41

THUỐC MÊ - THUỐC TÊ

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: THUỐC MÊ - THUỐC TÊ
Page 2: THUỐC MÊ - THUỐC TÊ

I.Định nghĩa:

Thuốc tê là

- Thuốc có tác dụng phong bế sợi thần kinh cảm

giác, làm mất cảm giác tạm thời ở một khu vực

hạn chế của cơ thể.

- Thuốc không ảnh hưởng đến ý thức và hoạt

động; Nhưng nếu dùng liều cao thì có thể ức chế

cả chức năng vận động

Page 3: THUỐC MÊ - THUỐC TÊ

I.Định nghĩa: Đặc điểm của thuốc tê

Không gây kích ứng viêm nhiễm, tổn thương

tại nơi dùng thuốc.

Độ độc không đáng kể với nồng độ và liều

lượng điều trị.

Tan được trong nước, bền vững ở dạng dung

dịch, khử khuẩn xong vẫn còn hoạt tính.

Page 4: THUỐC MÊ - THUỐC TÊ

I.Định nghĩa: Phân loại

Theo cấu trúc:

• Ester: Procain; Tetracain; Cocain.

• Amid: Lidocain; Mepivacain.

Theo đường dùng:

• Đường tiêm: Procain; Lidocain.

• Gây tê bề mặt: Ethylchlorid; Cocain;

Benzocain.

Page 5: THUỐC MÊ - THUỐC TÊ

II. Thuốc gây tê theo Đường tiêm:

Các cách gây tê theo đường tiêm:

1.Gây tê thấm: là tiêm thuốc trực tiếp và vùng đau

của cơ thể hoặc vùng sắp phẫu thuật.

Ví dụ: gây tê trong nhổ răng…

2.Phong bế trường: là tiêm thuốc tạo thành một

vùng tê xung quanh khu vực đau.

Page 6: THUỐC MÊ - THUỐC TÊ

II. Thuốc gây tê theo Đường tiêm:

Các cách gây tê theo đường tiêm:

3. Phong bế thần kinh ngoại vi (gây tê vùng): đặt

thuốc tê trực tiếp lên thần kinh một

khu vực.

4. Phong bế thần kinh cột sống: đưa thuốc tê tiếp

xúc trực tiếp với thần kinh tại khoảng trống giữa

hai cột sống.

Page 7: THUỐC MÊ - THUỐC TÊ

II. Thuốc gây tê theo Đường tiêm:

Các cách gây tê theo đường tiêm:

5. Phong bế ngoài màng cứng: tiêm thuốc gây tê

vào các dây thần kinh chi phối các cảm giác đau.

Ví dụ: Gây tê ngoài màng cứng là biện pháp giảm đau cho các

mẹ sinh mổ

Page 8: THUỐC MÊ - THUỐC TÊ

II. Thuốc gây tê theo Đường tiêm:

Các cách gây tê theo đường tiêm:

6. Giảm đau tủy sống: là đưa thuốc tê vào tủy

sống bằng đường tiêm; tiêm vào dịch não tủy,

thuốc sẽ ức chế có hồi phục dẫn truyền các rễ

thần kinh và dây tủy sống.

Page 9: THUỐC MÊ - THUỐC TÊ

III. Các loại thuốc gây tê theo đường tiêm:

Các loại thuốc này tan trong nước.

Procain

Lidocain.

Page 10: THUỐC MÊ - THUỐC TÊ

III. Các loại thuốc gây tê theo đường tiêm:

1.Procain hydroclorit:

- Biệt dược: Novocain; Syncain.

- Dạng thuốc: ống 1- 2ml dung dịch 1% - 2% –3%.

Page 11: THUỐC MÊ - THUỐC TÊ

III. Các loại thuốc gây tê theo đường tiêm:

1.Procain hydroclorit:

Tác dụng:

- Gây tê ngắn, thời gian xuất hiện tác dụng chậm

hơn Lidocain. Có thể gây giãn mạch, hạ huyết áp.

- Dùng kết hợp với Adrenalin (Epinephrin) thì sẽ

kéo dài thời gian gây tê.

Page 12: THUỐC MÊ - THUỐC TÊ

III. Các loại thuốc gây tê theo đường tiêm:

1.Procain hydroclorit:

Tác dụng phụ:

- Có thể gây dị ứng (huyết áp giảm, suy yếu toàn

thân).

- Làm giảm tác dụng Sulfamid kháng khuẩn nếu

dùng đồng thời với Procain.

Page 13: THUỐC MÊ - THUỐC TÊ

III. Các loại thuốc gây tê theo đường tiêm:

1.Procain hydroclorit:

Chỉ định:

- Gây tê qua đường tiêm để giảm đau khi bị bong

gân, sai khớp, chấn thương.

- Dùng phối hợp với thuốc khác để chống hiện

tượng lão hóa ở người cao tuổi.

Page 14: THUỐC MÊ - THUỐC TÊ

III. Các loại thuốc gây tê theo đường tiêm:

1.Procain hydroclorit:

Chỉ định:

- Gây tê tại chỗ.

- Gây tê tuỷ sống.

- Phong bế thần kinh.

- Điều hoà thần kinh thực vật.

Page 15: THUỐC MÊ - THUỐC TÊ

III. Các loại thuốc gây tê theo đường tiêm:

1.Procain hydroclorit:

Chống chỉ định:

- Người mẫn cảm với thuốc.

- Phối hợp với sufamid kháng khuẩn.

- Hạ huyết áp.

Page 16: THUỐC MÊ - THUỐC TÊ

III. Các loại thuốc gây tê theo đường tiêm:

2.Lidocain hydroclorit:

- Biệt dược: Solcain; Xybocain; Lignocain.

- Dạng thuốc: ống tiêm 1ml dung dịch 0,5 – 2%

Page 17: THUỐC MÊ - THUỐC TÊ

III. Các loại thuốc gây tê theo đường tiêm:

2.Lidocain hydroclorit:

Tác dụng:

- Gây tê bề mặt mạnh hơn Procain, nhưng yếu

hơn Cocain. Tác dụng qua đường tiêm nhanh,

mạnh, kéo dài nhưng độc hơn Procain.

- Phối hợp với Adrenalin (Epinephrin) thì thời gian

gây tê lâu hơn.

Page 18: THUỐC MÊ - THUỐC TÊ

III. Các loại thuốc gây tê theo đường tiêm:

1.Lidocain hydroclorit:

III. Các loại thuốc gây tê theo đường tiêm:

2.Lidocain hydroclorit:

Tác dụng:

- Có tác dụng chống loạn mạch khi tiêm tĩnh mạch

Page 19: THUỐC MÊ - THUỐC TÊ

III. Các loại thuốc gây tê theo đường tiêm:

1.Lidocain hydroclorit:

III. Các loại thuốc gây tê theo đường tiêm:

2.Lidocain hydroclorit:

Tác dụng phụ:

- Trên thần kinh trung ương: lo âu, vật vã, nhức

đầu, buồn nôn, nôn, co giật, ức chế thần kinh

trung ương.

- Trên hô hấp: thở nhanh, khó thở, suy hô hấp

Page 20: THUỐC MÊ - THUỐC TÊ

III. Các loại thuốc gây tê theo đường tiêm:

2.Lidocain hydroclorit:

Tác dụng phụ:

- Trên tim mạch: tim đập nhanh, tăng huyết áp;

nặng thì có các dấu hiệu ức chế gây tim đập

chậm, hạ huyết áp.

- Gây dị ứng.

Page 21: THUỐC MÊ - THUỐC TÊ

III. Các loại thuốc gây tê theo đường tiêm:

2.Lidocain hydroclorit:

Chỉ định:

- Gây tê trong chuyên khoa.

- Chống loạn nhịp do Digitalis.

- Gây tê tiêm thấm.

- Gây tê bề mặt.

- Gây tê ngoài màng cứng.

Page 22: THUỐC MÊ - THUỐC TÊ

III. Các loại thuốc gây tê theo đường tiêm:

2.Lidocain hydroclorit:

Chống chỉ định:

- Tương đối: Các bệnh nhiễm khuẩn nặng, cao

huyết áp, trẻ dưới 30 tháng tuổi.

- Tuyệt đối: Người mẫn cảm với thuốc, tổn thương

nặng ở niêm mạc, block nhĩ thất.

Page 23: THUỐC MÊ - THUỐC TÊ

II. Thuốc gây tê Bề mặt:

Đặc điểm của thuốc:

- Có độc tính cao, khó thâm nhập sâu vào tổ chức

(vì cơ thể hấp thu chậm) và phần lớn các thuốc

không tan trong nước.

- Kỹ thuật gây tê chủ yếu là phun hoặc bôi trên

da, niêm mạc bằng các dạng bào chế thích hợp

như thuốc mỡ, keo động, thuốc phun.

Page 24: THUỐC MÊ - THUỐC TÊ

II. Thuốc gây tê Bề mặt:

Đặc điểm của thuốc:

- Cảm giác tê không sâu nhưng kéo dài.

- Các thuốc tê này ten trong dầu.

- Ngoài ra, có một số thuốc tê trong nước cũng

được dùng để gây tê bề mặt như Lidocain.

Page 25: THUỐC MÊ - THUỐC TÊ

III. Các loại thuốc gây tê trên bề mặt:

Các loại thuốc này tan trong dầu.

Cocain (gây nghiện).

Benzocain (Bupivacain)

Ethylclorid.

Page 26: THUỐC MÊ - THUỐC TÊ

III. Các loại thuốc gây tê trên bề mặt:

1.Bupivacain:

- Dạng thuốc: ống 4ml dung dịch 0,25 – 5%.

- Biệt dược của Benzocain.

Page 27: THUỐC MÊ - THUỐC TÊ

III. Các loại thuốc gây tê trên bề mặt:

1.Bupivacain:

Tác dụng: Gây tê mạnh hơn Lidocain 3-4 lần

Chỉ định:

- Gây tê tiêm thấm.

- Phong bế thần kinh tại chỗ.

- Gây tê ngoài màng cứng.

Page 28: THUỐC MÊ - THUỐC TÊ

III. Các loại thuốc gây tê trên bề mặt:

1.Bupivacain:

Chống chỉ định:

- Chứng nhược cơ năng.

- Bệnh ở não và tủy sống (đối với gây tê ngoài

màng cứng).

Page 29: THUỐC MÊ - THUỐC TÊ

III. Các loại thuốc gây tê trên bề mặt:

2.Ethylchlorid:

-Biệt dược: Kelen, Monochloroethan

Page 30: THUỐC MÊ - THUỐC TÊ

III. Các loại thuốc gây tê trên bề mặt:

2.Ethylchlorid:

Tác dụng:

- Có tác dụng gây mê, thời gian tác dụng ngắn

nhưng không dùng vì dễ cháy nổ.

- Thường dùng để gây tê bề mặt do bay hơi

nhanh. Khi bôi lên da, làm bề mắt da giảm nhiệt

độ nhanh nên mất cảm giác đau.

Page 31: THUỐC MÊ - THUỐC TÊ

III. Các loại thuốc gây tê trên bề mặt:

2.Ethylchlorid:

Chỉ định:

- Gây tê nơi bị chấn thương (trong thể thao) để

giảm đau; trong tiểu phẫu (chích nhọt).

- Giảm đau khi bị đau dây thần kinh hoặc đau

thắt lưng.

Page 32: THUỐC MÊ - THUỐC TÊ

I.Định nghĩa:

Thuốc mê là

- Thuốc ức chế có hồi phục hệ thần kinh trung

ương khi dùng ở liều điều trị.

- Thuốc có tác dụng làm mất ý thức, mất dần cảm

giác (nóng, lạnh, đau), mất dần phản xạ;

Page 33: THUỐC MÊ - THUỐC TÊ

I.Định nghĩa:

Thuốc mê là

- Thuốc còn làm giãn cơ và mất khả năng vận

động nên giúp cho việc tiến hành phẫu thuật

được thuận lợi, an toàn.

Page 34: THUỐC MÊ - THUỐC TÊ

II. Đặc điểm tác dụng:

Khi thuốc mê được hấp thu vào máu sẽ lần

lượt biểu hiện tác dụng bằng các dấu hiệu như:

- An thần;

- Suy giảm ý thức;

- Giảm tuần hoàn; giảm hô hấp;

- Giãn cơ vận động;

- Mất dần phản xạ, mất hoàn toàn ý thức và

cảm nhận.

Page 35: THUỐC MÊ - THUỐC TÊ

II. Đặc điểm tác dụng:

Thời gian gây mê thay đổi theo liều dùng

thuốc mê (dùng liều nhỏ thì thời gian gây mê

ngắn và ngược lại).

Nếu dùng thuốc quá liều thì trung tâm hô hấp,

tuần hoàn bị ức chế và có thể dẫn tới tử vong.

Page 36: THUỐC MÊ - THUỐC TÊ

II. Đặc điểm tác dụng:

Thứ tự ức chế thần kinh trung ương của thuốc mê

Võ nãoDưới

võ nãoTủy

sống

Mất ý thức, ức chế thần kinh vận động

Page 37: THUỐC MÊ - THUỐC TÊ

III. Phân loại:

Căn cứ các đường đưa thuốc vào cơ thể mà chia

thuốc mê thành hai loại:

Thuốc mê theo đường Hô hấp:

thuốc mê theo đường Tĩnh mạch:

Page 38: THUỐC MÊ - THUỐC TÊ

III. Phân loại:

Thuốc mê theo đường Hô hấp:

- Đặc điểm:

o Thường ở thể lõng, dễ bay hơi hoặc ở thể khí.

o Đưa vào cơ thể qua đường hô hấp (quá trình

hít thở).

o Hấp thu nhanh, dễ sử dụng, có thể điều chỉnh

được liều lượng thuốc.

o Thuốc mê còn gây ngủ, giảm đau, giãn cơ.

Page 39: THUỐC MÊ - THUỐC TÊ

III. Phân loại:

Thuốc mê theo đường Hô hấp:

- Một số thuốc gây mê đường hô hấp:

o Ether mê.

o Halothan.

o Enfluran.

o Ethyl clorid.

o Dinitrogen oxyd.

Page 40: THUỐC MÊ - THUỐC TÊ

III. Phân loại:

Thuốc mê theo đường Tĩnh mạch:

- Đặc điểm:

o Đưa vào cơ thể bằng đường tĩnh mạch.

o Tác dụng gây mê nhanh, thời gian gây mê

ngắn.

o Ít có tác dụng giảm đau, giãn cơ.

o Khỏi mê nhanh, nhưng dễ gây ngừng hô hấp

và khó điều chỉnh liều lượng thuốc.

Page 41: THUỐC MÊ - THUỐC TÊ

III. Phân loại:

Thuốc mê theo đường Tĩnh mạch:

- Một số thuốc gây mê đường tĩnh mạch:

o Thiopental natri.

o Ketamin.

o Fentanyl.