42
PHỤ LỤC - Mục lục - Lời mở đầu Chương 1 : Giới thiệu về IAS23 và VAS16 1.1 Phạm vi áp dụng chuẩn mực và yếu tố liên quan đến chi phí cho vay 1.2 Những điểm giống và khác nhau giữa IAS 23 và VAS 16 Chương 2: Một số tình huống mô tả liên quan đến hai chuẩn mực IAS 23 và VAS 16 Chương 3 : Nhận xét và đánh giá 3.1 Tìm hiểu về sự hội nhập và hội tụ của IAS 23 và VAS 16 3.2 Một số giải pháp để phát triển VAS16 theo hướng chuẩn mực kế toán quốc tế - Tài liệu tham khảo 1

đối chiếu giữa ias 23 và vas 16, cp đi vay

Embed Size (px)

Citation preview

PHỤ LỤC

- Mục lục

- Lời mở đầu

Chương 1: Giới thiệu về IAS23 và VAS16

1.1 Phạm vi áp dụng chuẩn mực và yếu tố liên quan đến chi phí cho vay

1.2 Những điểm giống và khác nhau giữa IAS 23 và VAS 16

Chương 2: Một số tình huống mô tả liên quan đến hai chuẩn mực IAS 23 và VAS 16

Chương 3: Nhận xét và đánh giá

3.1 Tìm hiểu về sự hội nhập và hội tụ của IAS 23 và VAS 16

3.2 Một số giải pháp để phát triển VAS16 theo  hướng chuẩn mực kế toán quốc tế

- Tài liệu tham khảo

1

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế,Ủy ban Chuẩn mực BCTC quốc

tế trong năm năm qua đã không ngừng sửa đổi, bổ sung, thay thế các chuẩn mực kế toán

(CMKT) quốc tế để đáp ứng đòi hỏi về tính minh bạch thông tin trong điều kiện phát sinh

những giao dịch mới hết sức phức tạp. Do đó, tình trạng nhiều điểm không còn phù hợp

giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế hiện hành.

Việc ban hành và đưa vào áp dụng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam đã góp

phần quan trọng trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán, tăng cường tính

minh bạch của thông tin tài chính và tạo dựng môi trường kinh doanh phù hợp với tình

hình trong khu vực và quốc tế, duy trì niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt

Nam. Tuy nhiên, trong những năm qua, Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) đã tiến hành

sửa đổi các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và ban hành mới các Chuẩn mực BCTC

quốc tế (IFRS). Hơn nữa, nền kinh tế thị trường chuyển đổi của Việt Nam đã dần bước

sang giai đoạn ổn định và phát triển, các hoạt động kinh tế đã và đang được điều chỉnh

bởi các quy luật của thị trường. Do vậy, đã đến lúc Việt Nam cần cập nhật và ban hành

mới các chuẩn mực kế toán cho phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng đòi hỏi của nền

kinh tế thị trường của Việt Nam.

Để góp phần giải quyết những vấn đề khó khăn, nhằm nâng cao trình độ cũng như

chất lượng hoạt động khi ban hành các CMKT mới tại Việt Nam, nhóm chúng tôi đã tìm

hiểu và nghiên cứu đề tài: “Chi phí đi vay, đối chiếu giữa IAS23 và VAS16”.

Do sự am hiểu về lý luận còn hạn chế khi tiếp cận sự khác biệt quá lớn giữa chuẩn

mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế nên bài viết của chúng tôi không

tránh khỏi những thiếu sót. Với mong muốn nâng cao kĩ năng thực hành thông qua việc

tiếp cận thực tế cũng như mong muốn nắm bắt những vấn đề khó khăn trong việc ban

hành mới các chuẩn mực kế toán tại Việt Nam, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến

của các thầy cô giáo và các bạn đọc để đề tài chúng tôi được hoàn thiện hơn.

2

Chương 1 : Giới thiệu về IAS23 và VAS161.1: Phạm vi áp dụng chuẩn mực và yếu tố liên quan đến chi phí cho vay

1.1.1: Thứ nhất, về phạm vi áp dụng của chuẩn mực

Về phạm vi áp dụng theo VAS 16: “chuẩn mực này áp dụng cho kế toán chi phí đi

vay” nhưng cụ thể chi phí đi vay này áp dụng cho loại vốn vay nào thì VAS 16 không

quy định khiến người sử dụng thường ngầm hiểu đây là chi phí đi vay liên quan đến các

khoản vay ngân hàng , tổ chức tín dụng và các khoản phát hành trái phiếu, còn các khoản

chi phí phát sinh trong khi huy động vốn chủ sở hữu sẽ không thuộc phạm vi điều chỉnh

của VAS 16. Tuy nhiên nếu xem xét một cách kỹ lưỡng thì phạm vi áp dụng của chuẩn

mực này rất rộng nó bao gồm tất cả các khoản vay ngắn hạn và dài hạn, vay của tổ chức

tín dụng, tổ chức kinh tế và của cá nhận mặc dù các khoản vay của cá nhân rất ít khi

phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp.

1.1.2 Thứ hai, về các yếu tố liên quan đến chi phí đi vay

VAS 16 quy định chi phí đi vay gồm 04 yếu tố:

- Lãi tiền vay ngắn hạn, lãi tiền vay dài hạn, kể cả lãi tiền vay trên các khoản thấu chi.

- Phần phân bổ các khoản chiết khấu hoặc các khoản phụ trội phát sinh liên quan đến

những khoản vay do phát hành trái phiếu.

- Phần phân bổ các khoản chi phí phụ phát sinh liên quan tới quá trình làm thủ tục vay.

- Chi phí tài chính của TS thuê tài chính.

Trong tất cả các khoản chi phí đi vay này VAS 16 chưa đề cập đến việc xác định chi phí

vay cần được vốn hóa khi phát sinh các nghiệp vụ vay bằng ngoại tệ.

Trong thực tế khi doanh nghiệp tiến hành vay vốn để đầu tư cho tài sản phục vụ hoạt

động sản xuất kinh doanh thì thường vay ở tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế theo

đơn vị tiền tệ là Việt Nam đồng. Đối với loại tiền này thì việc hạch toán chi phí đi vay và

vốn hóa chi phí đi vay được thực hiện tương đối dễ dàng do đã có các quy định ban hành

về quy định ghi nhận và hạch toán. Riêng đối với các khoản vay bằng ngoại tệ điều kiện

để vốn hóa các khoản vay và vốn hóa như thế nào thì chưa thấy VAS 16 đề cập đến. Vấn

đề về vay vốn bằng ngoại tệ ít khi xảy ra trong doanh nghiệp nhưng không phải là không

3

có, vậy nên chăng VAS 16 nên bổ sung thêm nội dung về vốn hóa chi phí đi vay đối với

các khoản vay bằng ngoại tệ? Nếu không làm rõ thì nó gây không ít khó khăn cho một số

Doanh Nghiệp thực hiện đầu tư tài sản bằng các khoản vay ngoại tệ.

Với những quy định khác về hạch toán nội dung này ví dụ như Thông tư 200 quy định

tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái, kể cả việc chênh lệch tỷ giá phát sinh trực tiếp

cho tài sản dài hạn vẫn phải ghi vào lãi lỗ trong kỳ, không được vốn hóa. Nhưng theo

IAS 23 chi phí vay bao gồm cả chênh lệch tỷ giá phát sinh từ việc vay ngoại tệ được xem

là một khoản điều chỉnh cho chi phí lãi tiền vay. Chi phí vay có thể liên quan trực tiếp với

việc mua sắm, xây dựng hoặc sản xuất một phần của tài sản dài hạn là chi phí của tài sản

đó và do vậy nó phải được vốn hóa (tức ghi nhận vào giá trị tài sản). Quy định này của

TT 200 đã làm méo mó kết quả tài chính của doanh nghiệp và mâu thuẫn với IAS 23 –

Chi phí lãi vay.

IAS 23:

Chuẩn mực quốc tế số 23 về “Chi phí đi vay” (IAS 23) được ban hành bởi Uỷ ban chuẩn

mực Kế toán Quốc tế (International Accounting Standards Board (IASB)) vào tháng 12

năm 1993, nó thay thế cho IAS 23 “Vốn của Chi phí đi vay” (ban hành tháng 03 năm

1884).

Mục đích:

Mục đích của chuẩn mực IAS 23 là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và

phương pháp kế toán đối với chi phí đi vay.Chi phí đi vay bao gồm lãi suất thấu chi và

vay ngân hàng, trừ những khoản giảm giá hoặc phí bảo hiểm tiền vay, chi phí tài chính về

cho thuê tài chính, chênh lệch tỷ giá cho các khoản vay ngoại tệ mà chúng được coi là

một sự điều chỉnh chi phí lãi suất.

VAS 16:

Chuẩn mực kế toán số 16 được ra đời theo quyết định số 165/202/QĐ – BTC ngày

31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ tài chính, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý

kinh tế, tài chính, nâng cao chất lượng thông tin kế toán cung cấp trong nền kinh tế quốc

dân và để kiểm tra, kiểm soát chất lượng công tác kế toán.

4

Mục đích:

Mục đích của chuẩn mực VAS 16 là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và

phương pháp kế toán đối với chi phí đi vay, gồm: ghi nhận chi phí đi vay vào chi phí sản

xuất, kinh doanh trong kỳ; vốn hoá chi phí đi vay khi các chi phí này liên quan trực tiếp

đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập

báo cáo tài chính.

Ưu và nhược điểm của VAS 16 so với IAS 23:

Từ khi được ban hành cho đến nay, trải qua một thời gian dài được vận dụng vào

thực tiễn, Chuẩn mực VAS 16 đã bộc lộ được nhiều ưu điểm như sau:

- Chuẩn mực VAS số 16 đã cụ thể hóa phạm vi áp dụng, giúp các tổ chức và

doanh nghiệp vận dụng một cách dễ dàng, đảm bảo tính trung thực và hợp lý của báo cáo

tài chính, đồng thời vẫn đảm bảo phù hợp với kế toán quốc tế;

- Hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với chi phí đi vay để các

doanh nghiệp có cơ sở vận dụng. Kết quả vận dụng tạo được tính phù hợp giữa báo cáo

tài chính trong nước và báo cáo tài chính quốc tế khi mà quá trình hội nhập và tiếp cận

với các thông lệ quốc tế dang diễn ra hết sức mạnh mẽ;

- Cụ thể hóa cách ghi nhận chi phí phát sinh trước và sau khi đưa tài sản dở dang

vào sử dụng;

Phân biệt một cách rõ ràng thời điểm tạm dừng vốn hóa và thời điểm chấm dứt

vốn hóa giúp các tổ chức và doanh nghiệp dễ dàng xác định và phân bổ chi phí đi vay.

Nhược điểm

Mặc dù về hầu hết nội dung của chuẩn mực kế toán Việt Nam về chi phí đi vay

tương tự như chuẩn mực kế toán quốc tế về chi phí đi vay. Tuy nhiên, VAS 16 vẫn còn

tồn tại một số khác biệt tạo ra nhược điểm so với IAS 23. Cụ thể là:

- Định nghĩa về “Tài sản dở dang” chưa rõ ràng làm cho công tác hạch toán chi

phí đi vay ở các doanh nghiệp gặp khó khăn. Theo VAS 16, Tài sản dở dang cần phải có

một khoảng thời gian đáng kể (trên 12 tháng) để có thể đưa chúng vào trạng thái sẵn sàng

5

sử dụng hoặc bán. Trong khi đó, IAS 23 không quy định tiêu chí thời gian để xác định tài

sản dở dang. Việc đưa ra mốc thời gian trên 12 tháng của VAS 16 giúp cho doanh nghiệp

dễ sử dụng, giảm sự xét đoán. Tuy nhiên, điều này sẽ làm cho công tác hạch toán kế toán

gặp khó khăn trong những trường hợp “cận ngưỡng” (ví dụ 11 tháng).

- Theo VAS 16, “Chi phí đi vay được vốn hóa trong kỳ không được vượt quá

tổng số chi phí đi vay phát sinh trong kỳ đó”. Trong khi đó, chuẩn mực quốc tế 23 về chi

phí đi vay lại quy định: “khi giá trị ghi sổ của một tài sản bao gồm cả lãi được chuyển

thành vốn, nếu vượt quá giá trị thuần có thể thực hiện được thì tài sản cần được điều

chỉnh giảm xuống giá trị thuần có thể thực hiện được”. Điều đó cho thấy việc xác định

chi phí đi vay được vốn hóa trong chuẩn mực VAS 16 chưa rõ ràng. Nếu sau khi vốn hóa

chi phí đi vay, giá trị ghi sổ của tài sản vượt quá giá trị thuần có thể thực hiện được thì kế

toán sẽ bỡ ngỡ trong việc hạch toán.

- Các quy định tại thời điểm vốn hóa, tạm ngừng vốn hóa và chấm dứt vốn hóa

trong VAS 16 chưa thống nhất với chuẩn mực quốc tế 23 về chi phí đi vay, điều này gây

khó khăn trong việc hạch toán chi phí đi vay với các doanh nghiệp.

Định nghĩa “Chi phí đi vay” theo VAS 16 là lãi tiền vay và các chi phí khác phát

sinh liên quan trực tiếp đến các khoản vay của doanh nghiệp. Định nghĩa này giống với

định nghĩa trong IAS 23 ”Borrowing costs”. Tuy nhiên trong phần giải thích định nghĩa

này, theo VAS 16, chi phí vay không bao gồm khoản chênh lệch tỷ giá ngoại hối phát

sinh từ việc vay ngoại tệ mà nó được xem như một khoản điều chỉnh chi phí lãi vay. Điều

này tạo ra một sự khác biệt rất lớn mang tính nguyên tắc giữa VAS 16 và IAS 23 chi phí

vay.

PHÂN LOẠI SỰ KHÁC BIỆT CỦA IAS 23 VÀ VAS 16

Điểm giống nhau giữa hai chuẩn mực

VAS 16 cơ bản đã được xây dựng dựa trên IAS 23, theo nguyên tắc vận dụng có

chọn lọc thông lệ quốc tế, phù hợp với đặc điểm nền kinh tế và trình độ quản lý của

doanh nghiệp Việt Nam. IAS 23 và VAS 16 – “Chi phí đi vay” giống nhau ở những điểm

sau:

6

1/Định nghĩa chi phí đi vay:

Chi phí đi vay: Là lãi tiền vay và các chi phí khác phát sinh liên quan trực tiếp đến

các khoản vay của doanh nghiệp.

2/Ghi nhận chi phí đi vay:

Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản

dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó. Các chi phí vay được vốn hoá khi doanh

nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong ương lai do sử dụng tài sản đó và chi phí

đi vay có thể xác định được một cách đáng tin cậy.

3/Xác định chi phí đi vay được vốn hoá

Trường hợp khoản vốn vay riêng biệt chỉ sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng

hoặc sản xuất một tài sản dở dang thì chi phí đi vay có đủ điều kiện vốn hoá cho tài sản

dở dang đó sẽ được xác định là chi phí đi vay thực tế phát sinh từ các khoản vay trừ (-) đi

các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vay này.

Trường hợp phát sinh các khoản vốn vay chung, trong đó có sử dụng cho mục đích

đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang thì số chi phí đi vay có đủ điều kiện

vốn hoá trong mỗi kỳ kế toán được xác định theo tỷ lệ vốn hoá đối với chi phí luỹ kế bình

quân gia quyền phát sinh cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản đó. Chi phí đi

vay được vốn hoá trong kỳ không được vượt quá tổng số chi phí đi vay phát sinh trong kỳ

đó.

4/Thời điểm bắt đầu vốn hóa:

Vốn hoá chi phí đi vay vào giá trị tài sản dở dang được bắt đầu khi:

- Các chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bắt đầu phát

sinh;

- Phát sinh chi phí đi vay.

- Những hoạt động đang diễn ra cần thiết cho việc chuẩn bị tài sản cho mục đích

bán hoặc sử dụng.

7

Chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang bao gồm các

chi phí phải thanh toán bằng tiền, chuyển giao các tài sản khác hoặc chấp nhận các khoản

nợ phải trả lãi, không tính đến các khoản trợ cấp hoặc hỗ trợ liên quan đến tài sản.

Các hoạt động cần thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản vào sử dụng hoặc bán bao

gồm hoạt động xây dựng, sản xuất, hoạt động kỹ thuật và quản lý chung trước khi bắt đầu

xây dựng, sản xuất như hoạt động liên quan đến việc xin giấy phép trước khi khởi công

xây dựng hoặc sản xuất. Tuy nhiên những hoạt động này không bao gồm việc giữ một tài

sản khi không tiến hành các hoạt động xây dựng hoặc sản xuất để thay đổi trang thái của

tài sản này. Ví dụ chi phí đi vay liên quan đến việc mua một mảnh đất cần có các hoạt

động chuẩn bị mặt bằng sẽ được vốn hoá trong kỳ khi các hoạt động liên quan đến việc

chuẩn bị mặt bằng đó. Tuy nhiên, chi phí đi vay phát sinh khi mua mảnh đất đó để giữ mà

không có hoạt động triển khai xây dựng liên quan đến mảnh đất đó thì chi phí đi vay

không được vốn hoá.

5/Chấm dứt việc vốn hoá

Việc vốn hoá chi phí đi vay sẽ chấm dứt khi các hoạt động chủ yếu cần thiết cho

việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đã hoàn thành. Chi phí đi vay

phát sinh sau đó sẽ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh.

Khi quá trình đầu tư xây dựng tài sản dở dang hoàn thành theo từng bộ phận và

mỗi bộ phận có thể sử dụng được trong khi vẫn tiếp tục quá trình đầu tư xây dựng các bộ

phận khác, thì việc vốn hoá các chi phí đi vay sẽ chấm dứt khi tất cả các hoạt động chủ

yếu cần thiết cho việc chuẩn bị đưa từng bộ phận vào sử dụng hoặc bán đã hoàn thành.

Điểm khác nhau giữa hai chuẩn mực:

Chỉ tiêu IAS 23 VAS 16

1/Tài sản dở dang “Tài sản dở dang” là một tài sản

cụ thể cần có một thời gian đủ dài

để sẵn sàng cho nó mục đích sử

dụng hoặc bán.

“Tài sản dở dang”: Là tài

sản đang trong quá trình

đầu tư xây dựng và tài

sản đang trong quá trình

8

sản xuất cần có một thời

gian đủ dài (trên 12

tháng) để có thể đưa vào

sử dụng theo mục đích

định trước hoặc để bán.

2/Định nghĩa chi phí

đi vay

Chi phí đi vay bao gồm:

- Tiền lãi của khoản vay, và lãi

tiền vay các khoản thấu chi;

- Phần phân bổ các khoản chiết

khấu hoặc phụ trội liên quan đến

các khoản vay;

- Phần phân bổ các chi phí phụ

liên quan đến quá trình làm thủ

tục vay;

- Chi phí tài chính của tài sản

thuê tài chính;

- Chênh lệch tỷ giá phát sinh từ

các khoản vay bằng ngoại tệ nếu

được điều chỉnh vào chi phí lãi

tiền vay.

Tương tự như IFRS ngoại

trừ việc không qui định

chênh lệch tỷ giá phát

sinh từ các khoản vay

bằng ngoại tệ là chi phí đi

vay.

3/Ghi nhận chi phí

đi vay

Có 2 phương pháp ghi nhận:

- Phương pháp chuẩn: Chi phí đi

vay được ghi nhận vào chi phí sản

xuất, kinh doanh trong kỳ phát

sinh;

- Phương pháp thay thế được

chấp nhận: Chi phí lãi vay liên

Chi phí đi vay liên quan

trực tiếp đến việc đầu tư

xây dựng hoặc sản xuất

tài sản dở dang được tính

vào giá trị của tài sản đó

(được vốn hoá) khi có đủ

các điều kiện qui định

9

quan trực tiếp đến việc mua sắm,

xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở

dang được vốn hoá vào tài sản đó.

IAS 23 sửa đổi có hiệu lực

đối với năm tài chính bắt đầu hoặc

sau ngày 01/01/2009 qui định việc

vốn hoá chi phí đi vay liên quan

đến việc hoàn thành các tài sản dở

dang.

trong chuẩn mực này.

4/Chi phí đi vay –

hạch toán thay thế

được phép:

- Phần thặng dư giữa giá trị ghi

sổ của tài sản dở dang và giá trị

có thể thu hồi được.

- Khi giá trị hoặc chi phí ước

tính sau cùng của tài sản lớn hơn

giá trị có thể thu hồi của giá trị

thuần có thể thực hiện được, giá

trị còn lại được ghi giảm (xóa sổ)

theo các yêu cầu của IAS khác.

Không đề cập đến vấn đề

này

5/Thời điểm bắt đầu

vốn hóa:

Chi phí phát sinh cho tài sản dở

dang được giảm trừ khi bất kỳ

khoản thanh toán theo tiến độ kế

hoạch đã nhận và các khoản trợ

cấp đã nhận liên quan đến tài sản

(IAS 20, kế toán các khoản trợ

cấp của Chính phủ và thuyết minh

khoản tài trợ của chính phủ).

Không quy định

6/Tạm ngừng vốn Không được dừng việc vốn hóa Việc vốn hóa chi phí đi

10

hóa trong những kỳ đang thực hiện

công việc hành chính và kỹ thuật

quan trọng.

vay sẽ được tạm ngừng

lại trong các giai đoạn mà

quá trình đầu tư xây dựng

hoặc sản xuất tài sản dở

dang bị gián đoạn, trừ khi

sự gián đoạn đó là cần

thiết.

Chương 2 : Một số tình huống mô tả liên quan đến hai

chuẩn mực IAS 23 và VAS 16

2.1 Tình huống

Xí nghiệp dệt may kinh doanh có lợi nhuận, lượng đơn đặt hàng ngày càng nhiều. họ

quyết định xây thêm 1 nhà máy dệt để đáp ứng lượng hàng cung ứng cho thị trường. Chi

phí xây nhà máy một phần là do vốn có sẵn của doanh nghiệp, một phần là tiền vay ngân

hàng. Vậy tiền vay đó có được vốn hóa hay không ?

Giải quyết tình huống

Lúc này việc vốn hóa chi phí cho vay vào giá trị tài sản dở dang được bắt đầu khi thõa

mãn những điều kiện sau :

- Các chi phí cho việc đầu tư xây dựng nhà máy dệt bắt đầu phát sinh gồm các

khoản chi phí phải thanh toán bằng tiền như : tiền mua sắt thép, vật liệu xây

dựng...

- Các chi phí đi vay phát sinh: gồm các chi phí lãi tiền vay ngắn hạn hay lãi tiền vay

dài hạn của xí nghiệp khi vay tiền của ngân hàng, kể cả tiền lãi vay trên các khoản

thấu chi nếu có (vay thấu chi là tài khoản vay linh hoạt dành cho khách hang có

nhu cầu chi tiêu vượt số tiền trên tài khoản cá nhân mở tại ngân hàng. Khách hàng

11

chỉ trả lãi trên số tiền và số ngày thực tế sử dụng. Nghiệp vụ thấu chi cho phép

những người có tài khoản tiền gửi có thể chi vượt số mình có theo một hạn mức

nhất định), và các khoản chi phí phụ phát sinhtrong quá trình làm thủ tục vay đi

vay ngân hàng (như nộp phí hồ sơ vay, phí thẩm định hồ sơ vay, …)

- Các hoạt động cần thiết trong việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang (nhà máy dệt

chuẩn bị xây) vào sử dụng được tiến hành như phải chuẩn bị bản vẽ thiết kế xay

dựng công trình, giấy tờ về quyền sử dụng đất, đơn xin cấp phép xây dựng…

Như vậy, theo VAS 16 thì số tiền vay ngân hàng của doanh nghiệp sẽ được vốn

hóa vào giá trị tài sản dở dang vì khoản vay đó dùng để đầu tư hình thành tài sản

trong một thời gian dài (nhà máy dệt).

+ Trong quá trình xây dựng, nếu bị gián đoạn một cách bất thường thì việc vốn

hóa sẽ được tạm ngưng đến khi nào việc xây dựng được tiếp tục

+ Khi nhà máy được hoàn thành và đưa vào sử dụng thì việc vốn hóa sẽ được

chấm dứt, những chi phí phát sinh sau đó sẽ được ghi nhận vào chi phí sản xuất

kinh doanh trong kì.

2.2 Tình huống

Công ty A có vốn vay ngân hàng để mua tài sản cố định về để phục vụ sản xuất kinh

doanh của công ty. Vậy đối với vốn đi vay của doanh nghiệp có phần lãi suất phải nộp để

hình thành lên tài sản thì phần lãi suất đó có được vốn hóa vào vốn của doanh nghiệp

không?

Giải quyết tình huống

Nội dung phân tích:

- Căn cứ thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn về chế độ quản lý, sử dụng và trích

khấu hao tài sản cố định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 xác định nguyên giá của tài sản cố

định thì việc xác định nguyên giá của tài sản khi mua sắm như sau:

12

"Điều 4. Xác định nguyên giá của tài sản cố định:

Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình:

-TSCĐ hữu hình mua sắm:

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): là giá mua thực tế phải trả

cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên

quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử

dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí

vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi

phí liên quan trực tiếp khác.

Trường hợp TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ là giá mua trả tiền

ngay tại thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được

hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào

trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp

đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có)."

Vậy tại điều 4 nguyên giá tài sản cố định được xác đinh bao gồm cả tiền lãi vay phát sinh

trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định.

- Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam chuẩn mực số 16. Vấn để chi phí lãi

vay được quy định trong chuẩn mực kế toán số 16 tại Quyết định số 165/2002/QĐ-CP.

Xác định khi nào được vốn hóa chi phí lãi vay, thời điểm bắt đầu vốn hóa và các trường

hợp chấm dứt hoặc tạm dừng vốn hóa được quy định tại chuẩn mực số 16 như sau:

-Xác định chi phí đi vay được vốn hoá

-Trường hợp khoản vốn vay riêng biệt chỉ sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng

hoặc sản xuất một tài sản dở dang thì chi phí đi vay có đủ điều kiện vốn hoá cho tài sản

dở dang đó sẽ được xác định là chi phí đi vay thực tế phát sinh từ các khoản vay trừ (-) đi

các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vay này.

13

- Các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vốn

vay riêng biệt trong khi chờ được sử dụng vào mục đích có được tài sản dở dang thì phải

ghi giảm trừ vào chi phí đi vay phát sinh khi vốn hoá.

-Trường hợp phát sinh các khoản vốn vay chung, trong đó có sử dụng cho mục

đích đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang thì số chi phí đi vay có đủ điều

kiện vốn hoá trong mỗi kỳ kế toán được xác định theo tỷ lệ vốn hoá đối với chi phí luỹ kế

bình quân gia quyền phát sinh cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản đó. Tỷ lệ

vốn hoá được tính theo tỷ lệ lãi suất bình quân gia quyền của các khoản vay chưa trả

trong kỳ của doanh nghiệp, ngoại trừ các khoản vay riêng biệt phục vụ cho mục đích có

một tài sản dở dang. Chi phí đi vay được vốn hoá trong kỳ không được vượt quá tổng số

chi phí đi vay phát sinh trong kỳ đó.

-Nếu có phát sinh chiết khấu hoặc phụ trội khi phát hành trái phiếu thì phải điều

chỉnh lại lãi tiền vay bằng cách phân bổ giá trị khoản chiết khấu hoặc phụ trội và điều

chỉnh tỷ lệ vốn hoá một cách phù hợp. Việc phân bổ khoản chiết khấu hoặc phụ trội có

thể sử dụng phương pháp lãi suất thực tế hoặc phương pháp đường thẳng. Các khoản lãi

tiền vay và khoản phân bổ chiết khấu hoặc phụ trội được vốn hoá trong từng kỳ không

được vượt quá số lãi vay thực tế phát sinh và số phân bổ chiết khấu hoặc phụ trội trong

kỳ đó.

-Thời điểm bắt đầu vốn hoá

-Vốn hoá chi phí đi vay vào giá trị tài sản dở dang được bắt đầu khi thoả mãn đồng

thời các điều kiện sau:

(a) Các chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bắt đầu phát sinh;

(b) Các chi phí đi vay phát sinh;

(c) Các hoạt động cần thiết trong việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán

đang được tiến hành.

14

-Chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang bao gồm các

chi phí phải thanh toán bằng tiền, chuyển giao các tài sản khác hoặc chấp nhận các khoản

nợ phải trả lãi, không tính đến các khoản trợ cấp hoặc hỗ trợ liên quan đến tài sản.

- Các hoạt động cần thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản vào sử dụng hoặc bán bao

gồm hoạt động xây dựng, sản xuất, hoạt động kỹ thuật và quản lý chung trước khi bắt đầu

xây dựng, sản xuất như hoạt động liên quan đến việc xin giấy phép trước khi khởi công

xây dựng hoặc sản xuất.Tuy nhiên những hoạt động này không bao gồm việc giữ một tài

sản khi không tiến hành các hoạt động xây dựng hoặc sản xuất để thay đổi trạng thái của

tài sản này.Ví dụ chi phí đi vay liên quan đến việc mua một mảnh đất cần có các hoạt

động chuẩn bị mặt bằng sẽ được vốn hoá trong kỳ khi các hoạt động liên quan đến việc

chuẩn bị mặt bằng đó.Tuy nhiên, chi phí đi vay phát sinh khi mua mảnh đất đó để giữ mà

không có hoạt động triển khai xây dựng liên quan đến mảnh đất đó thì chi phí đi vay

không được vốn hoá.

-Tạm ngừng vốn hoá

- Việc vốn hoá chi phí đi vay sẽ được tạm ngừng lại trong các giai đoạn mà quá

trình đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bị gián đoạn, trừ khi sự gián đoạn đó

là cần thiết.

-Việc vốn hoá chi phí đi vay được tạm ngừng lại khi quá trình đầu tư xây dựng

hoặc sản xuất tài sản dở dang bị gián đoạn một cách bất thường. Khi đó chi phí đi vay

phát sinh được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ cho đến khi việc đầu tư

xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tiếp tục.

-Chấm dứt việc vốn hoá

-Việc vốn hoá chi phí đi vay sẽ chấm dứt khi các hoạt động chủ yếu cần thiết cho

việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đã hoàn thành. Chi phí đi vay

phát sinh sau đó sẽ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh.

15

-Một tài sản sẵn sàng đưa vào sử dụng hoặc bán khi quá trình đầu tư xây dựng

hoặc sản xuất tài sản đã hoàn thành cho dù các công việc quản lý chung vẫn có thể còn

tiếp tục. Trường hợp có sự thay đổi nhỏ (như trang trí tài sản theo yêu cầu của người mua

hoặc người sử dụng) mà các hoạt động này chưa hoàn tất thì hoạt động chủ yếu vẫn coi là

đã hoàn thành.

- Khi quá trình đầu tư xây dựng tài sản dở dang hoàn thành theo từng bộ phận và

mỗi bộ phận có thể sử dụng được trong khi vẫn tiếp tục quá trình đầu tư xây dựng các bộ

phận khác, thì việc vốn hoá các chi phí đi vay sẽ chấm dứt khi tất cả các hoạt động chủ

yếu cần thiết cho việc chuẩn bị đưa từng bộ phận vào sử dụng hoặc bán đã hoàn thành.

-Một khu thương mại bao gồm nhiều công trình xây dựng, mỗi công trình có thể

sử dụng riêng biệt thì việc vốn hoá sẽ được chấm dứt đối với vốn vay dùng cho từng công

trình riêng biệt hoàn thành. Tuy nhiên, đối với xây dựng một nhà máy công nghiệp gồm

nhiều hạng mục công trình trên một dây chuyền thì việc vốn hoá chỉ chấm dứt khi tất cả

các hạng mục công trình cùng được hoàn thành."

-Kết luận

Vậy căn cứ vào hướng dẫn về chi phí lãi vay tại chuẩn mức số 16 có thể thấy chi phí

lãi vay chỉ được vốn hóa khi khoản vay đó dùng để đầu tư hình thành tài sản trong 1

khoảng thời gian dài và việc vốn hóa chi phí lãi vay sẽ chấm dứt ngay sau khi tài sản tài

sản đã được hình thành đưa vào sử dụng hoặc bán khi hoạt động đầu tư tài sản đã hoàn

thành, phần chi phí đi vay phát sinh sau quá trình mà tài sản đã hoàn thành thì được đưa

vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. 

Vậy đối với trường hợp trên chi phí lãi vay của công ty A khi vay tiền để mua tài sản cố

định để phục vụ sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp vậy tài sản này khi mua về đã

được lắp đặt hình thành và đưa vào sử dụng phục vụ sản xuất vì thế chi phí đi vay sẽ

không được vốn hóa hình thành lên nguyên giá tài sản cố định và sẽ đưa vào chi phí của

doanh nghiệp.

Cụ thể phần lãi vay sẽ được định khoản khi trả lãi như sau:

16

- trường hợp định lỳ trả lãi vay:

Định khoản: Nợ TK: 635

                      Có TK: 111/112

- Trường hợp trả trước lãi nhiều kỳ:

Định khoản: Nợ TK 142/242 ( QĐ 48)

         Hoặc Nợ TK  242 ( TT200)

                      Có TK 111/112:

Định kỳ phận bổ như sau:

                  Nợ TK 635:

                       Có TK: 142/242:

- Trường hợp trả lại sau khi hết thời hạn vay.

                 Nợ TK 635

                      Có TK: 335

Khi trả lãi định khoản :

                 Nợ TK 335

                      Có TK 111/112.

2.3 Tình huống

Một công ty có ký hợp đồng vay vốn Ngân hàng thời điểm ký hợp đồng vay là ngày

01/01/2013; Vốn vay là 10.000.000.000 đồng (lãi suất 12%/Tháng) " Trong hợp đồng ghi

rõ mục đích vay vốn để xây dựng Nhà làm việc"

- Lãi suất tính từ thời điểm công ty nhận nguồn vay về tài khoản của công ty là ngày

01/02/2013;

- Đến ngày 01/03/2013 công ty bắt đầu thanh toán cho nhà thầu xây lắp là 5.000.000.000

17

đồng;

- Đến ngày 01/05/2013 thì hoàn thành dự án;

Vậy thời điểm tính lãi vay vốn hóa là từ ngày 01/03/2013 đến ngày 01/05/2013 hay từ

ngày 01/02/2013 đến ngày 01/05/2013;

Giải quyết tình huống:

Theo hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam chuẩn mực số 16 – Chi phí đi vay ban hành

và công bố theo quyết định số 165/2002/QĐ-CP: Xác định khi nào được vốn hóa chi phí

lãi vay, thời điểm bắt đầu vốn hóa và các trường hợp chấm dứt hoặc tạm dừng vốn hóa

được quy định tại chuẩn mực số 16 như sau:

Quy định chung :

o Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:

- Chi phí đi vay: Là lãi tiền vay và các chi phí khác phát sinh liên quan trực tiếp

đến các khoản vay của doanh nghiệp.

- Tài sản dở dang: Là tài sản đang trong quá trình đầu tư xây dựng và tài sản đang

trong quá trình sản xuất cần có một thời gian đủ dài (trên 12 tháng) để có thể đưa vào sử

dụng theo mục đích định trước hoặc để bán.

Xác định chi phí đi vay được vốn hoá

- Trường hợp khoản vốn vay riêng biệt chỉ sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng

hoặc sản xuất một tài sản dở dang thì chi phí đi vay có đủ điều kiện vốn hoá cho tài sản

dở dang đó sẽ được xác định là chi phí đi vay thực tế phát sinh từ các khoản vay trừ (-) đi

các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vay này.

- Các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vốn

vay riêng biệt trong khi chờ được sử dụng vào mục đích có được tài sản dở dang thì phải

ghi giảm trừ vào chi phí đi vay phát sinh khi vốn hoá.

18

- Trường hợp phát sinh các khoản vốn vay chung, trong đó có sử dụng cho mục

đích đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang thì số chi phí đi vay có đủ điều

kiện vốn hoá trong mỗi kỳ kế toán được xác định theo tỷ lệ vốn hoá đối với chi phí luỹ kế

bình quân gia quyền phát sinh cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản đó. Tỷ lệ

vốn hoá được tính theo tỷ lệ lãi suất bình quân gia quyền của các khoản vay chưa trả

trong kỳ của doanh nghiệp, ngoại trừ các khoản vay riêng biệt phục vụ cho mục đích có

một tài sản dở dang. Chi phí đi vay được vốn hoá trong kỳ không được vượt quá tổng số

chi phí đi vay phát sinh trong kỳ đó.

- Nếu có phát sinh chiết khấu hoặc phụ trội khi phát hành trái phiếu thì phải điều

chỉnh lại lãi tiền vay bằng cách phân bổ giá trị khoản chiết khấu hoặc phụ trội và điều

chỉnh tỷ lệ vốn hoá một cách phù hợp. Việc phân bổ khoản chiết khấu hoặc phụ trội có

thể sử dụng phương pháp lãi suất thực tế hoặc phương pháp đường thẳng. Các khoản lãi

tiền vay và khoản phân bổ chiết khấu hoặc phụ trội được vốn hoá trong từng kỳ không

được vượt quá số lãi vay thực tế phát sinh và số phân bổ chiết khấu hoặc phụ trội trong

kỳ đó.  

-Thời điểm bắt đầu vốn hoá

-Vốn hoá chi phí đi vay vào giá trị tài sản dở dang được bắt đầu khi thoả mãn đồng

thời các điều kiện sau: (a) Các chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở

dang bắt đầu phát sinh; (b) Các chi phí đi vay phát sinh; (c) Các hoạt động cần thiết trong

việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đang được tiến hành.

- Chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang bao gồm các

chi phí phải thanh toán bằng tiền, chuyển giao các tài sản khác hoặc chấp nhận các khoản

nợ phải trả lãi, không tính đến các khoản trợ cấp hoặc hỗ trợ liên quan đến tài sản.

-Các hoạt động cần thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản vào sử dụng hoặc bán bao

gồm hoạt động xây dựng, sản xuất, hoạt động kỹ thuật và quản lý chung trước khi bắt đầu

xây dựng, sản xuất như  hoạt động liên quan đến việc xin giấy phép trước khi khởi công

xây dựng hoặc sản xuất. Tuy nhiên những hoạt động này không bao gồm việc giữ một tài

19

sản khi không tiến hành các hoạt động xây dựng hoặc sản xuất để thay đổi trạng thái của

tài sản này. Ví dụ chi phí đi vay liên quan đến việc mua một mảnh đất cần có các hoạt

động chuẩn bị mặt bằng sẽ được vốn hoá trong kỳ khi các hoạt động liên quan đến việc

chuẩn bị mặt bằng đó. Tuy nhiên, chi phí đi vay phát sinh khi mua mảnh đất đó để giữ mà

không có hoạt động triển khai xây dựng liên quan đến mảnh đất đó thì chi phí đi vay

không được vốn hoá.

-Tạm ngừng vốn hoá

-Việc vốn hoá chi phí đi vay sẽ được tạm ngừng lại trong các giai đoạn mà quá

trình đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bị gián đoạn, trừ khi sự gián đoạn đó

là cần thiết.

-Việc vốn hoá chi phí đi vay được tạm ngừng lại khi quá trình đầu tư xây dựng

hoặc sản xuất tài sản dở dang bị gián đoạn một cách bất thường. Khi đó chi phí đi vay

phát sinh được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ cho đến khi việc đầu tư

xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tiếp tục.

-Chấm dứt việc vốn hoá

-Việc vốn hoá chi phí đi vay sẽ chấm dứt khi các hoạt động chủ yếu cần thiết cho

việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đã hoàn thành. Chi phí đi vay

phát sinh sau đó sẽ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh.

-Một tài sản sẵn sàng đưa vào sử dụng hoặc bán khi quá trình đầu tư xây dựng

hoặc sản xuất tài sản đã hoàn thành cho dù các công việc quản lý chung vẫn có thể còn

tiếp tục. Trường hợp có sự thay đổi nhỏ (như trang trí tài sản theo yêu cầu của người mua

hoặc người sử dụng) mà các hoạt động này chưa hoàn tất thì hoạt động chủ yếu vẫn coi là

đã hoàn thành.

-Khi quá trình đầu tư xây dựng tài sản dở dang hoàn thành theo từng bộ phận và

mỗi bộ phận có thể sử dụng được trong khi vẫn tiếp tục quá trình đầu tư xây dựng các bộ

20

phận khác, thì việc vốn hoá các chi phí đi vay sẽ chấm dứt khi tất cả các hoạt động chủ

yếu cần thiết cho việc chuẩn bị đưa từng bộ phận vào sử dụng hoặc bán đã hoàn thành.

-Một khu thương mại bao gồm nhiều công trình xây dựng, mỗi công trình có thể

sử dụng riêng biệt thì việc vốn hoá sẽ được chấm dứt đối với vốn vay dùng cho từng công

trình riêng biệt hoàn thành. Tuy nhiên, đối với xây dựng một nhà máy công nghiệp gồm

nhiều hạng mục công trình trên một dây chuyền thì việc vốn hoá chỉ chấm dứt khi tất cả

các hạng mục công trình cùng được hoàn thành.

-Kết luận

Trước tiên để biết tình huống này có được vốn hóa hay không thì trước tiền cần xét 2

điều kiện :

Điều kiện cần: Nó phải là tài sản dở dang - tức là thời gian cần thiết để hoàn thành tài sản

từ trên 12 tháng.

Điều kiện đủ: Khoản vay này phải liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản

xuất tài sản dở dang.

Như vậy, nếu đủ những điều kiện trên và những qui định trong chuẩn mực số 16 thì thời

điểm tính lãi vay vốn hóa là thời điểm chi phí cho việc xây dựng phát sinh tức là thời

điểm sau ngày khởi công, vì thời điểm này sẽ trước ngày công ty tiến hành khế ước vay

đầu tư Văn phòng. Do vậy, toàn bộ chi phí lãi vay sẽ được tính từ 01/02 - 01/05 sẽ

được vốn hóa.

Còn nếu thời gian xây dựng công trình dưới 12 tháng thì ta sẽ đưa hết vào chi phí trong

kỳ.

So sánh giữa IAS 23 và VAS16 trong tình huống

IAS 23 không quy định tiêu chí thời gian để xác định tài sản dở dang. Nguyên văn: “A

qualifying asset is an asset that necessarily takes a substantial period of time to get ready

for its intended use or sale”. Như vậy, nguyên tắc trọng yếu được áp dụng trong trường

21

hợp này. Nghĩa là khi thời gian vay đủ dài thì đến mức có ảnh hưởng đến báo cáo tài

chính thì tài sản sẽ được xem là tài sản dở dang.

Ở VN, để dễ áp dụng thống nhất, VAS 16 đưa ra tiêu chí thời gian là 12 tháng,

điều này giúp DN đỡ xét đoán tuy nhiên chắc chắn sẽ gây những rắc rối khi vận dụng

trong những trường hợp “cận ngưỡng” như ví dụ trong câu hỏi. Tuy nhiên, điều này phải

chấp nhận ở VN như một “đánh đổi” cho việc dễ áp dụng, giảm sự xét đoán vốn là vấn đề

thường gây tranh cãi ở VN.

Chương 3: Nhận xét và đánh giá

1.1 Sự hội nhập và hội tụ của IAS 23 và VAS 16

Có thể thấy, hệ thống kế toán Việt Nam chịu tác động bởi nhiều yếu tố tụ hội từ

môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý và môi trường văn hóa. Theo thời gian, mức

độ chi phối, ảnh hưởng của các yếu tố đã dần hình thành hệ thống kế toán Việt Nam

mang bản sắc riêng. Xét ở môi trường kinh doanh, Việt Nam là quốc gia đang phát triển,

chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng

Xã hội chủ nghĩa. Nhìn chung, thị trường tài chính Việt Nam trong những năm gần đây

có những biến chuyển tích cực, đặc biệt là TTCK đã có những tiến triển nhất định. Mức

độ lạm phát trong nền kinh tế được kiểm soát, ổn định không ảnh hưởng đến biến động

của nền kinh tế. Đối với môi trường pháp lý, Nhà nước giữ vai trò quyết định trong hệ

thống kế toán quốc gia, cụ thể Luật kế toán được Quốc hội ban hành, các chế độ tài chính

được ban hành bởi Thủ tướng chính phủ, hệ thống CMKT và các thông tư hướng dẫn

được BTC ban hành. Bên cạnh đó, hệ thống kế toán bị chi phối bởi các qui định của thuế.

Hơn nữa, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) mặc dù thời gian hình thành và

hoạt động đã lâu từ những năm 1994, nhưng không có vai trò lập qui cũng như mức độ

ảnh hưởng và chi phối còn hạn chế. Riêng về môi trường văn hóa, sự tác động của văn

hóa đến hệ thống kế toán Việt Nam hiện nay vẫn chưa có những nghiên cứu chính thống.

Tuy nhiên về cơ bản, Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều theo văn hóa Á Đông, bản chất

22

thận trọng được đề cao, nhấn mạnh đến sự tuân thủ các qui định, hạn chế những vấn đề

mang tính xét đoán.

Từ những yếu tố trên, có thể thấy hệ thống kế toán Việt Nam mang những đặc điểm cơ

bản: hệ thống kế toán được qui định thống nhất từ chứng từ, sổ kế toán, tài khoản và các

BCTC; hệ thống kế toán còn chịu ảnh hưởng của các qui định về thuế; hệ thống kế toán

liên quan đến ghi nhận và đo lường đảm bảo tính tuân thủ thể hiện qua việc ghi nhận giá

gốc đối với các tài sản, hạn chế các xét đoán theo giá hợp lý và mức độ trình bày và công

bố thông tin trên BCTC còn hạn chế, mang tính bảo thủ. Như vậy, có thể thấy hệ thống

kế toán Việt Nam do Nhà nước giữ vai trò quyết định, chi phối đến hệ thống kế toán,

không những thế kế toán còn chịu ảnh hưởng bởi các qui định của thuế.

Từ thực trạng xu hướng hội tụ kế toán quốc tế kết hợp những đặc điểm cơ bản trong hệ

thống kế toán Việt Nam, cho thấy khó có thể áp dụng toàn bộ IAS/IFRS cho hệ thống kế

toán Việt Nam. Hệ thống IAS/IFRS dường như thích hợp đối với những quốc gia phát

triển nhưng chưa phù hợp trong điều kiện hiện tại của Việt Nam. Do đó, trong giai đoạn

đầu, nên tiếp cận theo xu hướng hoàn hợp theo khu vực mà cụ thể là khu vực đối với các

công ty niêm yết. Đây là hướng đi mà nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng

1.2 Một số giải pháp để phát triển VAS16 theo  hướng chuẩn mực kế toán

quốc tế

Trong nền kinh tế hiện nay, yêu cầu hội nhập quốc tế là điều cần thiết. Với mục tiêu thiết

lập hệ thống kế toán Việt Nam phù hợp với kế toán quốc tế, phù hợp với đặc điểm nền

kinh tế Việt Nam hiện tại và tương lai, Bộ Tài chính đã đưa ra các định hướng như: ban

hành luật kế toán Việt Nam, ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam…, và cũng đã có

nhiều ý kiến đóng góp hoàn thiện. Những nguyên tắc về chuẩn mực kế toán không những

23

có ích cho người làm công tác kế toán mà còn có ý nghĩa với các nhà quản lý trong việc

đánh giá hợp lý thực trạng tài chính của doanh nghiệp.

Trên cơ sở nghiên cứu và so sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 16 và chuẩn

mực kế toán quốc tế IAS 23 về Chi phí đi vay, tôi nhận thấy chuẩn mực kế toán Việt

Nam VAS 16 vẫn còn những nhược điểm cần khắc phục. Vì vậy tôi xin có ý kiến để góp

phần hoàn thiện chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 16 “Chi phí đi vay” để nhằm đưa

chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 16 tiến gần với chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 23.

VAS 16 nên bỏ tiêu chí thời gian trong khái niệm tài sản dở dang:

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 (VAS 16) hiện nay được xây dựng

trên cơ sở vận dụng có chọn lọc chuẩn mực kế toán quốc tế số 23 (IAS 23) nên về cơ bản

đã phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế. Tuy nhiên, để xây dựng hệ thống chuẩn mực kế

toán như Chiến lược kế toán – kiểm toán đã đề ra, thì việc cần làm đầu tiên là có lộ trình

bổ sung nguyên tắc kế toán tương thích với nguyên tắc chung trên thế giới và phù hợp

với điều kiện của nước ta.

Theo định nghĩa của VAS 16, “Tài sản dở dang” là tài sản đang trong quá trình

đầu tư xây dựng và tài sản đang trong quá trình sản xuất cần có một thời gian đủ dài (trên

12 tháng) để có thể đưa vào sử dụng theo mục đích định trước hoặc để bán. Câu hỏi đặt ra

là: Tại sao có một mốc phân biệt tài sản dở dang phải có thời gian hoàn thành là từ 12

tháng trở lên trong khi IAS 23 không quy định tiêu chí thời gian này? Theo IAS 23, “Tài

sản dở dang” là một tài sản cụ thể cần có một thời gian đủ dài để có thể đưa vào sử dụng

hoặc bán. Trong qua trình hạch toán tại đơn vị, hoạt động kế toán hầu như chỉ thuân thủ

theo quy định của Chế độ kế toán mà chưa quan tâm nhiều đến chuẩn mực.

Sự khác biệt trên thật dễ hiểu vì từ khi ra đời CMKT Việt Nam, nền kinh tế nước

ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn cần phải đương đầu giải quyết. Trong khi đó, CMKT quốc

tế được xem là khá phức tạp, việc áp dụng IAS không phải là hoàn toàn dễ dàng đối với

các doanh nghiệp ở các quốc gia. Bên cạnh đó, quan điểm xây dựng hệ thống CMKT

Việt 

Nam là phải phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, phù hợp với đặc thù về trình

24

độ phát triển kinh tế, cơ chế chính trị, hệ thống pháp luật, văn hóa, xã hội của Việt Nam,

phù hợp với trình độ nguồn nhân lực kế toán của Việt Nam. Vì vậy, ở VN, để dễ áp dụng

thống nhất, VAS 16 đưa ra tiêu chí thời gian là 12 tháng, điều này giúp doanh nghiệp đỡ

xét đoán tuy nhiên chắc chắn sẽ gây những rắc rối khi vận dụng trong những trường hợp

“cận ngưỡng”. Chẳng hạn, hai doanh nghiệp xây dựng cùng một công trình, doanh

nghiệp A hoàn thành nhanh hơn (ví dụ 11 tháng) sẽ không được vốn hóa trong khi doanh

nghiệp B thi công chậm hơn thì chi phí đi vay sẽ được vốn hóa. Điều này liệu có công

bằng không và có phản ảnh đúng thành quả của các doanh nghiệp không?

Đây là hạn chế của VAS 16 so với IAS 23 và là một thực tế gây khó khăn trong

việc hạch toán chi phí đi vay với các doanh nghiệp. Vì vậy cần bổ sung chuẩn mực kế

toán Việt Nam số 16 về khái niệm “Tài sản dở dang”: đó là bỏ tiêu chí thời gian trong

việc xác định tài sản dở dang để đáp ứng yêu cầu thực tiễn với nền kinh tế của Việt Nam

hiện nay và để phù hợp với CMKT quốc tế.

Cần quy định về việc tạm ngừng vốn hóa và chấm dứt việc vốn hóa thống

nhất với chuẩn mực quốc tế:

Tại đoạn 16 của Chuẩn mực có nêu: “Việc vốn hóa chi phí đi vay sẽ được tạm

ngừng lại trong các giai đoạn mà quá trình đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở

dang bị gián đoạn, trừ khi sự gián đoạn đó là cần thiết” Vậy như thế nào là sự gián đoạn

cần thiết? Giả sử doanh nghiệp vay tiền mua mảnh đất đầu tư xây nhà để bán. Trong quá

trình xây dựng thì xảy ra tranh chấp (hoặc các vấn đề liên quan đến pháp lý xảy ra) dẫn

đến việc trì hoãn xây dựng để giải quyết các vấn đề này thì sự gián đoạn đó có được xem

là cần thiết không? Nếu câu trả lời là “Có” thì doanh nghiệp vẫn được vốn hóa chi phí đi

vay trong thời hạn này, nếu câu trả lời là “Không”, tức là thời gian trì hoãn việc xây dựng

để xử lý các vấn đề pháp lý không được xem là sự gián đoạn cần thiết, có thể chỉ xem đó

là một sự gián đoạn bất thường thì theo chuẩn mực này sẽ không được vốn hóa chi phí đi

vay. Vậy doanh nghiệp phải hiểu câu trả lời theo hướng nào? Trong khi đó, nếu tham

khảo Chuẩn mực kế toán quốc tế số 23, chúng ta thấy chuẩn mực này quy định rất rõ:

“Không được dừng việc vốn hóa trong những kỳ đang thực hiện công việc hành chính và

25

kỹ thuật quan trọng”. Vậy việc ví dụ vay tiền mua mảnh đất đầu tư xây nhà để bán nêu

trên thì chi phí đi vay trong thời gian trì hoãn xây dựng để giải quyết các vấn đề liên quan

đến pháp lý vẫn được tiến hành vốn hóa. Vì vậy, VAS 16 nên quy định rõ ràng về việc

tạm ngừng vốn hóa để doanh nghiệp dễ dàng áp dụng và không hiểu sai nội dung chuẩn

mực.

VAS 16 nên bổ sung khoản chênh lệch tỷ giá ngoại hối phát sinh từ việc vay

ngoại tệ vào phần định nghĩa chi phí đi vay:

Theo IAS 23, chi phí vay bao gồm cả chênh lệch tỷ giá phát sinh từ việc vay ngoại tệ

mà chúng được xem là một khoản điều chỉnh cho chi phí lãi tiền vay (interest costs). Chi

phí vay mà chúng có thể liên quan trực tiếp với việc mua sắm, xây dựng hoặc sản xuất

một phần của tài sản dài hạn là chi phí của tài sản đó và do vậy nó phải được vốn hóa (tức

ghi nhận vào giá trị tài sản). Các chi phí vay tiền khác được ghi nhận là một khoản chi

phí. Tuy nhiên, theo VAS 16, chi phí vay không bao gồm khoản chênh lệch tỷ giá ngoại

hối phát sinh từ việc vay ngoại tệ mà nó được xem như một khoản điều chỉnh chi phí lãi

vay. Trong tất cả các khoản chi phí đi vay này VAS 16 chưa đề cập đến việc xác định chi

phí vay cần được vốn hóa khi phát sinh các nghiệp vụ vay bằng ngoại tệ.

Trong thực tế khi doanh nghiệp tiến hành vay vốn để đầu tư cho tài sản phục vụ hoạt

động sản xuất kinh doanh thì thường vay ở tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế theo

đơn vị tiền tệ là Việt Nam đồng. Đối với loại tiền này thì việc hạch toán chi phí đi và và

vốn hóa chi phí đi vay được thực hiện tương đối dễ dàng do đã có các quy định ban hành

về quy định ghi nhận và hạch toán. Riêng đối với các khoản vay bằng ngoại tệ điều kiện

để vốn hóa các khoản vay và vốn hóa như thế nào thì chưa thấy VAS 16 đề cập đến. Nếu

không làm rõ thì nó gây không ít khó khăn cho một số Doanh Nghiệp thực hiện đầu tư

tài sản bằng các khoản vay ngoại tệ.

Với những quy định khác về hạch toán nội dung này ví dụ như Thông tư 200 quy

định tất cả  các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái, kể cả việc chênh lệch tỷ giá phát sinh

trực tiếp cho tài sản dài hạn vẫn phải ghi vào lãi lỗ trong kỳ, không được vốn hóa.   Điều

này tạo ra một sự khác biệt rất lớn mang tính nguyên tắc giữa VAS 16 và IAS 23 chi phí

26

vay (Borrowing cost). Vì vậy, VAS 16 nên bổ sung khoản chênh lệch tỷ giá ngoại hối

phát sinh từ việc đi vay ngoại tệ vào phần định nghĩa chi phí đi vay để đảm bảo sự thống

nhất giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế .

Tài liệu tham khảo

http://webketoan.com/threads/197153-chuan-muc-so-16-chi-phi-di-vay/

http://webketoan.com/threads/1230165-von-hoa-chi-phi-di-vay/

(1): Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 ban hành theo quyết định số 165/2002/QĐ-BTC

ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2002.

(2): Thông tư 161/2007/TT- BTC ban hành ngày 31 ngày 12 năm 2007.

1.2 Những điểm giống và khác nhau giữa IAS 23 và VAS 16

27