27
HỆ THỐNG BÀI TẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2 Mục lục A. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................1 B. BÀI TẬP........................................................ 1 C. MỘT SỐ CÔNG THỨC TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI....................6 D. TÀI LIỆU ĐỌC THÊM: RỦI RO LÃI SUẤT.............................8 A. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo trình Ngân hàng thương mại, PGS. TS. Phan Thị Thu Hà (chủ biên), NXB ĐH KTQD 2013, - Quản trị Ngân hàng thương mại, PGS. TS. Phan Thị Thu Hà (chủ biên), NXB GTVT 2009, - Ngân hàng thương mại, Edward Reed và Edward Gill, NXB TP HCM 1993, - Quản trị Ngân hàng thương mại, Peter Rose, NXB Tài chínhh 2000, - Tạp chí Ngân hàng, - Tạo chí Thị trường Tài chính – Tiền tệ, - Thời báo Ngân hàng, - Các văn bản pháp luật trong hoạt động của NHTM, - Websites của các NHTM và NHNNVN, - …. B.BÀI TẬP Bài 1: NHTM Kcó các số liệu sau (Số dư bình quân năm, LS bình quân năm, đơn vị tỷ đồng) Tài sản Số dư Lãi suất (%) Hệ số RR Nguồn vốn Số dư Lãi suất (%)

Bài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014 đáp án

  • Upload
    ca-ngao

  • View
    3.204

  • Download
    9

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014    đáp án

HỆ THỐNG BÀI TẬP

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2

Mục lục

A. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................1B. BÀI TẬP............................................................................................................1C. MỘT SỐ CÔNG THỨC TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...............................6D. TÀI LIỆU ĐỌC THÊM: RỦI RO LÃI SUẤT...........................................................8

A. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Giáo trình Ngân hàng thương mại, PGS. TS. Phan Thị Thu Hà (chủ biên), NXB ĐH KTQD

2013,

- Quản trị Ngân hàng thương mại, PGS. TS. Phan Thị Thu Hà (chủ biên), NXB GTVT 2009,

- Ngân hàng thương mại, Edward Reed và Edward Gill, NXB TP HCM 1993,

- Quản trị Ngân hàng thương mại, Peter Rose, NXB Tài chínhh 2000,

- Tạp chí Ngân hàng,

- Tạo chí Thị trường Tài chính – Tiền tệ,

- Thời báo Ngân hàng,

- Các văn bản pháp luật trong hoạt động của NHTM,

- Websites của các NHTM và NHNNVN,

- ….

B. BÀI TẬP

Bài 1: NHTM Kcó các số liệu sau (Số dư bình quân năm, LS bình quân năm, đơn vị tỷ đồng)

Tài sản Số dư Lãi suất (%)

Hệ số RR Nguồn vốn Số dư Lãi suất (%)

Tiền mặt 10420 0 Tiền gửi thanh toán 32200 1,5

Tiền gửi tại NHNN 18180 1,5 0 TGTK ngắn hạn 98700 5,5

Tiền gửi tại TCTD khác 12250 2,5 0,2 TGTK Trung -Dài hạn 59700 7,5

Tín phiếu KB ngắn hạn 11420 4 0 Vay ngắn hạn 32000 5,5

Cho vay ngắn hạn 82310 9,5 0,5 Vay Trung - Dài hạn 14800 8,8

Page 2: Bài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014    đáp án

Cho vay trung hạn 61470 11,5 1 Vốn chủ sở hữu 11910

Cho vay dài hạn 41850 13,5 1

Tài sản khác 11410 1

Tổng Tài sản 249.310 Tổng Nguồn vốn 249.310

a. Giả sử lãi suất 3 tháng đầu năm sau tăng 2%/năm. Tính Rủi ro LS trong 3 tháng tới và Chênh lệch

lãi suất dự kiến. Biết 5% các khoản cho vay không thu được lãi.

b. Giả sử 20% các khoản cho vay sắp đáo hạn và có khả năng thu hồi cao, tính Tỷ lệ thanh khoản TS.

Đáp án:

a. Tính Rủi ro LS:

TSNC LS = 11.420 + 82.310 = 93.730

NVNC LS = 98.700 + 32.000 = 130.700

Khe hở NC LS = 93.730 – 130.700= (-36.970)

Do khe hở NCLS <0 và lãi suất tăng 2%/năm nên Thu nhập từ lãi của NH sẽ giảm trong 3 đầu

năm sau:

Thay đổi thu chi từ lãi = 36.970 x (2% x 3/12) = (-185,85) tỷđ

Thay đổi Chênh lệch LS = Thay đổi thu chi từ lãi/ Tổng TS

= -185,85 / 249.310 = -0,0741% / 3tháng hay -0,3% / năm

Chênh lệch LS dự kiến = Chênh lệch LS trước khi thay đổi LS + Thay đổi Chênh lệch LS

= 2,85% - 0,3% = 2,55% /năm

b. Giả sử 20% các khoản cho vay sắp đáo hạn và có khả năng thu hồi cao, tính Tỷ lệ TK TS

TS thanh khoản = 10.420 + 18.180 + 12.250 + 11.420 + (82.310 + 61.470 + 41.850) x 0,2 = 89.396

Tỷ lệ thanh khoản TS = 89.396 / 290.310 = 35,68%

Bài 2: NHTM ABC có các số liệu sau (Số dư bình quân năm, LS bình quân năm, đơn vị tỷ đồng)

Tài sản Số dư Lãi suất (%)

Hệ số RR

Nguồn vốn Số dư Lãi suất (%)

Tiền mặt 32600 0 Tiền gửi thanh toán 85800

1,5

Tiền gửi tại NHNN 28860 1,5 0 TGTK ngắn hạn 98000

5,5

Cho vay TCTD khác 22250 6,5 0,2 TGTK Trung - Dài hạn 56500

7,5

Page 3: Bài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014    đáp án

Tín phiếu KB ngắn hạn 14200 4 0 Vay ngắn hạn 58890

5,5

Cho vay ngắn hạn 105000

9,5 0,5 Vay Trung - Dài hạn 35500

8,8

Cho vay trung hạn 87070 11,5 1 Vốn chủ sở hữu 30500

Cho vay dài hạn 54800 13,5 1

Tài sản khác 20410 1

Tổng Tài sản Tổng Nguồn vốn

a. Giả sử lãi suất 3 tháng đầu năm sau tăng 3%/năm. Tính Rủi ro lãi suấttrong 3 tháng tới. Tính

Chênh lệch lãi suất cơ bản dự kiến sau 3 tháng, biết biết chỉ có 90% Cho vay TCTD khác và Tín

phiếu KB ngắn hạn, 70% Cho vay ngắn hạn, và 20% Cho vay trung và dài hạn là nhậy cảm lãi

suất; 85% Tiết kiệm ngắn hạn, 35% Tiết kiệm Trung - Dài hạn, 85% Vay ngắn hạn và 20% Vay

Trung - Dài hạnlà nhậy cảm lãi suất trong vòng 3 tháng tới.Biết 5% các khoản cho vay không thu

được lãi.

b. Giả sử 15% các khoản cho vay ngắn hạn và 5% các khoản cho vay trung dài hạn sắp đáo hạn và có

khả năng thu hồi cao, tính Tỷ lệ thanh khoản TS.

Đáp án:

c. Tính Rủi ro LS:

TSNC LS = (22.240 + 14.420) x 90% + 105000 x 70% + (87070 + 54800) x 20% = 134.679

NVNC LS = 98000 x 85% + 56500 x 35% + 58890 x 85% + 35500 x 20% = 160.231,5

Khe hở NC LS = 134.679 – 160.231,5 = (-25.552,5)

Do khe hở NCLS <0 và lãi suất tăng 3%/năm nên Thu nhập từ lãi của NH sẽ giảm trong 3

tháng đầu năm sau:

Thay đổi thu chi từ lãi = -25.552,5x (3% x 3/12) = (-191,64)tỷđ

Thay đổi Chênh lệch LS = Thay đổi thu chi từ lãi/ Tổng TS

= -191,64/ 365.190 = -0,0525% / 3tháng hay -0,21% / năm

Chênh lệch LS dự kiến = Chênh lệch LS trước khi thay đổi LS + Thay đổi Chênh lệch LS

= 3,06% - 0,21% = 2,85% /năm

d. Giả sử 15% các khoản cho vay ngắn hạn và 5% các khoản cho vay trung dài hạn sắp đáo

hạn và có khả năng thu hồi cao, tính Tỷ lệ thanh khoản TS

Page 4: Bài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014    đáp án

TS thanh khoản = 32600 + 28860 + 22250 + 14200 + 105000 x 15% + (87070 + 54800) x 5%

= 120.753,5

Tỷ lệ thanh khoản TS = 120.753,5/ 365.190= 33, 07%

Bài 3 : Giả sử một NHTM sẽ có những dòng tiền vào và ra trong tuần tới như sau:

1. Số tiền gửi bị rút ra là 33 tỷ đồng;

2. Doanh số thu hồi nợ vay của khách hàng là 108 tỷ đồng;

3. Chi tiền cho chi phí hoạt động là 51 tỷ đồng;

4. Doanh số cho vay phát sinh là 294 tỷ đồng;

5. NH dự kiến thanh lý một số tài sản trị giá 18 tỷ đồng, thu tiền ngay;

6. Doanh số tiền gửi mới là 670 tỷ đồng;

7. NH dự định vay trên thị trường liên NH 43 tỷ đồng;

8. Thu nhập từ dịch vụ phi lãi là 27 tỷ đồng;

9. Doanh số thu nợ trên thị trường liên NH là 23 tỷ đồng; và

10. Thanh toán cổ tức cho cổ đông 140 tỷ đồng.

Thay đổi trạng thái thanh khoản ròng (= Thay đổi Cung TK – Thay đổi Cầu TK) của NH trong tuần

tới như thế nào?

Đáp án:

Thay đổi Cung TK = 108 + 18 + 670 + 43 + 27 + 23 = 889 tỷ

Thay đổi Cầu TK = 33 + 51 + 294 + 140 = 518 tỷ

Thay đổi Trạng thái thanh khoản ròng = 889 – 518 = 371 tỷ

Bài 4:NHTM Q có những số liệu sau vào ngày 15/12/X (đơn vị tỷ đồng, X là năm đang nghiên cứu)

+ Vốn điều lệ: 20.000 + Do thay đổi của tỉ giá và lãi suất, giá tài sản tài chính của ngân hàng biến động như sau:Một số TSTC tăng giá từ 16500 lên 21450Một số TSTC giảm giá từ 18900 xuống 10400

+ LN chưa phân phối: 2500+ Quỹ dự trữ bổ xung vốn điều lệ: 3000+ Quỹ Đầu tư phát triển nghiệp vụ: 2500

+ Tài sản cố định của ngân hàng thay đổi giá như sau:Một số TSCĐ tăng giá từ 32000 lên 34000Một số TSCĐ giảm giá từ 23000 xuống 7000+ Quỹ dự phòng tài chính: 4500

+ NHTM A mua TSTC của Cty Tài chính B với giá mua là 300 và giá trị sổ sách là 220

+ Bỏ toàn bộ vốn thành lập Công ty Chứng khoán C: 1500+ Bỏ toàn bộ vốn thành lập Công ty Cho thuê Tài chính D: 2600+ Đầu tư vào 160 dự án, mỗi dự án 25 tỷ (chiếm 10% tổng vốn đầu tư mỗi dự án)+ Đầu tư vào thuỷ điện E: 1500 (chiếm 20% tổng vốn đầu tư của thuỷ điện E)

Page 5: Bài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014    đáp án

Yêu cầu: Tính Vốn chủ sở hữu và Vốn cấp 1 của NHTM Q dưạ trên những số liệu trên tại thời điểm tính toán.

Bài 5:Một ngân hàng K có số liệu sau vào ngày 15/4/X (đơn vị tỷ đồng, X là năm đang nghiên cứu)

1. Vốn điều lệ: 90002. Quỹ dự phòng tài chính: 18603. Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ: 15404. Quỹ dự trữ bổ xung vốn điều lệ: 17605. Lợi nhuận chưa phân phối: 14506. Phát hành trái phiếu chuyển đổi với khối lượng và thời hạn cụ thể là:

- Phát hành 11/11/(X – 14) thời hạn 20 năm: 2000 - Phát hành 1/1/(X – 10) thời hạn 15 năm: 500- Phát hành 22/11/(X-7) thời hạn 10 năm: 800- Phát hành 16/12/(X – 3) thời hạn 5 năm: 400

7. Phát hành công cụ nợ khác với thời hạn và khối lượng:- Phát hành 1/1/(X – 1) thời hạn 3 năm: 300- Phát hành 4/5/(X – 5) thời hạn 15 năm: 400

Ghi chú: Trái phiếu chuyển đổi và công cụ nợ khác thoả mãn các điều kiện còn lại của khoản d và đ Điều 3 Thông tư 13/2010/TT-NHNN

8. Góp toàn bộ vốn thành lập Công ty chứng khoán B: 5009. Góp toàn bộ vốn thành lập Công ty bảo hiểm C: 80010. Góp vốn thành lập Ngân hàng liên doanh E: 100011. Đầu tư chuỗi siêu thị E: 220012. Đầu tư 60 dự án, mỗi dự án 25 (chiếm 10% tổng vốn đầu tư mỗi dự án)13. Đầu tư 40 công ty, mỗi công ty 35 (chiếm 30% tổng số vốn mỗi công ty)14. Mua Tài sản tài chính Công ty F: giá mua 50, giá trị sổ sách 400

Mua Tài sản tài chính công ty G: giá mua 800 giá trị sổ sách 50015. Một số Tài sản cố định được điều chỉnh giá:

- Một số TSCĐcó giá trước khi điều chỉnh là 2400; giá sau khi điều chỉnh là 1800- Một số TSCĐcógiá trước điều chỉnh là 3000; giá sau khi điều chỉnh là 3500

16. Một số Tài sản tài chính thay đổi giá do biến động của lãi suất và tỷ giá:- Một số TSTC có giá trước khi biến động là 1200; giá sau khi biến động là 1000- Một số TSTC cógiá trước khi biến động là 2100; giá sau khi biến động là 2200

Yêu cầu:a.Tính Vốn chủ sở hữu của NHTM K dựa trên những dữ liệu trên

b. Tính Vốn cấp 1, Vốn cấp 2, Vốn tự có, CAR của NHTM K, biết:

- Tổng tài sản “Có” rủi ro nội bảng của NHTM K được tính dựa trên các khoản mục tài sản trong Bài 1.

- Tổng tài sản “Có” rủi ro ngoại bảng của NHTM K gồm:

Cam kết ngoại bảng Số dư

Page 6: Bài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014    đáp án

Bảo lãnh vay vốn 24.800Bảo lãnh thanh toán 28.500Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 5.600Hợp đồng giao dịch lãi suất, kỳ hạn ban đầu 18 tháng 25.500Hợp đồng giao dịch ngoại tệ, kỳ hạn ban đầu 36 tháng 32.220

c. Nếu CAR < 9%, nêu những phương án điều chỉnh Vốn tự có để tỷ lệ an toàn vốn của NHTM K đạt 9%

Đáp án:

Phần 1: Tính Vốn cấp 1:

Bước 1: Tính các khoản để tính Vốn cấp 1 = 13.750

a) Vốn điều lệ: 9.000

b) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: 1.760

c) Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ: 1.540

d) Lợi nhuận không chia: 1.450

đ) Thặng dư cổ phần được tính vào vốn theo quy định của pháp luật, trừ đi phần dùng để mua cổ phiếu quỹ: 0 (đề bài không có dữ liệu coi như bằng 0)

=> Các khoản tính Vốn cấp 1 (2.1) = 9.000 + 1.760 + 1.540 + 1.450 = 13.750

Bước 2: Các khoản phải trừ khỏi Vốn cấp 1 gồm = 3.650

a) Lợi thế thương mại: 300- NHTM K chỉ có lợi thế thương mại với TSTC G = Giá mua – Giá trị sổ sách = 800 – 500

= 300- NHTM K không có lợi thế thương mại với TSTC F do Giá mua < Giá trị sổ sách, Hay lợi

thế thương mại với TSTC F = 0

Lợi thế thương mại là phần chênh lệch lớn hơn giữa số tiền mua một tài sản tài chính và giá trị sổ sách kế toán của tài sản tài chính

b) Khoản lỗ kinh doanh, bao gồm các khoản lỗ lũy kế: 0

c) Các khoản góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng khác: Thành lập NHTM LD E: 1000

d) Các khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty con: 1.300

- Góp toàn bộ vốn thành lập công ty chứng khoán B: 500- Góp toàn bộ vốn thành lập công ty bảo hiểm C: 800

đ) Phần góp vốn, mua cổ phần của một doanh nghiệp, một quỹ đầu tư, một dự án đầu tư vượt mức 10% tổng các khoản quy định tại Khoản 2.1 Điều này sau khi đã trừ các khoản phải trừ quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d Khoản 2.2 Điều này: 1.050

- Tính giá trị tham chiếu (đ) = 10% {2.1 – 2.2(a, b, b, d)} = 10% (13.750 – 2.600) = 1150

- NHTM K đầu tư vào dự án chuỗi siêu thị E: 2.200 > Giá trị tham chiếu (đ) (1.150)

Page 7: Bài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014    đáp án

- Phần đầu tư vượt mức giá trị tham chiếu 1 = 2.200 – 1.150 = 1.050

e) Tổng các khoản góp vốn, mua cổ phần sau khi đã trừ phần vượt mức 10% quy định tại Điểm đ Khoản 2.2 Điều này vượt mức 40% của tổng các khoản quy định tại Khoản 2.1 Điều này sau khi đã trừ các khoản phải trừ quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c và Điểm d Khoản 2.2 Điều này, phần vượt mức đó sẽ bị trừ = 0

- Với dự án E: Sau khi đã trừ phần vượt mức quy định tại đ => dự án này coi như chỉ đầu tư 1150 tỷ đồng nằm trong ngưỡng cho phép với 1 dự án

- Giá trị tham chiếu (e) = 40% {2.1 – 2.2(a, b, b, d)} = 4.600

- Tổng số vốn NHTM K đầu tư vào các dự án, công ty… = Đầu tư vào chuỗi siêu thị E + 60 dự án x 25 tỷ + 40 công ty x 35 = 1.150 + 1.500 + 1.400 = 4.050

- Do tổng số vốn NHTM K đầu tư 4.050 < Giá trị tham chiếu (e) 4.600 nên giá trị của khoản mục 2.1 (e) = 0

Hay NHTM K không bị đầu tư vào tất cả dự án, DN… quá quy định

Vậy các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 (2.2) = 300 + 1.000 +1.300 + 1.050 + 0 = 3.650

Bước 3: Tính Vốn cấp 1 = (2.1) – (2.2) = 13.750 – 3.650 = 10.100

Phần 2: Tính Vốn cấp 2:

Bước 1: Các khoản để tính Vốn cấp 2 gồm = 5.260

a) 50% số dư Có tài khoản đánh giá lại TSCĐ theo quy định của pháp luật = 50% x (3500 – 3000) = 250

b) 40% số dư Có tài khoản đánh giá lại TSTC theo quy định của pháp luật = 40% x (2.200 – 2.100) = 40

c) Quỹ dự phòng tài chính = 1.860

d) Trái phiếu chuyển đổi = 2.720

- Phát hành 11/11/(X – 14) thời hạn 20 năm: 2.000 Ngày đáo hạn 11/11/X + 6. Ngày nghiên cứu 15/4/X => hơn 6 năm 7 tháng mới đáo hạn => GIá trị tính vào 3.1 (d) = 2.000

- Phát hành 1/1/(X – 10) thời hạn 15 năm: 500Ngày đáo hạn 1/1/X + 5. Ngày nghiên cứu 15/4/X => Khoảng 4 năm 8 tháng đáo hạn => Giá trị tính váo 3.1 (d) = 80% x 500 = 400

- Phát hành 15/4/(X-7) thời hạn 10 năm: 800Ngày đáo hạn 15/4/X + 3. Ngày nghiên cứu 15/4/X => Đúng 3 năm đáo hạn => Giá trị tính vào 3.1 (d) = 40% x 800 = 320Lưu ý trường hợp này: Giá trị còn lại chỉ còn của năm 1 và năm 2, năm thứ 3 vừa cán mốc (ngày đáo hạn đúng ngày nghiên cứu vẫn bị khấu trừ giá trị khỏi Vốn cấp 2).

20% 20% 20% 20% 20%

Năm 1 Năm2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

Page 8: Bài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014    đáp án

- Phát hành 16/12/(X – 3) thời hạn 5 năm: 400- Ngày đáo hạn 16/12/X => Giá trị tính vào 3.1 (d) = 0% x 400 = 0

Giá trị của 3.1 (d) = 2.000 + 400 + 320 + 0 = 2.720

đ) Các công cụ nợ khác = 400- Phát hành 1/1/(X – 1) thời hạn 3 năm: 300

GIá trị tính vào 3.1 (đ) = 0 do thời hạn ban đầu <= 10 năm- Phát hành 4/5/(X – 5) thời hạn 15 năm: 400

Ngày đáo hạn 4/5/X + 10. Ngày nghiên cứu 15/4/X => Hơn 10 năm nữa mới đáo hạn => Giá trị tính vào 3.1 (đ) = 100% x 400 = 400

Bước 2: Tính giới hạn tính Vốn cấp 2 (3.2)- Tính Giá trị tham chiếu 3.2 a = 50% Vốn cấp 1 = 50% x 10.100 = 5.050- Tính giá trị tham chiếu 3.2 d = 100% Vốn cấp 1 = 10100 3.1 (d) + 3.1 (đ) = 2.720 + 400 = 3.120 < 50% Vốn cấp 1 Giá trị của 3.1 d + 3.1 đ =

3.120 3.1 (a, b, c, d, đ) = 250 + 40 + 1.850 + 3120 = 5.260 < 100% Vốn cấp 1

Giá trị của Vốn cấp 2 = 5.260

Bước 3: Tính các khoản phải trừ Vốn tự có = 800- 100% số dư Nợ tài khoản đánh giá lại TSCĐ = 2.400 – 1.800 = 600- 100% số dư Nợ tài khoản đánh giá lại TSTC = 1.200 – 1.000 = 200

Phần III: Vốn tự có = Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2 – Các khoản phải trừ = 10.100 + 5.260 – 800 = 14.560

Bài 6:Ngân hàng XYZ có số liệu sau vào ngày 15/4/X (đơn vị tỷ đồng, X là năm đang nghiên cứu)

1. Vốn điều lệ: 280002. Quỹ dự phòng tài chính: 38603. Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ: 55404. Quỹ dự trữ bổ xung vốn điều lệ: 57605. Lỗ luỹ kế năm trước: 14506. Phát hành trái phiếu chuyển đổi với khối lượng và thời hạn cụ thế là:

- Phát hành 1/12/(X – 14) thời hạn 15 năm: 12000 - Phát hành 6/4/(X – 8) thời hạn 15 năm: 2500- Phát hành 2/8/(X-7) thời hạn 10 năm: 3800- Phát hành 25/11/(X – 3) thời hạn 5 năm: 5400

7. Phát hành công cụ nợ khác với thời hạn và khối lượng:- Phát hành 1/1/(X – 2) thời hạn 5 năm: 2300- Phát hành 4/5/(X – 5) thời hạn 15 năm: 1400

Page 9: Bài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014    đáp án

Ghi chú: Trái phiếu chuyển đổi và công cụ nợ khác thoả mãn các điều kiện còn lại của khoản d và đ điều 3 thông tư 13/2010/TT-NHNN

8. Góp toàn bộ vốn thành lập Công ty chứng khoán B: 8009. Góp toàn bộ vốn thành lập công ty bảo hiểm C: 100010. Góp vốn thành lập Ngân hàng liên doanh E: 200011. Đầu tư vào Nhà máy thuỷ điện E: 1200 (chiếm 65% tổng chi phí vào dự án)12. Đầu tư 85 dự án, mỗi dự án 40 (chiếm 30% tổng vốn đầu tư mỗi dự án)13. Đầu tư 70 công ty, mỗi công ty 45 (chiếm 20% tổng số vốn mỗi công ty)14. Mua Tài sản tài chính Công ty F: giá mua 50, giá trị sổ sách 40015. Mua Tài sản tài chính Công ty K: giá mua 250; giá trị sổ sách 200 16. Một số Tài sản cố định được điều chỉnh giá:

- Một số TSCĐcógiá trước điều chỉnh là 5850; giá sau khi điều chỉnh là 1700- Một số TSCĐcógiá trước điều chỉnh là 2800; giá sau khi điều chỉnh là 2850

17. Một số Tài sản tài chính thay đổi giá do biến động của lãi suất và tỷ giá:- Một số TSTC có giá trước khi biến động là 2200; giá sau khi biến động là 1100- Một số TSTC cógiá trước khi biến động là 2250; giá sau khi biến động là 3150

Yêu cầu: a. Tính Vốn chủ sở hữu của NHTM ABC dựa trên những dữ liệu trên

b. Tính Vốn cấp 1, Vốn cấp 2, Vốn tự có, CAR của NHTM XYZ biết:- Tổng tài sản “Có” rủi ro nội bảng của NHTM XYZ được tính dựa trên các khoản mục tài

sản trong Bài 2.- Tổng tài sản “Có” rủi ro ngoại bảng của NHTM XYZ gồm:

Cam kết ngoại bảng Số dưBảo lãnh vay vốn 34.800Thư tín dụng không huỷ ngang 28.500Bảo lãnh dự thầu 16.600Hợp đồng giao dịch lãi suất, kỳ hạn ban đầu 48 tháng 55.500Hợp đồng giao dịch ngoại tệ, kỳ hạn ban đầu 36 tháng 52.220

c. Nếu CAR < 9%, nêu những phương án điều chỉnh Vốn tự có để tỷ lệ an toàn vốn của NHTM XYZ đạt 9%.

Bài 7: NHTM B có các số liệu sau (số dư bình quân năm, LS bình quân năm, đơn vị tỷ đồng)

Tài sản Số dư LS (%)

Hệ số RR (%)

Nguồn vốn Số dư LS (%)

Tiền mặt 1000   0 Tiền gửi thanh toán 2500 2

Tiền gửi tại NHNN500 1

0 Tiết kiệm ngắn hạn từ dân cư 3800 12

Tiền gửi TCTD khác 750 2 20 TK trung - dài hạn từ dân 2200 10.5

Page 10: Bài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014    đáp án

Chứng khoán chính phủ ngắn hạn 1000 5

0 Vay ngắn hạn trên thị trường liên NH 1200 8.4

Chiết khấu thương phiếu ngắn hạn của DN 3200 15.5

100 Vay trung - dài hạn trên thị trường vốn 1700 14.3

Cho vay doanh nghiệp trung hạn lãi suất thả nổi 2300 18.2

100Vốn chủ sở hữu

500  

Cho vay dài hạn mua nhà lãi suất cố định 2800 19.5

50

Tài sản khác 350   100

Biết thu từ hoạt động dịch vụ là 45 tỷ, thu lãi từ hoạt động đầu tư góp vốn là 31 tỷ, chi phí quản lý không kể khấu hao và DPRRTD là 35 tỷ, chi phí khấu hao 52 tỷ; các khoản nợ từ nhóm 2 trở đi coi như chưa thu được lãi, thuế suất thuế thu nhập là 25%.

Nhóm % Tổng dư nợ Giá trị khấu trừ của TSĐB

1 88% 6350

2 2% 110

3 3% 100

4 5% 215

5 2% 200

Số dư quỹ dự phòng RRTD kỳ trước là 75 tỷ.

1. Tính chênh lệch lãi suất cơ bản, ROE.2. Tính LS cho vay trung bình để ROE tăng thêm 1%/năm.3. Ngân hàng có thể đối mặt với rủi ro lãi suất hay không? Hãy tính rủi ro lãi suất khi lãi suất thị trường giảm 2%/năm.4. Tính CAR, biết vốn cấp 1 bằng 50% vốn chủ sở hữu, vốn cấp 2 bằng 30% nguồn vay trung dài hạn trên thị trường vốn. So sánh với mức 9% và cho nhận xét.

Page 11: Bài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014    đáp án

C. MỘT SỐ CÔNG THỨC TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1. Tỷ lệ an toàn vốn

tyleantoanvon= VontucoTaisan ital Co Ruiro

Taisan ital Co Ruiro=∑i=1

n

TSConoibangvaNgoaibangi xHesoRRi

Theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN ban hành ngày 12/05/2010:

Vốn tự có = Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2

Vốn cấp 1 bao gồm:

- Vốn điều lệ- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ- Quỹ đầu tư phát triển - Lợi nhuận không chia- Thặng dư vốn cổ phần trừ đi phần dùng để mua cổ phiếu quỹ

Các khoản phải trừ khỏi Vốn cấp 1:

- Lợi thế thương mại- Các khoản lỗ kinh doanh, bao gồm các khoản lỗ lũy kế- Các khoản góp vốn, mua cổ phần của TCTD khác- Các khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty con

Vốn cấp 2 bao gồm:

- 50% số dư có tài khoản đánh giá lại TSCĐ- 40% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản tài chính- Quỹ dự phòng tài chính- Trái phiếu chuyển đổi do TCTD phát hành thỏa mãn điều kiện

o Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu 5 nămo Không được đảm bảo bằng tài sản của chính TCTDo TCTD không được mua lại theo yêu cầu của chủ sở hữu, hoặc mua lại trên thị trường

thứ cấp, hoặc chỉ được mua lại khi được NHNN chấp thuận với điều kiện việc mua lại không ảnh hưởng đến các tỷ lệ an toàn của TCTD theo quy định

o TCTD được ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi làm kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ

o Trong trường hợp thanh lý TCTD, chủ sở hữu trái phiếu chuyển đổi chỉ được thanh toán sau tất cả các chủ nợ có đảm bảo và không có đảm bảo khác

o Việc điều chỉnh lãi suất chỉ được tiến hành sau 5 năm kể từ khi phát hành và thực hiện 1 lần trong suốt thời gian trước khi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông

- Các công cụ nợ khác thỏa mãn điều kiện sau:o Là khoản nợ mà trong mọi trường hợp chủ nợ chỉ được thanh toán sau tất cả các chủ

nợ có đảm bảo và không có đảm bảo kháco Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu trên 10 năm

Page 12: Bài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014    đáp án

o Không được đảm bảo bằng tài sản của chính TCTDo TCTD được ngừng trả lại và chuyển lại lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lại làm

kết quả kinh doanh trong năm bị lỗo Chủ nợ chỉ được thanh toán trước hạn sau khi được NHNN chấp thuận bằng văn bảno Việc điều chỉnh lãi suất chỉ được tiến hành sau 5 năm kể từ khi phát hành và thực hiện

1 lần trong suốt thời gian trước khi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thôngTổng giá trị vốn cấp 2 ≤ Giá trị vốn cấp 1

2. Dự phòng RRTDDự phòng cụ thể = R = max {0, (A - C)} x rTrong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích

A: giá trị của khoản nợ C: giá trị của tài sản bảo đảm r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể với các nhóm như sau: a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): 0%b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): 5%c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): 20%d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): 50%đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 100%

Dự phòng chung = 0,75% x Dư nợ Nhóm 1 đến Nhóm 4Chi phí DPRRTD phải trích trong kỳ = CP DPRR (cụ thể và chung) – Số dư quỹ DPRR (đã trích)

3. Rủi ro Lãi suấtRủi ro Lãi suất (tính theo số tuyệt đối) = Khe hở nhạy cảm LS x Mức độ thay đổi LSRủi ro Lãi suất (tính theo số tương đối) = (Khe hở nhạy cảm LS x Mức độ thay đổi LS) / TS sinh lờiKhe hở nhạy cảm lãi suất = Tài sản nhạy cảm LS – Nguồn vốn nhạy cảm LS Tài sản NC LS = Tiền gửi (hoặc Cho vay) các TCTD khác + Chứng khoán thanh khoản + Các khoản

cho vay ngắn hạn + Các khoản cho vay trung dài hạn Nguồn vốn NC LS = Tiết kiệm ngắn hạn + Vay ngắn hạn + Phát hành Giấy tờ có giá ngắn hạn +Vay

dài hạn(Mỗi khoản mục Tài sản NCLS và Nguồn vốn NCLS sẽ được nhân với một tỷ lệ nhậy cảm

với LS tương ứng)4. Tỷ lệ thanh khoản tài sản

Tylethanhkhoantaisan=TSthanhkhoanTongTaisan

Tài sản thanh khoản = Tiền + TG tại NHNN + TG tại các TCTD + Chứng khoán thanh khoản + Các khoản cho vay sắp đáo hạn

Page 13: Bài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014    đáp án

D. TÀI LIỆU ĐỌC THÊM: RỦI RO LÃI SUẤT

1. Khái niệm : là khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến gắn với những thay đổi của lãi suất và

nhiều nhân tố khác như cấu trúc, kỳ hạn của tài sản và nguồn, quy mô và kỳ hạn của các hợp

đồng.

2. Ví dụ : Tại thời điểm t, một NH có nguồn vốn và tài sản như sau (đơn vị tỷ đ, lãi suất bquân năm):

TÀI SẢN NGUỒN VỐN

TS Nhạy cảm LS

(Tài sản ngắn hạn) 120 6%

NV Nhạy cảm LS

(Nguồn vốn ngắn hạn)150 4%

TS không Nhạy cảm LS

(Tài sản dài hạn)80 10%

NV không Nhạy cảm LS

(Nguồn vốn dài hạn)50 7%

Tổng Tài sản 200 Tổng Nguồn vốn 200

Tài sản nhạy cảm LS là những tài sản sẽ đáo hạn trong thời gian ngắn như tiền gửi tại NHNN, tiền

gửi tại các TCTD khác, các chứng khoán ngắn hạn/thanh khoản, cho vay ngắn hạn, cho vay trung dài

hạn sắp đến hạn trả, cho vay trung dài hạn có lãi suất thả nổi,…. và khi tái đầu tư thì sẽ được trả theo

lãi suất thị trường

Tài sản không nhạy cảm LS là những tài sản sẽ đáo hạn trong thời gian dài như các khoản cho vay

trung-dài hạn, đầu tư trung-dài hạn,… có lãi suất cố định hoặc không có lãi suất xác định trước hoặc

không sinh lãi.

Nguồn vốn nhạy cảm LS là những khoản huy động sẽ phải hoàn trả trong thời gian ngắn như tiền

gửi ngắn hạn, tiền vay ngắn hạn, tiền huy động trung dài hạn sắp đến hạn trả,… và khi huy động

nguồn vốn bổ sung thì sẽ phải trả theo lãi suất thị trường

Nguồn vốn không nhạy cảm LS là những khoản mục nguồn vốn có thời gian sử dụng dài như tiền

gửi trung dài hạn, giấy tờ có giá trung dài hạn, vốn chủ sở hữu,… có lãi suất cố định hoặc không phải

trả lãi.

Chú ý: mặc dù có được nhận lãi với Tiền gửi tại NHNN hay Tiền gửi không kỳ hạn tại các TCTD

khác, và phải trả lãi đối với vốn huy động từ Tiền gửi thanh toán của tổ chức/cá nhân, những lãi suất

của khoản tiền ít khi thay đổi theo lãi suất thị trường nên NH có thể coi những khoản tiền này không

nhạy cảm với lãi suất.

Chênh lệch thu chi lãit= Thu lãi – Chi lãi = (120 x 6% + 80 x 10%) – (150 x 4% + 50 x 7%)

Page 14: Bài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014    đáp án

Giả sử tại thời điểm (t+1) lãi suất thị trường tăng thêm 2%/năm đối với cả tài sản và nguồn vốn. Khi

đó những tài sản và nguồn vốn ngắn hạn (nhạy cảm lãi suất) sẽ có lãi suất cao hơn trước đây 2%, còn

những tài sản và nguồn vốn dài hạn (không/kém nhạy cảm lãi suất) sẽ có lãi suất không đổi.

(Chênh lệch thu chi lãi)t+1 = Thu lãi – Chi lãi = (120 x 8% + 80 x 10%) – (150 x 6% + 50 x 7%)

Thay đổi Chênh lệch thu chi lãi = (Chênh lệch thu chi lãit+1) – (Chênh lệch thu chi lãit)

= 120 x (8% - 6%) – 150 x (6% - 4%)

= (120 – 150) x 2% = (-30) x (2%) = (-0,6) tỷđ

= (TS NC LS – NV NC LS ) x Mức thay đổi LS

= Khe hở nhạy cảm LS x Mức thay đổi lãi suất

Thay đổi Chênh lệch lãi suất = Thay đổi Chênh lệch thu chi lãi / Tổng TS

= (-0,6) / 200 = (-0,3%) /năm

Chú ý: nếu LS tăng → Mức thay đổi LS > 0

nếu LS giảm → Mức thay đổi LS < 0

3. Nguyên nhân gây ra Rủi ro Lãi suất

Như vậy, khi lãi suất tăng đã làm chi phí trả lãi tăng nhiều hơn thu lãi, làm cho Chênh lệch thu chi từ

lãi giảm đi (-0,6 tỷđ). Nguyên nhân là do:

(1) Sự không phù hợp về kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn → Khe hở LS ≠ 0. Nếu khe hở LS =

0, cho dù lãi suất có tăng hay giảm, Chênh lệch thu chi lãi sẽ không thay đổi

(2) Lãi suất thị trường thay đổi ngược chiều với dự kiến của NH. Trong ví dụ trên, khi duy trì

khe hở lãi suất < 0, NH dự kiến lãi suất giảm (Mức thay đổi LS < 0), nhưng thực tế là LS tăng

lên (Mức thay đổi LS > 0), làm thu nhập từ lãi của NH giảm → RRo LS xảy ra.

(3) NH sử dụng lãi suất cố định trong các hợp đồng. Nếu NH thả nổi tất cả các hợp đồng huy

động và sử dụng vốn, thu lãi và chi lãi sẽ đều tăng/giảm như nhau khi lãi suất thay đổi và

không có rủi ro LS.

Nếu NH duy trì Khe hở nhạy cảm LS > 0 (LS thị trường và Chênh lệch LS có mối quan hệ tỷ lệ

thuận):

- Khi lãi suất trên thị trường tăng, chênh lệch lãi suất tăng

- Khi lãi suất trên thị trường giảm, chênh lệch lãi suất giảm

Nếu NH duy trì Khe hở LS nhạy cảm < 0 (LS thị trường và Chênh lệch LS có mối quan hệ tỷ lệ

nghịch):

Page 15: Bài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014    đáp án

- Khi lãi suất trên thị trường tăng, chênh lệch lãi suất giảm

- Khi lãi suất trên thị trường giảm, chênh lệch lãi suất tăng

Do vậy, khi NH dự tính LS sẽ tăng, NH nên duy trì Khe hở nhạy cảm LS dương

khiNH dự tính LS sẽ giảm, NH nên duy trì Khe hở nhạy cảm LS âm

Rủi ro LS có thể phản ánh bằng sự thay đổi (tổn thất) trong thu nhập tương lai khi LS thay đổi:

(1) Số tuyệt đối :

Thay đổi Chênh lệch thu chi lãi = Khe hở nhạy cảm LS x Mức thay đổi lãi suất

(2) Số tương đối :

Thay đổi Chênh lệch lãi suất = Thay đổi Chênh lệch thu chi lãi / Tổng TS

= (Khe hở nhạy cảm LS x Mức thay đổi lãi suất) / Tổng TS

hay:

Thay đổi Chênh lệch lãi suất cơ bản = Thay đổi Chênh lệch thu chi lãi / Tổng TSSL

= (Khe hở nhạy cảm LS x Mức thay đổi lãi suất) / Tổng

TSSL

4. Hạn chế rủi ro lãi suất

4.1 Duy trì khe hở lãi suất bằng 0 (phù hợp về kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn): Phương pháp

rất khó áp dụng trong thực tế vì Ngân hàng thường huy động phần lớn nguồn vốn ngắn hạn,

nhưng lại có nhu cầu cho vay/đầu tư trung dài hạn để đáp ứng yêu cầu của khách hàng hoặc

chiến lược đầu tư của ngân hàng, nên Khe hở nhạy cảm LS thường < 0. Hơn nữa, việc điều

chỉnh Khe hở nhạy cảm lãi suất thường xuyên theo sự thay đổi của lãi suất không phải lúc nào

cũng dễ dàng (ví dụ ngân hàng không thể hoàn trả lãi tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng khi

lãi suất giảm, hay thu hồi tiền cho vay ngay khi lãi suất tăng).

4.2 Hoán đổi LS (interest rate swap)

Giả sử có 2 tổ chức tín dụng:

- Ngân hàng A, có độ tin cậy tín dụng cao, đang duy trì khe hở lãi suất dương, và có thể vay

trung dài hạn với lãi suất 10%/năm, vay ngắn hạn với lãi suất LIBOR.

- Công ty tài chính B, có độ tin cậy tín dụng thấp hơn, đang duy trì khe hở lãi suất âm, và có

thể vay trung dài hạn với lãi suất 12%/năm, vay ngắn hạn với lãi suất (LIBOR +1%).

Sau đây là BCĐKT của 2 tổ chức trước khi hoán đổi lãi suất

- Ngân hàng A:

Page 16: Bài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014    đáp án

TÀI SẢN NGUỒN VỐN

TS Nhạy cảm LS

(Tài sản ngắn hạn) 450

NV Nhạy cảm LS

(Nguồn vốn ngắn hạn)300 LIBOR

TS không Nhạy cảm LS

(Tài sản dài hạn)50

NV không Nhạy cảm LS

(Nguồn vốn dài hạn)200 10%

Tổng Tài sản 500 Tổng Nguồn vốn 500

- Công ty tài chính B:

TÀI SẢN NGUỒN VỐN

TS Nhạy cảm LS

(Tài sản ngắn hạn) 150

NV Nhạy cảm LS

(Nguồn vốn ngắn hạn)320 LIBOR + 1%

TS không Nhạy cảm LS

(Tài sản dài hạn)280

NV không Nhạy cảm LS

(Nguồn vốn dài hạn)110 12%

Tổng Tài sản 430 Tổng Nguồn vốn 430

A muốn tăng vay ngắn hạn, B muốn tăng vay trung dài hạn để giảm Khe hở lãi suất, nên hai bên ký

hợp đồng đổi chéo lãi suất với nội dung: A vay dài hạn (ví dụ 100tỷ) hộ cho B và B trả cho A lãi suất

10%. B vay ngắn hạn (cùng số tiền, 100 tỷ) hộ cho A và A trả cho B lãi suất (LIBOR – 0,75%).

Vì A và B vay hộ nhau cùng một số tiền (điều kiện bắt buộc trong hợp đồng trao đổi lãi suất) nên hai

bên không cần trao số vốn này cho nhau, mà chỉ cần chuyển phần tiền lãi.

Sau khi hoán đổi, A dùng nguồn vốn ngắn hạn mà B vay hộ thay thế cho nguồn vốn trung và dài hạn,

để giảm Khe hở lãi suất, và có Bảng cân đối kế toán như sau:

TÀI SẢN NGUỒN VỐN

TS Nhạy cảm LS

(Tài sản ngắn hạn) 450

NV Nhạy cảm LS

(Nguồn vốn ngắn hạn)400 LIBOR

Page 17: Bài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014    đáp án

TS không Nhạy cảm LS

(Tài sản dài hạn)50

NV không Nhạy cảm LS

(Nguồn vốn dài hạn)100 10%

Tổng Tài sản 500 Tổng Nguồn vốn 500

A phải trả (100tỷ x 10%) để có 100tỷ trung dài hạn (vay hộ B) và trả cho B: 100tỷ x (LIBOR –

0,75%) để có được 100tỷ mà B vay hộ và chuyển sang cho A. Nhưng A không phải vay 100tỷ ngắn

hạn nữa nên tiết kiệm được (100tỷ x LIBOR).

→ A được lợi (100tỷ x 10%) do B chuyển sang và (100tỷ x LIBOR) do tiết kiệm được chi phí.

A phải chi (100tỷ x 10%) để có được nguồn trung dài hạn vay hộ B, và 100tỷ x (LIBOR – 0,75%) để

trả cho B do B vay hộ nguồn ngắn hạn.

Lãi của A = [(100tỷ x 10%) + (100tỷ x LIBOR)] – [(100tỷ x 10%) + 100tỷ x (LIBOR – 0,75%)]

= 100tỷ x (10% + LIBOR – 10% - LIBOR + 0,75%)

= 100 tỷ x 0,75%

Sau khi hoán đổi, B dùng nguồn vốn trung dài hạn hạn mà A vay hộ thay thế cho nguồn vốn ngắn

hạn, để giảm Khe hở lãi suất, và có Bảng cân đối kế toán như sau:

TÀI SẢN NGUỒN VỐN

TS Nhạy cảm LS

(Tài sản ngắn hạn) 150

NV Nhạy cảm LS

(Nguồn vốn ngắn hạn)220 LIBOR + 1%

TS không Nhạy cảm LS

(Tài sản dài hạn)280

NV không Nhạy cảm LS

(Nguồn vốn dài hạn)210 12%

Tổng Tài sản 430 Tổng Nguồn vốn 430

B phải trả cho A (100tỷ x 10%) để có 100tỷ trung dài hạn (do A vay hộ) và trả 100tỷ x (LIBOR +

1%) để có được 100tỷ để vay hộ A. Nhưng B không phải vay 100tỷ trung dài hạn nữa nên tiết kiệm

được (100tỷ x 12%).

→ B được lợi (100tỷ x (LIBOR – 0,75%)) do A chuyển sang và (100tỷ x 12%) do tiết kiệm chi phí.

B phải chi (100tỷ x 10%) để có được nguồn trung dài hạn do A vay hộ, và 100tỷ x (LIBOR + 1%) để

có nguồn ngắn hạn vay hộ cho A.

Lãi của B = [(100tỷ x (LIBOR – 0,75%)) + (100tỷ x 12%)] – [(100tỷ x 10%) + 100tỷ x (LIBOR+

1%)]

= 100 tỷ x (LIBOR – 0,75% + 12% - 10% - LIBOR – 1%)

= 100 tỷ x 0,25%

Page 18: Bài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014    đáp án

Như vậy, khe hở lãi suất của cả A và B đều giảm xuống sau khi hoán đổi lãi suất, giúp giảm tổn thất

khi xảy ra rủi ro lãi suất.

4.3 Sử dụng lãi suất thả nổi: khi đó thu nhập từ lãi và chi phí trả lãi của NH sẽ cùng tăng

hoặc cùng giảm khi lãi suất thay đổi. Tuy nhiên, NH khó áp dụng lãi suất thả nổi với các khoản huy

động và đầu tư/cho vay ngắn hạn (kỳ hạn ≤ 12 tháng). Do đó, trong khoảng thời gian đang xem xét (1

tuần, 1 tháng tới, 3 tháng tới,…) vẫn có một số tài sản/nguồn vốn không nhạy cảm lãi suất, khiến cho

khe hở LS có thể ≠ 0. Phương pháp này chỉ có thể giúp giảm Khe hở nhạy cảm lãi suất chứ không thể

loại trừ hoàn toàn Rủi ro lãi suất.

4.4 Sử dụng các hợp đồng kỳ hạn

Giả sử một Ngân hàng có Bảng cân đối kế toán như sau:

TÀI SẢN NGUỒN VỐN

TS Nhạy cảm LS

(Tài sản ngắn hạn) 150

NV Nhạy cảm LS

(Nguồn vốn ngắn hạn)320

TS không Nhạy cảm LS

(Tài sản dài hạn)280

NV không Nhạy cảm LS

(Nguồn vốn dài hạn)110

Tổng Tài sản 430 Tổng Nguồn vốn 430

Ngân hàng có Khe hở lãi suất âm, nên nếu lãi suất tăng, thu nhập của NH sẽ giảm. Khi lãi suất tăng,

giá của trái phiếu cũng giảm.Ngân hàng ký hợp đồng bán 100tỷ mệnh giá Trái phiếu với giá

108tỷ, giao sau 3 tháng.

Sau 3 tháng, nếu lãi suất tăng như NH dự kiến, giá trái phiếu sẽ giảm xuống (ví dụ còn 102 tỷ), NH

tiến hành mua 100tỷ Mệnh giá với giá 102 tỷ và nhận được 108 tỷ. Lãi của giao dịch này là 6tỷ, sẽ bù

cho tổn thất do Chênh lệch thu chi lãi giảm đi khi lãi suất tăng.

Nếu sau 3 tháng, LS không tăng mà giảm xuống làm giá Trái phiếu tăng lên (ví dụ 115tỷ), NH tiến

hành mua 100tỷ Mệnh giá với giá 115tỷ và nhận được 108 tỷ. Lỗ của giao dịch này là 7tỷ, sẽ được bù

đắp bởi lãi do Chênh lệch thu chi lãi tăng đi khi lãi suất giảm.

Đối với NH có khe hở lãi suất dương, NH tiến hành giao dịch ngược lại (ký hợp đồng mua trái

phiếu với giá hiện tai, nhưng nhận trong tương lai).