32
Xuân Canh Tý Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 1 Bìa 1: Ông Vũ Việt Văn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và ông Nguyễn Văn Huyến - Quyền Giám đốc Sở GDĐT Vĩnh Phúc gặp mặt các đội tuyển học sinh giỏi Vĩnh Phúc tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm 2020 (Ảnh: Nguyễn Thắm) Chịu trách nhiệm xuất bản: NGUYỄN VĂN HUYẾN Quyền Giám đốc Sở GDĐT Ban biên tập NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG Phó Giám đốc Sở GDĐT - Chủ biên ĐỖ VĂN THẮNG TRƯƠNG QUANG CƯỜNG NGUYỄN XUÂN QUẢNG PHAN HỒNG HIỆP NGUYỄN THỊ NGA LÊ THỊ THANH NHÀN DƯƠNG KHÁNH TOÀN Với sự cộng tác Biên tập của TÒA SOẠN BÁO VĨNH PHÚC Số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - TP. Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc ĐT: 0211.6256097 - 0211.3862567 Fax: 0211.3721981 Email: [email protected] Website: http://baovinhphuc.com.vn/ In 1.000 cuốn, khổ 19x27cm tại Nhà in Báo Vĩnh Phúc, đường T11, KCN Khai Quang, tp. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Giấy phép xuất bản số: 08/XBBT-20 cấp ngày 30/12/2019. In xong và nộp lưu chiểu quý I năm 2020 QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO Hướng dẫn Công đoàn các trường tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc theo Kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo,người lao động đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Hướng dẫn triển khai xét tặng danh hiệu NGND- NGƯT lần thứ 15 năm 2020 MỤC TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM Kiểm tra đánh giá nên “bình đẳng” hay “công bằng”? Tết và nỗi ám ảnh của học sinh về bài tập. Trải nghiệm thực tế nâng cao ý thức bảo vệ động vật hoang dã GƯƠNG NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT Cảm hứng sáng tạo đến từ những chai nhựa tại Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học năm học 2019-2020. Những học sinh làm rạng rỡ quê hương Vĩnh Phúc trong năm 2019 MỤC TRANG VĂN NGHỆ: Bài ca Tổ quốc Đọc “Tết xưa thơ bé” để thấy thêm yêu Tết nay Khởi sắc giáo dục ở Chấn Hưng Danh nhân Việt Nam tuổi Tý Ta đã sống thế nào? Ngày cuối năm của nghề dạy học... Mẹ và mùa xuân MỤC TIN VẮN: 02 05 08 10 12 14 16 19 20 23 25 28 29 13 30 NỘI DUNG www.vinhphuc.edu.vn Giáo dục VĨNH PHÚC BẢN TIN SỐ 51 QUÝ I/2020

Xuân G Giáo dục 1...Xuân 2 Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc HƯỚNG DẪN Công đoàn các trường tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Xuân G Giáo dục 1...Xuân 2 Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc HƯỚNG DẪN Công đoàn các trường tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc

Xuân Canh TýGiáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 1

Bìa 1:Ông Vũ Việt Văn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và ông Nguyễn Văn Huyến - Quyền Giám đốc Sở GDĐT Vĩnh Phúc gặp mặt các đội tuyển học sinh giỏi Vĩnh

Phúc tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gialớp 12 năm 2020 (Ảnh: Nguyễn Thắm)

Chịu trách nhiệm xuất bản:NGUYỄN VĂN HUYẾN

Quyền Giám đốc Sở GDĐT

Ban biên tậpNGUYỄN XUÂN TRƯỜNG

Phó Giám đốc Sở GDĐT - Chủ biên

ĐỖ VĂN THẮNGTRƯƠNG QUANG CƯỜNG

NGUYỄN XUÂN QUẢNGPHAN HỒNG HIỆPNGUYỄN THỊ NGA

LÊ THỊ THANH NHÀNDƯƠNG KHÁNH TOÀN

Với sự cộng tác Biên tập củaTÒA SOẠN BÁO VĨNH PHÚC

Số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - TP. Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc ĐT:

0211.6256097 - 0211.3862567 Fax: 0211.3721981

Email: [email protected] Website: http://baovinhphuc.com.vn/

In 1.000 cuốn, khổ 19x27cm tại Nhà in Báo Vĩnh Phúc, đường T11, KCN Khai Quang, tp. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Giấy phép xuất bản số: 08/XBBT-20 cấp ngày 30/12/2019. In xong và nộp lưu chiểu quý I năm 2020

QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO

• Hướng dẫn Công đoàn các trường tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc theo Kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo,người lao động đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

• Hướng dẫn triển khai xét tặng danh hiệu NGND-NGƯT lần thứ 15 năm 2020

MỤC TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

• Kiểm tra đánh giá nên “bình đẳng” hay “công bằng”?

• Tết và nỗi ám ảnh của học sinh về bài tập.

• Trải nghiệm thực tế nâng cao ý thức bảo vệ động vật hoang dã

GƯƠNG NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT

• Cảm hứng sáng tạo đến từ những chai nhựa tại Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học năm học 2019-2020.

• Những học sinh làm rạng rỡ quê hương Vĩnh Phúc trong năm 2019

MỤC TRANG VĂN NGHỆ:

• Bài ca Tổ quốc• Đọc “Tết xưa thơ bé” để thấy thêm yêu Tết nay• Khởi sắc giáo dục ở Chấn Hưng• Danh nhân Việt Nam tuổi Tý• Ta đã sống thế nào?• Ngày cuối năm của nghề dạy học...• Mẹ và mùa xuân

MỤC TIN VẮN:

02

05

08

10

12

14

16

19202325282913

30

NỘI DUNGwww.vinhphuc.edu.vn

Giáo dụcVĨNH PHÚC

BẢN TIN

SỐ 51QUÝ I/2020

Page 2: Xuân G Giáo dục 1...Xuân 2 Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc HƯỚNG DẪN Công đoàn các trường tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc

Xuân Canh TýGiáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc2

HƯỚNG DẪN Công đoàn các trường tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc

theo Kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, người lao động đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới

Ngày 02/4/2019, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã ban hành Kế hoạch 103/KH-CĐN về

“Nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, người lao động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới” (sau đây gọi tắt là Kế hoạch 103). Ngày 13/5/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 2033/BGDĐT-NGCBQLGD chỉ đạo, triển khai Kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo.

Nhằm triển khai hiệu quả nội dung xây dựng Trường học hạnh phúc trong Kế hoạch 103, Công đoàn Giáo dục Việt Nam hướng dẫn Công đoàn Giáo dục các tỉnh/thành phố, Công đoàn các trường đại học, các trường cao đẳng, các đơn vị trực thuộc Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức triển khai một số nội dung cụ thể sau đây:

1. Tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, nhà giáo, người lao động (CBNGNLĐ) trong các trường học mục đích, ý nghĩa của việc công đoàn tham gia xây dựng trường học hạnh phúc

- Giúp cho cán bộ công đoàn và đoàn viên là CBNGNLĐ đang công tác trong các trường học có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tầm quan trọng trong việc tạo dựng và duy trì những nhà trường mà ở đó học sinh, CBNGNLĐ được yêu thương, tôn trọng, được an toàn, được hiểu và được có giá trị; nói rộng hơn là phát triển môi trường nhà trường thân thiện, văn minh, cùng hợp tác vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay.

- Giúp cho các công đoàn cơ sở chủ động tổ chức và biết cách tham gia cùng với chuyên môn, các đoàn thể khác trong trường tổ chức, hướng dẫn và tạo điều kiện cho CBNGNLĐ thực hiện các nội dung xây dựng trường học hạnh phúc phù hợp với thực tế tại đơn vị.

- Ghi nhận tôn vinh, khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể có nhiều cố gắng và thực hiện có hiệu quả quá trình triển khai xây dựng trường học hạnh phúc. Từ đó nhân rộng lan tỏa trường học hạnh phúc trong phạm vi trường học, tỉnh, thành phố và toàn quốc.

2. Ban chấp hành công đoàn cơ sở các trường học dựa trên các tiêu chí về trường học hạnh phúc sau đây để cụ thể hóa và tổ chức, phối hợp triển khai thực hiện cho phù hợp với điều kiện nhà trường

2.1.Tiêu chí 1. Về môi trường nhà trường và phát triển cá nhân- Đảm bảo sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm lý (phòng ngừa và ứng phó với bắt nạt, bạo

lực học đường..) cho học sinh, sinh viên và CBNGNLĐ khi tham gia học tập và tham gia các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; không để xẩy ra các hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo và bạo lực học đường.

- Phòng học, phòng làm việc, khu vệ sinh, nhà ăn, nhà thể chất, sân chơi, bể bơi, các phòng thí nghiệm...phải đảm bảo các điều kiện theo chuẩn quy định; tạo dựng môi trường xanh, sạch,

QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAMCÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM

Số: 312 /CĐN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2019

Page 3: Xuân G Giáo dục 1...Xuân 2 Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc HƯỚNG DẪN Công đoàn các trường tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc

Xuân Canh TýGiáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 3QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO

đẹp, thân thiện, cởi mở.- Duy trì bầu không khí học tập, lao động ấm áp và thân thiện; mọi thành viên trong

trường học, trong lớp học được yêu thương, được tôn trọng, được hiểu, được có giá trị và được đảm bảo an toàn;

- CBNGNLĐ thường xuyên sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực;- Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng tốt cho cả HSSV, CBNGNLĐ;- Nhà trường tạo cơ hội để mỗi học sinh và mỗi nhà giáo, người lao động đều được phát

triển tối đa tiềm năng của bản thân, không ai bị bỏ lại, tất cả cùng thay đổi và tiến bộ.- Nhà trường thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở.2.2. Tiêu chí 2. Về dạy và học- CBNGNLĐ làm gương cho học sinh trong mọi hoạt động giáo dục, hoạt động dạy và học;- Thực hiện việc phân công nhiệm vụ cho HSSV và CBNGNLĐ trong trường một cách

công bằng, hợp lý và phù hợp với điều kiện năng lực cá nhân;- Mọi hoạt động liên quan tới dạy và học, tới công tác quản lý được bàn bạc cởi mở, lắng

nghe thấu hiểu, đối thoại tích cực;- Nội dung dạy học hữu ích, hấp dẫn và lôi cuốn HSSV;- Bài tập về nhà và thi cử vừa sức, không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thể chất và

tâm lý HSSV;- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tạo hứng thú, phù hợp và chấp nhận sự khác

biệt tâm lý, thể chất, hoàn cảnh của mỗi học sinh;- HSSV và CBNGNLĐ được phản hồi, sáng tạo và gắn kết; được chủ động thể hiện quan

điểm, ý tưởng; có thói quen làm việc nhóm và hợp tác;- Tạo các điều kiện tốt nhất để mỗi học sinh và CBNGNLĐ có cơ hội phát triển, thể hiện

và khắng định năng lực, giá trị của bản thân;- Thành lập và duy trì các “Nhóm nhà giáo cùng nhau phát triển” ngay từ các tổ chuyên

môn để có thể hỗ trợ nhau khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ;- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa để tăng cường các mối quan hệ, giao lưu, tăng cường

thể lực và nuôi dưỡng cảm xúc tích cực;- Khắc phục triểt để cách quản lý và tương tác mang tính áp đặt, gây căng thẳng cho

HSSV và NGNLĐ trong nhà trường;- CBNGNLĐ tự chăm sóc sức khỏe tâm lý và thể chất cho bản thân, tự trang bị cho mình

và thực hành được các giá trị sống, kỹ năng sống phù hợp với đạo đức, nhân cách nhà giáo trong môi trường giáo dục.

2.3. Tiêu chí 3. Về các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường- Các CBNGNLĐ làm gương cho HSSV trong các mối quan hệ, trong tương tác giao

tiếp và đối thoại;- HSSV và CBNGNLĐ tôn trọng, lắng nghe, thấu hiểu và chủ động xây dựng các mối

quan hệ tích cực, tốt đẹp;- Quản lý cảm xúc tiêu cực trong đối thoại, tương tác, giao tiếp và làm việc với HSSV

với CBNGNLĐ;

Page 4: Xuân G Giáo dục 1...Xuân 2 Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc HƯỚNG DẪN Công đoàn các trường tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc

Xuân Canh TýGiáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc4 QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO

- CBNGNLĐ hợp tác, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau trong các nhiệm vụ được giao;- Giúp đỡ chia sẻ với HSSV và CBNGNLĐ có nhu cầu đặc biệt, có hoàn cảnh riêng;- Học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện

đạo đức tác phong và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu công việc một cách tốt nhất;

- Các cán bộ quản lý, NGNLĐ lắng nghe tích cực, phản hồi mang tính xây dựng trong xử lý công việc với đồng nghiệp và HSSV.

- Phối hợp và hợp tác hiệu quả với phụ huynh, cộng đồng địa phương và các lực lượng liên quan trong công tác giáo dục học sinh.

Trong quá trình triển khai. Mọi thông tin chi tiết cần trao đổi vui lòng liên hệ: Công đoàn Giáo dục Việt Nam, số 2 Trịnh Hoài Đức - Hà Nội. Điện thoại: 02438453118./.

Nơi nhận:- CĐGD các tỉnh, tp;- CĐ các trường Đại học, Cao đẳng;- Cục Nhà giáo&CBQLGD (Bộ GDĐT);- Vụ CTCTTHSSV (Bộ GDĐT);- Các Sở Giáo dục và Đào tạo;- Ban Giám các ĐHQG, Đại học vùng ;- Ban giám hiệu các trường ĐH, CĐSP;- Kênh Truyền hình Giáo dục quốc gia VTV7;- Ủy viên BCH CĐGD Việt Nam;- VP2, các ban CĐGD Việt Nam;- Website CĐGD Việt Nam;- Lưu: VT, VP

TM. BAN THƯỜNG VỤCHỦ TỊCH

(Đã ký)

Vũ Minh Đức

Page 5: Xuân G Giáo dục 1...Xuân 2 Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc HƯỚNG DẪN Công đoàn các trường tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc

Xuân Canh TýGiáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 5QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO

Kính gửi: - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; - Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.Thực hiện Nghị định số 27/2015/NĐ-CP ngày 10/3/2015 của Chính phủ quy định về xét tặng

danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” (sau đây gọi tắt là Nghị định số 27), Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai việc xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú (NGND, NGƯT) lần thứ 15 năm 2020 như sau:

I. Quy định xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT lần thứ 15 năm 20201. Công tác xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT lần thứ 15 năm 2020 thực hiện đúng theo các

quy định tại Nghị định số 27 và Công văn này.2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ

đạo triển khai Nghị định số 27 và Công văn này bảo đảm chính xác, công bằng, công khai, dân chủ và tự nguyện; chú trọng tới nhà giáo trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy, nhà giáo là nữ, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục là người dân tộc ít người, nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Việc xét tặng cần thực hiện đúng đối tượng, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và thời gian quy định.

3. Thời gian nộp hồ sơa) Trước ngày 20 tháng 3 năm 2020:- Hội đồng cấp tỉnh, Hội đồng Đại học quốc gia, Hội đồng đại học vùng và Hội đồng cơ sở trực

thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo nộp hồ sơ về Hội đồng Bộ Giáo dục và Đào tạo;- Hội đồng cấp cơ sở trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ nộp hồ sơ về Hội đồng cấp Bộ của các

Bộ, cơ quan ngang Bộ.b) Trước ngày 20 tháng 4 năm 2020, Hội đồng cấp Bộ nộp hồ sơ về Hội đồng cấp Nhà nước

(qua Bộ Giáo dục và Đào tạo).II. Một số vấn đề lưu ý trong quá trình xét tặng1. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có quyết định nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội từ

tháng 01 năm 2017 cho đến thời điểm đề nghị xét tặng, thuộc đối tượng đề nghị xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT năm 2020. Tiêu chuẩn thành tích liền kề năm đề nghị xét tặng là thành tích liền kề năm có quyết định nghỉ chế độ bảo hiểm xã hội.

2. Các nhà giáo đã nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội tiếp tục giảng dạy, quản lý tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc đối tượng xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT theo quy định tại Điểm

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: 5651/BGDĐT-TĐKT

V/v triển khai xét tặng danh hiệuNGND-NGƯT lần thứ 15 năm 2020

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2019

Page 6: Xuân G Giáo dục 1...Xuân 2 Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc HƯỚNG DẪN Công đoàn các trường tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc

Xuân Canh TýGiáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc6 QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO

d Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 27 khi có hợp đồng giảng dạy cơ hữu tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập và tham gia xét tặng danh hiệu thi đua hằng năm.

3. Tại thời điểm đề nghị xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại địa bàn nào thì áp dụng tiêu chuẩn xét tặng tại địa bàn đó; nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thuộc đối tượng nào thì áp dụng tiêu chuẩn xét tặng của đối tượng đó.

4. Danh hiệu NGND được xét tặng cho các nhà giáo đã được phong tặng danh hiệu NGƯT và sau đó tiếp tục đạt được các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1,2,3 và 4 Điều 8 Nghị định số 27. Riêng quy định tại Khoản 5 Điều 8 được áp dụng cho toàn bộ quá trình công tác của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

5. Danh hiệu NGND, NGƯT là danh hiệu vinh dự nhà nước nhằm tôn vinh các giáo viên, giảng viên trực tiếp giảng dạy. Cán bộ quản lý giáo dục có đủ số năm trực tiếp giảng dạy mới đủ điều kiện đề nghị xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT. Thời gian làm cán bộ quản lý giáo dục nhưng vẫn tham gia giảng dạy kiêm nhiệm được tính là thời gian công tác trong ngành giáo dục nhưng không được tính là thời gian trực tiếp giảng dạy.

6. Thời gian giảng dạy hợp đồng của nhà giáo do cơ quan có thẩm quyền ký theo quy định của pháp luật được tính là thời gian trực tiếp giảng dạy.

7. Trong cùng 01 năm, nhà giáo đạt danh hiệu giáo viên, giảng viên dạy giỏi cấp cơ sở và chiến sĩ thi đua cơ sở thì chỉ tính 01 thành tích. Trong cùng 01 năm nhà giáo đạt danh hiệu giáo viên, giảng viên dạy giỏi cấp cơ sở, chiến sĩ thi đua cơ sở và giáo viên, giảng viên dạy giỏi cấp tỉnh, Bộ, chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, Bộ thì được tính 01 thành tích cấp cơ sở và 01 thành tích cấp tỉnh, Bộ.

8. Tiêu chuẩn thành tích nhà giáo trực tiếp giảng dạy, bồi dưỡng học sinh, sinh viên đoạt huy chương hoặc đạt giải trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế do cơ sở giáo dục nơi nhà giáo công tác và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận.

9. Thành tích năm liền kề năm đề nghị xét tặng là thành tích đạt được trong năm học 2018-2019 đối với các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thuộc diện xét khen thưởng theo năm học và năm 2019 đối với các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thuộc diện xét khen thưởng theo năm công tác.

10. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành theo thẩm quyền theo các quy định của Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật. Người tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành có quyết định phân công của người có thẩm quyền thì được tính thay thế tiêu chuẩn sáng kiến, đề tài cấp tỉnh, Bộ.

11. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đạt được thành tích đủ điều kiện thay thế tiêu chuẩn sáng kiến theo quy định tại Khoản 1, 2 và 3, Điều 10 Nghị định số 27 thì mỗi thành tích được tính thay thế 01 sáng kiến.

12. Tiêu chuẩn “tác giả chính 02 sách chuyên khảo” được hiểu là chủ biên hoặc đồng chủ biên sách chuyên khảo có từ 02 tác giả trở lên.

13. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có trách nhiệm khai đủ thông tin theo mẫu số 01, Phụ lục II Nghị định số 27. Trường hợp nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có thành tích thay thế thì nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và người có trách nhiệm giúp Hội đồng tóm tắt thành tích hồ sơ cá nhân phải ghi rõ thành tích đó thay thế cho tiêu chuẩn thành tích nào.

Page 7: Xuân G Giáo dục 1...Xuân 2 Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc HƯỚNG DẪN Công đoàn các trường tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc

Xuân Canh TýGiáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 7QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO

14. Trường hợp đơn vị có người đứng đầu và các cấp phó của người đứng đầu cùng tham gia đề nghị xét phong tặng danh hiệu NGND, NGƯT thì người đứng đầu đơn vị trước khi ký quyết định thành lập Hội đồng có văn bản đề nghị cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp cử người làm Chủ tịch Hội đồng.

15. Bỏ thành phần Phó Chủ tịch công đoàn ngành giáo dục cấp huyện làm Phó Chủ tịch Hội đồng cấp huyện đối với các địa phương đã hoàn thành sắp xếp lại công đoàn giáo dục cấp huyện theo Công văn số 704/HD-TLĐ ngày 12/5/2017 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

16. Khi đề nghị xét tặng danh hiệu NGND, Hội đồng cấp tỉnh, Bộ xin ý kiến Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, Ban cán sự Đảng bộ, ngành trước khi nộp hồ sơ về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Thi đua - Khen thưởng).

17. Về hồ sơ:- Hồ sơ Hội đồng cấp dưới gửi Hội đồng cấp trên xếp theo thứ tự quy định tại Khoản 2 Điều 17

Nghị định số 27, gồm: Tờ trình, Danh sách, Báo cáo tóm tắt thành tích, Biên bản họp Hội đồng và Hồ sơ cá nhân (lưu ý: Hồ sơ cá nhân xếp và đánh số thứ tự theo số thứ tự của Danh sách quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 27).

- Hồ sơ cá nhân không đóng quyển và xếp theo thứ tự quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 27, gồm: Bản khai thành tích cá nhân và các tài liệu minh chứng kèm theo (lưu ý: Lập danh mục các tài liệu minh chứng và đánh số theo thứ tự hướng dẫn tại Điểm b Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 27).

- Tổ thư ký có trách nhiệm thẩm định hồ sơ báo cáo Hội đồng, trong đó cần nêu rõ các thành tích, số liệu theo tiêu chuẩn xét tặng quy định tại Điều 8,9 Nghị định số 27 (Mẫu tóm tắt thành tích gửi kèm).

- Dòng cuối cùng của trang 10, Phụ lục II được hiểu là “11. Ghi rõ số phiếu tín nhiệm của quần chúng trên tổng số quần chúng tham gia họp; số phiếu đồng ý của thành viên hội đồng trên tổng số thành viên hội đồng có tên trong quyết định thành lập và chia tỷ lệ %”.

18. Kinh phí tổ chức xét tặng và tiền thưởng: Các cơ quan, đơn vị chủ động xây dựng dự toán đề nghị cấp có thẩm quyền cấp kinh phí cho hoạt động xét tặng của Hội đồng và tiền thưởng kèm theo danh hiệu NGND, NGƯT theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 27.

Trên đây là hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT lần thứ 15 năm 2020. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị liên hệ với Vụ Thi đua - Khen thưởng, Bộ Giáo dục và Đào tạo để được giải đáp./.

Nơi nhận:- Như trên;- Văn phòng Chủ tịch nước (để b/c);- Văn phòng Chính phủ (để b/c);- Ban TĐKT Trung ương (để phối hợp);- Bộ trưởng (để b/c);- Các Sở GDĐT (để thực hiện);- Các Đại học Quốc gia, các cơ sở giáo dục ĐH, trường CĐ, trường trung cấp (để thực hiện);- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ GDĐT (để thực hiện);- Cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT;- Lưu: VT, TĐKT.

KT. BỘ TRƯỞNGTHỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

Nguyễn Văn Phúc

Page 8: Xuân G Giáo dục 1...Xuân 2 Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc HƯỚNG DẪN Công đoàn các trường tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc

Xuân Canh TýGiáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc8

Khi cái rét miền Bắc trở nên ngọt nhất là lúc cô trò chúng tôi

bước vào kì kiểm tra khảo sát kết thúc học kì I. Đó là lúc, những mái đầu xanh chìm trong bộn bề bài vở, tập trung cao độ trong những tiết ôn tập để đạt được kết quả học tập tốt nhất. Tuy nhiên, việc học theo thi, nói cách khác, lấy các kì thi làm mục tiêu dạy học có còn phù hợp?

Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá đã được nói đến nhiều về chủ chương cũng như có quá trình tập huấn đến từng cán bộ giáo viên tại các nhà trường.

Nhưng việc kiểm tra đánh giá vẫn còn đó những áp lực với học sinh và hình thức trong quá trình tổ chức. Việc kiểm tra, đánh giá theo giai đoạn như hiện nay phải chăng là thầy cô đang dạy học sinh vượt qua các kì thi - học thi chứ không phải là dạy cho học sinh kiến thức và kĩ năng, trang bị cho học sinh hành trang vào cuộc sống. Những người làm thầy làm cô chúng ta nên chăng hãy tự mình thay đổi linh hoạt cách thức kiểm tra đánh giá học sinh với những bài kiểm tra trên lớp và hàng ngày (ngoại trừ bài kiểm tra học kì chung theo kế

hoạch của Sở GDĐT).

Thực tế cho thấy, không phải kiểm tra thường xuyên, liên tục, gắt gao là cách để đạt được kết quả tốt hơn, chất lượng giáo dục sẽ được nâng cao hơn. Kiểm tra quá nhiều khiến học sinh sẽ chỉ cố gắng học ôn thi để trả bài và giáo viên cũng tập trung vào ôn thi, giải đề để đáp ứng những yêu cầu trong thi cử. Nhưng chúng ta cũng biết rất rõ ràng hành trang bước vào cuộc sống không phải là giải thành thạo một bài toán bất phương trình. Cũng như thành công trong một cuộc phỏng vấn xin việc không

NGÔ THỊ THU HẰNGGiáo viên Trường THPT Võ Thị Sáu

Học sinh THPT Võ Thị Sáu trong giờ học môn Văn

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

Kiểm tra đánh giáNÊN “BÌNH ĐẲNG” HAY “CÔNG BẰNG”?

Page 9: Xuân G Giáo dục 1...Xuân 2 Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc HƯỚNG DẪN Công đoàn các trường tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc

Xuân Canh TýGiáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 9

phải là viết thuần thục một bài tập làm văn. Chúng ta đều biết rằng cuộc sống này cần nhiều hơn thế: kĩ năng, bản lĩnh, khả năng ứng xử trước các vấn đề và tình huống trong cuộc sống. Trong khi đó điểm số không nói lên đạo đức và nhân cách một con người và chúng càng không thể dùng để đánh giá thành công của một con người khi trưởng thành. Vậy nên chăng mỗi giáo viên chúng ta cần mạnh dạn thay đổi từ mình? Thay vì chúng ta đánh giá một chiều thông qua các bài kiểm tra, thì hãy đánh giá học trò qua nhiều kênh thông tin hơn như: học trò tự đánh giá lẫn nhau cũng như tự đánh giá bản thân thông qua các bảng đánh giá hàng tuần, để từ đó giúp học trò nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân suy nghĩ và tự đưa ra kế hoạch cũng như mục tiêu cá nhân theo từng giai đoạn cụ thể. Việc đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá để mỗi học sinh được bộc lộ hết kiến thức, hiểu biết và năng lực bản thân. Bên cạnh đó thay vì giáo viên chú ý giảng giải cho học sinh hiểu bài theo ý mình, sẽ giúp hình thành cho học sinh sự chủ động trong tìm tòi, phát hiện, củng cố kiến thức. Chúng ta nên tôn trọng các cách thức khai thác kiến thức khác nhau của học sinh. Giáo viên nên chỉ là người định hướng, không phải là người phán xét đúng - sai mà chỉ có góc nhìn kiến thức khác nhau nên học sinh sẽ thu lượm được các sản phẩm kiến thức

khác nhau. Từ đó giáo viên sẽ nhìn nhận và đánh giá được chính xác năng lực của mỗi học sinh để từ đó có định hướng đúng trong quá trình giáo dục.

Để làm được tất cả những việc đó, tôi lại nhớ đến khái niệm được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây là bình đẳng - “equality” và công bằng - “equity” trong giáo dục.

Nếu như “bình đẳng” trong giáo dục là khi chúng ta cung cấp cho học sinh những điều kiện và nguồn lực giống nhau, không tồn tại sự thiên vị hay ưu ái cho bất cứ học sinh nào. Thì “công bằng” hướng tới việc cá nhân hóa theo từng nhu cầu khác nhau của người học, làm sao định hướng cho học sinh đạt được đích đến mà bản thân học sinh mong muốn. Nhìn vào hình ảnh trên chúng ta - những người làm thầy, chắc cũng phần nào hình dung được kết quả sản phẩm giáo dục theo những quan

điểm giáo dục trên. Điều đó cho thấy, sự cần thiết của hành động từ những thay đổi nhỏ nhất như phân loại học sinh, cá nhân hóa giáo án, cá nhân hóa hình thức giảng dạy, cá nhân hóa các dạng bài tập riêng cho từng nhóm học sinh và hơn nữa cá nhân hóa được mục tiêu học tập với từng đối tượng học sinh trong lớp học và theo sát mục tiêu đó.

Có thể những trái đầu mùa không phải lúc nào cũng ngọt nhưng tôi tin, những thay đổi theo hướng nêu trên sẽ phần nào gỡ được những trăn trở trong chính mỗi thầy cô. Khi ngày ngày, ai trong chúng ta đều cũng có thể cảm nhận, bối cảnh xã hội đã khác, học sinh, giáo viên chúng ta cũng đã thay đổi, hơn hết ngành giáo dục mà đi đầu là các cấp quản lý giáo dục cần phải có những bước đi quyết liệt, sắc sảo hơn trong đổi mới kiểm tra, đánh giá./.

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

Page 10: Xuân G Giáo dục 1...Xuân 2 Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc HƯỚNG DẪN Công đoàn các trường tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc

Xuân Canh TýGiáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc10

Thời gian nghỉ tết là dịp để các em học sinh nghỉ ngơi sau

những tháng ngày học tập vất vả, tạm gác lại những lo lắng của học hành để cùng gia đình, người thân đón tết thật đầm ấm, vui vẻ. Tiếc rằng trên thực tế, học sinh ở nhiều nơi chưa thật sự được nghỉ tết theo đúng nghĩa. Các em về nghỉ tết với núi bài tập của các bộ môn, với những bộ đề mà thầy cô giáo đã dày công biên soạn. Áp lực học tập dường như theo các em trong cả những giấc ngủ, nụ cười, trong những câu chuyện đầu xuân năm mới.

Vẫn biết rằng các thầy cô giáo luôn xuất phát từ tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm với học sinh. Cũng vì sợ các em vui xuân mới quên đi học tập mà thầy cô mới giao bài tập về nhà cho các em. Thế nhưng học tập kiến thức sách vở là công việc mà hàng ngày các em vẫn làm, học sinh không chỉ học kiến thức hàn lâm từ sách vở mà còn phải học những kĩ năng sống cần thiết, học ngay từ trong gia đình và

từ mỗi cái tết. Nhất là với các em học sinh sinh Trung học Phổ thông thì mỗi khi tết đến các em cũng phải làm biết bao việc gia đình như những người lớn, thời gian rảnh rỗi lại vùi đầu vào bài tập thì còn đâu là nghỉ tết.

Theo tôi đã đến lúc chúng ta trả lại cho các em những cái tết không bài tập sách vở mà thay vào đó các thầy cô hãy cung cấp cho các em những kiến thức thực tế, đơn giản gắn với ngày tết. Là một giáo viên, tôi xin được đề xuất như sau:

Trước khi nghỉ Tết, các nhà trường nên tổ chức các buổi ngoại khóa, sinh hoạt tập thể để giúp các em tăng thêm hiểu biết, kỹ năng như: biết cách gói và nấu một nồi bánh chưng, biết làm các loại bánh đơn giản, biết nấu mâm cơm ngày tết...; nhắc nhở những việc các em phải tuyệt đối tránh như: đốt pháo, sử dụng các loại vật liệu nổ, sử dụng rượu bia và các chất kích thích, cãi cọ gây gổ với nhau và nhất là tham gia giao thông an toàn đúng pháp luật.

ĐINH CÚCGiáo viên Trường THPT Hai Bà Trưng

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

Học sinh trường THPT Hai Bà Trưngđược thầy cô hướng dẫn gói bánh chưng

và nỗi ám ảnhcủa học sinh về bài tập

Page 11: Xuân G Giáo dục 1...Xuân 2 Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc HƯỚNG DẪN Công đoàn các trường tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc

Xuân Canh TýGiáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 11TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

Ở các môn học, bài tập về nhà nên lồng ghép với những bài học cảm nhận về cuộc sống, kỹ năng sống...

Ví dụ môn Ngữ Văn: các em sẽ chưa phải học thuộc bài thơ này, phân tích tác phẩm kia trong dịp tết, mà thầy cô hãy dạy và hướng các các em biết nhớ về quê cha đất mẹ, biết nói những lời hay, tránh những điều kị, biết chúc tết người thân, gia đình, bè bạn. Các em phải được giáo dục để biết yêu thương, san sẻ với những gia đình khốn khó; biết tha thứ, gạt bỏ những buồn phiền thù hận của năm cũ để sống vị tha hơn; biết chia sẻ với cha mẹ việc nhà như dọn dẹp, trang trí nhà cửa, mua sắm những thứ cần thiết cho gia đình, vào bếp...

Môn Hóa Học, sẽ hữu ích khi thầy cô sẽ giúp các em hiểu thêm về tác hại của rượu bia và các chất kích thích, văn hóa uống rượu, bia để các em biết cách phòng tránh, từ đó mà lan tỏa đến những người xung quanh mình, gắn nó với chủ đề thời sự về an toàn giao thông thông qua Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt… vừa qua.

Với môn Sinh Học: các em biết cách lựa chọn và sử dụng những thực phẩm tươi ngon, an toàn vệ sinh thực phẩm hay đơn giản chỉ là cách bảo quản đồ ăn thức uống trong những ngày tết cho khỏi ôi thiu...

Môn Lịch Sử: các em sẽ hào hứng biết nhường nào khi được thầy cô hướng dẫn tìm hiểu về nguồn gốc của Tết Nguyên Đán, phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt, trên bàn thờ thường có những gì, ý nghĩa của từng loại trên mâm ngũ quả, sự khác nhau giữa các địa danh Đình, Chùa, Miếu mạo...

Môn Toán: các thầy cô hãy hướng dẫn các em chi tiêu tính toán hợp lí cho ngày tết làm sao cho vừa tiết kiệm, vừa không lãng phí để ra Giêng không phải chật vật, bởi chúng ta thường quan niệm cả năm có ba ngày tết nên tình trạng chi tiêu “quá tay” ở các gia đình không phải là hiếm gặp, trong đó có cả phần chi tiêu của các em học sinh…

Môn Giáo dục công dân: các em cần được dạy để biết cảm nhận hạnh phúc từ những

thứ bình dị mà gia đình mình đang có để các em không so bì giữa nhà mình với nhà khác, mình với các bạn để rồi tủi thân, trách móc bố mẹ. Các em phải được dạy đạo lí uống nước nhớ nguồn, giáo dục lòng biết ơn, quan tâm, chăm nom người thân trong gia đình, nhớ về người đã khuất qua những việc làm cụ thể như tảo mộ, dọn dẹp, chỉnh trang lại phần mộ của ông bà tổ tiên…

Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 đã cận kề, hy vọng tết này các em học sinh sẽ thật vui vẻ, đầm ấm bên gia đình, người thân. Các em sẽ không còn ám ảnh bởi những bài tập như các tết trước. Xin kính chúc quý thầy cô, những người làm trong ngành giáo dục và các em học sinh một năm mới an khang, thịnh vượng./.

Sản phẩm của các em học sinh

Page 12: Xuân G Giáo dục 1...Xuân 2 Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc HƯỚNG DẪN Công đoàn các trường tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc

Xuân Canh TýGiáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc12

Hưởng ứng chương trình phối hợp về việc nâng cao

ý thức bảo vệ các loài động vật hoang dã đang có nguy cơ biến mất trên thế giới cho học sinh giữa Trường THCS Tam Đảo và Tổ chức Động vật Châu Á, chiều 09/01/2020, các học sinh nhà trường đã có buổi học tập trải nghiệm tại Trung tâm Cứu hộ Gấu Tam Đảo. Tại buổi thăm quan, các em được các chuyên gia giới thiệu về lịch sử, vị trí địa lí và ý nghĩa nhân văn của sự hình thành Trung tâm.

Dưới sự hướng dẫn của

cán bộ, nhân viên trung tâm, các em được hướng dẫn tham quan không gian bán hoang dã ngoài trời với đầy đủ tiện nghi như bể bơi, cây xanh và các cấu trúc để giúp gấu phục hồi bản năng; khu nhà nuôi dưỡng, chăm sóc gấu có cửa mở ra khu bán hoang dã ngoài trời; khu chăm sóc gấu đặc biệt và cho các cá thể gấu mới được cứu hộ về; khu cách ly tạm thời khi gấu bị bệnh; thăm quan bệnh viện thú y của Trung tâm được trang bị các thiết bị y tế hiện đại như máy theo dõi gây mê, máy siêu âm và phòng xét nghiệm để tạo điều kiện khám

chữa bệnh tốt nhất cho gấu.

Được biết, Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam thuộc Tổ chức Động Vật Châu Á. Đây là trung tâm đầu tiên có chức năng cứu hộ gấu mang tầm cỡ quốc tế tại Việt Nam; là môi trường tự nhiên lý tưởng cho loài gấu khi cá thể gấu được cứu hộ về chưa có điều kiện tái hòa nhập với môi trường hoang dã.

Trung tâm là một điển hình về hợp tác giữa một tổ chức từ thiện nước ngoài với Chính phủ và người dân Việt Nam, được xây dựng theo tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt

BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ

Trải nghiệm thực tế nâng cao ý thức

ĐÀO THANH HÀGiáo viên Trường THCS Tam Đảo

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

Page 13: Xuân G Giáo dục 1...Xuân 2 Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc HƯỚNG DẪN Công đoàn các trường tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc

Xuân Canh TýGiáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 13

với thiết kế thân thiện với môi trường với hai hệ thống xử nước thải hiện đại có khả năng xử lý, thanh lọc nước thải sinh hoạt và từ các nhà gấu theo quy trình xử lý nước sinh học, nhằm đảm bảo hoạt động của trung tâm không gây ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước tự nhiên của địa phương.

Dưới sự hướng dẫn của các thầy cô, các lớp đã tổ chức thảo luận trực tiếp và tham gia thiết kế những bức tranh cổ động, khẩu hiệu tuyên truyền. Tại buổi thảo luận, các em được các chuyên gia giải đáp những thắc mắc, những kiến thức về đa dạng sinh học, tình trạng và hướng giải quyết việc săn bắn động vật quý hiếm, đặc biệt là những kiến thức cơ bản về sự cần thiết của việc chăm sóc và bảo tồn loài gấu, từ đó góp phần làm giảm nhu cầu đối với mật gấu, các sản phẩm từ gấu, cũng như các hoạt động liên quan đến việc bắt giữ gấu vì mục đích kinh tế; những giải pháp về việc tuyên truyền và nâng cao ý thức của mọi người nhằm cứu lấy nguy cơ tuyệt chủng của các loài động vật hiện nay.

Đây là một trong những hoạt động ngoại khóa thiết thực, bổ ích giúp các em học sinh có thêm nhiều kiến thức, kĩ năng, nâng cao ý thức của mình hơn với việc bảo vệ động vật quý hiếm./.

Thăm quan khu không gian bán hoang dã ngoài trời tại Trung tâm

Mẹ và mùa xuân

TRẦN THANH HƯƠNG Giáo viên Trường THCS Sông Lô

Mùa xuân về rồi mẹ ơi!Con dắt mẹ ra sân tắm nắngNắng chiếu lung linh tóc mẹ cước trắngNhìn mắt mẹ cười con hạnh phúc rưng rưng

Mẹ đã đi qua chớp bể mưa nguồnBao cuộc chiến khóc người ra trậnChín mươi tuổi đời sáu lăm tuổi ĐảngĐất nước đẹp giàu ngày mới sang trang

Mùa xuân về vạn vật tươi xanhHoa khoe sắc, cây đâm chồi nảy lộcNhà cửa trang hoàng lòng người náo nứcCon cháu chật nhà mừng thọ mẹ Chín mươi

Xuân thiên nhiên ban sự sống đất trờiXuân của mẹ ban cho con nguồn sốngCông ơn mẹ non cao biển rộngMỗi mùa xuân về con càng khắc cốt ghi tâm.

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

Page 14: Xuân G Giáo dục 1...Xuân 2 Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc HƯỚNG DẪN Công đoàn các trường tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc

Xuân Canh TýGiáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc14

Cuộc thi KHKT cấp tỉnh dành cho học sinh

trung học (VISEF) năm học 2019 - 2020 được Sở GDĐT Vĩnh Phúc tổ chức đã kết thúc nhưng dư vang từ cuộc thi vẫn còn in đậm trong tâm trí của nhiều thầy, trò.

85 dự án thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như Khoa học xã hội và hành vi, Hóa sinh, Năng lượng vật lí, Kĩ thuật môi trường hay Hệ thống nhúng… đã có mặt tại cuộc thi năm nay. Sau ba ngày làm việc từ 20 - 22/12/2019, Ban giám khảo đã chọn ra 48 dự án ấn tượng để trao giải, trong đó có 6 giải Nhất, 10 giải Nhì, 14 giải Ba và 18 giải Tư.

Trong số 6 dự án đạt giải Nhất của cuộc thi, nhiều thầy cô và các em học sinh đặc biệt ấn tượng với dự án “Nâng cao hiệu quả tuyên truyền giảm thiểu rác thải nhựa đối với học sinh trường THCS thông qua truyện tranh” thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi bởi đây là dự án duy nhất được thực hiện bởi hai tác giả nhỏ tuổi

nhất - học sinh cấp THCS. Hơn nữa, dự án này được đánh giá cao bởi đó là sản phẩm có sự kết hợp của trí tuệ, sáng tạo, niềm say mê và tài năng nghệ thuật hội họa, văn chương. Chúng tôi tin rằng dự án này sẽ thu về nhiều kết quả tích cực khi được ứng dụng vào thực tế đời sống bởi sức hút và khả năng lan tỏa rộng rãi của nó đến từ những tác phẩm truyện tranh ngộ nghĩnh, đáng yêu mà vô cùng ý nghĩa.

Khả năng sáng tạo không đợi tuổi

Phạm Thị Khánh Linh

và Hán Trần Bảo Châu - hai tác giả nhí của dự án đều là học sinh lớp 8A2 trường THCS Yên Lạc. Không giống như các bạn cùng trang lứa, dù đang là những cô bé học trò hồn nhiên, trong trẻo, vô tư nhưng hai em đã biết quan sát và để tâm tới hiện thực cuộc sống quanh mình và nhận ra môi trường sống của con người đang bị đe dọa bởi rác thải nhựa. Thực tế ấy đã thôi thúc các em cần phải hành động để góp phần xây dựng môi trường học tập cũng như môi trường sống xanh, sạch, đẹp hơn.

Cảm hứng sáng tạo đến từ nhữngchai nhựa tại Cuộc thi Khoa học kỹ thuật

cấp tỉnh dành cho học sinh trung họcnăm học 2019-2020

PHAN THỊ THUYÊNGiáo viên Trường THPT Trần Nguyên Hãn

MỤC NGƯỜI TỐT, VIỆC TỐT

Khánh Linh và Bảo Châu (đứng thứ 4 và 5 từ phải sang) đạt giải Nhất lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi

Page 15: Xuân G Giáo dục 1...Xuân 2 Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc HƯỚNG DẪN Công đoàn các trường tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc

Xuân Canh TýGiáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 15MỤC NGƯỜI TỐT, VIỆC TỐT

Nhận thấy các hoạt động tuyên truyền giảm thiểu rác thải nhựa trước đây như ngoại khóa, diễn đàn… đều không mang đến tín hiệu tích cực, hai bạn nhỏ thực sự gặp khó khăn trong việc chọn cách thức, phương tiện truyền thông hiệu quả. Và tia hi vọng đã lóe lên khi Khánh Linh và Bảo Châu nhận ra các bạn học sinh đều thích đọc truyện tranh nên hai bạn đã quyết định chọn truyện tranh làm phương tiện tuyên truyền. Điều đặc biệt là hai bạn sẽ tự vẽ, tự sáng tác, tự dịch những câu chuyện ấy sang tiếng Anh. Chúng ta thật sự trân trọng và ngưỡng mộ ý tưởng sáng tạo của hai cô bé nhỏ tuổi - tấm gương sáng về tài năng không đợi tuổi!

Cảm hứng sáng tạo đến từ những chai nhựa

Khi tiến hành thực hiện dự án, hai bạn nhỏ nhận thấy những chai nhựa đang được sử dụng phổ biến để đựng các loại đồ uống như sữa, nước ngọt, nước hoa quả… Điều đáng buồn là các bạn học sinh sau khi sử dụng thường vứt chúng bừa bãi thay vì thu gom, phân loại hay tái sử dụng chúng. Đặt mình vào vị trí của những chiếc chai nhựa ấy, Khánh Linh thấy chúng cũng có số phận riêng như con người. Chính loài người đã tạo cho

chúng những chuyến đi khác nhau, chiếc bị ném ra bãi rác, chiếc bị thổi bay ra biển, chiếc bị bỏ quên tại một xó xỉnh u tối,…

Mỗi chiếc chai ấy có thể kể một câu chuyện riêng về cuộc đời mình từ những chuyến đi như vậy. Và thế là ý tưởng sáng tạo về những tác phẩm truyện tranh ra đời từ những chai nhựa. Khánh Linh và Bảo Châu mong muốn chính những cái chai ấy sẽ nói cho các bạn học sinh biết về hiểm họa của chúng nói riêng và rác thải nói chúng đối với sự sống của con người. Phải chăng, đây là cách tốt nhất giúp nhiều học sinh nhận thức đúng đắn hơn về tác hại của rác thải, từ đó thay đổi hành vi của mình nhằm hướng đến một cuộc sống xanh, sạch, đẹp và sẵn sàng chung tay bảo vệ hành tinh của chúng ta.

Câu chuyện về những chai nhựa sẽ lan tỏa

“Hành trình của bốn chai nhựa” là tác phẩm đầu tay được làm nên từ chính những nét vẽ và nét bút của Khánh Linh và Bảo Châu. Để tác phẩm của mình có thể lan tỏa xa hơn, hai bạn đã tự dịch truyện của mình sang tiếng Anh, sau đó dùng phần mềm vẽ truyện tranh ibis Paint X để nhân rộng tác phẩm thành nhiều bản.

Đến giờ phút này, hai bạn nhỏ đã có thể hãnh diện và tự hào về bản thân mình khi “Hành trình của bốn chai nhựa” đã được khoác lên mình tấm áo mới với tên gọi mới - “Tứ phương du ký”.

Nội dung của các câu chuyện trong “Tứ phương du ký” đều có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với các bạn học sinh nhiều cấp học và khiến người lớn chúng ta phải suy ngẫm. Rõ ràng, những câu chuyện ấy sẽ còn đi xa và gửi đến chúng ta một thông điệp: Hãy hành động vì một hành tinh xanh!

Được tổ chức từ năm học 2012 - 2013, cuộc thi KHKT thực sự đã trở thành sân chơi trí tuệ bổ ích, lí thú và ngày càng hấp dẫn hơn đối với học sinh trung học trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là cơ hội giúp các em học sinh vận dụng những kiến thức lí thuyết đã học vào thực tế để giải quyết nhiều vấn đề cấp bách của cuộc sống. Được sống với đam mê nghiên cứu, sáng tạo kĩ thuật, công nghệ không chỉ là niềm vui mà còn là cách giúp học sinh phát triển nhiều phẩm chất và năng lực cần thiết, thúc đẩy sự đổi mới trong công tác giảng dạy và học tập, đưa nền giáo dục tỉnh nhà vững bước đi lên./.

Page 16: Xuân G Giáo dục 1...Xuân 2 Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc HƯỚNG DẪN Công đoàn các trường tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc

Xuân Canh TýGiáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc16 MỤC NGƯỜI TỐT, VIỆC TỐT

Không chỉ đạt thành tích cao trong những sân chơi trí tuệ, văn hóa, học sinh Vĩnh Phúc đã và đang khẳng định phẩm chất, bản lĩnh, năng lực nổi bật của mình ở các giải đấu thể thao cấp khu vực và quốc tế. 2019 là một năm đáng nhớ, hội tụ những gương mặt và thành tích xuất sắc.

Từ dấu ấn Vương Tùng Dương

Nhìn lại năm 2019, cái tên học sinh giỏi của Vĩnh Phúc được nhắc đến nhiều nhất chính là Vương Tùng Dương – học sinh Chuyên Toán khóa 2016-2019 của Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc. Chàng trai 18 tuổi đã giành được Huy chương Bạc Olympic Toán quốc tế tại Vương quốc Anh, trong kỳ thi diễn ra vào tháng 7/2019.

Để đạt thành tích này, trước đó Dương đã đạt giải Nhì và Nhất môn Toán trong kỳ thi Chọn Học sinh giỏi quốc gia các năm 2018, 2019. Đặc biệt, Vương Tùng Dương đã vượt qua 48 thí sinh ưu tú của cả nước trong vòng bảng chọn học sinh vào đội tuyển quốc gia dự thi Olympic Toán quốc tế, đứng đầu về điểm số trong 6 học sinh được chọn đi thi quốc tế. Khi ấy, Dương là niềm hy vọng số 1 của đội tuyển Việt

Nam tại giải đấu. Trở về từ Vương quốc Anh cùng tấm Huy chương Bạc với khoảng cách không xa các bạn đoạt Huy chương Vàng, Dương có chút nuối tiếc, nhưng với niềm đam mê Toán học và xác định con đường học tập, chinh phục đỉnh cao là không giới hạn nên dù ở Anh 10 ngày ngắn ngủi, nhưng em chia sẻ, đó là quãng thời gian thú vị, hạnh phúc nhất.

Hạnh phúc không chỉ được gặp gỡ, giao lưu, tìm hiểu văn hóa Anh cùng với các bạn bè giỏi Toán quốc tế, mà cuộc thi còn giúp em mở mang tầm mắt về “chuyên môn” của mình. Dương chia sẻ trên báo chí, khác với các đề thi toán trong nước thường nặng về kiến thức, thi toán quốc tế chú trọng về phương pháp tư duy. Các dạng bài trong kỳ thi quốc tế thường sử dụng là loại toán ứng dụng cao, không gò bó về công thức, yêu cầu các thí sinh phải có kiến thức rộng và tư duy logic để giải bài toán thật nhanh.

Điểm khác biệt từ nhỏ của Dương, theo bố em – TS Vương Văn Sơn – giảng viên Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, đó là tố chất ham học hỏi, luôn tò mò, khám phá mọi hiện tượng, sự vật. “Khi bắt đầu đi học, các cô giáo luôn phàn

nàn về việc bị Dương hỏi quá nhiều trong quá trình học. Ở nhà cũng vậy, Dương luôn luôn đặt câu hỏi với bố mẹ về các vấn đề khoa học và Dương có đặc điểm là luôn truy đến tận cùng ngọn ngành sự việc mới thôi”.

Vương Tùng Dương cùng thầy giáo Lê Xuân Đại của em là những thầy trò đầu tiên của Vĩnh Phúc được tỉnh áp dụng mức thưởng thành tích cao tăng gần gấp 4 lần so với trước kia ngay khi Nghị quyết số 40/2019/NQ-HĐND ngày 15/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh, có hiệu lực từ ngày 26/7/2019. Theo đó,

NHỮNG HỌC SINH LÀM RẠNG RỠQUÊ HƯƠNG VĨNH PHÚC TRONG NĂM 2019

Em Vương Tùng Dương - Nguồn ảnh: Thầy giáo Lê

Xuân Đại

NGUYỄN NGA

Page 17: Xuân G Giáo dục 1...Xuân 2 Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc HƯỚNG DẪN Công đoàn các trường tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc

Xuân Canh TýGiáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 17

thay vì mức 80 triệu đồng, học sinh, sinh viên đạt giải Nhì (Huy chương Bạc) cấp quốc tế được tỉnh trích ngân sách thưởng 300 triệu đồng, thầy giáo có học sinh đạt giải được thưởng 240 triệu đồng (bằng 80% mức thưởng của học sinh). Đây là sự quan tâm, ghi nhận, thiết thực và quý báu của tỉnh đối với giáo dục mũi nhọn nói riêng, là nguồn động viên to lớn đối với mỗi giáo viên và học sinh trong ngành, cổ vũ tinh thần học tập, nghiên cứu, chinh phục những đỉnh cao, sáng tạo đổi mới, cống hiến.

Đến niềm tự hào thể thao Việt Nam

Tháng 12/2019, SEA Games 30 - Đại hội thể thao lớn nhất Đông Nam Á tổ chức tại Philippines được diễn ra. Đoàn Thể thao Việt Nam có 856 thành viên, tham gia tranh tài ở 43 môn. Mục tiêu của thể thao Việt Nam là lọt Top 3 toàn đoàn và giành 65-70 Huy chương Vàng. Tuy nhiên, chúng ta đã vượt xa chỉ tiêu khi đoạt tổng cộng 98 Huy chương Vàng, 85 Huy chương Bạc và 103 Huy chương Đồng, xếp thứ 2 trên Bảng tổng sắp huy chương, chỉ sau đoàn chủ nhà Philippines.

Góp mặt trong thành công chung của quốc gia, Vĩnh Phúc tự hào có 3 vận động viên nữ xuất sắc, đem về 4 Huy chương Vàng ở 3 môn thi. Đó là Trương Thị Phương (cựu học sinh

Trường THCS Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên) với 2 Huy chương Vàng môn Canoeing, Vũ Thị Thanh Bình (cựu học sinh Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh) với Huy chương Vàng môn Võ gậy ở hạng cân 50- 55kg dành cho nữ, Khổng Thị Hằng (cựu học sinh Trường THPT Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh Tường), thủ môn Đội tuyển Bóng đá nữ Việt Nam.

Điểm chung của các em là sự đam mê với thể thao, sự vượt khó, nghị lực vươn lên trong cuộc sống để khẳng định bản thân và đạt được vinh quang. Trẻ tuổi nhất trong số này là Vũ Thị Thanh Bình. 18 tuổi, bản thân là tuyển thủ môn Pencak Silat, mới chuyển sang luyện tập Võ gậy được hơn 2 tháng, vậy mà ngày thi chính thức đầu tiên của SEA Games 30,

Vũ Thị Thanh Bình đã vượt qua đối thủ nước chủ nhà ở bộ môn truyền thống và thế mạnh của Philippines, giành được tấm Huy chương Vàng Võ gậy đầu tiên cho đoàn thể thao Việt Nam ở hạng cân 50- 55kg dành cho nữ.

Để nuôi dưỡng đam mê, Bình cho biết đã từng vượt qua nhiều rào cản và áp lực tâm lý, gần nhất là từ chính gia đình của mình. Bố mẹ em từng rất lo lắng khi thấy em đam mê học võ. Mẹ em từng chia sẻ với các thầy cô: “Chỉ sợ con gái ra đường đánh nhau với bạn bè”. Thành tích này đã chứng tỏ con đường Bình lựa chọn là đúng đắn và phù hợp nhất với em.

Ở tuổi 19, Trương Thị Phương – cô gái dân tộc Sán Dìu ở xã miền núi Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên (trước đây là xã thuộc diện

MỤC NGƯỜI TỐT, VIỆC TỐT

Ông Nguyễn Văn Trì - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc và ông Nguyễn Văn Huyến - Quyền Giám đốc

Sở GDĐT trao thưởng cho thầy, trò em Vương Tùng DươngNguồn ảnh: Nguyễn Nga

Page 18: Xuân G Giáo dục 1...Xuân 2 Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc HƯỚNG DẪN Công đoàn các trường tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc

Xuân Canh TýGiáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc18

đặc biệt khó khăn 135) đã phải vượt qua rất nhiều vất vả để theo đuổi con đường đầy vinh quang. Năm 2012, đang học lớp 6 trường THCS Trung Mỹ, Phương được các huấn luyện viên của đội đua thuyền Vĩnh Phúc trong một lần về trường tuyển người đã chọn đi tập canoeing. Vóc dáng to cao, khỏe mạnh, Phương nhanh chóng lọt vào mắt xanh các huấn luyện viên và sau đó được chọn lên tập huấn tại Cung thiếu nhi TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc). Những ngày đầu tập thể thao, Phương tỏ ra thích thú nhưng sau đó nhanh chóng chán, khóc đòi về vì nhớ bố mẹ và quá vất vả.

Phương chia sẻ với Cổng Thông tin điện tử Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc: “Lúc đó nhà em rất nghèo, bố mẹ phải làm việc vất vả mà cuộc sống vẫn rất khó khăn nên em nghĩ mình sẽ không bỏ qua cơ hội này, sẽ cố gắng đi theo con đường thể thao để trước hết có thể tự lo cho bản thân, có được một cuộc sống tốt và nếu may mắn thành công thì giúp đỡ bố mẹ phần nào”.

Suy nghĩ có phần “già dặn” đó đã giúp cô bé 13 tuổi có được một nghị lực mạnh mẽ vượt qua tất cả những khó khăn, thiếu thốn về vật chất, tinh thần và tình cảm của cuộc sống xa gia đình; vượt qua những thử thách khắc nghiệt trong tập luyện và thi đấu. Năm 2013, sau ba tháng tập thể lực với những

bài chạy bộ, tập tạ, chèo thuyền trên bờ bằng gậy, Phương và một số vận động viên trẻ Vĩnh Phúc được tỉnh gửi về câu lạc bộ đua thuyền Hồ Tây, Hà Nội tập nhờ. Từ đây, em chính thức bước vào con đường thể thao chuyên nghiệp. Lần đầu tiên tại SEA Games 28 năm 2015, khi mới 16 tuổi, là vận động viên trẻ nhất của đoàn thể thao Việt Nam khi ấy, Trương Thị Phương đã giành được Huy chương Vàng canoeing.

Cho đến nay, Phương đã sở hữu bộ sưu tập vô cùng ấn tượng với 120 tấm huy chương Vàng, Bạc, Đồng qua các giải đấu trong nước và quốc tế. Mỗi tấm huy chương đều là thành quả của những nỗ lực hết mình của Phương vì màu cờ sắc áo, đem lại vinh quang cho thể thao Việt Nam. Trong đó có những tấm huy chương vô cùng quý giá: Huy chương Vàng SEA games 28 năm 2015, Huy chương Vàng Giải Trẻ vô địch thế giới 2017, Huy chương Vàng Giải vô địch châu Á 2017 và 2 tấm Huy chương Vàng SEA games 30 vẫn còn “nóng hổi”.

Một hạt giống khác trưởng thành từ phong trào thể thao nhà trường, đã đem vinh quang về cho quê hương, đất nước chính là

Khổng Thị Hằng. Ở tuổi 26, giờ đây, Hằng đã một gương mặt tiêu biểu của thể thao nước nhà. Với màu áo đội tuyển bóng đá nữ quốc gia, Khổng Thị Hằng đã cùng đồng đội vô địch Đông Nam Á 2019, Á quân Đông Nam Á 2016 và Hạng ba Đông Nam Á 2018. Em cùng Câu lạc bộ Than khoáng sản Việt Nam vô địch U19 nữ quốc gia 2015, vô địch quốc gia 2012 và hạng ba quốc gia các năm 2014, 2016, 2017, 2018, 2019.

Sinh ra và lớn lên tại xã Lũng Hòa, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc – một vùng đất nông nghiệp còn nhiều khó khăn nhưng lại nổi tiếng với truyền thống hiếu học và là cái nôi của các phong trào văn hóa văn nghệ thể dục thể thao, Khổng Thị Hằng đã bén duyên với thể thao ngay từ nhỏ. Bên cạnh việc nỗ lực học tập, em luôn dành thời gian để theo đuổi đam mê, vì thế mà năm học 2008-2009 Khổng Thị Hằng đã được tuyển thẳng vào Trường THPT Nguyễn Viết Xuân bởi thành tích

Em Vũ Thị Thanh BìnhẢnh nhân vật cung cấp

(Xem tiếp trang 27)

MỤC NGƯỜI TỐT, VIỆC TỐT

Page 19: Xuân G Giáo dục 1...Xuân 2 Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc HƯỚNG DẪN Công đoàn các trường tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc

Xuân Canh TýGiáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 19MỤC TRANG VĂN NGHỆ

BÀI CA TỔ QUỐC

LÊ THỊ MỸ BÌNH

Con hỏi mẹ “Sao gọi là Tổ quốc?Sao gọi là non nước Việt Nam?Sao nói ta: Máu đỏ da vàng?Sao gọi là giống Rồng Tiên hả mẹ?”Những câu hỏi của một mầm thế hệLớn lên khi cuộc sống đã hoà bìnhHưởng thành quả của lớp lớp hy sinhTạo dựng lên một tương lai no ấm.Hãy cứ nghĩ, đơn giản nơi con sốngNguồn nước con ăn, mảnh đất, con đườngNhững ông bà, cô bác bình thườngCả những người thân thương mà con biết.Nơi con sinh, chữ vần con tập viếtTiếng Việt con vẫn cặm cụi ghép tôMàu da con mãi mãi không lu mờNhắc con phải thương yêu và chia sẻ.

Mẹ để con tự tay đưa nét vẽTự để con nghiên cứu sẽ khắc ghiTrang sử vàng nâng đôi bước con điRa thế giới để mở mang dân tộc.Hãy ghi nhớ về cội nguồn nòi giốngVề gốc quê chân chất, rạ rơm càyBiết ước mơ con sẽ biết cách bayCon sẽ hiểu thế nào là Tổ quốc!Một Việt Nam không ở đâu có đượcNơi con biết nâng niu và kiêu hãnh làm ngườiNơi con yêu nở trọn nét môi cườiSay giấc ngủ no tròn trong tay mẹ.Hãy suy nghĩ giản đơn thôi con nhé!Rồi lớn lên gánh vác nước non nhàĐể ở đâu dù mỗi bước con quaCũng để lại một bài ca năm tháng./.

Page 20: Xuân G Giáo dục 1...Xuân 2 Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc HƯỚNG DẪN Công đoàn các trường tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc

Xuân Canh TýGiáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc20

Đọc “Tết xưa thơ bé” ĐỂ THẤY THÊM YÊU TẾT NAY

HOÀNG THÁI THƯƠNG Giáo viên Trường THPT Xuân Hòa

Chỉ còn ít ngày nữa là đã đến Tết, giữa phố xá

đông người ồn ào tiếng xe cộ, bất chợt thảng thốt khi qua chợ hoa Quảng Bá, tết đến rồi sao? Sắc hoa đào đã ngập tràn nhắc ta một mùa xuân đang về. Bộn bề và lo toan nhưng như một thói quen tôi ghé vào hiệu sách, thật bất ngờ, cầm cuốn sách “Tết xưa thơ bé” trên tay, tôi nhận ra tác giả chính là cô học trò nhỏ của mình năm nào.

Tết của một thời chưa xa

Cảm giác đầu tiên sau khi đọc xong những bài tản văn nhỏ nhắn trong cuốn sách

chính là rưng rưng xúc động. Xúc động bởi phần lớn những độc giả thuộc thế hệ 7X, 8X và cả 6X sẽ dễ dàng nhận ra bóng dáng tuổi thơ của mình trong đó.

Đó là những khó khăn thiếu thốn rất điển hình khi về quê ăn Tết.

“Anh cả lon ton đi trước, với trách nhiệm của người đàn ông duy nhất trong gia đình khi bố đi vắng. Đôi chân của cậu bé lớp 4 suy dinh dưỡng quá ngắn so với chiếc xe đạp nam Thống Nhất, anh phải luồn xuống dưới khung, nửa ngồi nửa bò, đạp nửa vòng một

trên đường mưa lem bem, bùn nhão bét, đe dọa những cú ngã lấm bẩn chiếc áo khoác duy nhất đã đột vá nhiều miếng. Nhưng quan trọng hơn là cái túi anh treo tòn ten trước ghi đông, trong đó có mấy chai rượu cam, chanh, thứ sang nhất trên bàn thờ ngày Tết.

Chị hai ngồi vắt vẻo đằng sau anh cả, trên túi quần áo của cả nhà, hai tay nhoe nhoét mực tím bám chặt yên xe, đôi mắt tròn xoe và nụ cười nghênh nghênh hàm răng sún. Mẹ thận trọng bấm chân xuống bàn đạp, trước tay lái là toàn bộ số hàng Tết cơ quan phân chia, và cả những bộ quần áo

MỤC TRANG VĂN NGHỆ

Page 21: Xuân G Giáo dục 1...Xuân 2 Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc HƯỚNG DẪN Công đoàn các trường tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc

Xuân Canh TýGiáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 21MỤC TRANG VĂN NGHỆ

chắt chiu dành dụm mua cho các con vẫn còn bí mật bọc kín trong mấy lần giấy xi măng.

Ngồi giữa mẹ và chị ba là con bé út ngật ngưỡng trên ghế dựa, mũi thò lò bị gió thổi khô, đóng vẩy lại như mũi mèo, mặt nẻ kẻ ngang dọc, chiếc mũ len tai thỏ gật gù theo nhịp đường ổ gà. Hai tay nó vẽ vòng vòng trên lưng áo mưa ngấm những vệt nước ngoằn nghoèo của mẹ”- (“Tết xưa thơ bé”).

“Tối mịt mẹ mới về, mặt sạm đi vì lạnh, ngồi đếm lại tiền rồi khẽ bảo anh:

- Sáng mai con gom dép của các em lại, mẹ mang ra chợ hàn. Chịu khó đi hết năm nữa vậy. Năm sau... (“Tết xưa thơ bé”).

Đó là những nỗi ao ước, thèm thuồng hết sức “trẻ con” trước đôi hài công chúa, đến niềm vui được đi chợ Tết:

“Tôi chả quan tâm rau thịt đắt rẻ ra sao, chỉ chăm chú nhìn vào hàng những quả táo chua chín vàng bán kèm muối ớt đỏ ké nhìn thôi đã tứa nước bọt. Hàng bánh rán cũng xèo xèo suốt cả ngày phục vụ cánh bán hàng. Hàng kẹo chó, bi don don đắt khách bởi người đi chợ bán được chút rau quả đều muốn mua quà về cho con. Kẹo bột thì gói trong những bọc lá chuối, khoe cái màu bột phấn trắng và mật mía nâu sẫm, hấp dẫn vô cùng.

Những con tò he xanh đỏ hình Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Đường Tăng, Sa Tăng, hình con giống ngộ nghĩnh hút mắt cả đám trẻ lâu nhâu, ông bán hàng vừa thoăn thoắt tay nặn vừa luôn tay gạt, mồm mắng sa sả những đứa lì lợm sấn cả vào cấu véo tí bột hay bấm mất đuôi con gà, con khỉ”. (“Vui như đi chợ Tết”).

Bất cứ ai đọc đến những dòng này đều có thể thốt lên: “Sao giống mình hồi bé đến thế”. Và mọi người chắc cũng đồng ý với tôi, Tết ngày xưa có nghèo, có thiếu thốn, vất vả hơn nay rất nhiều nhưng niềm vui dường như lại kéo dài hơn, háo hức, đợi chờ hơn.

Trân trọng hơn những khoảnh khắc bên người thân

Điều kì lạ là, đọc xong những dòng cảm xúc miên man này, mỗi người không cảm thấy chán ghét Tết nay mà còn trân trọng hơn những giờ phút, khoảnh khắc ta được no đủ, hạnh phúc bên người thân.

“Bây giờ bận rộn con nhỏ, giao thừa thường là lúc tôi giật mình vì tiếng pháo vu vơ ở đâu vẳng đến. Trong giấc ngủ chập chờn thoang thoảng mùi hương, tôi mơ hồ như nhớ lại lúc mình còn thơ bé, thèm được ngồi lặng nhìn ra ngoài sân khi bố mẹ đang chuẩn bị cúng sang canh, thèm được phút thảnh thơi đi ngắm cành

lộc biếc mình đã chọn.

Khi lớn lên tôi biết rằng những cành lộc non ấy héo rũ đi ngay sẽ phải vứt bỏ rất phí, nếu để nguyên trên cây thì sẽ phát triển thành cành lá xum xuê, ra hoa kết trái. Tôi không bao giờ hái lộc từ đó.

Tôi thèm cả những âm thanh lạch cạch hoàn tất mọi việc cuối cùng để sau khi những nghi thức đã xong xuôi, cả nhà chìm vào giấc ngủ đầu tiên của năm mới”.

(“Đón giao thừa trong mùi trầm thơm vấn vít”).

Ta cùng ngoái nhìn lại những năm tháng chưa xa để thấy mình thật may mắn, hạnh phúc và cũng mong con cháu mình không bao giờ phải chịu cảnh đón Tết như mình đã từng trải qua.

Là một người mẹ, tôi vô cùng đồng cảm với những trang viết của tác giả. Khi đã là mẹ của ba cô con gái nhỏ, Hương Thị có cùng nỗi lo với bà, với mẹ mình ngày xưa mỗi độ xuân về. Đó là sắm “Áo Tết cho con”. Nhưng rất may, cuộc sống đủ đầy ngày nay không khiến chúng ta phải đắn đo, suy nghĩ như xưa.

“Đời sống khấm khá hơn khiến những người làm cha, làm mẹ không còn phải áy náy về việc nuôi dưỡng con cái và việc trẻ con thờ ơ với thực phẩm là điều hiển nhiên của

Page 22: Xuân G Giáo dục 1...Xuân 2 Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc HƯỚNG DẪN Công đoàn các trường tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc

Xuân Canh TýGiáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc22

xã hội no đủ. Nhưng ngày xưa, ngày nay và mãi mãi về sau, mẹ tin, niềm vui khi có bộ váy áo Tết chắc sẽ vẹn nguyên như chính sự trong trẻo, hồn nhiên của trẻ thơ vậy.

Ngày bé, mỗi khi Tết đến, ông bà ngoại lo lắng lắm. Lo tiền tiêu Tết, lo nhất vẫn những bộ quần áo, dép mới cho con. “Già được bát canh, trẻ được manh áo mới”, hạnh phúc của mỗi lứa tuổi khác nhau, ai có con mới biết, nhìn trẻ được mặc áo mới vui đến thế nào. Lo là thế nhưng quần áo và dép đều là tính toán sau cùng. Bởi lẽ, phải lo đủ cái ăn, cái bày biện trang hoàng cho ngày Tết đã”.

Còn tác giả thì: “Khi lập gia đình, mẹ bắt đầu tập quen dần với gánh nặng Tết nhất trên vai như bà ngoại ngày xưa. Nhiều lúc mẹ thầm cảm ơn trời vì nếu như không có niềm vui sắm Tết cho con thì có lẽ Tết với người lớn chỉ còn là những lo toan.

Ngọn gió đông đầu tiên mẹ đã cuống lên lo xem con có đủ ấm, áo xống năm ngoái có mặc vừa hay đã ngắn, có thiếu gì để mua bổ sung. Giữa đông tùy theo trời lạnh nhiều hay ít mà lại mua giầy, mua bốt, mua áo khoác phao hay chỉ là áo choàng làm điệu.

Thế mà gần Tết, lại cứ thấp thỏm xem giữa bao chộn

rộn công việc phải guồng sức cho xong, thu xếp được lúc nào để đưa con đi sắm Tết. Con thích váy đỏ làm công chúa, mẹ chiều mua thêm cho vài chiếc quần tất mỏng màu da chân, màu đen mặc cho giống mẹ. Con thích áo dài làm cô Tấm, mẹ mừng vì con chẳng những điệu mà còn biết yêu những trang phục cổ truyền.

Mất cả buổi lục tung siêu thị, cửa hàng, có lúc cáu gắt nhặng xị vì con chưa ưng dù thử hết cái này cái khác. Thế rồi con ôm khư khư chiếc áo dài vừa vặn đẹp xoay vòng như sợ ai mua mất, con nói cười quá khích huyên thuyên lên, mẹ cũng thấy lòng dạ dịu hết cả lại. Niềm vui của trẻ con mới là thứ quý giá nhất trên đời này”. “(Áo Tết cho con”).

Thế hệ trẻ ngày nay và về sau, nếu đọc được những dòng này, hẳn sẽ hiểu và yêu hơn rất nhiều tấm lòng của những người làm cha, làm mẹ khi Tết đến, xuân về.

Những cảm xúc được nuôi dưỡng từ mái trường Xuân Hòa

Sinh ra và lớn lên ở Xuân Hòa, tác giả Hương Thị đặc biệt có những dòng về quê hương của mình.

“Quê tôi miền trung du, thị trấn trải dài quanh co dựa lưng vào núi. Trong núi là các làng người dân tộc. Trông họ chẳng khác gì người Kinh vì mặc quần áo giống, đạp xe hay đi bộ giống, nói chuyện với người ngoài cũng bằng tiếng Kinh, chỉ khi nói chuyện với nhau mới dùng thứ tiếng líu lo như chim hót.

Ngày Tết họ cũng trưng cành đào. Đất vườn, đất đồi rộng mênh mông, nhà nào cũng trồng dăm ba cây đào, chẳng hẳn để ngắm cảnh, chẳng hẳn để ăn quả, cũng chẳng hẳn để cuối năm đi bán. Vì họ không bán riêng đào. Bao giờ cũng thế, đào chỉ là thứ kèm theo, khi thì buộc ngang gác-ba-ga

MỤC TRANG VĂN NGHỆ

(Xem tiếp trang 32)

Page 23: Xuân G Giáo dục 1...Xuân 2 Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc HƯỚNG DẪN Công đoàn các trường tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc

Xuân Canh TýGiáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 23

NGUYỄN VĂN LỰGiáo viên Trường THPT Vĩnh Yên

Khởi sắc giáo dục ở Chấn HưngTẢN VĂN

Chiều cuối năm Kỷ Hợi chúng tôi rời thành phố Vĩnh

Yên nhộn nhịp và đông vui, ngược phía Tây quốc lộ 2A đến Phố Kiệu, rẽ phải theo đường bê tông cũ uốn lượn là tới khu học tập trung của con em xã Chấn Hưng, trạm xá và khu ủy ban…rồi lên làng Yên Nội quê tôi.

Anh em bạn bè sà vào cuộc vui gặp gỡ, hàn huyên trên trời dưới đất. Những tấm huy chương Vàng sea games 30, những trận cầu chung kết AFC 23 tại Thái Lan cứ trôi theo nhịp của hơi men chênh chao. Chuyện gia đình, sức khỏe, công việc làm ăn rồi cũng chụm lại ở chuyện con cháu học hành. Như chén trà trưa ngái ngủ ừ à cho xong: “Cháu học cũng được, thầy cô cũng nhiệt tình, trường lớp cũng đẹp”… Ánh mắt đăm chiêu vời vợi của người lớn như còn điều gì trắc ẩn…

Không ai nhớ cái tên xã Chấn Hưng anh hùng thời chống Pháp có tự bao giờ. Đồng đất 532 ha hình thù cái đao thời Tam quốc vắt qua đường tàu và quốc lộ 2A từ thôn Vĩnh Lại xuống Khu Xuôi chẳng ngập lụt bao giờ phía Bắc huyện Vĩnh Tường. Những cuộc cải cách nông

nghiệp đã cuốn người Chấn Hưng vào nuôi trồng với giấc mơ no đủ mà sao nhãng sự học của con em cũng mấy chục năm có lẻ. Cả làng đi chợ, cả làng chăn nuôi và làm rau màu tíu tít quanh năm suốt tháng. Qua bao cấp rồi khoán ruộng, giao thương xuôi ngược đem đến cuộc sống khấm khá dần lên. Nhà cửa cao tầng khắp làng trên ngõ dưới, cuộc sống tươi đẹp hơn nhiều nhưng câu chuyện học hành vẫn dang dở. Không ít người dân hiền lành, chăm chỉ vẫn bảo thủ tư tưởng nhất nông nhì sĩ, chỉ lo làm ăn nên con cháu lơ là học tập, quanh đi quay lại lấy vợ, lấy chồng và rồi lại đùm bọc lấy nhau trong chật chội và bình yên hạnh phúc…

Ngày 29/11/2019 là dấu mốc đáng nhớ, bác chủ nhà lên tiếng, Chấn Hưng đạt danh hiệu Nông thôn mới. Đường giao thông được cứng hóa, thu nhập trên 41 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 1,33%; trên 96% người dân trong độ tuổi lao động có việc làm; kết cấu hạ tầng kinh tế

xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; xã hội nông thôn dân chủ ổn định, an ninh trật tự; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao…

Bộ mặt của xã đã thay đổi kỳ diệu. Như một công trường, bụi mù mịt nhưng vui. Sự nỗ lực của đảng ủy và chính quyền đã làm thay đổi nhận thức của bà con vừa làm kinh tế vừa chăm sóc, cho con cháu đến trường. Cơ ngơi trường Mầm non, trường Tiểu học và THCS ngày một khang trang, đủ lớp, đủ phòng học cho mỗi trường gần nghìn học sinh; cơ sở vật chất, đáp ứng được nhu cầu học tập toàn diện của học sinh. Trạm xá xây mới, nhiều phòng học mới, đời sống no đủ và số người giàu tăng lên. Đó

MỤC TRANG VĂN NGHỆ

Hạnh phúc của thầy côtrường THCS Chấn Hưng-Ảnh Văn Lự

Page 24: Xuân G Giáo dục 1...Xuân 2 Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc HƯỚNG DẪN Công đoàn các trường tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc

Xuân Canh TýGiáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc24 MỤC TRANG VĂN NGHỆ

là niềm vui lớn của đảng bộ và nhân dân, nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội và thách thức mới trong thời kỳ hiện đại hóa nông thôn ở nước ta.

Nhìn vào bốn thứ “Điện - Đường - Trường - Trạm”, người ta sẽ biết chất lượng sống của nhân dân. Tầm nhìn của người thủ lĩnh địa phương hay gia đình sẽ định đoạt tương lai. Suy nghĩ ăn xổi bấy lâu của người Chấn Hưng đã kéo làng quê lùi lại. Dù thiên thời, địa lợi, xã nhà đã góp cho đất nước hai Tiến sĩ (TS Nguyễn Trí Thức -làng Yên Nội) và TS Tạ Văn Nam -Xóm Nha), hàng trăm Thạc sĩ, Cử nhân đại học, và ngót chục Giám đốc, 4 ông Đại tá quân đội…Trong 2407 hộ của 7 thôn, số hộ giàu có cũng khiêm tốn. Người Chấn Hưng làm giàu ở tỉnh khác, nước khác… và hình như không ai giàu lên theo con đường khoa bảng. Tôi băn khoăn, với gần chục nghìn dân, Chấn Hưng sau mấy chục năm xây dựng và phát triển chỉ chừng ấy người đỗ khoa bảng liệu có ít? Chấn Hưng hiếm gia đình các con đều học đại học vẫn còn là một câu hỏi dài?

Nhà giáo Nguyễn Văn Nam, nguyên Hiệu trưởng Tiểu học, Phó Chủ tịch Hội khuyến học xã, chia sẻ: từ 2009 đến nay, Chấn Hưng mỗi năm hơn 20 cháu đỗ Đại học rất đáng phấn khởi. Trường lớp khang trang, hiện đại hơn, phong trào khuyến học cũng lan rộng. Nhiều bố mẹ trẻ bây giờ thật sự đầu tư cho con học hành, giúp

con tránh lỗi lầm thất học của bố mẹ ngày trước. Thôn Thành Công và Quyết Tiến có nhiều con em đi đại học hơn cả.”

Thầy Hiệu trưởng THCS Vũ Văn Môn, hơn 3 chục năm gắn bó quê nhà, cho biết: “Đúng là cái khó bó cái khôn. Thế hệ 6X, 7X, 8X Chấn Hưng và các xã bên chưa chú trọng học hành để lập nghiệp. Người xã ta bỏ học sớm, và ít người đỗ đạt. Bây giờ thì khác, phổ cập đúng độ tuổi hết, không còn trẻ mù chữ. Mỗi năm gần 200 em tốt nghiệp THCS, học lên THPT hoặc học nghề, hàng chục em đỗ trường Chuyên Vĩnh Phúc. Phong trào học đang khởi sắc tốt nhờ sự quan tâm của Đảng ủy, của Chính quyền và toàn dân nỗ lực đầu tư, chăm lo con cái học hành …”

Khi trò chuyện với chúng tôi, ông Phó Chủ tịch UBND Nguyễn Văn Thắng, tâm trạng rất vui nhưng không giấu được lo âu. “Các trường Mầm non, Tiểu học và THCS đều đạt chuẩn quốc gia, chất lượng giáo dục đứng top đầu của Vĩnh Tường. Đảng ủy và Ủy ban nhân dân tranh thủ mọi nguồn vốn đầu tư xây mới gần 30 phòng học tiêu chuẩn, tiếp tục mở rộng trường Mầm non và Tiểu học. Trăn trở nhất của chúng tôi là đội ngũ giáo viên trường nào cũng thiếu, trang thiết bị giảng dạy bộ môn chưa đầy đủ và chưa đồng bộ. Năm 2021 thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ là thách thức lớn của chúng

tôi và nhà trường -ông thẳng thắn cho biết.”

Mỗi người một suy tư, nhưng có lẽ sự ân hận muộn vẫn còn hơn lạc quan thái quá. Tiệc vơi mà câu chuyện học của con cháu vẫn sôi nổi. Cái giá của sự thờ ơ về học tập của các bậc cha mẹ ngày trước để lớp trẻ Chấn Hưng phải vòng vèo bươn chải, học nghề, mò mẫm chăn nuôi trồng cấy, làm nghề, làm công nhân… Hôm nay, cuộc sống đã sung túc, hạnh phúc đã mỉm cười với người Chấn Hưng nhưng mối lo con cháu sẽ ra sao khi công nghệ 4.0 đã ngự trong mỗi ngôi nhà chúng ta vẫn còn nhức nhối? Con cháu làm gì để sống khi không còn ruộng, khi xã hội chỉ cần lao động có trình độ, có học vấn?

Tôi bâng khuâng nhiều cảm xúc. Giá như, nếu như, bà con Chấn Hưng cố một chút, anh chị em gắng lên một chút thì bây giờ thế hệ vàng Chấn Hưng sẽ khác lắm, người trẻ sẽ thêm nhiều cơ hội và con đường đến hạnh phúc sẽ ngắn hơn!

Người Chấn Hưng đã thay đổi nhận thức và chung tay hành động vì con cháu học hành đó là niềm hạnh phúc giản dị và bền vững nhất của mỗi gia đình và xã hội.

Màu xanh tươi mới, và mùa xuân mới Canh Tý đang đến với Chấn Hưng!

Đêm cuối năm 2019N.V.L

Page 25: Xuân G Giáo dục 1...Xuân 2 Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc HƯỚNG DẪN Công đoàn các trường tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc

Xuân Canh TýGiáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 25

CÔNG HIẾU

Tựa như vai trò, ý nghĩa và giá trị đa dạng của loài

chuột, tuổi Chuột (sinh năm Tý) thường được coi là tuổi tinh nhanh, nhạy bén, tài giỏi và thành đạt. Phải chăng vì thế, trong số danh nhân ảnh hưởng lớn tới tiến trình lịch sử Việt Nam, có khá nhiều vị tuổi Tý…

* LÝ PHẬT MÃ: Sinh năm Canh Tý 1000, quê Bắc Ninh, vị vua xuất sắc nhà Lý, hiệu Thái Tông. Nhân từ, thông minh, lại khéo cai trị và được lòng dân, lên ngôi năm 1028. Dày công chấn hưng kinh tế, xây dựng pháp luật, mở mang văn hóa và sùng mộ Phật giáo, ưu đãi tăng đạo, ông đã đưa triều Lý vào giai đoạn phát triển cực thịnh trong lịch sử.

* LƯƠNG NHƯ HỘC: Sinh năm Canh Tý 1420, quê Hải Dương, danh sĩ thời Lê sơ. Ham rèn luyện, giỏi văn chương, năm 22 tuổi đỗ thám hoa, làm quan đến Đô ngự sử. Hai lần đi sứ Trung Quốc (vào năm 1443 và 1459), ông chú ý đến kỹ thuật in sách, học hỏi việc khắc ván, rồi về nước truyền dạy, trở thành ông tổ của nghề in.

* GIÁP HẢI: Sinh năm Bính Tý 1516, quê Hà Nội, danh sĩ thời Mạc. Trung hiếu,

nghị lực, nổi tiếng văn thơ và giàu chí tiến thủ, năm 1538 đỗ trạng nguyên, làm quan thăng tới chức Thái bảo, quản lý tất cả các bộ của triều đình. Ông còn có tài bang giao nên thường đảm lãnh việc tiếp đón khách và soạn thảo văn bản đối ngoại, rất được sứ thần nước bạn nể trọng.

* PHÙNG KHẮC KHOAN: Sinh năm Mậu Tý 1528, quê Hà Tây, danh sĩ thời Lê trung hưng. Đa tài, cương trực, khảng khái, lại giỏi thơ phú, đỗ hoàng giáp năm 1580. Tận tụy phò giúp vua Lê kình chống nhà Mạc và giữ vững vị thế độc lập, tự chủ đối với triều Minh (Trung Quốc), ông lập nhiều công lớn, được phong làm Thượng thư (Bộ trưởng) Bộ Hộ, Bộ Công. Ông cũng để lại những tác phẩm giá trị về nông nghiệp và thơ ca.

* LÊ HỮU TRÁC: Sinh năm Canh Tý 1720, quê Hải Dương, cao sĩ, danh y thời Lê mạt, hiệu Hải Thượng Lãn Ông. Tài lược hơn người, phong thái tao nhã, cuộc sống lại rất mẫu mực, thanh liêm nên được sĩ phu đương thời trọng vọng. Tinh thông y dược và văn chương, ông đỗ hương cống nhưng loạn lạc nên không ra làm quan mà về ở ẩn tại Hà Tĩnh, dốc sức phụng sự nghề y. Ông là văn sĩ nổi tiếng và y sư kiệt xuất

của dân tộc, để lại những công trình quý giá: Y tông tâm lĩnh (gồm 66 quyển sách y dược, soạn năm 1772), Thượng kinh ký sự (viết năm 1782)…

* BÙI HUY BÍCH: Sinh năm Giáp Tý 1744, quê Hà Nội, danh sĩ thời Lê mạt. Cương trực, uy nghi, tài đức vẹn toàn, năm 25 tuổi đỗ tiến sĩ, nhiệt tình chấn hưng triều đình Lê-Trịnh, được thăng tới chức Hành Tham tụng (Quyền Tể tướng). Rất được dân chúng ngưỡng mộ bởi có kiến thức sâu rộng và tác phong diễn thuyết, giảng dạy đầy cuốn hút. Ông cũng là tác giả của nhiều tác phẩm văn thơ giá trị.

* NGUYỄN TRƯỜNG TỘ: Sinh năm Mậu Tý 1828, quê Nghệ An, danh sĩ, nhà cải cách thời Nguyễn. Năng động, quyết đoán, giàu ý tưởng, lại thạo nhiều ngôn ngữ, năm 1858 theo Giám mục Gauthier sang châu Âu thăm quan và khảo sát. Năm 1861 về nước, dâng hàng loạt sớ lên triều đình kiến nghị cải cách mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục… với nội dung rất thiết thực và tiến bộ. Ông là nhà cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam, để lại hơn 14 bản tường trình về quốc kế dân sinh và nhiều bài thơ hay được người đời truyền tụng.

Danh nhân Việt Nam tuổi TýMỤC TRANG VĂN NGHỆ

Page 26: Xuân G Giáo dục 1...Xuân 2 Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc HƯỚNG DẪN Công đoàn các trường tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc

Xuân Canh TýGiáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc26

* HOÀNG DIỆU: Sinh năm Mậu Tý 1828, quê Quảng Nam, chí sĩ yêu nước thời Nguyễn. Nổi tiếng công minh, thanh liêm, khảng khái, năm 1853 đỗ phó bảng, trải nhiều cương vị trong các ngành hành chính, ngoại giao, an ninh, quân sự, thăng tới Thượng thư Bộ Binh. Năm 1880, được cử làm Tổng đốc Hà Ninh, quản lý Hà Nội và gấp rút phòng thủ chống Pháp xâm lược. Chỉ huy binh sĩ kiên cường đánh trả giặc, ngày 25/4/1882, khi thành đô sắp thất thủ, ông viết tờ biểu tạ tội rồi thắt cổ tự vẫn, giữ trọn đạo làm tướng và khí tiết nam nhi.

* NGUYỄN LỘ TRẠCH: Sinh năm Nhâm Tý 1852, quê Thừa Thiên-Huế, chí sĩ, nhà cải cách thời Nguyễn. Học rộng biết nhiều nhưng không theo đường khoa cử, chỉ quan tâm đến việc ứng dụng. Đi nhiều nơi để thực nghiệm và giao lưu, trao đổi quan điểm với các nhân tài của đất nước. Các năm 1877, 1882, 1892, dâng sớ lên triều đình đề nghị đổi mới về quy hoạch, nông nghiệp, khoa học, quân sự, ngoại giao… với các giải pháp rất tích cực, hợp thời. Ông được nhiều người ngưỡng mộ bởi có tầm nhìn xa rộng và tính thực tiễn cao.

* HUỲNH THÚC KHÁNG: Sinh năm Bính Tý 1876, quê Quảng Nam, học giả, chí sĩ yêu nước. Thông tuệ, can đảm, quyết đoán, năm 28 tuổi đỗ hoàng giáp nhưng không ra làm quan mà kết thân với các chí sĩ, tìm đường cứu quốc. Tham gia lãnh đạo

phong trào Duy tân, năm 1908 bị giặc bắt giam, đày ra Côn Đảo đến năm 1921. Năm 1926, đắc cử Viện Dân biểu Trung Kỳ và sáng lập báo Tiếng dân. Sau đó, thành lập và làm Hội trưởng Hội Liên Việt - tiền thân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Cách mạng tháng Tám thành công, ông nhận chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ và năm 1946 từng được trao quyền Chủ tịch nước khi Bác Hồ sang Pháp đàm phán. Ông là người có uy tín rộng rãi trên chính trường, văn đàn và giới học thuật Việt Nam.

* TÔN ĐỨC THẮNG: Sinh năm Mậu Tý 1888, quê An Giang, lãnh tụ cách mạng. Mạnh mẽ, kiên trung, giàu lòng ái quốc, học nghề ở Sài Gòn rồi năm 1913 sang Pháp làm việc. Năm 1919, bị trục xuất về nước vì ủng hộ Cách mạng vô sản Nga. Những năm 1920-1925, tham gia thành lập công hội bí mật ở xưởng đóng tàu Ba Son. Năm 1927, tham gia tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội và là ủy viên ban lãnh đạo ở Nam Kỳ. Cuối năm 1928, bị Pháp bắt, đày ra Côn Đảo đến năm 1945. Về đất liền, tháng 10/1945 ông tham gia Xứ ủy Nam Bộ, rồi đắc cử vào Quốc hội. Từ năm 1951, là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Mặt trận Liên Việt, Trưởng ban Thường trực Quốc hội. Từ tháng 7/1960, là Phó Chủ tịch nước. Từ tháng 9/1969, giữ chức Chủ tịch nước đến khi từ trần (ngày 30/3/1980). Do những đóng góp lớn lao cho dân tộc, ông

được Đảng, Nhà nước Việt Nam và các nước bạn phong tặng nhiều danh hiệu, huân chương cao quý.

* NGUYỄN TRỌNG TRÍ: Sinh năm Nhâm Tý 1912, quê Quảng Bình, nhà thơ, bút danh Hàn Mạc Tử. Mẫn cảm, phong trần, năm 1932 làm việc ở Sở Đạc điền Quy Nhơn và từ năm 1935 vào Sài Gòn phụ trách trang văn nghệ của các báo lớn. Giàu năng khiếu và ham mê thơ phú, gia nhập thi đàn Việt Nam với hàng loạt bài thơ ấn tượng, được viết bởi bút pháp tài hoa, độc đáo, cuồng nhiệt. Ông để lại nhiều tập thơ nổi tiếng: Gái quê, Hương thơm, Mật đắng,…

* NGUYỄN VĂN CỪ: Sinh năm Nhâm Tý 1912, quê Bắc Ninh, lãnh tụ cách mạng. Năng động, dũng cảm, nhiệt thành yêu nước, sớm giác ngộ cách mạng và năm 1927 tham gia tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội. Tháng 6/1929, được kết nạp vào chi bộ cộng sản đầu tiên tại Hà Nội. Sau ngày thành lập Đảng (3/2/1930), ông làm bí thư đầu tiên đặc khu Hòn Gai-Uông Bí, bị Pháp bắt đày đi Côn Đảo. Năm 1936 được trả tự do, trở về Hà Nội tiếp tục hoạt động bí mật. Năm 1937, vào Sài Gòn-Gia Định lãnh đạo cách mạng và được cử vào Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Năm 1938, được bầu làm Tổng Bí thư. Sau khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940, bị giặc bắt, khép tội và kết án tử hình. Ông hy sinh ngày 28/8/1941.

MỤC TRANG VĂN NGHỆ

Page 27: Xuân G Giáo dục 1...Xuân 2 Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc HƯỚNG DẪN Công đoàn các trường tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc

Xuân Canh TýGiáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 27

* TÔN THẤT TÙNG: Sinh năm Nhâm Tý 1912, quê Thừa Thiên-Huế, giáo sư y khoa. Nhiệt tình, cần mẫn, sáng tạo, tốt nghiệp bác sĩ y khoa, làm việc ở các bệnh viện Hà Nội. Trong kháng chiến chống Pháp, làm cố vấn phẫu thuật ngành quân y, năm 1947 làm Thứ trưởng Bộ Y tế. Từ năm 1954, làm Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt-Đức và giáo sư Trường Đại học Y khoa Hà Nội, dốc tâm sức cho sự nghiệp y học. Do có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực

nghiên cứu về gan và phẫu thuật gan, ông được bầu làm viện sĩ của nhiều viện hàn lâm trên thế giới. Ông cũng được Nhà nuớc Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động và nhiều huân, huy chương cao quý.

* NGUYỄN HIẾN LÊ: Sinh năm Nhâm Tý 1912, quê Hà Nội, học giả nổi tiếng. Đa tài, uyên bác, ham rèn luyện và học hỏi, năm 1934 tốt nghiệp Trường Cao đẳng Công chính, vào làm việc tại

các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Sau đó, dạy học và từ năm 1952 lên Sài Gòn mở nhà xuất bản, bắt đầu nghiên cứu, viết lách, biên soạn, dịch thuật. Rất được kính trọng bởi có năng lực làm việc phi thường, phong thái nghiêm túc và sự đối nhân xử thế chân thành, nhiệt tình, khéo léo. Ông đóng góp lớn cho nền khoa học và văn hóa Việt Nam với hơn 100 bộ sách về nhiều lĩnh vực: đạo đức, lịch sử, ngôn ngữ, địa lý, sinh học, triết học, nhân học, quan hệ quốc tế…

xuất sắc khi đó là tấm Huy chương Bạc Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc nội dung nhảy xa. Trong suốt ba năm học 2008–2011 tại Trường THPT Nguyễn Viết Xuân, Hằng luôn là gương mặt nổi bật với ngoại hình cao lớn (1m69) và là tay công chính của đội bóng chuyền tham gia Hội khỏe Phù Đổng lần thứ VIII tổ chức tại Hà Nội cùng thời gian đó.

Đến với bóng đá khá muộn nhưng tài năng của Khổng Thị Hằng sớm được khơi dậy. Chiều cao cùng phản ứng nhạy bén, làm chủ không gian tốt, Khổng Thị Hằng đã nhanh chóng chiếm được niềm tin của các huấn luyện viên và ban huấn luyện. Đó là kết quả xứng đáng cho những nỗ lực của toàn đội bóng và cá nhân em, là

thành quả được đánh đổi bằng những giọt mồ hôi, nước mắt, chấn thương...

Với nền móng vững chắc, giáo dục Vĩnh Phúc đã làm tốt vai trò là cái nôi nuôi dưỡng, phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng những hạt giống ưu tú, cả về văn hóa, văn nghệ, thể thao. Các em đã không chỉ được rèn luyện đạo đức, phẩm chất, mà còn được khơi dậy, truyền lửa đam mê, nâng cánh ước mơ bởi những người thầy giỏi, tâm huyết. Bên cạnh những chính sách đầu tư, quan tâm, động viên chung của tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả

của các ngành hữu quan, trước năm mới và thập kỷ mới, toàn ngành giáo dục sẽ cùng chung sức, đồng lòng tiếp tục đổi mới. Tất cả vì một môi trường giáo dục nơi con người được phát triển toàn diện, phát huy tối đa các năng lực sở trường, được nhìn nhận, đánh giá công bằng trên tinh thần nhân văn, tôn trọng sự khác biệt./.

Em Khổng Thị Hằng - Ảnh Webthethao

(Tiếp theo trang 18)

NHỮNG HỌC SINH LÀM RẠNG RỠ...

MỤC TRANG VĂN NGHỆ

Page 28: Xuân G Giáo dục 1...Xuân 2 Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc HƯỚNG DẪN Công đoàn các trường tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc

Xuân Canh TýGiáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc28

Lại một năm mới đến, năm đầu một thập kỉ hai mươi,

tôi tự hỏi mình đã có được những thay đổi đặc biệt nào? 18 tuổi, tôi không đòi hỏi một thành công lớn lao, nhưng không thể cứ sống “bình yên” với những tháng ngày tẻ nhạt được. Ai đó từng nói: Cuộc sống luôn cho chúng ta những cơ hội mới, đó là ngày mai…

Bao lần ta thả mình vào những suy nghĩ bình thường, hạn hẹp mỗi ngày, mãi chìm đắm vào những trang báo mạng với thông tin “chưa được kiểm chứng” và đôi khi là vô ý nghĩa, hay hàng giờ mỗi tối chỉ để lướt facebook, ngắm nhìn bức ảnh lung linh bạn bè và thầm trách bản thân, tự ti về chính mình? Tôi từng có những khoảng thời gian như vậy trôi qua, tôi chưa làm được gì, bao nhiêu kế hoạch, dự định rơi vào quên lãng. Những chương trình truyền hình hấp dẫn trên youtube, những bộ phim dài tập… có sức hút hơn những công việc mà tôi phải làm mỗi ngày. Tôi trốn tránh, tôi vùng thoát khỏi trách nhiệm của một

học sinh cuối cấp. Mỗi sáng dậy, cảm giác hối hận xuất hiện đầu tiên trong suy nghĩ của tôi.

Đã đến lúc phải thay đổi. “Không thể sống mãi như thế được!” - nhà văn Sê-khốp đã từng nói như vậy. Có thể chúng ta chưa thật hiểu giá trị của cuộc sống, nhưng hãy nhìn đi, có những người buổi sáng ra đường bình yên, mà không bao giờ trở về nhà. Biến cố cuộc đời, chúng ta làm sao thấu hết và càng khó đoán tương lai. Sống hết mình cho thực tại, đó là điều quan trọng nhất, nhưng cũng là điều khó nhất. Nhận thức đúng đắn điều này sẽ tạo bước đệm lớn giúp hình thành thái độ sống của ta. Tôi muốn ngày mai phải tốt đẹp hơn, muốn tạo ra nhiều giá trị hữu ích hơn, tôi không thể chỉ ngồi yên và nghĩ trong đầu. Mọi kết quả chỉ thực sự có ý nghĩa khi biến thành hành động.

Tôi học cách nghiêm khắc với chính mình. Tôi đọc sách nhiều hơn, tôi thiết lập mục tiêu cụ thể cho bản thân mỗi ngày và luôn cố gắng hoàn thành từng việc, từng việc. Có

thể vài công việc nằm chỏng trơ trên trang giấy chẳng đem lại kết quả ngay lập tức, nhưng nếu có đủ kiên trì, tôi tin “quả ngọt” sẽ đến. Quả thực, chẳng có ai thành công mà chỉ ngồi thảnh thơi, an nhàn cả. Tất cả những cố gắng và sự nỗ lực của chúng ta, rồi một ngày sẽ được đền đáp xứng đáng.

Bạn nói với tôi: Tại sao đã cố gắng hết mình rồi, mà kết quả lại không như ý muốn? Âu đó cũng là chuyện bình thường trong cuộc sống. Có những khi, công việc ta dốc toàn bộ sức lực và đam mê vào đó, nhưng lại chẳng nhận được “quả ngọt”, khi lại là trái đắng. Nhưng cuộc sống này đâu chỉ có những thành tựu, thành tích (dù đây người khác đánh giá bạn), những gì mà chúng ta nhận được trên hành trình cố gắng, đó mới là điều có nghĩa. Đừng chỉ vì một thất bại nhất thời mà tự hạ thấp bản thân, đừng chỉ một lần vấp ngã mà đóng lại cánh cửa cho mình những cơ hội mới.

Ngày hôm nay, ta đã sống thế nào?

PHAN THỊ HOÀI LINH Chuyên Văn K21 THPT Chuyên Vĩnh Phúc

TA ĐÃ SỐNGThế nào?

MỤC TRANG VĂN NGHỆ

Page 29: Xuân G Giáo dục 1...Xuân 2 Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc HƯỚNG DẪN Công đoàn các trường tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc

Xuân Canh TýGiáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 29

Nhìn học sinh cuối cùng ra về trong buổi chiều cuối

năm tĩnh lặng, tôi bần thần nghĩ về những điều lặng lẽ, nhưng cũng đầy xôn xao của nghề dạy học…

Cuối năm, các khối doanh nghiệp chạy đua tổng kết doanh số bán hàng; các cơ quan hành chính tất bật với các hồ sơ, giấy tờ, thủ tục; các siêu thị ầm ĩ tiếng nhạc quảng cáo và hối hả bày biện hàng chào đón năm mới. Riêng trường học, vẫn tiếng thầy cô giảng bài, tiếng học sinh lao xao, tiếng cổng trường khép lại, tiếng gió thổi lùa lá khô trên sân trường vắng…Năm này qua năm khác, từng lứa học sinh vào trường và ra trường, từng trang giáo án của thầy cô vẫn mở ra. Ở đó là tri thức, là nỗi trăn trở của thầy cô về những đơn vị kiến thức cần truyền đạt sao cho đầy đủ, hấp dẫn. Một năm hay nhiều năm, trong cuốn sổ tay tổng kết cuối năm của thầy cô, tôi tin, thật khó để tìm ra một định lượng vật chất nào cụ thể như: xây được một khu nghỉ dưỡng, lập được một dự án triệu đô…

Nghề dạy học lặng lẽ là ở chỗ đó. Nhưng chính trong sự lặng lẽ âm thầm ấy, tôi luôn cảm thấy rằng, đây lại là một nghề của rất nhiều “xôn xao”. Có sự xôn xao hối tiếc khi một năm qua, vì những bận rộn và lo âu đời thường, có những giờ học chúng tôi đã không thể cháy hết mình trên bục giảng…

Có những xôn xao của sự ngại làm, ngại va chạm, ngại khó, ngại khổ, mà không dám dấn thân giúp học sinh tham gia những cuộc thi lớn, không dám “hiến kế” để lãnh đạo tổ chức công việc được tốt hơn.

Có niềm vui xôn xao khi thầy trò cùng ăn, cùng học với nhau trong mùa thi. Xôn xao gắn bó khi thầy cô là những cố vấn cho các câu lạc bộ trường học hoạt động hiệu quả. Biết bao yêu thương khi số tiền các em kiếm được từ việc viết báo, bán các sản phẩm thân thiện với môi trường, lại được dùng làm từ thiện.

Xôn xao học hỏi khi biết bao thông tin về các học bổng du học nước ngoài đã khiến nhiều thầy cô và nhiều học sinh lao vào học ngoại ngữ, tìm kiếm các cơ hội để bước

ra thế giới…Một năm trôi qua, tôi quan sát thấy có vô vàn những sự xao động khiến nghề giáo thật sự năng động và đầy sáng tạo. Đó là những ý tưởng mới trong việc dạy và học đã được hiện thực hóa: làm thế nào để học sinh yêu việc học và biết tự học; làm thế nào để học sinh thích đọc sách; làm thể nào để học sinh có tinh thần kỷ luật tự thân; giữ gìn văn hóa học đường như thế nào trước những cám dỗ của thế giới công nghệ; làm thế nào để rút ngắn khoảng cách giữa việc học và việc thực hành? Nhiều thầy cô giáo, sau 1 năm, đã đúc kết được nhiều trải nghiệm, nhiều phương pháp quý giá, học hỏi được nhiều từ đồng nghiệp để vững vàng hơn trên bục giảng.

Rất nhiều sự cố gắng, nỗ lực âm thầm nhưng cháy bỏng đang diễn ra trong trái tim mỗi người thầy, mỗi học trò ngày ngày đến lớp. Một ngày cuối năm như bao ngày bình thường khác, nhưng với những người làm nghề giáo chúng tôi, là một ngày với những xúc cảm giản đơn nhưng đầy hi vọng…/.

Ngày cuối năm của nghề dạy học... TRẦN HOÀI ANH

Giáo viên Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc

MỤC TRANG VĂN NGHỆ

Page 30: Xuân G Giáo dục 1...Xuân 2 Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc HƯỚNG DẪN Công đoàn các trường tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc

Xuân Canh TýGiáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc30

TIN VẮN

MỤC TIN VẮN

29 giải Nhất tại Kỳ thi học sinh giỏi THPT cấp tỉnh

Ngày 3/12/2019, Sở GDĐT đã thông báo kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 chương trình THPT năm học 2019-2020 tới toàn thể các trường THPT, các đơn vị có học sinh học chương trình GDTX cấp THPT dự thi. Theo đó, kỳ thi năm nay có 847 học sinh đạt giải, gồm 29 giải nhất, 185 giải nhì, 275 giải ba, 359 giải khuyến khích ở 9 môn thi: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh. Kỳ thi diễn ra trong các ngày 25-26/11/2019, với sự tham gia của 1.797 thí sinh dự thi của 31 trường THPT và 11 đơn vị dạy chương trình GDTX cấp THPT.

Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2019-2020

Trong hai ngày 20, 22/12/2019 tại trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc, Sở GDĐT Vĩnh Phúc đã tổ chức Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh năm học 2019-2020. Cuộc thi thu hút 85 dự án của 42 đơn vị đại diện cho các phòng giáo dục và đào tạo, các trường THPT và TTGDNN-GDTX, trong đó cấp THCS có 34 dự

án với 31 dự án tập thể và 3 dự án cá nhân; cấp THPT có 51 dự án với 47 dự án tập thể và 4 dự án cá nhân, 85 dự án tham dự trưng bày. Kết quả có 48/85 dự án được trao giải, trong đó có 6 giải nhất, 10 giải nhì, 14 giải ba và 18 giải tư. Hội đồng giám khảo cũng đã chấm để lựa chọn 2 dự án (01 dự án của trường THCS Yên Lạc, huyện Yên Lạc và 01 dự án của trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc) đại diện cho tỉnh Vĩnh Phúc tham dự cuộc thi KHKT cấp quốc gia tổ chức tại thành phố Đà Nẵng vào tháng 3 năm 2020.

Triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, Vĩnh Phúc cần tuyển bổ sung 1.052 giáo viên tiểu học

Để triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, Vĩnh Phúc sẽ đẩy mạnh tuyên truyền về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, tạo sự đồng thuận của nhân dân, phụ huynh; cần bổ sung 1.052 giáo viên tiểu học cho các nhà trường còn thiếu, bảo đảm có ít nhất 1 giáo viên văn hóa/lớp. Cùng với đó, sắp xếp, điều chỉnh sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có và đầu tư thêm cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng

ứng việc học 2 buổi/ngày. Đây là một trong những nội dung quan trọng được lãnh đạo Sở GDĐT thông tin tại buổi gặp mặt các cơ quan báo chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2019, triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với cấp tiểu học và phương án tuyển sinh THPT năm học 2020 - 2021 được tổ chức chiều 3/1/2020.

Vĩnh Phúc: Sẽ chuẩn hóa trình độ theo chuẩn quốc tế cho giáo viên tiếng Anh cốt cán

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án Ngoại ngữ của tỉnh, thời gian tới, Sở GDĐT sẽ tập trung nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho giáo viên các cấp học, đặc biệt là phát triển các kỹ năng Nghe - Nói. Sở sẽ tiếp tục mời giảng viên nước ngoài giảng dạy, cho giáo viên tiếp cận chuẩn năng lực tiếng Anh quốc tế; tăng cường hỗ trợ giáo viên tiếng Anh về nguồn thông tin, tài liệu và các điều kiện hỗ trợ khác nhằm giúp giáo viên chủ động trong việc tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực tiếng Anh và năng lực sư phạm. Riêng giáo viên tiếng Anh cốt

Page 31: Xuân G Giáo dục 1...Xuân 2 Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc HƯỚNG DẪN Công đoàn các trường tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc

Xuân Canh TýGiáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 31

cán các cấp học, sẽ đào tạo, bồi dưỡng để đạt chuẩn năng lực tiếng Anh quốc tế, có chứng chỉ dạy học tiếng Anh quốc tế đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ, từng bước thay thế giảng viên nước ngoài. Bên cạnh các giải pháp về mặt đội ngũ, Sở cũng cho rằng, rất cần thay đổi cách kiểm tra, đánh giá từ nội dung, hình thức thi; phát triển mạnh mẽ môi trường học tập và sử dụng tiếng Anh thông qua các câu lạc bộ tiếng Anh, tổ chức các cuộc thi, hội thảo, tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo và việc làm; đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục với sự tham gia của nhiều trung tâm ngoại ngữ uy tín, chất lượng...

Vĩnh Phúc được vinh danh tại Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”

Tối 14/12, tại Hà Nội, Bộ GDĐT phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổng kết, trao giải cuộc Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2019. Ban Tổ chức đã khen thưởng 10 sở GDĐT có tỷ lệ thí sinh dự thi cao nhất, đó là: Cần Thơ, Nghệ An, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Nội, Gia Lai, Bình Dương, Thái Nguyên, Nam Định, Quảng Trị. Vĩnh Phúc có 34,472 học sinh đăng ký dự thi, cao thứ

3 trong cả nước; số lượng thí sinh dự thi là 29360 học sinh, đứng thứ hai cả nước. Tỷ lệ dự thi trên số đăng ký đạt 85,17%. Ban tổ chức cũng trao giải cho 80 thí sinh xuất sắc nhất. Học sinh Nguyễn Thị Quế Phượng - lớp 12A5 Trường THPT Bình Xuyên, Vĩnh Phúc đã đạt giải Ba trong vòng thi trắc nghiệm (bảng A, vòng thi thứ 3).

Trao 200 suất học bổng trị giá 1 tỷ đồng cho học sinh nghèo hiếu học

Ngày 31/12/2019, Sở GDĐT Vĩnh Phúc phối hợp với Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) tổ chức trao 200 suất học bổng chương trình 9999 Tết cho học sinh gia đình khó khăn có ý chí vươn lên trong học tập. Mỗi suất học bổng trị giá 5 triệu đồng. Đối tượng được trao là học sinh con gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn có ý chí vươn lên trong học tập. Đây là một hoạt động ý nghĩa của doanh nghiệp nhằm động viên, hỗ trợ, tiếp thêm sức mạnh để các em vượt lên hoàn cảnh khó khăn hiện tại, biết vươn lên trong học tập và cuộc sống.

Tổ chức thành công Hội thao Giáo dục quốc phòng an ninh các trường THPT

Ngày 07/12/2019, Sở GDĐT đã phối hợp với Trường Quân sự Quân khu 2 tổ chức thành công Hội thao Giáo dục quốc phòng an ninh các trường THPT năm 2019. Hội thao sự

tham gia của 900 học sinh đến từ 30 trường THPT trên địa bàn tỉnh. Các em đã tham gia tranh tài ở 9 môn, gồm: Hiểu biết chung về quốc phòng an ninh; đội ngũ tiểu đội; đội ngũ từng người không có súng; các tư thế động tác cơ bản vận động trên chiến trường; ném lựu đạn xa trúng đích; tháo, lắp súng tiểu liên AK ban ngày; kỹ thuật mắc tăng võng; kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương và chạy vũ trang 800m có vác súng tiểu liên AK. Ban tổ chức đã trao 82 phần thưởng cho các cá nhân và 9 tập thể có thành tích xuất sắc. Trong đó, giải Nhất toàn đoàn thuộc về Trường THPT Lê Xoay.

Đổi mới tuyển sinh trung học phổ thông từ năm học 2020 -2021

Theo phương án tuyển sinh THPT từ năm học 2020-2021 của Vĩnh Phúc, Kỳ thi tuyển sinh Trung học phổ thông sẽ gộp 2 kỳ thi THPT không chuyên và THPT Chuyên thành 1 kỳ thi. Tất cả thí sinh thi 3 bài thi bắt buộc tại trường THPT đăng ký thi, riêng thí sinh thi vào THPT Chuyên Vĩnh Phúc sẽ làm thêm 01 bài thi môn Chuyên với thời gian 150 phút tại trường THPT Chuyên.

Cấu trúc đề thi và thời gian môn Ngữ văn, môn Toán 120 phút không thay đổi. Riêng môn Tổ hợp trắc nghiệm có sự thay đổi: Môn KHXH 15

MỤC TIN VẮN

Page 32: Xuân G Giáo dục 1...Xuân 2 Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc HƯỚNG DẪN Công đoàn các trường tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc

Xuân Canh TýGiáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc32

câu, môn KHTN 15 câu, môn Tiếng Anh 30 câu (tăng thêm 10 câu); thời gian làm bài là 90 phút cho 60 câu.

Điểm xét tuyển (ĐXT) theo thang điểm 10

- Không thay đổi đối với trường THPT không chuyên: ĐXT = 2 x (Điểm Toán + Điểm Ngữ văn) + Điểm bài Tổ hợp + Điểm ưu tiên.

- Có thay đổi đối với trường

THPT Chuyên (tăng hệ số từ 2 lên 3 đối với môn chuyên)

+ Lớp Chuyên ĐXT = Điểm Toán + Điểm Ngữ văn + Điểm bài Tổ hợp + 3 x Điểm môn Chuyên.

+ Lớp phổ thông ĐXT = 2 x (Điểm Toán + Điểm Ngữ văn) + Điểm bài Tổ hợp.

- Tăng câu hỏi Tiếng Anh (từ 20 lên 30) bài thi Tổ hợp để đáp ứng yêu cầu tăng cường

môn học theo xu thế chung hội nhập quốc tế.

Với 90 phút của bài thi Tổ hợp, trung bình 1,5 phút /1 câu trắc nghiệm, thí sinh sẽ có thời gian làm bài tốt hơn. Nhân hệ số 3 đối với môn Chuyên để đảm bảo phân hóa đáp ứng yêu cầu chọn học sinh năng khiếu. Đề thi chung của 3 bài thi bình thường như mọi năm và vẫn có câu hỏi phân hóa./.

MỤC TIN VẮN

xe đạp bu gà, khi thì bó dọc cùng gánh củi, gánh lá dong, lúc lại cắm trên xe cải tiến chở rau lang cho lợn, lúc thì tùng tằng trên quang gánh đựng ít đỗ, ít lạc” (“Cành đào ngày xuân”).

Bây giờ, ngày Tết đến, người dân trong vùng Ngọc Thanh vẫn mang đào ra chợ bán theo cách ấy của mình. Đọc những dòng này, tôi thấy yêu thương, tự hào về địa danh Xuân Hòa của mình bởi nó được lên trang sách, được bạn đọc trong và ngoài nước biết đến.

Gấp cuốn sách lại, tôi vẫn hình dung ra khuôn mặt, dáng người của em. Đó là một cô học trò nhỏ, rụt rè, nhút nhát, ít nói giữa đám đông. Ngày đi học,

với cái tên thật là Phạm Hương Giang, Hương Thị là học sinh giỏi văn trong đội tuyển mà tôi dìu dắt hai năm lớp 11 và 12. Dù được một vài giải trong các kì thi học sinh giỏi văn suốt 3 năm học dưới mái trường THPT Xuân Hòa nhưng hồi đó em chưa bộc lộ năng khiếu đặc biệt ngoài tình yêu với môn văn học. Những buổi cô trò miệt mài đọc sách, tìm hiểu, phân tích các áng văn chương trong và ngoài chương trình học đã hun đúc lên những ước muốn sáng tác trong em. Đặc biệt, em tâm sự rằng, tình yêu với mái trường, với quê hương Xuân Hòa của mình đã khiến em muốn viết về vùng đất này. Đó là lí do trong các bài tản văn, truyện ngắn, truyện thiếu nhi và cả truyện dài của mình

như “Tũn Tồ”, “Mùa trôi trên quang gánh”, “Tết xưa thơ bé”, “Thuê bao quý khách…” của mình, hình ảnh Xuân Hòa cứ trở đi, trở lại trong những sáng tác của em.

Rời mái trường THPT Xuân Hòa, Phạm Hương Giang đi học trường Viết văn Nguyễn Du (nay thuộc Đại học Văn hóa Hà Nội) rồi ra trường, làm báo, viết văn, làm thơ, trở thành tác giả Hương Thị. Tôi thật sự hạnh phúc vì trong rất nhiều học trò thành đạt trên nhiều lĩnh vực của mình, tôi có một cô học trò mang hình bóng Xuân Hòa đi xa hơn bằng những con chữ. Có một học trò giúp tôi và bạn trân quý Tết của đất Việt thân yêu./.

Đọc “Tết xưa thơ bé”...(Tiếp theo trang 22)