4
Sở GD&ĐT Long An N N M TI TỬ TPT QUỐ IA NĂM 2015 Trường TPT Đức òa MÔN THI: NỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Câu 1. Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: “Trong lĩnh vực tai nạn giao thông, thần chết là một kẻ mù lòa, không hề phân biệt người tốt và kẻ xấu khi đưa ngang lưỡi hái vào mạng sống của ai đó” - Điểm 0,5: Ghi lại đúng câu văn trên - Điểm 0: Ghi câu khác hoặc không trả lời. Câu 2. Thao tác lập luận bình luận/ thao tác bình luận/ lập luận bình luận/ bình luận. - Điểm 0,25: Trả lời đúng theo một trong các cách trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 3. Tác giả cho rằng Trong lĩnh vực tai nạn giao thông, thần chết là một kẻ mù lòa” khi đồng hành cùng những “sát thủ” trên đường phố bởi vì khi tham gia giao thông thì nguy hiểm luôn rình rập ta bất cứ lúc nào khi người tham gia giao thông, đặc biệt là những trai tráng đi xe máy hung hăng đánh võng, lạng lách, vượt ẩu trên đường phố…Tai nạn có thể xảy đến với bất kì ai, không phân biệt người tốt, kẻ xấu. Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ. - Điểm 0,5: Trả lời theo cách trên - Điểm 0,25: Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 4. Nêu được hành động cụ thể của học sinh và tuổi trẻ hiện nay để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục. - Điểm 0,25: Nêu được hành động cụ thể của học sinh và tuổi trẻ hiện nay để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông theo hướng trên. - Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau: + Nêu lên được hành động cụ thể nhưng không hợp lí; + Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không có sức thuyết phục; + Không có câu trả lời. Câu 5. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức miêu tả/miêu tả. - Điểm 0,25: Trả lời đúng theo 1 trong 2 cách trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 6. Các biện pháp tu từ: so sánh và ẩn dụ (ở các dòng thơ Kỉ niệm trong tôi/ Rơi/như tiếng sỏi/ trong lòng giếng cạn,), hoán dụ (đôi mắt em), nhân hóa (Kỉ niệm – rơi), Phép điệp (Riêng những câu thơ – còn xanh Riêng những bài hát còn xanh). - Điểm 0,5: Chỉ cần trả lời đúng 2 biện pháp tu từ theo cách trên - Điểm 0,25: chỉ trả lời đúng 1 trong các biện pháp tu từ theo cách trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 7. các câu thơ sau đây hàm chứa ý nghĩa gì: - Kỉ niệm trong tôi Rơi - như tiếng sỏi - trong lòng giếng cạn: những kỉ niệm đời người cũng sẽ rơi vào quên lãng trước quy luật khắc nghiệt của thời gian. - Riêng những câu thơ - còn xanh - Riêng những bài hát - còn xanh - Và đôi mắt em - như hai giếng nước: riêng chỉ có văn học, nghệ thuật là vẫn có sức sống mãnh liệt, vẫn tươi xanh mãi mãi, vẫn tồn tại bất chấp thời gian. Cũng như văn học và nghệ thuật, hình ảnh người yêu và tình yêu (Và đôi mắt em - như hai giếng nước) cũng mãi mãi ngọt ngào vượt qua mọi lớp bụi thời gian. Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. - Điểm 0,5: Trả lời đúng, đầy đủ 2 ý trên hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng hợp lí. - Điểm 0,25: Trả lời được 1 trong 2 ý trên; trả lời chung chung, chưa thật rõ ý. - Điểm 0: Trả lời không hợp lí hoặc không có câu trả lời.

2 huong dan cham thi thu tn thpt quoc gia giai 2016

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 2 huong dan cham thi thu tn thpt quoc gia giai 2016

Sở GD&ĐT Long An N N M T I T Ử T PT QUỐ IA NĂM

2015

Trường T PT Đức òa MÔN THI: N Ữ VĂN

ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Câu 1. Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: “Trong lĩnh vực tai nạn giao thông, thần chết là một

kẻ mù lòa, không hề phân biệt người tốt và kẻ xấu khi đưa ngang lưỡi hái vào mạng sống của ai đó”

- Điểm 0,5: Ghi lại đúng câu văn trên

- Điểm 0: Ghi câu khác hoặc không trả lời.

Câu 2. Thao tác lập luận bình luận/ thao tác bình luận/ lập luận bình luận/ bình luận.

- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo một trong các cách trên

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 3. Tác giả cho rằng “Trong lĩnh vực tai nạn giao thông, thần chết là một kẻ mù lòa” khi đồng

hành cùng những “sát thủ” trên đường phố bởi vì khi tham gia giao thông thì nguy hiểm luôn rình rập

ta bất cứ lúc nào khi người tham gia giao thông, đặc biệt là những trai tráng đi xe máy hung hăng đánh

võng, lạng lách, vượt ẩu trên đường phố…Tai nạn có thể xảy đến với bất kì ai, không phân biệt người

tốt, kẻ xấu.

Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ.

- Điểm 0,5: Trả lời theo cách trên

- Điểm 0,25: Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 4. Nêu được hành động cụ thể của học sinh và tuổi trẻ hiện nay để góp phần giảm thiểu tai nạn

giao thông. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.

- Điểm 0,25: Nêu được hành động cụ thể của học sinh và tuổi trẻ hiện nay để góp phần giảm thiểu tai

nạn giao thông theo hướng trên.

- Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:

+ Nêu lên được hành động cụ thể nhưng không hợp lí;

+ Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không có sức thuyết phục;

+ Không có câu trả lời.

Câu 5. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức miêu tả/miêu tả.

- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo 1 trong 2 cách trên

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 6. Các biện pháp tu từ: so sánh và ẩn dụ (ở các dòng thơ Kỉ niệm trong tôi/ Rơi/như tiếng sỏi/

trong lòng giếng cạn,…), hoán dụ (đôi mắt em), nhân hóa (Kỉ niệm – rơi), Phép điệp (Riêng những câu

thơ – còn xanh – Riêng những bài hát còn xanh).

- Điểm 0,5: Chỉ cần trả lời đúng 2 biện pháp tu từ theo cách trên

- Điểm 0,25: chỉ trả lời đúng 1 trong các biện pháp tu từ theo cách trên

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 7. các câu thơ sau đây hàm chứa ý nghĩa gì:

- Kỉ niệm trong tôi – Rơi - như tiếng sỏi - trong lòng giếng cạn: những kỉ niệm đời người cũng sẽ rơi

vào quên lãng trước quy luật khắc nghiệt của thời gian.

- Riêng những câu thơ - còn xanh - Riêng những bài hát - còn xanh - Và đôi mắt em - như hai giếng

nước: riêng chỉ có văn học, nghệ thuật là vẫn có sức sống mãnh liệt, vẫn tươi xanh mãi mãi, vẫn

tồn tại bất chấp thời gian. Cũng như văn học và nghệ thuật, hình ảnh người yêu và tình yêu (Và đôi

mắt em - như hai giếng nước) cũng mãi mãi ngọt ngào vượt qua mọi lớp bụi thời gian.

Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.

- Điểm 0,5: Trả lời đúng, đầy đủ 2 ý trên hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng hợp lí.

- Điểm 0,25: Trả lời được 1 trong 2 ý trên; trả lời chung chung, chưa thật rõ ý.

- Điểm 0: Trả lời không hợp lí hoặc không có câu trả lời.

Page 2: 2 huong dan cham thi thu tn thpt quoc gia giai 2016

Câu 8. Qua bài thơ Thời gian, Văn Cao muốn nêu lên ý tưởng: thời gian làm xóa nhòa tất cả, thời gian

tàn phá cuộc đời con người. Duy chỉ có văn học, nghệ thuật và tình yêu của con người là có sức sống

lâu dài.

Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.

- Điểm 0,25: Nêu đầy đủ quan niệm của tác giả theo hướng trên

- Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:

+ Chỉ nêu được quan niệm của tác giả nhưng không nhận xét hoặc ngược lại;

+ Nêu không đúng quan niệm của tác giả và không nhận xét hoặc nhận xét không có sức

thuyết phục;

+ Câu trả lời chung chung, không rõ ý;

+ Không có câu trả lời.

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

âu 1. (3,0 điểm)

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập

văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính

liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,5 điểm):

- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp

lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng

làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.

- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được

đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.

- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):

- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: bày tỏ thái độ phê phán đối với những kẻ xấu xa, độc

ác; những người có thái độ thờ ơ, vô cảm.

- Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung.

- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.

c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo

trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm

(trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn

chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm):

- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

+ Giải thích ý kiến để thấy được: trong cuộc sống này, những kẽ có tâm địa độc ác, dùng lời phỉ báng,

gièm pha, bôi nhọ, vu oan và có những hành động côn đồ, hung ác gây hại đến người khác; những

người có thái độ thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những bất công, đau khổ của những người

xung quanh. Tất cả đều đáng bị lên án và phê phán.

+ Chứng minh tính đúng đắn (hoặc sai lầm; hoặc vừa đúng, vừa sai) của ý kiến bằng việc bày tỏ sự

đồng tình (hoặc phản đối; hoặc vừa đồng tình, vừa phản đối) đối với ý kiến. Lập luận phải chặt chẽ, có

sức thuyết phục.

+ Bình luận để rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh về cách ứng xử trong cuộc

sống.

- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng

minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.

- Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.

- Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.

- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

d) Sáng tạo (0,5 điểm)

- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu

tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực

đạo đức và pháp luật.

Page 3: 2 huong dan cham thi thu tn thpt quoc gia giai 2016

- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc

nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan

điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):

- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

Câu 2. (4,0 điểm) * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập

văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn

học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):

- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp

lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng

làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm

của cá nhân.

- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được

đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.

- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):

- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.

- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.

c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo

trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm

(trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng

(2,0 điểm):

- Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

Có thể trình bày theo định hướng sau:

I. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần bàn luận.

II. Thân bài:

1. Nét tương đồng của 2 dòng sông: 1.1 Sông Đà và sông Hương đều được các tác giả miêu tả như một nhân vật trữ tình có tính cách với

những vẻ đẹp đặc trưng riêng biệt, thể hiện tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước.

1.2 Sông Đà và sông Hương đều mang nét đẹp của sự hùng vĩ, dữ dội.

-Vẻ đẹp hùng vĩ của sông Đà được thể hiện qua sự hung bạo và dữ dội của nó trên nhiều phương diện

khác nhau cảnh trí dữ dội, âm thanh ghê rợn, đá sông Đà như đang bày trùng vi thạch trận.

- Khi chảy giữa lòng Trường Sơn, sông Hương chảy dữ dội tựa 1 bản trường ca của rừng già, tựa cô gái

Di-gan phóng khoáng và man dại....

1.3 Sông Đà và sông Hương đều có vẻ đẹp thơ mộng và trữ tình:

- Sông Đà: dáng sông mềm mại tựa mái tóc tuôn dài tuôn dài, màu nước thay đổi qua từng mùa, vẻ đẹp

hoang sơ, cổ kính…

- Sông Hương: với dòng chảy dịu dàng và đắm say giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ

quyên rừng. Sông Hương còn mang vẻ đẹp của người con gái ngủ mơ màng chờ người tình mong đợi

đánh thức. Nó còn được ví như điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế...

1.4 Cả 2 đều được miêu tả qua ngòi bút tài hoa, uyên bác:

- Tài hoa: 2 dòng sông đều được miêu tả trên phương diện văn hóa, thẩm mĩ:

+ Sông Đà là nơi hội tụ 2 nét tiêu biểu, đặc trưng của thiên nhiên Tây Bắc vừa hùng vĩ, uy nghiêm, dữ

dội lại vừa trữ tình, thơ mộng.

+ Sông Hương là dòng sông của âm nhạc, dòng sông của thơ ca, của lịch sử gắn liền với những nét đặc

sắc về văn hóa, với vẻ đẹp của người dân xứ Huế.

Page 4: 2 huong dan cham thi thu tn thpt quoc gia giai 2016

- Uyên bác: cả 2 tác giả đều vận dụng cái nhìn đa ngành, vận dụng kiến thức trên nhiều lĩnh vực nghệ

thuật để khắc họa hình tượng 2 dòng sông.

2. Nét độc đáo riêng trong từng hình tượng dòng sông:

2.1 Sông Đà:

- Trong đoạn trích, nhà văn tập trung tô đậm nét hung bạo, dữ dội của sông Đà giống như 1 kẻ thù hiểm

độc và hung ác -> Thể hiện rõ nhất qua hình ảnh nước dữ, gió dữ, đá dữ đặc biệt đá bày trùng vi thạch

trận chực lấy đi mạng sống của con người.

- Sông Đà được cảm nhận ở chính nét dữ dội, phi thường, khác lạ: tiếng thét của sông Đà như tiếng thét

của ngàn con trâu mộng, đá trên sông Đà mỗi viên đều mang 1 khuôn mặt hung bạo, hiếu chiến...

- Đặc biệt, tác giả miêu tả sự hung bạo của sông Đà để làm nổi bật sự tài hoa, tài trí của người lái đò.

Lúc này đây, sông Đà như 1 chiến địa dữ dội. Và mỗi lần vượt thác của người lái đò là mỗi lần ông

phải chiến đấu với thần sông, thần đá...

2.2 Sông ương:

- Sông Hương được tô đậm ở nét đẹp trữ tình, thơ mộng, gợi cảm và nữ tính, luôn mang dáng vẻ của 1

người con gái xinh đẹp, mong manh có tình yêu say đắm. Khi ở thượng nguồn, nó là cô gái Digan

phóng khoáng, man dại; khi ở cánh đồng Châu Hóa, nó là cô thiếu nữ ngủ mơ màng; khi lại như người

tài nữ đánh đàn giữa đem khuya, hay là nàng Kiều tài hoa, đa tình mà lại chung tình, là người con gái

dịu dàng của đất nước.

- Sông Hương được miêu tả qua chiều sâu văn hóa xứ Huế, nó như người mẹ phù sa bồi đắp cho vùng

đất giàu truyền thống văn hóa này từ bao đời nay.

- Sông Hương được cảm nhận qua lăng kính của tình yêu: thủy trình của sông Hương là thủy trình có ý

thức tìm về người tình mong đợi. Khi chảy giữa Huế, sông Hương mềm hẳn đi như 1 tiếng " vâng"

không nói ra của tình yêu. Trước khi đổ ra cửa biển, sông Hương như người con gái dùng dằng chia tay

người yêu, thể hiện 1 nỗi niềm vương vấn với 1 chút lẳng lơ kín đáo.

- Thông qua hình tượng sông Hương mang nét đẹp nữ tính, nhà văn thể hiện nét đẹp lãng mạn, trữ tình

của đất trời xứ Huế.

2.3. Trách nhiệm bản thân trong việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước qua hành

động cụ thể như: yêu quí, bảo vệ môi trường, quảng bá thắng cảnh…

III/ Kết luận:

- Qua vẻ đẹp tương đồng của 2 dòng sông, ta bắt gặp sự tương đồng độc đáo của 2 tâm hồn có tình yêu

thiên nhiên tha thiết và niềm tự hào với vẻ đẹp của non sông đất nước Việt Nam.

- Mỗi nhà văn đều có 1 phong cách nghệ thuật độc đáo trong việc thể hiện hình tượng các dòng sông,

giúp người đọc có những cách nhìn phong phú, đa dạng về vẻ đẹp của quê hương, đất nước mình.

Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.

- Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân tích, so

sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.

- Điểm 1,0 -1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.

- Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.

- Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

d) Sáng tạo (0,5 điểm)

- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu

tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái

độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc

nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan

điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):

- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.