54
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYN THUN NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI HUYN THUN NAM 5 NĂM 2016- 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 04 /2016/QĐ-UBND ngày 26/5/2016 của Ủy ban nhân dân huyện Thuận Nam) Phần thứ nhất Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 05 năm 2011-2015 I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIN CÁC MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU: Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Thuận Nam giai đoạn 2011-2015 trong bối cảnh nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới, gia nhập sâu rộng các tổ chức thương mại thế giới và khu vực; sự đầu tư của Tỉnh, sự nổ lực vươn lên của nhân dân đã tạo nên những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Song bên cạnh đó có không ít khó khăn như: tác động bởi suy thoái kinh tế thế giới, khủng hoảng tài chính, Chính phủ thắt chặt tài chính, cắt giảm đầu tư công và tình hình dịch bệnh trên người và gia súc; giá cả một số sản phẩm nông sản bấp bênh, tái đầu tư trong nhân dân còn hạn chế; hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất và phúc lợi xã hội còn nhiều thiếu thốn; trình độ dân trí thấp là những lực cản làm hạn chế sự phát triển của địa phương. Tuy nhiên, với sự nổ lực của các ngành, các địa phương đã tập trung mọi nguồn lực cùng nhân dân sớm vượt

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ …€¦ · Web viewTỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được tăng cường,

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ …€¦ · Web viewTỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được tăng cường,

ỦY BAN NHÂN DÂNHUYÊN THUÂN NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

KẾ HOẠCHPHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI HUYÊN THUÂN NAM 5 NĂM 2016-2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số 04 /2016/QĐ-UBND ngày 26/5/2016 của Ủy ban nhân dân huyện Thuận Nam)

Phần thứ nhấtĐánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch

phát triển kinh tế-xã hội 05 năm 2011-2015

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIÊN CÁC MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU:

Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Thuận Nam giai đoạn 2011-2015 trong bối cảnh nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới, gia nhập sâu rộng các tổ chức thương mại thế giới và khu vực; sự đầu tư của Tỉnh, sự nổ lực vươn lên của nhân dân đã tạo nên những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Song bên cạnh đó có không ít khó khăn như: tác động bởi suy thoái kinh tế thế giới, khủng hoảng tài chính, Chính phủ thắt chặt tài chính, cắt giảm đầu tư công và tình hình dịch bệnh trên người và gia súc; giá cả một số sản phẩm nông sản bấp bênh, tái đầu tư trong nhân dân còn hạn chế; hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất và phúc lợi xã hội còn nhiều thiếu thốn; trình độ dân trí thấp là những lực cản làm hạn chế sự phát triển của địa phương.

Tuy nhiên, với sự nổ lực của các ngành, các địa phương đã tập trung mọi nguồn lực cùng nhân dân sớm vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất và sự nổ lực vươn lên của cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân đã thực hiện các mục tiêu mà kế hoạch đã đề ra, đạt được những kết quả cụ thể như sau:

II. KẾT QUẢ THỰC HIÊN CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU:Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã

hội 5 năm 2011-2015 theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Thuận Nam lần thứ I, cụ thể đó là:

1. Về kinh tế: - Tổng giá trị sản xuất các ngành (giá cố định 1994) là 7.010,4 tỷ đồng bằng

67,6% so kế hoạch (NQĐH là 10.363,6 tỷ đồng); tăng trưởng bình quân chung hàng năm 10% (NQĐH 18,6%), trong đó:

+ Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 3.144,8 tỷ đồng bằng 90% so kế hoạch (NQĐH 3.494,6 tỷ đồng), tăng trưởng bình quân năm 1,8% (NQĐH 5,1%);

Page 2: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ …€¦ · Web viewTỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được tăng cường,

+ Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 2.605,8 tỷ đồng (NQĐH 4.335 tỷ đồng) bằng 60,1% so kế hoạch, tăng trưởng bình quân năm 19,2% (NQĐH 26,8%)

+ Giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ là 1.259,8 tỷ đồng (NQĐH là 2.534 tỷ) bằng 49,7% so kế hoạch, tăng trưởng bình quân năm 19,3% (NQĐH 26,9%).

- Cơ cấu kinh tế: Mục tiêu Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ I là giảm nhanh cơ cấu ở lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản và tăng mạnh lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ.

- Năm 2011 cơ cấu nông lâm nghiệp và thuỷ sản; công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ tương ứng là 51,9%, 34,1%, 14,1% (NQĐH 44,4%, 33,8%; 21,7%); đến năm 2015 cơ cấu tương ứng là 41,1%; 38,3%; 20,7% (NQĐH 27,3%; 44,1%; 28,5%).

- Tổng vốn đầu tư phát triển tòan xã hội 5.587 tỷ đồng bằng 96% kế họach (KH 5.812 tỷ đồng), trong đó:

+ Nguồn vốn ngân sách nhà nước (kể cả nguồn vốn vay): 3.737 tỷ đồng, chiếm 66,9% trong tổng vốn đầu tư phát triển; bằng 114,8% kế họach (KH 3.256 tỷ đồng);

+ Nguồn vốn từ nhân dân và các thành phần kinh tế: 1.831 tỷ đồng, chiếm 32,8% tổng vốn đầu tư phát triển; bằng 71,6% kế họach (KH 2.556 tỷ đồng);

+ Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngòai (FDI): 19 tỷ, chiếm 0,3%.

- Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2015 là 36,7 tỷ đồng. Tính chung trong 5 năm ước đạt 104,3 tỷ đồng (kế họach 73,04 tỷ đồng).

- Thu nhập bình quân đầu người/năm đến năm 2015 đạt 25,4 triệu đồng (kế họach 24,7 triệu đồng).

- Số xã hoàn thành mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 01/08 xã (xã Phước Nam), số xã đạt từ 10-13 tiêu chí: 04/08 xã (Phước Hà, Phước Ninh, Phước Diêm, Cà Ná), số xã đạt từ 06-08 tiêu chí: 03/08 xã (Phước Dinh, Phước Minh, Nhị Hà).

2. Văn hoá - xã hội: - Số lao động được giải quyết việc làm mới: 10.031/5.131 lao động nữ, (đạt

100,3% chỉ tiêu so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra).

- Tỷ lệ hộ nghèo: 5,47% (không đạt chỉ tiêu so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện là 4%).

- Tỷ lệ độ che phủ rừng: 31,7% (không đạt chỉ tiêu so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện là 42%).

- Tỷ lệ Trường đạt chuẩn quốc gia: 30% (đạt 100% chỉ tiêu so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra).

2

Page 3: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ …€¦ · Web viewTỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được tăng cường,

- Tỷ lệ tăng dân số: 1,25% (đạt 100% chỉ tiêu so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra).

- Số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế: 05 xã (đạt 125% chỉ tiêu so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra).

- Bác sĩ/01 vạn dân: 2 người,

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng: 14,2% (đạt 100% chỉ tiêu so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra).

- Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh: 90% (đạt 100% chỉ tiêu so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra).

- Tỷ lệ hộ sử dụng công trình hợp vệ sinh: 80% (đạt 100% chỉ tiêu so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra).

3. Về quốc phòng, an ninh- Giao quân hàng năm đều đạt 100% - Xã vững mạnh về quốc phòng-an ninh thực tế đạt 7 (mục tiêu 8);- Xã vững mạnh toàn diện đạt 33%;III. Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-20151. Về kinh tế:a) Sản xuất nông nghiệp (nông, lâm, ngư, diêm nghiệp):

- Giá trị sản xuất đến năm 2015 (theo giá cố định 1994) thuộc lĩnh vực nông - lâm nghiệp và thủy sản đạt 703,2 tỷ đồng, chiếm 41,1% cơ cấu giá trị sản xuất các ngành. Tính chung 5 năm giá trị sản xuất đạt 3.144,8 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng sản xuất bình quân đạt 1,8% (kế họach 5,1%); giá trị bình quân trong 5 năm đạt 629 tỷ đồng, bằng 97,6% so với năm 2010, cho thấy sự chuyển biến chậm, giá trị lĩnh vực này phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Cơ cấu giá trị sản xuất trong nội ngành thể hiện rõ lĩnh vực đánh bắt và nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng cao, gần 84,1%; tiếp đến là trồng trọt và chăn nuôi chiếm 15,6% và lâm nghiệp chiếm 0,3%.

- Diện tích gieo trồng ước thực hiện năm 2015 là 5.975 ha (năm 2010 là 4.677 ha); trong đó diện tích trồng cây lâu năm 905 ha, diện tích trồng cây hàng năm 5.070 ha (diện tích trồng lúa 3.270 ha). Xác định các lọai cây trồng chính là cây lúa nước, ngô, thuốc lá, nho, táo, điều, phù hợp với điều kiện sinh thái thổ nhưỡng địa phương và có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định; hiện nay đã đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp ở một số khâu làm đất, thu họach… góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất. Thực hiện tốt công tác dự báo, cảnh báo mùa vụ kịp thời và triển khai đồng bộ các biện pháp phòng trừ sâu bệnh gây hại nên năng suất, sản lượng các loại cây trồng đạt khá: Cây lúa năng suất bình quân 63,3 tạ/ha, sản lượng 20.700 tấn; cây bắp năng suất bình quân đạt 37,5 tạ/ha, sản lượng 3.000 tấn. Tổng sản lượng lương thực có hạt 23.700 tấn.

3

Page 4: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ …€¦ · Web viewTỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được tăng cường,

- Trong thời gian qua, một số mô hình ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp được trình diễn tại địa phương như mô hình sản xuất lúa "1 phải 5 giảm" tại Phước Ninh; “3 giảm 3 tăng” cho các xã sản xuất trọng điểm; mô hình chuyên canh cây nho tập trung theo hướng an toàn và cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Phước Nam; mô hình trồng bắp lai tại xã Phước Ninh, Nhị Hà và Phước Nam... Nổi bật có một số mô hình nông hộ trồng cây lâu năm như: xoài, mít, thanh long, mãng cầu...mang lại hiệu quả kinh tế cao tại một số địa phương, nhất là mô hình cây mãng cầu thu nhập bình quân 200 triệu/ha/vụ, gắn với sử dụng ít nước tưới và là một trong những đối tượng cây trồng chịu hạn phù hợp thổ nhưỡng và điều kiện tự nhiên…Các mô hình hợp tác xã tiếp tục củng cố, nâng cấp, thành lập mới Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Nhị Hà, Hợp tác xã chế biến nước mắm Cà Ná; phát triển mô hình tổ hợp tác, tổ đoàn kết đánh bắt thủy sản: 68 tổ. Trong đó tổ đội đoàn kết đánh bắt thuỷ sản 45 tổ (Cà Ná, Phước Dinh và Phước Diêm); tổ nuôi tôm 01 (Phước Dinh); tổ hợp tác dùng nước 11; tổ hợp tác máy cày 01 (Phước Nam); tổ cùng sở thích 10 (dự án tam nông). Bên cạnh đó, sản xuất trồng trọt trên địa bàn còn chịu ảnh hưởng lớn do diễn biến bất thường của thời tiết, mặc dù hệ thống công trình thủy lợi đã được đầu tư trên địa bàn bao gồm hồ Tân Giang, CK7, Suối Lớn, Bầu Ngứ, hồ Sông Biêu và hồ Núi Một, nhưng những năm gần đây thời tiết nắng hạn kéo dài, nguồn nước tích trữ tại các hồ thủy lợi cạn kiệt, không đảm bảo cung cấp nước cho nhu cầu sản xuất nên không chủ động được lịch thời vụ. Bên cạnh đó, khi thời tiết chuyển mưa thì thường rất lớn, kết hợp lũ, bão, gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp.

- Tổng đàn gia súc hiện có 70.450 con, trong đó: Đàn bò 20.600 con; đàn dê, cừu 45.000 con và đàn heo 4.850 con; tổng đàn gia cầm 185.250 con. Cơ cấu vật nuôi có xu hướng chuyển dịch tích cực; cơ cấu giống và cơ cấu đàn gia súc, gia cầm đã được cải tạo theo hướng có lợi, phù hợp với điều kiện phát triển chăn nuôi mới, phù hợp với điều kiện địa phương. Hiện tại đang hình thành một số mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại như là trang trại chăn nuôi heo Chánh Phong, trang trại chăn nuôi dê cừu với tổng đàn hơn 4.000 con, chăn nuôi gà tập trung với quy mô từ 500 – 1.000 con. Trong thời gian qua, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, giá cả, thời tiết nhưng chăn nuôi trên địa bàn luôn phát triển qua từng năm, dần trở thành ngành sản xuất chính và có giá trị gia tăng cao, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông hộ.

- Lâm nghiệp: Công tác trồng và chăm sóc, nuôi dưỡng rừng đã được các cấp ngành quan tâm, tính từ năm 2011 đến 2015 dự kiến trồng được 490,5 ha rừng tập trung (402,5 ha rừng phòng hộ và rừng đặc dụng; 88 ha rừng sản xuất), giao khóan bảo vệ rừng 8.222 ha, trong đó khoanh nuôi rừng tái sinh 660 ha. Riêng trong năm 2014 và năm 2015, thực hiện trồng hơn 375,5 ha rừng tập trung, trong đó có 88 ha rừng sản xuất; chăm sóc rừng trồng 250,5 ha. Đến năm 2015, tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 31,7%. Nguyên nhân tỷ lệ che phủ rừng không đạt là do công tác trồng rừng mới hàng năm đạt rất thấp, cụ thể từ năm 2010 đến năm 2014, trên địa bàn huyện chỉ trồng mới được 411 ha rừng; mặt khác muốn tăng tỷ lệ độ che phủ rừng trên địa bàn huyện lên 1%, phải trồng mới và thành rừng khoảng 564 ha, như vậy trong 5 năm trên địa bàn huyện chỉ tăng tỷ lệ độ che phủ rừng xấp xỉ 1%. Công tác quản lý

4

Page 5: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ …€¦ · Web viewTỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được tăng cường,

và bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng và hạn chế tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép được các cấp ngành quan tâm thường xuyên; huyện Tuy Phong và huyện Thuận Nam đã ký kết ban hành quy chế phối hợp quản lý, bảo vệ rừng tại khu vực giáp ranh giữa hai huyện. Thực hiện xã hội hoá ngành lâm nghiệp trong giao khoán quản lý bảo vệ rừng, đã tạo nên mối đoàn kết trong cộng đồng dân cư, tạo việc làm chính đáng, cải thiện đời sống, góp phần giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

- Thủy sản: Giai đoạn 2011- 2015, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt trên 1,7%, xu hướng tăng mạnh về khai thác hơn nuôi trồng; hàng năm sản xuất thuỷ sản đóng góp 82 - 84% tổng giá trị sản xuất ngành nông lâm thuỷ sản của huyện và đóng góp khá cao giá trị sản xuất thuỷ sản toàn tỉnh. Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn huyện năm 2015 là 450 ha, giảm 50 ha so với năm 2010; nguyên nhân giảm diện tích là do thời tiết không thuận lợi, nguồn nước nuôi trồng thủy sản bị ô nhiễm trong thời gian dài, dịch bệnh trên tôm phát sinh và lây lan nhanh. Diện tích nuôi tôm thịt giảm từ 410 ha năm 2011 xuống còn 350 ha năm 2015; nhưng năng suất nuôi tôm lại tăng từ 11,3 tấn/ha năm 2011 lên 13,2 tấn /ha vào năm 2015; tổng sản lượng tôm giống tăng từ 1,3 tỷ con năm 2011 tăng trên 1,8 tỷ con năm 2015. Nghề trồng rong sụn góp phần khai thác có hiệu quả các loại hình thuỷ vực và mặt nước ven biển, góp phần cải thiện môi trường, tạo không gian sống và nơi cư trú của nhiều loài tôm, cá nhỏ ven bờ; đến năm 2015 diện tích nuôi rong biển dự kiến đạt 100 ha, giúp giải quyết việc làm thường xuyên cho nông dân ven biển, tăng thêm thu nhập và góp phần xoá đói, giảm nghèo cho nông dân ven biển.

- Lực lượng khai thác phát triển nhanh, quy mô tàu thuyền ngày càng lớn, dần vươn ra đánh bắt hải sản xa bờ. Số lượng tàu thuyền tăng cả về số lượng và công suất; dự kiến đến cuối năm 2015 toàn huyện có 1.075 chiếc tàu với tổng công suất 158.369 CV, tăng 85 chiếc và 37.507 CV so với 2011 (công suất bình quân trên thuyền từ 122 CV/chiếc năm 2011 tăng lên 147,3 CV/chiếc). Tiếp tục duy trì và phát huy tốt họat động mô hình các tổ cộng đồng nuôi trồng thủy sản ở Phước Dinh, đội tàu đoàn kết khai thác hải sản xa bờ ở Phước Diêm và Cà Ná, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng ổn định, bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Sản lượng khai thác tăng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, tăng từ 32.526 tấn năm 2011 dự kiến lên 47.000 tấn năm 2015, bình quân tăng 9,4%/năm. Đã thực hiện xét duyệt hồ sơ đăng ký đóng mới và cải hoán tàu cá theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và Nghị định số 89/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

b) Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: - Thực hiện bê tông hóa hoàn thành xong đưa vào sử dụng 69 tuyến đường nội

thôn. Cuối năm 2015, xã Phước Nam hòan thành mục tiêu xã nông thôn mới theo đúng kế họach đề ra, số xã đạt từ 10-13 tiêu chí: 04/08 xã (Phước Hà, Phước Ninh, Phước Diêm, Cà Ná), số xã đạt từ 06-08 tiêu chí: 03/08 xã (Phước Dinh, Phước Minh, Nhị Hà). Trong thời gian qua, các cấp các ngành đã cơ bản làm tốt công tác tuyên truyền với các hình thức và nội dung phong phú, đa dạng, đã từng bước thay đổi nhận thức, tư duy trong đội ngũ cán bộ và nhân dân; giảm bớt tư tưởng trông

5

Page 6: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ …€¦ · Web viewTỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được tăng cường,

chờ, ỷ lại vào nhà nước, do vậy đã huy động được sự tham gia của người dân, nhất là trong việc hiến đất đai, ngày công lao động… Tuy vậy, công tác tuyên truyền chưa thường xuyên, liên tục; cán bộ và người dân ở các địa phương mới chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông, thủy lợi, chưa chú trọng các nội dung phát triển sản xuất, văn hoá, xã hội, môi trường, cho nên mức độ đạt các tiêu chí xã nông thôn mới tuy có chuyển biến nhưng kết quả đạt được còn thấp, tiến độ thực hiện còn chậm.

c) Quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản và môi trường:

- Thực hiện hoàn thành quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm đầu kỳ của huyện, qua đó giúp thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai, tạo thuận lợi thu hút nguồn lực đầu tư. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được tập trung chỉ đạo quyết liệt, năm 2015 thực hiện xong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho số diện tích đủ điều kiện (khoảng 200 ha); đồng thời tiếp tục rà sóat, xử lý để giải quyết cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất còn lại khi đủ điều kiện (khoảng 3.326 ha).

- Tổng số dự án đã được cấp phép khai thác hoặc cấp phép thăm dò khai thác khoáng sản trên địa bàn hiện còn hiệu lực là 26 dự án (03 dự án khai thác titan, 03 dự án khai thác đá granit ốp lát, 02 dự án khai thác đá chẻ, 02 dự án khai thác cát xây dựng, 02 dự án khai thác đất san lấp, 14 dự án khai thác và chế biến đá xây dựng). Nhìn chung công tác quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên, khóang sản được quan tâm tập trung chỉ đạo; một số trường hợp cụ thể đã được kịp thời phát hiện, thực hiện chấn chỉnh, xử lý nghiêm túc. Bên cạnh đó, một số chính quyền địa phương xã, cơ quan chuyên môn chưa sâu sát địa bàn quản lý, còn lơ là, dẫn đến tình trạng khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép vẫn tiếp tục diễn ra, nhất là tình trạng tận thu đất san lấp mặt bằng các công trình đang thi công, lấn chiếm đất rừng san ủi để sản xuất, khai thác đá xây dựng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang làm muối…

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về bảo vệ môi trường. Duy trì thường xuyên phát động các đợt thi đua, tổ chức ra quân thu gom rác thải tại một số địa bàn trọng điểm; tham gia tích cực các hoạt động trồng cây, tạo môi trường xanh, sạch tại nơi làm việc, các khu vực dân cư, các điểm sinh hoạt công cộng theo kế hoạch chung của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2015, tất cả các dự án, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện phải thực hiện cam kết bảo vệ môi trường khi thi công dự án, cũng như xây dựng đề án bảo vệ môi trường đơn giản theo đúng quy định.

d) Đầu tư phát triển:

- Tổng đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011-2015 đạt 5.587 tỷ đồng, gồm đầu tư từ nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước 3.737 tỷ đồng chiếm gần 66,9% tổng vốn đầu tư, nguồn vốn các thành phần kinh tế và dân cư 1.850 tỷ đồng chiếm 32,8% tổng vốn, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 19 tỷ đồng, chiếm 0,3% tổng vốn. Bình quân mỗi năm thu hút tổng vốn đầu tư gần 1.117 tỷ đồng, tăng gần 3 lần so với năm 2010; tuy nhiên nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tăng nhanh qua

6

Page 7: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ …€¦ · Web viewTỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được tăng cường,

từng năm, trong khi nguồn vốn đầu tư của nhân dân và các thành phần kinh tế thấp và chậm.

- Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước do huyện quản lý: Tổng vốn gần 411/3.737 tỷ đồng, chiếm 7,5% vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo điều hành linh hoạt, kịp thời kế hoạch đầu tư phát triển, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các nguồn vốn. Trong giai đọan 5 năm, huyện thực hiện chủ đầu tư hơn 125 công trình xây dựng cơ bản với vốn đầu tư hơn 418 tỷ đồng, từ nhiều nguồn khác nhau, tất cả các công trình thi công đều hoàn thành và đưa vào sử dụng.

- Đối với nguồn vốn ngân sách do Sở ngành và đơn vị Trung ương quản lý: Thi công dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A, dự án tuyến đường ven biển Phú Thọ- Mũi Dinh; Mũi Dinh- Cà Ná, đường dây điện 220 kv nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân- Tháp Chàm, dự án hạng mục công trình Hệ thống cung cấp điện phục vụ thi công Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1; dự án hồ Núi Một và thi công trụ sở làm việc các cơ quan thuộc ngành dọc...

- Thu hút đầu tư các thành phần kinh tế: Tổng vốn thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế trong giai đoạn 2011- 2015 là 1.831 tỷ đồng chiếm 32,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; do tình hình kinh tế khó khăn nên nguồn lực đầu tư trong khu vực này qua các năm giảm dần; một số dự án tiêu biểu đã đầu tư và đi vào họat động như: Nhà máy chế biến muối tinh, dự án đồng muối công nghiệp Quán Thẻ, dự án gạch không nung, các dự án khai thác đá xây dựng…. Tính chung 5 năm giai đọan này, có 793 hộ kinh doanh cá thể và 02 hợp tác xã đăng ký thành lập mới, với tổng vốn đăng ký hơn 103 tỷ đồng, chiếm 5,6% vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế; có 07 trường hợp ngừng kinh doanh chuyển qua họat động sản xuất; hầu hết hoạt động kinh doanh của các hộ có quy mô nhỏ, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các vùng dân cư sinh sống. Hoạt động các đơn vị kinh tế tập thể cơ bản giải quyết được các khâu dịch vụ, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất của nhân dân; thành lập mới Hợp tác xã Nhị Hà cung cấp dịch vụ nông nghiệp, Hợp tác xã chế biến nước mắm Cà Ná, từng bước xây dựng làng nghề mang thương hiệu riêng về sản phẩm nước mắm địa phương.

đ) Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng:

- Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng những năm qua tăng trưởng bình quân 19,2%/năm, trong đó công nghiệp tăng 18,6%, xây dựng tăng 19,5%. Cơ cấu sản xuất công nghiệp, xây dựng chuyển dịch theo hướng tỷ trọng công nghiệp tăng chậm, xây dựng tăng; lý do, Thuận Nam là huyện mới chia tách đòi hỏi đầu tư xây dựng lớn, đồng thời các dự án lớn về phát triển công nghiệp trên địa bàn đang bước vào giai đoạn đầu tư kết cấu hạ tầng, nên chưa tạo ra nhiều sản phẩm.

- Các sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là ngành nghề khai thác lợi thế và nguyên liệu sẵn có của địa phương như: xay xát lương thực, chế biến cá hấp, chế biến nước mắm, đá xây dựng, gạch tuy-nen, muối..., nhìn chung các sản phẩm duy trì mức ổn định, một số sản phẩm có mức tăng trưởng cao như khai thác đá xây dựng, chế biến nước mắm, sản phẩm muối....

7

Page 8: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ …€¦ · Web viewTỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được tăng cường,

- Với định hướng phát triển Thuận Nam thành vùng động lực về công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận, nên những năm qua tỉnh đã tiến hành thực hiện quy hoạch và xây dựng trên địa bàn nhiều khu, cụm công nghiệp. Tuy nhiên, do những tác động của thị trường vốn, khủng hoảng kinh tế đã làm ảnh hưởng lớn đến việc thu hút đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp, điều này sẽ còn tiếp diễn trong những năm tới và có tác động tiêu cực đến những định hướng lớn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thuận Nam nói riêng và của cả tỉnh nói chung. Qua 5 năm, nhìn chung tỷ trọng ngành công nghiệp tăng dần qua từng năm (năm 2011 là 24,1% đến năm 2015 tăng lên 31,3%).

- Trong giai đoạn 2011- 2015, họat động xây dựng trên địa bàn chủ yếu tập trung đầu tư trụ sở làm việc các cơ quan để bảo đảm điều kiện làm việc, đầu tư hạ tầng kỹ thuật giao thông, thủy lợi, trường học, cơ sở y tế…; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành xây dựng bình quân 19,5%/năm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng tình hình kinh tế khó khăn, cùng với việc thực hiện chính sách thắt chặt đầu tư công, nên nhiều dự án xây dựng kéo dài thời gian thực hiện.

- Trong những năm qua, các cơ quan chuyên môn và các xã đã phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư các dự án và các cơ quan quản lý chuyên ngành đẩy nhanh tiến độ thực hiện, tập trung tháo gỡ khó khăn trong quá trình giải tỏa đền bù các dự án qui mô lớn trên địa bàn huyện như: Khu liên hợp chế biến các sản phẩm muối cao cấp và muối iốt, dự án Nâng cấp mở rộng quốc lộ 1A, dự án đường giao thông ven biển, dự án điện gió, dự án nông nghiệp công nghệ cao Long Vân…, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thực hiện dự án, qua đó góp phần tạo ra năng lực mới, giá trị mới.

e) Sản xuất thương mại - dịch vụ:

- Ngành dịch vụ trên địa bàn có tốc độ tăng trưởng sản xuất cao, bình quân đạt 19,3%/năm. Hệ thống cơ sở hoạt động của ngành thương mại - dịch vụ hiện khá đa dạng và có nhiều thành phần kinh tế tham gia, ngoài các hoạt động kinh doanh, buôn bán còn có nhiều dịch vụ cho sản xuất như sửa chữa cơ khí, vận tải, kho bãi, bưu chính viễn thông, tín dụng - ngân hàng ... ngày càng được chú trọng phát triển, phần nào đã phát huy tác dụng hỗ trợ tích cực cho sản xuất.

- Mạng lưới thương mại trên địa bàn đang được mở rộng, tăng cả về số lượng cơ sở và ngành hàng. Đã hình thành các điểm tiếp nhận và phân phối hàng hoá dịch vụ; có 7/8 xã có chợ nông thôn; hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia thực hiện tốt chương trình “đưa hàng về nông thôn”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và hoạt động quảng bá giới thiệu sản phẩm, khuyến mãi kích cầu tiêu dùng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân vùng nông thôn, miền núi. Tuy nhiên, hệ thống điểm kinh doanh thương mại, khách sạn, nhà hàng chưa phát triển hoặc chỉ tập trung ở một số tụ điểm nhỏ như Cà Ná, Phước Nam; do vậy, hoạt động thương mại trên địa bàn còn nhỏ bé so với tiềm năng và chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Công tác phối hợp quản lý thị trường, kiểm soát giá cả hàng hóa duy trì thường xuyên, không xảy ra tình trạng tăng giá đột biến trên địa bàn quản lý.

8

Page 9: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ …€¦ · Web viewTỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được tăng cường,

- Các hoạt động dịch vụ sản xuất và công cộng như vận tải bưu chính viễn thông, tài chính tín dụng, khuyến nông... đã và đang phát triển tốt đáp ứng yêu cầu cho đời sống của nhân dân, hỗ trợ tích cực cho sản xuất.

- Ngành bưu chính viễn thông đã đầu tư phát triển mạng lưới các bưu cục đến các vùng tập trung đông dân cư và bưu điện văn hoá cấp xã phục vụ cho nhu cầu giao dịch, mạng điện thoại di động đã được phủ sóng cùng với việc kết nối internet, đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho người dân trong giao dịch, cập nhật trao đổi thông tin. Dự kiến đến cuối năm 2015, trên địa bàn huyện có trên 5.488 thuê bao truy cập Internet; 24.595 thuê bao điện thoại di động và cố định trên toàn mạng.

g) Tài chính, tín dụng:

- Thu ngân sách trên địa bàn huyện hàng năm đều vượt kế hoạch đề ra, tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện trong 5 năm đạt 114,5 tỷ đồng (NQĐH 73,04 tỷ đồng) tăng 187,5% so kế hoạch. Tăng cường phối hợp quản lý chặt chẽ nguồn thu phát sinh trên địa bàn, gắn với thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách gia hạn thuế và các chính sách hỗ trợ khác theo quy định của Chính phủ. Nhìn chung, nguồn thu trên địa bàn chưa ổn định, khả năng tích lũy nội lực còn có những hạn chế nhất định, thu chưa đảm bảo chi, hàng năm còn phụ thuộc vào sự trợ cấp ngân sách cấp trên.

- Tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc chủ trương tiết kiệm chi ngân sách. Họat động chi ngân sách cho quản lý hành chính chiếm tỷ lệ cao, trong khi đó chi ngân sách cho đầu tư phát triển còn nhiều hạn chế trong khi nhu cầu đầu tư phát triển là rất lớn.

- Hệ thống các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đã nhanh chóng tiếp cận và tổ chức các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng trên địa bàn ngay từ khi huyện mới thành lập, theo sát các hoạt động kinh tế của địa phương và có vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất và đời sống nhân dân, nổi bật là chi nhánh ngân hàng BIDV, Sacombank, Agribank, Viettinbank và chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội. Năm 2015, huy động vốn tín dụng 283 tỷ; doanh số cho vay 877 tỷ đồng, tổng dư nợ 724 tỷ đồng, trong đó dư nợ vay lĩnh vực nông- lâm nghiệp và thủy sản chiếm 36,6% tổng dư nợ, vay lĩnh vực công nghiệp- xây dựng chiếm 23,6% tổng dư nợ, vay lĩnh vực thương mại và dịch vụ chiếm 21% tổng dư nợ, vay tiêu dùng chiếm 18,8% tổng dư nợ.

2. Về văn hóa - xã hội:a) Về giáo dục và đào tạo:

- Chất lượng giáo dục được nâng cao, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đạt 100%; Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học được quan tâm đầu tư, có 06 trường học đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 20%; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%, tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 99,87% trở lên, tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng cấp tiểu học giảm còn 0,3%; trung học cơ sở giảm còn 2,08%; tỷ lệ học sinh tiểu học học 02 buổi trên ngày đạt 42%.

9

Page 10: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ …€¦ · Web viewTỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được tăng cường,

b) Về công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân:

- Đã thực hiện khám và điều trị hàng năm cho trên 200.000 lượt người, công suất sử dụng giường bệnh 15,58%. Đến nay có 06/08 trạm y tế xã có bác sĩ; 05 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; triển khai và hoàn thành xây dựng Bệnh viện đa khoa huyện; nâng cấp, sữa chữa một số trạm y tế các xã; thực hiện tốt y tế dự phòng, kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm và quản lý Nhà nước về hành nghề y dược tư nhân. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được tăng cường, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 14,2%.

c) Hoạt động thông tin tuyên truyền, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao:

- Công tác thông tin tuyên truyền, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được duy trì thường xuyên, phục vụ kịp thời các ngày lễ, tết, các sự kiện chính trị của địa phương; toàn huyện phát động xây dựng 37/38 thôn văn hóa, chiếm tỷ lệ 97,37%, trong đó có 22 thôn đạt chuẩn văn hóa, 75% số hộ đạt chuẩn Gia đình văn hóa, 95% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa; các loại hình văn hóa vật thể, phi vật thể được giữ gìn và phát huy có hiệu quả.

- Phong trào thể dục, thể thao và rèn luyện thân thể trong nhân dân được duy trì, với 21,5% dân số luyện tập TDTT thường xuyên; các giải thi đấu thể thao truyền thống được tổ chức hàng năm; có 35 Đội văn nghệ, 02 Câu lạc bộ Thanh thiếu niên, 22 Đội bóng đá và 42 Đội bóng chuyền cơ sở duy trì hoạt động thường xuyên.

d) Về thực hiện chính sách người có công và an sinh xã hội:

- Vận động Quỹ đền ơn đáp nghĩa trên 300 triệu đồng bằng nhiều nguồn vốn hỗ trợ xây mới, sửa chữa 148 căn nhà tình nghĩa, với tổng kinh phí 3.263 tỷ đồng, đạt 144%; 100% xã làm tốt công tác thương binh lệt sĩ; kịp thời giải quyết chế độ chính sách hàng tháng cho các đối tượng người có công trên 50 tỷ đồng.

- Các chương trình giảm nghèo thực hiện có kết quả: Triển khai xây dựng 749 căn nhà ở cho hộ nghèo, với số tiền trên 14 tỷ đồng, đạt 230%; chi trả trợ cấp cho đối tượng bảo trợ xã hội thường xuyên cho 3.573 người, với kinh phí 10,212 tỷ đồng; 100% đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số xã đặc biệt khó khăn, trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế… Đến cuối năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,47%.

- Công tác giải quyết việc làm và tạo việc làm mới cho 10.031 lao động, đạt 100,3%; đào tạo nghề cho lao động nông thôn 2.513 người. Công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em ngày càng được quan tâm, thông qua “Tháng hành động vì trẻ em”, “Diễn đàn trẻ em” các cấp, các ngành - đoàn thể bước đầu đã giải quyết được nhu cầu cơ bản của trẻ em, đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà nhân ngày Quốc tế thiếu 01/6, Tết Trung thu với 11.854 suất cho trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, với tổng kinh phí trên 350 triệu đồng.

e) Thực hiện tốt công tác môi trường vệ sinh môi trường:

10

Page 11: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ …€¦ · Web viewTỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được tăng cường,

- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường được chú trọng; phong trào trồng cây xanh, xây dựng môi trường thân thiện ở các khu dân cư nông thôn, trường học, trụ sở cơ quan đước đẩy mạnh; phong trào dọn dẹp vệ sinh môi trường, khai thông cống rãnh… thường xuyên phát động và được đông đảo cán bộ, người dân tham gia hưởng ứng; hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt được quan tâm thực hiện, đã có 5/8 xã tổ chức thu gom với tỉ lệ trên 75%, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt và 50% số hộ dân tham gia phương án cộng đồng cùng thu gom rác thải ở các xã; có 90% hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh và 80% hộ dân sử dụng công trình hợp vệ sinh.

3. Về quốc phòng - An ninh:- Về quốc phòng: Thường xuyên củng cố nền quốc phòng toàn dân gắn với

thế trận an ninh nhân dân và các đề án phát triển kinh tế- xã hội. Đã từng bước bổ sung và tổ chức huấn luyện các kế hoạch. Công tác sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang được duy trì. Công tác đăng ký quân dự bị động viên và dân quân tự vệ được làm thường xuyên, hàng năm đều tổ chức huấn luyện. Công tác tuyển quân hàng năm đều đạt chỉ tiêu về số lượng và chất lượng.

- Về an ninh: Thực hiện khá tốt công tác nắm tình hình và tăng cường bảo vệ có hiệu quả an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh văn hóa tư tưởng, an ninh nông thôn. Công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng được chỉ đạo thực hiện. Công tác đấu tranh phòng chống các loại tội phạm tiếp tục duy trì có hiệu quả, chủ động triển khai các đợt cao điểm tấn công trấn áp các loại tội phạm; phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, phong trào đấu tranh tố giác tội phạm, nên tình hình an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, các vụ phạm pháp hình sự giảm dần và không để xảy ra điểm nóng.

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG: 1. Những kết quả đạt được:Qua gần 5 năm triển khai kế hoạch 5 năm 2011-2015 thực hiện Nghị quyết

Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ I, trong bối cảnh kinh tế trong nước và nội tại nền kinh tế của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, cùng với thực hiện chính sách cắt giảm đầu tư công, kiềm chế lạm phát; trong khi đó huyện mới thành lập, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ làm việc, cũng như cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế, xã hội chưa được đầu tư. Nhưng với tinh thần vượt khó, phát huy nội lực của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong huyện, tình hình kinh tế - xã hội của huyện được duy trì và có mặt phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm nhưng đúng hướng, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng năm sau tăng hơn năm trước, tăng bình quân 26,8%; nổi lên là thu ngân sách tăng khá, bình quân tăng 12,0%/năm, năm 2015 ước đạt 25,4 tỷ đồng, bằng 141% mục tiêu Nghị quyết đến năm 2015. Hoàn thành quy họach tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, quy hoạch nông thôn mới 8 xã,... giúp thuận lợi trong việc quản lý và thu hút đầu tư phát triển, tạo bức phá phát triển nhanh kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn tới.

11

Page 12: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ …€¦ · Web viewTỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được tăng cường,

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được quan tâm đầu tư bằng nhiều nguồn vốn; trong kế hoạch 5 năm 2011-2015 nhiều công trình trọng yếu về giao thông, thủy lợi, cấp nước... quan trọng đều được triển khai đầu tư, trong đó có một số dự án quy mô lớn đã hoàn thành, như công trình hồ chứa nước Sông Biêu, hồ Núi Một, bệnh viện Đa khoa huyện; các công trình nhà làm việc tại Trung tâm hành chính huyện, trụ sở cơ quan làm việc các xã, trường học, trạm xá; đường giao thông nội thôn, giao thông nông thôn liên xã; một số công trình quy mô lớn đang triển khai như tuyến đường ven biển, quốc lộ 1A đoạn qua Thuận Nam, hạ tầng phục vụ nhà máy điện hạt nhân 1, hạ tầng cơ sở Trung tâm hành chính huyện, sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển KT - XH địa phương.

Lĩnh vực xã hội có nhiều tiến bộ, hầu hết các chỉ tiêu về xã hội đạt khá và có khả năng hoàn thành mục tiêu kế hoạch 5 năm, qui mô giáo dục được duy trì, chất lượng giáo dục từng bước nâng lên, cơ sở trường lớp học được quan tâm đầu tư theo hướng kiên cố hóa và đạt chuẩn quốc gia; công tác phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân được thực hiện tốt hơn, mạng lưới y tế cơ sở được tăng cường; các chính sách an sinh xã hội triển khai đầy đủ kịp thời, giải quyết việc làm và giảm nghèo đạt kết quả tích cực. Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo công dân, công tác cải cách thủ tục hành chính có nhiều chuyển biến rõ nét; công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí được quan tâm chỉ đạo, nhiều vụ việc vi phạm được phát hiện và xử lý kịp thời; quốc phòng an ninh được ổn định, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Mục tiêu đến năm 2015 Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch hợp lý về cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ, du lịch. Xác định những năm đầu nhiệm kỳ nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, thủy sản là trọng tâm, làm tiền đề tạo sự chuyển biến mạnh trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: Giá trị sản xuất Nông – lâm – thủy sản còn 4,5%; công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, xây dựng lên 13,3% và thương mại - dịch vụ: 18,7%. Đến năm 2015 giá trị sản xuất các ngành tăng bình quân 10,8% và thu nhập bình quân đầu người gấp 2,1 lần so với năm 2010. Đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững và là trong những địa bàn trọng điểm về phát triển công nghiệp của tỉnh. Nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa – xã hội theo hướng xã hội hóa. Bảo đảm quốc phòng – an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch – vững mạnh.

2. Các hạn chế yếu kém: - Lĩnh vực kinh tế: Nhiều chỉ tiêu quan trọng đạt thấp và còn khá xa so với

mục tiêu của kế hoạch 5 năm, đặc biệt là chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, tăng giá trị sản xuất bình quân 10% (mục tiêu 18,6%), cơ cấu kinh tế chậm chuyển dịch, tỷ trọng nông nghiệp còn lớn chiếm trên 45,6%; sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp còn nhiều khó khăn, tăng trưởng thấp đạt 19,6% (mục tiêu là 22,1%); năng lực sản xuất mới các ngành công nghiệp, dịch vụ du lịch tăng chậm, nhiều dự án hoàn thành không đúng tiến độ đề ra; tiềm năng và lợi thế mới tuy được phát hiện nhưng chậm được khai thác, các dự án đầu tư qui mô lớn chậm triển khai, kéo dài; kết cấu hạ tầng còn yếu kém, thiếu đồng bộ, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông; các

12

Page 13: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ …€¦ · Web viewTỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được tăng cường,

cân đối lớn về thu chi ngân sách, đầu tư phát triển còn nhiều khó khăn. Khoảng cách chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người so với bình quân cả tỉnh còn khá xa (GDP bình quân đầu người của tỉnh năm 2013 đạt 23,5 triệu đồng, đến năm 2015 đạt 30 triệu đồng).

Trong lĩnh vực xã hội và môi trường: Nổi lên là chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; môi trường các khu dân cư tập trung ở vùng nông thôn, vùng ven biển còn nhiều bức xúc; tình hình phá rừng còn diễn biến phức tạp; kết quả giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao; an ninh trật tự và tệ nạn xã hội ở một số nơi còn diễn biến phức tạp.

3. Các nguyên nhân chủ yếu: Nguyên nhân khó khăn, hạn chế: Trước hết về khách quan, trong 3 năm đầu

triển khai kế hoạch 5 năm, tình hình kinh tế thế giới và trong nước gặp rất nhiều khó khăn, phục hồi chậm hơn so với dự báo; giá cả, lạm phát tăng cao, cùng với chính sách cắt giảm đầu tư công, thắt chặt tài khóa và tiền tệ đã làm giảm nguồn lực đầu tư; thiên tai hạn hán, lũ lụt liên tiếp xảy ra; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp so với yêu cầu phát triển chung.

Về chủ quan: Việc xây dựng các chương trình, đề án nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Trung ương và của tỉnh có mặt còn chậm; năng lực dự báo, phân tích còn hạn chế, chưa lường hết được những khó khăn tác động đến quá trình thực hiện nhiệm vụ.

4. Một số kinh nghiệm: - Kịp thời cụ thể hóa và tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện kiên trì, quyết

liệt, sáng tạo đầy đủ các chủ trương,chỉ thị, nghị quyết của cấp trên; bám sát tình hình thực tiễn, tăng cường phân tích dự báo để xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp vận dụng linh hoạt vào điều kiện, hoàn cảnh cảu địa phương.

- Phải tập trung ổn định kinh tế, kiềm chế lạm phát nhưng phải cân đối nguồn lực để đảm bảo duy trì tăng trưởng hợp lý. Đồng thời trong điều kiện kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn, phải tiếp tục ưu tiên nguồn lực cho đảm bảo an sinh xã hội và phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn.

- Xây dựng mối quan hệ phối hợp đồng bộ, thống nhất giữa huyện với các cơ sở, ngành tỉnh nhằm huy động mọi nguồn lực, lựa chọn lĩnh vực đầu tư có trọng điểm và hiệu quả; kết hợp đồng bộ giữa phát triển kinh tế gắn với an sinh xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường và đảm bảo quốc phòng – an ninh.

- Phải luôn thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; thực hiện đúng các quy định, quy trình về công tác tổ chức, cán bộ; bố trí, sắp xếp cán bộ cho phù hợp với trình độ, năng lực để phát huy chất lượng hiệu quả công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Tuân thủ các nguyên tắc trong tổ chức và sinh hoạt theo Điều lệ Đảng; Tăng cường mối quan hệ phối hợp đồng bộ, nhất quán giữa cấp ủy, HĐND-UBND các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, kiểm tra; giám sát các lĩnh vực kinh tế -

13

Page 14: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ …€¦ · Web viewTỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được tăng cường,

xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị theo hướng tập trung, chuyên sâu, có trọng tâm, trọng điểm.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truền; phát huy vai trò của Mặt trận, các đoàn thể; Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, nhất là trong thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; kịp thời sơ tổng kết, phát hiện bồi dưỡng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực hoạt động; Tăng cưởng củng cố Khối đại đoàn kết toàn dân, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đã đề ra.

Phần thứ 2Nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội

05 năm giai đoạn 2016-2020I. Dự báo tình hình và định hướng phát triển- Những chủ trương, quyết sách lớn về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã

và đang triển khai sẽ tạo chuyển biến mới trong phát triển; cùng với vị thế của tỉnh được nâng lên, phát huy hiệu quả các công trình dự án lớn đã được đầu tư, nhất là tuyến đường ven biển, các công trình hồ đập sau khi hoàn thành, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, một số công trình trọng điểm quốc gia đầu tư trên địa bàn như: Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A; đường sắt cao tốc đoạn Nha Trang-TP.HCM và nhà máy điện hạt nhân số 2, các dự án động lực của tỉnh sẽ có tác động lớn đến định hướng phát triển của địa phương trong giai đoạn tới.

- Phát triển kinh tế - xã hội huyện Thuận Nam phải đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận, gắn với quan hệ kinh tế liên vùng trên trục hành lang QL 1A với Bình Thuận, TP. Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam. Xây dựng huyện thành vùng trọng điểm công nghiệp phía Nam của tỉnh.

- Khai thác tối đa có hiệu quả nguồn nội lực và thu hút các nguồn ngoại lực nhằm khai thác các lợi thế về kinh tế biển, công nghiệp chế biến, năng lượng tái tạo, chuyển biến nhanh cơ cấu kinh tế, nâng cao nhịp độ tăng trưởng trong từng ngành, từng lĩnh vực, bảo đảm nền kinh tế huyện phát triển nhanh và bền vững.

- Phát triển kinh tế nhiều thành phần, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế. Đa dạng hóa các loại hình sản xuất kinh doanh, nhằm tạo ra nội lực vững mạnh và môi trường thuận lợi đẩy nhanh thu hút vốn đầu tư và công nghệ mới từ bên ngoài.

- Phát huy yếu tố nguồn lực con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.- Phát triển bền vững, hài hòa về kinh tế - văn hóa xã hội – quốc phòng an

ninh với bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó có hiệu quả biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai.

II. Mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020: 1. Mục tiêu tổng quát: Phát huy lợi thế vùng trọng điểm công nghiệp của

tỉnh để phát triển kinh tế- xã hội nhanh và bền vững theo mô hình kinh tế “xanh,

14

Page 15: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ …€¦ · Web viewTỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được tăng cường,

sạch”; thu hẹp khoảng cách thu nhập so với bình quân chung của tỉnh; khai thác và phát huy có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của huyện với trọng tâm là phát triển kinh tế biển gắn với công nghiệp, chăn nuôi, chế biến nông, thuỷ sản và các hoạt động dịch vụ du lịch; chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp, dịch vụ; từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng. Tập trung huy động tốt nhất và phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững, gắn với đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, phát huy lợi thế từng ngành, từng sản phẩm đưa quy mô nên kinh tế tăng, tạo chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; coi trọng phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, trọng tâm giảm nghèo bền vững, sớm thu hẹp khoảng cách thu nhập so với bình quân của cả tỉnh. Bảo vệ môi trường, ứng phó có hiệu quả biến đổi khí hậu; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh.

2. Chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2016-2020.a) Các chỉ tiêu về kinh tế đến năm 2020:- Tổng giá trị sản xuất các ngành đạt 8.860 tỷ đồng (cả giai đoạn 33.205 tỷ

đồng); tốc độ tăng trưởng từ 13-14%. Trong đó: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 3.427 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 4,5%; giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng 3.695 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 23%; giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ 1.773 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 22,6%.

- Cơ cấu kinh tế: Tỷ trọng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 40%; tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng chiếm 41%; tỷ trọng giá trị sản xuất ngành thương mại- dịch vụ chiếm 19%.

- Thu nhập bình quân đầu người/năm từ 55-60 triệu đồng, gấp 2,4 lần so với năm 2015.

- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt khoảng 34 tỷ đồng (cả nhiệm kỳ 150 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 5,5%/năm).

- Tổng vốn đầu tư phát triển kinh tế toàn xã hội khoảng 4.518 tỷ đồng (cả nhiệm kỳ 15.000 – 16.000 tỷ đồng), tăng gần 3 lần so nhiệm kỳ trước; trong đó vốn huy động các thành phần kinh tế và dân cư chiếm 35%.

- Tổng diện tích giao trồng: 8.027 ha.- Sản lượng lương thực có hạt: 35.300 tấn.- Tổng sản lượng thủy sản (nuôi trồng và đánh bắt thủy sản: 69.800 tấn);

trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản 10.600 tấn, sản lượng đánh bắt thủy sản 59.200 tấn.

- Phấn đấu đến năm 2020 có 50% số xã (Phước Nam, Phước Diêm, Phước Ninh, Cà Ná) hoàn thành mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; các xã còn lại đạt từ 15 tiêu chí trở lên.

b) Chỉ tiêu về xã hội:- Số lao động được giải quyết việc làm bình quân hàng năm 2.400 lao động;

15

Page 16: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ …€¦ · Web viewTỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được tăng cường,

- Tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm giảm 1,8-2%/năm;- Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 20,6%.- Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế từ 70% trở lên.- Tỷ lệ trường Tiểu học, THCS, Mẫu giáo đạt chuẩn quốc gia 42%.- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 1,16%.- Số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế 100%.- Mức giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng 0,5%; c) Chỉ tiêu về môi trường:- Tỷ lệ dân cư nông thôn được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%.- Tỷ lệ hộ dân có công trình vệ sinh phù hợp 95%.- Tỷ lệ che phủ rừng: trên 33%.d) Về quốc phòng – an ninh:- Hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân hàng năm;- Hàng năm xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đảm bảo về chất lượng, số

lượng đạt 1,8-2% so với dân số.- Hàng năm 100% xã đạt vững mạnh về quốc phòng – an ninh, trong đó có ít

nhất 6 xã đạt vững mạnh toàn diện.III. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu:1. Lĩnh vực kinh tế:a) Về nông nghiệp: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ,

nhất là công nghệ sinh học, đa dạng hoá cây trồng nâng cao giá trị sử dụng đất nông nghiệp; bên cạnh phát triển nhóm cây trồng chủ lực như cây lúa, cây bắp, cây nho, cây thuốc lá. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tiết kiệm nước nâng cao giá trị đơn vị diện tích phù hợp với điều kiện của huyện. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thời kỳ 2016 - 2020 là 13-14%/năm. Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, công nghiệp, bán công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến; nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm. Đến năm 2020, tổng đàn gia súc 79.865 con và đàn gia cầm 250.000 con; tỷ lệ bò lai sind 70%; nâng tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp chiếm 46,5%.

b) Về thuỷ sản: Khai thác tiềm năng lợi thế về kinh tế biển, phát triển đồng bộ cả khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá, lấy chế biến làm động lực; gắn với phát triển du lịch, công nghiệp ven biển và bảo vệ môi trường, tài nguyên biển đảm bảo phát triển bền vững. Tập trung phát triển nuôi trồng, nhất là nuôi thuỷ sản nước lợ, phát triển sản xuất giống thủy sản, mở rộng nuôi trồng trên biển theo hướng đầu tư thâm canh tăng năng suất, tăng hiệu quả, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và duy trì cân bằng môi trường sinh thái. Phát triển khai thác hải sản theo hướng xa bờ, đến năm 2020 sản lượng khai thác hải sản đạt 59.200 tấn; mở rộng quy mô nuôi tôm thương phẩm gắn với chế biến theo hướng công nghiệp

16

Page 17: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ …€¦ · Web viewTỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được tăng cường,

tập trung ở Sơn Hải, Phước Dinh; sản lượng tôm thịt đến năm 2020 đạt 5.695 tấn. Xây dựng kinh tế biển thành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020, nâng cao đời sống nhân dân vùng biển kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng. Phấn đấu hoàn thành công tác hỗ trợ đóng mới tàu thuyền theo Nghị định 67 theo chỉ tiêu của tỉnh giao.

c) Về lâm nghiệp: Thực hiện phát triển rừng theo quy hoạch 3 loại rừng đã được tỉnh phê duyệt, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và độ che phủ rừng một cách hợp lý, đảm bảo phát triển bền vững. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, chăm sóc rừng hiện có, phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng các biện pháp khoanh nuôi tái sinh, trồng mới rừng tập trung, trồng rừng phòng hộ ven biển chống cát bay…. Độ che phủ của rừng đến năm 2020 trên 33%

đ) Xây dựng nông thôn mới: Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo đúng kế họach đề ra, đến năm 2016 có thêm 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới là Cà Ná, giai đoạn 2016-2020 xã Phước Diêm, Phước Ninh, phấn đấu đối với các xã còn lại, nâng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên thành 4 xã, chiếm 50% số xã trên địa bàn huyện. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các mô hình liên minh, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, làm cơ sở để xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến; chủ động có phương án phù hợp huy động nguồn lực đóng góp của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn.

d) Quản lý đất đai, tài nguyên khóang sản và môi trường

- Quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất đai, làm căn cứ pháp lý để thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.

- Phối hợp đồng bộ giữa các ngành và địa phương trong quá trình quản lý, tài nguyên khóang sản phù hợp với quy hoạch; kịp thời chấn chỉnh, ngăn chặn, xử lý những trường hợp vi phạm.

- Phát triển trồng cây xanh trong đô thị và dọc đường giao thông, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại theo hướng thân thiện với môi trường. Khuyến khích các nhà đầu tư quan tâm đến việc áp dụng công nghệ sạch, xây dựng và thực hiện các dự án cải tạo, bảo vệ môi trường, loại bỏ dần các công nghệ lạc hậu...Tất cả các nhà máy phải có phương án xử lý môi trường. Đầu tư xây dựng các điểm xử lý môi trường như bãi tập kết, chôn rác thải sinh hoạt, thiêu huỷ rác thải công nghiệp...

e) Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng:

- Đến nay, huyện đã hình thành các khu công nghiệp Phước Nam, Cà Ná, khu công nghiệp sản xuất muối và sản phẩm sau muối, cụm công nghiệp Hiếu Thiện, cụm công nghiệp chế biến thủy sản tập trung; đồng thời một số dự án lớn về năng lượng đã được quy họach như Nhà máy điện hạt nhân 1, các dự án điện gió…. Với những điều kiện đó cho phép Thuận Nam phát triển một số ngành - sản phẩm công nghiệp chủ lực tham gia cạnh tranh trên thị trường: Công nghiệp năng lượng, chế biến titan, sản xuất muối và sản phẩm sau muối, vật liệu xây dựng, khai thác và sản xuất nước khoáng đóng chai, chế biến nông lâm hải sản, là những sản phẩm mà

17

Page 18: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ …€¦ · Web viewTỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được tăng cường,

địa phương có lợi thế về tiềm năng và nguyên liệu. Bên cạnh đó tập trung thu hút đầu tư vào phát triển các ngành hàng trong các khu công nghiệp theo quy hoạch phát triển các khu công nghiệp của tỉnh.

- Phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp sạch dựa trên lợi thế của Huyện, lấy công nghiệp chế biến, năng lượng làm động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và nâng cao hiệu quả nền kinh tế. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch cụm công nghiệp chế biến thuỷ sản tập trung, gắn với xây dựng thương hiệu nước mắm, cá cơm khô, cá hấp ở Cà Ná, Phước Diêm và Phước Dinh... góp phần tạo ra năng lực mới, giá trị mới. Quy hoạch và đầu tư khu chế biến thuỷ sản tập trung Phước Dinh.

- Phối hợp đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp theo chủ trương của tỉnh và trung ương. Tập trung đầu tư xây dựng hoàn thành cở sở hạ tầng Trung tâm hành chính huyện, Hệ thống cây xanh và các công trình phụ trợ trục đường số 28-UBND huyện Thuận Nam; mua sắm trang thiết bị y tế Bệnh viên đa khoa huyện giai đoạn 2; Đài tưởng niệm lệt sĩ huyện; tuyến đường ĐH52 (tuyến từ trung tâm hành chính Thuận Nam đến đường ven biển); xây dựng khu đô thị Cà Ná Phước Nam thành đô thị loại V, trung tâm thương mại huyện. Đầu tư xây dựng và hoàn thành các dự án, công trình phục vụ sản xuất, dân sinh trên địa bàn huyện như: hồ Sông Biêu, hồ Núi Một, đường ven biển Phú Thọ - Mũi Dinh, Mũi Dinh - Cà Ná, nâng cấp, đầu tư sửa chữa các tuyền đường thuộc huyện quản lý; đầu tư hệ thống hạ tầng cơ sở nông thôn đáp ứng tiêu chí nông thôn mới. Hình thành các khu sản xuất nghề truyền thống như: sản xuất nước mắm, chế biến cá hấp tại Cà Ná, Phước Dinh, Phước Diêm,... từng bước phát huy vị trí làng nghề trong xây dựng nông thôn. Xây dựng cơ sở chế biến hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ cho du lịch nhất là các sản phẩm có nguồn gốc ở biển như san hô, vỏ sò, ốc... đồng thời kết hợp với việc hình thành các gian hàng thủ công mỹ nghệ và giới thiệu sản phẩm tại các tụ điểm du lịch Cà Ná, Mũi Dinh…

g) Thương mại - dịch vụ

- Tập trung phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng, thế mạnh của huyện, tạo giá trị gia tăng cao, nhất là các ngành dịch vụ biển, trọng tâm là du lịch biển, dịch vụ cảng biển và dịch vụ hậu cần nghề cá, dịch vụ thương mại, kinh doanh xuất nhập khẩu, vận tải biển, tài chính-ngân hàng, thông tin, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng công nghiệp. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2016- 2020 đạt 27,3%/năm.

- Đẩy mạnh phát triển mạng lưới thương mại theo hướng văn minh, hiện đại, thu hút nguồn vốn ngòai nhà nước đầu tư mới chợ hoặc trung tâm thương mại Cà Ná, các siêu thị với qui mô phù hợp ở các khu công nghiệp, khu đô thị; phát triển nhanh các loại hình dịch vụ công cộng và dịch vụ sản xuất, từng bước nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ; phát triển dịch vụ vận tải biển gắn cảng hàng hoá Dốc Hầm (Cà Ná) và trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá cảng Cà Ná.

18

Page 19: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ …€¦ · Web viewTỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được tăng cường,

- Phát triển loại hình du lịch dựa trên lợi thế đặc thù, lợi thế về biển, sự đa dạng về văn hoá (văn hoá Chăm, Raglai...), điều kiện tự nhiên (nắng, gió, đồi cát), hình thành một số khu du lịch qui mô lớn, nhất là khu du lịch Mũi Dinh kết hợp loại hình du lịch nghĩ dưỡng và du lịch mạo hiểm leo núi, khu du lịch sinh thái kết hợp đua mô tô trên cát.

h) Tài chính, tín dụng: Thực hiện tốt Luật quản lý thuế, các chính sách thuế mới; tăng cường đôn đốc và thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ nguồn thu, chống thất thu thuế đối với các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực xây dựng cơ bản, tài nguyên khoáng sản. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt khoảng 34 tỷ đồng. Tăng cường công tác quản lý điều hành ngân sách, thường xuyên kiểm tra giám sát thu chi ngân sách, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chính trị quan trọng, nâng cao hiệu quả, tiết kiệm chi ngân sách, chống lãng phí.

2. Về văn hóa xã hội

a) Giáo dục và đào tạo: Đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa giáo dục, bảo đảm trường lớp theo hướng chuẩn hóa. Nâng cao chất lượng dạy và học, duy trì tỷ lệ học sinh trong độ tuổi tiểu học và trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; tỷ lệ học sinh THCS đạt 96%. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 42%; phấn đấu xây dựng 01 trường chuẩn quốc gia chất lượng cao theo tiêu chí của tỉnh; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 đạt 80% trở lên. Đến năm 2020, huyện có Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xuyên, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 20,6%. Tăng cường công tác khuyến học trong các tầng lớp nhân dân, đẩy mạnh hoạt động có hiệu quả của trung tâm học tập cộng đồng ở các xã. Làm tốt công tác tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.

b) Công tác y tế, dân số, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân: Tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất thiết bị cho ngành y tế, đến năm 2020, có 100% số trạm y tế có bác sĩ; 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Làm tốt công tác y tế dự phòng, vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý hành nghề y dược tư nhân. Đầu năm 2016, Bệnh viện đa khoa huyện đã đưa vào hoạt động đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân địa phương. Thực hiện tốt các chính sách dân số và Kế hoạch hóa gia đình, đến năm 2020, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,16%. Chú trọng công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đến năm 2020, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 11,7%.

c) Hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao: Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước đến nhân dân; nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, gắn với xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu đến năm 2020 có: 38/38 thôn xây dựng thôn văn hóa, trong đó có 32/38 thôn đạt chuẩn văn hóa; 87,5% số hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa, 30% dân số tập luyện thể thao thường xuyên; 8/8 xã có thiết chế văn hóa, thể thao và Bưu điện văn hóa; tỷ lệ phủ sóng phát thanh đạt 100%; các di tích văn hóa, lịch sử được gìn giữ và tôn tạo; tăng cường công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình.

19

Page 20: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ …€¦ · Web viewTỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được tăng cường,

d) Thực hiện tốt các chính sách xã hội: Thực hiện tốt chính sách đối với người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, phấn đấu 100% xã làm tốt công tác thương binh liệt sĩ. Tiếp tục giải quyết chính sách cho các đối tượng tham gia kháng chiến còn tồn động; Đẩy mạnh việc huy động xây dựng “Quỹ đền ơn đáp nghĩa”. Phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành việc xây mới và sửa chữa nhà ở cho đối tượng người có công với cách mạng đang khó khăn về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ/TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ…Tăng cường công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, phấn đấu có 90% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp.

Thực hiện có kết quả các chương trình quốc gia về giảm nghèo bền vững; đào tạo nghề, giải quyết việc cho lao động nông thôn; bình quân hàng năm giải quyết việc 2.400 lao động, đào tạo nghề cho 300 lao động. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm 1,8-2%% (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020). Tăng cường công tác phòng chống tệ nạn xã hội, phấn đấu 80% xã lành mạnh không có tệ nạn xã hội; 100% hộ nghèo, cận nghèo, trẻ em từ 1 đến 6 tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn được cấp bảo hiểm y tế.

e) Công tác môi trường vệ sinh môi trường: Đẩy mạnh thu gom rác thải sinh hoạt trong khu dân cư, đường làng, ngõ xóm, trường học, bệnh viện, cơ quan, đơn vị… đảm bảo nông thôn sạch đẹp, khang trang theo tiêu chí nông thôn mới. Tập trung phát triển cây xanh ở các tuyến đường, khu vực công cộng, cơ quan làm việc phù hợp với cảnh quan và điều kiện sinh trưởng. Phấn đấu có 80% khu vực cộng đồng, các trục đường liên xã, liên thôn và các trục đường chính nội đồng được trồng cây xanh; trên 95% số hộ nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; có 100% số hộ dân sử dụng công trình hợp vệ sinh; 8/8 xã được thu gom và xử lý rác thải.

3. Công tác nội chính và xây dựng chính quyền:

a) Công tác thanh tra, phòng chống tham nhũng: Tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra về công tác quản lý nhà nước liên quan lĩnh vực kinh tế, tài chính và quản lý đất đai, kịp thời xử lý, chấn chỉnh các sai phạm được phát hiện.

b) Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo: tăng cường công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; tập trung giải quyết các vụ việc tồn đọng, kéo dài, phức tạp.

c) Xây dựng chính quyền, cải cách hành chính: thực hiện củng cố tổ chức bộ máy ở các Phòng, Ban. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được quan tâm. Tiếp tục thực hiện và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, tăng cường kiểm soát thủ tục hành chính và chấn chỉnh kỷ luật kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước trên các lĩnh vực. Duy trì và triển khai hiệu quả việc tiếp nhận văn bản qua phần mềm TD Office theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Đưa vào hoạt động hệ thống 1 cửa điện tử hiện đại. Tiếp tục triển khai các công việc liên quan đến công tác bầu cử Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2016-2021.

20

Page 21: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ …€¦ · Web viewTỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được tăng cường,

4. Quốc phòng, an ninh: duy trì tốt chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, phối hợp với lực lượng trên địa bàn kiểm tra, kiểm soát tuyến nội địa, tuyến biển, khu vực giáp ranh; Triển khai các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông; tổ chức giao quân đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

IV. Các nhóm giải pháp chủ yếu:a) Thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội phải bám sát nội dung

các quy họach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Thuận Nam đến năm 2020, xây dựng nông thôn mới; sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 và quy hoạch phát triển ngành, vùng sản xuất, khu dân cư, khu đô thị, gắn với chương trình dự án xúc tiến đầu tư và xây dựng lộ trình đầu tư… tạo điều kiện tối đa theo thẩm quyền để quản lý tốt quy họach, thu hút và kêu gọi các nhà đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

b) Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch kinh tế đúng định hướng; tranh thủ sự hỗ trợ và quan tâm của các cấp, các ngành; phát huy các thành phần kinh tế, huy động các nguồn lực sẵn có và nguồn lực bên ngoài để thực hiện các chương trình dự án đúng theo quy hoạch của huyện. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến; kịp thời tổng kết kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình làm kinh tế giỏi và có hiệu quả; tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh cho người dân và doanh nghiệp.

c) Huy động và quản lý tốt các nguồn vốn đầu tư; có giải pháp thu hút nhiều nguồn lực đầu tư ngòai ngân sách Nhà nước, nhất là vốn trong doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn đầu tư cho phát triển sản xuất, kinh doanh theo phương thức “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”; thực hiện các biện pháp thu hút, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế đến đầu tư trong huyện; chủ động và tranh thủ sự giúp đỡ của tỉnh trong công tác xúc tiến đầu tư, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, cải cách thủ tục hành chính.

- Khai thác tối đa các nguồn vốn, hỗ trợ của Trung ương, tỉnh đầu tư cho phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng đặc biệt là xây dựng kết cấu hạ tầng (năng lượng, giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, văn hóa...)¸các chương trình mục tiêu quốc gia để đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, tạo thêm nguồn thu từ quỹ đất ở địa phương xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng khu Trung tâm hành chính huyện...

- Phối hợp cùng các ngành đẩy mạnh triển khai các chính sách tín dụng để các thành phần kinh tế tiếp cận với các nguồn vốn dễ dàng, thuận lợi đáp ứng kịp thời về vốn cho sản xuất, kinh doanh; triển khai các chính sách tín dụng nhà nước cho các doanh nghiệp có dự án thuộc các đối tượng hỗ trợ theo quy định.

- Bám sát danh mục dự án kêu gọi vận động đầu tư của tỉnh giai đoạn đến năm 2020 để đầu tư các dự án có quy mô lớn thuộc các nhóm ngành năng lượng, du lịch, công nghiệp, cảng biển, khu đô thị, giáo dục, y tế; tranh thủ vốn tài trợ ODA đầu tư kết cấu hạ tầng vùng nghèo, vùng kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.

21

Page 22: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ …€¦ · Web viewTỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được tăng cường,

d) Chú trọng đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, nhằm phát triển văn hóa gắn giữ gìn bản sắc văn hóa vùng miền trong huyện; chú trọng xây dựng con người mới, phát triển văn hóa, văn nghệ theo định hướng Nghị quyết Trung ương 5 ( khóa VIII) và Nghị quyết Trung ương 9 ( khóa XI ) của Đảng; Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống, tạo môi trường thân thiện với tự nhiên và sản phẩm sạch, an toàn.

đ)Triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển giáo dục – đào tạo, nhất là đào tạo nguồn lao động có tay nghề phục vụ nhà máy điện hạt nhân và các dự án lớn trên địa bàn.

e) Triển khai kịp thời, đầy đủ các chính sách an sinh xã hội.g) Tập trung nguồn lực để giảm mạnh tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng ở vùng

đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng khó khăn trong toàn huyện. h) Đẩy mạnh xã hội hóa trên các lĩnh vực về giáo dục, y tế, văn hóa, văn

nghệ, thể dục thể thao theo hướng “Nhà nước và nhân dân cùng làm”; ưu tiên kêu gọi đầu tư các lĩnh vực xã hội bức xúc, nhất là phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí.

i) Quản lý, sử dụng lồng ghép các nguồn lực đầu tư từ chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, ưu tiên đầu tư cho miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” huy động nguồn lực xã hội hóa, góp phần nâng cao mức sống gia đình người có công cách mạng bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình người dân nơi cư trú.

k) Mở rộng hợp tác toàn diện giữa các huyện trong tỉnh và huyện giáp ranh của tỉnh Bình Thuận, đồng thời triển khai chương trình hợp tác của tỉnh với các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; ưu tiên hợp tác liên kết phát triển kinh tế biển, du lịch, thương mại, sản xuất, khai thác và chế biến, tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản…

l) Tăng cường hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong các lĩnh vực y tế, giáo dục và dạy nghề; hợp tác trong việc triển khai các dự án của Trung ương về năng lượng, khai thác và chế biến khoáng sản như quặng titan, hợp tác phát triển các dịch vụ cảng biển và vận tải biển.

V. TỔ CHỨC THỰC HIÊN1. Phòng Tài chính – Kế hoạch: a) Căn cứ Quyết định phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm

2016-2020 của UBND huyện Thuận Nam, Phòng Tài chính - Kế hoạch cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch 5 năm bằng kế hoạch cụ thề hàng năm.

b) Trên cơ sở khả năng vốn địa phương cân đối hàng năm, Phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu xác định danh mục công trình sử dụng vốn ngân sách địa phương theo thứ tự ưu tiên; tìm các giải pháp tích cực và hữu hiệu huy động cao nhất các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội huyện Thuận Nam phát triển đạt mục tiêu đề ra.

22

Page 23: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ …€¦ · Web viewTỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được tăng cường,

2. Các Phòng, Ban, các đơn vị liên quan và UBND các xã:a) Tập trung hoàn thành công tác rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát

triển ngành, lĩnh vực sản phẩm chủ yếu của huyện Thuận Nam giai đoạn 2011-2020, Kế hoạch sử dụng đất năm 2016-2020, đẩy mạnh công tác quy hoạch xây dựng để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong giai đoạn tới;

b) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này gắn liền với nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm đã được giao;

c) Báo cáo định kỳ kết quả thực hiện được Quý I, 6 tháng đầu năm (trước ngày 31 tháng 5) và cả năm (trước ngày 30 tháng 11) so với kế hoạch giao gửi về UBND huyện (qua Văn Phòng HĐND-UBND, Chi Cục thống kế và Phòng Tài chính – Kế hoạch)./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂNCHỦ TỊCH

Lê Huyền

23

Page 24: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ …€¦ · Web viewTỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được tăng cường,

Phụ lục số IĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIÊN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 5 NĂM 2011-2015

(Kèm theo Quyết định sô /QĐ-UBND ngày / /2016 của UBND huyện Thuận Nam)

BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THỰC HIÊN VÀ KẾ HOẠCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

TT Chỉ tiêu Đơn vị TH 2010

Giai đoạn 2011-2015

Mục tiêu KH 2011-2015

TH 2011

TH 2012

TH 2013

Ước TH

2014

Dự báo 2015 Thực hiện 2011-2015 So

với mục tiêu KH GĐ

2011-2015

Tốc độ

tăng BQ năm (%)

2011-2015

Phấn đấu đến năm 2015 (±Δ)

Theo dự báo

các ngành

Theo NQ

đảng bộ

huyện

Tốc độ

tăng BQ năm (%)

2011-2015

Đến năm 2015 (±Δ)

A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

A Chỉ tiêu kinh tế                          

1

Tổng giá trị sản xuất các ngành (theo giá CĐ 1994)-Phục vụ ĐH ĐB huyện

Tỷ đồng 1.062,9 18,6 2839,5 1.137,5 1.244,9 1.344,6 1.521,2 1.712,3 10 1659,5 K.đạt

1.1 Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Tỷ đồng 644,4 5,1 776,5 590,1 554,9 610 686,6 703,2 5,1 703,2 K.đạt

  Trong đó:  

  - Nông nghiệp Tỷ đồng 98,4 3,3 126,5 104,9 99,3 100,9 105,4 109,9 1,2 109,9

  Trong đó: + Trồng trọt " 54,6 1,5 61 64,3 59,2 61,4 65,7 66,5 0,9 66,5  + Chăn nuôi " 38,7 5,1 53 33,1 32,3 34,1 34,1 37,6 3,2 37,6

Page 25: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ …€¦ · Web viewTỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được tăng cường,

  + Dịch vụ " 5,1 5,7 12,5 7,5 7,8 5,4 5,6 5,7 5,7

  - Lâm nghiệp Tỷ đồng 1,7 9,3 5 1,9 1,5 1,4 1,7 1,7 1,7

  - Thủy sản Tỷ đồng 544,3 5,4 645 483,3 454,1 507,7 579,6 591,6 5,2 591,6

  + Nuôi trồng " 354,7 305,2 233,7 273,4 319,6 323,1 1,4 323,1  + Khai thác " 189,6 178,1 220,4 234,3 259,9 268,5 10,8 268,5

1.2 Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng

Tỷ đồng 272,1 26,8 1.253 387,5 487,5 501,7 574,0 655,1 19,2 639,4 K.đạt

  - Công nghiệp " 87,4 22,1 600 93,4 156,3 151,4 163,0 205,1 21,2 201,8

  Trong đó: Tiểu thủ công nghiệp " 68,2 61,8 123,7 119,2 128,3 161,5

  - Xây dựng " 184,7 32 653 294,1 331,2 350,3 411,0 450,0 10,4 437,5

1.3 Giá trị sản xuất ngành dịch vụ

Tỷ đồng 146,4 26,9 810 159,9 202,5 232,9 310,5 353,9 19,3 317 K.đạt

  Trong đó: Thương mại " 33,8 34,9 37,6 39,2 48,4 60,0

2Tổng giá trị sản xuất các ngành (theo giá so sánh 2010)

Tỷ đồng 2.898,7 3.122,5 3.596,2 3.854,2 4.365,8 4.690,8 10,8 4281,4

2.1 Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Tỷ đồng 2.167,8 2.043,6 2.236,6 2.408,2 2.666,4 2.752,1 7,7 2752

  Trong đó:  

  - Nông nghiệp Tỷ đồng 325,8 358,5 340,0 351,2 364,8 382,9 1,7 382,9

  Trong đó: + Trồng trọt " 156,9 193,3 178,3 183,6 196,4 198,9 0,7 198,9  + Chăn nuôi " 153,1 142,1 137,7 145,4 145,3 160,4 3,1 160,4  + Dịch vụ " 15,8 23,1 24,0 22,2 23,2 23,6 0,6 23,6

  - Lâm nghiệp Tỷ đồng 5,8 6,9 5,1 4,6 5,5 5,6 -5,1 5,6

  - Thủy sản Tỷ đồng 1.836,2 1.678,2 1.891,5 2.052,4 2.296,1 2.363,5 8,9 2363,5

  + Nuôi trồng " 433,4 360,4 261,2 319,2 373,2 377,2 1,1 377,2  + Khai thác " 1.402,8 1.317,8 1.630,3 1.733,2 1.922,9 1.986,3 10,8 1986,3

2

Page 26: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ …€¦ · Web viewTỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được tăng cường,

2.2 Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng

Tỷ đồng 452,8 775,1 974,9 1.003,5 1.148,0 1.310,2 18,5 966,5

  - Công nghiệp " 174,7 186,9 312,6 302,8 326,0 410,3 21,2 403,6

  Trong đó: Tiểu thủ công nghiệp " 136,3 123,6 247,5 238,3 256,6 322,9

  - Xây dựng " 369,4 588,2 662,3 700,7 821,9 900,0 10,4 875,1

2.3 Giá trị sản xuất ngành dịch vụ

Tỷ đồng 278,1 3.732,7 4.675,2 5.207,2 6.223,0 7.031,5 16,7 562,8

  Trong đó: Thương mại " 64,2 66,3 71,5 74,5 85,9 106,6

3Tổng giá trị sản xuất các ngành (theo giá hiện hành)

Tỷ đồng 2.898,7 3.378,5 4.305,5 4.884,7 5.697,5 6.418,4 17,4 6418,4

3.1 Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Tỷ đồng 2.167,8 2.467,6 2.994,4 3.349,3 3.918,0 4.257,7 14,6 4257,6

  Trong đó:  

  - Nông nghiệp Tỷ đồng 325,8 443,5 457,1 472,8 505,9 549,1 5,5 549,1

  Trong đó: + Trồng trọt " 156,9 232,4 213,1 228,4 248,2 255,4 2,4 255,4  + Chăn nuôi " 153,1 185,7 208,6 208,9 216,0 246,4 7,3 246,4  + Dịch vụ " 15,8 25,4 35,4 35,5 41,7 47,2 16,8 47,2

  - Lâm nghiệp Tỷ đồng 5,8 7,5 6,6 6,1 7,9 8,7 3,7 8,7

  - Thủy sản Tỷ đồng 1.836,2 2.016,6 2.530,7 2.870,4 3.404,3 3.699,9 16,4 3699,9

  + Nuôi trồng " 433,4 445,3 364,4 478,2 596,4 640,5 9,5 640,5  + Khai thác " 1.402,8 1.571,3 2.166,3 2.392,2 2.807,9 3.059,4 18,1 3059,4

3.2 Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng

Tỷ đồng 452,8 918,7 1.213,3 1.287,2 1.560,6 1.887,7 24,7 1367,2

  - Công nghiệp " 174,7 218,1 376,1 394,0 463,3 632,2 27,3 573,6

  Trong đó: Tiểu thủ công nghiệp " 136,3 144,2 297,8 310,1 364,7 497,6

  - Xây dựng " 369,4 700,6 837,2 893,2 1.097,3 1.255,5 14,1 1185,8

3.3 Giá trị sản xuất ngành Tỷ 278,1 346,4 467,5 570,7 744,4 886,1 23 793,63

Page 27: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ …€¦ · Web viewTỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được tăng cường,

dịch vụ đồng  Trong đó: Thương mại " 64,2 78,4 93,0 105,6 129,4 170,2

4

Cơ cấu giá trị sản xuất (theo giá CĐ 1994 từ 2010-2015, theo giá so sánh 2010 từ 2010-2020)

% 100 100 100 100 100 100 100

  - Nông lâm nghiệp, thủy sản % 60,63 27,3 51,9 44,6 45,4 43,7 41,1 K.đạt

  - Công nghiệp, xây dựng % 25,60 44,1 34,1 39,2 37,3 36,5 38,3 K.đạt

  - Dịch vụ % 13,77 28,5 14,1 16,3 17,3 19,8 20,7 K.đạt

5 Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội

Tỷ đồng 395 9,8 5812 875,65 1046,6 1050,8 1.219,2 1.395,0 12,3 1395 Đạt

  - Vốn ngân sách Nhà nước " 87,5 3256 552,65 521,4 559,7 957,9 1.138,6

  + Tỉnh quản lý Tỷ đồng 59,2 3000,0 489,0 431,0 466,2 873,1 1.059,6 23,8 1149,5

  + Địa phương quản lý Tỷ đồng 28,3 15 256,0 63,7 90,4 93,5 84,9 79,0 6,7 82,4

  - Vốn ND và các TPKT đóng góp

Tỷ đồng 307,5 26,5 2556 323 517 488,6 249,2 253,0 -24,5 104,9

  - Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Tỷ đồng 8,2 2,5 8,3 0

6 Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn

Tỷ đồng 25,865 28,5 50,3 35,5 48,3 47,7

  Trong đó:  

  - Thu thuế xuất, nhập khẩu

Tỷ đồng

  - Thu nội địa Tỷ đồng 11,455 12,000

73,015,5 17,0 19,4 26,4 26,0 13,1 25,4 Đạt

  Trong đó:  

  + Thu từ kinh tế trung ương

Tỷ đồng

4

Page 28: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ …€¦ · Web viewTỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được tăng cường,

  + Thu quốc doanh địa phương

Tỷ đồng 11,455 15,5 17,0 19,4 26,4 26,0

  + Thu ngoài quốc doanh Tỷ đồng

  + Thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Tỷ đồng

7

Ngân sách tỉnh bổ sung cho ngân sách địa phương (hoặc điều tiết về Ngân sách tỉnh)

Tỷ đồng

8 Chi ngân sách địa phương

Tỷ đồng 97,000 15,1 502,1 163,6 229,5 247,1 256,5 320,6 17,5 312,2 Đạt

8.1 Chi đầu tư phát triển do địa phương quản lý

Tỷ đồng 22,870 47,0 97,1 85,5 80,2 150,9

  - Vốn cân đối ngân sách phân cấp cho huyện quản lý (XDCBTT)

Tỷ đồng

  Tr đó: Đầu tư từ nguồn SD đất

Tỷ đồng

  - Hỗ trợ có mục tiêu Chính phủ

Tỷ đồng

  - Nguồn ngân sách khác Tỷ đồng

8.2 Chi thường xuyên Tỷ đồng 54,319 73,4 97,2 116,0 127,0 152,4

  Trong đó: Tỷ đồng

  - Chi cho sự nghiệp giáo dục

Tỷ đồng 27,896 35,5 55,6 63,1 72,6 77,1

  - Chi cho sự nghiệp y tế Tỷ đồng

  - Chi cho quản lý hành chính Nhà nước

Tỷ đồng 18,672 20,5 26,2 30,3 39,3 42,7

9 Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh

Tỷ đồng 387,0 471,2 559,3 639,1 744,3 881,7

5

Page 29: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ …€¦ · Web viewTỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được tăng cường,

thu dịch vụ trên địa bàn

10 Giá trị kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn

Triệu USD

  Tr.đó: Địa phương quản lý

Triệu USD

BS Thu nhập bình quân đầu người/năm

Triệu đồng 12,65 18,6 24,7 14,2 17,6 19,3 22,8 25,4 15,6 26,2 Đạt

B Chỉ tiêu xã hội  

1 Dân số trung bình Người 55.007 1,1 58.290 55.187 55.911 56.839 57.960 58.711 1,6 58.711 K.đạt

2 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,43 1,25 1,44 1,41 1,39 1,27 1,25 1,25 Đạt

3Tỷ lệ hộ nghèo % 13,79 8,79 12,17 10,64 9,01 7,30 5,47 5,47 Đạt

Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo % 4,38 … 9,13 1,62 1,53 1,63 1,71 1,83 1,83 Đạt

4 Số lao động được tạo việc làm Người 1.400 2.000 1.588 1.711 2.032 2.300 2.500 2006,2 Đạt

5

Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế

% 8,8 9,1 10,1 11,1 12,1 13,1

6Tỷ lệ lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị

%

 Tr.đó: Tỷ lệ lao động nữ thất nghiệp ở khu vực thành thị

%

7 Tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn % 1,27 1,26 1,25 1,24 1,22 1,2

 Tr.đó: Tỷ lệ nữ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn

%

8Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm % 19,2 … 17,5 15,7 15,2 14,7 14,2

Mức giảm tỷ lệ suy dinh % … 0,5 1,7 1,8 0,5 0,5 0,5 0,5 Đạt6

Page 30: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ …€¦ · Web viewTỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được tăng cường,

dưỡng

C Chỉ tiêu môi trường  

1 Tỷ lệ độ che phủ rừng % 30,9 42 30,9 31,3 31,4 31,4 31,5 0,5 31,5 K.đạt

2 Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom % 50 63 63 70 70 75

3Tỷ lệ xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

%

4 Tỷ lệ dân cư thành thị sử dụng nước sạch %

5Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh

% 64,9 90 67,4 68,6 85 85 90 90 Đạt

6Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh

% 52,7 80 53,4 57,9 64 77 80 80 Đạt

Phụ lục số IIĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIÊN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 5 NĂM 2016-2020

(Kèm theo Quyết định sô /QĐ-UBND ngày / 5 /2016 của UBND huyện Thuận Nam)

Biểu mẫu số 1 Huyện Thuận Nam

7

Page 31: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ …€¦ · Web viewTỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được tăng cường,

BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THỰC HIÊN VÀ KẾ HOẠCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

8

Page 32: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ …€¦ · Web viewTỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được tăng cường,

TT Chỉ tiêu Đơn vị

Giai đoạn 2016-2020

KH 2016 KH 2017 KH 2018 KH 2019 KH 2020

Số liệu QHTT PTKT-XH, QHN

đến năm 2020

Tốc độ tăng BQ năm (%)

2016-2020

Đến năm 2020 (±Δ)

A B C 1 2 3 4 5 6 7

A Chỉ tiêu kinh tế                

1 Tổng giá trị sản xuất các ngành (theo giá so sánh 2010) Tỷ đồng 5.199,8 5.657,4 6.292,7 7.195,2 8.859,6 13,6

1.1 Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Tỷ đồng 2.756,7 2.861,1 2.995,9 3.175,9 3.427,1 4,5

  Trong đó:    - Nông nghiệp Tỷ đồng 373,8 397,4 429,8 478,6 548,1 7,4  Trong đó: + Trồng trọt " 209,1 219,0 233,5 256,5 289,3 7,8  + Chăn nuôi " 140,4 153,1 169,7 193,4 226,9 7,2  + Dịch vụ " 24,3 25,2 26,6 28,7 31,8 6,1  - Lâm nghiệp Tỷ đồng 6,4 6,3 6,3 5,6 5,5 -0,4  - Thủy sản Tỷ đồng 2.376,4 2.457,4 2.559,7 2.691,7 2.873,5 4,0  + Nuôi trồng " 382,3 389,5 400,9 418,5 444,2 3,3  + Khai thác " 1.994,2 2.067,9 2.158,8 2.273,2 2.429,3 4,1

9

Page 33: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ …€¦ · Web viewTỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được tăng cường,

1.2 Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng Tỷ đồng 1.717,0 1.939,8 2.264,5 2.743,4 3.695,1 23,0

  - Công nghiệp " 471,8 553,6 666,8 832,0 1.112,2 22,1  Trong đó: Tiểu thủ công nghiệp " 371,3 435,8 524,8 654,9 875,4 22,1  - Xây dựng " 1.245,3 1.386,2 1.597,7 1.911,4 2.582,9 23,5

1.3 Giá trị sản xuất ngành dịch vụ Tỷ đồng 726,1 856,5 1.032,3 1.275,9 1.737,4 22,6

  Trong đó: Thương mại " 132,7 165,8 207,6 260,5 293,5 22,5

2 Tổng giá trị sản xuất các ngành (theo giá hiện hành) Tỷ đồng 8.140,8 9.264,0 10.750,7 12.795,8 16.489,2 18,6

2.1 Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Tỷ đồng 4.477,9 4.867,5 5.325,3 5.883,9 6.602,6 9,2

  Trong đó:    - Nông nghiệp Tỷ đồng 548,9 601,2 669,3 766,2 901,3 10,4  Trong đó: + Trồng trọt " 272,6 290,0 313,8 349,8 400,4 9,4  + Chăn nuôi " 222,8 250,6 286,3 335,9 405,4 10,5  + Dịch vụ " 53,4 60,6 69,2 80,4 95,4 15,1  - Lâm nghiệp Tỷ đồng 10,6 11,2 11,8 11,1 11,6 5,9  - Thủy sản Tỷ đồng 3.918,4 4.255,1 4.644,2 5.106,7 5.689,7 9,0  + Nuôi trồng " 687,4 739,2 801,1 878,1 976,3 8,8  + Khai thác " 3.231,0 3.515,9 3.843,2 4.228,6 4.713,4 9,0

2.2 Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng Tỷ đồng 2.595,5 3.086,1 3.784,0 4.806,6 6.759,3 29,1

  - Công nghiệp " 783,6 986,0 1.267,6 1.681,5 2.381,3 30,4

  Trong đó: Tiểu thủ công nghiệp " 616,8 776,1 997,7 1.323,5 1.874,3 30,4

  - Xây dựng " 1.811,8 2.100,1 2.516,4 3.125,1 4.378,1 28,4

2.3 Giá trị sản xuất ngành dịch vụ Tỷ đồng 1.067,4 1.310,4 1.641,4 2.105,3 3.127,3 28,7

10

Page 34: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ …€¦ · Web viewTỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được tăng cường,

  Trong đó: Thương mại " 223,9 294,6 387,5 509,8 600,8 28,7

3 Cơ cấu giá trị sản xuất (theo giá hiện hành từ 2015-2020) % 100 100 100 100 100

  - Nông lâm nghiệp, thủy sản % 55,0 52,5 49,5 46,0 40,0

  - Công nghiệp, xây dựng % 31,9 33,3 35,2 37,6 41,0

  - Dịch vụ % 13,1 14,1 15,3 16,5 19,0

4 Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội Tỷ đồng 2.013,2 2.333,4 2.796,0 3.472,3 4.518,1 26,5

  - Vốn ngân sách Nhà nước " 1.757,7 2.072,8 2.527,6 3.193,2 4.225,0 30,0

  + Tỉnh quản lý Tỷ đồng 1.240,0 1.550,0 1.999,5 2.659,3 3.685,8 28,3 2.061,3

  + Địa phương quản lý Tỷ đồng 517,7 522,8 528,1 533,8 539,2 46,8 229

  - Vốn ND và các TPKT đóng góp Tỷ đồng 255,5 260,6 268,4 279,1 293,1 3,0 293,1

  - Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Tỷ đồng

5 Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Tỷ đồng 47,6 51,3 54,9 58,6 62,3 5,5 31,500

  Trong đó:  

  - Thu thuế xuất, nhập khẩu Tỷ đồng

  - Thu nội địa Tỷ đồng 26,0 28,0 30,0 32,0 34,0 5,5 31,500

  Trong đó:  

  + Thu từ kinh tế trung ương Tỷ đồng

  + Thu quốc doanh địa phương Tỷ đồng 26,0 28,0 30,0 32,0 34,0 5,5 31,500

11

Page 35: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ …€¦ · Web viewTỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được tăng cường,

  + Thu ngoài quốc doanh Tỷ đồng

  + Thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Tỷ đồng

6Ngân sách tỉnh bổ sung cho ngân sách địa phương (hoặc điều tiết về Ngân sách tỉnh)

Tỷ đồng

7 Chi ngân sách địa phương Tỷ đồng 415,2 558,5 759,5 1.044,3 1.399,4 34,3

7.1 Chi đầu tư phát triển do địa phương quản lý Tỷ đồng 220,3 321,6 469,6 685,6 944,5

  - Vốn cân đối ngân sách phân cấp cho huyện quản lý (XDCBTT) Tỷ đồng

  Tr đó: Đầu tư từ nguồn SD đất Tỷ đồng

  - Hỗ trợ có mục tiêu Chính phủ Tỷ đồng

  - Nguồn ngân sách khác Tỷ đồng

7.2 Chi thường xuyên Tỷ đồng 182,9 221,3 270,0 332,1 411,8 22,0

  Trong đó: Tỷ đồng  - Chi cho sự nghiệp giáo dục Tỷ đồng 80,4 83,9 87,5 91,2 95,1 4,3

  - Chi cho sự nghiệp y tế Tỷ đồng

  - Chi cho quản lý hành chính Nhà nước Tỷ đồng 44,4 46,2 48,0 49,9 51,9 4,0

8 Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn Tỷ đồng 1.062,1 1.303,9 1.633,3 2.094,8 2.760,2

BS Thu nhập bình quân đầu người/năm Triệu đồng 29,0 32,6 37,3 43,8 55,7

12

Page 36: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ …€¦ · Web viewTỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được tăng cường,

B Chỉ tiêu xã hội  

1 Dân số trung bình Người 59.535 60.250 61.033 61.888 62.816 1,4

2 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,21 1,20 1,19 1,17 1,16 0,0 1,07

3Tỷ lệ hộ nghèo % 4,23 3,04 2,01 1,81 1,81 0,0 <5%

Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo % 1,24 1,19 1,03 0,20 0,00 0,0

4 Số lao động được tạo việc làm Người 2.300 2.350 2.400 2.450 2.500 0,0

5Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế

% 14,6 16,1 17,6 19,1 20,6 9,5

6 Tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn % 1,18 1,16 1,14 1,12 1,1

  Tr.đó: Tỷ lệ nữ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn % 0 0 0 0 0

7Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm % 13,7 13,2 12,7 12,2 11,7

Mức giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng % 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,0 0,0

C Chỉ tiêu môi trường  

1 Tỷ lệ độ che phủ rừng % 31,7 32,3 32,6 32,9 33,1 0,9 53,28

2 Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom % 87,5 87,5 87,5 100 100 5,9

3 Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh % 92 94 96 98 100 2,1 >98

4 Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh % 83 86 89 92 95 3,5 >95

13

Page 37: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ …€¦ · Web viewTỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được tăng cường,

14