18
Đội hình chuyên Truyền thông Mùa hè xanh 2014 Tập san chiến dịch Mùa hè xanh trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn - Đại học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh 2014 Tuần 02 (18/07/2014 - 23/07/2014)4)

Tập san Hoa Nắng số 02

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Tập san Chiến dịch Mùa Hè Xanh 2014 trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Tp Hồ Chí Minh

Citation preview

Page 1: Tập san Hoa Nắng số 02

Đội hình chuyên Truyền thông Mùa hè xanh 2014

Tập san chiến dịch Mùa hè xanh trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn - Đại học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh 2014

Tuần 02 (18/07/2014 - 23/07/2014)4)

Page 2: Tập san Hoa Nắng số 02

CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢNBảo Duy • Chỉ huy phó chiến dịch

BIÊN TẬPThu Thủy • Trưởng nhóm báo in

BÀI VIẾTMinh Journal • Minh Thy

Nguyễn Tùng • Nấm Mèo BéYến My • Phương Linh

Nguyễn Hòa• Ngô Huyền

TRÌNH BÀYMỹ Lợi • Ty Trần

Mọi bài viết, hình ảnh, thư từ góp ý, vui lòng gởi về [email protected]

04

NỘI DUNG SỐ NÀY

TUẦN NÀY CÓ GÌ

16 CHÙM ẢNH: VNU TOUR

08MÙA HÈ XANH LẠI THÊM “XANH”

10 CON NGƯỜI CỦ CHI: ANH HÙNG ĐẤT THÉP

12 NHẬP MÔN LÀM QUEN

06 NHÂN VẬT TRONG TUẦN

Page 3: Tập san Hoa Nắng số 02

CON NGƯỜI CỦ CHI: ANH HÙNG ĐẤT THÉP

NHÂN VẬT TRONG TUẦN

Page 4: Tập san Hoa Nắng số 02

TUẦN NÀY CÓ GÌ

Tập huấn triển khai đề tài nghiên cứu khoa học | 17 thành viên đội hình chuyên Nghiên cứu trẻ đã dự buổi tập huấn cách triển khai đề tài nghiên cứu khoa học vào sáng 19/7 tại văn phòng khoa Xã hội học.

Trong buổi tập huấn, TS. Nguyễn Thị Hồng Xoan, Trưởng khoa Xã hội học đã hướng dẫn cách bạn cách khởi động và lập đề cương cho những đề tài nghiên cứu. Phần lớn các đề tài được Nghiên cứu trẻ lựa chọn xoay quanh những chủ đề nóng như hướng nghiệp cho thanh niên, xử lý chất thải tại các địa bàn đóng quân năm nay.

CLB Đom Đóm Đêm tổ chức chương trình “Hè cho em”| Sáng ngày 18/7, các thành viên CLB Đom đóm đêm đã mang hơn 800 đầu sách do NXB Kim Đồng tài trợ, bao gồm truyện tranh, truyện ngắn, tạp chí đến xã Tân Thạnh Tây, H.Củ Chi TP.HCM. Một phần số sách này sẽ gửi cho 3 xã thường trực tại Củ Chi để làm quà cho các em cũng như lập tủ sách lưu động.

Cũng trong chiều cùng ngày, với sự hỗ trợ của đội hình thường trực, CLB Đom đóm đêm đã tổ chức buổi giao lưu cùng các em nhỏ Ấp 3 xã Tân Thạnh Tây. Tại đây, các bạn đã cùng các em nhỏ sinh hoạt các trò chơi và làm ra những sản phẩm dễ thương từ những vật dụng tái chế

Đội hình thường trực xã Tân Thạnh Tây, huyện Củ Chi|

Chiều ngày 18/7, đội hình thường trực xã Tân Thạnh Tây đã tổ chức đào đất lắp mương ở hai bên lối đi vào đình Láng The. Những người dân xung quanh nhiệt tình hỗ trợ về công cụ lao động và phụ giúp các bạn chiến sĩ. Đặc biệt, người dân còn dành tặng riêng cho đội hình thường trực xã Tân Thạnh Tây một phần lương thực để cải thiện khẩu phần ăn hằng ngày cho các chiến sĩ.

Khảo sát đối tượng công nhân | Ngày 17/7, đội hình Tổ chức phát triển cộng đồng đã thực hiện một cuộc khảo sát dành cho đối tượng công nhận tại địa bàn ấp 1, xã Tân Thạnh Tây, huyện Củ Chi. Nội dung của cuộc khảo sát xoay quanh các vấn đề về môi trường, an toàn giao thông, việc làm, đời sống,... Từ đó, các bạn đã rút ra được khoảng thời gian thích hợp để tổ chức sinh hoạt cho công nhân và tìm cách tuyên truyền đối với các gia đình công nhân là người dân tộc.

Nghiên cứu trẻ nhận sự hỗ trợ từ địa phương | Đại diện UBND xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi đã cam kết sẽ hỗ trợ đội hình chuyên Nghiên cứu trẻ trong quá trình thực hiện đề tài ‘Thực trạng xử lý chất thải của các hộ dân tại ấp 10, xã Tân Thạnh Đông”. Đó là kết quả của buổi làm việc với cán bộ Kinh tế - Nông nghiệp xã Tân Thạnh Đông xã sáng ngày 21/7.

Sau buổi làm việc, Đội đã nắm sơ lược tình hình thực tế địa bàn và chuẩn bị tiến hành khảo sát. Đề tài sẽ được thực hiện trên 150 hộ dân tại ấp 10 nhằm đề ra giải pháp cải thiện tình hình vệ sinh môi trường.

21 phần quà cho gia đình chính sách | Ngày 22/7, Ban chỉ huy chiến dịch đã trao tặng 21 phần quà cho các gia đình chính sách và các mẹ Việt

Nam Anh hùng tại 3 xã thuộc địa bàn đóng quân chiến dịch. Mỗi phần quà được trao tặng gồm các vật phẩm thiết yếu. Trong suốt 2 tuần đầu chiến dịch, đội hình thường trực các xã cũng đã tổ chức thăm hỏi và dọn dẹp nhà cửa cho các mẹ Việt Nam Anh hùng trên địa bàn. Bên cạnh đó, 5 phần quà khác cũng đã được chuyển đến tận tay các gia đình chính sách ở quận 1 TP.HCM.

Tổ chức sinh hoạt cho bệnh nhi Quận 2 | Ngày 17/7 , đội hình Ong sẻ chia đã có buổi sinh hoạt với các em bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện quận 2. Tham gia hoạt động, các em nhỏ cùng với các chiến sĩ và đội ngũ y tá của khoa cùng chơi xé giấy dán tranh, sáng tạo bong bóng nghệ thuật. Với những bệnh nhi không thể vận động, các bạn đã đến bên giường bệnh trò chuyện cùng các em. Bên cạnh đó, các chiến sĩ đã trao đổi với phụ huynh của các em để có thể nắm bắt và chia sẻ khó khăn của gia đình.

Khởi động dạy tiếng Anh hè tại quận Bình Thạnh | Mở đầu cho chiến dịch tình nguyện tại phường 5, quận Bình Thạnh, chiều 19/7,các chiến sĩ đội hình chuyên Dạy ngoại ngữ phối hợp với đội hình Ong năng động đã tổ chức buổi giao lưu, làm quen với các em thiếu nhi trên địa bàn này. Các chiến sĩ đã điểm danh và cho các em đăng kí lịch học tiếng Anh. Đồng thời các bạn cũng tổ chức những trò chơi vận động như “ Đùng –Á”, “Chim sổ lồng” để gần gũi với các em hơn.

“Thiết lập mục tiêu trong cuộc sống”| “Thiết lập mục tiêu trong cuộc sống” là chủ đề của lớp học kĩ năng Hoa hướng dương diễn ra tại UBND

4 | HOA NẮNG SỐ 02

Page 5: Tập san Hoa Nắng số 02

TUẦN NÀY CÓ GÌxã Tân Thạnh Đông, Củ Chi ngày 19/7. Chương trình do đội hình Ong năng động phối hợp với đội hình thường trực tại địa phương thực hiện. Thông qua những trò chơi nhỏ, các chiến sĩ Ong năng động đã hướng dẫn các em học sinh hiểu thêm về tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu cho cuộc sống và cách quản lí thời gian cá nhân của mình một cách hợp lí, khoa học hơn.

Chiến sĩ Phú Hòa Đông dọn dẹp vệ sinh tại Đền liệt sĩ xã | Các chiến sĩ đội thường trực và Tự hào Việt Nam đã có buổi dọn dẹp vệ sinh tại Đền liệt sĩ xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi vào sáng 20.7.

Đông đảo chiến sĩ cùng nhau dọn dẹp vệ sinh, phát quang cây cối, chà rửa bậc thềm… trong khuôn viên Đền, tạo cảnh quan thông thoáng, sạch đẹp. Hoạt động kết hợp giữa Xã đoàn Phú Hòa Đông, các chiến sĩ thường trực Phú Hòa Đông và có sự chung tay của các chiến sĩ chiến dịch tình nguyện Kì nghỉ hồng thuộc Huyện đoàn Củ Chi

“Một ngày làm nông dân” | Sáng 22/7, các chiến sĩ thường trực xã Tân Thạnh Tây tham gia Ngày Hội Thanh niên nông thôn đua tài với chủ đề “Một ngày làm nông dân”. Chương trình giúp các chiến sĩ có nhiều trải nghiệm mới mẻ như xuống ruộng cắt cỏ, bắt cá, vượt qua những nỗi sợ trước các con vật như rắn nước, đỉa, vắt,..

Tham gia ngày hội còn có các học sinh cụm Đoàn 2 quận Tân Bình TP.HCM và các bạn đến từ xã đoàn Tân Thạnh Tây. Mỗi đội có năm người, cùng nhau vượt qua ba vòng chơi: cắt cỏ, qua cầu khỉ và bắt cá. Chiều cùng ngày, các chiến sĩ đã có chương trình giao lưu văn nghệ với các em học sinh

Cán bộ xã Tân Thạnh Tây thăm hỏi chiến sĩ MHX | Đoàn cán bộ xã Tân Thạnh Tây đã có mặt tại điểm ở chính của các chiến sĩ Mùa hè xanh xã vào chiều 21/7 để hỗ trợ tiền và một phần thực phẩm.

Trong buổi gặp gỡ, các cán bộ xã đã có lời thăm hỏi về điều kiện ăn ở, động viên các chiến sĩ thích nghi với cuộc sống mới. Biết được các chiến sĩ thiếu phương tiện di chuyển, đại diện xã hứa sẽ vận động thêm để các bạn có điều kiện hoạt động tốt hơn góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Bạn Nguyễn Thị Phượng Hằng, Đội trưởng đội hình thường trực Tân Thạnh Tây, thay mặt chiến sĩ gửi lời cảm ơn chân thành đến cán bộ xã và hứa sẽ nỗ lực hết mình trong các hoạt động giúp đỡ địa phương.

Ngày hội văn hóa ASEAN | Nhằm tuyên truyền văn hóa các nước trong khối Asean, đội hình chuyên Ong Hội Nhập đã tổ chức “Ngày hội sắc màu Asean” tại trường THCS Tân Thạnh Đông, ngày 23/7.

“Rung chuông vàng” là một trong những hoạt động chính của ngày hội, đã thu hút được sự tham gia của 40 em học sinh. Em Phạm Thu Thủy xuất sắc về nhất và giành được nhiều phần quà dễ thương.

Ngoài ra, hơn 300 em học sinh đã được tham gia những trò chơi mang đậm bản sắc văn hóa các nước Đông Nam Á như: ném lon của Philipines, buộc chỉ cổ tay của người Campuchia, đập heo đất của Singapore. Các trò chơi được lồng ghép kiến thức giúp các em có thêm hiểu biết về văn hóa các nước này.

Hoạt động có sự hỗ trợ của đội hình thường trực xã Tân Thạnh Đông.

Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh xã Tân Thạnh Đông | Tối 21-7, Đội hình Thắp sáng ước mơ đã tổ chức buổi tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu về ĐHQG TP.Hồ Chí Minh cho các em học sinh ở xã Phú Hoà Đông. Các

em được thực hiện trắc nghiệm khám phá nghề nghiệp phù hợp với bản thân thông qua trả lời các câu hỏi liên quan tính cách.

Hoạt dộng này giúp các em nhìn nhận rõ hơn về tính cách cũng như ngành nghề phù hợp với tính cách của mình. Từ đó giúp các em có những định hướng nghề nghiệp đúng dắn hơn. |

Đội hình chuyên truyền thông

HOA NẮNG SỐ 02 | 5

Page 6: Tập san Hoa Nắng số 02

NHÂN VẬT TRONG TUẦN

6 | HOA NẮNG SỐ 02

Ngoại của trăm quânSống neo đơn, không con cháu nhưng cứ hè về là mái nhà

nhỏ của bà Trương Thị Rô lại ngập tràn tiếng cười nói của các chiến sĩ tình nguyện Mùa hè xanh. Tiếp nối hành trình

hơn 10 năm nuôi quân, năm nay Ngoại Tám - tên thân mật của bà Rô - lại đón những đứa “cháu” từ ĐH KHXH & NV về.

Page 7: Tập san Hoa Nắng số 02

Hơn 10 năm nuôi quânSau những năm tháng nuôi giấu chiến sĩ

cách mạng, đến thời bình Ngoại Tám lại tiếp tục công việc nuôi quân tình nguyện. Hơn 10 năm nay, các lớp chiến sĩ Mùa Hè Xanh đã trở thành niềm vui trong cuộc sống của Ngoại. “Ngoại có một mình, chúng nó (các chiến sĩ) cũng như con cháu của Ngoại”. Ngoại bảo muốn cho các chiến sĩ có nơi ăn chốn ở thoaỉ mái như ở nhà mình thì họ mới có tinh thần để làm việc giúp đỡ mọi người được. Mà như vậy, ba mẹ các chiến sĩ ở nhà cũng yên tâm phần nào.

Nhắc đến những chiến sĩ Mùa Hè Xanh, ngoại vui vẻ cho chúng tôi xem hình, hào hứng kể về những mùa hè tràn đẩy kỉ niệm, đầy ấp tình cảm với những chiến sĩ từ nhiều trường khác nhau. Ngoại kể về những chiến sĩ ĐH Nông Lâm nghịch ngợm nhưng rất chăm chỉ, kể về những chiến sĩ ĐH Cảnh Sát nhanh nhẹn và rất tháo vát, Ngoại bảo: “Đứa nào Ngoại cũng thương, cũng quý hết.”

Bạn Nguyễn Thành Chung, chiến sĩ Mùa Hè Xanh mặt trận Tân Thạnh Đông ĐH Nông Lâm năm 2011 tâm sự: “Ngoại cho

mình cảm giác chân thành và thân thương như một người bà thực sự, Ngoại còn dạy cho mình rất nhiều bài học về cuộc sống.” Anh Bùi Hoàng Phương, Phó bí thư xã Đoàn Tân Thạnh Đông cũng chia sẻ rằng Ngoại sống rất chan hòa, được bà con làng xóm và các chiến sĩ rất yêu thương. Cứ hai ba tuần là lại có chiến sĩ lái xe từ thành phố về thăm Ngoại.

Con gái Nhân Văn như cháu dâu “Về rồi đó hả con? Năm nào tụi bây

cũng về. Hôm rày, tao cũng trông tụi bây quá trời” câu nói của Ngoại Tám trong lần đầu tiên gặp mặt đã khiến các chiến sĩ trường ĐHKHXH & NV vô cùng xúc động. Bạn Ngọc Khánh – đội trưởng đội thường trực Tân Thạnh Đông cho biết: “Tình cảm chân thành của Ngoại đã khiến cả đội quên hết những ngượng ngùng ban đầu và gần gũi với Ngoại rất nhanh”.

Đối với ngoại, không cần biết sinh viên trường nào, cứ là sinh viên tình nguyện là Ngoại thương như con cháu trong nhà. Chẳng mấy chốc, Ngoại Tám xem những bạn nữ trường Nhân Văn như cháu dâu của mình. Vì thế, bạn nào cũng được Ngoại tận tình chỉ bảo, dạy dỗ cách cư xử,

đi đứng, nói năng, nấu nướng sao cho giỏi, cho khéo. Ngoại còn dặn: “Con gái phải học rộng, đi nhiều, đảm đang thao vát thì sau này lấy chồng mới không bị khinh rẻ”. Một nữ chiến sĩ vui vẻ khoe: “Ngoại dạy cho mình nấu cơm bằng bếp củi, nấu các món ăn sao cho ngon miệng, Ngoại còn bảo mình dù thế nào cũng phải cố gắng, chăm chỉ học tập”

Chỉ sau một thời gian ngắn cùng chung sống, Ngoại Tám và các chiến sĩ ĐH KHXH & NV dường như đã trở thành một gia đình thật sự. Nhìn Ngoại và các chiến sĩ cùng ăn cơm, nhìn Ngoại lo lắng cho một chiến sĩ bị ốm hay một bạn nữ ngồi chải tóc cho Ngoại bên hiên, mọi người chắc cũng lầm đây là con cháu của Ngoại về nghỉ hè. Vừa nhìn các chiến sĩ đang vui vẻ nấu cơm trong bếp Ngoại vừa khẽ nói với chúng tôi rằng có người em họ xa có ý muốn đưa bà về Bình Dương để tiện bề chăm sóc và cho bà an hưởng tuổi già không phải vất vả làm lụng nữa. Thế nhưng, bà vẫn chọn ở lại nhà mình vì bà biết những đứa cháu hết thế hệ này đến thế hệ khác mỗi hè lại về. |

Nấm Mèo Bé – Ngô Huyền

NHÂN VẬT TRONG TUẦN

HOA NẮNG SỐ 02 | 7

“Ngoại có đông con cháu lắm, hơn cả trăm đứa đấy. Mấy đứa về đây cũng như cháu dâu về nhà Ngoại “

của trăm quân

Page 8: Tập san Hoa Nắng số 02

HIGHLIGHT

ĐỘI HÌNH MÔI TRƯỜNG -TUYÊN TRUYỀN

MÙA HÈ XANH LẠI THÊM “XANH”Yến My - Nguyễn Tùng - Hạ Hòa

Tuần lễ môi trường của chiến dịch năm 2014 đã diễn ra đậm chất “xanh” – thân thiện với môi trường. Điều đặc biệt là đội hình chuyên Môi trường - tuyên truyền đã thực hiện

một chuỗi những hoạt động mà chữ XANH trở thành tiêu chí chính.

Những hoạt động xanh thú vị

Hoạt động chính của đội hình Môi trường - tuyên truyền trong tuần vừa qua là thực hiện những lớp học Xanh. Những lớp học này hướng dẫn các em thiếu nhi thực hiện những việc rất nhỏ nhưng đem lại kết quả tốt cho môi trường xung quanh.

Cụ thể hơn, ngày 16/7 tại trường tiểu học Chương Dương, phường Cầu Kho quận 1, gần 20 chiến sĩ Mùa hè xanh đã có mặt và chỉ cho các em nơi đây cách để làm sản phẩm ống tiết kiệm tái chế từ những chai nước đã qua sử dụng. Không khí ngày hội trở nên sôi nổi hơn khi các

em í ới rủ nhau ngồi thành vòng tròn nhỏ để các chiến sĩ hướng dẫn. Các em nâng niu những sản phẩm mình đã làm ra và còn hứa đem về sử dụng thường xuyên.

Không ngừng lại ở đó, hoạt động lớp học Xanh tiếp tục diễn ra tại công viên Cầu Mống ngày 18/7. Tại đây, đội hình đã kết hợp với hai đội hình chuyên khác là Ong mở đường và Ong hội nhập tổ chức những trò chơi tập thể kết hợp với việc tuyên truyền về môi trường cho các thiếu nhi trong khu vực. Điểm đặc biệt của riêng lớp học Xanh chính là tổ chức những trò chơi, hoạt động gần gũi,

tạo sự thích thú cho các em thiếu nhi về môi trường. Các thành viên trong đội sẽ hướng dẫn các em làm những sản phẩm Xanh trong lớp học.

Thời gian diễn ra chiến dịch thuộc mùa mưa dễ dẫn đến những dịch bệnh nghiêm trọng như sốt xuất huyết. Nắm bắt ngay điểm trọng yếu này, hoạt động tuyên truyền xanh với việc phát tờ rơi phòng chống loại bệnh này cũng được thực hiện bởi đội mình chuyên Môi trường và Tự hào Việt Nam cũng như chính các chiến sĩ thương trực xã Tân Thạnh Đông. Tuy nhiên, vì không có cán bộ y tế đi theo nên hoạt động chỉ dừng

8 | HOA NẮNG SỐ 02

Page 9: Tập san Hoa Nắng số 02

HIGHLIGHT

HOA NẮNG SỐ 02 | 9

lại ở việc phát tờ rơi. Các chiến sĩ không có điều kiện để tư vấn kĩ cho người dân trong khu vực.

Các chiến sĩ còn kết hợp với đội hình chuyên dạy ngoại ngữ về dạy tiếng Anh chủ đề môi trường cho các em thiếu nhi – học sinh xã Phú Hòa Đông. lớp học Xanh này thu hút được nhiều sự chú ý hơn vì tính độc lạ mới mẻ của nó khi kết hợp yếu tố ngoại ngữ vào chương trình.

Ý tưởng đến bất ngờ

Chia sẻ về ý tưởng thực hiện mô hình xanh này, chiến sĩ Nguyệt Minh, đội trưởng đội hình chuyên Môi trường - tuyên truyền cho biết: “Thực ra ý tưởng xanh hình thành sau khi Ngày hội môi trường không thực hiện được, khi đó mình phải đưa các em vào lớp và chỉ cho các em một số kiến thức cơ bản về môi trường bằng các câu hỏi vui. Mình được gợi ý thiết kế mô hình Xanh cho đội. Và từ đó những chương trình gắn liền với chữ Xanh ra đời”.

Điều đặc biệt hơn nữa là đội sẽ hướng dẫn các em thiếu nhi thực hiện mô hình biển đảo Việt Nam

từ sản phẩm tái chế. Sản phẩm này giúp các em có thêm hiểu biết về phần biển và đất liền của đất nước.

Chiến sĩ Nguyệt Minh khẳng định thêm khó khăn duy nhất của các bạn khi thực hiện mô hình này là việc có ý tưởng nhưng bị hạn chế về mặt biến chúng thành hiện thực.

Ngoài lớp học Xanh, tuyên truyền Xanh, sản phẩm Xanh, đội hình đang trong quá trình định hướng, lên ý tưởng tổ chức hoạt động vũ điệu xanh. Tại hoạt động này, các chiến sĩ sẽ tạo vũ điệu cho các bài hát về môi trường và dạy lại, tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho các em thiếu nhi.

Các hoạt động, các mô hình Xanh đã và sẽ được đội Môi trường – tuyên truyền triển khai đều đặn ở cả địa bàn nội thành và Củ Chi cho nhiều đối tượng thanh thiếu nhi các cấp học.

Ngoài ra, các hoạt động khác về môi trường đã diễn ra hằng ngày, hàng tuần tại các đội hình thường trực địa phương huyện Củ Chi. Các chiến sĩ vẫn phát quang, dọn dẹp những con đường; khơi thông cống rãnh một số nơi trong xã; san lấp để giúp đoạn đường đẹp hơn trước cổng đình, cổng ấp.

Với mô hình Xanh của đội hình Môi trường - Tuyên truyền và nhiều hoạt động cải thiện môi trường khác, các chiến sĩ sẽ làm nên một mùa chiến dịch thật “Xanh” đậm chất Nhân văn.|

ẢNH: Đội hình Truyền thông - Môi trường tuyên truyền

Page 10: Tập san Hoa Nắng số 02

HIGHLIGHT

Trong bom đạn chiến tranh năm 1969, một người mẹ đã vĩnh viễn

mất đi bốn người con trai, ba người vợ mất đi chồng của mình. Những trụ cột gia đình không còn, cuộc sống gia đình lâm vào bế tắc. Nhưng những

người phụ nữ này vẫn mạnh mẽ đứng lên, cùng nhau chiến đấu với cuộc sống hiện tại.

Đó câu chuyện của gia đình mẹ Việt Nam Anh Hùng Nguyễn Thị Ly, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi. Trong bốn người con đã hi sinh của mẹ Ly, liệt

sĩ Huỳnh Văn Tính- chồng của dì Hiền mất khi vợ đang mang thai sắp sinh. Gạt đi nỗi đau mất mát, dì Hiền cùng mẹ chồng nương tựa vào nhau đón

đứa trẻ chào đời. Mấy tháng sau, để con ở nhà cho má Ly chăm sóc, dì Hiền trở lại Ban quân giới quân khu Sài Gòn – Gia Định để tiếp tục chiến

đấu. Đất nước lập lại hòa bình, dì trở về cùng mẹ Ly nuôi dạy con cái, quán xuyến gia đình. Khi hỏi đến chuyện tái hôn, dì Hiền vừa xoa xoa tay mẹ Ly

cười bảo: “Hồi đó dì chẳng nghĩ nhiều, chỉ dốc lòng chăm sóc tốt cho mẹ và lo cho con ăn học nên người”. Hai người con dâu khác của mẹ Ly là dì

Hai và dì Bảy cũng có chồng hi sinh và đến nay vẫn một lòng phụng dưỡng mẹ chồng, chăm lo cho con cái. Nhắc đến mẹ Ly, nhắc đến những người

chị em bạn dâu, mắt dì Hiền ánh lên niềm yêu thương, ấm áp: “Mấy chị em, mẹ con ở chung với nhau ngần ấy năm mà chưa bao giờ cãi vã gì. Bởi

có mấy người phụ nữ thôi, ráng nương nhau mà sống ”. “Con dâu gì, con của tao hết đó”- mẹ Ly còn bộc bạch. Không chung dòng máu, nhưng những

người phụ nữ này đã gắn bó với nhau hơn nửa đời người, cùng nhau vượt qua bao giông tố của cuộc đời.

NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ MẠNH MẼ

Ba mươi năm kháng chiến chống Mỹ, biết bao người con anh hùng của Củ Chi “Đất thép thành đồng” đã ngã xuống. Những con người ở lại kiên cường bước qua khói lửa chiến tranh với bao mất mát đau thương, để tiếp tục đứng lên, giành lại cuộc sống tốt

đẹp hơn cho gia đình mình.

Phương Linh - Minh Journal - Nấm Mèo Bé

10 | HOA NẮNG SỐ 02

Page 11: Tập san Hoa Nắng số 02

HIGHLIGHT

Gia đình Mẹ Nguyễn Thị Liếu là một minh chứng khác cho sự

anh hùng của con người Củ Chi đất thép thành đồng, không chỉ trong thời chiến mà ở cả thời bình .Trong cái nắng gay gắt của mùa hè Củ Chi, chúng tôi đến thăm nhà mẹ Liếu - một trong ba bà mẹ Việt Nam anh hùng của xã Phú Hòa

Đông. Trong căn nhà khang trang vừa được tu sửa, mẹ tiếp chúng tôi bằng tách trà nóng cùng mấy cái bánh đơn giản. Mẹ cứ cười hoài, nắm chặt xoa xoa tay chúng tôi trong ánh mắt đượm buồn, hằn rõ những vết chân chim. Nhìn những đứa sinh viên trước mặt, Mẹ lại nhớ tới đứa con trai của mình, đã

mãi mãi ra đi ở tuổi hai mươi…

Anh Nguyễn Văn Giàu là người con duy nhất trong gia đình, hy sinh năm 1977 trong một lần bắt cướp tại địa bàn quận Phú Nhuận, TP.HCM. Anh ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, bỏ lại đứa con gái 4 tháng tuổi cùng những gánh nặng gia đình lên đôi vai người mẹ già. Ba mươi

bảy năm sau, tiếp chuyện chúng tôi là chị Nguyễn Thanh Phú – người con gái duy nhất của liệt sĩ Giàu. Chị kể về chuyện của gia đình mình trong niềm tự hào. Chưa một lần được nhìn mặt cha nhưng chị vẫn có thể kể rành mạch từng chi tiết trong cuộc đời cha mình.

Năm 20 tuổi, anh bước chân vào hàng ngũ cảnh sát của công an phường Phú Nhuận, TP.HCM với sức trẻ căng tràn, niềm khao khát được cống hiến cho đất nước. Nhưng chỉ 4 năm sau, anh vĩnh viễn nằm lại với lòng đất mẹ. Cuộc sống của gia đình anh sau mất mát này gặp vô vàn khó khăn. Vợ anh Giàu đi thêm bước nữa, cha anh cũng bệnh nặng mà qua đời, chỉ có hai bà cháu tựa vào nhau mà sống. Chị Phú giờ đã yên bề gia thất, các con cũng khôn lớn, với chị điều quan trọng nhất hiện tại là chăm lo cho người bà 83 tuổi: “Bây giờ nội còn đi được là mừng lắm rồi”. Với số tiền hỗ trợ 20 triệu của chính quyền địa phương để sửa sang nhà cửa cộng thêm nghề làm bánh tráng gia truyền, gia đình mẹ Liếu rất hài lòng với cuộc sống hiện tại. Mẹ Liếu tâm sự nói: “ Nội già yếu rồi, sống có được bao lâu nữa. Nhờ ơn Nhà nước nội mới sống tới giờ đó chứ. Cả đời nội sống chỉ mong cho nhỏ Phú sau này có cuộc sống hạnh phúc giống như cái tên của nó với cha nó: Giàu sang Phú quý.”

MẸ GIÀ GÁNH ĐỜI CON TRẺ

HOA NẮNG SỐ 02 | 11

Page 12: Tập san Hoa Nắng số 02

HIGHLIGHT

Chùa Hang – một trong những địa điểm tham quan của Lý Sơn thu hút nhiều khách du lịch.

Nhập môn “làm quen”

12 | HOA NẮNG SỐ 02

Page 13: Tập san Hoa Nắng số 02

HIGHLIGHT

“Nhập môn”Chúng tôi đến với Lý Sơn bằng tất cả niềm hăng

say, sự khát khao làm nên những điều có ích trong chuyến đi mùa hè xanh này. 30 chiến sĩ đã được các anh chị trong ban chỉ huy thông báo kỹ lưỡng về những gì sẽ phải trải qua: nào là mỗi điểm hoạt động cách nơi ở tầm 3 đến 5 km, thời tiết vô cùng nắng nóng, điện chỉ có từ 5 giờ chiều đến 11 giờ tối,… Đến khi được trải nghiệm thật sự, chúng tôi mới thấm thía. Nhiều điều hiển nhiên ở Sài Gòn nhưng nó lại rất quý giá đối với nơi đây.

Lý Sơn đón chúng tôi bằng những giọt mồ hôi vươn đầy trên má, sức nóng khủng khiếp khiến cho quạt cầm tay, quạt chạy bằng bình ắc – quy phải làm việc hết công suất mới giúp mọi người thoải mái phần nào. Sau khi tập kết tại nhà của anh Thành – Bí thư đoàn huyện Lý Sơn, chúng tôi chia tay nhau về nhà người dân theo điểm ở đã được phân công. Tất cả vội vội vàng vàng đi rửa mặt, thay quần áo, rồi bắt đầu làm quen với người dân địa phương, trong đó đối tượng được “tia” đầu tiên là trẻ em.

Mới đầu chưa quen, chúng tôi cố cười cười nói nói nhưng khuôn mặt và hành động của bọn nhỏ không giấu được sự ngỡ ngàng, lạ lẫm. Sau vài bài hát, làm quen bằng cái bánh, cục kẹo, “lính tráng” mùa hè xanh đi đâu là tụi nhỏ đi theo đến đó. Khoảng 30 phút sau, tụi nhỏ trở thành “hướng dẫn viên” dắt chúng tôi đi chào hỏi mọi người một cách dễ dàng hơn.

Trải qua ba ngày làm quen với mặt trận Lý Sơn, không chỉ riêng tôi mà những người đồng đội rất bỡ ngỡ trước môi trường, văn hóa và con người nơi đây. Cảm giác thú vị xen lẫn với ngỡ ngàng, đủ để nhận ra dù còn nhiều thiệt thòi

so với đất liền nhưng con người Lý Sơn đã làm nên nhiều điều tuyệt vời về văn hóa, truyền thống.

HOA NẮNG SỐ 02 | 13

Page 14: Tập san Hoa Nắng số 02

HIGHLIGHT

Hầu hết những người dân ở xã An Hải – nơi chúng tôi đóng quân đều đi làm rẫy, trồng tỏi, hành và đi đánh cá. Vì thế, những người còn lại ở nhà chủ yếu là người già, phụ nữ.

“Dạ, con chào cô! Tụi con là sinh viên ở Sài Gòn. Tụi con về đây để làm những chương trình tình nguyện như tổ chức sân chơi, lớp ôn tập hè cho các em, sửa chữa điện, tổ chức khám và cấp phát thuốc, vẽ trang trí trường mầm non… Nếu được cô vận động các em và mọi người trong gia đình tham gia với tụi con cho vui nha cô. Đây là lần đầu tiên tụi con tới đây, chắc sẽ còn nhiều bỡ ngỡ, mong cô và mọi người giúp đỡ”

“Ừ, vui quá! Lần đầu tiên có sinh viên tình nguyện về đây, ở lâu như vậy. Nhà cô đi làm rẫy hết rồi, có gì tụi nó về cô sẽ thông báo sau. Tụi con đi tắm biển chưa, xuống đây không đi tắm biển là uổng lắm nghen!”

Rồi mọi người chào nhau trong cái bắt tay, nụ cười mới quen.

Làm quenĐời sống người dân lúc có điện và lúc cúp điện là

hai khoảng thời gian rất khác nhau. Ban ngày, thời

tiết nắng nóng, mọi người bắt tay nhau đi làm, mỗi nhà đều im thin thít, không một âm thanh sôi động nào ngoài tiếng côn trùng, tiếng sóng biển, xe cộ và vài ba tiếng người cười nói xôn xao. Đến đúng 5 giờ chiều, tất cả dường như thay đổi hẳn. Chiếc tivi, quạt máy ban ngày không làm việc, chỉ cần khi có điện là tự động bật ngay vì người dân quen để vậy, xem như “đồng hồ báo thức”. Âm nhạc ở những nhà có điều kiện, tiếng người dẫn chương trình thời sự, những bộ phim Việt Nam, nước ngoài vang lên; mọi người quây quần bên mâm cơm chia sẻ một ngày mình đã trải qua. Cũng trong lúc đó, các thiết bị dự trữ điện hoạt động dữ dội.

11 giờ, điện tắt, máy móc cũng tắt ngúm, mọi thứ lại trở nên tĩnh mịch, đơn giản.

Còn đối với chúng tôi – những người đã quen với hoàn cảnh điện nước đầy đủ ở thành phố không khỏi ngỡ ngàng. Chúng tôi tập làm quen với thời tiết và cách sử dụng điện của người dân địa phương. Ban ngày tiết kiệm pin điện thoại, máy tính và chỉ sử dụng khi cần thiết. Lúc đầu, chính tôi còn chưa quen, lúc nào cũng ôm chầm chầm điện thoại để check mail, lên facebook tìm không khí Sài Gòn rồi điện thoại tắt ngúm lúc nào không hay. Đêm đến, sau một ngày làm việc vất vả nhưng đầy niềm vui,

Những đứa trẻ ở Lý Sơn rất thích chơi nhảy dây, ném trái bàng.

14 | HOA NẮNG SỐ 02

Page 15: Tập san Hoa Nắng số 02

HIGHLIGHT

đứa nào đứa nấy tranh thủ đi sạc các thiết bị mà ngày mai phải sử dụng; tranh thủ hứng miếng gió từ quạt máy; nấu cơm bằng nồi cơm điện và ngủ sớm vì hầu hết chúng tôi đều là những con cú đêm của Sài Gòn.

“Thấy cột cờ không, dễ lắm, đi bộ 7 phút là tới” – một người dân chỉ tay lên đỉnh cột cờ Thới Lới khi chúng tôi hỏi đường. 7 phút đi bộ với người địa phương nhưng đối với “chân ướt chân ráo” như chúng tôi lên đỉnh phải mất 25 phút công với một cơ thể đầy mồ hôi. Không chỉ thế, đi dạy học, đi sinh hoạt thiếu nhi, sơn vẽ tường mầm non, đi chợ,.. đều khá xa chúng tôi ở. Ngày đầu, mọi người đi bộ đi chợ mua những vật dụng cần thiết phải mất tới 45 phút. 2 – 3 lần cũng quen, thương chúng tôi, anh đội trưởng và những người dân địa phương đã huy động phương tiện đi chuyển. Vừa đi, vừa được chiêm ngưỡng không gian tuyệt vời – trời và biển hòa làm một, núi non hung vĩ, nước biển trong có thể nhìn thấy đá bên dưới. Lý Sơn mùa này là mùa hành, mùa dưa hấu. Đi tới đâu cũng thấy người dân đang thu

hoạch, buộc hành thành từng cụm, một phần để làm giống, một phần mang bán. Dọc đường đi, đâu đâu chúng tôi cũng thấy dưa hấu, người dân thường bảo chúng tôi hái đi, chẳng ai la đâu vì những quả to đã được hái mang ra chợ, còn những quả nhỏ nhỏ ở đây người ta đều cho không.

Con người chất phát, cởi mở. Cảnh thiên nhiên hùng vĩ và đẹp đến ngỡ ngàng. Những câu chuyện về người dân đi đánh bắt cá, về Hải đội Hoàng Sa anh dũng, kiên cường. Vài ba đứa trẻ rụt rè, vài đứa thì quậy tưng bừng khói lửa nhưng khi được hỏi đến “Sau này tụi con muốn làm gì?” thì đều trả lời: “Con đi biển như ba”, “Con lên rẫy trồng tỏi, trồng hành”, “Con sẽ làm chú bộ đội như cậu Tám của con” khiến chúng tôi nhiều suy nghĩ. Tất cả sẽ còn dạy chúng tôi nhiều điều hơn nữa sau chuyến đi này.

“Vì cuộc đời là những chuyến đi”, đi để nhận ra nhiều giá trị của cuộc sống. |

Mỹ Duyên

Sau những giờ làm việc, các chiến sĩ lại quây quần

tự chuẩn bị bữa cơm tại các điểm ở.

HOA NẮNG SỐ 02 | 15

Page 16: Tập san Hoa Nắng số 02

CHÙM ẢNH

MỘT NGÀY LÀM SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA

Ảnh 1: Từ rất sớm, các em học sinh đã có mặt tại UBND xã Tân Thạnh Tây, huyện Củ Chi để sẵn sàng cho VNU Tour.Ảnh 2: Cán bộ ĐHQG hướng dẫn trên xe tham quan một vòng khu đô thị ĐH Quốc gia.Ảnh 3: Các em được chia thành 5 đội ngẫu nhiên, mỗi đội có một màu ruy băng khác nhau để phân biệt.Ảnh 4: Tham quan trường ĐH Công nghệ thông tin.Ảnh 5: Say sưa đọc những brochure giới thiệu ĐH Bách KhoaẢnh 6: Cả đoàn chụp ảnh lưu niệm.

12 3

4

5

6

Yến My - Nguyễn Tùng

16 | HOA NẮNG SỐ 02

Page 17: Tập san Hoa Nắng số 02

CHÙM ẢNH

Chú thích ảnh: Trạm dừng chân trường ĐH KHXH&NV. Tại đây, các bạn được chia thành nhiều đội và tham gia các trò chơi khám phá.

HOA NẮNG SỐ 02 | 17

Page 18: Tập san Hoa Nắng số 02

. . .

<< HẸN GẶP LẠI CÁC BẠN TRONG SỐ TIẾP THEO >>