45
1 チP DỤNG MONTESSORI TẠI NHタ

Ap dung montessori tai nha (ban tom luoc)

Embed Size (px)

Citation preview

1

ÁP DỤNG MONTESSORI TẠI NHÀ

2

MỤC LỤC

ÁP DỤNG MONTESSORI TẠI NHÀ............................................................................................. 1Chương 1: Giới thiệu ........................................................................................................................ 4

1. Giới thiệu về bà Maria Montessori (1870-1952): ..................................................................... 52. Phương pháp Montessori – Nghệ thuật nuôi dạy trẻ đỉnh cao .................................................. 63. Quan sát của bà Maria về những đứa trẻ................................................................................... 6

Chương 2: Áp dụng nguyên tắc Montessori trong gia đình.............................................................. 91. Nguyên tắc đầu tiên chính là Tôn trọng trẻ:.............................................................................. 92. Tạo môi trường đơn giản và hấp dẫn trẻ tại nhà ..................................................................... 103. Tạo sự độc lập: Cách hành động ............................................................................................. 104. Nguyên tắc BÌNH TĨNH: ........................................................................................................ 105. Không có PHẦN THƯỞNG hay SỰ TRỪNG PHẠT:........................................................... 106. Khuyến khích sự vận động...................................................................................................... 11

Những hoạt động cho trẻ ......................................................................................................... 117. Cho trẻ thời gian tập trung, tránh ngắt quãng, và lặp đi lặp lại. .............................................. 128. Đi du lịch nhiều nơi, làm nhiều thứ, thu thập và chụp các bức ảnh........................................ 129. Chấp nhận các lỗi sai............................................................................................................... 1210. Nguyên tắc phù hợp và tích cực. ........................................................................................... 1211. 8 cách để giải quyếtvới sự giận dữ từ cha mẹ ....................................................................... 1212. Cung cấp cho trẻ các giáo cụ học tập.................................................................................... 1213. Giới thiệu về toán và ngôn ngữ ............................................................................................. 1314. Khuyến khích sự hòa đồng.................................................................................................... 13

Chương 3: Hướng dẫn thực hành giáo cụ Montessori tại nhà ........................................................ 14Phần 1: Chi phí cho giáo cụ học tập sẽ là bao nhiêu thì hợp lý?................................................. 14Phần 2: Xác định giáo cụ nào mà con bạn quan tâm................................................................... 14Phần 3: Hiểu về khái niệm Điểm Giao Thoa Trong Việc Học – Learning Sweet Spot .............. 15Phần 4: Lặp lại, Mở rộng và Trình tự.......................................................................................... 16Phần 5: Phần hướng dẫn trưng bày giáo cụ................................................................................. 17Phần 6: Cách hướng dẫn trẻ học giáo cụ Montessori.................................................................. 18Phần 7: Giữ an toàn cho trẻ khi học giáo cụ ............................................................................... 20Phần 8: Ghi Chép ........................................................................................................................ 20Phần 9: Giúp con bạn chuyển đổi giai đoạn tư duy trừu tượng .................................................. 21Phần 10: Các giáo cụ Montessori tại nhà .................................................................................... 21

Chương cuối: Các hoạt động trong Montessori .............................................................................. 231. Hoạt động thực hành cuộc sống.......................................................................................... 23

Độ tuổi bắt đầu môn thực hành cuộc sống: ............................................................................. 23Những hoạt động thực hành cuộc sống hàng ngày.................................................................. 24Làm chậm và vui vẻ................................................................................................................. 24Giáo dục sớm ngay trong nhà bếp ........................................................................................... 25Các giáo cụ môn thực hành cuộc sống: ................................................................................... 27

2. Cảm quan (Sensorial).......................................................................................................... 28Các giáo cụ môn cảm quan...................................................................................................... 28

3

3. Âm nhạc và nghệ thuật ....................................................................................................... 31Nghệ thuật................................................................................................................................ 31Âm nhạc................................................................................................................................... 31

4. Khoa Học ............................................................................................................................ 31Thực vật học ............................................................................................................................ 32Động vật học............................................................................................................................ 38Cơ thể người ............................................................................................................................ 38Vật lý học................................................................................................................................. 39Địa lý ....................................................................................................................................... 39

5. Toán Học............................................................................................................................. 40Chuẩn bị các giáo cụ cho toán học .......................................................................................... 40

6. Học ngôn ngữ: đọc và viết .................................................................................................. 42Học đọc theo phương pháp Montessori ................................................................................... 42Học viết.................................................................................................................................... 44

4

Chương 1: Giới thiệu

Kể từ khi tiến sĩ Maria Montessori sáng tạo ra môi trường cho trẻ từ 2-6 tuổi, được bà gọilà “help to life – hỗ trợ cuộc sống”, thì phương pháp Montessori đã được áp dụng trên20.000 trường trên toàn cầu.

Các trường học Montessori là môi trường tuyệt vời, nhưng không phải tất cả các đứa trẻđều có thể được tham gia. Nếu bạn hiểu và áp dụng các nguyên tắc của Montessori, thìđứa trẻ của bạn sẽ có rất nhiều lợi ích giống như tham dự một trường Montessori ngay tạingôi nhà của mình. Cuốn sách này sẽ chỉ cho bạn cách áp dụng Montessori vào môitrường gia đình như thế nào, và cách giúp con bạn được trải nghiệm, thực hiện các hoạtđộng giáo dục sớm tuyệt vời phù hợp cho trẻ từ 2-6 tuổi.

Bạn không cần phải là một chuyên gia hay một giáo viên Montessori được đào tạo bàibản, nhưng bạn sẽ vẫn giúp con bạn đạt được những thành quả từ giáo dục Montessorinhư: phát triển cấu trúc não bộ vững chắc của trẻ, sự tự tin vào bản thân và các kỹ năngcần thiết như khả năng tập trung, khả năng tư duy, khả năng ngôn ngữ…nhằm giúp conbạn có một sự khởi đầu thành công tại trường học. Đọc những thông tin và tuân theo sựhướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn nhận thấy sự phát triển của trẻ. Thực hiện những hoạtđộng trên tinh thần vui vẻ và đam mê khiến con bạn khám phá một cách tự do. Rất nhiềunhững khoảnh khắc học tập thú vị của con bạn sẽ diễn ra một cách ngẫu nhiên.

Giáo dục sớm tức là không thực hiện việc giáo dục trẻ theo một lịch trình cứng nhắc. Trẻsẽ có quyền tự do và vui vẻ quyết định xem chúng muốn làm gì và làm trong bao lâu.Phương pháp Montessori là tất cả mọi thứ đều tuân theo trẻ. Nếu bạn và con bạn luônhoạt động trong sự vui vẻ, con bạn sẽ học và làm nhiều hơn. Bạn sẽ chỉ cần đứng và quansát. Và bí quyết là bạn hãy kiên nhẫn, tích cực và luôn khuyến khích sự cố gắng của trẻ.

Những lợi ích chính của các hoạt động giáo dục sớm diễn ra bên trong những đứa trẻ. 6năm đầu đời là khoảng thời gian duy nhất mà bộ não phát triển với tốc độ cực kỳ nhanhchóng. Mỗi trải nghiệm sẽ mở ra một dây thần kinh mới trong não bộ.

Mục đích của cuốn sách này là nhằm chỉ dẫn các bậc cha mẹ cách áp dụng các nguyên tắcvà các hoạt động Montessori tại nhà cho trẻ. Có rất nhiều hoạt động tưởng chừng như vôcùng đơn giản, nhưng nó lại tạo ra một bước quan trọng cho trẻ. Bạn nên tin rằng các hoạtđộng giáo dục sớm đều mang lại giá trị cho con bạn. Bạn nên thực hiện và tạo các hoạtđộng khác nhau, theo dõi sự quan tâm và tập trung chú ý của con bạn. Khi con bạn bắt đầucác hoạt động thường xuyên, con bạn sẽ làm bạn cảm thấy hoàn toàn bất ngờ. Đọc cuốnsách này bạn sẽ có thể trả lời được các câu hỏi như: Tôi phải bắt đầu từ đâu? Làm thế nàotôi có thể thu xếp thời gian để làm tất cả những điều này? Làm thế nào tôi có thể thực hiệncác hoạt động Montessori tại nhà? Làm thế nào tôi có thể sắp xếp các thông tin này?Các bố mẹ thường hỏi “Tôi cần phải ghi nhớ những điều quan trọng gì khi thực hiện giáodục sớm tại nhà?”. Và dưới đây là những nguyên tắc Montessori mà bạn cần phải nhớ khiáp dụng:

- Giáo dục sớm nên là một tiến trình tự nhiên, với sự vui vẻ, khám phá và bằngniềm đam mê và nắm được các kỹ năng. Áp lực và ép buộc là tuyệt đối khôngđược trong giáo dục sớm.

5

- Tạo một môi trường phong phú với nhiều giáo cụ khác nhau, sau đó là quan sát trẻvề mức độ chú ý, sự tập trung và thích thú của trẻ với giáo cụ nào nhất, sự thích thúban đầu này gọi là các “tia sáng- sparks”, nếu trẻ được khuyến khích đúng cách thìtia sáng đó sẽ bùng phát thành ngọn lửa. Tức là khi trẻ sử dụng thời gian làm mộtviệc gì đó, thì khi đó chính là lúc sự tập trung của trẻ được hình thành. Đây là chìakhóa trong phương pháp Montessori.

- Cho phép con bạn có thời gian để làm đi làm lại những hoạt động mà chúng thích,tránh sự ngắt quãng.

- Khi con bạn đã thành thạo một hoạt động hay kỹ năng nào đó, khi đó hãy nâng caohoạt động đó ở mức độ khó hơn một chút.

- Khi con bạn có dấu hiệu quan tâm tới những con số và chữ, bắt đầu dạy toán và đọccâu.

- Theo dõi mối quan tâm của trẻ hàng ngày, phương pháp Montessori là tuân thủ theotrẻ, vì mỗi đứa trẻ đều có một “góc tự hướng dẫn” chính mình hay còn gọi là“người thầy bên trong hướng dẫn sự phát triển cho riêng trẻ”. Chúng ta sẽkhông cần có thời khóa biểu cụ thể để quyết định xem đứa trẻ sẽ học gì và khi nào.Thay vào đó, chúng ta sẽ khuyến khích đứa trẻ tự tin vào chính bản thân chúng vớinhững sở thích, khả năng riêng của chúng. Phương pháp Montessori nhằm tạo ranhững con người tự tin, độc lập và luôn muốn có những thử thách mới.

1. Giới thiệu về bà Maria Montessori (1870-1952):Maria Montessori là nhà giáo dục, bác sĩ người Ý. Sau khi tốt nghiệp Đại học Roma, bàđược giữ lại làm bác sĩ phụ tá chuyên khoa lâm sàng tại Viện Tâm thần của trường. Tạiđây bà đã miệt mài nghiên cứu phương pháp giáo dục trẻ chậm phát triển và đã trở thànhhiệu trưởng của trường dành cho trẻ em chậm phát triển. Không lâu sau đó, bà tiếp tục họcchuyên ngành tâm lý học, giáo dục học, triết học tại Đại học Roma và lập nên trườngmầm non Montessori đầu tiên.

Phương pháp giáo dục Montessori được hình thành trên cơ sở thực nghiệm, quan sát vànghiên cứu đã tạo nên sự thay đổi mang tính cách mạng cho nền giáo dục trên thế giới vànhận được sự đánh giá cao của đồng nghiệp các nước. Một nhà giáo dục của Anh đã cangợi bà là “Một trong những nhà giáo dục vĩ đại nhất mang đến sự tiến bộ cho khoa họcvà được thế giới công nhận của thế kỷ 20”. Các nhà giáo dục Mỹ cho rằng “Khi nói đến

6

vấn đề giáo dục trẻ em giai đoạn trước khi đi học không thể không nhắc đến phương phápMontessori.”

2. Phương pháp Montessori – Nghệ thuật nuôi dạy trẻ đỉnh caoSở dĩ phương pháp giáo dục Montessori có thể gây ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống giáodục trên thế giới là do bà dựa trên cơ sở đúc kết những tư tưởng giáo dục theo chủ nghĩatự nhiên của Rousseau, Pestalozzi, Froebel để hình thành quan điểm về trẻ em mang tínhcách mạng của riêng mình. Bà cho rằng, từ khi sinh ra trẻ em đã có một “sức sống nội tại”rất tích cực và không ngừng phát triển. Nó mang trong mình sức mạnh vô biên. Nhiệm vụcủa giáo dục là giúp trẻ em phát huy được “sức sống nội tại” đó để nó phát triển một cáchtự nhiên và tự do theo một quy luật riêng. Bà cho rằng, không nên đối xử với trẻ em nhưthể chúng là một vật thể, mà nên đối xử với chúng như con người. Trẻ em không phải cáikho để người lớn và thầy cô giáo nhồi nhét mọi thứ vào. Trẻ em không phải là sáp hoặcbùn để có thể nhào nặn tùy ý, không phải tấm gỗ có thể khắc gì lên trên cũng được, khôngphải cái cây để cha mẹ và thầy cô giáo vun trồng, cũng không phải loài vật được nuôidưỡng. Trẻ em là người có sức sống, năng động, hoạt bát và luôn phát triển.

Các nhà giáo dục, thầy cô giáo và cha mẹ nên quan sát và nghiên cứu trẻ em thật kỹ lưỡng,tìm hiểu thế giới nội tâm của chúng, phát hiện “bí mật thời thơ ấu”, phải yêu thương trẻem, tôn trọng tính cách của chúng, giúp trí não, tinh thần, thân thể và tính cách của trẻphát triển tự nhiên.

Dựa vào tài liệu quan sát và thực nghiệm, bà Montessori đã đưa ra một loạt các quy luậtcó liên quan đến việc phát triển của trẻ em. Tiêu biểu như: Quá trình phát triển của trẻ emcó tính giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất (từ 0 đến 6 tuổi) là giai đoạn hình thành tâm lý củatrẻ em. Trong đó, từ mới sinh đến 3 tuổi là “giai đoạn phôi thai tâm lý”.

Trong giai đoạn này, trẻ không có các hoạt động tâm lý có ý thức mà chúng chỉ có thể tiếpxúc với thế giới bên ngoài một cách vô thức. Giai đoạn còn lại là giai đoạn hình thành tínhcách, trẻ em chuyển dần từ vô thức sang có ý thức, khả năng ghi nhớ, hiểu và tư duy dầnhình thành, mối liên hệ giữa các hoạt động tâm lý cũng từng bước được tạo nên, đặc điểmtâm lý tính cách cũng xuất hiện. Giai đoạn thứ hai (từ 6 đến 12 tuổi) là giai đoạn tâm lý trẻphát triển tương đối ổn định. Giai đoạn thứ ba (từ 12 đến 18 tuổi) là giai đoạn có nhữngthay đổi lớn và từng bước trưởng thành.

3. Quan sát của bà Maria về những đứa trẻ1. Chơi mà học:Bà Maria khi quan sát trẻ đã nhận thấy rằng mọi hành động tự phát của trẻ không phải làngẫu nhiên hay vô tổ chức. Bà thấy rằng việc chơi của trẻ là nhằm hướng vào việc hoànthành một mục tiêu nào đó, quá trình này tạo ra một cá nhân độc lập sẵn sàng để sống vớimôi trường và nền văn hóa tại nơi mà chúng sinh ra. Môi trường mà bà Maria tạo ra chotrẻ được thiết kế để giúp trẻ tìm thấy những trải nghiệm liên kết chặt chẽ với nhu cầu pháttriển tự nhiên của chúng. Ở trường Montessori, trẻ được cung cấp các giáo cụ, được chothời gian tự do để chúng khám phá. Bạn hoàn toàn có thể cho con bạn những trải nghiệmnày tại ngôi nhà của mình.

2. Khả năng tập trung và bình thường hóa:

7

Tất cả các giáo cụ Montessori được thiết kế nhằm hấp dẫn trẻ, thu hút sự chú ý của trẻ, vàđể nắm vững được các hoạt động yêu cầu trẻ cần phải có sự tập trung. Bà Montessori pháthiện ra rằng khi đưa cho trẻ những giáo cụ hay những trải nghiệm phù hợp với nhu cầuphát triển não bộ và cơ thể của trẻ, đứa trẻ đó thường chú ý và tập trung rất nhiều. Và bàcũng thấy rằng những đứa trẻ có độ tập trung tốt thường bình tĩnh, tự tin và hạnh phúchơn.

Khi một đứa trẻ được làm việc trong một môi trường đã được chuẩn bị, việc sử dụng cácgiáo cụ, học cách tương tác và tôn trọng lẫn nhau, quá trình này giúp trẻ phát triển một sốđặc điểm bao gồm:

Sự tập trung Tình yêu công việc- Hòa đồng- Tự kỷ luật

Bà Montessori tin rằng những đứa trẻ có các cơ hội để phát triển những đặc điểm trên, khitrưởng thành chúng sẽ dễ dàng tìm thấy niềm đam mê của mình, bà gọi đây là “Bìnhthường hóa”.

3. Thời kỳ nhạy cảm:Ở mỗi độ tuổi và mỗi giai đoạn, trẻ em có mối quan tâm đặc biệt với các vấn đề khác nhaunhư con số, ngôn ngữ…Và trong phương pháp Montessori, chúng ta cần tôn trọng và tuântheo trẻ, chúng ta sẽ thấy khi nào trẻ quan tâm tới các hoạt động gì, và chúng ta sẽ tìmcách khuyến khích trẻ phát triển các hoạt động trong suốt thời kỳ nhạy cảm đó. Ví dụ giaiđoạn 4 tuổi là thời kỳ nhạy cảm với toán học và ngôn ngữ của trẻ, các bậc cha mẹ cần tạora nhiều hoạt động để con được học toán và ngôn ngữ.

4. Mỗi đứa trẻ đều có sự phát triển riêng theo khả năng tiềm ẩn trong bản thân chúng, đâygọi là INNER TEACHER, do vậy cha mẹ phải tuân theo sự phát triển của trẻ. Không cótrẻ em dốt, mà là con có điểm mạnh và đam mê những lĩnh vực khác nhau.

Giáo dục không phải là những thứ mà giáo viên làm cho trẻ, mà là tiến trình tự nhiên pháttriển đồng thời trong mỗi con người.

Người lớn chỉ đóng vai trò hỗ trợ trẻ khi cần. Ví dụ như khi bạn muốn dạy trẻ về chữ vàtoán học, hãy quan sát con và bạn chỉ dạy khi thấy trẻ có niềm hứng thú với các con số,tuyệt đối không có sự ép buộc. Hay có những bé cả tuần tối nào cũng chỉ chơi trò nấu ănhay xếp hình, cha mẹ nóng vội muốn dạy con những môn khác, nhưng hãy tuân theo trẻ,để trẻ được thỏa sức với trí tò mò cho trò chơi hiện tại, sau khi khám phá hết, tự trẻ sẽmuốn tìm hiểu những thứ mới.

5. Sự phát triển của trí tuệ là thông qua sự vận động. Cha mẹ cần tạo điều kiện để trẻ đượcvận động tối đa.

6. Sự độc lập. Mỗi một đứa trẻ đều có một sự thúc đẩy mạnh mẽ trong bản thân chúng đểtrở thành một người độc lập. Chúng muốn học cách sử dụng cơ thể cũng như tâm trí củachúng để làm những hoạt động bằng chính đôi tay của mình. Và cha mẹ hay thầy cô giáochỉ là người hỗ trợ, hướng dẫn trẻ, không phải là người làm thay trẻ. Hãy giúp trẻ làm việcbằng chính đôi tay của trẻ. Ví dụ như chỉ đơn giản là bạn kê một cái kệ ngay dưới bồn rửa

8

tay, trẻ sẽ tự chèo lên và rửa tay, hay bạn thiết kế một bàn uống nước ở tầm thấp để trẻ khikhát có thể tự rót nước uống.

7. Cụ thể hóa trải nghiệm. Ví dụ khi một đứa trẻ hiểu về khái niệm hình tròn và hình dungđược một hình tròn, thì đầu tiên đứa trẻ đó phải được sờ vào một hình tròn cụ thể, cảmgiác khi sờ vào đồ vật hình tròn sẽ đến đầu tiên trong tâm trí trẻ. Ngay sau khi nhận đượcđủ thông tin về vật thể trong thế giới quanh mình thông qua cảm giác, lúc này đứa trẻ cókhả năng xem xét vật thể và khái niệm của vật thể dưới dạng hình ảnh, suy nghĩ hay câuchữ. Do vậy nguyên tắc dạy trẻ là phải bắt đầu từ vật cụ thể, những giáo cụ xung quanhtrẻ. Nếu một kiến trúc sư có thể bắt đầu từ việc thiết kế hình ảnh, mô tả sau đó xây lên mộtcăn nhà dựa trên bản thiết kế đó, nhưng đứa trẻ thì ngược lại, chúng hoạt động từ nhữngthứ cụ thể xung quanh, sau đó là khái quát lên. Ví dụ nếu bạn muốn dạy trẻ phép chia4:2=2, bạn chỉ đơn thuần yêu cầu trẻ học thuộc bảng cửu chương và nhớ, như vậy là sainguyên tắc. Cần phải có giáo cụ để trẻ hiểu được tại sao 4:2=2, sau khi thực hành trên cácbộ giáo cụ cụ thể, trẻ thành thục và hiểu bản chất, sau đó mới bắt đầu học trên việc sửdụng giấy bút để viết.

8. Trải nghiệm qua giác quan. Sau khi quan sát, bà Maria Montessori thấy rằng trẻ em cầntrải nghiệm với thế giới xung quanh chúng thông qua đôi bàn tay và các giác quan kháccủa mình. Vì vậy, bà đã phát triển ra bộ giáo cụ cho môn cảm quan (Sensorial Materials).

9

Chương 2: Áp dụng nguyên tắc Montessori trong gia đình

1. Nguyên tắc đầu tiên chính là Tôn trọng trẻ:Đối với các bậc cha mẹ, điều quan trọng đầu tiên là cần phải hiểu và thực hiện được cácnguyên tắc cơ bản trong Montessori trước khi quyết định làm hay mua các giáo cụ.

Các bậc cha mẹ luôn muốn những điều tốt đẹp nhất cho con cái của mình, nhưng chúng talại không biết cách làm cụ thể để giúp chúng. Chúng ta mua rất nhiều đồ chơi và hy vọngnó sẽ giúp con cái chúng ta hạnh phúc. Chúng ta đọc các quyển sách hay báo hay blog vàhọc hỏi từ đó. Và trong phương pháp Montessori, sẽ cho các bậc cha mẹ những hoạt độngcụ thể hàng ngày để giúp trẻ nhận thức được tiềm năng thực sự của chúng.

Áp dụng các nguyên tắc Montessori tại nhà, chúng ta không cố gắng để giáo dục trẻ theomột phong cách áp đặt giống như trường học truyền thống. Độ tuổi 2-6 tuổi không phải làmột cái thùng rỗng để chúng ta đổ đầy kiên thức vào đó. Mà chúng ta cần nhận thức rằngmỗi đứa trẻ có một góc tự hướng dẫn chúng, chỉ duy nhất những năm đầu đời này, nhữngđứa trẻ của chúng ta đã học được ngôn ngữ và có khả năng đọc và viết ít nhất một thứtiếng, hiểu được toán học cơ bản, phát triển khả năng điều khiển cơ thể, có thể tự làm rấtnhiều thứ và có thế hiểu được cách mà những gì xung quanh chúng làm việc. Một đứa trẻhoàn toàn có thể làm được tất cả những điều đó dù cho không cần sự giúp đỡ của ngườilớn. Đây chính là sức mạnh của góc tự hướng dẫn của những đứa trẻ.

Các bước hành động: Đọc những phần trong chương này và đặt ra cách hành động

Để con bạn thử làm những thứ mới. Hãy chia các nhiệm vụ phức tạp thành những nhiệmvụ nhỏ hơn và để con bạn hành động từng việc một với điều kiện trẻ có thể xử lý an toàn.Cần phải đảm bảo việc tạo ra các lỗi và thực hành của trẻ là không bị ngắt quãng. Khuyếnkhích trẻ khi cần thiết và chúc mừng trẻ khi thành công. Và ghi nhớ là mọi thứ cần đảmbảo an toàn cho trẻ.

Lắng nghe trẻ và khuyến khích trẻ nói: Thể hiện bằng cách mở to mắt, gật đầu rồi nói ồ,vậy sao, rồi chuyện diễn ra thế nào?... đồng thời cho trẻ thời gian để nói, tránh có sự chỉtrích hay phê phán về điều mà trẻ đang nói hay suy nghĩ.

Phản ánh lại những gì mà con bạn đã nói với bạn hoặc hãy miêu tả về những gì đang xảyra tại thời điểm đó. Ví dụ như: Con đang cắt tờ giấy này, Chúng ta đang ăn bữa tối. Chúngta đang cắt quả chuối.

Việc chỉ trích, ngắt quãng lời trẻ hay suy nghĩ của trẻ hay nhanh chóng đưa ra lời khuyêncho trẻ là điều nên tránh. Con bạn cần phải cảm nhận rằng mối quan tâm và những trảinghiệm của chúng là quan trọng và cần có thời gian và sự hỗ trợ để giúp chúng khám phá,thực hành thông qua trải nghiệm của chúng, và luôn cho những lựa chọn về những thứ đứatrẻ cần phải làm.

Tránh đưa ra những câu hỏi với câu trả lời là có hoặc không, thì nên hỏi trẻ những câunhư: Và điều gì đã diễn ra? Con nghĩ thế nào về điều đó? Con cảm thấy như thế nào? Tạisao con lại nghĩ nó xảy ra như thế…Con nghĩ khi nào thì sẽ như vậy…

10

Đưa ra những câu nói khuyến khích hơn là lời khen. Ví dụ, ồ con đã rất cố gắng, không từbỏ, thật tuyệt vời. Hay ồ, cố lên, con sẽ làm được mà.

2. Tạo môi trường đơn giản và hấp dẫn trẻ tại nhàNhững đứa trẻ có thể hấp thụ môi trường của chúng ngay tức thì. Bà Maria Montessori đãtạo ra một môi trường được chuẩn bị sẵn và đáp ứng các tiêu chuẩn như: sạch sẽ, đơn giảnvà hấp dẫn. Một môi trường như thế sẽ giúp cho bộ não đứa trẻ phát triển tối ưu hơn. Bạnkhông cần phải chi quá nhiều tiền, mà chỉ cần đảm bảo các yếu tố sau:

- Sạch sẽ: Ngay sau khi đứa trẻ có khả năng, con bạn có thể giúp bạn làm các việcnhư lau nhà, lau bàn, quét nhà, vứt rác, dọn đồ, sắp quần áo, rửa bồn rửa mặt, rửacốc uống nước…

- Giảm bớt những thứ lộn xộn không cần thiết trong nhà.- Sử dụng các chất liệu để trang trí cho trẻ như: cỏ, gỗ, giỏ mây, gốm, vải, cỏ khô,

hoa, đá, hạt…

3. Tạo sự độc lập: Cách hành độngGiúp đứa trẻ thành thạo được các kỹ năng trong cuộc sống hàng ngày là một trong nhữngđiều quan trọng nhất mà bạn có thể làm. Đứa trẻ có một sức mạnh thúc đẩy để trở thànhngười độc lập. Việc học để tự làm mọi thứ khuyến khích đứa trẻ có tinh thần trách nhiệmvà động lực tự thúc đẩy.

Các hoạt động THỰC HÀNH KỸ NĂNG SỐNG được hướng dẫn chi tiết ở Chương saugiúp đứa trẻ tập trung và phát triển được một số kỹ năng đặc biệt. Khi cha mẹ áp dụngphương pháp Montessori tại nhà, họ có những lợi thế hơn hẳn ở một trường Montessori.Bởi vì ngôi nhà của bạn là nơi mà cuộc sống hàng ngày của bạn luôn diễn ra, vì vậy nó lànơi hoàn hảo để giúp đứa trẻ của bạn thực hành các kỹ năng trong cuộc sống gia đình. Nếubạn biến ngôi nhà của bạn thành nơi mà hỗ trợ sự phát triển của trẻ với những kỹ năngsống hàng ngày và khuyến khích sự phát triển này, bạn sẽ nhìn thấy sự nở rộ của conmình.

4. Nguyên tắc BÌNH TĨNH:Nếu bạn tiếp xúc với trẻ giai đoạn từ 2-3 tuổi, chắc chắn bạn sẽ có lúc stress nặng, bạncảm thấy không thể kiên nhẫn. Nhưng giữ bình tĩnh là nguyên tắc vô cùng quan trọng đểbạn có thể dạy và hiểu được trẻ. Chúng ta thường xuyên giục trẻ: nhanh lên, hay thấy contự đi dép lâu là làm giúp con ngay. Như vậy thì con cái sẽ không thể trưởng thành được,lúc này bạn chỉ cần bình tĩnh, kiên nhẫn và chờ đợi. Hay khi trẻ 2 tuổi không dọn đồ chơivề chỗ cũ, càng sai trẻ càng lờ đi, mẹ hãy bình tĩnh và dọn một vài đồ làm mẫu trước, trẻcó thể sẽ ngay lập tức đòi cất lại đồ mẹ đã cất, như vậy con cũng đã học được cách dọn đồ,qua thời gian trẻ sẽ hình thành thói quen ngăn nắp. Đừng nóng vội khi nuôi dạy con, đó làtối hậu thư dành cho các bậc cha mẹ.

5. Không có PHẦN THƯỞNG hay SỰ TRỪNG PHẠT:Chúng ta qua nhiều thế hệ đã quen với cách dạy là có phần thưởng hay sự trừng phạt, điềuđó được ăn sâu từ gia đình tới trường học. Ví dụ nếu con được điểm 10 thì mẹ sẽ thưởnggì, còn điểm kém sẽ bị phạt. Hay vì con nghịch bẩn ra nhà nên mẹ sẽ phạt con úp mặt vàotường…Hãy từ bỏ thói quen đó khi bạn dạy con. Đối với trẻ phần thưởng hay sự trừngphạt không hề tác động tới sự phát triển về mặt nhận thức nhiều, điều quan trọng là phảigiải thích một cách logic về những việc trẻ làm sẽ tạo ra kết quả như thế nào. Cụ thể là nếu

11

con làm bẩn ra nhà thì con cần phải tự dọn dẹp lại, đó là kết quả do con tạo ra, và con phảichịu trách nhiệm.

Nguyên tắc: NGHE-QUÊN, NHÌN-NHỚ, LÀM-HIỂU.Hãy để trẻ thực hành một cách tối đa, học qua phương pháp thực hành. Đó là 5 nguyên tắctrong số các nguyên tắc áp dụng khi dạy trẻ theo Phương pháp Montessori. Hãy kiên nhẫnvà áp dụng, sẽ có một ngày con bạn sẽ khiến bạn ngạc nhiên!

6. Khuyến khích sự vận động“Chúng ta thấy rằng hoạt động cá nhân là một trong những yếu tố tạo ra và thúc đẩy sựphát triển” - (Maria Montessori)

Niềm đam mê của chúng ta với công nghệ được thể hiện liên tục trong nhiều giờ như viêcxem video, nhấn các nút và chúng ta có ít thời gian hơn để vận động. Điều này hoàn toàntrái ngược đối với nhu cầu vận động của trẻ. Nếu thiếu đi sự tự do và cơ hội để vận độngcơ thể, đứa trẻ đó không thể phát triển bình thường.

Khi trưởng thành, chúng ta có xu hướng nghĩ rằng những cố gắng về tinh thần chính làmột đam mê, những hoạt động trí tuệ tốt nhất được cho là sự im lặng và suy nghĩ. Chúngta thường đánh giá cao những người làm việc chăm chỉ, và bây giờ chúng ta đặt một danhhiệu cao cấp là “làm việc thông minh hơn”, điều này có nghĩa rằng làm những công việc ítsử dụng chân tay hơn. Không chỉ với người lớn, mà chúng ta còn áp dụng cả những điềunày cho những đứa trẻ. Sự phát triển não bộ của đứa trẻ xảy ra thông qua một kết nốirất gần với hoạt động cơ thể.

Đứa trẻ quyết định vị trí của chúng trong thế giới này và những năng lực của chúng bằngviệc di chuyển cơ thể. Việc phát triển điều khiển các bộ phận trong cơ thể tạo nên sự pháttriển của não bộ cũng giống như việc chúng ta suy nghĩ. Thông qua những vận động và sựkhám phá, một được trẻ sẽ đạt được một kho trải nghiệm.

Những hoạt động cho trẻA. Ném, bắt, đá và đấmBạn không cần phải cố gắng để làm cho đứa trẻ của bạn trở thành một ngôi sao Olympic.Chỉ là bắt đầu với quả bóng có kích thước vừa tay trẻ. Bắt đầu ném quả bóng và đá. Sauđó quăng quả bóng. Cần phải chú ý là khoảng cách giữa bạn và đứa trẻ là vừa đủ ngắn.

B. Hoạt động về giữ thăng bằng.Những hoạt động thăng bằng phát triển sự nhận thức về không gian và sự phối hợp củatoàn cơ thể. Một vài những hoạt động thăng bằng tốt bao gồm:

Đứng 1 chân: Ghi lại khoảng thời gian mà con bạn có thể nhìn thấy bằng cáchđếm. Có thể bịt mắt trẻ lại.

Nhảy lên và xuống bằng 1 chân (nhảy lò cò). Nhảy vòng tròn: Đặt những vòng tròn trên sàn nhà. Đứa trẻ của bạn sẽ cố gắng

nhảy từ vòng tròn này sang vòng tròn tiếp theo. Đo lường xem đứa trẻ của bạncó thể nhảy được bao xa và duy trì mức cân bằng, do đó bạn có thể đưa ra mụctiêu cho lần tiếp theo.

Vừa đi, vừa bê đồ vật cần giữ thăng bằng. Yoga, ngồi thiền và vĩnh xuân.

12

7. Cho trẻ thời gian tập trung, tránh ngắt quãng, và lặp đi lặp lại.Maria Montessori quan sát và thấy rằng những đứa trẻ thường xuyên lặp lại các hoạt độngrất nhiều lần với sự tập trung cao độ trong một khoảng thời gian.

Montessori chú ý rằng khi đứa trẻ kết thúc những thời kỳ với các hoạt động không bị ngắtquãng, chúng sẽ có cảm giác thoải mái, hạnh phúc và thích thú. Nếu con thích trò nấu ănhay lau bàn hay chơi với nông trại, hãy để con khám phá thoải mái và khám phá cho tớikhi nào tự con thấy thỏa mãn và tìm trò chơi mới. Việc xem ti vi khiến cho những đứa trẻbị mất tập trung vì những hình ảnh quá nhanh trên tivi thu hút sự chú ý của đứa trẻ và đứatrẻ luôn bị hấp dẫn với những cái mới chỉ xảy ra trong vài giây. Những đứa trẻ cần thựchành các hoạt động liên quan với cuộc sống thực tế trong những năm đầu đời.

8. Đi du lịch nhiều nơi, làm nhiều thứ, thu thập và chụp các bức ảnh.9. Chấp nhận các lỗi saiNhững lỗi thì thường xuyên xảy ra, chấp nhận các lỗi là một phần cuộc sống của trẻ. Khicác tai nạn xảy ra, tránh kêu la hay biến nó thành một vấn đề lớn. Thay vào đó hãy dừngcác hoạt động lại và yêu cầu trẻ dọn dẹp và làm sạch. Những lỗi lầm xảy ra là cách đểchúng học.10. Nguyên tắc phù hợp và tích cực.11. 8 cách để giải quyếtvới sự giận dữ từ cha mẹ1. Bình tĩnh: Nếu con bạn đang giận dữ hay thất vọng thì cha mẹ đừng can thiệp vào. Bạn

sẽ giữ vai trò của cha mẹ tốt nếu bạn tự kiểm soát được hành vi của mình.2. Tập trung vào những thứ tích cực.3. Sử dụng những từ ngữ giải thích logic hơn là phần thưởng hay sự trừng phạt. Ví dụ nếu

con vứt rác ra nhà nhìn sẽ rất bừa bộn và xấu, thậm chí dẵm lên sẽ bị ngã.4. Làm gương, hãy chú ý tới các hành vi của mình nếu bạn muốn những đứa trẻ học

chúng.

“Đừng lo lắng đứa trẻ của bạn không lắng nghe bạn, mà hãy lo lắng rằng chúng luôn luônnhìn bạn” - Robert Fulghum

12. Cung cấp cho trẻ các giáo cụ học tậpCác ngành công nghiệp đồ chơi trẻ em phát triển phụ thuộc vào việc phương tiện truyềnthông biến đứa trẻ thành một người tiêu dùng như thế nào.

Khi đứa trẻ xem những bộ phim mới ra và không thể sống thiếu những đồ chơi được bánlà hình các nhân vật trong bộ phim đó. Bạn không muốn tước đoạt tuổi thơ của trẻ, và sauđó thì ngôi nhà của bạn sẽ thành một cái kho với hàng loạt các đồ chơi bằng nhựa, bị vỡ,bị hỏng, vứt lung tung. Chúng ta thấy rằng những cơn sốt đồ chơi gần đây nhất giống nhưviệc điều trị bệnh tiểu đường. Các nhà sản xuất cung cấp hàng loạt những thứ vui nhộn,hài hước và bắt mắt, nhưng lại chỉ có một chút xíu giúp cho bộ não phát triển. Và khi đứatrẻ liên tục thấy hứng thú với bộ đồ chơi mới rất nhanh thì chúng lại chán cũng nhanh nhưvậy, chu trình này cứ liên tục diễn ra. Và chúng ta phân vân rằng tại sao chúng ta lại bịđịnh hướng để trở thành người tiêu dùng như vậy.

Các giáo cụ học tập bạn mua hay tự mình làm cho trẻ như hình bên sẽ cung cấp cho trẻmột món ăn hữu ích cho sự phát triển bộ não của trẻ.

13

Những đứa trẻ tìm hiểu các bộ giáo cụ này một cách trực quan và thấy rằng chúng thật thúvị. Bí quyết nằm ở cách bạn trình bày các bộ giáo cụ này như thế nào, đặt chúng trongphòng của trẻ và đó là cách bạn hạn chế số lượng đồ chơi bằng nhựa không hữu ích kia.Các trường học Montessori có rất nhiều những giáo cụ cho trẻ, và trẻ liên tục bận rộn vớicác hoạt động trải nghiệm này. Việc này cũng có thể xảy ra tại ngôi nhà của bạn.

Việc chuyển một phần tiền từ việc mua đồ chơi sang mua giáo cụ để học cho trẻ là mộtkhoản đầu tư rất tốt cho tương lai của trẻ sau này.

Maria Montessori tin tưởng mãnh liệt vào việc giới thiệu cho trẻ biết về thế giới bằng cácđồ vật thật. Bà ấy cảm thấy rằng những đồ chơi nhân vật của thời thơ ấu tạo ra một khoảngcách quá xa với cuộc sống hiện thực.

Học các giáo cụ sẽ giúp trẻ thành thạo được các kỹ năng hữu ích và hiểu về thế giới xungquanh chúng đang làm việc như thế nào. Điều đó giúp xây dựng nên cấu trúc bộ não mạnhmẽ.

“Tôi nghe và tôi quên, tôi nhìn và tôi nhớ, tôi làm và tôi hiểu”

13. Giới thiệu về toán và ngôn ngữNhững đứa trẻ ngày nay đã được giới thiệu về ngôn ngữ và con số nhiều hơn ở các lớpMontessori. Cho tới khi tham gia vào chương trình mẫu giáo, đây là thời kỳ nhạy cảm vớitoán học và ngôn ngữ.

- Đọc sách hàng ngày cho trẻ và dạy chúng tôn trọng sách.- Đặt các từ trong môi trường của trẻ.- Luôn tìm cơ hội để giới thiệu về số đếm một cách cẩn thận.

14. Khuyến khích sự hòa đồng

14

Chương 3: Hướng dẫn thực hành giáo cụ Montessori tại nhà

Trong ngôi nhà của bạn, các giáo cụ nên bao gồm những thứ bạn tự làm và giáo cụMontessori. Giáo cụ Montessori rất đẹp và khá đắt. Việc lựa chọn các giáo cụ Montessoriphù hợp cho bạn có thể được hướng dẫn ở các trang sau. Và dưới đây là các vấn đề bạn sẽđọc trong chương này:

Tự làm và mua các giáo cụ học hiệu quả Xác định được giáo cụ nào mà con bạn quan tâm Đặt toàn bộ các giáo cụ trên kệ để đứa trẻ của bạn tự lựa chọn và sử dụng. Trình bày các giáo cụ cho con bạn Điều chỉnh các lỗi Áp dụng chu trình hoạt động Bài học 3 bước Duy trì sự an toàn Nhắc lại, mở rộng và trình tự Giúp con bạn hình thành những chuyển đổi trong các vấn đề tư duy trừu

tượng Thường xuyên đưa ra các câu hỏi từ các bậc cha mẹ đã và đang áp dụng

Montessori tại nhà

Phần 1: Chi phí cho giáo cụ học tập sẽ là bao nhiêu thì hợp lý?Giai đoạn trẻ từ 1 tuổi tới 6 tuổi là một thời kỳ khoảng 60 tháng, mỗi tháng chi trung bìnhkhoảng 500.000đ là một khoản tiền hợp lý. Tổng cho giai đoạn này vào khoảng 30 triệuđồng. Với khoản tiền 500.000đ mỗi tháng, có thể chỉ tương đương với số tiền tiêu vặt củacha mẹ, nhưng chúng sẽ giúp con bạn có thể phát triển bộ não tốt hơn, tạo tính tự tin vàđộc lập và học ngôn ngữ cùng các kỹ năng khoa học từ sớm.

Phần 2: Xác định giáo cụ nào mà con bạn quan tâmTrong phương pháp Montessori, chúng tôi tuân theo sở thích của trẻ. Chúng tôi tin vào“inner teacher” - người hướng dẫn bên trong của trẻ, với hàng loạt các giáo cụ như vậy,hãy để đứa trẻ lựa chọn cái mà chúng quan tâm hàng ngày. Chúng ta xem xét liệu conmình quan tâm tới màu sắc, con số, hình học, chữ, các hoạt động khoa học hay các vấn đềnào khác, và chúng ta sẽ tạo ra hàng loạt các giáo cụ để cung cấp các trải nghiệm giúp đứatrẻ khám phá nhiều hơn.

“Tuân theo trẻ” là một nguyên tắc hướng dẫn của phương pháp Montessori. Nhưng bạn sẽbắt đầu với trẻ từ đâu? Đầu tiên, quyển sách này sẽ cho bạn một vài gợi ý ở các độ tuổikhác nhau. Sau đó các hoạt động ở trang tiếp theo sẽ cho bạn thấy những hoạt động phổbiến cho trẻ.

Một lưu ý trước khi chúng ta bắt đầu:Bạn sẽ không có một trường mầm non Montessori hoàn hảo tại nhà với tất cả các hoạtđộng. Bạn sẽ cần thí nghiệm, thử những hoạt động khác nhau và sử dụng những mối quantâm của trẻ cho những hướng dẫn của bạn. Điều này sẽ là một tiến trình liên tục. Khôngphải mọi giáo cụ mà bạn tạo ra hay bạn mua sẽ là quan trọng, những giáo cụ mà con bạnyêu và thích chúng mới là quan trọng.

Bắt đầu với hoạt động thực hành cuộc sống và cảm quan.

15

Dưới đây là ích lợi từ các hoạt động thực hành cuộc sống và cảm quan cho đứa trẻ từ 2,5tuổi tới 6 tuổi:

Mở ra hàng triệu nơron thần kinh và xây dựng cấu trúc bộ não mạnh mẽ. Cho đứa trẻ hàng loạt các sự thành công, từ đó xây dựng lòng tự tin của trẻ. Giúp trẻ học cách tập trung Hỗ trợ và khuyến khích trẻ tự lập Phát triển các cơ Phát triển kỹ năng tư duy trừu tượng và chuẩn bị cho đứa trẻ về đọc và toán học. Giúp đứa trẻ trở thành một thực thể trong cuộc sống thay vì chỉ là người đứng xem.

Những đứa trẻ ở độ tuổi này có thể bắt đầu với bất kỳ một hoạt động thực hành cuộc sốnghay cảm quan nào, chúng nhìn thấy những hình ảnh này trong quyển sách và chúng muốnlàm.

Ở giai đoạn 4 tuổi, phần lớn trẻ em là đang trong giai đoạn “thời kỳ nhạy cảm tự nhiên”-Sensitive Period đối với việc học đọc, học viết và học toán. Khi con bạn bắt đầu có cácdấu hiệu cho thấy sự quan tâm tới các lĩnh vực nào trong đó, bạn có thể bắt đầu dạy chúngvề điều đó.

Khi bạn bắt đầu phương pháp Montessori với một đứa trẻ 5-6 tuổi, nếu bạn bỏ qua hoạtđộng cảm quan và thực hành cuộc sống và tập trung ngay lập tức vào đọc và học toán thìđó cũng là một sai lầm. Trẻ em có một cách tuyệt vời riêng của chúng để điền vào nhữngkhoảng trống trong quá trình phát triển của mình. Ở độ tuổi 5-6 tuổi vẫn cần làm rất nhiềucác hoạt động về cảm quan và thực hành cuộc sống. Chúng có thể nắm vững các kỹ năngmột cách nhanh chóng hơn và sử dụng các giáo cụ này trong thời gian ngắn hơn so với trẻnhỏ; nhưng những kinh nghiệm này vẫn còn vô giá cho sự phát triển của họ.

Phần 3: Hiểu về khái niệm Điểm Giao Thoa Trong Việc Học – Learning Sweet SpotThe Learning Sweet Spot là những hoạt động để giúp trẻ luôn quan tâm, chú ý và đứa trẻđó muốn làm lại mặc dù bị mắc lỗi. Đó luôn là những hoạt động mà bạn cần tìm kiếm.Những hoạt động quá dễ sẽ khiến trẻ bị nhàm chán, những hoạt động quá khó thì lại gây rasự thất vọng. Tất cả những hoạt động đó đều nên tránh, đặc biệt là các hoạt động gây rathất vọng. Dưới đây là mô hình mô tả của the Learning Sweet Spot.

Buồn chán------------------- Sweet Spot--------------------------Thất vọng

Nhìn vào sơ đồ trên, thì điểm Sweet Spot là ở giữa, và điểm thất vọng là cuối cùng. Đứatrẻ sẽ không thể nắm vững các hoạt động mới ngay lập tức trong Sweet Spot, những cáilỗi, thách thức sẽ luôn xảy ra, tuy nhiên điều quan trọng là đứa trẻ muốn tiếp tục làm. Vàdưới đây là hướng dẫn:

Phải tìm những hoạt động mà chúng thấy thích thú và muốn lặp lại. Khi con bạn đãnắm vững một hoạt động hay kỹ năng nào đó, hãy cung cấp một vài thứ thách thứchơn.

Ví dụ con thích chơi xâu hạt, ban đầu là hạt dễ và ít, dần dần sẽ là những hạt khó hơn…

16

Phần 4: Lặp lại, Mở rộng và Trình tựLặp Lại:Khi một đứa trẻ tìm ra một hành động trong the Learning Sweet Spot, đứa trẻ đó đươngnhiên sẽ lặp lại hoạt động đó ít nhất là vài lần, và thường là rất nhiều lần trong suốt mộtkhoảng thời gian. Lúc này chính là khi các nơron thần kinh mới được mở và phát triển. Sựlặp lại là một phần quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Tất cả các hoạt động của trẻ nênđược bày trên kệ.

Mở Rộng:Sự mở rộng tức là tìm ra các cách khác nhau để sử dụng các giáo cụ hay các hoạt động, vídụ như: cách kết hợp giữa thang nâu và tháp hồng, kết hợp giữa bộ hình trụ có núm vàkhông có núm.

Trình Tự:Đứa trẻ phát triển nhiều kỹ năng theo thứ tự, mỗi một kỹ năng mới với một chút thông tinhoặc khái niệm xây dựng trên những thứ trước đó và tích lũy thêm cho trẻ các kiến thức vàkhả năng mới.

Và điều quan trọng là: Quan sát các hoạt động của trẻ để biết rõ được những hoạt động vàcách hoạt động mà con bạn đang làm. Ghi chép lại, khi con bạn đã thực sự nắm vững cáckỹ năng hoặc khái niệm nào đó, thì chuyển sang mức tiếp theo. Mỗi đứa trẻ là khác nhauvà có những hoạt động khác nhau.

Sơ đồ hoạt động theo độ tuổi của trẻ

17

Tuổi

3

4

5

6

Thực hành cuộc sốngXúc gạoĐổ gạoXâu hạtLau bànGấp vảiCắt chuốiCột dây giàyChuyển các đồ vặt bằngthìa, kẹp, nhíp…

Xây đường ốngBộ ốc vít

Cắt cần tâyGiúp lau dọn nhà cửa

Tạo danh sách mua sắmSơn tường

Cảm quanĐất nặnBộ hình trụ cónúmBộ hình trụ khôngnúmTháp hồngGậy đỏBộ thô rápBảng màu số 1,bảng màu số 2,bảng màu số 3Thẻ cardTrộn màuGeo BoardTúi kỳ diệuBộ nhị thứcPhân biệt trọnglượng Phân biệtcác khối hình học(GeometricSolids)Bộ phân biệt âmthanh

Touch MatchingColor ShadesGeometric SolidsCircles & SquaresgradingSound MatchingTrinomial CubeSmell & Tastematching

Ngôn ngữĐọc cho con hàngngày (liên tụccàng lâu càng tốt)Chữ cátLetter writingPhonetic Wordbuilding, PhoneticReadingSight Words &Reading

Toán họcPre-Mathactivities:SortingThreading beadsTransfersPink TowerRed RodsShape Sets &GroupsGeometric ShapesSandpaperNumeralsAmounts &Numerals 0-100Addition,Subtraction,Multiplication,FractionsDecimal systemPractical uses ofnumbers

Phần 5: Phần hướng dẫn trưng bày giáo cụMột môi trường Montessori, dù ở trường hay ở nhà đều là có tổ chức và hấp dẫn. Các giáocụ Montessori cần được trưng bày theo một cách đặc biệt để trẻ thấy rằng các giáo cụ vàđồ dùng này là quan trọng trong nhà của bạn và làm cho trẻ cảm thấy tự hào. Điều nàychứng tỏ rằng căn phòng học tập của trẻ được đánh giá cao trong ngôi nhà.

Mỗi một giáo cụ có một vị trí đặc biệt trong tủ hay trên kệ và được đặt lại đúng vị trí saumỗi lần sử dụng. Đây là một phần của quá trình thu hút sự chú ý của trẻ. Một giáo cụ đẹpđược đặt trên một kệ và chờ đợi. Con của bạn không thể không để mắt tới chúng, và sauđó sẽ mang chúng ra để chơi và thử tìm hiểu. Khi chơi xong, con bạn sẽ cho thấy sự tôntrọng đồ vật đó bằng cách đặt chúng để lại trên kệ. Đây là chu trình hoạt động, nó khuyếnkhích trẻ nâng cao tinh thần trách nhiệm và giúp trẻ tập trung.

Đặt một vài kệ thấp trong phòng là việc đầu tiên bạn cần bắt đầu. Nếu bạn có một phòngrộng và có ngân sách thì bạn có thể đặt nhiều kệ nếu muốn. Điều quan trọng là các giáo cụhọc tập của trẻ được xem là khác biệt với đồ chơi của chúng.

18

Tránh các hộp đồ chơiCác hộp đồ chơi bao gồm các thú nhồi bông hay các xe ô tô đồ chơi nếu đặt chúng cùngvới các giáo cụ học tập thì sẽ làm cho các hoạt động học của trẻ kết thúc nhanh chóng.Nếu không có trật tự hay tổ chức, tất cả các đồ dùng sẽ bị mất hoặc bỏ rơi, khi đó phần lớnthời gian của trẻ là đi tìm các đồ vật hơn là sử dụng chúng.

Tất cả các hộp đồ chơi không nên được dùng cùng với các giáo cụ học tập.

Dưới đây là một vài bức ảnh về cách mà các ông bố bà mẹ khác nhau đã trưng bày, trangtrí căn phòng học tập cho con mình. Sẽ có nhiều cách để làm:

Phần 6: Cách hướng dẫn trẻ học giáo cụ MontessoriPhần trình bày giáo cụ nghe có vẻ hơi kỳ lạ, nhưng nó lại tạo ra một cảm giác hoàn hảo.Chúng ta thường có một ai đó hướng dẫn chúng ta cách làm một điều gì đó trước khi thửchúng. Các giáo viên Montessori sẽ trình bày giáo cụ một cách chậm, với sự nhấn mạnhvào các điểm thú vị trong giáo cụ. Một bài trình bày là một hoạt động với các đồ vật vàbàn tay của giáo viên. Người giáo viên sẽ trình bày và đứa trẻ sẽ là khán giả.

Mục đích của một bài trình bày giáo cụ Montessori không phải chỉ cho trẻ một lựa chọn vềcách chúng sử dụng một giáo cụ, mà mục tiêu ưu tiên là để thu hút sự chú ý của trẻ. Chúngta sẽ di chuyển chậm, yên tĩnh hoặc nói rất ít, chúng ta chỉ ra những thứ thú vị về giáo cụ.Chúng ta chỉ cho trẻ thấy rằng các giáo cụ này rất có giá trị và phải cẩn thận khi sử dụngcũng như biểu lộ sự tôn trọng với giáo cụ. Chúng ta chỉ cách giữ sạch sẽ, điều khiển lỗi vàđánh giá cao các hoạt động. Cuối cùng, chúng ta thực hiện chu trình hoạt động bằng cáchhướng dẫn cách lấy giáo cụ từ kệ, sử dụng chúng, rồi cất chúng trở lại. Bây giờ đứa trẻ đãcó một khái niệm rõ ràng về cách bắt đầu.

19

Sau khi trình bày xong, đứa trẻ được tự do sử dụng chúng, miễn là chúng không phá hủygiáo cụ, sử dụng an toàn, làm sạch và đặt nó lại kệ thì đứa trẻ đó đã tự do để khám phá.

Các điểm lưu ý khi trình bày: Hướng dẫn trẻ tuân theo “Activity Cycle”- Chu trình hoạt động. Đi tới kệ lấy bộ

giáo cụ và đặt chúng lên một cái thảm. Chậm Nhẹ nhàng: Hãy cố gắng nhất có thể đừng nói khi bạn thực hành. Hoặc chỉ nói 1

hay 2 từ thôi. Trình bày về lỗi: trong Montessori, chúng ta xem các lỗi như các cơ hội để học. Khi

con bạn thực hiện việc đổ nước, nếu bị tràn, thì hãy dừng lại để làm sạch nó. Kiểm soát lỗi: Kiểm soát lỗi trong Montessori không có nghĩa là ngăn đứa trẻ tạo ra

lỗi. Mà là ngược lại, các lỗi sẽ thường xuyên xảy ra và được mong đợi. Đây là cáccơ hội để nhìn thấy rằng mọi thứ cần phải được sửa và tạo ra sự khám phá.

Chu trình hoạt độngVới môi trường tại nhà, dưới đây là chu trình hoạt động mà các bậc cha mẹ cần nắm:1. Tạo ra một không gian làm việc với một thảm hoặc một cái bàn cho trẻ.2. Mang bộ giáo cụ tới thảm hoặc bàn và sử dụng chúng.3. Làm sạch và sắp xếp các giáo cụ sẵn sàng cho lần sử dụng tiếp theo.4. Cuộn thảm và lau bàn

Làm theo chu trình như vậy sẽ dạy trẻ các thói quen sau: Giúp trẻ phát triển theo cách có tổ chức, phương thức tiếp cận tới các dự án hay

nhiệm vụ. Giúp tập trung sự chú ý ngay từ khi bắt đầu hoạt động. Dạy những đứa trẻ luôn luôn hoàn thành những gì chúng bắt đầu.

Bài học 3 bướcChúng ta dạy con cái chúng ta quá nhiều tên gọi cho vô vàn sự vật/hiện tượng xung quanh.Màu sắc, hình khối, con số, chữ cái, các loài cây, con vật, danh sách này dường như là bấttận. Bà Montessori đã nghĩ ra cách để giúp trẻ học tên các thứ đó, bà gọi đây là: Bài HọcBa Bước. Bạn có thể sử dụng cách dạy này tại nhà.

Chúng ta có những ký ức ngắn hạn và dài hạn. Những ký ức mới thường nằm trong ký ứcngắn hạn, đứa trẻ thường nhớ những từ sau khi nghe ai đó nói một lần duy nhất.Tuy nhiên,những ký ức ngắn hạn thì thường hay thay đổi và những lời nói có thể sẽ bị quên. Đứa trẻlúc này cần một chút sự giúp đỡ từ người lớn để chuyển các ký ức ngắn hạn sang dài hạn.

Và các bước bao gồm: Định dạng: Chúng ta đưa ra 3 đồ vật, nói tên mỗi đồ vật một lần. Xác nhận: Chúng ta đưa 3 đồ vật này ra trước mặt trẻ và yêu cầu trẻ chỉ đúng đồ vật

khi chúng ta nhắc đến tên của chúng. Nhớ: Chúng ta yêu cầu trẻ nói tên của mỗi đồ vật và nhắc lại. Ví dụ

B1: Đây là màu đỏ, đây là màu vàng, đây là màu xanh.B2: Màu vàng đâu? Màu đỏ đâu? Màu xanh đâu?B3: Màu này là màu gì?

20

Note: Điều quan trọng nhất là mỗi trẻ có một đặc điểm và tính cách cũng như sự pháttriển hoàn toàn khác nhau, nếu con bạn là người thích vận động, không chịu ngồi yên, thìbản thân cha mẹ cũng cần linh hoạt để con được vận động cùng giáo cụ, quan trọng làcon thấy thích thú, vui vẻ và vẫn học được kiến thức. Và điều này là một lợi thế khi cha mẹlà người dạy con so với môi trường tại trường học, vì cha mẹ là người hiểu con nhất, hiểunhu cầu của chính con mình, do đó cha mẹ sẽ biết cách tôn trọng và tuân theo trẻ chínhxác nhất.

Phần 7: Giữ an toàn cho trẻ khi học giáo cụDuy trì sự an toàn là vấn đề cần ưu tiên thứ nhất của bạn. Trong một trường mẫu giáoMontessori, đứa trẻ sẽ tự do lựa chọn các hoạt động của mình. Trẻ đã được theo dõi mộtcách cẩn thận, và không được phép làm những việc nguy hiểm hay tạo ra các tình huốngnguy hiểm. Điều này cũng cần thiết khi ở nhà.

Vấn đề 1: Nghẹt thở vì nuốt những đồ vật nguy hiểmCó rất nhiều những giáo cụ nhỏ mà đứa trẻ có thể nuốt và gây ra nghẹt thở. Nếucon bạn khám phá thế giới bằng miệng, lúc này bạn nên cất các đồ vật gây nguyhiểm cho tới khi con bạn lớn.

Vấn đề 2: Các giáo cụ có đỉnh và cạnhTrong giáo cụ Montessori, có một số giáo cụ đặc biệt được làm với các cạnh sắc vàgóc nhọn hơn đồ chơi bằng nhựa thông thường. Đừng cho con bạn ném chúng hoặcdùng các giáo cụ này một cách bất cẩn.

Vấn đề 3: Hóa chất nguy hiểm.Có rất nhiều những sản phẩm chứa độc tố, con bạn có thể sử dụng trong các hoạtđộng của môn “Thực hành cuộc sống”. Ví dụ khi con bạn sử dụng một bình xịt đểlau cửa kính, bạn cần chắc chắn rằng con bạn có thể sử dụng an toàn và không xịtdung dịch lung tung.

Vấn đề 4: Mối nguy hiểm từ bỏngCần cẩn thận với các ấm nước nóng hay những ngọn nến… vì chúng có thể làm chotrẻ bị bỏng.Tính độc lập chứa những rủi ro và trách nhiệm. Hãy dành thời gian để con bạn thựchành các kỹ năng dưới sự giám sát chặt chẽ. Bố mẹ phải luôn luôn để mắt tới mọihoạt động của trẻ. Chỉ cho phép con bạn sử dụng một cách độc lập khi con bạn bộclộ khả năng rõ ràng là đã có thể tự sử dụng chúng an toàn.

Phần 8: Ghi ChépViệc ghi chép về các hoạt động diễn ra sẽ giúp bạn nhớ được là con bạn đã được giới thiệucác họat động nào và thực hành ra sao, cũng như việc nắm được các kỹ năng ở mức độnào. Ghi rõ các ngày và cho một vài nhận xét sẽ là những ghi chép tuyệt vời cho tiến trìnhphát triển của trẻ. Có thể ghi dưới dạng file excel hay file word theo từng giai đoạn và chiathành từng mục.

Mẫu 1

Mẫu 2

21

Phần 9: Giúp con bạn chuyển đổi giai đoạn tư duy trừu tượngGiai đoạn từ 2-6 tuổi là giai đoạn mà bộ não chúng ta được hình thành để chúng ta sửdụng cho những năm còn lại của cuộc đời. Thời gian 2-6 tuổi cũng là giai đoạn chúng tachuyển từ cách tiếp cận bằng giác quan với thế giới thực sang khả năng sử dụng suy nghĩđể nhận thức về thế giới xung quanh bản thân mình. Việc chuyển đổi từ các hoạt động sửdụng tay trong giai đoạn 2-4 tuổi sang khả năng sử dụng tư duy trừu tượng để hiểu về toánhọc, ngôn ngữ, các khái niệm khoa học và để sử dụng tư duy phê phán ở giai đoạn 5-6 tuổiđược gọi là sự chuyển đổi sang tư duy trừu tượng. Đây là một nhiệm vụ vô cùng quantrọng của giai đoạn từ 2-6 tuổi. Các hoạt động theo phương pháp Montessori nhằm khuyếnkhích và thúc đẩy sự chuyển đổi này.

Cách đây một thập kỷ, chúng ta chỉ có duy nhất các giáo cụ 3 chiều và các giáo cụ dướidạng in trên giấy để làm việc. Ngày nay, máy tính và máy tính bảng đã bổ sung thêm rấtnhiều các bài học. Các thiết bị này là những công cụ học tập cho trẻ, vì vậy việc giới thiệuchúng cho trẻ ở những năm đầu đời là cần thiết, nhưng giới thiệu như thế nào và khi nào?

Tham khảo hướng dẫn dưới đây:Các giáo cụ sử dụng tay Các giáo cụ trên giấyMáy tính

Cố gắng tổ chức theo đơn vị và chủ đềViệc tổ chức theo chủ đề sẽ khiến cho tất cả các giáo cụ dễ dàng hoạt động cùng nhau khicon bạn muốn sử dụng chúng.

Khuyến khích chơi tự doMục tiêu chính của phương pháp Montessori là giúp đứa trẻ học cách tập trung. Tất cả cácgiáo cụ mà trẻ quan tâm là những đầu mối để khai thác sức mạnh tâm trí của một đứa trẻđối với một trải nghiệm nào đó. Những đứa trẻ có khả năng tập trung cao sẽ hạnh phúchơn và có khả năng học bất kỳ điều gì khi được dạy. Chơi tự do thường được hiểu là chơikhông theo một tổ chức hay trình tự, thực tế thì việc chơi của trẻ luôn luôn là một cố gắngcó định hướng để hiểu về thế giới và nắm được các kỹ năng.

Bà Montessori coi việc chơi của trẻ chính là chúng đang làm việc để trưởng thành. Việcchơi tự do và học các giáo cụ, cả hai điều này đều cần thiết.

Làm các đồ chơi từ tự nhiên như cành cây, lá thông, đá, hoa, nước, đất… là những thứthực sự thu hút trẻ để chơi tự do. Một đứa trẻ có thể sáng tạo ra vô số cách chơi với mộtvài nguyên liệu tự nhiên trên.

Phần 10: Các giáo cụ Montessori tại nhàCác giáo cụ Montessori thường rất đắt, tuy nhiên khi mua bạn cần tìm nhà cung cấp giáocụ đúng tiêu chuẩn và hàng đảm bảo chất lượng cho trẻ. Hầu hết các bậc cha mẹ sẽ khó đủtiền để mua đầy đủ bộ Montessori như một trường học, chúng tôi sẽ gợi ý các giáo cụ màcác bậc cha mẹ nên mua để sử dụng tại nhà theo từng môn học trong chương cuối: Cáchoạt động Montessori, bạn có thể mua nhiều hơn nếu có điều kiện về kinh tế.

Một vài cuốn sách hay website nước ngoài thường giới thiệu các mẹ mua tại trang: KidAdvance Montessori hay Montessori Outlet. Montessori Outlet có cơ sở sản xuất đượcgiám sát chặt chẽ ở Trung Quốc, vì vậy chất lượng khá tốt và chi phí hợp lý.

22

Bạn có thể tham khảo tại link:http://www.montessorioutlet.com/cgi-bin/category.cgi?category=about&template=StoreAboutUs

Ở Việt Nam, hiện tại bạn có thể mua giáo cụ tại trang www.giaocumontessori.comĐây là website thuộc Công ty Cổ phần Phát triển Giáo cụ Oreka, nhà cung cấp sản phẩmgiáo cụ Montessori đạt đủ tiêu chuẩn về chất lượng ISO14001, ISO9001, tiêu chuẩn chấtlượng an toàn đồ chơi Châu Âu, sản phẩm được sử dụng hơn 10 năm tại các thị trườngChâu Âu và Bắc Mỹ. Đặc biệt chi phí đang là hợp lý nhất tại thị trường Việt Nam.

23

Chương cuối: Các hoạt động trong Montessori

1. Hoạt động thực hành cuộc sốngCác hoạt động thực hành cuộc sống trong phương pháp Montessori cho đứa trẻ nhữngdụng cụ thật để làm những việc thật trong cuộc sống. Đối với cha mẹ quen với việc chỉmua đồ chơi cho con, điều này có vẻ hơi kỳ lạ. Các kỹ năng trong môn Practical life vàSensorials là nền tảng của phương pháp Montessori cho đứa trẻ từ 2-6 tuổi.

Mỗi đứa trẻ đều có mong muốn mạnh mẽ là trở nên tự lập, Montessori tạo ra các hoạtđộng thực hành cuộc sống để giúp đứa trẻ tự mình làm mọi việc.

Đứa trẻ luôn luôn thấy hứng thú và muốn học để làm những thứ mà người lớn chúng talàm. Những điều chúng ta làm hàng ngày như: mặc quần áo, chuẩn bị thức ăn, dọn dẹp, sửdụng công cụ hàng ngày, mua sắm, nói chuyện với những người khác…luôn hấp dẫn vớitrẻ nhỏ. Chúng xem và bắt chước.

Khuyến khích sự tự lập là nguyên tắc cốt lõi trong Montessori. Và ngôi nhà của bạnchính là môi trường hoàn hảo cho các hoạt động thuộc lĩnh vực thực hành cuộc sống củaMontessori.

Vì căn nhà của bạn là nơi mà bạn tắm, thay quần áo, nấu ăn, chăm sóc bản thân cho bạn vàgia đình. Những khoảng thời gian này bạn có thể dạy và hướng dẫn trẻ làm những việcthuộc phạm vi khả năng của trẻ.

Tất cả những hoạt động này nhằm cung cấp cho trẻ những cảm giác tuyệt vời của sự thànhcông. Một hoạt động lý tưởng sẽ cho trẻ một chút thách thức ban đầu, nhưng không phảiquá thách thức để trẻ muốn từ bỏ. Qua những hoạt động và lặp lại liên tục, đứa trẻ sẽ nắmvững các trải nghiệm đạt được sự thành công. Tậphợp các trải nghiệm như vậy giúp trẻ tựtin và tích cực.

Phát triển khả năng phối hợp và điều khiển cơ bắp là một phần của các hoạt động thựchành cuộc sống. Các hoạt động trong phần này giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động liênquan tới bàn tay và ngón tay. Ở trẻ nhỏ, chuyển động cơ bắp sẽ giúp phát triển não bộ, đặcbiệt là các hoạt động liên quan tới sờ và nắm các vật thể bằng tay.

Những hoạt động trong thực hành cuộc sống của Montessori khuyến khích trẻ tăng khảnăng tập trung.

Độ tuổi bắt đầu môn thực hành cuộc sống:Các hoạt động thực hành cuộc sống là bước đầu tiên trong Montessori cho trẻ từ 2,5 tuổitới 4 tuổi. Chúng bắt đầu với các hoạt động thực hành cuộc sốngthực hành cuộc sống vàCảm quan cho tiến trình học thep phương pháp Montessori. Nếu bạn bắt đầu áp dụngphương pháp Montessori tại nhà khi con bạn trong giai đoạn 5-6 tuổi, điều quan trọng cầnnhớ là không nên bỏ qua các trải nghiệm trong môn thực hành cuộc sống hay cảm quan,bạn nên tránh việc chỉ tập trung duy nhất vào toán, đọc, viết và các hoạt động nâng caokhác. Một đứa trẻ trong giai đoạn 5-6 tuổi có thể không làm đủ tất cả các hoạt động trongmôn thực hành cuộc sống, nhưng những trải nghiệm này vẫn rất có giá trị cho sự phát triểncủa chúng.

24

Những hoạt động thực hành cuộc sống hàng ngàyCách đơn giản nhất để làm các hoạt động thực hành cuộc sống là cho con bạn được làmcác công việc hàng ngày tại nhà. Tìm tất cả những thứ mà con bạn có thể làm nó một cáchan toàn, bạn hãy chỉ dẫn con và để con làm theo. Có rất nhiều việc mà con bạn có thể làmnếu bạn cho chúng cơ hội. Đứa trẻ luôn luôn muốn được tham gia thay vì chỉ là ngườingồi nhìn.

Dưới đây là một vài hoạt động thực hành cuộc sống tại nhà:

Mở và đóng cửa Phơi khăn lên dây phơi gọn gàngMở và đóng nắp hộp, hòm, thùng... mộtcách an toàn

Điều chỉnh nhiệt độ nước tắm

Gấp quần áo Học cách tắm và gội đầuPhân loại các hạt đỗ Học cách hút bụiĐánh bóng đồ kim loại và nội thất trong nhà Lên danh sách các mặt hàng để mua sắm

Dọn dẹp giườngNhổ cỏ dại trong vườn

Trả lời điện thoại Bật máy vi tính, bắt đầu một chương trình

Nhận biết vị trí của bình chữa cháy Mở và sử dụng các trang web hoạt động yêuthích

Sắp xếp một ngăn kéo Lau sàn nhàTreo quần áo lên móc Tưới câySử dụng cái đánh trứng bằng tay Dừng lại và nhìn cả hai phía trước khi băng

qua đườngMời khách tới nhà ngồi và uống nước Đeo dây an toàn khi đi xe máy hay ô tô

Biết nói xin lỗi khi có lỗi Học thuộc địa chỉ nhà và số điện thoại

Bật đĩa DVD Buộc, và cởi dây cột tóc, đồ trang sức

Dán tem hay các giấy ghi nhớ Lau khô và cất đĩa

Sử dụng kéo và dao an toàn Khóa và mở khóa cửa

Làm bánh sandwich

Làm chậm và vui vẻKhi bạn làm các hoạt động này cũng đồng nghĩa với việc cách bạn kết thúc công việc vàhiệu quả công việc nhà hàng ngày của bạn cũng thay đổi. Đây là toàn bộ thời gian để giúpcon bạn trong suốt những năm tháng đầu đời quan trọng. Việc hướng dẫn con, dọn dẹp saukhi con làm lộn xộn và cho con thời gian để thực hành sẽ yêu cầu bạn phải chậm lại vàlàm từ đầu đến cuối. Bạn đang làm nhiều hơn, khi bạn cho con bạn tham gia cùng, bạnđang cùng con chuẩn bị cuộc sống riêng, điều này quan trọng hơn một ngôi nhà luôn sạchsẽ và hoàn hảo. Và dưới đây là vài ý tưởng cho các hoạt động thực hành cuộc sống hàngngày:

25

Đi mua sắm: Đây là một cơ hội tốt để bạn hướng dẫn con bạn lên danh sách nhữngthứ cần mua, tên của sản phẩm, biển bảng trong các gian hàng cũng là những trảinghiệm ngôn ngữ tuyệt vời. Nếu trẻ đã biết đọc và viết, hãy cho con bạn viết têncác sản phẩm và yêu cầu trẻ tìm chúng trên các kệ. Nói về giá sản phẩm là mộtcách để giới thiệu về tiền tệ và toán học. Giao tiếp với chủ cửa hàng hay các nhânviên trong gian hàng giúp trẻ học được cách giao tiếp trong xã hội, vượt qua đượctính ngại ngùng. Đi mua sắm có thể được coi là một sự giáo dục nếu bố mẹ chú ý.

Chuẩn bị bữa ăn: Dạy con bạn chuẩn bị bát, đũa và thìa cho từng người và cách bàytrên bàn ăn.

Chuẩn bị bữa sáng: Con bạn có thể học cách hòa ngũ cốc cùng sữa để tạo món ănriêng cho con.

Nấu ăn cùng mẹ: Lau một cái bát, thái nấm, thái chuối hay hòa bột làm bánh lànhững công việc phù hợp cho một đứa trẻ. Đó là những hoạt động thực hành cuộcsống tốt nhất cho trẻ, nó cũng là một trong những trải nghiệm giác quan tốt nhất.Con bạn có thể khuấy, đảo, đổ, rửa một số thứ trong nhà bếp, tất cả điều đó giúpchúng có thể ngửi, nếm, học được các thành phần làm từ nguyên liệu gì, màu củachúng là gì…

Quét sàn nhà: Chuẩn bị cho con bạn một cái chổi có kích thước nhỏ, hướng dẫn béquét những hạt đỗ hay các bụi hay lá khô ngoài ban công.

Đánh bóng giày dép, dưới sự giám sát của bố mẹ, trẻ ở giai đoạn 4 tuổi có thể tựmình đánh giày dép.

Lau cửa sổ Thay giấy trong toilet Tưới cây: Con bạn có thể học cách nhận biết đất và quan sát lá cây để thấy khi nào

thì cây cần tưới nước.

Giáo dục sớm ngay trong nhà bếpMột trong những nguồn giáo dục sớm tốt nhất nằm ngay “dưới mũi của bạn”, đó là nhàbếp. Các kiến thức trong môn thực hành cuộc sống, Cảm quan, Toán học, Ngôn ngữ, Khoahọc, Văn hóa, thời gian vui vẻ sẽ tạo trí nhớ tốt. Tất cả những môn học đó đều nằm trongphòng bếp nhà bạn để bạn giúp con bạn khám phá. Nếu phong cách sống của bạn đang làăn bên ngoài nhiều hơn là tự nấu ăn ở nhà thì bạn nên xem xét để thay đổi. Con bạn sẽ cóđược nhiều kiến thức từ việc nướng một chiếc bánh với bạn hơn bạn tưởng. Các hoạt độngtrong nhà bếp giúp não bộ phát triển, kỹ năng vận động, tính tự lập, những ký ức tuyệt vờivà sự tự tin.

Khi con bạn phát triển các kỹ năng đổ, trộn và sử dụng các công cụ nhà bếp đơn giản, khiđó con bạn nên có một cái kệ thấp riêng trong phòng bếp và tủ lạnh với những cốc, đĩa,bát, ngũ cốc, sữa… Những điều này thực sự hỗ trợ rất tốt để con bạn rèn luyện tính tự lập,một nguyên tắc cốt lõi trong Montessori.

Dưới đây là một vài hướng dẫn để làm việc với trẻ trong nhà bếp: An toàn: Mẹ cần luôn luôn giám sát trẻ, không cho trẻ dùng dao sắc cho tới khi con

bạn đã thực sự thành thục kỹ năng cắt. Đảm bảo rằng nhà bếp của bạn có ổ cắmđiện an toàn. Chỉ cho con bạn thực hành những hoạt động an toàn với trẻ. Nếu conbạn sử dụng bất kỳ dụng cụ không an toàn nào, thì hãy cất nó đi. Và cần chú ý cẩnthận xung quanh lò nướng. Một vài những hoạt động cần phải đợi cho tới khi conbạn lớn hơn.

26

Điều chỉnh các hoạt động phù hợp với chiều cao và khả năng của trẻ. Cho con mộttạp dề nhỏ, một cái đánh trứng nhỏ hay một cái thìa nhỏ để trẻ dễ dàng sử dụng.

Dạy thói quen bảo vệ sức khỏe: Chỉ cho trẻ thấy cách rửa rau, rửa hoa quả và giảithích lý do phải rửa như vậy. Làm cho trẻ quen với việc rửa tay, sẽ không bao giờlà quá sớm để học về thói quen bảo vệ sức khỏe khi ăn uống. Nếu con bạn tự chuẩnbị các loại rau và hoa quả, chúng có khả năng sẽ thích ăn hơn.

Tìm ra những điểm mà con bạn quan tâm.+ Về cảm quan: Các trải nghiệm về môn cảm quan là bất tận. Việc nếm, ngửi, nhậnbiết kết cấu, âm thanh của các dụng cụ và các thiết bị, mùi trứng, dầu ăn, bột… nấuăn là một vùng đất của môn học cảm quan.+ Học được vốn từ mới: Nói về màu sắc, các loại gia vị, xem chúng đến từ đâu, cácdụng cụ nhà bếp, các thuật ngữ dùng trong nấu ăn, ví dụ như: công thức, thực đơn,gia vị, đánh đều, trộn lẫn…Làm thẻ tên và nhãn cho các hộp đựng thức ăn và cácdụng cụ trong nhà bếp.+ Dạy toán học bằng cách đếm muỗng, bát, mặt hàng thực phẩm…bất cứ điều gìbạn có thể nghĩ ra. Nói với trẻ về phân số như trái cây được cắt ra làm 2 hay 3phần…Chỉ ra về sự đo lường một lượng chính xác khi đong lượng nước hay lấythìa hay cân bột…+ Khoa học: Các khái niệm khoa học xuất hiện ở mọi nơi trong phòng bếp. Tìm hạttrong quả cà chua, tìm hiểu cách muối và đường hòa tan trong nước, hay phản ứnghóa học giữa một số chất như vắt chanh vào nước rau…

Dưới đây là một vài ý tưởng khác mà bạn có thể dạy con bạn trong nhà bếp:

Thực hành cuộc sống

Đổ nước Đánh bóng cốc Ép nước hoa quảCắt và thái Đánh trứng Bỏ một chút muối, đường

vào nướcHòa, nhào bột Cắt bánh Lau bát đĩaCảm quan

Ngửi mùi Cảm nhận về các loại rau Màu sắc của thức ăn vàhoa quả

Âm thanh trong nhà bếp Sự nhầy của trứngNhiệt độ của lò nướng Sự lạnh của tủ lạnh Điều chỉnh nhiệt độ của

nướcCảm nhận về chất liệu gỗ, kimloại..

Nếm các loại thức ăn Cân nặng của các loại rau

Khoa học

Khi nào nước sôiRau đến từ đâu

ToánĐếm thìa, cốc Nhóm các đồ vậtCộng và trừ Cân nặngHình dạng của các loại lá rau Cắt các loại hình

27

Các giáo cụ môn thực hành cuộc sống:Bạn có thể tham khảo các sản phẩm tại link:http://giaocumontessori.com/danh-muc/montessori/practical-life-ky-nang-song/Xem hướng dẫn sử dụng giáo cụ chi tiết tại link:http://dayconkieunhat.com/kenh-montessori/practical-life/

Bộ 6 mẫu khung áo-Giá: 2.216.000VNĐ

Kẹp dùng để gắp đồ vật-Giá: 167.000VNĐ

Bàn chải cửa kính – Giá 157.000VNĐ

Bộ vặn ốc vít – Giá: 897.000VNĐ

Ngôn ngữCác công thứcCác thuật ngữ trong nấu ăn

28

2. Cảm quan (Sensorial)Các hoạt động thực hành cuộc sống cho trẻ hàng loạt những trải nghiệm. Và trong thờigian đó, trẻ có thể đồng thời sử dụng các giáo cụ về Cảm quan. Các hoạt động thực hànhcuộc sống và cảm quan là những hoạt động nền tảng trong phương pháp Montessori chotrẻ từ 2-6 tuổi.

Những đứa trẻ phát triển tâm trí của chúng bằng việc di chuyển, cầm nắm đồ vật bằng tayvà có được những ấn tượng cảm giác từ môi trường. Tất cả phần cơ và giác quan của trẻcung cấp cho chúng một nguyên liệu thô, từ đó trẻ tích cực phát triển não bộ và các kháiniệm về thế giới xung quanh. Trẻ có một trí tuệ thẩm thấu trong những năm đầu đời, trẻliên tục tiếp thu và xử lý thông tin.

Các giáo cụ cảm quan trong Montessori giúp trẻ tập trung vào âm thanh, mùi vị, thị giácvà ấn tượng về xúc giác để giúp trẻ so sánh và quyết định. Trẻ phát triển mạnh mẽ về cảmgiác và khả năng phân biệt. Các hoạt động cảm quan được thiết kế dựa trên ấn tượng giácquan giúp trẻ phát triển cấu trúc bộ não mạnh mẽ và các kỹ năng như: quan sát, so sánh,đánh giá, suy luận và ra quyết định.

Khi con bạn nhìn, nghe, ngửi, nếm và cảm nhận, tất cả sẽ được truyền tới bộ não, nơichúng được diễn giải như là ánh sáng, âm thanh, mùi, vị và hình dạng vật thể. Tất cả giácquan của đứa trẻ rất nhạy cảm, ấn tượng cảm giác được kích thích thần kinh não bộ mạnhmẽ. Các giáo cụ Montessori nhằm giúp trẻ tập trung vào việc phân biệt các vật thể dựatrên các giác quan.

Các giáo cụ môn cảm quanBạn có thể xem chi tiết các giáo cụ tại link:http://giaocumontessori.com/danh-muc/montessori/sensorial-cam-quan/Hướng dẫn sử dụng giáo cụ cảm quan tại link:http://dayconkieunhat.com/kenh-montessori/senssorial/

Bảng màu số 2 – Giá: 478.000VNĐ

29

Bảng màu số 3 – Giá: 947.000VNĐ

Bộ hình trụ không núm – Giá: 1.055.000 VNĐ

Bộ hình trụ có núm cỡ nhỏ - Giá: 621.000VNĐ

Bộ hình trụ có núm cao cấp – Giá: 3.512.000VNĐ

29

Bảng màu số 3 – Giá: 947.000VNĐ

Bộ hình trụ không núm – Giá: 1.055.000 VNĐ

Bộ hình trụ có núm cỡ nhỏ - Giá: 621.000VNĐ

Bộ hình trụ có núm cao cấp – Giá: 3.512.000VNĐ

29

Bảng màu số 3 – Giá: 947.000VNĐ

Bộ hình trụ không núm – Giá: 1.055.000 VNĐ

Bộ hình trụ có núm cỡ nhỏ - Giá: 621.000VNĐ

Bộ hình trụ có núm cao cấp – Giá: 3.512.000VNĐ

30

Bộ nhị thức – Giá: 664.000VND

Tháp hồng có kệ - Giá: 1.038.000VNĐ

Các bộ giáo cụ môn cảm quan do bà Maria Montessori thiết kế đều nhằm cho việc họctoán của trẻ sau này. Trẻ nhận biết được lớn nhất, nhỏ nhất, nhận biết các khối hình học,học được phân loại giống hay khác nhau…

Những lưu ý khi sử dụng giáo cụ môn cảm quan:- Vui vẻ- Tuân theo sở thích và sự lựa chọn của trẻ.- Thử các hoạt động khác nhau, tìm kiếm những hoạt động mà thu hút trẻ và khiến

trẻ muốn lặp lại.- Thuyết trình các hoạt động trước khi bạn đưa cho trẻ chơi.- Khuyến khích áp dụng chu trình hoạt động: trải thảm, lấy giáo cụ, sử dụng và đặt

chúng lại vào kệ rồi cuộn thảm.- Cho phép trẻ nhắc lại, tránh ngắt quãng với các hoạt động yêu thích của trẻ.

Ngoài ra, bố mẹ có thể tự sáng tạo cho trẻ những hoạt động cảm quan tại nhà mà khôngcần tốn quá nhiều chi phí như:

- Cho con vừa ngửi các loại hoa hay quả và đoán là mùi của hoa gì hay quả gì đểluyện khứu giác.

- Cho con bịt mắt và nếm rồi đoán vị các loại quả hay thức ăn để luyện vị giác.- Cho con bịt mắt và đoán xem mẹ đang vỗ tay trước mặt hay đằng sau con để luyện

thính giác.- Cho con sờ nhẹ nhàng vào chậu nước ấm, nước lạnh hay các bề mặt vật dụng khác

nhau trong nhà để luyện xúc giác.

31

3. Âm nhạc và nghệ thuậtĐối với trẻ nhỏ, nghệ thuật và âm nhạc không chỉ là những trò giải trí, những trải nghiệmnày cộng hưởng trong tâm hồn chúng. Trẻ em luôn yêu thích sự sáng tạo tự do trong nghệthuật và hướng tới âm nhạc. Những hoạt động nghệ thuật và âm nhạc cho trẻ mẫu giáokhông phải nhằm mục đích tạo ra những nghệ sĩ nổi tiếng hay những nhạc sĩ giao hưởng,mà những hoạt động này giống như môn khoa học, những hoạt động đơn giản nhất thườngtạo ra ý nghĩa nhất. Chúng ta nên cho trẻ khám phá nghệ thuật và âm nhạc theo cách vuivẻ, hứng thú. Nghệ thuật và âm nhạc mang lại cho trẻ các lợi ích sau:

Kích hoạt hàng triệu nơron thần kinh mới. Tăng khả năng đọc và các kỹ năng về toán học Các hoạt động về cơ bắp Trải nghiệm hình ảnh với các đường nét, màu sắc và thiết kế. Cải thiện thị giác, xúc giác, thính giác và cách phân biệt. Giúp tăng khả năng ghi nhớ Tự do thể hiện bản thân

Nghệ thuật Cắt dán: Với một số tờ giấy màu, một lọ keo và một cây kéo là bạn có thể cho trẻ

tạo ảnh nghệ thuật vô tận. In dấu tay: Đây là một hoạt động được trẻ yêu thích. Bạn chuẩn bị một tờ giấy thủ

công màu, đưa màu vào một cái bát, cho trẻ in dấu tay trên tờ giấy, cắt nó ra và dánnó vào tấm bìa, đóng khung và treo.

Đất nặn Màu nước Vẽ

Âm nhạcNên cho con bạn tiếp xúc với nhiều loại âm nhạc khác nhau, những bài hát của trẻ con,nhạc cổ điển, nhạc jazz, nhạc đồng quê…Vì thực tế bất kỳ âm nhạc chất lượng nào đều sẽcó lợi cho trẻ. Trẻ con thích vận động, thích nhảy và hát. Trẻ em sẽ nhớ mọi thứ tốt hơnkhi học được ghép vào các bài hát đơn giản.

4. Khoa học

Trẻ nhỏ có sự tò mò về tự nhiên và mong muốn bất tận học hỏi về thế giới. Chúng nhìnmọi thứ xung quanh mình với sự sợ hãi và phân vân. Trẻ sẽ liên tục hấp thu những ấntượng về môi trường thông qua các giác quan của chúng để hiểu rõ hơn. Tất cả những gìchúng ta phải làm là trình bày thế giới theo cách mà trẻ có thể hiểu và học hỏi. Nội lực bên

32

trong của trẻ sẽ thúc đẩy trẻ khám phá và học hỏi, sẽ luôn hứng thú theo đuổi các hoạtđộng. Bà Maria Montessori gọi điều này là “Hành động tự phát trong giáo dục”.

Một đứa trẻ 4 tuổi không cần các bài kiểm tra hay các chương sách phải đọc, không có cácbảng điểm để đánh giá về lực học của chúng. Đứa trẻ khám phá thế giới giống như mộtnhà khoa học thực thụ, với niềm khao khát kiến thức. Đối với đứa trẻ, khoa học là mộtđiều kỳ diệu và là những bí mật để khám phá. Một đứa trẻ sẽ vô cùng thích thú khi chúngbỗng nhiên hiểu ra điều gì đó. Cho trẻ thấy thế giới hoạt động như thế nào là vô cùng thúvị và bổ ích, các bậc cha mẹ và thầy cô cần phải biết điều này.

Các hoạt động về môn khoa học nhìn chung được phân ra như sau: Cơ thể người, thời tiết,thực vật, động vật…Dạy kiến thức khoa học cho trẻ không cần phải quá phức tạp hay tốnnhiều chi phí. Ở độ tuổi này, trẻ đang lần đầu tiên khám phá thế giới. Những trải nghiệmđơn giản nhất có thể lại là những trải nghiệm tuyệt vời và thú vị nhất. Điều quan trọng làđứa trẻ có thể nhìn thấy chúng xảy ra và tham gia vào hoạt động.

Khi bạn thực hiện các hoạt động này, cần tìm cách giới thiệu về ngôn ngữ, toán học, cảmquan và các kỹ năng sống cho trẻ.

Thực vật họcĐể dạy con về thực vật học bạn có thể làm các hoạt động sau:

Cây có thể sống mà thiếu đất không?Làm một thí nghiệm nhỏ như sau: Lấy một bát hay chậu, một miếng vải và hạt đậu. Quytrình làm thí nghiệm giống như bạn ngâm giá đỗ. Khi hạt nảy mầm, hãy để trẻ quan sát.

Cây phát triển như thế nào?Cấu tạo của cây, hạt, hoa, lá…

Bạn có thể tham khảo cách một bà mẹ dạy con môn thực vật học dưới đây:

Chị Cherine có 2 con nhỏ – 1 bé trai tên là Xander và 1 bé gái tên là Ava. Ngay từ khi 2đứa con của mình còn rất nhỏ, chị Cherine đã áp dụng phương pháp Montessori vào việcnuôi dạy con mình. Dưới đây là những hình ảnh chị chia sẻ về việc hướng dẫn dạy 2 conhọc môn Thực vật học:

Đầu tiên là phải có đầy đủ bộ sản phẩm của môn Thực vật học (đó là sản phẩm: 3 BotanyPuzzles and Cabinet, Seed Puzzle và Root Puzzle).

Sau đó chị viết rõ tên từng bộ phận cấu tạo của hoa, lá, cây… rồi dán lên trên mỗi miếngghép của sản phẩm. Qua đó giúp con trai Xander có thể nhớ tên và phân biệt được các bộphận khác nhau của cây.

33

Cô con gái Ava thì đặc biệt thích thú với việc chơi ghép hình với bộ sản phẩm Thực vậthọc này:

Chị cùng các con nhặt các mẫu lá khô của các loại cây khác nhau trong vườn nhà, sau đóXander sẽ kiểm tra, so sánh các mẫu lá đó với Leaf Puzzle.

Xander còn sử dụng máy tính xách tay để lên mạng tìm kiếm các thông tin về Thực vậthọc:

34

Chú bé còn kiểm tra, tìm hiểu những đường gân trên lá cây:

Trong khi đó, bé Ava thì đang tìm hiểu về các loại cây khác nhau ở trên các hình vẽ và sosánh chúng với sản phẩm Tree Puzzle:

Sau khi tìm hiểu về thân cây, lá, hoa thì 2 anh em Xander và Ava tiếp tục tìm hiểu về cấutạo của hạt cây:

35

Tiếp đến 2 nhóc nhà chị Cherine tìm hiểu về bộ rễ cây, quá trình chuyển hút chất dinhdưỡng từ rễ cây để nuôi các bộ phận khác của cây:

36

Sau khi đã học và tìm hiểu trên lý thuyết, chị Cherine cho các con thực hành thực tế việcgieo mầm hạt cây để theo dõi quá trình sinh trưởng của những hạt mầm đó:+ Đầu tiên 2 anh em nhà Xander sẽ cho đất trồng vào trong các ống nhựa:

+ Sau khi cho đất vào đầy 3 ống, Xander cho các hạt giống vào từng ống:

37

+ Xander cho hạt giống vào xong thì đến lượt Ava tưới nước để tạo độ ẩm cho hạt nảymầm:

+ Và kết quả sau vài ngày chờ đợi đó là những hạt giống đã nảy mầm thành cây non:

38

Động vật họcHầu hết những đứa trẻ lớn lên ở thành phố chỉ biết đến động vật qua những con vật nuôinhư chó, mèo hay các con vật trong vườn bách thú hoặc một số loài côn trùng. Thật làtuyệt vời nếu trẻ có những trải nghiệm qua việc chăm sóc hay nuôi một con vật.

Có một bình cá cảnh trong nhà là một trong những lựa chọn tuyệt vời để trẻ trải nghiệmvới việc cho cá ăn, dọn bể cá sạch sẽ.

Kiến là một trong những chủ đề tốt nhất để cho trẻ học về các loài côn trùng. Kiến cónhững đặc điểm đáng kinh ngạc, và kiến thì rất dễ tìm thấy để trẻ có thể quan sát được.

Cơ thể người

Các bộ phận trên cơ thể ngườiHọc về các phần của cơ thể: Điều này bạn có thể dễ dàng làm được qua những bài hát haycâu chuyện với con khi con tắm. Học và nhớ tên của các bộ phận của cơ thể là sự chuẩn bịtuyệt vời cho những thuật ngữ ở trường học sau này.

Cấu tạo bộ xươngTất cả những gì bạn cần chỉ là một bức tranh về bộ xương, bức tranh này được bán rấtnhiều ở các hiệu sách. Và dạy con bạn về các xương theo bức tranh này, trẻ sẽ dần nhớ vàcảm nhận được bộ xương dưới lớp da của cơ thể mình, một vài xương rất dễ cảm nhậnnhư: xương chậu, xương khuỷu chân…

39

Vật lý học Chìm – Nổi Muối và đường Chất khí, chất lỏng và chất rắn Giấy có thể bay Giúp trẻ nhận biết nóng và lạnh

Địa lý

Học về châu lục và đại dương, về bản đồ thế giới,

Cờ các nước trên thế giới

Hệ thống hồ, quần đảo, vịnh, mũi địa lý.

Tạo núi lửa từ đất nặn Sóng biển trong chai vớinước và dầu ăn

Học về các đám mây

Học về các đám mây: Bạn có thể giúp trẻ học về các đám mây một cách khá dễ dàng bằngcách chỉ lên bầu trời và giải thích những thông tin cơ bản:

Tại sao mây lại có màu khác nhau?

40

Tại sao khi mưa mây lại có màu đen? Các loại mây bao gồm: Mây cao, mây trung bình và mây thấp.

Bạn có thể tham khảo các giáo cụ Montessori môn địa lý tại link:http://giaocumontessori.com/danh-muc/montessori/geography-dia-ly/

5. Toán họcTrẻ em thường có một giai đoạn gọi là thời kỳ nhạy cảm với toán học, trong giai đoạn nàytrẻ đặc biệt hứng thú với các con số, đó là khi trẻ được khoảng 4 tuổi.

http://dayconkieunhat.com/giai-doan-boc-lo-niem-dam-voi-toan-hoc-cua-tre/

Dưới đây là bảng hướng dẫn các bài toán theo độ tuổi

Tuổi Số và Lượng từ 0-100 Các phép tính Các môn toán khác2 - 3

3

4

5

6

Xây dựng các bài tập đếm thườngxuyên từ 1-10 trong suốt các hoạtđộng thực hành cuộc sống và cảmquan.Xác định được lượng từ 0-10 theonhómBắt đầu sử dụng số in nhám

Ghép các chấm đỏ vớisố tương ứng từ 0-10

Viết các con số

Học số và lượng từ 11-100

Sử dụng bảng Hundred Board

Học hệ thống số thập phân

Học phép tính cộngtrừ

Học phép tính nhân

Học phép tính chia

Đổi tiền xuGiao dịch tiềnPhân số

Dạy về thời gianCân nặng và đolường

Chuẩn bị các giáo cụ cho toán họcBạn có thể tham khảo các giáo cụ Toán học cho trẻ tại link:http://giaocumontessori.com/danh-muc/montessori/mathematics-toan-hoc/Xem hướng dẫn sử dụng các giáo cụ Toán học tại link sau:http://giaocumontessori.com/danh-muc/montessori/mathematics-toan-hoc/

41

-Bảng số 100 – Giá 764.000VNĐ

Bảng hàng chục- Giá 1.330.000VNĐ

Khung chứa các cột tính màu- Giá 727.000VNĐ

Khối nhị thức – Giá 664.000VNĐ

Bảng học phép tính chia – Giá 543.000 VNĐ

42

Bảng học phép tính nhân- Giá 543.000VNĐ

6. Học ngôn ngữ: đọc và viếtTrong phương pháp Montessori, mọi thứ mà trẻ làm với các hoạt động trong môn thựchành cuộc sống và cảm quan đều là chuẩn bị cho trẻ các kiến thức về toán học, viết, đọc.Các giáo cụ trong hoạt động thực hành cuộc sống giúp trẻ phát triển về kỹ năng sử dụngtay, vì thế trẻ sẽ làm rất tốt khi bắt đọc học viết. Các giáo cụ trong môn cảm quan nhằmgiúp các giác quan của trẻ làm quen với các dòng và các hình dạng, hay làm quen với việcsắp xếp các đồ vật từ trái qua phải. Các giáo cụ này cũng khuyến khích quá trình chuyểnđổi tư duy trừu tượng của trẻ để giải mã các biểu tượng mà chúng ta gọi là số và chữ cái.

Trẻ em thường có thời kỳ nhày cảm với ngôn ngữ đọc và viết vào giai đoạn chúng khoảng4 tuổi. Nếu chúng ta tận dụng triệt để khoảng thời gian này của trẻ để giúp chúng quantâm tới ngôn ngữ, thì bạn sẽ phải ngạc nhiên với khả năng học nhanh của trẻ. Có quánhiều trẻ phải vật lộn với việc học đọc và viết bởi vì chúng bắt đầu quá muộn. Nếu mộtđứa trẻ chỉ có một chút trải nghiệm với các giáo cụ giáo dục sớm và không có ai hướngdẫn đứa trẻ đó học đọc cho tới khi vào lớp 1, thì quá trình học đọc của đứa bé đó sẽ chậmhơn và đôi khi là khó khăn. Phần lớn trẻ em cuối cùng cũng đều làm tốt phần học ngônngữ, nhưng nếu trẻ được giáo dục sớm thì việc học ngôn ngữ chắc chắn sẽ thành thạo hơnvà học bằng niềm đam mê, thích thú, đồng thời dùng ít công sức và thời gian hơn để họcngôn ngữ so với các trẻ không được giáo dục sớm. Khoảng thời gian trống trẻ sẽ làm đượcrất nhiều thứ ở độ tuổi 6 tuổi.

Chương này sẽ hướng dẫn cho bạn hàng loạt các hoạt động để dạy trẻ học đọc thành công.Việc theo dõi con và thấy sự trải nghiệm thành công của con về việc học đọc là vô cùngthích thú và tuyệt vời, các bậc cha mẹ đừng bao giờ bỏ lỡ điều này.

Học đọc theo phương pháp MontessoriBài học đọc theo trình tự được trình bày dưới đây nhằm sắp xếp hợp lý và tập trung hơnvào cách học để đọc nhanh hơn so với phương pháp truyền thống. Phương phápMontessori sử dụng rất nhiều loại giáo cụ để dạy trẻ về phần ngữ pháp và các bài luận.

Dạy con hoàn toàn đầy đủ theo chương trình học đọc của phương pháp Montessori khôngphải là mục tiêu thực tế đối với hầu hết các bậc cha mẹ, và điều này cũng là không cầnthiết. Những đứa trẻ đã được lập trình về mặt di truyền học để học đọc. Việc sử dụng cáchtiếp cận liên tục và tập trung sẽ giúp trẻ thành công nhanh chóng, trẻ có thể học đọc trướckhi chúng hiểu động từ hay danh từ là gì, chủ ngữ hay vị ngữ là gì và tất cả các nguyên tắcngữ pháp khác. Nếu trẻ được tiếp xúc với các giáo cụ dạy học đọc tuyệt vời, trẻ sẽ hấp thutất cả điều này chỉ bằng cách đọc, khoảng thời gian để phân tích về ngôn ngữ hay ngữpháp sẽ xảy ra sau.

42

Bảng học phép tính nhân- Giá 543.000VNĐ

6. Học ngôn ngữ: đọc và viếtTrong phương pháp Montessori, mọi thứ mà trẻ làm với các hoạt động trong môn thựchành cuộc sống và cảm quan đều là chuẩn bị cho trẻ các kiến thức về toán học, viết, đọc.Các giáo cụ trong hoạt động thực hành cuộc sống giúp trẻ phát triển về kỹ năng sử dụngtay, vì thế trẻ sẽ làm rất tốt khi bắt đọc học viết. Các giáo cụ trong môn cảm quan nhằmgiúp các giác quan của trẻ làm quen với các dòng và các hình dạng, hay làm quen với việcsắp xếp các đồ vật từ trái qua phải. Các giáo cụ này cũng khuyến khích quá trình chuyểnđổi tư duy trừu tượng của trẻ để giải mã các biểu tượng mà chúng ta gọi là số và chữ cái.

Trẻ em thường có thời kỳ nhày cảm với ngôn ngữ đọc và viết vào giai đoạn chúng khoảng4 tuổi. Nếu chúng ta tận dụng triệt để khoảng thời gian này của trẻ để giúp chúng quantâm tới ngôn ngữ, thì bạn sẽ phải ngạc nhiên với khả năng học nhanh của trẻ. Có quánhiều trẻ phải vật lộn với việc học đọc và viết bởi vì chúng bắt đầu quá muộn. Nếu mộtđứa trẻ chỉ có một chút trải nghiệm với các giáo cụ giáo dục sớm và không có ai hướngdẫn đứa trẻ đó học đọc cho tới khi vào lớp 1, thì quá trình học đọc của đứa bé đó sẽ chậmhơn và đôi khi là khó khăn. Phần lớn trẻ em cuối cùng cũng đều làm tốt phần học ngônngữ, nhưng nếu trẻ được giáo dục sớm thì việc học ngôn ngữ chắc chắn sẽ thành thạo hơnvà học bằng niềm đam mê, thích thú, đồng thời dùng ít công sức và thời gian hơn để họcngôn ngữ so với các trẻ không được giáo dục sớm. Khoảng thời gian trống trẻ sẽ làm đượcrất nhiều thứ ở độ tuổi 6 tuổi.

Chương này sẽ hướng dẫn cho bạn hàng loạt các hoạt động để dạy trẻ học đọc thành công.Việc theo dõi con và thấy sự trải nghiệm thành công của con về việc học đọc là vô cùngthích thú và tuyệt vời, các bậc cha mẹ đừng bao giờ bỏ lỡ điều này.

Học đọc theo phương pháp MontessoriBài học đọc theo trình tự được trình bày dưới đây nhằm sắp xếp hợp lý và tập trung hơnvào cách học để đọc nhanh hơn so với phương pháp truyền thống. Phương phápMontessori sử dụng rất nhiều loại giáo cụ để dạy trẻ về phần ngữ pháp và các bài luận.

Dạy con hoàn toàn đầy đủ theo chương trình học đọc của phương pháp Montessori khôngphải là mục tiêu thực tế đối với hầu hết các bậc cha mẹ, và điều này cũng là không cầnthiết. Những đứa trẻ đã được lập trình về mặt di truyền học để học đọc. Việc sử dụng cáchtiếp cận liên tục và tập trung sẽ giúp trẻ thành công nhanh chóng, trẻ có thể học đọc trướckhi chúng hiểu động từ hay danh từ là gì, chủ ngữ hay vị ngữ là gì và tất cả các nguyên tắcngữ pháp khác. Nếu trẻ được tiếp xúc với các giáo cụ dạy học đọc tuyệt vời, trẻ sẽ hấp thutất cả điều này chỉ bằng cách đọc, khoảng thời gian để phân tích về ngôn ngữ hay ngữpháp sẽ xảy ra sau.

42

Bảng học phép tính nhân- Giá 543.000VNĐ

6. Học ngôn ngữ: đọc và viếtTrong phương pháp Montessori, mọi thứ mà trẻ làm với các hoạt động trong môn thựchành cuộc sống và cảm quan đều là chuẩn bị cho trẻ các kiến thức về toán học, viết, đọc.Các giáo cụ trong hoạt động thực hành cuộc sống giúp trẻ phát triển về kỹ năng sử dụngtay, vì thế trẻ sẽ làm rất tốt khi bắt đọc học viết. Các giáo cụ trong môn cảm quan nhằmgiúp các giác quan của trẻ làm quen với các dòng và các hình dạng, hay làm quen với việcsắp xếp các đồ vật từ trái qua phải. Các giáo cụ này cũng khuyến khích quá trình chuyểnđổi tư duy trừu tượng của trẻ để giải mã các biểu tượng mà chúng ta gọi là số và chữ cái.

Trẻ em thường có thời kỳ nhày cảm với ngôn ngữ đọc và viết vào giai đoạn chúng khoảng4 tuổi. Nếu chúng ta tận dụng triệt để khoảng thời gian này của trẻ để giúp chúng quantâm tới ngôn ngữ, thì bạn sẽ phải ngạc nhiên với khả năng học nhanh của trẻ. Có quánhiều trẻ phải vật lộn với việc học đọc và viết bởi vì chúng bắt đầu quá muộn. Nếu mộtđứa trẻ chỉ có một chút trải nghiệm với các giáo cụ giáo dục sớm và không có ai hướngdẫn đứa trẻ đó học đọc cho tới khi vào lớp 1, thì quá trình học đọc của đứa bé đó sẽ chậmhơn và đôi khi là khó khăn. Phần lớn trẻ em cuối cùng cũng đều làm tốt phần học ngônngữ, nhưng nếu trẻ được giáo dục sớm thì việc học ngôn ngữ chắc chắn sẽ thành thạo hơnvà học bằng niềm đam mê, thích thú, đồng thời dùng ít công sức và thời gian hơn để họcngôn ngữ so với các trẻ không được giáo dục sớm. Khoảng thời gian trống trẻ sẽ làm đượcrất nhiều thứ ở độ tuổi 6 tuổi.

Chương này sẽ hướng dẫn cho bạn hàng loạt các hoạt động để dạy trẻ học đọc thành công.Việc theo dõi con và thấy sự trải nghiệm thành công của con về việc học đọc là vô cùngthích thú và tuyệt vời, các bậc cha mẹ đừng bao giờ bỏ lỡ điều này.

Học đọc theo phương pháp MontessoriBài học đọc theo trình tự được trình bày dưới đây nhằm sắp xếp hợp lý và tập trung hơnvào cách học để đọc nhanh hơn so với phương pháp truyền thống. Phương phápMontessori sử dụng rất nhiều loại giáo cụ để dạy trẻ về phần ngữ pháp và các bài luận.

Dạy con hoàn toàn đầy đủ theo chương trình học đọc của phương pháp Montessori khôngphải là mục tiêu thực tế đối với hầu hết các bậc cha mẹ, và điều này cũng là không cầnthiết. Những đứa trẻ đã được lập trình về mặt di truyền học để học đọc. Việc sử dụng cáchtiếp cận liên tục và tập trung sẽ giúp trẻ thành công nhanh chóng, trẻ có thể học đọc trướckhi chúng hiểu động từ hay danh từ là gì, chủ ngữ hay vị ngữ là gì và tất cả các nguyên tắcngữ pháp khác. Nếu trẻ được tiếp xúc với các giáo cụ dạy học đọc tuyệt vời, trẻ sẽ hấp thutất cả điều này chỉ bằng cách đọc, khoảng thời gian để phân tích về ngôn ngữ hay ngữpháp sẽ xảy ra sau.

43

Quy trình học đọc được trình bày dưới đây đã sử dụng rất thành công để dạy cho nhiều trẻem trên thế giới về học đọc. Hãy thử nó ngay bây giờ, dưới đây là hướng dẫn:

Tạo một môi trường học thân thiện tại nhàCó hai thứ quan trọng nhất mà bạn có thể làm để giúp con mình học đọc là:

1. Bố mẹ phải đọc sách của mình hàng ngày2. Đọc cho con nghe hàng ngày

Trẻ em bắt chước chúng ta. Nếu bạn xem tivi và hầu như không bao giờ đọc sách, thì đừngmong đợi rằng con bạn sẽ thích đọc sách. Nếu bạn không đọc sách nhiều, thì hãy bắt đầulại ngay hôm nay. Hãy để con bạn nhìn thấy bạn đọc sách thường xuyên. Nói chuyện vớichồng hay vợ bạn và cả con bạn về những gì bạn đọc, thể hiện sự vui mừng về những điềutrong sách. Đọc một cuốn tiểu thuyết, báo hay tạp chí, đọc trên máy tính bảng hay máytính bàn…Đi tới thư viện hay các hiệu sách cùng con. Việc đọc nên được thực hành vàkhuyến khích ngay trong gia đình bạn.

Đọc với con bạn hàng ngày về các cuốn sách dành cho trẻ em sẽ rất thú vị. Khi đọc nênchỉ ra cho con bạn những từ và những câu thú vị, thời gian đọc sách tại nhà là yếu tố đầutiên khiến đứa trẻ hứng thú với việc đọc. Có rất nhiều cách bạn có thể làm để có khoảngthời gian đọc cùng con, và dưới đây là những kinh nghiệm tốt nhất mà bạn có thể áp dụng:

Đọc vào khoảng thời gian đặc biệt: Ví dụ đọc cho con trước khi đi ngủ. Đọc những câu chuyện một cách sống động: Để con bạn ngồi cạnh hay ngồi vào

lòng bạn, khi đọc truyện hãy cố gắng thay đổi âm thanh và thể hiện bằng hànhđộng ra bên ngoài về những nhân vật trong truyện.

Khuyến khích sự tham gia của con: Yêu cầu con nói về điều mà trẻ nghĩ là sẽxảy ra tiếp theo trong câu chuyện. Khuyến khích trẻ biểu lộ những ý tưởng,những câu hỏi và sự quan sát.

Yếu tố quan trọng nhất để thành công trong việc đọc là đọc thường xuyên như một đứatrẻ.

Con tôi đã sẵn sàng hay chưa?Con bạn luôn sẵn sàng học đọc bất kỳ khi nào chúng thấy quan tâm. Thời kỳ đặc biệt nhạycảm cho việc đọc là khi chúng khoảng 4 tuổi, nhưng không hề có nguyên tắc cứng nhắcnào về độ tuổi hay thời gian mà trẻ con có thể học đọc. Khi bạn thấy dấu hiệu một đứa trẻba hoặc 4 tuổi bộc lộ sự quan tâm tới lời nói và ý nghĩa của những lời nói, khi đó chúngđang bắt đầu bước đầu tiên gọi là từ vựng.

Học đọc mất bao nhiêu thời gian?Có rất nhiều bậc cha mẹ lo lắng về việc bắt đầu học đọc của con mình như thế nào. Nếubạn là một người mẹ cũng đang lo lắng về việc này, thì tuyệt đối đừng để cho con bạn biếtđiều đó. Hầu hết trẻ em học đọc thường kéo dài trong khoảng thời gian từ vài tháng tớihơn 1 năm. Có rất nhiều những yếu tố cũng như sự khác biệt về bản thân mỗi đứa trẻ đểquyết định khoảng thời gian học đọc là khác nhau. Bạn cần phải nhớ “Tốc độ đọc là khôngquan trọng, phát triển kỹ năng đọc luôn mất rất nhiều thời gian, và việc xây dựng mộtlượng từ có thể phải là việc phải làm cả đời”.

Học đọc hiệu quả nhất là thông qua các thẻ card hình ảnh.

Ví dụ như:

44

Bộ thẻ các công trình kiến trúc thế giới-Giá 217.000VNĐ

Bộ thẻ các hành tinh trong hệ mặt trời- Giá 217.000VNĐ

Bảng chữ cái – Giá: 1.407.000VNĐ

Học viết

45

Các hoạt động thực hành cuộc sống và giáo cụ môn cảm quan giúp trẻ phát triển kỹ năngđiều khiển tay, các kỹ năng này rất cần thiết cho trẻ khi học viết. Nếu không được chuẩnbị, sự di chuyển tay quá nhanh trong việc viết đôi khi sẽ làm trẻ thấy căng thẳng.

Quy trình phát triển của quá trình học viết:Phát triển kỹ năng cầm nắm khi viếtVẽ tự do và vẽ theo khuônHọc viết chữ cái và số.