45
1 TỔNG CỤC THUẾ NHỮNG ĐIỂM MỚI QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 129/2013/NĐ-CP NGÀY 16/10/2013 QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH THUẾ http://www.vietxnk.com/ 1

Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Nghị định 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013: Xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. http://goo.gl/GuzsFO | http://youtu.be/NRMhnSvAfBg Áp dụng các quy định về xử phạt, hoãn, miễn, giảm tiền phạt và các quy định khác về xử phạt vi phạm hành chính về thuế có lợi đối với trường hợp vi phạm hành chính về thuế xảy ra trước ngày nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới phát hiện hoặc xem xét giải quyết. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước ngày nghị định này có hiệu lực thi hành mà cá nhân tổ chức bị xử phạt còn khiếu nại thì được giải quyết theo quy định pháp luật tại thời điểm hành vi vi phạm được thực hiện. Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn thì thời hiệu xử phạt là 05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm đến ngày ra quyết định xử phạt. Thời điểm xác định hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn; hành vi trốn thuế, gian lận thuế là ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế mà người nộp thuế thực hiện khai thiếu thuế, hành vi trốn thuế, gian lận thuế hoặc ngày tiếp theo ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế. Thời hạn truy thu thuế: Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp tiền thuế cho toàn bộ thời gian trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013.

Citation preview

Page 1: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

1

TỔNG CỤC THUẾ

NHỮNG ĐIỂM MỚI

QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 129/2013/NĐ-CP

NGÀY 16/10/2013 QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI

PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH THUẾ

http://www.vietxnk.com/

1

Page 2: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

2

NỘI DUNG TRÌNH BÀY

I- Sự cần thiết ban hành NĐ 129/2013/NĐ-CP

II- Xử phạt vi phạm hành chính về thuế

III- Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

IV- Điều khoản thi hành

Page 3: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

3

- Thứ nhất: Luật XLVPHC có hiệu lực ngày 01/7/2013 quy định một số điểm mới:

+ Cùng một hành vi vi phạm thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

+ Quy định hai thời điểm tính thời hiệu xử phạt đối với trường hợp hành vi vi phạm đã kết thúc và hành vi vi phạm đang thực hiện.

+ Rút ngắn thời hạn được coi là chưa bị xử phạt hành chính đối với trường hợp xử phạt cảnh cáo: Nếu trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày chấp hành xong QĐXP cảnh cáo hoặc 01 năm kể từ ngày chấp hành xong QĐXPHC khác hoặc từ ngày hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính (Trước đây quy định: nếu qua 01 năm)

I - SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH NĐ 129/2013/NĐ-CP

3

Page 4: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

4

+ Quy định mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế đối với cá nhân là 100 triệu đồng; mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức = 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Trước đây quy định chung là 100 triệu đồng (trđ)

+ Bổ sung thẩm quyền xử phạt của Tổng cục trưởng TCT.

+ Phân biệt thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân và tổ chức.

+ Quy định về giao quyền xử phạt.

+ Bổ sung quy định quyền giải trình của tổ chức, cá nhân vi phạm.

+ Thời hạn ra QĐXP là 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản (Trước đây: 10 ngày)

I - SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH NĐ 129/2013/NĐ-CP

4

Page 5: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

5

+ Bổ sung quy định công bố, công khai vi phạm hành chính.+ Quy định cụ thể các trường hợp không ra quyết định xử phạt.+ Không thi hành nội dung phạt tiền đối với trường hợp người

bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản.+ Hoãn thi hành QĐ phạt tiền; miễn, giảm tiền phạt đối với cá

nhân bị phạt tiền từ 3 trđ trở lên trong trường hợp gặp khó khăn đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm hoạ, hoả hoạn... và có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.+ Bổ sung quy định về tiền chậm nộp tiền phạt: 0,05%.+ Bổ sung quy định về nộp tiền phạt nhiều lần.+ Quy định về giao quyền cưỡng chế thi hành QĐHC thuế.

I - SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH NĐ 129/2013/NĐ-CP

5

Page 6: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

6

- Thứ hai: Luật QLT (SĐ) đã sửa đổi, bổ sung một số nội dung:

+ Sửa đổi mức phạt tiền đối với hành vi khai thiếu thuế: 20% tính trên số tiền thuế khai thiếu + tiền chậm nộp tiền thuế (trước: 10% + phạt chậm nộp)

+ Quy định tiền chậm nộp tiền thuế là biện pháp khắc phục hậu quả (không phải là hành vi VPHC thuế).

+ Quy định thời hạn truy thu thuế là 10 năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm (trước đây: vô thời hạn).

+ Quy định linh hoạt áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với NNT có hành vi bỏ trốn, tẩu tán.

+ Chưa cưỡng chế đối với trường hợp NNT được phép nộp dần tiền thuế; bs biện pháp cưỡng chế thông báo hoá đơn không còn giá trị sử dụng.

I - SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH NĐ 129/2013/NĐ-CP

6

Page 7: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

7

I - SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH NĐ 129/2013/NĐ-

CP

- Thứ ba: thực tế phát sinh một số hành vi cần quy định cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế.

Để đảm bảo đồng bộ, thống nhất với quy định tại Luật XLVPHC, Luật QLT (SĐ) và tình hình thực tế thì việc ban hành NĐ thay thế NĐ 98, NĐ13 là thật sự cần thiết.

Ngày 16/10/2013, Chính phủ ban hành NĐ 129/2013/NĐ-CP gồm 3 chương, 56 điều:

+ Chương I: XPVPHC về thuế (Điều 1 - Điều 16).

+ Chương II: Cưỡng chế thi hành QĐHC thuế (Điều 17 - Điều 53).

+ Chương III: Điều khoản thi hành (Điều 54 - Điều 56).

Page 8: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

8

1. Đối tượng bị xử phạt

- Người nộp thuế có hành vi VPHC về thuế.

- Tổ chức tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng có hành vi VPHC về thuế.

- Tổ chức, cá nhân khác có liên quan

II - VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ

8

Page 9: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

9

2. Thời hiệu xử phạt, thời hạn truy thu thuế 2.1. Thời hiệu XPVPHC về thuế (Điều 2)(1) Thời hiệu xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế là

02 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện đến ngày ra QĐXP (trước đây là ngày lập biên bản).

Ngày thực hiện hành vi VPHC về thủ tục thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn phải thực hiện thủ tục về thuế theo quy định của Luật QLT. Đối với TH làm thủ tục thuế bằng điện tử thì ngày thực hiện hành vi VPHC về thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn làm thủ tục thuế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

II - VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ

9

Page 10: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

10

II - VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ

2.1. Thời hiệu XPVPHC về thuế ... (tiếp theo)(2) Thời hiệu xử phạt đối với hành vi khai thiếu thuế, hành vi

trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu TNHS là 05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm đến ngày ra QĐXP (trước đây là ngày lập biên bản).

(3) Đối với trường hợp hồ sơ do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự chuyển cho cơ quan có thẩm quyền XPVPHC về thuế thì thời hiệu xử phạt áp dụng như quy định tại trường hợp (1) và (2) nêu trên. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu XPVPHC.

Trước đây: thời hiệu xử lý vi phạm là ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về thuế nhận được QĐ đình chỉ và hồ sơ vụ án đến ngày ra QĐ xử lý.

Page 11: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

11

II - VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ

2.2. Thời hạn truy thu thuế (Khoản 4, Điều 2)

Quá thời hiệu xử phạt VPHC về thuế thì NNT không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp tiền thuế vào NSNN trong thời hạn 10 năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm (Trước đây: truy thu thuế vô thời hạn).

Trường hợp, NNT không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp tiền thuế cho toàn bộ thời gian trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.

Page 12: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

12

II - VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ 3. Các hình thức xử phạt3.1. Phạt cảnh cáo (Khoản 1, Điều 3) Áp dụng đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế không nghiêm

trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo; bỏ quy định về xử phạt đối người chưa thành niên

Trước đây: Phạt cảnh cáo áp dụng đối với trường hợp: vi phạm lần đầu hoặc vi phạm lần thứ hai và có tình tiết giảm nhẹ đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế ít nghiêm trọng; hành vi vi phạm pháp luật về thuế do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện.

Page 13: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

13

II - VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ 3.2. Phạt tiền (Khoản 2, Điều 3)- Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế: phạt tiền không quá 200

trđ đối với NNT là tổ chức; phạt tiền không quá 100 trđ đối với cá nhân

(Trước đây: phạt tiền là 100trđ áp dụng đối với cả cá nhân và tổ chức).

- Đối với hành vi khai thiếu thuế: phạt tiền 20% đối với cá nhân, tổ chức có hành vi khai thiếu thuế (Trước đây mức phạt tiền là 10%).

- Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế: phạt từ 1 đến 3 lần. - Phân biệt mức phạt tiền giữa tổ chức và cá nhân có hành vi vi

phạm thủ tục thuế và hành vi trốn thuế theo nguyên tắc mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức.

Page 14: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

14

II - VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ

3.2. Phạt tiền (tiếp theo)

- Bỏ quy định về hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

- Đối với hành vi không trích tiền từ tài khoản vào NSNN của tổ chức tín dụng bị phạt tương ứng số tiền không trích chuyển vào tài khoản của NSNN.

Page 15: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

15

II - VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ

4. Trường hợp không xử phạt VPHC về thuế (Điều 4) (1) Trường hợp thực hiện hành vi VPHC: trong tình thế cấp

thiết; do phòng về chính đáng; do sự kiện bất ngờ; do sự kiện bất khả kháng; người thực hiện VPHC không có năng lực trách nhiệm hành chính, người thực hiện VPHC chưa đủ tuổi bị xử phạt hành chính.

(2) Trường hợp khai sai, NNT đã khai bổ sung hồ sơ khai thuế và đã nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước thời điểm CQT công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở NNT.

Trước đây: chưa có quy định về những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về thuế.

Page 16: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

16

II - VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ 5. Các hành vi vi phạm hành chính về thuế5.1. Hành vi vi phạm thủ tục thuế5.1.1. Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo

thay đổi thông tin trong hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định (Điều 5)

- Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp HS đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong HS đăng ký thuế cho CQT quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ. Nếu không có tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt tiền từ 400.000đ đến 1.000.000đ.

- Phạt tiền từ 400.000đ đến 1.000.000đ đối với hành vi nộp HS đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho CQT quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 30 ngày (trừ trường hợp phạt cảnh cáo). Trước: Nộp quá hạn từ 1 ngày đến dưới 10 ngày thì không bị xử phạt.

Page 17: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

17

II - VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ

5.1.1. Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin... (tiếp theo)

- Bổ sung quy định phạt từ 800.000đ đến 2.000.000đ đối với một trong các hành vi:

+ Nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế quá thời hạn quy định trên 30 ngày (trước đây quy định phạt tiền thấp hơn và áp dụng đối với trường hợp quá thời hạn trên 20 ngày).

+ Không thông báo thay đổi thông tin trong HS đăng ký thuế.

+ Không nộp HS đăng ký thuế nhưng phát sinh số thuế phải nộp.

Page 18: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

18

II - VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ 5.1.2. Hành vi khai không đầy đủ các nội dung trong HS thuế

(Điều 6)- Bỏ quy định về phạt cảnh cáo.- Phạt tiền từ 1.200.000đ đến 3.000.000đ đối với: + Có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều 10 và Khoản 7

Điều 11 NĐ 129 (hành vi khai thiếu thuế nhưng không dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, tăng số thuế được miễn, giảm hoặc chưa được hoàn thuế; có hành vi trốn thuế nhưng không làm giảm số thuế phải nộp hoặc chưa được hoàn thuế, không làm tăng số thuế được miễn, giảm).

+ Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp theo hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế.

Trước đây: chưa có quy định này.

Page 19: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

19

II - VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ

5.1.3. Hành vi chậm nộp HS khai thuế so với thời hạn quy định (Điều 7)

- Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp chậm HS khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ. Trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt tiền từ 400.000đ đến 1.000.000đ.

Trước đây: chậm nộp từ 1 đến 4 ngày không bị xử phạt - Bổ sung phạt tiền từ 2.000.000đ đến 5.000.000đ đối với:+ Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 ngày

đến 90 ngày.+ Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày

nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.

Page 20: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

20

II - VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ 5.1.3. Hành vi chậm nộp HS khai thuế so với thời hạn quy

định...(tiếp theo)+ Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế

phải nộp.+ Nộp HS khai thuế tạm tính theo quý quá thời hạn quy định

trên 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp HS khai thuế nhưng chưa đến thời hạn nộp HS khai quyết toán thuế.

Trước đây: trường hợp nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý quá 90 ngày so với thời hạn quy định, nhưng vẫn trong thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thì bị xử phạt về thủ tục thuế. Tuy nhiên, chưa quy định rõ bị xử phạt theo khoản nào.

- Bổ sung quy định NNT chậm nộp HS khai thuế bị xử phạt theo quy định, nếu dẫn đến chậm nộp tiền thuế thì phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế theo quy định.

Page 21: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

21

II - VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ 5.1.4. Hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin liên

quan đến xác định nghĩa vụ thuế (Điều 8)- Bỏ quy định về phạt cảnh cáo.- Phạt từ 800.000đ đến 2.000.000đ đối với hành vi không cung

cấp; cung cấp không đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến công nợ bên thứ ba có liên quan trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày được CQT yêu cầu

- Bỏ quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá vận chuyển trên đường. Việc xử phạt vi phạm hành vi này theo quy định tại NĐ109/2013/NĐ-CP.

Trước đây: có quy định về xử phạt cảnh cáo và quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa vận chuyển trên đường.

Page 22: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

22

II - VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ 5.2. Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp

hoặc tăng số tiền thuế được hoàn (Điều 10)- Áp dụng mức phạt 20% tính trên số tiền thuế khai thiếu

hoặc số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm đối với người nộp thuế (bao gồm cả tổ chức, cá nhân, hộ gia đình).

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả nộp đủ số tiền thuế nợ, số tiền thuế thiếu, tiền thuế chậm nộp vào NSNN.

Trước đây: quy định mức phạt 10% tính trên số tiền thuế khai thiếu + phạt chậm nộp tiền thuế theo mức 0,05% mỗi ngày chậm nộp tiền thuế.

Page 23: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

23

II - VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ 5.3. Hành vi trốn thuế, gian lận thuế (Điều 11)- Bỏ quy định xử phạt về hành vi trốn thuế, gian lận thuế đối

với trường hợp không cung cấp được hoá đơn, chứng từ hợp pháp hoặc cung cấp sau thời hạn quy định đối với hàng hoá vận chuyển trên đường (quy định tại NĐ109/2013/NĐ-CP).

- Phạt tiền 1 lần; 1,5 lần; 2 lần; 2,5 lần; 3 lần tương ứng với từng hành vi áp dụng đối với tổ chức;

Mức phạt tiền đối với cá nhân, hộ gia đình là 0,5 lần; 0,75 lần; 1 lần; 1,25 lần; 1,5 lần.

Trước đây: phạt tiền từ 1 đến 3 lần áp dụng chung cho NNT là tổ chức và cá nhân.

Page 24: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

24

II - VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ 5.3. Hành vi trốn thuế, gian lận thuế ...(tiếp theo)- Bổ sung quy định xử phạt về hành vi trốn thuế đối với:+ Trường hợp không kê khai, kê khai sai, không trung thực làm

giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế (VD khai không trung thực về giảm trừ gia cảnh hoặc kê khai sai đối với trường hợp thuế nhà thầu...).

Trước đây: không quy định cụ thể.+ Sử dụng hoá đơn không có giá trị sử dụng; NNT đang trong

thời gian xin tạm ngừng kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh.

Trước đây: quy định hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo PP khoán đang trong thời gian xin tạm ngừng kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh bị xử phạt về hành vi trốn thuế.

Page 25: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

25

II - VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ 6. Bỏ quy định về xử lý VPPL về thuế đối với CQT, công chức

thuế 7. Trách nhiệm của người bảo lãnh nộp thay nghĩa vụ thuế cho

NNT (Điều 13) Bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ phải nộp thay tiền thuế, tiền chậm

nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt cho NNT theo cam kết bảo lãnh trong trường hợp NNT không nộp vào NSNN.

Quá thời hạn mà NNT chưa nộp hoặc chưa nộp đủ tiền thuế nợ, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt mà bên bảo lãnh chưa thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì bên bảo lãnh phải trả tiền chậm nộp theo mức 0,07%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp, 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp và bị cưỡng chế theo quy định.Trước đây: chưa có quy định về tiền chậm đối với bên bảo lãnh.

Page 26: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

26

II - VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ 8. Xử phạt đối với tổ chức, cá nhân có liên quan (Điều 13)- Hành vi thông đồng, bao che NNT trốn thuế, gian lận thuế,

không thực hiện QĐ cưỡng chế thi hành QĐHC thuế; không cung cấp hoặc cung cấp không chính xác thông tin liên quan đến nghĩa vụ của NNT, tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thì bị xử phạt: từ 2,5trđ đến 5 trđ đối với cá nhân; từ 5trđ đến 10trđ đối với tổ chức.

Trước đây: phạt tiền từ 2trđ đến 8 trđ đối với tổ chức và cá nhân có hành vi thông đồng bao che NNT trốn thuế, gian lận thuế, không thực hiện QĐ cưỡng chế.

- Bỏ quy định xử phạt đối với Kho bạc Nhà nước.

Page 27: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

27

II - VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ 9. Về thẩm quyền xử phạt VPHC về thuế (Điều 14)- Khống chế thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ

tục thuế theo số tiền tuyệt đối; phân biệt thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân và tổ chức theo nguyên tắc thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân bằng ½ thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức.

+ Thẩm quyền xử phạt của: công chức thuế đối với tổ chức, cá nhân; Chi cục trưởng Chi cục Thuế đối với tổ chức, cá nhân; Cục trưởng Cục Thuế đối với tổ chức cao hơn thẩm quyền quy định trước đây.

+ Thẩm quyền xử phạt của: đội trưởng đội thuế đối với cá nhân, Cục trưởng Cục Thuế đối với cá nhân thấp hơn thẩm quyền trước đây.

Page 28: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

28

II - VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ 9. Về thẩm quyền xử phạt VPHC về thuế ...(tiếp theo)- Không khống chế thẩm quyền xử phạt đối với hành vi khai

thiếu thuế; hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của Luật QLT.

- Bổ sung thẩm quyền xử phạt của Tổng cục trưởng TCT. - Quy định cụ thể thẩm quyền xử phạt:+ Công chức thuế có quyền xử phạt cảnh cáo; phạt tiền đến

1trđ đối với hành vi vi phạm thủ tục về thuế của tổ chức; phạt đến 0,5trđ đối với hành vi vi phạm thủ tục về thuế của cá nhân

Trước đây: thẩm quyền xử phạt là 200.000đ đối với tổ chức, cá nhân vi phạm thủ tục thuế.

Page 29: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

29

9. Về thẩm quyền xử phạt VPHC về thuế ...(tiếp theo) + Đội trưởng Đội thuế có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến

5trđ đối với tổ chức, phạt tiền đến 2,5trđ đối với cá nhân vi phạm thủ tục thuế (trước đây thẩm quyền xử phạt là 5trđ đối với tổ chức, cá nhân vi phạm thủ tục thuế).+ Chi cục trưởng Chi cục Thuế có quyền phạt cảnh cáo; phạt

tiền đến 50trđ đối với tổ chức, phạt tiền đến 25trđ đối với cá nhân vi phạm thủ tục thuế (trước đây quy định thẩm quyền là 20trđ đối với tổ chức, cá nhân vi phạm). Không khống chế thẩm quyền xử phạt đối với hành vi khai thiếu thuế, hành vi trốn thuế, gian lận thuế, hành vi vi phạm của tổ chức tín dụng...); áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

II - VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ

29

Page 30: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

30

9. Về thẩm quyền xử phạt VPHC về thuế ...(tiếp theo)

+ Cục trưởng Cục Thuế có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 140trđ đối với tổ chức, phạt tiền đến 70trđ đối với cá nhân vi phạm thủ tục thuế (trước đây quy định thẩm quyền xử phạt là 100trđ đối với tổ chức, cá nhân vi phạm). Không khống chế thẩm quyền xử phạt đối với hành vi khai thiếu thuế, hành vi trốn thuế, gian lận thuế, hành vi vi phạm của tổ chức tín dụng...); áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

II - VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ

30

Page 31: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

31

9. Về thẩm quyền xử phạt VPHC về thuế ...(tiếp theo)+ Bổ sung quy định Tổng cục trưởng TCT có quyền phạt cảnh

cáo; phạt tiền đến 200trđ đối với tổ chức, phạt tiền đến 100trđ đối với cá nhân vi phạm thủ tục thuế; không khống chế thẩm quyền xử phạt theo số tiền tuyệt đối đối với hành vi khai thiếu thuế, hành vi trốn thuế, gian lận thuế, hành vi vi phạm của tổ chức tín dụng...); áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

Trước đây: không phân biệt thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức, cá nhân vi phạm thủ tục thuế; chưa quy định thẩm quyền xử phạt của Tổng cục trưởng TCT.

II - VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ

31

Page 32: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

32

10. Miễn, giảm tiền phạt VPHC về thuế (Điều 16)

- Đối tượng miễn, giảm: miễn giảm tiền phạt VPHC đối với cá nhân bị xử phạt VPHC về thuế mà số tiền phạt từ 3trđ trở lên trong trường hợp gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, hoả hoạn, thảm hoạ, tai nạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo.

Trước đây: miễn phạt áp dụng đối với tổ chức cá nhân đang gặp khó khăn về kinh tế trong trường hợp gặp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc trường hợp bất khả kháng khác.

II - VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ

32

Page 33: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

33

II - VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ 10. Miễn, giảm tiền phạt VPHC về thuế... (tiếp theo)

- Mức miễn, giảm tiền phạt tối đa bằng số tiền phạt còn lại trong QĐXP và không quá giá trị tài sản, hàng hoá bị thiệt hại, chi phí chữa bệnh. Trước đây: mức miễn phạt tối đa không quá giá trị tài sản, hàng hoá bị thiệt hại.

- Thẩm quyền miễn, giảm tiền phạt: cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định xử phạt. Trước đây: thủ trưởng cơ quan thuế có trách nhiệm xem xét miễn xử phạt đối với vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của mình hoặc của cấp dưới.

Page 34: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

34

1. Các TH bị cưỡng chế thi hành QĐHC thuế (Điều 18)

- Các trường hợp cưỡng chế thi hành QĐHC thuế gồm:

+ NNT nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế đã quá 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế theo quy định; quá thời hạn gia hạn nộp thuế;

+ NNT còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn;

III. VỀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QĐHC THUẾ

34

Page 35: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

35

III. VỀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QĐHC THUẾ

1. Các TH bị cưỡng chế thi hành QĐHC thuế (tiếp theo) + Quá thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được QĐXP

VPHC về thuế mà NNT không chấp hành QĐXP thì bị cưỡng chế thi hành QĐXP VPHC về thuế. Trường hợp, QĐXP VPHC về thuế có thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày mà NNT không chấp hành QĐXP theo thời hạn ghi trên QĐXP thì bị cưỡng chế thi hành QĐXP VPHC về thuế (trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành QĐXP).

Trước đây: quy định NNT nợ tiền phạt vi phạm PL về thuế đã quá 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế.

+ Tổ chức cá nhân khác có liên quan...

Page 36: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

36

III. VỀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QĐHC THUẾ

2. Bổ sung quy định chưa áp dụng biện pháp cưỡng chế trong thời gian được nộp dần tiền nợ thuế, tiền phạt (Khoản 6, Điều 18).

3. Các biện pháp cưỡng chế (Điều 19)Thay đổi thứ tự biện pháp cưỡng chế: biện pháp cưỡng chế thông

báo hoá đơn không còn giá trị sử dụng là biện pháp cưỡng chế thứ 3 áp dụng sau biện pháp cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương hoặc TN, cụ thể:(1) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành

quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong toả tài khoản;(2) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;(3) Thông báo hoá đơn không còn giá trị sử dụng (trước đây quy

định là biện pháp cưỡng chế thu hồi mã số thuế, đình chỉ sử dụng hoá đơn).

Page 37: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

37

III. VỀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QĐHC THUẾ

3. Các biện pháp cưỡng chế... (tiếp theo)(4) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của

pháp luật để thu tiền thuế nợ, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt vào NSNN.(5) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành

quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ. (6) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng

nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

Bỏ quy định biện pháp cưỡng chế tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm PL về thuế; thay biện pháp cưỡng chế thu hồi mã số thuế, đình chỉ sử dụng hoá đơn bằng biện pháp thông báo hoá đơn không còn giá trị sử dụng.

Page 38: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

38

4. Về linh hoạt A/D các BP cưỡng chế (Khoản 7, Điều 19)

Linh hoạt áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với trường hợp NNT nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản. Trường hợp đã ra quyết định cưỡng chế bằng biện pháp tiếp theo mà có thông tin, điều kiện để thực hiện biện pháp cưỡng chế trước đó thì người ra quyết định cưỡng chế có quyền quyết định thực hiện biện pháp cưỡng chế trước đó để bảo đảm thu đủ số tiền thuế, tiền phạt.

Trước đây: chưa có các quy định này.

III. VỀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QĐHC THUẾ

38

Page 39: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

39

5. Về phong toả tài khoản (Khoản 2, Điều 27)

Quy định trong trường hợp cần thiết phải phong toả tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thì QĐ cưỡng chế phải ghi rõ phong toả một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế (khi áp dụng biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản).

Trước đây: quy định KBNN, tổ chức tín dụng tiến hành phong toả ngay các tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế khi nhận được quyết định cưỡng chế.

III. VỀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QĐHC THUẾ

39

Page 40: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

40

6. Về biện pháp cưỡng chế thông báo hoá đơn không còn giá trị sử dụng (Mục 4)

Quy định cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hoá đơn không còn giá trị sử dụng (biện pháp cưỡng chế thứ 3 áp dụng sau biện pháp cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập). Đồng thời, quy định áp dụng biện pháp cưỡng chế thông báo hoá đơn không còn giá trị sử dụng theo đề nghị của cơ quan hải quan.

Trước đây: không có các quy định này.

III. VỀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QĐHC THUẾ

40

Page 41: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

41

7. Về biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản

7.1. Trường hợp không áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản (Điều 37)

Không áp dụng kê biên tài sản trong trường hợp NNT là cá nhân đang trong thời gian chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh được thành lập theo quy định của pháp luật.

Trước đây: quy định không áp dụng kê biên tài sản trong trường hợp NNT là cá nhân đang trong thời gian chữa bệnh.

III. VỀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QĐHC THUẾ

41

Page 42: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

42

7.2. Về định giá tài sản kê biên (Điều 43) Đối với tài sản kê biên có giá trị dưới 1trđ hoặc tài sản

thuộc loại mau hỏng nếu các bên không có thoả thuận thì người có thẩm quyền ra QĐ cưỡng chế có trách nhiệm định giá. TH tài sản kê biên trị giá từ 1trđ trở lên thuộc loại khó định giá hoặc các bên không thoả thuận được về giá thì người ra QĐ cưỡng chế đ/n cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng định giá.

Trước đây: quy định đối với tài sản kê biên có giá trị dưới 0,5 trđ hoặc …thì người có thẩm quyền ra QĐ cưỡng chế có trách nhiệm định giá. Trường hợp tài sản kê biên trị giá từ 0,5 trđ trở lên thuộc loại khó định giá hoặc … thì người ra QĐ cưỡng chế đề nghị cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng định giá.

III. VỀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QĐHC THUẾ

42

Page 43: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

43

8. Về trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp cưỡng chế thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do bên thứ ba đang giữ (Điều 50)

Quy định chi tiết về trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp cưỡng chế thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do bên thứ ba đang giữ.

III. VỀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QĐHC THUẾ

43

Page 44: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

44

- NĐ 129 có hiệu lực từ ngày 15/12/2013.

- Áp dụng quy định về xử phạt, hoãn, miễn, giảm tiền phạt và quy định khác về xử phạt vi phạm hành chính về thuế có lợi đối với hành vi vi phạm hành chính thuế xảy ra trước ngày 15/12/2013 mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết./.

IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

44

Page 45: Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định Thuế theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

4545