169
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC MỤC LỤC............................................... 1 LỜI MỞ ĐẦU:........................................... 5 Phần I:............................................... 7 KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CỦA BỘ NỘI VỤ.............7 Vài nét về sự hình thành và quá trình phát triển của Bộ Nội vụ................................................ 7 1. Chức năng.......................................... 9 2. Nhiệm vụ và quyền hạn..............................9 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy.............................10 II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VỤ CÔNG CHỨC – VIÊN CHỨC.........................11 1.Vị trí, chức năng.................................. 11 2. Nhiệm vụ, quyền hạn............................... 11 3. Cơ cấu tổ chức.................................... 14 4. Chế độ làm việc................................... 16 III. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ, HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC HÀNH CHÍNH VĂN PHÒNG CỦA BỘ NỘI VỤ...............16 1. Tổ chức quản lý và hoạt động của văn phòng........16 1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng:..............16 1.2. Quy trình xây dựng chương trình, kế hoạch công tác thường kỳ của Bộ Nội vụ :...........................21 Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 1

Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

MỤC LỤC

MỤC LỤC.................................................................................................................1

LỜI MỞ ĐẦU:..........................................................................................................5

Phần I:........................................................................................................................7

KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CỦA BỘ NỘI VỤ..................................7

Vài nét về sự hình thành và quá trình phát triển của Bộ Nội vụ...............................7

1. Chức năng..............................................................................................................9

2. Nhiệm vụ và quyền hạn.........................................................................................9

3. Cơ cấu tổ chức bộ máy........................................................................................10

II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VỤ CÔNG CHỨC – VIÊN CHỨC.........................................................................11

1.Vị trí, chức năng...................................................................................................11

2. Nhiệm vụ, quyền hạn...........................................................................................11

3. Cơ cấu tổ chức.....................................................................................................14

4. Chế độ làm việc...................................................................................................16

III. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ, HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC HÀNH CHÍNH VĂN PHÒNG CỦA BỘ NỘI VỤ................................................16

1. Tổ chức quản lý và hoạt động của văn phòng.....................................................16

1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng:.............................................................16

1.2. Quy trình xây dựng chương trình, kế hoạch công tác thường kỳ của Bộ Nội vụ :................................................................................................................................21

1.3. Công tác tổ chức Hội nghị của Bộ Nội vụ:.....................................................21

1.4. Quy trình nghiệp vụ tổ chức chuyến đi công tác cho lãnh đạo Bộ:..................23

1.5 Nhận xét, đánh giá tình hình triển khai và thực hiện văn hóa công sở của cơ quan.........................................................................................................................24

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 1

Page 2: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1.6 Ưu điểm, nhược điểm mô hình tổ chức bộ máy của Vụ Công chức - Viên chức..................................................................................................................................27

2. Về công tác văn thư.............................................................................................28

2.1 Tổ chức công tác văn thư..................................................................................28

2.2. Soạn thảo và ban hành văn bản........................................................................29

2.3. Tổ chức quản lý và giải quyết văn bản của Văn phòng Bộ:.............................32

2.4. Tổ chức quản lý và sử dụng con dấu................................................................37

3. Khảo sát về tình hình thực hiện các nghiệp vụ lưu trữ.......................................38

3.1. Công tác thu thập, bổ sung tài liệu lưu trữ.......................................................38

3.2. Công tác chỉnh lý tài liệu lưu trữ......................................................................38

3.3. Công tác bảo quản tài liệu lưu trữ....................................................................39

3.4. Công tác sử dụng tài liệu lưu trữ......................................................................40

PHẦN II..................................................................................................................40

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP: NGHIỆP VỤ HÀNH CHÍNH CỦA CƠ....................40

QUAN.....................................................................................................................40

1. Xác định hệ thống văn bản và mẫu hóa một số văn bản hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ Nội vụ:..............................................................................41

1.1 Văn bản do Bộ Nội vụ ban hành bao gồm các loại văn bản sau:......................41

1.2 Mẫu hóa một số văn bản hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ Nội vụ:............................................................................................................................41

PHẦN III.................................................................................................................42

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ..............................................................42

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC HÀNH CHÍNH VĂN PHÒNG TẠI VĂN PHÒNG BỘ NỘI VỤ....................................................................................42

II. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT HUY ƯU ĐIỂM, KHẮC PHỤC NHƯỢC ĐIỂM ......................................................................................................................46

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 2

Page 3: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

III. KẾT LUẬN:......................................................................................................50

PHẦN PHỤ LỤC....................................................................................................52

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 3

Page 4: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU:

Như chúng ta đã biết, trong bất kì một cơ quan nào cũng đều cần có văn

phòng. Văn phòng là bộ máy của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thu thập, xử lí và

tổng hợp thông tin phục vụ lãnh đạo. Văn phòng có vai trò quan trọng trong cơ

quan, tổ chức. Công tác văn phòng thực hiện tốt sẽ là động lực thúc đẩy sự phát

triển, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hoạt động củ cơ quan, đơn vị. Ngược lại

công tác văn phòng thực hiện không tốt sẽ dẫn đến rất nhiều khó khăn và hiệu quả

đạt được không như mong muốn. Bởi vậy mà công tác văn phòng không chỉ có

những đóng góp lớn cho cơ quan tổ chức mà còn nó còn góp phần vào sự thúc đẩy

phát triển công cuộc xây dựng đất nước.

Là một sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội với chuyên ngành Quản trị

văn phòng, em đã được thầy cô giảng dạy đồng thời qua tìm hiểu phần nào đã biết

được những đặc điểm, hoạt động của văn phòng, hiểu được thế nào là quản trị văn

phòng. Nhằm trang bị cho sinh viên nhưng kiến thức và kĩ năng trong quá trình tổ

chức và thực hiện những hoạt động, quản lí, điều hành của cơ quan tổ chức, trường

Đại học Nội Vụ Hà Nội đã tổ chức một đợt kiến tập, đặc biệt là đợt thực tập cho

sinh viên khoa Quản trị văn phòng tại các cơ quan, đơn vị nhằm nâng cao trình độ

hiểu biết cũng như giúp sinh viên đi gần hơn với thực tế, rèn luyện thêm ý thức

làm việc đúng với phương châm mà nhà trường đã đề ra: “Học thật đi đôi với Làm

thật” và “ Học đi đôi với Hành”.

Được sự đồng ý của Lãnh đạo Vụ Công chức - Viên chức - Bộ Nội vụ, em

được tiếp nhận về Phòng Quản lý công tác hồ sơ cán bộ, công chức để giúp cán bộ

văn thư của Vụ những nghiệp vụ về công tác Văn thư - Lưu trữ, thực hiện các

nghiệp vụ chuyên môn khác mà mình được đào tạo và một số công việc khác dưới

sự hướng dẫn của cán bộ chuyên viên trong Vụ. Đây là môi trường thuận lợi cho

em tiếp cận với thực tiễn, giúp em hiểu rõ hơn về nghiệp vụ công tác Hành chính

văn phòng, Văn thư - Lưu trữ. Với kiến thức lý luận được trang bị, tích lũy trong

thời gian học tập tại trường, cùng với quá trình tự học và trực tiếp thực hiện các

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 4

Page 5: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

công việc thực tế ở cơ quan nơi thực tập, tôi nhận thức và nắm rõ về vai trò, nhiệm

vụ của công tác văn phòng, nâng cao năng lực làm việc cũng như sự năng động,

nhiệt tình và lòng say mê nghề nghiệp của một cán bộ văn phòng.

Trong thời gian thực tập gần 2 tháng (từ ngày 10/3 đến ngày 02/5/2014) tại

Vụ Công chức - Viên chức - Bộ Nội vụ, em đã nhận được sự hướng dẫn của các

cán bộ, công chức trong Vụ và đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của chuyên viên trực

tiếp hướng dẫn thực tập đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành đợt thực tập này.

Do thời gian, trình độ và vốn kiến thức còn có những hạn chế nhất định, vì

vậy báo cáo của em không tránh khỏi có những thiếu sót, mang tính chủ quan trong

nhận định, đánh giá cũng như đề xuất giải pháp. Chính vì vậy, để báo cáo được

hoàn thiện hơn, em rất mong nhận được sự thông cảm và những ý kiến đóng góp

quý báu của các cán bộ, công chức trong Vụ Công chức - Viên chức; các thầy, cô

trong Khoa Quản trị văn phòng để bài Báo cáo của em được hoàn thiện tốt hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 5

Page 6: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phần I:

KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CỦA BỘ NỘI VỤ

Vài nét về sự hình thành và quá trình phát triển của Bộ Nội vụ.

Lịch sử hình thành và phát triển của Bộ Nội vụ gắn liền với sự ra đời

và phát triển của Nhà nước cách mạng, với quá trình đấu tranh giải phóng

dân tộc và xây dựng đất nước Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử.

Ngày 28 tháng 8 năm 1945, theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh,

Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Quốc dân Đại hội Tân Trào bầu ra

đã được cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà.

Theo Quyết định số 40/CP ngày 26/2/1970 của Hội đồng Chính phủ, các

chức năng, nhiệm vụ quản lý công tác tổ chức nhà nước chuyển từ Bộ Nội

vụ về Phủ Thủ tướng. Bộ Nội vụ lúc này chỉ thực hiện một số nhiệm vụ xã

hội. Ngày 6/6/1975, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá V đã quyết định hợp

nhất Bộ Công an và Bộ Nội vụ thành một Bộ lấy tên là Bộ Nội vụ với chức

năng bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

Ngày 20/2/1973 Hội đồng Chính phủ bàn hành Nghị định số 29/NĐ-

CP lập Ban Tổ chức của Chính phủ để thực hiện nhiệm vụ giúp Chính phủ

quản lý công tác tổ chức theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,

pháp luật của Nhà nước, xây dựng, kiện toàn bộ máy nhà nước trong điều

kiện tình hình, nhiệm vụ mới.

Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 135/HĐBT ngày

7/5/1990 quy định tên gọi, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Ban Tổ chức -

Cán bộ Chính phủ.

Ngày 30/9/1992 tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá IX, Ban Tổ chức

cán bộ Chính phủ được xác định là cơ quan ngang Bộ, ngày 9/11/1994

Chính phủ ban hành Nghị định số 181/CP quy định chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ.

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 6

Page 7: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ về công tác xây dựng bộ máy và đội ngũ

cán bộ, công chức trong tình hình mới, ngày 5/8/2002 Quốc hội khoá XI

quyết định đổi tên Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ thành Bộ Nội vụ.

Tên, địa chỉ, số điện thoại của Bộ Nội vụ.

- Tên cơ quan: Bộ Nội vụ

- Địa chỉ cơ quan: Số 8, đường Tôn Thất Thuyết , Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

- Số điện thoại: 04. 62820404 Fax: 04. 62820408 – 04.62820398

1. Chức năng.

Bộ Nội vụ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước

về các ngành, lĩnh vực: tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước; chính quyền địa

phương, địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; tổ chức hội,

tổ chức phi Chính phủ; thi đua khen thưởng; tôn giáo; cơ yếu; văn thư lưu trữ nhà

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 7

Page 8: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

nước và quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ

theo quy định của pháp luật.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn.

Bộ Nội vụ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số

36/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền

hạn cụ thể sau:

- Trình Chính phủ dự án Luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án Pháp

lệnh, dự thảo Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo Nghị quyết,

Nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng Pháp luật hàng

năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính

phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài

hạn, năm năm, hàng năm, các dự án, công trình quan trọng quốc gia và các dự thảo

quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của

Bộ.

- Ban hành các Quyết định, Chỉ thị, Thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà

nước của Bộ.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các

văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được ban hành

hoặc phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; thông tin, tuyên truyền,

phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

- Ngoài ra Bộ Nội vụ còn có nhiều nhiệm vụ khác liên quan đến các vấn đề

như sau: về tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước; chính quyền địa phương; địa

giới hành chính và phân loại đơn vị hành chính; quản lý biên chế; cán bộ công

chức, viên chức nhà nước; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, nhà

nước; chính sách tiền lương; tổ chức hội và các tổ chức phi chính phủ; thi đua khen

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 8

Page 9: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

thưởng; công tác tôn giáo; công tác cơ yếu; công tác văn thư, lưu trữ nhà nước; cải

cách hành chính nhà nước; thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; hợp tác quốc tế;

quản lý nhà nước về công tác thanh niên; thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực

quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật; thanh tra, kiểm tra giải quyết

khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm

pháp luật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; chủ

trì, phối hợp với các Bộ, ngành giải quyết kiến nghị của các cơ quan nhà nước, tổ

chức chính trị - xã hội theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

hướng dẫn, kiểm tra việc cho phép các cơ quan, tổ chức được sử dụng con dấu và

việc quản lý, sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật; tổ chức và chỉ đạo thực

hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học và ứng dụng nghiên cứu khoa học trong các

lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ; quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; quản lý tài

chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy

định của pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ

tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.

3. Cơ cấu tổ chức bộ máy

- Vụ Tổ chức – Biên chế.

- Vụ Chính quyền địa phương.

- Vụ Công chức - Viên chức.

- Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

- Vụ Tiền lương.

- Vụ Tổ chức phi Chính phủ.

- Vụ Cải cách hành chính.

- Vụ Hợp tác quốc tế.

- Vụ Pháp chế.

- Vụ Kế hoạch – Tài chính.

- Vụ Tổng hợp.

- Vụ Tổ chức cán bộ.

- Thanh tra Bộ.

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 9

Page 10: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Văn phòng Bộ.

- Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương.

- Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Ban Cơ yếu Chính phủ.

- Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.

- Cơ quan đại diện của Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Cơ quan đại diện của Bộ tại thành phố Đà Nẵng.

- Viện Khoa học tổ chức nhà nước.

- Tạp chí Tổ chức nhà nước.

- Trung tâm Thông tin.

- Trung Tâm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

- Sơ đồ tổ chức bộ máy Bộ Nội vụ (Xem phụ lục 1)

II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC

CỦA VỤ CÔNG CHỨC – VIÊN CHỨC

1.Vị trí, chức năng.

Vụ Công chức – Viên chức là tổ chức của Bộ Nội vụ, có chức năng tham

mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về đội ngũ cán bộ, công chức,

viên chức nhà nước.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn.

- Giúp Bộ trưởng xây dựng các dự án Luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội,

dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo

nghị quyết, nghị định của Chính phủ về cán bộ, công chức, viên chức nhà nước,

công chức dự bị theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ

đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ

tướng Chính phủ.

- Giúp Bộ trưởng xây dựng dự thảo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát

triển dài hạn, năm năm, hàng năm, các dự án và các dự thảo Quyết định, Chỉ thị

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 10

Page 11: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

của Thủ tướng Chính phủ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ về cán bộ, công

chức, viên chức nhà nước, công chức dự bị.

- Xây dựng trình Bộ trưởng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phạm

vi quản lý nhà nước của Bộ về cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, công chức

dự bị.

- Giúp Bộ trưởng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức

thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã

được ban hành hoặc phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ về cán bộ,

công chức, viên chức nhà nước, công chức dự bị.

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của

các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tổng hợp, báo cáo Thủ

tướng Chính phủ về quy hoạch cán bộ thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính

phủ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình xây

dựng đội ngũ cán bộ, công chức.

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Chính phủ, Thủ tướng

Chính phủ về : tuyển dụng, sử dụng, nâng ngạch, bổ nhiệm ngạch, chuyển ngạch,

chuyển loại, đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức,

miễn nhiệm, biệt phái, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu và các chế độ, chính sách khác

đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Chính phủ về chức

danh, tiêu chuẩn, số lượng cán bộ, lãnh đạo, quản lý từ cấp Phòng và tương đương

đến Thứ trưởng và tương đương của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính

phủ, từ cấp Phòng và tương đương thuộc Uỷ ban nhân dân cấp Huyện đến Giám

đốc Sở và tương đương thuộc Uỷ ban nhân dân cấp Tỉnh.

- Xây dựng trình Bộ trưởng ban hành các quy định ngạch và mã ngạch; ban

hành và hướng dẫn kiểm tra thực hiện tiêu chuẩn các ngạch công chức, cơ cấu

ngạch công chức, cơ cấu vị trí việc làm, quy chế tuyển dụng viên chức, quy chế

nâng ngạch viên chức, quy định việc xét nâng ngạch viên chức đối với ngành nghề Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 11

Page 12: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

đặc biệt. Thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để Bộ trưởng, Thủ

trưởng cơ quan ngang bộ quản lý ngạch viên chức chuyên ngành ban hành về: quy

định tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của các ngạch viên chức; cơ cấu ngạch

viên chức; đánh giá viên chức; nội dung, hình thức thi tuyển, xét tuyển viên chức;

nội dung, hình thức thi nâng ngạch viên chức chuyên ngành.

- Hướng dẫn về điều kiện đảm bảo thực hiện phân cấp tổ chức thi nâng ngạch

công chức chuyên ngành. Thẩm định trình Bộ trưởng phê duyệt đề án tổ chức kỳ

thi nâng ngạch công chức, danh sách người đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi nâng

ngạch công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương lên ngạch chuyên viên

chính và tương đương; từ ngạch chuyên viên chính và tương đương lên ngạch

chuyên viên cao cấp và tương đương. Phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ

quan thuộc Chính phủ xây dựng ngân hàng đề thi nâng ngạch công chức hành

chính, công chức chuyên ngành. Giám sát, kiểm tra, việc tổ chức thi nâng ngạch

công chức hành chính. Thẩm định, trình Bộ trưởng quyết định phê chuẩn kết quả

kỳ thi nâng ngạch công chức hành chính.

- Thẩm định trình Bộ trưởng phê duyệt đề án tổ chức kỳ thi nâng ngạch viên

chức, danh sách người đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi nâng ngạch viên chức từ

ngạch viên chức tương đương chuyên viên lên ngạch viên chức tương đương

chuyên viên chính, từ ngạch viên chức tương đương chuyên viên chính lên ngạch

viên chức tương đương chuyên viên cao cấp; phối hợp với cán bộ quản lý ngạch

viên chức tổ chức thi nâng ngạch viên chức tương đương chuyên viên chính lên

ngạch viên chức tương đương chuyên viên cao cấp, giám sát, kiểm tra việc tổ chức

thi nâng ngạch viên chức.

- Thẩm định về nhân sự đối với các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc

thẩm quyền quyết định bổ nhiệm, phê chuẩn của Thủ tướng Chính phủ. Thẩm

định, trình Bộ trưởng quyết định bổ nhiệm ngạch chuyên viên cao cấp và tương

đương, ngạch giáo sư và ngạch phó giáo sư theo thẩm quyền.

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 12

Page 13: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Xây dựng trình Bộ trưởng ban hành các Quy định về công tác quản lý hồ sơ

cán bộ, công chức, viên chức; số hiệu, thẻ đối với cán bộ, công chức. Xây dựng,

hướng dẫn và quản lý dữ liệu hồ sơ điện tử của cán bộ, công chức, viên chức nhà

nước, cán bộ, công chức cấp xã và cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ

tướng Chính phủ. Tổ chức quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức theo phân

cấp.

- Tổng hợp, thống kê đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, công

chức dự bị.

- Tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ cao cấp theo phân công và

phân cấp.

- Chủ trì hoặc phối hợp giải quyết các kiến nghị liên quan về cán bộ, công

chức, viên chức nhà nước, công chức dự bị theo phân công của Bộ trưởng. Thông

tin, tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của

Bộ về cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, công chức dự bị.

- Xây dựng, trình các đề án thí điểm thuộc lĩnh vực phụ trách và tổ chức thực

hiện sau khi được phê duyệt.

- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học, bồi dưỡng nghiệp vụ

chuyên môn về cán bộ, công chức, viên chức. Tổ chức và tham gia các hội nghị,

hội thảo trong nước và quốc tế về cán bộ, công chức, viên chức theo sự chỉ đạo

của Bộ trưởng.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.

3. Cơ cấu tổ chức.

3.1. Về tổ chức phòng, ban:

- Trong Vụ có 3 nhóm công tác, thực hiện 3 mảng công việc chính:

+ Về nhân sự;

+ Về xây dựng đội ngũ;

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 13

Page 14: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

+ Về hồ sơ cán bộ.

- Việc thành lập các phòng nghiệp vụ do Bộ trưởng quyết định theo đề nghị

của Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức.

3.2. Về nhân sự.

- Vụ gồm có 01 Vụ trưởng, 03 phó Vụ trưởng và 16 công chức

- Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về tổ chức thực hiện các nhiệm

vụ được quy định tại Điều 2 của Quyết định này và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ

thể sau:

+ Tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Vụ và chịu trách nhiệm trước Bộ

trưởng về mọi mặt công tác của Vụ.

+ Phân công nhiệm vụ, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ

của Phó Vụ trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và công chức trong vụ.

+ Ký thừa lệnh Bộ trưởng để trả lời, giải đáp, hướng dẫn nghiệp vụ và yêu

cầu việc cung cấp thông tin đối với các tổ chức và cá nhân về công tác quản lý đội

ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và công chức dự bị.

+ Phối hợp với các tổ chức trong Bộ, các cơ quan liên quan trong việc giải

quyết những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ.

+ Thực hiện công tác thông tin cho công chức trong Vụ theo quy chế làm

việc của Bộ.

+ Quyết định các nội dung báo cáo, sơ kết, tổng kết, kiến nghị với Bộ trưởng

các chủ trương, giải pháp trong việc thực hiện các nhiệm vụ của Vụ.

+ Tổ chức thực hiện các quy chế của Bộ; quản lý công chức và tài sản được

giao theo phân cấp của Bộ.

- Phó Vụ trưởng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và giúp Vụ trưởng phụ

trách một số công tác theo phân công của Vụ trưởng và chịu trách nhiệm trước Vụ

trưởng về nhiệm vụ được phân công. Trong trường hợp lãnh đạo Bộ làm việc trực

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 14

Page 15: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

tiếp với Phó Vụ trưởng thì Phó Vụ trưởng thi hành ý kiến của lãnh đạo Bộ và sau

đó báo cáo với Vụ trưởng.

- Nhiệm vụ cụ thể của Trưởng phòng do Vụ trưởng phân công. Trưởng phòng

được phân công phụ trách công tác theo chức năng nhiệm vụ của phòng và thực

hiện một số nhiệm vụ chuyên môn theo sự phân công của Vụ trưởng, chịu trách

nhiệm trước Vụ trưởng về nhiệm vụ được phân công.

- Công chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn do Vụ trưởng phân công và

chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng về thực hiện những nhiệm vụ

đó. Trong trường hợp Lãnh đạo Bộ làm việc trực tiếp với chuyên viên thì chuyên

viên có trách nhiệm thi hành và sau đó báo cáo với Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng

được phân công phụ trách.

4. Chế độ làm việc.

- Vụ làm việc theo chế độ chuyên viên kết hợp với chế độ Thủ trưởng; trong

trường hợp Lãnh đạo Bộ làm việc trực tiếp với Phó Vụ trưởng, chuyên viên thì

Phó Vụ trưởng, Các chuyên viên có trách nhiệm thi hành ý kiến của Lãnh đạo Bộ

và sau đó báo cáo kịp thời với Vụ trưởng.

- Các chuyên viên chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng về công việc được giao.

III. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ, HOẠT ĐỘNG

CÔNG TÁC HÀNH CHÍNH VĂN PHÒNG CỦA BỘ NỘI VỤ.

1. Tổ chức quản lý và hoạt động của văn phòng.

1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng:

- Văn phòng Bộ là tổ chức của Bội Nội vụ có chức năng tham mưu giúp Bộ

trưởng tổng hợp thông tin quản lý phục vụ chỉ đạo điều hành, điều phối chương

trình làm việc của Lãnh đạo Bộ, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ theo chương trình,

kế hoạch công tác và theo chỉ đạo của Bộ trưởng; quản lý thực hiện công tác thi

đua khen thưởng, văn thư - lưu trữ, cung cấp thông tin cho báo chí, ngân sách, tài

chính - kế toán, tài sản quản trị công sở của cơ quan Bộ Nội vụ.

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 15

Page 16: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Tham mưu giúp Bộ trưởng công tác điều hành các hoạt động của Bộ; điều

hoà, tổ chức phối hợp công tác giữa các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; là đầu mối liên

hệ giao dịch với các Bộ, ngành, địa phương. Thực hiện, đôn đốc và kiểm tra các cơ

quan, đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện Quy chế làm việc của Bộ.

- Chủ trì phối hợp với các đơn vị xây dựng trương trình công tác của Bộ

trình Bộ trưởng ban hành; giúp Bộ trưởng theo dõi đôn đốc việc thực hiện trương

trình công tác của Bộ.

- Chủ trì phối hợp với các đơn vị xây dựng các báo cáo định kỳ về công tác

chỉ đạo, điều hành và tình hình thực hiện kế hoach công tác của Bộ; xây dựng và

tham gia xây dựng, góp ý vào các đề án, văn bản theo phân công của Bộ trưởng.

- Giúp Bộ trưởng thực hiện chế độ thông tin báo cáo và các nhiệm vụ khác

của thành viên Chính phủ theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ và quy chế

làm việc của Chính phủ.

- Thực hiện các nhiệm vụ thư ký giúp việc cho Lãnh đạo Bộ:

+ Xây dựng chương trình, lịch làm việc hàng ngày, hàng tuần của Lãnh đạo

Bộ.

+ Kiểm tra, xử lý hồ sơ, văn bản trình Lãnh đạo Bộ; thực hiện chức trách

theo quy trình ISO đã được Bộ trưởng ban hành.

+ Phối hợp chuẩn bị nội dung, chương trình, ghi biên bản các cộc họp giao

ban, buổi làm việc của Lãnh đạo Bộ.

+Phối hợp chuẩn bị các bài viết, trả lời phỏng vấn của báo chí, đài, tạp chí,

trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội, kiến nghị của cử chi về những vấn đề thuộc

lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo chỉ đạo của Bộ trưởng.

+ Đề xuất và báo cáo lãnh đạo Bộ những vấn đề cần xử lý qua phản ánh của

báo chí, dư luận xã hội liên quan đến Bộ, ngành.

- Chủ trì phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ làm thường trực Hội đồng thi đua

khen thưởng của Bộ. Tham mưu cho Lãnh đạo Bộ và Hội đồng thi đua khen Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 16

Page 17: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

thưởng để cụ thể hoá chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung phát động các phong trào thi đua trong

các cơ quan đơn vị thuộc Bộ, ngành. Giúp Bộ trưởng quản lý thống nhất công tác

thi đua khen thưởng của cơ quan Bộ, ngành. Xây dựng và quản lý quỹ Thi đua,

Khen thưởng theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ Văn thư - Lưu trữ:

+ Tiếp nhận, đăng ký, phân loại, phân phối, xử lý và theo dõi việc sử lý văn

bản đến; kiểm tra thể thức, thủ tục ban hành văn bản đi của Bộ.

+ Chuyển các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ ban hành đến các cơ quan

liên quan và cơ quan Công báo.

+ Thống kê, phân loại về văn thư và lưu trữ theo quy định của pháp luật.

+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, quy định về công tác Văn

thư - Lưu trữ, bảo mật đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ.

+ Sao chụp văn bản tài liệu phục vụ công tác chung của Bộ; cung cấp báo,

tạp chí, bản tin phục vụ công tác của Lãnh đạo Bộ và các đơn vị cơ quan Bộ; chủ

trì biên tập và phát hành danh bạ điện thoại của Bộ, ngành Nội vụ.

+ Quản lý, sử dụng con dấu của Bộ và của Văn phòng Bộ theo quy định của

pháp luật và quy chế làm việc của Bộ.

+ Tổ chức thực hiện lưu trữ, bảo mật các hồ sơ tài liệu, văn bản đi, văn bản

đến; quản lý và bảo quản an toàn kho lưu trữ của cơ quan Bộ theo đúng quy định

của pháp luật.

+ Tổ chức biên tập xuất bản hàng năm các văn bản do Bộ ban hành phục vụ

quản lý điều hành của Bộ, ngành.

- Thực hiện công tác kế toán tài vụ của cơ quan Bộ; đơn vị dự toán cấp III

của Bộ:

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 17

Page 18: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

+ Hướng dẫn các đơn vị trong cơ quan Bộ xây dựng dự toán thu chi các

nhiệm vụ đặc thù, các dự án, đề án, chương trình mục tiêu, đoàn ra, đoàn vào,...

của cơ quan Bộ theo quy định hiện hành.

+ Lập dự toán và tổng hợp dự toán thu chi ngân sách hàng năm của cơ quan

Bộ; quản lý thu chi nguồn kinh phí thường xuyên, không thường xuyên theo quy

định hiện hành của nhà nước và của Bộ.

+ Quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa, cải tạo trụ sở cơ

quan Bộ được Bộ trưởng giao theo quy định của pháp luật.

+ Thực hiện quản lý chung trụ sở và tài sản của cơ quan Bộ. Giám sát, kiểm

tra việc : mua sắm, tiếp nhận, cải tạo, duy trì, bảo dưỡng, mua mới, thay thế, sửa

chữa lớn và sửa chữa thường xuyên tài sản, phương tiện, trang thiết bị phục vụ

hoạt động của cơ quan Bộ.

+ Tổ chức thực hiện kiểm kê tài sản theo định kỳ hàng năm, lập báo cáo

kiểm kê theo quy định, gửi các cơ quan có liên quan. Tổ chức việc thanh lý,

nhượng bán, điều chuyển tài sản, dụng cụ theo quy định của Nhà nước và của Bộ.

+ Tổ chức công tác kế toán theo quy định của Luật Kế toán và các văn bản

của Nhà nước.

+ Lập báo cáo quyết toán quý, năm theo chế độ quy định của Nhà nước gửi

các cơ quan có liên quan.

+ Điều chỉnh sổ sách kế toán kịp thời sau khi có quyết định phê duyệt của

Bộ trưởng.

+ Thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định của Pháp luật.

+ Bảo quản, lưu giữ hồ sơ tài liệu, báo cáo, sổ sách, chứng từ kế toán theo

quy định hiện hành của Nhà nước.

- Thực hiện chức trách chủ đầu tư theo quy định của pháp luật đối với những

công trình được Bộ trưởng giao.

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 18

Page 19: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Thực hiện các nhiệm vụ quản trị công sở:

+ Trình Lãnh đạo Bộ quyết định chủ trương, biên pháp hiện đại hoá công sở;

tổ chức quản trị công sở, đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị văn

phòng; tổ chức cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì trụ sở cơ quan Bộ.

+ Đảm bảo phương tiện đi công tác và các điều kiện làm việc của cán bộ,

công chức, viên chức và cá nhân trong cơ quan Bộ theo quy định của pháp luật.

+ Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan bảo đảm cơ sở

vật chất kỹ thuật, lễ tân phục vụ các cuộc họp, hội nghị của Bộ.

+ Thực hiện công tác y tế, vệ sinh, môi trường cơ quan.

+ Phối hợp với Công đoàn cơ quan Bộ tổ chức ăn trưa cho cán bộ, công

chức trong cơ quan Bộ theo Nghị Quyết của Hội nghị cán bộ công chức, viên chức

của Bộ.

+ Làm nhiệm vụ thường trực, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ, thực hiện

các biện pháp phòng chống cháy nổ, thiên tai, đảm bảo trật tự, an toàn cơ quan.

- Giúp Bộ trưởng trong việc tổ chức xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ

thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001; ứng dụng công nghệ

thông tin trong công tác văn phòng.

- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu khoa học và tham gia bồi dưỡng nghiệp

vụ chuyên môn về các lĩnh vực thực hiện chức năng nhiệm vụ của văn phòng, của

Bộ.

- Quản lý công chức và người lao động của Văn phòng Bộ theo quy định của

pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.

1.2. Quy trình xây dựng chương trình, kế hoạch công tác thường kỳ của

Bộ Nội vụ :

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 19

Page 20: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Chương trình, kế hoạch công tác thường kỳ là những nhiệm vụ của một cơ quan

phải thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Công việc đó do Văn phòng thực

hiện trình tự xây dựng chương trình, kế hoạch công tác được thực hiện qua các bước:

- Yêu cầu các đơn vị đăng ký những việc ở đơn vị thuộc thẩm quyền giải

quyết của Thủ trưởng cơ quan.

- Dựa vào các căn cứ lập chương trình, trên cơ sở các thông tin thu nhận

được, Văn phòng trực tiếp dự thảo chương trình công tác của Bộ.

- Sau khi dự thảo xong, Văn phòng gửi bản thảo đến các đơn vị để lấy ý kiến

đóng góp.

- Sau khi có ý kiến đóng góp của các đơn vị, Văn phòng hoàn chỉnh dự thảo

lần cuối và trình Bộ trưởng phê duyệt, ban hành.

- Sơ đồ quy trình xây dựng chương trình, kế hoạch công tác thường kỳ

của Bộ Nội vụ (Xem phụ lục 2).

1.3. Công tác tổ chức Hội nghị của Bộ Nội vụ:

Tổ chức hội nghị là công việc cần có nhiều thời gian để chuẩn bị, đòi hỏi sự

phối hợp của các đơn vị có liên quan cùng tham gia tổ chức vì các Hội nghị thường

có quy mô lớn, đông người dự, có nhiều nội dung cần chuẩn bị. Mục đích nhằm tổ

chức thực hiện chương trình công tác hoặc tổng kết đánh giá những kết quả của

việc thực hiện một công việc, một nhiệm vụ cụ thể thuộc chức năng, nhiệm vụ và

phạm vi hoạt động của cơ quan.

- Chuẩn bị Hội nghị:

Đơn vị chủ trì Hội nghị phải lập kế hoạch tổ chức hội nghị. Căn cứ vào kế

hoạch, Văn phòng có trách nhiệm giúp Bộ trưởng theo dõi, đôn đốc các đơn vị

chuẩn bị công việc được phân công, đúng tiến độ thời gian.

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 20

Page 21: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trong Hội nghị thường có các văn bản như báo cáo, tờ trình, đề án, dự thảo

văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu tham khảo… Văn phòng đề xuất với lãnh đạo

phân công đơn vị chuẩn bị các văn bản đó.

Lãnh đạo Văn phòng có trách nhiệm kiến nghị với thủ trưởng về chương

trình làm việc, thành phần đại biểu mời dự và chuyển đến đại biểu những giấy tờ,

tài liệu như: công văn triệu tập hội nghị, chương trình hội nghị, báo cáo chính, báo

cáo tham luận, giấy mời và văn bản khác (nếu có).

Thuộc trách nhiệm của mình, Văn phòng phải chuẩn bị đầy đủ, tốt nhất cơ

sở vật chất đảm bảo cho hội nghị thành công.

- Trong quá trình Hội nghị làm việc:

Lãnh đạo văn phòng chủ trì và phối hợp với đơn vị đăng cai hội nghị tổ chức

đón tiếp đại biểu. Văn phòng cung cấp kịp thời tình hình đại biểu dự hội nghị để

phục vụ việc khai mạc, điều hành, bế mạc và thông báo kết quả hội nghị.

Văn phòng chủ trì theo dõi diễn biến hội nghị, cử người làm công tác thường

trực Hội nghị để giải quyết việc đột xuất sảy ra trong quá trình hội nghị làm việc.

Cùng với đơn vị chủ trì, Văn phòng cử cán bộ ghi biên bản hội nghị. Tổng

hợp các ý kiến để phục vụ cho tổng kết hội nghị.

- Sau khi Hội nghị bế mạc:

Văn phòng đề xuất với thủ trưởng nội dung và hình thức thông báo kết quả

hội nghị.

Văn phòng đôn đốc, nhắc nhở đơn vị chủ trì tổ chức hội nghị đó hoàn thành

hồ sơ theo quy định.

Căn cứ vào kết luận hội nghị, lãnh đạo Văn phòng tổ chức bổ sung những

công việc hội nghị đề ra vào chương trình công tác của cơ quan.

Văn phòng đảm nhiệm việc thanh quyết toán kinh phí hội nghị.

- Sơ đồ hóa công tác tổ chức 01 hội nghị của Bộ Nội vụ ( phụ lục 3)

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 21

Page 22: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1.4. Quy trình nghiệp vụ tổ chức chuyến đi công tác cho lãnh đạo Bộ:

Hoạt động của văn phòng trong việc tổ chức chuyến đi công tác của lãnh

đạo Bộ bao gồm các công việc chính dưới đây:

- Trong việc lập kế hoạch chuyến đi công tác:

Trước mỗi chuyến đi, đơn vị chủ trì phải lập kế hoạch chuyến đi, Phải xác

định rõ mục đích, nội dung công việc, thời gian, địa điểm đến, thành phần, phương

tiện giao thông và kinh phí.

- Trong việc chuẩn bị trước chuyến đi:

Sau khi kế hoạch được duyệt, nếu được Thủ trưởng giao, văn phòng thông

báo cho cơ quan, đơn vị đoàn sẽ đến công tác: Tên đoàn công tác, trưởng đoàn và

các thành viên; nội dung và lịch làm việc; thời gian đoàn đi từ cơ quan.

- Trong việc chuẩn bị nội dung công tác:

Nội dung công tác căn cứ vào mục đích, nội dung chuyến đi, lãnh đạo sẽ

phân công đơn vị chuẩn bị. Biết sự phân công của Lãnh đạo, văn phòng đôn đốc

các đơn vị được phân công chuẩn bị đảm bảo yêu cầu nội dung và đúng tiến độ.Tổ

chức đánh máy, nhân bản văn bản phục vụ chuyến đi công tác.

- Trong việc chuẩn bị phương tiện giao thông, kinh phí:

Chuẩn bị phương tiện giao thông và kinh phí phù hợp với nội dung và tính

chất của chuyến đi, vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu công tác và tiết kiệm.

- Chuẩn bị những nội dung khác có liên quan:

Trong trường hợp Lãnh đạo Bộ đi công tác dài ngày thì văn phòng phải tổ chức

tốt các việc sau:

- Trước ngày lãnh đạo đi công tác, văn phòng đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị

chuẩn bị hoàn tất và trình dự thảo văn bản thuộc thẩm quyền ký của lãnh đạo.

- Nếu lãnh đạo thấy cần thiết, văn phòng tổ chức thông báo để các đơn vị

biết thời gian và sự phân công trong thời gian lãnh đạo đi công tác.Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 22

Page 23: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Sau khi lãnh đạo đi công tác về, văn phòng báo cáo tóm tắt công tác của cơ

quan trong thời gian lãnh đạo đi công tác.

- Trên cơ sở kết quả chuyến đi công tác, văn phòng bổ sung những việc công

phát sinh vào chương trình công tác của cơ quan.

- Sơ đồ quy trình nghiệp vụ tổ chức chuyến đi công tác cho Lãnh đạo Bộ

(Xem phụ lục 4).

1.5 Nhận xét, đánh giá tình hình triển khai và thực hiện văn hóa công sở của cơ quan.

Văn hoá công sở giống như bất cứ loại hình văn hoá nào khác, là một loạt

hành vi và quy ước mà con người dựa vào đó để điều khiển các mối quan hệ tương

tác của mình với những người khác.

Văn hóa công sở:

Trước hết cần tìm hiểu công sở là gì?

 Công sở là một tổ chức đặt dưới sự quản lý trực tiếp của nhà nước để tiến

hành một công việc chuyên ngành của nhà nước. Công sở là một tổ chức thực hiện

cơ chế điều hành, kiểm soát công việc hành chính, là nơi soạn thảo văn bản để

thực hiện công vụ, đảm bảo thông tin cho hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước,

nơi phối hợp hoạt động thực hiện một nhiệm vụ được nhà nước giao. Do đó, công

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 23

Page 24: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

sở là một bộ phận hợp thành tất yếu của thiết chế bộ máy quản lý Nhà nước.

  Văn hoá là toàn bộ những hoat động sáng tạo và giá trị của nhân dân một

nước, một dân tộc về mặt sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp dựng nước

và giữ nước. Văn hoá là tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc

khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập

quán…

Từ đó có thể hiểu: Văn hoá tổ chức là hệ thống những giá trị niềm tin, sự

mong đợi của các thành viên trong tổ chức, tác động qua lại với các cơ cấu chính

thức và tạo nên những chuẩn mực hành động như những giả thiết không bị chất

vấn về truyền thống và cách thức là việc của tổ chức mà mọi người trong đó đều

tuân theo khi làm việc. Văn hoá tổ chức công sở là một hệ thống được hình thành

trong quá trình hoạt động của công sở, tạo nên niềm tin giá trị về thái độ của các

nhân viên làm việc trong công sở, ảnh hưởng đến cách làm việc trong công sở.

Xây dựng văn hoá công sở là xây dựng một nề nếp làm việc khoa học, có kỉ

cương và dân chủ. Nó đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý cũng như các thành viên

của cơ quan phải quan tâm đến hiệu quả hoạt động chung của cơ quan mình.

Muốn như thế cán bộ phải tôn trọng kỉ luật cơ quan, phải chú ý đến danh dự của

cơ quan trong cư xử với một người, đoàn kết và hợp tác trên những nguyên tắc

chung.

Bộ Nội vụ đã thực hiện quy chế văn hóa công sở theo Quyết định số

129/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ: Ban hành Quy chế văn hoá công sở tại các

cơ quan hành chính nhà nước.

Ưu điểm:

Bộ Nội vụ đã thực hiện đúng theo Quy chế Văn hóa công sở của Thủ tướng

Chính phủ ban hành như về trang phục, đeo thẻ làm việc, giao tiếp ứng xử, bài trí

công sở…Tất cả các đơn vị thuộc Bộ đều thực hiện nghiêm túc Quy chế;

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 24

Page 25: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Một số đơn vị thuộc Bộ Ban hành Quy chế Văn hóa công sở riêng dựa trên

Quyết định 129/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để triển khai thực hiện trong

cán bộ, công chức, viên chức cơ quan và được niêm yết công khai tại trụ sở cơ

quan, tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để cán bộ, công chức,viên chức và nhân

dân biết thực hiện và giám sát. Thực hiện quy chế văn hoá công sở đã trở thành

tiêu chí trong nội dung thi đua của mỗi tập thể và cá nhân cán bộ, công chức, viên

chức từng cơ quan đơn vị trong thời gian qua;

Về trang phục: Bộ đã thực hiện tốt, đảm bảo sự gọn gàng, lịch sự; các ngày

Lễ cán bộ công chức, viên chức mặc lễ phục theo đúng quy định;

Việc đeo thẻ của cán bộ công chức, viên chức đã dần đi vào nề nếp, đeo thẻ

khi thực hiện nhiệm vụ;

Giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành công vụ

gần đây được Bộ, Lãnh đạo các đơn vị và bản thân cán bộ, công chức, viên chức

quan tâm hơn và trở thành một trong những nội dung tiêu chuẩn rất quan trọng

trong rèn luyện của người cán bộ, công chức, viên chức hiện nay; đại bộ phận cán

bộ, công chức, viên chức có giao tiếp, ứng xử đúng mực với nhân dân khi giao

dịch hành chính, với đồng nghiệp khi trao đổi, hợp tác làm việc,  văn hoá giao tiếp

khi sử dụng điện thoại có chuyển biến tích cực;

Việc treo Quốc huy và Quốc kì của Bộ thực hiện đúng theo quy định;

Việc bài trí khuôn viên công sở như gắn biển tên cơ quan, biển tên phòng

làm việc; biển tên, chức danh cán bộ, công chức, viên chức tại phòng làm việc của

từng cá nhân, đơn vị thuộc Bộ được bài trí khá gọn gàng, hợp lý. Nơi để phương

tiện giao thông của Bộ được quy định cụ thể và có biển chỉ dẫn cho khách đến liên

hệ công tác; Bộ có tầng hầm để xe của Cán bộ, công chức và có chỗ để xe riêng

cho khách, Có bảo vệ trông coi đảm bảo an toan khi đến liên hệ công tác tại cơ

quan.

Nhược điểm:

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 25

Page 26: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Còn một số ít cán bộ, công chức còn chưa thực hiện đúng quy chế như: vẫn

còn tình trạng hút thuốc, hay vẫn còn tình trạng nấu ăn trong phòng làm việc. Đây

là những việc làm cần phải quán triệt để đảm bảo văn hóa công sở trong cơ quan.

1.6 Ưu điểm, nhược điểm mô hình tổ chức bộ máy của Vụ Công chức -

Viên chức.

Sơ đồ tổ chức bộ máy Vụ Công chức – Viên chức:

Ưu điểm:

- Vụ Công chức – Viên chức làm việc theo chế độ thủ trưởng, lãnh đạo,

thống nhất. Quyền lực cao nhất là Vụ trưởng, giúp Việc cho Vụ trưởng là các Phó

Vụ tưởng, giúp việc cho các Phó Vụ trưởng là các chuyên viên. Việc phân công

này rất hợp lý, giúp cho hoạt động công việc được hoạt động một cách nhịp nhàng,

khoa học;

- Việc sắp xếp việc làm trong Vụ cũng rất khoa học thuận tiện trong xử lí,

trao đổi công việc;

- Việc chỉ đạo và làm việc thống nhất, đạt hiệu quả cao trong công việc;

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C

Vụ trưởng

Phó Vụ trưởng Phó Vụ trưởng Phó Vụ trưởng

Nhóm Chuyên viên Nhóm Chuyên viên Nhóm Chuyên viên

Phòng Quản lý công tác hồ sơ cán bộ, công chức

26

Page 27: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Cấp trên và cấp dưới có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Khi Lãnh

đạo điều hành công việc thì cấp dưới chấp hành nghiêm chỉnh. Đây là điều cần

thiết trong quan hệ công việc;

Nhược điểm:

Trong Vụ Công chức - Viên chức có Phòng Quản lý công tác hồ sơ cán bộ,

công chức, chế độ làm việc của Vụ và Phòng là chế độ chuyên viên kết hợp với

chế độ thủ trưởng. Vụ quản lý về chuyên môn và hành chính trên cơ sở chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn và kế hoạch công tác hàng năm được Bộ trưởng giao và kế

hoạch công tác hàng năm của Vụ đối với từng công chức trong Vụ. Phòng quản lý

trực tiếp về chuyên môn và hành chính đối với các công chức trong Phòng; Trưởng

phòng có ý kiến đối với các văn bản soạn thảo trước khi công chức trình Vụ

trưởng. Tuy nhiên, trong thực tế giải quyết công việc đôi khi có sự không hoàn

toàn thống nhất về sự chỉ đạo giữa Lãnh đạo Vụ và Lãnh đạo Phòng. Bởi vì có

những công việc Lãnh đạo Vụ đã phân công trực tiếp cho chuyên viên của Phòng

được thể hiện cụ thể trong Bảng phân công nhiệm vụ. Vì vậy, những phần công

việc này chuyên viên không phải báo cáo qua Lãnh đạo Phòng. Đây được coi là

một bất cập trong quá trình hoạt động của đơn vị.

2. Về công tác văn thư.

Công tác văn thư là hoạt động đảm bảo thông tin bằng văn bản, phục vụ cho

lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành công việc của cơ quan. Công tác văn thư bao

gồm các nội dung sau: Soạn thảo và ban hành văn bản; quản lý và giải quyết văn

bản; quản lý và sử dụng con dấu.

2.1 Tổ chức công tác văn thư.

Hệ thống văn thư tại Văn phòng Bộ được tổ chức theo mô hình văn thư

thống nhất để phù hợp với điều kiện thực tế, Bộ Nội vụ có phòng Hành chính -

Văn thư lưu trữ thuộc Văn phòng Bộ thực hiện các công việc có liên quan đến

công tác văn thư do Chánh văn phòng giao. Các đơn vị trực thuộc Bộ có bộ phận

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 27

Page 28: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

văn thư và tuỳ theo khả năng biên chế, các đơn vị bố trí cán bộ làm công tác Văn

thư chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.

2.2. Soạn thảo và ban hành văn bản.

2.2.1. Các quy định của cơ quan về soạn thảo và ban hành văn bản.

Công tác soạn thảo và ban hành văn bản của Bộ được thực hiện theo Thông

tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể

thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.

2.2.2. Quy trình soạn thảo và ban hành văn bản của Bộ Nội vụ:

Bước Tên công việc Nội dung Thực hiện

1 Đặt tên loại văn bản - Xác định mục đích, ý nghĩa

và nội dung của VB;

- Đối tượng của VB.

Cán bộ soạn thảo

2 Soạn đề cương và thảo VB

- Xác định các ý chính;

- Thu thập thông tin.

Cán bộ soạn thảo

3 Trình duyệt nội dung và tổ chức lấy ý kiến

- Trao đổi với các đơn vị liên

quan;

- Xin ý kiến của bộ phận pháp

chế.

Trưởng các đơn vị được giao nhiệm vụ soạn văn bản

4 Tổng hợp ý kiến và hoàn chỉnh bản thảo

phân loại nhóm ý kiến:

- Nhóm ý kiến về pháp chế;

- Nhóm ý kiến chuyên môn;

- Bổ sung hoàn chỉnh.

Cán bộ soạn thảo văn bản

5 Kiểm tra và hoàn chỉnh văn bản

- Kiểm tra văn phong, chính

tả;

- Kiểm tra các yêu cầu về thể

Trưởng các đơn vị được giao nhiệm vụ soạn văn bản

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 28

Page 29: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

thức;

- Sửa chữa và hoàn chỉnh.

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 29

Page 30: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

6 Trình ký văn bản - Hoàn chỉnh cả nội dung và

hình thức văn bản;

- Trưởng các đơn vị được giao nhiệm vụ soạn văn bản

- Lãnh đạo Bộ ký văn bản

7 Đóng dấu - Đóng dấu và ghi ngày,

tháng, năm; Số và ký hiệu

văn bản;

- Nơi nhận;

- Đăng ký vào sổ.

Văn thư của Bộ

8 Phát hành và lưu văn bản

- Gửi bằng văn bản cho đối

tượng trực tiếp thực hiện;

- Gửi qua trang Web;

- Lưu tại đơn vị soạn thảo và

văn thư của Bộ.

- Văn thư của Bộ

- Viên chức phụ trách văn thư của đơn vị soạn thảo

2.2.3. Nhận xét ưu, nhược điểm về các nội dung:

Thẩm quyền ban hành văn bản; thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản; quy

trình soạn thảo văn bản; kỹ thuật soạn thảo văn bản.

- Về thẩm quyền ban hành: Văn bản do Bộ Nội vụ và các đơn vị thuộc, trực

thuộc bộ được ban hành đúng thẩm quyền cả về mặt hình thức và nội dung. Bộ Nội

vụ ban hành 2 hình thức văn bản: VBQPPL và VBHC có tên loại. Nội dung văn

bản có liên quan đến giải quyết các công việc, để thực hiện chức năng nhiệm vụ

được quy định.

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 30

Page 31: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Về thể thức và kĩ thuật trình bày:

+ Ưu điểm: Các văn bản được ban hành theo đúng thể thức và kỹ thuật trình

bày được quy định tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 15/01/2011 của Bộ Nội

vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.

+ Nhược điểm: Vẫn còn 1 số ít cá nhân, đơn vị khi soạn thảo văn bản chưa

tuân theo đúng quy định. Có văn bản còn sai về thể thức như yếu tố tên cơ quan

ban hành văn bản, thể thức đề ký văn bản, trình bày chưa đẹp.

- Về quy trình soạn thảo văn bản:

+ Ưu điểm: Thực hiện theo quy trình 07 bước trong soạn thảo văn bản: xác

định mục đích, nội dung vấn đề cần ra văn bản; xác định tên loại văn bản;

thu thập và xử lý thông tin; xây dựng đề cương và viết bản thảo; duyệt bản

thảo; nhân bản văn bản; làm thủ tục phát hành.

+ Nhược điểm: Đôi khi còn bỏ một trong các bước quy trình.

- Về kĩ thuật soạn thảo văn bản: Được thực hiện tốt khi soạn thảo đảm bảo

cho văn bản khi ban hành có đầy đủ mục đích, trình bày rõ ràng, ngắn gọn

và dễ hiểu. Đặc biệt, đó là những văn bản ban hành đúng thẩm quyền, hợp

hiến, hợp pháp.

2.3. Tổ chức quản lý và giải quyết văn bản của Văn phòng Bộ:

Tất cả văn bản đi, văn bản đến của Bộ hay các đơn vị đều được quản lý tập

trung, thống nhất tại văn thư Bộ hay văn thư các đơn vị. Việc quản lý văn bản tại

Bộ và đơn vị được thực hiện theo quy định tại Công văn số 425/VTLTNN-NVTW

của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, ngày 18 tháng 7 năm 2005 về Hướng dẫn

quản lý văn bản đi, văn bản đến.

2.3.1. Sơ đồ quy trình tổ chức quản lý và giải quyết văn bản đi của văn

phòng Bộ; nhận xét ưu, nhược điểm.

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 31

Page 32: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Văn bản do Bộ (hoặc các đơn vị thuộc Bộ) ban hành được đăng ký tại Bộ phận

văn thư của Bộ (hoặc các đơn vị thuộc Bộ) gọi tắt là công văn "Đi".

+ Sơ đồ quy trình tổ chức quản lý và giải quyết văn bản đi của văn phòng Bộ

(Xem phụ lục 5).

- Nhận xét ưu, nhược điểm:

+ Ưu điểm:

Văn bản đi của Bộ Nội vụ được quản lý đúng quy định. Những văn bản trình

lãnh đạo Bộ ký do phòng Tổng hợp kiểm soát về thể thức. Đối với công văn "Đi":

Văn thư có nhiệm vụ kiểm tra thể thức văn bản, đăng ký vào sổ công văn đi, đóng

dấu và lưu một bản chính cùng các phụ lục kèm theo (nếu có), gửi công văn theo

địa chỉ đăng ký. Ngoài một bản lưu tại bộ phận văn thư, đơn vị soạn thảo phải lưu

một bản chính ở hồ sơ công việc. Công văn "Đi" được chuyển kịp thời trong ngày.

Số "Đi" của công văn được đánh liên tục theo thứ tự từ số 01 cho công văn

đầu tiên của ngày làm việc đầu năm và kết thúc bằng số của công văn cuối cùng

của ngày làm việc cuối năm. Hệ thống sổ sách để đăng ký công văn "Đi" được

dùng thống nhất theo mẫu sổ đăng ký công văn "Đi" của Cục Lưu trữ nhà nước đã

ban hành.

Tất cả văn bản đi được hoàn thành thủ tục văn thư và chuyển phát ngay

trong ngày, chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo. Việc chuyển phát văn bản do bộ

phận văn thư trực tiếp thực hiện. Đối với cơ quan ở xa gửi theo đường bưu điện.

Trong trường hợp khẩn cấp, cần phải chuyển phát trực tiếp, Văn phòng Bộ bố trí

xe ô tô, bộ phận văn thư phối hợp với đơn vị soạn thảo văn bản cùng giải quyết.

Những văn bản có độ mật hoặc có yếu tố mật đều được tuân thủ theo đúng quy

định là không được Fax hay gửi qua mạng.

Ngoài sổ đăng ký công văn đi thông thường còn có các loại sổ: Sổ Quyết

định văn bản QPPL của Bộ và Văn phòng ban hành, Sổ sao y bản chính.

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 32

Page 33: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

+ Nhược điểm:

Việc tổ chức quản lý và giải quyết công văn đi tại Bộ Nội vụ được thực hiện

tốt nên gần như không sảy ra sai sót, công văn được giải quyết kịp thời, đảm bảo

chất lượng công việc.

2.3.2. Sơ đồ hoá quy trình tổ chức và giải quyết văn bản đến; nhận xét

ưu, nhược điểm.

+ Sơ đồ hoá quy trình tổ chức và giải quyết văn bản đến (Xem phụ lục 6)

- Nhận xét ưu, nhược điểm:

+ Ưu điểm:

Văn bản do Bộ (hoặc các đơn vị thuộc Bộ) nhận được từ các nơi khác

gửi đến qua đường văn thư gọi tắt là công văn đến. Quản lý văn bản đến của cơ

quan là một trong những khâu nghiệp vụ quan trọng trong công tác văn thư, quản

lý và giải quyết văn bản tốt đảm bảo cho việc thực hiện công việc một cách nhanh

chóng, kịp thời, hiệu quả. Việc chuyển giao văn bản đến ở Bộ đảm bảo được

nguyên tắc: Nhanh chóng, chính xác, kịp thời, thống nhất.

 Công văn đến của Bộ Nội vụ được tổ chức quản lý  và giải quyết như sau: 

 a) Tiếp nhận:

Văn bản đến từ nhiều nguồn khác nhau. Cán bộ văn thư có trách nhiệm tiếp

nhận tất cả các loại văn bản, báo chí, tạp chí, bưu phẩm gửi đến Bộ, ký nhận với

nhân viên bưu điện, trả lại những văn bản gửi không đúng địa chỉ và ký nhận. Tiếp

nhận những văn bản chuyển qua máy Fax. 

b) Kiểm tra, phân loại, bóc bì, đóng dấu đến:

Sau khi tiếp nhận văn bản văn thư Bộ đã kiểm tra số lượng văn bản và phân

loại thành hai loại: Loại bóc bì và loại không bóc bì.

- Loại bóc bì: Những văn bản gửi đến Bộ và các đơn vị  thuộc Bộ.

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 33

Page 34: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Loại không bóc bì (chuyển trực tiếp) là những văn bản gửi đích danh,

những văn bản có dấu chỉ mức độ mật (A-B-C); văn bản gửi cho Ban cán sự,

Thanh tra, Đảng uỷ, Công đoàn, Đoàn thanh niên.

c) Đóng dấu đến:

Sau khi đã tiếp nhận, phân loại, bóc bì văn bản thì văn thư thực hiện việc

đóng dấu đến: ghi những thông tin trên dấu đến (số đến, ngày đến), với những văn

bản có nội dung thông báo (chữ ký, con dấu của cơ quan) văn thư chỉ ghi ngày

tháng văn bản mà không ghi số đến văn bản.

d) Đăng ký văn bản đến vào sổ:

Được thực hiện một cách thống nhất chặt chẽ khoa học theo đúng quy định.

Văn bản đến được đăng ký vào sổ đăng ký văn bản đến đối với tất cả các loại văn

bản được bóc bì. Không chỉ vào sổ văn bản đến, văn bản đi theo cách truyền thống

mà bộ phận văn thư thuộc Văn phòng bộ còn áp dụng chương trình quản lý văn

bản đến và văn bản đi ở trên máy vi tính thuận tiện cho việc quản lý và tra tìm văn

bản rất hiệu quả.

Với những văn bản mật vào hệ thống sổ riêng “Sổ đăng ký văn bản Mật”.

e) Trình văn bản đến:

- Bộ phận Văn thư chuyên trách trực tiếp trình văn bản đến cho Chánh văn

phòng (CVP) Bộ để xin ý kiến phân phối văn bản.

- Việc trình được thực hiện nghiêm túc và nhanh chóng, đảm bảo hiệu quả

công việc. 

f) Chuyển giao văn bản:

- Chuyển giao văn bản ở cơ quan Bộ đã thực hiện được nguyên tắc: Nhanh

chóng, chính xác, đúng đối tượng, chặt chẽ, thống nhất;

- Sau khi có ý kiến của CVP, văn thư có trách nhiệm ghi ý kiến xử lý vào “Sổ

đăng ký văn bản đến” để  quản lý thống nhất theo quy trình.

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 34

Page 35: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Chuyển giao văn bản: Có sổ chuyển giao văn bản, và khi các đơn vị hoặc

cá nhân nhận văn bản, đều phải ký nhận vào sổ này nhằm đảm bảo tính liên tục khi

theo dõi, xử lý văn bản đến.

g) Theo dõi, đôn đốc, giải quyết văn bản đến:

Việc giải quyết văn bản được thực hiện nghiêm túc, công việc đạt chất lượng

cao. Trường hợp văn bản đến cần sự phối hợp giải quyết của nhiều đơn vị, lãnh

đạo cho ý kiến vào “Phiếu giải quyết văn bản đến” để các đơn vị có liên quan phối

hợp giải quyết, theo nguyên tắc: Đơn vị nào ghi trước là đơn vị chủ trì. Đơn vị nào

ghi sau là đơn vị phối hợp.

2.3.3. Sơ đồ quy trình lập hồ sơ hiện hành và giao nộp tài liệu vào lưu trữ

cơ quan; nhận xét ưu, nhược điểm.

Lập hồ sơ là việc tập hợp và sắp xếp văn bản tài liệu hình thành trong quá

trình theo dõi, giải quyết công việc thành hồ sơ theo những nguyên tắc và phương

pháp nhất định. Sau khi hồ sơ đã được lập, hết thời hạn bảo quản, lưu giữ tại đơn vị

thì được nộp vào lưu trữ cơ quan theo quy định.

+ Sơ đồ quy trình lập hồ sơ hiện hành và giao nộp tài liệu vào lưu trữ cơ quan

(Xem phụ lục 7).

- Nhận xét ưu, nhược điểm:

+ Ưu điểm:

Công tác lập hồ sơ công việc của Bộ và các đơn vị trực thuộc được lãnh đạo

Bộ quan tâm. Bộ đã tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo về công tác lập hồ sơ công

việc cho cán bộ, chuyên viên trong Bộ. Vì vậy, có đơn vị đã tổ chức thực hiện tốt

chế độ lập hồ sơ hiện hành và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan. Khối

lượng tài liệu đã được lập hồ sơ nộp vào lưu trữ cơ quan tăng lên hàng năm. Ngoài

ra, công tác lập hồ sơ của Bộ và các đơn vị thuộc Bộ còn có những ưu điểm sau:

- Việc lập hồ sơ hiện hành và giao nộp tài liệu vào lưu trữ cơ quan được thực

hiện theo quy định tại Quy chế “Công tác văn thư và lưu trữ”.

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 35

Page 36: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Trong quá trình lập hồ sơ, tuân thủ trình tự các bước trong quy trình.

- Khi công việc kết thúc, sau khi hoàn thiện hồ sơ, người lập nộp cho cán bộ

văn thư chuyên trách và được thống nhất quản lý. Sau 1 năm, kể từ khi công việc

kết thúc, cán bộ văn thư thống kê hồ sơ đã hết thời hạn để tại đơn vị và nộp vào

kho lưu trữ theo quy định.

- Bộ đã triển khai lập hồ sơ công việc trên môi trường mạng và bước đầu thu

được những kết quả tốt.

+ Nhược điểm:

Tình trạng phổ biến hiện nay là cán bộ công chức các đơn vị chưa lập hồ sơ

công việc, để tài liệu rời lẻ ở dạng bó gói giao nộp vào lưu trữ, thậm chí cất giữ

trong tủ tài liệu nhiều năm không giao nộp. Điều này gây khó khăn cho việc chỉnh

lý, sắp xếp lại hồ sơ, tài liệu và xác định giá trị tài liệu. Do đó, đã gây không ít khó

khăn trở ngại cho hoạt động quản lý công tác lưu trữ của cơ quan. Đây chính là hạn

chế lớn trong công tác văn thư của Bộ Nội vụ.

2.4. Tổ chức quản lý và sử dụng con dấu.

Qua thực tế, việc quản lý và sử dụng con dấu tại văn thư Bộ được thực hiện

tốt và tuân theo quy định tại Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm

2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu và Nghị định số 31/2009/NĐ-

CP ngày 01 tháng4 năm 2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số

58/2001/NĐ-CPngày 24/8/2001.

2.4.1. Quản lý con dấu.

- Văn phòng Bộ có trách nhiệm quản lý con dấu của Bộ và dấu của Văn

phòng Bộ. Con dấu của các đơn vị thuộc Bộ, đơn vị trực tiếp quản lý.

- Thủ trưởng đơn vị và cán bộ văn thư được giao quản lý con dấu chịu trách

nhiệm trước pháp luật việc quản lý và sử dụng con dấu.

2.4.2. Sử dụng con dấu.

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 36

Page 37: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Cán bộ văn thư thực hiện nghiêm túc việc bảo quản và sử dụng con dấu,

dấu chỉ được đóng dấu khi văn bản đúng thể thức và có chữ ký đúng thẩm quyền

của người ký văn bản.

- Việc đóng dấu được tuân theo đúng quy định của pháp luật; chưa xảy ra

trường hợp nào đóng dấu nhầm, đóng dấu sai quy định. Kể cả đóng dấu các phụ

lục, dấu giáp lai.

- Khi đóng dấu những văn bản, tài liệu không bảo quản bản lưu ở văn thư

(trường hợp đóng dấu các hợp đồng, các loại biên bản nghiệm thu và các loại giấy

chứng nhận...) thì cán bộ văn thư có sổ theo dõi riêng.

- Không có trường hợp nào đóng dấu khống chỉ.

Cán bộ văn thư Bộ được đào tạo, có tinh thần trách nhiệm với công việc,

cùng với kinh nghiệm công tác nên thực hiện việc đóng dấu đúng các quy định của

pháp luật. Dấu được giữ gìn và thường xuyên được vệ sinh đảm bảo sạch sẽ, không

bị nhoè khi đóng dấu.

3. Khảo sát về tình hình thực hiện các nghiệp vụ lưu trữ.

3.1. Công tác thu thập, bổ sung tài liệu lưu trữ.

- Ưu điểm:

Công tác thu thập, bổ sung tài liệu lưu trữ vào phông lưu trữ Bộ Nội vụ được

thực hiện tốt. Thành phần tài liệu thu thập được rất đa dạng và phong phú, ngoài

tài liệu hành chính còn có tài liệu khoa học và kỹ thuật, tài liệu nghe nhìn.

- Nhược điểm:

Tài liệu thu về trong tình trạng bó gói và sau đó Văn phòng Bộ đã tổ chức

chỉnh lý, có lựa chọn, thống kê. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn tồn tại là chưa thu

được dứt điểm toàn bộ tài liệu đã đến hạn giao nộp từ các nguồn nộp lưu.

3.2. Công tác chỉnh lý tài liệu lưu trữ.

- Ưu điểm:

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 37

Page 38: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Sau khi đã tiến hành thu thập tài liệu, cán bộ lưu trữ đã tiến hành chỉnh lý

tài liệu theo đúng quy trình nghiệp vụ lưu trữ. Nghiệp vụ chỉnh lý được thực hiện

theo hướng dẫn tại Công văn số 283/VTLTNN-NVTW ngày 19 tháng 5 năm 2004

của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước.

Trong quá trình chỉnh lý tài liệu, đã tuân theo đầy đủ những nguyên tắc

chỉnh lý. Tài liệu của từng đơn vị được chỉnh lý và sắp xếp riêng biệt; khi phân loại

và lập hồ sơ phải tôn trọng sự hình thành tài liệu theo trình tự theo dõi, giải quyết

công việc; tài liệu sau khi chỉnh lý phản ánh được hoạt động của đơn vị hình thành

tài liệu.

Lưu trữ Bộ đã ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chỉnh lý tài liệu,

đó là chương trình “Quản lý và chỉnh lý tài liệu lưu trữ trên máy tính. Chương trình

này được xây dựng và có sự bổ sung, nâng cấp qua các năm để dần hoàn thiện hơn.

So với việc chỉnh lý theo phương pháp truyền thống thì chỉnh lý tài liệu có sự trợ

giúp của máy tính đã đem lại rất nhiều lợi ích: Không những giảm bớt một số khâu

trong quy trình mà việc chỉnh lý tài liệu cũng nhanh hơn, giảm thời gian, công sức

cho cán bộ; không bỏ sót tài liệu; giúp in được tiêu đề và mục lục hồ sơ luôn; tiết

kiệm được kho tàng, phương tiện cần thiết cho việc chỉnh lý; dựa trên cơ sở dữ liệu

giúp cán bộ lưu trữ và bạn đọc tra tìm tài liệu được dễ dàng, nhanh chóng.

- Nhược điểm:

Chỉnh lý tài liệu trong các lưu trữ hiện hành là một hoạt động nghiệp vụ

thường xuyên của cán bộ lưu trữ. Tuy nhiên, hoạt động nghiệp vụ này ngày càng

trở nên khó khăn hơn do khối lượng tài liệu nộp vào lưu trữ hàng năm ngày càng

tăng, đặc biệt là những tài liệu rời lẻ chưa lập hồ sơ được giao nộp vào lưu trữ hiện

hành dưới dạng tài liệu bó gói. Văn phòng Bộ đã phải đầu tư không ít kinh phí,

mỗi năm chi hàng trăm triệu đồng cho công tác khôi phục hồ sơ và chỉnh lý tài

liệu. Đây chính là một trong những khó khăn trong công tác lưu trữ của Bộ Nội vụ.

3.3. Công tác bảo quản tài liệu lưu trữ.

- Ưu điểm:Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 38

Page 39: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Sau khi tài liệu đã được chỉnh lý, lập thành hồ sơ vào đưa vào kho lưu trữ thì

công tác bảo quản tài liệu cũng là vấn đề đáng quan tâm trong lưu trữ bởi nó quyết

định sự an toàn, giá trị tài liệu phục vụ cho khai thác và sử dụng. Công tác bảo

quản tài liệu lưu trữ được thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định của pháp luật về

lưu trữ. Tài liệu lưu trữ được bảo vệ và bảo quản an toàn trong các kho lưu trữ.

Kho lưu trữ của Bộ được đặt nơi cao ráo, thông thoáng. Thực hiện tốt các biện

pháp phòng chống cháy nổ, bảo mật đối với tài liệu lưu trữ.

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ đã quan tâm đến việc cải tạo sửa chữa kho

tàng và đầu tư trang thiết bị cho công tác bảo vệ, bảo quản an toàn tài liệu. Các trang

thiết bị cần thiết cho công tác bảo quản như: máy hút bụi, hút ẩm, máy điều hoà, quạt

thông gió, giá, cặp, hộp được trang bị đầy đủ. Hàng tháng, cán bộ lưu trữ thực hiện

nghiêm túc các chế  độ kiểm kê, thống kê tài liệu theo hướng dẫn của Cục Văn

thư và Lưu trữ Nhà nước. Ngoài ra, chế độ vệ sinh kho tàng và tài liệu ở Bộ và các

đơn vị trực thuộc Bộ cũng được thực hiện thường xuyên.

- Nhược điểm:

Tài liệu đã chỉnh lý hàng năm lên tới hàng trăm mét giá nhưng do điều kiện

Trụ sở cơ quan chật hẹp nên diện tích kho lưu trữ của lưu trữ cơ quan Bộ còn

khiêm tốn. Tình trạng này dẫn đến tài liệu sắp xếp chưa chuẩn (khoảng cách giá

kệ, số lượng hộp). Phòng đọc nhỏ, phòng làm việc của cán bộ, chuyên viên làm

công tác lưu trữ cũng phải tận dụng để chứa một khối tài liệu lớn được tra cứu

thường xuyên.

3.4. Công tác sử dụng tài liệu lưu trữ.

- Ưu điểm:

Trong những năm gần đây, Lưu trữ Bộ và lưu trữ các đơn vị trực thuộc đã

phục vụ kịp thời, có hiệu quả cho hoạt động của cơ quan cũng như yêu cầu khai

thác, sử dụng tài liệu lưu trữ trong xã hội. Số lượng người khai thác tài liệu và số

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 39

Page 40: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

lượng hồ sơ, tài liệu đưa ra phục vụ ngày càng tăng, hình thức sử dụng tài liệu ngày

càng đa dạng, phong phú. Các hình thức tổ chức sử dụng tài liệu như: Phòng đọc

phục vụ tại chỗ, cho mượn về phòng làm việc, sử dụng tài liệu lưu trữ viết bài cho

các cơ quan thông tin đại chúng.

- Nhược điểm:

Hạn chế hiện nay trong công tác sử dụng tài liệu lưu trữ là phần lớn tài liệu

lưu trữ ở các đơn vị trực thuộc chưa được lập cơ sở dữ liệu để quản lý và tra tìm,

công cụ tra cứu chủ yếu vẫn là mục lục hồ sơ. Nguồn tài liệu lưu trữ phong phú

vẫn chưa được khai thác triệt để, chưa phát huy hết giá trị, vai trò và tầm quan

trong của tài liệu lưu trữ đối với cơ quan, tổ chức cũng như toàn xã hội.

PHẦN II

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP: NGHIỆP VỤ HÀNH CHÍNH CỦA CƠ

QUAN

1. Xác định hệ thống văn bản và mẫu hóa một số văn bản hành chính

thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ Nội vụ:

1.1 Văn bản do Bộ Nội vụ ban hành bao gồm các loại văn bản sau:

- Thông tư; - Quy hoạch; - Giấy đi đường;

- Thông tư liên tịch; - Điều lệ; - Giấy chứng nhận;

- Quyết định; - Quy chế; - Công điện;

- Công văn; - Quy định; - Phiếu gửi;

- Thông báo; - Đề án; - Chương trình;

- Báo cáo; - Thông cáo; - Giấy ủy quyền;

- Biên bản; - Hợp đồng; - Giấy nghỉ phép.

- Tờ trình; - Giấy giới thiệu;

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 40

Page 41: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Kế hoạch; -Giấy mời;

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 41

Page 42: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1.2 Mẫu hóa một số văn bản hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ

Nội vụ:

STT Tên loại Phụ lục Ghi chú

1 Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc

lương thường xuyên và nâng bậc lương trước

thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và

người lao động

Mẫu 1 phụ lục 8

2 Quyết định bổ nhiệm ngạch CVCC Mẫu 2 phụ lục 8

3 Quyết định cử cán bộ đi học ở nước ngoài Mẫu 3 phụ lục 8

4 Công văn v/v chỉnh trang đô thị phục vụ kỷ

niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội

Mẫu 4 phụ lục 8

5 Thông báo kết luận giao ban công tác tuần cơ

quan Bộ

Mẫu 5 phụ lục 8

6 Báo cáo công tác tuần Mẫu 6 phụ lục 8

7 Biên bản bàn giao tài sản của Bộ Nội vụ Mẫu 7 phụ lục 8

8 Tờ trình về việc bố trí, sử dụng và chính sách

đối với cán bộ lãnh đạo trong doanh nghiệp nhà

nước khi thực hiện cổ phần hoákhông được cử

làm đại diện phần vốn nhà nước ở công ty cổ

phần

Mẫu 8 phụ lục 8

9 Kế hoạch tổ chức thi nâng ngạch công chức năm

2011

Mẫu 9 phụ lục 8

10 Quy chế làm việc của vụ công chức, viên chức Mẫu 10 phụ lục 8

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 42

Page 43: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

11 Hợp đồng thuê xe Mẫu 11 phụ lục 8

12 Giấy mời Mẫu 12 phụ lục 8

PHẦN III

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC HÀNH CHÍNH VĂN PHÒNG

TẠI VĂN PHÒNG BỘ NỘI VỤ.

1. Ưu điểm.

Qua quá trình thực tập, tôi nhận thấy công tác hành chính của Bộ Nội vụ

được thực hiện hiệu quả và được thể hiện rõ ở các yếu tố:

Công tác quản trị văn phòng đã hoàn thành được cơ bản chức năng của mình

là tham mưu tổng hợp và phục vụ hậu cần cho hoạt động của cơ quan. Văn phòng

đã thực hiện tốt công tác lập kế hoạch. Trong quá trình lập kế hoạch đã có sự phối

hợp giữa các cán bộ văn phòng và lãnh đạo văn phòng, có sự xem xét, theo dõi,

kiểm tra thường xuyên của lãnh đạo văn phòng, giúp cho việc xây dựng kế hoạch

được chính xác, đảm bảo đúng đường lối, chủ trương của cơ quan.Công tác lập kế

hoạch được thực hiện chặt chẽ từ kế hoạch dài hạn, kế hoạch ngắn hạn với kế

hoạch năm, quý, tháng. Chương trình công tác tuần giúp cho các đơn vị chủ động

trong công việc. Các chương trình, kế hoạch đươcj thông báo rộng rãi giúp cho

lãnh đạo và các đơn vị nắm bắt được thông tin nhanh chong, chủ động điều chỉnh

được công việc.

Trong công tác chỉ đạo, điều hành công việc, Lãnh đạo văn phòng cũng đã

bám sát chức năng, nhiệm vụ khi chỉ đạo công việc, lựa chọn những chương trình

trọng tâm và đảm bảo triển khai đồng bộ các chương trình công tác.

Các lãnh đạo văn phòng cũng chú ý tới công tác kiểm tra, kiểm soát công

việc văn phòng để kịp thời phát hiện ra sai sót, đề xuất các biện pháp điều chỉnh,

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 43

Page 44: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

bổ sung. Lãnh đạo văn phòng cũng phối hợp với lãnh đạo cấp trên để ban hành các

quy chế trong cơ quan, của công tác quản lý vào nề nếp.

Công tác quản trị thông tin được quan tâm đúng mức. Các hoạt động tiếp

nhận, xử lý thông tin văn bản, soạn thảo văn bản theo đúng quy định của Nhà

nước.

Trang thiết bị văn phòng được bổ sung, mua sắm mới dần thay thế những

trang thiết bị đã cũ qua sử dụng nhiều năm và hiện đại hoá phù hợp sự với phát triển

của khoa học kỹ thuật và công nghệ.Các máy móc, phương tiện kĩ thuật được áp

dụng trong công tác văn phòng ngày càng đa dạng như: máy vi tính, máy fax, máy

photocopy…Ngay cả bàn, ghế làm việc cũng đã và đang được cải iến rõ nét: từ ghế

cố định nay đã xuất hiện nhiều ghế xoay, từ bàn cố định nhiều nơi đã trang bị bàn di

động. Chính việc đổi mới và tăng cường các phương tiện thiết bị hiện đại phù hợp

với công việc đã góp phần quan trọng nâng cao năng suất và chất lượng công tác

văn phòng của cơ quan.

Cán bộ làm công tác Văn phòng là nhân tố trung tâm, là chủ thể của Văn

phòng..Văn phòng cũng đã tạo điều kiện, quan tâm tới việc xây dựng, đào tạo đội

ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, có phẩm chất chính trị tốt và tác phòng nghiêm

túc, năng động, nhanh nhẹn, cởi mở  và có tinh thần trách nhiệm cao.

Các nghiệp vụ Hành chính văn phòng được cải thiện và đã ứng dụng công

nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật vào các khâu, các quy trình của nghiệp vụ

nhằm đáp ứng yêu cầu công việc:

+ Tại văn phòng Bộ Nội vụ nói riêng và các cơ quan hành chính nhà nước

nói chung đều đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO

9001:2008. Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008

được tiến hành thông qua việc xây dựng và thực hiện hệ thống quy trình xử lý công

việc hợp lý, phù hợp với quy định của pháp luật nhằm tạo điều kiện để người đứng

đầu cơ quan hành chính nhà nước kiểm soát được quá trình giải quyết công việc

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 44

Page 45: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

trong nội bộ của cơ quan, thông qua đó từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả

của công tác quản lý và cung cấp dịch vụ công.

+ Được sự quan tâm của Lãnh đạo Bộ và sự chỉ đạo của Văn phòng mà công

tác Hành chính văn phòng ở đây đã không ngừng phát triển. Nhờ những văn bản

hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ về thực hiện nghiệp vụ văn thư mà các khâu trong công

tác văn thư đều được tiến hành nhanh chóng, thống nhất, chính xác và hiệu

quả.Việc lưu trữ hồ sơ tài liệu cũng được thực hiện đúng quy trình, sắp xếp ngăn

nắp theo vần chữ cái hoặc hồ sơ công việc, rất dễ tìm kiếm, thuận tiện cho việc tra

tìm tài liệu.

+ Cán bộ văn phòng thường xuyên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng

cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; được tham gia vào các chuyến đi thực tế ở

nước ngoài để học hỏi, tham khảo công tác hành chính của nước bạn.

+ Công tác chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ, chuyên viên văn

phòng cũng được Bộ quan tâm tạo điều kiện giúp họ yên tâm công tác, hoàn thành

tốt nhiệm vụ được giao.

+ Cán bộ, chuyên viên văn phòng luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm của

mình để hoàn thành nhiệm vụ khi được phân công công việc.

2. Nhược điểm

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 45

Page 46: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bên cạnh những thành tích đã đạt được, công tác hành chính văn phòng tại

Văn phòng Bộ vẫn còn một số những hạn chế, cần khắc phục. Đó là đội ngũ cán bộ

làm công tác Văn thư, Lưu trữ theo hệ thống văn thư, lưu trữ ở một số đơn vị còn

chưa được đào tạo.

Trang thiết bị của đơn vị thực tập chính: Vụ Công chức – Viên chức vẫn còn

hạn chế như máy photo chưa đáp ứng được về chất lượng, khi phô tô giấy vẫn còn

bị đen.

Hồ sơ, tài liệu được phân công giao cho các cá nhân quản lí để nhiều năm

mới giao nộp cho phòng

II. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT HUY ƯU ĐIỂM, KHẮC PHỤC

NHƯỢC ĐIỂM .

1. Các quy trình nghiệp vụ.

Các nghiệp vụ hành chính văn phòng của Văn phòng Bộ Nội vụ được thực

hiện tốt từ việc giúp Bộ xây dựng chương trình công tác thường kỳ; xây dựng, ban

các nội quy, quy chế của cơ quan nói chung và của Văn phòng, tổ chức việc thực

hiện quy chế đến việc thực hiện nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ, thông tin phục

vụ lãnh đạo… Tuy nhiên, để việc thực hiện các nghiệp vụ hành chính được hiệu quả

hơn, thì Văn phòng cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Bộ chủ động giúp

Chánh văn phòng chỉ đạo, điều hành công tác hành chính văn phòng. Đồng thời,

nghiên cứu các đề án ứng dụng công nghệ thông tin liên quan đến xây dựng hệ

thống và quản lý các cơ sở dữ liệu như việc xây dựng hệ thống quản lý văn bản trên

máy tính, lưu trữ trên máy tính hay việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin

trong chỉnh lý tài liệu tại các lưu trữ hiện hành.

2. Hiện đại hoá văn phòng của cơ quan.

Cấu trúc của Văn phòng gồm 3 nội dung cơ bản là trang thiết bị kỹ thuật văn

phòng, cán bộ làm văn phòng và các nghiệp vụ hành chính văn phòng. Ba nội dung

kể trên có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau trong quá trình thực

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 46

Page 47: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

hiện chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng. Bởi vậy, nói đến việc hiện đại hoá công

tác Văn phòng là nói đến việc hiện đại hoá trên tổng thể cả 3 nội dung của cấu trúc

văn phòng.

2.1. Về trang thiết bị kỹ thuật.

Trang thiết bị văn phòng đóng vai trò quan trọng, là trợ thủ đắc lực của cán bộ,

nhân viên văn phòng, giúp nâng cao năng suất, chất lượng công việc, hiệu quả hoạt

động của văn phòng. Trang thiết bị văn phòng là thành phần dễ đưa vào văn phòng

nhất vì ngày càng được cải tiến với nhiều chủng loại phong phú, đa dạng. Giá thành

các trang thiết bị cũng khá hợp lý. Tuy nhiên, việc lựa chọn các trang thiết bị văn

phòng cho cơ quan, đơn vị cần dựa trên một vài tiêu chí cơ bản sau:

+ Phù hợp với yêu cầu công việc chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên

Văn phòng. Làm công việc gì thì phải có trang thiết bị phù hợp với công việc

chuyên môn đó.

+ Kinh tế:

- Trên thị trường có rất nhiều loại trang thiết bị, nhiều hãng sản xuất. Việc

lựa chọn các trang thiết bị đó phải phù hợp với kinh tế và nguồn kính phí được cấp

của cơ quan, đơn vị mình.

- Để việc sử dụng các trang thiết bị được kinh tế và hiệu quả, khi mua cần

phải lựa chọn xem xét và có sự tham khảo trước. Không nên mua các thiết bị đời

cũ, chạy quá chậm, không hiệu quả, kinh tế.

+ Thuận tiện và dễ sử dụng: các trang thiết bị phải đảm bảo yếu tố thuận tiện

trong công việc cũng như dễ sử dụng trong cách dùng.

+ Bảo mật: một số thiết bị có chức năng bảo mật thông tin như máy vi tính

có chức năng đặt mật khẩu.

+ Hiện đại: nên lựa chọn và tư vấn với lãnh đạo khi mua các loại trang thiết

bị có nhiều chức năng để phục vụ tốt công tác văn phòng.

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 47

Page 48: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Cùng với việc hiện đại hóa trang thiết bị văn phòng nhiều mô hình văn

phòng hiện đại cũng đã xuất hiện phù hợp với sự phát triển của kinh tế, khoa học

kỹ thuật và công nghệ thông tin. Mỗi cơ quan, tổ chức tuỳ thuộc vào quy mô diện

tích, khả năng kinh tế và tính chất công việc có thể tham khảo một số mô hình văn

phòng hiện đại như: Văn phòng mặt bằng mở, văn phòng di động, văn phòng điện

tử, văn phòng không giấy tờ…

+ Thay mới máy photo để phục vụ việc photo tài liệu của Vụ được tốt hơn.

2.2. Cán bộ, chuyên viên làm công tác văn phòng.

Con người làm việc trong Văn phòng là nhân vật trung tâm, là chủ thể của

Văn phòng. Trong Văn phòng hiện đại, nhân tố con người được coi trọng hơn bao

giờ hết. Lao động trong Văn phòng được coi là lao động thông tin với tính sáng tạo

và trí tuệ. Do đó, người lao động Văn phòng được đào tạo đạt đến trình độ cao,

theo hướng đa năng, toàn diện về nghiệp vụ, kỹ thuật, về kỹ năng giao tiếp - ứng

xử để đáp ứng những yêu cầu cao hơn, phù hợp với những đòi hỏi ngày càng cao

của thị trường sức lao động. Để có thể hoàn thiện và nâng cao năng lực, trình độ

người làm công tác văn phòng cần:

- Lựa chọn, tuyển dụng cán bộ đủ trình độ, năng lực làm công tác Văn phòng.

- Tăng cường hoạt động bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho cán

bộ làm công tác Văn phòng của các đơn vị, kết hợp với việc tham quan học tập

trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị trong và ngoài nước.

- Tuyển chọn và đào tạo thêm nhân lực, nhân viên Văn phòng có trình độ

chuyên môn nghiệp vụ tốt, đạo đức, tác phong nhanh nhẹn, nhiệt tình, thích ứng

với môi trường làm việc, với mọi công việc để hoàn thành tốt công việc được giao

góp phần vào sự thành công chung trong hoạt động của cơ quan, tổ chức.

- Lãnh đạo, người làm quản lý cần quan tâm, động viên, chăm lo đời sống

vật chất tinh thần cho cán bộ nhân viên để họ yên tâm công tác và cống hiến trí tuệ,

năng lực cho tổ chức.

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 48

Page 49: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Các nhóm ngành khoa học giao tiếp - ứng xử như tâm lý học, xã hội học,

dân tộc học… giúp người lao động có khả năng khẳng định mình trong cộng đồng

từ đó tạo ra động cơ, ý chí vươn lên và xây dựng hoài bão nghề nghiệp.

2.3. Các nghiệp vụ hành chính văn phòng.

Việc thực hiện tốt các nghiệp vụ Hành chính văn phòng góp phần nâng cao

hiệu quả hoạt động của cơ quan. Bởi vậy, mỗi cơ quan, đơn vị cần phải xây dựng

và ban hành các quy trình, quy chuẩn xử lý, giải quyết công việc thống nhất bằng

văn bản để việc thực hiện các nghiệp vụ thật sự có nề nếp và đem lại hiệu quả.

Mỗi công việc văn phòng như xây dựng và ban hành văn bản, xây dựng

chương trình công tác tổ chức một hội nghị, một chuyến đi công tác… đều phải

đưa ra những nghiệp vụ, những quy trình tổ chức thực hiện hợp lý.

Các nghiệp vụ Hành chính văn phòng có vai trò kết nối các trang thiết bị kỹ

thuật với con người làm văn phòng, làm cho cấu trúc ba mặt cơ bản của văn phòng

trở nên hài hoà. Để công tác văn phòng hoạt động có hiệu quả đề nghị Văn phòng

có kế hoạch hỗ trợ, phân công cán bộ trực tiếp theo dõi đơn vị, có các văn bản chỉ

đạo hướng dẫn cụ thể về công tác tổ chức và nghiệp vụ; tổ chức các lớp bồi dưỡng

các khâu nghiệp vụ của công tác văn phòng theo đặc thù, nhiệm vụ của từng nhóm

đơn vị, chỉ đạo giúp đỡ việc triển khai các nghiệp vụ hành chính, các công việc cụ

thể.

2.4. Chế độ chính sách:

Để tạo điều kiện cho sinh viên các khóa sau thực tập tốt hơn, Bộ nên cho sinh viên

thực tập được tìm hiểu và làm nhiều công việc quan trọng, đúng chuyên môn ngành học

hơn nữa nhằm nâng cao tính trách nhiệm của bản thân, sinh viên ra trường có kiến thức

chuyên môn thực tế đúng ngành nghề, trợ giúp cho công việc thực tế sau này; có chế độ

chính sách bồi dưỡng thích hợp nhằm động viên, khuyến khích tinh thần học hỏi, cần

mẫn của sinh viên đối với công việc.

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 49

Page 50: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

III. KẾT LUẬN:

Trong thời gian thực tập tại Bộ Nội vụ, làm một thực tập sinh, được

sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của Lãnh đạo, chuyên viên Vụ Công chức - Viên

chức và Lãnh đạo, cán bộ phòng Hành chính - Văn thư lưu trữ của Văn phòng Bộ,

em đã tiếp thu được những kinh nghiệm và bài học rút ra từ thực tế.

Sau gần 02 tháng tiến hành khảo sát, thực tập về công tác hành chính văn

phòng và công tác văn thư, lưu trữ tại Vụ công chức - Viên chức, Bộ Nội vụ đã

giúp em có cái nhìn rõ nét hơn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ

chức của cơ quan Bộ.

Qua quá trình thực tập, em nhận thức rõ hơn và đầy đủ hơn về tầm quan

trọng, vị trí của Văn phòng đối với mỗi cơ quan, tổ chức. Văn phòng đóng vai trò

quan trọng trong hoạt động của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào. Vị trí của Văn phòng

là cầu nối giữa các bộ phận, phòng ban, đơn vị trong cơ quan; là trung tâm xử lý,

cung cấp thông tin tổng hợp phục vụ cho lãnh đạo, quản lý, giúp thủ trưởng cơ

quan có những quyết định đúng đắn góp phần vào sự phát triển chung của cơ quan.

Cùng với sự phát triển của Khoa học - Công nghệ, đặc biệt đối với các thành tựu

về tin học, máy tính điện tử, kỹ thuật viễn thông và sự mở rộng quan hệ kinh tế hội

nhập với cộng đồng quốc tế thì vấn đề hiện đại hoá Văn phòng càng trở thành một

yêu cầu bức thiết không chỉ riêng của cơ quan, tổ chức để có thể hội nhập và khẳng

định vị trí của mình.

Thực tập tại Vụ Công chức – Viên chức em đã được các cô, chú, anh chị là

Lãnh đạo vụ, chuyên viên giúp đỡ, hướng dẫn tận tình. Đặc biệt là được sự hướng

dẫn trực tiếp của cô Tạ Thị Hoài – Chuyên viên, em đã được hiểu rõ hơn về công

tác lập hồ sơ, chỉnh lí tài liệu, giúp em có thêm nhiều kinh nghiệm hơn trong hoạt

động làm việc của mình sau này về công tác hành chính văn phòng. Đây được coi

là một bài học quý báu, là cơ hội cho em rèn luyện thêm kĩ năng làm việc, chuẩn bị

hành trang khi sắp ra trường.

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 50

Page 51: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bên cạnh đó đây cũng là cơ hội để em làm quen với môi trường làm  việc

mới và hơn thế nữa quá trình thực tập đã củng cố cho tôi lòng tin và yêu nghề

nghiệp đã chọn, từ đó có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp.

Với những kiến thức đã được học và với kiến thức được thực hành trực tiếp

em sẽ cố gắng nhiều hơn và cố gắng làm việc thật tốt khi ra trường.

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Lãnh đạo Văn phòng

Bộ Nội vụ; đặc biệt là Lãnh đạo và chuyên viên Vụ Công chức - Viên chức; Khoa

Quản trị văn phòng - Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã tận tình giúp đỡ và tạo

điều kiện thuận lợi nhất để em hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp này./.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Vũ Thị Chinh

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 51

Page 52: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

PHẦN PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

Sơ đồ tổ chức bộ máy Bộ Nội vụ

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 52

BỘ TRƯỞNG

CÁC THỨ TRƯỞNG

Các đơn vị hành chính Các đơn vị sự nghiệp

- Vụ Tổ chức - Biên chế;- Vụ Chính quyền địa phương;- Vụ Công chức - Viên chức;- Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;- Vụ Tiền lương;- Vụ Tổ chức phi chính phủ;- Vụ Cải cách hành chính;- Vụ Hợp tác quốc tế;- Vụ Pháp chế;- Vụ Kế hoạch - Tài chính;- Vụ Tổng hợp;- Vụ Tổ chức cán bộ;- Thanh tra Bộ;- Văn phòng Bộ;- Ban Thi đua - Khen thưởng TW;- Ban Tôn giáo Chính phủ;- Ban Cơ yếu Chính phủ;- Cục VT-LT nhà nước;- Cơ quan đại diện tại TP HCM;- Cơ quan đại diện tại Đà Nẵng.

- Viện Khoa học tổ chức nhà nước;- Tạp chí Tổ chức nhà nước;- Trung tâm Thông tin;- Trường Đại học Nội vụ Hà Nội;- Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Page 53: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

PHỤ LỤC 2

Sơ đồ quy trình xây dựng chương trình, kế hoạch công tác thường kỳ của

Bộ Nội vụ

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 53

Các đơn vị đăng ký công việc của đơn vị mình thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan

Trên cơ sở công việc mà các đơn vị đăng ký, Văn phòng xây dựng dự thảo chương trình công tác

Văn phòng gửi bản dự thảo đến các đơn vị để lấy ý kiến đóng góp

Văn phòng hoàn chỉnh dự thảo lần cuối trên cơ sở ý kiến đóng góp của các đơn vị để trình Bộ trưởng

Văn phòng hoàn chỉnh dự thảo lần cuối trên cơ sở ý kiến đóng góp của các đơn vị để trình Bộ trưởng

Bộ trưởng phê duyệt và ký ban hành

Page 54: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

PHỤ LỤC 3

Sơ đồ hóa công tác tổ chức 01 hội nghị của Bộ Nội vụ

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C

Lập kế hoạch, xây dựng nội dung cuộc họp, văn phòng đôn đốc, theo dõi, thông báo cho các đơn vị có liên quan

Dự kiến thành phần tham dự, chuẩn bị các văn bản giấy tờ có liên quan, chuẩn bị công tác hậu cần, trình lãnh đạo phê duyệt

Lãnh đạo văn phòng chuẩn bị và bắt đầu cuộc họp, chủ trì diễn biến cuộc họp, phát tài liệu cho lãnh đạo và cán bộ có mặt trong cuộc họp

Tổng hợp các ý kiến, kết quả, nhắc nhở các đơn vị có liên quan nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ hoặc xử lý giải quyết nhanh chóng. Văn phòng quyết toán kinh phí và bổ sung hồ sơ trình lãnh đạo

54

Chuẩn bị cuộc họp Trong cuộc họp Kết thúc cuộc họp

Thông báo tình hình, triển khai nội dung họp. Cử cán bộ thường trực ghi biên bản cuộc họp,

Page 55: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

PHỤ LỤC 4

Sơ đồ quy trình nghiệp vụ tổ chức chuyến đi công tác cho Lãnh đạo Bộ

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 55

Văn thư nhận công văn mời

Chuyển công văn mời cho lãnh đạo

Văn phòng Bộ KH&CN chuẩn bị các điều kiện cho cho chuyến công tác

Chuẩn bị các văn bản cần thiết theo yêu cầu của công văn mời, nội dung chuyến đi

Chuẩn bị các điều kiện vật chất (kinh phí, phương tiện…)

Điều xe và cử cán bộ tổng hợp đi cùng

Cán bộ tổng hợp ghi chép, tổng hợp nội dung công việc

Chuẩn bị những nội dung khác liên quan

Page 56: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

PHỤ LỤC 5

Sơ đồ quy trình tổ chức quản lý và giải quyết văn bản đi của văn phòng Bộ

Trách nhiệm Tiến trình Mô tả công việc

Cán bộ được phân

công

Soạn thảo bản mới/sửa đổi bản

cũ và trình xin ý kiến đóng

góp

Lãnh đạo Bộ hoặc

lãnh đạo các đơn

vị, bộ phận

Có thế:- Đồng ý với dự thảo

- Yêu cầu sửa đổi một số câu, từ, lỗi chính tả, viết hoa…

- Yêu cầu sửa đổi về bố cục và

bổ sung nội dung văn bản

Lãnh đạo Bộ - Nếu đồng ý, ký duyệt văn

bản

Cán bộ văn thư

chuyên trách của

cơ quan

- Trước khi đóng dấu, trường

hợp có sai sót về thẩm quyền,

thể thức, kỹ thuật trình bày

VB, văn thư thông báo cho

đơn vị soạn thảo để khắc phục.

Chánh Văn phòng hoặc người có trách nhiệm

- Trong khi tiến hành kiểm tra,

nếu có vướng mắc văn thư

phải báo cho Chánh văn

phòng hoặc người có thẩm

quyền.

Cán bộ văn thư

chuyên trách của

cơ quan

- Văn bản lưu gồm 02 bản

chính. Một bản lưu tại văn

thư, một bản lưu trong hồ sơ

công việc của đơn vị soạn thảo

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 56

Soạn thảo, lấy ý kiến đóng góp

Kiểm tra, xem xét, góp ý để hoàn chỉnh bản dự thảo (có thể phải góp ý

và yêu cầu chỉnh sửa nhiều lần

Phê duyệt

Kiểm tra thẩm quyền ký, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản

Xem xét, quyết định

Đăng ký văn bản vào sổ theo dõi hoặc phần mềm quản lý

Ghi số, ngày tháng, đóng dấu và làm các thủ tục ban hành.

Page 57: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

PHỤ LỤC 6:

Sơ đồ hoá quy trình tổ chức và giải quyết văn bản đến

Trách nhiệm Sơ đồ Mô tả công việc

Văn thư chuyên trách của cơ quan

Chánh văn phòng/Phó Chánh văn phòng Bộ

- Nhận văn bản, đóng dấu “CÔNG VĂN ĐẾN”, ghi rõ các dữ liệu: số, ngày, tháng, năm, cập nhật vào sổ công văn đến.- Phân loại sơ bộ và trình

lãnh đạo Bộ

- Trả lại các văn bản

chuyển nhầm địa chỉ

Lãnh đạo Bộ - Cần chỉ rõ đơn vị và cá nhân có trách nhiệm chính/hoặc phối hợp

- Chỉ rõ yêu cầu, mức độ,

biện pháp, thời hạn giải

quyết văn bản

Văn thư chuyên trách của cơ quan

- Chụp và lưu 01 bản theo yêu cầu- Scan, tạo luồng xử lý cho các cá nhân hoặc bộ phận được phân công trên phần mềm QLVB- Phân phối văn bản cho cá nhân/bộ phận và lấy chữ ký của đại diện nơi nhận văn bản vào sổ công văn đến.

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 57

Tiếp nhận văn bản

Phân loại văn bản, chuyển cho lãnh đạo Bộ

Trả lại VB không đúng địa chỉ

Xem xét, giao cho cá nhân

hoặc bộ phận chức năng giải

quyết

- Nhận lại và chuyển giao VB đã có ý kiến của lãnh đạo Bộ cho các bộ phận chức năng- Thực hiện lưu lại tại bộ phận văn thư hoặc trong phần mềm quản lý VB (theo yêu cầu của lãnh đạo)

Page 58: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Các cá nhân và bộ phận

chức năng có trách nhiệm

giải quyết văn bản

- Văn thư cần đăng ký đầy đủ các thông tin cần thiết về văn bản- Nếu là văn bản phát sinh nhiệm vụ mới, chuyên viên cần mở hồ sơ để lưu văn bản vào hồ sơ công việc

PHỤ LỤC 7:

Sơ đồ quy trình lập hồ sơ hiện hành và giao nộp tài liệu vào lưu trữ cơ quan

Trách nhiệm Tiến trình Mô tả công việc

Lãnh đạo hoặc

cán bộ, chuyên

viên

- Lãnh đạo chỉ đạo, tổ chức việc lập hồ sơ công việc

- Căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể,,

từng cán bộ dự kiến hồ sơ phải

lập

Lãnh đạo các đơn vị, bộ phận

- Xem xét, duyệt danh mục và gửi cho văn phòng Bộ

Văn phòng (phòng lưu trữ)

- Văn phòng hoặc phòng lưu

trữ sẽ tổng hợp thành 1 danh

mục chung

Bộ trưởng - Sau khi được phê duyệt, danh

mục được gửi cho các đơn vị

làm căn cứ thực hiện.

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C

- Văn thư các đơn vị đăng ký văn bản vào sổ theo dõi “công văn đến”, chuyển lãnh đạo đơn vị để xử lý

- Lãnh đạo đơn vị thực hiện hoặc giao cho các chuyên viên thực hiện/ hoặc giải quyết văn bản

58

Lập danh mục hồ sơ dự kiến sẽ được lập trong 1 năm

Xét duyệt danh

mục

Tổng hợp danh mục

Phê duyệt danh mục

Page 59: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Cán bộ, công chức của các đơn vị

- Cán bộ ghi tên dự kiến của hồ sơ lên từng bìa hồ sơ;- Thu thập các văn bản có liên quan để đưa vào hồ sơ và sắp xếp tài liệu trong hồ sơ theo tiêu chí nhất định;- Biên mục hồ sơ và xác định

thời gian bảo quản.

Cán bộ văn thư chuyên trách của đơn vị

- Cuối năm, cán bộ văn thư

thống kê những hồ sơ đã hết

hạn và nộp vào kho lưu trữ theo

quy định.

PHỤ LỤC 8:

Mẫu hóa một số văn bản hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của

Bộ Nội vụ

Mẫu 1:

BỘ NỘI VỤ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 08/2013/TT-BNV Hà Nội, ngày 31 tháng 07 năm 2013

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ NÂNG BẬC LƯƠNG THƯỜNG XUYÊN VÀ NÂNG BẬC LƯƠNG TRƯỚC THỜI HẠN ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG

CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG

Căn cứ Nghị định số 61/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Chính

phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của

Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng

vũ trang (sau đây gọi là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP) đã được sửa đổi, bổ sung

tại Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009; Nghị định số

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 59

Mở hồ sơ

Thống nhất quản lý hồ sơ của đơn vị

Page 60: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

14/2012/NĐ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2012 và Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày

19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ;

Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ nâng

bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công

chức, viên chức và người lao động,

Điều 1. Phạm vi và đối tượng

1. Phạm vi và đối tượng áp dụng:

a) Cán bộ, công chức, viên chức xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao

cấp, các bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ làm việc trong

các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn (xã, phường, thị trấn

gọi chung là cấp xã) và trong các đơn vị sự nghiệp công lập, gồm:

- Cán bộ trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến quận, huyện, thị xã,

thành phố thuộc tỉnh thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính

quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;

- Công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công

lập xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, bảng lương chuyên môn,

nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ (bao gồm cả các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ

ngành Tòa án, ngành Kiểm sát);

- Cán bộ cấp xã quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 5 và công chức cấp xã

quy định tại Điểm 3 Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng

10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối

với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không

chuyên trách ở cấp xã (sau đây gọi là Nghị định số 92/2009/NĐ-CP).

b) Những người xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, bảng lương

chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ do Nhà nước quy định được cấp có

thẩm quyền quyết định đến làm việc tại các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế

đặt tại Việt Nam mà vẫn thuộc danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 60

Page 61: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

c) Những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo

bảng lương do Nhà nước quy định trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công

lập theo quy định hiện hành của pháp luật.

d) Những người xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định thuộc chỉ

tiêu biên chế được ngân sách nhà nước cấp kinh phí trong các hội có tính chất đặc

thù quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của

Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Quyết định số

68/2010/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc

quy định hội có tính chất đặc thù.

Các đối tượng tại các Điểm a, b, c và d Khoản này sau đây gọi chung là cán bộ,

công chức, viên chức và người lao động.

2. Đối tượng không áp dụng:

a) Cán bộ thuộc diện xếp lương theo bảng lương chức vụ đã được xếp lương

theo nhiệm kỳ.

b) Cán bộ cấp xã là người đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức

lao động quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP và

Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của

Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP.

c) Công chức cấp xã chưa tốt nghiệp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy

định tại Điểm b Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP.

Điều 2. Chế độ nâng bậc lương thường xuyên

Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này, nếu chưa xếp bậc

lương cuối cùng trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong chức danh

nghề nghiệp viên chức, chức danh chuyên gia cao cấp và chức danh chuyên môn,

nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây gọi là chức danh) hiện giữ, thì

được xét nâng một bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc

trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương thường

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 61

Page 62: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

xuyên quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này trong suốt thời gian giữ bậc

lương như sau:

1. Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:

a) Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên:

- Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng

trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương

trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;

- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao

đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh,

thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được

xét nâng một bậc lương;

- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung

cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng

trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong

ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.

b) Các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường

xuyên, gồm:

- Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp

luật về lao động;

- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo

hiểm xã hội;

- Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo

hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định

của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

- Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi

học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 62

Page 63: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong

danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

c) Thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:

- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;

- Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong

nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;

- Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian

không làm việc khác ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.

Tổng các loại thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường

xuyên quy định tại Điểm này (nếu có) được tính tròn tháng, nếu có thời gian lẻ

không tròn tháng thì được tính như sau: Dưới 11 ngày làm việc (không bao gồm

các ngày nghỉ hằng tuần và ngày nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy

định của pháp luật về lao động) thì không tính; từ 11 ngày làm việc trở lên tính

bằng 01 tháng.

2. Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên:

Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này có đủ điều kiện thời gian giữ

bậc trong ngạch hoặc trong chức danh quy định tại Khoản 1 Điều này và qua đánh

giá đạt đủ 02 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng

một bậc lương thường xuyên:

a) Đối với cán bộ, công chức:

- Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm

vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên;

- Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách,

cảnh cáo, giáng chức, cách chức.

b) Đối với viên chức và người lao động:

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 63

Page 64: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm

vụ trở lên;

- Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách,

cảnh cáo, cách chức.

3. Thời gian bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên:

Trong thời gian giữ bậc lương hiện giữ, nếu cán bộ, công chức, viên chức và

người lao động đã có thông báo hoặc quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm

quyền là không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm hoặc bị kỷ luật một

trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì bị kéo dài thời

gian tính nâng bậc lương thường xuyên so với thời gian quy định tại Điểm a Khoản

1 Điều này như sau:

a) Kéo dài 12 tháng (một năm) đối với các trường hợp:

- Cán bộ bị kỷ luật cách chức;

- Công chức bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức;

- Viên chức và người lao động bị kỷ luật cách chức.

b) Kéo dài 06 (sáu) tháng đối với các trường hợp:

- Cán bộ, công chức bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo;

- Viên chức và người lao động bị kỷ luật cảnh cáo;

- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không hoàn thành nhiệm

vụ được giao hằng năm; trường hợp trong thời gian giữ bậc có 02 năm không liên

tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm

vụ được giao bị kéo dài 06 (sáu) tháng.

c) Kéo dài 03 (ba) tháng đối với viên chức và người lao động bị kỷ luật

khiển trách.

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 64

Page 65: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

d) Trường hợp vừa không hoàn thành nhiệm vụ được giao vừa bị kỷ luật thì

thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên là tổng các thời gian bị kéo dài quy

định tại các Điểm a, b và c Khoản này.

đ) Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là đảng viên

bị kỷ luật Đảng thì thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Quy định số 181-

QĐ/TW ngày 30 tháng 3 năm 2013 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi

phạm. Việc kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên được căn cứ vào hình

thức xử lý kỷ luật do cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao

động quyết định theo quy định của pháp luật.

4. Trường hợp đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền là oan, sai sau khi

bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam, bị kỷ luật (khiển trách, cảnh cáo, giáng

chức, cách chức) thì thời gian này được tính lại các chế độ về nâng bậc lương

thường xuyên như sau:

a) Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam do oan, sai được tính

lại vào thời gian để xét nâng bậc lương;

b) Không thực hiện kéo dài thời gian xét nâng bậc lương đối với các hình

thức kỷ luật do oan, sai;

c) Được truy lĩnh tiền lương, truy nộp bảo hiểm xã hội (bao gồm cả phần

bảo hiểm xã hội do cơ quan, đơn vị đóng) theo các bậc lương đã được tính lại.

Điều 3. Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn

1. Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong

thực hiện nhiệm vụ:

a) Điều kiện và chế độ được hưởng:

Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này đạt đủ 02 tiêu chuẩn

quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này và lập thành tích xuất sắc trong thực

hiện nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận bằng văn bản, nếu

chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và tính đến ngày

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 65

Page 66: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn còn thiếu từ 12 tháng trở

xuống để được nâng bậc lương thường xuyên thì được xét nâng một bậc lương

trước thời hạn tối đa là 12 tháng so với thời gian quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều

2 Thông tư này.

b) Tỷ lệ nâng bậc lương trước thời hạn:

Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (trừ các đối tượng quy

định tại Khoản 2 Điều này) được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích

xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ trong một năm không quá 10% tổng số cán bộ,

công chức, viên chức và người lao động trong danh sách trả lương của cơ quan,

đơn vị. Danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị được xác định theo quyết định của

cấp có thẩm quyền giao biên chế (đối với cán bộ, công chức) hoặc phê duyệt số

lượng người làm việc (đối với viên chức và người lao động) tính đến ngày 31

tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn.

c) Cách tính số người thuộc tỷ lệ được nâng bậc lương trước thời hạn:

- Cứ mỗi 10 người trong danh sách trả lương (không tính số dư ra dưới 10

người sau khi lấy tổng số người trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị chia

cho 10), cơ quan, đơn vị được xác định có 01 người được nâng bậc lương trước

thời hạn do lập thành tích xuất sắc.

- Căn cứ vào cách tính nêu trên, vào quý IV hằng năm, cơ quan, đơn vị (bao

gồm cả cơ quan, đơn vị có dưới 10 người trong danh sách trả lương) có văn bản

báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để theo dõi và kiểm tra về số người

trong tỷ lệ được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc của năm

sau liền kề và số dư ra dưới 10 người của cơ quan, đơn vị mình.

- Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp căn cứ vào tổng số người trong danh

sách trả lương dư ra dưới 10 người (bao gồm cả cơ quan, đơn vị có dưới 10 người

trong danh sách trả lương) theo báo cáo của các cơ quan, đơn vị trực thuộc và số

người trong danh sách trả lương được cấp có thẩm quyền cho tăng thêm trong năm

ở các cơ quan, đơn vị trực thuộc để giao thêm số người được nâng bậc lương trước Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 66

Page 67: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

thời hạn do lập thành tích xuất sắc ngoài số người thuộc tỷ lệ không quá 10% của

cơ quan, đơn vị trực thuộc (trong đó ưu tiên cho các đơn vị có dưới 10 người trong

danh sách trả lương và cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác), nhưng

phải bảo đảm tổng số người được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích

xuất sắc ở các cơ quan, đơn vị trực thuộc không vượt quá 10% tổng số người trong

danh sách trả lương tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước

thời hạn của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.

- Đến hết quý I của năm sau liền kề với năm xét nâng bậc lương trước thời

hạn, nếu cơ quan, đơn vị không thực hiện hết số người trong tỷ lệ được nâng bậc

lương trước thời hạn của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn (kể cả số người

được cơ quan quản lý cấp trên giao thêm, nếu có) thì không được tính vào tỷ lệ

nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc của các năm sau.

d) Số lần được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc

trong thực hiện nhiệm vụ:

Không thực hiện hai lần liên tiếp nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích

xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ trong cùng ngạch hoặc cùng chức danh.

đ) Xác định thành tích để xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành

tích xuất sắc:

- Thành tích để xét nâng bậc lương trước thời hạn được xác định theo thời

điểm ban hành quyết định công nhận thành tích đạt được trong khoảng thời gian 6

năm gần nhất đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ

cao đẳng trở lên và 4 năm gần nhất đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu

trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét

nâng bậc lương trước thời hạn.

Riêng đối với trường hợp đã được nâng bậc lương trước thời hạn thì tất cả

các thành tích đạt được trước ngày có quyết định nâng bậc lương trước thời hạn

trong khoảng thời gian (6 năm và 4 năm) quy định tại Điểm này không được tính

để xét nâng bậc lương trước thời hạn cho lần sau.Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 67

Page 68: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Việc xét nâng bậc lương trước thời hạn được căn cứ vào thành tích cao

nhất đạt được của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; nếu thành tích

cao nhất bằng nhau thì xét đến các thành tích khác; trường hợp có nhiều người có

thành tích như nhau thì thực hiện ưu tiên theo quy chế nâng bậc lương trước thời

hạn của cơ quan, đơn vị.

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A, đã được nâng bậc lương trước thời hạn do lập

thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ từ bậc 3 hệ số lương 5,08 ngạch

chuyên viên chính (mã số 01.002) lên bậc 4 hệ số lương 5,42 ngạch chuyên viên

chính từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Đến ngày 01 tháng 8 năm 2010 ông A được

Chủ tịch nước ký Quyết định tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba cho

thành tích công tác giai đoạn 2005 - 2009 (thành tích này của ông A được ký sau

ngày 01 tháng 01 năm 2010 được tính để xét nâng bậc lương trước thời hạn cho lần

sau). Theo quy chế của cơ quan, đơn vị nơi công tác thì thành tích được tặng

thưởng Huân chương Lao động hạng ba được xét nâng bậc lương trước thời hạn 12

tháng, nhưng theo quy định không thực hiện hai lần liên tiếp nâng bậc lương trước

thời hạn trong cùng ngạch nên ông A vẫn chỉ được xét nâng bậc lương thường

xuyên từ bậc 4 lên bậc 5 ngạch chuyên viên chính từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

Đến ngày 01 tháng 01 năm 2015 (sau đủ 24 tháng giữ bậc 5 ngạch chuyên viên

chính), nếu ông A đủ điều kiện xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích

xuất sắc ở ngạch chuyên viên chính thì thành tích công tác của ông A trong khoảng

thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 (trong đó

có thành tích được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba ngày 01 tháng 8

năm 2010) được tính để xét nâng bậc lương trước thời hạn.

e) Tiêu chuẩn xét nâng bậc lương trước thời hạn:

Tiêu chuẩn, cấp độ về lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và

thời gian được nâng bậc lương trước thời hạn tương ứng với từng cấp độ thành tích

khác nhau của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động do người đứng đầu

cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trao đổi

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 68

Page 69: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

với cấp ủy và Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp quy định cụ thể trong Quy chế

nâng bậc lương trước thời hạn của cơ quan, đơn vị. Căn cứ vào quy định này, cán

bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc diện được xét nâng bậc lương

trước thời hạn hằng năm do tập thể bình chọn, nhưng mỗi năm không quá 10%

tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong danh sách trả lương

của cơ quan, đơn vị.

2. Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên

chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu:

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu, nếu

trong thời gian giữ bậc đạt đủ 02 tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư

này, chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và kể từ

ngày có thông báo nghỉ hưu đến trước ngày nghỉ hưu còn thiếu từ 12 tháng trở

xuống để được nâng bậc lương thường xuyên theo quy định thì được nâng một bậc

lương trước thời hạn 12 tháng so với thời gian quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2

Thông tư này.

3. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động vừa thuộc

đối tượng được xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong

thực hiện nhiệm vụ, vừa thuộc đối tượng được xét nâng bậc lương trước thời hạn

khi có thông báo nghỉ hưu, thì cán bộ, công chức, viên chức và người lao động

được chọn một trong hai chế độ nâng bậc lương trước thời hạn quy định tại Khoản

1 và Khoản 2 Điều này.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, công chức, viên chức và

người lao động có trách nhiệm trao đổi với cấp ủy và Ban Chấp hành công đoàn

cùng cấp thực hiện:

a) Ban hành Quy chế nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất

sắc trong thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình, trong đó phải quy định rõ

tiêu chuẩn, cấp độ về lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, thời gian Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 69

Page 70: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

được nâng bậc lương trước thời hạn tương ứng với từng cấp độ thành tích khác

nhau của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động và thứ tự ưu tiên xét

nâng bậc lương trước thời hạn đối với những người có thành tích xuất sắc như

nhau để làm căn cứ xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với các đối tượng thuộc

phạm vi quản lý. Bản Quy chế này phải được công khai trong cơ quan, đơn vị và

gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để quản lý và kiểm tra trong quá trình thực

hiện.

b) Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp

hiện hành nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn (khi lập

thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và khi có thông báo nghỉ hưu) đối với

cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong danh sách trả lương của cơ

quan, đơn vị.

c) Thông báo công khai danh sách những người được nâng bậc lương

thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn trong cơ quan, đơn vị.

d) Định kỳ vào quý IV hằng năm, có văn bản báo cáo cơ quan quản lý cấp

trên trực tiếp tình hình và những vướng mắc trong việc thực hiện chế độ nâng bậc

lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức,

viên chức và người lao động ở cơ quan, đơn vị theo mẫu số 1 ban hành kèm theo

Thông tư này; số người thuộc tỷ lệ được nâng bậc lương trước thời hạn do lập

thành tích xuất sắc và số người dư ra dưới 10 người của cơ quan, đơn vị mình ở

năm sau liền kề.

2. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp của cơ quan,

đơn vị có trách nhiệm:

Kiểm tra kết quả và giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong việc thực

hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối

với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý; tổng

hợp báo cáo Bộ, ngành Trung ương (nếu thuộc Trung ương quản lý), Ủy ban nhân

dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu thuộc địa phương quản lý) kết quả

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 70

Page 71: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn ở

tất cả các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo mẫu số 1 ban hành kèm theo

Thông tư này.

3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc

Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân

tối cao, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách

nhiệm:

a) Kiểm tra và giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong việc thực

hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn ở Bộ,

ngành, địa phương; bảo đảm tỷ lệ mỗi năm không vượt quá 10% tổng số cán bộ,

công chức, viên chức và người lao động trong danh sách trả lương được nâng bậc

lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ ở các cơ

quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.

b) Quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định nâng bậc lương thường

xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và

người lao động thuộc thẩm quyền quản lý.

c) Đề nghị bằng văn bản gửi Bộ Nội vụ để thống nhất ý kiến trước khi ký

Quyết định nâng bậc lương trước thời hạn khi lập thành tích xuất sắc trong thực

hiện nhiệm vụ (gửi kèm biên bản họp xét nâng bậc lương; quy chế nâng bậc lương

trước thời hạn của cơ quan, đơn vị; bản sao Quyết định giao chỉ tiêu biên chế, số

lượng người làm việc của cơ quan, đơn vị; bản sao quyết định xếp lương gần nhất

và bản sao Quyết định công nhận thành tích xuất sắc của cấp có thẩm quyền) và

khi có thông báo nghỉ hưu (gửi kèm bản sao quyết định xếp lương gần nhất và bản

sao thông báo nghỉ hưu) đối với các trường hợp xếp lương ở ngạch chuyên viên

cao cấp và các ngạch, chức danh tương đương ngạch chuyên viên cao cấp thuộc

danh sách trả lương của Bộ, ngành, địa phương.

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 71

Page 72: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Việc quyết định nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời

hạn đối với các chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng,

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quản lý thực hiện theo phân cấp hiện hành.

d) Định kỳ vào quý IV hằng năm, tổng hợp báo cáo Bộ Nội vụ kết quả thực

hiện nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán

bộ, công chức, viên chức xếp lương ở ngạch chuyên viên cao cấp và các ngạch,

chức danh tương đương ngạch chuyên viên cao cấp theo mẫu số 2 ban hành kèm

theo Thông tư này.

4. Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thu bảo hiểm xã hội và tính hưởng

quyền lợi bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động

theo đúng chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn

quy định tại Thông tư này. Nếu phát hiện việc nâng bậc lương thường xuyên và

nâng bậc lương trước thời hạn không đúng quy định thì Giám đốc Bảo hiểm xã hội

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có văn bản đề nghị người có thẩm quyền

quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thực hiện lại theo đúng

chế độ quy định, sau đó mới giải quyết các quyền lợi bảo hiểm xã hội đối với các

đối tượng được hưởng (đồng thời gửi Bộ Nội vụ 01 bản để theo dõi và kiểm tra).

5. Bộ Nội vụ kiểm tra việc thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên

và nâng bậc lương trước thời hạn ở các Bộ, ngành, địa phương; đồng thời yêu cầu

các Bộ, ngành, địa phương hủy bỏ quyết định nâng bậc lương thường xuyên và

nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao

động trái với quy định tại Thông tư này.

Điều 5. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2013.

Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện

nhiệm vụ từ năm 2013 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động

thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này.Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 72

Page 73: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2. Thông tư số 03/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ

hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước

thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và Mục I Thông tư số 83/2005/TT-

BNV ngày 10 tháng 8 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ

nâng bậc lương và các chế độ phụ cấp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức

hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

3. Các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và người làm công tác cơ yếu

trong tổ chức cơ yếu có hướng dẫn riêng.

4. Các đối tượng làm việc trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của

Đảng Cộng sản Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội thực hiện chế độ nâng bậc

lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn theo hướng dẫn của Ban Tổ

chức Trung ương.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phương và các tổ

chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nội vụ để nghiên cứu, giải quyết./.

Nơi nhận:

- Ban Bí thư TW Đảng;

- Thủ tướng, Các Phó Thủ tướng CP;

- Các Bộ cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

- VP BCĐTW về phòng chống tham nhũng;

- HĐND, UBND, SNV các tỉnh, TP trực thuộc

TW;

- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng dân tộc và các Ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- VP CP, Cổng TTĐT Chính phủ;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể CT-

XH;

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Duy Thăng

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 73

Page 74: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Bộ trưởng và các Thứ trưởng;

- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ;

- Lưu: Văn thư, Vụ TL (10b).

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 74

Page 75: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Mẫu 2:

BỘ NỘI VỤ

Số: /QĐ-BNV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 2010

QUYẾT ĐỊNH

Về việc bổ nhiệm ngạch chuyên viên cao cấp

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính

phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của

Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ công chức trong các cơ

quan nhà nước và Nghị định số 09/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2007 của

Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2003/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính

phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ

trang;

Căn cứ Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ

Nội vụ về việc hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngach, chuyển loại

công chức;

Căn cứ Quyết định số 1759/QĐ-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2009 của Bộ

trưởng Bộ Nội vụ về việc công nhận kết quả kỳ thi nâng ngạch công chức hành

chính từ ngạch chuyên viên chính lên ngạch chuyên viên cao cấp năm 2009;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức,

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 75

Page 76: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Bổ nhiệm bà Nguyễn Thi H, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ

tỉnh Hoà Bình vào ngạch chuyên viên cao cấp (mã số 01.001), xếp bậc 1, hệ số

lương 6,20 kể từ ngày 01/12/2009.

Thời gian xét bậc lương lần sau được tính kể từ ngày 01/12/2009.

Điều 2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình và bà Nguyễn Thị H chịu

trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:

- Như điều 2;

- Bộ trưởng (để báo cáo);

- Lưu: VT,CCVC.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Duy Thăng

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 76

Page 77: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Mẫu 3:

BỘ NỘI VỤ

Số: QĐ/BNV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 2010

QUYẾT ĐỊNH

Về việc cử công chức công tác, học tập tại nước ngoài

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính

phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ quyết định số 722/QĐ-BNV ngày 09 tháng 7 năm 2010 của Bộ

trưởng Bộ Nội vụ về việc thành lập đoàn và cử công chức đi công tác tại nước

ngoài;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Cử các ông bà có tên sau đây tham gia đoàn đi nghiên cứu, bồi

dưỡng về"Quản lý nguồn nhân lực" tại Hungary thuộc đề án 165; thời gian từ ngày

31/7/2010 đến 15/8/2010, cụ thể như sau:

1. Ông Nguyễn Văn A, Chuyên viên cao cấp Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nội vụ

(mã ngạch 01.001);

2. Bà Nguyễn Thị C, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức biên chế, Bộ Nội vụ

(mã ngạch 01.002)

Mọi chi phí của chuyến đi do đề án 165 chi trả.

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 77

Page 78: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Điều 2. Các công chức có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thực hiện các quy

định chung của nhà nước và của cơ quan đối với cán bộ công chức được cử đi học

tập và công tác tại nước ngoài.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và các ông bà

có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:

- Như điều 3;

- Cục Lãnh sự (Bộ NG);

- A25 (Bộ CA);

- Văn phòng đề án 65;

- Lưu: VT, TCCB.

BỘ TRƯỞNG

Trần Văn Tuấn

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 78

Page 79: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Mẫu 4:

BỘ NỘI VỤ

VĂN PHÒNG

Số: /VPBNV

V/v thực hiện chỉnh trang đô thị phục vụ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 2010

Kính gửi: Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ.

Ngày 11 tháng 02 năm 2010, thủ tướng Chính phủ có công văn số 292/TTg-

KGVX về việc thực hiện chỉnh trang đô thị phục vụ kỷ niệm 1000 năm Thăng

Long - Hà Nội gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Để bộ

mặt đô thị Thủ đô thực sự sạch đẹp trước ngày Đại lễ và phục vụ các hoạt động kỷ

niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ

quan, đơn vị có trụ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội có trách nhiệm:

- Trang trí trụ sở, nơi làm việc đảm bảo sạch đẹp; chỉnh trang biển hiệu,

cổng, tường rào, quét vôi, sơn cửa; bóc, xoá, làm sạch quảng cáo rao vặt và có biện

pháp giứ gìn không để tái phạm;

- Phối hợp với các đơn vị chức năng của thành phố thực hiện công tác chỉnh

trang các tuyến đường phố, các địa điểm tổ chức các hoạt động trong chương trình

kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội;

- Vận động cán bộ, công nhân viên thực hiện phong trào cơ quan đơn vị văn

hoá tại nơi làm việc và thực hiện nếp sống văn hoá tại khu dân cư, tham gia chỉnh

trang dọn dẹp các tuyến đường, phố, đường làng, ngõ xóm tại nơi sinh sống, thiết

thực chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 79

Page 80: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Về việc này, Lãnh đạo Bộ có ý kiến chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm

yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 292/TTg-KGVX nêu trên.

Thừa lệnh Bộ trưởng, Văn phòng Bộ thông báo để các đơn vị biết và thực

hiện./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lãnh đạo Bộ (để báo cáo);

- Lưu: VT,VP.

TL. BỘ TRƯỞNG

CHÁNH VĂN PHÒNG

Nguyễn Xuân Bình

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 80

Page 81: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Mẫu 5:

BỘ NỘI VỤ

VĂN PHÒNG

Số: /TB-BNV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 2010

THÔNG BÁO

Kết luận giao ban công tác tuần cơ quan Bộ

Kết luận cuộc họp giao ban công tác tuần của cơ quan Bộ ngày 23 tháng 7

năm 2010, Bộ trưởng Trần Văn Tuấn chỉ đạo một số việc như sau:

1. Các đơn vị

- Các đơn vịđược giao xây dựng dự án Luật Viên chức; Luật Lưu trữ khẩn

trương hoàn chỉnh dự thảo chuẩ bị trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá

XII.

- Các đơn vị được giao xây dựng các dự án Luật theo chương trình chuẩn bị:

Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (sửa đổi); Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội

(sửa đổi); Luật tổ chức Hội đồng nhân dânvà Uỷ ban nhân dân (sửa đổi); Luật Tổ

chức Chính phủ (sửa đổi) chủ động triển khai, nghiên cứu, xây dựng.

- Tập chung hoàn chỉnh các văn bản, đề án theo Chương trình công tác của

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đảm bảo tiến độ chất lượng.

- Thực hiện nghiêm túc các chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.

2. Vụ Chính quyền địa phương

- Khẩn chương hoàn thiện Báo cáo thí điểm không tổ chức HĐND sớm trình

Chính phủ đảm bảo đúng tiến độ.

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 81

Page 82: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Chủ động tổ chức họp do lãnh đạo Bổ chủ trì về địa giới hành chính giữa

thành phố Hà Nội và tỉnh Hoà Bình.

- Khẩn trương rà soát, tham mưu cho Chính phủ giải quyết dứt điểm các

tranh chấp địa giới hành chính của một số tỉnh, thành phố.

- Chủ trì, phối hợp với Vụ Đào tạo nghiên cứu, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng

cho cán bộ, công chức cấp xã chưa qua đào tạo, có đủ điều kiện để tiếp tục tham

gia công tác tại địa phương.

3. Vụ Đào taọ, bồi dưỡng cán bộ, công chức

- Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tốt chương

trình dạy nghề cho nông nghiệp, nông thôn theo Đề án Đào tạo nghề cho lao động

nông thôn đến năm 2020

- Chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tốt 02 lớp tập huấn

cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND và UBND cấp tỉnh tại Hà Nội và thành phố Hồ

Chí Minh.

4. Vụ Công chức - Viên chức

- Tập trung đôn đốc, hướng dẫn cán bộ, ngành thực hiện nghiêm túc, kịp

thời các chính sách về công tác tổ chức cán bộ. Chú ý, có thể kéo dài thời gian làm

việc đối với Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc; không nên kéo dài thời gian làm

việc đối với Thành viên HĐQT.

5. Viện Khoa học Tổ chức nhà nước

- Chủ trì phối hợp với Vụ Công chức - Viên chức, Vụ Tổ chức - Biên chế

khẩn chương dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 06/2010/NĐ-CP

ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức.

6. Văn phòng Bộ

- Phối hợp với các đơn vị lồng ghép các cuộc tập huấn, Hội nghị, Hội thảo

đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 82

Page 83: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Thừa lệnh Bộ trưởng, Văn phòng Bộ xin thông báo để các đơn vị biết và tổ

chức thực hiện./.

Nơi nhận:

- Lãnh đạo Bộ (để báo cáo);

- Các đơn vị thuộc Bộ (để thực hiện);

- Lãnh đạo VP;

- Lưu: VT,VP.

TL. BỘ TRƯỞNG

CHÁNH VĂN PHÒNG

Nguyễn Xuân Bình

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 83

Page 84: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Mẫu 6:

BỘ NỘI VỤ

VỤ CÔNG CHỨC - VIÊN CHỨC

Số: /BC-CCVC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 2010

BÁO CÁO

Công tác tuần từ ngày 22/7/2010 đến ngày 29/7/2010

I. CÔNG TÁC TRONG TUẦN

1. Thực hiện các công tác theo kế hoạch thường xuyên.

- Trình ban cán sự Đảng và Thủ tướng Chính phủ;

- Thực hiện chế độ nghỉ hưu và điều động cán bộ đối với 19 sỹ quan cấp

Tướng thuộc Bộ Quốc phòng;

- Bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Công văn gửi Thanh tra Chính phủ trả lời về việc cấp thẻ Thanh tra đối với

Thanh tra viên cao cấp;

- Công văn gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc góp ý dự thảo sử đổi bổ sung

Nghị định số 75/2005/NĐ-CP;

- Công văn gửi Bộ Tư pháp về việc thẩm định tiêu chuẩn nghiệp vụ các

ngạch viên chức, trợ giúp viên pháp lý;

- Tổng hợp báo cáo số lượng công chức - viên chức và đăng ký chie tiêu thi

nâng ngạch năm 2010 của các Bộ, ngành, địa phương.

2. Tình hình thực hiện các kết luận giao ban của Lãnh đạo Bộ.

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 84

Page 85: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Xây dựng các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật cán bộ công

chức theo tiến độ được giao.

II. DỰ KIẾN CÔNG TÁC TUẦN TỚI

- Phối hợp với một số đơn vị liên quan xây dựng kịch bản, kế hoạch chương

trình tập luyện tổ chức đoàn diễu binh diễu hành của khối công chức - viên chức

nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội;

- Tiếp tục tổng hợp ý kiến tham gia và hoàn thiện dự thảo thông tư hướng

dẫn thực hiện một số điều của nghị định 24/2004/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của

Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

- Tổng hợp báo cáo số lượng công chức của các Bộ ngành địa phương theo

Nghị định số 06;

- Hoàn chỉnh báo cáo chất lượng, số lượng cán bộ công chức năm 2009;

- Tiếp tục thực hiện công tác nhân sự phục vụ cho đại hội Đảng các cấp và

bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân đầu năm 2011;

- Tổng hợp báo cáo số lượng công chức - viên chức và đăng ký chỉ tiêu thi

nâng ngạch năm 2010 của các Bộ, ngành, địa phương;

- Triển khai các nội dung của Chương trình 4 - giai đoạn II: Tổ chức Hội

thảo lấy ý kiến về đề án quản lý cấp số hiệu và 10 bộ danh mục mã hoá dữ liệu

thông tin về hồ sơ cán bộ công chức;

- Giải quyết các công việc thường xuyên về quản lý cán bộ diện Thủ tướng

Chính phủ quản lý;

- Thực hiện các công việc khác được lãnh đạo Bộ giao./.

Nơi nhận:

- TT Nguyễn Duy Thăng (để báo cáo);

- Lưu: CCVC.

VỤ TRƯỞNG

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 85

Page 86: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Tiến Trung

Mẫu 7:

BỘ NỘI VỤ

VĂN PHÒNG

Số: /BB-VP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 2011

BIÊN BẢN

Bàn giao tài sản của Bộ Nội vụ

Hôm nay, ngày 16 tháng 5 năm 2011 tại Văn phòng - Bộ Nội vụ đã tiến hành

cuộc họp bàn giao tài sản giữa Văn phòng - Bộ Nội vụ (bên giao) và Văn phòng -

Bộ Quốc phòng (bên nhận) thực hiện theo Quyết định số /QĐ-BNV ngày 01

tháng 4 năm 2011 về việc họp bàn giao tài sản.

I. Thành phần tham dự:

1. Bên giao:

- Ông: Hoàng Phi Hùng

Chức vụ: Chánh Văn phòng - Bộ Nội vụ.

- Ông: Nguyễn Hải Quân

Chức vụ: Phó Chánh Văn phòng - Bộ Nội vụ.

2. Bên nhận:

- Bà: Hoàng Thị Hải

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 86

Page 87: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Chức vụ: Chánh Văn phòng - Bộ Quốc phòng.

- Ông: La Anh Tuấn

Chức vụ: Phó Chánh Văn phòng - Bộ Quốc phòng.

- Chủ toạ: Ông: Hồ Ngọc Quang

- Thư ký: Bà: Mai Hồng Nhung

II. Nội dung bàn giao:

Bên Văn phòng - Bộ Nội vụ (bên giao) đã tiến hành bàn giao tài sản cho bên

Văn phòng - Bộ Quốc phòng (bên nhận) theo biểu thống kê sau:

Bản thống kê tài sản bàn giao

STT Tên tài sản Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

01 Tủ đựng tài liệu 30 2.000.000đ 60.000.000đ

02 Bàn làm việc 100 500.000đ 50.000.00đ

Cộng 130 2.500.000đ 110.000.000đ

Tổng giá trị: 130 cái. Thành tiền: 110.000.000đ

Bằng chữ (Một trăm mười triệu đồng chẵn)

Kể từ ngày ngày 16 tháng 5 năm 2011 số tài sản trên do bên Văn phòng - Bộ

Quốc phòng (bên nhận) chịu trách nhiệm quản lý.

Biên bản này lập thành 6 bản có giá trị như nhau. Bên giao giữ 2 bản, bên

nhận giữ 2 bản chủ toạ giữ 1 bản thư ký giữ 1 bản.

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 87

Page 88: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

ĐẠI DIỆN BÊN GIAO ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN

Hoàng Phi Hùng Hoàng Thị Hải

CHỦ TOẠ THƯ KÝ

Hồ Ngọc Quang Mai Hồng Nhung

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 88

Page 89: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Mẫu 8:

BỘ NỘI VỤ

Số: /TTr-CCVC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 2011

TỜ TRÌNH

Về việc bố trí, sử dụng và chính sách đối với cán bộ lãnh đạo

trong doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện cổ phần hoá

không được cử làm đại diện phần vốn nhà nước ở công ty cổ phần

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao (tại Chỉ thị số 04/2011/TTg

ngày 17 tháng 3 năm 2011 về đẩy nhanh vững chắc cổ phần hoá công ty nhà

nước), Bộ Nội vụ dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bố trí, sử

dụng và chính sách đối với cán bộ lãnh đạo trong doanh nghiệp nhà nước khi thực

hiện cổ phần hoá không được cử làm đại diện phần vốn nhà nước ở công ty cổ

phần và xin trình như sau:

I. VỀ SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ THẢO QUYẾT ĐỊNH:

Hơn mười năm qua, việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã được triển

khai từng bước vững chắc, theo đúng đường lối, Nghị quyết của Đảng. Chính phủ

dã cụ thể hoá các chủ trương của Đảng, ban hành đồng bộ các văn bản pháp quy,

có chính sách khá toàn diện và phù hợp, kịp thời giải quyết các vấn đề đặt ra trong

sắp xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

Đối với cán bộ lãnh đạo trong doanh nghiệp nhà nước, ngày 28 tháng 7 năm

2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 09/2010/NQ-CP về sửa đổi, bổ sung

Nghị quyết số 16/2010/NQ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ về việc

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 89

Page 90: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, cho phép "Áp

dụng chính sách tinh giản biên chế quy định tại Nghị quyết số 16/2010/NQ-CP và

Nghị quyết này đối với các chức danh là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám

đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, thành viên

Ban Kiểm soát trong diện phải sắp xếp do tổ chức lại trong doanh nghiệp nhà

nước.

Nguồn kinh phí giải quyết chính sách đối với các chức danh nêu trên của

doanh nghiệp nhà vước thực hiện theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP

ngày 11 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư do

sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.

Riêng việc bố trí, sử dụng cán bộ lãnh đạo trong doanh nghiệp nhà nước khi

thực hiện cổ phần hoá không được cử làm đại diện phần vốn nhà nước ở công ty cổ

phần, hiện nay chưa có văn bản riêng biệt nào quy định. Hơn nữa, qua khảo sát

thực tế một số công ty cổ phần ở các Bộ: Giao thông vận tải, Nông nghiệp và phát

triển nông thông, Bưu chính viễn thông, Thương mại, cho thấy:

- Đẩy nhanh việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là đúng đắn và cần

thiết. Cổ phần hoá mang lại cho doanh nghiệp cơ chế quản lý năng động thích nghi

với nền kinh tế thị trường, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thu nhập người lao

động ngày càng được nâng cao.

- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện cổ

phần hoá, ngoài đối tượng được cử làm đại diện phần vốn nhà nước, hầu hết được

Hội đồng quản trị Công ty cổ phần bố trí công việc phù hợp.

- Tuy còn nhiều tâm tư, nhưng tất cả các công ty cổ phần đều cho rằng cần

có một văn bản pháp lý để làm chỗ dựa cho doanh nghiệp trong việc bố trí, sử

dụng cũng như việc thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ lãnh đạo doạnh

nghiệp nhà nước khi thực hiện cổ phần hóa.

Vì vậy, việc soạn thảo và ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về

việc bố trí, sử dụng và chính sách đối với cán bộ lãnh đạo trong doanh nghiệp nhà Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 90

Page 91: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

nước khi thực hiện cổ phần hoá không được cử làm đại diện phần vốn nhà nước ở

công ty cổ phần là rất cần thiết.

II. VỀ NỘI DUNG DỰ THẢO:

1.Về phạm vi áp dụng:

Luật doanh nghiệp nhà nước quy định có 3 loại hình doanh nghiệp cổ phần:

- Công ty cổ phần nhà nước;

- Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước;

- Doanh nghiệp có một phần vốn của nhà nước.

2. Về đối tượng áp dụng:

Đối tượng áp dụng Quyết định này là cán bộ lãnh đạo trong doanh nghiệp

nhà nước khi thực hiện cổ phần hoá không được cử làm đại diện phần vốn nhà

nước ở công ty cổ phần, gồm các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc,

Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc và kế toán trưởng - những người

không ký hợp đồng theo Bộ luật Lao động và được áp dụng Pháp lệnh cán bộ,

công chức được sửa đổi, bổ sung năm 2011.

3. Về bố trí, sử dụng:

- Được Hội đồng quản trị Công ty cổ phần bố ttí việc làm phù hợp. Khi

doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, cấp trên trực tiếp quyết định thành lập Ban

triển khai thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của cấp

trên, Ban này sẽ vận động cổ đông bầu một số cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp tham

gia Hội đồng quản trị Công ty. Sau đó, Hội đồng quản trị ký hợp đồng với những

cán bộ lãnh đạo còn lại vào các chức danh điều hành như: Giám đốc, Tổng giám

đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc và kế toán trưởng, trưởng

phòng phù hợp với chuyên môn từng người.

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 91

Page 92: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Được cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ điều động, sắp xếp, bố trí việc

làm tại các doanh nghiệp khác hoặc điều động đến các cơ quan hành chính sự

nghiệp.

4. Về kinh phí giải quyết:

- Nguồn kinh phí giải quyết chính sách đối với các chức danh là thành viên

Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó

Giám đốc và kế toán trưởng, thực hiện theo quy định tại Nghị định số

41/2010/NQ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ về chính sách đối với

lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.

- Nguồn kinh phí giải quyết chính sách đối với cán bộ lãnh đạo trong doanh

nghiệp nhà nước nêu trong Quyết định này cũng thực hiện theo quy định tại Nghị

định số 41/2010/NQ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2010.

6. Hiệu lực thi hành:

- Hiện nay tiến độ cổ phần hoá còn chậm, cần đẩy nhanh vững chắc cổ phần

hoá công ty nhà nước theo Quyết định này nên có hiệu lực thi hành đến ngày

31/12/2011. Trong thời gian từ ngày Quyết định có hiệu lực đến ngày có hiệu lực

đến ngày 10 tháng 10 năm 2011, nếu thấy cần thiết thay đổi hiệu lực Quyết định

thì sẽ điều chỉnh sau.

Trên đây là những giải trình về nội dung của dự thảo Quyết định, Bộ Nội vụ

trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: VT, CCVC.

BỘ TRƯỞNG

Trần Văn Tuấn

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 92

Page 93: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Mẫu 9:

BỘ NỘI VỤ

Số: /KH-BNV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 2011

KẾ HOẠCH

Tổ chức thi nâng ngạch công chức năm 2011

Luật cán bô, công chức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2011 và Nghị định số

24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển

dụng, sử dụng và quản lý công chức có hiệu lực kể từ ngày 01/5/2010 theo đó, các

văn bản ban hành trước năm 2010 hướng dẫn về việc tổ chức thi nâng ngạch công

chức đã hết hiệu lực thi hành. Hiện nay, Bộ Nội vụ đang xây dựng Thông tư hướng

dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP, trong đó có hướng

dẫn về tổ chức thi nâng ngạch công chức; quy định về tiêu chuẩn điều kiện dự thi;

nội dung, hình thức các môn thi; quy chế, quy trình và nội quy tổ chức kỳ thi nâng

ngạch.

Căn cứ thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định số 24/2010/NĐ-

CP, Bộ Nội vụ ban hành Kế hoạch tổ chức thi nâng ngạch công chức năm 2011

như sau:

I. CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ ĐỂ TỔ CHỨC THI NÂNG NGẠCH

CÔNG CHỨC NĂM 2011.

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 93

Page 94: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1. Về đối tượng dự thi:

Đối tượng tham dự các kỳ thi nâng ngạch công chức năm 2011 bao gồm:

a) Công chức được xác định theo quy định của Nghị định số 06/2010/NĐ-

CP ngày 25/01/2011 của Chính phủ quy định những người là công chức;

b) Cán bộ bầu cử trong các cơ quan nhà nước thuộc diện xếp lương theo

ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức

danh bầu cử hiện đang đảm nhiệm;

2.Về điều kiện đang ký dự thi nâng ngạch:

Cán bộ, công chức, viên chức đăng ký dự thi nâng ngạch phải bảo đảm có

đủ các điều kiện sau:

a) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm

tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng

ngành chuyên môn;

b) Có phẩm chất đạo dức tốt; có đủ các tiêu chuẩn về thời gian giữ ngạch,

văn bằng, chứng chỉ, các đề án, công trình theo quy định về tiêu chuẩn, nghiệp vụ

của ngạch dự thi.

3. Về nội dung, hình thức thi:

- Môn tin học văn phòng: thi trắc nghiệm trên máy về hệ điều hành

Windows, sử dụng các ứng dụng của Microsft Office, sử dụng Internet. Thời gian

thi là 30 phút;

- Môn ngoại ngữ: thi viết về các kỹ năng đọc hiểu, viết ở trình độ theo yêu

cầu của ngạch dự thi. Thời gian thi là 60 phút.

4. Về việc miễn một số môn thi trong kỳ thi nâng ngạch:

- Miễn thi môn ngoại ngữ khi có một trong các điều kiện sau:

a) Cán bộ, công chức, viên chức tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2011 có tuổi

đời từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 50 tuổi trở lên đối với nữ;

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 94

Page 95: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

b) Cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số, có

chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền;

5. Về thang điểm và nguyên tắc xác định người trúng tuyển:

- Mỗi bài thi được chấm theo thang điểm 100.

- Người trúng tuyển trong ký thi nâng ngạch năm 2011(chưa thực hiện theo

nguyên tắc cạnh tranh) là người phải thi đủ các bài thi của các môn thi theo quy

định và có số điểm của mỗi bài thi đạt từ 55 điểm trở lên.

6. Về quy chế tổ chức thi nâng ngạch và nội quy kỳ thi nâng ngạch:

- Trong năm 2011 thực hiện theo các quy định tại Quyết định số 10/2010/

QĐ-BNV ngày 05 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành

quy chế tổ chức thi tuyển, thi nâng ngạch đối với cán bộ, công chức và Quyết định

số 12/2010/QĐ-BNV ngày 05 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về

việc ban hành nội quy kỳ thi tuyển, thi nâng ngạch đối với cán bộ, công chức.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Đối với kỳ thi nâng ngạch từ chuyên viên lên chuyên viên chính và từ

chuyên viên chính lên chuyên viên cao cấp do Bộ Nội vụ tổ chức.

a) Vụ Công chức - Viên chức giúp Lãnh đạo Bộ:

Tổng hợp nhu cầu dự thi nâng ngạch của các Bộ, ngành, địa phương và trình

Lãnh đạo Bộ quyết định chỉ tiêu thi nâng ngạch, thời gian hoàn thành tháng 8 năm

2011;

Trình Lãnh đạo Bộ ban hành công văn thông báo chỉ tiêu thi nâng ngạch và

hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương về việc tổ chức thi nâng ngạch công chức

hành chính năm 2011, thời gian hoàn thành tháng 8 năm 2011.

Thực hiện việc giám sát các khâu tổ chức kỳ thi như: giám sát trong các ngày

thi, giám sát việc tổ chức rọc phách, chấm thi, ghép phách, chấm phúc khảo.

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 95

Page 96: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ trình Lãnh đạo Bộ quyết định bổ

nhiệm vào ngạch đối với công chức, viên chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch lên

chuyên viên cao cấp.

b) Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ giúp Hội đồng thi

nâng ngạch:

- Thông báo kế hoạch thời gian và địa điểm tổ chức thi;

- Thành lập Hội đồng thi nâng ngạch và bộ phận giúp việc, gồm: Ban đề thi,

Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban phúc khảo;

- Tổng hợp danh sách công chức, viên chức được cử tham dự kỳ thi;

- Tổ chức thu phí dự thi và sử dụng theo quy định;

- Tổ chức chấm thi và phúc khảo theo quy định;

- Tổng hợp kết quả thi để Chủ tịch Hội đồng thi trình Bộ trưởng công nhận

kết quả kỳ thi nâng ngạch;

- Thông báo kết quả thi nâng ngạch đến các Bộ, ngành, địa phương;

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức kỳ thi.

c) Viện Khoa học tổ chức nhà nước giúp Hội đồng thi nâng ngạch:

- Xây dựng bộ tài liệu ôn thi nâng ngạch, thời gian hoàn thành tháng 8 năm

2011;

- Xây dựng bộ đề thi, thời gian hoàn thành trước 15 ngày tính đến ngày tổ

chức thi;

- Xây dựng đáp án các môn thi, thời gian hoàn thành sau 05 ngày kể từ ngày

tổ chức thi.

2. Về kế hoạch thời gian tổ chức các kỳ thi trong năm 2011:

Đối với các kỳ thi nâng ngạch chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp do

Bộ Nội vụ tổ chức. Vụ Tổ chức cán bộ chủ động xây dựng kế hoạch thời gian cụ

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 96

Page 97: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

thể (kể cả kế hoạch tổ chức thi theo cụm) báo cáo Lãnh đạo Bộ quyết định. các kỳ

thi nâng ngạch công chức hành chính hoàn thành trong năm 2011.

III. TRÁCH NHIỆM THI HÀNH:

1. Các quy định cụ thể tại bản kế hoạch này có giá trị áp dụng đối với các kỳ

thi nâng ngạch công chức trên toàn quốc trong năm 2011.

2. Căn cứ bản kế hoach này, Vụ Công chức - Viên chức xây dưngj văn bản

hướng dẫn các Bộ, nganh, địa phương triển khai thực hiện.

3. Các đơn vị trong Bộ được giao chủ trì và phối hợp có trách nhiệm thực hiện

đúng các quy định tại Kế hoạch này trong quá trình tổ chức các kỳ thi nâng ngạch

công chức năm 2011.

4. Giao Vụ Công chức - Viên chức theo dõi, tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ

tình hình và kết quả triển khai thực hiện kế hoạch thi nâng ngạch công chức năm

2011./.

Nơi nhận:

- Bộ trưởng (để b/c);

- Các đ/c Thứ trưởng (để biết);

- Vụ Tổ chức cán bộ;

- Vụ Kế hoạch tài chính;

- VP Bộ, Viện KHTCNN;

- Các đơn vị trong Bộ (để thực hiện);

- Lưu: VT, Vụ CCVC.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Duy Thăng

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 97

Page 98: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Mẫu 10:

BỘ NỘI VỤ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMVỤ CÔNG CHỨC VIÊN CHỨC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /BNV-CCVC Hà nội, ngày tháng năm 2010

QUY CHẾ LÀM VIỆC

CỦA VỤ CÔNG CHỨC - VIÊN CHỨC

Để thực hiện Quyết định số 1726/QĐ-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2008 của

Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Vụ

Công chức, viên chức, ngoài việc thực hiện đầy đủ quy chế làm việc của Bộ, cán

bộ, công chức Vụ Công chức - Viên chức còn phải thực hiện theo Quy chế làm

việc của vụ. Theo yêu cầu cụ thể của nhiệm vụ, Bản Quy chế làm việc của vụ

Công chức - Viên chức sẽ được điều chỉnh sửa đổi cho phù hợp.

Nội dung Quy chế làm việc của vụ Công chức -Viên chức như sau:

1- Nguyên tắc chung:

a)Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về tổ chức thực hiện các

nhiệm vụ được quy định tại Điều 2 của Quyết định số 1726/QĐ-BNV ngày 30

tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn và tổ chức của Vụ Công chức, viên chức và các các nhiệm vụ, quyền

hạn cụ thể sau:

- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Vụ và chịu trách nhiệm trước Bộ

trưởng về mọi mặt công tác của Vụ;

- Phân công nhiệm vụ, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ

của các Phó Vụ trưởng, Trưởng phòng và công chức trong Vụ;

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 98

Page 99: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Ký thừa lệnh Bộ trưởng để trả lời, giải đáp, hướng dẫn nghiệp vụ và yêu

cầu việc cung cấp thông tin đối với các tổ chức và cá nhân về công tác quản lý đội

ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và công chức dự bị;

- Phối hợp với các tổ chức trong Bộ, các cơ quan liên quan trong việc giải

quyết những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ;

- Thực hiện công tác thông tin cho công chức trong Vụ theo quy chế làm

việc của Bộ;

- Quyết định các nội dung báo cáo, sơ kết, tổng kết, kiến nghị với Bộ trưởng

các chủ trương, giải pháp trong việc thực hiện các nhiệm vụ của Vụ;

- Tổ chức thực hiện các quy chế của Bộ; quản lý công chức và tài sản được

giao theo phân cấp của Bộ.

b) Phó vụ trưởng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và giúp Vụ trưởng phụ

trách một số công tác theo phân công của Vụ trưởng; chịu trách nhiệm trước Vụ

trưởng về nhiệm vụ được phân công. Trong trường hợp lãnh đạo Bộ làm việc trực

tiếp với Phó Vụ trưởng thì Phó Vụ trưởng thi hành ý kiến của lãnh đạo Bộ và sau

đó báo cáo với Vụ trưởng.

c) Công chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn do Vụ trưởng phân công

và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng về thực hiện những nhiệm vụ

đó. Trong trường hợp lãnh đạo Bộ làm việc trực tiếp với chuyên viên thì chuyên

viên có trách nhiệm thi hành và sau đó báo cáo với Vụ trưởng, Phó vụ trưởng được

phân công phụ trách.

d) Vụ làm việc theo chế độ chuyên viên kết hợp với chế độ thủ trưởng;

đ) Phòng Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức và các phòng nghiệp vụ (nếu

được thành lập) gồm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và một số công chức.

Nhiệm vụ cụ thể của Trưởng phòng do Vụ trưởng phân công. Trưởng phòng được

phân công phụ trách công tác theo chức năng nhiệm vụ của Phòng và thực hiện

một số nhiệm vụ chuyên môn theo sự phân công của Vụ trưởng, chịu trách nhiệm

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 99

Page 100: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

trước Vụ trưởng về nhiệm vụ được phân công. Công chức thuộc Phòng thực hiện

các nhiệm vụ do Trưởng phòng phân công và chịu trách nhiệm trước trưởng

phòng; đối với nhiệm vụ do Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng trực tiếp phân công, thì

chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng, Phó vụ trưởng về thực hiện những nhiệm vụ đó,

đồng thời phải báo cáo Trưởng phòng.

2 - Nguyên tắc làm việc:

- Trung thực; Khách quan; Kịp thời; Giữ gìn bí mật .

- Tuân thủ quy trình nghiệp vụ;

- Thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan. Đề cao trách nhiệm của mỗi cá

nhân, hợp tác, tương trợ, và thống nhất mọi hoạt động trong vụ.

- Lưu trữ đầy đủ, chính xác và khoa học mọi tài liệu và hồ sơ. Tiện lợi trong

khai thác và sử dụng tài liệu.

3 - Những vấn đề cần trao đổi với các Phó vụ trưởng trước khi Vụ trưởng

quyết định:

- Đề án tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Vụ.

- Kế hoạch công tác dài hạn của Vụ.

- Tiếp nhận công chức về vụ công tác, bổ nhiệm, nâng ngạch, cử đi học và đi

công tác nước ngoài, thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với tập thể và cá nhân

cán bộ, công chức thuộc Vụ .

4 - Phương pháp công tác:

a) Trách nhiệm giải quyết công việc:

Nội dung công việc do đồng chí nào phụ trách, thì đ/c đó chủ động nghiên cứu

tổng hợp thông tin và đề xuất phương án giải quyết. Nội dung công việc có liên

quan đến các đ/c trong Vụ, các Vụ khác trong cơ quan, hoặc với các cơ quan khác

thì chủ động tổ chức phối hợp giải quyết.

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 100

Page 101: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nội dung công việc liên quan đến loại nghiệp vụ do đ/c khác trong vụ được phân

công tổng hợp thì phải trao đổi thống nhất ý kiến trước khi báo cáo lãnh đạo Vụ và

lãnh đaọ Bộ.

b) Làm tờ trình:

Mỗi nội dung công việc khi trình lãnh đạo được tổng hợp vào tờ trình gồm:

nội dung, phương án giải quyết lên cấp có thẩm quyền xem xét quyết định, kèm

theo bản dự thảo văn bản trình, và các tài liệu khác có liên quan. Đối với việc trình

kết quả thẩm định về Nhân sự thì chuyên viên trình phải nêu rõ quan điểm và ý

kiến của mình.

Chuyên viên làm tờ trình (theo mẫu); đồng chí Phó Vụ trưởng được phân

công phụ trách có ý kiến trước khi Vụ trưởng xem xét trình Lãnh đạo Bộ; Đối với

các tờ trình về nhân sự, nếu có ý kiến khác nhau thì báo cáo các ý kiến khác nhau

để Vụ trưởng xem xét trình Lãnh đạo Bộ.

Văn bản trước khi trình Lãnh đạo Bộ ký, Vụ trưởng hoặc Phó vụ trưởng

được uỷ quyền thông qua và ký nháy vào bản chính được trình ký.

Phó Vụ trưởng được ký một số văn bản như : Thông báo, Báo cáo, Chứng từ

thanh toán, Văn bản trao đổi nghiệp vụ với các vụ chức năng trong Bộ về một số

vấn đề cụ thể thuộc phạm vi được phân công phụ trách, sau khi đã thống nhất với

Vụ trưởng.

Trường hợp Vụ trưởng đi công tác vắng, đ/c Phó vụ trưởng được giao tạm

thời phụ trách vụ hoặc đ/c Phó Vụ trưởng phụ trách nội dung công việc, ký tờ

trình, nhưng sau đó phải báo cáo lại cho Vụ trưởng những vấn đề đã trình, ý kiến

chỉ đạo của của lãnh đạo Bộ về vấn đề đó để Vụ trưởng tiếp tục chỉ đạo thực hiện.

Trường hợp Vụ trưởng, Phó vụ trưởng đi công tác vắng, chuyên viên có thể

trực tiếp trình lên lãnh đạo Bộ, nhưng phải báo cáo lại cho Vụ trưởng những vấn

đề đã trình và ý kiến chỉ đạo của của lãnh đạo Bộ về vấn đề đó để tiếp tục chỉ đạo

thực hiện.

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 101

Page 102: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

c) Các vấn đề khác:

Hàng tuần, Vụ tổ chức giao ban để trao đổi và triển khai kế hoạch công tác

tuần; hàng tháng, hàng quý, Vụ tổ chức họp để kiểm điểm tình hình thực hiện kế

hoạch công tác và triển khai kế hoạch công tác tháng, quý tới.

Hàng tháng, Lãnh đạo Vụ hội ý về kế hoạch công tác tháng, thường xuyên

trao đổi để thống nhất nội dung trong điều hành công việc của Vụ.

Cán bộ, công chức thuộc Vụ được cử đi công tác phải chuẩn bị kế hoạch, nội

dung công tác, báo cáo Vụ trưởng. Khi hoàn thành chuyến công tác, làm báo cáo

bằng văn bản về nội dung kết quả chuyến công tác .

Cán bộ, công chức thuộc Vụ được cử đi học tại chức phải thu xếp kế hoạch

công tác và học tập phù hợp và phải đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ công tác. Cán

bộ, công chức thuộc Vụ được cử đi học tập trung dài hạn phải bàn giao công việc.

Khi hoàn thành khoá học, nếu được tiếp tục phân công trở lại Vụ công tác, Vụ

trưởng sẽ phân công công tác.

5 - Quản lý công văn, tài liệu, hồ sơ cán bộ công chức:

a) Quản lý công văn, tài liệu:

Các công văn tài liệu phải được quản lý theo đúng quy định của Nhà nước, của

Bộ, ngoài ra, phải thực hiện theo quy định sau:

- Mọi công văn ĐI hoặc ĐẾN (Kể cả FAX và các công văn được chuyển

trực tiếp), đều phải qua đ/c chuyên viên tổng hợp hành chính để vào sổ công văn

đi, đến của vụ.

- Tất cả các công văn ĐI đều phải được lưu tại hành chính của vụ. Chuyên

viên giải quyết công việc lưu một bản chính cùng toàn bộ hồ sơ giải quyết công

việc.

- Công văn ĐẾN, tuỳ theo nội dung công văn mà có thể lưu tại hành chính

của Vụ hoặc do các chuyên viên lưu theo hồ sơ giải quyết công việc.

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 102

Page 103: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Công văn, tài liệu MẬT, vật chứa thông tin tài liẹu MẬT được quản lý theo

quy chế bảo vệ bí mật nhà nước.

- Mọi tờ trình đều phải chuyển qua đ/c chuyên viên tổng hợp hành chính để

vào sổ theo dõi. Tờ trình đã được Lãnh đạo Bộ xem xét cho ý kiến, đ/c chuyên

viên tổng hợp hành chính phải chuyển đ/c Vụ trưởng trước khi trả về chuyên viên

theo dõi.

- Chuyên viên có trách nhiệm lưu trữ các tài liệu nghiệp vụ và tài liệu có liên

quan thuộc khối mình phụ trách. Tài liệu phải được lưu trữ đầy đủ trong hồ sơ từng

đối tác họăc từng hoạt động (kể cả bản thảo, bút tích của lãnh đaọ các cấp, chuyên

viên). Những tài liệu tham khảo có nội dung chung nếu có điều kiện cần sao chụp

cho từng chuyên viên trong Vụ để tiện khai thác sau này.

- Vào dịp cuối năm, hoặc sau khi hoàn thành công việc, các đ/c chuyên viên

sắp xếp tài liệu hồ sơ, phân loại, chuyển đ/c phụ trách hành chính hoặc đ/c phụ

trách hồ sơ để lưu trữ.

b) - Quản lý hồ sơ cán bộ công chức:

- Hồ sơ cán bộ công chức được quản lý theo phân cấp quản lý cán bộ công

chức và theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể do Phòng quản lý công tác hồ sơ cán bộ

công chức quản lý.

- Hồ sơ cán bộ công chức được lưu tại Vụ CCVC bao gồm:

- Hồ sơ cá nhân cán bộ lãnh đạo thuộc diện do Thủ tướng Chính phủ quyết

định, do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định, thỏa thuận. Hồ sơ này gồm có: Bản tóm

tắt lý lịch (thường xuyên được bổ sung); Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm; các tài liệu liên

quan; các tài liệu khác bổ sung trong quá trình công tác.

- Hồ sơ cá nhân công chức các ngạch cao cấp do Bộ Nội vụ trực tiếp quản

lý. Bao gồm : Hồ sơ thi vào ngạch, các tài liệu liên quan, các tài liệu khác bổ sung

trong quá trình công tác.

- Hồ sơ các vụ việc do Bộ Nội vụ trực tiếp giải quyết.

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 103

Page 104: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Danh sách trích ngang, các biểu mẫu kê khai về cá nhân cán bộ Công

chức...

c) Quản lý tài liệu trong hệ thống vi tính:

- Các công văn tài liệu do Chuyên viên trong vụ soạn thảo, các đề án, dự án,

các tài liệu khác được lưu trữ trong hệ thống vi tính của Vụ. Các tài liệu Công văn

mật không được lưu trữ trong máy tính có nối mạng ra ngoài Vụ.

- Các cán bộ chuyên viên trong Vụ xây dựng văn bản, lưu trữ và khai thác

tài liệu trong hệ thống máy tính phải tuân thủ quy trình kỹ thuật và các quy ước

chung của Vụ.

d) Khai thác tài liệu.

Chuyên viên có trách nhiệm tạo điều kiện tốt nhất, nhanh nhất để có thể khai

thác tài liệu lưu trữ. Trường hợp cần thiết, khi chuyên viên quản lý tài liệu đi vắng,

chuyên viên khác được giao giải quyết công việc thay hoặc có việc liên quan, có

quyền sử dung các tài liệu cần thiết để đảm bảo hoàn thành công việc nhưng sau đó

phải trả lại tài liệu đúng chỗ và phải trao đổi lại với đ/c có trách nhiệm theo rõi

công việc và đang quản lý hồ sơ đó.

6 . Công tác tổng hợp, thống kê :

a) Tổng hợp số liệu Công chức nói chung:

Số liệu chung về công chức, số liệu công chức ngạch Chuyên viên cao cấp

và tương đương, số liệu công chức ngạch Chuyên viên chính và tương đương, số

liệu công chức các ngạch hành chính phải được cập nhật thường xuyên. Trước mắt

tất cả các trường hợp vào ngạch, chuyển ngạch, đối với các ngạch từ năm 2002 đều

phải được bổ sung số liệu cơ bản, đưa vào hệ thống vi tính của Vụ. Số liệu này sẽ

được bổ sung thường xuyên hàng năm.

b) Tổng hợp số liệu cán bộ công chức lãnh đạo:

Tất cả các trường hợp đề nghị bổ nhiệm, thoả thuận để bổ nhiệm, bổ nhiệm

lại vào các chức danh lãnh đạo theo phân cấp quản lý, và cấp phó của các chức Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 104

Page 105: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

danh đó ( nếu không thuộc diện trên ) đều phải được bổ sung vào danh sách cán

bộ công chức lãnh đạo. Việc lập và bổ sung danh sách cán bộ công chức lãnh đạo

do từng đồng chí chuyên viên theo dõi bộ, ngành, địa phương thực hiện; Đồng chí

được phân công tổng hợp tiến hành bổ sung thường xuyên trên hệ thống vi tính của

Vụ.

c) Tổng hợp số liệu Công chức các ngạch cao cấp:

Tất cả các trường hợp bổ nhiệm ngạch, chuyển ngạch đối với các ngạch cao

cấp đều phải được bổ sung vào danh sách cán bộ công chức cao cấp. Việc lập và

bổ sung danh sách cán bộ công chức các ngạch cao cấp do Phòng Quản lý công tác

hồ sơ cán bộ, công chức phối hợp với đồng chí chuyên viên theo dõi bộ, ngành, địa

phương thực hiện; Đồng chí được phân công tổng hợp tiến hành bổ sung thường

xuyên trên hệ thống vi tính của Vụ.

7. Việc tổ chức thăm, viếng:

Việc tổ chức thăm cán bộ, công chức ốm đau và viếng cán bộ, công chức,

thân nhân cán bộ, công chức từ trần (thăm, viếng) như sau:

- Việc thăm cán bộ, công chức ốm đau (do Lãnh đạo Bộ đi thăm và Vụ được

uỷ quyền): Đ/c chuyên viên thuộc nhóm tổng hợp hành chính chuẩn bị tiền quà,

vật phẩm cần thiết; đ/c Chuyên viên theo dõi Bộ, ngành, địa phương trực tiếp tổ

chức đoàn thăm; báo cáo để bố trí đ/c lãnh đạo đi thăm. Trường hợp đ/c chuyên

viên theo dõi Bộ, ngành, địa phương đi vắng, đ/c chuyên viên khác được phân

công tổ chức đi thăm.

- Việc tổ chức đoàn đi viếng cán bộ công chức, thân nhân cán bộ, công chức

từ trần : Đ/c chuyên viên thuộc nhóm tổng hợp hành chính chuẩn bị thông báo, vật

phẩm cần thiết; đ/c chuyên viên theo dõi Bộ, ngành, địa phương trực tiếp tổ chức

đoàn đi thăm, viếng. Trường hợp đ/c Chuyên viên theo dõi Bộ, ngành, địa phương

đi vắng đ/c chuyên viên khác được cử tổ chức đi thăm, viếng.

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 105

Page 106: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Đối với lễ tang nhà nước và những trường hợp khác, Vụ sẽ phân công thực

hiện cụ thể.

8 . Quản lý, thực hiện và tham gia các chương trình, dự án, đề tài nghiên

cứu khoa học:

Vụ phân công các thành viên trong Vụ quản lý hoặc thực hiện, tham gia

chương trình, dự án, đề án, đề tài khoa học. Đồng chí được phân công tham gia

vừa với tư cách đại diện vụ vừa với tư cách cá nhân. Khi tham gia hoạt động này

phải tập trung hoàn thành theo đúng kế hoạch đạt yêu cầu về chất lượng.

9. Quản lý tài chính, tài sản :

- Đồng chí được phân công tổng hợp, quản lý tài chính chung được giao cho

Vụ chịu trách nhiệm lập kế hoạch, dự toán, thực hiện tạm ứng, chi tiêu theo chế độ

quy định, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, thanh quyết toán theo quy định.

- Các đồng chí được chương trình, dự án, đề tài, đề án, chuyên đề... phân

công quản lý tài chính được giao cho chương trình, dự án, đề tài, đề án, chuyên

đề... chịu trách nhiệm lập kế hoạch, dự toán, thực hiện tạm ứng, chi tiêu theo chế

độ quy định, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, thanh quyết toán theo quy định.

- Đồng chí Phó Vụ trưởng được phân công phụ trách và đồng chí chuyên

viên phụ trách quản lý tài sản chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ tài sản Vụ được

giao quản lý sử dụng. Mỗi phòng làm việc cử ra một đồng chí thay mặt quản lý tài

sản được giao cho Phòng sử dụng quản lý, sử dụng, bảo hành bảo trì và kiểm kê

theo quy định.

VỤ TRƯỞNG

Nguyễn Tiến Trung

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 106

Page 107: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Mẫu 11:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2011

HỢP ĐỒNG THUÊ XE

Số:   /2011/HĐ-BNV

- Căn cứ Bộ Luật Dân sự số 33/2010 QH 11 đã được Quốc Hội nước Cộng

hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ VIII thông qua ngày

14/6/2011;

- Căn cứ Luật thương mại số 36/2010/QH 11 đã được Quốc hội nước Cộng

hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ VIII thông qua ngày

14/6/2011;

- Căn cứ vào nhu cầu và khả năng cung ứng của các bên dưới đây.

Hôm nay, ngày 16 háng 5 năm 2011, tại Bộ Nội vụ chúng tôi gồm :

 BÊN A:

- Đại diện là: Ông Nguyễn Hải Hùng

- Chức vụ: Chánh Văn phòng - Bộ Nội vụ

- Địa chỉ: Số 08 đường Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội.

- Tài khoản: Kho bạc.

 BÊN B:

- Đại diện là: Ông Lê Quang Đức

- Chức vụ: Giám đốc Viện Công nghệ Thông tin - Bộ Quốc phòng

- Địa chỉ: Số 345 nhà A, phường Trần Phú - quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.

- Tài khoản: Kho bạc.

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 107

Page 108: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Sau khi hai bên cùng bàn bạc, thống nhất thoả thuận ký kết Hợp đồng thuê xe với

các điều khoản như sau:

ĐIỀU 1: NỘI DUNG HỢP ĐỒNG:

Bên A đồng ý thuê của bên B một xe ô tô du lịch 40 chỗ ngồi, bao gồm cả lái xe

trong thời gian cho thuê.

+ Xe INOVA – Toyota sản xuất năm 2007, biển số kiểm soát 52Z – 2223

+ Lái xe: Hoàng Quang Hợp, sinh năm 12/11/1977, giấy phép lái xe số

070738127 cấp ngày 06/05/2000.

ĐIỀU 2: GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG, PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN:

- Giá thuê xe là: 14.000.000 đồng/tháng ( Mười bốn triệu đồng chẵn )

( Giá trên chưa bao gồm thuế GTGT )

- Bên A sẽ thanh toán cho Bên B theo định kỳ mỗi tháng một lần vào ngày 25

hàng tháng.

  ĐIỀU 3: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN:

3.1. Trách nhiệm của bên B:

- Giao xe và toàn bộ giấy tờ liên quan đến xe ngay sau khi Hợp đồng có hiệu

lực và Bên A đã thanh toán tiền thuê xe 01 tháng đầu tiên. Giấy tờ liên quan đến xe

gồm: Giấy đăng ký xe, giấy kiểm định, giấy bảo hiểm xe.

- Ông Hoàng Quang Hợp, chịu sự điều động của bên A trong suốt thời gian

bên B cho thuê xe. Thời gian làm việc của lái xe là từ thứ hai đến thứ sáu, từ 6h30

đến 18h30, thời gian làm thêm ngoài giờ (nếu có) do A và Lái xe trực tiếp thỏa

thuận.

- Trả lương cho lái xe.

- Chịu trách nhiệm pháp lý về nguồn gốc và quyền sở hữu của xe.

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 108

Page 109: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Mua bảo hiểm xe và đăng kiểm xe cho các lần kế tiếp trong thời hạn hiệu

lực của Hợp đồng.

- Bảo dưỡng xe theo định kỳ, chi trả phí bảo dưỡng.

- Xuất hóa đơn thuê xe : 1 tháng/ lần.

3.2. Trách nhiệm, quyền hạn của bên A:

- Thanh toán tiền thuê xe cho Bên B đúng hạn.

- Thanh toán các khoản phí cho lái xe khi có yêu cầu huy động làm thêm

ngoài giờ.

- Khi có yêu cầu làm thêm vào cuối tuần hay ngày lễ tết thông báo cho lái xe

biết trước ít nhất 12 giờ.

- Bên A được toàn quyền sử dụng xe do Bên A giao (Theo điều 1), kể cả

giao xe cho lái xe khác sử dụng trong thời gian thuê.

- Chịu toàn bộ chi phí xăng khi sử dụng xe.

ĐIỀU 4: HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG:

- Hợp đồng có giá trị kể từ ngày 17/5/2011 đến hết ngày 31/12/2011.

- Nếu một trong hai Bên, bên nào muốn chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn

thì phải thông báo cho Bên kia trươc ít nhất 01 tháng.

ĐIỀU 5: ĐIỀU KHOẢN CHUNG:

- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có đề nghị điều chỉnh thì phải

thông báo cho nhau bằng văn bản để cùng bàn bạc giải quyết.

- Hai bên cam kết thi hành đúng các điều khoản của hợp đồng, không bên

nào tự ý đơn phương sửa đổi, đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp đồng. Mọi sự vi phạm phải

được xử lý theo pháp luật. Trường hợp có tranh chấp mà hai bên không tự giải

quyết được, sẽ do Tòa Án Nhân Dân Tp. Hà Nội phán xử.

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 109

Page 110: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và coi như được thanh lý sau khi

hai bên thực hiện xong nghĩa vụ của mình và không còn bất kỳ khiếu nại nào.

- Hợp đồng được lập thành 04 (bốn) bản có giá trị pháp lý như nhau, Bên A

giữ 02 (hai) bản. Bên B giữ 02 (hai) bản.

ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B

CHÁNH VĂN PHÒNG GIÁM ĐỐC

Nguyễn Hải Hùng Lê Quang Đức

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 110

Page 111: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Mẫu 12:

BỘ NỘI VỤ

Số: /GM-BNV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 2010

GIẤY MỜI

Kính gửi:.................................................................................

...................................................................................

Bộ Nội vụ trân trọng kính mời Quý cơ quan cử 01 đồng chí tham dự hội thảo và đóng góp ý kiến về nội dung Dự thảo Đề án "Quản lý (cấp) số hiệu công chức hành chính toàn quốc" và giới thiệu trao đổi 10 bộ danh mục mã hoá dữ liệu thông tin về cán bộ công chức chuẩn bị cho việc xây dựng phần mềm quản lý cán bộ, công chức.

- Chủ trì hội thảo: Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng,

Chủ nhiệm trương trình 4 - giai đoạn II

- Thời gian: 01 ngày, bắt đầu 08h00 ngày 06 tháng 8 năm 2010.

- Địa điểm: Phòng họp số 1, Bộ Nội vụ,

Số 37A, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Trân trọng kính mời Quý cơ quan dành thời gian tham dự và đóng góp ý kiến để hội thảo thành công. Mọi chi tiết xin liên hệ: Vụ Công chức - Viên chức, Bộ Nội vụ. Số điện thoại 04 39761437.

Xin trân trọng cảm ơn./.

Nơi nhận:- Như trên;

- Bộ trưởng (để báo cáo);

- Lưu: VT, CCVC.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Duy Thăng

Sinh viên: Vũ Thị Chinh - Lớp: QTVPK6C 111