52
Xin Chào Mừng Thầy Cô Và Các Bạn Đến Với Bài Thuyết Trình Của Nhóm Một Thuốc Thay Thế Hormone Và Các Vitamin

Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

  • Upload
    sieu-lo

  • View
    398

  • Download
    4

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Xin Chào Mừng Thầy Cô Và Các Bạn Đến Với Bài Thuyết Trình Của Nhóm Một

Thuốc Thay Thế Hormone

Và Các Vitamin

Page 2: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Nội Dung

Tác Dụng không Mong Muốn

Chỉ Định Và Chống Chỉ Định

Cơ Chế Tác Dụng

Dược Động Học

Đại Cương

Dạng Dùng Liều Dùng

Page 3: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Calcitonin

Page 4: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Đại Cương

• Calcitonin là hormon do tế bào cận nang của tuyến giáp bình thường ở các động vật và do hạch cuối mang ở cá tiết ra

• Tên chung quốc tế: Calcitonin.

• Loại thuốc: Thuốc ức chế tiêu xương, thuốc chống loãng xương, thuốc chống tăng calci huyết.

Page 5: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Đại Cương

• Tên Khác : Thyrocalcitonin

• Biệt Dược : Rocalcic 100, Essecalcin 50

• Dạng bào Chế : Dạng Tiêm và Dạng Dung Dịch Xịt Mũi

Page 6: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Dược Động Học

Hấp Thu

&

Phân Bố

Liên kết protein từ 30-40%.Thể tích phân bố từ 0,15-0,31Kg

Thuốc đạt nồng độ đỉnh điểm sau 1 giờ

Thời gian bán thải từ 70 đến 90 phút với Dạng Tiêm

Từ 16 tới 43 phút với dạng xịt mũi

Sinh khả dụ tuyệt đối khoảng 70% với dạng tiêm

+ Với dạng xịt mũi, sinh khả dụ từ 3-5 %

+ Được hấp thu nhanh qua niêm mạc mũi

Page 7: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Dược Động Học

Thuốc chuyển hóa chủ yếu ở thận (95 %)

Thuốc được đào thảiqua nước tiểu

Tỉ lệ thuốc đào thải ở dạng không đổi là 2%

Page 8: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Cơ Chế Tác Dụng

Ức chế tiêu biến xương do ức chế hoạt tính của các hủy cốt bào qua thụ thể đặc hiệu

Tăng tạo xương do kích thích các tạo cốt bào

Trên Xương

Page 9: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Cơ Chế Tác Dụng

Điều hòa trung ương thần kinh đối với chuyển hóa chất khoáng

Giảm Tiêu calci ở xương và làm giảm nồng độ calci huyết thanh

Tích cực ngăn ngừa tiêu xương

Trên trung ương thần kinh

Page 10: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Cơ Chế Tác Dụng

Tác động trực tiếp trên thận làm tăng bài tiết Calci, phosphat và Natri.

Ở một số người bệnh tác dụng ức chế tiêu xương của thuốc mạnh hơn tác dụng tác dụng trực tiếp vì vậy làm giảm calci niệu.

Trên ống tiêu hóa: Tăng Tái hấp thu calci

Trên thận và ống tiêu hóa

Page 11: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Chỉ Định & Chống Chỉ Định

Bệnh nhân loãng xương ( lão suy và thứ phát )

Tăng Calci huyết và cơn tăng calci huyết

Bệnh loạn dưỡng thần kinh (sudeck)

Các rối loạn thần kinh do dùng thuốc

Page 12: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Chỉ Định & Chống Chỉ Định

Đau xương kết hợp với hủy xương và giảm xương

Bệnh xương paget ( viêm xương biến dạng )

Chống chỉ định với người quá mẫn với calcitonin

Page 13: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Tác Dụng Không Mong Muốn

Thường gặp: Buồn nôn, chóng mặt đỏ bừng mặt, với liều cao, thường tự khỏi.

Ít gặp: hạ huyết áp, tim đập nhanh, phù, sốt, ban, mày đay, ngứa ….

Hiếm gặp: Sốc phản vệ

Page 14: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Dạng Dùng Liều Dùng

Loãng Xương: Dạng tiêm : 50-100UI/ngày

Dạng xịt mũi : 100-200UI/ngày

Bệnh Paget: Tiêm 100UI/ngày hoặc 100UI/2ngày. Dạng xịt mũi : 200UI/ngày hoặc 400UI/2ngày

Tăng calci huyết điều trị cấp cứu: 5-10UI/Kg/Ngày, hòa trong 500ml muối đẳng trương truyền tĩnh mạch chậm 2-4 liều/ngày

Page 15: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Insulin

Page 16: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Đại Cương

• Insulin là một hormone do các tế bào đảo

tụy của tuyến tụy tiết ra với tác dụng chính

là chuyển hóa carbonhydrate.

• Tên chung quốc tế: Insulin

• Loại thuốc: Thuốc insulin được bào chế

nhân tạo được dùng để điều trị bệnh đái

thao đường.

Page 17: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

• Dạng Bào Chế: Dạng dung dịch tiêm và hỗn dịch tiêm.

• Biệt dược: Lantus, Mixtard 30 HM, Scilin 30, Scilin 70, Scilin R.

Đại Cương

Page 18: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Đại Cương

Page 19: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Dược Động Học

Thời gian tác động kéo dài khoảng tám giờ

Tác động tối đa từ 1 tới 3 giờ

Thuốc bắt đầu tác động trong nửa giờ sau khi tiêm

Thời gian bán hủy từ 3 cho tới 5 phút

Insulin được hấp thu tốt qua đường tiêm

Dược

Động

Học

Insulin bị chuyển hóa tại Gan (50%), Thận, Cơ. Thải trừ qua Thận.

Page 20: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Cơ Chế Tác Dụng

Chuyển Hóa

Glucose+ Insulin làm hạ đường huyết theo cơ chế:

Insulin kết hợp với các thụ thể đặc hiệu trên

bề mặt tế bào (Receptor) của các mô nhạy

cảm với insulin. Khi đó sẽ kích thích các chuỗi phản ứng,

tạo ra một tín hiệu truyền tin thứ 2 tới nang dự trữ trong của

tế bào, giúp glucose từ máu đi vào tế bào làm hạ đường

huyết cho cơ thể.

+ Insulin còn tham gia thúc đẩy tổng hợp và ức chế phân

hủy glycogen bằng cách kích thích glycogen synthetase và

ức chế glycogen phosphorylase ở gan.

Page 21: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Cơ Chế Tác Dụng

Chuyển

Hóa Lipid + Tăng tổng hợp lipid dự trữ ở

gan

+ Ngăn cản phân giải mỡ và ức chế

tạo các chất cetonic

Làm giảm nồng độ acid béo tự do và

glycerol trong huyết tương.

Khi tiêm sẽ làm teo mô mỡ hoặc phì đại

mô mỡ tại chỗ tiêm

Page 22: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Chuyển Hóa

Protid

Cơ Chế Tác Dụng

Thúc đẩy đồng hóa ( Tổng

hợp ) Protid bằng cách làm

acid amin dễ xâm nhập vào tế

bào để tổn hợp protein.

Điều này dẫn đến nếu thiếu insulin làm

cơ thể gầy còm không phát triển

được(Thường thấy ở người tiểu đường

type 1)

Page 23: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Chỉ Định & Chống Chỉ Định

Tiểu đường type 1

Tiểu đường type 2 khi các thuốc tổng hợp không còn hiệu quả

Cấp cứu những cơn tăng đường đường huyết cấp

Chỉ Định

Page 24: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Chỉ Định & Chống Chỉ Định

Trẻ em gầy yếu, kém ăn, suy dinh duỡng, nôn nhiều và rối loạn chuyển

hoá đuờng

Gây cơn shock insulin để điều trị tâm thần

Chỉ Định

Page 25: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Chỉ Định & Chống Chỉ Định

Hạ đuờng huyết

Quá mẫn cảm với insulin hay bất kỳ tá duợc nào của thuốc

Chống Chỉ

Định

Page 26: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Tác Dụng Không Mong Muốn

Hạ đuờng huyết có thể dẫn đến mất tri giác, nhồi máu cơ tim, tổn thuơng não có

thể nguy hiểm đến tính mạng

Gây teo mô mỡ hoặc phì đại mô mỡ ở chỗ tiêm

Quá mẫn tại chỗ hoặc quá mẫn toàn thân: đỏ, đau nhiều hơn khi tiêm thuốc, ngứa,

mề đay, sưng hoặc viêm

Page 27: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Phù và bất thuờng về khúc xạ có thể xảy ra khi bắt đầu dùng liệu pháp insulin, có thể làm mất thị lực thoáng qua

Hiếm gặp có thể xảy ra phản ứng dị ứng nặng với insulin và các tá dược của thuốc ( sưng nề da hoặc viêm mạc, khó thở, tụt huyết áp, trụy tuần hoàn

Tác Dụng Không Mong Muốn

Page 28: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Dạng Dùng Liều Dùng

Liều lượng thay đổi theo từng bệnh nhân và do bác sĩ quyết định phù hợp với yêu cầu của bệnh nhân. Nhu cầu trung bình trong điều trị từ 0,5-1 UI/Kg cân nặng

Đường dùng: Tiêm dưới da, thành bụng, mông. Chỉ có dung dịch tiêm insulin người mới được tiêm tĩnh mạch nhưng do bác sĩ thực hiện.

Page 29: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C
Page 30: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

• Vitamin D là một nhóm các secosteroid tan được trong chất béo có khả năng làm tăng cường khả năng hấp thụ calci và phosphat ở đường ruột.

• Ở người hợp chất quan trong nhóm này là Vitamin D3 ( cholecalciferol ) và Vitamin D2 ( ergocalciferol )

• Vitamin D2 và D3 có thể thông qua ăn uống và các biện pháp bổ sung.

• Cơ thể người cũng có thể tự tổng hợp được Vitamin D, đặc biệt là D3 ở da khi được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Đại Cương

Page 31: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

• Tên Quốc tế: Vitamin D

• Tên Khác: Vitamin mặt

trời.

• Biệt Dược: Effcal tablets,

Briozcal

• Dạng bào chế: Viên nén,

nén sủi bọt, viên nang,

dung dịch uống, tiêm tĩnh

mạch

Đại Cương

Page 32: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Dược Động Học

Vitamin D được hấp thu ở ruột non, D3 tốt hơn D2 nhờ muối mật và lipid.

Trong máu, Vitamin D được gắn vào α-globulin và được tích lũy ở gan, xương, cơ, niêm mạc và tổ chức mỡ.

Hấp Thu

Phân Bố

Page 33: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Dược Động Học

Vitamin D được chuyển hóa ở gan và thận tạo ra chất chuyển hóa có hoạt tính nhờ enzym hydroxylase.

Thải trừ chủ yếu qua phân, một phần nhỏ qua nước tiểu. Thời gian bán thải khoảng 19-48 giờ

Chuyển

Hóa

Thải Trừ

Page 34: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Cơ Chế Tác Dụng

Tham gia vào quá trình tạo xương nhờ tác động chủ yếu trên chuyển hóa các chất vô cơ đặc biệt là Calci và phosphat.

Tăng hấp thu Calci và Phosphat ở ruột. Tăng tái hấp thu Calci ở thận, tham gia vào quá trình Calci hóa sụn tăng trưởng, điều hòa nồng độ Calci máu

Tham gia vào quá trình biệt hóa tế bào biểu mô. Thiếu Vitamin D sẽ làm trẻ em chậm lớn, còi xương, chân vòng khiềng, người lớn thì bị loãng xương, xốp xương.

Page 35: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Chỉ Định & Chống Chỉ Định

+ Trẻ em còi xương do dinh

dưỡng và do chuyển hóa.

+ Phòng và điều trị loãng xương,

nhuyễn xương ở người lớn.

+ Phòng và điều trị chứng co giật

do thiếu Calci.

Chỉ Định

Page 36: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Chỉ Định & Chống Chỉ Định

+ Loạn dưỡng xương do

thận, người gẫy xương lâu

lành.

+ Hạ Calci máu thứ phát do bệnh

thận mạn tính

+ Thiểu năng cận giáp và giả thiểu

năng cận giáp

Chỉ Định

Page 37: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Chỉ Định & Chống Chỉ Định

Chống Chỉ Định + Quá mẫn với Vitamin D

+ Tăng Calci huyết hoặc

nhiễm độc Vitamin D

+ Các bệnh cấp mãn về gan, thận.

Bệnh ở ruột, dạ dày.

Page 38: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Tác Dụng Không Mong Muốn

Quá liều có thể gây tăng Calci huyết, niệu, đau nhức xương khớp.

Nếu dùng kéo dài có thể gây sỏi thận, tăng huyết áp, gây ngộ độc Vitamin D

Dùng liều cao có thể gây ngộ đôc: Trẻ em từ 400-1000 UI/Ngày, người Lớn từ 50000 UI/Ngày.

Page 39: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Dạng Dùng Liều Dùng

VitaminD dung dịch uống và tiêm, viên nang,viên bao đường, nồng độ và liều lượng tùytheo từng dạng bào chế cụ thể và biệt dược.

Để điều trị thì liều lượng dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ với từng cá thể bệnh nhân và tình trạng bệnh lý cụ thể.

Liều dự phòng còi xương ở trẻ em: Uống 500-1000UI/Ngày hoặc cách 6 tháng uống 300000 UI. Có thể cho trẻ thường xuyên ra nắng để cơ thể tự tổng hợp Vitamin D

Page 40: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C
Page 41: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

• Vitamin C là một vitamin tan trong nước có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất ở người và động vật.

• Ngoài ra, vitamin C còn tham gia trong một số phản ứng oxy hoá - khử, góp phần quan trọng trong chức năng miễn dịch và hô hấp tế bào, tăng sức đề kháng của cơ thể khi bị nhiễm khuẩn, vững bền thành mạch.

Đại Cương

Page 42: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

• Tên khác: Ascorbic Acid

• Dạng bào chế : Viên nén sủi, nén, viên nén bao phin, nén viên ngậm, dung dịch tiêm.

• Biệt Dược : Naphar TK, Ascorbic 500mg.

Đại Cương

Page 43: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Dược Động Học

Vitamin C được hấp thu dễ dàng sau khi uống. Hấp thu Vitamin C có thể bị hạn chế sau những liều rất lớn. Hấp thu VitaminC có thể giảm ở người bị tiêu chảy hoặc có bệnh về dạ dày, ruột.

Vitamin C phân bố rộng rãi trong các mô cơ thể. Khoảng 25% vitamin C trong huyết tương kết hợp với protein

Hấp Thu

Phân Bố

Page 44: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Vitamin C oxy hoá thuận nghịch thành acid dehydroascorbic. Một ít vitamin C được chuyển hoá thành những hợp chất không có hoạt tính gồm ascorbic acid - 2 - sulfat và acid oxalic.

Vitamin C được đào thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Khi lượng Vitamin C vượt quá nhu cầu của cơ thể (< 200mg /Ngày), nó được đào thải qua nước tiểu dưới dạng không biến đổi.

Dược Động Học

Chuyển

Hóa

Thải Trừ

Page 45: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Cơ Chế Tác Dụng

Tham gia tạo

colagen

Tham gia

tạo mô liên

kết ở

xương,

răng, thành

mạch máu

Thành mạch

máu không bền,

gây chảy máu

chân răng hoặc

màng xương,

sưng lợi, răng

dễ rụng…

Thiếu

Vitamin C

Thiếu

Vitamin C

Page 46: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Cơ Chế Tác Dụng

Xúc tác chuyển hóa Fe3+

thành Fe2+

Thiếu Máu

Do Thiếu

Sắt

Thiếu

Vitamin C

Page 47: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Cơ Chế Tác Dụng

Tham gia vào quá trình chuyển hóa protid, glucid, lipid

Tăng tạo interferon, làm giảm nhạy cảm của cơ thể với histamin, chống stress nên tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Chống oxy hóa, trung hòa các gốc tự do, giúp bảo vệ tính toàn vẹn của màng tế bào. ( Kết hợp vitamin A và E )

Page 48: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Chỉ Định & Chống Chỉ Định

Chỉ Định Phòng và điều trị thiếu

vitaminC, thiếu máu (do

thiếu vitaminC hoặc sắt)

Tăng sức đề kháng của cơ thể, khi

nhiễm khuẩn, độc, mệt mỏi.

Phối hợp với các thuốc chống dị

ứng

Page 49: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Chỉ Định & Chống Chỉ Định

Chống

Chỉ Định Người có tiền sử sỏi thận, tăng

oxalat niệu và rối loạn chuyển hóa

oxalat

Chống chỉ định dùng vitaminC liều cao cho

người bị thiếu hụt glucose-6-phosphat

dehydrogenase.

Người bị bệnh thalassemia

Page 50: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Tác Dụng Không Mong Muốn

Loét dạ dày tá tràng, viêm bàng quang, tiêu chảy, thiếu máu, tan máu ( với người thiếu men G6PD )

Liều cao có thể gây tăng oxalat niệu ( trên 1g/Ngày )

Có thể gây tình trạng buồn nôn, nôn, ợ nóng, co cứng cơ bụng, mệt mỏi, đỏ bừng, nhức đầu, mất ngủ

Page 51: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Dạng Dùng Liều Dùng

Dự phòng : 50-100mg/Ngày

Điều trị : 200-500mg/Ngày

Dạng Dùng : Viên nén, Sủi 50-1000mg tùy theo biệt dược. Dung dịch tiêm 5%, 10% ống 1-5 ml

Chống Stress, tăng sức đề kháng dùng liều cao hơn ( không quá 1000mg/Ngày )

Page 52: Calcitonin, Insulin, Vitamin D, Vitamin C

Nhóm 1 Xin Cảm Ơn

Sự Chú Ý Lắng

Nghe Của Các Bạn