35

Doc thu.danhvantienganh

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Doc thu.danhvantienganh
Page 2: Doc thu.danhvantienganh
Page 3: Doc thu.danhvantienganh
Page 4: Doc thu.danhvantienganh
Page 5: Doc thu.danhvantienganh
Page 6: Doc thu.danhvantienganh

BÀI SỐ 1

QUY TRÌNHNHẬN DẠNG PHIÊN ÂM

NỘI DUNG CHÍNH

I. Thành phần của một từ tiếng Anh

II. Quy tắc nhận dạng số âm tiếtIII. Trọng âmIV. Các bước viết phiên âm và đọc tiếng Anh

V. Quy trình các bước viết và nhận dạng phiên âmVI. Quy trình sửa lỗi khi đọc sai tiếng Anh

Page 7: Doc thu.danhvantienganh

40

HỌC ĐÁ

NH VẦN

TIẾNG

ANH

I. Thành phần của một từ tiếng Anh

Bảng chữ cái trong tiếng Anh được chia ra làm hai loại: Nguyên âm (vowels) và phụ âm (consonants).

Từ đó chúng ta biết, một từ tiếng Anh gồm có 2 thành phần: Nguyên âm và Phụ âm. Tất cả các quy tắc của cuốn sách này là để giải đáp xem 2 thành phần đó sẽ đọc thành gì.

Vì trong tiếng Anh có 5 nguyên âm chính là: a, e, i, o và u nhưng khi đọc sẽ có rất nhiều âm khác nhau.

Ví dụ:

table want anything ward vitamin happy

/’teibəl/ /wɒnt/ /’eniθiɳ/ /wɔ:d/ /’vitəmən/ /’hæpi/

Ở bảng trên, cả 6 từ đều có chứa nguyên âm [a] nhưng khi viết phiên âm, đọc hoặc nói, nguyên âm [a] được đọc thành 6 loại âm khác nhau, như /ei, ɒ, e, ɔ:, ə và æ/.

Do đó, điều đầu tiên bạn cần ghi nhớ là:

Không đọc tiếng Anh theo mặt chữ, luôn phải đọc và nói tiếng Anh theo hình ảnh phiên âm của từ đó.

Thực trạng phổ biến đối với người học tiếng Anh hiện nay đó là chỉ đọc theo mặt chữ của tiếng Anh. Lý do lớn nhất là do bảng chữ cái tiếng Việt là gốc Latin, giống tiếng

Các âm còn lại là phụ âmVí dụ: b, d, c, m, v, k, r, s, t, g, h….

Nguyên âm:

A, E, I, O, U

Page 8: Doc thu.danhvantienganh

41

QUY

TRÌNH

NHẬN D

ẠNG P

HIÊN Â

M

BÀI SỐ 1 Anh nên thường áp cách đọc mặt chữ tiếng Việt vào. Những từ nào đã nghe nhiều thì phát âm đúng, nghe ít hoặc chưa nghe thì thường phát âm sai mà chúng ta không hề biết là đang nói sai.

II. Quy tắc nhận dạng số âm tiết

Bạn hãy ghi nhớ trong tiếng Anh có 5 nguyên âm: a, e, i, o và u.

Quy tắc số 1: Đếm số nguyên âm để biết số âm tiết của từ

Một từ có bao nhiêu nguyên âm thì từ đó sẽ có bấy nhiêu âm tiết.

want wanna vitamin curriculum

1 1 2 1 2 3 1 2 3 4

Từ want là từ có 1 âm tiết vì chỉ có một nguyên âm;

Từ wanna là từ có 2 âm tiết vì có hai nguyên âm;

Từ vitamin là từ có 3 âm tiết vì có ba nguyên âm;

Từ curriculum là từ có 4 âm tiết vì có bốn nguyên âm.

Quy tắc số 2: Từ có nguyên âm [e] đứng cuối, không coi [e] là một âm tiết của từ.

gate surface ambulance

1 1 2 1 2 3

Quy tắc 3: Nhưng những từ có đuôi với cấu tạo là /phụ âm + le/, như noodle, apple, table, article, little, angle thì âm /le/ vẫn tính là một âm tiết của từ. Và trong trường hợp này /le/ luôn được đọc là “əl”. Ví dụ từ “able” /’eibəl/, “cable”/’keibəl/ là từ có hai âm tiết.

Page 9: Doc thu.danhvantienganh

42

Nếu từ có chứa âm /y/ đứng giữa hoặc ở cuối từ, âm /y/ sẽ được coi là một nguyên âm và được tính là một âm tiết của từ. Ví dụ: gym /dʒim/, bicycle /’baisikəl/, ability / /.

III. Trọng âm

Đây là phần quan trọng nhất của một từ tiếng Anh nhưng phần lớn người học tiếng Anh không quan tâm đến nó.

Bạn thử hình dung đến các từ tiếng Việt sau:

ba ba ba bà bà ba

Việc đặt dấu huyền (tiếng Việt) khác nhau ở mỗi từ sẽ tạo ra cách đọc khác nhau dẫn đến nghĩa cũng khác nhau. Người nước ngoài thường kêu tiếng Việt học rất khó vì có nhiều loại dấu.

Với tiếng Anh cũng vậy, đa số người học đọc và nói tiếng Anh không có trọng âm. Việc này dẫn đến 2 hệ quả:

- Chúng ta nói, người khác không hiểu gì vì chúng ta đang nói tiếng Anh không có trọng âm (giống như việc chúng ta nói tiếng Việt không có dấu).

- Người khác nói chúng ta không hiểu gì, không nghe được gì vì họ chủ yếu chỉ nói trọng âm trong khi chúng ta luôn muốn phải nghe đủ cả từ, cả câu.

Còn trong trường hợp âm /y/ đứng đầu từ sẽ luôn được viết phiên âm thành âm /j/, như yes /jes/, yellow /’jelou/, year /jiə/.

Page 10: Doc thu.danhvantienganh

43

Có 2 điểm cần lưu ý:

1. DẤU HIỆU NHẬN DẠNG TRỌNG ÂM

Dấu trọng âm được ký hiệu bởi dấu (‘).

Khi viết phiên âm hoặc nhìn vào phiên âm của một từ, dấu trọng âm (‘) giúp việc đọc tiếng Anh chính xác, đúng ngữ điệu của từ.

Do đó, việc đầu tiên và quan trọng nhất để nói được tiếng Anh là phải biết vị trí nhấn trọng âm của từ đó.

Khi đã xác định được trọng âm rơi vào nguyên âm nào thì sẽ đặt dấu (‘) vào âm đó, nếu âm đó có phụ âm đứng trước thì đặt dấu trọng âm (‘) trước phụ âm, còn không thì đặt dấu trọng âm ngay trước nguyên âm. Ví dụ với từ hesitate, dấu trọng âm sẽ đặt trước phụ âm [h],

viết phiên âm là /‘hezəteit/.

hesitatehe-si-tate‘he zə teit

trọng âm (‘he) không nhấn trọng âm

Còn với từ estimate, không có phụ âm trước nguyên âm [e] nên sẽ đặt dấu trọng âm ngay trước nó, viết phiên âm là / /.

Page 11: Doc thu.danhvantienganh

44

HỌC ĐÁ

NH VẦN

TIẾNG

ANHestimate

es-ti-mate‘es tə meit

trọng âm (‘es) không nhấn trọng âm

Nếu không thực sự biết rõ trọng âm của từ, thì việc nói tiếng Anh chỉ là phán đoán, mang tính hên xui và thường không chính xác.

Dưới đây là minh họa các âm được nhấn trọng âm của một từ tiếng Anh.

‘medical ‘second ‘decorate ‘federal

‘me ‘se ‘de ‘fe

‘li ‘million spe’ci o’pinion

‘li ‘mi ‘si ‘pi

conver’sa be’havior re’la ‘pa

‘sei ‘hei ‘lei ‘pei

‘bonus ‘focus ‘local e’mo

‘bou ‘fou ‘lou ‘mou

Những âm có dấu (‘) đứng trước nó là âm được nhấn trọng âm. Khi đọc các âm này cần đảm bảo đủ 3 yếu tố: Âm được nhấn trọng âm phải đọc với âm

Page 12: Doc thu.danhvantienganh

45

QUY

TRÌNH

NHẬN D

ẠNG P

HIÊN Â

M

BÀI SỐ 1 lượng cao hơn, dài hơn, to hơn các âm không được nhấn trọng âm. Điều này sẽ giúp việc đọc một từ tiếng Anh có nhịp điệu giống như âm nhạc, có âm cao, âm thấp.

IV. Các bước viết phiên âmvà đọc tiếng Anh

Đối với những bạn mới bắt đầu học tiếng Anh thì quy trình các bước dưới đây khá đơn giản và dễ dàng áp dụng.

Tuy nhiên với những bạn đã học tiếng Anh trong một thời gian dài, đặc biệt các bạn đã đến độ tuổi sinh viên hoặc đang đi làm, do học tiếng Anh nhiều năm, mức độ sai nhiều hơn nên để sửa lỗi cần phải có nhiều thời gian và cần phải thực hiện nghiêm ngặt các bước của quy trình sửa lỗi.

Nếu bạn vội vàng bỏ sót hoặc cố tình bỏ qua một trong các bước thì nhiều khả năng bạn sẽ bị mắc lỗi. Các lỗi đó có thể là nhận dạng sai trọng âm, sai phụ âm, sai nguyên âm hoặc bỏ sót phụ âm đứng cuối cùng.

Kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm tôi nhận thấy: Những bạn học sinh cấp II khi đọc tiếng Anh ít mắc lỗi hơn và cũng sửa lỗi nhanh hơn các bạn sinh viên hoặc người đi làm.

Vì đối với các bạn học sinh, ở độ tuổi đó vẫn chỉ có tâm lý tiếp nhận và áp dụng. Còn với độ tuổi lớn hơn, từng trải hơn, kinh nghiệm nhiều hơn, học tiếng Anh lâu năm hơn thường có tâm lý phòng thủ và phản kháng với những kiến thức mới. Khi tiếp nhận một cái gì đó mang tính chất mới mẻ (đặc biệt khi nó khác với nền thông tin họ đang có sẵn), họ thường không chấp nhận luôn, chỉ sau khi vài lần sai sót mới bắt đầu chỉnh sửa.

Page 13: Doc thu.danhvantienganh

46

Có một điều khác biệt khi học theo phương pháp này, đó là bạn phải viết được phiên âm của các từ tiếng Anh.

Giống như bạn học tiếng Việt, bạn phải tập viết rất nhiều khi bắt đầu học tiếng Việt. Sau một thời gian bạn quen rồi, khi nói bất kỳ từ nào bạn cũng biết từ đó được viết như thế nào.

Với phiên âm tiếng Anh, bạn cũng chỉ cần tập viết phiên âm trong khoảng 15 ngày đầu tiên. Khi các bạn đã quen với cách nhấn trọng âm, phiên âm, bạn có thể nói bất cứ từ nào.

V. Quy trình các bước viết và nhận dạng phiên âm

Thông thường, đa số người học tiếng Anh khi định đọc, nói một từ tiếng Anh sẽ đọc từ đầu đến cuối và thường đọc theo mặt chữ. Tuy nhiên, nếu áp dụng kiểu như vậy, gần như tất cả các từ tiếng Anh sẽ bị đọc sai.

Đó là lý do có các bước chi tiết dưới đây để làm cơ sở nhận dạng, viết phiên âm và nói tiếng Anh theo một quy chuẩn.

Nó giống như việc học tiếng Việt, luôn ghép các nguyên âm để đánh vần, rồi ghép vần thành một từ hoàn chỉnh.

Câu hỏi cho Nguyên âm không nhấn trọng âm?

Câu hỏi cho Nguyên âm nhấn trọng âm?

Câu hỏi cho Phụ âm

Nguyên âm

Nguyên âm không nhấn trọng âm

Nguyên âm nhấn trọng âm

Phụ âm Xác định thành phần Nguyên âm hay Phụ âm?

Xác định trọng âm

Page 14: Doc thu.danhvantienganh

47

QUY

TRÌNH

NHẬN D

ẠNG P

HIÊN Â

M

BÀI SỐ 1 Việc sửa lỗi nói sai tiếng Anh của hàng chục năm vừa qua là cả một quá trình đòi hỏi sự kiên trì và có kỷ luật. Do đó, khi nói tiếng Anh hoặc viết phiên âm tiếng Anh nên làm theo các bước đã có.

Bước 1: Luôn xác định trọng âm của từ vựng trước khi nói hoặc viết phiên âm.

Khi tập viết phiên âm, nên viết song song với chữ ở dòng trên để dễ nhận dạng từng âm.

Ví dụ: Cần viết phiên âm của từ accept

Nếu tập viết phiên âm nằm ở dưới một chữ. Cách này sẽ dễ nhận dạng từng thành phần của từ, tránh bị lỗi và dễ tham chiếu từng âm của từ đó.

Ghi nhớ luôn đặt dấu (‘) đầu tiên.

accept /ək’sept/

Không nên viết phiên âm bên cạnh chữ viết như bên dưới

accept /ək’sept/

Bước 2: Xác định xem các phụ âm có biến đổi thành âm khác hay không.

Danh sách các phụ âm trong tiếng Anh bao gồm: b, c, d, f, g, h, j, k, l, m,

n, p, q, r, s, t, v, w, x, y, z, ch, th, sh, ph, wh, tr. Các quy tắc để nhận biết

khi nào phụ âm thay đổi, khi nào giữ nguyên sẽ được trình bày ở các bài học sau.

Bước 3: Xem nguyên âm được nhấn trọng âm sẽ đọc thành âm gì (Dựa vào các quy tắc sẽ được trình bày ở các bài học sau).

Bước 4: Xem nguyên âm không được nhấn trọng âm đọc thành âm gì?

Ví dụ minh họa áp dụng các bước trên vào viết và đọc một từ tiếng Anh.

Bây giờ bạn hãy thật chậm rãi áp dụng các bước ở trên vào viết phiên âm của từ Canadian

Bước 1: Xác định trọng âm. Với từ có chứa âm [ia], trọng âm đứng ngay trước [ia]. Từ trên xác định được trọng âm vào nguyên âm [a].

Page 15: Doc thu.danhvantienganh

48

Kết quả của bước 1: ‘n

Bước 2: Nguyên âm [a] đọc thành /ei/ (Quy tắc ở bài sau).

Kết quả của bước 2: ‘nei

Bước 3: Xem âm [ia] đọc thành âm gì? Quy tắc ở bài sau bạn sẽ biết [ia] đọc thành /iə/

Kết quả của bước 3: ‘neidiən

Bước 4: Xem phụ âm [c] đọc thành âm gì? Ở từ này quy tắc sẽ cho chúng ta biết phụ âm [c] thành /k/

Kết quả của bước 4: k…‘neidiən

Bước 5: Xem nguyên âm [a] không nhấn trọng âm sẽ đọc thành âm /ə/ (Quy tắc trình bày ở bài học sau).

Kết quả cuối cùng: /kə‘neidiən/

(Viết xong và đọc lên, bạn sẽ thấy rất khác với cách đọc mà phần lớn người học tiếng Anh đang đọc là /kænædiən/)

VI. Quy trình sửa lỗi khi đọc sai tiếng Anh

Lý Tiểu Long đã từng nói “Tôi không sợ người có 1000 cú đá, tôi chỉ sợ những người có 1 cú đá nhưng được luyện tập 1000 lần”.

Việc nói tiếng Anh chính xác cũng giống như việc tập xe đạp, tập piano, tập võ. Bạn không nên kỳ vọng và cũng không thể nói một lần là đúng ngay tức khắc.

Để đi được xe đạp, bạn đã phải chịu đau vài lần do bị ngã. Việc nói tiếng Anh cũng vậy, bạn luôn phải chấp

Page 16: Doc thu.danhvantienganh

49

QUY

TRÌNH

NHẬN D

ẠNG P

HIÊN Â

M

BÀI SỐ 1

Đọc 1 từ tiếng Anh

nhận sẽ bị sai nhiều lần trước khi đúng. Nếu bạn luôn sợ mình nói sai và không dám nói ra thì bạn sẽ không bao giờ biết mình đang sai ở những điểm nào và cần phải sửa như thế nào.

Do đó, điểm quan trọng nhất là bạn phải nói ra, không quan tâm là nói đúng hay sai. Giống như việc ngày bé rất muốn đi xe đạp, nhưng nếu bạn sợ ngã đau và không dám ngồi lên xe thì bạn không thể đi xe đạp như các bạn khác.

Hãy luôn chuẩn bị tinh thần:

NÓI RA – CHẤP NHẬN SAI – NHẬN DẠNG ĐIỂM SAI – PHẢI SỬA LỖI SAI TRƯỚC KHI SANG TỪ hoặc CÂU TIẾP THEO.

Để thực hiện tốt việc sửa lỗi sai khi nói tiếng Anh, người học cần đảm bảo thực hiện đúng các bước theo quy trình dưới đây.

Khi gặp một từ mà bạn chưa thể đọc thành thạo ngay lập tức, hãy áp dụng cách đọc như bạn đã từng đánh vần tiếng Việt.

Ví dụ với từ “nghiên cứu”, ban đầu bạn phải tập đánh vần “iên” + “ngh”, “ưu” + “c” rồi ghép vần. Vì lúc đầu bạn chưa thể đọc lưu loát ngay là “nghiên cứu” được.

Tiếng Anh cũng vậy. Sai lầm lớn nhất của người học tiếng Anh là luôn đọc từ đầu chữ ra cuối chữ. Bạn chỉ cần sửa bằng cách nói theo trình tự: Trọng âm – Âm được nhấn trọng âm – Phụ âm - Âm không nhấn trọng âm.

Các bước sửa lỗi sai khi đọc một từ tiếng Anh

Chuyển sang từ tiếp theo

Viết phiên âm đúng, đọc đúng Viết phiên âm sai, đọc sai

Đọc to lên (không đọc thầm)

Điểu chỉnh sau mỗi lần sai

Thực hiện theo các bước hướng dẫn ở trên

Page 17: Doc thu.danhvantienganh

50

Một số lưu ý khi thực hiện sửa lỗi việc đọc và nói tiếng Anh

Khi chưa đọc đúng một từ và chưa sửa được các lỗi liên quan đến từ đó (như nhấn trọng âm sai, nguyên âm sai, phụ âm sai, bỏ sót phụ âm

ở cuối…) thì không được phép chuyển sang từ khác. Nhớ là tuyệt đối không chuyển sang từ khác, vì nếu từ đó bạn đọc sai thì nhiều khả năng sang bài khác bạn sẽ gặp lại từ đó.

Việc nói sai một lần, nhiều lần là chuyện bình thường trong quá trình nói

tiếng Anh. Để có thể tự tin đứng trên sân khấu hát một bài hát, ca sĩ đã phải luyện tập hát đi hát lại bài đó đến hàng trăm lần. Hoặc nghệ sĩ piano

khi trình diễn một bản nhạc cổ điển trước khản giả cũng phải tập hàng nghìn lần. Không tin bạn cứ thử tập gõ một vài nốt nhạc trên bàn phím

piano thử xem, tay bạn sẽ cứng đơ do phải tập đi tập lại nhiều lần. Bạn đủ biết các nghệ sĩ phải thực hiện nhiều lần như thế nào để tay họ dẻo và

điêu luyện được như vậy.

Mỗi khi đọc, nói một từ cần phải biết các quy tắc liên quan đến từ đó. Khi nói sai, cần dừng lại ngay để tìm lỗi và sửa các lỗi mắc phải.

Luôn lặp lại nhiều lần đến khi chuẩn xác.

Khi tập đọc và nói, nếu không có người hướng dẫn và sửa lỗi giúp bạn, bạn nên dùng phần mềm từ điển phát âm và tập nói đến khi giống hệt với giọng nói trong từ điển đó (điểm quan trọng nhất là nhấn trọng âm

của từ).

Tại sao tôi lại nhấn mạnh câu “tập luyện cho đến khi chuẩn xác rồi mới chuyển sang từ tiếp theo”?

Để tôi kể cho bạn nghe câu chuyện này, liên quan trực tiếp đến bản thân tôi.

Khi con trai tôi ở lớp mẫu giáo, cháu bắt đầu học

đánh vần tiếng Việt. Cháu tỏ ra rất thích đọc, đi

đường gặp bất cứ biển hiệu gì cũng đánh vần. Sau

English

Page 18: Doc thu.danhvantienganh

51

QUY

TRÌNH

NHẬN D

ẠNG P

HIÊN Â

M

BÀI SỐ 1 một thời gian ngắn, bất cứ chữ nào cháu cũng đánh vần được. Cháu có thể đánh

vần hết cả một câu chuyện.

Tuy nhiên với mọi câu, từ đầu đến đến cuối chữ nào cũng đánh vần, ghép vần, cháu chưa thể đọc liền một mạch được.

Lúc đó, tôi thay đổi cách dạy. Tôi hướng dẫn cháu chỉ đọc một câu duy nhất, nhưng lặp đi lặp lại rất nhiều lần.

Ví dụ, với câu “Ngày xửa, ngày xưa ở một vương quốc nọ…”. Lần đọc thứ nhất vẫn đánh vần từng từ, lần thứ hai đánh vần với tốc độ nhanh hơn, lần thứ ba quen mặt chữ chỉ còn đánh vần 1-2 từ, lần thứ tư đọc được cả câu (không cần đánh vần nữa), lần thứ 5 đọc cả câu trôi chảy.

Với cách học như vậy, chỉ sau một tuần cháu có thể đọc các câu chuyện khác mà không cần đánh vần.

Ở lớp học mẫu giáo, khi các bạn ở trong lớp vẫn phải đánh vần thì cháu có thể đọc truyện cho các bạn nghe được. Và khi hơn 5 tuổi, cháu có thể đọc lưu loát các chữ phụ đề phim trên tivi.

Với tiếng Anh cũng vậy, nếu có một câu tiếng Anh như “if you know this secret, it’s give you everything”.

Khi bạn nói câu này, bạn không luyện nói từ “secret”, “everything” chính xác thì sang 1000, 5000 câu nói khác, bài khác bạn lại gặp từ “secret”, “everything”. Tức là với bất kỳ câu nào bạn cũng không thể nói chính xác cả câu, do bạn không nói được từ “secret”, “everything”.

Và với câu trên, bạn không tập nói cho thuần thục, không tạo được ngữ điệu chuẩn, không biết cách chia đoạn thì sang câu khác bạn cũng sẽ bị lỗi như vậy.

Vậy tại sao chúng ta không học theo cách, chỉ tập trung nói chuẩn một câu? Dù cho cả 1 ngày bạn tập nói 1 câu đó, nhưng chuẩn xác, nghe có ngữ điệu vẫn tốt hơn việc bạn học tiếng Anh 10 năm nhưng chưa nói được bất kỳ câu tiếng Anh nào thực sự hay.

Page 19: Doc thu.danhvantienganh

BÀI SỐ 2

QUY TẮC CHUNGVỀ ĐÁNH VẦN TIẾNG ANH

NỘI DUNG CHÍNH

I. Cách nhận dạng tổng quát của 5 nguyên âmII. Nhận dạng tổng quát của các phụ âmIII. Quy tắc chung cách đọc nguyên âm

Page 20: Doc thu.danhvantienganh

54

HỌC ĐÁ

NH VẦN

TIẾNG

ANHBạn hãy tưởng tượng, bạn đang đến một thành phố xa lạ và cần tìm một địa chỉ bạn chưa bao giờ tới.

Có hai việc bạn cần làm: Hoặc là bạn hỏi thăm đường, hai là bạn phải có một tấm bản đồ.

Việc hỏi thăm không phải lúc nào cũng hiệu quả vì có thể người chỉ dẫn bạn cũng không rành đường nên sẽ không chính xác, và với nhiều người chỉ dẫn khác nhau, mỗi người một kiểu sẽ làm bạn lúng túng không biết nên đi thế nào.

Việc này giống như việc bạn đang học tiếng Anh. Nếu bạn được chỉ dẫn cách học chính xác, mỗi lần sai luôn có người chỉnh sửa với điều kiện người hướng dẫn bạn thành thạo và nói tiếng Anh chuẩn thì bạn cũng sẽ nói chính xác.

Nhưng nếu bạn nói tiếng Anh với những người xung quanh bạn (bạn bè, giáo viên…) mà những người đó cũng nói sai thì chắc chắn là bạn nói không chuẩn. Đa số người học tiếng Anh đang rơi vào trường hợp thứ hai.

Việc học tiếng Anh đòi hỏi khả năng tự học rất nhiều, không phải lúc nào cũng có giáo viên hoặc người hướng dẫn ở bên cạnh để chỉnh sửa giúp bạn.

Nội dung của bài học này cũng giống tấm bản đồ, nó giúp bạn có được cái nhìn tổng quan trước khi định nói một từ tiếng Anh.

Với tấm bản đồ chỉ đường, thông thường bạn nhìn vào sẽ chỉ biết có bao nhiêu cách đi đến một điểm, đi cách nào là ngắn nhất và nhanh nhất.

Page 21: Doc thu.danhvantienganh

55

QUY

TẮC C

HUNG V

Ề ĐÁNH

VẦN T

IẾNG ANH

BÀI SỐ 2 Bảng nhận dạng tổng quát dưới đây cũng sẽ giúp bạn như vậy. Khi bạn đã xác định âm được nhấn trọng âm, việc còn lại là nhìn vào quy tắc tổng quát. Nếu một lúc nào đó, bạn đọc lên những âm không nằm trong bảng quy tắc này, tức là bạn đang đọc sai và cần dừng lại để chỉnh sửa.

I. Cách nhận dạng tổng quát của 5 nguyên âm

Ở bài học trước bạn đã biết, ngoài 5 nguyên âm /a, e, i, o và u/, các âm còn lại trong bảng chữ cái sẽ là phụ âm.

Nhưng trong danh sách các phụ âm, chúng ta sẽ chia phụ âm thành 2 nhóm riêng:

Nhóm 1: Phụ âm R

Nhóm 2: Các phụ âm còn lại như b, c, d, g, m… Gọi chung là phụ âm.

Với cách phân loại như trên, chúng ta sẽ làm cơ sở để nhận dạng cách đánh vần tổng quát cho các bài học sau này.

(Khi bạn đọc thấy chữ “Phụ âm” là bao gồm các phụ âm nhưng không tính phụ âm R).

Lưu ý: Bảng nhận dạng tổng quát dưới đây chỉ dành cho những âm được nhấn trọng âm.

Khi bạn đã xác định đúng trọng âm rơi vào nguyên âm nào của từ, hãy tham khảo bảng tổng quát này, nó sẽ vô cùng hữu ích.

Page 22: Doc thu.danhvantienganh

56

1. TRƯỜNG HỢP 1

NGUYÊN ÂM + 1 PHỤ ÂM (trừ phụ âm R).

Trong sách này nếu bạn nhìn thấy dấu (+), ví dụ: nguyên âm + phụ âm, nó có nghĩa là nguyên âm đứng LIỀN với phụ âm.

A

ei æ ɒ ɔ:

E

i: e i

I

ai i

O

ou ɒ ʌ

U

ju ʌ u

Bảng 1. Sơ đồ tổng quát nhận dạng nguyên âm + phụ âm

Page 23: Doc thu.danhvantienganh

57

QUY

TẮC C

HUNG V

Ề ĐÁNH

VẦN T

IẾNG ANH

BÀI SỐ 2 Diễn giải sơ đồ ở trên:

Khi 5 nguyên âm /a, e, i, o và u/ đứng trước phụ âm và được nhấn trọng âm thì sẽ đọc thành các âm sau:

Âm /a/ có thể được đọc thành các âm /æ/, /ei/, /ɒ/ và /ɔ:/.

Âm /e/ có thể được đọc thành các âm /e/, /i:/ và /i/.

Âm /i/ có thể được đọc thành các âm /i/ và /ai/

Âm /o/ có thể được đọc thành các âm /ou/, /ɒ/ và /ʌ/.

Âm /u/ có thể được đọc thành các âm /u/, /ju/ và /ʌ/.

Ví dụ khi đã xác định được âm /a/ là âm được nhấn trọng âm, nếu bạn đọc âm /a/ thành một âm khác, không phải là một trong bốn âm /æ/, /ei/, /ɒ/ và /ɔ:/ thì chắc chắn là sai, cần phải xem lại các quy tắc đã học và chỉnh sửa lại các lỗi đó.

Hoặc với từ gate (được đọc là /gei-t/) nhưng rất nhiều người đọc từ này là /gết/.

Bạn nhìn vào từ gate có một âm tiết (nguyên âm [e] đứng cuối không coi âm [e] là một âm tiết).

Từ có một âm tiết thì luôn nhấn trọng âm vào chính nó. Với âm /a/ nếu bạn đọc là /ê/ (gết) thì chắc chắn là sai rồi, vì âm /ê/không nằm trong danh sách 4 âm tiết /æ/, /ei/, /ɒ/ và /ɔ:/.

Với bảng tổng quát này, bạn hoàn toàn có thể tự học được, tự sửa lỗi cho chính mình bằng cách học các quy tắc đọc tiếng Anh như đánh vần tiếng Việt.

Page 24: Doc thu.danhvantienganh

58

TIẾNG

ANH

NGUYÊN ÂM + MỘT PHỤ ÂM R.

Nếu thấy âm được nhấn trọng âm và đứng trước phụ âm R, chúng ta sẽ tham khảo cách nhận dạng tổng quát theo bảng dưới đây.

Quy tắc chi tiết của từng âm được trình bày ở các bài học sau.

ɒeəɔ:

park

care

war

AR

ər girl

aiə virusIR

ər work

ɔ: sorfOR

ər nurse

juə cureUR

ərir

e

verb

here

very

ER

Bảng 2. Sơ đồ tổng quát nhận dạng nguyên âm + R

NGUYÊN ÂM + MỘ PHỤ ÂM R.

ếu ấy được nhấn rọng đứng ước phụ R, húng ẽ ảnhận dạng ổng qu ảng dưới đ y.

Quy tắc chi tiết của từng âm được trình bày ở các bài học sau.

ɒeəɔ:

ər

aiə

ər

ɔ:

ər

juə

ər

Page 25: Doc thu.danhvantienganh

/ ə/, irritat / ə /

59

QUY

TẮC C

HUNG V

Ề ĐÁNH

VẦN T

IẾNG ANH

BÀI SỐ 2

Với trường hợp từ có chứa nguyên âm + RR (hai chữ RR), bạn sẽ nhận

dạng các nguyên âm đó tương tự với trường hợp: Nguyên âm + một phụ âm (không nên nhìn thấy hình thức NGUYÊN ÂM + R là áp dụng luôn quy tắc nhận dạng này).

Ví dụ: error /’erə/, irritate /’irəteit/

Bạn thấy từ ở trên có /e + rr/ nên âm /e/ vẫn đọc là /e/, trong /irr/ vẫn đọc là /i/.

Diễn giải sơ đồ trên

Khi 5 nguyên âm /a, e, i, o và u/ đứng trước R và được nhấn trọng âm thì sẽ đọc thành các âm sau:

Âm /ar/ có thể đọc thành các âm /eə/, /ɒ/ hoặc /ɔ:/.

Âm /er/ có thể đọc thành các âm /ər/, /e/ hoặc /ir/.

Âm /ir/ có thể đọc thành các âm /ər/ hoặc /aiə/.

Âm /or/ có thể đọc thành các âm /ər/ hoặc /ɔ:/.

Âm /ur/ có thể đọc thành các âm /ər/ hoặc /juə/.

Sơ đồ tổng quát này giúp bạn rất nhiều khi đọc và nói tiếng Anh. Khi bạn nói các âm được nhấn trọng âm không nằm trong danh sách ở trên thường là sai.

II. Nhận dạng tổng quátcủa các phụ âm

Các phụ âm trong tiếng Anh bao gồm: b, c, d, f, g, h, j, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, w, x, y,

z, bên cạnh đó còn có th, ch, sh, tr, gh, ph, wh.

Bảng tổng quát này chưa bao gồm một số quy tắc về âm câm (Quy tắc âm câm sẽ được trình bày ở các bài học sau).

Page 26: Doc thu.danhvantienganh

60

HỌC ĐÁ

NH VẦN

TIẾNG

ANHKhi các bạn đọc, viết phiên âm và gặp các phụ âm thì không nên đọc theo mặt chữ, luôn tìm hiểu xem phụ âm đó sẽ giữ nguyên hay đọc thành các âm khác.

Có ba trường hợp nhận dạng khi gặp phụ âm:

PHỤ ÂM

Phụ âm giữ nguyên Phụ âm luôn thay đổi Phụ âm có thể thay đổi

Những phụ âm luôn được giữ nguyên, bao gồm: b, f, h, k, l, m, p, r, z, v, w, tr. Khi gặp những phụ âm này, bạn chỉ cần tra sơ đồ một lần duy nhất, từ sau đó với bất kỳ từ tiếng Anh nào bạn cứ giữ nguyên nó khi đọc và viết phiên âm tiếng Anh.

Những phụ âm có thể thay đổi thành các phụ âm khác: Quy tắc biến đổi liên quan đến từng phụ âm sẽ trình bày ở các bài học sau. Dưới đây là cách nhận dạng tổng quát.

Phụ âm D: có thể đọc thành /d/ hoặc /dʒ/.

Phụ âm G: có thể đọc thành /g/ hoặc /dʒ/.

Phụ âm S: có thể đọc thành /s/, /ʃ/, /ʒ/ hoặc /z/.

Phụ âm T: có thể đọc thành /t/, /tʃ/ hoặc /ʃ/.

Phụ âm N: có thể đọc thành /n/ hoặc /ɳ/.

Phụ âm TH: có thể đọc thành /θ/ hoặc /ð/.

Những phụ âm LUÔN thay đổi: Có nghĩa là các phụ âm nằm trong danh sách này sẽ luôn phải biến đổi thành phụ âm khác.

Với trường hợp này nếu khi đọc hoặc viết phiên âm, bạn vẫn giữ nguyên âm đó y hệt như mặt chữ thì chắc chắn sẽ sai.

Page 27: Doc thu.danhvantienganh

61

QUY

TẮC C

HUNG V

Ề ĐÁNH

VẦN T

IẾNG ANH

BÀI SỐ 2 Danh sách này bao gồm:

Phụ âm C: có thể đọc thành /s/, /k/ hoặc /ʃ/ (không đọc, viết phụ âm [c]

là /c/ trong bất kỳ trường hợp nào).

Phụ âm J: đọc thành /dʒ/.

Phụ âm Q: đọc thành /kw/ hoặc /k/.

Phụ âm X: đọc thành /ks/, /gz/, /kʒ/ hoặc /kʃ/.

Phụ âm CH: đọc thành /tʃ/, /ʃ/ hoặc /k/.

Phụ âm SH: đọc thành /ʃ/.

Phụ âm PH: đọc thành /f/.

Phụ âm GH: đọc thành /f/, /g/ hoặc là âm câm.

Phụ âm Y (Y đứng đầu từ): luôn đọc thành /j/.

Phụ âm WH: đọc thành /w/.

III. Quy tắc chung cách đọc nguyên âm

Nguyên lý của cách học Đánh vần Tiếng Anh là học một quy tắc đọc chuẩn một từ để rồi từ đó đọc được hàng nghìn từ, hàng vạn từ khác. Do đó, người học cần đảm bảo thành thạo từng quy tắc trước khi chuyển sang phần tiếp theo. Có những điểm, những quy tắc mà đa số người học tưởng đơn giản thì lại là phần sai nhiều nhất.

Page 28: Doc thu.danhvantienganh

62

TIẾNG

ANH

Nội dung này tôi đã nói qua ở bài học trước, tuy nhiên đây là phần quan trọng nên sẽ được trình bày chi tiết hơn ở Bài học này để bạn sửa lỗi.

Với âm được nhấn trọng âm: Luôn phải đọc với giọng

cao hơn, dài hơn và to hơn các âm còn lại trong từ. Luôn ghi nhớ là phải đảm bảo đủ 3 yếu tố khi đọc âm được nhấn trọng âm.

Giọng cao hơn (higher in pitch);

Hơi dài hơn (longer in duration);

Âm lượng to hơn (louder in volume). Bạn thử áp dụng các yếu tố trên vào đọc từ happy /’hæpi/

1. Longer: ‘h æ æ æ æ æ æ pi.

2. Higher: ‘h æ æ æ æ æ æ pi.

3. Louder: ‘h æ æ æ æ æ æ pi.

Kết hợp cả ba yếu tố trên sẽ tạo thành trọng âm đúng của từ.

Điểm yếu lớn nhất của người học tiếng Anh hiện nay đó là trọng âm. Dù cho bạn nhận dạng chính xác âm được nhấn trọng âm, biết được cách đọc các phụ âm… nhưng nếu âm nhấn trọng âm không được nói đủ cao, đủ dài thì rất có thể người nghe sẽ không hiểu bạn nói gì.

Page 29: Doc thu.danhvantienganh

63

QUY

TẮC C

HUNG V

Ề ĐÁNH

VẦN T

IẾNG ANH

BÀI SỐ 2 Gần 10 năm trước tôi làm việc ở Công ty của người Nhật. Những ngày đầu tôi rất ngạc nhiên về cách nói tiếng Anh của người Nhật, thậm chí tôi không nghĩ đó là tiếng Anh vì cảm tưởng họ đang nói tiếng Nhật. Nghĩa là giọng (accent) của họ rất nặng, chắc chắn nghe không hay bằng nhiều người Việt Nam nói tiếng Anh.

Nhưng tôi còn ngạc nhiên hơn khi khách hàng người Mỹ sang làm việc tại công ty và giao tiếp bằng tiếng Anh thì người Mỹ lại hiểu người Nhật hơn là người Việt.

Sau đó tôi hiểu ra, đó là do người Nhật nhấn trọng âm chuẩn xác hơn người Việt Nam.

Cho nên, khi học nói tiếng Anh, dù cho bạn nói giọng nào cũng được, miền Trung, miền Nam hay miền Bắc cũng được, không nhất thiết phải giọng Anh, Mỹ, miễn là bạn phải nói có trọng âm, có ngữ điệu lên xuống trầm bổng.

Cũng giống như nói tiếng Việt, miễn là bạn nói chuẩn tiếng Việt, không nhất thiết phải đúng giọng Huế, Sài Gòn thì mới có thể giao tiếp bằng tiếng Việt.

Trừ khi bạn là một em bé, sẵn sàng bắt chước bất kể thứ gì bạn nghe được hoặc bạn đang sống trong môi trường nói tiếng Anh thường xuyên, nếu không bạn đừng mong chờ và kỳ vọng sẽ nói giọng Anh – Anh hay Anh – Mỹ trong một thời gian 6 tháng, 1 năm.

Bạn đừng nhầm lẫn giữa accent và pronunciation. Hai cái đó không giống nhau. Pronunciation giống như bạn biết nói tiếng Việt với các dấu (huyền, nặng, hỏi…) chính xác, còn accent là giọng của bạn, có thể bạn nói theo giọng người miền Nam, giọng Huế, giọng Hà Nội…

Khi bạn tập nói tiếng Anh nếu bước đầu bạn đảm bảo đúng pronunciation cũng đã là thành công, không nhất thiết phải giọng Anh hoặc giọng Mỹ.

Dĩ nhiên việc nói giọng giống người bản ngữ vẫn tốt hơn. Tuy nhiên có hàng nghìn giọng tiếng Anh trên thế giới này. Ngay cả khi thi kỹ năng Speaking trong IELTS, Giám khảo không kỳ vọng bạn phải nói giống một người cụ thể nào cả.

Page 30: Doc thu.danhvantienganh

64

TIẾNG

ANHHãy tập trung vào trọng âm trước đã bạn nhé.

Cách đọc âm không nhấn trọng âm sẽ ngược lại với âm được nhấn trọng âm. Bạn nên đọc nhanh, nhẹ, lướt với giọng đi xuống các âm đó.

Nhiều bạn học viên thắc mắc khi nghe tiếng Anh, người bản ngữ thường nói rất nhanh nên rất khó nghe. Đó là do chúng ta không biết cách nói các âm không được nhấn trọng âm.

Việc nói đúng âm được nhấn trọng âm là rất tốt, tuy nhiên nói đúng các âm còn lại sẽ giúp bạn nói và nghe hiệu quả hơn nữa.

Thông thường chúng ta đọc theo mặt chữ nên luôn cố gắng âm nào cũng đọc thật to và rõ, luôn lo sợ nếu mình không đọc rõ hết các âm người khác sẽ không nghe được.

Thực sự thì không phải như vậy. Bất cứ từ nào có hai âm tiết trở lên luôn có một âm không được nhấn trọng âm, tức là khi nói nếu cả hai âm bạn đọc đều thấy giọng đi lên, hoặc đều đi xuống hoặc ngang bằng nhau thì chắc chắn đang nói sai.

Ví dụ: từ English hoặc , đều là từ phổ biến đối với người học tiếng Anh.

Page 31: Doc thu.danhvantienganh

65

QUY

TẮC C

HUNG V

Ề ĐÁNH

VẦN T

IẾNG ANH

BÀI SỐ 2 Tuy nhiên hàng ngàn học viên đến tham gia khóa học “Đánh vần tiếng Anh” của tôi không nhấn trọng âm và đọc chính xác hai từ trên.

English‘iɳ - liʃ 1 2

finish‘fi - niʃ 1 2

Nhìn ở bảng trên, trọng âm đều nằm ở âm tiết số 1 (đọc cao hơn), và âm thứ 2 không nhấn trọng âm sẽ phải đọc với giọng đi xuống.

Nó khác với cách các bạn đang nói cả hai âm đều đi lên, đặc biệt lỗi phổ biến là các bạn đọc âm số 2 luôn được nói với giọng lên rất cao.

Cách đọc âm không được nhấn trọng âm cũng là lỗi cần phải sửa của người học tiếng Anh, ngay cả một số người đang giao tiếp tiếng Anh thuần thục. Để sửa lỗi này bạn thực hiện như sau:

Với một từ, khi bạn đã biết được trọng âm của từ đó, ví dụ từ , trọng âm ở âm đầu tiên.

Khi tập nói, bạn nói âm / / thật dài, cao / / giống như bạn đang hát nhạc Opera, cứ kéo dài âm / /

đến khi nào bạn cảm thấy hết hơi không lên cao hơn được nữa, bạn để giọng rơi tự do và chuyển ngay tức khắc sang âm

/nish/.

Bạn cứ thử làm như vậy xem, chắc chắn bạn sẽ nói chuẩn vì với âm / / bạn đã dồn hết hơi vào đó rồi, bạn không còn hơi để đọc âm /nish/ cao được nữa, lúc đó âm /nish/ sẽ được đọc với giọng đi xuống. Vậy là bạn đã cải thiện việc nói theo đúng trọng âm chỉ sau một vài lần tập luyện.

‘i7g - li~

Page 32: Doc thu.danhvantienganh

66

TIẾNG

ANHTôi đặc biệt nhấn mạnh phần này, vì bạn muốn học tốt các bài học sau thì cần phải làm tốt bước này. Bạn chưa cần vội vàng muốn nói thật nhiều từ, nhiều câu. Bạn chỉ cần sửa lỗi nói sai trọng âm ngay từ lúc này. Khi đã tạo thành thói quen rồi, việc đọc và nói tiếng Anh chuẩn sẽ rất nhanh.

Tôi biết để sửa được cũng phải mất thời gian vì bạn đã ở trong tình trạng nói các từ tiếng Anh với các âm

không có nhấn nhá, không lên xuống một thời gian quá dài. Nhưng thực sự là không còn cách nào khác, bắt buộc bước đầu tiên bạn phải sửa cách nói âm được

nhấn trọng âm và không nhấn trọng âm.

Bạn có thể tập luyện với những từ đơn giản sau:

very‘ve - ri 1 2

happy‘hæ - pi 1 2

Bạn nhớ là phải đọc âm 1 lên cao nhất, dài nhất có thể.

Khi nói, vừa nói thật chậm (veeeeeee) vừa hít hơi vào từ từ, bụng hóp lại đến lúc hơi của bạn không còn để có thể lên cao hơn được nữa thì nhả hơi ra, rồi nhanh chóng chuyển sang âm thứ hai (ri), bụng về trạng thái bình thường.

Các từ khác cũng làm tương tự như vậy. Nếu bạn chủ quan, không coi trọng bước sửa lỗi trọng âm này, dù các bài sau có nhận dạng chính xác vẫn không tạo được ngữ điệu khi nói tiếng Anh.

Page 33: Doc thu.danhvantienganh

67

QUY

TẮC C

HUNG V

Ề ĐÁNH

VẦN T

IẾNG ANH

BÀI SỐ 2

Quy tắc này là một trong những quy tắc đơn giản, nhưng lại giúp bạn áp dụng chúng vào hàng nghìn từ tiếng Anh khác nhau.

Trong tiếng Anh, phụ âm /c/ xuất hiện rất nhiều lần.

Nhưng với những học viên mà tôi gặp, họ mới chỉ nhận dạng âm /c/ này theo thói quen, có từ đúng, có rất nhiều từ sai.

Cũng như tiếng Việt, bạn sẽ thấy có các từ kem, kim, con cò, con cá, con cua…, cá kiếm,… Với những từ như thế này đối với bạn rất là đơn giản, bạn có thể viết ra mà không cần phải suy nghĩ gì nhiều, vì ngay từ khi học và làm quen với tiếng Việt bạn đã nhìn thấy chúng và tự nhận biết cách viết các từ đó.

Nhưng đối với người nước ngoài học tiếng Việt thì khác, việc nghĩ xem khi nào là /c/, khi nào là /k/ không đơn giản như bạn nghĩ.

Họ cảm thấy lúng túng không biết khi nào dùng /c/, khi nào dùng /k/. Nhưng nếu bạn đưa ra cho họ một quy tắc:

Âm /k/ sẽ chỉ đi với nguyên âm /e/ và /i/.

Âm /c/ sẽ đi với các âm còn lại.

Lúc đó họ có thể viết ra bất cứ từ nào có chứa hai âm /c/ và /k/ mà không bị nhầm lẫn. Ví dụ: Bạn nói từ “cái kim”, họ sẽ viết được rất nhanh nhờ quy tắc ở trên.

Với tiếng Anh, cũng có quy tắc nhận dạng âm /c/ để bạn đọc được rất nhiều từ.

Page 34: Doc thu.danhvantienganh

68

HỌC ĐÁ

NH VẦN

TIẾNG

ANHTuy nhiên cách học trong sách này rất khác với cách học thông thường mà bạn đã từng trải qua. Thay vì nói ra chi tiết luôn thì bạn cần nói ra tổng thể, tức là khi gặp một từ tiếng Anh có phụ âm, chúng ta sẽ nói phụ âm [c] có 3 cách đọc: Âm /ʃ/, âm /s/ và âm /k/.

Sau đó trình bày cụ thể từng trường hợp như sau:

Nếu phụ âm [c] đứng trước các âm [ia, ie và io], thì phụ âm [c] sẽ đọc thành /ʃ/.

commercial

/kə’mərʃəl/ /fai’nænʃəl/ / /

delicious

/di’liʃəs/

Nếu âm [c] đứng trước các nguyên âm /e, i và y/, thì phụ âm [c] sẽ đọc thành /s/.

center

/’sentə/

city

/ / / /

bicycle

/’baisikəl/

Trường hợp còn lại, thì phụ âm [c] sẽ đọc thành /k/.

local

/’loukəl/

accelerate

/ək’seləreit/ / /

cat

/kæt/

Cách học từ tổng thể rồi đi vào chi tiết giúp chúng ta rút ngắn thời gian học, thay vì học cả 3 trường hợp, chúng ta chỉ cần biết 2 trường hợp rồi suy ra trường hợp còn lại.

Ví dụ: Với từ accept.

a c c e p t1 2 3 4 5 6

ə k ‘s e p t

Page 35: Doc thu.danhvantienganh

69

Áp dụng quy tắc âm /c/ vào từ accept

Phụ âm [c] (vị trí cột thứ 3) đứng trước nguyên âm [e] nên sẽ đọc là /s/.

Phụ âm [c] (vị trí cột thứ 2) không đứng trước 3 nguyên âm [e, i hoặc y], không đứng trước [ia, ie, io] nên sẽ đọc là /k/.

Có một từ không theo quy tắc này, đó là từ soccer /’sɒkə/ (bóng đá Mỹ). Với từ này, mặc dù phụ âm [c] đứng trước [e] nhưng vẫn đọc là /k/ (không đọc là /s/ như quy tắc chung ở trên).

Nếu bạn đã từng thắc mắc tại sao âm /e/ đứng cuối lại không tính là âm tiết của từ? Đã không tính thì đưa vào để làm gì cho mất công? Bây giờ bạn đã có câu trả lời sau khi học xong quy tắc này.

Bởi vì âm [e] đứng cuối chủ yếu để nhận dạng phụ âm đứng trước nó. Như ở trên bạn vừa học quy tắc âm [c] + [e] /s/

Ví dụ: sentence /’sentəns/, absence /’æbsəns/, manage /’mænidʒ/

Đừng bao giờ viết và đọc phụ âm [c] thành /c/ như tiếng Việt.

Nó sẽ biến đổi thành các âm khác nhau.

Có 53859 từ tiếng Anh có phụ âm [c]. Bằng quy tắc này chúng ta đã trả lời được câu hỏi: Phụ âm [c] biến đổi thành những âm gì của gần 54.000 từ tiếng Anh.

Phụ âm [C]

Phụ âm luôn thay đổi

/k//s//ʃ/