinh dưỡng, 02, hormone…tới tác mô.

- Đem máu tĩnh mạch cùng với các chất thải của tế bào, C02…từ mô về tim để thải C02 qua phổi và các chất thải qua thận.

2. Điều hòa lưu lượng máu cho những mục đích nhất định như tuần hoàn dưới da để điều hòa nhiệt.

3. Phân bố lại máu trong những trường hợp bất thường để duy trì sự sống của cơ quan quan trọng: tim, não (sốc chấn thương, sốc chảy máu).

Page 111: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1. Tổn thương tim

1.1. Không do mạch vành:

+ Ngộ độc K+, Ca++, Na+.

+ Suy tim do thiếu Vitamin B1

Vitamin B1 giúp TB đưa Acetyl CoA vào vòng Krebs, khai thác năng lượng từ Glucid, Lipid, axit amin. Thiếu Vitamin B1 biểu hiện rối loạn sớm ở cơ tim: suy tim.

+ Do cơ chế miễn dịch: bệnh sinh của thấp tim.

+ Do nhiễm độc, nhiễm khuẩn: độc tố, thuốc, hóa chất, cúm, thương hàn…

1.2. Tổn thương tim do mạch vành:

+ Động mạch vành (F&T) tạo vòng cung ôm lấy trái tim, có nhiệm vụ nuôi dưỡng tim.

+ Khi nghỉ ngơi: động mạch vành cung cấp cho tim: 225ml máu/phút.

+ Khi gắng sức: công suất tim tăng 6-8lần bình thường nhưng động mạch vành chỉ tăng được 3-4 lần, dẫn tới cơ tim thiếu 02, dinh dưỡng → kéo dài dễ suy tim.

+ Nguyên nhân chủ yếu: tắc nghẽn động mạch vành do vữa xơ động mạch.

+ Mảng VSĐM → cục máu đông, càng dễ gây tắc (do ngưng tụ TC, Fibrinogen…).

II. Các tổn thương chủ yếu hệ tim mạch

Page 112: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Hậu quả1. Cơn đau thắt ngực: do cơ tim thiếu máu bởi

suy động mạch vành:

Thiếu 02 → xuất hiện trong tim các sản phẩm chuyển hóa yếm khí (acid) và các chất khác (histamin, kinins, proteolylic…) ở nồng độ cao mà tuần hoàn vành không loại trừ kịp (do suy giảm). Chúng kt tận cùng cảm giác đau.

2. Nhồi máu cơ tim: Do tình trạng 1 phần tim bị hoại tử hậu quả ngừng trệ tuần hoàn động mạch vành: Thiếu máu đột ngột → thiếu 02 → rối loạn quá trình oxy hóa – khử → tích tụ các sản phẩm chuyển hóa và chất trung gian hóa học → hoại tử. Ở tim hay gặp nhồi máu trắng(do tắc mạch, kết hợp với co thắt mạch vùng tắc và vùng xung quanh dẫn tới màu sắc vùng hoại tử nhợt nhạt). Hay gặp vùng nghèo tuần hoàn bàng hệ (tim, lách, não, thận).

- Nhồi máu đỏ: do máu tĩnh mạch vùng xung quanh thấm sang vùng hoại tử do hóa chất trung gian từ vùng hoại tử thấm ra lân cận, làm tổn thương thành mạch và tăng tính thấm (Hay gặp ở phổi, ruột).

Page 113: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2. Suy tuần hoàn do mạch:

Thành động mạch có 3 lớp:

2.1.1 Lớp ngoài cùng: vỏ xơ

- Có các sợi thần kinh chi phối

- Ở ĐM lớn có cả mạch máu nhỏ nuôi dưỡng thành mạch

2.1.2. Lớp giữa: gồm các sợi cơ trơn và sợi đàn hồi.

- Ở ĐM lớn: nhiều sợi đàn hồi hơn sợi cơ, nên có tính đàn hồi cao.

- Ở ĐM nhỏ: sợi cơ trơn nhiều hơn sợi đàn hồi, nên tính co thắt là chủ yếu

2.1.3. Lớp trong cùng: là lớp tế bào nội mô

2.1. Xơ vữa động mạch:

Page 114: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Quá trình hình thành mảng

VXĐM:

(1) Bắt đầu bằng sự lắng đọng các tinh thểcholesterol ở lớp nội mạc và lớp cơ trơn dưới nội mạc

(2) Càng ngày mảng này càng phát triển rộng ra,lan tỏa, dày lên, lồi vào lòng mạch, cản trở sự lưu thông máu, đôi khi gây tắc mạch.

(3) Tiếp đó là sự lắng đọng Calci: muối calci lắng đọng và ngưng tụ cùng cholesterol và các lipit khác, cùng các mô xơ phát triển, biến ĐM thành một ống cứng, không đàn hồi (xơ cứng động mạch).

(4) Các mảng xơ và sự tích đọng cholesterol, calci do thiếu nuôi dưỡng bị thoái hóa, loét, sùi (vữa). Sự loét và sùi làm nội mạc mất tính trơn, nhẵn tạo điều kiện cho tiểu cầu bám vào và khởi động quá trình đông máu, tạo thành các cục máu đông, gây tắc mạch. Đồng thời thành ĐM bị thoái hóa, cũng dễ vỡ. Hậu quả rất nguy hiểm nếu xảy ra tắc mạch, vỡ mạch ở tim, não, nội tạng.

Page 115: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Thế giới hôm nay:

Những con số kinh sợ !

• 2 giây: 1 người chết vì tim mạch.

• 5 giây: 1 người bị nhồi máu cơ tim

• 6 giây: 1 người bị đột quỵ

• 1 phút: 30 người chết vì tim mạch

• 1 giờ : 1.800 người chết vì tim mạch

• 1 ngày: 43.200 người chết vì tim mạch

Page 116: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Tăng HA là vấn đề sức khỏe cộng đồng.

+ Thế giới: Tỷ lệ 18-20% (WHO)

+ Châu Á – Thái Bình Dương: 11-32%.

+ Thế giới hiện có 1,5 tỷ người tăng HA.

+ Việt Nam

• 1960: 1 – 2%

• 1970: 6 – 8%

• 1990: 12 – 14%

• 2000: 18 – 22%

• 2010: 27%.

Page 117: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Tử vong tại bệnh viện(Nguồn: GS Đặng Vạn Phước 2009)

Năm

Xếp thứ

1 2 3 4

1980 NT SS UT TM

1990 NT TM UT SS

2000 TM WT Khác NT

Ghi chú: NT: nhiễm trùng; SS: Sơ sinh; UT: ung thư; TM: Tim mạch

Page 118: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1. Chế độ ăn

2. Hút thuốc lá

3. Gốc tự do

4. Các bệnh mạn tính

5. Môi trường

6. Ít vận động

7. Uống nhiều ROH

8. Lão hóa

9. Giới – Chủng tộc

10. Di truyền

Nguy

tim

mạch

CÁC NGUY CƠ GÂY BỆNH TIM MẠCH:

Page 119: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Chế độ ăn và bệnh tim mạch

•Nhiều mỡ bão hòa

•Nhiều acid béo thể Trans

•TP giàu cholesterol (phủ tạng, trứng ...)

•Ăn ít chất xơ

Xơ vữa động mạch

HA caoNhồi máu

cơ tim

Đột quỵ

não

1.

Page 120: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Tăng Cholesterol

Sử dụng TP giàu chất béo bão hòa và

giàu cholesterol

Cholesterol máu tăng lên theo tuổi

Tăng cân – Béo phì

Bệnh tiểu đường, HA cao

Lạm dụng rượu bia, thuốc lá,

ít vận động thể lực, nhiều stress

Di truyền

Page 121: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

LỢI ÍCH CỦA DẦU THỰC VẬT

Cung cấp acid -3 và -6

Acid -3

+ Có nhiều trong cá, dầu cá

+ Tác dụng:

1. Giảm cholesterol, TG

2. Chống loạn nhip tim, rung tâm thất

3. Chống hình thành huyết khối

4. Giảm HA ở thể nhẹ

+ Nhu cầu: 0,5-1,0% năng lượng

Acid -6

+ Có nhiều trong dầu thực vật

+ Tác dụng: phụ thuộc

• Tỷ lệ (tối ưu: )

• Hàm lượng chất AO

+ Nhu cầu: 3-12% năng lượng

-6-3

41

E P A

20:5, -3D H A

22:6, -3

1. Tham gia cấu tạo phát triển não bộ

2. Kích thích khả năng ghi nhớ,

tập trung, ham muốn học tập

3. Phát triển năng lực phối hợp vận động

4. Tăng sức đề kháng

Khi cơ thể giàu AO

1. Giảm cholesterol

2. Giảm LDL

Khi cơ thể nghèo AO

1. Tăng nguy cơ

mạch vành

2. Tăng nguy cơ

ung thư

Khi dư thừa -6

1. Tăng VXĐM,

máu vón cục

2.Tăng nguy cơ

ung thư vú, tiền

liệt tuyến, đại tràng

3.Tăng dị ứng

4. Khi dư gấp 4-5

lần so với -3,

ức chế -3 không

còn tác dụng sinh

học

Page 122: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Thực đơn Địa Trung Hải(Mediterraean Menu)

1. Ăn nhiều cá, thủy sản (nhiều acid béo - 3)

2. Ăn nhiều dầu oliu (có tỷ lệ )

3. Ăn nhiều rau, quả (nhiều chất xơ và vitamin)

Hệ lụy:

• Tỷ lệ mắc và chết do bệnh tim mạch thấp

hơn rất nhiều so với các vùng khác.

• Tỷ lệ bị ung thư thấp hơn rất nhiều lần các

vùng khác.

• Tại Hy Lạp và Italia: tỷ lệ VXĐM và K rất

thấp.

- 6

- 3=

4

1

Page 123: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Sự “phi lý Israel”

1. Xuất khẩu dầu Ôliu (vì đắt tiền)

Dầu Ôliu có tỷ lệ

2. Hàng ngày ăn nhiều dầu hướng dương (vì rẻ tiền).

Dầu hướng dương:

- Hàm lượng acid - 6 cao.

- Tỷ lệ không hợp lý.

- Dư thừa acid - 6

Hệ lụy:

• Tỷ lệ ung thư cao nhất khu vực.

• Mặc dù nồng độ cholesterol thấp.

hợp lý

- 6

- 3

- 6

- 3=

Page 124: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1 2 3 4 5 6

Nicotin

Hút thuốc lá và bệnh tim mạch2.

Page 125: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3. Gốc tự do và bệnh tim mạch:

• FR oxy hóa tế bào VXĐM

• VXĐM là cơ sở của các bệnh tim mạch

Page 126: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

• Bệnh đái tháo đường

• Rối loạn mỡ máu

• Tăng cân, béo phì

• Thiểu năng Giáp

• Thiểu năng Hormone SD

• Viêm cầu thận mạn tính

Tăng LDL, giảm HDL,

tăng Cholesterol, tăng TG

4. Các

bệnh

mạn tính

và bệnh

tim

mạch

Vữa xơ

động mạch

Tăng HA

Page 127: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#Ghi chú: 1Nm = 10-9m

CÁC

YẾU

TỐ

VẬT

CỦA

KHÔNG

KHÍ

Nhiệt độ

(lên cao 100m

↓ 0,6oC)

Độ ẩm

Các bức xạ

Tốc độ chuyển

động KK

Áp suất khí quyển:

- Ở 0oC, ngang

mặt biển: 760mmHg.

- ↑ 10,5m →↓ 1mm Hg

Điện tích khí quyển

-Ion nhẹ: 400-2000/ml

-N/n > 10-20: Ô nhiễm

Bức xạ vô tuyến

(100.000km-0,1mm)Nhiệt

Nhiệt

Kích thích

Kích thích

Phóng xạ

Bứ

c x

ạ m

ặt tr

ời

Hồng ngoại

(2.800-760 Nm)

Nhìn thấy

(760-400 Nm)

Tử ngoại

(400-1 Nm)

Bx io

n h

óa Tia Rơnghen

(1-0,001 Nm)

Tia Gamma

(≤0,001 Nm)

Môi trường và bệnh tim mạch5

Page 128: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Phân loại theo

chiều dài bước

sóngChiều dài bước

sóng

Tần số

Phân loại theo

sóng vô tuyến

Miciamet 10.000 - 10km 3 Hz - 3.104 Hz Sóng dài

Kilomet 10km - 1km 3.104 - 3.105 Hz Sóng dài

Hectomet 1.000m - 100 m 3.105 - 3.106 Hz Sóng dài

Đecamet 100m - 10 m 3 - 30 MHz Sóng trung

Met 10m - 1m 30 - 300 MHz Sóng ngắn

Đecimet 100cm - 10 cm 300 - 3.000

MHz

Sóng cực ngắn

Centimet 10cm - 1 cm 3 - 30GHz Sóng SCT

Milimet 10mm - 1 mm 30 - 300GHz Sóng SCT

Phân loại bức xạ vô tuyến

Ghi chú: Mega Hert (MHz) = 106 Hz

Giga Hert (GHz) = 109 Hz = 103 MHz

Sóng SCT

Page 129: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Tác hại của sóng điện từ với SK

Hiệu ứng nhiệt(Nung nóng tổ chức)

Hiệu ứng không

sinh nhiệt

1.Làm dao động các vi thể: ty lạp thể, ADN

2.Kích thích các Receptor

3.Làm rối loạn trao đổi ion K+ và Na+

ở màng tế bào

Sắp xếp lại

các phân tử, ion

Tăng dao động

phân tử, ion

Tổ chức dễ bị nung nóng

1. Tổ chức cấp ít máu: Nhân mắt,

ống dẫn tinh, tổ chức ít mỡ.

2. Tổ chức nước bão hòa: gan, tụy, lách, thận

1. Hội chứng SNTK: ra mồ hôi tay chân, mệt mỏi,

run chi, rụng tóc, mất ngủ, nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, khó thở, nóng nảy

2. Đục nhân mắt

3. Vô sinh, teo tinh hoàn, giảm khả năng tình dục, RLKN ...

4. Biến đổi chuyển hóa: Giảm BC, HC, TC; Loét dạ dày, viêm TK, sốt; RLCN gan, lách, thận,tụy

5. Gia tăng gốc tự do (FR)

6. Suy giảm sức đề kháng: giảm khả năng thực bào, giảm SX Interferon, giảm miễn dịch

7. RL tim mạch: Đau tim, mạch giảm hoặc tăng, HA giảm, giãn mạch

Page 130: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Ít vận động dễ bị bệnh tim mạch

+ Người ít vận động bị bệnh tim mạch gấp 2 lần

người thường xuyên vận động

+ Vận động:

• Làm giảm VXĐM

• Tăng máu lưu thông tới tim

• Giảm béo phì

• Giảm HA

6

Page 131: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

10 tác dụng của vận động

1. Vận động làm phát triển hoàn thiện, tăng nhạy cảm các cơ quan cảm giác, đặc biệt là làm nhạy các Receptor.

2. Vận động làm tăng khả năng phối hợp các cơ quan, tăng kỹ năng và thành thục cung phản xạ.

3. Vận động làm tăng tiêu hao năng lượng, tăng thoái hóa mỡ, làm giảm cân, chống béo phì.

4. Vận động có tác dụng TAM TĂNG:

• Tăng tính bền bỉ dẻo dai.

• Tăng tính thích nghi

• Tăng tính linh hoạt

5. Vận làm con người khỏi trì trệ, héo hon, làm phát triển vững chắc và hoàn chỉnh.

Page 132: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

6. Vận động ảnh hưởng tới

các chức năng các cơ

quan và tạo sự liên kết

phản xạ giữa các cơ

quan:+ Tiết kiệm năng lượng (vận động

và không vận động có tỷ lệ tiêu

hao năng lượng là 38/100).

+ Hấp thu và tiêu hóa các chất dinh

dưỡng hiệu quả hơn

+ Sử dụng O2 của phổi và máu tốt

hơn.

Page 133: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

7. Vận động làm tăng vẻ

đẹp của con người, tạo

nên dáng đi uyển chuyển,

nhanh nhẹn; thể lực cân đối

hài hòa; da dẻ hồng hào;

răng trắng bóng; tóc mượt

mà; mắt lanh lợi ...

8. Vận động làm giảm nguy

cơ bệnh tật (tim mạch, tiểu

đường, xương khớp, ung

thư, thần kinh, tiêu hóa, hô

hấp, tiết niệu ... )

Page 134: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

9. Vận động có tác dụng điều tiết tâm

tính, tăng lòng tự tin, làm vượng tinh

lực, cởi mở hiền hòa.

10. Vận động làm giảm tốc độ lão hóa,

kéo dài tuổi thọ:

+ Thúc đẩy CHCB

+ Tăng cường chức năng các cơ quan

+ Tăng sức đề kháng, miễn dịch

+ Tăng đào thải chất độc

+ Làm giảm tốc độ suy thoái

Page 135: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Lợi ích của uống rượu vừa phải

1. Khai vị, kích thích ăn ngon

2. Rượu thuốc có tác dụng hoạt huyết, phấn trấn thần kinh, điều chỉnh âm dương, giãn gân thông mạch, hồng hào đẹp đẽ.

3. Tác dụng chuyển tải dẫn thuốc bổ dưỡng.

4. Tác dụng phòng bệnh, chữa bệnh: giảm mỡ máu, tăng tuổi thọ ...

5. Hỗ trợ trị liệu sau bị bệnh.

Uống nhiều rượu dễ bị bệnh tim mạch7

Page 136: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Tác hại của uống nhiều rượu:

1. Ngộ độc rượu.

2. Gây bệnh tật: - Xơ gan

- Tổn thương TK

- Tăng HA ...

3. Ảnh hưởng nhân cách

“Ở đời chẳng biết sợ ai

Sợ thằng say rượu nói dai tối ngày”

4. Ảnh hưởng hạnh phúc gia đình.

5. Tai nạn giao thông.

Page 137: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Con công

Con sư tử

Con khỉ

Con lợn

1. Uống vừa phải :

2. Uống quá liều :

3. Uống nhiều :

4. Uống quá nhiều :

UỐNG RƯỢU VÀ SỨC KHỎE:

3đơn vị ROH/d

1đơn vị = 10g:

•1 lon bia 5%

•1 cốc (125 ml) rượu vang 11%

•1 chén (40ml) rượu mạnh 40%

• Hưng phấn

• Khoan khoái

• Da dẻ hồng hào

• Tự tin

• Đẹp như con công

• Hưng phấn

• Tinh thần phấn

khích

• Tự tin quá mức

• Ăn to nói lớn

• Cảm thấy mạnh

như con sư tử

• RL ý thức

• Không kiểm soát

được hành vi

• Hành động theo

bản năng

• Phản xạ bắt trước

như con khỉ

• Ức chế mạnh

• Mắt, mặt ngầu đỏ

• Nói lảm nhảm

• Ngáy khò khò

như con lợn

Page 138: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

ĐẶC ĐIỂM QUÁ TRÌNH LÃO HÓA

Giảm sút chức năng mọi cơ quan, hệ thống.

Tăng cảm nhiễm với bệnh tật: Tăng theo hàm số mũ khả năng mắc bệnh và tử vong

• Suy giảm cấu trúc

• Suy giảm khả năng bù trừ, khả năng dự trữ.

• Suy giảm thích nghi

• Suy giảm chức năng.

8. Lão hóa và bệnh tim mạch

Page 139: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Sinh

QUÁ TRÌNH

LÃO HÓA

ĐK sèng, m«i trêng

TÝnh c¸ thÓ, di truyền

ĐiÒu kiÖn ăn uèng

Giảm thiểu Hormone

(Yên, Tùng, Sinh dục…)

Điều kiện lao động

GÔC TỰ DO

Bổ sung các chất dinh

dưỡng, TPCN

YÕu ®uèi

Mê m¾t, ®ôc nhân

Đi l¹i, vận động

chËm ch¹p

Giảm phản x¹

Giảm trÝ nhí

Da nhăn nheoB

iÓu h

iÖn b

ªn

ngoµ

i Khèi lîng n·o giảm

Néi tiÕt giảm

Chøc năng giảm

Tăng chøng, bÖnh:

-Tim m¹ch

-H« hÊp

-Tiªu ho¸

-X¬ng khíp, tho¸i ho¸

-ChuyÓn ho¸…

BiÓ

u h

iÖn b

ªn tro

ng

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỐC ĐỘ LÃO HÓA

Page 140: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

9. Giới – chủng tộc và bệnh tim mạch

1. Nữ < 45 tuổi bị bệnh tim mạch ít hơn nam.

Cơ chế: Hormone Estrogen của nữ làm giảm LDL, còn ở nam LDL cao hơn ở nữ và HDL thấp hơn do Hormone Testosteron.

+ Khi mãn kinh: hết Estrogen, LDL tăng lên và nguy cơ tim mạch ở nam và nữ ngang nhau.

2. Người Âu – Mỹ bị VXĐM, suy tim cao hơn người châu Á. Người Mỹ gốc Phi bị HA cao hơn.

Page 141: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

10. Di truyền và bệnh tim mạch

Vữa xơ động mạch nhiều khi do di truyền.

Page 142: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Hậu quả của các yếu tố nguy cơ

Bệnh mạch vành

Vữa xơ động mạch

-Chết đột ngột

-Rối loạn nhịp

Tử vong

-Tăng HA.

-Đái tháo đường

-RL mỡ máu

-Béo phì, quá cân

-Lạm dụng R0H

-Hút thuốc lá

-Ít vận động

-HC-X

Yếu tố nguy cơ tim mạch

Suy tim giai đoạn cuối

Nhồi máu cơ tim

Rối loạn chức năng

Page 143: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

II. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Page 144: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Hệ tiêu hóa

Ống tiêu hóa

Các tuyến

Miệng (Tiền môn)

Thực quản

Dạ dày

Ruột non

Ruột già

Hậu môn

Nước bọt

Gan

Tụy

Tuyến dạ dày – Ruột

Khái quát chuyển hóa Glucide:

Page 145: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

CHỨC NĂNG HỆ TIÊU HÓA

Chức năng co bóp

Nhào trộn

Nghiền nát

Đẩy thức ăn từ trên dưới

Tiết dịch

Tiết men tiêu hóa

Chức năng bài tiết

Chức năng tiêu hóa

Phân giải TP thành phân tử

đơn giản để hấp thu:Glucide GProtide . Acid amin

. Dipeptide,

. Tripeptide

Lipide . Acid béo. Monoglycerid

Chức năng hấp thu

Đưa thức ăn đã được tiêu hóa

qua niêm mạc ruột vào máu

Đào thải - SPCH

Bài tiết một sốHormone

Page 146: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

VAI TRÒ CỦA GLUCID1. Cung cấp năng lượng- Cung cấp 70% năng lượng của khẩu phần ăn.

- 1 phân tử Glucose cho 38 ATP (Adeno Triphosphat) và 420 Kcal.

- Nguồn năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động, mọi tế bào, mô và cơ quan.

2. Các dạng tồn tại:2.1. Dạng dự trữ: Glycogen: tập trung nhiều ở gan, cơ.

2.2. Dạng vận chuyển: Glucose trong máu và dịch ngoại bào.

2.3. Dạng tham gia cấu tạo rất nhiều thành phần:

+ Pentose: TP axit AND và ARN.

+ Glucid phức tạp (Glycoprotein, Glycolipid): cấu tạo màng tế bào, màng bào quan.

+ Axit Hyaluronic: là một disaccharid tạo nên dịch ngoại bào, dịch khớp, dịch thủy tinh thể mắt, cuống rau, vừa có tác dụng dinh dưỡng, vừa có tác dụng bôi trơn, vừa có tác dụng ngăn sự xâm nhập chất độc hại.

+ Condroitin: là một Mucopolysaccharide axit, là thành phần cơ bản của mô sụn, thành động mạch, mô liên kết da, van tim, giác mạc, gân.

+ Heparin: là một Mucopolysaccharide, chống đông máu.

+ Aminoglycolipid: tạo nên chất Stroma của hồng cầu.

+ Cerebrosid, Aminoglycolipid: là thành phần chính tạo nên vỏ Myelin của dây thần kinh, chất trắng của thần kinh.

Page 147: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3. Tham gia hoạt động chức năng

của cơ thể:

Thông qua tham gia thành phần cấu

tạo của cơ thể, Glucid có vai trò

trong nhiều chức năng: bảo vệ, miễn

dịch, sinh sản, dinh dưỡng, chuyển

hóa, tạo hồng cầu, hoạt động thần

kinh…

4. Chuyển hóa Glucid liên quan đến

nhiều chuyển hóa khác, là nguồn tạo

Lipid và acid amin.

Page 148: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

TIÊU HÓA VÀ HẤP THU GLUCID

Insunlin

Glucid

Glucose

Men

TH

G

G

Nồng độ bình thường

G = 100mg %

RUỘT MÁU TẾ BÀO

- TB hồng cầu- TB gan- TB não

Tế bào

G

G.6P vòng Kreb

Nước tiểu

Nồng độ ≥ 170mg %

TB

Page 149: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

+ Nồng độ bình thường Glucose máu = 1g/l.

+ Khi có thể sử dụng mạnh Glucid (lao động

nặng, hưng phấn TK, sốt…): [G] có thể tăng

tới 1,2 – 1,5g/l.

Nếu cho quá 1,6g/l: G bị đào thải qua thận.

+ Khi nghỉ ngơi, ngủ: [G] giảm tới 0,8g/l.

Khi giảm tới: 0,6g/l: hôn mê do TB thiếu năng

lượng.

+ Sự điều hòa cân bằng Glucose thích hợp:

[G] = 0,8 – 1,2 g/l

Page 150: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

NGUỒN CUNG CẤP TIÊU THỤ

1. Glucid thức ăn

2. Glycogen gan: lượng

Glycogen gan có thể duy

trì [G] máu bình thường

trong 5-6 giờ.

3. Glycogen cơ: co cơ tạo

acid lactic, về gan tạo G.

4. Tân tạo G từ protid và

lipid

1. Thoái hóa trong tế bào

cho năng lượng, C02,

H20.

2. Tổng hợp acid amin lipid.

3. Thải qua thận nếu

Glucose máu ≥ 1,6g/l

Page 151: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

ĐIỀU HÒA CÂN BẰNG GLUCOSE MÁU

Insulin

Đối kháng Insulin:- Adrenalin.

- Glucagon

- Glucocorticoid

- Thyroxin

- STH

1. Điều hòa nội tiết:

Page 152: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2. Điều hòa thần kinh:+ Đường huyết tăng: Hưng phấn vỏ não và

hệ giao cảm (Hồi hộp, xúc động, stress).

+ Vai trò vùng dưới đồi thị:

- Trung tâm A: điều hòa G và TB không

cần Insulin (TB hồng cầu, TB não, TB

gan).

Khi [G] < 0,8g/l: Trung tâm A bị kt →

Tăng tiết Glucagon, Adrenalin, ACTH để

tăng G đạt 1,0g/l.

- Trung tâm B: Điều hòa G vào TB phải có

Insulin.

Khi thiếu Insulin, Trung tâm B huy động

mọi cơ chế nội tiết làm tăng G.

Page 153: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

TÌNH HÌNH VÀ NGUY CƠ

Lịch sử:• Bệnh Đái tháo đường là một trong những bệnh đầu tiên

được mô tả từ 1500 trước CN ở Ai-Cập với triệu chứng là

“tháo nước tiểu” quá lớn như một Siphon.

• Tại Ấn Độ: mô tả bệnh có nước tiểu ngọt như mật ong.

• Tại Trung Quốc: mô tả bệnh có nước tiểu thu hút kiến.

• Người Hy Lạp (năm 230 TCN) gọi là “Bệnh đi qua”.

• Người Hy Lạp (thế kỷ 1 SCN) gọi là “Đái tháo đường”

(Diabetes Mellitus – DM) với nguồn gốc tiếng Latin:

Diabetes Mellitus

Đái tháo Đường

Page 154: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Đặc điểm dịch tễ học của

Diabetes Mellitus:1. Thế giới (Liên đoàn DM quốc tế - 2013):

• Năm 2012: 371.000.000 người bị DM

• Năm 2013: 382.000.000 người bị DM

• Năm 2030 ước tính: 552.000.000 người bị DM. 1/10 người lớn bị DM

Số lượng người bị mắc DM đã tăng 45% trong 20 năm qua.

2. Tỷ lệ DM ở châu ÂU, Canada: 2-5%

3. Tỷ lệ DM ở Mỹ: 5-10%, cứ 15 năm tăng gấp đôi.

4. DM ở Đông Nam Á và Việt Nam:

+ Tốc độ tăng từ 2000 nhanh nhất thế giới.Cứ 10 năm gấp đôi.

+ Lý do: Tốc độ DM tỷ lệ thuận tốc độ Đô thị hóa. Tốc độ đô thị hóa tỷ lệ thuận với tốc độ Tây hóa chế độ ăn uống !

Với đặc điểm Mỹ hóa thức ăn nhanh:• Bánh mỳ kẹp thịt

• Xúc xích

• Khoai tây chiên

• Pizza

• Nước ngọt đóng lon …

5. Tỷ lệ DM Typ 1: 10%, Typ 2: 90%

Page 155: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

DM tại Mỹ: Quốc gia của đái tháo đường!

• 8,5% dân số Mỹ bị DM (25.800.000 người)

• Năm 2010: có 1.900.000 mắc mới

• 26,9% người 65 tuổi bị DM 10,9 triệu người).

• Có 215.000 người < 20 tuổi bị DM

• Có 1/400 trẻ em bị DM.

• 11,8% nam (13 triệu người) bị DM

• 10,8% nữ (12,6 triệu người) bị DM.

• Có 79.000.000 người từ 20 tuổi trở lên bị Tiền DM.

• Ước tính:

- Năm 2025 có 53,1 triệu người bị DM

- Năm 2050: 1/3 người Mỹ bị DM

• DM là nguyên nhân chính gây bệnh tim và đột quỵ, nguyên nhân thứ 7 gây tử vong ở Hoa Kỳ.

Page 156: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Tiền đái tháo đường(Pre – Diabetes)

Định nghĩa: Tiền đái tháo đường (Pre –

diabets) là mức đường máu cao hơn bình thường nhưng thấp hơn giới hạn đái tháo đường (ngưỡng thận)

Tiêu chuẩn chẩn đoán:

1. IFG (Impaired Fasting Glucose) XN đường huyết lúc đói (qua đêm):

• 110-125 mg/dl

• 6,1-6,9 mmol/l

2. IGT (Impaired Glucose Tolerance) XN đường huyết 2 giờ

• 140-199 mg/dl

• 7,8-11,0 mmol/l

Page 157: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Nguy cơ tiền đái tháo đường

Kháng Insulin

Tiền đái tháo đường6,1 - 6,9 mmol/l

Bệnh tim mạchĐái tháo đường Typ-2

7,0 mmol/lĐột quỵ

Page 158: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Xử trí tiền đái tháo đường

Chế độ ăn uống

1. Giảm tinh bột,giảm chất béo.

2. TP có chỉ số đường huyết thấp

3. Tỷ lệ:

• G: 55-60%

• P: 15-20%

• L: 30%

4. Năng lượng:

• Giảm béo : 20 kcal/kg/d

• Người bình thường: 30 kcal/kg/d

• Người gầy : 40 kcal/kg/d

5. Chia nhiều bữa.

6. Rượu bia vừa phải

Vận động

1. Vận động thường xuyên hàng ngày.

2. Đi bộ 150’ / tuần x 5 d/tuần

Sử dụng TPCN

1. Chất xơ

2. Acid béo -3

3. Bổ sung Cr, Mg, Vitamin E

4. HCSH (quả nhàu, đậu tương lên men, lá dâu, mướp đắng,

thìa canh, quả óc chó …)

5. Sản phẩm chống oxy hóa (AO)

6. Sản phẩm chống viêm

7. Sản phẩm chống béo phì.

Page 159: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

VIỆT NAM

* Tỷ lệ gia tăng ĐTĐ: 8-20%/năm (nhất thế giới).

* Theo Viện Nội tiết:

+ Năm 2007: 2.100.000 ca ĐTĐ.

+ Năm 2010: 4.200.000 ca ĐTĐ.

+ Năm 2011: gần 5.000.000 ca

……

* 65% trong số bị ĐTĐ: không biết mình bị mắc bệnh.

* Tỷ lệ mắc bệnh ở thành thị: 4%.

* Tỷ lệ mắc bệnh ở nông thôn: 2 - 2,5%.

Page 160: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

NGUY CƠ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Tăng cân quá mức – béo phì – béo bụng

Sống, làm việc tĩnh tại – Ít vận động thể lực

Chế độ ăn: nhiều mỡ động vật, acid béo no, thiếu vitamin,

chất khoáng, HCSH, chất xơ.

Uống nhiều rượu – stress TK. Tăng gốc tự do – Cao HA,

cholesterol

Di truyền – Chậm phát triển trong tử cung

Cường tuyến đối kháng Insulin: Yên (ACTH, GH, TSH),

Giáp (T3, T4), Thượng thận (Cortisol, Adrenalin), Tụy (Glucagon).

Đái tháo đường

Page 161: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Điều kiện thuận lợi gây ĐTĐ Týp 2

Cơn thủy triều dịch bệnh toàn cầu ĐTĐ!

Xã hội đang CNH, đô thị hóa dẫn tới:

1. Thay đổi phương thức làm việc:

- Làm việc trong phòng kín.

- Công cụ: máy tính.

2. Thay đổi lối sống, sinh hoạt:

- Lối sống tĩnh tại, ít vận động.

- Rạp hát tại gia: TV, VTC, VTC-HD…

Page 162: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3. Thay đổi tiêu dùng TP:

- Tính toàn cầu.

- Ăn ngoài gia đình tăng.

- Sử dụng TP chế biến sẵn ăn ngay tăng.

- Phương thức trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thay đổi.

- Khẩu phần:

+ Gia tăng TP động vật, thịt, trứng, bơ, sữa…ít cá, thủy sản.

+ Gia tăng acid béo no.

+ Giảm chất xơ, TP thực vật.

+ Thiếu hụt Vitamin, vi khoáng, hoạt chất sinh học.

4. Thay đổi môi trường: gia tăng ô nhiễm các tác nhân sinh học, hóa học, lý học.

Page 163: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

HẬU QUẢ:1. Tăng cân quá mức và béo phì:

- Tăng mỡ: gây kt thái quá làm mất tính

cảm thụ của các cơ quan nhận

Insulin.

- Tăng mỡ: làm căng TB mỡ, làm giảm

mật độ thụ cảm thể với Insulin.

2. Ít vận động thể lực: làm giảm nhạy

cảm của Insulin.

3. Chế độ ăn: tăng mỡ động vật, ít xơ,

thiếu vi khoáng (Crom), Vitamin, hoạt

chất sinh học: làm tăng kháng Insulin.

4. Stress thần kinh: Làm tăng kháng

Insulin.

Page 164: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

5. Di truyền:- Mẹ bị ĐTĐ: con bị ĐTĐ cao gấp 3 lần trẻ khác.

- Lý thuyết: Gen tiết kiệm của James Neel: Ở điều kiện TP chỉ đủ

để duy trì Insulin tiết nhanh để đáp ứng nhu cầu tích lũy năng

lượng khi cơ hội ăn vào nhiều chỉ thỉnh thoảng xảy ra (30 đơn

vị). Sự đáp ứng nhanh như thế trong đk dồi dào TP sẽ dẫn đến

tăng Insulin (100 đơn vị), gây béo phì, kháng Insulin và kiệt quệ

TB β, gây ĐTĐ.

6. Cường tiết các tuyến đối kháng

Insulin:- Tuyến yên : GH, ACTH, TSH

- Tuyến giáp : T3, T4.

- Tuyến vỏ thượng thận : Corticoid

- Tuyến lõi thượng thận : Adrenalin

- Tuyến tụy : Glucagon.

Page 165: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Các yếu tố ăn uống đóng vai trò

nguyên nhân ĐTĐ Týp 2

Khẩu phần nghèo chất xơ,

ít rau quả và ngũ cốc toàn phần

Khẩu phần ít cá, thủy sản.

Khẩu phần giàu chất béo – đặc biệt là

chất béo bão hòa

TP có chỉ số đường huyết (Glycemic

Index – GI) và Glycemic Load –GL) thấp

có tác dụng bảo vệ chống lại ĐTĐ Typ 2

Khẩu phần bổ sung Crom có tác dụng

bảo vệ chống ĐTĐ – Typ 2.

Page 166: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Thiếu thực phẩm xanh dễ bị đái tháo đường

Thiếu TP xanh: thiếu Vit +

chất khoáng RLCN Tụy ĐTĐ

Tỷ lệ ĐTĐ tỷ lệ nghịch với

hàm lượng rau quả trong khẩu

phần ăn hàng ngày

Mạnh mồm với TP công nghiệp -

Dễ bị ĐTĐ

6 loại TP dược thảo làm giảm ĐTĐ:

Trà xanh, mướp đắng, Rau sam,

Bí ngô, Sơn dược, Rau cần

Page 167: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

CHẾĐỘ ĂN VÀ NGUY CƠDM

SP động vật(Thịt)

SP thực vật(Rau – quả)

Tính acid Tính kiềm

Đái tháo đườngDM

(+)

(+)

(+) (-)

(+)

(+)Thực phẩm

Page 168: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Are you at risk of developing Type 2

diabetes?

Bạn đang ở nguy cơ phát

triển của Đái tháo đường

Typ 2?

Lười HĐ

Chế độ DD

kém

Quá cân

Tuổi

Di truyền

Page 169: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Are you at risk of developing Type 2 diabetes?

Bạn đang ở nguy cơ phát triển của

ĐTĐ Typ 2 ?

Page 170: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Cơ chế và các thể đái tháo đường

TỤY

I

R

TB β-Langerhan

THẬNRUỘTMẠCH

MÁU

Glucid

G G

G G

G - 6P

TẾ BÀO

+

G

Týp ITýp II

≥1,7 mg%

Page 171: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Đái tháo đường Typ – 1:(Insullin – Dependent – Diabetes Millites – IDDM)

Tăng đường huyết do thiếu Insulin

Thiếu Insulin do TB -Langerhans bị

tổn thương (tự miễn)

Cơ thể mẫn cảm

di truyềnTế bào tiểu đảo

Laugerhans

Kháng nguyên

Kháng thể

Tế bào Langerhans tổn thương (90%)

Không SX đủ Insulin

Đái tháo đường Typ 1

Đặc điểm:

(1) Xảy ra ở người < 30 tuổi

(2) Tỷ lệ: 0,5 – 1,0%

(3) Hay ở người không béo phì

(4) Bắt đầu hung tợn

(5) Triệu chứng rầm rộ: đái nhiều –

ăn nhiều – gầy

(6) KT kháng TB Langerhans (+)

(7) KN HLA (+)

•Virus

•KN: HLA

•Yếu tố môi

trường

Page 172: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP-2(Non Insulin Dependen Diabetes Mellitus – NIDDM)

Tăng đường huyết do Insulin vẫn được SX bình thường

nhưng bất lực

SX Insulin

+ Bình thường

+ Không thích nghi:

-Không có đỉnh sớm

-Đỉnh 2: chậm trễ

(sau 60-90 phút)

Sự bất lực (kháng) của Insulin

• Yếu tố gia đình

• Tăng cân – béo phì

• Ít vận động

• Bệnh gan – tụy

• RL nội tiết

• RLCH mỡ

• Thuốc tránh thai

• Có thai

• Một số thuốc

• Chế độ ăn uống

1.SL Receptor I.

2.KT kháng R-I

3.Giảm hoạt tính

Tyrosinekinase

I+R không dẫn

được G vào TB.

4. Tăng Hormone

đối kháng I (GH,

Glucocorticoids,

Catecholamin,

Thyroxin)

Gluco không vào được tế bào

Đái thái đường Typ - 2

Đặc điểm:(1) Người >30 tuổi

(2) Tỷ lệ: 2-4%

(3) Hay gặp ở người béo phì – béo bụng

(4) Triệu chứng âm thầm, ít rõ rệt

(5) Tổn thương Receptor

(6) Điều trị bằng Insulin là không cần thiết

(7) Gan tiếp tục phân giải

Glycogen Glucose càng gây G máu.

Page 173: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

TT Tiªu chÝ ph©n

lo¹i

IDDM NIDDM

1 Tû lÖ toµn bé 0,5 – 1,0% 2,0 – 4,0%

2 Tuæi b¾t ®Çu Díi 30 tuæi Trªn 30 tuæi

3 Träng lîng ban ®Çu BN kh«ngbÐo ph× BN bÐo ph×

4 C¸ch b¾t ®Çu Thêng hung tîn ¢m Ø

5 §¸i nhiÒu uèng nhiÒu Râ rÖt Ýt râ rÖt

6 ¡n nhiÒu GÇy Cã Kh«ng cã

B¶ng: ph©n biÖt ®¸i th¸o ®êng týp 1 vµ týp 2

Page 174: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

TT Tiªu chÝ ph©n lo¹i IDDM NIDDM

7 • TÝch ceton

• BiÕn chøng m¹ch

Thêng cã nhÊt lµ

bÖnh mao m¹ch

HiÕm cã nhÊt lµ

v÷a x¬ ®éng m¹ch

8 Sù tiÕt Insulin RÊt gi¶m B×nh thêng hoÆc

h¬i gi¶m

9 Phô thuéc Insulin Cã Kh«ng

10 Hµm lîng Insulin

huyÕt t¬ng

RÊt thÊp hoÆc kh«ng

Thêng b×nh thêng

Page 175: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

TT Tiªu chÝ ph©n

lo¹i

IDDM NIDDM

11 C¬ quan nhËn Insulin HiÕm khi bÞ bÖnh Hay bÞ bÖnh

12 Hµm lîng Glucagon

huyÕt t¬ng

T¨ng B×nh thêng

13 Kh¸ng thÓ chèng ®îc

Langerhans

Hay gÆp Kh«ng cã

14 Mèi liªn hÖ víi kh¸ng

nguyªn HLA

Hay gÆp Kh«ng cã

15 YÕu tè bªn ngoµi (nhiÔm

VR, nhiÔm ®éc)

Cã thÓ cã Kh«ng cã

Page 176: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Triệu chứng DM

Tăng đường huyết:• G không vào được TB ứ lại G máu.

• Gan tăng SX G từ Glycogen.

Đường niệu:Khi G 10 milimole /l máu.

Đái nhiều:Đường niệu kéo theo nước làm nước tiểu.

Khát nước: do mất nước nhiều qua nước tiểu

Tích trữ Cetonique trong máu gây nhiễm acid (Acidose)

(IDDM) (Gan tăng sử dụng Lipid để tạo năng lượng)

Ceto – niệu (IDDM): do Cetose

Gầy (TB không có G, phải sử dụng Protein và lipide)

Page 177: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Triệu chứng Đái tháo đường

Mắt: thị lực

Hơi thở: mùi aceton

Dạ dày:

•Buồn nôn

•Nôn

•Đau

Thận:

•Đái nhiều

•Đường niệu

Hô hấp:

•Thở Kussmaul

(sâu nhanh)

Cơ thể: Gầy

Trung ương:

•Khát

•Đói

•Lơ mơ

•Ngủ lịm

Page 178: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

C¸c biÕn chøng cña

®t®:1. BiÕn chøng cÊp tÝnh:

• NhiÔm axit vµ chÊt Cetonic (ë týp 1).

• NhiÔm axit Lactic (ë týp 2).

• H«n mª t¨ng ¸p lùc thÈm thÊu (týp 2).

• H¹ ®êng huyÕt: do dïng thuèc h¹ ®êng huyÕt

hoÆc nhÞn ¨n th¸i qu¸.

• H«n mª h¹ ®êng huyÕt.

Page 179: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2. BiÕn chøng m¹n tÝnh:

(1) ë m¹ch m¸u:

– Viªm ®éng m¹ch c¸c chi díi.

– V÷a x¬ ®éng m¹ch.

– T¨ng huyÕt ¸p.

(2) BiÕn chøng ë tim:

– Nhåi m¸u c¬ tim.

– Tæn th¬ng ®éng m¹ch vµnh.

– Suy tim, ®au th¾t ngùc.

Page 180: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

(3) BiÕn chøng ë m¾t:

– Viªm vâng m¹c.

– §ôc thuû tinh thÓ.

– Rèi lo¹n khóc x¹, xuÊt huyÕt

thÓ kÝnh, Lipid huyÕt vâng m¹c...

(4) BiÕn chøng ë hÖ thÇn kinh:

– Viªm nhiÔm d©y thÇn kinh.

– Tæn th¬ng TK TV, rèi lo¹n c¶m gi¸c,

gi¶m HA khi ®øng, tim ®Ëp nhanh, rèi

lo¹n tiÓu tiÖn, liÖt d¬ng...

– HuyÕt khèi vµ xuÊt huyÕt n·o.

Page 181: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

(5) BiÕn chøng ë thËn:

• Suy thËn m·n tÝnh.

• X¬ cøng tiÓu cÇu thËn.

• NhiÔm khuÈn ®êng tiÕt niÖu.

(6) BiÕn chøng ë da:

• Ngøa: ë ©m hé, quy ®Çu, cã xu híng Lichen ho¸.

• Môn nhät, nÊm.

• NhiÔm s¾c vµng da gan tay – ch©n.

• U vµng ë mi m¾t, phèi hîp t¨ng cholesterol huyÕt.

• Ho¹i tö mì: hay ë ♀, khu tró ë c¼ng ch©n (c¸c nèt vµng h¬i xanh

l¬ lan ra ngo¹i vi, trong khi trung t©m trë nªn teo ®i).u

Page 182: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Biến chứng của DM:

Mắt: Nhãn áp, đục thủy tinh thể

bệnh võng mạc ĐTĐ, mờ mắt

Răng: nướu, viêm

Hơi thở: aceton

Thần kinh: •Đột quỵ

•Suy giảm nhận thức

Tâm thần: trầm cảm, lo âu

Tai: nghe kém

Tim mạch: •Nhồi máu cơ tim

•Thiếu máu cục bộ

•VXĐM

• Cholesterol

• TG …HA: tăng

Thận: •Lọc kém

•Protein niệuDạ dày: Liệt nhẹ

Sinh dục: bất lực

Da: •Loạn dưỡng

•Nhiễm trùng

Loét

Hoại tử

Bệnh TK

Mạch máu ngoại vi: •Ngứa

•Tê

•Thiếu máu

•Đau

Cơ: •Đau cơ

•Teo cơ

•Nhược cơ

Page 183: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

III. BÉO PHÌ

Page 184: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

TÌNH HÌNH VÀ XU THẾ

• Béo phì ở Mỹ: ở người trưởng thành

Nam: 20%

Nữ: 25%

• Canada: 15% (cả 2 giới)

• Hà Lan: 8%

• Anh : 16%

• Béo phì ở trẻ em: Không ngừng gia tăng

• Ở Việt Nam: + Ở trẻ em có khu vực đã

15.20%

+ Lứa tuổi 15 – 49: 10,7%

+ Lứa tuổi 40 – 49: 21,9%.

Page 185: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA – ĐÔ THỊ HÓA

• Béo phì là đợt sóng đầu tiên của một nhóm các bệnh mạn tính

không lây.

• Béo phì sẽ dẫn dắt theo đái tháo đường, tăng HA, rối loạn

chuyển hóa lipid, bệnh động mạch vành.

“ Hội chứng Thế giới mới”New World Syndrom!

Page 186: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1. BÐo ph×: BÐo ph× lµ sù t¨ng c©n nÆng c¬ thÓ qu¸ møc trung b×nh do t¨ng qu¸ møc tû lÖ khèi mì toµn th©n, g©y ¶nh hëng xÊu ®Õn søc kháe.

Hoặc: Sự tích lũy quá dư thừa, lan rộng nhiều hay ít, của các mô mỡ dẫn đến sự tăng trên 20% (25%) cân nặng ước tính, phải tính đến chiều cao và giới tính.

§ÞNH NGHÜA:

2. Thõa c©n: Lµ t×nh tr¹ng c©n nÆng vît qu¸ c©n nÆng “nªn cã” so víi chiÒu cao.

Page 187: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Cách tính cân nặng lý tưởng – cân nặng “nên có”

1. Công thức Lorentz:

• PI (Nam) = S - 100 -

• PI (Nữ) = S - 100 –

2. Ở xứ nóng: Có thể tính: PI

PI = (S – 100) x 0,9

Trong đó: * PI: Trọng lượng cơ thể (kg)

* S : Chiều cao (cm)

S-150

4

S-150

2

Page 188: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1. ChØ sè khèi c¬ thÓ:)(

)(

22m

kg

H

WBMI

Ph©n lo¹i BMI (kg/m2)

ThiÕu c©n < 18,5

B×nh thêng 18,5 - 24,9

Thõa c©n 25,0

TiÒn bÐo ph× 25, 0 - 29,9

BÐo ph× ®é 1 30,0 - 34,9

BÐo ph× ®é 2 35,0 - 39,9

BÐo ph× ®é 3 40,0

+ Ph©n lo¹i thõa c©n, bÐo ph× theo BMI:

§èi víi ngêi trëng thµnh (WHO – 2002)

§¬n vÞ ®o bÐo ph×:

Page 189: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

thang ph©n lo¹i bÐo ph× cho ch©u ¸:

Ph©n lo¹i BMI (kg/m2)

ThiÕu c©n < 18,5

B×nh thêng 18,5 - 22,9

Thõa c©n 23,0

TiÒn bÐo ph× 23, 0 - 24,9

BÐo ph× ®é 1 25,0 - 29,9

BÐo ph× ®é 2 30,0

Page 190: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Ph©n lo¹i theo chØ sè c©n nÆng vµ BMI

Møc ®é bÐo PhÇn tr¨m (%) vît

c©n nÆng mong

muèn

BMI

(kg/m2)

T¨ng c©n qu¸ møc

(Over weigh)

> 10% > 25,0

BÐo ph× (Obesity) > 20% > 35,0

BÐo ph× bÖnh lý

(Morbid Obesity)

> 100%

Page 191: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1. Thể phì đại:- Béo phì bắt đầu ở tuổi trưởng

thành.

- Số lượng TB mỡ là cố định.

- Sự tăng trọng lượng là do tích mỡ

trong mỗi TB (phì đại).

- Điều trị: giảm bớt các chất Glucid

là có hiệu quả.

2. Thể tăng sản – phì đại:- Ở tuổi thanh thiếu niên

- Số lượng các TB mỡ tăng

- Đồng thời phì đại các TB mỡ.

- Khó điều trị hơn.

PHÂN LOẠI THỂ BÉO PHÌ

Page 192: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2. Vßng th¾t lng (vßng eo, vßng bông - Waist

Circumference):

+ C¸ch ®o: LÊy thíc d©y ®o ngang chu vi quanh rèn

+ Lµ chØ sè ®¬n gi¶n ®Ó ®¸nh gi¸ khèi lîng mì bông vµ

mì toµn bé c¬ thÓ.

+ Nguy c¬ t¨ng lªn khi:

90cm ®èi víi nam

80cm ®èi víi n÷.

+ Nguy c¬ ch¾c ch¾n khi:

102cm ë víi nam

88cm ë n÷.

§èi víi ch©u ¸ ngìng vßng bông lµ 90cm ®èi víi

nam vµ 80cm víi n÷.

Page 193: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3. Tû sè vßng th¾t lng/ vßng m«ng

(Waist - Hip Ratio) (W/H):

+ C¸ch ®o:

- §o vßng th¾t lng: nh trªn.

- §o vßng m«ng: Dïng thíc d©y ®o chu vi ngang

h¸ng, n¬i to nhÊt.

+ §¸nh gi¸: Tû sè nµy 1,0 víi nam vµ 0,85 víi n÷ lµ

c¸c ®èi tîng bÐo bông.

Theo WHO, ®èi víi Châu Á ngìng cña tû sè nµy lµ:

0,9 víi nam vµ 0,8 víi n÷.

Page 194: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

W = 90cm

H

W =

80cm

H

90,0¦

H

W 80,0¦ H

W

Page 195: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

C¬ chÕ g©y bÐo ph× :

1. MÊt c©n b»ng n¨ng lîng

- N¨ng lîng ¨n vµo lín h¬n n¨ng lîng tiªu hao

- ChÕ ®é ¨n giÇu lipid hoÆc ®Ëm ®é n¨ng lîng cao

- Møc thu nhËp cµng cao, khẩu phần Protid động vật, Lipid động vật

cũng tăng lớn

2. Ho¹t ®éng thÓ lùc Ýt, lối sống tĩnh tại.

3. YÕu tè di truyÒn: Theo Mayer J. (1959)

- C¶ Bè vµ MÑ b×nh thêng: chØ cã 7% con ®Î ra bÞ bÐo ph×

- NÕu mét trong hai bÞ bÐo ph×: 40% con ®Î ra bÞ bÐo ph×

- C¶ Bè vµ MÑ bÐo ph×: 80% con ®Î ra bÞ bÐo ph×

4. Yếu tố kinh tế - xã hội:

-Ở các nước đang phát triển, béo phì như là đặc điểm của sự giàu

sang, chủ yếu ở tầng lớp giàu, ít ở tầng lớp nghèo (do thiếu ăn)

- Ở các nước đã phát triển: béo phì chủ yếu ở tầng lớp nghèo, ít ở

tầng lớp trên. Từ xã hội thiếu ăn chuyển sang đủ ăn hay có xu

hướng ăn nhiều hơn nhu cầu.

Page 196: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

5. VÒ mÆt sinh bÖnh häc, bÐo ph× cßn phô thuéc vµo sù ph©n

bè mì trong c¬ thÓ:

+ T¨ng khèi lîng mì do:

- T¨ng s¶n qu¸ møc khèi lîng tÕ bµo mì

- Ph× ®¹i tÕ bµo mì

+ Sù ph©n bè mì trong c¬ thÓ:

- Mì tËp trung quanh eo lng: bÐo ph× h×nh qu¶ t¸o (bÐo bông,

bÐo phÇn trªn, kiÓu ®µn «ng) nguy c¬ cho søc khoÎ nhiÒu

h¬n cho c¬ thÓ v× nhiÒu mì trong æ bông.

- Mì tËp trung quanh h¸ng: bÐo ph× h×nh qu¶ lª ( bÐo phÇn

thÊp, bÐo kiÓu ®µn bµ)

- BÐo ph× trÎ em: mì tËp trung ë tø chi. TÕ bµo mì t¨ng s¶n gÊp

3-5 lÇn nhng kÝch thíc cã thÓ b×nh thêng.

Page 197: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Nguyên nhân béo phì – Ăn quá mứcLà nguyên nhân chủ yếu (95%)

Ăn uống thức ăn nhiều quá nhu cầu cơ thể.

Ăn một lượng quá dư thừa là do:1. Tập quán gia đình

2. Sự thỏa mãn xúc cảm hay làm dịu nỗi lo âu mà một số người cảm nhận thấy sau khi ăn một lượng lớn thức ăn.

3. Sự giảm các hoạt động thể lực mà không giảm bớt khẩu phần ăn uống ở người già, người bất động, ít vận động.

4. Tăng tiết hoặc tăng hoạt tính Insulin, dẫn tới ăn nhiều, gây tăng chuyển Glucid thành mỡ.

5. Kích thích vùng dưới đồi: Cặp nhân bụng bên chi phối cảm giác thèm ăn, cặp nhân bụng giữa chi phối cảm giác chán ăn. Thực tế gặp: sau chấn thương, viêm não…gây ăn nhiều

Page 198: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Nguyên nhân béo phì – Nguyên nhân nội tiết (hiếm gặp)

1. Hội chứng Cushin và những tổn thương dưới đồi:

- Mỡ phân bố đều ở mặt, cổ, bụng (phần trên cơ thể)

- Chân tay mảnh khảnh.

2. Chứng tăng tiết Insulin do u: béo phì do tăng sự ngon miệng và tạo mỡ từ Glucid.

3. Giảm năng tuyến giáp: (phù niêm)

- Giảm chuyển hóa cơ bản.

- Tích mỡ nhiều nơi, cân đối, kết hợp tích nước.

4. Trạng thái bị hoạn nhẹ (Hội chứng phì sinh dục)

- Mô mỡ tăng quanh háng trên đùi, mông (phần dưới cơ thể)

- Do tổn thương vùng dưới đồi, suy giảm tuyến sinh dục.

Page 199: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Nguyên nhân béo phì – Giảm huy động

+ Thực nghiệm cắt thần kinh giao cảm bụng: gây tích mỡ quanh thận.

+ Cắt hạch giao cảm thắt lưng: tích mỡ ở vùng khung chậu và bụng.

+ Chấn thương cột sống gây tổn thương giao cảm gây tích mỡ vùng tổn thương.

CƠ CHẾ:

- Hệ giao cảm (Cate cholamin): Làm tăng thoái hóa mỡ.

- Hệ phó giao cảm (phế vị): Làm tăng tích mỡ

Page 200: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Nguyên nhân béo phì – Giảm vận động thể lực

NĂNG LƯỢNG

ĂN VÀO

VẬN ĐỘNG THỂ LỰC

NĂNG LƯỢNG TIÊU HAO

Chuyển hóa cơ bản 70%

Sinh nhiệt 15%

Lao động thể lực 15%

=

Page 201: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

T¸c h¹i cña bÐo ph×:

1. MÊt sù tho¶i m¸i trong cuéc sèng:

- Khã chÞu vÒ mïa hÌ do líp mì dµy nh 1 líp c¸ch nhiÖt

- Thêng cã c¶m gi¸c mÖt mái, ®au ®Çu, tª buån hai ch©n.

2. Gi¶m hiÖu suÊt trong lao ®éng:

- MÊt nhiÒu th× giê vµ ®éng t¸c cho mét c«ng viÖc do c¬ thÓ qu¸

nÆng nÒ.

- DÔ bÞ TNL§, TNGT do gi¶m sù lanh lîi, ph¶n øng chËm ch¹p.

3. Nguy c¬ bÖnh tËt cao: Ngêi bÐo ph× tû lÖ bÖnh tËt cao vµ tû

lÖ tö vong còng cao.

Page 202: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

+ BÐo ph× lµ mét yÕu tè nguy c¬

bÖnh tim m¹ch vµnh (chØ ®øng sau

tuæi vµ rèi lo¹n chuyÓn hãa lipid).

- Nguy c¬ cao h¬n khi tuæi cßn trÎ mµ

bÞ bÐo bông.

- Tû lÖ tö vong do m¹ch vµnh còng t¨ng

h¬n khi bÞ thõa c©n, dï chØ 10% so víi

trung b×nh.

+ Ngêi bÐo ph× cã nguy c¬ cao HA

h¬n ngêi b×nh thêng.

+ Ngêi bÐo ph× cã tû lÖ ®ét quþ cao

h¬n ngêi b×nh thêng.

BÐo ph× vµ bÖnh tim m¹ch:

Page 203: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

+ Khi BMI t¨ng lªn th× nguy c¬ ®¸i ®êng

kh«ng phô thuéc vµo insulin (NIDDM) còng

t¨ng lªn.

+ Nguy c¬ ®¸i ®êng t¨ng h¬n khi:

- BÐo ph× ë trÎ em vµ thiÕu niªn.

- T¨ng c©n liªn tôc.

- BÐo bông.

BÐo ph× vµ ®¸i th¸o ®êng:

Page 204: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

+ BÐo ph× lµm t¨ng nguy c¬ sái mËt gÊp 3

- 4 lÇn ngêi b×nh thêng.

+ Ngêi bÐo ph×, cø 1kg mì thõa lµm t¨ng

tæng hîp 20mg cholesterol /ngµy. T×nh

tr¹ng ®ã lµm t¨ng bµi tiÕt mËt, t¨ng møc b·o

hßa cholesterol trong mËt cïng víi møc

ho¹t ®éng cña tói mËt gi¶m dÉn tíi t¹o

thµnh sái mËt.

- Gi¶m chøc n¨ng h« hÊp.

- Rèi lo¹n x¬ng: viªm x¬ng khíp (®Çu gèi vµ

h«ng).

- T¨ng nguy c¬ ung th: ®¹i trµng, vó, tö

cung.

- T¨ng nguy c¬ bÖnh Gót.

BÐo ph× vµ sái mËt:

BÐo ph× vµ c¸c nguy c¬ søc kháe kh¸c:

Page 205: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

IV. UNG THƯ

Page 206: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Đặc trưng của ung thư

Page 207: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Ung thư là bệnh của TB với 3 đặc trưng:

1. Sinh sản tế bào vô hạn

độ (cơ thể mất kiểm

soát)

2. Xâm lấn phá hoại các

tổ chức xung quanh.

3. Di căn đến nơi khác.

Page 208: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

HẬU QUẢ

1. Làm tê liệt một tổ chức, cơ quan, không hồi phục được.

2. Gây suy mòn, suy nhược và suy sụp cơ thể.

3. Gây nghẽn đường hô hấp, chèn ép các tổ chức, cơ quan khác.

4. Làm tắc mạch máu (não…).

5. Rối loạn đông máu: chảy máu bên trong ào ạt.

6. Suy giảm miễn dịch, không còn sức đề kháng với các tác nhân: VK, virus, KST…

7. Di căn, xâm lấn vào cơ quan quan trọng: não, tim, phổi, tuyến nội tiết.

Page 209: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

UNG THƯ

NGUYÊN PHÁT

THỨ PHÁT

Bắt nguồn từ TB có vị trí

Ban đầu hay vị trí gốc

Là ung thư do di căn của TB

ung thư đến vị trí khác vị trí

ban đầu

Page 210: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Cơ chế gây ung thư:• Phóng xạ

• Hóa chất

• Virus

• Gốc tự do

• Thuốc lá

• Viêm mạn tính

• ..............

Đột biến gen

Sai hỏng ADN

Phân chia tế bào vô tổ chức

TB non, không biệt hóa, không thực hiện được chức năng

Tế bào quái, dị sản, loạn sản

Phát triển vô hạn (Bất tử)

Xâm lấn, chèn ép các mô xung quanh

Di căn tới các mô ở xa

Tránh được Apoptosis (chết theo chương trình)

Kháng với các yếu tố chống tăng sinh

Page 211: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA UNG THƯ

1.Giai đoạn bắt đầu: TB bị đột biến

2. Giai đoạn khởi động: Tăng sinh lành

tính.

3. Giai đoạn tiến triển: Tổn thương ác

tính.

• Thời kỳ I: Phát triển tại chỗ. Một

khối u đạt 10g để lâm sàng có thể

thấy được cần 30 lần nhân đôi TB,

tức: 150-300d.

• Thời kỳ II: di căn lan tràn khối u

thông qua đường mạch và bạch mạch.

Khối u xâm lấn xung quanh hình Con

cua (từ Hy lạp :Cancer).

Page 212: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

NGUYÊN NHÂN GÂY UNG THƯ

1. Sinh học: nhiễm VK, virus, KST.

2. Vật lý: Phóng xạ, tia cực tím, sóng radio, sóng tần số thấp…

3. Hóa học:

• Hóa chất CN.

• Hóa chất BVTV, thuốc thú y.

• Hóa chất môi trường.

• Dược phẩm, nội tiết tố.

4. Ăn uống:

• Rượu, thuốc lá

• Độc tố nấm mốc

• TP ướp muối

• TP chiên, hun khói, nướng…

• Thịt đỏ

• Nhiều mỡ bão hòa

5. Lỗi gen di truyền

6. Suy giảm miễn dịch.

Page 213: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Triệu chứng cơ bản của ung thư:

1. Triệu chứng tại chỗ:• Phù, nề

• Khối u

• Đau

• Loét

• Chèn ép .....

2. Triệu chứng của di căn:phát triển khối u ở nơi khác

• Hạch bạch huyết

• Gan to, khối u

• Phổi

• Xương

• Não

• Ruột

3. Triệu chứng toàn thân:• Sút cân

• Chán ăn

• Suy mòn

• Ho ra máu, thiếu máu ...

• H.C cận u .....

Page 214: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Nguy cơ gây ung thư.

Page 215: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Thực phẩm

Cơ chế phân tử của thực phẩm gây ung thư

Carcinogen

Oncogen(Kích thích phân chia

tế bào)

Antioncogen(Ức chế phân chia

tế bào)

Kích thích phân chia

TB không ngừng

Biến dị gen –

mất kiểm soát

phân chia TB

Ung thư

Page 216: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

24 loại thực phẩm có nguy cơ gây ung thư

1. TP chiên – rán – nướng:

Thịt, cá, đùi gà, đậu phụ rán giòn

Sinh amin

dị vòng, gây

đột biến gen

Ung thư,

đặc biệt K tiêu hóa

+ Càng chiên rán già lửa càng tạo nhiều amin dị vòng, nhất là khi đang rán đổ thêm dầu mỡ vào

làm nhiệt độ đột ngột.+ Amin dị vòng còn có trong KK, khói bếp, khói xe, động cơ.+ Nước thịt rán cũng có amin dị vòng.

2. Đun nấu ở nhiệt độ caoTạo ra Benzopyren

bencanthraxen

Ung thư nhiều

cơ quan nhất là

tiêu hóa

3. Khoai tây chiên, phồng tôm, bánh mì

trứng, bắp rang, TP giàu carbonhydrat

xử lý ở nhiệt độ cao

Tạo ra

Acrylamide

K vú,

K thận

Page 217: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

4. Thịt hun khói, cá sấy khôDễ tạo

Nitrosamin

K các cơ quan

khác nhau.

5. Các loại thịt,cá ướp muối,

cá muối khô, thức ăn mặnChứa gốc Nitrat, Nitrit

Dễ tạo thành Nitrosamin

K các cơ quan

khác nhau.

6. Thịt hộp, cá hộp, xúc xích,

giăm bông

Chứa chất Nitrit bảo

quản dễ tạo thành

Nitrosamin (Nitrit làm

thịt cá có màu hồng,

mùi vị hấp dẫn)

K các cơ quan

khác nhau.

7.Chế độ ăn giàu năng lượng,

nhiều mỡ, bơ, trứng, sữa thịt …

Cung cấp nhiều chất

đốt với K đang phát

triển và tạo nhiều gốc

tự do gây hư hại gen

Dễ K các cơ quan

khác nhau.

Page 218: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

8. MỠ ĐỘNG VẬT

+ Mỡ là “chất đốt” với khối u đang phát triển.

+ Mỡ gây tăng axit mật ở ruột già, các axit mật làm thay đổi TB một cách không điển hình, ức chế quá trình biệt hóa niêm mạc ruột gây K.

+ Dư thừa mỡ động vật, mỡ thực vật là dầu ngô nhiều ω-6: làm giảm hệ miễn dịch cơ thể. Chỉ có acid béo ω-3 của cá có tác dụng ngăn cản K!

+ Mỡ là tiền chất tạo ra hormone steroid như Estrogen, kích thích phát triển các cơ quan liên quan như tuyến vú, tử cung, tuyến tiền liệt, dễ thành K.

+ Dầu mỡ đun nóng có nguy cơ gây K phổi (do có chất Carcinogen bốc hơi lên).

+ Dễ bị oxy hóa tạo thành Hyperoxyd lipid: chất này hoạt hóa Procarcinogen thành Carcinogen, đồng thời làm tổn thương ADN.

+ Dễ gây K ruột, đại tràng, trực tràng, vú, tử cung, tiền liệt tuyến.

Page 219: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

9. THỰC PHẨM NHIỄM NẤM MỐC

+ Ngô, lạc, quả hạnh, hạt có dầu,

quả khô, gạo, đậu, gia vị bị mốc

có thể gây nhiễm độc tố

Aflatoxin (gây K gan).

+ Ngũ cốc, nho thối, rượu vang, cà

phê, quả khô, một vài loại thịt

động vật bị nhiễm độc tố

Ochratoxin (gây K thận, gan).

+ Ngô, gạo mốc có thể nhiễm độc

tố: Fumonisin của nấm mốc có

thể ây K gan, thực quản.

Page 220: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

10.THỰC PHẨM Ô NHIỄM HÓA CHẤT

+ Rau quả còn tồn dư HCBVTV (nhóm clo hữu cơ)

+ Thịt gia cầm, gia súc, thủy sản còn tồn dư thuốc tăng trọng.

+ Thực phẩm bị ô nhiễm do thôi nhiễm hóa chất độc từ bao bì, dụng cụ chế biến, bao gói (Hg, Pb, Cd).

+ TP ô nhiễm hóa chất từ môi trường: đất, nước, không khí (Hg, Pb, Cd).

+ TP nhiễm Dioxin (cá, tôm, cua, sò, sữa, trứng)

+ TP nhiễm PAH, BaP (Benzoapyren): do đốt rác, than, dầu, xăng nhiễm vào TP.

+ TP nhiễm BCP (Biphenyl polychlore): ở nước sông, mực in, máy biến thế, điện, vật liệu chống lửa nhiễm vào thủy sản gây quái thai và K.

Page 221: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

11.THỊT ĐỎ

+ Thịt đỏ và thịt trắng khác nhau ở hàm lượng ion sắt. Thịt đỏ: có hàm lượng ion Fe cao.

+ Ion sắt:

- Tăng xúc tác men tổng hợp N0 từ Arginin.

- Tăng xúc tác biến Nitrat thành Nitrit.

+ Nitrit kết hợp axit amin thạo thành Nitrosamin, gây K ruột, đại tràng, trực tràng.

Page 222: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

12. NƯỚC UỐNG KHỬ TRÙNG BẰNG CHLOR:

Nước có nhiều chất hữu cơ,

khi cho chlor vào, có thể

tạo thành:

- Chloroacetonitrit: dễ tích tụ

ở đường tiêu hóa và tuyến

Giáp trạng,có thể gây K.

- Trihalomethan: cũng là một

chất gây K.

Page 223: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

13. CHẤT PCB (Polychlorobiphenyl):

Là chất cách điện, cách nhiệt, rất bền, không ăn mòn, không

bắt lửa, được dùng để sản xuất biến thế điện, sản xuất dầu

nhờn, cồn dán, xi đánh giày, mực dấu, thuốc trừ sâu…

PCB thải ra, trộn với Chloruabenzen, dưới tác dụng của

nhiệt độ, sẽ tạo ra nhiều Dioxin.

Dioxin ô nhiễm vào TP gây độc, K cho người.

Page 224: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

14. Thuốc lá gây K

1. Nitrosamin: Nicotin→Nitro hóa → Nitrosamin

2. Các PAHs (Hydrocarbon đa vòng thơm)

3. Các Amin dị vòng (Hetero cyclic Amines)

4. Các Amin thơm (Aromantic Amines)

Biến dị gen

Ung thư

Page 225: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

15. RƯỢU GÂY UNG THƯ

Rượu: C2H50H

Acetaldehyd

Acetaldehyd + ADN

Biến dị TB

Alcol dehydrogenase (ADH)

K(Vú, gan, trực tràng, miệng,

họng, thực quản)

Page 226: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

16. MUỐI VÀ DƯA VỚI NGUY CƠ K

• Ăn mặn: có nguy cơ K dạ dày gấp hai lần so với người

khác.

• Dưa muối còn cay và dưa khú: hàm lượng Nitrit còn cao,

vào dạ dày dễ tạo ra Nitrosamin, gây K.

Page 227: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

17. Kẹo, bánh quy,

bánh ngọt, sôcôla

Chứa lượng đường lớn,kết hợp

phụ gia, chế biến nóng dễ tạo

hợp chất K.

K các cơ quan

khác nhau.

18. Cà fe• Uống quá nhiều cafê chưa lọc

• Café rang cháy tạo AcrylamideDễ gây K

19. Nước hoa quả épChứa nhiều đường, chất hóa học,

gase, chất bảo quản kết hợp dễ

gây K

K các cơ quan

khác nhau.

Page 228: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

20. Hít phải khói thuốc,

khói hươngChứa nhiều chất gây K như:

Benzen, Naphthylamin PAHs …

Gây K phổi, thực

quản, bàng quang,

gan, thận, đại trực

tràng, dạ dày ruột,

khí quản.

21. Ăn các loại cá đáy

biển, hồ, sôngDễ nhiễm Hg, Cd, Pb, Dioxin

và các độc tố khác

Đột biến gen dễ

gây K các cơ quan

khác nhau.

22. Nước tương Chứa 3 MCPD

1-3 CPD

K các cơ quan

khác nhau.

23.Trứng, sữa Nhiễm Sudan, MelaminK thận, cơ quan

khác nhau.

Page 229: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

24. Các chất phụ gia TP: độc hại và nguy

cơ gây K

+ Các Sulfit bảo quản giữ màu sắc tươi tắn.

+ Hàn the (Boax) ướp thịt, cá, bánh bọt cho dẻo, dai.

+ Chất tạo ngọt Cyclamade.

+ Formaldehyde bảo quản TP lâu hỏng.

+ Chất Paradimethyl aminobenzen nhuộm bơ vàng.

+ Hóa chất độc bảo quản trái cây tươi lâu.

+ Ure ướp cá, mực.

+ Carbendazim bảo quản sầu riêng.

Page 230: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

CHÚ Ý: Đời thường !• Vú cao su: qua quá trình lưu hóa cũng tạo ra Nitrosamin.

• Gioăng cao su: (nồi nấu ăn, lọ đường TP…) khi lão hóa

cũng có thể tạo ra Nitrosamin.

• Dây chun: buộc quanh thịt quay, dăm bông, chả

cuốn…cũng có khả năng tạo ra Nitrosamin.

Page 231: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Ô nhiễm không khí Ô nhiễm Thực phẩm

Thâm nhiễm độc tố vi lượng

Mẹ

ConChịu ảnh hưởng ngay khi

còn ở trong bụng mẹ

Page 232: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#www.themegallery.com Company Logo

Ánh sáng Bóng tối(ngủ)

Mặt trời Nhân tạo Tuyến tùng Tuyến yên

Tạo Melatonin Tạo GHDa

Tạo Vit.D Không tạo Vit.D

Ung thư

Vit.D Melatonin

TPCNPhát triển

(lớn)

(+)

(+) (+)

(+)(+)

(+) (+)

(-)

(-)

(-) (-)

(+) (+)

(-)

Page 233: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

ĐEO ÁO NỊT NGỰC VÀ K VÚ

Đeo áo nịt ngực >12 tiếng/ngày mắc ung thư vú cao gấp 21 lần những người khác.

• Đeo suốt ngày đêm: cao gấp hàng trăm lần.

• Áo nịt ngực: gây siết chặt lồng ngực và bầu vú, chèn ép các mạch bạch huyết dưới da, ngăn cản lưu thông bạch mạch, cản trở thải các chất độc, gây tích tụ ở các tế bào mỡ của vú, dễ K hóa.

Page 234: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1. Ung thư khoang miệng và hầu họng, thực quản: Yếu tố

nguy cơ chính là rượu và thuốc lá (chiếm 75% ung thư loại này).

Các nguyên nhân khác là tiêu thụ đồ uống và thực phẩm ở nhiệt

độ cao, thiếu vi chất dinh dưỡng, thực phẩm ướp muối.

2. Ung thư dạ dày: Hơn 20 năm trước, ung thư dạ dày là ung thư

phổ biến nhất thế giới, nhưng hiện nay, tỷ lệ tử vong do ung thư dạ

dày đã giảm xuống ở tất cả các nước công nghiệp. Hiện nay ung

thư dạ dày phổ biến nhiều hơn ở các nước Châu Á. Nhiễm vk

Helicobacter Pylori là yếu tố nguy cơ đã xác định. Chế độ ăn nhiều

thực phẩm ướp muối truyên thống (thịt muối, dưa muối), các loại

ô nhiễm hóa chất (HCBVTV, thuốc thú y, hóa chất thôi nhiễm, độc

tố nấm mốc, nitrat..) là những nguy cơ đang tăng lên. Nguy cơ này

giảm đi nhờ khẩu phần ăn bổ sung TPCN, nhiều rau và trái cây

CÁC YẾU TỐ GÂY K HAY GẶP:

Page 235: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3. Ung thư đại trực tràng: Các yếu tố nguy cơ chủ

yếu liên quan đến ăn uống: chế độ ăn nhiều thịt,

nhiều chất béo, ít rau quả, trong đó chủ yếu là thịt

bảo quản, thịt đỏ, chất béo bão hòa, uống nhiều

rượu, tăng cân, dư lượng hóa chất.

4. Ung thư gan: Gần 75% ung thư gan xảy ra ở các

nước đang phát triển. Yếu tố nguy cơ chính là

nhiễm trùng mạn tính virus viêm gan B, viêm gan

C, thực phẩm nhiễm độc tố vi nấm Aflatoxin.

Uống rượu là yếu tố nguy cơ quan trọng thông qua

xơ gan và viêm gan do rượu.

Page 236: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

5. Ung thư tụy: Là ung thư phổ biến ở các nước công nghiệp hơn ở các nước đang phát triển. Yếu tó nguy cơ chính là thừa cân, béo phì, chế độ ăn nhiều thịt, ít rau quả.

6. Ung thư phổi: Là ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Yếu tố nguy cơ chủ yếu là hút thuốc. Yếu tố liên quan khác là khẩu phần ăn thiếu hụt β-Caroten, ít rau và trái cây.

7. Ung thư vú: Là ung thư phổ biến thứ hai trên thế giới và là ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Các yếu tố nguy cơ gây ung thư vú bao gồm: Những người không sinh đẻ, có thai lần đầu muộn, mãn kinh muộn, phơi nhiễm với bức xạ ion khi dưới 40 tuổi, di truyền. Đối với nguy cơ do ăn uống bao gồm: chế độ ăn nhiều thịt đỏ, ăn nhiều chất béo bão hòa, uống nhiều rượu, tăng cân béo phì, dư lượng hóa chất, trong đó béo phì và rượu là hai yếu tố quan trọng nhất. Béo phì làm nguy cơ ung thư vú sau mãn kinh tăng khoảng 50%, có thể do làm tăng Estradiol tự do trong huyết thanh. Đối với rượu, nếu uống mỗi ngày một lần làm tăng nguy cơ ung thư vú lên 10%, cơ chế có thể do làm tăng Estrogen.

Page 237: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1.Chế độ ăn:• 27% K vú liên quan đến ăn

chất béo ( 40% Calo từ chất béo)

• Ăn nhiều thịt đỏ: nguy cơ lên 2 lần

2. Béo phì• Béo: Estrogen máu

• TB mỡ: có thể sx Estrogen

nhạy cảm K

• Béo sau mạn kinh: 50% nguy cơ

• Béo+cao: nguy cơ

• 30% K vú: do béo phì

4. Phơi nhiễm tia xạ

5. HCBVTV và thuốc thú y

6. Di truyền: Mẹ+Dì bị K,

con gái nguy cơ 50%

7. Rượu: nguy cơ

8. Môi trường:• Ô nhiễm: HC, VL

• AS tự nhiên (không tạo

được Vitamin D và Melatonin)

8 nguy cơ Ung thư vú

3. Hormone:• Nữ trẻ và sắp mạn kinh: nguy cơ cao

• Chu kỳ KN >40 năm: nguy cơ cao

• Thai đầu sau 30: nguy cơ cao

• Thời gian giữa thai đầu & KN đầu : nguy cơ cao

• Không sinh đẻ: nguy cơ

Ung thư vú

nguy cơ

Page 238: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1. Cảm giác:

• Đau khi cử động

• Đau cố định

• Đau khi sờ, ấn

2. Nhìn:

• Màu sắc

• Hình dáng

• Sự cân đối

• Da nhăn nhúm,

co kéo

• Chảy dịch, máu

3. Sờ:

• U, cục

• Di động

• Ấn có chảy dịch,

máu

Khám chuyên khoa xác định

Giám sát dấu hiệu sớm ung thư vú.

Page 239: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1.Quan sát:

• Hai bên ngực trái và

phải có đối xứng không;

• Da vùng ngực có bị

nhăn nheo, căng, viêm loét

hay sần sùi hay không;

• Đầu vú có lõm xuống,

tiết dịch lạ hay không.

2. Sờ đứng:

• Hai bên ngực trái và

phải có đối xứng không;

• Da vùng ngực có bị

nhăn nheo, căng, viêm loét

hay sần sùi hay không;

• Đầu vú có lõm xuống,

tiết dịch lạ hay không.

4. Sờ ấn:

Nên kiểm tra theo hướng

ấn, xoay tròn, miết trượt

trên da. Sau đó dùng ngón

trỏ, ngón giữa, ngón đeo

nhẫn của tay còn lại để

kiểm tra tương tự.

3. Nằm sờ:

• Khi nằm xuống dưới đầu

không kê gối.

• Đệm một chiếc gối nhỏ

ở dưới cẳng tay trái, bàn

tay trái để ở vị trí sau não.

• Phương thức kiểm tra

giống như vừa mô tả ở

phần đứng kiểm tra.

Page 240: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

DẤU HIỆU CẢNH BÁO K VÚ

1. Sờ thấy một cục hay thấy dày

len ở vùng vú hoặc nách.

2. Thay đổi kích thước, màu sắc,

hình dáng.

3. Núm vú rỉ dịch, đau, bị co kéo,

sưng, đỏ…

4. Thay đổi da vú: màu da cam,

có quầng…

5. So sánh hai vú thấy sự khác

biệt

Page 241: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

8. Ung thư nội mạc tử cung: Ở

người béo phì, ung thư nội mạc tử cung

cao hơn ba lần so với phụ nữ bình

thường, cơ chế do béo phì tác động trên

các mức hormone. Chế độ ăn nhiều chất

béo no cũng làm tăng nguy cơ hơn là

chế độ ăn nhiều rau quả.

9. Ung thư tiền liệt tuyến: Chế độ

ăn nhiều thịt đỏ, các sản phẩm từ sữa và

chất béo động vật thường liên quan tới

sự phát triển ung thư tiền liệt tuyến.

10. Ung thư thận: Thừa cân và béo

phì là các yếu tố nguy cơ gây ung thư

thận.

Page 242: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

11. Ung thư máu (bệnh bạch cầu)+ Nguyên nhân còn chưa xác định rõ.

+ Yếu tố dịch tễ:

- Tiếp xúc phóng xạ

- Sóng điện từ thấp.

- Hóa chất

- Di truyền

- Virus

12. Ung thư bàng quang:- Hóa chất

- Hút thuốc lá

- Di truyền

13. Ung thư xương- Ung thư xương nguyên phát :

Sarcoma

- Ung thư xương thứ phát: do di căn đến

14. Ung thư da- Ánh nắng mặt trời

- Tia cực tím

- Hóa chất (tiếp xúc, ăn uống)

15. Ung thư miệng- Hút thuốc

- Uống rượu

- Hóa chất

Page 243: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

CÁC YẾU TỐ LÀM TĂNG NGUY CƠ UNG THƯ

TT CÁC YẾU TỐ TĂNG NGUY CƠ UNG THƯ

1 Thừa cân và béo phì • Thực quản

• Đại, trực tràng

• Vú ở phụ nữ sau mãn kinh

• Nội mạc tử cung

• Thận

• Tụy

2 Rượu • Khoang miệng

• Hầu họng

• Thanh quản

• Thực quản

• Gan

• Vú

3 Độc tố vi nấm (Aflatoxin) • Gan

4 Cá muối kiểu Trung Quốc • Mũi

• Hầu

Page 244: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

TT CÁC YẾU TỐ TĂNG NGUY CƠ UNG THƯ

5 Thịt bảo quản • Đại, trực tràng

6 Thực phẩm bảo quản bằng muối • Dạ dày

7 Đồ uống và thực phẩm rất nóng • Khoang miệng

• Hầu họng

• Thực quản

8 Chế độ ăn nhiều thịt đỏ, các sản

phẩm từ sữa, chất béo động vật

• Tiền liệt tuyến

9 •Các chất béo động vật

•Các Amin khác vòng (PAHs)

•Các Hydrocarbon thơm nhiều vòng

•Nitrosamin

• Hệ tiêu hóa.

Page 245: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

V. LOÃNG XƯƠNG

Page 246: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Loãng xương

• Loãng xương là quá trình giảm

khoáng của xương do sự điều chuyển

Calci từ xương vào máu bởi tác dụng

ưu thế của thủy cốt bào (Osteoclast)

so với tạo cốt bào (Osteoblast).

• Loãng xương khác với nhuyễn

xương (Osteomalacia) là dạng khác

của giảm khoáng do thiếu Vitamin D.

Page 247: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Phân loại loãng xươngI. Loãng xương nguyên phát:

+ Tuýp I: Loãng xương sau mãn kinh.

+ Tuýp II: Loãng xương ở người già (do

lão hóa).

II. Loãng xương thứ phát: do các

nguyên nhân gây thiếu Ca.

Page 248: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Các yếu tố nguy cơ gây

loãng xương

1.Mãn kinh sớm: sự giảm Oestrogen là nguyên nhân gây loãng xương.

2. Nữ giới.

3. Di truyền.

4. Cấu trúc xương mỏng.

5. Chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp: thể hiện cân nặng cơ thể thấp.

6. Hút thuốc lá: làm giảm tỷ trọng xương.

7. Nghiện rượu: do ảnh hưởng chuyển hóa protein, Ca, độc với cốt bào.

8. Lối sống tĩnh tại: làm giảm khối lượng xương.

9. Chế độ ăn: nghèo Ca, nghèo các Vitamin, khoáng chất.

10.Ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Page 249: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3 yếu tố cơ bản liên quan

khối lượng và tỷ trọng xương

Chế độ ăn

Hormone sinh dục

Hoạt động thể lực

Page 250: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Vai trò CHẾ ĐỘ ĂN

1. Cung cấp các chất cần thiết để tạo xương,

duy trì và hồi phục xương trong suốt cuộc đời:

- Protein

- Ca

- Vitamin C, D, K

- Chất khoáng: P, Cu, Mn, Mg

2. Chế độ ăn có vai trò duy trì sự cân bằng:

Tổ chức xương là nguồn dự trữ Ca và P,

quyết định sức mạnh của

hệ thống cơ, xương

Ăn vào

[ Ca, P]

Thải ra

[Ca, P]

Page 251: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Vai trò của Hormone

Các Hormone có vai trò quan trọng trong cân bằng động của xương, cả ở trẻ em và người lớn, bao gồm:

1. Hormone tuyến giáp.

2. Hormone tuyến cận giáp.

3. Hormone sinh dục.

Page 252: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Vai trò của Hormone sinh dục

1. Ở cả nam và nữ, hàm lượng bình thường của Hormone sinh dục cần thiết cho sức khỏe của xương.

2. Những người phụ nữ ở thời kỳ sinh sản ngắn (chậm thấy kinh và tắt kinh sớm) có nguy cơ loãng xương cao.

3. Hormone Ostrogen có vai trò điều hòa khối lượng xương, do đó ở giai đoạn mãn kinh, do giảm Ostrogen nên cũng giảm khối lượng xương.

4. Ở phu nữ sau mãn kinh, chế độ ăn thiếu Ca, khối lượng xương có thể giảm tới 15% do thiếu Oestrogen và 16% do thiếu Ca và Vitamin D.

Khuyến cáo: Bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày Ca, vitamin D, Hormone sinh dục.

Page 253: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Tuyến giáp trạng: sản xuất

Hormone: Calcitonin

1. Tác dụng nhanh: làm giảm tủy cốt bào, dẫn tới làm tăng lắng đọng Ca ở xương. Tác dụng này đặc biêt quan trọng ở trẻ em.

2. Tác dụng thứ phát và kéo dài:làm giảm hình thành tủy cốt bào mới.

3. Tăng tái hấp thu Ca ở ống thận và ruột.

Kết quả: Calcitonin làm giảm Ca huyết.

Page 254: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Tuyến cận giáp trạng: sản xuất

Hormone: Parathormon (PTH)1. PTH tác động lên xương: làm tăng

giải phóng Ca từ xương vào máu thông qua:

- Từ tế bào xương (Osteocyte)

- Tạo cốt bào (Osteoblast)

- Hủy cốt bào (Osteoclast)

2. Tác dụng lên thận:

Giảm bài xuất Ca qua thận.

Tăng tái hấp thu Ca qua thận.

Giảm tái hấp thu P, gây tăng thải P qua nước tiểu.

3. Tác động lên ruột: tăng hấp thu Ca và P.

Page 255: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Vai trò của Calci

1. Ca là nguyên tố nhiều nhất trong cơ thể chiếm 1,6% trọng lượng cơ thể, khoảng 1000-1500g.

+ Ca là thành phần chính của xương, răng, móng: 99%, còn 1%ở máu, dịch ngoài bào và tổ chức phần mềm.

+ Cùng với P, Mg, Ca có vai trò hàn gắn các điểm xương bị tổ thương, giúp xương phát triển và giữ được tính cứng chắc.

2. Là thành phần chính trong quá trình cốt hóa của xương.

Page 256: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3. Do phải chịu sức nén của cơ thể và sự ma sát khi vận động, các tế bào xương ở đầu khớp lương bị vỡ ra, rồi lại được tái tạo. Quá trình này cần có:

- Vitamin kích thích sự hấp thu Ca.

- Mg điều phối Ca vào xương.

- Ca cùng với P tạo ra những tế bào xương mới.

4. Ca giữ vai trò truyền dẫn thông tin thứ hai trong hoạt động của cơ thể, tham gia vào toàn bộ các hiện tượng của cơ thể và công năng của tế bào.

Page 257: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

5. Ca còn liên quan đến quá trình đông máu, hiện tượng co cơ, nhịp đập của tim. Tỷ lệ Ca ở màng tế bào, trong tế bào và nhân tế bào có ảnh hưởng quyết định ảnh hưởng tới nhân tế bào.

6. Trẻ sơ sinh, trẻ em ở tuổi lớn, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, sau mãn kinh người già,người bị gãy xương do nhu cầu cao Ca. Người trưởng thành, người có thói quen uống nước có ga, uống cafe hàng ngày, uống thuốc Corticoid đều cần được bổ sung Ca.

Page 258: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Before meal: K+

channel opened

Ca2+channel closed

Trước bữa

ăn:

Kênh K+ mở

Kênh Ca2+

đóng

Page 259: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Glucose send signal to beta cell

Đường gửi tín hiệu tới tế bào beta

Closed K+ channel

Opened Ca2+channel

Kênh K+ đóng

Kênh Ca2+ mở

Insulin produce & secrete

Tạo và bài tiết insulin

After meal

Sau bữa ăn

G

SX - ATP

Đóng(+)

ATP/ADP

Khử cực

Khởi động Gene Insulin

Bài xuất

Page 260: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Ghi chú:1,7. Xung thần kinh

2. Kênh Calci

3. Bóng chứa chất dẫn truyền TK

4. Chất dẫn truyền TK

5. Receptor

6. Điện thế màng sau đuôi gai.

Hình: QUÁ TRÌNH DẪN TRUYỀN XUNG ĐỘNG THẦN KINH QUA SYNAP:

Page 261: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

DẪN TRUYỀN XUNG ĐỘNG THẦN KINH QUA SYNAP:

. Sung TK lan tới Cúc tận cùng sợi trục.

. Mở kênh Calci: Ca++ từ dịch mô vào dịch bào ở Chùy Synap gắn vào mặt màng bóng chứa chất dẫn truyền TK, gây vỡ các bóng và giải phóng chất dẫn truyền TK vào khe Synap.

. Chất dẫn truyền TK gắn vào các Receptor ở màng sau làm xuất hiện điện thế hoạt động và dẫn truyền đi tiếp.

. Có 2 loại Receptor:

(1) Receptor kích thích (mở kênh Na, Na+ đi vào làm hiệu điện thế màng tăng).

(2) Receptor ức chế (Mở kênh K, K+ đi ra, Cl- đi vào hiệu điện thế âm)

. Số phận chất dẫn truyền TK: bị khử hoạt 3 cách:

(1) Tái hấp thu để sử dụng lại

(2) Bị men đặc hiệu phân giải. Ví dụ:

- Men Acetylcholinesterase phân giải Acetylcholin thành ion Acetat và Cholin.

- MAO phân giải Catechinlamin và Serotonin.

(3) Khuyếch tán khỏi khe Synap vào dịch xung quanh và bị men đặc hiệu phân giải

Page 262: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Nhu cầu bổ sung Calci hàng ngày :

TT LỨA TUỔI LƯỢNG Ca DÙNG HÀNG NGÀY (mg)

1 Trẻ sơ sinh 300 - 400

2 Trẻ từ 1-3 tuổi 600

3 Trẻ từ 4-9 tuổi 700

4 Trẻ từ 10-12 tuổi 1.000

5 Trẻ từ 13-19 tuổi 1.200

6 Người lớn 800-900

7 Phụ nữ có thai:

• Thời kỳ đầu 800

• Thời kỳ giữa 1.200

• Thời kỳ cuối và cho con bú 1.200

8 Người già 1000-1200

9 Phụ nữ đã mãn kinh 1200-1500

Page 263: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

VII. CHỨC NĂNG GAN VÀ

NGUY CƠ TỔN THƯƠNG

GAN.

Page 264: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Gan

Cơ quan to nhất cơ thể

Vừa có chức năng ngoại tiết

Vừa có chức năng nội tiết

Vừa là kho dự trữ nhiều chất

Vừa là trung tâm chuyển hoá quan trọng

Chức năng gan gắn liền với sinh mạng

Gan là nhà máy năng lượng của cơ thể

I. GAN VÀ CHỨC NĂNG CỦA GAN:

Page 265: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Glycogen

CHỨC NĂNG CỦA GAN

1. Chuyển hoá:

Chuyển hoá Glucid: Tổng hợp và thoái hoá

Chuyển hoá Lipit:

•Tổng hợp acid béo.

•Oxy hoá acid béo.

•Chuyển hoá Cholesterol.

Chuyển hoá protid:

•Thoái hoá + Tổng hợp

•Tổng hợp các men

2. Tạo mật

Tiết mật

3. Dự trữ

Lipit

Protein

Vitamin tan trong dầu: A,D,E,K.

Vitamin B12

Sắt

Page 266: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

CHỨC NĂNG CỦA GAN

4.Tạo phá huỷ hồng cầu máu

5.Chống độc

Phản ứng hoá học

Tạo ure

Liên hợp:

•Với Glucuro

•Với Sulfat

•Với Glycol

•Với Methyl

Oxy hoá khử: Phá huỷ chất độc

Cố định và đào thải qua mật: KL, màu

Page 267: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Lọc

Sự chống độc của các cơ quan khác

Hô hấp: Thải CO2

Tiêu hoá: Đào thải một số chất độc qua phân

Tiết niệu: Các sản phẩm cuối cùng của

chuyển hoá: ure, acid uric, creatinin ...

Chất độc nội sinh:

•Bilirubin kết hợp

•Acid

Chất độc ngoại sinh

(vào qua đường tiêu hoá, máu)

Các sản phẩm thừa:

•Na

•H2O

•Muối vô cơ

Bài tiếtH+

NH4+

K+

:

Page 268: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Quá trình đào thải N:

Protein

Axitamin

NH4+

Động vật sống trên cạn Chim và bò sát

Động vật bài tiết NH4+

(Ammoni Otelic)

Thuỷ sinh có xương sống

Động vật bài tiết Ure

(Ure Otelic)

Động vật bài tiết axit uric

(Uric Otelic)

Page 269: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Chức năng khử NH4+ của gan

Protein

Ruột

Axitamin(Vk+men)

Tổ chức

Axit amin

NH4+ngoại sinh(4g/24h)

NH4+ nội sinh (độc)

(não, cơ, tổ chức)

Glutamin + NH4+

(không độc)

Glutamin

Thận

CitrullinArginin

Ornithin

NH4+

Urê

(15-20g Urê/24h)

Page 270: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

II. NGUYÊN NHÂN GÂY TỔN THƯƠNG GAN

1. Sinh học:- Nhiễm virus: A, B, C, D,E,G

- Nhiễm vi khuẩn: xoắn khuẩn,, leptospira

- Nhiễm ký sinh trùng: sán lá gan, amip ....

2. Hoá học:- Hoá chất công nghiệp

- Hoá chất bảo vệ thực vật.

- Thuốc

- Nội tiết tố

3. Lý học:- Phóng xạ

- Bức xạ

Sán lá gan

Page 271: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

4. Ăn uống:• Thuốc lá

• ROH

• Độc tố nấm mốc

• Thực phẩm ướp muối

• TP chiên nướng

• Thịt đỏ

• Mỡ bão hoà

5. Suy giảm miễn dịch - tự miễn6. Lỗi gen di truyền

7. Gốc tự do

Page 272: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

III. CÁC TỔN THƯƠNG GAN:

1. Rối loạn chức năng gan:- RLCN Protid.

- RLCN Glucid.

- RLCN Lipit.

- RLCN nước và điện giải.

- RLCN tạo máu.

2. Viêm gan cấp:- Viêm gan cấp do virut: A,B,C,D,E,G.

- Viêm gan cấp do virut: Brucella, Leptospira, SR ...

- Viêm gan cấp do .

- Viêm gan cấp do nhiễm độc: thuốc, hoá chất, độc tố.

- Viêm gan teo vàng cấp.

3. Viêm gan teo nhiễm mỡ: do suy dinh dưỡng, ROH

Page 273: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

III. CÁC TỔN THƯƠNG GAN:

5. Áp xe gan.

6. Xơ gan:- Loạn dưỡng tế bào gan.

- Các hạch tăng sinh lan tràn

- TCLK phát triển.

- Đảo lộn cấu trúc gan.

7. Di truyền: các bệnh Phorphyrie do thiếu men sinh tổng hợp Hem, dẫn tới tích luỹ Porphyrie.

8. Ung thư gan

Page 274: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Viêm gan mạn tính

Tổn thương hoại tử

Tổn thương viêm

Hình thành tổ chức xơ

Thời gian tổn thương ≥ 6 tháng

Hoại tử TB

Chết TB

Xâm nhập TB Lympho

Xâm nhập TB Plasmocyte

KN...

Tái sinh liên tục

Phát triển sợi collagen

ngoài TB

Page 275: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Các loại viêm gan mạn tính

Viêm gan mạn tính do virus

•Viêm gan B: 10% chuyển MT

•Viêm gan D: đồng nhiễm HBV

•Viêm gan C: 90% thành MT

•Viêm gan G: do truyền máu

Viêm gan mạn tính tự miễn

•Tự kháng thể.

•ANA: Kháng thể kháng nhân

•SMA: Kháng thể chống cơ trơn

•LKM: KT chống Microsome của gan và thận

•SLA: Kháng thể chống KN gan hoà tan

•LP: Kháng thể chống gan và tuỵ

•AMA: Kháng thể chống Mittochondrie

Viêm gan mạn tính do thuốc

Methyldopa, Isoniazid Halothan,

Papaverin, Sulfonamid, Aspirin,

Clometacin, Benzarone ...

Viêm gan mạn tính tiềm tàng

Page 276: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Xơ gan:•80% xơ gan là do ROH (Pháp)

•Xơ gan là do Viêm gan MT, viêm gan virus

•K hoá từ xơ gan: 60-90%

1

Viêm gan virus: B,C,D,G2

Các hoá chất độc:

•Hợp chất vô cơ

•Hợp chất hữu cơ

•Hoá chất bảo vệ thực vật ....

3

Độc tố nấm mốc:

•Aflatoxin

•Ocharatoxin4

5 Ký sinh trùng: Sán lá gan

6Chất phóng xạ.

Nguyên nhân

Ung thư gan:

Page 277: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Tiến triển và biến chứng

Viêm gan mạn tính

Giai đoạn đầu:

1. RLCH chất dinh dưỡng: gầy, sút cân

2. Cổ chướng

3. Tuần hoàn bàng hệ và chảy máu tiêu hoá

4. Vàng da

5. Thiếu máu

6. Sỏi túi mật

7. Đái đường

8. Nội tiết:

• Vú to

• Rụng tóc

• Giảm tình dục

9. Viêm loét dạ dày

10. Rối lạon đông máu

11. Sốt

12. H.C gan – não (do protein giảm, NH3tăng

13. Da đỏ lòng bàn tay, lưỡi đỏ, móng tay trắng, dễ gãy

Giai đoạn sau:

1. Xơ gan

2. Ung thư gan

3. Tử vong

Page 278: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Tiến triển K gan:Khởi phát:

1. Mệt mỏi không rõ nguyên nhân.

2. Kém ăn, đầy bụng, khó tiêu.

3. Cảm giác nặng nề, đau âm ỉ hạ sườn phải.

4. Gầy sút

5. Có thể sốt nhẹ.

6. Đau xương khớp nhưng không sưng.

Toàn phát:

1. Kém ăn, sút hẳn mặc dù rất cố.

2. Đầy bụng, chướng hơi (ăn ½ bát đã chướng)

3. Mệtmỏi không muốn hoạt động

4. Rối loạn tiêu hoá: đi ngoài nhiều lần, phân nát

5. Sốt: nhẹ hoặc cao.

6. Gầy sút nhanh

7. Đau hạ sườn phải: tăn dần thuốc giảm đau thông thường không tác dụng

8. Gan to, hoàng đản, phù, tuần hoàn bàng hệ, lách to, chảy máu

tiêu hoá, di căn.

Giai đoạn cuối:•Suy mòn, chảy máu đường tiêu hoá ổ bụng, tắc tĩnh mạch, di căn xa

•Hôn mê

•Tử vong

Page 279: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

VIII. CHỨC NĂNG SINH DỤC VÀ

NGUY CƠ SUY GIẢM CHỨC NĂNG

SINH DỤC

Page 280: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1. Chức năng sinh dục ở

người

Page 281: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

CHỨC NĂNG SINH DỤC Ở NGƯỜI

Chức năng sinh sản: là chức năng cổ điển của quan hệ tình dục,

SX ra con người để duy trì nòi giống1

Chức năng khao khát (thèm muốn): kích thích gợi lên cảm giác thèm muốn

động cơ quan hệ2

Chức năng khoái lạc (Orgasmus): - Quan hệ TD đỉnh cao sự khoái lạc (hạnh phúc)

- Động cơ duy trì3

Chức năng thông tin: Trao đổi qua lại thông tin, ý nghĩ làm sâu sắc thêm sự

hiểu biết, tin cậy, giúp đỡ và cộng tác4

Chức năng mong muốn thay đổi tình dục (chức năng mới, lạ): Thích mới,

lạ, trẻ … (cần chế ngự)5

Chức năng khử căng thẳng: - Kt hưng phấn tình dục ức chế trung khu khác

- Orgasmus: dập tắt các phản xạ khác 6

Page 282: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

BiỆN pháp chế ngự chức năng thứ 5

Tuần tự theo quy trình 4 giai đoạn:

+ Nam đạt tứ khí (Hòa khí – cơ khí – cốt khí – thần khí)

+ Nữ đạt cửu khí (Phế khí- Tâm khí – Tỳ khí – Thận khí –

Cốt khí – Cân khí - Huyết khí – Nhục khí – Tủy khí)

Thay đổi địa điểm và thời gian:

• Nhiều địa điểm khác nhau

• Ở thời gian khác nhau

Thay đổi tư thế:

1. Các tư thế:(1) Nằm cổ điển

(2) Nam trên: S-N, S-S

(3) Nữ trên: S-N, N-N

(4) Nghiêng

(5) Ngồi

(6) Quỳ

(7) Đứng

(8) Kết hợp

2. Các kiểu:(1) Rồng bay uốn khúc

(2) Hổ rình mồi

(3) Vượn trèo cây

(4) Ve sầu bám cành

(5) Rùa bay

(6) Phượng bay lượn

(7) Thỏ liếm lông

(8) Cá giao vây

(9) Hạc quấn cổ

Page 283: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

10 tác dụng của quan hệ tình dục:

1. Kéo dài tuổi thọ, giảm tử vong:+ Thường xuyên đạt cực khoái: giảm tỷ lệ

chết = ½ so những người không đạt.

+ Thường xuyên đạt cực khoái làm duy trì và củng cố các Hormone sinh dục, làm cơ thể trẻ lâu, giảm tốc độ lão hóa.

2. Tăng cường sức khỏe tim mạch:+ QHTD 3 lần/ tuần làm giảm 50% nguy cơ

đột quy tim.

+ QHTD thường xuyên giúp giảm HA tâm trương.

Page 284: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3. Tăng sức đề kháng, miễn dịch:

+ QHTD 1-2 lần/tuần làm tăng 30% kháng thể (IgA).

+ Giảm trầm cảm cho phụ nữ.

+ Chống cảm lạnh, nhiễm trùng.

4. Tác dụng giảm đau:+ QHTD làm tăng tiết Oxytocine và

Endorphin làm ức chế cảm giác đau.

+ Giảm đau đầu, đau do viêm và các loại đau khác.

Page 285: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

5. Tác dụng giảm cân:+ Mỗi lần QHTD (30 phút) = 1 bài thập

thể dục tiêu hao 200 kcal (với điều kiện đảm bảo quy trình 4 giai đoạn).

+ Giúp giảm cân, chống béo phì.

6. Làm khỏe cơ + xương:+ Do vận động + tăng sản xuất

Hormone sinh dục Testosterone làm cho xương thêm chắc khỏe, giảm nguy cơ bệnh xương khớp.

+ Làm phát triển cơ chậu, cơ mông, cơ ngực, cơ cổ, cơ cánh tay, tạo cho thân hình đạt được “ngũ thon –ngực nở” (Ngũ thon: mặt, vai, tay, bụng, chân. Nhị nở: ngực, mông)

+ Tăng trương lực cơ bàng quang làm hết đái rắt, đái són.

Page 286: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

7. Khỏe răng, miệng:Tinh dịch chứa nhiều Zn,

Ca do đó làm giảm sâu

răng, tăng sức nhai.

8. QHTD làm giảm nguy

cơ ung thư tiền liệt

tuyến: Xuất tinh thường

xuyên làm giảm hơn 1/3

nguy cơ ung thư tiền liệt

tuyến.

Page 287: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

9. Tăng cường sức khỏe thần kinh:+ QHTD làm giảm tiết Hormone tình yêu (Oxytocine)

+ Giải tỏa stress

+ Tăng sự tự tin, gắn kết yêu thương

+ Tăng sự linh hoạt

+ Tăng khoan dung, hào phóng

+ Tạo giấc ngủ tốt

+ Tăng cảm giác hạnh phúc

10. Tăng khả năng thành tích(K.Starke & W.Friedrich – 1986)

(1) Khả năng làm việc:– Nam: 10lần/tháng

– Nữ : 16lần/tháng

(2) Khả năng nghiên cứu: Tăng 10-20%:– Say mê

– Sáng tạo

– Chăm chỉ

– Thành công

Tăng 15% khả năng làm việc

Page 288: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến

chức năng sinh dục

Page 289: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Ô nhiễm môi trường và ô nhiễm thực phẩm

Ô nhiễm

sinh học

Ô nhiễm

hóa học

Ô nhiễm

vật lý

• Giảm khả năng thích nghi.

• Giảm sức đề kháng

• Giảm sản xuất tinh trùng

• Giảm SX Hormone

Suy giảm tình dục

Page 290: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Kết quả nghiên cứu của GS.N.Skakebach

(Đại học Copenhagen – Đan mạch)

Ô nhiễm môi trường

Thâm nhiễm độc tố vi lượng

Mất cân bằng Hormone

Suy giảm chất lượng tinh trùng ở nam

Ung thư tử cung ở nữ

Teo cơ quan sinh dục

Page 291: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

• Năm 1940: Lượng tinh trùng nam châu

Âu: TB 113 triệu/ml

• Năm 1990: chỉ còn 66 triệu/ml ( 41,6%)

lượng tinh dịch: 25%

• Theo WHO: Tình trùng dưới 20 triệu/ml

vô sinh (Tăng từ 6 đến 18%)

Page 292: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Quá trình thụ tinh

Phóng tinh:

– SX: 120 triệu TT/d

– Phóng: 2-5 ml x 500 triệu TT

– Thời gian sống: 24 - 72 h

Hành quân: tốc độ 4mm/ phút

– Cửa khẩu: “Mõm cá mè”

– Buồng TC: 7x8x5 cm

– Vòi TC

Gặp gỡ: 1/3 vòi ngoài TC. sống 24 - 48h

Di chuyển ngược TC: 3 - 4d

Làm tổ: niêm mạc TC

Phát triển thai: 270 - 290d

Sổ thai

Page 293: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG

1. TP nghèo Proteine (Acide amin, Arginin … )

2. TP nghèo Vitamin (A,E,B,C … ), chất khoáng (Zn, Ca, Mg …)

3. Uống nhiều rượu, bia

4. Nghiện, hút thuốc

TAM GIẢM

1. Giảm ham muốn

2. Giảm tần suất

3. Giảm cường độ

Page 294: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Ảnh hưởng của lão hóa

1. Thể lực chung: giảm sút

2. Teo hình thể (cơ quan)

3. Teo tuyến nội tiết và giảm sản xuất Hormone

4. Giảm phản xạ: tiếp nhận kích thích, dẫn truyền, đáp ứng, huy động

5. Hội chứng:

+ NGŨ GIẢM: Tái tạo, phục hồi

Đáp ứng: kích thích, Hormone

SX: kích thích, Hormone, dịch

Tỷ lệ H2O

Chuyển hóa

+ TAM TĂNG: Tăng sinh chất xơ, TCLK

Tích lũy chất độc

Độ dày

SUY GIẢM CHỨC NĂNG TÌNH DỤC

Page 295: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

STRESS

1. Mất điều hòa tập trung của TKTW

2. Mệt mỏi lan tỏa các cơ quan

3. Suy giảm nguồn dự trữ

• Yếu phản xạ

• Yếu chất lượng

• Thiếu Hormone

• Yếu cường độ

SUY GIẢM CHỨC NĂNG SINH DỤC

Page 296: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

BỆNH TẬT

Dịch bệnh các bệnh mạn tính• Đái tháo đường

• Bệnh tim mạch

• Ung thư

• Bệnh xương khớp

• Béo phì, tăng cân

• Rối loạn chuyển hóa

• Bệnh nội tiết

• Bệnh thần kinh

• ………………………..

Suy giảm chức năng tình dục

Page 297: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC

1. Làm việc trí não, với thiết bị máy tính.

2. Làm việc liên miên, thiếu nghỉ ngơi.

3. Ít vận động thể lực.

4. Lo nghĩ triền miên, căng thẳng.

5. Thu nhập thấp.

Suy giảm chức năng sinh dục

Page 298: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Tổ chức cuộc sống

1. Quan hệ gia đình

2. Quan hệ xã hội

3. Các yếu tố xã hội

4. Các yếu tố tâm lý

5. Trình độ văn hóa

6. Môi trường

7. Quan hệ tình yêu, tình dục đơn điệu,

nhàm chán

8. Kỹ năng cá nhân

Suy giảm chức năng sinh dục

Page 299: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

IX. BỆNH THẦN KINH

Page 300: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

CHỨC NĂNG HỆ THẦN KINH

Gồm ≈100 tỷ tế bào với hệ thống mạng lưới chằng chịt

các sợi TK với hàng ngàn tỷ các xi-náp TK

TKTW

Sọ não Tủy sống

TK ngoại vi

• 12 đôi dây TK sọ não

• 31 đôi dây TK tủy sống

• Phần ngoại vi TKTW

CHỨC NĂNG

4. Hoạt động TK cao cấp:(1) Trí nhớ:

-Khả năng lưu trữ thông tin

-Khả năng tái hiện TT đã lưu giữ

(2) Ý thức: Dòng chảy liên tục

của độ thức tỉnh, nhớ có ý thức

mà ta biết được đang tư duy MT

xung quanh

(3) Cảm xúc: Thái độ chủ quan

với sự kiện xung quanh:

-Hứng cảm (khoái cảm)

-Trầm cảm

(4) Giấc ngủ: Quá trình ức chế vỏ

não gây mất ý thức với 2 trạng

thái: giấc ngủ sống chậm và

giấc ngủ REM

1. Cảm giác thu

nhận kích thích2. Xử lý thông tin:• Phân tích

• Tổng hợp

• Đưa ra QĐ

3. Vận động:Đáp ứng KT

Page 301: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

5. Đặc điểm não bộ:

Mạng lưới mạch máu phong phú

•Tổng độ dài: 160.934,4 km

•Cuốn đủ 4 vòng quả đất

Não chiếm 2-5% trọng lượng cơ thể. Nhưng:

• Chiếm 20-25% lượng máu do tim cung cấp

• Chiếm 20% lượng O2 cơ thể

• Chiếm 25% lượng Glucose cơ thể

Não chứa 60% là lipit, nên dễ bị oxy hóa

TB não không tái sinh

Não dễ bị tổn thương:

• Thiếu O2 không quá 5 phút

• Gốc tự do tấn công: mỗi ngày có 10.000 FR và mỗi đời

người có 17 tấn FR tấn công

3

4

2

1

5

Page 302: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY TỔN THƯƠNG NÃO

1

Thiếu nuôi

dưỡng giai

đoạn bào thai

và trẻ nhỏ

2

TP

SL

Cơ cấu các

chất dd

3

VSV

• Virus

• VK

• KST

4

Hóa chất

• HCCN

• HCMT

• HC trong

TP

5

Lý học

• Phóng xạ

• Bức xạ

6

FR

7

Lười

vận động

8

Bệnh mạn

tính khác:

• Cushing

• Addison

• Suy giáp

• U não

• Thiếu O2 …

Tổn thương não

Cấp tính Mạn tính

Thiếu máu não

•Chủ yếu do VXĐM

•Thiếu hụt CN thoảng qua

•Không đau đầu

•Không nôn

•Màng não: (-)

•Dịch não tủy: (-)

Chảy máu não•Thường do HA cao

•RL ý thức, đau đầu

•Hôn mê

•Dấu hiệu TK khu trú

•Màng não (+)

•Dịch não tủy có máu

Đau nửa đầu

Suy giảm trí nhớ

Sa sút trí tuệ: Alzeilmer

• Mất trí nhớ không hồi phục

• RL ngôn ngữ, vận động

• Dần mất khả năng tự phục vụ

Parkinson

(1) Run khi nghỉ

(2) Tăng trương lực

(3) Nét mặt đờ đẫn, vô cực

(4) Bất động, mất phối hợp

Page 303: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Nguyên nhân nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não:

Xơ vữa động mạch Huyết áp cao

Mảng vữa xơ

Huyết áp

Nghẽn tắc

ĐM vành

Nghẽn tắc

ĐM não

Hoại tử cơ timThiếu máu cục bộ não

(RL chức năng thoảng qua

khi chưa nhũn não)

Nhồi máu cơ tim

Chảy máu não(RL ý thức, hôn mê, dấu hiệu

khu trú, màng não, dịch

não tủy)

Tai biến mạch máu não

Page 304: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Thực trạng bệnh thần kinh(GS Lê Đức Hinh – 6/2013)

I. THẾ GIỚI:

1. TBMMN:

• Hàng năm mắc mới: 130.000 – 140.000 ca.

• Cứ 10 năm lại tăng gấp đôi.

2. Suy giảm trí nhớ:

• Tuổi: 50-59: 39%

• Tuổi: 60-69: 50%

• Tuổi: 70-79: 63%

• ≥ 80 tuổi: 82%

3. Alzheimer:

• 24.300.000 bệnh nhân

• Mỗi năm thêm: 4.600.000 mắc mới

• Cứ 20 năm tăng gấp đôi

4. Động kinh:

• Hiện mắc: 44,8/100.000 dân

• Mắc mới: 31,6 9,8/100.000 dân

II. VIỆT NAM:

1. Tỷ lệ bệnh TK: 3,28% (đứng thứ 7)

2. TBMMN:

+ Hiện mắc: 415/100.000 dân

+ Mắc mới: 161/100.000 dân

+ Từ 2000-2010: có 18.195 ca phải nằm viện

- Nhồi máu não: 12.104

- Chảy máu não: 5.764

3. Suy giảm trí nhớ: gia tăng

4. Alzheimer: 7,9%

5. Động kinh: mắc mới: 21,67/100.000 dân

Page 305: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Phát triển giống nòi Trí lực.

Khả năng thích nghi.

Thể lực: cao, nặng, sức bền.

Chiều cao trung bình người trưởng thành VN:

•Năm 1938: 160,0 cm

•Năm 1975: 160,0 cm

•Năm 2000: 162,3 cm

•Năm 2003: 163,7 cm

37 năm 62 năm

2,3 cm 65 năm

3,7 cm

( 56,9% so TB).

Page 306: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

X. Học thuyết về

nguyên nhân dịch bệnh

mạn tính không lây

Page 307: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

PGS.TS Trần Đáng

HỌC THUYẾT GỐC TỰ DO

Free Radical Theory

Page 308: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

I. ĐỊNH NGHĨA:Gốc tự do (Free Radical) là các nguyên tử, phân

tử hoặc ion mang một điện tử tự do (chưa cặp đôi) ở

vòng ngoài nên mang điện tích âm, vì thế không ổn

định, có khả năng oxy hóa các nguyên tử, phân tử và

tế bào khác.

Nguyên tử ổn định Mất điện tử Gốc tự do

Page 309: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

II. LỊCH SỬ:

+ Moses Gomberg

(1866-1947) là người

đầu tiên phát hiện ra gốc

hóa học hữu cơ

Triphenylmetyl vào năm

1900 tại Đại học Michigan

USA.

Page 310: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

+ Denham Harman là người đầu tiên đề xuất học thuyết gốc tự do trong những năm 1950 và mở rộng vào những năm 1970.

- Lý thuyết gốc tự do lúc đầu chỉ đề cập đến các gốc tự do như Superoxide (O-

2).

- Lý thuyết gốc tự do được mở rộng bao gồm các tác hại oxy hóa từ các loại phản ứng oxy hóa khác (Reactive Oxygen Species – ROS) như Hydrogen Peroxide (H2O2) hoặc Peroxynitrite (OONO-) …

+ Lý thuyết ty thể của sự lão hóa(Mitochondrial Theory of Aging) lần đầu tiên được đề xuất năm 1978 và lý thuyết gốc tự do ty thể của sự lão hóa (Mitochondrial Free Radical Theory of Aging) được giới thiệu vào năm 1980.

- Ty lạp thể là nơi sản sinh ra các ROS.

- Các ROS oxy hóa AND, các Protein và các thành phần khác của Ty thể.

- Các tổn thương đó lại tạo ra các ROS.

- Một vòng luân hồi của Stress-oxy hóa được thành lập và theo thời gian dẫn đến sự suy thoái của các tế bào cơ quan tổ chức và cơ thể.

Page 311: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

III. TÁC ĐỘNG CỦA GỐC TỰ DO:

1. Cơ chế tác động của FR:

1Làm tổn thương hoặc chết tế bào

•Oxy hóa màng tế bào

•Oxy hóa các cấu trúc nội bào

2 Làm hư hại các ADN

3 Gây sưng – viêm TCLK

4Liên kết ngang (Crosslinks) với các phân

tử Protein, Lipide gây thoái hóa, biến

tính, mất chức năng tự nhiên.

5Phản ứng dây chuyền oxy-hóa gia tăng

các ROS

Page 312: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2. 10 tác động chủ yếu hay gặp do FR

(1) Viêm nhiễm, viêm khớp

(2) Suy giảm thị lực, mù lòa

(3) Tổn thương và thoái hóa tế bào thần kinh, tạo điều kiện xuất hiện các bệnh Alzheimer, Parkinson, tâm thần phân liệt …

(4) Thúc đẩy quá trình lão hóa.

(5) Tăng nguy cơ bệnh tim mạch, bệnh mạch vành.

(6) Ung thư

(7) Rối loạn chức năng gan, thận

(8) Suy giảm hệ thống miễn dịch

(9) Rối loạn và tổn thương da

(10) Đái tháo đường

Page 313: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3. Gốc tự do được tạo ra như thế nào?

1. Quá trình hô hấp và chuyển hóa trong cơ thể (tạo ra rác bụi – FR).

2. Ô nhiễm môi trường.

3. Ánh sáng mặt trời.

4. Bức xạ

5. Thuốc

6. VSV (VK, virus, KST, nấm)

7. Thực phẩm

8. Stress

9. Các tổn thương.

Page 314: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#314

Gốc tự do Gốc tự do

Quá trình oxi hóa tạo ra năng lượng và các gốc tự do

Ty thể

Page 315: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#315

Các gốc tự do gây ra một mối đe dọa tới sức khỏe

của chúng ta

Gốc tự doNguy hại tới DNA

Nguy hại tới mô

Nguy hại tới tim mạch

Lão hóaUng thư

Page 316: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

IV. CÁC CHẤT CHỐNG OXY HÓA

(Antioxydants)

1. Định nghĩa:

+ Là các hợp chất trung hòa, ức chế hình thành hoặc tăng đào thải các gốc tự do.

• Gốc tự do như là RÁC

• Chất AO có nhiệm vụ như NGƯỜI NHẶT RÁC.

Page 317: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2. Các chất AO bao gồm:

(1) Hệ thống Ezyme:- SOD (Superoxide Dismutase):

• Xúc Tác phân hủy các Anion Superoxide thành Oxy và Hydroperoxide.

• Có mặt trong hầu hết các tế bào hiếu khí và dịch ngoại bào.

- Catalase: là men chuyển đổi Hydro trong nước và oxy bằng cách sử dụng một đồng yếu tố là Fe hoặc Mn.

- Glutathione (GSH): là một Tripeptid bao gồm 3 acid amin: Glutamic, Systeine và Glycine. Glutathion có tác dụng chống oxy hóa quan trọng, tăng cường miễn dịch, giải độc, chống ung thư, cần cho tổng hợp và phục hồi AND, proteine và Postaglandin, hỗ trợ làm trắng da.

Page 318: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

(2) Các vitamin: A, E, C, B …

(3) Các chất khoáng: Zn, Mg, Cu, Fe, Se …

(4) Các hoạt chất sinh học:

+ Phytochemicals:- Polyphenols (Resveratrol, Flavonoids): trà, nho,

trái cây, ô liu, đậu nành …

- Carotenoids (Lycopene, Carotene, Luteine): trái cây, rau trứng …

- Anthocyanins (cà tím, nho, dâu, việt quất …)

+ Melatonine

+ Coenzym Q

(5) Các chất màu thực vật: Flavonids, Chlorophylls …

Page 319: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3. Đơn vị đo lường chất chống oxy hóa: ORAC

+ ORAC (Oxygen Radical Absorbance Capacity): là một phương pháp đo lường khả năng chống oxy hóa của các chất chống oxy hóa (Antioxxydants).

+ Thiết bị: gồm:

- Một máy phát huỳnh quang

- Nguồn tạo gốc FR Peroxyl khi được nung nóng.

- Các FR làm oxy hóa các phân tử huỳnh quang và làm giảm cường độ của chúng.

- Chất chống oxy hóa bảo vệ phân tử huỳnh quang tránh khỏi bị oxy hóa.

- Mức độ bảo vệ được xác định bằng một quang kế

- Đơn vị tính là: Micromol Trolox Equivalent –TE/100g mẫu.

Page 320: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

V. STRESS – OXY HÓA

(Căng thẳng oxy hóa)

+ Định nghĩa: - Sự mất cân bằng giữa oxy hóa (FR) và

chống oxy hóa (AO), trong đó các FR chiếm ưu thế.

- Xảy ra khi sản xuất ra các FR vượt quá khả năng bảo vệ của hệ thống phòng thủ chống oxy hóa.

+ Gốc tự do (FR) được tạo ra trong cơ thể hàng ngày khoảng 10.000.000 FR.

+ Các FR bị phân hủy bởi các AO.

+ Tốc độ lão hóa và nguy cơ bệnh tật phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa FR và AO

- Nếu AO chiếm ưu thế:

• Trẻ lâu, thọ lâu

• Ít bệnh tật

- Nếu FR chiếm ưu thế:

• Già nhanh, chóng chết

• Nhiều bệnh tật

Page 321: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Cân bằng

AO chiếm ưu thế• Trẻ lâu, sống lâu

• Ít bệnh tật

FR chiếm ưu thế•Già nhanh, chóng chết

•Nhiều bệnh tật

Page 322: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Khả năng oxy hóa cao

Tổn thương

chết TBHư hại ADN

Sưng viêm

TCLK

Liên kết

ngang

Phản ứng dây

chuyền oxy

hóa ROS

1. Viêm nhiễm, viêm khớp

2. Suy giảm thị lực, mù lòa

3. Thoái hóa TBTK Alzheimer, Parkinson, tâm thần phân liệt …

4. Thúc đẩy quá trình lão hóa

5. Ung thư

6. Bệnh tim mạch, mạch vành

7. RLCN gan, thận

8. Đái tháo đường

9. Suy giảm miễn dịch

10. Rối loạn và tổn thương da.

Hàng rào bảo vệ

1. Hệ thống men (SOD, GSH, Catalase …)

2. Các Vitamin: A, E, C, B …

3. Các chất khoáng: Zn, Mg, Cu, Fe, Se …

4. HCSH:

- Polyphenol (Resveratrol, Flavonoids

- Carotenoids

- Melatonin, CoQ ..

5. Chất màu thực vật: Flavonoid, Chlorophyll …

1. Quá trình hô hấp và chuyển hóa

2. Ô nhiễm môi trường

3. Ánh sáng mặt trời

4. Bức xạ

5. Thuốc

6. VSV (VK, virus, KST, nấm)

7. Thực phẩm

8. Stress

9. Các tổn thương

Phân tử, ng.tử,

ion mang 1e

tự do

SƠ ĐỒ HỌC THUYẾT GỐC TỰ DO – Free Radical Theory

Page 323: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

TT Chất AO Thực phẩm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Anthocyanins

-Carotene

Catechin

Cryptoxanthins

Flavonoids

Indoles

Isoflavonoid

Lignans

Lutein

Lycopen

Polyphenol

Vitamin A

Vitamin C

Vitamin E

Zoochemicals

Hợp chất lưu huỳnh

Cu

Mn

Se

Zn

Cà tím, nho, dâu

Bí đỏ, xoài, mơ, cà rốt, rau bina, mùi tây

Trà, rượu vang đỏ

Ớt đỏ, bí ngô, xoài

Trà xanh, trái cây, táo, rượu vang đỏ, hành tây

Các loại rau họ cải (cải xanh, cải bắp, súp lơ)

Đậu nành, đậu phụ, đậu lăng, đậu Hà Lan, sữa

Hạt mè, cám, ngũ cốc, rau quả

Các loại rau lá, ngô

Cà chua, bưởi, hồng, dưa hấu

Húng tây, rau Oregano, trà xanh

Lòng đỏ trứng, gan, cà rốt, khoai lang, gấc, sữa

Cam, chanh, quýt, quả kiwi, xoài, blackcurrants, bông cải xanh, rau

bina, dâu tây, ớt

Dầu thực vật (dầu mầm lúa mì), bơ, các loại hạt, ngũ cốc, giá đỗ

Thịt đỏ, nội tạng, cá

Tỏi, hành tây, tỏi tây

Hải sản, thịt nạc, sữa, các loại hạt

Hải sản, thịt nạc, sữa, các loại hạt

Hải sản, nội tạng, thịt nạc, ngũ cốc

Hải sản, thịt nạc, sữa, các loại hạt

NGUỒN THỰC PHẨM CUNG CẤP CHẤT CHỐNG OXY HÓA

Page 324: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Định nghĩa: AGE’s là các phân tử được tạo thành do sự kết hợp của các phân tử đường dư với các

phân tử Proteine, Lipide, acid Nucleic không cần Enzyme. Đó là tình trạng sinh lý tự nhiên dẫn tới làm

tăng các biến chứng và nguy cơ bệnh tật, tăng tốc độ lão hóa trong cơ thể.

HỌC THUYẾT GLYCOSYL HÓACách gọi khác:

• Glycosylation

• Sản phẩm Glycate hóa bền vững

• Advanced Glycation End Products

• Glycosyl – hóa Proteine

• AGEs

• Glycotoxins.

Page 325: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

NGUỒN GỐC AGE

Ngoại sinhTP xử lý

nhiệt độ cao

TP thơm, ngon,

mùi vị, màu sắc

hấp dẫn

Đường Proteine AGE

Nội sinh

Quá trình trao đổi chất[Carbonhydrat + Protein]

Quá trình lão hóa[Glucose + Protein TB cứng, lão hóa]

• Stress

• Bệnh tật

• Thương tổn

• Thiếu ngủ

• Lối sống không lành mạnh

(ROH, thuốc lá … )

• Ánh sáng mặt trời

• Gen

Yếu tố tăng sinh AGE

+

Tăng xúc tác

AGEs

Page 326: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

A

AGE ngoại sinhTP chiên, rán, thịt nướng, quay, gà nướng,

quay BBQ, khoai tây rán, thịt cá hun khói,

TP ăn ngay

Advanced Glycation

End Products

Proteins, lipids

Nucleic acidsGlucose

AGE nội sinhBiến đổi chuyển hóa Glucose

(Đường máu cao, kháng Insulin,

đái tháo đường… )

Alzheimer

•Đục nhân mắt

•Thoái hóa hoàng điểm

• Cao HA

• Bệnh tim mạch

• Bệnh mạch ngoại vi

• Đột quỵ

Thiếu máu

• Bệnh thận mạn tính

• Suy thận

• Loãng xương

• Gãy xương

• trương lực cơ

• sinh lý

REDUCEDLONGEVITY

Page 327: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Các dạng Glycosylation(Glycosyl – hóa Protein)

Glycosyl – hóa Protein ở vị trí N(N-Glycosylation)

Glycosyl – hóa Protein ở vị trí O(O-Glycosylation)

Page 328: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Phương pháp xác định AGE trong cơ thể

1 Xét nghiệm máu: xác định chỉ số A1C, HbA1C

2 Xét nghiệm nước tiểu

3 Sinh thiết da

4 Máy đọc AGE (AGE-Reader)

5 Máy TruAge (TruAge – Scaner)

Page 329: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Sugars Proteine

• Amadori

• Schiff

• Maillard

AGE + RAGE

Activation[Kích hoạt]

NF – KBYếu tố hạt nhân Kappa-B

Gene viêm

OXY - HÓA

• Lipide

• Mô, TB

Crosslinks

•Chollagen

•Proteine

Biến tính

Lớp nội mạc

mạch máu•TB thực bào

•TB đơn nhân

+

XUẤT HIỆN CÁC BỆNH MẠN TÍNH

• Vữa xơ động mạch

• Đái tháo đường

• Viêm khớp

• Bệnh thận

• Nhồi máu cơ tim

• Hen suyễn

• Bệnh thần kinh

• Bệnh võng mạc

• Nha chu viêm

VIÊM

• LDL, ROS

•Tổn thương

•Xơ cứng

•Mất chức

năng

• tính thấm

•Thay đổi kết

dính

•Ức chế NO

•sinh TB

cơ trơn

• Cytokine

viêm

•IL-1• TNF - α

•Không cần Enzyme

•Tăng theo tuổi thọ

Cơ chế

tác động của AGE

Page 330: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Tín hiệu hóa học

Receptor

Tế bào

Phân chia

Chết

Cho 1 chất

vào - ra

AGE + RAGEViêm

• VXĐM

• DM

• Hen suyễn

• Viêm khớp

• Nhồi máu cơ tim

• Bệnh thận

• Bệnh lý võng mạc

• Bệnh thần kinh

• Nha chu viêm

Page 331: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Vòng

trầm trọng hóa

giữa AGE và DM[AGE + RAGE]

Tăng kháng

Insulin

Tăng phản ứng:

AGE

Đái tháo đường

DM

Đường + Proteine

Page 332: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

• Giới hạn an toàn: 15.000 kU/d/người

• Tối đa : 20.000 kU/d/người

Page 333: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Cách tính lượng AGE ăn vào:

1. Công thức:

Dietary Exposure = ∑ (Food Consumption x Food AGE Concentration)Sự phơi nhiễm chế độ

ăn uống [Risk]

[A] [B]Tổng các tích giữa tiêu thụ TP với nồng độ AGE trong TP

R = ∑ AxB

Ghi chú:

• R: Risk (nguy cơ): lượng AGE ăn vào/người/ngày

• A: Tiêu thụ thực phẩm/người/ngày

• B: Hàm lượng AGE trong thực phẩm (kU/g)

• ∑: Tổng các AxB

2. Các bước cụ thể: + Bước 1: Điều tra lượng tiêu thụ thực phẩm/d/người

+ Bước 2: Xác định hàm lượng AGE/trong các TP tiêu thụ

+ Bước 3: Xác định lượng AGE ăn vào ở từng loại TP:

+ Bước 4: xác định tổng lượng AGE ăn vào:

R1 = Tiêu thụ TP x Nồng độ AGE trong TP

R = R1 + R2 + R3 ….

Page 334: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

A.G.E.s là nguyên nhân hoặc tăng nặng nhiều bệnh

SINH DỤC-TIẾT NIỆU

BỆNH NHÃN KHOA

• Bệnh võng mạc tiểu đường

• Thoái hóa điểm vàng

• Glaucoma

• Chưng viển thị

• ESRD/ gđcuối / Lọc phúc mạc

• Bệnh thậntiểu đường

THẬN

• Lão hóa da

• Bệnh tiểu đường Đau thần kinh

• Xơ cứng bì

• Hạn chế Vận động chung

• Sự tăng trưởng khối u

CÁC BỆNH KHÁC

• Rối loạn cương dương

• Tắc nghẽn đường niệu

BỆNH TMẠCH

• Bệnh suy tim

• Xơ vữa động mạch

• Nội màng Rối loạn

• Cao huyết áp tâm thu

• Bệnh mạch máu ngoại biên

• Tăng huyết ápđộng mạch phổi

• Bệnh mạch vành

• Chứng rung tâm nhĩ

BỆNH ĐƯỜNG HHẤP

• Viêm khớp dạng thấp

• Viêm khớp mãn tính

• Đĩa thoát vị

• Xương vết gãy

• Các bệnh răng miệng

• Chứng loãng xương

• Xơ hóa phổi

• Bệnh khí phế thũng

HỆ THẦN KINH TW

• Stroke/ đột quỵ/Tai biến mạch máu não

• Bệnh Alzheimer

• Amyotrophic/xơ cứng đường viền

Page 335: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Kiểm soát AGE’s

1Kiểm soát AGE ngoại sinh:chế độ ăn uống hạn chế AGE

2Kiểm soát AGE nội sinh:

chống Glycat hóa

1 Hạn chế tạo thành AGE

2 Phá vỡ liên kết phân tử

3 Giảm tác động và tăng đào thải

1. TPCN:• Hoạt chất dược thảo: Iridoids, Flavonoids, Resveratrol ….

• Hoạt chất từ hoa quả.

2. Vận động (đi bộ 150 phút/tuần)

6. Uống đủ nước

3. Hạn chế TP giàu AGE

4. Tăng TP nghèo AGE

5. Tránh Stress – oxy hóa

Page 336: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

TT Thực phẩm

Hàm lượng AGE

AGE kU/100g Khẩu phần ăn

Serving size (g)

AGE/Khẩu phần

(Serving)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Thịt lợn xông khói

Bơ đánh kem

Dầu mè

Đùi gà BBQ

Thịt bò nướng

Thịt gà chiên

Thịt gà BBQ

Gà Mc Donald

Pho – mát

Pizza

Xúc xích

Lạc rang

Đậu chiên

Trứng chiên

Táo

Cà rốt

Chuối

Sữa chua

Nước ép trái cây

Nước ép rau xanh

91.577

26.480

21.680

18.520

11.270

9.961

8.802

8.627

8.423

6.825

5.426

6.447

4.107

2.749

13

10

9

4

3

2

13

5

5

90

90

90

90

90

30

100

90

30

90

45

100

100

100

250

250

250

11.905

1.324

1.084

16.668

10.143

8.965

7.922

7.764

2.527

6.825

4.883

1.934

3.696

1.237

13

10

9

10

8

5

Page 337: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Lời khuyên giảm tiêu thụ AGE:

1. Hạn chế, không dùng thường xuyên TP giàu AGE:

(1) Sản phẩm động vật giàu chất béo và Proteine (đặc biệt thịt đỏ).

(2) Kẹo, bích quy, bánh ngọt, soda giàu đường

(3) Thực phẩm chế biến: thịt đóng gói, pho mát …

(4) Chất béo, bơ, mỡ, dầu

(5) Các thực phẩm xử lý nhiệt khô (nướng, chiên, rang, rán, quay, hun khói …)

2. Tăng thực phẩm nghèo AGE:(1) Trái cây và ràu quả

(2) Thủy sản

(3) Các loại ngũ cốc

(4) Bánh mì ít béo

(5) Pasta, thực phẩm chay

Page 338: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3. Phương pháp nấu ăn:(1) Sử dụng một nồi chậm

(2) Thực phẩm nấu nhiệt ẩm (luộc, hấp … )

(3) Ướp thực phẩm trong nước sốt chua (chanh, dấm …) hoặc nước ép trái cây chua.

4. Lối sống lành mạnh:(1) Ngủ 7-8h mỗi ngày

(2) Tập thể dục 150 phút mỗi tuần

(3) Áp dụng các biện pháp chống béo phì và HA cao.

(4) Giảm Stress – oxy hóa

(5) Không hút thuốc, hạn chế uống bia, rượu.

Page 339: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

TPCN – RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN

PHẦN II:

Page 340: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

VỀ TPCNTại sao Xã hội phát triển các bệnh như tim mạch, đái tháo đường, K,

xương khớp, thần kinh, nội tiết,ngoài da… lại gia tăng?

Xã hội phát triển:

CNH – Đô thị hóa

4 Thay đổi

cơ bản

1. Lối sống sinh hoạt

2. Lối làm việc

3. Môi trường

4. Tiêu dùng Thực phẩm:

+ Tính toàn cầu

+ Ăn uống ngoài gia đình

+ TP chế biến thay cho TP tự nhiên.

+ Kỹ thuật nuôi – trồng

+ Công nghệ chế biến

+ Chế độ khẩu phần

Page 341: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#BỆNH

HẬU QUẢ

1. Thực phẩm ô nhiễm, môi trường ô nhiễm

2. Ít vận động thể lực

3. Stress thần kinh

4. Thiếu hụt Vitamin, khoáng chất, hoạt chất sinh học

5. Khẩu phần: tăng béo, bơ, sữa, ω, ít xơ…

6. Di truyền.

7. Cường tuyến đối kháng Insulin:

+ Tuyến yên: GH

+ Giáp: T3,T4

+ Vỏ thượng thận.

+Tủy thượng thận: adrenalin

+Tụy: Glucagon

8. Tăng cường gốc tự do.

1. Tổn thương cấu trúc

Tổn thương chức năng

2. Rối loạn cân bằng nội môi.

3. Giảm khả năng thích nghi với ngoại cảnh

TẾ BÀO

TỔ CHỨC

CƠ THỂ

Page 342: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Về TPCN cần hiểu rõ:1. TPCN là gì?

2. Lịch sử của TPCN và xu thế phát triển

3. Phân loại

4. Phân biệt

5. Tác dụng

6. SXKD

7. Nghiên cứu

8. Công bố

9. Quảng cáo

10. Tiêu dùng

11. Quản lý

Page 343: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

ĐẶC ĐIỂM TIÊU DÙNG THỰC PHẨM

HIỆN NAY:

1. Tính toàn cầu:

Ưu điểm:

– Toàn cầu hoá là xu thế không thể tránh khỏi, là quy luật

của sự phát triển của nhân loại.

– Tiếp cận và mở rộng thị trường.

– Tạo cơ hội cho liên kết, liên doanh trong SX, KD và phân

phối sản phẩm.

– Có cơ hội được lựa chọn các loại TP đa dạng, đáp ứng

thị hiếu và cảm quan ngày càng phát triển.

Page 344: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Nguy cơ:• Năng lực kiểm soát ATTP còn hạn chế:

– Hệ thống tổ chức quản lý: chưa đầy đủ và đồng bộ

– Hệ thống văn bản pháp luật về ATTP: thiếu, trồng chéo.

– Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật: thiếu, lạc hậu và

bất cập.

– Các cơ sở xét nghiệm: phân tán, trình độ thấp.

Điều kiện VSATTP của các cơ sở SX, CB thực phẩm

phần lớn chưa đảm bảo.

Các mối nguy ATTP dễ phát tán toàn cầu

Page 345: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2. Ăn uống ngoài gia đình:+ Ưu điểm:

- Xu thế ăn uống ngoài gia đình tăng lên.

- Thuận lợi cho công việc

- Có cơ hội lựa chọn TP và dịch vụ theo nhu cầu.

+ Nguy cơ:

- Không đảm bảo CLVSATTP do nguyên liệu và giá

cả

- Nhiều nguy cơ ô nhiễm từ môi trường và từ dịch

vụ chế biến, phục vụ

- Dễ sử dụng lại thực phẩm đã quá hạn

Page 346: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3. Sö dông thùc phÈm chÕ biÕn s½n, ¨n ngay.

+ ¦u ®iÓm:

- Xu thÕ sö dông TP chÕ biÕn s½n, ¨n ngay ngµy cµng gia t¨ng.

- TiÕt kiÖm ®îc thêi gian cho ngêi tiªu dïng.

- ThuËn tiÖn cho sö dông vµ c«ng viÖc.

+ Nguy c¬:

- DÔ cã chÊt b¶o qu¶n.

- ThiÕu hôt c¸c chÊt dinh dìng: Vitamin, ho¹t chÊt sinh häc

- DÔ « nhiÔm tõ vïng nµy sang vïng kh¸c theo sù lu th«ng cña thùc

phÈm.

Page 347: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

+ ¦u ®iÓm:

- Trång trät, ch¨n nu«i theo quy m« c«ng nghiÖp, tËp

trung ngµy cµng ph¸t triÓn.

- C¸c gièng cã n¨ng suÊt chÊt lîng cao ®îc ¸p dông

ngµy cµng réng r·i.

- Chñng lo¹i c©y, con ngµy cµng phong phó.

4. C¸c thay ®æi trong s¶n xuÊt thùc phÈm.

+ Nguy c¬:

- Sö dông ho¸ chÊt BVTV bõa b·i cßn phæ biÕn.

- Sö dông thøc ¨n ch¨n nu«i, thuèc thó y cßn nhiÒu vi ph¹m.

- Cßn h¹n chÕ trong b¶o qu¶n, s¬ chÕ n«ng s¶n thùc phÈm, trªn

mét nÒn t¶ng n«ng nghiÖp l¹c hËu, ph©n t¸n.

Page 348: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

C¸c nguy c¬ trong trång trät

Nguån « nhiÔm

¤ nhiÔm t¹i chç§Êt trång

Ph©n h÷u c¬

Ph©n ho¸ häc (v«

c¬) Ph©n bãn

Níc tíi

Níc th¶i sinh ho¹t

Níc th¶i c«ng

nghiÖp

Kh«ng ®óng thuèc

Kh«ng ®óng thêi

gian

Phßng trõ s©u

bÖnh

Kh«ng ®óng kü thuËt

(PHI)

Kh«ng ®óng liÒu lîng

Page 349: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

C¸c nguy c¬ trong cung cÊp rau xanh

Thu gom ph©n

t¬i tõ néi thµnh

Tíi bãn ph©n t¬i t¹i

vïng rau ngo¹i «

Rau tríc khi vµo chî

Rau t¹i chî, cöa

hµng, nhµ hµng

Page 350: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

C¸c nguy c¬ trong ch¨n nu«I

Lîn con: 25 – 30 Kg

Sau 1 th¸ng

t¨ng tõ 25 – 30 kg

Hµng ngµy: ¡n 1

mu«i c¸m t¨ng träng

“con cß” + 1 chËu

níc + 1 Ýt rau th¸i,

c¸m, ng«.

-B¸n ngay

-NÕu kh«ng sÏ chÕt

Sau 10 ngµy t¨ng vïn

vôt tõ 80 – 90 kg

¡n c¸m t¨ng träng

HM cña Trung

Quèc

Page 351: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

+ ¦u ®iÓm:- NhiÒu c«ng nghÖ míi ®îc ¸p dông (gen, chiÕu

x¹, ®ãng gãi…).

- NhiÒu thiÕt bÞ chuyªn dông ®îc ¸p dông: tñ

l¹nh, lß vi sãng, lß hÊp, nåi c¸ch nhiÖt…

- NhiÒu c«ng nghÖ thñ c«ng, truyÒn thèng ®îc khoa häc

vµ hiÖn ®¹i ho¸

5. Công nghệ chế biến thực phẩm:

Page 352: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

+ Nguy c¬:

- T¨ng sö dông nguyªn liÖu th« tõ nhiÒu níc nguy c¬

lan truyÒn FBDs

- §¸nh gi¸ nguy c¬ tiÒm Èn liªn quan ®Õn viÖc ¸p dông

c«ng nghÖ míi cßn h¹n chÕ, cha dùa trªn nguyªn t¾c

tho¶ thuËn vµ héi nhËp quèc tÕ vµ cã sù tham gia cña

céng ®ång.

- ChÕ biÕn thñ c«ng, l¹c

hËu, c¸ thÓ, hé gia ®×nh

cßn kh¸ phæ biÕn.

Page 353: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Vai trß

tÝch cùc

Vai trß

trong vsattp

Lao ®éng

V¨n häc, nghÖ thuËt

Th«ng tin, liªn l¹c

Qu©n sù

KiÕn tróc

®iÒu khiÓn

ThÓ dôc, thÓ thao

Y häc

©m nh¹c

T×nh c¶m

ChuyÓn t¶i mÇm bÖnh:

•Vi khuÈn

•Virus

•Ký sinh trïng

Hµnh vi:

• ChÕ biÕn thùc

phÈm

•Chia thøc ¨n

•CÇm, n¾m

•B¸n hµng

•¡n uèng

•Thãi quen quÖt tay

vµo miÖng

•Thu ®Õm tiÒn

Ph©n, níc tiÓu,

vËt dông « nhiÔm,

kh«ng khÝ...

Thùc phÈm

C«ng nghiÖp

N«ng nghiÖp

Thñ c«ng

Ngêi ¨n uèng

1. DiÔn ®¹t c¸c ý niÖm

ho¹t ®éng + quyÒn

lùc (bµy tay Vua, PhËt,

móa, ®iªu kh¾c).

2. Ng«n ng÷ bµn tay:

cö chØ t thÕ, cÇu

khÈn, trao göi, nãi

chuyÖn...

3. BiÓu hiÖn cña

ph©n biÖt: ®å vËt, t¹o

d¸ng , kh¼ng ®Þnh

hoÆc ®Çu hµng

Bµn tay vµ vÖ sinh ¨n uèng

Page 354: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

TT C¬ quan TÇn suÊt MÉu bÖnh cã

thÓ cã / 1

®¬n vÞ

1 Mòi 100 106

2 ®Çu (tãc)

100.000

50 105

3 C»m (r©u) 40 104

4 N¸ch 30 103

5 L«ng mµy, mi 20 102

6 Ch©n tay 10 10

7 Kh¸c 30 106

Page 355: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

XÐt nghiÖm bµn tay ngêi lµm dÞch vô thùc phÈm

TT §Þa ph¬ng Tû lÖ nhiÔm E.coli (%)

1.

Hµ Néi

- T¡ §P: 43,42

- KS-nhµ hµng: 62,5

- BÕp ¨n TT: 40,0

2. TP. Hå ChÝ Minh 67,5

3. Nam §Þnh 31,8

4. H¶i D¬ng 64,7

5. Th¸i B×nh 92,0

6. Thanh Ho¸ 66,6

7. HuÕ 37,0

8. Phó Thä 19,3

9. B×nh D¬ng 56,5

10. Long An 60,0

11. §µ N½ng 70,7

Page 356: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

• Tû lÖ bèc thøc ¨n b»ng tay: 67,3 %

• Tû lÖ kh«ng röa tay: 46,1%

•Tû lÖ mãng tay dµi: 22,5%

•Tû lÖ nhæ níc bät, xØ mòi: 26,7%

•V¨n ho¸ ®Õn trung häc c¬ së: 64,6%

•Tõ n«ng th«n: 57,8%

•Kh«ng ®eo khÈu trang: 95,3%

Page 357: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

KÕt qu¶ xÐt nghiÖm mét sè mÉu tiÒn cã E. coli cña c¸c c¬ së

dÞch vô thøc ¨n ®êng phè

MÖnh gi¸ (Vn®) Tû lÖ nhiÔm E. coli

500 100%

1000 100%

2000 100%

5000 94,8%

10.000 86,7%

20.000 75,5%

50.000 64,4%

Page 358: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

thùc phÈm chÝn nhiÔm e.coli (« nhiÔm ph©n)

§Þa ph¬ng Lo¹i thùc phÈm Tû lÖ (%)

Nam §Þnh - Giß - Nem, ch¹o, chua- Lßng lîn chÝn

- Ch¶ quÕ

100

HuÕ Thøc ¨n chÝn ¨n ngay ë ®êng phè 35 - 40

Th¸i B×nh - Rau sèng 100

Qu¶ng B×nh - Thøc ¨n ¨n ngay ®êng phè 25

TP. HCM - Thøc ¨n ¨n ngay ®êng phè 90

- Kem b¸n rong ë cæng trêng häc 96,7

Thanh Ho¸ - Thøc ¨n lµ thÞt- Thøc ¨n lµ c¸- Thøc ¨n lµ rau

78,969,778,1

Cµ mau - X«i- B¸nh m× kÑp thÞt

82,377,2

Page 359: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Receptor xúc giác

Tận cùng TK Đĩa Merkel

Tiêu thể Pacini

Tiêu thể Meissner

Tận cùng TK

chân lông

Lớp

biểu

Lớp

trung

Page 360: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

c«n trïng

thøc ¨n

nguån níc bµn tay

cung cÊp níc

Rau qu¶

NGUY CƠ Ô NHIỄM TỪ MÔI TRƯỜNG

Page 361: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

. RÊt thÝch sèng gÇn ngêi, ¨n thøc ¨n cña ngêi, rÊt tham

¨n. ¡n t¹p tÊt c¶ c¸c lo¹i thøc ¨n tõ ngon lµnh ®Õn h«i tanh,

mèc háng.

. MÇm bÖnh vµo c¬ quan tiªu ho¸ vÉn tån t¹i, ph¸t triÓn.

. Mét ruåi c¸i giao hîp 1 lÇn cã thÓ ®Î suèt ®êi. ®Î 1 lÇn

120 trøng. trong 5 th¸ng mïa hÌ cho ra ®êi: 191.010 x 1015

con ruåi, chiÕm thÓ tÝch 180 dm3.

. ruåi cã thÓ bay xa 15000m, b¸m theo tÇu, xe, thuyÒn bÌ,

m¸y bay ®i kh¾p c¸c ch©u lôc.

. Ruåi chuyÓn t¶i mét sè lîng lín mÇm bÖnh:

- mang trªn l«ng ch©n, vßi, th©n: 6.000.000 mÇm bÖnh.

- Mang trong èng tiªu ho¸: 28.000.000 mÇm bÖnh c¸c

mÇm bÖnh cã thÓ lµ: t¶, th¬ng hµn, lþ, lao, ®Ëu mïa, b¹i

liÖt, viªm gan, than, trïng roi, giun, s¸n

Page 362: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

6. Đặc điểm sử dụng thực phẩm

+ Sử dụng TP chế biến sẵn tăng

+ Khẩu phần: tăng TP nguồn gốc ĐV, giảm dầu gluxit (gạo, ngô, khoai,sắn)

+ Cách ăn uống: nhiều bữa, “nhậu lai rai”, nhiều TP rán, chiên, nướng...

+ “Uống lai rai”

• Tỷ lệ người 15-60 tuổi uống hết 1 đơn vị rượu/ ngày: chiếm 92,5

• Tuổi bắt đầu uống rượu: 17,2 tuổi

• 23,1% nam giới uống rượu hàng ngày

• 81% sau uống rượu vẫn làm việc bình thường, 33,9% vẫn lái xe.

• Các tầng lớp uống rượu:

– Nông dân: 73,7%

– Công chức: 68,4%

– Không nghề nghiệp: 66,7%

Page 363: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Thức ăn nhanhFast Food

+ Thức ăn nhanh (Fast Food): là thuật ngữ chỉ thức ăn có thể được chế biến và phục vụ cho người ăn rất nhanh chóng. Thuật ngữ đã được công nhận trong từ điển Tiếng Anh Merriam – Webster năm 1951.

+ Đặc điểm:1. Cửa hàng: là các quán, ki-ốt, xe đẩy, xe hot-

dog, xe tải Taco, gánh hàng, mẹt hàng …ở đường phố, bến xe, trạm xăng, chợ, siêu thị, tàu điện ngầm, khu du lịch, bán rong.

2. Thực phẩm: Thực phẩm chế biến sẵn ăn ngay: bánh mỳ, xúc xích, pizza, khoai tây chiên, sandwich, pitas, hamburger, gà rán, tacos, kem, nước lon, ngô, khoai, sắn

3. Phương thức: bán đem đi (Takeaways, takeout), không có phòng ăn, nhà ăn, chỗ ngồi.

Page 364: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Tình hình1. Nước Mỹ là quê hương của

Fast Food

• Phát triển mạnh từ những năm 1950

• 1970: chi 6 tỷ USD cho Fast Food

• 2012: chỉ 160 tỷ USD cho Fast Food

• Năm 2013: Doanh thu của các nhà hàng Mỹ đạt: 660,5 tỷ USD.

• Có 4,1 triệu lao động phục vụ chế biến TP (2010) . Riêng McDonald (4/2011): đã thuê 62.000 công nhân mới.

Page 365: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2. Toàn cầu hóa:+ Năm 2000: Thị trường Fast Food thế giới tăng

4,8%, doanh thu: 102,4 tỷ USD với khối lượng 80,3 tỷ vụ giao dịch.

+ 2014: doanh thu Fast Food toàn cầu đạt: 239,7 tỷ USD. Ấn Độ, tăng trưởng 41%/năm.

+ McDonald: ở 126 quốc gia trên 6 châu lục với 31.000 nhà hàng (Philippines: 400; Malaysia: 260; Thailand: 195; Indonesia: 150

+ Burger King: có 11.000 nhà hàng ở 65 quốc gia

+ KFC: có 39.129 nhà hàng ở 90 quốc gia, phát triển mạnh ở tàu điện ngầm.

+ Pizza Hut: có ở 97 quốc gia với 100 nhà hàng ở Trung Quốc và nhiều nhà hàng ở các quốc gia khác.

+ Taco Bell: có 278 nhà hàng ở 14 quốc gia ngoài Hoa Kỳ.

3. Ở Việt Nam: đã có mặt gần 20 nhà hàng Fast Food thế giới: KFC, Lotteria, Jollibee, Burger King, McDonald, Subway Restaurants, Domino`s Pizza …

Page 366: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

10 – Nguy cơ

sức khỏe

của Fast Food

Page 367: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#www.themegallery.com

THỰC PHẨM

Cung cấp chất dinh dưỡng

Chất dinh dưỡng đại thể:

• Đạm

• Đường

• Mỡ

Chất dinh dưỡng vi thể:

(vi chất dinh dưỡng)

• Vitamin

• Nguyên tố vi lượng

• Hoạt chất sinh học

Cấu trúc cơ thể

Chức năng

hoạt động

Năng lượng

hoạt động

Page 368: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#www.themegallery.com

Đặc điểm của vi chất dinh dưỡng

1 Là những chất không thay thế được

2

Cần thiết cho cơ thể:• Quá trình trao đổi chất

• Tăng trưởng và phát triển

• Bảo vệ, chống lại bệnh tật và yếu tố bất lợi

• Duy trì các chức năng

3Cơ thể không tự tổng hợp và dự trữ được.

Phải tiếp nhận hàng ngày qua con đường

ăn uống

Page 369: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Đặc điểm sản xuất và chế biến TP thời kỳ CNH –

Đô thị hóaSản xuất

• Nitrit trong rau

• HCBVTV

• Phân bón

• Nước tưới: KL nặng

• Thuốc thú y

Nguyên liệu

Thực phẩm

SP thực phẩm

tiêu dùng

• Chu trình cung cấp TP kéo dài

• Thời gian bảo quản tăng

• Con đường vận chuyển lâu hơn

• Sử dụng chất bảo quản

• Chất ô nhiễm

Phân hủy hoạt chất

Page 370: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100% Tổng số năng lượng

10.000

7.300

6.300

4.500

2.700

2.200

1.700

1.300

1.000

700

400

200

Th

u n

hập

bìn

h q

uân

đầu

ng

ườ

i (U

SD

)

Glucide

Dầu

thực vật

Đạm

TV

Mối liên quan giữa tỷ lệ % năng lượng và thu nhập

Page 371: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

23582435

26552803

29403050

21522054

2450

2681 2850

2980

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

3500

1960 1970 1980 1990 2000 2030 NămThế giới

Các nước đang phát triển

Diến biến năng lượng khẩu phần:

+ 926

Năm 2000+ so 1960+ :Thế giới: tăng 582 kcal (23,9%)

Các nước đang phát triển: tăng 796 kcal (38,75%)

1960+ 1970+ 1980+ 1990+ 2000+ 2030+

Page 372: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Chế độ ăn truyền thốngChủ yếu:

- TP từ thực vật

- Nghèo năng lượng

Chế độ ăn hiện đạiChủ yếu: - TP từ động vật

- Giàu năng lượng,

nhiều chất béo bão hòa

Page 373: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1 0 0 0 0 00 0 0 0 0 ...

V C T N X ĐV HV TY HB DL ...

Sức

khỏe

Tiêu chí cuộc sống

Sức khỏe

là gì?

Không có bệnh tật

Thoải mái đầy đủ• Thể chất

• Tâm thần

• Xã hội

Quan điểm

chăm sóc

bảo vệ SK.

Chăm sóc bảo vệ khi còn

đang khỏe

Do chính mình thực hiện

Page 374: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Cơn thủy triều

dịch bệnh mạn tính

không lây

Bệnh tim mạch:•17-20 triệu người tử vong/năm•Hoa Kỳ:-2.000 TBMMN-2.000 nhồi máu cơ tim

1,5 tỷ người HA caoVN: 27% cao HA

Loãng xương:•1/3 nữ•1/5 nam

Hội chứng X30% dân số

Ung thư:•10 triệu mắc mới/năm•6 triệu tử vong/năm• Số lượng và trẻ hóa

Đái tháo đường:•8.700 người chết/d•6 chết/phút•1 chết/10s•344 triệu tiền ĐTĐ•472 triệu (2030)

Page 375: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Xã hội công nghiệp(Phát triển)

• Thu nhập cao• No đủ

Dịch bệnh mạn tính không lây

Béo phì Tim mạch Đái tháo đường Loãng xương Bệnh răng

Phòng đặc hiệu

“Vaccine” TPCN

Phòng đặc hiệu

Vaccine

Dịch bệnh truyền nhiễm

Suy dinh dưỡng Lao Nhiễm khuẩn (tả, lỵ,thương hàn)

Nhiễm KST

Xã hội nông nghiệp(chưa phát triển)

• Thu nhập thấp• Đói nghèo

Các dịch bệnh của loài người

Page 376: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Gánh nặng kép về bệnh tật ở các nước đang phát triển

Nạn đói và

suy dinh dưỡng

Các bệnh

mạn tính

Page 377: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

VAI TRÒ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG VỚI

SỨC KHỎE VÀ BỆNH TẬT

Nguyên nhân bên ngoài

1. Cơ học

2. Lý học

3. Hóa học

4. Sinh học

5. Xã hội

Nguyên nhân bên trong

1. Di truyền

2. Khuyết tật bẩm sinh

3. Thể trạng

1. Tình trạng lành lặn về

cấu trúc và chức năng.

2. Giữ cân bằng nội môi.

3. Thích nghi với sự thay đổi

ngoại cảnh.

1. Tổn thương rối loạn cấu

trúc và chức năng.

2. Rối loạn cân bằng nội môi.

3. Giảm khả năng thích nghi

với ngoại cảnh.

Cơ thể

Tổ chức

Tế bàoSỨC KHỎE BỆNH

Vitamin Khoáng chất Hoạt chất sinh học

Thực phẩm chức năng

Page 378: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Định nghĩa:Thực phẩm chức năng là sản phẩm

thực phẩm hỗ trợ các chức năng trong cơ thể, có tác dụng hoặc không có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ và tác hại của bệnh tật. Thực phẩm chức năng bao gồm: Thực phẩm bổ sung, Thực phẩm chế biến từ dược thảo và Thực phẩm sử dụng đặc biệt (Thực phẩm dùng cho phụ nữ có thai, thực phẩm dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thực phẩm dùng cho người già, thực phẩm dùng cho mục đích sức khỏe đặc biệt, thực phẩm dùng cho mục đích y học đặc biệt).

Page 379: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

10 Đặc điểm của Thực phẩm chức năng:

1. Là giao thoa giữa thực phẩm và thuốc, giống thực phẩm về bản chất nhưng khác về hình thức, giống thuốc về hình thức nhưng khác về bản chất.

2. Sản xuất chế biến theo công thức, bổ sung các thành phần mới hoặc làm tăng hơn các thành phần thông thường với các dạng SP: viên (nén, nang …), bột, nước, cao, trà…

3. Có thể loại bỏ các chất bất lợi và bổ sung các chất có lợi, có tác dụng tăng cường sức khỏe, dự phòng và giảm thiểu nguy cơ gây bệnh với những bằng chứng lâm sàng và tài liệu khoa học chứng minh.

4. Có tác dụng tới một hay nhiều chức năng của cơ thể.

5. Lợi ích với sức khỏe nhiều hơn lợi ích dinh dưỡng cơ bản.

6. Có nguồn gốc tự nhiên (thực vật, động vật, khoáng vật).

7. Tác dụng lan tỏa, hiệu quả tỏa lan, ít tai biến và tác dụng phụ.

8. Được đánh giá đầy đủ về tính chất lượng, tính an toàn và tính hiệu quả.

9. Ghi nhãn sản phẩm theo quy định ghi nhãn TPCN.

10. Là một phần của sự liên tục cung cấp các sản phẩm cho sự tiêu thụ của con người nhằm duy trì sự sống, tăng cường sức khỏe và giảm gánh nặng bệnh tật.

Page 380: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

ĐỊNH NGHĨA LIÊN QUAN

1. Thực phẩm: (Food) SP dùng cho

việc ăn uống của con người ở dạng nguyên liệu tươi sống hoặc đã qua chế biến cùng các chất được sử dụng cho SX CB TP nhằm cung cấp năng lượng, tăng trưởng, phát triển và duy trì sự sống của con người.

2. TPCN: (Functional Food) là SP hỗ

trợ các chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có hoặc không có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ và tác hại bệnh tật.

Page 381: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3. Chất dinh dưỡng: (Nutrient) là những chất được dùng như một thành phần của TP nhằm:

- Cung cấp năng lượng, hoặc

- Cần thiết cho tăng trưởng, phát triển và duy trì sự sống, hoặc

- Thiếu chất đó sẽ gây thay đổi đặc trưng về sinh lý.

4. Vi chất dinh dưỡng: (Micro – Nutrient) bao gồm một lượng nhỏ các phân tử hoặc ion có trong TP hoặc trong cơ thể cần thiết cho đảm bảo sự hoạt động của hệ sinh vật sống. Vi chất dinh dưỡng bao gồm: các nguyên tố vi lượng, vitamin, acid amin, acid béo và các hoạt chất sinh học.

Page 382: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

5. Thực phẩm tăng cường: [Fortification Food]

(1) Là TP cộng thêm chất dinh dưỡng vào TP ăn truyền thống (thông thường). TP ăn truyền thống là phương tiện (vehicle) đem thêm các vi chất dinh dưỡng.

(2) Có thể tăng cường (cho thêm) một hoặc một nhóm chất dinh dưỡng (chất tăng cường – The Fortificant) vào TP mang (TP đem – Vehicle).

(3) Sau khi tăng cường thêm vào, quá trình chế biến sẽ làm đồng nhất hóa và chất tăng cường trở thành phần vô hình trong TP.

(4) Chiến lược tăng cường vi chất là điều kiện tốt nhất với hiệu quả cao để bổ sung các vi chất dinh dưỡng một cách rộng rãi trong cộng đồng.

Ví dụ: - Tăng cường iode vào muối ăn.

- Tăng cường sắt vào bánh mỳ.

- Tăng cường kẽm vào ngũ cốc, sữa.

- Tăng cường acid Folic vào sản phẩm bột ngũ cốc.

(5) Để thực hiện chương trình tăng cường vi chất cần có 3 điều kiện:

+ Tăng cường cần phải có hiệu quả.

+ Có tính tiện lợi, dễ sử dụng.

+ Phù hợp với quy định pháp luật và thực tiễn địa phương.

Page 383: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

6. TP bổ sung: (Dietary Supplement, Vitamin and

Mineral Food Supplements)

(1) Nguồn gốc: dạng cô đặc vitamin và chất khoáng.

(2) Thành phần: 1 loại hoặc nhiều loại.

(3) Dạng SP: viên nén, viên nang, bột, dung dịch.

(4) SXCB: thành đơn vị số lượng nhỏ tương đương liều sinh lý (Physical Forms).

(5) Mục đích: Bổ sung vitamin và muối khoáng cùng với chế độ ăn bình thường hàng ngày.

(6) Hàm lượng vitamin và muối khoáng:

+ Giới hạn tối thiểu (The minimum level):mỗi vitamin hoặc chất khoáng có trong TP bổ sung cho khẩu phần ăn mỗi ngày tối thiểu phải bằng 15%RNI của WHO/WHO.

+ Giới hạn tối đa (Maximum Amounts): đối với vitamin và chất khoáng theo khẩu phần ăn hàng ngày qua khuyến cáo liều dùng của nhà sản xuất được thiết lập theo cách tính sau:

- Dựa trên cơ sở đánh giá nguy cơ căn cứ vào các dữ liệu khoa học, có cân nhắc tới tính thực tiễn, tính nhậy cảm của các nhóm tiêu dùng khác nhau để thiết lập mức tối đa các vitamin và chất khoáng.

- Từ các nguồn khác quy định liều vitamin và chất khoáng ăn vào hàng ngày. Khi giới hạn tối đa được thiết lập sẽ tính được liều lượng vitamin và chất khoáng bổ sung cho dân số. Tuy nhiên, sự tính toán này cũng không phải là duy nhất để thiết lập RNI.

Page 384: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

7. Thực phẩm đặc biệt(Foods for Dietary Uses)

(1) Có công thức và quá trình chế biến đặc biệt để đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng đặc biệt.

(2) Đáp ứng điều kiện sinh học, sinh lý của tình trạng rối loạn chức năng và bệnh tật.

(3) Thành phần khác cơ bản so với TP thông thường tự nhiên.

(4) Được đánh giá về tính an toàn, tính chất lượng, tính hiệu quả và sự phê chuẩn của cơ quan thẩm quyền.

Page 385: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

8. TP dùng cho mục đích sức khỏe đặc biệt. [Foods for Special Health Use]

(1) Chứa các chất có ảnh hưởng tới cấu trúc sinh lý và chức năng sinh học của cơ thể con người.

(2) TP có công bố rằng nếu được sử dụng hàng ngày có thể đem lại lợi ích sức khỏe cụ thể: cải thiện sức khỏe và giảm thiểu tác hại và nguy cơ bệnh tật.

+ Khẳng định tác dụng cải thiện sức khỏe và giảm thiểu các nguy cơ các bệnh liên quan tới thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong cơ thể con người, nếu được bổ sung sẽ tạo nên sự cân bằng các chất dinh dưỡng.

+ Tác động vào cấu trúc sinh lý và chức năng sinh học của các bộ phận trong cơ thể, khả năng phục hồi, tăng cường và duy trì các chức năng đó bởi các chất dinh dưỡng và thành phần đã xác định của TPCN (Ví dụ: chức năng tiêu hóa, tim mạch, HA, mỡ máu).

+ Các lợi ích chung về sử dụng TPCN.

(3) TP phải được đánh giá với sự chứng minh bằng bằng chứng khoa học.

Page 386: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

9. TP Dùng cho mục đích y học đặc biệt [Foods for Special Medical Purposes]:

(1) Là các loại TP sử dụng cho chế độ ăn đặc biệt, dùng trong điều trị bệnh nhân.

(2) Có công thức và quá trình chế biến đặc biệt nhằm mục đích kiểm soát bệnh tật của người bệnh.

(3) Sản xuất riêng biệt dùng nuôi dưỡng đặc biệt cho:

+ Bệnh nhân suy giảm chức năng ăn uống, tiêu hóa và hấp thu.

+ Rối loạn quá trình chuyển hóa.

+ Thiếu hụt chất dinh dưỡng nào đó.

+ Yêu cầu bắt buộc phải bổ sung các chất dinh dưỡng mà chế độ ăn bình thường không đáp ứng được, bắt buộc phải thay đổi chế độ ăn hiện tại bởi một chế độ ăn đặc biệt khác hoặc phối hợp cả hai.

(4) Sử dụng dưới sự giám sát của y tế. Trên nhãn bắt buộc ghi dòng chữ “Use Under Medical Supervision”.

Page 387: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

10. Công bố dinh dưỡng

(Nutrition claim):

• Bất kỳ một sự miêu tả nào mang tính chất tuyên bố rằng, dù là gợi ý hay hàm ý, một thực phẩm có chứa ngoài giá trị năng lượng, còn có các protein, lipid, carbohydrate cũng như các vitamin và chất khoáng.

• Công bố dinh dưỡng sẽ phải phù hợp với chính sách dinh dưỡng quốc gia và khuyến khích cho chính sách đó, chỉ những công bố dinh dưỡng phù hợp với chính sách dinh dưỡng quốc gia mới được phép thực hiện.

Có 2 loại:

Page 388: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

10.1 Công bố về hàm lượng chất dinh dưỡng (Nutrient content claim): là một loại công bố dinh dưỡng mô tả về mức độ chất dinh dưỡng trong một TP nào đó.

Ví dụ: - Nguồn gốc canxi

- Cao trong xơ, thấp trong mỡ.

10.2 Công bố so sánh chất dinh dưỡng (Nutrient comparative claim): là công bố so sánh mức độ chất dinh dưỡng hoặc giá trị năng lượng của hai hay nhiều thực phẩm trở lên.

Ví dụ: - Giảm hơn - Thấp hơn

- Ít hơn - Tăng hơn

- Nhiều hơn

Page 389: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

11. Công bố về sức khỏe (Health claim):

Bất kỳ một sự miêu tả nào mang

tính chất tuyên bố rằng, dù hàm

ý hay ngụ ý, về một sự liên quan

giữa một thực phẩm hoặc một

thành phần của thực phẩm nào

đó với sức khỏe.

Công bố sức khỏe bao gồm:

Page 390: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

11.1. Công bố chức năng dinh dưỡng

(Nutrient functional claims):

Là một công bố dinh dưỡng mô

tả vai trò sinh lý của chất dinh

dưỡng đối với sự trưởng

thành, phát triển và chức năng

bình thường của cơ thể.

Ví dụ: chất dinh dưỡng A có vai trò

sinh lý trong bảo vệ, duy trì và hỗ

trợ sự phát triển bình thường của

cơ thể. Thực phẩm X có hàm lượng

cao hoặc nguồn cung cấp chất dinh

dưỡng A.

Page 391: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

11.2. Các công bố chức năng khác (Other functional claim):

• Những công bố này liên quan tới lợi ích của việc tiêu thụ các thực phẩm hoặc các thành phần của chúng trong tổng thể chế độ ăn đối với các chức năng bình thường hoặc các tác dụng sinh học trong cơ thể. Những công bố này có liên quan tới tính tích cực, có tác dụng cải thiện sức khỏe và duy trì sức khỏe.

Ví dụ: Chất A có tác dụng hỗ trợ chức năng sinh lý

hoặc tác dụng sinh học với cơ thể. Thực phẩm Y chứa: X gram chất A.

Page 392: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

11.3 Công bố giảm nguy cơ bệnh tật(Reduction of disease risk claims):

Những công bố liên quan tới sự tiêu thụ thực phẩm hoặc các thành phần của chúng trong tổng thể chế độ ăn có tác dụng làm giảm các nguy cơ gây bệnh tật hoặc các điều kiện ảnh hưởng tới sức khỏe.

Giảm nguy cơ bệnh tật là có thể làm thay đổi các yếu tố chủ yếu gây nên bệnh tật hoặc các điều kiện ảnh hưởng tới sức khỏe.

Bệnh tật có rất nhiều các yếu tố nguy cơ, có thể làm thay đổi một trong các yếu tố đó hoặc không có tác dụng. Sự công bố giảm nguy cơ gây bệnh phải chắc chắn, từ ngữ dùng phải dễ hiểu, thích hợp để người tiêu dùng có thể áp dụng để phòng tránh.

Ví dụ:- Chế độ ăn nghèo trong dinh dưỡng hoặc chất A có thể làm giảm nguy cơ bệnh D. Thực phẩm chức năng X là TP nghèo trong dinh dưỡng và có chứa chất A.

- Chế độ ăn giàu trong dinh dưỡng và chất A có thể làm nguy cơ bệnh D. TPCN X là TP giàu trong dinh dưỡng và có chứa chất A.

Chú ý: Công bố sức khỏe (Health laim) phải phù hợp với chính sách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe quốc gia và khuyến khích cho chính sách ấy. Công bố sức khỏe hỗ trợ cho 1 sức khỏe khỏe mạnh cần có chứng minh bằng bằng chứng khoa học, chính xác, giúp người tiêu dùng lựa chọn một chế độ ăn đúng đắn, tránh lừa dối khách hàng và phải được cơ quan có thẩm quyền giám sát.

Page 393: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

12. Tác dụng chăm sóc sức khỏe của TPCN:

Một tác dụng đã được khoa học chứng minh có khả năng cải thiện sức khỏe và làm giảm thiểu nguy cơ và tác hại bệnh tật. Nó không phải là trị liệu y học nhằm mục đích điều trị hay cứu chữa bệnh tật của con người.

Tác dụng chăm sóc sức khỏe của TPCN thể hiện:1. Khẳng định tác dụng ngăn ngừa hoặc giảm các bệnh tật liên

quan tới dinh dưỡng khi xảy ra sự thiếu hụt trong cơ thể con người nếu hấp thụ TPCN có thể cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng nói trên.

2. Khẳng định tác động vào cấu trúc sinh lý của con người và các chức năng bởi những chất dinh dưỡng đã được xác định hoặc các thành phần nhất định bao gồm trong một TPCN.

3. Cung cấp các bằng chứng khoa học để hỗ trợ những khẳng định rằng TPCN có thể duy trì hoặc tác dụng cấu trúc sinh lý và chức năng cơ thể.

4. Diễn tả các lợi ích chung của việc sử dụng TPCN.

Page 394: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Ph©n biÖt TPCN víi thùc phÈm truyÒn thèng vµ

thuèc:

TPCN giao thoa gi÷a thùc phÈm vµ thuèc, nªn cßn gäi lµ

thùc phÈm thuèc (Food- Drug).

Nguån gèc cña TPCN lµ tõ s¶n phÈm c©y cá vµ s¶n

phÈm ®éng vËt tù nhiªn, cã cïng nguån gèc víi thuèc YHCT

d©n téc.

Xu thÕ cña thÕ giíi, nhÊt lµ ë c¸c níc kh«ng cã nÒn y häc

cæ ®iÓn (®«ng y) th× tÊt c¶ c¸c d¹ng s¶n phÈm YHCT ®îc

s¶n xuÊt hiÖn ®¹i h¬n vµ ®æi thµnh TPCN, s¶n phÈm chøc

n¨ng víi hµm lîng ho¹t chÊt, vi chÊt ë møc xÊp xØ nhu cÇu

cña c¬ thÓ hµng ngµy

Page 395: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Drug claim

Functional Food

Dietary suplement Nutraceutical

H×nh 1: Thùc phÈm chøc n¨ng, thùc phÈm vµ

thuèc

Food

No claim

Drug

Health claim

Page 396: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

TT Tiêu chí TP truyền thống

(Conventional Food)

TP chức năng

(Functional Food)

1 Chức năng 1. Cung cấp các chất dinh

dưỡng.

2. Thỏa mãn về nhu cầu

cảm quan.

1. Giống chức năng cơ bản.

2. Chức năng thứ 3: lợi ích sức

khỏe, giảm nguy cơ và tác

hại bệnh tật.

2 Chế biến Chế biến theo công thức

thô (không loại bỏ được

chất bất lợi)

Chế biến theo công thức tinh

(bổ sung thành phần có lợi, loại

bỏ thành phần bất lợi) được

chứng minh khoa học và cho

phép của cơ quan có thẩm

quyền.

Ph©n biÖt TPCN vµ TP truyÒn thèng:

Page 397: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

TT Tiêu chí TP truyền thống TP chức năng

3 Tác dụng

tạo năng

lượng

Tạo ra năng lượng cao Ít tạo ra năng lượng

4 Liều dùng Số lượng lớn (g-kg) Số lượng rất nhỏ (, mg).

5 Đối tượng

sử dụng

Mọi đối tượng + Mọi đối tượng;

+ Có định hướng cho các đối

tượng: người già, trẻ em, phụ

nữ có thai, mạn kinh, suy yếu,

người ốm …

6 Nguồn gốc

nguyên liệu

Nguyên liệu thô từ thực vật,

động vật (rau, củ, quả, thịt, cá,

trứng…) có nguồn gốc tự

nhiên

Hoạt chất, dịch chiết từ thực

vật, động vật (nguồn gốc tự

nhiên)

7 Thời gian

& phương

thức dùng

+ Thường xuyên, suốt đời.

+ Khó sử dụng cho người ốm,

già, bệnh lý đặc biệt.

+ Thường xuyên, suốt đời.

+ Có sản phẩm cho các đối

tượng đặc biệt.

Page 398: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Phân biệt TPCN và thuốcTT Tiêu chí

TP chức năng(Functional Food)

Thuốc(Drug)

1 Định nghĩa Là sản phẩm dùng để hỗ trợ (phục

hồi, tăng cường và duy trì) các chức

năng của các bộ phận trong cơ thể,

có tác dụng dinh dưỡng hoặc không,

tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái,

tăng cường đề kháng và giảm bớt

nguy cơ và tác hại bệnh tật.

Là chất hoặc hỗn hợp chất dùng cho

người nhằm mục đích phòng bệnh,

chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc

điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể,

bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên

liệu làm thuốc, vaccine, sinh phẩm y

tế, trừ TPCN.

2 Công bố trên nhãn

và công nghệ sản

xuất

Là TPCN (sản xuất theo luật TP)

Công nghệ: chiết, nghiền

Tiêu chuẩn ít nghiêm ngặt hơn.

Thời gian NC ra SP nhanh hơn.

Là thuốc (SX theo luật dược)

Công nghệ: chiết, tách, tổng hợp

Tiêu chuẩn nghiêm ngặt

Thời gian NC ra SP qua nhiều năm.

3 Thành phần, hàm

lượng và hiệu quả

Hỗn hợp nhiều chất, hoạt chất tự

nhiên có trong chuỗi cung cấp thực

phẩm.

Xấp xỉ nhu cầu sinh lý hàng ngày

của cơ thể.

Hiệu ứng sinh lý đến chậm nhưng

bền vững

Thường là hóa chất tổng hợp tạo

thành các phân tử.

Hàm lượng cao.

Hiệu ứng mạnh mẽ nhanh chóng

trong cơ thể

4 Ghi nhãn + Là TPCN

+ Hỗ trợ các chức năng của các bộ

phận cơ thể, tăng cường sức khỏe,

giảm nguy cơ và tác hại bệnh tật

+ Là thuốc

+ Có chỉ định, liều dùng, chống chỉ

định.

Page 399: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

5 Điều kiện sử

dụng

Người tiêu dùng tự mua ở siêu thị,

hiệu thuốc, cửa hàng …

Sử dụng theo hướng dẫn của nhà

sản xuất.

Phải đến khám bệnh tại bác sĩ.

Sử dụng theo đơn của bác sĩ.

6 Đối tượng

dùng

+ Người khỏe

+ Người bệnh

+ Người bệnh

7 Điều kiện phân

phối

Bán lẻ, siêu thị, trực tiếp, đa cấp + Tại hiệu thuốc có dược sĩ

+ Cấm bán hàng đa cấp

8 Cách dùng + Thường xuyên, liên tục bổ sung

thêm vào khẩu phần ăn hàng

ngày.

+ Sử dụng an toàn, ít tai biến, tác

dụng phụ.

+ Từng đợt (liệu trình).

+ Nguy cơ biến chứng, tai biến,

tác dụng phụ.

9 Nguồn gốc,

nguyên liệu

Nguồn gốc tự nhiên + Nguồn gốc tự nhiên,

+ Nguồn gốc tổng hợp.

10 Tác dụng + Tác dụng lan tỏa, hiệu quả toả lan.

+ Tác dụng chuẩn hóa (Không có tác

dụng âm tính).

+ Tác dụng chữa 1 chứng bệnh,

bệnh cụ thể.

+ Có tác dụng âm tính

11 Sự giao thoa • Prohormone

• Prosteroid

• Hoạt chất dược thảo

Nằm trong toàn bộ cùng nhiều hoạt

chất dược thảo của sản phẩm.

Là TP duy nhất của sản phẩm

(hóa chất tổng hợp)

Giống nhau:

(1) Công thức hóa học

(2) Cơ chế tác dụng sinh học

(VD: chất ức chế COX-2)

Khác nhau

• AT hơn

• Liều dùng sinh lý

• Ít AT hơn (tác dụng phụ)

• Liều dùng cao.

Page 400: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

CÂY CỎ

1. Hỏa chế: sao, sấy

2. Thủy chế: ngâm, tẩm

3. Thủy hỏa chế: chưng, sắc …

1. Chiết

2. Tách

3. Tổng hợp

1. Chiết

2. Nghiền

YH hiện đại TPCNYHCT

Page 401: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Tên gọi :+ ViÖt Nam vµ nhiÒu níc kh¸c (nh NhËt B¶n, Hµn Quèc...):

(1) Thùc phÈm chøc n¨ng

(2) Thùc phÈm bæ sung (vitamin vµ kho¸ng chÊt) – Food

supplement.

(3) S¶n phÈm b¶o vÖ søc khoÎ – Health Produce

(4) Thùc phÈm ®Æc biÖt – Food for Special use.

(5) S¶n phÈm dinh dìng y häc – Medical Supplement.

Page 402: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

+ Mü: Dietary Supplement (thùc phÈm bæ sung) vµ

Medical Supplement (thùc phÈm y häc hay thùc phÈm

®iÒu trÞ).

+ EU: Thùc phÈm bæ sung (gièng nh thuËt ng÷ Dietary

Supplement cña Mü).

+ Trung Quèc:

- S¶n phÈm b¶o vÖ søc khoÎ hay cßn ®îc dÞch nguyªn

b¶n lµ thùc phÈm vÖ sinh.

- Chøc n¨ng cña c¸c s¶n phÈm nµy rÊt réng, bao gåm

c¶ Dietary Supplement (thùc phÈm bæ sung) vµ

Medical Supplement (thùc phÈm y häc hay thùc phÈm

®iÒu trÞ).

Page 403: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

LÞch sö ph¸t triÓn cña TPCN:

Tõ vµi thËp kû qua, TPCN ph¸t triÓn nhanh chãng trªn

toµn thÕ giíi.

Chóng ta ®· biÕt: vai trß c¸c thµnh phÇn dinh dìng

thiÕt yÕu vµ t¸c dông sinh n¨ng lîng hiÓu ®îc c¸c bÝ

mËt cña thøc ¨n ®èi víi kiÓm so¸t bÖnh tËt vµ søc khoÎ.

Con ngêi mÆc dï sö dông TP hµng ngµy nhng vÉn ch-

a hiÓu biÕt ®Çy ®ñ vÒ c¸c thµnh phÇn c¸c chÊt dinh dìng,

vÒ t¸c ®éng cña TP tíi c¸c chøc n¨ng sinh lý cña con ngêi.

C¸c ®¹i danh y nh Hypocrates, TuÖ TÜnh ®Òu quan

niÖm: “thøc ¨n lµ thuèc, thuèc lµ thøc ¨n”

M« h×nh bÖnh tËt còng thay ®æi cïng víi sù ph¸t triÓn

cña x· héi loµi ngêi, ®Æc biÖt tõ gi÷a thÕ kû XX ®Õn nay.

Page 404: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Cïng víi sù giµ ho¸ d©n sè, tuæi thä trung b×nh t¨ng, lèi

sèng thay ®æi, c¸c bÖnh m¹n tÝnh liªn quan ®Õn dinh dìng

vµ thùc phÈm, lèi sèng ngµy cµng t¨ng. ViÖc ch¨m sãc,

kiÓm so¸t c¸c bÖnh ®ã ®Æt ra nhiÒu vÊn ®Ò lín cho y häc,

y tÕ vµ phóc lîi x· héi.

Ngêi ta thÊy r»ng, chÕ ®é ¨n cã vai trß quan träng trong

viÖc phßng ngõa vµ xö lý víi nhiÒu chøng, bÖnh m¹n tÝnh

híng nghiªn cøu vµ ph¸t triÓn cho mét ngµnh khoa häc

míi, khoa häc vÒ TPCN.

ë c¸c níc cã nÒn y häc cæ truyÒn nh: Trung Quèc, NhËt

B¶n, ViÖt Nam...TPCN ®îc ph¸t triÓn trªn c¬ së “BiÖn

chøng luËn vÒ ©m d¬ng hoµ hîp”, “HÖ thèng luËn ngò

hµnh sinh kh¾c” trªn c¬ së vÒ yÕu tè Quan tam b¶o: Tinh –

thÇn - khÝ vµ c¬ së triÕt häc thiªn nh©n hîp nhÊt díi sù soi

s¸ng cña y häc hiÖn ®¹i.

Page 405: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

C¸c tËp ®oµn lín nh: Tiens Group, Merro International

Biology, Tianjin Jinyao Group… ®· kÕ thõa c¸c truyÒn

thèng cña y häc cæ truyÒn, ¸p dông kü thuËt hiÖn ®¹i ®Ó

s¶n xuÊt ra c¸c s¶n phÈm TPCN.

§èi víi c¸c níc kh«ng cã nÒn y häc cæ truyÒn §«ng ph-

¬ng, c¸c doanh nh©n, c¸c nhµ khoa häc, nh÷ng ngêi ®am

mª víi nÒn y häc Ph¬ng ®«ng, ®· ®i s©u nghiªn cøu, häc

hái vµ ph¸t triÓn ra c¸c s¶n phÈm TPCN ë ngay t¹i chÝnh n-

íc m×nh. VÝ dô nh c¸c tËp ®oµn Forever Living Products,

Amway cña Mü lµ nh÷ng tËp ®oµn ®· ®Çu t rÊt lín cho

viÖc nghiªn cøu s¶n xuÊt ra c¸c s¶n phÈm TPCN ®Ó cung

cÊp cho con ngêi.

Cïng víi viÖc nghiªn cøu, kh¸m ph¸ vµ ph¸t minh ra c¸c

s¶n phÈm TPCN míi, viÖc ®ång thêi ban hµnh c¸c tiªu

chuÈn vµ quy ®Þnh qu¶n lý còng ®îc chó ý.

Page 406: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

T¹i NhËt B¶n, lÇn ®Çu tiªn quy ®Þnh vÒ TPCN trong

“LuËt c¶i thiÖn dinh dìng” vµo n¨m 1991. N¨m 1996 ®· söa

®æi c¸ch ph©n lo¹i TPCN vµ ®· ban hµnh ®îc tiªu chuÈn

13 lo¹i Vitamin lµ thùc phÈm dinh dìng. N¨m 1997 ban hµnh

®îc tiªu chuÈn 168 lo¹i s¶n phÈm tõ th¶o dîc. N¨m 1998

ban hµnh tiªu chuÈn 12 lo¹i s¶n phÈm cña kho¸ng chÊt.

N¨m 1999 ban hµnh tiªu chuÈn s¶n phÈm d¹ng viªn. N¨m

2001 quy ®Þnh hÖ thèng TPCN c«ng bè vÒ y tÕ vµ n¨m

2005 söa ®æi bæ sung. T¹i Mü, luËt vÒ TPCN ®îc ban

hµnh tõ n¨m 1994.

Trªn thÕ giíi vµ khu vùc còng ®· tæ chøc nhiÒu cuéc

héi th¶o khoa häc ®Ó ®i tíi thèng nhÊt vÒ tªn gäi, ph©n

lo¹i, hµi hoµ c¸c TC, QCKT, ph¬ng ph¸p ph©n tÝch vµ ph-

¬ng ph¸p qu¶n lý. §Ó gióp cho TPCN ph¸t triÓn ngµy cµng

lín m¹nh phôc vô cho con ngêi, thÕ giíi ®· thµnh lËp HiÖp

héi TPCN quèc tÕ vµ trong khu vùc còng thµnh lËp HiÖp

héi TPCN khu vùc.

Page 407: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

ThÞ trêng TPCN lµ mét trong nh÷ng thÞ trêng

thùc phÈm t¨ng trëng nhanh nhÊt, nhiÒu quèc gia,

t¨ng h¬n 10% hµng n¨m:

ThÞ trêng thÕ giíi n¨m 2007 ®¹t 70 tû USD, năm 2010

đạt:187 tû USD vµo n¨m 2010.

NhËt B¶n n¨m 2006 c¸c s¶n phÈm cña FOSHU ®¹t 5,5

tû USD, c¸c s¶n phÈm søc kháe ®¹t 12,5 tû USD. (B¸o

c¸o cña Kzuo Sueki, 2006)

Ch©u ¢u n¨m 2007 ®¹t 15 tû USD, t¨ng b×nh qu©n

16%/n¨m.

Page 408: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

T¹i Mü(B¸o c¸o cña Byron Johnson Esq, 2006)

ChØ tÝnh 20 lo¹i s¶n phÈm TPCN tõ th¶o dîc ®îc b¸n trªn

kªnh FDM (Food, Drug & Mass Market Retail Stores) ®· ®¹t

249.425.500 USD n¨m 2005.

Nguyªn liÖu th« tõ th¶o dîc ®Ó SX TPCN ®¹t 386.000.000

USD.

Tû lÖ cña FDM chiÕm 16% doanh thu cña toµn bé TPCN

ë Mü. N¨m 2007, c¸c TPCN bæ sung vitamin ®¹t 1,8 tû USD,

TPCN ngån gèc th¶o dîc ®¹t 4,5 tû USD vµ TPCN cho thÓ

thao ®¹t 2,3 tû USD.

Toµn bé TPCN ë Mü chiÕm 32% thÞ trêng TPCN cña TG.

Page 409: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

ViÖc sö dông thùc phÈm ®Ó b¶o vÖ

søc khoÎ, phßng bÖnh vµ trÞ bÖnh ®· ®îc

kh¸m ph¸ tõ hµng ngµn n¨m tríc c«ng nguyªn ë

Trung Quèc, Ên §é vµ ViÖt Nam.

ë Ph¬ng T©y, Hyphocrates ®· tuyªn bè

tõ 2500 n¨m tríc ®©y: “H·y ®Ó thùc phÈm lµ

thuèc cña b¹n, thuèc lµ thùc phÈm cña b¹n”.

Page 410: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Ngêi ¸ §«ng ®· øng dông thuyÕt ¢m - D¬ng

vµ Ngò hµnh ®Ó chän vµ chÕ biÕn thùc phÈm.

§Æc tÝnh “¢m” miªu t¶ thùc thÓ vËt chÊt nh c¸c

chÊt dinh dìng, ngîc l¹i, ®Æc tÝnh “D¬ng” miªu t¶

chøc n¨ng nh n¨ng lîng. C¸c nhµ khoa häc §«ng y

còng ®· chia c¸c ®Æc tÝnh cña thùc phÈm nh vÞ,

mÇu, c¸c ®Æc tÝnh cña khÝ hËu, mïa, híng vµ c¸c

néi t¹ng cña c¬ thÓ t¬ng øng víi c¸c can cña Ngò

hµnh (xem b¶ng 1 vµ 2).

Page 411: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Mèi quan hÖ mÇu, vÞ, khÝ hËu, mïa, híng vµ ngò

hµnh:

c¸c can ngò

hµnh

vÞ mÇu khÝ hËu mïa híng

méc Chua Xanh Giã Xu©n §«ng

háa §¾ng §á Nãng H¹ Nam

thæ Ngät Vµng Èm H¹ muén Trung t©m

kim Cay Tr¾ng Kh« Thu T©y

thuû MÆn §en L¹nh §«ng B¾c

Page 412: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Mèi quan hÖ c¸c t¹ng c¬ thÓ vµ ngò hµnh

c¸c can ngò

hµnh

t¹ng ®Æc t¹ng rçng gi¸c

quan

c¸c m« T×nh

c¶m

méc Gan Tói mËt M¾t G©n GiËn

háa Tim (t©m) Ruét non Lìi M¹ch Vui

thæ L¸ch (tú) D¹ dµy MiÖng C¬ Yªu

kim Phæi

(phÕ)

Ruét giµ Mòi Da, tãc Khæ

thuû ThËn Bµng

quang

Tai X¬ng Sî

Page 413: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Tõ c¸c mèi quan hÖ trªn, ®· ®Þnh híng cho viÖc

SX, CB vµ sö dông TPCN nãi riªng vµ thùc phÈm nãi

chung.

Cã thÓ nãi, lý luËn §«ng y ph¸t triÓn nhÊt trªn thÕ

giíi lµ ë Trung Quèc, mét níc còng nghiªn cøu nhiÒu nhÊt

vÒ c¸c lo¹i thùc phÈm chøc n¨ng. Trung Quèc ®· s¶n

xuÊt, chÕ biÕn trªn 10.000 lo¹i thùc phÈm chøc n¨ng. Cã

nh÷ng c¬ së ®· xuÊt hµng ho¸ lµ thùc phÈm chøc n¨ng tíi

trªn 80 níc trªn thÕ giíi, ®em l¹i mét lîi nhuËn rÊt lín. C¸c

níc nghiªn cøu nhiÒu tiÕp theo lµ Mü, NhËt B¶n, Hµn

Quèc, Canada, Anh, óc vµ nhiÒu níc ch©u ¸, ch©u ¢u

kh¸c.

Page 414: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Do khoa häc c«ng nghÖ chÕ biÕn thùc phÈm ngµy

cµng ph¸t triÓn, ngêi ta cµng cã kh¶ n¨ng nghiªn cøu vµ

s¶n xuÊt nhiÒu lo¹i thùc phÈm chøc n¨ng phôc vô cho

c«ng viÖc c¶i thiÖn søc khoÎ, n©ng cao tuæi thä, phßng

ngõa c¸c bÖnh m¹n tÝnh, t¨ng cêng chøc n¨ng sinh lý cña

c¸c c¬ quan c¬ thÓ khi ®· suy yÕu… B»ng c¸ch bæ sung

thªm “c¸c thµnh phÇn cã lîi” hoÆc lÊy ra bít “c¸c thµnh

phÇn bÊt lîi”, ngêi ta ®· t¹o ra nhiÒu lo¹i thùc phÈm chøc

n¨ng theo nh÷ng c«ng thøc nhÊt ®Þnh phôc vô cho môc

®Ých cña con ngêi. Nhê cã khoa häc c«ng nghÖ, con ngêi

ta ®· khoa häc ho¸ c¸c lý luËn vµ c«ng nghÖ chÕ biÕn

thùc phÈm chøc n¨ng. C¸c d¹ng thùc phÈm chøc n¨ng hiÖn

nay rÊt phong phó. PhÇn lín d¹ng s¶n phÈm lµ d¹ng viªn,

v× nã thuËn lîi cho ®ãng gãi, lu th«ng vµ b¶o qu¶n.

Page 415: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Năm(Year)

Tổng số

cơ sở SXKD(Total of company

enterprise)

Tổng số

sản phẩm TPCN(Total Products)

Trong đó

SP Nhập khẩu(Import)

SP SX trong nước(Domestic)

2000 13 63 63 (100,00) 0

2005 143 361 284 (78,67) 77 (21,33)

2006 214 602 417 (69,27) 185 (30,73)

2007 483 778 503 (64,65) 275 (35,35)

2008 674 1.162 530 (45,61) 632 (54,39)

2009 1.114 1.861 832 (44,71) 1.029 (55,29)

2010 1.626 3.721 1.632 (43,86) 2.089 (56,19)

2011 1.512 3.560 1.836 (51,57) 1.724 (48,43)

2012 1.552 5.514 3.198 (58,00) 2.316 (42,00)

2013 3.512 6.851 5.518 (80,55) 1.333 (19,45)

I. Số liệu thị trường TPCN Việt Nam (2000-2013)Vietnam market of functional food (2000-2013)

Page 416: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3512

1.5121.626

1.114

143 214483

674

1552

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

3500

4000

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

SỐ CƠ SỞ KDSX TPCN (2005-2013)

(Total of enterprise, business)

Năm

II. Số cơ sở KDSX TPCN (2000-2013)(Total of enterprise, business)

Page 417: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Sản phẩm TPCN ( 2005- 2013)Product of functional food (2005-2013)

602 7781162

1632

6851

1.162

1.861 3.721

3.560

417503 530

832

1.632

1.836

5518

185 275632

1029

1.0292.089

1.724

1333

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

7000

8000

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

III. Sản phẩm TPCN ( 2000- 2013)Product of functional food (2000-2013)

Tổng SP

Nhập

khẩu

SX trong

nước

Page 418: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

IV. Nhận xét:1. Năm 2013 số cơ sở SXKD TPCN đã tăng lên mạnh mẽ: 3.512 so với 1.552 năm 2012, tăng 226,29%.

2. Số sản phẩm TPCN cũng tăng lên 6.851 sản phẩm so với 5.514 sản phẩm năm 2012, tăng 124,25%.

3. Sản phẩm TPCN nhập khẩu tăng lên 5.518, so với 3.198 năm 2012, tăng 172,55%

4. Sản phẩm TPCN sản xuất trong nước đạt 1.333 SP, so với năm 2012, giảm: 983 SP (chiếm 42,44%)

5. Tỷ trọng SP nhập khẩu và SP sản xuất trong nước là: tương ứng

6. Lý giải sự gia tăng mạnh mẽ các cơ sở SXKD và các SPTPCN:

+ Hiệp hội TPCN VN đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ II với sự phát triển vững chắc cả về tổ chức và hoạt động.

+ Hiệp hội đã có chương trình chỉ đạo các hoạt động nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về TPCN như: Ngày hội quốc tế TPCN, chương trình phối hợp các cơ quan quản lý (Cục ATTP, Cục Quản lý cạnh tranh, Cục Y tế - Bộ Công an...) và cơ quan báo chí; chương trình vì SKCĐ từ năm 2009, các kênh: Tạp chí, Website, bản tin; hỗ trợ và phối hợp với các doanh nghiệp phát triển TPCN …

+ Bộ Y tế đã tổ chức 3 sự kiện quan trọng về TPCN:

- Một Hội thảo ở Hà Nội do Thứ trưởng chủ trì.

- Một Hội thảo ở Tp. Hồ Chí Minh do Bộ trưởng chủ trì.

- Một giao lưu trực tuyến tại Cổng thông tin Chính phủ.

+ Cục ATTP đã có chỉ đạo cùng các chi cục đẩy mạnh các hoạt động phát triển TPCN.

+ Xã hội ngày càng hiểu hơn về vai trò của TPCN và sử dụng TPCN tăng lên để bảo vệ, tăng cường SK và hỗ trợ điều trị bệnh tật.

+ Chiến lược giáo dục truyền thông theo phương châm: Hiểu đúng – làm đúng – dùng đúng được thực hiện kiên trì, toàn diện từ truyền thông đại chúng đến truyền thông trực tiếp, cùng với các chương trình vì sức khỏe cộng đồng được xã hội hóa ngày càng mạnh mẽ.

+ Xu thế phát triển TPCN trên thế giới và khu vực ASEAN cũng tác động mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam, đặc biệt là Mỹ (SP TPCN của Mỹ chiếm 18,15% thị phần TPCN ở Việt Nam), sau đó là Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc, Pháp, Malaysia, Thái Lan, Canada, Đức…

5.518

1.333

80,55%

19,45%

Page 419: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

7. Lý giải sự suy giảm TPCN trong nước:+ Trào lưu suy thoái của các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung.

+ Thiếu chính sách hỗ trợ phát triển SX TPCN trong nước, từ khâu nuôi trồng dược thảo đến cơ sở sản xuất, trang thiết bị cũng như các quy định về quản lý, đánh giá nguy cơ, bằng chứng khoa học … Khi một sản phẩm không có tiêu chuẩn và thiếu sự kiểm soát quá trình sản xuất thì gây giảm lòng tin của người tiêu dùng.

+ Một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm giả, kém chất lượng, kém hiệu quả, kém an toàn gây hiệu ứng mất niềm tin của người tiêu dùng. Khi có nhu cầu tiêu dùng thì Người tiêu dùng sẽ chọn các sản phẩm có chất lượng, an toàn và hiệu quả, trong khi các sản phẩm trong nước chưa có đánh giá một cách bằng chứng khoa học về tính chất ấy một cách minh bạch, công khai như các sản phẩm của nước ngoài.

+ Thiếu biện pháp kiểm soát 8 nguy cơ của SX TPCN trong nước:

(1) Điều kiện SX TPCN

(2) Điều kiện SP lưu hành

(3) Quy định đánh giá tính CL-AT-HQ

(4) Sự công bố về SK của doanh nghiệp

(5) Quảng cáo của doanh nghiệp

(6) Quy định thành phần TPCN

(7) Kiểm soát hàng giả, kém chất lượng, hàng lậu, xách tay

(8) Đánh giá nguy cơ SP lưu hành trên thị trường.

Page 420: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

8. Các nước nhập khẩu TPCN vào Việt Nam (2013):

TT Nước Số SP

1 Mỹ 1002

2 Hàn Quốc 420

3 Úc 116

4 Nhật 109

5 Trung Quốc 106

6 Pháp 91

7 Malaysia 80

8 Thái Lan 76

9 Canada 76

10 Đức 69

11 Đài Loan 38

12 Ấn Độ 38

Page 421: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

13 Anh 36

14 Indonessia 30

15 Ba Lan 28

16 Hà Lan 28

17 Tây Ban Nha 27

18 Nga 27

19 CH DCND Triều Tiên 13

20 Thụy Sĩ 13

21 Philipine 13

22 Ý 11

23 Singapo 11

24 Ireland 11

25 Hungari 10

26 New Zealand 10

27 Denmark 9

28 Hồng Kông 9

29 Cộng hòa Séc

(Czech Republic)

8

30 Pakistan 5

Page 422: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

31 Bỉ 5

32 Cộng hòa Republic 5

33 Bulgari 5

34 Thụy Điển 3

35 Chile 3

36 Slovakia 2

37 Na – uy (Norway) 2

38 Iceland 2

39 Croatia 1

Cộng 39 nước 5.518 sản phẩm

Page 423: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Phân loại

Thực phẩm

Thực phẩm truyền thống (TP thường)

[Conventional Food]

Thực phẩm tăng cường vi chất

[Fortification Food]

Thực phẩm chức năng

[Functional Food]

Thực phẩm bổ sung

[Dietary Supplement]

Thực phẩm từ dược thảo

[Botanica/Herbal Dietary Supplement]

Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt

[Foods for Special Dietary Uses]

TP dùng cho phụ nữ có thai

[Foods for Pregnant Women]

TP dùng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

[Foods for Infants]

TP dùng cho người già

[Foods for the Elderly]

TP dùng cho mục đích sức khỏe đặc biệt

[Foods for Specified Health Uses]

TP dùng cho mục đích y học đặc biệt

[Foods for Specified Medical Purposes]

Page 424: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1. Ph©n loại theo phương thức chế

biến:

1.1. TP bổ sung (Vitamin, chất khoáng)

1.2. TP từ dược thảo

1.3. TP dùng cho chế độ ăn đặc biệt:

(1) TP cho phụ nữ có thai

(2) TP cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

(3) TP cho người già

(4) TP cho mục đích sức khỏe đặc biệt

(5) TP cho mục đích y học đặc biệt (điều trị)

PHÂN LOẠI TPCN:

Page 425: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2. Phân loại theo dạng sản phẩm:

2.1. Dạng thực phẩm – thuốc. ( Food – Drug): chế biến

từ chất, hỗn hợp chất được chiết xuất từ nguyên liệu tự

nhiên

+ Dạng viên: viên nén, viên nhộng, viên sủi…

+ Dạng nước

+ Dạng cao

+ Dạng trà

+ Dạng bột

+ Dạng rượu….

Page 426: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2.2 Dạng thức ăn – thuốc (thức ăn bổ dưỡng, thức

ăn dinh dưỡng, món ăn chữa bệnh, món ăn

thuốc…) chế biến từ nguyên liệu tự nhiên.

+ Cháo thuốc, canh dinh dưỡng

+ Gia vị chữa bệnh,

+ Bánh chữa bệnh,

+ Kẹo chữa bệnh

+ Chè thuốc (cháo đậu đỏ, chè đậu xanh, cháo

vừng…)

+ Súp thuốc: : Súp gà, súp tôm nõn, súp cua…

+ Món ăn thuốc: Thịt gà vị sữa, cá nấu sơn tra, dạ

dày nấu nấm hương, chim sẻ, bồ câu hầm sen ….

Page 427: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3. Ph©n lo¹i theo chøc n¨ng t¸c dông:

3.1. TPCN hç trî chèng l·o ho¸.

3.2. TPCN hç trî tiªu ho¸.

3.3. TPCN hç trî gi¶m huyÕt ¸p.

3.4. TPCN hç trî gi¶m ®¸i ®êng.

3.5. TPCN t¨ng cêng sinh lùc.

3.6. TPCN bæ sung chÊt x¬.

3.7. TPCN phßng ngõa RLTH n·o.

3.8. TPCN hç trî thÇn kinh.

3.9. TPCN bæ dìng.

3.10. TPCN t¨ng cêng miÔn dÞch.

Page 428: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3.11. TPCN gi¶m bÐo.

3.12. TPCN bæ sung canxi, chèng lo·ng x¬ng.

3.13. TPCN phßng, chèng tho¸i ho¸ khíp.

3.14. TPCN lµm ®Ñp.

3.15. TPCN bæ m¾t.

3.16. TPCN gi¶m Cholesterol…

3.17. TPCN hç trî ®iÒu trÞ K.

3.18. TPCN chèng bÖnh Gót

3.19. TPCN hç trî gi¶m mÖt mái, stress.

3.20. TPCN hç trî chèng ®éc

Page 429: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3.21. TPCN hç trî an thÇn, chèng mÊt ngñ

3.22. TPCN hç trî phßng chèng bÖnh r¨ng miÖng

3.23. TPCN hç trî chèng bÖnh néi tiÕt

3.24. TPCN hç trî t¨ng cêng trÝ nhí vµ kh¶ n¨ng t

duy

3.25. TPCN hç trî chèng bÖnh TMH

3.26. TPCN hç trî chèng bÖnh vÒ da

Page 430: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

4. Ph©n lo¹i theo ph¬ng thøc qu¶n lý:

4.1. TPCN ph¶i ®¨ng ký, chøng nhËn cña Côc ATTP.

4.2. TPCN kh«ng ph¶i ®¨ng ký chøng nhËn mµ chØ

c«ng bè cña nhµ SX theo tiªu chuÈn do c¬ quan

qu¶n lý thùc phÈm ban hµnh. (TPCN bæ sung

Vitamin vµ kho¸ng chÊt)

4.3. TPCN ®îc sö dông cho môc ®Ých ®Æc biÖt cÇn

cã chØ ®Þnh, gi¸m s¸t cña c¸n bé y tÕ.

Page 431: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

5. Ph©n lo¹i theo NhËt B¶n:

5.1. C¸c thùc phÈm c«ng bè vÒ søc khoÎ:

- HÖ thèng FOSHU (Food for Specific Health Use) –

TP dïng cho môc ®Ých ®Æc biÖt.

-TP cã khuyÕn c¸o chøc n¨ng dinh dìng (FNFC)

5.2. Bèn lo¹i thùc phÈm ®Æc biÖt:

- Thùc phÈm cho ngêi èm

- S÷a bét trÎ em

- S÷a bét cho phô n÷ cã thai vµ cho con bó

- Thùc phÈm cho ngêi giµ nhai nuèt khã

Page 432: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Ngêi ®¨ng ký

Nép giÊy ®¨ng ký Phª chuÈn

GiÊy ®¨ng ký

Bé Y tÕ - Lao ®éng vµ Phóc lîi

Tham vÊn

(tÝnh an toµn)Tham vÊn

( tÝnh hiÖu

qu¶)

Héi ®ång c¸c vÊn ®Ò dîc

phÈm vµ vÖ sinh thùc

phÈm

Héi ®ång

an toµn thùc phÈm

Quy tr×nh chøng nhËn FOSHU

Page 433: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

TTChi tiÕt khuyÕn c¸o

søc khoÎ

Thµnh phÇn (chÊt dinh dìng) chñ yÕu

bao gåm

Sè lîng ®-

îc cÊp

phÐp

Tû lÖ 617 SP

®· ®îc chøng

nhËn

1

Duy tr× (c©n b»ng)

t×nh tr¹ng d¹ dµy, c¶i

thiÖn nhu ®éng ruét

NhiÒu lo¹i oligodendroglia, lactulose,

bifidobacteria, nhiÒu lo¹i vi khuÈn lactic

kh¸c nhau, x¬ trong chÕ ®é ¨n (dextrin

kh«ng tiªu ho¸ ®îc, polydextrose, g«m

cyamoposis, vá h¹t Psyllium

269 43,6%

2Liªn quan ®Õn ®êng

trong m¸u

Dextrin kh«ng tiªu ho¸ ®îc, albumin h¹t m×,

polyphenol trong l¸ æi, L-arabinose...76 12,3%

3Liªn quan ®Õn huyÕt

¸p

Lactotori peptide, caseindodeca-peptid,

axit geniposidic70 11,3%

4Liªn quan ®Õn

cholesterol

Chitosan, Protein ®Ëu t¬ng, Low-

molecular alginate natri nitrate63 10,2%

5 Liªn quan ®Õn r¨ng Palatinose, maltose, erythritol... 35 5,7%

6

T×nh tr¹ng cholesterol

& d¹ dµy, liªn quan ®Õn

cholesterol vµ chÊt

bÐo

Low-molecular alginate natri nitrate, x¬

trong chÕ ®é ¨n tõ vá h¹t psyllium…34 5,6%

7 Liªn quan ®Õn x¬ngIsoflavone trong ®Ëu t¬ng, MPM (protein

c¬ b¶n cña s÷a)...25 4,1%

8Liªn quan ®Õn chÊt

bÐoDiacylglycerol, globin ho¸... 34 5,5%

9Liªn quan ®Õn kh¶

n¨ng hÊp thu kho¸ng

Muèi canxi cña acid citric vµ acid malic,

casein phospho peptide, heme iron,

fructooligosaccharide...

9 1,5%

B¶ng 4: HÖ thèng ph©n lo¹i FOSHU

Page 434: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

TÁC DỤNG CỦA

THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

PHẦN III:

Page 435: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1. T¸c dông chèng l·o ho¸,

kÐo dµi tuæi thä.

2. T¸c dông t¹o søc khoÎ

sung m·n.

3. Hç trî ®iÒu trÞ bÖnh tËt.

4. Hç trî lµm ®Ñp.

5. T¨ng søc ®Ò kh¸ng vµ

gi¶m nguy c¬ bÖnh tËt

6. Gãp phÇn ph¸t triÓn kinh

tÕ - x· héi vµ xo¸ ®ãi - gi¶m

nghÌo.

Page 436: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

I. TÁC DỤNG CHỐNG LÃO HÓA –

KÉO DÀI TUỔI THỌ

Page 437: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

CHỐNG LÃO HÓA – KÉO DÀI TUỔI THỌ

• Ước muốn

• Mục tiêu

• Hoạt động (nghiên cứu và

sản xuất sản phẩm) của

loài người qua các giai

đoạn.

→Kết quả: Tuổi thọ con

người ngày càng tăng.

Page 438: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Tần Thủy Hoàng (259 – 210 TCN):

Khi lên ngôi Hoàng Đế: Cử Từ Phúc đem tiền và

người ra biển tới 3 ngọn núi lửa:

1. Bồng Lai

2. Phương Trượng

3. Doanh Châu

Để tìm thuốc BẤT TỬ.

Page 439: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Minh Thế Tông (1521) – Đời nhà Minh (1368-1644)

1. Xây điện Khâm An: Luyện đan làm thuốc “Trường

sinh bất lão”

2. Tuyển chọn 300 thiếu nữ để lấy nước kinh trộn

khoáng vật luyện đan.

Page 440: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1. ĐỊNH NGHĨA

Lão hóa (già) là tình trạng thoái hóa các cơ quan,

tổ chức, dẫn tới suy giảm các chức năng của cơ thể

và cuối cùng là tử vong.

Page 441: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

ĐẶC ĐIỂM QUÁ TRÌNH LÃO HÓA

Giảm sút chức năng mọi cơ quan, hệ thống.

Tăng cảm nhiễm với bệnh tật: Tăng theo hàm số mũ khả năng mắc bệnh và tử vong

• Suy giảm cấu trúc

• Suy giảm khả năng bù trừ, khả năng dự trữ.

• Suy giảm thích nghi

• Suy giảm chức năng.

Page 442: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Quá trình phát triển cơ thể: 4 giai đoạnC

hứ

c n

ăn

g

Thời gian

I.

Phôi thai

II.

Ấu thơ

dậy thì

III.

Trưởng thành (sinh sản)

IV.

Già – chết

Page 443: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Phân loại lão hóa theo quy mô:

1. Lão hóa tế bào:Hạn chế, tiến tới mất khả năng phân chia tế bào.

2. Lão hóa cơ thể:Suy thoái cấu trúc, chức năng các cơ quan, tổ chức dẫn tới già và chết.

Page 444: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2. BIỂU HIỆN CỦA LÃO HÓA:

2.1. Biểu hiện bên ngoài:- Yếu đuối

- Đi lại chậm chạp

- Da dẻ nhăn nheo

- Mờ mắt, đục nhân mắt

(chân chậm, mắt mờ)

- Trí nhớ giảm, hay quên.

- Phản xạ chậm chạp.

Page 445: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

+ Khối lượng não giảm.

+ Các tuyến nội tiết nhỏ dần, giảm tiết hormone

+ Các chức năng sinh lý giảm: - Chức năng tiêu hóa.

- Chức năng hô hấp.

- Chức năng tuần hoàn.

- Chức năng bài tiết.

- Chức năng thần kinh

- Chức năng sinh dục.

+ Khả năng nhiễm bệnh tăng:- Bệnh nhiễm trùng.

- Bệnh không, nhiễm trùng: tim mạch, xương khớp, chuyển hóa, thần kinh…

2.2. Biểu hiện bên trong:

Page 447: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2.3.2. Thay đổi ở mức cơ quan hệ

thống:

Hệ thần kinh:• Giảm số lượng tế bào thần kinh

• Trong thân tế bào TK tích tụ sắc tố: Lipofuchsin (chất đặc trưng quá trình lão hóa).

• Giảm sản xuất chất dẫn truyền TK ở đầu mút TK. Do đó gây tăng ngưỡng và giảm tốc độ dẫn truyền.

• Giảm sản xuất Cathecholamin do đó giảm hưng phấn. Nếu đến mức trầm cảm thì là bệnh.

• Giảm sản xuất Dopamin khiến dáng đi cứng đờ. Nếu đến mức run rẩy (Parkinson) thì là bệnh.

• Giảm trí nhớ.

• Chức năng vùng dưới đồi giữ được ổn định nhưng dễ mất cân bằng.

Page 448: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Hệ nội tiết:• Giảm sản xuất Hormone.

• Giảm mức nhạy cảm cơ quan đích các thay đổi rõ rệt là:

- Suy giảm hoạt động tuyến sinh dục.

- Suy giảm hoạt động tuyến yên.

- Suy giảm hoạt động tuyến thượng thận.

- Suy giảm hoạt động tuyến Giáp (ảnh hưởng thân nhiệt – khó duy trì khi nóng – lạnh).

- Tuyến tụy: Thiểu năng tế bào Beeta (do già và sau thời gian dài tăng tiết), giảm cảm thụ với Insulin, dẫn tới RLCH glucid → nguy cơ đái đường.

- Tuyến ức: Giảm kích thước và chức năng ngay khi cơ thể còn trẻ, đến trung niên thì thoái hóa hẳn, góp phần làm suy giảm miễn dịch ở người già.

Page 449: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Hệ miễn dịch trong lão hóa:

• Giảm hiệu giá và đáp ứng tạo

kháng thể.

• Tăng sản xuất tự kháng thể (gặp

10 – 15% người già): KT chống

hồng cầu bản thân, KT chống

AND, KT chống Thyroglubin, KT

chống tế bào viền dạ dày, yếu tố

dạng thấp…

• Giảm đáp ứng miễn dịch tế bào.

• Giảm khả năng chống đỡ không

đặc hiệu.

Page 450: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Mô liên kết trong lão hóa:

• Phát triển quá mức về số lượng

• Giảm chất lượng và chức năng hay

thấy ở gan, tim, phổi, thận, da…

• Xơ hóa (Sclerose) các cơ quan, tổ

chức: vách mạch, gan, phổi, cơ

quan vận động…

• Hệ xương ở người già cũng bị xơ,

giảm lắng đọng Ca, dễ thoái hóa

khớp, loãng xương. Sự thay đổi về

lượng và chất của tổ chức liên kết là

đặc trưng của sự lão hóa!

Page 451: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Hệ tuần hoàn trong quá trình lão hóa

• HA tăng theo tuổi.

• Xơ hóa tim và mạch.

• Cung lượng và lưu lượng tim giảm: mỗi năm tăng lên gây giảm 1% thể tích/phút và 1% lực bóp tim.

• Giảm mật độ mao mạch trong mô liên kết, dẫn tới kém tưới máu cho tổ chức, đồng thời màng cơ bản mao mạch dày lên, dẫn tới kém trao đổi chất qua mao mạch.

• Hệ tuần hoàn kém đáp ứng và nhạy cảm với điều hòa của nội tiết và thần kinh.

Page 452: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Hệ hô hấp:

• Phát triển mô xơ ở phổi, mô

liên kết phát triển làm vách

trao đổi dày hơn.

• Nhu mô phổi kém đàn hồi.

• Mật độ mao mạch quanh

phế nang giảm.

• Dung tích sống giảm dần

theo tuổi già.

Page 453: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Hệ tạo máu và cơ quan khác.

• Sự tạo máu của tủy xương

giảm rõ rệt.

• Ống tiêu hóa kém tiết dịch

• Khối cơ và lực co cơ đều

giảm.

Page 454: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2.3.3. Thay đổi ở mức tế bào:

• Giảm số lượng tế bào (Tế bào gốc).

• Giảm khả năng phân chia

• Kéo dài giai đoạn phân bào

• Ở những tế bào phân chia không được thay thế (biệt hóa cao), tồn tại suốt cuộc đời cá thể (tế bào cơ tim, cơ vân, tế bào tháp thùy trán…): ở người già: các tế bào này đáp ứng kém với sự tăng tải chức năng, cấu trúc tế bào thay đổi, thu hẹp bộ máy sản xuất protein (Ribosom), tăng số lượng và kích thước thể tiêu (Lysosom), giảm chuyển hóa năng lượng, giảm dẫn truyền, giảm đáp ứng kích thích…

Page 455: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2.3.4. Thay đổi ở mức phân tử trong

lão hóa:

• Tăng tích lũy các loại phân tử trong trạng thái bệnh lý:

- Chất Lipofuscin trong nhiều loại thế bào.

- Chất Hemosiderin trong đại thực bào hệ liên vòng.

- Chất dạng tinh bột (Amyloid)

• Các phân tử Collagen trở nên trơ, ỳ, kém hòa tan, dễ bị co do nhiệt.

• Các Men (Enzyme): giảm dần hoạt động và mất dần chức năng đặc hiệu.

• Các biến đổi ADN, ARN, sai lệch nhiễm sắc thể.

Page 456: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc

độ lão hóa:

(1) Tính cá thể.

(2) Điều kiện ăn uống

(3) Điều kiện ở, môi trường sống

(4) ĐIều kiện làm việc.

(5) Hai yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới tốc độ lão hóa:

- Sự giảm thiểu Hormone.

- Sự phá hủy của các gốc tự do.

(6) Sử dụng TPCN bổ sung các chất dinh dưỡng và hoạt chất sinh học:

- Bổ sung các Hormone

- Bổ sung các chất AO

- Bổ sung các Vitamin

- Bổ sung các chất Adaptogen (chất thích nghi).

- Bổ sung các chất vi lượng.

- Bổ sung các hoạt chất sinh học, amino acid, hợp chất lipid…

Page 457: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2.5. Lão hóa và bệnh tật:

2.5.1. Cơ chế:(1) Lão hóa làm giảm chức năng và thay đổi cấu

trúc do đó: hạn chế khả năng thích ứng và phục hồi, đưa đến rối loạn cân bằng nội môi. Đó là tiền đề cho bệnh tật xuất hiện.

(2) Lão hóa dẫn tới tình trạng kém bảo vệ: Thông qua biểu hiện “Ngũ giảm tam tăng”:

+ NGŨ GIẢM:

- Giảm tái tạo, giảm phục hồi.

- Giảm đáp ứng với Hormone, các kích thích…

- Giảm sản xuất: kháng thể, Hormone, tế bào máu, các dịch, tổng hợp protein…

- Giảm tỷ lệ nước trong tế bào, cơ quan, tổ chức.

- Giảm chuyển hóa năng lượng.

+ TAM TĂNG:

- Tăng sinh chất xơ, tổ chức liên kết dẫn tới tăng xơ hóa các cơ quan tổ chức.

- Tăng tích lũy các chất trở ngại và độc hại, tăng số lượng và kích thích thể tiêu trong tế bào:

- Tăng độ dày và độ xơ các màng mạch, màng tế bào.

Page 458: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2.5.2. Bệnh đặc trưng cho tuổi già:

• Ung thư

• Bệnh tim mạch

• Bệnh tiểu đường

• Loãng xương

• Rối loạn chuyển hóa

• Bệnh thần kinh

• Bệnh hô hấp

• Bệnh nhiễm trùng

• Bệnh tiêu hóa…

• Qua thống kê cho thấy: Người già ≥ 65 tuổi có 1 –3 bệnh mạn tính.

Page 459: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1. Nguyên lý cơ chế

THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

Làm cho AO

vượt trội

Chống lão hóa Tế bào

Chống lão hóa Tổ chức

Chống lão hóa cơ thể

Cung cấp chất AO

1.Vitamin: A, E, C, B…

2.Các chất khoáng

3.Hoạt chất sinh học

4.Chất màu thực vật

5. Các Enzym

Bổ sung Hormone

1. Hormone sinh dục

2. Hormone phát triển

(tuyến yên)

3. Hormone tuyến tùng

Ngăn ngừa nguy cơ

bệnh tật

1. Tăng sức đề kháng

2. Giảm thiểu nguy cơ

gây bệnh

3. Hỗ trợ điều trị bệnh

tật

Tăng sức khỏe

sung mãn

1. Phục hồi, tăng cường,

Duy trì chức năng tổ chức,

cơ quan.

2. Tạo sự khỏe mạnh,

không bệnh tật

1. Kt gen phát triển,

ức chế gen lão hóa.

2. Kéo dài thời gian

sinh sản.

Giảm thiểu

bệnh tật

Tạo sự khỏe mạnh

của TB + cơ thể

Page 460: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

C¸c chÊt chèng «xy ho¸ chñ yÕu cã mÆt trong thùc phÈm

2. Các chất chống oxy hóa:

Stt ChÊt kh¸ng «xy ho¸

(AO)

Lo¹i thùc phÈm

1. Vitamin E thiªn nhiªn vµ c¸c

®ång ph©n

NhiÒu ë c¸c lo¹i rau qu¶, dÇu thùc

vËt

2. -caroten vµ c¸c ®ång ph©n GÊc, cµ rèt, bÝ ng«, xoµi, míp ®¾ng

3. Lycopen Cµ chua, gÊc

4. Vitamin C NhiÒu lo¹i qu¶, rau, cam, chanh…

5. Polyphenol ChÌ

6. Phytoeostrogen §Ëu t¬ng, s¾n d©y

7. Oryzanol C¸m g¹o

8. Sesaminol Gõng

9. Curcumin NghÖ

10. Zingerol Gõng

Page 461: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Stt ChÊt kh¸ng «xy ho¸

(AO)

Lo¹i thùc phÈm

11. Allixin Hµnh, tái

12. Quercetin Hoa hoÌ

13. Lutein Cóc v¹n thä

14. Bioflavonoid Cam, chanh, quýt

15. Proanthocyanidin H¹t nho, th«ng biÓn

16. Anthocyanin Vá qu¶ nho

17. Flavon, diflavon Ng©n h¹nh

18. Silymarin Cóc gai

19. Anthocyanosid Qu¶ viÖt quÊt

20. Vitamin A Gan c¸, gan ®éng vËt

Page 462: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Mét sè thùc phÈm cã chøa c¸c ho¹t chÊt chèng «xy ho¸

Stt Thùc phÈm Ho¹t chÊt Ho¹t tÝnh

1. B¾p c¶i Isothiocyanat Ng¨n chÆn khèi u phæi vµ c¸c c¬ quan

kh¸c

2. Rau sóp l¬ Toµn bé Ng¨n chÆn khèi u vó

3. Rau sóp l¬ xanh Sulforaphan Ng¨n chÆn khèi u

4. Cam, chanh Quescetin Ng¨n chÆn dÞ øng vµ c¸c bÖnh tim

5. Hµnh vµ tái Allicin Lµm tan c¸c côc m¸u, h¹ huyÕt ¸p, b×nh

thêng ho¸ hµm lîng cholesterol trong

m¸u, ®iÒu chØnh nhÞp ®Ëp cña tim, øc

chÕ khèi u phæi vµ c¸c khèi u kh¸c

6. Gõng Zingerol Gi¶m viªm khíp, chèng loÐt, lµm mau

lµnh c¸c vÕt th¬ng ë da vµ lµ mét chÊt

chèng «xy ho¸

7. L¸ chÌ t¬i Epigallocatechi

ngallat (EGCG)

ChÊt chèng «xy ho¸ ng¨n chÆn c¸c khèi

u, lµm gi¶m hµm lîng cholesterol trong

m¸u

8. L¸ Ginkgo

biloba

C¸c flavon B¶o vÖ tuÇn hoµn, lµm tan huyÕt khèi,

gi¶m ®©u ®Çu, ng¨n chÆn c¸c bÖnh

thÝnh gi¸c vµ liÖt d¬ng

Page 463: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Stt Thùc phÈm Ho¹t chÊt Ho¹t tÝnh

9. C¸c lo¹i t¸o gai

mµu ®á

C¸c flavonoid H¹ tû lÖ cholesterol vµ ng¨n chÆn dÞ

øng

10. ít Canthaxantin ChÊt chèng «xy ho¸

11. C©y h¬ng th¶o Rosmarinic acid Ng¨n chÆn c¸c khèi u vµ t¨ng cêng ho¹t

®éng cña tim

12. T¶o xo¾n

Spirulla

Toµn bé Gi¶i ®éc m¸u vµ kÝch thÝch s¶n xuÊt

c¸c ph©n tö SOD-superoxid dismutass

– chÊt chèng «xy ho¸ cã ho¹t tÝnh cao.

13. Cµ chua Lycopen Ng¨n ngõa ung th phæi vµ u tuyÕn

tiÒn liÖt

14. NghÖ Curcumin Gi¶m viªm khíp

15. Mét sè c©y thùc

phÈm

Coumaric acid Ng¨n chÆn c¸c khèi u

16. NhiÒu lo¹i c©y

thùc phÈm

Chlorophyll Gi¶i ®éc m¸u, lµm lµnh c¸c bÖnh ë da

vµ ng¨n chÆn khèi u.

Page 464: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3. C¸c chÊt bæ sung dinh dìng :

3.1. C¸c hormone vµ tiÒn hormone

(prohormone):

+ C¸c hormone vµ prohormone sinh dôc:

- Hormone sinh dôc nam:Testosteron, Dihydrotestosteron vµ c¸c

prohormone nam nh

Dehydroepiandrosteron (DHEA) &

Androstendion.

- Hormone sinh dôc n÷: Estrogen,

Progesterone.

+ C¸c Estrogen thùc vËt (Phytoestrogen)

+ C¸c th¶o dîc cã t¸c dông t¬ng tù androgen

+ Hormone t¨ng trëng

+ Melatonin

Page 465: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3.2. C¸c chÊt thÝch øng (Adaptogen):

Lµ chÊt gióp c¬ thÓ con ngêi thÝch nghi víi c¸c

hoµn c¶nh bÊt lîi cña m«i trêng, cã t¸c dông kÐo dµi tuæi

thä.

+ Nh©n s©m

+ Tam thÊt

+ NÊm Linh chi (cßn gäi lµ nÊm Trêng thä)

+ C©y nhµu (Noni)

+ H¶i s©m (®Øa biÓn)

+ YÕn sµo

+ C¸ ngùa

+ MËt ong

+ DÇu gan c¸.

Page 466: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3.3. C¸c chÊt chèng stress

vµ b¶o vÖ n·o:

ViÖc xö dông c¸c chÊt an thÇn cã

t¸c dông lµm gi¶m t¸c h¹i cña c¸c stress

vµ nh thÕ sÏ cã t¸c dông lµm t¨ng tuæi

thä.

+ Sen

+ T¸o ta: cã t¸c dông an thÇn, trÊn

tÜnh.

+ Cñ b×nh v«i: cã t¸c dông an thÇn,

trÊn tÜnh.

+ RÔ Valerian: rÔ c©y Valerian cã t¸c

dông an thÇn, chèng c¸c stress, ®au

®Çu.

+ B¹ch qu¶: cã t¸c dông chèng l·o

ho¸, ng¨n ngõa nhòn n·o do tuæi giµ.

3.4. C¸c chÊt bæ sung vitamin

Page 467: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Mét sè vitamin vµ nguån thùc phÈm

Vitamin Nhu cÇu

(mg/ngµy)

T¸c dông Nguån trong thùc

phÈm

B1(Thiamin)

1,0 – 1,8 CÇn thiÕt chuyÓn ho¸ gluxit,

sinh trëng vµ ph¸t triÓn.

T¸c ®éng chøc n¨ng c¸c m«

thÇn kinh, tæng hîp chÊt bÐo

H¹t ngò cèc toµn

phÇn (mÇm), thÞt

n¹c, c¸, thÞt gia cÇm,

gan

B2(Riboflavin)

1,0 – 1,8 CÇn cho ph¶n øng tho¸i ho¸

gluxit ®Ó t¹o n¨ng lîng, cÇn

cho sinh trëng vµ ph¸t triÓn,

tæng hîp chÊt bÐo

§Ëu t¬ng, c¸c h¹t cã

vá, s÷a, fomat, lßng

®á trøng, phñ t¹ng

B3 (PP)

(Niacin)

(Acid

Nicotinic)

15,0 – 18,0 Vai trß ph©n gi¶i vµ tæng hîp

c¸c gluxit, acid bÐo, acid

amin

L¹c, thÞt n¹c, thÞt gia

cÇm, c¸, h¶i s¶n, ít

ngät, gan

Vitamin tan trong níc:

Page 468: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Vitamin Nhu cÇu

(mg/ngµ

y)

T¸c dông Nguån trong

thùc phÈm

B5(Acid

Pantothenic)

7,0 – 10,0 Vai trß trong chuyÓn ho¸ ®-

êng vµ chÊt bÐo, lµ chÊt

®ång xóc t¸c trong nhiÒu qu¸

tr×nh tæng hîp (sterol, acid

bÐo, hemoglobin)

NÊm kh«, gan, bÇu

dôc, thÞt, trøng, c¸,

ngò cèc.

B6(Pyridoxin)

2,0 – 2,2 Vai trß trong chuyÓn ho¸

acid amin, lµ ®ång enzym

trong kho¶ng 60 hÖ enzym

Men kh«, mÇm lóa

m×, gan bß non, thÞt

gµ, bét ng«, bét m×,

thÞt, c¸, rau qu¶,

nÊm kh«

B8(Biotin, vitamin

H)

0,1 – 0,3 Lµ ®ång enzym cña c¸c

enzym carboxylase, xóc t¸c

qu¸ tr×nh s¸t nhËp khÝ CO2

trong c¸c chÊt nÒn, cÇn

thiÕt tæng hîp acid bÐo vµ

protein

NÊm kh«, gan, bÇu

dôc, trøng, ®Ëu,

thÞt, c¸, s÷a, rau qu¶,

b¸nh m×.

Page 469: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Vitamin Nhu cÇu

(mg/ngµy

)

T¸c dông Nguån trong

thùc phÈm

B9(Acid folic)

0,3 – 0,5 Tham gia vËn chuyÓn c¸c

gèc monocarbon CH3, CHO,

tham gia tæng hîp acid

nucleic, AND vµ protein.

ThiÕu B9 dÉn tíi thiÕu m¸u

vµ bÖnh TK

NÊm kh«, gan, bÇu

dôc, rau Epinard, c¶i

xoong, ®Ëu, fomat,

trøng, thÞt, c¸, rau

xanh

B12(Cobalamin)

3 – 4 g Tham gia chuyÓn ho¸ acid

amin, tæng hîp AND, nh©n

b¶n c¸c hång cÇu, t¹o c¸c TB

míi

Gan, bÇu dôc, thÞt,

trøng, fomat, s÷a, c¸

C(acid Ascorbic)

50 - 100 Cã vai trß tæng hîp 1 sè

hormone chèng l·o ho¸, duy

tr× søc bÒn c¸c tÕ bµo da,

m¹ch m¸u, r¨ng, x¬ng, gióp

c¬ thÓ hÊp thu Fe vµ lo¹i bá

KL ®éc nh Pb, Cd… kÝch

thÝch ho¹t ®éng miÔn dÞch,

h¹n chÕ ho¹t ®éng cña

histamin

Rau, cñ, m¨ng t©y,

b¾p c¶i, xóp l¬, ®Ëu,

ít, tái, hµnh t©y, c¸c

lo¹i qu¶ (cam, chanh,

døa, chuèi, lª, nho,

xoµi, ®µo, æi…) ,

thÞt, s÷a.

Page 470: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Vitamin Nhu cÇu

(mg/ngµy)

T¸c dông Nguån trong thùc

phÈm

A(Retinol)

80 - 100g Tham gia h×nh thµnh tÕ

bµo vâng m¹c, ®æi míi líp

biÓu b×, ng¨n chÆn sù

ph¸t triÓn ung th, t¨ng kh¶

n¨ng miÔn dÞch, chèng

l·o ho¸, t¨ng trëng c¸c tÕ

bµo.

DÇu gan c¸, gan

®éng vËt, b¬,

trøng, s÷a, cµ rèt,

®Ëu, rau Epinard,

c¶i xoong, c¸ mßi

D(Calciferol)

10 – 15 g KÝch thÝch ruét hÊp thu

c¸c chÊt dinh dìng cã

canxi vµ phospho, t¨ng

canxi trong m¸u, ë x¬ng,

lµm x¬ng v÷ng ch¾c,

kÝch thÝch ho¹t ®éng tÕ

bµo da, ho¹t ®éng c¬

b¾p, tæng hîp insulin

trong tuþ

DÇu gan c¸, gan,

®éng vËt, lßng ®á

trøng, fomat, b¬

Vitamin tan trong chÊt bÐo

Page 471: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Vitamin Nhu cÇu

(mg/ngµy

)

T¸c dông Nguån trong

thùc phÈm

E(Tocopherol)

15 – 18 UI

(1UI =

1mg

vitamin E

tæng hîp)

Lµ chÊt chèng «xy ho¸,

b¶o vÖ c¸c acid bÐo cña

mµng tÕ bµo, ng¨n ngõa

v÷a x¬ ®éng m¹ch

ChÊt bÐo ë mÇm

lóa, dÇu cä, dÇu

®Ëu nµnh, dÇu

ng«, b¬, qu¶ bå

®µo, trøng, c¸, ngò

cèc, thÞt ®á (bß,

ngùa), rau xanh

K(Phylloquinon

)

70 - 140

g

Tham gia qu¸ tr×nh cÇm

m¸u

Gan, rau Epinard,

xµ l¸ch, khoai t©y,

c¶i b¾p, xóp l¬,

thÞt, trøng

Page 472: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3.5. C¸c vitamin kh«ng ph¶i lµ vitamin:

- Vitamin B4 (hay Adenin)

- Vitamin B10 (acid Paraaminobenzoic)

- Vitamin B11 (vitamin O)

- Vitamin B13 (acid Orotic)

- Vitamin B15 (Acid Pangamic)

- Vitamin B17 (Laetrile)

- Vitamin F

- Vitamin I (Inositol)

- Vitamin J (Choline)

- Vitamin P (Flavonoides)

Page 473: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

C¸c bÖnh thiÕu vitamin:

tt bÖnh triÖu chøng nguyªn nh©n

1. Phï thòng - Phï

- LiÖt

ThiÕu vitamin B1

2. Suy nhîc toµn

th©n

XuÊt huyÕt ThiÕu vitamin C

3. ThiÕu m¸u Suy yÕu søc

khoÎ

ThiÕu vitamin B12

4. Lë loÐt da - Rèi lo¹n da

- Rèi lo¹n t©m

thÇn

ThiÕu vitamin PP

5. Kh« m¾t - Mê

- Mï

ThiÕu vitamin A

6. Cßi x¬ng - X¬ng dÞ d¹ng

- ChËm lín, cßi

cäc

Page 474: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

.

4. C¸c chÊt kho¸ng:

1. Canxi.

2. Kali.

3. Natri.

4. Magiª.

5. Clo.

6. Phospho.

7. Lu huúnh.

8. §ång.

9. S¾t.

10. Mangan.

11. Flo.

12. Cr«m

13. Sªlen.

14. Silic.

15. KÏm.

16. Coban.

17. Iod.

18. Lithium.

19. Molypden.

20. Niken.

21. Vanadi.

22. Nh«m.

Page 475: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

C¸c acid amin ®îc dïng díi d¹ng TPCN bæ

sung c¸c chÊt dinh dìng:

- Taurin: cã t¸c dông t¨ng cêng chøc n¨ng

n·o, tim, phæi.

- Arginin: t¨ng cêng chøc n¨ng sinh dôc

nam, chøc n¨ng miÔn dÞch, chèng viªm, lµm

lµnh vÕt th¬ng, chèng khèi u.

- Lysin: cã vai trß ®iÒu hoµ ho¹t ®éng

tuyÕn Tïng, tuyÕn vó vµ buång trøng, cÇn cho

ph¸t triÓn søc lín vµ x¬ng, gióp dÔ hÊp thu Ca

vµ gi÷ c©n b»ng Nitrogen.

- Methionin: cã vai trß quan träng trong sù

trao ®æi chÊt trong c¬ thÓ, lµ chÊt cho nhãm

Methyl, ®Æc biÖt trong chu tr×nh chuyÓn ho¸

Protein- Methionin- Homocysteine,

Homocysteine lµ nguy c¬ g©y tai biÕn tim

m¹ch.

5. C¸c axit amin :

Page 476: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

- Cystein: ®îc sö dông lµ chÊt bæ sung

dinh dìng ®Ó b¶o vÖ tãc. Cystein lµ chÊt

chèng oxy ho¸.

- L- Cystin: cã nhiÒu ë tãc, l«ng, mãng,

sõng ®éng vËt. L- Cystin ®îc dïng trong trêng

hîp s¹m da, viªm da, eczema, dÞ øng, trøng c¸,

gia t¨ng tiÕt b· nhên, rông tãc, g·y tãc, lo¹n d-

ìng mãng, gißn mãng, ®îc dïng c¶ khi suy nhîc

c¬ thÓ, bÖnh m¾t.

- Valin, Leucin, Isoleucin: lµ 3 trong 10 axit

amin cÇn thiÕt, kh«ng thÓ thay thÕ ®îc ( 8 axit

amin cÇn thiÕt lµ c¸c axit amin c¬ thÓ kh«ng

tæng hîp ®îc lµ : Valin, Leucin, Isoleucin,

Methionin, Threonin, Lysin, Phenylalanin vµ

Tryptophan vµ 2 axit amin b¸n cÇn thiÕt:

Histidin vµ Arginin). C¸c axit amin nµy rÊt cÇn

thiÕt cho qu¸ tr×nh chuyÓn ho¸ trong c¬ thÓ.

Page 477: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

- L- carnitin: ®îc sö dông hç trî

chèng l·o ho¸, quÐt dän gèc tù do vµ

t¨ng kh¶ n¨ng thÓ lùc.

- Whey Protein: Lµ c¸c s¶n phÈm

cã chøa nhiÒu axit amin, ®îc s¶n

xuÊt tõ phÇn níc khi chÕ biÕn s÷a

chua.

C¸c axit amin ngoµi vai trß lµ

nguyªn liÖu ®Ó tæng hîp Protein,

cßn tæng hîp nªn mét sè hîp chÊt cã

ho¹t tÝnh sinh häc nh mét sè

Hormone, Glutathion, Creatin,

Taurin, axit Nicotinic...

Page 478: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

C¸c axit bÐo cha no cã nhiÒu nèi ®«i

lµ nh÷ng axit bÐo cã tõ hai nèi ®«i trë

lªn trong chuçi carbon.

NÕu vÞ trÝ nèi ®«i ®Çu tiªn ë vÞ trÝ

thø 3 tÝnh tõ gèc Methyl th× gäi lµ n-3

(ω - 3) hoÆc ë vÞ trÝ thø 6 th× gäi lµ n-6

(ω - 6).

C¸c axit bÐo nhãm n-3 vµ n-6 cã

nhiÒu vai trß sinh häc nhÊt: - Axit

Linolenic (18:3, n-3):

Axit Linolenic cã thÓ bÞ kÐo dµi vµ

khö t¹o thµnh EPA vµ DHA lµ hai axit

bÐo cha no cÇn thiÕt cã ho¹t tÝnh sinh

häc quan träng.

C¸c axit bÐo cha no:

Page 479: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

- Axit Linoleic (18 carbon 2 nèi ®«i, ký hiÖu: 18:2,

n-6):

Lµ mét axit bÐo cha no cÇn thiÕt mµ c¬ thÓ còng

kh«ng tæng hîp ®îc, cÇn ®îc cung cÊp tõ thùc phÈm

bæ sung.

Mét s¶n phÈm chuyÓn ho¸ cña axit Linoleic lµ axit

Arachidonic (20:4), khi thiÕu axit Linoleic, axit

Arachidonic cã thÓ thay thÕ mét phÇn.

Page 480: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

C¸c axit bÐo cha no lµ tiÒn chÊt cña mét nhãm

chÊt sinh häc quan träng gäi chung lµ

Eicosanoid. Eicosanoid bao gåm c¸c chÊt:

Prostaglandin, Thromboxan vµ Leukotrien tham

gia vµo nhiÒu qu¸ tr×nh chuyÓn ho¸ trong c¬ thÓ,

cã vai trß quan träng cho ho¹t ®éng cña hÖ tim

m¹ch, cña n·o bé.

C¸c axit bÐo kh«ng no n-3 chñ yÕu cã ë dÇu

c¸, c¸, axit bÐo kh«ng no n-6 cã nhiÒu trong dÇu

thùc vËt ( dÇu gÊc, dÇu ®Ëu t¬ng) vµ c¸c lo¹i rau

xanh.

Page 481: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

- Trong qu¸ tr×nh hãa häc ®Òu cã vai trß xóc t¸c cña

Enzym.

- Nhê cã Enzym mµ c¸c qu¸ tr×nh ho¸ häc x¶y ra rÊt

nh¹y víi tèc ®é rÊt nhanh (gÊp tõ 108 – 1011 lÇn so víi

ph¶n øng b×nh thêng): VÝ dô Bromelanin tõ døa cã t¸c

dông t¨ng cêng tiªu ho¸, chèng viªm.

- NhiÒu lo¹i Enzym trong qu¸ tr×nh ho¹t ®éng cÇn cã sù

phèi hîp cña mét chÊt h÷u c¬ ®Æc hiÖu gäi lµ

Coenzym, thiÕu c¸c chÊt nµy, thêng Enzym kh«ng ho¹t

®éng ®îc: Coenzym Q10 cã vai trß quan träng trong

chuyÓn ho¸ n¨ng lîng (t¹o ra ATP) vµ lµ chÊt chèng oxy

ho¸ tan trong dÇu mì, gióp b¶o vÖ chèng l¹i bÖnh tim

m¹ch, lµm chËm ph¸t triÓn bÖnh Parkinson, chèng

stress, bÖnh gan m¹n tÝnh vµ t¨ng søc ®Ò kh¸ng trong

ung th.

C¸c enzyme:

Page 482: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

II. TÁC DỤNG TẠO SỨC KHỎE

SUNG MÃN

Page 483: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

TPCN t¹o søc kháe sung m·nTác dụng của TPCN đối với quá trình sống

Thùc phÈm chøc n¨ng

Axit aminKho¸ng

chÊtVitamin

1. Tham gia cÊu t¹o c¬ quan, tæ chøc cña c¬ thÓ

Ho¹t chÊt

sinh häc

2. Tham gia qu¸ tr×nh chuyÓn ho¸ vËt chÊt

Sù sèng

Page 484: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

ChÕ ®é ¨n uèng vµ

dinh dìng

Søc kháe sung m·n

Gi¶i táa c¨ng

th¼ngVËn ®éng

th©n thÓ

* Bæ sung Vitamin

* Bæ sung kho¸ng chÊt

* Bæ sung axit amin

* Ho¹t chÊt th¶o méc, th¶o dîc,

ho¹t chÊt sinh häc.

TPCN

T×nh tr¹ng søc khoÎ

cã chÊt lîng cao

T×nh tr¹ng kh«ng

cã chøng, bÖnh

(viªm khíp, huyÕt

¸p cao, ®¸i ®êng,

bÐo ph×, ®ét quþ,

K, mÊt trÝ…

Tam t©m

1. T©m b×nh thêng

-M·n nguyÖn c«ng viÖc

-Kh«ng tham väng

2. T©m b×nh th¶n

-Kh«ng ham lîi, ®Þa vÞ

-Thµnh c«ng: b×nh tĩnh

-ThÊt b¹i: b×nh thản

3. T©m b×nh hoµ

-Quan hÖ trong c¬ quan

-Quan hÖ ë gia ®×nh

-Quan hÖ x· héi

Toµn diÖn

N©ng dÇn

Thêng xuyªn

Thùc sù, thùc

Page 485: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Bằng cách nào để có sức khỏe tốt?Hãy giữ cho hệ đường ruột khỏe mạnh!

Giảm stress

Ăn uống cân bằng,

hợp lý

TPCN= Bổ sung

khuẩn có lợi

(Probiotics)

Vận động thể lực

Page 486: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

HỆ VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT

. Tổng lượng vi khuẩn đường ruột khoảng:

100,000,000,000,000 (100 trillions)

( Tế bào cơ thể: 10,000,000,000,000)

. Có hơn 400 loài, ước khoảng: 1.0 ~1.5 kg

Page 487: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Dạ dày

100-103 CFU/ml

Lactobacillus

Streptococcus

Staphylococcus

Enterobactericeae

Yeasts

Ruột kết

1010-1012 CFU/mlBacteroides

Eubacterium

Clostridium

Peptostreptococcus

Streptococcus

Bifidobacterium

Fusobacterium

Lactobaccillus

Enterobacteriaceae

Staphylococcus

Yeasts

Tá tràng & hỗng tràng

102-105 CFU/ml

Lactobacillus

Streptococcus

Enterobacteriaceae

Staphylococcus

Yeasts

Ruột hồi & Ruột tịt

103-109 CFU/ml

Bifidobacterium

Bacteroides

Lactobacillus

Enterobacteriaceae

Staphylococcus

Clostridium

Yeasts

Page 488: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

• Tổng hợp vitamins

• Hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu

• Ngăn ngừa nhiễm

• Tăng cường hệ miễn dịch

* Lactobacillus

* Bifidobacteria

Vi khuẩn có lợi

(Vi khuẩn tốt)

Tăng cường sức khỏe

: 85%

Page 489: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

• Gây ra các chất hoại tử

(NH3,H2S, Amines, Phenols, Indole etc)

• Kích thích tạo các hợp chất gây ung thư.

• Sản xuất độc tố.

Suy giảm sức khỏe

Vi khuẩn gây hại

(Vi khuẩn xấu):15%

Echericia coli Staphylococcus

Bacteroides Clostridium

Page 490: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Hiệu quả của Probiotic đối với

sức khỏe con người.

1. Cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột

2. Ức chế sự hình thành các chất gây hoại tử ruột, giảm

sản xuất độc tố.

3. Điều hòa hệ miễn dịch.

4. Cải thiện tình trạng không dung nạp lactose.

5. Giảm hàm lượng cholesterol và nguy cơ gây các bệnh

tim mạch.

6. Cải thiện những rối loạn và bệnh của ruột.

7. Giảm dị ứng.

8. Tổng hợp Vitamin.

9. Cải thiện sự hấp thu khoáng.

Page 491: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

III. TPCN - HỖ TRỢ LÀM ĐẸP CHO

CƠ THỂ

Page 492: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

• Sắc đẹp là gì?- Beautiful, Handsome

- Có hình thức, phẩm chất

- Có sự hài hoà, cân xứng

- Làm cho người ta thích ngắm ưa nhìn

Page 493: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Đẹp hình thức

Biểu hiện

sắc đẹp

Đẹp nội dung

Không có

bệnh tật

Có sức bền bỉ,

dẻo dai

Các chức năng

bền vững

Cân đối

chiều cao, cân nặng

- BMI = 18,5 – 24,9 kg/m2

- Ba chỉ số đo

Biểu hiện

Mắt, mũi, tai

Ngực, mông

Đầu, tóc

Dáng: đi, đứng,

nằm, ngồi

Da

Răng, miệng

Lời nói

Page 494: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

BẢY BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG VÀ GIỮ VỮNG

SẮC ĐẸP

1, Ăn đủ số lượng

(ăn theo BMI)

2, Ăn đủ chất lượng

3, Tăng cường

- Đạm thực vật

- Rau quả

- Axit béo không no

Page 495: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

4, Sử dụng thực phẩm chức

năng

+ Bổ sung vitamin

+ Bổ sung khoáng chất

+ Bổ sung hoạt chất sinh học

Page 496: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

5, Vận động thể lực hợp lý

6, Thực hiện kế hoạch hoá

gia đình

7, Giải toả căng thẳng

Page 497: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#www.themegallery.com Company Logo

1. Bảo vệ:

- Lớp áo bảo vệ các cơ quan

- Chống tác nhân SH – HH – LH

- pH = 5,5 – 6,5

2. Điều hòa thân nhiệt:

- Co giãn mạch máu, da làm giảm, tăng thải nhiệt

- Tiết mồ hôi: 1lit 500Kcal

3. Điều hòa thân nhiệt:

- 2,5 triệu tuyến mồ hôi. Mồ hôi có td điều nhiệt

và thải cặn bã độc (ure).

-Chất bã:2/3 là H2O, 1/3 acid béo, squalen,

cholesterol, có td làm da không ngấm H2O,

mềm trơn, chống nấm, chống VK

4. Dự trữ:

-9% H2O trong cơ thể

-Dự trữ thăng bằng NaCl

-Các điện giải: Ca, K, mg

-Đường, đạm, mỡ (10-15Kg)

-Các men (oxydase, Hyaluronidase

5. Điều hòa HA:

- Lượng máu qua da: 500ml/1’

-Khi xúc cảm, lạnhmáu dồn vào trong gây

tăng HA

6. Tạo hình: Tạo hình thái cho cơ thể

7. Cảm giác:

8. SX Vitamin D: từ cholesterol dưới td của tia UV

9. Tạo Keratin và Melanin

10. Miễn dịch:-TB Langerhans: bắt giữ KN

- TB sừng: SX Interferon

11. Chức năng phản chiếu (nhiệt kế SK):

- Bệnh tim mạch: da xanh xao

- Bệnh gan mật: Da xạm vàng

- Bệnh nội tiết: da xạm

- Lão hóa: da nhăn nheo

12. Chức năng làm đẹp cho cơ thể

- Mịn màng: (lớp phim mỡ)

- Trắng mượt

- Đàn hồi

CHỨC NĂNG

CỦA DA

Page 498: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1. Thùc phÈm chøc n¨ng bæ sung vitamin:

- Vitamin A: Hç trî lµn da, niªm m¹c khoÎ m¹nh, chèng l·o ho¸

da vµ gióp tuyÕn néi tiÕt ho¹t ®éng tèt, h¹n chÕ môn trøng c¸

ë da.

- C¸c vitamin B1, B2, B6, C, Niaxin... hç trî da vµ niªm m¹c

khoÎ m¹nh, chèng nøt nÎ.

- Vitamin E: gióp l«ng t¬ vµ da l¸ng mît, h¹n chÕ c¸c vÕt nh¨n,

vÕt n¸m.

Vai trß cña c¸c vitamin víi da rÊt quan träng, cho nªn ngêi ta

cßn gäi c¸c vitamin lµ “Vitamin lµm ®Ñp”.

- Vitamin B5: ®îc dïng ®Ó s¶n xuÊt c¸c s¶n phÈm b¶o vÖ,

lµm ®Ñp da.

TPCN HỖ TRỢ LÀM ĐẸP DA

Page 499: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2. TPCN bæ sung c¸c kho¸ng chÊt cã t¸c dông víi

c¸c chøc n¨ng cña da.

- KÏm: tham gia lµm liÒn vÕt th¬ng ë da.

- Silic: cã t¸c dông lµm t¸i t¹o l¹i c¸c m« liªn kÕt díi

da.

- Lu huúnh: t¹o nªn sù thÝch nghi cña da.

3. TPCN bæ sung collagen gióp lµn da ®µn håi vµ

ch¾c khoÎ, gi÷ ®é Èm cho da, lµm da s¸ng h¬n.

Page 500: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

4. HiÖn nay ®· cã nhiÒu TPCN hç trî t¨ng cêng c¸c

chøc n¨ng cña da, lµm ®Ñp da vµ phßng chèng ®îc

nhiÒu bÖnh vÒ da:

- C¸c s¶n phÈm cña L« héi cã t¸c ®éng b¶o vÖ da, lµm ®Ñp vµ

mÞn da.

- C¸c chÊt Carotenoid: β - caroten, lycopen, Lutein cã t¸c

dông lµm mÞn vµ ®Ñp da.

- C¸c Isoflavon cña §Ëu t¬ng, S¾n d©y lµm mÞn da, ®Æc biÖt

lµ da mÆt, ngùc, vó, cßn lµm ch¾c vµ s¨n vó.

- ChÊt tiÒn Hormone sinh dôc n÷ (Pregnenolon) cã t¸c dông

lµm mÊt c¸c vÕt nh¨n ë da, nhÊt lµ ë khoÐ m¾t.

Page 501: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

IV. TPCN - TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG,

GIẢM NGUY CƠ BỆNH TẬT

Page 502: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Hàng rào

bảo vệ cơ thể

Da

Miễn dịch = khả năng đề kháng của cơ thể

chống lại các tác nhân gây bệnh

Đề kháng đặc hiệuĐề kháng không đặc hiệu

Niêm mạc

Mồ hôi

Dịch nhày

Thực bào

KT không đặc hiệu:

-Lysin

-Leukin…

KT dịch thểKT cố định

(KT trung gan TB)

Globulin miễn dịch

IgG

IgA

IgM

IgD

IgE

•Liên kết chặt chẽ trên mặt

tế bào sx ra KT (TBT)

•Cùng với TB tới

kết hợp với KN

KN

Page 503: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

TPCN TĂNG CƯỜNG HỆ THỐNG

MIỄN DỊCH

TPCN tăng cường hệ thống miễn dịch (sức đề kháng) không đặc hiệu:

Tăng sx

và tái tạo

máu

TPCN

Bổ sung các chất

dinh dưỡng

Tuyến

ngoại tiết

Cơ quan

tạo máu

Tăng sx:

•Dịch nhày

•Các men

•Mồ hôi

•Trung gian hóa học…

Tuyến

nội tiết

Tăng tổng hợp

Protein

Tăng sức đề kháng

Tăng sx

Hormone

Page 504: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

TPCN

Hỗ trợ

các chức năng cơ thể

Tăng

sức đề kháng

Giảm nguy cơ

mắc bệnh

Rối loạn chuyển hóa

Suy dinh dưỡng

Lão hóa

Bệnh mạn tính

Page 505: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

TPCN

Cung cấp các chất

chống oxy hóa

Giảm tác hại

gốc tự do

Bảo vệ ADN

Bảo vệ tế bào

Tăng sức

đề kháng

Page 506: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

TPCN

Tăng cường các

chức năng của da

Bảo vệ cơ thể

Page 507: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

TPCN

Cung cấp hoạt chất

Ức chế

Cytokin

gây viêm

Chống viêm

Ức chế men

C0X - 2

Tăng sức đề kháng

Các sp TPCN: - Tỏi

- Cà – rốt, Sp thực vật.

- Probiotics

- Bổ sung Zn, vi khoáng.

- Bổ sung Vitamin

- Bổ sung Acid amin.

- Bổ sung hoạt chất sinh học

Page 508: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

TPCN HỖ TRỢ TĂNG CƯỜNG HỆ

THỐNG MIỄN DỊCH ĐẶC HIỆU

Kháng nguyên

Cơ thể

Kháng thể

TPCN

•Nấm linh chi

•Nấm hương

•Tảo

•Vitamin A, D, E, C

•Chất khoáng: Zn, Ca ++…

•Sâm

•Hoàng kỳ

•Đông trùng hạ thảo

•Noni

•Sữa ong chúa

•Acid amin…

Page 509: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

TPCN làm giảm nguy cơ mắc các

bệnh mạn tính

Chống FR bảo vệ TB, AND và các cơ quan.

Ức chế COX-2 chống viêm tăng sức đề kháng.

Bổ sung vitamin, chất khoáng, HCSH chức năng ngoại tiết, nội tết và

các chức năng của các cơ quan, tổ chức trong cơ thể.

Tăng cường chức năng của da lớp áo bảo vệ cơ thể.

Bổ sung Probiotic chức năng ruột sức đề kháng.

2

1

3

4

5

6

Kích thích sx TB Lympho B,T, các thực bào và các kháng thể, Interferon, các Cytokin …7

TP

CN

tăn

g s

ức

đề

kh

án

g

Page 510: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Tham gia cấu tạo thành phần TB, tổ chức

• O,C,H,N: chiếm 96,5%

• Nguyên tố đa lượng (Ca,P, Na, K, S, Cl, Mg): 3,43%.

• Nguyên tố vi lượng: 0,07%.

Cấu tạo tổ chức:

• S, Mg: mỡ, cơ, các mô khác.

• Ca, P: xương, răng.

• Fe: hồng cầu

Xúc tác các phản ứng Enzyme

•Se: Enzyme Glutation Peroxydase

•Cu: Hệ Enzyme Superoxyd Dismustase

•Mg: Hệ ATP-aza

•CO, B12 :Tổng hợp Hemoglobin …

Tham gia tổng hợp Hormone:

Zn : Tổng hợp Insullin

I2 : Tổng hợp các Hormone giáp trạng

Các Vitamin: tham gia quý trình tổng hợp

Se: loại bỏ kim loại độc

Tham gia quá trình chuyển hóa:• B1 : chuyển hóa Glucid

• B2 : chuyển hóa Glucid

• B3 : phân giải, tổng hợp G, L, P.

• B5 : chuyển hóa đường, chất béo, tổng hợp Sterol.

• B6 : 60 Enzyme

• B8 : Men Carboxylate, tổng hợp acid béo, prtein.

• B9, B12 : tổng hợp acid Nucleic, HC, TB mới.

• C: Tổng hợp Hormone, duy trì sức bền thành mach, da.

• A: Tổng hợp TB, đổi mới lớp biểu bì, TB võng mạc.

• D: Kích thích hấp thu Ca, P, TB da, cơ, tổng hợp Insullin

• E: Chống oxy hóa, bảo vệ acid béo màng TB.

• K: Quá trình đông máu.

2

1

3

4

5

TP

CN

bổ

su

ng

Vit

, ch

ất

kh

oán

g t

ăn

g s

ức

đề

kh

án

g

Page 511: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

TÓM TẮT

Hệ thống

bảo vệ

Quân chính quy

Quân địa phương

Dân quân – Tự vệ

•Miễn dịch dịch thể

•KN - KT

Miễn dịch TB

Hàng rào bảo vệ:

-Da

-Niêm mạc

-Chất nhày.

Tác nhân

tấn công,

xâm lược

TPCN

1. Chống oxy hóa

2. Tạo sức khỏe sung mãn

3. Tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ bệnh tật

4. Hỗ trợ điều trị bệnh tật

5. Hỗ trợ làm đẹp cơ thể

Page 512: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

V. TPCN - HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ

BỆNH TẬT

Page 513: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Sức khỏe là gì ?

Tình trạng lành lặn của

cơ thể về cấu trúc và

chức năng.

Điều hòa cân bằng nội môi

Thích nghi với sự thay

đổi của hoàn cảnh

SỨC KHỎE

Page 514: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Bệnh tật là gì?

BỆNH TẬT (1.000)

Rối loạn cấu

trúc chức năng

P tử, TB, mô,

cơ quan,

cơ thể

2

Rối loạn cân

bằng nội môi

3

Giảm khả

năng thích nghi

với hoàn cảnh

1

Page 515: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Cơ chế SLB hỗ trợ điều trị bệnh tật của TPCN

KHỎI BỆNH = SỨC KHỎE

1. Adaptogen

2. Tăng sức đề kháng, miễn dịch (đặc hiệu

và không đặc hiệu).

3. Bổ sung vitamin, chất khoáng, hoạt chất

sinh học.

4. Chống viêm.

Tăng khả năng

thích nghi với hoàn cảnh

1. Tăng cường chức năng chuyển hóa

(bổ sung vitamin, chất khoáng … )

2. Tăng cường cấu trúc sinh lý (bổ sung

chất khoáng …).

3. Tăng cường chức năng SL(bổ sung hoạt

chất sinh học).

4. Chống FR (Vit C,E,-caroten

Hỗ trợ cấu trúc

chức năng

1. Điều hòa đường máu (chất xơ, -3,

crome …)

2. Điều hòa mỡ máu (Fiber, PUFA, MUFA,

Iridoids, Flavonoids ..)

3. Điều hòa chất khoáng: Ca, Zn …

4. Điều hòa kiềm – toan.

Chống RL cân bằng

nội môi

Page 516: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Ba lợi ích cơ bản của TPCN trong điều trị

1

Tăng sức khỏe chung

•Tạo sức khỏe sung mãn

•Tăng sức đề kháng miễn dịch

•Tăng cường các chức năng cơ thể

Nhân sâm, Đông trùng hạ thảo, các loại nấm, tảo, vitamin, chất khoáng,

sản phẩm từ ong …

Tác động trực tiếp nguyên nhân gây bệnh:

•Taxol trong TPCN tinh dầu thông đỏ tác dụng chống ung thư.

•Iridoids: td HA, cholesterol, LDL, TG, ức chế phát triển TB u.

•Resveratrol: cholesterol, TG, LDL

•Flavonoids: chống viêm, chống u, thông huyết quản

•Saponin: kháng khuẩn, kháng nấm …

2

3Tăng hiệu quả và giảm tác dụng phụ, biến chứng của tân dược

•Điều trị ung thư bằng xạ trị + hóa chất: rụng tóc, mệt mỏi, chán ăn

•Sử dụng TPCN: Tránh rụng tóc, giảm mệt mỏi, tăng sức khỏe, ăn ngon, sảng khoái.

Page 517: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

CƠ CHẾ CHUNG TPCN PHÒNG CHỐNG ĐTĐ:

Chống hư hại TB Langerhans:

•Tăng hệ thống miễn dịch

•Chống viêm

•Chống oxy hóa

•Tăng SX KT, giảm tác hại phản ứng KN-KT

Giảm đường máu.

•Giảm hấp thu

•Giảm tạo thành

•SP có chỉ số đường huyết thấp

Tăng nhạy cảm của Receptor

•Giảm mỡ máu

•Giảm béo phì

•Tăng nuôi dưỡng các mô, TB

•Chống viêm, chống oxy hóa

•TPCN tăng nhạy cảm Receptor

TPCN tạo môi trường kiềm máu.

•Hoạt chất dược thảo

•Chất xơ

•Ngũ cốc nguyên hạt

•Tảo, nấm

Page 518: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

TPCN PHÒNG CHỐNG HƯ HẠI TB LANGERHANS:

TPCN tăng cường miễn dịch (tảo xoắn, linh chi, đông trùng

hạ thảo, nấm hương, ngưu chương chi, hoàng kỳ …)

•TPCN giảm nguy cơ gây bệnh

•TPCN chống FR

Ức chế COX-2 chống viêm, tăng sức đề kháng

•Bổ sung Probiotics

•Kích thích TB Lympho B,T

•Kích thích SX Interferon, Cytokine,

•Bổ sung Vitamin, chất khoáng, HCSH: cấu trúc, chức năng các tổ

chức sức đề kháng (Zn: tăng tổng hợp Insulin)

•Hoạt chất ức chế men COX-2

•Hoạt chất ức chế Cytokin gây viêm

•Kích thích SX bạch cầu

•Tăng hệ thống đề kháng đặc hiệu và không đậc hiệu

TPCN chống oxy hóa, bảo vệ TB Langerhans

•Polyphenol

•Flavonoids

•Vitamin (Vitamin E, Vitamin C, -caroten …)

•Resveratrol

•Antocyanidine

•Melatonin, CoQ-10, SOD

•Enzymes, Hormone …

TPCN kích thích tăng SX kháng thể

TPCN chống viêm

(Curcumin, Iridoids, Flavonoids, Antocyanosids …)

•Iridoids

•Polyphenol

•Cathechin (EGCG)

•Falavonoids ….

Page 519: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

TPCN LÀM GIẢM ĐƯỜNG MÁU:

TPCN bổ sung chất xơ

•Làm chậm rỗng dạ dày no lâu ăn G.

•Tạo màng keo phủ niêm mạc ruột hấp thu

•Cản trở ruột non trộn thực ăn với dịch tiêu hóa

chậm tiêu hóa và hấp thu.

Ức chế men α-Glucosidase ức chế sự phân giải

đường đôi, tinh bột thành Glucose (đậu tương lên men,dịch chiết lá dâu, tinh chất bí ngô …)

TPCN là các sản phẩm có chỉ số đường huyết thấp

TPCN bổ sung canxi kích thích mở kênh Canxi

qua màng TB KT SX Insulin G.

TPCN cung cấp HCSH ức chế men:

Page 520: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

TPCN tăng nhạy cảm của

Receptor với Insulin

TPCN bổ sung chất béo không no (-3) tăng sự nhạy cảm

các Receptor với Insulin.

TPCN bổ sung Cr, Mg, Vitamin E:làm các mô sử dụng G dễ dàng.

TPCN kích thích SX Nitric Oxyd (NO) tuần hoàn vi mô

nuôi dưỡng TB nhậy cảm với Insulin.

Các HCSH: dây thìa canh, mướp đắng, óc chó,

giảo cổ lam, bí ngô, nghệ, nhàu …

TPCN giảm cân chống béo phì:• TPCN ức chế cảm giác thèm ăn

• TPCN làm chậm rỗng dạ dày, no lâu (chất xơ)

• TPCN làm giảm hấp thu mỡ

• TPCN làm tăng thoái hóa mỡ dự trữ

• TPCN tăng đào thải.

TPCN làm giảm mỡ máu (giảm TG, cholesterol, LDL, tăng HDL)

Page 521: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Vai trò của TPCN và Nitric Oxide

THỰC PHẨM CHỨC NĂNG(Dâm dương hoắc, Yohimbin, Macca, ngọc dương, ngẩu pín, lộc nhung, lươn, hào, cá hồi, đom đóm,

côn trùng, tim sen, hải mã, tôm, tỏi, Đông trùng hạ thảo, nhàu …)

Hormone

TestosteroneKích thích ham muốn L-Arginin

Tổng hợp Creatine

Tạo năng lượng

và phát triển cơThải NH3

Chu trình Urê

Giải phòng NO

(+)

NOS

Giãn cơ trơn Thể hang

Máu trào đến

Cương dương vật

Tăng nhạy

cảm các mô

ở dương vật

và âm vật

Kích thích

SX Hormone

GH

Giãn cơ trơn thành mạch

Tăng lưu

thông tuần

hoàn máu

Giảm

HA

Nuôi dưỡng

tốt

Nhanh phục

hồi tổn thương

phần mềm

•Testosterone = ham muốn

•NO = Cường dươngQHTD

Page 522: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

C¸c khuyÕn c¸o dù phßng §T§:(1) Dù phßng vµ ®iÒu trÞ thõa c©n – bÐo ph×,

®Æc biÖt ë c¸c nhãm cã nguy c¬ cao.

(2) Duy tr× BMI tèt nhÊt (trong kho¶ng 21 – 23 kg/m2).

(3) Thùc hµnh ho¹t ®éng thÓ lùc: trung b×nh 20 – 30

phót mçi ngµy, duy tr× Ýt nhÊt 5 ngµy trong tuÇn.

(T¨ng tiªu hao n¨ng lîng, t¨ng tÝnh nh¹y c¶m cña

Insulin vµ c¶i thiÖn t×nh tr¹ng sö dông Glucose ë

c¸c c¬).

Page 523: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

(4) Duy tr× chÕ ®é ¨n vµ bæ sung TPCN: ¨n ®ñ

rau qu¶, ®Ëu, ngò cèc toµn phÇn hµng ngµy, ¨n Ýt ®-

êng ngät vµ Ýt chÊt bÐo b·o hoµ (kh«ng qu¸ 10%

tæng n¨ng lîng víi nhãm cã nguy c¬ cao, nªn ë møc <

7% tæng n¨ng lîng), ®¹t ®ñ khÈu phÇn NSP 20g/ngµy.

+ Nên sử dụng các TP có hàm lượng chất xơ cao và chỉ số

đường huyết thấp.

+ Chế độ ăn phải cung cấp được 40-50% lượng Calo dưới

dạng Hydrat cacbon; 15-25% dưới dạng Protein và 25-35% dưới

dạng Lipid. Với phụ nữ và trẻ em cần tăng Protein.

+ Sử dụng thường xuyên các TPCN phòng ngừa ĐTĐ, tim

mạch, huyết áp.

Page 524: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

(5) - Kh«ng hót thuèc l¸: ngêi §T§ cã nguy c¬ bÖnh m¹ch

vµnh vµ ®ét quþ. Hót thuèc l¸ lµm t¨ng nguy c¬ ®ã.

- Không uống rượu và đồ uống có cồn.

(6) Phòng ngừa các bệnh kèm theo: ví dụ VXĐM, tăng

HA…

(7) Định kỳ xét nghiệm, kiểm tra đường máu

Page 525: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Thùc phÈm, lèi sèng vµ nguy c¬

bÖnh ®¸i ®êng type 2

NIDDM

Xu thÕ gia

t¨ng theo sù

ph¸t triÓn x· héi

- kinh tÕ.

T¨ng gÊp ®«i

vµo n¨m 2025

T¨ng lªn c¶ ë

tÇng líp trÎ

1. Thõa c©n, bÐo ph×

2. BÐo bông

3. Kh«ng ho¹t ®éng thÓ lùc

4. §¸i th¸o ®êng bµ mÑ

5. KhÈu phÇn nhiÒu chÊt bÐo no

6. Qu¸ nhiÒu rîu

7. Tæng chÊt bÐo khÈu phÇn

8. ChËm ph¸t triÓn trong tö cung

T¨ng

1. Gi¶m c©n tù nguyÖn

ë ngêi thõa c©n vµ bÐo

ph× (duy tr× BMI ë møc

tèt nhÊt)

2. Ho¹t ®éng thÓ lùc

3. Thùc phÈm giÇu

NSP

4. Thùc phÈm giÇu

acid bÐo n - 3

5. Thùc phÈm cã chØ

sè ®êng huyÕt thÊp

(h¹t ®Ëu…)

6. §¶m b¶o khÈu phÇn

chÊt bÐo no <7% tæng

n¨ng lîng

7. Ngò cèc toµn phÇn,

®Ëu, tr¸i c©y, rau.

Gi¶m

Ghi chó:NIDDM (Non - insulin - dependent

diabetes mellitus): ®¸i th¸o ®êng

type 2 - ®¸i th¸o ®êng kh«ng phô

thuéc

Page 526: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Bổ sung chất xơ

G máu1

Bổ sung -3 cải thiện

dung nạp G và nhạy

cảm Insullin2

Bổ sung Cr, Mg, Vit E.

Tăng dung nạp G3

Bổ sung các AO:

- Bảo vệ TB - Langerhan

- Kích thích thụ cảm thể cớ Insulin

- Kích thích SX NO nhạy cảm Insullin.

5

Giảm cân béo phì giảm kháng Insullin.

Chứa hoạt chất ức chế men α-Glucosidase

phân giải thành G.4

6

Chống viêm tăng tái tạo TB nhạy cảm Insullin. 7

Bổ sung hoạt chất làm giảm G máu: Iridoids, Flavonoids …8

TP

CN

ph

òn

g c

hố

ng

Đá

i th

áo

đư

ờn

g

Page 527: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Lời khuyên để giảm nguy cơ của bạn

1. Nếu bạn đang tăng cân.Nên làm các việc sau đây:

(1) Áp dụng và duy trì biện pháp giảm cân hợp lý.

(2) Lựa chọn ăn uống những thực phẩm thích hợp.

(3) Tập luyện thân thể hàng ngày.

2. Nếu bạn không hề có vận động.Nên làm các việc sau đây:

• Tập luyện thân thể hàng ngày.

3. Nếu Huyết áp của bạn quá cao.Nên làm các việc sau đây:

(1) Áp dụng và duy trì biện pháp giảm cân hợp lý.

(2) Lựa chọn ăn uống những thực phẩm thích hợp.

(3) Khẩu phần giảm muối và cồn.

(4) Tập luyện thân thể hàng ngày.

(5) Tham khảo ý kiến bác sĩ có nên dùng thuốc giảm áp chưa và nên dùng TPCN loại nào tốt nhất.

Page 528: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

4. Nếu bạn có cholesterol và Triglyceride ở mức quá cao.

Nên làm các việc sau đây:

(1) Lựa chọn ăn uống những thực phẩm thích hợp.

(2) Tập luyện thân thể hàng ngày.

(3) Tham khảo ý kiến BS có cần dùng thuốc chưa và dùng TPCN loại nào tốt nhất.

Page 529: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Tác động các

yếu tố

nguy cơ

tim mạch

Tăng HA

Đái tháo đường

Rối loạn mỡ máu

Tăng cân, béo phì

Giảm nguy cơ bệnh tim mạch

Yếu tố khác

THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

TPCN PHÒNG NGỪA CÁC BỆNH TIM MẠCH

Page 530: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#www.themegallery.com

Tác dụng của TPCN với bệnh tim mạch

(GS. Phạm Gia Khải 2009).

1. Phòng chống rối loạn lipid máu, giảm cholesterol, Triglycerid, LDL, tăng HDL.

2. Phòng chống các gốc tự do

3. Làm giảm kích thước các mảng VXĐM

4. Ức chế ngưng tập tiểu cầu

5. Cải thiện compliance ĐM

6. Làm giảm HA, tan cục huyết khối.

7. Tan cục huyết khối.

Page 531: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

TPCN cung cấp các chất phòng chống bệnh

tim mạch• -3, -6, MUFA, PUFA: chol, TG, LDL, HA thể nhẹ, chống loạn

nhịp, chống hình thành huyết khối.

• Vitamin E

• Vitamin C

• -Caroten

• Flavonoids : cholesterol, bền thành mạch

• Sterol thực vật : cholesterol

• Cathechin (chè xanh) : cholesterol

• Lignan (đậu tương) : cholesterol

• Mg : HA do giãn mạch, cản thành mạch

• Monoterpen (cà chua, rau quả): ức chế tạo cholesterol.

• Allylic Sulfid (hành, tỏi): ức chế tổng hợp cholesterol.

• Iridoids : HA, cholesterol, LDL, HDL, TG, bền thành mạch.

• Resveratrol : cholesterol

Ức chế oxy hóa LDL

Page 532: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Giảm HA: Scopoletine, Oleacin tăng tạo NO rãn mạch HA

Ức chế ngưng tụ TC, giảm và tan các huyết khối(Polyphenol, Iridoids, Flavonoids … )

Cung cấp acid béo không no làm giảm nguy cơ CVD

Cung cấp chất AO chống nguy cơ tim mạch (Vitamin,

chất khoáng, HCSH, chất màu … )

•Cung cấp chất xơ làm mỡ máu

•Cung cấp Ca: Tái sinh TB gốc tim và td tới phân chia, phát triển, biệt hóa TB

Tăng sức bền thành mạch lưu thông huyết quản:Lecithin, Ginko, Catapol …

Chống VXĐM: Acid Lindenic, Cathechin, Iridoids,

Flavonoids …

Làm Chol, TG, LDL, HDL: PUFA, MUFA, Resveratrol,

Polyphenol, Flavonoids, Iridoids …

Phòng ngừa các yếu tố nguy cơ gây CVD(ĐTĐ, mỡ máu cao, RLCH, tăng cân …. )

Phòng đột quỵ, suy vành, nhồi máu: tăng phân hủy

Homocysteine. (B6, B12, acid Folic …)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

TPCN

phòng

chống

bệnh

tim

mạch

Page 533: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Bổ sung Vitamin, chất khoáng,

HCSH sức đề kháng, miễn

dịch mắc, phát triển, nhiễm

trùng và bệnh cơ hội.

Cung cấp chất AO bảo vệ gen, AND

(Vit E,A,C, Iridoids, Polyphenol,

Flavonoids …)

Cung cấp hoạt chất chống K: Alkyl,

Isothiocyanat, Taxol, Flavonoid, Iridoids,

Isoflavon, Carotenoids, Vit D,E, Acubin, AA, DAA …

Cung cấp chất xơ giảm nguy cơ ung thư đường ruột.

Làm tăng hiệu quả và giảm tác dụng phụ, biến chứng của tân dược.

Cung cấp hoạt chất phân hủy Nitrosamin, chất gây K:

Catechin, Flavonoids, Iridoids, Quercetin, Vitamin C,

-caroten …

TP

CN

ph

òn

g c

hốn

g U

ng t

2

1

3

4

5

6

Page 534: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1

Giảm tác dụng phụ

của Tia xạ và Hóa trị

liệu:

2

Có hoạt chất trực tiếp

chống lại ung thư:

3

Tăng cường miễn dịch

và chống các bệnh tật

khác

•Buồn nôn

•Rụng tóc

•Mệt mỏi

•Mất ngon miệng

•Ức chế phát triển TB ác tính

•Bảo vệ gan và ADN trước

tác nhân ung thư.

•Giảm biến dị nhiễm sắc thể,

chống đột biến tế bào.

•Khử các tác nhân gây ung thư

(FR, Nitrosanin): Flavonoid,

Catechin, Iridoid, -caroten,

Tocoferon ...

+ Do hóa trị đã làm sụp đổ.

+ Do bản thân K làm suy

yếu cơ thể:

Tăng cường hệ thống miễn

dịch không đặc hiệu

Tăng cường hệ thống miễn

dịch đặc hiệu

Tăng cường sức khỏe chung

Lợi ích của TPCN với ung thư

Page 535: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Nitrat

Nitrit

Nitrosamin

Amin (-)

Vi

khuÈn

Teo d¹ dµyMuèi

Ung th

Polyphenol (l¸ chÌ)

Vitamin C

Tocophenol

Hîp chÊt Alkyl

(hµnh, tái)

Flavonoid (cã trong

nhiÒu lo¹i TV)

Flavon (chanh)

Quercetin (t¸o)

Xö lý nhiÖt ®é cao t¹o

PAHs (r¸n, níng, hun

khãi…)

¦íp muèi Nitrit

D lîng HCTS, thó y

Hãa chÊt th«i nhiÔm

§éc tè nÊm mèc

(Aflatoxin)

ChÊt bÐo, rîu

Nitrat

TPCN HỖ TRỢ PHÒNG CHỐNG UNG THƯ DẠ DÀY:

Page 536: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

CHẤT XƠ VỚI CÁC BỆNH MẠN TÍNH

Hemoglobin

Bilirubin tự do

Bilirrubin liên hợp

Acetyl -CoA

Cholesterol

• Acid mật

• Muối mật

Tác dụng của mật

•Dịch mật kiềm, có tác dụng

trung hòa dịch vị

• Nhũ hóa Lipid Hấp thụ

• hấp thụ vitamin tan trong

dầu: A, D, E, K

• nhu động ruột

• Bài xuất chất độc

Bilirubin tự do

• Urobilinogen

• Stercobilinogen

• Urobilin

• Stercobilin

Phân

(vàng da cam)

• TC: 132 g/d

•Tương đương 17,9g

chất xơ / d

TRỰC TRÀNG

RUỘT GIÀ

RUỘT NONTPCN:

Chất xơXơ hòa tan

(Cám)

Tăng khối phân

Xơ hòa tan

(bắp cải)

Kích thích lên men

do VK ruột

Hấp thụ acid mật ở ruộtNgắt chu trình

Gan – Ruột

Phân đào thải

nhanh cải

thiện chuyển hóa

L, P

Tác dụng của chất xơ

•Chống táo bón

• Chống viêm ĐT, trực tràng

• mỡ máu, đường máu

•Chống trĩ

• K trực tràng

• sỏi mật

• suy mạch vành

•Chống béo phì.

•Cải thiện VK đường ruột

Giảm

Nước tiểu

(vàng cam)

Enzym VK yếm khí

Page 537: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#www.themegallery.com

Ung thư vú

Không sinh đẻ

Có thai lần đầu muộn

Mạn kinh muộn

Phơi nhiễm với bức xạ ion khi >40 tuổi

Di truyền

Oestrogen Prolactin

Axit béo noAxit béo không no

Chế độ ăn nhiều béoChế độ ăn thực vật

Axit béo không no

Rau quả

Chất xơ

Carotenoid

Isoflavon (đậu tương)

Vitamin C

Chế độ ăn nhiều thịt đỏ

Chất béo bão hòa

Uống rượu

Tăng cân

Dư lượng hóa chất

(+)

(+)

(+)

(+)

(+)

(+)

(-)

TPCN HỖ TRỢ PHÒNG CHỐNG UNG THƯ VÚ

(-)

Page 538: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#www.themegallery.com

TPCN

Bổ sung Ca

Phát triển

Phòng chống

chứng, bệnh

1. Trẻ em

2. Thiếu niên

3. Phụ nữ có thai

4. Phụ nữ cho con bú

5. Phụ nữ sau mãn kinh

6. Người già

4. Miễn dịch

5. Thần kinh

6. Cơ bắp

7. Cơn đau sinh trưởng

8. Cơn đau dạ dày-ruột

9. Vôi hóa

1. Còi xương

2. Loãng xương

3. Gãy xương

10. Đông máu, chảy máu

11. Hoạt động của tim

Page 539: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Ức chế cảm giác thèm ăn1

• Gây cảm giác no lâu

• Giảm cảm giác trống rỗng dạy dày2

Giảm hấp thu mỡ, chất dinh dưỡng3

Tăng thoái hóa mỡ dự trữ4

Tăng đào thải5

Cơ chế SP TPCN

giảm cân

chống béo phì

Page 540: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Bổ sung Ca phát triển

xương khớp, phòng chống loãng xương.

Bổ sung vitamin A, B, chất khoáng

Cu, Zn, Mg, F … hỗ trợ tích cực chứa Ca

ở xương.

•Bổ sung Vitamin D phòng chống còi xương, loãng xương

•Bổ sung S: tái tạo sụn

•Bổ sung F: tái tạo cấu trúc xương, sụn

Bổ sung vitamin C ảnh hưởng tích chứa Collagen ở khung xương.

Bổ sung vitamin B chuyển hóa, phát triển xương.

Bỏ sung hoạt chất tác dụng trực tiếp xương khớp (Collagen, sụn cá mập, Glucosamin …)

Bổ sung các chất AO chống oxy hóa chống viêm, thoái hóa xương, khớp

(-caroten, Vit C,E … )

Bổ sung Vitamin K cần cho quá trình Carboxy-hóa của Osteocalcin,

là chất cơ bản của xương khớp

2

1

3

4

5

6

Cung cấp các chất chống viêm, ức chế men CÕ-2 (Iridoids, Flavonoids …)7TP

CN

ph

òn

g c

hốn

g b

ênh

ơn

g k

hớ

p

Page 541: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

TPCN

Tăng

cường

chức

năng

gan

Tăng chức năng chuyển hóa

Tăng chức năng thải độc

1

2

TPCN cung cấp chất AO chống FR, bảo vệTB gan

3

TPCN chống viêm, bảo vệ TB gan4

TPCN tăng hệ miễn dịch → bảo vệ “ Sức khỏe gan”5

TPCN làm ↓ nguy cơ các bệnh đái đường, VXĐM, K, viêm ….

→ bảo vệ gan.6

Page 542: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

TPCN với

chức năng sinh dục

Page 543: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Điều kiện để có quan hệ tình dục

Sự ham muốn Cương dương vật

Quan hệ tình dục

Page 544: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Cơ chế TPCN tăng cường chức năng sinh dục

1. Tăng sức đề kháng

2. Tăng sức mạnh

cơ bắp

3. Chống lão hóa

kéo dài tuổi thanh xuân

4. Giảm nguy cơ các

bệnh mạn tính

5. Chống stress,

chống mệt mỏi

Tăng thể lực

sung mãn

1. Kích thích Hypothalamus

+ Tăng FSH tăng sản

TB Sertoli SX

tinh trùng.

+ Tăng LH TB Leydig

SX Testosterol

2. Tăng SX Hormone

sinh dục + Bổ sung

Hormone sinh dục.

3. Tăng SX các dịch:

- Tinh dịch

- Dịch âm đạo

Tăng sự ham

muốn [Libido]

1.Tăng tổng hợp NO ở TB

nội mô mạch máu thể xốp,

thể hang, âm vật …

2. Kích thích các men tổng

Hợp Hormone sinh dục

3. Cung cấp bổ sung nguyên

Liệu SX Hormone sinh dục:

- Protein

- Lipid

Tăng cương

cứng [Erection]

Tăng chức năng sinh dục

Page 545: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Giai đoạn

kích thích

Giai đoạn

cao nguyên

Giai đoạn

cực khoái

Giai đoạn

hồi phục

Nữ

Nam

Giao hợp:

Page 546: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1

2

3

4

6

5

7

8

10

12

9

11

Ghi chú: 1. Môi và lưỡi 5. Núm vú 9. Mặt trong trên đùi

2. Cổ 6. Giữa lưng 10. Sau đùi

3. Dái tai 7. Bụng và thắt lưng 11. Vùng bẹn

4. Gáy và chân tóc 8. Nếp dưới lằn mông 12. Cơ quan SD

Các vùng kích thích ở nữ

Page 547: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Các giai

đoạn giao

hợp

I. Giai đoạn kích thích:

1. Toàn thân: tuần hoàn tăng, giãn mạch ngoại vi, huyết áp tăng, cơ

căng dần

2. Tại chỗ:cương cứng, tiết dịch

II. Giai đoạn cao nguyên:

1. Toàn thân: các dấu hiệu giai đoạn 1 mãnh liệt hơn: HA, tim,

căng cơ

2. Tại chỗ:

• Cương cứng

• Tiết dịch nhờn

• Nam: cương cứng, đỏ tía

• Nữ: Măng xéc khoái cảm…

III. Giai đoạn cực khoái:

1. Toàn thân:

• Co giật vô thức

• HA, nhịp tim, hơi thở tăng

• Ý thức bị lu mờ

• Rên la vô ý thức

2. Tại chỗ :

• Co giật từng cơn

• Nam: phóng tinh

• Nữ: co thắt cơ SD, cơ bụng, đùi, ngực, co thắt

măng-sec khoái cảm, cảm giác nóng ướt trào ra

IV. Giai đoạn hồi phục: các cơ giãn ra, tuần hoàn, hô hấp bình

thường, hết cương, buồn ngủ

Page 548: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

TPCN

1. Bổ sung Vitamin

2. Bổ sung chất khoáng

3. Bổ sung HCSH

1. Tăng sức đề kháng

2. Tạo sức khỏe sung mãn

Tăng

chức năng

sinh dục

Page 549: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

TPCN

1. Bổ sung các Vitamin

2. Bổ sung các chất khoáng

3. Bổ sung hoạt chất sinh học (AO)

4. Bổ sung chất màu

5. Bổ sung các Enzyme

Chống lão hóa, kéo dài tuổi thanh xuân

Tăng

chức năng

sinh dục

Page 550: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

TPCN

1. Làm giảm nguy cơ các bệnh mạn tính không lây.

2. Làm tăng chức năng của các bộ phận trong cơ thể.

Tăng chức năng sinh dục

Page 551: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

TPCN

1. Bổ sung Hormone

2. Kích thích cơ quan SX Hormone

Tăng chức năng sinh dục

Page 552: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

TPCN hỗ trợ các chức năng khác của cơ thể

1 CHỨC NẰNG TIÊU HÓA:

1) Co bóp; 2) Tiết dịch; 3) Hấp thu; 4) Bài tiết.

2 CHỨC NẰNG HÔ HẤP:

Thông khí (Thải CO2 , hấp thu O2 )

3 CHỨC NẰNG THẬN:

1) Nội tiết: Renin (điều hòa HA); Erythopoietin (điều hòa HC).

2) Ngoại tiết: + Lọc (Thải bỏ SP cuối cùng của chuyển hóa, chất độc, SP thừa).

+ Bài tiết: NH+ , H+, K+ …

+ Tái hấp thu: acid amin, glucose, Na+, nước.

4 CHỨC NẰNG THẦN KINH:

1) Điều hòa chức năng toàn cơ thể.

2) Điều tiết cung phản xạ: Tiếp nhận kt, dẫn vào, xử lý, dẫn ra, đáp ứng.

3) Điều tiết cảm giác và vận động

5 CHỨC NĂNG CÁC GIÁC QUAN:

1) Thị giác; 2) Thính giác; 3) Khứu giác; 4) Vị giác; 5) Xúc giác

6 CHỨC NĂNG CHUYỂN HÓA VÀ ĐiỀU NHIỆT:

1) Chuyển hóa: G, L, P, NL

2) Điều nhiệt: sinh nhiệt, thải nhiệt

7 CHỨC NĂNG NỘI TiẾT:

1) Điều hòa chức năng cơ thể.

2) Đh quá trình: trao đổi chất, tăng trưởng, phát triển, sinh sản, chuyển hóa …

TPCN

Tăng

cường

các

chức

năng

GIẢM

nguy cơcác

bệnh

mạn

tính

Page 553: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1.Tạo công ăn việc làm:

+ Bán hàng trực tiếp: 200 triệu người với 25.000 mặt hàng ở 125 quốc gia.

+ Ở Việt Nam: khoảng 1.000.000 người tham gia bán hàng trực tiếp.

2. Tăng trưởng kinh tế: 20-30%/năm

3. Thuế công ty, thuế thu nhập.

4. Thu nhập mỗi cá nhân.

5. Hoạt động từ thiện.

6. Thúc đẩy sản xuất: từ khâu nuôi trồng thảo dược đến sản xuất, chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu.

6. TPCN – HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KT – XH XÓA ĐÓI

GIẢM NGHÈO

Page 554: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

PHẦN V:

NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT, PHÂN

PHỐI VÀ QUẢN LÝ TPCN.

Page 555: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Nghiªn cøu, SX, ph©n phèi vµ qu¶n lý TPCN

Nguån nguyªn liÖu.

1. Nguyªn liÖu tù nhiªn.

2. C¸c vïng nguyªn liÖu ®îc quy ho¹ch vµ qu¶n

lý nu«i trång.

3. Nguyªn liÖu nhËp khÈu.

Page 556: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Nghiªn cøu vÒ TPCN:1. Nghiªn cøu lý luËn vµ kÕ thõa y häc cæ truyÒn ph¬ng §«ng.

2. Nghiªn cøu c¸c ho¹t chÊt tõ c©y cá.

3. Nghiªn cøu c«ng nghÖ chÕ biÕn, s¶n xuÊt thùc phÈm chøc

n¨ng.

4. Nghiªn cøu tÝnh hiÖu qu¶ vµ tÝnh an toµn.

5. Nghiªn cøu mÉu m·, nh·n m¸c TPCN vµ nghiªn cøu di thùc,

nu«i trång, b¶o tån gen.

6. Nghiên cứu SX TPCN với công nghệ hiện đại và quy mô công

nghiệp.

Page 557: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

H×nh thøc ph©n phèi thùc phÈm chøc n¨ng.

1) C¸c cöa hµng c«ng céng.

2) C¸c quÇy b¸n lÎ trong c¸c Trung t©m th¬ng m¹i vµ

hiÖu thuèc.

3) C¸c cöa hµng s¶n phÈm thùc phÈm tù nhiªn vµ

søc khoÎ.

4) B¸n hµng trùc tiÕp qua m¹ng.

5) B¸n hµng qua c¸c nhµ chuyªn m«n.

6) C¸c c©u l¹c bé b¸n hµng.

7) B¸n hµng ®a cÊp.

Page 558: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Qu¶n lý thùc phÈm chøc n¨ng:

1. Quan ®iÓm chung:

1. TPCN lµ giao thoa gi÷a thùc phÈm vµ thuèc nhng nã

®îc qu¶n lý theo luËt thùc phÈm

2. C¸c biÖn ph¸p qu¶n lý ph¶i t¹o ®iÒu kiÖn ph¸t triÓn

TPCN ®Ó céng ®ång ®îc sö dông réng r·i.

3. §iÒu kiÖn ®Ó s¶n phÈm TPCN ®îc lu hµnh (sö dông):

+ Ph¶i ®¶m b¶o chÊt lîng:

- Thµnh phÇn nguyªn liÖu.

- Hµm lîng theo c«ng bè.

- ChÊt lîng æn ®Þnh tõ s¶n xuÊt ®Õn tiªu dïng.

+ Ph¶i ®¶m b¶o tÝnh an toµn

+ Ph¶i cã tÝnh hiÖu qu¶

+ Ph¶i ghi nh·n theo quy ®Þnh.

+ Ph¶i ®îc c¬ quan cã thÈm quyÒn cho phÐp.

Page 559: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

4. Mäi c«ng bè vÒ TPCN ph¶i trung thùc, râ rµng, tr¸nh

nhÇm lÉn.

5. Kh«ng chÊp nhËn viÖc c«ng bè kh¶ n¨ng ch÷a trÞ bÖnh

cña s¶n phÈm TPCN, mÆc dï mét sè níc c«ng nhËn kh¶ n¨ng

®ã.

§©y còng lµ kh¸i niÖm ®Ó ph©n biÖt:

- Thuèc: §Ó ®iÒu trÞ bÖnh tËt.

- TPCN: §Ó hç trî ®iÒu trÞ bÖnh tËt.

6. C¸c s¶n phÈm TPCN nãi riªng vµ thùc phÈm nãi chung

®Òu ph¶i x©y dùng vµ ban hµnh c¸c TC ATTP (Standard).

7. TPCN ®îc b¸n ë tÊt c¶ c¸c kªnh ph©n phèi

Page 560: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1. Qu¶n lý TPCN ë Mü: chia lµm 2 lo¹i:

+ Thùc phÈm y häc ( cßn gäi lµ thùc phÈm

®iÒu trÞ, thùc phÈm thuèc, tiÕng Anh gäi lµ

Medical Food hoÆc Medical Supplement):

- Ph¶i ®îc ®¨ng ký víi c¬ quan qu¶n lý thuèc vµ

thùc phÈm ( FDA)

- Ph¶i cã thö nghiÖm l©m sµng.

- Sö dông theo chØ ®Þnh, kª ®¬n cña b¸c sü

vµ gi¸m s¸t cña nh©n viªn y tÕ.

QUẢN LÝ TPCN Ở MỘT SỐ NƯỚC:

Page 561: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

+ Thùc phÈm bæ sung (hay cßn gäi lµ thùc phÈm bæ

dìng, tiÕng Anh lµ Dietary Supplement):

- Ph¶i ®îc phª duyÖt hoÆc th«ng qua bëi c¬ quan cã

thÈm quyÒn (b»ng h×nh thøc th«ng b¸o).

- Kh«ng b¾t buéc ph¶i qua thö nghiÖm l©m sµng.

- Sö dông theo chØ dÉn cña nhµ SX ghi trªn nh·n.

Ngêi tiªu dïng cã thÓ mua ë c¸c kªnh th¬ng m¹i hiÖn

cã.

B¾t buéc ph¶i ghi lêi khuyÕn c¸o ®îc ®ãng khung

trªn nh·n s¶n phÈm víi néi dung nh sau: “These

statement have not been avaluated by the FDA. This

product is not intended to diagnose, treat, cure or

prevent any disease”

Page 562: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2. Qu¶n lý TPCN ë NhËt B¶n: chia lµm 2 lo¹i:

+ Thùc phÈm sö dông víi môc ®Ých søc khoÎ ®Æc biÖt (hÖ

thèng FOSHU)

+ Thùc phÈm víi c«ng bè vÒ chøc n¨ng dinh dìng (FNFC)

Page 563: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3. Qu¶n lý thùc phÈm chøc n¨ng

ë ViÖt Nam: Do vÊn ®Ò “Thùc phÈm chøc n¨ng” ë ViÖt Nam cßn rÊt

míi, míi c¶ vÒ tªn gäi, h×nh thøc, ph¬ng thøc, míi c¶ vÒ

qu¶n lý. V× vËy, míi tõ n¨m 2000 ®Õn 2004 ®· cã 3 v¨n

b¶n thay thÕ nhau cña Bé Y tÕ ®Ó qu¶n lý thùc phÈm

chøc n¨ng:

Th«ng t sè 17/2000/TT-BYT ngµy 27/9/2000 vÒ viÖc

“Híng dÉn ®¨ng ký c¸c s¶n phÈm díi d¹ng thuèc – thùc

phÈm”.

Th«ng t sè 20/2001/TT-BYT ngµy 11/9/2001 “Híng dÉn

qu¶n lý c¸c s¶n phÈm thuèc – thùc phÈm”

Th«ng t sè 08/2004/TT-BYT ngµy 23/8/2004 “Híng dÉn

viÖc qu¶n lý c¸c s¶n phÈm thùc phÈm chøc n¨ng”.

Page 564: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Quản lý TPCN

Page 565: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1. Đảm bảo tiêu chuẩn 3P:

• GAP: Kiểm soát nguồn nguyên liệu

• GMP: Kiểm soát quá trình SX-CB

• GLP: Kiểm soát tính Chất lượng – An

toàn – Hiệu quả

Page 566: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2. Đánh giá:

(1)Tính chất lượng:

• TP nguyên liệu

• Hàm lượng

• Chất lượng

• Độ tinh khiết

Page 567: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

(2) Tính an toàn: Không gây hại

- Độc mạn tính

- Độc cấp tính

- Nguy cơ gây u

- Quái thai

- Dị ứng

- Khả năng nhiễm độc, đột biến gen

- Quá trình hấp thu, chuyển hóa

- Liều dùng, liều độc

Page 568: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

(3) Tính hiệu quả:

• Bằng chứng khoa học

• Thử nghiệm động vật

• Thử nghiệm lâm sàng

• Đánh giá nguy cơ

Page 569: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3. Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn sản phẩm

4. Ghi nhãn theo quy định

5. Công bố: trung thực, rõ ràng, tránh hiểu nhầm

- Thành phần (TP được phép có, TP cấm)

- Hàm lượng

- Tác dụng với sức khỏe

Page 570: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

6. Chứng nhận lưu hành:

- SP không cần chứng nhận của CQQL.

- SP phải có chứng nhận của CQQL.

7. Giáo dục truyền thông:

- Hiểu đúng, làm đúng, dùng đúng

- Quảng cáo

Page 571: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Điều 14/Luật ATTP: Điều kiện bảo đảm an toàn TPCN:

1. Tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 10:

(1) Đáp ứng quy chuẩn tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn: VSV gây bệnh, dư lượng HCBVTV, thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm …

(2) Tùy từng loại TP, còn phải đáp ứng:

- Quy định về sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ chế biến.

- Quy định bao gói, ghi nhãn.

- Quy định về bảo quản.

2. Có thông tin tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của thành phần tạo nên chức năng đã công bố.

3. TPCN lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường phải có báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm.

4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể về quản lý TPCN.

Page 572: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Nghị định 38/2012/NĐ-CP

Hướng dẫn công bố hợp quy và công bố phù

hợp quy định ATTP

Page 573: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Điều 3: Điều kiện để SP TP được lưu hành

1. TP qua chế biến bao gói sẵn

2. Phụ gia TP

3. Chất hỗ trợ cế biến

4. Dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng TP

Đã có QCKT Chưa có QCKT

1. Phải có công bố hợp quy

2. Đăng ký bản CBHQ

1. Phải có CBPHQ Đ ATTP

2. Đăng ký bản CBPHQ Đ ATTP

•Giấy tiếp nhận bản CBHQ – M01a

•Thời hạn: 7 ngày•Giấy tiếp nhận CBPHQĐATTP – M01b

•TP thường

•Thời hạn: 15 ngày

•TPCN-TP tăng cường

vi chất dinh dưỡng

•Thời hạn: 30 ngày

Page 574: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Bộ Y tế1. TPCN

2. Phụ gia TP

3. Chất hỗ trợ chế biến

4. SP nhập khẩu đã qua chế biến,

bao gói sẵn, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng TP

Các SP còn lại SXKD tại địa bànSở Y tế

Điều 4: Phân cấp tiếp nhận CBHQ và CBPHQĐATTP

Page 575: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Điều 5: Hồ sơ công bố hợp quy đối với

SP đã có QCKT

1. Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy quy được chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ gồm:

1) Bản công bố hợp quy ( M02)

2) Bản thông tin chi tiết sản phẩm (M03a – TP thường hoặc M 03c – Dụng cu, bao gói)

3) Chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của bên thứ ba (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu);

4) Chứng nhận HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (nếu có).

2. Công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bên thứ nhất), hồ sơ gồm:

1) Bản công bố hợp quy (M 02)

2) Bản thông tin chi tiết về sản phẩm (M03a và M03c)

3) Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thực hiện do:

- Phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định

- Phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận

- Phòng kiểm nghiệm của nước xuất xứ được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thừa nhận (bản gốc hoặc bản sao có công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự);

4) Kế hoạch kiểm soát chất lượng ( M04)

5) Kế hoạch giám sát định kỳ (bản xác nhận của bên thứ nhất);

6) Chứng nhận HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (nếu có).

Page 576: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1. Đối với TPCN và TP tăng cường vi chất dinh dưỡng nhập

khẩu, hồ sơ gồm:(1) Bản CBPHQĐATTP (M02);

(2) Bản thông tin chi tiết về sản phẩm (M 03b);

(3) Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc chứng nhận y tế hoặc giấy chứng nhận tương đương do:

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp trong đó có nội dung thể hiện sản phẩm an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và phù hợp với pháp luật về thực phẩm

- Bản gốc hoặc bản sao công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự.

(4) Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn, do:

- Phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định

- Phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận (bản gốc hoặc bản sao có công chứng);

- Phòng kiểm nghiệm của nước xuất xứ được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thừa nhận (bản gốc hoặc bản sao có công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự);

(5) Kế hoạch giám sát định kỳ (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

(6) Nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ và nhãn phụ bằng tiếng Việt (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

(7) Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh

(8) Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực phẩm (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

(9) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở nhập khẩu thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

(10) Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu);

(11) Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng đã công bố (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

Điều 6: Hồ sơ CBPHQĐATTP đối với

sản phẩm chưa có QCKT

Page 577: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2. Đối với TPCN và TP tăng cường vi chất dinh

dưỡng sản xuất trong nước, hồ sơ gồm:

(1) Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (M 02);

(2) Bản thông tin chi tiết về sản phẩm (M 03b)

(3) Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn do:

- Phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc

- Phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận cấp (bản gốc hoặc bản sao có công chứng);

(4) Mẫu nhãn sản phẩm (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

(5) Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh để đối chiếu khi nộp hồ sơ;

(6) Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

(7) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

(8) Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu);

(9) Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng đã công bố (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

(10) Báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm thực phẩm đối với sản phẩm mới lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu);

(11) Kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu được quy định tại Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

(12) Kế hoạch giám sát định kỳ (có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

Page 578: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Điều 7: Nộp hồ sơ

1. Đóng quyển hồ sơ:

1.1. Hồ sơ pháp lý chung: 1 quyển, gồm:(1) Giấy đăng ký kinh doanh

(2) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP

(3) Chứng nhận HACCP, ISO 22.000 và tương đương (nếu có).

1.2.Hồ sơ công bố hợp quy hoặc CBPHQ Đ ATTP: 2 quyển gồm:

các tài liệu như quy định ở Điều 5,6 (trừ hồ sơ tài liệu được quy định ở khoản 1/điều).

2. Nộp hồ sơ:

- Trực tiếp

- Bưu điện

3. Nếu tổ chức, cá nhân có nhiều SP, thì từ 2 SP trở lên chỉ phải

nộp 01 bộ hồ sơ pháp lý chung.

Page 579: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

B¸n hµng ®a cÊp

vµ hµng hãa b¸n hµng ®a cÊp

BÀI 6:

Page 580: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

I. §Þnh nghÜa:

B¸n hµng ®a cÊp lµ ph¬ng thøc tiÕp thÞ ®Ó b¸n lÎ

hµng hãa ®¸p øng c¸c ®iÒu kiÖn sau ®©y:

1. ViÖc tiÕp thÞ ®Ó b¸n lÎ hµng hãa ®îc thùc hiÖn

th«ng qua m¹ng líi ngêi tham gia b¸n hµng ®a cÊp gåm

nhiÒu cÊp, nhiÒu nh¸nh kh¸c nhau.

2. Hµng hãa ®îc ngêi tham gia b¸n hµng ®a cÊp tiÕp

thÞ trùc tiÕp cho ngêi tiªu dïng t¹i n¬i ë, n¬i lµm viÖc

cña ngêi tiªu dïng hoÆc ®Þa ®iÓm kh¸c kh«ng ph¶i lµ

®Þa ®iÓm b¸n lÎ thêng xuyªn cña doanh nghiÖp hoÆc

cña ngêi tham gia.

3. Ngêi tham gia b¸n hµng ®a cÊp ®îc hëng tiÒn hoa

hång, tiÒn thëng hoÆc lîi Ých kinh tÕ kh¸c tõ kÕt qu¶

tiÕp thÞ b¸n hµng cña m×nh vµ cña ngêi tham gia b¸n

hµng ®a cÊp cÊp díi trong m¹ng líi do m×nh tæ chøc vµ

m¹ng líi ®ã ®îc doanh nghiÖp b¸n hµng ®a cÊp chÊp

thuËn.

Page 581: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

B¸n hµng ®a cÊp

Doanh nghiÖp

Ngêi tham gia

GiÊy §¨ng ký tæ

chøc b¸n hµng ®a

cÊp

Quy t¾c ho¹t ®éng

1 1 1

2 2 2 2 2 2 2 2 2

Hîp ®ång

..................................................................................

Page 582: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

S¬ ®å M« h×nh b¸n hµng ®a cÊp:

CÊp 1:1

CÊp 2: 6

CÊp 3:

36

CÊp 4:

216

CÊp 5:

1.296

CÊp 6:

7.776

CÊp 7:

46.656Năm 2014: Chính phủ ban hành Nghị định số: 42/2014/NĐ-CP ngày 14.5.2014

về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp thay cho Nghị định 110.

Page 583: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

+ Trªn thÕ giíi, b¸n hµng ®a cÊp ®· ®îc h×nh thµnh tõ thÕ kû tríc.

+ T¹i ViÖt Nam b¸n hµng ®a cÊp xuÊt hiÖn ®Çu tiªn tõ n¨m 1998-2000.

- N¨m 2004, trong LuËt C¹nh tranh ®îc Quèc héi khãa 11 ban hµnh, míi ®Ò cËp

®Õn b¸n hµng ®a cÊp.

- N¨m 2005, CP ban hµnh NghÞ ®Þnh sè 110/2005/N§-CP ngµy 24/9/2005 (v¨n

b¶n ®Çu tiªn ë VN qu¶n lý ho¹t ®éng b¸n hµng ®a cÊp).

-Bé Th¬ng m¹i cò (nay lµ Bé C«ng th¬ng) ban hµnh Th«ng t sè 19/2005/TT-BTM

ngµy 8/11/2005 híng dÉn mét sè néi dung quy ®Þnh t¹i NghÞ ®Þnh sè

110/2005/N§-CP cña ChÝnh phñ.

+ Năm 2005: ở Việt Nam đã có 25 doanh nghiệp

+ Năm 2012: đã có 80 doanh nghiệp bán hàng đa cấp.

+Hàng hóa bán hàng đa cấp: chủ yếu là TPCN, mỹ phẩm, gia dụng và

đồ tiêu dùng.

+ Năm 2014: Chính phủ đã ban hành Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày

14/5/2014 về Quản lý hoạt động bán hàng đa cấp thay cho Nghị định

110.

Page 584: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1. TÊt c¶ hµng hãa ®Òu ®îc kinh doanh theo ph¬ng

thøc b¸n hµng ®a cÊp, trõ nh÷ng trêng hîp sau ®©y:

1.1. Hµng hãa thuéc Danh môc hµng hãa cÊm lu th«ng,

danh môc hµng hãa h¹n chÕ kinh doanh, hµng gi¶, hµng

nhËp lËu theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt;

1.2. Hµng hãa thuèc phßng ch÷a bÖnh cho ngêi; c¸c lo¹i

v¾c xin, sinh phÈm; trang thiÕt bÞ y tÕ vµ dông cô y tÕ;

c¸c lo¹i thuèc thó y (bao gåm c¶ thuèc thó y thuû s¶n),

thuèc BVTV; hãa chÊt, chÕ phÈm diÖt c«n trïng, diÖt

khuÈn dïng trong lÜnh vùc gia dông vµ y tÕ; nguyªn liÖu

lµm thuèc ch÷a bÖnh; c¸c lo¹i hãa chÊt ®éc h¹i vµ s¶n

phÈm cã ho¸ chÊt ®éc h¹i theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt.

II. Hµng hãa b¸n hµng ®a cÊp:

Page 585: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2. Hµng hãa ®îc kinh doanh theo ph¬ng thøc b¸n

hµng ®a cÊp ph¶i ®¸p øng c¸c ®iÒu kiÖn sau ®©y:

2.1. §¶m b¶o tiªu chuÈn chÊt lîng, an toµn, vÖ sinh thùc

phÈm theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt;

2.2. §¶m b¶o râ rµng, hîp ph¸p vÒ nguån gèc, xuÊt xø,

tÝnh n¨ng, c«ng dông cña hµng hãa;

2.3. Cã nh·n hµng hãa theo ®óng quy ®Þnh cña ph¸p

luËt.o

Page 586: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

III. Doanh nghiÖp b¸n hµng ®a cÊp:

1. §iÒu kiÖn ®îc b¸n hµng ®a cÊp: doanh nghiÖp chØ

®îc b¸n hµng ®a cÊp sau khi ®îc cÊp GiÊy ®¨ng ký tæ

chøc b¸n hµng ®a cÊp.

2. Tr¸ch nhiÖm cña doanh nghiÖp b¸n hµng ®a cÊp:

2.1. Doanh nghiÖp b¸n hµng ®a cÊp cã tr¸ch nhiÖm x©y

dùng vµ c«ng bè c«ng khai Quy t¾c ho¹t ®éng cña

doanh nghiÖp vµ ngêi tham gia trong ho¹t ®éng b¸n hµng

®a cÊp.

Page 587: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2.2. Doanh nghiÖp b¸n hµng ®a cÊp cã tr¸ch nhiÖm cung

cÊp tµi liÖu cho ngêi cã dù ®Þnh tham gia m¹ng líi b¸n

hµng ®a cÊp cña doanh nghiÖp vÒ c¸c néi dung sau

®©y:

1) Ch¬ng tr×nh b¸n hµng, bao gåm c¸ch thøc tr¶ thëng;

hîp ®ång mÉu mµ doanh nghiÖp sÏ ký víi ngêi tham

gia vµ mäi tho¶ thuËn kh¸c quy ®Þnh vÒ quyÒn vµ

nghÜa vô cña ngêi tham gia; th«ng tin vÒ tiªu chuÈn

chÊt lîng hoÆc chøng chØ chÊt lîng (nÕu cã), gi¸ c¶,

c«ng dông vµ c¸ch thøc sö dông hµng hãa ®îc b¸n; quy

®Þnh liªn quan ®Õn b¶o hµnh, tr¶ l¹i, mua l¹i hµng hãa

®îc b¸n;

2) Ch¬ng tr×nh ®µo t¹o ngêi tham gia, bao gåm néi dung

®µo t¹o; thêi gian ®µo t¹o; tr×nh tù, thñ tôc cÊp chøng

chØ ®µo t¹o; thêi gian vµ néi dung båi dìng ®Þnh kú

cho ngêi tham gia;

Page 588: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3) Quy t¾c ho¹t ®éng trong ®ã híng dÉn c¸ch thøc giao

dÞch vµ quy ®Þnh liªn quan ®Õn b¸n hµng ®a cÊp;

4) Tr¸ch nhiÖm cña ngêi tham gia;

5) Lîi Ých kinh tÕ mµ ngêi tham gia cã thÓ cã ®îc b»ng

viÖc tiÕp thÞ hay trùc tiÕp b¸n hµng hãa vµ c¸c ®iÒu

kiÖn ®Ó cã ®îc lîi Ých kinh tÕ ®ã;

6) §iÒu kiÖn chÊm døt hîp ®ång cña ngêi tham gia vµ

quyÒn, nghÜa vô ph¸t sinh tõ viÖc chÊm døt hîp ®ång

nµy;

7) B¶o ®¶m tÝnh trung thùc vµ ®é chÝnh x¸c cña c¸c

th«ng tin cung cÊp cho ngêi tham gia;

8) B¶o ®¶m chÊt lîng hµng hãa ®îc b¸n theo ph¬ng thøc

b¸n hµng ®a cÊp;

Page 589: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

9) Gi¶i quyÕt c¸c khiÕu n¹i cña ngêi tham gia & ngêi tiªu

dïng;

10) KhÊu trõ tiÒn thuÕ thu nhËp c¸ nh©n cña ngêi tham

gia ®Ó nép vµo ng©n s¸ch nhµ níc tríc khi chi tr¶ hoa

hång, tiÒn thëng hoÆc lîi Ých kinh tÕ kh¸c cho ngêi

tham gia;

11) §µo t¹o, båi dìng nghiÖp vô b¸n hµng ®a cÊp, ph¸p luËt

vÒ b¸n hµng ®a cÊp cho ngêi tham gia;

12) Qu¶n lý ngêi tham gia qua hÖ thèng ThÎ thµnh viªn

m¹ng líi b¸n hµng ®a cÊp theo mÉu do Bé Th¬ng m¹i

quy ®Þnh;

13) Th«ng b¸o cho ngêi tham gia nh÷ng hµng hãa thuéc

diÖn kh«ng ®îc doanh nghiÖp mua l¹i tríc khi ngêi ®ã

tiÕn hµnh mua hµng.

Page 590: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3. Nh÷ng hµnh vi bÞ cÊm cña doanh nghiÖp b¸n hµng

®a cÊp:

3.1. Yªu cÇu ngêi muèn tham gia ph¶i ®Æt cäc ®Ó ®îc

quyÒn tham gia m¹ng líi b¸n hµng ®a cÊp.

3.2. Yªu cÇu ngêi muèn tham gia ph¶i mua mét sè lîng

hµng hãa ban ®Çu ®Ó ®îc quyÒn tham gia m¹ng líi b¸n

hµng ®a cÊp.

3.3. Yªu cÇu ngêi muèn tham gia ph¶i tr¶ tiÒn hoÆc tr¶

bÊt kú kho¶n phÝ nµo díi h×nh thøc khãa häc, khãa ®µo

t¹o, héi th¶o, ho¹t ®éng x· héi hay c¸c ho¹t ®éng t¬ng tù

kh¸c ®Ó ®îc quyÒn tham gia m¹ng líi b¸n hµng ®a cÊp, trõ

tiÒn mua tµi liÖu theo quy ®Þnh.

3.4. Kh«ng cam kÕt cho ngêi tham gia tr¶ l¹i hµng hãa &

nhËn l¹i kho¶n tiÒn ®· chuyÓn cho doanh nghiÖp theo

quy ®Þnh.

Page 591: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3.5. C¶n trë ngêi tham gia tr¶ l¹i hµng hãa ph¸t sinh tõ

viÖc chÊm døt hîp ®ång tham gia b¸n hµng ®a cÊp.

3.6. Cho ngêi tham gia nhËn tiÒn hoa hång, tiÒn thëng, lîi

Ých kinh tÕ kh¸c tõ viÖc dô dç ngêi kh¸c tham gia b¸n

hµng ®a cÊp.

3.7. Tõ chèi chi tr¶ kh«ng cã lý do chÝnh ®¸nh c¸c kho¶n

hoa hång, tiÒn thëng hay c¸c lîi Ých kinh tÕ kh¸c mµ ngêi

tham gia cã quyÒn hëng.

3.8. Cung cÊp th«ng tin gian dèi vÒ lîi Ých cña viÖc tham

gia m¹ng líi b¸n hµng ®a cÊp ®Ó dô dç ngêi kh¸c tham gia

b¸n hµng ®a cÊp.

3.9. Cung cÊp th«ng tin sai lÖch vÒ tÝnh chÊt, c«ng dông

cña hµng hãa ®Ó dô dç ngêi kh¸c tham gia b¸n hµng ®a

cÊp.

Page 592: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

4. §iÒu kiÖn cÊp GiÊy ®¨ng ký tæ chøc b¸n hµng ®a

cÊp:

4.1. §· thùc hiÖn ký quü 5% vèn ®iÒu lÖ nhng kh«ng thÊp

h¬n 1 tû ®ång ViÖt Nam ë 1 ng©n hµng th¬ng m¹i t¹i VN.

4.2. Kinh doanh hµng hãa phï hîp víi ngµnh nghÒ ghi trong

GiÊy chøng nhËn ®¨ng ký kinh doanh cña doanh nghiÖp.

4.3. Cã ®ñ ĐK kinh doanh hoÆc ®îc cÊp GiÊy chøng nhËn

®ñ ®iÒu kiÖn kinh doanh theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt

trong trêng hîp kinh doanh hµng hãa thuéc Danh môc hµng

hãa kinh doanh cã ĐK (GiÊy chøng nhËn ®ñ ®iÒu kiÖn

VSATTP).

4.4. Cã Ch¬ng tr×nh b¸n hµng minh b¹ch & kh«ng tr¸i ph¸p

luËt.

4.5. Cã Ch¬ng tr×nh ®µo t¹o ngêi tham gia râ rµng.

Page 593: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

5. Hå s¬ ®Ò nghÞ cÊp GiÊy ®¨ng ký tæ chøc b¸n hµng

®a cÊp

Hå s¬ ®Ò nghÞ cÊp GiÊy ®¨ng ký tæ chøc b¸n hµng

®a cÊp ®îc nép t¹i Së Th¬ng m¹i hoÆc Së Th¬ng m¹i –

Du lÞch cÊp tØnh n¬i doanh nghiÖp ®¨ng ký kinh

doanh.

Hå s¬ bao gåm:

1) §¬n ®Ò nghÞ cÊp GiÊy ®¨ng ký tæ chøc b¸n hµng ®a

cÊp theo mÉu cña Bé Th¬ng m¹i.

2) B¶n sao cã c«ng chøng GiÊy chøng nhËn ®¨ng ký kinh

doanh.

3) V¨n b¶n x¸c nhËn cña ng©n hµng vÒ sè tiÒn ký quü

theo quy ®Þnh.

Page 594: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

4) B¶n sao cã c«ng chøng GiÊy chøng nhËn ®ñ ®iÒu

kiÖn kinh doanh trong trêng hîp kinh doanh hµng

hãa thuéc Danh môc hµng hãa kinh doanh cã ®iÒu

kiÖn (GiÊy chøng nhËn ®ñ ®iÒu kiÖn VSATTP).

5) Danh s¸ch vµ lý lÞch cña nh÷ng ngêi ®øng ®Çu

doanh nghiÖp cã ¶nh vµ x¸c nhËn cña c«ng an x·,

phêng n¬i c tró. §èi víi ngêi níc ngoµi, ph¶i cã x¸c

nhËn cña §¹i sø qu¸n hoÆc c¬ quan l·nh sù t¹i ViÖt

Nam cña níc ngêi ®ã mang quèc tÞch.

6) Ch¬ng tr×nh b¸n hµng cã c¸c néi dung quy ®Þnh.

7) Ch¬ng tr×nh ®µo t¹o ngêi tham gia cã c¸c néi dung

quy ®Þnh.

Page 595: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

6. Thñ tôc cÊp, bæ sung GiÊy ®¨ng ký tæ chøc b¸n

hµng ®a cÊp:

(1) Trong thêi h¹n 15 ngµy lµm viÖc, kÓ tõ ngµy nhËn ®îc

hå s¬ ®Çy ®ñ, hîp lÖ, Së Th¬ng m¹i hoÆc Së Th¬ng m¹i –

Du lÞch cÊp tØnh n¬i doanh nghiÖp ®¨ng ký kinh doanh

cã tr¸ch nhiÖm cÊp GiÊy ®¨ng ký tæ chøc b¸n hµng ®a

cÊp cho doanh nghiÖp khi hå s¬ cña doanh nghiÖp ®¸p

øng ®Çy ®ñ c¸c ®iÒu kiÖn quy ®Þnh.

Trêng hîp kh«ng cÊp GiÊy ®¨ng ký tæ chøc b¸n hµng

®a cÊp, Së Th¬ng m¹i hoÆc Së Th¬ng m¹i – Du lÞch ph¶i

tr¶ lêi b»ng v¨n b¶n vµ nªu râ lý do.

(2) Doanh nghiÖp ®Ò nghÞ cÊp GiÊy ®¨ng ký tæ chøc b¸n

hµng ®a cÊp ph¶i nép lÖ phÝ cÊp GiÊy ®¨ng ký tæ chøc

b¸n hµng ®a cÊp. Møc thu lÖ phÝ vµ chÕ ®é qu¶n lý, sö

dông lÖ phÝ do Bé Tµi chÝnh quy ®Þnh.

Page 596: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

(3) Trêng hîp cã nh÷ng thay ®æi liªn quan ®Õn néi dung

cña Ch¬ng tr×nh b¸n hµng th× doanh nghiÖp cã tr¸ch

nhiÖm lµm thñ tôc ®Ò nghÞ cÊp bæ sung GiÊy ®¨ng ký

tæ chøc b¸n hµng ®a cÊp.

Tr×nh tù, thêi h¹n cÊp bæ sung GiÊy ®¨ng ký tæ

chøc b¸n hµng ®a cÊp thùc hiÖn theo quy ®Þnh t¹i

kho¶n (1) vµ kho¶n (2) nh trªn.

(4) Trong thêi h¹n 15 ngµy lµm viÖc, kÓ tõ ngµy cÊp

hoÆc bæ sung GiÊy ®¨ng ký tæ chøc b¸n hµng ®a cÊp,

Së Th¬ng m¹i hoÆc Së Th¬ng m¹i – Du lÞch cã tr¸ch

nhiÖm b¸o c¸o b»ng v¨n b¶n tíi c¬ quan qu¶n lý c¹nh

tranh thuéc Bé Th¬ng m¹i.

Page 597: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

(5) Khi doanh nghiÖp b¸n hµng ®a cÊp ph¸t triÓn m¹ng

líi b¸n hµng ra c¸c tØnh, thµnh phè trùc thuéc Trung ¬ng

mµ doanh nghiÖp kh«ng ®Æt trô së chÝnh, doanh

nghiÖp ph¶i th«ng b¸o cho Së Th¬ng m¹i hoÆc Së Th-

¬ng m¹i – Du lÞch cña tØnh, thµnh phè trùc thuéc Trung

¬ng ®ã.

(6) Bé Th¬ng m¹i quy ®Þnh mÉu GiÊy ®¨ng ký tæ chøc

b¸n hµng ®a cÊp vµ mÉu Th«ng b¸o tæ chøc b¸n hµng

®a cÊp.

Page 598: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

IV. Ngêi tham gia:

1. §iÒu kiÖn ngêi tham gia:

1.1. Ngêi tham gia b¸n hµng ®a cÊp (sau ®©y gäi chung lµ

ngêi tham gia) lµ c¸ nh©n cã n¨ng lùc hµnh vi d©n sù ®Çy

®ñ, ®· ký hîp ®ång tham gia b¸n hµng ®a cÊp víi doanh

nghiÖp b¸n hµng ®a cÊp.

1.2. Nh÷ng c¸ nh©n sau ®©y kh«ng ®îc tham gia b¸n hµng

®a cÊp:

+ Ngêi ®ang ph¶i chÊp hµnh h×nh ph¹t tï hoÆc cã tiÒn ¸n vÒ

c¸c téi s¶n xuÊt, bu«n b¸n hµng gi¶, qu¶ng c¸o gian dèi, kinh

doanh tr¸i phÐp, trèn thuÕ, lõa dèi kh¸ch hµng, c¸c téi vÒ lõa

®¶o chiÕm ®o¹t t¹i s¶n, lam dông tÝn nhiÖm chiÕm ®o¹t tµi

s¶n, chiÕm gi÷ tr¸i phÐp tµi s¶n;

+ Ngêi níc ngoµi, ngêi VN ®Þnh c ë níc ngoµi kh«ng cã GiÊy

phÐp lao ®éng t¹i VN do c¬ quan cã thÈm quyÒn cÊp.

Page 599: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2. Tr¸ch nhiÖm cña ngêi tham gia:

(1) XuÊt tr×nh thÎ thµnh viªn m¹ng líi b¸n hµng ®a cÊp tríc

khi giíi thiÖu hµng hãa hoÆc tiÕp thÞ b¸n hµng;

(2) Th«ng b¸o ®Çy ®ñ nh÷ng néi dung quy ®Þnh khi b¶o

trî mét ngêi kh¸c tham gia vµo m¹ng líi b¸n hµng ®a

cÊp.

(3) §a tin trung thùc, chÝnh x¸c vÒ lo¹i, chÊt lîng, gi¸ c¶,

c«ng dông, c¸ch thøc sö dông cña hµng hãa ®îc b¸n;

(4) Tu©n thñ quy ®Þnh trong Quy t¾c ho¹t ®éng vµ Ch-

¬ng tr×nh b¸n hµng cña doanh nghiÖp.

Page 600: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3. CÊm ngêi tham gia thùc hiÖn nh÷ng hµnh vi sau

®©y:

(1) Yªu cÇu ngêi ®îc m×nh b¶o trî tham gia vµo m¹ng líi

b¸n hµng ®a cÊp tr¶ bÊt kú kho¶n phÝ nµo díi danh

nghÜa khãa häc, khãa ®µo t¹o, héi th¶o, ho¹t ®éng x·

héi hay c¸c ho¹t ®éng t¬ng tù kh¸c;

(2) Cung cÊp th«ng tin gian dèi vÒ lîi Ých cña viÖc tham

gia b¸n hµng ®a cÊp, th«ng tin sai lÖch vÒ tÝnh chÊt,

c«ng dông cña hµng hãa, vÒ ho¹t ®éng cña doanh

nghiÖp b¸n hµng ®a cÊp ®Ó dô dç ngêi kh¸c tham gia

b¸n hµng ®a cÊp.

Page 601: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Bài 7:

SẢN PHẨM TPCN K-LINK

Page 602: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

SẢN PHẨM TPCN K-LINK

I. ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM K-LINK:

1. Đặc điểm 1: Nguồn nguyên liệu tự nhiên, chủ yếu từ dược thảo.

• Cỏ linh lăng

• Tảo

• Cây thực phẩm: đu đủ, mướp đắng, hạt tiêu, gừng, gạo, lúa mì …

• Cây thuốc: cảm thảo, cốt khí, xuyên tâm liên, trinh nữ …

Page 603: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2. Đặc điểm 2: Quan niệm chăm sóc sức

khỏe theo chu trình 3 bước:

Cân bằng

Bổ sung vi chất

DD lập lại cân

bằng nội môi

1

Hoạt hóa

Bổ sung HCSH

phục hồi cấu trúc,

chức năng các

cơ quan

3

Page 604: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

CÂY CỎ

1. Hỏa chế: sao, sấy

2. Thủy chế: ngâm, tẩm

3. Thủy hỏa chế: chưng, sắc …

1. Chiết

2. Tách

3. Tổng hợp

1. Chiết

2. Nghiền

YH hiện đại TPCNYHCT

3. Đặc điểm 3: Kết hợp hài hòa YHCT + YHHĐ

Page 605: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Dược thảo

Bằng chứng kinh nghiệm

Experiential Evidence

1. Hiểu biết qua tiếp xúc từng trải

trong thực tế.

2. Được áp dụng hữu hiệu trong

cuộc sống.

3. Lưu truyền tới ngày nay

Bằng chứng khoa học

Scientific Evidence

1. Các NCKH

2. Thống kê NCKH trong và ngoài

nước.

3. Các công bố, kết quả NCKH trong

sách, tạp chí KH.

4. Các công bố trong tiêu chuẩn, quy

định quốc gia, quốc tế.

Sản phẩm

Page 606: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

4. Đặc điểm 4: Nguồn gốc xuất xứ(1) Các SP: Tảo, canxi, Bio Green, Collagen: sản

xuất tại Malayssia

(2) Omega-Squa: sản xuất tại Indonesia

(3) Dòng SP Ayurveda: SX tại Ấn Độ

(4) Tất cả đều được Cục ATTP/Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận cho phép lưu hành.

Page 607: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

II. Các sản phẩm

Page 608: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1. DIỆP LỤC TỐ

Page 609: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1.Lịch sử:

• Năm 1780: Nhà hóa học Anh Joseph Priestley : thực vật là nhà máy sản xuất O2 thông qua thí nghiệm cây bạc hà trong cái cốc thắp nến úp ngược.

• Năm 1794, Nhà hóa học Pháp Antonie Lavoisier và BS người Hà Lan Jan Ingenhousz đã phát hiện ra ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong quang hợp.

• Các tác giả: Mục sư Jean Senebier, Theodore de Saussure (Thụy Sĩ) đã tìm thấy: CO2 và H2O là thành phần cần thiết cho phản ứng quang hợp.

• BS người Đức Julius Robert Mayer đã chứng minh được thực vật chuyển đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng hóa học thông qua quá trình quang hợp – Đó là nguồn gốc của sự sống.

• Năm 1817, Joseph Bienaime Carentou và Pierre Joseph Pelletier đã phân lập được chất diệp lục (Chlorophyll).

Page 610: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Quá trình quang hợp:

Ánh sángmặt trời

Chlorophyll

C6H12O6

Lục lạp

Tế bào

thực

vật

+ O2

Tinh bột

Nguồn gốc của sự sống

CO2

H2OPolyme

Page 611: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2. Chlorophyll là gì ?

+ Chlorophyll (chất diệp lục) là sắc tố màu xanh lá cây được tìm thấy ở vi khuẩn lam, trong lục lạp của tảo và thực vật, có vai trò hấp thụ AS mặt trời để thực hiện quá trình quang hợp của cây xanh.

+ Lục lạp (diệp lạp): là những lạp thể màu xanh lục, chứa các sắc tố cần thiết cho sự quang hợp:

- Chỉ có ở cơ quan ngoài ánh sáng của thực vật.

- Mỗi tế bào thực vật có 1-2 lục lạp.

+ Tiếng Hy Lạp:• Chloros = xanh lục

• Phyllon = lá (diệp)

• Chlorophyll = diệp lục

+ Các lạp thể bao gồm:(1) Tiền lạp

(2) Lục lạp (phần trên mặt đất)

(3) Sắc lạp

(4) Vô sắc lạp

Page 612: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Tiền lạp

Bột lạp

(Tinh bột)

Lục lạp

(Quang hợp)

Sắc lạp

(Sắc tố)

• Caroten: màu vàng

• Xanthophyll (diệp hoàng tố): lá mùa thu màu vàng, rụng

• Lycopen: ở lục lạp già (cà chua chín đỏ)

• Casanthin: ớt chín đỏ

Chứa sắc tố

Page 613: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3. Phân loại Chlorophyll:(2 loại chính)

Chlorophyll a: C55H72O5N4Mg• Hấp thu AS có = 430 & 664 nm

• Màu xanh đen

• R=CH3

Chlorophyll b: C55H70O6N4Mg• Hấp thu AS có = 460 & 647 nm

• Màu xanh đậm

• R=CHO

•Tỷ lệ a/b = 3/1

Page 614: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

So sánh cấu trúc và vai trò của

Chlorophyll và Hemoglobin

Giống nhau Khác nhau Vai trò

Chlorophyll

Nhân Porphyrin Nguyên tử trung tâm:

Mg++Máu xanh của

thực vật: Hấp thu

năng lượng từ AS

mặt trời để tổng hợp

Carbonhydat và O2

từ CO2 và H2O

Hemoglobin

(Hb)

Nhân Porphyrin Nguyên tử trung tâm:

Fe++Máu đỏ của động

vật:

1. Hấp thụ và vận

chuyển O2 tới tế

bào.

2. Vận chuyển CO2

tới phổi để thải ra

ngoài.

Page 615: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Chlorophyll

Huyết sắc tố

CHLOROPHYLL

Page 616: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Sodium Copper

Chlorophyllin

CHLOROPHYLL

Cu

Mg

Chlorophyll

Page 617: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#Vai trò của Hemoglobin (máu đỏ).

(Vận chuyển O2 và CO2)

CO2 O2

O2CO2

Page 618: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

H2O

Mặt trời

O2CO2

Chlorophyll

C6H12O6

Vai trò của Chorophyll (máu xanh)(Hấp thụ AS mặt trời để tổng hợp O2 và C6H12O6 từ CO2 và H2O)

Page 619: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

5. Các nghiên cứu về Chlorophyll(Giai đoạn 1912 – 2012)

+ Các công trình đã công bố trên thế giới: 1033.

+ Ba giải Nobel về nghiên cứu Chlorophyll:

(1) Chlorophyll giúp tăng cường Hồng cầu.

Giải Nobel của GS Rich Willstatter (năm 1915).

(2) Chlorophyll giúp thải lọc độc tố khỏi cơ thể.

Giải Nobel của GS Hans Fischer (năm 1930).

(3) Làm sạch cơ thể có thể làm các tế bào duy trì lâu hơn

Giải Nobel của TS Alexig Carrel (năm 1912).

+ Các nghiên cứu về Chlorophyll phòng ngừa K:

(1) Hafatsu và Hykoya et.al (1999):

- Chlorophyll tương tác với các amin dị vòng phòng ngừa sự đột biến tế bào gây ung thư.

(2) Smith WA. et al.

- Chlorophyll ức chế > 65% sự đột biến AND do các chất gây ung thư vú.

(3) Egner PA. et al.

- Chlorophyll liên kết với Aflatoxin với liều 100mg/d x 2 lần, trong 4 tháng đã làm giảm 55% ung thư gan.

(4) Tổng hợp các công trình nghiên cứu cho thấy Chlorophyll có tác dụng bảo vệ trước 50 tác nhân gây K là các hóa chất, độc tố nấm mốc.

Page 620: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

II. TÁC DỤNG CỦA CHLOROPHYLL:

1 Thải độc tố khỏi cơ thể:(Giải Nobel)

Tăng lưu lượng máu + Hàm lượng O2 cao giúp cơ thể

làm sạch độc tố và tạp chất

Chlorophyll kích thích tăng tạo Hb. Hb có khả năng kết hợp với O2 và

CO2 chất dinh dưỡng để vận chuyển đến các mô nuôi sống tế bào và

thải các chất cặn bã (khí thừa và chất độc)

Chlorophyll chống tác hại của bức xạ - phòng ngừa ung thư.

Chlorophyll liên kết với các kim loại nặng và giúp loại ra khỏi cơ thể.

Chlorophyll kích thích nhuận tràng, tăng nhu động, trợ giúp làm

sạch đại tràng.

Page 621: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2Tăng cường Hồng cầu

Cải thiện sức khỏe tim mạch – phòng chống các

bệnh tim mạch (Giải Nobel)

Chlorophyll có cấu trúc tương tự Hb.

tế bào HC chống thiếu máu

Giảm thiếu máu não chống chóng mặt, mất ngủ, mệt mỏi.

Giảm thiểu các bệnh CVD.

Page 622: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3 Chống nhiễm trùng:

Chlorophyll Hb HC O2 tạo môi trường ái khí ức chế

vi khuẩn kỵ khí

Chống nhiễm trùng răng miệng, loại bỏ các VK trong nước bọt và các

cơ miệng.

Chống các VK làm hại bề mặt răng, các mảng bám quanh răng.

Tăng cường sự phát triển VK ưa acid ở đường ruột, là loại VK có lợi.

(VK tự nhiên cần O2 để sinh sôi phát triển) chức năng đường ruột.

Khử mùi hệ thống:

• Mùi hôi của miệng.

• Mùi thối của phân.

Page 623: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

4 Phòng ngừa u bướu:

Chống oxy hóa

Thải các độc chất là tác nhân gây ung thư

Liên kết các chất là Carsinogen (Aflatoxin, Nitrosamin,

Amin dị vòng …) làm mất tác dụng của chúng

Bảo vệ AND tránh bị tổn thương và đột biến.

Page 624: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

5 Tăng cường chức năng gan và tiêu hóa:

Tăng lưu thông mật

Chống táo bón

• Tăng chức năng đại tràng

• Tăng hiệu quả của Probiotics và cân bằng VK đường ruột

( VK Lactobacilus)

Cải thiện tình trạng DM

Chống oxy hóa

Page 625: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

SƠ ĐỒ: THUYẾT GỐC TỰ DO (FREE RADICAL THEORY OF AGING)

Hàng rào

Bảo vệAOFR

-Nguyên tử

-Phân tử

-Ion

e lẻ

đôi,

vòng

ngoài

1. Hệ thống men

2. Vitamin: A, E, C, B…

3. Chất khoáng

4. Hoạt chất sinh hóa:

(chè, đậu tương,

rau-củ-quả, dầu gan cá…)

5. Chất màu thực vật (Flavonoid,

Chlorophyll)

1. Hô hấp

2. Ô nhiễm MT

3. Bức xạ mặt trời

4. Bức xạ ion

5. Thuốc

6. Chuyển hóa

FR

mới

Phản ứng

lão hóa

dây chuyền

Khả năng oxy hóa cao

ADN

Hệ tiêu hóa

Hệ tim mạch

Hệ TK …

Ung thư …

DM, bệnh TH

CVD

Parkinson, Alzeihmer …

7. Vi khuẩn

8. Virus

9. KST

10. Mỡ thực phẩm

11. Các tổn thương

12. Stress.

•Viêm TCLK

•Hư hỏng AND

•Tổn thương mô lành

6. Chống oxy hóa:

Page 626: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Chlorophyll

Hb

HC

O2

7. Giảm nguy cơ bệnh tật

Môi trường ái khí

Chlorophyll

Kiềm hóa máu

Môi trường kiềm

Giảm nguy cơ bệnh tật (CVD, dị ứng, DM, Goude, K,

viêm nhiễm, bệnh khớp, táo bón, thiếu máu … )

Page 627: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

CHẾĐỘ ĂN VÀ NGUY CƠ

SP động vật(Thịt)

SP thực vật(Rau – quả)

Tính acid Tính kiềm

Nguy cơ các bệnh mạn tính:

DM, CVD, Bệnh TK, Bệnh xương

khớp, ung thư …

(+)

(+)

(+) (-)

(+)

(+)Thực phẩm

Page 628: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

8 Tác dụng khác:

+Tăng miễn dịch

(Chống nhiễm trùng, kích hoạt Enzyme và bạch cầu,

tăng phát triển VK Probitics ở đường ruột)

+Giảm nhẹ viêm họng, loại bỏ dịch nhầy mũi, cải

thiện tình trạng hen, ngăn ngừa suy hô hấp.

+Chống VK trong vết thương, giúp nhanh lành vết

thương, giảm viêm nhiễm.

+Cải thiện chức năng tim mạch và phòng ngừa các

bệnh tim mạch.

+Phụ gia phẩm màu xanh (mì ống, bánh keo, kẹo

cao su, rượu, nước giải khát, thuốc)

+ Làm đẹp da

Page 629: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

IV. Ai nên dùng Chlorophyll:

1. Người khỏe mạnh bình thường:

+ Mục đích sử dụng:

- Giữ vững và tăng cường sức khỏe.

- Phòng ngừa các nguy cơ bệnh mạn tính, trong đó có K, CVD, DM …

+ Liều: 100 mg/d

2. Người thường xuyên ăn thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn, TP bảo quản (mỳ ăn liền, BBQ, KFC …)

+ Mục đích:

- Bổ sung các chất thiếu hụt do TP công nghiệp.

- Loại bỏ các nguy cơ do TP công nghiệp tạo ra: AGEs, Amin vòng, Acrelamid, Nitrosamin …

+ Liều: 200-300 mg/d

Page 630: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3. Những người bệnh bị các bệnh mạn tính không lây như: CVD, DM, béo phì, táo bón, nhiễm trùng răng miệng, suy dinh dưỡng, thiếu máu …

+ Mục đích:

- Hỗ trợ làm giảm các nguy cơ bệnh.

- Tăng sức khỏe chung.

+ Liều dùng: 200-300mg/d

4. Đối tượng không nên dùng:

(1). Bênh Wilson: Bệnh di truyền về chuyển hóa, cơ thể không có khả năng về chuyển hóa đồng gây tích tụ đồng trong máu với biểu hiện thần kinh và thoái hóa, xơ gan và suy giảm chức năng gan. Bổ sung thêm Chlorophyll càng làm tăng nặng các triệu chứng.

(2). Bệnh Vaquez: Tăng sinh tủy xương ác tính, dẫn tới tăng lượng hồng cầu quá mức gây máu bị đặc quánh cản trở lưu thông các thành phần khác của máu, gây tắc mạch, viêm xơ, gan to, lách to … Bổ sung thêm Chlorophyll càng làm bệnh thêm trầm trọng.

(3). Rối loạn chuyển hóa Porphyrin: Thường di truyền, sinh ra một sự dị dạng về chuyển hóa Prophyrin biểu hiện cảm quang, đau bụng, rối loạn thần kinh và nước tiểu có màu bất thường (Porphyrin niệu). Bổ sung Chlorophyll làm thêm rối loạn bệnh.

Page 631: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Cỏ linh lăngNguyên liệu chủ yếu để SX Chlorophyll

Tên gọi:+ Tên khoa học: Medicago sativa

+ Tên khác:

• Buffalo herb

• Lucerne

• Tím Medic

• Cỏ linh lăng

• Cây linh thảo

• Cỏ ba lá

• Alfalfa

Page 632: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Đặc điểm thực vật học:

+ Là thực vật lâu năm, có thể sống được 5-12 năm, có khi tới 20 năm, ở khu vực ôn đới.

+ Cao tới 1,0m, lá mọc thành cụm lá chét, mỗi cụm có 3 lá.

+ Các cụm hoa màu tím tía, quả cây xoắn 2-3 lượt, chứa 20-30 hạt. Hoa linh lăng được coi là nơi nuôi các loài côn trùng, đặc biệt là ong.

+ Rễ ăn sâu lòng đất, đôi khi tới 4-5m. Điều này làm cho nó có khả năng chịu hạn cao.

+ Nốt gốc cỏ linh lăng có chứa VKSinorhizobium meliloti có khả năng cố định đạm, tạo ra sản phẩm giàu chất đạm cho gia súc.

+ Cỏ linh lăng có thể gieo hạt về mùa xuân và mùa thu ở khu vực thoát nước, pH đất thích hợp: 6,8-7,5, cần nhiều K và P để phát triển tốt.

+ Có thể thu hoạch (cắt xén và đóng kiện) mỗi năm 3-4 lần, có khi tới 12 lần/năm với năng suất tới 20 tấn/ha.

Page 633: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Lịch sử:

+ Có nguồn gốc từ người Armenia cổ khoảng 2000-1000 TCN.

+ Được người Hy Lạp biết đến khoảng năm 490 TCN, được sử dụng làm thức ăn cho ngựa của quân đội Ba Tư.

+ Được người Hy Lạp và người La Mã cổ cho rằng Cỏ linh lăng đến từ Medi thuộc Iran ngày nay (vì vậy có tên là Medicago). Từ đó được phát triển ra khu vực Trung Á và Địa Trung Hải.

+ Cỏ linh lăng đưa vào Ý từ thế kỷ thứ 1.

+ Đưa vào Tây Ban Nha thế kỷ thứ 8 trong cuộc chinh phục của Umayyad Hispania.

+ Thế kỷ 16 đưa vào Anh, Pháp, Đức và phía Tây châu Mỹ với tên gọi Luzerno do hạt sáng bóng của nó.

+ Hạt giống Cỏ linh lăng được nhập từ Chile vào California năm 1850.

+ Việt Nam cũng đã nhập vào trồng thành công Cỏ linh lăng từ cuối thế kỷ trước.

+ Cỏ linh lăng được người Trung Quốc sử dụng để chữa bệnh.

Page 634: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Trồng trọt:+ Cỏ linh lăng được trồng trọt trên toàn thế giới làm thức

ăn cho gia súc (trâu bò, bò sữa, ngựa, thỏ, cừu …) dưới dạng cỏ khô, thức ăn ủ chua, bãi chăn thả. Cỏ linh lăng cũng được sử dung làm thức ăn cho người dưới dạng salat, rau xanh từ lá cỏ non, mầm hạt, hoặc dạng bột, trà.

+ Sản lượng trên toàn thế giới: 436 triệu tấn/năm

+ Diện tích trồng khoảng: 30 triệu ha, trong đó:

- Bắc Mỹ : 41% (11.000.000 ha)

- Châu Âu : 25% (7.120.000 ha)

- Nam Mỹ : 23% (7.000.000 ha)

- Châu Á : 8% (2.230.000 ha)

- Châu Phi và châu Đại dương: 3% (2.650.000 ha)

+ Các nước trồng nhiều nhất:

- Hoa Kỳ : 9.000.000 (chủ yếu ở California, Idaho và Montana)

- Argentina : 6.900.000 ha

- Canada : 2.000.000 ha

- Nga : 1.800.000 ha

+ Tại Mỹ: hãng Monsanto đã đưa ra giống cỏ linh lăng biến đổi gen Roundup Ready, vẫn còn nhiều tranh cãi về tính an toàn của nó mặc dù đã được trồng 8.000.000 ha ở Mỹ.

Page 635: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Thành phần:Cỏ linh lăng có thành phần các chất dinh dưỡng rất cao

1.Năng lượng: tính cho 100 g

• Năng lượng : 96 KJ (23 kcal)

• Carbonhydrat : 2,1 g

• Chất xơ TP : 1,9 g

• Chất béo : 0,7 g

• Proteine : 4,0g

2. Vitamin (tính cho 100g)

• Vitamin D : 1920 IU/kg

• Vitamin B1 : 0,076 mg (7%)

• Vitamin B2 : 0,126 mg (11%)

• Vitamin B3 (Niacin) : 0,481 mg (3%)

• Vitamin B5(Acid Pantothenic): 0,563 mg (11%)

• Vitamin B6 : 0,034 mg (3%)

• Vitamin B1 (Folate) : 36 mg (9%)

• Vitamin C : 8,2 mg mg (10%)

• Vitamin K : 30,5 mg (29%)

• Vitamin A

• Vitamin E

Page 636: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3. Chất khoáng: (tính cho 100g)• Ca : 32 mg (3%)

• Fe : 0,96 (7%)

• Mg : 27 mg (8%)

• Mn : 0,188mg (9%)

• P : 70 mg (10%)

• K : 79(2%)

• N : 6 mg (0%)

• Zn : 0,92 mg (10%)

4. Hoạt chất sinh học:+ Chlorophyll: Hàm lượng cao gấp 4 lần thực vật khác.

+ Phytoestrogen (kích thích tố nữ):

• Spinasterol

• Coumesstrol

• Coumestan

+ Flavonoids, Isoflavones.

+ L-Canavanine (acid amin độc, xuất hiện khi hạt giống này mầm khi thiếu AS)

Page 637: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

TÁC DỤNG CỦA CỎ LINH LĂNG

1. Đối với tim mạch

• Lipid máu, TG.

• Cholesterol máu

• Chống VXĐM

• HA

• Chống thiếu máu, mệt mỏi

2. Chống nhiễm trùng:

• Chống nhiễm trùng do VK, virus.

• Chống nhiễm trùng răng miệng, khử mùi hôi

• Chống nhiễm trùng vết thương, làm mau lành vết thương.

• Chống viêm hô hấp.

3. Đối với bệnh tiêu hóa:

• Chống viêm loét dạ dày

• Tăng chức năng ruột, chức năng gan, tăng SX men gan.

• Kích thích sự thèm ăn.

• Phòng chống DM (tăng SX Insulin và giảm kháng Insulin)

Loại trừ chất độc và chứng bệnh ngoài da. Chống viêm

tuyến tiền liệt, rối loạn bàng quang:

Phòng chống ròn móng tay, dễ gãy

Tăng trưởng phát triển tóc

Chống RL kinh nguyệt và RL giai đoạn tiền mãn kinh

4. Tác dụng khác:

Page 638: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Độc tính của Cỏ linh lăng:

1. Độc tính của Cỏ linh lăng: là acid aminL- Canavanin: Hạt giống thô và hạt giống nảy mầm trong điều kiện thiếu AS sẽ tạo

ra L-Canavanine: L- Canavanine vào cơ thể gây các hậu quả:

+ Tái phát chứng Lupus ban đỏ hệ thống.

+ Gây chứng Pancytonia (Giảm toàn thể các huyết cầu).

+ Cạnh tranh Arginine, kết quả là tổng hợp các Protein bất thường.

2. Khuyến cáo các nguy cơ:(1) Tránh dùng số lượng lớn hạt không nảy mầm.

(2) Những người có di chứng bệnh tăng HC tránh dùng lượng lớn hạt cỏ linh lăng.

(3) Những người có hệ miễn dịch kém tránh dùng hạt cỏ linh lăng dù hạt chưa hoặc hạt nảy mầm.

(4) Không dùng trong thời kỳ có thai: Hạt cỏ linh lăng có 2 tác nhân hóa học là: Stachydrine và Homostachydrine là những tác nhân có thể khởi động kinh nguyệt và đưa đến hậu quả sảy thai.

3. Khuyến cáo của FDA (Mỹ): Những người không nên ăn mầm cỏ linh lăng:

• Người giảm miễn dịch.

• Phụ nữ có thai

• Người già, trẻ em

• Phụ nữ đang thời kỳ cho con bú

• Ung thư (do Cu kích thích khối u phát triển)

• Gut

• Lupus

Page 639: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

SP – TPCN: K-Liquid Chlorophyll

+ Thành phần:• Nước tinh khiết : 495,6g

• Sodium Copper Chlorophyllin: 4g

• Sorbic acid : 0,2g

• Sodium benzoate : 0,2g

+ Công dụng: (1) Giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ

thể, hạn chế lão hóa và vết nhăn trên da.

(2) Giúp tăng cường khả năng thải các loại chất cặn bã trong cơ thể.

+ Quy cách: chai 500ml

+ Cách dùng: lắc đều, pha 1 thìa với 250ml nước, khuấy đều rồi uống

Page 640: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2. Vi tảo Spirulina:

Page 641: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Vi tảo Spirulina:

+ Tên khoa học: Spirulina platensis+ Thực chất:

- Không thuộc Tảo (Tảo là nhóm sinh vật có nhân thật).

- Thuộc nhóm vi khuẩn Lam (Cyanobacteria)(nhóm sinh vật có nhân nguyên thủy).

Thuộc chi Arthrospira. Tên khoa học hiện nay là: Arthrospira platensis, thuộc bộ Arthrospira, họ Cyanobacteria.

+ Tiếng Việt: tảo Spirulina, Tảo xoắn, vi tảo, tảo lam.

+ Hình xoắn lò xo (dưới kính hiển vi) màu xanh lam với kích thước: 0.25 mm. Sống môi trường giàu HCO3, độ kiềm cao (pH=8,5-11)

(Hồ nước kiềm Vân Nam - Trung Quốc rất phong phú).

Page 642: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Lịch sử:

Năm 1964, nhà nhân chủng học Clement (Pháp) khảo sát sự đa dạng sinh học tại Cộng hòa Chad (châu Phi), nhận thấy:

• Spirulina là nguồn thức ăn cho người Aztec từ trước thế kỷ 16.

• Spirulina phát triển phong phú tại hồ Texcoco (Cộng hòa Chad).

• Đất đai vùng hồ cằn cỗi, đói kém quanh năm. Nhưng thổ dân khỏe mạnh, cường tráng do sử dụng 1 loại bánh màu xanh lá: Dihe, nguyên liệu là tảo spirulina vớt lên từ Hồ Texcoco;

• Năm 1970, đã xây dựng nhà máy lớn khai thác và chế biến Spirulina đầu tiên bên hồ.

• Sau này được phát hiện ở cả châu Mỹ, châu Á và được nuôi trồng rộng rãi ở các nước Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ … và nhiều nước trên thế giới. Đến nay đã có hàng trăm công ty sản xuất – kinh doanh Spirulina.

• Tảo Spirulina đưa vào Việt Nam năm 1985 do GS Ripley D.Fox (Pháp). Đến nay đã có nhiều cơ sở nuôi trồng và sản xuất (viện công nghệ sinh học, Bình Thuận, Ninh Thuận, Hà Nội, Đồng Nai, Daklak …)

• Nga đã tặng bằng sáng chế giải thưởng cho Spirulina, coi là thức ăn y học chống dị ứng do phóng xạ gây ra.

• WHO: công nhận tảo Spirulina là thực phẩm bảo vệ sức khỏe tốt nhất của loài người ở thế kỷ 21.

• FDA (Mỹ): công nhận Spirulina là nguồn Protein tốt nhất.

• Hàng triệu người trên thế giới đang dùng Spirulina.

• Chiến tranh thế giới thứ II: Tảo là thức ăn chống đói ở Nhật.

• NASA: Tảo là thực phẩm vũ trụ

Page 643: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Thành phần:1. Protein:+ Hàm lượng: 51-71%

• Gấp 3,4 lần thịt bò loại 1.

• Gấp 3,5 lần thịt gà Ta.

• Gấp 3,7 lần thịt lợn nạc.

• Gấp 4 lần thịt chó Quê.

+ Đủ 20 acid amin và 8 acid amin cần thiết:

• Arginin : 4,1 g/100g

• Alanine : 4,5 g/100g

• Leucine : 4,9 g/100g

• Isoleucine : 3,2 g/100g

• Lysine : 3,0 g/100g

• Valine : 3,5 g/100g

• Glycine : 3,0 g/100g

• Threonine : 2,9 g/100g

• Phenylalanine : 2,7 g/100g

• Trytopan …

• Serine, Proline, acid Glutamic, acid Aspartic …

+ Chỉ số hóa học (Chemical Score – CS) rất cao: các acid amin chủ yếu (Leucin, isoleucine, Valin, Lysin, Methionin, Trytophan) đều có mặt và tỷ lệ vượt trội so tiêu chuẩn FAO.

+ Chỉ số tiêu hóa và Hệ số sử dụng (Net Proteine Utilization – N.P.U) rất cao (80-85% Protein của tảo hấp thu sau 18h).

Page 644: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2. Lipide:+ Hàm lượng: 7,0% (chủ yếu là acid béo không no).

+ Thành phần: đủ các acid cần thiết cho cơ thể:

• Acid Linoleic (LA) : 13.784 mg/1kg

• Acid - Linolenic (GLA): 11.980 mg/kg (tiền chất Prostaglandin) (cao hiếm thấy trong các sản phẩm tự nhiên).

• Acid α-Linolenic (ALA)

• Acid Stearidonic (SDA)

• Acid Eicosapentaenoic (EPA)

• Acid Docosahexaenoic (DHA)

• Acid Arachidonic (AA)

3. Glucide:+ Hàm lượng: 16,5%

+ Thành phần:

• Chủ yếu là β-Glucan

• Polysaccharide

• Chất xơ: 3,6 g/100g

Page 645: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

4. Vitamin: có 12 loại Vitamin với hàm lượng rất cao:

(Tính cho 100g Spirulina khô)

• Vitamin B1 : 2,4 mg

• Vitamin B2 : 3,6 mg

• Vitamin B3 (Niacin) : 12,8 mg

• Vitamin B5 (acid Pantothemic): 3,5 mg

• Vitamin B6 : 0,4 mg

• Vitamin B9 (acid Folic) : 94 mg

• Vitamin B12 : 3000 g (gấp 2 lần gan bò)

• Choline (Vitamin J) : 66 mg

• Vitamin C : 25,5 mg

• Vitamin E : 5mg

• β– Caroten : 122.500g (gấp 10 lần cà rốt)

• Vitamin K : 200 g

Page 646: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

5. Chất khoáng: (trong 100g khô)

• Ca : 120-300 mg (cao gấp 26 lần sữa)

• Mg : 195 mg

• Mn : 1,9 mg

• Fe : 58-64 mg

• Zn : 2,0 mg

• K : 1.363 mg

• P : 118 mg

• Na : 1.048 mg

• I2.

Page 647: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

6. Hoạt chất khác:• Polyphenols

• Steroids

• Cumarin

• Tanin

• Chất màu: Zeaxanthin, Phycocyanin.

• SQDG (Sulphoquinovosyl Diacylglycerol): ức chế phát triển virus.

• Ca-SP (Calcium – Spirulan): ức chế phát triển virus

• Phycocyanobilin: ức chế virus.

Page 648: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

TÁC DỤNG:1. Chống suy dinh dưỡng, thiếu máu, còi xương.

+ Hàm lượng phong phú các Vitamin, chất khoáng và các acid amin.

+ Kích thích tế bào tủy xương, phục hồi chức năng tạo máu.

+ Là một loại sản phẩm cao cấp chống suy dinh dưỡng và còi xương, tốt cho người già, trẻ em và phụ nữ.

2. Kháng khối u:

+ Ức chế mạnh men tổng hợp AND trên các tế bào ung thư.

+ Chất Phycocyanobilin ức chế men NADPH –Oxydase làm ức chế phát triển virus (HIV, Viêm gan B), tác dụng giảm nguy cơ K.

+ Ca-SP: Ức chế các men nội bào Endonuclease làm ức chế ADN gây kháng lại virus.

+ SQDG cũng là chất ức chế virus.

+ Chống tổn thương do phóng xạ và phục hồi tổn thương do phóng xạ.

Page 649: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3. Tăng sức đề kháng, tăng miễn dịch:

+ Giàu acid amin có tác dụng tăng sức đề kháng cơ thể.

+ Polysaccharide làm tăng tế bào Đại thực bào, tăng tế bào NK của lách và tăng sản xuất Cytokin IL.

4. Với tim mạch:+ Giảm mỡ máu, giảm Cholesterol, TG, LDL và

tăng HDL.

+ Giảm HA do ức chế thụ cảm thể α, gây giãn mạch ngoại vi.

+ Chống đông máu, chống hình thành cục máu đông.

+ Chống VXĐM (acid béo không no, Vitamin E, β-Caroten, Vitamin C, Polyphenol …)

Page 650: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

5. Chống oxy hóa, chống lão hóa, làm đẹp da.

+ Vitamin E,Vitamin C, β-Caroten chống oxy hóa mạnh.

+ Polyphenol, các chất khoáng và Vitamin khác cũng có tác dụng chống hình thành gốc tự do, phân hủy và đào thải gốc tự do.

+ Lượng Ca cao tác dụng chống loãng xương, đặc biệt cho phụ nữ và người già.

+ Các acid béo không no, các Vitamin, chất khoáng, acid amin phong phú làm giảm tốc độ lão hóa, làm tăng tái tạo Collagen, làm da dẻ trẻ trung, mịn màng.

+ Bổ sung Phytohormone.

6. Tác dụng khác:

• Giảm đường máu, phòng chống đái tháo đường.

• Chống co thắt phế quản.

• Cân bằng Hormone (bổ sung Sterols thực vật).

• Chống mệt mỏi, suy yếu, tạo sức khỏe bền vững, tự nhiên, toàn diện.

• Giảm béo

• Tăng chức năng tình dục (Arginin, Trytophan, kẽm)

• Thải chất độc, kim loại nặng.

Page 651: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

SP-TPCN: K-Liquid Organic Spirulina

+ Thành phần:• Nước : 49,962%

• Nước ép quả : 45,000%

• Bột Spirulina : 1,500%

• Hương liệu dâu tây : 0,810%

• Citric acid : 0,300%

• Xanthangum : 0,200%

• Carnioisine : 0,048%

• Sodium benzoate : 0,040%

• Potassimsorbate : 0,040%

Page 652: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

+ Công dụng:(1) Bổ sung vitamin, khoáng

chất cần thiết cho cơ thể, chống suy dinh dưỡng và thiếu máu.

(2) Tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế lão hóa.

+ Quy cách: hộp 7 gói x 15ml

+ Cách dùng: mỗi lần pha 1 gói với 250ml nước (hoặc sữa, nước hoa quả, nước trà …), lắc khuấy đều rồi uống. Ngày có thể uống 1-5 lần

Page 653: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3. Canxi:

Page 654: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

CHỨC NĂNG CỦA BỘ XƯƠNG

1. Nâng đỡ cơ thể

2. Bảo vệ làm chỗ dựa cho các cơ quan

3. Vân động (cùng hệ cơ, khớp)

4. Tạo huyết

5. Kho dự trữ chất khoáng (Calci)

Page 655: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Loãng xương

• Loãng xương là quá trình giảm

khoáng của xương do sự điều

chuyển Calci từ xương vào

máu bởi tác dụng ưu thế của

hủy cốt bào (Osteoclast) so với

tạo cốt bào (Osteoblast).

• Loãng xương khác với nhuyễn

xương (Osteomalacia) là dạng

khác của giảm khoáng do thiếu

Vitamin D.

Page 656: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Các yếu tố nguy cơ gây

loãng xương

1. Mãn kinh sớm: sự giảm Oestrogen là nguyên nhân gây loãng xương.

2. Nữ giới.

3. Di truyền.

4. Cấu trúc xương mỏng.

5. Chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp: thể hiện cân nặng cơ thể thấp.

6. Hút thuốc lá: làm giảm tỷ trọng xương.

7. Nghiện rượu: do ảnh hưởng chuyển hóa protein, Ca, độc với cốt bào.

8. Lối sống tĩnh tại: làm giảm khối lượng xương.

9. Chế độ ăn: nghèo Ca, nghèo các Vitamin, khoáng chất.

10.Ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Page 657: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Vai trò của Calci1. Ca là nguyên tố nhiều nhất trong cơ

thể chiếm 1,6% trọng lượng cơ thể, khoảng 1000-1500g.

+ Ca là thành phần chính của xương, răng, móng: 99%, còn 1% ở máu, dịch ngoài bào và tổ chức phần mềm.

+ Cùng với P, Mg, Ca có vai trò hàn gắn các điểm xương bị tổ thương, giúp xương phát triển và giữ được tính cứng chắc.

2. Là thành phần chính trong quá trình cốt hóa của xương.

Page 658: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3. Do phải chịu sức nén của cơ thể và sự ma sát khi vận động, các tế bào xương ở đầu khớp xương bị vỡ ra, rồi lại được tái tạo. Quá trình này cần có:

- Vitamin kích thích sự hấp thu Ca.

- Mg điều phối Ca vào xương.

- Ca cùng với P tạo ra những tế bào xương mới.

4. Ca giữ vai trò truyền dẫn thông tin thứ hai trong hoạt động của cơ thể, tham gia vào toàn bộ các hiện tượng của cơ thể và công năng của tế bào.

Page 659: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

5. Ca còn liên quan đến quá trình

đông máu, hiện tượng co cơ,

nhịp đập của tim. Tỷ lệ Ca ở

màng tế bào, trong tế bào và

nhân tế bào có ảnh hưởng

quyết định tới năng lượng tế

bào.

6. Trẻ sơ sinh, trẻ em ở tuổi lớn,

phụ nữ mang thai, phụ nữ cho

con bú, sau mãn kinh, người

già,người bị gãy xương có nhu

cầu cao Ca. Người trưởng

thành, người có thói quen uống

nước có ga, uống cafe hàng

ngày, uống thuốc Corticoid đều

cần được bổ sung Ca.

Page 660: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Trước bữa

ăn:Kênh K+: mở

Kênh Ca2+: đóng

Page 661: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Đường gửi tín hiệu tới tế bào beta

Kênh K+: đóng

Kênh Ca2+: mở

Tạo và bài tiết insulin

Sau bữa ăn

Page 662: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Ghi chú:1,7. Xung thần kinh

2. Kênh Calci

3. Bóng chứa chất dẫn truyền TK

4. Chất dẫn truyền TK

5. Receptor

6. Điện thế màng sau đuôi gai.

Hình: QUÁ TRÌNH DẪN TRUYỀN XUNG ĐỘNG THẦN KINH QUA SYNAP:

Page 663: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

DẪN TRUYỀN XUNG ĐỘNG THẦN KINH QUA SYNAP:

. Sung TK lan tới Cúc tận cùng sợi trục.

. Mở kênh Calci: Ca++ từ dịch mô vào dịch bào ở Chùy Synap gắn vào mặt màng bóng chứa chất dẫn truyền TK, gây vỡ các bóng và giải phóng chất dẫn truyền TK vào khe Synap.

. Chất dẫn truyền TK gắn vào các Receptor ở màng sau làm xuất hiện điện thế hoạt động và dẫn truyền đi tiếp.

. Có 2 loại Receptor:

(1) Receptor kích thích (mở kênh Na, Na+ đi vào làm hiệu điện thế màng tăng).

(2) Receptor ức chế (Mở kênh K, K+ đi ra, Cl- đi vào hiệu điện thế âm)

. Số phận chất dẫn truyền TK: bị khử hoạt 3 cách:

(1) Tái hấp thu để sử dụng lại

(2) Bị men đặc hiệu phân giải. Ví dụ:

- Men Acetylcholinesterase phân giải Acetylcholin thành ion Acetat và Cholin.

- MAO phân giải Catechinlamin và Serotonin.

(3) Khuyếch tán khỏi khe Synap vào dịch xung quanh và bị men đặc hiệu phân giải

Page 664: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Nhu cầu bổ sung Calci hàng ngày :

TT LỨA TUỔI LƯỢNG Ca DÙNG HÀNG NGÀY(mg)

1 Trẻ sơ sinh 300 - 400

2 Trẻ từ 1-3 tuổi 600

3 Trẻ từ 4-9 tuổi 700

4 Trẻ từ 10-12 tuổi 1.000

5 Trẻ từ 13-19 tuổi 1.200

6 Người lớn 800-900

7 Phụ nữ có thai:

• Thời kỳ đầu 800

• Thời kỳ giữa 1.200

• Thời kỳ cuối và cho con bú 1.200

8 Người già 1000-1200

9 Phụ nữ đã mãn kinh 1200-1500

Page 665: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Vì sao cơ thể thiếu Calci ?

1. Hàm lượng Ca trong bữa ăn không đủ.

+ Ăn ít sữa. Trong sữa có hàm lượng Ca cao hơn các thực phẩm khác (1 lít sữa bò có 600-700mg Ca). Người ở các nước phát triển: ăn 300 lít sữa/năm.

Ở châu Á và Việt Nam: chỉ khoảng 4-5 lít sữa/năm.

+Ăn nhiều rau quả: hàm lượng Ca trong rau quả giảm do dùng phân bón hóa học và chất kích thích, các loại axit trong rau qủa làm giảm hấp thụ Ca.

+ Cách đun nấu cũng làm thất thoát Ca.

Page 666: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Vì sao cơ thể thiếu Calci ?

2. Tỷ lệ Ca/P không hợp lý, làm giảm hấp thu Ca.

3. Dùng thường xuyên các thuốc kích thích dẫn đến mềm xương, gãy

xương

4. Thuốc chống axit dạ dày gây giảm hấp thu Ca.

5. Ít vận động, thiếu ánh nắng mặt trời làm cơ thể không hấp thụ được Ca.

6. Thói quen hút thuốc lá nhiều, uống nhiều rượu, uống trà đặc, nhiều café đều cản trở hấp thu Ca.

7. Thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm ô nhiễm có hàm lượng Ca thấp và ảnh hưởng tới hấp thu Ca

8. Lão hóa.

9. Mãn kinh, thiếu Hormone sinh dục.

Page 667: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Nồng độ Calci trong cơ thể

1. Nồng độ Ca trong máu ở người lớn bình

thường: 9-11mg/dl

+ Nếu tụt ≤ 7mg/dl: gây chuột rút, co giật

chân tay….

+ Nếu tăng ≥13mg/dl : gây loạn nhịp nhiều

tai biến nguy hiểm.

2.

3.

Nếu nồng độ Ca và tỷ lệ trên thay đổi sẽ gây ra sự khó chịu và bệnh tật!

Nồng độ Ca trong xương

Nồng độ Ca trong máu

10.000

1

Nồng độ Ca dịch ngoài bào

Nồng độ Ca trong tế bào

10.000

1

Page 668: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Điều tiết Ca trong cơ thể

1. Khi thức ăn không cung cấp đủ Ca, nồng độ Ca huyết tạm thời giảm xuống. Thông tin này được chuyển qua hệ TKTW, chỉ đạo tuyến cận giáp trạng tiết ra PTH thúc đẩy Ca dạng hợp chất từ xương chuyển thành ion Ca bổ sung vào máu để duy trì nồng độ Ca huyết.

+ Quá trình điều tiết này diễn ra trong tích tắc, các triệu trứng lâm sàng cũng chỉ xảy ra vài giây đến 1-2 phút là hết, vì nồng độ Ca huyết được phục hồi rất nhanh. Do vậy nếu chỉ căn cứ nồng độ Ca huyết là thiếu chính xác !

Page 669: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2. Nếu tuyến giáp bị kích thích liên tục, phải làm việc quá mức, dẫn đến không kiểm soát được nồng độ Ca huyết, làm nồng độ Ca huyết tăng cao. Thông tin này được chuyển lên TKTW chỉ đạo tuyến giáp trạng tiết ra Hormone Calcitonin có tác dụng chuyển lượng ca dư thừa trong máu tới các tổ chức khác để duy trì ổn định Ca huyết.

Page 670: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Đây là quá trình “Ca di chuyển”, giúp ổn định nồng độ Ca huyết nhưng lại phát sinh các nguy cơ khác:

1. Nếu Ca huyết di chuyển về xương thì gây vôi hóa, gai xương.

2. Di chuyển vào niệu đạo, mật gây sỏi.

3. Di chuyển đến thành động mạch gây xơ cứng động mạch.

4. Di chuyển tới tế bào thần kinh gây lão hóa, lú lẫn.

5. Di chuyển đến tổ chức phần mềm gây xơ cứng, lão hóa.

Page 671: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Hậu quả của thiếu Ca

1. Với xương – răng:

1.1 Trẻ em : bệnh còi xương.

+ Nhẹ: xương phát triển rất nhỏ, yếu xương, mềm xương.

+ Nặng: còi coc, chậm lớn, lùn, còng… răng phát triển dị hình, mọc không đều, dễ bị sâu răng.

1.2 Người lớn: gây xốp xương, loãng xương.

Page 672: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2. Thiếu Ca và Hệ thống miễn dịch

+ Hệ thống miễn dịch là “bác sĩ tùy thân” và là “đội vệ sĩ” của cơ thể.

+ Ca giữ vai trò truyền dẫn thông tin thứ hai trong cơ thể, tức là truyền dẫn thông tin cho bạch cầu khi có các tác nhân tấn công như VK, virus, độc tố, tác nhân gây hại… Đồng thời Ca còn kích hoạt khả năng di chuyển của Bạch cầu.

Page 673: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3. Thiếu Ca và Hệ thần kinh:+ Ca có vai trò quan trọng trong truyền dẫn thần kinh.

Thiếu Ca, hoạt động truyễn dẫn th bị ức chế, công năng hưng phấn và ức chế thần kinh bị suy giảm.

+ Ở trẻ em: hay quấy khóc về đêm, rối loạn chức năng vận động, hay quấy khóc.

+ Người già: suy nhược thần kinh, năng lực điều tiết thần kinh suy giảm (hay quên, mất ngủ, hoặc ngủ li bì, dễ cáu gắt, hay mơ, đau đầu, tính tình thay đổi.

Page 674: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

4. Thiếu Ca và cơ bắp:Ca giữ vai trò quan trọng trong hoạt động co – giãn cơ. Thiếu Ca

gây khả năng đàn hồi cơ giảm, co giãn kém:

+ Biểu hiện ở tim: tim đập yếu, chức năng chuyển máu kém khi lao

động, vận động lên gác đẽ thấy hồi hộp, thở dốc vã mồ hôi.

+ Biểu hiện ở cơ trơn: suy giảm chức năng tiêu hóa (chán ăn, đầy

bụng, táo hoặc tiêu chảy).Phụ nữ khi sinh nở tử cung co bóp

chậm và yếu, khó đẻ.

Người già dễ bị chứng đái dầm.

+ Biểu hiện ở cơ bắp: sức yếu, tay chân mỏi mệt rã rời, thể lực suy

nhược.

Page 675: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

5. Thiếu Ca và “đau sinh trưởng”

+ Trẻ em ban ngày vận động, chạy nhảy bình thường về đêm hay bị đau chân. Đó là “đau sinh trưởng”.

+ Cơ chế: khi ở trạng thái vận động không thấy đau, khi ở trạng thái yên tĩnh, về ban đêm, đau tăng lên là do khi ngủ Hormone sinh trưởng tăng tiết, vào máu, đến xương, kích thích xương tăng trưởng. Khi thiếu Ca, sự giãn nở của xương bị cản trở, tác động đến màng ngoài của xương, nơi có nhiều thụ cảm thể thần kinh gây đau.

Page 676: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

6. Thiếu Ca và Đau dạ dày, ruột co thắt:

Thiếu Ca, làm co thắt cơ trơn đường tiêu hóa, gây đau.

Đặc điểm: đau từng cơn, hay vào sáng khi chưa ăn gì, tự khỏi.

7. Thiếu Ca và Bệnh yếu xương(cốt nhuyễn hóa):

+ Nguyên nhân do thiếu Ca và thiếu vitamin D. Hay gặp ở phụ nữ mang thai, sản phụ và người già.

+ Biểu hiện đi lên, xuống gác khó khăn, bước đi nặng nề, vất vả. Thân hình thấp đi, xương chậu biến dạng, huyết áp cao, chân phù nước tiểu trắng đục, loãng xương, răng lung lay, đẻ khó.

Page 677: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

8. Thiếu Ca và chứng loãng xương: nguyên nhân:

8.1: Tuổi tác: người già ít hoạt động ngoài trời, thiếu ánh nắng, thiếu vitamin D. Chức năng dạ dày, ruột gan, thận, tạo xương suy yếu.

8.2: Giảm Horomne nữ:

+ Hormone sinh dục nữ giúp hấp thu Ca.

+ Phụ nữ mạn kinh: giảm và thiếu Hormone sinh dục nữ, làm tăng tốc độ Ca từ xương vào máu, gây thừa, loãng xương.

+ Khối xương đạt tới đỉnh ở khoảng 30-40 tuổi, sau đó độ khoáng hóa giảm dần. Phụ nữ sau mãn kinh mỗi năm mất 2-3% Calci. Đến 60 tuổi trở đi, lượng Ca chỉ còn 50% so với lúc trẻ.

8.3: Hormone cận giáp trạng:

Do Ca từ thức ăn không đủ, tuyếncan giáp trạng tăng tiết Hormone để điều chỉnh Ca trong xương vào máu, duy trì ổn định nồng độ Ca huyết. Tình trạng kéo dài, làm cho tuyến cangiáp trạng không còn kiểm soát được nữa, Ca trong xương liên tục thất thoát, gây loãng xương

Page 678: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

8.4. Chế độ ăn thiếu Ca, P, Mg,Albumin, axit amin và các nguyên tố vi lượng góp phần làm loãng xương.

8.5. Suy giảm miễn dịch: miễn dịch suy giảm góp phần gây loãng xương.

Page 679: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

9. Thiếu Ca và xương bị vôi hóa

+ Trước đây khoa học cho rằng: vôi hóa là do thừa Ca.

+ Ngày nay thấy rằng vôi hóa xuất hiện cùng cả loãng xương do thiếu Ca. Khi cơ thể bị thiếu Ca, tuyến cận giáp trạng tăng tiết Hormone PTH điều chuyển Ca vào máu. Do tuyến cận giáp trạng hoạt động quá mức, làm tăng Ca huyết quá cao. Thông tin này chuyển đến tuyến giáp, tuyến giáp tăng tiết Hormone Calcitonin,làm điều chuyển Ca trở lại xương và các tổ chức khác nhau trong cơ thể. Đây là Ca có chứa nhiều tạp chất khác nhau, theo đường máu về xương và những nơi có thể trả. Do mạch máu phân bố trong cơ thể không đều, nơi vào mao mạch nhiều hơn thì Ca trả về nhiều hơn. Các khớp xương có nhiều mạch máu nên gai xương hay phát phát sinh ở khớp xương, các đốt sống.

Page 680: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Các xương hay bị vôi hóa là:

9.1 Vôi hóa đốt sống cổ: biểu hiện đau mỏi ở cổ, đau tăng lên lan ra vai gáy, tê tay… nguyên nhân do gai xương chèn ép vào dây thần kinh, chèn ép mạch cổ, chèn ép thực quản…

9.2 Vôi hóa đốt sống thắt lưng:biểu hiện đau, tê, yếu và teo cơ chân. Nặng có thể đi lại khó khăn, đi tập tễnh hoặc liệt.

Page 681: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

10. Thiếu Ca và gãy xương

+ Khi cơ thể thiếu Ca, trước tiên nồng độ Ca huyết giảm, thông tin được chuyển đến tuyến cận giáp trạng tăng tiết Hormone PTH điều chuyển Ca vào máu, làm hàm lượng Ca trong xương giảm,độ đặc của xương kém đi, nên khi bị ngoại lực tác động, dễ bị gãy.

+ Khi bị gãy xương nếu thiếu Ca, xương chậm liền.

Page 682: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

11. Thiếu Ca và các tác dụng khác

+ Thiếu Ca, ảnh hưởng tới qua trình đông máu và dễ xuất huyết.

+ Ca có khả năng kích hoạt Enzym nên có tác dụng nhất định trong việc giảm mỡ máu và giảm béo.

+ Ca còn làm cho tế bào tăng kết dínhvới nhau tạo nên các tổ chức , cơ quan như tim, gan, tỳ, phổi, thận… Nếu dịch thể ngoài tế bào thiếu Ca, tế bào kém khả năng kết dính, công năng của các tổ chức, cơ quan suy giảm, sớm lão hóa.

+ Ca còn có tác dụng bảo vệ đường hô hấp: làm chức năng chuyển động của lớp tế bào lông của đường hô hấp được duy trì và tăng cường, có tác dụng đẩy chất cặn bã ra ngoài.

Page 683: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

SP-TPCN: K-OsteoCal Seaweed Calcium

Blend with Soy Protein(Canxi tảo biển K-OsteoCal)

+ Thành phần:

• Canxi từ tảo biển : 0,3 mg

• Vitamin B1 : 0,5 mg

• Vitamin B2 : 0,5 mg

• Vitamin B12 : 0,6 mg

• Vitamin B6 : 0,6 mg

• Vitamin B3 : 5,7 mg

• Vitamin E : 3,4 mg

• Vitamin C : 35,5 mg

• Vitamin D3 : 3,6 mg

• Vitamin A : 358,9 g

• D-Biotin : 13 g

• Canxi : 360 mg

• Magie : 28 mg

• Phốt pho : 504 mg

• Zẽm : 2,36 mg

• Bột đậu tương : 9,79 mg

• Protein tách từ đậu tương : 3,15mg

• Sữa bột tách kem : 4g

• Whey protein hydrolysate :0,6g

• Tricalcium phosphate : 0,3g

• Colostrum : 0,1g

• Marine collagen : 0,01g

Page 684: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

+ Công dụng: Bổ sung chất

đạm, vitamin và chất khoáng

cần thiết giúp tăng cường sức

đề kháng, tăng cường thể lực

và hạn chế loãng xương.

+ Quy cách: 20g/gói – 15

gói/hộp

+ Cách dùng: Ngày uống 1-

2 lần, mỗi lần 1 gói. Hòa một gói

vào cốc nước ấm 200ml khuấy

đều và uống ngay trước bữa ăn.

Page 685: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

4. Acide béo -3 & Squalene:

Nhóm -3 gồm:

(1) Acid Linolenic (18:3, -3 ):

Tiền chất tạo ra:

(2) Acid Eicosapentaenoic

(EPA, 20:5, -3 )

(3) Acid Docosahexaenoic

(DHA, 22:6, -3 )

Page 686: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1. Tác dụng:

(1) Làm giảm cholesterol

(2) Giảm triglycerid ở người có

TG cao

(3) Phòng chứng loạn nhịp tim,

rung tâm thất

(4) Chống hình thành huyết khối

(5) Điều chỉnh giảm HA ở thể cao

HA nhẹ.

Vai trò Acid béo chưa no

có nhiều nối đôi nhóm - 3:

Page 687: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2. Các acid béo - 3 có nhiều trong cá, dầu cá, thủy sản

- Các acid béo - 3 nguồn gốc thực vật (acid - Linolenic -ALA) cũng có tác dụng tương tự.

3. Các DHA, EPA: còn có tác dụng tham gia cấu tạo, phát triển não bộ, tăng trí nhớ, khả năng tập trung và sự tham muốn, phát triển năng lực phối hợp vận động và tăng sức đề kháng.

4. Nhu cầu: 0,5 – 1% năng lượng.

Page 688: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

-6-3

41

Acid -3

+ Có nhiều trong cá, dầu cá

+ Tác dụng:

1. Giảm cholesterol, TG

2. Chống loạn nhip tim, rung tâm thất

3. Chống hình thành huyết khối

4. Giảm HA ở thể nhẹ

+ Nhu cầu: 0,5-1,0% năng lượng

E P A

20:5, -3D H A

22:6, -3

1.Tham gia cấu tạo phát triển não bộ

2.Kích thích khả năng ghi nhớ,

tập trung, ham muốn học tập

3. Phát triển năng lực phối hợp vận động

4. Tăng sức đề kháng

Acid -6

+ Có nhiều trong dầu thực vật

+ Tác dụng: phụ thuộc

• Tỷ lệ (tối ưu: )

• Hàm lượng chất AO

+ Nhu cầu: 3-12% năng lượng

Khi cơ thể

giàu AO

1. Giảm cholesterol

2. Giảm LDL

Khi cơ thể

nghèo AO

1. Tăng nguy cơ

mạch vành

2. Tăng nguy cơ

ung thư

Khi dư thừa -6

1. Tăng VXĐM,

máu vón cục

2.Tăng nguy cơ

ung thư vú, tiền

liệt tuyến, đại tràng

3.Tăng dị ứng

4. Khi dư gấp 4-5

lần so với -3,

ức chế -3 không

còn tác dụng sinh

học

Acid - 3 và - 6

-6

-34

1

Page 689: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Vai trò của acid béo với quá trình VXĐM và tạo huyết khối

Acid béo no:

C 10

C 12 : 0 (Lauric)

C 14:0 (Myrictic)

C 16:0 (Palmitic)

C 18:0 (Stearic)

Không

Tăng nhiều

Tăng nhiều

Tăng nhiều

Không

Không

Không

Tăng

Tăng

Tăng

MUFA:

Cis C 18:1 (Oleic)

Trans C 18:1

Giảm

Tăng

Tăng

Không rõ

Dầu lạc, ôliu, đậu

tương, ngô,

Dầu vừng

PUFA:

C 18:2, n – 6

(Linoleic)

C 18:3, n-3 ( -

Linolenic)

C 20:5, n-3 (EPA)

C 22:6, n-3 (DHA)

Giảm

Giảm

Giảm

Giảm

Không

Giảm

Giảm

Giảm

Dầu đậu tương, dầu

lạc, vừng, ngô.

Dầu đậu tương

Loại acid béoGây VXĐM

(Tăng cholesterol)Tạo huyết khối

VAI TRÒ

Nguồn gốc

• Tảo, rong biển

• Cá, hải sản

• Mỡ

• Bơ

• Dầu cọ

• Dầu dừa

Page 690: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Hàm lượng acid béo không no nhóm n – 3 trong một số thủy sản:

TT Cá - 6 tươi

(100g ăn được)

Lipit (g) Acid béo n – 3

(g) (EPA, DHA)

1 Cá thu 13,9 2,5

2 Cá trích 13,9 1,7

3 Cá hồi 5,4 1,2

4 Cá nhám 1,9 0,5

5 Cá chép 5,6 0,3

6 Cua 0,8 0,3

7 Tôm 1,1 0,3

8 Mực 1,0 0,2

Page 691: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Squalene:+ Tên xuất phát từ: “Squalus spp” - dầu gan cá

mập.

+ Cá mập: sống sâu dưới nước biển 500-1000m, không có ánh mặt trời và thực vật, hàm lượng O2 rất thấp.

+ Cá mập có gan rất to, trong gan 80% là dầu gan cá có chứa lượng lớn Squalene – “Chất thần bí”.

+ Cá mập sinh tồn được dưới lòng đại dương là do lượng lớn Squalene cao có khả năng cung cấp dưỡng khí cho tế bào cơ thể.

+ Squalene là một hợp chất tự nhiên Polyprenyl – là một Hydrocacbon với công thức: C30H50có ở người, động vật, thực vật [dầu ô liu 150-700 mg/100g; dầu cọ; dầu lúa mì; mầm, dầu rau dền, dầu cám gạo – 332 mg/100g]

+ Ở cơ thể người: Squalen được phân bố chủ yếu ở da, huyết tương (dạng vận chuyển kết hợp với Lipoproteine có tỷ trọng thấp), ở gan, nội mạc tử cung, móng tay, não, mô mỡ … Hàm lượng Squalene trong lipid trung tính là 37,172%. Mỗi ngày mỗi người có thể bài tiết 125-425mg Squalen

Page 692: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

VAI TRÒ CỦA SQUALENE TRONG CƠ THỂ:

Chất trung gian tổng hợp Cholesterol (10% lượng Squalen)

Kết hợp với Lipoprotein có tỷ trọng thấp để vận chuyển đến các mô.

Giảm quá trình oxy hóa của tổ chức

Tham gia nhiều phản ứng sinh học

Thúc đẩy tổng hợp Hormone Steroides

Kích thích men Adenylate Cyclase, từ đó làm tăng hàm lượng AMP

vòng – chất truyền tin thứ 2

Có chức năng giống như HC: hấp thụ oxy, hút các phân tử Hydro

trong các phân tử nhỏ để tách thành Oxygen

Tăng khả năng chịu đựng thiếu oxy của tổ chức, chống lại các

tác hại do thiếu oxy gây ra.

Bảo vệ da, tăng chức năng tim, gan và tăng cường cơ chất.

Page 693: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Tổng hợp Cholesterol

Acetyl -CoA

Acid Mevalonic

Isopren hoạt hóa

Squalen (30 carbon)

Cholesterol

Hormone

Steroids

Acid

mậtVitamin D

Màng

tế bào

Page 694: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Vai trò Squalene với da

+ Squalene do tuyến bã tiết ra

+ Tuyến bã: - Có khắp nơi, trừ da lòng bàn tay, lòng bàn chân

- Nằm xung quanh nang lông (vùng có lông) và nằm độc lập (vùng không có lông)

- Phân bố:

• Da đầu, mặt, ngực, lưng, tầng sinh môn: 400-900 tuyến/10cm2

• Da còn lại: 100 cái/10cm2

- Kích thước: 50-120; nằm sâu 1,2-1,5 mm

+ Thành phần chất bã: (1) Squalene : 15%

(2) Triglyceride : 60%

(3) Cires: 25% (là các Este của acid béo chuỗi dài)

+ Vai trò chất bã: (Sebum):(1) Không thấm nước, giảm mất nước từ bề mặt da

(2) Làm cho lớp sừng mềm mại

(3) Làm lông tóc mượt

(4) Bảo vệ da khỏi nhiễm vi khuẩn, nấm

(5) Tạo mùi cơ thể.

Lipide da bề mặt = Squalene + Triglyceride + Cires

[Lớp phim mỡ]

Page 695: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

TÁC DỤNG CỦA SQUALENE

2. Tăng chức năng tim mạch và não:

+ Tăng khả năng chịu đựng thiếu oxy

+ Giảm tổn thương do thiếu Oxy gây ra

+ Giảm Cholesterol: mặc dù Squalene là nguyên liệu tổng hợp Cholesterol

nhưng chỉ là 10%, đồng thời lại tăng đào thải qua mật và phân

+ Tăng tuần hoàn máu

+ Phân giải chất béo, chống tích lũy mỡ

3. Chống oxy hóa

+ Bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do FR

+ Bổ sung dưỡng khí cho tế bào

+ Chống lão hóa của da, mắt, tổ chức, tăng tái sinh tế bào

+ Bảo vệ tế bào da, võng mạc tránh tác hại của các gốc Peroxide, các tác hại

của bức xạ, tia UV

4. Phòng chống khối u

+ Squalene có tác dụng ngăn ngừa phát triển ung thư, ức chế sự tăng trưởng

tế bào ung thư, làm trậm phát triển khối u.

+ Squalene bổ sung O2 cho tế bào, làm tế bào tránh khỏi tổn thương, tăng sức

đề kháng

+ Giảm sự di căn của tế bào ung thư.

1. Tăng sức đề kháng, miễn dịch:

+ Duy trì cấu trúc, chức năng da

+ Tăng chức năng hệ lưới nội mô

+ Tăng IgM, Bạch cầu miễn dịch

+ Diệt khuẩn, chống viêm, tăng tái sinh, lành vết thương.

1

2

3

4

Page 696: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

TÁC DỤNG CỦA SQUALENE

6. Tác dụng lên hệ tiêu hóa:

+ Điều tiết dịch vị, hỗ trợ phòng loét, phục hồi viêm loét dạ dày – tá tràng

+ Tăng cường chức năng gan, thúc đẩy tái sinh và bảo vệ tế bào gan,

làm giảm GOT và GPT khi bị viêm gan.

+ Tăng tiết dịch mật

+ Tăng tác dụng của Insulin, làm giảm đường máu.

7. Bảo vệ da

+ Giúp chống thấm nước

+ Chống nhiễm khuẩn, nấm

+ Duy trì sự mềm mại của da, trơn mượt của lông, tóc, móng

+ Chống lão hóa da

5. Tác dụng giải độc:

+ Tăng giải trừ các chất độc là thuốc, các chất độc từ thức ăn qua đường phân5

6

7

Page 697: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

SP-TPCN: Omega – Squa

+ Thành phần:(1) -3: 500 mg

– EPA: 30%

– DHA: 20%

(2) Squalene: 497 mg

(3) Vitamin E: 3 IU

+ Công dụng: (1) Tăng cường hệ tim mạch và phát triển

trí não.

(2) Giúp da mịn màng và làm chậm quá trình lão hóa

+ Quy cách: Lọ 30 viên x 1000mg

+ Cách dùng: ngày uống 1-2 lần, mỗi lẫn 1 viên

Page 698: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

5. SP-TPCN: K - BioGreen

Vỏ hạt vàng 41,5% Bột rễ sen 1,72%

Gạo trắng 0,414% Đậu tương 1,72%

Gạo đen 0,414% Cà rốt 0,20%

Bột lúa mạch 0,414% Vừng đen 1,72%

Gạo 3,725% Đậu nành 3,72%

Gạo nâu 0,73% Hạt coicis 1,72%

Lúa mạch nha 0,03% Hạt cây euryale 0,20%

Lúa mạch đen 0,414% Khoai lang 0,20%

Mầm lúa 1,72% Chà là đỏ 0,52%

Yến mạch 1,72% Hạt cây lanh 1,72%

Đậu lăng xanh 0,414% Chà là đen 0,72%

Đậu lăng màu gấc 0,414% Cây bạch quả 0,74%

Đậu lăng đỏ 0,414% Phôi lúa mạch 1,72%

Cao quả lạc tiên 3% Cao dứa 2,5%

Đậu lăng vàng 0,414% Hạt dứa 1,72%

+ Thành phần: 58 dược thảo

Page 699: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Đậu vàng Hà Lan 0,414% Cải bắp 0,15%

Đậu xanh Hà Lan 0,414% Cây bông cải xanh 0,15%

Đậu lăng Pháp 0,414% Thớ cây táo 0,75%

Kiều mạch bột 0,414% Đậu nành Lexithin 3,25%

Hạt mơ 0,414% Gạo nâu 0,73%

Nấm 1,20% Bột hoa quả lúa mì 4%

Cam thảo 0,71% Bột hoa quả lúa mạch 1%

Cây óc chó 1,02% Bột hoa quả cỏ linh lăng 1,2%

Rau bina 0,20% Bột quả acerola 0,2%

Hạt sen 0,72% Bột đậu ván dại 0,2%

Hạt quả bí ngô 1,72% Bột trà xanh Nhật Bản 0,2%

Cần tây 0,31% Tảo dun Scotia Nova 0,2%

Tảo Salina Dunaliella 0,2% Bột Chlorella 0,2%

Gạo dại 3,72% Bột Citron 1,70%

Page 700: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

+ Công dụng: (1) Bổ sung Vitamin

(2) Bổ sung chất khoáng

(3) Bổ sung HCSH

(4) Bổ sung chất xơ

(5) Tạo môi trường kiềm máu

(6) Tăng miễn dịch, tăng sức khỏe

+ Quy cách: 250g hoặc 500g/hộp

+ Cách dùng: Ngày uống 1-3 lần, pha 1 muống (người lớn) hoặc 0,5 muỗng (trẻ em) với 300ml nước ấm, lắc đều, uống ngay (để tránh đông tụ do nhiều chất xơ tan)

Page 701: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

6. Chollagen

+ Chollagen là Proteine chính của tổ chức mô nối trên động vật, là Protein dồi dào nhất ở động vật có vú, chiếm 30% toàn bộ lượng Proteine của cơ thể.

+ Đơn vị cấu trúc Chollagen là các sợi Chollagen, dài 300nm, đường kính 1,5nm, được tạo nên bởi 3 chuỗi Polypeptides xoắn theo chiều tay phải.

+ Thành phần Chollagen trong các mô:

• Xương : 80%

• Tổ chức liên kết : 80%

• Da : 70%

• Sụn : 50%

• Gân, dây chằng : 6%

• Răng : 6%

• Cơ bắp :2%

Page 702: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

+ Có tới 29 loại Collagen. Trên 90% Chollagen trong cơ thể là dạng I, II, III, IV:

(1) Chollagen I: có trong da, gân, mạch máu, xương, các tổ chức (thành phần chính của xương)

(2) Chollagen II: có trong sụn xương (thành phần chính của sụn)

(3) Chollagen III: có trong cơ

(4) Chollagen IV: có trong màng tế bào

+ Chollagen không bị phân hủy bởi men tiêu hóa. Khi đung sôi với nước, tạo thành Gelatin hòa tan. Trong cấu trúc của Chollagen có chứa nhiều Hydroxyprolin và Hydroxy lysin, là 2 acid amin không gặp trong các Protein thường khác.

Page 703: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

10 tác dụng của Chollagen với cơ thể

1. Chollagen với da:+ Chollagen chiếm 70% cấu trúc da,

phân bố chủ yếu ở lớp trung hạ bì, tạo thành lớp đệm làm da có tính đàn hồi.

+ Kết nối các tế bào, kích thích quá trình trao đổi chất.

+ Duy trì chức năng da (xem Hình 1)

+ Sự suy giảm về chất lượng và số lượng Chollagen sẽ dẫn đến sự lão hóa: da khô, nhăn nheo, bắt đầu là các đường nhăn mảnh trên khóe mắt, miệng, lâu dần thành nếp nhăn sâu, đường nét trên khuôn mặt bị chùng nhão, chảy xệ.

+ Sự sản sinh Chollagen giảm dần theo độ tuổi, khói, bụi, ánh nắng mặt trời đóng góp một phần đáng kể cho sự suy giảm Chollagen.

Page 704: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#www.themegallery.com Company Logo

Tận cùng TK

tự doĐĩa Merkel

Tiểu thể Pacini

Tiêu thể Meissner

Tận cùng TK

chân lông

Biểu

Trung

Hạ bì

Ổ mỡTiểu thể Ruffini

Thân lông

Tiểu thể Kraus

Tiểu thể Golgi-Mazzoni

• Sợi Chollagen

• Sợi chun

• Sợi vòng

Dây thần kinh

Sợi cơ trơn

1. Cảm giác sờ mó, tỳ ép, đụng chạm:

• Tiểu thể Meissner: sờ mó tinh tế

• Tiểu thể Pacini: Tỳ ép nông

• Đĩa Merkel: sờ mó sâu

2. Cảm giác tỳ - đè ép sâu:

• Tiểu thể Golgi

• Tiểu thể Mazzoni

3. Cảm giác nóng, lạnh:

• Tiểu thể Ruffini: cảm giác nóng

• Tiểu thể Krause: cảm giác lạnh

4. Cảm giác đau: tận cùng thần kinh tự do

Hình 1: SƠ ĐỒ CẤU TẠO VÀ CÁC RECEPTOR CẢM GIÁC CỦA DA

Page 705: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#www.themegallery.com Company Logo

1. Bảo vệ:

- Lớp áo bảo vệ các cơ quan

- Chống tác nhân SH – HH – LH

- pH = 5,5 – 6,5

2. Điều hòa thân nhiệt:

- Co giãn mạch máu, da làm giảm, tăng

thải nhiệt

- Tiết mồ hôi: 1lit 500Kcal

3. Điều hòa thân nhiệt:

- 2,5 triệu tuyến mồ hôi. Mồ hôi có td điều nhiệt

và thải cặn bã độc (ure).

-Chất bã:2/3 là H2O, 1/3 acid béo, squalen,

cholesterol, có td làm da không ngấm H2O,

mềm trơn, chống nấm, chống VK

4. Dự trữ:

-9% H2O trong cơ thể

-Dự trữ thăng bằng NaCl

-Các điện giải: Ca, K, mg

-Đường, đạm, mỡ (10-15Kg)

-Các men (oxydase, Hyaluronidase

5. Điều hòa HA:

- Lượng máu qua da: 500ml/1’

-Khi xúc cảm, lạnhmáu dồn vào trong gây

tăng HA

6. Tạo hình: Tạo hình thái cho cơ thể

7. Cảm giác:

8. SX Vitamin D: từ cholesterol dưới td của tia UV

9. Tạo Keratin và Melanin

10. Miễn dịch:-TB Langerhans: bắt giữ KN

- TB sừng: SX Interferon

11. Chức năng phản chiếu (nhiệt kế SK):

- Bệnh tim mạch: da xanh xao

- Bệnh gan mật: Da xạm vàng

- Bệnh nội tiết: da xạm

- Lão hóa: da nhăn nheo

12. Chức năng làm đẹp cho cơ thể

- Mịn màng: (lớp phim mỡ)

- Trắng mượt

- Đàn hồi

Hình 2:

CHỨC NĂNG

CỦA DA

Page 706: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2. Chollagen với xương:

+ Chollagen chiếm 80% trong thành

phần của xương.

+ Cùng với Canxi, tạo nên sự gắn kết

chắc bền của xương. Ví bộ xương

như cốt thép bê tông của ngôi nhà

thì Canxi là xi-măng, còn Chollaggen

là cốt thép.

+ Theo sự lớn dần của tuổi tác,

chollagen cũng bị suy giảm cả số

lượng và chất lượng, làm giảm tính

đàn hồi, dẻo dai của xương, dễ dẫn

tới xốp xương, loãng xương.

Page 707: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3. Chollagen với sụn:

+ Chollagen chiếm 50% cơ cấu thành phần của sụn.

+ Chollagen làm cho sụn chắc khỏe, mềm mại, trơn nhẵn, giúp các khớp vận động dễ dàng.

+ Thiếu Chollagen làm tăng độ ma sát giữa các khớp xương, gây ra biến dạng sụn và xương ở khớp, gây đâu đớn và hạn chế vận động.

+ Chollagen cũng giúp duy trìhình dạng cấu trúc sụn như mũi, tai. Thiếu Chollagen gây biến dạng tai, mũi tạo hình thể xấu đi của khuôn mặt, nhất là phụ nữ.

Page 708: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

4. Chollagen với mạch máu:

+ Chollagen là thành phần

tạo nên các mạch máu,

làm cho thành mạch đàn

hồi, giúp máu lưu thông

tốt.

+ Chollagen giúp phòng

ngừa xơ cứng động

mạch, cao HA, làm giảm

nguy cơ tai biến mạch

máu não và nhồi máu cơ

tim.

Page 709: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

5. Chollagen với vết thương

+ Seo được hình thành là do sự

liên kết của Chollagen và

Elastin. Chollagen có tác

dụng làm sẹo nhanh liền,

kích thích phát triển các tế

bào da, giúp vết thương

nhanh liền.

+ Chollagen có tác động sản

sinh các tế bào da mới giúp

làn da nhanh chóng hồi sinh,

làm mờ dần các vết thâm, vết

nám ở da..

Page 710: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

6. Chollagen với mắt

+ Chollagen tồn tại nhiều trong giác mạc và thủy tinh thể của mắt dưới dạng kết tinh.

+ Thiếu Chollagen làm cho giác mạc hoạt động kém, gây ảnh hưởng tới thị lực của mắt và làm mờ thủy tinh thể do chất Amino bị lão hóa, là nguyên nhân gây đục thủy tinh thể

Page 711: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

7. Chollagen và nội tạng:

+ Chollagen là thành phần

cấu tạo nên các nội tạng

của cơ thể, giữ cho nội

tạng khỏe mạnh, đàn hồi

và dẻo dai.

+ Bổ sung Chollagen sẽ hỗ

trợ giảm nguy cơ các

bệnh gan, phổi, tim

mạch…

Page 712: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

8. Chollagen và răng – tóc - móng

+ Chollagen có nhiều trong lợi răng, được coi là yếu tố chống lại các bệnh răng miệng như nha chu viêm. Chollagen cũng có trong thành phần của răng, làm cho răng chắc, khỏe.

+ Chollagen có trong chất sừngở lông tóc, móng tay, móng chân, có tác dụng tạo cấu trúc và cung cấp chất dinh dưỡng, làm cho lông-tóc-móng bóng mượt mịn màng, chắc khỏe, hạn chế sự khô rụng.

Page 713: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

9. Chollagen và miễn dịch

+ Chollagen tạo môi trường

thuận lợi cho vi khuẩn có

lợi trong cơ thể phát triển,

do đó làm tăng khả năng

miễn dịch của cơ thể.

+ Chollagen có tác dụng

ngăn ngừa sự biến đổi tế

bào gốc phôi thành tế bào

ung thư.

Page 714: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

10. Chollagen với cơ bắp

+ Chollagen tạo thành các lớp bao bọc các sợi cơ làm cho chúng co giãn để duy trì hoạt động. Thiếu Chollagen sẽ ảnh hưởng đến sự co – ruỗi của các cơ.

+ Gân giúp liên kết cơ với xương. Dây chằng giúp liên kết các xương với nhau. Chollagen tạo nên cấu trúc của gân và dây chằng, đảm bảo cho sự chắc khỏe của gân, dây chằng và sự truyền tải lực tới cơ và xương.

Page 715: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

SP-TPCN: K-Chollagen

+ Thành phần:• Chollagen :10%

• Fructose : 30%

• Maltodextrin : 29,4%

• Honeydew powder: 25%

• Apple powder : 3,39%

• Psyllium : 2%

• Aspartam : 0,1%

• Wolfberry/Goji : 0,05%

• Vitamin C : 0,03%

• Green tea : 0,02%

• Amla : 0,05%

• Pearl powder : 0,005%

Page 716: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

+ Công dụng:(1) Tăng tính đàn hồi của da

(2) Giúp giảm nhăn, cải thiện màu sắc làn da, giúp da sáng mịn

+ Quy cách:• Hộp 10 gói x 10g

• Hộp 20 gói x 10g

• Hộp 30 gói x 10g

+ Cách dùng: Hòa 1 gói với 150ml rồi uống. Ngày uống 1-2 lần

Page 717: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

+ Y học cổ truyền Ấn Độ

• Ayus: sống

• Veda: Khoa học

• Ayurveda: khoa học sống

+ Có lịch sử 5.000 năm

+ Phát triển mạnh trong Phật giáo

+ Trường phái y học được WHO công nhận, có đầy đủ lý luận và thực hành.

Nền tảng lý thuyết của

Ayurveda

Tridosha Theory(Three Body Humours – Ba thể dịch)

Vattal - Khí Pitta – Lửa Kapha – Nước

Cần cho sự vận hành

của hệ thần kinh

Dung dịch mật

tiêu hóa thức ăn nhằm

chuyển hóa trong hệ tĩnh mạch

Liên quan các loại dịch

cơ thể - chất làm trơn và vận chuyển

chất dinh dưỡng vào hệ động mạch

Sapta – Dhatu (Seven Body Tissues – 7 cơ quan)

Rasa Rakta Med ShukraAsthiMaijaMamsa

Hệ tiêu hóaHệ

tuần hoànHệ cơ Mỡ Tủy Hệ xương Hệ sinh dục

Pancha Mahabhuta Theory(Five Elements) (Năm yếu tố)

Prithvi (Bhumi)[Earth – Thổ]

Ap (Jala)[Water – Nước]

Agni (Tejas)[Fire – Hỏa]

Vayu (Pavan)[Air - Khí]

Akasha[Ether – Không

gian để tồn tại]

Page 718: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Cơ chế gây bệnh theo Ayurveda

Tạo nên 3 thể dịch Tridoshas:

KHÍ LỬA NƯỚC

Chức năng sinh lý của 7 cơ quan trong cơ thể

Lưu thông thông suốt

Cân bằng

Lưu thông bế tắc

Mất cân bằng

SỨC KHỎE BỆNH TẬT

5 yếu tố:Khí – Nước – Lửa – Đất – Không gian

Page 719: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Cơ chế can thiệp theo Ayurveda

Ăn kiêngThảo

dược

Thể dục

YogaMassa Xông hơi

Khí công(Kiểm soát

hơi thở)

Tiếp xúc

ánh nắngTẩy độc

Làm sạch Cân bằng Hoạt hóa

• Khỏi bệnh

• Khỏe mạnh

Lập lại sự cân bằng 3 loại thể dịch về trạng thái tự nhiên bẩm sinh

Page 720: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1. SP-TPCN: K-Ayurveda AyuVita

+ Thành phần:• Cao đậu mèo : 30 mg

• Cao vàng anh lá nhỏ : 30 mg

• Cao dung hoa chùy : 30 mg

• Cam thảo : 30 mg

• Cao hạt ké đồng tiền : 30 mg

• Withania Somnifera Extract :25 mg

• Asparagus Racemosus Extract : 25 mg

• Asparagus Adscensens :25mg

• Cao me rừng : 25mg

• Dây thần thông : 25mg

• Godanti Bhasma : 25mg

• Mandur Bhasma : 25mg

• Pueraria Tuberosa Extraact : 20mg

• Leptadenia Raticulata Extract : 20 mg

• Convolvulus Pluricaulis Extract : 20 mg

• Vắp : 20mg

• Commiphora Myrha : 20mg

+ Công dụng: tăng cường sinh lực cho phụ nữ, chống lão hóa

+ Quy cách: 440mg (7,5%)/viên x 10 viên/vỉ x 6 vỉ/hộp

+ Cách dùng: Uống 2 viên/lần x 3 lần / ngày

Page 721: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

2. SP-TPCN: K-Ayurveda AyuVigo

+ Thành phần:• Cao đậu mèo : 40mg

• Withania Somnifera Extract : 30mg

• Cao bạch tật lê : 30mg

• Asparagus Racemosus Extract: 30mg

• Ké đồng tiền : 30mg

• Asteracantha Longifolia : 30mg

• Asparagus adscensens : 30mg

• Cao sắn dây : 30mg

• Convolvulus Pluriculis Extract: 30mg

• Cao me rừng : 30mg

• Anacyclus Lyrethrum : 30mg

• Shilajeet : 30mg

• Tiêu lốt : 25mg

• Nhục đậu khấu : 25mg

+ Công dụng: tăng cường sinh lực, cải thiện chức năng cho nam giới

+ Quy cách: 440mg (7,5%)/viên x 10 viên/vỉ x 6 vỉ/hộp

+ Cách dùng: Người lớn mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 viên

Page 722: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

3. SP-TPCN: K-Ayurveda AyuLite

+ Thành phần:• Cao khô xuyên tâm liên : 50mg

• Tecoma Undulata : 50 mg

• Cao cốt khí tía : 50 mg

• Phyllanthus Niruri Extract :50mg

• Cao nhọ nồi : 40mg

• Mức hoa trắng : 40mg

• Cam thảo : 25mg

• Fumaria Parviflora Extract : 40mg

• Tinospora Cordifolia : 25mg

• Hedychium Spicatum : 25mg

• Sâm đất : 25mg

+ Công dụng: Giúp thanh nhiệt giải độc, tăng cường chức năng gan, kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng.

+ Quy cách: 440mg (7,5%)/viên x 10 viên/vỉ x 6 vỉ/hộp

+ Cách dùng: Uống 2 viên/lần x 3 lần / ngày

Page 723: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

4. SP-TPCN: K-Ayurveda AyuLax

+ Thành phần:• Cao phan tả diệp : 100 mg

• Bìm bìm dại : 60 mg

• Cao chiêu liêu : 60 mg

• Trachyspermum Ammi :50 mg

• Pimpinella Anisum : 40 mg

• Gừng : 40 mg

• Tổ kén tròn : 40 mg

• Cao cam thảo : 30 mg

• Cao me rừng : 30 mg

+ Công dụng: Giúp nhuận tràng, tăng cường tiêu hóa, giảm táo bón

+ Quy cách: 440 mg (7,5%)/viên x 10 viên/vỉ x 6 vỉ/hộp

+ Cách dùng: Uống 2 viên/lần

Page 724: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

5. SP-TPCN: K-Ayurveda Ayu Derme

+ Thành phần:

Tên thành phần

Hàm

lượng Tên thành phần

Hàm

lượng

Cao vỏ cau 50mg Thủy xương bồ 25mg

Cao sầu đâu 50mg Cao nhọ nồi 25mg

Mức hoa trắng 50mg Fumaria Parviflora 25mg

Thổ phục linh TQ 30mg Alstonia Scholaris Extract 25mg

Swertia Chirata 30mg Cao me rừng 20mg

Posoralea Coryfolia Extract 30mg Xuyên tâm liên 20mg

Radix Picrorhiza Kurroa 25mg Nghệ 10mg

Hemidesmus Indicus 25mg

+ Công dụng:(1) Thanh lọc máu, loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.

(2) Tăng cường chức năng gan

(3) Kháng khuẩn, chống viêm, dị ứng, làm lành vết thương.

(4) Chống lão hóa, làm đẹp da

+ Quy cách: Hộp 6 vỉ x 10 viên

+ Cách dùng: Ngày uống 3 lần x 2 viên

Page 725: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

6. SP-TPCN: K-Ayurveda Ayu Asmo

+ Thành phần:• Cao cang mai : 50mg

• Cao cam thảo : 50mg

• Cao riềng : 30mg

• Cao thổ mộc hương hoa chùm : 30mg

• Quả me rừng : 30mg

• Myrica Nagi Bark Extract: 30 mg

• Ké đồng tiền : 30 mg

• Chỉ thiên giả : 25 mg

• Hedychium Spicatum :25 mg

• Pistacia Integerrima :25 mg

• Picrorhiza Kurroa : 20 mg

• Gừng : 20 mg

• Cao hương nhu tía : 15 mg

• Abies Webbina : 10 mg

+ Công dụng: Giúp bổ phế, giảm ho và giảm đau họng

+ Quy cách: 440mg (7,5%)/viên x 10 viên/vỉ x 6 vỉ/hộp

+ Cách dùng: Uống 2 viên/lần x 3 lần/ngày

Page 726: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Phần V:Những chiến sĩ tiên phong vì

Sức khỏe cộng đồng

Page 727: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1. Chào

2. Hỏi thăm đối tượng

(tìm hiểu SK)

3. Kể về các biện pháp

nâng cao sức khỏe

4. Giúp đối tượng lựa chọn

biện pháp, SP.

5. Giải thích sự lựa chọn.

6. Hẹn trở lại.1. Tư vấn về sức khỏe

2. Tư vấn về sản phẩmTự do – Dân chủ - Minh bạch – Khoa học

Nhà phân phối

Page 728: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

1) Có lương tâm đạo đức nghề nghiệp

2) Có kiến thức SKCĐ- Tại sao dịch bệnh mạn tính xuất hiện

- Tại sao TPCN là vaccine dự phòng

- Nguy cơ và tác hại các bệnh mạn tính

3) Thực hiện di huấn của Ông Tổ ngành TPCN – Đại Thiền Sư Tuệ Tĩnh:

+ Chăm sóc SKCĐ bằng SP từ cây cỏ quanh vườn.

+ Chữa bệnh bằng SP cây cỏ.

+ Phát triển trồng cây cỏ để SX TPCN.

4) Có kiến thức và thực hành đúng về Hiểu đúng – làm đúng – dùng đúng TPCN

5) Thực hiện đúng quy định pháp luật về kinh doanh và sản phẩm.

6) Thấy rõ nét văn hóa ưu việt của ngành nghề.

Mỗi nhà phân phối = TTV + Chiến sĩ

chăm sóc SKCĐ

Page 729: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

10 NÉT VĂN HÓA CỦA BÁN HÀNG ĐA CẤP

Tư vấn trực tiếp cho khách hàng

về SK&SP, trao đổi dân chủ

và minh bạch.1

Hạn chế tối đa hàng giả,

lậu trong hệ thống.3

Hàng hóa nhanh chóng đến người tiêu dùng, giảm được chi phí trung gian.

2

Hoạt động mang tính cộng đồng

rộng rãi, hệ thống có tính tương

hỗ và trách nhiệm lẫn nhau,

đem niềm vui, SK, sự khá giả

cho mình và mọi người.

4

Giá SP không đổi từ đầu đến

cuối, từ trên xuống dưới.5

Mỗi cá nhân đều tìm thấy giá trị

riêng như niềm vui, cơ hội, SK,

phát huy hết khả năng và sự say

mê nghề nghiệp.

7

Ai cũng có cơ hội

THÀNH ĐẠT9

Giao lưu rộng rãi trong nước và

quốc tế với những ngày hội ở

các nơi nổi tiếng.6

Bán hàng Đa cấp là 1 trường

ĐHCĐ, đào tạo các nhà phân phối

thành các TTV chăm sóc SKCĐ.8

Tôn vinh tinh thần đi kèm tôn

vinh vật chất. 10

Page 730: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

“Hiểu đúng – Làm đúng – Dùng đúng”

2 1 Sản xuất - Manufacturing

2 Kinh doanh - Dealing

3Công bố & Quảng cáo

Claim &Advertisement

4 Quản lý - Management

1

2 Phân loại - Classification

3 Phân biệt - Differentiation

4 Tác dụng - Efficacy

3 Dùng đúng – Correct Usage 1 Đối tượng – Target Object

2 Liều lượng - Dosage

3 Thời gian – Duration

4 Cách dùng – Instruction of Usage

1 Định nghĩa - DefinitionHiểu đúng – Correct Understanding

Làm đúng – Correct Implementation

Page 731: 35 Giáo trình đào tạo tuyên truyên viên TPCN

#

Trân trọng cảm ơn!