31
BÀI THUY T TRÌNH CA NHÓM MÌNH SGM 4 PHN CHÍNH: TH1: ĐẶC ĐIỂM THTRƯỜNG HÀN QUC TH2: ĐẶC ĐIỂM NHÀNG CÀ PHÊ VN TH3: ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG NGÀNH CÀ PHÊ HÀN QUC TH4: HN CHVÀ PHƯƠNG HƯỚNG CHO CÀ PHÊ VIT PHN 1: ĐẶC ĐIỂM THTRƯỜNG CÀ PHÊ HÀN QUC 1. Kinh tế: Hàn Quc có mt nn kinh tế thtrường trong đó nhà nước đóng vai trò quan trng. Kinh tế Hàn Quc là nn kinh tế phát tri ển, đứng thba châu Á và đứng th10 trên thế gi i theo GDP năm 2006.. Cui thế k20,Hàn Quc là mt trong nhng nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nht trong l ch s thế gi i hi ện đại. GDP (PPP) bình quân đầu người c ủa đất nước đã nhẩy vt t100 USD vào năm 1963 lên mức kl ục 10.000 USD vào năm 1995 và 25.000 USD vào năm 2007 Hàn Quốc cũng là một nước phát tri n có s tăng trưởng kinh tế nhanh nht, vi tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 5% mỗi năm. Năm 1996, Hàn Quốc trthành thành viên c a OECD, mt mc quan trng trong l ch s phát tri n của đất nước. Gi ống như các quốc gia phát tri n khác,ngành dch vđã tăng nhanh, chi ếm khong 70%

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH

Embed Size (px)

DESCRIPTION

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH Là bài thuyết trình trong môn học QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ, do nhóm sinh viên Mar37 UEH thực hiện. Dựa trên phân tích thị trường cafe Việt và Hàn Quốc để tìm chiến lược kinh doanh.

Citation preview

Page 1: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH

BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM MÌNH SẼ GỒM 4 PHẦN CHÍNH:

THỨ 1: ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC

THỨ 2: ĐẶC ĐIỂM NHÀNG CÀ PHÊ VN

THỨ 3: ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG NGÀNH CÀ PHÊ HÀN QUỐC

THỨ 4: HẠN CHẾ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CHO CÀ PHÊ VIỆT

PHẦN 1:

ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ HÀN QUỐC

1. Kinh tế:

Hàn Quốc có một nền kinh tế thị trường trong đó nhà nước đóng vai

trò quan trọng.

Kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế phát triển, đứng thứ ba ở châu Á và

đứng thứ 10 trên thế giới theo GDP năm 2006..

Cuối thế kỷ 20,Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng

trưởng nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại.

GDP (PPP) bình quân đầu người của đất nước đã nhẩy vọt từ 100

USD vào năm 1963 lên mức kỉ lục 10.000 USD vào năm 1995 và 25.000

USD vào năm 2007

Hàn Quốc cũng là một nước phát triển có sự tăng trưởng kinh tế

nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 5% mỗi năm.

Năm 1996, Hàn Quốc trở thành thành viên của OECD, một mốc

quan trọng trong lịch sử phát triển của đất nước. Giống như các quốc gia

phát triển khác,ngành dịch vụ đã tăng nhanh, chiếm khoảng 70%

Page 2: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH

GDP. Tuy nhiên, Hàn Quốc cũng là một nước có số giờ làm việc cao nhất

thế giới.

(http://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA%BF_H%C3%A0n_Qu%E1

%BB%91c)

a. Nông nghiệp:

Hàn Quốc đã tập trung nỗ lực phát triển nông nghiệp vào việc tăng

sản lượng lên mức tối đưa từ diện tích đất trồng trọt có hạn của đất nước

(vốn chỉ chiếm 19% tổng diện tích đất đưai). Ngoài ra, công nghiệp phân

bón và thuốc trừ sâu cũng được phát triển để cung cấp đầy đủ những sản

phẩm thiết yếu này cho các chủ trang trại.

Sản xuất hoa quả, rau xanh, các cây trồng ngắn ngày có giá trị kinh

tế cao và các sản phẩm chăn nuôi tăng nhanh. Sự phát triển nhà kính làm

bằng nhựa vi-nyl đã góp phần quan trọng vào việc tăng khối lượng thu

hoạch rau xanh cho đất nước.

Hầu hết các nhu cầu về gỗ được đáp ứng nhờ nhập khẩu. Một lợi ích

nữa của việc bảo vệ rừng là những nỗ lực này đã đóng góp phần lớn vào

việc chống lũ và xói mòn đất.

b. Công nghiệp:

Là nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới,. Trong năm 2005, giá trị thương

mại Hàn Quốc đạt tới 545 tỷ đôla, đứng 12 trên thế giới.

Page 3: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH

Duy trì sự tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc là những ngành công

nghiệp then chốt và đã được thế giới công nhận.

Là một nhà sản xuất ô tô lớn, Hàn Quốc sản xuất trên ba triệu xe

hàng năm.

Chiếm khoảng 11% thị phần toàn cầu, ngành sản xuất chất bán dẫn

của Hàn Quốc là một ngành công nghiệp mũi nhọn đặc biệt là khi nói tới

bộ nhớ động và chíp hệ thống (SOC).

2. Tự nhiên:

Hàn Quốc có bốn mùa rõ rệt. Mùa xuân và mùa thu khá ngắn, mùa

hè nóng và ẩm ướt, mùa đông thì lạnh, khô và tuyết rơi nhiều, đặc biệt là

các khu vực miền núi, không phải dọc theo bờ biển phía nam.

(http://ftu-forum.net/forums/threads/11626/)

3. Về chính trị:

Phương châm chính sách ngoại giao cơ bản của Hàn Quốc với thế

giới bên ngoài:

- Hàn Quốc vẫn giữ mối quan hệ tốt với tất cả các nước.

- Theo số liệu thống kê tạm thời tính từ năm 1948 đến tháng

3/2002, Hàn Quốc đã xây dựng và thiết lập quan hệ ngoại giao

với 185 nước, có 91 sứ quán, 29 toà lãnh sự, 4 văn phòng đại

diện và tham gia 95 tổ chức quốc tế.

Page 4: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH

- Hiện nay, trong nhiệm kỳ Tổng thư ký Liên hợp quốc đương

nhiệm (2008-2012) ông Ban ki Moon là người của Hàn Quốc

đang giữ trọng trách đó. Đây là một vinh dự rất lớn về ngoại giao

cho Đại Hàn Dân Quốc.

(http://cks.inas.gov.vn/index.php?newsid=255)

a. Quan hệ Hàn Quốc - Hoa Kỳ:

Từ liên minh chính trị- quân sự tới một liên minh an ninh toàn diện.

Quan hệ kinh tế: Mối quan hệ chặt chẽ về kinh tế giữa Hàn Quốc và

Hoa kỳ được khẳng định trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính của Hàn

Quốc kết thúc vào cuối năm 1997 khi Hoa Kỳ đóng vai trò quyết định

trong viêc tổ chức sự trợ giúp khẩn cấp cho Hàn Quốc. Hoa kỳ vẫn là bạn

hàng lớn nhất của Hàn Quốc và chiếm tới 20% tổng xuất khẩu của Hàn

Quốc.

Hợp tác trao đổi văn hoá: cộng đồng cư dân Hàn - Mỹ ở cả trên đất

Hàn Quốc và Hoa Kỳ.

b. Quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản:

Quan hệ chính trị: Hai nước đã có các mối liên kết mang tính văn

hoá gần gũi và đã chia sẻ các hoạt động giao lưu văn hoá từ thời cổ xưa.

Quan hệ kinh tế và văn hoá: Mỗi năm có khoảng trên 3 triệu du

khách Hàn Quốc và Nhật Bản tới thâm lẫn nhau. Kim ngạch buôn bán hai

chiều đạt con số 53 tỷ USD/năm (số liệu năm 2001). Nhật Bản là bạn hàng

lớn thứ hai của Hàn Quốc. Hai nước đang xem xét một cách nghiêm túc

việc tiến tới hình thành một khu vực thương mại tự do (FTA) Hàn Quốc-

Nhật Bản. Hai nước vừa là đối tác kinh tế quan trọng của nhau và cũng vừa

là các đối thủ cạnh tranh lẫn nhau.

Page 5: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH

c. Quan hệ Hàn Quốc- EU:.

Về kinh tế, EU đã trở thành bạn hàng lớn thứ ba của Hàn Quốc. Kim

ngạch mậu dịch hai chiều Hàn Quốc và EU năm 2001 đạt 34,5 tỷ USD,

chiếm 11,8% tổng kim ngạch ngoại thương của Hàn Quốc.

d. Quan hệ Hàn Quốc-Trung Quốc:

Quan hệ mậu dịch 2 chiều đạt 31,3 tỷ USD.

Trung Quốc là bạn hàng song phương lớn thứ 3 của Hàn Quốc sau

Mỹ và Nhật Bản.

e. Quan hệ Hàn Quốc - Nga:

Thực hiện các chương trình hợp tác trên các lĩnh vực khai thác tài

nguyên, nghề cá, vận tải và công nghệ thông tin.

f. Hàn Quốc với khu vực Đông Bắc Á:

Chính phủ lên kế hoạch xây dựng một trung tâm vận tải khổng lồ ở

Đông Bắc Á theo các bước sau:

o Phát triển sân bay liên quốc gia Incheon.

o Phát triển cảng hàng không quốc tế Incheon và cảng biển

Incheon như là trung tâm vận tải của vùng Thủ đô Seoul.

o Nối lại hai tuyến đường sắt và đường bộ hai miền và thiết

lập mạng lưới vận tải nối với tuyến đường sắt xuyên

Siberia của Nga và tuyến đướng vận tải sắt xuyên Trung

Quốc.

o Xây dựng và hoà mạng một mạng lưới thông tin vận tải

thống nhất.

Page 6: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH

g. Quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam:

Hai bên thường xuyên trao đổi các đoàn cấp cao và các cấp, các

ngành đã giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, tăng cường quan hệ hợp

tác song phương.

Hai bên đã thỏa thuận xây dựng quan hệ “Đối tác toàn diện trong

thế kỷ 21” giữa hai nước trên cơ sở những nguyên tắc của Hiến chương

Liên hợp quốc và Luật pháp Quốc tế.

Mở rộng trao đổi giữa các quan chức chính phủ và các nhà lãnh đạo

chính trị giữa hai nước; gia tăng quy mô thương mại và đầu tư, tăng cường

hợp tác trên các lĩnh vực kỹ thuật, công nghiệp, tài nguyên, công nghệ

thông tin,nănglượng.

Tăng cường hợp tác song phương trong khuôn khổ ASEAN+3,

APEC, ASEM và Liên hợp Quốc, WTO.

4. Về dân số:

Năm 2012: 48.860.500 người

Mật độ dân số là 494 người/1km2

Năm 2005 tỷ lệ tăng dân số là 0,21% và dự đoán đến năm 2020 tốc

độ này giảm xuống còn 0,02%.

Dân số Hàn Quốc đang già đi theo từng năm.

(http://atlantic.edu.vn/con-nguoi-va-dan-so-han-quoc-362)

5. Về luật pháp:

Page 7: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH

Quy định nhập khẩu:

o Thuế nhập khẩu cà phê vào Hàn Quốc khá thấp và không

phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt: cà phê hạt chưa rang = 2%;

cà phê rang=8%; cà phê uống liền=8%.

o Thuế giá trị gia tăng ( VAT)=10%.

o Quy định về ghi nhãn sản phẩm: Theo luật cà phê nhập khẩu

vào Hàn Quốc buộc phải có nhãn bằng tiếng Hàn Quốc hoặc

miếng nhãn tiếng Hàn thay cho nhãn.

(http://chongbanphagia.vn/diemtin/20081222/thi-truong-ca-

phe-che-han-quoc)

PHẦN 2:

ĐẶC ĐIỂM NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM

I. GIỚI THIỆU VỀ CÀ PHÊ

Trước hết cà phê có hai giống chính khác nhau là Robusta và Arabica.

Rubusta, như cái tên nó thể hiện, rất là robust, tức là mạnh, là nhiều cafeine, là

mất ngủ nhiều. Arabica thì trái lại, ít độc hại hơn, nhưng có nhiều hương thơm

(aroma).

1. Arabica

Được trồng chủ yếu ở Braxin, và chiếm tới 2/3 lượng cà phê hiện nay

trên thế giới..

2. Robusta

Được trồng ở độ cao dưới 600m, khí hậu nhiệt đới, vì thế có mặt ở nhiều

nước hơn (Việt Nam chỉ trồng loại này). Việt nam là cường quốc xuất khẩu

Page 8: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH

cà phê đứng hàng thứ hai trên thế giới (sau Brazin) và phần lớn là robusta,

tổng lượng chiếm 1/3 lượng cà phê tiêu thụ trên toàn thế giới.

II. LỊCH SỬ CÀ PHÊ VIỆT NAM

Với lịch sử hơn 155 năm từ khi người Pháp đưa những hạt giống cà phê

Arabica đầu tiên trồng thử nghiệm ở Việt Nam (1858). Những vùng chuyên

canh cà phê đã được hình thành và trải dài hầu hết ở các tỉnh Tây Nguyên với

tổng diện tích gieo trồng trên 550.000 ha. Điều đáng nói ở đây là với diện tích

chuyên canh lớn như vậy nhưng cà phê Robusta là loại cây được trồng chính

chứ không phải Arabica.

Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Tổng Giám đốc CTCP Vinacafé

Biên Hòa, hiện Việt Nam chỉ có 4 thương hiệu cà phê hòa tan và 20 thương

hiệu cà phê rang xay, Brazil có đến khoảng 20 thương hiệu cà phê hòa tan và

3.000 thương hiệu cà phê rang xay.

III. DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ VIỆT NAM

Theo Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), diện tích

trồng cà phê tăng 8% trong năm 2012 đạt mức 616.000 ha so với 571.000 năm

2011.

Trong đó, các tỉnh Dak Lak, Lâm Đồng và Dak Nông vẫn đang tiếp tục

mở rộng diện tích gieo trồng (chủ yếu là loại cà phê Robusta), chiếm 58% diện

tích trồng cà phê của cả nước.

Diên tich trông ca phê VN

Khu vực Năm 2012 Năm 2020

(dự báo)

Page 9: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH

Dak Lak 202.022 170.000

Lâm Đồng 145.735 135.000

Dak Nông 116.350 69.000

Gia Lai 77.627 73.000

Đồng Nai 20.000 13.000

Bình Phước 14.938 8.000

KonTum 12.158 12.500

Quảng Trị 5.050 5.000

Sơn La 6.371 5.000

Bà Rịa Vũng Tàu 7.071 5.000

Điện Biên 3.385 4.500

Các khu vực khác 5.700 -

Tổng cộng 616.407 500.000

Page 10: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH

Theo số liệu của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), từ 1995-

2011, diện tích trồng và năng suất cà phê của Việt Nam tăng gần 6 lần.

Sản lương:

Cà phê trong những năm

gần đây được coi như một trong

những mặt hàng xuất khẩu chủ

lực của Việt Nam với sản lượng

luôn đạt mức trên 1 triệu tấn/

Page 11: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH

năm và kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỉ USD.

Việt Nam xuất khẩu được 1,2 triệu bao cà phê (loại 60kg) trong tháng

8/2013, thấp hơn so với mức 1,48 triệu bao của tháng 7 và giảm khoảng 14%

so với cùng kỳ năm 2012, theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO).

Với khối lượng trên, Việt Nam vẫn giữ nguyên vị trí là nước xuất khẩu

cà phê lớn thứ hai thế giới, sau Brazil (Theo stố liệu vào tháng 8/2013).

Báo cáo dữ liệu hàng tháng, tháng 9/2013 của ngành Nông nghiệp &

PTNT cho biết xuất khẩu cà phê trong tháng về lượng giảm 13,35 % so với

cùng kỳ năm ngoái.

Theo báo cáo, Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê

lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm với thị phần lần lượt là 12,9% và

11,0%.

Niên vụ cà phê 2011-2012, Việt Nam chiếm gần 30% khối lượng cà phê

giao dịch nhưng kim ngạch chỉ chiếm 10% trong tổng số giá trị thương mại

toàn cầu. Nguyên nhân là do chế biến sâu để nâng cao giá trị gia tăng cho sản

phẩm cà phê của ta còn hạn chế.

Theo Vinacafe thì hiện Việt Nam có trên 80 tổ chức xuất khẩu cà phê. Vì

vậy, chất lượng cà phê xuất khẩu thuộc các công ty và tổ chức, kể cả nhà nước

và tư nhân khó đảm bảo đồng đều, ổn định. Do vậy, giá cà phê Việt Nam khá

biến động và thường thấp hơn các nước sản xuất lớn

IV. GIÁ CẢ

Xuất khẩu:

Page 12: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH

Giá xuất khẩu trung bình hạt cà phê Robusta của Việt Nam trong vòng 7

tháng đầu niên vụ 2010/11 là 1.964$/tấn (FOB HCM), tăng 55% so với cùng

thời điểm năm ngoái (1.271$/tấn). Giá tăng có thể do ảnh hưởng của lượng dự

trữ cà phê thế giới sụt giảm mạnh, nhu cầu tiêu thụ toàn cầu tăng và yếu tố thời

thiết không thuận lợi tại một số nước xuất khẩu cà phê.

Ngày 04/05/2011, theo VICOFA, giá FOB (HCM) của hạt cà phê

Robusta thô chưa phân loại là 2.570$/tấn. Đây là mức giá cao nhất trong vòng

16 năm trở lại đây (xem biểu đồ dưới), nhưng vẫn thấp hơn mức giá kỷ lục

2.658$ niên vụ 1994/95.

Giá xuất khẩu trung bình của Ca phê thô Viêt Nam, 7 tháng đầu niên vụ

2009/10 va niên vụ 2010/11(đơn vị: USD/tấn)

Giá FOB (HCM) của

hạt ca phê thường

chưa phân loại

(USD/tấn)

T10 T11 T12 T01 T02 T03 T04

Giá

trung

bình

của 7

tháng

Niên vụ 2009/10 $1.

357

$1.

278

$1.

277

$1.

297

$1.

218

$1.

198

$1.

271 $1.271

Niên vụ 2010/11* $1.

552

$1.

806

$1.

821

$1.

910

$2.

093

$2.

281

$2.

283 $1.964

% thay đổi của niên

vụ 2010/11 so với

niên vụ 2009/10

14

%

41

%

43

%

47

%

72

%

90

%

80

% 55%

Page 13: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH

Nguôn: Trung tâm Xúc tiên thương - Đầu tư - Du lịch Dak Lak, *VICOFA

Giá xuất khẩu trung bình của Ca phê thô Viêt Nam, niên vụ 1990/91 – 2010/11

(đơnvị:USD/tấn)

Nguôn: Trung tâm Xúc tiên thương - Đầu tư - Du lịch Dak Lak, VICOFA

Trong nước:

Giá trung bình hạt cà phê Robusta thường chưa phân loại trong 7 tháng

đầu niên vụ 2010/11 tại tỉnh Đắk Lắk, nơi trồng cà phê lớn nhất Việt Nam, là

39.111VNĐ/kg (tương đương 1,89$), tăng 63% so với cùng thời điểm năm

ngoái, song song với sự tăng giá của cà phê trên thị trường thế giới.

Page 14: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH

Mức giá gần đây của hạt cà phê Robusta thường chưa phân loại tại Đắk

Lắk là 50.000VNĐ (tương đương 2,40USD). Người trồng cà phê hy vọng mức

giá này sẽ giữ nguyên cho tới hết nửa cuối của niên vụ.

V. THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ

Việt Nam là nước xuất khẩu thứ nhì trên thế giới, chỉ sau Braxin với tổng

sản lượng xuất khẩu năm 2009 đạt 1.18 triệu tấn, tương đương 1,73 tỷ USD.

Tiêu thụ thị trường nội địa tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng cà

phê xuất khấu, tương đương 61,000 tấn/năm. Trong đó cà phê hòa tan chiếm 9,000

tấn, cà phê rang xay có nhãn hiệu chiếm 35,000 tấn còn lại là cà phê không tên tuổi

và nhãn hiệu. Thị trường cà phê nội địa tăng trưởng hàng năm khoảng 18% trong

đó cà phê hòa tan đang dẫn đầu mức tăng trưởng (+22%) còn cà phê rang xay tăng

trưởng chậm hơn thị trường (+13%).

Việt Nam đã xuất khẩu cà phê thô sang 79 quốc gia trong mùa vụ 2010/11,

trong đó 10 nước nhập khẩu đứng đầu chiếm tới 69% tổng kim ngạch xuất khẩu.

10 nhà nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam mùa vụ 2010/10 (đơn vị: tấn)

Nguôn: Bộ Nông nghiêp va phát triển nông thôn

Page 15: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH

Việt Nam tiếp túc xuất khẩu cà phê bột, cà phê rang và cà phê hoà tan. Ví

dụ, nhãn hàng cà phê Trung Nguyên G7 vừa chính thức tham gia vào thị trường

Hoa Kỳ và Hàn Quốc.

Tài liệu tham khảo:

http://www.ico.org/prices/m1.htm

http://www.vicofa.org.vn/

http://www.hophuongcoffee.com/vn/cafe.aspx?cid=13

http://giacaphe.com/40871/xuat-khau-ca-phe-cua-viet-nam-giam-14-trong-

thang-8/

http://giacaphe.com/40777/viet-nam-xuat-khau-ca-phe-thang-9-2013-giam-

1335/

http://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_qu%E1%BB%91c_gia_xu

%E1%BA%A5t_kh%E1%BA%A9u_c%C3%A0_ph%C3%AA

http://www.vietrade.gov.vn/ca-phe/2636-xuat-khau-ca-phe-viet-nam-mua-

vu-201011-phan-1.html

http://www.vietrade.gov.vn/ca-phe/2073-xuat-nhap-khau-ca-phe-viet-nam-

nua-dau-nien-vu-201011-phan-2.html

http://brandsvietnam.com/146-Thi-truong-ca-phe-Viet-

Nam-va-co-hoi-cho-doanh-nghiep-trong-nuoc

I. MÔI TRƯỜNG VI MÔ:

1. Các công ty cà phê trên thị trường Hàn Quốc:

Page 16: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH

1968 Dong Su Food:

bắt đầu sản xuất CF

dùng ngay

1999: Starbuck mở

quán cà phê ở HQ

Số lượng quán Cà phê ở Hàn Quốc tăng gấp hơn 7 lần trong vòng 5

năm (2006-2011)

Cũng trong cùng khoảng thời gian. số lượng thương hiệu cà phê tăng

gấp 2 lần

Một số thương hiệu cà phê nổi tiếng ở Hàn Quốc, kèm theo số lượng

chi nhánh và doanh thu:

Page 17: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH

o Theo các số liệu trên, ta có thể thấy rằng Thị trường Cà phê HQ

đang bị thống lĩnh bởi gã khổng lồ Starbuck và Coffee Bean. Bên

cạnh đó còn có 3 thương hiệu nội địa khác là Café Bene,

Tom&Toms và Hollys.

2. Đặc trưng và xu hướng của ngành cà phê Hàn Quốc:

Vì đặc điểm khí hận và thổ nhưỡng không thích hợp cho cây Cà phê, nên

nguồn cà phê trên thị trường Hàn Quốc đều từ nhập khẩu.

Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Hàn Quốc (2007 – 2011)

2007 2008 2009 2010 2011 2012

Khối

lượng

(tấn)

90.899 108.413 100.576 111.625 121.855 106.119

Giá trị

(1000$) 230.918 331.353 276.284 371.612 618.626 477.206

Page 18: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH

Trong vòng 5 năm (2007-2011) khối lượng nhập khẩu cà phê của HQ đã tăng

40% về khối lượng, tăng 211% về gía trị mà quy mô thị trường được mở rộng gấp

3 lần

3. Kết cấu thị trường nhập khẩu cà phê Hàn Quốc:

Vào năm 2011, thành phần cà

phê nhập khẩu cả HQ gồm:

6.5% là cà phê thô

4.2% là cà phê rang

89.3% là cà phê xanh

Trong các sản phẩm cà phê

nhập khẩu, Hàn Quốc chủ yếu

nhập khẩu hạt cà phê xanh từ

Mỹ, Nhật Bản, Bra-xin, Việt

Page 19: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH

Nam. Trong đó, Việt Nam là nhà cung cấp số 1 cà phê rang cho Hàn Quốc.

4. Xu hướng tiêu dùng của thị trường cà phê Hàn Quốc:

Số ly cà phê tiêu

thụ bình quân đầu

người ở Hàn Quốc qua

các năm 2007-2011

Ta có thể thấy

nhu cầu uống cà phê

của mỗi người Hàn

Quốc tăng đều qua các

năm.

Qua 5 năm, nhu cầu

dùng cà phê của mỗi người Hàn Quốc tăng 37%

Người tiêu dùng Hàn Quốc rất quan tâm đến sức khỏe. Với họ cà phê đen có

lợi ích cho sức khỏe nên họ chuyển sang dùng cà phê đen nhiều hơn, cà phê hòa

Page 20: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH

tan có xu hướng giảm. Nhưng người Hàn Quốc lại ưa loại cà phê đã khử cafein, cà

phê chưa khử cafein không phổ biến ở Hàn Quốc.

Người tiêu dùng cũng ưa thích hương vị đậm, các quán cà phê ở Hàn Quốc

tự hào rằng cà phê của họ có hương vị nồng đậm nhất thế giới.

Hương vị và giá cả là hai điểm người tiêu dùng Hàn Quốc rất quan tâm khi

chọn mua cà phê.

Người tiêu dùng Hàn Quốc cũng khá trung thành với thương hiệu họ đã

chọn.

Giá trung bình 1 ly Esspresso/Americano ở HQ là 4$

Giá 1 ly cà phê dao động từ 1.5$ - 7$

Hai loại cà phê bán chạy nhất ở HQ là Americano và cà phê phin

PHẦN 3:

HẠN CHẾ VÀ PHƯƠNG ÁN CỦA CÀ PHÊ

VIỆT NAM

Page 21: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH

I. HẠN CHẾ CỦA CÀ PHÊ VIỆT NAM

98% Cà phê của Việt Nam xuất ra các nước đều là cà phê thô, với tiêu

chuẩn vào loại trung bình trong các thang tiêu chuẩn thế giới nên giá thành

chưa cao. Phải đầu tư thêm về máy móc, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật canh tác để

nâng cao chất lượng, đồng thời chế biến theo tiêu chuẩn quốc tế để có thể xuất

khẩu ra thị trường nước ngoài với giá trị cao.

Giá bấp bênh, yêu cầu ngày càng cao của thị trường nước ngoài đòi hỏi

doanh nghiệp VN sản xuất và xuất khẩu cà phê có khả năng tạm trữ để xuất vào

thời điểm hợp lý, điều tiết tốt hơn thị trường và nâng cao chất lượng sản phẩm

cà phê nhằm thu được lợi nhuận cao nhất.

Phần lớn cà phê của Việt Nam trồng ở nông hộ, không có kỹ thuật và

thiếu vốn và trồng không đúng quy cách.

Diện tích trồng cà phê của Việt Nam đang ngày càng trở nên già cỗi.

Nguồn cây giống không đảm bảo. Phần lớn diện tích cà phê nước ta được trồng

bằng hạt do người dân tự nhân giống. Có những giai đoạn do thiếu giống cà phê

nên nguời dân bất chấp cả việc lựa chọn giống tốt, giống có chất lượng mà

tranh giành nhau mua được giống gì hay giống ấy, miễn là có cà phê giống để

trồng. Do việc chọn giống bừa bãi dẫn đến vườn cà phê cho năng suất thấp, hạt

bé, dễ bị nhiễm bệnh, quả chín không đều nên phải tăng số lần thu hoạch làm

cho chi phí thu hoạch, chế biến tăng cao ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm…

Biến đổi khí hậu, nhất là hạn hán ngày càng gay gắt đã và đang gây nhiều

thiệt hại cho sản xuất cà phê

Việc sản xuất cà phê còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ.

Page 22: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH

II. ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC CHO CÀ PHÊ VIỆT NAM

Ưu điểm của cà phê Robusta với cà phê Arabica: Vị đắng, hương vị đậm

và chất caffeein nhiều hơn, Việt Nam sản xuất chủ yếu loại này. Nên nhóm đề

xuất chúng ta sẽ tập trung xuất khẩu cà phê Robusta và cà phê cao sản như cà

phê chồn.

Cần phải đầu tư nhiều hơn về vốn, đào tạo kỹ thuật canh tác cho nông

dân. Hỗ trợ về vốn cho nông dân để có thể tái canh cây cà phê.

Thế giới có xu hướng chuyển sang sử dụng sản phẩm xuất khẩu có giấy

chứng nhận. Yêu cầu cấp thiết cho cà phê Việt Nam là phải nâng cao chất lượng

cà phê tại Viêt Nam để đạt chuẩn thế giới, vượt qua các rào cản về tiêu chuẩn

chất lượng sản phẩm của các quốc gia khác.

Thông qua tìm hiểu nhóm nhận thấy rằng, đa số cà phê của Việt Nam

xuất sang thị trường Hàn Quốc đều dưới dạng cà phê thô chứ không phải dưới

dạng một thương hiệu cà phê của Việt Nam sang Hàn Quốc nên tuy rằng sản

lượng cà phê Robusta của Việt Nam tuy lớn nhất thế giới nhưng vẫn được ít

người tiêu dùng biết đến. Cho nên nhóm cho rằng cần đẩy mạnh thúc đẩy

những doanh nghiệp cà phê có đủ tiềm lực như Trung Nguyên,… tiến quân

sang thị trường cà phê của Hàn Quốc. Tuy nhiên, để có thể tiến quân sang thị

trường nước ngoài, chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình khẳng

định thương hiệu của mình. Để khắc phục vấn đề trên đề xuất của nhóm là

thành lập Hội liên hiệp Cà phê Việt Nam thật sự có uy tín với bạn bè năm Châu

với những chức năng như sau:

Kiểm soát chất lượng nguồn cà phê xuất khẩu. Các công ty/thương

hiệu muốn xuất khẩu cà phê sang thị trường nước ngoài phải thỏa mãn

những tiêu chuẩn quốc tế do Hội liên hiệp Cà phê thống nhất với thị

Page 23: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH

trường Quốc tế với quy trình kiểm định sát sao. Nên doanh nghiệp

Việt Nam khi muốn tiến quân sang thị trường nước ngoài ngoài Logo

của công ty có thể đính kèm logo của hội như là một sự đảm bảo và

tăng tính uy tín cho cà phê của mình.

Để hỗ trợ các công ty/thương hiệu cà phê nổi tiếng mở rộng thị trường

sang Hàn Quốc, Hội Liên hiệp Cà phê sẽ huy động và hỗ trợ vốn cho

các doanh nghiệp tiến hành mở quán cà phê, đồng thời đứng ra bảo hộ

chất lượng cho thương hiệu và hỗ trợ công tác hành chính, giấy tờ cho

thương hiệu.

Bên cạnh đó, Hội sẽ hỗ trợ các hộ canh tác/công ty/thương hiệu chưa

đạt chuẩn bằng cách hướng dẫn canh tác, kỹ thuật phơi, sấy, hỗ trợ

vốn đầu tư máy móc, đào tạo kiến thức chuyên ngành… Khi đã đạt

chuẩn quốc tế, Hội sẽ tiếp tục hỗ trợ xuất khẩu sang thị trường nước

ngoài.

Liên kết các thương hiệu cà phê của VN lại với nhau để nâng cao chất

lượng sản phẩm cũng như tránh tình trạng bị doanh nghiệp nước ngoài

ép giá doanh nghiệp VN.

Nhà nước cần xây dựng một chương trình về nghiên cứu biến đổi khí hậu

và môi trường tác động đến ngành cà phê Việt Nam…

http://giacaphe.com/1471/nhung-han-che-cua-nganh-ca-phe-viet-nam-hien-nay/

http://www.thoibaonganhang.vn/tin-tuc/5-de-phat-trien-nganh-ca-phe-ben-vung-

7579.html

PHẦN 3:

Page 24: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH

ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG NGÀNH CÀ PHÊ

HÀN QUỐC

I. ÁP LỰC TỪ NHÀ CUNG CẤP

Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định

đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp.

Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh

tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.

Hiện trên thị trường Việt Nam, có rất nhiều nhà cung cấp nguồn cà phê thô và đã

qua chế biến để xuất khẩu, trong số đó có một số nhà cung cấp lớn như Trung

Nguyên, Vinacafe, Mê Trang... Đây đều là những nhà cung cấp chuyên nghiệp, ổn

định và đảm bảo chất lượng. Mặt khác, ngành xuất khẩu cà phê phải tuân theo giá

cà phê thế giới nên các nhà cung cấp không có quyền thương lượng giá.

Mức độ tập trung của các nhà cung cấp: Ở nước ta, nguồn cà phê được

trồng chủ yếu ở các tỉnh Đà Lạc, Đak Lak, Đak Nông, Gia Lai, Kon Tum... thuộc

khu vực Tây Nguyên, vì khu vực này có khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp với cây

cà phê. Các nhà cung cấp tập trung mật độ cao, tạo thành khu vực chuyên môn hóa

ngành cao, nhưng đồng thời cũng có nhiều bất lợi, nếu khu vực gặp rủi ro (hạn hán,

mưa bảo, mất mùa...) sẽ ảnh hưởng mạnh vì thiếu nguồn cung ứng thay thế và

không đảm bảo được chất lượng.

Sự khác biệt của các nhà cung cấp: các nhà cung cấp là các hộ nông dân

hoặc các vựa chuyên thu mua và chế biến cà phê. Các hộ nông dân có thể cung ứng

với mức giá thấp hơn, nhưng ổn định, còn những vựa lại có thể cung ứng với số

lượng lớn và ổn định, lâu dài.

Page 25: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH

Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp : Trong vấn đề này ta

nghiên cứu khả năng thay thế những nguyên liệu đầu vào do các nhà cung cấp và

chi phí chuyển đổi nhà cung cấp (Switching Cost).

Hiện nay, các nhà cung cấp đều lấy nguồn cà phê từ khu vực các tỉnh Tây Nguyên

như Đà Lạt, Đak Lak, Đak Nông, Gia Lai, Kon Tum... nên chất lượng nguồn cà

phê hầu như đồng nhất với nhau. Vậy nên chi phí chuyển đổi giữa các nhà cung

cấp không cao.

Thông tin về nhà cung cấp : Trong thời đại hiện tại thông tin luôn là nhân

tố thúc đẩy sự phát triển của thương mại, thông tin về nhà cung cấp có ảnh hưởng

lớn tới việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp.

II. ÁP LỰC CẠNH TRANH TỪ KHÁCH HÀNG

Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ

hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.

Khách hàng được phân làm 2 nhóm:

Khách hàng lẻ: các khách hàng mua cà phê để chế biến và sử dụng trực

tiếp, thường là các thương hiệu cà phê, tiêu thụ số lượng lớn cà phê như

Starbuck, Cooffee Bean and Tea Leaf... Khi mang thương hiệu Việt vào thị

trường Hàn Quốc thì khách hàn lẻ chính là người mua và sử dụng cà phê đả

chế biến.

Nhà phân phối: các nhà nhập khẩu, thu mua và phân phối hạt cà phê thô

hoặc đã qua chế biến...

Cả hai nhóm đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản

phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là người điểu khiển cạnh tranh trong ngành

thông qua quyết định mua hàng.

Page 26: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH

Tương tự như áp lực từ phía nhà cung cấp ta xem xét các tác động đến áp

lực cạnh tranh từ khách hàng đối với ngành.

Quy mô: quy mô thị trường Hàn Quốc rất lớn, nhưng bị chi phối bởi

những khách hàng là những thương hiệu lớn, nên những công ty này

có thể gây áp lực trong việc đàm phán.

Tầm quan trọng: vì giá cà phê thế giới được quy định chung, đồng

thời môi trường luật pháp cũng cố định, nên khách hàng sẽ không gây

áp lực về giá.

Chi phí chuyển đổi khách hàng: Chi phí chuyển đổi khách hàng là

rất cao, bởi vì mục đích sử dụng của 2 đối tượng khách hàng là khác

nhau (khách hàng lẻ và phân phối)

Thông tin khách hàng

Đặc biệt khi phân tích nhà phân phối ta phải chú ý tầm quan trọng của họ, họ có

thể trực tiếp đi sâu vào uy hiếp ngay trong nội bộ của doanh nghiệp.

III. ÁP LỰC CẠNH TRANH TỪ ĐỐI THỦ TIỀM ẨN

Theo M-Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên

trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn cụ

thể trong ngành cà phê là những công ty/tập đoàn lớn hiện đang có mặt ở Hàn

Quốc, đang kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực, có khả năng nhảy vào ngành nước

giải khát, như KFC, Lotte, McDonald...

Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ

thuộc vào các yếu tố sau:

Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như

tỉ suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong

Page 27: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH

ngành. Ngành ẩm thực nói chung cũng như nức giải khát/cà phê nói

riêng có tỷ suất sinh lời rất cao. Một shot Esspresso tốn chỉ khoảng

15~20 hạt cà phê, nhưng có giá trung bình đến 4$ ở Hàn Quốc.

Những rào cản gia nhập ngành : là những yếu tố làm cho việc gia

nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn, bao gồm:

Kỹ thuật: để đáp ứng được nhu cầu và tiêu chuẩn sản xuất của

Hàn Quốc, phải đầu tư rất nhiều vào máy móc chế biến, vốn đầu

tư, cơ sở hạ tầng...

Rào cản luật pháp: pháp luật về kinh doanh, thuế... Hiện nay

HÀn Quốc có rất nhiều các quy định chặt chẽ nhằm bảo vệ

nguồn nông sản nội địa.

Các yếu tố thương mại : Hệ thống phân phối, thương hiệu , hệ

thống khách hàng ... Những yếu tố này các đố thủ tiềm ẩn đã sở

hữa và quản lý rất tốt.

Các nguồn lực đặc thù: Nguyên vật liệu đầu vào (Bị kiểm soát),

Bằng cấp , phát minh sáng chế, Nguồn nhân lực, sự bảo hộ của

chính phủ ....

III. ÁP LỰC CANH TRANH TỪ SẢN PHẨM THAY THẾ

Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa

mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành.

Những sản phẩm có thể thay thế cho cà phê là các loại nước giải khát như Soda,

nước ép, nước ngọt, sinh tố...

Những sản phẩm thay thế này nằm trong tay các công ty Đa quốc gia với

tiềm lực rất mạnh như Coca Cola, Pepsi, Nestlé... Những sản phẩm của các

công ty này cạnh tranh trực tiếp trên thị trường tiêu thụ cà phê, nên sẽ gây áp

Page 28: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH

lực trực tiếp đến việc bán cà phê thương hiệu Việt trên thị trường Hàn Quốc;

gián tiếp cạnh tranh đến ngành xuất khẩu Cà phê nước ta.

Áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng

nhu cầu so với các sản phẩm trong ngành, thêm vào nữa là các nhân tố về giá,

chất lượng , các yếu tố khác của môi trường như văn hóa, chính trị, công nghệ

cũng sẽ ảnh hưởng tới sự đe dọa của sản phẩm thay thế.

Các công ty có ản phẩm thay thế đều là những “gã khổng lồ” với tiềm lực

tài chính, công nghệ và thị trường rất lớn, và tất nhiên tỷ lệ thuận với khả năng

cạnh tranh của họ. Đây là một thứ thách lớn cho việc mang thương hiệu cà phê

Việt vào thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu cà phê.

V. ÁP LỰC CẠNH TRANH NỘI BỘ NGÀNH

Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp

với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh.

Hiện Việt Nam đang là quốc gia cuất khẩu cà phê nhiều nhất trên thị

trườn Hàn Quốc, theo sau là Brazil, Columbia... Nếu chúng ta muốn đưa một

thương hiệu Cà phê Việt vào thị trường Hàn Quốc thì ph3i cạnh tranh với

những thương hiệu như Starbuck, Coffee Bean and Tea Leaf, Angle in us

Coffee...

Trong một ngành các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các

đối thủ:

Tình trạng ngành : Nhu cầu, độ tốc độ tăng trưởng ,số lượng đối thủ

cạnh tranh... Ăn uống là một nhu cầu thiết yếu của con người, nên

Page 29: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH

ngành này có tiềm năng rất lớn. Theo khảo sát của Nielson và được

Terarosa công bố vào 2011, thị trường cà phê Hàn Quốc đã mở rộng

gấp 3 lần trong vòng 5 năm trở lại và dự đoán tiếp tục tăng trưởng.

Cấu trúc của ngành : Ngành tập trung hay phân tán

Ngành phân tán là ngành có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh

với nhau nhưng không có doanh nghiệp nào có đủ khả năng chi

phối các doanh nghiệp còn lại

Ngành tập trung : Ngành chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp

nắm giữ vai trò chi phối ( Điều khiển cạnh tranh- Có thể coi là

độc quyền)

Ngành cà phê là ngành phân tán, vì thị phần giữa các công ty lớn

tuy có chênh lệch, nhưng vai trò và sức ảnh hưởng của các doanh

nghiệp này là như nhau.

Các rào cản rút lui (Exit Barries) : Là các yếu tố khiến cho việc

rút lui khỏi ngành của doanh nghiệp trở nên khó khăn :

Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư, sở hữu trí tuệ. Ràng buộc với

người lao động (tiền lương, bảo hiểm...). Ràng buộc với chính phủ,

các tổ chức liên quan (Stakeholder) về pháp luật, thuế... Hàn Quốc có

hệ thống luật quy định chặt chẽ để bảo vệ nguồn nông phẩm trong

nước.Các ràng buộc chiến lược, kế hoạch

Bên cạnh những áp lực cạnh tranh theo 5 áp lực của Porter vừa được phân

tích, ngành Cà phê nước ta còn có những lợi thế, cụ thể như:

Page 30: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất vào thị trường Hàn Quốc.

Là bạn hàng lâu năm, quy trình xuất khẩu sẽ thuận lợi và đạt hiệu quả cao

hơn.

Việt Nam vốn có khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp cho việc canh tác cà phê,

nên có thể sản xuất cà phê với chi phí thấp

Sản lượng và năng suất của nước ta cao, nên đảm bảo được nguồn cung ổn

định, đảm bảo chất lượng trong dài hạn

Việt Nam và Hàn Quốc đểu thuộc khu vực Châu Á, thuận lợi cho quá trình

vận chuyển hàng hóa cũng như thanh toán

Khẩu vị cà phê của người Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điểm tương

đồng, là lợi thế để đưa thương hiệu cà phê Việt vào thị trường Hàn Quốc

Giá cà phê ở Hàn Quốc rất đắt, nên Việt Nam sẽ có lợi thế về giá trước các

đối thủ khác.

*Cơ hội và những thách thức khi xuất khẩu cà phê sang Hàn Quốc

Cơ hội Thách thức

Thị trường cà phê Hàn Quốc phụ thuộc

hoàn toàn vào nhập khẩu

Nhà nhập khẩu và người tiêu dùng chưa

biết nhiều đến các loại cà phê xuất xứ

Việt Nam vì đa phần cà phê nhập khẩu

từ Việt Nam được sử dụng làm nguyên

liệu chế biến cho các sản phẩm cà phê

thương hiệu Hàn Quốc.

Việt Nam được biết đến là nước xuất

khẩu cà phê chất lượng cao

Nhìn chung, người tiêu dùng có xu

hướng uống các loại cà phê hòa tan giá

rẻ

Cà phê là thức uống phổ biến Thị trường cà phê khá cạnh tranh

Page 31: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH

Thuế nhập khẩu thấp và miễn thuế tiêu

thụ đặc biệt

Xét về khía cạnh sức khỏe, cà phê là loại

thức uống không có lợi