7
PHẪU THUẬT NÂNG MŨI TRÊN BỆNH NHÂN MŨI GỒ Mũi gồ được định nghĩa là sóng mũi gồ hơn so với đường nối giữa chân sóng mũi và đầu mũi. Phần gồ này bao gồm xương mũi, sụn cánh mũi bên trên, bờ trên của sụn vách ngăn. Thông thường, phần gồ bao gồm chủ yếu là sụn cánh mũi bên trên và sụn vách ngăn hơn là xương mũi. Hình 1: Ảnh mũi gồ cần phẫu thuật nâng mũi Mũi gồ có thể đi kèm với sự sa đầu mũi, đây là hình dạng của mũi khoằm. 1. Mục đích của phẫu thuật nâng mũi gồ

PHẪU THUẬT NÂNG MŨI TRÊN BỆNH NHÂN MŨI GỒ

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Đánh giá trước phẫu thuật nâng mũi sẽ quyết định có nên nâng đầu mũi, chân mũi không, đường rạch tiếp cận, nếu cần dùng thêm sụn thì nên lấy sụn ở vùng nào?

Citation preview

Page 1: PHẪU THUẬT NÂNG MŨI TRÊN BỆNH NHÂN MŨI GỒ

PHẪU THUẬT NÂNG MŨI TRÊN BỆNH NHÂN MŨI GỒ

Mũi gồ được định nghĩa là sóng mũi gồ hơn so với đường nối giữa chân sóng mũi và đầu mũi. Phần gồ này bao gồm xương mũi, sụn cánh mũi bên trên, bờ trên của sụn vách ngăn. Thông thường, phần gồ bao gồm chủ yếu là sụn cánh mũi bên trên và sụn vách ngăn hơn là xương mũi.

Hình 1: Ảnh mũi gồ cần phẫu thuật nâng mũi

Mũi gồ có thể đi kèm với sự sa đầu mũi, đây là hình dạng của mũi khoằm.

1. Mục đích của phẫu thuật nâng mũi gồ

Khi nhìn nghiêng, sóng mũi không nên bị gãy ở giữa mà nên ở trên đường thẳng nối chân sóng mũi và đầu mũi. Hơn nữa, đầu mũi không được thấp hơn phần giữa sóng mũi mà nên cao hơn một chút. Su nâng mũi, phụ nữ thường thích đường nối chân mũi và đầu mũi này cong nhẹ trong khi nam giới thường thích đường thẳng hơn

Page 2: PHẪU THUẬT NÂNG MŨI TRÊN BỆNH NHÂN MŨI GỒ

Hình 2: Ảnh trước và sau khi phẫu thuật nâng mũi : Đường nối chân mũi và đầu mũi cong nhẹ ở nữ giới. Đường nối chân mũi và đầu mũi thẳng ở nam giới

2. Đánh giá trước phẫu thuật nâng mũi

Trước khi lấy phần gồ, cần phải đánh giá hình dạng lý tưởng của sóng mũi, đánh giá xem cần loại bỏ phần gồ bao nhiêu trong phẫu thuật nâng mũi. Chẳng hạn, trong trường hợp chân sóng mũi thấp, khi phẫu thuật nâng mũi, không cần loại bỏ phần gồ mà cần ghép sụn hay silicon vào phần chân mũi để giải quyết mũi gồ đồng thời nâng mũi. Trong trường hợp phẫu thuật nâng mũi gồ, quan trọng nhất là quyết định có nên nâng cao đầu mũi hay chân sóng mũi không và nếu có thì khi đó, giải quyết phần gồ như thế nào, để phần gồ lại hay loại bỏ một phần hay toàn bộ phần gồ.

Trước khi phẫu thuật nâng mũi, phẫu thuật viên nên quyết định xem có thật là mũi gồ không hay chỉ là giả gồ do thấp phần sụn vách ngăn và sụn cánh mũi bên trên như trong trường hợp mũi yên ngựa.

3. Phương pháp phẫu thuật nâng mũi gồ.

Page 3: PHẪU THUẬT NÂNG MŨI TRÊN BỆNH NHÂN MŨI GỒ

Đánh giá trước phẫu thuật nâng mũi sẽ quyết định có nên nâng đầu mũi, chân mũi không, đường rạch tiếp cận, nếu cần dùng thêm sụn thì nên lấy sụn ở vùng nào?

a. Đường rạch tiếp cận.

Đường tiếp cận trong nâng mũi gồ có thể là phẫu thuật mũi kín hay phẫu thuật mũi hở.

Hình 3: Đường rạch mũi kín trong phẫu thuật nâng mũi gồ

b. Bóc tách trong nâng mũi gồ.

Việc bóc tách trong nâng mũi gồ cũng tương tự như trong phẫu thuật nâng mũi thông thường. Nhưng việc bóc tách không nên quá rộng mà chỉ cần đủ để loại bỏ phần gồ. Nếu đánh giá thấy cần nâng cao đầu mũi và chân sóng mũi thì phải bóc tách như trong phẫu thuật nâng mũi thông thường.

c. Cắt bỏ phần gồ.

Cắt phần gồ trong phẫu thuật nâng mũi gồ có thể được thực hiện bằng cách cắt nguyên khối hay cắt chọn lọc các thành phần gây nên mũi gồ.

Page 4: PHẪU THUẬT NÂNG MŨI TRÊN BỆNH NHÂN MŨI GỒ

      Trong cắt phần gồ nguyên khối: phần xương và sụn gây gồ được cắt đi nguyên khối. Trong suốt quá trình cắt phần gồ, rất khó khăn để xác định chính xác chiều cao của sóng mũi do hiện tượng sưng nề, phẫu thuật viên phải sờ nắn cẩn thận để đánh giá những bất thường cũng như chiều cao sóng mũi thích hợp.

      Trong cắt chọn lọc các thành phần gây mũi gồ. Cần thiết là việc bộc lộ riêng biệt các thành phần như sụn vách ngăn, xương mũi và sụn cánh mũi bên trên. Từ đó đánh giá xem thành phần nào gây nên gồ, từ đó loại bỏ thành phần đó.

4. Nâng mũi và tạo hình đầu mũi

Mũi của người Châu Á thường thấp, nên cần phải nâng cao toàn bộ sóng mũi bao gồm cả chân mũi. Phương pháp thường được sử dụng nhất là dùng implant hay mỡ trung bì để nâng mũi sau khi cắt bỏ phần gồ.

Một cách khác là sẽ giữ lại một phần hay toàn bộ phần gồ, và sử dụng sụn hay mỡ trung bì để nâng mũi

Nâng mũi gồ trên bệnh nhân người Việt nói riêng và Châu Á nói chung không giống như nâng mũi trên bệnh nhân người Châu Âu vì cấu trúc giải phẫu khác nhau và tiêu chuẩn về thẩm mỹ cũng khác nhau. Không như người Châu Âu là loại bỏ hoàn toàn phần gồ, bệnh nhân người Châu Á cần phải được đánh giá về chiều cao của chân mũi cũng như sự hài hòa giữa sóng mũi và đầu mũi. Phần gồ nên được loại bỏ một cách cẩn thận để có được chiếc mũi hài hòa, ưng ý.

Page 5: PHẪU THUẬT NÂNG MŨI TRÊN BỆNH NHÂN MŨI GỒ

Hình 5: Ảnh 1-2 Trước khi phẫu thuật, 3-4 sau khi phẫu thuật nâng mũi gồ có đặt implant và tạo hình đầu mũi

 

Các bài viết liên quan

1. Phẫu thuật nâng mũi trên bệnh nhân mũi   ngắn 2. Phẫu thuật nâng mũi trên bênh nhân mũi lệch 3. Xử lý biến chứng sau phẫu thuật nâng mũi 4. Phẫu thuật nâng mũi bằng implant 5. Phẫu thuật nâng mũi

 

Page 6: PHẪU THUẬT NÂNG MŨI TRÊN BỆNH NHÂN MŨI GỒ