40
ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Tú Lê Bảo Khánh Lớp : K53_MT

Thuan loi kho khan tnn vn

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Thuan loi kho khan tnn vn

ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAMSinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Tú

Lê Bảo Khánh

Lớp : K53_MT

Page 2: Thuan loi kho khan tnn vn

A. ĐỊNH NGHĨA Điều 2 Luật Tài nguyên nước Việt Nam

(1998):

Tài nguyên nước ( của Việt Nam) bao gồm

các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới

đất, nước biển thuộc lãnh thổ Việt Nam.

→ Tài nguyên nước của một lãnh thổ là toàn

bộ lượng nước con người có thể khai thác sử

dụng được; xét về cả lượng và chất cho sinh

hoạt, sản xuất trong hiện tại và tương lai.

Page 3: Thuan loi kho khan tnn vn

B. ĐẶC ĐIỂM

Page 4: Thuan loi kho khan tnn vn

B. ĐẶC ĐIỂMI. THUẬN LỢI

Page 5: Thuan loi kho khan tnn vn

I. THUẬN LỢI 1. NGUỒN NƯỚC MƯA DỒI DÀO

Việt Nam có nguồn nước mưa dồi dào hơn sơ với các nước cùng vĩ độ địa lí ( Các nước Tây Nam Á và Châu Phi )

Lượng mưa trung bình năm toàn lãnh thổ : 1960 mm

Gấp 2,6 lần lượng mưa trung bình lục địa

→ Tạo ra lượng dòng chảy 320 tỷ

Page 6: Thuan loi kho khan tnn vn

I. THUẬN LỢI 2. TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT

Page 7: Thuan loi kho khan tnn vn

2. TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT 2.1. KHÁI NIỆM

Tài nguyên nước mặt ( dòng chảy sông ngòi ) của 1 vùng lãnh thổ hay 1 quốc gia là tổng lượng dòng chảy sông ngòi từ ngoài vùng chảy vào và lượng dòng chảy được sinh ra trong vùng ( dòng chảy nội địa )

_ Theo website Bộ Tài nguyên và môi trường_

_

Page 8: Thuan loi kho khan tnn vn

2. TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT 2.2. SÔNG NGÒI

Căn cứ vào số liệu quan trắc thủy văn trong mạng lưới trạm khí tượng thủy văn ở nước ta:

- Tổng lượng nước trung bình của toàn bộ sông suối: 835 tỷ

+ Từ nước ngoài: 522 tỷ ( 62,5% )

+ Trong nước : 313 tỷ ( 37,5% )

- Modun dòng chảy: 31L/ s.

→ Nguồn nước dồi dào Việt Nam có - 9 lưu vực sông có diện tích lớn hơn 10.000

- 2360 con sông với chiều dài trên 10 km và 26 phân lưu các sông lớn.

Có tiềm năng thủy điện lớn

Page 9: Thuan loi kho khan tnn vn

2. TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT 2.2. SÔNG NGÒI

Sông ngòi có tính đa quốc gia:

- 7/9 hệ thống sông của Việt Nam chảy

qua từ 2 - 5 nước

- Tỷ lệ diện tích lưu vực thuộc

Việt Nam: 9 – 87%

- Tỷ lệ dòng chảy ngoại nhập: 5 – 90%

( không kể sông Kỳ Cùng, Bằng Giang )

Page 10: Thuan loi kho khan tnn vn

2. TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT 2.3. HỒ ĐẦM

Hồ

- Là vùng nước tự nhiên trên đất liền không trực tiếp thông ra biển

ví dụ: Hồ Ba Bể : 90 triệu

- Đầm phá

+ Là sản phẩm của quá trình tương tác biển – sông trong đó biển chiếm ưu thế

+ Hệ sinh thái đầm phá có đa dạng sinh

học và năng suất cao, có vai trò quan trọng

đối với vùng khơi

+ Nổi tiếng nhất là phá

Tam Giang – Cầu Hai S= 7.800 ha

Page 11: Thuan loi kho khan tnn vn

2. TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT 2.3. HỒ ĐẦM Hồ nhân tạo

- Được hình thành bởi đập chắn ngang sông. Làm cho lòng sông và một vùng đất rộng lớn bị ngập chìm.

- Việt Nam có khoảng 3600 hồ nhân tạo có kích thước khác nhau

- Mục đích: Phát điện, điều tiết dòng chảy ( cắt lũ và cấp nước mùa kiệt ), phục vụ giao thông thủy…

Page 12: Thuan loi kho khan tnn vn

I. THUẬN LỢI 3. TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT

Page 13: Thuan loi kho khan tnn vn

3. TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT 3.1. KHÁI NIỆM

Theo Luật tài nguyên nước Việt Nam ( 1998, điều 3 ):

Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất. Nước chứa trong các lỗ hổng, khe nứt, hang động ngầm với kích thước khác nhau.

Page 14: Thuan loi kho khan tnn vn

3. TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT 3.2. TIỀM NĂNG PHONG PHÚ

Trữ lượng có tiềm năng khai thác khoảng 60 tỷ / năm

Dao động từ mức rất nhiều ( ĐB sông Cửu Long ) → khá khan hiếm ( Bắc Trung Bộ ).

Lượng khai thác chưa tới 5% tổng trữ lượng có tiềm năng Theo kết quả điều tra, khảo sát và nghiên cứu đã có đến năm 1999, trữ

lượng nước ngầm :

- có thể khai thác ngay với độ tin cậy cao ( A ): 736.205 / ngày

- có thể khai thác với độ tin cậy khá ( B ) : 939.625 / ngày

- dự báo có thể khai thác ( ) : 2.007.165 / ngày

( ) : 10.848.451 / ngày

Page 15: Thuan loi kho khan tnn vn

3. TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT 3.3. TIỀM NĂNG NƯỚC NÓNG VÀ NƯỚC KHOÁNG

Phong phú, đa dạng về loại hình, có giá trị sử dụng cao cho nhiều mục đích khác nhau : thủy trị liệu, sản xuất nước khoáng đóng chai…

Theo số liệu điều tra tới năm 1999:

- Khoảng 400 nguồn nước khoáng và nước nóng đã được khảo sát

+ Nguồn có nhiệt độ : 30 – 70

+ Độ khoáng hóa : < 1 – 5g/l

- 287 nguồn đã được khai thác

Page 16: Thuan loi kho khan tnn vn

4. CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN NƯỚC

a) Nông nghiệp Nước đóng vai trò quan trọng trong trồng trọt và chăn nuôi. Nguồn nước dồi dào thuận lợi cho nghề trồng lúa nước lâu đời của Việt Nam,

đồng thời cũng thuận lợi cho chăn nuôi gia súc, gia cầm Dự tính đến năm 2010, diện tích trồng lúa đạt 6,2 triệu ha; nhu cầu về nước

tăng 72% (khoảng 370 tỷ ) tài nguyên nước ngầm thuận lợi cho việc khai thác để tưới cao su, cà phê vào

mùa khô

Page 17: Thuan loi kho khan tnn vn

4. CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN NƯỚC

b) Thủy sản Thủy sản nước ngọt là nguồn lợi của nước ta. Hiện nay, cả nước có trên

500.000 ha mặt nước, hồ chứa sử dụng cho nuôi trồng thủy sản Tiềm năng phát triển thủy sản lớn, hiện nay mới chỉ sử dụng 50%

c) Thủy điện Tiềm năng dồi dào, với hơn 2000 sông suối lớn nhỏ phân bố trên khắp lãnh

thổ. Tổng tiềm năng lí thuyết là 308 tỷ Kwh. Hiện nay sản lượng do thủy điện phát hàng năm khoảng 23,8 tỷ kwh chiếm

51% tổng sản lượng điện phát ra cả nước

Page 18: Thuan loi kho khan tnn vn

4. CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN NƯỚC

4) Công nghiệp Thuận lợi trong việc phát triển một số ngành đòi hỏi lượng nước cao như: chế

biến thực phẩm, dầu mỏ, hóa chất, sản xuất giấy, luyện kim.. Theo thống kê, 5 ngành trên đã sử dụng 90% lượng nước toàn ngành công

nghiệp

5) Giao thông vận tải Hệ thống đường thuỷ nội địa VN có trên 2.360 con sông, kênhvới tổng chiều

dài khoảng 198.000 km, trong đó có tới 42.000 km có thể đưa vào khai thác vận tải.

Hiện nay, khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường thuỷ nội địa chiếm 28% tổng khối lượng hàng hoá vận chuyển.

→ Khả năng phát triển là rất lớn, mang lại lợi ích cho nhiều ngành kinh tế khác.

Page 19: Thuan loi kho khan tnn vn

5.VĂN HÓA NƯỚC CỦA NGƯỜI VIỆT Dấu vết của môi trường sông nước in đậm lên cách tư duy của người Việt. Văn hóa nước của Việt Nam có 4 yếu tố cấu thành: tận dụng nước, đối phó

với nước, sùng báo nước và lưu luyến nước.

a) Tận dụng nước Để ăn: Người Việt sử dụng chủ yếu là cây lúa nước. Từ hạt gạo đã sản xuất ra

nhiều sản phẩm như cơm, xôi, cháo… Để ở: Do khí hậu nóng bức nên thường chọn xây nhà gần sông, suối, ao

→ nền nhà thường cao để tránh nước Để đi lại:

- Phương tiện giao thông trên sông nước hết sức phong phú: thuyền, đò, ghe…

- Trong quân sự, những trận thắng lớn trong lịch sử chống ngoại xâm đều là thủy chiến: Trần Hưng Đạo đánh thắng quân Nguyên-Mông trên sông Bạch Đằng…

Page 20: Thuan loi kho khan tnn vn

5.VĂN HÓA NƯỚC CỦA NGƯỜI VIỆT

b) Đối phó với nước Sông nước được tận dụng trong giao thông thủy, nhưng cản trở giao thông

đường bộ → hình thành nghệ thuật bắc cầu: cầu khỉ, cầu mây, cầu ngói… Người VN coi nước là tai họa hàng đầu: thủy-hỏa-đạo-tặc.

Để chống lụt → người Việt tiến hành đắp đê ngăn nước

→ được hình tượng hóa trong truyền thuyết

Sơn Tinh – Thủy Tinh.

Page 21: Thuan loi kho khan tnn vn

5.VĂN HÓA NƯỚC CỦA NGƯỜI VIỆT

c) Sùng bái nước Những khó khăn mà nước gây ra khiến con người sợ nước. Sợ nhưng vẫn

không thể sống thiếu nó được nên tôn sùng. Cư dân VN luôn tôn thờ nước như một trong những lực lượng tự nhiên

quan trọng nhất: Mẹ Nước, Bà Thủy, Mẫu Thoải… Khi chết đi thì “thế giới bên kia” của người Việt là sông-nước – đó là nơi

chín suối, tới đó phải đi bằng thuyền.

Ở Bắc Bộ và suốt miền duyên hải Trung Bộ còn lưu giữ nghi lễ “chèo đưa linh” _ chèo đò tiễn đưa linh hồn người chết về nơi chín suối.

Nước là đối tượng thờ cúng và cũng là phương tiện thờ cúng: Trên bàn thờ của người Việt luôn có li nước lã.

→ Ý nghĩa triết lí: nước là thứ quý giá nhất với cư dân trồng lúa nước.

Page 22: Thuan loi kho khan tnn vn

5.VĂN HÓA NƯỚC CỦA NGƯỜI VIỆT

d) Lưu luyến nước Về giải trí: Các trò chơi của VN phần lớn xoay quanh sông nước: đua

thuyền, đua ghe, thi bơi… Về nghệ thuật thanh sắc: Múa rối nước là loại hình sân khấu chỉ có ở nơi

cuộc sống con người gắn liền với nước.

Nhiều điệu hò trên sông nước: hò rời bến, hò cập bến… Hình ảnh nước ăn sâu vào tâm khảm người Việt

- Mọi hoạt động tư duy đều lấy sông nước làm chuẩn mực như: Sông có khúc, người có lúc..

- Từ ngữ liên quan đến sông nước được sử dụng đa dạng như: biển người, suối tóc…

=> Người Việt có truyền thống văn hóa sông-nước. Nhờ đó mà người Việt có khả năng đối phó linh hoạt với mọi tình thế và có lối ứng xử mềm dẻo phù hợp với hoàn cảnh sống gần/ trên sông nước.

Page 23: Thuan loi kho khan tnn vn

B. ĐẶC ĐIỂM II. KHÓ KHĂN

Page 24: Thuan loi kho khan tnn vn
Page 25: Thuan loi kho khan tnn vn

II. KHÓ KHĂN 1. LƯỢNG NƯỚC MẶT PHỤ THUỘC NHIỀU VÀO NƯỚC NGOÀI

2/ 3 tổng lượng nước mặt của Việt Nam phụ thuộc vào nước ngoài 62,5% tổng lượng dòng chảy nước mặt trên lãnh thổ VN là từ các nước

láng giềng : Trung Quốc, Lào, Campuchia… Các nước này đều trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị

hóa…nhanh chóng → đặt ra yêu cầu tận dụng tài nguyên

Page 26: Thuan loi kho khan tnn vn

II. KHÓ KHĂN 1. LƯỢNG NƯỚC MẶT PHỤ THUỘC NHIỀU VÀO NƯỚC NGOÀI

Bất lợi với nước ta: - Chế độ thủy văn của các dòng sông xuyên biên giới vào nước ta

sẽ thay đổi - Dòng chảy nước có thể điều tiết theo hướng không phù hợp với

yêu cầu kinh tế và sinh thái của ta - Lượng nước cần cho sinh hoạt, canh tác…vào mùa khô sẽ thay

đổi ( ít đi ) - Chất lượng nước của 1 số sông có thượng lưu ở nước ngoài sẽ bị

ô nhiễm hơn → Không thể khẳng định là nước ta sẽ luôn có tài nguyên nước

phong phúPhần chắc chắn phải dựa vào lượng nước hình thành trên lãnh thổ

Page 27: Thuan loi kho khan tnn vn

II. KHÓ KHĂN 2. PHÂN BỐ KHÔNG ĐỀU THEO THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN

Lượng mưa: là nhân tố chủ yếu hình thành tài nguyên nước trên lãnh thổ nước ta, phân bố không đều theo thời gian và không gian

Theo không gian: - Bạch Mã ( Huế ): 8.000 mm/ năm

- Bắc Quang ( Hà Giang ): 5.000 mm/ năm

Page 28: Thuan loi kho khan tnn vn

II. KHÓ KHĂN 2. PHÂN BỐ KHÔNG ĐỀU THEO THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN

Theo thời gian:

- Mùa lũ: 3-5 tháng, chiếm 60-90% lượng nước cả năm

Lượng nước lớn nhất: 1.500 mm/ ngày

- Mùa cạn: 5-6 tháng. Lượng dòng chảy trên các con sông: 15-20% tổng lượng dòng chảy cả năm.

Tồn tại nhiều tháng không có mưa

→ Hạn hán nghiêm trọng

=> Thiếu nước mùa khô, lũ lụt về mùa mưa với lưu lượng lớn. Có sức tàn phá mạnh mẽ, nghiêm trọng ở 1 số nơi

Page 29: Thuan loi kho khan tnn vn

II. KHÓ KHĂN 3. NHIỀU THIÊN TAI GẮN LIỀN VỚI NƯỚC

Page 30: Thuan loi kho khan tnn vn

3. NHIỀU THIÊN TAI GẮN LIỀN VỚI NƯỚC 3.1. LŨ LỤT

Mùa lũ: 3-5 tháng. Bắt đầu và kết thúc chậm dần từ Bắc vào Nam Miền Trùng: Ngoài lũ chính vụ, còn lũ tiểu mãn ( thường vào tháng

4,5):

- Không lớn

- Có vai trò cung cấp nước và phù sa đặc biệt cho sản xuất nông nghiệp trong khu vực

Page 31: Thuan loi kho khan tnn vn

3. NHIỀU THIÊN TAI GẮN LIỀN VỚI NƯỚC 3.1. LŨ LỤT

Trung bình năm sông suối có 3 trận lũ

- Biên độ lũ: + Sông nhỏ: 3-5 m

+ Sông vừa và lớn: 5-10 m → 15-20 m

- Tốc độ lũ lớn nhất: 6-7 m/s tại các sông miền núi

VD: sông Ngòi Thia ( Bản Điệp ): 7,6 m/s

Page 32: Thuan loi kho khan tnn vn

3. NHIỀU THIÊN TAI GẮN LIỀN VỚI NƯỚC 3.2. HẠN HÁN Vào mùa khô tất cả các vùng sinh thái trên nước ta từ đồng bằng, trung du

đến miền núi đều có thể bị hạn nặng Nghiêm trọng nhất: ven biển Trung bộ và Tây Nguyên Đặc biệt vào những năm có El Nino hạn hán xảy ra rất nghiêm trọng: 1982

– 1983; 1987 – 1988; 1993; 1997 - 1998

Page 33: Thuan loi kho khan tnn vn

3. NHIỀU THIÊN TAI GẮN LIỀN VỚI NƯỚC 3.2. BÃO VÀ ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI

Ven biển nước ta nằm trong khu vực Tây Thái Bình Dương _ nơi có nhiều bão nhất Thế giới ( chiếm 3,6% )

- Hàng năm có khoảng 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ

- Bắt đầu từ tháng 5 -6 ở Bắc Bộ, có xu hướng muộn dần từ Bắc vào Nam Gây thiệt hại về người và của, nhưng là nguồn cung cấp nước mưa dồi dào

→ cũng có thể được xem là nguồn tài nguyên nhưng không khống chế được.

Page 34: Thuan loi kho khan tnn vn

II. KHÓ KHĂN 4. CHẤT LƯỢNG NƯỚC GIẢM SÚT

Sự phát triển nhanh của công nghiệp hóa, đô thị hóa, gia tăng dân số ở nông thôn và thành thị,

→ làm chất lượng nước mặt và nước ngầm có biểu hiện suy thoái nghiêm trọng Cao ở các khu công nghiệp tập trung , khu chế xuất… Thành phố lớn: - nước thải SH, CN chưa qua xử lí xả trực tiếp ra sông, hồ

- nước thải bệnh viện thải chung với nước thải công cộng

→ Độ ô nhiễm các vực nước tiếp nhận vượt qua mức cho phép Nông thôn và khu sx nông nghiệp:

- Cơ sở hạ tầng thoát nước thải chưa tốt

- Chất thải của người và gia súc chưa qua xử lí bị rửa trôi theo dòng mặt, thấm xuống đất → ô nhiễm

- Chưa sử dụng hợp lí, đúng cách các hóa chất nông nghiệp

Page 35: Thuan loi kho khan tnn vn

II. KHÓ KHĂN 5. YÊU CẦU VỀ NƯỚC GIA TĂNG Gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội

→ lượng nước cần dùng cho các nhu cầu tăng mạnh trong tất cả các vùng Tổng nhu cầu dùng nước mùa cạn:

- Năm 2000: 33 – 68% tổng nguồn nước

- Năm 2010: tăng 34,7 – 97% Dân số tăng: chỉ số lượng nước trên đầu người giảm

- Năm 1943: 16.641 / người

- Dân số: 150 triệu người → 2.467 / người _ ứng với các nước nghèo nước

=> Việt Nam không còn là quốc gia giàu nước nữa

Page 36: Thuan loi kho khan tnn vn

II. KHÓ KHĂN 6. ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhiệt độ tăng làm nước biển dâng:

- xâm nhập mặn vào các cửa sông, các tầng chưa nước dươi đất bị mặn hóa

→ khan hiếm nước ngọt phục vụ sinh hoạt

- xảy ra hạn hán, lũ lụt

→ khả năng điều hòa dòng chảy kém đi, khă năng lưu trữ nước ở các tầng đá kém đi → dòng chảy sông cạn kiệt, dòng chảy nước lũ tăng

→ Nguy cơ thiếu nước mùa cạn, gia tăng xói mòn, lũ quét vào mùa lũ

Page 37: Thuan loi kho khan tnn vn

II. KHÓ KHĂN 6. ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Băng tan 2 cực → làm ngập nhiều vùng đất trũng Những vùng thường xảy ra hạn hán vào mùa khô thì hạn hán có khả năng

tăng về cường độ và diện tích ảnh hưởng Bão: - có cường độ mạnh hơn

- quỹ đạo bão dịch chuyển về các vĩ độ phía Nam

- mùa bão kết thúc muộn hơn

Page 38: Thuan loi kho khan tnn vn

II. KHÓ KHĂN 7. KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC THIẾU BỀN VỮNG Bịt các cửa phân lưu để khai thác các bãi sông trong đê, sử dụng cho mục

đích nông nghiệp:

VD: Năm 1937, bịt sông Đáy bằng đập Đáy → thành sông chết Các sông nhỏ trong nội thành bị ô nhiễm nặng do nước thải sinh hoạt, công

nghiệp.

VD: sông Tô Lịch, sông Sét, sông Kim Ngưu… Xây dựng đập dâng sử dụng hết lượng nước cơ bản, tạo ra khúc sông “khô”

dưới đập:

- Đập dâng thủy lợi: đập Thạch Nam trên sông Trà Khúc..

- Đập dâng thủy điện: Tạo ra khúc sông chết đoạn hạ lưu sông và nhà máy; do điều tiết ngày đêm tạo ra nửa ngày không có nước xả

Khai thác nước quá mức, thiếu qui hoạch, kế hoạch đồng bộ. Vd: Khai thác nước ngầm quá mức gây ô nhiếm nghiêm trọng ở Daklak

Page 39: Thuan loi kho khan tnn vn

II. KHÓ KHĂN 7. KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC THIẾU BỀN VỮNG

Khai thác nước quá mức, thiếu qui hoạch, kế hoạch đồng bộ.

VD: Khai thác quá mức nước ngầm gây ô nhiễm ở Daklak Quản lý tài nguyên nước bị phân tán, không chặt chẽ, thiếu tính thống nhất. Ý thức người dân chưa cao. Còn coi nước là của “trời cho” nên sử dụng

nước bừa bãi, thiếu ý thức bảo vệ, bảo tồn nguồn nước.

Page 40: Thuan loi kho khan tnn vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO http://dddn.com.vn/4956cat89/van-tai-duong-thuy-noi-dia-chua-tan-dung-het-

tiem-nang.htm

http://www.tamly.com.vn/home/?act=News-Detail-s-11-141-Mot_so_quy_dinh_cua_nguoi_Viet_ve_giu_gin_moi_sinh_va_bao_ve_moi_truong_bao_ve_tai_nguyen_thien_nhien.html

http://www.thiennhien.net/news/141/ARTICLE/5464/2008-05-12.html  Phát triển và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước._GSTS

Ngô  Đình Tuấn, Trường Đại học Thuỷ lợi  http://www.vncold.vn/Web/Content.aspx?distid=2207 Văn hóa nước của người Việt_GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm  (Đại học

Quốc gia Tp.HCM)  Giáo trình tài nguyên nước_Th.s Nguyễn Thị Phương Loan Môi trường, con người và văn hóa_ GS. Trần Quốc Vượng