6
SVTH: Nguyễn Hoàng Thanh Phương GIÁO ÁN MÔN TIN HỌC LỚP 10 CHƯƠNG 3: SOẠN THẢO VĂN BẢN BÀI 19 :TẠO VÀ LÀM VIỆC VỚI BẢNG 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức: – Biết được khi nào thì thông tin nên tổ chức dưới dạng bảng. – Nắm được nội dung các nhóm lệnh chính khi làm việc với bảng. 1.2. Kĩ năng: – Thực hiện được việc tạo bảng và nhập dữ liệu cho bảng, thêm bớt hàng cột, chỉnh độ rộng hàng, cột, tách, gộp ô của bảng. – Biết sử dụng bảng trong soạn thảo. 1.3. Thái độ: – Rèn luyện phong cách làm việc khoa học, khả năng phân tích. 2. CHUẨN BỊ 2.1. Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh ảnh, phấn, bảng… 2.2. Học sinh: Đọc kỹ bài trước, chuẩn bị sách giáo khoa, vở ghi. 3. NỘI DUNG 1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số lớp, 2. Kiểm tra bài cũ:3 phút - GV hỏi: hãy Nhắc lại các cách để tìm kiếm hoặc thay thế cụm từ trong văn bản? - HS: tìm kiếm :EDIT -> FIND hoặc CTRL+F Thay thế : edit -> replace hoặc ctrl+H 2. Bài mới:2 phút -GV đặt vấn đề: Trong công việc soạn thảo đôi lúc ta gặp các văn bản được tổ chức dưới dạng bảng ví dụ: bảng điểm, thời khoá biểu.

GIÁO ÁN TIN HỌC 10- BÀI 19

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: GIÁO ÁN TIN HỌC 10- BÀI 19

SVTH: Nguyễn Hoàng Thanh PhươngGIÁO ÁN MÔN TIN HỌC LỚP 10

CHƯƠNG 3: SOẠN THẢO VĂN BẢNBÀI 19 :TẠO VÀ LÀM VIỆC VỚI BẢNG

1. MỤC TIÊU1.1. Kiến thức:

– Biết được khi nào thì thông tin nên tổ chức dưới dạng bảng.– Nắm được nội dung các nhóm lệnh chính khi làm việc với bảng.

1.2. Kĩ năng:– Thực hiện được việc tạo bảng và nhập dữ liệu cho bảng, thêm bớt hàng cột, chỉnh độ rộng hàng, cột, tách, gộp ô của bảng.– Biết sử dụng bảng trong soạn thảo.

1.3. Thái độ: – Rèn luyện phong cách làm việc khoa học, khả năng phân tích.

2. CHUẨN BỊ2.1. Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh ảnh, phấn, bảng…2.2. Học sinh: Đọc kỹ bài trước, chuẩn bị sách giáo khoa, vở ghi.

3. NỘI DUNG1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số lớp,2. Kiểm tra bài cũ:3 phút

- GV hỏi: hãy Nhắc lại các cách để tìm kiếm hoặc thay thế cụm từ trong văn bản?- HS: tìm kiếm :EDIT -> FIND hoặc CTRL+F

Thay thế : edit -> replace hoặc ctrl+H 2. Bài mới:2 phút-GV đặt vấn đề: Trong công việc soạn thảo đôi lúc ta gặp các văn bản được tổ chức dưới dạng bảng ví dụ: bảng điểm, thời khoá biểu.

Vậy em nào cho cô vài ví dụ về các văn bản tổ chức dạng bảng ngoài 2 ví dụ trên.

Page 2: GIÁO ÁN TIN HỌC 10- BÀI 19

HS trả lời: Sơ đồ lớp, sổ dầu bài, bảng tiền tệ, giá vàng ,danh sách lớp… từ đó rút ra văn bản tổ chức dưới dạng bảng rất phổ biến. Vậy làm cách nào để tạo 1 bảng biểu nhanh và thuận tiện hôm nay chúng ta sẽ học bài 19 :Tạo và làm việc với bảng.

Hoạt động 1: Hướng dẫn các cách tạo bảng

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Thời gian Nội dung

-GV hỏi: HS quan sát SGK và nêu các cách tạo bảng.-GV dán tranh ảnh hoặc chiếu slide đã chuẩn bị và lắng nghe, nhận xét HS trả lời-GV giải thích : bảng cho phép tổ chức thông tin theo các hàng (Rows) và các cột (Columns). Giao của hàng và cột gọi là ô (Cell). Tại mỗi ô, ta có thể nhập dữ liệu là kí tự, số, hình ảnh,… và thực hiện các định dạng cần thiết.

- GV hỏi: +Muốn thao tác với thành phần trong bảng ta phải làm những gì?+Nêu các cách thực hiện.-GV nhận xét- GV bổ sung: Khi tạo bảng thì các cột, các dòng và các ô trong bảng thường đều nhau, có độ dài rộng bằng nhau. Vì vậy muốn thao tác đúng với bảng đưa ra thì ta phải thực hiện chỉnh sửa lại cho hợp lý.-GV dán tranh ảnh miêu tả:

Chọn 1 ô

Chọn 1 hàng

Chọn 1 cột

Chọn toàn bảng

-GV hỏi: Các cách thay đổi kích thước hàng, cột- GV nhận xét, nhắc lại-GV bổ sung: ngoài ra ta còn có thể Chọn lệnh Table → Table Properties…→ Xuất

-HS quan sát SGK và trả lời câu hỏi

-HS lắng nghe cô giảng, ghi bài vào vở.

-HS trả lời:+ Muốn thao tác với thành phần trong bảng trước tiên phải chọn phần muốn thao tác .đó+ HS tìm hiểu SGK trả lời

-HS lắng nghe, ghi bài

-HS quan sát các hình để biết phân biệt

-HS trả lời

-HS lắng nghe cô giảng, ghi bài đầy đủ

-HS ghi chú thêm

10 phút

5 phút

1. Tạo bảnga) Cách tạo bảng:-Cách 1: Table → Insert → Table… → Xuất hiện hộp thoại Insert Table --> Click OK để thực hiện việc tạo bảng.-Cách 2: Click vào biểu tượng trên thanh công cụ chuẩn, sau đó rê chuột để chọn hàng và cột cho bảng.

b) Cách chọn thành phần của bảng:-Cách 1: Dùng lệnh TableSelect, chọn tiếp Cell, Row, Column hay Table.-Cách 2: Chọn trực tiếp:+ Chọn một ô: click chuột tại phía trong cạnh trái của ô.+Chọn một hàng: Nháy chuột bên trái hàng đó+Chọn một cột: Đưa chuột ra ngoài bảng, sát mép trên của cột khi nào con trỏ chuột trở thành mũi tên màu đen quay xuống thì click chuột.+Chọn toàn bảng: Đưa chuột lên góc trên bên trái bảng, khi trỏ chuột trở thành mũi tên 4 hướng thì click chuột.

c) Thay đổi kích thước của hàng, cột:Cách 1: Đưa chuột vào giữa đường biên của hàng hoặc cột

Page 3: GIÁO ÁN TIN HỌC 10- BÀI 19

hiện hộp thoại, thay đổi kích thước của hàng, cột, ô bằng cách thay đổi giá trị thích hợp các thẻ Row, Column, Cell và Table

khi con trỏ chuột có hình mũi tên hai chiều thì click, giữ và kéo thả theo ý muốn.Cách 2: click chuột vào các nút trên thanh thước ngang

và dọc kéo thả để thay đổi kích thước theo ý muốn.

Hoạt động 2: Các thao tác với bảngHoạt động của giáo viên Hoạt động của

học sinhThời gian Nội dung

-GV hỏi: Các thao tác với bảng bao gồm các thao tác nào?- GV nhận xét

-GV hỏi: Nêu các bước chèn ô hoặc xóa ô- GV bổ sung: +Shift cells right: Các ô bên trái sẽ bị dồn sang bên phải sau khi chèn hoặc xóa ô.+Shift cells down: Các ô bên trên sẽ bị dồn xuống dưới sau khi chèn hoặc xóa ô.+Insert entire row (column): thêm hàng hoặc cột chứa ô đã chọn+delete entire row (column): xoá hàng hoặc cột chứa ô đã chọn

-GV: Trong khi thao tác với bảng đôi khi chúng ta cần phải tách một ô thành nhiều ô hoặc gộp nhiều ô thành một ô.-GV hỏi: Cách tách 1 ô thành nhiều ô?

-GV nhận xét

GV hỏi: Cách gộp nhiều ô thành 1 ô?

-GV nhận xét

-HS trả lời: Gồm có:+ Chèn, thêm hoặc xóa ô, hàng, cột+Tách một ô thành nhiều ô+ Gộp nhiều ô thành một ô

-HS trả lời và ghi bài.

-HS trả lời

-HS lắng nghe, ghi bài

-HS trả lời

-HS lắng nghe, ghi bài

10 phút

10 phút

2. Các thao tác với bảnga) Chèn thêm hoặc xoá ô, hàng hoặc cột:B1: Đưa con trỏ chuột đến ô, hàng hoặc cột cần chèn; xóaB2: Chọn Table → Insert hoặc Table Delete

b)Tách một ô thành nhiều ô:Cách 1:B1: Chọn ô cần tách;B2: Table → Split Cells → Hộp thoại;

B3: Chọn số cột muốn tách cho ô → OK.Cách 2: Chọn ô cần tách, click vào biểu tượng trên thanh công cụ c)Gộp nhiểu ô thành 1 ô:Cách 1:B1: Chọn các ô cần gộp;B2: Table → Merge Cells;Cách 2: Click vào biểu tượng trên thanh công cụ.

Page 4: GIÁO ÁN TIN HỌC 10- BÀI 19

-GV hỏi: Văn bản trong các ô của bảng sẽ được định dạng như thế nào ?.-GV nhận xét, kết luận.

GV: Ngoài các chức năng trên trong việc thao tác với Bảng chúng ta có thể trang trí thay đổi màu sắc của bảng như chúng ta muốn bằng 2 cách.GV giảng giải .

GV hướng dẫn thêm các cách định dạng văn bản trong bảng biểu.

-HS1: Định dạng như văn bản bình thường.-HS2: Có cách định dạng khác-HS: Nghe và ghi bài.

-HS: Nghe và ghi bài.

c) Định dạng văn bản trong ô:-Văn bản trong bảng sẽ được định dạng như văn bản thông thường-Ngoài ra ta có thể sử dụng biểu tượng

trên thanh công cụ Tables and Borders hoặc chọn các ô cần định dạng sau đó click chuột phải và chọn Cell Alignment để định dạng.₪ Trang trí bảng.Cách 1: Chọn ô cần trang trí click chuột phải→ borders and shading. → hộp thoại . Border : thay đổi viền ô hoặc bảng.. Shadings: tô màu ô tô đen. → OK

CÁCH 2: CLICK vào biểu tượng trên thanh công cụ trang trí viền bảng.

Hoặc để tô màu cho thành phần của bảng. Xuất hiện hộp thoại . → OK. ☼Ngoài ra để định dạng trong ô ta còn có thể xoay chữ bằng cách tô ô hoặc cụm từ muốn xoay click chuột phải chọn Text Direction☼Đánh số thứ tự : Bullets and Numbering..☼Chèn hình : Symbol..

4.4. Củng cố:3 phút- Gọi học sinh nhắc lại các thao tác với bảng để củng cố kiến thức. - Cho HS làm bài tập ghép tên các yêu cầu thích hợp với các câu lệnh chuẩn bị sẵn.

4.5. Dặn dò: 2 phút- HS học bài, luyện tập trên máy ở nhà.- Xem trước bài tập và thực hành 9: Bài tập và thực hành tổng hợp.- Xem trước bài 20.