19
1 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN ĐỊA LỚP 10 Câu 1: Dựa vào bản đồ múi giờ hãy tính giờ và ngày ở Việt Nam,biết rằng ở thời điểm đó giờ GMT đang là 24h ngày 31/12/2015. A. 6h ngày 01/01/2016. B. 6h ngày 31/12/2015. C. 7h ngày 31/12/2015. D. 7h ngày 01/01/2016. Câu 2: Thạch quyển dùng để chỉ : A. lớp vỏ Trái Đất. B. lớp thổ nhưỡng tơi xốp trên bề mặt Trái Đất. C. lớp vỏ Trái Đất và phần trên bao Manti. D. lớp vỏ Trái Đất và bao Manti. Câu 3: Nước ta có tọa độ địa lí :Từ 23 0 33’B đến 8 0 34’B .Vậy một năm nước ta có bao nhiêu lần Mặt Trời lên thiên đỉnh? A. 3 lần. B. 1 lần. C. 2 lần. D. 4 lần. Câu 4: Khu vực có mưa nhiều thường nằm ở: A. sâu trong lục địa. B. miền có gió mậu dịch. C. miền có gió mùa. D. miền có gió địa phương. Câu 5: Vận động nào sau đây không do tác động của nội lực? A. Đứt gãy. B. Bồi tụ. C. Nâng lên hạ xuống. D. Uốn nếp. Câu 6: Nhân tố nào sau đây sẽ gây ra mưa nhiều? A. Các khu khí áp cao. B. Hội tụ nhiệt đới quét qua. C. Gió Mậu dịch hoạt động. D. Các dòng biển lạnh. Câu 7: Nội lực và ngoại lực có điểm giống nhau là: A. đều cần có tác động của con người. B. đều được hình thành từ năng lượng Mặt Trời. C. cùng được sinh ra do năng lượng của Trái Đất. D. cùng có tác động thay đổi diện mạo của Trái Đất. Câu 8: Một trận bóng đá ở Anh khai mạc vào lúc 18h GMT ngày 6/1.Vậy ở Việt Nam được xem truyền hình trực tiếp vào lúc. A. 1h ngày 6/1. B. 7h ngày 6/1. C. 1h ngày 7/1. D. 7h ngày 7/1. Câu 9: Nhiệt độ giảm dần từ xích đạo về hai cực là do: A. Trái Đất tự quay quanh trục và có dạng cầu. B. bề mặt đệm thay đổi từ xích đạo về cực. C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với trục nghiêng không đổi. D. góc nhập xạ Mặt Trời giảm dần từ xích đạo về hai cực.

Câu hỏi trắc nghiệm môn địa10

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Câu hỏi trắc nghiệm môn địa10

1

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN ĐỊA

LỚP 10

Câu 1: Dựa vào bản đồ múi giờ hãy tính giờ và ngày ở Việt Nam,biết rằng ở thời

điểm đó giờ GMT đang là 24h ngày 31/12/2015.

A. 6h ngày 01/01/2016. B. 6h ngày 31/12/2015.

C. 7h ngày 31/12/2015. D. 7h ngày 01/01/2016.

Câu 2: Thạch quyển dùng để chỉ :

A. lớp vỏ Trái Đất.

B. lớp thổ nhưỡng tơi xốp trên bề mặt Trái Đất.

C. lớp vỏ Trái Đất và phần trên bao Manti.

D. lớp vỏ Trái Đất và bao Manti.

Câu 3: Nước ta có tọa độ địa lí :Từ 230 33’B đến 8

034’B .Vậy một năm nước ta có

bao nhiêu lần Mặt Trời lên thiên đỉnh?

A. 3 lần. B. 1 lần. C. 2 lần. D. 4 lần.

Câu 4: Khu vực có mưa nhiều thường nằm ở:

A. sâu trong lục địa. B. miền có gió mậu dịch.

C. miền có gió mùa. D. miền có gió địa phương.

Câu 5: Vận động nào sau đây không do tác động của nội lực?

A. Đứt gãy. B. Bồi tụ. C. Nâng lên hạ

xuống. D. Uốn nếp.

Câu 6: Nhân tố nào sau đây sẽ gây ra mưa nhiều?

A. Các khu khí áp cao. B. Hội tụ nhiệt đới quét qua.

C. Gió Mậu dịch hoạt động. D. Các dòng biển lạnh.

Câu 7: Nội lực và ngoại lực có điểm giống nhau là:

A. đều cần có tác động của con người.

B. đều được hình thành từ năng lượng Mặt Trời.

C. cùng được sinh ra do năng lượng của Trái Đất.

D. cùng có tác động thay đổi diện mạo của Trái Đất.

Câu 8: Một trận bóng đá ở Anh khai mạc vào lúc 18h GMT ngày 6/1.Vậy ở Việt

Nam được xem truyền hình trực tiếp vào lúc.

A. 1h ngày 6/1. B. 7h ngày 6/1. C. 1h ngày 7/1. D. 7h ngày 7/1.

Câu 9: Nhiệt độ giảm dần từ xích đạo về hai cực là do:

A. Trái Đất tự quay quanh trục và có dạng cầu.

B. bề mặt đệm thay đổi từ xích đạo về cực.

C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với trục nghiêng không đổi.

D. góc nhập xạ Mặt Trời giảm dần từ xích đạo về hai cực.

Page 2: Câu hỏi trắc nghiệm môn địa10

2

Câu 10: Gió phơn là gió:

A. từ trên cao thổi xuống thấp nên nhiệt độ tăng dần theo tiêu chuẩn giảm độ

cao.

B. gây ra bởi sự chênh lệch khí áp giữa hai bên sườn núi.

C. từ thung lũng thổi lên sườn núi vào ban ngày và từ sườn núi thổi xuống thung

lũng sườn bên kia vào ban đêm.

D. từ sườn đón gió mát ẩm thổi sang sườn khuất gió trở nên khô nóng.

Câu 11: Chế độ nước sông Mê Công đều hòa hơn chế độ nước sông Hồng là nhờ:

A. có Biển Hồ ở Canpuchia đều hòa. B. lượng mưa đều đặn trong năm.

C. lưu vực sông có nhiều rừng rậm. D. độ dốc lòng sông nhỏ.

Câu 12: Vào ngày 22/12 tia chiếu sáng của Mặt Trời vuông góc tại :

A. Xích đạo. B. Chí tuyến Bắc.

C. Chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. D. Chí tuyến Nam.

Câu 13: Nơi có lượng mưa lớn trên Trái Đất là:

A. vùng áp thấp xích đạo, ôn đới. B. cao áp ở hai cực.

C. vùng hạ áp ôn đới,cận chí tuyến. D. vùng cao áp cận chí tuyến, cực.

Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không đúng về lớp Manti trên ?

A. Ở trạng thái quánh dẻo. B. Cấu tạo bởi các loại đá khác

nhau.

C. Rất đậm đặc. D. Ở trạng thái rắn.

Câu 15: Một số nơi như: Na-mip,Cala-hari..mặc dù ở ven bờ đại dương, nhưng

vẫn mưa ít vì chịu tác động của:

A. khí áp cao. B. dòng biển

nóng.

C. dòng biển

lạnh. D. khí áp thấp.

Câu 16: Khu vực nào dưới đây ở nước ta chịu tác động mạnh nhất của gió phơn?

A. Tây Nguyên. B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Bắc Trung Bộ.

Câu 17: Tính từ Mặt Trời ra, Trái Đất nằm ở vị trí:

A. thứ nhất. B. ở giữa. C. thứ ba. D. cuối cùng.

Câu 18: Sự hình thành các dãy núi cao như Himalaya, Anđét là kết quả của hiện

tượng:

A. đứt gãy của mảng lục địa và đại

dương B. trượt lên nhau của các mảng

C. xô vào nhau của 2 mảng lục địa D. tách vào nhau của 2 mảng lục địa

Câu 19: Loại gió đem lại nhiều mưa ở nước ta là:

A. Gió Mậu dịch. B. Gió mùa. C. Gió phơn. D. Gió biển.

Câu 20: Gió mùa là loại gió thổi

A. theo mùa,hướng và tính chất của gió trong hai mùa gần như nhau.

Page 3: Câu hỏi trắc nghiệm môn địa10

3

B. thường xuyên, hướng và tính chất gió trái ngược nhau.

C. thường xuyên quanh năm, có mưa nhiều.

D. theo mùa, hướng và tính chất trong hai mùa ngược nhau.

Câu 21: Đới gió tiêu biểu của vùng ôn đới là:

A. Gió mùa. B. Gió Tây ôn

đới. C. Gió tín phong.

D. Gió Đông

cực.

Câu 22: Nhân tố quyết định đến chế độ nước sông là:

A. cây cỏ. B. địa thế, địa chất.

C. chế độ mưa và nhiệt độ. D. hồ, đầm.

Câu 23: Hiện nay vùng lãnh thổ nào trên Thế giới vẫn còn tiếp tục bị hạ xuống.

A. Hà Lan. B. Thụy Điển. C. Thái Lan. D. Phần Lan.

Câu 24: Khi ở chân núi nhiệt độ không khí là 320C đến độ cao 2500m thì nhiệt độ

ở đỉnh núi lúc đó là :

A. 110C B. 17

0C C. 10

0C D. 19

0C

Câu 25: Khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà là:

A. Hành Tinh. B. Hệ Mặt Trời. C. Thiên Thể. D. Vũ Trụ.

Câu 26: Hệ Mặt Trời là:

A. khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà.

B. một tập hợp chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó.

C. một tập hợp gồm 8 hành tinh.

D. một tập hợp các thiên thể nằm trong dải Ngân Hà.

Câu 27: Đặc điểm của gió mậu dịch là:

A. mát ẩm. B. nóng ẩm. C. mát khô. D. nóng khô.

Câu 28: Ở khúc sông hẹp, nước chảy:

A. bình thường. B. chậm. C. nhanh. D. rất chậm.

Câu 29: Để đi đến kết luận Trái Đất được cấu tạo gồm nhiều lớp người ta dựa

vào :

A. sự thay đổi của sóng địa chấn khi lan truyền trong lòng đất.

B. viễn thám và hệ thống thông tin địa lí.

C. kết quả các mũi khoan thăm dò.

D. cả 3 phương pháp trên.

Câu 30: Ở vị trí gần Mặt Trời nhất là:

A. Mộc Tinh. B. Thủy Tinh. C. Hỏa Tinh. D. Kim Tinh.

Câu 31: Ngoại lực sinh ra do

A. tác động của nước. B. tác động của gió.

C. năng lượng của bức xạ Mặt Trời. D. sự vận chuyển của vật chất.

Page 4: Câu hỏi trắc nghiệm môn địa10

4

Câu 32: Khi ở đỉnh núi có độ cao là 2000m, nhiệt độ không khí là 160C thì gió thổi

xuống chân núi nhiệt độ sẽ là:

A. 300C. B. 36

0C. C. 31

0C. D. 35

0C.

Câu 33: Lớp chiếm thể tích và khối lượng lớn nhất của Trái Đất là :

A. bao Manti. B. lớp vỏ đá.

C. lớp Nhân. D. không thể xác định được.

Câu 34: Địa hào ,địa lũy là kết quả cuả vận động :

A. theo phương thẳng đứng và ở vùng đá cứng.

B. theo phương thẳng đứng.

C. theo phương nằm ngang và ở vùng đá cứng.

D. theo phương nằm ngang.

Câu 35: Hiện tượng uốn nếp xảy ra khi :

A. nội lực tác động lên nền không đồng nhất.

B. bề mặt lục địa không bằng phẳng.

C. nội lực tác động theo phương thẳng đứng.

D. nội lực tác động theo phương nằm ngang.

Câu 36: Loại gió nào thổi quanh năm, thường mang theo mưa

A. Gió Tây ôn

đới. B. Gió đông cực. C. Gió mùa.

D. Gió Mậu

dịch

Câu 37: Ven xích đạo là vùng áp thấp là vì?

A. Tại đây nhiệt độ cao do thường xuyên được Mặt Trời chiếu sáng.

B. Tại đây không khí ẩm do nước bốc hơi nhiều.

C. Tại đây nhiệt độ thường thấp hơn chí tuyến.

D. Bề dày của tầng đối lưu lớn hơn ở hai cực.

Câu 38: Nguyên nhân sâu xa nhất để hình thành gió biển và gió đất

A. sự thay đổi khí áp giữa đất liền và biển vào ban ngày và ban đêm.

B. độ ẩm giữa đất liền và biển khác nhau dẫn đến sự chênh lệch về khí áp.

C. nhiệt độ giữa đất liền và biển khác nhau giữa ban ngày và ban đêm dẫn đến

sự chênh lệch về khí áp.

D. việc hấp thụ và giải nhiệt giữa đất và nước khác nhau.

Câu 39: Từ xích đạo đi về hai cực chênh lệch giữa ngày và đêm :

A. tùy theo mùa. B. tùy theo mỗi nửa cầu.

C. càng tăng. D. càng giảm.

Câu 40: Trên Trái Đất có hiện tượng luân phiên ngày đêm là do :

A. các nơi trên Trái Đất nhìn thấy Mặt Trời ở những độ cao khác nhau.

Page 5: Câu hỏi trắc nghiệm môn địa10

5

B. Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục.

C. Trái Đất tự quay và trên bề mặt Trái Đất có nhiều múi giờ.

D. tia sáng Mặt Trời chiếu xuống bề mặt Trái Đất mỗi nơi một khác.

Câu 41: Tác động nào sau đây của con người không làm đe dọa và tiêu diệt các loài sinh

vật?

A. Lai tạo các giống mới.

B. Phá rừng,làm thu hep diện tích rừng.

C. Áp dụng rộng rãi các giống cây trồng mới trong nông nghiệp.

D. Đưa cây trồng, vật nuôi từ châu lục này sang châu lục khác.

Câu 42: Tính địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh

quan địa lí theo

A. vĩ tuyến. B. kinh tuyến.

C. độ cao. D. bờ Đông và bờ Tây lục địa.

Câu 43: Những ví dụ nào dưới đây không biểu hiện quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của

lớp vỏ địa lí?

A. Lượng mưa tăng lên làm tăng cường lưu lượng nước sông.

B. Càng về vĩ độ thấp, thời gian chiếu sáng càng ngắn, nhiệt độ càng thấp.

C. Khí hậu biến đổi từ khô hạn sang ẩm ướt làm thay đổi chế độ dòng chảy.

D. Thực vật rừng bị phá hủy, đất sẽ bị xói mòn, khí hậu bị biến đổi.

Câu 44: Dân số ở một nơi được gọi là trẻ, khi

A. Nhóm tuổi từ 0-14 chiếm 35%, nhóm

tuổi từ 15-59 chiếm 55%, nhóm tuổi 60 trở

lên chiếm 10%.

B. Nhóm tuổi từ 0-14 chiếm 25%, nhóm

tuổi từ 15-59 chiếm 60%, nhóm tuổi 60 trở

lên chiếm 15%.

C. Nhóm tuổi từ 0-14 chiếm dưới 25%,

nhóm tuổi từ 15-59 chiếm 60%, nhóm tuổi

60 trở lên chiếm 15%.

D. Nhóm tuổi từ 0-14 chiếm trên 35%,

nhóm tuổi từ 15-59 chiếm 55%, nhóm tuổi

60 trở lên chiếm dưới 10%.

Câu 45: Từ cực về Xích đạo, lần lược có các đới đất

A. đài nguyên, pốt dôn, hoang mạc, thảo nguyên, đỏ vàng cận nhiệt và feralit.

B. đài nguyên, pốt dôn, thảo nguyên, hoang mạc, đỏ vàng cận nhiệt và feralit.

C. pốt dôn, đài nguyên, thảo nguyên, hoang mạc, đỏ vàng cận nhiệt và feralit.

D. pốt dôn, đài nguyên, hoang mạc, thảo nguyên, đỏ vàng cận nhiệt và feralit.

Câu 46: Đăc điểm nào dưới đây không phải của bờ Đông lục địa vùng chí tuyến?

A. Chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh.

B. Khí hậu nóng và ẩm.

C. Thực vật phát triển mạnh, tạo nên rừng nhiệt đới ẩm.

Page 6: Câu hỏi trắc nghiệm môn địa10

6

D. Đất đỏ vàng, tầng đất dày, nghèo chất dinh dưỡng.

Câu 47: Ở vùng nào sau đây,quá trình đá ong hóa xảy ra trên đất đồi núi khi mất rừng?

A. Cận nhiệt Địa Trung Hải. B. Nhiệt đới gió mùa.

C. Ôn đới gió mùa. D. Cận nhiệt đới gió mùa.

Câu 48: Khi một thành phần nào đó thay đối sẽ làm cho các thành phần khác của lớp vỏ

địa lí thay đổi theo. Điều này thể hiện:

A. tính địa đới của tự nhiên.

B. tính địa ô.

C. tính thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.

D. tính phi địa đới của tự nhiên.

Câu 49: Sinh vật là nhân tố quyết định

A. thành phần cơ giới của đất. B. thành phần khoáng chất của đất.

C. tuổi đất. D. độ phì của đất.

Câu 50: Nguyên nhân sâu xa của quy luật phi địa đới là:

A. Sự phân bố không đều giữa lục địa và hải dương .

B. Độ cao của địa hình.

C. Nguồn bức xạ Mặt Trời .

D. Nguồn năng lượng trong lòng đất .

Câu 51: Thể hiện tổng hợp các đặc điểm về tình hình sinh tử,tuổi thọ, khả năng phát triển

dân số và nguồn lao động của một quốc gia là ‎y ‎ nghĩa quan trọng của

A. cơ cấu dân số theo lao động. B. cơ cấu dân số theo khu vực kinh tế.

C. cơ cấu dân số theo giới. D. cơ cấu dân số theo độ tuổi.

Câu 52: Đất được hình thành từ đá badan thường có đặc điểm

A. giàu chất dinh dưỡng và chua. B. giàu chất dinh dưỡng và ít chua.

C. nghèo chất dinh dưỡng và ít chua. D. nghèo chất dinh dưỡng và chua.

Câu 53: Đặc điểm nào sau đây không phải của lớp vỏ địa lí?

A. Nơi có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau của các lớp vỏ bộ phận.

B. Chiều dày không lớn, tối đa khoảng 30-35 km.

C. Các thành phần tự nhiên được thể hiện rõ nhất ở bề mặt đất.

D. Được cấu tạo bởi đá trầm tích, đá granit, đá badan.

Câu 54: Nhân tố quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất là

A. địa hình. B. sinh vật. C. đá mẹ. D. khí hậu.

Câu 55: Vai trò của vi sinh vật đối với việc hình thành đất thể hiển ở

A. làm đất tơi xốp, thoáng khí.

B. cung cấp phần lớn chất hữu cơ cho đất.

Page 7: Câu hỏi trắc nghiệm môn địa10

7

C. che phủ đất, làm hạn chế xói mòn.

D. phân hủy và tông hợp vật chất hữu cơ.

Câu 56: Độ phì của đất là

A. khả năng cung cấp nhiệt, khí cho thực vật sinh trưởng và phát triển.

B. khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh

trưởng và phát triển.

C. khả năng cung cấp nước cho thực vật sinh trưởng và phát triển.

D. khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát

triển.

Câu 57: Nguyên nhân gây ra tính địa đới là

A. sự phân phối không đều của lượng bức xạ mặt trời trên bề mặt Trái Đất.

B. sự phân bố theo đới của lượng bức xạ mặt trời.

C. sự thay đổi theo mùa của lượng bức xạ mặt trời.

D. Trái Đất hình cầu, lượng bức xạ mặt trời giảm dần từ Xích đạo về hai cực.

Câu 58: Có diện tích lớn nhất trong các loại đất ở nước ta là

A. đất feralit. B. đất các biển. C. đất phù sa. D. đất xám.

Câu 59: Thổ nhưỡng quyển là

A. lớp vỏ phong hóa.

B. lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm ở bề mặt lục địa nơi tiếp xúc với khí quyển, thạch

quyển, sinh quyển.

C. lớp phủ thổ nhưỡng.

D. lớp vật chất tơi xốp ở trên bề mặt lục địa, được đặt trưng bởi độ phì.

Câu 60: Ý nào sau đây không đúng với tình hình sinh tử trên thế giới từ năm 1950 đến

2000?

A. Tỉ suất sinh thô giảm ở các nước phát

triển và đang phát triển,tỉ suất tử thô tăng ở

các nước đang phát triển.

B. Tỉ suất sinh thô giảm ở các nước phát

triển,tỉ suất tử thô giảm ở các nước đang phát

triển

C. Tỉ suất sinh thô tăng ở các nước đang

phát triển,tỉ suất tử thô giảm ở các nước đang

phát triển.

D. Tỉ suất sinh thô giảm ở các nước phát

triển,tỉ suất tử thô tăng ở các nước đang phát

triển.

Câu 61: Tỉ suất sinh thô là tương quan giữa

A. số trẻ em được sinh ra trong một năm so với dân số trung bình cùng thời gian đó của

một nước.

B. số trẻ em được sinh ra trong một năm so với dân số một nước.

C. số trẻ em được sinh ra so với dân số một nước.

D. số trẻ em được sinh ra so với dân số trung bình của một nước.

Page 8: Câu hỏi trắc nghiệm môn địa10

8

Câu 62: Hướng sườn địa hình không ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật vùng núi ở khía

cạnh

A. diện tích các vành đai thực vật.

B. độ cao kết thúc các vành đaithực vật.

C. độ cao xuất hiện các vành đai thực vật.

D. thành phần thực vật

Câu 63: Muốn đưa bất kì lãnh thổ nào sử dụng vào mục đích kinh tế,cần phải

A. nghiên cứu kĩ khí hậu,đất đai,sinh vật.

B. nghiên cứu kĩ khí hậu, đất đai.

C. nghiên cứu kĩ toàn diện tất cả các yếu tố.

D. nghiên cứu kĩ địa chất,địa hình.

Câu 64: Tỉ suất tử vong trên toàn thế giới hiện nay có xu hướng giảm đi rõ rệt so với thời

gian trước đây.Điều đó không phụ thuộc vào

A. sự suy giảm các thiên tai.

B. nhận thức về y tế cộng đồng của người dân.

C. sự cải thiện về thu nhập và điều kiện sống.

D. tiến bộ của y tế và khoa học-kĩ thuật.

Câu 65: Chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô được gọi là

A. tỉ suất tăng cơ học. B. tỉ suất tăng dân số tự nhiên.

C. biến động dân số. D. gia tăng dân số.

Câu 66: Nguyên nhân tạo ra sự phân bố thảm thực vật và đất theo vĩ độ là

A. lượng mưa. B. quan hệ nhiệt và ẩm.

C. ánh sáng và ẩm. D. độ cao.

Câu 67: Giới hạn phía trên của sinh quyển là

A. 8848m- đỉnh núi cao nhất thế giới.

B. từ 22-25 km,nơi tiếp giáp tầng ô dôn của khí quyển.

C. 80 km, ranh giới phía trên của tầng bình lưu.

D. 16km- độ cao của tầng đối lưu.

Câu 68: Trên thế giới, nhóm tuổi lao động thường ở độ tuổi

A. từ 15-59.

B. từ 15-60 đối với nam và 15-55 đối với nữ.

C. từ 15-59 đối với nam và 15-54 đối với nữ.

D. từ 15-60.

Câu 69: Việc phá rừng đầu nguồn sẽ lam cho

Page 9: Câu hỏi trắc nghiệm môn địa10

9

A. khí hậu không bị biến đổi. B. lũ quét được tăng cường.

C. đất bị xói mòn. D. mực nước ngầm không bị hạ thấp.

Câu 70: Đặc điểm nào dưới đây không thuộc đất và sinh vật đới đài nguyên?

A. Có bò sát, ếch nhái.

B. Có nhiều đầm lầy.

C. Thực vật chỉ có rêu, địa y và một số cây bụi thấp.

D. Đất rất lạnh, ẩm.

Câu 71: Điểm nào sau đây không đúng với tháp tuổi( tháp dân số)?

A. Biểu thị được cơ cấu dân số theo giới.

B. Biểu thị được cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa.

C. Biểu thị được cơ cấu dân số theo lao động.

D. Biểu thị được cơ cấu dân số theo tuổi.

Câu 72: Đối với đất, địa hình không có vai trò trong việc

A. làm tăng sự xói mòn. B. thay đổi thành phần cơ giới của đất.

C. làm tăng sự bồi tụ. D. tạo ra các vành đai đất.

Câu 73: Ở những nơi có kiểu khí hậu địa trung hải như Nam Âu,Tây Nam Hoa Kì,Tây

Nam và Đông Nam Ô-trây-li-a, thường có

A. rừng lá cứng và cây bụi thường xanh.

B. rừng có hai đến ba tầng gỗ.

C. rừng hỗn hợp lá kim và lá rộng.

D. rừng xavan và cây bụi.

Câu 74: Lớp vỏ địa lí còn được gọi là:

A. lớp vỏ cảnh quan. B. lớp vỏ Trái Đất.

C. lớp vỏ đá của Trái Đất. D. lớp vỏ đại dương.

Câu 75: Có thể thể hiện rõ nhất trên lãnh thổ nước ta là

A. quy luật địa ô. B. quy luật địa đới. C. quy luật đai cao.

D. quy luật phi

địa đới.

Dân cư.

Câu 76: Ở các nước đang phát triển phải thực hiện mạnh chính sách dân số vì ?

A. Dân số tăng quá nhanh.

B. Sự phát triển dân số chưa phù hợp với yêu cầu về lao động.

C. Mất cân đối giữa phát triển dân số và tăng trưởng kinh tế.

D. Điều chỉnh sự phát triển dân số cho phù hợp với thực trạng của nền kinh tế.

Câu 77: Sự hình thành các đới địa lý là do sự phối hợp của :

Page 10: Câu hỏi trắc nghiệm môn địa10

10

A. lục địa và hải dương

B. nguồn năng lượng Mặt Trời với nguồn năng lượng trong lòng đất

C. nhiệt và ẩm

D. hoàn lưu khí quyển và bề mặt Trái Đất .

Câu 78: Đất ở miền núi cao khác với đất ở đồng bằng ở chỗ có

A. đai đất đồng cỏ. B. đai đất pôt dôn.

C. đai đất đỏ cận nhiệt. D. đai đất rừng màu nâu.

Câu 79: Trong số những nhân tố của môi trường, nhân tố quyết định sự phân bố của sinh

vật là

A. đất. B. địa hình. C. nguồn nước. D. khí hậu.

Câu 80: Yếu tố nào sau đây đã có tác động làm thay đổi tỉ suất sinh theo không gian và

thời gian?

A. Phong tục tập quán . B. Tự nhiên- Sinh học .

C. Trình độ phát triển kinh tế- xã hội . D. Chính sách dân số.

Câu 81: Cây lá rộng thường sinh trưởng ở loại đất có đặc tính

A. tầng dày,tính chất vật lí tốt,độ ẩm tốt.

B. tầng dày, tính chất vất vật lí tố, thiếu ẩm.

C. tầng mỏng, nghèo chất dinh dưỡng, thừa ẩm.

D. tầng mỏng,nghèo chất dinh dưỡng, độ ẩm bình thường.

Câu 82: Càng ra xa bề mặt Trái Đất thì tính địa đới sẽ:

A. không thay đổi B. càng yếu dần C. càng tăng lên D. tùy theo vùng

Câu 83: Kiểu tháp tuổi mở rộng cho biết

A. nước có tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử thấp,dân số tăng nhanh.

B. nước có tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử cao,tuổi tho trung bình thấp.

C. nước có tỉ lệ dân số ở nhóm tuổi già khá đông, tuổi thọ trung bình cao.

D. nước có tỉ suất sinh thấp và ổn định trong nhiều năm.

Câu 84: Tỉ suất sinh cao, chủ yếu không phải do

A. Chính sách phát triển dân số của mỗi nước.

B. Hoàn cảnh kinh tế.

C. Khả năng sinh đẻ tự nhiên.

D. Yếu tố tâm lí xã hội,

Câu 85: Thực vật, động vật ở đài nguyên nghèo nàn là do ở đây

A. lượng mưa rất ít. B. thiếu ánh sáng. C. quá lạnh. D. độ ẩm cao.

Câu 86: Đất xavan có diện tích lớn nhất ở

A. Châu Phi. B. Nam Mĩ. C. Nam Á. D. Ôx -trây-li-a.

Page 11: Câu hỏi trắc nghiệm môn địa10

11

Sinh vật

Câu 87: Đất đỏ feralit đỏ vàng thường không được hình thành trong điều kiện

A. khí hậu nhiệt đới gió mùa.

B. khí hậu cận xích đạo.

C. vùng rất khô hạn của nhiệt đới và cận nhiệt.

D. khí hậu cận nhiệt gió mùa.

Câu 88: Từ năm 1804 đến 1999,dân số thế giới không có xu hướng

A. rút ngắn thời gian dân số tăng gấp đôi.

B. gia tăng nhanh số lượng.

C. rút ngắn thời gian tăng thêm 1 tỉ người.

D. giảm nhanh sự bùng nổ dân số.

Câu 89: Sinh quyển là

A. là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống.

B. là quyển của Trái Đất, trong đó thực vật và động vật sinh sống.

C. nơi sinh sống của thực vật và động vật.

D. nơi sinh sống của toàn bộ sinh vật.

Câu 90: Tỉ số người chết trong một năm so với số dân trung bình cùng thời gian đó ( tính

bằng ‰),được gọi là

A. tỉ suất tử. B. tỉ lệ tử thô. C. tỉ lệ tử. D. tỉ suất tử thô.

Câu 91: Đặc điểm nào sau đây không phải của rừng nhiệt đới ẩm ?

A. Nhiều tầng tán. B. Thực vật phát triển rất mạnh.

C. Khá thuần nhất về thành phần loài. D. Nhiều dây leo chằng chịt.

Câu 92: Chỉ tiêu để xác lập cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa là

A. số người tốt nghiệp phổ thông và số năm đi học của những người từ 25 tuổi trở lên.

B. tỉ lệ người biết chữ (từ 15 tuổi trở lên) và số năm đến trường (từ 25 tuổi trở lên).

C. số người tốt nghiệp phổ thông và tỉ lệ người biết chữ ( từ 15 tuổi trở lên).

D. tỉ lệ người biết chữ (từ 15 tuổi trở lên) và tỉ lệ tốt nghiệp phổ thông của những người

từ 25 tuổi trở lên.

Câu 93: Động lực phát triển dân số thế giới là:

A. Sự gia tăng cơ học

B. Sự sinh đẻ và di cư

C. Sự gia tăng tự nhiên

D. Sự gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học

Câu 94: Đất có tuổi già nhất ở trên thế giới là đất ở

Page 12: Câu hỏi trắc nghiệm môn địa10

12

A. ôn đới. B. nhiệt đới. C. miền cực. D. núi cao.

Câu 95:Tháp dân số là :

A. biểu đồ biểu diễn kết cấu dân số theo độ tuổi.

B. biểu đồ biểu diễn kết cấu dân số theo độ tuổi và nam nữ .

C. biểu đồ biểu diễn kết cấu dân số dựa về mặt sinh học .

D. biểu đồ biểu diễn kết cấu dân số ở hai lĩnh vực tùy ta chọn lựa.

Câu 96: Trong tháp dân số trục tung được dùng để biểu diễn dân số theo :

A. độ tuổi

B. giới tính

C. theo một kết cấu bất kỳ

D. chỉ có thể biễu diễn cho độ tuổi và giới tính mà thôi.

Câu 97: Kết cấu dân số hoạt động theo khu vực kinh tế thường :

A. thay đổi theo không gian và thời gian.

B. thay đổi theo tỷ lệ sinh tử .

C. thay đổi theo cơ cấu giới tính.

D.thay đổi theo kết cấu tuổi tác.

Câu 98: Kết cấu dân số hoạt động theo khu vực kinh tế thường phản ánh :

A. trình độ phát triển kinh tế xã hội .

B. đặc điểm sinh tử của một dân .

C. tổ chức đời sống xã hội .

D. khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một nước .

Câu 99:Trong cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế giữa các nước phát triển và các nước

đang phát triển có sự khác biệt là :

A. một bên khu vực I rất lớn, một bên khu vực III rất lớn .

B. một bên khu vực I rất lớn, một bên khu vực II rất lớn.

C. tỉ trọng của khu vực II giữa hai nước rất khác biệt nhau.

D. tỉ trọng khu vực III giữa hai nước rất khác biệt nhau .

Câu 100: Chính sách dân số mà một số nước đang thực hiện nhằm mục đích:

A. giảm tỉ lệ sinh.

B. Giảm tỉ lệ tử .

Page 13: Câu hỏi trắc nghiệm môn địa10

13

C. điều chỉnh sự phát triển dân số cho phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế .

D. điều chỉnh sự gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học.

Câu 101: Dân số trung bình của toàn thế giới năm 2003 là 6302 triệu người. Năm đó tỉ lệ

sinh là 220/00 tỉ lệ tử là 9

0/00. Như vậy dân số thế giới tăng thêm khoảng:

A. 138 triệu người. C. 81,9 triệu người

B. 56 triệu người D. 195,3 triệu người

Câu 102: Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa thường được dùng để làm một tiêu chuẩn để

đánh giá

A. tốc độ phát triển kinh tế của một nước.

B. chất lượng cuộc sống ở một nước.

C. nguồn lao động của một nước.

D. khả năng phát triển dân số một nước.

Câu 103: Chỉ tiêu số năm đến trường của một cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa là :

A. số năm bình quân đến trường của những người từ 10 tuổi trở lên ở 1 nước.

B. số năm bình quân đến trường của những người từ 6 tuổi trở lên .

C. số năm bình quân đến trường của những người từ 25 tuổi trở lên.

D. số năm bình quân đến trường của những người có trình độ biết đọc biết viết trở lên.

Câu 104: Đô thị hóa là một quá trình :

A.tích cực.

B.tiêu cực .

C. tích cực nếu gắn với công nghiệp hóa .

D. tiêu cực nếu qui mô của các thành phố quá lớn .

Câu 105: Lối sống đô thị ngày càng được phổ biến rộng rãi vì ?

A. Kinh tế ở nông thôn phát triển.

B. Giao thông vận tải ,thông tin liên lạc phát triển, sự giao lưu dễ dàng.

C. Dân thành thị di cư về nông thôn mang theo lối sống đô thị .

D. Dân nông thôn ra thành phố làm việc ngày càng nhiều .

Câu 106: Nguồn lực được hiểu là

A. những yếu tố tự nhiên có liên quan, tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội của

một nước

Page 14: Câu hỏi trắc nghiệm môn địa10

14

B. những yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội có liên quan, tác động đến sự phát triển

kinh tế xã hội của một lãnh thổ.

C. những yếu tố tự nhiên về kinh tế xã hội tạo thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội của

một lãnh thổ.

D.sự kết hợp giữa các điều kiện để tạo sức mạnh cho sự phát triển kinh tế xã hội của

một lãnh thổ. Câu 107: Giữa nguồn lực tự nhiên và nguồn lực kinh tế xã hội có điểm khác biệt cơ bản là

A. nguồn lực tự nhiên có vai trò quan trọng hơn.

B. nguồn lực kinh tế xã hội có vai trò quan trọng hơn.

C. hai nguồn luôn luôn song hành tồn tại và hỗ trợ cho nhau .

D. nguồn lực tự nhiên bị hao hụt còn nguồn lực kinh tế xã hội không bị hao hụt trong

quá trình sản xuất và sinh hoạt .

Câu 108: Khi phân chia nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài ,người ta thường dựa

vào ?

A.Vai trò . C. Đặc điểm.

B. Phạm vi lãnh thổ. D. Nguồn gốc .

Câu 109: Các nguồn lực tự nhiên

A. luôn luôn bất biến.

B. có giá trị và vai trò thay đổi theo lịch sử .

C. được con người sử dụng như nhau cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt.

D. chỉ có ý nghĩa trên phạm vi từng quốc gia.

Câu 110: Xu thế chung khi chuyển từ một nền kinh tế kém phát triển sang một nền kinh tế

phát triển là

A. giảm dần tỉ lệ lao động và GDP của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế.

B. tăng nhanh tỉ trọng lao động và GDP trong công nghiệp và dịch vụ.

C. tăng nhanh tỉ trọng lao động và GDP trong công nghiệp .

D. tăng nhanh tỉ trọng lao động và GDP trong khu vực công nghiệp ở giai đoạn đầu và

dịch vụ ở giai đoạn sau .

Câu 111: Dựa vào dấu hiệu nào sau đây để nhận biết cơ cấu nền kinh tế được phân theo

thành phần kinh tế ?

Page 15: Câu hỏi trắc nghiệm môn địa10

15

A. Tính chất sản phẩm làm ra mà chủ sở hữu sản phẩm đó gắn ít hay nhiều với tự

nhiên .

B. Chủ sỡ hữu sự phân công lao động theo lãnh thỗ.

C.Sự phân bố tùy theo từng quốc gia .

D. Mối quan hệ giữa sản phẩm với tự nhiên.

Câu 112: Nhận định nào sau đây không đúng ?

A. Các nguồn lực bên ngoài chỉ mang tính hỗ trợ mà thôi .

B. Các nguồn lực tự nhiên không có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã

hội.

C. Nguồn lực bên ngoài rất đa dạng bao gồm cả các nguồn lực tự nhiên lẫn kinh tế xã

hội .

D. Trên phạm vi toàn cầu ,nguồn lực tự nhiên có vai trò to lớn hơn là trên phạm vi

từng quốc gia.

Câu 113: Nhiệm vụ của ngành nông nghiệp là

A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

B. Phục vụ nhu cầu ăn, mặc cho con người .

C. Cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp, cung cấp hàng xuất

khẩu.

D. Khai thác tài nguyên đất đai, khí hậu để sản xuất nhiều sản phẩm cho con người .

Câu 114: Trong quá trình phat triển của xã hội ,trong tương lai nông nghiệp sẽ

A. có vai trò ngày càng tăng . C.luôn giữ vai trò quan trọng .

B. có vai trò ngày càng giảm. D. được thay thế bởi các ngành khác .

Câu 115: Đối với các nước đang phát triển, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ

hàng đầu vì?

A. Các nước này đông dân ,nhu cầu lương thực lớn .

B. Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều lao động nên sẽ giúp giải quyết được nhiều

việc làm cho dân số đông.

C. Nông nghiệp là cơ sở để thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

D. Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hơn là các ngành khác.

Page 16: Câu hỏi trắc nghiệm môn địa10

16

Câu 116: Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu còn cây trồng và vật nuôi là đối tượng lao

động . Đây là :

A. đặc điểm quan trọng để phân biệt nông nghiệp với công nghiệp.

B. Vai trò quan trọng của nông nghiệp đối với đời sống con người.

C. Các điều kiện cơ bản để tiến hành sản xuất nông nghiệp.

D. Những hình thức cơ bản của tổ chức sản xuất nông nghiệp .

Câu 117: Đặc điểm nào sau đây của sản xuất nông nghiệp đã làm cho nông nghiệp ngày

càng cần đến công nghiệp ?

A.Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ.

B. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.

C. Nông nghiệp ngày càng trở thành ngành sản xuất hàng hóa .

D. Cây trồng và vật nuôi là đối tượng lao động chủ yếu của nông nghiệp .

Câu 118: Nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa là nền nông nghiệp mà :

A. sản phẩm làm ra nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu của người nông dân.

B. sản phẩm làm ra trở thành hàng hóa giao lưu trên thị trường .

C. sản phẩm làm ra được dùng làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.

D. sản phẩm làm ra nhằm phục vụ cho xuất khẩu.

Câu 119: Sản xuất nông nghiệp bao gồm những ngành nào sau đây ?

A. Trồng trọt ,chăn nuôi .

B.Trồng trọt ,chăn nuôi, đánh cá.

C. Trồng trọt ,chăn nuôi, đánh bắt cá ,chế biến thủy sản .

D. Trồng trọt gồm cả trồng rừng ,chăn nuôi gồm cả nuôi trồng thủy sản.

Câu 120: Hình thức nào sau đây thể hiện một nền nông nghiệp hiện đaị ,phát triển ?

A. Xen canh. C. Luân canh.

B. Thâm canh. D. Quảng canh .

Câu 121: Sản xuất nông nghiệp có tính chất bấp bênh ,thiếu ổn định chủ yếu là do :

A. các điều kiện về thời tiết . C. nguồn cung cấp nước.

B. yếu tố đất đai . D. sinh vật đặc biệt là thực vật tự nhiên.

Câu 122: Sản xuất nông nghiệp ngày càng xích lại gần công nghiệp vì ?

A. Nông thôn ngày càng được công nghiệp hóa.

Page 17: Câu hỏi trắc nghiệm môn địa10

17

B. Nông nghiệp đang trở thành ngành sản xuất hàng hóa .

C. Nông nghiệp ngày càng sử dụng nhiều máy móc vật tư ,sản phẩm nông nghiệp

ngày càng được chế biến nhiều hơn .

D. Cảnh quan nông thôn ngày càng giống thành thị.

Câu 123: Quảng canh là hình thức biểu trưng cho một nền nông nghiệp

A.có trình độ phát triển cao .

B. có trình độ phát triển thấp.

C. hiện đại.

D. tùy theo điều kiện về đất đai của từng nước .

Câu 124: Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ cho nên

A. Phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố về nhiệt ,ánh sáng , nước ,dinh dưỡng.

B. Xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lý .

C. Sử dụng hợp lý ,nâng cao độ phì của đất.

D. Hình thành các vùng nông nghiệp chuyên canh.

Câu 125: Yếu tố nào sau đây thường quyết định việc hình thành các vùng chuyên môn hóa

nông nghiệp ?

A. Dân cư . C. Tiến bộ khoa học kỹ thuật .

B. Các quan hệ ruộng đất . D. Thị trường tiêu thụ .

Câu 126: Để sử dụng hợp lý tài nguyên đất nông nghiệp, biện pháp có ý nghĩa hàng đầu là

A. Khai hoang mở rộng diện tích.

B. Bảo vệ độ phì của đất .

C. Đẩy mạnh thâm canh.

D.Hạn chế việc chuyển đổi mục đích sử dụng.

Câu 127: Cây công nghiệp thường được trồng thành vùng chuyên canh vì ?

A. Mỗi loại cây chỉ phù hợp với một loại đất và khí hậu riêng.

B. Cây công nghiệp đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao, cần nhiều lao động để chăm sóc .

C. Đảm bảo nguyên liệu cho các nhà máy ,cung cấp đầy đủ sản phẩm cho xuất khẩu.

D. Dễ dàng thực hiện cơ giới hóa.

Câu 128: Các vùng chuyên canh cây công nghiệp thường gắn với

A. Các khu vực dân cư đông đúc.

Page 18: Câu hỏi trắc nghiệm môn địa10

18

B Các xí nghiệp công nghiệp chế biến.

C. Các cảng biển hoặc sân bay để xuất khẩu .

D. Các thành phố lớn ,nơi có nhu cầu tiêu thụ lớn .

Câu 129: Các vùng chuyên canh cây công nghiệp thường gắn liền với các xí nghiệp, công

nghiệp chế biến vì ?

A. Cây công nghiệp cần sử dụng nhiều máy móc, phân bón được cung cấp bởi công

nghiệp.

B. Sản phẩm cây công nghiệp phần lớn được chế biến ,việc gắn kết sẽ đem lại hiệu quả

kinh tế cao, sản phẩm tăng giá trị .

C. Sản phẩm cây công nghiệp lớn không thể tiêu thụ ngay ,cần được chế biến để bảo

quản được lâu .

D. Xu thế công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn .

Câu 130: Đối với các nước đang phát triển việc đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất

chính gặp khó khăn lớn nhất thường là :

A. tình trạng thiếu lương thực. B. thiếu các đồng cỏ tự nhiên .

C. thiếu vốn đầu tư . D. thiếu giống tốt,trình độ kỹ thuật.

Câu 131: Từ nông nghiệp cổ truyền tiến lên nông nghiệp hiện dại ,chăn nuôi càng thay đổi

về hình thức, đó là

A. từ sản phẩm phần lớn là giết mổ chuyển sang sản phẩm phần lớn không qua giết mổ

(sữa ,trứng).

B. từ chăn thả thủ công trở thành công nghiệp chuyên môn hóa.

C. từ tiểu gia súc gia cầm chuyển sang đại gia súc.

D. từ ngành phụ phục vụ trồng trọt ,chuyển sang ngành chính ngang hàng với trồng

trọt .

Câu 132: Ở các nước đang phát triển chăn nuôi còn chiếm tỉ trọng nhỏ vì ?

A. Cơ sở thức ăn không ổn định.

B. Cơ sở vật chất còn lạc hậu .

C. Dịch vụ thú y, giống còn hạn chế .

D. Công nghiệp chế biến chưa phát triển.

Page 19: Câu hỏi trắc nghiệm môn địa10

19

Câu 133: Điểm khác nhau cơ bản dễ nhận thấy nhất về chăn nuôi giửa các nước phát triển và

đang phát triển là

A. Tỉ trọng trong cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp.

B. Cơ cấu ngành chăn nuôi.

C. Phương pháp chăn nuôi.

D. Điều kiện chăn nuôi .

------ HẾT ------