97
NI DUNG KHOÁ TP HUN DO KHOA PHNHC VÀ ĐẠI HC FORDHAM HOA KPHI HP TCHC Tngày 07/07/1997 đến 16/07/1997 3

CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

  • Upload
    foreman

  • View
    2.971

  • Download
    2

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Tài liệu giảng dạy CTXH của Trường Đại học Fordham, Hoa Ky

Citation preview

Page 1: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

NỘI DUNG KHOÁ TẬP HUẤN DO KHOA PHỤ NỮ HỌC VÀ ĐẠI HỌC FORDHAM HOA KỲ

PHỐI HỢP TỔ CHỨC

Từ ngày 07/07/1997 đến 16/07/1997

3

Page 2: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

4

HÀNH VI CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI NỘI DUNG TẬP HUẤN DO KHOA PHỤ NỮ HỌC VÀ ĐẠI HỌC FORDHAM - HOA KỲ PHỐI HỢP TỔ CHỨC Từ ngày 07/07/1997 - 18/07/1997 - - Nhằm giúp cho các giảng viên Khoa Phụ Nữ Học, các kiểm huấn viên, các cán bộ quản lý dự án phát triển cộng đồng cập nhật hóa kiến thức mới, và tăng kỹ năng chuyên môn. Khoa Phụ Nữ Học và Đại Học Fordham Hoa Kỳ phối hợp tổ chức hai đợt tập huấn tại trường Hoa Sen, số 8 Nguyễn Văn Tráng, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. - Đợt tập huấn 1: từ ngày 07/07/1997 đến 18/07/1997 do Tiến sĩ Robert Martin Chazin và Giảng viên Shela Berger Chazin giảng dạy, với chủ đề “Hành vi con người và môi trường xã hội” - Đợt tập huấn 2: từ ngày 04/08/1997 đến 13/08/1997 do Tiến sĩ Mary Ann Forgey và Tiến sĩ Carol S.Cohen giảng dạy, chủ đề “Thực hành Công tác xã hội chuyên nghiệp” NỘI DUNG TẬP HUẤN NGÀY THỨ NHẤT (07/07/1997) Hệ thống sinh thái (Ecology systems). KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG SINH THÁI: Hệ thống sinh thái gồm hai ý tưởng: Môi trường sinh thái của cá nhân khi cá nhân đó đang cố gắng để thích nghi với môi trường xung quanh; hệ thống khi nhìn vào mối tương quan của những bộ phận khác nhau. Ta phối hợp hai chữ nầy thành hệ thống sinh thái (Ecology systems). Cá nhân gắn chặt với gia đình, gia đình với cộng đồng, có những cá nhân rất mạnh có thể lay chuyển cả một hệ thống lớn. Hành vi con người rất phức tạp, không có một yếu tố nào duy nhất giải thích về

Page 3: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

5

hành vi con người. Chúng ta phải cố gắng kết hợp các lý thuyết về cá nhân, gia đình, nhóm, xã hội và lý thuyết về thế giới để hiểu về con người theo hệ thống sinh thái. Gia đình có ranh giới, chúng ta cũng có ranh giới, bất cứ hệ thống nào cũng có ranh giới, chúng ta nghĩ đến sự tương tác trong hệ thống để hiểu con người. Để hiểu một người bạn nào đó, chúng ta phải hiểu thế giới rộng hơn, phải hiểu gia đình người đó, nhóm bạn cũng làm việc, cộng đồng mà bạn đó đang tương tác. Hệ thống sinh thái của mỗi cá nhân đều độc đáo. Chúng ta suy nghĩ bằng hình ảnh hơn là trừu tượng, cách nhìn này sẽ mở rộng tầm nhìn của chúng ta để hiểu sự việc. Cha mẹ bị stress dẫn đến ngược đãi con cái hay cha mẹ thất nghiệp cũng ngược đãi con cái. - Nếu người ta có việc làm thì sẽ giảm bớt những vấn đề xã hội. Kinh tế là chỉ báo mạnh nhất đối với các vấn đề xã hội. Trong một hệ thống, ta quan tâm đến tổng thể nhiều hơn sự cộng lại của các bộ phận. Mọi hệ thống có nhiều bộ phận, gia đình là thành phần của cộng đồng. Có 4 thành tố đối với mọi hệ thống: 1. Hành vi. 2. Cấu trúc. 3. Văn hóa. 4. Diễn biến của hệ thống. Chúng ta luôn luôn quan tâm đến hành vi, cấu trúc, văn hóa, diễn biến của hệ thống. Mỗi hệ thống đều có thời gian sống và nghỉ ngơi. 1. Hành vi: có khi gọi là năng lượng mang tính tâm lý (thức ăn là năng lượng, sự nâng đỡ về tình cảm là năng lượng...), hành vi là cách sử dụng năng lượng của mình, ví dụ tôi đang trình bày. Nếu không có nhập năng lượng mới, hệ thống sẽ chết dần, mọi hệ thống đều phải mở ra để tiếp nhận năng lượng mới. Mọi hệ thống đều thay đổi nhưng không thay đổi quá nhanh... luôn luôn có những lực lượng bên trong một hệ thống, luôn có sự sống và năng lượng, những năng lượng này đẩy và kéo lẫn nhau. Khi một xã hội, một gia đình gặp một áp lực quá lớn chúng tôi gọi là STRESS hay STRAW. Thí dụ:

Page 4: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

- Có một số vùng bị lụt, các cộng đồng bị lụt sống trong tình trạng stress, chính phủ phải biết để có chương trình yểm trợ. - Tôi là giảng viên, nếu tôi không có mặt thì nhà trường bị stress. Tất cả hệ thống đều có những lực lượng chống đối nhau, khi lực lượng cân đối sẽ có sự hài hòa, đó là một cách hiểu vấn đề để trị liệu. Thế nào là một gia đình sống một cách quân bình? Ở Trung Quốc, chính phủ có chính sách giới hạn số con... có nhiều gia đình bị stress vì chính sách nầy. Sự cân đối của nền văn hoá bị tác động, bị phá hủy. Một ý kiến khác là sự thích nghi để sống còn, phải nhập năng lượng và phải biến nó thành một thành phần của bạn. Như thế bạn có hành động tương tác trong xã hội, bạn quan tâm đến phản ứng của người khác đối với mình. Thí dụ: Giảng viên vừa giảng vừa quan sát thái độ sinh viên để thay đổi cách giảng bài. Khi áp dụng phương pháp giải quyết nhanh: kỹ năng cần có là phải nghe như thế nào. Tôi phải là một hệ thống mở để đón nhận những gì mà các bạn bày tỏ trong phương pháp thực hiện nhanh. 2. Cấu trúc (kết cấu): Bất cứ hệ thống nào cũng có một bộ phận hay hệ thống bộ phận như trong cơ thể con người có nhiều hệ thống... cơ cấu cũng có nghĩa là những ranh giới, nếu nghiên cứu về gia đình trước tiên phải biết về thành phần trong gia đình, những thành phần đó không bắt buộc là những gì hiện hữu mà có thể là những thành phần về tâm lý. Thí dụ: Làm việc với trẻ đường phố vấn đề quan tâm là gia đình khi đứa trẻ trở về và môi trường xung quanh. Làm việc với gia đình cần phải biết kết cấu của họ và mối quan hệ của gia đình đối với xã hội xung quanh. 3. Văn hóa (Culture) Bất cứ hệ thống nào cũng đều mang nét văn hóa riêng của nó. Trong hệ thống, hành vi văn hoá được thể hiện như thế nào? - Vai trò nam là gì? nữ là gì?

6

Page 5: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

7

- Văn hóa gia đình rất quan trọng để định hình một cá nhân, chúng ta không thể hiểu hết văn hoá gia đình đã ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào. Trong gia đình Việt Nam, vị trí của người anh cả rất quan trọng, đó là nét văn hoá của gia đình Việt Nam. - Trong một đất nước, những vùng khác nhau có nền văn hóa khác nhau. Thí dụ Ở Mỹ, văn hóa miền Bắc và miền Nam khác nhau. 4. Diễn biến của hệ thống:Bất cứ một hệ thống nào cũng thay đổi theo thời gian nhưng bất kỳ trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ được trạng thái tương đối ổn định. Không có một cơ cấu nào tồn tại như vậy mãi. Một ý liên quan đến sự tiến hoá đó là xã hội hoá (socialization). Thí dụ trong một gia đình, không thể có tình trạng tất cả mọi thành viên muốn làm gì cũng được hay trong một cơ quan không thể có tình trạng các nhân viên muốn làm gì thì làm. Bất kỳ một hệ thống nào cũng phải có những phương tiện để kiểm tra quản lý. Một trong những phương pháp mà chúng ta thể hiện sự quản lý đó là xã hội hóa. Xã hội hóa là một tiến trình. Thí dụ: Trong gia đình, cha mẹ giáo dục con cái, dạy cho con cái về văn hoá gia đình. Một ý khác mà chúng ta muốn nói đến là giao tiếp (communication). Bất cứ một hệ thống nào trong quá trình thay đổi và tiến hóa cũng có sự giao tiếp. LÝ THUYẾT VỀ VAI TRÒ (Role theory) Mỗi người chúng ta đều có nhiều vai trò mà chúng ta đảm nhận trong cuộc sống. Giống như những diễn viên trên sân khấu, họ phải đóng nhiều vai cùng một lúc. Thí dụ: Các bạn khi ở lớp học thì đóng vai trò là học viên nhưng đến khi về đến gia đình thì các bạn lại đóng một vai trò khác. - Mong đợi về vai trò (Expectation): Đó là cách xã hội qui định, qui ước về vai trò, về điều mong đợi mà vai trò đó thực hiện. Trong cùng một môi trường văn hóa thì mọi người có cùng một số mong đợi, những điều qui ước dành cho từng vai trò. - Thể hiện vai trò (Role performance): Đó là cách con người thể hiện vai trò của mình như thế nào. Thí dụ:

Page 6: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

8

Sinh viên có thể đánh giá giảng viên của mình bằng cách đánh giá xem giảng viên đó thực hiện vai trò của mình có đúng hay không? - Ý thức về vai trò (Role conception) đó là suy nghĩ của tôi về những gì các bạn mong đợi ở tôi. Đôi lúc cũng gặp rắc rối: chẳng hạn như đôi khi sinh viên suy nghĩ là tôi mong đợi ở họ những điều nầy, và họ cố gắng làm điều nầy nhưng tôi lại mong đợi ở họ những điều khác. - Sự linh động về vai trò (Fexibility) Tôi cởi mở để thay đổi vai trò của tôi. - Sự mơ hồ về vai trò (Role ambiguity) Thí dụ một người có vấn đề vì họ mơ hồ về vai trò, về những điều mà họ đảm nhận. - Sự mâu thuẫn về vai trò (Role conflict) Thí dụ Con tôi muốn khác, chồng tôi muốn khác nên tôi không thể hoàn thành vai trò cùng một lúc. Tôi muốn làm một người mẹ tốt, một người vợ tốt nhưng tôi không làm được nên tôi bỏ luôn. * Khi có mâu thuẫn về vai trò thì có vài phương cách để giải quyết: Phương cách 1: lờ đi hay trốn tránh. Phương cách 2: dung hoà. Phương cách 3: tránh đi không làm gì hết. Phương cách 4: từ bỏ vai trò của mình luôn. - Tính không liên tục của vai trò: Thí dụ: Ở Mỹ có vấn đề xã hội làsự gián đoạn vai trò của cha mẹ khi con cái lớn lên. Một khi đứa trẻ rời khỏi nhà vai trò của họ bị gián đoạn. Những người lớn tuổi nghỉ hưu không còn làm gì nữa, họ đau khổ vì vai trò của họ bị gián đoạn. - Áp lực về vai trò (Role strain): Thí dụ trong một gia đình, người cha phải đi xa cùng một lúc người mẹ phải đóng cả hai vai, thí dụ người mẹ bị ốm không thể chăm sóc cho con cái. Áp dụng việc học, chọn một vấn đề được quan tâm (vấn đề sáng nay vừa học) phân tích vấn đề đã chọn, sau đó phản hồi lại, chúng tôi muốn xem các bạn đã học vấn đề gì? Nhìn vấn đề với cặp mắt khác hơn thế nào? Giải thích vấn đề đó như thế nào? Khái niệm nào sáng nay đã có ích cho các bạn nhiều nhất? Nhóm 1: Trường hợp trẻ em hành nghề mại dâm.

Page 7: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

9

Hiện nay tệ nạn nầy đang gia tăng, dựa vào hệ thống và thông qua khái niệm đã học, chúng tôi phân tích và rút ra những vấn đề sau: Trẻ hành nghề mại dâm có rất nhiều lý do và tữ những lý do này, chúng tôi phân tích những lý do nào là chính và cần giải quyết theo từng cấp độ. - Cấp vi mô: + Đua đòi thích có tiền ăn xài. + Văn hoá thấp. + Bản thân các em bị ức chế về mặt tâm lý. - Cấp trung mô: + Các em bị chính cha mẹ đưa đi bán trinh. + Bạn bè rủ rê. + Trẻ bị người lớn dụ dỗ. + Trẻ sống trong môi trường có tệ nạn mại dâm. - Cấp vĩ mô: + Quan niệm phong kiến “Trọng nam khinh nữ” + Do quan niệm hiện nay “Mãi dâm với trẻ em an toàn, tránh bị AIDS” + Giải quyết sinh lý với trẻ em sẽ gặp may mắn trong làm ăn. + Luật pháp còn thiếu công bằng đối với người mua dâm, bán dâm và bọn ma cô tú bà. - Cách giải quyết:+ Giải quyết mại dâm tùy từng cas cụ thể. + Vai trò của gia đình rất quan trọng để giải quyết. + Phải có sự tác động vào cá nhân, gia đình, cộng đồng. + Để nối kết trẻ với gia đình và cộng đồng cần có nhân viên xã hội. + Thay đổi luật pháp.

Page 8: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

Nhóm 2: Trường hợp trẻ bị ngược đãi về mặt tinh thầnGiải quyết cas cụ thể, một học sinh cấp 3 sống trong một gia đình khá giả ở tỉnh X. Bản thân em học giỏi. Bố rất thương con nhưng lại có thái độ cứng rắn cộc cằn, gia trưởng, cấm đoán con cái vì ông cho rằng xã hội nhiều cạm bẫy nên đã hạn chế các mối quan hệ của con với bạn bè và môi trường xung quanh. Với sự kiểm soát quá chặt chẽ của gia đình, đứa trẻ đã bỏ nhà lên thành phố Hồ Chí Minh, em vào một câu lạc bộ. Ở câu lạc bộ người ta nhật xét thấy em có tính thích chứng tỏ mình, nhân viên xã hội tiếp cận gia đình giúp gia đình nhận thấy thái độ sai trái đối với con và giúp trẻ hồi gia một cách an toàn. Vận dụng dựa trên một số kỹ năng đã học: - Phân tích được các cấp độ. - Sự tương tác giữa thành viên trong hệ thống (cá nhân và gia đình). Về cá nhân: có sự mơ hồ về vai trò đứa bé có sự giằng xé về vai trò làm con và nhu cầu cá nhân. Về gia đình: - Mơ hồ về vai trò; người bố không nhận thức đúng về trách nhiệm làm cha. - Mâu thuẫn về vai trò trong gia đình. Giải thích theo thuyết âm dương - Sự cứng rắn của cha đưa đến Bùng nổ - Sự cương quyết của con Đứa bé được nhân viên xã hội nâng cao nhận thức đã trở về tác động với gia đình. Về xã hội: do văn hóa phương Đông, người cha luôn có sự áp đặt đứa bé. Giải pháp: - Nhân viên xã hội phải tạo ra năng lượng cho cá nhân trẻ, giúp cho người cha nhận rõ về vai trò, có nghĩa là phải xác định ranh giới của hệ thống cho cả cha và con. Khi tác động vào gia đình nên tác động vào người có uy tín trong gia đình. ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ NGHÈO ĐÓI ĐỐI VỚI SỨC KHỎE TÂM THẦN:

10

Page 9: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

11

Ở Mỹ có một số nghiên cứu về nghèo đói và sức khỏe tâm thần của trẻ em, nghèo đói làm giảm sức khỏe tâm thần trẻ em và người lớn và ảnh hưởng đến sự phát triển của con người. Người ta có đo lường sức khoẻ tâm thần của trẻ em, thiếu niên và người lớn. Và chúng ta biết rõ về ảnh hưởng của nghèo đói đối với sự nhận thức, lao động, học đường, sức khỏe về mặt cảm xúc. - Đối với trẻ em: Nghèo đói có một ảnh hưởng rất mãnh liệt đối với trí thông minh của trẻ em, làm giảm đi trí thông minh và khả năng truyền đạt, và nhiều vấn đề về hành vi. - Đối với thiếu niên ảnh hưởng đến việc học, học càng ngày càng dở, bỏ trường sớm. Trẻ lớn lên trong sự nghèo đói làm giảm khả năng tìm việc làm. + Trẻ em trong gia đình nghèo có nhiều vấn đề về tinh thần, sức khỏe, thể chất... khó khăn trong mối quan hệ với cha mẹ, thầy giáo, người lớn (trẻ em nghèo ở Mỹ có xu hướng bị loại khỏi trường học vì các hành vi của chúng). Trong những cuộc nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi mời sinh viên và cha mẹ đánh giá, cho điểm về hành vi của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy nghèo đói có liên quan mật thiết đến vấn đề của hành vi, và từ 5 đến 8 tuổi trẻ em trong gia đình nghèo thua kém các trẻ em trong gia đình có thu nhập, và trẻ em trong gia đình có thu nhập chút đỉnh không giỏi bằng trẻ em trong gia đình có thu nhập khá. Trẻ em nghèo hay quậy phá hung hãn hơn những đứa khác (cũng như chúng ta nói đàn ông lớn tuổi bực bội đánh vợ) chúng phải quậy để xổ những bực bội của chúng, có nhiều vấn đề về tâm thần hơn. + Trẻ ở tuổi dậy thì: Các cuộc nghiên cứu cho thấy nghèo đói có ảnh hưởng gián tiếp đến hành vi con người, ảnh hưởng đến cha mẹ. Cha mẹ gia đình nghèo dễ xô xát mâu thuẫn, đánh nhau hơn, trẻ em dễ bị ảnh hưởng. Trẻ vị thành niên diễn tả sự bực bội của mình bằng hai cách: thứ nhất bằng vấn đề nội tâm, trầm cảm lo âu và cách thứ hai bên ngoài chúng tỏ ra hung hãn hơn, có nhiều vấn đề về hành vi hơn, đi vào quậy phá, gặp nhiều rắc rối, ở trường và trong khu xóm, chúng tôi gọi là hành vi nguy cơ như hút thuốc lá, sử dụng chất ma túy, uống rượu. Hành vi này đặt trẻ mới lớn rơi vào nguy cơ làm cho tình trạng trầm trọng hơn. Khi điều tra ở các trẻ mới lớn thì thấy trẻ em trong gia đình nghèo, hiện tượng này nặng hơn. - Nghèo đói đối với người lớn: Tình trạng nghèo đói làm cho người lớn gặp sự căng thẳng triền miên và trở thành văn hoá của người lớn trong nghèo đói, sự thiếu thốn liên tục, những nhu cầu không thỏa mãn được, nó trở thành những trở ngại, những đe dọa cho phúc lợi của họ, họ không có những khủng hoảng trầm trọng lớn thí dụ tối

Page 10: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

12

không đủ ăn và sự thiếu thốn nhu cầu cơ bản nầy liên tục và ở vài nước có lúc người ta đàn áp những người nghèo nầy. Ở Mỹ, có từ “đổ lỗi cho nạn nhân”, nghĩa là trừng phạt người đi vào cộng đồng để có quan hệ tình dục với trẻ em nghèo chứ không trừng phạt những đứa trẻ nầy vì các em là nạn nhân của cuộc sống nghèo đói và đi vào mãi dâm để sống còn. Chúng ta không thể đến để chỉ trích, phê phán, kết tội các em. Song song đó lại có những biện pháp trừng phạt đối với người nghèo. Và có khi sự chịu đựng này không được nữa, thì người ta bùng nổ ra, có thể người đó bị khủng hoảng tâm thần và vi phạm tội nào đó. Thường người ta mòn mỏi về sự nghèo đói và mức độ của stress khó thấy hơn, người ta thụ động chịu chấp nhận số phận, họ cảm thấy sự tuyệt vọng và vô vọng, họ tự cô lập họ đối với người khác. Trong ngôn ngữ của lý thuyết về vai trò có từ gọi là sự co rút vai trò (role contraction). Thành ra cha mẹ nghèo ngưng lập gia đình, ngưng không tìm việc làm, trẻ em nghèo ngưng không muốn học nữa. Cách người ta thích nghi với hoàn cảnh là sự từ từ khép kín, từ từ bỏ cuộc, sự thay đổi này thường nằm ở bên trong và thường chúng ta không nhận ra được. Trong các cuộc nghiên cứu, stress là sự căng thẳng đè nén của nghèo đói tăng theo năm tháng, kết quả là rối loạn bệnh tật về tâm lý nặng hơn, có những vấn đề cảm xúc tâm lý nghiêm trọng hơn, việc nầy xảy ra gấp 2,5 so với người có tiền. Họ bị trầm cảm, sự trầm cảm này nếu không là bệnh lý thì cũng sẽ là trầm cảm triền miên. Nếu ta quan sát vấn đề trầm cảm giữa nam và nữ thì nữ thường bị nặng hơn. Ở Mỹ, tỉ lệ li dị cao, thường người mẹ phải gánh trách nhiệm nuôi con, trong gia đình người mẹ là chủ gia đình (đặc biệt là trong gia đình nghèo) vấn đề trầm cảm nhiều hơn giới khác nhiều. Khi ta bàn về cộng đồng, điều này tệ hại hơn khi người phụ nữ phải một mình nuôi con mà không có sự hỗ trợ khác, không gia đình, không có bạn thân, không có các dịch vụ về trẻ em. Nhưng sự thiếu thốn nầy đàn bà bị nặng hơn nhiều, không chỉ là trầm cảm họ có thể bị tâm thần phân liệt (bệnh tâm thần nặng nhất). Nguyên nhân rối loạn tâm lý sâu nầy đó là stress triền miên của nghèo đói vì không thấy lối ra nào hết, họ tự cô lập với xã hội và những người có vấn đề sức khoẻ tâm thần này dễ đi vào nghiện ngập, đối với nam họ dễ ngược đãi phụ nữ và trẻ em nhiều hơn. Nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa nghèo đói và sức khoẻ tâm thần, nhưng người ta chưa thấy rõ tiến trình nghèo đói thâm nhập vào hệ thống của chúng ta thế nào, chúng ta không thấy con đường nghèo đói len lỏi vào chúng ta, có thể nó khác nhau ở từng giai đoạn, có thể khi còn bé sự thiếu dinh dưỡng đã tác động đến trí thông minh, đến bộ não của

Page 11: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

13

các em. Có những ví dụ cho thấy sự stress triền miên tác động đến cơ thể của chúng ta và người ta nghĩ rằng có những yếu tố về hóa học làm con người mất đi khả năng chống bệnh. Chúng ta đang nói con đường nghèo đói đi đến cá nhân. Đối với những trẻ em còn ở trong bụng mẹ và trẻ sơ sinh không đủ dinh dưỡng, khi trẻ lớn lên, sự căng thẳng của bố mẹ hoặc những bậc cha mẹ quá khó khăn, quá cứng rắn đã ảnh hưởng đến hành vi của trẻ. Tuy nhiên không phải người nghèo nào cũng bị ảnh hưởng như thế vì mỗi người đều có cách đối kháng. Có 3 nhân tố giúp chúng ta có khả năng đối kháng: Tính khí của mỗi người. Khả năng suy nghĩ. Có nguồn năng lực cao và có tính năng động, có khả năng tập trung suy nghĩ lại. - Những tính khí đó giúp mỗi người chúng ta đối đầu với những khó khăn căng thẳng do nghèo đói mang đến. - Có sự ủng hộ của gia đình, những gia đình có sự ấm cúng thương yêu cho ta những tình cảm tốt đẹp, cho chúng ta tình đoàn kết sự đồng tình trong gia đình và quan trọng nhất là có một người nào đó trong gia đình quan tâm chăm sóc đến chúng ta, người đó có thể là anh chị, cô dì chú bác ông bà, giúp chúng ta có khả năng đối đầu. - Sự bảo vệ từ bên ngoài hệ thống, bên ngoài gia đình: Một người nào đó bên ngoài gia đình quan tâm giúp đỡ có thể là người thầy, hàng xóm, nhà thờ hoặc một người lớn tuổi nào đó.

Page 12: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

CÁC HỆ THỐNG TƯƠNG TÁC TRONG MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI CÁC LỰC XÃ HỘI Chính trị Kinh tế Môi trường Ý thức hệ

MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI

14

MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC HỆ THỐNG TÂM -SINH - XÃ HỘI

HỆ THỐNG TRUNG MÔ

Gia đình Nhóm

HỆ THỐNG VĨ MÔ

Các cơ sở định chế Văn hoá Các tổ chức

Cộng đồng

Hệ thống vĩ mô

HỆ THỐNG VI MÔ (Cá nhân)

Giá trị văn

hoá

Giả thuyết ý thức hộ

Hệ thống vi mô (Cá nhân)

Hệ thống trung mô Gia đình Nhóm

Mạng lưới

của cha mẹ

Nơi làm việc

của cha mẹ

Page 13: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

Hệ thống sinh học

Hệ thống xã hội

Hệ thống tâm lý

15

Page 14: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

16

NỘI DUNG TẬP HUẤN NGÀY HAI (8/7/1997) - NGHÈO ĐÓI (Con đường mà sự nghèo đói thâm nhập vào đầu óc trẻ em, thanh niên, và người lớn). Về trẻ nhỏ, về dinh dưỡng: Qua nghiên cứu, chúng ta biết là trẻ nhỏ sống trong sự nghèo đói thì không được phát triển thể chất tốt. Ảnh hưởng của sự nghèo đói đối với trẻ nhỏ có mức độ nghiêm trọng hơn so với tuổi thanh niên và người lớn. Yếu tố thứ nhất là thiếu dinh dưỡng, thứ hai là đứa trẻ không tập trung chú ý trong việc học tập. Sống trong cảnh nghèo đói trẻ em nghèo có thể bị ảnh hưởng do môi trường không trong sạch, thiếu vệ sinh, và do môi trường vệ sinh xung quanh. Ở Mỹ, có những chung cư người ta sơn tường bằng chất chì và có những đứa trẻ bốc sơn tường để ăn, khi bốc ăn chất chì sẽ ảnh hưởng đến trí óc của trẻ. Những đứa trẻ trong vùng nghèo đói có dịp tiếp xúc với hóa chất độc. Một trong những vấn đề chúng tôi gọi là rối loạn về sự thiếu tập trung chú ý (Attention dificit disorder) có thể là đứa trẻ rất linh hoạt nhưng không thể ngồi yên, không thể tập trung. Các bệnh có thể thấy ở trẻ em như suyễn, ở những nhà có nhiều côn trùng mang mầm bệnh. Có những trẻ không bị ảnh hưởng nghiêm trọng như vậy nhưng vấn đề suy nghĩ và học hành, một con đường của sự nghèo đói là thông qua môi trường dinh dưỡng kém thiếu vệ sinh. Nghèo đói thâm nhập vào gia đình từ đó ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ phụ thuộc vào gia đình, vào bố mẹ, thông qua đó sử dụng nguồn tài nguyên vĩ mô. Những gia đình nầy là những gia đình không có khả năng để sử dụng nguồn tài nguyên của xã hội. Khi họ đấu tranh để có tài nguyên mà đứa trẻ cần thiết, chính trong quá trình đấu tranh đó, những bậc cha mẹ nầy thường không được mạnh khỏe về tình cảm, về thể chất, về tâm lý so với những bậc cha mẹ có khả năng tìm việc làm và tiếp cận được những nguồn tài nguyên ngoài xã hội. Các bậc cha mẹ trong gia đình nghèo ra ngoài xã hội thì gặp khó khăn và có vấn đề cho nên họ trở nên khó chịu, do đó có ảnh hưởng đến trẻ, những bậc cha mẹ này thường cứng rắn, nghiêm khắc, không lắng nghe lý lẽ mà luôn luôn áp đặt. Các nghiên cứu cho thấy các bậc cha mẹ có khó khăn thường là kết quả của sự nghèo đói và ảnh hưởng lên trẻ. Chúng ta cần phải có nhận thức khi làm việc với những bậc cha mẹ, cần tách biệt những mục đích mà cha mẹ đang muốn hướng tới, với những phương tiện để đạt tới mục đích của họ. Trong thí dụ ngày

Page 15: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

17

hôm qua các bạn đưa ra về người bố và đứa con: nếu tôi được làm việc với người cha đó ở Mỹ, tôi sẽ chỉ cho ông biết là tôi rất tôn trọng mục đích của ông, tôi sẽ chỉ cho ông ta thấy ông là người cha tốt bởi vì ông muốn bảo vệ gìn giữ đứa con khỏi bị ảnh hưởng xấu ở bên ngoài. Vấn đề ở đâây là ông sử dụng phương tiện để đạt mục đích tốt của mình thì không có hiệu quả, điều để có thể làm việc được, để tạo quan hệ với người cha đó là tôn trọng điều đúng, điều tốt ở ông ta đó là ông ta là một người cha tốt... điều thứ hai là ông ta muốn có điều tốt cho đứa con của ông ta. Vấn đề của ông ta là ông muốn con khỏe mạnh và thành công trong cuộc đời, chúng ta làm việc với ông ta và cung cấp cho ông một số kỹ năng và một số phương cách để tạo ra một sự giúp đỡ, một kỹ luật thích hợp cho đứa con. Về trẻ em mãi dâm vị thành niên có thể do cha mẹ bán đi, có thể do gia đình đó muốn bảo vệ các thành viên còn lại trong gia đình thoát đói nên phải hy sinh đứa trẻ. Ở đây mục đích có thể là mục đích tốt, đó là sự sống còn của toàn gia đình nhưng phương tiện mà họ sử dụng là cái điểm mà khi ta làm việc với gia đình này ta giúp để họ thay đổi, gia đình này còn có cách làm khác để sống còn không? Nếu ta nghĩ xấu về gia đình đó và đánh giá họ hoặc nghĩ xấu về đứa trẻ đó, ta sẽ không tham gia với họ một cách tôn trọng. Cũng có những trường hợp cha mẹ bán con đi vì cờ bạc, cần tiền để trả nợ, cần tiền để nghiện ngập, hay những giá trị đối với họ là những điều họ muốn hay họ thích. Chúng ta cần giúp họ thay đổi những quan niệm về giá trị của họ và lúc đó mục đích cũng sẽ khác đi và phương tiện cũng khác đi - đó là con đường mà chúng ta phải trải qua. Về cơ cấu gia đình: Khi đứa trẻ lớn lên trong một gia đình không đủ cha mẹ cũng tạo ra vấn đề. Trong một gia đình chỉ có một cha hoặc chỉ có một mẹ thì họ không đủ thời gian để chăm sóc trẻ... nghĩa là người đó không kiểm soát, không đem lại tài nguyên cho đứa trẻ. Những gia đình đơn thân này lại ít được sự hỗ trợ của xã hội, cảm thấy bị cô lập nhiều hơn đối với thế giới bên ngoài, họ cảm thấy xuống tinh thần. Khi sự việc xảy ra nó ảnh hưởng toàn bộ tới những đứa trẻ trong gia đình đó. Trong một lĩnh vực nghiên cứu khác là những rối loạn bên trong gia đình, những gia đình đối phó với nạn bạo hành, nghiện ngập, AIDS, vô gia cư... dĩ nhiên đứa trẻ sống trong những gia đình này bị ảnh hưởng và những gia đình này không có nguồn lực về tài nguyên để chăm lo cho trẻ, họ không có những năng lượng cần thiết để nuôi dưỡng để quan tâm đến trẻ, tạo cho trẻ một cảm giác an toàn. Trong những gia đình đó, cha hoặc mẹ bỏ đi, trẻ bị bỏ bê, bị ngược đãi, trẻ sống trong gia đình có cha hoặc mẹ nghiện ngâäp, trầm cảm tất cả điều đó đem lại cho đứa trẻ sự nghèo đói vào tuổi vị thành niên.

Page 16: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

18

Mối tương tác giữa gia đình và trẻ vị thành niên Căng thẳng về kinh tế, stress tác động ảnh hưởng đến cách cha mẹ đối xử với con cái, vì đứa trẻ lớn lên nó cảm nhận được sự căng thẳng kinh tế mà cha mẹ nó đang có, cha mẹ sổ những bực bội vào con mình, trong những gia đình này có những mâu thuẫn về gia đình hơn, nó làm giảm chất lượng của việc làm cha mẹ, làm tăng sự căng thẳng giữa cha mẹ với con cái mới lớn. Trong những gia đình này việc hoà nhập văn hoá mới rất khó khăn, đặc biệt là những bậc cha mẹ.

Page 17: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

19

Nghèo đói tác động đến xóm giềng: Trẻ sống trong khu xóm chỉ có những người nghèo mà thôi và có những gia đình ổn định, trẻ ít có nguy cơ. Nếu sống trong những cộng đồng nghèo hoặc không nghèo, không có một sự bảo trợ cho đứa trẻ, những hành vi tiêu cực có tính lây lan, trẻ trong các khu xóm không tốt sẽ gặp những trẻ khác có hành vi tiêu cực và bắt chước, do áp lực của nhóm bạn. Một nghiên cứu đã nêu lên được mối quan hệ giữa khu xóm nghèo và trẻ mới lớn. Ở những xóm nghèo này tỉ lệ thất nghiệp cao, trường không có, người dân bị cô lập với thế giới bên ngoài, có những tấm gương không tốt, có những thành kiến đối với người nghèo, có những ảnh hưởng xấu của các nhóm. Tất cả các cái này hòa trộn với sự nghèo đói, tạo ra ảnh hưởng xấu đối với trẻ. Mối tương quan giữa nghèo đói và người trung niên Kết quả nghiên cứu chỉ rất rõ sự căng thẳng về kinh tế ảnh hưởng đến người lớn, nhiều cuộc nghiên cứu chứng minh rằng thất nghiệp là chỉ báo rõ ràng nhất đó là sự xuống tinh thần, trầm cảm đối với cả nam lẫn nữ, đặc biệt là đối với những cha mẹ có con còn nhỏ. Sống trong cảnh nghèo các cặp vợ chồng hay gặp rắc rối, thường hay cãi nhau liên tục về số tiền ít ỏi của mình. Các cuộc nghiên cứu này cũng nói lên rằng phụ nữ có con là những người dễ bị tổn thương nhất. Có một công việc để làm ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý, nếu có một công việc thích thú, sự dễ chịu của bạn về tâm lý - tình cảm sẽ phát triển còn những người không làm việc hay không tìm ra việc họ dễ bị stress, buồn bực nhiều hơn. Cuộc nghiên cứu này cũng nói rằng phụ nữ ra bên ngoài làm việc thì những người đó có cuộc sống gia đình hạnh phúc hơn, họ thường thích thú với công việc của mình, chắc chắn họ cảm thấy hạnh phúc. Ở Mỹ, công tác là một cơ hội, một công việc để có nhiều mối quan hệ với người khác. Phụ nữ nghèo nếu có việc làm sẽ có những tác động tích cực nhiều hơn. Đối với những phụ nữ nghèo ở khu xóm nghèo ít có mối quan hệ tốt. Văn hóa: văn hóa nối kết mọi người lại với nhau, văn hóa bao gồm hành vi con người trong đời sống bên ngoài, bao gồm những giá trị mà chúng ta trân trọng, và những chuẩn mực bình thường mà chúng ta đối với nhau cái gì là thích hợp. Văn hoá là phong thái, phong cách, cách chúng ta chào hỏi lẫn nhau, cái giá trị đạo đức mà chúng ta trân trọng. Văn hoá là công cụ để người ta liên hệ với nhau. Văn hoá hình thành tiến trình thành nhân của mình, văn hóa ảnh hưởng từ vĩ mô trung mô đến vi mô đối với chúng ta, giúp chúng ta thẩm định giá trị của nhau.

Page 18: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

20

Gia đình là đơn vị giá trị, bản chất của văn hoá để truyền đạt văn hóa cho cá nhân trong gia đình, cho nên nếu gia đình có rắc rối thì gia đình không có khả năng truyền đạt những kỹ năng xã hội hoá cho con cái trong gia đình, gia đình gặp rắc rối thường xã hội hoá con cái một cách méo mó. Thí dụ: Ăn cắp để kiếm sống. Các công cụ mà xã hội sử dụng dựa vào giác quan như nghe, thấy, ngửi, có những công cụ làm tăng sự sử dụng giác quan của chúng ta và điện thoại giúp ta nói được rất xa, chúng làm cho sự vật gần chúng ta hơn. Có những công cụ giúp chúng ta tăng cường kỹ năng vận dụng của chúng ta, làm cho chúng ta di chuyển rất xa, và có những sản phẩm văn hoá giúp cho chúng ta suy nghĩ tốt hơn, và chúng ta đang học để tăng cường khả năng học của chúng ta. Các cộng đồng Có những nghiên cứu khác cho thấy cộng đồng ảnh hưởng đến bệnh tâm thần. Ở những cộng đồng đông đúc dân cư, dễ bị tâm thần hơn, tâm thần phân liệt ở thành phố cao hơn nông thôn, tỉ lệ khác nhau ở các tầng lớp khác nhau, giai cấp thấp nhất là giai cấp dễ bị tâm thần nhất? Tại sao? Vì bởi có những căng thẳng triền miên đeo đẳng đối tượng đó suốt cuộc đời. Công nghiệp phát triển, nhà máy mọc nhiều, mọi người đổ dồn lên thành phố tìm việc. Trước tiên ai là người sống trong cộng đồng, người nghèo làm xuống cấp vấn đề giáo dục. Cộng đồng nghèo có hai vai trò của trẻ em là đi học và học nghề để trở thành người lớn tốt, bị đẩy ra ngoài đường và đi vào con đường tội phạm. Cộng đồng này xã hội hoá gia đình và gia đình lại là nơi xã hội hoá đứa trẻ mặc dầu cộng đồng có ảnh hưởng nhưng ảnh hưởng của gia đình vẫn là mạnh nhất. Những người giúp đỡ nằm bên ngoài của cộng đồng, hành động đó cũng có thể giúp gia đình qua cơn khó khăn nhưng lại làm yếu đi sự giúp đỡ của cộng đồng đối với gia đình, ngoài sự giúp đỡ gia đình vẫn cần sự giúp đỡ trong mạng lưới ở cộng đồng, nghiên cứu cho thấy nếu cha mẹ có sự ứng xử tốt thì sẽ có lối hành xử tốt với con cái. Một đặc điểm ở cộng đồng có ảnh hưởng đến trẻ em là: 1. Sự di chuyển của mọi người đi và đến cộng đồng. 2. Tuổi 3. Cấu trúc của gia đình trong cộng đồng.

Page 19: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

21

Những vấn đề này đều ảnh hưởng đến sự ngược đãi trẻ, đến hành vi sử dụng ma túy. Tuy nhiên, có những cha mẹ có những hành vi không tốt đối với con cái, cha mẹ ngăn cản làm cho trẻ không phát triển một cách bình thường, cơ hội phát triển bị giới hạn. Trong những gia đình lành mạnh có nhiều thiết chế xã hội, tất cả mọi người đều hỗ trợ những giá trị lành mạnh, họ khuyến khích trẻ tuân thủ những giá trị đó. Trong cộng đồng không được lành mạnh thì ít có sự quan hệ cha mẹ giúp con cái sử dụng cộng đồng. Cộng đồng nghèo có nhiều sự bạo hành: Hàng ngày có những cuộc cạnh tranh sống còn, lối sống có nhiều âu lo căng thẳng triền miên, có những vấn đề tệ nạn khác gắn liền với căng thẳng này, trẻ em có thể nhìn thấy những bạo lực như bắn súng trên đường phố, điều làm cho những khó khăn này có thể giảm là một hệ thống cơ chế xã hội lành mạnh được phát triển thêm ra. Chính những người trong khu phố liên kết nhau lại để xây dựng tầng vĩ mô. Ở Mỹ có những người thị trưởng dùng sức mạnh đề đạt với Trung Ương trao quyền lại cho vùng, ví dụ: người ở vùng nghèo tập trung lại để đòi hỏi những dịch vụ như dịch vụ y tế, những nhà do chính quyền đài thọ xây cất. Cho nên khi làm việc với cộng đồng chúng ta phải tìm hiểu năng lực cộng đồng trên gia đình, và giúp người dân trong cộng đồng cùng hợp tác làm việc với nhau để ngày một nâng cấp lên. Chương trình này được gọi là “Cuộc chiến chống lại nghèo đói”. Cha mẹ trong gia đình nghèo trở thành những cha mẹ tốt hơn, tạo ra cho trẻ đi học sớm hơn, nhân viên xã hội cần phải làm việc với cha mẹ để nâng kỹ năng làm cha mẹ, nâng cao các dịch vụ cho người dân trong cộng đồng để họ ý thức tạo sự gắn bó với nhau. Đây là một thí dụ - Bạn làm gì với trẻ cũng sẽ ảnh hưởng đến sự lớn lên của trẻ. - Trẻ tự tin tự đánh giá mình tích cực. - Công tác xã hội tạo được sự tự tin nơi trẻ thì trẻ sẽ thành công. - Sự hỗ trợ khác đó là thông tin, nhân viên xã hội, bác sĩ, thầy giáo, láng giềng, thông tin cho trẻ, giúp trẻ... thì đó là sự hỗ trợ tốt nhất. - Hỗ trợ về mặt công cụ, nếu không có họ hỗ trợ. Thảo luận nhómCác học viên chia thành 3 nhóm nhỏ, sử dụng những điều đã học, chọn một cộng đồng (hoặc một phường, quận, thành phố) nghiên cứu những vấn đề: - Xác định nhu cầu và vấn đề của cộng đồng.

Page 20: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

22

- Chọn mục tiêu. - Trong cộng đồng chọn thì có những tài nguyên và sức mạnh nào. - Xác định những tài nguyên còn tiềm ẩn. - Thiết lập một chiến lược để giải quyết. - Thẩm định giá trị chiến thuật chiến lược thành công cỡ nào, tại sao thành công? Nhóm 1 1. Chọn cộng đồng Phường 14, Quận 8 (Buôn bán phổ thông) 2. Nhu cầu chính: có công ăn việc làm Vấn đề: nhiều vấn đề xảy ra: trẻ suy dinh dưỡng, bỏ học nhiều, trình độ văn hóa thấp, không tay nghề, môi trường ô nhiễm. - Tính bảo thủ của người nông dân. - Tệ nạn xã hội. Vấn đề cần quan tâm: trẻ suy dinh dưỡng, bỏ học, không có tay nghề. 3. Mục tiêu: tạo việc làm ổn định cho người dân. 4. Tài nguyên cộng đồng: - Cộng đồng là ốc đảo, tài nguyên xung quanh có thể tạo công ăn việc làm. - Người dân rất siêng năng cần cù. 5. Tiềm năng tiềm ẩn: Mối quan hệ gắn bó giữa con người với con người (văn hoá nông thôn, tình làng nghĩa xóm) 6. Chiến lược: - Tạo việc làm ổn định tăng thu nhập cho người dân + Những tổ hợp nhóm nhỏ do cá nhân quản lý (giúp họ bằng cách vay tín dụng xóa đói giảm nghèo) 7. Sau 3 năm sẽ đạt 60% Góp ý của Giảng viên * Nên cắt mục tiêu thành những mục tiêu ngắn trước mắt để họ có thể nhìn thấy thành quả ngay. * Tôi nhận thấy cộng đồng này gắn bó với nhau rất tốt, nhóm phụ nữ đã thường xuyên vãng gia nắm tình hình trong cộng đồng để hỏi xem mỗi thành viên trong cộng đồng có thể làm gì để giúp ích cho họ. Thí dụ một thành viên có thể dạy một nghề mình biết để đóng góp cho cộng đồng, một thành viên khác có học vấn cao có thể dạy trẻ trong cộng đồng, dùng chính sức mạnh trong cộng đồng để hỗ trợ cho

Page 21: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

23

cộng đồng. Nhóm cộng đồng sẽ cho những thành viên này những phiếu chấm công để được hưởng những quyền lợi gì đó về sau, có thể trong cộng đồng có một người nào đó có phương tiện chuyên chở hỗ trợ cho cộng đồng, họ được chấm công để được hưởng một dịch vụ nào đó miễn phí chẳng hạn như dịch vụ y tế,... Nhóm 2 1. Chọn Phường10, Quận 8 2. Vấn đề: - Ô nhiễm môi trường, vệ sinh công cộng trên sông (thói quen văn hoá tập quán làm tăng thêm sự ô nhiễm). - Nhà nước sắp giải toả các nhà vệ sinh trên sông. Nhu cầu: có nhà vệ sinh riêng cho từng hộ dân (những nhà ở đất liền). 3. Mục tiêu: hỗ trợ xây nhà vệ sinh cho từng hộ dân, có một nhà vệ sinh riêng cho mỗi hộ trong đất liền. 4. Tài nguyên: - Sức mạnh trong cộng đồng, lao động có tay nghề, trong cộng đồng hầu hết người dân đều yêu thích lao động. - Có sự tham gia đóng góp tài chính của dân. 5. Tiềm năng tiềm ẩn: - Những hộ khá tự xây nhà vệ sinh lấy. - Hộ khá tương trợ cho hộ nghèo xây dựng cầu. (họ phải thay đổi thói quen vì nhà nước sẽ giải tỏa các nhà vệ sinh trên sông) 6. Chiến lược: - Giáo dục và tuyên truyền. - TaÏo điều kiện để mỗi nhà có nhà vệ sinh riêng bằng cách động viên và cho họ vay tiền. - Tác động vào những đối tượng quan tâm trong cộng đồng. 7. Thay đổi ý thức cần phải có thời gian. Góp ý của Giảng viên

Page 22: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

24

* Nếu không có sự hỗ trợ của cơ quan, ta có thể thay đổi thói quen của họ bằng cách chỉ cho họ thấy thói quen làm ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ con em họ, nếu họ coi trọng người lớn tuổi, tình trạng ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nếu họ coi trọng tổ tiên ta sẽ chỉ cho họ thấy sự ô nhiễm ảnh hưởng đến trẻ em, mà tổ tiên thì rất coi trọng đến sức khoẻ trẻ em.

Page 23: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

25

Nhóm 3 1. Chọn cộng đồng Cầu Hàn - Tân Thuận Tây. 2. Nhu cầu - Cần đầu tư vốn để tạo công ăn việc làm Cải thiện hạ tầng cơ sở như cải thiện điện, nước, đường sá, nhà trẻ, chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, phòng chống AIDS. Vấn đề: Mãi dâm, nghèo đói, thất học, cho vay nặng lãi. 3. Mục tiêu - Tạo việc làm để giảm mãi dâm. - Dạy học để giảm thất học. 4. Tài nguyên: - Có cơ sở may, xí nghiệp đông lạnh, một vựa muối nhỏ, Hội Phụ Nữ mạnh. - Chính quyền hỗ trợ tích cực (chủ tịch là chủ dự án). 5. Tiềm năng tiềm ẩn: - Hội bảo trợ, phát triển niềm tin bằng tôn giáo, dùng dư luận quần chúng để làm trong sạch môi trường 6. Chiến lược: * Trước mắt - Dạy nghề, dạy chữ cho thanh thiếu niên (giới thiệu những em muốn học nghề đến trung tâm dạy nghề của quận). - Vận động chính quyền giáo dục thường xuyên cho người dân để nâng cao nhận thức. * Thời gian: 1 năm cho vấn đề dạy chữ dạy nghề 1 năm thay đổi nhận thức cộng đồng Giảng viên nhận xét kết quả buổi thảo luận Chúng ta đã bàn với nhau suốt hai ngày về tầm vĩ mô, trung mô và vi mô, về những lý thuyết và những cách làm việc tại cộng đồng. Qua buổi thảo luận hôm nay chúng tôi rất thích thú và phấn khởi về sự hiểu biết của anh chị trong cộng đồng. Mỗi nhóm có thể đi cùng với chúng tôi về Mỹ để dạy về Phát Triển Cộng Đồng ở Đại Học.

Page 24: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

26

Page 25: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

NỘI DUNG TẬP HUẤN NGÀY BA (9/7/1997) - Nhóm. + Cấu trúc nhóm. + Văn hoá nhóm. - Gia đình, cơ cấu gia đình. + Chức năng gia đình. + Cơ cấu gia đình. + Văn hoá gia đình. + Biểu đồ sinh thái. + Quyền lực trong gia đình. 1. NHÓM: 1.1 Cấu trúc nhóm:Khi bàn về nhóm có hai cách suy nghĩ: - Tìm hiểu vai trò của nhóm có thể có trong xã hội vĩ mô thế nào? và cũng có thể tìm hiểu những gì xảy ra cho con người ngay trong các nhóm? Đó là vai trò của nhóm trong cộng đồng và xã hội. - Và cách nhìn thứ hai mang tính vi mô nghĩa là những gì xảy ra cho cá nhân ngay trong nhóm. Định nghĩa về nhóm mang tính cấu trúc, khi người ta làm việc với nhau và tương tác lẫn nhau và với thời gian, sẽ xuất hiện cấu trúc. Nhóm có một ranh giới bên ngoài và ít nhất là một ranh giới bên trong, nghĩa là có những tiêu chuẩn để xác định ai là thành viên trong nhóm và ai không là thành viên trong nhóm. Cũng có những tiêu chuẩn khác để xác định ranh giới nhóm. Đối với một nhóm cần phải tìm hiểu ranh giới để phân biệt nhóm với bên ngoài. Khi người ta tương tác với nhau người ta bắt đầu phân biệt các thành viên. Thí dụ như ở Đại học, những người có kiến thức nằm ở bên trong hoặc ở trong quân đội người có vị trí cao nhất là tướng thường đứng ở trung tâm. Và vòng bên trong là vị trí của lãnh tụ.

27ranh giới bên ngoàiranh giới bên trong

Page 26: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

28

Khi đến với nhóm người ta sẽ để ý đến người lãnh tụ nhiều hơn. Bước đầu khi nhóm mới hình thành, các nhóm viên chưa để ý đến nhau, khi bước vào nhóm chúng ta biết tới một vài người có vị trí đặc biệt trong nhóm, chúng ta vẫn ý thức được về chúng ta và với những người chung quanh, chúng ta ý thức một cách chung chung không rõ rệt lắm. Khi nhóm viên có sự tương tác, họ bắt đầu biết nhau, bây giờ họ không chỉ để ý đến người lãnh tụ, họ bắt đầu đánh giá lẫn nhau. Cách xếp hạng phụ thuộc cái gì họ cho là có giá trị. Thí dụ: trong Đại học, người có ý kiến sáng tạo nhất được xếp ở vị trí cao. Vị trí và vai trò nhóm giúp chúng ta hiểu hành vi trong nhóm. Đối với các nhóm muốn hoạt động tốt, có hai vai trò phải được thực hiện: - Vai trò mang tính công cụ (vai trò hoạt động chuyên môn). - Vai trò mang tính tình cảm (vai trò hỗ trợ tình cảm). Trong nhóm phải có người đóng vai trò công cụ và có người đóng vai trò tình cảm. Người đóng vai trò công cụ thúc đẩy nhóm đạt được mục tiêu để hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng nếu trong nhóm chỉ có người thúc đẩy công việc để đạt được mục đích thì cũng có khó khăn. Trong nhóm muốn hoạt động tốt cần có người quan tâm đến tình cảm, tâm lý, quan tâm đến xúc cảm của nhóm viên. Chẳng hạn như người đó phát hiện trong nhóm có người muốn phát biểu nhưng họ còn nhút nhát, người đó sẽ đề nghị nhóm viên đó phát biểu, không những thế người đó còn nói lên những điểm tích cực của các nhóm viên khác để họ tương tác với nhóm. Trong nhóm, một người khó có thể đóng một lúc cả hai vai trò. Nhóm được đánh giá tốt khi cả hai vai trò này cùng hiện diện. Ngoài ra có những vai trò khác mà người ta cũng cần phải quan tâm, đó là những vai trò chỉ nhằm phục vụ cho bản thân mình mà thôi, không quan tâm đến người khác, những người này thường không thích thỏa hiệp với ai cả, họ luôn luôn bất đồng với mọ người, tạo mâu thuẫn, họ độc quyền, thích nắm quyền lực, đối với những người này nhóm cần phải đối phó với họ để nhóm tiếp tục hoạt động. Có những nhóm người ta phân vai cho nhau để cô lập một vài nhóm viên, họ coi những nhóm viên này như những con chiên ghẻ chẳng làm được việc gì cả. Nhân viên xã hội cần phải nhạy bén trước những hiện tượng này, giúp cho các nhóm viên cởi mở nhìn nhau một cách tích cực hơn. Cũng có khi cá nhân

Page 27: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

29

gặp những khó khăn rắc rối trong nhóm chẳng hạn có người vụng về trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. Ở các nhóm trẻ em điều này có thể xảy ra. Chúng ta nên quan tâm đến hành vi của cá nhân trong nhóm vì những hành vi của cá nhân trong nhóm phản ảnh chính xác hành vi của họ ở ngoài xã hội. Mặc dù họ có những biểu hiện khác đi nhưng sớm hay muộn thông qua sự tương tác nhóm, họ sẽ biểu hiện con người thật của họ, họ sẽ biểu hiện những vấn đề mà họ từng có trong quan hệ với người khác, vì vậy nhóm trở thành một tiểu thế giới. Khi chúng ta giúp cá nhân thể hiện hành vi ứng xử tích cực bên ngoài thì bên trong chúng ta cũng dạy cho họ biết cách ứng xử tiêu cực. Chẳng hạn chúng ta có thể mời các nhóm viên nói lên cảm xúc của họ về hành vi của từng người và mời nhóm viên khác giúp cho người đó, tập cho người đó có những hành vi mới. Những hành vi này người ta nói nó mang tính chức năng nhiều hơn, nghĩa là hiệu quả hơn vì đã giúp cho họ có được những điều mà họ mong muốn. Các nhóm thường có xu hướng chia thành nhiều tiểu nhóm. Khi chúng ta tập họp thành nhóm thì không nên quá đông vì có thể họ sẽ không tập trung, chia thành nhiều tiểu nhóm. Thường mỗi nhóm nên có từ 6 - 12 thành viên. Khi bàn về hành vi, năng lực hay năng động nhóm, phần lớn các nhóm có những áp lực từ bên ngoài hay từ bên trong. Nếu nhóm hoạt động tốt thì các áp lực đó trở thành cân bằng hơn, đó là sự gắn bó chặt chẽ giữa các nhóm viên. Khi làm việc với nhóm có hai điểm cần quan tâm, chẳng hạn như nhóm có người có ý kiến này, người kia có ý kiến kia, người khác không đồng ý với cả hai người trước, như thế có sự dấn thân vào nhóm. Nhưng lúc này cần có lực lượng cân bằng trở lại và khi có sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau nhóm dễ dàng thỏa hiệp hơn. Có những người tạo được sự thỏa hiệp và tìm ra giải pháp cho sự khác biệt giữa nhóm viên. Khi thành lập nhóm, người ta quan tâm gắn bó lẫn nhau. Tuy nhiên trong nhóm sẽ có những bất đồng, những sự khác biệt vì làm sao có hai người nhìn thế giới giống nhau có những suy nghĩ và cảm xúc hoàn toàn giống nhau. Khi bạn thật sự dấn thân và bộc lộ suy nghĩ của bạn, chắc chắn sẽ có những va chạm đối với người khác, đó là điều tốt, tốt hơn mọi người làm thinh, và không tham gia. Thứ nhất chúng ta hãy cố gắng tạo ra sự gắn bó với nhau trong nhóm để cùng xử lý các khác biệt và mâu thuẫn luôn phải được cân bằng bởi sự gắn bó với nhau. Nhiều nhóm lại không có sự mâu thuẫn từ bên trong mà lại có những mâu thuẫn xã hội từ bên ngoài.

Page 28: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

30

Trong các nhóm, người ta mong mỏi hai điều đó là sự tương tác và sự mâu thuẫn (đây là sự biểu hiện tham gia tích cực hết mình của các thành viên). Nhưng mâu thuẫn luôn luôn được cân bằng bởi sự quan tâm gắn bó của các thành viên. Khi làm việc với nhóm, nhân viên xã hội phải chỉ rõ cho nhóm thấy được hai mặt này. Internal DysfunctionalHành vi tạo mâu thuẫn (hành vi phản chức năng) - Phát biểu nông cạn - Các thành viên phê phán lẫn nhau, không chú ý lắng nghe ý kiến của nhau. - Hành vi áp đặt khống chế hành vi khác. - Hành vi quyết định đưa ra một cách vội vàng, không xem xét các phương án khả thi khác. - Đặt trọng tâm chú ý vào những điểm không tốt. - Khi các thành viên tranh giành nhau để nói, ai cũng giành thời gian để nói (muốn người khác im để mình nói) - Có một vài thành viên không thấy gây rối loạn, thiếu trách nhiệm về hành vi của mình. - Các thành viên không quan

Cohesive FunctionalHành vi tạo gắn bó - Giao tiếp cởi mở. - Mọi người chú ý tôn trọng ý kiến của nhau. - Tất cả mọi thành viên đều có cơ hội phát biểu ý kiến - Tất cả các thành viên được tham gia làm quyết định, tất cả ý kiến được phát biểu đều được, xem xét đưa ra quyết định. - Tập trung chú ý vào những điều tốt (cần khen ngợi ý kiến tốt) - Khuyến khích mọi thành viên tham gia, khuyến khích từng người một, khuyến khích mỗi thành viên phát biểu ý kiến của mình chứ không phải phát biểu dùm người khác. - Các thành viên trong nhóm cư xử đúng mực, họ chịu trách nhiệm về hành vi của mình,

Page 29: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

31

tâm đủ đến các thành viên khác, cảm xúc của thành viên khác.

chịu trách nhiệm về công việc về nhóm, không đổ thừa cho người khác khi họ cư xử không đúng. - Những thành viên trong nhóm rất tế nhị đối với cảm xúc của thành viên khác, họ ủng hộ tình cảm cho nhóm, họ tạo nên một không khí an toàn để mỗi thành viên cảm thấy có thể phát biểu

Page 30: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

32

1.2 Văn hoá nhóm: Mỗi nhóm đều tạo nên văn hoá riêng của riêng, nên nhóm có cách riêng để làm, có cách riêng để thích nghi. Văn hoá có hai phần vật chất và không vật chất. Nếu ta tham gia một nhóm nghèo mà bạn có một xuất xứ khác, bạn rất khó giao tiếp, khó hiểu được văn hoá của nhóm đó. Khi làm việc với nhóm, chúng ta nên biết về văn hoá của nhóm đó nếu nhóm đó đã từng làm việc với một nhân viên xã hội khác trước chúng ta, có thể là thành viên trong nhóm sẽ nói với chúng ta là cách chúng ta làm việc với họ không đúng. Nếu một giảng viên bị bệnh nghỉ mà tôi phải dạy thế thì những sinh viên sẽ nói với tôi là: Cách thầy dạy không giống cách thầy cũ đã dạy hoặc Thầy nói nhiều hơn giáo viên cũ... Họ có thể phát biểu như vậy bởi vì trong quá trình làm việc trước đây họ đã tạo nên văn hoá riêng. Nếu mà tôi chú ý một chút là trước khi vào dạy ở lớp đó tôi nên có một nghiên cứu về văn hoá của lớp đó. Một điều khác chúng ta nói về hệ sinh thái, ngoài văn hoá ra chúng ta còn nói về sự tiến hóa. Khi một nhóm đi tìm sự cân bằng của mình, nhóm sẽ thay đổi theo thời gian. Giai đoạn phát triển của nhóm: - Giai đoạn băét đầu. - Giai đoạn giữa. - Giai đoạn kết thúc. Các hành vi của nhóm ở từng giai đoạn đều khác nhau. Thí dụ: Khi nhóm mới thành lập mọi thành viên rất là ngại phát biểu, tham gia. Ở giai đoạn đầu nhóm viên phát biểu rất cạn và hời hợt. Công việc của nhân viên xã hội là giúp họ thay đổi vai trò để họ tham gia giải quyết vấn đề của họ. Khi bước vào giai đoạn giữa các thành viên cởi mở với nhau hơn, chịu phát biểu ý kiến và đây cũng là lúc xảy ra nhiều mâu thuẫn đó là lúc văn hoá được tạo thành, là cách qui định họ phải làm việc với nhau như thế nào. Mọi người cảm thấy là mình gắn bó với nhóm quan tâm đến nhóm, hiểu được mục đích của nhóm và tất cả mọi người đều tham gia để mục đích của nhóm có thể đạt được. Lúc đó mọi người đã có khả năng diễn đạt ý kiến của mình, họ sẽ bảo vệ lẫn nhau, sẽ tôn trọng lẫn nhau. Nếu trong giai đoạn đầu, nhân viên xã hội làm tốt công việc của mình thì ở giai đoạn nầy họ chỉ việc ngồi chơi để cho nhóm tự tham gia. Vào giai đoạn cuối của nhóm:

Page 31: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

33

Tôi không muốn họ có mối ràng buộc, tôi muốn họ có thể cắt đứt mối ràng buộc và gần nhau hơn và nghĩ đến việc họ sẽ làm gì trong hướng sắp tới. Và công việc của nhân viên xã hội ở giai đoạn cuối thì khác nhau. Nói rõ hơn thì công việc của nhân viên xã hội khi làm việc với nhóm ở ba giai đoạn đều khác nhau.

Page 32: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

34

2. GIA ĐÌNH Gia đình là nhóm sơ cấp trong đó các thành viên có trách nhiệm và sống chung với nhau, trách nhiệm có tính cách hỗ tương, và tính chất sơ cấp của gia đình là sự gặp mặt đối diện với nhau, cùng chia sẻ những nếp sống bình thường, những qui chế bình thường có liên hệ đến những hành vi mà xã hội mong đợi. Cái quan trọng là những thành viên trong gia đình có ảnh hưởng lẫn nhau rất mãnh liệt so với người ngoài. Chúng ta có thể phân tích gia đình theo nhiều lối khác nhau: có thể phân tích gia đình dựa theo chức năng của từng người, trách nhiệm từng người hoặc theo cấu trúc gia đình. Có thể xem xét cách tổ chức gia đình như thế nào, có thể xét đến gia đình hạt nhân không, hoặc xem xét gia đình hạt nhân với nguồn gốc của nó. Và có thể xét liên hệ với gia đình rộng lớn hơn theo thế hệ hay huyền thoại về thế hệ và chúng ta có thể nhìn gia đình theo khía cạnh văn hoá tập quán riêng của gia đình, cách thích ứng và thay đổi của gia đình, cách thay đổi mà ta có thể thấy được, quan sát được. Trước mắt chúng ta nhìn gia đình như một tổ chức có chức năng xã hội hoá con người và chức năng kiểm soát xã hội. Vì gia đình là một đơn vị nhỏ hơn của khối lớn hơn là xã hội, cho nên gia đình đã diễn dịch văn hoá và xuyên qua gia đình văn hoá xã hội truyền đến các thành viên trong gia đình (gia đình là một tiểu hệ thống của hệ thống lớn hơn). 2.1 Chức năng của gia đình:- Định nghĩa của sự xã hội hoá là chức năng của gia đình là cách dạy cho trẻ những vai trò, những giá trị hành vi tức là văn hoá. - Gia đình đã xã hội hóa trẻ bằng cách dùng ngôn ngữ để dạy các luật lệ, phong cách, tập quán, dạy bằng cách uyển chuyển nhẹ nhàng ngắn ngần để đưa trẻ vào cuộc sống xã hội. Việc làm chính yếu của gia đình là dạy cho trẻ có đủ những tập quán để hòa nhập văn hóa, để cho trẻ có thể hoà nhập vào các tiểu nhóm khác và đạt đến mục tiêu xã hội của nó. Gia đình có chức năng xã hội cơ bản này bởi vì gia đình có chức năng bảo tồn sự sống còn của con người, giòng giống con người. Gia đình là nhóm xã hội đầu tiên quan trọng nhất mà sự học hỏi đầu tiên của con người ở đó. Trong môi trường gia đình đó, đứa trẻ bắt đầu học cách học như thế nào và trẻ dạy cho cha mẹ biết cách dạy như thế nào.

Page 33: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

35

Hầu hết việc xã hội hóa xảy ra trong thời niên thiếu. Chính trong giai đoạn này trẻ thâu nhận được những nền tảng cơ bản của sự dạy dỗ để trẻ có được những niềm tin, những hành vi và những thái độ cơ bản của cuộc sống của trẻ. Đó là nơi mà trẻ bắt đầu học cách tương tác với người khác, gia đình dạy cho trẻ những hành vi nào được chấp nhận và hành vi nào không phù hợp. Gia đình giúp dạy trẻ cách để diễn đạt nhu cầu, mong muốn của mình cho người khác biết. Gia đình được mong đợi có chức năng kiềm chế kiểm soát bằng cách dạy cho trẻ cách cư xử nào là thích hợp, cách cư xử nào là không thích hợp để giúp trẻ tránh được những hành vi không thích hợp, không được xã hội chấp nhận. Môi trường gia đình cho những chức năng: sự giáo dục, hỗ trợ, hướng dẫn, môi trường an ninh và an toàn để cho trẻ nương nhờ. Ở Mỹ có ba cách làm cha mẹ: + Cách 1: Cha mẹ dễ dãi: cho phép trẻ tự lập, cha mẹ không hướng dẫn rõ ràng, họ tránh không kiểm soát con cái. + Cách 2: Cha mẹ dùng quyền lực, độc đoán: cha mẹ có những ý tưởng rõ ràng, trẻ phải cư xử thế nào, họ đặt ra những luật lệ và buộc trẻ phải làm theo, họ nhấn mạnh con cái phải tuân thủ lý lẽ họ đề ra, cách này có sử dụng quyền lực để dạy con cái. + Cách 3: Cách trung gian: cha mẹ có sự kiểm soát, có sự hỗ trợ một cách liên tục của cha mẹ nhưng con cái được tham gia, trong lối này cha mẹ giúp con phát triển sự tự lập của mình.

Page 34: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

36

Qui chuẩn: Gia đình giúp xã hội hóa xuyên qua qui chuẩn trong gia đình, và qui chuẩn này chính là những luật lệ mà gia đình đặt ra là hành vi nào được chấp nhận, hành vi nào không được chấp nhận? Qui chuẩn mạnh nhất, quan trọng nhất là những qui chuẩn không nói ra rõ ràng, chỉ để cho chúng ta hiểu, nghĩ và mường tượng mà thôi vậy mà đứa trẻ lại hiểu những qui chuẩn này, nhưng trẻ không được nói ra. Có những qui chuẩn được nói một cách rõ ràng phân minh, đó là những điều mà cha mẹ nói là con phải làm như thế này... Cái quan trọng là những qui chuẩn đó phải được áp dụng rõ ràng cho tất cả mọi thành viên trong gia đình một cách thích hợp. Gia đình này có các qui chuẩn khác đối với gia đình kia. Đối với gia đình có chức năng bị xáo trộn, qui chuẩn trong gia đình này không giúp cho các thành viên trong gia đình ứng xử với nhau một cách có hiệu quả và thích hợp. Thí dụ: Một gia đình có những qui chuẩn không thích ứng như: người lớn được phép nói dối còn con nít thì không, người lớn có thể ăn hối lộ nhưng trẻ con thì không được. Đó là những ví dụ về những gia đình có lối hành xử không thích hợp. Gia đình hoàn thành trách nhiệm xã hội hóa bằng cách phân vai cho các thành viên, gia đình là hệ thống các vai trò. Vai trò là những cái gia đình giao cho các thành viên để hành xử với nhau trong các nhiệm vụ của gia đình. Vai trò là tổng hợp các nhiệm vụ trong gia đình. Vai trò là những cái mà văn hoá đòi hỏi các thành viên, xuyên qua vai trò đó, và gia đình là môi trường mà các vai trò được học hỏi, được giao phó và được thực hiện. Vai trò thay đổi theo tuổi, khả năng và nhu cầu theo từng giai đoạn đời sống. Vai trò có thể thấy rõ ràng hay có thể chỉ mường tượng, hiểu ngầm; vai trò cũng có thể có dạng dưới hình thức tình cảm, vai trò có quan hệ đến giới, nó có thể uyển chuyển qua lại, có thể cứng ngắc, những điều kiện này tùy thuộc cách sống của gia đình. Trong một gia đình có lối sống lành mạnh thì sự biến đổi có phần uyển chuyển tùy hoàn cảnh tùy nhu cầu. Nên nhớ vai trò này là sự trao đổi, vai trò này được phát sinh ra từ mối liên hệ giữa những người trong gia đình, từ sự mong đợi giữa người này đối với người kia. Trong cơ cấu gia đình phải có sự phân vai, với sự phân vai quan trọng cho mỗi cá nhân để có thể hành xử đồng thời cũng cần thiết cho sự gắn bó trong gia đình. Không một vai trò nào hiện hữu một cách đơn độc không có sự hỗ trợ của gia đình. Vì vậy mỗi gia đình phải có sự phân vai để giữ sự quân bình trong gia đình.

Page 35: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

37

Có những gia đình không được mạnh, sự phân vai không được rõ ràng, tự phát một cách ngẫu nhiên, trong việc phân vai gia đình đó thường không được tổ chức một cách hoàn thiện, gia đình khi bị căng thẳng hoặc nếu bị một áp lực bên ngoài dễ dàng bị phá vỡ. Đồng thời có những vai trò không được phân vai một cách không hợp lý (Thí dụ như đứa nhỏ phải đi kiếm tiền nuôi gia đình). Để các thành viên thực hiện tốt vai trò thì trong một gia đình hoàn chỉnh phải có sự uyển chuyển vai trò trong gia đình. Những gia đình lộn xộn về vai trò là những gia đình khi có sự bất đồng ý kiến thì gia đình đó có nguy cơ và các vai trò được thể hiện một cách không hợp lý, không thích ứng bởi vì lẽ ra người đó không phải là người hành xử người đóng vai trò đó. Thí dụ: Ở Mỹ, khi một gia đình có người cha hoặc mẹ nghiện rượu thì họ không còn khả năng phán xử, không còn đóng vai trò người cha hay người mẹ. Trẻ trong gia đình phải đóng vai trò cha mẹ và trẻ phải dấu kín chuyện, trẻ trong gia đình đó thay vì phải đóng đúng vai trò xã hội của nó thì nó phải đáp ứng lại người cha hay người mẹ nghiện rượu và dấu nỗi đau của mình vì người cha hay mẹ nghiện rượu. Những đứa trẻ nầy về sau nó thường có những vấn đề riêng của nó. Có 4 dạng vai trò trong gia đình - Những người xông xáo trong gia đình. - Những người theo đuôi. - Những người cản trở (chống đối). - Những người đứng nhìn. 2.2. Cơ cấu gia đình Cấu trúc gia đình gồm có những tiểu hệ thống và những ranh giới, cấu trúc gia đình liên quan đến tổ chức của các mối liên hệ giữa các tiểu hệ thống này. Gia đình thực hiện chức năng thông qua các tiểu hệ thống. Trong một gia đình, tiểu hệ thống quan trọng nhất đó là cặp vợ chồng, trong đó có tiểu hệ thống khác đó là bố mẹ của gia đình và tiểu hệ thống khác nữa đó là con cái. Tiểu hệ thống rõ ràng là cặp vợ chồng. Để tạo nên một gia đình phải có ranh giới ở ba tiểu hệ thống, họ phải duy trì ranh giới của tiểu hệ thống để mà duy trì mối quan hệ.

Page 36: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

38

Tiểu hệ thống bố mẹ qui định nghĩa vụ làm cha mẹ nuôi dưỡng con cái và hướng dẫn con cái. Tiểu hệ thống con cái Tiểu hệ thống vợ chồng cũng là tiểu hệ thống bố mẹ. Trong một gia đình hoạt động bình thường ở Mỹ, bố mẹ là cặp vợ chồng ở trung tâm gia đình và có một ranh giới để phân biệt bố mẹ với con cái. Ranh giới này là một số quyền, một số trách nhiệm mà bố mẹ có, và con cái không có. Ở những gia đình không có hoạt động tốt thì trong ranh giới gia đình, chỉ có hoặc bố hoặc mẹ. Một gia đình không hành xử đúng trong ranh giới quyền hạn là gia đình chỉ có người nắm giữ, còn người khác thì ở ngoài ranh giới đó. Ngoài gia đình, còn có ranh giới được coi là lãnh thổ của gia đình. Lãnh thổ gia đình bao gồm những chiều kích không gian và hành vi lãnh thổ gia đình là một ý thức về nơi chốn và sự phụ thuộc, gia đình là môi trường vừa cho cảm giác gắn bó và vừa tạo ra môi trường vật chất thật sự, nơi mà mình ở (gia đình có hai ý nghĩa: một là ý nghĩa của sự gắn bó của gia đình, thứ hai là môi trường vật chất mà mọi người sống ở đó). Những nhân viên xã hội khi làm việc với gia đình cần phải đến gia đình nơi mà họ sinh sống, đó là một cách để hiểu thêm về gia đình. Ranh giới có một số mục đích: ranh giới nằm ngoài bố mẹ với con cái, có nghĩa là con cái là một nhóm có quan hệ với nhau và bố mẹ có quan hệ vợ chồng với nhau. Và trên ranh giới giữa bố mẹ với con cái có lối mở, từ đó bố mẹ có thể thực hiện chức năng của mình. Có những người, ngoài bố mẹ, cũng có thể thực hiện chức năng trong gia đình. Thí dụ khi bố mẹ đi làm, ông bà thay cha mẹ làm những nhiệm vụ trong gia đình, đó là sự luân chuyển chức năng trong ranh giới. Ranh giới gia đình tạo cho mọi người hiểu và phân bổ trách nhiệm ai làm việc gì? Điều đó cho thấy khi bố mẹ bị ốm, đứa con lớn giữ trách nhiệm như bố mẹ, đó là sự luân chuyển nhận trách nhiệm tạm thời trong một hoàn cảnh như vậy. Đứa trẻ không chỉ học từ bố mẹ, ngay trong tiểu hệ thống, anh em quan hệ với nhau, giữa con cái với nhau cũng có sự giáo dục lẫn nhau. Trong hầu hết các nền văn hoá, đứa con cả có vị trí đặc biệt trong tiểu hệ thống con cái. Vai trò giới Các ranh giới phải rõ ràng, phải thẩm thấu được, không phải lúc nào cũng khép kín, những ranh giới này bao gồm những thành tố mà ta không thấy được.

Page 37: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

39

Nếu các thành viên trong gia đình tương tác với nhau trong một bầu không khí khép kín, vấn đề đó có thể là tốt và không tốt. Cũng có khi người ta rời gia đình về mặt thể chất, có những thành viên đi vào gia đình như một đứa con nuôi chẳng hạn hay nuôi hộ một đứa trẻ khác, có những thành viên sống riêng một thời gian nhưng vẫn được coi là thành viên của gia đình. Khi có một người cha hay một người mẹ rời bỏ gia đình và tình trạng như thế này thì gọi là có sự mơ hồ về ranh giới, nghĩa là nhân vật có thể còn hay không còn trong gia đình. Nếu cha mẹ đó phải đi làm việc kiếm sống cho gia đình, hay là đi quân đội, ở tù thì họ vẫn được xem là thành phần của gia đình. Đối với gia đình là phải bảo vệ ranh giới, đó là một nổ lực rất lớn. Gia đình, xã hội lại ủng hộ việc này là vì xã hội tạo điều kiện cho những cuộc lễ lạc trong gia đình như là đám ma hay đám cưới.... Ở Mỹ có ngày giỗ cha, có ngày giỗ mẹ. Có 3 loại gia đình dựa trên các loại ranh giới1. Gia đình ranh giới mở: đó là những ranh giới rõ ràng nhưng dễ thâm nhập; những gia đình này khách khứa đông, họ trao đổi thông tin một cách tự do 2. Gia đình ranh giới khép kín: ranh giới này khó thâm nhập, cửa luôn luôn khóa, người ta rất nghi ngại đối với người lạ, cha mẹ kiểm soát con ghê gớm. Ở Mỹ họ dấu số điện thoại mình, họ không thích sự thâm nhập của nhân viên xã hội, họ không thích cho biết những thông tin về họ. 3. Gia đình không ranh giới: những gia đình loại này ai muốn làm gì thì làm. Các loại gia đình này phát triển dựa trên lịch sử và nền văn hóa của gia đình đó và loại ranh giới này phản ảnh phong cách riêng của gia đình và hệ thống giá trị của gia đình đó. Chúng ta nên giúp cho các gia đình tạo ra một ranh giới rõ ràng đó là loại gia đình mở. 2.3. Văn hóa trong gia đình và các vai trò Văn hóa trong gia đình ảnh hưởng tới vai trò, các qui chuẩn, luật lệ trong gia đình. Văn hóa ở Việt Nam: - Gia đình là một đơn vị quan trọng hơn cá nhân, cá nhân là thứ yếu trong gia đình. - Mục đích cá nhân không quan trọng bằng mục đích gia đình (giữ sỉ diện cho gia đình là một qui chuẩn của giá trị xã hội, gia đình giữ vấn đề riêng tư của mình để giữ sỉ diện).

Page 38: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

40

- Sự phụ thuộc lẫn nhau (từ khi sinh đến chết, gia đình là chỗ dựa của con người). Sự tôn trọng gia đình, trách nhiệm đối với gia đình thể hiện qua sự chăm sóc người già là một giá trị, hiếu và biết ơn là giá trị truyền thống của Việt Nam. Cốt lõi của đời sống gia đình là mối quan hệ chủ yếu giữa cha mẹ - con cái. Anh cả giáo dục hướng dẫn em, em phải vâng lời anh chị - Giá trị của sự phụ thuộc lẫn nhau quan trọng hơn giá trị độc lập trong gia đình cho nên thứ bậc trong gia đình và tuân người trên quan trọng hơn sự tự khẳng định mình. - Có sự đầu tư rất lớn cho trẻ em, cho trẻ nhiều tự do nhưng bắt nó phải tuân thủ tuyệt đối luật lệ gia đình tổ tiên. - Vai trò người cha là lo kiếm sống và có quyền lực với con cái và người mẹ là người chăm sóc giáo dục nên phải dịu dàng. - Nhiều giá trị gia đình Việt Nam dựa trên Khổng giáo đã được lưu truyền qua các thế hệ - Ýù thức về đại gia đình không chỉ dựa vào gia đình hạt nhân mà còn liên hệ với các thành viên trong đại gia đình là cha mẹ ông bà. - Việc tôn thờ tổ tiên cũng là một phần của truyền thống. - Theo chế độ phụ hệ. - Khi gia đình có sinh hoạt trục trặc, không khớp với thứ bậc, người trị liệu giúp cho các tình hình ăn khớp với thứ bậc. Những giá trị khác có ảnh hưởng đến gia đình Việt Nam: Nhân, lễ, nghĩa, trí tín, chí, trung hiếu, chí tình, lý, dũng. Chúng ta cần phải hiểu sự quân bình giữa các giá trị nầy trong gia đình. Thí dụ trong những gia đình truyền thống, giá trị đặt nặng ở lòng hiếu nghĩa của con cái đối với cha mẹ. Trong hôn nhân, gia đình đó có thể do truyền thống qui định vai trò cho nam, cho nữ; chúng ta cần phải biết để hiểu gia đình đó. Xem xét quan hệ gia đình từ thế hệ này sang thế hệ khác: Khi chúng ta xem xét gia đình như là một hệ thống, chúng ta xem xét các mối liên hệ ràng buộc giữa các thành viên trong gia đình ở cả quá khứ và hiện tại của hệ thống gia đình nầy. Thông thường hệ thống gia đình bao gồm nhiều tiểu hệ thống, những tiểu hệ thống nầy ảnh hưởng đến tiểu hệ thống khác và ngược lại. Hệ thống gia đình đan xen với hệ thống khác. Điều gì xảy ra khi có một hành vi trong gia đình thì sẽ có những ảnh hưởng đến các thành viên khác và gia đình sẽ chịu ảnh hưởng của tổ chức khác ở tầm vĩ mô bên ngoài xã hội.

Page 39: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

41

Cách nhìn các mối liên hệ từ thế hệ nầy đến thế hệ khác:Chúng ta là ai, chúng ta nghĩ gì, chúng ta chọn công việc gì, chúng ta liên quan với ai, chịu ảnh hưởng của thế hệ trước chúng ta, điều mà thế hệ trước dạy cho chúng ta. Do đó gia đình của chúng ta và gia đình khác chịu ảnh hưởng của nền văn hoá đã được thiết lập từ nhiều thế hệ trước: Khi chúng ta xem xét gia đình trong hệ thống sinh thái thì chúng ta xem xét hình thái này theo thời gian như thế nào. Cuộc sống của chúng ta cũng như cuộc sống của con cái chúng ta rất giống cuộc sống ông bà của chúng ta. Bản đồ thế hệ biểu hiện mối quan hệ khi chúng ta xem xét gia đình hay con người trong mối quan hệ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chúng ta nhìn vào một gia đình và cá nhân như là một đường thẳng. Khi chúng ta nghiên cứu, chúng ta nhìn vào con người thì một mặt, người đó tự cá biệt hoá tách khỏi tập thể, nhưng mặt khác người đó có phần hoà nhập vào gia đình và từng gia đình cũng vậy, cũng có cuộc sống riêng của mình nhưng vẫn chịu ảnh hưởng và liên kết với các thế hệ khác (nghĩa là chúng ta vừa là ta vừa là chúng ta). Nhưng khái niệm nầy là những khái niệm mang tính văn hoá và các giá trị ở Mỹ thì nhấn mạnh sự độc lập và sự riêng biệt, còn những vấn đề văn hoá khác nhấn mạnh đến cái gì chung, hoà nhập với nhau. Ở Mỹ, chúng tôi xã hội hoá trẻ bằng cách đưa chúng đến sự độc lập. Dĩ nhiên những khái niệm của chúng tôi cũng không thể dùng nguyên xi vào những nền văn hoá khác. Chẳng hạn như ở Việt Nam thì những giá trị về nghĩa vụ gia đình thì được đặt nặng hơn còn ở Mỹ chúng tôi đặt nặng sự độc lập của cá nhân. Nhưng bất kể ở nền văn hoá nào thì tất cả chúng ta đều muốn cả hai điều. Một điều chúng ta muốn có bản sắc riêng của mình và điều khác thì chúng ta muốn một sự gắn bó với một tập thể rộng hơn, chính là muốn có một mối quan hệ gắn bó ấm cúng. Và sự cân bằng nầy là tùy thuộc vào hệ thống giá trị xã hội và gia đình bạn. Một người có bản sắc cá nhân nhiều, quyết định của người đó có khả năng thực hiện nhiều hơn. Họ có thể phân biệt được giữa tình cảm và lý trí họ có thể liên hệ với người khác mà không sợ đánh mất mình. Họ có thể ứng phó với stress mà không sợ bị thương tổn. Một người ít có khả năng chứng tỏ mình thường bồn chồn nôn nóng, gặp khó khăn khi phải phân biệt giữa tình cảm và lý trí, trong quan hệ người đó thường phụ thuộc, người đó rất khó tự lập, khó có quyết định độc lập và khi quan hệ với những người xung quanh, họ khó ý thức được về các ranh giới. Khi một người xuất thân từ một gia đình có khuynh hướng không có độc lập, người đó có xu hướng chọn bạn giống như môi trường của mình. Thường người bạn ở mức độ phân biệt giống như mình.

Page 40: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

42

Trong quan hệ gia đình, gia đình cần tiếp nhận cả hai: một bên tự khẳng định cá nhân độc lập, một bên là quan hệ gắn bó chặt chẽ. Gia đình-văn hóa-vị trí-tuổi ảnh hưởng đến nhận thức của bạn Trong một gia đình mà quan hệ trở thành một khối, quyện chặt vào nhau thì trẻ sẽ khó phát triển độc lập. Trong gia đình các thành viên không nói chuyện với nhau, mỗi người tự làm việc riêng, họ sẽ bỏ lờ đi những vấn đề riêng tư của nhau. Khi ta nhìn đến xuất xứ của gia đình, cái ta nhìn trước là gia đình hạt nhân, rồi sau đó là gia đình khác xuyên qua những thế hệ trước, và ta tìm ra mô hình (mẫu). Chúng ta sẽ thấy những trường hợp là các thành viên trong gia đình không có quan hệ với nhau, ta sẽ tìm thấy được những mối liên hệ tay ba. Thí dụ trong một gia đình không được thuận hoà, cha mẹ phải giải quyết những khó khăn, trục trặc với nhau, cụ thể là người mẹ rất chán nản chồng và trở thành gần gũi thân thiện với đứa con trai của mình hơn và người cha đó cảm thấy bị lẻ loi đơn độc và thế là người cha phê phán nghiệt ngã người mẹ và đứa con trai của mình. Trong trường hợp nầy, đứa con bị kéo vào vòng liên hệ để giải quyết những khó khăn của cặp vợ chồng nầy. Và có khi theo mẹ nhưng lại muốn làm hoà với cha trong trường hợp tay ba này, cả hai bên cha mẹ đều chống lại đứa con. Đứa trẻ trở thành con vật tế thần khi cặp vợ chồng nầy đã giải quyết những mâu thuẩn trở lại hoà thuận với nhau. Khi ta nhìn gia đình xuyên qua các thế hệ các mẫu trong đời sống của thế hệ đó, ta phát hiện xem có mối liên hệ tay ba không và tìm những khuôn mẫu nào đó trong các thế hệ. Những khó khăn trong gia đình đó ra đời và hình thành thế nào xuyên qua các thế hệ? Ngoài ra, ta xem xét gia đình tiến hoá như thế nào? Ta nhìn tới sự trung thành không được biểu hiện rõ hoặc những cảm giác mang ơn, thoát nợ đối với những người ở thế hệ trước ra sao? Thí dụ: Trẻ em sinh ra ở Việt Nam sau chiến tranh, có thể một số trẻ sẽ cảm thấy mang ơn những người đã chịu khổ trong chiến tranh. Có những tổn thương mất mát xảy ra từ những thế hệ trước vẫn có ảnh hưởng đến thệ hệ hiện tại. Có những câu truyện, những huyền thoại được lưu truyền từ thế hệ nầy sang thế hệ khác. 2.4. BIỂU ĐỒ SINH THÁI (ECO MAP)

Page 41: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

43

Sinh thái là một khoa học, nghiên cứu về vật sống và môi trường sống. Sinh thái ở đây là nghiên cứu đối tượng và gia đình trong môi trường sống của gia đình và mối tương quan của gia đình với các cơ cấu khác. Ở Mỹ, chúng tôi có câu “Một cái hình bằng nghìn cái chữ”. Dù là cách thể hiện bằng hình, quan hệ gia đình trong môi trường đột biến. Chúng ta muốn biết những mối liên kết giữa gia đình đối với những hệ thống khác chúng ta có thể hiểu được qua biểu đồ sinh thái. Thí dụ: Chúng ta muốn biết gia đình có kết cấu với công việc hay không? Chúng tôi dùng các ký hiệu để xác định mối liên hệ nầy. Nếu đường nối của chúng ta là một đường đậm thì có nghĩa là mối liên kết nầy chặt chẽ. Một hệ thống khác mà gia đình có thể kết cấu, đó là trường hợp gia đình nầy có trẻ nhỏ còn đi học mà sự kết cấu nầy lại thiếu một bà mẹ thì có thể có vấn đề, gia đình có cả ông bà hay họ hàng, nếu ta thấy các đường nối có dấu gạch chéo thì chúng ta biết mối quan hệ giữa gia đình với họ hàng hai bên có vấn đề căng thẳng. Có những hệ thống khác như là hàng xóm, tôn giáo, hệ thống chính trị... Dấu hiệu tốt giữa gia đình với hàng xóm là đường gạch đậm, dấu nầy càng tốt hơn nếu có những mũi tên, điều nầy chứng tỏ có quan hệ tốt giữa gia đình với hàng xóm. Nếu trong gia đình lớn cùng có hoạt động, có mũi tên một chiều thì ta phải đặt câu hỏi, có thể gia đình lớn nầy rất hào phóng. Khi nhân viên xã hội thực hiện bản đồ sinh thái, chúng ta cùng ngồi với thân chủ. Khi gia đình cùng tham gia, họ sẽ hiểu và nhận thức được những vấn đề mà trước đây họ không hiểu một cách rõ ràng. Trong vòng tròn lớn nhất là gia đình, ta cùng tìm hiểu mối quan hệ giữa gia đình và hàng xóm, nếu mối quan hệ nầy chặt chẽ thì ta cũng nên tìm hiểu người hàng xóm nầy là ai, bởi vì chúng ta cần phải tìm hiểu mối quan hệ đối với mọi người xung quanh của gia đình nầy vì chúng ta cần tìm hiểu về gia đình nầy nhiều hơn. Ta có thể không thâm nhập được vào gia đình nầy, nhưng qua những hình ảnh, ta thấy mối quan hệ giữa gia đình nầy với người hàng xóm là đường thẳng đậm nét, và thông qua người hàng xóm ta có thể hiểu rõ về gia đình nầy (bởi vì người hàng xóm nầy qua mối liên hệ họ đã thâm nhập vào gia đình nầy). Nếu tôi biết người nào đó trong gia đình có mối liên hệ rất chặt chẽ với thầy giáo hay một cá nhân nào đó ở trường, tôi có thể tìm người đó để tiếp cận với gia đình nầy. Nếu chúng ta biết là gia đình nầy rất tôn trọng tín ngưỡng và tôi biết tên người lãnh đạo tôn giáo của họ, chúng ta có thể nhờ người lãnh đạo nầy để qua đó giúp đỡ chúng ta biết thêm thông tin về gia đình nầy.

Page 42: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

44

Trong khu phố, tổ trưởng dân phố là ai, nếu nắm đươc những người có uy tín trong hệ thống này thì tôi càng có nhiều tài nguyên để mà sử dụng những công việc của mình. Khi chúng ta làm việc với gia đình, ta muốn sử dụng các công cụ của gia đình nầy, bạn nên dành thời gian đến gia đình nầy để họ trực tiếp nói cho bạn nghe, họ diễn tả mối quan hệ của gia đình họ. Chúng ta cần đặt tên cho những hệ thống thông thường. Ở Mỹ những hệ thống được biểu hiện bằng những vòng tròn, chúng tôi không biết những hệ thống nầy có phù hợp với văn hoá Việt Nam hay không? Các bạn có thể thêm vào một số hệ thống, một số tổ chức ở Việt Nam cho phù hợp (Ở Việt Nam có những hệ thống nằm ngoài gia đình như tổ Dân phố, tổ Phụ nữ, Công an khu vực,... mà các nước khác không có). Khi làm công tác xã hội, dù làm việc một ngày, chúng ta cũng nên có bản đồ để cùng với đối tượng làm việc với chúng ta. Đôi khi chúng ta cũng nên để cho đối tượng có một bản đồ để họ đem về nhà nghiên cứu. Khi họ gặp lại chúng ta, họ sẽ trình bày cho chúng ta biết mối liên hệ mà họ sống trong gia đình và họ tự nhìn thấy vấn đề của gia đình họ và họ sẽ cải thiện mối quan hệ trong gia đình tốt hơn. Đây cũng là công cụ dùng trong trị liệu gia đình. Chu kỳ sống của gia đình: Đây là một khía cạnh khác của gia đình, là một hệ thống luôn chuyển biến, chúng ta nhìn vào chu kỳ phát triển của gia đình cũng như sự tiến hoá của gia đình. Gia đình sống trong trạng thái vừa đổi mới vừa vẫn như cũ, một chu kỳ sống của gia đình theo hệ thống, tác động âm dương, có 2 lực lượng thúc đẩy lẫn nhau: một là vẫn như thế, hai là thay đổi. - Gia đình hạt nhân: bắt đầu là cuộc hôn nhân của hai người và nó nới rộng dần và trở nên phức tạp hơn khi có con cái vì phải lao động, có trách nhiệm hơn về mặt tài chính. Và gia đình trở lại tình trạng đơn giản khi con cái lớn lên và rời gia đình. Một gia đình đang lớn lên rồi sau đó teo lại dần, điều nầy xảy ra khi một thành viên bước vào giai đoạn chuyển tiếp. Gia đình thường phải đối phó với sự căng thẳng khi gia đình lớn lên hoặc khi gia đình teo lại. Khi hai vợ chồng mới có đứa con đầu tiên họ cũng rất căng thẳng và khi con họ lớn lên họ cũng gặp không ít khó khăn. Cha mẹ già phải chăm sóc phụng dưỡng hay bệnh tật thì gia đình cần phải tăng cường khả năng để xử lý vấn đề đó.

Page 43: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

45

Có hai lý thuyết mô tả đỉnh cao của sự căng thẳng và cảm xúc trong gia đình trong đó có sự thay đổi về tài chính, khi có biến đổi như ly hôn, bệnh tật, sự căng thẳng lên tới tột đỉnh mà người ta gọi là đỉnh cao của đời sống tình cảm. Và sự nghèo đói cũng có thể tạo ra sự căng thẳng. Lý thuyết chu kỳ của gia đình:Đó là sự tương tác giữa gia đình và xã hội và tạo nên sự thay đổi cả hai hệ thống. Có 3 giai đoạn các thành viên sống trong gia đình (chúng ta hiểu khái niệm gia đình trong tổng thể của nó bao gồm những người đang sống trong gia đình và cả những thế hệ đi trước và cả lịch sử của dòng tộc). - Mô hình 1: Khi một thành viên trong gia đình được ủy thác (đại diện). - Mô hình 2: Khi mà quốc gia và gia đình chia sẻ quyền lực. - Mô hình 3: Khi gia đình không còn một quyền lực nào cả, khi con cái của họ làm điều gì sai trái, thì chính quyền lấy con của họ gởi cho các cơ sở. Cố giữ quân bình giữa trạng thái và khả năng giữ nguyên trạng không có sự thay đổi. Mặc dù khả năng giữ quân bình của gia đình bị tác động bởi bên ngoài. Điều nầy thật khó khăn giữa hai ý tưởng, một bên là muốn thay đổi và một bên muốn giữ nguyên trạng. Gia đình có khi phải nới rộng, có khi phải bước tới, có khi phải trở lùi và khả năng thích ứng nầy rất là cần thiết cho gia đình. Các gia đình khác nhau thì có khả năng thích ứng khác nhau. Một gia đình không hoạt động tốt, không có khả năng thích ứng là một gia đình không thể có sự thay đổi diễn ra trong gia đình và ngoài xã hội. Tính chất của hệ thống là khả năng giữ nguyên trạng của sự việc đó là các luật trong gia đình, những ý nghĩa mà mọi người hiểu nhau một cách thống nhất những giá trị mà họ trông chờ lẫn nhau. Không có yếu tố nầy thì gia đình không giữ vững được sự sống của mình. Khả năng của gia đình là để thay đổi và tách được của một hệ thống. Muốn vậy, nó tùy thuộc vào sự cởi mở của gia đình. Để đối phó với vấn đề và tìm ra giải pháp thì các gia đình phải có tính chất cởi mở. Sự cấu kết trong gia đình thông qua các luật lệ, hệ thống giá trị và liên thế hệ của gia đình, là những nhân tố giúp gia đình giữ vững trạng thái nguyên trạng và khả năng giúp cho gia đình thay đổi và thích ứng. Trong gia đình hoạt động không tốt hoặc họ có quá nhiều yếu tố không thể thay đổi, và gia đình có người nghiện rượu thì luôn luôn bị xáo trộn. Trong gia đình xáo trộn, đứa trẻ hay bị sợ hãi, chúng

Page 44: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

46

không biết là cha mẹ nó có thể trở lại trạng thái bình thường để tiếp tục chăm sóc nó hay không? Đối với những gia đình này chúng ta có thể sắp xếp lại chỗ ở và tìm việc làm. Giảng viên kể lại kinh nghiệm giải quyết một casCó một thân chủ 40 tuổi sống chung với mẹ và người mẹ luôn nói chuyện với anh ta như lúc anh ta lên 10 tuổi và bà mẹ nầy không thích những người bạn gái của anh ta và cũng không thích anh ta ra khỏi nhà. Anh ta đã tạo ra sự thay đổi bằng cách đi uống rượu và hay đi chơi vì anh ta không thể chấp nhận một tình trạng như vậy mãi. Chúng tôi phải giúp cả hai mẹ con chấp nhận sự đổi mới. Bà mẹ hàng ngày luôn trông chờ những cú điện thoại của con gọi về. Chúng tôi giúp bằng cách để cho anh ta mỗi ngày gọi điện thoại cho mẹ giảm dần để bà quen dần với sự thay đổi này. Chúng tôi thường đến nhà trò chuyện để giúp cho bà quen dần với tình trạng mới. 2.5. Quyền lực trong gia đình: Ai có quyền lực trong cấu trúc quyền lực? Có quyền lực liên quan đến giao tiếp trong gia đình, có những luật lệ trong gia đình qui định người nào được nói chuyện với ai, về việc gì? Đôi khi luật đó được nêu ra rõ ràng, đôi khi chỉ là sự quy định ngầm với nhau. Ví dụ: Đôi khi trong gia đình chỉ một số người được biểu lộ cảm xúc, còn những người khác không có quyền. Để hiểu một gia đình, chúng ta cần hiểu hai luật về giao tiếp trong gia đình để tìm hiểu ai là người có quyền lực trong gia đình. Khi ta tìm hiểu về một gia đình chúng ta tìm hiểu quan hệ qua lại trong gia đình đó. Một trong những lý thuyết làm việc với gia đình là lý thuyết giao tiếp. Chúng ta không thể nào không giao tiếp, tất cả các thành viên chúng ta đều là một hình thức giao tiếp. Khi các thành viên chúng ta đang ngồi đây đều là một hình thức giao tiếp. Ví dụ: Khi cãi nhau, người chồng tức bỏ đi và lý luận Tôi phải đi vì cô ta không để cho tôi yên. Người vợ thì cho rằng Tôi không để yên vì anh ta không chịu nghe và bỏ đi. Cách nhấn mạnh vấn đề của hai người có hai điểm nhấn khác nhau:

Page 45: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

47

- Cách nhấn của vợ là hành vi của bà ta chỉ là phản ứng lại hành vi của ông chồng - Và cách nhấn của ông chồng chỉ phản ứng lại những hành vi của bà vợ. Khi chúng ta giao tiếp thì chữ và nghĩa phải đi đôi với nhau. Khi ta thấy một người có cử chỉ và hành động không đi đôi với nhau có nghĩa là chữ và nghĩa không khớp nhau làm cho nội dung mất giá trị. Thí dụ người mẹ miệng nói yêu con nhưng bà ta lại xô đứa con ra khi nó muốn quấn quít bà ta. Thí dụ: Tôi nói với sinh viên của tôi là bạn có thể nói một cái gì đó rất là bộc phát rất là tự nhiên, thì tôi cho bạn điểm xuất sắc môn học. Bây giờ bạn muốn nói cái gì đó hết sức bộc phát. Sinh viên nói: Hôm nay vui quá. Tôi trả lời: điều đó bạn đã nghĩ tới rồi, bởi vì bạn không có tự nhiên, không có bộc phát, ý tôi muốn bạn không nghe lời tôi. Nghĩa là bạn không thể thắng tôi. Nếu gia đình có tình trạng nầy thì rất là tiêu cực cho đứa trẻ. Thí dụ: Người cha than vãn là con không có công ăn việc làm, ông mắng con: “Con phải là người đàn ông, con phải làm việc chứ” Và người mẹ trả lời: “Công việc gì nó làm đều nguy hiểm, dưới sức của nó”. Đứa con trả lời là nó “chán quá”. Cả hai cha mẹ đều nói “Con ngu lắm”. Nếu mà nó không làm việc thì cha nó la nó, còn nếu nó chọn một công việc thì mẹ nó lại chê công việc đó, và nếu đứa trẻ than phiền về việc nầy thì cha mẹ nói là nó ngu. Điều này có xảy ra trong gia đình Việt Nam không? Khi làm việc với gia đình, chúng ta nên quan sát sự truyền thông giao tiếp trong gia đình và các bạn làm sao tìm cách để họ truyền thông có hiệu quả nghĩa là sự truyền thông trước sau như một, có sự phản hồi, song song đó, chúng ta cũng cần phát hiện những loại truyền thông có vấn đề. Nếu giúp gia đình về mặt truyền thông giao tiếp thì chúng ta giúp họ truyền thông một cách rõ ràng, tránh những sự hiểu lầm và tìm cả những cái méo mó để giúp họ thẳng thắn chia sẻ ý tưởng và cảm xúc với nhau, chúng ta tìm hiểu cả nghĩa rộng lẫn nghĩa bóng của vấn đề, giúp họ cách diễn giải vấn đề của nhau, giúp họ xử lý những mâu thuẫn của nhau, tránh kéo thêm một thành phần thứ ba vào cuộc.

Page 46: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

NỘI DUNG TẬP HUẤN NGÀY TƯ (10/7/1997) - Lễ nghi và các chức năng của gia đình. - Những vấn đề của gia đình. - Biểu đồ thế hệ.

CHĂM SÓC SỨC KHOẺ

GIA ĐÌNH MỞ RỘNG

TÔN GIÁO

HỘI LIÊN HIỆP PHỤ

NỮ TỔ DÂN PHỐ

VUI CHƠI GIẢI TRÍ

HÀNG XÓM

BẠN BÈ

GIA ĐÌNH/HỘ

TRƯỜNG HỌC

Chung quanh các thế hệ, chúng ta phát hiện một mô hình với những sự thay đổi. Các mô hình ứng xử nầy được truyền từ thế hệ nầy sang thế hệ khác như thế nào? Thế hệ trước đã ảnh hưởng lên gia đình như thế nào? Cách gia đình thiết kế, xây dựng và giải thích ra sao? Ngày nay, người ta nhìn vào thực tế để lý giải. Các thành viên trong gia đình cùng chia sẻ những kỳ vọng với nhau. Những sự chia sẻ nầy là sự kết hợp kinh nghiệm của gia đình trong thế hệ của mình. Thí dụ: Các thế hệ bị bách hại nhiều thì gia đình thường hay nghi ngờ. Hệ thống niềm tin của gia đình sẽ ảnh hưởng đến gia đình và cách gia đình tạo mối quan hệ giao tiếp với môi trường xung quanh và ảnh hưởng đến cả hành vi của các thành viên trong mối quan hệ với nhau. Chúng ta có thể phát hiện được cách ứng xử của gia đình thông qua các dịp lễ tiệc.

48

Page 47: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

49

NGHI LỄ TRONG GIA ĐÌNH: Nghi lễ trong gia đình (nói theo nghĩa rộng là tôn giáo) là nghi thức tôn giáo được tổ chức như thế nào? đó cũng là nghi thức chào hỏi nhau, cách ứng xử trong lúc xem đá bóng. Cũng có những nghi lễ không bắt buộc tính xây dựng tạo ra sự đồng cảm cho mọi người bằng một cái nền chung. Các đặc điểm của nghi lễ: - Sự lập đi lập lại: có tính cách hành động và có những phong cách ứng xử mang ý nghĩa biểu tượng, có những trật tự và cách biểu hiện những nghi thức này có bắt đầu, có kết thúc. Có khi có những hành động tự phát nhưng nó cũng là một nghi thức. Và các nghi thức có chức năng khơi dậy những cảm xúc, mang tính tập thể vì những nghi thức này mang ý nghĩa xã hội và nó mang thông điệp riêng của nó. Thí dụ Ở Mỹ, có ngày lễ Tạ ơn, họ ăn Gà Tây. Mỗi một nghi thức đều mang tính tiến trình xã hội, đó là khuôn mẫu để con người tương tác và truyền thông cho nhau và một nghi thức kéo dài trong một thời gian thì liên kết lại với nhau, nó được chấp nhận và đánh giá cao. Các nghi thức trở thành một phần của cuộc sống gia đình. Và một phần của lịch sử gia đình, các nghi thức là cốt lõi của nền văn hóa và là cốt lỏi của đời sống gia đình. Chức năng của nghi lễ mang tính củng cố, biến đổi và liên kết con người lại với nhau. Tính chức năng củng cố, gìn giữ, bảo vệ của nghi thức có chức năng giữ gìn niềm tin của gia đình, và các nghi thức có thể mang đến sự thay đổi bằng cách đưa vào cách nhìn khái niệm hóa thực tế. Khi tìm hiểu các gia đình, ta tìm xem họ có đủ tính nghi thức không? hay họ bị trói buộc quá khắc khe bởi nghi thức, hay nghi thức này không còn ý nghĩa nữa, điều cần làm là ta giúp cho gia đình này sử dụng nghi thức một cách hiệu quả, để đem lại ý nghĩa giúp gia đình hoạt động tốt hơn. Thông qua đó, gia đình có thể biểu lộ tập quán và các giá trị của mình. Tạo sự đoàn kết gia đình, có khi giúp cho người đang trải qua khủng hoảng gì đó và nếu một gia đình có một hình thức nghi lễ quá khắc khe, quá khô cứng, ta giúp họ thực hiện một cách cởi mở hơn. Ở Việt Nam đám giỗ là ngày mọi người thường tụ lại để cùng tưởng nhớ lại người đã khuất. Các nhân viên xã hội ở Mỹ khi làm việc với gia đình, họ kiểm tra xem gia đình đó cần một nghi thức nào đó để giúp họ thực hiện những vấn đề mà họ chưa làm được. Ở Mỹ có một nhân viên xã hội làm việc với một gia đình có đứa con gái bị giết chết chặt ra từng khúc vứt xác khắp nơi, không tìm đủ thân thể. Bà mẹ bị suy sụp tinh thần, cha uống rượu, anh cô bé quyết chí tìm ra kẻ giết người. Gia đình bị rã

Page 48: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

50

ra, mỗi người tách riêng, không ai ngồi lại với nhau, không có một tri thức nào giúp họ ứng xử với cú xốc này để kết thúc vấn đề và tiếp tục sống. Người nhân viên xã hội biết gia đình này không theo một tôn giáo nào hết, nhân viên xã hội tự tạo cho gia đình này một nghi thức riêng đối với trường hợp này để chữa lành họ. Nhân viên xã hội bảo mỗi người trong gia đình viết một bức thư cho cô gái đã chết. Trong bức thư đó họ bày tỏ cảm xúc của mình đối với đứa bé và nhờ linh hồn của cô bé giúp đỡ để họ lành vết thương lòng mà tiếp tục sống. Sau đó mỗi người đọc những bức thư của mình cho mọi người cùng nghe. Người này nghe người kia đọc bức thư của họ và mọi người cùng đáp ứng những câu hỏi của người kia đặt ra. Họ ép những lá thư này vào trong quyển sách có hình ảnh đứa bé và những vật sở hữu của đứa bé và họ bỏ mọi thứ vào một cái hộp và đi cùng nhau đến nơi mà trước khi cô gái chết họ thường nghỉ hè. Họ chôn cái hộp này, họ có đám tang theo kiểu riêng của họ và họ tạm biệt đứa bé và họ có thể tiếp tục sống. Sau đám tang đó, người mẹ không cần phải đi vào bệnh viện tâm thần nữa bởi vì bà ta đã vượt qua được, người cha không còn nghiện rượu. Người gặp khó khăn nhất là người anh vì nó không đủ khả năng chứng minh kẻ giết em nó. Và những thành viên trong gia đình đó đã được phục hồi. Nghi thức đã giúp họ vượt qua cú sốc. Đó là cách chúng ta giúp cho những gia đình có những nghi thức tối cần thiết để họ có thể vượt qua những vấn đề của gia đình. Những vấn đề của gia đình Một vấn đề của gia đình có thể liên quan đến một số áp lực. Một áp lực có thể do chu kỳ phát triển tiến hóa của gia đình đó. Thí dụ gia đình mới có thêm một đứa trẻ. Ông hay bà không thể sống độc lập hoặc là một đứa con ở tuổi mới lớn, có thể một vấn đề cá nhân trong gia đình hạt nhân hay trong gia đình lớn cũng có thể tạo nên rắc rối trong gia đình. Mỗi chu kỳ thay đổi của gia đình có thể đem đến một sự hụt hẫng, mất mát nào đó, có thể là tang tóc, và có một vài dấu hiệu thoái hóa ở một vài thành viên trong gia đình. Ví dụ: Một gia đình có thêm một đứa con mới thì đứa lớn cũng có thể có nhiều biểu hiện muốn bắt chước hành vi của em nó (Thí dụ như đứa lớn không muốn vào nhà cầu mà nó muốn tiểu tiện như em nó). - Khi một thành viên trong gia đình bị tai nạn, bị bệnh thì các thành viên trong gia đình phải tái thích ứng về vai trò để bù đắp cho khó khăn này, cũng có thể áp lực đó từ bên ngoài vào gia đình. Ví dụ người cha bị khủng hoảng trong việc làm, hoặc người mẹ mất một người bạn tốt, hoặc cha đánh bạc bị

Page 49: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

mắc nợ. Và có một áp lực khác là áp lực bên ngoài lên toàn gia đình. Ví dụ gia đình phải dời nhà khi người cha không còn làm việc ở chỗ cũ nữa, lũ lụt, cháy nhà, không có chỗ cư ngụ. Trước tất cả áp lực này gia đình phải có khả năng thích nghi. Một áp lực từ bên ngoài thí dụ như ông bà dọn về ở chung, tái kết hôn cha mẹ ghẻ hay anh em ở dòng khác. Đó là những áp lực từ bên ngoài ảnh hưởng đến cấu trúc gia đình. Có những vấn đề chúng ta tưởng tượng nó chỉ ảnh hưởng đến một hành vi, điều đó không đúng, và đôi khi chúng ta thấy một hành vi khủng hoảng đối với gia đình thì đã có những thay đổi trong hệ thống mà chúng ta phải tìm hiểu hệ thống đó đáp ứng với gia đình đó như thế nào. Nhân viên xã hội cần tạo niềm tin, tạo hy vọng cho người để họ tiếp tục sống và hành động. BIỂU ĐỒ THẾ HỆ: Đây là công cụ để đánh giá gia đình, để nhìn ra hệ thống tình cảm gia đình, để tìm ra những yếu tố tìm hiểu văn hoá của gia đình nầy, là cách để tổ chức và phân định các thành viên trong gia đình, qua các thế hệ. Các biểu đồ nầy có thể đúc kết các hoạt động thông tin của gia đình trong một giai đoạn nào đó rất hiệu quả. Chúng ta có thể lấy ra những mẫu (mô hình) trong gia đình nầy. Thí dụ việc uống rượu có thể ở thế hệ này, có thể ở thế hệ trước hoặc ở những thế hệ trước. Biểu đồ nầy ít nhất có 3 thế hệ và trong biểu đồ nầy ta cần ghi lại những nguồn gốc về tôn giáo của gia đình, sắc tộc của gia đình và cũng như trong chu kỳ đời sống gia đình ta cần ghi lại những biến cố quan trọng trong gia đình như sự mất mát, chết chóc trong gia đình, nếu gia đình di chuyển chổ ở cũng ghi chú vào mối liên hệ giữa các thành viên trong gia đình. Các bạn có thể tìm ra khi nào nó có mối liên hệ tay ba, hay sự gần gũi cấu kết của các thành viên hay là ghi nhận lại bằng dấu hiệu mà những người đã không còn liên hệ với nhau nữa. Đây là những dấu hiệu được dùng trong biểu đồ.

đàn ông vợ chồng chung sống không chính thức đàn bà có ảnh hưởng với nhau người đàn ông đã chết (quan hệ chặt chẽ) không còn liên hệ với nhau ly hôn ly thân mâu thuẫn

51

Page 50: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

52

Xuyên qua những dấu hiệu nầy không chỉ nhìn thấy mối liên hệ giữa hai người với nhau mà còn thấy rõ mối liên hệ của nhiều người với nhau. Khi làm việc với một gia đình, ai là thân chủ của ta thì ta khoanh tròn dấu hiệu của người đó lại. Làm sao để thực hiện biểu đồ nầy? Nói chung phải có sự đồng ý của thân chủ, và thân chủ cung cấp thông tin thì ta mới có thể ghi nhận đầy đủ xuyên qua biểu đồ thế hệ. Chúng ta cần phải có những ghi nhận bên cạnh các thành viên trong gia đình, nếu có người trùng tên qua nhiều thế hệ thì xem xét coi những người trùng tên này có những điểm đặc biệt nào giống nhau không. Khi vẽ biểu đồ thế hệ cần nói rõ đặc điểm, tuổi tác, nămsinh, việc làm của từng người. MẪU BIỂU ĐỒ THẾ HỆ

Mar John

Bob Sue Tin

Page 51: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

NỘI DUNG TẬP HUẤN NGÀY NĂM (11/7/1997) - Trẻ em bị ngược đãi và thiếu chăm sóc. + Đặc điểm của những cha mẹ hay đánh đập con. - Trẻ em bị lạm dụng tình dục. - Ly hôn - Các lý thuyết về nhân cách và hình thành nhân cách. 1. TRẺ EM BỊ NGƯỢC ĐÃI VÀ THIẾU CHĂM SÓC: Ở Mỹ, trong sự ngược đãi có sự ngược đãi về thể chất, không được chăm sóc đầy đủ, không có được những dịch vụ y tế chăm sóc, không được khuyến khích và giúp đỡ để học, bị bóc lột để làm những

53

CÁC KÝ HIỆU CỦA BIỂU ĐỒ THẾ HỆ

đàn ông đàn bà mất cưới nhau thân thiết ly dị xa cách ly thân xung đột sống chung

Page 52: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

54

công việc nặng nhọc hoặc nhiều giờ, tiếp xúc với những tình huống xã hội xấu: những vấn đề chúng ta thường nói là những vấn đề trẻ em không được quan tâm, bị bỏ bê, ngoài ra còn có những trẻ em bị ngược đãi, bị lạm dụng tình dục. Vấn đề trẻ em không được chăm sóc đầy đủ, nội dung chính là do thiếu nguồn tài nguyên, hoặc là lỗi của cha mẹ hay người chăm sóc có khả năng nhưng không hoàn thành trách nhiệm để cho đứa trẻ có được sự chăm sóc tối thiểu, người chăm sóc không thực hiện được cho trẻ hưởng thụ được nguồn tài nguyên như y tế, dinh dưỡng, nhà ở, sự hướng dẫn, tình thương, và sự quan tâm. Đó là tình trạng trẻ hoàn toàn không có người chăm sóc hay không được chăm sóc đầy đủ. Đó không phải là hành động cố tình tạo nên sự thiệt hại cho trẻ và đó là việc thiếu hành động cần thiết cho trẻ. Trẻ thiếu nguồn để sống sót, bao gồm cả việc thiếu sự theo dõi và hướng dẫn, thí dụ như khuyến khích trẻ đi học mỗi ngày và sự ủng hộ về mặt tình cảm đó là những vấn đề do ảnh hưởng nạn nghèo đói, cái nghèo làm cho cha mẹ thiếu khả năng cung cấp. Trẻ không được chăm sóc là trẻ tự kiếm sống lang thang, không ai kiểm soát, một số trường hợp khác trẻ không được ai giám sát, ta thấy trẻ không được ăn mặc sạch sẽ, dơ bẩn trông mất vệ sinh, những yêu cầu về sức khỏe, về nha khoa, về dinh dưỡng không được đáp ứng và từ đó dẫn đến những hậu quả về thể chất nếu trẻ không được chăm sóc ở mức độ nghiêm trọng. Một trong những hậu quả của sự thiếu chăm sóc là trẻ không có khả năng lớn hơn. Trẻ lớn không nổi khi còn trong nôi. Nó ảnh hưởng đến khả năng phát triển tâm lý, vận động và một ảnh hưởng khác lên trẻ em là trẻ bé hoài không phát triển đầy đủ về mặt tâm lý xã hội, và điều này có thể ảnh hưởng trẻ từ 18 tháng đến 16 tuổi. Và người ta nghĩ rằng trẻ bị bỏ rơi về tình cảm tạo ra cho trẻ lớn chậm (được gọi những chú lùn tâm lý xã hội, khi trẻ nhỏ hơn sự phát triển của trẻ bình thường, thấp nhất là 5%) có những trẻ bị bỏ bê nên bộ xương không tăng trưởng, sự trưởng thành về xương, qui trình lớn lên và cứng cáp của xương chậm. Ngoài ra, trẻ có hành vi phản xã hội như hành vi hoạt động một cách thoái hóa, chúng có thể có những khó khăn trong khi nói chuyện, trong giao tiếp. Đó là những dấu hiệu của những trường hợp nghiêm trọng. Có những đặc điểm biểu hiện của cha mẹ bỏ bê con cái là cha mẹ bị sống cô đơn, cô lập. Vì sống cô độc nên cha mẹ có khó khăn trong việc tiến hành công việc hàng ngày một mình không ai giúp đỡ, đặc biệt thứ hai là họ còn giận dữ tức tối là lúc nhỏ họ không được chăm sóc đầy đủ. Vì vậy cha mẹ rất khó khăn để nhìn thấy những nhu cầu của con cái. Những cha mẹ này thường sống một tâm trạng rất trầm cảm, không đáp ứng được những nhu cầu của con cái.

Page 53: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

55

Bạo hành trẻ em: Bạo hành trẻ em là đánh đập đến nỗi trẻ bị thương tích. Cái lý do mà cha mẹ đánh là quan trọng bởi vì có sự phân chia mơ hồ giữa kỷ luật con cái và đánh đập con cái, giữa cố tình làm hại đứa nhỏ và lỡ đập con cái. Nếu cha mẹ lỡ tay thì không kéo dài, còn cố tình thì sự đánh đập kéo dài. Hậu quả là những vết bầm trên cơ thể, những lằn xước lên da trẻ, và đôi khi cả dấu răng cắn và xương bị nứt, những vết thương trên đầu và những nội thương bên trong của ngũ tạng đứa trẻ. Ở Mỹ có những trường hợp những đứa trẻ mới sanh hay khóc làm cha mẹ bực bội, cha mẹ có thể lắc đứa trẻ quá mạnh thì đứa trẻ có thể bị tổn thương cổ, não bộ lúc lắc, có thể bị tổn thương về não và đứa trẻ có thể chết. Hiện có một cas, cha là bác sĩ, bị đưa ra toà (người mẹ sau khi sinh con đứa trẻ mới sanh khóc hoài). Hiện giờ người ta chưa xác định được ai là thủ phạm gây ra cái chết cho con, cha hay mẹ. Cas này bị lôi ra ánh sáng vì có sự nghi ngờ gắn liền khi cặp vợ chồng nầy đã yêu cầu cố giữ nó sống bằng hệ thống nhân tạo; đến khi đứa bé chết, người ta mổ xác đứa bé để xét nghiệm thì thấy não bị vỡ vụn. Với tư cách là nhà công tác xã hội để quyết định đứa trẻ có bị bạo hành hay không chúng ta nên nghĩ đến những câu hỏi sau đây: Điều thứ nhất: - Có phải là đứa trẻ ở lứa tuổi đó bị đánh đập quá thường xuyên đối với lứa tuổi đó hay không? - Có phải là đứa trẻ không chỉ bị một vết thương mà thôi, mà cùng một lúc có nhiều loại vết thương - Có phải là loại thương tích đứa nhỏ bị là một mẫu mà thường được lập đi lập lại hay không? (thí dụ như vết phỏng) - Vết thương mà đứa trẻ bị, có thể cha mẹ cắt nghĩa một cách không hợp lý không? - Hãy lắng nghe kỹ cách cha mẹ cắt nghĩa (lối giải thích của cha mẹ có hợp lýkhông?) Điều thứ hai là quan sát đến hành vi của đứa trẻ, đây là những hành vi mang tính cực đoan. - Đứa trẻ có hành vi quá sức tuân thủ ý kiến cha mẹ: thí dụ đứa trẻ lúc nào cũng ngồi yên lặng một chỗ, đứa trẻ tránh mọi sự đụng chạm xung đột với cha mẹ, tránh không làm cha mẹ giận, lúc nào cũng quan sát canh chừng cha mẹ. - Đứa nhỏ có tính hay gây hấn, rất đòi hỏi, sống động và đứa trẻ làm bất cứ điều gì để cha mẹ quan tâm đến nó. - Hành vi đứa trẻ bị thay đổi vai trò, nó có những hành vi như cha mẹ lo lắng cho con cái. - Trẻ có những hành vi rất là phụ thuộc cha mẹ để cha mẹ không có phản ứng gì cả.

Page 54: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

56

Những đứa trẻ thuộc 4 dạng vừa rồi, sự phát triển năng lực của nó chậm vì năng lực của nó đã dồn vào sự đối phó với cha mẹ. (Ví dụ như ngôn ngữ của nó không được phát triển tốt). Những đứa trẻ bị bạo hành có cách ứng đối với người lạ bằng một trong hai cách: - Có thể đối với mọi người nó rất thân thiện hoặc hay gây hấn, nó dễ dàng làm quen với mọi người. - Nó ngồi yên lặng thinh không tiếp xúc với ai, nó nghi ngờ mọi người. Dấu hiệu về vấn đề ăn uống bị rối loạn. Ta có thể thấy hành vi ăn uống của trẻ rất bình thường. Thí dụ đứa trẻ ngồi ăn uống rất lịch sự, rất hợp lý chỉ vì nó sợ bị đòn. Cách chơi của trẻ có thể cho thấy nó bị bạo hành. Nó có thể diễn tả tình cảm của nó xuyên qua các trò chơi, nó có thể ngồi yên một chổ, tránh giao tiếp vơi trẻ khác, hoặc là chơi nhưng có tính gây hấn như để diễn tả những bực tức mà nó mang đến từ nhà. Một dấu hiệu đó là nó không thể kiểm soát được sự tiểu tiện của nó (tiểu trong quần hay đái dầm vào đêm) hoặc nó không thể kềm chế được những sự bực tức, nằm vạ, làm mình làm mẩy, làm trận làm thượng và có thể có những hành động rất bất thường. Đặc điểm của những cha mẹ hay đánh đập con cái: Những người này thường có những nhu cầu quan trọng là được chăm sóc vì họ chưa được chăm sóc. Họ tự đánh giá mình rất thấp, họ khiến cho người khác ruồng bỏ họ, khinh thường họ, vì họ không biết làm sao để kiếm được sự hỗ trợ và họ thấy họ không xứng đáng nhận được sự hỗ trợ khác. Tình trạng của họ là tình trạng của cha mẹ mong muốn sự hỗ trợ của người khác. Trong khó khăn đó, họ không thể đáp ứng nhu cầu của con cái. Thường những cha mẹ này lúc bé, chính họ bị bạo hành hay bỏ rơi, họ sống cô độc, họ tự đánh giá họ thấp, họ không có được sự hỗ trợ nên sự căng thẳng này càng ngày càng cao và đổ trút sự căng thẳng lên đầu trẻ con. Và có khi cha mẹ bạo hành khó khăn nghiêm khắc với con cái, đứa nhỏ bị kiểm soát ngặt nghèo và khó khăn, đó là một phần cha mẹ tự muốn kiểm soát mình thông qua đứa nhỏ. Trong trường hợp những cha mẹ như vậy, những đứa trẻ bị tàn tật thì nếu đứa trẻ này có nguy cơ bị bạo hành nhiều hơn vì cha mẹ phải lo âu trong sự đáp ứng của trẻ này nhiều hơn. Thêm vào đó cha mẹ thường bị bạo hành lúc nhỏ cho nên họ cũng không biết cách để đáp ứng nhu cầu của trẻ như thế nào. Nếu họ không được chăm sóc lúc nhỏ thì bây giờ họ cũng không biết cách chăm sóc đứa nhỏ. Trong môi trường sống cũng có những ảnh hưởng đến những cha mẹ bạo hành trẻ con. Và trong mối liên hệ vợ chồng cũng có ảnh hưởng đến trẻ con, thường là mối quan hệ tay ba, mối liên hệ hai vợ chồng không tốt đẹp, họ dùng đứa con coi như vật tế thần để giải quyết vấn đề của

Page 55: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

57

họ. Trong trường hợp sự căng thẳng đến mức độ tột đỉnh và có những biến cố rất nghiêm trọng (nghèo đói triền miên, cha mẹ đơn thân, mất việc...) Trong trường hợp căng thẳng như vậy cha mẹ cảm thấy căng thẳng và bạo hành con cái. Có khi cha mẹ bạo hành con cái vì họ chưa được học kỹ năng cần thiết tối thiểu để làm cha mẹ, không biết thức ăn dinh dưỡng cần thiết và chăm sóc y tế như thế nào cả. Có nhiều cha mẹ cứ nghĩ cho ăn cho ngủ là đủ mà không quan tâm đến nhu cầu tâm lý tình cảm của trẻ. Có nhiều cha mẹ không được sự chỉ dẫn là nên nói chuyện với trẻ chứ không nên đánh trẻ. Và những cha mẹ không có khả năng nhìn mình tách biệt ra khỏi đứa con, hoặc ngược lại. Họ thường đổ lỗi cho con. Và những cha mẹ này thiếu khả năng lý giải vấn đề cái nào được, cái nào không được. Họ khó quyết định, họ không biết chọn hướng nào để thay đổi. Và có những cha mẹ không thể nào kiểm soát được họ, họ rất nóng vội, không chờ đợi được và đánh con ngay tức thì. Nếu cha mẹ nghiện rượu hay nghiện thuốc và sự nghiện ngập của những người này làm họ bị thu hút hết sự quan tâm đến con cái, gây nên nạn bạo hành con cái. Trong trường hợp những cas bạo hành đối với con cái nhân viên xã hội phải làm gì? - Tìm cách thu thập thông tin càng nhiều càng tốt - Thẩm định hoàn cảnh này - Có chương trình mục tiêu để làm việc, tìm ra cách trị liệu để coi trị liệu này có hiệu quả không? Nếu không có hiệu quả, phải đổi cách trị liệu khác. Đôi khi chỉ cần trị liệu một thời gian ngắn, đôi khi cần một thời gian dài để giáo dục. Những cái nhân viên xã hội cần tìm là: - Có bằng cớ rõ ràng về nạn bạo hành con và nạn bạo hành này nguy hiểm cho trẻ, cần phải thẩm định mức độ nguy cơ của trẻ, cần phải coi đứa trẻ trong giai đoạn này có những hành vi tự hủy hoại cuộc đời nó không? Tìm rathật sự của nạn bạo hành này xảy ra lâu chưa. Cần thẩm định xem cha mẹ có ý định sửa đổi hay không, cha mẹ này có muốn ruồng bỏ con cái họ không hay họ khổ sở về bạo hành? Cha mẹ có bị khủng hoảng về mặt tình cảm tâm lý không? Cha mẹ có hợp tác tốt với bạn hay không? Cha mẹ có những vấn đề tâm lý xã hội quá nghiêm trọng không? Cha mẹ có bị cô lập và không được hỗ trợ hay không? Chính khi qui tụ được hết những yếu tố này ta có thể kết luận đứa trẻ có nguy cơ bị bạo hành hay không? Bạn cần chỉ cho cha mẹ nhận ra những cảm giác của chính họ và những sự kiện nào xảy ra đã dẫn đến bạo hành; cần chỉ cho cha mẹ những dấu hiệu báo động trước khi bạo hành xảy ra để họ có thể học

Page 56: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

58

được những kỹ năng khác thay thế, để ứng phó với sự giận dữ trong lòng một cách khác đi. Chỉ cho họ biết cách phán đoán về mình. Nếu cha mẹ dốt nát, ta cũng dạy cho họ cách dạy con. Đối với những cha mẹ có khó khăn trong cách diễn tả bằng lời nói đối với con ta hướng dẫn cho họ cách nói chuyện, trao đổi với con, nên dạy họ các kỹ năng quản lý con cái sao cho thích hợp và điều duy nhất là dạy họ tổ chức một môi trường sống thích hợp hơn. Ta có thể đem đến cho họ nguồn tài nguyên từ cấp vĩ mô, có thể đem đến cho họ một bác sĩ để chăm sóc cho đứa trẻ. Tìm cách để cha mẹ vươn lên không bị cô lập, giúp họ nói chuyện với cha mẹ bạn bè, và dạy cha mẹ kỹ năng để kiểm tra chính mình để chống lại sự giận dữ và đồng thời dạy cho trẻ em thấy những gì xảy ra không phải lỗi tại nó để nó có thể chấp nhận được chuyện đó. Nếu sự giúp đỡ của họ không hiệu quả, bạn có thể nhớ tới sự hỗ trợ của cộng đồng, tòa án. 2. LẠM DỤNG TÌNH DỤC TRẺ EM Định nghĩa: Lạm dụng tình dục bao gồm sự tiếp xúc (tương tác) giữa đứa trẻ và người lớn, trong đó đứa trẻ bị kích thích tình dục cho người khác, trẻ từ 18 tuổi trở xuống. Khi người lớn, lớn hơn trẻ 5 tuổi trở lên và người đó có quyền lực trên đứa nhỏ. Người lớn có quyền lực trên đứa nhỏ này, sử dụng quyền lực của họ để thoả mãn tình dục và giúp người khác thoả mãn tình dục. Loạn luân là một hình thức đặc biệt của lạm dụng tình dục, là sự tiếp xúc, hay sự giao hợp giữa một đứa nhỏ và một thành viên trong gia đình không phải là người phối ngẫu. Lạm dụng tình dục cũng có thể là những hình ảnh khiêu dâm hay những cử chỉ mang tính tình dục, hay người lớn phô bày bộ phận sinh dục của mình, hay vuốt ve sờ mó bộ phận sinh dục, tình dục bằng miệng, giao hợp và bất cứ hình thức tiếp xúc sinh dục nào khác. Trong mối quan hệ mang tính loạn luân, không chỉ là những người có quan hệ máu mủ mà có thể là người không phải ruột thịt như cha ghẻ, dượng ghẻ, cô dì chú bác, người tình của cha mẹ. Trẻ có nguy cơ nhiều hơn đối với những người trẻ quen biết, tin cậy. Trẻ thì dễ bị lạm dụng tình dục vì chúng không có cơ sở thông tin để hiểu biết, không có chỗ nào để dựa, vì chúng nhỏ nên chúng sợ và đứa nhỏ nằm dưới sự kiểm soát của người lớn, nó muốn được làm vui lòng người lớn, nó nuốn được chăm sóc, muốn được có cảm giác an toàn. Ở Mỹ, 60% lạm dụng tình dục trẻ em xảy ra trong gia đình và phần lớn các trường hợp còn lại là do những người quen biết và những người lạm dụng tình dục trẻ em thường là những người thích làm tình với trẻ em. Trong gia đình có thể có mối

Page 57: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

59

quan hệ loạn luân giữa anh em, có khi đứa trẻ bị đối phó với những căng thẳng từ nhiều người, không có sự an ủi, có khi là anh truyền em nối, và thường là sự loạn luân giữa anh em nghiêm trọng hơn là trường hợp vi phạm là người lớn. Mối quan hệ loạn luân thực hiện theo các bước: 1. Bước đầu: người lớn (người vi phạm) thăm dò xem họ có thể tới gần đứa nhỏ không và đứa nhỏ đáp ứng thế nào? 2. Nếu trẻ có vẻ cởi mở, họ bước tới một bước là giao hợp. Từ từ dần tới mối quan hệ sâu sắc hơn về tình dục. 3. Và họ tìm cách làm cho đứa trẻ phải giữ bí mật, bằng cách họ hăm dọa hoặc đổ tội cho đứa trẻ hoặc nói đây là chuyện riêng của mình để dấu diếm sự việc. Và nếu trẻ cho biết tình hình này thì sẽ có sự phát hiện. Sự phát hiện này có thể do sự tình cờ, đứa bé không nói nhưng một ai đó hay gia đình có thể phát hiện. Và sự phản ứng của sự phát hiện này có thể tạo ra sự căng thẳng cho gia đình và trẻ. Người phạm tội luôn luôn chối, đứa trẻ cảm thấy là đứa tội lỗi, bất an. Gia đình có thể giận dữ với trẻ và người vi phạm. Cảm thấy tội lỗi vì không bảo vệ được trẻ. Có nhiều gia đình lờ luôn không muốn quan tâm đến vấn đề. Có những kết cấu trong gia đình đặt đứa trẻ trong cảnh nguy cơ. Gia đình này bị xã hội cô lập, có khi ranh giới gia đình không rõ ràng, hành vi của người cha đối với đứa trẻ không được bình thường lắm, hay là trong phòng không đóng cửa, hình như trong gia đình này không ai tôn trọng sự riêng tư của người khác, hoặc ngược lại có biểu hiện của sự bí mật, có sự dấu diếm. Có tình trạng những đứa con gái bị lạm dụng tình dục nhưng không được sự quan tâm của chính người lạm dụng tình dục. Có khi người cha lạm dụng tình dục đứa con mà người mẹ lại giận dữ với con. Người mẹ và con có khoảng cách với nhau, có mâu thuẫn giữa cha và mẹ. Người cha và con gái có sự quan hệ thân thiết dẫn đến có sự quan hệ tình dục. Vì mối quan hệ tâm lý giữa mẹ và con đã thiếu rồi cho nên khi có chuyện quan hệ tình dục, đứa con không nói với mẹ được nên người mẹ rất là giận con, cho nên không thể giúp con được. Một nguy cơ khác là khi nào có người dượng ghẻ trong gia đình, khi mẹ bệnh hoạn vắng nhà cũng là một yếu tố nguy cơ khác. Rượu cũng là một yếu tố khác và có nhiều khi chính kẻ lạm dụng tình dục lại có một lịch sử bị lạm dụng. Đó là một nhân tố lớn, nguy cơ lớn cho đứa trẻ bị lạm dụng tình dục. Đây là một vài đặc điểm của người cha lạm dụng tình dục:

Page 58: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

60

Ông ta thường là người nhút nhát, khiếm khuyết kỹ năng giao tế, và ông ta có thể có những khó khăn trong việc bộc lộ với vợ, thường đánh giá mình thấp hơn vợ, anh ta lại ngả về đứa con gái, với con anh ta cảm thấy an toàn. Đứa con gái này không quyền lực gì và nó có tình thương đối với cha. Đứa con gái là nơi anh ta trút vấn đề của ông ta. Người vợ thường là những trầm cảm, xuống tinh thần và thường người mẹ không muốn tự khẳng định mình để bênh con. Phần lớn bà ta phụ thuộc chồng về tình cảm và bà ta không dám đối đầu với anh ta vì sợ mất tình thương của ông ta. Thường những bà mẹ này nói không biết vì không đủ sức đối phó vấn đề. Đó là những cuộc hôn nhân có vấn đề và cả hai đều sợ rằng nếu chuyện này bị phát hiện thì cuộc hôn nhân bị tan rã. Và chuyện này được bộc lộ thì đứa nhỏ chịu một gánh nặng, đứa trẻ sống trong sự căng thẳng đôi khi đứa trẻ nghĩ mẹ nó giận nó vì nó dành chồng của bà, và họ cảm thấy xấu hổ vì điều cấm kỵ quan trọng đã bị phá vỡ. - Người vợ cảm thấy xấu hổ vì thấy mình bị mất vai trò làm vợ, bà sợ đánh mất chồng, và sợ gia đình tan rã. - Đứa con xấu hổ vì nó nghĩ nó là đứa con tội lỗi. - Và có nghi vấn không biết người cha có xấu hổ không? Có một sự khó khăn nếu như người cha cố tình đẩy sự rắc rối của mình vào vô thức. Khó để cho sự xấu hổ được bộc lộ ra. Trường hợp sẽ tốt hơn nếu sự loạn luân được phát hiện mà ông ta cảm thấy xấu hổ, ăn năn thì ông ta sẽ được giải phóng về gánh nặng tâm lý và người mẹ rất xấu hổ vì không bảo vệ được con mình, họ thiếu kỹ năng chăm sóc con. Đôi khi đứa con giận mẹ vì mẹ không bảo vệ được nó. Các dấu hiệu và đặc điểm về hành vi lạm dụng tình dục: - Bệnh về tình dục: có những vấn đề ở cổ, ở miệng, đi tiêu khó, những sự xuất tinh, ra chất nhờn nhiều và có những vết bầm trên bộ phận sinh dục và có sự mang thai mà không cắt nghĩa được, mà đương sự không muốn trao đổi. Những hành vi mà chúng ta phát hiện được sự lạm dụng là: - Có một sự thay đổi nào đó ở trẻ, trẻ đó có thể tự khép kín, hay rất hung hãn hay bị trầm cảm, thay đổi ứng xử với anh em, đứa trẻ có những hành vi về tình dục không thuộc lứa tuổi của nó, hay đột ngột thấy đứa trẻ sợ người đàn ông khác rờ vào nó. Trẻ không tỏ ra sợ hãi phải ở một mình với một người nào đó hay không muốn thấy mặt một người đàn ông và có thể gợi cho chúng ta cảm thấy nó có một bí mật mà nó không muốn nói cho mình nghe, hay khi nhắc đến tên ai đó đột nhiên nó bỏ đi. Đó là những dấu hiệu có điều gì đó đã xảy ra.

Page 59: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

61

Hậu quả lâu dài của lạm dụng tình dục: Hậu quả lâu dài này sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau, nếu sự lạm dụng kéo dài, hậu quả sẽ quan trọng hơn nếu có nhiều hơn một biến cố, nếu người vi phạm là một người cha và một người được xem như cha, nếu người vi phạm sử dụng sức mạnh thì hậu quả có thể nghiêm trọng hơn khi kẻ vi phạm là một người đàn ông lớn tuổi so với người anh em. Kết cục mang tính nghiêm trọng (gia đình khủng hoảng, trẻ bị đưa đi nơi khác) hậu quả lâu dài sẽ nghiêm trọng hơn. Một vài biểu hiện của hậu quả lâu dài là mại dâm, nghiện thuốc phiện, rượu và vài dấu hiệu khủng hoảng trục trặc về tình dục, có những khó khăn về sự thân mật gần gũi với người khác phái, hay có sự nghi ngờ thiếu tin tưởng, họ tỏ ra không có tình cảm, trầm cảm đôi khi có hành vi rất hung hãn và họ có xu hướng lựa chọn người có xu hướng lạm dụng và sau đó cũng có xu hướng chọn kẻ lạm dụng tình dục cho con mình. Vai trò của nhân viên xã hội thế nào nếu có cas lạm dụng tình dục là loạn luân thì ta phải làm gì? Chúng ta nên nhớ rằng khi những cas này được phát hiện thường có những tình cảm rất mạnh mẽ, rất phức tạp như giận dữ, xấu hổ... Khi gia đình công nhận điều này, ta nên giúp họ biểu lộ sự quan tâm và sự hỗ trợ lẫn nhau quan tâm vấn đề, ranh giới để tổ chức nó lại, vì chính sự không rõ ràng ranh giới đã dẫn đến tình trạng này. Chúng ta nên xây dựng mối liên hệ giữa người vợ và người chồng thay vì người chồng với đứa con gái và mẹ với đứa con khác. Các bạn giúp họ cải tiến truyền thông trong gia đình. Ví dụ như người cha không nói lên cảm nghĩ của mình, người mẹ không bộc lộ được cảm xúc của mình. Có một sự khác biệt giữa hai trường phái: - Một phái chỉ làm việc với trẻ bị lạm dụng (trẻ nạn nhân). - Một phái làm việc với cả gia đình (đặc biệt là với người vi phạm). Nếu có thể được, tốt nhất ta nên làm việc với cả gia đình, và trong đó giúp cho kẻ vi phạm được trị liệu tốt. Nhưhg điều này không phải luôn luôn là dễ dàng. Nếu ta làm việc với nạn nhân, giúp họ đừng đổ lỗi cho bản thân mình, và giúp họ nhận được, ý thức được hay bộc lộ một cảm xúc đó mà họ tự che dấu từ lâu. Có thể sự việc xảy ra đó là cách của nó tìm ra sự thương yêu, ta có thể giúp nó thỏa mãn nhu cầu của nó bằng nhiều cách khác. Tạo nên sự tin tưởng đối với đứa trẻ bị lạm dụng đây là việc làm tốt, nhưng cần phải có thời gian. Ta nên làm những việc nhỏ để có sự thành công liền. Trẻ này thường khó tin tưởng bạn, nên bạn phải kiên nhẫn, phải luôn luôn sẵn sàng hiện diện khi nó cần.

Page 60: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

62

Phòng ngừa: (bằng cách giáo dục cho các thành viên trong gia đình nhận rõ ranh giới). Bạn phải thông tin giáo dục cho cả cha mẹ và trẻ em để họ biết trả lời không, cha mẹ phải hiểu rằng con có quyền của mình. Cha mẹ nên giúp đỡ con biết tránh môi trường nguy hiểm. Giúp cho cha mẹ có kỹ năng biết trao đổi với con để con cũng có thể bộc lộ với họ. Giúp cho gia đình đó có mối quan hệ tương tác. 3. LY HÔN: Hậu quả của ly hôn đối với trẻ em: Ly hôn là sự gãy đổ trong kết cấu của gia đình và tạo nên những áp lực khác như kinh tế, đối với cặp bố mẹ hoặc đối với cả gia đình và đôi khi phải dọn nhà đi. Khi đó, có nhiều sự thay đổi đối với trẻ, thí dụ như về kỷ luật, đôi khi trong hoàn cảnh nầy, bố mẹ cảm thấy đối xử với con nghiêm hơn hay dễ hơn, trẻ có nhiều phản ứng khác nhau trong khi hầu hết các trường hợp trẻ em thường coi mình là nguyên nhân của sự gãy đổ này, hoặc là chúng giận dữ đối với cả bố mẹ, hay chỉ một người cha hoặc mẹ. Và đứa bé cảm thấy mình bị người cha hay người mẹ đã bỏ bê hoặc dọn đi hoặc từ bỏ và đứa bé không hiểu được tại sao việc này xảy ra, đứa bé có thể bày tỏ cảm xúc về tương lai của gia đình và của chính nó. Đứa bé có thể hỏi kỹ ai sẽ chăm sóc con... Nó có thể trở nên đối đầu, thất vọng đối với bố mẹ, trước đó nó coi cha mẹ là thần tượng, sau khi ly dị xảy ra, nó bắt đầu nghi ngờ khả năng của bố mẹ mình. Nó có những biểu hiện một vài hành vi như: - Nôn nóng, lo âu, giận dữ, trầm cảm, nó trở nên mỉa mai cay nghiệt qua cái nhìn thế giới, nó có thể phản ứng bằng cách tạo ra thay đổi bên ngoài, quậy phá, đôi khi tuyệt vọng, trầm cảm đến mức tự vẫn, cũng có khi nó có những bệnh không ăn ngủ được. Nó không còn hứng thú với công việc mà trước đây nó thích hoặc có những phản ứng khác uống rượu, hút thuốc, kết bạn với những nhóm bạn xấu. Những tác động này như thế nào còn tùy thuộc sự giúp đỡ của bố mẹ. Sau sự kiện này, bố mẹ có thật sự chịu ngồi lại để giải thích cho con cái hiểu rõ ràng hay là họ đổ lỗi cho con cái hay là người nầy đổ lỗi cho người kia và cách mà bố mẹ chịu đựng qua cảnh li dị, nếu như họ quá trầm cảm, xúc động cũng có ảnh hưởng đến cách ứng phó của trẻ. Thí dụ:

Page 61: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

63

Khi ly dị, người mẹ sẽ nói bố mày tồi tệ... làm đứa bé càng bị căng thẳng nặng hơn, và có khi người mẹ trút những cơn tức giận với chồng lên đứa trẻ: đánh hoặc chửi con rằng mày giống thằng cha mầy, mầy đi chỗ khác đi. Đứa trẻ vượt qua cơn khủng hoảng này thế nào còn tùy thuộc vào quá trình xảy ra trước khi ly dị, quá trình căng thẳng trong gia đình kéo dài quá lâu đến nổi sự ly dị đối với trẻ là trút được gánh nặng. Trong gia đình, đứa nhỏ nhất không có khả năng hiểu biết gì cả thì nó sẽ chịu ảnh hưởng ít hơn đứa có nhận thức, nhưng lại không có khả năng lý giải thì nó chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nếu cặp vợ chồng thuận tình ly hôn mà không xảy ra những cuộc gây gỗ, ẩu đả nghiêm trọng. Chúng ta giúp những đứa trẻ chấp nhận là hôn nhân của bố mẹ đã gãy đổ, và chúng ta cần phải khuyên bố mẹ sau khi ly dị cả 2 đều quan tâm đến con cái và để cho con cái gặp bố mẹ, và cần khuyến khích để bố mẹ hiểu rằng con cái không có lỗi trong sự gãy đổ này, và để cho con cái hiểu rằng nó không có khả năng hàn gắn lại cha mẹ, cần khuyến khích cha mẹ hiểu rằng con cái đang khổ sở vì sự ly hôn và cần sự hỗ trợ của cha mẹ mình và có thể trong lúc ly hôn, họ cũng đau khổ và quên rằng con mình cũng đang đau khổ như mình. Khuyến khích hai cặp vợ chồng này khi thuận tiện, nói con cái rằng sự ly hôn này là do hai vợ chồng chứ không phải là con cái không có khả năng cứu vãn. Đó là cách để cho con cái nhận thức rằng cuộc hôn nhân này không thể tồn tại được, đừng để cho trẻ có những mơ ước hão huyền là nó có thể hàn gắn được mối quan hệ giữa cha mẹ. CÁC LÝ THUYẾT VỀ NHÂN CÁCH VÀ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH Lý thuyết của Sigmund Freud: Freud là một bác sĩ tâm lý trị liệu hơn một trăm năm về trước. Ông chữa trị cho những người bị tâm thần đặc biệt, và trong tiến trình trị liệu bệnh nhân ông đã phát triển học thuyết về sự phát triển và hình thành nhân cách. Điều làm mọi người ít hiểu về Freud là ông vừa trị liệu và vừa phát triển học thuyết, cho nên có sự thay đổi theo tiến trình trị liệu của ông. Vì vậy điểm chính để nói về học thuyết của Freud là cái mà ông phát triển ở giai đoạn cuối cùng. Học thuyết đầu tiên của ông: Học thuyết Drive (nghĩa là sức mạnh nội tại bên trong thúc đẩy mình đó là cái bản năng). Cái ông quan tâm là cái không nằm ở ý thức bên trên mà nằm trong phạm vi tâm sinh lý của con người và thúc đẩy con người đó đi tới. Cuối cùng ông đã dẫn đến ba khái niệm:

Page 62: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

64

- Khái niệm thứ nhất là giới thiệu cuộc sống vô thức. Đối với ông, trí tuệ không phải chỉ có ý thức mà gồm cả vô thức. Có khi vô thức đã thúc đẩy chúng ta hành động, thúc đẩy ta sống mà ta không ý thức được điều đó. - Thứ hai là giới thiệu những giấc mơ khi chúng ta ngủ. Trong giấc mơ có những thông tin đặc biệt về cuộc sống hay khi ta nói điều gì đó hoặc không chủ định nói những điều đó ra (khi ta lỡ lời). Điều ta muốn nói ở đây là cái cuộc sống vô thức đã thúc đẩy ta nói lên điều đó. Không những nói có cuộc sống vô thức mà ông còn xác định cuộc sống vô thức của chúng ta là nền tảng to lớn bên dưới. Giống như hình kim tự tháp, ý thức là phần nhỏ nằm ở phía trên và vô thức là phần rộng nằm bên dưới. Điểm thứ hai ông cho rằng mọi hành vi của con người không phải ngẫu nhiên mà có, nó luôn luôn có một điều kiện nào đó để đưa đến một hành vi của con người. Tất cả mọi hành động của con người đều có một chủ đích nào đó, không có hành vi nào là ngẫu nhiên cả. - Điểm thứ ba là cơ cấu của ý thức của trí tuệ có ba phần: Khi con người mới sinh ra ý thức chỉ mới cấu tạo bởi bản năng mà thôi. Theo thời gian, đứa trẻ lớn lên có thêm một cái nữa trong nhân cách của nó gọi là siêu ngã. Theo học thuyết của Freud, nhân cách được hình thành theo thời gian. Khi mới sinh, con người chỉ có bản năng, nó đòi hỏi các yêu cầu phải được thoả mãn ngay tức khắc. Dần dần đứa trẻ hiểu rằng không phải nó muốn gì là được ngay cái đó mà phải có một khoảng thời gian đợi chờ. Như vậy bản năng bị va chạm, do đó một phần năng lực bản năng của đứa trẻ chuyển dần sang bản ngã (eco) và đứa nhỏ phải học cách chịu đựng, sự chờ đợi, sự bực bội. Điều mà trẻ học được là kỹ năng ứng xử theo thời gian (biết cách chờ đợi cái mà nó muốn). Theo thời gian đứa trẻ còn phải học hỏi để phát triển cái siêu ngã (superego). Siêu ngã là cái ý thức được cái gì đúng, cái gì sai. Và siêu ngã hình thành ý thức, có được rồi thì con người ý thức được điều gì làm được và điều gì không được làm. Freud cắt nghĩa rằng những bệnh nhân của ông bị bệnh tâm thần là do sự mất quân bình giữa ba thành tố chia cắt con người của họ, và ông ta cho rằng những bệnh nhân của ông có khó khăn để cho thành tố bản ngã và siêu ngã của họ đối xử kiểm tra với bản năng của họ, bản ngã gặp khó khăn trong cách đối xử với bản năng. Freud cho rằng có nhiều lực sinh lý trong con người bản ngã thúc đẩy hành vi con người, nhưng Freud chỉ quan tâm đến hai điểm đó là lực gây hấn (Aggression) và dục tính (Libido). Cả hai lực thúc đẩy đó cũng như lực thúc đẩy khác đều nằm trong thành tố bản năng của con người. Và Freud cho rằng sở dĩ

Page 63: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

65

có sự xáo trộn về mặt tâm lý là vì bản năng tìm cách bộc lộ ra xuyên qua sự kiềm kẹp của bản ngã và siêu ngã. Đối với những người không bị xáo trộn tâm lý thì họ có sự quân bình giữa ba thành tố trong nhân cách của họ. Freud quan tâm đến bản năng và cách mà bản năng tìm cách thể hiện ra. Vào khoảng năm 1930 - 1950 thì hai người là Anna Freud và Heiz Hartmann phát triển học thuyết dựa vào học thuyết của Freud. Heinz Hartmann thì không quan tâm đến bản năng mà quan tâm đến bản ngã. Bản ngã là phần của nhân cách mà đối đầu ứng xử với thực tế ở ngoài đời Thí dụ: Những cái ta viết ra, cái ta tính toán trong cuộc sống đều là việc làm của bản ngã. Theo Heinz Hartmann thì có ba cách để người ta ứng xử với thực tế trong đời: - Thứ nhất: bạn và tôi đều có sự lựa chọn. Để tăng sự thích nghi của con người trong đời sống, chúng ta có thể làm được cái mà ông gọi là alloplastic. - Thứ hai, để giúp tôi thích nghi là thay đổi tôi để tôi thích nghi với hoàn cảnh. - Một môi trường trung bình có thể chấp nhận được, có những môi trường giúp cho sự phát triển của con người được tốt đẹp - Đó là môi trường cho ta đủ những mong đợi để thoả mãn nhu cầu của ta nhưng mà môi trường đó cùng một lúc cũng có sự cản trở, kềm kẹp, bực bội vừa phải. Khi phần âm dương hoà hợp vừa phải với nhau thì con người sống trong môi trường đó có đủ sự hoà hợp, đủ vui sướng để tiếp tục tăng trưởng. Từ những công trình nghiên cứu trên cho ta một khái niệm về bản ngã. Cái bản ngã không đặt trong đầu hay cơ thể của ta, nó nằm trong nhóm hành vi của con người. - Hartmann nói rằng: Cái bản ngã tập hợp những hành vi có khả năng thích nghi. - Anna Freud thì nói có một nhóm hành vi có tính tự vệ. Như vậy cả Hartmann và Anna Freud đã xây dựng học thuyết của họ dựa trên học thuyết của Freud về bản năng nhưng họ lại nhìn những nhóm hành vi theo hướng khác nhau. Hartmann và những người trong nhóm của ông quan tâm đến những hành vi giúp con người ta thích ứng. Anna Freud thì nhìn đến nhóm hành vi giúp cho con người tự bảo vệ họ trong môi trường. Cả hai người cùng xây dựng học thuyết của mình trong cùng một thời gian. Thẩm định bản năng của con người:

Page 64: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

66

Bản năng nầy làm gì để thích ứng và làm gì để bảo vệ. Trong mỗi độ tuổi, sẽ có những hành vi cần thiết, khác hơn của trẻ vị thành niên hay khác hơn hành vi của người lớn. Ở đây hành vi bản năng được hiểu theo một nghĩa rộng hơn một hệ thống như là văn hoá. Văn hoá của mỗi người ảnh hưởng đến những cái mà người đó được xã hội mong đợi trong hành vi của họ.

Page 65: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

67

Chức năng thích ứng của Ego: Đó là những hành vi của một người bình thường có thể có. Có một số rất quan trọng, đó là trắc nghiệm đối với thực tế, khả năng thực tế của họ, ta xem người đó hiểu thế giới thực tế ở mức độ nào. Và những ý nghĩa tổng quát của những thành tố thực tế đó. Thí dụ: Khi bạn trở về nhà thì bạn ý thức được rằng có những nguy cơ, đi xe hơi thì nguy hiểm hơn đi xe đạp và bạn biết có đèn xanh và đèn đỏ là những dấu hiệu để cho xe chạy hoặc dừng lại. Một dấu hiệu của người có triệu chứng tâm thần là người có những ý nghĩ hoang tưởng, không nhận thức đúng về thực tế, người đó hay có ảo giác. Thí dụ: Họ tưởng tượng ra những con sâu đang bò trên người họ, họ tưởng tượng ra những sự việc không thể nào có thể xảy ra được. Các khả năng thích ứng: - Khả năng phán đoán. - Khả năng chịu đựng sự căng thẳng. - Khả năng hội nhập. - Khả năng nhận thức trong đó có trí thông minh, trí nhớ, nhận thức, trừu tượng hoá. - Khả năng thực hiện (thi hành), điều hoà những hành động để đạt được mục đích. - Khả năng khôi hài. - Khả năng cảm nhận mình với thế giới bên ngoài. Bản năng là một cái gì mà ta không biết về nó, nó có thể đến trong giấc mơ của ta, nhưng mà giấc mơ thì không rõ và ta cũng không hiểu được những ý nghĩa còn bị che dấu. Bản ngã là một phần có ý thức và một phần không có ý thức, thành ra tôi chỉ hiểu một vài phản ứng, một vài hành vi của tôi chứ không phải tôi đã hiểu tất cả. Siêu bản ngã cũng là một phần ý thức, một phần không ý thức và cũng như tôi ý thức về một vài niềm tin của mình, mình biết thế nào là sai, thế nào là đúng, mỗi chúng ta đều biết một phần nào đó về giá trị, đạo đức của chúng ta và cũng có những vô thức trong bản ngã và siêu ngã. Các chức năng tự vệ thì luôn luôn là vô thức. Các chức năng tự vệ:

Page 66: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

68

- Chối bỏ (chối là vô thức, là một phản ứng tự vệ). - Chuyển đổi vị trí của vấn đề “giận cá chém thớt” - Thái độ hướng về nội tại chống lại hành vi - Tự cô lập mình về mặt cảm xúc. - Lo lắng về trạng thái của mình. - Phản chiếu. - Sự lý giải. - Sự thoái hoá. - Sự đè nén. - Sự thăng hoa. - Tháo gỡ những chuyện đã làm. - Sự hình thành những phản ứng. Học thuyết của Erikson: Học thuyết nầy có từ năm 1950, Erikson nói rằng không thể nào hiểu được tâm lý của con người nếu không biết đến môi trường xã hội, ông nói nhiều về bộ tộc người da đỏ, và ông rất quan tâm đến văn hoá đó vì nó đã chuyển từ một khối người xuyên qua gia đình lên đứa nhỏ. Đây là sự đóng góp rất lớn của ông và với những người đi trước là Freud, con gái của Freud và Hartmann. Các học thuyết trước cho rằng sự hình thành nhân cách xảy ra phần lớn là trong giai đoạn nhỏ hơn, Erikson thì cho rằng nhân cách của con người tiếp tục hình thành từ khi mới lọt lòng cho đến khi chết. Ông cho rằng có 8 giai đoạn trong sự phát triển nhân cách của con người và mỗi một giai đoạn đưa đến cho con người một sự khủng hoảng. Sự khủng hoảng nầy không phải là sự khủng hoảng ở ngoài đời như ta thường thấy mà sự khủng hoảng ở đây có nghĩa là đời sống có những thử thách trong năm đầu tiên của cuộc sống. Khi hết giai đoạn khủng hoảng thì con người có được lòng tin ở chính mình và lòng tin ở mọi người xung quanh. Sau khi đã đối phó với những thách thức trong mỗi giai đoạn thì con người trở thành một người có một nhân cách lớn hơn trong tương lai. Nếu bạn có một môi trường tạm đủ, những điều mà bạn mong đợi và một chút điều bực bội cá nhân thì bạn sẽ có cơ hội trưởng thành hơn. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái sau giai đoạn nầy. Không có hiệu quả, không có phản ứng tốt nếu bạn hoàn toàn không tin

Page 67: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

69

người khác, không tin vào chính bạn. Nhưng có được sự quân bình nếu như bạn tin bạn nhiều hơn là không tin mình cũng như tin tưởng người khác hơn là không tin tưởng họ. Học thuyết của Erikson được phát triển từ năm 1950, sau đó cũng có những học thuyết khác nói về những giai đoạn phát triển trong đời sống, một điều mà người ta chỉ trích học thuyết của Erikson và những học thuyết khác là Trong đời sống của con người có những giai đoạn, dù rằng cũng đi từ giai đoạn nầy đến giai đoạn khác, nhưng mà con đường đó không rõ, không thẳng tuột từ đầu đến cuối mà có những bước ngoặc và cũng có lúc con đường tối vắng, những giai đoạn nầy không chú ý đến sự nghèo đói. Nó không nói đến những kinh nghiệm có thể gặp phải như là chuyện loạn luân và cũng không nói đến sức mạnh xảy ra trong cuộc sống... Khi ta nói đến nhân cách con người thì phải nói đến môi trường sống ngoài phần tâm lý. Học thuyết học tập từ xã hội (Social Learning Theory) Ở Mỹ, vào khoảng năm 1960, những nhà tâm lý trị liệu dùng những tư liệu của những học giả đi trước và có những chương trình giúp cho những người bị bệnh tâm thần và tìm ra những đề án để chứng minh cho người ta thấy rằng những nhà tâm lý trị liệu nầy có thể trị liệu được và nhà tâm lý trị liệu dựa vào sự thay đổi hành vi của con người mới bắt đầu đề ra học thuyết học tập từ xã hội. Frankl là một trong những người đầu tiên đóng góp vào học thuyết nầy. Những điểm căn bản chung mà tất cả nhà tâm lý trị liệu đề cập đến: Có hai loại hành vi cốt lõi: - Hành vi chủ động: là hành vi tự nguyện, tự phát. - Hành vi đáp ứng: là những hành vi ngược lại sự tự nguyện của mình, hành vi mà mình không có sự lựa chọn nào cả. Hành vi chủ động là hành vi thường được điều khiển bởi một chuỗi hành vi khác. Ví dụ: Tôi là một sinh viên nên tôi phải chăm chú ghi chép tốt những lời thầy giảng. Hành vi đáp ứng là những hành vi được khởi phát bởi sự kích thích và sự đón trước kích thích đó. Hành vi đáp ứng thường con người không kiểm soát nó được. Ví dụ: Tôi đang thấy bạn ăn một trái gì đó tự nhiên cái bao tử tôi nó rọ rạy, tôi không kiểm soát nó được.

Page 68: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

70

Học thuyết nầy nói rằng tất cả mọi hành vi chỉ nằm trong hai loại nầy mà thôi, đều là học được. Chính vì những hành vi nầy cho là học mới có được, cho nên phải học mới có được. Tất cả mọi hành động đều có thể biến chuyển được và cơ sở đó giúp thay đổi hành vi. Những hành động có thể thể hiện được xuyên qua các chuỗi hành động đó. 1. Củng cố tích cực: Để củng cố hành vi tốt của bạn, chúng tôi tạo ra một hiện tượng khó chịu để khi nào bạn gặp sự khó chịu đó thì bạn có hành vi tốt. 2. Củng cố thứ hai là chấm dứt hiện tượng khó chịu thì mới chấm dứt được sự khó chịu. 3. Chủ động thứ ba là loại bỏ, trong trường hợp nầy, tôi muốn xoá bỏ một hành vi nào đó. Thí dụ: Tránh cho đứa trẻ hành vi làm trận làm thượng. 4. Tạo ra sự đáp ứng theo ý mình muốn: đáp ứng nầy tạo ra hành vi mới. 5. Trừng phạt: cách muốn loại bỏ một hành vi nào đó.

Page 69: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

71

NỘI DUNG TẬP HUẤN NGÀY SÁU (14/7/1997). Chu kỳ đời sống của Phụ nữ Mỹ 1. ẢNH HƯỞNG CỦA NGƯỜI MẸ MANG THAI ĐỐI VỚI PHÔI THAI Sức khoẻ của bà mẹ rất quan trọng, ảnh hưởng đến thể chất của trẻ trước khi trẻ được sinh ra. Trẻ suy dinh dưỡng dẫn đến chậm phát triển, mẹ suy dinh dưỡng có thể dẫn đến bào thai bị chết trong bụng mẹ, cơ thể trẻ bị một số bệnh tật bẩm sinh như co giật gắn liền với bệnh trạng suy dinh dưỡng của mẹ. Trẻ sinh ra nhẹ ký, trí não phát triển chậm, tình trạng suy dinh dưỡng của mẹ nếu mẹ nghiện thuốc, rượu ảnh hưởng đến trẻ. Từ 1960, người ta phát hiện thấy người mẹ nếu sử dụng thuốc phiện, thí dụ thalidomide khi mới cấn thai, nếu dùng thuốc này trong 3 tháng đầu sẽ bị rối loạn xương, trẻ sinh ra bị dị tật tay chân. Trước 1950, có một loại thuốc khác người ta hay dùng là D.E.S, thuốc này được dùng để phòng ngừa hư thai. Sau đó 25 năm, người ta tìm ra thuốc này nếu dùng với liều lượng cao sẽ gây ung thư và cũng có những chứng cho thấy phụ nữ mang thai sử dụng Aspirin 3 tháng cuối thai kỳ có khó khăn khi sinh nở và có bằng chứng cho thấy khi mẹ mang thai, dùng thuốc an thần, sẽ gây rối loạn cơ thể cho trẻ. Ở Mỹ, những phụ nữ sử dụng thuốc an thần dễ bị chứng trầm cảm. Những thuốc này đã được bác sĩ kê toa nhưng nó vẫn gây ra nguy hiểm, những thuốc tạo nên trạng thái hưng phấn, thuốc chống đau Nicotin trong thuốc lá, bồ đà, những thuốc này thay đổi tác động về mặt sinh lý trẻ khi nó sinh ra, nó bị ngạt thở hay có vấn đề về tim, quá hiếu động sanh non, trẻ sinh ra thì đã bị nghiện, chúng ta có thể thấy trẻ bị co giật lên cơn khi mới sinh ra vì nó lên cơn nghiện (bị cắt khỏi cơ thể mẹ) dễ bị khó chịu vì tiếng động xung quanh. Nó bị bất bình thường trong phát triển tình dục. Đó là những tác dụng của một số dược chất. Tác động do rượu Ở Mỹ người ta thấy tác động của Hêrôin đối với trẻ nhỏ do những người mẹ không có khả năng bỏ hoàn toàn Hêrôin, người ta dùng Methadone mặc dù về lâu dài chưa biết tác dụng thế nào. Những người mẹ nghiện rượu mãn tính tạo nên đủ loại khuyết tật sinh lý cho trẻ. Một số dị tật này vĩnh viễn không thể chữa trị được.

Page 70: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

72

Khi mẹ không chăm sóc tốt dẫn đến suy dinh dưỡng tạo ra vấn đề cho trẻ, đôi khi mẹ dùng rượu để giảm căng thẳng thần kinh, sự căng thẳng ảnh hưởng đến trẻ chứ không phải là rượu. Những đứa trẻ sinh ra bởi mẹ nghiện rượu có hội chứng nghiện rượu trong bào thai. Khi trẻ sinh ra có một số triệu chứng nhận biết là người mẹ nghiện rượu như trẻ thiếu cân, chu vi đầu nhỏ, ánh mắt nhìn khác thường, miệng mở rộng. Những trẻ này lớn lên sẽ học hành khó khăn, nó cũng bị nghiện nên khi bị tách khỏi mẹ, nó bị lên cơn, quá trình phát triển trí tuệ chậm, khi đi học, nó khó học hành, những khuyết tật này là vĩnh viễn không có cách chữa. Tác động do thuốc lá: Mẹ nghiện thuốc lá thì quá trình phát triển bào thai trong bụng mẹ chậm và làm tăng tỉ lệ thai chết trong bụng mẹ, xảy thai đột ngột, những đứa trẻ được sinh ra lại chậm phát triển về mọi phương diện thể chất, tình cảm, xã hội. Ở Mỹ có nhiều bang cấm hút thuốc ở nơi công cộng, nhà trường, cao ốc... vì sợ hiện tượng hít phải khói thuốc của người khác, để các bà mẹ mang thai không bị ảnh hưởng. Bây giờ, ngoài thuốc lá ra, người ta nói đến tác nhân gây ô nhiễm khác như thuốc trừ sâu xịt trên ruộng, những máy móc phóng xạ, những chất độc, chất thải công nghiệp, chúng ta chỉ biết nó có tác động ảnh hưởng, nhưng về lâu về dài chúng sẽ tác động như thế nào? Chúng ta biết một vài chất gây ảnh hưởng tức thời như gây ung thư (như những chất ảnh hưởng đến đất trồng cây mà ta không biết). Bên cạnh những nhân tố trên, chúng ta cần phải nhắc đến sự nghèo đói có một liên hệ rất lớn giữa nghèo đói và sanh con, sanh non liên hệ đến tử vong, tử vong trẻ sơ sinh và phát triển. Trách nhiệm của nhân viên xã hội là phải cung cấp thông tin cho những phụ nữ mang thai về những tác nhân này và phải lắng nghe xem họ có đang dùng những chất độc hại đó hay không 2. NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI TRẺ SƠ SINH Một trong những đặc tính của trẻ sơ sinh là tình trạng bất ổn cao, cha mẹ cảm thấy con mình đứng thở, đó là vì trẻ chưa đủ khả năng điều hòa cơ thể mình, trẻ thở không đều, mắt không tập trung, nhiệt độ có thể cao hoặc hơn nhiệt độ trung bình. Như vậy trẻ sơ sinh cần sự giúp đỡ của người khác để được nuôi dưỡng, điều hòa cơ thể. Từ 50 năm nay chúng tôi đã khám phá là trẻ phải giữ được mối quan hệ nuôi dưỡng ổn định, đó là người mẹ. Mối quan hệ chặt chẽ với người mẹ (hoặc cha) hay bất cứ một người nào khác có nhiệm vụ chăm sóc trẻ một cách lâu bền dẫn đến tầm quan trọng cho sự phát triển

Page 71: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

73

của trẻ là nuôi dưỡng mối quan hệ liên tục của một người nào đó đối với trẻ. Nghiên cứu của Anna Freud và một người khác đã nghiên cứu trẻ sơ sinh ở Anh: (lúc chiến tranh thế giới thứ II xảy ra). Để bảo vệ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người ta phải di dời trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ trung tâm nuôi trẻ đến một nơi an toàn nhưng không đủ người lớn để chăm sóc trẻ vì lý do chiến tranh (cũng có một số người chăm sóc nhưng không đủ). Những trẻ này rất đau đớn vì bị cắt đứt quan hệ với người chăm sóc trước đây. Nhưng những trẻ sống tại Luân Đôn lại ít bị xáo trộn hơn trẻ bị di tản. Một người khác cũng nghiên cứu mối liên hệ chăm sóc của mẹ và con, nghiên cứu cho thấy nếu nói quan hệ này bị cắt thì sẽ có những hậu quả xấu (JONH BOWLBY). Chúng ta khó hình dung nổi những hậu quả lâu dài của hiện tượng này. Trẻ bị cắt đứt sẽ có những vấn đề sau: - Không muốn ăn sáng. - Khó ngủ. - Nếu trẻ hơn 6 tháng cũng có thể bị trầm cảm (chúng ta gọi là nỗi lo âu từ sự chia cắt) Sau này nếu mẹ đi xa trở lại, trẻ cũng còn có những biểu hiện về sự lo âu. Vài tháng sau khi trẻ lớn lên một chút, trẻ mới hiểu ra rằng nếu mẹ không có mặt ở đó nhưng mẹ vẫn có mặt, mẹ vẫn còn. Nếu cắt đứt sẽ có những hiện tượng thế này. - Trước tiên trẻ chống đối, la lối. - Sau đó tuyệt vọng, buồn bã. - Giai đoạn 3: bất cần không thèm quan tâm đến mọi thứ. Nếu mẹ đi vắng một thời gian trở lại, trẻ không thèm quan tâm đến nữa. Thuyết quan hệ về những đối tượng Các nhà tâm lý Anh khi nghiên cứu về con người quan tâm đến sự gắn bó với người khác, mối quan hệ với người khác và nếu một đứa trẻ không có được những cái đó thì có những hậu quả sau này. Có một số người có những bằng chứng để hỗ trợ những quan điểm này, đó là những người quan sát trẻ em và là những người nghiên cứu trẻ em bằng cách nhìn vào nó từ lúc sinh ra đến khi lớn lên (nghiên cứu quan sát trẻ được nuôi ở nhà trẻ tập trung), thí dụ ở nhà bình thường, mẹ không thể chăm sóc con được, như vậy trẻ được chăm sóc bởi y tá đồng thời cô ta cũng chăm sóc những trẻ khác. Nếu khi không có mẹ, đứa trẻ chỉ được y tá dành cho một ít thời gian chăm sóc, những trẻ nầy sẽ bị chậm phát triển

Page 72: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

nghiêm trọng. Nghiên cứu của Erikson: Nếu bạn cắt đứt quan hệ trẻ nhỏ với mẹ đối với trẻ đó rất khó phát triển về sự tin tưởng và năng lực của mình, tin tưởng vào xã hội thế giới... Những sự mất mát người thân khi trẻ còn nhỏ thì ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng, con cái, đồng nghiệp trong cơ sở, bị tổn thương khả năng tin tưởng người khác. Sự không ăn khớp giữa người mẹ và người con Nếu mẹ có khó khăn đối với đứa trẻ, trước tiên là bà không muốn có đứa trẻ đó, hay là đứa con không mong đợi (con gái/trai) -> mối quan hệ xấu giữa mẹ và con. Cũng có khi sự trục trặc này xuất phát từ sự không hiểu biết cách chăm sóc trẻ. Ở Mỹ, có những lớp học cho mẹ và cha khi sinh con đầu tiên, để giúp họ những thông tin. Sự thiếu hiểu biết khi sinh nở, do đó phải điều chỉnh những nhận thức sai lầm của họ. Chúng ta càng ngày càng khuyến khích sự sinh đẻ tự nhiên, không cần phải mổ, chúng tôi đặt ra cho người cha phải tham gia vào quá trình này, khuyến khích nên để trẻ ở gần mẹ. Chúng tôi muốn người mẹ có sự tiếp xúc với trẻ như cho con bú vì sự tiếp xúc đầu tiên rất quan trọng đối với trẻ. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào nhận thức của bà mẹ, có nghĩa không muốn bị vướng bận bởi đứa con. Điều này nhân viên xã hội phải hiểu để giúp đỡ người ta. Khi mối quan hệ có trục trặc, một vấn đề là trẻ cảm thấy bị cách biệt chẳng cần quan tâm. Nếu sự tự cắt đứt của trẻ sau này có một bệnh tâm thần là Schizoid khi lớn trẻ khó có quan hệ đối với người khác (Anna F. nói về hiện tượng Altruisan (vị tha) hay trưởng thành quá sớm. Nếu có sự phát triển lành mạnh thì năm đầu tiên ở giai đoạn cũng có sự cân bằng giữa tin và không tin Sự phát triển sinh lý của bào thai, trẻ sơ sinh Những nghiên cứu về trí tuệ của con người và thú vật cho thấy rằng sự nghiên cứu này đã hỗ trợ cho những nghiên cứu, từ những nghiên cứu về sinh lý và trí óc đứa trẻ sơ sinh với một trí óc đầy đủ và đầy đủ những bộ phận là được. Nhân cách con người được hình thành là do sự tương tác giữa hai yếu tố tự nhiên và giáo dục.

một dạng mình tin người khác Lòng tin có 2 dạng: mình cảm thấy thoải mái với chính mình

Trẻ bị bỏ rơi trong nghèo đói thì não đứa trẻ sẽ nhỏ hơn não trẻ bình thường từ 10 - 20%. Nghiên cứu cho thấy sự trìu mến tâng tiu của mẹ làm cho sự phát triển của não trẻ tốt lành. Ở Mỹ hai điều lo lắng là:

74

Page 73: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

75

- Càng ngày càng có nhiều gia đình cả cha lẫn mẹ đều đi làm. - Cha mẹ càng ngày càng quan tâm đến chất liệu sức khoẻ của người ở nhà chăm sóc, nếu người ở nhà không cho bé sự tâng tiu, bộ não trẻ sẽ không phát triển như trẻ bình thường. Ở Mỹ, có nghiên cứu chương trình đặc biệt cho trẻ trước khi đi mẫu giáo, cho trẻ nghèo sống ở thành phố hay nông thôn. Đây là giai đoạn mà não được chuyển biến nhiều. Nếu để đến trường mới lo thì đã quá trể. Thành ra trong nghiên cứu về não bộ năm đầu tiên trong đời rất quan trọng đối với não bộ (dưới 3 tuổi nếu trẻ bị bỏ bê, bị tổn thương não, thì rất khó mà điều trị cho trẻ, nhiều khi không làm gì được vì trẻ bị tổn thương). Có những sự chăm sóc trước khi đến trường thì trẻ được phát triển khá bình thường. Theo nghiên cứu về não bộ: sự giáo dưỡng của trẻ em trong gia đình đều rất ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Những bà mẹ bị trầm cảm, phần bên trái não bộ của trẻ bên trước không được phát triển như những trẻ bình thường, đây chính là phần não bộ giúp con người cảm nhận được sự vui mừng. Mẹ càng trầm cảm nhiều thì phần não bộ ít được phát triển. Những người mẹ này ngưng sự trầm cảm, dành ít phút với con thì đứa bé khôâng bị trầm cảm nhiều. Tuy nhiên những đứa trẻ này kém đi những năng lực tự bảo vệ trong cuộc đời. Chúng ta cũng biết rằng trẻ 10 tuổi sự tăng trưởng não bộ đã xong rôài. Ý thức về cá nhân được hình thành qua nhiều cách : thí dụ: đứa trẻ chưa hoặc phát hiện ra những bộ phận của mình, ta coi đó là bước đầu tiên để biết về chính mình. Cách 2: qua cách những người xung quanh đối xử với đứa trẻ sơ sinh hay đứa bé còn nhỏ, nếu cha hay mẹ nhiếc mắng con ngu đần, lười biếng hay ích kỷ, những ý tưởng này sẽ đi vào đầu đứa trẻ khiến nó có những suy nghĩ tiêu cực về mình. Đứa bé nhập tâm những điều, những suy nghĩ của những người xung quanh nói về nó. Có một quá trình là sự đồng hóa. Một cách vô thức dần dần chúng ta tiếp nhận một đặc điểm của người cha hay người mẹ (con gái tiếp nhận đặc điểm của mẹ, con trai tiếp nhận đặc điểm của cha...) một cách vô thức, dần dần chúng ta sẽ có những hành vi cư xử giống cha mẹ của mình, chúng ta nghĩ rằng hình ảnh của chính bản thân hình thành trong quá trình phát triển suốt cuộc đời. Ta nghĩ rằng khi lớn lên ta làm bác sĩ , kỹ sư hay nhân viên xã hội, dần dần chúng ta thêm vào hình ảnh mà mình đã tạo ra lúc còn nhỏ, và tất cả những khái niệm nghe được ở xung quanh về chính bản thân mình đã được phối hợp lại. Nhưng cũng có trường hợp, mình không có khả năng phối hợp tất cả những điều người khác nói về

Page 74: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

76

mình thì cũng có thể tạo nên một chứng bệnh tâm thần, người này có thể như là nhiều người trong cá nhân đó ở những thời điểm khác nhau. Một hình thức khác về bệnh tâm thần phát triển nhẹ hơn là người không có ý theo cốt lõi về chính bản thân mình và không bao giờ đứng vững trên một lập trường nào hết, và sẽ thay đổi theo bạn bè những người xung quanh mà họ liên hệ. Nhưng người này có thể họ bị thiếu cái gốc của chính mình, họ có nhiều nhân cách là những cas nặng, liên quan đến trường hợp những trẻ còn nhỏ bị lạm dụng, bạo hành... bởi vì như vậy trẻ không tổng hợp khái niệm của chính mình, do những khái niệm về bản thân không được phối hợp nên nhân cách bị vỡ ra từng mảnh. Một vấn đề khác xảy ra đối với phát triển nhân cách do cha mẹ không chăm sóc đúng cách, đứa trẻ thiếu tự trọng để làm cốt lõi trong cuộc sống của nó, cần hướng về người khác để được coi là mình đáng yêu đáng quí, và nếu người hướng về không tạo được ý tưởng tốt đáng yêu đáng quí thì không thể tiếp tục với người đó được. Ta học được lòng tự trọng lòng yêu thương cha mẹ của mình, chúng ta cần có những bậc cha mẹ làm cho chúng ta đáng yêu, chúng ta đặc biệt, chúng ta đáng quí. Khi sinh ra bản thân trẻ sơ sinh đã có mầm móng lòng tự trọng nhưng cần được vun bồi lên bởi cha mẹ. Qua sự tương tác với cha mẹ, lòng tự trọng của trẻ được tạo nên và có thể ứng xử với mọi người xung quanh. Và nếu khi sơ sinh ta không được sự chăm sóc của bố mẹ thì ta bị kẹt vào trạng thái luôn luôn hướng vào người khác. Khái niệm về chính mình tùy thuộc vào sự phối hợp Nhân cách không tốt là những nhân cách bị kẹt vì trạng thái lúc còn nhỏ ấu trĩ , nhìn người ta ở đời hoặc tốt hết hoặc xấu hết. Ở Mỹ, thể hiện ở những thân chủ là những người rất tốt, sau đó họ có gì thay đổi là trở thành tồi tệ nhất, họ biết những gì xảy ra, chính là họ có sự phân biệt. Nhìn người từ chỗ hoàn hảo đến toàn ác, họ không phối hợp được hai cái đó với nhau. Thân chủ sau trạng thái đó xảy ra có thể họ từ bỏ không đến nữa. Đây là trường hợp quan trọng thường là những thân chủ bị ngược đãi, bị bỏ rơi, bị bạo hành lúc nhỏ. Đối với những thân chủ này ta cần phải có sự giúp đỡ lâu dài. Thành ra sự phát triển cá nhân lành mạnh (về sự phán đoán tích cực về mình) giúp tôi có thể từ bỏ lời khen thưởng của người khác nếu nó không đúng không phù hợp, tôi phải bỏ đi nhu cầu ấu trĩ (khi nhu cầu đó được thỏa mãn nó làm tôi đánh mất con người của tôi) để tôi có thể có một nhân cách điều hòa,

Page 75: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

77

tôi phải bỏ đi nhu cầu ấu trĩ là muốn trở thành người giỏi để mọi người chú ý. Tôi phải phát triển nội tại bên trong của tôi một cách bất biến. Tôi là tôi, nhân cách đó sẽ thay đổi theo thời gian của tôi, phần nội tại bất biến bên trong của tôi rất khó thay đổi. Sự dạy dỗ con cái của cha mẹ Ở Mỹ, có viết về sự dạy dỗ con cái của cha mẹ và sự phát triển của trẻ em cũng có khác tùy thái độ cha mẹ: Thí dụ như cha nghiêng về thể chất, chơi giỡn ẳm bồng, bằng cách đó cha kích thích sự phát triển về thể chất, mẹ chăm sóc con bằng lời nói ngọt dịu hơn, cha bỏ ít thời gian để chăm sóc con như cho ăn, tắm rữa, thời gian để chơi. Cha thường cho con những cơ hội lý thú hơn, thành ra đứa trẻ thấy cha là người của những trò chơi thích thú. Nhưng đứa trẻ bị buồn bực khổ sở căng thẳng, nó đến với mẹ, nghiên cứu cho thấy cha và mẹ là những người cho trẻ những kinh nghiệm khác nhau những kinh nghiệm này không đổi trao qua lại được... những kinh nghiệm này có tính hỗ trợ lẫn nhau đối với trẻ. Chúng ta sống với anh em, mối quan hệ cha mẹ, anh em cũng ảnh hưởng đến chúng ta: - Trước tiên ta có sự cạnh tranh với anh em, anh em hay tranh giành sự chăm sóc của cha mẹ, đây là một nhân tố bình thường trong phát triển tuổi thơ. Có khi mình tức giận anh em mình vì nó hơn mình, có khi muốn đánh nó. Khi còn nhỏ cha mẹ dạy điều này không được, cho nên chúng ta có thể sự dụng một trong những khả năng tự vệ để đẩy những cảm xúc tiêu cực này vào vô thức. Khi có sự ganh đua giữa anh chị em, có nhiều cách để giải hòa, nghĩa là mình rút mình ra, mình không đồng hóa mình với họ, mình khác họ. Nếu trong gia đình, bạn được khen là một người tốt, ta nghĩ rằng tôi sẽ chọn một lĩnh vực khác chị em tôi. Tôi sẽ trở thành một chính khách quan trọng hay trở thành một nhà nông nghiệp giỏi và tôi sẽ cho thấy rằng tôi khác bạn và cha mẹ sẽ quan tâm tôi một cách khác. Vậy mỗi chúng ta đều có một vị trí đặc biệt trong gia đình. Trẻ phải đồng hóa với người khác, con gái là cục cưng của mẹ (trai của cha) như vậy để hai trẻ va chạm với nhau, nhờ vậy cha mẹ sẽ tách đôi bọn chúng. Nếu trong gia đình trẻ ganh đua giành sự yêâu thương của cha mẹ, nó có thể ảnh hưởng đến trẻ. Đứa trẻ sống trong một bầu không khí giành giật như vậy khi lớn lên chúng có thể đặt mình trong hoàn cảnh tương tự. Hoặc anh em này có thể xung đột với nhau, khi cha mẹ không còn. Sự trở về gia đình với nhau họ cũng có thể kể lại những ảnh hưởng của họ khi còn bé. Khi chúng ta sống trong bầu không khí tranh giành tình thương thì chúng ta cũng có những hành vi tương tự ngoài gia đình và chúng ta trở thành một người thích cạnh tranh với đồng nghiệp bạn bè. Có khi còn ganh đua cả với con cái của mình.

Page 76: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

78

Có những vấn đề như khi trẻ con sống nhờ anh em trong gia đình, thường có mối quan hệ yêu thương chặt chẽ, anh em chúng ta là người cạnh tranh mà họ cũng chăm sóc ta như cha mẹ, an ủi ta khi buồn, họ hướng dẫn ta cách ứng xử ta trong cuộc sống, hỗ trợ là đồng minh là bạn bè của ta, có khi cha mẹ ngược đãi trẻ những anh em trở nên rất thân thiết với nhau, điều này nhân viên xã hội phải hiểu là trẻ rất cần nhu cầu ở chung với nhau. 3. THỨ BẬC TRONG GIA ĐÌNH: Thường kinh nghiệm làm con cả khác kinh nghiệm làm con út, khác với những đứa con nằm ở giữa, ba loại khái niệm ở gia đình đông con khác với gia đình một con. - Chị cả có em trai nhỏ hơn có thể có thói quen làm xếp sòng, nên lấy chồng có người chị lớn hơn thì rất hạnh phúc. - Anh có em gái: bạn quen đối xử tốt với em gái, nên cưới một người đàn bà có anh trai vì người vợ có thói quen phục tùng người anh trai. - Nếu bạn là người anh trai trưởng chỉ có toàn em trai hay là chị gái chỉ có toàn em gái thì trong trường hợp nầy bạn lấy vợ hoặc lấy chồng sẽ có nhiều rắc rối, vì bạn quen làm xếp sòng. - Em gái út với chị gái, em trai út với anh trai cưới nhau bị rắc rối vì cả hai đều đòi hỏi được chăm sóc. Siêu ngã là lương tâm được thành lập bởi tiến trình đồng hóa một cách vô ý thức. Thí dụ: Tôi đã tập tành những hành vi của cha mẹ tôi đưa vào nhân cách của tôi, lòng tin của tôi về cái gì đúng hay sai tôi lấy từ cha mẹ tôi như lòng tin tưởng của cha mẹ tôi. Những rối loạn nhân cách mà người ta thường dính tới cái siêu ngã. Thí dụ: Có tư tưởng làm thương tổn bạn trong đầu, tuy tôi không làm thương tổn bạn nhưng tôi vẫn cảm thấy tội lỗi vì có ý tưởng ấy. Một siêu ngã lành mạnh có dấu hiệu một nhân cách lành mạnh. Cảm giác tội lỗi không hành hạ cá nhân tôi mà còn giúp tôi hành động đúng. Đôi khi người ta có cảm giác tội lỗi một cách vô thức vì trong vô thức có mặc cảm tội lỗi, làm hủy hoại, tổn thương họ mà họ không biết. Và một điều mà ta tìm ra nguyên nhân nằm trong vô thức của họ. 4. CHU KỲ ĐỜI SỐNG CỦA PHỤ NỮ MỸ:

Page 77: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

79

Bắt đầu từ lúc mới sinh đến 6 tháng: được coi là tuổi nhỏ, ở Mỹ giai đoạn này bé gái thường mạnh khỏe hơn bé trai. Trong cùng 6 tháng đầu tiên của cuộc sống, bé gái phát triển kỹ năng ngôn ngữ nói đọc sớm hơn, kỹ năng phối hợp những cử chỉ của cá nhân được thực hiện sớm hơn bé trai đặc biệt là những năm đầu tiên. 7 tuổi đến 11 tuổi: được gọi là tuổi tiền dậy thì: khi đó cơ thể phát triển vọt lên, đứa trẻ phát triển thể chất, trí tuệ tình cảm, đứa bé gái trong giai đoạn này có thể cảm thấy khó chịu về hình ảnh bản thân. Sự phát triển về thể chất nhanh hơn về phát triển tình cảm tâm lý, bề ngoài có vẻ là một phụ nữ nhưng bên trong là con nít. 12 tuổi đến 17 tuổi: tuổi dậy thì: Ở tuổi này bé gái có kinh nguyệt, nó thích vận động, xương cũng cứng như người lớn. Ở tuổi này, bé gái quan tâm đến cơ thể mình, có thể nó có những bữa ăn riêng cho nó. Có nguy cơ bệnh lây lan qua đường tình dục hay có nguy cơ mang thai sớm, nguy cơ mang thai rất cao. Rất đáng ngạc nhiên là những bà mẹ ở tuổi dậy thì lại sinh con rất dễ dàng hơn đối với những bà mẹ lớn tuổi, vì sự linh hoạt của cơ thể. Ở Mỹ, có những trường hợp ở lứa tuổi này, một số thiếu niên tham gia thể thao nhiều sẽ bị rối loạn như bị tắc kinh do tập quá nhiều. 18 tuổi đến 25 tuổi: tuổi trưởng thành: bước 1 của sự trưởng thành, ở tuổi này phụ nữ có nguy cơ hút thuốc phát triển, có nguy cơ ung thư phát triển như ung thư phổi. 25 tuổi đến 35 tuổi: là những năm phụ nữ có con sinh con. Phụ nữ mang thai ở tuổi này tốt, làm giảm tính nguy cơ ung thư buồng trứng, ung thư ngực. Ở Mỹ, ngày càng có người có con trễ từ 36 tuổi đến 50 tuổi vì có nhiều phương pháp khoa học công nghệ học chẳng hạn như sinh con trong ống kính nên có con trễ, ngày nay nguy cơ có con trễ ít hơn. Nhiều phụ nữ làm việc quan tâm đến nghề nghiệp nên họ thường sinh con trễ. Giai đoạn mãn kinh 50 tuổi - 59 tuổi: có người hãi hùng cũng có người lo sợ vì vai trò phụ nữ không còn, và ở Mỹ người ta có xu hướng tăng cường sử dụng kích thích tố sinh dục nữ để ngừa bệnh loãng xương. Và xu hướng thuận giúp cho phụ nữ không bị đau tim. Nhóm chống cho rằng sử dụng kích thích tố có thể tăng nguy cơ ung thư vú. Ở giai đoạn này con cái rời khỏi gia đình, nó sẽ tạo cho bạn một suy nghĩ khác về bản thân mình, giai đoạn này gọi là tổ chim bị trống trải, phụ nữ dễ bị khủng hoảng vì con cái ra riêng. Ở giai đoạn tiền mãn kinh bạn có vấn đề gì? Tuổi trung niên sau 60 tuổi: tuổi về hưu. Ở Mỹ, tuổi này bắt đầu thích nghi với tuổi trung niên, ổn định tâm lý. Sức khỏe ổn định phụ nữ tương đối rãnh rang vì không phải chăm sóc ai. Ở tuổi 64 bắt đầu cảm

Page 78: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

80

thấy dễ chịu, thấy giá trị ở bản thân. Ở đây tuổi già còn trẻ từ 65 tuổi đến 80 tuổi (còn là già trẻ) còn tích lũy sức khỏe, thể chất còn có thể đối phó với stress, có nguy cơ bệnh đau tim, ung thư, bị mập, Giữa 65 tuổi đến 70 tuổi có thể bị béo phì vì ít cử động, người ta thấy người có thể hình trái lê thì ít có nguy cơ sức khỏe, hình thù như trái táo có nguy cơ cao. 81 tuổi trở lên già thật: ở tuổi này có nhiều rắc rối về sức khỏe, bạn có thể trở thành người khó tính. Các bệnh mãn tính như huyết áp cao, tiểu đường ở tuổi này cao, nên ở Mỹ có phong trào bớt ăn mỡ và vận động vừa phải, và ở giai đoạn cuối này bạn cần sự chăm sóc, gần gũi gia đình, thành ra có sự nở ra của gia đình.

Page 79: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

81

NỘI DUNG TẬP HUẤN NGÀY BẢY (15/7/1997). - SỰ PHÁT TRIỂN Ở TUỔI MỚI LỚN. Tuổi mới lớn chia thành 3 cấp. Ở đây chúng tôi muốn nói đến sự phát triển ở tuổi mới lớn ở Mỹ còn ở Việt Nam thì do văn hoá có thể có sự khác biệt. - Giai đoạn đầu: cơ thể sinh học phát triển thay đổi rất nhiều, đó là sự thay đổi về chất ở bên trong và hình thức ở bên ngoài. - Giữa giai đoạn của tuổi dậy thì: chủ yếu là sự thay đổi về mặt xã hội, về mối quan hệ bên ngoài và mối quan hệ gia đình. Sự nổi dậy là một đặc điểm chính yếu của giữa giai đoạn của tuổi dậy thì. Khi đứa trẻ nổi lên chống lại sự kiểm soát chặt chẽ của bố mẹ, như việc đấu tranh tách rời gia đình cũ để thành lập một gia đình mới. Thời kỳ cuối của tuổi dậy thì chủ yếu là sự thay đổi về tâm lý, và ở giai đoạn cuối của tuổi dậy thì ERIKSON gọi đây là sự xác định hình thành của mình. Trên thực tế, quá trình phát triển không rõ ràng, không phân chia thành từng giai đoạn như mô hình mà ta phân chia và cách diễn đạt không xét đến những tác nhân khác mà ảnh hưởng từ bên ngoài đi vào. Những yếu tố bên ngoài tác động như cấu trúc, cộng đồng, xã hội, văn hóa, những giá trị văn hóa và tầng lớp kinh tế. Thí dụ ở Việt Nam nếu các bạn xem lại khoảng từ 30 đến 50 năm về trước, các bạn sẽ thấy tuổi mới lớn của giai đoạn đó sẽ khác tuổi mới lớn ở giai đoạn nầy. Các bạn có được cha mẹ kể cho nghe tuổi mới của bố mẹ để so sánh với tuổi mới lớn của mình không? Không có một thời điểm đặc biệt nào để đánh dấu sự bắt đầu tuổi mới lớn, có thể là trước tuổi thơ kéo dài đến năm 10 tuổi hoặc là gần đó. Chúng ta gọi tuổi 5 tuổi đến 10 tuổi là tuổi thiếu nhi: là tuổi mà quá trình phát triển có vẻ chậm lại. Theo LATENCY là tuổi phải tạo được niềm tin để trẻ có thể tin tưởng để sống và có những hành động hữu ích cho tương lai. Sau 10 tuổi thì gọi là tuổi tiền dậy thì và sau đó là tới tuổi dậy thì: đối với bé gái tuổi dậy thì được đánh dấu bằng lần có kinh đầu tiên, bé trai là lần xuất tinh đầu tiên. Chúng ta dùng sự phát triển về tính dục là mốc để xem xét quá trình phát triển từ tuổi thiếu nhi đến tuổi dậy thì. Bắt đầu lúc này những biến đổi thể chất bên trong cơ thể hay hình dáng bên ngoài thay đổi nhiều. Thay đổi đó lớn hơn nhiều ở mức như những thay đổi ở những năm đầu tiên ở trẻ sơ sinh.

Page 80: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

82

Ở tuổi dậy thì có sự trưởng thành của các cơ quan sinh dục, sự phát triển của noãn sào ở con gái, ở con trai có sự phát triển dịch hoàn và dương vật. Sự phát triển của cơ quan sinh dục nữ và nam được biểu hiện về sinh dục của nam và nữ. Trước là phát triển bộ phận sinh dục, sau là phát triển phụ như ở con trai bắt đầu có râu, bể giọng. Ở con gái, bộ ngực nảy nở đồng thời xương chậu bắt đầu rộng ra và những phát triển sinh dục phụ theo sau. Trong khi đó cơ thể có sự kích thích sinh dục rất nhiều cho nên trẻ vị thành niên có những ảnh hưởng thay đổi tâm tính rất nhanh. Với những thay đổi nhiều như vậy nên có những biểu hiện thông thường sau: trẻ cảm nhận được sự thay đổi nhiều này. Ở Mỹ những biến đổi này gây sự lo âu cho trẻ. Ví dụ: Đối với trẻ gái trong khi bạn bè xung quanh có ngực có mông mà nó không có nó cảm thấy khó chịu, hoặc một đứa này nở quá sức nó cũng khó chịu. Đối với con trai cũng tương tự như vậy. Thường trẻ ở tuổi dậy thì rất quan tâm đến những sự khác biệt này và nếu không có ai giải thích những khác biệt đó là sự bình thường thì những mối lo âu của nó ngày lại càng tăng (nữ quan tâm đến sự trục trặc về bộ ngực, nam chú ý đến dương vật...). Vì kích thích tố ảnh hưởng đến tâm tính trẻ thành ra tâm tư của trẻ dậy thì rất khó đoán được, lúc vui, lúc buồn bất chợt bởi vì cơ thể nó thay đổi quá nhiều trong lứa tuổi này cho nên đứa trẻ phải cố gắng để thích ứng với hiện tại. Có người khi lớn lên rồi mà họ vẫn chưa có kinh nghiệm đúng về cơ thể mình, họ vẫn còn giữ hình ảnh của họ lúc còn ở tuổi vị thành niên. Ở Mỹ, sự lo lắng nầy chúng tôi gọi là ANOREXIA, (NERVOS) và BULIMIA Cả hai đều là bệnh liên hệ đến sự ăn uống của tuổi vị thành niên. Đây là sự lo lắng cực đoan về cơ thể mình: trong trường hợp ANOREXIA trẻ gái bị ám thị là mập (mặc dù nó không mập) nên nó thường nhịn ăn để bớt mập. Trường hợp BULIMIA đứa trẻ gái cho rằng cơ thể nó quá nặng, nó ăn uống có vẻ bình thường nhưng nó lại tìm cách tống hết thức ăn ra để bớt mập. Cả hai trường hợp này đều xảy ra ở trẻ vị thành niên và nhiều là ở trẻ gái, gây nhiều tác hại cho trẻ, có trẻ nhịn đói đến chết. Ở Mỹ cách chữa trị mới nhất cho hai dạng nầy là: - Thuốc chống trầm cảm. - Trị liệu bằng tham vấn (sử dụng trí tuệ đứa nhỏ để trị liệu).

Page 81: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

83

Tuổi vị thành niên cũng có nhiều thay đổi về mặt xã hội, một đòi hỏi chính ở tuổi dậy thì là tách biệt khỏi cha mẹ và gia đình và trở nên độc lập hơn so với lúc còn nhỏ, có khái niệm vững hơn về siêu ngã thay vì phải bú tay, thay vì lệ thuộc vào những suy nghĩ của cha mẹ, ràng buộc của gia đình lơi hơn để sẵn sàng quan hệ xã hội và ở tuổi này tự ý thức chăm sóc về mình hơn thay vì ngồi chờ sự chăm sóc của cha mẹ. Quan hệ với cha mẹ cũng thay đổi không giống như lúc còn bé. Quá trình này cũng đem lại khó khăn trong tuổi mới lớn. Ở trẻ gái mới lớn trẻ cảm thấy thiếu hụt tình cảm vì khi bộ ngực họ phát triển lớn thì người cha không còn ôm họ trong lòng nữa. Quá trình phát triển của tuổi mới lớn không chỉ đơn thuần là sự đối xử khác của con cái đối với cha mẹ mà cha mẹ cũng phải học các đối xử khác đi với con vì không còn phù hợp với sự phát triển của con cái. Sự hoà hợp trong mối quan hệ cha mẹ - con cái trong giai đoạn này chủ yếu diễn ra trong giai đoạn giữa của tuổi mới lớn, để trải qua những chuyển biến trong gia đình, trẻ mới lớn dựa vào bạn bè và khi đó ảnh hưởng của nhóm bạn càng ngày càng trở nên chặt chẽ hơn và quan hệ với cha mẹ ngày càng giảm. Có những vấn đề xảy ra giữa cha mẹ con cái xảy ra trong gia đình về sự độc lập tự do của con cái. Con cái muốn độc lập hơn, tự cho mình có quyền làm những điều mình thích nhưng lúc đó cha mẹ vẫn còn muốn giữ đứa con ở tuổi này như là đứa con nít. Trong khi đó nhóm bạn ủng hộ đứa trẻ mới lớn làm cho nó cảm thấy độc lập hơn. Nhóm bạn trở thành một ảnh hưởng xã hội hóa đối với đứa trẻ. Và nhóm bạn trở thành nhóm tham chiếu. Bây giờ nhóm bạn thực hiện vai trò xã hội hóa đối với đứa bạn thông qua sự tương tác. Trong giai đoạn đầu ở tuổi mới lớn, chủ yếu là sự thay đổi về thể chất về sinh lý về các kích thích tố trong cơ thể. Ở Mỹ giai đoạn đầu từ 11 tuổi đến 13 tuổi. Giai đoạn giữa thường từ 14 tuổi đến 17 tuổi là giai đoạn những thay đổi về xã hội và tăng tính độc lập. Giai đoạn cuối của tuổi mới lớn chủ yếu về tâm lý, trẻ tách khỏi nhóm bạn và có quan hệ riêng với một người bạn khác phái. PIAGET nghiên cứu về tuổi mới lớn. Ở tuổi này, PIAGET nhấn mạnh về khả năng lý luận, suy nghĩ những vấn đề trừu tượng. Ví dụ ở tuổi này có thể nói với trẻ những vấn đề xã hội, những cấu trúc xã hội, những hệ thống phụ, và ta có thể dẫn trẻ đến nhà bảo tàng Việt Nam để xem những di tích văn hóa, những vấn đề nó hiểu cũng giống như người lớn hiểu chứ không phải hiểu như là con nít. Ở tuổi mới lớn, nó có thể lý luận và hiểu một cách trừu tượng chứ không hiểu như con nít nữa.

Page 82: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

84

Giai đoạn cuối phát triển về tâm lý có nghĩa là ở giai đoạn này, trẻ phải thu nhận được nhiều khả năng hơn ở giai đoạn khác ở tuổi mới lớn. Ở giai đoạn này, đứa trẻ mới lớn phải chịu trách nhiệm không còn bộc phát như giai đoạn trước. Giai đoạn này phải tự kiểm soát lấy chính mình, sự giằng co mâu thuẫn với cha mẹ giảm, thoải mái hơn trước (giai đoạn giằng co mâu thuẫn ở giữa). Quan hệ với cha mẹ ổn định hơn. Giai đoạn này có tính hào phúng rộng lượng hơn đối với người khác thay vì giai đoạn trước chỉ nghĩ đến mình thôi. ERIKSON cho rằng đây là giai đoạn phát triển tâm thần quan trọng nhất, đó là sự xác định bản thân. Trong 8 điểm mà ERIKSON chú trọng thì đây là điều được chú trọng nhất. Đây không phải là giai đoạn đầu tiên hiểu đến mình, từ bé, đứa trẻ đã trải qua giai đoạn đó, vào giai đoạn này có những thay đổi, xem xét nhìn lại về bản thân, tạo nên hình ảnh mới, mình biết rõ hơn mình là ai và phối hợp lại những ý niệm hồi còn nhỏ và tuổi mới lớn. Cốt lõi mạnh mẽ và ý niệm bản thân là nền tảng giúp ta phát triển các giai đoạn còn lại của cuộc đời. Nếu sự xác định hình ảnh không hiệu quả thì tuổi mới lớn sẽ bị tình trạng mơ hồ về nhân bản, nếu không biết được điểm mạnh và yếu của mình là gì, mình muốn gì, giá trị cuộc sống của mình thì sẽ không thành công trong giai đoạn sắp tới là mình trở thành người lớn, sẽ bị mơ hồ không biết mình thích hợp với nghề nào? khó chọn lựa nghề nghiệp phù hợp và khó khăn để chọn người bạn đời của mình. Cốt lõi tự ý niệm bản thân sẽ đem theo suốt cuộc đời và định hình trong suốt cuộc đời chúng ta. Giai đoạn cuối này có thể từ 14 tuổi đến 17 tuổi (hoặc lớn hơn): Chúng ta không đưa ra tuổi chính xác vì không muốn đưa ra một lứa tuổi rõ ràng vì giai đoạn vị thành niên dài ngắn còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố của xã hội như sự phát triển công nghệ. Theo ERIKSON, tuổi mới lớn có sự mơ hồ về nhân bản. Một số trẻ mới lớn khác ứng đối với sự mơ hồ bằng cách tạo nên những xác định có tính tiêu cực tự xác định mình bằng cách tham gia băng nhóm, cũng có khi chúng ta nhận thấy tình trạng này ở trẻ mới lớn tách biệt khỏi thế giới xung quanh và điều tệ hại nhất mà chúng ta thấy là tự tử ở lứa tuổi thành niên. Vì vậy những người làm công tác xã hội cần được đào tạo để khi làm việc với tuổi mới lớn để phát hiện những dấu hiệu dẫn đến tự tử. Trải qua quá trình mới lớn, có nhiều khó khăn phải tách biệt với cha mẹ, phải là một thanh niên không còn là con nít, không còn những hình ảnh con nít mà mình giữ trước đây. Và đối với nhiều trẻ mới lớn,

Page 83: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

85

đánh mất vô tư của tuổi con nít và cái tình trạng phổ biến ở trong tuổi mới lớn là cảm giác buồn vì mất mát quá nhiều. Đối tượng tuổi mới lớn phải cố gắng vượt qua nỗi buồn ở lứa tuổi này. Ví dụ như dùng cơ chế tự vệ để thay thế (Substitution) Đôi khi tuổi này rất tích cực về tình dục để chứng tỏ rằng mình là người lớn. Đôi khi tự kềm chế nỗi buồn của mình bằng cách ăn uống, những trẻ mới lớn gặp khó khăn trong giai đoạn phát triển này có thể mượn ma túy. Ở Mỹ, có những trẻ em gặp khó khăn trong giai đoạn này khi tham gia băng nhóm. Đối với một người trẻ tuổi mà nguồn gốc gia đình đổ vỡ, họ đi tìm sự an toàn, cái đó làm cho nhóm, băng đảng có uy quyền tuyệt đối với những người này. Nếu trẻ qua giai đoạn vị thành niên được thành công thì đứa trẻ đó sẽ trở thành một người trưởng thành trẻ. Không có thời điểm nhất định nào để đứa trẻ vị thành niên bước vào giai đoạn người có tuổi. Nó không phải là một tuổi nhất định nào cả. Người trưởng thành là người có trách nhiệm trong đời sống, họ còn ràng buộc đối với mọi người xung quanh, không đổ lỗi cho người khác và nhận trách nhiệm về mình. Trong giai đoạn vị thành niên, trẻ rất cần sự hướng dẫn và giúp đỡ của người lớn - kết luận của cuộc nghiên cứu cho thấy trẻ vị thành niên ở Mỹ hiện nay đang có nguy cơ bị tổn thương. Khi trở thành người lớn sẽ không có được sự thích nghi, họ dễ trở thành người nghiện thuốc, có thói quen bạo hành, có cảm xúc giống như người lớn, dễ mắc bệnh AIDS, trẻ gái mang thai sớm hơn và không học hành được. Nghiên cứu này cho thấy sự thay đổi trong vòng 10 năm (1972 - 1982) trong 10 năm nầy nạn tự tử ở trẻ tăng hơn, có nạn giết người trong gia đình và gây tử vong trong gia đình, trẻ hút thuốc, uống rượu và nghiện nhiều hơn, trẻ em gái trong độ tuổi vị thành niên mang thai nhiều hơn. Và hội đồng nghiên cứu đã kiến nghị những điểm sau: 1. Phải thay đổi hệ thống giáo dục để thích ứng với nhu cầu của trẻ. Đưa chương trình giáo dục giới tính vào học đường để ngăn ngừa các bệnh lây lan qua đường tình dục nhất là bệnh AIDS. 2. Cha mẹ phải có nhiều chăm sóc quan tâm đến trẻ vị thành niên hơn. Các chính sách của nhà nước cần phải có sự quan tâm đến gia đình và trẻ em hơn, các chính sách giúp cha mẹ gần gũi với con cái hơn. Ngoài ra Hội đồng còn đưa ra một vài khuyến nghị khác là những người chuyên nghiệp như cán bộ xã hội phải làm việc hơn nữa để giúp các em vị thành niên. - Các hội đoàn thanh niên hiện có phải đến liên hệ làm việc với nhóm đường phố, nhóm quá khích để liên hệ các nhóm viên ở đó. Sau cùng khuyến cáo yêu cầu những cơ quan thông tin quần chúng phải có

Page 84: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

86

trách nhiệm nhiều hơn đối với xã hội, không được quảng cáo lôi cuốn bằng cách gây hào nhoáng bề ngoài như bạo lực, hay gây kích thích sự dâm dục. Trẻ vị thành niên di chuyển sang thế giới người lớn trong xã hội, trở thành người lớn, không phải ở tuổi nào đó quyết định trở thành người lớn. Bạn trở thành người lớn, có nghĩa là khi bạn có thể có trách nhiệm như người lớn trong xã hội hoặc khi bạn có trách nhiệm tự lo thân mình được và có trách nhiệm với người khác và phương tiện chính yếu để trở thành người lớn ở xã hội (trường học). Trường học là nơi học hành để trở thành người lớn. Khi một người có trách nhiệm lo lắng cho gia đình, có công ăn việc làm, có gia đình riêng, họ sẵn sàng trở thành người lớn. Có những người lớn còn trẻ đã lập gia đình nhưng cũng chưa phải là dấu hiệu để trở thành người lớn. Ở Mỹ có những trường hợp các trẻ gái muốn trở thành người lớn bằng cách cố tình mang thai nhưng sau đó các em đã nhận ra rằng mình không thể trở thành người lớn, chưa đủ ý thức để nhận lấy trách nhiệm làm mẹ đối với đứa bé mới sinh ra. Các em chưa đủ sự chuẩn bị để nhận lấy trách nhiệm người lớn của mình. Những xã hội có sự phát triển công kỹ nghệ cao, có trường dạy làm người lớn, dạy kỹ năng làm cha mẹ. Có những chương trình học đặc biệt ở cấp trung học và đại học. Ở chương trình nầy, sinh viên học môn Tâm lý học và Xã hội học và phải đến cộng đồng để làm việc. Chương trình nầy giúp cho sinh viên sẵn sàng làm việc tại cộng đồng sau này. Dấu hiệu để đánh giá sự trưởng thành là: - Có việc làm. - Lập gia đình riêng của mình. Có hai cách để chọn bạn đời - Qua phong tục tập quán - Qua tình yêu Thường thì khi yêu nhau người ta thần tượng hóa đối tượng, dần dần thần tượng này bị mất đi do không giữ lời hứa sau khi kết hôn và có những người yêu nhau và một lúc nào đó họ đã làm tổn thương nhau có khi là cố ý, có khi là vô tình, vợ chồng có thể cãi nhau về cách dạy con, mang cả vô thức vào trong hôn nhân. Đôi khi chúng ta trở nên cáu gắt với người bạn đời vì họ không giúp được những điều mà mình mong đợi, có những mâu thuẫn hôn nhân do sự khác biệt giữa nam và nữ. Ở Mỹ nam thường hướng về sự

Page 85: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

87

độc lập, nữ thường có xu hướng tình cảm gắn bó, đó là điều mà tại sao nhiều phụ nữ than phiền về hôn nhân của họ hơn nam. Ở trong gia đình, nam thoả mãn được tính độc lập và họ đi ra ngoài làm việc, người vợ tìm kiếm sự thân mật gần gũi từ người chồng, rõ ràng người nữ chịu trầm cảm hơn người nam và gặp nhiều vấn đề khó khăn về tình cảm trong hôn nhân. Ở Mỹ, phụ nữ cố gắng để tạo hôn nhân tốt nhiều hơn là sự cố gắng từ phía đàn ông. Do đó trong hôn nhân người nữ thường nhường nhịn để hôn nhân được hòa hợp để người chồng giữ vai trò lãnh đạo. Có nghiên cứu cho thấy là một trong những yếu tố giảm nguy cơ bệnh tâm thần cho nam là việc kết hôn đem đến sự mạnh khỏe hơn về mặt thể chất, đối với nữ ngược lại hôn nhân đem lại nhiều nguy cơ về tâm thần hơn. Khi một phụ nữ kết hôn có nguy cơ bị bệnh nhiều hơn không kết hôn. Cho nên hôn nhân tốt cho nam hơn nữ. Giai đoạn từ tuổi 30 đến tuổi 65, ERIKSON nói đặc điểm của tuổi nầy là “sự sáng tạo và sự cô lập dậm chân một chỗ” để sống một giai đoạn này thành công, ta phải đóng góp một cái gì đó cho thế hệ sau. Cụ thể chính là gia đình của bạn xã hội hóa nó. ERIKSON nói đây không phải là cái đóng góp duy nhất cho thế hệ sau. Nếu bạn không đóng góp gì cho thế hệ mai sau thì bạn sẽ thụ động, cô đọng, đình trệ thì sự phát triển nhân cách của bạn sẽ bị tổn thương, bạn sẽ không nở ra như một đóa hoa. Công tác xã hội là một ngành nghề rất tốt để bạn tham gia đóng góp cho thế hệ sau, y khoa hay sư phạm cũng thế thôi, những người không có lập gia đình không có gia đình riêng và ở vậy. Ở mọi giai đoạn, các bạn phát triển những đặc điểm và nó có ảnh hưởng đến những giai đoạn tới. Nếu ở tuổi trung niên, bạn không đóng góp cho xã hội thì ở tuổi lớn tuổi già bạn sẽ đau khổ. Khi một người cha hay mẹ không chấp nhận con mình phải phụ thuộc vào mình, ở Mỹ, người mẹ là người có trách nhiệm đầu tiên với con. Một vấn đề khác là có những cha mẹ khó chấp nhận lúc đầu trẻ phụ thuộc vào cha mẹ, sau đó nó tự lập dần. Khi đến tuổi trung niên, ta có mơ ước khác, chúng ta muốn có một cuộc sống mới đẹp, an toàn và chúng ta muốn con chúng ta có cuộc sống an toàn đầy đủ hạnh phục, nhưng mà cuộc sống như thế, chúng ta không thể bảo vệ con cái một cách an toàn được, có khi chúng ta hơi khó khăn trong việc thả lỏng con chúng ta. Một số trường hợp không muốn thả lỏng con vì ta không còn quan trọng và một số ngưòi thấy mất quyền lực vì không còn kiểm soát con được nữa.

Page 86: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

88

Có những cha mẹ không thèm quan tâm đến con, đó là sự lập lại tình trạng lúc nhỏ ông ta bị bỏ bê, ngược đãi. Một số vấn đề cha mẹ gặp phải khó khăn khi nuôi con, có khi chúng ta mong đợi, đặt cho đứa trẻ những kỳ vọng. Đối với chúng ta, có khi đứa trẻ chỉ là sự nối dài của chúng ta, đó là sự phản chiếu của chính chúng ta, thí dụ có nhiều cha mẹ muốn con mình học hành cho giỏi. Trẻ dù sao cũng phải được cung cấp sự chăm sóc cần thiết và người mẹ là người cung cấp tình thương một cách liên tục, người đó biết công nhận rằng đứa trẻ không phải là một phần của mình, đứa trẻ rất độc lập với mình và vấn đề là cha mẹ phải chấp nhận trẻ là một bộ phận tách rời mình và đây là điều cha mẹ suốt đời phải nhớ. Mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái là sự thương lượng suốt đời, nghĩa là chúng ta chấp nhận đi xa và khi nó học tập xa rồi, phải cho nó đi xa hơn nữa, phải cho nó đi chơi để nó có tự do và cơ hội tăng trưởng bằng cách đi học, để trẻ khi học cấp 2, 3 nó có thể đi chơi với bạn bè, từ từ cho trẻ nới rộng môi trường riêng của nó và suốt cuộc đời làm cha mẹ của mình phải luôn luôn thương lượng trở lại về mối quan hệ của mình với trẻ. Những cha mẹ cứ giữ con gần mình hoài thì sẽ không giúp con tăng trưởng tốt. Một vài ý kiến sợ hãi mà cha mẹ thường có - Cha mẹ hay sợ vấn đề riêng của cha mẹ làm tổn thương trẻ, người mẹ có thể nói khi tôi muốn hoạt động nghề nghiệp có thể gây tác hại trẻ, tôi là người mẹ không đầy đủ trách nhiệm, làm con mình bị tổn thương. - Có một điều cha mẹ dường như khó chấp nhận, mặc dù ý đồ cha mẹ tốt nhưng không thể đóng vai trò một cảnh hoàn hảo được, mặc dù chúng ta có ý đồ tốt nhưng chúng ta không thể tránh khỏi việc làm con chúng ta bị tổn thương. Chúng ta gặp những cha mẹ gây sự đau đớn cho con cái nhưng họ nói rất thành thật là họ muốn điều tốt cho con họ. Chúng ta muốn lập lại kinh nghiệm sống của chính mình một cách vô thức. Khi chúng ta còn nhỏ và có khi chúng ta làm những điều mà ta biết là không tốt, vì có khoảng cách giữa điều chúng ta biết và điều cho phép chúng ta làm. Cha mẹ cần biết là mình cần thiết không phải là người hoàn toàn mà chỉ cần là một cha mẹ tốt vừa đủ để chăm sóc yêu thương trẻ nhưng không loại trừ những lỗi lầm và về mặt này chúng ta có thể sai lầm. Trong vai trò làm cha mẹ cần phải nhận thức được những điều khác, chúng ta có thể làm một cha mẹ tốt vừa đủ, nhưng trẻ còn chịu nhiều sự tác động bởi môi trường xung quanh, nhóm đồng đẳng hay là

Page 87: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

89

người lớn dụ dỗ nó làm những điều không tốt. Chúng ta nhìn nhận trẻ có thể bị tổn thương hay là trẻ có thể bị phản đối. Một vấn đề khác trong việc làm cha mẹ đó là sự ăn khớp giữa cha mẹ và con cái. Sự khác nhau của con người về mặt tâm lý

Tuổi thành niên (dưới 18 tuổi)

Tuổi người lớn trẻ (18 - 30 tuổi)

Tuổi trung niên (30 - 65 tuổi)

Vấn đề thường xảy ra ở tuổi thành niên: Bạn bè rủ rê Xung đột với cha mẹ Tò mò tìm hiểu hút thuốc Lý tưởng trong giao tiếp Có xu hướng tự tử. Quan hệ tình dục sớm. Mang thai sớm.

Vấn đề thường xảy ra ở tuổi người lớn trẻ: Giai đoạn đầu của tuổi trung niên Thất nghiệp Ra riêng Bạo lực Sự mất mát người thân

Vấn đề thường xảy ra ở tuổi trung niên: Rượu Vấn đề hôn nhân Thất nghiệp Vấn đề đối với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ, con cái. Vấn đề xã hội. Tiền mãn kinh - mãn kinh. Hưu trí. Bạo lực.

1. Bàn nguyên, hậu quả, giải pháp của 3 vấn đề trên trên 3 phương diện vĩ mô, trung mô và vi mô.

Tuổi thành niên Tuổi người lớn trẻ Tuổi trung niên

Xung đột con cái - cha mẹ

Nghề nghiệp (thất nghiệp)

Về hưu

Nguyên nhân: Nhu cầu tự khẳng định độc lập

Nguyên nhân: Không có nghề, tuổi lớn bệnh tật do

Nguyên nhân: Tới tuổi qui định / hưu non / tai nạn lao động.

Page 88: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

90

Bạn bè có ảnh hưởng lớn. Sự áp đặt của cha mẹ.

nghề nghiêp Học vấn thấp Chê lương thấp, mặc cảm thấp, tự thôi việc, quan niệm việc làm thấp kém. Giảm biên chế, thất nghiệp do quá trình công nghiệp hóa.

Hậu quả: Kỹ năng giao tiếp kém. Trẻ không tự giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn Không khí gia đình căng Trẻ bỏ nhà, trầm cảm.

Hậu quả: Nghèo đói. xung đội gia đình đối xử không tốt với chồng vợ con. Rượu chè, nghiện ma túy, cờ bạc, hành vi phạm pháp.

Hậu quả: Sốc hụt hẫng về mặt tâmlý do mất việc làm, mất thu nhập, mất bạn bè. Sức khỏe giảm, bệnh tim mạch. Mặc cảm là người không có ích.

Giải pháp: Con cái cho cha mẹ những kiến thức làm cha mẹ thay đổi hành vi.

Giải pháp: Kềm chế bản thân. Xóa đói giảm nghèo (do cộng đồng hỗ trợ) Dạy nghề.

Giải pháp: Đây là nhóm xã hội đặc thù, là tài nguyên quí của xã hội. Cấp vi mô: tạo niềm tin nơi người về hưu, họ tin tưởng họ vẫn là người có ích, có trách nhiệm cho gia đình và xã hội. Cấp trung mô: tác động vào

Page 89: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

91

các thành viên trong gia đình quan tâm chăm sóc người về hưu, khuyến khích họ kể lại những kinh nghiệm sống và làm việc của họ, khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động xã hội tại địa phương: hội người cao tuổi, tập dưỡng sinh, CLB ông bà và trẻ em. Có chính sách hỗ trợ người về hưu.

Page 90: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

92

NỘI DUNG TẬP HUẤN NGÀY TÁM (16/7/1997) NGƯỜI CAO TUỔI: - Người cao tuổi là những người chấp nhận sự mất mát của những người thân trong cuộc đời, như vậy họ đánh giá được họ đang ở giai đoạn nào trong cuộc sống có thể là tiếp tục sáng tạo, có người tiếp tục phát triển, có người tiếp tục hưởng vui thú, hưởng thụ cuộc sống. (Ở đại học Fordham có chương trình học dành riêng cho người cao tuổi; họ học về văn hóa khác nhau trên thế giới, học về lịch sử, nghệ thuật, âm nhạc,...). Điều cốt lõi là họ chấp nhận sự mất mát như mất sức khỏe, mất người thân, mất nhà ở phải ở trong viện dưỡng lão, mất cộng đồng thân yêu mà họ đã sống quen thuộc ở đó. Một mất mát lớn đó là mất vị trí trong gia đình và ngoài xã hội, mất mát nghề nghiệp, chức vụ, quyền lực và mất thu nhập, và mất cả quyền lựa chọn cuộc sống, một mất mát đau khổ của họ và mất sức khỏe, mất sắc đẹp.

Page 91: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

93

Những giai đoạn cao tuổi: (còn phụ thuộc vào văn hoá)

Giai đoạn cao tuổi Văn hoá

Trẻ

Trung

Cao

Ở Mỹ 65 - 75 tuổi 75 - 85 tuổi 85 tuổi trở lên Ở Việt Nam 55 - 65 tuổi 65 - 70 tuổi 70 tuổi trở lên

Họ trải qua những giai đoạn biến đổi khác nhau. Điều nhân viên xã hội quan tâm là những thay đổi, biến chuyển của những giai đoạn khác nhau này, cũng có những khác biệt về khả năng mà người cao tuổi có thể làm và điều chúng ta nhận ra để đánh dấu người cao tuổi là phải chịu những mất mát. Một điều quan trọng là thái độ của chính mình, có người chú trọng đến sắc đẹp bởi vì tuổi này sẽ có nhiều mất mát, nếu họ quá chú trọng đến vấn đề này thì họ càng gặp khó khăn, cần phải hỗ trợ để họ sống tốt hơn. Nếu họ tự vượt qua những mất mát này và thấy được những cái gì mình còn có được trong tương lai, tạo nên nguồn vui khác cho những người mất việc làm. Một vài thay đổi về thể chất ở người cao tuổi Già cả không phải là một bệnh mà là một tiến trình càng ngày càng xuống cấp, thường có nguy cơ về thể chất nhiều hơn. Thí dụ xương dễ gãy hơn và những người bị bệnh thật sự là khi tuổigià bị bất lực hơn. Khi có sự thay đổi vật chất, ở trong cơ thể mình như bị lú lẫn, hẳn đối với những người này họ không đủ sức mạnh để có thể chiến thắng được bệnh. Người già thường có bệnh mãn tính hơn người trẻ. Khi về già việc trị liệu không hiệu quả nhanh chóng bằng lúc trẻ, chắc chắn có mối quan hệ chặt chẽ giữa tư tưởng và thể chất con người. Khả năng nhìn tích cực giúp cơ thể mình nhiều. Ngoài ra có cái nhìn của xã hội về tuổi già. Cho dù một người lớn tuổi, họ có sức khỏe tốt trong thời kỳ trẻ, có những hành vi tốt với bản thân và bên ngoài. Nhưng cái nhìn của xã hội vẫn có tác động đối với người cao tuổi. Nếu xã hội xem người cao tuổi như người vô dụng, không còn nghị lực gì hết, nếu những người trẻ tội nghiệp cho người già, nếu họ coi người già như là thương hại, kinh nghiệm về tuổi già sẽ chứa nhiều đau đớn hơn. Ở Mỹ, thái độ của người già được coi trọng hơn về sinh lý, tư tưởng.

Page 92: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

94

Những viện dưỡng lão cũng tách nam nữ riêng, tách cả vợ chồng ra riêng. Nhưng chúng ta thấy rằng sự tiếp xúc rờ rẫm là nhu cầu rất cần cho con người. Ý nghĩ muốn chia rẽ sẽ ảnh hưởng và gây tổn thương cho người già về mặt tâm lý. Thất nghiệp: sự mất việc làm làm họ mất đi bản sắc của mình, bản sắc của ta có liên hệ đến việc ta làm: việc làm là yếu tố khẳng định là mình vẫn có giá trị, có thu nhập là cách xác định mình có giá trị. Đặc biệt ở xã hội Mỹ, bị thất nghiệp ngoài ý muốn có tác động lớn đối với người đàn ông vì họ là người đã đầu tư vào bản sắc cho mình. Nhiều công ty bảo hiểm giữ những thống kê trên từng người họ thấy tỉ lệ chết trước của đàn ông tăng, nhiều doanh nghiệp hiểu tâm trạng này nên họ có khoá tư vấn để chuẩn bị tiền hưu trí và có những nhân viên xã hội chuyên nghiệp hóa trong vấn đề làm việc với người già. Sự mất mát nào cũng gây ra hậu quả tâm lý trầm trọng. Sự mất mát người vợ hay chồng, nghiên cứu cũng đã cho thấy năm đầu tiên mất người phối ngẫu thì tỉ lệ chết của người còn lại cũng tăng vọt lên. Khi đó việc mất việc làm hay sự mất mát người phối ngẫu có hai vấn đề: sự mất mát hôm nay, và sự mất mát quá khứ. Người cao tuổi thường bị trầm cảm nhiều vì có nhiều mất mát, sự mất mát dồn dập dẫn đến trạng thái trầm cảm. Nếu xã hội có cái nhìn đối với người cao tuổi như người vô dụng, đó là một áp lực nặng đè lên người già, đẩy họ đến chỗ chết. Vì vậy xã hội nên thay đổi thái độ để có thể giúp người già sống tốt hơn, có được sự chăm sóc đàng hoàng, có sự hỗ trợ trong cộng đồng tạo vai trò có ích cho người lớn tuổi trong xã hội. Có nhiều học thuyết nói về cách người già ứng xử trong tuổi già của mình, có người nói rằng người cao tuổi có hướng để chọn lựa mà đi. Một hướng để tổ chức lại cuộc sống lúc về già, họ thay thế mối quan hệ mất đi bằng mối quan hệ mới, một số thì giảm số hoạt động của họ lại ít hơn bởi họ không đủ năng lực để trải rộng như lúc trẻ, nhưng họ vẫn dấn thân trong cuộc sống như quan hệ với con cháu, đôi khi họ giúp đỡ bằng năng lực bằng thời gian. Ở Mỹ có những người già giúp hội đoàn từ thiện. Một hướng khác cho người già chọn để đi là thôi không còn dính dáng, họ phân cách khỏi cuộc sống, họ sống thu gọn lại, họ cảm thấy dễ chịu, tiêu dùng một cách độc lập, họ dễ chịu về triết lý cuộc sống. Bất cứ cách sống nào người già sống: một sự thích nghi thành công trong tuổi già, cái cần phải có là vượt qua khó khăn mất mát và vươn lên. Điều đó khi già bạn cần phải phát triển khả năng nhìn đến một cái gì khác hơn là mình, phải có kỹ năng vui thích khi nhìn người khác sung sướng. Nhưng người già có thể lo lắng khác sự chăm bẳm về mình, có người già quan tâm để lại những gì họ muốn đóng góp cho xã hội. Đây là cách tích cực để ứng phó với những gì mất mát.

Page 93: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

95

Người già có thể rất dễ chịu nếu họ biết thưởng thức giây phút hiện tại. Một điều mà nhân viên xã hội làm việc với người già là giúp họ xét lại cuộc sống đã qua, đó là ngồi với người già giúp họ nhìn lại cuộc sống. Chúng tôi thấy có những kinh nghiệm giống nhau cho những người già là dành thời gian để ghi lại những việc đã qua. ERIKSON nói đến giai đoạn cuối cùng cuộc đời này. Sự lựa chọn là cảm nghĩ mà mình đã sống một cuộc sống ý nghĩa. Nhân viên xã hội giúp cho người già hồi tưởng cảm giác cuộc đời mình, giúp họ nghĩ là họ đã sống có ý nghĩa. Vì cái điều đáng tiếc về mặt tâm lý là nếu họ hối tiếc về cuộc sống đã qua, hối tiếc này đi đôi với sự tuyệt vọng vì họ cho rằng họ không còn có cơ hội để sống khác hơn nữa. Và một trong các việc mà nhân viên xã hội phải làm với người già là giúp cho họ thay đổi tư tưởng nhận thức và giúp họ khám phá ra những ý nghĩa, những giá trị trong cuộc đời họ, để họ có cảm nghĩ trọn vẹn về những bộ phận của cuộc sống đó ăn khớp với nhau. Điều quan trọng ở cấp vi mô đặc biệt là nhân viên xã hội phải có khả năng xóa đi cách nhìn khuôn sáo, đừng định kiến về tuổi già. Và chúng ta làm được điều đó thì việc làm của chúng ta đối với người già sẽ tốt hơn. Sự chết: Kết thúc, chấm dứt và mất mát, để tang. Mất mát này trải qua cuối cuộc đời, lúc về già, sự mất mát này không đơn giản chỉ là mất người mình quan tâm, đó là chấm dứt tình bạn mà ta xây dựng suốt cuộc đời, đó là sự chấm dứt của hôn nhân. Các nhà nghiên cứu cho thấy qua các quá trình của cuộc sống, chúng ta có những cách để tang cho người thân, chúng ta trải qua từng giai đoạn khác nhau. Và có những tranh cãi khác nhau trong việc để tang. Quá trình này trải qua ba giai đoạn, hầu hết các nhà nghiên cứu đều công nhận rằng giai đoạn đầu tiên của sự mất mát người thân, đó là tình trạng chối bỏ, không chấp nhận sự thật có người thân chết như vậy. Trước cái chết của người mình quá thương yêu, họ trở nên đông cứng lại, không biết gì hết. Đôi khi có những người quá đau buồn than khóc chìm trong nỗi buồn. Đôi khi có người cảm thấy có lỗi đối với người đã chết, khi họ nghĩ đến sự đối xử của họ không tốt đối với người chết trước đây, đôi khi họ cảm thấy hối tiếc vì họ chưa làm gì cho người chết. Có những người rất buồn khi họ không có mặt lúc cha mẹ họ qua đời. Đôi khi sự chết là một sự giải thoát đối với trường hợp bị đau bệnh quá dài. Trong khi đó, cuộc sống ta có những ý nghĩ tình cảm không tốt với một người nhưng khi họ chết thì ta lại có ý nghĩ tốt về người đó. Đây là quá trình lý tưởng hóa người đã chết, và bỏ đi những ý nghĩ xấu, những ký ức xấu về người đã chết.

Page 94: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

96

Trước hết cái chết là trạng thái không chấp nhận cái chết Bước 2 có nhiều ý tưởng là sự đấu tranh trước cái mất mát đó. Đôi khi chúng ta có cảm giác giận dữ với người đã chết vì họ đã bỏ mình ra đi. Và dĩ nhiên ta biết ý nghĩ đó là không hợp lý và đôi khi thì họ không bày tỏ sự giận dữ đó và họ chuyển sự giận dữ đó vào đối tượng khác. Đầu tiên họ không chấp nhận sự thật sau đó họ chấp nhận và có nhiều cảm xúc, do vậy phải đấu tranh với sự cảm xúc đó. Và thường thường, người ta vượt qua được sự mất mát đó và tiếp tục sống, nhìn nhận nỗi đau mà mình phải chịu. Mặc dù có những khi ta vẫn nhớ, vẫn buồn vì sự mất mát người thân và cảm thấy thương nhớ và muốn gặp lại người đó nhưng ta vẫn tiếp tục cuộc sống của chúng ta. Chúng ta thích nghi với những thay đổi mới và chúng ta vẫn có những hưởng thụ, vui vẻ trong cuộc đời. Nhưng khi mất người mà chúng ta yêu, luôn luôn có hai cái chết xảy ra khi mà mình mất người yêu. Thí dụ: Bạn rất yêu thương gắn bó người cha, người cha mất đó là sự mất mát của người cha và người con gái mất cha. Nếu bạn mất cả cha lẫn mẹ thì bạn có cái tên là mồ côi. Đứa trẻ trước đây, khi trước còn cha còn mẹ thì bây giờ là trẻ mồ côi. Khi có sự mất mát thì ý niệm về bản thân cũng thay đổi. Nếu vượt qua được, ta có thể thành công trong cuộc đời. Mặc dù trong lúc sống, ta có những phản ứng hồi ức hàng năm. Một nhân viên xã hội kể rằng: Có một phụ nữ nói với tôi rằng hàng năm cứ vào tháng đó, ngày đó và chiều hôm đó, bà ta hoàn toàn rơi vào sự trầm cảm. Tôi đã tìm hiểu điều gì đã xảy ra trong cuộc sống của bà ta trong thời điểm đó cách đây 20 năm. Qua tìm hiểu tôi biết được vào thời điểm đó cách đây 20 năm, bà ta mất một đứa con và sự tang tóc đó đã ám ảnh bà ta suốt 20 năm nay. Người nhân viên xã hội nầy đã giúp cho bà ta nhớ lại, cảm giác lại câu chuyện cách đây 20 năm và giúp cho bà ta trải qua những cảm xúc nhận ra những dấu hiệu của sự mất mát một cách thích hợp để bà ta vượt qua sự ám ảnh và sống tốt hơn. Đôi khi trí óc của chúng ta vượt qua quá trình này bằng sự đồng hóa. Trong trường hợp này, trí óc chúng ta làm dịu nỗi đau bằng cách mang một phần của người chết trong chính bản thân mình, đôi khi một cách vô thức, tự nhiên chúng ta thu nhận vào đặc tính của người chết. Đó là những cách tốt để vượt qua sự mất mát để cho sự tang tóc qua đi. Đôi khi người ta không vượt qua được, bị kẹt trong nỗi đau, họ bị đau đớn, giận dữ buồn bã, cảm giác tội lỗi trầm cảm. Mặc dù là không có thời gian nhất định để cho mỗi người trải qua tang tóc. Chúng tôi cho là khoảng 1 - 2 năm người ta phải vượt qua để tiếp

Page 95: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

97

tục sống. Nếu quá thời gian này thì chúng ta coi người này bị kẹt lại trong sự tang tóa. Có một vài người cứ bị chăm bẳm vào người chết, không có ý nghĩ thoát khỏi người chết, có một vài người ứng phó với cái chết bằng cách không muốn đối diện với sự mất mát đó. Họ nghĩ là tự để cho mình buồn bã thì mình sẽ bị tràn ngập. Nhưng nếu tránh né như vậy nỗi đau sẽ mang theo trong mình mãi, hồi ức sẽ trở lại hàng năm. Có nhiều người cố gắng gồng mình, không để cảm giác làm họ xúc động, có những người khác tránh cảm giác buồn phiền tỏ ra mình vui vẻ hạnh phúc, một vài người thu mình lại không muốn quan hệ với người khác. Có người muốn làm dịu nỗi đau bằng rượu và thuốc phiện và có những người mất ngủ, gặp ác mộng đó là những cách có hại để ứng phó trước cảnh tang tóc. Cho nên chúng ta cần biết mặc dù trải qua tang tóc bằng cách tốt hay xấu, sự mất mát của người thân yêu luôn có tác động xấu đối với chúng ta. Những người trải qua mất mát như vậy đều có những dấu hiệu căng thẳng. Những người đang trong thời gian trải qua tang tóc dễ dẫn đến tự tử, bệnh, dễ gặp tai nạn hoặc tự làm mình bị thương, dễ sử dụng ma túy, rượu, nghiện thuốc, dễ bị trầm cảm do những vấn đề tâm lý khác. Những nghiên cứu về stress đã nghiên cứu rất nhiều cho thấy sự mất mát của người thân trong gia đình là một mất mát lớn. Có những yếu tố khác làm trung gian giúp chúng ta thay đi về sự mất mát. Quan hệ với tôi đối với người chết này thế nào trong gia đình đó sẽ ảnh hưởng đến cảm giác của tôi khi người đó chết, tình trạng lịch sử về tâm thần của tôi thế nào? Những người có bệnh tâm thần sẽ bị khủng hoảng nhiều hơn khi mất người thân. Có những hỗ trợ xã hội nào để vượt qua mất mát này? Ví dụ: một nghi lễ văn hóa giúp người ta vượt qua, nếu nền văn hóa thờ cúng tổ tiên, thì tang tóc sẽ không quá quan trọng, vì tôi không bao giờ mất ông bà/ cha mẹ hết. Vì hàng năm ông bà vẫn trở về để dự lễ với chúng ta. Đối với nền văn hóa có tính truyền thống, cấu trúc rõ ràng giúp người ta dễ dàng vượt qua sự mất mát. Quá trình tang tóc tùy thuộc người chết đó là ai đối với chúng ta: đối với nhiều người mất con là nỗi đau đớn nhất, vì đứa con bị chết không bình thường bởi vì nó không phải là cuộc đời. Cha mẹ không ngừng thương xót con, họ cứ tiếp tục khóc buồn, chán nản. Tất cả những điều đó họ cho rằng như vậy họ là cha mẹ tốt đối với đứa trẻ. Cảm giác mất đứa con khi bà mẹ xảy thai, bà có cảm giác mất một đứa con. Cái chết một đứa bé trong gia đình tạo ra rất nhiều cảm xúc, cảm giác giận dữ, buồn phiền tội lỗi... Có trường hợp đứa con chết, cha mẹ đó cũng thay đổi cả hôn nhân của họ, họ không phải là người trước đó. Sự mất mát vợ hoặc chồng cũng là sự đau đớn. Một phụ nữ mất chồng mới, không những mất

Page 96: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

98

chồng mà còn mất người bạn tốt. Khi mất vợ hoặc chồng còn mất cả người cộng sự cùng nuôi con, và mất cả một nếp sống và chúng ta mất gia đình, cho dù có lập gia đình khác nhưng cũng không thể là gia đình trước đó. Bên cạnh cái chết của vợ chồng còn có cái chết của anh chị em: ảnh hưởng này còn tùy thuộc mối quan hệ giữa ta đối với người anh em này. Cái chết của người đó thuộc vào giai đoạn nào của chúng ta. Có cái chết, chúng ta cảm thấy dễ chấp nhận hơn. Ví dụ cái chết của ông bà dễ vượt qua hơn cái chết của một người chưa trải qua trọn cuộc đời. Và người đó chết trong tâm trạng thế nào? Khi người chết ở trong tâm trạng hài lòng với những thành quả của mình, họ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa và họ ra đi trong sự bình an của tâm hồn. Thông thường trong gia đình khi có người già sắp qua đời, gia đình quây quần lại để gặp mặt lần cuối và vào lúc sắp chết họ có dịp trối lại lời cuối cùng đối với các thành viên trong gia đình. Vào thời điểm cuối cùng, những giận dữ xung khắc trong gia đình có được dung hòa không? Trong những điều kiện trên người chết có thể ra đi dễ dàng hơn và người sống cũng dễ dàng chấp nhận hơn. Nếu các điều kiện đó không được thực hiện thì ngược lại người sống cảm thấy hối tiếc, tội lỗi. Cho dù trải qua tang tóc này tốt hay xấu thì những người còn sống cảm nhận ra rằng có một phần mất mát nào đó trong bản thân mình.

Page 97: CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky

99

MỤC LỤC Đề tài Trang Khái niệm về hệ thống sinh thái 4 Lý thuyết về vai trò 9 Ảnh hưởng của sự nghèo đói đối với sức khoẻ tâm thần 14 Nghèo đói 22 Nhóm 37 Gia đình 46 Biểu đồ sinh thái (ECO-MAP) 61 Nghi lễ trong gia đình 72 Biểu đồ thế hệ 76 Trẻ em bị ngược đãi và thiếu chăm sóc 80 Lạm dụng tình dục trẻ em 88 Ly hôn 95 Các lý thuyết về nhân cách và hình thành nhân cách 98 Ảnh hưởng của người mẹ mang thai đối với phôi thai 109 Những ảnh hưởng đối với trẻ sơ sinh 112 Thứ bậc trong gia đình 122 Chu kỳ đời sống của phụ nữ Mỹ 123 Sự phát triển ở tuổi mới lớn 126 Người cao tuổi 144