25
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QCVN : 2011/BTNMT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ ĐỒNG XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRONG LÒ NUNG XI MĂNG National Technical Regulation on Co-processing of Hazardous Wastes in Cement kilns

17049 110805 du_thao_quy_chuan

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 17049 110805 du_thao_quy_chuan

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

QCVN : 2011/BTNMT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ ĐỒNG XỬ LÝ

CHẤT THẢI NGUY HẠI TRONG LÒ NUNG XI MĂNG

National Technical Regulation on Co-processing of

Hazardous Wastes in Cement kilns

HÀ NỘI - 2011

Page 2: 17049 110805 du_thao_quy_chuan

QCVN : 2011/BTNMT

2

Page 3: 17049 110805 du_thao_quy_chuan

QCVN : 2011/BTNMT

Lời nói đầu

QCVN ….: 2011/BTNMT do Tổ soạn thảo quy chuẩn kỹ

thuật quốc gia về đồng xử lý chất thải nguy hại trong lò

nung xi măng biên soạn, Tổng cục Môi trường và Vụ

Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số

/2011/QĐ-BTNMT ngày … tháng … năm 2011 của Bộ

trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3

Page 4: 17049 110805 du_thao_quy_chuan

QCVN : 2011/BTNMT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ

ĐỒNG XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRONG LÒ NUNG XI MĂNG

National Technical Regulation on Co-processing of Hazardous Wastes in

Cement kilns

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô

nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất xi măng có áp dụng công nghệ

đồng xử lý chất thải nguy hại và một số yêu cầu cơ bản trong thiết kế và vận

hành lò nung xi măng khi áp dụng công nghệ này.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất

sử dụng công nghệ đồng xử lý chất thải nguy hại trong lò nung xi măng; cơ

quan quản lý nhà nước về môi trường, đơn vị lấy mẫu, phân tích và các tổ

chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đồng xử lý chất thải trong lò nung xi

măng.

Trừ phi có quy định khác, lò nung xi măng đề cập trong quy chuẩn này

là loại lò quay (rotary kiln). Quy chuẩn này không áp dụng cho những nhà máy

xi măng sử dụng công nghệ lò đứng.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Lò nung là bộ máy tạo nhiệt trong nhà máy xi măng để sản xuất

clinker.

1.3.2. Tháp tiền canxi hóa: là bộ phận của hệ thống lò nung xi măng có

sử dụng nguồn nhiệt riêng, thường được kết hợp với tháp tiền nung, tại đó

một phần hoặc toàn bộ nguyên vật liệu được canxi hóa trước khi đi vào khu

vực lò nung. Bộ phận tiền canxi hóa giúp giảm thiểu lượng nhiên liệu tiêu thụ

4

DỰ THẢO SỐ 3

Page 5: 17049 110805 du_thao_quy_chuan

QCVN : 2011/BTNMT

trong lò nung xi măng, giảm độ dài của lò nung cũng như hỗ trợ thực hiện

chức năng canxi hóa cho lò nung..

1.3.3. Tháp tiền nung: là bộ phận được dùng để sấy nguyên vật liệu

trước khi đi vào lò nung xi măng dạng khô. Đối với các lò nung xi măng đời

mới, khu vực tiền nung thường được kết hợp với khu vực tiền canxi hóa. Bộ

phận này sử dụng nguồn khí nóng phát sinh trong khu vực lò nung làm nguồn

nhiệt để sấy nguyên vật liệu.

1.3.4. Đồng xử lý CTNH là việc kết hợp một quá trình sản xuất sẵn có

để xử lý CTNH, trong đó CTNH được sử dụng làm nhiên liệu, nguyên vật liệu

bổ sung cho quá trình sản xuất này.

1.3.5. Tiền xử lý là quá trình xử lý các chất thải không đồng nhất về

nguồn gốc và tính chất nhằm tạo ra một dòng thải tương đối đồng nhất, tuân

thủ theo các tiêu chuẩn kỹ thuật để làm nhiên liệu hay nguyên vật liệu thay thế

trong quá trình sản xuất xi măng.

1.3.6. Hiệu suất phá huỷ và loại bỏ (DRE - Destruction and Removal

Efficiency) là hiệu suất của việc phá huỷ và loại bỏ đối với một hợp chất hữu

cơ cụ thể.

Hiệu suất phá hủy và loại bỏ (DRE) được tính như sau:

DRE = [(Wvào – Wống khói đầu ra)/Wvào] 100

Trong đó:

Wvào là tỷ lệ khối lượng cấp liệu của một thành phần hữu cơ nguy

hại chính (POHC - Principal Organic Hazardous Constituent)

trong dòng chất thải cấp liệu vào lò nung;

Wống khói đầu ra là tỉ lệ khối lượng phát thải của cùng thành phần

POHC đó trong khí thải trước khi thải ra không khí.

1.3.7. Hiệu suất phá huỷ (DE – Destruction Efficiency) là tỷ lệ phần trăm

của một hợp chất hữu cơ cụ thể bị phá huỷ trong quá trình thiêu đốt.

Hiệu suất phá hủy (DE) được tính như sau:

DE = [(Wvào – Wbuồng đốt đầu ra)/Wvào] 100

5

Page 6: 17049 110805 du_thao_quy_chuan

QCVN : 2011/BTNMT

Trong đó:

Wvào là tỷ lệ khối lượng cấp liệu của một thành phần hữu cơ nguy

hại chính (POHC) trong dòng chất thải cấp liệu vào lò

Wbuồng đốt đầu ra là tỉ lệ khối lượng phát thải của cùng thành phần

POHC ra khỏi lò nung xi măng (trước khi dẫn đến tất cả các thiết

bị kiểm soát ô nhiễm không khí).

1.3.8. Khí thải công nghiệp sản xuất xi măng có áp dụng công nghệ

đồng xử lý chất thải nguy hại là hỗn hợp các thành phần vật chất phát thải ra

môi trường không khí từ ống khói, ống thải của các quá trình sản xuất các sản

phẩm clinke và xi măng đồng thời với quá trình đồng xử lý chất thải nguy hại.

1.3.9. Nm3 (mét khối khí thải chuẩn) là mét khối khí thải ở nhiệt độ 25oC

và áp suất tuyệt đối 760 mm Hg.

1.3.10. Kp là hệ số công suất ứng với tổng công suất theo thiết kế của

các nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng.

1.3.11. Kv là hệ số vùng, khu vực ứng với địa điểm đặt các nhà máy, cơ

sở sản xuất xi măng.

1.3.12. P là tổng công suất theo thiết kế của nhà máy, cơ sở sản xuất xi

măng.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Yêu cầu kỹ thuật đối với nhà máy xi măng có áp dụng công nghệ

đồng xử lý chất thải nguy hại

2.1.1. Phải có lò nung xi măng dạng lò quay khô;

2.1.2. Phải có vị trí, cơ sở kỹ thuật, trang thiết bị lưu giữ, xử lý chất thải

phù hợp. Cụ thể, những nhà máy xi măng có địa điểm tại những nơi sau đây

không được áp dụng công nghệ đồng xử lý chất thải nguy hại:

- Nội thành đô thị loại đặc biệt (1) và đô thị loại I (1); rừng đặc dụng (2); di

sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng (3); nhà máy, cơ sở sản

xuất xi măng có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 05 km.

6

Page 7: 17049 110805 du_thao_quy_chuan

QCVN : 2011/BTNMT

- Nội thành, nội thị đô thị loại II, III, IV (1); vùng ngoại thành đô thị loại đặc

biệt, đô thị loại I có khoảng cách đến ranh giới nội thành lớn hơn hoặc bằng

05 km; nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng có khoảng cách đến ranh giới các

khu vực này dưới 05 km.

2.1.3. Phải có nguồn cung cấp điện, nước đầy đủ 24/24 giờ;

2.1.4. Phải có các thiết bị xử lý khí thải và quan trắc liên tục các thông

số khí thải theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước đảm bảo theo các quy

định hiện hành và của Giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại được

cấp;

2.1.5. Phải có thiết bị làm nguội khí thải đến nhiệt độ dưới 200oC

(<200°C) trước khi thải ra môi trường;

2.1.6. Phải có hệ thống tiếp nhận, lưu giữ và nạp chất thải vào lò một

cách an toàn, hợp lý;

2.1.7. Phải có cơ sở phòng thí nghiệm và thiết bị đầy đủ để kiểm soát

chất lượng việc tiếp nhận và xử lý chất thải;

2.1.8. Phải định kỳ kiểm soát chất lượng sản phẩm một cách đầy đủ;

2.1.9. Phải có hệ thống quản lý môi trường và cải tiến liên tục được

chứng nhận theo ISO 14001 hoặc một tiêu chuẩn quốc tế tương đương;

2.1.10. Phải có hệ thống độc lập về kiểm toán chất thải, về quan trắc và

báo cáo về khí thải và các thông số môi trường khác có liên quan;

2.2. Giá trị tối đa của các thông số ô nhiễm trong khí thải công

nghiệp sản xuất xi măng có áp dụng công nghệ đồng xử lý chất thải

nguy hại

2.2.1. Đối với các thông số ô nhiễm chính của ngành xi măng:

2.2.1.1. Nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm chính trong

khí thải công nghiệp sản xuất xi măng có áp dụng công nghệ đồng xử lý chất

thải nguy hại được tính như sau:

Cmax = C x Kp x Kv

Trong đó:

7

Page 8: 17049 110805 du_thao_quy_chuan

QCVN : 2011/BTNMT

Cmax là nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí

thải công nghiệp sản xuất xi măng có áp dụng công nghệ đồng xử lý chất thải

nguy hại, tính bằng miligam trên mét khối khí thải chuẩn (mg/Nm3);

C là nồng độ của các thông số ô nhiễm trong trong khí thải công nghiệp

sản xuất xi măng có áp dụng công nghệ đồng xử lý chất thải nguy hại quy định

tại Bảng 1;

Kp là hệ số công suất quy định tại Bảng 2;

Kv là hệ số vùng, khu vực quy định tại Bảng 3;

2.2.1.2. Nồng độ C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán nồng

độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm chính trong khí thải công nghiệp

sản xuất xi măng có áp dụng công nghệ đồng xử lý chất thải nguy hại được

quy định tại Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1: Nồng độ C của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp

sản xuất xi măng có áp dụng công nghệ đồng xử lý chất thải nguy hại

STT Thông sốNồng độ C (mg/Nm3)

A B

1 Bụi tổng 200 100

2 Cacbon oxit, CO 1000 500

3 Nitơ oxit, NOx (tính theo NO2) 1000 1000

4 Lưu huỳnh đioxit, SO2 500 500

Chú thích:

- Đối với xưởng nghiền nguyên liệu/clinke không quy định các nồng độ CO,

NOx, SO2

Trong đó:

- Cột A quy định nồng độ C của các thông số ô nhiễm trong làm cơ sở

tính toán nồng độ tối đa cho phép áp dụng đối với:

+ Các dây chuyền sản xuất của nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng hoạt

động trước ngày 16 tháng 1 năm 2007 với thời gian áp dụng kể từ ngày 01

tháng 11 năm 2011 đến ngày 31 tháng 12 năm 2014;

8

Page 9: 17049 110805 du_thao_quy_chuan

QCVN : 2011/BTNMT

+ Các dây chuyền sản xuất của nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng bắt

đầu hoạt động kể từ ngày 16 tháng 01 năm 2007 với thời gian áp dụng đến

ngày 31 tháng 12 năm 2014;

- Cột B qui định nồng độ C để tính nồng độ tối đa cho phép các thông số

ô nhiễm khí thải công nghiệp sản xuất xi măng có áp dụng công nghệ đồng xử

lý chất thải nguy hại áp dụng đối với:

+ Các dây chuyền sản xuất của nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng xây

dựng mới hoặc cải tạo, chuyển đổi công nghệ;

+ Tất cả dây chuyền của nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng với thời gian

áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015;

2.2.1.3. Hệ số công suất Kp của nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng được

quy định tại Bảng 2 dưới đây:

Bảng 2: Hệ số công suất Kp

Tổng công suất theo thiết kế(triệu tấn/năm)

Hệ số Kp

P≤ 0,6 1,2

0,6<P ≤1,5 1,0

P>1,5 0,8

2.2.1.4. Giá trị hệ số vùng, khu vực Kv được quy định tại Bảng 3 dưới

đây:

Bảng 3: Hệ số vùng, khu vực Kv

Phân vùng, khu vực Hệ số Kv

Loại 1

Khu công nghiệp; đô thị loại V (1); vùng ngoại thành,

ngoại thị đô thị loại II, III, IV có khoảng cách đến

ranh giới nội thành, nội thị lớn hơn hoặc bằng 05

km; nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng có khoảng

cách đến ranh giới các khu vực này dưới 05 km (4) .

1,0

Loại 2 Nông thôn 1,2

Loại 3 Nông thôn miền núi 1,4

9

Page 10: 17049 110805 du_thao_quy_chuan

QCVN : 2011/BTNMT

Chú thích:

(1) Đô thị được xác định theo quy định tại Nghị định số 42/2009/NĐ-CP

ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị;

(2) Rừng đặc dụng xác định theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 14

tháng 12 năm 2004 gồm: vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo

vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học;

(3) Di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được UNESCO, Thủ tướng

Chính phủ hoặc bộ chủ quản ra quyết định thành lập và xếp hạng;

(4) Trường hợp nguồn phát thải có khoảng cách đến 02 vùng trở lên nhỏ

hơn 02 km thì áp dụng hệ số vùng, khu vực Kv đối với vùng có hệ số nhỏ

nhất;

(5) Khoảng cách quy định tại bảng 3 được tính từ nguồn phát thải.

2.2.2. Đối với các thông số ô nhiễm khác:

Trong quá trình hoạt động bình thường, giá trị các thông số ô nhiễm

trong khí thải công nghiệp xi măng có áp dụng công nghệ đồng xử lý chất thải

nguy hại khi thải ra môi trường không khí không được vượt quá các giá trị quy

định tại Bảng 4 dưới đây.

Bảng 4: Giá trị tối đa của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp

xi măng có áp dụng công nghệ đồng xử lý chất thải nguy hại

TT Thông số Đơn vị Giá trị tối đa cho phép

A Khí    

1 HF mg/Nm3 5

2 HCl mg/Nm3 50

3 Benzene mg/Nm3 5

4 VOC / TOC mg/Nm3 20

B Kim loại nặng    

1 Thủy ngân, Hg mg/Nm3 0.55

2Cadimi và hợp chất, tính

theo Cdmg/Nm3 0.16

3 Tổng các kim loại nặng khác mg/Nm3 2

10

Page 11: 17049 110805 du_thao_quy_chuan

QCVN : 2011/BTNMT

C Total Dioxin / FuranNg-TEQ

/ Nm30.6

- Ngoài 04 thông số quy định tại Bảng 1 và Bảng 4, tuỳ theo yêu cầu và

mục đích kiểm soát ô nhiễm, nồng độ của các thông số ô nhiễm khác áp dụng

theo quy định tại cột A hoặc cột B trong Bảng 1 của gia QCVN 19:

2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quôc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi

và các chất vô cơ.

2.3. Yêu cầu về nhiệt độ và thời gian lưu cháy

Để tiêu hủy hoàn toàn các chất thải nguy hại, nhiệt độ và thời gian lưu

cháy trong lò nung xi măng đối với các hình thức nạp liệu khác nhau cần đáp

ứng yêu cầu như sau:

Trường hợp chất thải được nạp vào mỏ đốt chính, nhiệt độ khí ở đầu và

giữa lò nung phải lớn hơn hoặc bằng 1200oC với thời gian lưu cháy 12

giây trở lên và 1800oC ở cuối lò nung với thời gian lưu cháy 5 giây trở

lên.

Trường hợp chất thải được nạp vào tháp tiền nung hoặc tiền canxi hóa

nhiệt độ khí phải đạt từ 1000oC trở lên với thời gian lưu cháy từ 2 giây

trở lên.

Trường hợp chất thải có hàm lượng halogen hữu cơ lớn hơn 1% (tính

theo Clo), nhiệt độ vùng đốt phải đạt từ 1300 oC trở lên với thời gian lưu

cháy từ 2 giây trở lên.

3. QUY ĐỊNH VỀ VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM, VẬN HÀNH, ỨNG PHÓ SỰ CỐ

VÀ GIÁM SÁT

3.1. Vận hành thử nghiệm

Trước khi tiến hành đồng xử lý chất thải phải tiến hành vận hành thử

nghiệm một loại chất thải mang tính đại diện cho nhóm chất thải đó để kiểm

tra, đánh giá hiệu quả xử lý chất thải trong lò nung xi măng; kiểm chứng khả

năng thao tác, tiền xử lý và tiêu hủy hoàn toàn các thành phần hữu cơ có

trong chất thải; kiểm chứng các yếu tố về an toàn và môi trường. Kế hoạch

vận hành thử nghiệm phải được lập và trình nộp cho cơ quan nhà nước theo

11

Page 12: 17049 110805 du_thao_quy_chuan

QCVN : 2011/BTNMT

như quy định tại Thông tư số 12/2011/QĐ-BTNTM ngày 14 tháng 4 năm 2011

của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải

nguy hại.

Ngoài ra, nếu nhà máy xi măng muốn tiến hành đồng xử lý chất thải

chứa các chất hữu cơ khó phân hủy (POP) nồng độ cao (theo định nghĩa của

Công ước Stockholm và Basel), cần phải tiến hành vận hành thử nghiệm để

xác định hiệu suất phá huỷ (DE) hoặc hiệu suất phá huỷ và loại bỏ (DRE) của

các thành phần hữu cơ nguy hại chính (POHC - Principal Organic Hazardous

Compounds). Thông thường, Tetrachloroethene được sử dụng làm chất hữu

cơ nguy hại chính để xác định hiệu suất tiêu hủy và loại bỏ hay hiệu suất tiêu

hủy do đặc tính là dung môi hữu cơ khó cháy và dễ dàng phân biệt với các khí

khác có mặt trong khí thải ống khói.

Sau khi việc vận hành thử nghiệm kết thúc, Báo cáo vận hành thử

nghiệm đối với việc đồng xử lý chất thải chứa các chất hữu cơ khó phân hủy

(POP) nồng độ cao ngoài việc phải tuân thủ quy định của Thông tư số

12/2011/QĐ-BTNTM của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường còn phải

bao gồm thông tin về hiệu suất tiêu hủy DE (ít nhất phải đạt 99,99) hay hiệu

suất tiêu hủy và loại bỏ DRE (ít nhất phải đạt 99.9999%).

3.2. Những chất thải được phép đồng xử lý trong lò nung xi măng

Các loại chất thải sau đây (nguy hại và không nguy hại) được phép

đồng xử lý trong lò nung xi măng:

Dầu mỡ thải hoặc những chất có nguồn gốc hydrocacbon cacbon thải

Bùn thải có chứa các thành phần nguy hại và không nguy hại

Dung môi hữu cơ hoặc nhũ tương thải

Sơn, véc ni, keo, hồ, chất kết dính, nhựa và mực thải

Hóa chất bảo vệ thực vật và diệt trừ các loài gây hại (trừ sâu, trừ cỏ,

diệt nấm,…) thải, tồn lưu hoặc hết hạn sử dụng

Đất, đá và bùn nạo vét thải

Tro, bụi phát sinh từ nhà máy công nghiệp, các cơ sở đốt hoặc từ các

hệ thống xử lý khí thải.

Cao su, lốp xe thải

12

Page 13: 17049 110805 du_thao_quy_chuan

QCVN : 2011/BTNMT

Nhựa và nylon thải

Gỗ, giấy thải có chứa các thành phần nguy hại.

Nguyên liệu sinh khối (trấu, vỏ bào, mạt cưa, xơ dừa, dầu dừa, bã mía,

dầu cọ, ngủ cốc, bã cà phê, …)

Nước thải chứa thành phần nguy hại từ những quá trình công nghiệp

Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hoá chất

vô cơ, hữu cơ

Các loại xỉ kim loại thải

Chất thải từ quá trình đúc

Các loại bao bì thải có thể thiêu đốt

Cặn hoá chất thải

Sản phẩm quá hạn, sản phẩm hoặc hàng hóa kém chất lượng, sản

phẩm thu hồi hoặc tịch thu, dược phẩm thải

Thực phẩm thải các loại

Nhiên liệu sinh học.

Chất thải sinh hoạt đã phân loại

Chất thải từ công nghiệp dệt nhuộm

Chất thải từ quá trình sản xuất dược phẩm

Than hoạt tính chưa hoặc đã qua sử dụng

Chất thải từ quá trình sản xuất thủy tinh hoặc thủy tinh thải

Hộp mực in thải có các thành phần nguy hại

Chất thải từ ngành chế biến da và lông

Các loại vật liệu cách nhiệt thải khác có hay bị nhiễm các thành phần

nguy hại

Dầu thải nhiễm PCB

Nhựa trao đổi ion đã bão hoà hay đã qua sử dụng

Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng, chế biến

hoá chất nitơ và sản xuất phân bón (hóa học, sinh học)

13

Page 14: 17049 110805 du_thao_quy_chuan

QCVN : 2011/BTNMT

Chất xúc tác đã qua sử dụng

Sản phẩm chăm sóc sức khỏe

Chất hấp thụ đã qua sử dụng và bã lọc có các hợp chất halogen

Chất thải là dung môi hữu cơ, môi chất lạnh và chất đẩy (propellant)

dạng bọt/sol khí

Các chất CFC, HCFC, HFC thải

Chất thải từ quá trình bảo quản gỗ

Hóa chất và hỗn hợp hóa chất phòng thí nghiệm thải có các thành phần

nguy hại

Chất thải từ quá trình vệ sinh thùng, bồn chứa và bể lưu động

Nước rỉ rác

Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hoá chất

hữu cơ

3.3. Các chất thải không được phép đồng xử lý trong lò nung xi

măng

Các loại chất thải sau đây không được phép đồng xử lý trong lò nung xi

măng:

Các chất thải của quá trình giải phẫu, chất thải nhiễm trùng, chất thải

chăm sóc sức khoẻ/y tế có tính kích ứng sinh học:

Chất thải chứa amiăng;

Chất thải điện tử chưa được phân loại;

Chất thải sinh học nguy hại;

Pin nguyên cục hay toàn bộ bình ắc quy thải;

Chất nổ;

Chất thải phóng xạ;

Chất thải sinh hoạt không phân loại;

Chất thải không biết hoặc chưa xác định, phân loại được.

3.4. Phòng ngừa và ứng phó sự cố

14

Page 15: 17049 110805 du_thao_quy_chuan

QCVN : 2011/BTNMT

Nhà máy xi măng có áp dụng công nghệ đồng xử lý chất thải phải có

các phương án sẵn sàng ứng phó với trường hợp khẩn cấp để ứng phó kịp

thời các trường hợp khẩn cấp xảy ra tại cơ sở nhằm bảo vệ người lao động

và cộng đồng dân cư.

Kế hoạch ứng phó khẩn cấp phải bao gồm những nội dung sau

đây:

Dự kiến trường hợp khẩn cấp xảy ra và phương án phối hợp;

Xác định vai trò của mỗi cá nhân, đường dây liên lạc với các cấp có

thẩm quyền, việc huấn luyện và quy trình thông tin liên lạc;

Việc nhận diện trường hợp khẩn cấp và quy trình phòng ngừa;

Khoảng cách an toàn và nơi lánh nạn;

Vấn đề an ninh tại cơ sở và quy trình kiểm soát;

Các lối và quy trình thoát hiểm;

Sơ đồ chỉ dẫn địa điểm lưu trữ chất thải; địa thế của cơ sở; lối vào

cơ sở và cộng đồng dân cư và môi trường bên ngoài có thể bị ảnh

hưởng;

Quy trình khử độc;

Cách chữa trị trường hợp khẩn cấp và quy trình cấp cứu;

Thiết bị bảo hộ cá nhân và trang thiết bị ứng phó khẩn cấp tại cơ sở;

Quy trình báo động và ứng phó khẩn cấp;

Yêu cầu về việc ứng phó khẩn cấp:

Phải có các thiết bị ứng phó khẩn cấp, như bình chữa cháy, dụng cụ

thấm hút và bộ chống tràn đổ, và phải có khu vực rửa mắt / xối nước ở

gần nơi lưu giữ và xử lý chất thải;

Phải tiến hành thực tập định kỳ bằng các đợt diễn tập thử tình huống

mẫu, và xem xét định kỳ để đáp ứng với những điều kiện hoặc thông tin

thay đổi mới tại cơ sở.

Các cơ quan chức năng địa phương và những người nhận được thông

báo về trường hợp khẩn cấp phải được làm quen với sơ đồ chức năng

cơ sở, tính chất của những chất thải nguy hại tại cơ sở và những rủi ro

15

Page 16: 17049 110805 du_thao_quy_chuan

QCVN : 2011/BTNMT

đi kèm; những nơi công nhân viên thường làm việc, lối vào cơ sở và

những lối thoát hiểm.

3.5. Yêu cầu về vận hành

3.5.1. Yêu cầu về tiền xử lý và phối trộn chất thải

Yêu cầu về tiền xử lý chất thải

Để tối đa hoá hiệu quả xử lý, nguồn chất thải trước khi được đưa vào

đồng xử lý trong lò nung xi măng cần đảm bảo ổn định về mặt chất lượng và

số lượng thông qua quá trình tiền xử lý. Các chất thải phải mang tính đồng

nhất với kích thước, thành phần hoá học cũng như nhiệt trị ổn định để không

ảnh hưởng đến việc vận hành bình thường của lò nung xi măng, chất lượng

sản phẩm hay kết quả môi trường.

Các công đoạn tiền xử lý chất thải có thể bao gồm: làm khô, cắt nhỏ,

nghiền hay trộn tuỳ theo loại chất thải và được xây dựng phù hợp với mục

đích, có thể nằm trong hoặc ngoài cơ sở nhà máy xi măng.

Các nhiên liệu dạng lỏng nên được trộn với các chất thải khác có giá trị

nhiệt lượng và hoá tính phù hợp. Thông thường, quá trình tiền xử lý đơn giản

nhằm loại bỏ cặn, bùn và nước trong khi quá trình hoá học nhằm loại bỏ các

thành phần ô nhiễm hữu cơ và chất phụ gia. Mức độ phức tạp trong xử lý chất

thải rắn, như phân loại, nghiền cắt phụ thuộc vào từng tình huống cụ thể.

Công đoạn tiền xử lý chất thải trước khi đưa vào đồng xử lý trong lò

nung xi măng là không bắt buộc. Tuy nhiên, phải đảm bảo chất thải trước khi

đưa vào đồng xử lý trong lò nung xi măng cần đảm bảo đạt các tiêu chuẩn

trong Bảng 5 sau đây. Những chất thải không đạt yêu cầu thì bắt buộc phải

qua công đoạn tiền xử lý.

Bảng 5: Các yêu cầu về chất thải trước khi đồng xử lý trong lò nung xi măng

Các thông số Đơn vị Giới hạn

pH - 4-12

Clo [Cl] % 3

Lưu huỳnh [S] % 3

Flo [F] % 1

16

Page 17: 17049 110805 du_thao_quy_chuan

QCVN : 2011/BTNMT

PCB ppm 50

Asen [As] ppm 100

Crom [Cr] ppm 1000

Đồng [Cu] ppm 1000

Thuỷ ngân [Hg] ppm 30

Chì [Pb] ppm 1000

Antimon [Sb] ppm 1000

Tali [TI] ppm 50

Kẽm [Zn] ppm 15000

Yêu cầu về phối trộn chất thải

Việc phối trộn chất thải là không bắt buộc với lò nung xi măng áp dụng

công nghệ đồng xử lý chất thải nguy hại. Tuy nhiên, việc phối trộn chất thải

(nếu có) phải được thực hiện theo những quy tắc được đề ra trước. Theo đó,

trước khi phối trộn chất thải thì phải tiến hành việc phối trộn thử do những

nhân viên phòng thí nghiệm có đủ trình độ để đảm bảo không có phản ứng

không tương thích nào có thể xảy ra dẫn đến hiện tượng cháy, nổ hay tạo ra

các loại khí độc hại, nguy hiểm.

3.5.2 Yêu cầu về điểm nạp chất thải vào lò nung

Tùy thuộc vào tính chất của từng dòng chất thải cụ thể, việc lựa chọn

điểm nạp liệu thích hợp để tiêu hủy trong lò nung xi măng phải được nghiên

cứu kỹ để bảo đảm chất thải được thiêu hủy hoàn toàn mà không tạo ra các

chất ô nhiễm thứ cấp hoặc gia tăng đáng kể nồng độ chất ô nhiễm trong khí

thải.

Chất thải có thể được nạp thông qua các cửa nạp liệu sau đây:

- Thông qua mỏ đốt chính ở cuối lò nung;

- Thông qua vòi nạp ở buồng trung chuyển ở đầu lò nung (đối với chất

thải rời);

- Thông qua mỏ đốt ở tháp tiền nung;

- Thông qua vòi nạp ở tháp tiền nung (đối với chất thải rời);

17

Page 18: 17049 110805 du_thao_quy_chuan

QCVN : 2011/BTNMT

- Thông qua van nạp giữa lò nung (trong trường hợp lò nung rất dài và

chất thải dạng rời).

Những loại chất thải cụ thể sau đây phải nạp vào cửa nạp liệu tại khu

vực mỏ đốt chính ở cuối lò nung:

- Đối với chất thải dạng lỏng;

- Đối với các chất thải chứa các hợp chất độc hại bền vững (POP):;

- Đối với chất thải chứa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi:

Không nạp chất thải hữu cơ vào cùng nguyên liệu thô

3.6. Yêu cầu về kiểm soát và vận hành lò nung xi măng

Lò nung xi măng phải được vận hành theo quy trình chung của nhà máy

và tuân thủ các yêu cầu sau:

- Chỉ được cấp chất thải vào lò ở chế độ vận hành ổn định để bảo đảm

sự tiêu hủy xảy ra hoàn toàn.

- Tuyệt đối không được cấp chất thải vào lò nung khi lò nung đang còn

ở chế độ sấy, hoặc liệu đang được cấp dưới 75% định mức vận hành tối ưu.

- Khi lò nung đã chạy ổn định với mức cấp liệu từ 75 – 100% định mức

vận hành tối ưu, chất thải được cấp từ từ vào lò nung. Điều chỉnh mức nhiên

liệu truyền thống cấp vào lò giảm dần tương ứng với mức tăng của lượng chất

thải nạp vào lò nung, bảo đảm quá trình nung clinker bình thường.

- Khi cần thay đổi chế độ vận hành lò nung, luôn thay đổi theo thứ tự

sau đây:

+ Lưu lượng gió lò:

+ Nhiên liệu truyền thống và dòng chất thải:

+ Tốc độ quay lò:

- Khi mức nạp liệu đạt trên 80% định mức vận hành tối ưu, có thể

chuyển vận hành lò nung và thiết bị làm nguội clinker qua chế độ kiểm soát tự

động.

- Khi lò nung chạy ổn định với năng suất tối đa giữ mức cấp chất thải

vào lò nung ổn định.

18

Page 19: 17049 110805 du_thao_quy_chuan

QCVN : 2011/BTNMT

- Khi lò nung mất ổn định hoặc bị sự cố, người vận hành phải ngay lập

tức chuyển lò nung về chế độ điều khiển bằng tay để xử lý.

3.7. Yêu cầu về quy trình dừng lò nung

- Trường hợp khẩn cấp phải dừng lò nung, phải ngừng ngay việc cấp

chất thải vào lò nung trước khi ngừng cấp bột liệu và nhiên liệu chính và phải

tuân thủ nghiêm ngặt quy trình dừng lò nung theo quy định.

- Trường hợp dừng lò nung theo lịch trình, ngừng cấp chất thải vào lò

nung 2 giờ trước khi dừng lò nung, chuyển sang đốt bằng nhiên liệu truyền

thống trước khi ngừng cấp liệu và tiến hành các bước dừng lò nung theo quy

định.

3.8. Yêu cầu về quan trắc vận hành và quan trắc chất lượng môi

trường

Doanh nghiệp cần phải thiết lập hệ thống quan trắc vận hành và quan

trắc chất lượng môi trường theo các thông số sau đây:

Yêu cầu về quan trắc vận hành

Để kiểm soát các quá trình vận hành của lò nung xi măng áp dụng công

nghệ đồng xử lý chất thải nguy hại, việc đo đạc liên tục cần phải thực hiện với

các thông số cụ thể, bao gồm: áp suất, nhiệt độ, O2, CO, NOx, SO2.

Yêu cầu về quan trắc chất lượng môi trường

Yêu cầu về các thông số, tần xuất và điểm quan trắc chất lượng môi

trường trong nhà máy xi măng áp dụng công nghệ đồng xử lý chất thải nguy

hại được thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật.

4. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

Phương pháp xác định nồng độ các thông số ô nhiễm trong khí thải lò

nung xi măng đồng xử lý chất thải thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia dưới

đây:

TCVN 5977: 2005 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định giá trị và lưu

lượng bụi trong các ông dẫn khí – Phương pháp khôi lượng thủ công;

TCVN 6750: 2005 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định nồng độ khối

19

Page 20: 17049 110805 du_thao_quy_chuan

QCVN : 2011/BTNMT

lượng lưu huỳnh dioxit – Phương pháp sắc ký khí ion;

TCVN 7172: 2002 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định nồng độ khối

lượng nitơ oxit – Phương pháp trắc quang dùng naphtyletylendiamin;

TCVN 7242: 2003 Lò đốt chất thải y tế - Phương pháp xác định nồng độ

cacbon monoxit (CO) trong khí thải.

TCVN 7243:2003 - Lò đốt chất thải rắn y tế. Phương pháp xác định

nồng độ axit flohydric (HF) trong khí thải.

TCVN 7244:2003 - Lò đốt chất thải rắn y tế. Phương pháp xác định

nồng độ axit clohydric (HCl) trong khí thải.

TCVN 7245:2003 - Lò đốt chất thải rắn y tế. Phương pháp xác định

nồng độ nitơ oxit (NOx) trong khí thải.

TCVN 7246:2003 - Lò đốt chất thải rắn y tế. Phương pháp xác định

nồng độ lưu huỳnh dioxit (SO2) trong khí thải.

TCVN 7556-1:2005 - Lò đốt chất thải rắn y tế Xác định nồng độ khối

lượng PCDD / PCDF - Phần 1: Lấy mẫu.

TCVN 7556-2:2005 - Lò đốt chất thải rắn y tế. Xác định nồng độ khối

lượng PCDD / PCDF - Phần 2: Chiết và làm sạch.

TCVN 7556-3:2005 - Lò đốt chất thải rắn y tế. Xác định nồng độ khối

lượng PCDD / PCDF - Phần 3: Định tính và định lượng.

TCVN 7557-1 : 2005 - Lò đốt chất thải rắn y tế. Xác định kim loại nặng

trong khí thải - Phần 1: Quy định chung.

Khi chưa có các tiêu chuẩn quôc gia để xác định nồng độ của các thông

số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp xi măng đồng xử lý chất thải quy định

trong quy chuẩn này thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương

đương hoặc cao hơn.

5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

5.1. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và các tổ chức, cá nhân

có liên quan đến hoạt động đồng xử lý chất thải nguy hại phải tuân thủ quy

định trong Quy chuẩn này.

20

Page 21: 17049 110805 du_thao_quy_chuan

QCVN : 2011/BTNMT

5.2. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng

dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này.

5.3. Trường hợp các văn bản viện dẫn trong Quy chuẩn này được sử

đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới. Đối với các phương

pháp xác định nêu tại Mục 4 có các quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn quốc

gia mới thì áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn đó.

5.4. Đối với những loại chất thải nguy hại không được nêu tại Mục 3.2

và 3.3 của Quy chuẩn này, việc đồng xử lý trong lò nung xi măng được xem

xét trong quá trình cấp phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại./.

21