51
Cm nang 2017 T nhn biết mình T đánh giá năng lc ca bn thân Hướng dn chn ngành nghphù hp HƯỚNG NGHIP http://huongnghiep.hoasen.edu.vn Lưu hành ni b

Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Cẩm nang 2017

Tự nhận biết mình

Tự đánh giá năng lực của bản thân

Hướng dẫn chọn ngành nghề phù hợp

HƯỚNG NGHIỆP

http://huongnghiep.hoasen.edu.vn

Lưu hành nội bộ

Page 2: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

PHỤ LỤC

Phần 3 NHU CẦU LAO ĐỘNG VÀ HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN VIỆT NAMGiới thiệu hệ thống giáo dục quốc dân Việt NamDự báo nhu cầu nhân lực tại TP. HCM đến năm 2020

Phụ lục CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SENThông tin tuyển sinh các chương trình chính quy 2013Chương trình Cử nhân Quản lý khách sạn nhà hàng quốc tếChương trình hợp tác Quốc tế Cao đẳng Kinh doanhChương trình hợp tác Quốc tế Cao đẳng MarketingChương trình hợp tác Quốc tế Cao đẳng quản trị khách sạn nhà hàngChương trình Công nghệ thông tin quốc tế GNIITThiết kế đồ họa và MultimediaKế toán quốc tế FIA

414247

515253545556575859

Lời tựaPhần 1 TỔNG QUAN VỀ HƯỚNG NGHIỆP VÀ CHỌN NGHỀ

Hướng nghiệp là gì ?Khái niệm chung về nghềPhân loại nghềXây dựng công thức nghề

Phần 2 TƯ VẤN CHỌN NGHỀ VÀ CHỌN TRƯỜNGTầm quan trọng của việc chọn nghề

1. Chọn nghề - Quyết định quan trọng cả đời2. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc chọn lầm nghề3. Nhận biết mình để chọn đúng nghề4. Mối quan hệ giữa tính cách và nghề nghiệp5. Mối quan hệ giữa nghề nghiệp và năng lực6. Điều kiện chọn nghề đúng7. Vấn đề chọn trường

Thực hiện phương pháp trắc nghiệmThực hành nghề nào của bạn

040506070811

1314151621242735373839

Page 3: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

CẨM NANGHƯỚNG NGHIỆP

http://huongnghiep.hoasen.edu.vn

Page 4: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

04

Tài liệu cẩm nang hướng nghiệp này bao gồm các nội dung chính như sau:

Phần 1

Hướng nghiệp là gì? Tầm quan trọng của công tác hướng nghiệpGiới thiệu hệ thống ngành nghề trong xã hội

Phần 2

Tư vấn chọn nghềTư vấn chọn trường

Phần 3

Tìm hiểu về hệ thống Giáo dục quốc dân Việt Nam

Lời tựaKhông còn bao lâu nữa bạn sẽ rời xa ghế nhà trường, chắc hẳn bạn sẽ không khỏi băn khoăn trước muôn ngàn câu hỏi được đặt ra về việc lựa chọn cho mình một nghề nghiệp trong tương lai. Thế nhưng, để trả lời được những câu hỏi đó thì quả là không dễ dàng, chẳng hạn: “Trong vài năm nữa ta trở thành ai? Ta muốn làm nghề gì? Ta cần chuẩn bị gì cho tương lai?” hoặc: “Làm sao để biết mình phù hợp với ngành gì? Nên chọn trường nào?” Và càng nan giải hơn cho việc ra quyết định khi bạn lại nhận được nhiều ý kiến tư vấn không trùng khớp.

Bởi lẽ, bạn chưa rõ mình thích gì, sở trường, sở đoản của mình ra sao? Bạn như chơi vơi, lạc lối giữa thế giới nghề nghiệp muôn vàn sắc màu và cấp độ. Cũng dễ hiểu vì bạn chưa một lần tiếp xúc với ngành nghề đó, bạn chỉ mới nghe qua với những lời quảng cáo, truyền tai đầy cám dỗ như ngành này đang “hot”, ngành kia đang là “mốt” mà chưa lường được những khó khăn, thử thách mà bạn sẽ phải nếm trải.

Để trả lời tất cả những câu hỏi đó, đồng thời giúp bạn tự tin, có quyết định đúng đắn khi lựa chọn cho mình một nghề nghiệp tương lai, chúng tôi mong muốn gửi đến bạn một hành trang không thể thiếu: Cẩm nang hướng nghiệp. Qua đó, bạn sẽ thấy rằng được giáo dục hướng nghiệp là việc hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng.

Page 5: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Hướng nghiệp là gì? Tầm quan trọng của công tác hướng nghiệpGiới thiệu hệ thống ngành nghề trong xã hội

Page 6: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Hướng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp (thị trường lao động) ở cấp độ địa phương và quốc gia.

Lâu nay chúng ta vẫn tưởng rằng hướng nghiệp chỉ là sự lựa chọn một nghề nghiệp mà mình yêu thích, chọn một trường Đại học phù hợp với mình. Thực tế cho thấy, các bạn thường lựa chọn theo cảm tính, do "nổi hứng" nhất thời, do chạy theo phong trào hoặc do bị mất phương hướng nên "nhắm mắt đưa chân"...

Tuy nhiên đây chỉ là phần ngọn của một quá trình, một hoạt động trong số rất nhiều các hoạt động của hướng nghiệp. Thuật ngữ hướng nghiệp (career mentoring) nếu được hiểu chính xác nó là sự kết hợp của nhiều lĩnh vực như đánh giá nghề nghiệp (career assessment), quản lý nghề nghiệp (career management), phát triển nghề nghiệp (career development)...

Trong đó lựa chọn nghề nghiệp chỉ là một giai đoạn đầu trong tiến trình hướng nghiệp của mỗi người. Hướng nghiệp là một quá trình liên tục tác động từ khi người học còn ngồi học ở bậc phổ thông, qua quá trình trau dồi chuyên môn nghề nghiệp và tìm được nơi lao động phù hợp.

Khi mỗi cá nhân đều có được chuyên môn nghề nghiệp vững vàng, ổn định, họ sẽ có nhiều cơ hội nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân. Ở một góc độ khác,

hướng nghiệp có hiệu quả tạo ra một lực lượng lao động có định hướng rõ ràng, do họ có năng lực nghề nghiệp tốt, làm tăng năng suất lao động, góp phần cho sự phát triển về kinh tế xã hội một cách toàn diện:

Về giáo dục:

– Giúp học sinh có hiểu biết về thế giới nghề nghiệp – Hình thành nhân cách nghề nghiệp cho học sinh – Giáo dục thái độ đúng đắn đối với lao động – Tạo ra sự sẵn sàng tâm lý đi vào lao động nghề nghiệp

Về kinh tế:

– Góp phần phân luồng học sinh phổ thông tốt nghiệp các cấp – Góp phần bố trí hợp lý ba nguồn lao động dự trữ bảo đảm sự phù hợp với nghề – Giảm tai nạn lao động – Giảm sự thuyên chuyển nghề, đổi nghề – Là phương tiện quản lý công tác kế hoạch hoá phát triển kinh tế, xã hội trên cơ sở khoa học

Về xã hội

– Giúp học sinh tự giác đi học nghề – Khi có nghề sẽ tự tìm việc làm – Giảm tỉ lệ thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội, giảm tội phạm – Ổn định được xã hội

Cẩm

nan

g hư

ớng

nghi

ệp

06

ƯỚNG NGHIỆP LÀ GÌ ?

Page 7: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Cẩm

nan

g hư

ớng

nghi

ệp

07

Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.

Nghề nghiệp trong xã hội không phải là một cái gì cố định, cứng nhắc. Nghề nghiệp cũng giống như một cơ thể sống, có sinh thành, phát triển và tiêu vong. Chẳng hạn, do sự phát triển của kỹ thuật điện tử nên đã hình thành công nghệ điện tử, do sự phát triển vũ bão của kỹ thuật máy tính nên đã hình thành cả một nền công nghệ tin học đồ sộ bao gồm việc thiết kế, chế tạo cả phần cứng, phần mềm và các thiết bị bổ trợ… Công nghệ các hợp chất cao phân tử tách ra từ công nghệ hóa dầu, công nghệ sinh học và các ngành dịch vụ, du lịch tiếp nối ra đời…

Ở Việt Nam trong những năm gần đây, sự chuyển biến của nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường đã gây ra những biến đổi sâu sắc trong cơ cấu nghề nghiệp của xã hội. Trong cơ chế thị trường, nhất là trong nền kinh tế tri thức tương lai, sức lao động cũng là một thứ hàng hóa. Giá trị của thứ hàng hóa sức lao động này tuỳ thuộc vào trình độ, tay nghề, khả năng về mọi mặt của người lao động. Xã hội đón nhận thứ hàng hóa này như thế nào là do “hàm lượng chất xám” và “chất lượng sức lao động” quyết định. Khái niệm phân công công tác sẽ mất dần trong quá trình vận hành của cơ chế thị trường. Con người phải chủ động chuẩn bị tiềm lực, trau dồi bản lĩnh, nắm vững một nghề, biết nhiều nghề để rồi tự tìm việc làm, tự tạo việc làm…

Khi giúp đỡ thanh niên chọn nghề, một số nhà nghiên cứu thường đặt câu hỏi: “Bạn biết được tên của bao nhiêu nghề?”. Nghe hỏi, nhiều bạn trẻ nghĩ rằng mình có thể kể ra nhiều nghề, song khi đặt bút viết thì nhiều bạn không kể được quá 50 nghề. Bạn tưởng như thế đã là nhiều, song nhà nghiên cứu lại nhận xét: “Chà, sao biết ít vậy!”

Để hiểu vì sao nhà nghiên cứu lại nói như vậy, chúng ta hãy cùng nhau làm sáng rõ hai khái niệm Nghề và Chuyên môn.

Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.

Nghề bao gồm nhiều chuyên môn. Chuyên môn là một lĩnh vực lao động sản xuất hẹp mà ở đó, con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình làm ra những giá trị vật chất (thực phẩm, lương thực, công cụ lao động…) hoặc giá trị tinh thần (sách báo, phim ảnh, âm nhạc, tranh vẽ…) với tư cách là những phương tiện sinh tồn và phát triển của xã hội.

Trên thế giới hiện nay có trên dưới 2000 nghề với hàng chục nghìn chuyên môn. Ở Liên Xô trước đây, người ta đã thống kê được 15.000 chuyên môn, còn ở nước Mỹ, con số đó lên tới 40.000.

Vì hệ thống nghề nghiệp trong xã hội có số lượng nghề và chuyên môn nhiều như vậy nên người ta gọi hệ thống đó là “Thế giới nghề nghiệp”. Nhiều nghề chỉ thấy có ở nước này nhưng lại không thấy ở nước khác. Hơn nữa, các nghề trong xã hội luôn ở trong trạng thái biến động do sự phát triển của khoa học và công nghệ. Nhiều nghề cũ mất đi hoặc thay đổi về nội dung cũng như về phương pháp sản xuất. Nhiều nghề mới xuất hiện rồi phát triển theo hướng đa dạng hóa. Theo thống kê gần đây, trên thế giới mỗi năm có tới 500 nghề bị đào thải và khoảng 600 nghề mới xuất hiện. Ở nước ta, mỗi năm ở cả 3 hệ trường (Dạy nghề, Trung học chuyên ngiệp và Cao đẳng - Đại học) đào tạo trên dưới 300 nghề bao gồm hàng nghìn chuyên môn khác nhau.

HÁI NIỆM CHUNG VỀ NGHỀ

Page 8: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Cẩm

nan

g hư

ớng

nghi

ệp

08

HÂN LOẠI NGHỀMuốn nhận thức một cách khoa học về các sự vật và hiện tượng, người ta thường dùng phương pháp phân loại. Ví dụ: phân loại động vật, thực vật, ôtô, máy bay, tên lửa, vệ tinh nhân tạo, các nền văn minh, các loại kiến trúc… Song, khi phân loại nghề nghiệp, các nhà khoa học vấp phải không ít khó khăn vì số lượng nghề và chuyên môn quá lớn, tính chất và nội dung các nghề quá phức tạp.

1/ PHÂN LOẠI NGHỀ THEO HÌNH THỨC LAO ĐỘNG (LĨNH VỰC LAO ĐỘNG)

Lĩnh vực quản lý, lãnh đạo có 10 nhóm nghề:1. Lãnh đạo các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể và các bộ phận trong các cơ quan đó2. Lãnh đạo doanh nghiệp3. Cán bộ kinh tế, kế hoạch tài chính, thống kê, kế toán...4. Cán bộ kỹ thuật công nghiệp5. Cán bộ kỹ thuật nông, lâm nghiệp6. Cán bộ khoa học giáo dục7. Cán bộ văn hóa nghệ thuật8. Cán bộ y tế9. Cán bộ luật pháp, kiểm sát10. Thư ký các cơ quan và một số nghề lao động trí óc khác

Lĩnh vực sản xuất có 23 nhóm nghề:

1. Làm việc trên các thiết bị động lực2. Khai thác mỏ, dầu, than, hơi đốt, chế biến than (không kể luyện cốc)3. Luyện kim, đúc, luyện cốc4. Chế tạo máy, gia công kim loại, kỹ thuật điện và điện tử, vô tuyến điện5. Công nghiệp hóa chất6. Sản xuất giấy và sản phẩm bằng giấy, bìa7. Sản xuất vật liệu xây dựng, bê tông, sành sứ, gốm, thủy tinh8. Khai thác và chế biến lâm sản9. In10. Dệt11. May mặc12. Công nghiệp da, da lông, da giả13. Công nghiệp lương thực và thực phẩm14. Xây dựng15. Nông nghiệp16. Lâm nghiệp17. Nuôi và đánh bắt thủy sản18. Vận tải19. Bưu chính viễn thông20. Điều khiển máy nâng, chuyển21. Thương nghiệp, cung ứng vật tư, phục vụ ăn uống22. Phục vụ công cộng và sinh hoạt23. Các nghề sản xuất khác

Page 9: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Cẩm

nan

g hư

ớng

nghi

ệp

09

2/ PHÂN LOẠI NGHỀ THEO ĐÀO TẠO

Theo cách phân loại này, các nghề được chia thành hai loại:

Nghề được đào tạo: Khi trình độ sản xuất và khoa học, công nghệ được nâng cao, dân cư được phân bố đồng đều trong cả nước thì số nghề cần có sự đào tạo qua các trường lớp sẽ tăng lên. Ngược lại quốc gia nào có trình độ dân trí thấp, trình độ sản xuất, khoa học và công nghệ chậm phát triển, dân cư phân tán thì tỉ lệ nghề không qua đào tạo rất cao.

Nghề không được đào tạo: Nước ta đã có danh mục các nghề được đào tạo, còn các nghề không được đào tạo rất khó thống kê. Bên cạnh đó còn có rất nhiều nghề được truyền trong các dòng họ hoặc gia đình, những nghề này rất đa dạng và trong nhiều trường hợp được giữ bí mật được gọi là nghề gia truyền. Do vậy, những nghề này được đào tạo trong gia đình và cũng thường chỉ liên quan đến người được chọn để nối tiếp nghề của cha ông.

3/ PHÂN LOẠI NGHỀ THEO YÊU CẦU CỦA NGHỀ ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG

3.1/ Những nghề thuộc lĩnh vực hành chính

Công việc trong nghề hành chính mang tính chất sắp đặt, bố trí, trình bày, phân loại, lưu trữ... các loại hồ sơ, giấy tờ. Cán bộ nhân viên trong những nghề này thường phải hệ thống hóa, phân loại, xử lý các tài liệu, công văn, sổ sách.

Những chuyên môn thường gặp là nhân viên văn phòng, thư ký, kế toán, thống kê, lưu trữ, kiểm tra, chấm công...

Nghề hành chính đòi hỏi con người đức tính bình tĩnh, thận trọng, chín chắn, chu đáo. Mọi thói quen, tác phong xấu như tính cẩu thả, bừa bãi, thiếu ngăn nắp, đại khái, qua loa, thờ ơ, lãnh đạm... đều không phù hợp với công việc hành chính.

Người làm nghề hành chính phải có tinh thần kỷ luật trong việc chấp hành những công việc mang tính sự vụ, biết giữ trật tự, nghiêm túc khi làm việc. Ngoài ra họ

lại phải am hiểu cách phân loại tài liệu, cách sắp xếp tài liệu ngăn nắp, có năng lực nhận xét, phê phán, cách chấp hành thủ tục giấy tờ, cách soạn thảo văn bản... thiếu cơ sở khoa học. Bản thân họ cũng cần thành thạo công việc viết văn bản.

3.2/ Những nghề thuộc lĩnh vực tiếp xúc với con người

Ở đây, ta có thể kể đến những nhân viên bán hàng, những thầy thuốc, thầy giáo, những người phục vụ khách sạn, những cán bộ tổ chức… Những người này luôn phải có thái độ ứng xử hòa nhã, chân thành, tế nhị, tinh ý, mềm mỏng, linh hoạt,

3.3/ Những nghề thợ (công nhân)

Tính chất nội dung lao động của nghề thợ rất đa dạng. Có những người thợ làm việc trong các ngành công nghiệp (thợ dệt, thợ tiện, thợ phay, thợ nguội, thợ chỉnh công cụ…), trong các ngành tiểu thủ công nghiệp (thợ thêu, thợ làm mây

tre đan, sơn mài…), trong lĩnh vực dịch vụ (cắt tóc, sửa chữa đồ dùng gia đình…) và rất nhiều loại thợ khác như lái tàu hỏa, ô tô, xe điện, in ấn, xây dựng, khai thác tài nguyên…

Nghề thợ đại diện cho nền sản xuất công nghiệp. Tác phong công nghiệp, tư duy kỹ thuật, trí nhớ, tưởng tượng không gian, khéo tay… là những yếu tố tâm lý cơ bản không thể thiếu được ở người thợ. Nghề thợ đang có sự chuyển biến về cấu trúc: những nghề lao động chân tay sẽ ngày càng giảm, lao động trí tuệ sẽ tăng lên. Ở những nước công nghiệp hiện nay như Mỹ, Pháp, Anh… số công nhân “cổ trắng” (công nhân trí thức) đã đông hơn công nhân “cổ xanh” (công nhân làm những công việc tay chân nặng nhọc).

08

ân cần, cởi mở…Thái độ và hành vi đối xử lạnh nhạt, thờ ơ, thiếu thông cảm, thiếu nâng đỡ, vụ lợi… đều xa lạ với các công việc nói trên.

Page 10: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Cẩm

nan

g hư

ớng

nghi

ệp

10

3.4/ Những nghề trong lĩnh vực kỹ thuật

Nghề kỹ thuật rất gần với nghề thợ. Đó là nghề của các kỹ sư thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất. Nghề kỹ thuật đòi hỏi người lao động lòng say mê với công việc thiết kế và vận hành kỹ thuật, nắm chắc những tri thức khoa học hiện đại, có khả năng tiếp cận với công nghệ mới. Người làm nghề kỹ thuật phải có nhiệt tình và óc sáng tạo trong công việc. Họ còn đóng vai trò tổ chức sản xuất, do đó năng lực tổ chức có vị trí cơ bản.

3.5/ Những nghề trong lĩnh vực văn học và nghệ thuật

Văn học, nghệ thuật là một lĩnh vực hoạt động đa dạng mà tính sáng tạo là một đặc trưng nổi bật. Tính không lặp lại, tính độc đáo và riêng biệt trở thành yếu tố tiên quyết trong mỗi sản phẩm thơ văn, âm nhạc, phim ảnh, biểu diễn nghệ thuật… Trong hoạt động văn học và nghệ thuật, ta thấy có rất nhiều gương mặt nhà văn, nhà thơ, nhà soạn nhạc, nhà viết kịch, nhà ảo thuật, các diễn viên điện ảnh, xiếc, ca nhạc, nhà nhiếp ảnh, nhà đạo diễn phim, người trang trí sân khấu và cửa hàng…

Yêu cầu chung của nghề nghiệp đối với họ là phải có cảm hứng sáng tác, sự tinh tế và nhạy bén trong cảm thụ cuộc sống, lối sống có cá tính và có văn hóa, gắn bó với cuộc sống lao động của quần chúng. Ngoài ra, người làm công tác văn học, nghệ thuật phải có năng lực diễn đạt tư tưởng và tình cảm, năng lực tác động đến người khác bằng ngôn ngữ, năng lực thâm nhập vào quần chúng.

3.6/ Những nghề thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học

Đó là những nghề tìm tòi, phát hiện những quy luật trong đời sống xã hội, trong thế giới tự nhiên cũng như trong tư duy con người. Người làm công tác nghiên cứu khoa học phải say mê tìm kiếm chân lý, luôn luôn học hỏi, tôn trọng sự thật, thái độ thật khách quan trước đối tượng nghiên cứu, người nghiên cứu khoa học phải rèn luyện tư duy logic, tích lũy tri thức, độc lập sáng tạo… Ngoài ra, họ còn phải là con người thực sự khiêm tốn, trung thực, bảo vệ chân lý đến cùng.

3.7/ Những nghề tiếp xúc với thiên nhiên

Đó là những nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuần dưỡng súc vật, nghề trồng trọt, khai thác gỗ, trồng rừng, trồng hoa và cây cảnh… Muốn làm những nghề này, con người phải yêu thích thiên nhiên, say mê với thế giới thực vật và động vật. Mặt khác, họ phải cần cù, chịu đựng khó khăn, thích nghi với hoạt động ngoài trời, thận trọng và tỉ mỉ.

3.8/ Những nghề có điều kiện lao động đặc biệt

Thuộc lĩnh vực lao động này, ta thấy có những công việc như lái máy bay thí nghiệm, du hành vũ trụ, khai thác tài nguyên dưới đáy biển, thám hiểm… Những người làm nghề này phải có lòng quả cảm, ý chí kiên định, say mê với tính chất mạo hiểm của công việc, không ngại khó khăn, gian khổ, không ngại hi sinh, thích ứng với cuộc sống không ổn định.

Page 11: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Cẩm

nan

g hư

ớng

nghi

ệp

11

ÂY DỰNG CÔNG THỨC NGHỀMột trong những cách phân loại nghề hợp lý là xây dựng công thức nghề. Những nghề có cùng công thức được xếp vào một loại. Nếu phù hợp với một nghề thì tất nhiên sẽ phù hợp với những nghề cùng loại.

Người ta lập công thức nghề như sau vì nhận thấy rằng nghề nào cũng có bốn dấu hiệu cơ bản là:

Đối tượng lao động Mục đích lao động Công cụ lao động Điều kiện lao động

1/ Đối tượng lao động:

Đối tượng lao động là hệ thống những thuộc tính, những mối quan hệ qua lại của các sự vật, các hiện tượng, các quá trình mà ở cương vị lao động nhất định, con người phải vận dụng chúng.

Ví dụ: Đối tượng lao động của người làm nghề trồng trọt là những cây trồng cùng những điều kiện sinh sống và phát triển của chúng như đất đai, cỏ dại, đặc điểm khí hậu, thời tiết, tác dụng của thuốc trừ sâu các loại… Những thuộc tính của cây trồng, của môi trường phát triển rất đa dạng và phức tạp: sức phát triển của mầm, phương thức diệt cỏ dại, khả năng thích ứng của cây đối với cách thức chăm sóc, với thời tiết thay đổi.

Căn cứ vào đối tượng lao động, người ta chia các nghề ra thành năm kiểu. Đó là:

■ Nghề “Người tiếp xúc với thiên nhiên” (trồng trọt, chăn nuôi, thú y, bảo vệ rừng…). Kiểu nghề này được ký hiệu là Nt.■ Nghề “Người tiếp xúc với kỹ thuật” (các loại thợ nề, thợ tiện, thợ nguội, lắp ráp máy truyền hình và máy tính, thợ sửa chữa công cụ…). Kiểu nghề này được ký hiệu là Nk.■ Nghề “Người tiếp xúc với người” (nhân viên bán hàng, nhân viên phục vụ khách sạn, thầy thuốc, thầy giáo, thẩm phán…). Kiểu nghề này được ký hiệu là N2.■ Nghề “Người tiếp xúc với các dấu hiệu” (chế bản

vi tính, ghi tốc ký, sắp chữ in, lập trình máy tính…). Kiểu nghề này được ký hiệu là Nd.■ Nghề “Người tiếp xúc với nghệ thuật” (họa sĩ, nhà soạn nhạc, thợ trang trí, thợ sơn…). Kiểu nghề này được ký hiệu là Nn.

2/ Mục đích lao động:

Mục đích lao động là kết quả mà xã hội đòi hỏi, trông đợi ở người lao động. Mục đích cuối cùng của lao động trong nghề phải trả lời được câu hỏi: “Làm được gì?”.

Ví dụ: Mục đích của người dạy học là mang lại kiến thức, học vấn cho con người, giúp cho con người hình thành một số phẩm chất nhân cách. Mục đích của thầy thuốc là làm cho người bệnh trở thành người khỏe mạnh, giúp cho con người bảo vệ và phát triển sức khỏe, thể lực trong đời sống hàng ngày.

Căn cứ vào mục đích lao động, người ta chia các nghề thành ba dạng sau đây:

■ Nghề có mục đích nhận thức đối tượng (thanh tra chuyên môn, điều tra vụ án, kiểm tra kho hàng, kiểm kê tài sản…). Dạng nghề này được ký hiệu là N.■ Nghề có mục đích biến đổi đối tượng (dạy học, chữa bệnh, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủ công nghiệp…). Dạng nghề này được ký hiệu là B. ■ Nghề có mục đích tìm tòi, phát hiện, khám phá những cái mới (nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học nghệ thuật, tạo giống mới, thiết kế thời trang…). Dạng nghề này được ký hiệu là T.

Page 12: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Cẩm

nan

g hư

ớng

nghi

ệp

3/ Công cụ lao động:

Công cụ lao động bao gồm các thiết bị kỹ thuật, các dụng cụ gia công, các phương tiện làm tăng năng lực nhận thức của con người về các đặc điểm của đối tượng lao động, làm tăng sự tác động của con người đến đối tượng đó. Những máy móc để biến đổi năng lượng, xử lý thông tin, đo lường chất lượng sản phẩm, những công thức và quy tắc tính toán cũng được coi là công cụ lao động.

Ví dụ: Cần cẩu là công cụ lao động, là “cánh tay kéo dài” của thợ lái máy xúc đất và mang chuyển hàng hóa từ vị trí này sang vị trí khác. Xe vận tải là công cụ lao động của những người chuyên chở hàng hóa, làm tăng sức mang vác của họ có khi đến hàng nghìn, hàng vạn lần.

Căn cứ vào công cụ lao động, người ta chia các nghề thành bốn loại sau đây:

■ Nghề với những hình thức lao động chân tay (khuân vác, khơi thông cống rãnh, lắp đặt ống nước, quét rác…). Loại nghề này được ký hiệu là Lt. ■ Nghề với những công việc bên máy (tiện, phay,xây dựng, lái xe…). Loại nghề này được ký hiệu là Lm1. ■ Nghề làm việc bên máy tự động (làm việc ở bàn điều khiển, các loại máy thêu, máy dệt, máy in hoa trên vải, tiện hoặc phay các chi tiết theo chương trình máy tính...) Loại nghề này được ký hiệu là Lm2. ■ Nghề lao động bằng những công cụ đặc biệt như ngôn ngữ, cử chỉ (dạy học, làm thơ, múa hát, nghiên cứu lý luận…). Loại nghề này được ký hiệu là Lđ.

4/ Điều kiện lao động:

Điều kiện lao động ở đây được hiểu là những đặc điểm của môi trường làm việc. Căn cứ vào điều kiện lao động, người ta chia các nghề thành bốn nhóm sau đây:

■ Nghề cần phải tính đến môi trường đạo đức, chính trị là chủ yếu (xử án, chữa bệnh, dạy học, quản giáo tội phạm…). Nhóm nghề này được ký hiệu là Đ.

■ Nghề được tiến hành trong không gian sinh hoạt bình thường (kế toán, đánh máy, trực điện thoại, lưu trữ tài liệu, thợ may…). Nhóm nghề này được ký hiệu là Ks. ■ Nghề làm trong khoảng không gian khoáng đạt, gần gũi với thiên nhiên (chăn gia súc, súc vật trên đồng cỏ, trồng rừng, bảo vệ rừng, trồng hoa…). Nhóm nghề này được ký hiệu là Kk. ■ Nghề được tiến hành trong điều kiện đặc biệt (du hành vũ trụ, thám hiểm đáy biển, lái máy bay thí nghiệm, xây dựng dưới nước…). Nhóm nghề này được ký hiệu là Kđ.

Tổ hợp các dấu hiệu Kiểu, Dạng, Loại, Nhóm của một nghề cho ta công thức của nghề đó.

Ví dụ: Công thức của nghề dạy học là: N2BLđĐ; - Công thức của nghề lái xe là: NkBLm1Kk

Thật ra công thức nghề cũng chỉ bảo đảm mức độ tương đối chính xác về các dấu hiệu nói trên. Hiện nay, việc phân loại nghề theo công thức nghề là một bước tiến mới trong quá trình nhận thức thế giới nghề nghiệp. Đến đây ta thấy rằng, có một số nghề chung nhau công thức. Do vậy, nếu không chọn được một nghề nào đó, ta có thể chọn cho mình một nghề khác có cùng công thức. Cũng có những nghề khác nhau nhiều hoặc ít về công thức nghề. Một người sẽ rất khó chuyển từ nghề này sang nghề khác mà giữa hai nghề ấy có sự khác biệt quá lớn trong công thức nghề.

12

Page 13: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Tư vấn chọn nghềTư vấn chọn trường

Page 14: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Cẩm

nan

g hư

ớng

nghi

ệp

14

ẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CHỌN NGHỀTTheo thống kê, có khoảng 70% học sinh vào đời chưa được giáo dục hướng nghiệp. Người ta ví von:

“Một người được định hướng nghề trước khi vào đời giống như một lữ khách trên đường dài với hành lý trên vai nặng trĩu, bước những bước nặng nề, chậm chạp nhưng chắc chắn vì họ đã xác định được hướng đi, cơ chế thị trường khắc nghiệt nhưng công bằng giúp họ đứng vững trên đôi chân của mình.

Một người không được định hướng nghề trước khi bước vào đời giống như một lữ khách lang thang trên con đường dài vô tận không bến bờ, hành lý trên vai nhẹ tênh nhưng đầu thì nặng trĩu, họ rất dễ bị vấp ngã trước những mặt trái của cơ chế thị trường.”

Điều đó cho thấy việc chọn đúng nghề quan trọng như thế nào. Nếu chọn nghề đúng, con người phấn khởi, năng suất lao động cao; nếu chọn nghề sai, con người buồn chán, năng suất lao động giảm, tệ hơn thế là con người bị hụt hẫng, mất phương hướng, hành động sai lầm, tương lai u tối.

13

Page 15: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Cẩm

nan

g hư

ớng

nghi

ệp

15

Có bao giờ bạn tự hỏi: “Mình nên theo đuổi công việc nào để xây dựng sự nghiệp?”

Sẽ có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc bạn quyết định chọn lựa ngành nghề nào. Chúng tôi có bốn gợi ý sau đây:

Bạn hãy tìm hiểu thật kỹ hướng đi lâu dài của ngành nghề mà bạn dự định theo đuổi. Bạn sẽ có thể phải đối mặt với những rủi ro nào? Trong trường hợp ngành nghề yêu thích của bạn có một tương lai khá mờ mịt trong vòng 5-10 năm tới (bạn có thể dựa vào những số liệu thống kê trên các phương tiện truyền thông hay dùng khả năng phán đoán của mình để xác định), bạn nên chuyển hướng sang ngành nghề khác có khả năng phát triển tốt hơn.

Có thể bạn có nhiều lựa chọn cho sự nghiệp trong tương lai; nhưng bạn phải xác định được công việc nào thật sự quan trọng và hấp dẫn đối với bạn. Bạn nên so sánh giữa điều lợi và bất lợi của từng lựa chọn để đưa ra quyết định đúng đắn.

Có một cách đơn giản giúp bạn đấy: bạn hãy lên một danh sách liệt kê những lợi thế và những bất lợi của công việc bạn yêu thích. Khi đó bạn sẽ so sánh dễ dàng hơn. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm để có được những lời khuyên hữu ích.

Hãy nhớ rằng, một quyết định trước đây không bao giờ ràng buộc bạn mãi mãi. Trong quá trình làm việc, có thể bạn sẽ mong muốn phát triển theo hướng khác, vì thế, đừng ngại thay đổi. Luôn có những cơ hội mới đang chờ đón phía trước giúp bạn tìm hướng đi phù hợp nhất cho mình.

1.CHỌN NGHỀ - QUYẾT ĐỊNH QUAN TRỌNG CẢ ĐỜI

Thu nhập cao, cơ hội phát triển nghề nghiệp, cả hai, một công việc nhàn hạ và ổn định, hay còn điều gì khác nữa? Bạn nên cân nhắc kỹ việc bạn mong muốn gì ở công việc trong tương lai. Đa số nhân viên có xu hướng chọn những công việc có cơ hội phát triển nghề nghiệp bởi vì sớm hay muộn họ sẽ có thu nhập cao hơn từ những cơ hội như thế.

B. Điều gì quan trọng nhất đối với bạn?

C. Đánh giá hướng phát triển của ngành nghề bạn muốn theo đuổi

D. Quyết định chọn nghề

Bạn cần hết sức thực tế khi xác định công việc yêu thích của mình. Hãy tự hỏi bạn thích làm việc gì nhất. Điều quan trọng là bạn cần có thế mạnh và khả năng phù hợp với yêu cầu công việc này.

Ví dụ, nếu bạn thích gặp gỡ nhiều người và có khả năng giao tiếp tốt, bạn có thể hướng mình phát triển ở lĩnh vực quan hệ công chúng. Hoặc nếu bạn giỏi môn toán và yêu thích công việc tính toán, bạn có thể nghĩ đến nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính, đầu tư hay ngân hàng.

Bạn cũng nên cân nhắc những điều bạn không thích, thậm chí là ghét nhất bởi vì nhiều công việc có vẻ rất thú vị nhưng lại có một số yếu tố không phù hợp với bạn.

A. Xác định thế mạnh của bạn phù hợp với công việc bạn mơ ước

Page 16: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Cẩm

nan

g hư

ớng

nghi

ệp

16

2.CÁC NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNGĐẾN VIỆC CHỌN LẦM NGHỀ

A. Cho rằng nghề thợ thấp kém hơn kỹ sư, giáo viên THCS thua kém giáo viên THPT…

Thực ra mỗi nghề (hay đúng hơn là mỗi chuyên môn) có những bậc thang tay nghề của nó. Ví dụ, công nhân cơ khí có 7 bậc tay nghề. Người công nhân được đào tạo theo chương trình riêng, họ có vai trò quan trọng riêng trong các nhà máy, xí nghiệp. Một số bạn đã coi nhẹ công việc của người thợ, của thầy giáo cấp I, của cô y tá, chỉ coi trọng công việc kỹ thuật, của thầy giáo dạy ở bậc Trung học hoặc Đại học, của bác sĩ… Chính vì thế mà chỉ định hướng vào những nghề có sự đào tạo bậc Đại học.

B. Thành kiến với một số nghề trong xã hội

Chẳng hạn, coi lao động chân tay là nghề thấp hèn, chê nhiều công việc dịch vụ là không “thanh lịch”… Thường thường, những bạn này không thấy hết ý nghĩa của yếu tố lao động nghề nghiệp, đóng góp của nghề với xã hội. Đã là nghề được xã hội thừa nhận thì không thể nói đến sự cao sang hay thấp hèn được.

C. Dựa dẫm vào ý kiến người khác, không độc lập việc quyết định chọn nghề

Vì thế đã có nhiều bạn chọn nghề theo ý muốn của cha mẹ, theo ý thích của người lớn, theo lời rủ rê của bạn bè. Cách chọn nghề này đã dẫn đến nhiều trường hợp chán nghề vì không phù hợp.

Chọn lầm nghề là chọn nhầm một nghề không tương thích với mình. Ở đây có hai ý: nghề mình chọn phải là nghề mình thích, đương nhiên, nhưng còn phải xét đến yếu tố tương hợp. Tương hợp chủ yếu về hai mặt: phẩm chất và năng lực. Ngoài ra, còn phải xét đến giới tính, sức khỏe, hoàn cảnh... và chí hướng của bản thân.

Yếu tố tương hợp quan trọng hơn cả. Nếu không tương hợp với yêu cầu của nghề, dù ta có thích đến đâu, sớm muộn cũng sẽ bị nghề đào thải. Hơn nữa, sở thích chưa phải là sở trường. Sở thích thiên về cảm tính, không ổn định. Sở trường mới là tố chất của năng lực, ổn định hơn, bền vững hơn.

Nhưng bạn chỉ có thể biết nghề đó có tương hợp với bạn hay không khi bạn hiểu rất rõ nghề mình chọn, những đặc điểm cũng như yêu cầu đặc biệt của từng loại ngành nghề.

Suy cho cùng, có hai loại nguyên nhân chính dẫn đến việc chọn nghề không tính đến những dấu hiệu của sự tương hợp. Loại nguyên nhân thứ nhất thuộc “thái độ không đúng”, còn loại nguyên nhân thứ hai do thiếu hiểu biết về các nghề. Dưới đây là một số nguyên nhân đó:THÁI ĐỘ KHÔNG ĐÚNG

Page 17: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Cẩm

nan

g hư

ớng

nghi

ệp

17

D. Bị hấp dẫn bởi vẻ ngoài của nghề, thiếu hiểu biết nội dung lao động của nghề đó

Ví dụ, như với các nghề diễn viên điện ảnh, dẫn chương trình, người mẫu thời trang… rất hấp dẫn với các bạn trẻ, nhưng để thạo nghề thì phải rèn luyện gian khổ, vì vậy cũng dễ gây nhầm lẫn đối với ai chỉ thích vẻ hào hoa bề nổi của nghề đó. Hoặc nhiều bạn thích đi đây đi đó nên chọn nghề thăm dò địa chất, khi vào nghề, thấy công việc của mình gắn với rừng núi, quanh năm phải tiến hành công việc khảo sát, ít có dịp tiếp xúc với cuộc sống thành thị, thiếu điều kiện để giao lưu văn hóa và khoa học, do đó tỏ ra chán nghề. Có người chỉ tin vào quảng cáo của các cơ sở đào tạo mà chọn nghề vào học cũng sẽ dễ chán trường, chán nghề.

E. Cho rằng đạt thành tích cao trong việc học tập một môn văn hóa nào đó là làm được nghề cần đến tri thức của môn đó

Ví dụ, có người học giỏi môn văn đã chọn nghề làm phóng viên báo chí. Đúng là nghề này cần đến người viết văn hay, diễn đạt tư tưởng rành mạch. Song, nếu không nhanh nhẹn, tháo vát, năng động, dám xông xáo… thì không thể theo đuổi nghề này được. Sai lầm ở đây là do không thấy rằng năng lực đối với môn học chỉ là điều kiện cần, chứ chưa là điều kiện đủ để theo đuổi nghề mình thích.

F. Có quan niệm “tĩnh” về tính chất, nội dung lao động nghề nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất, quên mất những tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ ngày nay

Vì vậy, có bạn cho rằng học xong cấp I là đủ kiến thức để xin vào học nghề tại các trường dạy nghề. Có bạn lại nghĩ, với vốn liếng lớp 12, mình học ở trường nghề nào mà chẳng được. Thực ra, nghề nghiệp luôn thay đổi nội dung, phương pháp, tính chất lao động của nó. Người lao động không luôn luôn học hỏi, trau dồi năng lực thì khó có thể đáp ứng với yêu cầu về năng suất và hiệu quả lao động.

G. Không đánh giá đúng năng lực lao động của bản thân nên lúng túng trong khi chọn nghề

Do đó, có hai tình trạng thường gặp: hoặc đánh giá quá cao năng lực của mình, hoặc đánh giá không đúng mức và không tin vào bản thân. Cả hai trường hợp đều dẫn đến hậu quả không hay: Nếu đánh giá quá cao khi vào nghề sẽ vấp phải tình trạng chủ quan ban đầu, thất vọng lúc cuối. Còn nếu đánh giá quá thấp, chúng ta sẽ không dám chọn những nghề mà đáng ra là nên chọn.

Có trường hợp ngộ nhận mình có năng khiếu về nghề hấp dẫn, thời thượng mà chọn nghề, khi vào nghề gặp thất bại sẽ chán nản.

H. Thiếu sự hiểu biết về thể lực và sức khỏe của bản thân, lại không có đầy đủ thông tin về những chống chỉ định y học trong các nghề

Điều này cũng rất dễ gây nên những tác hại lớn: người yếu tim lại chọn nghề nuôi dạy trẻ, người hay viêm họng và phổi lại định hướng vào nghề dạy học, người có bệnh ngoài da lại đi vào nghề “dầu mỡ”…

Page 18: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Cẩm

nan

g hư

ớng

nghi

ệp

18

THIẾU HIỂU BIẾT NHỮNG YÊU CẦU CỦA NGHỀ

Nghề trong xã hội hết sức đa dạng và những yêu cầu của nghề đặt ra cho người lao động cũng hết sức khác nhau. Ngoài những yêu cầu chung nhất là lòng yêu nghề, ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp… còn cần quan tâm tránh những khuyết tật của cơ thể. Hầu như các “thiếu sót” đó không hại gì đến sức khỏe, nhưng chúng lại không cho phép ta làm nghề này hay nghề khác. Ví dụ, với nghề thêu thủ công, chỉ cần hay ra mồ hôi ở lòng bàn tay là các bạn không thể làm tốt công việc kỹ thuật của nghề đó, mặc dù mồ hôi tay không làm cho bạn suy giảm thể lực. Nghề đòi hỏi đứng bên máy không cho phép tuyển người mắc tật bàn chân bẹt (sự tiếp xúc của bàn chân đối với mặt đất quá lớn).

Có những nghề nhìn hình thức bề ngoài thì giống nhau, nhưng những yêu cầu để lao động thuận tiện với người lao động lại khác nhau. Ví dụ như công việc của người lái xe vận tải và người lái xe cần trục, cả hai đều cùng ngồi sau tay lái, điều khiển tốc độ xe luôn thay đổi và đòi hỏi người lao động không được mắc chứng mù màu, chứng ngủ gật, lại phải có phản ứng nhanh. Nhưng đối với lái xe cần trục, do xe cần trục khi nâng chuyển một khối lượng hàng lớn nên không được đỗ ở nơi có mặt phẳng nghiêng quá ba độ vì nó rất dễ bị lật xe, người lái xe cần trục phải có năng lực bằng mắt để đánh giá độ nghiêng của mặt đất nơi đỗ xe thật chính xác và phải cảm nhận được tốc độ và hướng gió bằng da của mình, vì khi quay cần trục đang móc hàng phải tính đến tốc độ và hướng của gió. Chỉ với người có năng lực như vậy mới hạn chế được tai nạn khi cẩu một vật nặng.

Page 19: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Cẩm

nan

g hư

ớng

nghi

ệp

19Nghề nào cũng yêu cầu con người có thể lực tốt, dẻo dai trong công việc. Song có nghề cần đến sự dẻo dai về cơ bắp, có nghề lại đòi hỏi sự dẻo dai của hệ thần kinh. Người công nhân bốc vác ở bến cảng phải liên tục bê vác nặng hay lái xe chuyển hàng nhiều giờ liên tục. Còn người nghiên cứu khoa học có khi phải đọc liền 10 giờ một ngày ở thư viện, hơn nữa việc đó thường kéo dài hàng tháng. Cả hai đều cần sức khỏe tốt, dẻo dai, nhưng một bên dùng cơ bắp, bên kia dùng trí óc.

Vậy, khi chọn nghề mỗi người chúng ta phải biết nghề có yêu cầu như thế nào đối với người lao động. Không có đủ những phẩm chất tâm lý và sinh lý để đáp ứng yêu cầu của một nghề cụ thể thì đừng chọn nghề đó. Ví dụ: Người phản ứng chậm chạp không nên vào nghề lái xe, người tính quá hiếu động, không nên chọn nghề điều động thông tin giao thông, điện lực, qua hệ thống mạng màn hình…

Nghề nào cũng yêu cầu người lao động phải chú ý vào công việc. Có nghề đòi hỏi người lao động phải tập trung sự chú ý vào một đối tượng (quan sát màn hình của máy vi tính…), nhưng có nghề cần ở người lao động sự phân phối chú ý đến nhiều đối tượng trong cùng một lúc (dạy học, huấn luyện phi công, điều động ở ga…). Lại có nghề cần đến sự di chuyển chú ý, tức là nhanh chóng chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác (lái xe, lái tàu, phiên dịch…).

Page 20: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Cẩm

nan

g hư

ớng

nghi

ệp

20

THIẾU THÔNG TIN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Nhiều người đã chọn được nghề phù hợp nhưng thiếu điều kiện tài chính theo học như không đủ tiền đóng học phí, không có điều kiện ở trọ đi học. Nhiều gia đình có con thi đỗ vào trường Đại học nhưng đành phải cho con ở nhà vì thu nhập của gia đình không đủ sức cung ứng cho việc học của con em.

THIẾU ĐIỀU KIỆN TÀI CHÍNH ĐỂ THEO HỌC NGHỀ

Thị trường lao động là phạm trù kinh tế của nền kinh tế hàng hóa vận động theo cơ chế thị trường. Nó hình thành, phát triển và hoạt động trong mối quan hệ hữu cơ với các thị trường khác (thị trường hàng hóa, thị trường tiền tệ...) trong một thị trường xã hội thống nhất. Thị trường lao động biểu hiện quan hệ lao động diễn ra giữa một bên là người lao động và một bên là người sử dụng lao động dựa trên nguyên tắc thỏa thuận, thông qua các hợp đồng lao động.Người lao động được đào tạo hoặc không được đào tạo đều tham gia vào thị trường lao động và bị chi phối bởi quy luật cạnh tranh, thuê mướn, lợi nhuận và hiệu quả. Do vậy, người lao động phải quan tâm đầy đủ tới chất lượng (tri thức, kỹ năng, kỹ xảo) - giá thành - thời điểm (đáp ứng) khi họ tham gia vào thị trường lao động. Đó là yêu cầu hết sức khắt khe đòi hỏi sự tích lũy kinh nghiệm và học nghề suốt đời của người lao động nếu như họ muốn có việc làm và thu nhập cao.Thông tin về thị trường lao động: là những thông tin về nhu cầu sử dụng nhân lực của tỉnh, thành phố trong kế hoạch năm: nhu cầu sử dụng nhân lực các loại cho các vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, khu chế xuất và cho các loại doanh nghiệp và liên doanh của các thành phần kinh tế khác.

Page 21: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Cẩm

nan

g hư

ớng

nghi

ệp

21

3. VẬY TRƯỚC KHI CHỌN NGÀNH LÀM SAO ĐỂ NHẬN BIẾT MÌNH ?

A. Tại sao muốn “Nhận biết mình”?

Nhận biết mình là yêu cầu trước tiên của chọn ngành nghề. Điều này đã có ý nghĩa rất quan trọng như đối với ngành nghề lựa chọn của chúng ta, duy trì sự tiến hành của hoạt động ngành nghề, hiệu quả của hoạt động ngành nghề.

Thứ nhất: Nhận biết mình một cách chính xác là mấu chốt của chọn nghề

Chúng ta cho rằng nhận biết bản thân mình là mấu chốt của lựa chọn ngành nghề. Nhà tâm lý học người Anh Adrer cho rằng khái niệm bản thân do nhận thức bản thân rõ nét là sự hình thành ổn định tương đối, là một mắt xích trong hướng dẫn ngành nghề. Lựa chọn nghề nghiệp chỉ là vấn đề thời gian, mỗi người đều biết dựa vào mục tiêu của chính mình và tâm trạng nhận thức bản thân mà đưa ra sự đánh giá cao thấp đối với chính mình. Sau đó lại phối hợp đối với sự hiểu biết về nghề nghiệp và những tin tức nghề nghiệp có liên quan đến nhu cầu của xã hội, cuối cùng mới làm ra những giải quyết chính sách nghề nghiệp.

Thứ hai: Nhận biết mình một cách chính xác là động lực duy trì việc tiến hành bình thường hoạt động nghề nghiệp

Tiến hành bình thường hoạt động nghề nghiệp cần phải duy trì một số động lực. Những động lực này có những yếu tố của bên ngoài là những yếu tố khách quan như thu nhập kinh tế, địa vị xã hội của nghề nghiệp, phúc lợi xã hội của nghề nghiệp, quyền lợi nghề nghiệp v.v… Ngoài ra, còn có một số yếu tố nội bộ là những yếu tố chủ quan mang lại sự tiến hành bình thường của hoạt động nghề nghiệp như năng lực kết cấu có phối hợp với yêu cầu của hoạt động ngành nghề, quan niệm nghề nghiệp, phẩm chất, ý chí nghề nghiệp, hứng thú nghề nghiệp, phản ánh lại thành tích trong hoạt động nghề nghiệp v.v… Những nhân tố chủ quan này hạn chế nhận thức của bản thân. Do đó muốn bảo đảm tiến hành thuận lợi hoạt động nghề nghiệp cần phải nhận biết bản thân mình một cách chính xác.

Thứ ba: Nhận biết mình một cách chính xác ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc

Năng lực ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của hoạt động. Hoàn thành thuận lợi bất cứ công việc nào đều phải có hai loại khả năng là khả năng thông thường và khả năng đặc biệt. Các nhà tâm lý học đều cho rằng, mỗi loại năng lực đặc biệt đều là hạn chế, cấu thành những phẩm chất tâm lý của chất lượng hoạt động ngành nghề, như tài xế xe buýt chuyên nghiệp cần có cảm giác đặc tính vận động, động tác trắc nghiệm mắt, thị giác và chi phối cao, thay đổi tốc độ nhạy bén… Đây là những thành phần tổ chức tâm lý quan trọng trong hoạt động ngành nghề này. Những thành phần này ảnh hưởng tính hiệu quả của công việc. Mà năng lực ngành nghề của mỗi cá thể đặc biệt cũng phải không ngừng được bồi dưỡng và nâng cao nhận thức của bản thân.

Page 22: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Cẩm

nan

g hư

ớng

nghi

ệp

22

B. Nhận biết mình như thế nào?

Thứ hai: Thông qua sự so sánh của người khác mang lại sự nhận thức cho chính bản thân

Có so sánh mới có phân biệt. Trên thực tế, mọi người đối với quá trình nhận thức bản thân, luôn phải thông qua việc so sánh với người khác mới biết năng lực của mình như thế nào. Trong khi so sánh, dĩ nhiên là chúng ta không thể không xem trọng điểm số, ngược lại cần phải chú trọng đến năng lực và thành tích thực tế. Thông qua việc so sánh, chúng ta có thể nhận thức được sở trường và khuyết điểm của chính mình, nhận biết chính xác chính mình trong sự so sánh vị trí và tất cả các mặt trong đám đông, để tránh tình trạng gọi là lời nói không đi đôi với việc làm. Một người có yêu cầu lựa chọn nghề nghiệp nếu như không chú ý đến vấn đề so sánh giữa người chọn ngành cạnh tranh trong cộng đồng, thì rất khó phán đoán xác suất thành công của chính mình.

Thứ nhất: Thông qua thái độ của người khác nhận biết mình

Nhà tâm lý học Henny nói: “Giữa người với người có thể xem như là cái gương để soi sáng cho nhau, đều có thể chiếu ra hình tượng của người này trước mặt người khác.”

Người bên cạnh quan sát chính xác thông qua “người đứng ngoài quan sát”, chiếu ra được nhận thức đối với bản thân. Nếu như bạn học hoặc đồng nghiệp của bạn đều bằng lòng với việc học tập và làm việc cùng với bạn, vui vẻ với việc giúp đỡ bạn, có thể nói rằng bạn nhất định có tài năng khác; nếu như bạn học và đồng sự tôn trọng bạn, thầy cô và lãnh đạo thích bạn, vui vẻ kết bạn với bạn, điều này có thể nói nhất định bạn có đầy đủ những phẩm chất vui vẻ mà người khác nhận được. Ngược lại, nếu như bạn học hoặc đồng sự đối với bạn tôn kính mà không dám gần, không bằng lòng asống cùng với bạn, thậm chí chán ghét bạn. Trong những tình huống thông thường, thì nên nói rõ bạn có những khuyết điểm như thế nào mà khiến một số người chán ghét.

Đương nhiên, “thái độ của người đứng ngoài quan sát, không nhất định có khả năng đánh giá toàn diện một người, nhưng thái độ của đại đa số ít nhất cũng khiến cho bạn nhận ra nhược điểm của mình”.

Thứ ba: Chăm chú lắng nghe những người xung quanh đánh giá về bản thân mình

Trước tiên, nên lắng nghe ý kiến của người thân, bạn bè. Tục ngữ nói: “Tri tử mạc như phụ”, có nghĩa là hiểu rõ bản tính của người con không ai giỏi hơn bằng người làm cha mẹ. Nói rõ hơn vì họ là những người đi trước, là người từng trải, vì thế ý kiến của họ chúng ta không thể không lắng nghe. Trên thực tế có rất nhiều người trẻ tuổi học cao, nhưng trong vấn đề lựa chọn nghề lại không chịu lắng nghe ý kiến của cha mẹ một cách nghiêm túc, thậm chí còn ỷ lại một cách quá đáng. Đây cũng là một xu hướng mà chúng ta phải chú ý khắc phục. Kế tiếp là phải khiêm tốn tiếp nhận sự hướng dẫn, phê bình của thầy cô, lãnh đạo. Bạn cần phải biết tiếp nhận ý kiến, sự phê bình, đánh giá công bằng khách quan của nhiều người, đồng thời dựa vào đó để nhận thức bản thân một cách chính xác. Hay nói rõ hơn là phải nghiêm túc lắng nghe những lời khuyên chân thành của người thân, bạn bè, đồng sự…

Page 23: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Cẩm

nan

g hư

ớng

nghi

ệp

23

C. Khi chọn nghề nên chú ý những điểm nào?

Khi chúng ta lựa chọn ngành nghề, cần phải làm được những điểm sau:

Thứ nhất: Phải có độ nhìn xa trông rộng Có rất nhiều người khi lựa chọn cơ quan làm việc thường có cái nhìn quá gần, một mực coi trọng điều kiện đãi ngộ tốt, thù lao khá cao mà bỏ đi những nơi có cơ sở hạ tầng hoặc những nơi hẻo lánh. Quan niệm này nói ra thì rất đơn giản nhưng đại đa số đều có xu hướng như vậy. Nên biết, từ xưa đến nay, có rất nhiều người thành tựu đều là từ tầng lớp thấp nhất, nhưng thông qua sự nỗ lực của bản thân, cộng với khi làm việc có mục tiêu rõ ràng, họ đã thành công rất rực rỡ. Vì thế mới nói: “Tể tướng cũng từ quận châu, mãnh tướng cũng từ lính tốt”.

Thứ hai: Phải khiến năng lực của bản thân mình phù hợp tương xứng với chức vụ của mình

Chức vụ của cơ quan và tiền lương thu hút bạn thì nhiều vô kể, nhưng trình độ và năng lực làm việc của bạn như thế nào, đó là một vấn đề hết sức quan trọng. Bởi lẽ, mặc dù chức vụ của cơ quan nào đó rất đơn giản, nhưng lại không phù hợp với trình độ năng lực và loại hình của bạn.

Ngược lại có một số chức vụ hết sức quan trọng và yêu cầu đòi hỏi phải có năng lực làm việc rất cao, nhưng lại phù hợp với trình độ làm việc chuyên môn của bạn. Vì thế, người có yêu cầu việc làm cần phải cân nhắc cho kỹ vấn đề chức vụ và năng lực, trình độ làm việc chuyên môn của mình. Có như vậy, bạn mới có thể phát huy được tài năng của chính mình một cách thích hợp.

Thứ ba: Cần phải chú trọng hiệu ứng xã hội của cơ quan làm việc

Có một số cơ quan có điều kiện vật chất ưu đãi rất tốt nhưng lại không được xã hội tôn trọng, ngược lại có một số cơ quan tuy điều kiện vật chất kém ưu đãi nhưng lại được xã hội tôn trọng. Đó là điều không ai có thể chối cãi được. Vấn đề đó bạn cũng cần phải cân nhắc cho thật kỹ.

Page 24: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Cẩm

nan

g hư

ớng

nghi

ệp

24

4. MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍNH CÁCH VÀ NGHỀ NGHIỆP

A. ĐẶC TRƯNG VÀ PHÂN LOẠI CỦA TÍNH CÁCHChúng ta cần phải lựa chọn nghề nghiệp thích hợp với chính mình, trước tiên phải biết nhận thức tính cách của mình chính là một nhân tố hết sức quan trọng. Nhận biết tính cách của bản thân thì cần phải nắm bắt đặc trưng cơ bản của tính cách. Những đặc trưng này thông thường có thể khảo sát bốn phương diện sau đây:

(1) Đặc trưng ý chí của tính cách

Đây là cái mốc điều tiết hành vi bản thân và trình độ của người tự giác, biểu hiện ở một người đối với mục đích của hành vi bản thân chính xác mà sâu sắc, có thể kìm chế mình một cách chủ động hay không, trong tình huống khó khăn và khẩn cấp có khả năng nhanh chóng đưa ra chọn lựa một cách chính xác hay không và với nghị lực kiên cường có thể đưa ra quyết định một cách triệt để hay không? Những đặc trưng tính cách thuộc về các mặt này bao gồm: tính độc lập, tính kỷ luật, tính tổ chức, tính chủ động, sức tự kìm chế, tính quyết đoán, tính dũng cảm, tính kiên nhẫn, tính cẩn thận, cùng với những đức tính trái ngược như tính nóng vội, tính mù quáng, tính lỗ mãng, nhát gan, do dự thiếu quyết đoán, gặp việc lại sợ không thích, tự do ngạo mạn, đầu hổ đuôi rắn, khinh suất thiếu suy nghĩ v.v… đều là những nhân tố hết sức quan trọng.

(2) Đặc trưng thái độ của tính cách

Đặc trưng thái độ của tính cách trước tiên là biểu hiện ở những thái độ của một người đối với xã hội, đối với người khác và đối với chính mình. Ví dụ như có tràn đầy lòng tin đối với xã hội, đối với sự nghiệp, đối với cuộc sống; có sự quan tâm đối với tập thể, đối với người khác; yêu mến đối với công việc, thành quả lao động; có yêu cầu nghiêm khắc đối với bản thân v.v… Những thái độ trên đều có mối quan hệ với nhau và ảnh hưởng lẫn nhau.

Page 25: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Cẩm

nan

g hư

ớng

nghi

ệp

25

(3) Đặc trưng lý trí của tính cách

Chúng ta lấy sự khác biệt cá thể của mặt nhận thức tính cách gọi là đặc trưng lý trí của tính cách. Những cái khác biệt này biểu hiện trong những đặc điểm tri thức, có thể phân thành tri thức bị động và quan sát chủ động; hoặc phân thành liệt kê chi tiết và khái quát; thô sơ và tinh tế. Ở phương diện trí nhớ thì được biểu hiện ở tính quan sát khách quan hoặc tính trừu tượng. Về mặt tư duy thì có thể biểu hiện ở sự nông cạn hay sâu sắc của sự tư duy, ổn định và không ổn định của tư tưởng, giỏi về suy nghĩ độc lập hay lẩn tránh vấn đề. Về mặt tưởng tượng thì có thể biểu hiện về cảm giác hiện thực hoặc thoát ly thực tế, nội dung quảng đại hoặc nhỏ hẹp v.v…

(4) Đặc trưng tinh thần của tính cách

Thông thường biểu hiện ở bốn mặt như thái độ mạnh mẽ của hoạt động tinh thần, tính ổn định, tính bền bỉ và quan điểm chính. Có một số người có thể nghiệm tinh thần sâu sắc, biểu hiện tinh thần vui vẻ, sinh động thì dễ bị tinh thần chi phối, năng lực khống chế thấp có ảnh hưởng rất lớn đối với công việc. Một số người tinh thần thể nghiệm yếu ớt, năng lực khống chế ý chí cao, không dễ bị tinh thần lung lay, tinh thần cũng ảnh hưởng không nhỏ đối với công việc. Một số người có tinh thần ổn định, bền bỉ đứng trước những việc trọng đại thường bị thất bại. Một số người có bệnh nóng lạnh thì dễ kích động, tâm trạng không ổn định, khi đứng trước thành công thì lại quên hết những gì trước kia, khi đứng trước thất bại thì mặt mày ủ ê. Người có tinh thần dồi dào, sống lạc quan vui tươi, chí khí mạnh mẽ, luôn hướng về phía trước. Người bi quan thường có những phiền não u trầm, không có tinh thần làm việc, thất vọng…

Các loại đặc trưng của tính cách là một thể hữu cơ có liên quan lẫn nhau, chỉ dẫn nghề nghiệp giúp người có yêu cầu làm việc hiểu rõ các mặt của đặc trưng tính cách của chính mình, nó phụ thuộc vào sự chọn lựa nghề nghiệp một cách chính xác, đặc biệt là có ý nghĩa quan trọng thích ứng với ngành nghề.

Page 26: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Cẩm

nan

g hư

ớng

nghi

ệp

26

B. ĐỊNH VỊ NGHỀ NGHIỆP VÀ LOẠI HÌNH TÍNH CÁCH

Quan hệ giữa nghề nghiệp và tính cách có thể là quan hệ xúc tiến với nhau, hạn chế lẫn nhau.

Trước tiên, lựa chọn nghề nghiệp phải xem xét phẩm chất tính cách nghề nghiệp của cá thể, cố gắng chọn lựa công việc mà nó phù hợp với đặc điểm tính cách của cá thể. Do đó mỗi một công việc đều phải đưa ra yêu cầu đặc điểm nhất định của phẩm chất, tính cách của người làm việc. Muốn thích ứng với ngành nghề nào thì cần phải có đầy đủ các đặc trưng tính cách của yêu cầu ngành nghề đó. Ví dụ để trở thành một thầy giáo nổi tiếng, ngoài việc phải có nguồn kiến thức phong phú ra thì còn phải có sự yêu mến ngành giáo dục, phải có những phẩm chất tốt đẹp như trách nhiệm, nhiệt tình, chính trực, khiêm tốn đối với học sinh; để trở thành bác sĩ tất nhiên cần phải có tinh thần chủ nghĩa nhân đạo cứu giúp người hoạn nạn, giàu lòng thương người và tinh thần trách nhiệm phải cao, với thái độ làm việc không chút cẩu thả, có tinh thần cầu tiến; để trở thành một nhân viên kỹ sư kỹ thuật, cần phải có tinh thần hợp tác của chủ nghĩa tập thể và tính cẩn thận, tính kiên trì, tinh thần cải cách mới; để trở thành một cán bộ nổi tiếng, tất cần phải có sự quan tâm đến vinh dự và lợi ích của tập thể, có tác phong dân chủ của tinh thần vì việc công, quên lợi ích cá nhân và phải có quan hệ mật thiết với quần chúng. Ngược lại, nếu không có những phẩm chất tính cách tốt tương ứng với yêu cầu ngành nghề thì không thể có công việc tốt thích ứng.

Mặt khác, tính cách được dần dần hình thành trong thực tiễn cuộc sống qua một thời gian dài. Người làm chung một công việc hoặc sống chung một hoàn cảnh, về tính cách cũng luôn luôn có những đặc điểm chung nào đó, đây cũng gọi là tính cách nghề nghiệp. Tính cách nghề nghiệp là những hoạt động mà bản thân yêu cầu. Tính cách nghề nghiệp chính là nhân tố tạo nên những hoạt động trong nghề nghiệp. Nghề nghiệp đặc biệt sẽ tạo nên tính cách đặc biệt, nhân viên phục vụ có tính cách nhiệt tình, chu đáo, kiên nhẫn, thái độ ôn hòa, người làm công tác văn nghệ có đặc trưng là hoạt bát, vui tươi, tình cảm phong phú, người làm công việc khoa học có thái độ tôn trọng sự thật, đều được hình thành trong hoạt động nghề nghiệp để thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp. Những công việc khác nhau cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với sự hình thành của tính cách, sự thô kệch, hào phóng của công nhân dầu mỏ, sự tinh tế, chính xác của người sửa chữa những máy móc tỉ mỉ, sự dũng cảm, gan dạ của những người làm việc trên không trung đều là những kết quả của địa vị đặc biệt trong thực tiễn cuộc sống để thích ứng hoàn cảnh học tập thực tiễn.

Page 27: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Cẩm

nan

g hư

ớng

nghi

ệp

27

5. MỐI QUAN HỆ GIỮA NGHỀ NGHIỆP VÀ NĂNG LỰC

A. NĂNG LỰC VÀ NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP

Năng lực là chỉ đặc trưng tâm lý cá tính mà ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất, làm cho nhiệm vụ đó có thể hoàn thành thuận lợi. Năng lực luôn liên kết hòa hợp với người hoàn thành hoạt động nhất định. Đồng thời, nó là một loại hoạt động nào đó khảo sát năng lực của con người, ví dụ: hòa tấu và điệu khúc đối với người từng hoạt động âm nhạc là chuyện không thể thiếu được, tỷ lệ của sự chính xác quan hệ đối với người từng hoạt động hội họa là không thể thiếu sót. Thiếu những đặc trưng tâm lý này thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của hoạt động, làm cho những hoạt động này không thể tiến hành thuận lợi, vì những đặc trưng tâm lý này chính là bảo đảm có liên quan đến hoạt động hoàn thành của năng lực.

Nhưng đồng thời không phải biểu hiện ra những đặc trưng tâm lý trong tất cả hoạt động đều là năng lực, và trực tiếp ảnh hưởng hiệu quả hoạt động. Làm cho nhiệm vụ hoạt động để hoàn thành thuận lợi của đặc trưng tâm lý, mới là năng lực. Giống như những đặc trưng: nôn nóng, hoạt bát, vững vàng. Tuy nhiên với hoạt động có thể tiến hành thuận lợi hay không có quan hệ nhất định, nhưng thông thường mà nói, chúng đồng thời không phải là điều kiện cơ bản ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động, vì vậy không thể gọi là năng lực.

Năng lực nghề nghiệp là sự phát triển đi lên theo thời gian về nghề nghiệp chuyên môn, trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu suất lao động, làm cho cá nhân hoàn thành nhiệm vụ và thuận lợi trong thăng tiến nghề nghiệp. Bất luận bạn làm nghề gì cũng luôn phải đảm bảo điều kiện tâm lý nhất định, ví dụ người thầy giáo phải hoàn thành hoạt động dạy học, ngoài lập trường, quan điểm, tri thức chuyên nghiệp cụ thể, người thầy cũng phải chuẩn bị cho mình năng lực tổ chức sắp xếp công việc khoa học và hiệu quả, năng lực trí nhớ, năng lực biểu đạt ý tưởng thông qua lời nói để giảng bài trên cơ sở giáo án đã biên soạn,v.v.. Đối với người giám đốc, ngoài kiến thức và am hiểu công ty cũng như sự vận hành của công ty, bạn cần chuyên môn nghiệp vụ thật vững về những kỹ năng quản lý và điều hành một tổ chức, biết dự toán, kỹ năng giao tiếp… Nói chung, để phát triển nghề nghiệp, bạn cần tích lũy và hội tụ nhiều năng lực, kỹ năng phù hợp với mảng công việc bạn đang làm.

Hoạt động của con người là rất đa dạng, năng lực của con người cũng có các loại hình đa dạng phong phú. Từ góc độ không giống nhau có thể phân loại không giống nhau đối với tiến hành năng lực. Thông thường có thể đem năng lực phân thành năng lực thông thường, năng lực đặc biệt, năng lực thao tác và năng lực giao tiếp xã hội.

Page 28: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Cẩm

nan

g hư

ớng

nghi

ệp

28

B. PHÂN LOẠI NĂNG LỰC

(1). Năng lực thông thường:

Năng lực thông thường là các loại hoạt động đều có một số năng lực chung mà cần thiết. Tương đương với những người thông thường bao gồm:

Năng lực chú ý: Chỉ hoạt động tâm lý tập trung và năng lực thiên hướng đối với thế giới sự vật nhất định, là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động nghề nghiệp. Khác biệt của năng lực chú ý của con người chủ yếu biểu hiện các mặt như phạm vi của chú ý, phối hợp chú ý, tính ổn định của chú ý và tính di chuyển của chú ý.

Năng lực trí nhớ: Là chỉ những người có năng lực của phân biệt sự vật, duy trì hồi ức đối với quá khứ. Bao gồm các mặt như tốc độ của trí nhớ, tính bền bỉ và tính chính xác, là phần quan trọng của kết cấu trí lực.

Năng lực tư duy: Là chỉ năng lực phân tích, tổng hợp, trừu tượng, tổng quát đối với sự vật, là trung tâm của kết cấu trí lực. Sự khác biệt của năng lực tư duy cá thể chủ yếu biểu hiện ở các mặt như: tính rộng lớn và tính sâu sắc của tư duy, tính độc lập và tính phê phán, tính linh hoạt và tính nhạy cảm.

Năng lực tưởng tượng: Là chỉ năng lực biểu tượng tiến hành gia công cải tạo mà sáng tạo hình tượng đã có trong não người đối với não. Ai-yin-si-tan gọi nó là “nhân tố thực tại trong nghiên cứu khoa học”. Năng lực tưởng tượng là những nhân viên thiết kế công trình, kiến trúc sư, kỹ sư cơ giới, thiết kế thời trang, người làm công việc nghệ thuật và tất cả những hoạt động có tính sáng tạo.

Năng lực quan sát: Là một loại có mục tiêu dự tính, có kế hoạch, quá trình tri giác của chủ động. Quan sát tất cả địa vị xã hội của tri giác, trong tất cả các lĩnh vực của thế giới tri thức nhân loại và thế giới cải tạo, nếu đều có tác dụng quan trọng. Khác biệt của năng lực quan sát chủ yếu thể hiện trong loại hình quan sát không giống nhau. Ví dụ như: loại hình phân tích của quan sát, loại hình tổng hợp của quan sát và loại hình tổng hợp phân tích v.v…

Page 29: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Cẩm

nan

g hư

ớng

nghi

ệp

29

Năm loại nhân tố của năng lực thông thường, trong quá trình nhận thức, có tác dụng đặc biệt của các loại. Có thể nói, năng lực chú ý là cảnh vệ của hoạt động nhận thức, lại là nhân tố duy trì của hoạt động nhận thức; năng lực quan sát là đôi mắt của hoạt động nhận thức và là nguồn nước của hoạt động nhận thức; năng lực trí nhớ là kho tàng của năng lực nhận thức, cũng là một trong những phương pháp chủ yếu của hoạt động nhận thức; năng lực tưởng tượng là đôi cánh cửa hoạt động nhận thức, lại là điều kiện hoạt động của tính sáng tạo. Yếu tố của năng lực thông thường vừa là quan hệ tương trợ lẫn nhau vừa là thuốc dược chế tương hộ lẫn nhau. Trình độ của một nhân tố nào đó không những ảnh hưởng đến trình độ của bốn loại nhân tố khác, cũng ảnh hưởng đến trình độ trí lực. Năng lực của toàn mặt phát triển bản thân, thì sẽ khiến năm yếu tố lớn đều có thể phát triển tốt. Nếu đeo đuổi một yếu tố nào đó, mà xem nhẹ phát triển của các yếu tố khác, đều sẽ tạo nên mất thăng bằng của kết cấu năng lực.

Page 30: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Cẩm

nan

g hư

ớng

nghi

ệp

30

(2). Năng lực đặc biệt

Năng lực đặc biệt là chỉ năng lực hoàn thành thuận lợi một hoạt động nào đó mà cần phải chuẩn bị. Ví dụ làm công việc giáo dục có năng lực đọc và năng lực biểu đạt; làm nghiên cứu toán học cần phải có năng lực tính toán, năng lực không gian và năng lực tư duy logic; làm công việc âm nhạc cần phải có cảm giác tiết tấu và điệu khúc v.v… Bất cứ một loại nghề nghiệp nào đều phải có yêu cầu năng lực chuyên môn nhất định, một người nếu như thiếu năng lực đặc biệt và thích ứng công việc thì rất khó mà đảm nhận được công việc. Do đó, hiểu được năng lực đặc biệt mà các loại hoạt động nghề nghiệp cần thiết và tính có hiệu suất của hướng dẫn là điều rất cần thiết.

Năng lực thông thường và năng lực đặc biệt đồng thời không tách rời mà là mối quan hệ hữu cơ. Năng lực thông thường là sự phát triển, là điều kiện có lợi để sáng tạo sự phát triển của năng lực đặc biệt. Đồng thời là sự phát triển của năng lực đặc biệt trong một loại hoạt động, cũng sẽ thúc tiến sự phát triển của năng lực thông thường.

(3). Năng lực thao tác

Năng lực thao tác là chỉ năng lực của thao tác kỹ thuật, lao động sản xuất. Xã hội hiện đại sẽ cần những người “tận dụng trí óc”, người lao động trí óc cũng cần những thao tác thực tế. Năng lực thao tác của học sinh trung học đã trở thành nhân tố hạn chế của nghề nghiệp thích ứng. Bồi dưỡng năng lực cử động tay là một trong những nội dung quan trọng mà nhiều giáo trình của trường Đại học cải cách. Bồi dưỡng năng lực thao tác không những biểu hiện động tác bề ngoài mà còn giúp cho con người có ý thức điều chỉnh bản thân không những tác dụng phụ thuộc vào thế giới môi trường mà còn phụ thuộc vào việc bồi dưỡng phẩm chất ý chí và trí lực mà nó tương quan cho con người.

Page 31: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Cẩm

nan

g hư

ớng

nghi

ệp

31

(4). Năng lực giao tiếp với người khác

Năng lực giao tiếp với người khác là chỉ năng lực tham gia cuộc sống quần thể xã hội, giao tiếp với những người xung quanh và duy trì nhịp nhàng. Nó là một cơ bản của năng lực tiến cử bản thân mà bất kỳ người nào không thể thiếu. Một người mà không biết giao tiếp với người khác, sẽ không nhận được sự tôn trọng của người khác. Xã hội hiện đại, bất luận làm nghề nghiệp gì, hoàn thành công việc gì đều cần thiết phải giao tiếp với người khác.

Có người tiến hành phân tích đối với kết cấu năng lực của người làm công việc quản lý, đưa ra người làm công việc quản lý nên có đầy đủ năng lực của ba mặt: năng lực nghiệp vụ, năng lực quản lý và năng lực giao tiếp. Năng lực nghiệp vụ của nhân viên quản lý và năng lực quản lý của cấp bậc không giống nhau và có thể có khác biệt, nhưng bất cứ nhân viên quản lý mà dù ở cấp bậc nào đều nên có đầy đủ năng lực giao tiếp với người khác khá cao. Do đó, năng lực giao tiếp là điều kiện rất nhiều nghề nghiệp không thể thiếu.

Nghiên cứu lý luận và biểu hiện rõ thực tiễn, năng lực giao tiếp chủ yếu bao gồm mấy mặt dưới đây:

THỨ NHẤT, năng lực cảm nhận giao tiếp, là chỉ năng lực cảm tri của trạng thái tâm lý hoặc hoạt động tâm lý như đối với tư tưởng, tình cảm, nhu cầu, động cơ khác và ảnh hưởng đến năng lực cảm nhận của trình độ khác đối với lời nói và hành động của bản thân.

THỨ NĂM, năng lực phong độ và biểu đạt. Đây là biểu hiện bên ngoài của năng lực giao tiếp với người. Cử chỉ, lời nói, phong độ và lưu loát, có cách biểu đạt tình cảm của sức cảm hóa là biểu hiện của năng lực giao tiếp với người khá cao.

THỨ BA, năng lực lý giải giao tế. Tức là năng lực mà tư tưởng, tình cảm và hành vi lý giải người khác. Lý giải là cầu nối của nối liền hai tâm linh, giỏi về lý giải người khác là điều kiện mà không thể thiếu để chiến thắng tín nhiệm của người khác.

THỨ TƯ, năng lực tưởng tượng giao tế, đặt mình vào hoàn cảnh của đối phương để suy nghĩ, từ chức vị, lập trường và hoàn cảnh suy nghĩ vấn đề của đối phương và đánh giá năng lực của hành vi đối phương.

THỨ HAI, năng lực trí nhớ sự vật, là năng lực trí nhớ của con người biểu hiện đặc biệt trong giao tiếp, nội dung trí nhớ sự việc là tất cả tin tức có liên quan đến hoạt động giao tiếp và đối tượng giao tiếp. Ví dụ như họ tên giao tiếp, tuổi tác, hoàn cảnh gia đình, sở thích hứng thú, trạng thái tâm trạng, đặc trưng cá tính của đối tượng v.v… Nội dung giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp với nhau cũng phụ thuộc vào phạm vi của trí nhớ nhân vật.

Page 32: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Cẩm

nan

g hư

ớng

nghi

ệp

32

Tổng hợp của năm loại năng lực kể trên, chính là cấu thành một năng lực giao tiếp của con người. Thiếu năng lực này chính là không có cách sáng tạo không khí tâm lý quần thể tốt đẹp, không có cách để xử lý nhịp nhàng các mối quan hệ của những người xung quanh, không hiệu quả tiến hành sức sống nghề nghiệp.

Năng lực giao tiếp với người khác không chỉ phân cao thấp, cũng tồn tại sự khác biệt trong các loại hình phong cách giao tiếp.

Nhà nghiên cứu tâm lý học hiện đại biểu hiện rõ năng lực cũng có thể phân thành hiển năng và tiềm năng. Cái gọi là hiển năng chính là chỉ người biểu hiện rõ nét năng lực trong các loại hoạt động. Ví dụ như nhân viên quản lý biểu hiện rõ nét những năng lực tổ chức, năng lực cổ động, năng lực biểu đạt; vận động viên giành được thành tích vận động; năng lực quan sát, năng lực

trí nhớ, năng lực suy nghĩ của học sinh v.v… Cái gọi là tiềm năng, chính là chỉ người có năng lực của tố chất tốt đẹp mà phát triển, phát hiện trong các loại hoạt động, ví dụ : trong thế vận hội lần thứ 24, vận động viên bơi lội của nước bạn có đủ khả năng giành lấy thành tích mang tính đột phá, chính là nhờ vào giáo viên huấn luyện đã phân tích tố chất thân thể của vận động viên, phát hiện và đã khai phát năng lực mà nó tiềm ẩn. Ví dụ bạn quen thuộc với một giáo viên trẻ tuổi mà có thành tích cao ngất, vốn là một người tính cách nội tâm, không câu nệ với những ngôn ngữ, vừa nói ra thì mặt đã đỏ, người mà có nhiều ấp úng, khi bắt đầu lên lớp, ngay cả đầu cũng không dám ngẩng lên, chỉ là cúi đầu giảng bài. Trải qua một giai đoạn rèn luyện, hiện giờ anh ấy có thể linh hoạt vận dụng tất cả những tri thức, tả như thật, vui vẻ mà nói ở trên lớp, nhận được những lời bình tốt đẹp ăn khớp của học sinh, dạy học thực tiễn đã khai phát tiềm năng mà qua cách biểu đạt ngôn ngữ của anh ấy.

Page 33: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Cẩm

nan

g hư

ớng

nghi

ệp

33

C. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP

Căn cứ vào một số phân tích của học giả đối với năng lực nghề nghiệp, thông thường có thể tiến hành phân tích năng lực thành 9 mặt dưới đây.

Năng lực ngôn ngữ

Nó chỉ năng lực sử dụng và lý giải của con người đối với những từ có hàm ý khác, năng lực lý giải đối với từ vựng, câu, đoạn, bài văn. Người giỏi về năng lực là biểu đạt quan điểm của mình và giới thiệu tin tức cho người khác một cách rõ ràng và chính xác, nói một cách đơn giản, nó bao gồm năng lực biểu đạt lời nói và năng lực giải thích của văn chữ ngôn ngữ. Nghề nghiệp không giống nhau yêu cầu không giống nhau đối với năng lực ngôn ngữ của con người. Ví dụ những nghề nghiệp cần có chuẩn bị đầy đủ năng lực ngôn ngữ khá cao như giáo viên, luật sư, nhân viên kinh doanh, nhân viên tư vấn, y tá.

Năng lực học tập thông thường

Nó chỉ năng lực của giải thích vấn đề như nhận thức, giải thích khách quan sự vật và vận dụng tri thức kinh nghiệm của mọi người, lại có thể gọi là trí lực. Nó bao gồm năng lực trí nhớ, năng lực quan sát, năng lực chú ý, năng lực tưởng tượng, năng lực tư duy, đặc biệt là năng lực tư duy logic. Năng lực học tập thông thường là năng lực cần được chuẩn bị đầy đủ, sử dụng rộng rãi trong học tập, công việc và trong hoạt động thường ngày của mọi người.

Năng lực tính toán

Là chỉ năng lực tính toán với tốc độ nhanh mà chính xác. Đa số nghề nghiệp đều yêu cầu mọi người có năng lực tính toán nhất định, nhưng những nghề nghiệp không giống nhau yêu cầu trình độ không giống nhau đối với năng lực tính toán của con người. Ví dụ như đối với những nghề như kế toán, thủ quỹ, thống kê, kiến trúc sư, thầy thuốc thì nhân viên làm việc cần phải có năng lực tính toán khá cao; đối với quan tòa, luật sư, người nghiên cứu lịch sử học, y tá, bác sĩ chụp X quang v.v… yêu cầu nhân viên làm việc có chuẩn bị đầy đủ năng lực tính toán trong trình độ trung bình; đối với diễn viên, nhân viên trực tổng đài, nhân viên tiếp tân, đầu bếp, thợ cắt tóc, hướng dẫn viên du lịch, công nhân hầm mỏ.v.v… những nghề nghiệp này yêu cầu rất thấp đối với năng lực tính toán.

Năng lực phán đoán không gian

Là chỉ mối quan hệ có thể nhìn hiểu được của hình học không gian, phân biệt vật thể trong vận động không gian, giải quyết năng lực của những đề hình học không gian. Nếu như một sở thích của một người về hình học không gian và hình lập thể, năng lực phán đoán của người này thì rất cao. Những công việc mà có liên quan như đồ họa, kỹ sư, kiến trúc sư, với những nghề nghiệp như bác sĩ nha khoa, bác sĩ khoa nội, ngoại, những nghề này yêu cầu rất cao đối với năng lực phán đoán không gian; đối với thợ may, thợ điện, đồ mộc, nhân viên sửa chữa điện thoại không dây, công nhân cỗ máy, những nghề này mà nói cũng yêu cầu có năng lực phán đoán không gian nhất định, mới có thể đảm nhận được.

Page 34: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Cẩm

nan

g hư

ớng

nghi

ệp

34

Ngoài ra, người làm công việc quản lý và người làm công việc xã hội đều nên chuẩn bị năng lực giao tiếp với người khác khá tốt. Năng lực giao tiếp là chỉ năng lực tham gia cuộc sống quần thể xã hội, giao tiếp với những người xung quanh, duy trì nhịp nhàng, rất khó tưởng tượng một người mà không biết giao tiếp với người khác, có đủ khả năng đưa ra những thành tựu trong công việc xã hội. Quá trình của người chọn nghề chính là quá trình giao tiếp với người khác, không biết giao tiếp với người khác thì rất khó tìm được công việc như ý.

Độ linh hoạt của ngón tayLà chỉ năng lực mà tốc độ của ngón tay thao tác vật thể nhỏ một cách chính xác, hài hòa. Công nhân dệt, nhân viên đánh chữ, thợ may, bác sĩ khoa ngoại, y tá, nhà điêu khắc, họa sĩ, nhạc sĩ v.v… ngón tay cần thiết phải linh hoạt hơn người bình thường.

Độ kỹ xảo của ngón tayLà chỉ năng lực hoạt động của ngón tay linh hoạt mà nhanh, giống như công việc của vận động viên thể dục, nhà vũ điệu, họa sĩ, bác sĩ thú y v.v… Ngón tay cần phải hoạt động linh hoạt.

Năng lực văn mật (văn thư, lưu trữ tài liệu)Là chỉ năng lực tri giác của chi tiết tài liệu đối với ngôn ngữ và cách thức biểu đạt. Ví dụ như phát hiện chữ sai hoặc chính xác của năng lực đính chính chữ số v.v… giống như công việc của nhà thiết kế, kinh tế. Ghi chép, thủ quỹ, văn phòng, đánh chữ v.v… đều chuẩn bị đầy đủ năng lực văn mật nhất định.

Năng lực nhịp nhàng của tay và mắtĐây là năng lực phản ứng vận động đưa ra động tác chính xác của tay và mắt, nhịp điệu và tốc độ. Đối với nhân viên lái tàu, nhân viên lái máy bay, nhân viên thao tác tính toán, bác sĩ nha khoa, bác sĩ khoa ngoại, nhà điêu khắc, vận động viên, diễn viên múa mà nói năng lực này biểu hiện rất quan trọng.

Năng lực tri giác trạng thái

Là chỉ năng lực tri giác mà có quan hệ chi tiết đối với vật thể và hình tượng. Ví dụ như đưa ra sự so sánh và khác biệt tri giác của độ dài và độ rộng của tuyến, có thể nhìn thấy sự khác biệt của những chi tiết khác. Đối với nhà sinh vật học, kiến trúc sư, nhân viên đo đạc, nhân viên đồ họa, nhân viên kỹ thuật nông nghiệp, nhân viên kỹ thuật động thực vật, bác sĩ, bác sĩ thú y, người chế thuốc, họa sĩ, nhân viên sửa chữa vô tuyến điện, nhu cầu tri giác trạng thái khá cao, mà đối với nhà lịch sử học, nhà chính trị học, nhân viên phục vụ xã hội, nhân viên tiếp tân, người bán vé, nhân viên văn phòng tri giác trạng thái là rất quan trọng khi không hiển thị ra ngoài.

Page 35: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

1. Tôi thích nghề gì?

Câu này nên trả lời trước tiên. Muốn làm nghề gì, trước hết bản thân ta có thích nó hay không, tức là có thực sự hứng thú với nó không. Nếu không thích thì đừng chọn. Đó là nguyên tắc. Chúng ta không thể thay đổi nghề dễ như thay đổi cái áo được. Hơn nữa, ta không dễ gì đến với nghề khác theo sở thích của bản thân mình ngay sau khi ta chán cái nghề đã chọn…

Chỉ khi nào thích nghề của mình thì cuộc sống riêng mới thanh thoát. Chúng ta mới gắn bó với công việc, với đồng nghiệp, với nơi làm việc.

Khi bạn đã hiểu rõ các nguyên nhân khiến bạn ra quyết định sai lầm khi chọn nghề thì điều kiện để chọn nghề đúng đơn giản là bạn phải tránh xa các nguyên nhân dẫn đến sự sai lầm đó, cụ thể là khi bắt đầu chọn cho mình một nghề, bạn cần xác định:

Thái độ đúngCác yêu cầu của nghềThị trường lao độngNăng lực tài chính

Lý giải vì sao chọn nghề này mà không chọn nghề kiaTrả lời được ba câu hỏi mấu chốt: muốn, có thể, cần phảiThực hiện các bước chọn nghề

Để trả lời câu hỏi tại sao cần tìm hiểu cặn kẽ mối tương quan giữa hai yếu tố: đặc điểm, yêu cầu của nghề và đặc điểm của bản thân xem có phù hợp với nhau không.

Khi đắn đo cân nhắc về nghề cần chú ý tới những mặt khó, không hấp dẫn của nghề.

Tiếp theo, bạn cần:

Lý giải vì sao chọn nghề này mà không chọn nghề kia

Trả lời được ba câu hỏi mấu chốt: muốn, có thể, cần phải

2. Tôi có thể làm được nghề gì?

Để trả lời câu này, phải tự kiểm tra năng lực của mình. Năng suất lao động của chúng ta có cao hay không là do năng lực của chúng ta đạt trình độ nào.

Các bạn nên nhớ rằng, có những nghề bạn thích nhưng lại không làm được (thiếu năng lực tương ứng). Song cũng có nghề bạn làm được nhưng lại không thích nó. Vì thế sau khi câu hỏi thứ hai được giải đáp, ta lại phải đối chiếu xem nó có thống nhất với câu hỏi thứ nhất hay không. 3. Tôi cần làm nghề gì?Có những nghề được các bạn thích, các bạn lại có năng lực đối với chúng, song những nghề đó lại không nằm trong kế hoạch phát triển thì cũng không thề chọn được. Vì vậy, để trả lời câu hỏi này, ta phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất của địa phương, kế hoạch phát triển ngành nghề ở địa bàn tỉnh, huyện, kế hoạch tuyển sinh của các trường Đại học, Cao đẳng và trường nghề, khả năng tìm được việc làm khi học xong nghề. Cần biết định hướng vào những nghề cần và có điều kiện phát triển, điều chỉnh hứng thú vào những nghề đó và tự rèn luyện để có năng lực đối với chúng. Ngày nay lại phải chọn nghề sao cho dễ chuyển nghề khi tình thế bắt buộc.

Ba câu hỏi trên cần được mỗi người giải đáp trong sự cân nhắc đồng thời. Như vậy, việc chọn nghề sẽ vừa đáp ứng được yêu cầu nhân lực của xã hội, vừa bảo đảm mức độ phù hợp với hứng thú, sở thích, sở trường và năng lực của từng cá nhân.

Muốn

Có thể Cần phải

6. ĐIỀU KIỆN CHỌN NGHỀ ĐÚNG

Cẩm

nan

g hư

ớng

nghi

ệp

35

Page 36: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Cẩm

nan

g hư

ớng

nghi

ệp

36

Thực hiện các bước chọn nghề trên cơ sở bảng phân loại nghề

Bước 1: Xác định loại nghề (lĩnh vực lớn của hoạt động) theo dấu hiệu đối tượng lao động

Người - Thiên nhiên

Người - Người Người - Dấu hiệu Người - Nghệ thuật

Người - Kỹ thuật

Đối tượng LĐ

Sẽ phù hợp với em haykhông nếu em làm việcvới đối tượng lao động là

Các quá trình sinh vật

Con người

Chữ số, con số

Nghệ thuật

Kỹ thuật

Bước 2: Thu nhỏ lĩnh vực hoạt động, chọn đến ngành,nhóm nghề trong loại nghề đó

Người - Người

Giáo dục

Dịch vụ

Ngânhàng

Tàichính

Bảohiểm

Thươngmại

Dulịch

Kháchsạn

Nhàhàng

Y tế

Tòa ánCông an

Bước 3: Tiếp theo nhóm nghề hãy chọn lấy một nghề trong nhóm. Ví dụ: trong nhóm nghề dịch vụ chọn nghề hướng dẫn viên du lịch

Bước 4: Chọn trường có đào tạo ngành nghề đó

Page 37: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Cẩm

nan

g hư

ớng

nghi

ệp

37

7. VẤN ĐỀ CHỌN TRƯỜNG

Bạn cần nắm học lực của bạn ở các môn thuộc khối thi mình chọn ở mức nào. Nếu bạn chọn một ngành học nào đó nhưng chưa tự tin vào học lực của mình, bạn có thể mạnh dạn chọn một trường có điểm chuẩn thấp hơn (các trường ĐH vùng, trường địa phương…) hoặc nhắm đến bậc học Cao đẳng, TCCN, Trung cấp nghề sau đó liên thông lên Đại học, Cao đẳng; hoặc chọn các trường ngoài công lập. Bạn nên chọn những trường có đào tạo liên thông ngay tại trường hoặc những trường có liên kết đào tạo liên thông với các trường Đại học khác.

Bạn cần phải tham khảo điểm chuẩn các năm trước của trường mình định đăng ký dự thi để đối chiếu với mức điểm tối thiểu dự kiến của mình có thể đạt được ở khối dự thi (lưu ý: nên chọn trường có mức điểm chuẩn chênh lệch thấp hơn so với điểm dự kiến mình đạt từ 1 - 2 điểm).

Bạn cần thường xuyên theo dõi thông tin qua báo, đài, mạng Internet để nắm bắt những thông tin mới nhất về tuyển sinh. Một số trang tiêu biểu như:

o Bộ Giáo dục và Đào tạo: www.ts.edu.net.vn (Cổng thông tin thi và tuyển sinh)o Bộ Giáo dục và Đào tạo: www.moet.gov.vno Báo Thanh niên: www.thanhnien.com.vno Báo Tuổi trẻ: www.tuoitre.vn

Bạn cũng đừng quên thường xuyên theo dõi thông tin trên Website của các trường. Đồng thời, lưu giữ tất cả các tờ gấp, Brochure, cẩm nang tuyển sinh của trường để tham khảo.

Xem xét điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình của mình có phù hợp với mức học phí của trường đã chọn không? Nếu có điều kiện tài chính, bạn cũng có thể quan tâm đến các trường của nước ngoài, không thi tuyển theo quy định của Bộ.

Sau khi bạn chọn được ngành nghề phù hợp thì bạn cần phải xác định bạn muốn học ngành này ở bậc học nào và học ở đâu. Để xác định được điều đó, bạn cần tham khảo những lời khuyên sau đây:

www.hoasen.edu.vn

Page 38: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Cẩm

nan

g hư

ớng

nghi

ệp

38

HỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM

Nếu bạn vẫn còn hoang mang sau khi thực hiện các bước chọn nghề thì phương pháp trắc nghiệm khách quan phần nào cũng có thể giúp ta biết được về cơ bản, ta có hợp (hay không hợp) với nghề định chọn. Hiện nay, trên mạng lưới tư vấn giáo dục, có nhiều trung tâm tư vấn hướng nghiệp mà tại đó có cả trắc nghiệm hướng nghiệp hoặc tại trang Tư vấn chọn ngành nghề của ĐH Quốc gia: aad.vnuhcm.edu.vn/huongnghiep

Trắc nghiệm hướng nghiệp là một loại hình trắc nghiệm khách quan hướng về việc chẩn đoán và phát hiện những đặc điểm tư chất của cá nhân đối với nghề nghiệp. Kết quả trắc nghiệm này được coi là cơ sở khoa học để tư vấn hướng nghiệp, góp phần hỗ trợ cho học sinh tự hiểu mình một cách khách quan hơn. Từ đó biết chọn học ngành nghề nào cho phù hợp, đồng thời tránh được những nghề không phù hợp.

Trong bài trắc nghiệm, ngoài IQ test (đo chỉ số thông minh – Intelligent Quotient), còn thêm loại hình trắc nghiệm khác như EQ test (đo chỉ số cảm xúc - Emotion Quotient), AQ test (đo chỉ số vượt khó - Adversity Quotient), CQ test (đo chỉ số sáng tạo - Creation Quo-tient)... Bài trắc nghiệm có ít nhất hai loại test: IQ và EQ sẽ cho sự chẩn đoán gần chính xác.

Trước đây, người ta chỉ dựa vào kết quả của IQ test. Nhưng kết quả của IQ test chỉ cho ta biết về sức bật trí tuệ và khả năng nhận thức, chưa thể cho biết về tính cách cá nhân và năng lực tinh thần. Mà điều thứ hai (tính cách và tinh thần) đặc biệt quan trọng hơn điều thứ nhất (trí tuệ và nhận thức). Nó nói lên những phẩm chất đặc trưng của con người và những giá trị bản thân của người đó tương thích (hoặc không tương thích) với nghề nào. Nghề sẽ chọn và "yêu" người nào không chỉ thành thạo kỹ năng làm việc, nó còn kén chọn những ai có một tâm hồn và thái độ làm việc tương xứng với nghề.

Nói một cách dễ hiểu hơn, chỉ số thông minh (IQ) chỉ nói lên được người đó mạnh hay yếu về sức học và năng lực nhận thức, nghĩa là mới xác định được phần Trí, trong khi nhân cách của mỗi người lại gồm tối thiểu 5 yếu tố: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Dũng. Bốn phần còn lại (ngoài Trí) phải được đo đạc bằng những chỉ số khác, trong đó, riêng chỉ số cảm xúc (EQ) là đo gần được cả Nhân, Lễ, Nghĩa... Chính những giá trị đó nói lên phần "hồn" của con người trực tiếp liên quan đến nghề nghiệp. Tâm lý học hiện đại đã khẳng định điều này. Các nhà doanh nghiệp khả kính và thành công (theo nghĩa chân chính) đều có chỉ số EQ và AQ cao chứ không nhất thiết IQ cao.

IQ cần cho con người khi nghiên cứu sâu về khoa học tự nhiên và kỹ thuật. EQ giúp người đó tìm hiểu sâu và thấm đượm nhiều về khoa học xã hội và nhân văn. Tiêu chí đặc trưng để đo đạc về IQ là tư duy logic, về EQ là tư duy nhân văn. IQ giúp tạo nên kỹ năng học và khám phá, EQ giúp hình thành kỹ năng sống và trải nghiệm. Thực chất EQ cũng đo sự thông minh dưới một hình thái khác: IQ thiên về thông minh lý trí (mang tính logic), EQ thiên về thông minh cảm xúc (mang tính nhân bản). Bởi vậy, EQ còn được hiểu là trí tuệ cảm xúc - thứ trí tuệ bao quát, thấm đẫm chất người, còn được gọi là văn hóa người. Thông thường, những ai có IQ và EQ đều cao thì đa năng, giỏi nhiều nghề thuộc cả hai lĩnh vực: khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

http://huongnghiep.hoasen.edu.vn

T

Page 39: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

1. Nếu bạn có một buổi tối rảnh thì bạn sẽ muốn làm gì hơn?

A. Tiệc tùngB. Ở nhà và “lướt” netC. Làm những việc mình yêu thích như cắm đầu vào sách hoặc thiết kế mô hìnhD. Đi xem phim

2. Mục nào sau đây của tờ báo mà bạn thường “nghía” qua đầu tiên?

A. Mục lời khuyên hoặc thư tòa soạnB. Tin tứcC. Thể thaoD. Giải trí

3. Bạn thích làm gì nhất khi đi dự tiệc?

A. Chào hỏi và làm quen với mọi ngườiB. Tranh luận về một sự kiện đang “nóng”C. Dùng món đồ nguội khai vịD. Vui chơi

4. Nếu được tặng sách, bạn thích được tặng loại sách nào sau đây?

A. “Món soup cho tâm hồn”B. “Lịch sử vắn tắt của các thời đại”C. “Nguyên lý vạn vật”D. Một quyển sách về nghệ thuật có nhiều hình ảnh “độc”

5. Bạn muốn làm gì nhất trong thời gian rảnh rỗi?

A. Hẹn bạn đi uống cà phêB. Ngồi lỳ trong phòng riêngC. Làm vườn hoặc “đại tu” lại nhà cửaD. Làm thơ

HỰC HÀNH NGHỀ NÀO CỦA BẠNTBạn có tin không, những việc bạn thích làm trong thời gian rảnh có thể tiết lộ một vài “đầu mối” về khả năng cũng như nghề nghiệp thích hợp nhất với bạn đấy. Bài trắc nghiệm sau đây sẽ giúp bạn khám phá những khả năng tiềm ẩn của bản thân. Đây cũng là một cách tư vấn hướng nghiệp theo trắc nghệm.

6. Nếu được chọn xem một bộ phim, bạn sẽ chọn loại phim nào sau đây?

A. Hài kịch lãng mạnB. Kịch tính, ma quái, nặng về suy nghĩC. Phim hành động và phiêu lưuD. Các loại phim “chẳng giống ai”, khó hiểu, ít người xem

7. Nếu tham gia vào một công tác xã hội, bạn sẽ chọn:

A. Một nhóm thật đông và càng vui càng tốtB. Nhóm nhỏ, nhưng sôi nổi và có thể tranh luận với nhauC. Nhóm có người biết chơi thể thaoD. Nhóm có một vài người thật thú vị

8. Nếu bạn có cơ hội tham gia vào một chương trình thực tế, bạn sẽ chọn:

A. Một chương trình mà những kỹ năng cá nhân có thể giúp bạn chiến thắng như chương trình “Người sống sót”, “Nhân viên tập sự”, “Người độc thân”B. Không chú ý, bạn nghĩ rằng những chương trình như vậy chỉ tốn thời gian mà thôiC. Một chương trình có thể mang lại cho bạn nhiều cơ hội để thực hành và cải thiện mọi thứ như “Thương trường”D. Một chương trình mà bạn có thể chiến thắng bằng tài năng cá nhân

9. Bạn bè thường nói về bạn bằng cụm từ nào sau đây?

A. Hòa đồngB. Thông minhC. Khéo tayD. Sáng tạo

Cẩm

nan

g hư

ớng

nghi

ệp

39

http://huongnghiep.hoasen.edu.vn

Page 40: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Và nghề của bạn đây:

Nếu bạn chọn “A” nhiều nhất, công việc của bạn chắc chắn liên quan đến việc giao tiếp với nhiều người. Đó có thể là một việc liên quan đến các hoạt động như dạy bảo, đàm phán, chỉ dẫn, cố vấn, quản lý, thuyết phục, cung cấp, nói, trợ lý. Nghề phù hợp với bạn: giáo viên, quản lý nhân sự, tiếp viên hàng không, giáo viên mầm non, nhân viên bán hàng, tư vấn nghề nghiệp…

Nếu bạn chọn “B” nhiều nhất, chắc chắn bạn sẽ làm công việc liên quan đến tin tức, tài liệu: tổng hợp, phân tích, biên tập, sử dụng máy tính, sao chép hoặc so sánh. Nghề phù hợp với bạn: nhân viên thư viện, biên tập viên, chuyên viên thiết kế Web, kế toán, điều tra viên, nhà tổ chức chuyên nghiệp…

Nếu bạn chọn “C” nhiều nhất, bạn sẽ làm các công việc liên quan đến máy móc, đồ vật liên quan đến các hoạt động: điều chỉnh, những công việc đòi hỏi có tính chính xác, quản lý, lái xe, điều khiển máy móc, bán hàng, bảo trì máy móc, đóng gói hàng hoá. Nghề phù hợp với bạn: bếp trưởng, nhân viên sửa chữa, thợ mộc, buôn bán, bác sỹ thú y, công nhân cơ khí…

Nếu bạn chọn câu “D” nhiều nhất, công việc của bạn chắc chắn liên quan đến sự sáng tạo. Nghề phù hợp với bạn: nhà văn, nhiếp ảnh, ca sỹ, trang trí nội thất, họa sĩ đồ hoạ, thiết kế thời trang…

Cẩm

nan

g hư

ớng

nghiệp

2013

40

http://huongnghiep.hoasen.edu.vn

Page 41: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Nhu cầu lao động và hệ thống giáo dục quốc dânViệt Nam

42

Page 42: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Cẩm

nan

g hư

ớng

nghi

ệp

42

GIỚI THIỆU HỆ THỐNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VÀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO LUẬT GIÁO DỤC

TRÌNH ĐỘ

Trung cấp chuyên nghiệp

Cao đẳng

Tốt nghiệp THCS

Tốt nghiệp THPT

Tốt nghiệp THPT hoặc Trung cấp

1-2 năm tùy ngành

2-3 năm tùy ngành

3-4 năm tùy nghành

ĐẦU VÀO THỜI GIAN

Tốt nghiệp Trung cấp cùng khối/ ngành nghề 1,5 - 2 năm

Đại học

Tốt nghiệp Trung cấp cùng khối/chuyên ngành

Tốt nghiệp Cao đẳng cùng khối/ chuyên ngành

Tốt nghiệp THPT hoặc Trung cấp 4 - 6 năm

2,5 - 4 năm

1,5 – 2 năm

Sau Đại học

Thạc sĩ

Tiến sĩ

Tốt nghiệp Đại học

Tốt nghiệp Đại học

Tốt nghiệp Thạc sĩ

1 - 2 năm

4 năm

2 - 3 năm

Page 43: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Cẩm

nan

g hư

ớng

nghi

ệp

43

Giáo dục Đại học

Theo hình thức đào tạo:

Đào tạo chính quy

Là hình thức đào tạo tập trung tại trường

Đối tượng: học sinh THPT, cán bộ, nhân viên, công nhân, nông dân, bộ đội xuất ngũ… có bằng tốt nghiệp THPT, TCCN có đủ sức khoẻ

Thời gian đào tạo:

Cao đẳng: 3 nămĐại học: 4 - 6 năm tùy ngành học

Theo số liệu năm học 2009 – 2010 có 132 trường ĐH, CĐ đào tạo liên thông trên cả nướcLà hình thức đào tạo tập trung tại trường

Đối tượng: những người đã có bằng tốt nghiệp TCCN hoặc CĐ có nhu cầu học tập lên trình độ CĐ hoặc ĐH

Hình thức tuyển sinh: thi tuyểnTốt nghiệp TCCN, CĐ loại khá trở lên: tham gia thi tuyển được ngayTốt nghiệp TCCN, CĐ thấp hơn loại khá: phải có ít nhất 1năm kinh nghiệm làm việc

Thời gian đào tạo: Đối với người tốt nghiệp cùng ngành đào tạo TCCN liên thông lên CĐ: 1,5 - 2 năm TCCN liên thông lên ĐH: 2,5 - 4 năm CĐ liên thông lên ĐH: 1,5 – 2 năm

Đối với người tốt nghiệp khác ngành đào tạo, nhưng cùng một khối ngành: phải học bổ sung một khối lượng kiến thức trước khi dự tuyển (thời gian học không tính vào thời gian đào tạo liên thông)

Theo số liệu năm học 2009 – 2010, cả nước có 434 trường ĐH, CĐ, Học viện được phân loại như sau:

Hệ thống đào tạo liên thông

Theo hình thức sở hữu:

Công lập và Ngoài Công lập

Theo lĩnh vực và ngành:

Đa lĩnh vựcĐa ngành cùng một hoặc hai lĩnh vựcchuyên ngành/ chuyên sâu

Theo khối trường: có 9 khối:

Công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp, kinh tế, pháp lý, khoa học cơ bản, y tế, thể dục thể thao, văn hoá nghệ thuật, sư phạm.

Page 44: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Cẩm

nan

g hư

ớng

nghi

ệp

44

Nhiệm vụ:

Đào tạo cán bộ có trình độ Trung cấp về kỹ thuật, kinh tế, văn hoá, nghệ thuật, giáo dục, y tế… gắn học tập với lao động sản xuất theo ngành nghề, với nghiên cứu và thực nghiệm khoa học. Tính đến năm học 2009 - 2010, có 557 trường TCCN và 218 hệ TCCN trong các trường ĐH, CĐ.

Phân loại:

Theo cấp quản lý: trung ương và địa phương Theo hình thức sở hữu: công lập và ngoài công lập Theo ngành: các khối: công nghiệp, xây dựng, nông - lâm - ngư nghiệp, giao thông - bưu điện, kinh tế - dịch vụ, văn hoá - nghệ thuật, y tế - thể dục thể thao, sư phạm, khối khác

Hình thức đào tạo:

Chính quy: đào tạo tập trung tại trường

Đối tượng tuyển sinh: tốt nghiệp THCS, THPT Thời gian đào tạo: từ 1 đến 4 năm tùy theo ngành nghề và trình độ của người học Hình thức tuyển sinh: xét tuyển

Giáo dục thường xuyên: đào tạo không tập trung, thường dành cho cán bộ, công nhân viên đang làm việc (vừa làm vừa học), thường học buổi tối, học từ xa.

Giáo dục nghề nghiệp ( TCCN và Nghề)1. ĐÀO TẠO TCCN

2. NGHỀ Hệ đào tạo dài hạn (hệ chính quy): đào tạo tập trung tại trường Đối tượng tuyển sinh: tốt nghiệp THCS, THPTThời gian đào tạo: từ 1 đến 4 năm tùy theo ngành nghề và trình độ của người học Hình thức tuyển sinh: tùy ngành nghề Hệ đào tạo ngắn hạn: đào tạo không tập trung, theo nhu cầu của người học

Page 45: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Giới thiệu hệ thống dạy nghề theo luật Lao động

Theo nhu cầu thị trường Lao độngTRÌNH ĐỘ ĐẦU VÀO THỜI GIAN ĐÀO TẠO

Sơ cấp nghề

Trung cấp Nghề

Cao đẳng nghề

3 tháng - 1 nămTốt nghiệp THCS

Theo nhu cầu thị trường lao động

2,5 - 3 năm tùy theo nghềTốt nghiệp THPT

1 - 2 nămTốt nghiệp THCS có chứng chỉ nghề đã tham gia sản xuất trên 2 năm

1,5 - 2 nămTốt nghiệp THPT

3 nămTốt nghiệp Trung cấp nghề hoặc TCCN

1,5 - 2 nămTrung cấp nghề đã tham gia sản xuất trên 2 năm

1 - 1,5 năm

Cẩm

nan

g hư

ớng

nghi

ệp

45

Page 46: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Cẩm

nan

g hư

ớng

nghi

ệp

46

Để hình dung tổng thể hệ thống giáo dục hiện nay, các bạn có thể tham khảo ví dụ dưới đây:

Loại nghề Đối tượng lao động chủ yếu

Tính liên thông giữa các bậc đào tạo

Dạy nghề Trung họcchuyên nghiệp

Đại học,Cao đẳng

Người - Thiên nhiên

Các tổ chức hữu cơ, các quá trình sinh vật và vi sinh vật

Trồng lúa, chăn nuôi, thú y, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản…

Cán bộ trung cấp nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, trung cấp thú y…

Kỹ sư nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, bác sĩ thú y,cử nhân sinh học…

Các hệ thống thiết bị kỹ thuật, năng lượng, các đối tượng vật chất, nguyên vật liệu

Thợ rèn, thợ nguội, thợ tiện, thợ điện, thợ xây, công nhân vô tuyến điện…

Kỹ thuật viên cơ khí (cán bộ trung cấp cơ khí)Kỹ thuật viên điệnKỹ thuật viên vô tuyến điện…

Kỹ sư cơ khí, kỹ sư điện, kỹ sư vô tuyến, kỹ sư xây dựng…

Người - Kỹ thuật

Con người, nhóm, tập thể

Nhân viên bán hàng, hộ lý, y tá, cô nuôi dạy trẻ…

Trung cấp thương mại, y tá trung cấp, giáo viên tiểu học, giáo viên dạy nghề…

Cử nhân Cao đẳng Sư phạm, cử nhân Đại học Sư phạm, bác sĩ, cán bộ tổ chức…

Người - Người

Những dấu hiệu ngôn ngữ, con số, mã số, công thức, sơ đồ, bản vẽ…

Nhân viên thủ quỹ, kế toán, nhân viên văn thư lưu trữ, kỹ thuật viên lập trình máy tính...

Cán bộ trung cấp kế toán, văn thư, lưu trữ…

Cử nhân kinh tế, biên tập viên…Kỹ sư công nghệ thông tin…

Người - Dấu hiệu

Các hình ảnh nghệ thuật, các bộ phận và các thuộc tính của chúng.

Thêu, sơn mài, dệt thảm, công nhân canh vẽ bản đồ…

Hoạ sĩ trung cấp, nhạc sĩ, kỹ thuật viên kiến trúc…

Hoạ sĩ, nhạc sĩ, nhà văn, nhà thơ…

Người - Nghệ thuật

Page 47: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Cẩm

nan

g hư

ớng

nghi

ệp

47

DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN LỰC TẠI TP. HCM ĐẾN NĂM 2020(Trích tham luận hội thảo thị trường lao động ngành nghề Quản trị nhân sự - Đại học Hoa sen tổ chức ngày 12.1.2013)

Trần Anh Tuấn - Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM

Phát triển nguồn nhân lực là một trong 6 chương trình đột phá theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ IX nhiệm kỳ 2010 – 2015. Trong đó, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế đang là nhu cầu cấp bách. Tuy tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và đang làm việc trên địa bàn TP.HCM là 59% lao động, cao so với cả nước,nhưng lại rất thấp (đặc biệt nhu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao) so với yêu cầu chung của sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa của thành phố trong giai đoạn 2012-2015 và giai đoạn tiếp theo đến năm 2020.

Theo quy hoạch phát triển nhân lực TP.HCM giai đoạn 2011-2020,thành phố Hồ Chí Minh ưu tiên phát triển nhân lực cho những ngành có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, đảm bảo nhu cầu lao động chất lượng cao cho 9 ngành dịch vụ, 4 ngành công nghiệp chủ lực (cơ khí chế tạo chính xác và tự động hóa, điện tử và CNTT, chế biến thực phẩm theo hướng tinh chế, hóa chất - hóa dược và mỹ phẩm). Những nhóm ngành nghề có nhu cầu lao động nhiều, chiếm tỷ lệ trên 80% tổng NCNL tại thành phố như: Quản lý kinh tế - kinh doanh - quản lý chất lượng; du lịch - nhà hàng - khách sạn, marketing - nhân viên kinh doanh; tài chính - ngân hàng (nhân lực chuyên môn cao, ở cấp độ quản lý) - kế toán - kiểm toán; tư vấn - bảo hiểm; pháp lý - luật; nghiên cứu - khoa học; quản lý nhân sự - tổ chức…Trong giai đoạn 2013-2015 đến 2020 , bình quân mỗi năm thành phố có nhu cầu việc làm 270.000-280.000 người, nhu cầu nhân lực của các tỉnh khu vực Nam bộ,mỗi tỉnh thành cần 50.000-55.000 người/năm cho nhu cầu phát triển nhân lực với đa dạng ngành nghề Chỉ số nhu cầu về trình độ lao động giai đoạn 2013-2015 đến 2020 về nhu cầu lao động đã qua đào tạo được dự báo khá cao, chiếm đến 65% nhu cầu lao

động. Điều này cho thấy hiện nay và những năm tới, thị trường lao động TP.HCM sẽ tiếp tục phát triển theo chiều hướng đổi mới công nghệ, nâng cao quản lý; phát triển quy mô sản xuất kinh doanh, quy mô doanh nghiệp tạo nhiều chỗ làm mới, thu hút lao động với nhiều ngành nghề đa dạng, đặc biệt là nhu cầu việc làm chất lượng cao.

Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh đã thường xuyên thực hiện khảo sát, cập nhật về thị trường lao động (cung – cầu) trên địa bàn thành phố. Năm 2012, Trung tâm đã khảo sát tại 22 sàn giao dịch, ngày hội việc làm; 47 đợt hướng nghiệp tại các Trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố; thu thập thông tin của các Trung tâm giới thiệu việc làm, các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, trường Nghề; các kênh thông tin của doanh nghiệp về tuyển dụng lao động. Từ đó, Trung tâm đã tổng hợp nhu cầu nhân lực của 27.247 doanh nghiệp, với 271.063 chỗ làm việc (trong đó chỗ làm việc mới 123.000) và 123.283 có nhu cầu học nghề, tìm việc làm, (bao gồm 96.553 người tìm việc làm trên hệ thống thông tin điện tử và trực tiếp phỏng vấn 26.730 người, bao gồm: 13.942 học sinh THPT; 6072 người lao động và 6716 sinh viên). Đồng thời, Trung tâm đã khảo sát trực tiếp tại 2.080 doanh nghiệp về nhu cầu tuyển dụng nhân lực năm 2013.

Page 48: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Cẩm

nan

g hư

ớng

nghi

ệp

48

Thị trường lao động thành phố tiếp tục có sự chênh lệnh cung – cầu, một số ngành nghề biểu hiện tương đối rõ nét sự chênh lệch cung – cầu như:

Tài chính – Ngân hàng: là ngành nghề có số lượng người tìm việc làm luôn luôn vượt so với nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong những năm trở lại đây. Năm 2012, nhiều ngân hàng thực hiện tái cơ cấu bộ máy nhân sự, hàng loạt thay đổi nhân sự không chỉ ở vị trí cao cấp mà còn ở các cấp trung và thấp, nhiều ngân hàng cắt giảm nhân sự, tuy nhiên đa số các ngân hàng vẫn tiếp tục việc tuyển dụng mới nhân sự, nhân sự Tài chính – Ngân hàng có kinh nghiệm và chuyên môn giỏi là yêu cầu cần thiết của nhiều doanh nghiệp về nhu cầu tuyển dụng năm 2012 và các năm tới để đáp ứng được việc tái cơ cấu bộ máy nhân sự của hệ thống ngân hàng.

Kế toán – Kiểm toán: Ngành nghề có nhiều biến động về nhân sự, đặc biệt là nhân sự có chuyên môn giỏi, tuy là nhóm ngành nghề liên tục được tuyển dụng và có nhu cầu, nhưng nhân lực tìm việc trong nhóm ngành nghề này luôn cao hơn so với nhu cầu tuyển dụng ở tất cả các trình độ.

Cơ khí: Tuy nhu cầu tuyển dụng năm 2012 giảm so năm 2011, nhưng nguồn cung nhân lực chỉ đáp ứng 50% nhu cầu tuyển dụng, đặc biệt ở trình độ từ trung cấp đến đại học. Các doanh nghiệp luôn không tuyển đủ người, cho dù đã đặt hàng đào tạo và không yêu cầu quá cao về tay nghề, trình độ … Năm 2012, chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đào tạo chỉ khoảng 9.000 sinh viên, học sinh nhưng chỉ tuyển đạt dưới 50%.

Xây dựng – Kiến trúc: Cùng với sự khó khăn của nền kinh tế, thị trường bất động sản cũng không mấy sáng sủa, hàng loạt doanh nghiệp trong ngành kiến trúc - xây dựng tạm ngưng hoặc ngưng hoạt động, đặc biệt những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, trong năm 2012 nhu cầu tuyển dụng giảm gần 50% so năm 2011, tỷ lệ người lao động trong ngành kiến trúc - xây dựng thất nghiệp cũng khá cao. Số chỗ làm việc trống chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu tìm việc làm ở các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học.

Công nghệ thông tin: Nhu cầu tuyển dụng trong năm 2012 tăng (66,22% ) so với năm 2011, đặc biệt nhu cầu tuyển dụng trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học chuyên ngành như lập trình viên, kỹ sư hệ thống mạng, kỹ sư phần cứng, tester, nhân viên phát triển phần mềm, thiết kế lập trình web, lập trình mobile … nhưng nguồn cung nhân lực chỉ đáp ứng 70% nhu cầu tuyển dụng và nguồn cung đa số là sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng còn hạn chế về kỹ năng, chưa phù hợp yêu cầu chuyên ngành kể cả kiến thức ngoại ngữ.

Marketing – Nhân viên kinh doanh, Bán hàng, Dịch vụ - Phục vụ: Năm 2012 nhu cầu tuyển dụng chiếm 44,70% tổng nhu cầu tuyển dụng, trong đó nhu cầu lao động thời vụ chiếm khoảng 30%. Đặc biệt ngành nghề Bán hàng, Dịch vụ - Phục vụ có xu hướng tăng nhu cầu nhân lực vào thời điểm cuối năm. Xu hướng tuyển dụng trong nhóm ngành này ngày càng chú trọng về chất lượng và trình độ.

Đối với các nhóm ngành nghề khác: thì nhu cầu tuyển về công nhân kỹ thuật lành nghề, nhân lực có trình độ cao, nhân lực quản lý cũng luôn là yêu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp.

Page 49: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Cẩm

nan

g hư

ớng

nghi

ệp

49

Nhận định chung về tình hình thị trường cung – cầu nhân lực , những vấn đề cần được quan tâm:

Nhu cầu đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chưa đồng bộ với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chất lượng, số lượng, cơ cấu đào tạo chưa đáp ứng, cân đối phát triển nhân lực.Các chính sách thu hút công nhân kỹ thuật lành nghề, nhân lực chất lượng cao của đa số doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa rõ nét.Biến động, dịch chuyển lao động vẫn còn cao (20%).

Căn cứ chỉ tiêu tăng trưởng GDP của thành phố, căn cứ chương trình việc làm thành phố năm 2013 và tổng hợp thông tin về nhu cầu nhân lực; dự kiến nhu cầu nhân lực thành phố năm 2013 có 270.000 chỗ làm việc trống, trong đó 140.000 chỗ làm việc mới

Nhu cầu tuyển dụng tập trung nhiều vào những ngành nghề kinh doanh, dịch vụ như: Nhân viên kinh doanh, Bán hàng, Dịch vụ - Phục vụ, Y tế - Chăm sóc sức khỏe, Du lịch, Tư vấn – Bảo hiểm, … và nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong các ngành nghề như: Cơ khí, Xây dựng, Công nghệ thông tin, Điện tử, Điện - Điện công nghiệp - Điện lạnh…

Việc tái cơ cấu bộ máy nhân sự chú trọng chất lượng, trình độ là xu hướng của năm 2013 và những năm sắp tới, sẽ tiếp tục tình hình thị trường lao động tồn tại những nghịch lý giữa nhu cầu tuyển dụng và nhu cầu tìm việc, cả về số lượng và trình độ, đặc biệt đối với những nhóm ngành Tài chính – Ngân hàng, Cơ khí, Công nghệ thông tin, Kế toán – Kiểm toán, Quản lý điều hành – Quản trị nhân lực - Quản trị Kinh doanh, …

12 nhóm ngành nghề có nhu cầu nhân lực nhiều nhất trong năm 2013 tại TP HCM như sau:

1. Marketing – kinh doanh – bán hàng (27,08%)2. Du lịch – nhà hàng – khách sạn – dịch vụ - phục vụ (19,92%)3. Công nghệ thông tin – điện tử - viễn thông (7,79%)4. Quản lý - hành chính - nhân sự – giáo dục – đào tạo (7,54%)5. Dệt – may – giày da (7,16%)6. Tài chính - kế toán – kiểm toán - đầu tư - bất động sản - chứng khoán (6,50%)7. Tư vấn - bảo hiểm (3,74%)8. Cơ khí – luyện kim – công nghệ ô tô (2,77%)9. Hóa – y tế, chăm sóc sức khỏe (2,67%)10. Xây dựng – kiến trúc – giao thông vận tải (2,51%)11. Điện – điện công nghiệp – điện lạnh (2,00%)12. Kho bãi - vật tư - xuất nhập khẩu (1,54%)

Theo xu hướng phát triển thị trường lao động, ngành nghề Quản trị nhân lực chuyên nghiệp là một lĩnh vực ngày càng trở nên quan trọng của bất kỳ tổ chức nào, vì công việc này có trách nhiệm xây dựng nhân tài và hình thành các năng lực tổ chức khác tạo ra lợi thế cạnh tranh thông qua tuyển dụng, đào tạo và khen thưởng nhân viên, đồng thời thiết kế và quản lý các quy trình tổ chức. Khi doanh nghiệp tiến vào tương lai và tiếp nhận các thực tiễn mới, hoạt động nhân sự cũng phải theo kịp tình hình, những người thực hành quản lý nhân sự cũng phải theo kịp những thay đổi trong lĩnh vực này để sẵn sàng cho tương lai. Quản lý nhân sự là sự khai thác và sử dụng nguồn nhân lực của một tổ chức hay một công ty một cách hợp lý và hiệu quả. Quản lý nhân sự có thể áp dụng cho mọi lĩnh vực, không riêng gì trong sản xuất kinh doanh.

Theo số liệu khảo sát , nghề Quản trị nhân sự có nhu cầu rất lớn nhưng chất lượng nhân lực vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Nhân viên hành chính, văn phòng, tổ chức thì nhiều nhưng người làm nhân sự chuyên nghiệp lại thiếu hụt trầm trọng. Bình quân mỗi năm (2013-2015 ) nhu cầu tuyển dụng lao động làm công việc chuyên nghiệp quản trị nhân sự là khoảng 5.000-6000 người. Tuy nhiên, nguồn cung chưa đáp ứng yêu cầu về kỹ năng lẫn chất lượng làm việc, dẫn đến tình trạng thừa số lượng, thiếu chất lượng xảy ra dai dẳng như một số ngành nghề

Page 50: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Cẩm

nan

g hư

ớng

nghi

ệp

50

khác: thừa nhân viên làm về hành chính, văn phòng, tổ chức; thiếu hụt trầm trọng những người quản lý nhân sự giỏi, chuyên nghiệp. Thực trạng này đòi hỏi phải nhanh chóng điều chỉnh, bổ sung kiến thức đào tạo cho sinh viên chuyên ngành và đào tạo lại nguồn nhân lực tại chỗ để đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Đặc điểm về các kỹ năng chuyên môn không thể thiếu đối với người làm quản trị nhân sự là: dự báo nhu cầu nhân sự và hoạch định nguồn nhân lực; phác họa chân dung ứng viên tốt từ các nhân tố thành công của công việc, sắp xếp một cuộc phỏng vấn ấn tượng và thành công; đặt câu hỏi phỏng vấn để nhận diện được "bản chất" ứng viên; xây dựng hệ thống thông tin nội bộ hai chiều; hướng dẫn nhân viên mới hội nhập công ty...Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là khả năng thuyết phục cũng nằm trong số những yêu cầu cần thiết khi tuyển dụng nhân viên nhân sự.

Thực trạng chung hiện nay, đa số sinh viên cho rằng, với nhiều bằng cấp, kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao sẽ dễ dàng tìm việc. Điều này đúng nhưng chưa đủ vì theo khảo sát những người làm việc hiệu quả và dễ thăng tiến không thể thiếu những kỹ năng mềm. Thực tế cho thấy, người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Để thành công, người lao động phải hội đủ cả hai kỹ năng kiến thực chuyên môn và kỹ năng.

Định hướng của các doanh nghiệp trong xu hướng tuyển dụng đã có nhiều thay đổi , kỹ năng làm việc là điều được mong đợi trước tiên chứ không phải là kinh nghiệm. Như vậy kinh nghiệm đã trở thành thứ yếu và năng lực là điều được các doanh nghiệp xem trọng nhất.

Theo các nhà tuyển dụng, những ứng viên tìm việc với các bằng cấp trường lớp và kinh nghiệm cần thiết thì có nhiều; nhưng để tìm được một ứng viên lý tưởng với kỹ năng mềm hoàn hảo – đặc biệt cho các vị trí nhân sự cao cấp thì khó như mò kim đáy biển. Qua thu thập thông tin, phân tích thị trường lao động TPHCM cho thấy, những kỹ năng mềm mà các nhà tuyển dụng đề cập gồm kỹ năng: giao tiếp; kỹ năng viết; sự trung thực, làm việc theo nhóm, thương thuyết, tính linh hoạt, thích ứng; đặt câu hỏi; tư duy sáng tạo…

Để khắc phục sự mất cân đối lao động điều quan tâm nhất công tác đào tạo nguồn nhân lực của các trường phải gắn kết chặt chẽ với nhu cầu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tuyển dụng được lao động theo nhu cầu, sinh viên ra trường có được việc làm theo đúng chuyên môn đã học. Muốn làm được đồng bộ, phải thống kê chính xác cung - cầu lao động, là thông tin quan trọng giúp các cơ sở giáo dục đào tạo rà soát lại quá trình cung ứng lao động và chính người lao động, người sử dụng lao động cũng phải có được thông tin quan trọng này.Bên cạnh đó, cần có sự ưu tiên đầu tư của nhà nước, cần huy động sức mạnh của toàn xã hội, đặc biệt là sự nỗ lực của mỗi cá nhân để tự nâng cao kiến thức; tạo cho được phong trào tự học, tự nghiên cứu. Nhà nước cần có cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển nguồn nhân lực; trước hết cần có cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo, coi lĩnh vực này là đối tượng được ưu tiên hàng đầu. Có chính sách để các doanh nghiệp, nhà đầu tư tổ chức đào tạo, đáp ứng yêu cầu về nhân lực đặc thù của từng công ty, doanh nghiệp…Cần xác định được khung chương trình đào tạo phù hợp, có chất lượng phù hợp với nhu cầu công việc xã hội và các doanh nghiệp. Hạn chế việc đào tạo tự phát không đảm bảo chất lượng gây tình trạng thừa thiếu lao động và gia tăng thất nghiệp. Có sự đồng bộ giữa hoạt động hướng nghiệp, tuyển sinh, đào tạo, thực hành với nhu cầu sử dụng lao động ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các doanh nghiệp cũng như nhà trường. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải gắn liền với sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.

Mức độ ổn định nhân lực của mỗi doanh nghiệp, cùng với sự hỗ trợ chung về chính sách của Nhà nước; yếu tố quan trọng nhất là từ sự chăm lo, quan tâm tích cực của doanh nghiệp và nhận thức về việc làm của người lao động trong tình hình kinh tế - xã hội, đời sống và việc làm vẫn tiếp tục còn nhiều hạn chế, khó khăn .Để làm được vấn đề này, các doanh nghiệp cần thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý sản xuất kinh doanh hiệu quả,trong đó có biện pháp là tuyển dụng được những người làm công việc Quản trị nhân sự chuyên nghiệp là một yêu cầu ngày càng trở nên quan trọng của các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp.

TP.HCM, ngày 12 tháng 1 năm 2013

Page 51: Cẩm nang Hướng nghiệp 2017

Phòng NZ.001, 8 Nguyễn Văn Tráng, Q.1, Tp. HCM(08) 7309 1991 nội bộ 11 400www.facebook.com/HoaSenUnihttp://[email protected]