19
Những câu hỏi dễ gặp về BHXH, hợp đồng lao động mới nhất Trong quá trình thực hiện công tác làm bảo hiểm xã hội bắt buộc, hợp đồng lao động cho người lao động các bạn kế toán nhất là kế toán viên mới ra trường sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Dịch vụ kế toán GDT xin tổng hợp những câu hỏi thường gặp về Bảo hiểm xã hội bắt buộc, luật lao động, hợp đồng lao động để góp phần giải đáp những thắc mắc, trăn trở của bạn. 1. Mức lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT? Trả lời: Mức lương làm cơ sở đóng BHXH là tổng mức tiền lương, tiền công (bao gồm các loại phụ cấp có tính chất như lương) ghi trên hợp đồng lao động. Tiền lương và phụ cấp nói trên phải thực hiện theo đúng thang, bảng lương mà doanh nghiệp đã xây dựng và đăng ký với cơ quan lao động địa phương.

Những câu hỏi dễ gặp về bhxh, hợp đồng lao động mới nhất

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Những câu hỏi dễ gặp về bhxh, hợp đồng lao động mới nhất

Những câu hỏi dễ gặp về BHXH, hợp đồng lao động mới nhất

Trong quá trình thực hiện công tác làm bảo hiểm xã hội bắt buộc, hợp đồng

lao động cho người lao động các bạn kế toán nhất là kế toán viên mới ra trường sẽ

gặp phải rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Dịch vụ kế toán GDT xin tổng hợp

những câu hỏi thường gặp về Bảo hiểm xã hội bắt buộc, luật lao động, hợp đồng

lao động để góp phần giải đáp những thắc mắc, trăn trở của bạn.

1. Mức lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT?

Trả lời: Mức lương làm cơ sở đóng BHXH là tổng mức tiền lương, tiền công

(bao gồm các loại phụ cấp có tính chất như lương) ghi trên hợp đồng lao động.

Tiền lương và phụ cấp nói trên phải thực hiện theo đúng thang, bảng lương mà

doanh nghiệp đã xây dựng và đăng ký với cơ quan lao động địa phương.

Page 2: Những câu hỏi dễ gặp về bhxh, hợp đồng lao động mới nhất

2. Giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị doanh nghiệp tư nhân có bắt buộc phải

đóng BHXH,BHYT hay không?

Trả lời: Căn cứ Quyết định 902/QĐ-BHXH ngày 26/06/2007 của BHXH Việt

Nam ”Tiền lương, tiền công để tính đóng BHXH, BHYT của người quản lý doanh

nghiệp là chủ sở hữu, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công

ty hợp danh, Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên hội đồng

quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, phó giám đốc, kế toán

trưởng và kiểm soát viên là mức tiền lương do Điều lệ của Công ty quy định nhưng

phải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố”.

3. Thời gian thử việc có đóng BHXH, BHYT không?

Trả lời: Thời gian thử việc (tối đa là 2 tháng) được thực hiện trên cơ sở “hợp

đồng thử việc” chứ chưa phải là thời gian làm việc chính thức theo HĐLĐ, nên

không thuộc diện đóng BHXH, BHYT.

4. Trong thời gian nghỉ sinh có phải đóng tiền BHXH, BHYT hay không?

Trả lời: Thời gian nghỉ thai sản không đóng BHXH, chỉ đóng BHYT. Về

nguyên tắc, Người lao động phải tự đóng 3%, nhưng nhà nước khuyến khích

Người sử dụng lao động đóng thay cho người lao động trong những trường hợp

này.

5. Trong thời gian NLĐ nghỉ việc không lương, cty có phải đóng BHXH,

BHYT không? có phải báo giảm lao động và thu lại thẻ BHYT không?

Page 3: Những câu hỏi dễ gặp về bhxh, hợp đồng lao động mới nhất

Trả lời: Thời gian NLĐ nghỉ không lương không thuộc diện đóng BHXH,

BHYT. Do đó, đơn vị phải báo giảm lao động tham gia BHXH và trả lại thẻ

BHYT. Trường hợp không trả thẻ thì phải nộp bổ sung giá trị thẻ còn lại.

6. Doanh nghiệp có bao nhiêu người lao động trở lên thì phải đăng ký đóng

bảo hiểm xã hội?

Trả lời: Pháp luật BHXH hiện hành quy định: mọi cơ quan, tổ chức, doanh

nghiệp có sử dụng lao động làm việc theo HĐLĐ từ 3 tháng trở lên đều thuộc đối

tượng tham gia BHXH bắt buộc, không phân biệt số lượng lao động sử dụng là bao

nhiêu người.

7. Ký HĐLĐ với người đã hưởng lương hưu có phải đóng BHXH, BHYT

không?

Trả lời: Người lao động đã hưởng lương hưu từ quỹ BHXH khi tiếp tục ký

hợp đồng lao động thì doanh nghiệp không phải đóng BHXH, BHYT mà trả khoản

chi phí (17% tiền lương thuộc nghĩa vụ doanh nghiệp) vào lương cho người lao

động.

8. Trong công ty có một nhân viên làm việc cùng một lúc cho 2 nơi, xin hỏi

viên này sẽ đóng BHXH và BHYT như thế nào?

Trả lời: Theo qui định hiện hành người lao động làm việc tại nhiều nơi thì chỉ

chọn 1 nơi để tham gia BHXH. Các nơi còn lại trả vào lương cho người lao động

phần nghĩa vụ BHXH, BHYT của đơn vị.

Page 4: Những câu hỏi dễ gặp về bhxh, hợp đồng lao động mới nhất

9. Đơn vị tôi đã làm thủ tục cấp sổ BHXH cho người lao động, nay người lao

động cung cấp sổ BHXH cũ. Như vậy người lao động có 2 sổ, đơn vị tôi phải làm

thủ tục gì?

Trả lời: Theo quy định mỗi người lao động chỉ được cấp 1 quyển sổ BHXH.

Đơn vị bạn cần lập công văn giải trình (kèm theo 2 quyển sổ BHXH của NLĐ) để

cơ quan BHXH lập thủ tục chuyển 2 sổ thành 1 theo quy định. Sổ BHXH được cấp

đầu tiên sẽ được giữ lại để đóng và ghi nhận quá trình tham gia BHXH.

10. Đơn vị tôi chuyển địa bàn sang quận khác cần lập thủ tục gì?

Trả lời:

- Khi một đơn vị sử dụng lao động chuyển sang hoạt động tại địa bàn khác, cơ

quan BHXH đang quản lý có trách nhiệm giải quyết hết công nợ về số thu BHXH,

BHYT với đơn vị, sau đó xác nhận và chốt sổ BHXH cho người lao động đến thời

điểm di chuyển.

Khi thực hiện chốt sổ, nếu phát hiện sai sót thì phải hướng dẫn đơn vị bổ

sung, điều chỉnh lại cho đúng để đãm bảo thu đúng, chốt sổ đúng cho người lao

động. Trên cơ sở đó lập biên bản để tất toán số thu cho đơn vị.

- Trường hợp đơn vị đề nghị chuyển số nợ sang thực hiện tại cơ quan BHXH

nơi đến, thì phải có văn bản chính thức, có ý kiến xác nhận của cơ quan BHXH nơi

đến. Cơ quan BHXH nơi đi có trách nhiệm lập văn bản xác định số tiền nợ của đơn

vị để chuyển cho cơ quan BHXH nơi đến thực hiện.

- Riêng trường hợp đơn vị sau khi đã chốt sổ BHXH chuyển đi có những sai

sót cần điều chỉnh bổ sung thì đơn vị lập thủ tục và điều chỉnh bổ sung tại BHXH

quận, huyện nơi đến.

Page 5: Những câu hỏi dễ gặp về bhxh, hợp đồng lao động mới nhất

- Khi di chuyển ra khỏi địa bàn cũ, nếu thẻ BHYT của NLĐ vẫn còn giá trị sử

dụng thì vẫn tiếp tục được sử dụng. Cơ quan BHXH nơi đến thu đủ 23% nhưng

không phải cấp lại thẻ cho đến khi thẻ cũ hết giá trị sử dụng. Cơ quan BHXH nơi

đi có trách nhiệm cung cấp danh sách NLĐ được cấp thẻ BHYT cho cơ quan

BHXH nơi đến để theo dõi, quản lý.

Thủ tục đăng ký mới xem tại phần thủ tục tham gia BHXH bắt buộc tại trang

web này.

11. Tôi năm nay 60 tuổi, đã đóng BHXH được 14 năm, vậy tôi có thể đóng

tiếp để đủ chế độ hưởng lương hưu không?

Trả lời: Nếu bạn tiếp tục làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3

tháng trở lên thì vẫn thuộc diện đóng BHXH, BHYT bắt buộc. Khi có thời gian

tham gia BHXH đủ 20 năm thì hưởng chế độ hưu trí.

12. Tôi đã đến tuổi nghỉ hưu đã nghỉ việc nhưng đóng còn thiếu 2 năm mới

được 20 năm thì phải làm sao?

Trả lời: Bạn có thể đóng BHXH tự nguyện thêm 2 năm nữa để được giải

quyết chế độ hưu theo quy định.

13. Năm nay tôi đến tuổi về hưu - nữ 55 tuổi , nhưng quá trình tham gia bảo

hiểm của tôi cho công ty này là 12 năm 4 tháng. Tôi xin hỏi có luật nào cho phép

người lao động tự nguyện đóng (một lần) thêm tiền bảo hiểm để có đủ thời gian 20

năm?

Trả lời: Trả lời: Hiện nay không có quy định nào giải quyết vấn đề bạn nêu;

Page 6: Những câu hỏi dễ gặp về bhxh, hợp đồng lao động mới nhất

Tuy nhiên, nếu công ty của bạn vẫn tiếp tục ký HĐLĐ với bạn thì bạn vẫn có thể

được tham gia BHXH đến khi có đủ 20 năm để được hưởng chế độ hưu trí.

14. Công ty em ghi tờ khai bảo hiểm cho người lao động theo chứng minh

nhân cũ, bây giờ người lao động đổi chứng minh mới vậy sau này có ảnh hưởng gì

đến các thủ tục giải quyết các chế độ không? ví dụ như trợ cấp bhxh 1 lần.

Trả lời: Số CMND, địa chỉ thường trú là những yếu tố liên quan nhân thân

người lao động tại thời điểm khai và lập sổ BHXH, những yếu tố trên nếu sau này

có thay đổi thì không cần lập lại sổ BHXH mới và cũng không ảnh hưởng đến việc

giải quyết chế độ chính sách

15. Người sử dụng lao động không đóng hoặc đóng bảo hiểm hiểm xã hội

không đầy đủ cho người lao động bị xử phạt hành chính như thế nào?

Trả lời

1. Phạt tiền người sử dụng lao động có hành vi đóng bảo hiểm xã hội nhưng

không đầy đủ cho người lao động, theo các mức như sau:

- Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10

người lao động;

- Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50

người lao động;

- Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến

Page 7: Những câu hỏi dễ gặp về bhxh, hợp đồng lao động mới nhất

100 người lao động;

- Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến

500 người lao động;

- Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 500 người lao

động trở lên.

2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi không đóng bảo hiểm

xã hội, không trả bảo hiểm xã hội vào lương cho người lao động không thuộc đối

tượng bảo hiểm bắt buộc, theo các mức như sau:

- Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10

người lao động;

- Từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50

người lao động;

- Từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến

100 người lao động;

- Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến

500 người lao động;

- Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 500 người lao

động trở lên;

Page 8: Những câu hỏi dễ gặp về bhxh, hợp đồng lao động mới nhất

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những

hành vi sau đây:

Người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc cá nhân cố tình gây

khó khăn hoặc cản trở việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với người được

hưởng quyền lợi.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những

hành vi sau đây:

- Cấp giấy chứng nhận giám định hoặc xếp hạng thương tật sai cho những

người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- Người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội chậm từ 30 ngày trở lên kể từ

thời hạn phải đóng theo quy định của pháp luật.

5. Hình thức xử phạt bổ sung: kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền rút giấy

phép hoạt động đối với vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 18, Nghị

định số 113/2004/NĐ-CP tới lần thứ ba.

16. Những hành vi nào vi phạm các quy định về việc làm bị xử phạt vi phạm

hành chính?

Trả lời

Những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật lao động về việc làm sau

đây thì bị xử phạt vi phạm hành chính:

Page 9: Những câu hỏi dễ gặp về bhxh, hợp đồng lao động mới nhất

– Không công bố danh sách người lao động bị thôi việc, mất việc làm do

doanh nghiệp thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ;

– Không trao đổi với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành

công đoàn lâm thời khi cho người lao động thôi việc;

– Không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh trước

khi cho người lao động thôi việc;

– Vi phạm quy định của pháp luật lao động về thủ tục tuyển dụng người lao

động Việt Nam vào làm tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức;

– Trả trợ cấp mất việc làm đối với người lao động thấp hơn mức do pháp luật

quy định;

– Thu phí giới thiệu việc làm đối với người lao động cao hơn mức do pháp

luật quy định; thu phí giới thiệu việc làm không có biên lai;

– Doanh nghiệp không lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm;

– Trung tâm giới thiệu việc làm, doanh nghiệp giới thiệu việc làm không có

giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền cấp; hoạt động không đúng quy

định trong giấy phép.

– Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động;

Page 10: Những câu hỏi dễ gặp về bhxh, hợp đồng lao động mới nhất

– Lợi dụng dịch vụ việc làm để thực hiện những hành vi trái pháp luật.

17. Những hành vi nào vi phạm các quy định về hợp đồng lao động bị xử phạt

vi phạm hành chính?

Trả lời

Những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật lao động về hợp đồng lao

động sau đây thì bị xử phạt vi phạm hành chính:

– Không giao một bản hợp đồng lao động cho người lao động sau khi ký;

– Vi phạm những quy định về thuê mướn người giúp việc trong gia đình quy

định tại Điều 139 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

– Giao kết hợp đồng lao động không đúng loại theo quy định tại Điều 27 của

Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

– Hợp đồng lao động không có chữ ký của một trong hai bên;

– áp dụng thời gian thử việc với người lao động dài hơn so với thời gian do

pháp luật quy định;

– Vi phạm những quy định về thời gian tạm thời chuyển lao động sang làm

việc khác; về việc trả lương cho người lao động trong thời gian tạm thời chuyển

người lao động làm công việc khác quy định tại Điều 34 của Bộ luật Lao động đã

được sửa đổi, bổ sung;

Page 11: Những câu hỏi dễ gặp về bhxh, hợp đồng lao động mới nhất

– Vi phạm những quy định về chế độ trợ cấp thôi việc quy định tại Điều 42

của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

– Ngược đãi, cưỡng bức người lao động;

– Bắt người lao động đặt cọc tiền không tuân theo những quy định của pháp

luật;

– Người sử dụng lao động kế tiếp không sử dụng người lao động theo phương

án sử dụng lao động quy định tại Điều 31 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi,

bổ sung.

18. Người sử dụng lao động từ chối thương lượng để ký kết hoặc sửa đổi, bổ

sung thoả ước lao động tập thể; không đăng ký thoả ước lao động tập thể bị xử

phạt hành chính như thế nào?

Trả lời

Người sử dụng lao động từ chối thương lượng để ký kết hoặc sửa đổi, bổ sung

thoả ước lao động tập thể khi nhận được yêu cầu của đại diện tập thể người lao

động bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Đồng thời với việc bị

phạt tiền, người sử dụng lao động còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là

buộc phải tiến hành thương lượng để ký kết hoặc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao

động tập thể theo yêu cầu của đại diện tập thể người lao động.

Người sử dụng lao động không đăng ký thoả ước lao động tập thể với cơ quan

quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến

Page 12: Những câu hỏi dễ gặp về bhxh, hợp đồng lao động mới nhất

3.000.000. Ngoài ra, người sử dụng lao động còn bị áp dụng biện pháp khắc phục

hậu quả là buộc phải tiến hành đăng ký thỏa ước lao động tập thể với cơ quan quản

lý nhà nước về lao động cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.

19. Những hành vi nào của người sử dụng lao động vi phạm quy định về tiền

lương, tiền thưởng bị xử phạt vi phạm hành chính?

Trả lời

Người sử dụng lao động vi phạm các quy định sau đây về tiền lương, tiền

thưởng bị xử phạt vi phạm hành chính:

- Không thực hiện các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương, định

mức lao động theo quy định của pháp luật.

- Khấu trừ tiền lương của người lao động mà không thảo luận với Ban Chấp

hành Công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời (nếu có).

- Không trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn, tại nơi làm việc; trả chậm

nhưng không đền bù theo quy định tại Điều 59 của Bộ luật Lao động đã được sửa

đổi, bổ sung.

- Không đăng ký thang lương, bảng lương với cơ quan quản lý nhà nước về

lao động cấp tỉnh; không công bố công khai thang lương, bảng lương, định mức lao

động, quy chế thưởng trong doanh nghiệp.

- Khấu trừ tiền lương của người lao động nhưng không cho người lao động

Page 13: Những câu hỏi dễ gặp về bhxh, hợp đồng lao động mới nhất

biết lý do; khấu trừ tiền lương hàng tháng của người lao động cao hơn mức quy

định tại khoản 1 Điều 60 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung; không trả

đủ tiền lương cho người lao động trong những trường hợp phải ngừng việc do lỗi

của người sử dụng lao động; trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối

thiểu trong trường hợp ngừng việc không do lỗi của người lao động và ngừng việc

do sự cố điện, nước hoặc nguyên nhân bất khả kháng quy định tại Điều 62 của Bộ

luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung; không trả tiền lương và phụ cấp cho người

lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định tại Điều 92 của

Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.

- Trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu; trả bằng mức

lương tối thiểu đối với lao động chuyên môn kỹ thuật đã qua đào tạo quy định tại

Điều 55 và Điều 56 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung; không trả

lương hoặc trả lương không đúng, không đầy đủ cho người lao động làm việc thêm

giờ, làm việc vào ban đêm theo quy định của pháp luật lao động; xử phạt bằng hình

thức cúp lương của người lao động.

20. Người sử dụng lao động vi phạm những quy định nào về thời giờ làm

việc, thời giờ nghỉ ngơi bị xử phạt vi phạm hành chính?

Trả lời

Người sử dụng lao động vi phạm các quy định sau đây về thời giờ làm việc,

thời giờ nghỉ ngơi bị xử phạt vi phạm hành chính:

- Quy định về thời gian làm việc theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 68, Điều

115, Điều 122, Điều 123 và Điều 125 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ

Page 14: Những câu hỏi dễ gặp về bhxh, hợp đồng lao động mới nhất

sung; quy định về thời gian nghỉ giữa ca và giữa hai ca làm việc hoặc vi phạm các

quy định về việc nghỉ hàng tuần quy định tại Điều 71 và Điều 72 của Bộ luật Lao

động đã được sửa đổi, bổ sung; quy định về việc nghỉ lễ tại Điều 73 của Bộ luật

Lao động đã được sửa đổi, bổ sung; quy định về việc nghỉ hàng năm quy định tại

các Điều 74, Điều 75 và Điều 76 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

quy định về nghỉ về việc riêng quy định tại Điều 78 của Bộ luật Lao động đã được

sửa đổi, bổ sung.

- Sử dụng người lao động làm thêm giờ quá thời gian quy định tại Điều 69 của

Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.

21. Những hành vi nào vi phạm quy định về kỷ luật lao động và trách nhiệm

vật chất bị xử phạt vi phạm hành chính?

Trả lời

Người sử dụng lao động bị xử phạt vi phạm hành chính nếu vi phạm các quy

định sau đây về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất:

- Không tham khảo ý kiến Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành

Công đoàn lâm thời (nếu có) khi xây dựng nội quy lao động quy định tại khoản 2

Điều 82 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.

- Không đăng ký nội quy lao động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động

cấp tỉnh theo quy định tại khoản 3 Điều 82 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi,

bổ sung.

Page 15: Những câu hỏi dễ gặp về bhxh, hợp đồng lao động mới nhất

- Nội dung của nội quy lao động vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 83 của

Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung; không thông báo công khai, không

niêm yết nội quy lao động ở những nơi cần thiết trong doanh nghiệp theo quy định

tại khoản 2 Điều 83 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.

- Vi phạm thời hạn đình chỉ công việc đối với người lao động theo quy định

tại khoản 2 Điều 92 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.

- Không xây dựng nội quy lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 82 của Bộ

luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.

- Vi phạm quy định về thủ tục xử lý kỷ luật quy định tại Điều 87 của Bộ luật

Lao động đã được sửa đổi, bổ sung; xử lý bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 91

của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.

- Buộc người lao động phải bồi thường vật chất trái với quy định tại Điều 89

và Điều 90 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.

- Không giải quyết quyền lợi cho người lao động theo quy định của pháp luật

khi cơ quan có thẩm quyền kết luận là kỷ luật sai.

22. Khi tham gia đình công, hành vi vi phạm nào của người lao động bị xử

phạt hành chính. Mức phạt cụ thể được quy định như thế nào?

Trả lời

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với

Page 16: Những câu hỏi dễ gặp về bhxh, hợp đồng lao động mới nhất

mỗi người lao động có hành vi sau đây:

- Tham gia đình công sau khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tạm

hoãn hoặc ngừng cuộc đình công quy định tại Điều 175 hoặc tham gia cuộc đình

công quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 176 của Bộ luật Lao động đã

được sửa đổi, bổ sung;

- Có hành vi làm tổn hại máy, thiết bị, tài sản doanh nghiệp hoặc có hành vi

xâm phạm trật tự, an toàn công cộng trong khi đình công.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người có hành vi

cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc ép buộc hoặc kích động người khác

đình công quy định tại khoản 2 Điều 178 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ

sung.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người có hành vi

trù dập, trả thù người tham gia đình công, người lãnh đạo đình công quy định tại

khoản 1 Điều 178 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.

23. Người sử dụng lao động vi phạm quy định về tổ chức và hoạt động công

đoàn bị xử phạt như thế nào?

Trả lời

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao

động có một trong những hành vi sau đây:

Page 17: Những câu hỏi dễ gặp về bhxh, hợp đồng lao động mới nhất

- Không bảo đảm các phương tiện làm việc cần thiết cho công đoàn; không bố

trí thời gian cho người làm công tác công đoàn hoạt động theo quy định tại khoản 2

Điều 154 và các khoản 1, 2 và 3 Điều 133 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi,

bổ sung;

- Phân biệt đối xử vì lý do người lao động thành lập, gia nhập, hoạt động công

đoàn; dùng biện pháp kinh tế hoặc các thủ đoạn khác để can thiệp vào tổ chức và

hoạt động của công đoàn quy định tại khoản 3 Điều 154 của Bộ luật Lao động đã

được sửa đổi, bổ sung;

- Sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với ủy viên Ban Chấp

hành Công đoàn cơ sở mà không có sự thỏa thuận của Ban Chấp hành Công đoàn

cơ sở hoặc với Chủ tịch Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở mà không có sự thỏa

thuận của tổ chức công đoàn cấp trên quy định tại khoản 4 Điều 155 của Bộ luật

Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao

động có hành vi cản trở việc thành lập tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp hoặc

cản trở hoạt động của tổ chức công đoàn.

24. Những hành vi nào của người sử dụng lao động vi phạm quy định về an

toàn lao động, vệ sinh lao động bị phạt tiền từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ?

Trả lời

Người sử dụng lao động bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng,

nếu có một trong những hành vi sau đây:

Page 18: Những câu hỏi dễ gặp về bhxh, hợp đồng lao động mới nhất

- Không có các phương tiện che chắn các bộ phận dễ gây nguy hiểm của máy,

thiết bị; không có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động ở những nơi làm việc, nơi đặt

máy, thiết bị, nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại theo quy định tại Điều 98 của Bộ

luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

- Không trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật, y tế và trang bị bảo hộ lao

động thích hợp để bảo đảm ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn ở những nơi

làm việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại dễ gây tai nạn lao động theo quy định tại

Điều 100 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

- Không cung cấp đầy đủ các trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân cho người

làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại quy định tại Điều 101 của Bộ luật Lao

động đã được sửa đổi, bổ sung.

25. Người sử dụng lao động không thực hiện trách nhiệm của mình đối với

người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bị xử phạt vi phạm hành

chính như thế nào?

Trả lời

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao

động có một trong những hành vi sau:

- Không thực hiện những quy định về giải quyết, bố trí công việc phù hợp với

sức khỏe người lao động bị bệnh nghề nghiệp hoặc bị tai nạn lao động theo kết

luận của Hội đồng giám định y khoa quy định tại khoản 1 Điều 107 của Bộ luật

Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

- Không thanh toán các khoản chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều

trị xong cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp quy định tại khoản 2

Page 19: Những câu hỏi dễ gặp về bhxh, hợp đồng lao động mới nhất

Điều 107 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

- Không thực hiện việc trợ cấp, bồi thường cho người lao động khi họ bị tai

nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các trường hợp quy định tại khoản 2 và

khoản 3 Điều 107 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.

Dịch vụ kế toán thuế GDT cảm ơn bạn đã quan tâm! Tìm hiểu thêm về GDT:

Dịch vụ kế toán thuế trọn gói

Dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm

Dịch vụ kế toán nội bộ

Dịch vụ báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng

Dịch vụ dọn dẹp sổ sách kế toán